You are on page 1of 3

1.

TIỂU SỬ - CON NGƯỜI:


 Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bạc, Hà Nội,
quê gốc ở xã Nhân Mục (thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày
nay).

 Môi trường:
Gia đình: thân sinh là cụ Nguyễn An Lan.
Được nuôi dưỡng trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc với những phong tục, nề nếp, với
cách ăn ở vui chơi từ một thời xưa đang dần biến đổi.
Theo gia đình sống nhiều năm ở các tỉnh và thành phố miền Trung.
 Cuộc đời:
1929 bị đuổi học vì tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người
Việt Nam.
1930 bị bắt giam vì vượt biên trái phép.
1941 bị bắt vì giao lưu với người hoạt động chính trị.
1950 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
1948-1958 giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
 Con người: trí thức nghệ sĩ có bản lĩnh và nhân cách, lòng tự trọng và tinh thần dân
tộc, có ý thức cho giá trị cổ truyền và yêu tiếng Việt. Ý thức cá nhân phát triển cao,
lối sống tự do phóng túng, ham mê thanh sắc, con người tài hoa uyên bác, am hiểu,
nghiêm túc với nghề.

2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT: “Tìm kiếm và chiếm lĩnh cái đẹp trong đời”
 Người nghệ sĩ là người chiếm lĩnh được cái đẹp trong đời sống.
Nguyễn Tuân chủ trương đi tìm kiếm cái đẹp không chỉ trong đời sống bình thường mà
trong trí tưởng tượng, sự liên tưởng vô hạn của nhà văn về cái đẹp vô hạn, tồn tại trong
thế giới đời sống khác lạ.
 Nhà văn phải tìm tòi, quan sát và có phong cách riêng.
“Tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho hay và phải viết đúng cái tạng của mình.
Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào”
 Nhà văn dùng chữ: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn
không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ
sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng
cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh
cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không
linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”.
3. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT:
 Nguyễn Tuân là người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp.
 Cái nhìn văn hóa.
 Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa và uyên bác.
 Cá tính mạnh mẽ, lối sống tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi.
 Bậc thầy ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.
 Giọng điệu riêng: vừa trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại.
Trước và sau Cách mạng:
 Ổn định: chủ yếu khám phá thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ;
khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Đó chính là cái nhìn mới mẻ, độc
đáo, có tính chất phát hiện về con người và cuộc sống của Nguyễn Tuân, là bản chất
của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
 Biến đổi:
Trước cách mạng: có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Sự “ngông” ấy thể hiện ở
nhân cách hơn người, ở cách ông quay về tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua nay chỉ
còn “vang bóng” như những bông hoa lạc lõng cuối mùa còn vương sót lại.
Sau Cách mạng: tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Tầm mắt của
ông mở rộng hơn: cái đẹp có thật trong cuộc sống hiện tại; chất tài hoa nghệ sĩ cũng có
thể tìm thấy trong đại chúng nhân dân, ở những con người bình thường nhất. Cái đập
mạnh vào giác quan nghệ sĩ, đối với ông, giờ đây là những thành tích của nhân dân trong
chiến đấu và sản xuất.
4. THÀNH TỰU:
 Tác phẩm tiêu biểu:
Một chuyến đi (1938)
Ngọn đèn dầu lạc (1939)
Vang bóng một thời (1940)
Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
Tàn đèn dầu lạc (1941)
Tùy bút (1941)
Thiếu quê hương (1940)
Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
Tùy bút Sông Đà (1960)
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
Ký (1976)
Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988)
Ký Cô Tô (1965)

 1996 được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ
thuật.

1. THỂ TÙY BÚT:


Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan
sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh.
Tùy bút vừa có phần văn học vừa có chất báo chí.
Sự việc và con người trong tùy bút thường là có thật và là cái “có” để tác giả bộc lộ
suy ngẫm.
Mạch xuyên suốt trong mỗi bài tùy bút là tư tưởng, cảm xúc của người viết.
2. XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà" được in trong tập tuỳ bút "Sông Đà" (1960), gồm 15 bài tuỳ
bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.
Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi
thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực
tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và
đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà
văn nguồn cảm hứng sáng tạo mãnh liệt.
3. GIÁ TRỊ:
 Nội dung: Qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà” Nguyễn Tuân đã khắc họa với thái độ
đầy trân trọng tự hào hình tượng người lái đò trí dũng, tài hoa, vừa là dũng sĩ, vừa là
nghệ sĩ.
Từ đó, nhà văn đã khái quát được bài học nhân sinh, bài học nhận thức rất ý nghĩa:
Chủ nghĩa anh hùng không chỉ có ở nơi chiến trường bom rơi đạn nổ mà hiện lên
ngay trong cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lao động, những con người lao động
hàng ngày phải vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn, những con người tài hoa nghệ sĩ
không chỉ hiện diện trong những bậc kì tài trước Cách mạng mà có ngay trong người
lao động bình dị, bé nhỏ ở hiện tại. Đây chính là những biểu hiện làm nên giá trị nhân
văn độc đáo của tùy bút này.
 Nghệ thuật:
Thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú, tài hoa, uyên bác.
Vốn ngôn ngữ giàu có, dồi dào.
Thể tùy bút đạt đến trình độ cao.
=> Người lái đò Sông Đà là hiện thân của chất vàng 10 trong thiên nhiên con người Tây Bắc
mà Nguyễn Tuân khao khát khám phá và thể hiện.

You might also like