You are on page 1of 21

ĐỀ TÀI:

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ


CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 -1975
THÔNG QUA BA TIỂU THUYẾT
XUNG KÍCH, ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN
VÀ DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

HỌC PHẦN: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 3


GVHD:
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1
DANH SÁCH NHÓM 1

Nguyễn Thị Nở 43.01.606.092


Trần Thị Hoài Thắm 43.01.606.117
Lê Trần Huy Tuấn
Nguyễn Ngọc Thanh Vi 43.01.606.156
Phan Thị Ngọc Yến 43.01.606.166
NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH

1. Khái quát chung


2. Sự chuyển biến trong việc xây dựng hình tượng
người chiến sĩ qua các giai đoạn
3. Vai trò định hướng của kiểu hình tượng người
chiến sĩ trong cuộc kháng chiến
4. Tổng kết
1. KHÁI QUÁT CHUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội giai đoạn 1945 – 1975
1.1.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội
- Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên
mới - độc lập tự do.
- Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu
văn hóa bị hạn chế.
- Tuy đất nước đã giành được độc lập nhưng các cuộc kháng
chiến vẫn diễn tiếp.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.1.2 Quá trình phát triển và thành tựu


Nhìn chung thời kỳ 1945 - 1975 về văn học vận động theo
khuynh hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh
chung của đất nước qua hình thức lưu giữ đại chúng. Và đặc
biệt văn học thời này mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.2. Các tác giả tiêu biểu cho dòng văn học cách mạng
1.2.1. Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20 - 12 - 1924 tại Thành phố
Luông Pra Băng, nước Lào. Ông sống và làm việc chủ yếu tại
Thành Phố Hà Nội.
Tham gia hoạt động Cách mạng từ lúc 17 tuổi.
Tiểu thuyết Xung kích là tiểu thuyết đầu tay nhưng được đánh
giá khá cao.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.2.2. Nguyên Ngọc


Nguyên Ngọc sinh ngày 5 tháng 9, 1932 tại xã Bình Triều, huyện
Thăng Bình, Quảng Nam.
Là một nhà văn tham gia kháng chiến tại chiến trường Tây Nguyên.
Tiểu thuyết Đất nước đứng lên viết về cuộc kháng chiến chống
Pháp của người Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng
Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Núp. Tác
phẩm khi xuất bản được nhiều người yêu thích và hâm mộ.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.2.3. Nguyễn Minh Châu


Tác giả Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 - 23/01/1989) quê ở
xã Huỳnh Hải, huyện Lưu Ninh, tỉnh Nghệ An. Ông là cây
bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết trong thời kỳ chiến
tranh thường tập trung phản ánh và miêu tả chiến tranh, về
phẩm chất yêu nước, tinh thần gan dạ của các chiến sĩ.
2. SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG VIỆC

XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ

QUA CÁC GIAI ĐOẠN


2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ CHỐNG
PHÁP QUA TIỂU THUYẾT XUNG KÍCH

+ Về ngoại hình
Sản là một chính trị viên, trên người anh vẫn còn lại thương tích do
địch tra tấn, anh bị cụt cánh tay phải.
Anh hay tự ti về cơ thể ốm yếu của minh.
Sản là một người chiến sĩ “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” không
chỉ phục vụ cho nước nhà, cho nhân dân, mà anh còn phục vụ, giúp đỡ
tận tình đến những người đồng đội của minh.
2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG PHÁP QUA TIỂU THUYẾT XUNG KÍCH

+ Về hành động
Sản là người luôn biết cách quan tâm đồng đội của mình, lúc nào anh
cũng ghi chép lại những điều liên quan tới các anh em chiến sĩ một
cách tỉ mỉ.
Anh đã không ngừng cố gắng phục vụ cho cách mạng, giúp đỡ anh
em chiến đấu hết lòng để giờ đây anh có thể thỏa mãn với thực tại mà
không hề tiếc nuối.
2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG PHÁP QUA TIỂU THUYẾT XUNG KÍCH

+ Tiểu kết
Xung kích đã góp phần mở đầu cho một bước phát triển mới của
truyện cách mạng. Đặc biệt là đã xây dựng được một hình ảnh
tương đối hoàn chỉnh về người bộ đội Việt Nam đang bước vào
giai đoạn mới, trưởng thành dù vẫn còn thiếu sót, nhưng sẽ được
khắc phục trong các giai đoạn sau.
2.2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG MĨ QUA TIỂU THUYẾT ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN.

+ Về ngoại hình
Từ một hình mẫu có thật, kết hợp với vốn sống, vốn hiểu biết, tình cảm và tài
năng của mình, Nguyên Ngọc đã miêu tả Núp - điển hình cho vẻ đẹp của núi
rừng vừa hoang dã, vừa thần bí, sâu thẳm, vừa rắn rỏi, gân guốc và ngang tàng
với cái trán "nhô ra giống y hệt cái trán cha hồi trước, ương nghạch lắm". Núp
thường ở trần, ngực nở khi gặp nắng thì "nắng chiếu từng lằn đậm trên ngực",
"cặp lông mày đậm", "miệng cười", "Núp to lớn và đẹp" như con đại bàng lúc
nào cũng sải cánh trên bầu trời. Núp là một "hiệp sĩ" trong mắt các cô gái Ba-na,
làng Kông Hoa.
2.2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG PHÁP QUA TIỂU THUYẾT ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN.
+ Về hành động:
“Thằng Pháp không thấy gì. Nó đi nghênh ngang, ngực nó có lông, một túm đen,
dày. Mắt nó xanh lét. Tóc hung. Nó như một con thú. Núp sực nhớ khi bắn con
cọp, thằng Pháp giống y con cọp. Con cọp tới gần rồi. Một bước nữa thì nó thấy
Núp. Cái mũi súng của nó hỉnh lên, đánh hơi. Núp chỉ còn thấy cái bụng nó.
Pựt!. Núp bắn rồi! Mũi tên trúng phập vào giữa bụng thằng Pháp.(...)Từ cái bụng
trắng, một dòng máu đỏ chảy ra, rồi nhiều máu, nhiều máu nữa chảy ra, rất mạnh,
chảy tràn hết cái bụng, chảy thấm xuống đất làng Kông Hoa. Núp vụt chạy”
(Nguyên Ngọc, 2006, tr.13).
2.2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG PHÁP QUA TIỂU THUYẾT ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN.

+ Tiểu kết
Đất nước đứng lên vừa kết thúc bản anh hùng ca chiến thắng giặc
Pháp xâm lược, vừa chính là hồi kèn xung trận giục giã nhân dân
ta bước vào một cuộc chiến đấu mới ác liệt và lâu dài hơn - chống
Mỹ xâm lược.
2.3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG MĨ QUA TIỂU THUYẾT DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
+ Về ngoại hình
“Trước lửa, khuôn mặt Lữ thật đẹp. Khuê trông thấy một đường viền sáng bao
chung quanh một mái tóc đen nhánh như dầu, mái tóc kẻ một vệt thẳng ngang
trước vầng trán phẳng và trắng phau. Những nét trên khuôn mặt Lữ thật khó nắm
bắt được, vầng trán có lúc tối sầm rồi lại thanh thản, và dưới vầng trán ấy là một
cặp mắt nằm rất xa nhau, đen màu chì với vòm mắt rộng, luôn luôn thay đổi màu
sắc đậm nhạt và lúc nào cũng đang nhìn một vật gì đó, hoặc đuổi theo một ý nghĩ
gì đó. Lúc bấy giờ cả khuôn mặt Lữ như bị mờ đi. Anh ngồi ngược hướng gió, để
cho những cụm khói xám và khét lẹt tha hồ bay tỏa trên khuôn mặt đã đỏ rựng
lên vì lửa” (Nguyễn Minh Châu, 2009, tr.32).
2.3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG MĨ QUA TIỂU THUYẾT DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

+ Về hành động
Lữ đã “lăn lóc khắp các tuyến đường, các bến phà, đã từng góp bàn tay làm nhiều con
đường, từng đi cứu kho, cứu người, gỡ bom nổ chậm, từng đi nuôi lợn, nuôi bò, đi dạy
văn hoá…" (Nguyễn, M. C. (2007). tr. 85)

Bấy giờ xung quanh địch bao vây tứ phía nhưng anh lại không chịu khuất phục. Lữ chỉ
kịp xoay chiếc máy ôm gọn trước ngực và nghĩ: “sống chết cũng phải giữ cho được cái
đài để liên lạc !” (Nguyễn, M. C. (2007). Chương 05; tr. 258).
2.3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG THỜI KÌ
CHỐNG MĨ QUA TIỂU THUYẾT DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

+ Tiểu kết
Đó là những người lính, người chiến sĩ cầm súng - mà nét đẹp của họ
đã trở thành hình tượng trung tâm của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại nói chung và Nguyễn Minh Châu nói riêng.
Nhân vật người chiến sĩ của Nguyễn Minh Châu đẹp từ ý nghĩa đến
hành động. Nổi bật như Lữ đại diện cho một tầng lớp trẻ đầy nhiệt
huyết, gạt niềm đam mê cá nhân với văn học , thơ ca để tiếp bước cho
lý tưởng vĩ đại của Tổ quốc.
3. VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG CỦA

KIỂU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ

TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN


4. TỔNG KẾT

You might also like