You are on page 1of 4

Đối với bất kỳ quốc gia nào, văn học cũng đóng một vai trò quan trọng

trong đời sống tinh thần, và NB cũng không ngoại lệ nền văn học Nhật
Bản là nền văn học dân tộc lâu đời nhất và phong phú nhất thế giới
Thời kì xã hội nguyên thuỷ
Ở xã hội này, khi tập hợp ở những dịp lễ hội, hay săn bắn, hay làm nông,
mọi người ca hát, kể chuyện, múa, biểu diễn những âm thanh và động
tác thú vị cho nhau —> hạt mầm của nền văn học NB.
Tuy nhiên, nền văn học NB chỉ thật sự rõ nét từ thế kỉ thứ 7 trở đi.
Những sáng tác đầu tiên trong nền văn học của Nhật Bản là văn học
truyền miệng, do trong thời kỳ sớm của sự phát triển lịch sử dân tộc
Nhật Bản chưa hề có chữ viết. Khởi điểm là những câu chú, bài chú đọc
trong lễ tế thần, về sau là văn học truyền miệng với thần thoại, ca dao,
truyện cổ tích, truyền thuyết
Những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá
là kiệt tác cổ điển như Cổ sự ký(Kojiki 712 ) và Nhật Bản thư kỷ
( Nihon Shoki 720 ) văn bản hoá các truyền thuyết, huyền thoại lập
quốc Nhật Bản. Vạn Diệp tập ( Manyoshu) vào thế kỷ thứ 8.

Cổ Sự Ký

Một trang bản chép tay Nhật Bản thư kỷ( Nihon Shoki )
Nữ cơ vương NukataQuyển thứ nhất của Vạn Diệp tập
Sự tiếp xúc lâu dài với nền văn hóa Trung Hoa thời tiền Heian là tiền đề
cho sự ra đời của chữ viết và người Nhật Bản lần đầu tiên biết khái niệm
"văn học" đến từ các nước lân cận.
Nhờ có văn tự Kana văn học phát triển hơn, bên cạnh văn học truyền
miệng, đã xuất hiện truyện ngắn, tiểu thuyết,… điển hình là tác phẩm
Chuyện kể về Ghendi ( Ghendi monogatari )

Một trang kana chép tay Truyện kể Genji từ hậu kỳ Heian, thế kỷ thứ 12
Vào thế kỉ XII xuất hiện tác phẩm viết về các samurai như tác phẩm
Chuyện kể về dòng họ Taira (Hayke Monogatar)
samurai

Samurai có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất theo cách hiểu ở NB, samurai
là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun,
daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khá.Theo nghĩa thứ hai và
được sử dụng phổ biến trên thế giới ngoài Nhật Bản, samurai chính là
tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, tức là bao gồm cả shogun và daimyo.
Hayke Monogatari
Truyện kể về cuộc chiến tranh Genpei (1180 – 1185), nhằm phân quyền
cai trị nước Nhật, diễn ra giữa hai dòng họ Taira (Heike) và dòng họ
Minamoto (Genji), với sự thắng thế của dòng họ Minamoto và sự bại
vong của dòng họ Taira vào cuối thời đại Heian.
Qua 12 quyển chính và một quyển phụ, truyện Heike đưa người đọc về
khung cảnh cuộc sống vinh hoa của dòng họ Taira trước khi nổ ra chiến
tranh. Và cả những cảnh thương tâm mà con cháu nhà Taira phải chịu
đựng sau khi binh đoàn của họ bị tiêu diệt…
Trong bối cảnh đó, tác phẩm lấy quan điểm vô thường của Phật giáo và
tư tưởng võ sĩ đạo của tầng lớp samurai làm cơ sở, thông qua các trường
phái Phật giáo khác nhau miêu tả sống động khung cảnh chiến tranh và
tâm tình đẹp đẽ nhưng thảm thiết của con người trước sinh ly tử biệt,
thịnh suy vô thường và phù du của vận may, dù có uy nghiêm, danh giá
đến đâu cũng sẽ diệt vong trong tương lai. Nền tảng tư tưởng cốt yếu của
truyện là vô thường và nghiệp quả.
Ở một khía cạnh khác, Truyện Heike kể về chủ nghĩa anh hùng thượng
võ, về lòng dũng cảm, sự tàn ác, quyền lực, vinh quang, sự hy sinh và
mất mát. Người ta tôn vinh tinh thần anh hùng, lòng can đảm, quyết tâm
bảo vệ điều mình cho là lẽ phải. Sự tàn bạo thực tế và sự tàn bạo của
chiến tranh khiến con người khổ đau không ai mong mỏi điều đó.

Câu hỏi:
1 Những tác phẩm đầu tiên của nền văn học Nhật Bản xuất hiện với loại
hình nào?
A. Truyện ngắn
B. Văn học dân gian
C. Thần thoại
D. Thơ
2. Tác phẩm nào được xem là với tư cách là các bộ sử của Nhật Bản đã
được hình thành:
A. Cổ sự ký (Kojiki) và Nhật Bản thư kỷ ( Nihon Shoki)
B. . Cổ sự ký (Kojiki 712 ) và chuyện kể về Ghendi
C. Vạn Diệp tập (Manyoshu)
D. Cổ sự ký ( Kojiki)

You might also like