You are on page 1of 3

Trích dẫn Văn học về người lính: Tác phẩm chọn lọc và được giải thưởng

“Sau Cách mạng ít lâu, nghĩ về người lính, Nguyễn Công Hoan, nhà văn cao
tuổi, bấy giờ còn tại ngũ, có nhận xét:
Trước kia, thời Pháp thuộc, vai trò người lính hình như không có trong xã hội
Việt Nam. Đố ai tìm thấy một bài thơ, một cuốn sách, một bức tranh nào lấy ông
quyền khố xanh, khố đỏ làm đầu đề. Nếu như người ta có nói chuyện đến người
lính thì chỉ cốt để chế nhạo hoặc oán ghét mà thôi.
Vậy mà bây giờ:
Dân chúng yêu người lính, dân chúng coi người lính như ruột thịt trong gia
đình. Người lính gọi dân chúng là đồng chí (Người lính) – Không phải cách mạng
đã khôi phục vai trò cho người lính trong xã hội, mà đã đưa lại một mẫu người
lính hoàn toàn mới về bản chất, có một vị trí mới trong xã hội và quan hệ mới đối
với nhân dân.
Từ buổi ra quan trong khu rừng nhỏ Việt Bắc, Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, và trước đó, những đội du kích lẻ tẻ, đã để lại dấu ấn trong một số
sáng tác nghệ thuật: mấy tường thuật, hồi ký, buổi đầu in trên các báo, mấy bài thơ,
bài hát tiếng Kinh và tiếng dân tộc. Đáng chú ý có hồi ký Khu giải phóng của đồng
chí Võ Nguyên Giáp (1946). Nhưng trong văn xuôi, có lẽ hình ảnh đột xuất đậm
nét nhất về anh bộ đội, nơi lần đầu tiên anh bước vào văn học như một nhân vật
đầy sức hấp dẫn, là trong bài ký nhỏ: Một lần tới Thủ đô của Trần Đăng viết tháng
1 năm 1946
Từ bài ký in chưa đầy bốn trang sách nhỏ dạo ấy đến loạt tiểu thuyết bốn năm
trăm trang hiện nay, văn học chúng ta đã qua chặng đường gần ba mươi năm từng
trải. Trong đó, cùng với công nhân và nông dân, người chiến sĩ cầm súng luôn
đứng ở vị trí những nhân vật trung tâm của văn học cách mạng.” (trang 22-23)
“1951, xuất hiện Xung kích của Nguyễn Đình Thi. Cuốn tiểu thuyết chững
chạc đầu tiên viết về người lính này tập trung rõ những mặt mạnh và cà những mặt
yếu của văn xuôi một giai đoạn. Với Xung kích, lần đầu văn học xuất hiện những
nhân vật có lại lịch, có tính cách khá trọn vẹn, có những quan hệ với quá khứ, với
đồng chí, đồng đội, bạn bè với nhiệm vụ và thật hiếm trong văn học buổi ấy, là tình
yêu – dù nói cho thật đúng thì đó mới chỉ là một thứ tình cảm như là tình yêu.
Những con người đó hòa vào trong một tập thể đông đúc, sống lạc quan, hồn
nhiên , chiến đấu dũng cảm, và không phải không có những va chạm về cá tính, về
tư tưởng (tổ ba người Thông – Cốc – Mẫn, đại đội trưởng Kha và chính trị viên
Sản). Toàn bộ tiểu thuyết nổi bật vai trò tập thể - quần chúng, một nhân vật lớn,
mới mẻ của văn học cách mạng. Đối lập với những tiểu thuyết của “ngày hôm qua”
nống sâu mãi về thế giới nội tâm rối rắm của vài ba cá nhân cô đơn, ưu điểm được
nhấn mạnh của văn học kháng chiến là miêu tả tập thể quần chúng: một đơn vị khá
lớn trong Một cuộc chuẩn bị (Trần Đăng), cuộc hành quân được miêu tả bằng
nhiều giác qua trong Đường ra tiền tuyến (Nam Cao), phần tả dân công, bộ đội
trong Ký sự Cao Lạng. Bản thân tác giả cũng có một ký sự là Vĩnh Yên tường thuật
có thể xem là tiền đề cho nhiều tả những đêm hành quân rất động, rất sống trong
tiểu thuyết Xung kích. Có thể nói đây là một nét mới, có tính cách tân của văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa, nét đó sẽ còn được phát huy trong các tác phẩm sau
này.
Những nhược điểm của Xung kích cũng thấy khá rõ: sự mơ hồ về nhận thức
bản chất giai cấp của người lính. Các nhân vật, kể cả chính trị viên Sản đều mang
bản chất tiểu tư sản hơn là công nông, một điểm yếu chung của văn học cả giai
đoạn. Ban giám khảo giải thưởng văn học 1951-1952 có nhận định các tác phẩm
được giải:
Vai chính là công nhân nhưng tình cảm, tác phong vẫn đơn độc, gò bó, vỏ
công nhân ruột tiểu tư sản (Sản trong Xung kích…), có tác giả mới tả được hành
động đúng của anh hùng mà chưa tả được tâm hồn, nguyện vọng yêu ghét sau sắc
của anh hùng (một số vai trong Xung kích)… những tác phẩm Trân Thanh Hương,
Xung kích tả bộ đội, dân công mà không thấy bộ đội trước hết là nông dân nghèo
cầm súng, dân công của ta cũng chính là nông dân nghèo ra phục vụ trận tuyến,
nên sự anh dũng của bộ đội và dân công không cắt nghĩa được những thắc mắc,
những nguyện vọng, lo lắng về ruộng đất mùa màng, v.v… của người chiến sĩ,
người dân công không được nêu rõ.
Từ 1952-1953, nhận thức tư tưởng của các nhà văn có một chuyển biến lớn.
Qua các đợt học tập phát động quần chúng, cải cách ruộng đất, giác ngộ giai cấp
được nâng cao một bước. Loạt truyện ôn nghèo gợi khổ, truyện anh hùng chiến sĩ
thi đua đã dần dần khắc phục được những non nớt, mơ hồ về bản chất, nguồn gốc
giai cấp của người lính. Nhưng bởi chưa thật vững vàng, chín chắn về nhận thức tư
tưởng, một số sáng tác lại rơi vào cực đoan khác: nhân vật khô, cứng nhắc, lên gân.
Nếu muốn có một hình ảnh khái lược về văn xuôi kháng chiến thì có thể ví
văn xuôi giai đoạn đầu (từ năm 1952 trờ về trước) như một cánh đồng cày vỡ. Dĩ
nhiên là làm ăn cá lẻ, thủ công nên đường cày khá tùy tiện nhưng nó cũng xới lật
lên được nhiều mảnh đất màu mỡ đầy hứa hẹn, nhận vào có thể thấy chất đất thật
của từng thửa ruộng.
Đến giai đoạn sau, cách cày bừa đã có quy củ hơn, trên cánh đồng lớn đã có
những luống cao, rãnh thấp, nhìn rạch ròi, minh bạch hơn, nhưng do người chủ
buộc khách đứng từ xa nên cũng mất đi ít nhiều điều kiện để thấy rõ cái chất đất
thật, cái màu mỡ, hương vị của chính nó, vào giai đoạn ấy.” (trang 31-33)
“Nhưng nhân vật người lính – anh bộ đội Cụ Hồ - giai đoạn này đã sáng lên
những phẩm chất mới mẻ, những đức tính tốt đẹp: lòng yêu nước, yêu nhân dân
sâu sắc, sự quên mình tuyệt đối. Dũng cảm trong chiến đấu, quyết liệt với quân
thù, nhưng với nhân dân lại hiền hậu, cởi mở, gần gũi trong quan hệ cá nước.
Người lính như là biểu tượng của sự trong sáng mẫu mực, của một lối sống cách
mạng, một con người mới tiêu biểu.” (trang 34)
“Khi cuộc kháng chiến anh dũng chống Pháp kết thúc thắng lợi, anh bộ đội
mới thực sự là nhân vật chính trong các sáng tác văn xuôi dài hơi hơn, quy mô hơn.
Người viết vừa đi qua những năm tháng gian khổ mà vinh quang cũng có điều kiện
để thực hiện nguyện vọng thiết tha: tái hiện những hiểu biết, suy nghĩ về con
người, đất nước trong những tác phẩm sâu sắc hơn, dài hơn. Một lớp những cán bộ,
chiến sĩ có ít nhiều năng khiếu văn học, chiến đấu ở nhiều chiến trường, từ Bắc đến
Nam, được sự giúp đỡ khuyến khích của tổ chức quân đội, hăng hái cầm bút. Đề
tài kháng chiến hiển nhiên chiếm địa vị chủ đạo trong văn học giai đoạn sau 1954.
Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, hồi ký đều là những thể loại được sử dụng
rộng rãi.” (trang 34-35)

You might also like