You are on page 1of 16

ÔN THI CUỐI KỲ VĂN HOÁ ĐA QUỐC GIA

Câu 1: Trình bày các tôn giáo lớn đã học, nguồn gốc và tư tưởng chính?
¨ KITO GIÁO
- Nguồn gốc: Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ I SCN tại vùng Palestin. Chúa Giêsu,
người sáng lập ra Công giáo là người thuộc dân tộc Do Thái.
- Lịch sử hình thành phát triển: Chúa Giêssu sinh năm thứ nhất SCN, năm 30 tuổi Chúa
Giêsu bắt đầu truyền đạo. Trong quá trình truyền giáo, Chúa Giêsu luôn bị những người
Do Thái đả kích, phê phán và ghen ghét; bị nhà cầm quyền đương thời ngăn cấm và kết
tội mưu phản La Mã, tử hình bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập. Chúa Giêsu mất
khi 33 tuổi. Công giáo tin Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, rao giảng Tin Mừng,
chữa lành mọi bệnh tật, trừ quỉ và cuối cùng chết trên thập giá để hoàn tất công cuộc
cứu chuộc tội lỗi của loài người.
- Phân bố: Hàn Quốc, Đài Loan, Pakistan, Iran, Việt Nam, Singapore, Syria,... và một
số quốc gia khác ở châu Á
- Tư tưởng chính: sẵn sàng hi sinh cho người khác
- Một số điều cấm kỵ trong tôn giáo:
o Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan
o Không đặt bản thờ Chúa thấp hơn bài vị tổ tiên hay gia tiên vì Chúa là đấng tối
cao
o Tu sĩ nói năng và hành động đúng đắn, hạn chế gặp nam/nữ giới
- Một số lễ hội tôn giáo (tên, tgian diễn ra, ý nghĩa)
Þ “Lễ Giáng Sinh” (còn được gọi là Noel), diễn ra ngày 25 tháng 12 hằng năm. Ý
nghĩa: kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su.
Þ “Lễ Phục Sinh” diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm. Ý nghĩa: tưởng niệm
sự kiện chết và Phục sinh của Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập
tự giá.
Þ “Lễ các Thánh” là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm. Ý
nghĩa: nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Ki tô giáo đang hưởng phúc trên Thiên
đàng, noi gương các Thánh để nhân loại luôn luôn tâm niệm làm những việc lành
phúc đức, luôn rao giảng tin mừng…
Þ “Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời” là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ
kính Đức mẹ của đạo Công giáo, được cử hành vào ngày 15 tháng 8 và là một
ngày lễ quan trọng bởi họ tin rằng khi Đức Maria qua đời thì linh hồn và thể xác
của người đã được đưa về thiên đàng
¨ DO THÁI GIÁO
- Nguồn gốc: Đạo Do Thái có nguồn gốc từ Trung Đông trong khoảng thời đại đồ đồng,
xuất phát từ tộc trưởng ABRAHAM (ông Tổ của người Do Thái) và nhà Tiên tri MÔI-
SE (người giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ của nước Ai Cập và đưa dân tộc
Do Thái đến vùng Đất Hứa) vào khoảng năm 1850 trước Tây lịch.

1
- Lịch sử hình thành phát triển: Do Thái Giáo đã trải qua hơn 3000 năm. Do Thái giáo
được xem là một trong những tôn giáo đơn thuần cổ đại nhất thế giới. Do Thái giáo là
một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực hành cho đến ngày nay,
sách thánh và rất nhiều truyền thống của Do Thái giáo tiếp tục được coi trọng trong các
tôn giáo truyền thống Abraham nói chung và cộng đồng Do Thái giáo nói riêng.
- Phân bố: hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ
có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do
Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
- Tư tưởng chính: đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ,
thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và tiếp tục thống trị nó.
- Một số điều cấm kỵ trong Do Thái giáo
o Không ăn lợn, ngựa, và lạc đà.
o Không ăn các con cá không vảy như lươn, các trê, cá tầm, tôm, tép, nghêu sò, ốc
hến, các loài bò sát, côn trùng.
o Không ăn nội tạng động vật hay gia cầm; không ăn phần phía sau của con thú và
không ăn thịt, cá đồng thời.
- Một số lễ hội tôn giáo
Þ Lễ Vượt Qua: là lễ quan trọng nhất của người Do Thái, kéo dài một tuần. Chiều
ngày 14 tháng Ni-xan (khoảng tháng ba, tháng tư dương lịch). Ý nghĩa lễ Vượt
Qua được cử hành như một cuộc tưởng niệm nhằm giúp mỗi người sống lại kinh
nghiệm của cha ông họ được giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập xưa kia.
Þ Lễ trọng (Yamim Noraim) là các lễ về sự phán xét và tha thứ: là Tết Do Thái.
Tết Do Thái là lễ Năm mới của Do Thái giáo, mặc dù nó là ngày thứ nhất của
tháng thứ 7 Tishri, theo lịch Do Thái. Tết Do Thái đánh dấu bắt đầu thời gian 10
ngày để đền bù tội lỗi chuẩn bị cho Lễ Đền Tội, trong thời gian này, người Do
Thái sửa soạn tâm hồn, sám hối và làm việc đền bù tội lỗi đã phạm một cách vô
tình hay cố ý trong suốt năm qua, người ta ăn táo và uống mật ong, đọc các lời
chúc lành trên thực phẩm tượng trưng.
¨ ĐẠO PHẬT
- Nguồn gốc: Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử
người Ấn Độ là Tất-Đạt-Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật
(Buddha), có nghĩa là “người giác ngộ”, sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu
trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người thoát khỏi khổ- đau và sinh-tử”. Có 2
trường phái: Đại thừa - Tiểu thừa.
- Phân bố:
o Phật giáo Đại Thừa phát triển ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, và Tây Tạng
o Ngày nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ, khắp các
nước châu Âu, châu Úc và châu Bắc Mỹ.

2
- Tư tưởng chính: là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Tránh làm điều ác, làm
những điều thiện, tu dưỡng Tâm trong sạch
Cốt lõi Tứ diệu đế gồm:
+ Khổ đế: chân lý về các nỗi khổ. Con người có 8 nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa
điều minh ưa thích oán thủ, không toại nguyện, 5 nhóm thân tâm. Vậy nên là con người
là một nỗi khổ.
+ Tập đế: chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ: Han muốn sẽ dẫn đến nghiệp hồi (ham
muốn là gốc của luân hồi).
+ Diệt đế: chân lý về cảnh giới diệt khổ: Từ bỏ mọi ham muốn sẽ chấm dứt nghiệp. Mà
Chấm dứt nghiệp dẫn đến cảnh giới Niết bàn.
+ Đạo đế: chân lý chỉ ra con đường diệt khổ: Bát chính đạo sẽ giúp ta suy nghĩ, nói năng
và hành động đúng đắn, không tạo nghiệp.
- Một số điều cấm kỵ:
o Ngũ giới cấm là: không uống rượu, không ăn cắp, không sát sinh, không tà dâm,
không nói dối.
o Xuất hành kiêng gặp nữ giới
o Không tự ý chụp hình hay quay phim ở chùa vì là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng
Không làm mất trật tự, ăn mặc hở hang hay có lời khiếm nhã, đùa giỡn ở chùa.
o Không đặt bản thờ Phật thấp hơn bài vị tổ tiên hay gia tiên vì Phật đã đạt được
sự giải thoát, là bậc Đại giác không thể thấp hơn chúng sinh).
o Không dùng miệng thổi tắt hương hoặc nến.
Các cách ứng xử đặc biệt:
o Làm việc lớn phải xem tuổi, làm nhà phải xem hướng.
o Xuất hành theo ngày, giờ nhất định.
o Lễ, Tết thắp nhang cúng vái gia tiên ở Chùa, đình miếu...
- Một số lễ hội tôn giáo
Þ “Lễ Vu Lan” diễn ra vào 15/7 (AL) đây là dịp để con cải thể hiện hành động bảo
hiểu các bậc sinh thành Bổ thi cho những “cô hồn" đã khuất mà chưa siêu thoát
(theo tín ngưỡng đạo Phật).
Þ “Lễ Phật Đản” là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-
tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 hàng
năm, tùy theo quốc gia. Ý nghĩa: là dịp tổ chức không chỉ để tôn vinh Đức Phật,
mà hơn thế nữa, là cơ hội để ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên
phương diện một con người lịch sử, cùng những lời dạy của Ngài.
¨ ĐẠO HỒI
- Nguồn gốc: Đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do thiên sứ
Muhammad nhận được nhiều điều mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua
thiên thần Jibrael. Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời
vào thế kỷ 7 dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Đôi khi
người ta cũng gọi Hồi giáo là Muhammad (Muhammadanism) theo tên của đức sáng tổ.

3
- Phân bố: hầu hết các tín đồ Hồi giáo phân bố trên toàn thế giới
- Tư tưởng chính: Chỉ tôn thờ Thánh Allah Đấng Tối cao, Đấng Duy Nhất.
Năm trụ cột của đạo Hồi:
- Người Hồi giáo tuân theo năm trụ cột cơ bản cần thiết cho đức tin của họ. Bao gồm
các:
o Shahada: tuyên bố niềm tin của một người vào Chúa và niềm tin vào Muhammad
o Salat: cầu nguyện năm lần một ngày (vào lúc bình minh, trưa, chiều, hoàng hôn
và buổi tối)
o Zakat: trao cho những người cần
o Sawm: nhịn ăn trong tháng Ramadan
o Hajj: hành hương đến Mecca ít nhất một lần trong đời của một người nếu người
đó có thể
- Một số điều cấm kỵ trong Đạo Hồi:
o Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi cắt tiết theo nghi thức
o Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi
o Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo,...)
o Nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ
trích cũng như phán xét người khác.
- Một số lễ hội tôn giáo:
Þ Tháng Ramadan (tháng 9 - Hồi lịch) có 30 ngày là tháng ăn chay
Þ Lễ Hiến Sinh (Grand Brarin) vào ngày 10/12 (khoảng tháng 3 DL)
Þ Lễ Giáng Sinh của Đấng Tiên tri (Rabi-Oul Aoual) ngày 12/3 (khoảng tháng 6
DL)
Þ Lễ Thăng thiên của Đấng Tiên tri (Radjab) ngày 27/7 (khoảng tháng 10)
¨ ĐẠO HINDU (Ấn Độ giáo)
- Nguồn gốc: Theo các học giả, Ấn Độ giáo (Hindu giáo) chính là sự hợp nhất của các
nền văn hóa Ấn Độ khác nhau, Ấn Độ giáo (Hindu giáo) với nguồn gốc đa dạng. Quá
trình tổng hợp Ấn Độ giáo này thực chất thì đã bắt đầu phát triển từ 500 trước Công
nguyên đến 300 sau Công nguyên, sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà (1500 đến 500 trước
Công nguyên), và phát triển mạnh trong thời Trung cổ, với sự suy tàn của Phật giáo ở
Ấn Độ.
- Phân bố: chủ yếu ở Ấn Độ và các nước láng giềng (Nepal, Bangladesh, Sri Lanka,...)
- Tư tưởng chính: Một trong những tư tưởng chính của Ấn Độ giáo là “atman” hay niềm
tin vào linh hồn, tôn thờ thánh thượng. Đạo Hindu thờ hơn một triệu các vị thần khác
nhau, trong đó, ba vị thần quan trọng nhất là thần Shiva – đấng tạo hóa và thần Vishnu
– đấng bảo vệ muôn loài và Brahma. Đã là người theo đạo Hindu, hầu hết ai cũng rất
tin và sùng đạo, hàng ngày thờ cúng tại nhà và thường xuyên đến đền. Người theo đạo
Hindu hết sức tin và sùng đạo.
- Một số điều cấm kỵ:
o Không ăn mặc hở hang khi tham quan những nơi linh thiêng

4
o Không đưa và nhận đồ bằng tay trái
o Không thể hiện tình cảm thái quá nơi công cộng
o Tránh xa những thứ như thịt bò, da bò
- Một số lễ hội tôn giáo:
Þ Lễ hội thần Ganesh diễn ra từ ngày 13 – 23/9
Þ Lễ hội Navaratri, Dussehra và Durga Puja diễn ra từ ngày 10 – 19/10
Câu 2: Phong tục tập quán văn hoá đặc trưng của 1 trong 5 nước: Brasil, Ý, Thái
Lan, Ai Cập, Úc và 2 lễ hội lớn của nước này
BRASIL
1. Thông tin chung về Brasil
- Thủ đô: Brasília
- Diện tích: Khoảng 8.515.767 km²
- Dân số: Khoảng 211 triệu người (ước tính năm 2021)
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Bồ Đào Nha
- Tiền tệ: Real Brasil (BRL)
- Mã điện thoại quốc gia: +55
- Tôn giáo chính: Công giáo La Mã 64,6% ( năm 2010), Tinh lành 22,2% (năm 2010)
- Phong tục tập quán và văn hóa đặc trưng:
¨ Phong tục tập quán riêng
- Cưới hỏi:
Dây ruy băng: Trước khi lễ cưới diễn ra, người bạn thân của cô dâu sẽ cắt một chiếc
dây ruy băng thành nhiều mảnh nhỏ và bán chúng cho khách mời. Họ sẽ đính một số
mảnh vào đồ trang sức để tạo niềm vui và may mắn. Tiền thu được từ việc bán dây ruy
băng này thường được sử dụng để giúp đỡ tài chính cho đám cưới.
¨ Văn hóa đặc trưng
- Trang phục truyền thống: trang phục truyền thống của brazil là những trang phục lộng
lẫy như
o Baiana: Đây là một loại váy dài và rộng được mặc bởi phụ nữ, đặc biệt phổ biến
ở miền Đông Brasil, được mặc vào dịp lễ hội, buổi biểu diễn văn hóa, các buổi
lễ quan trọng khác.
o Sinh viên: Sinh viên là một loại áo dài được thắt vào eo và đánh nút ở phía trước.
Đây là trang phục truyền thống của miền Nam Brasil, thường được mặc trong
các dịp đặc biệt như lễ hội và các buổi biểu diễn văn hóa.
o Eulália: Eulália là một loại váy với tay áo dài và cổ áo cao. Trang phục này
thường được mặc trong các lễ hội truyền thống và các sự kiện đặc biệt.
- Ẩm thực truyền thống
Brasil có một ẩm thực phong phú và đa dạng, bao gồm các món ăn đặc trưng như:
o Feijoada: Một món hầm đậu và thịt lợn, thường được coi là biểu tượng của ẩm
thực Brasil.

5
o Churrasco: Một loại nướng thịt, thường được chế biến từ thịt bò, heo, gia cầm
hoặc hải sản.
o Acarajé: Một loại bánh chiên có nhân từ đậu đen và tôm, thường được ăn trong
lễ hội và các sự kiện đặc biệt.
o Brigadeiro: Một loại kẹo socola đặc trưng, thường được làm từ sữa đặc, socola
và bơ.
¨ Văn hoá giao tiếp riêng
- Người Brasil có thể có cách giao tiếp thân thiện và thân mật. Họ thường dùng các biểu
cảm khuôn mặt, cử chỉ và tiếng nói mạnh mẽ để thể hiện cảm xúc và tương tác với
người khác.
- Họ có thể dễ dàng nắm tay và ôm người khác khi chào hỏi và trò chuyện.
- Ngôn từ lịch sự và việc sử dụng từ "senhor" (ông) và "senhora" (bà) để gọi người khác,
đặc biệt là người lớn tuổi, là phổ biến.
¨ Những điều kiêng kỵ
- Không dùng tay để dấu ok
- Không nên khoe khoang tài sản khi đến đây
- Không tự ý đi vào khu ổ chuột
- Không nên chê bai đồ ăn
- Không nên dùng tay bốc đồ ăn, hay vừa đi vừa ăn hoặc nhai kẹo cao su
- Xã giấy vệ sinh là điều tồi tệ nhất không nên làm ở brazil
2. Lễ hội
¨ LỄ HỘI RIO CARNIVAL
- Nguồn gốc: Lễ hội Rio Carnival (còn được gọi là Carnaval do Rio) có nguồn gốc từ
các lễ hội châu Âu, đặc biệt là lễ hội Mardi Gras của Pháp. Lễ hội này đã được mang
đến Brazil bởi người Pháp vào thế kỷ 18 và kết hợp với các yếu tố văn hóa địa phương,
tạo nên sự độc đáo và phong phú của Carnival Rio ngày nay.
- Thời gian diễn ra: 28/2 – 4/3
- Những hoạt động chính:
o Sambadrome Parade: Các trường samba (samba schools) trình diễn một cuộc
diễu hành hoành tráng trên con đường chính Sambadrome, biểu diễn những bài
hát, nhảy múa và trình diễn với những trang phục sặc sỡ và phong cách độc đáo.
o Cuộc thi hoa hậu Carnival, các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống, triển lãm
nghệ thuật và các hoạt động giải trí khác trên khắp thành phố.
- Ý nghĩa:
o Carnival Rio mang ý nghĩa của sự mừng mừng, tận hưởng cuộc sống và giải trí.
Lễ hội này là một dịp để người dân Brasil và du khách có thể thể hiện sự tự do
sáng tạo, tình yêu đến âm nhạc và nhảy múa, và thể hiện tình yêu đến văn hóa
và đa dạng của Brasil. Nó cũng là một cách để gắn kết cộng đồng và tạo ra sự
đoàn kết trong xã hội. Carnival Rio cũng mang ý nghĩa về việc tiếp nhận sự đa

6
dạng và khám phá văn hóa của Brasil, với sự tham gia của người dân và du khách
từ khắp nơi trên thế giới
¨ LỄ HỘI THÁNG 10
- Nguồn gốc: Lễ hội Oktoberfest ở Brasil có nguồn gốc từ lễ hội cùng tên được tổ chức
tại Munich, Đức. Người Đức di cư đến Brasil đã mang theo truyền thống của lễ hội này
và thành lập lễ hội Oktoberfest tại Blumenau, một thành phố ở bang Santa Catarina. Lễ
hội đã trở thành một biểu tượng văn hóa và du lịch quan trọng của Brasil.
- Thời gian diễn ra: Lễ hội Oktoberfest diễn ra vào khoảng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng
10 hàng năm. Thời gian chính thức của lễ hội kéo dài trong khoảng 17 ngày, nhưng các
hoạt động liên quan và sự ăn mừng có thể kéo dài suốt tháng 10.
- Những hoạt động chính:
o Diễu hành
o Nhảy nhót và nhạc sống
o Cuộc thi hoa hậu Oktoberfest.
o Các hoạt động văn hóa và truyền thống: bao gồm múa maypole, trình diễn trang
phục truyền thống và các tiết mục biểu diễn.
- Ý nghĩa:
o Lễ hội Oktoberfest ở Brasil có ý nghĩa là tôn vinh và kỷ niệm văn hóa Đức và
đóng góp của người Đức đến đất nước. Lễ hội mang đến cho người dân Brasil
và du khách một cơ hội để trải nghiệm và khám phá văn hóa, ẩm thực, và truyền
thống Đức.
o Lễ hội cũng góp phần quảng bá du lịch và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
o Ngoài ra, lễ hội Oktoberfest cũng mang ý nghĩa là một dịp để gắn kết cộng đồng,
tạo ra không gian vui chơi, giao lưu và tạo dựng mối quan hệ xã hội.
-------------------------------------------------
Ý
1. Thông tin chung
- Thủ đô: Rome (Roma).
- Diện tích: Diện tích của nước Ý là khoảng 301.340 km²
- Dân số: khoảng 60,3 triệu người.
- Ngôn ngữ: tiếng Ý (Italian)
- Tiền tệ: Euro (EUR)
- Mã điện thoại: +39
- Phong tục tập quán và văn hóa đặc trưng:
¨ Phong tục tập quán riêng
- Cưới hỏi: Tại các nhà thờ, vào ngày có lễ cưới truyền thống ở Ý sẽ treo những dải
ruyban lớn nhiều màu sắc. Đây là cách báo hỉ truyền thống tại Ý. Cũng tại đám cưới
truyền thống ở Ý, cặp vợ chồng mới cưới khi bước ra khỏi nhà thờ và đi tới quảng
trường của thị trấn thì thường được tung hoa giấy và gạo lên người. Trong văn hóa đặc
trưng ở Ý, đối với họ hoa giấy tượng trưng cho tiền bạc và một tương lai tốt lành vì vậy

7
mà càng được rắc nhiều hoa giấy thì cặp vợ chồng mới cưới càng gặp nhiều điều tốt
lành. Sau khi làm lễ tại nhà thờ cô dâu chú rể tới nơi tổ chức ăn mừng đám cưới.
- Tôn giáo chính: Tôn giáo chính ở Ý là Thiên chúa giáo Công giáo,khoảng 80% dân
số tự xem mình là người Công giáo La Mã.
¨ Văn hóa đặc trưng:
- Trang phục truyền thống:
o Tên: Trang phục truyền thống của Ý được gọi là "Tracht" hoặc "Abbigliamento
tradizionale".
o Mặc vào dịp: Trang phục truyền thống thường được mặc trong các dịp lễ hội
truyền thống, sự kiện văn hóa, và các buổi diễu hành. Những dịp như Lễ Phục
Sinh (Easter), Lễ hội Palio di Siena, Lễ hội Carnival, và các dịp kỷ niệm văn hóa
địa phương thường là lúc mọi người mặc trang phục truyền thống.
- Ẩm thực truyền thống:
Một số món ăn truyền thống của Ý bao gồm: pizza, pasta (mì), risotto (cơm Ý), lasagna,
gelato (kem), tiramisu (bánh ngọt), espresso (cà phê đen) và nhiều loại phô mai và đồ
ngọt khác. Mỗi khu vực của Ý còn có những món đặc sản riêng phản ánh nét đặc trưng
của văn hóa và truyền thống địa phương.
¨ Văn hoá giao tiếp riêng:
- Văn hoá giao tiếp của người Ý có tính chất chân thành, nhiệt tình và thân thiện. Họ
thường trò chuyện gần gũi và thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống cá nhân và gia đình.
- Ngôn ngữ cơ thể và việc chạm tay là những yếu tố quan trọng trong giao tiếp, như việc
ôm hôn khi chào hỏi và chạm tay khi nói chuyện.
¨ Những điều cấm kỵ:
- Không mặc áo quá gợi cảm khi tham dự nhà thờ hoặc thăm các địa điểm tôn giáo
- Không đặt nón lên giường
- Mua đồ ăn mang đi
- Không đưa tiền tip
- Không ăn pho mát với hải sản
- Không lật ngửa bánh mì
2. Lễ hội
¨ LỄ HỘI NÉM CAM
Lễ hội "ném cam" ở Ý, được gọi là "La Battaglia delle Arance" (Cuộc chiến cam) hoặc
"Ivrea Carnival", là một lễ hội truyền thống diễn ra tại thành phố Ivrea, cách Turin
khoảng 40 km, tại vùng Piedmont, miền bắc Ý. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng
và phổ biến nhất của Ý.
- Nguồn gốc: Lễ hội ném cam được cho là xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa về
cuộc khởi nghĩa của người dân Ivrea chống lại sự cai trị bạo lực của một quý tộc. Trong
truyền thuyết, người phụ nữ tên là Violetta đã giết chết chủ tịch quý tộc và dùng cam
để tuyên truyền sự đấu tranh cho sự tự do.

8
- Thời gian diễn ra: Lễ hội ném cam thường diễn ra vào cuối tuần trước ngày Lễ Phục
Sinh (Easter) và kéo dài trong ba ngày, từ Chủ nhật đến Thứ Ba. Thời gian chính thức
của lễ hội thường được xác định dựa trên lịch Phục Sinh mỗi năm.
- Những hoạt động chính:
o Ném cam: Hoạt động chính của lễ hội là cuộc chiến cam, trong đó người tham
gia chia thành hai phe, một phe đóng vai trò như quý tộc và phe còn lại đóng vai
trò như người dân. Người dân sẽ ném cam vào quý tộc và các xe ngựa đại diện
cho họ, trong khi quý tộc cố gắng đáp trả bằng cách ném quả cam nhỏ.
o Trình diễn diễu hành: Lễ hội bao gồm các cuộc diễu hành với sự tham gia của
những người mặc trang phục truyền thống và các xe diễu hành trang trí đặc biệt.
Cuộc diễu hành truyền tải câu chuyện lịch sử và truyền thống của lễ hội.
o Được mặc đồ bảo hộ: Do cam có thể gây tổn thương, các người tham gia thường
mặc đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm và mặt nạ để bảo vệ mắt và khuôn mặt
khỏi những quả cam.
- Ý nghĩa: Lễ hội ném cam ở Ý mang ý nghĩa kỷ niệm và tôn vinh sự dũng cảm và sự
tự do của người dân Ivrea trong cuộc khởi nghĩa cổ xưa. Lễ hội đánh dấu sự chống lại
sự cai trị bạo lực và bày tỏ lòng tự hào dân tộc. Trong đó cam đại diện cho quý tộc và
việc ném cam là biểu tượng của sự chống lại, sự phân phối lại quyền lực và tự do cá
nhân. Lễ hội cũng mang ý nghĩa giải trí và vui chơi cho người dân tham gia và khách
du lịch,thu hút du khách đến Ivrea và góp phần vào phát triển du lịch và kinh tế địa
phương.
¨ LỄ HỘI THÀNH RẮN
Lễ hội "thành rắn" ở Ý, được gọi là "La Festa dei Serpari" (Lễ hội các người nuôi rắn),
là một lễ hội truyền thống diễn ra tại thị trấn Cocullo, Abruzzo, miền nam Ý. Đây là
một trong những lễ hội độc đáo và đặc biệt của Ý.
- Nguồn gốc: Lễ hội thành rắn có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa liên quan đến
thánh nữ Santa Domenica, người được cho là có khả năng xua đuổi và trị liệu loại bỏ
sự gặm nhấm của rắn. Lễ hội được tổ chức để tôn vinh và kỷ niệm công đức của thánh
nữ này.
- Thời gian diễn ra: Lễ hội thành rắn thường diễn ra vào ngày 1 tháng 5 hàng năm, vào
lễ hội Công Giáo "Lễ Thánh Joseph lao động" (La Festa di San Giuseppe Lavoratore).
- Những hoạt động chính:
o Lễ rước rắn: Hoạt động chính của lễ hội là rước rắn. Trong buổi lễ, các người
nuôi rắn (Serpari) sẽ mang theo những con rắn không độc từ các ngôi nhà của họ
và đặt chúng lên một nền tảng trang trí đặc biệt. Sau đó, một cuộc diễu hành diễn
ra, trong đó các người nuôi rắn cùng với những người tham gia khác sẽ đi xung
quanh thị trấn và hiển thị những con rắn.
o Lễ thánh: Trong buổi lễ, một nghi lễ tôn giáo diễn ra tại nhà thờ Cocullo, trong
đó một mảnh xương được cho là của thánh nữ Santa Domenica được mang ra và
được thánh hóa.

9
o Được mặc đồ truyền thống: Các người nuôi rắn và những người tham gia lễ hội
thường mặc trang phục truyền thống bao gồm áo và nón tròn màu đen, biểu tượng
của các người nuôi rắn.
- Ý nghĩa: Tóm lại, lễ hội thành rắn ở Ý không chỉ là một nghi lễ tôn giáo và văn hóa
mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và lòng tôn trọng đối với thánh nữ Santa
Domenica, người được coi là bảo vệ và phòng vệ chống lại sự gặm nhấm của rắn. Nó
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và truyền thống văn hóa, tạo ra sự kết nối
trong cộng đồng và thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế địa phương.
----------------------------------------------
THÁI LAN
1. Thông tin chung
- Thủ đô: Bangkok
- Diện tích: 513.115km2
- Dân số: 71,6 triệu(2021)
- Ngôn ngữ: tiếng Thái
- Tiền tệ: Baht Thái
- Mã điện thoại: +66
- Tôn giáo chính: Đạo Phật (93,6%), Hồi giáo (4,39%), Kitô (1,2%)
- Phong tục tập quán và văn hoá đặc trưng
¨ Phong tục tập quán riêng
- Cưới hỏi:
Theo nghi thức cưới hỏi truyền thống, trong lễ cưới của người Thái thường nhà trai phải
3 lần làm lễ đi hỏi vợ. Lần thứ nhất gọi là lễ chạm ngõ, lần thứ hai là lễ ăn hỏi: ở lần
này, lễ vật mang theo chủ yếu là trầu cau. Lần thứ ba là lễ đón vợ: vào ngày lễ này, nhà
trai dậy sớm mổ trâu bò, chuẩn bị các lễ vật đem sang nhà gái bao gồm: lợi, gạo nếp,
rượu, gà, cá, tôm bỏ trong giỏ nan đan bằng nứa, ống tre đựng thịt (phải chọn thịt nạc
ướp cùng muối), nhồi vào ống tre để khao họ hàng bên ngoại, không thể thiếu trầu cau.
- Quan niệm dân gian: Khi bước vào nhà phải bỏ giày dép ra, tránh dẫm lên ngưỡng cửa
vì người Thái quan niệm tâm linh cư ngụ ngay ngưỡng cửa.
¨ Văn hoá đặc trưng:
- Trang phục truyền thồng: Trang phục truyền thống của Thái Lan được gọi là chut thai.
Chut thai cho phụ nữ thường bao gồm một pha nung hoặc chong kraben, áo cánh và
sabai. Phụ nữ miền Bắc và Đông Bắc có thể mặc áo sinh thay vì pha nung và mặc quần
dài với áo cánh hoặc áo dài suea. Chut thai cho nam bao gồm một chiếc kraben hoặc
quần chong, áo sơ mi họa tiết Raj, với vớ trắng dài đến đầu gối tùy chọn và một chiếc
sabai. Chut thai cho đàn ông miền bắc Thái Lan bao gồm một sado, áo khoác kiểu
Manchu màu trắng, và đôi khi là khian hua. Trong những dịp trang trọng, mọi người có
thể chọn mặc một trang phục được gọi là quốc phục chính thức của Thái Lan.
- Ẩm thực truyền thống:

10
* Miền Trung: Cơm là món chính đối với tất cả các gia đình miền Trung Thái Lan.
Trung bình có từ 3 đến năm món ăn như Kang Phed (cà ri đỏ Thái), Tom Yum (canh
chua), rau, nước mắm, cá trích, trứng rán theo kiểu Thái, thịt lợn nướng.
* Miền Bắc: Xôi là món ăn đc ưa thích; khi ăn, người ta thường nắm thành nắm tròn
nhỏ với nhiều loại nước chấm khác nhau như namprik noom, namprik dang, namprik
ong và các loại xúp cay như kang hangle, kang hoh, kang kae.
* Miền Đông Bắc: Xôi là món ăn chính, thường ăn cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ,
cá nướng, gà nướng... Món ăn của miền này thường ăn với món som tam và món kai
yang (gà nướng).
* Miền Nam: Ở miền Nam, dừa đóng vai trò quan trọng trong nhiều món ăn. Nước cốt
dừa đun nóng được rưới vào xúp và cà ri. Dầu dừa dùng để rán. Cùi dừa làm gia vị.
¨ Văn hoá giao tiếp riêng:
- Không tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ vai, lưng hay chỉ tay vào người khác.
Người Thái cho rằng đó là những cử chỉ xúc phạm.
- Người Thái kiêng đụng chạm vào đầu người khác, bạn không nên xoa đầu trẻ em, hay
là vỗ vai người khác.
- Chào người Thái theo kiểu 2 tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống.
- Nếu phụ nữ tặng quà cho nhà sư sẽ được chuyển qua nam giới, nếu không nhà sư sẽ
dùng áo cà sa hoặc khăn mặt để nhận quà.
- Khi bước vào nhà phải bỏ giày dép ra, tránh dẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan
niệm thần linh cư ngụ ngay ngưỡng cửa.
- Nếu tặng quà cho người Thái nên tặng đồ kỉ niệm hoặc hoa quả.
- Không nên bức xúc hay tức giận khi giao tiếp vớingười dân nơi đây
¨ Những điều cấm kỵ:
- Thiếu tôn trọng vua Thái Lan
- Không được đi lại khi lễ Cử Quốc Thiều diễn ra
- Chào "wai" không đúng cách, không đúng thời điểm
- Không được chạm vào nhà sư Thái Lan
- Không hành xử quá thân mật nơi công cộng
- Không nên mang giày dép trong nhà
- Từ chối quà tặng của người Thái Lan
- Điều tối kỵ trong ăn uống của người Thái Lan
- Không ngồi xổm, ngồi bệt trong chùa
- Không được nói to, chạm đầu vào trẻ nhỏ
- Không huýt sáo lúc nửa đêm
- Không dùng tay chỉ người khác
- Không dùng tay trái đưa đồ cho người khác
2. Lễ hội
¨ SONGKRAN

11
- Nguồn gốc: Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa "lúc thời gian chuyển
dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ", mọi
người đón mừng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh bằng việc phun nước vào người nhau để
gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.
- Thời gian diễn ra: 13/4 -15/4
- Những hoạt động chính:
o Lễ tắm Phật
o Thả chim lên trời phóng sinh
o Lấy nước tạt nhau chúc mừng năm mới
- Ý nghĩa của lễ hội: Mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính
cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành.
¨ LOY KRATHONG
- Nguồn gốc: Theo báo Diplomat, có nguồn gốc ở cổ trấn Sukhothai mà nay thuộc tỉnh
Sukhothai ở miền bắc Thái Lan, lễ hội Loi Krathong sau đó phổ biến trên khắp Thái
Lan và thậm chí tại một số vùng của Lào và Myanmar. Lễ hội Loy Krathong lớn nhất
là ở Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok.
- Thời gian diễn ra: Đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái
- Những hoạt động chính:
o Thả hoa đăng với nến sáng trên sông
o Diễu hành có trống chiêng
o Bắn pháo hoa rực rỡ
o Tiết mục biểu diễn âm nhạc truyền thống
o Các màn biểu diễn kể lại lịch sử tại Sukhothai
- Ý nghĩa của lễ hội: thả nổi cây nến nhỏ hoặc cây đèn nhỏ được gắn trên những chiềc
bè làm bằng lá với những ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính vs thần Nước và cầu xin thần tha
thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước.
------------------------------------------------
AI CẬP
1. Thông tin chung :
- Thủ đô : Cairo
- Mã code quốc tế : +20
- Ngôn ngữ : tiếng Ả Rập
- Diện tích : 1.010.407 km2 (7/2020)
- Dân số : 102.334.403 (7/2020)
- Dân tộc : người Ai Cập, tiếng Pháp, tiếng Anh
- Thành phố lớn nhất : Saopaolo
- Tôn giáo chính : Đạo Hồi
- Tiền tệ : Pound Ai Cập
- Thể chế chính trị : Cộng hòa

12
- Nguyên thủ quốc gia : Tổng thống Abdelfattal Said EL SISI; Thủ tướng Mostafa
Madboy
- Phong tục tập quán và văn hóa đặc trưng :
¨ Phong tục tập quán riêng : Tôn giáo chính ở Ai cập là Hồi giáo, ở Ai cập bạn
không được ăn hết thức ăn trên dĩa mà phải để lại một ít, điều này cho thấy bạn
đã ăn đủ, thể hiện sự lịch thiệp với chủ nhà. Trong bữa tiệc, việc thêm gia vị vào
thức ăn là một điều cấm kỵ, nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon.
¨ Văn hóa đặc trưng :
- Trang phục truyền thống : Vải lanh được sử dụng chủ yếu ở Ai Cập. Trang phục nữ :
một loại váy bó sát cơ thể gọi là kalasiris, một mảnh vải được gấp là khâu lại tạo thành
một cái váy ống, kéo dài từ trên mắt cá chân cho đến dưới hoặc trên ngực. Trang phục
nam: một cái váy quấn quanh thắt lưng, đôi khi được xếp ly hoặc chùm về phía trước
và năm thường để mình trần, trang phục này là Shendyt.
- Ẩm thực truyền thống : Một vài món ăn truyền thống ở Ai cập là : Kushari ( một món
ăn xuất hiện lâu đời ở Ai cập), Full Medames ( món ăn phổ biến của người Ai Cập),
¨ Văn hóa giao tiếp riêng :
- Người Ai cập thường đánh giá con người dựa vào hình thức bên ngoài nên hãy ăn mặc
quần áo chất lượng tốt, lịch sự trong các buổi gặp mặt.
- Hãy để lại một lượng nhỏ thức ăn trên đĩa của bạn khi bạn đã ăn xong
¨ Những điều cấm kỵ :
- Không ngồi bắt chéo chân khi tiếp xúc với người Ai Cập, vì bàn chân theo quan niệm
của họ là một bộ phận kém nhất cở thể, vì vậy hướng bàn chân hay để lộ giày vào người
khác là một sự xúc phạm.
- Khoảng cách không gian khi giao tiếp cùng giới của người Ai Cập thường gần hơn so
với người Mỹ và người châu Âu, vì vậy khi giao tiếp với họ đừng cố đứng lùi ra xa, nếu
không có thể bị hiểu là kiêu căng. Ngược lại, người khác phái ở Ai Cập lại đứng xa
nhau hơn so với ở Mỹ và người châu Âu.
2. Lễ hội
¨ LỄ HỘI SÔNG NILE
- Thời gian : ngày 17 tháng 6 hàng năm
- Địa điểm : bên bờ sông Nile
- Nguồn gốc : Ngày hội sông Nile bắt nguồn từ một truyền thuyến về nữ thần Aixirong
của người Ai Cập. Nước của dòng sông Nile dâng qua hai bên bờ sông là nước mắt của
nữ thần nên tất cả những nơi có nước sông tràn qua đều lộ hé mầm non, làm xuất hiện
cây lương thực
- Những hoạt động chính : Tổ chức vui mừng, ca hát, các nghi thức chúc mừng, tạ ơn
thần sông Nile.
- Ý nghĩa : Lễ hội truyền thống này của người Ai Cập thể hiện mối quan hệ mật thiết
giữa cuộc sống và nền văn minh của họ với sông Nile. Dòng sông Nile huyền bí và vĩ

13
đại mang lại sự sống cho người dân nên họ tổ chức ngày lễ chào mừng ngày sống Nile
dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng, thành kính nhất.
¨ LỄ HỘI ĐÈN LỒNG AI CẬP
- Thời gian : ngày 6/5 đầu tiên của tháng Ramadan
- Địa điểm : trên khắp đất nước Ai Cập
- Nguồn gốc : Đây là dịp để tạo không khí chào đón tháng lễ Ramadan rất nhộn nhịp
của người Hồi giáo tại Ai Cập. Các gia đình, các cửa hàng bắt đầu trang trí đèn màu,
đèn lồng – một trong những biểu tượng của tháng Ramadan.
- Những hoạt động chính : Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều
thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc nghĩa là không
được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng
vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Đèn lồng có nguồn gốc
từ Ai Cập là biểu tượng phổ biến, thiêng liêng của tháng Ramadan ở Ai Cập và phổ biến
trong thế giới Hồi giáo. Đèn lồng vì thế có đủ loại kích cỡ, kiểu dáng và sắc màu được
bày bán trên các con phố để tạo không khí để chào đón tháng Ramadan.
- Ý nghĩa : Đây là thời điểm để để sám hối và thanh tẩy tâm hồn. Có sự cảm thông với
người nghèo đói, những đồng bào còn chưa đủ ăn, đủ mặc . Bên cạnh đó hành động này
còn nhằm luyện cho con người sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất, để tạo thuận
lợi cho việc sau này lên thiên đàng.
--------------------------------------
ÚC
1. Thông tin chung
- Thủ đô : Canberra
- Mã code quốc tế : +64
- Ngôn ngữ : tiếng Anh
- Diện tích : 7.741.220 km2
- Dân số : 22.751/014 (7/2015)
- Dân tộc : người Da trắng 92%, người châu Á 7%, thổ dân và các dân tộc khác 1%.
- Tôn giáo chính : Công giáo, Anh giáo chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Hiện nay Ấn Độ giáo và
Hồi Giáo cũng đang tăng trưởng nhanh tại Úc.
- Tiền tệ : Đô la Úc
- Thể chế chính trị : Quân chủ lập hiến.
- Nguyên thủ quốc gia : Vua Charles III
Thủ tướng Malcolm Turnbull
- Phong tục tập quán và văn hóa đặc trưng :
¨ Phong tục tập quán riêng : Tiếng Anh của người Úc khá khác biệt so với tiếng
Anh-Anh hoặc tiếng Mỹ. Người Úc rất thích những kì nghỉ dài và ưa thích đi du
lịch.
¨ Văn hóa đặc trưng :

14
- Trang phục truyền thống : Trang phục Dirndl là một bộ trang phục có thiết kế đơn
giản, dễ mặc, thoải mái. Về sau bộ trang phục đã có nhiều biến chuyển về thiết kế, kĩ
xảo và đường nét tinh vi, hiện đại hơn theo sự thay đổi của thời gian.
- Ẩm thực truyền thống : Một vài món ăn truyền thống ở Úc à : Rượu vang Úc, thịt
Kangaroo, Gà Parmigiana,…
¨ Văn hóa giao tiếp riêng :
- Tránh nói về xung đột sắc tộc hoặc chê bai một dân tộc nào đó khi bạn chưa hiểu rõ
về đối tượng bạn tiếp xúc.
- Tìm hiểu kĩ về tiếng Anh của người Úc trước khi giao tiếp sẽ tránh những hiểu lầm
không đáng có
¨ Những điều cấm kỵ :
- Không đề cập đến tôn giáo và chính trị
- Không hút thuốc và xả rác bừa bãi
- Tôn trọng động vật hoang dã.
- Đừng tới những nơi hẻo lánh một mình
- Đừng tặng tiền boa cho nhân viên phục vụ
2. Lễ hội
¨ LỄ HỘI ÁNH SÁNG VIVID SYDNEY
- Thời gian : từ 27/5 đến 18/6
- Địa điểm : Thành phố Sydney
- Nguồn gốc: Là một lễ hội ánh sáng thường niên ở Úc, thắp sáng thành phố cảng Sydney
rực rỡ với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo độc đáo, diễn ra trong suốt 23 ngày đêm.
– Thời gian: Lễ hội được tổ chức hằng năm với việc thúc đẩy sự sáng tạo trong cộng
đồng.
- Những hoạt động chính : Những màn trình diễn ánh sáng, âm nhạc, công nghệ ở khắp
mọi nơi trong thành phố Sydney. những màn trình diễn sắp đặt ánh sáng và 3D Mapping
đẹp mê hồn sẽ phủ phép màu nhiệm lên các công trình kiến trúc nổi tiếng của Sydney
như: khu phố lịch sử The Rocks, cảng Circular Quay, vườn bách thảo Hoàng Gia
Sydney, cảng Darling, công viên Luna hay khu ngoại ô Chatswood, biến cả thành phố
trở thành những tác phẩm “điêu khắc ánh sáng” đầy mê hoặc. Hàng triệu bóng đèn led
được trang hoàng khắp thành phố, tạo nên những bức tranh khổng lồ nhiều màu sắc ở
khắp mọi nơi.
- Ý nghĩa : Lễ hội nhằm mục đích thúc đẩy sự sáng tạo trong cộng đồng. Bên cạnh đó,
xây dưng ngành công nghiệp sáng tạo đồng thời cung cấp những cơ hội phát triển. Lễ
hội là nơi để hỗ trợ những nhà sáng lập mới trong ngành công nghệ, dựng phim, dựng
nội dung, nghệ thuật chinh phục thị giác,…
¨ LỄ HỘI ẨM THỰC VÀ RƯỢU VANG MELBOURNE
- Thời gian : 27/2 tới ngày 15/3 hằng năm
- Địa điểm : thành phố Melbourne ở bang Victoria

15
- Nguồn gốc : Để quảng bá nền ẩm thực và rượu vang phong phúc của Úc, cũng như
thành phố Melbourne. Nơi các đầu bếp tụ hội và trổ tài, các món ăn được lên ngôi.
- Những hoạt động chính : Đây là thời gian để các đầu bếp trổ tài, là lúc để các món ẩm
thực lên ngôi. Trong ngày lễ hội, hầu hết các cửa hàng, hệ thống nhà hàng, các tiệm ẩm
thực đều bận rộn. Dân địa phương và du khách thì hào hứng và thích thú hòa mình vào
không gian đầy sôi động của lễ hội.Bạn có thể tham gia bữa trưa dài nhất thế giới cho
khoảng 1.200 khách. Bạn cũng có thể khám phá hội chợ ẩm thực, học lớp nấu ăn cao
cấp. Bạn nên tham gia tiệc thử rượu và đồ ăn, hay dạ tiệc tại Tòa nhà Triển Lãm Hoàng
Gia.
- Ý nghĩa : Lễ hội là dịp để những nhà sản xuất lừng danh khắp thế giới được nghe chia
sẻ về phương pháp làm rượu hay những cách kết hợp rượu vang hết sức mới lạ và độc
đáo. Lễ hội còn là dịp để quảng bá các sản phẩm chất lượng, tài năng và lối sống của
người dân thành phố Melbourne ở bang Victoria.

16

You might also like