You are on page 1of 26

LÀM CHUYÊN SAN

Lời nói đầu


Nhà văn Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới
– “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh” (Nguyên Ngọc). Hành trình sáng tác của
Nguyễn Minh Châu nhìn chung là liền mạch, trong khoảng ba mươi năm. Trong suốt quá
trình lao động nghệ thuật miệt mài ấy, ông đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế
trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn
có những đổi mới sâu sắc và đóng góp có giá trị cho nền văn học hiện đại Việt Nam cả về
phương diện nội dung lẫn nghệ thuật, trong đó được đón nhận nhiệt liệt nhất từ độc giả và
đặc sắc nhất phải kể đến đó là sự đổi mới trong những quan niệm về con người, cuộc đời, về
nghệ thuật.

I.Tác giả Nguyễn Minh Châu


Nguyễn Minh Châu là nhà văn sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh và
thời kỳ đổi mới của đất nước. Ông là một nhà văn suốt đời nỗ lực khám phá cái đẹp và sự
chân thực của đời sống. Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn đàn khi được xem là ”người mở đường tinh anh và
tài năng” của văn học Việt Nam sau 1975.
1. Cuộc đời
Nguyễn Minh Châu tên khai sinh là Nguyễn Thi, sau này được đổi tên thành Nguyễn
Minh Châu. Ông sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tức làng Thơi, xã Sơn Hải, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế năm 1945, đầu năm 1950 Nguyễn Minh Châu học
chuyên khoa tại trường Huỳnh Thúc Kháng và sau đó gia nhập quân đội
Từ năm 1952 đến năm 1956, Nguyễn Minh Châu công tác tại Ban tham mưu các tiểu
đoàn 722, 706 thuộc Sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông là trợ lý văn hoá Trung
đoàn 64 thuộc Sư đoàn 320. Năm 1961 ông theo học trường Văn hoá Lạng Sơn. Năm 1962
Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn
nghệ quân đội với công việc biên tập và phóng viên.
Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972. Nguyễn Minh Châu qua đời
vào tháng 1/1989 tại Hà Nội. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật.
2. Sự nghiệp sáng tác
2.1. Phong cách sáng tác
Nguyễn Minh Châu là một cây bút có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Viêt Nam
vào giai đoạn chiến tranh chống Mĩ và chống Pháp. Ông được xem là người mở đường và
tiên phong trong thời kì đổi mới.
Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu từ năm 1960 với thể loại truyện ngắn. Phản ánh
những hình ảnh sống động về chiến tranh, những hình ảnh đẹp về con người Việt Nam.
Bước sang thời kì kháng chiến chống Mỹ, sự nghiệp văn học của ông gây được sự chú ý
mẹnh mẽ về đề tài hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng, đồng thời biểu dương
tinh thần dũng cảm, hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh cho cả dân tộc.
Trước 1980 những tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi trữ tình, lãng mạn.
Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ bùng nổ ông đã có hơn 10 tác phẩm truyện ngắn và bút
kí trên Tạp chí văn nghệ quân đội. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ nổi bật với cuốn
tiểu thuyết “ Cửa sông” tập trung về chủ đề chiến tranh và yêu nước.
Sau 1980 những sáng tác của ông thiên về cảm hứng thế sự, nhân sinh. Nguyễn Minh Châu
chuyển hướng sáng tác tìm một con đường mới và trở thành một trong những nhà văn đầu
tiên của thời kì đổi mới, đi sâu những vấn đề đạo đức và triết lí sống.
2.2. Tác phẩm tiêu biểu:
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự
nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát
(1989), ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm tiêu biểu của
ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền
cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình
yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...
( Chiếc thuyền ngoài xa - 1983) ( Dấu chân người lính - 1972)

( Cửa Sông - 1966) ( Mảnh trăng cuối rừng - 1970)


( Bến Quê - 1985) ( Cỏ Lau - 1989 )

(Mảnh đất tình yêu- 1987) (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - 1983)

3. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học, con người, cuộc sống.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm: “Văn học và đời sống là những vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn
mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con
người. Tình yêu này của người người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một
nỗi đau đớn khắc khoải, thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh
mình.”
Trước năm 1975, vừa là nhà văn lại vừa là người lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu
sắc được sứ mệnh cao cả của mình là người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh
hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì trước 1975, Nguyễn Minh
Châu đã xây dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan nghệ thuật của nhà
văn. Con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước hết là con người có lí tưởng sống
cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ, họ
là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng
đồng, giàu lòng yêu quê hương, tổ quốc. Ở giai đoạn này, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã
dành tâm huyết để khám phá và ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kì ảo của cuộc sống và tâm hồn
con người trong chiến tranh với tâm niệm tất cả vì sự sống còn của dân tộc.
Thời kì hậu chiến, Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi và đổi mới sâu sắc trong
quan niệm nghệ thuật về con người. Ông đã chú trọng khai thác nhiều khía cạnh khác nhau
trong tính đa diện và luôn biến đổi của con người. Nguyễn Minh Châu cũng chú ý khám phá
con người ở góc độ đời sống riêng tư của từng cá nhân, bao gồm cả những mâu thuẫn trong
mỗi con người và cả những điều mà con người thường suy ngẫm,trăn trở trong cuộc sống,
mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời. Theo Nguyễn Minh Châu, “Nghệ thuật không
bao giờ dừng lại ở cái vẻ đẹp bên ngoài, nếu chỉ dừng lại ở cái vẻ đẹp bên ngoài thôi thì
người nghệ sĩ đã chẳng phải là một người nghệ sĩ tài năng rồi”.
Giữa muôn vàn quan điểm nghệ thuật về con người và cuộc sống, Nguyễn Minh
Châu với sự thức thời, sáng suốt, nhanh nhạy của mình trong đổi mới quan niệm đã có
những đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam xứng đáng với danh xưng “người mở
đường tinh anh và tài năng”. Những tác phẩm của ông theo sát những chuyển biến tế vi nhất
của thời đại, rất gần gũi mà thật sâu sắc và triết lí. Đó là bởi ông ý thức rất rõ và mạnh dạn
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Mỗi người đọc ở những giai đoạn nhất định
đều tìm thấy không chỉ một phần con người mình ở trong đó mà cả những gương mặt xã hội
khác ẩn sau những trang sách của Nguyễn Minh Châu.
II.Tình hình nghiên cứu nhà văn Nguyễn Minh Châu và một số bài viết về tác giả, tác
phẩm
Tác giả
1. Nguyễn Minh Châu – Từ cửa sông ra biển lớn
(Tác giả: Đoàn Trọng Huy PGS. TS Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.)

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB
%87t-nam/7858-nguy%E1%BB%85n-minh-ch%C3%A2u-t%E1%BB%AB-%E2%80%9Cc
%E1%BB%ADa-s%C3%B4ng%E2%80%9D-ra-bi%E1%BB%83n-l%E1%BB%9Bn.html

“Là nhà văn mặc áo lính, trong đời Nguyễn Minh Châu đã từng biết Những vùng trời khác n
hau, từng được đặt chân tới nhiều vùng miền, quê hương đất nước với những đặc trưng khu
biệt: vùng đồng bằng, trung du và miền núi, vùng duyên hải. Nhà văn cũng từng có những c
huyến đi biển và hải đảo.Cuộc sống trải nghiệm khiến nhà văn có con mắt nhìn bao quát – v
ừa cao xa, vừa sâu rộng. Từ đó là cái nhìn, tầm nhìn xuyên suốt, xuyên thấu về cuộc đời, về
con người thể hiện qua tư duy và sáng tác.”

2. Về con đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu


http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/V%C4%83n-h%E1%BB%8
Dc-Vi%E1%BB%87t-Nam-hi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i/p/ve-con-duong-sa
ng-tac-cua-nguyen-minh-chau-441
“ Ông đã lên án sâu sắc, triệt để chủ nghĩa giáo điều trong văn nghệ”
3. Kỷ niệm về nhà văn Nguyễn Minh Châu
(Bài đăng trên tạp chí Sông Lam số 26, tháng 8/2022)
https://tapchisonglam.vn/ky-niem-ve-nha-van-nguyen-minh-chau/
“ Trên đường về huyện, anh Châu cứ xuýt xoa: những người lính không chỉ anh hùng ngoài
mặt trận mà còn anh hùng sau hậu chiến, anh hùng cả trong xử sự những hậu quả chiến tran
h để lại..
…Anh tâm sự: bây giờ và sau này phải viết khác hơn, sâu hơn về người lính… tiếc là sức ng
ười có hạn. Mình không ngờ cái làng bãi ngang lại đẻ ra thằng nhà văn như mình.”
(Tâm sự của nhà văn qua lời kể của nhân vật tôi”)
4. Bức chân dung hoàn chỉnh về nhà văn Nguyễn Minh Châu
https://baonghean.vn/buc-chan-dung-hoan-chinh-ve-nha-van-nguyen-minh-chau-
post1224.html
“ Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930 ở làng Văn Thai (tên nôm là làng Thơ
i) xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Làng Thơi đã in đậm dấu ấn trong tuổi thơ củ
a Nguyễn Minh Châu để rồi sau này, những kỉ niệm về người và cảnh sẽ theo vào nhiều tran
g viết của ông. Cuối đời cầm bút, khi chuyển từ đề tài người lính trong chiến tranh sang ngư
ời nông dân trong hoà bình, nhà văn lấy chính những người làng mình, thậm chí trong gia đì
nh mình làm nhân vật. Làng Thơi ngoài đời thành làng Khơi trong tác phẩm, và người cháu
Nguyễn Huy Cung chính là nguyên mẫu của nhân vật lão Khúng.”
5. Vị trí và những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học đương đại
(Thư viện học liệu mở Việt Nam)
https://voer.edu.vn/m/vi-tri-va-nhung-dong-gop-cua-nguyen-minh-chau-trong-nen-van-hoc-
duong-dai/0ae20985
“Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, Nguyễn Minh Ch
âu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của N
guyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn
học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một tro
ng những “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi m
ới văn học. Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền
với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn.”
6."Đối thoại" với nhà văn Nguyễn Minh Châu
https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Doi-thoai-voi-nha-van-Nguyen-Minh-Chau-i537626/
“?: Bây giờ những người đắm đuối với văn chương còn rất ít, người ta có nhiều mối quan tâ
m hơn. Văn học giờ trở thành vấn đề tự thân, vẫn còn sự quan tâm của xã hội nhưng không c
òn ráo riết. Bây giờ vị trí nhà văn cũng không được như xưa nữa.
Nhà văn: Văn chương là một cuộc chơi bình đẳng và các nhà văn phải chấp nhận thôi. Anh
được tự do hơn thì anh phải nỗ lực. Nhưng tôi cho thế cũng là tốt, ta không bị những bong b
óng xà phòng làm cho loá mắt.
Trong bầu không khí nhợt nhạt của buổi sớm, tôi muốn hỏi thêm vài câu nữa nhưng Nguyễn
Minh Châu ra hiệu từ chối. Nhà văn họ Nguyễn chốt một câu cuối rằng, văn chương là việc
ai người ấy làm, các anh đừng trông mong vào người khác hoặc ai đó chu cấp cho. Văn chư
ơng tự nó là một con đường, đừng bắt nó phải thế này, thế kia...”
Tác phẩm
1. Nhà văn Nguyễn Minh Châu với các truyện vừa (Nguồn Văn nghệ số 45/2019)
http://www.vanhocnghethuatyenbai.gov.vn/tin-tuc/van-hoc-trong-nuoc/?Userkey=-Nha-van-
Nguyen-Minh-Chau-voi-cac-truyen-vua
“ Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, như Mảnh trăng cuối rừng, Chiếc thuyền ngoà
i xa, Sắm vai, Bức tranh… - những truyện ngắn đích thực và xuất sắc - là sự thể hiện sáng rõ
nhất cho quan niệm về truyện ngắn của chính ông. Đặt trong tương quan với quan niệm ấy v
à những truyện ngắn ấy, bốn truyện Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát và Ng
ười đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trở nên là những hiện diện vượt ngoài khung khổ. Chún
g có dung lượng câu chữ, số trang lớn hơn gấp nhiều lần, điều đó dễ thấy. Nhưng quan trọng,
chúng không phải “một câu hát được thốt lên”, chúng không chỉ là “một tâm trạng, tâm sự”,
vẫn đảm bảo tính hàm súc song chúng không còn đơn giản là “một cành cây” nữa. Ở cả bốn
truyện, có thể nhận ra những kết cấu tầng tuyến phức tạp hơn nhiều so với kết cấu của nhữn
g truyện ngắn thông thường.”
2. Số phận người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
https://dangcongsan.vn/van-hoc-nghe-thuat/so-phan-nguoi-phu-nu-trong-truyen-ngan-cua-n
guyen-minh-chau-152811.html
“ Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Minh Châu đã dành nhiều trang viết về số phận
người phụ nữ. Những tác phẩm của ông là sự cảm thông sâu sắc đối với mỗi số phận, đồng t
hời là một khúc ca về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam…
...Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã yêu Hòa bằng một tình yêu sa
y đắm, nồng nhiệt, tôn thờ anh như một “thánh nhân” nhưng rồi chị thất vọng vì anh cũng c
hỉ là một con người bình thường như bao con người khác. Cái chết của Hòa đã làm Quỳ bị á
m ảnh suốt đời. Đôi bàn tay “dấp dính mồ hôi” trước đây của Hòa làm chị ghê sợ thì giờ đây
lại đem đến cho chị sự tiếc thương vô hạn. Đó là đôi bàn tay của một con người tài giỏi, vì v
ậy mà giờ đây Quỳ đau đớn thốt lên: “Dù có phải xông vào lửa đạn, dù có phải dùng hai bàn
chân trần dậm lên vách tai bèo, dù có phải lặn xuống tận đáy bể khơi hay băng qua sa mạc c
háy bỏng, dù có phải đi khắp cùng trời cuối đất, thì tôi cũng không từ nan, tôi cũng xông đi,
nếu lấy về được để trả lại cho anh ấy đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi”.”
3. Nguyễn Minh Châu nhà văn - người lính https://m.baotuyenquang.com.vn/van-hoa/tin
h-hoa-van-hoa/nguyen-minh-chau-nha-van-nguoi-linh-110545.html
“Ông đã khai thác nhiều khía cạnh đời sống của người lính trong thời kỳ chiến tranh chống
Mỹ gian khổ. Nhưng vượt lên mọi mất mát, hy sinh, người lính vẫn vui vẻ, lạc quan, anh dũ
ng chiến đấu. Đặc biệt, ông đã xây dựng nên hình tượng người lính với những câu chuyện tì
nh cảm động sâu sắc. Đó là thứ tình yêu thiêng liêng, cao cả, là nguồn động lực lớn lao, tạo
niềm tin cho người lính, giúp người lính vượt lên mọi khó khăn, nguy hiểm.
Có khi là người lính pháo binh tên Lương trong tác phẩm “Nhành mai” với tình yêu t
rong sáng dành cho người con gái của một gia đình đã giúp đỡ cho anh và đồng đội ở trong
những ngày làm nhiệm vụ. Nhân vật Thận - cô gái anh đem lòng yêu mến hiện lên hiền dịu,
nhưng vô cùng mạnh mẽ. Cô đã cứu anh trong một lần bị thương, rồi cô trở thành đảng viên,
tích cực hoạt động cách mạng ở cơ sở, giúp cho bộ đội trong nhiều trận chiến đấu... Trong tá
c phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”, nhà văn đã xây dựng nên tình yêu đẹp giữa anh lính lái xe t
ên Lãm với cô Nguyệt - nữ chiến sỹ giao thông “đang vật nhau với địch để quyết giữ con đư
ờng lên biên giới”. Tình yêu của họ thật đẹp, dù chưa một lần gặp mặt, anh Lãm chỉ được ng
he qua lời giới thiệu của chị Tính (chị ruột), nhưng cô Nguyệt vẫn luôn chờ đợi anh…”
4. Luận nghĩ về “bến quê” của Nguyễn Minh Châu
https://www.qdnd.vn/van-hoa/van-hoc-nghe-thuat/luan-nghi-ve-ben-que-cua-nguyen-minh-c
hau-566986
“ Triết lý của “Bến quê” ôm gọn cả hai bờ, là triết lý của cả dòng sông. Chính vì thế, “Bến q
uê” trở thành bến đỗ và dòng sông là dòng đời bồi lở. Ở đó, song trùng hạnh phúc và đớn đa
u, xa mà gần, gần mà lại hóa xa xôi, âm thầm mà vô cùng dữ dội,... Nhưng, cái cốt lõi cuối c
ùng, “Bến quê” trong tư tưởng triết luận của Nguyễn Minh Châu lại chưa phải là “bãi bồi bê
n kia sông” mà chính là phía bên này với “dải đất lở dốc đứng” chông chênh, đầy âu lo…”
5. Dấu chân người lính: Hành quân trở về một thời khói lửa
https://revelogue.com/sach-dau-chan-nguoi-linh/
Chiến tranh cùng vô vàn những mất mát và gian khổ
“ Chiến tranh đi qua luôn để lại vô vàn những mất mát không thể chữa lành và Dấu chân ng
ười lính như một thước phim ghi lại tất cả sự hy sinh ấy của nhân dân dành cho đất nước.
Rất nhiều người đã ngã xuống trong cuộc chiến phi nghĩa này, từ người già, trẻ nhỏ đến nhữ
ng thanh niên trai tráng, tất cả được thuật lại đầy đau đớn trong từng trang văn của Nguyễn
Minh Châu.
Khuê là một chiến sĩ cần vụ thông minh, khéo léo, anh đã phải chứng kiến ngôi làng của mì
nh bị phá hủy sau một đêm cùng sự ra đi của mẹ và người em nhỏ dưới bom đạn của lính M
ỹ. Thế nhưng đất nước vẫn chưa hòa bình, anh phải nén chặt đau thương trong lòng để tiếp t
ục cầm súng chiến đấu vì Tổ Quốc.
“Làm sao sinh ra người con gái giàu nước mắt vậy, nhưng Nết không rỏ một giọt nước mắt
nào cho mẹ và em ở nhà đã chết vì bom Mỹ. Hãy nghiến răng lại mà làm việc đừng quản ng
ày đêm. Hãy nghiến răng lại mà chiến đấu và làm việc để trả thù cho những người thân đã m
ất!”
– Dấu chân người lính_”
6. Tìm hiểu nhân vật người chiến sĩ trong tác phẩm " Dấu chân người lính " Nguyễn
Minh Châu
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB
%87t-nam/265-th-tim-hiu-nhan-vt-ngi-chin-s-trong-tac-phm-du-chan-ngi-linh-ca-nguyn-
minh-chau.html
“Người chiến sĩ trong “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu là những nhân vật tru
ng tâm nhân danh cộng đồng. Đó là những con người “gắn bó số phận mình với số phận đất
nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng”, là “những nhân vật trước hết đại
diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại, chứ không phải đại diện cho cá nhân mình” Được
tiếp cận theo khuynh hướng sử thi, hình ảnh người lính Trung đoàn 5 cũng là hình ảnh ngườ
i chiến sĩ Việt Nam.”
7. Từ "Cỏ lau" đến "Gió dại"
https://cand.com.vn/Nhan-vat/Tu-co-lau-den-co-dai-i569353/

“Từ Cỏ lau đến Gió dại, ở điểm đầu và điểm cuối của giai đoạn cao trào của văn học thời kỳ
đổi mới, có thể thấy một cách viết về chiến tranh rất khác với những giai đoạn trước đó. Kh
ông phải những chiến dịch, những trận đánh, những chiến thắng, những tấm gương chiến đấ
u và hy sinh anh dũng, mà trọng tâm của sự tìm kiếm ở đây là vấn đề con người.

Con người sẽ mang diện mạo như thế nào khi nhúng mình vào chiến tranh và bị chiến tranh
chà xát? Con người sẽ ra sao khi phải đối mặt với bản ngã của chính mình, dưới sức tác độn
g và những hệ quả của chiến tranh?”

III. Phương diện nghệ thuật


1. Nguyễn Minh Châu một nhà văn tiên phong của văn học đổi mới
https://vanvn.vn/nguyen-minh-chau-mot-nha-van-tien-phong-cua-van-hoc-doi-moi/
“Ông là người đầu tiên và duy nhất đề xuất Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa (Báo Văn nghệ, số 49/50 ngày 5/12/1987), trong đó mô tả toàn bộ cái không gian
chật chội, trói buộc, gieo rắc sự sợ hãi, chán nản, nếu nhà văn có ý tưởng, phát hiện mới mẻ
của riêng mình thì buộc phải ngụy trang, che chắn một cách thảm hại nếu muốn viết. Người
nghệ sĩ muốn trở thành nghệ sĩ lại phải giết dần cái phần nghệ sĩ trong bản thân mình… Ông
đã lên án sâu sắc, triệt để chủ nghĩa giáo điều trong văn nghệ. Cho đến lúc đó chưa có ai lên
tiếng phê phán lí thuyết giáo điều và sự trói buộc sâu sắc hơn, toàn diện và mạnh mẽ hơn. N
hiều nghệ sĩ lớn cũng cảm thấy, nhưng không ai nói. Điều này cho thấy Nguyễn Minh Châu
rất dũng cảm.”
2. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (Qua tập truyện
ngắn “Bến quê”) (Đại học Nguyễn Tất Thành)
https://khcn.ntt.edu.vn/cong-bo-ket-qua-nghien-cuu-khoa-hoc/8014/
“Về ngôn ngữ đối thoại, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu luôn tạo cho mình sự mới m
ẻ, độc đáo bằng sự đa dạng và linh hoạt trong khi sử dụng các loại câu khác nhau xét theo cú
pháp hay theo mục đích phát ngôn. Với sự cộng hưởng từ hai yếu tố này, đã làm cho ngôn n
gữ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trở nên gần gũi, giản dị với cuộc sống đời thường. Chín
h điều đó mà khi đọc những trang văn của ông, người đọc luôn cảm nhận được hơi thở trong
cuộc sống được tái hiện một cách chân thực nhất. Đó là cuộc sống hiện đại và những trăn tr
ở cho hiện đại và tương lai. Lời thoại được đưa ra một cách hợp lí, có kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lời đối thoại trực tiếp và đối thoại gián tiếp.”
3. Nguyễn Minh Châu với việc góp phần khai mở hệ hình tư duy lý luận – phê bình vă
n học thời kỳ đổi mới
https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=25627
“ Trong suy ngẫm của Nguyễn Minh Châu: “Hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt N
am chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái
hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước. Có lẽ nhân loại ít có dân tộc nào lúc nào c
ũng canh cánh ước mơ như chúng ta”. Và từ những suy niệm đầy sự chiêm nghiệm của một
nhà văn đã đi qua cuộc chiến, Nguyễn Minh Châu đã khai mở một cách nhìn mới, một cách
nghĩ mới khi viết về chiến tranh và thân phận con người mà theo ông: “Những người cầm b
út của chúng ta vô cùng cảm thông với dân tộc mình nhưng chẳng lẽ chúng ta có thể làm yê
n tâm mọi người bằng cách mô tả cái hiện thực ước mơ? Những điều trên chỉ cho thấy: trên
con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với những quan ni
ệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình”.”
4. Dạng kết cấu trần thuật trùng phức các mạch truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu
(Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM)
https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/viewFile/1095/1086
“Khảo sát trên 42 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (ở cả hai giai đoạn trước và sau
1975), người đọc dễ dàng nhận thấy truyện ngắn được kể theo kiểu kết cấu trần thuật trùng
phức các mạch truyện chiếm ưu thế vượt trội với 18/42 tác phẩm (chiếm 42,9%). So với ba
kiểu kết cấu trần thuật “xuôi dòng theo mạch truyện” (chiếm 16,7%), “Gấp khúc thời gian
trần thuật” (chiếm 21,4%), “Theo dòng tâm trạng nhân vật” (chiếm 19%), thì kiểu kết cấu
trần thuật này phức tạp hơn ở sự trùng phức mạch truyện (thể hiện ở vai trần thuật và điểm
nhìn trần thuật), trùng phức cả thời gian và giọng điệu trần thuật trong câu chuyện kể.”
5. Nguyễn Minh Châu và bài học đổi mới tư duy nghệ thuật
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c18/n22503/Nguyen-Minh-Chau-va-bai-hoc-doi-
mo-i-tu-duy-nghe-thuat.html
“Trước tình trạng đạo đức, phong hoá xã hội ngày một xuống cấp nghiêm trọng, Nguyễn Mi
nh Châu đã xác định cho mình một vị trí chiến đấu vô cùng kiên định. Đó là vị trí của người
trợ thủ đắc lực cho cái thiện trong cuộc đấu tranh giằng co, nhiều khi không ngang sức với c
ái ác. Tự đáy sâu tấm lòng đôn hậu của nhà văn, luôn luôn cháy lên một niềm tin thiết tha và
o con người và sức mạnh bất diệt của những giá trị nhân bản. Ông nói: “Mỗi con người đều
chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ nhậ
n thức, khám phá tất cả những cái đó”. Cho nên, với Nguyễn Minh Châu, sáng tác nghệ thuậ
t cũng có nghĩa là đi “tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Ngay cả khi
mô tả cái ác, trực tiếp chống lại cái ác xã hội, tác phẩm của ông vẫn cứ là sự khơi gợi, thức t
ỉnh lương tri.”
6. Về vai trò mở đường của Nguyễn Minh Châu đối với đổi mới văn học Việt Nam Sau
1975
http://thcsvanlangvt.phutho.edu.vn/tin-tuc-su-kien/chuyen-de-giao-duc/ve-vai-tro-mo-duon
g-cua-nguyen-minh-chau-doi-voi-doi-moi-van.html
7. Nhà văn Nguyễn Minh Châu : Người lập ngôn "tử tế"
https://toquoc.vn/nha-van-nguyen-minh-chau-nguoi-lap-ngon-tu-te-99117868.htm
“Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm chỉ ra ngay từ ngày đất nước bắt đầu đổi mới, nă
m 1987, một thói quen rất kỳ khôi của đại đa số các nhà văn chúng ta thuộc nhiều thế hệ bị
nhiễm phải: “Thói quen của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa th
ấp. Lần lượt bắt đầu là các nhà văn tiền chiến rồi hết lớp người cầm bút này đến lớp người c
ầm bút khác, với một khả năng thích nghi hết sức ghê gớm, các nhà văn đã thích nghi với vă
n học minh họa như thích nghi với cách sống gian khổ, thiếu thốn trong chiến tranh. Những
nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thốn và bức bối nhưng lại tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn
nhau tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi k
ềnh càng, để đi lại được thoải mái trong cái hành lang kia.
Những ngày cuối đời trên giường bệnh, ông vẫn đau đáu một niềm yêu con người, cuộc đời,
đất nước và dân tộc mình. Nhưng để đất nước và dân tộc nói chung và văn chương Việt nói r
iêng phát triển đi lên thì không còn cách nào khác là phải rũ bỏ cho được tư tưởng bảo thủ đ
ã ăn sâu vào tâm thức người nông dân từ bao đời nay. “

8. Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
(Đoàn Thị Huệ, TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 20 – 2021)
http://tapchikhoahoc.dnpu.edu.vn/UserFiles/Docs/TapChi/2021/So%2020-2021/6.%20Doan
%20Thi%20Hue_48-58.pdf
“ Bàn về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Tôn
Phương Lan đã viết: “Có một giọng điệu trữ tình xuyên suốt nhiều sáng tác
của Nguyễn Minh Châu”. Cùng quan tâm đến vấn đề này, Phong Lê nhận định: “Đúng là
Nguyễn Minh Châu là người có giọng điệu riêng mà nói đúng hơn anh là người đa giọng
điệu”.”
9.Về cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu
(Trần Văn Minh - Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ)
https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-5483/baibao-10353.html
file:///C:/Users/admin/Downloads/trongtruong_so29c_08.pdf
“Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chỉ có 3 trong số 7 nhân vật được đặt tên và mỗi cái
tên đều mang những nét nghĩa hàm ẩn, biểu trưng hết sức sâu sắc. Độc đáo nhất, có lẽ phải k
ể đến tên của đứa con trai - thằng Phác. Phác là từ gốc Hán, có thể kết hợp để tạo ra các tính
từ chất phác, thuần phác - chỉ cái bản thiện vốn có trong mỗi con người. Đặt tên Phác cho th
ằng bé đánh lại bố, có lẽ nhà văn muốn độc giả quan tâm đầy đủ hơn đến những tình tiết giả
m nhẹ khi nhìn nhận vấn đề. Đứa con trai ấy vốn không phải là thằng du côn, ngỗ ngược. Bằ
ng chứng là nó đã không dám cãi lời mẹ, chấp nhận xa mẹ lên rừng ở với ông ngoại đến hơn
nửa năm trời.”
10. Cấu trúc đối thoại trong truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu
(ThS. Nguyễn Phương Hà - Bài đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc Nghiên c
ứu và giảng dạy Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, tháng 11/ 2017, tr. 99-103)
https://philology.hpu2.edu.vn/doc/cau-truc-doi-thoai-trong-truyen-ngan-ben-que-cua-
nguyen-minh-chau.html

IV. Giới thiệu và tóm tắt một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu

1.Giới thiệu, tóm tắt tác phẩm “Dấu chân người lính”
Tiểu thuyết “Dấu chân người lính” được tác giả Nguyễn Minh Châu khởi thảo từ năm
1969 và được hoàn thành vào năm 1972. Tiểu thuyết bao gồm 17 chương và chia ra ba phần:
“Hành quân, Chiến dịch bao vây và Đất giải phóng”. Trong tiểu thuyết này, tác giả Nguyễn
Minh Châu đã làm sống dậy giai đoạn gay go của cuộc chiến tranh và cũng đã khắc họa hìn
h ảnh người lính cách mạng với rất nhiều nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau. Các nhân vật
đến từ các vùng miền khác nhau, xuất thân với những hoàn cảnh khác nhau nhưng trong họ l
uôn mang trong mình một lòng yêu nước và có ý thức trách nhiệm, có niềm say mê chiến đấ
u và tâm hồn trong sáng. Khi đọc tiểu thuyết “Dấu chân người lính”, chúng ta có thể thấy đư
ợc tinh thần trách nhiệm và những tình cảm đồng điệu trong những trái tim có tấm lòng yêu
nước. Trong tiểu thuyết, tác giả Nguyễn Minh Châu đã lần lượt miêu tả các nhân vật: Kinh,
Lữ, Nhẫn, Lượng, Khuê, Cận, Nết, Xiêm và được xoay quanh chiến dịch tại mặt trận Khe S
anh. Khuê là một một chiến sĩ cần cù thông minh, khéo léo và nhạy bén, là một cán bộ đầy lí
tưởng, hoạt bát, đức độ và luôn quan tâm đến cấp dưới của mình. Nhân vật Nhẫn là trung đo
àn trưởng trung đoàn 5, là một con người nghiêm khắc, điều đó cũng thể hiện trọn tính cách
của một cán bộ được xuất thân trong tiểu tư sản và được rèn luyện một cách khắc khổ. Kinh,
Nhẫn, Lượng, Khuê cùng nhau làm việc, tuy mỗi người có một tính khác nhau nhưng họ luô
n mang trong mình một tinh thần nhiệt huyết, chiến đấu kiên cường và tin tưởng mãnh liệt tr
ong sự nghiệp kháng chiến dân tộc. Trong họ có biết bao là kỉ niệm, bao câu chuyện về tình
người, ở đó không chỉ có tình đồng đội mà còn có cả tình yêu. Lượng là lính trinh sát, có dá
ng vẻ cao lớn, cứng nhắc, tính tình nghiêm nghị, anh phải đi nhiều nơi để tìm hiểu về tình hì
nh của địch. Trong lúc làm nhiệm vụ, anh đã nảy sinh tình cảm với một cô gái tên là Xiêm –
một người phụ nữ đã có chồng nhưng lại đi theo hàng ngũ của địch. Anh là một con người g
iàu tình cảm và có một tâm hồn nhạy bén, tình yêu ấy chỉ được dừng lại ở những dòng kỉ niệ
m trong hồi ức của anh. Trên đường đi hành quân Lữ tình cờ gặp lại cha của mình, cuộc gặp
gỡ trên hành ấy đã khiến cho Kinh không khỏi xúc động với biết bao cảm xúc. Ông yêu con
trai mình và luôn tin tưởng vào Lữ với một tư cách của một ngươi cha và là một người đồng
đội. Lữ - là một chàng trai có bản chất nghệ sĩ, nhưng trước sự nghiệp kháng chiến vĩ đại, an
h ấy đã đốt hết sách vở, xếp bút để nghiên cầm súng ra chiến trường. Ra chiến trường khi đa
ng là một chàng trai trẻ tuổi, Lữ vẫn còn bỡ ngỡ và quyến luyến với tuổi trẻ của mình, nhưn
g qua bao lần gặp gỡ và chứng kiến những người bạn cùng trang lứa với mình dũng cảm và
hăng say chiến đấu, Lữ cũng đã dần trở nên trưởng thành hơn. Nhân vật Lữ đã hy sinh trong
một lần chiến đấu với địch, trước lúc anh chết, anh vẫn giữ trong tay mình chiếc đài truyền t
in, anh hi sinh lúc đang ấp ủ một tình yêu với Hiền. Giọt nước mắt lăn trên má của người ch
a đã đổi lấy sau đó là cả những sự đau đớn xé lòng của chính ủy Kinh với đứa con trai của m
ình. Mặc dù, ông rất đau khổ nhưng ông cũng đã dám mình bỏ tình cảm riêng tư trong lòng
để tiếp tục những ngày dài chiến đấu, tiếp tục với nhiệm vụ của một thủ tướng kiên cường, l
à điểm tựa vững chắc cho những người lính khác. Nhờ có sự cố gắng của các thành viên, tru
ng đoàn 5 đã dành được thắng lợi tại thung lũng Khe Sanh. Tiểu thuyết “Dấu chân người lín
h” của tác giả Nguyễn Minh Châu không chỉ là một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến tranh mà
còn là một lời nhắc nhở về những giá trị nhân văn và lòng dũng cảm của con người trong ho
àn cảnh khó khăn. Cuốn tiểu thuyết này đã mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về cu
ộc sống và những trải nghiệm của một người lính trong lúc chiến tranh còn diễn ra.

2. Giới thiệu, tóm tắt tác phẩm “Cỏ Lau”


“Cỏ Lau” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Minh Châu. Tác
phẩm được viết vào những ngày cuối cùng của cuộc đời ông nên nó có một ý nghĩa vô cùng
thiêng liêng và đặc biệt. Tác phẩm cũng chính là “bản di chúc tinh thần” để khép lại cuộc đờ
i với biết bao chiêm nghiệm, suy tư từ trải nghiệm mặc màu áo lính của một nhà văn. Tác ph
ẩm “Cỏ Lau” kể về một nhân vật xưng “tôi” – tên là Lực, một cán bộ cấp trung đoàn, anh p
hải chia tay gia đình, chia tay người vợ của mình vừa mới cưới khi chưa có đủ một tuần hạn
h phúc. Vợ của anh là Thai, cô ấy đã vượt lên được sự xa cách, sự nhớ thương để chăm sóc
bố chồng và tham gia công tác xã hội, hoạt động cách mạng. Nhưng đau xót hơn, khi chỉ sau
một thời gian, Thai đã phải tự tay chôn cất người chồng mà mình hết mực yêu thương mà cô
không hề hay biết đó chẳng phải là hài cốt của chồng mình. Nỗi đau ấy tưởng chừng như đã
ngủ yên trong kí ức, Thai đã quyết định đi thêm một bước nữa. Trớ trêu thay, sau 24 năm xa
cách người chồng mà tưởng chừng như đã chết nay đã quay trở về. Lực quay trở về sau khi
chiến tranh kết thúc, anh đã trở lại khu vực Quảng Trị với nhiệm vụ thu thập các hài cốt của
đồng đội đã hi sinh lúc trên chiến trường. Lúc trở lại đây, cũng là lúc Lực được sống trong n
hững kí ức, anh nhớ về những ngày kéo dài dằng dặc anh là một chàng trai vừa mới cưới vợ
đã phải ra Bắc đánh Pháp, rồi quay về chiến trường miền Nam trong những ngày chống Mỹ
khó khăn nhất, rồi tham gia chiến dịch thành cổ Quảng Trị… Tác giả Nguyễn Minh Châu kh
ông kể câu chuyện của Lực theo một trật tự thời gian, ông đã ghi lại những mảng kí ức của n
hân vật đan cài với hiện tại, những kí ức được hiện lên từ bóng tối lờ mờ của sự quên hay nh
ững kỉ niệm đã quên mà đột ngột lại trở về. Nguyễn Minh Châu thực hiện sự đan cài những
kí ức ấy bằng một thủ pháp duy nhất, đó là những hình ảnh được hiện lên như những luồng s
áng rọi về từ quá khứ hay như nút nhấn khiến cho các sự kiện cứ thế mà chuyển động. Tron
g một lần Lực đi vào tiệm chụp ảnh, Lực đã vô tình nhìn thấy ảnh cưới của hai vợ chồng nh
ờ đó Lực cũng biết được vợ mình vẫn còn sống và đã có một gia đình khác. Và Lực cũng bi
ết được rằng trong khoảng thời gian mọi người tưởng mình đã chết thì Lực đang bị bố ráp đ
ến nghẹt thở.Nhìn những bức ảnh người chiến sỹ trẻ đã hi sinh mà Lực nhớ lại chiến dịch th
ành cổ, nhớ cái trận đánh mà mình đã đưa một người vào chỗ chết bằng một mệnh lệnh đầy
manh động,trong dòng hồi tưởng, “đá” và “cỏ lau” là hai hình ảnh nổi bật hiện lên trong nỗi
nhớ ấy của anh.

3.Giới thiệu, tóm tắt tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”
Tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” được sáng tác vào năm 1970, là một trong những truyện
ngắn hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nư
ớc. Tác phẩm kể câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật đó là Lãm và Nguyệt, Lãm là một người
lái xe quân sự, đã cho cô công nhân giao thông tên là Nguyệt đi nhờ xe về đơn vị. Trùng hợ
p Nguyệt chính là cô gái mà chị của anh giới thiệu cho anh. Nguyệt tình nguyện dẫn đường
để Lãm vượt qua đường ngầm vất vả. Ngay lúc đó, máy bay địch ào ào ném bom thả pháo
sáng,bắn khoảng 20 li đỏ dừ,dữ dội xuống khu vực ngầm, nhưng Nguyệt vẫn rất kiên cường,
bình tĩnh, ra sức để có thể cứu giúp Lãm. Nguyệt bị bom xô ngã nhưng cô vẫn đẩy Lãm vào
chỗ nấp, còn cô thì che chắn phía bên ngoài. Cánh tay cô bị thương, nhưng cô vẫn vui vẻ, tin
h thần lạc quan, còn Lãm thì vô cùng ngưỡng mộ, vừa cảm phục Nguyệt vừa có một tình yê
u gần như mê hoặc. Cuối cùng hai người cứu được chiếc xe chở hàng quân sự ra khỏi vùng l
ửa đạn nguy hiểm và chia tay trong sự luyến tiếc. Hôm sau, Lãm ghé thăm đơn vị thanh niên
xung phong, mặc dù không được gặp Nguyệt, nhưng anh lại biết rằng Nguyệt chính là người
con gái mà chị mình giới thiệu cho anh. Lãm vô cùng xúc động khi biết Nguyệt vẫn luôn ch
ờ đợi mình, anh đã nhanh chóng viết lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt.

4.Giới thiệu, tóm tắt tác phẩm “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là câu chuyện kể về người đàn bà tên Quỳ, cùng
với những kỷ niệm thời đấu tranh cùng người yêu của cô là anh trung đoàn trưởng tên Hòa.
Không may, Hòa hi sinh. Sự hi sinh của anh đã khiến cô để lại một nỗi ám ảnh cả một đời.
Quỳ đã từng đi tìm “thánh nhân” trong Hòa nhưng không thấy, khi đã chấp nhận sự thật anh
ấy chỉ là một “người thường” thì anh ấy đã không còn. Nước mắt cô không rơi một giọt nào,
cô “nằm im mà tâm hồn vật vã” vì nỗi đau ấy quá lớn. Hậu là một người đồng chí của Quỳ,
sau này khi đọc nhật kí của anh cô mới biết anh dành tình cảm cho cô nhiều như thế nào.
Nhưng không may Hậu hi sinh, khi gặp mẹ của Hậu, Quỳ đã nhận cô là người yêu của Hậu,
như một cách cô muốn đáp lại tình cảm chân thành của anh trước đây, và từ đó cô cũng xem
mẹ của Hậu như là người mẹ thứ hai của mình . Rồi cô lấy Ph làm chồng (Ph là bạn cùng
đơn vị của Hòa), anh ta là một người hám lợi, tham những vì cô vợ trẻ đẹp của mình (theo
lời của vị cán bộ). Rồi những điều không hay đã ập đến, Ph bị đi tù. Quỳ đã luôn sống trong
những mộng tưởng, hòa bình đã không thể làm lành hết những vết thương ở trong lòng cô.
Có lẽ vì thế mà sau những biến cố trong cuộc đời, cô chỉ sống trong sự cô đơn và hoài niệm
của riêng mình.

5.Giới thiệu, tóm tắt tác phẩm “Miền cháy”


Miền Cháy là cuốn tiểu thuyết kể về mảnh đất miền Trung Quảng Trị sau cuộc chiến tranh.
Đó là một thành phố mới được giải phóng còn ngổn ngang,bề bộn, lộn xộn. Là một làng quê
xơ xác, hoang vắng và đầy rẫy bom mìn còn dư của chiến tranh. Cốt truyện của Miền Cháy
xoay quanh câu chuyện của chính trị viên tên là Hiển của Đại đội K1 đã quyết định giữ lại
trong đơn vị thằng bé tên là Sinh (con trai của tên trung tá biệt động Ngụy,kẻ phản bội với
loạt đạn bắn lén đã sát hại bộ đội sau trận đánh cuối cùng). Trong số những người hi sinh, có
Nghĩa –Đại đội trưởng của đại đội K1. Một cách tình cờ nào đó, Hiển đã gửi gắm đứa bé
cho mẹ Êm là mẹ của Nghĩa nuôi dưỡng và chăm sóc,bà chăm bẵm nó bằng tất cả những
tình yêu thương của người mẹ, người bà lo cho chính con cháu của mình.Còn Hiển là một
chính trị viên nghiêm túc, trách nhiệm, lý trí. Sau khi Nghĩa -người bạn, người đồng đội chí
thân thiết hy sinh, Hiển phải đối mặt với đứa bé Sinh -con trai kẻ sát nhân.Anh Phải làm gì
với thằng nhóc con tù binh mới chập chững lên 4? Để cho nó đi hay giữ nó ở lại? Chính
trong tâm tư của Hiển, một cuộc đấu tranh tư tưởng đã diễn ra không kém phần gay gắt và
căng thẳng, đứa bé cũng đang còn nhỏ chưa hiểu sự đời.Lần đầu tiếp xúc với thằng bé, nhìn
“khuôn mặt bụ bẫm và nước da trắng trẻo, tươi tốt của nó, tự nhiên anh thấy hơi ghét”, “máu
trong người anh chợt sôi lên” khi nghĩ: bố mẹ nó“là lũ ác ôn giết người”. Nhưng rồi sau đó,
anh “nhận thức ra một điều như là tất nhiên, cái của nợ này là một đứa bé, nó mang một cái
gì ngộ nghĩnh đôi lúc đến mức dại dột và khó hiểu mà anh biết đó là tâm hồn trẻ thơ”. Anh
gần như đã quyết định để thằng bé đi, nhưng ngay sau đó, anh lại cảm thấy “cái gì như gò
bó, như đang lẩn tránh chính lương tâm mình”... Những bước chân nhỏ xíu, chập chững của
thằng bé,lòng thương người ẩn sâu trong anh đã vượt qua mọi định kiến và đưa ra một quyết
định đung đắn. “Bế trên tay thằng bé như vừa được rửa tội, anh cảm thấy một niềm sung
sướng âm thầm nhưng tràn ngập”. Hiển đã vượt qua cái giới hạn để không nhìn bé Sinh
thành con của kẻ thù, con của kẻ sát nhân, mà Sinh là chỉ là một đứa trẻ.Sự nhận thức ấy đến
với mọi người thật không dễ dàng gì. Hiển biết rằng, cái điều giản dị ấy, cả anh và những
đồng chí cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị anh “còn phải trải qua ít nhiều thời gian nữa sau chiến
tranh mới nhận thức ra hết”. Câu chuyện đã đặt ra một vấn đề không hề đơn giản, rằng cuộc
đấu tranh để hình thành những quan niệm, những tư tưởng mới bao giờ cũng khó nhọc và
lâu dài…

V. Sự chuyển biến trong quan niệm về con người và hiện thực chiến tranh của Nguyễn
Minh Châu trước và sau 1975

1. Mở đầu
Bối cảnh: Nguyễn Minh Châu đã sống và làm việc trong một thời kỳ lịch sử quan trọng,đặc
biệt của Việt Nam, bao gồm thời kỳ chiến tranh Việt Nam và sau này là giai đoạn đổi mới và
hội nhập. Bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa của thời kỳ này đã có ảnh hưởng đáng kể đến t
ác phẩm và ý thức của ông
Vai trò trong quá trình vận động văn học: Nguyễn Minh Châu đã có những đóng góp giá
trị cho nền văn học Việt Nam hiện đại trong cả hai chặng đường sáng tác - tương ứng với hai
giai đoạn văn học trước và sau 1975. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu t
rước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kh
áng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những “người mở đ
ường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn học. Ông đã đóng
góp tích cực vào việc khám phá và phát triển các thể loại văn học mới như truyện ngắn, tiểu t
huyết, phê bình văn học và lịch sử văn học. Ông cũng đã tham gia các hoạt động văn học, như
công tác biên tập tạp chí Văn học (1952-1954) và là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
2.Sự chuyển biến trong quan niệm về con người và hiện thực chiến tranh của Nguyễn
Minh Châu trước và sau 1975

- Từ con người thuộc quỹ đạo cộng đồng đến con người trong quỹ đạo mới cá nhân, thế
sự, đa chiều.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối qua
n hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người. Tư tưởng nhân bản là cơ
sở vững chắc của mọi tìm tòi, khám phá sáng tạo của nhà văn. Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễ
n Minh Châu ý thức sâu sắc được sứ mệnh cao cả của mình là người cầm bút trong giai đoạn
khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tâm niệm sáng tác của ông lúc này l
à hướng đến cuộc chiến đấu vì sự sống còn của cả dân tộc và đất nước.
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu đi theo quy luật vận động chung của văn học cách mạng nh
ững năm chiến tranh: phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu, ngợi ca những vẻ đẹp của con ng
ười cách mạng. Trong tác phẩm Cỏ Lau đã nói lên được số phận của Thai, vợ Lực, và biết bao
số phận đàn bà trong khói lửa chiến tranh. Tuy nhiên, xuyên suốt tác phẩm thì phải là hình ản
h cỏ lau. Đó là một hình ảnh thiên nhiên thật đẹp: “Hoa lau phất phơ trên nền xanh uyển chuy
ển của rừng lau, thân cây lau cúi rạp xuống từng đợt, ánh lá xanh loáng lên dưới ánh mặt trời
rồi trở màu sẫm huyền bí trong vô vàn tiếng lá chạm nhau xào xạc”. Thai cũng hiện lên với c
uộc đời đầy bi kịch. Chị phải xa người chồng mới cưới khi chưa có đủ một tuần hạnh phúc bê
n nhau. Và đó cũng chính là sự vô nghĩa của chiến tranh: bao nhiều người đã chết, bao nhiêu
xương máu đã vùi xuống cho đất , nhưng hoa trái lúa gạo lại không mọc lên từ đất đó, mà chỉ
có bạt ngàn cỏ lau. Thứ hai, là sự thờ ơ mau chóng của con người đi ra từ chiến tranh: “Với bi
ết bao nỗi lo toan tính đầy hối hả trong thời bình, mỗi con người chúng ta có lẽ đôi khi cũng l
à một cánh rừng cỏ lau giàu sức sống, rất chóng lãng quên những người lính đã ngã xuống”.
Nguyễn Minh Châu đã viết được nhiều bài về số phận của người phụ nữ thể hiện được ảm hứ
ng đời thường đồng thời ca ngợi về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Sau 1975, ngay trong những năm chiến tranh, khi sáng tác những tác phẩm đậm không khí sử
thi hào sảng của thời đại, Nguyễn Minh Châu đã thầm lặng suy nghĩ bước đi sắp tới của nền v
ăn học khi cuộc chiến đấu giành độc lập tự do của dân tộc đã hoàn thành. Sau năm 1975, qua
n niệm về hiện thực chiến tranh của Nguyễn Minh Châu có những bước chuyển biến mạnh m
ẽ. Ông không còn viết về những hiện thực “mơ ước” như ở thời kì trước mà hiện thực chỉ là p
hương diện để trình bày tư tưởng, cách nhìn và sự chiêm nghiệm của riêng mình. Hiện thực k
hông nhất thiết phải là mục đích phản ảnh của nhà văn. Nguyễn Minh Châu đưa ra những tìm
tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một
trong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Trong
truyện Cỏ lau, chiến tranh đã tạo nên những tình huống khó có thể tưởng tượng và đoán định:
Lực sau nhiều năm trận mạc đứng trước bức ảnh thời trẻ của mình như một người xa lạ, thắp
hương trên ngôi mộ của chính mình, nhìn ngắm người cha ruột của mình nhưng chưa thể nhậ
n ngay; tình yêu của Thai dành cho người chồng đã chết được người chồng mới vô cùng trân t
rọng, nhẫn nhịn chấp nhận; và cùng với đó là nghịch lý được nhận ra một cách thấm thía, cay
đắng: cỏ lau mọc tốt bời bời trên vùng đất thấm đầy máu xương khiến con người không khai
phá nổi, nhưng khi vùng đất chiến tranh được dọn dẹp để quy tập hài cốt liệt sĩ thì con người l
ại đánh nhau đến vỡ đầu để tranh giành đất. Nổi bật lên trên cái nền không gian của sự hồi nh
ớ ấy là hai hình ảnh: đá và cỏ lau. Đá trong Cỏ lau, qua cái nhìn của Lực thuở trai trẻ, khi đi v
ào núi Đợi dỡ sắn cùng vợ, là những hòn vọng phu: “…thật là đủ hình dáng, đủ tư thế, cả một
thế giới đàn bà đã sống trải bao thời gian qua chiến chinh dường như đang tụ hội về đây, mỗi
người một ngọn núi, đang đứng một mình vò võ, chon von trên các chóp núi đá cao ngất, ngư
ời ôm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con sau lưng, người hai tay buông
thõng xuống, mặt quay về đủ các hướng, các chân trời có súng nổ, có lửa cháy”. Trong giai đ
oạn này truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thực sự có cái nhìn mới và tìm tòi những điều m
ới lạ về hiện thực và con người Nguyễn Minh Châu đã ghi vào nhật kí: “Hôm nay chúng ta ch
iến đấu vì quyền sống của cả dân tộc, nhưng sẽ đến một ngày chúng ta phải chiến đấu cho qu
yền sống của từng con người… Chính cuộc đấu tranh ấy mới là lâu dài”.
- Từ con người đặt trong câu chuyện điển hình đến con người vận động trong trạng
thái tự nhiên, nhiều bất ngờ
Là một nhà văn nhạy bén với sự thay đổi của thời đại, trong mỗi thời kỳ sáng tác Nguyễn
Minh Châu luôn để lại những dấn ấn riêng. Ở mỗi tác phẩm của ông, người đọc lại có dịp chi
êm nghiệm về nhiều hoàn cảnh, nhiều câu chuyện của những mảnh đời trên mảnh đất hình
chữ S này.
Trước năm 1975, giai đoạn này ông tập trung khai thác về chủ đề chiến tranh. Chính vì vậy
mà tác giả tập trung tạc dựng những trang viết lắng đọng tâm hồn người đọc về hình ảnh con
người áo vải đấu tranh giữ lấy hòa bình, giữ lấy tự do do dân tộc. Trước mắt họ là cuộc chiến
đặt ra vấn đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, mọi ứng xử phải nhìn theo quan điểm
“địch-ta”. Mọi cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng đồng. Ngay trong tác phẩm Mảnh trăng
cuối rừng, tác giả lấy căn cứ địa trong rừng sâu làm bối cảnh để xuất hiện các nhân vật điển h
ình cho con người cộng đồng. Đó là Lãm trốn nhà đi bộ đội, Nguyệt ra trường là tình nguyện
đi kiến thiết miền Tây” hay chị Tính, chị Nguyệt đã hi sinh, chị Nguyệt lão, các anh lái xe, cá
c chị phá đá mở 21 đường,… Tác giả đặt họ trong hoàn cảnh lầm than của đất nước để họ trở
thành hình tượng tiêu biểu đại diện cho nhân dân, cho tổ quốc hiện lên trong văn học rực rỡ v
à cảm động.. Hay Lượng trong Dấu chân người lính, trong quá trình làm nhiệm vụ cách
mạng đã phải lòng Xiêm- một người phụ nữ có chồng theo hàng ngũ của địch, nhưng vì cuộc
kháng chiến còn trường kì và những trăn trở về bổn phận của một người bộ đội, tình yêu ấy
chỉ dừng lại ở những dòng hồi ức của Lượng. Khi bị đặt vào tình thế phải chọn lựa giữa lợi íc
h của công đồng và lợi ích của cá nhân, thì con ngươi giai đoạn này sẵn sàng hy sinh lợi ích c
á nhân mà đặt lợi ích cộng đồng lên trước.
Sau năm 1975, cùng với sự biến đổi lớn lao của lịch sử dân tộc, văn chương cũng chứng kiến
một thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ. Trong một cuộc tọa đàm tại tuần báo Văn nghệ, Nguyễn
Minh Châu nói "đời sống của ngày hôm nay, nó bắt tôi phải quan tâm". Do đó Nguyễn Minh
Châu rất quan tâm sự trở về xã hội của “những con người hùng ca” sau chiến tranh. Những
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này thực sự là những tìm tòi mới, với cái
nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những
“người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học” (Nguyễn Khải).
Ông đã nhặt nhạnh những tinh hoa của cuộc đời, những trăn trở trớ trêu mà cuộc sống giấu
sau những cái đẹp. Qua lăng kính của mình, Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật vào hoàn cảnh
đầy mâu thuẫn, bi kịch của cuộc sống: Quỳ đi tìm cái đẹp nhưng cái đẹp ở chàng trung đội
trưởng Hòa...cho đến khi Hòa mất thì cô mới nhận ra rằng “anh là người hoàn hảo”... Khi hòa
bình lặp lại nhưng vẫn không thể làm lành hết những vết thương ở trong lòng Quỳ. Có lẽ vì
thế cô luôn phải sống cô đơn, phiêu du cùng hoài niệm. Sự khắc nghiệt của chiến tranh đã in
dấu lên cuộc đời của mỗi thân phận con người bé nhỏ. Hay hình ảnh những người đàn bà ôm
con chờ chồng mỏi mòn hóa đá trong Cỏ lau được Nguyễn Minh Châu khắc họa với lòng cả
m thông chân thật như một sự tri ân tới những người mẹ, người chị, nữ du kích ông từng gặp t
rước đó.
- Từ con người suy nghĩ đơn chiều, khuôn mẫu đến con người suy nghĩ đa chiều, tự
nhận thức
Sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu phụ thuộc
rất nhiều vào hoàn cảnh lịch sử. Các nhân vật trong giai đoạn kháng chiến được nhào nặn để t
rở thành những con người luôn lựa chọn đi về phía trước, luôn chiến đấu với tinh thần quả cả
m nhất. Chính vì lẽ đó mà những con người ở đây luôn mang suy nghĩ đơn chiều. Trước nhữn
g biến cố của cuộc sống, họ không hề dao động, thay đổi suy nghĩ mà luôn vững vàng với ý c
hí và hành động của mình. Trong Dấu chân người lính, những lúc Lữ có tâm lý ghen tuông k
hi thấy Hiền dành tình cảm cho Moan nhưng khoảnh khắc “tâm lí cá nhân” ấy qua đi rất nhan
h, Lữ lại tự trách bản thân mình và trở về với nhịp đập bình thường của “trái tim thời chiến” v
à lấy lại tư thế cần có của người lính. Mặc dù rất yêu Hiền nhưng Lữ vẫn xác định hy sinh cả
hạnh phúc cá nhân, chấp nhận thiệt thòi để dâng hiến tuổi xuân cho lý tưởng, cho tổ quốc.
Hay nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng là một cô gái xinh đẹp nhưng vô cùng
bản lĩnh, can đảm. Khi đi nhờ xe Lãm lên gặp người yêu (Lãm là người mà cô giữ trong tim
bấy lâu nay nhưng chưa một lần được gặp mặt) phải vượt qua rất nhiều hiểm nguy nhưng dù
ở bất cứ tình huống nào thì cô cũng luôn vững vàng và mạnh mẽ, khéo léo cùng anh vượt qua
mọi khó khăn. Tình yêu tổ quốc vẫn luôn cháy bỏng, khiến Nguyệt quên đi tất cả mọi nguy hi
ểm đang rình rập. Có lúc Nguyễn Minh Châu sẽ chạm vào những cung bậc tình cảm thường tì
nh trong tình yêu, nhưng nó vẫn hơi lên gân một chút bởi tâm trạng nhân vật không chịu sự d
ẫn dắt của con tim mà vẫn giữ được sự sáng suốt của ý thức, của lý trí.
Sau ngày đất nước được độc lập, con người được trở về với cuộc sống đa dạng, muôn màu m
uôn vẻ nên sự lựa chọn của họ cũng không bị bó hẹp trong khuôn chuẩn nào cả. Con người bâ
y giờ trong các tác phẩm văn học thường hay trăn trở, suy tư, dằn vặt chính bản thân mình. N
guyễn Minh Châu đã bắt kịp dòng chảy này của văn học khi các nhân vật trong sáng tác của ô
ng giai đoạn sau 1975 đều là những con người tự nhận thức, tự vỡ lẽ về cuộc sống. Ông đặt
nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt để thể hiện trạng thái tâm lí đa dạng. Trong Cỏ lau, n
ơi vùng đất đổ nát và bao nhiêu biến thiên sau khi chiến tranh đi qua, người chiến sĩ năm xưa
ngắm bức ảnh của chính mình như một người xa lạ và tìm ảnh trong những khuôn mặt và dán
g hình đủ kiểu, thậm chí phải chộp lấy trong chậu nước tráng ảnh dập dềnh xoáy nước là hình
ảnh ẩn dụ của những con người đi tìm lại mình mà có lúc họ đã muốn trốn chạy, phủ nhận ha
y để lạc mất ở đâu đó. Hay cách nhà văn đan xen giữa thực tại và những mảnh vụn quá khứ c
ũng như những hồi ức và tưởng tượng của Quỳ về nụ cười của Hòa trước khi chết trong
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã tạo nên diễn biến tâm lí phức tạp và khai thác sâu
nhất có thể ý thức lẫn tiềm thức con người. Quỳ nói với nhân vật “tôi” rằng chị không thể tâ
m sự với bản thân mình suốt cuộc đời được. Chị cần một ai đó để chia sẻ, vì chị đã tự “tâm s
ự”, tự phân tích bản thân mình rất nhiều lần rồi. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là một trong
những tác giả sớm tìm kiếm và phát hiện những miền sâu thế giới tinh thần con người như m
ột nhà phân tâm học. Với khả năng lách sâu vào thế giới tinh thần và phân tích tâm lý bằng cả
m quan/tư duy hiện đại, mới mẻ, truyện của Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào nội tâm con
người.
Cùng với những quan điểm đổi mới về con người và cách tiếp cận đời sống, ngồi bút Nguyễn
Minh Châu cũng đã tìm tòi, thể nghiệm để đổi mới nhiều cách viết mà nổi lên là sự vận động
bút pháp từ lãng mạn đến hiện thực. Trong năm tháng chiến tranh, khi hướng tới khái quát
bức tranh lịch sử với cảm hứng sử thi lãng mạn, tập trung thể hiện những vẻ đẹp cao cả của
con người sử thi thì sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu hướng đến công cuộc xây dựng bức
tranh hiện thực thời hậu chiến, con người dần rời bỏ quỹ đạo cộng đồng, đơn chiều để hòa và
o quỹ đạo mới cá nhân, thế sự, đa chiều. Có một điểm đặc biệt trong phong cách sáng tác của
Nguyễn Minh Châu đó là dù sử dụng bút pháp lãng mạn hay hiện thực thì dưới ngòi bút của
mình, các nhân vật trong tác phẩm đều được ông trân trọng và yêu thương. Sự thay đổi bút ph
áp chỉ có ý nghĩa trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật còn với riêng ông, dù nhân vật đẹp
sử thi hay trần trụi đời thường cũng đều là hiện thân của xã hội đương thời phản ánh vào tron
g từng nhân vật.
Tình huống truyện là nơi tính cách con người được bộc lộ. Ý thức được điều đó, Nguyễn Min
h Châu luôn chú ý gọt dũa tình huống truyện trong những tác phẩm của mình. Với những tác
phẩm trước năm 1975, Ông xây dựng những tình huống đơn giản, đặt con người vào những h
oàn cảnh phù hợp với khuôn mẫu của họ nên nhân vật thường đơn chiều. Sau năm 1975, tình
huống truyện của Nguyễn Minh Châu thường gắn với một mảnh vài mảnh đời nhỏ nhưng v ô
cùng phức tạp, ẩn chứa đầy mâu thuẫn. Chính những tình huống truyện ấy đã góp phàn tạo nê
n những con người mới, đa diện hơn, trần trụi hơn, phức tạp hơn.
Cũng chính sự thay đổi về bút pháp và tình huống chuyện nên giọng điệu của hai giai đoạn
sáng tác này của ông cũng thay đổi rất rõ. Đọc các tác phẩm trước 1975 ta nhận thấy giọng đi
ệu ngợi ca, trữ tình lãng mạn của nhà văn khi nhân vật miêu tả vẻ đẹp lãng mạn của con đườn
g tình yêu, con đường chiến tranh, vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp lãng mạn của các nhân vật.
Sau 1975, Nguyễn Minh Châu vẫn giữ giọng anh hùng, ngợi ca gắn liền với những con người
kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng nhưng bên cạnh đó còn có giọng băn khoăn, triết lí lại gắn liền
với những con người cá nhân mang nỗi đau riêng.
Bằng việc vận dụng bút pháp và tình huống truyện và giọng điệu đã góp phần thành công tron
g việc chuyển tải quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

- Từ hiện thực oai hùng, nhuộm màu sử thi đến hiện thực đầy đau thương, mất mát với
nhiều biến động bất ngờ
Ở Dấu chân người lính, “khoảng cách sử thi” được tôn trọng tuyệt đối. Toàn bộ tác phẩm là
niềm tin không chút gợn đối với lý tưởng cách mạng, là khí thế hừng hực của một thời đại nô
nức ra trận, cùng hướng tới chiến thắng cuối cùng. Ranh giới giữa hai chiến tuyến địch- ta, thi
ện- ác trong tác phẩm rành mạch và rõ ràng. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu đã kể lại một châ
n lý tương đồng với thời đại của mình, một thứ chân lý đã hoàn tất, xong xuôi, không cần phá
n xét, không cần đối thoại
Dấu chân người lính đã phản ánh sinh động và hào hùng khí thế cuả một thế hệ dốc hết sức
cùng lực kiệt của mình để chống các thế lực thù địch.Hòa cùng không khí rực lửa ấy, Nguyễn
Minh Châu đã làm sống dậy từng khoảnh khắc thiêng liêng cùng những giây phút đầy tự hào
của nhân dân ta trong chiến trường giải phóng Miền Nam. Những trang văn như những trích
đoạn của cuốn phim lịch sử dài tập cho độc giả được chứng kiến sống lại từng phân cảnh đá
ng giá.Sự khốc liệt của chiến tranh được Nguyễn Minh Châu tả thực qua chương một tác phẩ
m Dấu chân người lính: “… đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cản
h bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miề
n Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại” có thể thấy rằng những yếu tố đó đã thành chất
xúc tác thúc dục những bàn chân người lính lên đường. Mỗi bước chân đi qua từng tấc đất qu
ê hương họ càng thấm thía hơn nỗi đau mất nước và nỗi nhục khi bị xáo trộn đời sống bình yê
n vốn có. Nhưng dù có cực khổ khốn cùng đến đâu nhưng các anh bộ đội cụ Hồ vẫn tràn đầy
ý chí, quyết tâm .“Đoàn đi gần tới đích vào những ngày mưa dai dẳng đến nỗi ba bốn ngày k
hông sao đặt ba lô xuống chỗ nào mà thổi cơm được. Đến chặng nghỉ, tùng người cứ khoác c
hiếc ba lô như một cái bướu mọc sau lưng mà nhai gạo rang rồi lại tiếp tục đi.” Để rồi “ …tà
n tro trộn lẫn mồ hôi chảy ròng ròng trên trán, trong hai hố mắt, trên ngực Lượng. Chung qu
anh cái gò đất, nắng và lửa cháy, cùng với tàn tranh bay đen trời. Xác những tên Mỹ nằm co
quắp khắp nơi. Ngay trước mặt Kinh, bên kia gốc cây, ba bốn thằng chết nằm ngửa tênh hên
h. Nắng như giội xuống những khuôn mặt chúng. Bấy giờ, cối và đại liên lại nổ ầm ầm vào c
hân gò. Kinh bế đồng chí chiến sĩ đã bị thương nặng vào giấu sau một bụi cây, mắt vẫn nhìn
về phía trước”. Nhưng xét cho cùng, nghệ thuật vốn được khởi phát từ cuộc đời. Ông nói về k
hung cảnh thiên nhiên xơ xác hoang tàn qua Dấu chân người lính, cũng nói về nghị lực cùng
tinh thần gắn bó của anh em trên lửa đạn chiến trường. Suy cho cùng, là để người đọc hình du
ng được cái ác liệt của chiến tranh, hiểu hơn và biết trân quý tới những người đã hy sinh để đ
ất nước giành được độc lập, những người có phẩm chất đáng quý cùng tinh thần dũng cảm ca
n trường như anh Khuê, anh Kinh. Rõ ràng, dưới sự dẫn dắt của cơ chế cảm hứng sử thi, việc
đề cập đến những khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh… chính là cách để Nguyễn Minh Châ
u đề cao, ngợi ca tinh thần chiến đấu quả cảm, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh của quân
giải phóng.
Những cánh rừng Trường Sơn như được bừng thức bởi tiếng cười, tiếng hát, bởi sự hiện diện
của những gương mặt người lính trẻ trung, vui tươi, giàu sức sống: “Các ngả đường ngập nh
ững lính, đâu đâu cũng nghe những tiếng hát, tiếng ồn ào của đám đông, đâu đâu trong rừng
cũng sực lên hơi người, đâu đâu cũng gặp những bếp than cháy dở”. Họ cười nói, hát hò, biể
u diễn văn nghệ… mọi lúc, mọi khi, thậm chí là cả trước giờ chiến đấu. Dường cho mọi âm th
anh đều lắng xuống để tiếng cười bật lên như một tín hiệu tốt lành giữa không gian chiến trận.
“Có thể nói, Dấu chân người lính là một rừng cười, cứ vài trang, ta lại nghe rộ lên tiếng cườ
i của các chàng lính trẻ”. Niềm hứng khởi, tinh thần lạc quan có được từ thế hệ, từ cộng đồn
g là một nguồn lực tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho mỗi người lính để họ xông pha vào nơi hiể
m nguy, đối đầu với mọi đau thương, mất mát.
Nếu hiện thực chiến tranh trước 1975 là hiện thực lý tưởng, hiện thực của những biến cố, sự k
iện thì sau 1975, hiện thực chiến tranh đã được tái hiện chân thật, gần gũi hơn, đó là hiện thực
tồn tại như nó đang có, là hiện thực của số phận con người. Vẫn là không gian chiến trường h
oành tráng với đầy đủ những tri thức về chiến tranh: các loại binh chủng, tổ chức quân đội, vũ
khí, kinh nghiệm, tinh thần chiến đấu của hai phía… nhưng ngay trong không gian ấy đã có n
hững điểm khác biệt so với văn xuôi sử thi. Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Ch
âu đã đưa ra cách nhìn nhận mới mẻ về chiến tranh, về những “di chứng” của chiến tranh đối
với con người. Chiến tranh đã đi xa, nhưng không hề phai mờ trong ký ức của nhà văn. Ông đ
ã nhìn nó với nhiều chiều kích khác nhau. Sự tàn khốc dai dẳng và dữ dội của chiến tranh đượ
c tái hiện đúng như những gì nó đã diễn ra.
Trở lại với Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, “Miền đất cháy, miền đất chết, miền đất toàn
sỏi đá cằn cỗi và ác hiểm”ấy giống như cái xoáy của một cơn bão vừa tan, đang phải đối mặt
với hiện thực phức tạp thời bình... Đó là mảnh đất đầy đạn bom, chất độc hóa học, mìn, dây t
hép gai, bệnh dịch... Và công cuộc dò, gỡ mìn của các chiến sĩ Đại đội K1 đã thực sự là một
“trận chiến đấu thầm lặng, một cuộc đọ sức vì trí tuệ, tính kiên nhẫn cũng như lòng dũng cả
m với một thứ kẻ địch tuy đã hoàn toàn thất bại,... nhưng vẫn còn để lại vô vàn mưu mô giết n
gười bên dưới mặt đất”. Chiến tranh đã chấm dứt, mọi vết tích của nó rồi sẽ bị xóa đi. “Nhưn
g tận dưới tầng đất sâu vẫn giữ lại mãi tất cả mọi điều đau lòng không thể quên nguôi trong
ký ức từng người”. Cuộc đối đầu với miền đất cháy, bắt tay xây dựng cuộc sống từ chính miề
n đất dữ ấy là cuộc đấu tranh quyết liệt, là nỗi đau đớn dứt thịt để sinh hạ cuộc sống mới như
Cúc đã từng cảm thấy. Những người dân của mảnh đất kiên trung ấy, đang từng bước, từng b
ước biến thứ đất độc dữ thành đất lành để có thể cấy lúa, làm nhà, để màu mạ xanh non, để câ
y lúa bám sâu vào mặt đất và trổ ra mùa màng...Cuộc sống khó khăn, nghèo đói, lạc hậu và n
hững tàn phá của chiến tranh là những vấn đề thuộc bề nổi của mặt đất.
Đặc biệt là mảnh đất miền Trung nghèo đói, xác xơ trong Cỏ lau “ Làm sao biết được hả thư
a ông. Xưa nay, nhan sắc và chiến tranh... Có thể đã chạy ra nước ngoài, hay đã chết mất rồi
Cái thị xã Quảng Trị này, chắc ông đã biết rõ, chiến sự chà đi sát lại mấy phen, đến một nửa
hòn gạch nguyên lành cũng chẳng còn thấy, giá có còn thì cũng không còn nằm ở chỗ nhà cũ.
Huống hồ là con người.” Và sự tàn phá của chiến tranh cũng được miêu tả qua cái nhìn của Q
ùy: “…trong các làng xóm vẫn còn tiêu điều và nát như tương… Sau trận tàn phá của bom đ
ạn Mỹ như nạn hồng thủy vừa tràn qua, cuộc sống của con người y như vừa mới bắt đầu” (N
gười đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Ngay đến cả ngôi đền linh thiêng nhất làng Thơi cũng
bị “đánh bom nhiều đợt chỉ còn một hàng bậc thềm xây đá Thanh”.
“Những cái gì ở trên mặt đất, chúng ta dễ cải hóa, dễ tái thiết hơn lòng người rất nhiều lần” .
Từ thời chiến bước sang thời bình, hiện thực cuộc sống mở ra bao điều phức tạp. Con người c
ũng có những thay đổi trong tâm tư, tình cảm. Trong kháng chiến, tất cả hướng về cái
chung, đồng lòng, đồng sức hướng về chiến thắng. Thế nhưng, chưa hưởng hết niềm vui bất t
ận của chiến thắng, người lính đã bừng tỉnh và hụt hẫng bởi những khắc nghiệt, những lo toan
của cuộc sống thường ngày. Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở với số phận của những con ngư
ời sau chiến tranh. Họ hòa nhập vào cuộc sống thường nhật với vô vàn những mất mát, đớn đ
au.
Bước vào cuộc chiến, Lực ở Dấu chân người lính mới là một thanh niên ngoài hai mươi tuổi,
còn khi trở về anh đã ngoài bốn mươi. Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, hạnh phúc lứa đôi và xó
t xa hơn, nó đã để lại trong anh một nỗi đau, một vết thương tinh thần không thể lành. Anh đã
dằn vặt trong sự đau đớn mà nghĩ rằng “Hai mươi bốn năm, cả tôi và Thai đều đã già. Chúng
tôi đánh mất nhau suốt cả một thời trẻ tuổi, nhưng trừ phi kẻ sống người chết, bây giờ gặp nh
au chúng tôi không thể nào quen được trông thấy mỗi người có một cuộc đời khác. Chúng tôi
vẫn còn yêu nhau. Tôi không dám nghĩ đến ngày mai Thai lại trở về với gia đình. Tôi biết rằn
g chỉ có người đàn bà đang đi bên cạnh, giữa đáy con sông khô này mới có thể xoa dịu bao n
hiêu vết thương mà chiến tranh đã để lại trong lòng tôi”. Lực trở về quê hương sau chiến tran
h để nối lại cuộc sống hạnh phúc xưa, nhưng rốt cục lại trở thành người thừa ngay trong chín
h ngôi nhà của mình. Những suy nghĩ bây giờ của anh mới thật bẽ bàng, chính anh cũng khôn
g thể chấp nhận được cái hoàn cảnh ấy. Và đó cũng là chân dung cũng những người lính “ xẻ
dọc Trường Sơn cứu nước” một thời bây giờ lại hóa kẻ “thừa” trong xã hội hay là kẻ “ thiếu”
người yêu, vợ con, gia đình.Nhưng không vì thế mà người lính xưa chạy trốn số phận, anh đã
dũng cảm đối mặt với sự thật nghiệt ngã ấy. Đó chính là bức tranh hiện thực về đời sống tâm l
í con người thời hậu chiến .
Từ cái nhìn về hiện thực chiến tranh mang tính chất khám phá, phát hiện, có chiều sâu, Nguy
ễn Minh Châu muốn phê phán cái nhìn lãng mạn, một chiều về cuộc sống. Nhà văn đặt ra vấn
đề trách nhiệm của người nghệ sĩ, của nghệ thuật phải đào sâu, phải phản ánh chân thực cuộc
sống thực tế ấy gai góc, xù xì, quá phũ phàng, bất công, ngang trái. Đó chính là tư tưởng nhân
bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua từng trang viết.

You might also like