You are on page 1of 4

Phân tích nhân vật Tràng

MB: Nếu Tô Hoài là nhà văn mở cánh cửa cho văn học vào vùng đất Tây Bắc vừa hùng
vĩ, nên thơ, kì diệu vừa phảng phất một nỗi buồn thương về những cuộc đời lam lũ, tủi
nhục, lầm than của những người lao động cùng khổ dưới sự thống trị bạo tàn của bọn
phong kiến, chúa đất miền núi thì Kim Lân là "nhà văn của thuần hậu nguyên thủy, nhà
văn một lòng một dạ đi về với đất, với cảnh và với người làng quê" (Nguyên Hồng). "Vợ
nhặt" là tấm lòng, tình cảm của Kim Lân với đất, với cảnh, với người của làng quê mộc
mạc, thôn dã mà chan chứa, ấm áp tình đời, tình người. Trong truyện ngắn này Kim Lân
đã xây dựng thành công nhân vật Tràng
Tác phẩm là câu chuyện chân thực, cảm động về cuộc đời, thân phận người nông
dân trong nạn đói 1945. Do bị cái đói đẩy vào bước đường cùng không lối thoát, thân
phận con người trở nên rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị, người ta có thể dễ dàng lấy vợ như
nhặt được cái rơm, cái rác bên đường. Ngoài Tràng, nhân vật chính của thiên truyện,
bà cụ Tứ là nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu đậm. Có thể nói, qua nhân vật này,
Kim Lân đã gửi gắm nhiều tư tưởng giàu ý nghĩa nhân bản.
(Ngoài Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt là nhân vật để lại nhiềuấn tượng sâu đậm.
Mặc dù không phải nhân vật chính, nhưng nếu thiếu nhân vật này, bức tranh hiện
thực thê thảm về nạn đói năm 1945 không thể hiện lên một cách ám ảnh, xúc động
như vậy)

KB
Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki viết: “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó
không phải là tiếng thét khổ đau hay niềm vui sướng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu
hỏi hay trả lời những câu hỏi”. Đọc "Vợ nhặt", ta không chỉ nghe thấy tiếng thét của nỗi
đau khổ cùng cực của con người, niềm vui sướng hân hoan khi con người tìm thấy ánh
sáng, niềm tin vào tương lai mà Kim Lân còn đặt ra nhiều câu hỏi về cuộc đời, thân
phận con người trong nạn đói 1945. Cuộc đời của người lao động bị đẩy vào bước đường
cùng rồi sẽ ra sao, tương lai của họ sẽ như thế nào, liệu họ có thể chiến thắng được bàn
tay khủng khiếp của tử thần vì nạn đói? Với những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật, Vợ nhặt của Kim Lân vinh dự đứng ngoài quy luật của sự quên lãng!

VC A Phủ
“Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu”
Những câu thơ của Chế Lan Viên gợi nhắc cho bạn đọc về một vùng đất Tây Bắc với
nhiều hoang sơ, bí ẩn. Khám phá Tây Bắc đâu chỉ có những hồn thơ của Chế Lan Viên
mà ta còn bắt gặp Tô Hoài với riêng một tập truyện viết về phong tục về thiên nhiên và
con người Tây Bắc. Trong đó truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba truyện
ngắn tiêu biểu nhất của tập truyện “Tây Bắc”. Tô Hoài đã khéo léo xây dựng lên một A
Phủ như thế trong dòng chảy văn chương, qua đó càng làm nổi bật hơn tính thống nhất
trong tính cách của nhân vật này.

You might also like