You are on page 1of 2

Bản word Nguyễn Huy Tưởng:

I. Tiểu sử
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6-5-1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục
Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam. Ông sinh
thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) chuột (Nhâm Tý 1912). Nguyễn Huy Tưởng xếp
hạng nổi tiếng thứ 59489 trên thế giới và thứ 49 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
Ông là người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi ông mới 48 tuổi. Tên của
ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội.
* Giải thưởng: Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Nguyễn Huy Tưởng thời trẻ
Năm ông lên bảy tuổi thì cha mất, mẹ gửi ra Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học
ở trường Bonnal.
Ông bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng năm
1930.
Năm 1932, đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán.
Ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng năm 1935, sau đó quay về Hà Nội.
Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải
Phòng.
Ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật năm 1943 và được bầu làm Tổng thư ký Hội
Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc
Yên.
Tháng 6/1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa
cứu quốc. Đến tháng 8 cùng năm, ông đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại
biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ
chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành
công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.
Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4/1946, vở kịch Bắc Sơn
của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Đến tháng 7, ông được
bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng
chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn
hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, sau đó làm thư ký toà soạn Tạp chí
Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.
Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm
tô trong cải cách ruộng đất.
Hòa bình lập lại 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1.

II. Sự nghiệp văn học


1 ,Thể loại văn học :+ trc cm t8: thơ ca, kịch và tiểu thuyết
Những tác phẩm kịch và tiểu thuyết như : Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, An Tư, Đêm hội
Long Trì
Sau cm : kịch và thơ ca
Các tác phẩm Bắc Sơn, Những người ở lại, Ký sự Cao Lạng, , Sống mãi với Thủ đô,
và một số thiên tùy bút, bút ký.
đề tài: lịch sử dân tọc chiến tranh cách mạng
2, Cảm hứng: + trc cmt8 : hướng về lịch sử để ngợi ca truyền thống anh hùng, bất
khuất của dân tộc với những con người có khát vọng, sẵn sàng hy sinh vì xã tắc, vì sự bất tử
của nghệ thuật.
Sau cm: lịch sử - thời sự, hướng vào những vấn đề hiện thực của đời sống kháng chiến để
ngợi ca sức mạnh của con người Việt Nam là âm hưởng chủ đạo.
,3, Đặc điểm nghệ thuật
+ sáng tạo, hư cấu độc đáo tạo. Vừa đảm bảo độ chân xác lịch sử vừa có những sáng tạo,
đảm bảo được tinh thần lịch sử với lối văn trong sáng, mực thước đạt đến độ cổ điển, uyên
bác nhưng vẫn đậm chất dân dã, giản dị, giàu chất thơ và tính thời sự sâu sắc
+giọng điệu trầm hùng, hào sảng, có lúc bi ai .
Lúc châm biếm mỉa mai.
+Sd hình ảnh so sánh ,liên tưởng giàu hình ảnh
+Lối kết cấu đa dạng . Lối tiếp cận độc đáo .
4 , một số thông tin khác một kịch gia xuất sắc của văn học Việt Nam.: Thành tựu trên con
đường nghệ thuật
Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến cho văn học Việt Nam một phong cách riêng, độc đáo. Và
cho đến nay, những sáng tạo của ông vẫn là những đỉnh cao, mẫu mực trong văn chương viết
về lịch sử.
Những đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc là rất lớn trên cả hai bình diện tư tưởng và
nghệ thuật,
nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện
đại

You might also like