You are on page 1of 9

Đạo Tin lành là tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỷ XVI cùng với sự xuất

hiện của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nội dung cải cách chịu ảnh hưởng sâu
sắc tư tưởng dân chủ tư sản, ý chí tự do cá nhân. Trong sinh hoạt tôn giáo, đạo Tin
lành đề cao vai trò cá nhân. Trong sinh hoạt về tổ chức, đạo Tin lành đề cao tinh
thần dân chủ. Các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của đạo Tin
lành đơn giản, nhẹ nhàng không rườm rà, gò bó như đạo Công giáo.
Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu, sau đó truyền sang các nước Bắc Mỹ. Ở Bắc Mỹ
gặp môi trường tự do, đạo Tin lành phát triển, hình thành nhiều tổ chức, hệ phái.
Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc nhờ dựa vào vị thế, ảnh
hưởng của Mỹ, đạo Tin lành truyền trở lại châu Âu và lan toả ra toàn thế giới. Đó
là con đường phát triển của đạo Tin lành, đồng thời lý giải: cái nôi của đạo Tin
lành ở châu Âu, còn trung tâm (điều hành) Tin lành thế giới ở Bắc Mỹ.
Trong quá trình phát triển, trước đây và hiện nay, một mặt khai thác điều kiện
thuận lợi như nói trên, mặt khác tự bản thân đạo Tin lành rất năng động, luôn luôn
đổi mới và thích nghi, đặc biệt là chủ trương "nhập thế", lấy các hoạt động xã hội
làm phương tiện, điều kiện để thu hút tín đồ. Đồng thời do ra đời muộn, khi địa
bàn truyền giáo ngày càng ít. Từ rất sớm, đạo Tin lành đã hướng các hoạt động
truyền giáo đến vùng dân tộc thiểu số. Trên bình diện thế giới vào những thế kỷ
trước, châu Á, châu Phi, châu Mỹ là những vùng xa xôi của "châu Âu văn minh".
Hiện nay, đối với từng quốc gia, vùng miền núi, biên giới, hải đảo là những nơi dân
tộc thiểu số sinh sống.
Đến nay, chỉ gần năm trăm năm kể từ khi ra đời, đạo Tin lành phát triển với tốc độ
rất nhanh, trở thành một tôn giáo lớn, đứng thứ ba sau đạo Hồi giáo, Công giáo với
khoảng 550 triệu tín đồ của 285 hệ phái có mặt ở 135 nước của tất cả các châu lục,
trong đó tập trung ở các nước công nghiệp tiên tiến như Tây Âu, Bắc Âu và Bắc
Mỹ.
Nghi thức của đạo Tin Lành:
Các nghi thức của đạo Tin Lành khá đơn giản nên người theo đạo Tin Lành ít bị
ràng buộc bởi các nghi lễ, họ có thể “giao tiếp với Đức Chúa Trời”

– Đạo Tin Lành không thờ ảnh, hình tượng, thánh tích.

– Thánh ca trở thành phương tiện biểu đạt chủ yếu.


– Người theo đạo Tin lành chỉ chấp nhận hai bí tích – Rửa tội và Rước lễ, nhưng
khái niệm và cách thức của nghi lễ này cũng có một nội dung rất khác đối với
người Thiên chúa giáo.

– Người theo đạo Tin lành xưng tội trực tiếp với Đức Chúa Trời (Thiên Chúa giáo
phải thông qua linh mục. Xưng tội, cầu nguyện, tín đồ có thể ở trong nhà thờ, sám
hối trước đám đông, bày tỏ ý nguyện ngay trực tiếp).

Tín ngưỡng của đạo Tin Lành là “chỉ thờ một mình Đức Chúa Trời ”. Vì vậy,
cấp độ đạo đức cao nhất của người theo đạo Tin lành là dành cho việc tôn kính
Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, bên cạnh việc giữ điều răn thứ năm là hiếu
kính ông bà cha mẹ. Đạo hiếu thể hiện tấm lòng của người con đối với người sinh
thành, chăm sóc cho đứa trẻ yếu ớt và bảo vệ nó khỏi những nguy hiểm rình rập
trong từng giây phút của cuộc đời. Lòng biết ơn còn được coi trọng ở sự hy sinh
cho con cái, ở sự thưởng phạt, ở tấm lòng an ủi con cái trong cuộc sống. Theo
nghĩa này, hoạt động hiếu thảo trước hết phải hướng về Đức Chúa Trời là Cha trên
trời, là Đấng sáng tạo nên loài người. Lòng hiếu thảo còn thể hiện ở cách đối xử
với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời và biết ơn, làm tròn chữ hiếu khi ông bà
còn sống, mai táng đàng hoàng, chăm sóc phần mộ và đừng phí tiền của, công sức
xây lăng để nhận lấy tiếng thơm. Theo lời phán của Đức Chúa Trời, người theo đạo
Tin Lành không lập bàn thờ và thờ cúng ông bà cha mẹ như thờ Đấng Tối Cao. Họ
vẫn tưởng nhớ, ghi nhớ công ơn và noi theo gương tốt đẹp của những người đã
khuất, nhưng trong các lễ giỗ, đám ma, đám cưới, không thờ cúng theo kiểu truyền
thống. Kinh thánh dạy rằng, con người là sự kết hợp của hai phần xác thịt và linh
hồn. Sau khi con người chết đi, xác thịt trở vào bụi đất, còn linh hồn trở về nơi Đức
Chúa Trời nên không có chuyện ông bà tổ tiên trở lại thế gian để nhận lấy lễ vật
được cúng bái. Hơn nữa, theo quan điểm của họ, tổ tiên không làm được gì cho
con cháu ngoài việc để lại phước họa qua hành vi của họ khi còn sống trên đất này.
Ngoài ra, họ cũng không thờ cúng tổ tiên để thành công trong kinh doanh hoặc xin
ông bà cha mẹ đừng về trừng phạt con cái. Quan điểm và cách thể hiện lòng hiếu
thảo của người theo đạo Tin lành khác với văn hóa Việt Nam như thế này nên họ
thường bị lên án là người không biết hiếu kính tổ tiên, bỏ ông bà cha mẹ.
Bên cạnh đó, khi một người theo đạo Tin lành, người đó sẽ thay đổi lối sống cũ,
theo một lối sống mới và thường rao truyền tôn giáo mà người đó đi theo. Đặc
trưng điển hình của một người theo đạo Tin Lành, dù là linh mục hay giáo dân, họ
thường chia sẻ niềm vui đức tin của mình với người khác. Tuy nhiên, có người tỏ
thái độ phản ứng tiêu cực trước sự chia sẻ này. Họ người phàn nàn rằng đạo Tin
lành ít tôn trọng tín ngưỡng của người khác, thường “đánh” vào niềm tin chung
của người Việt là tin thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, xem tử vi, xem tử vi, cầu cơ,
cúng bái… Do đó, việc các giáo sĩ và tín đồ phê phán các loại hình tôn giáo trên
mang nặng tính mê tín dị đoan đã gây mất thiện cảm với người Việt Nam.

Kinh thánh và giáo lý


+ Trước hết về Kinh thánh, cả hai tôn giáo Tin lành và Công giáo đều lấy Kinh
thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý. Đạo Tin lành đề cao vị trí
của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo.
Đạo Công giáo lại cho rằng ngoài Kinh thánh còn có những văn bản khác như nghị
quyết các Công đồng chung, các sắc chỉ, thông điệp... của Giáo hoàng, về nguyên
tắc cũng có giá trị như giáo lý. Đạo Tin lành đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối,
tất cả tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh thánh, nói và làm
theo Kinh thánh. Đối với đạo Tin lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng.
Trong các trường hợp, Kinh thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương
diện mục vụ và truyền giáo.

+ Giáo lý của đạo Tin lành và Công giáo về cơ bản giống nhau. Cả hai tôn giáo đều
thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết "Thiên Chúa ba ngôi" (Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai:
Con, Ngôi Ba: Thánh thần; Ngôi Hai được "lưu xuất" từ Ngôi Một, Ngôi Ba được
"lưu xuất" từ Ngôi Một và Ngôi Hai); tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo
dựng và có điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và
có phần hồn và phần xác; tin con người có tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là
Giêsu Kitô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên
thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có ngày Phục sinh, Tận thế và
Phán xét cuối cùng.
Tuy nhiên, có một số chi tiết trong một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo
được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định giữa đạo Tin
lành và Công giáo.

+ Đạo Tin lành tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm của bà Maria
nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó
không còn đồng trinh nữa. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói
Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác
một cách bình thường. Một số phái Tin lành đã trích dẫn những câu Kinh thánh nói
về việc bà Maria có con thêm với ông Giuse, như trong sách Matheu ở chương 13
câu 54, 55 có nói: "... Anh em Ngài (Chúa Giêsu) có phải là Giacô, Giosep,
Simson, Giuđa ?" (Matheu 13; 55,56); hoặc sách Giăng chương 2, câu 12 còn nói
rõ hơn: "Sau việc đó, anh em và môn đệ Ngài (Chúa Giêsu) đều xuống thành Ca-
bê-na-um" (Giăng 2; 12). Do vậy, đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không tôn sùng
thờ lạy bà Maria như đạo Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa
Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa.

+ Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, có các thánh Tông đồ, các Thánh tử đạo và các
Thánh khác, nhưng cũng chỉ kính trọng và noi gương, chứ không tôn sùng và thờ
lạy họ như đạo Công giáo. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng cũng
như các di vật. Không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các Thánh địa, kể cả
Giêrusalem, núi Xinai, đền thánh Phêrô và Phaolô.

+ Đặc biệt, đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng Kinh thánh
đã dạy: "Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà
không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ
rẫm, có chân nào biết bước đi... phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó,
đều giống nó" (Thi thiên 115; 4-8).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đạo Tin lành có dùng các tranh ảnh, hình
tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền
thụ.
+ Đạo Tin lành tin có Thiên đàng, Hoả ngục nhưng không quá coi trọng tới mức
dùng nó làm công cụ khuyên thưởng răn đe, trừng phạt đối với con người. Đạo Tin
lành không có Luyện ngục, nơi tạm giam các linh hồn mắc tội nhẹ đang chờ cứu
vớt như đạo Công giáo. Họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến Thiên đường, Hoả
ngục, không nói đến Luyện ngục.

Những điều cấm kỵ của Đạo Tin lành trong lễ Giáng sinh:
1. Đi mua sắm vào lễ Giáng sinh:
Đối với nhiều người, Giáng sinh bắt đầu với những hàng dài tại trung tâm mua
sắm vào ngày Lễ tạ ơn. Đây là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Tuy nhiên,
những người theo đạo Tin Lành phải nhớ lời dạy của Đức Chúa Giêsu rằng
Giáng sinh không phải là thời điểm để tích lũy của cải. Và việc mua sắm vào
ngày này phải dừng lại.
2. Không quan tâm đến những người nghèo không có đồ ăn:
Đức Chúa Giê-su đã từng nhắc nhở các môn đồ rằng hãy quan tâm đến những
người nghèo không đủ ăn trong cuộc sống, và việc cho họ đồ ăn cũng giống như
việc tiếp đãi Đức Chúa Trời vậy. Tuy nhiên, thức ăn, quà tặng và những bữa tiệc
xa hoa được tổ chức vào dịp Giáng sinh đôi khi làm con người ta quên đi mất
rằng vẫn còn những người bất hạnh phải ăn những đồ ăn thừa chúng ta vứt ra
ngoài bãi rác.
3. Quên đi người nhập cư:
Vào dịp Giáng sinh, người ta hay kể những câu chuyện về việc cả gia đình Đức
Chúa Giêsu đã thoát khỏi sự đàn áp của kẻ thù nhờ những người nhập cư từ
phương Đông. Từ sau đó, gia đình của Đức Chúa Giêsu đã sống tại Ai Cập. Đó
là lý do tại sao những người theo đạo Tin Lành phải biết yêu thương, bảo vệ và
quan tâm những người nhập cư để ghi nhớ công ơn của họ đã cứu giúp Đức
Chúa Giêsu.
4. Quên đi những thông điệp chống ngược đãi, lạm dụng quyền lực:
Mary và Joseph là cha mẹ phần xác của Đức Chúa Giêsu đã phải chạy trốn khỏi
quê hương khi vua Hê-rốt ra lệnh hủy diệt tất cả những gì ông ta coi là mối đe
dọa đối với quyền lực của mình. Sau đó, Đức Chúa Giêsu trở lại và nói với mọi
người rằng sự lạm quyền của những kẻ thống trị cần phải được dừng lại và mọi
người hãy đứng lên chiến đấu cho sự sống của mình.
5. Lãng quên người không có quà:
Một điều khác mà Đức Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đồ là hãy chia sẻ những
gì mình có với mọi người, nhất là những người túng thiếu. Tặng áo là một ví dụ
về việc tặng quà cho người khác vào dịp Giáng sinh. Điều đó bày tỏ sự chia sẻ
niềm vui của bạn với xã hội và những người xung quanh.
6. Nhầm lẫn về các ngày lễ tôn giáo và ngày ngoại giáo:
Người theo đạo Tin Lành cho rằng ngày 25 tháng 12 hàng năm là lễ Giáng sinh,
khi mọi người tưởng nhớ Chúa Đức Giêsu hàng năm. Tuy nhiên, nhiều người
đã dựa vào sự thật này để lên án lễ hội được cho là ăn theo ngày lễ Giáng sinh
của người ngoại giáo. Những người này trang trí nhà của họ với đồ trang trí
màu xanh lam, chúc mừng nhau và tặng quà. Tuy nhiên, đạo Tin Lành cho rằng
điều này có thể dễ dàng được giải quyết bằng cách biết rằng ngày Giáng sinh,
ngày 25 tháng 12 là ngày tôn giáo và ngày kia là ngày ngoại giáo, chúng không
giống nhau.
7. Tin rằng Giáng sinh là ngày sinh nhật của Đức Chúa Giêsu:
Truyền thuyết xa xưa, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thường
nói thế này: “Giáng sinh 25/12 là ngày Chúa giáng sinh”. Tuy nhiên, những
quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Ngày sinh chính xác của Đức Chúa Giêsu
là không được đề cập đến một cách rõ ràng. Có một đoạn trong Kinh thánh nói
rằng “những người chăn cừu cho cừu của họ ăn vào ban đêm” – mà điều đó thì
không thể xảy ra vào mùa đông giá lạnh, là ngày 25/12. Các nhà nghiên cứu đã
đến ngôi làng nơi cha đỡ đầu Joseph sinh sống và phát hiện ra rằng Đức Chúa
Giê-su được sinh ra trong thời tiết ấm áp hơn nhiều so với đêm Giáng sinh.

Ngày lễ trong đạo:


1) Ngày Thánh – Ngày Chủ nhật – Ngày Sa-bát
Theo Tổng Liên Hội thì chỉ chấp nhận hai thánh lễ là Thánh lễ Tiệc Thánh và
Báp – têm mà thôi. Nhưng theo cá nhân tôi, Tổng Liên Hội đã bỏ qua một thánh
lễ hết sức quan trọng, vô cùng quan trọng đó là ngày Thánh, hay còn gọi ngày
Chúa Nhật (chủ nhật) hoặc ngày Sa – bát. Đó là một ngày nghỉ mà Chúa lập
nên và quan trọng đến nỗi trở thành một trong mười điều răn của Ngài. Mọi
người làm việc trong sáu ngày nhưng đến ngày thứ bảy thì phải nghỉ các công
việc mình để nghỉ ngơi dưỡng sức và biệt riêng ra cho Chúa, nhóm hiệp thờ
phượng Ngài. Ngoài ra, cứ qua sáu năm, đến năm thứ bảy thì mọi người cũng
phải để đất đai nghỉ ngơi, không gieo trồng chi hết, ấy được gọi là năm Sa – bát.
Vậy ta có ngày Sa – bát và năm Sa – bát.
(Sáng 2, Xuất 23, Lê – vi 23)
2) Thánh lễ Tiệc Thánh
Trước khi chịu thương khó, Chúa Giê – xu đã thiết lập một nghi lễ mà ngày nay
gọi là Tiệc Thánh. Lễ này được thực hiện trong lúc Chúa và các môn đồ Ngài
đang ăn lễ Vượt Qua.
Ngày nay, các tín hữu Tin Lành Việt Nam giữ Thánh lễ vào mỗi chủ nhật đầu
tháng trong giờ thờ phượng. Ngoài ra, Thánh lễ cũng được thực hiện trong lễ kỷ
niệm Chúa chịu thương khó hay trong các đại hội đồng để kỷ niệm sự thương
khó và sự chết của Chúa Giê – xu, đồng thời cũng tạo sự thông công thiêng
liêng cho những người dự lễ.
(Ma – thi – ơ 26 : 17 – 29; Mác 14 : 12 – 25; Lu – ca 22 : 7 – 20)
13 GIÁO LỄ CÙNG CÁC NGÀY KỶ NIỆM KHÁC CỦA TIN LÀNH
THEO 12 THÁNG TRONG NĂM
1/1 Cầu nguyện đầu năm
../2 Ngày Hưu trí, quả phụ mục sư, truyền đạo + Tết Âm lịch. “..” là ngày
dương lịch tương ứng với mùng 1 Tết Âm lịch.
../3 Ngày Phụ nữ Tin Lành, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 3.
../3 Giáo lễ – Lễ kỷ niệm Chúa chịu thương khó. Lễ này được cử hành vào
tối thứ năm trước chủ nhật Chúa phục sinh thay vì tối thứ sáu vì Hội thánh kỷ
niệm sự thương khó của Chúa Jesus chứ không kỷ niệm sự chết của Chúa.
(Theo nhiều người thì Chúa Jesus chết vào tối thứ sáu sống lại vào sáng sớm
ngày chủ nhật.)
../4 Giáo lễ – Lễ kỷ niệm Chúa phục sinh. Lễ kỷ niệm Chúa sống lại được
tính theo lịch của người Do Thái, đó là chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn, tức chủ
nhật sau ngày xuân phân 21/3 theo dương lịch. Cần liệt kê chính xác ngày lễ
này theo từng năm vì nó là mốc thời gian để tính thời gian làm lễ kỷ niệm Chúa
chịu thương khó, Chúa thăng thiên và Đức Thánh Linh giáng lâm. Trong sách
Giáo nghi của Hội Thánh của liệt kê những ngày diễn ra lễ này đến năm 2051.
Thông thường lễ rơi vào ngày chủ nhật của tuần cuối tháng 3 hoặc tuần đầu
tháng 4 dương lịch.
../5 Giáo lễ – Lễ kỷ niệm Chúa thăng thiên. Chúa phục sinh, đến ngày thứ
40 thì Chúa Jesus về trời, thường là vào thứ năm tuần thứ hai của tháng 5.
../5 Ngày Hiếu kính cha mẹ. vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 5.
../5 Giáo lễ – Lễ kỷ niệm Đức Thánh Linh giáng lâm + Ngày truyền giáo.
Chúa Jesus thăng thiên, đến ngày thứ 10 thì Đức Thánh Linh giáng lâm,
thường là ngày 20/5.
../6 Ngày Thiếu nhi Tin Lành, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 6.
../7 Ngày Viện Thánh Kinh Thần học + ngày Tin Lành truyền đến Việt
Nam, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 7.
../8 Ngày Kinh Thánh, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 8.
../9 Ngày Cơ đốc giáo dục, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 9.
../10 Ngày Thanh, Thiếu niên Tin Lành, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng
10.
../11 Ngày Trung, Tráng niên Tin Lành, vào chủ nhật tuần thứ 2 của tháng
11.
25/12 Giáo lễ – Lễ kỷ niệm Chúa giáng sinh. Theo truyền thống Cơ đốc giáo,
lễ Chúa giáng sinh được cử hành vào tối 24 và sáng 25 tháng 12. Tùy vào điều
kiện và kế hoạch của từng hội thánh mà có thể tiến hành sớm hoặc trể hơn trong
tháng 12 nhưng lễ chính vẫn là tối 24 và sáng 25 tháng 12.
GIÁO LỄ TIN LÀNH THEO THỜI ĐIỂM PHÁT SINH
1) Lễ cung hiến nhà thờ
Hội thánh tại mỗi địa phương phải tổ chức lễ cung hiến nhà thờ sau khi có điều
kiện xây dựng mới. Mục đích là để biệt riêng làm nơi thờ phượng cho Chúa và
rao giảng danh Chúa. Sau cung hiến, nhà thờ và các cơ sở, tài sản có liên quan
đều trở thành tài sản của giáo hội, do hội đồng quản trị sản nghiệp của Tổng
liên hội quản lý. Ban chấp sự có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cơ sở nhà
Chúa.
2) Lễ cảm tạ của hội thánh
Mục đích là để kỷ niệm ngày thành lập hội thánh hoặc ngày xây dựng nhà thờ
mới, hoặc hội thánh cảm ơn Chúa một đặc biệt… Tùy vào điều kiện mà Hội
thánh có thể tổ chức hoặc không tổ chức.
3) Lễ thành hôn
Là lễ cưới kết duyên đôi trai gái. Lễ có những quy tắc và chuẩn mực riêng lập
thành nội quy, giáo luật, giáo điểu. Cần xem xét kỹ trước khi tổ chức để đẹp
lòng Chúa.
4) Lễ dâng con trẻ
Mục đích là để cảm tạ về sự ban cho của Đức Chúa Trời và sự yêu thương, quan
tâm, chăm sóc của Ngài. Giáo nghi không hạn chế độ tuổi của con trẻ khi được
cầu nguyện dâng cho Chúa.
5) Lễ tang
Lễ được cử hành cho tín hữu tại nhà riêng hoặc nhà thờ tùy theo điều kiện có
được.
6) Lễ xức dầu cầu nguyện cho người bệnh
Bệnh nhân là tín hữu có thể xin Quản nhiệm và ban chấp sự hiệp lại cầu
nguyện, xức dầu xin Chúa chữa bệnh. Hiệu quả chữa bệnh không ở nơi xức dầu
hay cầu nguyện mà là ở chính niềm tin của bệnh nhân và người cầu nguyện đối
với Đức Chúa Trời.
7) Lễ tấn phong mục sư
Lễ tấn phong Mục sư do Tổng Liên hội hiệp với Hội đồng Thẩm vấn và Ban
Đại diện tỉnh, thành (nếu có) tổ chức tại nhà thờ của vị Mục sư cầu phong làm
mục sư hoặc tại nhà thờ do Hội đồng Tấn phong và Ban đại diện tỉnh, thành
chọn

You might also like