You are on page 1of 4

Chuyên đề về Thơ ca Cách mạng Việt Nam 1930-1045

I. KHÁI QUÁT VỀ THƠ CA CÁCH MẠNG


1.Đọc tư liệu: Đọc sách 11, khái quát về Lịch sử văn học.
Chủ yếu là tác phẩm được sáng tác trong tù: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng.
Tiếng nói của chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng,
coi văn chương là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại kẻ thù, là
phương tiện để truyền bá tinh thần yêu nước và tư tưởng cách mạng.
Đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân cùng lũ tay sai, nói lên khát vọng động
lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và
niềm tin không gì lay chuyển được vào tương lai tất thắng của cách mạng.
Sáng ngời hình ảnh người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết sôi trào, sẵn sàng xả
thân vì Tổ quốc , tỏ rõ khí phách hiên ngang,bất khuất khi sa vào tay giặc.
Hình ảnh con người mới của thời đại-những chiến sĩ kiên cường bất khuất, sẵn
sàng hi sinh vì lí tưởng cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
=>Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân chủ
Đóng góp: tư tưởng
Nghệ thuật ( đọc kĩ bài Khái quát để hiểu về những đóng góp về thể loại, ngôn
ngữ…đổi mới văn học-đặc biệt của văn học hiện thực và thơ lãng mạn)
2.Tìm hiểu về quan niệm: coi văn chương là một thứ vũ khí chiến đấu
( Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chi Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng,…).
-Vua Trần Thái Tông tự hào nói: “ Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn
quân giặc”
-Với Nguyễn Trãi:
+Văn chương là để nêu cao sức mạnh chính nghĩa của nhân dân ta
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
( Bình Ngô đại cáo)
+Văn chương là chuyện “đạo bút” góp phần bảo vệ nước Nam, đánh dẹp giặc
phương Bắc, lưu tiếng thơm vào sứ xanh đến muôn đời
“ Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
Điện Bắc đà đà yên phận tiên”
( Bảo kính cảnh giới-56)
-Với Nguyễn Đình Chiểu
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã lấy văn thơ làm vũ khí chiếu đấu, để phục
vụ sự nghiệp cách mạng cao cả. Người đã viết án “Bản án chế độ thực dân
Pháp”. Trong Nhật kí trong tù, Người chỉ rõ thơ phải có tình chiến đấu, nhà thơ
phải có tinh thần chiến đấu:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc – Thiêu gia thi)
Trong bài “Là thi sĩ”, Sóng Hồng đã nói lên sức mạnh của văn chương và trách
nhiệm của nhà thơ trong cuộc chiến để giải phóng dân tộc.
“ Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mấy vần thơ:bom đạn nhà cường quyền”
3,Đọc về tác giả Tố Hữu và Hồ Chí Minh ( sách giáo khoa 12 tập 1).
A, HỒ CHÍ MINH
1.Quan điểm sáng tác
Coi văn chương là là vũ khí chiến đấu, có đối tượng và mục đích rõ ràng
Khi viết, nhà văn tự hỏi viết cho ai, viết để làm gì, sau đó quyết định viết cái gì
( nội dung) và viết thế nào ( hình thức)
Sức mạnh của văn học cốt ở tính chân thực, hiện thực.
Đề cao thứ văn học “chân thật”, “thật thà” ; chống văn học “giả dối”, “bịa đặt”
Quan điểm sáng tác văn học phù hợp với nhu cầu cách mạng
2. Sự nghiệp sáng tác văn học
Gồm các thể loại: chính luận, truyện ngắn, thơ ca, hồi kí
Tác phẩm nổi bật: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu
gọi toàn nước kháng chiến
Bản án chế độ thực dân Pháp với bằng chứng xác thực, lời văn sắc bén, lập
luận chặt chẽ là tác phẩm văn chính luận mẫu mực.
A,Văn chính luận:
*Những tác phẩm nổi tiếng
Bản án chế độ thực dân Pháp ( viết 1921 đến 1925) viết bằng tiếng Pháp
Tuyên ngôn độc lập-1945
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến-1946
Không có gì quý hơn độc lập tự do -1966
*Cách viết
Lập luận hùng hồn, đanh thép, đầy tính chiến đấu
Kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình, bằng chứng chân thực, hùng hồn, lời lẽ sắc
bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
B, Truyện kí
*Những tác tiêu biểu
Vi hành
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Lời than vãn của bà Trưng Trắc
*Cách viết
Con mắt quan sát sắc sảo, tưởng tượng độc đáo và lời văn linh hoạt, hóm hỉnh,
sắc lạnh
=>Cuộc cách mạng đối với văn chương Việt Nam đầu thế kỉ XX
C, Thơ ca
Thơ tuyên truyền, cổ động: ca sợi chỉ, Ca binh lính, Ca dân cày
Thơ Bác viết ở Việt Bắc: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin
thắng trận, Đi thuyền trên sông Đáy,…
Nhật kí trong tù ( 1942-1943 khi Bác bị giam cầm tronng các nhà lao của
Quảng Tây-Trung Quốc )
*Cách viết
Hầu hết thơ tứ tuyệt cổ điển viết bằng chữ Hán, một số bài viết bằng chữ Quốc
ngữ
Thơ nghệ thuật: vừa hồn nhiên, vừa tự nhiên, vừa thâm trầm sâu sắc, vừa đậm
đà hương vị cổ điển, vừa thấm đẫm tinh thần hiện đại,vừa mang chất thép kiên
cường, vừa chứa tinh thần nhân đạo, dạt dào cảm xúc trước thiên nhiên
=>biểu hiện của một tài thơ lớn, vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách lớn.

You might also like