You are on page 1of 5

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO HỒI

1. Sơ lược về Hồi giáo (Thùy)


 Hồi giáo (còn gọi là Đạo Hồi) là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với hơn
1 tỉ người theo, 15 % dân số.
 Đạo Hồi ra đời thế kỉ 7 tại bán đảo Ả rập sau khi thiên sử Muhammad
nhận mặt khải của thánh Allah.
 Đạo Hồi chỉ tôn thờ Thánh Allah, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng
được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên
thần Jibrael.
 Một số nét về Muhammad:
+ sinh năm 571 tại Mécca
+ Gia đình ông thuộc một thị tộc nghèo của bộ lạc Koraich
+ Ông mồ côi cha từ trong bụng mẹ và mồ côi mẹ khi mới 6 tuổi.
+Muhammad là người tầm thước, da mặt hồng hào, mắt đen, tóc đẹp,
râu rậm, ông không biết đọc, biết viết nhưng rất thông minh, cương
nghị và có tài hùng biện.
+ Vào một đêm năm 610, thiên thần Gabriel đã nói cho ông biết rằng
ông là “sứ giả của Thánh Allah” và truyền cho ông những lời khải thị
của Thánh.
 Islam theo tiếng Ả rập có nghĩa là phục tùng, vâng mệnh, tuân theo.
Ngoài ra, Islam còn là danh từ ghép từ hai chữu Ikhlas và Salam( Bình
an, Thuần khiết).
 Quá trình ra đời của đạo Islam và bước đầu phát triển của nó gắn liền với
quá trình thống nhất bán đảo Ả Rậpvà hình thành nhà nước.

2. Quá trình phát triển của đạo Hồi (Quỳnh)


 Muhammad bắt đầu truyền giáo ở Mecca. Ngày 16/7/622 ông vì chịu sự
khủng bố của bọn quý tộc đã rời sang thành phố Yatorip.
 Năm 630, Muhammad kéo quân đến Mecca và thành công trong cuộc chinh
chiến tôn giáo.
 Năm 632, Muhammad tạ thế, người kế thừa ông là Caliph.
=> Từ đời Caliph thứ 2, người Ả Rập bắt đầu các cuộc “Thánh Chiến” chống
dị giáo, tổ chức di dân đến những vùng đất đai màu mỡ.
 Năm 651, sứ thần Hồi Giáo yết kiến Đường Cao Tông.
 Trong quá trình hình thành, đạo Hồi đã tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn
giáo khác.
 Ở thời kỳ đầu, đạo Hồi chống những tập quán của xã hội nguyên thủy.
Tuy vậy, đạo Hồi kêu gọi mọi người đoàn kết, các bộ tộc Ả Rập coi nhau
như anh em, giúp đỡ người nghèo đặc biệt là bà góa và trẻ mồ côi.
 Ở thời Muhammad, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Ả Rập sau đó
đã truyền bá khắp Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá
trình đó, đạo Hồi chia làm 2 giáo phái chính là phái Xumu và phái Shiite.
 Một số tín đồ ủng hộ Ali => Bộ phận đó đã tạo thành 1 phe chính trị gọi
là Shiite.
 Phái Xumu: phái Hồi giáo truyền thống, họ thừa nhận cả 4 Caliph, đa số
tín đồ Hồi giáo đều đi theo phái này.
 Ngày nay, đạo Hồi được truyền bá rộng rãi khắp thế giới, trở thành quốc
giáo của 24 quốc gia như: Indonesia, Malaysia, Afghanistan, Bangladesh,
Pakistan, Iran,…
3. Nội dung cơ bản của Đạo Hồi:
a. Giáo lý của Hồi giáo (My)
- Giáo lý Islam giáo tập trung trong kinh Côran (Qur’an), ngoài ra còn có 2
cuốn sách là Sunna và Hadish
- Kinh Qur’an được đánh vần là Koran, nghĩa là tụng niệm, truyền giảng - là văn bản tôn giáo
quan trọng nhất của đạo Hồi. Là kết quả của lời truyền giảng trong suốt 23 năm của
Muhammad.
- Bộ kinh gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết chia thành 2 phần: phần thứ nhất gồm 81
chương 4780 tiết, phần thứ 2 gồm các chương, tiết còn lại.
- 2 nội dung chính đó là: Mecca và Medina – tương ứng với hai giai đoạn chính trong chức
vụ của Muhammad, giai đoạn đầu ở thành phố Mecca và giai đoạn thứ 2 ở thành phố Medina.
- Nét đặc trưng tiêu biểu: sự hoà kết thần quyền với thế quyền gồm những lời truyền giáo,
những luật lệ, những quy định về lễ nghi thờ cúng, những lời niệm chú và cầu nguyện, những
truyện giáo huấn và ngụ ngôn.
- Đối với người Ả Rập, ngoài những nguyên tắc tôn giáo, kinh Koran còn là một bản tổng
hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức.
(Kinh Koran phê phán ngẫu tượng giáo, đa thần giáo, tuyên truyền về một đấng tối cao duy nhất là
Thánh Ala, khẳng định quyền tư hữu tài sản, quan hệ bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo,
giữa nam giới với nữ giới, xem đó như là ý của Thánh Allah và còn nói đến việc cấm rượu chè, cờ
bạc, ăn thịt lợn và thịt các loài súc vật chết hoặc những quy định pháp luật dân sự, hình sự về các tội
giết người, trộm cắp, kết hôn, ly hôn, thừa kế tài sản, phóng thích nô lệ...)
-Ngày nay, nhiều quốc gia Arập vẫn còn xem Kinh Koran như là bản hiến pháp bất tử của
dân tộc mình.

- Giáo lý căn bản của Islam giáo được tóm tắt trong câu kinh mở đầu các buổi
lễ: “Chỉ có một đức Chúa duy nhất là Allah và một vị tiên tri của ngài là
Muhammad. Tín đồ phải phục tùng Thánh Allah và quyền lực của Ngài”
- Islam giáo cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là quan
niệm của đạo Do Thái về lịch sử sáng thế, quan niệm về thiên đường địa ngục,
một số tục lệ, nghi thức
- Islam giáo tuyệt đối không thờ ảnh tượng (khác các tôn giáo khác) vì họ quan
niệm Allah toả khắp mọi nơi. Chỉ riêng trong đền Caaba ở Mécca có thờ một
viên đá đen từ xưa để lại mà thôi.
- Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (Allah).
- Quan niệm về con người: Islam giáo cũng quan niệm con người có 2 phần: thể
xác (tạm thời) và linh hồn (bất tử). -> Vì thế trong Islam giáo cũng có ngày
phục sinh, ngày phán xét cuối cùng như Do Thái giáo, Kitô giáo...
- Quan hệ gia đình: đạo Islam thừa nhận chế độ đa thê, cho phép mỗi tín đồ nam
giới được lấy 4 vợ - bằng số vợ Môhamét cưới chính thức (phải là những người
theo tôn giáo độc thần)
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.

b. Giáo luật: ngũ trụ (5 điều rường cột) (Hằng)


- Nghĩa vụ Tín đồ Hồi giáo có 5 bổn phận chính phải theo quy định, được gọi là
Ngũ Trụ (5 cây cột)
Biểu lộ đức tin: niềm tin tuyệt đối vào Thánh Allah, Muhammad là sứ giả của
Allah và là vị tiên tri cuối cùng.
Islam giáo có 6 tín ngưỡng lớn gọi là “lục tín”: tin thánh Allah, tin thiên sứ, tin
kinh điển, tin sứ giả, tin kiếp sau, tin tiền định.
+ Tin thánh Allah: “ngoài thánh Allah không còn vị thần nào khác”, “Thánh
Allah là duy nhất, là độc nhất”. Đây là hòn đá tảng, là hạt nhân tín ngưỡng của
đạo Islam, không được phép thoả hiệp hoặc xem thường.
 Tín đồ Islam giáo khi cầu nguyện thường giơ một ngón tay trỏ, ngụ
ý chí Thánh Allah là độc nhất.
+ Tin thiên sứ là tín điều thứ hai của đạo Islam.
+ Tin kinh điển: tin kinh Côran là bộ kinh Thần thánh do đấng Allah khải thị
cho nhà tiên tri Môhamét.
+ Tin sứ giả: tín điều này đòi hỏi tín đồ phải tôn sùng Môhamét - sứ giả và nhà
tiên tri của Thánh Allah.
+ Tin kiếp sau: Các tín đồ Islam giáo tin rằng sau khi chết con người có thể
sống lại và chịu sự phán xét của Thánh Allah vào ngày tận thế.
+ Tin tiền định: là hạt nhân của thuyết định mệnh Islam giáo. Các tín đồ Islam
giáo tin rằng số phận con người do Thánh Allah an bài, con người không cưỡng
lại được.
Cầu nguyện: tất cả tín đồ Islam giáo mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng,
trưa, chiều, tối và đêm, có thể cầu nguyện ở bất cứ chỗ nào (trừ những nơi ô uế
như lò sát sinh, bãi tha ma), tẩy uế trước khi cầu nguyện (bằng nước hoặc bằng
cát), hướng về Mécca. Tư thế khi cầu nguyện: cúi đầu sát mặt đất, lạy nhiều lần.
Thứ 6 hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Ở những nước theo Islam
giáo nguyên thuỷ chỉ có đàn ông được đến thánh đường.
Trai giới (ăn chay): mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới 1 tháng - tháng
Ramađan là tháng thứ 9 của lịch Islam giáo.
 Trong tháng Ramadan ,từ khi mặt trời mọc đến mặt trời lặn,tín đồ
phải nhịn ăn uống ,hút thuốc và những ham muốn khác (trẻ con,
người già ,người ốm,phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú ,người đi
đường xa thì được miễn).
 Ngày đầu tiên sau tháng Ramanda là ngày phá giới,tín đồ mặc quần
áo mới, gặp nhau thì ân cần chào hỏi ,tặng quà lẫn nhau, bố thí cho
người nghèo và đi tảo mộ.
Bố thí: Một người Hồi giáo chỉ có thể tẩy sạch tài sản của mình bằng cách cho
đi một phần những gì kiếm được.
 Việc bố thí có hai loại: “sadaga” là việc bố thí tự nguyện và
“zakat” là cách bắt buộc. “Zakat” không phải là một loại thuế, mà
là một thứ “cho Thượng Đế vay”,
Hành hương: bắt buộc tất cả các tín đồ theo đạo ít nhất trong đời một lần phải
đến Caaba.
Ngoài ra Islam giáo còn đề cao thánh chiến. Người Ả Rập được Thánh Allah
khải thị phải có bổn phận truyền bá giáo lý của Ngài cho những người ngoại
đạo, nếu họ không chịu theo thì phải giết đi không thương xót. Chiến tranh
nhằm truyền đạo được gọi là thánh chiến (Djihad). Những người tham gia thánh
chiến sẽ được lên thiên đàng. Thánh chiến được coi là nghĩa vụ thiêng liêng của
người theo Islam giáo.
c. Sự phân chia giáo phái trong Đạo Hồi (Nhi)
Sau khi Muhammad qua đời, Hồi giáo có sự phân chia thành những giáo phái
khác nhau, trong đó có 3 giáo phái chính :
 Hari djit: Xuất hiện nửa sau thế kỷ thứ VII. Bầu cử công khai , không
phân biệt giàu nghèo. Nhưng lại mang chủ nghĩa cực đoan. Tập trung ở
vùng Oman và 1 số vùng Bắc Phi. Sunnit: Số lượng tín đồ đông nhất
( 90%).
 Sunnit có 4 trường phái Hanafi, Maliki, Hanbali,Shafi’i. Song các tín đồ
có thể chuyển từ phái này sang phái khác. Có ảnh hưởng tại Đông Nam
Á.
 Shi’r : Là phái lớn thứ 2 sau phái Sunnit, tách ra từ phái này. Hiện nay,
phái này có ảnh hưởng ở các quốc gia : Iran, Thổ Nhĩ Kì, Syria.

Tích cực:
+ Ra đời đúng lúc, đáp ứng được yêu cầu lịch sử của bán đảo Ả Rậplúc bấy giờ
(nhu cầu thống nhất quốc gia)
+ Một số tục lệ lạc hậu của các bộ lạc được xoá bỏ sau khi Islam giáo ra đời: tục
chọc mù mắt một số con vật để tránh vía dữ, cột lạc đà vào cạnh người chết,
chôn sống trẻ gái sơ sinh, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một chừng mực
nào đó (thừa kế tài sản…)
+ Luật lệ không gò bó, phức tạp, nhất là không có tầng lớp tăng lữ, thầy tu. Do
đó, Islam giáo lúc đầu thu hút được đông đảo dân nghèo và nô lệ tham gia.
Hạn chế:
+ Do tính chất độc thần tuyệt đối nên tín đồ đạo Islam đối xử khắc nghiệt với
những người theo các tôn giáo khác, cấm kết hôn với người theo đa thần giáo.
+ Đề cao tính chất bạo lực trong quá trình truyền đạo (xuất phát từ hoàn cảnh ra
đời)
+ Thừa nhận chế độ đa thê, cho phép lấy nhiều nhất là 4 vợ (nhưng không cho
lấy nàng hầu). Riêng Môhamét thì ngoại lệ: có 10 vợ và 2 nàng hầu.
+ Duy trì sự bất bình đẳng với phụ nữ: phụ nữ không được tự đề xuất ly hôn,
phải phục tùng chồng, ra khỏi nhà phải mang mạng che mặt…

You might also like