You are on page 1of 5

Lời mở đầu:

Xin chào thầy và các bạn, mình xin tiếp tục bài thuyết trình của nhóm
mình. Phần mình sẽ nói đến là phần các thời kỳ phát triển của thời
nhật cổ, và cũng như là sẽ có những tác nhân bên ngoài nào đã ảnh
hưởng đến việc xây dựng và phát triển nền văn minh Nhật Bản trong
giai đoạn này.

Thời kỳ Asuka:
Đầu tiên, mình sẽ đến với thời kỳ asuka, thời kỳ mà nhật bản bị ảnh
hưởng một cách sâu sắc văn minh của các nước phương Đông, mà
chủ yếu là bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn minh Trung Quốc, đặc
biệt là phật giáo và chính trị. Đầu tiên là Phật giáo, Phật giáo thời kỳ
này được xem là cái nôi, cái tiền đề để cho phật giáo các thời kỳ sau
sẽ dựa vào đó để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vậy vì sao nó được
xem là cái nôi, cái tiền đề để cho phật giáo các thời kỳ sau càng ngày
càng phát triển hơn nữa? Trước khi mình kết luận, mình muốn nói sơ
qua về thái tử shotoku - nhiếp chính của thiên hoàng suiko thời bấy
giờ, mình muốn nói sơ qua vị thái tử này bởi vì ông là người góp công
không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo ở nước Nhật.

Vào năm 600, ông cử một phái đoàn cùng ông đi sứ sang nhà Tùy với
mục đích thiết lập mối quan hệ ngoại giao với họ để ông có thể tìm
hiểu và học tập các thành tựu văn minh Trung Quốc một cách dễ
dàng và tường tận. Vì vậy mà ông đã am hiểu và yêu thích Phật học
một cách sâu sắc. Sau bao năm tích trữ kiến thức mình học được từ
việc học tập văn minh Trung Quốc, ông cũng đã tự soạn và sáng tác
một tác phẩm đề cập đến Phật giáo mà có thể gọi là bất hủ trong
lòng các con dân Nhật Bản. Đó là tác phẩm Sankyo Gisho (hay còn gọi
là Tam Kinh Nghĩa Sớ). Và đây cũng là tác phẩm đầu tiên ở Nhật đề
cập đến Phật giáo và khi chúng ta nghe đến chữ “đầu tiên” thì chúng
ta cũng có thể hiểu tại sao Phật giáo thời này được xem là cái nôi rồi.
Nhưng mà, nếu chỉ dựa vào tác phẩm đó để kết luận Phật giáo thời
này là cái nôi để cho phật giáo về sau sẽ dựa vào nó để phát triển
hơn nữa là vẫn chưa đủ. Bởi vì ngoài tác phẩm này ra, thái tử
Shotoku còn cho xây thêm nhiều chùa chiền nữa để cùng tác phẩm
Tam Kinh Nghĩa Sớ truyền bá Phật giáo tới con dân Nhật Bản, trong
những ngôi chùa đó, chúng ta phải nhắc đến một ngôi chùa rất nổi
tiếng và linh thiêng, nó được xem là con rồng của nước nhật vì cho
dù có trải qua bao nhiêu thời kỳ, chiến tranh bom đạn các thứ thì
ngôi chùa này vẫn đứng vững và còn tồn tại đến ngày nay. Không
những thế, nó còn là quốc bảo của nước Nhật và được UNESCO công
nhận là di sản thế giới vào năm 1993. Và ngôi chùa đó có tên gọi là
Chùa Pháp long tự như hình trên, có thể các bạn chưa biết thì những
ngôi chùa mà thái tử Shotoku đã cho xây dựng á, chỉ còn ngôi chùa
Pháp long tự là còn giữ được hình dáng và cấu trúc ban đầu cho đến
ngày nay luôn, dù cho có vài kiến trúc đã bị chiến tranh biến thành
đống đổ nát nhưng những kiến trúc quan trọng bên trong ngôi chùa
này vẫn chai lì và sống sót một cách hiên ngang tới tận bây giờ. Và
khi thấy được cái sức sống mãnh liệt của các kiến trúc trong ngôi
chùa này thì người dân Nhật Bản mới bắt đầu bị thu hút và họ cho
rằng khi làm các nghi lễ tại đây như là nghi lễ giải nạn, nghi lễ cầu an,
vân vân thì các nghi lễ đó sẽ thành công mỹ mãn. Vì vậy mà phật giáo
thời kỳ asuka được xem là cái nôi để phật giáo, và cũng như xa hơn
nữa là nền văn hóa của Nhật về sau sẽ dựa vào đó mà phát triển
thêm.

Ngoài khía cạnh thứ nhất là Phật giáo thì còn một khía cạnh nữa, đó
là chính trị. Về chính trị thì Nhật Bản thời này có hệ thống và bộ máy
chính trị vô cùng lạc hậu so với các nước phương Đông và do nhận
thức được cái sự lạc hậu đó nên thái tử Shotoku mới đề ra cải cách
Taika, cuộc cải cách này có mục đích là kêu gọi người dân tiếp thu và
áp dụng chế độ chính trị, luật lệnh, chế độ tô thuế, vân vân của Trung
Quốc vào Nhật Bản. Nhưng mà cuộc cải cách này chưa có sự chọn lọc
rõ rệt. Tại sao lại nói là chưa có sự chọn lọc rõ rệt? Vì tiếp thu được
nhiêu của văn minh Trung Quốc là đem tất cả những gì được tiếp thu
áp dụng hết vào trong Nhật Bản luôn rồi, xem như là Nhật Bản là
Trung Quốc thứ hai luôn rồi đó các bạn. Ơ nhưng mà hong lẽ người
Nhật lại để văn minh Trung Quốc trở thành nền văn minh của nước
Nhật luôn ư? À thì mình trả lời luôn là không có nha các bạn.

Thời kỳ Nara:
Vào thời kỳ nara sau thời kỳ asuka thì mọi thứ bắt đầu thay đổi dần
rồi, cụ thể là việc biết chọn lọc những cái đúng, phân tích và nghiên
cứu thêm những cái đúng đó rồi sau đó là áp dụng cái đúng đã được
thông qua chọn lọc, phân tích, và nghiên cứu vào trong nước Nhật để
bước đầu góp phần hình thành nên nền văn minh riêng cho nước
Nhật, tức văn minh Nhật Bản về sau. Ở Nhật thời Nara, mặc dù tiếp
nhận cơ cấu chính trị của nhà Đường – Trung Quốc nhưng không
phải rập khuôn theo Trung Quốc mà có vài sự thay đổi đáng kể. Đầu
tiên là cơ cấu bộ của triều đình Nhật. Triều đình Nhật có 8 bộ khác
với 6 bộ của Trung Quốc. Ngoài bộ Lễ, bộ Lại, bộ Hộ, bộ Binh, bộ
Hình, bộ Công như của Trung thì Nhật có thêm 2 bộ là bộ Quốc Khố
và bộ Cung đình. Một bộ là dùng cho việc quản lý tô thuế và ban
hành luật tô thuế cũng như bảo vệ và gìn giữ tài sản người dân và
tầng lớp quý tộc đã cống nạp lên triều đình hay còn gọi là bảo vệ
ngân khố đó các bạn. Bộ Cung đình còn lại là dùng để quản lý nội bộ
sự vụ trong cung, trong triều. Không những phân bố ở bên ngoài, mà
còn phân bố luôn cả bên trong. Sự chặt chẽ trong cơ cấu bộ của Nhật
Bản cũng đã phần nào nói lên nguyên do vì sao người Nhật thường
có kỷ luật cao trong đời sống hằng ngày là vậy. Và khía cạnh thứ hai
là sự ra đời của kinh đô Nara. Vào năm 710, triều đình Nhật đã dựa
theo lối kiến trúc kinh đô Trường An của nhà Đường để xây dựng
kinh đô Nara tuyệt đẹp và vô cùng lộng lẫy. Có thể các bạn chưa biết
thì kinh đô Nara ngoài việc là kinh đô đầu tiên của Nhật thì còn là nơi
có vị trí địa lý và khí hậu cực kỳ thuận lợi để phát triển du lịch nữa cơ.
Về mặt địa lý, kinh đô này nó giáp một trong những ngọn núi đẹp
nhất Nhật Bản là núi Yoshino, ngọn núi mà trải dài trên đó là 3 vạn
cây hoa anh đào, chúng phủ hồng khắp cả ngọn núi, và quang cảnh
tuyệt đẹp đó đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản
của thế giới, ngoài ra thì sau này người ta còn xây thêm một cái công
viên to đùng ở gần trung tâm khu vực tỉnh Nara và cho thêm vào
trong đó khoảng đâu 1 ngàn 5 trăm con hươu thật chứ hong phải
hươu giả vì khí hậu ở đây mát mẻ và dễ chịu để cho hươu có thể sinh
trưởng bình thường, trừ mùa đông là khá khắc nghiệt với bầy hươu
vì băng tuyết nó phủ khắp tỉnh nên các bé hươu phải cực khổ chịu
lạnh để đi tìm thức ăn với nước uống thôi chứ các mùa còn lại thì khí
hậu thường là dễ chịu, nên là bạn nào muốn đi du lịch Nhật ở tỉnh
Nara thì vào đây, mua vé xong vào trong đó có dịch vụ bán cỏ cho
hươu ăn thoải mái luôn, hong có cấm sờ hay đụng hươu luôn nha. Và
cũng do vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi như vậy nên tỉnh Nara nhanh
chóng trở thành một trong những địa điểm du lịch hot nhất ở Nhật.
Mà đó là chuyện của hiện tại, chứ thời đó thì kinh đô Nara chưa
được người dân khai phá ra nét đẹp của nó như hiện nay.

Thời kỳ Heian:
Nhưng việc tái thiết và bắt đầu phát triển thêm những cái đúng, cũng
như cái hay và cái mới mẻ đã giúp cho Nhật Bản tạo nên bước
chuyển mình đầy thành công ở thời kỳ sau là thời kỳ Heian, tại sao lại
gọi là bước chuyển mình, vì thời kỳ này là thời kỳ phát triển rực rỡ
nhất trong thời Nhật cổ và nó đánh dấu cho việc Nhật Bản đã thành
công tạo dựng nền văn minh riêng mang đậm tính chất Nhật Bản.
Nhưng mà tại sao văn minh Nhật Bản lại phất lên cực kỳ mạnh mẽ ở
thời kỳ này thì mình mời các bạn cùng theo dõi. Đầu tiên phải kể đến
đó là sự suy vong của thời kỳ nhà Đường, nhà Đường tưởng chừng
như cực kỳ mạnh mẽ nhưng bên trong lúc bấy giờ lại đã có quá nhiều
tranh chấp và mâu thuẫn nội bộ, khiến cho văn minh Trung Quốc
thời kỳ nhà Đường trở nên kém phát triển, bị trì trệ và có dấu hiệu
suy yếu rõ rệt. Vì vậy mà Nhật Bản, đất nước đã luôn học tập văn
minh Trung Quốc giờ đây có được cơ hội cực tốt để chuyển mình
trước Trung Quốc và đáng khen là người Nhật nắm bắt thời cơ rất tốt
thời điểm đó, họ bắt đầu thực hiện quá trình “thoát Trung Quốc”
bằng cách học tập những thất bại của thời kỳ nhà Đường, lấy những
kinh nghiệm rút ra được từ sự thất bại và suy vong của văn minh
Trung Quốc thời kỳ nhà Đường để củng cố và phát triển hơn nữa
nhằm tạo ra nền văn minh Nhật Bản một cách nhanh chóng và bền
vững. Và sau bao cố gắng thì nền kinh tế, chế độ chính trị và văn hoá
của nước Nhật đều đã đạt đến trình độ phát triển cao. Giờ đây, văn
minh Nhật Bản ra đời với văn hóa có tên gọi là “quốc phong”, tức
phong cách của Nhật Bản và đánh bật được văn minh Trung Quốc đã
từng rất hùng mạnh.

Kết luận:
Như vậy, Nhật Bản xác định được nền văn minh Tùy-Đường là nền
văn minh tiên tiến nhất lúc bấy giờ và chủ động tiếp thu nền văn
minh đó, chứ không bị cưỡng bức tiếp nhận như các nước khác. Lý
do khá rõ là lúc đó Nhật Bản không bị Tuỳ- Đường thôn tính, không
làm nước chịu sắc phong của các Hoàng đế Trung Hoa, hơn nữa còn
ra sức thiết lập quan hệ ngoại giao đối đẳng với Trung Hoa. Và kết
quả tiếp theo là, mặc dầu tích cực tiếp thu văn minh Tuỳ-Đường
nhưng Nhật Bản đã chủ động tiếp nhận, chủ động tiêu thụ, có khả
năng chuyển những thành tựu văn minh bên ngoài thành các yếu tố
để xây dựng nền văn minh dân tộc phát triển ngang tầm văn minh
nhân loại mà vẫn đậm tính dân tộc.

You might also like