You are on page 1of 6

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN

MINH THẾ GIỚI


Sự truyền bá đạo Hồi

DECEMBER 15, 2021


NGUYỄN ÁNH NGỌC – 21031102 - HIS1053 7 - 21
1. Giới thiệu chung về đạo Hồi:
a) Sự ra đời của đạo Hồi:
Nhà nước Arab ra đời gắn liền với sự ra đời của đạo Hồi, do Muhammad
(570 – 632) xuất thân từ dòng dõi quý tộc ở Mecca sáng lập nên.
Năm 610, Muhammad bắt đầu truyền bá đạo Hồi của mình nhưng không
được quý tộc, thương nhân giàu có ở Mecca ủng hộ, thậm chí kịch liệt phản đối và
ra sức hãm hại tín đồ của tôn giáo này bởi lo ngại chủ trương thờ một vị thần sẽ
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Vào năm 622, Muhammad đã cùng các tín đồ chuyển đến thành phố Yathrib
(nay là Medina) và được ủng hộ bởi hầu hết các tầng lớp, kể cả tầng lớp quý tộc.
Do đó, năm 622 “được tín đồ đạo Hồi gọi là năm mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo”
(Nguyễn Văn Ánh 2020, 71). Cũng tại đây, Muhammad đã cho thành lập các đội
quân vũ trang, thường xuyên tấn công, cướp hàng hóa của các thương nhân,
thương đội quý tộc Mecca đến Syria.
Tới năm 630, hai bên đã đi tới những thỏa thuận cuối cùng sau những đụng
độ. Sự việc này đánh dấu sự ra đời của nhà nước Arab cùng đạo Hồi với nội dung:
Người Mecca thừa nhận Muhammad làm thủ lĩnh về chính trị và tôn giáo, đồng ý
theo tôn giáo mới; về phía Muhammad, tôn trọng thế lực như cũ của quý tộc
Mecca; lấy ngôi đền Kaaba làm đền chung của đạo Hồi đồng thời phá bỏ hết các
tượng thần tự nhiên, chỉ để lại tảng đá đen làm vật thờ.
Từ đó, Mecca trở thành trung tâm tôn giáo của Arab và Medina thì trở thành
“kinh đô của quốc gia mới” (Nguyễn Văn Ánh 2020, 72).
b) Giáo lý đạo Hồi:
Về tín ngưỡng, đạo Hồi chỉ đề cao và tôn thờ duy nhất một vị thần là Allah.
“coi Allah là đấng vĩnh hằng, siêu nghiệm, duy nhất trong vũ trụ và có quyền năng
tuyệt đối” (Nguyễn Văn Ánh 2020, 75): quyền năng sáng thế, sáng tạo ra vạn vật,
và tất cả đều thuộc quyền sở hữu của thần. Tuy nhiên, giáo lý buộc các tín đồ
1
không chỉ tin vào sứ mệnh của Muhammad mà còn tin vào sứ mệnh của các nhà
tiên tri trước như: Adam, Noah, Abraham, Moses, Jesus. Ngoài ra, đạo Hồi còn
cho rằng thiên sứ có tồn tại, chịu sự sai phái của thần Allah cũng như tin tưởng
rằng linh hồn con người là bất tử.
Về mặt xã hội, đạo Hồi bác bỏ những quan điểm hẹp hòi của thị tộc bộ lạc,
thừa nhận chế độ tư hữu, chủ trương chế độ một chồng nhiều vợ. Chủ trương giúp
đỡ đàn bà góa, trẻ mồ côi và người nghèo. Đặc biệt là chủ trương mở rộng, củng cố
ảnh hưởng của đạo Hồi bằng cách phát động chiến tranh.
“Năm trụ cột của Hồi giáo” (Nguyễn Văn Ánh 2020, 76 - 78) gồm: (1) tín
đồ phải có lòng tin tuyệt đối vào chúa Allah và công nhận Muhammad làm sứ giả
cuối cùng của chúa; (2) hằng ngày đều phải cầu nguyện 5 lần vào các thời điểm:
sáng (lúc rạng đông), trưa (12 giờ trưa), chiều (tầm 4 giờ chiều), đêm (thời điểm
nào đó lúc đêm khuya); (3) hằng năm vào tháng 9 theo lịch đạo Hồi phải tiến hành
lễ trai giới trong suốt tháng; (4) phải đóng thuế bố thí cho dân nghèo tùy theo khả
năng, hoàn cảnh của mình; (5) trong suốt cuộc đời, nếu có khả năng thì phải hành
hương đến thánh địa Mecca một lần.
2. Sự truyền bá đạo Hồi:
Ngay sau khi Muhammad chết, sự phân nhánh trong đạo Hồi bắt đầu xảy ra
và chia thành 2 nhánh chính là Sunni (ủng hộ Abu Bakr – người bạn và cũng là cha
của Aisha, vợ nhà tiên tri lên kế thừa di sản của Muhammmad) và Shia (ủng hộ Ali
– người anh họ và cũng là con rể của Muhammad lên kế thừa di sản) (Trang,
2015). Dù việc bị phân nhánh đã xảy ra trong đạo Hồi, tuy nhiên sự truyền bá vẫn
diễn ra vô cùng nhanh chóng bằng các cuộc chiến tranh xâm lược và dần trở thành
tôn giáo của nhiều nước trên thế giới. Trong vòng 10 năm đầu, quân Hồi giáo đã
chiếm trọn bán đảo Arabia. Sau đó họ chiếm đến Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và
phía tây nước Iran.

2
Đến giữa thế kỷ VIII, Arab đã trở thành một đế quốc rộng lớn, trải dài từ
biên giới của Trung Quốc phía đông tới tận bờ biển Đại Tây Dương ở phía tây. Tại
những nơi bị Arab chiếm đóng, người dân dần theo đạo Hồi cũng như nói tiếng
Arab. Ngoài ra, cư dân ở những vùng này cũng bị ảnh hưởng và học theo tập tục
của người theo đạo Hồi như: ăn chay trong tháng Ramadan; không uống rượu hay
ăn thịt chó, thịt lợn; mặc áo khoác dài rộng, dùng khăn trùm đầu; phụ nữ thì dùng
thêm mạng che mặt…Và các nhà thờ Hồi giáo đã được xây dựng ở khắp nơi, trở
thành trung tâm hoạt động tín ngưỡng của mọi tín đồ theo đạo như một minh
chứng của sự truyền bá rộng rãi này, cụ thể là nhà thờ Hồi giáo Damascus ở Syria
được xây vào năm 705 đã trở thành khuôn mẫu cho các nhà thờ Hồi giáo khác xây
dựng theo.
Vào năm 705, triều đại Abbas thay thế triều Omeyyad sụp đổ trước đó, lên
nắm quyền và chuyển kinh đô của Arab về Bagdad. Cũng chính từ sự dịch chuyển
kinh đô và thay thế triều đại này mà một lần nữa, tiếng Arab lại trở thành công cụ
phổ biến trong giao tiếp, góp phần làm việc truyền bá đạo Hồi càng thêm thuận lợi,
có sức ảnh hưởng rộng hơn nữa.
Đế quốc Arab trải qua 350 năm dưới triều đại Abbas thì bị người Seljuk ở
Trung Á đến đánh chiếm và thiết lập nên một chế độ phong kiến khổng lồ sau khi
họ đánh chiếm thêm đế quốc Byzantium (đế quốc Đông La Mã) vào năm 1071.
Trong quá trình xâm lược, chiếm đóng Arab người Seljuk cũng nhanh chóng tiếp
thu đạo Hồi. Và vì vậy, đạo Hồi thêm một lần nữa theo chân những nhà cầm quyền
chinh phạt đến những vùng lãnh thổ rộng lớn hơn, cụ thể: ở phía tây đất nước đạo
Hồi được truyền bá rộng tới Áo, ở phía đông thì đến tận Trung Quốc, phía nam tới
Ấn Độ và phía tây nam của đất nước thì tới châu Phi.
Mãi cho đến tận đầu thế kỷ XIII, vào năm 1220 đế quốc Khwarezm (“cai trị
với tư cách chư hầu của nhà Đại Seljuk ban đầu” (Wikipedia, 2021)) đã sụp đổ khi
đế quốc Mông Cổ được thành lập và bắt đầu cuộc chinh phạt của mình tới các quốc
3
gia lân cận. Theo sau đó, đế quốc Mông Cổ tiếp tục đánh chiếm Bagdad, rồi một
vùng rộng lớn tính từ Ấn Độ tới Syria và cả vùng Anatolia – nơi mà đạo Hồi đang
có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ. Điều đó “làm cho thế giới Hồi giáo liên tiếp
bị đe dọa và tưởng chừng bị tiêu diệt” (Nguyễn Văn Ánh 2020, 80). Thế nhưng,
đạo Hồi vẫn tiếp tục được duy trì và mở rộng bởi hai triều đại Ottoman và Mogul ở
vùng Trung Á, khu vực này đã trở thành một trong những trung tâm của Hồi giáo
trong nhiều thế kỷ.
Tuy “thế giới Hồi giáo đã mất đi sức sống mạnh mẽ trước đó của nó”
(Nguyễn Văn Ánh 2020, 80) sau mọi nỗ lực của Ottoman (1405) thế nhưng cho
đến ngày nay Hồi giáo vẫn là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới gồm đạo Phật,
đạo Cơ Đốc và đạo Hồi. Bằng chứng là trong một báo cáo có tên “Bản đồ dân số
Hồi giáo thế giới” do Pew Forum on Religion & Public Life công bố có khoảng 1,
57 tỉ người trên thế giới theo đạo Hồi (Anh, 2009) trong đó có Ấn Độ, Bangladesh,
Ai Cập, Nigeria, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và Morocco là những nước có số người
theo Hồi giáo nhiều nhất. Và hằng năm, ta đều thấy có những cuộc hành hương của
các tín đồ về thánh địa Mecca được đưa tin trên báo đài truyền thông rất nhiều
chứng tỏ sức ảnh hưởng lớn mạnh của đạo Hồi trên thế giới, cũng như khẳng định
sự truyền bá đạo Hồi của những tín đồ theo đạo từ thời kỳ sơ khai là vô cùng mạnh
mẽ.

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(2021). Retrieved from Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh


%C3%A0_Khwarezm-Shah

Anh, M. (2009). 1/4 dân số thế giới là người Hồi giáo. Retrieved from Tuổi trẻ:
https://tuoitre.vn/14-dan-so-the-gioi-la-nguoi-hoi-giao-341264.htm

Ánh, N. V. (2020). Lịch sử văn minh thế giới. Vĩnh Phúc: Giáo dục Việt Nam.

Trang, V. H. (2015). Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?
Retrieved from Nghiên cứu quốc tế:
http://nghiencuuquocte.org/2015/11/17/nguoi-hoi-giao-sunni-va-shia-khac-
nhau/

You might also like