You are on page 1of 30

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KỲ

1. Trình bày các tôn giáo lớn đã học (Kito, Phật, Hồi, Hindu, Do Thái) (4đ)
nguồn gốc và tư tưởng chính (4đ).
2. Phong tục tập quán văn hóa đặc trưng của 1 trong 5 nước: Brasil, Ý, Thái
Lan, Ai Cập, Úc và 2 lễ hội lớn của nước này (6đ)
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1:
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, phân bố
- Tư tưởng chính:
Ví dụ:
• Thiên chúa: 10 điều răn của Chúa
• Phật: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo
•…
- Một số điều cấm kỵ trong tôn giáo đó
- Một số lễ hội tôn giáo (tên, thời gian diễn ra, ý nghĩa)
*KITO:
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, phân bố:
+ Nguồn gốc Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái
cách đây gần 2000 năm, nên còn được gọi là đạo Gia-tô (Da-tô) hay đạo Ky-tô, đạo
Cơ-đốc, cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo.
+ Lịch sử hình thành, phát triển
Thiên Chúa Giáo hay còn gọi là Ki-tô giáo, do Đức Chúa Giê-xu sáng lập vào
khoảng đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-da-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).
Ban đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của người nghèo khổ, bị áp bức. Nhưng về
sau, tôn giáo này đã trở thành công cụ cai trị về tinh thần của giai cấp thống trị.
Kitô giáo trong thời kỳ cổ đại: Đây là thời kỳ Kitô giáo xuất hiện và hoạt động
trong cộng đồng người Do Thái nhưng bị những người theo Do Thái giáo đả kích
và chính quyền La Mã đàn áp. Sang thế kỷ II, tầng lớp quý tộc dần theo Kitô giáo
làm thay đổi vị trí và ảnh hưởng của nó, đến cuối thế kỷ II, Kitô giáo trở thành
quốc giáo của Đế chế La Mã.
Kitô giáo trong thời trung cổ: Kitô giáo chi phối mọi mặt đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của nhiều nước phong kiến châu Âu. Quá trình mở rộng ảnh
hưởng của đạo Kitô đã gây ra nhiều cuộc xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa Kitô
giáo với Do Thái giáo và Hồi giáo với những cuộc Thập tự chinh tàn khốc và đẫm
máu. Ngay trong bản thân trong Kitô giáo cũng nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, quyết
liệt dẫn đến sự phân hoá Kitô giáo lần thứ nhất vào năm 1054 thành 2 phái: Công
giáo – thế lực lớn nhất ở phía Tây La Mã. Chính thống giáo ở phía Đông La Mã.
Kitô giáo trong thời kỳ cận – hiện đại: Đến thế kỷ XVI, sự ra đời, phát triển của
giai cấp tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện yêu cầu cải
cách Kitô giáo, Với những sự cải cách của Mactin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng
Canvanh (1509 – 1546) đã làm xuất hiện Giáo hội cải cách gọi là Tin lành. Cũng
thời kỳ này vua Anh tách Công giáo ở Anh khỏi sự chỉ đạo của Giáo Hoàng và lập
ra Anh giáo. Ngày nay, Kitô giáo có hơn 400 dòng khác nhau trong đó có 4
nhánhlớn là Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin Lành và Anh giáo.
+ Phân bố quốc gia có số người theo đạo Thiên Chúa cao nhất là Mỹ. Tiếp đến là
Brazil và Mexico.Thiên chúa giáo trong lịch sử đã lan rộng trên toàn cầu và ngày
nay nó vẫn là một tôn giáo phổ biến về mặt địa lý. Trong thế kỷ qua, nó đã ít tập
trung hơn ở châu Âu trong khi phân bổ đều hơn khắp châu Mỹ, châu Phi cận
Sahara và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Tư tưởng chính: 10 điều răn của chúa
+Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự
+Không được lấy danh Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường.
+Dành ngày Chúa Nhựt để thờ phụng Thiên chúa
+Thảo kính cha mẹ
+Không được giết người
+Không được dâm dục
+Không được gian tham, lấy của người khác
+Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối
+Không được ham muốn vợ hoặc chồng người khác
+Không được ham muốn của cải trái lẽ
- Một số điều cấm kỵ trong tôn giáo đó:
Nghiêm cấm các hành vi mê tín, dị đoan, không được lấy danh Thiên Chúa để làm
những việc tầm thường
- Một số lễ hội tôn giáo:
+Lễ Chúa Giê-su giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) được tổ chức vào
ngày 25 tháng 12
+ Lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê-su sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật
đầu tiên sau ngày trăng tròn - Rằm của tháng sau xuân phân).
+ Lễ Chúa Giê-su lên trời: Là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra sau
lễ Phục sinh 40 ngày.
*PHẬT:
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, phân bố:
+ Nguồn gốc Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử
người Ấn Độ là Tất-Đạt-Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật,
sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để
con người thoát khỏi khổ - đau và sinh - tử”
+ Lịch sử hình thành, phát triển
Phật giáo giai đoạn sơ khai Phật giáo được ra đời vào những năm đầu của thế kỷ
VI trước Công Nguyên bởi nhà sáng lập là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngay sau
đó, Ngài quyết định truyền bá lại tư tưởng của mình để nhiều người biết đến và tin
theo. Chính nhờ tính nhân văn cùng sự thấu tình đạt lý, đạo Phật ngày càng có
nhiều người muốn tu học. Do số lượng quá lớn, nên bất cứ ai muốn trở thành đệ tử
của Đức Phật cũng phải hội tụ đầy đủ những yếu tố khác biệt được ghi trong
nguyên tắc Quy Y Tam Bảo.
Phật giáo giai đoạn thành lập tổ chức Một tổ chức có tên là Tăng Đoàn được thành
lập, là nơi giao lưu, truyền bá học thuật không phân biệt giới tính, tuổi tác, tầng lớp
dưới sự lãnh đạo của đức Phật. Sau khi Ngài niết bàn, đức Ma-ha-ca-diep chính là
người được tin tưởng, lựa chọn lên làm lãnh đạo Tăng Đoàn, tiếp tục phát triển hội
thêm vững mạnh, tăng quy mô ở nhiều nơi.
Phật giáo trong giai đoạn suy tàn Cùng với sự phát triển của nhiều hệ tư tưởng, sự
suy tàn là điều không thể tránh khỏi đối với một tôn giáo. Phật giáo bắt đầu có biểu
hiện của sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ vào thế kỷ VII và hoàn toàn biến mất
vào thế kỷ XIV.
Phật giáo quay trở lại hưng thịnh Phật giáo luôn giữ trong mình sức mạnh bền bỉ,
lâu bền với thời gian, bằng chứng chứng minh là đến những năm đầu thế kỷ XX,
sau một khoảng thời gian rất dài, đạo Phật lại quay lại và được nhân dân đón nhận
hơn bao giờ hết. Nhiều ý kiến cho rằng, quan điểm của Phật giáo rất tiến bộ, phù
hợp với nhân sinh quan thế giới hiện đại mà hiếm có tôn giáo nào có thể đầy đủ
được như vậy. Cho đến hiện nay, Phật giáo cũng giữ một vai trò quan trọng trong
tín ngưỡng tâm linh của nhiều quốc gia dân tộc, đặc biệt là các nước khu vực Châu
Á. Số lượng phật tử ngày càng tăng cao và người ta tìm đến Phật giáo như một cách
giải tỏa tâm hồn, mong muốn đem đến sự thanh tịnh, tránh xa sự xô bồ của đời
sống vật chất ngoài kia.
+ Phân bố Theo ước tính, một nửa số Phật tử trên thế giới sống ở Trung Quốc. Tuy
nhiên, họ chỉ chiếm 18% dân số cả nước. Phần lớn những người theo đạo Phật trên
thế giới sống ở Đông và Nam Á, trong đó có 13% ở Thái Lan (nơi 93% dân số theo
đạo Phật).
- Tư tưởng chính:
+ Tứ diệu đế là cốt lõi: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế
+ Bát chính đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh,
Chính tịnh tiến, Chính niệm, Chính định
+ Cuộc đời là bể khổ, tu để thoát khỏi kiếp luân hồi
+ Thương người, nhân từ, bác ái, an phận
+ Nhẫn nại, đôi khi đến nhẫn nhục
+ Thích sự bình yên và dễ hoà nhập với những đạo khác
+ Xuất hành theo ngày, giờ nhất định
+ Làm việc lớn phải xem tuổi, làm nhà phải xem hướng.
+ Xuất hành kiêng gặp nữ giới
+ Lễ Tết thắp nhang cúng vái gia tiên ở Chùa, Đình, Miếu
- Một số điều cấm kỵ:
Ngũ giới cấm: không uống rượu, không ăn cắp, không sát sinh, không tà dâm,
không nói dối.
- Một số lễ hội tôn giáo:
+ Lễ Phật Đản – 15/4 (AL)
+ Lễ Vu Lan – 15/7 (AL)
+ 15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên
+ 8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia
+15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
+ 8/10: Ngày Phóng sanh
*HỒI:
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, phân bố:
+ Nguồn gốc Đạo Hồi ra đời vào thế kỉ thứ 7 tại bán đảo Ảrập, do nhà tiên tri
Muhammad sánglập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng tối cao, Đấng Duy Nhất. Đạo
Hồi có tên là Islam, tiếng Ả rập nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”.
+ Lịch sử hình thành, phát triển
Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong
một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng.
Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt
Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở
thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao
cho và bắt đầu truyền đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè
thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công
khai, đối tượng mở rộng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và
bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah - Thành phố
tiên tri). Ở đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng
của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim)
và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.
Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các bộ tộc
và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Có thể nói
cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải
cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử
mới thống nhất trên bán đảo Ảrập.
+ Phân bố Hiện nay trên thế giới có khoảng 900 triệu tín đồ Hồi giáo có mặt ở hơn
50 quốc gia trên khắp các châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Ảrập (trừ
Li băng và Ixraen) và chiếm đại đa số ở các nước như Iran, Irắc, Pakistan,
Apganistan, Thổ Nhĩ Kỳ… và một số nước vùng Trung Á và cả ở Đông nam Á
(chủ yếu ở Inđonesia). Một số quốc gia tự coi mình là quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên
Hồi giáo ở các quốc gia khác nhau nên đã phân chia thành các hệ phái khác nhau
nhưng về cơ bản không đối lập nhau.
- Tư tưởng chính:
1.Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2.Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3.Tôn trọng quyền của người khác.
4.Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5.Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6.Cấm ngoại tình.
7.Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8.Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9.Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10.Hãy khiêm tốn
Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình
nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ
Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
- Một số điều cấm kỵ:
+Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức
đạo Hồi
+Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
+Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, , v.v.).
+Không lấy thức ăn bằng tay trái, muốn chỉ hướng hay vào vật gì phải dùng ngón
tay cái.
+Cấm Không bắt tay, ôm hôn phụ nữ
+Cấm ăn thịt heo và uống rượu
+Nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo
- Một số lễ hội tôn giáo:
+Tháng Ramadan (tháng 9-Hồi lịch)
+ Laylat al-Qadr
+ Ngày của Arafat
+ Lễ “Haji”, tiếng Arab nghĩa là “hành hương”, được xem là đỉnh cao tinh thần của
1,8 tỷ người Hồi giáo toàn cầu, bắt đầu từ 9/8
*HINDU:
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, phân bố:
+ Nguồn gốc Đạo Bà-La-Môn là quốc giáo của nước Ấn Độ. Nhưng khi Phật giáo
của Đức Phật Thích Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bà-La-Môn thu hẹp dần.
Qua nhiều lần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa của dân chúng, đến
thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, Đạo Bà-La-Môn biến thành Ấn Độ giáo (nói tắt là Ấn
giáo) và còn được gọi là đạo Hindu.
+ Lịch sử hình thành, phát triển
Có nhiều cách phân kỳ lịch sử hình thành và phát triển của Hindu giáo, trong số đó
có cách chia lịch sử hình thành và phát triển Hindu giáo thành ba giai đoạn ứng với
ba tên gọi là: Veda giáo, Bàlamôn giáo và Hindu giáo, cách phân kỳ này góp phần
làm rõ hơn sự tiếp nối, cách tân và đổi tên (ba trong một) của cùng một tôn giáo do
những mục đích thần quyền hóa, giai cấp hóa hay dân tộc hóa trong mỗi giai đoạn.
Giai đoạn Veda giáo (Vedic religion) Thời kỳ Veda, kéo dài khoảng từ giữa thiên
niên kỷ II đến thế kỷ IV TCN, nhưng cũng có ý kiến đẩy lên sớm hơn tới khoảng
2500 - 1500 năm TCN. Veda giáo là tôn giáo khởi nguyên của tộc người Dravidian
ở Ấn Độ. Kinh điển của Veda giáo là bộ Kinh Veda, gồm 4 tập hợp các bài thánh ca
hay thần chú cổ, nên còn gọi là Tứ Veda, và cổ nhất trong đó là Rig Veda (Lê Câu
Vê Đa). Rig Veda gồm 1.028 bài thánh ca và 10.600 câu thơ, được sắp xếp thành
mười tập (Mandalas) ngợi ca các thần, thể hiện khát vọng tâm linh, song đó cũng
chính là những tri thức đầu tiên của người Ấn Độ cổ về tự nhiên và xã hội qua ngôn
ngữ tâm linh, được tin là do thiên khải hay mặc khải bởi thần thánh chứ không phải
do con người sáng tạo ra. Tiếng Sanskrit của Veda cổ nhất này đã trở thành một
nhân tố mang bản sắc truyền thống quan trọng góp phần tạo nên sự thống nhất văn
hóa Ấn Độ từ rất sớm.
Giai đoạn Bàlamôn giáo (Brahmanism) Bàlamôn giáo là sự tiếp tục Veda giáo cổ,
vào khoảng 500 TCN - 500 năm CN. Tín đồ của Bàlamôn giáo chủ yếu là những
người gốc Aryan vốn sống bán du mục ở phía Bắc du nhập nhiều đợt vào miền Tây
và Tây bắc Ấn Độ trong khoảng thời gian dài 1700 - 1200 TCN và trở thành kẻ
thống trị vùng văn hóa này. Danh từ Bàlamôn ban đầu có nghĩa chỉ hạng người quý
tộc, giáo sĩ Bàlamôn hay học giả, song trong thể chế nhà nước - tôn giáo có giai
cấp, đẳng cấp Bàlamôn dần trở thành giai cấp thống trị cao nhất và Veda giáo đã
được giai cấp hóa, trở thành Bàlamôn giáo có tổ chức giáo hội với quyền lực tối
cao trên cả nhà nước (nhà vua và triều đình). Cũng do vậy, Bàlamôn giáo trở thành
vũ khí thần quyền để bảo vệ sự bất bình đẳng giai cấp mà quyền lợi tối cao thuộc
về đẳng cấp Bàlamôn. Trong bối cảnh đó, Bàlamôn giáo đã là một tôn giáo thần
quyền của riêng đẳng cấp Bàlamôn trong một thời kỳ dài.
Giai đoạn Hindu giáo (Hinduism) Hindu giáo bắt đầu khoảng thế kỷ 6 - 7, cũng là
khi Phật giáo bắt đầu suy tàn tại Ấn Độ, và phát triển đến nay. Hindu giáo là sự tiếp
nối từ Veda giáo và Bàlamôn giáo, song theo khuynh hướng dân tộc hóa, biến tôn
giáo này thành tôn giáo của người Ấn Độ, của tất cả người Hindu. Ở giai đoạn này,
xu hướng thờ thần Brahman đã nhường bước cho xu hướng thờ Tam vị nhất thể
(Brahma, Vishnu và Shiva). Ngày nay, ở toàn Ấn Độ chỉ có duy nhất còn một đền
thờ dành riêng thờ Phạm Thiên.
+ Phân bố Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba trên toàn thế giới, với khoảng 1,2 tỷ
người theo đạo Hindu ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, điều thú vị là Ấn Độ giáo là tôn
giáo thống trị chỉ ở ba quốc gia, Ấn Độ với 79%, Nepal với 80% và Mauritius với
48%.
Mặc dù Ấn Độ giáo hiếm khi là tôn giáo chính của một quốc gia, nhưng nó vẫn có
sự hiện diện trên toàn cầu. Nhiều khu vực trên thế giới có cộng đồng lớn người
theo đạo Hindu bao gồm: Caribê, Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Tư tưởng chính:
+ Chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng sau khi chết con người sẽ đầu thai nhiều lần
+ Noi theo “dharma”, một quy tắc sống coi trọng nhân phẩm và đạo đức tốt.
+Đối tượng sùng bái là 3 vị thần: Brahma, Siva và Visnu.
+ Coi trọng sự phân chia đẳng cấp, có sự phân biệt về địa vị xã hội rõ ràng.
+Người Ấn giáo tôn kính tất cả các sinh vật sống và coi bò là loài vật linh thiêng.
- Một số điều cấm kỵ:
+ Không đưa hoặc nhận đồ bằng tay trái
+ Không ăn thịt bò
+ Không đi giày vào đền thờ
+ Không xúc phạm tôn giáo
+ Không mặc quần áo hở hang
+ Uống nước rót vào miệng chứ không ngậm ly
+ Kỵ các con số 41, 141
+ Không chỉ tay hoặc chạm vào bất cứ thứ gì với bàn chân.
- Một số lễ hội tôn giáo (tên, thời gian diễn ra, ý nghĩa):
+Diwali: lễ hội ánh sáng
+Navaratri: lễ kỷ niệm khả năng sinh sản và mùa màng
+Holi: lễ hội mùa xuân
+Krishna Janmashtami: một lời tri ân tới sinh nhật của Krishna
+Raksha Bandhan: lễ kỷ niệm mối quan hệ giữa anh và chị em
+Maha Shivaratri: lễ hội lớn của thần Shiva
*DO THÁI:
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, phân bố:
+ Nguồn gốc Chiều dài lịch sử của Do Thái Giáo đã trải qua hơn 3000 năm. Đạo
Do Thái Giáo có nguồn gốc từ Trung Đông trong khoảng Thời đại đồ đồng. Do
Thái Giáo được xem là một trong những tôn giáo độc thần cổ đại nhất thế giới. Đạo
Do Thái giáo trong quan điểm của những người Do Thái sùng đạo thì tôn giáo này
là mối quan hệ giao ước giữa Người Israel (cổ đại) (và sau này, người Do Thái) với
Thiên Chúa.
+ Lịch sử hình thành, phát triển
Do Thái giáo là tôn giáo của người Do Thái ở vùng Trung Cận Đông. Vùng Trung
Cận Đông là vùng đất nằm tiếp giáp giữa 3 Châu lục: Á Châu, Âu Châu và Phi
Châu, nên là giao điểm của các nền văn minh cổ.
Nước Do Thái, ngày nay được gọi là nước Israel. Khoảng 1000 năm trước Tây lịch,
quốc gia Do Thái được thành lập với vị vua anh hùng nổi tiếng là vua David. Quốc
gia Do Thái trải qua nhiều lần hưng vong, đặc biệt vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch,
Do Thái bị nhiều nước tấn công xâu xé, người Do Thái phải lưu tán sang các nước
khác, một số lớn bị bắt làm nô lệ, xem như quốc gia Do Thái đã bị diệt vong.
Người Do Thái ở phương xa luôn luôn nhớ về Tổ quốc của họ với một quá khứ oai
hùng. Các nhà trí thức Do Thái lưu vong đã viết lịch sử của Do Thái từ những ngày
đầu lập quốc, nhiều chi tiết được thần thánh hóa và sách này trở thành Thánh Kinh
của đạo Do Thái. Ngày nay quyển Thánh Kinh này được gọi là Kinh Thánh Cựu
Ước (Ancien Testament).
Người Do Thái rất tôn trọng và tín ngưỡng quyển Thánh Kinh này, nên họ vẫn giữ
được những nét đặc thù của dân tộc họ, mặc dù họ đang sống lưu vong nơi nước
khác.
Năm 1948, quốc gia Do Thái được tái lập, gọi là nước Israel. Người Do Thái ở các
nơi trên thế giới qui tụ về thành lập nhà nước Do Thái, và năm 1949, nước Do Thái
được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận.
+ Phân bố Trong khi người Do Thái trong lịch sử được tìm thấy trên khắp thế giới,
thì ngày nay người Do Thái tập trung ở một số quốc gia nhất định. Hơn 4/5 tổng số
người Do Thái chỉ sống ở hai quốc gia: Hoa Kỳ và Israel. Israel là quốc gia duy
nhất có đa số là người Do Thái, với 76% dân số theo đạo Do Thái. Số người Do
Thái còn lại sống ở Canada (3%), Pháp (2%), Anh (2%), Đức (2%), Nga (2%) và
Argentina (2%).
- Tư tưởng chính: 13 nguyên tắc của đức tin
1. Đức Chúa Trời thực hữu.
2. Đức Chúa Trời có một và khác biệt với muôn vật.
3. Đức Chúa Trời không có thân thể vật chất.
4. Đức Chúa Trời là vĩnh cửu.
5. Chỉ cầu nguyện cùng một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
6. Lời của các tiên tri là chân thật.
7. Những lời tiên tri của Môi-se là chân thật và Môi-se là tiên tri vĩ đại nhất trong
số các tiên tri.
8. Bộ Torah được ghi chép thành văn tự và bộ Torah khẩu truyền (về sau được chép
lạithành bộ Talmud) đều do Đức Chúa Trời phán truyền cho Môi-se.
9. Sẽ không có một bộ Torah nào khác hơn là bộ Torah truyền thống.
10. Đức Chúa Trời biết hết các ý tưởng và việc làm của loài người.
11. Đức Chúa Trời sẽ thưởng người tốt và phạt người xấu.
12. Đấng Mê-si sẽ đến.
13. Người chết sẽ được sống lại.
- Một số điều cấm kỵ trong tôn giáo đó:
Cấm tạc tượng và vẽ hình Thần, Chỉ được ăn các loài gia súc có móng chẻ, ăn cỏ
như bò, dê, cừu, nai. Thịt lợn, thỏ, ngựa, lạc đà, các loài côn trùng và bò sát đều bị
cấm ăn. Tuy nhiên, trong các loại gia súc được phép ăn chỉ được ăn nửa phía trên
tuyệt đối không ăn nửa phía dưới.
- Một số lễ hội tôn giáo (tên, thời gian diễn ra, ý nghĩa):
- Shabbat là ngày nghỉ hàng tuần, bắt đầu từ lúc trước khi mặt trời lặn ngày thứ sáu
và kết thúcsau khi mặt trời lặn vào ngày thứ bảy.
- 3 lễ hành hương:
+ Lễ Vượt qua là ngày lễ nghỉ kéo dài một tuần, bắt đầu vào chiều tối ngày thứ 14
củaNisan (tháng thứ nhất theo lịch Do Thái).
+ Lễ Tuần (Shavuot) kỷ niệm sự mạc khải của sách Torah cho Con cái Israel trên
núi Sinai
+ Lễ Lều tạm (Sukkot) tưởng nhớ Con cái Israel phải mất 40 năm đi qua sa mạc để
trở về miền Đất Hứa
Câu 2:
Phần 1: Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng: (4đ)
• Thông tin chung: Thủ đô, Diện tích, Dân số, Ngôn ngữ, Tiền tệ, Mã điện
thoại
• Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng:
* Phong tục tập quán riêng: cưới hỏi, quan niệm dân gian, tôn giáo chính
* Văn hoá đặc trưng:
+ Trang phục truyền thồng: tên, mặc vào dịp nào
+ Ẩm thực truyền thống
+ Văn hoá giao tiếp riêng
+ Những điều cấm kỵ
* BRASIL:
* Thông tin chung:
 Thủ đô: Brasília
 Diện tích: 8,515,767 km2, đứng hạng 5 thế giới.
 Dân số: 216.441.748 người vào ngày 05/05/2023 theo số liệu mới nhất từ
Liên Hợp Quốc. (Nguồn: https://danso.org/brazil/)
 Ngôn ngữ: Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil.
 Tiền tệ: Real Brasil (R$) (BRL)
 Mã điện thoại: +55
 Tôn giáo chính: Do ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, Brazil là quốc gia có đa số
người theo đạo Thiên chúa. Người ta ước tính rằng 65% dân số theo đạo
Công giáo trong khi 22% theo đạo Tin lành. Bên cạnh đó còn có một thuyết
và tín ngưỡng truyền thống tồn tại song song.
*Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng:
-Phong tục tập quán riêng:
 Thức uống saideira Theo phong tục tập quán của người Brazil, mọi người
không thể rời khỏi quán bar và trở về nhà nếu không dùng saideira. Saideira
là thức uống cuối cùng của đêm trong các quán bar ở đất nước này. Do đó,
trước khi rời đi, mọi người sẽ phải gọi một phần saideira cuối cùng kèm hóa
đơn.
 Đêm giao thừa Brazil có rất nhiều truyền thống độc đáo liên quan đến đêm
giao thừa. Người Brazil quan niệm rằng, mặc màu trắng có thể mang lại may
mắn trong năm sau. Chưa kể, một số người còn mặc đồ lót, mang phụ kiện
màu đỏ để mong cầu tình yêu, hay màu vàng để cầu tiền tài. Sau đó, họ sẽ
nhảy qua bảy con sóng trên bờ biển để có nhiều may mắn. Đây chính là
một phong tục tập quán rất quen thuộc của người Brazil.
 Ăn Feijoada vào thứ Tư Theo phong tục tập quán của người Brazil, thứ tư là
ngày chính thức cho món Feijoada. Vào ngày này, hầu hết các nhà hàng đều
bổ sung Feijoada vào thực đơn bữa trưa của họ. Feijoada là một món hầm vô
cùng phong phú, thịnh soạn. Món ăn truyền thống này làm từ thịt khô, đậu
đen, xúc xích, gạo… Những người ăn Feijoada không quen có thể thấy khá
buồn ngủ. Tuy nhiên, hầu hết người Brazil dường như có thể ăn bữa trưa
“nặng bụng” này trước khi trở lại làm việc. Đồng thời, để dập tắt cơn thèm
ngủ, họ sẽ thưởng thức thức uống Expresso.
- Văn hoá đặc trưng:
+ Trang phục truyền thống: Thời trang của Brazil là sự phối hợp những gam màu
nóng, với những bộ trang phục nóng cháy bỏng, đây là nét đặc trưng của Brazil.
Đặc sắc nhất là những bộ trang phục trong các lễ hội như trang phục của lễ hội
Carnaval. Màu sắc đa dạng như thể hiện một nước Brazil với nhiều dân tộc.
+ Ẩm thực truyền thống:
 Coxinhas: Món bánh này là một món ăn vặt đường phố phổ biến được làm từ
thịt gà chiên và tẩm bột.
 Camarão na Moranga: Đây là món tôm hầm kem của Brazil được phục vụ
trong quả bí ngô nướng
 Moqueca: Đây là món hầm hải sản được nấu chậm trong nồi đất sét truyền
thống có tên là panelo de barro
 Feijoada: Đây được coi là món ăn quốc gia của Brazil.
+ Văn hoá giao tiếp riêng
 Khi gặp nhau làm quen, ngoài bắt tay chặt còn có thể có cả chạm vai, vỗ vai
hay ôm nhau.
 Ở Brazil dùng tên gọi để xưng hô với nhau.
 Trong lần gặp đầu tiên không nên tặng quà, từ lần gặp thứ 2 trở đi rất nên
tặng quà.
 Người Brazil rất thích người nước ngoài khen ngợi đất nước của họ, vẻ đẹp
của phụ nữ Brazil cũng như truyền thống văn hóa của đất nước này.
+ Những điều cấm kỵ
 Không hút thuốc trong bữa ăn
 Khóc cho người chết là một trong những điều cấm kỵ tại Brazil.
 Đối với những người phụ nữ còn độc thân, chưa lấy chồng thì phải đội mũ
lệch về phía bên phải. Còn với những ai đã kết hôn thì phải đội mũ lệch về
phía bên trái. Khi gặp một người đội vũ lệch xuống dưới đất thì đó là một
quả phụ.
 Không thể thể hiện chữ OK kiểu dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ tạo thành
một vòng tròn, ba ngón còn lại tách rời tạo thành tại Brazil. Người Brazil cho
rằng đó là một hành động không văn minh. Khi muốn thể hiện sự may mắn
thì bạn hãy nắm bàn tay lại, để ngón cái trồi lên giữa ngón trỏ và ngón giữa.
*Ý:
*Thông tin chung:
 Thủ đô: Roma
 Diện tích: 301.338 km², xếp hạng 71 thế giới.
 Dân số: 60.165.465 người vào ngày 05/05/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên
Hợp Quốc.
 Ngôn ngữ: Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra Ý còn công nhận 12
ngôn ngữ thiểu số lịch sử: Albania, Catalan, Đức, Hy Lạp, Slovenia, Croatia,
Pháp, Franco-Provençal, Friuli, Ladin, Occitan và Sardegna.
 Tiền tệ: Euro (EUR)
 Mã điện thoại: +39
 Tôn giáo chính: Đạo Thiên chúa giáo La Mã: 90%, Tôn giáo khác: 10%
* Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng:
-Phong tục tập quán riêng:
 Đám cưới ở Italia Tại các nhà thờ, vào ngày có lễ cưới sẽ treo những dải
ruban lớn nhiều màu sắc. Đây là cách báo hỉ truyền thống tại Italia. Cũng tại
đám cưới Italian truyền thống, cặp vợ chồng mới cưới khi bước ra khỏi nhà
thờ và đi tới quảng trường của thị trấn thì thường được tung hoa giấy và gạo
lên người. Hoa giấy tượng trưng cho tiền bạc và một tương lai tốt lành vì vậy
mà càng được rắc nhiều hoa giấy thì cặp vợ chồng mới cưới càng gặp nhiều
điều tốt lành. Sau khi làm lễ tại nhà thờ cô dâu chú rể tới nơi tổ chức ăn
mừng đám cưới. Một điều không thể thiếu trong những đám cưới Italia
truyền thống là khi một vị khách nam nào đó đứng lên với cốc rượu trong tay
hô to “chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới”. Ngay lập tức mọi người cùng vỗ
tay và hàng trăm lời chúc mừng được tuôn ra.
 Gia đình Người Italia có một mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình và nơi gia
đình họ sinh sống. Không giống như các nước phương Tây khác (đặc biệt là
Mỹ), thị trường bất động sản ở Italia không diễn ra sôi động vì ở đây đa số
các gia đình tìm cách gìn giữ gia sản của cha ông mình để lại. Đối với họ,
việc bán một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là một cuộc giao dịch mà là sự
chia tay với những kỷ niệm về một nơi nhiều thế hệ đã từng chung sống.
 Tục “Tarasios” khi cô dâu đi lấy chồng Người La Mã có một tập tục, phàm
là cô dâu đi lấy chồng, mọi người phải vui vẻ hô to “Tarasios”. Khi kết hôn,
cô dâu không được tự ý bước qua ngưỡng cửa nhà chồng mà phải có một
người khác cướp đi, và tóc của cô phải được gỡ ra bằng dùi.
- Văn hoá đặc trưng:
+ Trang phục truyền thống: Váy Sardinian, trang phục truyền thống của Ý. Những
chiếc váy dài, xòe bồng bềnh cùng họa tiết thêu tinh tế, màu sắc nổi bật, bắt mắt đã
khiến cho chiếc váy này trở thành trang phục truyền thống ở Sardinian, Italy.
+ Ẩm thực truyền thống:
 Lasagna là một món ăn truyền thống của Italia được làm dưới dạng một
miếng pasta mỏng được phủ thịt băm sốt cà chua lên trên.
 Spaghetti Món Mỳ Spaghettio của Italia được làm từ mỳ ống đặc trứng. Tuy
nhiên, nó thường đi kèm với thịt băm, nước sốt cà chua và nhiều loại rau
khác nhau.
 Bánh Pizza là một trong những món ăn mang thương hiệu của nước Italia nổi
tiếng khắp nơi trên thế giới mà bất kỳ ai khi ăn cũng đều trầm trồ thán phục.
 Arancini Bánh Arancini là một món ăn vặt đặc sắc hương vị thơm ngon ở
Italia.
+ Văn hoá giao tiếp riêng
 “Chạm” má - Nét giao tiếp đặc sắc tại Ý: Văn hóa đặc trưng Ý trong giao
tiếp thể hiện nồng nhiệt. Nhận một cái ôm lịch sự và hôn nhẹ vào má (không
phân biệt nam nữ) thì bạn nên lấy làm mừng bởi họ đã tỏ ra thân thiện.
Phong tục các nước Châu Á thường không quen có cử chỉ thân mật như vậy.
 Đừng quá cứng nhắc về giờ giấc: Ngày làm việc - giờ hành chính - giờ học
của Italia là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Tuy nhiên các cuộc hẹn vui chơi
hay kể cả giờ gặp mặt các đối tác cũng thường rất linh hoạt, thuận tiện cho
tất cả mọi người. Vì thế người Ý thường bị coi là luôn đến muộn. Thêm nữa,
nếu một người Ý đến đón ta ăn bữa sáng thì cũng không nên bàn chuyện học
tập, công việc ngay buổi sáng hoặc trong bữa sáng. Bữa trưa thì thường bắt
đầu từ 1 giờ chiều. Thậm chí mọi chuyện có thể được bàn bạc ngay trong
bữa trưa đó, kéo dài ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Giờ ăn tối của người Ý thường
bắt đầu từ 8 giờ tối, khá muộn so với thường lệ.
+ Những điều cấm kỵ
 Đừng bao giờ mặc quần ngắn hay áo hở vai vào nhà thờ.
 Nên học cách im lặng và hãy ghi nhớ một từ tiếng Ý có xuất xứ từ đảo
Sicillia đó là Omerta – luật im lặng. Nếu bắt gặp một đám đánh nhau, một
cái xác trong hẻm, hay bất cứ thứ gì có khả năng liên quan đến mafia thì tốt
nhất nên giữ im lặng. Hãy coi như mình chưa nghe, chưa nhìn thấy và chưa
biết gì cả.
 Pho mát không ăn cùng hải sản tại Ý. Với việc đòi ăn pho mát kèm với hải
sản, bạn có thể khiến một người phục vụ trưởng thành khóc rống như trẻ con.
Bởi hành động này xúc phạm tín ngưỡng ẩm thực của họ. Khách du lịch Ý
cần nhớ rằng pho mát không bao giờ đi cùng với hải sản. Việc này tương tự
như người Việt Nam chúng ta không ăn phở với mắm tôm vậy.
*THÁI LAN:
*Thông tin chung:
 Thủ đô: Bangkok, “Krung Thep Maha Nakhon, (Bangkok)”
 Diện tích: 513.115 km2
 Dân số: 70.139.652 người vào ngày 31/01/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên
Hợp Quốc.
 Ngôn ngữ: Tiếng Thái; tiếng Anh và các thổ ngữ cũng được sử dụng.
 Tiền tệ: baht (THB)
 Mã điện thoại: +66
 Tôn giáo chính: Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất của Thái Lan với khoảng
95% dân số theo tôn giáo Nguyên thủy này. Dân số còn lại theo đạo Hồi
(4,6%), Thiên chúa giáo Công giáo (0,7%) với 1% còn lại chia cho các tôn
giáo Hindu, Sikh và Do Thái.
* Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng:
-Phong tục tập quán riêng:
 Ăn uống Người Thái quan niệm bữa ăn chính lúc mọi người trong gia đình
có cơ hội giao tiếp, trò chuyện thân mật với nhau. Tương tự Việt Nam, ẩm
thực Thái Lan mang đậm nét đặc trưng và khác biệt theo từng vùng miền.
 Cưới hỏi Hôn nhân của người Thái Lan có một phần rất quan trọng đó chính
là nghi lễ Phật giáo. Cặp đôi sẽ cùng nhau lễ Đức Phật, tụng kinh, thắp
hương và đốt nến lên bàn thờ. Đôi vợ chồng trẻ sẽ được đặt chỉ đôi lên đầu
với ý nghĩa nối kết cuộc đời họ đến đầu bạc răng long.
 Bài hát quốc ca Hai lần một ngày, bài quốc ca Thái Lan được phát và mọi
người dù đang ở đâu cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào quốc
gia.
 Mỗi ngày trong tuần là một màu sắc Một trong những phong tục rất hay của
Thái Lan là mỗi ngày trong tuần đại diện cho một màu cụ thể bắt nguồn từ
truyền thuyết. Không phải tất cả đều tuân theo phong tục này nhưng bạn dễ
thấy nhiều người mặc màu vàng vào thứ Hai để chào mừng sự ra đời của nhà
vua. Những màu khác thì liên quan đến các ngày trong tuần như màu xanh
dương vào thứ Sáu để chào mừng ngày hoàng hậu ra đời.
- Văn hoá đặc trưng:
+ Trang phục truyền thống: bộ trang phục căn bản là một cái phasin. Trang phục
truyền thống của phụ nữ Thái Lan được chia làm 8 nhóm: Chakkri, Boromphiman,
Siwalai, Chakkraphat, Chitlada, Ruean Tôn, Amarin và Dusit. Trong đó ba kiểu
Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai được phụ nữ Thái Lan ưa thích và
sử dụng rộng rãi hơn cả cho tới tận ngày nay. Trang phục của nam giới là phá khảo.
Phá khảo ở đây được hiểu là một mảnh vải khổ 70cm, dài cỡ 1m60cm, trong khá
giống với cái khố của Việt Nam khi xưa.
+ Ẩm thực truyền thống: Một số món ăn nổi tiếng như
 Tom Yum Goong (Súp Tôm Cay)
 Gỏi đu đủ (Som Tum Thái)
 Xôi Xoài
 Pad Thai
+ Văn hoá giao tiếp riêng
 Quan hệ giao tiếp kinh doanh được thiết lập chủ yếu dựa trên nền tảng quan
hệ cá nhân, xã hội, giá đình hay bạn bè.
 Khi chào hỏi, lời cảm ơn hay tạm biệt người Thái Lan có động tác chắp hai
tay trước ngực và cúi đầu chào và mỉm cười. Với những động tác như thế
người Thái Lan gọi là phong tục “Wai” được thực hiện trên khắp đất nước
vừa thể hiện sự tôn trọng, lời cảm ơn hay lời tạm biệt.
 Trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù gặp khó khăn người Thái Lan luôn giữ nụ
cười trên môi, Thái Lan là quốc gia của nụ cười, khi bạn nở nụ cười với
người nghèo khó thì bạn đã thể hiện sự tôn trọng đồng cảm với họ.
 Trong quan hệ kinh doanh, người Thái đánh giá cao tính kiên nhẫn và lòng
kính trọng đối với người lớn tuổi, cấp trên… Điều đó đã ăn sâu, bén rễ vào
văn hóa Thái Lan và môi trường xã hội. Người Thái không thích gây tổn hại
tới nhau, mất bình tĩnh, làm mất thể diện và lòng kính trọng.
+ Những điều cấm kỵ
 Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật không có sự sống. Họ dùng tay
phải để đưa đồ vật cho người khác vì theo họ tay trái dùng để kỳ rửa thân
thể.
 Người Thái cho rằng Thần linh cư ngụ ngay ở ngưỡng của nhà của họ, vì vậy
khi bước vào nhà một người Thái bạn chú ý tránh dẫm lên ngưỡng cửa nhà
của họ nhé.
 Phụ nữ Thái rất kín đáo. Vì vậy, đừng chạm vào người họ khi không được
cho phép và không nhìn vào phụ nữ quá 2 giây vì như thế người Thái sẽ cho
là bạn khiếm nhã.
 Theo quan niệm của người Thái, chân bao giờ cũng bẩn còn đầu thì bao giờ
cũng sạch. Vì vậy, không nên xoa đầu người Thái (ngay cả xoa đầu trẻ em)
vì đối với họ đầu là nơi thiêng liêng.
 Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc
biệt là tượng Phật hay ảnh Vua và không được để chân lên bàn.
*AI CẬP:
*Thông tin chung:
 Thủ đô: Cairo
 Diện tích: 1.010.407,87 km², đứng thứ 30 thế giới.
 Dân số: 107.739.623 người vào ngày 05/05/2023 theo số liệu mới nhất từ
Liên Hợp Quốc.
 Ngôn ngữ: Tiếng Ả-rập là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Anh và tiếng Pháp
được sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp tri thức.
 Tiền tệ: Bảng Ai Cập (EGP)
 Mã điện thoại: +20
 Tôn giáo chính: Hồi giáo: 90%; Chính thống giáo Copt (thuộc Cơ Đốc giáo)
9%; Công giáo, Chính thống Hy Lạp, Chính thống giáo Syria, Chính thống
giáo Armenia 1%; Do Thái giáo, vô thần và bất khả tri: không xác định
* Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng:
-Phong tục tập quán riêng:
 Cưới hỏi: Hôn nhân có ý nghĩa quan trọng về mặt tài chính đối với các gia
đình và cộng đồng ở Ai Cập. Thông thường, khoản tiết kiệm duy nhất của
mỗi gia đình trong suốt thời gian dài là tiền dành cho con cái họ khi lập gia
đình, và sẽ tiếp tục được tích luỹ qua nhiều thế hệ, nên đôi khi trở thành một
gia sản lớn. Theo phong tục cưới hỏi của người Ai Cập, để “rước nàng về
dinh”, ngoài đồ lễ mang tới nhà cô dâu, gia đình chú rể phải tổ chức buổi lễ
chính thật hoành tráng với chi phí lên tới hàng chục nghìn ơ-rô. Trong khi
đó, nhà gái sẽ phải chuẩn bị của hồi môn cho cặp vợ chồng trẻ, chủ yếu là
trang sức bằng vàng. Trong khi mức lương hiện nay ở Ai Cập trung bình
dưới 500 ơ-rô/tháng, thậm chí còn ít hơn nhiều, thì tổ chức đám cưới như
vậy là một khoản chi tiêu quá xa xỉ.
 Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ
năm 2700 TCN và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập
cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác
cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
- Văn hoá đặc trưng:
+ Trang phục truyền thống: vải lanh được sử dụng chủ yếu ở Ai Cập. Trang phục
nữ: một loại váy bó sát cơ thể gọi là kalasiris, một mảnh vải được gấp là khâu lại
tạo thành một cái váy ống, kéo dài từ trên mắt cá chân cho đến dưới hoặc trên
ngực. Trang phục nam: một cái váy quấn quanh thắt lưng, đôi khi được xếp ly hoặc
chùm về phía trước và nam thường để mình trần, trang phục này Shendyt.
+ Ẩm thực truyền thống:
 Ful medames là một trong những món ăn nổi tiếng của Ai Cập, bao gồm đậu
fava nấu với các loại gia vị và dầu ôliu.
 Ta'meya còn có tên gọi khác là Falafel tại các nước Trung Đông. Đây là món
ăn chay phổ biển ở Ai Cập với nguyên liệu chính là bột đậu trộn với nhiều
loại gia vị.
 Mulukhiya là món súp với nguyên liệu chính là các loại rau mùi cắt nhỏ, sau
đó hầm nhừ cùng tỏi, nước cốt chanh, thịt bò, thịt thỏ hoặc thịt gà trong
nhiều giờ, thường được ăn cùng với cơm trắng hoặc bánh mì.
 Kushari là món ăn rất nổi tiếng ở Ai Cập, có mặt ở hầu hết các nhà hàng tại
Cairo. Món này bao gồm gạo, mì ống, đậu đen nấu cùng với nước sốt cà
chua, giấm tỏi và ớt.
+ Văn hoá giao tiếp riêng
 Nét đặc trưng văn hóa Ai Cập trong giao tiếp người Ai Cập có thói quen Gặp
gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ ngồi gần nhau để trao đổi nói chuyện.
 Khi chào hỏi cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Tên
người Ai Cập được viết bằngtiếng Ả Rập không sử dụng hệ chữ Latinh như
tiếng Anh nên từ khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác. Cũng có khi phát
âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa và tên của họ. Vì vậy nên chắc chắn về tên
riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ.
 Phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay.
+ Những điều cấm kỵ
 Người Ai Cập quan niệm rằng tay trái là tay không sạch sẽ, vì thế bạn nên sử
dụng tay phải trong mọi trường hợp hoặc ít ra là phải sử dụng cả hai tay. Bạn
không được để ngóncái chỉ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra, vì
đó là cử chỉ xúc phạm người đối diện.
 Khi uống canh nóng hoặc một thức uống nóng khác, cấm phát ra bất cứ âm
thanh nào.
 Đàn ông không được lấy thím, lấy mơ, các người vợ của cha mình, con gái
của những người vợ của cha mẹ vợ và chị em gái của mẹ vợ. Ngoài ra, nghi
thức đính hôn kiêng tổ chức vào tháng giêng.
 Không chơi cờ bạc và các thứ dùng để chơi cờ bạc.
 Khi tranh cãi không lột mũ của đối phương vứt xuống đất.
*ÚC:
*Thông tin chung:
 Thủ đô: Canberra
 Diện tích: 7692024 km², là quốc gia có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới.
 Dân số: 26.300.359 người vào ngày 05/05/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên
Hợp Quốc.
 Ngôn ngữ: Tiếng Anh chủ yếu. Các ngôn ngữ phổ biến khác bao gồm tiếng
Quan thoại, tiếng Ả Rập, tiếng Quảng Đông, tiếng Việt, tiếng Ý, …
 Tiền tệ: Đô la Úc (AUD)
 Mã điện thoại: +61
 Tôn giáo chính: Kitô giáo một lần nữa lại là tôn giáo thống trị ở Úc, với 12
triệu người và 86% người Úc theo đạo, được xác định là Cơ đốc nhân.
* Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng:
-Phong tục tập quán riêng:
 Văn hóa ăn uống ngoài trời Người Úc có “truyền thống” ăn uống ngoài trời
và họ rất chuộng những món nướng từ thịt. Chính vì thế, BBQ luôn trở thành
lựa chọn của các gia đình vào những khi trời quang đãng. Người Úc cũng có
thói quen uống trà vào buổi sáng và khi đi cắm trại. Với hương vị độc đáo,
trà Billy là một trong những loại thức uống được ưa chuộng nhiều nhất tại xứ
sở Kangaroo này.
 Phong tục tặng quà: Những món quà thường được tặng vào những dịp đặc
biệt như sinh nhật, giáng sinh hoặc năm mới. Đặc biệt là món quà đó cần
được chọn lựa kĩ lưỡng, không được qua loa. Bởi đó là cách thể hiện sự tôn
trọng và quý mến đối với họ, có thể mang theo một bó hoa tươi hay một chai
rượu nào đó đến.
 Phong tục ăn uống: Cách ăn của người Úc là cầm dĩa bên tay trái và dao bên
phảitrong khi ăn. Khi kết thúc bữa ăn bạn nên đặt dao và dĩa song song với
nhau với tay cầm hướng về phía bên phải. Không được để khuỷu tay trên bàn
trong khi ăn.
- Văn hoá đặc trưng:
+ Trang phục truyền thống: Dirndl là trang phục truyền thống của phụ nữ Úc. Ở
phần trên thiết kế dạng chẽnngực đồng thời chiết eo và chân váy xoè rộng được phủ
bằng một lớp vải ngoài giống như tạp dề.
+ Ẩm thực truyền thống:
 Bush Tucker là món ăn truyền ở Australia, món ăn này vốn có nguồn gốctừ
thổ dân Úc từ xa xưa. Điều đặc biệt của món ăn này chính là sự tinh tế, hài
hòa trong khâu chế biến các loại thảo mộc với các loại động vật được săn
bắn trong tự nhiên, trong đó có cả côn trùng, sâu và nhộng…
 Tasmania cũng là món ăn đặc biệt có từ lâu đời của người Úc. Đây cũnglà
món ăn khiến cho rất nhiều đầu bếp trên thế giới phải "đổ đứ đừ" bởiđộ ngon
và sự hấp dẫn khó cưỡng của món ăn này.
+ Văn hoá giao tiếp riêng
 Người Úc rất lịch sự trong giao tiếp, “sorry” (xin lỗi) hay “thank you” (cảm
ơn) là những câu các bạn sẽ nghe thấy người dân Úc sử dụng thường xuyên.
 Nét đặc trưng khác của văn hóa giao tiếp ở Úc đó là bắt tay. Người Úc sẽ bắt
tay phải khi lần đầu gặp nhau. Và dùng “họ” thay vì “tên riêng” để xưng hô
với người mới gặp.
 Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Úc đó là rất thân thiện, cởi mở, cách
nói trực tiếp, mục đích rõ ràng chứ không lòng vòng, hàm ý như người châu
Á. Cũng chính vì lối nói chuyện thoải mái nên các cuộc trò chuyện hàng
ngày mọi người thường sử dụng nhiều từ lóng (“arvo” nghĩa là “afternoon”
hay “uni” đồng nghĩa với “university” …), nhất là khi nói với những người
quen thân. Tuy nhiên điều này lại tạo ra rào cản ngôn ngữ khá lớn đối với
những người mới sang định cư tại nước Úc.
 Gửi danh thiếp khi bắt đầu buổi trò chuyện, và cũng không cần lo lắng nếu
bạn khôngđược nhận lại danh thiếp từ đối tác.
 Các chủ đề phổ biến dễ dàng kết nối như thời tiết, thể thao và các loạt tin tích
cực. Tránh các chủ đề như tôn giáo, chính trị, nhập cư và thổ dân
+ Những điều cấm kỵ
 Đừng trèo lên núi Uluru Núi Uluru được người dân Úc xem là một ngọn núi
linh thiêng và thần bí. Ngọn núi này được hình thành từ những khối đá tảng
to lớn và hùng vĩ. Nếu bạn là một người ưa thích tâm linh và ham khám phá
thì khi đứng dưới chân ngọn núi này một ngày bạn sẽ thấy những tảng đá sẽ
thay đổi màu theo từng khung giờ. Chính vì điểm đặc biệt này mà người dân
ở đây rất tôn thờ ngọn núi này.
 Không xả rác bừa bãi Giống như Singapore, Úc cũng rất quan trọng về sự
xanh, sạch, đẹp của đường phố. Khi đến đây dù trong bất cứ hoàn cảnh gì
bạn cũng không được xả rác bừa bãi.
 Không nên tặng tiền boa cho nhân viên phục vụ Người Úc thường có một
lòng tự tôn rất cao. Mỗi công việc họ làm đều được trả một mức lương xứng
đáng kể cả nhân viên phục vụ. Vậy nên, nếu bạn trả tiền boa cho họ thì sẽ
khiến những người phục vụ cảm thấy khách đánh giá thấp họ.
 Đừng nên đụng chạm đến quyền bình đẳng của người Úc Vấn đề về quyền
bình đẳng là một trong những điều cấm kỵ khi đến Úc bởi người dân Úc rất
tôn trọng quyền bình đẳng. Chính vì thế khi đến đây, bạn phải đối xử với tất
cả mọi người như nhau.
 Nên tôn trọng các loài động vật hoang dã Có thể nói, Úc là mái nhà an toàn
của các loài động vật hoang dã đấy. Người dân Úc rất tôn trọng và bảo vệ
động vật hoang dã ngay từ những loài nhỏ bé nhất. Đây cũng chính là một
trong những điều cấm kỵ khi đến Úc mà bạn cần phải nhớ. Nếu đã đến Úc thì
bạn cũng nên tôn trọng những điều mà họ làm, cũng như tôn trọng các loài
động vật hoang dã nơi đây.
Phần 2: Lễ hội (2đ)
Ở mỗi lễ hội nhớ trình bày đủ:
• Nguồn gốc
• Thời gian diễn ra
• Những hoạt động chính
• Ý nghĩa của lễ hội
Các lễ hội gợi ý:
1. Ý: Ném cam, Thành rắn
2. Ai cập: Lễ hội sông Nile, Lễ hội đèn lồng
3. Thái Lan: Songkran, Loy Krathong
4. Úc: Lễ hội ánh sáng Vivid, Lễ hội đua ngựa Melbourne Cup
5. Brasil: Lễ hội Rio Canival, Lễ hội tháng 10
* BRASIL:
+ Lễ hội Rio Canival:
• Nguồn gốc: Lễ hội Carnival có nguồn gốc bắt nguồn từ những carnival cổ xưa của
người La Mã và người Hy Lạp được tổ chức để đón chào mùa xuân và nhằm tôn
vinh nét đẹp của cuộc sống. Sau đó lễ hội này du nhập vào một số nước ở châu Âu
và trở thành những lễ hội hóa trang và khiêu vũ trên đường phố. Truyền thống này
lại được người dân Brazil rất yêu thích và dầm dần đã phát huy các tập tục này
thành lễ hội hoành tráng như hiện nay.
• Thời gian diễn ra: Lễ hội Rio Carnival của Brazil diễn ra vào thời điểm trước khi
lễ Phục sinh bắt đầu và kéo dài xuyên suốt 5 ngày. Thông thường, sẽ rơi vào tháng
2 hoặc tháng 3 của mỗi năm.
• Những hoạt động chính: Carnival bao gồm các buổi lễ ăn mừng và các lễ diễu
hành kết hợp các yếu tố của loại hình xiếc, lễ hội đường phố công cộng. Mọi người
thường đóng giả các nhân vật mình thích để biến thành người khác và đeo mặt nạ
trong các buổi lễ đó.
Theo phong tục, lễ hội chỉ được bắt đầu khi ngài thị trưởng trao chìa khóa vào
thành phố cho Vua Momo – một nhân vật giả tưởng. Ngay khi chìa khóa được đưa
lên cao, nhạc và kèn nổi lên tại mọi ngóc ngách, nhà vua sẽ dẫn đoàn diễu hành vào
khu vực trình diễn, mỗi đoàn sẽ có 85 phút để tỏa sáng.
Lễ hội Rio Carnival được biết đến qua các cuộc diễu hành, sẽ có 4 cuộc diễu hành
diễn ra xuyên suốt trong 4 đêm, được ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc. Trong
đó, tâm điểm của Rio Carnival được rơi vào ngày chủ nhật và thứ hai với cuộc diễu
hành rực lửa của các vũ công Samba tại sân vận động Sambodromo.
• Ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội hóa trang Rio Carnival diễn ra trong tháng 2, tháng
nóng nhất ở nam bán cầu, khi mùa hè ở Brazil đã lên đến đỉnh điểm, bởi vậy khi
nhắc tới lễ hội này người ta thường nghĩ tới những buổi hội hè đường phố liên
miên, những màn trình diễn nóng bỏng. Đặc biệt, khi lễ hội đã trở nên quá nổi
tiếng, mô hình carnival được mang đi khắp nơi... thì Rio Carnival càng được xem là
sự kiện giải trí có tính toàn cầu. Thực tế, những bộ quần áo sặc sỡ, những điệu nhảy
Samba quyến rũ còn nói cho ta biết về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng ở Brazil.

+ Lễ hội tháng 10:


• Nguồn gốc: Bữa tiệc bắt đầu vào năm 1810, chính xác hơn là vào ngày 12 tháng
10, như một cách để kỷ niệm cuộc hôn nhân giữa Hoàng tử Louis I, Quốc vương
tương lai của Bavaria và Công chúa Teresa xứ Sachsen. Nhân dịp này, tất cả công
dân của Munich đã được mời tham dự sự kiện có cuộc đua ngựa vui nhộn vào ngày
lễ hội cuối cùng của họ.
Bữa tiệc đầu tiên có sự tham gia của 40.000 khán giả, trong một tuần, đã uống rượu
vang được sản xuất trong khu vực được gọi là Gramado de Teresa. Do thành công
của nó, bữa tiệc đã được lặp lại vào năm sau. Và lần sau. Và lần sau. Và thế là lễ
hội tháng mười đã ra đời!
• Thời gian diễn ra: Giữa tháng 10
• Những hoạt động chính: Lễ hội thu hút đông đảo du khách tham gia với những bộ
trang phục truyền thống, cùng nhau nhảy múa, ca hát và mở tiệc. Đặc biệt, lễ hội có
tổ chức cuộc thi sắc đẹp để tìm kiếm Nữ hoàng và Á hậu để trao vương miện Công
chúa lễ hội tháng 10.
• Ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội tháng mười còn được gọi là “lễ hội tháng 10 lớn nhất
tại châu Mỹ”, đó là sự kết hợp giữa văn hóa hiện đại và gian gian được tổ chức vào
giữa tháng 10 hàng năm tại Blumenau ở bang Santa Catarina. Lễ hội được tổ chức
nhằm tôn vinh ẩm thực Đức với những loại bia đặc trưng.
*Ý:
+ Ném cam:
• Nguồn gốc Lễ hội ném cam này tái hiện một cuộc chiến có thật vào năm 1194,
khi cô con gái tên Violetta của ông chủ cối xay đứng lên chống lại một tên bá tước
hung bạo, dẫn đến cuộc nổi dậy. Người dân vùng Ivrea và các khách du lịch trong
và ngoài đất nước hình chiếc ủng tham gia lễ hội một cách say mê không chỉ vì
không khí náo nhiệt vui vẻ mà còn chính vì ý nghĩa lịch sử đó.
• Thời gian diễn ra diễn ra từ ngày 2 đến mùng 5 tháng 2 hàng năm, độc đáo và thú
vị, giống như một trận chiến thực thụ.
• Những hoạt động chính Hàng năm, người dân thị trấn Ivrea sẽ khoác lên mình
những bộ trang phục thời trung cổ và phân chia thành 9 đội khác nhau để tham gia
vào một cuộc chiến ném cam vô cùng náo nhiệt và độc đáo trong suốt 3 ngày liên
tiếp.

Suốt thời gian diễn ra lễ hội, người tham gia chìm đắm trong hương vị những trái
cam chín đỏ trong hàng ngàn thùng gỗ pha lẫn mùi rượu vang đỏ. Người chơi hội
cũng có thể cưỡi ngựa lội trên thảm cam. Năm nay, lễ hội ước tính có khoảng 8.000
người tham gia.
• Ý nghĩa của lễ hội Lễ hội “Trận chiến với những trái cam” (Battle of the
Oranges) diễn ra vào tháng 2 hàng năm với ý nghĩa để tái hiện cuộc nổi dậy của
người dân thị trấn Ivrea lật đổ tên bá tước hung bạo.
+Thánh rắn:
• Nguồn gốc Tương truyền Domenic là vị thánh có khả năng chữa khỏi nhiều
trường hợp bị rắn cắn vào thế kỷ 11. Vì vậy kể từ năm 1392 trở đi, người dân
thường tổ chức lễ hội rước rắn cùng bức tượng của Domenic như một sự tưởng
nhớ.
• Thời gian diễn ra Vào ngày 1/5 hàng năm
• Những hoạt động chính Trong lễ hội, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người dân cầm
những con rắn hoặc để chúng quấn quanh cổ. Cảnh tượng này có vẻ đáng sợ và làm
không ít những du khách chứng kiến phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, đối với người dân
Cocullo thì những con rắn này rất thân thiện. Vào tháng 3 hàng năm, người dân địa
phương bắt đầu đi săn tìm những con rắn không độc và loại bỏ răng nanh của
chúng và giữ những con rắn trong điều kiện nuôi nhốt cho lễ hội rắn Tháng Năm.
Nghi thức quan trọng nhất của lễ hội là rước tượng Thánh Dominico được phủ đầy
rắn đi khắp làng, qua những thung lũng và quảng trường. Người dân Cocullo quan
niệm rằng rước thánh Rắn khắp thị trấn sẽ giúp họ tăng khả năng miễn dịch với nọc
độc rắn cắn trong cả năm sắp tới, cho tới mùa lễ Thánh Rắn năm sau. Khi lễ rước
kết thúc, người dân và du khách sẽ được chứng kiến một màn pháo hoa rực rỡ và
đẹp mắt.
• Ý nghĩa của lễ hội Vào ngày 1/5 hàng năm, người dân thị trấn Cocullo, nước Ý
lại tổ chức lễ hộ rước rắn để tưởng nhớ vị thành Domenic có khả sức mạnh chữa
lành những vết thương bị rắn cắn nổi tiếng trong vùng.
*THÁI LAN:
+ Songkran:
• Nguồn gốc: “Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian
chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ
trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau
để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật
và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên
trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun
lên người nhau để chúc phúc”.
Thật đúng vậy, ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, chính vì vậy mà năm mới của
đất nước này được bắt đầu vào ngày sinh của Đức Phật, tức là ngày 15/4. Từ năm
1941, Hoàng gia Thái quy định Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4, kết thúc vào
ngày 15/4 Dương lịch hàng năm để mọi người có thời gian được chuẩn bị và kết
hợp vui chơi trong dịp Tết truyền thống của mình.
• Thời gian diễn ra: được tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm
• Những hoạt động chính: Thái Lan ngày bắt đầu của tết Songkran là 13/4, song
ngày bắt đầu dịp lễ này lại là Wan Sungkharn Long (ngày 12/4). Trong ngày này,
người ta dùng để dọn dẹp nhà cửa, bỏ cái cũ, mua sắm vật dụng mới, đồ ăn, thức
uống để chuẩn bị cho ngày lễ Tết của mình.
Wan Nao (ngày 13/4) có ý nghĩa như ngày 30 Tết ở Việt Nam, được gọi là ngày
chuẩn bị. Ngày này, người dân Thái Lan sẽ nấu nướng, chuẩn bị những món ăn,
bày biện sẵn sàng để dâng lên chùa vào sáng ngày tiếp theo.
Vào ngày chính lễ Songkran hay được gọi là Wan Payawan (ngày 14/4), người dân
ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và lên chùa từ sớm để thực hiện các nghi lễ tại
chùa.
Nghi lễ cuối cùng là nghi lễ tắm Phật, họ dùng nước thơm lau tượng Phật để tỏ lòng
thành kính và cầu may mắn. Trong ngày này, người Thái Lan không nói những điều
xui xẻo, không làm hành động sai trái hay có ác tâm để một lòng hướng Phật.
• Ý nghĩa của lễ hội: Ngày lễ Songkran của đất nước Thái Lan là một nghi lễ mừng
năm mới mang đầy ý nghĩa may mắn. Theo quan niệm của người Thái, việc té nước
vào người khác giúp họ gột rửa những điều không hay của năm cũ và đón nhận sự
may mắn trong năm mới.
+Loy Krathong:
• Nguồn gốc: Sau khi kết thúc vụ mùa trong năm thì người dân thường mong muốn
thể hiện lòng biết ơn đối với Nữ thần nước trong một năm vừa qua đã ban cho
nguồn nước dồi dào. Đồng thời cũng gửi một lời xin lỗi chân thần với Nữ thần vì
đã làm ô nhiễm nguồn nước trong quá trình canh tác.
Người dân Thái Lan tin rằng đây là lúc bạn nên thả đi tất cả sự tức giận và oán thù
trong bạn để bắt đầu một cuộc sống tươi mới hơn trong cuộc sống. Nếu cây nến
trong chiếc đèn còn sáng khi bạn thả trôi thì đồng nghĩa bạn sẽ có một năm đầy
may mắn.
• Thời gian diễn ra: Loi Krathong là một lễ hội quan trọng trong lịch Phật giáo
Thái Lan, được tổ chức vào ngày trăng tròn thứ 12 theo lịch truyền thống Thái Lan.
• Những hoạt động chính: Sự kiện này kéo dài trong 2 ngày, thường được tổ chức
vào tháng 11, là một trong những lễ hội đẹp nhất ở Thái Lan. Trong lễ hội ngày,
mọi người sẽ cúng dường krathongs, một chiếc giỏ hoa hình thuyền với những
ngọn nến đang cháy. Sau đó họ sẽ thả những chiếc krathong này trôi dọc theo sông
để tưởng niệm Nữ thần Nước.
• Ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội này là dịp để người Thái bày tỏ sự tôn kính, biết ơn tới
thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho nhân dân,
họ tin rằng Người luôn ở bên, che chở và ban phước cho cuộc sống của họ. Và
những điều không may, những khó khăn sẽ từ đó theo những chiếc trôi xa mất.
Ngày nay, ý nghĩa của lễ hội còn là dip cầu chúc, ước nguyện có cuộc sống bình an,
đôi lứa sẽ hạnh phúc bền lâu. Do đó Loy Krathong cũng là dịp rất ý nghĩa với
những đôi lứa đang yêu.
*AI CẬP:
+Lễ hội sông Nile:
• Nguồn gốc: Ngày hội sông Nile bắt nguồn từ một truyền thuyết rất sinh động:
một hôm, chồng của nữ thần Aixirong đi chơi gặp nạn và bị chết. Nữ thần vô cùng
đau đớn, khóc lóc thảm thiết, nước mắt của bà trút xuống như mưa. Như lũ làm
dâng ngập cả hai bên bờ của dòng sông Nile. Để làm giảm bớt nỗi đau thương của
nữ thần, người ta đã ca hát vỗ về rất nhiều và cuối cùng thì nữ thần cũng đã đổi
buồn thành vui, nụ cười lại trở về nơi khoé miệng. Người ta còn nói rằng, vì nước
tràn dâng qua hai bên bờ sông là nước mắt của nữ thần nên tất cả những nơi có
nước sông tràn qua đều rộ hé mầm non, làm xuất hiện các cây lương thực. Và từ
đó, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người ta lại mừng vui ca hát.
• Thời gian diễn ra Trung tuần tháng 6 hằng năm, hễ nhìn thấy màu nước sông
Nile ngả màu xanh (dấu hiệu sắp có lũ lụt)
• Những hoạt động chính hễ nhìn thấy màu nước sông Nile ngả màu xanh (dấu
hiệu sắp có lũ lụt) là người ta hào hứng tập trung đến bờ sông Nile để tổ chức “đêm
rơi lệ”. Khi ấy, trên mặt sông, người ta ca hát nhảy múa trên những con thuyền
đang ngang dọc ngược xuôi dày đặc.
Ở trên bờ người ta đặt một bức tượng thần sông Nile tạc bằng gỗ. Để mọi người lần
lượt cúi đầu tỏ lòng kính trọng trong tiếng tụng niệm của vị chủ tế. Đến tháng 8,
khi nước sông Nile tràn qua hai bờ đê dâng ngập cả một vùng đất mênh mông. Thì
người ta lại thêm một lần tưng bừng chào đón nữa. Lúc này cả pháp quan, quần
thần văn võ. Và thủ lĩnh của giáo phái cũng đến tham gia. Cùng với việc tổ chức ca
hát và nghi thức chúc mừng. Người ta còn tạc một cô gái đẹp kính dâng lên thần
sông Nile để họ kết thành vợ chồng.
• Ý nghĩa của lễ hội ngày hội sông Nile ngập tràn trở thành ngày hội truyền thống
của người Ai Cập chính là do mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nền văn
minh của họ với sông Nile. Hàng nghìn năm nay, cư dân hai bờ sông Nile vì đã biết
tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp. Và cũng chính vì vậy mà nơi
đây đã trở thành khu vực tập trung dân cư đông đúc với nền kinh tế phát triển nhất
trong lịch sử các nước châu Phi. Uống nước nhớ nguồn, cư dân ở đây từ đời này
qua đời khác không ai quên được ơn sâu của dòng sông Nile. Họ coi sông Nile như
là thần cho nên cứ mỗi năm một lần, họ lại tổ chức chào mừng ngày sông Nile dâng
nước để tỏ rõ tình cảm.
+Lễ hội đèn lồng:
• Nguồn gốc Từ Fanous (Fanos, Phanos và Fanoos trong phương ngữ Ai Cập) là
một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp được chuyển tự thành “nến/ngọn nến”. Fanous
có nghĩa là “ánh sáng” hoặc “đèn”, “lồng đèn”. Trong lịch sử, thuật ngữ này được
sử dụng với nghĩa “ánh sáng của thế giới” và là một biểu tượng của niềm hy vọng
thắp sáng con đường từ trong bóng tối. Lồng đèn Ramadan là chiếc lồng đèn trang
trí được chế tác đặc biệt cho tháng thánh Ramadan. Ở một nơi như Ai Cập, lồng
đèn và đèn luôn trở nên đặc biệt đối với người dân. Chúng là những dấu hiệu cho
thấy tháng Ramadan đến rất gần và phổ biến trong suốt 30 ngày của thánh lễ
Ramadan.
• Thời gian diễn ra Lễ hội được tổ chức vào tháng chay Ramadan của Ai Cập.
• Những hoạt động chính Có 2 phần chính là phần lễ và phần hội: Phần lễ được tổ
chức ling thiêng, long trọng trong thánh đường Hồi giáo. Riêng phần hội là cơ hội
trình diễn những loại hình văn hóa dân gian, từ ca hát, nhảy múa và thắp đèn trời
sáng các Thánh Đường Hồi Giáo. Điều đặc biệt là những chiếc đèn lồng ở đây
được làm hoàn toàn thủ công, không chỉ đẹp mắt còn trở nên rất đặc biệt.
• Ý nghĩa của lễ hội Để ăn mừng tháng Ramadan và đồng thời để khích lệ du
khách đến thăm Ai Cập trong tháng Ramadan. Vì thông thường du khách chỉ đến
thăm các Kim tự tháp trong mùa hè hay những nơi nổi tiếng khác.
*ÚC:
+ Lễ hội ánh sáng Vivid:
• Nguồn gốc Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm, Vivid Sydney là một sự kiện
ánh sáng, âm nhạc và sáng tạo, đẹp mắt tại Sydney. Vivid Sydney bắt đầu từ năm
2009, bởi các nhà sáng tạo như Mary-Anne Kyriakou, Brian Eno, Bruce Ramus đã
cho biểu diễn một đêm ánh sáng tuyệt vời tại Nhà Hát Lớn.
• Thời gian diễn ra lễ hội này diễn ra từ khoảng tháng 5 đến tháng 6 trong 3 tuần
• Những hoạt động chính
Triển lãm Ánh sáng –Vivid Light Tại triển lãm này, các tác phẩm điêu khắc phát
sáng từ kẹo, hoa và các công trình kiến trúc, những tòa nhà đều chìm trong ánh đèn
neon. Đặc biệt là tại Nhà hát Opera Sydney sẽ càng lung linh, tỏa sáng với các màu
sắc và hoa văn khác nhau. Một khung cảnh rực rỡ đảm bảo sẽ mang đến cho bạn
một cảm xúc khó quên khi về lại quê nhà.
Triển lãm Âm nhạc – Vivid Music Đây là triển lãm dành cho những ai yêu âm nhạc,
du khách sẽ có dịp thưởng thức các tác phẩm của nhạc sĩ quốc tế và địa phương.
Những buổi hòa nhạc đặc sắc và hoành tráng được trình diễn, là cơ hội để các nghệ
sĩ thể hiện tài năng xuất sắc của mình. Không khí lúc này vô cùng sôi động, bùng
nỗ với các màn trình diễn và sự cổ vũ nhiệt tình của nghệ sĩ và khán giả.
Triển lãm Ý tưởng – Vivid Ideas Hoạt động thường niên này nhằm cải thiện và thúc
đẩy sự sáng tạo của cộng đồng. Các chương trình trong lễ hội rất phong phú, từ hỗ
trợ những nhà thành lập mới trong ngành công nghệ, thiết kế cho đến truyền đạt
những phương thức dựng phim, dựng nội dung, nghệ thuật chinh phục thị giác, …
Nó còn là dịp để hội tụ những tập đoàn công ty dẫn đầu trong các lĩnh vực liên
quan nhằm quảng bá thương hiệu và tổ chức nhiều buổi diễn thuyết chia sẻ những ý
tưởng.
• Ý nghĩa của lễ hội Để thu hút khách du lịch và đây cũng là dịp để du khách ngắm
nhìn Cầu cảng Sydney rực sáng như một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng và nhiều
công trình kiến trúc khác sẽ được bao phủ trong lớp ánh sáng kỳ diệu.
+Lễ hội đua ngựa Melbourne Cup:
• Nguồn gốc Giải đấu lần đầu được tổ chức năm 1861 vào một ngày thứ Năm, kể
từ đó Cúp Melbourne diễn ra thường niên – và nó chỉ ngừng trong giai đoạn Thế
chiến II – nhưng ngày nay nó được tổ chức vào thứ Ba đầu tiên của tháng Mười
Một.
• Thời gian diễn ra diễn ra vào thứ Ba đầu tiên của tháng 11 hàng năm.
• Những hoạt động chính Cuộc đua được truyền hình trực tiếp đến khoảng 650
triệu người trên toàn thế giới. Rất nhiều người Australia thường dừng những việc
họ đang làm trước 3 giờ chiều vào ngày diễn ra Melbourne Cup (giờ địa phương)
để xem hoặc nghe cuộc đua qua Internet, truyền hình hoặc đài phát thanh. Ngoài
cuộc đua chính tại trường đua Flemington ở Melbourne, các cuộc đua tại các địa
phương cũng diễn ra đồng thời trong ngày này.
Cuộc đua diễn ra trong khoảng cách dài 32000 mét cho ngựa từ ba tuổi trở lên. Có
gần 24 chú ngựa có thể tham gia tranh cúp và đây là cuộc đua có phần thưởng lớn
nhất thế giới, với hơn 6 triệu đô la Úc kèm cúp vàng của Melbourne Cup được làm
từ 18 carat vàng trị giá trên 175 nghìn đô, phần đế gỗ được làm từ gỗ mimosa của
Úc.
Lễ hội đua ngựa Melbourne có biểu diễn thời trang, phục vụ thức ăn đặc sản, rượu
ngon, các hoạt động ngoài trời vui nhộn cho trẻ em, các chương trình giải trí nơi
công cộng và các cuộc đua ngựa liên miên, tất cả kết hợp với nhau ở một số vùng
nông thôn tươi đẹp.
• Ý nghĩa của lễ hội là sự kiện giải trí thể thao, đồng thời Melbourne Cup Race
Carnival cũng là kết hợp hoàn hảo giữa Melbourne và các cuộc thi thể thao, ẩm
thực đa quốc gia, văn hóa rượu, thời trang, nghệ thuật thiết kế và các sự kiện xã
hội, v.v. Sự kiện này rất giống với một sự kiện quốc tế.

You might also like