You are on page 1of 130

Nhóm 1

Sự du nhập của Phật giáo và Thiên hoàng Shotoku


Mối quan hệ của Thần giáo và Phật giáo. Hiến pháp 17 chương
Giải thích bài học:
Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản, đất nước vốn tin vào thần linh.
Thiên hoàng quy định các lễ hội và nghi thức thì phải theo Thần đạo, và kỷ luật cuộc sống phải theo
Phật giáo. Với tư tưởng cả Thần và Phật đều được tôn trọng, tôn thờ, Thiên hoàng đã cho xây dựng
trên khắp đất nước Kokubunji – đền thờ Phật giáo và Jinguji – đền thờ Thần đạo.
Thái tử Shotoku là nhân vật có thật trong lịch sử với nhiều giai thoại và để lại nhièu thành tựu có thể
kể đến là Hiến pháp 17 chương, và ông được người dân tôn thờ.
Thông tin tìm hiểu thêm:
I. Bối cảnh du nhập Phật giáo vào Nhật Bản

Phật giáo, được biết đến rộng rãi như là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn
từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.Theo ghi chép lịch sử, đạo Phật được du
nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6. Vào thời điểm đó, tôn giáo bản địa ở Nhật Bản là Shinto,
Tình hình rối ren này dẫn đến xung đột trong nước giữa những người ủng hộ Phật giáo và những
người chống lại nó.
Từ thế kỷ thứ III, Nhật Bản đã có những tiếp xúc với cô đồng bói toán và các thổ hào của các bộ
tộc ở Trung quốc. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ V Nhật Bản, bắt đầu tiến hành các cuộc xâm lược, cướp
bóc và các thợ lành nghề là người Triều Tiên, Trung Quốc đã bị bắt về Nhật Bản. Nhiều người trong
số tù binh đã trở thành người mang kỹ thuật mới về cho người Nhật, đồng thời họ cũng chính là người
mang nền văn minh từ lục địa đến quần đảo Nhật Bản. Một trong số những tri thức đó là những tri
thức về phật giáo.
Đạo phật chính thức được đón nhận ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI ( năm 538 sau công nguyên).
Cũng từ đó trở đi, phật giáo đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng văn hoá xã hội ở Nhật Bản.
Tuy nhiên đạo phật ở Nhật Bản không được sao chép nguyên bản trực tiếp từ Ấn Độ mà đạo phật
trước khi vào Nhật Bản đã được phát triển ở Trung Quốc và đôi chút biến đổi ở Triều Tiên.
Hoàng hậu Suiko, nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản chính thức lên ngôi vào năm 592.
Bà đã thúc đẩy việc mở rộng Phật giáo trên khắp Nhật Bản với sự hỗ trợ của Thái tử Shotoku, một
chính trị gia huyền thoại thường được coi là người sáng lập Phật giáo Nhật Bản. Hoàng tử Shotoku,
người phục vụ Hoàng hậu Suiko với tư cách nhiếp chính, là một trong những nhân vật quan trọng góp
phần to lớn vào việc truyền bá Phật giáo. Thái tử Shotoku đã xây dựng một số ngôi chùa trên khắp
Nhật Bản, bao gồm chùa Shitennoji ở Osaka và chùa Horyuji ở Nara . Hoàng tử Shotoku là một người
có nhiều giai thoại, và có những truyền thuyết như đã gặp Daruma, người sáng lập ra Thiền tông, hay
là hóa thân của Quan thế âm bồ tát. Điều đó đã khiến số lượng tín đồ Phật giáo ngày càng tăng.
II. Tiểu sử Thái tử Shotoku

Thái tử Shotoku (Thánh Đức Thái tử) Shotoku Taishi (574 – 622), là con trai thứ hai của Thiên
Hoàng Yomei (Dụng Minh). Ông là một nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh
trong lịch sử Nhật Bản.

Theo ‘Tiểu sử Thái tử Shotoku’ trong tư liệu lịch sử Nhật Bản, khi Thái tử chưa được sinh ra, mẹ
ông nhìn thấy một vị thần tăng kim sắc đứng trước mặt bà. Vị tăng nhân nói với bà: “Tôi có nguyện
vọng muốn cứu độ thế nhân, muốn tới xin tạm thời sống nhờ trong bụng vương phi”. Vương Phi nói:
“Nhưng tôi là người phàm trần, trong bụng rất dơ bẩn, quý nhân sao có thể tới ở nhờ?”. Vị tăng nhân
trả lời: “Ta không phiền điều đó, chỉ hy vọng có thể chuyển sinh tới nhân gian”.
Vương phi không dám tiếp tục từ chối chỉ có thể gật đầu. Sau khi mang thai, bà đột nhiên trở nên
thông minh sáng suốt lạ thường, đặc biệt vô cùng am hiểu, hay bàn luận về những đạo lý của Phật
giáo. Khi vương phi sinh nở, có một luồng ánh sáng vàng rực rỡ từ phía tây chiếu sáng khắp cung
điện.
Nội chiến
Năm 552, triều đình Nhật chia làm 2 phe. Dòng họ Soga chủ trương thiết lập chế độ trung ương
tập quyền, quyền lực thuộc về nhà Vua, đồng thời ủng hộ Phật giáo. Trong khi đó dòng họ Mononobe
muốn duy trì các dòng họ xung quanh nhà Vua, đồng thời phản đối Phật giáo.
Năm 585, Thiên Hoàng Yomei đã tổ chức lễ Phật trong một buổi lễ không chính thức và là vị
Thiên Hoàng đầu tiên làm lễ Phật, điều này cũng thể hiện Thiên Hoàng ủng hộ và muốn Phật giáo phát
triển ở Nhật Bản.
Sau khi Thiên Hoàng Yomei mất, cuộc chiến chọn người kế vị giữa hai dòng họ Soga và
Mononobe nổ ra. Shotoku đứng về phía dòng họ Soga ủng hộ Phật giáo, đích thân cầm quân. Các hào
trưởng cũng ủng hộ Shotoku và dòng họ Soga.
Trước khi xuất quân, Shotoku cho tạc tượng Tứ thiên vương mong chiến thắng và phát thệ rằng
khi thắng trận về sẽ cho xây dựng chùa thờ Tứ thiên vương.
Sau khi thắng trận trở về, Shotoku cho xây chùa Tứ Thiên Vương tự, ở khu Shitenō (thành phố
Osaka ngày nay) và đưa ngôi chùa này thành quốc tự.
Không nhận ngôi vị (nói ở slide 10 nha)
Shotoku tôn Thái tử Hatsusebe lên ngôi (tức Thiên Hoàng Sushun). Tuy nhiên Thiên Hoàng
Sushun ở ngôi 5 năm thì bị ám sát bởi mâu thuẫn chính trị ở Nhật đang rất cao.
Lúc này Shotoku đã có thể lên ngôi, nhưng ông không muốn tham gia triều chính vốn đang mâu
thuẫn, nên để người cô của mình lên ngôi tức Thiên Hoàng Suiko (Thôi Cổ), cũng là nữ hoàng đầu
tiên của Nhật Bản.
Thiên Hoàng Suiko phong cho Shotoku làm Thái tử, có thể thay mình giải quyết việc triều chính,
nhưng ông lại từ chối.
Shotoku xin được xuất gia tu luyện, hồng dương Phật giáo ở Nhật Bản. Tuy nhiên Thiên Hoàng
không đồng ý mà muốn ông ở lại lo việc triều chính. Shotoku đành nhận ngôi vị Thái tử và ở lại trong
Triều.
Tưởng nhớ
Năm 622, Thái tử Shotoku mất, dân chúng thương tiếc và tôn thờ ông, hình ảnh Thái tử luôn ở vị
trí cao trong tín ngưỡng người Nhật. Đồng Yên nhật phát hành những năm 60 thế kỷ trước có in hình
Thái tử Shotoku ở tờ 5.000 và 10.000 yên
III. Tư tưởng gộp đạo Thần - Phật - Nho

Khái niệm về tư tưởng gộp đạo:

"Tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho" do Thái tử Shotoku khởi xướng đã trở thành quan niệm tôn giáo
chi phối tâm thức người Nhật trong suốt một nghìn bốn trăm năm qua. Ðây là tư tưởng tôn sùng cùng
một lúc ba giáo lý: đó là Thần đạo-tôn giáo dân gian của Nhật Bản, Phật giáo của Ấn Độ và Nho giáo-
những quy phạm đạo đức làm khuôn mẫu cho cách xử thế của Trung Hoa. 3 tôn giáo Thần-Phật-Nho
này đều hướng đến những ý nghĩa khác nhau đó là: Thần Đạo chăm lo cuộc sống hiện tại, Phật giáo thì
lại lo cho cuộc sống sau khi chết, còn Nho giáo thì giúp tạo ra thiết chế chính trị chặt chẽ và một xã
hội có đẳng cấp trên dưới.

Cho tới nay, “tư tưởng gộp đạo” không những đã quyết định hẳn quan niệm tôn giáo và quan niệm
văn hóa của người Nhật, mà còn có ảnh hưởng lớn tới cung cách đối xử khi Nhật Bản tiếp thu văn hóa
hay nền kỹ thuật từ nước ngoài vào. Ðồng thời, từ sau khi tư tưởng gộp đạo đã bén rễ rồi, thì tôn giáo
không còn là một trục đối lập đáng kể ở Nhật Bản nữa. Thậm chí nếu một tôn giáo mới (ví dụ đạo Cơ
Ðốc) du nhập vào, thì đó chẳng qua là lại có thêm một đối tượng nữa để tôn sùng. Sự khác biệt tôn
giáo chỉ là ở chỗ đặt trọng điểm tín ngưỡng vào đâu mà thôi.

Tính dung hòa và kết hợp tôn giáo của tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho:
Ðối với người Nhật, thì chiến tranh tôn giáo là một điều xa lạ và khó hiểu vô cùng. Chỉ vì khác tôn
giáo mà đánh nhau đến bỏ mạng, là chuyện chưa bao giờ thấy có ở Nhật Bản kể từ trận phân tranh
giữa hai họ Soga và Mononobe thời Thái tử Shotoku cho tới ngày nay. Ở nhiều nơi trên thế giới người
ta chiến tranh chỉ vì khác biệt tôn giáo, thế nhưng ở Nhật thì không thấy xảy ra chuyện này, bởi vì từ
xưa nước Nhật với sự dẫn dắt khởi xướng về tư tưởng gộp đạo của Thái tử Shotoku đã biết dung hòa
và kết hợp 3 tôn giáo gộp đạo Thần-Phật-Nho chính lại với nhau để làm nền tảng đạo đức cho xã hội,
làm khuôn mẫu cho cách xử thế của người Nhật.

Quan niệm dung hòa và kết hợp về tư tưởng gộp đạo của các tôn giáo lại với nhau này nói lên quan
niệm về tôn giáo và văn hóa của người Nhật. Biết “lấy hòa làm quý””, không quá khích, không tự đại
tự tôn mà biết tiếp thu cái hay của người, đồng thời vẫn duy trì bản sắc của mình. Chính cái tư tưởng
này đã giúp cho nước Nhật không những thành công nhanh chóng trong việc tiếp thu văn hóa và kỹ
thuật của Phương Tây, mà còn làm cho dân tộc Nhật có được những phẩm chất về nhân cách mà
không dễ gì tìm thấy được ở các dân tộc khác.

Việc dung hòa và kết hợp một tôn giáo mới với tôn giáo cổ truyền quả thật là chuyện không dễ xảy
ra ở nhiều nước trên thế giới. ( Ví dụ như Ấn Ðộ đã gặp phải nhiều vấn đề khi đạo Islam truyền tới.
Ở châu Âu khoảng thế kỷ 16 và 17 đã xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa những người Tin Lành và Công
giáo. Tại Hy Lạp thời cổ cũng đã gặp nhiều phản đối khi đạo Thiên chúa du nhập vào. Ở Ðức cũng đã
có nhiều xung đột với tôn giáo cổ truyền khi đạo Cơ đốc đã từ vùng Ðịa Trung Hải truyền bá tới.
Hiện nay, tại 1 số nước ở Trung Động, Ấn độ, Indonesia, Nigeria sự xung đột giữa Hồi giáo và Thiên
Chúa giáo vẫn còn diễn biến rất nghiêm trọng.) Tuy nhiên, ở những nước này, vì tư tưởng gộp đạo đã
không xuất hiện. Do đó mà chiến tranh tôn giáo đã diễn ra không dứt, nhằm giải quyết vấn đề chọn
một giữa hai. Chính vì thế mà chiến tranh tôn giáo đã diễn ra triền miên và còn tiếp diễn cho đến ngày
hôm nay. Chỉ vì nguyên nhân không muốn bị đồng hóa, sợ mất đi truyền thống của mình. Nói cách
khác, chính vì họ cuồng tín, cố tình đi tìm cái thuần túy trong tôn giáo nên mới phát sinh ra chiến tranh
tôn giáo và sự thù ghét lẫn nhau.

Ở Nhật, chiến tranh tôn giáo đã mất hẳn, chính là nhờ có nhà tư tưởng Shotoku xuất hiện, truyền bá
tư tưởng gộp đạo bằng lý luận và tài thuyết phục khéo léo. Thái tử Shotoku với việc tiếp nhận Ðạo
Phật và nền văn minh tiên tiến do đạo Phật mang tới, cũng đồng thời khởi xướng tư tưởng gộp đạo làm
cho lập trường tôn trọng Thần đạo và tôn giáo cổ truyền về hoàng gia Nhật cũng đứng vững. Nhờ đó,
tư tưởng này tức khắc được khẳng định và phổ cập, được gọt giũa thêm cả về mặt tôn giáo lẫn lý luận,
để cho tới thời Nara, đã được xác lập thành một hệ tư tưởng hẳn hoi và tư tưởng này cũng đã ăn sâu
vào xương tủy người Nhật cho tới ngày nay.

IV. Ảnh hưởng của Thiên hoàng Shotoku đến tư tưởng chính trị đương thời và tương lai
Trên phương diện hoạt động chính trị, ngoại giao Shotoku đã luôn thể hiện sự viên mãn. Trong công
việc triều chính, Thái tử đã được vào áp dụng 1 hệ thống pháp lý rất tiến bộ. Trong triều, tôn ti trật tự
được xác lập. Quan lại có phẩm hàm, tước hiệu, chế độ chức trách rõ ràng, kỷ luật nghiêm minh. Tổ
chức chính quyền được học tập từ nhà Tùy Trung Hoa phần nào đã phát huy được hiệu quả.
Trên mặt trận, ngoại chính sách khéo léo, mềm mỏng của Shotoku đã làm cho các quốc gia lân bang
thêm nể phục. Vị thế Nhật Bản không ngừng nâng lên trong quan hệ quốc tế, khu vực.
Trong khi cuộc cải cách đất nước đang tiến triển thuận lợi thì Thái tử nhiếp chính Shotoku nhập Niết
Bàn thế nhưng sự nghiệp của ông, do ông khởi xướng vẫn còn kéo dài cho đến tận cuôi thế kỉ 9. Khi
đó, Shotoku mới 49 tuổi.
Với tư cách là quan nhiếp chính, Thái tử Shotoku đã ban hành "Hiến pháp 17 điều ( Hiến pháp 17
chương )" và "Quan chế 12 bậc" để hướng Nhật Bản đi theo chế độ quan lại và có một bộ máy hành
chính vững mạnh. Điều này có tác dụng giảm bớt ảnh hưởng của các dòng họ quý tộc.
“Hiến pháp 17 chương”
Hiến pháp ra đời năm 604, là bộ hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản, có tính chất cực kì quan trọng.
Bản hiến pháp là sự kết hợp của Nho giáo và Phật giáo mà chủ yếu là dựa trên tư tưởng của đạo Phật,
có nội dung chính là đề cao Thiên hoàng và sự hòa thuận để thống nhất ý chí, huấn thị bách quan trong
triều đình và đưa ra chính sách trị dận của chính phủ.
Hiến pháp 17 điều do hòa thượng Thiên Ân dịch đầy đủ từ Nihonshoki (Nhật Bản thư
kỷ), một tác phẩm chính sử của Nhật Bản được soạn vào thế kỷ thứ VIII (khoảng năm
720), có thể tóm tắt như sau:
Điều 1: Lấy hòa làm quý, lấy thuận làm tôn. Điều 11: Công tội phân minh, thưởng phạt
công bằng.
Điều 2: Kính ngưỡng và phụng hành Tam bảo
Điều 12: Nước không hai vua, dân không hai
Điều 3: Triệt để tuân hành chiếu chỉ của Thiên
chủ.
hoàng. Vua là trời, tôi là đất.
Điều 13: Từ trên xuống dưới phải giữ hòa khí.
Điều 4: Lấy lễ làm gốc, trị dân phải dùng lễ.
Điều 14: Bách quan không nên tật đố ganh
Điều 5: Bỏ tham bớt dục, không tranh đua kiện
ghét nhau.
tụng.
Điều 15: Bỏ tư phụng công để thượng hòa hạ
Điều 6: Khuyến thiện bỏ ác, trung với vua,
mục
hiếu với dân.
Điều 16: Dùng dân phải đúng thời, không để
Điều 7: Giữ trách nhiệm, không lạm quyền. Lo
dân phải bỏ việc cày cấy khi vào mùa.
cho nước, giúp cho dân.
Điều 17: Đại sự không quyết đoán một mình.
Điều 8: Chuyên cần với nhiệm vụ.
Cho đến bất cứ chuyện lớn nhỏ nào đều nên
Điều 9: Quần thần phải tín nhiệm nhau lấy ý kiến chung.
Điều 10: Cẩn thận dè dặt, bỏ bớt sân hận, nhẫn
nhịn với người chưa hiểu mình.
=> là 1 văn kiện lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã hội Nhật Bản vì nó chuyển tải những tư
tưởng lớn về nền văn minh Trung Hoa, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Nhật Bản làm cho cơ sở
cho đất nước này đi vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Bản hiến pháp 17 điều của Thánh Đức thái tử có ý nghĩa to lớn vào thời bấy giờ và đến tận hiện nay
vẫn được coi như một trong những cơ sở văn hóa của Nhật Bản.
Sự phát triển của đất nước Nhật từ thời Thiên Hoàng Suiko tới Cải cách Taika được gọi là Thời
kỳ Asuka. Sự phát triển hưng thịnh và truyền bá rộng rãi của Phật giáo thời điểm này đã trở thành
điểm sáng và sự phồn vinh của văn hóa Nhật thời kỳ Asuka. Thái tử Shotoku với nhiều kiếp tu hành
tại Hành Sơn, tích phúc đức nhiều đời nhiều kiếp đã làm hưng thịnh Phật Pháp Nhật Bản như ước
nguyện. Ông trở thành người đầu tiên thắp sáng và làm hưng thịnh thời kỳ Asuka. Mối kỳ duyên của
ông với Hành Sơn cũng là giai thoại lưu danh thiên cổ tại Nhật Bản.

BÀI 6: SAICHO VÀ KUKAI


1. GIẢI NGHĨA TÀI LIỆU
1.1. DỊCH NGHĨA
最澄と空海は有名な僧です。最澄によって天台宗が、空海によって真言宗が広められました。天
台宗では山川草木までもが仏であるという現在も影響を濃く残す考え方を根付かせました。空海は 、
百万遍唱えればこの世にある全ての経を暗記できるという方法を実施し、四国行脚の修行を行いま
した。
Saicho và Kukai là những nhà sư nổi tiếng. Giáo phái Tendai (hay Thiên Thai tông) được truyền
bá bởi Saicho và giáo phái Shingon (hay Chân Ngôn tông) được truyền bá bởi Kukai. Kukai đã tiến
hành một phương pháp – việc mà nếu tụng kinh một triệu lần thì có thể ghi nhớ tất cả các kinh thánh
trên thế giới và thực hiện cuộc hành hương Shikoku.
僧の力は絶大で、時の権力者も手を出すことが出来ませんでした。
Thực lực của các tu sĩ vô cùng lớn, ngay cả những người cầm quyền lúc đó cũng không thể vươn
tới.
賀茂河の水、双六の賽、山法師
是ぞわが心にかなわぬもの
Thiên hoàng Shirakawa: “Nước sông Kamo, Xúc xắc Sugoroku, Yamaboshi là những thứ không
như mong muốn của ta.”
1.2. GIẢI THÍCH CHI TIẾT
山川草木までもが仏である:Đến cả sông, núi, cỏ, cây đều có tính Phật.
百万遍唱えればこの世にある全ての経を暗記できるという方法 :Thuật ghi nhớ đáng kinh ngạc
được tương truyền từ Ấn Độ: “Nếu bạn đến một nơi và nói một câu thần chú một triệu lần trong một
khoảng thời gian nhất định, bạn có thể ghi nhớ tất cả các câu kinh và bạn sẽ không bao giờ quên tất
cả những gì bạn thấy, nghe hoặc nhận thức.” Trong tiếng Nhật, thuật ghi nhớ này được gọi là 虚空蔵
求聞持法(こくうぞうぐもんじほう)
四国行脚の修行:Từ xa xưa, Shikoku đã là một nơi xa trung tâm của đất nước và là nơi tổ chức
các khóa đào tạo khác nhau. Người ta nói rằng Kukai (Kobo Daishi, Daishi), người sinh ra ở Sanuki,
cũng thường xuyên hành nghề ở khu vực này và đã chọn 88 ngôi đền để mở 88 địa điểm linh thiêng ở
Shikoku. Chuyến hành hương là để hành hương đến 88 thánh địa là di tích của sư phụ. Ban đầu, cuộc
hành hương xoay quanh các nhà sư. Sau đó, người ta nói rằng nhiều người từ khắp Nhật Bản đã đến
hành hương với sự gia tăng niềm tin của mọi người vào Daishi (niềm tin Kobo Daishi). Và là một nơi
liên quan đến sư phụ, nó đã phát triển như một nơi linh thiêng mà ai cũng muốn đến thăm ít nhất một
lần.
賀茂河の水:Sông Kamo từ xa xưa đã bị ngập lụt, ngay cả Thiên hoàng cũng không thể trấn áp
thiên tai.
双六の賽:Xác suất của việc tung xúc xắc là chuyện may rủi.
山法師:Một người lính tu sĩ của núi Hiei.
2. SAICHO
2.1. CUỘC ĐỜI
Saicho lưu tâm đến Phật pháp từ lúc mới 12 tuổi, say mê nhất giáo lí của tông Thiên Thai.
Năm 804, được Thiên hoàng cử sang tu học bên Trung Quốc, đồng hành cùng với người bạn
Kukai.
Năm 805, về nước và xây chùa trên núi Hiei.
Ngày 28/01/806, chính thức thành lập Thiên Thai tông Nhật Bản.
2.2. SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN THAI TÔNG
Triết lý của Thiên Thai tông: Vạn vật từ núi, sông, cây cỏ, hoa lá, tất cả đều có tính Phật (đều
hiện diện trái tim của Phật) vì thế tất cả bình đẳng. Vì sẵn có tính Phật, nên tất cả chúng sinh đều có
khả năng giác ngộ thành Phật, cho dù là con sâu, con kiến, cho đến loài người, chư thiên, quỷ thần…
đều không khác nhau về bản tính này. Triết lý này đã được bén rễ và ảnh hưởng sâu đậm lên lối suy
nghĩ, tư duy của người Nhật hiện đại.
Tại sao người Nhật dễ tiếp nhận Thiên Thai tông?
Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần Đạo, Thần Đạo (Shinto) tin rằng Thần
(kami) trú ngụ ở khắp mọi nơi, từ những sự vật nhỏ bé nhất, tầm thường nhất, nơi đâu cũng chứa đựng
linh hồn, vì vậy vạn vật đều ngang bằng nhau.
Thế nên, ta nhìn thấy sự gặp gỡ giữa hai tôn giáo Thiên Thai và Thần Đạo, đều cho rằng Thần
và Phật hiện hữu ở vạn vật, tất cả bình đằng với nhau, phải được quý trọng như nhau.
3. KUKAI
3.1. CUỘC ĐỜI
Kukai (774-835) (hay Kubo) còn được gọi là Hoằng Pháp Đại Sư, ông thật sự là một thiên tài,
giỏi cả thơ ca, hội họa, thư pháp lẫn triết lí, rất được nhân dân yêu thương sùng bái.
Năm 15 tuổi, gia tộc của ông bị chính phủ đàn áp bởi sự cáo buộc rằng tộc trưởng gia đình
ông chịu trách nhiệm cho vụ ám sát đối thủ của mình là Fujiwara no Tanetsugu.
Năm 791, khi Kukai đến thủ đô Nara để học tại trường cho con cái của quan lại, khi tốt nghiệp
có thể lực chọn một vị trí quan lại, nhưng vì biến cố gia đình, ông đã mất niềm tin vào Nho giáo, thay
vào đó lại phát triển niềm yêu thích với Phật giáo.
Năm 24 tuổi, ông viết cuốn Sango Shiiki (Tam giáo chỉ quy), bình luận về tam giáo (Khổng,
Lão, Phật) và đề cao Phật giáo.
3.2. SÁNG LẬP CHÂN NGÔN TÔNG
Năm 806, Kukai sáng lập Chân Ngôn tông – một dạng phái Mật tông tại Nhật Bản. Ông tu học
Mật tông tại Trung Quốc theo sự hướng dẫn của sư phụ là Ngài Huệ Quả. Sau về Nhật mở đạo trường
tại núi Cao Dã, về sau trở thành trung tâm của Chân Ngôn tông.
Chân Ngôn tông thuộc Mật giáo, nên còn gọi là Chân Ngôn Mật giáo. Tính chất huyền bí và
khuynh hướng thẩm mĩ của Chân Ngôn tông ảnh hưởng rất lớn đối với thời Heian. Chính Saicho cũng
được Kukai truyền tâm ấn hai lần.
3.3. SỨC ẢNH HƯỞNG
Phật giáo Mật tông là một phương tiện để nhận ra sự giác ngộ bằng cách trải nghiệm chính
mình như một đấng giác ngộ. Trải nghiệm được kích hoạt thông qua các thực hành bí truyền liên quan
đến thiền định, hình dung, tụng kinh và nghi lễ.
Mật giáo đã thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới Mandala (Garbhadhatu Mandala) và Kim
cương giới Mandala (Vajradhatu Mandala), có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại
Nhật và Kim Cương Đỉnh, và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một
phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của
Phật.
• Garbhadhatu Mandala đại diện cho ma trận tồn tại mà tất cả các Phật tử đều hiện diện với
Vairocana – vị Phật vạn năng, ngồi ở trung tâm trên ngai sen đỏ. Mandala này mang yếu tố thụ động,
mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, biểu hiện đại bi tâm của Phật.
• Vajradhatu Mandala miêu tả năm vị Phật Dhyani với Vairocana ở trung tâm. Mandala này
mang yếu tố tác động, đại diện cho trí tuệ và nhận thức giác ngộ của Phật.
Thông qua các nghi thức lôi cuốn cơ thể, lời nói và tâm trí, người học hình dung và kết nối với
sự giác ngộ được trao quyền của mình, cuối cùng trải nghiệm sự giác ngộ như chính bản thân mình.
4. CẢM NHẬN
Cả Thiên Thai tông và Chân Ngôn tông đều là những tông phái Phật giáo dung hòa với tín
ngưỡng bản địa là Thần Đạo, tin rằng vạn vật đều có Phật tính, đều có thần linh tồn tại, vì thế tất cả
đều bình đẳng, cần được tôn trọng như nhau. Tại đây, ta nhận thấy có sự tương đồng với thế giới quan
của người Nhật, họ luôn trân trọng mọi thứ, từ những sự vật vụn vặt, nhỏ bé nhất, các triết lí về cái đẹp
wabi, sabi cũng thể hiện sự trân trọng cái đẹp từ những điều thô sơ, giản phác, khiếm khuyết. Vì thế,
người Nhật dễ dàng đón nhận cả hai tông phái này.
Phật giáo đã làm thay đổi diện mạo của văn hóa Nhật Bản. Văn chương bộc lộ ảnh hưởng ấy
rõ rệt hơn cả. Sự phát minh của văn tự Kana, thứ góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật, theo
truyền thống được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật, vốn là một học giả
tiếng Sanskrit (Phạn ngữ). Trong văn học Nhật Bản thời Heian, đã sinh ra khái niệm thẩm mỹ Aware –
là nỗi bi cảm trước sự vô thường, mong manh của cái đẹp, và đã trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ cổ điển
của Nhật bản. Triết lý này ảnh hưởng từ quan niệm đời là vô thường của nhà Phật.
Có những lúc ở Ấn Độ, Trung Quốc và Triều Tiên Phật giáo suy yếu, thì Nhật Bản vẫn luôn là
một xứ sở Nhật Bản.

Bài 7. Thi sĩ Ki no Tsurayuki, Nữ văn sĩ Murasaki Shikibu, Nữ văn sĩ Sei Shonagon

       Văn hóa triều đình, đời sống và tư tưởng của tầng lớp quý tộc

Trong thời đại mà nền văn hóa triều đình và tầng lớp quý tộc phát triển một cách rực rỡ, những tác
phẩm như Nhật ký “Tosa Nikki” của thi sĩ Ki no Tsurayuki, Tiểu thuyết “Genji monogatari” của nữ
văn sĩ Murasaki Shikibu và “Makura no soshi” (Sách gối đầu) của nữ văn sĩ Sei Shonagon đã được
biết đến rộng rãi. Chữ viết Hiragana cuối cùng cũng ra đời, và đặc biệt những người phụ nữ thời đại
này đã thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế của mình thông qua các thể loại văn học như Nhật ký và thơ
Waka - đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản. Cảm thức thẩm mỹ “MONO NO AWARE” thể hiện sự vô
thường, là một lý tưởng thẩm mỹ tiêu biểu.   

·   Một đoạn trong Nhật ký “Tosa Nikki”

“Tôi, một người đàn ông viết nhật ký, với ý định thử viết với bút danh thay mặt cho một người phụ
nữ.”

·   Một đoạn trong “Sách gối đầu”

“Mùa xuân, buổi bình minh là đẹp nhất. Ánh sáng tràn lên những đỉnh đồi, những quả đồi nhuộm một
màu đỏ nhạt và bao phủ bởi những dải mây tía.”

·   Thơ Waka

"Ví như đời này không có hoa anh đào thì tâm xuân này chắc đã bình lặng hơn."

1. Sơ lược về thời Heian

a. Lịch sử
Thời kỳ Heian là thời kỳ phân hóa cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, kéo dài từ năm 794
đến 1185. Đây là thời kỳ đạo Khổng và các ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển tới đỉnh cao. Thời
kỳ Heian cũng được coi là giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật hoàng, đánh dấu sự phát triển của
nghệ thuật, thơ ca và văn học. Về cơ bản, quyền lực tối cao do Nhật hoàng nắm giữ. Nhưng trong thực
tế, dòng họ quý tộc Fujiwara đã thâu tóm quyền lực. Bất chấp việc chiếm đoạt vương quyền, nhà
Fujiwara vẫn tạo ra một thời kỳ nở hoa của nghệ thuật và mỹ học giữa triều đình và tầng lớp quý tộc. 
Văn bản tiếng Nhật từ lâu đã phụ thuộc vào chữ tượng hình của Trung Quốc (kanji), nhưng bây
giờ chúng được bổ sung bởi kana, hai kiểu chữ thư pháp tiếng Nhật: katakana, một phương thức ghi
nhớ sử dụng các phần chữ tượng hình của Trung Quốc; và hiragana, một dạng chữ kanji viết thảo và
bản thân là một hình thức nghệ thuật. Hiragana đã mang cách biểu lộ từ văn bản sang văn nói và phát
triển văn học truyền miệng địa phương nổi tiếng của Nhật Bản, phần lớn nó được viết bởi những cung
nữ trong triều đình không được dạy chữ Hán như các nô tài nam. Khi mới được tạo ra, chữ hiragana
không được mọi người chấp nhận. Nhiều người cảm thấy chữ Hán mới là ngôn ngữ của những người
có học. Trước kia, ở Nhật Bản, chữ Hán dành cho quý tộc, những người có địa vị xã hội cao như vua
chúa, quan chức, và chủ yếu là đàn ông viết nên được gọi là otokode ( 男手 – nam thủ). Trong khi đó,
chữ hiragana chủ yếu được người phụ nữ sử dụng, nên còn được gọi là onnade (女手 – nữ thủ).
Trong bối cảnh thanh bình, thịnh trị, văn học Nhật Bản thời Heian xuất hiện một hiện tượng kiệt
xuất, phi thường, đó là dòng văn chương nữ lưu với nhiều cây bút nổi tiếng thế giới như Murasaki
Shikibu, Sei Shonagon, Ono no Komachi…với những kiệt tác lừng danh như Truyện Genji, Sách gối
đầu, …
b. Cuộc sống cung đình qua các tác phẩm văn học
 Chuyện kể Genji
Bối cảnh ra đời của tác phẩm là đời sống cung đình mà trung tâm là Thiên hoàng, xã hội quý
tộc và xã hội nữ quan thời Murasaki Shikibu. Nói cách khác, cần phải biết rằng Genji monogatari đã
ra đời trong bối cảnh lịch sử mà trong đó dòng họ Fujiwara có thế lực chính trị vô cùng lớn kể từ thời
kỳ Manyoshu và văn học chữ kana mà nữ giới có vai trò trung tâm đang nở rộ với những thành tựu
xuất sắc
Một trong những nét văn hóa cung đình thời Heian là sự tồn tại một thế giới riêng của nữ giới
quý tộc. Họ xuất thân từ những gia đình có thế lực, được giáo dục tốt và thuần thục những lễ nghi
trong đời sống cung đình. Họ có thể thưởng thức văn học cổ điển Trung Quốc và có thể làm thơ Waka
đối đáp. Những đặc trưng này đều được thể hiện rõ trong nội dung Genji monogatari. Trong tác phẩm,
tình yêu nam nữ được thể hiện chủ yếu qua những bài thơ waka đối đáp trong những bức thư mà các
nhân vật gửi cho nhau.
Phong tục hôn nhân trong xã hội quý tộc thời Heian cũng là một điều kiện cho sự phát triển của
văn chương nữ lưu. Phụ nữ quý tộc kết hôn trong thời kỳ này không bị áp lực nặng nề hay ràng buộc
từ phía gia đình chồng. Sau khi kết hôn họ vẫn sống tại nhà cha mẹ hoặc một nơi nào đó và chờ chồng
đến thăm. Hình thức này khiến cho cuộc sống của người phụ nữ có phần ảm đạm và cô đơn. Với lẽ đó,
đây là điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động sáng tác văn chương.
Nữ giới chủ yếu sáng tác để giải bày tâm trạng, tình cảm cá nhân và cảm nhận về cuộc sống,
chứa đựng nhiều cảm xúc nên dễ hiểu là họ sẽ lựa chọn văn tự mềm mại, uyển chuyển và hình thức tản
văn như nhật ký, tùy bút, monogatari để có thể biểu hiện cảm xúc nhẹ nhàng, thong thả, sâu lắng.
Chính vì vậy mà việc dùng chữ kana rất phổ biến trong thế giới phụ nữ quý tộc ở cung đình.
Nói đến phụ nữ quý tộc thời Heian, không thể bỏ qua sự tồn tại của “nữ quan”. Họ xuất thân từ
những gia đình có thế lực và có quan hệ gần gũi với các cung phi. Họ được tuyển vào cung bên cạnh
các cung phi, công chúa để chia sẻ và trau dồi về văn hóa, nghệ thuật thẩm mỹ bằng các hoạt động
sáng tác. Hai nữ sĩ nổi tiếng của dòng văn học nữ lưu thời Heian là Murasaki Shikibu và Sei
Shonagon, đều là nữ quan dưới thời thiên hoàng Ichijo và phát triển phần lớn sự nghiệp khi đảm nhận
chức danh này. Một trong những công việc mà nữ quan đảm nhận là đọc truyện cho công chúa hoặc
cung phi nghe. Công việc này đòi hỏi nữ quan phải có khả năng đọc truyện một cách diễn cảm, sử
dụng lối phát âm, ngắt câu sao cho giọng đọc phát ra phải có nhịp điệu trầm bổng, ngân nga và thể
hiện được nội dung câu chuyện một cách sinh động.
 Genji monogatari và thế giới waka cổ điển
Vì là một tác phẩm trường thiên về tình yêu nam nữ nên nội dung Genji monogatari có xen lẫn
nhiều thơ tanka. Đặc biệt vào thời Heian, thơ waka mang vẻ đẹp tao nhã đặc trưng của văn hóa cung
đình, được giới quý tộc sử dụng như phương tiện để bày tỏ cảm xúc.
Người Nhật vốn quan niệm rằng thơ ca là sự khởi phát tự nhiên của tình cảm con người, có
năng lực đặc biệt để cảm hóa và làm lay động tâm hồn người khác, nên nam nữ yêu nhau thường dùng
thơ ca để bày tỏ tình cảm và chinh phục tâm hồn đối phương. Việc làm thơ waka tặng đáp đã trở thành
một tập quán giao tiếp thể hiện nét phong nhã đặc trưng của văn hóa thời Heian
c. Nhật ký 
Về thể loại nhật ký, xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó phải kể đến tác phẩm “Nhật kí
Tosa” (土佐日記 – Tosa nikki – Thổ Tá nhật kí) của Ki no Tsurayuki, ra đời năm 935, được coi là tác
phẩm nhật kí đầu tiên. Tuy tác phẩm được viết bởi một người đàn ông, nhưng có vai trò rất quan trọng
trong việc mở đường cho một dòng văn học quan trọng của Nhật Bản: văn học nữ lưu ( 女流文学),
gồm nhật kí và tùy bút.
Về thể loại tùy bút, đáng chú ý nhất là tùy bút “Sách gối đầu” ( 枕草子 – Makura no soshi –
Chẩm Thảo Tử) của Sei Shonagon, vốn được so sánh là kiệt tác văn học có thể sánh ngang với
“Truyện chàng Genji”. Tám năm bầu bạn bên hoàng hậu Teishi, bà đã chứng kiến nhiều thăng trầm,
các cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ trong hoàng cung, bà có nhiều chất liệu để viết một câu chuyện
đa sầu đa cảm như Truyện Genji. Nhưng bà lại chọn một cái nhìn tươi vui nhưng cũng không kém
phần trào phúng, thâm thúy.
“Nhiều lúc thế giới này phiền nhiễu đến độ thần chẳng còn muốn sống thêm một phút nào nữa,
thần chỉ muốn biến mất ngay tức khắc. Nhưng nếu chỉ cần nhận được một vài tờ giấy trắng đẹp, loại
giấy Michinoku, hay giấy trắng được trang trí đẹp mắt, thì thần sẽ lập tức rũ bỏ mọi muộn phiền như
thể chúng nhỏ nhặt lắm vậy. Hay khi thần trải chiếc chiếu màu xanh được dệt thật đẹp ra rồi ngắm
nhìn những đường viền trắng với hoa văn màu đen sống động của nó thì thần cảm thấy chẳng thể nào
quay lưng với cuộc đời này được, và cuộc sống trở nên quý giá vô cùng.” (Sách gối đầu Đoạn 149 -
Ngô Trà Mi dịch) (đoạn này cũng slide riêng mà bà nhớ ghi tựa đề cho nó là tùy bút “Sách gối đầu”
(枕草子 – Makura no soshi – Chẩm Thảo Tử) của Sei Shonagon )

=> Suy nghĩ về cuộc sống cung đình và văn chương nữ lưu thời Heian

Thời đại Heian đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và văn học trong giới quý tộc. Thời kì
này cũng chứng kiến sự thịnh vượng của trào lưu văn chương nữ lưu khi có nhiều kiệt tác văn học như
Truyện Genji và Sách gối đầu ra đời. 

Có nhiều yếu tố khiến cho văn học nữ lưu thời này lên ngôi, nhưng nếu phân tích kỹ thì có thể nói yếu
tố chữ viết ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Thời kỳ này văn tự kana đã hoàn thiện nhưng lại không được nam
giới ưa chuộng, Hán tự vẫn được dùng rộng rãi nhưng số lượng người có thể thành thạo chúng lại
không nhiều. Trong khi đó, văn tự kana lại mềm mại, uyển chuyển, dễ học và dễ sử dụng nên được
đông đảo người yêu thích. Khi nhận ra được điều này thì đã có vô số tác phẩm văn tự kana, đặc biệt là
các tác phẩm xuất sắc được biết đến rộng rãi.

Cuộc sống vô lo tự tại của giới quý tộc cũng tạo rất nhiều điều kiện cho họ tham gia các hoạt động
sáng tác văn chương. Trên hết, chính là cách nhìn nhận về cái đẹp của con người trong thời kì này.
Người Nhật xem thơ ca như là sự hòa điệu giữa tâm hồn biết thưởng ngoạn của con người và cái đẹp
của tự nhiên. Có thể thấy rằng họ yêu thiên nhiên và luôn biết cách hưởng thụ chúng. Người phụ nữ
luôn có những xúc cảm tinh tế, trái tim mềm mại hơn người đàn ông. Họ đặt nhiều tình cảm và có
những suy nghĩ đa sầu đa cảm về thế giới xung quanh. Có lẽ điều này cũng góp phần tạo nên sự thành
công cho văn chương nữ lưu thời bấy giờ.

2. Mono no aware/Vô thường

Mono no aware là tên gọi cho một thứ mỹ học đã tồn tại trong thơ ca, âm nhạc và nghệ thuật
Nhật Bản, bắt nguồn trực tiếp từ sự truyền bá Thiền Phật giáo thế kỷ 12, nghĩa là nỗi buồn của sự vật.
Mono no aware được Motoori Norinaga khám phá ra như một khái niệm cốt yếu để xác định
nét riêng biệt độc đáo của người Nhật và văn hóa Nhật khi đi theo trào lưu văn hóa Kokugaku. (mục
đích của trào lưu này là tìm ra yếu tố cốt lõi của văn hóa Phù Tang, hướng sự quan tâm sâu sắc tới các
tác phẩm cổ điển Nhật Bản thời cổ đại, nhằm giúp cho truyền thống mấy nghìn năm của Nhật Bản có
thể tiếp tục đứng vững trước sự xâm thực ồ ạt của văn hóa phương Tây).
Mono no aware cho rằng cái đẹp là một ý niệm chủ quan hơn là một kinh nghiệm khách
quan, là một trạng thái tồn tại chủ yếu bên trong (tâm hồn con người) hơn là bên ngoài. Văn học nghệ
thuật nhật thường nhắc đến những sự vật chỉ tồn tại trong khoảnh khắc ngắn ngủi: cánh hoa anh đào
rơi, tiếng ve kêu đêm hè, hay cảm giác thiếu vắng bạn bè và tình yêu.
Các bi cảm thường thấy trong Genji:
Bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật: Thời gian cuốn theo tuổi xuân, sức sống tươi
trẻ, vinh hoa cõi đời. Thể hiện rõ nhất là Genji và con trai anh ta là Kaoru. Cuộc sống vẫn tiếp tục, trên
sân khấu của nó chỉ có nhân vật là thay đổi, các mối quan hệ vẫn y nguyên. Thời gian bi cảm của
Murasaki thường bôi xoá các nhân vật của nàng, để loại khoảng trống trên bức tranh cuộn định mệnh
hơn là kéo lê cuộc đời họ về già. (Thời gian nữ tính, thích cái chết của tuổi trẻ hơn sự héo hắt của tuổi
già) -> Murasaki không kết thúc tác phẩm bằng cái chết của Genji mà thay vào đó là đặt 2 chàng trai
trẻ Kaoru và Niou vào khoảng trống mà Genji để lại.
Bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp: Nhân vật trong Genji đều có vẻ đẹp vẹn toàn từ ngoại
hình đến tài năng. Genji hội tụ rất nhiều vẻ đẹp của một mẫu đàn ông lý tưởng và sự xuất hiện của
chàng ở Heian là một niềm vui tắm mát cả không gian thời gian. 
Sự vô thưởng của cái đẹp: Trong quan niệm người Nhật, cái đẹp có thể tồn tại thoáng qua
(ngắn ngủi) nhưng đủ sức tỏa sáng. Số phận các mỹ nhân trong tác phẩm lát một mình chứng cho cái
đẹp tồn tại trên cõi đời bị thời gian bào mòn. 
Truyền thống Phật giáo Nhật Bản đã chỉ ra rằng, nhận thức về tính phôi phai của thực tại
không phải là yếu đuối hay tuyệt vọng, mà là nguồn cảm hứng giúp chúng ta thêm chú tâm và sống
trọn vẹn với giây phút hiện tại. Liên hệ chặt chẽ với triết lý vô thường của Phật giáo, Mono No Aware
hướng đến việc chấp nhận buông bỏ sự bám víu đối với những thứ phù phiếm. Thế giới này, mọi
sự dù tốt đẹp đến đâu rồi cũng sẽ mất đi: hoa nở để mà tàn, trăng tròn để mà khuyết, bèo hợp để mà
tan, người gần để ly biệt; tình yêu, sắc đẹp, tuổi xuân, danh vọng, quyền lực…rồi cũng qua đi như thế. 
Thêm vào đó, đặc trưng trong tính cách dân tộc Nhật – tinh thần tôn thờ cái Đẹp – cũng góp
phần tạo nên đặc trưng của niềm bi cảm aware thời đại Heian. Con người của thời đại Heian yêu cái
Đẹp là thế, nhưng hiện thân của cái Đẹp lại phù du, chỉ là khoảnh khắc, là vô thường. Vẻ đẹp đang
hình thành cũng đồng thời nói lời li biệt âm thầm với cuộc sống. Dù nỗi buồn vẫn hiện diện đâu đó khi
chứng kiến những đổi thay, nhưng sâu trong tâm hồn là sự an lạc, bình yên trước vẻ mong manh của
nhân thế.
Có thể nói, chính sự tương tùy giữa cảm quan vô thường của Phật giáo và truyền thống tôn thờ
cái Đẹp được đưa lên đỉnh cao đã tạo nên niềm bi cảm aware rất đặc trưng của giai đoạn văn học X-
XII. Cụm từ mono no aware được gán cho “nỗi buồn” và được viết là “ai” bắt đầu từ thời đó. Cách
hiểu và cách viết này được duy trì thậm chí đến ngày nay. (物の哀れ)
Có thể nói, mono no aware là minh chứng cho sự trưởng thành hiếm có của người Nhật về
trực giác thẩm mỹ, về chiều sâu tâm hồn, về khả năng thấm nhuần bản chất sinh tử ở mọi phương diện
của đời sống.
=> Suy nghĩ của nhóm về Mono no aware, vẻ đẹp vô thường
Có thể nói, chỉ đến Genji Monogatari thì yếu tố aware mới có một không gian nghệ thuật đích
thực để được hiện nguyên hình và tạo nên một nguồn cảm hứng lớn lao cho vô số thế hệ độc
giả. Trong lập luận của nhà nghiên cứu Motoori Norinaga, aware là nguyên tắc sống còn để thưởng
thức tác phẩm Genji Monogatari. Có thể sau Truyện Genji của Murasaki, aware không còn là nguyên
tắc sống còn nữa, nhưng sẽ là nguyên tắc lâu dài đối với nhiều tác phẩm văn học đỉnh cao Nhật Bản.
Niềm bi cảm dai dẳng và phong phú vô hạn thoát thai từ hạt nhân aware viễn cổ vẫn ẩn hiện
trong thơ nữ sĩ Izumi Shikibu ở thế kỷ X, trong thơ Fujiwara Teika, trong thơ Shikishi, trong những
thiên tùy bút của Abutsu (Nhật ký trăng tàn), thậm chí aware cũng phảng phất trong cả Heike
Monogatari với những tiểu khúc thơ ca mang màu sắc cảm thức vô thường. 
Trong văn học hiện đại Nhật Bản, Kawabata Yasunari có thể được xem là một nhà văn của
niềm bi cảm (Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc,…). Vô số truyện ngắn trong lòng bàn tay của ông chiêu nhập
cảm thức aware sống động một cách lạ thường.
Qua đó, có thể thấy Motoori đã phần nào tiên đoán được sự quy tụ của những kiệt tác nhân
loại về với nỗi bi cảm chung – những áng văn chương đích thực dám đi thẳng vào bản chất vô thường
của đời và tạo dựng cái đẹp từ sự thực cuộc đời chứ không phải trong các giáo điều.
Người Nhật rất giàu có về thiên tư mỹ học. Trong kho tàng trân quý của nhiều cảm thức mỹ
học thuộc vào hàng “ngoại hạng” của dân tộc Nhật, aware hay mono no aware có lẽ vẫn nằm ở đầu
bảng về cả bản sắc, truyền thống lẫn sự dồi dào thích ứng.
Chúng ta biết rằng, tình yêu cái Đẹp của người Nhật được thể hiện mạnh mẽ nhất trong lịch sử
là ở thời Heian, đến mức cụm từ “tinh thần Heian” còn được hiểu là “yêu cái Đẹp đến mức tôn
sùng”. Sẽ không ngoa nếu nói rằng ở thời Heian, “tín ngưỡng” cái Đẹp đã thay thế cho đạo đức.
N.I.Konrat từng khẳng định rằng, giá trị của văn hóa Heian không phải các tuyển tập thơ, các tiểu
thuyết, nhật kí hay tùy bút mà chính là cuộc sống thấm đẫm chủ nghĩa duy mỹ của các trang
phong lưu công tử và những phụ nữ quý tộc chốn cung đình. 
Tại chương 25 đề cập đến một vấn đề hoàn toàn khác trong phát ngôn: Đúng! Người phụ nữ
sinh ra trên thế gian chỉ để cho bọn đàn ông lừa bịp.
Murasaki Shikibu là một người phụ nữ Heian điển hình nhưng chưa hẳn là đối với bà có thể
ứng dụng câu châm ngôn trên một cách đầy đủ: bà đã quá nghiêm túc và sâu sắc để suốt đời chống lại
một cách khó khăn việc trở thành một thứ đồ chơi cho đàn ông, và thở phào nhẹ nhõm khi cho người
khác nói ra nhận định đó.
Cũng không nghi ngờ gì về hoàn cảnh xung quanh đã trở thành nguyên cớ khiến Murasaki
Shikibu đưa ra kết luận trên, trong cuốn tiểu thuyết khắc họa không chỉ môi trường thân thuộc của bà
mà còn cả cuộc sống của thời kỳ Heian nói chung, và chọn ra từ sinh hoạt của giới quý tộc các nét tiêu
biểu nhất: tình yêu, quan hệ qua lại giữa nam và nữ. Đây chính là đề tài tiêu biểu đối với toàn bộ văn
học tự sự của giai đoạn tiền-Genji monogatari và sau đó, tiếp nối với Kokinshū (Cổ kim tập) phản ánh
quan hệ nam-nữ trong những bài tanka mẫu mực mà đề tài tình yêu, trực tiếp hay gián tiếp, chiếm hơn
một nửa tổng số các bài thơ của thi tuyển. 
Rõ ràng, giới quý tộc thời Heian, điển hình cho sự ăn không ngồi rồi đến mức bão hòa đầy
nhục dục trong sự thanh bình và phồn vinh của đất nước, thì người phụ nữ tất nhiên đóng vai trò hàng
đầu. Mối quan hệ qua lại giữa những người đàn ông và những người đàn bà trở thành trung tâm của
toàn bộ cuộc sống sung sướng, an nhàn và phong lưu của thời đại.

Heike Monogatari
1. Bản dịch
Theo Norinaga thì “aware” あわれ là sự kết hợp của hai từ cảm thán “a” あ và “hare” はれ. Hai tiếng
này đều là tiếng tự nhiên phát ra khi tâm tình con người bị xúc động mạnh. Tầng lớp quý tộc triều đình
thời Heian đã làm giảm sắc thái mãnh liệt về cảm tính của từ này và hạn định ý nghĩa của “aware” vào
cái đẹp ưu nhã, cái u uất thầm lặng và hơn nữa nhấn mạnh đến tính vô thường của Phật Giáo. Tuy vậy,
từ này dần dần mất đi ý nghĩa vui sướng và đền thời của Norinaga thì “aware” 哀れ chỉ còn biểu thị ý
nghĩa của nỗi buồn bi ai, tiếng kêu cảm thán mà thôi” ”.
Câu chuyện Heike Monogatari nổi tiếng dựa trên sự kiện một trong hai thế lực lớn là Heike bị Genji
tiêu diệt. Nó thể hiện nét "bi thương” trọng sự thịnh vượng và suy vong.

“Âm thanh tiếng chuông Jetavana dạy chúng ta rằng mọi thứ trên đời đều vô thường.

Màu hoa của cây Sal tiết lộ lý do suy tàn của người có quyền lực.

Những người nắm quyền lực sẽ sớm bị suy tàn.

Thời gian nắm quyền lực là ngắn ngủi nên quyền lực chỉ là phù du tựa như giấc mộng đêm xuân.

Người có sức mạnh tới lúc nào đó cũng sẽ bị diệt vong.

Cuộc đời chỉ như hạt bụi trước gió.”

“Tiếng chuông chùa Jetavana


Vọng lên nỗi vô thường
Màu hoa của cây Sal
Ẩn chứa sự suy tàn
Của người có quyền lực
Những người đầy tham vọng
Như giấc mộng đêm xuân
Anh hùng rồi tuyệt diệt
Như bụi giữa cuồng phong…” https://www.syoei.ed.jp/blog/kiri/post/%E5%B9%B3%E5%AE
%B6%E7%89%A9%E8%AA%9E%E3%80%90%E4%B8%AD%EF%BC%92%E5%9B%BD
%E8%AA%9E%E3%80%91
https://detail.chiebukuro.yahoo.co.jp/qa/question_detail/q136657113
Tham khảo link này để tìm hiểu giải thích chi tiết về phần dịch ở các câu thơ

2. Các điểm cần giải thích trong bài dịch

Sự thịnh vượng: ở đây nói đến sự vinh hoa phú quý của dòng họ nhà Taira.

Nét "bi thương” của sự suy vong : được thể hiện khi nhà Taira bị suy vong (cảnh thương tâm mà
con cháu nhà Taira phải chịu đựng sau khi binh đoàn của họ bị tiêu diệt), ngoài ra nó còn là sự bi
thương trước cảnh ngộ của người đẹp Gi-ô khi bị Kiyomori thất sủng, cảnh ngộ nàng Kogô của thiên
hoàng Takakura phải lẩn trốn ở Sagano vì sợ Kiyomori hãm hại.

Chú thích:

Nàng Gi-ô: kỹ nữ đất Kyôto, vốn người ở thôn Gi-ô nên lấy quê làm tên, được Kiyomori (là người
đứng đầu tộc Taira khi mới bắt đầu xảy ra chiến tranh) thương yêu. Sau bị thất sủng, xuất gia làm ni ở
vùng Saga, năm mới 21 tuổi.

Nàng Kogô: sủng cơ của thiên hoàng Takakura. Bị Kiyomori ghét, đã đi trốn ở Sagano còn bị bắt về
và bị buộc làm ni, lúc mới 23 tuổi.

Âm thanh tiếng chuông và màu của cây Sal: đều nói về sự vô thường.

Âm thanh tiếng chuông Jetavana: Truyện mở đầu bằng tiếng chuông chùa, công bố sự vô thường của
vạn vật, tiết lộ sự thật rằng đấng quyền năng — thậm chí là Taira Kiyomori, người có sức mạnh dường
như không giới hạn - sẽ bị hạ thấp như bụi trước gió. ( Điển hình là nhà Taira hứng chịu một loạt thất
bại, bị suy vong). Tiếng chuông ngân nga như nhắc người ta về mọi vật trên đời này điều biến đổi
không ngừng.

Màu hoa của cây Sal: từ màu vàng ngã sang bạc trắng như muốn nhắn nhủ rằng kẻ thịnh tất phải suy,
những ai quyền thế ngạo nghễ rồi cũng chỉ được 1 thời. Dũng mãnh cho lắm rồi cũng bị tiêu diệt

3. Lịch sử, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa


Lịch sử:

Heike Monogatari (平家物語) ra đời trong những năm giữa thế kỉ XIII, trong bối cảnh lịch sử
cuối thời Heian lừng lẫy, đầu thời kỳ Kamakura lúc bấy giờ. Trong kho tàng văn học Nhật Bản, song
song với Genji Monogatari, Heike Monogatari cùng với Hogen Monogatari và Heiji Monogatari hợp
thành bộ ba tác phẩm kinh điển nói về sự thịnh suy của thế lực quân sự do dòng họ Taira lãnh đạo.

Câu chuyện bắt nguồn từ những câu chuyện truyền thống bất thành văn, từ các phiên bản truyền miệng
khác nhau, ban đầu từ những khúc heikyoku (平曲) do các biwa hoshi tức những nhà sư mù vác đàn tỳ
bà đi khắp đo đây đàn rồi kể , sau được tăng bổ và cải biên, biến thể được sáng tác từ năm 1190 đến
năm 1221, được tập hợp lại với nhau ( khoảng năm 1240). Heike Monogatari dựa trên sự thật lịch sử
và thêm vào các tình tiết hư cấu nhằm tăng phần kịch tính.

Nội dung, nghệ thuật:

Truyện kể về cuộc chiến tranh Genpei ( 源平合戦 1180 – 1185) nhằm phân quyền cai trị nước Nhật,
diễn ra giữa hai dòng họ Taira (平) tức Heike và dòng họ Minamoto (源) hay còn gọi là Genji, với sự
thắng thế của dòng họ Minamoto và sự bại vong của dòng họ Taira vào cuối thời đại Heian.

Trong lịch sử Nhật Bản, Taira là một dòng họ cha truyền con nối từ thời Heian, và được Thiên hoàng
ban họ cho các cựu thành viên hoàng tộc khi họ trở thành dân thường. Khi cuộc chiến Genpei xảy ra,
nhà Taira là một trong bốn gia tộc uy quyền bề thế thống trị nền chính trị Nhật Bản và người đứng đầu
dòng họ Taira bấy giờ là Kiyomori.

Cũng như Taira, Minamoto (còn được gọi là Genji (源氏) là một dòng họ danh giá được Thiên hoàng
ban họ cho những người con và cháu không đủ tư cách thừa kế ngai vàng.

Qua 12 quyển chính và một quyển phụ, truyện Heike đưa người đọc về khung cảnh cuộc sống vinh
hoa của dòng họ Taira trước khi nổ ra chiến tranh.

Dưới thời Heian, thời đại được lịch sử đánh giá là giai đoạn vinh quang của văn hoá vương triều Nhật
Bản, văn hoá cung đình phát triển rực rỡ nhất, chín muồi nhất trước khi đi vào con đường tàn lụi. Đây
là thời kỳ văn học nữ lưu như một yếu tố kiến tạo nên một giai đoạn văn học tao nhã và ủy mị, mọi
trạng thái của tình cảm đều được tái tạo không ngừng.

Heike Monogatari còn kể về chủ nghĩa anh hùng thượng võ, về lòng dũng cảm, sự tàn ác, quyền lực,
vinh quang, sự hy sinh và mất mát. Người ta tôn vinh tinh thần anh hùng, lòng can đảm, quyết tâm bảo
vệ điều mình cho là lẽ phải. Sự tàn bạo thực tế và sự tàn bạo của chiến tranh khiến con người khổ đau
không ai mong mỏi điều đó. Tính thẩm mỹ về cái chết cũng là đề tài khai thác trong một số loại hình
nghệ thuật sau này.

Kể đến Heike Monogatari là kể đến aware, phạm trù mỹ học đặc trưng của văn học thời Heian. Dưới
dạng những xúc cảm nguyên sơ và rất đỗi hồn nhiên, chân thành, aware miêu tả tất cả những xúc cảm
sâu sắc, mãnh liệt trào lên từ cõi sâu hồn người. Đi cùng với triết lý nhà Phật và tinh thần yêu cái đẹp
mang tính thời đại, aware đi sâu vào từng câu chữ tác phẩm, trở thành nỗi buồn dịu dàng trước sự
mong manh, phù du của cái đẹp.

Ý nghĩa

Có thể nói Heike Monogatari là áng văn đứng đầu các tác phẩm thuộc thể loại chiến ký (ký sự chiến
tranh) và là tác phẩm tiêu biểu cho văn học Nhật Bản thời trung cận đại. Truyện Heike đã cung cấp tư
liệu cho nhiều tác phẩm nghệ thuật sau này từ kịch Noh hay kịch Kabuki, đến các bản in khắc gỗ, từ
tranh vẽ đến thơ haiku và cũng được tham khảo kể cả trong các tác phẩm hiện đại ngày nay.

4. Suy nghĩ của nhóm về nội dung đã tìm hiểu

Thông qua việc tìm hiểu câu chuyện Heike, nhóm em đã có nhiều suy nghĩ như sau:

Xuyên suốt trong câu chuyện nhà Heike là tư tưởng “Thăng giá tất suy” (đã lên cao thì sẽ có ngày
xuống). Tư tưởng này nhuốm màu sắc phật giáo về sự vô thường và luật nhân quả. Kết cục bi thảm
của nhà Genji được tác giả lý giải như là hệ quả tất yếu của tham vọng. Tư tưởng hiện tại vẫn chảy
trong cách sống của người Nhật đó là lựa chọn cách sống tối giản. Cốt lõi của lối sống tối giản chính
là ngừng chạy theo những nhu cầu phù phiếm. Nếu cuộc đời đầy áp những điều phù phiếm chúng ta sẽ
không thể phát hiện đâu là việc có ý nghĩa nhất.

Trong bài những anh hùng cũng có khuyết điểm, Những nhân vật chính lần lượt xuất hiện là tướng sĩ
của cả hai phái Heike và Genji. Những tướng sĩ này không phải là anh hùng lý tưởng mà là anh hùng
của hiện thực. Họ có tham lam, sợ hãi, thô lỗ hoặc xấu xí chứ không hề là một người hoàn hảo về mọi
mặt. Điều này thể hiện tư tưởng rất coi trọng hiện thực của người Nhật. Không ai hoàn hảo vì thể cần
trân trọng nét riêng của bản thân. Ta cũng thấy được trong văn hóa nhật bản cũng có những lĩnh vực
rất cá tính riêng. Như cosplay, anime, mọi người rất vui vẻ khi được mang lên những bộ trang phục
khá đặc biệt nhưng cùng sở thích với mình.

Người nhật tối giản hóa cuộc sống bởi thay vì đau khổ với những nỗi bất hạnh, bạn sẽ biết trân trọng
những thứ được sinh ra từ bất hạnh ấy. Cũng giống như nghệ thuật dùng vàng để hàn gắn đồ gốm đã
vỡ - Kintsugi, người Nhật quan niệm chính nhờ sự đổ vỡ này mà món gốm đã trở nên đặc biệt hơn với
những vết nứt chỉ riêng nó mới sở hữu.

法然と親鸞
浄土真宗 ・浄土思想

1. Giải thích tài liệu


Hounen: (1133- 1212) là một nhà sư từ thời kì Heian đến thời kì Kamakura. Ông là người sáng lập
Phái Tịnh độ tông ( 浄土宗)- một trong những giáo phái Phật giáo của Nhật Bản
Năm 65 tuổi, Hounen trước tác bộ Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, với chủ trương chuyên
niệm danh hiệu Phật cầu vãng sanh làm pháp môn tu tập. Tịnh Độ tông chính thực thành lập. Cách tu
hành của tông này chỉ là việc tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật".
Shinran: Người sáng lập Phái Tịnh độ chân tông (浄土真宗), là học trò của Hounen.

Shinran, sinh năm 1173 tại Kyoto là Tổ sư của Chân tông Tịnh độ. Vì cha mẹ mất sớm, nên Shinran
là luôn nghi hoặc về cuộc đời sau khi chết sẽ đi về đâu. Xuống núi => Shinran bèn xin làm môn hạ
của Thượng nhân Honen và phát hiện pháp môn niệm Phật có thể khiến cho chúng sanh được giải
thoát.

Shinran năm 1207 bị áp đặt lệnh cấm niệm Phật vì đã vi phạm vào điều cấm kỵ mà bị đày lên miền
bắc, và sau đó kết hôn lập gia đình tại đây. Theo giới luật Phật giáo, Tăng sĩ xuất gia không được kết
hôn sanh con. Hành động kết hôn này là SAI TRÁI. NHƯNG Shinran muốn chứng tỏ nam nữ bình
thường cũng là đối tượng cứu độ của Ðức Phật Với A Di Ðà.

Sau khi được xá tội, ông đi đến tỉnh Hitachi ở phía bắc, viết bộ luận đồ sộ của Chân tông “Giáo hành
tín chứng” và cho ra một giáo phái mới là Chân tông tịnh độ.

Nội dung tài liệu


Trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc, Phật giáo thời Kamakura xuất hiện một hình thức mới về
Phật pháp (lời dạy của Phật). Vốn dĩ trước đó đã tồn tại nhiều tư tưởng như cân nhắc lựa chọn nhiều
sự việc hay tiếp nhận những quan điểm khác thì trong Phật giáo Kamakura lại quan trọng việc vứt bỏ
những thứ dư thừa, và chuyên tâm vào con đường giác ngộ.

Ngoài ra, Shinran công nhận việc chúng ta là những kẻ ác* bất lực và giải thích rằng vạn vật đều
là sự sắp đặt của ngoại lực bên ngoài (tức Tha lực-他力 của Phật A-di-đà). Những từ ngữ này được
biên soạn trong cuốn Tannishou. Trong cuốn kinh có một câu nổi tiếng đó là “Không có nơi nào khác
để đi ngoài địa ngục”.

*Phật giáo thời kỳ Kamakura:


Đây là thời kì Nhật Bản có những biến đổi trong nội bộ Phật giáo. Dòng Phật giáo chuyển từ "trị
quốc an dân" với các nghi thức hướng đến quốc gia và giai cấp quý tộc sang bình dân hóa với mục
đích chuyển dần sang cứu nhân độ thế. Các tông phái mới thời kì này chủ trương việc tín đồ có thể tu
tại gia và sinh hoạt bình thường chứ không còn thực hiện tu hành khắc khổ với những lý luận khó hiểu
nữa.

Ví dụ: Nhật Liên Tông chủ trương cứu khổ bằng việc tụng Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kim, hay
Tịnh độ tông thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”
Vào thời kì này, các tông phải xuất hiện nhiều thậm chí rất hỗn loạn, phải chịu nhiều phê phán, đả
đích từ các tông phái hiện hữu mới dần được tồn tại bền vững.

*Chúng ta là những kẻ ác: Đây là nghịch lý mới về quan niệm kẻ ác của Shinran, ông cho rằng
những kẻ ác cũng được cứu rỗi. Và theo cách ‘hiểu của Shinran thì một người phản diện dù có muốn
làm thánh nhân và sống đúng đắn hay không thì trong bất kì trường hợp nào đi nữa thì đều hướng đến
một điều rằng chỉ với ham muốn của bản thân, ai cũng có thể làm điều ác”,với ý nghĩ như thế Shinran
mới chỉ kẻ ác là tất cả chúng ta.

*Tha lực là chỉ sự tác động của yếu tố bên ngoài đến bản thân, và tùy theo mức độ của sự tác động
mà bản thân ta chịu sự ảnh hưởng nặng hay nhẹ. Trong Phật giáo, tha lực có nghĩa là Phật lực của Phật
A- di-đà.

*Tannishou: Đây là Lời than thở về sự khác biệt, được viết dưới dạng một văn bản Phật giáo ngắn
viết vào cuối thế kỷ 13 bởi Yuien , một đệ tử của Shinran.
*Câu nói: Theo thông thường, chúng ta thường nghĩ đến địa ngục là nơi nhiều cục hình, chỉ toàn đau
khổ. Tuy nhiên, theo thế giới quan Phật giáo, nhìn về khía cạnh rộng hơn thì địa ngục xuất hiện ở bất
cứ đâu. Không phải chỉ khi cái chết xảy ra thì địa ngục mới xuất hiện mà chúng ta có thể dễ dàng thấy
được cảnh giới địa ngục luôn hiện diện trong đời sống chúng ta. Tức địa ngục chính là những nơi mà
chúng ta đang sống.

Đối với Shinran- người trải qua 20 năm niệm Phật thì ông nhận ra rằng mình không thể hoàn thành
việc tu hành và trở thành Phật, cũng không thể thấy được Phật, và còn lâu mới tiếp cận được đến sự
giác ngộ. Chúng ta sẽ không thể đạt đến cõi cực lạc mà chỉ có thể ở lại “địa ngục”, và đây cũng là nơi
ở cố định của chúng ta, tức ngoài địa ngục ra chúng ta không còn nơi nào khác để đi.

2. Thông tin bổ sung

Tịnh Độ

Tịnh Độ (浄土)jodo được dịch trực tiếp từ chữ hán của nó mang ý nghĩa là một vùng đất thanh
tịnh. Kể từ thời nhà Đường, cụm 浄土 đã dần mang ý nghĩ chỉ về vùng đất “Thiên Đường” của Đức
phật A Di Đà Phật

Thiên đường ở đây được nói rằng nằm ở phía tây, phía của mặt trời lặn cũng như thể hiện cho ý chỉ
kết thúc của một sinh mạng.

Tây Phương Tịnh Độ là nơi mà con người sẽ tái sinh sau khi chết hay cũng có thể đến được đây
thông qua việc tu hành.

Tịnh Độ Tông

Tịnh độ tông là một pháp môn tu hành của Phật giáo, nhờ vào tha lực để đến bờ giác ngộ. Chúng ta
có thể mượn một hình ảnh để hình tượng hóa nỗ lực tu hành của phật tử. Muốn đến bờ giác ngộ bên
kia, họ phải bơi qua đại dương mênh mông, lấy hình ảnh Thái Bình Dương chẳng hạn. Người tự lực
thì tự mình bơi trong biển lớn, đối diện với rất nhiều nguy cơ: sức lực và ý chí có đủ để vượt biển hay
không? Có thể đuối sức bị chìm đắm. Có thể bị bão tố nhấn chìm. Có thể bị rơi vào miệng cá mập.

Còn người nhờ tha lực thì mong cầu lên được chiếc thuyền lớn do Phật A Di Đà làm thuyền trưởng.
Tây phương Cực lạc chính là chiếc thuyền đó. Lên được thuyền chưa phải là giác ngộ, chưa phải là
đến được bờ bên kia, nhưng tương lai là đảm bảo, không sợ đuối sức, không sợ bị giông bão nhấn
chìm, không sợ bị rơi vào miệng cá mập, lâu hay mau cuối cùng rồi cũng đến mà thôi, không còn sợ bị
trầm luân nữa. Nhưng không phải chỉ dựa vào tha lực, tu Tịnh độ cũng phải tự mình nỗ lực rất lớn mới
mong đạt được kết quả.

Con đường tu tập của pháp môn Tịnh độ dựa trên ba nguyên tắc:

1- Niềm tin (Tín): Đây là điều kiện tiên quyết, không có niềm tin hay niềm tin không đủ mạnh thì
không thể tu Tịnh độ được. Sự tin tưởng là nền tảng khởi lên ước muốn và hướng tâm về thế giới Cực
lạc. Như tất cả các pháp môn khác, niềm tin là mẹ của các thiện pháp và phát sinh công đức.

Niềm tin của hành giả Tịnh độ rất rõ, tin rằng Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc là có thực, Đức
Phật và Thánh chúng luôn sẵn sàng tiếp độ chúng ta, chỉ cần chuyên tâm tin tưởng và niệm Phật quyết
chí vãng sanh thì chắc chắn được vãng sanh. Vì vậy, các kinh sách Tịnh độ và các hành giả Tịnh độ
thường nói xác quyết chứ không có thái độ lưỡng lự, phân hai.

2- Nguyện lực hay tâm mong muốn (Nguyện): Với Niềm tin ổn định sẽ đưa đến ước muốn vãng sanh
gọi là ước nguyện.
“ Nguyện lực ” chính là một mục tiêu, nguyện vọng tốt để làm người.

Biểu hiện của ước nguyện về Tịnh độ là mọi hành vi, lời nói và tâm ý đều phải thể hiện ước nguyện
đó.

Ví dụ như : những người bình thường không nhất định là ước nguyện đối trước phật bồ tát. Có thể là
đối với sơn thần, thổ thần, địa thần, thần thành hoàng …do gia đình có vấn đề hoặc gặp phải bất trắc
mà đưa ra một điều ước nguyện đối trước các vị thần. Sau này nhất định phải trả lễ, lúc ban đầu đã hứa
cam kết thế nào thì phải trả lễ như thế ấy, đấy là có điều kiện.

Với lời nguyện mạnh mẽ từ bỏ uế độ vãng sanh Tịnh độ, mong có khả năng để cứu độ chúng sanh.
Tâm nguyện như vậy mới tương ứng với tâm nguyện của Tịnh độ, mới có cảm ứng với Phật và Thánh
chúng ở Cực lạc.

3- Hành trì (Hạnh): Khi tâm nguyện hướng về Tịnh độ thì mọi hành động, ngôn ngữ đều được tu tập
liên tục, nghĩa là thực hành phương pháp niệm Phật, quán tưởng... đều đưa đến hợp nhất thân khẩu ý,
không để cho các đối tượng của trần gian lôi kéo làm tâm bị tán loạn. Mọi công đức, thiện pháp ta có
đều hồi hướng về Tịnh độ, thường thì hành giả thiết lập cho mình một thời khóa tu niệm, ví dụ như
trong một ngày một đêm chia thành sáu thời khóa để tụng niệm, tạo cho mình tiêu chuẩn niệm bao
nhiêu lần, nhờ hành trì mà hành giả có thể đắc định, thấy Phật và Thánh chúng cõi Cực lạc.

TƯ TƯỞNG CỦA TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG

Theo Tịnh độ Chân tông thì chúng ta nỗ lực, cố gắng để tìm được một nơi mình thuộc về. Shinran –
người thành lập nên Tịnh độ Chân tông- cũng vậy. Trên con đường đi tìm nơi bản thân thuộc về, ông
đã gặp được đức Phật Amida trong tiếng Nhật (còn trong tiếng Việt là Phật A Di Đà). Sau đó, để có
thể truyền đạt lại những điều được Phật A Di Đà dạy một cách dễ hiểu hơn cho mọi người thì tông
Tịnh độ Chân Tông cũng ra đời

Tư tưởng của Tịnh độ Chân tông tập trung vào một đức Phật duy nhất đó là đức Phật A Di Đà. Theo
lời dạy của Tịnh độ Chân tông, không gì trên đời là do ý muốn của bản thân mà đều là do ý chí của
đức Phật A Di Đà. Lời niệm Phật “nam mô a di đà phật” ở đây không mang ý nghĩa cầu mong được
đức Phật giúp đỡ mà ngược lại đó là từ mong muốn cứu giúp chúng sinh của đức Phật A Di Đà, lời
niệm là lời cảm tạ đến đức Phật với ý nghĩa rằng “Hãy để cho đức Phật lo và chúng ta cứ thế mà đi
tiếp cuộc đời của mình”. Cơ sở trong lời dạy của tông này được đến từ lời thề thứ 18 trong 48 lời thề
mà đức Phật A Di Đà đã lập ra. Lời thề đó là: “Từ khi trở thành phật ta sẽ cứu tất cả những ai tin
tưởng vào ta. Nếu như những người ước muốn đến được cõi thanh tịnh dù đã ít nhất niệm tên ta 10 lần
nhưng lại không đến được đó thì ta sẽ không trở thành phật”. Những lời dạy của tông được tập trung
chủ yếu vào một chữ “Tín” khi mà “Chỉ cần tin tưởng thì chúng ta sẽ được cứu rỗi”.

Những tông khác của Phật Giáo thường tập trung vào việc phải trải qua khổ luyện, vứt bỏ những
điều phàm tục khác. Đây là điều mà làm cho Shinran cảm thấy không hợp lý vì nếu Phật Giáo mà chỉ
những người có khả năng, phẩm chất để trải qua khổ luyện mới có thể được cứu rỗi thì đó chỉ là Phật
Giáo dành cho những người ưu tú. Theo ông thì Phật Giáo chỉ là Phật Giáo khi toàn bộ chúng sinh đều
có thể được cứu rỗi, nó sẽ không phải là Phật Giáo nếu nó không thể cứu giúp mọi người một cách
bình đẳng

Tịnh độ Chân tông được biết đến như là Phật giáo của sự gặp gỡ. Với quan niệm rằng cuộc đời là
một chuỗi các cuộc gặp gỡ. Thông qua việc gặp người khác, thế giới của chúng ta sẽ mở rộng. Thông
qua việc gặp những điều mới, chúng ta sẽ nhận ra những điều mới của bản thân hay thông qua gặp gỡ
với sự đau khổ sẽ làm ta tổn thương, … Tịnh độ Chân tông là một Phật giáo trân trọng những cuộc gặp
gỡ đó mà quan trọng nhất là cuộc gặp gỡ với đức Phật A Di Đà.
Shinran khi trên con đường tu luyện đã gặp gỡ vô số người ở mọi tầng lớp, già trẻ, giới tính khác
nhau. Điều đó đã làm ông thấy được những con người mà do ham muốn bản thân có thể mà làm hại
những người khác tựa như những con quỷ và ông cũng nhận ra rằng bản thân ông cũng như thế. Theo
Tịnh độ Chân tông thì dù rằng những con người như thế nào đi nữa thì vẫn sẽ được đức Phật A Di Đà
cứu rỗi. Chúng ta sống trong một xã hội mà đôi khi sẽ cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn, buồn bã. Tuy vậy,
dù chúng ta không thể hòa hợp được với mọi người xung quanh, dù chúng ta bị gọi là những kẻ thua
cuộc bởi những con người vô tâm khác thì đức Phật A Di Đà cũng sẽ luôn chấp nhận chúng ta bất kể
con người của chúng ta thế nào đi nữa.

Điểm khác biệt lớn nhất của Tịnh độ Chân tông và những tông khác của Phật Giáo đó là người theo
Tịnh độ Chân tông vẫn có thể ăn thịt, kết hôn như bình thường. Shinran cho rằng không có gì khác
biệt giữa Tăng và Tục cả. Bỏ nhà cửa, bỏ cả sự ham muốn, vượt qua mọi chướng duyên để xuất gia
vào trong núi sâu rừng thẳm chưa hẳn đã là Tăng. Như thế, không nên phân biệt giữa người xuất gia
với người tại gia, cũng như người hiền và người ác, song chỉ có sự cứu độ bình đẳng. Hành giả không
cần biết đến thân thế, sự nghiệp làm gì mà chỉ nên tiếp xử với bằng hữu, với người đồng hành hay với
tất cả mọi người trong bình đẳng chân chính. Người tu của tông này có niềm tin tôn giáo mãnh liệt,
nhưng sống đời thường. Nhờ vậy, họ có thể làm tất cả ngành nghề và sinh hoạt được ở tất cả mọi nơi.
Tuy có gia đình, nhưng kiến thức của tu sĩ Tịnh độ Chân tông cao hơn, vì tầm hiểu biết của họ không
bị đóng khuôn như người xuất gia. Họ sống gần gũi người đời và đồng thời, pháp tu chủ yếu của họ là
cầu nguyện, vãng sanh. Điều này cũng gần với các tôn giáo khác và cũng dễ phổ cập với đa số quần
chúng. Vì mọi người sống trên cuộc đời này mà tự giác ngộ, lên Niết-bàn, thì ít có người nghĩ tự bản
thân họ làm được; nên họ cần tha lực. Và bản thân họ cũng có niềm tin, thường cầu nguyện, kết quả
trước mắt là họ được yên lòng.

3. Cảm nghĩ

Nhìn chung, cả hai phái đều hướng đến sự cứu rỗi chúng sinh, tuy nhiên quan điểm của 2 phái thì lại
có sự khác biệt rõ rệt. Đối với Tịnh độ tông, việc tuân theo những nguyên tắc đã đặt ra và chỉ cần niệm
“Nam mô a di đà phật” làm đúng theo như thế thì chúng ta sẽ được cứu rỗi.

Đối với nhóm em, khi mình mong muốn có được một điều gì đó mình phải có sự đánh đổi, việc mình
muốn vãn sanh về cõi cực lạc, muốn tận hưởng cuộc sống an nhàn, thì phải chấp nhận buông bỏ những
thứ tạp niệm ấy. Khi chúng ta còn quá nhiều chấp niệm trong lòng, dù có lên cực cõi cực lạc, chúng ta
cũng cảm thấy không hạnh phúc. Vì niềm vui là nằm nơi tâm, tâm thanh tịnh thì lòng sẽ an yên. Đó là
lý do vì sao đối với những người tu hành theo Phật giáo đều phải chịu khổ luyện như vậy.

Đối với phát Tịnh độ chân tông, Shinran cho rằng mọi người đều là bình đẳng. Dù là ai đi chẳng nữa
cũng xứng đáng được cứu rỗi, cũng xứng đáng được vãn sanh về cõi an lạc. Tu là ở tâm, vì vậy những
yếu tố bên ngoài không phải là thứ có thể cảm trở việc tu hành. Shinran sáng lập ra phái Tịnh độ chân
tông, chính là muốn phản bác lại những điều mà phái Tịnh độ tông đã đặt ra và mở ra cho mọi người
một con đường mới, giúp họ có cơ hội được tu hành, được sống một cách bình đẳng như bao người
khác. Tư tưởng của phát này cũng có phần rất có lý.

Vì nếu như ta là một người đã có gia đình, khi muốn trở thành người tu hành thì phải buông bỏ gia
đình của mình sao? Liệu như vậy có giúp cho họ sống tốt, sống vui vẻ không? Đành tâm buông bỏ đi
những thứ máu mủ ruột thịt của mình để trở thành một người tu hành, vậy liệu đây có phải là một điều
ác không, trong khi tư tưởng của Tịnh độ tông là hướng đến cái thiện. Có lẽ Shinran nhận thức được
điều này và cảm thấy bất công, vì vậy đã sáng lập ra phái Tịnh độ chân tông để tất cả mọi người đều
có thể tu hành một cách bình đẳng.

Chúng ta không thể nói là phái nào tốt, phái nào xấu vì mỗi phái đều có một cái lý riêng, tuy nhiên
đều cùng hướng tới một mục đích là cứu vãn chúng sinh, cứu rỗi bản thân về cõi cực lạc. Và thông qua
việc tìm hiểu về 2 phái này, em cũng hiểu thêm về những kiến thức về Phật giáo, biết thêm về những
khái niệm, tư tưởng của những người tu hành. Đối với em, việc tu là nằm trong tâm mỗi người, vì vậy
chỉ cần ta tin vào điều Phật, tin vào bản thân thì mình cũng có để tu hành một cách nghiêm túc.

Tư tưởng người dân Nhật chịu ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Cả 2 giáo phái đều rất coi trọng niềm tin. Và vì niềm tin này đã ăn sâu vào tiềm thức của ng Nhật.
Với những trận động đất, sóng thần kinh khủng, Nhật Bản vẫn vươn lên, người dân vẫn giữ niềm tin
bản thân mình sẽ làm được, sẽ vượt qua, sẽ được an yên sau tất cả.

Gần đây nhất bạn có theo dõi Olympic mùa đông ở Bắc Kinh ko? Hanyu Yuzuru đã thể hiện gần như
thành công cú 4A đầu tiên trong lịch sử trình diễn trượt băng nghệ thuật. Nếu theo dõi bạn sẽ biết đây
là ước nguyện từ rất lâu trong Hanyu. Hanyu đã luyên tập rất nhiều năm, luôn khát khao, hướng đến
việc hoàn thành cú nhảy này. Như 3 ba nguyên tắc mà con đường tu tập của pháp môn Tịnh độ dựa
trên, Hanyu đã có đủ tín, nguyện, hạnh và đạt được tâm nguyện của mình.

Phân biệt phải tịnh độ tông và tịnh độ chân tông:


- Tịnh độ tông dựa vào sức mạnh và kỷ luật bản thân để củng cố niềm tin (tự lực) và dựa vào
tha lực để vãn sinh về thế giới cực lạc.
- Tịnh độ chân tông cũng dựa vào tha lực để vãn sinh nhưng Shinran nhấn mạnh đến tính tâm
tuyệt đối vào tha lực để tìm kiếm sự cứu rỗi ở thế giới bên kia

1. Phân tích tài liệu


Trong thời kỳ này, sự phát triển của văn hóa đại chúng đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong xã hội.
Giai cấp quý tộc và tầng lớp võ sĩ đạo đã dung hòa, và mặt khác, sự giao lưu văn hóa giữa các bán đảo
và lục địa lân cận đã phát triển nhanh chóng. 
Những giá trị kiến trúc và hội họa, hoa đạo, trà đạo, kịch Nô với khả năng tái hiện các câu chuyện
cùng những bộ trang phục sân khấu được trang trí đẹp mắt, và những khu vườn cảnh vẫn được coi
trọng như cảm thức thẩm mỹ của Nhật Bản hiện đại.

2. Bối cảnh lịch sử


 Định nghĩa sơ lược
Dưới thời Mạc phủ Ashikaga, một nền văn hóa quốc gia mới, gọi là văn hóa Muromachi, nảy sinh
từ trụ sở Mạc phủ tại Kyoto rồi vươn tới mọi giai tầng trong xã hội. Văn hóa thời đại Muromachi gồm
có văn hóa Kitayama (Kim Các Tự, Kịch Nô) được kết hợp bởi văn hóa tầng lớp quí tộc và văn hóa
tầng lớp võ sĩ và văn hóa Higashiyama (Ngân Các Tự, tranh thủy mặc) có sự giản dị và duyên dáng.

Muromachi là tên của một khu thuộc Kyoto, nơi đây là trung tâm các phe phái Sogun thường gây
chiến để tranh giành ành hưởng. Các nơi trong toàn quốc nổi loạn và bước vào giai đoạn nội chiến
(thời chiến quốc). Tầng lớp võ sĩ thiết lập xã hội phong kiến thống trị cả nông thôn.
Đặc biệt có giao thương với nhà Tống, sự du nhập của Thiền tông và cái tông phái Phật giáo
khác, làm cho Phật giáo thời kỳ này phát triển mạnh mẽ. Sau này, về mặt kinh tế phát triển thương
nghiệp, giao lưu mậu dịch với nhà Minh.
 Các nền thời kì tiêu biểu của thời kì này
Văn hóa thời kì Nam Bắc Triều (1336-1392): là thời kì còn hỗn loạn của các võ sĩ, thường xảy ra
chiến tranh. Dẫn tới các tác phẩm văn học ra đời của thời kỳ này tập trung vào sử kí nhiều, gọi là
Gunki Monogatari. Với các tác phẩm tiêu biểu như: Taiheiki (Thái Bình Kí), Masukagami.
Kịch Sarugaku đã ra đời, và bữa tiệc trà gọi là Chayori đã thịnh hành trong giới võ sĩ Samurai và
cả dân thường.
Văn hóa thời kì Kitayama (cuối TK 14 – đầu thế kỉ 15): Shogun thứ ba Ashikaga đã đóng doanh
cai trị ở Kitayama. Thiền tông được truyền đến giới võ sĩ đạo. Nét tao nhã rực rỡ của văn hóa công gia
đã dần thay đổi thành nét giản dị của Thiền tông.
Công trình tượng trưng cho nền văn hóa này, là Kim Các Tự. Ngoài ra còn có tranh thủy mặc từ
Trung Quốc du nhập vào. Kịch Nô và Kyogen phát triển.
Văn hóa thời kì Higashiyama (khoảng giữa thời kì Muromachi): là nền văn hóa đã dung hòa hai
nền văn hóa công gia và võ sĩ đạo, với đặc điểm tiêu biểu “Tìm kiếm vẻ đẹp trong những điều giản
dị”. Trở thành các tư tưởng ảnh hưởng tới cảm mỹ Nhật Bản như: Wabi sabi, Yugen (U Huyền). Kiến
trúc tiêu biểu là Ngân Các Tự.
3. Thiền tông

Tướng quân đời thứ ba – Ashikaga Yoshimitsu. Một trong người thuộc tầng lớp thống trị tin vào
Thiền tông.
Xét thấy Thiền tông có sự ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và văn hóa của thời kì này, thậm chí còn
kéo dài sự ảnh hưởng đó đến cảm thức thẩm mỹ Nhật Bản ngày nay. Nhóm xin phép nói sơ qua về
Thiền tông thời kì này xét theo khía cạnh tôn giáo.
Thời chiến quốc khiến nhiều chùa chiền tăng lữ bị cuốn vào vòng chiến, là khoảng thời gian
chứng kiến sự suy sụp của Phật giáo, nhưng cũng chính là thời kỳ giúp cho phật giáo ở Nhật Bản phát
triển rực rỡ cho đến ngày nay.
Phật giáo Thiền tông và các phong trào Phật giáo khác thời kì này, có một điểm chung là dường
như hướng đến các tầng lớp bình dân, thấp kém (ví dụ triết lý Thiền tông thể hiện tinh thần bình đẳng,
ai cũng có thể trở thành phật khi giác ngộ  đề phòng bị hỏi). Không còn là tôn giáo chỉ thuộc về quý
tộc như trước kia. Bên cạnh đó sự phát triển của Trà đạo, ngày càng trở nên quan trọng vì nó liên kết
tính cảm thụ tôn giáo cao với tinh thần sành nghệ thuật, là một ví dụ điển hình về vai trò của Phật giáo
trong việc thúc đẩy các loại hình nghệ thuật mới trong thời kỳ này.
Thiền tông thời kỳ này nhờ có sự quy y của triều đình mà trở nên thịnh vượng. Một số tăng sư rất
được triều đình quý trọng, được phép vào cung cấm thuyết pháp và trực tiếp làm lễ thọ giới.
Hiện nay, Thiền được cho là trường phái Phật giáo nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, các khía cạnh trong
văn hóa Nhật Bản bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Thiền hoặc là hình thức biểu hiện trực tiếp của Thiền.
Vườn Nhật Bản, trà đạo , thậm chí cả võ thuật đều có thể truy nguyên nguồn gốc xuất phát từ Thiền.

4. Các lĩnh vực biểu hiện văn hóa Muromachi


 Nghệ thuật

KỊCH NÔ

Tuồng Nô và kyôgen là hai hình thức nghệ thuật sân khấu cơ bản của Nhật Bản. Trong thời
Muromachi (1333-1568), sân khấu Nô đã vượt qua bao nhiêu biến cố chính trị và xã hội để vẫn được
thịnh hành cho đến ngày nay.

Ở thời kỳ Kitayama, nhờ có sự đóng góp của cha con Kan’ami (Quán A Di) và Zeami (Thế A Di).
Các ông vừa là soạn giả, vừa là diễn viên, được Shôgun Yoshimitsu bảo hộ, yên tâm sáng tác và đã
cho ra đời rất nhiều kịch bản tuồng Nô , đưa sarugaku-nô (viên nhạc năng) vốn là một loại tuồng sơ
khai dành cho lễ hội ở nông thôn đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của nó.
Kyôgen được diễn xen kẻ giữa hai lớp tuồng Nô là một hình thức sân khấu của lớp bình dân, qua
đó, họ bày tỏ cái nhìn giễu cợt, phúng thích của mình đối với giai cấp quý tộc, võ sĩ và tăng lữ.
Đặc sắc của Nô và Kyogen, hai hình thức văn nghệ thời Muromachi [42] (Chiếu lên tham khảo, không
cần nói quá sâu cũng được)

Nô Kyôgen

1 - Gồm 3 yếu tố ca, nhạc và vũ. Phúng thích lãnh chúa, sư sải, thầy pháp

2 - Thể điệu kỹ xảo, viết theo câu 5 và 7 chữ Sử dụng nhiều đối thoại - văn nói

3 - Dùng mặt nạ Ít khi dùng đến mặt nạ trừ ngoại lệ

4 - Đề tài đến từ tác phẩm cổ điển, truyền Diễn tả chuyện đời thường, tùy hứng.
thuyết

5 - Tính bi kịch, quý tộc Tính hí kịch, bình dân

6 - Biểu hiện bằng tượng trưng Nhiều trò bắt chước. Tính tả thực.

7 - Tính cách u huyền, cao xa. Cái cười sảng khoái

 
 TRÀ ĐẠO 

Murata Jukou
Trong thời đại Muromachi, nhà sư Murata Jukou đã tiếp thu tinh thần của Thiền và bắt đầu mở một
phòng trà nhỏ và đơn giản và bầu không khí tĩnh lặng của "Wabicha". "Senrikyu", nổi tiếng là một
người thưởng trà, đã phát triển điều này thành nguyên mẫu của trà đạo như văn hóa Nhật Bản như
ngày nay.
Wabicha nghĩa là cách thưởng thức trà trong một khung cảnh đơn sơ tịch mịch. Wabi có nghĩa là
phong vị nhàn tĩnh cũng như sabi hay u tịch, đạm bạc đều là những phạm trù cơ bản của văn hoá Nhật
Bản.
Từ nguồn gốc khá đơn giản như một thời điểm nghỉ ngơi và tinh thần thoải mái này, trà đạo ngày
càng phức tạp với các phong trào chayoriai (trà ký hợp) tức tụ tập lại để cùng uống trà với nhau hay
các cuộc thi trà ( tocha ) với mục tiêu phân biệt các loại hương vị trà được pha trộn khác nhau bắt đầu
được tổ chức vào thời Muromachi. 
PHÂN LOẠI BỐN KIỂU UỐNG TRÀ [36] (NÓI VỚI CÁC BẠN LÀ SẼ ĐĂNG TÀI LIỆU LÊN VÀ MONG MỌI NGƯỜI
ĐỌC TÌM HIỂU THÊM, VÌ THỜI GIAN CÓ HẠN)

1 - Uống trà kiểu Lối uống trà của tông Rinzai (Lâm Tế) kèm theo tọa thiền và suy nghĩ về
tọa Thiền những công án tức bài tập của thiền gia, trầm tư đi tìm giác ngộ.
茶の湯 (Zen.in
chanoyu)

2 - Uống trà kiểu Đánh cuộc, thi đấu về trà (phân biệt trà / phi trà) [37]trong một khung cảnh trang
giao du.  trí xa hoa. Bàn, ghế, tranh treo, trà khí đều sử dụng đồ ngoại (karamono). Có
茶寄合・塔 thể kèm với ca nhạc, tiệc rượu.
(Chayoriai)

3 - Uống trà kiểu Hội họp trong phòng khách gia đình (shôin = thư viện). Các bạn trà chuyên về
tiếp khách nhiều ngành nghệ thuật (đồng bằng chúng = dôhôshuu) có thể vừa uống trà vừa
殿中の茶 thưởng thức hội họa, hương, hoa...
(Denchuu
chanoyu)

4 - Uổng trà kiểu Còn gọi là Wabicha. Uống trà với tinh thần thanh cao ở những trà phòng cất lên
thảo am ở nơi thâm u vắng vẻ. Đồ dùng (trà khí, trà cụ) đơn sơ, thuần Nhật.
草庵の茶(Sôan
chanoyu)

Việc mã hóa nghi lễ đã phát triển qua cuối thời Muromachi và nở hoa vào thời kỳ Momoyama kế
tiếp . Tương tự như vậy, các ý định thẩm mỹ đã được khớp nối cẩn thận hơn với thời gian. Trong thời
đại liên kết xã hội đang thay đổi hoàn toàn, đáng chú ý là bầu không khí của trà đạo phát triển mạnh
nhờ sự tương phản trực quan gợi ý giữa mộc mạc và tinh tế.

 HOA ĐẠO

Vào thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo du nhập đến Nhật Bản, hoa bắt đầu được dùng cho việc cúng tế .
Cắm hoa xuất hiện lần đầu trong các lễ cúng đền chùa, dần dà phổ biến và mang tính biểu tượng. Đến
cuối thế kỷ XV, Mạc chúa Ashikaga Yoshimasa đã trở thành người đề xướng vĩ đại cho Trà đạo và
Hoa đạo. Ông tin rằng lễ vật cúng tế thần linh đòi hỏi sự dày công và đặc biệt, từ đó bắt đầu đưa ra
những quy tắc cho nghệ thuật cắm hoa Ikebana sau này.
Hoa trong thời kỳ này hoa được cắm theo một phong cách gọi là Tate bana (nghệ thuật cắm hoa
đứng). Người chịu trách nhiệm sáng tạo ra dạng thức Tatebana là những nhà sư - đó là những người
lãnh đạo về trí thức và nghệ thuật của thời Muromachi. Thời kỳ này việc cắm hoa đã trở nên phổ biến
ngay cả trong tầng lớp bình dân.
Một dụng cụ rất quan trọng trong hoa đạo (Ikebana) được gọi là “Karamono” (唐物) có nghĩa là
chiếc bình. Chiếc bình này du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Vào thời kì Muromachi, Nhật Bản
nhập khẩu rất nhiều Karamono.
Khi nhiều chiếc bình “Karamono” và tranh vẽ được nhập khẩu, thì sẽ cần những khoảng không
gian để trưng bày chúng. Chính điều này đã sinh ra kiểu kiến trúc Shoin-zukuri nổi tiếng của Nhật
Bản. Đặc điểm của kiến trúc Shoin-zukuri là sự kết hợp của các trụ hình vuông và sàn được phủ hoàn
toàn bằng Tatami. Lối kiến trúc này tạo nên nền tảng của những căn nhà truyền thống ngày nay của
Nhật Bản.
Việc cắm hoa và những hốc tường (Tokonoma) trong không gian này sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp của
những chiếc bình và những bức tranh.

TIÊU BIÊU
̉
Ikenobo Senkei – ông tổ của nghệ thuật Ikebana Nhật Bản
Vào thời kì này, một vị tăng sư tên là Ikenobo Senkei đã trở nên rất nổi tiếng ở Nhật Bản do có khả
năng cắm hoa rất đẹp. Ông được nhiều võ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ mời về để giúp cắm hoa trang trí
trong những dịp lễ quan trọng. Chính từ thời gian này mà nghệ thuật Ikebana chính thức trở nên phổ
biến tại Nhật Bản.
Vào nửa cuối thời kì Muromachi, Ikebana ngày càng phát triển hơn. Sau đó, chế độ mạc phủ của
Muromachi bị suy tàn do chiến tranh nhưng xét riêng về Ikebana nó vẫn tồn tại và phát triển theo thời
gian.

 HỘI HỌA
Những phát triển quan trọng nhất của hội họa Nhật Bản trong những năm Muromachi liên quan đến
sự đồng hóa của truyền thống đơn sắc mực của Trung Quốc , được gọi trong tiếng Nhật là suiboku-ga
hoặc sumi-e (水墨画)- tranh thủy mặc.

Người đã hoàn chỉnh được thể loại này là Sesshu Toyo (雪舟 等楊). Sesshuu còn để lại nhiều kiệt
tác như "bức tranh cuốn vẽ cảnh bốn mùa" Shiki Sansui Zukan (Tứ Quí Sơn Thủy Đồ Quyển, tức Sơn
Thủy Trường Quyển, 1486), Shuutô Sansuizu (Thu Đông Sơn Thủy Đồ), Amanohashidate-zu (Thiên
Kiều Lập Đồ). Ảnh hưởng của ông vô cùng to lớn và vẫn là một mục tiêu cho những họa gia đời sau
noi dấu

Sesshū: Phong cảnh bốn mùa

Thiền tông là ảnh hưởng chính của cảm hứng hội hòa thời kỳ Muromachi.

 VĂN HỌC
Một mặt kế thừa truyền thống văn học quý tộc từ thời Heian, nhưng về mặt thơ ca truyền thống, đã
xuất hiện thể loại mới Renga (liên ca) được tạo thành từ Waka. Nijo là người đặt nền tảng lý luận cho
liên ca. Lúc đầu, renga phổ biến trong giới bình dân, nhưng sau khi nhà thơ Nijo Yoshimoto đã truyền
bá renga, nó đã trở nên phổ biến trong giới samurai, và trở thành một nét văn hóa đại diện cho thời kỳ
Muromachi.
Văn học Gozan (Ngũ sơn) là tên gọi chung của những tác phẩm của các vị Thiền sư Nhật Bản
thuộc hệ thống Ngũ sơn tại Kyoto, với các cao tăng kiêm văn nhân như Gidô Shuushin (Nghĩa Đường
Chu Tín) và Zekkai Chuushin (Tuyệt Hải Trung Tân). Các tác giả chuyên nghiên cứu và phổ biến cách
làm thơ (thi pháp) và triết lý của Tân nho giáo.
Chuyện dân gian được chia làm hai lĩnh vực là Seyo setsuwa shu (chuyện có nội dung thế tục) và
Bukkyo setsuwa shu (chuyện có nội dung Phật giáo), từng thể loại riêng có tính giáo huấn và đậm đặc
màu sắc Phật giáo. 
 
 Vườn
Các khu vườn ở thời Muromachi được thiết kế là kiểu vườn truyền thống (là một vườn cạn kiểu
nhật chỉ có đá và sỏi không có nước) theo phong cách Zen cùng sự phát triển của Thiền tông.
Vườn Daitokuji Daisenin ở Kyoto và Vườn Ryogenin, là những khu vườn tiêu biểu của thời đại
này:
Vườn Daisenin Daitokuji ở Kyoto: Vườn Daisenin là một khu vườn cạn theo phong cách Zen và là
kiểu vườn đại diện cho thời kỳ Muromachi. Nó được cho là một kiệt tác, bởi cả khu vườn được trang
trí một cách tinh tế và được chăm chút rất kỹ lưỡng.
Vườn Daitokuji Ryogenin ở Kyoto: Khu vườn này được được tạo nên bởi các vị Hatakeyama,
Otomo và Ouchi cùng với thiền sư Tokei. Điểm đặc biệt của khu vườn này là toàn bộ khu vườn được
bao phủ bởi rêu và có cấu trúc đơn giản.

5. Cảm nghĩ của nhóm


Dù rằng giai đoạn này có nhiều hỗn loạn về mặt chính trị nhưng vẫn được xem là thời kỳ hoàng kim
của văn hóa nghệ thuật Nhật Bản. Thời kỳ này phát triển mạnh mẽ về tôn giáo, đặc biệt là chịu ảnh
hưởng của phái Thiền tông. Thiền tông trở thành một tông phái lớn, phát triển mãi tận sau này. Trở
thành sự ảnh hưởng đặc biệt đến cảm thức thẩm mỹ của con người Nhật Bản.
Đặc biệt thời kỳ này, các loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu và kiến trúc nội thất phát triển rực
rỡ. Nghệ thuật như kịch nô, trà đạo, hoa.đạo cho đến ngày nay trở thành một nét đẹp văn hóa truyền
thống của người người Nhật. Với những sản phẩm văn hóa đặc trưng như chùa Ginkakuji, hoa viên
của chùa Ryoanji, tranh thủy mặc của danh họa Sesshu và nghệ thuật cắm hoa, trà đạo ... nền văn hóa
Higashiyama đã mang đến Văn hóa dân tộc Nhật Bản với những nét tinh túy không thể lẫn lộn vào đâu
được.
Ở đó, ai cũng có thể cảm nhận được một nét u hoài, trầm mặc, không phô trương bên ngoài mà chủ
yếu hướng vào nội tâm theo tinh thần của Thiền tông Nhật Bản. Chính nhờ những nét riêng biệt ấy mà
bất cứ du khách người nước ngoài nào khi đến đây cũng có thể cảm nhận rằng, dù xã hội Nhật Bản có
phát triển đến mức độ nào đi chăng nữa, nhưng trong từng biểu hiện văn hóa ở quốc gia này vẫn toát
lên một nét gì đó rất trầm lắng, tĩnh tại, an nhiên mà nền văn hóa Higashiyama đã tạo ra từ hàng trăm
năm trước.

Nhóm 7

Bài 12: 徒然草と方丈記 無常観の表現

“Đồ nhiên thảo” (Tsurezure-gusa) thường được đặt cạnh “Phương trượng ký” (Hôjôki) của Kamo no
Chômei như song bích của tùy bút văn học Nhật Bản. Nếu “Phương trượng ký” được viết theo một
cấu trúc nhất định, văn phong mạnh mẽ, lập luận sắc sảo, thì “Đồ nhiên thảo” lại mang tính nhàn đàm,
suy nghĩ đột khởi, vụt sáng nên tác giả thường chọn ghi chép nhanh lên bất cứ gì có thể ghi chép
trong tầm tay.

徒然草

1.Sơ lược về tác giả:

本名は卜部兼好(うらべかねよし)。鎌倉時代末期から南北朝時代に生きた官人、歌人、随筆 家で
す。

吉田神社の神職である兼顕の息子として生まれました。自身は堀川家の家司となり、その後六 位
蔵人に任命されます。

しかし、30 歳前後に出家し、兼好法師(けんこうほうし)とも呼ばれるように。後宇多法皇の 死がきっ


かけの出家と言われていましたが、現在も正確な理由はよくわかっていません。

出家後は仏道修行に励んだり、和歌を詠んだりしていたそうで、「徒然草」もこの頃に書かれ とされ
ています。二条為世に和歌を学び、その才能は二条為世門四天王の一人となるほどのも のでした。

Tên thật là Urabe Kaneyoshi. Ông là một vị quan, nhà thơ, nhà văn sống từ cuối thời Kamakura đến
thời kỳ Nam Bắc triều (1283 - 1350).
Ông xuất gia vào năm 30 tuổi và được biết đến với tên Yoshida Kenko. Người ta nói rằng cái chết của
Thiên Hoàng Go Uda là nguyên nhân khiến ông xuất gia, nhưng đến hiện nay thì vẫn chưa biết được
lý do cụ thể là gì.

Sau khi xuất gia, ông đã cố gắng tu luyện Phật Giáo, làm các bài thơ waka. và Tsurezuregusa có lẽ
cũng được viết vào khoảng thời gian này. Ông đã học thơ waka từ Nijo Tameyo, với tài năng của bản
thân thì ông đã trở thành một trong “Tứ thiên vương” ở thời trung đại (danh hiệu để chỉ 4 nhà thơ hàng
đầu)

Bối cảnh sống: Sống trong thời loạn lạc, chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt liên miên
đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách Kenko nhìn nhận cuộc sống. Đã 660 năm kể từ ngày Urabe Kenko
qua đời nhưng tư tưởng của ông vẫn còn mới mẻ. Độc giả hôm nay vẫn còn tìm thấy sự gần gũi trong
cách ông nhìn nhận cuộc đời, tình yêu, lý tưởng sống dù tác giả không chủ
đích lưu danh.

2. Định nghĩa ( 徒然草 - Đồ Nhiên Thảo)


「徒然草」は鎌倉時代末期、吉田兼好によって書かれたと言われている随筆です。

序段を含め 244 段から構成されていて、上巻と下巻に分かれています。現在の日本語の表記体 系


の元となる「和漢混淆文」と、仮名文字の両方で書かれているのが特徴です。「日本三大随 筆」とし
て評価されています。

Giải thích về tên cuốn tập

題名は、序段の「つれづれなるままに」の冒頭の語によったものである。

ちなみにタイトルにもなっている「徒然」とは、特にやるべき事がなく、手持ち無沙汰 な様子を表し、
「草」は植物でなく、ノートを表します。

"Tsurezure" ở phần tiêu đề cụm từ thể hiện bộ dáng thong dong tự tại không vướng bận sự đời hay
công việc, từ "gusa" không chỉ thực vật là "cây cỏ" mà có nghĩa là cuốn tập.

=> Tsurezuregusa nghĩa là một cuốn tập viết về lối sống sự ung dung tự tại.

Tsurezuregusa là tuyển tập các bài tùy bút được viết bởi Yoshida Kenko vào cuối thời kỳ Kamakura.
Tuyển tập này có 244 bài tùy bút, bao gồm cả lời nói đầu. Tuyển tập này được chia làm cuốn là cuốn
Thượng và cuốn Hạ. Đặc điểm của tuyển tập này là được viết bằng cả chữ Kana và Wakan
Konkoubun (loại chữ viết trộn lẫn giữa tiếng Nhật và tiếng Trung), là cơ sở của hệ thống chữ viết
tiếng Nhật hiện nay. Còn được đánh giá là một trong ba tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại.

3. Bối cảnh ra đời

徒然草が書かれた時代背景は

『徒然草』が書かれた時代は、政治的に混乱した時代でした。鎌倉時代の末期頃、武士による 政
治がひずみを帯びて崩れ去ろうとする時代でした。

そして、後醍醐天皇が天皇による直接的な政治を模索して建武の新政を断行しますが、結局う まく
行かず、天皇の系統が南朝と北朝に分裂し、世にいう南北朝時代に突入する頃でした。

このように、めまぐるしく移り変わる政治状況を目の当たりにして、兼好は無常を感じたので す。

無常とは、この世のすべての存在はいつまでも常にあるわけではなく、万物は変化し、滅んで いくと
いう意識のことです。
すべての存在は消え、人は死ぬということです。

しかし、兼好は無常を嘆き悲しむのではなく、むしろ、無常であるからこそ、命ある時に味わ いがある
のだと考えたのです。
花は散るからこそ美しいという考え方なのです。

Thời điểm Tsurezuregusa được viết là thời kỳ chính trị hỗn loạn. Vào khoảng cuối thời Kamakura,
nền chính trị của các samurai bị bóp méo và sắp sụp đổ.

Sau đó, Hoàng đế Go-Daigo tìm kiếm chính trị trực tiếp của hoàng đế và thực hiện chính trị mới của
Kenmu, nhưng cuối cùng mọi việc không suôn sẻ, và hệ thống của hoàng đế chia thành các triều đình
Nam và Bắc, và khi thế giới tiến vào thời kỳ Nam Bắc triều. Bằng cách này, chứng kiến tình hình
chính trị thay đổi nhanh chóng, đã thay đổi nhận thức Kaneyoshi về cuộc sống.

4. Giải thích nghĩa của tài liệu:

鎌倉時代: Thời kì Kamakura

馬鹿馬鹿しい: Khờ dại

取り留めの無い:mập mờ, không rõ ràng

妙に: Lạ thay

硯: Nghiên mực

手持ち無沙汰: không có gì để làm, buồn chán.

無常観: Quan điểm vô thường

5.Nội dung (徒然草のあらすじ)

「題名は、序段の「つれづれなるままに」の冒頭の語によったものである。」“Nhan đề của tác phẩm


được đặt theo từ 「つれづれなるままに」bắt đầu ở trong lời nói đầu”

「つれづれなるまゝに、日くらし、硯にむかひて、心に移りゆくよしなし事を、そこはかとな く書きつく
れば、あやしうこそものぐるほしけれ。」(『徒然草』から引用)

訳:手持ち無沙汰にやることもなく一日を過ごし、硯に向かって心に浮かんでくる取りとめも 無いこ
とを、特に定まったこともなく書いていると、妙に馬鹿馬鹿しい気持ちになるものだ。 (bản dịch trong
sách)

この有名な序段の文は、「特にやるべき事もなく退屈だったので、1 日中硯(すずり)に向か って、心


に浮かんでくるいろいろな事を、ただ書いていると、妙に夢中になって気が変になり そうだ」という意
味です。 (một bản dịch khác mà nhóm tìm được)

Trải qua một ngày tẻ nhạt, những ý nghĩ mơ hồ tuôn ra trong đầu cứ thế mà được viết ra trong vô
thức, khiến lòng ta nảy sinh cảm giác khó hiểu đến lạ thường.
Lối viết ung dung tự tại từ cách chọn đề tài, miêu tả, lý luận. Đôi khi có sự mâu thuẫn, xung đột giữa
các đoạn và văn thể khá biến hóa như thể có nhiều người cùng viết. Có lúc viết như giảng đạo, có lúc
viết kiểu thế tục. Có lúc chê trách, lúc mỉa mai, lúc hồi tưởng, lúc nhắc nhỡ, lúc lại như đang kể
chuyện, than thở hay tâm sự. Trước đó, chưa thấy ai viết một cách đa dạng như thế.

Đề tài của 243 đoạn rất phong phú, đả động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mọi góc cạnh của cuộc
đời. Từ cái ước mơ sinh trong gia đình quí tộc, đức kiệm ước, kinh nghiệm ái tình, sự quan tâm đến
đạo Phật trong đời sống hàng ngày, cảnh ngộ thất ý, con cái vô dụng, lòng đam mê sắc dục, sự quyến
rũ của phụ nữ, chỗ ở, những đòi hỏi đối với bạn bè, sự yêu chuộng sách vở đời xưa vv… Nhiều khi
chủ quan, độc đoán, đánh giá mọi vật theo cái yêu ghét của mình. Điều này cho ta thấy Kenkô là một
người nhiều cá tính.

方丈記

1. Sơ lược về tác giả Kamo no Chōmei (鴨 長明 - 1155–1216) :

Kamo Chōmei , còn gọi là Kamo no Chōmei, là nhà thơ và nhà phê bình thơ bản ngữ Nhật Bản , một
trong những nhân vật lớn trong lịch sử thi pháp Nhật Bản.

Mặc dù xuất thân tương đối khiêm tốn, những món quà thơ của ông đã mang lại cho ông sự công
nhận miễn cưỡng từ triều đình và cuối cùng, một chức quan do triều đình chỉ định. Ngay sau khi vị trí
của mình được thiết lập, Chōmei nhận lệnh của Phật giáo (1204) và quay lưng lại với thế giới.

2. Bối cảnh ra đời của cuốn tập:

Phương trượng ký ( 方 丈 記 , Romaji: Hōjō-ki) là tên tập tùy bút của thi nhân Nhật Bản Kamo no
Chōmei (Kamo no Naga Akira) vào đầu thời Kamakura. Những năm cuối đời, Chōmei lui về ẩn cư ở
núi Hino thuộc vùng ngoại ô Kyōto. Tại đây ông dựng một cái am nhỏ, bốn bề mỗi bề một trượng
(chừng 3m) nên mới gọi là phương trượng. Chōmei ẩn cư trong am, quan sát thế sự
đương thời và ghi chép lại nên gọi tác phẩm của mình là "phương trượng ký". Đây là tập tùy bút tiêu
biểu cho nền văn học Nhật Bản thời trung cổ, và được tôn xưng là "Nhật Bản tam đại tùy bút" cùng
với tập tùy bút Makura-zōshi thời Heian và tập Tsurezure-gusa sau thời đại của Chōmei chừng trăm
năm.

3. Khái quát sơ lược về tác phẩm:

Hojoki ghi chép lại các sự kiện và những suy ngẫm trong cuộc đời của Kamo no Chomei.

Phần đầu của tùy bút ghi chép về các sự kiện thiên tai, đói kém trong xã hội đương thời với cái nhìn
vô thường, phần sau kể về sinh hoạt của tác giả trong am. Cuối tùy bút, tác giả còn phủ nhận luôn mọi
cố chấp, cho rằng cảm giác vui thích với cuộc sống trong am cũng chính là thứ phiền não ngăn cản ta
đến với cảnh giới giác ngộ.
Phần mạo đầu của phương trượng ký mang đậm chất vô thường quan, xem cuộc đời như hư huyễn và
đây cũng là cái nhìn chủ đạo xuyên suốt tác phẩm.

4. Giải thích nghĩa của tài liệu:

流れ:dòng chảy

浮く:nổi, lơ lửng

消える:tan biến

水の泡: Đổ sông đổ bể, không thành ra cái gì

よどみ: Do dự

5. Nội dung của Phương Trượng Ký (方丈記):


Đoạn trích từ tài liệu

(ゆく河の流れは絶えずして、しかももとの水にあらず。淀みに浮ぶうたかたは、かつ 消え、かつ結び
て、久しくとどまりたる例なし。)

Tạm dịch: “Dòng sông vốn chảy mãi không ngừng, mà nước vốn chẳng phải nước ban đầu. Lại nghĩ
bong bóng nổi lên chỗ nước đọng, vừa tan biến đã lại nổi lên, chẳng lần nào giống lần nào.”

Nội dung phần đầu tập sách miêu tả năm tai ách của người Nhật thời đó : trận hoả tai năm Angen (An
Nguyên, 1177) thiêu rụi 1/3 thành phố Kyôto, trận bão lốc năm Jishô (Trị Thừa, 1180), quyết định đột
ngột thiên đô về Fukuhara (Phúc Nguyên, gần Kobe) của quyền thần Taira Kiyomori cũng vào năm
1180 khi quân Yoritomo và Kiso tấn công, nạn đói năm Yôwa (Dưỡng Hòa, 1181) làm chết trên
42.000 người, trận động đất năm Genryaku (Nguyên Lịch, 1185). Ông viết chính xác đến từng chi tiết
với một giọng văn gây xúc động của người chứng kiến cảnh đời vô thường của một kinh đô có lịch sử
huy hoàng 400 năm đang lần hồi sụp đổ.

Sau khi đã kể lại 5 tai ách, trong phần thứ hai của quyển sách, ông hồi tưởng lại cuộc đời đầy dẫy bất
hạnh của chính bản thân và kể lại bước đường đã khiến ông từ bỏ cuộc đời vô nghĩa để xuất gia, lập
am trong núi ẩn cư. Ông tả lại một cách sống động cuộc đời nhàn tản lần đầu tiên tìm thấy được trong
niềm vui tôn giáo, thi phú và âm nhạc.Tuy nhiên, trong phần kết, ông lại lên tiếng phủ nhận bản thân
mình vì đã quá chấp nhất, chỉ lo nghĩ đến cuộc sống thảo am thanh tĩnh. => Sách ngắn thôi nhưng đủ
để miêu tả tâm tình với rất nhiều cảm khái của một người trí thức phải kinh qua một thời đại đầy biến
loạn.

Phần đầu có giọng văn than thở vì phải miêu tả năm tai ách, phần sau ca ngợi cuộc sống nhàn cư, để
rồi kết luận gấp rút bằng phủ nhận bản thân, nghĩa là sách được chia thành 3 phần khá rõ ràng. Sách
viết bằng chữ Hán pha chữ Nhật, có nhiều đối cú, câu văn mạnh mẽ, lý luận minh bạch,
nhất là những đoạn miêu tả thiên tai để lại nhiều ấn tượng. Là tác phẩm do một ẩn sĩ sáng tác lại có
thêm quan điểm nhìn cuộc đời như một cõi vô thường, Hôjôki đã trở thành một tiêu biểu cho dòng
văn học yếm thế đồng thời là lý tưởng tự do và ảnh hưởng nhiều đến toàn thể văn chương trung cận
đại.

Tư tưởng vô thường

Như các bạn đã được học qua, thì người đầu tiên đưa Phật giáo vào Nhật Bản là Thái tử Shotoku. Phật
Giáo đã trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Từ đó, Phật Giáo ngày càng phát triển và ảnh hưởng đến
mọi mặt trong đời sống tinh thần của người Nhật, trong đó có thể thấy rõ nhất là qua văn học.

Tư tưởng vô thường là một trong những học thuyết của Phật giáo. Để phân tích chữ “Vô thường”:

“Vô” có nghĩa là không, không thật

“Thường” có nghĩa là thường còn, bền vững

Vậy thì “vô thường” có nghĩa là “không bền vững”, “không thường còn”. Hay nói một cách khác là tư
tưởng vô thường nghĩa là "không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên
tục"

Nói một cách thực tế tư tưởng vô thường ám chỉ việc mọi thứ trên thế giới luôn thay đổi, và không có
gì luôn ở trong trạng thái giống nhau. Ví dụ, con người chắc chắn sẽ già đi, từ khi được sinh ra, từ trẻ
em trở thành người lớn, về già... Và cuối cùng là chết đi. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra đối với những
đồ vật những thứ không phải là con người. Giống như những ngôi nhà không thể luôn mới và sáng
bóng mãi mãi, Cùng với sự thay đổi của thời gian chỗ này chỗ kìa cũng sẽ thay đổi dần. Bằng cách
này, cái hữu hình cuối cùng sẽ bị diệt vong. Vì vậy, con người chết và mọi thứ hư hao, tổn hại là lẽ tự
nhiên.

Phân tích tư tưởng vô thường trong 2 cuốn tập

Đồ Nhiên Thảo

Đoạn 7: Không khô như sương trên cánh đồng Adashi

Sương trên cánh đồng Adashi khô ngay, khói núi Toribe mới nhìn đã không thấy nữa thế mà con
người không muốn mình biến mất như giọt sương, ngọn khói. Tuy nhiên, nếu cuộc đời cứ kéo dài
vĩnh viễn thì còn gì đáng để xúc động nữa. Chính vì đời vô thường nên nó mới tuyệt vời.

Thử nhìn sinh vật muôn loài xem, có giống nào sống lâu hơn loài người. Phù du sáng sinh ra chiều đã
chết đi, ve sầu sống chỉ nội mùa hè, nào có biết xuân thu, chúng là những con vật mà cuộc đời thật
ngắn ngủi. Sống mà biết sống vui thỏa thì cho dù một năm thôi cũng đã thấy cuộc
đời dài lắm rồi. Còn như cứ muốn mình sống mãi sống hoài, không sao thấy đủ thì nghìn năm chỉ
thoáng qua như giấc mộng một đêm. Cuộc đời này sẽ phải biến mất đi lúc nào đó thôi, bám víu làm
chi khi để thấy cảnh già nua xấu xí. Sống càng thọ càng mang nhục, Cùng lắm thì nên chết lúc chưa
tới bốn mươi là vừa đẹp.

Sau đi qua cái tuổi đó rồi, con người không còn biết mắc cỡ vì hình dung xấu xí nữa, lại thích nhập
bọn với người khác. Lúc đời xế bóng, họ muốn kéo dài tính mệnh để gần gũi con cháu, cầu mong
sống thêm để chứng kiến tương lai của chúng lúc thành nhân. Họ chỉ đeo đẳng mỗi cái lòng dục mà
quên phải sống cho ra hồn người. Những cảnh tượng như vậy thật không sao coi cho được.

Phân tích:

Tất thảy vạn vật trên thế giới này đều trải qua những sự thay đổi, không có gì là trường tồn vĩnh viễn
cả. Xuyên suốt tập Đồ Nhiên Thảo này, đều nói lên một tư tưởng đó chính là tư tưởng “Vô thường”.
Tác phẩm “Đồ Nhiên Thảo” đã được Nguyễn Nam Trân dịch và được phát hành ở Việt Nam vào năm
2020. Ở đây nhóm mình sẽ lấy đoạn thứ 7 trong tuyển tập để phân tích về tư tưởng này. Tên của đoạn
này là 「あだし野の露」, tên tiếng Việt là “Không khô như sương trên cánh đồng Adashi”.

Mở đầu, chúng ta đã bắt gặp được một vài chi tiết như là “sương trên cánh đồng Adashi khô ngay”
hay là “khói núi Toribe mới nhìn đã không thấy”. Thật ra cánh đồng Adashi này nằm ở ngoại thành
Kyoto và núi Toribe là vùng gò núi phía đông Kyoto, cả hai nơi này đều là nơi hỏa táng. Sở dĩ ông
đưa ra hình ảnh của hai nơi này có lẽ ý muốn nói con người rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ chết, vì đó
cũng là quy luật của tự nhiên mà thôi.

だが、その草露や煙のように人間がこの世に永住して死ぬことがないならば、人生の深い感動 は生
まれてくるはずもない。…それに比べたら、人間の場合は心安らかに一年間を送れるとい うだけで
もなんとものどかな話ではないか。

“Tuy nhiên, nếu cuộc đời cứ kéo dài vĩnh viễn thì còn gì đáng để xúc động nữa. Chính vì đời vô
thường nên nó mới tuyệt vời….Sống mà biết sống vui thỏa thì cho dù một năm thôi cũng đã thấy cuộc
đời dài lắm rồi.”

Ngay từ câu văn, chúng ta có thể thấy ông Kenko đã nhận thức được triết lý vô thường của Phật giáo.
Con người ai cũng sẽ phải trải qua sinh lão bệnh tử, chúng ta được sinh ra, lớn lên theo năm tháng rồi
già đi cơ thể yếu dần gặp phải các bệnh rồi không may trở về với cát bụi. Cuộc đời của con người nói
dài thì cũng không dài mà nói ngắn thì cũng không hẳn, nhưng nếu so với các loài sinh vật khác như
phù du sinh ra vào buổi sáng và chiều chết đi , hay ve sầu chỉ sống vào mùa hè thì quả thật loài người
sống rất lâu. Cuộc đời này là vô thường, nên chúng ta càng phải biết trân trọng thời gian hiện tại, để
không phải hối tiếc về sau.
Triết lý vô thường như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ dòng lịch sử cho đến tận hôm nay triết lý này vẫn
luôn được lưu giữ.

Liên hệ:

Okuribito (Khởi hành) - Bộ phim từng mang về cho điện ảnh Nhật Bản giải Oscar cho “Phim nói
tiếng nước ngoài hay nhất” năm 2008.

Nhân vật chính làm công việc khâm liệm. Một việc rất thiêng liêng nhưng cũng ám ảnh được dùng để
dẫn dắt bộ phim, tác phẩm đưa chúng ta vào từng gia đình, từng hoàn cảnh, tưungf cách tiễn đưa
người đã khuất chuẩn bị khởi hành sang thế giới bên kia. Dù có oán trách của người mẹ, có giận hờn
của người con, có bản lĩnh cứng cỏi của người chồng, đến khi nhìn thấy người thân của mình như hồi
sinh trong bàn tay nghệ nhân khâm liệm, xung quanh giờ đây đều ngập tràn cảm xúc. Chưa bao giờ
cái chết lại được làm tươi sáng, trong trẻo và nhân văn đến thế, tựa như ta được sống lại một lần nữa
bên người đã khuất.

Sự tinh tế còn nằm trong những ẩn dụ đầy sâu sắc về triết lý giữa sự sống - cái chết. Hình ảnh đàn cá
hồi bơi ngược dòng để tìm về nơi mình sinh ra rồi chết, là một trong những hình ảnh gợi nhiều liên
tưởng trong người xem.

=> Mọi sinh vật rồi cũng đều phải chết. Cái chết cũng là một lẽ thường trong muôn vàn quy luật bất
biến của sự sống. Người ta cần chuẩn bị tâm lý để có thể thanh thản thay vì sợ hãi trước cuộc khởi
hành đi về miền cực lạc này. Đó là lý do ông già làm nghề thi hành tang lễ hỏa thiêu không nói lời
“Vĩnh biệt” với bà chủ tiệm tắm nước nóng mà chỉ đơn giản là “Cảm ơn” và “Hẹn gặp lại”. Đó là
cách người Nhật sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc kể cả cái chết, là cách họ tự
tại và an nhiên đối diện với cuộc đời vô thường luôn đổi thay, khó đoán định.

Phương Trượng Ký

Sông kia chảy mãi chẳng lúc nào ngừng mà nước có bao giờ lại là dòng nước cũ. Bọt cặn dậy lên từ
những nơi nước úng cũng có lúc tụ lúc tan chứ không giữ nguyên hình dạng lâu dài.

Con người sinh ra ở đời cũng như chỗ trú ngụ của họ, so với dòng sông, có khác gì đâu.

Ở chốn kinh đô lộng lẫy, biết bao nhiêu nhà cửa của kẻ giàu người khó, liền liền bên nhau, chen chúc
đua cao, tưởng như sẽ còn mãi mãi dù trải qua bao nhiêu thời đại. Nhưng khi thử nhìn coi chúng có
thực sự bền lâu hay không thì mới thấy con số những ngôi nhà vẫn nguyên vẹn như xưa thật là ít ỏi.
Có ngôi thì năm ngoái bị hỏa hoạn, năm nay phải dựng lại, có ngôi thì nhà to suy sụp, trên nền cũ xây
lên mỗi một mái con.

Người sống trong những ngôi nhà đó, số phận cũng tương tự như vậy. Trong kinh đô có những khu
vực tưởng chừng không thay đổi và vẫn đầy người sống ở đó, nhưng trong số hai, ba mươi người
ngày xưa ta từng gặp thì nay cùng lắm chỉ còn mỗi một hay hai. Trên đời, sáng có người
vừa chết thì chiều đã có kẻ sinh ra, đó là lẽ thường của cuộc sống, hoàn toàn không khác chuyện bọt
nước dòng sông, mất đó rồi lại hiện ra.

Ta không hiểu những con người liên tiếp sinh ra và chết đi đã từ đâu đến cõi đời này và lúc chết sẽ về
đâu. Ta cũng không hiểu vì ai mà người ta phải lao tâm mệt trí để xây nhà, rồi vì đâu mà phải trang trí
cho đẹp mắt cái chỉ là nơi ở tạm trong cuộc sống vô thường này. Ta thấy cảnh đổi thay liên tục của
những ngôi nhà và chủ nhân của chúng so ra chẳng khác gì giọt sương trên cánh hoa bìm buổi sáng.
Có lúc sương rơi đi mất để hoa ở lại. Hoa dẫu có còn nhưng khi nắng lên thì đã cạn sức sống. Cũng có
lúc hoa tàn héo nhưng giọt sương đọng trên hoa vẫn chưa tan biến. Tuy gọi là chưa tan nhưng sương
chỉ còn đó trong khoảnh khắc chớ đâu có thể kéo dài cho đến lúc cuối ngày.
Kết luận

Tsurezuregusa có nội dung tập trung vào sở thích và việc làm của triều đại, nhân sinh quan, cảm thụ
thẩm mỹ dựa trên quan điểm về vô thường. So với Hojoki, đó là một hình ảnh tươi sáng trong khi
thuyết giảng về vô thường.

Hojoki là một bản ghi chép của Chomei khi quan sát thế giới, và nó mô tả những sự kiện lớn như
thiên tai và nạn đói, đồng thời cũng được coi như một tư liệu lịch sử quan trọng. Ở một thời đại đau
thương và đau đớn, nó là một hình ảnh hơi u tối, than khóc cho sự vô thường của cuộc sống và cảm
nhận mạnh mẽ nỗi đau khổ của con người.

Nếu "Hojoki" kết thúc bằng một sự tiếc thương vô thường, thì Tsurezuregusa lại có chiều sâu suy
đoán và thiết lập một cảm quan thẩm mỹ thời trung cổ mới nên được gọi là vẻ đẹp vô thường.

Nguyên nhân của sự khác biệt này:

Thời gian ra đời khác nhau. "Hojoki" được thực hiện trong nửa đầu thời Kamakura. Có thể nói, thời
đại của Mạc phủ bắt đầu và đó là một thời kỳ đầy biến động. Phải nói rằng sự ẩn dật của Kamo no
Chomei có liên quan gì đó đến thời đại đó. Trong nửa sau của thời kỳ Kamakura, ông viết rằng ông
không hài lòng với những quý tộc chống lại thời đại, và việc họ bị tiêu diệt là điều không thể tránh
khỏi.

Liên hệ

Vô thường trong văn hoá và văn học Việt Nam

Phật giáo có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, ngay từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Phật giáo Ấn Độ
đã được truyền sang Giao Chỉ, và đến thời Bắc thuộc thì Phật giáo Trung Hoa truyền vào càng mạnh
mẽ. Quan niệm về vô thường đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ, văn hoá và ảnh hưởng nhiều đến văn
chương, nghệ thuật.
Dòng văn học thành văn đầu tiên của Việt Nam, dòng văn học mang đậm màu sắc Phật giáo có không
ít tác phẩm mang cảm quan vô thường của các Thiền sư, vua chúa, trí thức… Họ đều là người thâm
nhập triết lý Phật giáo, trên nhãn quan đó mà chiêm nghiệm thế giới và nhân sinh. Cảm thức vô
thường vẫn còn theo tâm thức Việt Nam đến tận thời hiện đại. Đọc Tản Đà, Huy Cận, Lưu Trọng Lư,
Bùi Giáng, Phạm Công Thiện… ta đều thấy ẩn hiện bóng dáng của sự cảm nghiệm vô thường.

Như thế, cảm quan vô thường đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nhiều tác phẩm văn học
Việt Nam. Cũng như đối với văn học Nhật Bản, đây có thể là chìa khóa quan trọng để cảm hiểu và đọc
được những chiều sâu trong văn chương Việt.

世阿弥能の思想と幽玄の世界 - Kịch Noh và thế giới quan U Huyền


I. Dịch bài
能(のう)は日本の代表的な舞台芸術の一つで、 世阿弥(ぜあみ)によって完成されまし
た。 能は「序破急(じょはきゅう)」を大切にします。 序破急とは緩急(かんきゅう)の
ことです。 舞台にも緩急はあり、 一日にも緩急があると考えました。
 能から「幽玄(ゆうげん)」という考え方が生まれました。 幽玄とは「もの寂しい美し
さ」「あでやかな美」「余剰の美」などを表します。 この考え方は現代の日本人の思想に
も大きく影響を残しています。
Noh là một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu của Nhật Bản, được hoàn thiện bởi
triết gia, nhà viết kịch 世阿弥(ぜあみ). Kịch Noh coi trọng tiết tấu 序破急(じょはきゅう)khi
biểu diễn, 序破急(じょはきゅう) là thuật ngữ dùng để diễn tả tiết tấu lúc nhanh lúc chậm khi
biểu diễn. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng sân khấu có lúc thăng lúc trầm và cuộc đời cũng vậy.
Ý tưởng về "Yugen – U Huyền" được sinh ra từ kịch Noh. Yugen đại diện cho "vẻ đẹp cô đơn", "vẻ
đẹp quyến rũ" và "vẻ đẹp còn lại". Lối suy nghĩ này vẫn có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của người
Nhật hiện đại.
Giải thích nghĩa của từ
 序破急(じょはきゅう): là một thuật ngữ dùng để chỉ sự sáng tác, tổ chức của kịch Noh; gồm 3
phần cơ bản: mở đầu, giữa và cao trào (kết thúc).
 緩急(かんきゅう):dùng để chỉ tiết tấu lúc nhanh lúc chậm.
II. Tìm hiểu thông tin, nội dung trong bài
1. Hai cha con Kanami và Zeami
Noh được biết đến như một loại hình nghệ thuật cổ điển của Nhật Bản vẫn còn lưu hành cho
đến hiện nay. Và góp phần vào sự phát triển rực rỡ của Noh phải kể đến hai cha con Kanami và
Zeami. Hai cha con họ với sự bảo trợ của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu đã đạt được những thành
tựu đáng kể trong thời Muromachi.
Kanami sinh năm 1333 mất 1384, ông là một nghệ nhân (ở đây là người biểu diễn các loại
hình nghệ thuật), nhà soạn kịch thiên tài. Ông là người đã đem đến cho Noh một làn gió mới đầy tính
nhân văn. Con trai ông - Zeami, sinh năm 1363 mất 1443 cũng chính là người kế thừa những phẩm
chất vô cùng tuyệt vời của ông. Zeami đã nâng kịch Noh lên một tầm cao mới khi mà ông khoác thêm
phong cách quý tộc đầy cảm xúc và sự tao nhã lên nó.
a. Noh của Kanami- khắc họa dáng vẻ vốn có của con người
Kanami đã tạo ra kịch Noh bằng cách đưa yếu tố Kabu (歌舞/Ca Vũ/Ca múa) và chất Fuuryuu
(風流/Phong Lưu) mang đậm phong vị và nét đẹp ưu nhã vào nghệ thuật Sarugaku (猿楽, "nhạc khỉ")
và được lưu truyền đến tận ngày nay.
Giải thích: Sarugaku là một hình thức nhà hát phổ biến ở Nhật Bản trong thế kỷ 11 đến 14. Nó bắt
nguồn từ "sangaku", một hình thức giải trí gợi nhớ đến rạp xiếc thời hiện đại, bao gồm chủ yếu là
nhào lộn, tung hứng và kịch câm, đôi khi kết hợp với múa trống.
Trong phong cách nghệ thuật của ông, có thể thấy rõ yếu tố hài kịch được tái hiện trong mối
quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và nó cũng gần với nhận thức của
dân chúng. Ông trình diễn khắp mọi miền đất nước, gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều đền chùa, và nhận
được nhiều sự ủng hộ từ dân chúng ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, cũng chính vì thế mà phong
cách nghệ thuật của ông cũng được sinh ra từ đây. Ngoài ra, chính sự kết hợp với Kabu (ca vũ) đã dẫn
đến sự cải cách Noh thành một vở nhạc kịch nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay
b. Noh của Zeami – bị mê hoặc trong thế giới đầy sự nhã nhặn, thanh lịch
Zeami Motokiyo (世阿弥元清) còn được gọi là Kanze Motokiyo (観世元清), là một chuyên
gia thẩm mỹ, diễn viên và nhà viết kịch tài ba. Cha của anh là Kanami- người đã giới thiệu anh đến
buổi biểu diễn nhà hát Noh khi còn trẻ và thấy rằng anh là một diễn viên lành nghề. Khi 12 tuổi,
Zeami là cái tên được lọt vào mắt xanh của nhiều quan chức, trong đó có tướng quân Yoshimitsu
Ashikaga. Xã hội samurai và tầng lớp quý tộc vào thời kỳ đó rất yêu thích và đánh giá cao sự huyền bí
(vẻ đẹp tao nhã và nhẹ nhàng). Zeami đã mang lại một hơi thở mới cho kịch Noh với “Mugen Noh -
kịch Noh mang nét mộng ảo”- hình thức thức kịch Noh mang vẻ đẹp của sự huyền bí trong cốt truyện,
ca vũ, động tác, sự pha trộn ca từ trong vở kịch. Khi ấy, tuy những người biểu diễn kịch Noh rất ít
được chỉ dạy, hướng dẫn kĩ càng về kịch Noh. Tuy nhiên, Zeami may mắn là một người con “nhà
nòi”, vừa được giao du với tầng lớp thượng lưu nên các tác phẩm nghệ thuật của ông chinh phục,
chiếm được cảm tình của phần lớn khán giả thuộc tầng lớp samurai và giới quý tộc. Điều này đã góp
phần đưa tên tuổi của Zeami trở nên được biết đến rộng rãi, có thể xem là một người nổi tiếng thời bấy
giờ, đặc biệt đối với những người thuộc tầng lớp thượng lưu.
Zeami pha trộn nhiều chủ đề Cổ điển và Hiện đại trong tác phẩm của mình, đồng thời sử dụng
các truyền thống của Nhật Bản và Trung Quốc. Ông đưa nhiều chủ đề về Thiền tông vào các tác phẩm
của mình đến mức mà các nhà bình luận sau này đã tranh luận về mức độ quan tâm của cá nhân ông
đối với Thiền. Các tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như Izutsu, Hagoromo (“Chiếc áo khoác
lông vũ”), Koi no omoni (“Gánh nặng của tình yêu”), Takasago, Hoa truyền thư (Kadensho), Bên bờ
giếng nước, Chí hoa đạo (Shikadō), Hoa kính (Kakyō), Cửu vị (Kyūi) …
c. Sự khác nhau giữa góc nhìn nghệ thuật giữa Zeami và cha mình
Trong khi cha của Zeami thể hiện góc nhìn về nội dung của mình qua kịch Noh là sự kết nối
và tương tác giữa con người với con người với nhau thì ông lại thể hiện một góc nhìn hoàn toàn khác
biệt là đào sâu hơn vào tâm lý sâu sắc của một cá nhân và vẫn giữ sự đề cao những cảm giác cổ điển.
Kịch Noh của Kanami được tạo ra không phải sự chú ý, tập trung vào một cá nhân mà là hình
tượng con người gần gũi với thiên nhiên, và mối quan hệ gắn khít, tương tác giữa con người với con
người.
「人は自然の中で生かされている」
「人は一人だけでは生きてはいけない」
Tuy nhiên, Zeami cũng đã nhận ra điều đó, nhận ra sự vĩ đại của cha mình nhưng đã nổi loạn,
mạnh mẽ chọn cho một lối đi riêng, thể hiện một góc nhìn nghệ thuật, quan điểm riêng, hình thức trình
diễn khác. Nhưng mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái không thể rạn nứt được cũng chính nhờ Noh, cái
duyên ấy đã gắn kết hai người lại một cách mạnh mẽ và bền chặt hơn.
2. Sự hình thành kịch Noh (Đặc điểm chung, số lượng kịch bản còn sót lại, một số trích đoạn và
bản dịch…)
a. Noh là gì
Noh là một dạng nghệ thuật biểu diễn cổ điển Nhật Bản kết hợp những yếu tố của múa, tuồng,
âm nhạc và thơ ca vào thành một bộ môn nghệ thuật sân khấu thẩm mỹ cao. Kịch Noh được trình diễn
khắp nơi trên đất nước Nhật Bản bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp chủ yếu là đàn ông, những người đã
được kế tục bộ môn nghệ thuật cổ truyền này qua nhiều thế hệ. Thêm vào đó là một lượng lớn các
nghệ sĩ không chuyên cả nam lẫn nữ đảm trách nhiệm vụ hát, múa và đàn.
Đến nay nguồn gốc của kịch Noh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nhiều người
Nhật cho rằng loại hình kịch này được truyền bá từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7, dần phát
triển từ thế kỷ 14-15 và đặc biệt được ưa chuộng trong tầng lớp Samurai. Vào thời kì đó, người biểu
diễn, nhà soạn kịch thiên tài Kannami (1333-1384) và con trai của ông, Zeami (1363-1443) được coi
là “nhà lãnh đạo” vĩ đại của kịch Noh.
Noh là sự kết hợp của 2 loại hình nghệ thuật Sarugaku (猿楽) và Dengaku (田楽) - nghi lễ cầu
nguyện cho mùa màng bội thu trước khi bắt đầu mùa vụ. Ban đầu Noh thường được biểu diễn trong
nghi lễ Shinto tại các đền thờ. Về sau được hoàn thiện bởi 2 cha con Kanami và Zeami.
b. Đặc điểm chung
Cốt truyện của kịch Noh thường được lấy từ truyền thuyết, lịch sử, văn học và các sự kiện
đương đại, với các thể loại nhân vật như: thần linh, chiến binh, những người phụ nữ xinh đẹp và các
nhân vật hỗn hợp (đặc biệt là những người đàn bà điên loạn) và các sinh vật siêu nhiên. Bên cạnh đó,
một chương trình đầy đủ sẽ bao gồm thêm một nghi lễ trước khi bắt đầu là “Okina Sanbaso”. Vào thời
đại Edo, một chương trình đầy đủ cho một buổi biểu diễn bao gồm một vở nghi lễ Okina Sanbaso, tiếp
đó là một vở từ mỗi loại kịch theo trật tự trên.
Có 4 loại nhân vật trong một buổi biểu diễn kịch Noh: Shite, Waki, Kyougen Và Hayashi.
+ Shite là nhân vật xuất hiện vào đầu màn kịch với vai trò một người bình thường và nửa màn kịch
sau với thân phận hồn ma, nhóm nhân vật này luôn đeo mặt nạ khi khi biểu diễn.
+Nhóm nhân vật Waki có nhiệm vụ làm nền và chất vấn Shite trong buổi biểu diễn, giúp đưa câu
chuyện đến cao trào. Waki không đeo mặt nạ và phải do diễn viên nam nam đóng.
+ Nhóm thứ ba là Kyogen – nhóm này sẽ trình diễn những màn kịch nhỏ trong thời gian Shite thay đổi
trang phục.
+ Hayashi là các nhạc công chơi bốn loại nhạc cụ: sáo Nohkan, trống Okawa hay Otsuzumi, trống
Kotsuzumi (trống hình đồng hồ cát), và trống cái Taiko (trống hình thùng đặt trên sàn và gõ bằng hai
cái dùi).
c. Sâu hơn về kịch Noh
 Thuật ngữ thẩm mỹ
Zeami và Zenchiku mô tả một số phẩm chất riêng biệt được cho là cần thiết để hiểu đúng về
Noh như một loại hình nghệ thuật.
+Hana (花, hoa): Trong cuốn Kadensho (Hướng dẫn về tư thế của bông hoa), Zeami mô tả hana rằng:
“Sau khi bạn nắm vững bí mật của tất cả mọi thứ và sử dụng hết khả năng của mọi yếu tố, Hana sẽ
không bao giờ biến mất mà mãi trường tồn.” Người biểu diễn Noh thực sự sẽ tìm cách vun đắp mối
quan hệ hiếm có với khán giả của mình tương tự như cách một người trồng hoa. Điều đáng chú ý về
hana là giống như một bông hoa, người diễn sẽ được đánh giá cao bởi khán giả, bất kể diễn viên đó
xuất thân ra sao. Hana có hai dạng: cá nhân hana là vẻ đẹp của bông hoa tuổi trẻ và đi theo thời gian,
trong khi “hana đích thực” là bông hoa của sự sáng tạo và chia sẻ vẻ đẹp hoàn hảo thông qua việc biểu
diễn.
+Rojaku (老弱): Rō có nghĩa là cũ, và jaku có nghĩa là yên tịnh. Rōjaku là giai đoạn phát triển cuối
cùng của diễn viên Noh, khi anh ta loại bỏ tất cả các hành động hoặc tiếng động thừa thãi trong màn
trình diễn, chỉ để lại bản chất thực sự của cảnh hoặc hành động được bắt chước.
+Kokoro hoặc shin (cả hai 心): nghĩa là “trái tim”, “tâm trí” hoặc cả hai. Kokoro của Noh là thứ mà
Zeami nói đến trong các bài giảng của mình và được định nghĩa dễ dàng hơn là “tâm trí”. Để phát triển
được hana, diễn viên phải bước vào trạng thái vô trí, hay còn gọi là mushin.
+Myo (妙 sự quyến rũ) của một diễn viên diễn xuất hoàn hảo và không có cảm giác đang bắt chước;
anh ta vào vai của mình một cách hiệu quả.
+Monomane (物真似, bắt chước hoặc tài bắt chước): mục đích của một diễn viên Noh là mô tả chính
xác các chuyển động của vai diễn anh ta, trái ngược với lý do thẩm mỹ để đánh lạc hướng hay tô điểm.
Monomane đôi khi tương phản với yugen, mặc dù cả hai đại diện cho những phần tiếp nối hơn là tách
biệt hoàn toàn.
+Kabu – Isshin (歌舞一心 một trái tim hát và nhảy): giả thuyết cho rằng bài hát (bao gồm cả thơ) và
vũ đạo là hai nửa của cùng một tổng thể và diễn viên Noh cố gắng biểu diễn cả hai với sự thống nhất
hoàn toàn của trái tim và tâm trí.
+Yugen (幽玄, vẻ đẹp tiềm ẩn): một khái niệm có giá trị trong nhiều loại hình nghệ thuật trong văn
hóa Nhật Bản. Ban đầu được sử dụng để chỉ sự thanh lịch hoặc duyên dáng đại diện cho vẻ đẹp hoàn
hảo trong waka, yugen lại là vẻ đẹp vô hình được cảm nhận chứ không phải nhìn thấy trong một tác
phẩm nghệ thuật. Thuật ngữ này được sử dụng đặc biệt liên quan đến Noh để chỉ vẻ đẹp sâu xa của thế
giới siêu việt, bao gồm vẻ đẹp thê lương liên quan đến nỗi buồn và mất mát.
Một trong những điều làm cho mặt nạ kich Noh mê hoặc là bởi vẻ đẹp trung tính (chukan
hyoyo) của nó: một sự biểu hiện mơ hồ xúc cảm không hẳn vui cũng chẳng hẳn buồn. Tính chất ngờ
ngợ và đa diện này là yếu tố cốt lõi của một mặt nạ, người nghệ sĩ giỏi phải dùng những cử động vi tế
để làm cho mặt nạ thể hiện cảm xúc vui hay buồn.
Những mặt nạ làm cho vở kịch Noh diễn ra như một giấc mơ với những biểu tượng đầy ảo
giác. Người xem được sống với các câu chuyện về tình yêu, về lòng căm hờn, nỗi buồn, niềm hối tiếc,
trong sự cường điệu dưới bầu không khí u mặc. Cảm xúc bị dồn nén nhưng cách thể hiện lại rất chậm
rãi và tỉ mẩn, cứ như thể ta đang nhìn thế giới của câu chuyện qua một bức vách không-thời gian
huyễn hoặc.
 Vẻ đẹp không cần lời nói
Noh là bộ môn kịch nghệ nên những gì truyền tải tới người xem đều thông qua những cử chỉ
mang tính ước lệ, những cử chỉ không quá phô trương mạnh mẽ mà chậm rãi uyển chuyển, thu nhiều
động tác vào một động tác. Hay nói cách khác, nghệ thuật Noh chú trọng gợi hơn tả, kích thích trí
tưởng tượng của khán giả. Ví dụ, khi có tiếng dế rúc lên trong bụi cây, người diễn viên không được có
hành động lộ liễu chứng tỏ mình đang nghe như đưa hai tai lên nghe ngóng. Anh ta phải hạ thấp ánh
mắt về phía đó và nhẹ nhàng nghiêng đầu về một bên toát lên một cử chỉ như thể “nhìn thấy một âm
thanh”. Do tính ước lệ cao của kịch nghệ, để khán giả không bị phân tâm, người diễn viên thường đeo
những chiếc mặt nạ Noh phù hợp với từng vai diễn của mình nhằm che dấu những cảm xúc của bản
thân.
 Những thể loại kịch Noh
Trong số khoảng 2000 vở kịch được tạo ra cho Noh đến ngày nay, khoảng 240 vở được năm
trường dạy Noh còn đang biểu diễn. Tất cả các vở kịch của Noh có thể được phân loại thành ba loại
lớn
+Genzai Noh (現在能, Kịch Noh hiện thực) gồm các nhân vật và sự kiện con người diễn ra theo một
dòng thời gian tuyến tính trong vở kịch.
+Mugen Noh (夢幻能, Kịch Noh huyền ảo) liên quan đến các thế giới siêu nhiên nơi các vị thần, linh
hồn, ma hoặc ảo ảnh trong vai chính (shite). Thời gian thường trôi qua theo kiểu phi tuyến tính và
hành động có thể chuyển đổi giữa hai hoặc nhiều khung thời gian theo từng thời điểm, bao gồm cả hồi
tưởng. Zeami là người đã viết nhiều tác phẩm kịch theo thể loại siêu nhiên này và đây cũng là thể loại
phổ biến nhất trong Noh.
Trong khi Genzai Noh sử dụng xung đột bên trong và bên ngoài để thúc đẩy cốt truyện và
mang lại cảm xúc, Mugen Noh tập trung vào việc sử dụng hồi tưởng về quá khứ và những người đã
khuất để khơi gợi cảm xúc.
+Ryokake Noh (両掛能, Kịch Noh hỗn hợp), mặc dù hơi không phổ biến, nhưng đây là sự kết hợp của
màn kịch đầu là Genzai Noh và màn thứ hai là Mugen Noh.
 Chủ đề
Tất cả các vở kịch Noh được chia theo chủ đề thành năm loại sau. Cách phân loại này được
coi là thiết thực nhất và vẫn được sử dụng trong các lựa chọn chính thức ngày nay. Theo truyền thống,
một chương trình gồm 5 vở diễn chính thức bao gồm sự lựa chọn từ mỗi nhóm.
+Kami mono (神物, vai Thần) hoặc Waki Noh (脇能) thường sử dụng các shite trong vai trò của một
vị thần để kể câu chuyện thần thoại về ngôi đền hoặc ca ngợi một vị thần cụ thể. Nhiều người trong số
họ được tạo hình là vị thần mang hình dạng con người ngụy trang trong vở đầu và lộ dạng con người
thật trong vở hai.
+Shura mono (修羅物, vai chiến binh) hoặc Ashura Noh (阿修羅能) lấy tên từ một vị thần của Phật
giáo. Nhân vật chính xuất hiện như một hồn ma của một samurai nổi tiếng, và cầu xin nhà sư để được
cứu và vở kịch lên đến đỉnh điểm khi tái hiện lại cảnh anh ta chết trong trang phục thời chiến.
+Katsura mono (鬘物, vai đội tóc giả) hoặc Onna mono (女物, giả phụ nữ) mô tả Shite trong một vai
nữ và giới thiệu một số bài hát và điệu múa tinh tế nhất trong tất cả các vở Noh nhằm phản ánh những
chuyển động uyển chuyển của các nhân vật nữ.
+Kiri Noh (切り能, vở kịch cuối cùng) hoặc Oni mono (鬼物, vở kịch quỷ) thường có Shite trong vai
quái vật, yêu tinh hoặc ác quỷ và thường được chọn vì màu sắc tươi sáng và chuyển động cuối cùng có
nhịp độ nhanh, căng thẳng. Kiri Noh được biểu diễn cuối cùng trong một chương trình gồm năm vở
kịch. Có khoảng 30 vở kịch trong thể loại này, hầu hết trong số đó ngắn hơn các vở kịch trong các thể
loại khác.
Có khoảng 94 vở kịch “linh tinh” theo truyền thống được biểu diễn ở vị trí thứ tư trong một
chương trình gồm năm vở kịch. Những vở kịch này bao gồm các thể loại phụ như Kyoran mono (狂乱
物, kịch điên cuồng), Onryo mono (怨霊物, kịch hồn ma báo thù), Genzai mono ( 現在物, kịch hiện
thực), cũng như những vở kịch khác.
Ngoài năm loại trên, Okina (翁) (hay Kamiuta) thường được biểu diễn vào đầu chương trình,
đặc biệt là vào năm mới, ngày lễ và các dịp đặc biệt khác. Kết hợp nhảy múa với nghi lễ Thần đạo và
được coi là loại hình kịch Noh lâu đời nhất.
3. Thế giới U Huyền
Như đã nói ở trên về Yugen, nó là một khái niệm có giá trị trong nhiều loại hình nghệ thuật
trong văn hóa Nhật. Nó là một quan niệm về mỹ học được các nhà thơ Waka đề xướng từ thế kỷ 12
đến thế kỷ 15. Nó mang một ý nghĩa rộng chỉ bầu không khí mang tính thần bí, u ám, thâm sâu khó
lường nhưng cũng mang nét ưu mỹ. Đồng thời nó còn chỉ tính nước đôi, tĩnh lặng, biến chuyển và
buồn thương.
Nguyên gốc của nó bắt đầu từ Trung Quốc, nó được dùng để miêu tả những điều thâm sâu mà
con người không thể thấy và lý giải được. Từ này cũng được sử dụng nhiều trong Phật Giáo, Đạo Gia,
biểu thị chân lý cao thâm không thể nắm bắt bằng tri tính.
Vào thế kỷ 12, khái niệm “Yugen” đã trở thành khái niệm không thể thiếu của thơ Waka, được
đồng nhất với khái niệm “Dư Tình”. Một khái niệm dùng để chỉ sự vi diệu, ý ở ngoài lời, ẩn dụ tinh
xảo hay lối biểu hiện bí ẩn của ngôn từ không thể thiếu trong thơ Waka. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15 thì
nó đã được sử dụng rất nhiều trong việc phê bình thơ Waka. Vào thế kỷ 13,14, khái niệm “U Huyền”
tuy vẫn mang hàm ý của “Dư Tình” nhưng nghiêng về biểu hiện cái đẹp ưu nhã, siêu vượt trần thế. Sự
thay đổi này bắt nguồn từ con trai của Fujiwara no Shunzei ( 藤原俊成) - nhà thơ Fujiwara no Sadaie
(藤原定家). Và Zeami là người thể hiện khái niệm “Yugen” theo ý nghĩa này trong các tác phẩm kịch
Noh của mình. Vào thế kỷ 15, trong số nhiều yếu tố của “Yugen”, thì sự cam chịu lặng lẽ chiếm vị trí
trung tâm nội hàm khái niệm.
Khái niệm “Yugen” chiếm vị trí hạt nhân của mỹ học thời trung đại vẫn còn gây ảnh hưởng
sâu rộng đến những thời đại sau. Sự phát triển của những khái niệm như “Wabi” và “Sabi” đều dựa
phần lớn trên yếu tố tinh thần mà khái niệm “Yugen” đã nuôi dưỡng.
4. Tư tưởng của người Nhật đã bị ảnh hưởng như thế nào
Trong các bộ môn nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật Bản, kịch Noh được đánh giá là
nghệ thuật biểu diễn mang đậm bản sắc dân tộc và kịch nghệ Nhật Bản nhất.
Khi nghiên cứu tuồng Nô, thực sự là ta đã nghiên cứu văn hóa Nhật Bản nói chung bởi vì Noh
bao gồm cả lý tưởng đạo đức, lòng tin tôn giáo và cảm hứng nghệ thuật của người dân Nhật Bản. Thuở
xưa tuồng Noh chủ yếu được giai cấp samurai bảo trợ cho nên ít nhiều nó đã được xem là linh thiêng,
đượm một màu huyền bí trang nghiêm.
a. Sự tương đồng giữa Noh và các yếu tố Thiền
Kịch Noh không quá lộng lẫy, phô trương, cũng không quá dân dã mà giản dị, sâu lắng và
mang đậm tính u huyền, bao gồm 3 nguyên tắc là Myoka (vẻ đẹp mỹ miều như một bông hoa), Hie (vẻ
đẹp cô quạnh, lạnh lẽo) và Mumon (vẻ đẹp nội tâm mà không cần cất thành lời). Nói chung kịch Noh
diễn tả vẻ đẹp không cần lời nói - tương đồng với quan niệm của thiền. Thiền là gì? Thiền nói chung,
có mục đích đạt tới giác ngộ (悟り, enlightenment) để giải phóng con người khỏi sự điều khiển bởi ý
thức tự kỷ trung tâm, để trở về miền Vô thức (unconsciousness), nơi chứa đựng những năng lượng
huyền bí, và cả “năng lượng vũ trụ”, không ai biết. Vô thức là “cõi không”, “trống rỗng”, nhưng
không phải không có gì, mà có lẽ là cái không lượng-tử, nhấp nhô như suối nguồn sáng tạo. Thiền là
tránh sống cuộc sống chỉ biết tuân theo lề lối và quy ước xã hội của “phàm nhân, tục nhân”, để đi vào
cõi vô thức đó.
Để lấy ví dụ làm rõ cho sự xuất hiện của yếu tố thiền trên sân khấu Noh, chúng ta hãy tìm hiểu
tác phẩm Yamamba. Yamamba (còn có thể đọc là Yama-uba (Sơn Mụ, 山姥, Bà Chằn) là một trong
những vở tuồng chứa đựng tư duy sâu sắc của Phật giáo, nhất là tư tưởng Thiền tông. Hình như nó đã
viết bởi một tu sĩ Phật giáo với ý định truyền bá giáo lý nhà Thiền.
Câu chuyện về Yamamba đã được truyền tụng trong dân chúng Nhật Bản từ rất lâu. Thực ra
bà không phải là một người xấu dị dạng và thường được mô tả như một bà già và bà có một tấm lòng
nhân ái, đến mỗi làng nào, khi ra đi đều được chúc phước. Bà coi như đã đi hết vùng này đến vùng nọ
là để lo lắng cho đám nông dân và sơn nhân. Soạn giả vở tuồng Yamamba đã đem cách nhìn này vào
trong tác phẩm, xem bà như một nguồn năng lực (tác nhân) vô danh và vô hình tàng ẩn đằng sau con
người và thiên nhiên. Chúng ta thường nói đến một nguồn năng lực như thế trong các tác phẩm triết lý,
thần học hay văn chương nhưng chúng ta chỉ nói để mà nói và có thái độ ngại ngùng khi đối diện với
hành động thực tiễn. Chúng ta giống như một họa sĩ muốn vẽ rồng nhưng lại lăn ra bất tỉnh vì kinh hãi
cùng cực khi thấy con rồng thật hiện ra để giúp mình vẽ cho được con vật huyền bí đó một cách trung
thành và hiện thực hơn. Chúng ta diễn tuồng Yamamba nhưng đến khi bà ta lộ nguyên hình cho chúng
ta thấy được cuộc sống nội tâm của bà thì chúng ta thất sắc và không biết phải làm gì. Vì vậy, nếu
chúng ta muốn đào sâu vào cõi vô thức của chúng ta đúng như lời Thiền đã dạy, chúng ta không được
tránh né mà phải nắm lấy thực tại bằng chính đôi tay của mình.
Người Nhật dùng thiền cũng để kiên trì du dưỡng, “tắt” hết ý thức đời thường, kể cả những
kiến thức sẵn có có thể gây cản trở cho hoạt động của vô thức. Phải hội đủ điều kiện tạo điều kiện để
đạt đến satori (sự giác ngộ), để cho các “xung động nghệ thuật” trồi lên và tách ra khỏi vô thức. Lúc
đó họ sẽ nghe thấy những “âm thanh, khúc nhạc từ thượng giới” và tạo được những tác phẩm độc đáo,
sáng tạo, khác với những gì tầm thường của “phàm nhân”. Thiền giúp thiền gia tìm được ý nghĩa ẩn
giấu trong mọi sinh hoạt của đời sống hằng ngày. Một thiền sư thế tục (Ho Koji) thế kỷ thứ tám tuyên
bố: “Thật kỳ diệu làm sao, thật bí ẩn làm sao! Chuyện tôi gánh nước, chuyện tôi khuân củi”. Họ sống
trong chánh niệm và ý thức những giá trị ẩn náu bên trong sự vật. Đạt tới satori, thiền gia sẽ “có cách
nhìn việc bình thường bằng cặp mắt khác thường, nhận thức sự vật phàm tục bằng cảm xúc thần bì,
lĩnh hội tức khắc trong một điểm ý nghĩa của toàn thể sự sáng tạo”
b. Ảnh hưởng của Noh lên các ngành nghề thuật khác
Noh là một nghệ thuật văn chương vì nó biết vận dụng các nguồn văn học như văn thơ kịch và
các nghệ thuật tu từ của dòng thơ Waka dựa trên khả năng liên tưởng (các thủ pháp Makura Kotoba,
Kakekotoba, Engo, Kotowaza...), các điển cố trong văn chương chữ Hán đến từ các tác phẩm Trung
Quốc (Hán thư, Sử ký Tư Mã Thiên, Đường thi...). Chúng là những yếu tố quan trọng để đưa một nghệ
thuật từ trạng thái thô phác lên một tầm cỡ tinh vi.
Khi nhắc đến ảnh hưởng của Noh (và bộ phận Kyogen của nó) trên các ngành nghệ thuật
khác, trước hết người ta nghĩ ngay đến Kabuki. Ví dụ vở Kabuki diễn lần đầu năm 1841 là Kanjinchô
(Thầy chùa không biết đọc kinh) đã phỏng theo tuồng Nô nhan đề Ataka (tên người) nói về cảnh thầy
trò Yoshitsune và Benkei trong bước đào vong phải giả dạng thầy tu để vượt qua một cửa ải có trạm
kiểm soát của chính quyền Kamakura. Liên hệ giữa Noh và Kabuki cũng thấy trong vài ví dụ khác như
trường hợp tuồng Noh nhan đề Ikkaku Sennin (Ông tiên một sừng) đã khởi hứng cho soạn giả vở
Kabuki Narukami (Thần sấm). Chủ đề tình yêu cuồng nhiệt và hủy diệt gây nên tội lỗi như vậy đã
được tiếp nối qua thời gian với bối cảnh là Doujouji vậy. Không riêng chủ đề văn học mà những bộ
phận như vũ đạo của Nô và Kyogen cũng được Kabuki tái sử dụng.
Văn chương thời tiền cận đại như thơ haikai, tiểu thuyết hoạt kê (kokkeibon) và sân khấu múa
rối Joo Juuri đều có hình bóng Nô. Tiểu thuyết gia thời Edo là Jippensha Ikku cũng lồng Nô vào tác
phẩm nổi tiếng của ông, Tokaidochu Hikakurizu (Rong ruổi trên tuyến đường Tokaido).
Vào thời cận đại thì đã có những tên tuổi lớn như Tanizaki Junjirou và Mishima Yukio.
Không khí trong Ashikari (Người cắt lau) hay Yoshino no kuzu (Sắn dây núi Yoshino) bàng bạc chất
u huyền của Nô. Riêng Mishima đã vinh danh Noh bằng 8 vở Nô hiện đại, mô phỏng những tác phẩm
cổ điển như Kantan, Aya no Tsuzumi, Sotoba Komachi, Hanjou, Aoi no Ue, Doujouji, Yuya và
Yoroboshi.
c. Vị trí của Noh trong lòng người Nhật hiện nay
Người Nhật gọi Noh một cách cung kính là O-Noh (O là một tiếp đầu ngữ tỏ ý trọng thị và
gần gũi). Việc Nhật Bản đã xây dựng một Kokuritsu Noh Gakudou (Quốc lập Năng nhạc đường)
hoành tráng ở khu Setagaya (Tokyo) năm 1983 là một bằng chứng khác của sự trọng thị đó. Nói đúng
ra, vào thời Meiji, cùng với những biến động đổi đời của cuộc Duy Tân, người ta đã tưởng Nô sẽ vĩnh
viễn lui vào bóng tối. Thế nhưng phép lạ đã xảy ra và hiện nay Nô đang thu hút được sự quan tâm của
rất nhiều người, bên trong cũng như bên ngoài nước Nhật. Noh còn là một công cụ ngoại giao nữa.
Xin nhắc lại một giai thoại: khi Tổng thống Hoa Kỳ Ulysse S. Grant (1822-85) đến Nhật năm 1879,
ông đã được chính phủ thời đó mời dự một buổi trình diễn Nô.
Noh mang văn học Nhật Bản vươn tầm thế giới. Học giới và nghệ sĩ Tây phương biết đến Nô
từ cuối thế kỷ 19 qua báo cáo của những nhà Đông phương học tiên phong như Arthur Waley, Era
Pound và Ernest Fenollosa (khu vực nói tiếng Anh) cũng như Noel Péri, Paul Claudel (khu vực nói
tiếng Pháp). Từ đó, Nô không ngừng được người ngoại quốc quan tâm và tán thưởng nhờ ở công trình
của những dịch giả có thẩm quyền cỡ Gaston Renondeau, René Sieffert.
d. Việc lưu giữ và quảng bá Noh
Trong thời hiện đại ngày nay, việc lưu giữ và truyền bá những loại hình nghệ thuật truyền
thống trở thành một vấn đề nan giải. Năm 1974, Nhật Bản thông qua Luật chấn hưng các ngành nghề
truyền thống nhằm bảo tồn các tài sản truyền thống hữu hình và vô hình. Những sản phẩm như mặt nạ,
nhạc cụ, trang phục đạt yêu cầu đều được cấp giấy chứng nhận và được hỗ trợ tích cực. Các nghệ nhân
kịch Noh cũng được công nhận là nghệ nhân quốc bảo. Họ có trách nhiệm đào tạo thế hệ kế cận vì quá
trình luyện tập của diễn viên rất khổ công bắt đầu từ khi còn nhỏ. Những em nhỏ 4, 5 tuổi cũng được
chỉ bảo để hiểu biết và yêu thích các môn nghệ thuật truyền thống. Đó cũng là những bộ môn bắt buộc
trong các trường học, và học sinh bị cuốn hút thực sự bởi mỗi thầy cô giáo đều am hiểu và say mê…
Bên cạnh đó, với thế giới có nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí đa dạng như hiện nay, công tác
quảng bá tuyên truyền để thu hút khán giả là vấn đề hết sức quan trọng. Ngành du lịch Nhật Bản quan
niệm rằng “tâm lý của du khách bao giờ đến một xứ sở xa lạ cũng đều có nhu cầu thưởng thức các loại
hình nghệ thuật của địa phương, thành phố mà mình tới thăm và khám phá các vẻ đẹp của nó”. Bản
thân giới kịch Noh cũng cố gắng để tìm cách thu hút khán giả trẻ nhiều hơn. Một trong những cố gắng
này là những vở kịch lấy đề tài là những chuyện dễ gần đối với giới trẻ, áp dụng cách diễn xuất của
kịch hiện đại. Vì thế, sân khấu kịch Noh bao giờ cũng tồn tại hai dạng. Một là được cải biên để phục
vụ thanh niên Nhật, hai là kịch Noh truyền thống để phục vụ các nhà nghiên cứu và du khách quốc tế.
Ngoài ra, để văn hóa truyền thống có cơ hội tiếp cận với khách du lịch, Nhật Bản đã mở
những tour du lịch trọn gói có phần xem kịch Noh, hoặc xem đấu Samurai, học làm sushi… Ngoài ra,
các nhà hát kịch Noh còn rất tích cực biểu diễn trích đoạn trong các lễ hội, ví dụ như khi các diễn viên
đứng trên xe hoặc diễn kịch hoặc vẫy chào khán giả dọc những con đường mà đoàn diễu hành đi qua
trong lễ hội mùa xuân, khiến các du khách lẻ (du khách không mua tour) tham dự lễ hội ấy cảm thấy
rất tò mò, muốn tìm hiểu xem những nghệ sĩ đeo mặt nạ ấy là ai. Một khi mà du khách đã đến với sân
khấu Noh, thì họ không chỉ được xem kịch, mà còn được mời mua vô vàn các sản phẩm nghệ thuật thị
giác ăn theo kịch Noh, như những chiếc mặt nạ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và lưu niệm, hay
được học cách vẽ mặt nạ.
Những điều nói trên đủ chứng tỏ rằng ngay giữa lòng thế kỷ 21, sự phát triển của Noh vẫn
không hề dừng lại.
III. Cảm nghĩ, suy nghĩ sau khi tìm hiểu
Xét về bối cảnh, đây là thời kì trung đại khi Nhật Bản ở chế độ Mạc phủ, nội chiến diễn ra
khắp quần đảo suốt mấy thế kỉ dài, nó đã xóa đi hình ảnh lung linh dịu dàng của nền văn hóa cổ điển
Heian. Những tưởng, trong cái thời buổi loạn lạc như vậy, văn hóa sẽ kém phát triển. Tuy nhiên, trái
lại, ta vẫn có thể nhìn thấy được những yếu tố tích cực: giao thương rộng rãi với nhà Tống, sự du nhập
Thiền tông và các tông phái Phật giáo khác. Chính những điều này kết hợp với đặc điểm thời cuộc đã
tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật trung đại hết sức đặc biệt, trong đó tiêu biểu là sân khấu u huyền
của kịch Noh.
Ban đầu, Noh là loại hình biểu diễn nghệ thuật được tạo ra bởi sự kết hợp 2 loại hình ca múa
dân gian đó là Sarugaku (viên nhạc) và Dengaku (điền nhạc). Nhờ sự sáng tạo, đưa các yếu tố mới vào
nền sân khấu Noh, Kanami đã gây dựng được thanh thế to lớn cho loại hình nghệ thuật này, và sau đó
Noh thực sự đã bùng nổ huy hoàng dưới bàn tay thiên tài của Zeami.
Ở một thế giới loạn lạc như Muromachi mà cái đẹp tinh tế của Thiền tông lại được cảm nhận
và biểu hiện qua văn hóa nghệ thuật, phát triển như thế thực là một điều đáng ngưỡng mộ.
Thế giới quan của Noh bắt nguồn từ tư tưởng Thiền tông. Bởi vì, các nhân vật chính của Noh
thường là những sinh linh, những tâm hồn còn vương tục lụy với những oán thù, ái ân, danh dự, tội
lỗi... và chỉ được giải thoát khi nhìn thấu bản chất vô thường, vô ngã của thế gian. Đó chính là sự giác
ngộ trong Thiền.
Dưới ảnh hưởng của Thiền tông, mọi vận động trên sân khấu Noh dường như không phát ra
ngoài mà hướng vào trong. Vd như vở Sekidera Komachi (Nàng Komachi ở chùa Seki) của Zeami kéo
dài 2 giờ diễn thì trong hơn 1 giờ, vai chính shite ngồi bất động. Về ngôn từ cũng thế, kịch Noh có
ngôn từ cô đọng trong chất thơ, được tiết giảm tối thiểu nhưng vẫn tạo được hiệu quả.
Qua đó, có thể thấy kịch Noh hay ở nghệ thuật biểu hiện khoảng trống, ý tại ngôn ngoại, ngôn
bất tận ý. Hiểu đơn giản đó nghĩa là nhìn tới cái vô thanh sẽ ngộ được cái hữu thanh. Hay nói như
ngôn ngữ nhà Phật thì là “Vạn vật đều từ Không mà ra”. Vô ngôn không có nghĩa là không có gì để
nói, mà là nơi đó không có ngôn từ gì có thể diễn tả hết ý, nên người nghệ sĩ để tự thân khoảng không
nói về chính nó. Nói khác hơn, Khoảng trống − chân không − chính là nơi để người thưởng thức thả
sức tưởng tượng của mình.
Về tư tưởng người Nhật. Có thể thấy cho đến bây giờ người Nhật vẫn rất đề cao khoảng khắc
vô ngôn, khoảnh khắc hư-tĩnh này. Murakami Haruki trong tác phẩm Tôi nói gì khi nói về chạy bộ:
“Khi tôi chạy, tôi tự nhủ rằng hãy nghĩ về một dòng sông. Và mây. Nhưng mà thực ra tôi đâu có nghĩ
về một sự vật, tôi chỉ tiếp tục chạy trong cái hư vô thân thuộc, niềm yên lặng hoài hương và đây là một
điều quá ư tuyệt diệu”.
Tiếp theo, nói đến Yugen, Yugen trong Noh là những cảm thức không thể hiển hiện trong từ
ngữ cũng như không thể nhìn thấy rõ được bằng mắt, là thế giới huyền diệu mà con người không thể
nắm bắt bằng tri tính.
Và nói kịch Noh chịu ảnh hưởng của Thiền Tông thôi thì chưa đủ, Noh còn ảnh hưởng từ Phật
giáo. Cốt truyện Mugen Noh, thường thấy đó là vai waki - người lữ khách đi hành hương thường sẽ là
một nhà sư, thế rồi vị sư này gặp một ng nông dân, bà lão - vai chính shite…Họ trò chuyện với nhau,
sau một lúc thì mới phát hiện shite là một linh hồn đau buồn, hay có những khát vọng chưa nguôi. Nhà
sư giúp tụng kinh giải thoát cho linh hồn u ẩn này. Đây chính là điểm cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của
Phật giáo trong Noh. Vì còn hệ lụy, linh hồn phải sống lại bi kịch đời mình. Nhờ một cuộc gặp gỡ, nhờ
nghe kinh, linh hồn sẽ đại ngộ. Lúc đó, oán thù sẽ tự giải, đau thương sẽ tan biến…như một giấc mơ.
Đó là triết lý “Nhân sinh như mộng”- Cuộc đời như một giấc mơ. Khái niệm Hoa (hana) của Zeami
trong nghệ thuật sân khấu Noh, cũng dựa vào hình tượng hoa mà nhà Phật hay nhắc tới trong kinh
Pháp hoa, Hoa nghiêm, Pháp cú…đó là hoa sen
Kết lại, sân khấu Noh chính là nơi kết tinh những giá trị tư tưởng của Thiền tông, của Phật
giáo đồng thời thể hiện sâu sắc lý tưởng thẩm mỹ Yugen.

Thiền
Mở đầu
“Nếu muốn biết Phật giáo đã đi vào văn hoá và cuộc sống của người Nhật đến mức độ nào, chỉ cần
tưởng tượng ra cảnh khi tất cả những đền chùa và báu vật chất chứa bên trong hoàn toàn bị hủy hoại.
Lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng Nhật Bản chỉ là một nơi vô cùng ảm đạm, điêu tàn cho dù thiên
nhiên vẫn mỹ miều và con người vẫn trung hậu. Đất nước Nhật sẽ trơ ra như một ngôi nhà bỏ hoang
vì không vật dụng, không tranh ảnh, không màn trướng, không tượng điêu khắc, không thảm dệt,
không vườn tược, không nghệ thuật cắm hoa, không tuồng Nô, không trà đạo vv...và vv...” [1] Đầu
Chương 7-Zen Buddhism and its Influence on Japanese của học giả Nhật Bản Suzuki Daisetsu
I. Thông tin tài liệu

Thiền - Tranh thủy mặc, sân vườn , trà đạo, hoa đạo
禅 là từ nói đến bộ môn thiền tập trung vào tâm trí và rất quan trọng trong việc giảng dạy của Phật
giáo. Việc truyền đạt trái tim của Phật giáo mà không cần sử dụng lời nói hoặc chữ cái được gọi là い
しんでんしん (tạm dịch: thần giao cách cảm). 禅 là tư tưởng được coi trọng ngay cả ở Nhật Bản thời
hiện đại.
Thiền và văn hóa có liên quan sâu sắc với nhau. Sesshu (雪舟) - một vị thiền sư học hội hoạ của Trung
Quốc rất nổi tiếng.
Đối với người Nhật Khu khu vườn cũng rất quan trọng và khu vườn được tạo ra với ý nghĩa là để hoà
hợp với thiên nhiên.
Trà đạo, cắm hoa (Ikebana) và làm thơ cũng đã phát triển trong mối tương quan với văn hóa của Waka
và tư tưởng Thiền.

II. Nội dung mở rộng


1. Sự du nhập Thiền Tông vào Nhật Bản, Sesshu
Sự du nhập Thiền Tông vào Nhật Bản
Phật giáo từ Trung Hoa được lưu truyền đến Nhật Bản rất sớm, nhưng Thiền tông chỉ coi như được
khởi đầu vào thế kỷ thứ XII với đại sư Eisai (1141-1215), vì ngài là người đầu tiên thiết lập thiền viện.
Lúc bấy giờ hệ phái Thiên Thai rất mạnh ở Nhật, bản thân Eisai cũng thuộc hệ phái này, và sau khi đi
tu học ở Trung Quốc về, ngài mang một tâm nguyện muốn cải tổ đường lối tu của phái Thiên Thai,
đem thiền tông phối hợp vào. Tuy nhiên, không được bao lâu, ảnh hưởng của Thiền tông bị các hệ
phái khác phản đối mạnh mẽ.
Phải đến thế kỷ XIII, thiền tông mới được khôi phục mạnh mẽ nhờ thiền sư Dogen, (1200-1253).
Cũng xuất thân từ hệ phái Thiên Thai, Dogen đã qua Trung Quốc tu học với phái Tào Động, chính
ngài là người đã biên soạn toàn bộ 300 công án và có lẽ đã dùng những công án này để hướng dẫn các
đệ tử. Khi trở về Nhật, thấy không thích hợp với không khí của Kyoto, ngài thiết lập thiền viện ở vùng
Fukui xa xôi năm 1243, triệt để áp dụng đường lối tu nghiêm ngặt đối với các đệ tử.
Bắt đầu với Eisai và Dogen, thiền tông ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Giới võ sĩ samurai ở Kamakura tự nguyện tụ tập theo Thiền Đạo, bởi vì nó không đòi hỏi nghi thức
rườm rà và sự nghiên cứu kinh điển, phức tạp như nhiều tông phái trước đó.
Vậy là thiền phát triển ở Trung Hoa từ thế kỷ VI và ở Nhật từ thế kỷ XIII, mà phương pháp đạt ngộ
dựa vào trực cảm, đã tìm thấy đất lành và nhập vào mọi sinh hoạt văn hóa: tranh thủy mặc với họa sĩ
Sesshu, trà đạo với Rikyu, sân khấu Nô với Zeami.
Tranh thủy mặc
Tranh thủy mặc là một phong cách vẽ tranh có nguồn gốc từ thời Tống ở Trung Hoa và phát triển
mạnh mẽ vào thời nhà Minh. Theo Hán tự, thủy là nước và mặc là mực, tranh thủy mặc là một loại
tranh vẽ bằng mực nước, mực của người Trung Hoa trước đây thường sử dụng để viết chữ Hán.
Tranh thủy mặc thường được vẽ trên lụa hoặc trên giấy. Tranh thủy mặc là loại tranh gắn liền với nghệ
thuật thư pháp. Những bức tranh này thường miêu tả về phong cảnh, những cảnh vật thiên nhiên,
những con người hoặc các muôn thú. Tranh thủy mạc mang đến một phong cách vẽ tranh đặc sắc và
sống động, mang lại những cảm nhận nghệ thuật ẩn ý trong từng bức tranh.
Sơ lược về ngài Sesshu
Sesshu (1420-1506) là một họa sĩ vẽ tranh thủy mặc nổi tiếng của Nhật Bản được nhiều người biết đến
và hâm mộ với những tác phẩm của ông, ông là một họa sĩ tài ba trong thời kỳ Nhật Bản cổ đại.
Cuộc đời ông vào thời trung niên gắn liền với cuộc sống trong những ngôi chùa Thiền tại Nhật Bản.
Tại đây ông đã được học về Phật giáo và những giáo lý của nhà Phật. Không những vậy ông còn được
học vẽ tranh bởi những nhà sư nổi tiếng thời bấy giờ. Điều này giúp ông có được nền tảng tốt và thể
hiện được niềm đam mê của mình.
Vào thời gian sau khi nhận thấy sự ảnh hưởng của những bức tranh đến từ Trung Quốc, ông đã rời
Nhật Bản và theo học tại đây. Sau khi về nước ông đã thành lập xưởng vẽ, đào tạo nên những người
họa sĩ tài ba và để lại cho hậu thế những bức tranh thủy mặc nổi tiếng.
TÁC PHẨM NỔI TIẾNG: SANSUI CHOKAN
Đây là một tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm những cuộn tranh dài 15m. Bức tranh này mô tả
những vẻ đẹp phong cảnh theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ở mỗi mùa đều được ông thể hiện vô cùng
đặc sắc và sống động theo những bút pháp của mình, tạo nên một bức tranh đầy mê hoặc.
2. Thiền và Mỹ thuật
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu Thiền và Mỹ thuật, thì Thiền đã luôn nằm trong đời sống của người
Nhật và trong mặt mỹ thuật hội họa cũng mang chất Thiền ở trong đó.
Trong thời kỳ nhà Tống, thì Thiền có một sự kích thích lớn đối với trường phái hội họa. Vào thế kỷ
13, khi Mạc phủ Kamakura mới thành hình và bắt đầu có sự qua lại thường xuyên của các thiền tăng
hai nước Nhật Trung, nhiều tác phẩm hội họa đã theo chân họ vào đất Nhật. Và đối với người Nhật thì
những tác phẩm đó được xem như một quốc bảo và trân giữ đến tận bây giờ.
Có thể nói trong những đặc sắc của tài năng nghệ thuật Nhật Bản, đều đã bắt nguồn từ hội họa Nam
Tống. Đó là dạng thức diễn tả có tên là "nhất giác" (一角) của Mã Viễn(馬遠).Các họa gia Nhật Bản
từng chịu ảnh hưởng tâm lý từ phép vẽ của ông khi đem kết hợp nó với thủ pháp "giảm bớt nét bút".
Chẳng hạn như khi vẽ một chiếc thuyền câu không mái chèo mong manh trên mặt sóng rập rình.
Không những đem đến cho người xem tranh hình ảnh bao la của biển mà còn là một sự bình an, thỏa
nguyện, cho tâm hồn họ, đủ đánh thức hoàn toàn cảm giác "cô tuyệt" đặc biệt của Thiền.
Hàn giang độc điếu đồ (tranh Mã Viễn, Nam Tống)
Ngoài ra, khi ngắm bức tranh con chim cô đơn đậu trên cành khô, ta sẽ thấy không có một nét, một vật
nào mà thừa thãi, nó đủ thể hiện cho người xem vẻ quạnh hiu của mùa thu khi ngày càng ngắn đi và sự
bình yên được mang đến trong bức họa giản đơn.
Bá bá điểu (tranh Mục Khê, Nam Tống)
Chúng ta có thể thưởng thức sự "cô tuyệt" vượt lên tất cả ngay giữa lòng sự vật đa dạng. Theo chữ
dùng trong từ điển nói về văn hóa Nhật Bản thì đặc tính đó gọi là Wabi. Nói một cách dễ hiểu hơn thì
Wabi (侘び) chính là một vẻ đẹp được tìm thấy trong sự đói nghèo, giản dị, hương vị dịu nhẹ và sự
yên tĩnh.
Trong những bức hội họa chan chứa nét đẹp Thiền cũng mang lại những nét đẹp giản dị. Một bức
tranh đẹp không chỉ là một bức tranh chứa nhiều nét vẽ chi tiết, đầy đặn mà các bức họa nhìn tưởng
như không hoàn chỉnh cũng mang theo một nét đẹp riêng và chính sự không hoàn chỉnh đó tạo nên nét
giản dị và sự bình yên của văn hóa Thiền được thể hiện rõ nét trong bức tranh của Nam Tống cũng
như các nghệ thuật gia Nhật Bản.
Nếu như cái đẹp được thể hiện màu sắc cũ kỹ và đường nét thô vụng thì nó sẽ được các chuyên gia về
mỹ thuật Nhật Bản đánh giá là có chất Sabi. Màu sắc cũ kỹ và nét thô vụng nguyên sơ có thể không
phản ánh được hiện thực nhưng nếu như trên bề mặt của tác phẩm nghệ thuật, người ta cảm thấy được
tính chất lịch sử.
Hàn sơn – Thập Đắc (Tranh Lương Khải, Nam Tống)
Hàn sơn – Thập Đắc dưới nét bút Ito Jakuchuu (1716-1800)
Tính bất cân xứng, tính thiếu quân bình, tính "nhất giác" (chỉ đưa ra một khía cạnh, một bộ phận), tính
bần hàn, tính đơn thuần, Sabi, Wabi, tính cô tuyệt và những đặc tính khác nữa là những khái niệm có
chung bản chất trong mỹ thuật và văn hóa Nhật Bản. Tất cả chúng đều mang đặc điểm "đa tức nhất,
nhất tức đa" (tất cả là một, một là tất cả) và đã bắt nguồn từ chân lý của Thiền tông.
Ngày nay chúng ta biết nguyên lý của tranh thủy mặc ( 墨絵) đã xuất phát từ Thiền, trong đó, ta thấy
đủ các tính chất của văn hóa phương Đông như tính trực tiếp, tính đơn sơ, tính chuyển động, tính tinh
thần, tính hoàn hảo...
Điều quan trọng mà tranh thủy mặc và Thiền chính là tính sáng tạo. Khi ta bảo rằng tranh thủy mặc
nắm bắt được linh hồn của sự vật hay đem đến một hình thể cho vật phi hình thể, thì có nghĩa rằng
phải có một cái hồn sáng tạo đang bay lượn bên trên bức họa.
Điều tương tự cũng xảy đến cho một thiền sư. Khi ông ta bảo liễu thì xanh và hoa thì đỏ, ông không
mô tả thiên nhiên nhưng chỉ muốn bảo một vật vốn xanh thì xanh và một vật vốn đỏ thì đỏ. Đấy là cái
gọi là hồn sáng tạo của Thiền.
3. Thiền và vườn
Là một trong những kiểu vườn cảnh truyền thống Nhật Bản, là một loại hình nghệ thuật phổ biến ở
nhật mang đậm dấu ấn và tư tưởng của Thần Đạo (Shinto), Phật giáo và thiền tông thể hiện được mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Vườn cảnh Nhật có khá nhiều kiểu nhưng trong đó vườn cảnh
đặc biệt nhất lại là vườn Karesansui – Vườn khô hay còn được gọi với cái tên vườn Thiền.
Trong tiếng Hán, vườn Karesansui có nghĩa là “khô sơn thủy”, “quan cảnh khô cạn” hoặc “núi và
nước khô cạn”.
Vườn Karesansui thực sự bắt đầu từ thời Kamakura và phát triển mạnh nhất vào thời Muromachi. kiểu
vườn này được phát triển trong thời kỳ mà nghệ thuật Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh bởi Thiền tông.
Với những khu vườn Karesansui - Thiền Nhật này được vẽ nên bởi các chất liệu cát, đá, sỏi,... Từ núi
không phải núi, nước không phải nước mà chúng được biểu hiện bằng cát, đá hoặc sỏi, còn những
ngọn núi nhấp nhô được biểu hiện bằng các tảng đá. Hay nói một cách khác các yếu tố về sơn về thuỷ
được biểu hiện bằng yếu tố biểu trưng cát hay sỏi,...
Những khu vườn Karesansui cổ điển thể hiện rõ một ý niệm cốt lõi của mỹ học Nhật Bản – một quan
niệm chịu ảnh hưởng bởi triết học Thiền Tông và Phật giáo Đại thừa sau hàng ngàn năm phát triền, đó
là những quan niệm thẩm mỹ “wabi sabi”. Ba tính chất quan trọng của wabi và sabi bao gồm vô
thường, không hoàn hảo và chưa hoàn thành. Vậy nên có thế nói wabi và sabi biểu hiện tinh thần của
Thiền tông. Trong một khu vườn đá: sự sinh sôi và tàn lụi của rêu biểu hiện sự vô thường của cuộc
đời, vẻ thô sơ của đá đại diện cho sự không hoàn hảo còn dòng chảy cát và sỏi tạo ra cảm giác của sự
chưa hoàn thành.
Việc thưởng thức những khu vườn đá Nhật Bản đồng nghĩa với trải nghiệm tu Thiền. Vườn đá Nhật có
thể giúp cải thiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên điều mà Thiền tông chú trọng.
4. Thiền và Trà đạo
Ngày nay, Trà đạo (Cha-no-yu) có mối liên hệ gần gũi nhất với Thiền không phải trong cách thực
hành và phát triển của nó mà chính là ở sự trân trọng tinh thần Thiền tông khi cử hành nghi thức uống
trà. Tinh thần đó được thể hiện qua 4 chữ Hòa (和), Kính (敬), Thanh (清) Tịch (寂). Bốn chữ này cần
thiết để đưa Trà đạo đến thành công.
Chữ Hòa (wa 和, hiểu như hòa điệu (調和 điều hòa, harmony) trong Hán tự, ngoài ra còn được đọc là
yawaragi (和らぎ) tức hòa duyệt (和悦 gentleness of spirit) hay niềm vui nhẹ nhàng. Sự hòa điệu xét
nhiều tới hình tướng trong khi hòa duyệt gợi cho ta một tình cảm nội tâm. Bầu không khí của trà thất
nói chung đã tạo ra được sự vui thỏa này, từ cái hòa của xúc giác, cái hòa của khứu giác trước làn
hương, cái hòa của thị giác đối với tia sáng xuyên qua không gian trà thất, cũng như cái hòa của thính
giác.
=> Nguyên tắc cơ bản của Cha-no-yu là tinh thần hòa hợp của đất trời (thiên địa trung hòa), nó đem
đến cho ta phương tiện xây dựng một thế giới hòa bình.
Lễ (rei 礼) đuợc coi là đầu mối của Kính (kei 敬). Trong đời sống hằng ngày, nó đưa mối liên hệ giữa
con người đến một sự hòa hợp. Đó cũng là phép tắc tinh thần (tâm pháp) mà chúng ta cần có với Cha-
no-yu. Ví dụ cho dù người có địa vị cao hơn đến dự, trà nhân biết giữ lễ vẫn đối xử với họ một cách
đạm bạc và không hạ mình, khúm núm. Ngược lại, khi trà nhân ngồi bên cạnh những người có địa vị
xã hội thấp hơn mình, thì trà nhân cũng giữ thái độ tôn kính trước họ và không hề nuôi một ý nghĩ
ngạo mạn.
=> Kính được xem như sự kính trọng của trà nhân đối với khách thưởng trà và trà cụ, thể hiện niềm
trân trọng, biết ơn cuộc sống hiện tại. Lòng kính trọng đạt đến cảnh giới cao nhất khi lòng nghệ nhân
trà đạo có thể hòa hợp với mọi vật.
"Thanh" (Sei, 清, trong trẻo), được xem như một yếu tố khác làm nên Trà đạo. "Thanh" vừa có nghĩa
thanh khiết vừa là tề chỉnh. Ta nhìn thấy được yếu tố này trong mọi giai đoạn của Cha-no-yu. Cụ thể
như: Nước để nấu trà ta có thể lấy dùng thoải mái từ ngoài vườn của trà am, chỗ gọi là "sân trong"
(roji, lộ địa, 路地) . Trường hợp không sẵn mạch nước thiên nhiên thì đã có cái bể bằng đá chứa nước
trong cạnh bên thảo am mà người ta đã giữ gìn cẩn thận, không để cho bụi bặm và rác rưởi chen vào.
Ngoài yếu tố ngoại giới như nước pha trà
=> Thanh chính là sự thanh khiết, thánh thiện bên trong tâm hồn của mỗi người, sống một cách khiêm
nhường hài hòa với vạn vật giữa cuộc sống hối hả hiện tại. Thanh chỉ xuất hiện khi người nghệ nhân
đã đạt đến cảnh giới của Hòa và Kính.
Tịch ( 寂 ) (Jaku), nguyên tắc cuối cùng trong 4 nguyên tắc điều hành Cha-no-yu là một khái niệm
phong phú hơn cả. Nơi nào không có nó, trà đạo sẽ mất hết ý nghĩa. Nói về tịch theo nghĩa hình thức
thì Cha-no-yu phải được sắp đặt làm sao cho bầu không khí thanh tĩnh có thể bao trùm lên tất cả.
Những tảng đá, dòng suối, túp lều tranh làm ngôi trà thất, tiếng nước sôi trong ấm, ánh sáng tờ mờ
chiếu qua lớp giấy dán cánh cửa kéo ...tất cả phải sắp xếp để có một sự hòa điệu và tạo ra một bầu
không khí giúp người ta dễ trầm mặc.
Thế nhưng, trên thực tế, Tịch là không phải chỉ dùng để chỉ ngoại giới mà là từ nội tâm con người,
theo cách hiểu đặc biệt của Cha-no-yu. Chính đây là nơi Thiền Phật xâm nhập và biến đổi toàn bộ
tình huống để tạo ra một liên hệ thân mật giữa con người với bầu khí quyển rộng lớn hơn. Khách đến
dự và gian trà thất trở thành một, mỗi người trong đó đều hiểu rõ về người khác. Ngoài ra, nó còn có
thêm một ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó vạch ra cho ta một cách sống cao cả và rộng lớn, đi ra khỏi
ranh giới của sinh tử,cách sống mà chỉ có những người biết đào sâu vào nội tâm để suy tư mới đủ sức
thực hiện.
=> Tịch Chỉ sự thanh tịnh từ trong tâm hồn của con người, không bận tâm về ưu phiền của quá khứ,
tương lai, mà chỉ tập trung tận hưởng giây phút hiện tại.
Tổng kết : Thiền và Trà đạo có một điểm chung là cả hai đều muốn giản dị hoá mọi vật. Trà đạo có cái
đẹp giản dị nguyên sơ. Lý tưởng của nó là đến gần với Thiên nhiên và điều đó được biểu lộ khi người
yêu trà nép mình dưới mái nhà tranh, trong gian phòng nhỏ nhưng được xây dựng và bày biện thanh
tao. Cũng như trà đạo, Thiền muốn lột bỏ tất cả mọi vỏ bọc giả tạo con người bày đặt ra để thoả lòng
tự mãn.
5. Thiền và Hoa đạo
Ikebana ra đời vào thời kỳ Muromachi, tượng trưng cho một số quan niệm Phật giáo tại Nhật Bản.
Ikebana dần trở thành một văn hóa độc đáo Nhật Bản, mang thêm nhiều ý nghĩa triết học xuất phát từ
tôn giáo.
Khía cạnh Thiền trong hoa đạo là việc chuyên chú và kiên nhẫn cắm hoa và chiêm ngưỡng hoa trong
tĩnh lặng.
Ikebana không chỉ là tạo ra cách sắp xếp đẹp, mà nó còn mang ý nghĩa như là triết lý giác ngộ tinh
thần thông qua sự tập trung luyện thiền (Zen) của Phật giáo. Đối với nhiều người học cắm hoa Ikebana
là bài học suốt đời, là một cách luyện tập để đạt được sự tĩnh lặng bên trong, để hướng tới một sự hiểu
biết thế giới phong phú hơn, thực hành Ikebana thường xuyên sẽ đem lại trạng thái cân bằng của tâm,
giống như các nhà sư luyện Thiền.
Ngoài ra, Ikebana giúp chúng ta tìm hiểu về nhiều loại hoa, cây, để hiểu được tính chất và chu kỳ của
nó. Đặc biệt, có thể thấy được cuộc sống ngắn ngủi của một bông hoa như thế nào. Từ đó, liên hệ với
cuộc sống ngắn ngủi của con người và sống có ý nghĩa hơn, chấp nhận vị trí của “đời người” trong vũ
trụ (đây là một trong những điểm quan trọng nhất đối với tinh thần Zen – Thiền trong Phật Giáo - Tính
chất vô thường).
Ý nghĩa thông qua 生け花 (Ikebana):
(1) Sự bình đẳng. Không phân biệt hoa khi cắm. Dù là hoa khô hay tươi còn trên cành hay không thì
đều mang một nét đẹp riêng của chúng.
(2) Lòng vị tha. Khi đối mặt với những bông hoa, chúng ta có thể từ bỏ được những mối bận tâm và
tâm trí trở nên thanh thản, minh mẫn hơn. Học Ikebana được cho giống như học thiền (Zen), chúng ta
có thể trở nên vị tha và bao dung hơn.
(3) Giúp giữ tâm trí chúng ta trở nên bình tĩnh - cân bằng trạng thái tâm lý trong cuộc sống. Ikebana
mang lại cho chúng ta mùi hương của hoa, mùi hương ảnh hưởng tốt đến tâm trạng và cảm xúc của
của con người, cổ vũ tinh thần của con người từ đó nhằm hạn chế những tư tưởng, suy nghĩ tiêu cực.
(4) Nuôi dưỡng tính thẩm mỹ của con người.
(5) Hài hòa với thiên nhiên
Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản có nhiều trường phái và phong cách khác nhau nhưng vẫn theo một
nguyên tắc cơ bản về một tam giác tỷ lệ, trong đó có các chủ thể tượng trưng cho Nhật – Nguyệt –
Địa; hoặc cũng có thể là Thiên – Nhân – Địa.
Một số loại phong cách như: Rikka, Shoka, Moribana, Chabana,..Trong đó Chabana được cho là
phong cách gần gũi với triết lý Thiền nhất, đơn giản và không gò bó. Đối lập sâu sắc với tính nghi
thức của phong cách Rikka, Chabana xuất hiện như một phong cách tự do của nghệ thuật Ikebana. Đây
là một phong cách đơn giản chỉ với hoa và lọ. Toàn bộ ý tưởng là nhằm để nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên
của hoa. Gồm một hoặc hai bông hoa hoặc cành cây trong một bình hoặc một chậu nhỏ.

Hoa đạo mang một sự kết nối sâu sắc với tự nhiên, nó là sự cộng hưởng mang tính tâm linh, chứa
đựng đặc trưng của thuyết luân hồi trong Đạo Phật. Những nguyên tắc, hay những điều kiêng kị trong
việc chọn, tỉa và cắm hoa Ikebana toát lên cung cách sống theo những điều răn dạy của nhà Phật.

III. Tổng kết và cảm nghĩ


Có thể nói rằng Thiền đã trở thành sinh mệnh và cốt tủy của văn hóa Nhật. Nhiều xứ sở ở vùng Đông
Á cũng chịu ánh hưởng của Phật giáo Thiền tông nhưng không nơi nào thấm nhuần đến mức độ thâm
sâu và bền vững như ta thấy ở quần đảo này. So với các xứ Đông Á khác, Thiền tông vào Nhật khá
muộn màng nhưng nó đã nhanh chóng bắt trễ và phát triển. Văn hóa Nhật Bản thấm nhuần tinh thần
Thiền tông: thơ ca, hội họa, sân khấu, kiến trúc, đình viên cho đến trà đạo, hoa đạo, võ đạo…
Không chỉ ảnh hưởng đến nghệ thuật, Thiền còn đi vào đời sống thường ngày của người dân Nhật
trong ăn uống (Cách nêm nếm gia vị của người Nhật), đời sống (màu sắc trang phục, kiến trúc nhà
cửa) và cà trong kinh doanh (Omotenashi).
(Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nhật Chiêu)
Thiền trong ăn uống (Cách nêm nếm gia vị của người Nhật)
Đời sống (màu sắc trang phục, kiến trúc nhà cửa)
Trong kinh doanh (Omotenashi)
Thiền giản dị kéo ta về với chính ta trong bản tâm thanh tịnh, về với đời sống quanh ta trong
ánh sáng trí huệ. Nhưng cả ta và đời sống quanh ta bỗng dưng mới lạ, kì diệu và ta sống trong “Vĩnh
cửu của từng khoảnh khắc”, một cuôc sống viên mãn và hài hoà.

朱子学と陽明学

I. GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TÀI LIỆU


漢字の伝来と共に伝わった儒教から、朱子学が生まれました。  
朱子学では陰と陽があり、五行(木・火・土・金・水)により世界が構成されるという ものです。互いが
影響し合い巡り巡るというものです。厳しい修行で 知識を得て、その上で善い行いがあるとしました 。
 
陽明学では、心とはもともと善いものであり、心に従って行動すれば 悪は無いと考えました。日本
人に多く見られる性善説は、ここからも読み取れます。

Chu Tử học ra đời từ nền tảng của Nho giáo và được truyền bá cùng với sự du nhập của chữ Hán.
Chu Tử học là học thuyết cho rằng thế giới có âm và dương, thế giới được tạo thành bởi ngũ hành
(Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Cả hai yếu tố này luôn ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau, có mối quan hệ
không thể tách rời. Học thuyết này cũng khuyên rằng con người muốn có tri thức thì cần trau dồi và
nên làm nhiều điều tốt.
Dương Minh học cho rằng tâm vốn thiện, nếu hành động theo tâm thì sẽ không có điều ác. Bản tính
mà chúng ta nhìn thấy ở nhiều người Nhật có thể đọc trong thuyết Dương Minh.

II. TÌM THÊM THÔNG TIN VỀ NỘI DUNG CHÍNH TRONG TÀI LIỆU ĐỂ GIẢI
THÍCH LÀM RÕ
1. 朱子学
- Tiểu sử
Chu Tử tên thật là Chu Hi (1130 – 1200) là nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục nổi tiếng thời kỳ Nam
Tống. Ông kế thừa học thuyết của tiền nhân, xây dựng một học thuyết “Lý học” (Chu Tử học) đồ sộ
và chi tiết. Lý luận này trở thành tư tưởng thống trị của thời kỳ chuyên chế Trung Quốc, có ảnh hưởng
sâu sắc và rộng rãi không chỉ đối với Trung Quốc mà còn ở các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn
Quốc, Việt Nam. Ngoại trừ hơn mười năm làm quan, thời gian còn lại trong cuộc đời ông chủ yếu
dành cho dạy học và nghiên cứu.

- Tư tưởng cơ bản của thuyết Chu Tử


Chu Tử là học thuyết nho giáo mới do Chu Hi một học giả thời Nam Tống thành lập vào thế kỷ 12.
Ngoài các tác phẩm kinh điển và Nho giáo điển hình là Khổng Tử, Chu Hi đã cố gắng xây dựng lại
Nho giáo bằng cách tiếp nhận các khái niệm như vũ trụ và thế giới vốn không được coi là trong Nho
giáo bấy giờ.
Cơ sở của Chu Tử học tập trung giải thích sự hình thành của vạn vật trong vũ trụ, đó là sự kết hợp giữa
理 (Lí) (nguyên lý cơ bản của vũ trụ) và 気 (Khí) (nguyên lý hình thành vật chất), hay còn gọi là
"Thuyết kép 理気 ( RIKI ), thuyết này nói rằng mọi thứ trên thế giới đều bao gồm 理 và 気. 理 là cơ
sở để vạn vật tồn tại trên thế giới này, còn 気 là chất tạo nên vạn vật. Tuy 理 và 気 là những thực thể
hoàn toàn khác nhau nhưng chúng không thể tồn tại độc lập với nhau, và được coi là trong một có mối
quan hệ "không thể tách rời", trong đó chúng tương tác với nhau ở một khoảng cách không quá gần
nhưng cũng không quá xa.
( 気 kết hợp với thuyết Âm dương ngũ hành tạo nên vạn vật. 理 là căn bản và được cho là thứ tạo ra
trật tự cho các chuyển động của 気)

Bên cạnh đó 気 luôn ở trong trạng thái vận động và khi lượng vận động lớn nó được gọi là “ dương’’,
còn khi nó nhỏ được gọi là “ âm ’’. Hai nguyên khí âm và dương gộp lại tạo nên ngũ hành “ Kim,
Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ’’ và sự kết hợp này tạo nên vạn vật. Bên cạnh đó, “ 理’’ là căn bản và được cho
là thứ tạo ra trật tự cho các chuyển động của “ 気’’.
Thuyết “Lý tính tức thời” (性即理) được Chu Hi dẫn dắt ra từ thuyết kép Lí và Khí đã thuyết giảng
rằng 性 (Tính) là bản chất của con người và ở trạng thái tĩnh . Khi 性 chuyển động, nó trở thành 情
(Tình) tức là cảm xúc, và khi chuyển động trở nên mãnh liệt và mất thăng bằng, nó trở thành 欲 (Dục)
có nghĩa là dục vọng.
Nói tóm lại, về vấn đề tính người thì Chu Hi cho rằng thánh hiền bẩm thụ khí trong, kẻ ngu hèn bẩm
thụ khí đục, cho rằng con người thì có tính thiên mệnh (đạo tâm) và tính khí chất (nhân tâm). (Ông)
nhấn mạnh sự đối lập giữa “thiên lý” và “nhân dục”, chủ trương vứt bỏ “tư dục” và phục tùng “thiên
lý”.
Về quan niệm lịch sử, ông cho rằng thời cổ đại lưu hành thiên lý, còn thời sau thì thiên lý mất đi và
nhân dục xuất hiện ngày càng nhiều.
Lý luận của Chu Hi về thiên lý và nhân dục yêu cầu mọi người phải tự an với phận mình, không được
mưu cầu thay đổi số phận gọi là Tồn thiên lí, diệt nhân dục (存天理、灭人欲).

- Hạn chế của Chu Tử học


Vào giữa thế kỷ 13, Chu Tử học đã được sử dụng để tổ chức kỳ thi Khoa cử ở Trung Quốc, và đến
thời nhà Minh, nó trở thành môn học được công nhận và được nghiên cứu rộng rãi ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, Chu Tử học có hình thức khác xa với hình thức học tập mà Chủ Tử đã hướng tới, nó đã trở
thành môn học học để vượt qua kỳ thi. Nó đã trở thành nguồn gốc của việc tạo ra xã hội đề cao học
vấn và xã hội quan liêu, nơi những người tài giỏi được ưu đãi.

Ngoài ra, Chu Tử học vốn coi trọng “lý trí” và “tôn giáo,” giúp giai cấp thống trị dễ dàng sử dụng để
kiểm soát trật tự xã hội.

Từ xa xưa, Trung Quốc đã có một lịch sử phát triển xã hội bằng cách cho phép rất nhiều tư tưởng và
học thuyết được gọi là "Chu Tử Bách Gia". Tuy nhiên, khi Chu Tử học lan rộng, các học thuyết khác
ngoài nó bắt đầu bị loại trừ, thời đại kiểm soát hệ tư tưởng đã bắt đầu thay đổi. Kết quả của việc này
do một số chuyên gia chỉ ra rằng nó chính là nguyên nhân khiến xã hội Trung Quốc trì trệ và suy yếu
dần.

Chu Tử học cũng truyền bá Triều Tiên và được sử dụng như ý tưởng quản trị quốc gia của triều đại
Joseon. Hàn Quốc đã bác bỏ Phật giáo, vốn là quốc giáo của thời đại Cao Ly, và đưa Chu Tử học trở
thành môn phái duy nhất được quốc gia công nhận.

Những trí thức theo học Chu Tử đã hình thành một hệ thống cấp bậc địa vị gọi là Yangban, và đàn áp
dữ dội không chỉ Phật giáo mà còn cả Dương Minh giáo - một giáo phái cũng có nguồn gốc từ Nho
giáo. Người ta nói rằng ở Hàn Quốc, sự kiểm soát của xã hội dựa trên Chu Tử học trở nên mạnh mẽ
hơn ở Trung Quốc, điều này đã cản trở quá trình hiện đại hóa của Hàn Quốc.

- Quá trình du nhập vào Nhật Bản


Người ta nói rằng Thuyết Chu Tử đã được du nhập vào Nhật Bản năm 1199 (thời kỳ Kamakura) bởi
nhà sư Shunjo.
Trong nửa sau của thời kỳ Kamakura, nó dường như đã lan rộng như một nghiên cứu cơ bản của các
học giả tập trung vào hệ thống Gozan. Thiên hoàng Go-Daigo và Masashige Kusunoki (là một samurai
thời Kamakura được nhớ đến với lý tưởng về lòng trung thành của samurai) cũng hăng say học tập
thuyết này, và từ khi Mạc phủ Kamakura sụp đổ cho đến chính phủ mới Kenmu, đã có nhiều hành
động được cho là dựa trên thuyết Chu tử.

Trong thời kỳ Muromachi, Chu tử học đã bị suy yếu một lần, nhưng đến thời Edo, nó đã được hồi sinh
bởi Hayashi Razan, người được tướng quân Tokugawa Ieyasu bổ nhiệm và kể từ đó Chu Tử học trở
thành một ngành học chính thức của hệ thống Mạc phủ.
Bên cạnh đó Tướng quân thứ năm, Tsunayoshi Tokugawa, đã xây dựng đền Yushima, nơi ông theo
học thuyết Chu Tử. Ngoài ra, Matsudaira Sadanobu, nhiếp chính của Shogun Tokugawa Ienari thứ 11,
đã thay đổi chính sách giáo dục thông qua Lệnh cấm dị học Kansei, lúc bấy giờ việc giảng dạy học
thuyết Chu tử của Chu Hi được diễn ra như một thứ triết lý nho giáo chính thức ở Nhật Bản.

- Ảnh hưởng của thuyết Chu Tử lên tư tưởng của người Nhật Bản

Trong chính sách văn trị để thuần hóa nhân tâm của Tokugawa Ieyasu (Tokugawa Ieyasu là người
sáng lập và cũng là vị Shōgun đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa), các thuyết Nho học được chọn làm
nền tảng và được coi là quan học - môn giáo dục chính của nhà nước. Các thuyết này đề cập về các
mối quan hệ “quân - thần”, “phụ - tử” và “nhân - lễ - nghĩa – trí – tín”, trật tự xã hội gồm 4 đẳng cấp
“sĩ - nông - công - thương” bị qui định là trật tự khép kín, không được thay đổi về đẳng cấp.

Khi đó, chức năng xã hội của Võ sĩ đã chuyển biến từ vị trí võ sĩ thành chính trị gia, những viên quan
lại nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. những người vừa phải tinh thông võ
nghệ vừa phải văn võ song toàn.

Tầng lớp thương nhân là tầng lớp cuối cùng của xã hội nhưng họ cũng được xã hội tôn trọng khi chịu
ảnh hưởng của tư tưởng này mà làm ăn đúng đắn, trung thực, coi trọng lễ tín, sống nhân nghĩa.

Bước sang thời Minh Trị, các thuyết Nho giáo lúc này chỉ được coi như là công cụ để giáo dục đạo
đức, nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng..

Ngày nay, đối với người Nhật, vấn đề giảng dạy đạo đức - được nhìn nhận như một điều kiện tiên
quyết để hiện đại hóa đất nước từ khía cạnh xã hội. Nó giúp giới trí thức Nhật Bản nhanh chóng thích
nghi và ứng phó linh hoạt với sự chuyển vần của thời cuộc.

có thể nói ảnh hưởng của thuyết này đến tư tưởng của con người Nhật Bản có vai trò vô cùng quan
trọng, nước Nhật phát triển là nhờ những giá trị tư tưởng của các thuyết trong Nho giáo đi lên mà có
được sứ phát triển như hiện tại. Nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng: “Nhật Bản đã hiện đại hoá
thành công bằng mô hình chủ nghĩa tư bản Nho giáo thay vì chủ nghĩa tư bản Tin lành như Phương
Tây.”

Người ta cho rằng đó là: lòng trung thành, tín nghĩa, liêm sỉ, hiếu học, cần kiệm. Từ lòng trung quân
chuyển thành lòng trung thành với công ty; từ tín nghĩa của Nho gia chuyển thành kinh doanh
trọng chữ tín, kinh doanh vì nghĩa; hiếu học theo kiểu cũ chuyển thành ham thích thực học, học
tập suốt đời;... Người Nhật đã không bài trừ thuyết Nho giáo một cách mù quáng mà biết rút tỉa
những tinh hoa của nó để phát triển. Như vậy người Nhật vừa thoát khỏi cái lạc hậu của mô hình
Trung Quốc, vừa phát huy những giá trị truyền thống.

Tóm lại, đến nay ở Nhật Bản vị thế của thuyết đã thay đổi nhưng những giá tư tưởng của nó vẫn có
ảnh hưởng nhất định và dường như nó đã nằm sâu trong hệ tư tưởng của người dân Nhật Bản. cho thấy
rằng Người Nhật đã biết vận dụng, phát triển và phát huy nền tảng tư tưởng các thuyết sao cho phù
hợp với điều kiện đất nước, bối cảnh của thời đại mới.

2. 陽明学
- TIỂU SỬ
Vương Dương Minh (1472-1528) là một người có tài cao học rộng, một nhà Nho học, nhà chính trị,
nhà triết học, nhà chỉ huy quân sự và nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.
Vương Dương Minh được đánh giá rất cao trong giới Nho học. Ông được đánh giá là một trong bốn vị
thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, sánh ngang với Khổng Tử, Mạnh Tử và Chu Hi.
- THUYẾT DƯƠNG MINH
Thuyết Dương Minh là một phái Nho giáo do Vương Dương Minh sáng tạo vào triều đại nhà Minh
của Trung Quốc vào nửa đầu TK 16. Thuyết Dương Minh do ông xây dựng có tính thực tiễn và khai
phóng, có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản, Triều Tiên và cả Việt
Nam.

Vương Dương Minh đã tự mình nghiên cứu thuyết Chu Tử và cố gắng nắm vững "lý", nhưng ông đã
từ bỏ. Ông đặt ra sự hoài nghi về bản thân thuyết Chu Tử từ trải nghiệm này và ông đã cố gắng tìm
kiếm "lý" trong trái tim mình. Sau đó, giống như Chu Tử, ông quay lại với những lời dạy của Lục Cửu
Uyên, một học giả Nho giáo thời Nam Tống, và phát triển nó để tạo ra chủ nghĩa Dương Minh.
Thuyết Dương Minh có tính kế thừa hệ thống Học thuyết "nhân chi sơ sinh tính bản thiện" của Mạnh
Tử. Ra đời như một cách giải thích mới của Nho giáo, ý tưởng tập trung vào tính tốt bẩm sinh được
gọi là "con người là tốt từ bản chất." Con người nên trau dồi (良知) lương tri bẩm sinh của mình (phán
đoán thị phi, thiện ác, chính tà) qua việc tích hợp kiến thức và thực tiễn.
- Tư tưởng cơ bản của Thuyết Dương Minh
心即理 (tâm tức lí): tư tưởng phổ biến nhất của Thuyết Dương Minh.

Chủ nghĩa Dương Minh không phân chia “ 心 ” như Chu Tử. vì "lý" là nguyên lý của "khí", nên "lý"
được coi là "khí". Kết quả là tính lý và tính khí tạo nên “tâm” đều giống nhau.

Thuyết Dương Minh dạy rằng ta phải biết điều gì là đúng với lương tâm của mình, mà không cần phải
đặc biệt được học hành. Nên hiểu cái “tâm” của mình càng nhiều càng tốt để trở thành một vị thánh
nhân. Nói cách khác, ta có thể trở thành một vị thánh nếu ta làm theo trái tim của vị thánh đang ở bên
trong ta, chứ không phải tất cả sự học tập cứng nhắc (câu nệ hình thức). Đây được gọi là " 心即理",
một cách hiểu khác với sự cứng nhắc của Nho giáo là "phải học ở trường học" đã được chấp nhận rộng
rãi ở Nhật Bản.
Nó đặc biệt phổ biến trong giới bình dân và các samurai cấp thấp hơn, và trở thành một tư tưởng liên
quan đến Thần đạo và Phật giáo.

知行合一 (tri hành hợp nhất): Đây là nguyên tắc hành động của các trí thức Trung Quốc thời nhà
Thanh và các vĩ nhân đã tạo ra cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Chủ nghĩa Dương Minh không tìm kiếm “lý” ngoài “tâm” như trong quan niệm “lý tức thị”, nên dù có
học qua sách vở cũng không thể có được “lý”. Vương Dương Minh cho rằng hiểu biết và thực hành
không thể tách rời, nói rằng "kiến thức là khởi đầu của hành động, và hành động là sự hình thành của
kiến thức", đó là "sự thống nhất kiến thức".
Nói một cách đơn giản, tư tưởng này cho rằng những gì bạn nghĩ cũng giống như những gì bạn làm.
Kiến thức sẽ vô dụng nếu nó không đi kèm với hành động. Kiến thức và hành động là một.
Đây là điều làm nên sự khác biệt của chủ nghĩa Dương Minh so với các Nho giáo khác. Tư tưởng của
Nho giáo trước chủ nghĩa Dương Minh là cần phải tinh thông học thuật trước khi hành động, bàn học
là tất cả. Tuy nhiên, Dương Minh đã phủ nhận điều đó.
Tóm lại, Thuyết Dương Minh là "triết lý của hành động." Đúng hơn, đó là bởi vì nó lý giải tác động
của tâm trí đến hành động và suy nghĩ về mọi thứ của con người.

致良知 (trí lương tri): Một khái niệm cốt tủy trong học thuyết Vương Dương Minh.
“Lương tri” là đạo lý vốn có của một con người, là cội nguồn của trí tuệ và cuộc sống, đạo đức mà tất
cả mọi người sinh ra đều có, bất kể địa vị, gia thế hay học vị, giàu nghèo.
Thuyết Dương Minh khẳng định rằng "lương tri" là vốn có trong tất cả mỗi con người. Một người là
một thực thể có "lương tri" về bản chất, và nếu mọi người nỗ lực để trung thực với "lương tri", chúng
ta có thể tìm ra tính đúng đắn thực sự của sự việc.Người ta cũng cho rằng mọi việc làm đều được coi
là tốt miễn là bạn tuân theo lương tri.
Lối suy nghĩ này được liên hệ với tư tưởng cách mạng, nó đã ảnh hưởng đến phong trào độc lập và
phong trào lật đổ chế độ Mạc phủ.
Thuyết Dương Minh nuôi dưỡng “lương tri" ban đầu trong con người. Vì vậy, tất nhiên cần phải tu
dưỡng “lương tri” bằng lẽ tự nhiên chứ không phải bằng cách huấn luyện nhân tạo và cưỡng chế như
tân nho giáo và thuyết chu tử. Do đó, ở thuyết Dương Minh, một phương pháp rèn luyện gọi là 静座
đã được ra đời (Jing zuo cũng giống như ngồi thiền trong Phật giáo).

- Quan điểm mới mở ra bởi Thuyết Dương Minh


Thay đổi quan điểm về thánh nhân
Trước đây, nếu không thể mua sách tốt, thời gian đọc sách và môi trường để có được những người
thầy xuất sắc, thì những người bình thường hầu như không thể trở thành thánh nhân. Còn những người
có điều kiện học tập thì có thể vượt qua những kỳ thi và định vị địa vị của họ trong xã hội.
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Dương Minh, ông phủ nhận tác động bên ngoài dựa trên tư tưởng về "tâm
tức lí", vì vậy ông giải thích rằng việc đọc sách không còn là điều tất yếu để trở thành thánh nhân. " 満
街これ聖人" (thành phố có đầy những vị thánh) của một đệ tử của Vương Dương Minh đã diễn tả một
cách thẳng thắn điều này. Có thể nói, không chỉ người đọc sách mà người bình thường cũng có khả
năng trở thành thánh nhân trong chủ nghĩa Dương Minh.

Mở đường cho sự khẳng định khát vọng của con người


Nếu trong “tâm” có “lý” thì về nguyên tắc, không thể phủ nhận những ham muốn bên trong nó. Bản
thân Dương Minh đã không từ bỏ khía cạnh “mong muốn của con người thoát khỏi quy luật tự nhiên”
của Thuyết Chu Tử, nhưng các môn đồ của ông khẳng định ham muốn của con người là một điều tự
nhiên có được. Dù không thể dễ dàng kết luận mối quan hệ nhân quả giữa tư tưởng và kinh tế, nhưng
chắc chắn rằng sự khẳng định khát vọng của con người trong Thuyết Dương Minh là một suy nghĩ hợp
thời cho nền kinh tế thương mại đang phát triển nhanh chóng.

Giảm địa vị của kinh Khổng Tử (các tài liệu đặc biệt quan trọng trong Nho giáo)
Kết quả của việc giải phóng cái “tâm” khỏi những chuẩn mực bên ngoài làm địa vị của những cuốn
sách như “Tứ thư và Ngũ kinh”, vốn được coi là tài liệu cơ bản của Nho giáo bị suy giảm.
Cho dù Vương Dương Minh tự mình nói: “Nếu trong lòng coi thường thì ngay cả lời nói của Khổng
Tử cũng sẽ không đúng”, ông vẫn có thái độ khiêm tốn đối với kinh sách. Nhưng những người được
cho là đệ tử, đặc biệt là đệ tử cao cấp của chủ nghĩa Dương Minh, cũng chỉ đọc Tứ thư trong đời. Do
đó, Ngũ kinh đã giảm đi tính linh thiêng của nó, và thái độ tôn trọng và học hỏi những cuốn sách như
vậy sẽ suy giảm.

Coi trọng quan hệ bằng hữu

Ngoài ra, những người nghiên cứu chủ nghĩa Dương Minh đã tạo ra một nhóm nghiên cứu có tên là 講
学 Kogaku, thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận và trao đổi trong nội bộ môn phái, đã tạo ra một
thái độ nhấn mạnh mối quan hệ "bằng hữu” trong "Ngũ luân" của Nho giáo. (vua tôi (quân thần), cha
con (phụ tử), vợ chồng (phu thê), anh em (huynh đệ) và bè bạn (bằng hữu)). Kết quả là, tinh thần đồng
chí và sự đoàn kết sẽ được bồi đắp, đồng thời chú trọng các mối quan hệ trong nhóm.

Trong khi bốn yếu tố còn lại, (quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ), tất cả đều có mối quan hệ theo
chiều dọc, là dựa trên mối quan hệ thứ bậc, thì chủ nghĩa Dương Minh nhấn mạnh mối quan hệ theo
chiều ngang (bình đẳng) của con người, là "bằng hữu".
- THUYẾT DƯƠNG MINH HỌC ẢNH HƯỞNG TỚI TƯ TƯỞNG NHẬT BẢN THỜI
XƯA
Ở Nhật Bản, Thuyết Dương Minh Học được các nhà sư Phật Giáo Nhật Bản truyền bá. Các vị nho
Nhật Bản đã có người học tập được cái thực tiễn trong sự giáo huấn của Thuyết Dương Minh Học và
lập ra Dương Minh Học ở Nhật Bản và thịnh truyền cho đến ngày nay.
Chủ nghĩa Dương Minh đã du nhập vào Nhật Bản và để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Nhật Bản kể từ
thời Edo. Thuyết Dương Minh Học đã lan rộng không chỉ vì khả năng thực tế của nó, mà còn vì nó có
ý thức mạnh mẽ về công lý và được những người có xu hướng chỉ trích chính trị ưa chuộng. Đặc biệt,
nó được cho là đã có ảnh hưởng lớn như động lực tư tưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến thời Duy
Tân Minh Trị, Thuyết Dương Minh Học Nhật Bản phát triển theo hướng thực tiễn, cách mạng. Ở Nhật
Bản vào thời điểm đó, người ta cho rằng đạo đức luân lý và tinh thần Võ sĩ đạo ở Nhật Bản đã bị suy
đồi do sự phát triển của chủ nghĩa Châu Âu, và có xu hướng tái tạo chúng trong chủ nghĩa Dương
Minh.
Cũng có giả thuyết cho rằng thời kỳ hoàng kim của Thuyết Dương Minh Học ở Nhật Bản là sau thời
Duy Tân Minh Trị. Thuyết Dương Minh Học ở Nhật Bản hoạt động không dừng lại ở Duy Tân Minh
Trị mà còn giúp Nhật Bản phục hưng sau Thế Chiến Thứ 2, từ 1945. Nói cách khác, phong trào phục
hưng chủ nghĩa Dương Minh vào cuối thời Mạc phủ Tokugawa được liên kết với phong trào xem xét
lại chủ nghĩa dân tộc và võ sĩ đạo, vốn đã trỗi dậy như một phản ứng đối với chính sách Âu hóa, và từ
cuối thời Minh Trị đến thời Taisho. Vào thời điểm đó, Thuyết Dương Minh Học chủ yếu được rao
giảng như một đạo đức thực tiễn nuôi dưỡng cảm xúc thuần khiết và sức mạnh hành động lệch khỏi sự
sống và cái chết như một phần của sự rèn luyện tinh thần của người Nhật.

- CÁC HỌC GIẢ NỔI BẬT CỦA THUYẾT DƯƠNG MINH HỌC
NAKAE TOJU
Đứng đầu Dương Minh học phái Nhật Bản là Nakae Toju (1608 – 1648). Ông chủ yếu dạy “Trí lương
tri” và “Tri hành hợp nhất” . Ông chủ trương coi khí là chủ, khí tại tâm con người, tâm nhờ khí mà có
tư tưởng, tư tưởng tùy hoàn cảnh mà thích nghi biến đổi. Người ta phải sống tùy theo khí ở tâm, nhờ
thế mà có tiến bộ.
Trong số học trò của Toju, xuất sắc nhất có Kumazawa Banzan(1619-1691), người chịu ảnh hưởng
của ông, đã xuất hiện, bàn về đạo Nho theo quan điểm cứu đời giúp người (kinh thế tế dân), đồng thời
cũng cảnh cáo Nho Giáo có thể bị đạo KiTô trấn áp.

YAMADA HOUKOKU
Cuối thời Mạc phủ và đầu thời Minh Trị xuất hiện một nhà Dương Minh học có tính cách mạng là
Yamada Houkoku (1805-1877). Ông cho rằng Dương Minh học giúp cho người ta hiểu được tâm của
mình, đi đến hiểu được bản chất của tính người, có thể phân biệt được đúng sai, đạt được thành quả
trong sự nghiệp. Nhưng khuyết điểm của Tâm học là khiến người ta chạy theo hành vi của tâm mà ngộ
nhận trong phán đoán đạo đức.
- GIÁ TRỊ CỦA THUYẾT DƯƠNG MINH HỌC TRONG TƯ TƯỞNG NGÀY NAY
Dương Minh Học gây ấn tượng sâu sắc với người dân Nhật Bản, vốn đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản
hiện nay. Ở Nhật Bản, Dương Minh Học đi vào dân chúng trong sinh hoạt hàng ngày, có thể tìm thấy
ở cách chào hỏi hàng ngày, cách cư xử với người trong nhà, người ngoài…
Tối đa hóa quyền lực cá nhân nhưng phải cân nhắc đến cộng đồng
Trongthế giới ngày nay, đầy rẫy những khuôn mẫu và quy tắc, có nghĩa là bạn có thể sống một cách
chủ quan dựa trên lí trí của bạn và ý muốn của trái tim của bạn. Những gì bạn tin tưởng và những gì
bạn đang làm sẽ phù hợp với nhau. Nhờ đó, sức mạnh của trí óc có thể được phát huy hết trong lời nói
và hành động. Tuy nhiên không phải vậy mà bạn sống theo chủ nghĩa cá nhân và không quan tâm đến
người khác. Tư tưởng này ảnh hưởng sâu sắc tới người Nhật. Chúng ta có thể thấy, một nước Nhật với
kỷ luật và nguyên tắc, bên cạnh đó thì vãn tồn tại lối sống “Omoiyari- Nghĩ cho người khác”. Có thể
nói, "Omoiyari là một nét văn hóa ứng xử tiêu biểu của người Nhật".
Tập trung vào "lương tâm," là trí tuệ đạo đức mà con người có về bản chất.
Mỗi người đều muốn trở thành người tốt. Tuy nhiên, con người có những ham muốn trần tục, và luôn
có những đau khổ, phiền não. Vương Dương Minh khuyến khích các đệ tử của mình rèn luyện bản
thân để phát huy khả năng trực giác, vì điều quan trọng là phải "tu dưỡng lương tri" để trở thành một
người tốt. Pháp luật hiện đại quy định, nếu không vi phạm pháp luật thì không có tội. Nhưng thuyết
Dương Minh dạy ta phải chú ý đến cả sự thay đổi của tâm trí mình, suy nghĩ cả về những vấn đề đạo
đức và sửa chữa nó. Tư tưởng ấy được người Nhật sử dụng trong cuộc sống, từ việc họ lo lắng làm
phiền người khác, làm tổn thương người khác cho đến những suy nghĩ có thể khiến người khác thoải
mái.
Có thể nói Thuyết Dương Minh Học là một cái “Đạo” không chuông mõ, kèn trống, không giáo hội lễ
đường mà nó âm ỉ bao trùm cả xã hội Nhật Bản. Muốn hiểu xã hội Nhật Bản, mà không hiểu Dương
Minh Học thì chỉ xem được mặt ngoài mà không thấy được bên trong của Nhật Bản.

- Điểm khác biệt cơ bản Thuyết Dương Minh học và Thuyết Chu Tử Học
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Dương Minh không gây ấn tượng mạnh như Chu Tử.
Vương Dương Minh mặc dù có kế thừa tư tưởng của Chu Hi, nhưng ông cho rằng học thuyết của mình
rất khác Chu Hi. Điều khác biệt cơ bản nhất giữa Vương Dương Minh và Chu Hi là ở chỗ họ Vương
đứng trên lập trường Tâm học còn họ Chu thì Lý học. Nói cách khác Tri ngôn, Dưỡng khí, Tập nghĩa
là những vấn đề cơ bản được Mạnh Tử đề cập đến, sau đó được Chu Hi giải thích trên lập trường Lý
học, truy tầm cái lý ở sự vật từ đó thống nhất cả Tri ngôn, Dưỡng khí và Tập nghĩa. Tuy nhiên đến
Vương Dương Minh và các nhà Dương Minh học sau ông đã bác bỏ cách giải thích ấy. Từ lập trường
Tâm học và quan niệm “Trí lương tri”, Dương Minh học truy tầm Tri ngôn, Dưỡng khí, Tập nghĩa ở
tâm, và dùng thuyết “Tri ngôn dưỡng khí” để nhấn mạnh sự khác biệt của Dương Minh học với Chu
Tử học.
Sự vĩ đại của Chu Tử nằm ở việc phát triển logic cực kỳ nhất quán trong hệ thống. Nhưng Dương
Minh chỉ là một sự đổi mới trong các khía cạnh đạo đức và phương pháp luận của nó. Trong khi Chu
Tử giảng "lý" là bản chất của con người, Dương Minh cho rằng "tâm" là bản chất của con người. Có
thể nói, nếu như Chu Tử học đề cao lòng trung thành và mong muốn xã hội yên bình trong một trật tự
nghiêm khắc, thì Dương Minh học lại đề cao tâm của con người, chú trọng đến kinh tế, đến giới bình
dân, thị dân, và nó rất dễ dẫn đến những tư tưởng có tính cách mạng.

III. Nêu suy nghĩ của nhóm về nội dung đã tìm hiểu

- Mỗi học thuyết đều có những giá trị riêng của nó phù hợp với từng thời đại, từng giai đoạn
lịch sử. Không có học thuyết nào hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, mà chỉ có sự phù hợp
dành cho người tiếp nhận.VD như thuyết Chu Tử được ưa chuộng bởi những người cai trị và
những người tìm kiếm một hệ thống có trật tự, vì xem trọng quyền lực và và tôn trọng mối
quan hệ thứ bậc trong vị trí xã hội. Đặc điểm của Thuyết Chu Tử là lý luận, nên sẽ phù hợp
với các tướng sĩ samurai học tập để duy trì trật tự hệ thống xã hội trong thời đại bấy giờ.
Ngược lại, thuyết Dương Minh có xu hướng được những người có tư tưởng cách mạng nổi
dậy chống lại những người cai trị ưa chuộng vì tư tưởng “hành động theo trái tim mách bảo và
tự chịu trách nhiệm với nó”. Đặc điểm không chỉ cần kiến thức mà còn cần khả năng hành
động để đưa vào thực tế này phù hợp với các nhà hoạt động cách mạng.

- Thuyết Dương Minh Học và Thuyết Chu Tử Học về phương diện tư tưởng nhiều khi đấu
tranh, phê phán nhau, nhưng nhờ vậy mà học thuật và xã hội mới tiến bộ. Dương Minh Học có
nội dung tư tưởng chống lại chính sách cố định thành phần (cấm thay đổi thành phần trong xã
hội) của chính quyền Mạc phủ; và phê phán Chu Tử học ở nội dung mong muốn xã hội yên
bình trong một trật tự nghiêm khắc. Dù phản đối kịch liệt các tư tưởng mới của Dương Minh
Học nhưng qua các cuộc tranh luận, các phái bảo thủ khác cũng lặng lẽ tiếp thu khá nhiều
những tư tưởng có tính cách cách mạng của Dương Minh Học. Và Nho giáo Nhật Bản nhất là
vào thời Edo là một ngành học thuật tự do, không ràng buộc. Nhờ thế mà trí thức Nhật Bản
không bị “đóng khuôn” kiến thức, tư tưởng không khuôn ép và có thể tồn tại, ảnh hưởng sâu
sắc tới ngày nay.

- Ở thuyết Chu Tử, việc học hành rất được xem trọng, đối với những người dân ở tầng lớp thấp
không có cơ hội học hành dù có trải qua nhiều thời gian, họ vẫn sẽ không trở thành người tài
được. Nhưng đối với thuyết Dương Minh, việc học không được xem là tất cả, mà quan trọng
nhất là hành động. Ngoài ra, họ cũng không cần phải tuân theo lệnh của những người tầng lớp
trên, nếu là việc ta nhận định là sai trái thì không cần phải tuân theo. Vì thế, thuyết Dương
Minh trở nên phổ biến và được đón những bởi những người không muốn bị ràng buộc bởi xã
hội phân chia giai cấp và thứ bậc.

- Trong thuyết Chu Tử khuyên răng con người cần phải “Tồn thiên lý, diệt nhân dục” tức là con
người phải sống an phận thủ thường và loại bỏ những dục vọng của bản thân mình (tài sắc,
danh lợi,…), con người chỉ nên sống để đáp ứng những nhu cầu phù hợp với lẽ tự nhiên (như
cái ăn, cái mặc..) còn những dục vọng vượt quá nhu cầu cơ bản thì cần phải kiểm soát. Tóm
lại là, con người giữ lấy những giá trị đạo đức tốt đẹp, và bỏ những mong cầu ích kỷ của bản
thân. Tuy nhiên nếu theo tư tưởng của ông thì con người sẽ không có ước mơ và hoài bão
cũng không có ước mơ về một cuộc sống sung túc, ấm no. Chính vì vậy, câu nói này nó chỉ
đúng một phần trong xã hội hiện đại đólà con người nên giữ gìn, phát huy những đạo lý tốt
đẹp nhưng cũng cần nỗ lực, cố gắng cho tương lai để có một cuộc sống hạnh phúc và cũng nên
biết hài lòng với cuộc sống của bản thân mình.
Thuyết Dương Minh không phủ nhận cái ham muốn bên trong con người. Bất kì ai trong xã
hội dù ở địa vị nào cũng đều có mưu cầu về một cuộc sống hạnh phúc, ai cũng có thể phát
triển và thành công nếu nghe theo cái “tâm” đúng đắn của mình, sống có mục đích, ý chí và
lương thiện. Đó chính là một tư tưởng cần được phát huy trong xã hội ngày nay.

- Không kể đến các yếu tố chính trị thì ta thấy được rằng mỗi thuyết đều có quan niệm riêng
nhưng chung quy hai thuyết này đều đi sâu để phân tích từ cấu trúc hình thành vạn vật hay nói
cách khác là đi tìm chân lý cốt lõi nhất về sự hình thành, để tìm ra quy luật vận hành của vạn
vật sau đó vận dụng những chân lý này đề hướng con ngưới đến cái tâm thiện từ sâu trong
tiềm thức của mỗi cá thể.
Nhưng khi nhắc đến yếu tố chế độ, chính trị, xã hội… thì thuyết đã có những tác động trực
tiếp đến sự hình thành và phát triển của NB. Những sự tác động này được điều chỉnh, chắc lọc
và vận dụng sao cho phù hợp với môi trường, hoàn cảnh của đất nước để tạo nên sự thành
công của đất nước NB như ngày nay.
Nho giáo
1. Nho giáo là gì

Nho giáo do Khổng tử và các đồng môn sáng lập nên và phát triển. Nguồn gốc của Nho giáo
bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và ảnh
hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều
Tiên và cả Việt Nam chúng ta. Mục đích của Nho giáo là vận dụng bộ tư tưởng được nghiên cứu trên
để xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó đề cao việc con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức,
xây dựng đất nước thái bình và thịnh vượng. Ý nghĩa của chữ “Nho” ở đây là để chỉ những người có
học thức cũng như biết phép cư xử và các lễ nghĩa. nhà Nho còn được gọi là Nho sĩ hay Nho sinh. Đây
là những người sống gắn liền với những tư tưởng Nho giáo và có lối sống theo các tư tưởng được đề
cập của Nho giáo.
Tư tưởng của Nho giáo xoay quanh các triết lý sau:
– Con người và vạn vật trong trời đất đều có tương thông với nhau
– Mọi việc cuối cùng đều phải lấy thực nghiệm ra để chứng minh
– Lấy trực giác cùng năng khiếu để có thể tìm hiểu và làm rõ vạn vật
Những tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng rất nhiều đến các nước phương Đông trong đó có Việt Nam.

2. Bối cảnh ra đời

Trong thời đại tối cổ, ở xứ Trung Hoa có năm Ông Vua tiếp nhau ra đời để dạy dân là: Phục
Hi, Thần Nông, Huỳnh Đế, Đường Nghiêu và Ngu Thuấn, sách gọi là Ngũ Đế, đây là 5 vị Thánh
Vương đắc đạo, có thần thông trông thấy những hiện tượng trong cõi Hư Linh. Một hôm vua Phục Hi
dạo chơi trên sông Huỳnh Hà, ông trông thấy một con vật: Mình ngựa, đầu rồng, trên lưng có dấu
chấm. Ngài theo đó mà biết được lẽ Âm Dương, lập ra Bát Quái Đồ, có nghĩa là Đạo biến hóa của Trời
Đất để làm nguyên tắc dạy người.
Như vậy, Nho giáo được thành lập một phần do thực tế, một phần do huyền lý của Trời Đất,
nghĩa là Nho giáo lấy Đạo Trời làm khuôn mẫu dạy người. Làm theo Đạo Trời là lành, trái với Đạo
Trời là dữ.
Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh
Dịch do Phục Hy truyền lại. Đời vua Linh Vương, có một vị Thánh nhân tên là Khâu, có tự Trọng Ni
tức là Đức Khổng Phu Tử ra đời. Ngài chỉnh đốn, san định kinh sách, phục hưng Nho Giáo, tạo thành
một Giáo thuyết có mạch lạc, chặt chẽ, đứng ngang hàng với
Lão giáo và Phật giáo. Nhân đó mà người đời bấy giờ gọi Nho giáo là Khổng giáo.
Đạo Nho, kể từ khi Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau được các vị Thánh nhân như Tử
Tư, Mạnh Tử, phát huy đến độ rực rỡ, rồi sau đó dần dần suy tàn theo thời gian, vì không có bậc tài
giỏi nối tiếp.
3. Nho giáo du nhập vào NB

Con đường mà Nho giáo truyền bá vào Nhật Bản hầu như mang tính “tự nguyện” tiếp thu hơn.
Hiện nay, đa số các học giả đều cho rằng Khổng giáo được truyền bá vào Nhật Bản qua Triều Tiên
vào khoảng trước thế kỷ thứ V thông qua con đường giao thương buôn bán và qua những người Hàn
Quốc di cư sang Nhật Bản. Nhưng phải đến nửa đầu thế kỷ VI, giai cấp quý tộc Nhật Bản mới chính
thức chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo.

3.1. Nho giáo Sơ kỳ trung đại ở Nhật Bản


Thời Sơ kỳ trung đại ở Nhật Bản (thời Nara và Heian) cả ba tư tưởng Nho, Phật và Thần đạo
đều cùng tồn tại. Nho giáo bước vào giai đoạn suy giảm vai trò đáng kể trong xã hội Nhật Bản suốt từ
thế kỷ IX đến thế kỷ XVI, thay vào đó là sự hưng thịnh của Phật giáo ở
Nhật Bản

Những giá trị đạo đức, giáo dục Nho giáo và cúng tế Khổng Tử cũng suy giảm rất nhanh. Nho giáo
vẫn chỉ dừng lại là học vấn trong các nhà chùa, sau đó là học phái ở một số phiên phương Nam.

3.2. Nho giáo Nhật Bản thời hậu kỳ trung đại (thời Mạc phủ Tokugawa TK XVII đến

1868)

Bước vào thời cận thế 1543-1868, Khổng giáo Nhật Bản bước vào giai đoạn phục hồi và hưng
thịnh. Tuy vậy phải đến thời kỳ Tokugawa 1603-1866, Nho giáo mới được truyền bá sâu rộng nhất và
dành được vị trí quan trọng bởi có sự bảo hộ của nhà nước, chính quyền Mạc Phủ.

3.3. Nho giáo từ TK XX

Bước sang thế kỷ XX, Nho giáo không chỉ khôi phục mà còn phát triển rất mạnh biểu hiện qua
việc thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu Nho giáo và các nghi lễ được tiến hành thường xuyên. Cho tới
trước năm 1945, Nho giáo Nhật Bản không ít lần bị lợi dụng đề sử dụng cho mục đích xâm lược, thậm
chí được gắn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nên vị trí và uy tín của Nho giáo đã một lần nữa bị suy
giảm và mất uy tín sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945.

Như vậy, Nho giáo tuy không phải là tôn giáo hệ tư tưởng bản địa nhưng từ khi du nhập vào
Nhật Bản, nó đã có được vị trí, ảnh hưởng không thể phủ nhận trong lịch sử Nhật Bản. Dù vị trí và ảnh
hưởng của Nho giáo có thể thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhưng không vì thế mà làm
mất đi những giá trị sâu sắc của nó trong văn hóa Nhật Bản.

4. Nho giáo thể hiện trong đời sống ( Quan trọng )

Lúc bấy giờ ở Nhật Bản, có một học giả Nho giáo rất nổi tiếng sống trong thời kỳ Edo và đồng
thời còn là một bác sĩ - Kaibara Ekiken. Trong suốt cuộc đời của ông được biết đến như một Nhà Nho:
Ông học, nghiên cứu Nho giáo và nỗ lực biến Nho giáo thành quy tắc ứng xử riêng của mình. Theo
ông, tâm trí và cơ thể là luôn đi song song với nhau, chúng là một. Và tất nhiên khi con người chết đi,
tâm trí sẽ không còn nữa. Vì vậy, dựa vào Nho giáo, ông cho rằng, cuộc sống sẽ có ý nghĩa nếu chúng
ta vừa rèn luyện tâm trí và vừa rèn luyện thể chất.
Đồng thời, mặc dù không tu hành nhưng ông luôn khuyến khích mọi người hiếu thảo và kính
trọng cha mẹ, bậc trên, và học tập, rèn luyện, nỗ lực hết mình, xem đó là việc nên làm mỗi ngày.
Đó là những gì ông rút ra được từ Nho giáo.

4.1. Chữ “Hiếu” trong Nho giáo

Tinh thần cơ bản của Khổng giáo là “coi trọng các giá trị gia đình và giáo dục”. Chữ “hiếu”
trong ứng xử gia đình đã được người Nhật Bản chuyển hóa thành chữ “ân” (ơn) trong ứng xử xã hội. Ở
Nhật Bản, chữ “ân” mới là nguồn gốc của mọi ứng xử gia đình và xã hội.
Trong gia đình, con cái phải hiếu lễ với cha mẹ vì chịu cái “ân” (ơn) sinh thành.

Ở trường học, trò lễ độ với thầy vì chịu cái ơn dạy dỗ. Trong công việc, người đi sau
(kẻ hậu bối - kouhai) chịu ơn hướng dẫn, chỉ bảo của người đi trước (bậc tiền bối - senpai).
Cứ như vậy, cái “trật tự theo chiều dọc” này đã chi phối mọi ứng xử của người Nhật Bản.

Xã hội Nhật Bản sở dĩ duy trì được tôn ti trật tự tốt là bởi người dưới luôn phục tùng tuyệt đối
người trên, ngược lại, người trên có trách nhiệm với người dưới, mọi hành vi của từng thành viên
trong xã hội được quy định một cách nghiêm khắc.

Trong 5 đức tính mà Khổng giáo đề cao là Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, người Nhật Bản đặc
biệt coi trọng chữ chữ “lễ”. Người Nhật luôn hành xử sao cho đúng lễ nghĩa, “lễ”, “nghĩa” còn được
biểu hiện trong ngôn ngữ Nhật với vô số các cách nói kính ngữ phức tạp. Có thể nói, tính lịch sự của
người Nhật ban đầu được hình thành từ tinh thần “lễ”, “nghĩa” ảnh hưởng từ Khổng giáo như vậy.

Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy những ảnh hưởng chủ yếu của đạo đức Khổng giáo còn
lại trong xã hội Nhật Bản được biểu hiện ở việc thờ cúng tổ tiên, tôn kính cha mẹ, người dưới tuyệt đối
phục tùng người trên và việc tích cực giữ gìn trật tự xã hội.

4.2. Cách làm người thông qua cuốn sách Youjoukun

Kaibara Ekkiken đã viết một cuốn sách về bản chất của việc sống khỏe mạnh và trường thọ.
Người ta nói rằng ông viết cuốn sách đó khi ông 83 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân thời Edo
là dưới 40 tuổi, nhưng vào thời điểm đó Kaibara Ekken đã sống đến 85 tuổi. Ông là một người đã sống
một đời mà không bị mất trí nhớ hay nằm liệt giường cho đến cuối đời, và là một hiện thân của sự
trường thọ khỏe mạnh.
Rèn luyện tâm trí và rèn luyện sức khỏe trong sách Youjoukun:

Tuy cuốn sách viết vào thời Edo nhưng nó vẫn thu hút được sự chú ý ngay cả ở thời điểm hiện
tại. Bởi các bài học chữa bệnh không chỉ viết về bí quyết sống khỏe sống ích, mà còn vận dụng các tư
tưởng của Nho giáo trong đó, đó là viết về “cách sống, cách làm người”.
Bài học của cách chữa bệnh là:
「当たり前のことを当たり前にできないと心と身体が病気になる。与えられた命と身体に感謝
して慎み深く、そして自分の人生を楽しんで生活するべきである」

Tạm dịch: "Nếu bạn không thể làm những gì bạn cho là đương nhiên, thì tinh thần và thể chất của bạn
sẽ trở nên ốm yếu. Bạn nên cảm thấy biết ơn cuộc sống đã ban cho bạn cơ thể
khỏe mạnh. vì vậy hãy cứ tận hưởng cuộc sống này”

Tất cả tám tập của bài học chữa bệnh bao gồm các thành phần sau đây.

Tập 1, tập 2: Giới thiệu chung

Tập 3, tập 4: Chế độ ăn uốngTập 5: 5 giác quanTập 6: Cách kìm hãm bệnh tậtTập 7: Cách sử dụng
thuốcTập 8: Dưỡng tuổi giàTrong phần giới thiệu chung ( tập 1 và tập 2) có nói con đường chữa bệnh
là gì và cần rèn luyện cảm xúc, tinh thần và hành động như thế nào trên chặng đường chữa bệnh. Từ
tập 3 trở đi, Từ quyển thứ ba trở đi, Kaibara Ekken viết rằng bạn nên chú ý về các vấn đề như: thức ăn,
nhà ở, giấc ngủ, bài tiết, uống thuốc, v.v. Nói chung, ông nhấn mạnh rằng: 「自分の身体は自分だけ
のものではなく、父母が授けてくれ、自分の子へと残すものであるため、不摂生をして身体を傷めつ
けることはしてはいけない。養生を学び、健康を保つこと

が大切である。欲のままに生活するのではなく、生まれてきたことに感謝をし、日々慎ましやかに楽し
く生活することが長生きにつながる。」
Tạm dịch: "Cơ thể của bạn không chỉ dành riêng cho bạn, mà đó là thứ cha mẹ ban tặng và để lại cho
con bạn, vì vậy đừng tự làm tổn thương mình. Điều quan trọng là biết giữ lấy nó. Thay vì sống buông
thả, hãy cảm ơn đấng sinh thành và biết sống khiêm tốn, từ đó bạn sẽ trở nên hạnh phúc mỗi ngày, đây
là tiền đề để dẫn đến một cuộc sống lâu dài.
Chốt lại, ông cho rằng điều quan trọng là biết sống khiêm tốn, ung dung và hưởng thụ cuộc sống. từ đó
bạn có thể bước đến cuộc sống an định như mình mong muốn mà không gây tổn hại gì đến tinh thần
hay thân thể. Cụ thể hơn, trong sách, ông đã nêu lên 3 điều quan trọng để có thể sống lâu và khỏe
mạnh. Thứ nhất là, tập trung vào cuộc sống của mình, tích lũy những điều tốt đẹp. Thứ hai là, tận
hưởng cuộc sống khỏe mạnh không bệnh tật. Và cuối cùng là tận hưởng tuổi già. Đó được gọi là
Sanraku.

Dưới đây là 1 số tips kết hợp với tư tưởng Nho giáo mà Kaibara Ekiken rút ra được để có một cuộc
sống khỏe mạnh:

Giữ tâm trí của bạn bình tĩnh bằng cách giảm bớt sự tức giận và lo lắng Hãy
nghĩ rằng sức khỏe là sức sống để tồn tại.
Đừng ăn quá nhiều và hãy tập thể dục hàng ngày.
Đưa ra các quy tắc của riêng bạn trong cuộc sống của bạn và tránh những điều tồi tệ.
Thay vì điều trị sau khi ốm, hãy nỗ lực để không bị bệnh
Biết tiết chế mọi thứ và có một cuộc sống hài hòa
Tiền có hay không cũng được, quan trọng là sống với niềm vui của riêng bạn.
Tạo thói quen sống tốt mỗi ngày
Thở chậm và thỉnh thoảng hít một hơi lớn
Không thức khuya, không ngủ quá nhiều
Giữ môi trường xung quanh bạn sạch sẽ

Ông nói rằng, từ thời Edo, thời mà thức ăn còn hạn chế và cuộc sống còn đơn giản, người ta đã
biết kiềm chế lòng tham và sống một cuộc sống khiêm tốn, trường thọ. Vì vậy mà thời hiện đại, mọi
thứ đều phong phú hơn nhiều so với thời Edo, có thể làm được nhiều thứ hơn, con người có nhiều cách
để biến cuộc sống trở nên lành mạnh hơn.
5. Suy nghĩ

Qua những điều phân tích ở trên, nhóm mình thấy rằng, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã có ảnh
hưởng đáng kể ở Nhật Bản. Sự ảnh hưởng của Nho giáo được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc
biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay.

Tiêu biểu ta có Kaibara Ekiken: một nhà Nho giáo lỗi lạc thời ấy, đã dựa vào tư tưởng Nho
giáo để khuyến khích mọi người hiếu thảo và kính trọng cha mẹ, bậc trên và học tập, rèn luyện, nỗ lực
hết mình, để khuyên mọi người khỏe mạnh và sống thọ, sống có ích cho cuộc đời.

Như Khổng Tử đã từng nói: “Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả" và
"Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích". Cho nên, trong cuốn sách Youjoukun của ông luôn nhắc nhở
người đọc phải luôn giữ tinh thần thanh thản, không được tức giận hay suy nghĩ tiêu cực. Bởi sức khỏe
tinh thần cùng với sức khỏe về thể chất đóng góp 1 vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Nhóm mình cảm thấy sách Youjoukun của ông Ekiken rất hay và hữu ích, đặc biệt đối với giới
trẻ bây giờ nói chung và giới trẻ Nhật Bản nói riêng, khi hầu hết những người trẻ đều có cuộc sống bận
rộn mà dễ bị căng thẳng, không quan tâm, giữ gìn sức khoẻ, ảnh hưởng đến cả tâm trí và thân thể. Vì
vậy, qua cuốn sách này, giới trẻ Nhật nói riêng và người dân Nhật nói chung vẫn có thể vừa tiếp thu tư
tưởng Nho giáo, vừa rèn luyện thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, nhóm mình thấy Nho giáo là một hệ
tư tưởng đúng đắn, mặc dù còn những hạn chế nhưng những giá trị cốt lõi của Nho giáo nên được gìn
giữ cho cả đến thế hệ mai sau. Đặc biệt là chữ "hiếu" trong Nho giáo giúp con người có thái độ và
hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Trong gia đình, ở trường học, hay cả trong
công việc, thế hệ đi sau luôn chịu ơn sinh thành, dạy dỗ, chỉ bảo của thế hệ trước. Ngày nay thì những
ảnh hưởng đạo đức Khổng giáo còn lại trong xã hội Nhật Bản được biểu hiện ở việc thờ cúng tổ tiên,
tôn kính cha mẹ, người dưới phục tùng người trên và việc giữ gìn trật tự xã hội. Giống như ở Việt
Nam, chữ "hiếu" được thể hiện qua việc con cái phụng dưỡng cha mẹ, học sinh biết ơn thầy cô, kính
trên nhường dưới, kính lão đắc thọ... và qua việc thờ cúng tổ tiên, ông bà.
Có thể thấy, ý nghĩa Nho giáo là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọi
thời đại. Xã hội phong kiến đã qua không bao giờ trở lại nhưng những tinh hoa của Nho giáo vẫn là
công cụ hữu ích cho quá trình phát triển xã hội ngày nay. Chính vì vậy, nhóm mình cho rằng để xây
dựng đạo đức mới thế hệ hiện nay nói chung và người Nhật nói riêng, chúng ta cần kế thừa mặt tích
cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức Nho giáo.
Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và lâu dài.

Tinh thần võ sĩ đạo


1. Dịch
武士道と本居宣長 献身の道徳

ĐẠO ĐỨC HIẾN DÂNG CỦA VÕ SĨ ĐẠO VÀ NHÀ VĂN HỌC MOTOORI NORINAGA
武士の世が終わり平和になっても、武士は武士としてあるべきというものが武士道です。
士農工商でトップにある武士は責任る立場にありました。武士にとって忠義への献身はその
まま道徳観となっていました。

Ngay cả khi thời đại samurai đã kết thúc và hòa bình đã đến với Nhật Bản, thì tinh thần Võ sĩ đạo
cho rằng một samurai vẫn nên là một samurai. Các samurai đứng đầu trong các giai cấp thì luôn ở vị
trí có trách nhiệm. Đối với các samurai, lòng trung thành tận tụy là quy tắc đạo đức của họ.
平和の中で、学問が広まり、政治的にも新しい規律を模索するようになりましたが、自由
な思想も認められるようになりました。本居宣長は平安時代の名作「源氏物語」の解説書で、
自分の心を大切にし、思うままに感じる「もののあはれ」を美意識と表現しました。

Ở thời Heiwa, học thuật lan rộng, các ngành chính trị mới bắt đầu được tìm kiếm, nhưng tư tưởng tự
do cũng được chấp nhận.Trong bài bình luận về kiệt tác "Chuyện về Genji" vào thời Heian, Norinaga
Motoori đã thể hiện「もののあはれ」 là một cảm giác về cái đẹp, đánh giá trái tim của chính mình
và cảm nhận nó như mong muốn của mình.
士道 「葉隠(はがくれ)」

「武士道とは死ぬことと見付けたり。二つ二つの場にて早く死方に片付くばかり也。別に子
細なし。胸すわって進也。・・・」
(ぶしどうとはしぬこととみつけたり。ふたつふたつのばにて はやくしぬかたにかたづく
ばかりなり。べつにしさいなし。むねすわってすすむな
り。)

1. SAMURAI VÀ TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO CỦA CÁC SAMURAI NHẬT BẢN

1.1 Sơ lược về Samurai

Samurai là một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Thực tế, tầng lớp này đã có
từ thế kỷ thứ 3 nhưng phải đến tận thế kỷ thứ 12 mới chính thức được công nhận là một tầng lớp trong
xã hội. Thực chất, Samurai là một lực lượng bao gồm các võ sĩ được Mạc Phủ Đằng Nguyên bồi
dưỡng tạo thành một thế lực trung thành bảo vệ cho địa vị của dòng họ Đằng Nguyên. Các võ sĩ này
được Mạc Phủ bồi dưỡng thấm nhuần tư tưởng với 3 phẩm chất chính là trung thành – can đảm –
danh dự. Chỉ khi đạt được các tố chất này thì các võ sĩ mới chính thức được công nhận là một samurai
hay võ sĩ đạo. Từ “đạo” trong từ võ sĩ đạo chính là ám chỉ các yếu tố mà một võ sĩ cần phải có để trở
thành samurai.
Samurai là những chiến binh oai hùng, được đào tạo và có kỹ năng chiến đấu điêu luyện. Được coi là
biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối. Mỗi Samurai chỉ phục vụ một lãnh chúa. Khi chủ tướng
duy nhất của họ chết, họ sẵn sàng mổ bụng chết cùng. Thời đại Samurai đã thâu tóm lịch sử của đất
nước này hơn 700 năm. Thông thường, các Samurai đều là con trai của những gia đình giàu có, tầng
lớp trung lưu hoặc chức sắc trong triều đình. Họ không phải là chiến binh đánh thuê giống Ninja mà là
thuộc hạ của lãnh chúa.
Năm 1853, tổng thống Hoa Kỳ Fillmore muốn mở rộng quan hệ hợp tác thương mại với Nhật Bản,
Mạc Phủ (chính quyền của tầng lớp Samurai) muốn Nhật Bản bắt tay cùng phương Tây trong khi
Nhật Hoàng từ chối. Cuối cùng Mạc Phủ quyết định mở cửa Nhật Bản bất chấp sự từ chối của Nhật
Hoàng. Do bất mãn một nhóm Samurai đã chung tay với Nhật Hoàng lật đổ chính quyền và đã thành
công chính thức kết thúc giai đoạn cầm quyền của Mạc phủ cũng như kết thúc sự thống trị của tầng
lớp Samurai.
1.2. Bản chất của samurai
Trong tiếng Nhật chữ Thị 侍 được đọc là Samurai, chữ Thị được ghép từ chữ Nhân (người) đứng
trước chữ Tự (chùa, đền, dinh quan) ⇒ ám chỉ người đầy tớ hoặc người hầu. Trong lĩnh vực Quân sự,
Samurai được hiểu là người thị vệ, cận vệ. Bản chất thực sự của samurai là một bộ phận của tầng lớp
võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Nếu chủ
nhân của Samurai chết đi, các Samurai sẽ trở thành Ronin.
Ronin (浪人 (lãng nhân) rōnin) là những samurai không còn chủ tướng trong thời kì phong kiến ở
Nhật Bản (1185–1868). Một Samurai mất chủ tướng do chủ của ông ta bị chết, bị mất quyền lực, hoặc
chỉ do mất đi sự tin tưởng của chủ tướng. Từ khi 1 Ronin(Samurai) không còn phục vụ cho ai, ông ta
không còn là 1 Samurai nữa. Cái tên Samurai có nghĩa là "phục vụ", và người Samurai có thể hiểu là
người "servant" (đầy tớ). Trong tiếng Nhật là "saburau". (Cùng phát triển song song, từ "Knight"
(Hiệp Si)̃ cũng có thể được hiểu là "servant"; tương tự trong tiếng Đức và Hà Lan là "knecht".)
Từ Ronin nghĩa là "con người trôi dạt" (lãng nhân) - như một ngọn sóng tự do trên biển cả. Thuật ngữ
ngày bắt đầu có từ thời kì Nara và Heian, nó được sử dụng một cách sáng tạo để chỉ những ai chạy
khỏi hoặc ruồng bỏ lãnh địa thuộc quyền lãnh chúa của anh. Thuật ngữ này đồng thời để chỉ các võ sĩ
đạo mất đi lãnh chúa trong chiến tranh.
1.3. Hiểu đúng về Samurai (侍) và tinh thần võ sĩ đạo (Bushido – 武士道)
Trong tiếng Nhật, Samurai có nguồn gốc từ động từ Saburau さ守らう mang ý nghĩa bảo vệ, phục
vụ. Theo bảng chữ cái Kanji thì Samurai được viết là 侍, âm Hán Việt là Thị, tức Thị Vệ, dùng để chỉ
những người bảo vệ tầng lớp quý tộc thời Heian (794 – 1185).
Theo thời gian, Samurai dần trở thành một tầng lớp mới trong xã hội, được phép sử dụng các vũ khí
như kiếm và cung tên trong lúc thi hành nhiệm vụ.
Đến năm 1185, khi bước vào thời đại Kamakura thì Yorimoto Minamoto, người đứng đầu dòng tộc
Taira vốn xuất thân là một võ sĩ được Thiên hoàng phong làm Shogun (Tướng quân).
Lúc này, các võ sĩ được gọi là Bushi (武士) và trở thành tầng lớp lãnh đạo tại Nhật Bản, sở hữu nhiều
đặc quyền, đặc lợi và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân xứ sở
hoa anh đào.
Cho đến thời kỳ Muromachi (1338 – 1573), nhằm rút ngắn sự cách biệt giữa xuất thân bình dân và địa
vị xã hội cao quý, các võ sĩ ( 武士) phải tích lũy nhiều kiến thức về Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo và
Thiền Tông.
Vào giai đoạn cuối thời Edo (1600 – 1868), một hệ thống nguyên tắc với những chuẩn mực khắt khe
trong sinh hoạt và luyện tập được hình thành có tên gọi là Bushido ( 武士道). Đây được xem là hệ
thống triết lý gồm các tư tưởng và giá trị đạo đức mà mỗi Samurai ( 侍) đều phải tuân theo, nếu không
thực hiện họ sẽ hứng chịu những hình phạt rất nghiêm khắc.
Như vậy, khác với suy nghĩ của nhiều người, Samurai ( 侍) và Bushido (武士道) không hoàn toàn
giống nhau, chúng chỉ tương hỗ nhau về mặt ý nghĩa. Chữ 道 (đạo) trong 武士道 (võ sĩ đạo) đại diện
cho một phong cách sống, một con đường rèn luyện mà các Samurai phải thấm nhuần trong cả tư
tưởng và hành động.
Những nguyên tắc Bushido (武士道) được chắt lọc từ tinh hoa của Thần Đạo, Phật Giáo, Khổng Giáo
và triết lý Mạnh Tử phản ánh tính linh hoạt và hài hòa trong quá trình tiếp nhận các giá trị văn hóa của
người dân xứ sở mặt trời mọc.
1.4. 7 ĐỨC TÍNH CAO QUÝ CỦA MỘT SAMURAI
義 Gi (Công lý)
Công lý là nguyên tắc đạo đức đầu tiên buộc Samurai phải tuân theo. Đối với họ, không có gì cao quý
hơn công lý và chính nghĩa, việc đánh giá danh dự phải tuyệt đối rõ ràng. Niềm tin vào bản thân và lẽ
phải là kim chỉ nam hướng các Samurai bước đi trên con đường chính đạo.
Lòng tự trọng phải được đặt trên tất cả, các võ sĩ Samurai không cho phép những ham muốn cùng
cám dỗ tầm thường làm sa ngã, luôn đề cao tinh thần chính nghĩa, hành động vì lẽ phải nhằm chống
lại những thế lực xấu xa, tàn bạo.

仁 (Jin – Nhân từ)

Có nghĩa là sự từ bi đối với người khác, các võ sĩ phải cảm thông, phải biết bao dung, độ lượng với tất
cả mọi người.
Lòng nhân từ tiếp thêm sức mạnh cho các võ sĩ, giống như sức mạnh của nước có thể dập tắt lửa. Sức
mạnh của Samurai là để thấu hiểu, giúp đỡ người khác chứ không dùng phục vụ toan tính cũng như
thù hận cá nhân.

勇 (YU – CAN ĐẢM) ISAMU


Đối với Võ sĩ, can đảm là tinh thần cốt yếu, họ chính là những người mang khí chất anh hùng nhưng
không mù quáng. Ngược lại sự can đảm cần song hành với lý trí sáng suốt, mạnh mẽ, dùng sự thận
trọng thay thế cho nỗi sợ hãi.

Người Nhật cũng có triết lý rằng cái chết không đáng sợ, nhưng chết trong danh dự hay trong ô nhục
mới là vấn đề then chốt, một cái chết có ý nghĩa sẽ hơn một cuộc sống vô nghĩa.

礼 (Ray – Tôn trọng) Rei

Sự tôn trọng là một trong những phẩm chất cao quý giúp cho các Samurai nhận được sự kính nể từ kẻ
thù, người võ sĩ đạo luôn tâm niệm rằng “lịch sự cao nhất chính là tôn trọng”.
Một Samurai chân chính không cần phải tàn nhẫn để thị uy sức mạnh, tất cả hành động luôn xuất phát
từ sự tôn trọng dành cho mọi người, thậm chí là kẻ thù. Nếu đánh mất sự tôn trọng thì các Samurai sẽ
nghĩ bản thân chẳng khác gì loài vật.

誠 (Makoto – Sự chân thành)

Sự chân thành chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà các Samurai phải gìn giữ. Đối với họ,
lời nói không cần nhiều, mà thông qua các hành động để chứng minh sự chân thành của mình.

Đồng thời các Samurai cũng luôn giữ đúng lời hứa của mình, lời đã nói ra nhất định sẽ làm với trách
nhiệm cao.

名誉 (meiyo – Danh dự) Meyo

Cũng giống như công lý, danh dự đối với Võ sĩ chính là yếu tố sống còn. Mất danh dự giống như một
vết sẹo trên cây vậy, theo thời gian, vết sẹo đó sẽ còn mãi và còn khiến cho cây trở nên còi cọc hơn.

Các Samurai luôn quan niệm rằng, người được phán xét bản thân là chính họ, nên những hành động
của họ phải thể hiện được chính con người họ, với những điều mà họ tự hào.
忠義 Chugi – tận tâm
Tận tâm được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà Samurai phải có. Vì tận tâm thể
hiện sự trung thành của họ trong các cuộc xung đột lợi ích.

Các Võ sĩ chịu trách nhiệm cho mỗi hành động của mình bằng tất cả sự tận tâm, không ích kỷ, không
vụ lợi.
⇒ Với 7 quy tắc trên, các Samurai luôn cố gắng để tuân thủ và thực hiện tốt nhất để tinh thần Võ sĩ
đạo trường tồn cùng với thời gian, trở thành niềm tự hào trong Văn hóa Nhật Bản.

2.3 Chữ “Nhân” của Samurai

"NHÂN" - QUY TẮC CỐT LÕI CỦA TINH THẦN SAMURAI


Nhân là một trong bảy quy tắc đạo đức tạo nên Samurai - Tinh thần chi phối toàn hệ tư tưởng, quan
niệm và phong cách sống của người dân Nhật Bản. "Nhân" ở đây được hiểu là lòng trắc ẩn, nhân từ và
bao dung dành cho vạn vật nhân sinh, ngay cả đối với kẻ thù. Tuy nhiên, xét ở tầng nghĩa bao quát
hơn, chữ "Nhân" còn là gốc rễ của những phẩm chất cao đẹp khác. Xuất phát từ lòng nhân, một
Samurai sẽ gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt lợi ích chung làm đại cục - đó là hy sinh.
Mang trên vai sứ mệnh bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của lãnh chúa, các binh sĩ dưới trướng, gia
đình và rộng hơn là cả thiên hạ, từ đó tôi rèn thành sức mạnh vĩnh cửu để vượt qua mọi khó khăn
thách thức - đó là dũng khí.
Người Nhật có câu: "Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo". Như
cánh anh đào lụi tàn khi đương độ đẹp nhất, võ sĩ Samurai cũng sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao đẹp,
để lại một đời huy hoàng cùng những bài học giá trị về dũng khí và ý chí.
Theo dòng chảy lịch sử, những bài học lấy "Nhân" làm gốc ấy đã phát triển thành những tầng giá trị
cao hơn, tạo nên hào khí và sự kiên cường của cả một dân tộc.
—---------------------------------------

2. MOTOORI NORIGANA
Motoori Norinaga ( 本居 宣長 , 21 tháng 6 năm 1730 - 5 tháng 11 năm 1801) là một học giả người
Nhật Bản theo phong trào Kokugaku hoạt động trong thời kỳ Edo. Ông có lẽ là người nổi tiếng nhất
và nổi bật nhất trong tất cả các học giả trong truyền thống này.
Kokugaku (nghĩa đen là "quốc học") là một phong trào học thuật bắt nguồn từ Thời kỳ Tokugawa.
Kokugaku đóng góp vào chủ nghĩa dân tộc lấy Thiên hoàng là trung tâm và sự phục sinh của Thần
đạo với vai trò quốc giáo trong hai thế kỷ 18 và 19. Kojiki, Nihongi, và Man'yōshū đều được làm mới
theo tinh thần Nhật Bản. Một số người theo chủ nghĩa thuần túy trong phong trào kokugaku, như
Motoori Norinaga, theo đuổi tinh thần văn hóa Nhật Bản nguyên thủy được đại diện bởi " Thần đạo ".
Ông cực lực phản đối Nho giáo và chủ trương xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa lên đời sống
tinh thần Nhật Bản.
Các tác phẩm quan trọng nhất của Norinaga bao gồm Kojiki-den (Bình luận về Kojiki), được thực
hiện trong khoảng thời gian khoảng 35 năm, và các chú thích của ông về Truyện Genji. Norinaga cho
rằng di sản của Nhật Bản cổ đại là một trong sự bộc phát tự nhiên trong tình cảm và tâm hồn, và sự du
nhập của Nho giáo đã đi ngược lại với những cảm xúc tự nhiên đó.
Norinaga xem Truyện Genji như biểu hiện của Mono no aware, một cảm giác đặc biệt của Nhật Bản
về "những nỗi sầu phù du" và khẳng định đây là bản chất của văn học Nhật Bản.
Các học giả văn học cổ đại đều tỏ ra ưa thích sự vĩ đại và nam tính của thơ Man'yōshū và ác cảm với
những tác phẩm như Truyện Genji, vốn bị coi là phi phàm và nữ tính. Norinaga làm sống lại vị trí của
Truyện Genji, mà ông coi như một biểu hiện của Mono no aware , một cảm giác đặc biệt của Nhật
Bản về "những nỗi sầu phù du" mà Norinaga khẳng định là bản chất của văn học Nhật Bản.

MOTOORI NORINAGA VÀ MONO NO AWARE


Mono no aware là khái niệm do Motoori Norinaga bộc lộ qua lời phê bình trong tập “Cái lược gỡ
những hạt ngọc của Truyện Genji”, được nhiều nhà nghiên cứu xem là khái niệm có tính chất “mở
cửa” cho nền văn học Nhật Bản.
Khác với các tiểu thuyết đậm màu triết lý và đạo đức khuyên người làm lành lánh dữ của Nho Giáo và
Phật Giáo ở thời điểm đó, Genji chỉ muốn trình bày phản ứng tâm lý và tình cảm con người vốn có
khi đứng trước một người khác phái đáng yêu, một cảnh tượng khiến mủi lòng hay trước vẻ đẹp thiên
nhiên. Lúc đó trong lòng con người tất phải thưởng thức được niềm xúc động chỉ bộc lộ ra khi chủ thể
quan sát vào khách thể đối tượng hòa nhập làm một. Motoori gọi đó là khả năng bắt gặp cái Mono-no-
Aware hay “ hồn của sự vật ” hay “cái đẹp đến se sắt con tim gợi ra từ những vật mong manh ”, một
đặc điểm hàm chứa trong văn chương.
Mono là đối tượng khách quan trong khi aware là tình cảm chủ quan, Mono no aware chỉ có khi cả hai
bên gặp gỡ nhau. Aware nguyên là A-hare giống như một tiếng kêu kinh ngạc và cảm kích như “Ôi
chao!”. Vào thời trung cổ, nó chỉ biểu diễn phản ứng của con người trước một vẻ đẹp hay yêu kiều,
qua thời cận đại thì nó trở thành phản ứng trước cái gì buồn. Mono no aware là một khái niệm rất khó
dịch nhưng theo lời giảng giải trong Truyện Genji thì nếu con người đứng trước một người, một cảnh,
một sự vật đáng lẽ làm mình cảm động mà không cảm động là người không hiểu gì về Mono no aware
và như thế, không có trái tim người…..
Cho đến thế kỉ thứ 18 vào thời Edo, mono no aware đã không còn đơn thuần dùng để chỉ cảm xúc, nó
trở thành một dạng nhận thức. Motoori Norinaga đã viết: 'Hiểu được mono no aware là nhận thức từ
trong tâm hồn, không phải chỉ với mặt trăng hay hoa anh đào, mà là vạn vật trên thế gian, và hòa mình
vào đó.' Trong khi khoa học và triết học trừu tượng có thể cho chúng ta hiểu được sự vật một cách
tổng quát, thì mono no aware là trực giác nhất thời, không thể khái quát mà chỉ có thể cảm nhận bằng
tâm thức và trải nghiệm sự vật một cách riêng biệt và đơn nhất.
3. Cảm nghĩ :

Người Nhật có nhiều đức tính tốt đẹp trong công việc mà chúng ta phải học hỏi. Người Nhật yêu công
việc cũng như cuộc sống của họ vậy. Cần cù, chăm chỉ và thực hiện nghiêm túc quy định chính là
phong thái làm việc của người Nhật. Điểm đặc biệt trong phong cách làm việc của người Nhật chính
là tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản.
Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Nhật Bản, là nguồn gốc sức mạnh và ý
chí cũng như kỷ luật tuyệt vời của người Nhật. Tinh thần võ sĩ đạo là một đặc trưng của samurai, họ
tuân thủ và tuyệt đối trung thành với cấp trên. Theo tinh thần này, một võ sĩ không quản ngại hy
sinh, giữ tín nghĩa và tinh thần thượng võ...Trong đó, danh dự là điều quan trọng nhất đối với 1
samurai.
Tinh thần Võ sĩ đạo thừa hưởng từ những Samurai chính là một trong những lý do quan trọng để Nhật
Bản phát triển mạnh mẽ từ đống đổ nát sau chiến tranh. Với cốt lõi là lòng tự tôn dân tộc và danh dự
của bản thân, người Nhật luôn nỗ lực học hỏi, cố gắng, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển
không ngừng trong hiện tại.
Trong Văn hóa công sở, người Nhật luôn tôn trọng lễ nghi và tôn trọng người khác, sẽ cảm ơn
khi nhận được giúp đỡ, xin lỗi sau khi mắc sai lầm là chuẩn mực đạo đức.

Có thể thấy, Võ sĩ đạo chưa bao giờ hoàn toàn biến mất, nó vẫn tồn tại nơi tâm thức của người Nhật
Bản và trong mọi khía cạnh từ đời sống, tập tục, văn hóa cho đến kinh tế, chính trị. Không chỉ là tầng
lớp tinh hoa của dân tộc mà samurai còn là nền tảng của dân tộc. Người võ sĩ trở thành nét đẹp lý
tưởng của toàn dân tộc. Vì tầng lớp võ sĩ bị cấm làm nghề buôn bán, do đó họ không có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động thương mại. Tuy vậy, toàn bộ mọi hoạt động và cách suy nghĩ của người Nhật
Bản đều có ảnh hưởng từ Võ sĩ đạo. Có thể nói, tri thức và đạo đức của nước Nhật Bản đều được hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của Võ sĩ đạo.

(NHỮNG ĐỨC TÍNH HỌC ĐƯỢC TỪ 7 CHỮ VỀ VÕ SĨ ĐẠO)


Đặc biệt, sau khi tìm hiểu kĩ về 7 chữ đại diện cho đức tính của tinh thần võ sĩ đạo, mỗi thành viên
của nhóm đều tự thu được rất nhiều bài học về cách sống và cách làm việc cho bản thân mình. Là một
sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Nhật, không chỉ với tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức về mặt ngữ
pháp, cách giao tiếp mà còn học về cả một nền văn hóa đồ sộ, tinh túy và lâu đời của nước bạn, vì vậy
việc thấm nhuần những văn hoá của Nhật là việc cần thiết và nên làm. Cụ thể trong quá trình làm việc
nhóm, cũng có vài lần các thành viên trong nhóm có những bất đồng về quan điểm. Không vì thế mà
giữa đôi bên xảy ra xung đột, mâu thuẫn hay hạ bệ ai, mà mọi người đều hiểu, lịch sự và tôn trọng ý
kiến của nhau. Mỗi thành viên đều hạ cái “tôi” của mình xuống, cùng nhau thống nhất đưa ra những
hướng giải quyết hợp lý, để xây dựng một bài thuyết trình tốt nhất có thế. Tinh thần tôn trọng đó là
điều mà nhóm chúng em đã học được sau khi tìm hiểu bài học về tinh thần Võ sĩ đạo của người Nhật.
Qua bài học, tụi em rút ra được rằng ngoài những đức tính tốt như về danh dự, dũng cảm, chính nghĩa,
nhẫn nại, lễ phép, thành thật, tự kiềm chế bản thân, họ còn luôn coi trọng giá trị của bản thân cũng
như giá trị của dân tộc. Cụ thể trong cuộc sống ngày nay nó được biểu hiện thông qua các hoạt động
như là trong môi trường học đường cũng như gia đình và xã hội, trẻ em Nhật luôn được nhắc nhở về
những hành vi phải tuân theo lễ nghĩa. Trẻ được dạy và khuyến khích phải hành động hợp với lễ nghĩa
như cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc tặng quà, xin lỗi khi làm phiền hay gây hại người khác, thông cảm
cho người khác khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn… Những đức tính khác như thành thật (trình báo cho
nhà trường hay cảnh sát khi nhặt được vật người khác đánh rơi), hoặc xem trọng danh dự hơn vật chất
trong mọi cách hành xử (không hạ thấp phẩm cách của mình bằng các việc chen lấn, không xếp hàng
ngay ngắn…).
Xã hội hiện đại với sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0, con người ngày càng phát triển nhờ
những thành tựu của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa – đạo đức lại có dấu
hiệu xuống cấp. Việc học tập và tiếp thu những giá trị tinh thần bổ ích của các quốc gia trên thế giới
như nước Nhật là điều cần thiết .Xin được mượn câu văn của nhà văn Inazo Nitobe để kết thúc bài
thuyết trình của nhóm: “Võ sĩ đạo sẽ có thể biến mất, giống như cánh hoa anh đào sẵn sàng rơi rụng
ngay khi làn gió ban mai đầu tiên lướt qua. Song nó sẽ không bao giờ hoàn toàn chết hẳn. Võ sĩ đạo
với tư cách là một hệ thống đạo đức có thể sẽ mất đi, nhưng ảnh hưởng của nó sẽ không biến mất khỏi
đời sống. Như biểu tượng của Võ sĩ đạo - hoa anh đào kiều diễm, khi cánh hoa bị gió thổi tung tóe thì
hương thơm của nó vẫn còn phảng phất đâu đó, nó cầu phúc cho nhân loại, đem lại vẻ đẹp cho loài
người.”
Võ sĩ đạo mang lại vẫn là một trong những giá trị văn hóa đáng ngưỡng mộ của xứ sở hoa anh đào.
Tinh thần võ sĩ đạo là triết lý sống của cả dân tộc Nhật Bản với cốt lõi là danh dự và lòng tự trọng,
người dân xứ sở hoa anh đào luôn nỗ lực vươn lên và xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh trên cơ
sở thấm nhuần lối sống chuẩn mực của các Samurai ngày xưa.

元禄文化 
町民・商人の思想
Văn hóa Genroku
Tư tưởng của Thường dân, Thương nhân
Bối cảnh lịch sử thời đầu Edo
Ở giai đoạn này được gọi là thời kì Genroku (giai đoạn cuối thế kỷ 17 bước qua đầu thế kỷ 18) là một
thời kỳ chính trị ổn định, những mục tiêu kinh tế đề ra đều xem như thực hiện được nên tình hình xã
hội đủ sung mãn để phát huy được một nền văn hóa nhiều sắc thái, vửa chủ động bởi tầng lớp võ sĩ,
sau đến người kẻ chợ lẫn hạng bình dân. Những năm của Genroku thường được coi là Thời kỳ hoàng
kim của thời Edo. Văn hoá đó được mệnh danh là văn hoá Genroku, niên hiệu (1688-1704) cùng tên.
Đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII Tokugawa bổ nhiệm shogun thông qua Nhật hoàng (cả
Nobunaga lẫn Hideyoshi đều không cố gắng trở thành shogun mà chỉ duy trì quyền lực qua các vị trí
chính thức tại triều đình). Các daimyo chống đối gia đình Tokugawa đều bị chuyển tới các thái ấp ở
những vùng xa trung tâm và bị ép phải dùng phần lớn của cải của họ để làm đường và các dự án khác,
bị buộc phải luân phiên di chuyển hàng năm giữa Edo và thái ấp của mình, để lại gia đình làm con tin
lâu dài ở Edo. Các thái ấp được những người tuỳ tùng của shogun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây
rất lớn. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ shogun kiểm
soát triều đình và hoàng đế.
Hệ thống 4 đẳng cấp (1. võ sĩ, 2, nông dân, 3. thợ thủ công, 4, nhà buôn) được thừa nhận, cùng với
việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp.
Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ – tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ shogun Tokugawa được
thiết lập vững chắc trên hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi bakuhan (Kết hợp shogun và chủ
thái ấp).
Buôn bán và đạo Cơ đốc một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng
như Hideyoshi, Ieyasu cuối cùng đã nhìn thấy nguy cơ của đạo Cơ đốc và bắt đầu những biện pháp
đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của shogun Tokugawa thì việc cầm đạo Cơ đốc và
buôn bán hầu như đã hoàn thành. Những người Nhật Bản tin vào đạo Cơ đốc bị hành hình.
Các thương gia, trừ người Hà Lan và người Trung Hoa, đều bị cấm tới Nhật Bản, và người Hà Lan bị
hạn chế chỉ cho phép đến một hòn đảo nhỏ ở cảng Nagasaki.
Quyền lực của chế độ shogun được củng cố, việc cai trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát
triển mạnh mẽ, giao thông được cải thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa.
Các thị trấn mọc lên ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện.
Giới thương gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới, bao
gồm thơ haiku (Matsuo Basho), kịch rối (Chikamatsu Monzaemon), các bản in tranh khắc gỗ ukiyoe
v.v.. Kịch Kabuki được dàn dựng lần đầu tiên ở Kyoto vào đầu thời kỳ này, được cho là bắt đầu từ 1
Miko tên Izumo no Okuni ban đầu diễn viên chỉ là nữ, sau đó hạn chế chỉ dành cho diễn viên nam, bắt
đầu được diễn ở Edo và Osaka vào cuối thế kỷ XVII.

Văn hóa Genroku (元禄文化)


Văn hóa Genroku (Genroku bunka trong Tiếng Nhật) là nền văn hóa của thời kỳ đầu Edo (1603–
1867), đặc biệt là thời đại Genroku (1688–1704). Được biết đến như một thời kỳ trưng bày xa xỉ khi
nghệ thuật ngày càng được bảo trợ bởi tầng lớp thương gia ngày càng lớn mạnh và quyền lực.
Trung tâm của văn hóa Genroku chủ yếu là Osaka (hiện là Osaka) và Kyoto, thời đó được gọi là
Kamigata. Đặc biệt ở Osaka, thương mại phát triển vượt bậc, nhiều người từ các nước lân cận chuyển
đến phát triển thành một thành phố lớn.
Nền văn hóa Genroku vốn sôi nổi và sống động, mang đến một bầu không khí quyền lực và lộng lẫy,
khác hẳn với nền văn hóa quý tộc và thanh lịch. Genroku nổi bật với cả sự phát triển rực rỡ của nghệ
thuật lẫn sự phù phiếm của những ngôi nhà lạc thú và được đặc trưng bởi sự phát triển của một loại
hình văn hóa phóng túng; được tạo thành từ các thương gia, diễn viên, nhà văn và những người ăn nói,
được gọi là "Thế giới nổi"- Ukiyo. Trong Phật giáo Nhật Bản , "thế giới buồn thảm" là viết tắt của chu
kỳ bất tận của sự tái sinh, cuộc sống, đau khổ, cái chết và sự tái sinh mà Phật tử tìm cách trốn thoát.
Trong thời kỳ Tokugawa (1600-1868) ở Nhật Bản, từ ukiyo đến để mô tả lối sống của sự tìm kiếm
niềm vui vô nghĩa và cuộc sống của nhiều người trong thành phố.
Ở giai đoạn này người ta tập trung về việc phân xử đạo đức và cách cư xử, trong khi những lời khuyến
khích của Nho giáo về sự tiết kiệm, trật tự và công bình bị chế giễu. Biên niên sử của mô hình thu nhỏ
này được bao phủ bởi các nhà văn, họa sĩ, thợ khắc và tác giả của những cuốn tiểu thuyết thô tục và
táo bạo đã thu hút sự quan tâm vô độ của người dân đối với thế giới nổi.
----
Trước khi văn hóa Genroku ra đời, trung tâm của văn hóa Nhật Bản là những người thuộc tầng lớp
thượng lưu như kuge, daimyo, và một số thương gia giàu có.
Tuy nhiên, vào nửa cuối thế kỷ 17 trong thời kỳ Edo, thế giới trở nên hòa bình và cuộc sống của
những người bình thường trở nên thoải mái hơn.
Nhiều ngành sản nghiệp khác nhau, bao gồm cả nông nghiệp, đã phát triển và một số thợ buôn đã đạt
được sức mạnh kinh tế. Một đặc điểm chính của văn hóa Genroku là những người thợ giàu hơn đã
hoạt động tích cực trong các thể loại như hội họa, văn học và nghệ thuật làm vườn, cũng như
học thuật và giải trí.
Khi ngành công nghiệp phát triển, những người thợ kinh tế hùng mạnh đã tạo ra những tác phẩm lộng
lẫy ở nhiều thể loại khác nhau. Yamato-e, Ukiyo-e, Ukiyo-zoshi, Ningyo Joruri, Kabuki, Haiku,… có
ảnh hưởng lớn đến ngày nay.
----
Sự khác biệt so với văn hóa Kasei là gì?
Văn hóa Kasei đề cập đến văn hóa thương nhân phát triển xung quanh Edo vào nửa sau của thời kỳ
Edo (1804-1830).
Văn hóa Genroku thể hiện qua các từ "từ thế giới u sầu đến ukiyo-e". Nhiều tác phẩm được sản xuất
dựa trên tinh thần hiện thực và lý trí, coi thế giới này là "Ukiyo" một cách tích cực.
Trong khi văn hóa truyền thống Nhật Bản thanh lịch tập trung vào các tầng lớp thượng lưu như quý
tộc, văn hóa Genroku thịnh vượng chủ yếu dựa trên các samurai và thương gia giàu có, vì vậy nó được
đặc trưng bởi vẻ đẹp lộng lẫy nhưng vẫn mang nét đặc trưng của con người.
Mặt khác, văn hóa Kasei là một nền văn hóa khác tiêu biểu cho thời kỳ Edo. Giai đoạn từ 1804-1830,
tức là nửa sau của thời kỳ Edo, là thời kỳ cực thịnh, và nó được đặt tên theo văn hóa bunsei là những
vấn đề ban đầu của thời đó.
Trong khi văn hóa Genroku thịnh vượng chủ yếu ở các khu vực thượng lưu của Kyoto và Osaka, văn
hóa Kasei thịnh vượng chủ yếu ở Edo đối với công chúng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng đã được sản xuất
như sách hài hước về cuộc sống của những người bình thường, sách nhân văn về các mối tình, đọc
sách về chủ đề công lý bằng thơ, và sách gōkan cho trẻ em. =>dành cho ng thường.
Ukiyo-e đặc biệt nổi tiếng với công chúng. Sự phát triển của công nghệ in khắc gỗ nhiều màu đã thành
công vang dội, và các tác phẩm nổi tiếng như "Năm mươi ba trạm ở Tokaido" của Hiroshige Utagawa
và "Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ" của Katsushika Hokusai đã ra đời.
----
Lý do tại sao văn hóa Genroku thịnh vượng chủ yếu ở những người dân thượng lưu
Vào đầu thời kỳ Edo, Osaka là một trung tâm hậu cần và thương mại được mệnh danh là "nhà bếp của
cả nước"(「天下の台所」). Đó là một thành phố lớn với dân số hơn 300.000 người.
Ở nông thôn, các cánh đồng lúa mới được phát triển tích cực, và với sự phát triển của kỹ thuật, có thể
sản xuất một số lượng lớn các loại cây trồng, và nông dân trở nên giàu có. Ngoài ra, cùng với sự phát
triển của công nghiệp, những người dân thị trấn không phải nông dân cũng mạnh lên.
Trái lại, một samurai có địa vị cao nhưng vì chỉ nhận được lương bổng cố định từ lãnh chúa nên
không thể trở nên giàu có được.
Có thể nói, nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của văn hóa Genroku là người dân thị trấn dần dần củng
cố bản thân và bắt đầu tìm kiếm giải trí và học vấn khi họ có đủ khả năng.

Ihara Saikaku: (Tỉnh Nguyên, Tây Hạc, 1642-1693)


là nhà thơ, tiểu thuyết gia người Nhật Bản[2], một trong những nhân vật xuất sắc nhất của văn học
Nhật Bản thời Edo.
Bonus: ( Tìm hiểu thêm) Thơ Haikai
- Được ra đời vào thể kỷ 17 và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo ( 1603 – 1687)
- Ban đầu mang sắc thái trào phùng nhưng dần chuyển sang mang âm hưởng lắng
tịnh của Thiền Tông
Năm 1662: ông trở thành một bậc thầy haikai.
Năm 1670: ông đã phát triển phong cách đặc biệt của riêng mình, sử dụng ngôn ngữ phong tục để mô
tả Chounin, cuộc đời của những Samurai không chủ.
Năm 1673, ông đổi bút hiệu của mình thành Saikaku.
Năm 1677. Saikaku trở lại Osaka và được biết với thành công mà bài thơ Haikai, hàng nghìn câu của
công đã được tiếp thu. Từ đó, Saikaku tiếp tục sản xuất thơ Haikai.
Năm 1682, ông đã xuất bản Cuộc sống của một người đàn ông đa tình ( 好色 一代 男, Koushoku
Ichidai Otoko, 1682), tác phẩm đầu tiên trong số nhiều tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi của ông.
Các học giả đã mô tả nhiều chiến công phi thường của thành phần haikai độc tấu trong một lần ngồi;
nổi tiếng nhất, trong suốt một ngày đêm năm 1677, Saikaku được cho là đã sáng tác ít nhất 16.000 khổ
thơ, với một số nguồn đặt con số lên tới hơn 23.500 khổ thơ.
Sau này, ông bắt đầu viết các khoản không phù hợp về các vấn đề tài chính và tình cảm của tầng lớp
thương gia và người xuất gia. Những câu chuyện này phục vụ cho ý tưởng bất chợt của tầng lớp
thương gia mới nổi, người có sở thích giải trí nghiêng về các khu nghệ thuật và niềm vui.
Với Saikaku, “những con người phù thế khám phá ra rằng các câu chuyện kể về những rồ dại và mê
cuồng của họ cũng hứng thú như bất kỳ truyện kể nào nhập từ Trung Quốc sang hay của ngày xưa
truyền lại. Gái hồ ly, võ sỹ và các tiểu thư vẫn còn là thời thượng văn chương đấy nhưng đã có vẻ sáo
mòn, khác với các nhân vật phù thế như chàng tuổi trẻ phóng đãng, như các du nữ tài sắc quyến rũ
hoặc người vợ bướng bỉnh ngang tang”
Những gì Saikaku sáng tạo vào cuối thế kỷ mười bảy giữa một xứ phù tang đóng kín đến nay vẫn còn
tràn đầy một niềm vui sống say nồng.
Con người thời đại, cho dù ở xa Nhật Bản, vẫn tìm thấy hình bóng mình trong các tác phẩm của
Saikaku, cả vẻ đẹp lẫn thói xấu, cả sắc lẫn tình, cả chơi đùa và bán buôn, cả trang trọng và khôi hài.
Reviewed về Buke giri monogatari (Tale of Samurai Honor) \
Cuộc sống của giới vũ sĩ cũng được Saikaku chọn làm đề tài. Ví dụ Buke denrai-ki (Vũ gia truyền lai
ký) và Buke giri monogatari (Vũ gia nghĩa lý vật ngữ, 1688) nói về sinh hoạt và đạo lý xử thế của giới
đó nhưng với một cái nhìn độc đáo.
Buke giri monogatari (“Tale of Samurai Honor, 1688), nói chung được công nhận là một trong những
mẫu câu chuyện hay nhất trong tuyển tập Samurai của Saikaku, nhưng vẫn còn hạn chế về nhiều mặt.
Ba tuyển tập sưu tâm thể loại phần lớn trong thơ và tiểu thuyết hay nhất chủ yếu là những câu chuyện
tình cảm hoặc khiêu dâm (好色, Koushoku-mono), Thị trấn và thành thị (町人, Chounin).
Cuộc đời của các chiến binh Samurai trong tiểu thuyết của Saikaku không được trải qua những thứ
liên quan đến học bổng, phê bình và có ý kiến riêng, bởi vì nếu tác phẩm như vậy, sẽ rất khó sáng tác
những tác phẩm này thể hiện những giá trị của tầng lớp thống trị với vai trò xức dầu của ông ( Saikaku
‘s anoited role) là một nhà văn học dành viết cho giai cấp tư sản mới hình thành. Dù vậy, bản dịch của
Buke giri Monogatari ( 1688) thỉnh thoảng đưa cho chúng ta cái nhìn mới cho một khía cạnh về tư duy
sáng tạo nghệ sáng tác tiểu thuyết văn học của Saikaku.
Một trong những đoạn văn nhỏ trong tiểu thuyết của ông, “Danh dự của Samurai” không phải lúc nào
cũng là một vấn đề mang tính nhân văn, điển hình là bốc lột và khuất phục con người, nói một cách
ngắn gọn các cụm từ như “Danh dự” cũng được đi chung với “ Tình Bạn”, một trận đấu tay ngang
công bằng hoặc một cuộc chiến đấu được nổ ra trước cái từ “Danh Dự”

Hệ thống giai cấp bốn tầng của Nhật Bản thời phong kiến Edo
Vào thời Edo xuất hiện tư tưởng Thương nhân với lối nghĩ là tầng lớp thấp hơn võ sĩ nhưng có tài
chính là được. Tư tưởng thương nhân này được hình thành trong bối cảnh xã hội Edo - một xã hội
phong kiến với sự nghiêm ngặt phân tầng xã hội và các quy định nhằm thúc đẩy ổn định chính trị .

Nguồn gốc hệ thống 4 tầng: Hệ thống xã hội bốn cấp của Nhật Bản xuất phát từ triết lý Nho giáo,
hơn là tôn giáo. Theo các nguyên tắc của Nho giáo, tất cả mọi người trong một xã hội có trật tự đều
biết vị trí của mình và tôn trọng những người đóng trên họ. Nam giới cao hơn nữ giới; người lớn tuổi
cao hơn người trẻ. Nông dân được xếp hạng chỉ sau tầng lớp samurai thống trị vì họ sản xuất lương
thực mà mọi người khác phụ thuộc vào.
Từ thời Edo dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa, Nhật Bản thời phong kiến Edo có một hệ thống
giai cấp bốn tầng phức tạp. Không giống như xã hội phong kiến Châu Âu là trong đó nông dân (hoặc
nông nô) ở tầng lớp dưới cùng, còn cấu trúc giai cấp phong kiến Nhật Bản thì đặt thương nhân ở tầng
lớp thấp nhất. Các lý tưởng của Nho giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của năng suất, vì vậy nông dân
và ngư dân có địa vị cao hơn tầng lớp thương nhân (những người chủ cửa hàng ở Nhật Bản). Cũng
như các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản thời Edo cũng thịnh hành việc phân
chia làm 4 giai cấp theo thứ tự được kính trọng từ cao đến thấp, đó là: sĩ-nông-công-thương.
Chính quyền Tokugawa cố ý tạo ra một trật tự xã hội gọi là Bốn phân chia xã hội ( shinōkōshō) sẽ ổn
định đất nước. Bốn giai cấp mới dựa trên những ý tưởng của Nho giáo từ Trung Quốc truyền sang
Nhật Bản, và không được sắp đặt bởi sự giàu có mà bởi những gì các nhà triết học mô tả là sự thuần
khiết về đạo đức của họ. Theo hệ thống này, phần còn lại của xã hội Nhật Bản không thuộc tầng lớp
quý tộc bao gồm samurai (士 shi), nông dân (農 nō), nghệ nhân (工 kō) và thương gia (商 shō).
Trong 4 tầng này thì có Thương ( 商 shō) – tầng lớp được cho là thấp kém nhất trong xã hội, nhưng
thực chất lại nắm giữ nền kinh tế của cả đất nước. Rất nhiều thương nhân do buôn bán tốt mà trở
thành người giàu có, có địa vị xã hội và đôi khi còn có thể sai khiến cả tầng lớp cao quý nhất – sĩ (võ
sĩ, samurai). Bấy giờ, tư tưởng Thương nhân xuất hiện với lối nghĩ là tầng lớp thấp hơn võ sĩ, nông
dân nhưng miễn có tài chính là được. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều của cải, nhưng tầng lớp này vẫn bị
khinh thường và được cho là không có văn hóa. Nguyên nhân là xuất phát theo tư tưởng Khổng Tử, đó
là nông dân quan trọng hơn nhiều so với thương nhân, vì họ sản xuất lương thực cho mọi người trong
xã hội. Mặt khác, các thương gia lại không kiếm được gì - họ chỉ đơn giản là kiếm lợi từ việc buôn bán
sản phẩm của người khác. Do đó, nông dân ở tầng thứ hai trong hệ thống bốn cấp của Nhật Bản, trong
khi thương nhân ở tầng cuối.
Hệ thống các quy tắc ứng xử của thương nhân Nhật Bản thời EDO
Tư tưởng thương nhân sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tập quán kinh doanh và coi trọng tình nghĩa thông
qua hệ thống các quy tắc ứng xử của thương nhân Nhật Bản thời Edo này, đã thể hiện rõ ý nghĩa về
tinh thần phong tục thương nhân nghiêm khắc, lịch sự và nhân văn.
Mạc phủ Tokugawa ban đầu quy định xã hội theo giai cấp sĩ, nông, công, thương, trong đó thương
nhân được xem thuộc giai cấp đáy xã hội. Đến giữa thời Edo, thương nghiệp bắt đầu được xem trọng.
Sau khi thương nhân đưa ra những quy tắc giao dịch chung, vị thế của họ ngày càng được nâng cao.
Những quy tắc và giáo lý được họ áp dụng để con người hành xử trong cuộc sống với cảm giác tôn
trọng và được tôn trọng, có văn hóa và thật phong cách. Trong giao tiếp để tránh xảy ra xung đột, họ
luôn chú ý đến cách sử dụng từ ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Có rất nhiều nguyên tắc được xem là kim chỉ nam
dành cho các đối tượng.
Với các thương nhân Nhật Bản, theo nhà nghiên cứu Koshikawa Reiko đưa ra 4 tiêu chí mà người
thương nhân luôn ghi nhớ: (1) xem người đối diện là một hiện thân của Đức Phật; (2) không được là
“kẻ cắp thời gian", không được làm mất thời gian của người khác mà không xin phép trước; (3) đối xử
bình đẳng, không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác của người đối phương; (4) trong đua tranh với
đối phương, luôn tích cực thể hiện sự vui vẻ và tinh thần học hỏi, sự tháo vát trong tính cách hơn là
ganh đua. Tiêu chí (1) (3) xem người đối phương là một hiện thân của Đức Phật, hay là đối xử bình
đẳng đã cho thấy sự quý trọng con người trong tính cách của người Nhật. Người Nhật không có sự
phân biệt giàu sang, tuổi tác, không ỷ vào gia thế, địa vị mà khinh người hay tỏ thái độ với bề trên.
Tư tưởng thương nhân tuân thủ nghiêm ngặt các cái tập quán kinh doanh dưới hình thức hệ thống các
quy tắc ứng xử của thương nhân Nhật Bản thời Edo. Đây là nghi thức-tác phong thể hiện tính đạo đức
và nhân văn do các thương nhân Nhật đã sáng tạo ra nhằm mục đích to lớn là sống đẹp và kinh doanh
thành công trong xã hội phong kiến thời Edo. Từ vị thể là một giai cấp chưa được xem trọng, qua
những quy tắc ứng xử được tôn vinh như học thuyết, thương nghiệp Nhật Bản đã có chỗ đứng đặc biệt
từ giữa cuối thế kỷ XVII.
Cảm nghĩ nhóm :
Văn hóa Genroku chuyển Nhật Bản thanh lịch trở nên phóng túng hơn, trần tục hơn. Tức là nó không
còn vẻ xa hoa, thanh lịch như trong cung điện, giới quý tộc hoàng tộc nữa, mà chủ yếu là giới thượng
lưu của các dân thường.
Thời đại trước, không đào đến các mặt chìm , hướng ngta ta đến những điều tốt đẹp (do ảnh hưởng của
tôn giáo) và đào thải mặt chìm. Thời đại Genroku, để ý hơn về những mặt chìm đó, lý luận lại những
điều tôn giáo răng dạy, khơi gợi mặt chìm đó qua các lĩnh vực nghệ thuật. Khiến mặt chìm đó nổi lên
“Ukiyo” .
Ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh, văn hóa thương mại của Nhật Bản sau này. Chính vì có những tư
tưởng nghiêm ngặt như vậy trong quá khứ mà người Nhật Bản lúc nào cũng đúng phép, tôn trọng các
quy tắc, đặc biệt là quy tắc lĩnh vực kinh doanh.
(1) Giống xem khách hàng là thượng đế - omotenashi
(2) Thời gian là vàng bạc
tư tưởng này ăn sâu vào tiềm thức của ng Nhật r. Chính vì vậy mà ng Nhật rất coi trọng thgian, đi trễ
xíu cx ko đc, tàu trễ mấy giây cx phải xin lỗi.
(3) Kính ngữ, khiêm nhường ngữ - omotenashi
Cái tôi cao => người khác thấp
Hạ mình 1 bậc = Nâng ng khác 1 bật. Ngoài ra, kính ngữ còn giúp ta nhớ: khách hàng là thượng đế (1)
(4) Honne và Tatemae
日本の技術力の高さは、教育や基礎的研究分野における政府の貢献もあるが、基本的には、
民間部門における旺盛な企業家精神に基づいた進取の気性、健全な市場競争による技術革新
に対するインセンティブ付け、新製品を受入れる需要の大きさといったものが相互に作用し
てきた結果であると考えられる。
Trong quan điểm của người Nhật, cạnh tranh kinh doanh không có những chiêu trò gian lận để hạ bệ
đối thủ của mình. Họ luôn cạnh tranh công bằng trên tinh thần luôn học hỏi, đổi mới, đầu tư/phát triển
về chất. Đoạn tiếng Nhật trên là một minh chứng, nd đoạn đó đại khái là "Năng lực trong kinh doanh
công nghệ cao của họ rất mạnh, ko chỉ vì họ đầu tư giáo dục và nghiên cứu, mà cái chính là họ chịu
học hỏi và đổi mới, thấy ng ta hơn mình thì học hỏi và nghiên cứu sao cho hơn ng ta". Sự cạnh tranh
lành mạnh của ng Nhật đã và đang cho ra kết quả là "uy tín về đồ Nhật", "thương hiệu Nhật" đang đc
đánh giá rất cao trên thế giới.

MỤC LỤC

BÀI 20: PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU VÀ TƯ TƯỞNG ISHIDA BAIGAN 1


1. Giải nghĩa tài liệu 1
2. Phong trào Sekimon Shingaku 1
2.1. Sự triển khai phong trào Sekimon Shingaku nửa sau thời Edo (1745-1867) 1
2.2. Sekimon Shingaku sau Chiến tranh thế giới thứ hai 3
2.3. Sekimon Shingaku trong đời sống Nhật Bản hiện đại 3
3. Tư tưởng Ishida Baigan 4
3.1. Cuộc đời của Ishida Baigan 4
3.2. Nội dung tư tưởng Ishida Baigan 5
4. Cảm nhận 10

BÀI 20: PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU


VÀ TƯ TƯỞNG ISHIDA BAIGAN

1. GIẢI NGHĨA TÀI LIỆU


才能を持って財を成す商人がたくさん現れ始めると、商人の生き方を説く学問が登場します。
Khi xã hội ngày càng có nhiều thương nhân tài giỏi và giàu có thì các học thuyết về cách sống của
thương nhân cũng dần xuất hiện.
石田梅岩の石門心学は、学問(知ること)と行(行い)は同じ元々の心から発する作用であり、分
けることはできないという「知行合一」を説き、学問の重要性を伝えました。
Phong trào Sekimon Shingaku của Baigan đã góp phần truyền bá tầm quan trọng của việc học,
cũng như giảng giải về thuyết Chikou Gouitsu ( ちこう ごういつ) với nội dung chính là nói về việc
học và hành là hai việc luôn đi đôi với nhau không thể tách rời.
商人についても、その位置づけは武士と並ぶとし、「売利を得るは商人の道なり」「商人の売利は
士の禄に同じ」とし、主人は天下の人々としました。また、倹約することを国家の安寧につながること
から、商人は正直であることが大切で、正直であると信頼され、すると善人であると認められる、こ
れを理解するために学問が必要であると説きました。
Với người thương nhân, vị thế của họ cũng giống với tầng lớp võ sĩ, “Thu được lợi nhuận là con
đường mà thương nhân nhắm đến”, “Lợi nhuận của người thương nhân cũng giống như bổng lộc của
võ sĩ”, chủ nhân được xem là người trong thiên hạ. Ngoài ra, vì việc tiết kiệm có mối liên hệ mật thiết
với sự thịnh vượng của quốc gia, nên người thương nhân trung thực là rất quan trọng, từ đó tạo nên
sự tin tưởng và được công nhận là người có tài đức và cần phải được học mới có thể lý giải được điều
này.
2. PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU
2.1. SỰ TRIỂN KHAI PHONG TRÀO SEKIMON SHINGAKU NỬA SAU THỜI EDO (1745-1867)
2.1.1. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI
Từ cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, mâu thuẫn căn bản trong thể chế Mạc phiên với sự tồn
tại song song của nền kinh tế nông nghiệp dựa vào trưng thu niên cống và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ
đã bộc lộ, nhưng không được giải quyết được triệt để. Trái với sự bế tắc của tầng lớp võ sĩ, sự bần
cùng của tầng lớp nông dân, hoạt động sản xuất và buôn bán của thương nhân phát triển hơn trước, do
hệ quả từ chính sách đúc tiền nhằm giải cứu nền tài chính của Mạc phủ. Nền kinh tế hàng hóa tiền tệ
cũng thẩm thấu vào đời sống nông thôn ngày một sâu sắc hơn và có tác động không nhỏ đến cấu trúc
sản xuất và cấu trúc xã hội truyền thống, đe dọa trực tiếp đến thể chế Mạc phủ.
Để ổn định lòng dân, chính phủ đề xướng các chủ trương nhằm chú trọng vào giáo dục - tư
tưởng. Nhờ có sự ủng hộ của Mạc phủ, sự phát triển của văn hóa thị dân với những đặc trưng trên, các
tư tưởng đạo đức bình dân trong đó có Sekimon Shingaku được ủng hộ như một liệu pháp tinh thần để
khôi phục đạo đức, ổn định nhân tâm vốn đang bất an, rệu rã. Với chất liệu tư tưởng phong phú gồm
các yếu tố của Nho - Thần - Phật và đạo đức thông tục, tư tưởng của Ishida Baigan với tính linh hoạt
cao, đã tiếp tục được phát triển trở thành phong trào Sekimon Shingaku trong giai đoạn sau đó.
2.1.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ NỘI DUNG, CƠ CẤU TỔ CHỨC, VÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO HÓA
Tư tưởng của Ishida Baigan lấy trung tâm là việc nhận thức “Tâm”, “Tính” và nỗ lực thực
hành theo Thiện, tránh Ác. Để diễn đạt tư tưởng này, Baigan đã sử dụng đa dạng các chất liệu tư tưởng
của Nho - Thần - Phật. Ông không chỉ cho môn đệ cách để giác ngộ, hay buộc họ làm theo những điều
ông đã trải nghiệm mà để họ tự do sử dụng chất liệu để tư duy và cảm nhận những điều ông đã giác
ngộ. Chính vì lý do này mà mỗi nhà Tâm học sau thời kỳ của Baigan bao gồm cả những đệ tử do ông
trực tiếp giảng dạy và các thế hệ sau đó lại có một cách sử dụng chất liệu khác biệt. Về nội dung tư
tưởng, các nhà Tâm học trung thành tiếp nối tư tưởng căn bản của Baigan, nhưng có những thay đổi về
mặt thuật ngữ và điều chỉnh trọng tâm nội dung tư tưởng.
Phải khẳng định rằng, Tâm học sau thời kỳ của Baigan không có bước tiến hay đổi mới nào
đáng kể về mặt nội dung, thậm chí có khuynh hướng trở nên bình dân, xa rời với mặt triết học mà
Baigan đã sáng tạo. Tuy nhiên, Sekimon Shingaku lại có được một bước tiến không nhỏ trên lĩnh vực
xây dựng cơ cấu tổ chức, các quy định trong tổ chức và nội dung giảng dạy.
Càng về cuối thời kỳ Edo, Shingaku càng trở thành một phong trào đạo đức luân lý gắn chặt
với chính sách giáo hóa của Mạc phủ. Nhiều lớp học cho trẻ em cũng được mở. Sự xuất hiện của hình
thức lớp học giảng giải về đạo đức nhân sinh, lễ nghĩa cho trẻ nhỏ được xem là một sự kiện đáng ghi
nhớ trong sự phát triển của nền giáo dục nhi đồng Nhật Bản. Chính sự đa dạng về nội dung và phương
thức giáo hóa đã giúp Sekimon Shingaku thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng, từ người
trưởng thành đến trẻ em.
Sự quan tâm của quần chúng đến với Tâm học thể hiện ở những buổi giảng với hàng trăm
hàng nghìn người nghe, không chỉ vì sức hấp dẫn của những câu chuyện hay tài kể chuyện của người
đạo thoại. Nó còn phần nào phản ánh sự quan tâm, tìm kiếm một điểm tựa tinh thần của chính bản thân
quần chúng trong một thời kỳ phong kiến đang bộc lộ nhiều bất ổn và thử thách. Tuy nhiên đến gần
cuối thời kỳ Edo, khi phương Tây bắt đầu “lấn sân” đến Nhật Bản thì các môn học thực học lại được
chú trọng hơn, và các môn về Tâm học dần trở nên yếu thế.
2.2. SEKIMON SHINGAKU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Vào thời kỳ Meiji (1868-1912), vì muốn tiến hành cận đại hóa đất nước, chính phủ đã tích cực
truyền bá văn minh vật chất phương Tây, khuyến khích con người tư duy khoa học nên những vấn đề
như Tâm, đạo đức, tôn giáo bị cho là mê tín, cản trở cho sự phát triển của khoa học. Sekimon
Shingaku và những giá trị đích thực của nó dường như đã bị vùi sâu cùng những di sản tinh thần khác
của thời kỳ Edo. Thế nhưng, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khi nước Nhật không còn gì
ngoài cảnh hoang tàn đổ nát cùng sự khủng hoảng niềm tin và nỗi bất an trước một tương lai mờ mịt,
một số người đã tìm về Tâm học, coi đó như một điểm tựa tinh thần của bản thân và nỗ lực lan tỏa nó
trong xã hội và dần dần vươn lên.
Trong bối cảnh đó, “Tâm học hay các hoạt động giáo hóa Tâm học hiện lên như một điểm
sáng khơi dậy linh hồn con người từ trong những sợ hãi của cảnh loạn lạc, đói kém, nêu cao tinh thần
đạo nghĩa trong cuộc sống thường nhật”. Đó là ý kiến của Ishikawa Ken – một nhà nghiên cứu Tâm
học, đồng thời cũng là một trong những thành viên đã có ý tưởng và sáng lập ra Sekimon Shingakkai
(石門心学会, Thạch môn Tâm học hội) trong những năm đầu sau khi kết thúc chiến tranh.
2.3. SEKIMON SHINGAKU TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI
Hội thảo kỷ niệm 270 năm thành lập Sekimon Shingaku đã chỉ ra một “vấn đề sống còn” của
Sekimon Shingaku – đó là sứ mệnh và ý nghĩa tồn tại của nó trong thời kỳ hiện đại. Nhưng cũng từ
thời điểm này, Tâm học phải đối mặt với những thử thách về mặt tổ chức khi đã không còn một thể
chế mang tính học phái như ở những giai đoạn trước đó, và những thử thách trong việc đổi mới nội
dung, hình thức học tập để đến gần hơn với con người hiện đại.
Sẽ là chưa đầy đủ để đưa đến một kết luận rõ ràng về sức ảnh hưởng của Tâm học trong đời
sống hiện đại. Điều có thể nói rằng, cho dù bị mất đi một thể chế mang tính học phái, cho dù thoát ra
khỏi các giảng xá Tâm học truyền thống đến với những người bận rộn với công việc kinh doanh; xa lạ
với học thuật cổ điển, bằng nhiều cách thức học tập do chính họ suy nghĩ, Tâm học với tinh thần căn
bản của nó vẫn bất diệt, trở thành “chất liệu” đáng quý để một bộ phận người trong xã hội Nhật Bản
hiện đại suy ngẫm về các vấn đề trong thời đại của họ.
3. TƯ TƯỞNG ISHIDA BAIGAN
3.1. CUỘC ĐỜI CỦA ISHIDA BAIGAN
Ishida Baigan là ông tổ của nền Tâm học Thạch Môn. Tâm học Thạch Môn nghĩa là cái học
về cõi tâm (lòng người) của học phái Ishida. Võ sĩ samurai và phiên chúa cũng theo học, nhưng với sự
giảng dạy cái tinh thần liêm khiết, cần mẫn, Tâm học Thạch Môn đã lan rộng cả trong thường dân, và
đẻ ra cái triết lý dân gian là “cần cù và tiết kiệm”.
Triết lý dân gian do Tâm học Thạch Môn truyền bá, không những đã có ảnh hưởng sâu sắc
đến cái ý thức thẩm mỹ, cái quan niệm đạo đức, cái dạng thức sinh hoạt hay phép đánh giá con người
của người Nhật ngày nay, mà còn để lại vết tích to lớn trong sự quyết định cái quan niệm cần lao, cái
phép đánh giá sản phẩm, cái hình thái của thị trường sản phẩm tiêu dùng độc đáo của Nhật Bản nữa.
Ngày nay, trong những cục diện mà sự cọ sát mậu dịch, thể chất đắt đỏ của thị trường Nhật Bản, đã trở
thành những vấn đề rắc rối, thì người ta đều thấy xuất hiện ảnh hưởng của Tâm học Thạch Môn dưới
nhiều hình thức khác nhau.
Vậy thì, Ishida Baigan là nhân vật đã sinh ra ở thời nào và đã sống như thế nào?
Ishida Baigan sinh năm 1685, ông là nhân vật đã sống vào đúng giữa thời Edo. Cuộc đời của
ông lắm thăng trầm, có thể nói hơn nửa cuộc đời ông đã dành cho việc làm công, từ năm 8 tuổi đến
năm 45, ông vừa học vừa làm. Ban ngày ông làm việc, đêm đến ôn đọc sách, học tập kiến thức từ các
bậc thánh nhân, ông đọc cả Nho giáo, Thần đạo và Phật giáo. May mắn ông gặp được thiền sư Koguri
Ryoun, được thông suốt nhiều điều, sau khi nghỉ làm ông đã mở trường tư thục luyện Tâm học ở ngay
tại Kyoto và viết sách.
Về sự nghiệp giảng dạy cũng nhiều thăng trầm vì vốn không có chuyên môn hay học qua
trường lớp chính thống nào, nên thời gian đầu Baigan bị nhiều người sỉ nhục và không có môn sinh.
Nhưng lớp của ông vẫn mở, chấp nhận cả nam lẫn nữ, miễn phí nên dần dà nhiều người đến học. Suốt
sự nghiệp giảng dạy ông đã cho ra đời nhiều môn đề tài giỏi và ai cũng nhớ về ông, thực hiện mong
muốn cả đời của ông là truyền đạo cho nhiều người hơn nữa sau khi ông mất. Tài liệu chính là các
sách về Nho giáo, Phật giáo và Thần đạo.
3.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ISHIDA BAIGAN
3.2.1. QUAN HỆ GIỮA ĐẠO VÀ TÂM
Baigan quan tâm đến Thần đạo từ trước, nhưng cho đến khi gặp Ryoun, Baigan mới thể hiện
rõ quan điểm muốn truyền đạt “Đạo ngũ thường ngũ luân” cho người người. Có thể nói Baigan chịu
ảnh hưởng từ Ryoun tư tưởng về ngũ thường ngũ luân hơn là tư tưởng Thiền. Từ đó, Đạo – hay cụ thể
hơn là Đạo nhân sinh, cách xử thế của con người trong mối quan hệ với người khác chính là đầu mối
trong tư tưởng của Baigan. Theo Ryoun, “Đạo là Đạo tâm. Và Đạo cũng chính là Tâm. Không biết về
Tâm thì chính bản thân vẫn còn hoang mang, nghi hoặc với những điều mình học được. Bản thân
chưa hiểu về Tâm, nên còn hoang mang, hoài nghi. Đã vậy, cậu lại còn muốn làm người khác rối trí
như mình hay sao? Tâm là chủ của thân. Thân mà không có chủ cũng giống như người lữ khách phiêu
dạt nay đây mai đó không có nhà cửa vậy. Bản thân ta không nhà cửa thì làm sao có thể nghĩ đến
chuyện cứu giúp cho người khác?” Từ đó, mối quan tâm của Baigan chuyển từ Đạo sang Tâm.
Trong hành trình “tri Tâm”, thứ nhất Baigan đã nhận thức ra rằng, vạn vật bao gồm cả con
người được sắp xếp vào những vị trí nhất định trong tự nhiên với những đặc tính tự nhiên như “Chim
bay trên trời, cá bơi dưới nước”, “Thông có màu xanh. Sakura là hoa”, đạo “hiếu - đễ - trung - tín”
là thứ đã sẵn có trong con người. Thứ hai, tuy con người là một phần bé nhỏ của giới tự nhiên chỉ
giống như “con sâu không lông tóc”, nhưng con người lại nhất thể hòa hợp với tự nhiên. Vì lẽ đó mà
“tự tính của con người được coi là khởi sinh của thiên địa vạn vật”, có chức năng sinh dưỡng vạn vật
như thiên địa. Có thể “đọc” được nhiều điều từ trong giác ngộ của Baigan, nhưng trong mối liên hệ với
Đạo, sự “tri Tâm” của Baigan đã mang tới cho ông nhận thức rằng: Đạo là một phần tự nhiên, bẩm
sinh, vốn có bên trong con người tựa như đặc tính của vạn vật khác, chứ không còn là một quy phạm
tồn tại ở bên ngoài áp đặt cho con người nữa. Từ đây, trọng tâm trong tư tưởng của Baigan chuyển từ
Đạo sang Tâm. Vậy Baigan nhận thức Tâm của con người như thế nào? Trong các tác phẩm của mình,
Baigan đã đưa ra rất nhiều cách hiểu về Tâm như chủ thể trong con người, đồng thời là nguồn gốc của
Đạo. Giải thích từ mặt bản thể, nguồn gốc, Baigan cho rằng: “Tâm của người là trời. Tâm của trời là
người”. Tâm ví như “gương ngọc chiếu rọi bốn phương” Giải thích theo thuật ngữ của Nho giáo,
“Bên trong Tâm của con người có thứ gọi là “giác ngộ”. Nhờ đó mà con người có khả năng hoằng
Đạo. Tâm giác ngộ của con người là Thể, đại đạo nhân luân của con người là Dụng (của Tâm ấy). Có
Tâm giác ngộ làm bản thể, sau đó Dụng của bản thể ấy thể hiện ra ngoài ở hành động. Dụng thể hiện
ở hành động cụ thể chính là nhân luân gồm năm mối quan hệ: quân - thần, cha - con, phu - phụ,
huynh - đệ, bằng - hữu. Lương tâm Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí là nền tảng để thực hiện ngũ luân đó”.
Bên cạnh khái niệm Tâm, Baigan cũng nhiều lần đề cập đến khái niệm Tính. Ông từng viết về
Tính như sau: “Tính này là Lý từ con người đến cỏ cây được bẩm thụ từ trời. Những loài có cánh thì
bay trên trời, những loài có vây thì bơi dưới nước. Tất cả nhật nguyệt đều cùng chung một Lý” . Như
vậy, cũng giống như Tâm, Tính cũng là thứ được bẩm thụ từ trời. Những khái niệm như Tâm, Tính,
Lý, Khí và những giải thích về Tâm Tính của Baigan phần nhiều vay mượn từ những lý thuyết căn bản
của Chu Tử học. Mặc dù vậy, Baigan không quá chú trọng đến sự khác biệt của Chu Tử học và Nho
học giai đoạn trước đó và cũng không câu nệ tách bạch rạch, ròi giữa hai khái niệm Tâm và Tính. Điều
Baigan muốn truyền tải là gạt đi những tranh luận về sự sai khác tỉ mỉ ở mặt ngôn từ trong sách vở
giữa các thời đại, hướng tới vấn đề bản chất trong Đạo – Tâm mà học giả ở mọi thời đại cùng tầm cứu.
3.2.2. SỰ PHÁT TRIỂN TỪ TÂM ĐẾN HỌC VẤN
Nhờ vào giác ngộ của bản thân, Baigan có niềm tin mạnh mẽ rằng con người cần phải nhận
thức Tâm – bản chất của Đạo. Từ đây, quan điểm về học vấn của Baigan có sự khác biệt lớn so với
quan điểm học vấn đương thời. Nếu người đương thời rất coi trọng việc nghiên cứu tỉ mỉ chữ nghĩa
trong sách vở, coi những bài giảng của Baigan chỉ giống như “tập đọc” kinh sách, thì Baigan lại cho
rằng: Với Baigan học vấn “tri Tâm” mà Baigan đề cập đến là một quá trình nhận thức gắn chặt với
việc thực hành trong đời sống, chứ không chỉ dừng lại ở việc ý thức sự tồn tại của “Tâm” trong ngôn
từ lời nói. Sự thực hành đó là để người bình thường có thể dần đạt đến Tâm của thánh nhân,“hiểu được
chính đạo”, nhưng thực chất cũng chính là quay trở về với cái Tâm mà con người vốn được bẩm thụ từ
Trời. Học vấn “tri Tâm” của Baigan lại đem đến cho cả những người bình thường nhất sự tự tôn tự hào
ở Tâm – bản thể của chính mình, không mong mỏi tìm kiếm học vấn cao xa nào khác ngoài việc nỗ
lực thực hành trong đời sống theo Tâm đó.
3.2.3. SỰ THỰC HÀNH TRONG HỌC VẤN TRI TÂM
Như đã phân tích, yếu tố quan trọng nhất trong học vấn tri Tâm của Baigan là sự thực hành.
Baigan từng viết về tầm quan trọng của thực hành đối với việc “tri Tâm” như sau: “Cái Tâm mà
chúng ta nhận thức ra chỉ có một mà thôi. Tuy nhiên, giữa năng lực chúng ta nhận thức được nhờ vào
việc biết Tâm và công quả đạt được qua thực hành sau khi biết Tâm có sự khác biệt. Các bậc thánh
nhân, hiền nhân không chỉ có năng lực mà có công quả do thực hành. (...) Người như chúng ta năng
lực đã yếu lại không có công quả. Hoặc, học rồi mới thực hành. Tuy nhiên, nếu biết Tâm rồi mà
không thực hành được thì chúng ta sẽ cảm thấy rất khổ sở. Khổ sở như vậy, nhưng nếu có thể thực
hành và đạt được công quả nhờ vào việc thực hành đó thì cũng không có khác biệt gì so với thánh
nhân, hiền nhân”. Vậy con người phải thực hành theo cách thức như thế nào? Baigan đã viết như sau:
“Sau khi biết được Tâm ấy thì nhìn hành động của các bậc thánh nhân và lấy đó làm pháp (chuẩn
mực). Làm trọn Đạo quân vương là Nghiêu. Làm trọn Đạo hiếu đễ là Thuấn. Làm trọn Đạo bề tôi là
Chu Công. Làm trọn Đạo học vấn là Đại Thánh Khổng Tử. Nói theo Mạnh Tử, các vị ấy tuân theo
bản tính của mình mà hành động thuận tự nhiên tựa như trật tự trên dưới vốn có của trời đất. Thánh
nhân là những người đạt đến tột cùng của nhân luân. Cứ nhìn hành động của các bậc đại đức quân
tử, rồi học theo, dạy đạo ngũ luân, cho người người biết về chức phận theo Thiên mệnh, và nỗ lực
thực hiện những điều ấy thì “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Theo quan điểm của Baigan, thực hành sau khi “tri Tâm” chính là sự thực hiện bổn phận của
mỗi con người theo nhân luân và chức phận theo gương của Thánh nhân. Theo cách này, dù là người
bình thường, nhưng nếu có thể thực hiện tốt vai trò được giao phó thì cũng đều có thể trở thành thánh
nhân, có thể “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Theo lý luận trên, Baigan cho rằng, sau khi biết Tâm, con người phải lấy thánh nhân làm
gương để thực hành. Thánh nhân là người có thể thực hiện Hình. Tức nghĩa là ở vào vị trí nào sẽ thực
hiện đạo tương ứng với vị trí đó. Thực hiện hình trong nhân luân có đạo nhân luân. Nhưng Baigan
cũng nhận ra rằng hình của con người trong thực tế không chỉ là vị trí trong ngũ luân, mà còn là vị trí
theo chức phận với những tính chất đặc thù riêng. Vấn đề tiếp theo trong tư tưởng của Baigan chính là
Đạo theo chức phận này.
3.2.4. TƯ TƯỞNG THƯƠNG NHÂN ĐẠO
Một số Nho gia đương thời quan niệm rằng: “Người mưu cầu lợi thì thường làm hại đến
người khác. Ta chưa từng thấy ai cầu lợi mà ko làm hại đến người”. Từ đó, họ coi thường nghề buôn,
cho những người buôn bán là những người “chỉ đi thu lấy cho mình lộc của người khác, chứ chẳng có
ích gì cho thiên hạ”. Đối lập với quan điểm trên, khi thừa nhận tính đặc thù riêng biệt trong Đạo của
con người theo vị trí trong chức phận, Baigan đã mạnh mẽ khẳng định tính chính đáng của thương
nhân và hoạt động kiếm lợi. Trong “Đoạn hỏi về Đạo của thương nhân” thuộc cuốn “Đô bi vấn đáp”,
Baigan đã viết như sau: “Khởi nguồn của thương nhân từ xa xưa là những người mang vật phẩm từ
nơi thừa đến nơi thiếu rồi trao đổi với nhau. Thương nhân giỏi tính toán, coi việc buôn bán làm
nghiệp mưu sinh, nên không được xem nhẹ một xu. Góp nhặt từng đồng để trở nên giàu có chính là
Đạo của thương nhân”.
Trong “Đoạn một học giả phỉ báng học vấn của thương nhân”, Baigan đã mạnh mẽ phản bác
lại định kiến cho rằng thương nhân không thể học tập sách vở của thánh nhân do việc buôn bán kiếm
lợi là dục vọng. Ông viết: “Bán hàng hóa kiếm lợi là Đạo của thương nhân. Tôi chưa từng nghe có
Đạo nào nói rằng phải bán hàng hóa ra bằng giá nhập vào cả. Nếu nói buôn bán là Dục, không phải
là Đạo thì tại sao Khổng Tử lại nhận Tử Cống vốn là người buôn bán lão luyện trên thương trường
làm đệ tử? Bởi vì Tử Cống đã vận dụng Đạo của Khổng Tử vào công việc buôn bán của mình. Nếu Tử
Cống không có lợi trong buôn bán thì sao có thể làm giàu được? Lời lãi trong buôn bán của thương
nhân cũng giống như bổng lộc của võ sĩ. Buôn bán mà không có lãi cũng giống như võ sĩ phụng sự mà
không nhận bổng lộc vậy”. Bằng việc biện luận cho tính chính đáng của lợi nhuận, Baigan đã phá vỡ
những định kiến của Nho gia đương thời khi cho rằng, “thương nhân là những người lấy việc lừa
người kiếm lợi làm sinh nghiệp của mình, nên không có khả năng học hành sách vở của Thánh nhân”.
Ông còn cho rằng, “Dù là thương nhân, nhưng nếu không biết đến Đạo của thánh nhân, thì
tiền bạc kiếm bằng con đường bất nghĩa trước sau gì cũng sẽ52 làm hại đến con cháu đời sau. Nếu
thật sự yêu thương con cháu, thì nên làm giàu sau khi đã học Đạo” . Thương nhân làm ăn trên cơ sở
học Đạo sẽ biết “Chủ nhân của của cải là người trong thiên hạ. Tâm của chủ cũng như Tâm của ta.
Biết Tâm tiếc rẻ từng xu của người trong thiên hạ cũng giống ta rồi dồn hết tâm sức vào vật phẩm,
bán đi không một chút lơ là, thì người khách mua ban đầu có thể tiếc tiền nhưng thấy vật phẩm tốt thì
tự dưng Tâm tiếc rẻ cũng mất đi. Xóa tan Tâm tiếc nuối của người mua, không gì khác cũng chính là
dẫn dắt Tâm họ đến với Thiện”. Ngoài ra, người thương nhân biết đến Đạo cũng sẽ “giúp cho người
cùng làm ăn với mình tồn tại và bản thân cũng tồn tại được”. Thực hiện được những điều đó thì
“thương nhân giống như vật báu của thiên hạ, dù của cải có chất nhiều như núi cũng không bị gọi là
dục tâm” Từ việc biện luận tính chính đáng của hoạt động kiếm lợi, và đề xướng quan điểm về đạo
thương nhân như trên, Baigan đã “tái xác lập” vị trí của thương nhân trong quan niệm về trật tự “sĩ -
nông - công - thương” đương thời. Nói một cách khác, ông đã “đặt” vai trò của thương nhân ngang
hàng với các tầng lớp khác trong xã hội, thay cho quan niệm có phần xem nhẹ thương nhân và hoạt
động thương nghiệp định hình trước đó. Ông đã viết như sau: “Nếu tất thảy thương nhân đều trở
thành nông dân và thợ thủ công thì vật phẩm sẽ không được lưu thông, đời sống của mọi người sẽ gặp
khốn khó (…) Sĩ, nông, công, thương đều có ích trong việc cai trị thiên hạ. Nếu thiếu một trong số bốn
tầng lớp ấy thì không thể làm gì được. Cai trị nông, công, thương là công việc của quân chủ, giúp đỡ
quân chủ là công việc của sĩ nông, công, thương. Võ sĩ là bề tôi có tước vị. Nông dân là bề tôi nơi
ruộng đồng, công thương là bề tôi nơi thị tứ”.
3.2.5. SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC ĐẠO ĐỨC THÔNG TỤC VỚI TƯ TƯỞNG TRI TÂM
Như đã trình bày ở trên, hạt nhân trong tư tưởng của Baigan quan niệm cho rằng, Tâm phải
luôn đi đôi với mọi hành động trong đời sống. Tuy nhiên, ông không diễn giải một cách cụ thể. Phải
đợi sau 15 năm thuyết giảng, Baigan đã chấp bút cho tác phẩm thứ hai của mình – “Kiệm ước tề gia
luận” với chủ đề trung tâm chủ yếu chỉ bàn luận về kiệm ước (tiết kiệm), và đề xuất nó như phương
cách thực hành để duy trì gia nghiệp. Nhìn từ xã hội xa hoa và đang ngày một trở nên giàu có của thị
dân, Baigan phải thừa nhận rằng, kiệm ước là thứ đạo đức “mà thế gian vẫn cho là quê mùa, hạ đẳng” .
Tuy vậy, Baigan vẫn chọn đề cao tầm quan trọng của kiệm ước.
Điều này có thể được lý giải bởi những lý do như sau: Thứ nhất, kiệm ước là đạo đức Baigan
đã duy trì thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Trong quá trình học tập và thực hành, chính bản thân
các học trò của ông đã cảm nhận và thấy được tầm quan trọng của kiệm ước với việc cai quản gia
nghiệp, từ đó giúp thực hiện hiếu hành với cha mẹ. Thứ hai, từ thực tế đời sống, kiệm ước được xem
là phương cách giúp thị dân “sống đúng thân phận”, thể hiện “sự tôn trọng luật lệ”, “biết ơn được
sống trong cảnh thái bình”, biết “giữ lễ với thần linh”, từ đó giúp ổn định tôn ti trật tự xã hội, tránh
được cảnh phá sản diệt vong của thị dân xảy ra ngày một thường xuyên trong xã hội đương thời. Tuy
nhiên, nếu kiệm ước được đề cao chỉ vì những lý do trên thì tư tưởng của Baigan rốt cuộc cũng chỉ
dừng lại ở việc đề xuất một thuật xử thế thể hiện quan điểm thủ thế, nương theo những chính sách
“thắt lưng buộc bụng” của giới thống trị đương thời. Song điều đáng nói ở đây là quan điểm về kiệm
ước của Baigan đã “chỉnh sửa” khá nhiều những nhận thức đã tồn tại về kiệm ước, và mang một ý
nghĩa triết học thống nhất với tư tưởng tri Tâm – hạt nhân trong tư tưởng của ông. Nếu người đương
thời quan niệm, “kiệm ước là keo kiệt; bủn xỉn” thì Baigan lại cho rằng đó là phương thức sống hợp
lý, chừng mực , không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích của người khác, của thiên hạ trên
phương diện vật chất và tinh thần. Baigan từng viết: “Để trồng ngũ cốc, vạn người phải vất vả khó
khăn. Một ngày ta không ăn thì không sống được, nên nhất định không được lãng phí… Khi thấy giấy
vụn lẫn trong thùng rác thì không vứt mà để dành cho những lúc cần dùng đến”, “Người ăn bốn bơ
gạo, nếu thấy ăn ba bơ đã đủ no thì nên kiệm ước một bơ dành giúp cho thiên hạ (…) Ăn nhiều hơn
cần thiết thì không chỉ tốn cơm gạo mà còn tốn thời gian, tốn củi lửa mà còn tốn cả thời gian suy
nghĩ”.
Baigan cũng cho rằng, nên phát huy tinh thần kiệm ước đó trong cách cư xử và giao thiệp với
người khác. “Khi giao thiệp với con người, ta sửa tính xấu của bản thân để không làm hao tâm tổn
lực của người cùng giao thiệp với mình cũng là kiệm ước”. Điều đáng chú ý hơn là Baigan giảng giải
về kiệm ước còn như một phương cách giúp con người tu thân tri Tâm. Ông lý luận rằng, “Chủ thể của
việc tu thân là gì? Đó là cái Tâm. “Người không biết bản chất của học vấn thì chỉ bị thu hút bởi những
cái bề ngoài, đánh mất cái nhân tâm vốn có và quên mất việc phải đi tìm lại cái tâm đã mất ấy. Mất
nhân tâm và quên mất việc phải đi tìm lại nhân tâm đó là bất nhân. Bất nhân còn được gọi là “phóng
tâm”. “Biểu hiện của phóng tâm có thể lấy ví dụ ra đây là sự ham mê danh vọng, ham mê lợi lộc (…)
dày vò cái Tâm bằng những việc bất nghĩa, vô đạo… Theo đó, việc thực hành “kiệm ước ở đây không
gì khác là để quay về sự trung thực có từ khi mới sinh ra”.
Ở đây, lý luận của Baigan có một điểm rất đáng chú ý. Baigan không trực tiếp nói thực hành
kiệm ước để tìm lại bản tâm, thiện tâm, hay cái Tâm được Trời ban phú. Thay vào đó, ông dùng cụm
từ “sự trung thực có từ khi mới sinh ra”. Ông đã miêu tả cụ thể hơn rằng, đó là trạng thái “con người
đều bình đẳng và giống như một tiểu thiên địa. Vì là một tiểu thiên địa nên bất động, không bị mê
hoặc, và không có tư dục. Cho nên, có thể biết đồ của ta là đồ của ta, đồ của người là đồ của người,
đồ cho mượn thì nhận, đồ mượn thì nên trả. Dù chỉ là chút chuyện nhỏ cũng nên vứt bỏ tư dục, xử lý
trung thực mọi chuyện như nó vốn có”. Kiệm ước và trung thực nêu trên vốn đều là những đạo đức
truyền thống được đề cao trong các giáo lý của thần đạo Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ trong
một số chi tiết Baigan đã đưa ra trong các tác phẩm của mình. Khi phê phán một nhà thị dân đi lễ
hoàng thái thần cung mà cao ngạo, Baigan viết: “Mang cái tâm xa xỉ, coi thường người địa vị cao mà
đi lễ bái thì chắc chắn sẽ bị thần quở phạt”. Để đề cao đức trung thực, Baigan từng trích dẫn thác
truyền của Thiên chiếu hoàng đại thần: “Mưu kế chỉ lấy được cái lợi trước mắt, nhưng chắc chắn sẽ
bị thần quở phạt. Trung thực thì không thể ngay lập tức nhận được sự cảm thông, ưu ái nhưng dẫu
chịu thiệt thòi thì năm tháng trôi qua cuối cùng người trung thực cũng sẽ nhận được sự đồng cảm của
trời, và trở nên hạnh phúc” Tuy nhiên ở đây, kiệm ước và trung thực lại xuất hiện với một tư cách
khác không đơn thuần là những đạo đức thông tục, mà có một cơ sở triết học gắn chặt với tư tưởng tri
Tâm của Baigan. Giáo sư Yasumaru Yoshio đã đánh giá, “Triết học tri Tâm đã tái “biên soạn”, “định
nghĩa” các đạo đức bình thường đưa đến cho chúng nền tảng thế giới quan và tính thống nhất, khơi
dậy niềm tin; tính chủ động, tích cực trong con người với tư cách là những chủ thể thực hiện đạo đức
thông tục”.
4. CẢM NHẬN
Đầu tiên, về cuộc đời của ông Baigan. Ông vốn xuất thân gia đình nghèo khó, đi làm công cho
các nhà thị dân rất nhiều năm, ông vừa học lại vừa làm, sau hơn 20 năm ông đã quyết định giảng đạo.
Điều ấn tượng ở đây chính là, ông đi giảng dạy nhưng không hề được đào tạo qua lớp học chính thức
nào và khi giảng dạy thậm chí có người còn sỉ nhục. Nhưng ông luôn tâm huyết, mong muốn truyền
đạo, học vấn đến nhiều người. Có những khi lớp học của ông chỉ có 1 người, ông vẫn giảng như thể có
rất nhiều người. Sự tận tâm, tâm huyết ấy đã được đền đáp sau 15 năm ông được mời đi giảng dạy ở
nhiều nơi ở Kyoto,… Đồng thời các môn đề của ông cũng rất nên người và đều tiếp nối việc truyền
dạy kiến thức đến nhiều người hơn.
🡪 Công cuộc giáo hóa của ông có thể nói là thành công rực rỡ. Điều nữa để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng với tính cách của ông Baigan chính là sự kiên trì nhẫn nại, là sự tập trung tu tâm tính vượt qua
miệng đời để làm việc mà mình muốn/ khao khát, làm một cách nghiêm túc thì sẽ nhận được thành
quả xứng đáng.
Nói chung về Tâm học, Baigan đã từng nói: “Sự trung thực có từ khi mới sinh ra, con người
đều bình đẳng và giống như một tiểu thiên địa. Vì là một tiểu thiên địa nên bất động, không bị mê
hoặc, và không có tư dục. Cho nên, có thể biết đồ của ta là đồ của ta, đồ của người là đồ của người,
đồ cho mượn thì nhận, đồ mượn thì nên trả. Dù chỉ là chút chuyện nhỏ cũng nên vứt bỏ tư dục, xử lý
trung thực mọi chuyện như nó vốn có”.
🡪 Những lý luận của ông rất mang tính thời đại, nghĩa là dù ở thời đại nào những tư tưởng này luôn
đúng, và mang tính răn dạy con người. Có phải khi hình dung về người Nhật, đất nước Nhật thì chúng
ta sẽ nghĩ sự cần kiệm, chăm chỉ, nghiêm túc và trung thực như vậy không? Và nó cũng những đạo
đức truyền thống được đề cao trong các giáo lý của thần đạo Nhật Bản.
Sau thế giới thứ hai, nền kinh tế nước Nhật nói riêng, đời sống người dân nói chung đều vô
cùng khốn khổ. Khoảng thời gian đó Tâm học hay Sekimon Shingaku được giao phó sứ mệnh là một
điểm tựa khơi dậy tinh thần chính nghĩa của một đất nước đầy thương tổn sau chiến tranh cũng như
khôi phục những giá trị tốt đẹp mà con người dần mất đi. Tiêu biểu cụ thể như, nhìn vào những công
trình Phật giáo, chùa chiền, do người Nhật làm ra cách đây hàng trăm năm, nhìn vào danh tiếng của
những công ty kinh doanh hàng đầu NB thì có điểm chung là: sản phẩm vô cùng chất lượng danh tiếng
uy tín như Honda, Yamaha, Ajinomoto, Acecook…., các công trình có thể tồn tại hàng trăm năm, có
phải người nước ngoài luôn tin dùng vì chất lượng cao. Đó là sự ứng dụng Tâm học vào kinh doanh,
kinh doanh bằng sự chân thành, trung thực, tận tâm.
🡪 Tạo nên niềm tin cho khách hàng, giá trị cuộc sống của cả công ty và cả người tiêu dùng đều được
nâng cao. Từ đây nhìn rộng hơn về đất nước con người Nhật Bản, có phải luôn mang lại cảm giác tin
tưởng cho người ngoại quốc hay không. Có thể so sánh giữa hàng Trung và Nhật thì bạn sẽ tin tưởng
hàng của nước nào, đó cũng là sự khác biệt giữa một bên đặt lợi ích kinh tế lên đầu và một bên là sự
tận tâm đặt lợi ích và hạnh phúc của khách hàng lên đầu… Những điều này cũng là điều đáng lưu tâm
của các nước trong đó có Việt Nam chúng ta trên con đường phát triển của mình.

Bài 21: Ninomiya Sontoku và Tư tưởng nông dân

Sontoku Ninomiya, người thường được biết đến với cái tên "Kinjiro Ninomiya," ông có thể nói là
người đã thành lập nên một tư tưởng về người nông dân.
Từ kinh nghiệm thời thơ ấu của mình khi phải chống chọi với lũ lụt của các con sông, ông giảng giải
rằng ta sẽ nhận được mùa màng bội thu nếu biết kết hợp sức mạnh của thiên nhiên và hành động của
con người. Ngoài ra, ông cũng đã đề xuất ra phương pháp “phân chia” và “chuyển giao”. Ông đặt ra
giới hạn của mình, nếu tích trữ nhiều hơn giới hạn đó, ông sẽ tiến hành phân chia khoản dư cũng như
đề xuất phương pháp này cho con cháu và những người đang cần.

Nhiều ngôi làng đã được giúp đỡ nhờ Sontoku, và ngày nay những bức tượng bằng đồng khắc họa ông
vẫn được xây dựng ở các trường tiểu học trên khắp thế giới như một biểu tượng của sự siêng năng và
chăm chỉ.

1. Sontoku Ninomiya
Nhiều trường học ở Nhật Bản thường trưng bày ngay tại lối vào bức tượng một cậu bé gánh
củi trên lưng, mặt chăm chú vào cuốn sách đang mở. 
Ninomiya Sontoku, còn được gọi là Ninomiya Kinjirō, (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1787,
Kayama, tỉnh Sagami, Nhật Bản - mất ngày 17 tháng 11 năm 1856, Imaichi, tỉnh Shimotsuke), ông là
nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà quản lý và nhà nông học đáng kính trọng của Nhật Bản.
Tuổi thơ của Ninomiya không được may mắn khi bố mẹ qua đời sớm và ông sống cùng với
chú của mình. Chuyển đến sống với người chú, cậu bé Kinjiro (tên lúc nhỏ của Ninomiya) phải làm
việc quần quật hằng ngày, từ sáng sớm đến tối mịt. Đặc biệt ham học nhưng Kinjiro đã không có nhiều
thời gian để đọc sách, còn việc đến trường thì lại càng xa xỉ. Bản thân chú của cậu, cũng như đa số
nông dân thời đó, thường xem việc học chẳng có mấy giá trị (chưa kể còn sợ lãng phí tiền dầu đốt đèn
ban đêm). Vì thế Kinjiro đã tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, cả khi lên rừng kiếm củi hay làm việc
ngoài đồng. Lớn thêm một chút, cậu đã tự nảy ra sáng kiến: tận dụng những khoảng đất hoang trồng
nho hạt để bán, mua dầu đốt đèn và tiếp tục việc học.
Với sự thông minh và kiên trì, năm 20 tuổi, ông đã xây dựng một cơ sở trang trại cho riêng
mình. Năm 22 tuổi, ông cho người trong làng thuê lại ruộng đất và tự quản lý để dành thời gian đọc
sách và tìm hiểu các lĩnh vực khác.
Năm 24 tuổi, ông đã tích lũy được khoảng 1,4 hecta trang trại và một gia sản lớn nhờ canh tác
tốt cùng hoạt động quản lý tài chính chặt chẽ. Noi gương ông, nhiều người làng đã cùng tập trung phát
triển nông nghiệp và ngày càng trở nên giàu có. Cứ thế, Ninomiya Sontoku đi khắp nơi khôi phục kinh
tế của hơn 600 thôn làng ở khu vực xung quanh nơi ông sinh sống. 
Năm 25, Ninomiya được gia tộc Hattori Jūrobei - thân tín của lãnh chúa Odawara - mời đến
giúp ba vị công tử học hành. Trong thời gian này, ông đã phát triển ý niệm về gojōkō – một dạng cộng
tác tài chính. Theo đề xuất của ông, những gia nhân của nhà Hattori sẽ tự nguyện góp tiền vào một quỹ
chung để có thể mượn lại từ đó, với lãi suất và kỳ hạn cụ thể, căn cứ trên nhu cầu của người vay. Nhờ
ảnh hưởng của nền đạo đức Khổng giáo (đề cao chữ tín), hầu hết người vay đều hoàn trả đúng hạn các
khoản nợ. Mô hình này sau đó đã lan rộng nhờ tỷ lệ rủi ro (vỡ nợ) thấp và lãi suất đủ làm lợi cho
người góp vốn. Sau đó, lãnh chúa Hattori Jubei xứ Odawara đã cho mời Ninomiya tới để xin lời
khuyên vì vùng đất do ông này cai trị đang lâm vào cảnh nợ nần. Tin vào giải pháp của Ninomiya,
lãnh chúa Hattori đã cho nhân rộng mô hình gojōkō ra toàn phiên – được xem là liên minh tín dụng
đầu tiên trên thế giới.
Nhận thấy nguyên nhân khiến Odawara nghèo nàn không phải chỉ do đất đai bạc màu, mà còn
bởi sự lười nhác và xao nhãng của nông dân (nhiều mảnh ruộng bị bỏ hoang), Ninomiya đã dùng tài
sản riêng của mình, cộng với đãi ngộ do lãnh chúa ban phát, cung cấp nhiều khoản vay lãi suất thấp
giúp nông dân mua sắm và trang bị các đầu vào cần thiết - với kỳ vọng sẽ thu lại cả vốn lẫn lãi từ lợi
nhuận hằng năm. Bằng cách đó, ông đã khuyến khích người dân phải làm việc có trách nhiệm và sáng
tạo. Ninomiya luôn tâm niệm: chính sự cộng tác và gắn kết mới là nền tảng bền vững cho sự phát triển
của cả một cộng đồng, cho nên ông đã cổ vũ mọi người tích cực tham gia vào tiến trình xây dựng sự
đồng thuận mà ông gọi là imokoji.
Những năm cuối đời, chính quyền Mạc Phủ mời ông vào thành Edo làm việc. Từ một nông
dân chân lấm tay bùn, ông trang trọng trong lễ phục Kamisimo– trang phục của Samurai, sánh vai với
các lãnh chúa.
Ninomiya Sontoku qua đời năm 1856 nhưng câu chuyện về ông vẫn còn tiếp tục. Năm 1937,
một bức tượng đồng tạc Ninomiya Sontoku được dựng trong một trường tiểu học nhân dịp kỷ niệm lần
thứ 150 ngày sinh của ông.
Có thể nói, Ninomiya Sontoku là biểu tượng cho sự siêng năng chăm chỉ không mệt mỏi, là
biểu tượng của sức mạnh nghị lực phi thường, là bằng chứng cho sự nỗ lực từng chút để hoàn thiện
nhân cách. Một tấm gương đáng cho thế hệ trẻ Nhật nói riêng và thế giới nói chung.
Ninomiya cũng là một nhà lãnh đạo đạo đức, người tin vào giá trị của công việc khó khăn và phẩm giá
của lao động chân tay, đồng thời có thể truyền cho nông dân niềm tự hào về nghề nghiệp của chính họ
và sự thôi thúc noi gương ông ấy làm việc để cải thiện phúc lợi chung. Về lâu dài, những ý tưởng của
ông có thể đã giúp thúc đẩy mong muốn về một trật tự xã hội bình đẳng hơn.

3. Houtoku

Phân chia và chuyển giao

Có thể nhiều người sẽ thắc mắc rằng tajou có khiến mình bị lỗ hay không. Theo học thuyết
này, của cải của con người được tạo nên nhờ lao động trong xã hội. Vậy thì những người đã có của dư
đầy sẽ thể hiện lòng biết ơn thông qua việc phân phát cho những người khác. Khi tiêu tiền vì sự giàu
sang của bản thân, thì sẽ có một lúc mình cảm thấy hưng phấn, vui vẻ, nhưng rồi cái hưng phấn này
cũng sẽ dần tiêu biến, rồi mình trở lại vòng luẩn quẩn là mưu cầu sự giàu sang cho chính mình. Như
vậy trong mình chỉ có sự trống rỗng và chả thể biết ơn ai cả. Thế nhưng khi muốn giúp người, muốn
báo đáp, thì càng ngày cái của dư thừa càng nhiều, và mình không chỉ được nhận lại của cải không mà
còn nhận được ơn nghĩa của người ta nữa. Chỉ lúc đó mình mới hạnh phúc. 
=> Chỉ những người biết cho đi thì mới có được thành công vang dội.
Sontoku dựa trên sự thuyên chuyển này đã tạo nên “quỹ Houtoku (Houtoku-kin). Quỹ này
dùng để giúp đỡ những người khó khăn. Nếu không chi trả được thì những người nông dân xung
quanh sẽ cùng san sẻ (trách nhiệm liên đới).

Trong thực tiễn “Hotouku”, “phân chia” và “chuyển giao” là hai khái niệm quan trọng nhất.

“Phân chia” có nghĩa là giữ chi tiêu trong một phạm vi thu nhập xác định trước. Sontoku ấn
định phần phân chia cho cả nông dân và lãnh chúa dựa trên sức sản xuất của đất được xác định trong
cuộc điều tra từ những năm trước.

Trên hết, ông yêu cầu những người nông dân lao động. Nếu nỗ lực thì sẽ tạo được thu nhập
vượt qua mức xác định trước, và số thu nhập vượt quá mức xác định trước này được quyết định là sẽ
chuyển giao cho con cháu và những người khác. Đây được gọi là “chuyển giao”. Chuyển giao cho con
cháu là một khoản tiết kiệm để lại cho các thế hệ tương lai gọi là jijou 自 譲 , và chuyển giao cho
những người khác được hiểu như là quyên góp cho cộng đồng gọi là tajou 他譲 .

Số tiền thu được từ việc chuyển giao được sử dụng cho các dự án xây dựng công cộng như
bảo trì kênh thủy lợi và kiểm soát lũ lụt, và các khoản vay không tính lãi để trả nợ toàn bộ 1 lượt cho
nông dân. Bằng cách loại bỏ các yếu tố đói nghèo và cải thiện cơ sở hạ tầng, đã tạo được động lực cho
nông dân và năng suất của họ đã tăng lên. Chuyển giao nhiều hơn số tiền thu nhập được tạo ra thì
người dân và nền kinh tế địa phương sẽ vực dậy. Cơ chế phục hưng tự lực và hỗ trợ lẫn nhau này là ý
tưởng độc đáo, đậm chất riêng của Sontoku. 

Đặt ra giới hạn trên (max) nhằm phân bố nhân lực hiệu quả
Trong quản lý doanh nghiệp, người ta thường giữ mức chi tiêu ở trong phạm vi thu nhập. Tuy
nhiên cũng khó để đặt ra một giới hạn trên cho sự tăng trưởng.
Nhưng trên thực tế có những công ty đã thành công khi đặt ra giới hạn trên về quy mô của tổ
chức. W.L. Gore & Associates (Gore), công ty nổi tiếng với Gore-Tex. Gore có một quy định rằng tổ
chức của họ không được nhiều hơn 150 người, và nếu sắp vượt quá con số đó, tổ chức sẽ được chia
thành một công ty khác hoặc một nhà máy riêng biệt.
Bởi vì các tổ khác nhau không thể làm cùng một việc, họ không có lựa chọn nào khác ngoài
việc phát triển thêm các lĩnh vực mới sau khi phân chia. Điều này tương đương với việc chuyển thành
quả của sự phát triển đang có sang một lĩnh vực kinh doanh khác (= đời con/đời sau). Nhờ mở rộng
lĩnh vực kinh doanh của mình thông qua việc chia tách này, Gore hiện đã trở thành một công ty sáng
tạo sản xuất các sản phẩm độc đáo trong các lĩnh vực tiên tiến như quần áo, vũ trụ, y học, môi trường,
chất bán dẫn và hóa học.
Bởi vì tổ chức của họ được chia thành nhiều mảnh nhỏ, nên dễ dàng tận dụng các giá trị và
nguồn nhân lực có xu hướng bị nghiền nát trong một cấu trúc kim tự tháp quy mô lớn. Thành tích của
Gore, từng được Tạp chí Fortune xếp hạng cao trong "Top 100 công ty tốt nhất để làm việc" trong 16
năm liên tiếp. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng trong thời đại giảm dân số ngày
nay ở Nhật, nhưng chuyển giao cũng là một phương pháp luận để tận dụng được hết nguồn nhân lực.
Sontoku đã sử dụng số tiền huy động được thông qua sự kế nghiệp để khôi phục lại nền kinh
tế địa phương và người dân. Ông không mong đợi sự hỗ trợ từ tài chính eo hẹp của gia tộc (tức là phúc
lợi xã hội), nhưng đã tạo ra một hệ thống tương trợ lẫn nhau bằng cách chuyển tiền cho người khác
như một đòn bẩy.
Trong quản lý doanh nghiệp ngày nay, CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) có lẽ là
loại mô hình quen thuộc nhất để nhượng lại cho người khác. Giải thích thêm: Cam kết của DN (doanh
nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Tuy nhiên, vẫn có rất ít công ty Nhật Bản nghiêm túc tham gia vào việc phát triển cộng đồng
và hỗ trợ những người khó khăn. Trong khi đó, họ có thể sẽ tập trung vào các vấn đề môi trường hơn
là tập trung vào các vấn đề xã hội, nói cách khác là “giúp đỡ cộng đồng”. 
Mặt khác, ở Hoa Kỳ và Châu Âu, việc phát triển cộng đồng và hỗ trợ những người khó khăn
là mục tiêu hàng đầu của việc thực hiện CSR. Đặc biệt, ở Hoa Kỳ, nghèo đói là một vấn đề xã hội dai
dẳng đan xen với các vấn đề chủng tộc, và có vô số tổ chức phi chính phủ (viết tắt: NPO) đã hỗ trợ
phát triển cộng đồng ở các khu vực nghèo khó và những người nghèo. Ở châu Âu, những nỗ lực tương
tự đã được tiến hành kể từ những năm 1990.
Tương tự như thời đại của Sontoku, các xã hội phương Tây đã phát triển một hệ thống tương
trợ nhằm tiếp nhận hỗ trợ công khi đối mặt với sự chênh lệch ngày càng lớn và sự gia tăng người
nghèo, điều này đã trở thành một điều hiển nhiên kể từ nửa cuối những năm 1980. Các công ty phương
Tây, vốn được yêu cầu phải có trách nhiệm và tính hợp lý hơn các công ty Nhật Bản là do họ rất coi
trọng lời dạy của Sontoku.
Khi sự suy giảm dân số liên tục ngày càng tăng, chúng ta nên chuẩn bị cho tình trạng trì trệ
kinh tế trong tương lai gần. Nếu diện tích bị thiệt hại và lượng người có nhu cầu sinh sống tăng lên thì
thị trường sẽ càng thu hẹp lại. Là một trong những khoản đầu tư cần thiết cho việc duy trì và tái sản
xuất xã hội, vốn là nền tảng tồn tại của họ, các công ty nên tích cực tham gia vào việc "chuyển giao
cho người khác" như phát triển khu vực và hỗ trợ những người nghèo.
3. Cảm nghĩ về bài học
Có thể nói, Ninomiya Sontoku là biểu tượng cho sự siêng năng chăm chỉ không mệt mỏi, là
bằng chứng cho sự nỗ lực từng chút để hoàn thiện nhân cách. Một tấm gương đáng cho thế hệ trẻ noi
theo. Thông qua cuộc sống và kinh nghiệm của mình, Ninomiya đã suy nghĩ về các chuẩn mực đạo
đức xã hội, tạo ra cơ sở cho các hành động vì một cuộc sống xã hội với tư cách là một con người và
đưa nó vào thực tế. Nó đã được truyền lại cho hậu thế một cách nguyên vẹn nhất. Đồng thời, ông là
người có thể truyền cho nông dân niềm tự hào về nghề nghiệp của chính họ và sự thôi thúc noi gương
ông ấy làm việc để cải thiện phúc lợi chung. Về lâu dài, những ý tưởng của ông có thể đã giúp thúc
đẩy mong muốn về một trật tự xã hội bình đẳng hơn.
Học thuyết Houtoku bao gồm bốn nguyên tắc căn bản: shisei (sự trung thực, thành thật); kinrō
(chăm chỉ, siêng năng); bundo (lập kế hoạch và làm việc đúng khả năng, trong điều kiện cho phép); và
suijō (thứ mà ngày nay người ta vẫn hay gọi là cho đi). 
Quan điểm của Sontoku cho rằng đạo đức chính là cuộc sống, nghĩa là các hoạt động kinh tế
và các hoạt động đạo đức nói chung hay cuộc sống là không thể tách biệt. Thoạt đầu đây chỉ là những
học thuyết của giới nông dân, nhằm thể hiện niềm tự hào của tầng lớp này trong việc lao động sản xuất
nhưng dần về sau, nó được mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mang trong mình nhiều sắc thái kinh doanh
hơn. Kinh doanh ở đây không chỉ dừng lại ở việc thu lợi cho bản thân, mà còn phải xây dựng trên tinh
thần đạo đức, phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
Chúng ta không chỉ theo đuổi lợi ích và hạnh phúc của riêng mình mà còn phải biết ơn cha
mẹ, vợ chồng, anh em và những người xung quanh mình. Rộng hơn nữa là biết ơn những phước lành
mà trời đất, tự nhiên đã ban cho và hành động để đền đáp những điều đó. Nhóm cho rằng việc làm đó
không chỉ vì con người mà còn là vì chính bản thân mình và kết quả là hành động đó sẽ gắn với lợi ích
kinh tế. Vì vậy mà đạo đức và kinh tế được coi là một thể thống nhất.
Nếu nhìn xã hội Nhật Bản hiện nay ta vẫn thấy các nguyên tắc này đâu đó vẫn còn được áp
dụng rộng rãi. Người Nhật luôn chăm chỉ và hết mình vì công việc, chữ tín vẫn luôn được coi trọng
hàng đầu và “giữ chữ tín” là nguyên tắc làm việc. Họ quan niệm rằng khách hàng là những người đem
đến công việc và lợi nhuận chính vì vậy mà phong cách phục vụ của họ là hàng đầu thế giới. Thông
qua các hoạt động kinh tế, người Nhật không chỉ quảng bá được các nét văn hóa lâu đời mà còn khiến
phần còn lại của thế giới trầm trồ ngưỡng mộ về một dân tộc “chăm chỉ, tự trọng, uy tín, kỷ luật”. 
Ngoài ra, có thế nhờ học thuyết này, người Nhật còn có một đức tính nữa là tôn trọng người
khác hay là tôn trọng ý kiến tập thể hơn ý kiến cá nhân. Cá nhân tạo nên một tập thể, chính vì vậy mà
họ sẽ không bỏ qua các ý kiến nào cho đến khi tìm được một giải pháp tốt nhất.
Có thể nói ngắn gọn, những nguyên tắc này răn dạy chúng ta làm việc gì cũng phải siêng năng
chăm chỉ, tự thân vận động chứ không phải nhờ đến một ai khác mang đến lợi ích cho mình. Song,
hành động của chúng ta cũng nên vì người khác chứ không thể đặt bản thân mình lên trên mọi người.
Sontoku thấy được một tấm lòng nhân hậu và trung thực, chân thành là hết sức quý giá, nó có thể là
chìa khóa để chúng ta gặt xây dựng các mối quan hệ và gặt hái thành công trong công việc. 

SHOIN YOSHIDA HỌC THUẬT VÀ THỰC THI


01/DỊCH BÀI
Shoin Yoshida là một samurai rất nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Đặc biệt, với tư cách là một nhà giáo
dục ông đã tài trợ nơi học tập và tiếp quản Trường Làng Matsushita - trường tư thục của cha ông.
Nhiều học sinh của ông đã trở thành người khởi xướng của thời đại và ghi tên mình vào lịch sử.
Vào thời điểm đó, chỉ có samurai mới được phép giáo dục, nhưng Shokasonjuku - trường học thôn
Tùng Hạ do Yoshida mở ra
chấp nhận những người có thứ hạng thấp như thị dân mà không phân biệt đối xử.
Chúng tôi đánh giá cao tấm lòng thuần khiết của "sự chân thành" và xem trọng con đường học vấn mà
ông đã thực hiện cho mọi người. Vì thành thật với suy nghĩ của mình nêns ông sẽ làm những gì mình
cho là đúng.
Ông đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Ryoma Sakamoto và những người khác bằng cách ca tụng những
lời của học giả Nho giáo "Mạnh Tử" và "Chắc hẳn vẫn có người không thiện chí."
02/ CÁC ĐIỂM CẦN GIẢI THÍCH TRONG BÀI DỊCH
教え子 (oshiego): học trò (của ai đó, thường dùng khi người thầy nói về người đã và đang theo mình
học).
松下村塾 (MATSUSHITA MURAJUKU) : TRƯỜNG LÀNG MATSUSHITA
Một trường tư thục do Shoin Yoshida điều hành ở làng Matsumoto (hiện là thành phố Hagi, tỉnh
Yamaguchi) vào cuối thời Mạc phủ Tokugawa. Nó được biết đến là nơi sản sinh ra những người có
công trạng Khôi phục meiji và Genkun như Kusaka Genzui, Shinsaku Takasugi và Hirobumi Ito. Tiền
thân của Học viện Shokasonjuku được mở ra bởi chú của ông là Tamaki Bunnoshin đã mở Terakoya -
trường học ở trong chùa vào năm 1842 và đặt biển hiệu của Shokasonjuku trên đó.

孟子(Mōshi): Mạnh Tử, nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc.
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với
các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia... (thời kỳ bách gia tranh minh). Những ý
tưởng triết học của Mạnh Tử có thể được coi là sự khuếch đại những lời dạy của Khổng Tử. Trong
hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã
tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người
sinh ra đã là thiện. Shoin Yoshida là một người luôn trân trọng những lời dạy của Mạnh Tử và luôn
giữ lòng chân thành của mình.
「至誠にして動かざる者は 未だ之れ有らざるなり」( Shisei ni shite ugokazaru mono wa imada nore
arazarunari) có nghĩa là nếu bạn đối xử chân thành với nó thì không ai có thể lay chuyển được.
Câu gốc:
「至誠にして動かざる者は未だ之れあらざるなり。誠ならずして未だ能(よ)く動かす者はあらざるな
り」『孟子』 (Makoto narazu shite imada nō (yo) ku ugokasu mono wa arazarunari'“Mōshi”)
Nó nói lên niềm tin rằng nếu chúng ta giải quyết mọi việc, hoặc nếu chúng ta đối xử với mọi người
một cách thiện chí thì mọi thứ chắc chắn sẽ được cải thiện cho dù hoàn cảnh khó khăn có thế nào đi
chăng nữa. Nếu tình hình không được giải quyết, điều đó có nghĩa là bạn đã không thể chạm tới trời
cao và động lòng người do sự thiếu chân thành của bạn.
03/ TÌM THÊM THÔNG TIN NGOÀI

Yoshida shoin là một trong những nhà tri thức nổi tiếng tại Nhật Bản vào những ngày cuối của chế độ
Mạc phủ Tokugawa và bắt đầu cho cuộc Duy Tân Minh Trị.

Yoshida shoin nổi tiếng tại Nhật Bản là một nhà tri thức trong thời Duy Tân Minh Trị. Ông đã có
những đóng góp to lớn dưới thời đại này. Khi còn nhỏ ông được dạy bởi anh trai của cha mình và theo
học những đạo lý của Khổng Tử, Mạnh Tử… và những sách chính trị. Điều này đã góp phần giúp ông
trở thành một nhà tri thức nổi tiếng sau này.

1. Sơ lược về tiểu sử của Yoshida shoin

- Xuất thân, gia đình

Yoshida Shoin sinh ngày 4 tháng 8 năm Văn Chính thứ 13 (20/9/1830) là con trai thứ của một gia
đình võ sĩ cấp dưới thuộc Han Choshu - Sugi Tsunemichi (còn gọi là Sugi Yurinosuke). Ông là là một
trong những nhà trí thức nổi tiếng nhất của Nhật Bản trong những ngày kết thúc của Mạc phủ
Tokugawa. Ông cống hiến mình để nuôi dưỡng nhiều người Duy tân chí sĩ đã đóng góp lớn cho sự
Minh Trị duy tân.

Đến năm Thiên Bảo thứ 5 (1834) ông được nhận làm con nuôi của chú mình Yoshida Daisuke một
thầy giáo dạy binh học theo phái Yamaga và theo học binh học tại nơi này. Năm Thiên Bảo thứ 6
(1835) Daisuke mất, Yoshida Shoin đã chuyển đến và theo học tại Shokasonjuku ngôi trường mà
người chú thứ hai của mình Tamaki Bunnoshin mở ra, đây là trường tư thục dành cho cả võ sĩ và
thường dân. Năm 9 tuổi Yoshida theo học tại Meirinkan, Hanko lớn của Han Chosu, được coi là một
trong ba Đại học đầu của Nhật Bản lúc đó (Meirinkan của Han Chosu, Kodokan của Han Mito và
Shizutani Gakko của Han Okayama).Năm 11 tuổi trong một buổi học Shoin đã thể hiện khả năng vượt
trội của mình trước Han chủ Mori Takachika kể từ đó ông đã được công nhận tài năng. Năm 13 tuổi,
ông dẫn đầu một đột quan của Chosu thực hiện việc diễn tập chiến đấu với hạm đội phương Tây. Năm
15 tuổi ông tiếp tục theo học binh học của phái Naganuma, như vậy ông đã có được kiến thức của cả
hai phái binh học tiêu biểu của thời kỳ Edo.

- Tính cách

Ông được tiếp cận với những kiến thức về đạo giáo của Trung Hoa từ khi còn nhỏ nên ông là người tài
trí, thông minh. Ông không phải là một người sôi nổi nhưng có tính cách điềm đạm. Với những bài
học từ người chú của mình về chính trị, ông còn là một người nhìn xa trông rộng với những suy tư
riêng của mình.

- Học vấn

Từ nhỏ Shoin cùng anh trai Sugi Minji và cha của mình vừa làm việc trên đồng ruộng vừa đọc sách Tứ
thư ngũ kinh, văn thơ và cả sách chính trị. Cha ông đọc to lên trước, ông và anh trai đọc theo, tối đến
vừa làm việc vừa giảng bài và hướng dẫn các con đọc sách.

Từ nhỏ, ông theo người chú của mình để học về những triết lý đạo giáo của Khổng Tử, Mạnh Tử,
những bài văn thơ của Nhật Bản, tứ thư ngũ kinh và cả những sách chính trị. Ông theo người chú của
mình vừa làm việc tại đồng ruộng vừa học bài. Với tài năng thiên bẩm thông minh của mình, ông
nhanh chóng ghi nhớ những điều được giảng dạy này.

Đến năm 15 tuổi ông theo học những binh học của phái Naganuma. Ông có được những kiến thức tiêu
biểu của thời kỳ Edo. Từ những điều lĩnh hội được của phương Đông cũng như phương Tây đã giúp
ông có được nhiều cơ hội sau này.

- Cuộc đời

Ngay từ khi còn nhỏ shoin đã thể hiện được những tài năng của mình từ những điều được học tập
trong thời gian này. Ông có được những điều kiện học tập tốt nhất từ thời niên thiếu cho đến khi
trưởng thành. Ông tiếp nhận được nhiều nền giáo dục khác nhau, một trong những điều mang đến cho
ông trở thành một nhà tri thức sau này.

Cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố từ việc ông muốn lên con tàu đi đến vùng Đông Bắc và sau đó
ông bị bắt giữ bởi quân của Tokugawa. Trong thời gian bị giam giữ ông trở thành thầy giáo và dự định
cho một cuộc nổi loạn tuy nhiên bất thành. Ông tiếp tục bị giam giữ trong nhiều năm và cuối cùng ông
bị kết án tử.

Vì sao Yoshida shoin được xem là nhà tri thức nổi tiếng Nhật Bản

- Shoin cùng các học trò của ông đã giữ lại các giá trị mà họ xem là nguyên sơ của Nho học, mạnh dạn
đi học tập tiếp thu kiến thức phương Tây

Trong thời kỳ này khi chứng kiến sự hùng mạnh của quân đội phương Tây, nhiều người Nhật đã hoài
nghi về những triết lý của nền Nho học. Họ cho rằng những điều này đã kìm hãm sự phát triển của
phương Đông và không đồng ý với những triết lý này. Tuy nhiên với Yoshida shoin ông vẫn có một
lòng tin và hiểu rõ về triết lý của nho học.

Những lời dạy của bậc thánh hiền trong Nho học đã mở đường cho mọi người có thể rèn luyện, sáng
tạo hơn và mang đến một sự tốt đẹp từ bên ngoài cũng như trong chính tâm hồn của mỗi người, đem
đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Những điều này được Shonin thể hiện với tư cách một
nhà tri thức trong thời này.
Ông đã thực hiện việc đối mặt với những thách thức của phương Tây bằng việc tiếp cận họ và tìm hiểu
những điều họ đang làm sau đó sẽ dùng những chiến thuật để đánh bại họ. Đây là một trong những
triết lý đã góp phần mang lại thắng lợi cho cuộc Duy Tân Minh Trị và giữ những giá trị thật sự của
Nho học.

- Mở trường Shokasonjuki - trường học thôn Tùng Hạ do Yoshida mở ra

Sau khi mãn hạn tù, ông bị giam ở Hagi, đến năm 1857, ông đứng tên trường luyện thi Tamaki
Bunnoshin của chú mình và mở trường luyện thi tư nhân "Shokasonjuku" để dạy nghệ thuật quân sự
và chính trị cho những thanh niên của Nhật Bản.

Chính ngôi trường của ông mở ra đã đào tạo nên những nhân tài cho Nhật Bản, những người có đóng
góp to lớn cho cuộc Duy Tân Minh Trị và là những người lãnh đạo xuất sắc nhất trong thời kỳ này có
thể kể đến như: Takasugi, Takayoshi, Aritomo, Hirobumi…
Về "tư tưởng" giảng dạy của Yoshida Shoin

đầu tiên là về tư tưởng:


" 一君万民論 " là gì? (Ikkunbanminron)

一君万民論 có nghĩa là 'cả nước không nằm dưới sự kiểm soát của toàn dân, mà cả đất nước nằm
dưới sự kiểm soát của một người.' Quyền lực và uy quyền được nắm giữ bởi thiên hoàng, người là
quốc vương duy nhất, và những người khác đều bình đẳng bất kể cấp bậc. Những tư tưởng này của
Shoin đã phá hủy uy quyền của Mạc phủ và gia tộc, dẫn đến sự phủ nhận của xã hội phong kiến.

"飛耳長目" là gì ? (Bijicho-moku)

"飛耳長目" có nghĩa là "thu thập thông tin và sử dụng nó để đánh giá trong tương lai," và Shoin luôn
nói với học sinh trường luyện thi về sự cần thiết của việc thu thập thông tin. Nhiều thông tin là điều
cần thiết khi đưa ra quyết định và quyết định hướng đi. Trên thực tế, Shoin đã tự mình đi khắp các
miền từ Tohoku đến Kyushu, và sau khi bị giam cầm, ông đã cho các đệ tử của mình điều tra tình hình
ở nhiều nơi. Khả năng nhìn thấy tương lai của thời đại của Shoin.

"「草莽崛起」(そうもうくっき)" và Shinsaku Takasugi

"Soumou" chỉ cái bóng ẩn nấp giữa thảm thực vật ở “Mạnh Tử”, đại diện cho công chúng. Ngoài ra,
"Kukki" có nghĩa là đứng lên, vì vậy "Soumoukukki " có nghĩa là "Đứng lên, những người ở vùng đất
này." Chính Shinsaku Takasugi đã bị ảnh hưởng bởi ý tưởng này do Shoin chủ trương và đã thực sự
hành động. Sau cái chết của Shoin bởi cuộc thanh trừng Ansei, ông đã tổ chức một nhóm tên
“Kiheitai” bao gồm những người trong vùng này như người dân trong thị trấn và nông dân, góp phần
to lớn vào việc lật đổ Mạc phủ.

Cái chết của Yoshida Shoin


Trong một lần nổi dậy và kêu gọi những người samurai tự do để hỗ trợ ông trong trận chiến, tuy nhiên
ông nhận được rất ít sự hỗ trợ này. Ông và những học trò của mình đã tấn công và định giết người hầu
của Li Naosuke ở Kyoto. Tuy nhiên sau đó cuộc nổi dậy thất bại và ông bị bắt giam ở Chosu.

Ông đã thú nhận âm mưu ám sát của mình khi ở trong tù và tiếp tục nung nấu với ý định nổi loạn tiếp
theo. Vào ngày 15/10 ông đã viết một bài thơ cuối cùng trong một mảnh giấy. Năm 1858, Yoshida
Shoin bị Mạc Phủ đàn áp và tuyên án tử.Trong ngày xử tử ông được đưa đến một sân trồng gần nhà tù
và bị đưa lên đầu đài. Ông bình tĩnh và quỳ lên những tấm rơm. Ông qua đời sau đó, người đao phủ
thực hiện việc tử hình ông – Yamada Asaemon Yoshitoshi (hậu duệ đời thứ 7 của một gia tộc đao phủ)
– đã hết sức ấn tượng về thần thái bình tĩnh, cao khiết của ông. Chẳng phải những nhà Nho lỗi lạc
trong quá khứ cũng từng như vậy?

“Cha mẹ thương con hơn con thương cha mẹ, họ sẽ ra sao vào ngày hôm nay” – đó là những lời trong
bài thơ tuyệt mệnh của Yoshida Shoin. Đúng như lời Marius Berthus Jansen, nhà sử học và giáo sư
lịch sử người Mỹ tại Đại học Princeton đã nhận định, Yoshida Shoin trước sau vẫn luôn là một nhà
Nho nghiêm túc.

Di sản để lại hậu thế của Yoshida shoin

- Tôn vinh tại đền Shoin ở Wakabayashi, Setagaya-ku

Sau khi ông qua đời ông được những người ủng hộ mình cải táng tại Wakabayashi. Ông được mọi
người tôn vinh tại ngôi đền Shoin tại Wakabayashi ở Setagaya-ku tại Tokyo bây giờ. Ông được hậu
thế tôn sùng là một nhà tri thức lỗi lạc và là người hiểu biết những giá trị thực của Nho giáo.

- Đại học Shoin được đặt tên theo ông

Để ghi nhớ đến những đóng góp của ông trong thời Duy Tân Minh Trị cũng như những ảnh hưởng của
ông đến các thế hệ sau này, tên của ông được đặt cho một ngôii trường Đại học. Ngôi trường này đã
bồi dưỡng nên những nhân vật sau này trở thành lãnh đạo xuất sắc của phong trào Minh Trị Duy Tân
như Takasugi Shinsaku, Kido Takayoshi, Yamagata Aritomo, Ito Hirobumi…Hiện nay, trường Đại
học Shoin ngày nay vô cùng nổi tiếng và được nhiều sinh viên theo học

- Phim truyền hình

Với những sử tích về ông cũng như các nghiên cứu về cuộc đời của nhà tri thức này được dựng thành
phim. Bộ phim truyền hình Hana Moyu, một bộ phim cổ trang được công chiếu vào năm 2015 bởi đài
NHK Taiga. Nhân vật của ông được đóng bởi nam diễn viên Yusuke iseya.

Yoshida shoin là một trong những nhà tri thức nổi tiếng tại Nhật Bản với những đóng góp của ông cho
hậu thế sau này. Ông là một người có học thức cao và lĩnh hội được những triết lý tốt đẹp của Nho
học. Ông là người có những ảnh hưởng đến cuộc Duy Tân Minh Trị và mang đến những triết lý vô
cùng sâu sắc. Dù kết thúc ở tuổi đời 29 nhưng những ảnh hưởng của ông vẫn được nhiều người biết
đến cho đến tận ngày nay.

4. SUY NGHĨ CỦA NHÓM

Sau khi tìm hiểu về cuộc đời cũng như những đóng góp, giá trị mà Yoshida Shoin đã để lại cho Nhật
Bản, nhóm chúng em xin phép đưa ra những suy nghĩ như sau:

Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi nhưng những giá trị tinh thần, những lý tưởng sâu sắc, những câu danh
ngôn của nhà tri thức Yoshida Shoin vẫn còn nguyên giá trị và được hậu thế gìn giữ cho đến ngày nay.
Giá trị lớn nhất mà nhóm có thể nhận thấy ở ông chính là tư tưởng được Nhật Bản kế thừa. Điều đặc
biệt là những tư tưởng cởi mở, tiến bộ ấy được truyền đạt không chỉ gói gọn, giới hạn tại Nhật Bản mà
còn được lan rộng ra các nước trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam).

Đầu tiên phải kể đến tư tưởng “cả nước không nằm dưới sự kiểm soát của toàn dân, mà cả đất nước
nằm dưới sự kiểm soát của một người.” Quyền lực và uy quyền được nắm giữ bởi thiên hoàng, người
là quốc vương duy nhất, và những người khác đều bình đẳng bất kể cấp bậc. Những tư tưởng này của
Shoin đã phá hủy uy quyền của Mạc phủ và gia tộc, dẫn đến sự phủ nhận của xã hội phong kiến. Tư
tưởng này được tiếp thu cho đến tận ngày nay, mở ra cánh cổng cho một kỉ nguyên mới.

Trong bài cũng có nhắc đến việc Shokasonjuku – trường luyện thi tư nhân của Yoshida Shoin chấp
nhận những người có thứ hạng thấp như thị dân mà không phân biệt đối xử. Người ta thường nói giai
cấp luôn là bức tường cản ngăn mọi thứ, từ học thức, vật chất cho đến tình cảm. thế nhưng tư tưởng
rằng “để lập chí đừng sợ khác người” của Yoshida Shoin đã thay đổi cả một nền văn minh Nhật Bản.

Có thể thấy dù ở thời Duy Tân Minh Trị nhưng ông đã sớm mang trong mình những tư tưởng văn
minh hiện đại, không chỉ ảnh hưởng đến những chí sĩ cuối thời kì Edo, mà còn ảnh hưởng tới tư tưởng
người Nhật Bản ngày nay. Không phải ai cũng hoàn hảo, không phải đất nước phát triển nào cũng đã
giàu có khi mới thành lập. Nước Nhật cũng vậy, đã có thời kì “bế quan toả cảng”, lạc hậu thua kém,
chỉ là do họ biết phấn đấu, cố gắng hoàn thiện bản thân, nỗ lực cải thiện đất nước, tiếp thu những công
trình tư tưởng để đời mà tiến bước đến đỉnh vinh quang. Ngày nay, việc trao đổi văn hóa giữa các
nước trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, đây chính là cơ hội để chúng ta học hỏi và cải tiến chính
mình theo gương sáng của Nhật Bản.

Iwakura Tomomi Meiji-ishin to kindai-ka


Sơ lược nội dung tài liệu
Iwakura Tomomi, xuất thân là một nhà quý tộc, bởi gặp phải thời đại không thuận lợi đã hoạt động
đáng kể với vai trò lãnh đạo trong cuộc Duy tân Minh Trị. Để phát triển Nhật Bản sau khi thay đổi chế
độ, Nhật Bản đã cử phái đoàn đến Châu Âu và Mỹ học tập công nghệ tuyệt vời và kiến thức để truyền
lại cho Nhật Bản. Iwakura nghĩ rằng điều quan trọng nhất đối với quá trình hiện đại hóa đất nước là
củng cố chính phủ. Để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, ông Iwakura đã có tinh thần thần ủng hộ việc
du nhập kỹ thuật phương Tây và thiết lập lại hệ thống xã hội.

1. Sơ lược Duy tân minh trị 明治維新 Meiji-ishin


Duy tân Minh trị hay còn gọi là Cải cách Minh Trị, Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, là
một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị
của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869.
- Bối cảnh:
+ Vào giữa thế kỷ XIX chế độ Mạc phủ Tokugawa sau gần 200 năm cai trị Nhật Bản đã
lâm vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” bởi sự khủng hoảng trầm trọng về cả kinh
tế, chính trị và xã hội.
● Kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường
xuyên.
- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất
hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
● Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong
kiến lạc hậu.
● Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.
- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ
tìm cách xâm nhập. Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở
cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất
bình đẳng.
+ Đứng trước tình hình này, Nhật Bản có hai sự lựa chọn:
● Mạc phủ sẽ giữ nguyên cách thống trị mang tính phong kiến, cổ hủ như hiện
tại và đối đầu với nguy cơ mất nước bởi các thế lực bên ngoài.
● Cải cách đất nước bằng một cuộc cách mạng đổi mới, tiếp nhận và học hỏi
kiến thức phương Tây để phát triển, xây dựng lại Nhật Bản theo hướng tiến
bộ hơn, đồng thời đưa đất nước ra trường quốc tế.
- Nội dung:
Đầu năm 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ
nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh
Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…
+ Về chính trị:
● Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng
lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng
giữa các công dân.
● Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được
thiết lập.
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường
phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu
cống,…
+ Về quân sự:
● Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ
quân sự thay cho chế độ trưng binh.
● Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn
dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…
+ Về giáo dục: cải tổ giáo dục, đẩy mạnh cải cách, xóa bỏ những sai lầm và đình trệ của
nền giáo dục Nhật Bản. Năm 1871, Bộ giáo dục Nhật Bản được thiết lập. Thi hành
chính sách giáo dục bắt buộc cho trẻ từ 6-14 tuổi, chú trọng nội dung khoa học - kĩ
thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…
- Ý nghĩa:
⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển
theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách
mạng tư sản (không triệt để)
Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến,
nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản
phát triển.
Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con
đường tư bản chủ nghĩa.

2. Sơ lược cuộc đời của Iwakura Tomomi


(Cuộc đời, suy nghĩ, thành tựu nổi bật)

Iwakura Tomomi - Chính trị gia xuất sắc thời Minh Trị , (26/10/1825, Kyōto - 20/7/1883, Tokyo).
Ông được liệt vào danh sách Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân, thuộc nhóm 5 nhân vật
đặt nền móng xây dựng một nước Nhật hiện đại - Nhóm “Duy tân ngũ kiệt mới” gồm Iwakura
Tomomi, Ito Hirobumi, Okuma Shigenobu, Fukuzawa Yukichi và Shibusawa Eiichi - 5 nhân vật đặt
nền móng xây dựng một nước Nhật hiện đại ở các lĩnh vực nội chính, ngoại giao, kinh tế, tài chính-
tiền tệ, giáo dục…
Iwakura Tomomi có tư duy hướng đến chính trị lấy thiên hoàng làm trung tâm và có suy nghĩ đánh đổ
Mạc Phủ. Ông là người đã đóng vai trò quan trọng trong việc nhất thể hóa Mạc Phủ với triều đình
bằng cách tạo ra cuộc hôn nhân giữa em gái thiên hoàng là Kazuno Miya với Tướng quân Iemochi.
Sau khi “Vương chính phục cổ” thành công và chính phủ Minh Trị ra đời, Iwakura Tomomi giữ chức
phó tổng tài (phó thủ tướng) và các chức vụ quan trọng khác trong chính phủ.
Năm 1871 ông được Thiên hoàng Minh Trị cử làm Đại sứ toàn quyền dẫn sứ đoàn sang Mĩ và châu
Âu. Trải qua hơn hai năm (1871-1873) phái đoàn của Iwakura đã thăm Mĩ và 12 nước châu Âu.
Những điều sứ đoàn ghi chép được về sau được biên soạn thành cuốn sách có tên “Những ghi chép
chân thực về chuyến đi Âu-Mĩ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền”. Thông qua chuyến đi này, Nhật Bản
đã có được cái nhìn tổng quan nhất về các cường quốc lúc bấy giờ, kiên định lựa chọn con đường phát
triển, hiện đại hóa đất nước theo mô hình các nước Âu-Mĩ
→ Những ghi chép của sứ đoàn khi mang về Nhật Bản đã có tác động tích cực tới quá trình hiện đại
hóa nước Nhật theo mô hình các nước Âu-Mĩ và trở thành tư liệu quý giá cho các nhà sử học đời sau
nghiên cứu.
Iwakura Tomomi mặc dù là chính khách có tư tưởng bảo hoàng nhưng ông lại phản đối quyết liệt việc
xâm chiếm Triều Tiên. Thái độ này của ông bị nhiều người căm ghét vì thế nhiều lần ông bị mưu sát.
Năm 1883, Iwakura Tomomi qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày. Bác sĩ người Đức Erwin Von Banlz
(1849-1913), người nhận lệnh Thiên hoàng Minh Trị chăm sóc cho Iwakura Tomomi trong giai đoạn
cuối, đã viết trong nhật kí: “Iwakura Tomomi là người có ý chí sắt đá”.

3. Ảnh hưởng của ông tới Duy tân minh trị & hiện đại hóa
(Củng cố chính phủ học tập khoa học kĩ thuật phương tây)
VD: Tiết sứ Iwakura
Ảnh hưởng tới Duy tân minh trị

Để nói về việc Iwakura Tomomi đã có ảnh hưởng thế nào đến với cuộc Minh Trị Duy Tân thì không
thể không nhắc đến Phái đoàn Iwakura. Năm 1871, ba năm sau khi chính quyền Minh Trị ra đời,
Thiên hoàng Minh Trị phái một sứ đoàn đến Mỹ và châu Âu nhằm mục đích đàm phán sửa đổi các
hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ trước đó đã kí đồng thời tham quan học tập kĩ thuật, cách thức tổ
chức chính trị xã hội của Âu-Mĩ. Thành viên của sứ đoàn lên tới 100 người trong đó có 42 lưu học
sinh và các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Minh Trị như Kito Takayoshi, Okubo Toshimichi, Ito
Hirobumi do Đại sứ toàn quyền Iwakura Tomomi dẫn đầu.

Ngày 23 tháng 12 năm 1871 phái đoàn khởi hành từ Yokohama, hướng tới San Francisco. Từ đây họ
tiếp tục hướng đến Washington D.C, Anh, Pháp, Bỉ, … Sau gần 2 năm, Phái đoàn đã đi đến được 12
quốc gia và 120 thành phố cũng như làng mạt. Họ trở về vào này 13 tháng 9 năm 1873. Nhiệm vụ
chính của phái đoàn là đàm phán với chính phủ các nước để sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng không
thành nhưng nhiệm vụ phụ là ghi chép, điều tra về văn minh thế giới lại đem lại kết quả. Những điều
sứ đoàn ghi chép được về sau được biên soạn thành cuốn sách có tên “ Những ghi chép chân thực về
chuyến đi Âu-Mĩ của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ”. Họ học tập nhiều điều khác nhau ở trời Tây về
những điều từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, công nghiệp, tôn giáo, hình thức vận chuyển, giáo dục,
văn hóa cũng như hình thức giải trí. Ở mỗi quốc gia mình đi qua, họ gặp gõ với những người quyền
lực cũng như những học giải hàng đầu những quốc gia ấy để hiểu rõ hơn về nền văn minh của phương
Tây.
Thông qua việc quan sát những lý do về sự thịnh vượng của những quốc gia nơi đây, họ đã hiểu ra
rằng sự thịnh vượng của các nước phương Tây là kết quả của những bước tiến về công nghệ, sự kết
nối giữa công nghiệp và thương mại và sự nỗ lực của người dân. Iwakura cũng nhận ra những điểm
khác nhau trong thể chế chính trị của nhiều nước để rồi đi đến kết luận là sử dụng nước Anh làm hình
mẫu và đi theo hướng phát triển của nước Đức. Ông cho rằng Nhật Bản sẽ có thể bắt kịp với thế giới
nhưng cũng đồng thời cần phải tiến hành điều này một cách chậm rãi và chắn chắn. Điều làm ông ngạc
nhiên nhất trong chuyến đi đó chính là ảnh hưởng to lớn của Cơ đốc giáo đến với phương Tây. Ông
nhận ra rằng những hỗ trợ về mặt luân lý này chính là nền móng cho sự nỗ lực làm việc của người dân.

Sau khi trở về Nhật Bản, những thành viên chính của Phái đoàn đã ngăn chặn việc xâm lượt Hàn Quốc
của chính phủ lúc bấy giờ và chuyển sang tập trung tăng cường các vấn đề đối nội. Hiến pháp mới của
Nhật Bản được ra đời không lâu sau đó. Hiến pháp này tập trung chủ yếu vào việc đưa Thiên Hoàng
trở lại vị trí trung tâm, như một hình tượng mang tính tôn giáo giống với Cơ đốc giáo ở trời Tây.
Quyết định này của ông được cho là chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự đánh giá của tiến sĩ Maurice Brock
về chế độ Thiên Hoàng và lời khuyên của tiến sĩ Lorenz von Stein rằng hiến pháp Nhật Bản nên được
dựa trên một văn hóa truyền thống mà Nhật Bản đã có từ lâu đời.

Ảnh hưởng đến hiện đại hóa (Củng cố chính phủ học tập khoa học kĩ thuật phương tây)

Năm 1853: Iwakura Tomomi có được vị trí quan trọng trong giới triều đình khi ông phản đối việc mở
cửa du nhập khi các nước phương Tây đang bắt đầu du nhập vào châu Á

Năm 1858, Iwakura có ảnh hưởng trong sự kiện hoàng đế từ chối phê chuẩn hiệp ước thương mại Mỹ-
Nhật, thời gian này, mọi quyền hành công việc đều tập trung vào Shogun, vì thế ông tái thiết lập lại cơ
cấu bộ máy chính trị, đề xuất việc gia tăng sự tham gia của các quý tộc vào việc nước. Nhưng đề xuất
đó bị hoàng đế Komei từ chối và khiến shogun tức giận, Iwakura rút lui và chủ trương hòa giải giữa
hai phe. > lưu đày

Iwakura Tomomi có tư duy hướng đến chính trị lấy thiên hoàng làm trung tâm và có suy nghĩ đánh đổ
Mạc Phủ. Ông truyền bá tư tưởng này cho giới quý tộc và giành được ưu ái với những người trung
thành mạnh mẽ về mặt quân sự của các lãnh địa phong kiến là Satsuma và Chōshū. Khi công việc
truyền bá đang tiến triển thì Thiên hoàng Komei, người phản đối chuyện đánh đổ Mạc Phủ, đột ngột
qua đời. Người ta đồn rằng chính Iwakura Tomomi đã ám sát thiên hoàng. Sau khi trở về từ tòa án,
ông trở thành thành viên của một nhóm nhỏ những người gây ra Minh Trị Duy tân (1868), chấm dứt
quyền lực của tướng quân cuối cùng, vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh” và kiến tạo một quốc gia
thống nhất.

Cuối cùng, giành chiến thắng với tướng quân và phục hồi chế độ cai trị quốc gia (vương chính phục
cổ), thành lập chính phủ lấy thiên hoàng làm trung tâm. Trong chính quyền mới, sử dụng uy tín của
hoàng đế Minh Trị với tư cách là lực lượng hiện đại hóa Nhật Bản.

(Hình I)

Trước hết, khi chính phủ ban hành “lời thể 5 hiến chương”, thiết lập chế độ Daijokan, những người
tham gia cách mạng duy tân Minh Trị sẽ giữ vai trò trung tâm của chính quyền. Trong đó có Iwakura
Tomomi được bổ nhiệm làm phó thủ tướng.

Vào cuối những năm 1870, ông là người đứng đầu chính phủ lúc bây giờ. Là kẻ thù của phong trào đòi
quyền dân chủ, ông đã kết thúc sự nghiệp của mình bằng cách giám sát các giai đoạn đầu của việc
soạn thảo hiến pháp nhằm bảo vệ đặc quyền của các.

(Hình II )
Năm 1871, đưa ra chính sách loại bỏ các lãnh địa của lãnh chúa, biến thành tỉnh, thay thế người đứng
đầu các Daimyo cũ thành tổng đốc do trung ương bổ nhiệm, và cho phép chính quyền trung ương nắm
chắc các vấn đề quân sự và tài chính. Đây là một cuộc cải cách mang tính cách mạng, và lần đầu tiên,
một quốc gia thống nhất về bản chất đã được hình thành. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính phủ lâm
thời không thể vẽ ra được một bản thiết kế cụ thể về cách thức thành lập một quốc gia mới.

Hơn nữa từ thời kỳ Edo, mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước phương Tây như Hà Lan,
Anh, Pháp, Hoa Kỳ đã được thiết lập, song mối quan hệ này không được bình đẳng, về phương diện
thuế quan hay mất quyền tự chủ ngoài lãnh thổ, thì đối với Nhật đó lại là “hiệp ước bất bình đẳng”. Vì
vậy, để Nhật được hiện diện trong cộng đồng quốc tế, các nhà lãnh đạo của chính phủ Minh Trị mới,
gồm Iwakura Tomomi, trước tiên là sửa đổi “hiệp ước bất bình đẳng” với các cường quốc phương Tây
để xây dựng lại mối quan hệ và học hỏi, điều tra về văn minh thế giới. Trước hết là thành lập phái
đoàn để tiến hành đàm phán.

Nhờ những ghi chép, điều tra của phái đoàn Iwakura, khi về Nhật, những tư tưởng tại phương Tây
được du nhập vào trong nước, khiến Nhật trở thành quốc gia duy nhất ở Châu Á mang ý tưởng hơi
hướng Tây hóa, thể hiện quan điểm Tây hóa quần áo và các công trình kiến trúc. Người Nhật lúc bấy
giờ quan niệm rằng: “Nếu bạn học được các quy tác phương Tây và thể hiện khả năng của mình thì sẽ
được các nước phương Tây công nhận là một cường quốc”, việc xây dựng mối quan hệ với các quốc
gia khác cũng tuân theo “những quy tắc phương Tây”

(hình III)

Giai đoạn phái đoàn Iwakura hoạt động tại nước ngoài, trong nước xảy ra cuộc nội chiến trong chính
quyền, TÌnh hình tài chính trong nước gặp biến động do nhập khẩu số lượng lớn hàng nước ngoài,
Giai đoạn này thành lập chính quyền Okubo để củng cố lại tình hình tài chính, lấy phát triển ngành
chăn nuôi trong nước làm trọng tâm, đề ra các chính sách và hỗ trợ tài chính cho tư nhân. Thúc đẩy
ngành kinh doanh khác nhau. Phối hợp với kiến thức của Iwakura học hỏi được từ phương Tây để thúc
đẩy quá trình hiện đại hóa Nhật Bản theo trật tự và dần dần phát triển.

Cha đẻ của ngành công nghiệp đường sắt (hình IV)

Tại phương Tây, ông được chứng kiến về cách sống của các gia đình hoàng gia và xã hội quý tộc. Với
tư cách là người lãnh đạo các gia đình quý tộc Nhật Bản, ông đã xem xét các phương pháp bảo vệ tài
sản và hỗ trợ việc làm, Trước hết là thành lập ngân hàng sử dụng trái phiếu công cộng. Năm 1881,
thành lập doanh nghiệp đường sắt Nippon Railway Co.ltd, lên kế hoạch và xây dựng một tuyến đường
sắt từ Tokyo đến Aomori.

5. Cảm nghĩ nhóm


Rút ra bài học: cần biết quan sát toàn cục. Trong chuyến đi sứ 1871, sứ đoàn Nhật Bản đã nhìn nhận,
xem xét toàn bộ mặt tốt lẫn xấu của xã hội Mĩ, Âu,... để học hỏi, cải thiện với mong ước ứng dụng vào
phát triển đất nước.
Nhật kí cho thấy sứ đoàn vừa ngạc nhiên trước văn minh vừa nhìn ra những nhược điểm của nền văn
minh.
Với Mĩ: Đó là sự tương phản giữa nền kinh tế tự do phát triển phồn vinh và nền chính trị hủ bại, các
chính đảng hoạt động vì tư lợi, đạo đức công dân sa sút.
Ở Anh sứ đoàn công nhận sức mạnh kinh tế áp đảo nhưng cũng chú ý tới những mặt trái của xã hội
công nghiệp như sự cách biệt giàu nghèo, tội ác hoành hành ở các đô thị đặc biệt là thủ đô Luân Đôn.
Những nước được sứ đoàn đánh giá cao cả về sự giàu có và trình độ văn minh là các nước nhỏ như:
Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ… Nơi cuộc sống người dân bình yên → Điều này cho
thấy họ luôn có suy nghĩ lấy con người, đời sống nhân dân làm gốc khi phát triển đất nước.
Cảm nghĩ về lựa chọn con đường cải cách của Nhật (Liên hệ Việt Nam)
Có thể thấy rất rõ, cuộc cải cách Duy tân Minh Trị là cuộc cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực như
kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự hay giáo dục. Đây là cuộc cách mạng tư sản chấm dứt chế độ
phong kiến, đồng thời thiết lập chế độ của quý tộc, tư sản hóa mà đứng đầu là Minh Trị. Cuộc Duy tân
Minh Trị đã bước đầu giúp cho dân thoát khỏi thực trạng đô hộ, bảo vệ được chủ quyền đất nước. Là
một cuộc cải cách thành công, lần đầu tiên một nước châu Á thoát khỏi ảnh hưởng của đế quốc
phương Tây. Cũng chính nhờ những cải cách tiến bộ, toàn diện mà đồng đều thì đến cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, đất nước Nhật Bản đã vươn lên thành một đất nước tư bản công nghiệp, thoát khỏi
cảnh trở thành thuộc địa. Qua những gì đã làm được đã chứng minh rằng Nhật Bản đã sáng suốt khi
lựa chọn lối cải cách này. Và có thể nói, Nhật Bản đã có một công cuộc cả cách rất thành công, cuộc
Duy Tân Minh Trị có thể được coi là một bàn đạp chắc chắn giúp Nhật Bản vươn lên và có được
những thành tựu như ngày hôm nay. Điều này có lẽ xuất phát từ mong muốn được quốc tế thừa nhận
là một nước “văn minh”. Nhật Bản đã luôn đấu tranh để du nhập và áp dụng hệ thống pháp luật của
các cường quốc văn minh phương Tây. Có lẽ vì thế mà chúng ta mới được nhìn thấy một đất nước
Nhật Bản hùng mạnh như bây giờ.
Và sau khi học xong bài này nhóm chúng em cũng đã rút ra được nhiều điều về tư tưởng của Người
cũng như nhiều bài học quý giá cho bản thân. Đầu tiên đó chính là việc sẵn sàng từ bỏ cái cũ, những
cái lạc hậu để đón nhận những cái mới, cái tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải có sự chọn lọc để phù
hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Bài học thứ hai đó chính là: Mỗi chúng ta cần phải có sự đổi
mới sáng tạo, đổi mới từ cách suy nghĩ đến tư duy của chính bản thân mình để mỗi chúng ta có thể
phát triển một cách toàn diện trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay. Ngoài ra mỗi
chúng ta cũng cần không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu để nắm bắt được những thành tựu khoa
học ở nước ngoài và vận dụng nó vào chính cuộc sống, công việc của bản thân.

Nhóm em nghĩ rằng với sự thành công của công cuộc Duy Tân ấy cũng đã để lại nhiều bài học đáng
giá và tiếp thêm sức mạnh cho các nước trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Điều mà Việt Nam cần học hỏi nhất lúc bấy giờ là một khi đã tiến hành công cuộc cải cách thì phải
thực hiện một cách đồng bộ và phải tiến hành đến cùng. Do sự nửa vời trong việc thực hiện cải cách
của Việt Nam thời Nguyễn đã làm cho Việt Nam trở thành nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
phương Tây. Đây là minh chứng rõ nét nhất của sự phiến diện và cải cách không triệt để của Việt Nam
thời cận đại. Chính sự thiếu quyết đoán của nhà vua Tự Đức đã làm cho Việt Nam tụt hậu hơn so với
các nước trong khu vực. Vì vậy, để đưa đất nước phát triển, chúng ta cần phải tiến hành một cách đồng
bộ trong tất cả các lĩnh vực để cho guồng máy được vận hành thông suốt và hiệu quả.
Ngoài ra, đối với việc thực hiện cải cách, không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào từ bên
ngoài mà phải chọn lọc những gì tinh hoa nhất từ các nước phát triển trên cở sở phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam. Hay nói cách khác là phải có sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật phương
Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một điều cần nhận thấy là trong khi vận dụng vào
điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì một mặt là tránh áp dụng một cách máy móc và bê “nguyên xi”
những gì từ nước ngoài mà không có sự chọn lọc nhưng đồng thời một mặt khác là phải mạnh dạn xóa
bỏ những chướng ngại vật cản trở công cuộc cách tân đổi mới đất nước.
Ngoài ra, trong công cuộc cải cách Nhật Bản cũng có đầu tư về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước . Chính phủ
Minh Trị đã sử dụng những người được đào tạo từ nước ngoài về cùng với đội ngũ chuyên gia, cố vấn
nước ngoài trong việc thực thi cải cách cũng như gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Nhật Bản hoàn
toàn chủ động trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài bằng cách chọn lựa những chuyên gia hàng
đầu trong từng lĩnh vực của từng nước để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bên cạnh việc mời chuyên gia, cố vấn nước ngoài, Nhật Bản đặc biệt
coi trọng việc gửi sinh viên ra nước ngoài học tập.
Còn ở Việt Nam, lúc bấy giờ vì muốn “chấn hưng dân trí” nên Phan Bội Châu đã thực hiện chính sách
“xuất dương du học”. Cụ thể là vào năm 1904 đã thành lập “Duy Tân Hội” với mục đích đưa học sinh
VN sang nước ngoài du học. Và đến năm 1905 bắt đầu đưa học sinh sang Nhật Bản. nhưng do thiếu
hụt kinh phí nên nhiều du học sinh phải sống khổ cực. Đối với vấn đề gửi sinh viên ra nước ngoài học
tập, mặc dù Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đầu tư kinh phí, nhưng hiệu quả mang lại rất ít ỏi. Sở dĩ
như vậy là vì trước hết do cách tuyển chọn chưa quy cũ và nề nếp. Trong vấn đề này, chúng ta chưa
làm được những điều mà Nhật Bản đã làm cách đây trên 150 năm. Thứ nữa, sự cam kết và ràng buộc
đối với du học sinh khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp xong không trở về
nước phục vụ. Ngoài ra, nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ một cách thỏa đáng đối với các sinh
viên tốt nghiệp từ nước ngoài về. Thậm chí trong một số trường hợp, sinh viên không tìm kiếm được
công ăn việc làm phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo.
Trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài, chúng ta cần phải có sự chủ động trong cách chọn
lựa tránh tình trạng tiếp nhận một cách thụ động và phải có chính sách ưu đãi “đặc biệt” đối với
chuyên gia nước ngoài.
Tóm tại cuộc Duy Tân Minh Trị đã mang lại rất nhiều lợi thế cho Nhật Bản và để lại nhiều bài học quý
giá cho các nước đi sau. Như một con đường soi sáng cho các nước thoát khỏi chế độ thuộc địa và
vươn lên giành lại độc lập, tự do cho đất nước

Và sau khi học xong bài này nhóm chúng em cũng đã rút ra được nhiều điều về tư tưởng của Người
cũng như nhiều bài học quý giá cho bản thân. Đầu tiên đó chính là việc sẵn sàng từ bỏ cái cũ, những
cái lạc hậu để đón nhận những cái mới, cái tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải có sự chọn lọc để phù
hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Bài học thứ hai đó chính là: Mỗi chúng ta cần phải có sự đổi
mới sáng tạo, đổi mới từ cách suy nghĩ đến tư duy của chính bản thân mình để mỗi chúng ta có thể
phát triển một cách toàn diện trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay. Ngoài ra mỗi
chúng ta cũng cần không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu để nắm bắt được những thành tựu khoa
học ở nước ngoài và vận dụng nó vào chính cuộc sống, công việc của bản thân.

Yukichi Fukuzawa
1. NỘI DUNG TÀI LIỆU

Yukichi Fukuzawa: Khuyến học và tư tưởng khai sáng

Yukichi Fukuzawa – người sáng lập Đại học Keio, nơi bồi dưỡng nguồn nhân lực vẫn còn
hoạt động cho đến ngày nay, ông đã tiến hành các hoạt động khai sáng để tạo ra "Cá nhân của
tự do và độc lập." Vì vậy, ông cho rằng nó có thể đạt được thành tựu là nhờ vào "Nghiên cứu
thực tế gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người". Ông đã nghĩ rằng hiện đại hóa là cần
thiết ngay cả đối với đạo đức của người dân, sự độc lập của cá nhân sẽ dẫn đến nền độc lập của
một quốc gia. Cuốn sách “Khuyến học” nổi tiếng đến mức nó vẫn còn được đọc cho đến ngày
nay.

2. TÌM HIỂU THÊM

TÁC GIẢ: YUKICHI FUKAZAWA

Fukuzawa Yukichi – Nhà tư tưởng lớn của Nhật Bản thời cận đại

Lịch sử biết đến Fukuzawa Yukichi như một nhà cải cách chính trị-xã hội, nhà giáo dục
tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản vào cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị, tức
thời điểm dao động với nhiều chuyển biến lớn trong lịch sử Nhật Bản. Tư tưởng của ông đã ảnh
hưởng sâu đậm với phong trào canh tân ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo
nền móng cho Nhật Bản trở thành một cường quốc thế giới. Lòng biết ơn của người Nhật đối
với Fukuzawa được thể hiện qua việc hình ông được in trên tờ tiền 10.000 yên (tờ giấy bạc có
mệnh giá lớn nhất của Nhật), dù ông không phải thuộc hạng vua chúa hay võ tướng lỗi lạc của
đất nước mặt trời mọc.

Ông sinh năm 1835, mất năm 1901, thọ 66 tuổi. Một điều thú vị tình cờ là cuộc cải cách
Minh Trị duy tân bắt đầu vào năm 1868, lúc Fukuzawa 33 tuổi. Tức là nếu lấy năm Minh Trị
thứ nhất làm mốc có thể chia cuộc đời 66 năm của ông thành hai phần thì chẵn phân nửa đời
ông là thời gian trước triều Minh Trị; chẵn phân nửa sau là sau khi vua Minh Trị chấp chính.
Qua đó sẽ thấy được những biến cố lớn lao không chỉ đối với bản thân cuộc đời Fukuzawa mà
của cả xã hội Nhật Bản

Nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi - Nhân vật có đóng góp to lớn nhất tới xã hội Nhật
Bản trong cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị, giúp nước Nhật từ một nước phương Đông lạc hậu
hóa thân thành con rồng châu Á, sánh vai với các nước Đế quốc phương Tây. Ông đã cống hiến
hết mình với sự nghiệp giáo dục ở nước nhà, xây dựng cả thế hệ người dân đầy chí khí dân tộc.
2.1 TỔNG QUAN CUỘC ĐỜI ÔNG

Thân thế

Fukuzawa Yukichi sinh tại Ōsaka, khi cha ông đang lưu nhiệm ở đó làm đại diện cho lãnh chúa
xứ Nakatsu. Cha ông vốn là một nhà Nho nhiệt tâm với kinh sử, nhưng suốt đời không thoát khỏi cuộc
đời tầm thường quanh quẩn xoay quanh việc sổ sách chi thu cho lãnh chúa. Vì cho công việc đó nặng
phần ô trọc, không vượt ra khỏi vòng thủ thúc giai cấp nên ông là người bất đắc chí. Điều này đã ảnh
hưởng nhiều đến nhận xét về đẳng cấp xã hội của Fukuzawa sau này.

Năm 1836, khi ông mới lên 1, cha mất, nên cả gia đình phải bỏ cảnh thị thành của Osaka mà về
lại Nakatsu. Năm 14 tuổi ông chính thức nhập học đúng theo khuôn khổ Nho giáo cổ điển nhưng vì đã
quen lối sống trong thành nên cả gia đình không dễ hòa nhập vào cuộc sống thôn dã khép kín, bị chi phối
nặng nề bởi chế độ phong kiến lãnh địa. Sự việc đó cũng góp phần giúp Fukuzawa thấu hiểu rằng nề nếp
cổ đã lỗi thời, không thể khư khư kìm hãm lực tiến hóa được. Cùng lúc đó chính sự rất sôi động vì năm
1853 Hoa Kỳ gửi tàu chiến vào Edo dưới sự chỉ huy của

Matthew C. Perry đòi Mạc phủ Tokugawa phải thông thương, giao hẹn cho một năm phải thi
hành. Mạc phủ thì bối rối, miễn cưỡng chấp nhận vì biết rằng không thể dùng võ lực chống lại các nước
Âu Mỹ. Một mặt thì Mạc phủ tìm cách phòng thủ binh bị, mặt kia thì mềm mỏng nhượng bộ các yêu sách
của Âu Mỹ.
THEO HỌC HÀ LAN HỌC

Ngay năm sau, 1854 Fukuzawa bỏ Nakatsu ra Nagasaki với ý định học kỹ thuật pháo binh chế tạo
thuốc súng theo khoa học châu Âu. Vì Nhật Bản bấy lâu vẫn theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng
(sakoku) hạn chế tối đa mọi tiếp xúc với Tây phương và mở mỗi hải cảng Nagasaki cho người Hòa Lan
được phép lập thương cuộc đổi chác hàng hóa nên đó cũng là cửa ngỏ duy nhất người Nhật tiếp nhận văn
hóa Thái Tây. Sách vở từ phương Tây bấy giờ, hay đúng ra là sách của người Hà Lan đã trở thành môn
Hà Lan học để người Nhật nghiên cứu. Qua sự học hỏi, tìm tòi, trước tiên bằng cách học tiếng Hòa Lan,
rồi đọc kỹ sách vở của họ, Fukuzawa cảm nhận được tinh thần thực dụng của học thuật Âu châu và dần
tiếp thu nhiều tư tưởng khác liên quan đến cả nhân sinh quan.

Học ở Nagasaki đã khá thông nhưng Fukuzawa muốn tiến thêm nên dời lên Osaka theo học thày
Ogata Kōan, một học giả Hà Lan học có tiếng lúc bấy giờ. Là một vị thày uyên bác và nhân hậu, lối ứng
xử của Ogata Kōan đã tác động không nhỏ tới Fukuzawa; ông cũng thấm nhuần tư tưởng và tác phong đó.
Ba năm sau khi ông mới 25 tuổi, Fukuzawa tòng lệnh của lãnh chúa Nakatsu, lên Edo mở trường tư thục
để dạy dỗ các phiên thuộc của lãnh chúa. Ngôi trường đó là tiền thân của trường Đại học Keiō-gijuku
ngày nay.

CHUYỂN SANG HỌC TIẾNG ANH VÀ XUẤT NGOẠI

Bấy giờ Mạc phủ đang xúc tiến khai thương, chiếu theo Hiệp ước Kanagawa mà mở thêm hai hải
cảng Shimoda và Hakodate cho tàu Tây phương ra vào. Fukuzawa trong chuyến đi ngang qua Kanagawa
có ghé hải cảng Yokohama và trực tiếp thấy rằng thương thuyền Ha Lan không nắm vai trò ưu thế mà
đúng ra là các thương thuyền Anh, Mỹ nên ông và quyết tâm bỏ Hà Lan học, chuyển sang học tiếng Anh
để tiếp cận văn minh Anh Mỹ. Ông là một trong những người tiên phong trên con đường này nên phải
thâu thập sách vở, tự học bằng từ điển, thậm chí học lỏm từ các thuyền viên ngoại quốc trong cảng. Khi
nghe tin Mạc phủ cử một phái đoàn đi sứ sang Hoa Kỳ vào năm 1860, ông không ngần ngại xin theo tháp
tùng trên con tàu Kanrin Maru mặc dù vào thời đó việc vượt đại dương lắm rủi ro; quyết định của
Fukuzawa là hết sức táo bạo. Tàu đáp ở
San Francisco và nán lại một tháng, cho phép Fukuzawa tận kiến nếp sống tiên tiến và khoa học kỹ thuật.
Chuyến đi Mỹ năm đó, tiếp theo là chuyến sang châu Âu (1862), rồi lại một lần nữa sang Mỹ (1867) là
động lực lớn giúp ông thâu nhận kiến thức rộng rãi, ảnh hưởng đến những quyết định tư duy và phương
thức cách tân Nhật Bản của ông.

BIÊN SOẠN, TRƯỚC TÁC, CỔ ĐỘNG

Với kinh nghiệm học được từ người phương Tây qua sách vở và những chuyến thị sát, ông đã
nhiệt huyết truyền bá những tư tưởng tiến bộ bằng mọi phương tiện: dịch sách, viết báo, giảng dạy. Ông
đã tách mình ra khỏi biến động chính trị cuối thời Mạc phủ Edo, chú tâm vào việc giáo dục, phổ biến
những giá trị Thái Tây. Tài năng văn chương trác việt khi diễn đạt tầm nhìn sâu rộng và nhận xét sắc bén
của ông đã lôi cuốn sự chú ý của giới trí thức lẫn bình dân. Bản thân ông đã tiên phong nêu gương đề cao
tinh thần độc lập, thực học, và bình đẳng.

Trường Keiō-gijuku (Khánh Ứng nghĩa thục) do ông lập ra trở thành trường đại học tư thục hiện
đại đầu tiên và cho đến nay hơn 100 năm sau, vẫn là một trong những trường đại học tư với uy tín hàng
đầu của Nhật Bản. Đây chính là nơi đào tạo nhiều nhân tài trong các lãnh vực chính trị, khoa học, giáo
dục, hạt mầm cho lớp tri thức tiên tiến của Nhật Bản lúc đất nước chuyển mình sang thời đại mới của
triều Minh Trị.

ĐẠI HỌC KEIO

Đại học Keio ( 慶應義塾大学 (Khánh Ưng Nghĩa thục Đại học), Keiō Gijuku Daigaku) được
thành lập năm 1858 như một trường dạy về Tây học, tọa lạc ở một trong những khu nhà lớn ở Tsukiji bởi
người sáng lập Fukuzawa Yukichi. Khởi phát của ngôi trường là một trường trong
phiên dạy về Quốc học tên là Shinshu Kan, được thành lập vào năm 1796. Keio thay đổi tên gọi thành
"Keio Gijuku" vào năm 1868, xuất phát từ niên hiệu "Keio" lúc đó của Thiên hoàng và "Gijuku" là dịch là
"trường tư thục". Trường chuyển đến vị trí hiện tại vào năm 1871, thành lập khoa Y học vào năm 1873 và
khoa đại học chính thức nghiên cứu về Kinh tế, Luật và Văn học vào năm 1890.

Đây là cơ sở giáo dục bậc cao lâu đời nhất của đất nước này, do Fukuzawa Yukichi thành lập vào
năm 1858 ở Edo (nay là Tokyo) với mục đích ban đầu là giảng dạy về Tây học.

Trường có 11 khuôn viên ở Tokyo và Kanagawa với 10 ngành học, bao gồm: Văn chương, Kinh
tế, Luật, Kinh doanh và Thương mại, Y học, Khoa học và Kĩ thuật, Quản lý Chính sách, Thông tin Môi
trường, Điều dưỡng và Chăm sóc Y tế, và Dược. Có mười bốn trường sau đại học, các viện nghiên cứu,
cơ sở trong và ngoài khuôn viên trường.

Trường là một trong những thành viên của Dự án Đại học Toàn cầu do Bộ Giáo dục, Văn hóa,
Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tài trợ. Đại học Keio cũng là một trong những trường đại học
thành viên của RU11 (một tập đoàn bao gồm mười một trường Đại học Nghiên cứu hàng đầu ở Nhật Bản)
và APRU (một tổ hợp gồm 61 trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại 19 nền kinh tế thuộc Vành đai Thái
Bình Dương.) , đồng thời là một trong hai trường đại học duy nhất của Nhật Bản (cùng với Đại học
Tokyo) là thành viên của Diễn đàn Lãnh đạo Đại học Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Trường là nơi nhiều thành viên nội các Nhật Bản từng theo học, trong đó có các thủ tướng Koizumi
Junichirō, Hashimoto Ryūtarō, Inukai Tsuyoshi, Đại học Keio cũng là nơi sản sinh ra số lượng CEO
nhiều nhất của các công ty được liệt kê trong phần đầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

SỨ MỆNH

Fukuzawa tuyên bố sứ mệnh của Keio được hiển thị dưới đây, dựa trên bài phát biểu của ông tại bữa
tiệc của cựu sinh viên vào ngày 1 tháng 11 năm 1896.

Đại học Keio không chỉ đơn thuần là nơi theo đuổi học thuật. Sứ mệnh của nó là trở thành một nguồn
cung cấp không ngừng nghỉ những nghị lực đáng kính, và là một kiểu mẫu về trí tuệ và đạo đức cho quốc
gia, cũng như cho mỗi công dân, để áp dụng tinh thần này làm sáng tỏ bản chất của
gia đình, xã hội và quốc gia. Chúng không chỉ nói lên bản chất này bằng lời nói, mà còn thể hiện nó bằng
hành động, và bằng cách đó đưa Keio trở thành một nhà lãnh đạo của xã hội.

Những câu nói đó đã được trao cho các sinh viên như ý muốn của ông, và được coi là biểu hiện đơn
thuần cho sứ mệnh thực tế của Keio.

2.2 TÁC PHẨM LÀM NÊN TÊN TUỔI: KHUYẾN HỌC

Khuyến học - Cuốn sách gối đầu giường của mọi thế hệ thanh niên Nhật Bản

“Khuyến học” không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông, nhưng lại là tác phẩm có ảnh
hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng
ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng 35 triệu người. Chỉ riêng điều
đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kì Duy tân. Và
kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà
xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến 76 lần.

Trong cuốn sách này, Fukuzawa Yukichi đề cập đến tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực
thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền học vấn mới,
trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị... cuốn "Khuyến học" đã làm lay
chuyển tâm lý người dân Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn "Trời không tạo ra người đứng
trên người và cũng không tạo ra người đúng dưới người", Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng
hoàng - như "không tin vào tai mình" - cho đa số người dân Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân
phận, quen phục tùng, phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc
phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học "từ chương" và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng
nền học vấn dựa trên "thực học". Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hàng ngày, phải dựa
trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có
chọn lọc. Và quan điểm xuyên suốt cuốn sách là "Làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản" trong bối
cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.

Mặc dù cuốn sách được viết từ thế kỷ trước nhưng những quan điểm, tư tưởng của ông luôn khiến
người đọc trầm trồ bởi tính chính xác và sự hiện diện của những hiện tượng mà ông đề cập vẫn còn tồn tại
trong xã hội ngày nay. Những tư tưởng mới mẻ của ông trái ngược hoàn toàn với những suy nghĩ truyền
thống, giúp loại bỏ tư tưởng lạc hậu còn xuất hiện trong đời sống.

Khuyến học là một cuốn sách mà ngay cả người Việt cũng nên đọc. Đọc để hiểu tại sao Nhật Bản lại
có sự phát triển thần kỳ như thế nào từ một nước phương Đông lạc hậu tới một cường quốc ở châu Á. Đọc
để xây dựng một thói quen tự học, một chí khí dân tộc, phấn đấu vì quốc gia hùng mạnh, sánh vai với
năm châu. Với độc giả Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của Fukuzawa trong "Khuyến học" có lẽ không
còn là điều mới mẻ gây chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bản ở thời Minh Trị. Tuy
nhiên, cách đặt vấn đề của ông thì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với những quốc gia đang trên con
đường hiện đại hoá. Ngoài ra cuốn "Cẩm nang" của người Nhật này cũng sẽ giúp cho độc giả Việt Nam
hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân
phận nông nô "ăn nhờ ở đậu", nhờ có sự khai sáng của những con người như Fukuzawa Yukichi mà đã trở
thành "quốc dân" của một đất nước Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay.

2.3 FUKUZAWA YUKICHI VỚI NHỮNG TƯ TƯỞNG LÀM NÊN KỲ TÍCH

Tư tưởng thoát Á: chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh
nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản

Trong tư tưởng thoát á Fukuzawa kêu gọi người dân nước Nhật "tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu
Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây", thoát khỏi những tư tưởng bảo thủ
như những quốc gia châu Á khác với chủ trương mở rộng giao thương với người phương Tây để học học
và phát triển đất nước. Một dẫn chứng cụ thể nhất là ở châu Á, chỉ có Nhật
Bản và Thái Lan, hai nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước
phương Tây.

Về giáo dục: Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất của văn
minh là sự phát triển kiến thức và đạo đức nội tại của dân tộc. Giáo dục Nho học truyền thống ở Nhật Bản
chính là sự cản trở lớn nhất của nền văn minh: Nó vừa cổ hủ vừa chậm phát triển, hàng nghìn năm vẫn
không thay đổi, chỉ coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo mà coi thường chân lý và nguyên tắc. Fukuzawa
kêu gọi người dân hãy theo đuổi nền giáo dục thực học của phương Tây, dựa trên nền tảng khoa học và kỹ
thuật. Mỗi người trong xã hội, từ các học giả uyên bác, những viên chức nhà nước địa vị cao đến những
nông dân nghèo và những người buôn bán nhỏ đều có thể đi học để thực hiện tốt hơn chức năng riêng của
mình, từ đó đóng góp sức mình vào phát triển xã hội, chứ không nhất thiết phải học để ra làm quan theo
lối suy nghĩ truyền thống của Nho học hủ lậu. Fukuzawa phê phán lối học ấy trong xã hội Nhật đương
thời.

Fukuzawa là người đưa ra nguyên tắc nổi tiếng: "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân", tức là
một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ
không phải dựa vào chính phủ. Ông kêu gọi các sĩ phu Nhật Bản làm việc theo phương châm "coi trọng
quốc gia và coi nhẹ chính phủ", tự tin vào sức mạnh cá nhân mà không phụ thuộc vào sức mạnh của
người khác.

Để phổ biến sự văn minh của phương Tây mà Fukuzawa đã viết trên 100 cuốn sách cũng như mở
trường Đại học Keio, để đào tạo những thế hệ có tư tưởng tiến bộ. Mặc dù nắm bắt chính trị như
Fukuzawa chỉ tập trung vào giáo dục nhân tài chứ không tham gia chính quyền.

TƯ TƯỞNG KHUYẾN HỌC, GIÁO DỤC KHAI SÁNG

Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, vì thế tư tưởng giáo dục khai sáng
của Fukuzawa xuất hiện trong ông từ rất sớm, ông khuyến khích giới trẻ tự học, bản thân ông cũng là một
tấm gương sách về việc tự học. Cho đến nay giá trị của quyển sách để đời “khuyến học” của Fukuzawa
vẫn trường tồn và được tái bản không chủ Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt
Nam.

TƯ TƯỞNG QUÂN PHIỆT


Fukuzawa cho rằng nếu chờ những nước châu Á cùng tiến bộ để có một châu Á phồng vinh đã không
còn kịp, phải nhanh chóng thoát khỏi châu Á cùng một cách với các nước Âu Mỹ thì mời có thể thoát
khỏi sự thông tính. Chủ nghĩa xã hội Darwin “ăn thịt kẻ khác hoặc bị ăn thịt” đã tác động sâu sắc đến
Fukuzawa, vì thế ông đã cổ vũ Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên và gây chiến với Trung Quốc. Quan điểm
của ông đó là hiện đại hoá châu Á chỉ có thể đạt được bằng vũ lực, và sự thể hiện bằng vũ lực của Nhật sẽ
biểu diễn cho các nước phương Tây thấy, giúp họ tránh khỏi sự xâu xé của các nước tư bản.

2.4 SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI TẠI NHẬT BẢN

Nhà tư tưởng lớn của Nhật thời cận đại, tư tưởng của ông thay đổi diện mạo nước Nhật, có công
mở đầu phong trào canh tân nước Nhật

Fukuzawa được xem là một nhà tư tưởng lớn của Nhật thời cận đại, giúp thay đổi nước Nhật bởi
những kiến thức tân tiến ông không chỉ giữ cho riêng mình mà phổ biến và thúc đẩy dân chúng cùng thực
học, cùng đưa đất nước trở nên tân tiến hơn, thoát khỏi những định kiến lỗi thời của chế độ phong kiến.
Tư tưởng của fukuzawa yukichi đã góp phần giúp Nhật Bản trở thành nước tân tiến nhất châu Á trong
thời điểm đó, cũng như thoát khỏi sự xâu xé của các nước phương Tây.

Giáo dục Nhật Bản cất cánh

Tư tưởng giáo dục của ông về một nền thực học cho Nhật Bản được gói gọn trong tác phẩm Khuyến
học. Đây là một trong những đóng góp to lớn và mẫu mực của Fukuzawa đối với lịch sử Nhật Bản cận
đại. Ngoài các trường công lập dành riêng cho giai cấp vũ sĩ và quý tộc thì trên khắp cả nước các trường
tư thục cũng đã được xây dựng. Trong đó có ngôi trường nổi tiếng của Fukuzawa đó là Keio Gijuku. Nơi
đây đã đào tạo ra hàng trăm sinh viên thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, luật…góp thêm nguồn nhân lực
lớn cho đất nước. Về sau chính từ ngôi trường này đã cho ra đời nhiều nhà doanh nghiệp, học giả và chính
trị gia lừng danh. Vì vậy mà số người biết đọc và biết viết thời kỳ này tương đối cao.Khi đánh giá về sự
đóng góp giáo dục với vấn đề canh tân hóa đất nước, trong tổng kết 100 năm nền giáo dục Nhật Bản sau
Minh Trị Duy tân, người ta không ngần ngại coi Fukuzawa là “người thầy chủ yếu của giai đoạn Minh
Trị”.

Văn minh khai hóa và sự biến đổi của xã hội Nhật Bản
Trong thời kì Minh Trị Duy tân, chủ trương tiếp thu văn minh phương Tây để hiện đại hóa đất nước,
phong trào văn minh khai hóa lan rộng khắp cả nước Nhật. Khoảng thời gian này thường được gọi là thời
kỳ Bunmei kaika (Văn minh khai hóa). Người Nhật vốn có sự nhạy cảm với văn minh bên ngoài, nay họ
say sưa tiếp nhận nền văn minh mới lạ của phương Tây như họ đã từng say mê và yêu chuộng văn minh
Trung Quốc vào cuối thế kỉ VII và VIII. Trong sự nghiệp văn minh khai hóa Nhật Bản, Fukuzawa
Yukichi đã dịch các tác phẩm khai sáng của phương Tây ra tiếng Nhật, phổ biến trong dân chúng, viết báo
tuyên truyền, cổ vũ cho sự nghiệp văn minh khai hóa. Ánh sáng văn minh của phương Tây bắt đầu tỏa
rộng khắp nước Nhật và trên mọi lĩnh vực. Nhiều ngôi nhà kiểu cũ ở Nhật Bản dần nhường chỗ cho
những ngôi nhà mới khang trang mọc lên khắp phố phường, mang vẻ đẹp theo lối kiến trúc phương Tây
điểm tô cho các thành phố. Phong trào văn minh hóa còn thay đổi cả về cách ăn uống. Ánh sáng văn minh
phương Tây không chỉ diễn ra ở thành thị, mà còn lan truyền đến những miền quê. Trong đó phải kể đến
vai trò truyền bá nhiệt tình của các quân nhân trong quá trình văn minh khai hóa từ thành thị về phổ biến
ở nông thôn.

Một biểu tượng của phong trào văn minh khai hóa là việc
chính Minh Trị xây dựng Rokumeikan (Lộc Minh quán), một tòa
nhà hai tầng có kiến trúc tráng lệ theo kiểu phương Tây vào năm
1883 để làm chỗ tiếp đãi quan khách nước ngoài, đồng thời là
nơi giao lưu của đồng thời là nơi giao lưu của
giới thượng lưu. Mỗi tối chủ nhật đều có tổ chức khiêu vũ cho đoàn ngoại giao và một số chính khách
Nhật.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁC NHO SĨ DUY TÂN VIỆT NAM

Thành công nhất định trong đường lối cải cách của Fukuzawa Yukichi khiến các nho sĩ Việt Nam xem
Nhật Bản như một tấm gương để họ có thể tìm thấy một con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Trong số những nhà nho sĩ Việt Nam thời ấy có thể kể đến một vài cái tên như Tăng Bạt Hổ, Nguyễn
Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Các nhà yêu nước đã sang Nhật Bản để tiếp thu, lĩnh
hội hệ tư tưởng tiến bộ của Fukuzawa Yukichi. Để rồi sau đó hàng loạt những phong trào cải cách mang
đậm tư tưởng của Nhật Bản như Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục được dấy lên và nhận được
sự ủng hộ của một số thanh niên yêu nước Việt Nam thời bấy giờ. Tuy các phong trào này cũng như tư
tưởng cải cách, trong đó phải kể đến những đường
lối cách tân của Fukuzawa Yukichi, đã thất bại khi đưa vào áp dụng ở Việt Nam do tình hình giữa hai đất
nước không hề tương quan, nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò vô cùng to lớn của hệ tư tưởng
Fukuzawa Yukichi đối với phong trào cứu nước về sau của tầng lớp yêu nước Việt Nam. Nó tác động
mạnh mẽ và tạo ra sự chuyển biến sâu rộng đến tư tưởng học tập, cứu dân, cứu nước của các chí sĩ, những
tầng lớp trí thức Việt Nam yêu nước.

3. CẢM NGHĨ CỦA NHÓM


Tư tưởng của ông Yukichi Fukuzawa có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào
cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những quan điểm tư tưởng của ông có tính then chốt và là tư tưởng về
con người Nhật Bản mới. Ông đã đưa ra quan điểm con người cần phải được bình đẳng, con người phải
được độc lập. Đối với quan điểm này, nhóm em cảm thấy đây là tư tưởng rất tiến bộ, vượt xa khỏi thời đại
lúc bấy giờ. Bình đẳng, theo Fukuzawa, không có nghĩa là bình quân, là ngang hàng về điều kiện sống,
mà theo nghĩa ai cũng có quyền lợi ngang nhau về việc coi trọng sinh mạng của mình, quyền bảo vệ tài
sản, quyền tôn trọng nhân cách và danh dự. Những quyền ấy của con người là bất khả xâm phạm, không
ai được phép lạm dụng quyền lợi của người khác. Dân cày cũng như địa chủ, chỉ khác nhau về điều kiện
sống nhưng vẫn bình đẳng về quyền lợi. Quan niệm này của ông khá tiến bộ so với đương thời, cho phép
con người tự do lựa chọn lối sống, lựa chọn công việc, tạo điều kiện cho tất cả mọi ngưòi được phát triển
toàn diện – quyền tự do cá nhân. Và, ông đưa ra định nghĩa tính cách độc lập “Là tính cách không dựa
dẫm hay ỷ lại vào người khác. Việc của mình, mình phải tự lo, tự giải quyết. Người có tính cách độc lập
là người không bị chi phối hoặc chịu ảnh hưởng của người khác, tự mình biết phân biệt sự thể đúng sai,
phải trái, không phạm sai lầm trong hành động”. Nhờ kinh nghiệm tích lũy qua 3 lần tiếp xúc với văn
minh phương Tây, ông nhận thấy phải thay đổi lối tư duy của con người, loại bỏ hoàn toàn những hủ tục
của Nho giáo, đưa thân phận con người lên địa vị làm chủ. Đi tìm nguyên nhân sâu xa từ thực tiễn xã hội,
chí khí độc lập của nhân dân, tinh thần độc lập của nhân dân là xuất phát điểm của mọi vấn đề. Hiện nay,
tinh thần độc lập này có thể thấy hầu hết ở người Nhật. Lấy ví dụ như ở Nhật Bản ngay từ khi còn nhỏ trẻ
em đã được học cách trở nên độc lập và tự chăm sóc bản thân. Một trong những bài học đầu đời về tính tự
lập của trẻ em Nhật Bản chính là tự đi một mình đến trường bằng chính đôi chân của mình ngay khi mới
học ở tiểu học.
Trong cuốn Khuyến học, Fukuzawa Yukichi từng nói: "Nếu không có chí khí độc lập, tinh thần độc
lập thì mọi hình thái của văn minh chỉ còn là hình thức, hoàn toàn vô dụng". Bởi ông quan niệm, một đất
nước dù có hạ tầng hiện đại đến đâu nhưng nếu thiếu đi dân khí thì cũng chỉ có cái
xác mà không có phần hồn của nền văn minh. Trong các giá trị nền tảng của đời sống, tinh thần độc lập
được Yukichi coi là trung tâm bởi suy cho cùng, một quốc gia có độc lộc lập tức là không bị lệ thuộc vào
văn hóa, hệ tư tưởng, văn minh của bất kỳ quốc gia nào. Bám theo giá trị bất biến này, con người sẽ luôn
vượt qua nghịch cảnh, ngược dòng thác lũ của sự ô hợp để trỗi dậy mạnh mẽ. Sống độc lập về vật chất,
tinh thần, độc lập trong trách nhiệm với đất nước, ý thức rằng mình là cái tôi duy nhất để luôn có tinh thần
vươn lên bình đẳng với các cá nhân, quốc gia khác.
Tuy nhiên, để có được tư cách bình đẳng, độc lập, thì con người phải có học vấn, có trí tuệ. Fukuzawa
đưa ra quan niệm con người phải có tri thức. Về quan điểm này, nhóm em cảm thấy đây là quan niệm hết
sức đúng đắn. Học sẽ giúp ta tiếp thu thêm nhiều kiến thức, biết thêm nhiều lĩnh vực để có thể hỗ trợ ta
sau này, học để nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận với đất nước; học để hiểu trách nhiệm
của bản thân; học để hiểu “thế nào là làm tròn công việc của mình”; học sẽ giúp ta biết mình đang ở đâu,
tạo nền tảng ý thức tinh thần công dân trên lộ trình Sáng Tạo
- Khởi Nghiệp - Kiến Quốc. Trong Khuyến học, Fukuzawa Yukichi dám dũng cảm đưa ra những quan
điểm mang tính chất khai sáng về tư tưởng cho người dân Nhật. Cái hay của ông là biết học hỏi tiếp thu
có chọn lọc, phù hợp với điều kiện đất nước. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của tri thức, Fukuzawa
Yukichi cho rằng, giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh. Ở đây Fukuzawa Yukichi đưa ra giải
pháp khuyến khích tất cả mọi cá nhân tham gia vào hoạt động nghiên cứu, phát minh và ứng dụng những
thành tựu của khoa học vào thực tiễn, mở rộng thành phần kinh tế tư nhân. Chính phủ làm công việc bảo
hộ, tư nhân tiến hành nghiên cứu, khám phá. Có như vậy mới kích thích được lòng tự tôn dân tộc, nhận
được sự ủng hộ từ nhân dân, đồng lòng hợp sức trong công cuộc “văn minh hóa”. Như vậy, ông đã luận
giải tư tưởng con người có học vấn rất sâu sắc, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ độc lập, đặc biệt
có tác dụng tích cực trong thời kỳ cải cách sau này. Đây cũng là đặc tính nổi trội của người Nhật Bản hiện
nay: ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao.
Tóm lại, tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi phản ánh nhu cầu học hỏi văn minh kỹ thuật, học tập
cải cách, duy tân để tự cường bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển của ngưòi Nhật Bản tiến bộ. Quá trình
duy tân tư tưởng của ông diễn ra khá phong phú với nhiều cung bậc, nhiều nội dung khác nhau nhưng nổi
bật nhất là hệ thống các quan điểm, quan niệm về con người Nhật Bản mới, từ đó tạo bước chuyển trong
hành động duy tân. Fukuzawa Yukichi không ham tiền tài, quyền lực, danh vọng; ông cầu thị, ham học
hỏi, tinh thần độc lập đã dành cả cuộc đòi và sự nghiệp của mình cho công cuộc xây dựng con người Nhật
Bản mới. Ông cho rằng đó là động lực chủ yếu làm cho

nước Nhật trở nên giàu mạnh, nhân dân sống no đủ, bình đẳng bình quyền. Fukuzawa Yukichi thực sự giữ
vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi nước Nhật từ chế độ phong kiến biệt lập với bên ngoài trở
thành thành viên của thế giới, cả cuộc đòi ông là quá trình tìm kiếm không mệt mỏi những tư tưởng cải
cách mang lại sự thành công rực rỡ cho công cuộc Minh Trị Duy tân và chấn hưng phong trào duy tân ở
Đông Á.

THOÁT Á LUẬN
1. Tóm tắt lại thông tin Fukuzawa Yukichi 
Lịch sử biết đến Fukuzawa Yukichi như một nhà cải cách chính trị-xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng
tiêu biểu của Nhật Bản vào cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị, tức thời điểm dao động với nhiều chuyển biến
lớn trong lịch sử Nhật Bản. 
Fukuzawa Yukichi là người may mắn được đi ra nước ngoài 3 lần: hai lần đi Mỹ, một lần đi Châu Âu, ông đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Hết sức bàng hoàng với cung cách cư xử, với lối sống, phong tục, tập quán
của người phương Tây, ông đã có những nhận thức hoàn toàn mới mẻ, ý thức rõ hơn về vai trò của Nhật Bản
trên trường quốc tế. Những sự kiện có tính bước ngoặt này đã mang lại cho Fukuzawa Yukichi những tư tưởng
có tính quyết định lịch sử Nhật Bản trong thời buổi rối ren để đưa đất nước bước sang thời đại mới- thời đại
Minh trị.
Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu đậm với phong trào canh tân ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ
20, tạo nền móng cho Nhật Bản trở thành một cường quốc thế giới. Lòng biết ơn của người Nhật đối với
Fukuzawa được thể hiện qua việc hình ông được in trên tờ tiền 10.000 yen (tờ giấy bạc có mệnh giá lớn nhất của
Nhật), dù ông không phải thuộc hạng vua chúa hay võ tướng lỗi lạc của đất nước mặt trời mọc.

2. Bối cảnh ra đời của tư tưởng thoát Á Fukuzawa Yukichi


Bối cảnh chung của thế giới:
Các nước tư bản Âu- Mĩ đẩy mạnh tiến hành xâm lược các nơi trên thế giới để chiếm đoạt thị trường, nguyên
liệu và thuộc địa. Trong khi đó, các nước Châu Á thì quyền lực vẫn còn nằm trong tay thống trị của chế độ
phong kiến trong tình trạng lạc hậu và trì trệ.

Trong bối cảnh toàn thế giới hầu như bị chi phối bởi các nước thực dân phương Tây, Nhật Bản cũng nằm trong
đối tượng “dòm ngó” của họ. Nhận thức được điều này, chính quyền Mạc Phủ lập tức ra lệnh đóng cửa đất nước,
tuyệt giao với thế giới bên ngoài. Một hành động nhất thời nhưng để lại hậu quả lâu dài.

Tình hình Nhật bản dưới thời Tokugawa

Trong khi nước Nhật đóng cửa, thì các nước phương Tây đang chuyển mình tiến đến cuộc cách mạng công
nghiệp. Nhật Bản bắt đầu bị bỏ rơi  và hơn 200 năm sau đến khi mở cửa thì nhiều lĩnh vực tụt hậu. Chính quyền
Mạc Phủ bắt đầu tỉnh ngộ, khởi động nhiều cách để học hỏi phương Tây. Chính lúc này, Fukuzawa Yukichi mới
bắt đầu có cơ hội chu du các nước tư bản phát triển và mang về cho Nhật bản những kiến thức mới mẻ, bổ ích.

Có dịp được tiếp xúc với văn minh phương Tây qua sách vở và những chuyến viếng thăm Mỹ và châu Âu vào
cuối thế kỷ 19, Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn châu Á về nhiều mặt, và các
nước châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Theo ông, giành
được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở
thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ
mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác.

Tới lúc Fukuzawa nhận ra rằng điều lớn nhất và sâu sắc nhất khiến tư tưởng cải cách bị tù hãm chính là ý thức
hệ bảo thủ của chế độ phong kiến châu Á – nhất là ở những nước từ ngàn năm vẫn được coi là tấm gương để các
nước khác noi theo. 

Ông nhận thức được các nước trong khu vực châu Á mới chỉ ở mức "bán văn minh", không thể là tấm gương
cho Nhật Bản học hỏi (tiêu biểu là 2 nước: Trung Quốc và Cao Ly. Muốn mở toang cánh cửa duy tân, cần thoát
ra khỏi cái chốt hãm này). Chính vì thế,  Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy "tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu
Á.  Để đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây".
Rồi, Bài viết Thoát Á Luận ra đời đúng lúc. Nó được đăng trên tờ Thời Sự Tân Báo (Jiji Shimpo) của chính
nhóm ông, vào ngày 16 tháng 3 năm Minh Trị thứ 18 (1885). Ông cho rằng, nếu không nước nào cưỡng được sự
xâm nhập của nền văn minh mới thì Nhật chỉ còn cách “hòa nhập” với nó – càng nhiều càng tốt – để cùng nổi,
cùng bơi với nó trên biển rộng văn minh. Ở đây, hòa nhập phải là tự giác, mạnh dạn. Không có chuyện “vừa
nhập, vừa run” như ở Cao Ly và Tàu (ông nói: Không cần đợi các nước này biến chuyển).

3. Tư tưởng của Thoát Á Luận


Tư tưởng “Thoát Á” được đề cập đến trong “Thoát Á Luận” của ông đã ảnh hưởng đến tư tưởng của người Nhật
nhiều thế hệ.
“Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông.
Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này”
Theo Fukuzawa Yukichi, Nhật Bản không nên tìm mọi cách để ngăn cản sự lan truyền của nền văn minh ấy, sẽ
không có cách nào có thể ngăn chặn được sự lây lan này. Những chuyến đi thị sát phương Tây của Fukuzawa
Yukichi đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy của ông. Ông nhận thấy văn minh là xu thế tất
yếu của loài người mà tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ phải hướng tới: "Nếu chúng ta quan sát kỹ lưỡng tình
hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ
dội của nền văn minh ấy". Các quốc gia muốn phát triển, hiện đại hóa đất nước không có con đường nào khác là
hòa nhập vào nó mà thôi. Rõ ràng, Fukuzawa Yukichi đã nhìn nhận đây là xu thế tất yếu chứ không chỉ đơn
thuần là sự du nhập của những tinh hoa văn hóa thế giới. 
Theo lý luận xuyên suốt trong bài, Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa
tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình,
để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài. Ông chủ trương mở cửa giao thương
với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản, trong
khi Triều Tiên thực hiện chính sách đóng cửa.
Sau khi nêu ra vị trí địa lý của Nhật Bản ở gần Trung Quốc, Triều Tiên, chịu ảnh hưởng của nền Nho học trì trệ,
kém phát triển, dẫn tới việc Nhật Bản kẹp giữa hai nước láng giềng đó. Về cơ bản, ông nhận định nếu Nhật Bản
không tìm cách vượt lên, sẽ cùng chung số phận cay đắng bị chia năm xẻ bảy như hai nước trên.
Quan điểm này của Fukuzawa đã được chứng minh bằng thực tế. Ở Châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan, hai
nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước phương Tây. Chính sự du nhập
của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây
xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật từ cuối thế kỷ 19. (sự du
nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây => Nhật Bản không bị phương Tây
xâm lược ,  trở thành cường quốc kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật từ cuối thế kỷ 19)

Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất của văn minh là sự phát triển
kiến thức và đạo đức nội tại của dân tộc:
"Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng
cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, do đó bản
chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người."
Fukuzawa cho rằng nền giáo dục Nho học truyền thống ở Nhật Bản chính là sự cản trở lớn nhất của nền văn
minh: Nó vừa cổ hủ vừa chậm phát triển, hàng nghìn năm vẫn không thay đổi, chỉ coi trọng hình thức bên
ngoài giả tạo mà coi thường chân lý và nguyên tắc. Số lượng người đi học đã ít ỏi, lại chỉ được dạy đọc/viết mà
không được khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo và độc lập. Chính vì vậy, Fukuzawa kêu gọi người dân
hãy theo đuổi nền giáo dục thực học của phương Tây, dựa trên nền tảng khoa học và kỹ thuật. Mỗi người trong
xã hội, từ các học giả uyên bác, những viên chức nhà nước địa vị cao đến những nông dân nghèo và những
người buôn bán nhỏ đều có thể đi học để thực hiện tốt hơn chức năng riêng của mình, từ đó đóng góp sức mình
vào phát triển xã hội, chứ không nhất thiết phải học để ra làm quan theo lối suy nghĩ truyền thống của Nho học
hủ lậu.
Bên cạnh đó, ông cũng đã nhận định: "Việc tiếp thu văn minh phương Tây không phải là cứu cánh, mà bất quá
chỉ là phương tiện. Để bảo vệ độc lập dân tộc không có cách nào khác ngoài con đường tiến đến văn minh. Lý
do duy nhất để người dân ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia". => Đây là mục đích cao nhất
mục đích cuối cùng của việc tiếp nhận những giá trị phương Tây. Vì vậy không chỉ có đội ngũ trí thức mới có
vai trò tiếp nhận và vận dụng thành tựu phương Tây mà là tất cả người dân Nhật Bản đều phải có trách nhiệm
với đất nước. Chưa bao giờ tinh thần dân tộc trở nên cần thiết như lúc này. Tất nhiên việc tiếp thu tri thức phải
mang tính chọn lọc, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Ông cũng cảnh báo tư tưởng sùng bái, tin
tưởng một cách mù quáng những giá trị phương Tây. Bởi vì, văn minh của họ đúng là hơn hẳn phương Đông,
song điều đó không có nghĩa tất cả cái gì của họ cũng hoàn hảo. Ngược lại, phong tục của Nhật Bản không
phải cái gì cũng hủ tục, lạc hậu. Vấn đề quan trọng là phải biết tiếp thu cái gì, lọc bỏ cái gì, phải trên tinh thần
"chọn lọc có phê phán".
Tư tưởng quân phiệt 
Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tư tưởng Thoát Á chính là điểm khởi đầu cho sự xâm lược của Nhật Bản với
Trung Quốc, Hàn Quốc và cũng chính là tiền đề cho tư tưởng quân phiệt của Nhật Bản. 
“Tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp
trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù
người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè
một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối nảy sinh sôi nảy nở có thể gây
ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật
Bản!
Chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát
triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ
các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung
Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có
câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta
cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!”
Điều đó có nghĩa là ông khuyên Nhật Bản cũng phải gia nhập vào nhóm các nước đang cạnh tranh xâm
chiếm thuộc địa ở vùng Đông Á như Âu - Mỹ. 20 năm sau thì đúng là NB đã làm theo ý kiến mà Fukuzawa đề
xướng, nghĩa là đua tranh với các nước thực dân Âu -Mỹ trong việc xâm chiếm thuộc địa.
Fukuzawa Yukichi ủng hộ việc bành trướng lãnh thổ của Nhật theo học thuyết xã hội kiểu Darwin. Ông cho
rằng, chỉ những quốc gia mạnh nhất mới có thể sinh tồn thông qua một quá trình chọn lọc. Nghĩa là, Nhật Bản
phải đi xâm chiếm nước khác, nếu không thì chính Nhật sẽ bị thôn tính.
Bên cạnh đó, Fukuzawa hy vọng một màn trình diễn về sức mạnh quân sự của Nhật sẽ làm chấn động dư
luận ở phương Tây và giúp Nhật Bản tránh khỏi số phận bị xâu xé như ở Trung Quốc. Với hy vọng về một Nhật
Bản mạnh mẽ, Fukuzawa đã xem các quốc gia châu Á vừa là mối đe dọa, vừa là cơ hội để Nhật thể hiện sức
mạnh quân sự và chiếm làm thuộc địa.

4. Ý nghĩa của Thoát Á Luận 


Fukuzawa kêu gọi nước Nhật “hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ
các nước văn minh phương Tây.” Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng dường như ông Fukuzawa Yukichi quá
đề cao văn minh phương Tây. Mặc dù phương Tây có những tư tưởng tiến bộ, có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật
phát triển hơn so với phương Đông, nhưng dù vậy thì phương Đông hay phương Tây cũng có những ưu và
khuyết điểm riêng. Trong tư tưởng Thoát Á của mình, ông có nói đến việc đoạn tuyệt kết giao với các nước
Châu Á. Tư tưởng Thoát Á của ông đã gây ra nhiều sự tranh luận. Thế nhưng, nếu nhìn vào một mặt khác thì
những cải cách ông đưa ra đóng vai trò quan trọng đối với xã hội Nhật Bản vào thế kỷ XIX, tạo tiền đề cho tư
tưởng của cuộc Duy tân Minh Trị. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của phương Tây đã làm Nhật Bản thay đổi
một cách nhanh chóng và toàn diện, nói cách khác thì tư tưởng Thoát Á của ông đã khơi nguồn cho triết học
Khai sáng của Nhật Bản, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự tôn dân tộc của người Nhật và đưa Nhật Bản thoát khỏi
nguy cơ lệ thuộc, phát triển ngang hàng với các nước phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Có thể nhận
thấy tư tưởng của Fukuzawa Yukichi có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. 
Thoát Á luận của Fukuzawa Yukichi trở thành tác phẩm làm thay đổi lịch sử nước Nhật, thay đổi tư duy của
cả một dân tộc để xây dựng nước Nhật hiện đại và cho thấy sự mạnh mẽ, vĩ đại của một dân tộc đã dũng cảm
không chịu đầu hàng số phận và dám đối mặt với những thách thức của lịch sử để vươn lên hàng đầu thế giới.

5. Suy nghĩ cảm nhận của nhóm


So với Việt Nam, có thể thấy Nhật Bản là một quốc gia chưa bao giờ được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên,
nước Nhật cũng trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt từ thiên tai đến chiến tranh tàn phá, thế nhưng từ trong
đống đổ nát đó, nước Nhật vẫn tiếp tục đứng lên. Việc lựa con đường phát triển "văn minh hóa" dựa trên những
nền văn minh phát triển hơn cùng với tư tưởng hòa nhập chứ không hòa tan của người Nhật là một điểm đáng để
người Việt Nam chúng ta học hỏi. Chúng ta đang sống trong một thế giới được gọi là “va chạm giữa các nền văn
minh”. Vì vậy, chúng ta cần biết phương pháp để tiếp nhận và gieo trồng những thành quả của các nền văn minh
khác. Những kinh nghiệm của Nhật Bản về mở cửa hội nhập, tiếp thu và phát huy các giá trị sẽ là những bài học
quý để chúng ta tham khảo, nhất là trong bối cảnh mới khi Việt Nam đang tích cực tham gia vào dòng chảy
chung của nhân loại trên tất cả các lĩnh vực.
Từ tư tưởng Thoát Á luận của Fukuzawa Yukichi, nhóm mình nghĩ rằng là sinh viên thì tự bản thân mỗi người
chúng ta nên biết cách chọn lọc những điều cần phải học, tự mình rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản
thân để từ đó có thể phát triển bản thân hơn cho tương lai sau này. Cũng giống như trong việc lựa chọn cách học
kanji, giữa muôn vàn cách học, có thể là học theo âm on, âm kun; có thể là học theo cách tưởng tượng, cách học
tốt nhất sẽ là cách học phù hợp với bản thân mình nhất.

Eiichi Shibusawa - Thương nhân và doanh nghiệp nên làm gì


I. Dịch bài
1. Bản dịch
渋沢栄一(しぶさわえいいち)は近代における事業創造の第一人者です。企業の立ち上げに関与した企業は
多く、 また業種も多様でした。 多くの財閥が生まれましたが、 渋沢は財閥を作らず、 私利を追わず公益を図
ることを貫きました。
 社会活動にも熱心で、 多くの大学設立に関わりました。 倫理観と利益の両立を掲げ、経済の発展は国全
体を豊かにする為にあるとし、 富は全体で共有するものとしました。道徳感から離れた商才は真の商才では
ないとし、「道徳経済合一説」という理念を打ち出しました。 経済界に今も影響を与える存在です。
Shibusawa Eiichi là người tiên phong trong việc sáng tạo kinh doanh ở thời hiện đại. Ông đã tham gia vào quá
trình thành lập của nhiều công ty, nhiều ngành công nghiệp. Nhiều nhóm tài phiệt ra đời nhưng Shibusawa
Eiichi không thành lập nhóm tài phiệt, ông không theo đuổi lợi ích cá nhân mà kiên định hướng đến lợi ích cộng
đồng. 
Ông cũng rất nhiệt tình với các hoạt động xã hội nên đã tham gia vào việc thành lập nhiều trường đại học. Ông
nêu lên sự cân bằng giữa quan điểm đạo đức và lợi nhuận, cho rằng phát triển kinh tế là làm giàu cho cả nước và
tài sản là của chung. Ông đưa ra quan điểm rằng một tài năng kinh doanh xa rời đạo đức thì không phải là một
tài năng kinh doanh chân chính, và đã nêu ra triết lý “thuyết thống nhất kinh tế đạo đức”. Cho đến tận bây giờ,
thuyết này vẫn tồn tại, có tác động đến giới kinh doanh. 
2. Giải thích thuật ngữ, từ vựng
道徳経済合一説: “thuyết thống nhất kinh tế đạo đức”
道徳: “đạo đức” ở đây có nghĩa là tôn trọng việc theo đuổi lợi ích cộng đồng và 経済: “kinh tế” nghĩa là lợi
nhuận sản xuất
Thuyết thống nhất kinh tế đạo đức nghĩa là trong hoạt động kinh tế, cả nhân nghĩa đạo đức lẫn lợi nhuận sản
xuất đều phải được đề cao và nhấn mạnh, song hành cùng nhau, không được thiếu một trong hai.  

II. Tìm hiểu thông tin về nội dung trong bài


1. Tiểu sử của Shibusawa Eiichi- Ông thủy tổ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản
Shibusawa Eiichi sinh ngày 13 tháng 2 năm 1840, ở quận Hanzawa, đất Musashino (nay là thị trấn Fukaya, tỉnh
Saitama), xuất thân từ một gia đình phú nông chuyên về nghề nuôi tằm, chế thuốc nhuộm từ lá tràm. Ngay từ khi
còn nhỏ, dưới sự chỉ dẫn của cha, Shibusawa Eiichi đã tham gia phụ giúp việc sản xuất, kinh doanh của gia
đình. Năm 7 tuổi, ông cùng với anh họ Odaka Atsutada theo học về học thuyết Khổng giáo
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng “Tôn vương nhương di” (tôn kính hoàng đế và xua đuổi bọn man di), năm 22 tuổi,
Shibusawa và các anh em họ nhập bọn với nhóm người âm mưu đốt cháy khu nhà người ngoại quốc ở
Yokohama. Điều này chứng tỏ ở tuổi thanh niên, ông đã là một người theo chủ nghĩa quốc túy, chủ nghĩa yêu
nước cuồng nhiệt.
Tuy nhiên, kế hoạch đốt khu nhà của người ngoại quốc bị thất bại nửa chừng. Năm 1864 (tức 4 năm trước cách
mạng Minh Trị) ông trở về Kyoto và được nhận vào làm cho gia đình Hitotsubashi, một trong ba dòng họ mạc
chúa Tokugawa. 
Năm 27 tuổi, ông tháp tùng công tử Tokugawa Akitate - em trai mạc chúa Yoshinobu sang dự hội chợ Paris và
như vậy có cơ hội trải nghiệm tình hình thực tế về hệ thống kinh doanh cũng như ngành công nghiệp của Châu
Âu. 
Trở về Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị, Shibusawa đã thành lập Hiệp hội luật thương mại ở Shizuoka, sau
đó trở thành thành viên chính phủ Minh Trị với tư cách là thành viên Bộ Tài chính. Năm 1873, sau khi từ chức ở
Bộ Tài chính, ông hoạt động với tư cách là một doanh nhân tư nhân. Shibusawa đã dành hết tâm sức cho các
doanh nghiệp tư nhân khi giúp đỡ thành lập và điều hành khoảng 500 công ty cổ phần trong suốt cuộc đời mình.
Và một trong những di sản vững chãi nhất của ông chính là Ngân hàng Quốc gia Đệ nhất 「第一国立銀行」– tiền
thân của đế chế Mizuho khổng lồ hiện nay. 
Trong lúc được xưng tụng là một doanh nhân thành đạt, Shibusawa lại đặc biệt ủng hộ mối quan hệ không thể
tách rời giữa đạo đức với kinh doanh, để từ đó có những đóng góp thiết thực nhằm củng cố một xã hội thịnh
vượng. Cụ thể, ông đã tham gia khoảng 600 tổ chức và thường xuyên hoạt động từ thiện, chăm lo cho giáo dục,
phúc lợi cộng đồng và đạt được nhiều thành tựu. Năm 1931, ở tuổi 91, ông qua đời trong niềm thương tiếc nhiều
người.
Shibusawa Eiichi là nhân vật đã có những hoạt động to lớn trong thời Minh Trị, có quan hệ với rất nhiều
xí nghiệp, đã dựng nên hầu hết các ngành nghề sản xuất hiện đại của Nhật Bản.
Các ngành nghề mà Shibusawa tham gia gồm từ ngân hàng tới đường sắt, vận tải đường biển, xí nghiệp chế tạo,
công ty mậu dịch, v.v.. Shibusawa là nhân vật tiên phong trong chủ nghĩa tư bản Nhật. Không chỉ vậy, ông cũng
chính là người đã tạo ra "giới kinh tài" một giới không thấy có ở nước ngoài. (Giới kinh tài: đoàn thể gồm những
doanh nhân cùng làm ăn, cùng hoạt động với nhau)
Nhật Bản là nơi duy nhất hình thành "giới kinh tài". Ðó là bởi vì Shibusawa đã đồng thời có quan hệ với mấy
trăm xí nghiệp, và như vậy đã tạo ra môi trường cho các xí nghiệp này cùng xuất vốn làm ăn với nhau. Là người
đã tạo ra phong cách làm ăn độc đáo như vậy của chủ nghĩa tư bản Nhật, Shibusawa Eiichi là nhân vật ảnh
hưởng lớn đối với nước Nhật ngày nay. 
Shibusawa Eiichi đã để lại rất nhiều những câu nói, những triết lý kinh doanh nổi tiếng vẫn còn được nhắc đến
rất nhiều hiện nay. Trong đó có một câu nói rất nổi tiếng, tiếng Nhật gọi là 夢七訓 (tạm dịch: 7 bài học ước mơ)
với nội dung như sau:
夢なき者は 理想なし
Người không có ước mơ là người không có lý tưởng.
理想なき者は 信念なし
Người không có lý tưởng là người không có niềm tin.
信念なき者は 計画なし
Người không có niềm tin là người không có kế hoạch.
計画なき者は 実行なし
Người không có kế hoạch là người không có hành động.
実行なき者は 成果なし
Người không có hành động là người không có kết quả.
成果なき者は 幸福なし
Người không có kết quả là người không có hạnh phúc.
ゆえに幸福を求むる者は夢なかるべからず
Do đó, nếu muốn trở nên hạnh phúc thì không thể thiếu ước mơ

2. Chế độ lưu thông tiền tệ


     Shibusawa Eiichi về nước năm 1868 khi chế độ tướng quân đã sụp đổ, thay vào đó là chính quyền mới được
lập ra xung quanh Thiên Hoàng Minh Trị. Ông theo chủ về ở ẩn tại Shizuoka. Về ở ẩn nhưng ông vẫn băn khoăn
về vận mệnh đất nước, ông nghiên cứu và tập hợp tư liệu về việc xây dựng và tổ chức một nền kinh tế tiên tiến,
nhưng lúc bấy giờ lại không có cơ hội thể hiện tài năng. Ông có nhiều trăn trở về phương thức truyền bá sự hiểu
biết của mình mong góp phần cải cách xã hội. Shibusawa đã vay của lãnh chúa Tokugawa ở Shizuoka 500 ngàn
"lượng" tiền giấy phi hối đoái (lúc ấy tiền còn tính bằng "lượng"), để lập ra "Phòng thương mại," một công ty
hợp doanh, đây cũng là công ty cổ phần đầu tiên của Nhật Bản.  
    Ông lập ra “Phòng thương mại” với mong muốn giúp những doanh nhân vừa ra đời trong thời đại mới được
hiểu biết về cách tổ chức một công ty hiện đại như ông. 
Vậy cơ chế hoạt động "Phòng thương mại" của 1 công ty hợp doanh là gì? Thật ra, đây chỉ là sáng kiến mượn
tiền của chính phủ trong khi chưa quyết định nội dung việc làm của công ty. Đây là 1 yếu tố quan trọng giúp ta
thấy rõ lối suy nghĩ và điểm tựa tư tưởng của Shibusawa trong các hoạt động sau này của ông. Hành động này
cho thấy rằng, Shibusawa Eiichi chỉ quan tâm đến việc thành lập ra những tổ chức, chứ không chú trọng tới việc
làm giàu cũng như việc gây dựng 1 ngành nghề cụ thể nào. 
Cùng lúc đó, chính quyền Minh Trị đương bắt tay vào việc xây dựng đất nước dưới các khẩu hiệu “phú quốc
cường binh”, “quyết theo kịp phương Tây”, v.v. và họ nhận ra rằng đương thiếu một chuyên gia am hiểu các vấn
đề tài chính, ngân hàng… Khi chuẩn bị gửi người đi du học thì nhận được tin về Shibusawa nên đã quyết định
mời ông về tham gia chính quyền và trao cho ông một chức vụ quan trọng trong Bộ Tài Chính. Với cương vị và
uy tín này, Shibusawa đã thể hiện được hết tài năng, bản lĩnh của mình. 
Năm 1871 (tức năm Minh Trị thứ tư), đơn vị tiền tệ đổi từ "Lượng" thành Yên. Năm sau, chính phủ chế định
điều lệ Ngân hàng quốc doanh với mục đích thiết lập hệ thống lưu thông tiền tệ, đồng thời, đốt bỏ những tiền
giấy phi hối đoái đã phát hành từ trước. Cùng với động thái này, vào năm 1872, Shibusawa đã từ chức khỏi Bộ
Kho bạc và vận động thiết lập "Ngân hàng quốc doanh số 1", để rồi đến năm 1873, ông chễm chệ ngồi vào ghế
thống đốc của ngân hàng này. 
Sau này, tới năm 1882 (tức năm Minh Trị thứ 15), Ngân hàng Nhật Bản, ngân hàng Nhà Nước "chính hiệu" mới
được thiết lập. Đến tận lúc này, những ngân hàng như "Ngân hàng quốc doanh số 1," hay những ngân hàng địa
phương khác, tuy gọi là Ngân hàng quốc doanh, nhưng thực chất chỉ là ngân hàng dân doanh, được Nhà nước
cho đặc quyền phát hành tiền tệ, không có vốn của Nhà nước đổ vào, cũng chẳng được Nhà nước bảo đảm gì cả. 
Với hiểu biết hạn chế, cũng như chỉ có vốn hạn hẹp, chính phủ Minh Trị đã lập ra chế độ: Nhà nước cho những
thương gia hay những nhà giàu có uy tín ở các địa phương được đặc quyền phát hành tiền tệ. Thay vào đó, họ
phải nộp thế chấp cho Nhà nước bằng tiền vàng hoặc bạc thật. Nói cách khác, Nhà nước dựa vào uy tín của
những nhà giàu, giữ vàng bạc của họ làm thế chấp, rồi cho họ phát hành một lượng tiền giấy, gọi là Phiếu Ngân
hàng quốc doanh, nhiều gấp mấy lần giá trị thế chấp của họ. 
Việc cho phát hành ngân phiếu quốc doanh như trên còn có một mục đích nữa. Ðó là dùng những ngân phiếu
quốc doanh đã được Nhà nước nắm giữ thế chấp như vậy, đổi cho loại tiền giấy phi hối đoái đã được phát hành
trước đó. Loại tiền giấy phi hối đoái do chính Chính phủ Minh Trị Duy Tân phát hành, song vì lạm phát nên đã
bị mất tín nhiệm. 
Ngoài ra, bởi vì ngân hàng còn có chức năng giữ tiền gửi. Vừa phát hành tiền tệ vừa giữ tiền gửi mà nếu phá sản,
thì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp. Chính vì thế Nhà Nước bắt buộc những nhà giàu, những thương gia có
uy tín này phải nộp thế chấp bằng vàng/bạc thực trước. Ðó là chế độ đã được lập ra vào đầu thời Duy tân Minh
Trị. Không biết ai đã đề xướng ra chế độ đó, nhưng xem ra quả là một phương pháp thao tác tinh vi sự lưu thông
tiền tệ tín dụng. 
Tiếp theo Ngân hàng Quốc doanh số 1 này, trên một trăm ngân hàng khác có tên gọi bằng số thứ tự, đã được
thiết lập ở khắp nước Nhật. Một số ngân hàng như vậy hiện nay vẫn còn hoạt động, chẳng hạn Ngân Hàng Số 4
ở Niigata.  Phần lớn những ngân hàng như vậy đã được thiết lập với sự nhúng tay của Shibusawa. Tuy nhiên,
phải nói rằng, thành tựu đầu tiên của Shibusawa là thiết lập hệ thống lưu thông tiền tệ của Nhật Bản, chứ không
phải chỉ là thiết lập ngân hàng. 
3. Thiết lập hệ thống công nghiệp
Hơn 100 năm phát triển kinh tế, Nhật Bản đã sản sinh ra nhiều nhà doanh nghiệp vĩ đại. Những người sáng lập
Toyota, Honda, Sony, Matsushita, Canon, v.v.. đều là những nhà doanh nghiệp được người Nhật truyền tụng mãi
với lòng tự hào. Nhưng vượt lên trên tất cả những người này có lẽ là Shibusawa Eiichi (1840-1931). Ông hội tụ
tất cả mọi đức tính, mọi tố chất của một nhà lãnh đạo. Và hơn thế nữa, sống trong buổi giao thời của hai chế độ,
sống trong giai đoạn đất nước đứng trước nguy cơ bị Tây phương xâm chiếm, thái độ và hành động của một kẻ
sĩ thức thời ở ông đã góp phần quyết định vào sự thành công của Minh Trị duy tân.
Giai đoạn đầu ở bộ Tài chính, Shibusawa hoàn thiện nền tảng pháp lý cho nền tài chính cùng hệ thống các doanh
nghiệp Nhật Bản hiện đại. 
Năm 1871, ông tham gia đổi đơn vị tiền Nhật Bản từ “lượng” thành Yên, tức là đồng Yên Nhật ngày nay. 
Năm 1872, ông thiết lập hệ thống ngân hàng hiện đại và lập ngân hàng tiên tiến, kiểu mẫu sau đó trở thành điển
hình cho một loạt các ngân hàng công và tư hình thành trong giai đoạn 1877-1880. Ngoài ngành ngân hàng, ông
cũng là người thiết lập ra những công ty nổi tiếng của Nhật Bản như năm 1873 ông lập công ty giấy ở Oji,
Tokyo hoặc năm 1882, ông đã sáng lập công ty Sợi Dệt Osaka. Ðây chính là mốc khởi đầu của nền công nghiệp
dệt may hiện đại của Nhật Bản nhờ vậy Nhật Bản đã dần dần trở thành nước hàng đầu thế giới về dệt may.
Vốn là một công chức nhà nước, làm việc trong Bộ Tài chính của Nhật Bản, Eiichi nhận thấy rõ Nhật Bản vào
giai đoạn đó, phần nhiều mọi người không coi trọng kinh doanh, xem buôn bán là công việc thấp hèn, không thể
so sánh được với công việc làm nhà nước. Cho rằng đó là nhận thức sai lầm, và nhận thức ấy có thể khiến đất
nước Nhật Bản đi vào con đường diệt vong, Eiichi bèn rời bỏ chốn quan trường để dấn thân vào con đường thực
nghiệp, đóng góp công sức vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Bởi ông cho rằng chỉ có phát
triển kinh tế vững vàng mới củng cố được chắc chắn nền tảng đất nước. Và cũng trong giai đoạn đó ông đã nhận
ra nhiều vấn đề hạn chế còn tồn tại trong xã hội, trong nền kinh tế, giáo dục của Nhật Bản. Ông suy nghĩ nhiều
về phương cách truyền bá sự hiểu biết của mình mong góp phần biến cải xã hội. Ông bèn lập ra Sở giảng dạy
thương pháp (luật về thương mại) tại nơi ở của mình với mong muốn giúp những doanh nhân vừa ra đời trong
thời đại mới hiểu biết về cách tổ chức công ty hiện đại. Chỉ có tri thức cốt lõi học được từ phương Tây, có lòng
yêu nước nồng nàn, đạo đức truyền thống kiên định, ý chí và sự đoàn kết cao độ. Shibusawa, cũng như các nhà
cải cách khác, không lập ra một lý thuyết mới nào cả, mà nhanh chóng áp dụng nền kinh tế phương Tây vào
Nhật Bản. Muốn lấy lại sự bình đẳng đã mất đi trong các hiệp ước thương mại bất bình đẳng với phương Tây, thì
đơn giản phải nhanh chóng xây dựng một quốc gia hiện đại như phương Tây để có sức mạnh kinh tế ngang bằng
để được công nhận.
Để nâng cao địa vị của giới doanh nhân, ông lập Phòng thương mại Nhật Bản và nhiều đoàn thể kinh tế khác.
Bên cạnh đó, Shibusawa đã giúp khởi nghiệp – theo đúng nghĩa của từ này hôm nay – mấy trăm công ty ở thời
điểm 150 năm trước như một người “khởi nghiệp hàng loạt” – serial entrepreneur – theo kiểu Thung Lũng
Silicon, ở mức độ chưa từng thấy. Rất nhiều công ty hàng đầu của Nhật hiện nay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
đã bắt nguồn từ công lao xây dựng của Shibusawa. Shibusawa đã tham gia vào sự thiết lập nhiều công ty khác
như Ðiện lực Tokyo, Khí đốt Tokyo, Khách sạn đế quốc, Ðường sắt mỏ than Hokkaido, Tàu biển Toyo,.. gồm
rất nhiều ngành nghề mà Shibusawa đã có quan hệ từ ngân hàng tới đường sắt, vận tải đường biển, xí nghiệp chế
tạo, công ty mậu dịch... Có thể nói, ông đã dựng nên khoảng năm trăm xí nghiệp lớn trong hầu hết các ngành
nghề nhưng ông chưa hề để cho con cái dựa dẫm vào quyền lực và mối quan hệ để đưa vào làm vị trí lãnh đạo
trong các công ty mà ông đã góp phần thành lập nên.
Nếu Fukuzawa Yukichi truyền bá văn minh khai sáng vào Nhật Bản để thức tỉnh dân tộc, thì Shibusawa có thể
nói là một trong những người dựng nước qua việc xây dựng nền kinh tế theo mô hình phương Tây tại Nhật Bản
dựa trên tri thức quản lý và công nghệ. Một quốc gia không chỉ thành công bằng những ý tưởng khai sáng thuần
túy để có một quốc gia mới phú cường, mà còn bằng muôn vàn đóng góp của những người con thân yêu của đất
nước gieo những hạt giống mới của một nền sản xuất hiện đại dựa trên tri thức, công nghệ, trên mảnh đất khai
sáng đó.
4. Chủ nghĩa hòa hợp Nhật Bản
Theo Shibusawa, cái cơ sở để tạo nên chủ nghĩa tư bản Nhật là chủ nghĩa góp vốn và chủ nghĩa hợp tác. Nghĩa
là góp vốn từ mỗi người rồi hợp tác với nhau gây dựng ngành nghề sản xuất. Muốn vậy thì không phải mỗi nhà
kinh doanh chỉ một mình lo toan mỗi việc là xong, mà phải đặt phòng thương nghiệp ở khắp nơi, rồi để cho
phòng thương nghiệp này kêu gọi những nhà sản xuất địa phương bỏ vốn ra xây dựng công ty. Nói cách khác,
đây là sự đề xướng ra “chủ nghĩa hợp tác Nhật Bản”.
Thật ra, sự kiện này cho thấy chính Shibusawa đã hiểu lầm rằng công ty cổ phần là cơ quan hợp tác giữa các nhà
tư sản. Sự hiểu lầm đó đã khiến Shibusawa đề xướng ra “chủ nghĩa góp vốn,” rồi trong quá trình hiện đại hóa đất
nước, nó đã dần dần biến thành “chủ nghĩa tư bản kiểu hợp tác” đặc trưng của Nhật Bản. Chủ nghĩa như vậy lại
dần dần phát triển thành “chủ nghĩa hợp tác của giới kinh tài” như thấy biểu hiện ở sự kiện mỗi khi thấy cần đầu
tư vào vấn đề gì, là các xí nghiệp chủ yếu liền được kêu gọi góp vốn. Cứ như thế, từ thời Minh Trị, qua Ðại
Chính tới Chiêu Hòa, Shibusawa Eiichi đã hoạt động ở cương vị chỉ đạo trung tâm của giới kinh tài.
Chủ nghĩa hợp tác kiểu Nhật Bản lại càng trở nên gắn kết mãnh liệt trong thời hậu chiến. Nó đã hình thành ra thể
chế phe đảng hay thể chất phe phen của từng ngành nghề. Có thể nói chính Shibusawa là cha đẻ ra xã hội phe
phen kiểu Nhật Bản.
Giải thích bổ sung
"Phe phen" là dịch ý từ "Dangô (Ðàm hợp) 談合" của Nhật Bản. "Ðàm hợp" có nghĩa là "thỏa hiệp ngầm," "sắp
xếp ngầm" giữa các nhà thầu trước khi tham gia đấu thầu, vừa để chia nhau những gói thầu, đồng thời để tự
mình định mức giá thầu.
=> Xã hội phe phen kiểu Nhật Bản là xã hội có sự thỏa hiệp ngầm giữa cá nhân, tổ chức với nhau nhằm đạt được
một một đích nhất định nào đó. 
5. Lý thuyết thống nhất và kinh tế đạo đức
Từ xưa đến nay nhiều người quan niệm rằng những người kinh doanh, buôn bán để làm giàu đều là phường gian
dối, trí trá. Thế nhưng với những trải nghiệm trong mấy chục năm dấn thân theo nghiệp kinh doanh, Shibusawa
khẳng định rằng người làm kinh doanh cần phải có đạo đức, người có đạo đức có thể làm giàu, và sự giàu sang
đạt được nhờ có nền tảng đạo đức sẽ bền vững hơn.
Trong cuốn sách "Luận ngữ và bàn tính" viết năm 1916, cuốn sách này là tập hợp những bài nói của ông về
phương pháp kinh doanh được ghi lại và xuất bản. Luận ngữ và bàn tính là 2 biểu tượng của 2 khía cạnh luân lý
kinh tế ở các nước Đông Á ngày trước, nhằm luận giải về tư tưởng "nghĩa lợi lưỡng toàn", tức kết hợp hài hòa
giữa lợi ích của doanh nghiệp và đạo đức nhân nghĩa đối với quốc gia, làm cho doanh nhân trở thành mẫu hình
đạo đức của xã hội, tương tự như mẫu hình "thánh hiền" của Nho giáo thời trước.
Shibusawa đã đưa ra ý tưởng về "lý thuyết thống nhất kinh tế đạo đức" trong cuốn sách "Luận ngữ và bàn tính".
Đây là một lý thuyết dựa trên "Luận ngữ" mà ông đã học trong thời thơ ấu và giải thích rằng "sự giàu có được
phát triển bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa đạo đức và lợi nhuận, và của cải được chia sẻ và trả lại cho xã hội
mà không có độc quyền."
Shibusawa xây dựng tư tưởng đó, ông đã luôn nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức trong kinh doanh, và
thực hành nó nghiêm túc, bền bỉ, từ lúc làm quan cho chính quyền Mạc phủ, chính quyền Minh Trị, khi trở thành
một doanh nhân độc lập trước chính quyền và cho đến khi qua đời. Shibusawa nói rằng đạo đức tạo ra sự giàu
có, và sự lừa dối, vô đạo đức và chiến thuật không phải là tài năng kinh doanh thực sự. Có thể thấy rằng ông làm
việc vì lợi ích quốc gia hơn là lợi ích cá nhân.
Quan điểm của ông là ở bất kỳ nước văn minh nào các xí nghiệp kinh doanh cũng lấy lời hứa làm trọng, và
người Nhật nếu không muốn bị thua thiệt thì phải tuyệt đối tôn trọng chữ “TÍN”.
Trong xã hội 4 cấp bậc “sĩ - nông - công - thương” của Nhật Bản, thì “sĩ” chính là tầng lớp võ sĩ đạo được xếp ở
bậc cao nhất, còn “thương” là những người làm công thương nghiệp xếp sau cùng trong 4 cấp, vì định kiến
những người làm công thương nghiệp là kiếm sống nhờ vào tài khôn vặt, dối trá, điêu ngoa nên luôn bị xã hội
xem thường. Dù vào thời Minh Trị đã xóa bỏ chế độ đẳng cấp thay bằng một xã hội “Tứ dân bình đẳng” nhưng
định kiến về người công thương nghiệp vẫn còn.
Do đó, muốn Nhật Bản phát triển thì kinh tế phải phát triển, việc cần làm lúc này cần phải nâng cao địa vị của
giới công thương nghiệp trong xã hội, hay nói cách khác là làm sao cho mọi người thấy được những nhà công
thương nghiệp chính là những người có đạo đức khi kinh doanh, là những người thể hiện được chữ ĐỨC và chữ
TÍN, ông chính là cha đẻ của triết lý kinh doanh Nhật Bản, là người có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp duy
tân đất nước.
Ngày nay, thế giới nói chung rất tín nhiệm doanh nhân Nhật Bản về chữ Tín. Chữ Tín của thương nhân là đều đã
được các Nho gia và các sư Phật giáo thời Edo khởi xướng, được Shibusawa phát triển và thực hành triệt để cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Từ đó, nó trở thành một đặc trưng nổi bật của doanh nhân Nhật Bản hiện đại.
Dịch:
Vào thời đại Taisho có sự chuyển biến lớn trong xã hội. Thông tin đến đại chúng đã lan rộng thông qua sự phát
triển của báo chí và các phương tiện truyền thông đồng thời một phong trào dân chủ quy mô lớn đã diễn ra.
Phong trào này được gọi là 大正デモクラシー (tạm dịch: Nền dân chủ Taisho) và phong trào đòi quyền lợi của
người dân đã lan rộng trên toàn quốc.
Quan niệm “Để phong trào thành công, nhân dân cần phải tiếp thu kiến thức” đã trở nên nổi tiếng.
Sự tiến bộ trong xã hội của phụ nữ cũng rất dễ thấy, những suy nghĩ truyền thống và suy nghĩ hiện đại đã có sự
va chạm, và các cuộc tranh luận giữa các nữ giới cũng đã diễn ra một cách sôi nổi .

Hai nhà tư tưởng Yoshino Sakuzô và Minobe Tatsukichi


Luận điểm rằng “để phong trào thành công, nhân dân cần phải tiếp thu kiến thức” đã trở nên nổi tiếng
Khái quát về thời Taisho
Thay cho thiên hoàng Meiji, từ năm 1912 đến 1926 là thời kỳ trị vì của thiên hoàng Taisho, gọi là thời kỳ
Taisho.
Thời kỳ này chứng kiến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và
buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bán đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái
Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong
chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực.
Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn và các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng,
dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh
doanh Nhật Bản, đồng thời trận động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nền kinh tế thêm khó
khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội
chủ nghĩa chiếm ưu thế.
Giới thiệu phong trào dân chủ Taisho
Các phong trào vận động cho dân chủ và tự do đã phát triển mạnh mẽ trong sự bùng nổ kinh tế nội địa nhờ
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Các phong trào dân chủ trong thời kỳ này, thường được gọi là Phong trào dân
chủ Taisho, được ủng hộ nhờ sự nổi lên của tầng lớp trung lưu thành thị có học thức và sự lớn mạnh của các
phương tiện thông tin đại chúng mới như đài phát thanh, sách báo, tạp chí với số lượng phát hành lớn.
Phong trào đấu tranh cho dân chủ và tự do dưới thời Taishô có thể xem như đã được bắt đầu từ cuộc biểu
tình có phóng hỏa và đập phá ở Công viên Hibiya (trung tâm Tôkyô) xảy ra khi cuộc Chiến tranh Nhật Nga vừa
kết thúc (1905), và chấm dứt vào lúc nào thì vẫn chưa rõ. Chỉ có thể nói chung chung là vào khoảng năm 1925
tức cuối thời Taishô. Và bên cạnh đó thì vào năm 1923 xảy ra đại thảm họa động đất tại vùng Kantou và thiệt hại
do động đất, các con nợ không trả nổi nợ -> khủng hoảng tài chính, ngân hàng & xí nghiệp phá sản.
Sở dĩ có phong trào vận động cho tự do dân chủ dưới thời Taishô là vì lúc ấy, kỹ nghệ phát triển, giáo dục
thẩm thấu sâu rộng trong quần chúng, xã hội thị dân được thành lập. Với bối cảnh như thế, lại kèm theo ý thức
về sự bi thảm của cuộc Thế chiến thứ nhất đã mang lại.
Ngoài ra, giới làm công ăn lương, phụ nữ, hay những thành phần gốc gác ti tiện trong xã hội, cho đến này
vẫn bị xem thường và ngược đãi, đã phát lên tiếng nói của mình, tích cực đòi hỏi được cải thiện cách đối xử với
họ. Đây là một đặc trưng của thời đại bấy giờ.
Về vấn đề “để đạt được thành công trong cuộc vận động, luận điểm “việc trang bị kiến thức cho người
dân là cần thiết” đã trở nên nổi tiếng.”
Trong cao trào dân chủ thời Taishô, có rất nhiều cuộc vận động xã hội xuất hiện dưới dạng thức khác nhau
chứ không riêng gì cộng sản. Sở dĩ chúng lan rộng được như vậy là vì có sự phổ cập của giáo dục trong quần
chúng.
Sau chiến tranh Nhật và Nga thì độ phổ cập kiến thức giáo dục nghĩa vụ tăng lên và hầu hết mọi người lúc đó
đều biết đọc biết viết và đủ tri thức để am hiểu mọi khía cạnh cơ bản của đời sống xã hội. Đồng thời họ cũng ý
thức hơn về nhân quyền, quan tâm hơn về các vấn đề chính trị và cả những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống như
điều kiện lao động.
Bên cạnh đó còn có một hội gọi là Seitosha được thành lập với mục đích là phát triển tài năng văn chương
của người phụ nữ. Và vì xảy ra những vấn đề khiến họ bị hiểu lầm mà họ nhận thấy được sự bất công đối với
phụ nữ cho nên điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ và hình thành nên Hiệp hội
phụ nữ mới với mục đích là đấu tranh giải phóng phụ nữ.
Tóm lại việc bùng nổ những phong trào đấu tranh dân chủ là do họ có kiến thức hơn và họ nhận thức rõ hơn
về nhân quyền, những sự bất công mà bản thân đang phải gánh chịu cũng như các tầng lớp khác. Vì vậy các tầng
lớp bị bóc lột ngày xưa bây giờ được học tập có kiến thức thì họ hiểu được nhiều thứ mong muốn bình đẳng và
cùng với việc truyền thông thời đó cũng phát triển mạnh nên luận điểm “để phong trào vận động thành công thì
việc trang bị kiến thức” đã trở nên nổi tiếng.
Tư tưởng
Hai nhân vật có thể xem như đã đóng vai trò chủ yếu đưa phong trào vận động dân chủ tự do thời Taishô lên
đỉnh cao là Yoshino Sakuzo (Cát Dã, Tác Tạo) 1878-1933 và Minobe Tatsukichi (Mỹ Nùng Bộ, Đạt Cát, 1873-
1948). Hai ông đều là giáo sư Đại học Tôkyô.
Hai nhà tư tưởng cấp tiến Yoshino Sakuzô và Minobe Tatsukichi
1. Yoshino Sakuzo
Yoshino Sakuzo đã thuyết về tư tưởng dân bản chủ nghĩa (lấy dân làm gốc) và được sự đồng tình rất lớn của
quần chúng Dân bản (minpon) mà ông bàn đến ở đây là chữ tương đương với dân chủ (minshu) theo cách nói
của chúng ta bây giờ. Yoshino biết rằng Nhật Bản đã chọn lựa thiên hoàng chế như quốc thể nghĩa là một sự
đồng thuận của cả nước, nếu nay đưa ra tiếng nói "dân chủ" như Tây phương thì không ai chấp nhận. Do đó, ông
dùng "dân bản" để cho mọi người biết là "tôi không đi theo Tây phương như các bạn tưởng lầm và không thuyết
phục các bạn phải trao chủ quyền quốc gia cho dân chúng đâu". Tuy vậy, nếu đọc nội dung những trước tác của
Sakuzo thì rõ ràng chủ thuyết "dân bản" mà ông đề cập đến chính là chủ nghĩa dân chủ chứ không chi khác.
Trong tạp chí Chuô Kôron (Trung Ương Công Luận), số tháng 1 năm 1916 (Taishô 5) , Sakuzo đã viết nguyên
văn mấy dòng sau đây:
Mấy chữ “chủ nghĩa dân bản” hãy còn quá mới mẻ ở Nhật. Hình như cho tới nay người ta chỉ nói về chủ nghĩa
dân chủ. Đôi khi lại có cách gọi khác như chủ nghĩa dân chúng hay chủ nghĩa bình dân. Thế nhưng chủ nghĩa
dân chủ thì cũng giống như trường hợp của chủ nghĩa dân xã, làm cho chúng ta có thể hiểu lầm nó đòi hỏi “chủ
quyền quốc gia phải ở nơi người dân”.Còn như chủ nghĩa bình dân lại đem người bình dân đối lập với quí tộc, e
rằng sẽ khiến cho người ta hiểu lầm nó đứng về cánh người bình dân mà xem quí tộc như thù địch (Lược 1
đoạn). Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã làm nên cơ sở cho chính trị chính đảng thì sẽ thấy về mặt chính trị,
trong khi vẫn tôn trọng người dân nói chung, không bao giờ phân biệt quí tiện, cũng không đòi hỏi chế độ phải
là quân chủ - điểm mà trong nước đã đồng thuận - hay cộng hòa. Là một chủ nghĩa có thể áp dụng một cách phổ
biến, tuy mang một cái tên hơi mới mẻ, chủ nghĩa dân bản
Để phổ cập tư tưởng "dân bản", năm 1918 (Taishô 7), Yoshino Sakuzo đã kêu gọi một nhóm bạn gồm các học
giả, nhà tư tưởng thành lập Reimeikai (Lê Minh Hội), một đoàn thể có mục đích mở mang dân trí. Họ đi diễn
thuyết khắp nơi, đưa ra chủ trương "Nếu muốn có một nền chính trị biết tôn trọng ý chí của quốc dân thì không
gì khác hơn là thành lập nội các chính đảng. Chỉ có các nghị sĩ được chọn lựa bằng phổ thông đầu phiếu vào
quốc hội (Chúng nghị viện) mới có thể phản ánh được ý chí của người dân". Như vậy, mục đích của nhóm này là
đòi hỏi phổ thông đầu phiếu.
Cùng năm ấy, dưới sự dìu dắt của chính Yoshino Sakuzo, một nhóm sinh viên Đại học Tôkyô (Tôdai) đã kết hợp
Hội “những con người mới của Đại học Tôkyô”, đồng thời với việc tổ chức những buổi học hỏi về chủ nghĩa
dân chủ và chủ nghĩa xã hội, đã chủ trì những buổi diễn thuyết có tính cách giáo dục quần chúng như Reimeikai
(Lê minh hội) từng thực hiện. Họ còn tích cực tham gia vào cuộc vận động tuyển cử và phong trào của người
lao động.

2. Minobe Tatsukichi
Dưới thời Taishô, Minobe Tatsukichi đã viết những quyển sách giải thích về hiến pháp như Kenpô kôwa (Hiến
pháp giảng thoại) và Kenpô satsuyô (Hiến pháp toát yếu) dể đề xướng thuyết "Thiên hoàng là một cơ quan" Điều
ông chủ trương đã ảnh hưởng nhiều đến giới trí thức đương thời.
Thuyết "thiên hoàng là một cơ quan" Minobe cho biết quốc gia là tập hợp của đông đảo những người
cùng chia sẻ một mục đích. Theo đó thì thiên hoàng, nghị sĩ hay thường dân là những người cùng nhau
họp lại vì một mục đích chung và tất cả sẽ tạo ra tổ chức gọi là quốc gia. Minobe cũng xem thiên hoàng
như là cơ quan tối cao của quốc gia. Nhưng khi đã là cơ quan tối cao của quốc gia thì sẽ không thể nào thi
hành chính trị cho bản thân mình mà phải làm sao để phục vụ cho mục đích chung của toàn thể cái tổ
chức mà mình là một thành viên.
Đồng thời Minobe cũng phản đối hình thức chính trị chuyên chế như việc thiên hoàng áp chế quyền lợi của quốc
dân và yêu cầu họ tuyệt đối phải phục tùng mình.
Vào đầu thời Taishô, lý luận "thiên hoàng là một cơ quan" của Minobe đã đụng độ mạnh mẽ và trực tiếp với
những nhà lý luận trường phái xem "chủ quyền thuộc về thiên hoàng". (Thuyết này cho rằng bằng bất cứ giá
nào, chủ quyền tối hậu phải nằm trong tay thiên hoàng). Người bênh vực cho thuyết này nổi tiếng nhất là Uesugi
Shinkichi (Thượng Sam, Thận Cát, 1878-1929)
Nhưng rốt cuộc thuyết "thiên hoàng là một cơ quan" trở thành dòng suy nghĩ chính của người Nhật. Nó đã đóng
một vai trò quan trọng cho việc phát triển chính trị chính đảng của giai đoạn cuối Taishô đầu Shôwa.
Tuy vậy khi chủ nghĩa quân phi êt đến thời toàn thịnh thì thuyết "thiên hoàng là một cơ quan" bị đàn áp và
không còn được trọng dụng nữa.
Tóm gọn:
Có thể thấy rằng nếu giai đoạn trước thì quyền lợi tập trung vào giới quý tộc thì ở giai đoạn này với tư tưởng của
nền dân chủ Taisho và những người có học thức bắt đầu ý thức được nhân quyền đều hướng đến sự đấu tranh
giành tự do, dân chủ, công bằng cho người dân. Và tư tưởng của nền dân chủ taisho cũng giống như tư tưởng
của chủ nghĩa dân chủ là thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do
và quyền con người.
2.Phân tích sự tiến bộ xã hội của phụ nữ (theo khía cạnh tư tưởng) (2 người)
Ngoài ra, giới làm công ăn lương, phụ nữ, những người burakumin tức thành phần gốc gác ti tiện trong xã hội,
cho đến này vẫn bị xem thường và ngược đãi, họ đã gióng lên tiếng nói của mình, tích cực đòi hỏi được cải thiện
cách đối xử với họ. Đây là một đặc trưng của thời đại bấy giờ.
Dưới thời Taishô, phong trào phụ nữ đòi cải thiện vị trí của họ trong xã hội cũng như đòi quyền tham dự
vào hoạt động chính trị đã lên cao. Đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong phong trào này là Shin fujin
kyôkai (Tân phụ nhân hiệp hội) tức Hội những người phụ nữ mới, được ra đời vào năm 1920 (Taishô 9).
Trong đó, họ có những nhà lãnh đạo đầy nhiệt tình là Hiratsuka Raichô và Ichikawa Fusae. Hiratsuka Raichô
tên thật là Hiratsuka Haru, sinh ra ở Tokyo, dẫn đầu phong trào phụ nữ đòi quyền tham dự hoạt động chính trị.
Tốt nghiệp Đại học Nihon Joshidai (Nhật Bản nữ tử đại học), chuyên ngành viết văn làm báo. Sau chiến tranh,
thông qua hình thức hoạt động hội đoàn và sáng tác – bà tranh đấu chống chiến tranh và giải phóng phụ nữ.
Ichikawa Fusae người tỉnh Aichi (vùng Nagaya), cộng tác đắc lực với Hiratsuka Raichô để đòi quyền đầu phiếu
cho phụ nữ. Sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt bà lại thành lập Hiệp hội phụ nữ Nhật Bản mới, trở thành
thượng nghị sĩ , đóng góp nhiều cho cuộc vận động chống nạn mại dâm và ủng hộ việc làm trong sạch chính
quyền.
Quá trình hình thành Shin fujin kyôkai (Tân phụ nhân hiệp hội)
Để thức tỉnh người phụ nữ về vai trò cuả họ, bà Hiratsuka Raichô đã tổ chức một nhóm bạn bè lấy tên là
Seitosha (Thanh đạp xã) vào năm 1911 (Meiji 44). Trong bài xã thuyết mào đầu cho tạp chí Seitô (Thanh đạp)
có một câu nói đã trở nên nổi tiếng đó chính là:
Xưa kia, người phụ nữ đáng được gọi là mặt trời. Rõ ràng những con người đúng nghĩa. Ngày nay, phụ
nữ chỉ là vầng trăng. Vầng trăng thì phải nhận lấy ánh sáng từ người khác. Họ là vầng trăng với khuôn
mặt xanh xao nhợt nhạt của một con bệnh.
Hồi thế kỷ 18, ở London bên Anh có một người mệnh phụ tên là bà Montagu.Những người phụ nữ họp lại trong
biệt thự của bà có thể đường đường bàn luận với nhau về khoa học và nghệ thuật, những điều họ vẫn bị cấm
đoán. Điều đặc biệt là những người phụ nữ ở đây đều mang tất màu xanh nên mới có tên là seito ( thanh đạp) tức
blue stocking, bít tất xanh. Do đó hội đoàn của bà Hiratsuka Raichô mới có mệnh danh là hai chữ này. Dù sao,
bản chất của Seitôsha không hẳn là một hội đoàn có mục tiêu giải phóng phụ nữ. Để tránh sự hiểu lầm thì
mục đích của Seitôsha là phát triển tài năng văn chương của người phụ nữ, mục đích chủ yếu là văn học.
Tuy nhiên, thời đó, dư luận cứ đinh ninh nó là cơ quan của phong trào đòi giải phóng phụ nữ. Thế nhưng
nói chung tầng lớp phụ nữ rất hoan nghênh việc đó, thế rồi các cơ quan truyền thông càng thổi phồng nó lên
như một hiện tượng xã hội. Do đó mà những người trong Seitôsha, họ đã bị thiên hạ nhìn với cặp mắt thiếu
khoan dung. Có người vì bị phát hiện ra là có chân trong Seitôsha mà phải mất việc làm. Chỉ vào lúc đó, người
trong Seitôsha mới cảm thấy xã hội Nhật Bản mà họ đang sống còn nhiều thành kiến và tỏ ra bất công đối
với phụ nữ.
Điều đó đã thúc đẩy sự manh nha của phong trào giải phóng phụ nữ và sự hình thành của Hiệp hội phụ nữ
mới (Shinfujin kyôkai = Tân phụ nhân hiệp hội) ra đời. Nhờ quyết tâm của họ mà sau đó nhà nước đã
phải cải chính điều 5 của Luật trị an và cảnh sát để cho phép lần đầu tiên người phụ nữ được có quyền
tham gia các cuộc vận động chính trị. Năm 1924 (Taishô 13), đoàn thể của các bà đã mở rộng và liên kết
thành một tổ chức lớn hơn có tên Fujin sanseiken kakutoku kisei dômei ̣̣(Liên
̣̣̣ minh những người tranh đấu
cho người phụ nữ có quyền tham chính). “Tham chính” (sansei) trong Nhật ngữ có nghĩa nhẹ hơn trong Hán
Việt, ở đây chủ yếu nói đến quyền phổ thông đầu phiếu cho cả nam lẫn nữ.
Sekirankai (Xích lan hội)
Bên cạnh nhưng khác với Seitôsha là Sekirankai (Xích lan hội) của Yamakawa Kikue. Yamakawa Kikue sinh
ở Tôkyô là một nhà vận động phụ nữ. Tốt nghiệp Joshi Eigakujuku (tức trường đại học chuyên dạy Anh văn do
bà Tsuda Umeko thành lập) và kết hôn với nhà lãnh đạo công đoàn Yamakawa Hitoshi. Cùng với Itô Noe (1895-
1923) thành lập Xích lan hội tranh đấu giải phóng phụ nữ. Sau Thế chiến thứ hai, gia nhập Đảng Xã Hội Nhật
Bản, phụ trách vấn đề phụ nữ và thanh thiếu niên. Xích lan có nghĩa là Làn sóng đỏ.Đây mới là một đoàn thể
tranh đấu để giải phóng phụ nữ. Cơ sở đường lối suy nghĩ của họ là người phụ nữ sẽ được giải phóng nếu
cuộc cách mạng cộng sản, xã hội chủ nghĩa thành công. Lập trường của họ dĩ nhiên là có khoảng cách với
Tân phụ nhân hiệp hội.
=> Hai hội Shinfujin kyokai và Sekirankai đã có những tiến bộ xã hội của phụ nữ trong tư tưởng của mình dưới
thời Taisho
Qua những phong trào đấu tranh, nổi dậy của phụ nữ trong xã hội thời kì Taishou chúng ta có thể cảm
nhận được rằng người phụ nữ Nhật Bản đang dần có những chuyển biến mạnh mẽ về việc nhận thức vai
trò của bản thân mình. Nơi nào có áp bức, bất công nơi đó sẽ có nổi dậy, có cách mạng và giải phóng. Có thể
nói rằng nhờ vào học tập, được giáo dục bài bản, tiếp thu những tư tưởng nổi trội trong thời đại bấy giờ mà
những người phụ nữ thời Taishou đã được trao cho một ngọn cờ, ngọn cờ “Bình đẳng” để giúp họ đứng lên, đấu
tranh cho nữ quyền. Họ như tìm thấy được ánh sáng của mình sau khi trải qua biết bao năm tháng bị che mờ, bủa
vây bởi những định kiến, những truyền thống, những cam chịu mà suốt những thời đại qua họ vẫn âm thầm dối
mặt. <Liên hệ với người phụ nữ VN> Công dung ngôn hạnh, Can trường, chịu đựng, sẵn sàng hy sinh vì gia
đình, đất nước hình ảnh người mẹ thiêng liêng, nhưng người phụ nữ Nhật còn sắc sảo về mặt tư tưởng, suy nghĩ.
3. Cảm nghĩ (1 người)
Qua bối cảnh đặc trưng của thời kỳ Taisho như: giáo dục không chỉ phát triển ở tầng lớp thượng lưu hay trung
lưu mà cả ở những những người dân bình thường hay phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí ngày càng
phát triển mạnh mẽ thì có thể thấy được đây chính là lý do giúp cho nhân dân Nhật Bản thời kì Taisho có sự
chuyển biến trong suy nghĩ, tư tưởng. Từ đó dẫn đến các phong trào tiến bộ như phong trào dân chủ, giải phóng
phụ nữ,..
- Về phong trào dân chủ:
Hai tư tưởng của Yoshino Sakuzo – “Tư tưởng dân bản chủ nghĩa” và tư tưởng của Minobe Tatsukichi “Thiên
hoàng là một cơ quan” đều có một điểm chung chính là họ bắt đầu quan tâm đến việc đòi lại quyền bình
đẳng cho tầng lớp nhân dân. So với các thời kỳ trước khi xã hội chỉ tập trung vào các tầng lớp quý tộc, võ
sĩ,..thì thời kỳ Taisho tư tưởng lấy dân làm gốc, do dân vì dân bắt đầu xuất hiện và phát triển.
- Về sự phát triển giáo dục:
Tư tưởng phát triển giáo dục cực kỳ tiến bộ của Nhật Bản thời đại này giúp nhận thức của người dân có
bước tiến lớn đối với nhân quyền và tư tưởng này cũng có sức ảnh hưởng đến xã hội Nhật Bản cho đến tận
bây giờ. Minh chứng rõ ràng nhất chính sách “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” hay tỷ lệ người mù chữ ở
Nhật Bản gần như là 0 và hơn 70% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp.
Chính nhờ vào những chính sách đúng đắn của thời kỳ này đã trở thành cơ sở cho sự phát triển giáo dục tại Nhật
Bản trong tương lai nhờ đó mà công cuộc cận đại hóa, hiện đại hoá đất nước đã thành công rực rỡ.
- Về sự tiến bộ xã hội của phụ nữ/phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ:
Nhiều người cho rằng các nữ quyền đã xuất hiện ở thời kỳ Heian, tuy nhiên ở thời kỳ này chỉ có phụ nữ thuộc
giới quý tộc có những đóng góp to lớn đối với văn học học và một vài khía cạnh nào đó trong cuộc sống thì về
khía cạnh gia đình, xã hội, chính trị hay những người phụ nữ ở các tầng lớp thấp hơn thì vị trí của người phụ nữ
vẫn còn rất mờ nhạt.
Tuy nhiên đến thời kỳ Taisho, nhận thức nữ quyền trong xã hội, chính trị bắt đầu xuất hiện và phát triển
mạnh mẽ. Thời kỳ này, nữ giới Nhật Bản đã dần tiến hành các cuộc vận động phong trào nữ quyền nhằm
yêu cầu cải thiện vị trí của họ trong xã hội cũng như đòi quyền tham dự vào các hoạt động chính trị. Xuất
hiện các nhà vận động nữ quyền tiêu biểu như: Ichikawa Fusae, Yamakawa Kikue và Yosano Akiko đã được đề
cập lúc nãy.
Tư tưởng giải phóng phụ nữ thời kỳ Taisho nói riêng hay thời đại Minh Trị nói chung chính là bước đệm
cho các phong trào giải phóng phụ nữ về sau, đặc biệt là từ sau Thế chiến thứ 2.
--> Qua các tư tưởng về giáo dục, dân chủ và nữ quyền ở bài học này ta có thể thấy được rằng Giáo dục giúp con
người mở ra nhiều điều mới trong suy nghĩ, tư tưởng và là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, đặc biệt là
trong xã hội hiện tại. Đồng thời mỗi con người khi sống trong xã hội thì ai cũng có quyền được giáo dục, được
đối xử bình đẳng và có quyền tự quyết định cuộc đời của mình. Dù sự phân biệt đối xử hay các quan niệm cũ
như “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại đâu đó trong xã hội này, nhưng khi so sánh với quá khứ thì chúng ta
đã và đang sống trong một thời đại mà quyền lợi và sự bình đẳng của con người được đề cao và vị trí người phụ
nữ trong xã hội ngày càng được xem trọng, thì đây chính là một lợi thế để mọi người trong xã hội nói chung và
phụ nữ nói riêng có thể làm chủ cuộc đời của chính mình và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Kitaro Nishida

  I. Giải nghĩa tài liệu

 西田幾多郎の哲学的思想は「西田哲学」と呼ばれ、意識が真の自分自身と一致すること、「善」の研
究がベースとなっています。「純粋経験」という概念で何かをしている時に夢中になって我を忘れている状態
のことです。意識と身体は分離していないという考え方です。 西田哲学では「経験」とは個人が行うものでは
なく、経験があるから「個人」があるとしました。この思想では東洋の思想に見られる「連続性」に重きを置きま
した。

  Tư tưởng triết học của Kitaro Nishida được gọi là "Triết học Nishida", dựa trên cơ sở nghiên cứu về
"cái thiện", trong đó ý thức phù hợp với con người thật của mỗi cá nhân. “Trải nghiệm thuần túy” là trạng thái
mải mê làm một việc gì đó mà quên mất bản thân mình. Ý thức và cơ thể được cho rằng không tách rời nhau.
Trong triết lý của Nishida, "trải nghiệm" không phải là điều mà một cá nhân làm, mà bởi vì kinh nghiệm tạo nên
cá nhân. Tư tưởng này nhấn mạnh đến tính "liên tục" được tìm thấy trong các tư tưởng phương Đông.

 II. Thông tin thêm


 1. Tiểu sử Kitaro Nishida (西田幾多郎)

Kitaro Nishida ((19/05/1870 – 07/06/1945) là một nhà triết gia tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn nhất
Nhật Bản trong thế kỷ XX. Ông là người sáng lập ra cái được gọi là Trường triết học Kyoto. Ông được bổ nhiệm
làm giáo sư của trường đại học thứ tư ở tỉnh Ishikawa vào năm 1899 và sau đó trở thành giáo sư triết học tại Đại
học Kyoto. Năm 1940, ông được trao tặng Huân chương Văn hóa. Lĩnh vực triết học mà Nishida quan tâm trải
rộng trên nhiều phương diện, từ thiện, luân lý học cho tới tri thức luận, bản thể luận, siêu hình học.

 2. Tư tưởng triết học Nishida

  Sinh ra vào năm thứ ba của thời kỳ Minh Trị , Nishida đã có cơ hội để chiêm nghiệm các vấn đề triết
học phương Đông dưới ánh sáng tươi mới mà triết học phương Tây chiếu vào chúng. Triết lý sáng tạo và nguyên
bản của Nishida, kết hợp các ý tưởng của Thiền và triết học phương Tây, nhằm đưa phương Đông và phương
Tây đến gần nhau hơn. Trong suốt cuộc đời của mình, Nishida đã đưa ra rất nhiều khái niệm mang tính thời đại,
ông đã có những nghiên cứu sâu nhất các vấn đề triết học và cố gắng giải thích các sự kiện một cách cụ thể hơn
bằng logic của mình, đáng kể đến là “Bản thân hoàn toàn mâu thuẫn” và “Trải nghiệm thuần túy”. Bên cạnh đó,
ông cũng xuất bản một số cuốn sách và tiểu luận, trong đó, “Zen no kenkyuu” nói về triết lý “Trải nghiệm thuần
túy” là tác phẩm nổi bật nhất của ông.

 2.1 Bản thân hoàn toàn mâu thuẫn 「絶対矛盾的自己同一」

 Bản thân hoàn toàn mâu thuẫn quả thực là một khái niệm khó hiểu. Hơn nữa, Nishida sử dụng nó trong
nhiều bối cảnh khác nhau. Điều đó càng làm cho việc hiểu khái niệm này trở nên khó khăn hơn.

  Ông đã sử dụng khái niệm bản thân hoàn toàn mâu thuẫn này trong ba bối cảnh, một là trong bối cảnh
tôn giáo. Khái niệm này thể hiện mối quan hệ giữa con người hữu hạn, những con người luôn phải gánh chịu đủ
loại tội lỗi và phiền não và những con người vô hạn như Thần và Phật, những đấng tạo hoá vượt lên trên con
người, về cơ bản bị ràng buộc với nhau mặc dù họ khác xa nhau. Có thể hơi khó hiểu nhưng điều đó có nghĩa là
Thần và Phật chỉ tồn tại khi có một con người dù có cố gắng đến đâu cũng không thể cứu được và chính Thần và
Phật sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Nishida thể hiện mối quan hệ này dưới khía cạnh bản thân hoàn toàn mâu
thuẫn.

  Bối cảnh thứ hai ông cho rằng thế giới của chúng ta bao gồm "thời gian" và "không gian". Thời gian là
dòng chảy từ quá khứ qua hiện tại đến tương lai. Mặt khác, không gian được thiết lập trong hiện tại, nhưng nó
được đóng gói với cả yếu tố quá khứ và tương lai. Nishida cũng sử dụng thuật ngữ "bản thân hoàn toàn mâu
thuẫn" để mô tả cấu trúc của thế giới trong đó các mặt đối lập của thời gian và không gian đồng thời gắn kết với
nhau trong khi vẫn tồn tại cuộc xung đột.

  Cuối cùng, Nishida giải thích mối quan hệ giữa "toàn thể" và "cá nhân" luôn nảy sinh trong một xã hội
hay tổ chức dưới góc độ bản thân hoàn toàn mâu thuẫn. Tổng thể và cá thể độc lập với nhau, nhưng sự tồn tại
của tổng thể và của các cá thể là điều tất yếu để mỗi cá nhân phát huy hết sức mạnh của mình. Mặt khác, tổng
thể chỉ có thể thực hiện được khi mỗi cá nhân phát huy hết sức mạnh của mình. Nó có thể được diễn giải như
một tổ chức và một thành viên của tổ chức. Đây cũng là một bản thể bản thân hoàn toàn mâu thuẫn.

 2.3 Nghiên cứu về cái “Thiện”「善」の研究

 Vào thời Minh Trị, khi Nhật Bản đang nỗ lực hiện đại hóa và nỗ lực cạnh tranh với các cường quốc
phương Tây, Kitaro Nishida đã tự mình xây dựng một nền triết học ban đầu chỉ dành cho Nhật Bản. Tác phẩm
đầu tay và cũng là kiệt tác của ông là「善」の研究.

 "Zen no kenkyuu" xuất bản năm 1911 (Meiji 44), là cuốn sách triết học đầu tiên do người Nhật viết,
trình bày một thế giới quan độc đáo bằng cách suy nghĩ độc lập đồng thời phản ánh sự tác động từ triết học
phương Tây đến truyền thống của tri thức Nhật Bản và phương Đông. Trong cuốn sách Zen no kenkyuu gồm có
4 phần

 Phần I Kinh nghiệm thuần túy (giải thích bản chất của “Kinh nghiệm thuần túy”)

 Phần II Thực tại (thể hiện những tư tưởng triết học cốt lõi của Nishida)

 Phần III Thiện (thảo luận về những điều tốt đẹp)

 Phần IV Tôn giáo (thêm phần này vào với niềm tin rằng cứu cánh của triết học là tôn giáo)

  Lý do mà ông đặt tên cho tác phẩm này là “Zen no kenkyuu”, mặc dù một nửa của nó được dành cho
việc thảo luận các quan điểm trong triết học, là vì ông nghĩ rằng, cuối cùng, trọng tâm của tác phẩm này là
những câu hỏi lớn của cuộc sống con người và sự tồn tại.
 Khái niệm chính của cuốn sách này là "trải nghiệm thuần túy". Nishida đã nghĩ ra khái niệm "trải
nghiệm thuần túy" để vượt qua thuyết kép về chủ thể được thừa nhận- vốn được thiết lập bởi triết học phương
Tây hiện đại.

  Vậy chính xác thì một trải nghiệm thuần túy như vậy là gì? "trải nghiệm" của Nishida có thể được đọc
là "ý thức." Vì vậy, có thể gọi trải nghiệm thuần túy là ý thức thuần túy. Trải nghiệm thuần túy đồng nghĩa với
trải nghiệm trực tiếp. Chủ thể và đối tượng chỉ là sản phẩm của trừu tượng, và trên thực tế, khi một người trải
nghiệm trực tiếp trạng thái ý thức của mình thì vẫn chưa có chủ thể hay đối tượng. Đây là trạng thái thống nhất
của ý thức trước sự phân hoá chủ quan và khách quan. Đây là hình thức trải nghiệm thuần túy nhất. Nó đề cập
đến kinh nghiệm trực tiếp có được trước khi có các phản xạ thông minh, tức là trạng thái nguyên thủy của ý thức
có được bằng cách loại bỏ các yếu tố như khái niệm, diễn giải, liên tưởng, có được vào sau này ... Nó đề cập đến
ý thức không phân biệt và linh hoạt mà trẻ sơ sinh có thể có trước khi có sự phân biệt giữa bản thân và người
khác, và giữa mọi thứ và tâm trí. Kitaro Nishida nói, "Tôi muốn giải thích mọi thứ bằng kinh nghiệm thuần túy
là thực tế duy nhất."

Trải nghiệm có nghĩa là biết thực tế. Nó có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn thái độ phản ánh phân biệt đối xử
của một người, và biết phù hợp với các sự kiện. Vì mọi người bao gồm một số phản ánh ngay cả khi nói về kinh
nghiệm. "Thuần túy" ở đây là trạng thái trải nghiệm thực sự, mà không có thêm suy nghĩ hoặc phản ánh nào. Ví
dụ, nó đề cập đến khoảnh khắc nhìn thấy một màu sắc hoặc nghe một âm thanh xảy ra không chỉ trước khi người
ta thêm vào phán đoán rằng việc nhìn thấy hoặc nghe thấy này liên quan đến một cái gì đó bên ngoài hoặc một
người đang cảm nhận cảm giác này, mà thậm chí trước khi người ta đánh giá điều gì màu sắc hoặc âm thanh đó
là gì. Vì vậy,trải nghiệm thuần túy đồng nghĩa với trải nghiệm trực tiếp. Khi một người trải nghiệm trực tiếp
trạng thái ý thức của mình thì vẫn chưa có chủ thể hay đối tượng, và tri thức và đối tượng của nó hoàn toàn
thống nhất. Đây là hình thức trải nghiệm thuần túy nhất. Nhìn thế giới từ quan điểm “trải nghiệm thuần túy”, cái
mà chúng ta coi là "thực tế" không chỉ là một đối tượng trừu tượng, mà là một "tác phẩm" của "một thứ" đang
vận động từ tận gốc rễ của thế giới. Cả chủ thể và khách thể đều là những khái niệm xuất hiện do kết quả của sự
phản ánh. Đối với Nishida, tiền đề cuối cùng phải là thực tế cuộc sống trước khi có thêm sự phản ánh. Nishida
gọi nó là "hiện tượng ý thức của chúng ta, tức là thực tế của trải nghiệm trực tiếp.

  Trạng thái của trải nghiệm thuần túy, tức là trạng thái của trí tuệ thuần túy, ở cấp độ nhận thức cảm
tính, chẳng hạn như nhìn thấy màu sắc và nghe âm thanh, được chỉ ra một cách đơn giản. Không cần phải nói, đó
là sự thống nhất của chủ quan- khách quan. Đó là sự kết hợp giữa "màu sắc là tôi, màu sắc của tôi" và "âm thanh
là tôi, âm thanh của tôi", chưa có chủ thể chính và chưa có đối tượng. Ở đó, tôi thấy, tôi nghe, tôi là chủ quan,
màu sắc tôi nhìn thấy, âm thanh tôi nghe thấy là khách quan... Tất cả được hợp nhất.

  Ý thức thuần túy đang hoạt động trong suy nghĩ. Nói cách khác, sức mạnh của sự thống nhất của chủ
quan- khách quan đang phát huy tác dụng. Điều này có thể được gọi là đối tượng hóa hoặc đại diện, nhưng sau
khi làm như vậy, tư duy cố gắng suy nghĩ một cách hợp pháp về cấu trúc và chức năng của sự vật, và mối quan
hệ giữa các sự vật. Ở đó, đối tượng được cho là tôi bị cắt rời theo hai cách. Nhưng ở khía cạnh khác, ý thức
thuần túy hoạt động trong suy nghĩ. Suy nghĩ luôn được sinh ra từ đó, ở đó, và trở lại đó. Do đó, theo quan điểm
của ý thức thuần túy, bản thân tư tưởng và đối tượng được suy nghĩ hợp nhất thành một thể. Tuy nhiên, ngay cả
như vậy, trong kiểu phán xét đáng suy nghĩ này, việc phân chia chủ thể được cho là bản thân có suy nghĩ vẫn tồn
tại và chưa được giải quyết. Vì vậy, nhiệm vụ của tư duy là giải quyết sự phân chia này trong khi đi sâu vào sự
thống nhất của ý thức thuần túy (sức mạnh thống nhất), và tư duy trong trạng thái thống nhất chủ-khách thuần
túy mà không có sự phân chia.

  “Suy nghĩ tự nó phát triển. Khi chúng ta hoàn toàn từ bỏ bản thân và trở thành đối tượng của tư tưởng,
tức là khi chúng ta trở nên thuần túy trong vấn đề, hay nói đúng hơn, khi chúng ta đắm mình vào nó, chúng ta
thực hiện hoạt động của suy nghĩ.”

  Bây giờ, giả sử chúng ta đang giải một bài toán khó. Khi đó, chúng ta thử nhưng chúng ta không thể
giải quyết được. Có một sự tách biệt kép lớn giữa giữa bài toán và chúng ta, và chúng ta gặp rắc rối bởi sự tách
biệt. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, một ý tưởng nào đó (trực giác) xuất hiện trong đầu, và giải pháp
được đưa ra bằng cách lập luận một cách có trật tự phù hợp. Khi đó, không có khoảng cách giữa giải pháp và
bản thân, và chúng được hợp nhất với nhau. Giải pháp là tôi, và tôi là giải pháp. Ngược lại, trong khi chúng ta
đang suy luận để đi đến lời giải, chúng ta đang đắm mình vào bài toán và suy luận, và sự tách biệt kép của chủ
thể và khách thể dần được giải quyết.

  Theo Nishida, "chân ngã" là bản thân "trải nghiệm thuần túy" trong đó "hành động hợp nhất" hoạt động,
và "tôi", được phát biểu như một chủ thể, chỉ là một cái trừu tượng. Tuy nhiên, lý thuyết tự về "Nghiên cứu về
điều Thiện" lại có một hình thức hơi kỳ lạ. Đây là lời của Nishida, “Tinh thần của chúng ta, là hành động hợp
nhất của thực tại, ý thức về bản thân chúng ta không phải khi hợp nhất đang hoạt động, mà là tại thời điểm va
chạm này.” Theo ông, "con người" còn "sâu sắc" hơn động vật và thực vật, bởi vì hầu hết các "hệ thống" trong
cuộc sống của con người là không nhất quán .

 Theo truyền thống, nhiều nhà đạo đức học đã định vị và đánh giá điều thiện và điều ác từ các tiêu chuẩn
bên ngoài. Tuy nhiên, trong triết lý nguyên thủy mà Nishida đúc kết từ tư tưởng phương Đông, cái thiện tiềm ẩn
trong con người là “tiềm năng”, và quan trọng là làm thế nào để nó nở hoa. Vì mục tiêu đó, cần phải vượt ra
khỏi ngưỡng chủ thể/ đối tượng và có quan điểm “lấy người khác làm mình”, khi thực sự đứng trên lập trường
đó thì “nhân cách” mới được hiện thực hóa. Đó là thiện. Đối với Nishida, “thiện” là sự tự hiện thực hóa của mỗi
cá nhân. Tự hiện thực hóa bản thân không đề cập đến việc theo đuổi lợi ích cá nhân, mà là việc nhận thức "con
người thật" phù hợp với sự thống nhất của thực tế của kinh nghiệm thuần túy. Mỗi cá nhân tự phát triển dựa trên
sự tồn tại thống nhất trên nguồn gốc của nó và đánh bóng tính cá nhân đáng chú ý của chính nó. Bằng cách đó,
chúng ta đang ở trong một trạng thái thống nhất với thế giới. Bạn càng nhận ra chính mình, bạn càng ít xung đột
với những người khác, và bạn càng dẫn đến sự thống nhất. Nếu bạn quên đi sự thống nhất vô hạn của thực tại
trong trải nghiệm thuần túy và chỉ theo đuổi bản thân trong những đám mây đen, nó sẽ trở thành một thế giới của
sự đối đầu ích kỷ, và ngược lại, nếu bạn chỉ theo đuổi sự thống nhất, bạn sẽ đánh mất tính cá nhân của mình.
"Thiện" xảy ra khi bản thân và thực tại chân chính (thế giới / vũ trụ) trong kinh nghiệm thuần túy được hợp nhất
và sự thống nhất cá nhân "chân ngã" được thực hiện.

CẢM NHẬN CÁ NHÂN: ZEN NO KENKYUUU - HÀNH TRÌNH KIẾM TÌM TỰ NGÃ CHÂN CHÍNH

THIỆN LÀ GÌ? NGƯỜI ĐỜI THƯỜNG CHO RẰNG GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC LÚC KHÓ KHĂN,
ĐỒNG CẢM VỚI NGƯỜI KHÁC KHI HOẠN NẠN, CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC LÚC GIAN NAN, ẤY
LÀ THIỆN. NHƯNG ĐÓ CÓ PHẢI LÀ THIỆN CHÂN CHÍNH, HAY ĐÓ CHỈ LÀ CÁCH ĐỂ CON NGƯỜI
ĐẠT ĐƯỢC CẢM XÚC THOẢ MÃN, HÂN HOAN, HẠNH PHÚC NHẤT THỜI.

THEO NISHIDA KITARO, THÌ THIỆN LÀ VIỆC PHÁT HUY MỘT CÁCH MẠNH MẼ NHẤT CÁ TÍNH CỦA BẢN
THÂN. BỞI ĐẠO ĐỨC LÀ THỨ KHÔNG THỂ TRUY CẦU ĐƯỢC Ở BÊN NGOÀI MÀ CHỈ CÓ THỂ KIẾM TÌM TRONG CHÍNH
BẢN THÂN TA. RAFFAELLO SANTIN VÀ MICHELANGELO DẪU LỰA CHỌN NHỮNG CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ NHAU TRONG
CÁC BỨC HOẠ, NHƯNG HỌ ĐỀU THỂ HIỆN ĐƯỢC CÁ TÍNH RIÊNG CỦA MÌNH TRONG MỖI BỨC HOẠ... ĐÓ LÀ THIỆN.
KITARO NISHIDA ĐÀO SÂU VÀO TÂM THỨC CON NGƯỜI VÀ TIẾP TỤC KHÁM PHÁ NHỮNG GÌ CHÂN THẬT Ở NƠI
SÂU THẲM NHẤT CỦA TRÁI TIM.

Theo tầm nhìn của Nishida cũng như theo bản chất của trí tuệ châu Á, người ta khao khát sự hài hòa trong
trải nghiệm, sự thống nhất. Ông cho rằng hình thức trải nghiệm sâu sắc nhất là trải nghiệm thuần túy. Nishida
phân tích suy nghĩ, ý chí, trực giác trí tuệ và trải nghiệm thuần túy giữa chúng. Và rồi, ông khuyên mọi người
nên rời bỏ những lý thuyết người ta đã bày đặt ra một cách giả tạo mà quay về với kinh nghiệm bản thân thiết
thực.

Kitarō Nishida ra đời vào cuối thế kỷ 19 khi Nhật Bản đang tiếp thu những tiến bộ và kiến thức công nghệ
từ Phương Tây. Khi còn trẻ ông hiểu biết rộng rãi về triết học Phương Tây và tư tưởng truyền thống phương
Đông. Ông dành cuộc đời mình để tạo ra một hệ thống triết học độc đáo kết hợp triết học phương Tây và sự hiểu
biết của Phật Giáo về bản chất của sự tồn tại. "Zen no kenkyuu" là tác phẩm triết học đầu tiên ở Nhật Bản có sự
dung hoà triết thuyết phương Đông và phương Tây. Đây là tác phẩm có vị trí lớn lao trong lịch sử triết học Nhật
Bản. Nó không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà ngay trong thời hiện đại nó cũng không hề mất đi ý nghĩa khi
quan điểm triết học của Nishida đã tạo ra sự đối đầu triệt để với triết học phương Tây. “Zen no kenkyuu” của
Nishida cực kỳ khó hiểu. Nhà phê bình Eisuke Wakamatsu gợi ý rằng bốn chương nên được đọc theo thứ tự
ngược lại để hiểu triết lý của Nishida, hiểu được quá trình mà Nishida vượt qua với tư duy mạnh mẽ. Những câu
nói của Nishida tuy thô tục mà tiếp tục cắn xé "nỗi buồn" của cuộc đời chắc chắn sẽ chạm đến trái tim của bạn.

 3. Liên hệ Triết học Nishida với Trà Đạo

 Những gì xuyên suốt trong lý thuyết về kinh nghiệm thuần túy của Nishida là một sự thống nhất mạnh
mẽ, nó bao trùm lên nhiều mặt, nhiều khía cạnh từ tri thức, tình cảm, ý chí, thời gian, không gian, chủ quan,
khách quan, chân thiện mỹ, lý tưởng, thực tại, cơ thể, trí óc, cỏ cây, sâu bọ, cá, chim và thú (thiên nhiên), cá
nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới.

  Nhắc đến trà đạo là nhắc đến tinh thần mà trà đạo luôn luôn hướng tới chính là sự tinh tế và tịnh tâm
trong tâm hồn con người: hòa mình với thiên nhiên, nuôi dưỡng tâm hồn và đạt tới giác ngộ. Trà đạo thuộc về
lối sống tự làm chủ bản thân mình. Trà đạo là văn hóa kết hợp nhiều nghệ thuật khác nhau như cách cư xử để
tiếp đãi khách, sắp xếp phòng trà, dụng cụ pha trà và đồ ngọt Nhật Bản.

  Không gian trà đạo: Trà thất là một căn nhà mỏng manh được thiết kế đơn giản, lấy gam màu nhạt làm
chủ đạo, tạo nên không gian thanh tịnh, yên bình. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi
lên sự tĩnh lặng. -> Không gian yên bình khiến cho con người tịnh tâm.

 Sự cầu kì trong phong cách thưởng thức trà bao gồm nhiều bước và quy tắc khác nhau. Quy tắc thưởng
trà

· Thưởng trà phải dùng đến 5 giác quan: Mắt để cảm nhận màu sắc, dùng mũi để ngửi hương trà, tai để
nghe tiếng rót trà, lưỡi để nếm vị trà và dùng tay để cầm tách trà. Đặc biệt là phải dùng tâm để pha trà. Dùng cái
tâm để cảm nhận được sự trọn vẹn trong suy nghĩ mà trà mang đến. Sự tu dưỡng bản thân cũng là cách dụng tâm
trong khi thưởng trà.

 Bảy nguyên tắc phục vụ trà - Senrikyu 

· Trà ngon như cơm áo (hãy pha trà ngon sao cho vừa miệng từng vị khách) - pha trà bằng cả trái tim

· Đặt than vào nước sôi (nghĩa là đặt than sao cho nước được đun sôi hoàn toàn. Chuyện này có vẻ hiển
nhiên, nhưng ngay cả nhiệm vụ đơn giản là đun nước cho sôi cũng cho thấy “chúng tôi luôn chào đón bạn với tất
cả sự chuẩn bị cần thiết”.)

· Mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông (lòng hiếu khách sử dụng các công cụ và đồ ngọt để người
đối diện cảm thấy thoải mái)

· Sống như thể bông hoa trên cánh đồng (thể hiện bản chất bằng cách tận dụng vẻ đẹp và sức sống ban
đầu của bông hoa) - tôn trọng cuộc sống

· Đặt thời hạn sớm (nghĩa là “Hãy dành ra một ít thời gian”. Khác với việc phải tuân thủ giờ giấc, bằng
cách chừa ra chút thời gian trống, bạn có thể thư thả tiếp đãi khách.)

· Chuẩn bị cho dù trời không mưa (chuẩn bị để tránh rủi ro là chuyện quan trọng, nhưng trọng tâm ở đây
là tránh rủi ro cho người khác, cho khách đến thưởng trà, chứ không phải tránh rủi ro cho chính bạn. Sự thấu
đáo, suy nghĩ cho người khác – đó là khái niệm Senrikyu nhấn mạnh.)

· Hãy quan tâm đến mọi vị khách (là bằng cách tôn trọng lẫn nhau, các vị khách cùng trải qua khoảng
thời gian đặc biệt.)

 Trong trà đạo, việc thưởng trà không chỉ tuân theo những quy tắc nhất định mà còn thể hiện những cảm
giác thư thái, làm sạch tâm hồn với những cảm xúc từ bản thân đến với hương vị trà. Trà đạo Nhật Bản được
phát triển trên cơ sở “chuyện cơm nước thường ngày”, nó kết hợp cuộc sống thường nhật với tôn giáo, triết học,
luân lí và mĩ học, trở thành một hoạt động văn hóa nghệ thuật mang tính tổng hợp. Trà đạo dưới con mắt của
nhiều người thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản và
phép tắc chỉ gói gọn trong 4 từ : Hòa – Kính – Thanh – Tịnh (和 - 敬 - 清 - 寂)

· “Hoà” – sự hòa hợp: “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa
người dùng trà với các dụng cụ pha trà. Nó như một sợi dây tạo một mối dây liên kết khăng khít về những hiện
hữu tại giây phút hiện tại. Hòa đòi hỏi mọi người tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa với khung cảnh,
kiềm chế lòng vị kỷ và sự nóng giận, làm sao cho tư duy và hành xử của mình hòa hợp với mọi người. Chữ hòa
của trà đạo đề cao tính trang trọng và nét thanh bần vốn là tinh chất của cuộc đời bình dị, nhờ vậy tạo nên được
khoảnh khắc tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ hiện hữu bên ngoài. Hòa đòi hỏi mọi người đồng thuận thực hành
một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong trà thất nên hướng vào chủ đề gì,
khách dự cần giữ im lặng đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch…Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa
ở đây là sự bình đẳng xã hội của mọi người trong trà thất. Đã vào đây thì ai cũng như ai, không cần biết thân thế
của mỗi người cao sang hay hèn kém. Để tạo nên khung cảnh và tâm thế ấy, trà thất, cho dù làm riêng biệt hoặc
thu xếp một nơi ngay trong nhà, đều phải tạo cho được vẻ giản dị, thanh bần. Sự đồng điệu với tự nhiên giúp con
người nhận thức được quá trình biến đổi từ bản thể về vô ngã.

· “Kính” – sự kính trọng: Văn hoá trà đạo nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực chất người chủ trải qua rất
nhiều bước để tỏ lòng kính trọng khách, và khách đáp trả bằng sự kính trọng. Người pha trà với tấm lòng kính
trọng và biết ơn tới người thưởng thức trà, cảm nhận mỗi lần tiếp khách như là cơ hội duy nhất trong đời có
được vinh dự này, thì tâm sẽ đặt trọn vẹn vào từng thao tác nhỏ. Thái độ cung kính khiến cho người thưởng trà
như đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Còn khách, khi đón nhận chén trà từ tay cung kính của chủ, thì
xoay chiếc chén đúng một vòng trong đôi bàn tay khum lại của mình. Sau khi thưởng trà, đặt chén của họ trên
sàn, sau đó cầm lên nhìn kĩ là dành những lời tán thưởng cho chúng. Cử chỉ này không chỉ tỏ lòng kính trọng
chủ nhân, mà là tôn kính cả chiếc chén đang cầm. Kính là sự kính trọng đối với những trà nhân, người thưởng
trà và các trà cụ, thể hiện sự tri ân cuộc sống, vạn vật xung quanh ở thời điểm hiện tại. Lòng kính trọng được nảy
sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn. Một nghệ thuật sống của sự khiêm nhường, giảm
cái tôi và ngã chấp. Trong quan hệ xã hội, kính đòi hỏi con người trân trọng người khác, không nuôi ác ý, tà tâm
đối với đồng loại, cố gắng vượt qua mọi toan tính ganh đua.

· “Thanh” – sự tinh khiết: Là một cảnh giới tâm hồn của con người khi hoàn toàn tìm được sự hòa hợp
và lòng tôn kính với vạn vật. Mặc dù những dụng cụ dùng trong văn hoá trà đạo thường xuyên được rửa kĩ càng,
vẫn sẽ được lau lại trước mặt khách nhiều lần. Trà thất trông thô sơ, thanh bần vậy mà cực kỳ sạch sẽ. Khi tiến
hành lễ thức trà, tuyệt nhiên không thể tìm thấy một hạt bụi. Hơn thế, còn phải đốt trầm thơm xông gian phòng
cho tinh khiết trước khi rước khách vào. Việc lau rửa là biểu trưng cho sự thanh lọc trái tim và tâm trí của một
người trong khi lau dọn những dụng cụ. Những người khách cũng rửa tay của họ trước khi vào phòng trà để
thanh lọc bản thân khỏi những thứ trần tục. Tất cả mọi thứ phải bao hàm sự tinh khiết từ âm thanh của nước
nóng đổ vào bát đến mùi của trà. Tâm mở rộng để đón nhận những điều tốt lành, mọi ý niệm xấu hay những việc
làm không tốt của bản thân dường như được rửa sạch. Lúc này trạng thái tinh thần của con người là sự thanh
tỉnh bình thản, một tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng. Chữ Thanh này còn mang hàm nghĩa người đời ai cũng phải trải
qua thời khắc cuối cùng để đi vào một thế giới khác, con người muốn vào được chốn tinh khiết vĩnh hằng, thì
phải đạt đến nội tâm thanh tịnh, gột sạch bụi trần, thể hiện sự thánh thiện, lòng bao dung với vạn vật xung quanh
và sự khiêm nhường trong thâm tâm của mỗi người.

· “Tịch” – sự thanh tịnh: Tịch không chỉ là cảnh tịch mịch nơi trà thất. Không ai nói to trong trà thất.
Không ai ngỏ lời khi một bạn đang thưởng thức chén trà. Mọi cử chỉ đều có sự cân nhắc. Tịnh ở đây tức là một
trạng thái tinh thần sau khi đạt được cảm giác thư thái thanh thản, là một cái tĩnh lặng hoàn toàn. Khi tâm hoàn
toàn được an trú tại giây phút hiện tại, con người sẽ ý thức được từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và
mọi sự vật xung quanh. Những bộn bề ồn ã của cuộc sống đang bao vây xung quanh dường như biến mất hoàn
toàn, trả lại cho con người sự vắng vẻ tịch liêu. Không còn quá khứ, không tương lai, mọi sự chỉ trong giây phút
này, tại đây và ngay bây giờ. Con người sẽ đạt đến một trạng thái cao về mặt tinh thần và tâm linh. Một sự an lạc
và hạnh phúc thưc sự trong tâm hồn. Tịch của trà đạo không chỉ là sự thể hiện trong khoảnh khắc ngắn ngủi tại
một nơi gặp gỡ tạm thời, mà là ước vọng tạo nên một cuộc sống luôn yên tĩnh, thanh bình.

 Về cơ bản, trà đạo là sự thực hành quan niệm : Hãy cố gắng nhìn đời cho đúng thực chất của nó. Con
người phải vất bỏ cái lăng kính được tạo nên bởi những tập tục và định kiến xã hội làm méo mó vạn vật. Trong
thực tế, các dụng cụ dùng vào lễ thức trà đều có vẻ đẹp tinh tế, song không một vật nào vốn là những sản phẩm
được tạo nên để trở thành “tác phẩm mỹ thuật”. Chúng không được làm ra để phô trương nghệ thuật mà chỉ để
dùng sao cho hài hòa với cái đẹp chung quanh.

 Trải nghiệm thuần túy để cập đến ý thức tri giác hay có thể gọi là ý thức thuần túy. Một đặc tính của ý
thức thuần túy là sự chấm dứt dòng chảy của suy nghĩ hoặc cảm giác. Đây có thể gọi là một trạng thái của sự
hiện diện năng lượng vô hạn, lòng trắc ẩn vô hạn, dịu dàng và yêu thương. Khi trải nghiệm trà đạo, bạn có thể
thay đổi con người mình. Đến với trà đạo chúng ta có thể phần nào thay đổi con người mình: trở thành một
người biết lo lắng cho người khác, biết xác định bản chất và coi trọng mọi thứ

-> Từ những trình bày trên ta thấy được trong trà đạo bao gồm rất nhiều lễ nghi và quy tắc khắt khe đòi
hỏi con người phải thật sự dụng tâm, đặt tâm huyết, sự chuyên tâm của mình để hòa vào sự tĩnh lặng và yên bình
trong trà đạo. Đến với trà đạo, con người có thể gạt bỏ đi những muộn phiền, âu lo để đặt tấm lòng mình vào
những tách trà, để chúng ta chiêm nghiệm cuộc sống và sống đúng với bản chất thật trong con người mình. Nói
tóm lại trà đạo coi trọng sự hòa hợp trong mọi thứ, sự hòa hợp con người, tôn trọng và sống thật từ tận đáy lòng,
điều này dẫn đến dẫn đến một trái tim bình tĩnh và không dao động.

-> Trà đạo là một thực hành của trí nhớ.

Hãy cảm nhận nó bằng trái tim, không phải bằng lời nói

III. Cảm nghĩ của nhóm

Trong triết lý “bản thân hoàn toàn mâu thuẫn”, Nishida có mối quan hệ giữa "toàn thể" và "cá nhân" luôn
nảy sinh trong xã hội dưới góc độ bản thân hoàn toàn mâu thuẫn. Tổng thể và cá thể độc lập với nhau, nhưng sự
tồn tại của tổng thể và của các cá thể là điều tất yếu để mỗi cá nhân phát huy hết sức mạnh của mình. Ý thức tập
thể trong hầu hết mỗi con người Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng. Trong công việc người Nhật thường đề
cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Nhiều tổ chức, đoàn thể có thể cạnh tranh
với nhau gay gắt nhưng họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước
ngoài. Tinh thần này tạo nên sức mạnh ngày nay của Nhật Bản.

Triết học Nishida đánh giá cái thiện không qua vẻ bề ngoài của bất kỳ ai, tâm của một người có thiện hay
không nó thể hiện ở ý thức, suy nghĩ của chính bản thân họ. Ở người Nhật, điều đó được thể hiện qua Ý thức tự
giác học tập. Phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức phát triển bản thân mình cũng được coi là thiện. Người Nhật
rất coi trọng việc học tập vì thông qua nó tư duy của chúng ta khai mở, nhận thức được hiện thực xã hội. Tuy
nhiên, việc học phải đi đôi với hành động thực tế. Do ảnh hưởng của triết học Nishida, nên người Nhật Bản ngày
nay rất coi trọng việc học tập tuy nhiên mục đích học tập của họ không phải để thi thố, ganh đua với bất kỳ ai mà
mục đích của nó là rèn luyện nhân cách, xây dựng đức tính tốt, phát triển con người theo hướng toàn diện nên
hiện nay không có bất cứ kỳ thi quan trọng nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu học ở Nhật. Nhưng không vì
điều này mà giáo dục tại Nhật Bản bị thụt lùi so với các nước trên thế giới. Nền giáo dục Nhật Bản vẫn khiến
cho rất nhiều quốc gia trên thế giới ngưỡng mộ và học hỏi theo trong đó có Việt Nam. Ý thức tự giác học tập của
người Nhật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khiến cho Nhật Bản phát triển như chúng ta đang
thấy hiện giờ.

"Triết học Nishida", dựa trên cơ sở nghiên cứu về "cái thiện", “Trải nghiệm thuần túy” là trạng thái mải
mê làm một việc gì đó, là khi chủ thể và đối tượng được kết hợp với nhau, trong đó ý thức phù hợp với con
người thật của mỗi cá nhân. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc sống làm việc của người Nhật. Người Nhật
coi trọng việc chăm chỉ và ý thức làm việc. Nỗ lực và học hỏi không ngừng chính là cách để bản thân mỗi người
vươn lên phát triển một cách thật sự bền vững. Lý do của hành động trên chính là vì người Nhật có quan niệm
rằng như vậy là cách thể hiện sự cống hiến cho doanh nghiệp và việc bận rộn trong công việc là việc đương
nhiên vì họ ý thức rằng họ cần làm việc để khẳng định sự tồn tại của mình với chính bản thân mình. Đây là một
điểm mà triết lý Nishida được áp dụng trong cuộc sống. Một khi họ đã được giao việc, họ sẽ tận tâm tận lực
hoàn thành, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Từ đó mọi người coi thời gian làm tăng ca là tất yếu cho công việc
để đem tới hiệu quả và năng suất lao động lớn hơn. Bên cạnh đó người Nhật khi đánh giá ai đó thường dựa vào
quá trình làm việc, cống hiến trong thời gian dài chứ không bị vẻ bề ngoài chi phối.

Trạng thái vô trí với sự tập trung cao độ về tinh thần, đưa tâm trí con người vào vùng Topos như triết lý
Nishida đã nghiên cứu về. Trạng thái này giúp con người nhận ra được nhiều giá trị chân lý, các mối quan hệ
chặt chẽ, mâu thuẫn lẫn nhau giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Trong trà đạo của
Nhật Bản cũng ẩn chứa điều này, với sự thanh tịnh trong tâm trí, giá trị truyền thống của nền văn hóa lâu đời của
đất nước cùng với sự tương quan của triết lý Nishida về nhân sinh quan, những điều này đưa con người về với
những “trải nghiệm thuần túy” nhất của sự vật, vượt qua cả thời gian và không gian. Nó giúp con người nhận ra
được giá trị đích thực của sự việc. Giá trị mà trạng thái này mang lại gồm sự thanh thản, yên bình trong tâm trí,
sự hài hòa và lòng tôn kính đối với con người, sự vật xung quanh.

Dùng một câu nói của người Nhật để nói về văn hóa trà đạo Nhật Bản chính là “ 一期一会 ” có nghĩa là
“Mỗi khoảnh khắc chỉ xảy ra một lần”. Có lẽ vì vậy nên người Nhật luôn chân trọng mọi khoảnh khắc, dù là
trong cuộc sống thường nhật hay trong việc kinh doanh. Không chỉ nổi tiếng bởi Omotenashi - chăm sóc khách
hàng hết mực, người Nhật còn gây ấn tượng sâu sắc ngay từ lần đầu gặp mặt với đối tác kinh doanh. Từ việc
luôn đến sớm hơn thời gian hẹn, đến việc chào hỏi hay nghi thức trao đổi danh thiếp, tất cả đều tạo nên một
phong cách làm việc rất Nhật Bản, thể hiện sự chuyên nghiệp và chân quý từng cơ hội gặp gỡ của người Nhật.

Trong Trà đạo, người dân Nhật nói riêng và những người yêu thích trà đạo của Nhật nói chung nhận ra
được nhiều sự giáo dục trong trà đạo, đó là sự ngăn nắp, trọng kỉ luật và tuân thủ các quy chế xã hội. Hình tượng
con người Nhật thể hiện qua cách pha trà, cách thưởng thức và cả cách cảm nhận. Thể hiện sự cẩn thận, tỉ mỉ mà
từ tốn, chậm rãi nhờ đó cảm nhận được sự lắng đọng trong tâm hồn, tạo nên con người Nhật Bản với những đức
tính tốt mà thế giới ai cũng ngưỡng mộ.

UCHI-SOTO
Khái niệm
Trong tiếng Nhật, Uchi có nghĩa là “bên trong” còn Soto có nghĩa là “bên ngoài”. Hai khái niệm tương
phản này không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa ngôn ngữ, mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của xã hội
Nhật Bản trong mọi lĩnh vực: Quan hệ xã hội, giao tiếp,… Ý nghĩa mấu chốt của hai khái niệm này chính là việc
phân chia mọi người thành hai nhóm: “trong nhóm” và “ngoài nhóm”. Thông thường, những cá nhân “ngoài
nhóm” cần được tôn kính, và những cá nhân “trong nhóm” thì cần phải khiêm nhường.
Nói rõ hơn thì “Uchi” là những người thân trong gia đình và họ hàng, chủ yếu là những người ruột thịt
hoặc những người bạn rất thân và những người cùng tổ chức, nhóm. Tất cả những người khác đều là “Soto”. Khi
nói chuyện với mọi người “Soto”, người Nhật nói chuyện một cách lịch sự và không bộc lộ ý định thật của mình
với người đối diện. Ngược lại, bạn có thể thoải mái tiếp xúc với những người Uchi và nói cho họ biết ý định thật
sự của mình một cách trung thực. Tuy nhiên, ranh giới giữa “Uchi” và “Soto” không phải là vĩnh viễn không
thay đổi. Nó có thể thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách tâm lý giữa người nói và người nghe. Nó cũng thay đổi
tuỳ theo thời gian và sự thay đổi vị trí.
Có nghĩa là đôi lúc Uchi có thể thành Soto và Soto có thể thành Uchi.

Văn hóa Uchi Soto


Trong mối quan hệ gia đình, xã hội
Như các bạn thấy ở hình bên phải, thì nhóm Uchi bao gồm Gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết và người
yêu. Đối với các đối tượng này, bạn ko cần dùng thể ます hay です mà có thể nói chuyện một cách thoải mái, tự
nhiên.
Đặc biệt, Uchi-Soto còn được thể hiện ở cách gọi, ví dụ như:
_ Khi gọi ba, mẹ của bản thân với người khác, vì ba, mẹ và mình là trong mối quan hệ Uchi nên sẽ có
một cách gọi riêng là : 父、母
_ Còn khi gọi ba mẹ người khác, vì là mối quan hệ Soto nên sẽ có cách gọi khác là: おとうさん、おか
あさん. Với ng trong nhà thì mình có thể xưng hô thoải mái hơn , otousan hay gì cũng đc,
Ngoài ra còn có cách gọi ông, bà, chú (bác), cô (dì), anh, chị…

Bên cạnh đó, trong gia đình, văn hóa Uchi Soto được thể hiện ở chỗ người có vai vế lớn nhất sẽ là người
đi tắm đầu tiên, sau đó lần lượt theo vai vế đến người còn lại trong gia đình. Tuy nhiên khi có khách đến thăm
nhà, thì vị khách đó sẽ được mời tắm đầu tiên. Tương tự, nếu khách có nhã ý muốn ở lại qua đêm thì sẽ được sắp
xếp chỗ ngủ tiện nghi nhất mặc dù điều này có thể gây ra sự bất tiện cho người khác trong gia đình.

Đối với người ngoài không quen biết, người mới gặp mà không thân thiết thì người Nhật cần chú ý đến
lời nói của mình, họ sẽ dùng kính ngữ hoặc thể masu, desu (tùy từng đối tượng)
Trong công việc

Trong môi trường công sở, trong công sở việc làm công ty Nhật Bản, người Nhật phân biệt khá rạch ròi
về mối quan hệ Uchi và Soto. Khi đó, đồng nghiệp thân thiết sẽ là uchi, còn cấp trên ( sử dụng kính ngữ ) hoặc
đồng nghiệp không thân lắm ( sử dụng thể lịch sự ) sẽ là soto.
Hay nói rõ hơn, Uchi là những mối quan hệ đồng nhóm, đồng team, những người thường xuyên gặp gỡ
và làm việc trực tiếp với nhau trong công việc. Còn Soto để chỉ các mối quan hệ bên ngoài, không thuộc về
nhóm làm việc, như việc các mối quan hệ khác phòng ban được xem là Soto.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ với một công ty khác thì người ngoài công ty và khách hàng được xem là “Soto”.
Và tất cả những nhóm người mà mình nêu trên trong cùng một công ty sẽ là Uchi. Khi đó, sếp, trưởng phòng,
nói chung là cấp trên tuy được tôn kính ở công ty của mình nhưng khi gặp đối tác của công ty khác, chúng ta vẫn
phải dùng tôn kính ngữ với đối phương và dùng khiêm nhường ngữ cho người trong công ty.

Chẳng hạn như trong công ty, giám đốc Tanaka thường được nhân viên gọi là 「田中様」「田中さ
ん」nhưng khi vị nhân viên này gặp đối tác với công ty khác, khi nói về anh Tanaka thì chỉ dùng「田中」bỏ 2
hậu tố「様」「さん」đi.

Mặt tốt

Phân biệt được uchi soto sẽ làm cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.Ví dụ như khi nghe
điện thoại ở công ty, người ở uchi hay soto thì chúng ta sẽ có cách trả lời điện thoại cũng như là cách xưng hô sẽ
có sự khác nhau đôi chút.
Sự phân biệt uchi và soto thật ra là cơ sở để hình thành và củng cố ý thức về vị trí, vai trò của cá nhân
trong ứng xử xã hội. Một khi ý thức rõ về vị trí của mình và nhiệm vụ tương ứng dành cho vị trí đó, người Nhật
rất tôn trọng trật tự trong mọi tình huống ứng xử xã hội. Mặc dù ở Nhật Bản tồn tại nhiều đô thị lớn với mật độ
dân cư rất cao nhưng lại rất ít tiếng ồn và cũng không có tình trạng chen lấn ở những nơi công cộng. Trong
trường hợp đông người, mỗi cá nhân đều tự có ý thức xếp hàng và chờ đợi. Do vậy mà trên những phương tiện
giao thông công cộng rất đông người vào giờ cao điểm, mọi di chuyển vẫn diễn ra trật tự và không hề có những
hành xử thái quá. Với tư cách là thành viên của một nhóm, người Nhật luôn tuân theo sự dẫn dắt của người đứng
đầu. Sự phục tùng này được duy trì nghiêm túc ngay cả trong trường hợp đi du lịch tập thể.
Uchi và Soto tạo nên lợi ích gì trong công sở cty Nhật tuyển dụng
Thực tế, mọi người không nên xem văn hóa này là một điểm gì đó tiêu cực trong cách ứng xử thường
ngày ở công sở cty Nhật tuyển dụng. Chỉ vì nó khác biệt với cách suy nghĩ của người Việt Nam nhưng nó không
xấu, nó chỉ đơn thuần là một nét đặc thù mà các bạn nào nếu có cơ hội bước vào văn phòng việc làm công ty
Nhật Bản cần nhận thức để tránh những cú “shock” không cần thiết.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, chính nét văn hóa này đã giúp người Nhật không ngừng
làm việc hiệu quả bởi vì họ có thể tập trung hết sức vào công việc của mình, không mảy may bị ảnh hưởng bởi
các mối quan hệ khác. Vì thế sẽ không bao giờ bạn bắt gặp trường hợp người nhật dùng mối quan hệ để lấy lòng
một ai đó trong công việc, hay dùng mối quan hệ để tiến cử người thân, hay bạn bè vào những vị trí quan trọng
trong cty Nhật tuyển dụng. Chính vì vậy, điều này sẽ giúp họ làm việc chăm chỉ và hăng say hơn, hơn nữa là tạo
được sự công bằng trong môi trường việc làm công ty Nhật Bản.
Mặt xấu
-
Như nhóm mình có ví dụ ở trên, khi khách thăm nhà, vị khách sẽ được mời tắm trước tên. Tương tự, nếu
khách ở lại qua đêm sẽ được chuẩn bị, sắp xếp chỗ ngủ tiện nghi nhất, mặc dù điều này sẽ gây bất tiện lớn cho
những người còn lại trong gia đình. Điều này là một vấn đề khó cho những người phương Đông ở Nhật Bản, khi
họ là những người được dạy rằng cần phải lịch sự từ chối những tiếp đãi ân cần dành cho mình nhưng khiến bản
thân nghĩ rằng nó gây bất tiện cho người khác.
Ngoài ra, nhìn trên góc độ quốc gia, thái độ e ngại với người ngoại quốc của người Nhật một phần xuất
phát từ cảm giác “Uchi” và “Soto”. Người ngoại quốc đến Nhật Bản đều phải thừa nhận rằng người Nhật rất hiếu
khách, rất thân thiện. Tuy nhiên, sự thân thiện đó không có nghĩa họ muốn làm bạn, muốn thân thiết hơn, hay
muốn tìm hiểu sâu hơn về bạn. Bởi là người ngoại quốc, bạn được xếp vào nhóm “Soto” và cần được đối xử tôn
trọng. Họ ít thể hiện cảm xúc thật, họ thường lịch thiệp và có phần nhún nhường, nhưng chính vì thế đôi lúc lời
người Nhật nói chỉ mang tính chất lịch sự. Chẳng hạn, nếu người Nhật nghe bạn nói được một câu tiếng Nhật, họ
thường sẽ khen bạn “giỏi quá”, sau một buổi đi chơi, có thể bạn sẽ được mời “sớm đến nhà tớ chơi nhé”. Nhưng
sự thật là bạn cần căn cứ vào độ thân thiết của mối quan hệ và hoàn cảnh để phán đoán xem họ đang thật lòng
hay chỉ với sự xem trọng “Uchi” và “Soto” của người Nhật nói chung, để một người “Soto” có thể trở thành
“Uchi” là việc rất khó khăn. Thế nên người ngoại quốc đa phần gặp nhiều vấn đề khi hòa nhập với nếp sống của
Nhật Bản.

Với sự xem trọng "Uchi" và "Soto" của người Nhật nói chung, để một người "Soto" có thể trở thành
"Uchi" là việc rất khó khăn. Nhưng khó không có nghĩa là không thể, nếu bạn chân thành và kiên nhẫn, đặc biệt
là phải cố gắng hòa nhập vào các cộng đồng người Nhật, sẽ có một ngày bạn được chấp nhận mà thôi.
Cảm nghĩ
Nhóm chúng mình nghĩ Uchi-Soto dù có mặt tốt hay mặt xấu thì chung quy nó vẫn là văn hóa đặc trưng
riêng của người Nhật. Vì vậy, do đây là văn hóa đặc trưng riêng nên nó đã ngấm dần trong máu của từng con
người Nhật Bản, khó có thể thay đổi. Đối với người Việt Nam như chúng mình, tụi mình rất dễ kết thân, dễ làm
quen, đó là một nét chung của người Việt Nam, hiền hòa, dễ mến, thân thiện, vì vậy, khi tiếp xúc với văn hóa
Uchi-Soto này, người Việt Nam sẽ gặp khó khăn, bất lợi khi muốn làm quen với người Nhật, đặc biệt, chúng ta
còn là sinh viên đang học tiếng Nhật, muốn trau dồi thêm khả năng ngôn ngữ của bản thân, ít ra phải nói chuyện
với người Nhật. Nhưng họ thì quá khép nép, e dè, khó làm thân, vì vậy điều này cũng tạo ra giới hạn nào đó
trong tiến trình học ngôn ngữ của chúng ta.

Nhưng tụi mình nghĩ nét văn hóa này cũng là một điều hay, nếu như chúng ta quá dễ chọn bạn, quá dễ
kết thân sẽ không thể tránh trường hợp đối phương lật mặt hoặc mình bị họ đâm sau lưng. Đó đó, Uchi-Soto có
thể khá cần thiết, nói đúng hơn Uchi-Soto giúp chúng ta lựa chọn bạn phù hợp để chơi (vì thường muốn kết thân
với người Nhật sẽ mất thời gian khá lâu). Đồng thời, người Nhật khi tiếp xúc với người mới quen, họ sẽ xem
cách ứng xử, cách suy nghĩ và cách nói chuyện có hợp gu hay không, nếu không hợp, thì họ sẽ mãi xem đối
phương là Soto. Còn nếu hợp, họ sẽ cho đối phương cơ hội được tìm hiểu họ, được nói chuyện 1 cách lâu dài với
họ, từ đó trở thành mối quan hệ Uchi. Vì vậy, điều thú vị là, nếu bạn chủ động nhắn tin với họ trong 1 khoảng
thời gian nhất định mà họ vẫn lịch sự, e dè mình, họ vẫn xem mình là Soto thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn
không hợp với họ, và khi đó bạn nên dừng lại việc quá làm phiền người ta.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ái và nghĩ rằng người Nhật quá lạnh lùng với mình. Nhưng ít ra thì
bạn tiếp thu được tính cách coi trọng lễ nghi khi giao tiếp của người Nhật. Có thê họ sẽ không cho bạn sự gần
gũi và thân thiện, nhưng bù lại bạn học được các xử sự lịch sự và trang nhã trong mọi cung cách giao tiếp thể
hiện từ phong thái chào hỏi, lời nói và cử chỉ của người Nhật.

THIÊN HOÀNG VÀ HOÀN GIA NHẬT BẢN


1. VỊ TRÍ CỦA HOÀNG ĐẾ TRONG LỊCH SỬ CỦA ĐÔ THỊ NHẬT BẢN
Từ thời xa xưa, người Nhật đã rất tôn sùng các vị thần, họ cho rằng chỉ có những hậu duệ của các vị thần mới
có tư cách nắm quyền cai trị. Chính vì thế,Thiên Hoàng được mọi người sùng bái và coi là người đứng đầu, mọi
lời nói hay cái nhấc tay đều được xem là là thông điệp từ thần linh. Bất kỳ sự xâm lấn nào vào quyền lực của
hoàng đế và chỉ trích hành động của Thiên Hoàng đều bị coi là báng bổ thần linh.
Hoàng gia Nhật Bản là được xem là triều đại hoàng tộc lâu đời nhất trên thế giới với tuổi đời là 2600 năm.
Nguồn gốc của chế độ quân chủ lâu đời nhất trên thế giới bắt nguồn từ thế kỷ VII-VI trước Công nguyên. Mặc
dù danh hiệu triều đại cai trị cổ xưa nhất được gán cho Hoàng gia Nhật Bản, lúc bấy giờ người dân chỉ bầu ra
người đứng đầu cai trị các thị tộc chứ chưa hề có danh xưng Thiên Hoàng và danh hiệu Hoàng đế bắt đầu xuất
hiện từ thế kỷ thứ 6 - 7 khi Anh đến Nhật Bản thông qua Trung Quốc.
2. THIÊN HOÀNG VÀ CON CHÁU HOÀNG TỘC NHẬT BẢN KHÔNG CÓ HỌ
Thời gian đầu chỉ có các quan lại, quý tộc Nhật Bản mới có họ, còn người dân thì không. Và những họ ban đầu
của người Nhật chỉ là địa danh, hoặc chức quan, ví dụ như Shinshou Ninagawa chỉ ra rằng tổ tiên sống ở
Ninagawa và chức danh là người gác cổng (Shinshou).
Đến thời Duy Tân Minh Trị, để tiện quản lý hộ tịch, Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra "Lệnh tên họ", dùng biện
pháp mạnh để người dân thường có họ. Chính vào lúc này người Nhật mới bắt đầu có họ.
Tuy vậy nhưng Thiên hoàng không hề có họ bởi như đã nói, người dân Nhật coi Thiên hoàng và dòng dõi hoàng
tộc là con cháu của thần linh, ai ai cũng tôn sùng và biết đến, vì thế không cần một cái họ để thể hiện phạm vi
quyền lực, thế lực, cũng không cần thể hiện chức danh hay quê quán.
Chỉ có trong một thời gian đặc biệt vào thời kỳ Heian (năm 794) kéo dài đến thời kỳ Chiến Quốc thì trong hoàng
tộc Nhật Bản có xuất hiện họ, đó chính là những con cháu không đủ khả năng kế vị sẽ được Thiên hoàng ban
cho họ mới để tự phát triển thành chi nhánh của Hoàng gia, và những họ này đến nay đã phát triển thành 4 gia
tộc hùng mạnh tại Nhật Bản, đó là Minamoto, Taira, Fujiwara và Tachibana. Một trường hợp khác là con gái
trong Hoàng tộc của Thiên Hoàng được gả đi thì phải theo họ chồng (Ví dụ: công chúa Mako).

3. CÁC THỜI KÌ HOÀNG GIA NHẬT BẢN VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG NỔI BẬT:
KỶ NGUYÊN CỦA CÁC HOÀNG ĐẾ NHẬT BẢN (539 - 1868)
Thời đại của Asuka (539-715):
Thời kỳ Asuka (飛鳥時代, Asuka-jidai) là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ năm 538 đến năm 710.
Thời kỳ này được đặt theo tên vùng Asuka, cách thành phố Nara hiện giờ khoảng 25 km về phía nam. Quốc gia
Yamato, ra đời trong thời kỳ Kofun, phát triển rất nhanh trong thời kỳ Asuka. Nhiều cung điện hoàng gia được
xây dựng trong vùng ở thời kỳ này.
Thời kỳ Asuka được biết đến với những thay đổi quan trọng về nghệ thuật, xã hội và chính trị. Thời kỳ Asuka
còn được phân biệt với các thời kỳ khác bởi sự thay đổi tên của quốc gia từ Oa quốc (倭) thành Nhật Bản (日
本).
Cải cách Taika
Nhắc đến thời kỳ Asuka, chúng ta không thể bỏ qua Cải cách Taika do thiên hoàng Kotoku đề xướng. Giai đoạn
từ 645 đến 649 trong lịch sử Nhật Bản do đó còn được gọi là thời kỳ Taika, có nghĩa là "Đại hóa" (Sự thay đổi
lớn). Sự kiện dẫn đến cuộc cải cách Taika được gọi là sự biến năm Ất Tỵ, cuộc đảo chính năm 645.
Mặc dù không tạo ra một định chế pháp luật, cải cách Taika, thông qua nhiều cải biến quan trọng, đã đặt nền
tảng cho bộ luật ritsuryo là một hệ thống các cơ chế vận hành xã hội, bộ máy hành chính và tài chính của Nhật
Bản từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Ritsu là bộ hình luật, còn ryo là bộ luật hành chính. Kết hợp lại, chúng tạo thành
một bộ luật hoàn chỉnh dựa bao gồm những điều khoản riêng rẽ đã được thừa nhận từ thời cải cách Taika.
Cải cách Taika chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc và bắt đầu với việc phân chia lại đất đai hướng đến việc kết
thúc hệ thống sở hữu đất đai hiện hành của các lãnh chúa lớn cũng như sự kiểm soát của họ với các lãnh địa và
các làng nghề. Đất tư và tá điền trở thành đất công và nông dân tự do khi triều đình tìm cách kiểm soát toàn bộ
Nhật Bản và buộc mọi người dân phải phục tùng chính quyền trung ương.
Đất nước gồm các lãnh thổ gọi là châu ( 州, shū) và quốc (国, kuni). Quốc là lãnh thổ tự trị, do các lãnh chúa
đứng đầu, còn Châu là đơn vị hành chính trực thuộc triều đình, đứng đầu có châu mục do triều đình chỉ định.
Các châu lại được chia thành các quận (郡, gun) và huyện (県, agata).
Đại Kỷ Nguyên Nara (715-781):
Thời kỳ Nara Nhật Bản được cai trị dưới thời Thiên Hoàng Gemmei. Thông qua việc xây dựng hệ thống tự viện,
quyền lực cục bộ của các dòng tộc không còn, Thiên hoàng nắm trọn quyền lực. Nếu trước đây cá nhân, dòng
tộc hoàng triều được xây dựng chùa chiền thì giai đoạn này việc xây dựng đều theo chủ trương sách lược của
Thiên hoàng. Một mặt để phát triển Phật giáo rộng khắp đất nước, mặt khác nhằm khẳng định vai trò và quyền
lực của hệ thống lãnh đạo đứng đầu là Thiên hoàng. Ông hạ chiếu: “Trăm họ được phú túc ấm no, ấy là trẫm tự
khắc trở nên giàu có bốn bể, quốc gia có uy thế ở khắp bốn phương ấy là trẫm tự khắc hùng mạnh. Muốn cho
dân giàu nước mạnh thì từ trẫm trở xuống tứ dân, đều phải dốc tâm thờ Phật tổ, tạo dựng Phật tự, để trăm họ đủ
nơi lễ bái cầu phước cầu an”. Lời tuyên bố này đã khẳng định sự hiệp nhất quyền lực về một mối là Thánh Vũ
Thiên hoàng. Đồng thời khẳng định Phật giáo là Quốc giáo. Phật giáo lúc này trở thành một trong những cơ sở
cho sự thống nhất về đức tin của người dân và tạo điều kiện cho tinh thần thống nhất quốc gia.
Đại Kỷ Nguyên (1611-1867):
Thời kỳ Tokugawa (1600 – 1868)(1) là giai đoạn phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật
Bản. Đó vừa là thời kỳ chính quyền trung ương cố gắng duy trì trật tự xã hội bằng hệ thống giáo lý Nho giáo, đề
cao Shinto giáo, lạnh nhạt với Phật giáo.
Mạc phủ Tokugawa với thiết chế chính trị của nó, vừa mang tính chất quân sự vừa có chức năng dân sự, vừa
thống trị Nhật Bản với tư cách là lãnh chúa lớn nhất vừa đóng vai trò của chính phủ trung ương, thay mặt Thiên
hoàng cai quản đất nước, hoạch định chính sách quốc gia. Mặc dù từ năm 1192 các tướng quân đã khuynh loát
quyền lực của Thiên hoàng nhưng trong quan hệ với triều đình Kyoto, Mạc phủ luôn tỏ ra tuân thủ các nguyên
tắc của đạo lý truyền thống bởi vì trên danh nghĩa Thiên hoàng vẫn là người có quyền uy cao nhất ở Nhật Bản.
Hoàng gia, mà linh hồn là Thiên hoàng, luôn có ý nghĩa là trung tâm hội tụ của sức mạnh truyền thống đồng thời
là biểu tượng cho sự trường tồn và thống nhất dân tộc. Sự tồn tại song song của hai chính quyền trong cơ chế
điều hành kép: Thiên hoàng (triều đình) và tướng quân (Mạc phủ) kéo dài gần 700 năm trong lịch sử Nhật Bản
còn in đậm nét cho đến ngày nay là một đặc điểm rất đáng chú ý. Nguồn gốc thiêng liêng của Nhật hoàng thấm
sâu trong truyền thống và ý thức dân tộc đã khiến cho các tướng quân, dù có tham vọng đến đâu, cũng phải tính
toán cẩn trọng trong các bước đi chính trị. Như vậy về chính trị giới lãnh đạo Tokugawa đã giải quyết thành
công mối quan hệ hết sức tinh tế với Thiên hoàng và Hoàng gia mà vẫn bảo vệ được chủ thuyết của mình.
4. HOÀNG ĐẾ NHẬT BẢN TRONG THỜI CẬN HIỆN ĐẠI
Hoàng đế thứ 122 Hoàng đế Meiji được coi là quốc vương hoàng gia đầu tiên, theo đó Nhật Bản đã nhận được vị
thế của Đế chế.
Trong những năm của chính phủ từ 1867 đến 1912, Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của ông đã đạt được thành công
to lớn. Đất nước nổi lên từ chính sách đối ngoại và sự cô lập về kinh tế, bắt đầu tích cực khắc sâu các giá trị
phương Tây trong xã hội. Sự gia tăng này được thúc đẩy không chỉ bởi tính cách của chính Hoàng đế Meiji,
người cai trị theo phương châm của chính phủ giác ngộ, mà còn bởi những cải cách mạnh mẽ của hành chính
công, ngành ngân hàng và nền kinh tế.
Năm 1889, Nhật Bản đã nhận được Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử, trở thành một trong những Hiến pháp đầu
tiên ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo văn bản của Hiến pháp, hoàng đế là người đứng đầu quyền lực tối cao trong đế chế, có quyền miễn trừ và
được đánh đồng với một vị thần. Nhiệm vụ của Hoàng đế bao gồm sự kiểm soát của tất cả các cơ quan công
quyền. Các mục tiêu mà các hoàng đế Nhật Bản đặt ra theo thời gian trở thành cơ sở của chính sách đối ngoại
nhà nước, được cố định ở cấp độ của các hành vi lập pháp.
Hoàng đế có quyền triệu tập và giải tán quốc hội, là Tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang của Đế chế và là
người đầu tiên của quyền lực hành pháp trong nước. Từ giờ trở đi, các hoàng đế chịu trách nhiệm cấp các chức
danh, đưa ra quyết định bổ nhiệm vào các chức vụ của chính phủ. Hoàng đế có thể, bằng quyết định của mình,
tuyên chiến, áp đặt luật thiết quân, và kết luận các liên minh quân sự và chính trị.
Hoàng đế thứ 123 của Nhật Bản, Taisho, người mang tên Yoshihito lên ngôi vua vào năm 1912-1926 (thời đại
của chính phủ là công lý vĩ đại).
Hoàng đế Showa thứ 124 của Nhật Bản, người trị vì gần 72 năm, từ 1926 đến 1989. Tên là Hirohito (thời đại và
phương châm của chính phủ là thế giới giác ngộ).
Dưới thời Hoàng đế Hirohito, Đế quốc Nhật Bản đã tham gia Thế chiến II bên phe phát xít Đức. Sự tham gia của
Nhật Bản vào cuộc xung đột thế giới với tư cách là một kẻ xâm lược đã khiến đất nước này thất bại nặng nề và
đưa Nhật Bản vào bờ vực của thảm họa. Do thất bại, câu hỏi về sự từ bỏ quyền lực tự nguyện của Hoàng đế lần
đầu tiên nảy sinh. Đây là một trong những điều kiện để Nhật Bản đầu hàng trong cuộc chiến do các đồng minh
áp đặt. Tuy nhiên, do kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài, hoàng đế đã giữ được quyền lực tối cao trong
nước.
Kể từ thời điểm đó, một chế độ quân chủ lập hiến đầy đủ đã được thành lập ở nước này, tương tự như hoạt động
ở Vương quốc Anh, Thụy Điển và Hà Lan. Từ đó trở đi, hoàng đế không có cách nào liên quan đến việc quản lý
các vấn đề công cộng. Tất cả các quyền lực trong chính sách đối nội và đối ngoại được chuyển đến Nội các Bộ
trưởng, đứng đầu là Thủ tướng. Quốc vương được xác định chức năng đại diện và vai trò chi phối trong các nghi
lễ nhà nước.
Thẩm quyền của hoàng đế đã để lại quyền đệ trình ứng cử của Thủ tướng và người đứng đầu Tòa án tối cao lên
Quốc hội Nhật Bản. Với tư cách là một nhà sáng kiến lập pháp, quốc vương có thể đệ trình lên Nghị viện để xem
xét sửa đổi luật pháp hiện hành. Hoàng đế Nhật Bản có quyền:
● tuyên bố bầu cử đại biểu Quốc hội;
● phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng, công chức;
● ân xá;
● nhận thông tin xác thực của đại sứ nước ngoài.
Việc định đoạt tài sản của Hoàng gia chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của Nội các Bộ trưởng và việc
duy trì tòa án được phê chuẩn ở cấp ngân sách của đất nước. Theo Hiến pháp mới, quốc vương đã mất các chức
năng của Người đứng đầu Lực lượng Vũ trang của đất nước, người đã thông qua trong phần giới thiệu của Thủ
tướng.
Hoàng đế Hirohito đã mang danh hiệu của mình lâu nhất trong lịch sử đất nước. Năm 1989, sau khi ông qua đời,
ngai vàng của hoàng đế đã để lại cho con trai cả của ông là ông Akihito, lúc đó đã 53 tuổi. Lễ đăng quang long
trọng của Hoàng đế thứ 125 của Nhật Bản diễn ra vào ngày 12/11/1990. Theo các nhà sử học, Nhật hoàng
Akihito đã có vai trò rất lớn trong việc xây dựng lại hình ảnh của hoàng gia và hoàng đế. Ông là hoàng đế đầu
tiên của Nhật Bản thời hậu chiến thực thi hiến pháp hòa bình, vai trò của ông là biểu tượng cho sự đoàn kết dân
tộc. Ông tích cực thúc đẩy hòa bình, phản đối chủ nghĩa dân tộc, nhờ những thay đổi đó đã giúp Nhật hoàng
Akihito được công chúng yêu mến. Đa số người Nhật nói rằng họ có thiện cảm hoặc kính trọng ông.
Nhật Hoàng Akihito thoái vị, sẽ nhường ngôi vào ngày 30.4, chấm dứt triều đại Heisei (Bình Thành) kéo dài 30
năm qua. Ngay hôm sau, Thái tử Naruhito đăng quang, trở thành Nhật Hoàng thứ 126 của Nhật Bản, mở ra thời
kỳ mới với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa). Ông cũng trở thành Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản sinh ra sau Thế
chiến II. Và Thiên hoàng đã nói rằng sẽ tiếp tục định hình lại vai trò của Nhật hoàng, thực hiện "các nghĩa vụ
hoàng gia mới" để phù hợp với thời hiện đại. Ông cũng nhấn mạnh rằng ông sẽ noi gương cha mình bằng cách
"gần gũi với người dân, chia sẻ với họ niềm vui và nỗi buồn".
5. Hoàng gia Nhật Bản thời hiện đại
Sau thế kỷ 20, các cuộc cách mạng trên thế giới đã xóa sổ chế độ vua chúa. Tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa
đều đã bỏ vua. Hiện nay trên thế giới chỉ còn trên 50 nước có vua trong đó có Nhật Bản.
Sau Thế chiến thứ hai, Nhật hoàng không còn có thực quyền mà chỉ là một biểu tượng. Tuy vậy, Nhật hoàng vẫn
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Nhật hoàng đại diện cho người Nhật và giá trị mà họ trân
quý: tôn trọng lẫn nhau và sự khiêm tốn.
Các thành viên của Hoàng thất bao gồm: Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Thái hoàng Thái hậu, Thái tử, Thái tôn,
Thân vương, Nội Thân vương, Thiên Hoàng và Nữ Thiên Hoàng, Hoàng nữ, Hoàng nam.

Hiện tại Hoàng thất Nhật Bản có 17 người, được chia ra thành nhiều cung: Minh Nhân viện, Nội đình (nơi ở của
Thiên hoàng và Hoàng hậu hiện tại), Thu Tiểu cung, Kính cung, Thường Lục cung, Tam Lạp cung, Cao Viên
cung

THEO LỆ ĐÃ CÓ HƠN 70 NĂM QUA, NẾU LẤY THƯỜNG DÂN LÀM CHỒNG THÌ HỌ PHẢI TỪ BỎ
TƯỚC VỊ NÊN SẼ CÀNG KHIẾN HOÀNG GIA THÊM NEO NGƯỜI.

Do Nhật hoàng Naruhito đã lớn tuổi nên gần như chắc chắn Thân vương Fumihito sẽ kế vị. Người con trai duy
nhất của ông, hoàng tử Hisahito (sinh năm 2006), sẽ nối ngôi khi cha qua đời hoặc thoái vị.

Nhật Bản nằm trong số ít các chế độ quân chủ hiện đại hạn chế quyền kế vị cho nam giới - trong số đó có Saudi
Arabia, Oman và Maroc.

6. NGƯỜI NHẬT CÓ THÁI ĐỘ TÔN KINH THIÊN HOÀNG

Từ lâu, Nhật hoàng đã có một vị trí trong lòng người dân Nhật Bản. Dù vậy cũng có những người tỏ ra không
quan tâm lắm. Khi nhắc về Thiên hoàng thì tùy người sẽ có 2 loại:

● Có lòng kính trọng mạnh mẽ với Thiên Hoàng


● Không quan tâm lắm đến Thiên hoàng
Tuy nhiên, người Nhật không ai gọi Thiên Hoàng bằng tên vì gọi tên thật của Thiên Hoàng là vô lễ. Muốn gọi
Thiên hoàng thì thường sẽ gọi là “Điện Hạ".

Chỉ sau khi băng hà thì Thiên Hoàng mới được gọi kèm với niên đại như: Thiên Hoàng Showa (Chiêu Hòa),
Thiên Hoàng Taisho (Đại Chính), Thiên Hoàng Meiji (Minh Trị).

Một điều cuối cùng thể hiện sự vô cùng tôn kính đối với Thiên hoàng của người dân Nhật Bản là sinh nhật Thiên
hoàng là một ngày nghỉ quốc gia ở Nhật. Như hiện tại vào sinh nhật Thiên hoàng Naruhito 23 tháng 2 hàng năm
người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ.

Theo một cuộc điều tra, người ta đưa ra kết quả rẳng mức độ quan tâm đến hoàng gia tỷ lệ thuận với độ tuổi và
hiện nay, cho thấy rằng giới trẻ hiện nay không thực sự chú ý đến hoàng gia Nhật Bản

Cảm nghĩ
Ở Châu Á, Nhật Bản là một trong 13 quốc gia duy trì nền quân chủ của mình (bên cạnh các nước như Brunei,
Campuchia, Malaysia, UAE, Thái Lan…). Càng đặc biệt hơn khi nền quân chủ của quốc gia này đã kéo dài hơn
2600 năm, là nền quân chủ lâu đời nhất trên thế giới. Trong khi thế giới có nhiều thay đổi như xu hướng xóa bỏ
hoàng gia xuất hiện từ những thế kỷ trước, việc duy trì nền quân chủ, dù chỉ ở mặt hình thức, nhưng cũng đã tạo
nên sự ổn định, gắn kết sợi dây tinh thần với truyền thống văn hóa dân tộc. Ở trường hợp Nhật Bản, việc quân
chủ vẫn tồn tại có lẽ đến từ sự tri ân của những người dân đối với những đóng góp của hoàng gia với đất nước.
Các Nhật Hoàng với những công lao đã trở thành biểu tượng lớn của quốc gia và rất được người dân kính trọng.
Hoàng gia Nhật cũng là hình mẫu cho người dân Nhật noi theo với đời sống giản dị, là yếu tố nhằm thúc đẩy
những giá trị tốt đẹp của đất nước.
Việc duy trì nền quân chủ đã thiết lập nên một hình ảnh dân tộc truyền thống mạnh mẽ, đặc trưng đối với Nhật
Bản. Nhưng các khó khăn và áp lực gặp phải khi duy trì người trong hoàng tộc là một rào cản lớn, một vấn đề
luôn gây tranh cãi. Việc làm sao duy trì một yếu tố truyền thống nghiêm ngặt giữa thời hiện đại với các tư tưởng
phóng khoáng sẽ là một thách thức lớn không chỉ với người Nhật mà với bất kỳ dân tộc nào mong muốn lưu giữ
những giá trị lâu dài.

You might also like