You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tiểu luận kết thúc học phần

Bộ môn: Lịch sử Nhật Bản

Họ và Tên: Ma Văn Hùng

Mã sinh viên: 21031145

Ngành: Nhật Bản học


Mục lục

Bài dịch tuần 2 - Sự hình thành của văn hóa Yayoi.............................................2

Bài cảm nhận tác phẩm văn học - Tiểu thư yêu sâu bọ........................................3

Bài dịch tuần 10....................................................................................................5

1, Văn hóa Muromachi......................................................................................5

2, Văn hóa Nam Bắc triều.................................................................................5

Bài dịch tuần 11 - Sự sụp đổ của Mạc phủ Kamakura.........................................7

Bài dịch tuần 14 - Hòa bình và trật tự..................................................................8

Báo cáo điền dã...................................................................................................10

Bài dịch tuần 15 - Tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp......................................24

Bài dịch tuần 16 - Thành lập Rikken Seiyukai...................................................27

Tổng kết môn học...............................................................................................29

1
Bài dịch tuần 2 - Sự hình thành của văn hóa Yayoi
(Chương 1 Bình minh của văn hóa Nhật Bản. 2. Thành lập xã hội nông nghiệp, Trang
15)

Vào khoảng cuối thời kỳ Jomon, ước tính khoảng 2.500 năm trước, việc trồng lúa trên các
cánh đồng đã bắt đầu ở phía bắc Kyushu - gần Bán đảo Triều Tiên. Sau một thời gian, vào
khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nền văn hóa Yayoi dựa trên nền canh tác lúa nước
đã hình thành ở miền tây Nhật Bản sau đó lan sang miền đông Nhật Bản. Sau này, nền văn
hóa Yayoi đã lan ra hầu hết quần đảo Nhật Bản. Trong thời kì này, ở nhiều nơi người ta đã
chuyển từ giai đoạn thu thập lương thực (hái lượm) sang giai đoạn sản xuất lương thực, ngoại
trừ Hokkaido và quần đảo phía Tây Nam do văn hóa này không lan đến. Thời kì Yayoi kéo
dài từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỉ III sau Công nguyên.

2
Bài cảm nhận tác phẩm văn học - Tiểu thư yêu sâu bọ
(Truyện quan chung cố vấn bờ đê, Trang 189)

“Tiểu thư yêu sâu bọ” nằm trong tập truyện ngắn “Quang Trung cố vấn bờ đê” ra đời vào
thế kỉ XI. Tác giả của bộ truyện đa số là phụ nữ. Câu chuyện kể về một thiếu nữ nọ (không
biết tên) là con của một viên thanh tra tỉnh. Cô có một sở thích rất kì lạ đó là sưu tầm những
loài côn trùng, bò sát mà mọi người coi là xấu xí. Không những thế, cô còn không làm dỏm
làm dáng bằng cách nhổ lông mày, nhuộm răng đen như các cô gái thời đó. Ngoài ra, cô còn
đọc thơ chữ Hán. Dù bị những người xung quanh xa lánh do quá dị biệt, cô vẫn trung thành
với sở thích của bản thân. Đến một ngày nọ, có một chàng trai đã gửi đến cho cô con rắn, cô
còn tỏ ra thích thú trong khi những người quanh đều cảm thấy sợ hãi. Thậm chí khi biết đấy
chỉ là rắn đồ chơi được thiết kế tinh xảo, cô còn cho đó là một sự láo xược và viết một bài
thơ gửi chàng trai nói rằng anh ta cũng xảo quyệt như loài rắn. Bài thơ bị một viên đại úy kị
binh nhìn thấy và vô cùng kinh ngạc. Anh ta quyết định đến gặp cô gái viết bài thơ này. Sau
khi đến nơi, anh đã chứng kiến toàn bộ sở thích được mọi người cho là quái dị của cô. Anh đã
viết và gửi cho cô một bài thơ nói rằng mình đã chứng kiến tất cả nhưng cô chỉ miễn cưỡng
gửi lại anh một bài thơ.

Anh có thể biết tính khí khác thường của em,

Nếu anh không gọi em là kawamushi

Em sẽ không trả lời

Anh ta đáp lại.

“Trong toàn thế giới này, tôi e rằng không có người đàn ông nào nương nhẹ với những đầu
nhọn của những cái lông sâu róm nhưng anh ta có thể sống hòa hợp.”

Câu truyện không có phần 2

Ta có thể thấy trong câu chuyện không hề có những yếu tố giả tưởng như văn học thời kì
trước. Câu chuyện đơn giản là kể về những con người với những cá tính của họ. Đây có thể
coi là một bước chuyển mình của văn học Nhật Bản từ huyền ảo sang hiện thực. Đây cũng là
xu hướng chung của văn học Nhật Bản và các nước châu Á khác trong đó có Việt Nam thời
bấy giờ.

Không chỉ đánh dấu một bước chuyển mình, câu chuyện còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác.
Cô gái trong truyện yêu thích sâu bọ trong khi những người xung quanh lại thích loài bướm.

3
Cô cho rằng sâu bọ mới là bản chất của loài bướm, rằng tất cả chúng đều là những con sâu đã
vứt bỏ vẻ bề ngoài của mình để biến thành. Câu chuyện dạy ta nên đề cao bản chất chứ không
nên nhìn mọi vật ở bề ngoài, giống như đừng chỉ nhìn vào vẻ đẹp của những con bướm mà
quên rằng trước đấy chúng cũng chỉ là những con sâu bọ. Câu chuyện còn khắc họa một cô
gái cá tính và khác biệt. Cô không chú ý đến ánh mắt của người ngoài mà chỉ muốn làm
những gì mà mình thích. Trong xã hội cũ nơi cá tính của con người bị phai nhòa bởi những
chuẩn mực xã hội ta lại càng cảm nhận được cô đã mạnh mẽ như thế nào. Cô không để ý đến
những ánh mắt người đời, tự do sống thật với bản thân. Nên nhớ rằng tác giả của tập truyện
đa số là phụ nữ. Phải chăng hình ảnh cô gái với sở thích yêu sâu bọ đó thể hiện mong muốn
của tác giả hay chính xác hơn là những người phụ nữ với mong muốn sống thật với bản thân?

Khi đọc câu truyện này, có thể có người nghĩ rằng cách nhìn nhận của cô gái đó khá tiêu
cực. Tại sao cô gái này lại cứ nhìn về bản chất của con bướm là con sâu xấu xí cơ chứ? Có
thể sẽ có người đặt ra câu hỏi như vậy. Con sâu đã phải cố gắng xé vỏ nhộng để biến thành
bướm, cách nhìn của cô gái rõ ràng đã phủ định hoàn toàn những nỗ lực trở nên đẹp hơn của
con sâu đó. Cô gái nói rằng sâu bọ xấu xí mới là bản chất của loài bướm, vậy nếu ai đó chỉ
vào những con sâu cô ấy sưu tầm và nói rằng: “Những con bướm mới là bản chất của những
con sâu này, lớp vỏ đầy lông và xấu xí của nó hiện tại chỉ là vỏ bọc chờ được chúng phá bỏ
mà thôi” thì cô gái sẽ phản ứng ra sao? Sâu hay bướm, đâu là bản chất không quan trọng, nó
phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Cô gái trong truyện đã trả lời với mẹ mình
“con muốn tìm hiểu mọi thứ đang tồn tại và tìm hiểu nó bắt đầu như thế nào” Có thể với cô,
những cái khởi đầu là bản chất của chúng. Ta thấy rằng cô gái là người hay tò mò và mong
muốn học hỏi, cô muốn tìm hiểu về sự khởi đầu của mọi thứ. Từ những điều trên cộng thêm
việc cô đọc thơ chữ Hán có thể phần nào thấy mong muốn được học tập của cô. Có thể thấy
các tác giả còn gửi mong muốn được học tập của những người phụ nữ vào câu chuyện dù
chúng chỉ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ.

4
Bài dịch tuần 10
(Chương 5 Sự phát triển của xã hội samurai. 3. Văn hóa Muromachi, trang 135, 136)

1, Văn hóa Muromachi

Vào thời Muromachi, tầng lớp samurai đã áp đảo các quý tộc triều đình về chính trị và
kinh tế đồng thời nổi lên như một tài sản văn hóa độc đáo. Văn hóa Samurai dù chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của Thiền tông nhưng vẫn có sự dung hợp với văn hóa quý tộc truyền thống.
Cùng với đó, sự giao lưu giữa tầng lớp Samurai với người dân nông thôn và thành thị đã tạo
nên một nền văn hóa đặc sắc.

Ngoài ra, sự dung hợp các nền văn hóa trên cơ sở giao lưu văn hóa rộng rãi, chẳng hạn
như văn hóa lục địa và văn hóa truyền thống, văn hóa trung ương và văn hóa địa phương, văn
hóa quý tộc và văn hóa bình dân đã hình thành và phát triển. Trong giai đoạn này, cái có thể
gọi là văn hóa dân tộc đã dần dần được hình thành. Ngày nay, những thứ như Noh, Kyugen,
Trà đạo, Cắm hoa được coi là đại diện cho văn hóa truyền thống Nhật Bản, được giới quý tộc,
gia đình samurai cũng như người dân bình thường yêu thích, bất kể họ ở thành thị hay nông
thôn.

Tiếp đó, văn hóa Nam Bắc triều ra đời trong bối cảnh rối ren của Nam triều và Bắc triều.
Văn hóa Kitayama sau đó được phát triển trong thời đại của Shogun Yoshimitsu. Cùng với
đó, văn hóa Higashiyama đã được hình thành thời Shogun Yoshimasa. Văn hóa Kitayama và
Văn hóa Higashiyama chính là hai đỉnh cao của văn hóa Muromachi.

2, Văn hóa Nam Bắc triều

Trong thời kỳ Nam Bắc triều, chiến tranh, bạo loạn xảy ra liên miên khắp cả nước. Nhiều
sách sử đã ghi lại thời kì này với những góc nhìn khác nhau. Các cuốn sách lịch sử bao gồm
"Masukagami", mô tả lịch sử sau Chiến tranh Genpei từ quan điểm của các quý tộc trong
triều đình; "Jinno Shotoki" của Kitabatake Chikafusa, thuyết giảng lý do chính xác cho việc
kế vị hoàng gia từ quan điểm của Nam triều dựa trên lý thuyết của Thần đạo Ise; "Umematsu
Ron" mô tả quá trình giành lấy quyền lực của gia tộc Ashikaga theo quan điểm của võ sĩ đạo.
Trong số các biên niên sử chiến tranh, Taiheiki, một tác phẩm quy mô lớn đã mô tả toàn bộ
biến động của các triều đại Nam Bắc. Tác phẩm này đã lan truyền rộng trong nhân dân và có
ảnh hưởng lớn đến các thế hệ sau.

5
Ngoài ra, renga (một thể loại thơ truyền thống của Nhật) đã trở nên phổ biến trong giới
quý tộc và samurai vào thời kì này. Bên cạnh đó, Nohgaku cũng được yêu thích và được
nhiều người biểu diễn. Các buổi tiệc trà cũng được tổ chức trên khắp đất nước, và các trận
đấu trà rất phổ biến, trong đó các loại trà khác nhau được mọi người uống thử và phân biệt,
phần thưởng cho người chiến thắng chính là một kakemono.

- Kakemono (掛物, nghĩa đen là "vật treo" ) hoặc kakejiku (掛軸): chỉ một bức tranh hoặc
một bức thư pháp trên lụa hoặc trên giấy được đóng khung thành cuộn và được treo trên
tường hoặc trên cột đèn chiếu sáng nơi công cộng.

6
Bài dịch tuần 11 - Sự sụp đổ của Mạc phủ Kamakura
(Chương 5 Sự phát triển của xã hội samurai. 1. Thành lập Mạc phủ Muromachi, trang
115, 116)

Giữa thời kỳ Kamakura trở đi, Hoàng tộc được chia thành hai thế lực là dòng họ Jimyoin
của Thiên hoàng Gofukakusa và dòng họ Daikakuji của Thiên hoàng Kameyama. Họ tranh
giành ngai vàng, quyền điều hành chính phủ trong tu viện và quyền thừa kế trang viên của
hoàng gia. Họ cố gắng giành được vị trí thuận lợi bằng cách cùng nhau vận động cho Mạc
phủ Kamakura. Vào đầu thế kỷ 14, Mạc phủ đã nghĩ ra một hệ thống trong đó hai dòng họ sẽ
thay phiên nhau lên ngôi hoàng đế (両統迭立), và trong khi tiến hành hòa giải giữa hai dòng
họ, nó đã kiểm soát hiệu quả nền chính trị của Triều đình.

Trước tình hình đó, Hoàng đế Godaigo, người lên ngôi từ dòng họ Daikakuji đã học được
lý thuyết về đổi mới chính trị của triều đại nhà Tống và lên kế hoạch cho một cuộc cải cách
chính trị. Vào thời điểm đó, dưới quyền của Takatoki Hojo - nhiếp chính của Mạc phủ,
Takasuke Nagasaki - thống đốc của Mạc phủ đã nắm quyền kiểm soát chính trị theo ý muốn
của mình. Thấy tình hình đó, hoàng đế tiến hành kế hoạch lật đổ Mạc phủ, nhưng đến năm
1324, kế hoạch đã thất bại trước phe Mạc phủ (Sự kiện Seichu). Ngay cả sau đó, ông vẫn
không từ bỏ ý chí lật đổ Mạc phủ, và vào năm 1331 ( năm Genko thứ nhất), ông đã cố gắng
chiêu mộ quân đội nhưng thất bại (Sự kiện Genko). Sau đó Hoàng đế Godaigo đã bị đày đến
quần đảo Oki.

Sau này, con trai của Hoàng đế Godaigo là Hoàng tử Morinaga cùng với Kusunoki
Masashige đã tập hợp các lực lượng chống Mạc phủ điển hình là các samurai mới ở vùng
Kinai. Họ đã chiến đấu ngoan cường chống lại quân đội Mạc phủ. Không lâu sau, họ phải
chạy trốn khỏi quần đảo Oki, từ đây ngày càng có nhiều người hưởng ứng lời kêu gọi của
hoàng đế tấn công Mạc phủ. Takauji Ashikaga (sau này là Takauji), một chư hầu hùng mạnh
được cử đến vùng Kinai với tư cách là chỉ huy của quân đội Mạc phủ, đã nhìn thấy tình hình
này và nổi dậy chống lại Mạc phủ, đánh sập Rokuhara Tandai. Yoshisada NITTA, người đã
gây dựng một đội quân ở vùng Kanto, cũng chiếm Kamakura rồi tiêu diệt Takatoki HOJO và
những người khác. Vào năm 1333 (năm Genko thứ 3), Mạc phủ Kamakura sụp đổ.

7
Bài dịch tuần 14 - Hòa bình và trật tự
(Chương 7 Sự phát triển của hệ thống Mạc phủ 1, Sự ổn định của chính quyền Mạc phủ,
trang 180, 182)

Vào tháng 4 năm 1651 (năm Heian thứ 4), tướng quân đời thứ 3 của mạc phủ Edo là
Tokugawa Iemitsu qua đời. Sau đó con trai cả của ông, Tokugawa Ietsuna đã kế vị ông với tư
cách là tướng quân đời thứ 4 khi mới 11 tuổi. Cấu trúc Mạc phủ mới đã được thiết lập trong
thời gian này. Masayuki Hoshina và Fudai daimyo đã cùng ủng hộ tướng quân trẻ tuổi
Ietsuna, từ đó trật tự xã hội đã trở nên ổn định hơn. Khi hòa bình liên tục kéo dài, những tù
nhân khao khát chiến tranh trở thành một vấn đề quan trọng đối với chính quyền, đặc biệt
phải cần phải có biện pháp đối phó với kabukimono không nghe theo mệnh lệnh. Vào tháng 7
cùng năm, cuộc nổi dậy của Shosetsu Yui, một học giả quân sự đã nổ ra (Sự kiện Keian). Từ
đây, Mạc phủ đã cấm việc nhận con nuôi quá cố của các lãnh chúa phong kiến và ngăn chặn
sự gia tăng số tù nhân, tăng cường kiểm soát kabukimono cùng với các tù nhân sống ở Edo.
Năm 1663 (năm Kanbun thứ 3), khi Ietsuna đến tuổi trưởng thành, ông đã thay mặt gia đình
võ sĩ đạo ban hành Luật Gia đình Samurai, đồng thời ra lệnh nghiêm cấm tự sát theo chủ ( 殉
死). Trong năm tiếp theo, tất cả các daimyo đều được ban thư giới thiệu gửi tới chính quyền
lãnh thổ cùng một lúc, tiếp tục khẳng định vị thế của họ với tư cách là tướng quân.

Mặt khác, việc tiếp tục hòa bình ổn định trong thời gian dài đã giảm bớt gánh nặng cho
việc huy động quân đội. Các lãnh chúa phong kiến đã củng cố quyền lực của mình bằng cách
cải thiện hệ thống kiểm soát trong lãnh thổ của họ với sự giúp đỡ của các thuộc hạ có năng
lực. Ngoài ra, các công trình kiểm soát lũ lụt đã được xây dựng, sản xuất nông nghiệp được
tăng cường thông qua việc khai hoang, phát triển các cánh đồng lúa mới, đạt được sự ổn định
về tài chính và ngành công nghiệp được thành lập. Tuy nhiên, do các khoản chi phí cho
những quy định như sankin kotai và testudaibushin đã khiến tài chính của một số gia tộc bị
thiếu hụt. Để giải quyết vấn đề này, ở một số miền, chúa miền bổ nhiệm các học giả Nho giáo
làm cố vấn và cố gắng cải cách việc quản lý miền. Masayuki Hoshina (Aizu), Mitsumasa
Ikeda (Okama), Mitsukuni Tokugawa (Mito) và Tsunanori Maeda (Kaga) là những ví dụ.

Con nuôi quá cố (末期養子/まつごようし), còn được gọi là con nuôi khẩn cấp, dùng
để chỉ việc người đứng đầu gia đình Nhật Bản (chẳng hạn như daimyo ) bị bệnh nặng mà
không có người chăm sóc. Họ nhận con nuôi để và để nó làm người thừa kế. Cũng có những
người con nuôi quá cố được bổ nhiệm sau cái chết của daimyo.
8
殉死: "đi theo lãnh chúa trong cái chết", đôi khi được dịch là "tự sát vì lòng trung thành"
đề cập đến hành động chư hầu của Nhật Bản thời trung cổ thực hiện seppuku (một vụ tự sát
tự nguyện) cho cái chết của lãnh chúa của họ.

Sankin-kōtai (参覲交代) là một chính sách của Mạc phủ Tokugawa trong hầu hết thời kỳ
Edo của lịch sử Nhật, yêu cầu các lãnh chúa phong kiến, daimyō, phải luân phiên sống một
năm trong lãnh địa của họ và ở thủ đô Edo.

Tetsudaifushin (手伝普請) đề cập đến công trình xây dựng và kỹ thuật dân dụng quy mô
lớn mà chính phủ Toyotomi và Mạc phủ Edo đã ra lệnh cho các daimyo thực hiện .

9
Báo cáo điền dã

1, Nhật kí điền dã

Mọi chuyện bắt đầu vào 7h30 sáng chủ nhật. Khác với những ngày chủ nhật khác em
thường ngủ đến 10, 11h mới dậy thì hôm đấy do phải đi điền dã ở Hoàng Thành nên phải dậy
sớm. Khi mở mắt ra em thấy còn 1 tiếng nữa mới phải có mặt tại Hoàng thành trong khi tra
google map thì đi mất 40 phút. Do còn hẳn 20 phút nên em chuẩn bị khá là thong thả. Tuy
nhiên, không may là em phải đợi xe bus hơi lâu nên từ lúc đấy em bắt đầu vội. Lúc ngồi trên
xe em còn nghĩ là “lát nữa xuống xe bus rồi chạy nhanh đến Hoàng thành chắc vẫn kịp”. Và
trong khi đang ngồi trên xe bus lo rằng mình sẽ đến muộn thì một tin nhắn từ thầy bảo đến
muộn 15 phút khiến em an tâm hơn hẳn. Cuối cùng là khi đến nơi thì cả lớp đã có mặt gần hết
rồi và chỉ còn chờ mỗi mình thầy nữa mà thôi. Tại phòng chờ, lớp đã thảo luận khá nhiều thứ
về sơ đồ thu nhỏ của Hoàng thành. Sau khi cả nhóm vừa nhìn ngắm, thảo luận được khoảng
hơn 10 phút thì thầy đến nơi, và thế là chuyến tham quan Hoàng thành của lớp chính thức bắt
đầu

Chuyến tham quan kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Thời tiết hôm đấy dù hơi mưa nhưng vẫn
rất dễ chịu, thật may là trời không nắng như mấy hôm trước nếu không chắc là chẳng mấy ai
còn sức sau hơn 3 tiếng tham quan. Trong suốt thời gian tham quan, cả lớp đã có thêm rất
nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa của Việt Nam từ thời Nhà Lý đến tận kháng chiến chống
Mĩ. Ngoài ra, em còn được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật kiến trúc, đồ thủ công của các thời
đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam; hiểu được lý do vì sao nơi đây lại được chọn làm kinh
đô trong nhiều thời đại, vv...

Thời gian cứ thế trôi đi, cả lớp đã đi được nhiều nơi hơn, được nghe thầy thuyết minh
nhiều hơn. Nhưng không có cuộc vui nào là không tàn, đến khoảng 11h30, khi các bạn và
thầy bắt đầu mệt hơn, mọi thứ cũng đã sắp kết thúc. Trước khi kết thúc chuyến đi, cả lớp đã
cùng thầy chụp lại những bức ảnh tại khi khảo cổ gần tòa nhà Quốc hội – địa điểm chụp ảnh
truyền thống của ngành Nhật Bản học. Bản thân em trong chuyến đi này đã chụp rất nhiều
ảnh, thật tiếc khi trong cài báo cáo này em lại không dùng nhiều. Những bức ảnh như một
minh chứng về những nơi ta đã đi qua cũng như là một vệt đánh dấu cho những hành trình
chúng ta đã trải qua. Chuyến đi cúng với cả lớp tại Hoàng Thành không chỉ là một trải nhiệm
thú vị mà còn mang lại nhiều kiến thức bổ ích, và hơn tất cả, nó để lại nhiều kỉ niệm trong
lòng mọi người. Chắc chắn rằng những gì xảy ra hôm đó sẽ ở lại thật lâu trong lòng các bạn

10
2, Báo cáo điền dã

Tổng quan về Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh
thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An
Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê.
Đến triều Nguyễn, nơi đây được đổi tên thành Hà nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được
các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích
quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30, ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brazil, tức 6 giờ 30 ngày
1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung
tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản Văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn
cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt
13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích
di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

Khu vực Hoàng thành Thăng Long


thời xưa và nay

Dựa vào bản đồ Hoàng thành thời


vua Hồng Đức (bên cạnh) có thể thấy
được rằng khu vực Hoàng thành hồi xưa
rất khác so với hiện tại, đặc biệt là về
dòng chảy sông Tô Lịch. Sách Đại Nam
nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã
viết:

Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà


Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo
phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn
Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ
Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố

11
Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía
Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà
Liễu ( nay là xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chảy vào sông Nhuệ. Đoạn sông từ Cầu Gỗ
đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích nhỏ, do đó sông Tô Lịch không còn
thông với sông Hồng nữa. Không chỉ có mỗi sông Tô lịch, Hồ Tây, hồ Gươm hay sông Hồng
đều có những khác biệt so với thời nay

Ngoài sông Tô Lịch, Hoàng Thành Thăng Long còn gắn liền với nhiều di tích xung quanh.
Tiêu biểu nhất có thể kể đến là 4 đền thờ 4 vị thần trấn giữ 4 cửa thành. Các ngôi đền là: Đền
Bạch Mã (Bạch Mã tối linh từ) trấn giữ phía đông Hoàng Thành, được xây dựng từ thế kỷ 9
để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần gốc của Hà Nội cổ; Đền Quán Thánh (Trấn Vũ
quán) trấn giữ phía Bắc kinh thành, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ; Đền Voi Phục (Tây trấn từ)
trấn giữ phía Tây kinh thành, thờ hoàng tử Linh Lang; Đền Kim Liên (Kim Liên từ) trấn giữ
phía Nam kinh thành, thờ Cao Sơn Đại Vương. Các di tích khác gắn liền với Hoàng Thành
Thăng Long có thể kể đến như Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc, cột cờ Hà Nội…
vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Lý do Hoàng Thành Thăng Long được đặt tại Hà Nội

Trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ có viết:

“Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được
thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này
mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm,
muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ
hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.”

Phân tích thêm có thể thấy “chính giữa nam bắc đông tây” ở đây còn có ý nghĩa đây là nơi
khó bị quân xâm lược xâm chiếm nhất. Thật vậy, vì nằm ở chính giữa nên kinh thành cách
biên giới và bờ biển đủ xa ở tất cả các hướng. Điều này khiến cho quân địch khi tấn công sẽ
phải di chuyển quãng đường dài trên lãnh thổ nước ta khiến ta dễ dàng phòng thủ hơn, quân
định mất nhiều thời gian và sức lực hơn để tiếp cận. Điều này khiến cho việc chiếm thành
khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, vẫn còn một thuận lợi nữa là giao lưu kinh tế dễ dàng. Việc
nằm ngay bên sông Hồng, có thể dễ dàng ra, vào từ biển Đông cùng với vị trí trung tâm khiến
cho các hoạt động kinh tế ở đây trở nên nhộn nhịp và phát triển. Tất nhiên quãng đường đi từ
Biển Đông vào kinh thành qua sông Hồng vẫn đủ xa để gây khó khăn cho thủy quân của quân

12
xâm lược.

Lý do Hoàng Thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Lý do quan trọng nhất để Hoàng Thành Thăng Long trở thành di sản văn hóa thế giới là
“tính chồng chất”. Nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa từ nhiều thời kì lịch sử khác nhau
từ thời Bắc thuộc cho tới hiện tại. Từ thời An Nam, vùng đất này đã trở thành một trung tâm
quyền lực chính trị (Đại La). Từ đó về sau, nơi này luôn đóng vai trò quan trọng trong chính
trị, kinh tế cả nước. Thời Lý, Trần, Lê, Thăng Long chính là kinh đô của nước Đại Việt. Đến
thời Tây Sơn, Nguyễn, dù nơi đây không còn là kinh đô nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng
trong kinh tế, văn hóa của đất nước. Mỗi thời kì khác nhau, nơi đây lại có thêm những dấu
tích mới gắn liền với lịch sử. Chính vì thế, những dấu tích lịch sử ở đây rất đồ sộ, mang nhiều
giá trị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhiều thời kì trong lịch sử Việt Nam

Đoan Môn

Đoan Môn (端門) là cổng chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng
vào thời nhà Lý, nhưng cổng Đoan Môn còn tồn tại ngày nay là do nhà Lê sơ xây dựng vào
thế kỷ XV và được sửa sang, tu bổ dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Cổng Đoan Môn có hình
chữ U, từ Đông sang Tây dài 46,5 m, có 5 vòm cổng, vòm cổng chính giữa dành cho vua đi,
hai bên có 4 cửa nhỏ hơn. Hai cổng bên cạnh cửa chính dùng để các quan, hoàng thân quốc
thích ra vào cung cấm mỗi khi có lệnh vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kính Thiên
do Hoàng đế tiến hành. Hai cổng tận cùng bên cạnh tên là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn

13
có dạng chữ L và dùng cho dân thường. Cổng Đoan Môn hiện nay còn nguyên vẹn, hiện giờ
là lối ra vào của Hoàng thành Thăng Long.

Phía sau Đoan Môn, các nhà khảo cổ


học đã đào hố khai quật rộng 85,2m2 để
lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa.
Ngày nay, địa đạo này được để lộ thiên
cho du khách tham quan. Tuy nhiên, có
những ý kiến cho rằng đây vốn dĩ không
phải đường đi mà thực chất là một bức
tường do cấu trúc gạch ở đây. Những viên
gạch hoa chanh ở đây được bố trí như một
hệ thống thoát nước. Nếu thực sự ở hố
khai quật này trước đây là một bức tường
thật thì câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại
sao người ta lại xây một bức tường ngay
giữa phía sau cổng chính ở khoảng cách
gần như vậy? Liệu Đoan Môn ngày xưa có có ở đúng vị trí hiện nay hay ở một vị trí khác?
Tất cả đều chỉ là giả thiết và vẫn chưa có xác minh, điều này cho thấy vẫn còn quá nhiều ẩn
số tại Hoàng Thành Thăng Long.

Kiến trúc và sự biến đổi của kiến trúc qua các thời kì

Trong phòng trưng bày có rất nhiều hiện vật về kiến trúc qua các thời kì khác nhau từ thời
kì tiền Thăng Long đến thời Lý, Trần và các thời đại sau.

Đầu tiên là thời Đại La. Vào thời kì này, những công trình được xây bằng gạch có các họa
tiết hình con vật và hoa. Vật liệu cấu thành bộ mái kiến trúc chính là những viên ngói cong
(ngói âm dương) và những phù điêu trang trí kiến trúc. Ngói âm dương xuất hiện ở Việt Nam
từ khá sớm (khoảng thế kỷ 1 - 2 trước Công nguyên) tại khu di tích Cổ Loa (Hà Nội)

14
Gạch hình vuông trang trí hoa sen và cá Ngói ống lợp diềm mái trang trí hoa sen

Đến thời Lý Trần, ta có thể thấy kiến trúc giữa hai thời kì không có quá nhiều khác biệt.
Điều này có thể là do không có nhiều khác biệt về văn hóa giữa hai thời kì do sự chuyển tiếp
từ nhà Lý sang nhà Trần diễn ra khá là mượt mà. Vật liệu cấu thành bộ mái kiến trúc chính
trong thời kì này vẫn là những viên ngói cong (ngói âm dương), ngói phẳng (ngói mũi sen,
ngói mũi nhọn, ngói mũi tròn) và những phù điêu trang trí kiến trúc có họa tiết hình Phượng.

Di tích khảo cổ thời Lý Trần

Đến thời Lê Sơ, kiến trúc có sự thay đổi nhất định, điều này phần nào cho thấy một sự đứt
gãy văn hóa tại thời kì này.

Trên đây là hình ảnh đầu ngói thời Lê Sơ. Ta thấy được sự thay đổi rõ rệt so với thời Lý,
Trần. Ở đây, người ta sử dụng họa tiết đầu rồng thay vì họa tiết Phượng như những thời kì
trước đó. Ngoài ra, hình dạng đầu ngói cũng có nhiều khác biệt so với các thời kì trước.
Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là do sự ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài Việt Nam

15
vì nước ta đã trải qua thời kì Bắc thuộc một lần nữa. Thêm vào đó, vào thời nhà Lê, Nho giáo
dần chiếm lĩnh vị trí số 1, Phật giáo không còn là tôn giáo độc tôn.

Thủ công nghiệp (đồ gốm)

Thời Đại La, nước ta vẫn nằm trong ách cai trị của người phương Bắc. Chính vì thế mà
gốm thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gốm Hán. Về chủng loại sản phẩm, xuất hiện
thêm loại gốm kiến trúc như gạch, ngói. Ngoài ra còn có các tượng động vật nhỏ như lợn, bò
với kiểu nặn sơ sài. Phong cách gốm thời kỳ này mang phong cách Hán hoặc kết hợp hoa văn
Việt và hoa văn Hán. Nhiều sản phẩm gốm Hán khác được cải biên theo phong cách Việt.

Tượng động vật nhỏ và bình gốm thời Đại La

Vào thời này, người ta còn tìm thấy những


mảnh gốm men xanh lam có nguồn gốc xuất
xứ từ những nước Tây Á (gốm Islam, Islamic
Ceramic). Đây là loại gốm có xương gốm bở,
xốp, do vậy không được bền. Tuy nhiên,
chính màu sắc xanh biếc của nước men đã
làm nên giá trị của loại gốm này.

Việc tìm thấy loại gốm này tại Hoàng


thành khiến cho các nhà khảo cổ học nghi

16
vấn rằng liệu có sự giao thương buôn bán giữa nhà Lý và các nước Tây Á hay không. Trên
thực tế, việc phát hiện một lượng nhỏ gốm Islam không thể chắc chắn rằng nhà Lý có quan hệ
giao thương với các nước Tây Á do chúng hoàn toàn có thể do bên thứ 3 có giao thương với
cả Đại Việt và Tây Á mang đến (ví dụ như Trung Quốc)

Đến thời Lý, loại gốm nổi bật dưới thời này chính là gốm men ngọc, men sứ trắng. Gốm
men trắng thời Lý có độ trắng mịn và óng mượt. Gốm thời kì gồm các sản phẩm thạp, thố,
chậu, bát, đĩa,… có xương rắn chắc, lớp men màu xanh mát, trong bóng như thủy tinh, gọi là
gốm men ngọc. Các sản phẩm này có hoa văn nổi hoặc chìm, khá tỉ mỉ. Gốm thời Lý thường
được thường được trang trí các họa tiết rồng, phượng hoa lá. Phong cách của nó giống hệt
như những hình chạm khắc trên đá trong kiến trúc chùa, tháp thời Lý. Một số loại khác có
hoa văn màu nâu hoặc nền nâu hoa trắng.

Đồ gốm thời Lý

Kế tục nhà Lý, nhà Trần tiếp tục xây dựng quan xưởng. Thủ công nghiệp nhà nước gồm
nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có nghề gốm. Về cách trang trí, hoa văn trên gốm thời
Trần thì chủ yếu là hoa sen, hoa cúc được cách điệu với thể thức không bị thay đổi nhiều so
với thời Lý. Lò gốm quan xưởng chủ yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ
thờ cúng hoặc vật liệu xây dựng như gạch, ngói.

17
Đồ gốm thời Trần

Đến thời Lê, nét nổi bật của đồ gốm là phong cách tráng gốm trắng mỏng, trang trí nổi
hình rồng 5 móng đế vương, hình ảnh rồng đặc trưng của thời Lê, giữa lòng có chữ Quan
cùng với đồ gốm hoa lam cao cấp vẽ hình rồng, phượng.

Từ những năm cuối thế kỷ thứ 14 đã ra đời loại gốm hoa lam dần dần thay thế cho vị trí
độc tôn của gốm hoa nâu và gốm men ngọc. Gốm hoa lam là bước đánh dấu sự phát triển trên
phương diện kỹ thuật cũng như là mỹ thuật của nghề gốm thời bấy giờ. Gốm hoa lam là loại
sản phẩm gốm có trang trí bằng màu xanh lam. Chất liệu tạo màu chủ yếu là ôxit côban màu
xanh lam (màu chàm). Phần lớn các loại gốm hoa lam được làm từ loại đất sét trắng, được
tinh luyện khá kỹ, nung ở nhiệt độ 1300 độ C. Trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và
màu lam.

Một số đồ gốm hoa lam thời Lê sơ

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên (chữ Hán: 敬天殿) là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể
các địa danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di
tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn là Cột Cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc,
hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn
là khu nền cũ. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn một mét. Năm 1886, điện Kính
Thiên bị phá huỷ nên hiện chỉ còn sót lại di tích thềm bậc và nền điện. Kiến trúc của Điện
Kính Thiên được mô tả qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỷ XIX, đó là một kiến
trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ Nhị. Điện có thiết kế chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao

18
cong mềm mại, bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện là
khoảng sân rộng được xây lan can bao 4 phía. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại
Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - XVIII ), rồng dài 3,4m, uốn 7 khúc, thân có vảy, chân rồng 5
móng cùng lưng như hàng vây cá. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ
thuật tuyệt tác, đại diện cho nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao thời Lê sơ.

Năm 1816, tòa điện này được vua Gia Long cho xây dựng lại. Điện Kính Thiên trở thành
hành cung cho các vị vua triều Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc. Vua Thiệu Trị đã cho đổi tên
điện Kính Thiên thành Long Thiên vào năm 1841. Đôi rồng chầu và bậc thềm đá phía trước
điện được giữ nguyên từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) cho đến nay

Năm 1886, điện bị thực dân Pháp phá huỷ để xây tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở chỉ huy
pháo binh, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).

Sau năm 1954, nhà con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân
dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 21 tháng 3
năm 1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-76.

19
Phối cảnh dựng 3d bộ mái điện Kính Thiên thời Lê

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-dien-kinh-thien-tai-hoang-
thanh-thang-long.html

Nhà D67

Nhà D67 là một trong những công trình kiến trúc quân sự ít ỏi trong kháng chiến chống
Mỹ còn tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân chính là do công trình được xây dựng bằng vật
liệu bền vững: sắt, thép, gạch, cát, xi măng, khi có hiện tượng hư hỏng, công trình được sửa
chữa kịp thời, mặt khác, công trình nằm trong khu vực nghiêm mật, được bảo vệ chu đáo.
Khu hầm lớn nhất nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 dành cho Bộ
Chính trị và Quân ủy trung ương gọi là hầm D67. Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên hoàn
đường điện máy phát. Hệ thống thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực… đều đầy đủ. Hầm
D67 (hầm Quân ủy Trung ương) được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67. Hầm sâu 9m,
được xây dựng kiên cố để chống bom. Hầm có ba tầng cầu thang lên xuống. Cầu thang phía
nam thông với Nhà con rồng, hai cầu thang phía Bắc thông với nhà D67. Đây là nơi họp của
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương khi cần thiết và là phần quan trọng trong kết cấu nhà
D67. Toàn bộ công việc thiết kế và thi công nhà và hầm D67 được giao cho Bộ Tư lệnh Công

20
binh đảm nhiệm. Khoảng 300 cán bộ chiến sỹ được huy động thực thi công việc này. Các
thiết bị cơ khí và thông tin sử dụng trong công trình như máy thông hơi - lọc khí, cửa thép,
điện đài, điện thoại được nhập khẩu từ Liên Xô cũ.

Lối xuống hầm

Nhà D67

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về
phía Tây, trong chỉnh thể thống nhất của di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long -
Hà Nội. Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La
dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một
phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh
Hà Nội thế kỷ XIX.

21
Tại các khu vực này đều đã
phát hiện được rất nhiều các loại
hình di tích kiến trúc và di vật có
niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp
lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt
đầu từ thời Đại La (thế kỉ 7 – 9),
qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế
kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225),
Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 –
1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc
(1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945). . Những di tích ở
đây cho thấy độ tinh xảo của các công trình kiến trúc xưa, từ những đường ống nước ngầm
đến những họa tiết trang trí tinh xảo. Bên cạnh những nền móng thì nơi đây còn có di tích
những cái giếng được đào từ thời Lý Trần. Ngoài ra, các loại gạch để xây dựng các công tình
này có sự khác biệt qua các thời kì cho thấy những thay đổi về kiến trúc qua thời gian tại nơi
đây. Những lớp đất mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại
có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của
Hoàng Thành và Cấm Thành Thăng Long. Khu vực này là một tài sản vô giá của lịch sử và
văn hóa Việt Nam nói chung, và của lịch sử – văn hóa Thăng Long – Hà Nội nói riêng.

Đá nền và chân cột

Giếng nước thời Lý, Trần

22
Tổng kết

Thông qua chuyến đi này, em cảm thấy như thêm yêu lịch sử nước nhà. Hoàng Thành như
một minh chứng về giá trị lịch sử lâu đời của dân tộc ta. Đây quả thực là một địa điểm giá thị
và ý nghĩa, là một nơi tuyệt vời để hiểu biết thêm về lịch sử dân tộc. Em xin chân thành cảm
ơn thầy vì đã mang lại cho em một buổi tham quan vô cùng ý nghĩa và bổ ích.

23
Bài dịch tuần 15 - Tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp
(Chương 7 Sự phát triển của hệ thống Mạc phủ, 1. Sự ổn định của chính quyền Mạc phủ,
trang 185, 186)

Từ thời Sengoku đến thời cận đại đã có những tiến bộ đáng chú ý trong công nghệ kiểm
soát lũ và đào kênh thủy lợi, giúp phát triển đất canh tác quy mô lớn ở ven các con sông và
vùng ven biển. Từ cuối thế kỷ 17 trở đi, đất đai đã được khai hoang theo hợp đồng giữa người
dân thị trấn với sự đầu tư của các thương gia thành thị có ảnh hưởng đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Cùng với việc mở rộng diện tích đất canh tác, công nghệ nông nghiệp cũng đạt được
những tiến bộ đáng kể. Nền nông nghiệp hiện đại ban đầu dựa trên sức lao động của các gia
đình quy mô nhỏ và được thực hiện bằng phương pháp sử dụng sức người một cách thận
trọng và chuyên sâu trên diện tích đất canh tác hạn hẹp. Các công cụ nông nghiệp như cuốc
Bicchu, Dakkokoki no Senbakoki để tuốt lúa, Senbetsuyo no tōmi và Sengokudoshi để sàng
lúa và Kangaiyo no doumi để tưới tiêu cũng được phát minh ra tương ứng. Về phân bón, chủ
yếu được sản xuất bằng phương pháp Karishiki, nguyên liệu là những thân, lá cây được thu
thập trên núi và các cánh đồng trong và ngoài làng, bên cạnh đó, phân chuồng cũng được sử
dụng ở các vùng ven đô . Ngoài ra, nơi sản xuất các loại cây thương mại như bông được phát
triển, cá mòi khô, cặn bã, bánh dầu và cá trích được mua và buôn bán dưới dạng phân bón.
Ngoài ra, nhiều cuốn sách nông nghiệp xuất sắc giảng dạy các kỹ thuật canh tác mới và kiến
thức nông nghiệp đã xuất hiện và được đọc rộng rãi.

Trước đây, lúa gạo là sản phẩm chính được cống nạp hàng năm cho các lãnh chúa phong
kiến. Những người nông dân thời đấy buộc phải sống một cuộc sống tự cung tự cấp và nghèo
khổ. Tuy nhiên, khi năng suất nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, gạo được bán cho các
thành phố như một loại hàng hóa, và dâu tằm, cây gai dầu, bông, dầu, rau, thuốc lá và các loại
cây trồng khác được sản xuất và bán dưới dạng cây trồng thương mại, thu lợi nhuận để đổi
lấy tiền. Kết quả là nhiều làng dần dần tham gia vào việc phân phối hàng hóa tập trung vào
các thành phố. Theo cách này, Hồng hoa từ vùng Dewamurayama (Mogami), trà từ Suruga
và Yamashiro Uji, cói từ Bingo, ngọc lam từ vùng Awa, đường đen từ Satsuma (Ryukyu),
Hoyoshi từ Echizen, nho từ Kai, cam quýt từ Kii, v.v. là những sản phẩm đặc biệt phù hợp
với khí hậu địa phương đã ra đời trên khắp mọi miền đất nước và được buôn bán, trao đổi
rộng rãi.

24
Karishiki là một phương pháp làm phân hữu cơ bằng cách cắt thân và lá của thực vật và
cây mọc trên núi, ruộng và rặng núi, rải chúng trên các cánh đồng và để chúng thối rữa trong
lòng đất.

Cuốc Bicchu (備中鍬, びっちゅうぐわ) là nông cụ cải tiến của cuốc dùng để cày sâu,
xới đất ruộng .

Dakkokoki là một trong những loại máy nông nghiệp dùng để thu hoạch lúa và lúa mì . Ở
Nhật Bản, nó chủ yếu được sử dụng để tuốt lúa.

25
Doumi (唐箕, とうみ)à một công cụ nông nghiệp được sử dụng để tách hạt thành vỏ
trấu , gạo lức, bụi, v.v. bằng cách tạo ra năng lượng gió sau khi loại bỏ vỏ trấu bằng cối hoặc
những thứ tương tự .

Fumiguruma: 踏車(とうしゃ・ふみぐるま) là một loại máy bơm chạy bằng bàn đạp
đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản sau giữa thời kỳ Edo

26
Bài dịch tuần 16 - Thành lập Rikken Seiyukai

(Chương 9 Thành lập Nhà nước Hiện đại 4. Chiến tranh Nga - Nhật và quan hệ quốc tế,
trang 268, 269)

Chiến thắng trong Chiến tranh Trung-Nhật cùng với sự can thiệp của bên thứ ba đã mang
lại những thay đổi lớn trong nền chính trị trong nước. Đảng Tự do công khai ủng hộ Nội các
Ito thứ 2 và thông qua ngân sách mở rộng vũ khí. Người kế nhiệm nội các Matsukata thứ 2
(1896) cũng đã hợp tác với Đảng Cấp tiến để mở rộng sản xuất vũ khí. Tuy nhiên, Nội các Ito
thứ 3 - được thành lập vào năm 1898 (năm Minh Trị thứ 31) - đã đệ trình một đề xuất lên
Quốc hội về việc tăng thuế đất khi nhu cầu tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội và hải
quân ngày càng lớn. Cả hai đảng Tự do và Cấp tiến, vốn đã yêu cầu giảm thuế đất đai từ thời
kỳ đầu của quốc hội đã bày tỏ sự phản đối điều này và quyết định hợp nhất để thành lập Đảng
Lập hiến. Với sự xuất hiện của một đảng chính trị chung chiếm đa số ghế trong Hạ viện, Nội
các Ito đã mất triển vọng điều hành quốc hội và phải từ chức.

Sau khi nội các Ito từ chức, Nội các Okuma đã được thành lập. Tuy nhiên, ngay sau đó đã
xảy ra xung đột giữa Đảng Cấp tiến và Tự do, kết quả là đảng Lập hiến bị tách thành đảng
Lập hiến và đảng Chính phủ Lập hiến. Khi Yukio Ozaki từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục do
cái gọi là “Sự cố diễn văn của Đảng Cộng hòa”, cuộc đối đầu đã lên đến đỉnh điểm đối với
người kế nhiệm ông, và ông đã từ chức chỉ sau bốn tháng. Thay vào đó, Nội các Yamagata
thứ hai đã nhận được sự ủng hộ của Đảng Lập hiến (Đảng Tự do trước đây), vượt qua sự
phản đối của Đảng Chính phủ Lập hiến (Đảng Cấp tiến trước đây) và ban hành dự luật tăng
thuế đất. Năm 1899, để ngăn chặn các đảng chính trị gây ảnh hưởng đến các quan chức, Sắc
lệnh bổ nhiệm các quan chức dân sự đã được sửa đổi. Vào năm sau, để ngăn chặn các đảng
chính trị gây ảnh hưởng đến quân đội, hệ thống sĩ quan quân đội đã được thành lập và Luật
Công an nhân dân được ban hành để tăng cường điều tiết các phong trào chính trị và lao
động.

Đảng Lập hiến đã chỉ trích loạt chính sách này và tiếp cận Hirobumi Ito, người đang nhắm
đến việc thành lập một đảng chính trị vào thời điểm đó nhằm hạ bệ kế hoạch này. Cùng năm
đó, Ito lãnh đạo Seiyukai và thành lập nội các thứ tư, nhưng lần này ông từ chức do bị Hạ
viện phản đối. Nội các Katsura chính thức được thành lập vào năm 1901 (Minh Trị 34). Sau
đó, thế giới chính trị được chia thành hai nhóm, các quan chức và lực lượng Kizokuin do
Taro KATSURA lãnh đạo và Seiyukai do Kinmochi SAIONJI - người kế vị Ito lãnh đạo.

27
Yamagata và Ito rút khỏi tuyến đầu của chính trị và sử dụng ảnh hưởng đằng sau Nội các với
tư cách là trợ lý không chính thức của Thiên hoàng.

28
Tổng kết môn học

Trong thời gian học tập bộ môn lịch sử Nhật Bản vừa qua, em đã học được nhiều kiến
thức hữu ích. Mặc dù tên môn học là Lịch sử Nhật Bản nhưng những gì mà em học được lại
không chỉ đơn giản là những kiến thức lịch sử khô khan mà còn rất nhiều những điều khác.

Buổi học đầu tiên của môn học. Trước khi vào tiết em đã nghĩ rằng tiết học chỉ đơn giản là
một tiết kịch sử thông thường như hồi cấp ba. Nhưng điều khiến em bất ngờ là tiết học đầu
tiên lại không phải học về lịch sử mà lại là cách nhìn nhận và phản biện về lịch sử.

Thông thường “lịch sử là của người chiến thắng”, những gì được ghi trong sách sử thường
khá chủ quan và chỉ nhìn nhận mọi thứ theo một chiều. Ví dụ như là nhân vật lịch sử Trần
Thủ Độ

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư:Trần Thủ Độ tuy làm Tể tướng, nhưng mọi việc không
việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất.
Thái Tông hoàng đế có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng
cái tội giết Lý Huệ Tông thì khó lẩn tránh với đời sau vậy. Thủ Độ tuy không có học vấn,
nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được
thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua.

Theo Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam sử lược: Thủ Độ là người gian ác đối với nhà
Lý, nhưng lại là một đại công thần của nhà Trần. Một tay cáng đáng bao trọng sự, giúp Thái
công bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam bấy
giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông cổ, khỏi phải làm nô-lệ những kẻ
hùng-cường.

Vua Tự Đức nhận định về Trần Thủ Độ trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
rằng "Thủ Độ là công thần nhà Trần, tức là tội nhân nhà Lý. Huống chi làm những nết xấu
như chó lợn, dạ độc như hùm beo, dựng nước mà như thế thì làm thế nào mà lâu dài được?
Nhưng chẳng qua cũng bởi nhà Lý tự rước lấy tai vạ, lại còn trách gì nữa!"

Có thể thấy rằng sử sách, cụ thể ở đây là Đại Việt sử kí toàn thư, đã viết về ông chỉ theo
một khía cạnh duy nhất là người có công trong việc lập ra nhà Trần. Sau này, có những nhận
định khác nhau về ông cả tích cực lẫn tiêu cực. Vậy nên, cần có những góc nhìn đa chiều khi
nhìn nhận về những vấn đề trong lịch sử để có một cái nhìn trực quan và chính xác nhất.

Thêm một kĩ năng nữa mà em học được trong buổi đầu tiên là kĩ năng phản biện về lịch

29
sử. Lịch sử không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, nó vẫn tồn tại những sai xót hay
những điểm bất hợp lý. Ví dụ như 18 đời vua Hùng trong 2000 năm, nếu vậy chẳng nhẽ vị
vua nào cũng sống hơn 100 tuổi hay sao?

Tóm lại, cái nhìn đa chiều cùng kĩ năng phản biện khiến em có những cái nhìn khác hơn
về lịch sử. Nó khiến em có những cái nhìn khách quan hơn đồng thời phát hiện ra nhiều điều
mới về môn học này. Không những thế, nó còn biến lịch sử từ một môn học khô khan đối với
em trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Từ buổi thứ hai trở về sau, em đã được học về lịch sử đất nước Nhật. Học sử không phải
để “ăn mày quá khứ” mà là để nhìn nhận là những gì đã xảy ra để hướng tới một tương lai tốt
đẹp hơn. Trong những bài giảng của thầy. Em đã hiểu thêm về những giai đoạn trong lịch sử
Nhật Bản và các đặc điểm về xã hội, văn hóa của từng thời kì. Qua mỗi tiết học, chúng ta
cũng dần đi qua các thời kì khác nhau của Lịch sử Nhật Bản từ cổ đại cho đến hiện đại. Đầu
tiên là thời cổ đại bao gồm các thời kì là Jomon, Yayoi, Kofun; ở thời kì này, con người đang
sống thành những bộ lạc. Kế tiếp đó chính là thời Trung cổ và thời Phong kiến, Nhật Bản thời
kì này được lãnh đạo bởi Thiên Hoàng và Mạc phủ. Cuối cùng là thời hiện đại nơi Thiên
Hoàng là người đứng đầu. Qua các triều đại, em hiểu thêm về đất nước và con người Nhật
Bản, biết được nguồn gốc các phong tục, tập quán của họ. Ngoài ra, em còn biết thêm về các
giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản như kịch Noh, cắm hoa hay Kimono. Tất nhiên là
vẫn còn rất nhiều kiến thức lịch sử em vẫn chưa nói đến vì nó khá là nhiều, nếu viết hết thì sẽ
khá là lan man nên em xin dừng lại ở đây.

Trong quá trình học tập, em còn học thêm được một kĩ năng không liên quan lắm đến Lịch
sử, đó chính là kĩ năng đọc dịch tiếng Nhật. Việc thầy giao bài tập về nhà là dịch sách sử
tiếng Nhật khiến em có thêm khá nhiều kĩ năng dịch. Em phải thừa nhận rằng dịch sách sử rất
là khó vì nó khá là chuyên sâu. Có nhiều lần em mất đến 1, 2 tiếng đồng hồ chỉ để dịch một
trang sách. Có nhiều chỗ em còn không biết là mình dịch có chính xác không vì em không thể
hiểu hết những gì được viết trong sách. Có những từ em không thấy trong từ điển nên phải tra
google và đọc trên Wikipedia tiếng Nhật. Nhưng cũng chính vì thế mà em hiểu sâu hơn về
những nội dung mà mình dịch.

Học phần Lịch sử Nhật Bản như vậy là đã kết thúc. Tuy nhiên, việc hàng tuần lên lớp nghe
thầy giảng về Lịch sử với ở nhà đau đầu với bài dịch với cả buổi điền dã sẽ mãi là những kỉ
niệm của em về môn học này.

30

You might also like