You are on page 1of 265

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


_____________________

N
.V
U
NGUYỄN NGỌC VŨ

D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT



M
C

CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI


BẮ

G

DƢỚI GÓC NHÌN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN


N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


TR

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________

NGUYỄN NGỌC VŨ

N
.V
U
D
.E
AS
THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

AL
.N
CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
W
W
-W

DƢỚI GÓC NHÌN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN



M
C
BẮ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu



G
N

Mã số: 62.22.01.10
ẠI
O
G
N
M

G
N

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


U
TR

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Vũ Đức Nghiệu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh Ngày 06 tháng 09 năm 2008.

N
.V
U
D
.E
AS
AL
Nguyễn Ngọc Vũ
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
Mục lục

DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1

Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1

Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 3

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 6

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 7

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu .............................................................. 7

N
.V
U
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 9

D
.E
AS
Ý nghĩa khoa học của nội dung nghiên cứu ......................................................... 10

AL
.N
Về mặt lí luận ............................................................................................. 10
W
W
-W

Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 11



M

Bố cục của luận án ............................................................................................. 12


C
BẮ

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ............................................... 15



G
N
ẠI

1.1 Thành ngữ, nhận diện và phân loại....................................................... 15


O
G

Quan điểm ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ .................................... 18
N

1.2
M

1.3 Các quá trình tri nhận cơ bản trong bộ não người .................................. 22
G
N
U

1.4 Hoạt động tổ chức và phân loại tri thức trong bộ não người.................... 26
TR

1.4.1 Hoạt động ý niệm hóa................................................................... 26

1.4.2 Dữ liệu cảm nhận vận động và các cấu trúc tiền ý niệm ................... 26

1.4.3 Mô hình tri nhận lí tưởng hóa ........................................................ 29

1.5 Miền ý niệm ...................................................................................... 31

1.6 Vai trò của miền ý niệm trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm ......................... 36

CHƢƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM VÀ HOÁN DỤ Ý NIỆM .......................... 44


2.1 Cấu trúc ẩn dụ ý niệm ......................................................................... 44
2.1.1 Ẩn dụ ý niệm cấu trúc .................................................................. 49

2.1.2 Ẩn dụ ý niệm định hướng ............................................................. 51

2.1.3 Ẩn dụ ý niệm bản thể ................................................................... 53

2.1.4 Ẩn dụ ý niệm ống dẫn .................................................................. 55

2.2 Cấu trúc hoán dụ ý niệm ..................................................................... 57

2.2.1 Hoán dụ ý niệm tuyến tính ............................................................ 57

2.2.2 Hoán dụ ý niệm tiếp hợp ............................................................... 58

N
.V
2.2.3 Hoán dụ ý niệm bao gộp ............................................................... 61

U
D
.E
2.3 Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm: hai chiến lược tri nhận khác nhau ....... 65

AS
AL
2.3.1 Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trên cấu trúc hai trục của ngôn ngữ 65
.N
W
W

2.3.2 Quan hệ tương đồng và quan hệ tương cận ..................................... 66


-W

2.3.3 Hiện tượng chiếu xạ miền ý niệm và làm nổi miền ý niệm ............... 69
M
C
BẮ

2.4 Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm

và hoán dụ ý niệm ....................................................................................... 73


G
N
ẠI

2.4.1 Tính tổ hợp qua lăng kính tri nhận ................................................. 74


O
G
N

2.4.2 Vai trò của ẩn dụ ý niệm ............................................................... 76


M

2.4.3 Vai trò của hoán dụ ý niệm ........................................................... 79


G
N
U

CHƢƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ


TR

TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI............... 82


3.1 Bộ phận cơ thể người được xem là vật chứa đựng ................................. 82

3.1.1 Yếu tố ĐẦU ................................................................................ 82

3.1.2 Yếu tố MẮT ................................................................................ 85

3.1.3 Yếu tố TRÁI TIM ........................................................................ 87

3.2 Bộ phận cơ thể người với quyền lực và sự kính trọng ........................... 89

3.2.1 Nắm cái gì đó trong tay là có quyền kiểm soát ................................ 89


3.2.2 Khuôn mặt là danh dự của con người ............................................. 92

3.2.3 Giương mũi lên là thể hiện niềm tự hào .......................................... 95

3.3 Bộ phận cơ thể người và tính cách con người ........................................ 96

3.3.1 Đôi tay sạch hay bẩn là biểu hiện của tính cách ............................... 96

3.3.2 Tính cách là chất liệu.................................................................... 98

3.3.3 Tính cách là hình dạng đôi mắt .................................................... 101

3.4 Các loại ẩn dụ ý niệm khác ............................................................... 103

N
.V
3.4.1 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố đầu ............................................. 103

U
D
.E
3.4.2 Thị giác cũng là xúc giác ............................................................ 104

AS
AL
3.4.3 Thị giác là nguồn gốc của nhận thức ............................................ 106
.N
W
W

3.4.4 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố mặt............................................. 108


-W

3.4.5 Bắt tay nhau biểu hiện cho sự hợp tác ......................................... 110
M
C
BẮ

CHƢƠNG 4: HOÁN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH


VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI ...... 112


G
N
ẠI

4.1 Bộ phận cơ thể biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách ........... 112
O
G
N

4.1.1 Hoán dụ ý niệm về cái đầu .......................................................... 112


M

Hoán dụ ý niệm về đôi mắt ......................................................... 114


G

4.1.2
N
U
TR

4.1.3 Hoán dụ ý niệm về khuôn mặt ..................................................... 117

4.1.4 Hoán dụ ý niệm về cái mũi ......................................................... 120

4.1.5 Hoán dụ ý niệm về đôi tay .......................................................... 121

4.2 Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng ...................................... 125

4.2.1 Mắt biểu trưng cho kĩ năng ......................................................... 125

4.2.2 Cái mũi biểu trưng cho kĩ năng.................................................... 126

4.2.3 Bàn tay biểu trưng cho kĩ năng .................................................... 128


4.2.4 Tai biểu trưng cho kĩ năng .......................................................... 131

4.3 Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho sự nhận thức .............................. 132

4.3.1 Mắt biểu trưng cho sự nhận thức ................................................. 132

4.3.2 Cái mũi biểu trưng cho sự tò mọc, tọc mạch ................................. 135

4.3.3 Đôi tai biểu trưng cho sự nhận thức ............................................. 136

4.4 Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm..................... 139

4.4.1 Cái đầu biểu trưng cho tình cảm, thái độ ...................................... 139

N
.V
4.4.2 Khuôn mặt biểu trưng cho tâm trạng con người ............................ 141

U
D
.E
4.4.3 Mắt biểu trưng cho tình cảm ....................................................... 144

AS
AL
4.5 Các loại hoán dụ ý niệm khác ............................................................ 149
.N
W
W

4.5.1 Cái đầu biểu trưng cho sự thông minh .......................................... 149
-W

Cái đầu biểu trưng cho sự sống.................................................... 152


4.5.2
M
C
BẮ

4.5.3 Cái đầu biểu trưng cho trật tự trên dưới ........................................ 154

G

4.5.4 Tay biểu trưng cho hoạt động của con người ................................ 156
N
ẠI
O

CHƢƠNG 5: ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH


G
N

NGỮ DƢỚI GÓC ĐỘ TRI NHẬN VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG
M

ANH .............................................................................................................. 159


G
N
U

5.1 Tiềm năng ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong dạy tiếng ........... 159
TR

5.2 Một số ứng dụng trong giảng dạy thành ngữ ....................................... 162

5.2.1 Hiện trạng ................................................................................. 162

5.2.2 Giải pháp .................................................................................. 164

5.3 Ẩn dụ ý niệm và việc giảng dạy đọc hiểu ........................................... 171

5.4 Một vài giải pháp giảng dạy ngữ pháp theo hướng tri nhận ................. 175

KẾT LUẬN .................................................................................................. 186

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................ 188


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 189

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 191

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH ........................ 208

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ........................ 210

PHỤ LỤC 3: THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN


CƠ THỂ NGƢỜI......................................................................................... 212

PHỤ LỤC 4: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN

N
CƠ THỂ NGƢỜI......................................................................................... 223

.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
1

DẪN NHẬP

Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là bộ phận quan trọng trong bất kì ngôn ngữ của dân tộc nào trên thế
giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ được xem là một trong những chìa
khóa để đi vào kho tàng ngôn ngữ và văn hóa của một cộng đồng. Trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu thành ngữ luôn thu hút sự quan
tâm của các nhà ngôn ngữ học và chiếm số lượng đáng kể. Tuy nhiên, phần lớn các
công trình nghiên cứu thành ngữ đến nay chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu cấu

N
.V
trúc hay khía cạnh văn hóa của thành ngữ. Số lượng các công trình nghiên cứu

U
D
.E
thành ngữ theo hướng tri nhận vẫn còn ít, đặc biệt là lớp thành ngữ có chứa yếu tố

AS
AL
chỉ bộ phận cơ thể người. Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quá trình ý niệm
.N
W
hóa thế giới khách quan trong tư duy của con người, ngôn ngữ học tri nhận đang hé
W
-W

mở nhiều phát hiện thú vị về ngôn ngữ và tư duy. Chính vì vậy, việc khảo sát thành

M

ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn đem lại những phát hiện mới và
C
BẮ

giải quyết thêm những vấn đề còn tồn tại trong các công trình nghiên cứu thành ngữ

G

trước đây.
N
ẠI
O
G
N

Ở Việt Nam, từ khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay phong trào học
M

tập tiếng Anh và nhu cầu dịch thuật các tài liệu, ấn phẩm văn hoá tiếng Anh phát
G
N

triển rất mạnh mẽ. Để có thể học tập, giảng dạy và dịch thuật bất kì một ngôn ngữ
U
TR

nào một cách hiệu quả thì ngoài yếu tố ngôn ngữ chúng ta cũng cần phải quan tâm
đến yếu tố văn hoá và tư duy. Hơn nữa, việc giảng dạy và dịch thuật thành ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt luôn là công việc khó khăn mà rào cản lớn nhất trong việc
hiểu đúng và trọn vẹn chúng là nghĩa ẩn dụ. Các lí thuyết ngôn ngữ học và phương
pháp giảng dạy ngôn ngữ truyền thống vẫn còn để ngỏ một số câu hỏi về việc học
tập và giảng dạy ngoại ngữ chẳng hạn như việc người bản xứ dùng lẫn lộn các thì
tiếng Anh khi giao tiếp, việc phân tích nghĩa của giới từ tiếng Anh sao cho rõ ràng,
việc giảng dạy nghĩa của những tổ hợp từ đa nghĩa v.v... Các vấn đề tồn tại này
2

phần lớn gắn liền với hoạt động tri nhận và quá trình tư duy của con người. Chính
vì vậy, câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề trên không nằm ngoài các vấn đề
nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận. Các nhà giáo học pháp trong giới giảng dạy
tiếng Anh gần đây đã nhận ra tiềm năng to lớn của ngôn ngữ học tri nhận trong việc
giải quyết những khó khăn khi dạy học ngôn ngữ cho học viên. Điều này thể hiện
qua việc các sách chuyên khảo và bài báo khoa học về việc ứng dụng ngôn ngữ học
tri nhận vào việc giảng dạy tiếng Anh trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều. Như
vậy, một công trình đối chiếu thành ngữ tiếng Anh với thành ngữ tiếng Việt theo
góc độ ngôn ngữ học tri nhận sẽ có giá trị đối với công tác giảng dạy cũng như dịch

N
.V
U
thuật tiếng Anh ở Việt Nam.

D
.E
AS
AL
Dù mới xuất hiện hơn hai mươi năm nay nhưng những lí luận của ngôn ngữ học tri
.N
W
nhận đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề ngôn ngữ học đặc biệt là trong lĩnh vực
W
-W

thành ngữ học. Ngoài ra, do nhu cầu học tập và giao lưu văn hóa với khối các nước

M

có nói tiếng Anh đang phát triển mạnh ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học so sánh
C
BẮ

đối chiếu đang thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều trong giới nghiên cứu. Việc bắt

G

buộc giảng dạy bộ môn ngôn ngữ học so sánh đối chiếu cho tất cả sinh viên chuyên
N
ẠI
O

ngữ ở các trường đại học từ năm 2007 cho thấy vai trò quan trọng của ngành học
G
N

này trong tình hình mới. Bên cạnh đó, bộ môn ngôn ngữ học tri nhận cũng đang
M

được đưa vào giảng dạy cho sinh viên ngữ văn của các trường đại học. Tuy nhiên,
G
N
U

các tài liệu phục vụ việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận bằng tiếng Việt hiện nay
TR

còn rất thiếu. Giáo trình phục vụ việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của sinh
viên Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ có nguồn từ tiếng Anh hoặc tài liệu dịch. Đến giữa
năm 2008, ở Việt Nam mới chỉ có hai quyển sách bàn về ngôn ngữ học tri nhận là
“Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” của tác giả
Lý Toàn Thắng (2005) [70] và “Ngôn ngữ học tri nhận: ghi chép và suy ngẫm” của
tác giả Trần Văn Cơ (2007) [7]. Như vậy, về mặt khoa học, luận án không chỉ đóng
góp vào vốn hiểu biết về thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt mà còn làm phong phú
3

thêm kho tàng lí luận ngôn ngữ học so sánh đối chiếu nói chung và bổ sung thêm tư
liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận nói riêng.

Lịch sử vấn đề
Do có vị trí quan trọng trong kho tàng ngôn ngữ của các dân tộc, thành ngữ đã thu
hút sự quan tâm và chú ý rất lớn của các nhà nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực
ngôn ngữ học mà còn ở các lĩnh vực khác như văn học, dân tộc học, văn hóa dân
gian v.v... Số lượng các ẩn phẩm về thành ngữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam là
rất lớn. Theo Cowie (1998) [98], thành ngữ học đã được giới nghiên cứu của Liên

N
.V
Xô và Đông Âu khám phá mạnh mẽ từ thập niên 50 của thế kỉ trước. Trong hơn ba

U
D
.E
mươi năm trở lại đây, thành ngữ học đã trở thành lĩnh vực thu hút rất nhiều sự chú ý

AS
AL
của giới học giả không chỉ ở Tây Âu mà cả ở Hoa Kỳ. Điều này thể hiện qua việc
.N
W
nhiều hội thảo quốc tế về thành ngữ đã được tổ chức. Bên cạnh đó, các dự án
W
-W

nghiên cứu thành ngữ trên qui mô lớn trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học lí thuyết và

M

ngôn ngữ học ứng dụng đã được triển khai.


C
BẮ

G

Sự quan tâm của giới nghiên cứu phương tây đối với thành ngữ xuất phát từ những
N
ẠI

thay đổi trong quan điểm đối với vai trò của thành ngữ trong việc giảng dạy ngoại
O
G
N

ngữ và dịch thuật. Nếu trước đây, theo trường phái tạo sinh, người ta xem ngôn ngữ
M

là một hệ thống có thể giải thích được dựa trên một hệ thống các qui tắc mang tính
G
N
U

phổ quát thì hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc thông thạo một
TR

ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng thành thục các tổ hợp từ cố
định gọi là “prefabricated units” hay “prefabs” (Bolinger 1976 [93]; Pawley 1985
[162]). Mối quan tâm đối với thành ngữ không chỉ thể hiện ở số lượng các công
trình khoa học về thành ngữ mà còn ở số lượng từ điển thành ngữ chuyên dụng
được phát hành như “Longman Dictionary of English Idioms” (Long, 1979 [147]),
“English Idioms and How to Use them” (Mc Mordie, 1978 [153]), “Selected
English Collocations” (Kozlowska & Dzierzanowska, 1982 [130]), “Le
4

Dictionnaire de collocations” (Hausmann, 1979 [205]), “Collocations dans une base


de données terminologique et lexicale” (Heid & Freibott, 1991 [206]) v.v...

Số lượng công trình nghiên cứu về thành ngữ hiện nay rất lớn nhưng phần lớn các
công trình này đều khảo sát thành ngữ dước góc độ ngôn ngữ học cấu trúc với quan
điểm chung coi thành ngữ là những tổ hợp bền vững về cấu trúc, ổn định về ngữ
nghĩa và nghĩa của thành ngữ toát ra từ toàn khối. Nói một cách khác là nghĩa của
thành ngữ khó có thể suy ra được từ các đơn vị cấu thành. Tuy nhiên ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy nghĩa của các đơn vị cấu thành có đóng góp một cách hệ

N
.V
U
thống vào nghĩa của thành ngữ. Chẳng hạn như trong trường hợp của thành ngữ

D
.E
AS
“take the bull by the horn” (giải quyết vấn đề tận gốc) người ta có thể phần nào suy

AL
được nghĩa của thành ngữ từ các đơn vị như “bull‟ và “horn”. Nếu đưa thành ngữ
.N
W
tiếng Pháp “le ceour du pays” cho một người Việt Nam không hề biết tiếng Pháp và
W
-W

giải thích nghĩa “coeur” là “tim” và “pays” là “đất nước” thì gần như ai cũng suy

M

được nghĩa của thành ngữ này là “trung tâm của đất nước”. Điều đó cho thấy là
C
BẮ

trong tư duy có một hoạt động giải mã mà trong chừng mực nào đó có thể nói là

G

giống nhau giữa các dân tộc; nó giúp chúng ta thực hiện được việc suy nghĩa trên.
N
ẠI
O

Ngôn ngữ học tri nhận ra đời chủ yếu là để khám phá hoạt động tư duy ấy. Một loạt
G
N

các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận nổi tiếng như George Lakoff, Mark
M

Johnson và Raymond Gibbs đã đánh giá lại quan điểm truyền thống về bản chất của
G
N
U

ngữ nghĩa, vai trò của ẩn dụ cũng như hoán dụ, vấn đề phạm trù hóa ngôn ngữ và
TR

các mối quan hệ giữa cấu trúc với ngữ nghĩa. Từ những công trình nghiên cứu này
một bộ khung lí thuyết phong phú về cách thức con người cảm nhận, ý niệm hóa và
phạm trù hóa thế giới đã được xây dựng. Trong một chuyên khảo mang tên “Thành
ngữ: Một cách nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, Kovecses và Szabo (1996)
[129] đã so sánh cách nhìn thành ngữ từ quan điểm truyền thống và quan điểm của
ngôn ngữ học tri nhận. Theo các tác giả này, quan điểm truyền thống cho rằng
thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt không liên quan đến hệ thống ý niệm của
con người và nghĩa của thành ngữ không thể suy ra được từ các đơn vị cấu thành.
5

Tuy nhiên, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận thì hầu hết thành ngữ là sản
phẩm của hệ thống ý niệm. Thành ngữ không chỉ đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ
mà còn là vấn đề của tư duy. Nghĩa của thành ngữ có mối liên hệ với các đơn vị cấu
thành và có nguồn gốc từ quá trình ý niệm hóa thế giới của con người. Cùng quan
điểm với Kovecses và Szabo, Lakoff (1987) [135] cho rằng trong bộ não của mỗi
người chúng ta đều có một tập hợp lớn các hình ảnh qui ước về thế giới xung
quanh. Các hình ảnh này cũng phụ thuộc vào môi trường văn hóa-xã hội mà mỗi cá
nhân là thành viên. Những hình ảnh qui ước này là nền tảng cho hoạt động ý niệm
hóa và tạo nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.

N
.V
U
D
.E
AS
Như vậy, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, nghĩa của thành ngữ có mối

AL
liên hệ với các đơn vị cấu thành và có thể suy luận được. Tuy nhiên, nghĩa ẩn dụ
.N
W
của thành ngữ cũng có quan hệ chặt chẽ với quá trình ý niệm hóa mang những đặc
W
-W

trưng của môi trường văn hóa – xã hội của một cá nhân. Do đó, khả năng suy nghĩa

M

ở các lớp thành ngữ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tương đồng và dị biệt trong
C
BẮ

hoạt động ý niệm hóa giữa các nền văn minh. Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận

G

cơ thể người là một trong những lớp thành ngữ cho thấy nhiều điểm tương đồng
N
ẠI
O

giữa các nền văn minh, văn hóa và ngôn ngữ. Chẳng hạn như đa số các nền văn hóa
G
N

đều tri nhận cái đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, tay phải quan trọng hơn
M

tay trái, đôi mắt là nơi thể hiện tình cảm, trái tim là trung tâm của sự sống v.v...
G
N
U

Việc nghiên cứu quá trình ý niệm hóa thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
TR

người sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điểm chung giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên,
số lượng công trình nghiên cứu về thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
vẫn còn ít so với tổng số công trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung. Rải rác trên
intenet, chúng ta có thể tìm được các bài viết hay luận văn bàn về thành ngữ chứa
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của Ning Yu (2007) [157], Bilkova (2000) [90],
Janyan và Andonova (2000) [121], Stracker (1993) [178] ... Các sách chuyên khảo
về thành ngữ của Fernando (1997) [108], Langlotz (2006) [145], Glucksberg (2001)
[116] v.v.. cũng có đề cập đến thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
6

nhưng nhìn chung là ít phân tích mà chỉ dùng lớp thành ngữ này để minh họa cho
các luận điểm nêu ra trong sách.

Ở Việt Nam, thành ngữ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn
ngữ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thành ngữ ở Việt Nam cho đến nay vẫn
chủ yếu đi theo hướng ngôn ngữ học chức năng hoặc ngôn ngữ học cấu trúc. Đi
theo hướng miêu tả cấu trúc hình thái và đặc điểm ngữ nghĩa của một số loại thành
ngữ riêng biệt như thành ngữ đối, thành ngữ so sánh có Bùi Khắc Việt (1981),
Trương Đông San (1974), Hoàng Văn Hành (1976), Chu Bích Thu (1994), Phan

N
.V
U
Văn Quế (1995) (dẫn theo Đào Thị Dung, 2004 [20]). Theo hướng nghiên cứu

D
.E
AS
thành ngữ trong khuôn khổ phân định ranh giới với các đơn vị khác như từ ghép,

AL
quán ngữ, tục ngữ có các công trình của Nguyễn Văn Tu (1960, 1968, 1976), Đỗ
.N
W
Hữu Châu (1962, 1981, 1986), Nguyễn Kim Thản (1963), Cù Đình Tú (1973,
W
-W

1982), Nguyễn Văn Mệnh (1972, 1986), Nguyễn Thiện Giáp (1975, 1985), Hồ Lê

M

(1976), Trương Đông San (1976) (dẫn theo Hoàng Quốc, 2003 [61]). Các công
C
BẮ

trình nghiên cứu thành ngữ từ góc độ tri nhận đã bắt đầu xuất hiện trong thời gian

G

gần đây nhưng vẫn chủ yếu ở dạng các bài báo đăng trên tạp chí. Theo khảo sát của
N
ẠI
O

chúng tôi, đến thời điểm đầu năm 2008, ở Việt Nam vẫn chưa có luận án hay công
G
N

trình khoa học nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện hệ thống thành ngữ
M

chứa yếu tố bộ phận cơ thể người tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học
G
N
U

tri nhận.
TR

Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu khả năng suy nghĩa thành ngữ và các tổ
hợp ngữ cố định từ những đơn vị cấu thành của chúng. Do thành ngữ là một bộ
phận của từ vựng có số lượng rất lớn trong các ngôn ngữ, nên trong khuôn khổ luận
án này của chúng tôi, sẽ chỉ có những thành ngữ (của tiếng Anh và tiếng Việt) có
chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được tập trung nghiên cứu.
7

Để phục vụ việc nghiên cứu khả năng suy nghĩa của thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố
định từ những đơn vị cấu thành của chúng, chúng tôi dựa vào bộ khung lí thuyết của
ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Vì
vậy, vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo lập nghĩa cho thành
ngữ vừa là căn cứ lý luận, lại vừa là mục tiêu nghiên cứu quan trọng của luận án.

Để phục vụ việc giảng dạy và học tập tiếng Anh, một mục đích khác mà luận án
cũng nhắm tới là đưa ra những đề xuất về cách thức giảng dạy và học thành ngữ
cũng như các tổ hợp ngữ cố định trong tiếng Anh một cách hiệu quả. Tại đây, chúng

N
.V
U
tôi cũng sẽ đề xuất một số ứng dụng của bộ khung lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận

D
.E
AS
vào công tác giảng dạy tiếng Anh nói riêng.

AL
Câu hỏi nghiên cứu .N
W
W
-W

Nội dung nghiên cứu của luận án thể hiện ở những vấn đề được đặt ra qua các câu

M

hỏi nghiên cứu quan trọng mà chúng tôi tập trung phân tích, giải đáp là:
C
BẮ

1. Liệu nghĩa của thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể

G

người của tiếng Anh và tiếng Việt, có thể suy ra được từ các đơn vị cấu
N
ẠI

thành của chúng hay không? Để suy nghĩa của thành ngữ được thì cần có
O
G
N

những yêu cầu gì?


M

2. Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm có vai trò như thế nào trong việc tạo nghĩa
G
N
U

của thành ngữ?


TR

3. Thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người có
những điểm giống và khác nhau nào? Nguồn gốc của những điểm tương
đồng hay dị biệt này là ở đâu?

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu


Để đạt được mục tiêu của luận án, hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu mà chúng
tôi đặt ra là quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể hơn là ngữ nghĩa học tri
nhận đối với các tổ hợp ngữ cố định, trong đó có thành ngữ. Trong phần nghiên cứu
lí luận của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung vào vấn đề ẩn dụ ý niệm và
8

hoán dụ ý niệm bởi vì đây là hai công cụ quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận
được dùng trong việc khảo sát các tổ hợp ngữ cố định, nhất là thành ngữ.

Đối tượng nghiên cứu quan trọng của luận án là lớp thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khuôn khổ của luận án,
chúng tôi tập trung phân tích sâu vai trò các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong
việc tạo nghĩa cho lớp thành ngữ này. Để đảm bảo được mục tiêu này, luận án cũng
không khảo sát toàn bộ các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm có liên quan mà tập
trung khảo sát những bộ phận quan trọng, xuất hiện thường xuyên trong lớp thành

N
.V
U
ngữ được khảo sát. Các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ bộ

D
.E
AS
phận cơ thể người được thống kê đầy đủ nhưng trong phần phân tích và khảo sát

AL
chúng tôi cũng chỉ tập trung vào những phần quan trọng của lớp thành ngữ này như
.N
W
thành ngữ có chứa yếu tố “đầu”, “mắt”, “mặt”, “tay”, “tim” v.v..
W
-W

M

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của luận án, chúng tôi tổng hợp tư liệu nghiên cứu
C
BẮ

từ nhiều nguồn khác nhau. Thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể

G

người được thống kê và tổng hợp từ các nguồn sau:


N
ẠI
O

- Thành ngữ tiếng Việt năm 1978 của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang và
G
N

Nguyễn Đăng Châu [43].


M

- Từ điển thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam năm 2000 của Vũ Dung, Vũ Thúy
G
N
U

Anh và Vũ Quang Hào [22].


TR

- Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam năm 2003 của Việt Chương
[5], [6].
Thành ngữ tiếng Anh có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được thống kê từ các
nguồn:
- Oxford Idioms dictionary for learners of English (Oxford, 2004) [159].
- Longman American Idioms (Urbom, 2000) [186].
- A Dictionary of American Idioms (Makkai, Boatner và Gates, 2004) [151].
9

Ngoài các từ điển kể trên chúng tôi cũng sử dụng các từ từ điển khác và cả từ điển
trực tuyến khi cần thiết. Tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng
Anh và tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được lần lượt là 722 và 914.

Phƣơng pháp nghiên cứu


Việc nghiên cứu của luận án được thực hiện bằng cách kết hợp giữa phân tích miêu
tả định tính lẫn định lượng. Qua khảo sát các từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng
Việt, chúng tôi lập bảng kiểm đếm tất cả các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có
chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Cả hai danh sách này chúng tôi đều phân loại

N
.V
thành các nhóm thành ngữ theo yếu tố chỉ bộ phận cơ thể. Riêng đối với bảng danh

U
D
.E
sách thành ngữ tiếng Anh, để thuận lợi cho việc tra cứu và học tập tiếng Anh, chúng

AS
AL
tôi đưa cả phần giải nghĩa và ví dụ cụ thể.
.N
W
W
-W

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của luận án là xác định vai trò của

M

ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo ra nghĩa hàm ẩn của thành ngữ. Để
C
BẮ

thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích ngôn ngữ học

G

thông thường áp dụng cho những nhóm thành ngữ khác nhau. Đối với mỗi ẩn dụ ý
N
ẠI

niệm hay hoán dụ ý niệm được đưa ra để khảo sát, chúng tôi phân tích miền ý niệm
O
G
N

nguồn và miền ý niệm đích để chỉ ra mối liên hệ giữa miền ý niệm đích với nghĩa
M

hàm ẩn. Đối với mỗi nhóm thành ngữ cùng có nguồn gốc từ một ẩn dụ hay hoán dụ
G
N

ý niệm, chúng tôi tập trung phân tích một vài thành ngữ tiêu biểu để làm nổi bật vai
U
TR

trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc suy nghĩa của thành ngữ. Sau
mỗi phần phân tích, chúng tôi sẽ tổng kết lại vai trò của ẩn dụ và hoán dụ ý niệm
đối với từng nhóm thành ngữ được khảo sát.

Xuyên suốt luận án, phương pháp so sánh – đối chiếu có vai trò nổi bật và đặc biệt
quan trọng. Trên cơ sở phân tích các thành ngữ được khảo sát, phương pháp so sánh
– đối chiếu cho phép xác định những điểm tương đồng và dị biệt trong cách tư duy,
phương phức ý niệm hóa thế giới và cả cấu trúc ngôn ngữ của người Anh và người
10

Việt. Việc xác định được những tương đồng và dị biệt giữa thành ngữ của hai ngôn
ngữ về phương diện này sẽ giúp ích nhiều cho công tác giảng dạy và dịch thuật.
Những kết luận rút ra được từ việc so sánh – đối chiếu cũng là tiền đề cho việc ứng
dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy tiếng Anh được trình bày ở chương cuối
cùng của luận án.

Ý nghĩa khoa học của nội dung nghiên cứu

Về mặt lí luận

N
.V
U
Việc tập hợp và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu lí luận của ngôn ngữ học tri

D
.E
nhận, đặc biệt là quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận đối với các tổ hợp ngữ cố

AS
AL
định sẽ góp phần bổ sung thêm lí luận và tư liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học
.N
W
tri nhận vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Lý thuyết về ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý
W
-W

niệm của ngôn ngữ học tri nhận được trình bày trong luận án không chỉ có ý nghĩa

M

đối với việc nghiên cứu thành ngữ mà còn có tiềm năng to lớn trong các nghiên cứu
C
BẮ

về tâm lý học, ngôn ngữ học tâm lý và các ngành có nghiên cứu về hoạt động tư duy

G

của con người.


N
ẠI
O
G

Khảo sát thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận là một hướng đi mới mẻ cho
N
M

phép các nhà nghiên cứu đi xa hơn, sâu hơn trong việc giải quyết những vướng mắc

G

và tồn tại trong những nghiên cứu về thành ngữ trước đây. Với luận điểm nghĩa từ
N
U
TR

điển của từ vựng chỉ là “điểm truy cập” đưa chúng ta đến với hệ thống nghĩa bách
khoa toàn thư, ngôn ngữ học tri nhận đã có những bổ sung quan trọng đối với cách
nhìn về nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học truyền thống. Việc phân tích vai trò của
ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm và tri thức qui ước trong sự hình thành nghĩa hàm ẩn
cũng có những đóng góp đáng kể vào việc xác định nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
Do đó, luận án cũng sẽ có những bổ sung về mặt lí luận trong kho tàng lí luận về
thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố định.
11

Lí thuyết về ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm được trình bày trong luận án còn có
những đóng góp quan trọng về mặt lí luận cho chuyên ngành phương pháp giảng
dạy tiếng Anh. Việc chỉ ra được mối liên hệ giữa tư duy và các tổ hợp từ cố định
cũng như cách thức xử lí chúng trong hoạt động tư duy của con người có thể giúp
cho các nhà giáo học pháp có thêm cơ sở lí luận để đưa ra những phương pháp và
cách thức giảng dạy hiệu quả, giúp cho người học thực sự hiểu vấn đề và ghi nhớ
lâu.

Về mặt thực tiễn

N
.V
U
Việc phân tích những tương đồng và dị biệt trong đặc điểm cấu trúc cũng như đặc

D
.E
AS
điểm văn hóa giữa hai lớp thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trước hết giúp cho học

AL
.N
viên tiếng Anh ở Việt Nam hiểu tốt hơn những khác biệt về văn hóa giữa người Anh
W
W

với người Việt. Một khi có được kiến thức văn hóa vững chắc về ngoại ngữ mình
-W

đang học tập thì khả năng phạm lỗi sẽ ít hơn và học viên cũng có khả năng phân

M
C

tích, xử lí các vấn đề ngôn ngữ hiệu quả hơn. Luận án có những đóng góp mang
BẮ

tính thực tiễn đối với công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Anh ở Việt

G
N

Nam. Các khung lí luận của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm
ẠI
O

còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nghiên cứu dịch thuật và biên soạn từ điển.
G
N
M

Luận án cũng cung cấp một kho tư liệu phong phú cho việc nghiên cứu thành ngữ
G
N

có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Trong tiếng Anh, lớp thành ngữ này xuất
U
TR

hiện thường xuyên và được sử dụng phổ biến. Hai bảng danh sách thành ngữ trong
luận án sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc học và giảng dạy lớp thành ngữ có chứa yếu tố
chỉ bộ phận cơ thể người.

Một trong những trở ngại cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam
hiện nay là chưa có được hệ thống thuật ngữ thống nhất tương đương với hệ thống
thuật ngữ tiếng Anh. Những thuật ngữ như “mô hình tri nhận lí tưởng hóa”, “hoán
dụ ý niệm tiếp hợp”, “hoán dụ ý niệm bao gộp”, “miền ý niệm”, “cấu trúc tiền ý
niệm” v.v... được chúng tôi mạnh dạn đưa ra trên cơ sở nghiên cứu cách sử dụng
12

trong những tài liệu khác nhau để dịch các thuật ngữ tương ứng trong tiếng Anh.
Trước khi có được một hệ thống thuật ngữ và tên gọi thống nhất, việc đưa ra các
thuật ngữ này sẽ phần nào giải quyết những khó khăn trong việc dịch thuật tài liệu
ngôn ngữ học tri nhận sang tiếng Việt.

Bố cục của luận án


Phần chính văn của luận án được chia thành năm chương.

Chương một “Một số vấn đề lí luận”

N
.V
Nội dung chương một trình bày những vấn đề lí luận cơ bản nhất của ngôn ngữ học

U
D
.E
tri nhận có liên quan trực tiếp đến việc khảo sát thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ở

AS
AL
các chương tiếp theo. Các vấn đề chính được trình bày trong chương một là quan
.N
W
điểm của ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ, hoạt động tri nhận trong tư duy của
W
-W

con người và miền ý niệm.



M

Chương hai “Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm”


C
BẮ

Chương này tập trung phân tích cấu trúc của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm để tạo
G
N
ẠI

tiền đề cho việc phân tích các cơ chế tri nhận này trong những chương sau. Tại đây,
O
G

sự khác biệt và mối liên hệ giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cũng được phân
N
M

tích làm rõ. Vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đối với quá trình tạo nghĩa
G
N

hàm ẩn cho thành ngữ cũng được đề cập. Đây là chương lí luận có vai trò chủ chốt
U
TR

trong các phân tích và kết luận mà luận án đưa ra.

Chương ba “Ẩn dụ ý niệm trong thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
tiếng Anh và tiếng Việt”

Chương này trình bày những ẩn dụ ý niệm thường gặp nhất trong thành ngữ có chứa
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Ba nhóm ẩn dụ ý
niệm được trình bày trong chương này là:

“Bộ phận cơ thể người là vật chứa đựng”


13

“Bộ phận cơ thể người với quyền lực và sự kính trọng”

“Bộ phận cơ thể người và tính cách con người”

Một số ẩn dụ ý niệm khác có liên quan cũng được phân tích thêm để làm rõ vai trò
của ẩn dụ ý niệm đối với việc tạo nghĩa hàm ẩn cho thành ngữ.

Chương bốn “Hoán dụ ý niệm trong thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
người tiếng Anh và tiếng Việt”

Chương này trình bày những hoán dụ ý niệm thông dụng nhất trong thành ngữ tiếng

N
.V
Anh và tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Các nhóm hoán dụ ý

U
D
.E
niệm được thảo luận trong chương này là:

AS
AL
.N
“Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách”
W
W
-W

“Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng”



M
C

“Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho sự nhận thức”


BẮ

G

“Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm”
N
ẠI
O

Các hoán dụ ý niệm quan trọng khác cũng được khảo sát để làm rõ vai trò của hoán
G
N
M

dụ ý niệm đối với việc tạo nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.

G
N

Chương năm “Ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận trong giảng dạy tiếng Anh”
U
TR

Chương này trình bày những tiềm năng ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong
các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Dựa
trên cơ sở lí luận được trình bày trong bốn chương trước của luận án, chương này
trình bày những ứng dụng thực tiễn của ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy
tiếng Anh, cụ thể là dạy thành ngữ, đọc hiểu và ngữ pháp.

Ngoài phần chính văn, luận án có 4 phụ lục. Hai phụ lục đầu tiên trình bày các thuật
ngữ Anh-Việt và Việt-Anh được sử dụng trong luận án. Do hệ thống thuật ngữ dùng
trong ngôn ngữ học tri nhận hiện nay chưa thống nhất và còn thiếu nhiều nên chúng
14

tôi đưa phụ lục này vào để tiện việc đối chiếu của người đọc. Phụ lục thứ ba là bảng
danh sách các thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Phụ
lục thứ tư là bảng danh sách các thành ngữ tiếng Anh chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ
thể người. Để tiện cho việc học tập và nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi
đưa luôn cả nghĩa và ví dụ cho từng thành ngữ trong bảng danh sách này.

N
.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
15

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

Trong chương 1, chúng tôi trình bày những vấn đề lí luận chính của ngôn ngữ học
tri nhận có liên quan trực tiếp đến nội dung khảo sát của luận án. Các vấn đề trọng
tâm được trình bày trong chương này là quan điểm tri nhận về thành ngữ, các quá
trình hình thành ý niệm và cấu trúc miền ý niệm.

N
.V
1.1 Thành ngữ, nhận diện và phân loại

U
D
.E
Mặc dù thành ngữ là một khái niệm rất quen thuộc trong từ vựng học, được nghiên

AS
AL
cứu từ nhiều góc độ và phương diện nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa
.N
W
thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.
W
-W

Đối với thành ngữ tiếng Việt, đã có hàng chục quan niệm của các nhà nghiên cứu

M

được phát biểu. Nói chung, tất cả các ý kiến đó đều đề cập đến hai đặc điểm thuộc
C
BẮ

hai bình diện căn bản của thành ngữ (đồng thời lấy đó làm căn cứ để nhận diện

G
N

chúng) là:
ẠI
O
G

- Đặc điểm về cấu trúc hình thức


N
M

- Đặc điểm về nội dung ý nghĩa


G
N
U
TR

Những dị biệt nhỏ của các ý kiến chủ yếu tập trung ở các đặc điểm phụ hoặc những
đặc điểm chức năng mà các tác giả muốn nhấn mạnh, ví dụ:

- Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Tu, Đái Xuân Ninh, Đỗ Việt Hùng, Lê
Hữu Tỉnh có nêu đặc điểm về vai trò ngữ nghĩa của các yếu tố cấu tạo thành
ngữ. Theo các nhà nghiên cứu này, các thành tố cấu tạo nên thành ngữ đã
mất hẳn hoặc gần như mất hẳn tính độc lập trong khả năng tạo dựng nghĩa và
giúp nhận ra nghĩa của cả tổ hợp. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác lại
không đề cập đến đặc điểm này.
16

- Chức năng tương đương với từ về phương diện định danh, về sự biểu thị khái
niệm của thành ngữ được đề cập trong phát biểu của các nhà nghiên cứu như
Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Công Đức, Vũ Đức
Nghiệu v.v...

Nếu nhìn một cách khái quát, những đặc điểm căn bản của thành ngữ được hầu hết
các nhà nghiên cứu nhất trí bao gồm:

1. Thành ngữ là một cụm từ (ngữ) cố định, là đơn vị ngôn ngữ được làm sẵn và
có khả năng tham gia cấu tạo câu như từ.

N
.V
U
D
2. Có kết cấu hình thức vững chắc, ổn định.

.E
AS
AL
3. Có chức năng định danh.
.N
W
W

4. Có ý nghĩa hòan chỉnh, mang tính hình tượng cao.


-W

M

Tuy nhiên, thực tiễn ngôn ngữ cho thấy việc nhận diện, phân biệt thành ngữ với các
C
BẮ

đơn vị lân cận như: quán ngữ, tục ngữ, những đơn vị mà trước nay vẫn được gọi là

G

từ ghép ... không phải lúc nào cũng đạt được sự nhất trí hoặc không có những
N
ẠI

trường hợp ngoại lệ rất khó quyết đáp.


O
G
N
M

Đối với sự phân biệt thành ngữ và quán ngữ, vấn đề hình như có vẻ khá rõ ràng.

Thành ngữ có chức năng định danh, gọi tên sư vật một cách gợi cảm, bóng bẩy, có
G
N
U

tính hình tượng; còn quán ngữ là những cụm từ cố định được dùng trong các loại
TR

văn bản để thực hiện các chức năng liên kết, tạo lập văn bản, các chức năng ngữ
nghĩa, dụng học của câu (nhấn mạnh, lịch sự, phủ định, bác bỏ, nói dỗi, mỉa mai ...).
Ví dụ: chẳng có lí do gì, của đáng tội, tóm lại, thiết nghĩ, đáng chú ý là v.v...

Tuy nhiên, sự phân biệt thành ngữ với từ ghép và tục ngữ thì tình hình phức tạp hơn
và hiện nay vẫn chưa hết tranh luận (Xem Nguyễn Văn Tu, 1976; Hồ Lê, 1976; Đái
Xuân Ninh, 1976; Trương Đông San, 1976; Cù Đình Tú, 1982; Nguyễn Thiện Giáp,
1985; Đỗ Hữu Châu, 1986; Nguyễn Văn Mệnh, 1986; Vũ Đức Nghiệu, 1991, 2008
...). Ví dụ, các đơn vị như: đen thui, trẻ măng, dẻo kẹo ... người thì coi là từ ghép,
17

người thì bảo là thành ngữ rút gọn (Trương Đông San chẳng hạn); các đơn vị như:
được đằng chân, lân đằng đầu; có chí làm quan, có gan làm giàu; cờ đến tay ai
người ấy phất ... có tác giả coi là thành ngữ, có tác giả lại xác định là tục ngữ (cũng
là đơn vị làm sẵn, có tính cố định nhưng thường biểu thị một phán đoán, kết luận,
một kinh nghiệm sống, một triết lý nhân sinh ...).

Đối với tiếng Anh, các thành ngữ của nó cũng là đối tượng được nhiều người
nghiên cứu và nghiên cứu trên khá nhiều phương diện. Cũng như trong tiếng Việt
và nhiều ngôn ngữ khác, vấn đề nhận diện và phân loại thành ngữ tiếng Anh không

N
kém phần phức tạp và rất đa dạng về các ý kiến (Langlotz 2006) [145]. Bàn về vấn

.V
U
D
đề này, nhà nghiên cứu Fellbaum (1993 dẫn theo Langlotz 2006) [145] đã phải thốt

.E
AS
lên: “Việc phân tích thành ngữ về mặt hình vị, từ vựng hay cấu trúc đều đòi hỏi một

AL
.N
nỗ lực cực kì lớn” (a very considerable undertaking).
W
W
-W

Đứng trước tình hình như vừa trình bày trên đây, xuất phát từ mục tiêu và đối tượng

M

nghiên cứu của mình, chúng tôi không chủ trương đi sâu vào xác định về mặt lý
C
BẮ

luận các tiêu chí nhận diện và phân định thành ngữ so với các đơn vị khác. Chấp

G

nhận một quan niệm được đa số đồng thuận trong các công trình đi trước nghiên
N
ẠI

cứu và phân loại thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học cấu trúc và chức năng, đồng
O
G
N

thời dựa trên các từ điển hiện biết, chúng tôi quan niệm: Thành ngữ là một loại tổ
M

hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa,
G
N

được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.
U
TR

Trên cơ sở quan niệm như vậy, chúng tôi khảo sát những từ điển thành ngữ, tục ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt có tiếng, được nhiều người chấp nhận để rút lấy khối ngữ
liệu nghiên cứu cho mình. Trong khối ngữ liệu đó có cả một số ít đơn vị có thể còn
phải tranh biện thêm về tư cách thành ngữ của chúng, tùy theo quan niệm của người
nghiên cứu; nhưng để đảm bảo có một nhãn quang về tư liệu rộng rãi và đầy đủ
hơn, chúng tôi vẫn đưa vào khối ngữ liệu khảo sát. Nói chung là những đơn vị ứng
với thuật ngữ thành ngữ và idiom.
18

1.2 Quan điểm ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ

Trong khi các nhà nghiên cứu thành ngữ theo quan điểm truyền thống tập trung
khảo sát các khía cạnh cấu trúc và hình thức của thành ngữ thì một số nhà ngôn ngữ
học tri nhận lại có quan điểm khác hẳn. Những nhà ngôn ngữ học tri nhận nổi tiếng
như George Lakoff và Mark Johnson (1999) [140], Raymond Gibbs (1997) [115] đã
xem xét lại một cách hệ thống về bản chất của ngữ nghĩa trong thành ngữ và mối
quan hệ giữa cấu trúc với ngữ nghĩa của thành ngữ. Họ đã đưa ra những lí thuyết
quan trọng về ngữ nghĩa của từ vựng dựa trên cách chúng ta tri nhận, khái niệm hóa

N
và phân loại thế giới xung quanh. Theo những công trình khảo sát ngôn ngữ theo

.V
U
hướng mới này thì thành ngữ rõ ràng là một đối tượng nghiên cứu không thể xem

D
.E
AS
nhẹ. Với nguyên lí ngôn ngữ không phải là một khả năng tri nhận tự trị

AL
(autonomous), các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã đưa ra một cách nhìn mới so với
W
.N
W

ngữ pháp tạo sinh về bản chất ngôn ngữ: “Tri thức ngôn ngữ (tức là tri thức về ý
-W

nghĩa và hình thức) về cơ bản là cấu trúc ý niệm và biểu hiện ngữ nghĩa về cơ bản là

M

biểu hiện ý niệm... các biểu hiện về cú pháp, từ pháp và âm vị học về cơ bản cũng
C
BẮ

mang tính ý niệm; bởi vì các âm thanh và các phát ngôn phải được tạo sinh ở đầu ra

G
N

và nhận hiểu ở đầu vào của các quá trình tri nhận chi phối sự nói viết và sự nghe
ẠI
O

đọc - vốn là hai quá trình đều liên quan đến trí não” (Lý Toàn Thắng, 2005) [70].
G
N
M

Chính từ quan điểm cơ bản này, những người theo trường phái ngôn ngữ học tri

G

nhận cho rằng hầu hết thành ngữ là sản phẩm của quá trình ý niệm hóa và nó không
N
U

chỉ thuần túy là vấn đề ngôn ngữ. Gibbs (1997) [115] khẳng định “thành ngữ không
TR

tồn tại với tư cách là những đơn vị nghĩa độc lập trong hệ thống từ vựng mà về bản
chất chúng là những bộ phận của hệ thống các khái niệm đã được ẩn dụ hóa”. Giải
thích cho điều này, Gibbs cho rằng nghĩa ẩn dụ của các thành ngữ và nghĩa hiển
ngôn liên hệ với nhau qua những cơ chế tri nhận như ẩn dụ, hoán dụ và tri thức nền.
Chính vì vậy, thành ngữ hình thành cùng với quá trình hình thành các khái niệm
trong tư duy của con người.

Một tiền đề quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận là “khi tham gia vào bất kì hoạt
động ngôn ngữ nào, chúng ta cũng đều huy động một cách vô thức rất nhiều khả
19

năng tri nhận và tri thức văn hóa, thiết lập những mối liên hệ chằng chịt, xử lí
những lượng thông tin rất lớn” (Fauconnier, 2004) [107]. Bản thân ngôn ngữ không
thể hiện nghĩa mà nó chỉ kích hoạt quá trình tạo lập nghĩa trong những văn cảnh
nhất định với sự hỗ trợ của các khả năng tri nhận và mô hình văn hóa nhất định.
Quan niệm trên đã đặt ra một số câu hỏi quan trọng cho việc đi sâu nghiên cứu bản
chất của thành ngữ. Nếu cho rằng thành ngữ chính là khái niệm đã được ẩn dụ hóa
thì nghĩa ẩn dụ của nhiều thành ngữ có thể suy ra được bằng cách lập lược đồ tri
nhận về mối liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích. Khi làm được điều này thì ta
có thể miêu tả chi tiết và rõ ràng hơn nghĩa ẩn dụ của nhiều thành ngữ trong gần

N
.V
U
như tất cả các ngôn ngữ. Điều này sẽ rất có ích cho quá trình học ngoại ngữ bởi vì

D
.E
AS
thành ngữ luôn là những đơn vị ngôn ngữ gây khó khăn nhiều nhất cho người học.

AL
Một khi lập được bản đồ tri nhận về mối liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích
.N
W
thì chúng ta lại có thể nghĩ đến việc tìm những nét tương đồng giữa các dân tộc
W
-W

trong việc thiết lập mối liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích. Nói cách khác là

M

nếu khảo sát thành ngữ theo hướng mới này chúng ta có thể dựa trên những nét
C
BẮ

tương đồng trong cách tri nhận thế giới của các dân tộc để đoán được nghĩa ẩn dụ

G
N

trong ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau.


ẠI
O
G

Cùng có quan điểm trên, Steen (1997) [176] cho rằng trong bộ nhớ của mỗi người
N
M

đều tồn tại một tập hợp rất lớn các hình ảnh về thế giới xung quanh. Tập hợp hình

G

ảnh này sẽ có những điểm khác nhau tuỳ theo từng môi trường cụ thể mà người đó
N
U
TR

sống. Ví dụ như đối với người Việt Nam thông thường những hình ảnh như ông
Bụt, chùa bà Đanh, vua Hùng, cây tre, rau muống, áo dài là khá quen thuộc trong
khi người Anh thì lại rất khó hình dung cũng những sự vật cụ thể nêu trên. Những
hình ảnh như vậy được hình thành từ quá trình tri nhận thế giới và tạo thành cái mà
Lakoff (1987) [135] gọi là “image schema” (lược đồ hình ảnh). Cũng theo Steen,
những lược đồ hình ảnh tri nhận này không bị chi phối bởi ngữ cảnh mà nằm trong
tiềm thức của mỗi người. Ví dụ như chúng ta rất ít sử dụng hình ảnh ông Bụt trong
bộ nhớ của mình nhưng hình ảnh này vẫn tồn tại rất lâu trong trí nhớ của chúng ta
và khi cần là nó sẽ tự hiện lên.
20

Hình ảnh tri nhận chính là cơ sở hình thành các thành ngữ mới và giúp cho chúng ta
suy được nghĩa của các thành ngữ cũ. Lakoff (1987) [135] gọi những thành ngữ này
là thành ngữ có mang hình ảnh (imageable idioms) và cho rằng trong rất nhiều
trường hợp, nghĩa của thành ngữ không khó suy đoán. Quan điểm này có điểm khác
với quan điểm truyền thống vốn coi thành ngữ là là những tổ hợp bền vững mà giữa
những đơn vị cấu thành và ý nghĩa thực tế dường như không có bất kì mối liên hệ
nào cả. Nói một cách khác là chúng ta không thể suy đoán nghĩa của thành ngữ vì
nghĩa của thành ngữ là hoàn toàn võ đoán. Cũng cần nói thêm rằng Lakoff không có
ý khẳng định là nghĩa của tất cả các thành ngữ có thể suy ra được từ nghĩa của

N
.V
U
những đơn vị từ cấu tạo nên chúng. Tuy nhiên trong những trường hợp hình ảnh tri

D
.E
AS
nhận về cùng một sự vật hay hiện tượng ở các dân tộc khác nhau trùng khớp với

AL
nhau thì khả năng suy được nghĩa của thành ngữ là khá cao.
.N
W
W

Một ví dụ là cách chúng ta tìm hiểu nghĩa của câu thành ngữ tiếng Anh “to do
-W

something with one‟s eyes shut”. Để giải nghĩa câu thành ngữ này, việc trước tiên
M
C
BẮ

chúng ta cần làm là tìm từ khoá quan trọng trong thành ngữ, nói cách khác là từ có

mang hình ảnh tri nhận. Trong trường hợp này, từ có mang hình ảnh tri nhận chính
G
N

là từ “eye”. Chính kiến thức nền và vốn kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng khi làm
ẠI
O
G

điều gì đó mà nhắm cả hai mắt lại có nghĩa là làm việc không cần chú ý cẩn thận,
N
M

không cần quan sát. Kết quả của tâm lý học thực nghiệm và sinh lý học thần kinh
G

cao cấp cho biết rằng 90% thông tin con người thu nhận được trong điều kiện bình
N
U
TR

thường là qua con đường thị giác. Từ đó ta có thể suy ra nghĩa của câu thành ngữ
trên là làm một việc gì đó rất dễ dàng không tốn nhiều công sức. Thế nhưng tại sao
trong câu thành ngữ trên từ “eye” lại được sử dụng chứ không phải một từ nào khác
như “mouth” chẳng hạn. Có phải chăng là vì trong tư duy của chúng ta, hình ảnh
mắt được khái niệm hoá, biểu trưng cho sự quan sát, sự chú ý và cẩn thận. Nếu ta
nhắm mắt lại có nghĩa là chúng ta không cần quan sát gì cả. Như vậy chính việc tri
nhận mắt biểu trưng cho sự quan sát, sự chú ý và cẩn thận giúp chúng ta giải mã
được nghĩa của câu thành ngữ trên.
21

Cũng giống như các đơn vị từ vựng khác trong ngôn ngữ, thành ngữ được tạo lập từ
những hình ảnh ngôn ngữ qui ước. Lakoff (1987) [135] đã đưa ra cách giải thích về
quá trình tạo lập thành ngữ như sau: “Mối quan hệ giữa A và B chỉ có thể thiết lập
trong trường hợp có một mối liên hệ độc lập L để từ đó bộ A - L - B gắn kết với
nhau. L giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa A và B.”

Để minh họa cho định nghĩa này, Lakoff lấy câu thành ngữ “to keep someone at
arm‟s length” làm ví dụ. Ông giải thích rằng nghĩa của thành ngữ này được tạo lập
nhờ một hình ảnh qui ước và hai ý nghĩa ẩn dụ tồn tại độc lập trong hệ thống tư duy

N
của chúng ta. Hai ẩn dụ ý niệm “gần nhau có nghĩa là thân nhau” và “mối đe dọa về

.V
U
D
thể chất cũng là mối đe dọa về tinh thần” gắn nghĩa đen (A): đứng cách xa ai đó một

.E
AS
cánh tay để bảo vệ chính bản thân mình không bị xâm phạm với nghĩa ẩn dụ (B):

AL
.N
tránh quá thân mật với ai đó để không bị người đó làm hại”. Một lần nữa ví dụ này
W
W

cho thấy là ở nhiều thành ngữ, nghĩa trừu tượng và nghĩa cụ thể được gắn kết với
-W

nhau bởi các ý niệm ẩn dụ và hoán dụ. Chính điều này giúp cho chúng ta hiểu được
M
C

nghĩa ẩn dụ của thành ngữ.


BẮ

G

Trong một số thử nghiệm của mình nêu trong bài báo “Thành ngữ và hình ảnh tâm
N
ẠI

lí: Cơ sở ẩn dụ cho nghĩa của thành ngữ” đăng trên tạp chí Cognition, Gibbs (1997)
O
G
N

[115] đã chứng minh rằng trong một tổ hợp thành ngữ, các đơn vị từ cấu tạo có
M

tham gia đóng góp một cách hệ thống về mặt nghĩa đối với nghĩa ẩn dụ của toàn bộ
G
N

khối thành ngữ. Để chứng minh quan điểm của mình, hai tác giả đưa ra ví dụ trong
U
TR

tiếng Anh là thành ngữ “to spill the beans”. Theo hai tác giả, nghĩa ẩn dụ của thành
ngữ này có thể suy ra được bởi vì từ “beans” mang ý nghĩa là những điều bí mật và
hành động “spill” (làm chảy) mang ý nghĩa là làm lộ một bí mật.

Tương tự như thế trong tiếng Việt, chúng ta có thể suy được nghĩa ẩn dụ của nhiều
thành ngữ kiểu như “giết gà dùng dao mổ trâu” bằng việc phân tích nghĩa của các
đơn vị cấu thành. Chúng ta đều biết rằng “dao mổ trâu” là loại dao lớn chuyên dùng
để giết thịt các loại gia súc lớn trong khi đó “gà” lại là loại gia cầm rất nhỏ. Việc
dùng “dao mổ trâu” để giết “gà” là một việc làm mâu thuẫn với logic thông thường:
22

Tốn quá nhiều công, của để giải quyết một việc nhỏ, không xứng tầm. Như vậy ta
có thể thấy quan niệm truyền thống cho rằng nghĩa của thành ngữ toát ra từ toàn
khối và khó có thể suy ra từ các đơn vị cấu thành là cần phải xem xét lại. Gibbs
(1997) [115] cũng cho rằng chúng ta có sẵn những tri thức tiềm ẩn để giải mã các
cơ chế ẩn dụ. Vì thế các thành ngữ sử dụng cùng một cơ chế ẩn dụ cho dù về hình
thức có khác nhau thì nghĩa của hình ảnh ẩn dụ vẫn được người nói tri nhận giống
nhau. Chẳng hạn người Anh tri nhận nghĩa ẩn dụ của hai câu thành ngữ “to spill the
beans” và “to let the cat out of the bag” đều là tiết lộ bí mật mặc dù nghĩa ẩn dụ
được xây dựng từ hai hình ảnh rất khác nhau. Hai nhà ngôn ngữ học người Bungari,

N
.V
U
Janyan và Andonova (2000) [121], cũng đã tiến hành thí nghiệm khả năng nhận biết

D
.E
AS
nghĩa của các thành ngữ lạ ở sinh viên Bungari và cũng rút ra kết luận tương tự:

AL
giữa nghĩa ẩn dụ của thành ngữ chưa biết và hình ảnh tâm lí mà nó gợi lên có mối
.N
W
liên hệ rất chặt chẽ. Việc tạo được hình ảnh tâm lí sẽ giúp rất nhiều cho quá trình
W
-W

giải mã nghĩa ẩn dụ.



M
C

Tóm lại, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ là sản phẩm có từ
BẮ

quá trình ý niệm hóa thế giới của con người. Do các đơn vị cấu thành của thành ngữ
G
N

có mối liên hệ với hoạt động tư duy nên nghĩa của thành ngữ có thể được tạo ra từ
ẠI
O
G

nghĩa của các đơn vị cấu thành thông qua các cơ chế tri nhận chi phối hoạt động ý
N
M

niệm hóa.
G
N
U
TR

1.3 Các quá trình tri nhận cơ bản trong bộ não ngƣời
Con người thường dựa vào một số quá trình tri nhận cơ bản để lĩnh hội, sắp xếp, lưu
trữ và xử lí thông tin. Trong các quá trình này, bộ não con người không giống như
một cái hộp chứa đựng các ý tưởng và khái niệm mà là một mạng lưới phức tạp
được tạo lập, chỉnh sửa rồi thay đổi nhiều lần. Quan điểm xem hoạt động tri nhận
của con người như một mạng lưới phức tạp gần đây được các nhà tâm lí học và sinh
lí học thần kinh thừa nhận. Theo đó thì thông tin trong bộ não người được truyền đi,
lưu lại hay xử lí nhờ những tập hợp tế bào thần kinh và những tập hợp tế bào thần
kinh này lại là những nốt mạng con của một hệ thống mạng lưới lớn hơn. Những
23

mạng lưới này chứa đựng hàng tỉ nốt mạng và liên hệ chằng chịt lẫn nhau thông qua
các mạng dây thần kinh. Hoạt động tư duy của con người có được là nhờ mối liên
hệ, tác động và ảnh hưởng liên tục lẫn nhau của các nốt mạng này. Nói một cách
khác thì tri thức được sinh ra từ quá trình tương tác lẫn nhau trong hệ thống các nốt
và dây thần kinh. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã vận dụng quan điểm hệ thống
mạng tương tác lẫn nhau của hệ thần kinh để giải thích các quá trình tri nhận, trong
đó bao gồm cả hoạt động ngôn ngữ.

Dựa trên quan điểm trên về hoạt động tư duy của con người, Langacker (1987:100)

N
[141] đã coi trải nghiệm tinh thần (mental experience) của mỗi người là một tập hợp

.V
U
D
vô số những dữ kiện tri nhận tạm thời hay cố định. Một dữ kiện, theo quan điểm của

.E
AS
Langacker, có thể là bất kì kết quả nào của quá trình vận hành hệ thần kinh. Đó có

AL
.N
thể chỉ đơn thuần là một kích thích ở một nơron thần kinh hoặc cũng có thể là loạt
W
W

các tín hiệu thần kinh được truyền đi ào ạt trên qui mô lớn. Để hệ thống hóa được
-W

những trải nghiệm tinh thần này, các dữ kiện tri nhận cần phải được sắp xếp một
M
C

cách trật tự. Langacker gọi quá trình sắp xếp lại các dữ kiện tri nhận như vậy là quá
BẮ

trình củng cố (entrenchment). Trong quá trình củng cố ấy các dữ kiện có thể được
G
N

điều chỉnh, thay đổi hoặc củng cố thêm. Để hoạt động tri nhận đạt được kết quả thì
ẠI
O
G

những dữ kiện thu được không chỉ được điều chỉnh hay củng cố thêm mà còn phải
N
M

kết nối với nhau để tạo thành những tiểu hệ thống (substructure).

G
N

Quá trình so sánh giúp con người có thể đo lường một dữ kiện phức tạp này với một
U
TR

dữ kiện khác và tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa các tiểu hệ thống
và cả bên trong mỗi tiểu hệ thống nữa. Quá trình so sánh các dữ kiện tri nhận có vai
trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người bởi vì nhờ quá trình này
mà chúng ta thiết lập được ranh giới giữa các sự kiện hay nói cách khác là nhờ nó
mà con người có khả năng phân chia hiện thực khách quan (Langacker 1987:101)
[141].

Nếu quá trình củng cố, kết nối và so sánh dữ kiện giúp con người tạo được những
biểu trưng tinh thần (mental representation) rõ ràng và có độ phức tạp cao thì quá
24

trình trừu tượng hóa cho phép chung ta cảm nhận được các biểu tượng tinh thần ấy
ở nhiều cấp độ khác nhau. Để minh họa cho điều này, Langacker (1998:5, dẫn theo
Langlotz 2006) [145] có đưa ra ví dụ sau để cho thấy rằng cùng một dữ kiện có thể
có những mức độ xử lí khác nhau:

1. This black silk Armani shirt costs 2000$ (Chiếc áo sơ mi đen Armani này giá
2000 đô la)

2. This shirt is very expensive (Chiếc áo sơ mi này đắt tiền)

N
3. The thing is expensive (Vật này đắt tiền)

.V
U
D
.E
Ví dụ trên cho thấy con người có thể rút ra những lược đồ (schemas) từ những dữ

AS
AL
kiện tri nhận cụ thể tùy theo khả năng lược đồ hóa (schematicity) của dữ kiện đó
.N
W
đến mức nào. Theo định nghĩa của Langacker [141] thì lược đồ có thể xem là một
W
-W

mạng tinh thần cao cấp rất phức tạp được xây dựng từ những dữ kiện cụ thể. Trong

M

ba câu ví dụ trên thì câu thứ ba được Langacker xem là lược đồ được tạo ra từ câu
C
BẮ

thứ nhất và câu thứ hai. Các lược đồ có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và

G

diễn giải những dữ kiện con người thu thập được. Các lược đồ có thể được phóng
N
ẠI

chiếu (projected) lên các cấu trúc tinh thần ít phức tạp hơn để từ đó tổ chức lại
O
G
N

những cấu trúc này thành một cấu trúc tinh thần khác. Chẳng hạn như khi nhìn nhận
M

một cách khách quan thì người ta sẽ thấy ba đường gấp khúc ở hình bên cạnh
G
N

chẳng có mối liên hệ nào với nhau.


U
TR

Nhưng bộ não của chúng ta lại có xu hướng tổ chức lại những


dữ kiện thu được từ quá trình tri nhận thành một cấu trúc có
nghĩa nên chúng ta vô thức kết nối cả ba đường gấp khúc này
lại với nhau và tri nhận nó là chỉnh thể có nghĩa: một hình tam
giác. Quá trình tri nhận này có thể được lí giải nhờ các quá trình tri nhận đề cập đến
ở trên. Việc tri nhận từng phần của hình ảnh mang lại cho chúng ta ba đường gấp
khúc tách rời nhau. Để tổ chức lại các dữ kiện hình ảnh này, một cấu trúc tinh thần
được tạo ra trên cơ sở quá trình củng cố và tương tác giữa các dữ kiện. Cấu trúc tinh
25

thần mới này được Langacker (1987) [141] gọi là tiêu chí và nó được sử dụng để
đánh giá kinh nghiệm vừa mới được tạo. Lược đồ hình ảnh về tam giác trên chứa
một tiêu chí như vậy. Do quá trình tổng hợp tất cả các đường gấp khúc tạo nên một
cấu trúc nằm trong lược đồ hình ảnh về tam giác nên lược đồ này được kích hoạt.
Khi nhìn tổng thể ba đường gấp khúc thì lược đồ về các đường gấp khúc này kết nối
với nhau và làm cho ta tri nhận được nó là một tam giác. Dựa trên mô tả này,
Langacker [141] đưa ra một quá trình nữa trong hoạt động tri nhận là quá trình
phóng chiếu (projection). Phóng chiếu là quá trình tổng hợp trong đó một tiêu chí đã
được củng cố S (entrenched standard) chiếu lên một đích tri nhận T (cognitive

N
.V
U
target). Quá trình phóng chiếu này chỉ diễn ra khi tiêu chí S được kích hoạt dựa trên

D
.E
AS
cơ sở các tiểu hệ thống gắn liền với cả S và T. Việc phóng chiếu các lược đồ để

AL
phân nhóm các đích tri nhận chính là một phần quan trọng của quá trình phạm trù
.N
W
hóa (categorisation). Thông qua quá trình phạm trù hóa, dữ kiện được tổ chức thành
W
-W

những nhóm có các điểm giống nhau bằng cách loại bớt các dị biệt riêng lẻ. Phương

M

pháp tiếp cận quá trình phạm trù hóa của Langacker đã tổng hợp cả quan điểm của
C
BẮ

lí thuyết điển dạng (prototype theory) và các mô hình phân loại truyền thống. Mô

G

hình mà Langacker đưa ra dựa trên hai mối liên hệ phạm trù tuy tách rời nhưng có
N
ẠI
O

liên quan với nhau là quá trình phạm trù hóa thông qua lược đồ (categorisation by
G
N

schema) và quá trình phạm trù hóa thông qua điển dạng (categorisation by
M

prototype).
G
N
U
TR

Như vậy, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận trong bộ não của con người
cùng lúc diễn ra các hoạt động tri nhận phức tạp. Việc hình thành tri thức của con
người là một quá trình tổng hợp nhiều giai đoạn nối tiếp nhau như củng cố, kết nối,
so sánh, trừu tượng hóa và phóng chiếu. Thông qua các quá trình này mà dữ kiện từ
môi trường xung quanh được chuyển thành tri thức của con người. Một khi các dữ
kiện này đi vào ngôn ngữ chúng được cô lập hóa thông qua các hoạt động tư duy
mà chúng tôi sẽ phân tích ở các phần sau.
26

1.4 Hoạt động tổ chức và phân loại tri thức trong bộ não ngƣời

1.4.1 Hoạt động ý niệm hóa

Theo quan điểm của khoa học tri nhận thì tri thức chính là những cấu trúc ý niệm
được lưu trữ trong bộ não người và được phóng chiếu lên những sự kiện hay hiện
tượng mà người ta đã trải qua để hiểu tri thức ấy rõ hơn (Langlotz 2006:61) [145].
Để hệ thống tư duy hoạt động thì cần có cơ chế phân loại một số lượng rất lớn các
kích thích từ môi trường bên ngoài mà bộ não nhận được. Để có thể tổ chức lại các
kích thích nhận được từ môi trường bên ngoài, con người cần phải thiết lập những

N
.V
phạm trù để có thể xử lí một cách hiệu quả. Trong bộ não người, ý niệm (concept)

U
D
.E
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái hiện, lưu trữ và tổ chức lại thông tin về thế

AS
giới và cho phép con người truy xuất, xử lí thông tin một cách hiệu quả. Chẳng hạn

AL
.N
như chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh một quyển sách trong đầu mà không cần
W
W
-W

nhìn hay sờ mó một quyển sách thật. Điều này có nghĩa là chúng ta có ý niệm quyển

sách mang đầy đủ những thuộc tính như kích thước, hình dáng, chất liệu, độ dày
M
C
BẮ

v.v… Cũng theo Langacker (1998) [143], ý niệm cho phép chúng ta nhận thức được

môi trường xung quanh mình thông qua việc chuyển tải một lượng lớn các kích
G
N
ẠI

thích từ môi trường bên ngoài thành các thực thể tinh thần riêng lẻ. Như vậy, quá
O
G

trình tạo ra tri thức cần phải trải qua một số giai đoạn. Trước tiên, các kích thích từ
N
M

môi trường bên ngoài sẽ được những cơ chế nhận thức của bộ não chuyển thành dữ
G
N

liệu cảm nhận vận động (sensorimotor data). Để hiểu được thông điệp từ môi
U
TR

trường bên ngoài, dữ liệu cảm nhận vận động cần được tổ chức lại và phân loại
thành những đơn vị có nghĩa. “Hiện thực” mà chúng ta cảm nhận được chính là kết
quả của quá trình phóng chiếu các lược đồ ý niệm lên những dữ liệu cảm nhận vận
động.

1.4.2 Dữ liệu cảm nhận vận động và các cấu trúc tiền ý niệm

Để giải thích việc tạo thành các cấu trúc ý niệm, Lakoff và Johnson (1980:226-228)
[134] đưa ra kinh nghiệm luận (experientialism). Kinh nghiệm luận được Lakoff và
Johnson gọi là sự thay thế có kế thừa cho khách quan luận (objectivism) và chủ
27

quan luận (subjectivism) vốn đã tồn tại rất lâu trong triết học phương Tây. Kế thừa
khách quan luận, kinh nghiệm luận cũng cho rằng có những thứ tồn tại độc lập với
con người và qui định cách thức con người tương tác cũng như tìm hiểu chúng. Tuy
nhiên kinh nghiệm luận cho rằng không thể có chân lí tuyệt đối (absolute truth).
Tính khách quan luôn có mối liên hệ với hệ thống ý niệm và các giá trị văn hóa.
Một khi ta từ bỏ ảo tưởng về chân lí tuyệt đối thì hoạt động nhận thức sẽ có trách
nhiệm và đúng đắn hơn. Kinh nghiệm luận cũng đồng tình với chủ quan luận ở chỗ
ngữ nghĩa là kết quả của hoạt động tưởng tượng và luôn có tính cá nhân (meaning is

N
always meaning to a person). Khác với chủ quan luận, kinh nghiệm luận phủ nhận

.V
U
quan điểm cho rằng hoạt động tưởng tượng của con người không có bất kì giới hạn

D
.E
AS
nào cả.

AL
.N
Theo quan điểm của kinh nghiệm luận, ngữ nghĩa chỉ có thể được tạo ra khi các yếu
W
W

tố của hoạt động nhận thức tương tác với thế giới kinh nghiệm. Do đó ngữ nghĩa
-W

được coi là có tính nhập thân (embodied). Nói cách khác, ngữ nghĩa bị chi phối bởi
M
C

quá trình tương tác giữa mỗi cá nhân với môi trường xung quanh. Nghĩa nhập thân
BẮ

bị chi phối bởi thế giới xung quanh, điều kiện sống, điều kiện xã hội và môi trường
G
N

văn hóa mà chúng ta tồn tại.


ẠI
O
G
N

Lakoff (1987:267, dẫn theo Langlotz 2006) [145] cho rằng nghĩa nhập thân có
M

nguồn gốc từ các cấu trúc tiền ý niệm (preconceptual structures). Các cấu trúc tiền ý
G
N

niệm này chính là những nền tảng để ngữ nghĩa có thể nảy sinh. Chúng cho phép ta
U
TR

cảm nhận sự vật ở thế giới xung quanh, xác định được ranh giới các sự vật, nhận ra
mối liên hệ giữa chúng đồng thời phân biệt được sự vật với các quá trình.
Langacker [142] sử dụng các thuật ngữ “thing” (đồ vật), “process” (quá trình) và
“interconnection” (liên kết) để nhận diện các cấu trúc tiền ý niệm. Chẳng hạn như ở
ví dụ vừa nêu thì để có được ý niệm “tam giác”, chúng ta cần tập hợp các cấu trúc
tiền ý niệm (góc tam giác, cạnh tam giác) để có thể đi đến ý niệm có nghĩa hoàn
chỉnh. Để có thể nhận thức được tam giác đó, các cấu trúc tiền ý niệm cần phải
được xử lí trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Theo Lakoff (1987:267) [135], có hai
28

loại cấu trúc tiền ý niệm được sử dụng để xử lí dữ liệu cảm nhận vận động là “cấu
trúc lược đồ hình ảnh” (image-schematic structure) và “cấu trúc cơ bản” (basic-
level structure).

Các cấu trúc lược đồ hình ảnh như “vật chứa” (container), “sự cân bằng” (balance),
“tuyến” (path), “trên – dưới” (up-down), “trước – sau” (front – back), “bộ phận –
tổng thể” (part – whole) là những cấu trúc ý niệm cơ bản có nguồn gốc từ hình
dáng, kích thước và qui luật của sự vật, hiện tượng trong sinh hoạt hàng ngày của
chúng ta. Những cấu trúc lược đồ hình ảnh này kiến tạo hầu hết các trải nghiệm cơ

N
bản nhất về thế giới xung quanh của con người. Chẳng hạn cách nói “trong tâm

.V
U
D
hồn”, “bụng để ngoài da”, “đi guốc vào bụng” hay “lấy thước mà đo lòng người”

.E
AS
của người Việt Nam đều có liên quan đến cấu trúc lược đồ hình ảnh vật chứa; nghĩa

AL
.N
hàm ẩn của các thành ngữ “lên voi xuống chó”, “ba chìm bảy nổi”, “lên tận mây
W
W

xanh” v.v.. có nguồn gốc từ cấu trúc lược đồ “trên – dưới”. Chính vì vậy mà Lakoff
-W

(1987) [135] khẳng định rằng lược đồ hình ảnh là một cấu trúc tiền ý niệm rất quan
M
C

trọng trong quá trình ý niệm hóa thế giới của con người.
BẮ

G

Trên cơ sở của lược đồ hình ảnh mà các ý niệm nảy sinh. Từ lược đồ hình ảnh vật
N
ẠI

chứa mà chúng ta có ý niệm “trong” và “ngoài”; từ lược đồ hình ảnh “trên – dưới”
O
G
N

mà chúng ta có ý niệm “cao”, “thấp”, “nông”, “sâu”; từ lược đồ “tuyến”, chúng ta


M

có khái niệm “khoảng cách”, “xa”, “gần”, “hướng đi” v.v... Cùng với lược đồ hình
G
N

ảnh, các cấu trúc ý niệm cơ bản tạo thành những nền tảng trung gian để các cấu trúc
U
TR

ý niệm phức tạp hơn có thể hình thành. Điều này có nghĩa là các cấu trúc cơ bản
đóng vai trò là cầu nối dẫn đến mạng lưới các phạm trù ý niệm. Chúng ta hãy cùng
xét các cấu trúc ý niệm được Langlotz (2006) [145] đưa ra như sau:

Ý niệm bậc cao Động vật Thực vật

Ý niệm cơ bản Mèo Cây

Ý niệm bậc thấp Mèo tam thể Cây chuối


29

Trong thứ bậc phạm trù hóa ý niệm thì ý niệm cơ bản thường được chúng ta cảm
nhận là nổi trội hơn so với các thứ bậc khác. Ở tầng ý niệm cơ bản, những thông tin
có liên quan nhiều nhất đến một phạm trù ý niệm được lưu lại. Ví dụ như khi nhìn
thấy một con mèo tam thể thì chúng ta thường tri nhận nó là con mèo chứ không
phải là mèo tam thể. Chỉ khi nào ta cần phân biệt con mèo này với một con mèo
khác như mèo đen chẳng hạn thì chúng ta mới dùng đến ý niệm “mèo tam thể”.
Việc này cũng có một nguyên nhân là các phạm trù cơ bản có quan hệ với cảm nhận

N
về “các thực thể toàn vẹn” (gestalts) trong khi các cấp độ ý niệm bậc cao và ý niệm

.V
U
D
.E
bậc thấp phân loại các thực thể toàn vẹn này.

AS
AL
1.4.3 Mô hình tri nhận lí tƣởng hóa
.N
W
W

Dựa trên cơ sở các lược đồ hình ảnh và ý niệm cơ bản, các nhà ngôn ngữ học tri
-W

nhận đã đưa ra những ý niệm phức tạp hơn. Lakoff (1987) [135] gọi các hệ thống ý

M
C

niệm phức tạp những tri thức về thế giới là “các mô hình tri nhận lí tưởng hóa”
BẮ

(idealised cognitive models – ICMs). Fillmore (1982) [110] gọi cách sắp xếp các tri
G
N

thức ý niệm này là “khung” (frames) còn Schank và Albelson (1977) [169] thì gọi là
ẠI
O

“mã” (scripts). Lakoff (1987:68) [135] định nghĩa mỗi mô hình tri nhận lí tưởng hóa
G
N
M

là một thực thể hoàn chỉnh phức tạp, còn gọi là gestalt, bao gồm bốn yếu tố cấu tạo:

G
N

- Cấu trúc mệnh đề (propositional structure) như trong lí thuyết về khung ngữ
U
TR

nghĩa của Fillmore (1982) [110].

- Cấu trúc lược đồ hình ảnh (image-schematic structure) như trong lí thuyết về
ngữ pháp tri nhận của Langacker (1987) [135].

- Chiếu xạ ẩn dụ ý niệm theo mô tả của Lakoff và Johnson (1980) [134].

- Chiếu xạ hoán dụ ý niệm theo mô tả của Lakoff và Johnson (1980) [134].


30

Ngoài ra khi được sử dụng, mỗi ICM cũng tạo nên một không gian tinh thần theo
mô tả của Fauconnier. Để minh họa, Lakoff (1987:68) [135] đưa ra ví dụ về ngày
thứ ba. Thứ ba chỉ có thể định nghĩa được khi đặt trong quan hệ của một mô hình tri
nhận lí tưởng hóa bao gồm chu kì chuyển động của mặt trời, tiêu chí xác định thời
điểm bắt đầu và kết thúc một ngày và chu kì bảy ngày, tức tuần lễ. Trong mô hình
tri nhận lí tưởng hóa này, tuần lễ là một chỉnh thể gồm bảy thành tố tổ chức theo
trình tự kế cận; mỗi thành tố là một ngày và thành tố thứ ba là “thứ ba”. Cũng theo
Lakoff (1987:69) [135] thì các nền văn hóa khác nhau có thể sử dụng các ICM khác
nhau để phạm trù hóa trải nghiệm về thời gian. Chẳng hạn như trong cách tính âm

N
.V
U
lịch ở phương Đông không hề có ý niệm về tuần lễ. Do đó mỗi ICM thể hiện một

D
.E
AS
cách nhìn nhận thế giới mang màu sắc cá nhân. Các ICM có thể được sử dụng để tổ

AL
chức lại các trải nghiệm phức tạp và tạo ra cái mà ta cảm nhận là hiện thực khách
.N
W
W

quan.
-W

Sở dĩ các cấu trúc ý niệm phức tạp được Lakoff gọi là “lí tưởng hóa” (idealized) là
M
C

vì mặc dù chúng có nguồn gốc từ kinh nghiệm về thế giới xung quanh nhưng không
BẮ

phải lúc nào chúng cũng ứng với thực tại. Các cấu trúc ý niệm này hay được “lí
G
N

tưởng hóa”. Chẳng hạn như khái niệm người đàn ông độc thân được định nghĩa là
ẠI
O
G

người lớn, giới tính nam và chưa lập gia đình. Thế nhưng trong thực tế, có rất nhiều
N
M

trường hợp đủ tiêu chuẩn: người lớn, giới tính nam, chưa lập gia đình không thể gọi

G

là “người đàn ông độc thân” (Lakoff 1987:70-71) [135]:


N
U
TR

- Đức giáo hoàng

- Người rừng Tarzan

- Một thanh niên sống thử với bạn gái

- Người đàn ông đồng tính

- Người đàn ông đồng tính sống chung với bạn trai

- Người đàn ông góa vợ


31

- Người đàn ông li dị

Trong phần mô tả cấu trúc các mô hình tri nhận Lakoff (1987:282-284) [135] cho
rằng chính ý niệm bậc cơ sở (basic-level) và ý niệm lược đồ hình ảnh (image-
schematic) là nền tảng cho các mô hình tri nhận phức tạp. Trong các mô hình tri
nhận phức tạp ấy thì ý niệm tầng bậc cơ bản và ý niệm lược đồ hình ảnh là vật liệu
còn các lược đồ tri nhận là bộ khung. Ví dụ như một ICM journey (hành trình) được
cấu thành từ các ý niệm bộ phận: điểm xuất phát, điểm đích, đường đi, một người
thực hiện hành trình từ điểm xuất phát đến điểm đích và phương tiện đi lại. Các ý

N
.V
niệm này được gắn kết với nhau thông qua lược đồ tri nhận “tuyến” (path). Bản chất

U
D
của ICM là được tạo thành từ các ý niệm nên các ý niệm ấy không được lưu trữ một

.E
AS
cách rời rạc mà chúng có mối liên hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau. Để có nghĩa

AL
.N
thì các ý niệm phải gắn liền với cái mà Langacker (1987) [141] gọi là miền ý niệm
W
W
-W

(domain). Ví dụ như ý niệm “ngón tay” chỉ có thể có nghĩa khi ta xem xét nó trong

quan hệ với với ý niệm “bàn tay”. Trong trường hợp này bàn tay đóng vai trò là
M
C

miền ý niệm. Bản thân “bàn tay” cũng là miền ý niệm con của ICM “cánh tay” và
BẮ

“cơ thể”.
G
N
ẠI
O
G

1.5 Miền ý niệm


N
M

Như vừa trình bày ở trên, miền ý niệm là cái gắn kết các ý niệm lại với nhau. Taylor

G

(1989:83) [182] định nghĩa miền ý niệm là cấu trúc tri nhận cung cấp chu cảnh nền
N
U
TR

(background context) và giúp chúng ta hiểu được nghĩa của bất kì từ nào. Tuy nhiên
ở đây dường như có ít nhất là hai nghĩa “miền ý niệm” khác nhau. Trong nghĩa đầu
tiên, miền ý niệm chỉ những phần kinh nghiệm khác nhau hoàn toàn của con người
như không gian, màu sắc, tình cảm, nhiệt độ v.v… Miền ý niệm không gian có thể
coi là miền ý niệm cơ bản nhất trong số này. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã đặt
giả thuyết rằng cấu trúc của miền ý niệm không gian được phóng chiếu lên nhiều
miền ý niệm trừu tượng khác chẳng hạn như miền ý niệm thời gian. Lakoff
(1987:281) [135] có giải thích miền ý niệm tri nhận chính là quá trình chiếu xạ
(metaphorical mapping) từ không gian vật chất (physical space) sang không gian ý
32

niệm (conceptual space). Kết quả của quá trình này là các “không gian tinh thần”
mà Fauconnier (2004) [107] gọi là “phương tiện ý niệm hóa và tư duy”. Fauconnier
cũng tin rằng các không gian tinh thần được cấu trúc lại bởi các mô hình tri nhận lý
tưởng hóa (Idealized Cognitive Models). Theo nghĩa thứ hai, “miền ý niệm” là tri
thức nền (đôi lúc còn gọi là tri thức bách khoa) mà chúng ta có được về nhiều lĩnh
vực cụ thể theo kinh nghiệm của mình. Chẳng hạn như khi nói đến miền ý niệm
giáo dục là ta có nói đến vai trò của giáo viên và học viên, chương trình đào tạo, thi
cử và điểm số. Hiểu theo nghĩa này thì miền ý niệm có thể là phần kinh nghiệm rất
cụ thể được qui định riêng bởi từng nền văn hóa và giống như một “cảnh huống”

N
.V
U
(scenario), “khung” (frame) hay “mã” (script). Cách hiểu đầu tiên về miền ý niệm

D
.E
AS
mang tính phổ quát còn cách hiểu thứ hai đề cập đến những hoạt động ý niệm hóa

AL
mang nét văn hóa riêng. Dù có những khác biệt trong cách hiểu, khái niệm miền ý
.N
W
niệm có vai trò quan trọng đối với việc hiểu các tổ hợp từ đa nghĩa và ngữ cố định.
W
-W

Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau khi được phóng chiếu lên nhiều phạm trù

M

khác nhau. Chẳng hạn như từ “thấp” trong các cụm từ “một ngôi nhà thấp”, “nhiệt
C
BẮ

độ thấp” và “cảm thấy thấp kém” có nghĩa khác nhau do những từ này được phóng

G

chiếu lên những miền ý niệm khác nhau lần lượt là: miền ý niệm không gian, nhiệt
N
ẠI
O

độ và tình cảm.
G
N
M

Miền ý niệm là một trong những thuật ngữ thường gặp nhất trong ngôn ngữ học tri

G

nhận. Nó chính là cơ sở để khảo sát hiện tượng ẩn dụ và hoán dụ. Chính vì thế, việc
N
U
TR

tìm hiểu ý nghĩa và vai trò của miền ý niệm là rất quan trọng để có thể làm rõ khái
niệm ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm.

Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu với ví dụ của Langacker (1987) [141] về khái niệm
“cung” của đường tròn. Trong trường hợp này, “cung” chỉ có thể định nghĩa được
trong mối tương quan với đường tròn nếu không nó chỉ là một đoạn cong không
hơn không kém. Khái niệm “cung” chúng ta nghĩ tới ở đây là hình (profile) còn ý
niệm đường tròn mà khái niệm “cung” gợi ra là nền (base). Như vậy, khi định nghĩa
“cung” chúng ta không thể chỉ nói về cái hình mà không nói đến cái nền. Tương tự
33

như vậy, khái niệm “đường tròn” chỉ có thể định nghĩa được trong mối quan hệ với
mặt phẳng. Trong mối tương quan với mặt phẳng thì đường tròn lại là hình và mặt
phẳng là nền. Từ đây chúng ta thấy rằng một ý niệm có thể đóng vai trò là nền cho ý
niệm này nhưng bản thân nó cũng là hình của một ý niệm khác.

Hình và nền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt, chúng ta không thể hiểu
được nghĩa của các ý niệm nếu không có những hiểu biết mà nền cung cấp. Mặt
khác nền cũng chỉ tồn tại với tư cách là một tập hợp các tri thức hay các ý niệm vốn
chỉ có thể hiểu và định nghĩa trong mối quan hệ với nền. Đây chính là mối quan hệ

N
hữu cơ giữa hình và nền.

.V
U
D
.E
Một “nền” nhất định thường đóng vai trò là nền cho cùng một lúc nhiều “hình”.

AS
AL
Chẳng hạn như đường tròn không chỉ là nền cho ý niệm “cung” mà còn là nền cho
.N
W
các ý niệm như “bán kính”, “đường kính”, “dây cung”, “tâm” v.v... Đây chính là
W
-W

đặc điểm làm cho nền trở thành miền ý niệm. Như vậy ta có thể xem miền ý niệm là

M

một cấu trúc ngữ nghĩa đóng vai trò là nền cho ít nhất một ý niệm hình (thông
C
BẮ

thường là nhiều ý niệm hình cùng một lúc). Taylor (1989:84) [182] có nhận xét:

G

“Về cơ bản, bất kì cấu trúc ý niệm hóa hay tri thức nào, dù đơn giản hay phức tạp
N
ẠI

đều có thể đóng vai trò là miền ý niệm cho việc hình thành ngữ nghĩa”. Chúng ta có
O
G
N

thể phát biểu rằng miền ý niệm của đường tròn bao gồm ý niệm về cung, đường
M

kính, bán kính v.v… Bản thân đường tròn lại là hình trong miền ý niệm không gian
G
N

hai chiều. Điều này cho thấy rằng một cấu trúc ngữ nghĩa có thể là ý niệm trong một
U
TR

miền ý niệm và cũng có thể đóng vai trò là một miền ý niệm khi nó đóng vai trò là
nền cho các hình ý niệm khác.

Đối với ý niệm không gian, chúng ta gần như không tìm được miền ý niệm nào làm
nền cho nó cả. Theo nhận xét của Johnson và Lakoff (1980) [134] thì ý niệm không
gian xuất phát từ trải nghiệm thực tế của con người. Chính vì lí do đó mà Langacker
(1987) [141] gọi ý niệm không gian là một miền ý niệm cơ bản. Theo định nghĩa
của Langacker, miền ý niệm cơ bản là những ý niệm mà ta không thể định nghĩa
được bằng cách xác định những ý niệm cơ bản khác làm nền cho nó.
34

Ngoài các miền ý niệm cơ bản, những miền ý niệm còn lại được Langacker [141]
gọi là miền ý niệm trừu tượng. Chẳng hạn như ý niệm đường tròn, trong vai trò là
nền, được coi là một miền ý niệm trừu tượng. Nói cách khác, miền ý niệm trừu
tượng là miền ý niệm hàm chứa một miền ý niệm khác. Như những ví dụ phân tích
ở trên, chúng ta có ý niệm đường tròn là nền cho ý niệm cung. Bản thân ý niệm
đường tròn lại được chiếu trong miền ý niệm hình dạng. Miền ý niệm hình dạng lại
được chiếu trong miền ý niệm không gian hai chiều. Như vậy là ta có thể có một
mạng lưới nhiều miền ý niệm trừu tượng đan xen lẫn nhau theo nhiều tầng lớp và
lớp trên cùng là miền ý niệm cơ bản.

N
.V
U
D
Một ý niệm có thể được xác lập từ những miền ý niệm khác nhau. Chẳng hạn như ý

.E
AS
niệm con người cần được định nghĩa trong quan hệ với các miền ý niệm như thực

AL
.N
thể tự nhiên, thực thể xã hội, thực thể có ý chí, cơ thể sống, tình cảm v.v... Như vậy,
W
W

khi bàn về ý niệm con người chúng ta lập tức gọi ra được một tập hợp nhiều miền ý
-W

niệm khác nhau. Tập hợp nhiều miền ý niệm khác nhau như thế được Langacker
M
C
BẮ

(1987) [141] gọi là tổ hợp miền ý niệm (domain matrix). Cấu trúc miền ý niệm của

một ý niệm có thể vô cùng phức tạp. Chẳng hạn như miền ý niệm vật thể về bản
G
N

chất không phải là miền ý niệm cơ bản mà là miền ý niệm tổ hợp. Khi xem xét
ẠI
O
G

chúng ta có thể thấy rằng miền ý niệm “vật thể” có thể bao hàm miền ý niệm vật
N
M

chất bởi vì vật thể được cấu tạo từ vật chất. Nó cũng có thể bao hàm miền ý niệm

G

hình dạng vì tất cả vật thể đều có hình dáng nhất định. Nó cũng có thể bao hàm cả
N
U
TR

miền ý niệm vị trí vì hai vật thể không thể nằm cùng một vị trí. Vật chất là miền ý
niệm cơ bản nhưng như chúng ta đã xét ở trên, hình dáng và vị trí là những miền ý
niệm trừu tượng vì chúng có nền là miền ý niệm không gian. Như vậy, ta có thể
thấy là cấu trúc miền ý niệm của ý niệm rất phức tạp. Để thấy rõ hơn bản chất phức
tạp ấy, William Croft (1993) [99] đưa ra ví dụ kí tự T trong bảng chữ cái. Kí tự T
được định nghĩa là một kí tự trong bảng chữ cái la tinh. Do đó miền ý niệm nền của
kí tự này là bảng chữ cái. Bản thân ý niệm bảng chữ cái lại là một miền ý niệm trừu
tượng bao hàm ý niệm hệ thống chữ viết. Ý niệm hệ thống chữ viết lại bao hàm hoạt
động viết. Hoạt động viết lại cần được định nghĩa trong mối quan hệ với việc thông
35

tin liên lạc của con người và cảm nhận thị giác vì chúng ta nhìn chữ viết để xử lí
thông tin. Do viết là một hành động, chúng ta cũng lại phải xem xét miền ý niệm
thời gian và lực tác động. Vì viết là một hoạt động của con người nó lại có liên quan
đến cả miền ý niệm con người nữa. Con người lại là những thực thể sống có khả
năng trí tuệ và tình cảm như suy nghĩ, tư duy, yêu, ghét, giận hờn v.v...Từ phân tích
về mối liên quan của rất nhiều miền ý niệm trong việc định nghĩa kí tự T như trên,
chúng ta có thể thấy rằng nếu chỉ mô tả kí tự T trong quan hệ với hệ thống chữ viết
là vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Đa số các ý niệm đều nằm trong những miền ý niệm
trừu tượng và các miền ý niệm trừu tượng này được chiếu trong các miền ý niệm tổ

N
.V
U
hợp phức tạp khác.

D
.E
AS
Chúng ta đã thấy rằng việc mô tả cấu trúc miền ý niệm ở tầng sâu của một ý niệm

AL
.N
không hề đơn giản. Chính vì lí do này mà các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng
W
W

ngữ nghĩa có quan hệ với tri thức bách khoa về thế giới của con người. Chúng ta
-W

mới chỉ tập trung khảo sát khía cạnh quan trọng nhất của kí tự T: một chữ cái trong
M
C

bảng kí tự la tinh. Langacker [141] gọi miền ý niệm bảng kí tự trong trường hợp
BẮ

này là miền ý niệm chủ yếu bởi vì nó là miền ý niệm mà những dữ kiện quan trọng
G
N

nhất về một khái niệm được định nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn những điều chúng ta
ẠI
O
G

biết về kí tự T cũng có vai trò quan trọng. Kí tự T là kí tự thứ 20 trong bảng chữ cái
N
M

latinh. Điều này đòi hỏi ta phải xét đến miền ý niệm thứ tự. Kí tự T cũng tương ứng

G

với một đơn vị âm thanh, một phụ âm và đòi hỏi ta phải xét đến miền ý niệm cảm
N
U
TR

nhận âm thanh. Ngoài ra, ta còn có thể xác định được nhiều miền ý niệm khác cũng
có liên quan nữa.

Nói tóm lại, miền ý niệm là một cấu trúc ngữ nghĩa đóng vai trò là nền cho ít nhất
một ý niệm. Thông qua miền ý niệm cùng tri thức tổng quát, hình và nền chúng ta
có thể hiểu được nhiều tầng của một cấu trúc ngữ nghĩa. Theo cách định nghĩa của
Langacker (1987) [141], miền ý niệm trừu tượng hàm chứa một miền ý niệm khác
và là loại miền ý niệm chúng ta thường gặp; miền ý niệm cơ bản là những ý niệm
mà ta không thể định nghĩa được bằng cách xác định những ý niệm cơ bản khác làm
36

nền cho nó; miền ý niệm chủ yếu là miền ý niệm trực tiếp nhất giúp chúng ta định
nghĩa một cấu trúc ngữ nghĩa. Miền ý niệm là nền tảng giúp chúng ta xác định cấu
trúc của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm.

1.6 Vai trò của miền ý niệm trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm


Từ lâu, ẩn dụ đã được biết đến như một phương pháp tu từ hiệu quả, nhất là trong
ngôn ngữ văn chương. Theo cách hiểu thông thường, ẩn dụ là phương thức lấy tên
gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có điểm giống nhau.
Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng

N
.V
U
tương đồng. Trong quyển sách “Metaphor we live by” được xuất bản năm 1980,

D
.E
Lakoff và Johnson [134] đã chứng minh ẩn dụ không chỉ đơn giản là dùng sự vật

AS
AL
này để gọi lên sự vật khác. Ẩn dụ xuất hiện rất nhiều trong lời nói sử dụng hàng
.N
W
ngày của chúng ta chứ không chỉ có trong ngôn ngữ văn chương. Lí thuyết về ẩn dụ
W
-W

ý niệm do Lakoff và Jonhson đề xướng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt trong lĩnh

M

vực ngôn ngữ học tri nhận. Để phục vụ cho việc phân tích nghĩa hàm ẩn của thành
C
BẮ

ngữ theo hướng tri nhận, trong chương hai của luận án, chúng tôi sẽ khảo sát các

G

loại ẩn dụ đóng vai trò quan trọng đối với lí thuyết của Lakoff và Johnson (1980)
N
ẠI
O

[134]. Lí thuyết này có thể minh họa một cách đơn giản bằng sự khác biệt dưới đây
G
N

giữa hai câu sau:


M

G

- Tôi đang ở trong phòng làm việc.


N
U
TR

- Tôi đang ở trong trạng thái lo lắng.

Theo quan điểm của Lakoff và Johnson, ẩn dụ ý niệm là hiện tượng ý niệm hóa một
miền ý niệm từ cấu trúc của một miền ý niệm khác. Nói cách khác, ẩn dụ ý niệm
chính là những chiếu xạ giữa các miền ý niệm. Cả hai miền ý niệm nguồn và miền ý
niệm đích đều không tạo thành miền ý niệm tổ hợp cho những khái niệm có liên
quan. Ở ví dụ thứ hai, cách sử dụng giới từ “trong” để nói lên quan hệ giữa người
nói và trạng thái tình cảm không có nghĩa là người nói đã tạo ra chiếu xạ giữa mối
quan hệ không gian và quan hệ tình cảm. Ở đây chỉ có miền ý niệm tình cảm là
37

được qui chiếu. Nó được ý niệm hóa theo kiểu có cấu trúc tương tự hoặc tương
đương với không gian thông qua cách dùng giới từ “trong”.

Nhằm hiểu rõ lý thuyết của Johnson và Lakoff về ẩn dụ ý niệm, chúng ta cần xác
định rõ là những miền ý niệm nào tham gia vào quá trình hình thành ẩn dụ. Để có
thể mô tả chính xác ẩn dụ, phần mô tả này cần được tạo dựng sao cho hai miền ý
niệm cơ bản là tương đương. Chẳng hạn như Johnson và Lakoff (1980:73) [134] đề
xuất ẩn dụ “vật thể có nguồn gốc từ vật chất” (the object comes out of substance) để
mô tả các ví dụ sau:

N
.V
-

U
You can make ice out of water by freezing it. (Bạn có thể làm nước đá bằng

D
.E
cách cho nước đóng băng)

AS
AL
- .N
I made a paper airplane out of a sheet of newspaper. (Tôi gấp một chiếc máy
W
W
-W

bay bằng tờ báo)



M

Theo phân tích của Johnson và Lakoff, với ẩn dụ ý niệm “vật thể có nguồn gốc từ
C
BẮ

vật chất”, chúng ta ý niệm hóa sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác có

G

hình dạng và chức năng mới. Phương tiện biểu đạt ẩn dụ trực tiếp trong trường hợp
N
ẠI
O

này là giới từ “out of”. Miền ý niệm nền trong ẩn dụ này là sự sáng tạo. Nghĩa
G
N

tường minh của nó lấy chuyển động làm miền ý niệm nền. Vì vậy, ẩn dụ này có thể
M

phát biểu thành “Sáng tạo là hoạt động” (Creation is motion). Đương nhiên là cả hai
G
N
U

miền ý niệm trừu tượng này đều có nhiều miền ý niệm khác làm nền. Ví dụ như
TR

chuyển động có liên quan đến thời gian, sự thay đổi và nơi chốn.

Croft (1993) [99] cho rằng chúng ta cần xét đến miền ý niệm nền của từ ngữ được
sử dụng khi định nghĩa ẩn dụ và điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện.
Chúng ta hãy cùng xét ví dụ được Johnson và Lakoff (1980:49) [134] đưa ra “Tình
yêu là bệnh nhân” (Love is patient) như sau:

- This is a sick relationship. (Đây là một quan hệ bệnh hoạn)

- They have a strong, healthy marriage. (Họ có một cuộc hôn nhân lành mạnh)
38

- The marriage is dead – it can‟t be revived. (Hôn nhân của họ đã chết. Không
thể hồi sinh được)

- Their marriage is on the mend. (Hôn nhân của họ đang phục hồi)

- We are getting back on our feet. (Chúng tôi đang trở lại như xưa)

- Their relationship is in really good shape. (Mối quan hệ của họ thật là tốt
đẹp)

N
They „ve got a listless marriage. (Họ có một cuộc hôn nhân mệt mỏi)

.V
U
D
.E
- Their marriage is on its last legs. (Cuộc hôn nhân của họ đang suy sụp)

AS
AL
- .N
It‟s a tired affair. (Đó là một câu chuyện mệt mỏi)
W
W
-W

Những từ “sick”, “strong”, “healthy”, “listless” v.v... đều nằm trong miền ý niệm

M

“trạng thái cơ thể”. Chính vì vậy, ẩn dụ trên cũng có thể đặt tên “Tình yêu là một
C
BẮ

trạng thái của cơ thể”. Các ngữ khác như “back on our feet”, “in really good shape”,

G

“on its last legs” cũng chính là các ẩn dụ có miền ý niệm đích chính là các trạng thái
N
ẠI

cơ thể. Tuy nhiên, từ “dead” và “revived” lại được chiếu trong miền ý niệm cuộc
O
G
N

đời. Miền ý niệm cuộc đời chính là một trong những miền ý niệm có liên quan đến
M

cơ thể sống và cơ thể sống lại là nền cho trạng thái cơ thể. Hai từ này là một bộ
G
N

phận của ẩn dụ khác “Tình yêu là cuộc sống”. Ta có thể thấy điều ấy qua các ví dụ
U
TR

sau:

- Tính ích kỉ có thể giết chết tình yêu.

- Sau hôn nhân, tình yêu của họ lại được tiếp thêm sinh khí mới.

Tất nhiên là hai ẩn dụ “Tình yêu là một trạng thái cơ thể” và “Tình yêu là cuộc
sống” có liên quan với nhau. Tuy vậy, hai ẩn dụ này không thể kết hợp lại thành
một kiểu như “Tình yêu là một thực thể sống” vì có nhiều khía cạnh khác của thực
thể sống mà ta không thể gán cho ẩn dụ về tình yêu được, đặc biệt là những cái liên
39

quan đến hoạt động của cơ thể, các bộ phận cơ thể v.v... Qua ví dụ trên, ta thấy
miền ý niệm đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta xác định được cấu trúc của một
ẩn dụ và có thể khám phá mối liên hệ của cấu trúc ẩn dụ này với một cấu trúc ẩn dụ
khác.

Để hiểu rõ hơn vai trò của miền ý niệm trong việc xác định cấu trúc ẩn dụ, chúng ta
hãy quan sát một ví dụ nữa được Lakoff và Jonhson đưa ra trong quyến “Metaphor
we live by”:

- Our relationship has hit the buffers. (Quan hệ của chúng tôi không tiến

N
.V
U
triển được nữa)

D
.E
AS
- We are at the crossroads. (Chúng tôi đang ở ngã tư đường)

AL
.N
W
- Look how far we have come. (Hãy xem này, chúng ta đã đi được khá xa
W
-W

rồi)

M
C

-
BẮ

It has been a long winding road. (Chặng đường vừa qua quả là dài dằng

G

dặc)
N
ẠI
O

- We may have to go our separate ways. (Chúng ta có thể phải đường ai


G
N

nấy đi)
M

G

Bắt đầu từ việc xác định miền ý niệm nguồn, miền ý niệm đích và xác định các
N
U
TR

chiếu xạ giữa hai miền ý niệm này, Lakoff và Jonhson đã rút ra ẩn dụ ý niệm sau:
“việc xây dựng mối quan hệ tốt với người khác là một hành trình”. Miền ý niệm
nguồn ở đây là một hành trình thể hiện qua các cụm từ “hit the buffers”, “at the
crossroads”, “a long winding road” v.v... Miền ý niệm đích ở đây là mối quan hệ
giữa hai người. Các yếu tố của miền ý niệm hành trình được chiếu xạ lên miền ý
niệm quan hệ. Giống như trong một chuyến hành trình, việc lập quan hệ với người
khác cần có điểm bắt đầu và hướng đến một mục đích hay lợi ích chung. Nếu trong
chuyến hành trình, có những lúc chiếc xe gặp đường xấu hay chướng ngại vật thì
trong tình cảm cũng có những lúc người ta giận hờn, bực tức với nhau. Trong
40

chuyến hành trình, khi hai hành khách không còn điểm đến chung thì họ sẽ không
chung xe nữa. Tương tự, trong quan hệ tình cảm, nếu hai người cảm thấy không còn
muốn theo đuổi mục đích hay lợi ích chung nữa người ta sẽ chia tay nhau. Như vậy
là thông qua các chiếu xạ hay các mối liên hệ có tính hệ thống giữa hai miền ý niệm
mà chúng ta có thể xử lí miền ý niệm nguồn và suy ra được miền ý niệm đích vốn
có tính trừu tượng cao. Chính các việc xác định và phân tích miền ý niệm giúp ta đi
đến nghĩa hàm ẩn của cấu trúc ngữ nghĩa.

Trong hoán dụ, miền ý niệm lại không có vai trò trực tiếp. Tuy nhiên, một khi khảo

N
sát kĩ lưỡng cấu trúc hoán dụ ý niệm, chúng ta lại thấy nó xuất hiện phổ biến. Trước

.V
U
D
giờ hoán dụ vẫn thường được xem là hiện tượng chuyển nghĩa từ cái được biểu

.E
AS
trưng sang cái toàn thể. Lakoff và Turner (1989, dẫn theo Croft 1993) [99] cho

AL
.N
rằng không giống như ẩn dụ, hoán dụ chỉ có thể xét trong một miền ý niệm. Hai
W
W
-W

ông cho rằng một chiếu xạ hoán dụ chỉ diễn ra trong một miền ý niệm duy nhất chứ

không phải là chiếu xạ từ miền ý niệm này sang miền ý niệm kia như trong trường
M
C

hợp ẩn dụ. Tuy nhiên, như đã đề cập trong phần giới thiệu miền ý niệm, ý niệm
BẮ

thường được chiếu trong những cấu trúc miền ý niệm rất phức tạp. Thậm chí khi
G
N

nền của ý niệm chỉ là một miền ý niệm trừu tượng thì nó cũng liên quan đến rất
ẠI
O
G

nhiều miền ý niệm khác. Có lẽ vì vậy mà trong phần mô tả sau đó, Lakoff và Turner
N
M

chuyển sang dùng thuật ngữ “lược đồ hình ảnh” để mô tả hiện tượng hoán dụ. Thuật

G

ngữ “lược đồ hình ảnh” được dùng để chỉ những cấu trúc tương tự như miền ý niệm
N
U
TR

tổ hợp, đặc biệt là các cấu trúc miền ý niệm phức tạp. Như vậy, chúng ta có thể khái
quát lại một định nghĩa về hoán dụ đầy đủ hơn do Croft (1993) [99] đề xuất như
sau: “Hoán dụ là một chiếu xạ diễn ra trong một miền ý niệm tổ hợp duy nhất chứ
không phải là chiếu xạ giữa nhiều miền ý niệm.”

Đây thực sự là một điểm quan trọng để phân biệt ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm.
Ẩn dụ ý niệm là hiện tượng chiếu xạ giữa hai miền ý niệm không cùng thuộc một tổ
hợp. Chẳng hạn khi chúng ta nói “lòng chùng xuống”, “sướng lên đến chín tầng
mây”, “tiếc đứt ruột” thì ta không thể tìm được miền ý niệm định hướng không gian
41

nào trong tổ hợp miền ý niệm tình cảm con người. Trái lại, ở hoán dụ, hiện tượng
chiếu xạ chỉ diễn ra trong phạm vi một miền ý niệm tổ hợp mà thôi. Tuy vậy vẫn có
những trường hợp hoán dụ hay ở một số cấu trúc mờ nghĩa khác hiện tượng chiếu
xạ xảy ra giữa các miền ý niệm trong cùng một tổ hợp. Trong những trường hợp
này, miền ý niệm thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu được nghĩa của
hoán dụ. Chúng ta hãy thử xét các ví dụ sau:

- Langacker nghiên cứu lĩnh vực ngữ pháp tri nhận.

N
Google là một công cụ tìm kiếm mạnh.

.V
U
D
-

.E
Langacker rất khó đọc.

AS
AL
- Google muốn mua đứt luôn Yahoo. W
.N
W
-W

Hai câu đầu tiên là trường hợp nghĩa tường minh còn hai câu tiếp theo là hiện tượng

hoán dụ. Tuy nhiên, theo quan điểm tri nhận thì công trình nghiên cứu của
M
C
BẮ

Langacker và công ty Google lần lượt là những phần của miền ý niệm “nhà nghiên

cứu Langacker” và “công cụ tìm kiếm Google”. Nhưng các ý niệm này không có
G
N
ẠI

vai trò trọng tâm như Langacker với tư cách là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ và
O
G

Google với tư cách là một công cụ tìm kiếm. Tổ hợp miền ý niệm nhà nghiên cứu
N
M

Langacker gồm có cả hoạt động sáng tạo. Do con đường đi đến thành công của
G
N

Langacker là nghiên cứu ngữ pháp tri nhận, công trình của ông là một yếu tố rõ ràng
U
TR

trong miền ý niệm hoạt động sáng tạo. Hiện tượng chuyển nghĩa ở đây xảy ra một
cách khá tự nhiên. Điều đang nói là hiện tượng chuyển nghĩa này cũng kéo theo
hiện tượng chuyển từ miền ý niệm này sang miền ý niệm khác trong một tổ hợp
miền ý niệm. Đối với trường hợp của công cụ tìm kiếm Google chúng ta cũng có
cách phân tích tương tự: một miền ý niệm thứ hai ở đây là quá trình phát triển công
ty. Trong quá trình ấy thì công ty Google là một thành tố nổi trội. Hoán dụ chuyển
sự chú ý của ta từ công cụ tìm kiếm sang công ty sở hữu công cụ ấy cũng đồng thời
chuyển miền ý niệm công cụ tìm kiếm sang miền ý niệm kinh doanh. Hiện tượng
này được Cruse (1986) [100] gọi là “làm nổi miền ý niệm”. Lí do là vì một miền ý
42

niệm vốn chỉ là miền ý niệm phụ trong nghĩa tường minh lại trở thành miền ý niệm
chính qua phép hoán dụ.

Cũng theo Croft (1993) [99], đối với trường hợp của hoán dụ “làm nổi miền ý
niệm” là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Vì thế mối quan hệ giữa
hiện tượng làm nổi miền ý niệm và hoán dụ khác với mối quan hệ giữa hiện tượng
chiếu xạ miền ý niệm và ẩn dụ. Đối với ẩn dụ, hiện tượng chiếu xạ có vai trò rất
quan trọng. Nó là yếu tố giúp ta định nghĩa được ẩn dụ. Hiện tượng làm nổi miền ý
niệm thì lại khác. Nó không chỉ xuất hiện trong hiện tượng hoán dụ mà còn có thể

N
thấy ở trong cả những hiện tượng mờ nghĩa mà chúng ta không thể coi là hoán dụ.

.V
U
D
Chẳng hạn như trường hợp của ví dụ sau:

.E
AS
AL
- Quyển sách đó rất dày.
.N
W
W

- Quyển sách đó nói về tương lai thế kỉ 21.


-W

M

Ý niệm “sách” được chiếu trong ít nhất là hai miền ý niệm: miền ý niệm vật thể và
C
BẮ

miền ý niệm ngữ nghĩa từ vựng. Trong trường hợp đầu tiên, miền ý niệm vật thể

G

của “sách” được làm nổi nhờ vị ngữ “rất dày”. Trong trường hợp thứ hai, miền ý
N
ẠI
O

niệm ngữ nghĩa từ vựng làm nổi do vị ngữ “nói về tương lai thế kỉ 21”. Rõ ràng
G
N

chúng ta rất khó có thể nói rằng có hai ý niệm khác nhau được đề cập đến trong
M

cùng từ “quyển sách” của hai câu trên. Đây không phải là ví dụ về trường hợp hoán
G
N
U

dụ vì các yếu tố được chiếu ở mỗi miền ý niệm này đều thuần túy là quan hệ nội tại.
TR

Chúng ta không tìm ra được mối liên hệ với các yếu tố bên ngoài. Chính vì lí do đó
mà từ “quyển sách” không phải là trường hợp hoán dụ ở hai câu trên.

Tóm lại, ở chương 1, chúng tôi đã trình bày quan điểm tri nhận về thành ngữ, quá
trình ý niệm hóa và cấu trúc miền ý niệm.

Theo quan điểm tri nhận, các đơn vị cấu thành của thành ngữ có mối liên hệ với
hoạt động tư duy nên nghĩa của thành ngữ có thể suy được thông qua các cơ chế tri
nhận hoạt động ý niệm hóa.
43

Quá trình ý niệm hóa bao gồm rất nhiều hoạt động và quá trình xử lí phức tạp.
Thông qua quá trình ý niệm hóa, kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức về thế giới
xung quanh của con người chuyển hóa thành các ý niệm.

Miền ý niệm là một cấu trúc ngữ nghĩa đóng vai trò là nền cho ít nhất một ý niệm.
Miền ý niệm có vai trò rất quan trọng trong việc xác định ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý
niệm. Về cơ bản, ẩn dụ ý niệm là các chiếu xạ giữa hai tổ hợp miền ý niệm độc lập
với nhau còn hoán dụ ý niệm là chiếu xạ diễn ra trong một tổ hợp miền ý niệm duy
nhất. Cấu trúc ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cũng như các vấn đề phân định

N
chúng là nội dung chính mà chúng tôi trình bày trong chương tiếp theo.

.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
44

CHƢƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM VÀ HOÁN DỤ Ý NIỆM

Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm là hai công cụ chính được dùng để khảo sát thành
ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong luận án. Chính vì thế, trong chương
2, chúng tôi tập trung trình bày cấu trúc của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Ranh
giới giữa hai phạm trù cũng như vai trò của chúng trong việc tạo lập nghĩa của
thành ngữ cũng được khảo sát và làm rõ trong chương này.

2.1 Cấu trúc ẩn dụ ý niệm

N
.V
U
Từ thời cổ đại cho đến gần đây, ẩn dụ được xem là một biện pháp tu từ và chỉ được

D
.E
AS
nghiên cứu trong lĩnh vực phong cách học hay tu từ học. Thời Hi Lạp cổ đại, ẩn dụ

AL
được định nghĩa bằng công thức “A là B” như trong ví dụ kinh điển “Achilles là
W
.N
W

một con sư tử”. Theo cách hiểu này, ẩn dụ hình thành dựa trên sự so sánh ngầm.
-W

Đây là điểm chính để phân biệt ẩn dụ với so sánh. Trong phép so sánh, đối tượng so

M

sánh được thể hiện trực tiếp như “Achilles dũng mãnh như con sư tử”. Khác với
C
BẮ

quan điểm truyền thống coi ẩn dụ là vấn đề thuần túy của ngôn ngữ văn chương, các

G
N

nhà ngôn ngữ học tri nhận, tiêu biểu là Lakoff và Johnson (1980) [134], cho rằng ẩn
ẠI
O

dụ là một hoạt động thường xuyên của tư duy và ẩn dụ xuất hiện rất nhiều trong
G
N
M

ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn, Lakoff và Johnson(1999) [140] diễn

tả mối quan hệ giữa hai người yêu nhau như sau: “Mối quan hệ giữa chúng tôi đã đi
G
N
U

vào ngõ cụt” (Our relationship has hit a dead-end street). Trong trường hợp này,
TR

tình yêu được ý niệm hóa thành một hành trình. Ý hàm ẩn của câu trên là mối quan
hệ giữa hai người đã đến ngõ cụt. Hai người cần phải quay trở lại hoặc chấm dứt
mối quan hệ. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Trong tiếng Anh, chúng ta
còn bắt gặp nhiều cách diễn đạt khác cho thấy tình yêu được ý niệm hóa thành một
hành trình thể hiện qua các ví dụ sau của Lakoff và Johnson (1980) [134]:

- Look how far we have come. (Xem này, chúng ta đã tiến khá xa)
- It‟s been a long, bumpy road. (Chặng đường vừa qua quả là dài và chông gai)
45

- We can‟t turn back now. (Chúng ta không thể quay đầu vào lúc này)
- We are at a crossroads. (Chúng ta đang ở ngã tư đường)
- We may have to go our separate ways. (Chúng ta có thể phải đường ai nấy
đi)
- The relationship isn‟t going anywhere. (Mối quan hệ này chẳng đi đến đâu
cả)
- We are spinning on our wheels. (Chúng ta đang dậm chân tại chỗ)
- Our relationship is off the track. (Mối quan hệ của chúng ta đã sai hướng)

N
.V
- The marriage is on the rocks. (Cuộc hôn nhân của họ đang gặp khó khăn)

U
D
-

.E
We may have to bail out of this relationship. (Chúng ta có thể phải chia tay)

AS
AL
Tất cả các cách diễn đạt trên đều khá phổ biến trong ngôn ngữ nói của tiếng Anh.
W
.N
W

Đây không phải là những câu trích dẫn từ các tác phẩm văn chương hay những câu
-W

nói bóng bẩy. Những cách diễn đạt kiểu như “xem này, chúng ta đã đi khá xa rồi”

M

có thể hiểu là những diễn đạt về tình yêu. Với vai trò là một nhà ngôn ngữ học và
C
BẮ

một nhà tri nhận luận, Lakoff và Turner (1989) [136] đã tự đặt cho mình hai câu hỏi

G
N

như sau:
ẠI
O
G

- Liệu có một nguyên tắc nào đó chi phối việc sử dụng những kiểu diễn đạt về
N
M

hành trình ở trên để nói về tình yêu hay không?


G
N

- Liệu có nguyên tắc nào đó chi phối cách thức sử dụng các kiểu lập luận của
U
TR

chúng ta về hành trình để lập luận về tình yêu hay không?

Câu trả lời cho cả hai câu hỏi mà Lakoff và Turner đặt ra là có nhưng nguyên tắc
này không nằm trong hệ thống ngữ pháp tiếng Anh và cũng không nằm trong hệ
thống từ vựng. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã chỉ ra rằng nguyên tắc ấy chính là
hệ thống ý niệm nằm sâu bên dưới hệ thống ngôn ngữ. Chính nguyên tắc này đã
giúp chúng ta hiểu được miền ý niệm tình yêu từ miền ý niệm hành trình. Để diễn
đạt cụ thể hơn, nguyên tắc này được Lakoff (1993) [138] diễn giải lại như sau: “Đôi
tình nhân là những người cùng nhau thực hiện một hành trình. Mục tiêu trong cuộc
46

sống của hai người được xem là đích đến của hành trình. Mối quan hệ giữa hai
người chính là phương tiện. Nó giúp cho cả hai có thể cùng nhau theo đuổi mục tiêu
chung. Hành trình này cũng không dễ dàng. Trong suốt hành trình sẽ có những trở
ngại và cũng sẽ có những chỗ hai người phải quyết định xem là sẽ đi tiếp theo
hướng nào. Thậm chí họ còn phải quyết định cả việc có tiếp tục chuyến đi hay
không.”

Ẩn dụ trên đòi hỏi chúng ta phải hiểu miền ý niệm tình yêu theo một miền ý niệm
hoàn toàn khác là miền ý niệm hành trình. Nói một cách cụ thể theo cách giải thích

N
của Lakoff và Johnson (1980) [134] thì ẩn dụ trên được hiểu là một chiếu xạ từ

.V
U
D
miền ý niệm nguồn sang miền ý niệm đích. Miền ý niệm nguồn trong trường hợp

.E
AS
này là hành trình và miền ý niệm đích là tình yêu. Quá trình chiếu xạ được cấu trúc

AL
.N
một cách chặt chẽ. Điều này có nghĩa là các thành tố trong miền ý niệm tình yêu
W
W

như đôi tình nhân, mục tiêu chung của họ, những khó khăn họ gặp phải v.v.. sẽ có
-W

mối liên hệ với các thành tố tương ứng trong hành trình như: những người du hành,
M
C

đích đến của hành trình, những trở ngại dọc đường v.v..
BẮ

G

Để tiện cho việc xác định và ghi nhớ các chiếu xạ trong hệ thống ý niệm, Lakoff và
N
ẠI

Johnson (1980) [134] đã đề xuất hai cách gọi các chiếu xạ một cách ngắn gọn như
O
G
N

sau:
M

G

- TARGET-DOMAIN IS SOURCE-DOMAIN (Miền ý niệm đích là miền ý


N
U
TR

niệm nguồn)

- TARGET-DOMAIN AS SOURCE-DOMAIN (Miền ý niệm đích hiểu theo


miền ý niệm nguồn)

Trong trường hợp ví dụ đang xét ở trên, tên của chiếu xạ được gọi như sau: “Tình
yêu là một hành trình”. Khi nói “Tình yêu là một hành trình”, chúng ta hiểu đó là
cách nói để chỉ các mối liên hệ giữa những thành tố tương ứng giữa hai miền ý niệm
trong một chiếu xạ. Trong trường hợp ví dụ đang xét, một số mối quan hệ tương
ứng có thể diễn giải như sau:
47

- Đôi tình nhân ứng với người du hành.

- Quan hệ tình cảm ứng với phương tiện di chuyển.

- Mục tiêu chung của hai người ứng với các mục tiêu chung trong cuộc sống
của cả hai.

- Những trắc trở trong quan hệ giữa hai người ứng với các chướng ngại trong
hành trình.

Khi đưa ra các phân tích ẩn dụ ý niệm theo kiểu xác định chiếu xạ giữa hai miền ý

N
.V
U
niệm như trên, Lakoff (1993) [138] cũng lưu ý rằng chúng ta không được nhầm lẫn

D
.E
AS
tên của chiếu xạ “Tình yêu là một hành trình” với chiếu xạ. Chiếu xạ ở đây được

AL
hiểu là tập hợp các mối quan hệ tương ứng giữa hai miền ý niệm. Vì vậy, khi ta nói
W
.N
W

“Tình yêu là một hành trình” thì ta đang nói về tập hợp các mối quan hệ tương ứng
-W

giữa hai miền ý niệm. Ngoài nhầm lẫn giữa tên chiếu xạ và chiếu xạ, một nhầm lẫn

M

khác cũng dễ xảy ra: Tên chiếu xạ thường được đặt dưới dạng mệnh đề nhưng bản
C
BẮ

thân các chiếu xạ không phải là mệnh đề.



G
N
ẠI

Nếu không phân biệt rõ ràng tên chiếu xạ với chiếu xạ, chúng ta có thể lầm tưởng
O
G

rằng ẩn dụ có tính mệnh đề. Điều này hoàn toàn không đúng. Ẩn dụ ở đây cần phải
N
M

hiểu là tập hợp các mối quan hệ tương ứng giữa hai miền ý niệm.
G
N
U

Như vậy chiếu xạ “Tình yêu là một hành trình” là một tập hợp các mối quan hệ
TR

được thiết lập bằng cách liên hệ hiểu biết của chúng ta về chuyến hành trình với
hiểu biết của chúng ta về tình yêu. Những mối liên hệ như vậy cho phép chúng ta
lập luận về tình yêu theo cách chúng ta lập luận về chuyến đi. Để hiểu rõ hơn về vấn
đề này, chúng ta hãy cùng xét một ví dụ khác: Khi chàng trai nói với cô gái về quan
hệ của hai người rằng: “Chúng mình gặp trở ngại rồi” thì làm thế nào cô gái hiểu
được là chàng trai đang nói về quan hệ giữa hai người? Rõ ràng chúng ta nói “gặp
trở ngại” khi thực hiện một hành trình và bản thân cách nói này cũng gợi cho người
nghe hình ảnh về một chuyến đi. Cách hiểu và hình ảnh về chuyến đi này tùy mỗi
48

người có thể khác nhau một chút nhưng nhìn chung cách chúng ta hiểu về chuyến đi
có thể diễn đạt theo Lakoff và Johnson (1980) [134]: “Hai người đang ở trong một
chiếc xe, cùng nhau di chuyển tới một đích đến chung. Chiếc xe gặp phải chướng
ngại vật và không thể di chuyển được nữa. Nếu hai người không làm gì cả thì họ sẽ
không thể đến được đích của mình”. Như vậy cả hai có một số lựa chọn như sau:

- Hai người sẽ cố gắng sửa chữa chiếc xe hay gỡ bỏ chướng ngại vật để đi tiếp.

- Hai người cứ ngồi trong chiếc xe bị hỏng và từ bỏ ý định đến được đích

N
chung.

.V
U
D
-

.E
Hai người cùng bỏ lại chiếc xe.

AS
AL
Các mối liên hệ tạo thành ẩn dụ “tình yêu là một hành trình” trong trường hợp này
.N
W
đã liên hệ, hay chiếu xạ từ miền ý niệm hành trình sang miền ý niệm tình yêu. Khi
W
-W

tạo lập các mối liên hệ ấy thì cách hiểu về chuyến đi cũng sẽ được chiếu xạ sang

M

cách hiểu về tình yêu. Từ cách hiểu về chuyến đi được phân tích ở trên, chúng ta có
C
BẮ

thể hiểu về tình yêu tương ứng như sau:



G
N

Hai người đang ở trong thời kì yêu nhau, cùng nhau theo đuổi mục đích sống chung.
ẠI
O
G

Mối quan hệ giữa hai người gặp khó khăn và không tiếp tục được nữa. Nếu hai
N
M

người không làm gì cả thì họ sẽ không thể đạt được mục đích sống. Như vậy cả hai

G
N

có một số lựa chọn:


U
TR

- Hai người sẽ cố gắng thiết lập lại quan hệ hay gỡ bỏ khó khăn để tiếp tục
mối quan hệ.

- Hai người cứ mặc kệ mối quan hệ đang xấu đi và từ bỏ ý định theo đuổi mục
đích sống chung.

- Hai người cùng từ bỏ tình yêu.

Qua ví dụ vừa phân tích ở trên chúng ta thấy rằng có những mối liên hệ rất cụ thể
được thiết lập giữa miền ý niệm tình yêu và miền ý niệm hành trình. Chính nhờ các
49

mối liên hệ ấy mà chúng ta áp dụng được tri thức về hành trình cho tri thức về tình
yêu. Ẩn dụ “Tình yêu là một hành trình” được tạo thành từ các mối liên hệ này chứ
không phải từ các đơn vị từ vựng. Lakoff đã khẳng định rằng ẩn dụ không chỉ là vấn
đề của ngôn ngữ mà còn là của lập luận và tư duy. Ngôn ngữ chỉ là cái phụ. Chiếu
xạ mới là cái chính bởi vì chiếu xạ qui định ngôn ngữ sử dụng trong miền ý niệm
nguồn và qui định cả cách thức suy luận các ý niệm ở miền ý niệm đích. Quan điểm
này của Lakoff hoàn toàn khác với các quan điểm truyền thống vốn cho rằng ẩn dụ
chỉ là những biểu thức ngôn ngữ đơn thuần. Lakoff lập luận rằng nếu xem ẩn dụ chỉ
là những biểu thức ngôn ngữ đơn thuần thì đối với các biểu thức ngôn ngữ khác

N
.V
U
nhau chúng ta sẽ có những ẩn dụ khác nhau. Như vậy khi nói “Mối quan hệ của

D
.E
AS
chúng tôi đã đi vào ngõ cụt” chúng ta có một ẩn dụ. Khi nói “Tôi và cô ấy đang ở

AL
ngã tư đường” chúng ta có một ẩn dụ khác. Khi nói “Quan hệ của hai người liên tục
.N
W
gặp sóng gió” chúng ta lại có một ẩn dụ nữa hoàn toàn khác với hai cái kia. Cứ như
W
-W

thế chúng ta sẽ kể ra được hàng chục ví dụ nhưng điều rõ ràng là ở đây chúng ta

M

không tìm thấy hàng chục ẩn dụ. Trong tất cả các ví dụ vừa nêu chỉ có một ẩn dụ
C
BẮ

duy nhất: “Tình yêu là một hành trình”. Trong đó tình yêu được ý niệm hóa thành

G

một chuyến đi. Ẩn dụ hay nói chính xác hơn là chiếu xạ “Tình yêu là một hành
N
ẠI
O

trình” giúp chúng ta hiểu tình yêu được ý niệm hóa thành một chuyến đi như thế
G
N

nào. Cách ý niệm hóa này được thể hiện qua nhiều biểu thức ngôn ngữ khác nhau.
M

Chính vì lí do đó mà chúng ta có nhiều biểu thức ngôn ngữ khác nhau cùng biểu đạt
G
N
U

một ẩn dụ.
TR

Lakoff và Johnson (1980) [134] chia ẩn dụ ý niệm thành ba loại: ẩn dụ ý niệm cấu
trúc (structural), ẩn dụ ý niệm định hướng (orientational) và ẩn dụ ý niệm bản thể
(ontological).

2.1.1 Ẩn dụ ý niệm cấu trúc

Nhóm ẩn dụ ý niệm cấu trúc được Lakoff và Johnson (1980) [134] xem là là nhóm
có số lượng nhiều nhất. Ở loại ẩn dụ ý niệm này, những trải nghiệm phức tạp và
trừu tượng được ý niệm hóa dựa trên những trải nghiệm đơn giản và cụ thể. Một ví
50

dụ thường được dùng để minh họa cho loại này là ẩn dụ ý niệm “tranh luận là chiến
tranh” (argument is war) được thể hiện qua một loạt cách diễn đạt sau trong tiếng
Anh:

Your claims are indefensible. (Những nhận định của anh không bảo vệ được)

He attacked every weak point in my argument. (Ông ta tấn công mọi điểm
yếu trong lập luận của tôi)

His criticisms were right on the target. (Các chỉ trích của anh ta nhằm đúng

N
.V
ngay mục tiêu)

U
D
.E
I demolished his argument. (Tôi đập tan lập luận của anh ta)

AS
AL
.N
I‟ve never won an argument with him. (Tôi chưa bao giờ thắng một cuộc
W
W
-W

tranh luận nào với anh ta cả)



M

You disagree? OK, shoot! (Ông không đồng ý hả? OK, phản pháo đi)
C
BẮ

If you use that strategy, he‟ll wipe you out. (Ông mà sử dụng chiến thuật đó
G
N

thì nó sẽ đè bẹp ông ngay)


ẠI
O
G
N

He shot down all of my arguments. (Ông ta tiêu diệt mọi lập luận của tôi)
M

G

(Lakoff & Johnson 1980:4) [134]


N
U
TR

Các ví dụ trên cho thấy rằng nhiều hành động mà chúng ta thực hiện khi tranh luận
được cấu trúc từ ý niệm chiến tranh. Chúng ta có thể thắng hay thua trong một cuộc
tranh luận. Trong tranh luận, chúng ta xem người mà ta tranh cãi là đối phương.
Chính vì vậy mà ta “tấn công” luận điểm của đối phương và “bảo vệ” ý kiến của
mình. Chúng ta có thể thắng thế hay thất thế và cũng sử dụng các chiến thuật để
giành thắng lợi. Khi thấy tình hình bất lợi, khó bảo vệ quan điểm của mình thì ta
thường “rút lui” và “mở đường tấn công” mới. Trong trường hợp này dù không có
51

một cuộc chiến gây thương vong nhưng rõ ràng chúng ta có cuộc khẩu chiến thông
qua những từ ngữ về chiến tranh mà ta dùng.

Qua các ví dụ trên, Lakoff và Johnson [134] giải thích một miền ý niệm trừu tượng
là “tranh luận” thông qua một miền ý niệm cụ thể là “chiến tranh” và những thuật
ngữ thường dùng trong miền ý niệm chiến tranh. Đây chính là đặc điểm cơ bản của
ẩn dụ ý niệm cấu trúc. Trong nhóm ẩn dụ ý niệm này, hiện tượng “làm nổi”
(highlighting) và “che dấu” (hiding) trong miền ý niệm là một đặc điểm quan trọng.
Chẳng hạn trong một cuộc khẩu chiến ác liệt, khi mà người ta chỉ tìm cách hạ quan

N
điểm của đối phương và bảo vệ quan điểm của mình, người ta có thể không nhìn ra

.V
U
D
khía cạnh “hợp tác” trong cuộc khẩu chiến. Khi ai đó tranh luận thì có nghĩa là họ

.E
AS
dành thời gian cho chúng ta và cố gắng tìm hiểu xem chúng ta nghĩ gì, tại sao chúng

AL
.N
ta lại có quan điểm như vậy, để hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, khi quá chú tâm vào việc
W
W

tranh luận, chúng ta thường quên mất khía cạnh hợp tác này. Nói cách khác, khía
-W

cạnh tranh luận được “làm nổi” còn khía cạnh hợp tác bị “che dấu”.
M
C
BẮ

2.1.2 Ẩn dụ ý niệm định hƣớng



G
N

Nếu trong ẩn dụ ý niệm cấu trúc, ý niệm này được ý niệm hóa theo cấu trúc của ý
ẠI
O

niệm khác thì ở ẩn dụ ý niệm định hướng, cả một hệ thống các ý niệm được tổ chức
G
N
M

trong mối liên quan và tác động qua lại với nhau. Lakoff và Johnson (1980) [134]

G

gọi nhóm này là ẩn dụ định hướng vì chúng có liên quan đến sự định hướng trong
N
U
TR

không gian của con người như: trên-dưới, trong-ngoài, trước-sau, nông-sâu, trung
tâm-ngoại vi v.v... Nguồn gốc của nhóm ẩn dụ này chính là cảm nhận của con người
về không gian sống xung quanh như nhà nghiên cứu Trần Văn Cơ (2007) [7] nhận
xét:

“Chúng ta là những thực thể vật lí bị hạn chế trong một không gian nhất định và
tách biệt khỏi thế giới còn lại bởi bề mặt da của chúng ta; chúng ta tri giác thế giới
còn lại như thế giới ở ngoài chúng ta. Mỗi người chúng ta là cái chứa đựng bị hạn
chế bởi bề mặt của thân thể; cái chứa đựng này có khả năng định hướng kiểu
52

“trong-ngoài”. Khả năng định hướng này chúng ta tưởng tượng chuyển sang những
đối tượng vật lí khác bị hạn chế bởi các bề mặt. Đồng thời chúng ta cũng khảo sát
chúng như những vật chứa có không gian bên trong và tách biệt khỏi thế giới bên
ngoài.”

Một ví dụ thường được trích dẫn để minh họa nhóm ẩn dụ ý niệm định hướng là
“HAPPY IS UP, SAD IS DOWN” (hạnh phúc hướng lên, buồn bực hướng xuống)
(Lakoff & Johnson 1980) [134] như trong các ví dụ sau:

I‟m feeling up. (Tôi đang thấy vui lên)

N
.V
U
D
That boosted my spirits. (Điều ấy làm tôi hăng hái lên)

.E
AS
AL
My spirits rose. (Tôi thấy hăng hái lên)
.N
W
W

You „re in high spirits. (Tinh thần các bạn đang cao)
-W

M

Thinking about her always gives me a lift. (Mỗi lần nghĩ về cô ấy tôi lại lên
C
BẮ

tinh thần)

G
N

I‟m feeling down. (Tôi đang xuống tinh thần)


ẠI
O
G
N

He‟s really low these days. (Dạo này tinh thần của nó xuống thấy rõ)
M

G

My spirits sank. (Lòng tôi chùng xuống)


N
U
TR

Ẩn dụ ý niệm “Hạnh phúc hướng lên; buồn bực hướng xuống” có nguồn gốc từ các
tư thế cơ thể con người trong khi hạnh phúc hay buồn bực. Bình thường, khi chán
nản hay buồn phiền người ta thường rũ người xuống còn khi vui vẻ người ta ngước
đầu và vươn người thẳng lên. Như vậy chúng ta thấy rằng nhóm ẩn dụ ý niệm định
hướng không phải là võ đoán mà có cơ sở là kinh nghiệm và văn hóa. Cũng theo
Lakoff và Johnson (1980) [134], các miền ý niệm “trên-dưới”, “trong-ngoài”... tuy
là các miền ý niệm không gian trong thế giới vật chất nhưng các ẩn dụ định hướng
dựa trên những miền ý niệm này ở các nền văn hóa có thể khác nhau. Chẳng hạn
53

như trong một số nền văn hóa, tương lai được xem là ở phía trước nhưng cũng có
nền văn hóa xem tương lai nằm ở phía sau.

Một ẩn dụ ý niệm định hướng khác có nguồn gốc văn hóa rõ nét là “RATIONAL
IS UP; EMOTIONAL IS DOWN” (Lí trí ở trên; tình cảm ở dưới) (Lakoff 2004)
[139]:

The discussion fell to the emotional level, but I raised it back up to the
rational plane. (Cuộc thảo luận rơi xuống mức tình cảm nhưng tôi kéo nó trở
lại mức lí trí)

N
.V
U
D
We put our feelings aside and had a high-level intellectual discussion of the

.E
AS
matter. (Chúng tôi đặt tình cảm sang một bên và đẩy tính trí tuệ cuộc tranh

AL
luận lên mức cao) .N
W
W
-W

He couldn‟t rise above his emotions. (Anh ta không thể vượt lên tình cảm

M

của chính mình)


C
BẮ

Trong nhiều nền văn hóa, con người tự xem mình là chủ thể có quyền kiểm soát
G
N

động vật, thực vật và môi trường xung quanh. Thực ra chính khả năng tư duy và lập
ẠI
O
G

luận đã đặt con người lên trên tất cả và cho con người khả năng kiểm soát thế giới.
N
M

Trong trường hợp này ẩn dụ ý niệm “Kiểm soát là ở trên” là nền tảng cho ẩn dụ ý

G

niệm “Con người là ở trên” và từ đó ta có ẩn dụ ý niệm “Lí trí ở trên; tình cảm ở
N
U
TR

dưới”. Ẩn dụ ý niệm này cũng có thể có một cách lí giải khác. Trong cơ thể người,
trí tuệ nằm ở bộ não và bộ não nằm ở đầu. Tình cảm của con người thường được
các nền văn hóa cho là phát sinh từ phần bụng hay ngực. Rõ ràng cái đầu luôn ở
trên cái bụng hay cái ngực, chính vì vậy mà “Lí trí ở trên; tình cảm ở dưới”.

2.1.3 Ẩn dụ ý niệm bản thể

Lakoff và Johnson (1980) [134] cho rằng việc ý niệm hóa kinh nghiệm của chúng ta
theo miền ý niệm chất liệu hay vật thể giúp cho con người có thể trích xuất kinh
nghiệm, ý tưởng trừu tượng của mình ra và xem nó như là những vật thể hay chất
54

liệu cụ thể. Theo Trần Văn Cơ (2007) [7] thì việc ngữ nghĩa hóa kinh nghiệm trong
các thuật ngữ cho phép chúng ta chiết xuất ra một bộ phận kinh nghiệm và giải
thích chúng như những bản thể hoặc những chất liệu có tính gián đoạn thuộc cùng
một loại nào đó. Một khi chúng ta có thể ý niệm hóa kinh nghiệm của mình thành
những vật hay chất liệu cụ thể thì ta có thể phân loại, ghép nhóm, định lượng ... Nói
một cách khác là nhờ các hoạt động này mà chúng ta có thể lập luận về kinh
nghiệm của mình. Ngay cả khi ranh giới sự vật trong thế giới khách quan không rõ
ràng, chúng ta vẫn phân loại chúng như: rặng núi, góc phố, hàng cây v.v... Việc đặt
ra ranh giới như vậy là nhằm phục vụ mụch đích giao tiếp của con người như xác

N
.V
U
định một vùng địa lý hay xác định một địa điểm hẹn. Theo Lakoff và Johnson

D
.E
AS
[134], kinh nghiệm trong quá trình tương tác với các vật hay chất liệu cụ thể chính

AL
là nền tảng cho rất nhiều loại ẩn dụ ý niệm bản thể trong đó sự kiện, hoạt động, tình
.N
W
cảm, ý tưởng v.v... được xem là các bản thể. Chẳng hạn như trong tiếng Anh, tư duy
W
-W

con người được xem là một vật cụ thể, có thể là một cỗ máy hay một vật dễ vỡ thể

M

hiện qua các ví dụ sau:


C
BẮ

Tư duy là một cỗ máy (The mind is a machine) [139]


G
N
ẠI

We‟re still trying to grind out the solution to this question. (Chúng tôi đang
O
G
N

vắt óc tìm lời giải cho câu hỏi này)


M

G

My mind just isn‟t operating today. (Đầu óc tôi hôm nay không làm việc)
N
U
TR

Boy, the wheels are turning now! (Chú em à, gió đang đổi chiều rồi!)

I‟m a little rusty today. (Hôm nay đầu óc tôi hơi rệu rã)

We‟ve been working on this problem all day and now we‟re running out of
steam. (Chúng tôi đã làm việc cả ngày và giờ ai cũng hết hơi rồi)

Tư duy là một vật dễ vỡ (The mind is a brittle object) [139]

Her ego is very fragile. (Cô ấy rất dễ bị tổn thương)


55

You have to handle him with care since his wife‟s death. (Từ khi vợ nó mất
cậu cần phải nhẹ nhàng với nó)

He broke under cross-examination. (Anh ta bị nghiền nát trong cuộc đối


chất)

She is easily crushed (Cô ta bị đánh bẹp một cách dễ dàng)

The experience shattered him. (Chuyện đó làm nó tan nát)

I‟m going to pieces. (Tôi đang vỡ thành từng mảnh)

N
.V
U
D
Các ẩn dụ ý niệm bản thể trên cho phép chúng ta tập trung sự chú ý vào những khía

.E
AS
cạnh khác nhau của tư duy. Ẩn dụ ý niệm “tư duy là một cỗ máy” cho ta thấy tư duy

AL
.N
có thể xem là một cỗ máy hoạt động theo cơ chế bật-tắt. Cỗ máy này có thể làm
W
W

việc với hiệu suất cao hoặc thấp, có thể hư hỏng, rỉ sét và có sử dụng cả năng lượng
-W

nữa. Ẩn dụ ý niệm “tư duy là một vật dễ vỡ” cũng cho phép ta bàn đến khả năng
M
C

chịu đựng về áp lực tâm lí của con người. Các ẩn dụ ý niệm bản thể kiểu như thế
BẮ

này xuất hiện thường xuyên trong tư duy của con người. Theo Lakoff và Jonhson,
G
N

loại ẩn dụ ý niệm này xuất hiện thường xuyên và được sử dụng phổ biến đến mức
ẠI
O
G

khi sử dụng người ta không nghĩ đó là ẩn dụ ý niệm.


N
M

2.1.4 Ẩn dụ ý niệm ống dẫn


G
N
U
TR

Phần trình bày về lý thuyết ẩn dụ ý niệm của chúng tôi sẽ khó đầy đủ nếu không
nhắc đến ẩn dụ ý niệm ống dẫn. Thuyết ẩn dụ ý niệm ống dẫn chính là tiền đề để
Lakoff và Johnson (1980) [134] phát hiện ra các loại ẩn dụ ý niệm mà chúng tôi đã
trình bày ở trên. Trong bài báo “The Contempory Theory of Metaphor” xuất bản
năm 1992 [137], Lakoff đã dành phần đầu tiên để giới thiệu về Reddy và cho rằng
thuyết ẩn dụ ý niệm ống dẫn của Reddy là một trong những thuyết có ảnh hưởng
quan trọng đến các công trình về ẩn dụ ý niệm của Lakoff sau này.
56

Thật ra, quan điểm cho rằng quá trình thông tin liên lạc là sự truyền tải các thông
điệp thực ra đã được bàn đến trong ngôn ngữ học dưới những hình thức khác nhau.
Osgood (1979:213) [158] có từng đề cập đến “thuyết cái thùng” (the bucket theory):
“Từ ngữ cũng giống như những cái thùng nhỏ. Nó mang những “gói nghĩa” từ đầu
óc người này, vượt qua không gian ngăn cách và đổ vào đầu óc người khác”.

Thuyết ẩn dụ ý niệm ống dẫn (conduit metaphor) được Reddy (1979) [165] đưa ra
sau khi phân tích các lời phê của giảng viên đối với nhiều bài tiểu luận của sinh
viên. Những lời phê này thường tập trung vào mức độ thành công của học viên

N
.V
trong việc truyền đạt ý tưởng và việc có hay không có ý tưởng hay trong bài viết.

U
D
.E
Theo phân tích của Reddy (1979:290) [165] thì:

AS
AL
.N
1. Ngôn ngữ hoạt động giống như ống dẫn. Nó truyền tải tư tưởng từ người này
W
W

sang người khác.


-W

2. Khi nói và viết, người ta “nhét” tư tưởng và tình cảm vào trong từ ngữ.

M
C

3. Từ ngữ thực hiện quá trình truyền tải tư tưởng và tình cảm
BẮ

4. Khi nghe hay đọc, người ta trích xuất tư tưởng và tình cảm ở từ ngữ

G
N
ẠI

Reddy đã đưa ra hàng trăm ví dụ trong tiếng Anh để minh họa và cho rằng ẩn dụ
O
G
N

ống dẫn xuất hiện ở ít nhất là 70% các biểu thức diễn đạt ý tưởng, chẳng hạn như:
M

G

Don't force your meanings into [nhét ý nghĩa vào trong] the wrong words.
N
U
TR

(Đừng diễn đạt ý tưởng của anh bằng những từ không đúng)

His words carry [mang] little meaning. (Lời nói của anh ta chẳng có ý nghĩa
gi)

Your words seem hollow [rỗng]. (Lời nói của anh có vẻ trống rỗng)

The sentence is without meaning [không nghĩa]. (Câu này không có nghĩa)

The idea is buried in [chôn trong] terribly dense paragraphs. (Ý tưởng này
chôn vùi trong những đoạn văn chi chít chữ)
57

Reddy [165] cho rằng thuyết ẩn dụ ống dẫn ảnh hưởng rất mạnh đến cách chúng ta
tư duy về ngôn ngữ và ông cũng gọi thuyết này là một “mô hình tri nhận” (cognitive
model). Tuy nhiên vào thời điểm đó rất ít người thừa nhận điều này.

2.2 Cấu trúc hoán dụ ý niệm


Theo Dirven (2003) [102], trong các tài liệu về hiện tượng hoán dụ hiện nay thông
thường chỉ đề cập đến một loại hoán dụ. Tuy nhiên các nhà ngữ nghĩa học tri nhận
cho rằng trong thực tế chúng ta không chỉ có một mà có đến ba loại kết đoạn khác
nhau. Chính vì vậy mà hoán dụ cũng có thể chia thành ba loại.

N
.V
U
D
2.2.1 Hoán dụ ý niệm tuyến tính

.E
AS
AL
Loại kết đoạn đầu tiên được Dirven [102] đề cập đến là kết đoạn theo quan điểm
.N
W
của ngôn ngữ học truyền thống. Loại kết đoạn này có tính liên tục như trong câu
W
-W

hay một ngữ. Chính vì thế mà ngữ “different parts of the country” tự bản thân nó

M

không phải là hoán dụ. Nó chỉ có thể mang nghĩa hoán dụ khi xuất hiện trong một
C
BẮ

ngữ cảnh cụ thể, chẳng hạn như



G
N

(1) Different parts of the country don‟t necessarily mean the same thing
ẠI
O

when they use the same word. (Các địa phương khác nhau không nhất
G
N
M

thiết diễn đạt cùng một ý khi họ sử dụng cùng một từ).

G
N

Xét theo cấu trúc tuyến tính của câu, Dirven (2003) [102] gọi loại hoán dụ này là
U
TR

hoán dụ tuyến tính. Ý của câu (1) muốn đề cập đến là trường hợp phương ngữ chứ
không phải là biệt ngữ cá nhân hay biệt ngữ xã hội. Để phản bác lại ý kiến cho rằng
hoán dụ có thể thay thế được bằng các biểu thức ngôn ngữ khác, Dirven đã đưa ra ví
dụ “people in different parts of the country” để cho thấy rằng biểu thức này nếu
thay thế hoán dụ trong câu trên thì chắc chắn sẽ gây mâu thuẫn hoặc chí ít thì cũng
làm cho câu trở nên khó hiểu. Tuy nhiên loại hoán dụ này lại xuất hiện khá phổ biến
trong ngôn ngữ. Kiểu hoán dụ nơi chốn chỉ cư dân ở nơi đó là một kiểu hoán dụ
tuyến tính rất hay gặp. Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy khá nhiều kiểu hoán dụ
58

tuyến tính khác xuất hiện trong ngôn ngữ, chẳng hạn như địa điểm thay thế cho con
người, địa điểm thay thế cho cơ quan, vật chứa đựng thay thế cho cái chứa đựng,
nhà sản xuất thay thế cho sản phẩm, món hàng thay thế cho người mua hàng, bộ
phận cơ thể hư hỏng thay thế cho bệnh nhân v.v... Ví dụ như:

- Nhà Trắng vừa quyết định chi thêm tiền cho cuộc chiến.

- Nha Trang đón nhận danh hiệu di sản văn hóa.

- Cho hai Coca!

N
.V
U
-

D
Tính tiền gà chiên ngồi bàn 2!

.E
AS
Các hoán dụ ở ví dụ trên đều dựa trên mối quan hệ tuyến tính (linear relationship)

AL
.N
giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Vì thế mà loại hoán dụ này được gọi là “hoán dụ
W
W
-W

tuyến tính”. Trong nghiên cứu của mình, Dirven [102] cũng chỉ ra rằng hoán dụ

tuyến tính là một quá trình tri nhận phản ánh ý đồ diễn đạt của người nói trong đó
M
C
BẮ

chúng ta liên kết hai đối tượng lại với nhau theo kiểu cái này thay thế cho cái kia

trong một ngữ cảnh phù hợp. Ví dụ (1) bên trên cũng cho chúng ta thấy rằng hoán
G
N
ẠI

dụ tuyến tính khác với cái loại hoán dụ khác và ẩn dụ ở chỗ hiện tượng chuyển
O
G

nghĩa không xảy ra. Biểu thức “different parts of the country” có thể có sở chỉ khác
N
M

nhau khi dùng ở trường hợp hoán dụ và phi hoán dụ nhưng nghĩa của nó không thay
G

đổi. Giống như bất kì kết đoạn nào khác, nghĩa tổng hợp của biểu thức là sự kết hợp
N
U
TR

nghĩa trong văn cảnh của các đơn vị cấu thành. Đây là điểm khác biệt khá rõ giữa
hoán dụ tuyến tính và ẩn dụ nói chung. Trong hiện tượng ẩn dụ chúng ta luôn có sự
đối lập còn trong trường hợp hoán dụ tuyến tính, nghĩa tổng thể là sự kết hợp nghĩa
trong chu cảnh của từng đơn vị cấu thành.

2.2.2 Hoán dụ ý niệm tiếp hợp

Nếu ở “hoán dụ ý niệm tuyến tính”, hiện tượng chuyển nghĩa không xảy ra thì ở loại
hoán dụ ý niệm tiếp hợp, nghĩa gốc của biểu thức được giữ nguyên nhưng nó lại dẫn
đến hiện tượng mở rộng ngữ nghĩa của biểu thức ban đầu. Để hiểu rõ hơn về hoán
59

dụ loại này, chúng ta hãy cùng khảo sát trường hợp của từ “tea” mà Dirven (2003)
[102] nêu ra trong ví dụ sau đây:

(2) Tea was a large meal for the Wicksteeds. (Bữa trà là bữa ăn chính của cư
dân vùng Wicksteeds)

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ “tea” từ một loại nước uống sang một bữa ăn thậm
chí được ghi nhận cả trong từ điển. Trong từ điển Collins Cobuild (1995) [174],
chúng ta có thể tìm thấy sáu nghĩa khác nhau của từ “tea” như sau:

N
một loại cây thân bụi lá xanh quanh năm

.V
i.

U
D
.E
ii. lá trà được cắt nhỏ, sao khô dùng làm đồ uống bằng cách ngâm trong

AS
AL
nước sôi; loại nước uống như trên dùng nóng hoặc dùng với đá.
.N
W
W

iii. các loại cây tương tự như cây trà hoặc được chế biến thành loại thức uống
-W

giống như trà; loại nước uống được pha chế từ các loại cây trên.

M
C
BẮ

iv. (còn được gọi là afternoon tea, chủ yếu ở Vương quốc Anh): một loại bữa

G

ăn nhẹ vào buổi chiều, thường có trà, bánh qui và sandwich.


N
ẠI
O

v. còn được gọi là high tea (chủ yếu ở Anh và Úc): bữa ăn chính vào buổi
G
N
M

tối.

G

(chủ yếu ở Mỹ) tiếng lóng thay cho từ cần sa.


N

vi.
U
TR

Ở đây chúng ta thấy rằng các hoán dụ như “tea” đã dần dần mở rộng phạm vi sử
dụng từ chỗ chỉ một loại cây (i) sang chỉ sản phẩm là lá trà (ii, iii), từ lá trà chuyển
sang cách dùng để gọi tên nước uống và sau đó nó chuyển sang được sử dụng để gọi
khoảng thời gian trong ngày mà loại nước uống này được sử dụng (iv). Cuối cùng
hiện tượng mở rộng nghĩa còn đi xa hơn nữa, “tea” được dùng để chỉ cả một bữa ăn
thịnh soạn và trong bữa ăn ấy “tea” cũng là một món đồ uống. Trong những trường
hợp như từ “tea”, chúng ta cần có một cách hiểu rộng hơn về tính kết đoạn. Tính kết
đoạn ở đây không thể chỉ giới hạn ở việc liên kết các thành tố theo trật tự tuyến tính
60

mà phải hiểu là sự kết hợp các yếu tố hay các sở chỉ khác nhau thành một tập hợp
có thứ tự. Trong trường hợp của từ “tea” thì tập hợp có thứ tự ấy chính là việc trồng
cây trà, hái lá trà, sử dụng lá trà sao khô và xắt nhỏ để pha chế nước uống, tạo thói
quen uống nước trà vào một thời gian nào đó trong ngày, rồi dần chuyển sang uống
nước trà vào bữa ăn chính. Ở đây chúng ta thấy rằng một kết đoạn ngôn ngữ xã hội
được phản ánh qua quá trình mở rộng nghĩa của từ “tea”. Tất cả các thành tố này
được kết nối lại với nhau và tạo thành cái gọi là kết đoạn tiếp hợp. Cũng từ khái
niệm kết đoạn tiếp hợp này mà Roland Barthes (1974:47, dẫn theo Dirven 2003)
[102] sử dụng thuật ngữ kết đoạn để chỉ các hệ thống phi ngôn từ chẳng hạn như hệ

N
.V
U
thống hàng may mặc bao gồm váy, áo choàng, áo khoác; hệ thống thực phẩm bao

D
.E
AS
gồm các món ăn khác nhau trong bữa ăn; hệ thống đồ gỗ trong phòng ngủ bao gồm

AL
giường, tủ, bàn; hệ thống kiến trúc bao gồm nhiều căn phòng khác nhau trong một
.N
W
W

tòa nhà v.v...


-W

Chúng ta cần lưu ý rằng các loại kết đoạn tiếp hợp nói trên và cả trường hợp ví dụ 2
M
C

đều không mang nghĩa ẩn dụ. Điều này có nghĩa là ngay cả khi kết đoạn tiếp hợp có
BẮ

tạo ra một sự thay đổi ở cấp độ ngôn ngữ thì nó vẫn không được xem là trường hợp
G
N

ẩn dụ. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng do bản chất kết đoạn nên hoán dụ có thể
ẠI
O
G

liên kết tất cả các yếu tố có mối quan hệ tự nhiên với nhau mà không có một quá
N
M

trình tạo nghĩa hàm ẩn nào xảy ra. Trái lại, trong trường hợp của ẩn dụ, chúng ta

G

thường thấy có hiện tượng chuyển từ nghĩa tường minh sang nghĩa hàm ẩn. Do đó,
N
U
TR

từ “tea” trong tiếng lóng của Mỹ với nghĩa cần sa (vi) không còn có liên quan gì đến
cây trà hay lá trà nữa mà nó chỉ một loại cây hoàn toàn khác, lá hoàn toàn khác và
có tính năng cũng hoàn toàn khác. Chỉ có mối tương đồng trong hình thức sử dụng
(sấy khô lá và hoa để sử dụng) và cách thức sử dụng (một nhóm người tụ tập lại với
nhau để thưởng thức) là mối liên hệ giữa hai loại cây này. Trong trường hợp sử
dụng nghĩa hàm ẩn như từ “tea”, chúng ta luôn có một số khả năng thay thế về
nghĩa. Chẳng hạn từ “marijuana” được dùng để chỉ phần hoa và lá của cây cần sa.
Từ “cannabis” được dùng để chỉ phần chóp của hoa cần sa. Từ “tea” được dùng để
chỉ cả hai phần trên. Tức là nó có thể thay thế cả hai từ trên trong cách sử dụng.
61

Trong trường hợp nghĩa hoán dụ của từ “tea”, chúng ta vẫn ở trong một nhóm miền
ý niệm kế cận nên không thể có trường hợp nghĩa ẩn dụ được.

2.2.3 Hoán dụ ý niệm bao gộp

Ở trên chúng tôi đã trình bày hai loại hoán dụ ý niệm. Hoán dụ ý niệm tuyến tính
dựa trên tính kết đoạn liên tục và không có hiện tượng thay đổi hay mở rộng nghĩa.
Hoán dụ ý niệm tiếp hợp dựa trên tính kết đoạn tiếp hợp và có hiện tượng thay đổi
ngữ nghĩa về mặt hệ thống. Ngoài hai loại này các nhà ngữ nghĩa học tri nhận còn
đề cập đến loại thứ ba thường được hiểu theo nghĩa hàm ẩn. Chính vì đặc điểm này

N
.V
mà loại hoán dụ ý niệm thứ ba này còn được coi là trường hợp giao thoa giữa ẩn dụ

U
D
.E
và hoán dụ (metaphonymy). Một câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là tại sao hoán dụ

AS
AL
và nghĩa hàm ẩn có thể đi kèm với nhau được. Tại sao và khi nào thì hoán dụ có
.N
W
tính hàm ẩn và khi nào thì không? Trước hết ta hãy xem một ví dụ về loại kết đoạn
W
-W

và hoán dụ thứ ba được gọi là hoán dụ bao gộp:



M
C

(3) He‟s got a good head on him. (Hắn có cái đầu tốt)
BẮ

G

He‟s got a round head on him. (Hắn có cái đầu tròn)


N
ẠI
O

Người Anh sẽ hiểu rằng “have a good head on him” có nghĩa là “thông minh”. Cách
G
N
M

hiểu như vậy rõ ràng là hiểu theo nghĩa hàm ẩn chứ không phải nghĩa tường minh.

Bằng chứng là người ta không thể nói “a round head” được. Cách hiểu theo nghĩa
G
N
U

hàm ẩn như trên cũng được từ điển Collins COBUILD (Sinclair 1995) [174] đưa
TR

vào trong các nghĩa của từ “đầu”:

Head: tâm thế, trí thông minh, tình cảm (chẳng hạn như trong cách diễn đạt
“above one‟s head”, “have a head for”, “keep one‟s head”, “lose one‟s head”
v.v...). Chẳng hạn như trong cách diễn đạt “She has a good head for figures”
( Cô ấy có khả năng tính toán rất tốt) thì head ở đây có nghĩa là xu hướng trí
tuệ (aptitude). Tương tự như vậy, trong cách nói “a wise old head” thì “head”
biểu trưng cho kinh nghiệm.
62

Trong trường hợp (3), người nói sử dụng cách diễn đạt hơi khác đi một chút là
“have a good head on him”. Bằng cách sử dụng thêm cụm từ “on him” phần nghĩa
của “head” chỉ một bộ phận cơ thể được diễn đạt mạnh hơn. Thậm chí trong trường
hợp sau đây, chúng ta còn thấy phần nghĩa của “head” với ý nghĩa là bộ phận cơ thể
còn được thể hiện mạnh hơn nhiều: “He has a good head on his shoulders” (Hắn có
một cái đầu tốt trên hai vai). Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng cách cấu tạo
các cụm từ này là chỉ bộ phận cơ thể nhưng thực ra đối tượng sở chỉ lại là khả năng
trí tuệ. Khác hẳn với trường hợp hoán dụ liên tục “Different parts of the country
don‟t mean the same thing” và hoán dụ tiếp hợp “Tea was a large meal”, trong

N
.V
U
trường hợp của ví dụ “He‟s got a good head on him”, chúng ta thấy một thực thể vật

D
.E
AS
chất (cái đầu) biểu trưng cho một thực thể tinh thần (khả năng trí tuệ). Khoảng cách

AL
giữa hai thực thể này là khá xa nên ta không thể đề cập đến khả năng kết hợp hai
.N
W
thực thể này lại với nhau được. Ở đây chúng ta có thể kết luận rằng đã có sự chuyển
W
-W

biến từ một miền ý niệm cụ thể, vật chất sang một miền ý niệm trừu tượng, tinh

M

thần. Cách diễn đạt như thế rất gần với định nghĩa về trường hợp của ẩn dụ ý niệm.
C
BẮ

Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến định nghĩa về tính

G

hàm ẩn trong ngôn ngữ. Đây cũng chưa hẳn là một định nghĩa đầy đủ cho khái hiệm
N
ẠI
O

“hàm ẩn” nhưng cũng là một cách tiếp cận khá gần. Câu hỏi lớn đặt ra bây giờ là cái
G
N

gì đã làm cho nghĩa của từ “đầu” chuyển từ “một bộ phận ở phía trên cơ thể” trở
M

thành “khả năng trí tuệ”. René Dirven (2003) [102] gọi loại kết đoạn thứ ba này là
G
N
U

mối quan hệ bao gộp. Thoạt mới xem xét trường hợp này chúng ta thấy quan hệ
TR

bao gộp có vẻ giống như quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận: khả năng trí tuệ
được xem như là một thực thể tồn tại trong bộ não và bộ não nằm ở bên trong đầu.
Tuy nhiên khi xem xét kĩ chúng ta thấy rằng thực sự là có sự khác biệt giữa mối
quan hệ liên tục cái toàn thể - cái bộ phận (chẳng hạn như quan hệ giữa “đầu” và
“tóc”) với mối quan hệ bao gộp (quan hệ giữa “đầu” và “bộ não”). Trong mối quan
hệ liên tục cái toàn thể - cái bộ phận, cái này có thể thay thế cho cái kia. Chính vì
vậy mà chúng ta thấy cả hai cách nói sau đây là tương đương nhau:

- Bà cụ chải mớ tóc bạc.


63

- Bà cụ chải mái đầu bạc.

Trong trường hợp ở trên chúng ta thấy “tóc” và “đầu” có thể dùng để thay thế lẫn
nhau. Thế nhưng mối quan hệ bao gộp thì không đơn giản như vậy. Chính vì thế mà
chúng ta có thể nói “Bộ não của nó làm việc chậm chạp quá” nhưng không thể nói
“Hộp sọ của nó làm việc chậm quá”. Nguyên nhân của sự khác biệt này là khi xử lí
mối quan hệ liên tục toàn thể - bộ phận, chúng ta xét các thành tố như tóc, đầu trong
cùng một miền ý niệm “cơ thể”. Trong trường hợp xử lí mối quan hệ bao gồm như
giữa “bộ não” và “hộp sọ”, chúng ta đang xử lí hai miền ý niệm con khác nhau

N
.V
trong cùng một miền ý niệm “con người”. Một miền ý niệm con thuộc phạm trù vật

U
D
.E
chất và một miền ý niệm con thuộc phạm trù tinh thần. Một khác biệt nữa là trong

AS
trường hợp quan hệ bao gộp chúng ta có xu hướng coi các mối quan hệ là một chuỗi

AL
.N
các mắt xích có liên quan đến nhau. Trong trường hợp của từ “đầu”, chúng ta có xu
W
W
-W

hướng liên tưởng đến các yếu tố như “đầu”, “óc”, “chất xám”, “quá trình tư duy”,

“tư tưởng”, “ý nghĩ”, trí thông minh” v.v... Chúng ta cũng cần lưu ý rằng mối quan
M
C

hệ bao gộp trên trục ngang rất khác với mối quan hệ tiếp hợp cũng ở trên trục này
BẮ

như trong trường hợp các thành tố của hệ thống “quần áo”, “thức ăn”, “đồ gỗ”, “nhà
G
N
ẠI

cửa” v.v... Trong các hệ thống trên, cái này không bao gộp cái kia nhưng chúng vẫn
O
G

kết hợp lại với nhau để tạo thành một chỉnh thể.
N
M

Trong chuỗi kết hợp bao gộp, từng thành tố có thể sử dụng riêng rẽ nhưng thường là
G
N
U

với một mức độ nghĩa hàm ẩn khác nhau. Trong trường hợp các ví dụ mà Dirven
TR

(2003) [102] đưa ra sau đây chúng ta thấy mức độ nghĩa hàm ẩn tăng dần lên:

a. Their brains work about half as fast as ours. (Bộ não của họ chỉ làm việc
bằng một nửa của chúng tôi)

b. Jake was even slower-thinking than most. (Jake suy nghĩ chậm nhất trong
đám)

c. They have a slow mind. (Tư duy bọn đó chậm chạp)


64

d. He‟s got a good head on him. (Tên ấy có cái đầu tốt)

e. They‟re dead slow. (Bọn nó chậm chạp kinh khủng)

Trong trường hợp (a), “brains” mang nghĩa hoán dụ là “quá trình hay hoạt động tư
duy” và nghĩa của nó có mức độ hàm ẩn khá thấp. Trong trường hợp “slow mind” ở
trường hợp (c), mức độ hàm ẩn lại tương đối cao vì từ “mind” ở đây không có gợi
lên mối liên hệ nào với hoạt động tư duy như trong trường hợp (a) cả. Tương tự như
vậy trong trường hợp (d), từ “head‟ chỉ có thể hiểu theo nghĩa hàm ẩn là “khả năng
trí tuệ” mặc dù cụm từ “on him” có nhấn mạnh thêm phần nghĩa thực thể vật chất

N
.V
U
của “head”. Trong trường hợp (e), cụm từ “dead slow” có thể vừa coi là trường hợp

D
.E
hoán dụ vừa coi là trường hợp ẩn dụ. Trong trường hợp “dead slow” biểu trưng cho

AS
AL
trí tuệ và khả năng tư duy thì đây là trường hợp hoán dụ. Nhưng nếu sự chậm chạp
.N
W
trong cử chỉ và hành động được chiếu xạ lên khả năng trí tuệ để mang nghĩa “tư duy
W
-W

chậm chạp” thì đây lại là trường hợp ẩn dụ. Chính vì ranh giới giữa ẩn dụ và hoán

M

dụ đôi lúc không rõ ràng nên hoán dụ ý niệm bao gộp còn được xem là trường hợp
C
BẮ

giao thoa giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm (metaphonymy). Trong phần tổng

G

kết các loại hoán dụ ý niệm khác nhau, Dirven (2003) [102] cũng bàn đến phổ hoán
N
ẠI

ẩn dụ (metonymy – metaphor continuum). Theo đó, căn cứ vào mức độ hàm ẩn của
O
G
N

nghĩa, chúng ta ta lần lượt có các trường hợp sau trên một phổ: hoán dụ ý niệm
M

tuyến tính, hoán dụ ý niệm tiếp hợp, hoán dụ ý niệm bao gộp và ẩn dụ ý niệm.
G
N
U
TR

Tóm lại, từ phần phân tích ở trên chúng ta thấy rằng khi bàn đến tính kết đoạn
chúng ta có ba loại kết đoạn khác nhau. Các tổ hợp từ có thể kết hợp với nhau theo
quan hệ liên tục, quan hệ tiếp hợp hay quan hệ bao gộp. Chúng ta không chỉ có một
loại kết đoạn mà có đến ba loại kết đoạn khác nhau và mỗi loại kết đoạn này ứng
với một loại hoán dụ khác nhau. Các loại hoán dụ này khác nhau và bản thân chúng
cũng khác với ẩn dụ trong mức độ phức hợp hay về khả năng chuyển nghĩa từ
tường minh sang hàm ẩn.
65

2.3 Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm: hai chiến lƣợc tri nhận khác nhau

2.3.1 Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trên cấu trúc hai trục của ngôn ngữ

Ngay từ những năm 50, Jakobson đã bàn đến vấn đề ẩn dụ và hoán dụ trong bài báo
“trục ẩn dụ và trục hoán dụ” (The Metaphoric and Metonymic Poles) (1956, dẫn
theo Dirven 2003) [102]. Jakobson coi ẩn dụ và hoán dụ là hai cấu trúc cơ bản của
hành vi con người. Cái mà Jakobson gọi là cấu trúc hành vi con người ngày nay
được biết đến trong ngôn ngữ học tri nhận với tên gọi “hoạt động ý niệm hóa”.
Theo Jakobson và Halle (1971:74) [120], ẩn dụ và hoán dụ có thể thấy ở bất kì kí

N
.V
hiệu ngôn ngữ nào và nó liên quan đến hai cách tổ chức sắp xếp:

U
D
.E
AS
a. lựa chọn (selection): khả năng thay thế cái này bằng cái khác có những

AL
điểm tương đồng và khác biệt với cái được thay thế.
W
.N
W

b. kết hợp (combination): mỗi kí hiệu được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ hơn
-W

và đơn giản hơn.


M
C
BẮ

Các nguyên lí hoạt động này trùng với nguyên lí cấu trúc luận của Saussure: ẩn dụ

G

nằm trên trục đối vị và hoán dụ nằm trên trục kết hợp.
N
ẠI
O
G
N
M

Ẩn dụ

G
N
U
TR

Trục kết hợp hoạt động


theo nguyên tắc kết hợp, Hoán dụ
dựa trên tính tương cận

Trục đối vị hoạt động theo


nguyên tắc lựa chọn, thay
thế; dựa trên tính tương
đồng, tương phản
66

Jakobson và Halle (1971) [120] coi trục ẩn dụ và trục hoán dụ là hai cách thức tư
duy cơ bản thể hiện trong hành vi con người và trong ngôn ngữ. Trục ẩn dụ hoạt
động dựa trên tính tương đồng và thay thế còn trục hoán dụ hoạt động dựa trên tính
tương cận và kết hợp. Cũng theo hai tác giả này, hai trục ẩn dụ và hoán dụ này gắn
liền với trục đối vị và trục kết hợp của các biểu thức ngôn ngữ. Trục ẩn dụ và hoán
dụ không chỉ là nền tảng của hoạt động ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ mà còn là
nền tảng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em, trong
văn chương, phân tâm học của Freud, văn học dân gian v.v...

N
Jakobson và Halle (1971) [120] cho rằng trong phân tích văn chương, người ta

.V
U
D
thường chỉ chú ý đến một trong hai trục trên, lúc thì thiên về ẩn dụ, lúc lại thiên về

.E
AS
hoán dụ. Chính vì thế mà “không thể trích dẫn được điều gì trong các công trình về

AL
ẩn dụ để dùng cho hoán dụ”. .N
W
W
-W

2.3.2 Quan hệ tƣơng đồng và quan hệ tƣơng cận



M
C

Hai phép lưỡng phân đối vị - kết hợp và tương đồng – tương cận có sự khác biệt
BẮ

khá lớn. Phép lưỡng phân đối vị - kết hợp có nguồn gốc từ các lí luận khoa học của
G
N

thế kỉ hai mươi về ngôn ngữ học, nhân chủng học, dân tộc học và lịch sử khoa học
ẠI
O

(Dirven 2003:86) [102]. Phép lưỡng phân tương đồng – tương cận thì lại bắt nguồn
G
N
M

từ các ý niệm truyền thống và cần có một định nghĩa cụ thể. Một điểm khác biệt nữa

G

khá quan trọng giữa hai phép lưỡng phân này là quan hệ đối vị – kết hợp hoạt động
N
U
TR

ở cấp độ cú pháp hay cấu trúc còn quan hệ tương đồng – tương cận lại hoạt động ở
cấp độ ngữ nghĩa hay ý niệm. Điểm thứ ba là quan hệ lưỡng phân tương đồng –
tương cận không phải do Jakobson hay các nhà cấu trúc luận khác đề xướng mà nó
đã có một lịch sử từ lâu bắt nguồn các nghiên cứu triết học, tu từ học và ngôn ngữ
học. Ở đây chúng tôi sẽ tập trung vào những nguyên tắc này để phân tích các mức
độ mờ nghĩa trong trường hợp ẩn dụ và hoán dụ ý niệm.

Theo nhận xét của René Dirven (2003) [102], vì hoán dụ có vẻ như bị lãng quên
trong khi ẩn dụ lại được chú ý quá nhiều nên trong các công trình của Jakobson khái
67

niệm tương cận vẫn chưa được bàn bạc thấu đáo, chỉ có khái niệm tương đồng là
được khảo sát cụ thể. Trong nỗ lực xác định lại mối quan hệ giữa tương đồng và
tương cận, Lakoff và Johnson (1980) [134], đã đưa ra khái niệm về hai miền ý niệm
nguồn và đích để xác định ẩn dụ. Với khái niệm hai miền ý niệm này, Lakoff
(1987:114) [135] cho rằng trường hợp của ẩn dụ có liên quan đến hai miền ý niệm
còn trường hợp của hoán dụ thì chỉ có một miền ý niệm: “Quá trình chiếu xạ ẩn dụ
xảy ra giữa một miền ý niệm nguồn và một miền ý niệm đích ... Quá trình chiếu xạ
này thường là chỉ chiếu xạ một phần. Nó chiếu xạ cấu trúc của miền ý niệm nguồn
lên một cấu trúc tương ứng ở miền ý niệm đích”. Chiếu xạ hoán dụ xảy ra chỉ trong

N
.V
U
một miền ý niệm ý niệm duy nhất được tạo thành từ một ICM (Idealized cognitive

D
.E
AS
model).

AL
.N
Mặc dù cách đề cập vấn đề như trên có thể áp dụng cho khá nhiều trường hợp đơn
W
W

lẻ nhưng nó không phải không có vấn đề. Nếu chỉ sử dụng mỗi một thuật ngữ “miền
-W

ý niệm” thì sẽ không giải quyết trọn vẹn được các vấn đề. Bản thân thuật ngữ “miền
M
C

ý niệm” này cũng cần phải giải thích cho rõ ràng. Nhờ bài báo “Vai trò của miền ý
BẮ

niệm trong việc tìm hiểu ẩn dụ và hoán dụ” được Croft công bố vào năm 1993 [99]
G
N

mà chúng ta có một nền tảng lí thuyết khá chắc chắn trong phương pháp tiếp cận hai
ẠI
O
G

miền ý niệm đối với ẩn dụ và một miền ý niệm đối với hoán dụ. Những cái được
N
M

xem là một miền ý niệm hay hai miền ý niệm là kết quả quá trình giải mã ngôn ngữ
G

dưới ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa. Trong các bài báo khoa học về sau này,
N
U
TR

Lakoff cũng không dùng từ “miền ý niệm” nữa mà sử dụng từ “tổ hợp miền ý niệm”
khi bàn về trường hợp của hoán dụ ý niệm.

Trong đa số trường hợp hoán dụ ý niệm, tổ hợp miền ý niệm được tạo thành dựa
trên sự tương cận tự nhiên như ở hai ví dụ sau:

- Cho hai Coca!

- Tính tiền gà chiên ngồi bàn 2!


68

Mối liên hệ giữa hãng giải khát Coca-Cola và sản phẩm của họ là chai nước ngọt
Coca là quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Tương tự như vậy chúng ta thấy
mối liên hệ giữa người khách ngồi ở bàn số hai và món ăn mà anh ta gọi đều có
quan hệ với nhau. Theo lí thuyết về khung ngữ nghĩa của Fillmore (1982) [110] thì
thực khách, món ăn, bồi bàn, hóa đơn v.v... đều nằm trong một khung “nhà hàng”.
Sự gần gũi giữa các thành tố này cho phép chúng tổ hợp lại với nhau để tạo thành
miền ý niệm tổ hợp. Ở mức độ khái quát cao hơn, Lakoff (1987) [135] đưa ra thuật
ngữ mô hình tri nhận lí tưởng hóa để diễn tả các ý niệm rất phức tạp bao gồm nhiều
ý niệm con có quan hệ gần gũi. Dù các thuật ngữ trên có nhiều điểm chung nhưng

N
.V
U
thuật ngữ “tổ hợp miền ý niệm” vẫn được sử dụng nhiều nhất khi bàn về hiện tượng

D
.E
AS
hoán dụ ý niệm. Cho đến nay, đa số các nhà ngữ nghĩa học tri nhận đều đồng ý rằng

AL
hoán dụ ý niệm hoạt động dựa trên mối quan hệ tương cận giữa hai miền ý niệm
.N
W
nằm trong cùng một tổ hợp miền ý niệm. Trong đa số các trường hợp, sự tương cận
W
-W

khá rõ ràng, nhưng cũng có những trường hợp sự tương cận có được là do cảm nhận

M

của con người. Chẳng hạn như ở trường hợp “tea” (bữa trà) với nghĩa là bữa ăn
C
BẮ

chính đã phân tích trong phần hoán dụ ý niệm tiếp hợp, hoạt động uống được đặt

G

trong mối quan hệ tương cận với hoạt động ăn, trước tiên chỉ là ăn một ít bánh qui
N
ẠI
O

rồi dần dần ở một số vùng là ăn một bữa chính. Khả năng tổ hợp lại với nhau của
G
N

hai thành tố khác nhau “uống” và “ăn” trong trường hợp này tạo thành một tổ hợp
M

miền ý niệm. Khi ta nói “Anh ta có cái đầu nhạy lắm” thì hai miền ý niệm “hoạt
G
N
U

động tư duy” và “cái đầu” cũng có quan hệ tương cận bởi vì hoạt động tư duy diễn
TR

ra ở trong bộ não. Như đã bàn ở các phần trên, việc tổ hợp hai hay nhiều miền ý
niệm lại thành một tổ hợp miền ý niệm như vậy là kết quả cảm nhận của con người.
Không phải trong tất cả các trường hợp, tổ hợp miền ý niệm đều được tạo thành dựa
trên sự tương cận tự nhiên. Đôi lúc nét tương cận ấy xuất hiện trong cảm nhận của
con người. Theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận thì tương cận ở đây cần được
hiểu là “tương cận ý niệm” và trong một số trường hợp chúng ta có được trường
hợp tương cận đơn giản là vì trong tư duy của chúng ta, nó có nét tương cận. Đây
69

cũng chính là cơ sở để chúng tôi phân chia các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm ở
chương ba và chương bốn.

Nếu hoán dụ ý niệm hoạt động chủ yếu dựa trên quan hệ tương cận thì ẩn dụ ý niệm
hoạt động dựa trên sự tương đồng giữa hai miền ý niệm. Ở ẩn dụ ý niệm, hai miền ý
niệm hoàn toàn độc lập với nhau, không thể ghép chung thành một tổ hợp miền ý
niệm như trong trường hợp của hoán dụ ý niệm được. Chẳng hạn như ở ẩn dụ ý
niệm “tranh luận là chiến tranh” mà chúng tôi đã trình bày trong phần cấu trúc ẩn dụ
ý niệm, chúng ta có hai miền ý niệm độc lập là “tranh luận” và “chiến tranh”. Hai

N
miền ý niệm này có những yếu tố tương đồng làm cho người ta liên hệ chúng với

.V
U
D
nhau. Cả hai miền ý niệm đều có “người tham gia”, “người thắng”, “người thua”,

.E
AS
“các điểm cần bảo vệ”, “các điểm dễ bị tấn công”, “chiến thuật” v.v... Nói một cách

AL
.N
khác, ở các ví dụ đã nêu trong phần cấu trúc ẩn dụ ý niệm, miền ý niệm nguồn chỉ là
W
W

giả định. Trong hoán dụ ý niệm, hai miền ý niệm con vẫn nguyên vẹn nhưng chúng
-W

được xem là nằm trong một chuỗi có tính hàm ẩn tăng dần. Trong khi đó thì ở
M
C

trường hợp ẩn dụ, chỉ có một miền ý niệm, miền ý niệm đích là được giữ lại còn
BẮ

miền ý niệm nguồn thì biến mất. Quá trình ẩn dụ hóa ý niệm diễn theo cơ chế: qua
G
N

quá trình chiếu xạ, một số thành tố của miền ý niệm nguồn được gán sang miền ý
ẠI
O
G

niệm đích và bản thân miền ý niệm nguồn ngưng tồn tại.
N
M

Như vậy, quan hệ tương cận và tương đồng là một tiêu chí quan trọng nữa giúp
G
N

chúng ta phân biệt ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Nếu ẩn dụ ý niệm hoạt động
U
TR

dựa trên quan hệ tương đồng giữa hai miền ý niệm thì hoán dụ ý niệm lại hoạt động
dựa trên sự tương cận giữa hai miền ý niệm con trong một tổ hợp miền ý niệm. Sự
tương cận trong hoán dụ ý niệm trong nhiều trường hợp là rất rõ ràng nhưng cũng
có một số trường hợp là do cảm nhận của con người.

2.3.3 Hiện tƣợng chiếu xạ miền ý niệm và làm nổi miền ý niệm

Thuật ngữ “chiếu xạ miền ý niệm” và “làm nổi miền ý niệm” được Croft (1993)
[99] sử dụng đầu tiên khi phân tích sự khác biệt giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý
70

niệm. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu coi hiện tượng “chiếu xạ ý niệm” là yếu tố
cơ bản của quá trình ẩn dụ ý niệm và hiện tượng “làm nổi miền ý niệm” là nền tảng
cho hiện tượng hoán dụ ý niệm. Về cơ bản, Croft đồng tình với Lakoff và Johnson
(1980) [134] rằng miền ý niệm nguồn và miền ý niệm đích là nền tảng cho nghĩa
tường minh và nghĩa hàm ẩn được thể hiện trong cấu trúc ngữ nghĩa. Chiếu xạ miền
ý niệm là hiện tượng các mối quan hệ tương ứng giữa những thành tố của hai miền
ý niệm nguồn và đích được xác lập. Nhờ có các mối quan hệ đó mà chúng ta có thể
giải mã nghĩa hàm ẩn của ẩn dụ ý niệm. Chẳng hạn khi nói “Các luận điểm của anh
ta bị đập tơi tả” chúng ta có miền ý niệm nguồn là “tranh luận” và ý niệm đích là

N
.V
U
“chiến tranh”. Trong cuộc tranh luận chúng ta có thể “tấn công”, “bảo vệ”, “rút lui”,

D
.E
AS
“phát pháo”, “chặn lại” v.v… giống như trong trận đánh vậy. Hiện tượng chiếu xạ

AL
miền ý niệm diễn ra khi chúng ta liên hệ các đặc điểm giữa một cuộc tranh luận và
.N
W
một trận đánh. Từ đó, chúng ta rút ra được một ẩn dụ ý niệm: “tranh luận là chiến
W
-W

tranh”.

M
C

Làm nổi miền ý niệm là hiện tượng một miền ý niệm con trong tổ hợp miền ý niệm
BẮ

đóng vai trò nổi bật. Đối với trường hợp làm nổi miền ý niệm, các mối quan hệ có
G
N

thể được thiết lập nhưng chỉ diễn ra trong nội bộ tổ hợp miền ý niệm. Ví dụ, ở một
ẠI
O
G

trường trung học phổ thông ta gặp câu khẩu hiệu sau: “Áo trắng quyết thắng tiên
N
M

nâu”. Ở đây, áo trắng là một miền ý niệm con trong tổ hợp miền ý niệm “học sinh”.

G

Tổ hợp miền ý niệm “học sinh” có thể bao gồm nhiều miền ý niệm con như “học
N
U
TR

lực”, “tác phong”, “dụng cụ học tập”, “phù hiệu”, “đồng phục”, “hạnh kiểm” v.v...
Rõ ràng ta không thể tìm được miền ý niệm nào ngoài tổ hợp miền ý niệm học sinh
có những quan hệ tương ứng với nhau kiểu như “tranh luận” và “chiến tranh”.
Trong câu khẩu hiệu trên, miền ý niệm con “áo trắng” từ vị trí thứ yếu trong tổ hợp
miền ý niệm học sinh trở thành vị trí chủ yếu. Theo lập luận của Croft (1993) [99],
hiện tượng làm nổi miền ý niệm là nền tảng chủ yếu của hoán dụ ý niệm. Nó làm
cho một miền ý niệm vốn chỉ có vai trò bình thường khi xét theo nghĩa tường minh
“nổi lên” đóng vai trò chính trong nghĩa hoán dụ.
71

Như vậy, trong những trường hợp nào chúng ta có thể tìm thấy hiện tượng chiếu xạ
miền ý niệm và làm nổi miền ý niệm. Để tìm câu trả lời, trước hết, chúng ta hãy
cùng xem xét các ví dụ về ẩn dụ ý niệm mà Lakoff và Johnson (1980) [134] đã đưa
ra ở chương 6 của quyển “Metaphor we live by”:

- He‟s in love. (Anh ta đang yêu)

- We‟re out of trouble now. (Chúng ta đã giải quyết được rắc rối)

- He‟s coming out of the coma. (Anh ấy đã ra khỏi tình trạng hôn mê)

N
.V
U
- I‟m slowly getting into shape. (Tôi đang dần bình phục)

D
.E
AS
-

AL
He entered a state of euphoria. (Anh ấy trở nên hứng phấn cao độ)
.N
W
-
W

He fell into a depression. (Anh ta rơi vào trầm cảm)


-W

và một số hoán dụ ở chương 8 cũng của quyển sách đó:


M
C
BẮ

- He likes to read the Marquis de Sade. (Anh ta thích đọc sách Marquis de

G
N

Sade)
ẠI
O
G

- Acrylic has taken over the art world. (Sơn Acrylic được sử dụng rộng rãi
N
M

trong hội họa)


G
N
U

- The Times hasn‟t arrived at the press conference yet. (Tạp chí Times vẫn
TR

chưa có mặt ở hội nghị).

- Mrs. Grundy frowns on blue jeans. (Bà Grundy không thích quần jeans xanh)

- New windshield wipers will satisfy him. (Cái gạt nước mới sẽ làm anh ta hài
lòng)

Trong các ví dụ kể trên thì tất cả các trường hợp ẩn dụ ý niệm đều rơi vào vị ngữ
như “be in love”, “be out of trouble”, “come out of the coma”, “get into shape”,
72

“fall into a depression” v.v... Các ví dụ đó cũng cho thấy rằng ẩn dụ ý niệm không
chỉ liên hệ với động từ mà cả giới từ và tính từ nữa. Trong khi đó thì các ví dụ hoán
dụ chỉ liên hệ với danh từ làm chủ ngữ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể kết luận
rằng hiện tượng chiếu xạ ý niệm chỉ xuất hiện thông qua động từ và hiện tượng làm
nổi miền ý niệm chỉ xuất hiện thông qua danh từ. Trong phần ví dụ dưới đây, Cruse
(1986) [100] đã cho chúng ta thấy các ví dụ (1 - 4) có liên quan đến hiện tượng
chiếu xạ miền ý niệm chủ yếu thông qua danh từ còn các ví dụ (5 - 8) có liên quan
đến hiện tượng làm nổi miền ý niệm chủ yếu thông qua động từ:

N
(1) mouth of a person, an animal, a bottle, a cave, a river (miệng người,

.V
U
D
.E
miệng thú, miệng chai, miệng hang, cửa sông)

AS
AL
(2) handle of a door, suitcase, umbrella, sword, spoon (tay nắm cửa, quai
.N
W
vali, chân dù, đốc kiếm, cán thìa)
W
-W

(3) tree, phrase structure tree, family tree, clothes tree (cây, cây cú pháp, cây
M
C

gia đình, cây treo quần áo)


BẮ

G

(4) cup, acorn cup, resin cup, cup (for capstan), cup (golf hole), bra cup (ly,
N
ẠI

đấu của quả sồi, ly sứ to, ụ quay, lỗ gôn, áo lót)


O
G
N
M

(5) She swore foullly (Bà ta thề độc)



G
N

(6) She swore loudly (Bà ta thề thật to)


U
TR

(7)The vase fell quickly (Cái bình rơi nhanh)

(8) The vase fell far. (Cái bình rơi xa)

Trong các ví dụ (1 – 4) các từ “mouth”, “handle”, “tree” và “cup” rõ ràng là được


chiếu trong các miền ý niệm khác nhau. Chúng ta cũng tìm ra được những nét tương
đồng trong cách thức chiếu xạ miền ý niệm ở các trường hợp ẩn dụ này. Còn trong
các ví dụ (5 - 8), động từ gắn với những miền ý niệm khác nhau do trợ động từ làm
nổi. Trong ví dụ “She swore foully”, nội dung của vị ngữ được làm nổi còn trong ví
73

dụ “She swore loudly”, cái được làm nổi bật lại chính là âm lượng. Trong ví dụ
“The vase fell quickly” thì các miền ý niệm thời gian và sự thay đổi trong tổ hợp
miền ý niệm chuyển động được làm nổi. Trong khi đó thì ở ví dụ “The vase fell
far”, miền ý niệm vị trí và khoảng cách được làm nổi.

Như vậy hiện tượng chiếu xạ miền ý niệm và làm nổi miền ý niệm có thể xảy ra ở
bất kì từ loại nào. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể tìm thấy trường hợp ẩn
dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm ở các loại từ khác nhau. Đây là điểm quan trọng để
chúng tôi khảo sát các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người ở các

N
phần tiếp theo. Từ phần phân tích hai hiện tượng trên, chúng ta cũng thấy rằng

.V
U
D
“chiếu xạ miền ý niệm” và “làm nổi miền ý niệm” là hai tiêu chí rất cơ bản để xác

.E
AS
định trường hợp ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Hai hiện tượng này cũng cho thấy

AL
.N
vai trò của miền ý niệm khi khảo sát ẩn dụ và hoán dụ ý niệm.
W
W
-W

2.4 Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời từ góc nhìn ẩn dụ ý

M

niệm và hoán dụ ý niệm


C
BẮ

Mặc dù Langacker (1987) [141] không trực tiếp bàn về thành ngữ trong mô hình
G
N

ngữ pháp tri nhận của mình nhưng thỉnh thoảng ông cũng đề cập đến các đặc điểm
ẠI
O

của thành ngữ để phản biện một số quan điểm của Chomsky. Chẳng hạn Langacker
G
N
M

phản bác quan điểm của Chomsky cho rằng thành ngữ là những đơn vị ngữ nghĩa

không rõ ràng và không thể phân chia thành các đơn vị nhỏ hơn. Quan điểm thành
G
N
U

ngữ là những đơn vị ngữ nghĩa không thể phân chia thành các đơn vị nhỏ hơn được
TR

Chomsky đưa ra làm bằng chứng về những thay đổi trên trục kết hợp trong mô hình
ngữ pháp tạo sinh. Trong phần lập luận của mình, Langacker (1987:25) [141] đã
đưa ra quan điểm như sau:

“Nếu chỉ coi thành ngữ là những đơn vị ổn định về ngữ nghĩa và bền vững về
cấu trúc thì mọi chuyện quá đơn giản. Chính xác hơn, thành ngữ cần phải
được xem là những đơn vị ngữ nghĩa phức tạp mang tính biểu tượng đã được
qui ước hóa và hợp nhất thành một “thể ổn định”. Chúng ta nhận thấy rằng
những chỉnh thể này có thể nhận diện được ngay cả khi các đơn vị cấu thành
74

nên chúng bị đảo thứ tự …Thành ngữ cần được xem là một đơn vị về một
mức độ nào đó độc lập với trật tự sắp xếp sẵn có mặc dù trật tự sẵn có là cái
chúng ta gặp thường xuyên và “nghe quen” hơn những trật tự khác”

Theo quan điểm của Langacker [141], ngữ pháp là một hệ thống tri nhận được cấu
thành từ nhiều đơn vị ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau và các đơn vị này
được sử dụng cho quá trình mã hóa cũng như giải mã để tạo nghĩa. Vận dụng quan
điểm trên và ý tưởng về “thể ổn định” (established configuration) của Langacker,
Langlotz (2004) [144] đưa ra khái niệm “tập hợp hoạt hóa thành ngữ” (idiom

N
activation set). Một “tập hợp hoạt hóa thành ngữ” là một cấu trúc tinh thần được

.V
U
D
kích hoạt mỗi khi chúng ta xử lí một thành ngữ nào đó. Cũng giống như các đơn vị

.E
AS
ngôn ngữ khác, “tập hợp hoạt hóa thành ngữ” bao gồm nhiều tiểu hệ thống biểu

AL
.N
tượng và ngữ nghĩa tác động qua lại lẫn nhau. Hiểu theo quan điểm của ngôn ngữ
W
W

học tri nhận thì chính bản chất phức tạp của các “tập hợp hoạt hóa thành ngữ” này
-W

đã tạo ra những khó khăn cho chúng ta khi tiến hành tìm hiểu và phân tích thành
M
C

ngữ. Chính vì vậy, để có thể mô tả đầy đủ các cấu trúc tinh thần tạo nên thành ngữ
BẮ

và các biến thể của chúng, chúng ta cần phân tích, mổ xẻ cấu trúc ngữ nghĩa bên
G
N

trong của nó. Cụ thể hơn là chúng ta cần phân tích các cấu trúc biểu tượng, mối liên
ẠI
O
G

hệ giữa các cấu trúc biểu tượng và cách thức các cấu trúc này được kích hoạt trong
N
M

quá trình sử dụng.


G
N
U

2.4.1 Tính tổ hợp qua lăng kính tri nhận


TR

Tính tổ hợp được định nghĩa là những phức hợp trong một cấu trúc thành ngữ.
Chẳng hạn như thành ngữ “spill the beans” (làm lộ bí mật) trong tiếng Anh là một
thể phức hợp gồm ít nhất hai đơn vị từ vựng là “spill” và “beans”. Theo phân tích
ngữ pháp của Langacker [141] thì “spill the beans” là kết quả tích hợp hai hay nhiều
đơn vị biểu tượng trên trục kết hợp. Cấu trúc thành ngữ này tạo thành một nốt ngữ
pháp tri nhận riêng vì nó có nghĩa cụ thể. Về nghĩa tường minh, nó gợi ra hình ảnh
một người nào đó làm rơi vãi các hạt đậu trong hộp và nghĩa hàm ẩn của nó là làm
lộ bí mật. Dù là thành ngữ nhưng “spill the beans” không tồn tại độc lập mà liên kết
75

với các lược đồ tri nhận khác do nó tạo ra. Các lược đồ tri nhận này đan xen lẫn với
các nốt khác trong hệ thống và cho phép chúng ta mô tả như sau, theo cách mô tả
của Langacker [141]:

Clause

[S-V] (intransitive) [S-V-O] (transitive)

N
.V
[S spill O] [S kick O] [S x O]

U
D
.E
AS
[S pill the beans]

AL
.N
Cấu trúc tổ hợp của thành ngữ “spill the beans”
W
W
-W

M
C
BẮ

Qua phần phân tích ở sơ đồ trên chúng ta thấy rằng thành ngữ cũng có những cấu

G
N

trúc, mặc dù những cấu trúc này không thể phân tích một cách tách bạch rõ ràng.
ẠI
O

Trong cảm nhận, chúng ta vẫn thấy rằng thành ngữ là tổ hợp có tính phức tạp cao.
G
N
M

Chính vì vậy mà Langacker cho rằng nếu chỉ coi thành ngữ là một từ lớn do nhiều

từ ghép lại thì vấn đề trở nên đơn giản quá mức. Về tính phức tạp trong cấu trúc của
G
N
U

thành ngữ, Langacker (1987:426) [141] có nhận xét như sau:


TR

“Dù các tổ hợp thành ngữ có thể trở nên cố định do đã được sử dụng như
một thói quen, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng nó được cấu thành từ
những thành phần riêng rẽ. Như vậy nếu coi thành ngữ là một tổ hợp cố định
hay một “từ dài” (từ ghép từ nhiều từ) thì chúng ta sẽ gặp một mâu thuẫn
lớn: Khi xem thành ngữ là một từ dài thì mặc nhiên chúng ta loại bỏ tính
phân tích được của nó và chẳng có cơ sở nào để xem thành ngữ là hệ thống
phức tạp nữa. Lúc này, tất cả các ngữ cố định sẽ được xem là một chuỗi các
hình vị ghép lại với nhau bất kể nó dài ngắn thế nào. Thật ra bất kì thành ngữ
76

nào cũng có tính phân tích được ở một mức độ nhất định. Ở bất kì thời điểm
nào ngôn ngữ cũng có hàng ngàn, hàng vạn các đơn vị biểu tượng phức tạp
và tính phức tạp ấy thể hiện qua các đơn vị cấu thành. Không phải lúc nào ta
cũng có thể thấy được các đơn vị cấu thành khi sử dụng một ngữ cố định và
mức độ xuất hiện của các đơn vị cấu thành này cũng khác nhau tùy theo ngữ
cảnh sử dụng. Tuy nhiên ở một mức độ nhất định, các đơn vị cấu thành vẫn
có vai trò trong việc tạo nghĩa cho thành ngữ. Chính vì thế, chúng ta chỉ có
thể xem thành ngữ là những đơn vị không thể phân chia được và có nghĩa võ
đoán khi các đơn vị cấu thành của nó hoàn toàn không đóng vai trò gì trong

N
.V
U
quá trình tham gia tạo nghĩa.”

D
.E
AS
Như vậy chúng ta thấy rằng tính phân tích được về mặt cấu trúc đóng vai trò quan

AL
.N
trọng trong việc khảo sát cấu trúc nội tại của một tổ hợp. Một tổ hợp dù bền vững
W
W

đến mấy vẫn có thể phân tích được nếu chúng ta có thể nhận diện được các đơn vị
-W

cấu thành. Đây chính là trường hợp của thành ngữ “spill the beans”. Khi xử lí thành
M
C

ngữ này, người nghe hoàn toàn có thể nhận diện được một số đơn vị cấu thành dù
BẮ

chúng khá trừu tượng. Chẳng hạn người nghe có thể nhận diện được từ “spill”, từ
G
N

“beans” với ngữ nghĩa biểu tượng của chúng và cả cấu trúc [S V O] đóng vai trò
ẠI
O
G

liên kết các đơn vị từ lại với nhau. Nói một cách khác thì khi tổ hợp thành ngữ này
N
M

được kích hoạt trong hệ thống ngữ pháp tri nhận thì các đơn vị cấu thành cũng được

G

kích hoạt đồng thời với chúng. Vì vậy khi cảm nhận và xử lí nó, người nghe xem nó
N
U
TR

là một cấu trúc phức tạp. Cách lí giải về tính tổ hợp như thế này của ngôn ngữ học
tri nhận cũng giải thích tại sao thành ngữ mang những đặc điểm của một ngữ mặc
dù nó được sử dụng như một tổ hợp cố định.

2.4.2 Vai trò của ẩn dụ ý niệm

Theo phân tích của các nhà ngôn ngữ học tri nhận thì ẩn dụ được định nghĩa là một
công cụ mà thông qua nó những trải nghiệm mơ hồ của con người được ý niệm hóa
dựa trên những trải nghiệm cụ thể hơn. Lakoff (1987) [135] cho rằng khá nhiều trải
nghiệm của chúng ta được tạo thành theo phương thức ẩn dụ thông qua một số
77

lượng hữu hạn các lược đồ hình ảnh, ví dụ như lược đồ hình ảnh về sự chứa đựng.
Lược đồ hình ảnh này được tạo ra bởi một vật chứa đựng có phía trong, phía ngoài
và được xét trong một không gian ba chiều. Qua quá trình khảo sát, Lakoff đã phát
hiện ra rằng lược đồ hình ảnh về sự chứa đựng được áp dụng theo phương thức ẩn
dụ đối với một số lượng lớn các phạm trù ý niệm phi không gian. Chẳng hạn như
trong phạm trù ngôn ngữ, tình cảm vốn có tính phi không gian nhưng vẫn được ý
niệm hóa thành vật chứa đựng như trong ngữ “empty words” hoặc “to be in love”
của tiếng Anh. Một ví dụ khác là lược đồ hình ảnh về hành trình di chuyển được
dùng để ý niệm hóa cuộc đời như trong câu “We are going around in circles” (Cuộc

N
.V
U
sống của chúng ta nối tiếp theo vòng tròn). Ngoài ra phương hướng trước sau cũng

D
.E
AS
là một lược đồ hình ảnh được áp dụng đối với cơ thể người. Lược đồ hình ảnh trước

AL
sau có thể tìm thấy trong cách ý niệm hóa thời gian trong nhiều ngôn ngữ. Chẳng
.N
W
hạn trong tiếng Việt, chúng ta cũng ý niệm hóa tương lai là cái nằm ở phía trước
W
-W

trong cách nói “hướng đến tương lai”, “vươn đến tương lai” và ý niệm quá khứ là

M

cái ở phía sau “nhìn lại quá khứ”, “quay về với quá khứ”.
C
BẮ

Như đã trình bày ở trên, phép ẩn dụ có ảnh hưởng quan trọng đối với thành ngữ "to
G
N

spill the beans". Hình ảnh nguồn và nghĩa ẩn dụ đều có chung ý niệm "từ trong ra
ẠI
O
G

ngoài". Điều này tạo điều kiện cho phép ẩn dụ hoạt động như một cầu nối giữa miền
N
M

ý niệm nguồn và miền ý niệm đích. Khi khảo sát thêm những thành ngữ khác trong

G

tiếng Anh chúng tôi nhận thấy rằng một số thành ngữ khác như "to let the cat out of
N
U
TR

the bag" hay "to come out of the closet" cũng có nghĩa tương tự như thành ngữ "to
spill the beans" (làm lộ bí mật) và cũng bắt nguồn từ ý niệm ẩn dụ "từ bên trong ra
bên ngoài". Điều này cho phép chúng ta kết luận rằng những thành ngữ này rất
giống nhau ở cấp độ ý niệm. Nói một cách khác chính ý niệm là cái tạo ra nhiều
cách biểu đạt khác nhau thông qua các hoạt động ẩn dụ. Chúng ta càng có cơ sở để
khẳng định những điều này khi xem xét các thành ngữ trái nghĩa với nhóm thành
ngữ trên như: "button one's lips" (ngậm miệng), "keep something under one's hat"
(giữ chặt trong mũ), "stay in the closet" (để yên trong kho) v.v... Những thành ngữ
trái nghĩa này cũng bắt nguồn từ một ý niệm ngược lại: những điều bí mật sẽ không
78

bị lọt ra ngoài nếu chúng ta có cái gì đó để giữ nó ở bên trong, nói cách khác là giữ
im lặng.

Tương tự như vậy, phép ẩn dụ ý niệm khi được xem xét ở cấp độ cơ bản nhất chính
là cơ sở tạo nghĩa cho nhiều cách biểu đạt mang tính thành ngữ. Ví dụ như thành
ngữ "to let off steam" có thể tách ra thành hai đơn vị cấu thành là "let off" và
"steam". Nghĩa tổng quát của nó có thể hiểu là xả ra hay trút ra cơn giận dữ. Theo
như phân tích của Lakoff (1987) [135] và Kovecses (2002) [127] thì sự giận dữ
thường được hiểu theo phương thức ẩn dụ như sau "mind is a container" (cái đầu là

N
một vật chứa) và "anger is a hot fluid in a container" (cơn giận dữ là nước nóng ở

.V
U
D
trong một vật chứa). Trong trường hợp này, việc thiết lập quan hệ giữa nghĩa tường

.E
AS
minh của "steam" (hơi nước) và nghĩa hàm ẩn "anger" (sự giận dữ) hoàn toàn có thể

AL
.N
hiểu được cả về thực nghiệm lẫn tri nhận bởi vì hơi nước có sức mạnh - có thể
W
W

chuyển động động cơ. "Steam" được xem là hơi nước đun nóng và việc xả hơi nước
-W

nóng thể hiện cơ giận dữ đang dần dần nguội đi.


M
C
BẮ

Các ẩn dụ ý niệm "đầu là một vật chứa " và "cơn giận dữ là nước nóng trong vật

G

chứa" còn là cơ sở ý niệm cho nhiều thành ngữ khác có liên quan đến sự giận dữ
N
ẠI

trong tiếng Anh như "to blow one's stack", "to flip one's lid" và "to raise the roof"
O
G
N

(giận sôi lên). Các thành ngữ này đều được tạo thành từ cùng một hình ảnh nguồn
M

và tri thức qui ước. Theo quan điểm của Gibbs (1997) [115] thì phép ẩn dụ ý niệm
G
N

có cơ sở tâm lí từ thực tiễn cuộc sống và là cơ sở cho nhiều thành ngữ. Để kiểm
U
TR

chứng cho lập luận của mình, hai tác giả đã thực hiện một số thí nghiệm với người
bản xứ nói tiếng Anh và phát hiện ra rằng các thành ngữ tiếng Anh có liên quan đến
việc biểu đạt sự giận dữ có sự thống nhất cao về hình ảnh tri nhận như sau:

- biểu đạt cơn giận dữ: "to blow one's stack", "to flip one's lid", "to hit the ceiling"

- biểu đạt sự kiềm chế: "crack the whip", "lay down the law", "call the shots", "call
the tunes"

- biểu đạt sự tiết lộ: "spill the beans", "let the cat out of the bag", "blow the whistle"
79

- biểu đạt việc giữ bí mật: "keep it under one's hat", "button one's lips", "hold one's
tongue".

Gibbs (1997) [115] lí giải sự thống nhất trong các thành ngữ liên quan đến sự giận
dữ như sau: "Khi hình dung ra thành ngữ chỉ sự giận dữ, người ta hiểu rằng sự căng
thẳng hay giận dữ là tác nhân dẫn đến hành động. Khi cơn giận dữ hay sự căng
thẳng này tăng lên thì chúng ta khó lòng kiểm soát và có thể bộc phát ra một cách
vô tình (như hình ảnh làm bật tung nắp đậy ra "blow the stack"). Một khi cơn giận
dữ đã được xả ra (nắp đậy bị bật ra trong thành ngữ "to flip the lid", trần nhà bị đập

N
.V
trúng trong thành ngữ "to hit the ceiling" và những vật cản bị thổi bay trong thành

U
D
ngữ "to blow the stack" thì không thể làm gì khác đi được.” Mỗi một hình ảnh trong

.E
AS
những thành ngữ này đều dựa trên ý niệm của chúng ta về nước nóng làm tăng áp

AL
.N
suất và thoát ra khỏi vật chứa. Chúng ta có thể thấy rằng quá trình thiết lập quan hệ
W
W

ẩn dụ từ ý niệm nguồn (ví dụ nước nóng trong một vật chứa) sang ý niệm đích (ví
-W

dụ trạng thái tức giận) chính là cơ sở để chúng ta có chung các hình ảnh tâm lý và
M
C

tri thức cụ thể của chúng ta về những hình ảnh tâm lý này tạo ra nhiều thành ngữ
BẮ

khác nhau về sự giận dữ.


G
N
ẠI

Qua phần phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng phép ẩn dụ quả thật đóng vai
O
G
N

trò nền tảng để tạo nên các biểu đạt thành ngữ. Chính vì thế có thể nói rằng phép ẩn
M

dụ ý niệm đóng vai trò là cơ sở cho việc tìm hiểu nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
G
N

Chính ẩn dụ ý niệm giúp cho người nói và người nghe cùng sử dụng chung hình ảnh
U
TR

tâm lý và hiểu nghĩa thành ngữ theo cách thống nhất cho cả hai bên.

2.4.3 Vai trò của hoán dụ ý niệm

Trong ngôn ngữ học tri nhận, hoán dụ ý niệm được hiểu là việc sử dụng một đặc
điểm riêng để nhận dạng một thực thể phức tạp hơn. Đây chính là một trong những
đặc điểm cơ bản của khả năng tri nhận. Theo Lakoff (1987) [135] chúng ta rất
thường xuyên sử dụng những khía cạnh hay đặc điểm dễ nhận biết, dễ cảm nhận của
80

một thực thể nào đó để biểu trưng cho toàn bộ hay một số mặt, một số phần của
thực thể ấy.

Theo như Kovecses (2002: 208 – 209) [127], hoán dụ ý niệm "the hand stands for
the activity" (bàn tay biểu trưng cho hành động) được sử dụng trong khá nhiều biểu
thức ngôn ngữ có tính thành ngữ như "hold one's hand" (nắm tay ai), "put one's
hands in one's pockets" (cho tay vào túi), "turn one's hand to something" (với tay
lấy vật gì), "join hands with somebody" (bắt tay với ai). Cơ sở cho điều này là con
người thường sử dụng tay của mình để thực hiện các hoạt động. Khi xem xét thành

N
.V
ngữ "join hands with somebody" từ góc nhìn hoán dụ ý niệm chúng ta có thể dễ

U
D
dàng thấy rằng bàn tay trong thành ngữ này biểu trưng cho hành động. Ngoài ra

.E
AS
chính tri thức qui ước đóng vai trò nối các từ "join", "hands", "with" và "somebody"

AL
.N
lại với nhau vì trong thực tế tay là chỗ để chúng ta nắm lấy hay liên kết với người
W
W

khác. Như vậy là kết hợp tri thức nền và hiểu biết về hoán dụ ý niệm chúng ta có thể
-W

giải mã thành ngữ này thành "liên kết hoạt động với người khác". Quá trình xử lý tri
M
C

nhận này giúp tạo ra nghĩa của thành ngữ này là "hợp tác với ai đó". Ở đây tri thức
BẮ

nền và hoán dụ ý niệm có một vai trò quan trọng.


G
N
ẠI

Ngoài ra hoán dụ ý niệm "the hand stands for the person" (bàn tay biểu trưng cho
O
G
N

con người) cũng tạo ra nhiều cách biểu đạt thành ngữ khác nhau: "need more hands"
M

(cần thêm vài tay), "have a hand in something" (nhúng tay vào việc gì), "transmit
G
N

something from hand to hand" (chuyển việc gì đó từ tay này sang tay khác). Thường
U
TR

thường chúng ta sử dụng bàn tay để thực hiện các động tác và có thể kiểm soát gần
như tuyệt đối hoạt động đôi tay của mình. Do đó ngoài ẩn dụ ý niệm "bàn tay biểu
trưng cho con người" chúng ta còn có ẩn dụ ý niệm "bàn tay biểu trưng cho khả
năng kiểm soát". Điều này làm nảy sinh ra thêm nhiều thành ngữ nữa như "gain the
upper hand" (chiếm ưu thế), "rule somebody with an iron hand" (cai trị bằng bàn
tay sắt), "keep a strict hand on somebody" (cai quản ai đó chặt chẽ), "fall into the
hands of somebody" (rơi vào tay một người nào đó). Như vậy chúng ta có thể thấy
là hoán dụ ý niệm cũng như ẩn dụ ý niệm đóng một vai trò quan trọng trong quá
81

trình tạo lập thành ngữ. Thông qua sự tương cận về ý niệm, hoán dụ ý niệm làm
chúng ta liên tưởng nghĩa tường minh với nghĩa hàm ẩn. Sự tương cận về ý niệm
trong hoán dụ có khi rõ ràng và hiển nhiên nhưng cũng có khi là do cảm nhận của
con người.

Tóm lại, ở chương 2 chúng tôi tập trung trình bày cấu trúc ẩn dụ ý niệm và hoán dụ
ý niệm. Ẩn dụ ý niệm được chia thành ẩn dụ ý niệm cấu trúc, ẩn dụ ý niệm định
hướng và ẩn dụ ý niệm bản thể. Hoán dụ ý niệm cũng có ba dạng là hoán dụ ý niệm
tuyến tính, hoán dụ ý niệm tiếp hợp và hoán dụ ý niệm bao gộp. Ẩn dụ ý niệm và

N
.V
hoán dụ ý niệm có thể phân biệt với nhau thông qua mối quan hệ trên hai trục ngôn

U
D
ngữ; quan hệ tương đồng và tương cận; hiện tượng chiếu xạ miền ý niệm và làm nổi

.E
AS
miền ý niệm. Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đóng vai trò đáng kể trong việc tạo

AL
.N
nghĩa cho thành ngữ. Trong chương 3 và chương 4 của luận án, chúng tôi sẽ phân
W
W

tích chi tiết các loại ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong thành ngữ chứa yếu tố
-W

chỉ bộ phận cơ thể người để làm rõ thêm vai trò của chúng trong việc tạo nghĩa cho
M
C
BẮ

thành ngữ.

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
82

CHƢƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG


ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
NGƢỜI

Trong chương này, chúng tôi tập trung mô tả và phân tích các ẩn dụ ý niệm trong
thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt. Các
ẩn dụ ý niệm liên quan đến vật chứa đựng, quyền lực, tính cách con người và một số
ẩn dụ ý niệm khác sẽ được khảo sát.

N
.V
3.1 Bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc xem là vật chứa đựng

U
D
.E
AS
3.1.1 Yếu tố ĐẦU

AL
.N
Có lẽ một trong những ẩn dụ ý niệm thường dùng nhất trong thành ngữ tiếng Anh là
W
W

“cái đầu là vật chứa đựng”. Điều này có nghĩa cái đầu của con người được xem như
-W

một cái hộp cả về hình dáng lẫn kích thước. Do bộ não là nơi chứa đựng trí tuệ và
M
C

tư duy, chúng ta có thể phát biểu rằng “cái đầu là nơi chứa đựng tư duy” hoặc “cái
BẮ

đầu là nơi chứa đựng ý tưởng”. Điều ấy thể hiện qua các ví dụ sau:
G
N
ẠI

Try to keep a civil tongue in your head [giữ một cái lưỡi lịch sự trong
O
G
N

đầu]. We want him on our side. (Cậu nhã nhặn một tí đi. Chúng mình
M

cần nó về phe mình)


G
N
U
TR

He's talking out of the back of his head [nói chuyện từ phía sau đầu] -
you can't get a flight to Australia for less than 500 pounds these days.
(Nó đang nói vớ vẩn ấy mà. Làm sao có thể mua vé máy bay đi Úc
chưa tới 500 bảng vào thời buổi này)

Parents of young children have to have eyes in the back of their heads
[có mắt ở đằng sau đầu] (Cha mẹ có con nhỏ cần luôn luôn chú ý đến
con mình)
83

He took the car out in this weather - He must be out of his head [ở
ngoài đầu]! (Lái xe vào lúc thời tiết thế này. Thằng đó điên chắc!)

He's taken it into his head [mang vào trong đầu] to become really
jealous. (Hắn cho rằng phải đánh ghen thật dữ dội)

Don't go putting ideas into his head [nhét ý tưởng vào trong đầu]. We
haven't got the money for a car (Đừng dụ dỗ nó làm gì. Bọn tao không
có tiền mua xe hơi đâu)

N
.V
We need a new shopping centre in our neighbourhood like we need a

U
D
hole in the head [cần một lỗ ở trong đầu]! (Chúng tôi chẳng cần đến

.E
AS
cái trung tâm mua sắm ở gần nhà làm gì cả)

AL
.N
W
Anna was pissed out of her head [tè ra ngoài đầu] - she couldn't even
W
-W

walk. (Anna say đến mức đi không nổi)



M
C
BẮ

I can't change my mind now, she'll think I've gone soft in the head

[mềm ở trong đầu]. (Tôi không thể đổi ý được; làm vậy cô ta cho rằng
G
N

tôi là đồ ngu)
ẠI
O
G
N

Kiểu ẩn dụ ý niệm này cũng giống như ẩn dụ ý niệm ống dẫn mà Reddy (1979:290)
M

[165] đã đề cập đến. Chúng ta biết rằng cái hộp được dùng để chứa đựng đồ vật.
G
N
U

Tương tự như cái hộp, cái đầu được xem là nơi chứa đựng các loại ý tưởng và tư
TR

duy. Thành ngữ “to have one‟s head full of something” (trong đầu chứa đầy cái gì
đó) chuyển tải hình ảnh một cái hộp chứa đầy một thứ gì đó chiếm trọn phần không
gian bên trong chiếc hộp đấy. Cũng như thế, nếu chúng ta suy nghĩ quá nhiều về
một người hay một vật nào đó, tất cả các ý nghĩ và luồng tư duy của chúng ta sẽ tập
trung vào người hay vật ấy. Kết quả là trong đầu chúng ta không còn có khoảng
trống để nghĩ về người hay vật khác. Lúc này tâm trí của chúng ta hoàn toàn bị
những suy nghĩ về một thứ chiếm lĩnh. Theo phân tích cấu trúc ẩn dụ ý niệm mà
Lakoff và Johnson (1980) [134] trình bày trong quyển “Metaphor we live by”,
84

chúng ta có hai miền ý niệm lần lượt là cái đầu và hộp chứa. Đối với cái hộp chứa,
chúng ta có thể đựng đồ vật bên trong, gắn thêm đồ vật lên mặt trước hay mặt sau,
nhồi nhét vào, lấy đồ vật ra v.v... Tương ứng với miền ý niệm hộp chứa, ở miền ý
niệm cái đầu, chúng ta có thể nhét ý tưởng vào đầu ai đó (put ideas into sb‟s head),
gắn thêm cặp mắt ở sau đầu (have eyes in the back of your head), uống say đến mức
bia hay rượu chảy ra khỏi đầu (pissed out of your head) v.v... Như vậy, ta có thể
thấy rằng một khi xác định được nghĩa ẩn dụ “đầu là một cái hộp chứa” và kết hợp
với tri thức nền chúng ta có thể suy nghĩa được các thành ngữ kể trên.

N
Trong thành ngữ tiếng Việt, chúng ta có rất ít trường hợp ẩn dụ ý niệm “cái đầu là

.V
U
D
vật chứa”. Qua khảo sát, chúng tôi không tìm được thành ngữ tiếng Việt chứa yếu tố

.E
AS
“đầu” nào được tạo lập từ ẩn dụ ý niệm “cái đầu là vật chứa đựng”. Tuy nhiên, loại

AL
.N
ẩn dụ ý niệm này lại hay xuất hiện trong các tổ hợp ngữ cố định tiếng Việt như:
W
W

“trong đầu”, “trong óc”, “trong tâm trí”, “nhồi sọ” v.v...
-W

M

Đi tìm lời giải cho sự khác biệt khá lớn giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt với
C
BẮ

nghĩa ẩn dụ ý niệm “cái đầu là vật chứa”, chúng tôi thấy căn nguyên nằm ở cấu trúc

G

của thành ngữ trong hai ngôn ngữ. Ẩn dụ ý niệm theo kiểu “ống dẫn” mà chúng tôi
N
ẠI

phân tích ở trên thường chỉ xuất hiện kèm giới từ nên thành ngữ chứa yếu tố đầu
O
G
N

trong tiếng Anh với ẩn dụ ý niệm “cái đầu là vật chứa” chiếm số lượng khá lớn.
M

Thành ngữ tiếng Việt được tạo lập chủ yếu theo cấu trúc song đối, trong đó thành
G
N

ngữ bốn từ chiếm số lượng lớn (Nguyễn Thiện Giáp, 1975) [54]. Do cấu trúc ngắn
U
TR

gọn và hàm súc như vậy nên thành ngữ tiếng Việt rất ít sử dụng giới từ. Trái lại,
trong tiếng Anh, lượng thành ngữ có chứa giới từ - nhân tố thuận lợi để ẩn dụ ống
dẫn hình thành - chiếm số lượng lớn. Bảng phụ lục 4 có 64 thành ngữ tiếng Anh
chứa yếu tố “đầu” thì ẩn dụ ý niệm này xuất hiện ở 14 thành ngữ, chiếm tỉ lệ
21,88%.
85

3.1.2 Yếu tố MẮT

Đây cũng là một ẩn dụ ý niệm nữa có thể giúp chúng ta giải nghĩa thêm khá nhiều
thành ngữ có chứa yếu tố mắt trong tiếng Anh. Chẳng hạn như trong trường hợp của
thành ngữ “to be able to tell from someone‟s eyes”, chúng ta có thể đoán được ý đồ
hay mục đích của người nào đó thông qua những biểu hiện ở đôi mắt. Ở trong
trường hợp này, chính ẩn dụ ý niệm “đôi mắt là vật chứa đựng” đã giúp chúng ta
suy được nghĩa ẩn dụ của thành ngữ “có thể đoán được ý đồ, suy nghĩ của một
người nào đó thông qua ánh mắt của người ấy”. Một hình thức mở rộng thêm của ẩn

N
dụ ý niệm “đôi mắt là vật chứa đựng” là ẩn dụ ý niệm cụ thể hơn “đôi mắt là nơi

.V
U
D
chứa đựng tình cảm”. Ẩn dụ ý niệm này là yếu tố giúp chúng ta suy nghĩa được

.E
AS
những thành ngữ dạng như “someone‟s eyes are full of love” (Đôi mắt tràn đầy tình

AL
.N
yêu). Một ví dụ khác là thành ngữ “dollar signs in sb‟s eyes” (đô la hiện ra ở trong
W
W

mắt). Khi một người nào đó nhìn thấy cơ hội kiếm tiền thì ánh mắt họ sẽ thay đổi và
-W

thành ngữ này được sử dụng. Trong các trường hợp này, chúng ta có hai miền ý

M
C

niệm. Miền ý niệm nguồn là đôi mắt còn miền ý niệm đích là vật chứa đựng. Giống
BẮ

như vật chứa đựng, đôi mắt được ý niệm hóa có không gian bên trong và bên ngoài.
G
N

Ở trong đôi mắt theo thành ngữ tiếng Anh có thể là “dollar sign”, “star”, “mud”,
ẠI
O
G

“love” v.v... Những ánh mắt khác nhau gắn liền với các trạng thái tâm lí và tình cảm
N
M

tương ứng được so sánh với các hình ảnh cụ thể ở thế giới xung quanh để hình

G

thành các chiếu xạ ý niệm. Với ẩn dụ ý niệm “Đôi mắt là vật chứa đựng”, chúng ta
N
U
TR

còn có những thành ngữ tiếng Anh như sau:

Look at me in the eyes [nhìn vào trong mắt tôi] and tell me the truth.
(Nhìn thẳng vào mắt tôi và nói thật đi)

Well, here's mud in your eye [đây là bùn trong mắt anh]! I hope you'll
both be very happy together. (Nào nâng cốc! Chúc hai người hạnh
phúc.)
86

Me, in love with Sandra? In a pig's eye [trong mắt heo] I am. (Tôi mà
yêu Sandra ấy hả? Còn lâu nhé.)

It's not always easy being in the public eye [trong mắt công chúng].
(Là người của công chúng không phải lúc nào cũng dễ chịu)

Local taxi drivers approached us with dollar signs in their eyes [với kí
hiệu đôla trong mắt]. (Mấy ông lái taxi đến gần chúng tôi với đôi mắt
sáng rỡ.)

N
.V
And although she was probably just an ordinary-looking kid, in my

U
D
.E
eyes [trong mắt tôi] she was the most beautiful child in the world. (Dù

AS
chỉ là một đứa trẻ bình thường, trong mắt tôi con bé là đứa trẻ đẹp

AL
nhất trên đời.) .N
W
W
-W

She was a girl with stars in her eyes [ngôi sao trong mắt] and dreams

M

of becoming famous. (Cô ta lúc nào cũng háo hức và mơ tưởng trở
C
BẮ

thành người nổi tiếng.)



G
N

There was fire in his eyes [lửa ở trong mắt] when he faced his
ẠI
O
G

opponent. (Khi đối mặt với địch thủ đôi mắt ông ấy tóe lửa.)
N
M

I can see heat in their eyes [thấy sức nóng trong mắt họ]. (Tôi có thể
G
N
U

nhìn thấy lửa trong đôi mắt họ)


TR

Điểm đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy là các thành ngữ này đều được tạo lập với
giới từ “in”. Giới từ này là nền tảng cơ bản cho lược đồ hình ảnh vật chứa đựng.
Khi khảo sát kĩ lưỡng từng ví dụ kể trên, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa hai
miền ý niệm: đôi mắt và vật chứa đựng. Các ví dụ kể trên cho thấy rõ ràng người
Anh ý niệm hóa đôi mắt như một vật chứa. Trong đôi mắt có thể là tình cảm, là tiền,
là lửa.
87

Cũng giống như ẩn dụ ý niệm “cái đầu là vật chứa đựng”, “đôi mắt là vật chứa
đựng” là một ẩn dụ ý niệm kiểu ống dẫn theo cách gọi của Reddy (1979:290) [165].
Ẩn dụ ý niệm kiểu “ống dẫn” thường chỉ xuất hiện kèm giới từ nên thành ngữ tiếng
Anh với ẩn dụ ý niệm “đôi mắt là vật chứa đựng” có khá nhiều nhưng trong tiếng
Việt lại không có mặc dù số lượng thành ngữ chứa yếu tố mắt của tiếng Việt ở bảng
phụ lục 3 có nhỉnh hơn số lượng thành ngữ chứa yếu tố mắt của tiếng Anh ở bảng
phụ lục 4 (96 so với 72). Một lần nữa chúng ta lại thấy sự khác biệt trong cấu trúc
thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chính vì thành ngữ tiếng Việt được tạo lập chủ
yếu theo cấu trúc song đối nên ít sử dụng giới từ. Đây là lí do chính giải thích hiện

N
.V
U
tượng thành ngữ tiếng Việt có rất ít thành ngữ có ẩn dụ ý niệm kiểu ống dẫn.

D
.E
AS
3.1.3 Yếu tố TRÁI TIM

AL
.N
W
Trái tim thường được xem là nơi trú ngụ của tình cảm. Theo lí giải của Lakoff và
W
-W

Johnson (1980) [134] thì kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng khi ta lo lắng hay buồn

M

rầu chúng ta thường có cảm giác có vật gì đè nặng trên lồng ngực làm cho lồng
C
BẮ

ngực xẹp xuống. Ngược lại khi cảm thấy sung sướng hay hạnh phúc thì chúng ta lại

G

có xu hướng đứng thẳng người và vươn ngực lên. Cũng như lồng ngực, trái tim có
N
ẠI

thể là nơi chất chứa giận hờn, yêu ghét, hạnh phúc, đau khổ, vui sướng v.v... Chính
O
G
N

vì vậy chúng ta có thể nói trái tim “chứa chan cảm xúc”, “ngập tràn yêu thương”
M

hay “khô cằn tình cảm”. Trong tiếng Anh, sự đau đớn về mặt tình cảm thường được
G
N

ý niệm hóa thông qua hình ảnh trái tim bị tổn thương. Chính vì vậy khi ai đó “have
U
TR

a broken heart” (trái tim tan vỡ) hay “have a bleeding heart” (trái tim rướm máu) thì
rõ ràng là người ấy đang rất bất hạnh và đau khổ. Các ý niệm hóa này cũng có nét
tương đồng với các chiếu xạ ẩn dụ ý niệm mà Lakoff và Johnson (1980) [134] đề ra:
hạnh phúc được xem là sức khỏe và sự sống còn đau khổ được xem là bệnh tật và
cái chết. Một số ví dụ khác của ẩn dụ ý niệm “trái tim là vật chứa đựng” mà chúng
tôi khảo sát được trong thành ngữ tiếng Anh như sau:
88

We would like to thank you from the bottom of our hearts [từ đáy trái
tim] for all your help. (Từ đáy lòng chúng tôi cảm ơn sự giúp đỡ của
anh.)

I knew in my heart of hearts [trong tim của tim] that something was
wrong, but I just wasn't ready to deal with it. (Trong thâm tâm tôi biết là
có cái gì đó không ổn nhưng tôi chưa sẵn sàng đối phó.)

That night, she opened her heart to me [mở trái tim ra với tôi] and I think
that's when I fell in love with her. (Tối hôm đó cô ấy mở lòng với tôi và

N
.V
U
tôi nghĩ đó cũng là lúc tôi yêu cô ấy.)

D
.E
AS
Her heart swelled with [Tim cô ta căng đầy] joy and gratitude as she

AL
.N
passed the exam. (Lòng cô tràn ngập niềm vui và sự biết ơn khi qua được
W
W
-W

kì thi.)

M

Her heart brimmed over [trái tim tràn ngập] with love and admiration
C
BẮ

for Charles. (Trái tim cô ấy tràn ngập tình yêu và sự ngưỡng mộ đối với

G
N

Charles.)
ẠI
O
G

Rõ ràng là miền ý niệm trái tim và miền ý niệm vật chứa đựng trong các thành ngữ
N
M

trên có mối liên hệ tương ứng với nhau. Cũng như bất kì vật chứa đựng nào cũng

G

đều có không gian trong ngoài, trái tim có thể đóng hoặc mở. Nếu vật chứa đựng có
N
U
TR

giới hạn nhất định về không gian chứa đựng thì trái tim cũng những giới hạn như
vậy. Vì thế mà trái tim có thể tràn ngập tình yêu, sự ngưỡng mộ.

Các khảo sát của chúng tôi cho thấy ẩn dụ ý niệm “bộ phận cơ thể là vật chứa đựng”
còn có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như ngực, tay, bụng, gan và ruột trong
thành ngữ tiếng Anh. Trong khuôn khổ luận án này chúng tôi chỉ phân tích thành
ngữ tiếng Anh chứa yếu tố “đầu”, “mắt” và “tim” và thấy rằng ẩn dụ ý niệm “bộ
phận cơ thể người là vật chứa đựng” xuất hiện khá phổ biến trong thành ngữ tiếng
Anh. Do đặc trưng cấu trúc ít sử dụng giới từ nên ẩn dụ ý niệm trên ít xuất hiện
89

trong các thành ngữ tương ứng tiếng Việt. Tuy nhiên, các kết cấu như “trong đầu”,
“trong mắt”, “trong tim”, “trong lòng”, “trong ruột”... lại được dùng khá phổ biến
trong tiếng Việt (Nguyễn Đức Dân 1996:353) [11].

Tại các phần phân tích, chúng tôi cũng đã chứng minh rằng ẩn dụ ý niệm quả thật
đóng vai trò nền tảng trong quá trình tạo nghĩa cho thành ngữ. Chính vì thế có thể
nói rằng phép ẩn dụ ý niệm đóng vai trò là cơ sở cho việc tìm hiểu nghĩa hàm ẩn
của thành ngữ. Chính ẩn dụ ý niệm giúp cho người nói và người nghe cùng sử dụng
chung hình ảnh tâm lý và hiểu nghĩa thành ngữ theo cách thống nhất cho cả hai

N
.V
bên.

U
D
.E
AS
3.2 Bộ phận cơ thể ngƣời với quyền lực và sự kính trọng

AL
.N
3.2.1 Nắm cái gì đó trong tay là có quyền kiểm soát
W
W
-W

Cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều có một số thành ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm tay

M

biểu trưng cho quyền lực. Chẳng hạn chúng ta có thể xem xét ví dụ “to rule
C
BẮ

someone/something with a hand of iron” (cai trị ai/nơi nào đó bằng bàn tay sắt). Rất

G

có thể thành ngữ này bắt nguồn từ việc ngày xưa các ông hoàng thường mang găng
N
ẠI

tay làm bằng lưới sắt. Ở đây, nghĩa tường minh của thành ngữ “cai trị theo hình
O
G
N

thức ép buộc người khá c” có liên hệ với nghĩa hàm ẩn thông qua ẩn dụ “nắm cái gì
M

đó trong tay là có quyền kiểm soát”. Một ví dụ khác nữa liên quan đến việc dùng ẩn
G
N

dụ ý niệm này là thành ngữ “an iron hand in a velvet glove” (bàn tay sắt bọc nhung)
U
TR

có nghĩa hàm ẩn là “một thái độ cứng rắn được làm cho trở nên mềm mỏng”. Qua
khảo sát, chúng tôi còn xác định được một số thành ngữ cùng loại khác trong tiếng
Anh như:

The arrangements for the party are now in Tim's hands [trong tay Tim].
(Việc tổ chức bữa tiệc bây giờ nằm trong tay Tim).

There were concerns that the weapons might fall into the hands of [rơi vào
tay] terrorists. (Người ta lo lắng rằng vũ khí có thể rơi vào tay bọn khủng bố)
90

What people want is a president with a firm hand on the tiller [với một bàn
tay chắc trên bánh lái]. (Cái mọi người cần là một tổng thống có khả năng
cầm chắc bánh lái)

I'm sure they don't want to reduce the price but if you threaten to pull out of
the sale that might force their hand [ép tay họ]. (Tôi chắc là họ không muốn
giảm giá nhưng nếu anh dọa sẽ không mua nữa thì họ sẽ chùn tay).

To enforce each new law the president uses persuasion first, and then force -
the iron hand in the velvet glove [bàn tay sắt trong găng tay nhung]. (Để thi

N
.V
U
hành luật pháp mới tổng thống trước hết là thuyết phục rồi mới dùng vũ lực –

D
.E
AS
bàn tay bọc nhung).

AL
.N
Trong quá trình khảo sát chúng tôi còn nhận thấy rằng có khá nhiều thành ngữ mà
W
W

nghĩa ẩn dụ của chúng được tạo ra do các ẩn dụ ý niệm cũng như là những tri thức
-W

qui ước chung mà các dân tộc ở những nền văn hoá khác nhau cùng chia sẻ. Trước
M
C

hết, chúng ta hãy xem xét trường hợp của thành ngữ “to take someone/something in
BẮ

hand” (nắm lấy ai/vật gì). Khi nắm vật gì đó trong tay, chúng ta có thể làm bất kì
G
N

điều gì với vật đó cũng được. Như vậy ẩn dụ ý niệm “Nắm cái gì đó trong tay là có
ẠI
O
G

quyền kiểm soát” lại đóng vai trò cầu nối giữa nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
N
M

thường được hiểu là “có quyền điều khiển toàn bộ đối với một người hay việc gì

G

đó”. Một trường hợp khác là thành ngữ “fall into someone‟s hands” (rơi vào tay ai
N
U
TR

đó). Ở đây chúng ta đều biết rằng khi một vật gì đó rơi vào tay chúng ta thì nó
thường là việc làm vô tình. Một khi ta đã nắm được vật gì đó trong tay thì ta có thể
toàn quyền quyết định mình sẽ làm gì với vật ấy. Như vậy trong trường hợp này tri
thức qui ước kết hợp với ẩn dụ ý niệm lại cho phép ta suy ra nghĩa của thành ngữ
này là “vô tình rơi vào tầm kiểm soát của một ai đó”. Còn có những thành ngữ khác
trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt có thể chứng minh rằng ẩn dụ ý niệm trên đóng
một vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa cho thành ngữ. Chẳng hạn như trường
hợp của thành ngữ “to be out of one‟s hands” (không còn quyền kiểm soát ai/vật gì
nữa) và “to take the law into one‟s own hands” (thâu tóm quyền hành và tự đưa ra
91

quyết định”. Tương tự với cách phân tích như vậy ta có thể suy được nghĩa của
thành ngữ “to have something/somebody in the palm of one‟s hand” (nắm quyền
kiểm soát tuyệt đối ai đó hay việc gì) và “to lay hands on someone” nghĩa là
“chộp/bắt được ai đó”. Một số thành ngữ khác cũng có ẩn dụ ý niệm này là:

The court will decide how much money you get - the decision is out of our
hands [ngoài tay chúng tôi]. (Tòa sẽ quyết định anh nhận được bao nhiêu tiền
– quyết định không ở trong tay anh).

When you fly, your life is in the hands of complete strangers [trong tay

N
.V
U
những người hoàn toàn xa lạ]. (Khi lên máy bay, mạng sống của anh nằm

D
.E
trong tay những người hoàn toàn xa lạ).

AS
AL
.N
The police haven't done anything about the vandalism, so local residents
W
W
-W

have taken matters into their own hands [nắm lấy mọi chuyện trong tay họ].

(Cảnh sát chưa làm gì trước nạn phá phách nên người dân địa phương phải tự
M
C
BẮ

giải quyết lấy).



G

Với thành ngữ tiếng Việt, chúng ta cũng có một số thành ngữ chứa yếu tố “tay” với
N
ẠI

ẩn dụ ý niệm “nắm cái gì đó trong tay là có quyền kiểm soát” nhưng số lượng ít
O
G
N

hơn. Qua khảo sát của chúng tôi, chỉ có vài thành ngữ như sau là có cơ sở từ ẩn dụ ý
M

niệm trên:
G
N
U
TR

đàn bà dễ có mấy tay


cờ đến tay ai người ấy phất
tay hòm chìa khóa
sống tay người chết tay ta
Tiếng Việt cũng có khá nhiều ngữ cố định, mà trước nay vẫn quen gọi và cho là từ
ghép, có liên quan đến ẩn dụ ý niệm trên như “ra tay”, “thẳng tay”, “mát tay”,
“ngứa tay”, “mó tay”, “đang tay”, “xuống tay”, “đụng tay” v.v... Điều này cho
chúng ta thấy rằng người Việt cũng có xu hướng ý niệm hóa đôi tay theo miền ý
niệm quyền lực và khả năng kiểm soát khá phong phú.
92

3.2.2 Khuôn mặt là danh dự của con ngƣời

Khuôn mặt vốn là một trong những bộ phận cơ thể quan trọng nhất của con người.
Đặc biệt, khuôn mặt là bộ phận có nét đặc trưng rất cao phân biệt người này với
người khác. Mỗi khi chúng ta tương tác với người hay vật nào đó thì khuôn mặt
luôn hướng về người hay vật ấy. Có thể nói khuôn mặt có vai trò trung tâm trong
hoạt động giao tiếp của con người. Chính vì vậy mà khuôn mặt rất thường xuyên
xuất hiện trong các cách nói về danh dự hay phẩm giá của con người. Với ẩn dụ ý
niệm “khuôn mặt là danh dự của con người” chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều

N
điểm tương đồng giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Thành ngữ “lose face”

.V
U
D
trong tiếng Anh có một ngữ cố định gần như hoàn toàn tương đương trong tiếng

.E
AS
Việt là “mất mặt”. Trong cả hai trường hợp này thì khuôn mặt có mối liên hệ với sự

AL
.N
tự trọng hay sự kính trọng mà người khác dành cho mình. Như đã phân tích ở trên,
W
W

tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng điệu bộ khuôn mặt có thể cho chúng ta biết
-W

rất nhiều thứ về tình cảm và thái độ của người nào đó. Tuy nhiên tri thức qui ước

M
C

vẫn chưa đủ để giúp chúng ta suy được nghĩa của những thành ngữ như thế này. Để
BẮ

có thể làm được điều đó người học cần phải vận dụng thêm mối liên hệ với ẩn dụ ý
G
N

niệm “khuôn mặt là danh dự của con người”. Ẩn dụ ý niệm này chính là cầu nối
ẠI
O
G

giữa nghĩa tường minh với nghĩa hàm ẩn “bị mất đi sự kính trọng hay vị nể của
N
M

người khác”. Chúng ta cũng có một số thành ngữ tiếng Anh với ẩn dụ ý niệm tương

G

tự như:
N
U
TR

They've had some bad luck, but they've put a brave face on their problems
[đặt khuôn mặt dũng cảm lên trên vấn đề] (Họ không gặp may nhưng ngoài
mặt tỏ ra không có gì).

He asked them to put out their cigarettes but they just laughed in his face
[cười vào mặt] (Anh yêu cầu bọn chúng dập thuốc lá nhưng bọn chúng lại
cười vào mặt anh).
93

Are the ministers involved more interested in saving face [giữ bộ mặt] than
telling the truth? (Có phải các vị bộ trưởng chú trọng nhiều đến việc giữ thể
diện hơn là nói sự thật?)

He refused to admit he made a mistake because he didn't want to lose face


[mất mặt] (Hắn không chịu nhận lỗi vì không muốn mất mặt).

The decision to close the sports hall was a slap in the face [một cái tát vào
mặt] for all those who had campaigned to keep it open. (Quyết định đóng cửa
nhà thi đấu là cái tát vào mặt những người đấu tranh để giữ nó).

N
.V
U
D
Điểm thú vị là trong khi thành ngữ có yếu tố “tay” chiếm số lượng lớn nhất trong

.E
AS
bảng khảo sát các thành ngữ tiếng Anh thì thành ngữ “mặt” lại chiếm số lượng lớn

AL
.N
nhất trong bảng khảo sát thành ngữ tiếng Việt. Thống kê của chúng tôi cho thấy
W
W

tiếng Việt có đến 115 thành ngữ chứa yếu tố “mặt” trong khi tiếng Anh chỉ có 47
-W

thành ngữ. Điều đó cho thấy rằng trong văn hóa Việt Nam, khuôn mặt là bộ phận cơ
M
C

thể được chú trọng nhiều nhất. Chính vì vậy mà trong tiếng Việt có tương đối nhiều
BẮ

thành ngữ chứa yếu tố mặt với ẩn dụ ý niệm “khuôn mặt là danh dự của con người”:
G
N
ẠI
O

tát nước vào mặt


G
N
M

tắm khi nào vuốt mặt khi ấy



G
N
U

mở mày mở mặt
TR

tai to mặt lớn

chơi với chó, chó liếm mặt

mặt trơ trán bóng

mặt nạc đóm dày

đeo mo vào mặt


94

mát mặt với anh em

mắng như tát nước vào mặt

mắng vuốt mặt không kịp

xấu mặt no lòng

xấu mặt xin tương cả làng cùng húp

mưa cơn nào mát mặt cơn ấy.

N
.V
U
Trong thành ngữ “mắng như tát nước vào mặt” thì lời mắng nhiếc có mục đích hạ

D
.E
nhục, làm cho người khác xấu hổ. Vì thế, “mắng như tát nước vào mặt” là mắng rất

AS
AL
nhiều với mục đích mạt sát hay hạ nhục người khác. Cũng như vậy, thành ngữ “mở
.N
W
mày mở mặt” nói lên sự hãnh diện của mình đối với mọi người xung quanh. Trong
W
-W

cuộc sống, ai cũng muốn được mọi người tôn trọng. Khi được nể nang thì người ta

M

luôn cảm thấy vui sướng và hạnh phúc. Vì vậy mà khuôn mặt và ánh mắt lúc nào
C
BẮ

cũng rạng ngời. Thành ngữ “mở mày mở mặt” nói về những tình huống người ta

G

hãnh diện với mọi người xung quanh.


N
ẠI
O
G

Trong văn hóa Việt Nam, khuôn mặt lớn, tai to, trán cao được xem là hình mẫu của
N
M

những người có quyền lực, địa vị trong xã hội và được nhiều người kính nể. Như

G

vậy thành ngữ “tai to mặt lớn” chỉ hạng người có chức có quyền, uy danh lừng lẫy.
N
U
TR

Một lần nữa chúng ta lại thấy khuôn mặt được dùng để biểu trưng cho danh dự của
con người. Cũng từ kinh nghiệm sống, chúng ta biết rằng, thớt là một vật dụng để
chặt, thái hay cắt thức ăn. Thớt thì lúc nào cũng trơ ra để người ta mặc tình làm gì
thì làm. Từ hình ảnh thực tế trong cuộc sống như vậy, câu “mặt trơ như mặt thớt”
chỉ những kẻ lì lợm, không biết xấu hổ hay sĩ diện là gì.

Ngoài các thành ngữ đã được liệt kê ở trên, chúng ta cũng thấy những ngữ cố định
chứa yếu tố “mặt” sau xuất hiện trong tiếng Việt: “rửa mặt”, “mặt dày”, “mặt mo”,
“mặt thớt”, “mặt thịt”, “mặt nạc”, “mặt chuột”, “đẹp mặt”, “xấu mặt”, “bẽ mặt”,
95

“lên mặt”, “đỏ mặt”, “tái mặt”, “méo mặt”, “vênh mặt” v.v.. Điều đó cho thấy ngoài
thành ngữ, ẩn dụ ý niệm “khuôn mặt là danh dự của con người” cũng xuất hiện phổ
biến ở trong các tổ hợp ngữ cố định tiếng Việt. Các ví dụ trên cho chúng ta thấy
rằng nghĩa của thành ngữ rõ ràng là được xây dựng từ những trải nghiệm cuộc sống
trong thế giới khách quan và một khi xác định được ẩn dụ ý niệm làm nền tảng thì
chúng ta có thể suy được nghĩa của thành ngữ.

3.2.3 Giƣơng mũi lên là thể hiện niềm tự hào

Khi xem xét ẩn dụ ý niệm này chúng ta có thể tìm thấy điểm tương đồng giữa người

N
.V
Anh và người Việt. Thành ngữ tiếng Anh “to go/walk around with one‟s nose in the

U
D
.E
air” (đi tới đi lui vểnh mũi lên trời) hay “turn your nose up” (vểnh mũi lên) gợi ra

AS
AL
hình ảnh một người nào đó nghiêng đầu về phía sau để cho mũi của mình vểnh lên.
.N
W
Người nói cũng nhận thức được rằng khi người ta tự hào về bản thân mình và khinh
W
-W

thường người khác thì họ thường có xu hướng không nhìn xuống những gì mà họ

M

coi là thấp hơn địa vị xã hội của mình. Tri thức qui ước này cùng với ẩn dụ ý niệm
C
BẮ

“giương mũi lên biểu hiện sự tự hào” đã tạo nghĩa cho thành ngữ này. Tương tự như

G

vậy thành ngữ “look down your nose at sth/sb” (khinh miệt ai đó) trong ví dụ “I
N
ẠI
O

always felt that she looked down her nose at us because we spoke with strong
G
N

accents and hadn't been to college” (Tôi luôn cảm thấy rằng cô ta khinh miệt chúng
M

tôi vì chúng tôi nói giọng hơi nặng và chưa học đại học) thể hiện sự khinh thị đối
G
N

với người khác vì cho rằng họ không bằng mình. Ở tiếng Anh, nếu hình ảnh mũi
U
TR

giương lên thể hiện sự kiêu hãnh hay tự hào thì cái nhìn qua mũi là biểu hiện của sự
khinh miệt.

Trong tiếng Việt, thành ngữ chứa yếu tố mũi có số lượng rất ít. Bảng danh sách của
chúng tôi cho thấy thành ngữ chứa yếu tố mũi trong tiếng Việt chiếm số lượng ít
nhất trong 29 nhóm thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể (7 thành ngữ). Đa
số thành ngữ này có liên quan đến danh dự hay sự tự hào:
xỏ chân lỗ mũi
96

vuốt mặt không nể mũi


mọc mũi sủi tăm
Thành ngữ “xỏ chân lỗ mũi” ngụ ý khinh thị và coi thường người khác. Trong thành
ngữ “vuốt mặt không nể mũi” chúng ta cũng có thể phân tích tương tự như vậy. Mũi
là phần gồ lên cao nhất của khuôn mặt nên vuốt mặt thế nào cũng đụng phải mũi.
Như vậy “vuốt mặt không nể mũi” là vuốt qua luôn, coi như mình không có cái mũi
vậy. Thành ngữ này chỉ việc hành xử không phải đạo, không hợp lẽ; làm một việc
nào đó mà không biết tôn trọng, kiêng dè cái đáng ra phải tôn trọng, kiêng nể. Tất
nhiên không nể mặt người khác như vậy thì sẽ chuốc lấy phiền toái vào thân. Khi

N
.V
U
khảo sát các ngữ cố định khác trong tiếng Việt, chúng tôi cũng thấy có một số

D
.E
AS
trường hợp liên quan đến ẩn dụ ý niệm “giương mũi lên là thể hiện niềm tự hào”

AL
như “phổng mũi”, “nở mũi”, “bể mũi”, “vểnh mũi”, “hỉnh mũi” ...
W
.N
W
-W

Trong khi tiếng Anh có đến 28 thành ngữ chứa yếu tố mũi thì tiếng Việt chỉ có 7

M

đơn vị. Điều này cũng cho thấy rằng trong văn hóa của người Anh, cái mũi có vị trí
C
BẮ

khá quan trọng và được ý niệm hóa theo nhiều miền ý niệm hơn. Kích thước và

G
N

hình dáng của bộ phận mũi có thể coi là nguyên nhân. Do người Anh thường có mũi
ẠI
O

to và có nhiều hình dáng khác nhau rõ rệt nên bộ phận này thường có vị trí đáng kể
G
N

khi miêu tả ngoại hình. Khi miêu tả ngoại hình, người Việt Nam thường ít chú ý đến
M

bộ phận mũi hơn do hình dáng và kích thước bộ phận này ở người Việt khá đồng
G
N
U

nhất.
TR

3.3 Bộ phận cơ thể ngƣời và tính cách con ngƣời

3.3.1 Đôi tay sạch hay bẩn là biểu hiện của tính cách

Thành ngữ “to keep one‟s hands clean” (giữ cho tay sạch) hay “to have clean
hands” (có đôi tay sạch) có nguồn gốc từ việc người ta không ai ưa chuộng sự bẩn
thỉu. Chính ẩn dụ ý niệm “đôi tay sạch là biểu hiện của sự thành thật, sự vô tội,
không có lỗi” giúp chúng ta hiểu được nghĩa ẩn dụ của thành ngữ: “là người trong
sạch”.
97

Một trường hợp khác cũng tương tự như vậy là thành ngữ “to wash one‟s (dirty)
hands of something” (rũ sạch mọi thứ khỏi tay mình) có nghĩa ẩn dụ là “đẩy trách
nhiệm về việc làm sai trái của mình cho một người khác để trốn trách nhiệm”. Như
vậy, trong thành ngữ tiếng Anh, bàn tay sạch sẽ là biểu hiện của tính trung thực, của
nhân cách tốt:

Politicians can leave the lies and smear campaigns to journalists and keep
their own hands clean [giữ đôi tay cho sạch]. (Các nhà chính trị có thể đẩy
những lời nói dối và chiến dịch bôi nhọ cho cánh nhà báo để giữ cho tay của

N
.V
họ sạch).

U
D
.E
AS
I should imagine he couldn't wait to wash his hands of [rửa tay] the whole

AL
project. (Tôi nên nghĩ đến chuyện nó rất muốn rũ sạch trách nhiệm trong
.N
W
W

toàn bộ dự án).
-W

The royal family don't usually dirty their hands with [làm bẩn tay] politics.
M
C

(Hoàng gia thường không để tay bị vấy bẩn vào chuyện chính trị).
BẮ

G

Nếu đôi tay sạch là biểu trưng của tính trung thực thì ngược lại, trong tiếng Anh, đôi
N
ẠI

tay bẩn lại là biểu trưng của đức tính chăm chỉ, chịu khó. Chúng ta có thể tìm thấy
O
G
N

bằng chứng trong thành ngữ tiếng Anh sau:


M

G

Unlike other bosses, he's not afraid to get his hands dirty [làm bẩn tay] and
N
U
TR

the men like that in him. (Không giống như những ông chủ khác, ông ấy
không ngại tham gia vào những công việc của nhân viên và nhân viên của
ông ta thích điều đó).

Trong tiếng Việt cũng có những thành ngữ với ẩn dụ ý niệm “đôi tay lấm bẩn biểu
trưng cho sự chăm chỉ, chịu khó” như:

Chân lấm tay bùn

Chân bùn tay đất


98

Hai tay vầy lỗ miệng

Với đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, từ lâu hình ảnh người nông dân lam lũ
gắn liền với bùn đất trên đồng ruộng nên các thành ngữ trên đều dùng để chỉ những
người phải làm lụng vất vả, quanh năm dầm mưa dãi nắng trên đồng ruộng. Những
ví dụ và phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng tuy ẩn dụ ý niệm “bàn tay sạch hay
bẩn là biểu hiện của tính cách” không xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Anh và
tiếng Việt nhưng nó cũng là bằng chứng cho thấy sự phong phú trong việc ý niệm
hóa các bộ phận cơ thể người. Đôi tay còn có nhiều kiểu ý niệm hóa khác mà chúng

N
.V
tôi sẽ phân tích trong các phần tiếp theo.

U
D
.E
AS
3.3.2 Tính cách là chất liệu

AL
.N
Trong thành ngữ tiếng Anh cũng như thành ngữ tiếng Việt, chúng ta có thể tìm thấy
W
W

một số thành ngữ miêu tả tính cách con người thông qua chất liệu cấu tạo bộ phận
-W

cơ thể. Chẳng hạn như để miêu tả một người nào đó có bản chất tốt, luôn quan tâm

M
C

chia sẻ và giúp đỡ người khác, người ta có thể dùng thành ngữ “to have heart of
BẮ

gold” (có trái tim vàng) như trong ví dụ: “She'll do anything for anyone - she's got a
G
N

heart of gold” (Cô ấy sẵn sàng giúp đỡ bất kì ai – quả là người có trái tim vàng).
ẠI
O
G

Vàng từ xưa đến nay đều được coi là kim loại quí hiếm có nhiều công dụng và luôn
N
M

được mọi người ngưỡng mộ. Trong trường hợp này chúng ta thấy vàng được sử

G

dụng để mô tả những phẩm chất đáng quí ở con người thông qua hình tượng trái tim
N
U
TR

vàng. Như vậy là miền ý niệm nhân cách con người đã được ý niệm hóa theo miền
ý niệm chất liệu. Cũng với ẩn dụ “tính cách là chất liệu”, trong tiếng Anh còn có các
thành ngữ sau:

He wouldn't help his own mother if she needed it - he's got a heart of stone
[trái tim bằng đá]. (Nó không chịu giúp mẹ của mình khi bà ta cần- tim nó
đúng là bằng đá)

She has a heart of glass [trái tim bằng thủy tinh] and is emotionally weak.
(Cô ấy có quả tim bằng thủy tinh và dễ bị tổn thương)
99

She is of pure heart [trái tim tinh khiết]. (Cô ấy là người trong trắng)

Trường hợp “heart of stone” dùng để chỉ những người quá cứng rắn, không có cảm
xúc, không rung động trước những khó khăn của người khác. Việc dùng hình tượng
đá để miêu tả tính cách con người như vậy rõ ràng là có nguyên do chứ không mang
tính võ đoán. Tương tự như thế, chúng ta đều biết rằng các đồ vật làm bằng thủy
tinh đều rất dễ vỡ. Từ đây, ta có thể suy ra được là người có trái tim bằng thủy tinh
là người yếu đuối, dễ bị sốc về mặt tình cảm và cần được người khác che chở, bảo
vệ. Thành ngữ “of pure heart” mang nghĩa gốc là sự tinh khiết, không pha tạp của

N
.V
vật liệu, được dùng để nói về những người có phẩm chất tốt đẹp, gần như không có

U
D
tính xấu. Đối với các thành ngữ này, chúng ta thấy rằng nghĩa hàm ẩn của chúng có

.E
AS
quan hệ rất gần gũi với nghĩa tường minh và chúng ta có thể hiểu được nghĩa hàm

AL
.N
ẩn không mấy khó khăn thông qua ẩn dụ ý niệm “tính cách là chất liệu”.
W
W
-W

Trong thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người, ẩn dụ ý niệm

M

“tính cách là chất liệu” cũng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu người Anh
C
BẮ

tri nhận trái tim là nơi chứa đựng tình cảm và tính cách của con người thì văn Việt

G

coi “bụng”, “dạ” là nơi chứa đựng suy nghĩ và tình cảm. Chính vì vậy, ẩn dụ “tính
N
ẠI

cách là chất liệu” xuất hiện chủ yếu trong các thành ngữ có yếu tố liên quan đến
O
G
N

bụng như “gan” hay “lòng”:


M

G

gan vàng dạ sắt


N
U
TR

gan chai phổi đá

gan sành dạ sỏi

lòng lim dạ sắt

lòng son dạ sắt

mặt sắt đen sì

mặt sứa gan lim


100

mặt chai mày đá

Với tri thức qui ước về tính chất bền lâu của vật liệu, “gan vàng, dạ sắt” được dùng
để nói đến tấm lòng chung thủy của người tình, nguyện mãi chờ nhau dù thời gian
có xa cách đến đâu.

Trong thành ngữ “gan chai phổi đá” thì chai chính là trở nên rất cứng. Gan mà cứng
chai lại còn phổi mà cứng như đá thì chứng tỏ đây là những người rất dũng cảm,
can trường, gần như không hề biết sợ hãi trước bất cứ điều gì. Thành ngữ “gan sành
dạ sỏi” cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.

N
.V
U
D
Thành ngữ “lòng lim dạ sắt” hay “mặt sứa gan lim” cũng có cách ý niệm hóa tương

.E
AS
tự. Lim vốn là loại gỗ quí rất cứng; sắt cũng là thứ kim loại khó bị bào mòn. Vì vậy,

AL
.N
người có lòng dạ cứng cỏi như lim, như sắt là người có ý chí vững vàng, hễ nói ra
W
W

điều gì là không bao giờ nuốt lời, khi đã quyết điều gì thì không ai lay chuyển được.
-W

Sứa là loài nhuyễn thể, có hình dạng như chiếc dù sống trôi nổi trên mặt biển bất kể
M
C

ngày đêm cho nên người “mặt sứa gan lim” là người trông vẻ bề ngoài có vẻ yếu ớt,
BẮ

nhát gan nhưng khi gặp chuyện thì lại gan lì, cứng cỏi, dám chịu đựng mọi sự thử
G
N

thách hơn tất cả những kẻ sừng sỏ khác.


ẠI
O
G
N

Riêng hai thành ngữ “mặt chai mày đá” và “mặt sắt đen sì” thường hai được dùng
M

để chê bai và có ý nghĩa tiêu cực. Câu “mặt chai mày đá” ám chỉ hạng người không
G
N

còn biết xấu hổ là gì. Mọi sự phê bình đều bất lực, không thể thâm nhập hoặc “ăn
U
TR

mòn” cái mặt “bất khả” của chủ nhân của nó. Ai chửi mắng, nói xỏ nói xiên điều gì
cũng mặc kệ, dửng dưng như không. Mặt sắt là khuôn mặt đen đúa, lại nguội lạnh
tình cảm trông vô hồn như cục sắt nên nghĩa ẩn dụ của thành ngữ này là để nói
người có quyền thế và lực nhưng vô cảm. Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng ẩn
dụ ý niệm “tính cách là chất liệu” xuất hiện khá phong phú trong thành ngữ chứa
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Việt.
101

3.3.3 Tính cách là hình dạng đôi mắt

Thành ngữ có yếu tố bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt còn có một
bộ phận ý niệm hóa tính cách con người thông qua hình dạng đôi mắt. Chẳng hạn
như thành ngữ “to have eyes like a hawk” (mắt diều hâu) được dùng để chỉ những
người kĩ tính, luôn luôn để ý đến từng chuyện nhỏ nhặt như trong ví dụ sau: “The
supervisor has eyes like a hawk, so be careful she doesn't catch you eating at your
desk” (Bà giám sát có cặp mắt diều hâu đó, cẩn thận đừng để bà ta bắt được cậu ăn
ở bàn học). Nghĩa của thành ngữ này bắt nguồn từ hình ảnh loài chim ưng luôn bay

N
cao để quan sát mọi thứ khi săn mồi và sẵn sàng sà xuống bất cứ lúc nào.

.V
U
D
.E
Ngoài ra, để nói về những người háo sắc, luôn thèm khát người khác giới, tiếng Anh

AS
AL
có thành ngữ “to have bedroom eyes”, “to have goo-goo eyes” hay “to have googly
.N
W
eyes”. Các thành ngữ này đều chỉ đôi mắt to, hay nhìn người khác với vẻ thèm khát,
W
-W

dâm đãng. Chính vì vậy, khi nhận xét ai đó mà người Anh dùng đến những thành

M

ngữ này thì đối tượng nhận xét không phải là người đứng đắn. Cũng tương tự như
C
BẮ

vậy, thành ngữ “to make sheep‟s eyes at somebody” mượn hình ảnh mắt to có vẻ

G

ngây dại của con cừu để miêu tả ai đó hay nhìn chằm chằm người khác khiến cho
N
ẠI

người ta khó chịu.


O
G
N
M

Như vậy, các thành ngữ trên đều diễn tả miền ý niệm tính cách con người thông qua

hình dáng đôi mắt. Ẩn dụ ý niệm “tính cách là hình dạng đôi mắt” rõ ràng là có vai
G
N
U

trò trong việc tạo nghĩa cho các thành ngữ trên.
TR

Ẩn dụ ý niệm “tính cách là hình dạng đôi mắt” cũng xuất hiện trong thành ngữ chứa
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Việt như các ví dụ sau:

mắt trắng môi thâm

to mắt hay nói ngang

mắt dơi mày chuột

rậm râu sâu mắt


102

mắt lợn luộc

mắt rắn ráo

mắt bồ câu

mắt diều hâu

mắt cú vọ

mắt trâu đực

N
.V
U
mắt cá chày

D
.E
AS
mắt lá răm

AL
.N
W
mắt ốc nhồi, môi chuối mắn
W
-W

Người mà “mắt trắng môi thâm” là người có dung mạo xấu xí. Thành ngữ này ám
M
C

chỉ người có tâm địa độc ác, vô ơn bạc nghĩa, hại người. Tri thức qui ước cho chúng
BẮ

ta biết rằng mắt dơi tuy nhỏ nhưng rất tinh anh và mắt chuột cũng thế. Hai loài vật
G
N

này thường hoạt động lén lút về đêm. Như vậy, người mà “mắt dơi mày chuột” là
ẠI
O
G

hạng người gian xảo. Khi giao tiếp với những người có tướng mạo như vậy, người
N
M

ta hay dè chừng. Tiếng Việt còn có các ngữ cố định như “mắt rắn ráo”, “mắt cú vọ”,

G

“mắt lỗ đáo”, “mắt diều hâu” với ý nghĩa tương tự, thường được dùng để chỉ những
N
U
TR

người trông có vẻ không thật thà, dễ phản trắc. Những thành ngữ như “mắt ốc nhồi,
môi chuối mắn”, “mắt như mắt lợn luộc” hay “mắt to hay nói ngang” đều sử dụng
hình ảnh đôi mắt to, luôn mở thao láo và nhìn một cách vô cảm để chỉ những người
xấc xược, ngang bướng. Như vậy là trong cách sử dụng ẩn dụ ý niệm “tính cách là
hình dạng đôi mắt” thì thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có những nét tương đồng.
103

3.4 Các loại ẩn dụ ý niệm khác

3.4.1 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố đầu

Trong thành ngữ “to bury one‟s head in the hands” (vùi đầu xuống hai tay), chúng
ta có thể tìm thấy nghĩa ẩn dụ ý niệm “giấu cái đầu của mình là thể hiện sự bất lực”.
Chúng ta biết rằng nếu ai đó ở trong tình huống khó khăn mà không tìm được giải
pháp dù đã thử hết mọi phương cách người ấy sẽ trở nên chán nản. Tư thế thông
thường mà mọi người đều có thể hình dung ra là một người nào đó đang ngồi hai
tay ôm lấy đầu. Những người như vậy đang cố trốn khỏi thế giới bên ngoài bằng

N
.V
cách dùng hai tay che khuôn mặt của mình. Chính ẩn dụ ý niệm “giấu cái đầu của

U
D
.E
mình thể hiện sự bất lực” giúp chúng ta liên kết những hiểu biết này với nghĩa ẩn dụ

AS
của thành ngữ là “cảm thấy chán nản hay thất bại”. Trong tiếng Việt, chúng ta cũng

AL
có một thành ngữ khá giống là “vò đầu bứt tai”. .N
W
W
-W

Ẩn dụ ý niệm “lắc đầu nghĩa là không đồng ý” có thể tìm thấy trong thành ngữ tiếng

M

Anh “to shake one‟s head”. Chúng ta biết từ kinh nghiệm hàng ngày rằng tư thế
C
BẮ

thường thấy nhất để thể hiện sự không đồng ý về điều gì đó là xoay đầu từ bên này

G
N

sang bên kia rồi trở về vị trí thẳng đứng ban đầu. Khi ta thấy ai đó lắc đầu thì ta hiểu
ẠI
O

là người ấy không đồng ý. Như vậy, nghĩa của thành ngữ này “thể hiện sự không
G
N

đồng ý” có thể suy ra được là nhờ tri thức qui ước về hành động lắc đầu và ẩn dụ ý
M

niệm “lắc đầu nghĩa là không đồng ý”.


G
N
U
TR

Tất nhiên, có nhiều thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh chúng ta không thể tìm
thấy thành ngữ tương đương. Chẳng hạn trong tiếng Việt, ta có một số thành ngữ
không tìm được diễn đạt tương đương trong tiếng Anh như: Đầu óc củ chuối, đầu bã
đậu, đầu đặc như bí v.v… Ngược lại, cũng có một số thành ngữ tiếng Anh không
tìm được tương đương trong tiếng Việt như “to be/ stand head and shoulders above
someone” nghĩa là “giỏi hơn ai đó rất nhiều”. Để hiểu thành ngữ này, có thể truy về
nguồn gốc từ ẩn dụ ý niệm “vai thể hiện cho khả năng trí tuệ”.
104

Một ví dụ khác nữa cũng có thể tìm nguồn gốc từ tri thức qui ước là thành ngữ “to
get one‟s head down” nghĩa là “quay trở lại với công việc.” Trong trường hợp này,
kiến thức tổng quát cho ta biết rằng khi ai đó làm việc, họ phải ghé đầu về phía
trước để có thể nhìn thấy rõ những gì mình làm.

Như chúng ta thấy qua các phần phân tích ở trên, việc ý niệm hóa cái đầu của con
người phụ thuộc vào tri thức qui ước mà chúng ta có được về vị trí, hình dáng, kích
thước và chức năng cũng như những cử chỉ gắn liền với bộ phận ấy. Rõ ràng, cơ chế
tri nhận ẩn dụ ý niệm có vai trò quan trọng đối với việc giải mã nghĩa của các thành

N
ngữ có chứa yếu tố “đầu”.

.V
U
D
.E
3.4.2 Thị giác cũng là xúc giác

AS
AL
.N
Kiểu ẩn dụ ý niệm này chính là yếu tố tạo lập một số thành ngữ trong tiếng Anh.
W
W

Nếu phân tích thành ngữ tiếng Anh “with ones‟ eyes fixed/pinned/glued on
-W

something” (dán mắt vào vật gì) và “to caress someone with one‟s eyes/gaze” (nhìn

M
C

ai đó với ánh mắt vuốt ve), người đọc hay người nghe có thể suy được nghĩa ẩn dụ
BẮ

của thành ngữ này không mấy khó khăn nhờ ẩn dụ ý niệm “nhìn thấy vật gì đó
G
N

chính là tiếp xúc với vật đó”. Cơ chế tri nhận này kết hợp với hình ảnh trong tư duy
ẠI
O

của người nói giúp chúng ta có thể suy nghĩa được thành ngữ trên là “quan sát ai đó
G
N
M

hay vật gì đó một cách rất chăm chú và kĩ lưỡng”. Trong các cơ chế tri nhận này,

G

chúng ta có miền ý niệm thị giác và miền ý niệm xúc giác. Miền ý niệm thị giác, cụ
N
U
TR

thể ở đây là đôi mắt, được ý niệm hóa thành những hành động của miền ý niệm xúc
giác. Chính vì thế nên mới có cách nói như những thành ngữ sau trong tiếng Anh:

Would you mind casting an eye over my essay [liếc mắt qua bài viết] and
giving me your comments? (Anh có thể liếc sơ bài viết của em và cho ý kiến
được không?).

You have to keep your eye on the ball [để mắt trên quả bóng] in business.
(Trong kinh doanh bạn phải để mắt đến tất cả mọi việc).
105

I kept my eye on him [để mắt trên anh ta] all the time as I felt sure he was
about to do something stupid. (Tôi luôn để mắt đến cậu ta vì tôi chắc là cậu
ta sắp làm điều ngu ngốc).

As he listened to the speaker he kept one eye on the crowd [để một mắt trên
đám đông] to gauge their response. (Trong khi nghe diễn giả anh ấy để mắt
đến đám đông để đánh giá phản hồi của họ).

All eyes are on the Prime Minister [Mọi con mắt đều đặt vào thủ tướng] to
see how he will respond to the challenge to his leadership. (Mọi con mắt đổ

N
.V
U
dồn về thủ tướng để xem ông phản ứng thế nào trước sự thách thức quyền

D
.E
AS
lãnh đạo của mình).

AL
.N
Keep your eyes peeled [lột mắt ra] for a signpost. (Nhớ để ý thật kĩ đến bảng
W
W
-W

chỉ dẫn)

M

I've loved him ever since I first set eyes on him [để mắt đến anh ta] (Tôi đã
C
BẮ

yêu anh ấy ngay từ khi nhìn thấy anh lần đầu tiên).

G
N
ẠI

Don't let insurance companies pull the wool over your eyes [kéo tấm vải qua
O
G

mắt bạn] - ask for a list of all the hidden charges. (Đừng để mấy công ty bảo
N
M

hiểm bịt mắt anh. Nhớ hỏi danh sách các khoản phí phụ thêm).
G
N
U

Từ các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tiếng Anh có khá nhiều thành ngữ có nguồn
TR

gốc từ ẩn dụ ý niệm “thị giác cũng là xúc giác”. Trong tổng số 72 thành ngữ tiếng
Anh chứa yếu tố mắt mà chúng tôi khảo sát, số thành ngữ có liên quan đến ẩn dụ ý
niệm trên là 15, chiểm tỉ lệ 20,83%. Trong thành ngữ tiếng Việt, qua khảo sát của
chúng tôi chỉ có thành ngữ “chướng tai gai mắt” là có gốc từ ẩn dụ ý niệm “thị giác
cũng là xúc giác” dù ở ngôn ngữ hàng ngày của tiếng Việt ta lại thấy ẩn dụ ý niệm
này xuất hiện cũng không ít như trong những cách nói sau:

Suốt ngày dán mắt vào tivi.


106

Anh để mắt đến vườn hoa giúp tôi nhé.

Chị nhìn vầng trán bướng bỉnh của anh với ánh mắt vuốt ve thầm qua bóng
tối.

Đôi mắt xoáy sâu vào cô, thật nhỏ, tôi hỏi lại: - Cô nhớ em thật không đấy?
(Anh Lê, 2005) [1].

3.4.3 Thị giác là nguồn gốc của nhận thức

Thành ngữ “to open one‟s eyes” (làm ai đó sáng mắt ra) trong ví dụ “Having

N
.V
children of my own opened my eyes to the hurt I had caused my parents” (Có con

U
D
.E
rồi tôi mới sáng mắt trước những nỗi đau tôi gây cho cha mẹ mình) cũng cho ta thấy

AS
AL
là có thể suy được nghĩa ẩn dụ nếu ta xét ẩn dụ ý niệm “nhìn thấy vật gì đó có nghĩa
.N
W
là nhận thức được vật ấy”. Kinh nghiệm cho ta biết rằng khi chúng ta cố gắng làm
W
-W

cho ai đó nhận ra được việc gì hay khi chúng ta cố gắng làm cho họ hiểu ta phải chỉ

M

cho họ thật là kĩ lưỡng. Để làm được điều đó thì người được hướng dẫn phải mở
C
BẮ

thật to đôi mắt để có thể quan sát và chú ý cho kỹ. Tri thức nền này giúp ta hiểu

G

được nghĩa ẩn dụ của thành ngữ là “làm cho ai hiểu được điều gì đó”. Dưới đây là
N
ẠI

một số thành ngữ khác cũng có nguồn gốc từ ẩn dụ ý niệm “thị giác là nguồn gốc
O
G
N

của nhận thức”:


M

G

It was difficult to succeed in the acting profession but I went into it with my
N
U
TR

eyes open [mắt mở]. (Để thành công trong nghề diễn là rất khó. Tôi biết vậy
nhưng vẫn chọn nghề này )

When I saw his photograph in the paper, the scales fell from my eyes [ghèn
rơi khỏi mắt] and I realized I'd been conned. (Khi thấy ảnh nó ở trên báo đột
nhiên tôi nhận ra rằng mình đã bị lừa).

Don't let insurance companies pull the wool over your eyes [kéo tấm vải lên
mắt anh] - ask for a list of all the hidden charges. (Đừng để mấy công ti bảo
hiểm bịt mắt anh. Nhớ hỏi danh sách các khoản phí phụ thêm).
107

Trong các ví dụ trên, miền ý niệm về thị giác, cụ thể hơn là khả năng quan sát và
chú ý của con người được chiếu lên miền ý niệm tri giác tức là hoạt động lí luận của
tư duy. Khi khả năng quan sát của chúng ta bị cản trở thì hoạt động tư duy của bộ
não cũng không thể thông suốt. Như vậy, khi người ta “pull the wool over sb‟s
eyes”, người ta đã làm cho họ mất khả năng phán đoán và suy xét. Từ ẩn dụ ý niệm
trên, kết hợp với tri thức qui ước, ta có thể suy nghĩa thành ngữ “pull the wool over
sb‟s eyes” là lừa gạt ai đó. Trong tiếng Việt, các thành ngữ có yếu tố mắt có liên
quan đến tư duy, ý thức và nhận thức chiếm tỉ lệ đáng kể (15 trong tổng số 96
thành ngữ chứa yếu tố “mắt”, 15,63%) như:

N
.V
U
D
nhắm mắt đưa chân

.E
AS
AL
nhắt mắt khoanh tay
.N
W
W

nhắm mắt làm ngơ


-W

M

nhắm mắt nói liều


C
BẮ

thấy của tối mắt


G
N
ẠI
O

thấy tiền tối mắt


G
N
M

thấy vàng lóa mắt


G
N

tối mắt tối mũi


U
TR

bưng tai bịt mắt

bịt mắt bưng tai

bịt mắt lấy tiền

Rõ ràng chức năng chính của đôi mắt là nhận dữ liệu từ thế giới xung quanh về bộ
não để xử lí. Hoạt động tư duy của bộ não rất cần có tín hiệu từ môi trường bên
ngoài thu được từ đôi mắt. Chính vì vậy mà trong tiếng Anh và tiếng Việt, thành
108

ngữ chứa yếu tố mắt với ẩn dụ ý niệm “thị giác là nguồn gốc của nhận thức” chiếm
số lượng khá nhiều. Thành ngữ “thấy tiền tối mắt” ám chỉ những trường hợp vì quá
ham tiền mà không phân biệt đúng sai, chỉ chăm chăm kiếm cho được nhiều tiền.
“Tối mắt” ở đây cũng có nghĩa là “lu mờ lí trí”. Câu “bịt mắt lấy tiền” khuyên
chúng ta luôn luôn cảnh giác trước mọi thủ đoạn lừa đảo của con buôn. Trong việc
mua bán, dù là mặt hàng gì thì người mua cũng rất dễ nhầm lẫn còn người bán
thường là kẻ chiến thắng. Vì vậy câu “bịt mắt lấy tiền” thường được dùng để nói về
bản chất con buôn và khuyên ta phải tỉnh táo, suy tính kĩ càng. Tương tự như vậy,
hành động “nhắm mắt” trong các thành ngữ “nhắm mắt bước qua”, “nhắm mắt đưa

N
.V
U
chân”, “nhắm mắt khoanh tay” hay “nhắm mắt làm ngơ” thể hiện thái độ dửng

D
.E
AS
dưng, không thèm suy nghĩ hay để ý đến mọi việc xung quanh.

AL
.N
Qua những ví dụ được lựa chọn và phân tích ở trên, chúng tôi cố gắng chứng minh
W
W

rằng nghĩa ẩn dụ của một bộ phận thành ngữ có thể suy ra được. Tri thức qui ước,
-W

hoán dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm là những cơ chế tri nhận giúp ta có thể thực hiện
M
C

được những điều này. Việc nhận định những cơ chế tri nhận này đóng góp đến mức
BẮ

độ nào vào việc tạo nghĩa cho các thành ngữ là không dễ dàng. Chẳng hạn như
G
N

trong trường hợp của thành ngữ “to open one‟s eyes”, khó có thể xác định được là
ẠI
O
G

tri thức qui ước hay hay ẩn dụ ý niệm “thị giác là nguồn gốc của nhận thức” có vai
N
M

trò quan trọng hơn trong việc suy nghĩa của thành ngữ. Điều quan trọng đáng lưu ý

G

ở đây là dù các cơ chế tri nhận đóng góp vào khả năng suy nghĩa của thành ngữ ở
N
U
TR

mức độ nào thì tất cả những cơ chế ấy cũng phần nào trả lời cho câu hỏi cái gì giúp
cho chúng ta suy được nghĩa của các thành ngữ ấy.

3.4.4 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố mặt

Khi xem xét và khảo sát các thành ngữ chứa yếu tố mặt trong tiếng Anh và tiếng
Việt chúng ta có thể tìm thấy một số ẩn dụ ý niệm chung giữa thành ngữ của hai
ngôn ngữ này. Trước hết, ta có ẩn dụ ý niệm “Đối mặt với ai/cái gì đó là nhìn thẳng
vào người hay vật ấy” trong những thành ngữ như:
109

As I was going into the restaurant, I came face to face [mặt đối mặt] with
my ex-husband who was just leaving. (Khi bước vào nhà hàng tôi chạm
mặt với người chồng cũ đang bước ra).

I'd prefer to sort this problem out face to face [mặt đối mặt] rather than
over the phone. (Tôi muốn gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề chứ không
phải là qua điện thoại).

Despite fierce competition from rival companies, they've set their face
against price cuts [cố định khuôn mặt với việc giảm giá] (Bất chấp sự

N
.V
U
cạnh tranh quyết liệt từ các công ti đối thủ, họ kiên quyết không giảm

D
.E
AS
giá).

AL
.N
We spent ages wondering how we could make more space in the shop
W
W
-W

and the answer was staring us in the face [nhìn chằm chằm vào chúng tôi]

all the time (Chúng tôi cứ nghĩ mãi cách để mở rộng không gian cửa hàng
M
C
BẮ

và câu trả lời là quá rõ ràng).



G

Các ẩn dụ ý niệm này còn có nguồn gốc từ một ẩn dụ khác là “khuôn mặt là bộ
N
ẠI
O

phận phía trước của cái gì đó”. Chẳng hạn như trong thành ngữ “to be faced with
G
N

something”, tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng khi người ta phải đối mặt với
M

một vấn đề nào đó thì họ thường phải nhìn vấn đề một cách thực tế và giải quyết từ
G
N
U

đầu hay từ phần trước của vấn đề. Các thành ngữ tiếng Anh khác như “let‟s face it”,
TR

“face to face”, “be staring sb in the face” đều cho chúng ta thấy điều này. Như vậy,
ẩn dụ ý niệm “đối mặt với người/việc nào đấy có nghĩa là nhìn vào mặt người ấy”
rõ ràng là có vai trò nhất định trong việc tạo nghĩa cho các thành ngữ trên.

Một số thành ngữ tiếng Anh ở nhóm này không có thành ngữ tương đương trong
tiếng Việt như “to have the face to do something”. Nghĩa ẩn dụ của nó là “có đủ sự
gan dạ hay liều lĩnh để làm việc gì đó”. Điều này thể hiện sự khác biện trong cách
tri nhận về bộ phận cơ thể của người Anh và người Việt. Trong khi người Anh sử
dụng bộ phận “mặt” để biểu trưng cho sự gan dạ hay can đảm thì tiếng Việt lại dùng
110

bộ phận “gan”. Vì vậy mà tiếng Việt có những thành ngữ như “có gan làm giàu”,
“gan cóc tía”, “gan chai phổi đá”, “to gan lớn mật” v.v...

Những phân tích ở trên cho thấy rằng các cơ chế tri nhận đóng vai trò kiến tạo các
thành ngữ có chứa yếu tố “mặt” trong tiếng Anh và tiếng Việt giúp chúng ta khá
nhiều trong việc giải nghĩa của thành ngữ. Nói cách khác là chính tri thức nền kết
hợp với các phép ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đã giúp chúng ta trong việc giải
mã nghĩa của các thành ngữ trên. Các phương tiện tri nhận này giúp chúng ta hiểu
được vì sao “mặt” lại được dùng để biểu trưng cho con người, biểu trưng cho điệu

N
bộ khuôn mặt, sự kính trọng và danh tính của người khác.

.V
U
D
.E
3.4.5 Bắt tay nhau biểu hiện cho sự hợp tác

AS
AL
.N
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, việc bắt tay nhau là hành vi có từ thời con
W
W

người sống ở trong hang động. Khi người tiền sử gặp nhau, họ thường đưa tay lên
-W

trời với lòng bàn tay xòe ra để cho thấy rằng mình không mang hoặc giấu vũ khí.

M
C

Hành vi đưa tay lên trời với lòng bàn tay xòe ra được sửa đổi trong hàng nghìn năm
BẮ

và tạo ra những hành vi khác như đặt bàn tay lên ngực. Phiên bản hiện đại của hành
G
N

vì này chính là hình thức bắt tay nhau rất phổ biến ở các nước nói tiếng Anh. Việc
ẠI
O

bắt tay nhau thường diễn ra vào những khi người ta gặp nhau lần đầu hay tạm biệt
G
N
M

nhau để thể hiện tinh thần đoàn kết.



G
N

Với thành ngữ “to shake hands on it”, ngoài tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng
U
TR

bắt tay là cử chỉ chào hỏi, ta còn biết rằng sau khi người ta thương lượng một việc
gì đó thì họ thông thường bắt tay nhau. Từ đó mà ta suy được nghĩa của thành ngữ
này là đồng ý với nhau về một điểm nào đó.

Xét thành ngữ “someone’s left hand does not know what the right hand is doing”
(Tay trái không biết tay phải đang làm gì). Chúng ta biết rằng khi làm việc gì đó thì
ta thường phải dùng cả hai tay để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Khi ta sử dụng
chỉ có một tay trong những công việc đòi hỏi phải dùng cả hai tay thì ta có thể trở
nên vụng về và dễ làm hỏng việc. Một cơ chế tri nhận khác giúp ta tìm ra mối liên
111

hệ giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh của thành ngữ này là hoán dụ ý niệm
“tay biểu trưng cho con người”. Cơ chế này giúp ta suy ra nghĩa ẩn dụ của thành
ngữ trên là “các hoạt động trong một cơ quan hay tổ chức không gắn kết với nhau,
do đó dễ xảy ra sự xáo trộn.”

Việc bắt tay nhau để thể hiện tinh thần đoàn kết mới chỉ du nhập vào Việt Nam
trong thời gian gần đây và nó cũng chỉ được sử dụng bởi các tầng lớp dân cư thành
thị là chủ yếu. Chính vì vậy mà tiếng Việt có rất ít thành ngữ liên quan đến hành vi
bắt tay. Khảo sát trên nhiều từ điển thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi chỉ tìm được

N
thành ngữ “tay bắt mặt mừng”. Tuy nhiên, cái bắt tay trong thành ngữ này cũng có

.V
U
D
sự khác biệt với cái bắt tay trong văn hóa phương Tây. Thành ngữ “tay bắt mặt

.E
AS
mừng” được dùng khi bạn bè hay người thân lâu ngày mới gặp lại. Họ ân cần chào

AL
.N
hỏi, nắm chặt hai tay nhau rồi nhìn thẳng vào mặt nhau mà mừng rỡ. Động tác nắm
W
W

tay ở đây thể hiện tâm trạng vui mừng, phấn khởi giữa những người rất thân với
-W

nhau chứ không phải là một động tác xã giao hay dùng khi mới làm quen ở phương
M
C
BẮ

Tây.

G

Tóm lại, ở chương 3, chúng tôi đã tập trung làm rõ những ẩn dụ ý niệm liên quan
N
ẠI

đến vật chứa đựng, quyền lực, tính cách con người và một số ẩn dụ ý niệm khác.
O
G
N

Qua phân tích, chúng ta thấy rằng ẩn dụ ý niệm tham gia tích cực vào quá trình tạo
M

nghĩa của thành ngữ. Khi đã xác định được ẩn dụ ý niệm và hiểu được tri thức qui
G
N

ước thì việc suy nghĩa của thành ngữ là có thể thực hiện được, ít nhất là đối với
U
TR

thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể. Phần phân tích thành ngữ tiếng Anh và
tiếng Việt chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người cũng cho thấy khá nhiều điểm
tương đồng trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của bộ phận cơ thể ở
người Anh và người Việt. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ thường có nguồn gốc từ
những khác biệt về loại hình và văn hóa. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục
khảo sát các nhóm hoán dụ ý niệm trong thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
người tiếng Anh và tiếng Việt.
112

CHƢƠNG 4: HOÁN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG


ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ
NGƢỜI

Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày các phân tích về ẩn dụ ý niệm trong thành
ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếp theo,
trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích về hoán dụ ý niệm trong thành ngữ tiếng
Ạnh và tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Các hoán dụ ý niệm liên
quan đến đặc điểm tính cách, sự nhận thức và tâm trạng con người sẽ được tập trung

N
.V
U
khảo sát.

D
.E
AS
AL
4.1 Bộ phận cơ thể biểu trƣng cho con ngƣời và đặc điểm tính cách
.N
W
W

4.1.1 Hoán dụ ý niệm về cái đầu


-W

Nếu chúng ta xem xét thành ngữ tiếng Anh “not to have a roof over one‟s head”
M
C

(trên đầu không có mái che) thì có thể thấy rõ ràng là một bộ phận được dùng để
BẮ

chỉ đến toàn bộ cơ thể. Trong thành ngữ trên, ý nghĩa của hình ảnh hoán dụ ý niệm
G
N

là “đầu biểu trưng cho con người”. Chính hình ảnh hoán dụ này mang lại cho thành
ẠI
O
G

ngữ ý nghĩa “ai đó không có nơi nương tựa”. Người Anh có thể suy ra nghĩa của
N
M

thành ngữ này bởi vì họ hiểu một cách vô thức rằng cái đầu ở đây được sử dụng để

G

chỉ đến con người. Nói một cách khác, trong tổ hợp miền ý niệm của người Anh về
N
U
TR

cái đầu có miền ý niệm con người. Ở ví dụ kể trên, miền ý niệm này đã tự động trở
thành miền ý niệm chính khi người nghe giải nghĩa của thành ngữ.

Trong tiếng Anh, ta còn có thể tìm thấy nhiều thành ngữ khác được tạo lập từ hình
ảnh hoán dụ kiểu như trên, ví dụ:

Dan's such a big-head [đầu to], always reminding us what fantastic results
he got in his exams. (Thằng Dan đúng là đồ hợm hĩnh, luôn kể lẻ với bọn
mình về kết quả xuất sắc của nó trong các kì thi).
113

You'll have to ask Alan, he's the head honcho [đầu não] in our
department. (Anh phải hỏi Alan ấy. Ông ấy là người quan trọng nhất
phòng chúng tôi)

Britain‟s crowned head [đầu đội vương miện] is about to tour Africa. (Nữ
hoàng Anh chuẩn bị công du châu Phi)

If he so much as harms a hair on her head [một sợi tóc trên đầu], I won't
be responsible for my actions. (Nếu nó hại một sợi tóc của cô ấy, tôi sẽ
không chịu trách nhiệm về hành động của tôi đâu).

N
.V
U
D
Trong các thành ngữ “big head”, “the head honcho” và “crowned head”, chúng ta

.E
AS
có thể thấy rõ ràng là cái đầu ở đây được dùng để chỉ toàn bộ cơ thể người. Khi nói

AL
.N
“Dan‟s such a big head”, người nghe hiểu rằng Dan là một người hay khoe khoang.
W
W

Tương tự như vậy, trong câu “He‟s the head honcho in our department”, người nghe
-W

hiểu rằng anh này là nhân vật rất quan trọng trong cơ quan. Với “crowned head”,
M
C

chúng ta biết rằng trong lễ đăng quang, chiếc vương miện được đặt lên đầu của nhà
BẮ

vua. Vương miện chính là hình ảnh tiêu biểu nhất về hoàng gia. Chính vì thế, thành
G
N

ngữ “crowned head” có nghĩa là “người được đội vương miện, thông thường phải là
ẠI
O
G

vua”. Còn việc không động đến một cọng tóc trên đầu ai đó được hiểu là không
N
M

được gây bất cứ thương tích hay tổn thương nào cho người ấy. Từ các ví dụ trên,

G

chúng ta lại thấy rằng việc xác định được nghĩa hoán dụ ý niệm cộng với tri thức
N
U
TR

qui ước có thể giúp ta tìm ra nghĩa ẩn dụ của thành ngữ một cách tương đối chính
xác.

Tiếng Việt cũng có một số thành ngữ liên quan đến nghĩa hoán dụ ý niệm “cái đầu
biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách” như:

bạc đầu hầu trắng răng

đầu bò đầu bướu

đầu như cối chày máy


114

đầu trơ trán bóng

đầu xanh tuổi trẻ

đầu trâu mặt ngựa

Trong các thành ngữ này, miền ý niệm “đầu” được hiểu là con người. Cách nói
“Đầu như cối chày máy” được dùng để chỉ những người ba phải đầu lúc nào cũng
gật lia lịa, ai nói gì cũng gật cho qua chuyện. “Đầu trơ trán bóng” ám chỉ những
hạng người ngang ngạnh, kém liêm sỉ, thiếu danh dự và tự trọng. “Đầu bò đầu

N
.V
bướu” là hạng người hung dữ bất trị, chuyên reo rắc sợ hãi cho người lương thiện.

U
D
“Đầu xanh tuổi trẻ” chỉ lớp người mới lớn. “Đầu trâu mặt ngựa” chỉ bọn người lưu

.E
AS
manh, côn đồ. Như vậy, ở hoán dụ ý niệm “cái đầu biểu trưng cho con người”,

AL
.N
chúng ta thấy có nét tương đồng khá rõ trong tư duy của người Anh và người Việt.
W
W

Số lượng thành ngữ chứa yếu tố “đầu” trong tiếng Anh và tiếng Việt theo khảo sát
-W

của chúng tôi là gần tương đương nhau (tiếng Anh có 64 thành ngữ và tiếng Việt có
M
C

61). Tuy nhiên, từ các thành ngữ được khảo sát ta lại thấy rằng người Anh có xu
BẮ

hướng ý niệm hóa từ “đầu” để chỉ những nhân vật quan trọng, có quyền lực còn các
G
N

thành ngữ chứa từ “đầu” của tiếng Việt thì sử dụng hình ảnh so sánh và nghĩa hàm
ẠI
O
G

ẩn cũng đa dạng hơn.


N
M

Điểm thú vị là thành ngữ tiếng Việt thường có hiện tượng sử dụng cặp biểu trưng
G
N

(Nguyễn Đức Dân, 1996) [11]. Chẳng hạn như ở thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa”,
U
TR

chúng ta có các cặp biểu trưng “đầu”, “mặt” và “trâu”, “ngựa”. “Đầu”, “mặt” biểu
trưng cho con người còn “trâu”, “ngựa” biểu trưng cho tính lưu manh, côn đồ.
Chính vì vậy mà thành ngữ này được dùng để chỉ bọ người lưu manh, côn đồ. Theo
khảo sát của chúng tôi, tiếng Anh ít có những cặp biểu trưng như thế này.

4.1.2 Hoán dụ ý niệm về đôi mắt

Trong thành ngữ “before/under someone‟s eyes” (trước mắt ai) thì đôi mắt được
dùng để chỉ người. Chúng ta biết rằng khi có chuyện gì đó xảy ra trước mắt thì
115

chúng ta thường hướng mắt về những sự việc ấy để quan sát. Người Anh và người
Việt có thể suy nghĩa được những thành ngữ như thế này nhờ hoán dụ ý niệm “Đôi
mắt biểu trưng cho con người”. Chính hoán dụ ý niệm này là cầu nối giữa nghĩa
tường minh và nghĩa hàm ẩn của thành ngữ. Quan sát một số ví dụ khác trong thành
ngữ tiếng Anh sau đây:

She began to talk about her son who had died and by the end of her
speech there wasn't a dry eye in the house [không có một con mắt khô
trong nhà]. (Bà ấy bắt đầu kể về đứa con trai đã chết và đến cuối bài diễn

N
.V
văn không có ai là không khóc cả).

U
D
.E
If you murder someone you deserve to die. An eye for an eye [mắt đổi

AS
AL
mắt] and a tooth for a tooth. (Nếu anh giết hại người khác, anh đáng phải
.N
W
chết. Mạng đổi mạng mà).
W
-W

His youngest son was the apple of his eye [quả táo của mắt anh ta].
M
C

(Thằng con út là đứa anh ta yêu quí nhất).


BẮ

G

All eyes are on the Prime Minister [Mọi con mắt đặt vào thủ tướng] to
N
ẠI
O

see how he will respond to the challenge to his leadership. (Mọi con mắt
G
N

dồn về ngài thủ tướng để xem ngài phản ứng thế nào khi quyền lãnh đạo
M

của mình bị thách thức).


G
N
U
TR

Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy hoán dụ ý niệm “Đôi mắt biểu trưng cho con
người” đóng vai trò nhất định trong việc tạo thành nghĩa hàm ẩn của các thành ngữ.
Ở thành ngữ “not a dry eye in the house”, chúng ta thấy người Anh sử dụng đôi mắt
để chỉ người. Khi người nói đề cập đến việc mắt của ai đó không khô có nghĩa là
người ấy đang khóc. Như vậy, người nghe có thể tự động hiểu rằng thành ngữ này
có nghĩa là “trong nhà ai cũng khóc” hay “trong nhà không có ai là mắt khô (không
khóc) cả”. Tương tự, khi nói “all eyes are on the Prime Minister” thì “eyes” ở đây
chính là người dân. Thành ngữ “the apple of sb‟s eye” được dùng để chỉ những
người hay đồ vật được người khác rất yêu thích.
116

Trong tiếng Việt, chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều trường hợp thành ngữ thể hiện
hoán dụ ý niệm “Đôi mắt biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách” như:

mắt trắng môi thâm mắt bồ câu

người trần mắt thịt mắt cú vọ

mắt xanh mỏ đỏ mắt diều hâu

mắt dơi mày chuột (mắt như) mắt lợn luộc

N
(mắt như) mắt rắn ráo

.V
mắt thánh tai hiền

U
D
.E
mắt lỗ đáo mắt ốc nhồi, môi chuối mắn

AS
AL
.N
Ở trong các thành ngữ tiếng Việt trên, chúng ta lại thấy xuất hiện rất nhiều các cặp
W
W

biểu trưng. Ở thành ngữ đầu tiên, “mắt” và “môi” biểu trưng cho con người còn
-W

“trắng” và “thâm” biểu trưng cho tính vô ơn, tâm địa độc ác. Do đó, thành ngữ này

M
C

ám chỉ người có tâm địa độc ác, vô ơn bạc nghĩa, hại người.
BẮ

G

“Người trần mắt thịt” là con người bằng xương bằng thịt chứ không phải thần thánh
N
ẠI

gì. Ý câu này nói đã là người thì ai cũng như ai, cũng có sự hiểu biết vừa phải, có
O
G
N

nhược điểm lẫn ưu điểm.


M

G

Thành ngữ “mắt xanh mỏ đỏ” ám chỉ phụ nữ dữ tợn, chua ngoa và hay bắt nạt
N
U
TR

người khác. Những người này lúc nào cũng muốn hơn người khác, không chịu thua
kém ai. Ngoài ra thành ngữ này còn được dùng để chỉ gái giang hồ.

Loài gà ban ngày vốn có cặp mắt tinh anh nhưng khi trời nhá nhem tối thì lại bị
quáng không nhìn rõ đường nữa. Từ tri thức qui ước này, kết hợp với hoán dụ ý
niệm “đôi mắt biểu trưng cho con người”, chúng ta có thể suy ra nghĩa hàm ẩn của
thành ngữ này chỉ những người không tinh tường trong công việc, không nhận ra
những điều đáng lẽ phải nhìn ra.
117

Tương tự cách phân tích như vậy, chúng ta biết rằng mắt dơi tuy nhỏ nhưng rất tinh
anh và mắt chuột cũng thế. Hai loài vật này thường hoạt động lén lút về đêm. Như
vậy người mà “mắt dơi mày chuột” là hạng người gian xảo. Khi giao tiếp với những
người có tướng mạo như vậy người ta hay dè chừng.

Điều thú vị là thành ngữ chứa yếu tố mắt trong tiếng Việt hay dùng hình ảnh cụ thể,
đặc biệt là những hình ảnh so sánh “mắt dơi”, “mắt chuột”, “mắt rắn ráo”, “mắt ốc
nhồi”, “mắt lợn luộc”, “mắt ếch”, “mắt cú vọ”, “mắt bồ câu” .. để diễn tả tính cách
con người thông qua ngoại hình. Trong khi đó thì tiếng Anh rất ít có những thành

N
ngữ sử dụng hình ảnh như thế này mặc dù số lượng thành ngữ tiếng Anh chứa yếu

.V
U
D
tố “mắt” trong bảng khảo sát cũng rất cao, có tới 72 đơn vị. Từ đây chúng ta thấy

.E
AS
rằng so với người Anh, người Việt rất hay dùng hình ảnh đôi mắt để miêu tả tính

AL
.N
cách. Điều này có thể lí giải là từ lâu nhân tướng học đã ăn sâu vào trong văn hóa
W
W

người Việt. Trong các yếu tố ngoại hình để xem tướng mạo như trán, môi, gò má,
-W

mũi, mắt v.v... thì mắt là yếu tố vô cùng quan trọng.


M
C
BẮ

4.1.3 Hoán dụ ý niệm về khuôn mặt



G
N

Với thành ngữ “to laugh in someone‟s face” (cười vào mặt người nào đó), trong
ẠI
O

tiếng Anh yếu tố “mặt” được sử dụng để biểu trưng cho toàn bộ cơ thể người. Nghĩa
G
N
M

ẩn dụ của thành ngữ này là “coi thường, khinh bỉ hay miệt thị người nào đó”. Tri

G

thức qui ước cho ta biết rằng khi nói chuyện với một người nào đó chúng ta thường
N
U
TR

nhìn vào khuôn mặt của người đối thoại mặc dù chúng ta không nói chuyện với
khuôn mặt. Như vậy ta có thể thấy rằng tri thức nền kết hợp với hoán dụ ý niệm
“khuôn mặt biểu trưng cho con người” đã giúp chúng ta hiểu được nghĩa của thành
ngữ trên một cách tương đối dễ dàng. Trong các ví dụ dưới đây chúng ta cũng thấy
miền ý niệm “khuôn mặt” trở thành miền ý niệm chủ yếu trong tổ hợp miền ý niệm
“con người”:

The government's attempts at reform have blown up in its face [thổi vào
mặt], with demonstrations taking place all over the country (Nỗ lực cải
118

cách của chính phủ đã phản tác dụng. Biểu tình diễn ra khắp nơi trên cả
nước).

I'd prefer to sort this problem out face to face [mặt đối mặt] rather than
over the phone. (Tôi muốn gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề chứ không
phải qua điện thoại).

We've been stuffing our faces [nhồi nhét khuôn mặt] with Susannah's
delicious chocolate cake. (Chúng tôi đã ăn rất nhiều bánh sôcôla của
Susannah).

N
.V
U
D
I don't know how he dares show his face [chường mặt ra] in this pub after

.E
AS
how he behaved the other night! (Tôi không hiểu vì sao nó dám vác mặt

AL
.N
ra quán rượu sau những hành động của nó tối hôm ấy!).
W
W
-W

Everyone refers to him as 'Junior' but no one would dare call him that to

M

his face [vào mặt hắn]. (Mọi người gọi hắn là “Junior” nhưng không ai
C
BẮ

dám gọi như thế trước mặt hắn).



G
N
ẠI

Her face was a picture [mặt bà ta là một bức họa] when I told her the
O
G

news. (Bà ta nghệt mặt ra khi tôi báo tin).


N
M

Điều thú vị là thành ngữ chứa yếu tố “mặt” trong tiếng Việt chiếm số lượng nhiều
G
N

nhất của bảng phụ lục 3 với 115 đơn vị (trong tổng số 914). Trong khi đó thành ngữ
U
TR

tiếng Anh chứa yếu tố “mặt” có số lượng ít hơn thành ngữ chứa yếu tố “tay”, “mắt”,
“đầu” và “lưng” (47 đơn vị trong tổng số 722). Điều này cho thấy trong cách tri
nhận của người Việt, “mặt” là bộ phận cơ thể vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà
trong tiếng Việt, chúng ta cũng có thể tìm được khá nhiều thành ngữ chứa yếu tố
mặt có hoán dụ ý niệm “khuôn mặt biểu trưng cho con người và đặc điểm tính
cách” (25 đơn vị, chiếm tỉ lệ 21,74%) như:
mặt măng miệng sữa mặt trơ trán bóng

mặt muội mày gio mặt bủng da chì

mặt nạc đóm dày mặt búng ra sữa

mặt người dạ thú mặt chai mày đá

mặt sắt đen sì mặt dạn mày dày

mặt sứa gan lim trông mặt đặt tên

N
.V
U
đầu trâu mặt ngựa trông mặt mà bắt hình dong

D
.E
AS
tai to mặt lớn vạch mặt chỉ tên

AL
.N
W
ba mặt một lời xem mặt biết lòng
W
-W

Trong nhiều nền văn hóa, khuôn mặt được ý niệm hóa thành bộ phận đại diện cho
M
C

toàn bộ con người, đặc biệt là ở khía cạnh tính cách. Văn hóa Việt Nam cũng không
BẮ

phải là trường hợp ngoại lệ, vì vậy ta có thể tìm được khá nhiều thành ngữ có hoán
G
N

dụ ý niệm “khuôn mặt biểu trưng cho con người” như trên. Kinh nghiệm sống cho
ẠI
O
G

chúng ta biết rằng bồ hóng và gio bếp ai đụng vào cũng lem luốc. Người “mặt muội
N
M

mày gio” là người lam lũ nghèo hèn, dẫn đến không làm được việc gì đáng kể, ra

G

hồn. Cũng như vậy, người mà mặt còn non choẹt như mụn măng mới nhú, miệng
N
U
TR

còn hơi sữa như miệng trẻ con là người còn thơ dại, mới lớn. Thành ngữ “mặt măng
miệng sữa” vì thế ám chỉ những kẻ còn trẻ người non dạ, còn vụng dại ngây thơ.
Sứa vốn là loài nhuyễn thể sống trôi nổi trên mặt biển. Lim là loại gỗ quí rất cứng
rắn, khó cưa hay cắt. Chính từ tri thức qui ước như vậy, khi vận dụng hoán dụ ý
niệm “khuôn mặt biểu trưng cho con người”, chúng ta có thể suy ra nghĩa của thành
ngữ “mặt sứa gan lim” chỉ những người bề ngoài mềm mỏng, hiền lành thậm chí có
vẻ nhu nhược nhưng tính cách bên trong lại cứng cỏi, gan lì, dám chịu đựng mọi thử
thách khó khăn. Một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng các cặp biểu trưng xuất hiện
nhiều và giúp chúng ta hiểu được nghĩa của các thành ngữ trên.
120

Trong tất cả các thành ngữ kể trên, tổ hợp miền ý niệm “con người” hay “tính cách
con người” đóng vai trò chủ đạo. Điều đó giúp chúng ta hiểu nghĩa của thành ngữ
dễ dàng hơn.

4.1.4 Hoán dụ ý niệm về cái mũi

Trong tiếng Anh có một số thành ngữ mà nghĩa ẩn dụ của nó rõ ràng là được cấu
thành từ hoán dụ ý niệm “cái mũi biểu trưng cho con người”. Một trường hợp cụ thể
là trong thành ngữ “to put something right under someone‟s nose” (để cái gì ngay
trước mũi ai đó) thì cái mũi được dùng để chỉ người. Điều dễ dàng nhận thấy là khi

N
.V
mang một vật gì đó “đặt dưới mũi người khác” có nghĩa là đặt vật đó ở trước mặt

U
D
.E
của người ấy. Tiếng Anh còn có một thành ngữ khá thú vị khác là “never to poke

AS
AL
one‟s nose out (of doors)” (không bao giờ chịu thò mũi ra ngoài) để chỉ một người
.N
W
nào đấy rất ít khi chịu đi ra khỏi nhà. Đây là trường hợp điển hình mà cái mũi được
W
-W

dùng để đại diện cho con người. Cũng như ở các bộ phận cơ thể khác, miền ý niệm

M

“mũi” được liên tưởng trong mối liên hệ với “tổ hợp miền ý niệm” con người và
C
BẮ

trong tổ hợp miền ý niệm ấy, “mũi” trở thành yếu tố nổi trội nhờ hiện tượng làm nổi

G

miền ý niệm. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy còn có một số thành
N
ẠI
O

ngữ nữa trong tiếng Anh có sử dụng cách hoán dụ ý niệm trên là:
G
N
M

They slip past under the guard‟s nose [dưới mũi tên bảo vệ]. (Bọn họ

G

thoát ra ngay trước mũi tên bảo vệ).


N
U
TR

To be honest, I prefer not to have to deal with her. She gets up my nose
[dựng mũi tôi lên]. (Nói thật là tôi không muốn đụng đến cô ta. Cô ta làm
tôi khó chịu).

What goes on between me and Pete is none of her business so she can
keep her big nose out of it [lôi cái mũi to của cô ta ra khỏi chuyện này]!
(Chuyện của tôi và Pete không liên quan gì đến cô ta nên cô ta đừng chõ
mũi vào!).
121

I'd only been out of prison three months so I was trying to keep my nose
clean [giữ cái mũi cho sạch]. (Tao vừa mới ra tù được ba tháng nên tao
cũng đang cố gắng sống lương thiện).
Qua thống kê của chúng tôi, so với tiếng Anh, tiếng Việt có rất ít thành ngữ chứa
yếu tố mũi. Nếu có thì yếu tố mũi cũng thường đóng vai trò phụ khi đi với các yếu
tố khác như: “tối mắt tối mũi”, “ăn ngập mặt ngập mũi”, “mất mặt mất mũi”, “tối
tăm mặt mũi”, “vuốt mặt không nể mũi”. Trong số này chỉ có thành ngữ “vuốt mặt
không nể mũi” là có nguồn gốc từ hoán dụ ý niệm “cái mũi biểu trưng cho con
người”. Như đã phân tích trong phần ẩn dụ ý niệm có liên quan đến thành ngữ chứa

N
.V
U
yếu tố mũi, hình dáng và kích thước của bộ phận “mũi” là một nguyên nhân quan

D
.E
AS
trọng đưa đến sự khác biệt trong xu hướng ý niệm hóa của người Anh và người

AL
Việt.
.N
W
W
-W

4.1.5 Hoán dụ ý niệm về đôi tay



M

Số lượng thành ngữ chứa yếu tố “tay” đứng đầu trong số các thành ngữ tiếng Anh
C
BẮ

có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người (85 đơn vị). Điều này cho thấy trong cách tri

G

nhận của người Anh, đôi tay có một vị trí vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà
N
ẠI

hoán dụ ý niệm “đôi tay biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách” xuất hiện
O
G
N

với tần số cao. Thống kê của chúng tôi cho thấy có đến 21 (chiếm tỉ lệ 24,71%)
M

thành ngữ tiếng Anh chứa yếu tố tay có liên quan đến hoán dụ ý niệm này. Điển
G
N

hình là trong thành ngữ “don‟t bite the hand that feeds you” (đừng cắn cái tay đã
U
TR

cho cho mình ăn), tay được dùng để chỉ người. Chúng ta biết rằng khi cho trẻ con
hay động vật ăn, ta phải sử dụng đôi tay của mình. Theo lẽ thông thường thì con vật
được cho ăn sẽ có tình cảm và trung thành với người đã nuôi nó; con người cũng
như vậy. Hành động cắn cái tay đã cho mình ăn có thể coi là hành động phản phúc,
vô ơn. Như vậy, hoán dụ ý niệm “tay biểu trưng cho con người” dường như đóng
vai trò cầu nối liên kết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của thành ngữ lại với
nhau và giúp ta suy được nghĩa của thành ngữ này là “phải biết ơn những người đã
nâng đỡ và giúp mình”. Một trường hợp khác là thành ngữ “to ask for someone‟s
122

hand”. Ở đây, tay biểu trưng cho người nào đó được người khác ngỏ lời cầu hôn.
Hoán dụ ý niệm này liên kết nghĩa tường minh của thành ngữ - hành động xin được
nắm tay người khác – và nghĩa hàm ẩn “xin một người phụ nữ chấp nhận trở thành
vợ của mình”. Trong trường hợp này, chúng ta cũng thấy vai trò của tri thức qui ước
bởi lẽ thành ngữ này gợi lên hình ảnh một chàng trai cầu hôn một cô gái và khi làm
việc này thì nắm tay là việc không thể thiếu. Hành động nắm tay này theo một số
nhà nghiên cứu có nguồn gốc từ những đám cưới truyền thống của đạo Thiên chúa.
Trong nghi thức tổ chức lễ cưới, tay của cô gái sẽ được linh mục đặt lên tay của
người chồng sắp cưới. Một trường hợp khác nữa có thể nêu ra ở đây là thành ngữ

N
.V
U
“to be someone‟s right-hand man” có nghĩa là “làm một trụ cột, người giúp đỡ

D
.E
AS
chính của ai đó”. Ngoài các trường hợp trên, chúng ta cũng còn tìm được nhiều ví

AL
dụ khác trong thành ngữ tiếng Anh như:
.N
W
W
-W

There's plenty more tidying to do if you've finished the bedroom. The


devil finds work for idle hands [Quỷ sứ tìm việc cho những đôi tay nhàn
M
C

rỗi]. (Nếu cô đã dọn xong phòng ngủ rồi thì vẫn còn nhiều thứ cần lau
BẮ

chùi. Nhàn cư vi bất thiện).


G
N
ẠI
O

We've got to get all this cleared up before they arrive so it's all hands on
G
N

deck [tất cả tay đều lên boong tàu]. (Chúng ta phải dọn sạch sẽ mọi thứ
M

trước khi họ đến nên tất cả đều phải góp tay).


G
N
U
TR

The hotel has changed hands [đổi tay] twice since 2002. (Khách sạn đã
đổi chủ hai lần từ năm 2002).

He's what this troubled club needs, a good, solid manager, a safe pair of
hands [một đôi tay an toàn]. (Anh ta đúng là người câu lạc bộ đang gặp
khó khăn này cần: một tay quản lý chắc chắn, cứng rắn và giỏi giang).

You should get Ann to have a look at that. She's a dab hand [một cái tay
khéo] at getting stains out of clothes. (Cô nên nhờ Ann thử xem. Nó rất
giỏi chuyện tẩy vết bẩn ở quần áo).
123

She's an old hand at [một cái tay già] magazines, having trained on
Cosmopolitan before editing Company. (Bà ta là một tay làm tạp chí rất
kinh nghiệm, được đào tạo ở Cosmopolitan trước khi biên tập tờ
Company).

Trong các ví dụ trên, ta có thể thấy rằng miền ý niệm “tay” hay “bàn tay” đã được
sử dụng để đại diện cho toàn bộ tổ hợp miền ý niệm con người. Nét tương cận giữa
chúng xuất hiện một cách tự nhiên bởi vì trong các thành ngữ đó người Anh luôn
hiểu “tay” chính là “con người”.

N
.V
U
Qua quá trình khảo sát thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi cũng xác định được một số

D
.E
thành ngữ có chứa yếu tố tay với hoán dụ ý niệm “tay biểu trưng cho con người và

AS
AL
đặc điểm tính cách” như:
.N
W
W
-W

chân lấm tay bùn



M

chân yếu tay mềm


C
BẮ

hai bàn tay trắng


G
N
ẠI

ném đá giấu tay


O
G
N
M

tay dùi đục, chân bàn chổi



G
N

tay ống sậy, chân ống đồng


U
TR

tay que dẻ, chân vòng kiềng

tay chèo tay lái

tay dao tay thớt

tay nem tay chạo

tay năm tay mười


124

Thành ngữ “chân yếu tay mềm” thường được dùng để chỉ phụ nữ. Với dáng dấp
mảnh khảnh, thân hình ốm yếu, phụ nữ được xem là phái yếu và thường không đảm
đương những công việc nặng nề.

Câu “chân lấm tay bùn” xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp lúa nước ở Việt
Nam. Ai làm nghề nông thì lúc nào tay chân cũng lấm lem vì phải làm việc không
ngớt, hết việc nọ lại việc kia. Từ thực tế đó, thành ngữ “chân lấm tay bùn” chỉ
những người lao động nông nghiệp luôn luôn vất vả. “Hai bàn tay trắng” được dùng
để nói đến những người nghèo khổ, không có tài sản.

N
.V
U
Hạng người “ném đá giấu tay” là loại người chủ tâm làm điều ác nhưng lại hèn hạ

D
.E
không dám ra mặt. Đối với thành ngữ “tay chèo tay lái” chúng ta biết rằng việc chèo

AS
AL
và lái một con thuyền thường do hai người làm. Người mà gánh cả hai công việc
.N
W
cùng một lúc như vậy là người ở trong cái thế ngặt nghèo phải ôm đồm công việc
W
-W

giải quyết một mình. Ngụ ý câu này chỉ những người giỏi giang một mình lo hết

M

được mọi việc lớn bé một cách chu toàn.


C
BẮ

Tương tự như vậy, các thành ngữ “tay dao tay thớt”, “tay nem tay chạo” và “tay
G
N

năm tay mười” đều chỉ những người tháo vát, giỏi giang, năng nổ, có đủ tài quán
ẠI
O
G

xuyến mọi việc.


N
M

Các thành ngữ “tay ống sậy, chân ống đồng”, “tay que dẻ, chân vòng kiềng” và “tay
G
N

dùi đục chân bàn chổi” đều mượn những hình ảnh tự nhiên để mô tả ngoại hình con
U
TR

người. Ống sậy vốn rất mảnh và dài; ống đồng hay ống tre cũng rất khẳng khiu. Vì
vậy người mà “tay ống sậy, chân ống đồng” là người ốm yếu, mảnh khảnh. Que dẻ
vốn là một thanh tre mỏng manh dùng để gạt tro bếp. Kiềng bếp có dáng cong vòng.
Hai hình ảnh này được dùng trong thành ngữ “tay que dẻ, chân vòng kiềng” để miêu
tả những người gầy ốm xấu tướng. Tương tự như vậy, người mà “tay dùi đục, chân
bàn chổi” là người có dáng thô kệch, xấu xí.

Qua các thành ngữ trên, chúng ta thấy rằng hoán dụ ý niệm “tay biểu trưng cho con
người” cũng xuất hiện khá nhiều và được sử dụng để nói về cả ngoại hình, tính cách
125

và kĩ năng của con người. Tuy thành ngữ tiếng Việt chứa yếu tố tay chưa phải là
nhóm thành ngữ chiếm số lượng nhiều nhất nhưng chúng cũng chiếm số lượng đáng
kể (91 đơn vị), chỉ đứng sau thành ngữ chứa yếu tố “mặt” và “mắt”. Nếu so sánh
với lớp thành ngữ tương ứng tiếng Anh thì tính tương cận giữa miền ý niệm “tay”
và tổ hợp miền ý niệm “con người” trong thành ngữ tiếng Việt mờ nhạt hơn và do
đó mà tính hàm ẩn của thành ngữ cũng tăng lên.

4.2 Bộ phận cơ thể ngƣời biểu trƣng cho kĩ năng

N
4.2.1 Mắt biểu trƣng cho kĩ năng

.V
U
D
Trong tiếng Anh có một số thành ngữ có chứa yếu tố mắt chỉ kĩ năng hay kĩ xảo của

.E
AS
một người nào đó. Một ví dụ cụ thể là thành ngữ “to have a good eye for” (giỏi làm

AL
.N
việc gì). Để rèn luyện được một kĩ năng hay kĩ xảo nào đấy, người ta cần phải quan
W
W

sát người khác thực hiện hành động hay thao tác mà mình cần học. Khả năng đánh
-W

giá một việc gì đó cũng là một kĩ năng cần phải học hỏi thông qua sự quan sát.
M
C

Người Anh có thể suy được nghĩa của thành ngữ này nhờ sự trợ giúp của hoán dụ ý
BẮ

niệm kể trên. Một ví dụ rất rõ khác chứng tỏ rằng hoán dụ ý niệm “đôi mắt biểu
G
N

trưng cho kĩ năng” có vai trò quan trọng cho việc suy nghĩa là thành ngữ tiếng Anh
ẠI
O
G

“to do something with one‟s eyes shut” (nhắm mắt cũng làm được việc gì đó) như
N
M

trong ví dụ “I've driven along this route so often, I could do it with my eyes shut”

G

(Tôi đã lái xe ở đoạn đường này quen đến mức có thể nhắm mắt cũng lái được).
N
U
TR

Thành ngữ này thường được dùng để chỉ những người đã làm việc gì đó thông thạo
và quen tay đến mức có thể nhắm mắt lại mà vẫn thao tác được. Như vậy, nhờ hoán
dụ ý niệm “đôi mắt biểu trưng cho kĩ năng, kĩ xảo” chúng ta có thể dễ dàng suy ra
được rằng thành ngữ trên có nghĩa là làm một việc gì đó một cách rất dễ dàng. Một
số thành ngữ tiếng Anh khác cũng có nghĩa khởi tạo từ hoán dụ ý niệm trên là:

1. He had an eye for [có một con mắt về] the unusual and the exotic which
made him a very good shopping companion. (Anh ta rất giỏi phát hiện những
thứ hay và lạ nên đi mua sắm với anh ta rất thích).
126

2. She was someone who had an eye on the main chance [có mắt trên những cơ
hội chính] and who never missed an opportunity to exploit others. (Bà ta là
người luôn nhìn thấy cơ hội và không bao giờ bỏ lỡ chúng).

3. When I saw his photograph in the paper, the scales fell from my eyes [ghèn
rơi ra khỏi mắt tôi] and I realized I'd been conned. (Khi nhìn thấy hình nó ở
trên báo tự nhiên tôi hiểu ra rằng tôi đã bị lừa).

Trong tiếng Việt, thành ngữ có chứa yếu tố mắt với nghĩa hoán dụ ý niệm “đôi mắt
biểu trưng cho kĩ năng” không nhiều. Qua khảo sát của chúng tôi, có một vài trường

N
.V
U
hợp là “mắt thánh tai hiền”, “vải thưa che mắt thánh” và “múa rìu qua mắt thợ”.

D
.E
Thánh, hiền là bậc siêu phàm trong thiên hạ. Chính vì vậy mà người có “mắt thánh

AS
AL
tai hiền” là người có hiểu biết, có tài năng hơn người. Còn hành động lấy “vải thưa
.N
W
che mắt thánh” là việc làm của kẻ ngu dốt, dại dột không thể nào lừa bịp hay qua
W
-W

mặt những người tài giỏi được. Câu „múa rìu qua mắt thợ” ám chỉ những kẻ tài cán

M

không ra gì mà lại ra mặt khoe khoang tài nghệ trước kẻ đáng bậc thầy của mình.
C
BẮ

Tuy số lượng thành ngữ kiểu này không nhiều nhưng chúng ta cũng thấy rằng cả

G

người Anh và người Việt đều ý niệm hóa “đôi mắt” theo miền ý niệm kĩ năng, kĩ
N
ẠI

xảo và điều này là sự trợ giúp không nhỏ để hiểu nghĩa của các thành ngữ phân tích
O
G
N

ở trên.
M

G

4.2.2 Cái mũi biểu trƣng cho kĩ năng


N
U
TR

Đối với thành ngữ “to have a nose for something” (giỏi tìm kiếm cái gì đó) thì cái
mũi được dùng để biểu trưng cho kĩ năng. Người bản xứ có thể tri nhận được nghĩa
ẩn dụ nhờ tri thức qui ước về chức năng của cái mũi từ xưa đến nay là ngửi các mùi
xung quanh để tìm hay xác định sự việc nào đó. Chẳng hạn, khi ngửi thấy mùi khét
thì người ta có thể kết luận là có đám cháy và hỏa hoạn có thể xảy ra. Khi ngửi thấy
mùi hôi bốc lên từ thức ăn thì người ta biết là loại thức ăn đó không còn sử dụng
được nữa. Dựa trên những trải nghiệm thực tế như vậy, người ta có thể dự đoán
được sự việc một cách khá chính xác. Như vậy một lần nữa chúng ta thấy rằng sự
127

kết hợp giữa tri thức qui ước và hoán dụ ý niệm “cái mũi biểu trưng cho kĩ năng” đã
tạo ra mối liên hệ giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh của thành ngữ trên. Dựa
trên mối liên hệ đó, người sử dụng có thể tìm ra được nghĩa hàm ẩn. Một ví dụ khác
củng cố thêm cho hoán dụ ý niệm trên là trường hợp của thành ngữ “to follow one‟s
nose” (theo linh tính). Tuy tiếng Việt không có thành ngữ này nhưng người Việt
cũng có thể suy được nghĩa nếu có cách tri nhận phù hợp. Chúng ta biết rằng khi
người nào đó đi theo cái mũi của mình có nghĩa là người ấy làm theo những phán
đoán do cái mũi “ngửi thấy” và “hướng dẫn”. Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ này là

N
làm việc theo cảm tính của chính mình chứ không phải dựa trên thông tin thu thập

.V
U
được. Người ta có thể suy được nghĩa ẩn dụ trên dựa vào tri thức qui ước này và cả

D
.E
AS
hoán dụ ý niệm “cái mũi biểu trưng cho mùi vị” nữa. Hoán dụ ý niệm “cái mũi biểu

AL
trưng cho kĩ năng” cũng góp phần tạo nghĩa cho thành ngữ này.
.N
W
W

Trong tiếng Việt, thành ngữ chứa yếu tố mũi so với các yếu tố khác chiếm số lượng
-W

rất ít. Bảng danh sách ở phụ lục 3 cho thấy thành ngữ chứa yếu tố “mũi” chiếm số
M
C

lượng ít nhất trong số các nhóm thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
BẮ

tiếng Việt. Theo khảo sát qua một số từ điển thành ngữ tiếng Việt thông dụng,
G
N

chúng tôi chỉ tìm được 7 thành ngữ như sau:


ẠI
O
G
N

xỏ chân lỗ mũi
M

cô ăn đầu, cậu ăn mũi


G
N
U
TR

tối mắt tối mũi

ăn ngập mặt ngập mũi

mất mặt mất mũi

tối tăm mặt mũi

vuốt mặt không nể mũi

Ở các thành ngữ kể trên, mũi thường đi kèm với yếu tố mặt để bàn về những vấn đề
liên quan đến danh dự con người và chúng ta không thấy sự có mặt của hoán dụ ý
128

niệm “cái mũi biểu trưng cho kĩ năng”. Một trong những yếu tố tạo nên sự khác
biệt này có lẽ chính là kích thước bộ phận mũi của người châu Á và châu Âu. Ở
người Âu, cái mũi là bộ phận khá nổi bật trên khuôn mặt do có kích thước khá lớn.
Chính vì vậy nên ở tiếng Anh mới có những thành ngữ như “look down one‟s nose”
(nhìn với vẻ khinh miệt), “be as plain as the nose in the face” (chuyện rất rõ ràng
như cái mũi ở trên mặt) hay “turn one‟s nose up” (vểnh mũi lên) mà tiếng Việt
không có cách nói tương tự. Như vậy chúng ta lại thấy rằng quá trình hình thành
thành ngữ luôn có sự tham gia mạnh mẽ của hoạt động ý niệm hóa thế giới khác
quan. Hiện thực khách quan khác nhau đã tạo ra cách ý niệm hóa khác nhau về chức

N
.V
U
năng, vai trò của cái mũi trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

D
.E
AS
4.2.3 Bàn tay biểu trƣng cho kĩ năng

AL
.N
W
Trong quá trình tương tác với thế giới xung quanh của con người, đôi tay rõ ràng là
W
-W

một trong những bộ phận cơ thể quan trọng nhất. Với dáng đứng thẳng, con người

M

ăn uống, sinh hoạt, làm việc và giải trí đều sử dụng đôi tay. Khác với đại đa số các
C
BẮ

loài động vật bốn chi, con người có thể sử dụng đôi tay một cách khá tự do. Trong

G

các thao tác vận động của cơ thể như đi đứng, chạy nhảy và làm việc đôi tay còn có
N
ẠI

công dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Chính vì vai trò quan trọng này mà trong
O
G
N

tiếng Anh cũng như tiếng Việt, thành ngữ có chứa yếu tố “bàn tay” chiếm số lượng
M

rất cao. Thống kê ở phụ lục 4 cho thấy thành ngữ chứa yếu tố “bàn tay” chiếm số
G
N

lượng cao nhất trong các nhóm thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
U
TR

tiếng Anh (85 đơn vị trong tổng số 722). Trong số đó, thành ngữ được tạo thành từ
hoán dụ ý niệm “bàn tay biểu trưng cho kĩ năng” chiếm số lượng đáng kể (10 đơn
vị, tỉ lệ 11,76%). Chẳng hạn, trong tiếng Anh chúng ta có một số trường hợp thành
ngữ chứa yếu tố “bàn tay” như sau:

1. 'Did you buy this cake?' 'No, I made it with my own fair hands [làm với đôi
tay xinh đẹp của tôi].' (Cái bánh này chị mua hả? Không tôi tự tay làm lấy
đấy).
129

2. She won the debate hands down [tay sấp]. (Cô ấy thắng dễ dàng trong cuộc
tranh luận).

3. He's what this troubled club needs, a good, solid manager, a safe pair of
hands [một đôi tay an toàn]. (Anh ta đúng là người câu lạc bộ đang gặp khó
khăn này cần: một tay quản lý chắc chắn, cứng rắn và giỏi giang).

4. Her part in the film wasn't very demanding - she could have played it with
one hand tied behind her back [với một tay cột sau lưng]. (Vai của cô ta
trong bộ phim không có gì khó cả. Cô ta có thể diễn một cách rất dễ dàng)

5. You should get Ann to have a look at that. She's a dab hand at [một cái tay

N
khéo] getting stains out of clothes. (Chị thử nhờ Ann xem. Nó thạo chuyện

.V
U
tẩy chất bẩn ở quần áo lắm).

D
.E
AS
6. I do a bit of teaching now and then just to keep my hand in [giữ tay]. (Thỉnh

AL
thoảng tôi có dạy học để giữ nghề)
.N
W
W

7. She's an old hand at [một cái tay già] magazines, having trained on
-W

Cosmopolitan before editing Company. (Bà ta là một tay làm tạp chí rất kinh

M

nghiệm, được đào tạo ở Cosmopolitan trước khi biên tập tờ Company).
C
BẮ

Để có thể thực hiện một công việc nào đó thành công, chúng ta cần phải có những

G

kĩ năng nhất định. Trong trường hợp này, tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng để
N
ẠI
O

trở nên thành thạo một động tác hay công việc nào đó, chúng ta phải học thật kĩ các
G
N

chuyển động của bàn tay cũng như trình tự các thao tác mà đôi tay phải thực hiện.
M

Chính tri thức qui ước này cùng với hoán dụ ý niệm “bàn tay biểu trưng cho kĩ
G
N
U

năng” giúp chúng ta hiểu được nghĩa hàm ẩn của các thành ngữ trên: “a dab hand”
TR

trong ví dụ (8) mang nghĩa rất thông thạo, chuyên nghiệp trong việc gì đó; “keep
my hand in” trong ví dụ (9) mang nghĩa làm để không bị quên nghề; “an old hand”
trong ví dụ (10) mang nghĩa đã làm việc rất quen tay và giàu kinh nghiệm. Các cách
nói “hands down” trong ví dụ (5) hay “with one hand tied behind her back” trong ví
dụ (7) hàm ý công việc có thể thực hiện hết sức dễ dàng. Dễ đến mức chủ thể hành
động có thể thực hiện mà không cần hay ít cần đến thao tác của đôi tay.

Cũng giống như trường hợp của thành ngữ tiếng Anh, thành ngữ chứa yếu tố “tay”
trong tiếng Việt có số lượng lớn. Khảo sát của chúng tôi thống kê được 91 thành
130

ngữ, chiếm tỉ lệ 9,96%. Trong số thành ngữ này, ta có thể tìm thấy khá nhiều thành
ngữ có chứa yếu tố tay tạo thành từ hoán dụ ý niệm “đôi tay biểu trưng cho kĩ năng”
như:

khéo chân khéo tay nhanh tay hơn mau miệng

khéo con mắt, vụng hai tay tay chèo tay lái

buông tay dầm, cầm tay lái tay dao tay thớt

khéo tay hay miệng tay bồng tay bế

N
.V
mau tay hay làm tay cầm tay cắp

U
D
.E
mau tay hơn tày đũa tay nem tay chạo

AS
AL
múa tay trong bị tay thầy thước thợ
.N
W
W

Hai bàn tay của con người trực tiếp làm nên mọi việc. Ai có hai bàn tay khéo léo thì
-W

người ấy sẽ có cuộc sống no đủ, thậm chí là giàu sang. Người “khéo tay khéo chân”

M
C

là người vừa thông minh lanh lợi lại vừa có đôi tay khéo léo, tài hoa nên làm việc gì
BẮ

cũng thuận lợi. Còn người “khéo con mắt, vụng hai tay” là người chỉ biết nhìn

G
N

không, nói không mà chẳng làm gì cả. Thành ngữ “tay chèo tay lái” gợi lên hình
ẠI
O

ảnh một người phải đảm đương cùng lúc nhiều công việc quan trọng mà bình
G
N
M

thường phải nhiều người mới giải quyết được. Ngụ ý của thành ngữ này cũng như

G

các thành ngữ “tay dao tay thớt”, “tay nem tay chạo” hay “tay năm tay mười” chỉ
N
U

những người trong hoàn cảnh đặc biệt phải tất bật giải quyết hết những công việc
TR

lớn nhỏ.

Trường hợp của thành ngữ “tay thầy thước thợ” cũng cho chúng ta thấy tri thức qui
ước từ quá trình ý niệm hóa thế giới khách quan đóng vai trò rất quan trọng. Chúng
ta biết rằng đã là “tay thầy” thì tất nhiên phải tinh thông, lão luyện về nghề của
mình. Thước thợ luôn phải đúng, chính xác. Từ tri thức qui ước này cộng với hoán
dụ ý niệm “bàn tay biểu trưng cho kĩ năng”, chúng ta hiểu được nghĩa hàm ẩn của
thành ngữ này nói về mức độ đúng đắn, đáng tin cậy của người hay việc gì đó.
131

Tiếng Việt cũng còn có các tổ hợp ngữ cố định khác có liên quan đến hoán dụ ý
niệm “bàn tay biểu trưng cho kĩ năng” như “mát tay”, “cứng tay”, “cao tay”, “thấp
tay”, “yếu tay”, “non tay”...

4.2.4 Tai biểu trƣng cho kĩ năng

Tai cũng là một phận cơ thể được người Anh ý niệm hóa theo miền ý niệm kĩ năng,
kĩ xảo. Một ví dụ điển hình là thành ngữ “to have an ear for languages”. Cũng phân
tích từ tri thức qui ước chúng ta biết rằng khi học ngoại ngữ, người học luôn phải
thực hành giao tiếp nhiều để có thể tiến bộ. Trong các kĩ năng ngoại ngữ thì nghe

N
.V
hiểu luôn là một kĩ năng khó. Như vậy, người có “cái tai” học ngoại ngữ là người có

U
D
.E
khả năng nghe hiểu và giao tiếp tốt. Nếu suy từ hoán dụ ý niệm “đôi tai biểu trưng

AS
AL
cho kĩ năng” thì chúng ta suy được nghĩa của thành ngữ này là “có năng khiếu học
.N
W
ngoại ngữ”. Tiếng Anh có khá nhiều thành ngữ khác hoạt động theo cơ chế tương
W
-W

tự, chẳng hạn như:



M
C

Even to someone with a tin ear [với một tai bằng thiếc] like mine, their
BẮ

singing sounded pretty awful. (Ngay cả đối với người không có tai nghe nhạc
G
N

như tôi giọng hát của họ cũng khá tệ).


ẠI
O
G
N

Tim made a right pig's ear [một cái tai heo đúng nghĩa] of putting those
M

shelves up. (Mấy cái kệ mà thằng Tim đóng trông xấu tệ).
G
N
U
TR

She's never had much of an ear for [có tai với] languages. (Cô ta chưa bao
giờ có khiếu học ngoại ngữ cả).

He's fresh out of college, still wet behind the ears [vẫn ướt đằng sau tai].
(Thằng đó vừa mới ra trường, vẫn còn thiếu kinh nghiệm lắm).

Người Việt Nam thường không ý niệm hóa “đôi tai” theo miền ý niệm kĩ năng, kĩ
xảo nên tiếng Việt rất hiếm thành ngữ chứa yếu tố “tai” có nguồn gốc từ hoán dụ ý
niệm “đôi tai biểu trưng cho kĩ năng”. Theo khảo sát của chúng tôi chỉ có thành ngữ
“mắt thánh tai hiền” là có nguồn gốc từ hoán dụ ý niệm này.
132

4.3 Bộ phận cơ thể ngƣời biểu trƣng cho sự nhận thức

4.3.1 Mắt biểu trƣng cho sự nhận thức

Trong khá nhiều thành ngữ tiếng Anh chứa yếu tố mắt, thị giác và khả năng chú ý là
miền ý niệm thường xuyên được làm nổi . Chẳng hạn như trong thành ngữ tiếng
Anh “to pass one‟s eye over something/someone” (đảo mắt qua người/vật gì), đôi
mắt biểu trưng cho thị giác do con người thường dùng đôi mắt của mình để quan sát
các sự việc xung quanh. Với hoán dụ ý niệm “mắt biểu trưng cho sự nhận thức”,
người nghe hay người đọc có thể hiểu được thành ngữ trên có nghĩa là nhìn cái gì

N
.V
đấy. Cũng như vậy, trong thành ngữ “not able to believe one‟s own eyes” (không tin

U
D
.E
nổi mắt mình), hoán dụ ý niệm “mắt biểu trưng cho sự nhận thức” có thể coi là gốc

AS
tạo ra nghĩa cho thành ngữ. Khi có ai đó nói rằng họ không thể nào tin vào mắt

AL
.N
mình được, điều này có nghĩa là họ không tin nổi những gì họ nhìn thấy. Qua đó,
W
W
-W

người nói thể hiện thái độ nghi ngờ đối với khả năng quan sát của mình. Như vậy, ta

lại thấy rõ ràng có mối liên hệ giữa nghĩa tường minh với nghĩa của thành ngữ và
M
C
BẮ

hoán dụ ý niệm “mắt biểu trưng cho sự nhận thức” là cầu nối tạo ra mối liên hệ đó.

Chính hoán dụ ý niệm trên cũng có thể coi là nhân tố khởi tạo nghĩa trong thành
G
N
ẠI

ngữ tiếng Anh “to see something/someone with the naked eye”. Thành ngữ này có
O
G

nghĩa là có khả năng quan sát một vật gì đó mà không cần dùng công cụ hỗ trợ như
N
M

mắt kính hay là ống nhòm”.


G
N
U

Một ví dụ khác chứng tỏ hoán dụ ý niệm trên có đóng vai trò tạo nghĩa là thành ngữ
TR

tiếng Anh “to catch someone‟s eye” (thu hút sự chú ý của ai). Thành ngữ này chắc
chắn là có liên quan đến việc hàng ngày chúng ta đều bị cuốn hút bởi một điều gì đó
và do đó thường xuyên quan sát nó. Khi sự chú ý của ta bị lôi cuốn bởi một người
hay một vật hết sức thu hút, chúng ta thường có xu hướng không nhìn đi chỗ khác
hay cái khác được. Đôi mắt trong trường hơp này đã bị người hay vật khác bắt chặt
lấy. Chúng ta còn gặp một số thành ngữ khác trong tiếng Anh cũng mang hoán dụ ý
niệm “Mắt biểu trưng cho sự nhận thức” như:
133

I knew Kenny was taking the money but I turned a blind eye [nhìn bằng con
mắt mù] because he was my sister's child. (Tôi biết thằng Kenny lấy trộm
tiền nhưng tôi lờ đi vì nó là con của chị tôi).

The teacher was watching the children with an eagle eye [quan sát bọn trẻ
với con mắt đại bàng], making sure they behaved themselves.(Thầy giáo
giám sát bọn trẻ kĩ càng để đảm bảo là chúng không làm gì sai).

I arrived late for the meeting and Steve Thomson gave me the evil eye [nhìn
tôi bằng ánh mắt của quỷ]. (Tôi đi họp trễ và Steve Thomson nhìn tôi với ánh

N
.V
U
mắt rất khó chịu).

D
.E
AS
AL
In my mind's eye [trong mắt của tâm trí tôi], she is still the little girl she was
.N
the last time I saw her. (Trong mắt tôi cô ta vẫn chỉ là cô bé tôi gặp trước
W
W

đây)
-W

M

I kept my eye on him all the time as I felt sure he was about to do something
C
BẮ

stupid. (Tôi luôn giám sát nó vì tôi chắc là nó sắp sửa làm điều ngu ngốc).

G
N

She kept half an eye on [để một con mắt ở] the kids all through our
ẠI
O
G

conversation. (Trong suốt cuộc trò chuyện cô ta luôn để mắt đến bọn trẻ).
N
M

I thought he was so beautiful - I couldn't take my eyes off [lấy mắt ra khỏi]
G
N
U

him. (Tôi thấy anh chàng đó quá đẹp trai. Đôi mắt tôi không rời anh ta).
TR

She was besotted with him and closed her eyes to [nhắm mắt với] his
character defects. (Cô ấy quá mê anh ta và nhắm mắt làm ngơ trước những
khuyết điểm của anh ấy).

Cũng giống như người Anh, người Việt tri nhận “mắt” là bộ phận cơ thể rất quan
trọng. Trong cả thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt mà chúng tôi khảo sát, thành ngữ
chứa yếu tố “mắt” đều chiếm vị trí thứ 2 (tiếng Anh có 72 đơn vị và tiếng Việt có
96 đơn vị). Trong thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố mắt, hoán dụ ý niệm “đôi
134

mắt biểu trưng cho sự nhận thức” cũng xuất hiện ở khá nhiều thành ngữ (tỉ lệ
14.58%) như:

mắt để trên trán mong đỏ con mắt

có mắt như không nhắm mắt bước qua

có mắt như mù nhắm mắt đưa chân

có mắt không tròng nhắm mắt khoanh tay

N
nhắm mắt làm ngơ

.V
mắt thấy tai nghe

U
D
.E
mắt trước mắt sau

AS
nhắm mắt nói liều

AL
.N
Mắt vốn là bộ phận cơ thể để quan sát mọi vật xung quanh. Thế nhưng cũng có
W
W

những lúc chúng ta vì mải suy nghĩ vấn đề gì đó mà trở nên lơ đãng, không chú ý
-W

đến mọi vật xung quanh. Thành ngữ “mắt để trên trán” được dùng để chỉ những

M
C

trường hợp này. Thành ngữ “mắt thấy tai nghe” chỉ những tình huống mà chúng ta
BẮ

chứng kiến tại chỗ tận mắt và trực tiếp lắng nghe bằng tai mình để có được thông
G
N

tin xác thực. Còn trường hợp “mắt trước mắt sau” được dùng để chỉ những người
ẠI
O
G

hay nhìn mọi thứ lấm la lấm lét vẻ gian xảo. Ý nghĩa này xuất phát từ tri thức qui
N
M

ước về cái nhìn đứng đắn, lương thiện. Thông thường thì cái nhìn đứng đắn, lương

G

thiện phải là cái nhìn thẳng vào người đối diện, không né tránh hay rụt rè. “Mong
N
U
TR

đỏ con mắt” là cách nói về sự chờ đợi, trông ngóng lâu ngày đến một người hay tin
tức nào đó. Đây thường là sự chờ đợi dai dẳng với tâm trạng lo âu. Việc suy nghĩa
thành ngữ “nhắm mắt đưa chân” có thể thực hiện từ tri thức thực tế là mỗi khi đi
đứng người ta đều trông trước trông sau, cẩn thận dò dẫm từng bước. Như vậy
“nhắm mắt đưa chân” là hành động liều lĩnh, phó mặc cho sự may rủi của số phận.
Cũng với cách lập luận kết hợp tri thức nền và hoán dụ ý niệm “đôi mắt biểu trưng
cho sự nhận thức” như vậy, chúng ta hiểu “nhắm mắt khoanh tay” là thái độ dửng
dưng, không can thiệp vào những chuyện chướng tai gai mắt. Còn “nhắm mắt nói
liều” là kiểu nói hồ đồ, không cần suy nghĩ chín chắn mà chỉ nói đại cho qua câu
135

chuyện. Một lần nữa, chúng ta lại thấy hoán dụ ý niệm và tri thức nền đóng vai trò
quan trọng trong việc suy nghĩa của thành ngữ.

4.3.2 Cái mũi biểu trƣng cho sự tò mọc, tọc mạch

Do mũi là một trong những bộ phận rất nổi bật trên khuôn mặt của người Anh nên
nó cũng được dùng để nói về sự tò mò, tọc mạch. Việc nhúng mũi vào chuyện của
người khác gợi lên hình ảnh một người nào đó cố gắng tiến lại thật gần, thật sát
người khác và hướng sự chú ý của mình về phía người đó với ý đồ sẵn sàng can
thiệp. Hành động này được coi là rất khó chịu đối với người khác. Ở đây, hoán dụ ý

N
.V
niệm đóng vai trò cầu nối giữa nghĩa tường minh và nghĩa ẩn dụ và nó giúp cho

U
D
.E
người nghe hiểu được nghĩa của thành ngữ này là “can thiệp vào chuyện riêng của

AS
AL
người khác”. Điều này cũng chứng tỏ rằng nghĩa của thành ngữ không chỉ bị chi
.N
W
phối bởi tri thức qui ước, ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm mà bị sự chi phối tổng
W
-W

hợp của tất cả các yếu tố này. Một trường hợp khác nữa trong tiếng Anh là thành

M

ngữ “to keep someone‟s nose to the grindstone” (làm việc liên tục không ngừng
C
BẮ

nghỉ). Thành ngữ này bắt nguồn từ tri thức nguồn là khi một người nào đó tập trung

G

cao độ vào công việc của mình thì họ có xu hướng rướn người về phía trước đến
N
ẠI

mức mà cái mũi chạm vào công việc. Từ “grindstone” ở đây được dùng để chỉ
O
G
N

những công việc nặng nhọc. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy còn có những
M

thành ngữ tiếng Anh khác như sau:


G
N
U
TR

What goes on between me and Pete is none of her business so she can keep
her big nose out of [lôi cái mũi to của cô ta ra] it! (Chuyện giữa tôi và Pete
không dính gì đến cô ta cả. Cô ta không nên thọc mũi vào).

He left the room for a few minutes so I thought I'd have a nose round [dò
mũi đi một vòng]. (Anh ta ra khỏi phòng vài phút nên tôi tranh thủ xem một
vòng).

Tiếng Việt cũng có các tổ hơp ngữ cố định như “nhúng mũi”, “dí mũi”, “chõ mũi
vào chuyện người khác” để chỉ những người hay tò mò, can thiệp vào chuyện của
136

người khác. Tuy nhiên tiếng Việt có rất ít thành ngữ chứa yếu tố mũi và trong số
những thành ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố mũi mà chúng tôi thống kê được cũng
không có thành ngữ nào liên quan đến hoán dụ ý niệm “cái mũi biểu trưng cho sự tò
mò, tọc mạch cả”. Thay vì “mũi”, trong trường hợp này người Việt dùng “mồm”
hay “mõm” như: “chõ mồm vào”, “chõ mõm vào”, “ngứa mồm ngứa miệng”. Như
đã trình bày trong phần ẩn dụ ý niệm về cái mũi, chúng tôi cho rằng sự khác biệt về
hình dáng và kích thước cái mũi giữa người Anh và người Việt là một nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt này về hoạt động ý niệm hóa.

N
.V
4.3.3 Đôi tai biểu trƣng cho sự nhận thức

U
D
.E
Ngoài “mắt” và “mũi”, “tai” cũng là bộ phận thường được người Anh và người Việt

AS
AL
ý niệm hóa theo miền ý niệm sự chú ý. Đây cũng là điều dễ hiểu vì “tai” và “mắt” là
.N
W
hai bộ phận được sử dụng thường xuyên, liên tục nhất để xử lí tín hiệu từ môi
W
-W

trường bên ngoài của con người. Nếu “mắt” có nhiệm vụ xử lí tín hiệu hình ảnh thì

M

“tai” có nhiệm vụ xử lí tín hiệu âm thanh. Từ hoán dụ ý niệm “đôi tai biểu trưng cho
C
BẮ

sự nhận thức”, chúng ta có thể dễ dàng suy ra nghĩa hàm ẩn của những thành ngữ

G

tiếng Anh như sau:


N
ẠI
O
G

Don't talk so loudly unless you want everyone to know. Bill has big ears [có
N
M

tai to] you know. (Nếu anh nói to thế mọi người sẽ biết hết. Thằng Bill tai nó

G

thính lắm đó).


N
U
TR

Hey, cloth ears [tai vải], I asked if you wanted a drink. (Ê, tai điếc. Tao hỏi là
mày có muốn uống nước không).

Warnings that sunbathing can lead to skin cancer have largely fallen on deaf
ears [rơi vào tai điếc] in Britain. (Những lời cảnh báo rằng tắm nắng có thể
gây ung thư da chẳng được ai chú ý đến ở nước Anh).
137

'Do you want to hear what happened at the party last night?' 'Oh yes, I'm all
ears [Tôi tập trung tất cả các tai đây]'. (Anh có muốn nghe những gì xảy ra ở
bữa tiệc tối qua không? Ồ có chứ. Tôi đang nghe cả hai tai đây).

In the past they've tended to turn a deaf ear to [nghe bằng tai điếc] such
requests. (Trước đây, người ta có xu hướng bỏ ngoài tai những lời đề nghị
như thế).

He's a powerful industrialist who has the President's ear [có được tai của tổng
thống]. (Ông ta là một nhà tài phiệt có thế lực; đến tổng thống còn nghe ông

N
.V
U
ta).

D
.E
AS
I'll keep an ear to the ground [ghé tai xuống đất] and tell you if I hear of any

AL
.N
vacancies. (Tôi sẽ theo dõi sát sao và báo cho anh khi có chỗ trống tuyển
W
W
-W

dụng).

M

I had half an ear [có một nửa tai] on the radio as he was talking to me. (Tôi
C
BẮ

nửa nghe radio, nửa nghe anh ta nói).



G
N

Chúng ta thấy rằng các thành ngữ trên đều có liên quan đến hoán dụ ý niệm “đôi tai
ẠI
O
G

biểu trưng cho sự nhận thức”.


N
M

Khi nói ai đó có đôi tai to (have big ears), người Anh ngụ ý rằng người đó có thính
G
N

giác rất tốt, hay nói cách khác là nhạy với thông tin. Hình ảnh giương đôi tai to lên
U
TR

trong ví dụ đầu tiên cũng làm chúng ta liên tưởng đến cách nói “tai giương lên như
ra đa trực chiến” trong tiếng Việt. Nếu khi giao tiếp mà người ta chỉ dùng nửa cái
tai (half an ear), cái tai điếc (deaf ear) hay cái tai bị nút chặt lại (cloth ear) thì rõ
ràng là khả năng nhận thông tin giao tiếp sẽ bị hạn chế. Chính vì thế mà các thành
ngữ sử dụng những hình ảnh trên đều mang nghĩa nghe mà không để tâm, chú ý gì
cả. Cách nói “ghé sát tai xuống đất” (keep an ear to the ground) nhắc chúng ta về
cách người xưa dò xét, phán đoán tình hình vó ngựa quân địch bằng cách áp tai
xuống đất nghe ngóng. Như vậy, khi giao tiếp mà người ta “ghé sát tai xuống đất”
138

hay “nghe bằng cả hai tai” (be all ears) có nghĩa là người nghe rất chăm chú. Nét
tương cận giữa miền ý niệm “đôi tai” và miền ý niệm “sự chú ý” trong trường hợp
này xuất hiện một cách khá tự nhiên và người học tiếng Anh có thể suy nghĩa tương
đối dễ dàng với những thành ngữ như thế này.

Số lượng thành ngữ chứa yếu tố “tai” trong tiếng Anh và tiếng Việt khá tương
đương nhau. Tiếng Việt có 31 thành ngữ chứa yếu tố “tai” còn tiếng Anh có 32. Số
lượng này không cao nhưng cũng cho chúng ta thấy rằng trong tri nhận của người
Việt cũng như người Anh, đôi tai cũng là một bộ phận xử lí tín hiệu từ môi trường

N
ngoài quan trọng. Chính vì vậy mà trong tiếng Việt cũng có khá nhiều thành ngữ

.V
U
D
chứa yếu tố “tai” có nguồn gốc từ hoán dụ ý niệm “đôi tai biểu trưng cho sự nhận

.E
AS
thức” (7 đơn vị, chiếm tỉ lệ 22,58%), chẳng hạn như:

AL
.N
W
bụng đói tai điếc
W
-W

bưng tai bịt mắt


M
C
BẮ

bưng tai giả điếc



G
N
ẠI

nghe tận tai, nhìn tận mắt


O
G
N

để ngoài tai
M

G

tai nghe mắt thấy


N
U
TR

tai vách mạch rừng

Khi người ta đói thì các cơ quan khác cũng mệt mỏi và không muốn làm việc. Nói
một cách khác thì khi bụng đã đói thì người ta không quan tâm, chú ý đến các
nguyên tắc nữa và dễ làm liều. Thành ngữ “bụng đói tai điếc” ngụ ý rằng khi đã đói
thì người ta dễ liều lĩnh, bất chấp. Thành ngữ “bưng tai bịt mắt” chỉ những người
không chịu quan tâm chú ý đến người khác, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó
khăn của người khác hay của tập thể. Đây là thái độ sống ích kỉ, không được ai ưa.
Câu “bưng tai giả điếc” cũng có ý nghĩa tương tự, chỉ thái độ thờ ơ, giả vờ không
139

biết trước những việc chướng tai gai mắt mà lẽ ra mình phải dẹp bỏ. “Nghe tận tai,
nhìn tận mắt” hay “tai nghe mắt thấy” được dùng để nói về những trường hợp mà
chúng ta được trực tiếp quan sát hay chứng kiến một sự việc nào đó. Đối với những
trường hợp như vậy thì độ tin cậy của thông tin là rất cao. “Tai vách mạch rừng” có
thành ngữ tương đương trong rất nhiều ngôn ngữ. Câu này khuyên ta cần cẩn thận
lời ăn tiếng nói, nhất là với những chuyện cơ mật cần phải đề phòng người khác
nghe lén. Như vậy qua phân tích, chúng ta có thể thấy là hoán dụ ý niệm “đôi tai
biểu trưng cho sự nhận thức” xuất hiện nhiều trong cả thành ngữ tiếng Anh lẫn tiếng
Việt có chứa yếu tố „tai”.

N
.V
U
D
.E
4.4 Bộ phận cơ thể ngƣời biểu trƣng cho tâm trạng, tình cảm

AS
AL
4.4.1 Cái đầu biểu trƣng cho tình cảm, thái độ W
.N
W

Thành ngữ “to be hot – headed” (tính tình nóng nảy) trong tiếng Anh có thể truy
-W

nguyên cơ sở hình thành từ ý nghĩa hoán dụ “cái đầu biểu trưng cho tình cảm, thái
M
C

độ”. Kiến thức về sinh lí học cho chúng ta biết rằng khi ai đó nổi giận, nhiệt độ thân
BẮ

thể của họ sẽ tăng nhẹ và họ có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ này ở phần
G
N

phía trên cơ thể, đặc biệt là vùng mặt do nhịp tim tăng lên. Với kiến thức sinh lý
ẠI
O
G

học như thế cộng với hoán dụ ý niệm trên, người ta có thể rút ra nghĩa của thành
N
M

ngữ này là “dễ dàng nổi nóng”. Chính hoán dụ ý niệm trên cũng là cơ sở ý nghĩa

G

cho thành ngữ “to keep a cool head” (giữ một cái đầu lạnh) của tiếng Anh như trong
N
U
TR

ví dụ “These are high pressure situations and you have to keep a cool head” (Đây là
những tình huống áp lực cao đòi hỏi anh phải giữ một cái đầu lạnh). Thành ngữ này
chỉ những người phải đối mặt với một tình huống khó khăn cần phải giải quyết mà
họ vẫn có thể bình tĩnh và giải quyết được vấn đề. Chính vì họ không xúc động,
không nổi nóng nên nhiệt độ cơ thể không đổi mà vẫn ở trạng thái bình thường,
khác hẳn với trường hợp một người nào đó xúc động. Như vậy hoán dụ ý niệm “cái
đầu biểu trưng cho tính khí” dường như kết nối tri thức qui ước vô thức này với
nghĩa của thành ngữ là “hành động không hoảng hốt, không xúc động; hành động
140

một cách bình tĩnh”. Tương tự như vậy, chúng ta có một số thành ngữ khác của
tiếng Anh như trong các ví dụ sau đây:

If his newspaper doesn't arrive by breakfast time he's like a bear with a sore
head [giống con gấu đang đau đầu]. (Nếu không có báo đọc vào bữa ăn sáng,
hắn rất cau có khó chịu).

The best we can do is keep our heads down [cúi đầu xuống] and hope that
people will soon get used to the new system. (Điều hay nhất chúng ta có thể
làm là chịu đựng và hi vọng mọi người sẽ sớm làm quen với hệ thống mới).

N
.V
U
D
.E
When this country has full employment and an education system for all, then

AS
we can hold our head up high [ngẩng đầu cao lên].( Khi đất nước này có đủ

AL
.N
công ăn việc làm và giáo dục cho mọi người, chúng ta có thể ngẩng cao đầu
W
W
-W

tự hào).

M

Khi ai đó ở trong trạng thái “like a bear with a sore head” thì người đó rất dễ cáu gắt
C
BẮ

và giận dữ; “Keep your head down” thể hiện một thái độ nhẫn nhục, cam chịu và

G

không phản kháng còn “Hold your head up high” thể hiện niềm tự hào về một việc
N
ẠI

nào đó. Trong những ví dụ này hình dáng và tư thế của cái đầu đã được người Anh
O
G
N

ý niệm hóa theo miền ý niệm tình cảm và thái độ. Cơ chế hoán dụ ý niệm này kết
M

hợp với kinh nghiệm sống về tư thế của cái đầu mỗi khi con người thể hiện thái độ
G
N

sẽ giúp cho người học ngoại ngữ hiểu được các thành ngữ trên không mấy khó
U
TR

khăn.

Nếu trong thành ngữ tiếng Anh chúng ta có thể tìm được một số thành ngữ chứa yếu
tố đầu chỉ tình cảm, thái độ thì dạng thành ngữ này trong tiếng Việt rất ít. Qua khảo
sát của chúng tôi, chỉ có thành ngữ “gãi đầu gãi tai” và “vò đầu bứt tai” là có nghĩa
hoán dụ ý niệm trên. Hai thành ngữ này diễn tả trạng thái bối rối mà lý trí chưa
phân định được phải trái nên khó diễn đạt bằng lời hoặc cũng có thể do người nói
ngại ngùng không tiện nói ra ý nghĩ của mình. Lí do của điều này có thể là vì ở văn
hóa phương Tây người ta coi trọng việc thể hiện tình cảm và tư tưởng qua cử chỉ và
141

điệu bộ cơ thể. Vì thế mà các tư thế, cử chỉ của những bộ phận cơ thể như “mắt”,
“đầu”, “tay” v.v... đi vào thành ngữ nhiều hơn. Văn hóa phương Đông thì lại thiên
về giao tiếp qua trực giác ít dựa vào điệu bộ cơ thể nên tiếng Việt ít có thành ngữ
mô tả thái độ và tình cảm thông qua điệu bộ cơ thể. Trong tâm thức người Việt, các
bộ phận lục phủ ngũ tạng thường được dùng để nói về tâm tư, tình cảm của con
người. Nhận xét về vấn đề này, trong quyến “Lô gíc và tiếng Việt”, tác giả Nguyễn
Đức Dân (1996:353) [11] có nhận xét: “người Việt thường dùng các bộ phận không
thấy được trong cơ thể con người – đó là lục phủ ngũ tạng – nghĩa là ruột, gan,
lòng, bụng, phổi để biểu trưng cho ý chí, tâm tư, tình cảm, tấm lòng... – những suy

N
.V
U
nghĩ thầm kín của con người”.

D
.E
AS
4.4.2 Khuôn mặt biểu trƣng cho tâm trạng con ngƣời

AL
.N
W
Ở nhiều nền văn hóa, khuôn mặt có liên hệ mật thiết đến con người bên trong,
W
-W

những cảm xúc sâu kín, tình cảm, thái độ và cả đặc trưng văn hóa của nhận thức về

M

tội lỗi và sự xấu hổ. Trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt có khá nhiều thành ngữ
C
BẮ

dường như được khởi tạo từ mối liên hệ giữa miền ý niệm “khuôn mặt” và miền ý

G

niệm “tâm trạng con người”. Cơ chế tri nhận này đã tạo ra thành ngữ “to put on a
N
ẠI

friendly face” trong tiếng Anh để diễn đạt ý “có nét mặt thân thiện trên khuôn
O
G
N

mặt”. Kinh nghiệm sống cho chúng ta biết rằng các điệu bộ trên khuôn mặt có thể
M

nói lên được tình cảm và thái độ của con người. Chính điều này cho phép chúng ta
G
N

hiểu được nghĩa của một số thành ngữ như:


U
TR

As soon as I saw her I knew it was bad news. She had a face as long as a wet
week [khuôn mặt dài như một tuần ướt át] (Khi vừa thấy bà ấy là tôi biết có
tin xấu. Trông mặt bà ấy như đưa đám).

'Why've you got such a long face [một khuôn mặt dài]?' 'My boyfriend
doesn't want to see me any more.' („Sao nhìn mặt cậu buồn thế?‟ „Thằng bồ
tớ nó bảo không muốn nhìn mặt tớ nữa‟)
142

They've had some bad luck, but they've put a brave face [đưa khuôn mặt
dũng cảm] on their problems. (Họ gặp vận đen nhưng vẫn tỏ ra rất mạnh
mẽ).

You'll be the one who has egg on your face [bị ném trứng vào mặt] if it goes
wrong. (Nếu mọi chuyện đổ bể anh sẽ là người bị bẽ mặt đấy).

It's pop music that's sexy, colourful and in your face [trong mặt bạn]. (Chính
nhạc pop là thứ nhạc gợi dục, màu mè và gây sốc).

N
.V
'I hate pepperoni pizza!' he said, making a face [làm mặt nhăn] („Tôi ghét

U
D
bánh pizza nhiều tiêu‟. Anh ta nói mặt mày nhăn nhó).

.E
AS
AL
He refused to admit he made a mistake because he didn't want to lose face
.N
W
W

[mất mặt] (Anh ta không chịu nhận lỗi vì sợ quê mặt).


-W

I can never play jokes on people because I can't keep a straight face [ giữ bộ
M
C

mặt nghiêm túc] (Tôi không bao giờ nói xạo để trêu người khác được vì tôi
BẮ

rất khó giữ một bộ mặt nghiêm túc).


G
N
ẠI

Các thành ngữ trên đều có nguồn gốc từ việc ý niệm hóa các cử động của khuôn
O
G
N

mặt. Khi vui vẻ, tươi cười thì các cơ mặt sẽ kéo hai gò má sang hai bên khiến người
M

ta có cảm tưởng khuôn mặt ngắn đi. Ngược lại khi buồn rầu, ủ rũ thì các cơ mặt xệ
G
N
U

xuống khiến khuôn mặt có vẻ dài ra. Vì vậy, thành ngữ “a face as long as a wet
TR

week” và “a long face” được dùng để diễn tả tâm trạng buồn bã. Khi người nào đó
“keep a straight face” thì anh ta đang cố gắng không để cho cơ mặt cử động, hay nói
khác đi là cố gắng giấu cảm xúc của mình. Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ này là cố
gắng không để lộ cảm xúc của mình. Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có nhiều
thành ngữ chứa yếu tố mặt có hoán dụ ý niệm “khuôn mặt biểu trưng cho tâm trạng
con người” (19 đơn vị, chiếm tỉ lệ 16,52%):

mặt nặng mày nhẹ mặt nặng như chì


143

mặt nặng như đá đeo mặt xám mày xanh

mặt ngẩn tò te mặt ủ mày chau

mặt nhăn như bị nặng mặt sa mày

mặt như chàm đổ sưng mày sưng mặt

mặt sưng mày sỉa tối mày tối mặt

mặt tái như gà cắt tiết đỏ mặt tía tai

N
.V
U
mặt tươi như hoa mặt cắt không còn hột máu

D
.E
AS
mặt vàng như nghệ mặt đỏ như gấc

AL
.N
W
Từ kinh nghiệm thực tế cùng với hoán dụ ý niệm “khuôn mặt biểu trưng cho tâm
W
-W

trạng con người”, ta có thể hiểu nghĩa hàm ẩn của các câu thành ngữ trên. Câu “mặt

M

như chàm đổ” hay “mặt đỏ như gấc” dùng màu sắc trong tự nhiên để miêu tả trạng
C
BẮ

thái cảm xúc. Chàm vốn là loại cây lá cỏ có màu xanh sẫm được chiết xuất để làm

G

thuốc nhuộm vải. Chúng ta cũng biết khi ai đó ở trong tâm trạng quá sức sợ hãi thì
N
ẠI

các mạch máu co hết lại và khuôn mặt trở nên “xanh mét”. Như vậy, “mặt như
O
G
N

chàm đổ” chỉ tâm trạng quá sức lo sợ hay kinh hãi ở một người nào đó. Tri thức qui
M

ước cho ta biết rằng quả gấc khi chín có màu đỏ rất tươi. Đây cũng chính là màu sắc
G
N

khuôn mặt khi người ta thẹn thùng mắc cỡ do máu dồn vào các mạch dẫn trên
U
TR

khuôn mặt. Vì thế, “mặt đỏ như gấc” chỉ trạng thái thẹn thùng hay xấu hổ. Thế
nhưng nếu khuôn mặt đỏ sậm lên đến mức “đỏ mặt tía tai” thì rõ ràng là người ta
đang ở trong tâm trạng giận dữ.

Trường hợp của thành ngữ “mặt nặng như đá đeo” chúng ta cũng có cách phân tích
tương tự. Bình thường khi tươi vui thì người ta mặt mày hớn hở, đầu ngẩng cao để
thể hiện sự vui mừng với mọi người còn khi buồn bực hay bất mãn thì khuôn mặt
thường cau có, lúc nào cũng cúi gằm xuống và tránh giao tiếp như có đá đeo vậy.
144

Các ví dụ trên cho chúng ta thấy một điểm rõ ràng là kinh nghiệm sống có từ thế
giới khách quan đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập thành ngữ. Một khi
xác định thêm được cơ chế tri nhận như ẩn dụ hay hoán dụ ý niệm trong việc hình
thành thành ngữ thì việc giải nghĩa thành ngữ cũng không hoàn toàn khó khăn.

4.4.3 Mắt biểu trƣng cho tình cảm

Từ xưa đến nay, con người luôn quan sát đôi mắt để dò xét tình cảm và thái độ của
người khác. Từ ánh mắt người ta có thể suy đoán được hành vi của người đối diện.
Chính vì vậy mà trong tiếng Anh mới có các cách nói „She looked daggers at him‟

N
.V
(Cô ta nhìn hắn với ánh mắt căm hờn), „She has big baby eyes‟ (Cô ấy có đôi mắt to

U
D
.E
tròn như em bé), „He has shifty eyes‟ (Mắt thằng đó cứ nhìn ngang nhìn dọc), „She

AS
AL
has inviting eyes‟ (Cô ấy có đôi mắt mời mọc), v.v... Khi sử dụng những cách nói
.N
W
như vậy, cả người Anh lẫn người Việt đều nói về kích thước của đồng tử hay còn
W
-W

gọi là lòng đen của mắt. Trong điều kiện ánh sáng bình thường, đồng tử mắt con

M

người sẽ chuyển từ trạng thái nở ra sang co vào khi tình cảm chuyển từ tích cực
C
BẮ

sang tiêu cực. Ngược lại khi từ tâm trạng tiêu cực sang tích cực thì mắt chúng ta có

G

xu hướng mở ra to hơn. Khi vui sướng, đồng tử con người có thể dãn ra đến bốn lần
N
ẠI

kích thước bình thường. Trái lại, khi tức tối hay hận thù đồng tử có thể co nhỏ lại
O
G
N

như mắt rắn may mắt dơi. Chính vì đôi mắt có khả năng thể hiện tình cảm con
M

người phong phú như vậy mà đôi mắt thường xuyên được ý niệm hóa theo miền ý
G
N

niệm tình cảm. Chúng ta có thể thấy được điều này qua các thành ngữ tiếng Anh
U
TR

sau:

His youngest son was the apple of his eye [quả táo của mắt anh ta]. (Thằng
con út là cục cưng của anh ta).

She began to talk about her son who had died and by the end of her speech
there wasn't a dry eye [không có một con mắt khô nào] in the house. (Bà bắt
đầu kể về đứa con đã chết và cuối bài nói chuyện không có ai trong nhà là
không khóc cả).
145

I think you have an admirer. That man in the corner is giving you the glad
eye [nhìn cô với vẻ thích thú]. (Tôi nghĩ là cô có người ái mộ rồi. Gã đứng
trong góc kia cứ nhìn cô mãi kìa).

She left her husband because she was fed up with his roving eye [mắt xoay
tròn]. (Cô ấy bỏ chồng vì chán ngấy cái ánh mắt hau háu mỗi khi thấy gái
của gã).

I cried my eyes out [khóc lòi mắt] when my cat died. (Tôi khóc hết nước mắt

N
khi con mèo bị chết).

.V
U
D
.E
Sally spent the whole evening making eyes at [nháy mắt với] Stephen. (Suốt

AS
buổi tối Sally liếc mắt đưa tình với Stephen).

AL
.N
W
You're a sight for sore eyes [một cảnh ấn tượng cho những con mắt đau], all
W
-W

dressed up in your new outfit. (Hôm nay em mặc toàn đồ mới làm anh ngây

M

ngất cả người).
C
BẮ

Ken's been making sheep's eyes [làm mắt cừu] at his ex-girlfriend all night.
G
N

(Suốt buổi tối Ken nhìn con bồ cũ không chớp mắt).


ẠI
O
G
N

Ở các ví dụ trên, hình dáng và cử chỉ của đôi mắt đã được ý niệm hóa để thể hiện
M

tình cảm của con người. Đối với người Anh, quả táo là loại trái cây ngon lành mà
G
N
U

người ta ưa ngắm nhìn. Chính vì thế, người mà là “apple of someone‟s eyes” là


TR

người được người đó rất yêu quí. Khi người ta liếc ngang liếc dọc thì con ngươi sẽ
di chuyển liên tục và đây thường là hành vi xấu. Do đó “roving eyes” được dùng để
chỉ những anh chàng mỗi khi nhìn thấy gái đẹp là nhìn lên nhìn xuống, nhìn ngang
nhìn dọc vẻ thèm muốn. Rõ ràng là không bà vợ nào muốn sống chung với một ông
chồng như vậy. Tương tự như vậy, khi biểu lộ sự thích thú với người khác giới
người ta hay chớp mắt làm duyên và thành ngữ “to make eyes” được dùng trong
trường hợp này. Thành ngữ “to make sheep eyes” lại mượn hình ảnh mắt con cừu
vốn rất to và ít động đậy để diễn tả cái nhìn như dính keo vào người khác. Từ những
146

tri thức qui ước như trên cùng với hoán dụ ý niệm “đôi mắt biểu trưng cho tình
cảm”, chúng ta thấy rằng việc suy nghĩa của thành ngữ là không khó.

Tiếng Việt cũng có một số lượng đáng kể thành ngữ có nguồn gốc từ hoán dụ ý
niệm “đôi mắt biểu trưng cho tình cảm”. Thống kê trong phụ lục 3 của chúng tôi
cho thấy có 14 thành ngữ chứa yếu tổ mắt (tỉ lệ 14,58%) có liên quan đến hoán dụ ý
niệm này:

đầu mày cuối mắt mắt la mày lét

N
mong đỏ con mắt

.V
mắt thao láo

U
D
.E
mắt sắc như dao cau nước mắt cá sấu

AS
AL
mắt trắng dã .N nước mắt lưng tròng
W
W
-W

mắt trắng môi thâm thao láo mắt ếch



M
C

mắt trợn trừng tiếc rỏ máu mắt


BẮ

G

mắt trước mắt sau trơ mắt ếch


N
ẠI
O
G

Thành ngữ “đầu mày cuối mắt” diễn tả sự ưng ý, bằng lòng, tỏ tình cảm với nhau
N
M

qua ánh mắt. Đây là một cách nói không cần ngôn ngữ thể hiện tình cảm một cách

G

kín đáo nhưng nhiều ý nghĩa.


N
U
TR

Mắt được xem là “sắc như dao cau” là mắt của cô gái tinh anh, lanh lợi, đa tình.

Các thành ngữ “mắt thao láo”, “thao láo mắt ếch” và “trơ mắt ếch” đều mượn hình
ảnh đôi mắt nhìn chằm chặp một cách vô hồn của con ếch để nói đến thái độ bất lịch
sự, thiếu thân thiện của những người có kiểu nhìn như vậy.

Như đã phân tích ở trên, khi tức giận người ta thường hay trừng đôi mắt nhìn người
khác với vẻ thách thức. Vì vậy thành ngữ “mắt trợn trừng” chỉ thái độ nóng nảy,
không nhẫn nhịn trước những chuyện bất bình.
147

Còn các thành ngữ “mắt la mày lét” hay “mắt trước mắt sau” lại được dùng để diễn
tả vẻ gian tà, không lương thiện và có ý đồ bất chính. “Nước mắt cá sấu” có từ thực
tế là loài cá sấu thường tiết nước mắt để bảo vệ giác mạc chứ không phải đau khổ
gì. Thành ngữ này được dùng để nói đến thái độ giả tạo, đạo đức giả. Từ các ví dụ
được phân tích ở trên chúng ta thấy rằng cả người Anh và người Việt đều có cách ý
niệm hóa đôi mắt theo miền ý niệm tình cảm rất phong phú.

Ngoài các thành ngữ có chứa yếu tố “đầu”, “mắt” và “mặt” kể trên, tiếng Việt còn
có rất nhiều những kết cấu ngữ cố định có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người liên

N
quan đến miền ý niệm tình cảm, thái độ. Điều này cho thấy người Việt cũng có

.V
U
D
rất nhiều hình thức ý niệm hóa bộ phận cơ thể theo miền ý niệm tình cảm và thái độ.

.E
AS
Kết quả sơ bộ kiểm tra cho thấy trong “Từ điển tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ học

AL
.N
1996) có ghi nhận 146 kết cấu miêu tả trạng thái của bộ phận cơ thể diễn tả các
W
W

trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người. Mở rộng phạm vi thu thập từ các
-W

nguồn sử dụng ngôn ngữ như sách báo và khẩu ngữ nói năng thường nhật, chúng tôi
M
C

có thêm được hơn năm chục kết cấu nữa, đưa tổng số lên 198 đơn vị như sau:
BẮ

G
N

Trạng thái vui vẻ, thoả mãn. Ví dụ : bùi tai, ngon mắt, vui miệng, vui chân,
ẠI

vui mắt, vui tai, đẹp mắt, đẹp mặt, mát mặt, đẹp lòng, vui lòng, mát lòng, mát
O
G
N

dạ, hả dạ, hả lòng hả dạ, mát lòng mát dạ, nức lòng, sướng bụng, nở từng
M

khúc ruột, nở ruột nở gan, phổng mũi, hỉnh mũi, mát ruột.
G
N
U

Trạng thái yên tâm, không lo lắng : yên dạ, yên lòng
TR

Buồn/ thương /tiếc : đứt ruột, xót ruột, thối ruột, đau lòng, não lòng, động
lòng, chạnh lòng.
Có thái độ, tình cảm tốt/ không tốt trong quan hệ với người khác : được lòng,
rộng lòng, thật/thực lòng, thật/thực bụng, phải lòng, nặng lòng, mất lòng,
mếch lòng.
Bực/tức giận : bực mình, tức mình, nóng gáy, nóng mắt, ngứa mắt, cáu sườn,
cáu tiết, lộn tiết, nóng tiết, điên tiết, ngứa tiết, sôi máu, sôi gan, ngứa gan,
tím gan, tím gan tím ruột, lộn ruột, nổ ruột, nóng mặt, tím mặt, sưng mặt, ỉu
148

mặt, sị mặt, cau mặt, xịu mặt.


Khó chịu vì những cái trái lẽ : ngứa tai, trái tai, chướng tai, chướng tai gai
mắt, chướng mắt, nóng tai, đỏ mặt tía tai.
Lo sợ, căng thẳng : rợn/dựng tóc gáy, sởn/nổi da gà, rợn người, vàng mắt, đỏ
(con) mắt, xanh mắt, bạc mặt, tái mặt, méo mặt, xanh mặt, xám mặt, ớn
(xương) sườn, đứng tim, thót tim, vãi đái, toát mồ hôi, sởn gáy, nhọc lòng,
bận lòng, đau đầu, điên đầu, rối ruột, cháy lòng, nóng lòng, thắt ruột, nóng
ruột, sốt ruột, mất mật.

N
Đặc điểm, cá tính của bản chất, nhân cách tốt/ không tốt : bẻm mép, mau

.V
U
mồm mau miệng, tốt bụng, mỏng tai, mỏng môi, nỏ mồm, độc miệng, lắm

D
.E
AS
mồm, nỏ miệng, ác miệng, nhẹ miệng, già họng, to mồm, già mồm, hẹp bụng,

AL
cứng cổ, cứng đầu cứng cổ, nhẹ dạ, rắn mặt, ấm đầu, xấu bụng, sấp mặt,
W
.N
W

ngay lưng, xõng lưng, chảy thây, nhát gan.


-W

Bị kích thích, (muốn) có hành động: ngứa mồm, ngứa mép, ngứa miệng,

M
C

ngứa tay, rửng mỡ.


BẮ

Kiêu ngạo, hợm hĩnh : lên mặt, vênh mặt, vác mặt, vểnh râu,

G
N

vỗ ngực.
ẠI
O

Chấp nhận (thua) : ắng cổ, ngửa cổ, ắng họng, cứng lưỡi, cứng họng, cứng
G
N
M

miệng.

G

Kinh ngạc, mất phản ứng, mất ý chí : trơ mắt, lác mắt, trắng mắt, ngây mặt,
N
U
TR

đuỗn mặt, ớ mặt, đần mặt, thần mặt, đực mặt, nghệt mặt, ngẩn mặt, đờ
người, ngay râu.
Có/ mất thể diện, danh dự : mở mày mở mặt, mất mặt, trơ mặt, lỳ mặt, nhục
mặt, ngượng mặt, sượng mặt, chai mặt, dầy mặt, dại mặt.
Thèm khát : nhỏ dãi, rớt dãi, ứa nước miếng/nước bọt, nuốt nước
miếng/nước bọt.
Thay đổi nhận thức : sáng mắt, mở mắt, tối mắt, mờ mắt, loá mắt, sáng lòng.
Ý chí cao/thấp : to gan, to gan lớn mật, bạo phổi, vững lòng, bền lòng, cắn
răng, nghiến răng, vững dạ, bấm bụng, non gan, xiêu lòng, mềm lòng, ngã
149

lòng, sờn lòng, xao lòng, nao lòng, nản lòng.


Mức độ kiên quyết, nặng/ nhẹ trong hành động : thẳng tay, nặng tay, nhẹ tay,
nới tay.

4.5 Các loại hoán dụ ý niệm khác

4.5.1 Cái đầu biểu trƣng cho sự thông minh

Ở một số thành ngữ trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, hoán dụ ý niệm “cái đầu biểu
trưng cho sự thông minh” có thể xem là tác nhân chính. Chúng ta hãy thử xem xét

N
.V
các thành ngữ sau trong tiếng Anh:

U
D
.E
AS
You can trust Laura with the money - she's got a good head on her shoulders

AL
[một cái đầu tốt trên vai]. (Chị có thể tin tưởng Laura về chuyện tiền nong.
.N
W
Nó có cái đầu nhạy lắm) .
W
-W

My little nephew said people who dislike other people don't like themselves

M

very much. That's an old head on young shoulders [một cái đầu già trên vai
C
BẮ

trẻ]. (Thằng cháu oắt con của tôi bảo rằng ai mà không thích người khác thì

G

cũng không thích bản thân mình. Đúng là khôn trước tuổi) .
N
ẠI
O

He's a head and shoulders above the other actors [cao hơn các diễn viên khác
G
N

một cái vai và đầu] in the film. (Anh ta diễn tốt hơn hẳn các diễn viên khác
M

trong phim).
G
N
U

Let me help you. I believe two heads are better than one [hai cái đầu tốt hơn
TR

một]. (Để tôi giúp anh. Tôi tin hai cái đầu sẽ tốt hơn một).

Trong các thành ngữ trên, đầu là một tổ hợp miền ý niệm bao gồm các miền ý niệm
con như: “bộ não”, “hộp sọ”, “hệ thần kinh”, “tín hiệu thần kinh”, “năng lực”, “trí
thông minh” v.v... Dựa vào tri thức qui ước, chúng ta có thể giải mã các thành ngữ
ấy như sau: cái đầu chính là nơi chứa đựng bộ não mà bộ não chính là hiện thân của
trí thông minh; như vậy cái đầu biểu trưng cho trí thông minh. Ở đây xuất hiện hiện
tượng làm nổi miền ý niệm. Thông qua quá trình này, miền ý niệm “sự thông minh”
150

nổi lên đóng vai trò quan trọng. Từ đó, chúng ta có hoán dụ ý niệm “cái đầu biểu
trưng cho sự thông minh”. Khi nghe “He is head and shoulders above the others”
hay “He has a good head on his shoulder”, người Anh sẽ hiểu rằng “Anh ta là người
rất thông minh, giỏi giang hơn người khác”. Tương tự như thế, câu “an old head on
young shoulders” hay “a wise head on young shoulders” chỉ những người tuy còn
trẻ nhưng đã tỏ ra già dặn, khôn ngoan trước tuổi. Trong tiếng Việt, chúng ta cũng
thấy xuất hiện một số thành ngữ với nghĩa biểu trưng này như “lớn đầu to cái dại”,
“to đầu mà dại” hay “đầu to mà óc như trái nho”. Ý nghĩa của những câu này chỉ
những người đã trưởng thành, lớn tuổi hơn người khác nhưng lại kém khôn ngoan.

N
.V
U
Nhìn chung, các thành ngữ có chứa yếu tố đầu mang nghĩa “cái đầu biểu trưng cho

D
.E
AS
sự thông minh” trong tiếng Việt ít hơn hẳn trong tiếng Anh. Điều này là do tư duy

AL
của người Anh coi cái đầu là trung tâm của mọi hoạt động trí tuệ, còn người Việt
.N
W
Nam thì lại coi “bụng” hay “dạ” mới là nơi sản sinh trí tuệ.
W
-W

Tiếp tục khảo sát thành ngữ tiếng Anh chứa yếu tố đầu, chúng ta còn gặp một số
M
C

trường hợp như:


BẮ

G

The project is now above my head [trên đầu tôi]. (Dự án này bây giờ quá sức
N
ẠI
O

của tôi rồi)


G
N

He's tried to explain the rules of the game dozens of times but I just can't get
M

my head around them [xoay đầu quanh chúng]. (Anh ta đã cố gắng giải thích
G
N
U

luật chơi cả chục lần nhưng tôi vẫn không hiểu nổi).
TR

I'm in over my head [đầu xoay đủ hướng] with all these exhibition
arrangements. (Tôi quá nhức đầu với việc chuẩn bị cho mấy buổi triển lãm
này rồi).
If you don't want to take out any insurance, ok, but on your head be it [giữ nó
trên đầu anh]. (Nếu anh không đóng loại bảo hiểm nào thì cũng không sao
nhưng sau này nếu có gì thì đừng ân hận nhé).
His aunt's not right in the head [ổn ở trong đầu], poor soul - I sometimes see
her wandering up the street in her nightie. (Bà dì của nó không bình thường.
151

Tội nghiệp, thỉnh thoảng tôi thấy bà ta mặc đồ ngủ đi lang thang ngoài
đường).
He took the car out in this weather? - He must be off his head [ở ngoài đầu]!
(Nó mang xe ra vào lúc trời như thế này hả. Chắc nó bị điên rồi).
I can't change my mind now, she'll think I've gone soft in the head [bị mềm ở
trong đầu]. (Tôi không thể thay đổi ý định được. Cô ta sẽ cho tôi là đồ ngớ
ngẩn mất).
Trong các trường hợp này, hoán dụ ý niệm “cái đầu biểu trưng cho sự thông minh”
là cầu nối giữa khái niệm cái đầu và trình độ trí tuệ. Chúng ta biết rằng nếu trình độ

N
.V
U
trí tuệ của một ai đó không đủ để hiểu một điều gì hay giải quyết một việc nào đấy

D
.E
AS
thì họ cảm thấy như là bị công việc nhấn chìm. Ở đây yêu cầu về khả năng xử lí và

AL
khả năng trí tuệ là quá cao, vượt hơn khả năng xử lí và tầm hiểu biết của người ấy.
W
.N
Nếu hiểu rằng, trong tri thức qui ước của người Anh, cái đầu là nơi tập trung năng
W
-W

lực trí tuệ thì chúng ta có thể suy nghĩa của các thành ngữ “be above someone‟s

M

head”, “be in over your head”, “get your head round something” là không có đủ khả
C
BẮ

năng để hiểu hay giải quyết một vấn đề gì. Tương tự như vậy, khi vận dụng cách

G
N

khảo sát trên đối với các thành ngữ “be right in the head”, “be out of your head”,
ẠI
O

“soft in the head” ta có thể suy được nghĩa của chúng là mất đi sự tỉnh táo, trở nên
G
N

điên loạn. Qua phần phân tích và khảo sát, chúng ta thấy rằng người Anh có xu
M

hướng ý niệm hóa cái đầu là nơi chứa đựng trí tuệ và sự thông minh. Chính vì lẽ đó
G
N
U

mà thành ngữ có chứa yếu tố đầu trong tiếng Anh có gốc từ hoán dụ ý niệm “cái
TR

đầu biểu trưng cho sự thông minh” rất nhiều.

Khác với người Anh, người Việt ý niệm hóa cái bụng hay dạ là nơi sản sinh, chứa
đựng trí tuệ. Chính vì vậy mà tiếng Việt có ít thành ngữ chứa yếu tố “đầu” nhưng
nhiều thành ngữ chứa yếu tố nội tạng (ruột, lòng, bụng, dạ) biểu trưng cho sự thông
minh như:

bụng đàn bà, dạ trẻ con

bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy


152

đi guốc trong bụng

suy bụng ta ra bụng người

dạ sâu hơn bể, bụng kín hơn buồng

lú ruột lú gan

ruột để ngoài da

sáng mắt sáng lòng

N
.V
U
4.5.2 Cái đầu biểu trƣng cho sự sống

D
.E
AS
Trong thành ngữ “heads will roll” (đầu sẽ rơi) ở tiếng Anh, cái đầu biểu trưng cho

AL
.N
sự sống bởi vì tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng trong quá khứ những ai phạm
W
W

tội nghiêm trọng đều bị xử chém đầu. Như vậy, hoán dụ ý niệm “cái đầu biểu trưng
-W

cho sự sống” chính là yếu tố tạo ra nghĩa của thành ngữ này. Thành ngữ này có

M
C

nghĩa là “có ai đó sẽ bị trừng trị do những việc làm sai trái của họ”. Chúng ta có thể
BẮ

tìm thấy một vài cách sử dụng thành ngữ nữa giống như vậy trong tiếng Anh như:
G
N
ẠI

Don‟t let them know you have damaged the computer. That may cost you
O
G
N

your head [làm anh mất đầu]. (Đừng cho họ biết là anh làm hỏng máy tính.
M

Không thì anh chết đấy).


G
N

The manager is very angry. I know heads will roll [đầu sẽ lăn]. (Giám đốc rất
U
TR

tức giận. Tôi biết là thế nào cũng có người bị kỉ luật) .


The director was furious at what had happened and wanted Watt's head on a
platter [muốn đầu Watt ở trên đĩa]. (Giám đốc rất giận giữ về những gì đã
xảy ra và muốn trừng trị thằng Watt thật nặng).
Athletes caught taking drugs should hang their heads in shame [treo đầu vì
xấu hổ]. (Các vận động viên bị phát hiện dùng ma túy cần biết xấu hổ đến tự
vẫn).
153

Kearton was one of the very few to put his head above the corporate parapet
[đưa đầu lên chiến hào] and speak his mind in public. (Kearton là một trong
số rất ít người dám đưa đầu vào chỗ hiểm nguy và nói công khai suy nghĩ
của mình).
Các thành ngữ có chứa từ “đầu” ở trên đều mang nghĩa là bị trừng trị vì một lí do
nào đó. Tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng trong quá khứ đôi lúc người ta bị
chặt đầu hay treo cổ vì những tội lỗi mình gây ra. Như vậy thành ngữ “hang
someone‟s head”, hay “cost someone‟s head” có thể hiểu là phải trả giá rất đắt,
giống như trả giá bằng mạng sống của mình vậy.

N
.V
U
D
Tương tự như thế, khi cái đầu bị đặt lên đĩa hay giơ cao lên trên chiến hào là lúc

.E
AS
người ta lâm vào tình thế hiểm nghèo. Thành ngữ “put/stick your head above the

AL
.N
parapet” (giơ đầu lên khỏi công sự) và “sb's head on a plate/platter” (đặt cái đầu lên
W
W

đĩa) có nghĩa là ai đó đã liều lĩnh đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Rõ ràng chúng ta
-W

có thể suy nghĩa của những thành ngữ này như vậy là vì miền ý niệm con “mạng
M
C

sống” trong tổ hợp miền ý niệm “cái đầu” đã được làm nổi. Ý nghĩa liên quan đến
BẮ

mạng sống tự nhiên trở thành chính yếu trong các thành ngữ trên.
G
N
ẠI

Một trường hợp khá thú vị nữa của cách sử dụng từ đầu là thành ngữ “to put a price
O
G
N

on somebody‟s head” trong tiếng Anh và trong tiếng Việt ta cũng có cách nói giống
M

như vậy là “cái đầu của ai đó đáng giá ..bao nhiêu tiền”. Trước đây và cả hiện nay,
G
N
U

vua chúa và quan lại thường đăng thông báo để bắt các tên tội phạm nguy hiểm và
TR

người bắt được tội phạm thường được thưởng một khoảng tiền nhất định. Thông
thường là sau khi bị bắt, tên tội phạm sẽ bị chém đầu. Giá trị giải thưởng thường
tương xứng với mức độ nguy hiểm của tên tội phạm đối với cộng đồng. Tội phạm
càng nguy hiểm thì giá trị tiền thưởng càng cao. Trong trường hợp này, ta dễ dàng
thấy được ý nghĩa hoán dụ “cái đầu biểu trưng cho sự sống”. Nghĩa của thành ngữ
này khá giống với nghĩa của câu thành ngữ “to cost someone his head” hay là
“heads will roll” ở cách sử dụng hoán dụ ý niệm và có thể hiểu là “thưởng tiền cho
ai do đã truy bắt hay tiêu diệt được tội phạm nào đó”.
154

Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có thể tìm thấy một số thành ngữ có chứa yếu tố
đầu với nghĩa biểu trưng tương tự:

đâm đầu vào hang cọp


đưa đầu vào tròng
ghé đầu chịu báng
giơ đầu chịu báng
đánh rắn dập đầu
Thành ngữ “đâm đầu vào hang cọp” có nghĩa là đi vào chỗ nguy hiểm vì ai cũng

N
.V
hiểu rằng vào hang cọp gần như là vào chỗ chết.

U
D
.E
AS
AL
“Đánh rắn dập đầu” có nghĩa là một khi trừ khử mối nguy hiểm thì phải diệt tận
.N
W
gốc. Nếu con rắn bị đánh mà không chết thì sẽ có ngày nó quay lại làm hại bản thân
W
-W

mình.

M
C
BẮ

“Ghé đầu chịu báng” hay “giơ đầu chịu báng” cũng có nghĩa là mạng sống bị đe dọa

nên hai thành ngữ này có nghĩa là rước lấy nguy hiểm vào người.
G
N
ẠI
O
G

Các phân tích cho chúng ta thấy khi xác định được miền ý niệm chính trong tổ hợp
N
M

miền ý niệm và vận dụng tri thức qui ước, ít nhất chúng ta cũng phần nào giải nghĩa
G
N

được các thành ngữ trên.


U
TR

4.5.3 Cái đầu biểu trƣng cho trật tự trên dƣới

Chúng ta hãy cùng xét một số thành ngữ tiếng Anh sau đây:
The first feminists simply took the accepted view that men were superior to
women and turned it on its head [xoay ngược đầu lại]. (Những người đấu
tranh cho bình đẳng giới lật ngược quan điểm đã được thừa nhận là nam giới
ưu việt hơn nữ giới).
Parents said bullying was being ignored, and accused the headmaster of
burying his head in the sand [chôn đầu vào trong cát]. (Phụ huynh phản ánh
155

rằng chuyện học sinh bắt nạt nhau đã bị lờ đi và tố cáo hiệu trưởng trốn trách
nhiệm).
'What does his message say?' 'I don't know - I can't make head or tail of it
[không lần ra đầu đuôi].' („Thông điệp đó nói gì?‟ „Tôi không biết. Tôi chẳng
hiểu đầu đuôi gì cả‟).
Thành ngữ “to turn/stand something on its head” trong tiếng Anh là một ví dụ điển
hình nữa của việc kết hợp tri thức qui ước và hoán dụ ý niệm để tạo thành ngữ.
Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ này là “thay đổi một cái gì đó hoàn toàn hay làm lại
một cái gì đó từ đầu” dựa trên tri thức qui ước là theo thứ tự logic của các bộ phận

N
.V
U
trên cơ thể người thì cái đầu luôn luôn ở phía trên cao nhất. Nếu chúng ta đứng

D
.E
AS
bằng đầu của mình thì trật tự logic này bị đảo lộn. Trật tự thông thường ở cơ thể là

AL
cái đầu ở trên và cái chân ở dưới. Nếu chúng ta đảo lộn trật tự này thì chúng ta cũng
.N
W
đảo lộn trật tự của các sự vật. Như vậy, chúng ta có cơ sở để kết luận rằng nghĩa
W
-W

hoán dụ “cái đầu biểu trưng cho trật tự và thứ tự” chính là cơ sở hình thành nên

M

thành ngữ này. Nói một cách khác, quan hệ giữa nghĩa hàm ẩn của thành ngữ với
C
BẮ

nghĩa của các từ cấu tạo thành ngữ không phải là hoàn toàn võ đoán.

G
N
ẠI
O

Tương tự như vậy, thành ngữ “not to know whether one is on one‟s head or one‟s
G
N

heels‟ cũng được tạo thành từ nghĩa hoán dụ “cái đầu biểu trưng cho trật tự logic”.
M

Thông thường, khi phải làm quá nhiều thứ cùng một lúc người ta rất dễ bối rối vì họ
G
N
U

phải nghĩ về quá nhiều thứ cùng một thời điểm. Kết quả là chúng ta thường nhảy từ
TR

việc này sang việc khác, việc nọ sọ việc kia và điều này có thể dẫn đến những sai
phạm trong quá trình giải quyết công việc. Điều này làm thay đổi logic và trình tự
công việc: cần phải biết trình tự công việc, việc nào cần giải quyết trước và việc nào
cần giải quyết sau. Tương tự, khi đứng trên đầu của mình, chúng ta thông thường bị
rối loạn về trình tự giải quyết công việc. Như vậy, có cơ sở để nói rằng nghĩa của
thành ngữ này “trong một tình trạng hoàn toàn hỗn loạn” có nguồn gốc từ hoán dụ ý
niệm “cái đầu biểu trưng cho thứ tự logic”. Một ví dụ khác nữa mà ta có thể tìm
156

thấy trong tiếng Anh là thành ngữ “not to be able to make head or tail of something”
hay “bury your head in the sand”.

Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có một số thành ngữ với hoán dụ ý niệm tương tự
như “đầu xuôi đuôi lọt”, “từ đầu đến đuôi”, “có đầu có đuôi” hay “không đầu không
đuôi”.

4.5.4 Tay biểu trƣng cho hoạt động của con ngƣời

Hoán dụ ý niệm này chính là yếu tố tạo nghĩa cho thành ngữ “to give a helping

N
.V
hand” (giúp đỡ ai đó). Chúng ta biết rằng tay chính là bộ phận được sử dụng chủ

U
D
.E
yếu khi con người tham gia vào các hoạt động khác nhau. Để suy được nghĩa của

AS
AL
thành ngữ này là “giúp đỡ ai đó”, chúng ta cần kết hợp tri thức qui ước với hoán dụ
.N
W
ý niệm “tay biểu trưng cho hoạt động của con người”.
W
-W

Hoán dụ ý niệm này cũng chính là yếu tố tạo nghĩa cho thành ngữ “to sit on one‟s

M
C

hands”. Tiếng Việt tuy không dùng hình ảnh “ngồi lên tay mình” nhưng lại có thành
BẮ

ngữ “khoanh tay ngồi nhìn” với ý nghĩa tương tự. Chúng ta có thể suy luận một
G
N

cách không mấy khó khăn rằng đôi tay là bộ phận được sử dụng để tham gia vào
ẠI
O

các hoạt động. Chính vì thế, khi đôi tay không được sử dụng thì chủ thể cũng không
G
N
M

tham gia vào việc gì cả. Do đó, thành ngữ này có nghĩa hàm ẩn là “bất động, không

G

làm gì cả”.
N
U
TR

Trái với thành ngữ trên, thành ngữ “with one hand/both hands tied behind one‟s
back” lại có nghĩa là làm một việc gì đó dễ dàng. Ta còn có thể tìm được những ví
dụ khác cho thấy hoán dụ ý niệm có vai trò tạo nghĩa cho thành ngữ như “to put
one‟s hands in one‟s pockets” (cố ý làm gì đó), “to do something with one hand tied
behind one‟s back” (làm việc gì đó một cách dễ dàng, không tốn công sức”. Cuối
cùng, chúng tôi xin nêu thêm ví dụ về trường hợp của thành ngữ “to have a nice
hand”. Trong trường hợp này, hai hoán dụ ý niệm cùng tham gia vào quá trình tạo
157

nghĩa là “đôi tay biểu trưng cho hoạt động” và “đôi tay biểu trưng cho kĩ năng, kĩ
xảo”.

Để thực hiện một hoạt động nào đó thành công, chúng ta cần có những kĩ năng nhất
định. Trong trường hợp này, tri thức qui ước lại cho chúng ta biết rằng để giỏi một
việc gì đó đòi hỏi phải có những thao tác chính xác và nhớ các bước trong quá trình
thực hiện. Hoán dụ ý niệm trên cùng với tri thức qui ước vừa phân tích còn là yếu tố
chủ yếu tạo nghĩa cho thành ngữ “to have something at one‟s fingertips” hay “to
have a hand in something”.

N
.V
U
Có thể nói mọi hoạt động của con người đều gắn liền với đôi tay. Vì lí do đó mà

D
.E
trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, thành ngữ có chứa yếu tố tay có liên quan đến

AS
AL
hoán dụ ý niệm “đôi tay biểu trưng cho hoạt động của con người” cũng xuất hiện rất
.N
W
nhiều (18 đơn vị, chiếm tỉ lệ 19,78%), mô tả nhiều dạng hoạt động như:
W
-W

cổ cày vai bừa cờ đến tay ai người ấy phất


M
C
BẮ

nhắm mắt xuôi tay khi vui thì vỗ tay vào



G

vai gánh tay cuốc khoanh tay bó gối


N
ẠI
O

buộc chỉ cổ tay khoa chân múa tay


G
N
M

chắp tay rũ áo

múa tay trong bị


G
N

tay sốt đỡ tay nguội ném đá giấu tay


U
TR

vắt tay lên trán tay chèo tay lái

vung tay quá trán tay hòm chìa khóa


Tóm lại, ở chương 4 chúng tôi đã tập trung phân tích những nhóm hoán dụ ý niệm
quan trọng trong thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Qua phân tích,
chúng ta thấy rằng cũng như ẩn dụ ý niệm trình bày ở chương 3, hoán dụ ý niệm
tham gia tích cực vào quá trình tạo nghĩa của thành ngữ. Khi đã xác định được hoán
dụ ý niệm và hiểu được tri thức qui ước thì việc suy nghĩa của thành ngữ là có thể
thực hiện được. Phần phân tích cũng cho thấy khá nhiều điểm tương đồng trong
158

cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của bộ phận cơ thể ở người Anh và
người Việt. Điểm khác biệt thú vị là thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
người tiếng Việt thường hay dùng các cặp biểu trưng trong khi thành ngữ tương ứng
ở tiếng Anh ít có trường hợp này. Quá trình phân tích cũng cho thấy những điểm dị
biệt văn hóa khác giữa người Anh và người Việt.

N
.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
159

CHƢƠNG 5: ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


THÀNH NGỮ DƢỚI GÓC ĐỘ TRI NHẬN VÀO VIỆC DẠY VÀ
HỌC TIẾNG ANH

Trong chương 3 và chương 4, chúng tôi đã phân tích các ẩn dụ và hoán dụ ý niệm
thường xuất hiện trong thành ngữ chứa yếu tố bộ phận cơ thể người tiếng Anh và
tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi sẽ thảo luận và đề xuất những khả năng
ứng dụng các nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là ẩn dụ ý niệm và
hoán dụ ý niệm, vào lĩnh vực dạy và học tiếng, cụ thể là dạy tiếng Anh cho người

N
.V
U
Việt.

D
.E
AS
AL
5.1 Tiềm năng ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong dạy tiếng
.N
W
Trong nhiều thập kỉ qua, việc giảng dạy ngoại ngữ có xu hướng tách rời các lí
W
-W

thuyết cấu trúc ngôn ngữ. Các nhà giáo học pháp thường tập trung vào các vấn đề

M

phương pháp giảng dạy thực tiễn như nên hướng dẫn học viên trực tiếp hay gián
C
BẮ

tiếp, nên sử dụng tiếng mẹ đẻ hay chỉ thuần túy sử dụng ngoại ngữ làm ngôn ngữ

G

hướng dẫn, nên dạy ngữ pháp theo hướng diễn dịch hay qui nạp v.v... Theo Larson
N
ẠI
O

(2006) [146] nguyên nhân của hiện tượng này là các lí thuyết ngôn ngữ học phổ
G
N

biến trong nhiều thập kỉ qua có tính trừu tượng cao và không dựa trên thực tế sử
M

dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy mà các giáo viên dạy ngoại ngữ thường do dự khi áp
G
N
U

dụng các lí thuyết ngôn ngữ mới vào giảng dạy. Một khó khăn nữa là đa phần các
TR

giáo viên dạy ngoại ngữ không thông thạo các khung lí thuyết và ít người có khả
năng phân tích ngữ liệu, tài liệu giảng dạy bằng các lí thuyết ngôn ngữ. Do đó,
nhiệm vụ đặt ra cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là phải đưa ra được
những giải thích dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ áp dụng cho những người không am hiểu
sâu về lí thuyết ngôn ngữ. Boers và Lindstromberg (2006) [92] cho rằng có ít nhất
sáu điểm gặp gỡ giữa ngôn ngữ học tri nhận và ngôn ngữ học ứng dụng có thể áp
dụng vào việc giảng dạy ngoại ngữ như sau:
160

1. Ngôn ngữ không phải là một khả năng độc lập mà là một bộ phận không thể
tách rời của tư duy (Langacker 1998) [143]. Điều này có nghĩa là các lí
thuyết về cấu trúc và hoạt động tri nhận trong bộ não người như “miền ý
niệm” của Langacker (1987) [141], “khung ngữ nghĩa” của Fillmore (1982)
[110], “mô hình tri nhận lí tưởng hóa” (ICM) của Lakoff (1987) [135] hay
“không gian tinh thần” của Fauconnier (2004) [107] đều có những ứng dụng
tiềm năng trong việc giảng dạy ngôn ngữ.

2. Quá trình thụ đắc ngôn ngữ là một hoạt động diễn ra liên tục, thường xuyên

N
dựa trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ và tương tác với môi trường ngôn ngữ xung

.V
U
D
quanh. Ngôn ngữ không phải là một khả năng bẩm sinh được lập trình sẵn

.E
AS
trong bộ não con người. Ngôn ngữ không thể lĩnh hội được nếu dữ liệu ngôn

AL
.N
ngữ đầu vào (L1 input) quá sức nghèo nàn. Trái lại, dữ liệu ngôn ngữ đầu
W
W

vào có vai trò to lớn trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ của con người
-W

không chỉ ở thời thơ ấu mà kéo dài suốt đời. Việc tiếp xúc và sử dụng ngôn
M
C

ngữ liên tục là bí quyết thành công trong việc học tập ngoại ngữ. Đây cũng
BẮ

chính là quan điểm của mô hình lĩnh hội ngôn ngữ qua sử dụng (usage-based
G
N

model) mà các nhà ngôn ngữ học tri nhận như Langacker (1998) [143] và
ẠI
O
G

Tomasello (2000) [183] đã đề cập đến.


N
M

3. Theo quan điểm của lí thuyết ngữ pháp tri nhận mà Langacker (1987) [141]
G
N

đưa ra, ngôn ngữ là một thể thống nhất được tạo thành từ các đơn vị biểu
U
TR

tượng (symbolic units) có độ phức tạp khác nhau. Quan điểm này trái với
quan điểm của ngôn ngữ học cấu trúc và ngôn ngữ học phái sinh vốn dựa
trên thế lưỡng phân rạch ròi giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa. Trong thời gian
gần đây, nhờ sự phổ biến rộng rãi của các công cụ tra cứu ngôn ngữ trên
mạng Internet, rất nhiều nhà ngôn ngữ học ứng dụng như Howarth (1998)
[119], Schmitt (2004) [171], Wray (2002) [192] đã nghiên cứu hiện tượng
kết ngôn (collocation) và tổ hợp ngữ cố định và ứng dụng vào giảng dạy theo
quan điểm của Langacker.
161

4. Theo quan điểm của ngôn ngữ học ứng dụng, ngôn ngữ hướng dẫn của giáo
viên dạy ngoại ngữ cần phải đạt được các mục tiêu:

a. Tăng cường chiều sâu (depth) bên cạnh chiều rộng (breadth) trong
kiến thức ngôn ngữ cho học viên.

b. Nâng cao năng lực cảm nhận ngôn ngữ cho người học.

c. Giúp người học hiểu được mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, sự
liên hệ giữa ngữ nghĩa của từ với chu cảnh giao tiếp.

N
.V
Các quan điểm trên ứng với một trong bốn luận điểm quan trọng nhất của

U
D
.E
ngữ nghĩa học tri nhận: nghĩa của từ có tính bách khoa (Word meaning is

AS
AL
encyclopedic) được đề cập đến trong giáo trình ngôn ngữ học tri nhận của
.N
W
Vyvyan Evans và Melanie Green (2006) [106]. Theo quan điểm này thì
W
-W

nghĩa từ điển của từ vựng chỉ là “điểm truy cập” (access point) đưa người

M

học đến với nghĩa bách khoa.


C
BẮ

5. Quan điểm ẩn dụ ý niệm hiện diện phổ biến trong đời sống chúng ta của

G
N

Lakoff và Johnson (1980) [134] đã được nhiều nhà nghiên cứu giảng dạy
ẠI
O

ngôn ngữ tiếp cập từ cuối những năm 1980. Trong một bài báo đề cập đến
G
N
M

việc giảng dạy ẩn dụ ý niệm trong lớp học ngoại ngữ, Graham Low (1998)

G

[148] đã đưa ra danh sách những việc mà một giáo viên dạy ngoại ngữ nên
N
U

làm. Đây có thể coi là một trong những công trình tiên phong ứng dụng ẩn
TR

dụ ý niệm vào giảng dạy. Đến thập niên 90, số lượng công trình nghiên cứu
các tổ hợp ngữ cố định và thành ngữ theo quan điểm ẩn dụ ý niệm tăng
nhanh chóng.

6. Một trong những quan điểm trụ cột của ngôn ngữ học tri nhận là ngữ nghĩa
của từ vựng được hình thành thông qua quá trình ý niệm hóa. Cách thức ý
niệm hóa thế giới của con người theo quan điểm dĩ nhân vi trung chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của những đặc thù văn hóa. Chính vì vậy mà cùng một sự
162

vật hay hiện tượng có thể được các dân tộc khác nhau hiểu và mã hóa theo
những cách khác nhau. Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu mối liên hệ
giữa ngôn ngữ và văn hóa nhằm phục vụ việc giảng dạy ngôn ngữ ngày càng
thu hút được sự chú ý của các nhà giáo học pháp. Một số ví dụ có thể kể đến
là bài báo so sánh ẩn dụ liên ngôn ngữ, liên văn hóa của Boers (2000) [91],
quyển sách “Từ khóa đi vào các nền văn minh” của Wierzbicka (1997) [190],
các nghiên cứu nâng cao nhận thức ngôn ngữ-văn hóa cho học viên ngoại
ngữ của Kramsch (1993) [132] v.v...

N
Qua phần phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ học tri nhận và ngôn ngữ

.V
U
D
học ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ có khá nhiều điểm gặp gỡ. Tiềm năng ứng

.E
AS
dụng của ngôn ngữ học tri nhận vào công tác giảng dạy ngôn ngữ vẫn còn rất lớn.

AL
.N
Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây, ngôn ngữ học tri nhận thu hút được sự
W
W

quan tâm lớn của giới giảng dạy ngôn ngữ nhiều nơi trên thế giới. Việt nam là một
-W

trong số đó. Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi xin trình bày một số ứng
M
C

dụng quan điểm ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy mà bản thân chúng tôi đã
BẮ

trải nghiệm trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ trong TP.HCM.
G
N
ẠI
O

5.2 Một số ứng dụng trong giảng dạy thành ngữ


G
N
M

5.2.1 Hiện trạng


G
N

Khi xem bất kì giáo trình giảng dạy tiếng Anh nào dành cho học viên ở trình độ
U
TR

trung cấp trở lên, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy rằng các thành ngữ và tổ hợp ngữ
cố định chiếm một số lượng khá lớn trong phần từ vựng mà học viên cần phải học.
Điều này cũng dễ hiểu vì để có thể giao tiếp tự nhiên và thông thạo trong các tình
huống thông dụng, học viên cần có khả năng sử dụng tốt thành ngữ tiếng Anh.
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong tiếng Anh và học viên cần phải hiểu
được trong những tình huống nào thì thành ngữ mình học có thể sử dụng được. Điều
này đối với nhiều học viên không phải là việc dễ dàng vì họ thường có thói quen
học thuộc lòng nghĩa tương đương trong tiếng Việt rồi ghép nghĩa tiếng Việt vào
163

tình huống giao tiếp. Khá nhiều học viên Việt Nam mà chúng tôi giảng dạy có khả
năng sử dụng tiếng Anh rất tốt nhưng vẫn gặp khó khăn khi sử dụng thành ngữ. Kết
quả là những học viên này có xu hướng tránh sử dụng thành ngữ khi nói. Điều này
khiến cho vấn đề mà họ diễn đạt đôi lúc trở nên vụng về, thiếu tự nhiên. Nhận xét
về vấn đề này, Moon (1997:60) [155] phát biểu như sau:

“... người học ngoại ngữ thường tránh sử dụng các tổ hợp thành ngữ thậm chí cả
trong những tình huống mà hai ngôn ngữ rất gần gũi và có cách diễn đạt hoàn toàn
giống nhau ... Lí do của vấn đề này là người học ngoại ngữ thường nghi ngại về

N
những đơn vị tổ hợp được cho là tương đương giữa các ngôn ngữ. Họ đã được dạy

.V
U
D
là phải thận trọng và biết rất rõ rằng có thể có những sự khác biệt rất nhỏ về nghĩa

.E
AS
hay cách sử dụng mà có thể dẫn đến trường hợp hiểu sai hay hiểu lầm.”

AL
.N
W
Một nguyên nhân khác là giáo viên cũng thường né tránh việc giảng dạy thành ngữ
W
-W

mặc dù thành ngữ có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho người

M

học. Một số giáo viên dạy ngoại ngữ cho rằng thành ngữ là những tổ hợp từ vựng
C
BẮ

quá khó đối với trình độ của học viên. Bằng chứng cho việc này là trong rất nhiều

G

sách giáo trình giảng dạy ngoại ngữ, các tác giả biên soạn chỉ đưa ra một danh sách
N
ẠI

các thành ngữ theo chủ đề bài học hay theo từ khóa rồi sau đó là bài tập điền vào
O
G
N

chỗ trống cho học viên luyện tập. Cách trình bày nội dung và thiết kế hoạt động học
M

tập như vậy chỉ đơn giản bắt học viên học thuộc lòng nghĩa của thành ngữ trong tình
G
N

huống của ví dụ trong bài tập. Học viên sẽ không thể hiểu được nguồn gốc của
U
TR

thành ngữ để ghi nhớ tốt hơn hoặc không sử dụng được thành ngữ khi gặp tình
huống giao tiếp khác với tình huống trong bài tập. Đôi lúc các sách giáo trình cũng
cung cấp cho học viên những tổ hợp từ đồng nghĩa nhưng những tổ hợp từ đồng
nghĩa này không hoàn toàn chính xác và cũng có thể gây hiểu lầm cho học viên.
Chẳng hạn, trong unit 10 (Phrasal verbs) của sách Grammar Practice dành cho sinh
viên năm I của khoa Anh có giới thiệu tổ hợp “Fill in” bằng ví dụ kèm giải thích
như sau:

Can you fill in this form please? (complete)


164

Our teacher was ill, so Mrs. Frost filled in. (take someone’s place)

Sau đó, sách giáo trình lại giới thiệu tổ hợp “Take over” như sau:

A German company took us over last year (buy a company).

If you are tired, I‟ll take over. (take someone’s place)

Cách giới thiệu như thế này khiến học viên dễ lầm tưởng rằng tổ hợp “fill in” và
“take over” hoàn toàn có thể thay thế cho nhau nhưng thực tế là chúng có ngữ cảnh
sử dụng khác nhau. Trong bối cảnh dạy tiếng Anh, việc học viên được tiếp xúc với

N
.V
U
người có bản ngữ là tiếng Anh để họ giải thích nguồn gốc thành ngữ là rất khó nên

D
.E
học viên chỉ còn cách học thuộc lòng nghĩa tương đương trong tiếng Việt và sử

AS
AL
dụng trong những tình huống tương tự như tình huống mà sách giáo trình giới thiệu.
.N
W
Học thành ngữ theo cách này rõ ràng là người học sẽ khó nhớ, nhanh quên và cũng
W
-W

khó sử dụng một cách hiệu quả.



M
C

5.2.2 Giải pháp


BẮ

G

Các phân tích mà chúng tôi đã tiến hành ở chương 3 và chương 4 của luận án đã cho
N
ẠI

thấy rằng các hình ảnh nằm ở tầng nghĩa sâu của thành ngữ có thể tái hiện được
O
G
N

bằng cách làm cho người học hiểu được các ẩn dụ ý niệm hay truy nguyên về nguồn
M

gốc của thành ngữ. Trong rất nhiều phần phân tích, chúng tôi đã chứng minh rằng
G
N

nghĩa của rất nhiều thành ngữ, đặc biệt là các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận
U
TR

cơ thể người không phải là hoàn toàn không có lý do. Như vậy để dạy thành ngữ
cho hiệu quả, giáo viên không nên chỉ yêu cầu học viên học thuộc lòng mà nên
khuyến khích học viên trước hết phỏng đoán về nguồn gốc của thành ngữ rồi sau đó
giúp học viên tìm ra nghĩa ẩn dụ dựa trên nguồn gốc của thành ngữ. Chẳng hạn như
khi dạy thành ngữ “To be on the ropes”, trước hết giáo viên có thể đặt câu hỏi như
sau:
165

“Where do you think the expression “to be on the ropes” comes from? Sports, food
or sailing?” (Theo các em, nghĩa thành ngữ “nằm trên dây thừng” có nguồn gốc từ
đâu? Thể thao, thức ăn hay du thuyền?).

Học viên phần lớn sẽ chọn “sports” hay “sailing” vì dây thừng chỉ được sử dụng ở
hai lĩnh vực này. Giáo viên sau đó có thể giải thích về nguồn gốc văn hóa, lịch sử
của thành ngữ để giúp học viên liên hệ thành ngữ với một tình huống cụ thể. Chẳng
hạn, trong trường hợp này, học viên liên hệ với hình ảnh võ sĩ quyền anh trên sàn
đấu đang bị dồn vào góc sàn và phải nhờ dây thừng của võ đài làm điểm tựa. Từ

N
đây, học viên sẽ suy ra được nghĩa của “to be on the ropes” là bị dồn vào chân

.V
U
D
tường, ở trong tình thế tuyệt vọng. Những hoạt động theo kiểu “giải quyết vấn đề”

.E
AS
như thế này sẽ buộc học viên phải tư duy và sẽ ghi nhớ cũng như sử dụng thành ngữ

AL
tốt hơn. .N
W
W
-W

Ngoài ra, việc khai thác ẩn dụ ý niệm cũng sẽ giúp cho học viên suy nghĩa thành

M

ngữ với xác suất đúng rất cao. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu chỉ đơn thuần
C
BẮ

yêu cầu học viên suy luận nghĩa của thành ngữ thì kết quả không cao. Trong một

G

buổi dạy thành ngữ tiếng Anh có liên quan đến yếu tố “tai”, chúng tôi thấy rằng học
N
ẠI

viên không có khả năng tự động tìm ra các ẩn dụ ý niệm để phục vụ việc giải mã
O
G
N

nghĩa hàm ẩn của thành ngữ. Để học viên có thể suy nghĩa được thì giáo viên cần
M

trực tiếp hướng dẫn những ẩn dụ ý niệm hay hoán dụ ý niệm có vai trò tham gia tạo
G
N

nghĩa của thành ngữ. Trong các thành ngữ dưới đây, nếu giáo viên chỉ đơn thuần
U
TR

cho ví dụ và yêu cầu học viên suy nghĩa thì học viên sẽ gặp nhiều khó khăn:

Don't talk so loudly unless you want everyone to know. Bill has big ears you
know. (Nếu anh nói to thế mọi người sẽ biết hết. Thằng Bill tai nó thính lắm
đó).

Hey, cloth ears, I asked if you wanted a drink. (Ê, tai điếc. Tao hỏi là mày có
muốn uống nước không).
166

Warnings that sunbathing can lead to skin cancer have largely fallen on deaf
ears in Britain. (Những lời cảnh báo rằng tắm nắng có thể gây ung thư da
chẳng được ai chú ý đến ở nước Anh).

'Do you want to hear what happened at the party last night?' 'Oh yes, I'm all
ears'. (Anh có muốn nghe những gì xảy ra ở bữa tiệc tối qua không? Ồ có
chứ. Tôi đang nghe cả hai tai đây).

In the past they've tended to turn a deaf ear to such requests. (Trước đây,
người ta có xu hướng bỏ ngoài tai những lời đề nghị như thế).

N
.V
U
D
.E
He's a powerful industrialist who has the President's ear. (Ông ta là một nhà

AS
tài phiệt có thế lực; đến tổng thống còn nghe ông ta).

AL
.N
W
W

I'll keep an ear to the ground and tell you if I hear of any vacancies. (Tôi sẽ
-W

theo dõi sát sao và báo cho anh khi có chỗ trống tuyển dụng).

M
C
BẮ

I had half an ear on the radio as he was talking to me. (Tôi nửa nghe radio,

nửa nghe anh ta nói).


G
N
ẠI

Tuy nhiên, nếu giáo viên giảng cho học viên về hoán dụ ý niệm “đôi tai biểu trưng
O
G
N

cho sự nhận thức” thì khả năng học viên suy nghĩa được sẽ tăng lên nhiều. Đây
M

cũng chính là kết quả nghiên cứu về việc áp dụng ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm
G
N
U

trong việc giảng dạy thành ngữ và tục ngữ của tác giả Thomas Li (2002, dẫn theo
TR

Robinson & Ellis 2008) [166]. Trong nghiên cứu của mình, Li đã tiếng hành trên
394 sinh viên ngoại ngữ ở Trung Quốc. Nhóm thử nghiệm được giáo viên hướng
dẫn thảo luận về ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm và cách sử dụng chúng trong việc
giải mã nghĩa của thành ngữ. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy nhóm thử nghiệm
đạt kết quả cao hơn hẳn nhóm sinh viên không được hướng dẫn về ẩn dụ ý niệm và
hoán dụ ý niệm.

Trong tiếng Anh, các ngữ động từ hai hay ba từ (phrasal verbs) có số lượng khá lớn
và được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp và đàm thoại. Giáo viên nào đã
167

từng luyện thi Toefl đều dễ dàng nhận thấy rằng trong phần thi nghe, các ngữ động
từ trên xuất hiện với tần suất cao. Các sách văn phạm cũng như sách giáo trình tiếng
Anh hiện nay không giúp học viên được gì hơn là khuyến khích người học học
thuộc lòng. Bộ sách Streamline English (quyển IV) là bằng chứng về việc dạy các
tổ hợp nay một cách máy móc. Gần như bài nào trong quyển này cũng đưa ra một
danh sách các ngữ động từ rồi cho học viên làm bài tập điền vào chỗ trống. Các ngữ
động từ được trình bày hoặc theo động từ (take, give, look ...) hoặc theo giới từ kết
hợp (up, down, on ...). Những động từ này được lặp đi lặp lại trong nhiều bài để
giúp học viên ghi nhớ. Qua thực tế giảng dạy của chúng tôi, học viên thường quên

N
.V
U
các ngữ động từ này sau một vài tuần. Ở khoa Anh trường ĐHSP TPHCM có nhiều

D
.E
AS
sinh viên là học sinh giỏi tiếng Anh ở phổ thông. Do đề thi học sinh giỏi ở phổ

AL
thông luôn luôn có phần về ngữ động từ nên các học sinh này học và ghi nhớ rất
.N
W
nhiều ngữ động từ. Tuy nhiên, các em đều phàn nàn rằng chỉ sau một vài năm là
W
-W

quên phần lớn những tổ hợp mà trước kia mình phải bỏ rất nhiều thời gian để ghi

M

nhớ. Gốc rễ của vấn đề vẫn là việc sách giáo trình và một số giáo viên coi việc ghi
C
BẮ

nhớ là cách học ngữ động từ. Tuy vậy, theo phân tích tri nhận đã trình bày ở chương

G

3 và chương 4 chúng ta thấy rằng khá nhiều ngữ động từ có nguồn gốc ẩn dụ ý
N
ẠI
O

niệm. Ví dụ, các ngữ động từ dưới đây đều có liên quan đến ẩn dụ ý niệm “more is
G
N

up – less is down”:
M

G

They put up the price on that model by five dollars. (Họ tăng giá mẫu hàng
N
U
TR

đó thêm 5 đôla).

They brought their children up in the countryside. (Họ nuôi lớn bọn trẻ ở
quê).

Production went up at the plant by 15 percent. (Sản xuất của nhà máy tăng
15%).

The car sped up and passed the slow driver. (Chiếc xe tăng tốc và vượt qua
tên tài xế chậm chạp).
168

It's really heated up these past few days. (Mấy ngày nay trời nóng hẳn lên).

Can you turn the sound up? (Anh có thể tăng âm lượng lên không?).

The local economy has really picked up since the new factory was built.
(Kinh tế địa phương thực sự cất cánh từ khi nhà máy mới được xây dựng).

The quarterly profits went down from the second to the third quarter. (Lợi
nhuận hàng quí giảm từ quí hai sang quí ba).

Turn down that horrible music! (Tắt cái thứ nhạc kinh khủng đó đi!).

N
.V
U
D
Please keep the noise down in this room! (Làm ơn bớt ồn ào một chút trong

.E
AS
phòng).

AL
.N
W
W

It's really cooled down these past few days. (Mấy ngày vừa rồi trời mát thật).
-W

Computer prices have really come down recently. (Giá máy tính gần đây đã
M
C
BẮ

xuống nhiều).

G

Rõ ràng là ở các ví dụ trên, tiểu từ “up” và “down” trong tổ hợp luôn có nghĩa là
N
ẠI

tăng hay giảm về kích cỡ, số lượng hay sức mạnh. Như vậy, giáo viên chỉ cần giải
O
G
N

thích cho học viên hiểu ẩn dụ ý niệm “more is up – less is down” và cung cấp một
M

số ví dụ chứng minh thì học viên sẽ không cần phải nhớ thuộc lòng nghĩa của các tổ
G
N

hợp này nữa. Nhờ đó, khi gặp các ngữ động từ khác cũng có tiểu từ “up” hay
U
TR

“down” thì khả năng suy nghĩa của học viên cũng tăng lên nhiều. Tương tự như
vậy, ẩn dụ ý niệm liên quan đến thời gian dựa trên cơ sở con người tri nhận thời
gian như một đường thẳng chạy từ quá khứ đến tương lai, phần quá khứ ở phía sau
còn phần tương lai ở trước chúng ta. Vì thế, những tổ hợp từ có tiểu từ “ahead” và
“forward” diễn đạt ý tưởng về tương lai còn các tổ hợp với tiểu từ “back” và
“behind” diễn đạt ý tưởng về quá khứ. Khi được giải thích ẩn dụ ý niệm “future is
ahead – past is behind” như vậy, học viên có thể suy nghĩa các tổ hợp như:

What lies ahead? (Sắp tới còn gì nữa?).


169

Let's think ahead to next season. (Chúng ta hãy nghĩ đến mùa tiếp theo).

I'm looking forward to seeing them again. (Tôi mong gặp lại họ).

I've put my watch forward one hour. (Tôi đặt đồng hồ chạy sớm một giờ).

The house dates back to the 16th century. (Căn nhà có từ thế kỉ 16).

Never look back, never have regrets. (Đừng bao giờ nhìn lại, đừng bao giờ
hối tiếc).

N
.V
She was trying to leave behind a difficult adolescence. (Cố ấy đang cố gắng

U
D
bỏ lại thời niên thiếu khó khăn).

.E
AS
AL
Với ẩn dụ ý niệm “power is over/up – weakness is under/down”, giáo viên có thể
.N
W
giúp học viên suy nghĩa được các tổ hợp như:
W
-W

He was lording it over me. (Nó đang đè đầu cưỡi cổ tôi).


M
C
BẮ

The Emperor ruled over a vast area. (Vị hoàng đế thống trị một vùng rộng

G

lớn).
N
ẠI
O
G

They have come up in the world. (Họ đã nổi lên).


N
M

She's been moved up to a more responsible job. (Cô ta được chuyển sang
G
N

một công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn).


U
TR

The police clamped down on drinking in the streets. (Cảnh sát không chế nạn
uống rượu trên đường).

The rebellion was swiftly put down. (Cuộc nổi loạn bị dập tắt nhanh chóng).

Prisoners are kept under constant surveillance. (Tù nhân bị kiểm soát gắt
gao).
170

We had to knuckle under and do what we were told. (Chúng tôi phải phục
tùng và làm những gì người ta sai bảo).

Khi một người nào đó có quyền kiểm soát người khác, chúng ta tri nhận họ ở một vị
trí cao hơn. Vì thế động từ tổ hợp với tiểu từ “over” và “up” diễn tả ý tưởng ai đó
nắm được quyền kiểm soát hoặc mạnh hơn người khác. Còn các động từ tổ hợp với
tiểu từ “down” hay “under” diễn đạt ý tưởng ai đó ở vào thế yếu và bị chế ngự.

Ngoài việc khuyến khích học viên suy nghĩa của thành ngữ và hướng dẫn học viên
áp dụng ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm, giáo viên cũng cần cung cấp tri thức văn

N
.V
U
hóa. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những lớp thành ngữ có tính đặc thù văn hóa

D
.E
cao. Trong một số trường hợp do sự khác biệt ngay trong miền ý niệm nguồn xuất

AS
AL
phát từ những khác biệt về văn hóa, học viên sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với
.N
W
những thành ngữ mà miền ý niệm nguồn giống nhau giữa hai nền văn hóa. Chính vì
W
-W

vậy, việc giáo viên dạy ngoại ngữ cung cấp thêm tri thức văn hóa về những lĩnh vực

M

mà học viên của mình không biết sẽ giúp học viên đáng kể. Chẳng hạn, đa số học
C
BẮ

viên Việt Nam sẽ không hiểu tại sao người Anh lại nói “as pleasant as a summer

G

breeze” (dễ chịu như cơn gió hè) bởi vì trong nhận thức của người Việt Nam, mùa
N
ẠI

hè là mùa rất nóng bức và khó chịu. Nhắc đến mùa hè là người Việt Nam nghĩ ngay
O
G
N

đến cái nắng gắt, sự oi bức, khó chịu như Trần Đăng Khoa miêu tả:
M

G

“Những trưa tháng sáu


N
U
TR

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy”.

Tuy nhiên, nước Anh là một nước ôn đới, có khí hậu lạnh quanh năm. Đối với
người Anh, mùa hè là mùa ấm áp, đẹp đẽ nhất trong năm. Tuy là mùa hè nhưng
nhiệt độ cũng chỉ hơn 20OC mà thôi nên không khí rất dễ chịu. Trong khoảng thời
171

gian này, người Anh thường nằm trên bãi cỏ phơi nắng hoặc đi picnic. Khi hiểu
được sự khác biệt về văn hóa này, học viên sẽ thấy ngay cách nói “as pleasant as a
summer breeze” là hợp lí.

Tóm lại, nếu được giảng giải về các cấu trúc ý niệm nằm sau các cấu trúc thành ngữ
thì người học sẽ có khả năng suy nghĩa và nhớ những thành ngữ này lâu hơn. Điều
này khác với quan điểm của nhiều tác giả sách giáo trình và một số giáo viên cho
rằng nghĩa của thành ngữ không thể tìm ra được và nghĩa của thành ngữ chỉ có thể
học gắn liền với ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Dù vậy, chỉ một mình ngữ cảnh thì

N
không thể đạt hiệu quả cao và quan trọng hơn là khó giúp học viên nhớ được thành

.V
U
D
ngữ trong thời gian dài. Qua phần phân tích, chúng ta thấy rằng các phương pháp

.E
AS
giảng dạy dựa trên cơ sở khai thác ẩn dụ ý niệm không chỉ giúp học viên học thành

AL
.N
ngữ tốt hơn mà còn giúp cho hoạt động học tập trở nên hứng thú và bớt nhàm chán.
W
W

Bản chất thành ngữ là những cách diễn đạt được tạo ra từ quá trình ý niệm hóa thế
-W

giới khách quan vô cùng phong phú của con người. Chính vì vậy, một khi giáo viên
M
C

và học viên tập trung khai thác những cấu trúc tri nhận tạo ra những thành ngữ ấy
BẮ

cũng chính là khám phá một thế giới rất nhiều điều lí thú.
G
N
ẠI
O

5.3 Ẩn dụ ý niệm và việc giảng dạy đọc hiểu


G
N
M

Đối với học viên ngoại ngữ, đọc hiểu là kĩ năng vô cùng quan trọng. Việc đọc hiểu

G

không chỉ đơn thuần cung cấp ngữ liệu đầu vào để phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho
N
U
TR

học viên mà còn là hoạt động phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng nhận xét và
đánh giá. Chính vì thế mà các nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của việc đọc
hiểu đã được tiến hành trên nhiều lĩnh vực như tâm lí học, ngôn ngữ học ứng dụng,
giáo dục học, phương pháp giảng dạy tiếng v.v... Khó khăn lớn nhất mà học viên
học ngoại ngữ gặp phải khi đọc hiểu vẫn là vấn đề nghĩa hàm ẩn trong cách diễn đạt
của người bản ngữ. Để hiểu được thông điệp thực sự của tác giả, học viên không thể
chỉ dựa trên những giải thích có trong từ điển mà phải hiểu được tại sao người viết
lại dùng những từ hay ngữ như vậy để diễn đạt. Về vấn đề này thì trong nhiều
trường hợp lí thuyết về ẩn dụ ý niệm là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Trong thời
172

buổi toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu đọc và tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến
lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và kinh tế-chính trị là rất lớn. Nhiều công trình nghiên
cứu (Henderson, 1986 [117]; McCloskey,1983 [154]; Mason, 1990 [152]; Boers,
2000 [91]) đã cho thấy rằng ngôn ngữ trong các lĩnh vực trên mang tính ẩn dụ cao.
Bằng chứng là có nhiều ẩn dụ ý niệm được dùng để miêu tả nền kinh tế như:
Xu hướng thị trường chứng khoán là thú vật: bear market (thị trường gấu),
bull market (thị trường bò) ...
Lạm phát là con ngựa: galloping inflation (lạm phát phi mã), trotting
inflation (lạm phát đi nước kiệu), to rein inflation (kìm cương lạm phát) ..

N
.V
U
Thương trường là chiến trường: advertising campaign (chiến dịch quảng

D
.E
AS
cáo), corporate raiders (những kẻ chuyên thâu tóm các tập đoàn), market

AL
competition (cạnh tranh thị trường) ... W
.N
W

Việc làm ăn giống như chơi thể thao: an outsider (đội yếu), a stalemate (tình
-W

thế giằng co như trong cờ vua), key players (những con cờ chủ chốt),

M

cheating (lừa đảo) ...


C
BẮ

Tiền bạc là dòng nước: cash flow (dòng tiền), capital flow (dòng vốn), influx

G
N

and outflux of money (dòng tiền ra vào), frozen assets (tài sản đóng băng),
ẠI
O
G

pour money (rót tiền) ...


N
M

Việc ý niệm hóa các quá trình kinh tế – xã hội thành những cỗ máy khiến người
G
N
U

đọc có cảm tưởng là các quá trình này có thể dự đoán và điều khiển được chứ không
TR

khó đoán định như hành vi của con người. Khi có nhu cầu cắt giảm lao động và thu
nhỏ qui mô sản xuất, chủ các doanh nghiệp thường ý niệm hóa các hoạt động kinh
tế – xã hội theo miền ý niệm sức khỏe. Chẳng hạn trong giai đoạn nửa đầu năm
2008 khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam sụt giảm thê thảm, chúng ta hay gặp
các tựa bài báo như “Bắt bệnh thị trường chứng khoán”, “Liều thuốc nào cho thị
trường”, “Chỉ thị 03 là liều thuốc mạnh cho bệnh cảm xoàng”, “Chính phủ quyết
tâm vực dậy thị trường”, “Chú bé (cổ phiếu) BF1 bao giờ mới lớn” v.v... Các cách
diễn đạt này đều có trong tiếng Anh do nó cùng xuất phát từ một cách ý niệm hóa.
173

Tương tự như vậy, khi nói về các chính sách bảo hộ thương mại của chính phủ hay
doanh nghiệp người ta hay ý niệm hóa việc này theo miền ý niệm chiến tranh.
Boers (2000) [91] ghi nhận các chủ đề hoán dụ ý niệm hay gặp trong các bài đọc về
kinh tế-xã hội ở tiếng Anh là MECHANISMS (cơ chế), MACHINES (máy móc),
ANIMALS (động vật), PLANTS (cây cỏ), GARDENING (vườn tược), HEALTH
(sức khỏe), FIGHTING WARFARE (chiến tranh), SHIPS (tàu thuyền), SAILING
(đi biển) và SPORTS (thể thao). Việc xuất hiện thường xuyên các ẩn dụ ý niệm
trong những bài khóa như vậy rõ ràng là rào cản khá lớn cho các học viên học ngoại
ngữ. Như vậy, nếu người học được trang bị kiến thức và hiểu đầy đủ về các ẩn dụ ý

N
.V
U
niệm này thì kết quả đọc hiểu sẽ tăng lên. Chúng ta hãy cùng xem xét một bài đọc

D
.E
AS
hiểu sau đây được trích từ giáo trình “New Bussiness Matters” (Powell, Martinez &

AL
Jillett 2003) [163] dành cho học viên ở trình độ cao trung (upper-intermediate):
.N
W
W
-W

Coke versus Pepsi; Nike versus Reebok; Nintendo versus Sega - the battle is on

M

amongst the world’s top brands.


C
BẮ

Aggressive comparative advertising has now reached fever pitch; extra millions are

G

pouring into R & D, and the market leaders are under constant pressure to slash
N
ẠI

their prices in a cut-throat struggle for market domination. When Philip Morris
O
G
N

knocked 40c off a packet of Marlboro, $ 47-and-a-half billion was instantly wiped
M

off the market. Value of America‟s top twenty cigarette manufacturers lesser
G

brands went to the wall. And that‟s just one example of how fair competition within
N
U
TR

a free market has rapidly escalated into all-out brand war..

Côca với Pepsi; Nike với Reebok; Nitendo với Sega – cuộc chiến giữa các
thƣơng hiệu hàng đầu thế giới.
Các chiến dịch quảng cáo cấp tập đã lên đến đỉnh điểm; thêm hàng triệu đô la đổ
vào nghiên cứu và triển khai. Các nhà sản xuất chính thường xuyên bị áp lực phải
cắt giảm giá cả trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường khốc liệt. Khi Philip
Morris giảm 40 cent mỗi gói Marlboro, 47,5 tỉ đô la biến khỏi thị trường. Giá trị
của hai mươi công ty thuốc lá hàng đầu nước Mĩ bị dồn đến chân tường. Và đó chỉ
174

là một ví dụ về việc cạnh tranh bình đẳng leo thang thành một cuộc chiến thương
hiệu một mất một còn.

Rõ ràng là trong bài đọc ngắn ngủi này có quá nhiều từ ngữ diễn đạt theo cách ẩn dụ
ý niệm. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần giảng dạy nghĩa của từ vựng thì khả năng học
viên hiểu được bài đọc này rất khó. Hơn nữa để giải thích cho học viên hiểu nghĩa
hàm ẩn của từng cụm từ không phải là chuyện dễ dàng và cũng sẽ mất nhiều thời
gian. Để dạy tốt những bài đọc hiểu như thế này, giáo viên nên giải thích cho học
viên hiểu về vấn đề ẩn dụ ý niệm và đưa ra một số ví dụ đơn giản như “Tình yêu

N
.V
cũng như một hành trình”, “Cuộc đời cũng như một hành trình”, “Tranh luận cũng

U
D
.E
như chiến tranh” v.v... Công việc này có thể mất thời gian một hai buổi ban đầu

AS
AL
nhưng sẽ rất có ích cho toàn bộ khóa học. Đối với bài đọc trên, giáo viên có thể yêu
.N
W
cầu học viên gạch dưới hay chỉ ra những ẩn dụ ý niệm mà các em nhận biết được.
W
-W

Rất có thể học viên không chỉ ra được hết các ẩn dụ ý niệm nhưng ít nhất học viên

M

cũng sẽ nêu được một số. Trong bài đọc trên chúng ta thấy có rất nhiều ẩn dụ ý
C
BẮ

niệm được dùng như: “Coke versus Pepsi”, “Nike versus Reebok”, “Nintendo

G

versus Sega”, “the battle is on”, “The world‟s top brands”, “aggressive advertising”,
N
ẠI

“has now reached fever pitch”, “millions are pouring into R & D”, “the market
O
G
N

leaders”, “are under constant pressure”, “to slash their prices”, “in a cut-throat
M

struggle”, “market domination”, “knocked off ”, “was instantly wiped off “,


G
N

“America”s top twenty cigarette manufacturers”, “lesser brands”, “went to the


U
TR

wall”, “fair competition”, “free market”, “has rapidly escalated”, “all-out brand”.
Bước tiếp theo, giáo viên yêu cầu học viên xác định ẩn dụ ý niệm hoặc có thể gợi ý
cho học viên rồi yêu cầu học viên phân loại các tổ hợp ẩn dụ. Đối với bài đọc trên,
chúng ta có hai ẩn dụ ý niệm như sau:
Business is water: “millions are pouring into R & D” and “was instantly
wiped off “
Bussiness is war: các tổ hợp còn lại
175

Chúng ta có thể thấy rằng nếu bài đọc được dạy như thế này thì học viên sẽ hiểu rõ
hơn nghĩa hàm ẩn của các các từ hay ngữ khó trong bài đọc rất nhiều. Như vậy, việc
sử dụng ẩn dụ ý niệm như một công cụ giúp học viên khám phá nghĩa ẩn dụ trong
bài đọc sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cả giáo viên lẫn học viên trong quá trình giảng dạy
ngoại ngữ.

5.4 Một vài giải pháp giảng dạy ngữ pháp theo hƣớng tri nhận
Trong các thập kỉ qua, đã có nhiều phương pháp dạy văn phạm được đưa ra nhằm
hỗ trợ người học ngoại ngữ như phương pháp phản xạ, phương pháp dạy trực tiếp,

N
.V
U
phương pháp dịch văn phạm, phương pháp nghe-nhìn v.v.. . Tuy nhiên, quan điểm

D
.E
chung về bản chất và cấu trúc ngôn ngữ ở các phương pháp trên không có gì thay

AS
AL
đổi nhiều. Khi so sánh các sách văn phạm như quyển “Ngôn ngữ học qua các nền
.N
W
văn hóa” của Lado từ năm 1957 đến những giáo trình dạy văn phạm mới xuất bản
W
-W

gần đây vốn được soạn theo quan điểm giao tiếp chúng ta thấy không có sự thay đổi

M

đáng kể (Robinson & Ellis, 2008) [166]. Quan điểm biên soạn các sách dạy ngữ
C
BẮ

pháp vẫn xem ngôn ngữ là hệ thống tự trị tách rời với các khả năng tri nhận. Chính

G

vì được xem là hệ thống độc lập, tách rời khỏi các quá trình tri nhận và các cấu trúc
N
ẠI
O

ý niệm nên ngôn ngữ được xem là hoạt động theo những nguyên tắc của riêng nó.
G
N

Theo quan điểm này thì ngôn ngữ là một tập hợp các qui tắc và các trường hợp
M

ngoại lệ. Giáo viên có khuynh hướng xem những từ có nhiều nghĩa là trường hợp
G
N
U

đồng âm chứ không cố gắng phát hiện mối quan hệ nguyên do (motivation
TR

relationships) giữa các nghĩa đó. Nhìn chung là quan điểm trên về ngôn ngữ khuyến
khích các phương pháp buộc người học ngoại ngữ phải ghi nhớ, học thuộc lòng các
dạng thức có qui tắc và cả những dạng thức ngoại lệ.

Quan điểm chính của phương pháp giảng dạy truyền thống đối với các cấu trúc văn
phạm có thể tổng kết như sau:

1. Ngôn ngữ là một hệ thống độc lập bao gồm các tiểu hệ thống có ranh giới
rạch ròi như ngữ âm học, hình vị học, cú pháp, từ vựng v.v... Các quan điểm
176

gần đây có đưa thêm cả yếu tố ngữ dụng học vào xem xét. Các cấu trúc trong
hệ thống ngôn ngữ được cho là không bị ảnh hưởng bởi năng lực tri nhận
cũng như kinh nghiệm có được có từ quá trình tương tác với thế giới xung
quanh của con người.

2. Các nghĩa khác nhau của một cấu trúc ngữ pháp được coi là không liên hệ
với nhau và phải học từng nghĩa một. Chẳng hạn như việc sử dụng giới từ
“over” trong các ví dụ sau được xem là không liên quan với nhau:

a. The picture is over the sofa.

N
.V
U
D
b. The picture is over the hole.

.E
AS
AL
c. The political power is handed over.
.N
W
W

d. The game is over.


-W

M

e. She said the same thing over and over.


C
BẮ

Các nghiên cứu của Tyler và Evans (2003) [184] đã cho thấy rằng thật ra các

G
N

nghĩa trên của giới từ “over” có liên quan đến nhau một cách hệ thống.
ẠI
O
G

3. Ẩn dụ được xem là công cụ ngôn ngữ của thi ca chứ không phải là một thuộc
N
M

tính cơ bản của tư duy con người. Chính vì thế mà theo quan điểm truyền
G

thống, cách sử dụng giới từ “up” để diễn đạt ý niệm tăng về lượng như “The
N
U
TR

price of rice is going up” được xem là võ đoán.

Khác với quan điểm truyền thống, ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ngôn ngữ là sự
phản ánh các quá trình tri nhận chứ không phải là một hệ thống độc lập. Ngôn ngữ
gắn liền với kinh nghiệm sống và quá trình nhận thức mà con người có được từ quá
trình tương tác với thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà theo quan điểm của ngôn
ngữ học tri nhận, việc sử dụng giới từ “up” trong câu “The price of rice is going up”
(Giá gạo đang tăng) được xem là kết quả quá trình quan sát thế giới xung quanh của
con người. Chúng ta đều biết rằng việc tăng về lượng gắn liền với xu hướng đi lên
177

chẳng hạn như khi ta càng rót nhiều nước vào một ly nước thì mực nước trong ly sẽ
tăng dần lên. Bởi vì hai hiện tượng này có quan hệ mật thiết với nhau trong cách
quan sát thế giới xung quanh nên người Anh sử dụng ngôn ngữ trong miền ý niệm
“xu hướng đi lên” để nói về việc tăng về lượng. Áp dụng quan điểm này trong việc
giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta thấy có nhiều vấn đề vốn được xem là mơ
hồ có thể được giải quyết một cách thấu đáo.

Một trong những khó khăn mà bất cứ người mới học tiếng Anh nào cũng gặp phải
là vấn đề thì trong tiếng Anh. Mặc dù các qui tắc ngữ pháp đã được giải thích khá

N
chi tiết trong các sách ngữ pháp nhưng học viên vấn gặp khó khăn khi phải xử lí

.V
U
D
vấn đề chuyển đổi giữa thì này sang thì khác, đặc biệt là khi viết đoạn văn, chẳng

.E
AS
hạn như trong đoạn văn sau:

AL
.N
W
In 1939, the second world war broke out. The main cause for this is the conflict
W
-W

between capitalist superpower. When Germany invaded Poland, England and



M

France had no other choice but to declare war.


C
BẮ

Năm 1939 chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Nguyên nhân chính là mâu

G

thuẫn giữa các cường quốc tư bản. Khi Đức đánh Ba Lan, Anh và Pháp không còn
N
ẠI
O

lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên chiến.


G
N
M

Khi đọc hay viết một đoạn văn như thế này học viên sẽ cho rằng việc dùng thì hiện

G

tại ở trong câu thứ hai là không hợp lí vì đoạn văn trên mô tả một sử kiện lịch sử
N
U
TR

xảy ra trong quá khứ. Đúng là nếu vận dụng nguyên tắc hòa hợp về thì trong tiếng
Anh thì giáo viên rất khó giải thích. Thực ra, trong đoạn văn trên, người viết đã sử
dụng thì tiếng Anh để ý niệm hóa thông tin mang tính phi thời gian. Trong trường
hợp này chúng ta có ẩn dụ ý niệm “hiện tại thì gần gũi – quá khứ thì xa vời” (Lakoff
và Johnson 1980) [134] : khoảng cách về không gian được chiếu xạ lên ngôn ngữ
trong miền ý niệm thời gian. Ẩn dụ ý niệm này có thể giải thích cho việc chuyển
đổi thì trong đoạn văn trên. Trong đoạn văn đó, người viết đã ý niệm hóa các ý
tưởng gần bằng thì hiện tại còn ý tưởng nền bằng thì quá khứ. Nói một cách khác,
178

các sự kiện xảy ra trong hiện tại thường được con người chú ý nhiều hơn các sự
kiện trong quá khứ.

Đặc biệt hơn, trong một số trường hợp đàm thoại, để thể hiện tính lịch sự người
Anh có thể sử dụng thì quá khứ mặc dù các sự kiện hay hoạt động giao tiếp chẳng
có gì liên quan đến quá khứ cả. Chẳng hạn như chúng ta có thể gặp cuộc đàm thoại
như sau giữa nhân viên lãnh sự quán và người gọi:

Consulate operator: Good morning! This is the consulate general. May I help you?

N
Caller: Good morning! I wanted to ask you a question.

.V
U
D
.E
Trong tình huống trên, về mặt logic thì phải dùng thì hiện tại mới đúng nhưng người

AS
AL
gọi điện vẫn dùng thì quá khứ. Luận giải theo ẩn dụ ý niệm “hiện tại thì gần gũi –
.N
quá khứ thì xa vời”, chúng ta biết rằng khi sử dụng thì quá khứ thì người gọi điện
W
W
-W

muốn đặt ra một khoảng cách giữa mình với nhân viên lãnh sự quán. Nói một cách

M

khác là nhân viên lãnh sự quán không bị bắt buộc phải trả lời câu hỏi. Quyền trả lời
C
BẮ

hay từ chối nằm ở phía nhân viên lãnh sự quán. Theo nguyên tắc lịch sự trong giao

tiếp mà Brown và Levinson (1987) [95] đã phân tích thì khi người ta càng ít bị áp
G
N
ẠI

lực phải thực hiện một yêu cầu hay đề nghị nào đó thì lời đề nghị càng lịch sự.
O
G

Trong trường hợp đối thoại trên, người gọi điện thoại sử dụng thì quá khứ trong một
N
M

tình huống hoàn toàn trong hiện tại là để thể hiện sự lịch sự. Tương tự cách đối
G
N

thoại ở trên, tiếng Anh có những kiểu nói lịch sự khác hay được dùng, ví dụ như:
U
TR

“Hi, are you busy? I was hoping you were free for lunch.”
Rõ ràng trong tình huống này ai cũng hiểu là hành động “hi vọng” (hope) ở hiện tại
hay chí ít thì cũng kéo dài đến thời điểm hiện tại chứ không thể ở trong quá khứ.
Cũng theo cách phân tích ẩn dụ ý niệm “hiện tại thì gần gũi – quá khứ thì xa vời” ở
trên, chúng ta thấy rằng người nói muốn tránh gâp áp lực lên người được mời.

Tiếp tục vận dụng quan điểm trên của ngôn ngữ học tri nhận, giáo viên dạy tiếng
Anh có thể giải quyết được những vấn đề về động từ tình thái (modal verbs) mà các
phân tích về cấu trúc không thể giải quyết được.
179

Được phân công giảng dạy bộ môn văn phạm tiếng Anh cho sinh viên năm I ở khoa
Anh trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, chúng tôi thường gặp thắc mắc của sinh
viên trong cách sử dụng các cấu trúc sau để đưa ra lời đề nghị:

I wish you would stop talking.

I would rather you didn‟t smoke here.

Could you open the door for me?

Would you like to go to the cinema tonight?

N
.V
U
D
(Unit 8 – Grammar Practice, Khoa Anh ĐHSP TP.HCM)

.E
AS
AL
Vấn đề mà người học thắc mắc ở những cấu trúc trên là tại sao lại dùng các động từ
.N
W
tình thái ở dạng quá khứ trong khi các tình huống giao tiếp ở những ví dụ trên đều ở
W
-W

hiện tại. Một vấn đề khác mà người học cũng đặt ra là nếu dùng động từ tình thái

M

hiện tại thì có chấp nhận được không, ví dụ như:


C
BẮ

Can you open the door for me?


G
N
ẠI
O

Will you like to go to the cinema tonight?


G
N
M

Theo cách dạy truyền thống thì những cấu trúc như “Could you ...?”, “Would you

G

like to ...”, “I wish you would ...” được xem là những tổ hợp cố định. Giáo viên
N
U
TR

thường chỉ đưa ra những tình huống có thể sử dụng cấu trúc trên và người học phải
nhớ thuộc lòng những cấu trúc đó. Tuy nhiên, nếu vận dụng ẩn dụ ý niệm “hiện tại
thì gần gũi – quá khứ thì xa vời” như đã phân tích ở trên chúng ta thấy vấn đề được
nêu ra ở đây có thể giải quyết một cách khá dễ dàng. Người Anh có xu hướng sử
dụng các động từ tình thái ở dạng quá khứ để tăng tính lịch sự cho những yêu cầu
và đề nghị của mình. Việc sử dụng các động từ tình thái hiện tại vẫn có thể chấp
nhận được. Về mặt cấu trúc thì dùng động từ tình thái hiện tại như “Can you open
the door for me?” là không có gì sai cả nhưng về mặt chức năng giao tiếp thì tính
lịch sự của lời yêu cầu bị giảm đi.
180

Giới từ cũng là một trở ngại lớn đối với học viên tiếng Anh và giáo viên dạy tiếng
Anh cũng gặp nhiều khó khăn khi phân biệt cách dùng giới từ cho người học. Một
ví dụ điển hình là trường hợp giới từ “over” có rất nhiều nghĩa mà Lakoff (1987) đã
liệt kê như sau:
The painting is over the mantel.
The plane is flying over the hill.
Sam is walking over the hill.
The wall fell over.

N
Sam turned the page over.

.V
U
D
Sam turned over.

.E
AS
She spread the tablecloth over the table.

AL
The guards were posted all over the hill. .N
W
W

The play is over.


-W

Do it over, but don‟t overdo it.


M
C

Look over my corrections, and don‟t overlook any of them.


BẮ

You made over a hundred errors.


G
N

Các nghĩa của giới từ “over” trong những ví dụ kể trên không giống nhau nhưng
ẠI
O
G

chúng cũng có mối liên hệ mật thiết. Việc giải thích cho người học thấy được sự
N
M

khác nhau giữa hai hay ba trường hợp ví dụ trên đây thôi cũng đã không dễ dàng.

G

Bản thân những giáo viên dạy tiếng Anh mà chúng tôi hỏi về các trường hợp trên
N
U
TR

cũng chỉ cảm nhận một cách mơ hồ là các trường hợp trên không giống nhau nhưng
phân biệt chúng như thế nào thì rất khó. Vận dụng lí thuyết về lược đồ hình ảnh
(image schema) trong ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff [135] đã đưa ra được cách giải
thích khá thấu đáo trên cơ sở phân biệt nghĩa điển dạng và nghĩa ngoại vi của giới
từ “over”. Lập luận quan trọng của Lakoff là những giới từ như “over” đều có gắn
bó mật thiết với kinh nghiệm của con người về không gian. Như trong các ví dụ liệt
kê ở trên, chúng ta có thể thấy rằng các nghĩa có liên quan đến không gian của
“over” được người Anh cho là có tính điển dạng cao hơn. Lakoff cho rằng nghĩa
181

điển dạng của “over” là một lược đồ tri nhận bao gồm cả hai yếu tố “above” và
“across” như thể hiện ở hình sau:

N
.V
U
D
.E
AS
AL
.N
Hình 1: Lƣợc đồ tri nhận nghĩa điển dạng của “over” (The plane flew over)
W
W
-W

Lakoff [135] cho rằng sơ đồ ở hình 1 thể hiện cách dùng giới từ như trong câu:

M

“The plane flew over”. Các kí hiệu viết tắt TR và LM là những từ viết tắt trong lí
C
BẮ

thuyết ngữ pháp tri nhận của Langacker. TR (trajector) là vật chuyển động còn LM

G

(landmark) là vật mốc so sánh trong chuyển động của vật thể. Trong lược đồ tri
N
ẠI

nhận trên, LM không xác định được. Hình vẽ oval thể hiện TR và mũi tên thể hiện
O
G
N

bằng các dấu chấm liên tục là hướng chuyển động của vật thể. Theo Lakoff, lược đồ
M

này có tính khái lược cao và còn thiếu các chi tiết về bản chất của vật mốc (mặt
G
N

phẳng, mặt cong hay đường thẳng) và chúng ta cũng không xác định được liệu LM
U
TR

và TR có tiếp xúc với nhau hay không. Xuất phát từ lược đồ điển dạng này, Lakoff
đã đề xuất những lược đồ khác có liên quan và có nhiều chi tiết cụ thể hơn. Các
lược đồ này được phát triển trên cơ sở đưa thêm vào những thông tin như bản chất
của vật mốc hay sự tiếp xúc giữa TR và LM. Chẳng hạn như nếu LM là một diện
tích trên mặt phẳng ngang thì chúng ta có sơ đồ sau ứng với câu “The bird flew over
the yard”:
182

Hình 2: The bird flew over the yard. (X.NC)

Trong hình 2, Lakoff thể hiện thuộc tính diện tích mở rộng trên mặt phẳng ngang

N
.V
bằng kí tự X (extended) và do TR với LM không có tiếp xúc với nhau nên lược đồ

U
D
.E
có thêm kí hiệu NC (no contact). Tổng kết lại, trong hình 2 chúng ta có mô hình

AS
AL
X.NC. Chúng ta có thể diễn giải lược đồ này là vật thể chuyển động qua vật mốc là
.N
W
một diện tích mở rộng trên mặt phẳng và không có tiếp xúc với vật mốc. Theo
W
-W

Lakoff, ở ví dụ “The bird flew over the yard” giới từ “over” có một nghĩa khác với

M

nghĩa của giới từ “over” trong hình 1 bởi vì lược đồ tri nhận trong hai trường hợp là
C
BẮ

khác nhau.

G
N
ẠI

Trong trường hợp vật mốc là một mặt cong hay vật mốc có hướng thẳng đứng lên
O
G
N

trên thì chúng ta lại có lược đồ tri nhận khác. Chẳng hạn như hai ví dụ “The plane
M

flew over the hill” và “The bird flew over the wall” có thể lần lượt được thể hiện
G
N

bằng hai lược đồ tri nhận khác nhau như sau:


U
TR
183

Hình 3: The plane flew over the hill. (VX.NC)

N
.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G

Hình 4: The bird flew over the wall (V.NC)


N
M

Ở trong hình 3, vật mốc (the hill) là một mặt cong hướng lên phía trên nên được thể
G
N

hiện bằng kí tự VX (vertical extended). Trong hình 4, vật mốc (the wall) không phải
U
TR

là một mặt phẳng mở rộng nữa mà nó chỉ là một vật thể hướng lên trên nên được thể
hiện chỉ bằng kí tự V (vertical). Như vậy chúng ta lại thấy rằng chỉ cần vật mốc
(LM) thay đổi tính chất là chúng ta đã có 3 lược đồ tri nhận khác nhau lần lượt thể
hiện ở hình 2, 3 và 4. Khi xét thêm yếu tố tiếp xúc hay không tiếp xúc giữa LM và
TR chúng ta lại có thêm 3 lược đồ tri nhận khác nữa ứng với ba ví dụ như sau:

John walked over the bridge.

John walked over the hill.


184

Sam climbed over the wall.

Hình 5: John walked over the bridge. (X.C)

N
.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C

Hình 6: John walked over the hill. (VX.C)


BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR

Hình 7: Sam climbed over the wall. (V.X)

Tóm lại, qua các lược đồ tri nhận của Lakoff (1987:422) [135] chúng ta thấy rằng
chỉ với nghĩa điển dạng của giới từ “over” là “above” (TR nằm ở trên LM) chúng ta
đã có sáu lược đồ tri nhận khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có sáu
nghĩa “above” đối với giới từ “over”. Ngoài nghĩa điển dạng là “above”, giới từ
“over” còn có những nghĩa phái sinh khác có thể tóm lược như sau:
185

Nghĩa Giải thích Ví dụ

The board is over the


Cover (che Vật thể (TR) che phủ vật mốc
hole
phủ, đậy) (LM)

Bản thân vật thể (TR) cũng


chính là vật mốc (LM). Vị trí
Reflexive The fence fell over
sau cùng của vật thể được hiểu
(phản thân)
trong quan hệ so sánh với vị trí

N
.V
U
ban đầu.

D
.E
AS
Khi “over” được dùng là tiếp

AL
Excess .N
(sự đầu ngữ, nó thể hiện sự “quá The bath overflowed
W
W

quá mức) mức” của vật thể (TR) so với


-W

vật mốc (LM)


M
C
BẮ

Over được sử dụng như một After receiving a



G

trạng từ thể hiện sự lặp lại của poorgrade, the student


N

Repetition
ẠI
O

(lặp lại) một quá trình. started the assignment


G
N

over
M

(again)
G
N
U
TR

Qua phần phân tích các cách sử dụng khác nhau của giới từ “over” kể trên, bằng
cách sử dụng lược đồ tri nhận, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ học tri nhận có thể cung
cấp cho giáo viên giảng dạy ngoại ngữ một công cụ mô tả ngôn ngữ khá chi tiết và
toàn diện. Bằng việc phân tích thông qua lược đồ tri nhận, giáo viên không những
có thể giúp cho học viên phân biệt rõ ràng sự khác nhau trong các cách sử dụng giới
từ mà còn cho thấy mối liên hệ giữa chúng với nhau. Việc sử dụng lược đồ tri nhận
để mô tả giới từ như trên có hiệu quả rất cao đối với học viên trình độ cao, nhất là
các sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ.
186

KẾT LUẬN

Luận án “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ
thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận” đã mang lại một cách nhìn mới
về vấn đề nghĩa của thành ngữ.

Về mặt lý luận, luận án đã tổng kết lại những luận điểm cơ bản và quan trọng của
ngôn ngữ học tri nhận về cơ chế hình thành nghĩa của các tổ hợp ngữ cố định, đặc
biệt là thành ngữ. Trong phần đầu của luận án, chúng tôi đã trình bày quá trình hình
thành ý niệm và các hoạt động ý niệm hóa trong bộ não con người. Cơ sở vật lý cho

N
.V
sự hình thành ý niệm là quá trình tương tác với thế giới khách quan của con người.

U
D
.E
Đây chính là luận điểm chủ yếu trong thuyết nhập thân của ngôn ngữ học tri nhận.

AS
AL
Luận điểm này cũng khẳng định lại giá trị của kinh nghiệm luận mà Lênin có nêu
.N
trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” [23].
W
W
-W

Dựa trên cơ sở lí luận về ý niệm và miền ý niệm, chúng tôi đi sâu khảo sát cấu trúc,

M

cách thức hoạt động của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Trong phần ẩn dụ ý niệm,
C
BẮ

chúng tôi đã lần lượt trình bày về cách tạo nghĩa hàm ẩn ở ẩn dụ ý niệm cấu trúc, ẩn

G

dụ ý niệm định hướng, ẩn dụ ý niệm bản thể và ẩn dụ ý niệm dạng ống dẫn. Đối với
N
ẠI

hiện tượng hoán dụ ý niệm, chúng tôi đã lần lượt trình bày phương thức hoạt động
O
G
N

của các trường hợp hoán dụ ý niệm tuyến tính, hoán dụ ý niệm tiếp hợp và hoán dụ
M

ý niệm bao gộp. Để phục vụ yêu cầu lý luận của luận án, chúng tôi còn trình bày
G

những điểm khác biệt giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm dựa trên cấu trúc hai
N
U
TR

trục ngôn ngữ, quan hệ tương đồng – tương cận cùng với hiện tượng chiếu xạ và
làm nổi miền ý niệm. Vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo
nghĩa cho thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
cũng được tập trung làm rõ.

Về thực tiễn nội dung của luận án, chúng tôi đã phân tích và khảo sát nhiều nhóm
ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm có vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa cho thành
ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Anh và tiếng Việt.
187

Kết quả của phần đối chiếu so sánh thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
tiếng Anh với tiếng Việt cho thấy rằng người Anh và người Việt có khá nhiều điểm
tương đồng trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của các bộ phận cơ
thể. Tất nhiên, quá trình đối chiếu so sánh cũng cho thấy những điểm khác biệt
trong lớp thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của hai ngôn ngữ. Nguồn
gốc chủ yếu của những khác biệt này là văn hóa và loại hình ngôn ngữ.

Quá trình phân tích và đối chiếu theo các ẩn dụ và hoán dụ ý niệm cũng cho thấy
rằng các đơn vị cấu thành của thành ngữ có đóng góp tích cực vào quá trình tạo

N
nghĩa. Khi đã xác định được các ẩn dụ hay hoán dụ ý niệm tham gia tạo nghĩa và

.V
U
hiểu được tri thức qui ước thì khả năng suy được nghĩa của thành ngữ là khá cao,

D
.E
AS
nhất là các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. So với quan điểm

AL
truyền thống về thành ngữ, đây là cách nhìn nhận có nét mới. Tuy nhiên, những
.N
W
phát hiện được nêu ra trong luận án từ việc phân tích thành ngữ dưới gó độ tri nhận
W
-W

không có tính chất phủ định quan điểm truyền thống mà chỉ góp phần mang lại cái

M

nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghĩa của thành ngữ.


C
BẮ

Từ những phát hiện về vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo

G
N

nghĩa cho thành ngữ, trong chương cuối cùng của luận án chúng tôi đã đề xuất một
ẠI
O

vài ứng dụng trong công tác giảng dạy tiếng Anh. Hiện nay nhiều giáo viên dạy
G
N

ngoại ngữ và cả những người viết giáo trình xem thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố
M

định khác là những đơn vị ngôn ngữ cần học thuộc lòng bằng cách luyện tập nhiều
G
N

lần. Tuy nhiên nếu được giải thích về những ẩn dụ ý niệm xuất hiện phổ biến thì
U
TR

học viên có nhiều khả năng suy được nghĩa và cũng nhớ thành ngữ lâu hơn. Việc
giải thích ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cũng giúp học viên xử lí các bài đọc hiểu
tiếng Anh - nhất là những bài đọc về chủ đề văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội –
hiệu quả hơn.
188

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO


Ngôn ngữ học tri nhận vẫn còn có rất nhiều vấn đề lí thú có thể ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi mới nghiên cứu
lớp thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới
góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý
niệm. Tiếp tục hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi đề nghị những hướng
nghiên cứu tiếp theo như sau:

1. Ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong ngôn ngữ học

N
tri nhận để khảo sát vai trò tham gia tạo lập nghĩa trong các lớp thành ngữ

.V
U
khác như thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thành ngữ có yếu tố chỉ thực

D
.E
AS
vật, thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc và thành ngữ so sánh. Ngữ liệu khảo

AL
sát có thể mở rộng sang những ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Hoa,
W
.N
W

tiếng Nhật v.v...


-W

2. Nghiên cứu các lý thuyết ngữ nghĩa học tri nhận khác như khung ngữ

M
C

nghĩa, mã ngữ nghĩa, không gian tinh thần, mô hình tri nhận lí tưởng hóa.
BẮ

Các lý thuyết này cũng có nhiều hứa hẹn giúp chúng ta hiểu thêm về

G
N

nghĩa của thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố định.


ẠI
O
G

3. Nghiên cứu ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong các lĩnh vực ngôn
N
M

ngữ học ứng dụng khác như dịch thuật và biên soạn từ điển. Các nghiên

G

cứu ứng dụng trong những lĩnh vực trên sẽ góp phần bổ sung thêm cho
N
U
TR

giá trị lý luận và thực tiễn của các lý thuyết mà ngôn ngữ học tri nhận nêu
ra.
189

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Ngọc Vũ (2005), Kết quả một chương trình giảng dạy theo phương
pháp dự án có tích hợp công nghệ thông tin, Kỉ yếu hội thảo nâng cao chất
lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần
mềm dạy học (tr. 151-156), TP.HCM, ĐHSP TP.HCM.

2. Nguyễn Ngọc Vũ (2006), Liệu máy dịch có thể thay thế được con người, Tạp
chí Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, ĐHSP TPHCM.

3. Nguyễn Ngọc Vũ (2006), Practical technologies for teaching English language

N
.V
skills, The First Annual Viet Nam Teacher Training Program EFL Conference

U
“Teaching English in the 21st century, Opportunities and challenges” (pp. 29-

D
.E
AS
30), Hue, Hue University of Foreign Languages.

AL
4. Nguyễn Ngọc Vũ (2006), Một vài kinh nghiệm và ý tưởng ứng dụng CNTT vào
W
.N
việc đổi mới phương pháp dạy học ở khoa tiếng Anh Trường ĐHSP TP.HCM,
W
-W

Kỉ yếu hội thảo khoa học “Các giải pháp công nghệ và quản lí trong ứng dụng

CNTT-TT vào đổi mới dạy-học” (tr. 101-108), Hà Nội, ĐHSP Hà Nội.
M
C
BẮ

5. Nguyễn Ngọc Vũ (2006), Practical technology for English language teaching,


4th National VTTN ELT conference “Learning English in a changing world”


G
N

(pp. 17-18), Hà Nội, British Council.


ẠI
O
G

6. Nguyễn Ngọc Vũ (2006), Về một cách giải thích nghĩa của thành ngữ từ góc độ
N
M

ngôn ngữ học tri nhận, Kỉ yếu hội thảo ngữ học trẻ 2006 (tr. 504-508), Hà Nội,

NXB ĐHSP.
G
N
U

7. Nguyễn Ngọc Vũ (2006), Giải nghĩa một số thành ngữ có chứa yếu tố “đầu”
TR

trong tiếng Anh theo quan điểm của ngữ nghĩa học tri nhận, Kỉ yếu hội thảo
khoa học trẻ Trường ĐHKHXH&NV TP, HCM, TP.HCM, ĐHKHXH&NV
TP.HCM.

8. Nguyễn Ngọc Vũ (2007), Practical technologies for language testing, The


Second Annual Viet Nam Teacher Training Program EFL Conference “Moving
toward the future, Innovations in teaching and learning English”, Hue, Hue
University of Foreign Languages.
190

9. Nguyễn Ngọc Vũ (2007), Thách thức và triển vọng của việc ứng dụng CNTT
vào công tác biên dịch, Kỉ yếu hội thảo “Công tác dịch thuật và đào tạo cử nhân
biên – phiên dịch” lần thứ nhất, Huế, ĐH Ngoại Ngữ Huế.

10. Nguyễn Ngọc Vũ (2007), Emerging technologies for EFL teaching (double
presentation), International Conference on Computer-assisted Language
Learning “Globalization & Localization in CALL 2007” (p. 53), Ha Noi, Ha
Noi University.

11. Nguyễn Ngọc Vũ (2007), Building your own Toefl iBT tests with Microsoft
Word (double presentation), International Conference on Computer-assisted
Language Learning “Globalization & Localization in CALL 2007” (pp. 58-59),

N
.V
Ho Chi Minh city, SEMEO RETRACT.

U
D
.E
12. Nguyễn Ngọc Vũ (2007), Dạy văn phạm theo phương pháp dự án có tích hợp

AS
công nghệ thông tin ở khoa tiếng Anh Trường ĐHSP TP.HCM, Triển vọng và

AL
.N
thách thức, Kỉ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào
W
tạo đại học ở các trường sư phạm” (tr. 26-29), Hà Nội, ĐHSP Hà Nội.
W
-W

13. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Một số giải pháp tăng cường tính giao tiếp trong lớp

M

học ngoại ngữ đông học viên, Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn ĐHSP
C
BẮ

TP.HCM, (3), 140-146.



G

14. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Hoán dụ ý niệm "Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho
N
ẠI

sự chú ý" trong thành ngữ chứa yếu tố "mắt", "mũi" và "tai" tiếng Anh và tiếng
O
G
N

Việt, Tạp chí Ngôn Ngữ, 9 (232) , tr. 17-23.


M

15. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Hoán dụ ý niệm “Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho
G

kĩ năng” trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí khoa học xã hội và
N
U

nhân văn ĐHSP TP.HCM , (15), tr.76-83.


TR

16. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Ẩn dụ ý niệm “Bộ phận cơ thể như là vật chứa đựng”
trong thành ngữ tiếng Anh, Kỉ yếu hội thảo ngữ học trẻ 2008 (tr, 388-391), Hà
Nội, ĐHNN-ĐHQGHN.
191

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Phạm Văn Bình (1993), Tục ngữ và thành ngữ Anh Việt, NXB Hải Phòng.

2. Nguyễn Phương Châm (1999), Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao (Tiếp cận từ
góc độ cấu trúc), Văn hóa dân gian, (3), tr.59-66.

3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Hà Nội, NXB Giáo Dục.

4. Nguyễn Hữu Chương (1999), Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa)
tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), luận án Tiến sĩ Ngữ văn, TP HCM, Trường

N
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn T.P, Hồ Chí Minh.

.V
U
D
5. Việt Chương (1998), Từ điển thành ngữ tục ngữ - ca dao Việt Nam, Quyển hạ,

.E
AS
Đồng Nai, NXB Đồng Nai.

AL
.N
6. Việt Chương (1998), Từ điển thành ngữ tục ngữ - ca dao Việt Nam, Quyển
W
W

thượng, Đồng Nai, NXB Đồng Nai.


-W

7. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
M
C
BẮ

8. Trần Văn Cơ (2007), Nhận thức, tri nhận - hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn

ngữ học tri nhận), Ngôn ngữ, (7), tr.19-23.


G
N
ẠI

9. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học và Trung học
O
G

Chuyên nghiệp.
N
M

10. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ - sự vận dụng, Ngôn
G

ngữ, (3).
N
U
TR

11. Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gíc và tiếng Việt, Hà Nội, NXB Giáo Dục.

12. Nguyễn Đức Dân (1999), Thống kê ngôn ngữ học, một số ứng dụng, Hà Nội,
NXB Giáo Dục.

13. Nguyễn Đức Dân (2002), Nỗi oan thì, là, mà, TP HCM, NXB Trẻ.

14. Nguyễn Đức Dân (2004), Sự tiếp xúc văn hóa và ngôn ngữ, tên các ngày trong
tuần lễ, Kiến thức ngày nay, (482), tr.3.

15. Nguyễn Đức Dân (2006), Cử chỉ, thứ ngôn ngữ không lời, Kiến thức ngày nay,
(353), tr.3.
192

16. Lương Văn Đang, Nguyễn Lực, Nguyễn Đăng Châu (và nh.ng.khác) (1993),
Thành ngữ tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.

17. Trần Văn Điền (1997), Học tiếng Anh bằng thành ngữ, TP. HCM, NXB
TP.HCM.

18. Nguyễn Công Đức (1996), Bình diện cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt, luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, Viện ngôn ngữ
học.

19. Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương (2004), Từ vựng tiếng Việt, TP HCM,
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

N
.V
20. Đào Thị Dung (2004), Thành ngữ so sánh tiếng Việt và đặc trưng ngôn ngữ -

U
D
văn hóa, Luận văn thạc sĩ, TP. HCM, ĐH KHXH & NV TP.HCM.

.E
AS
AL
21. Võ Thị Dung (2003), Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận,
Luận văn Thạc sỹ, ĐH Sư phạm TP.HCM. .N
W
W
-W

22. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt

Nam, Hà Nội, NXB Văn hóa - Thông tin.


M
C
BẮ

23. Nguyễn Thiện Giáp (1975), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ, (3).

G

24. Hoàng Văn Hành (1976), Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt,
N
ẠI

Ngôn ngữ, (1), tr.11-19.


O
G
N

25. Hoàng Văn Hành (1987), Thành ngữ trong tiếng Việt, Văn hóa dân gian, (1),
M

tr.25-32.
G
N

26. Hoàng Văn Hành (2001), Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng, Ngôn ngữ,
U
TR

(8), tr.1-6.

27. Hoàng Văn Hành (2002), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Hà Nội, NXB Khoa học
Xã hội.

28. Hoàng Văn Hành (2003), Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt,
Ngôn ngữ, (6), tr.6-17.

29. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Hà Nội, NXB
Khoa học Xã hội.

30. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu
Anh - Việt, Việt - Anh, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
193

31. Nguyễn Xuân Hòa (2001), Đặc trưng văn hóa & dân tộc nhìn từ góc độ đối
chiếu thành ngữ - tục ngữ Hàn - Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (12).

32. Phạm Thúy Hòa (2001), Ẩn dụ trong thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt, Ngôn ngữ
& Đời sống, (12).

33. Bùi Mạnh Hùng (1999), Những hình thức thể hiện hành động cảnh báo trong
tiếng Việt, Ngôn ngữ, (3), tr. 9.

34. Bùi Mạnh Hùng (2000), Về một số đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của “những”
và “các”, Ngôn Ngữ, (3), tr.11.

35. Nguyễn Đình Hùng (2002), Tuyển tập thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt - Anh

N
.V
thông dụng, TP. HCM, NXB TP.HCM.

U
D
.E
36. Nguyễn Đình Hùng (1999), Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt - Anh thông dụng,

AS
AL
Hà Nội, NXB Giáo Dục.
.N
W
37. Nguyễn Thúy Khanh (1995), Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động
W
-W

vật, Ngôn ngữ, (3).



M

38. Vũ Văn Khương (2001), Thử tìm một vài hiện tượng mờ nghĩa từ vựng trong
C
BẮ

thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (11).

G

39. Nguyễn Lân (1993), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Hà Nội, NXB
N
ẠI

Khoa học Xã hội.


O
G
N

40. Anh Lê (2003), Văn Tuyển, Retrieved 12 20, 2007, from http://vantuyen.net
M

41. Lênin, V.I (2004), Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Hà
G
N

Nội, NXB Chính trị Quốc gia.


U
TR

42. Nguyễn Thế Lịch (1991), Từ so sánh đến ẩn dụ, Ngôn ngữ, (3).

43. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nguyễn Đăng Châu (1978), Thành ngữ tiếng
Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.

44. Hoàng Diệu Minh (2002), So sánh cấu trúc - chức năng của thành ngữ và tục
ngữ tiếng Việt, luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, TP.HCM, Viện Khoa học Xã
hội TP.HCM.

45. Tiêu Hà Minh (2007), Đi tìm điển tích thành ngữ, Hà Nội, NXB Thông Tấn.
194

46. Hà Quang Năng (2001), Hình ảnh biểu trưng của từ chỉ các miệng trong thành
ngữ Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (12).

47. Dư Ngọc Ngân (1995), Cách định vị không gian “trước – sau” trong tiếng Việt,
Ngôn ngữ và Đời sống, (7).

48. Dư Ngọc Ngân (1998), Đặc điểm định vị không gian trong tiếng Việt, Ngôn
ngữ, (2).

49. Vũ Đức Nghiệu (1986), Diễn biến trong ý nghĩa, chức năng của nhóm từ
"không, chăng, chẳng" từ thế kỉ XV đến nay, Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà
Nội, (2), tr.55-61.

N
.V
50. Vũ Đức Nghiệu (1990), Về một hiện tương tương tự của từ vựng tiếng Việt,

U
D
.E
Ngôn ngữ, (1), tr.54-59.

AS
AL
51. Vũ Đức Nghiệu (1997), Già giái (dái/trái) non hột?, Ngôn ngữ và Đời sống,
(11). .N
W
W
-W

52. Vũ Đức Nghiệu (1998), So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ "phải" và

"trâu" trong tiếng Việt và tiếng Khmer hiện nay, Khoa học, Đại học Quốc gia Hà
M
C

Nội, (2), tr.1-6.


BẮ

53. Vũ Đức Nghiệu (1999), Một số nhân tố hữu dụng đối với việc tích lũy vốn từ
G
N

của người học ngoại ngữ Việt, Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (3).
ẠI
O
G

54. Vũ Đức Nghiệu (2001), Ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ, hạt dưa..,
N
M

một hạt dưa, Ngôn ngữ, (11), tr.6-30.



G

55. Vũ Đức Nghiệu (2004), Một số điểm cần được nhìn nhận lại trong cấu tạo từ
N
U

tiếng Việt, Ngôn ngữ, (11), tr.11-12.


TR

56. Vũ Đức Nghiệu, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến (2005), Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt, NXB Giáo Dục.

57. Dực Ngôn (1991), Ý nghĩa của một vài thành ngữ, Văn hóa dân gian, (2).

58. Vũ Ngọc Phan (1994), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Hà Nội, NXB KHXH.

59. Bùi Phụng (2000), Động từ thành ngữ Anh-Việt, TP.HCM, NXB TP.HCM.

60. Bùi Phụng (2003), Thành ngữ Anh - Việt, Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin.
195

61. Hoàng Quốc (2003), Một vài đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, TP.HCM, ĐHKHXH&NV TP.HCM.

62. Trịnh Sâm (1999), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, TP HCM, NXB Giáo Dục.

63. Trịnh Sâm (2001), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, TP HCM, NXB Trẻ.

64. Nguyễn Thị Tân (2003), Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Hà Nội, Viện Ngôn Ngữ học.

65. Lý Toàn Thắng (1994), Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian, Ngôn ngữ, (4), tr.1-
10.

N
66. Lý Toàn Thắng (2001), Bản sắc văn hóa, Thử nhìn từ góc độ tâm lý - ngôn ngữ,

.V
U
D
Ngôn ngữ, (15), tr.1-6.

.E
AS
67. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương,

AL
Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội. .N
W
W

68. Lý Toàn Thắng (2004), Lý thuyết trật tự từ trong cú pháp, Hà Nội, NXB Đại
-W

học Quốc gia Hà Nội.



M
C

69. Lý Toàn Thắng (2004), Ngôn ngữ học tri nhận, Thử khảo sát ý niệm RA, Ngôn
BẮ

ngữ và Đời sống, 9 (17), tr.4-8.



G
N

70. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận, Từ lý thuyết đại cương đến thực
ẠI
O

tiễn tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.


G
N
M

71. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, cái nhìn hệ thống -

loại hình, TP HCM, NXB TP HCM.


G
N
U

72. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP HCM, NXB Giáo Dục.
TR

73. Trần Ngọc Thêm (1999), Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Khoa học
xã hội, tr.24-32.

74. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Hà Nội, NXB
ĐHQG Hà Nội.

75. Ngô Minh Thủy (2005), Con mắt trong thành ngữ tiếng Nhật, Ngôn ngữ & Đời
sống, (8).

76. Phạm Hồng Thủy (1993), Thành ngữ tiếng Việt trong tương lai, Ngôn ngữ, (1).
196

77. Nguyễn Đức Tồn (1989), Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng
Việt và tiếng Nga, ngôn ngữ, (4).

78. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và
tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Hà Nội, Nhà
xuất bản ĐHQG Hà Nội.

79. Nguyễn Đức Tồn (2007), Bản chất của ẩn dụ, Ngôn ngữ, (10).

80. Tạ Đức Tú (2005), Một số thành ngữ có từ bụng, Ngôn ngữ & Đời sống, (3).

81. Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng.

N
82. Bùi Khắc Việt (1981), Thành ngữ đối trong tiếng Việt, Giữ gìn sự trong sáng

.V
U
D
của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.

.E
AS
83. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Hà Nội,

AL
NXB GD. .N
W
W

84. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển thành
-W

ngữ Việt Nam, Hà Nội, NXB Văn Hóa.



M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
197

Tiếng Anh
85. Achard, M., & Niemeier, S, (2004), Cognitive linguistics, second language
acquisition, and foreign language teaching, Berlin, Mouton de Gruyter.

86. Ahren, K., Chung, S, F., & Huang, C, (2005), Conceptual Metaphors,
Ontology-based representation and corpora driven Mapping Principles,
Retrieved 6 12, 2007, from ACL Archive,
http://acl.ldc.upenn.edu/acl2003/lexfig/pdf/Ahrens.pdf

87. Aitchison, J, (1994), Words in the mind, An introduction to the mental lexicon,
Cambridge, MA, Blackwell.

N
.V
88. Bednarek, M, A, (2006), Construeing the world, conceptual metaphors and

U
D
.E
event-construal in news stories, Retrieved 2 10, 2007, from Metaphorik,

AS
http://www.metaphorik.de/09/bednarek.pdf

AL
.N
89. Benjamin, B., & Binsted, K, (2008), The Cognitive Linguistics of
W
W

ScalarHumor, Retrieved 2 11, 2007, from University of Hawaii,


-W

http://www2.hawaii.edu/~bergen/papers/BergenBinstedHumor.pdf

M
C

90. Bilkova, I, (2000), Chezk and English Idioms of Body Parts, Retrieved 11 14,
BẮ

2007, from http://old.bohemica.com/files/czenbodyparts-ib.pdf



G
N

91. Boers, F, (2000), Enhancing metaphorical awareness in specialised reading,


ẠI
O

English for Specific Purposes, vol 19 , 137-147.


G
N
M

92. Boers, F., & Lindstromberg, S, (2006), Cognitive linguistics applications in


second or foreign language instruction, rationale, proposals and evaluation, In


G
N

G, Kristiansen (eds) et al, Cognitive Linguistics, Current applications and


U
TR

future perspectives, Berlin, Mouton de Gruyter.

93. Bolinger, D, (1976), Meaning and memory, Forum Linguisticum, vol. 1 , 1-14.

94. Bratoz, S, (2007), A Comparative Study of Metaphor in Englishand Slovene


Popular Economic Discourse, Retrieved 2 10, 2007, from http://www.fm-
kp.si/zalozba/ISSN/1581-6311/2_179-196.pdf

95. Brown, P., & Levinson, S, (1987), Politeness, Some universals in language
usage, Cambridge, Cambridge University Press.
198

96. Casasanto, D, (2007), When is a Linguistic Metaphor a Conceptual


Metaphor? Retrieved 2 10, 2007, from University of Standford,
http://www.stanford.edu/~casasan/papers/Casasanto_Ling&ConceptMet.pdf

97. Chang, N., Feldman, J., Porel, R., & Sanders, K, (2007), Scaling Cognitive
Linguistics, Formalisms for Language Understanding, Retrieved 11 16, 2007,
from International Computer Science Institute,
http://www.icsi.berkeley.edu/NTL/papers/scaling.pdf

98. Cowie, A, P, (1998), Phraseology, Theory, Analysis and Applications, Oxford,


Oxford University Press.

N
99. Croft, W, (1993), The role of domains in the interpretation of metaphors and

.V
U
metonymies, Cognitive Linguistics 4 , 35-70.

D
.E
AS
100. Cruse, D, (1986), Lexical Semantics, Cambridge, Cambridge University Press.

AL
.N
101. Diaz, V, S, (2001), The role of metaphor in conceptual dependency, Retrieved
W
W

2 11, 2007, from http://www.uji.es/bin/publ/edicions/jfi6/metaphor.pdf


-W

102. Dirven, R, (2003), Metonymy and Metaphor, Different mental strategies of


M
C

conceptualization, In R, Dirven, & R, Poring, Metaphor and metonymy in


BẮ

comparison and contrast (pp. 75-110), Berlin, Mouton de Gruyter.



G
N

103. Dirven, R., & Verspoor, M, (2004), Cognitive explorations of language and
ẠI
O

linguistics, Amsterdam, John Benjamins.


G
N
M

104. Enyon, T, (2008), Cognitive Linguitics, Retrieved 5 14, 2008, from Advances

in Psychyatric Treatments,
G
N

http://apt.rcpsych.org/cgi/reprint/8/6/399.pdf?ck=nck
U
TR

105. Evans, V, (n.d.), General Readings in Cognitive Linguistics, Retrieved 6 12,


2006, from http://www.vyvevans.net/CLannotatedREADINGlist.pdf

106. Evans, V., & Green, M, (2006), Cognitive Linguistics, An Introduction,


Edinburgh, Edinburgh University Press.

107. Fauconnier, G, (2004), Cognitive Linguistics, Retrieved 5 17, 2006, from


Encyclopedia of Cognitive Science,
www.cogsci.ucsd.edu/~faucon/BEIJING/cogling.pdf

108. Fernando, C, (1997), Idioms and Idiomacity, Hong Kong, Oxford University
Press.
199

109. Fillmore, C, J, (1975), An alternative to checklist theories of meaning, Papers


from the First Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society, (pp. 123-
132).

110. Fillmore, C, J, (1982), Frame Semantics, In Linguistics in the morning calm


(pp. 111-137), Seoul, South Korea, Hanshin Publishing Co.

111. Fillmore, C, J, (1988), The mechanisms of „Construction grammar‟,


Proceedings of the 14th Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society
(pp. 35-55), CA, Berkeley Linguistics Society.

112. Fillmore, C, J., & Atkins, B, (1992), Towards a Frame-based Lexicon, the

N
Semantics of RISK and its Neighbors, In A, Lehrer and E, F, Kittay (eds.),

.V
U
Frames, Fields and Contrasts (pp. 75-102), Hillsdale, NJ, Lawrence Erlbaum

D
.E
Associates.

AS
AL
113. Fleischman, S, (1990), Tense and narrativity, London, Routledge.
.N
W
W

114. Frank, M, (1972), Modern English, a practical reference guide, New Jork,
-W

Prentice Hall.

M

115. Gibbs, R, W, (1997), “Idioms and mental imagery, the metaphorical


C
BẮ

motivation for idiomatic meaning”, Cognition, vol 36, .



G
N

116. Glucksberg, S, (2001), Understanding Figurative Language, New York,


ẠI
O

Oxford University Press.


G
N
M

117. Henderson, W, (1986), Metaphor in economics, In M, Coulthard (ed.), Talking


about Text (pp. 109-127), Birmingham, University of Birmingham.


G
N
U

118. Hinkel, E., & Fotos, S, (2002), New Perspectives on Grammar Teaching in
TR

Second Language Classrooms, New Jork, Lawrence Erlbaum Associates.

119. Howarth, P, (1998), Phraseology and second language proficiency, Applied


Linguistics, vol. 19 , 22-44.

120. Jakobson, R., & Halle, M, (1971), Fundamentals of Language, Paris, Mouton.

121. Janyan, A., & Andonova, E, (2000, 1 6), The role of mental images in
understanding unknown idioms, Retrieved 8 22, 2007, from Cognitive
Science,
http://www.ircs.upenn.edu/cogsci2000/PRCDNGS/SPRCDNGS/posters/janya
nd.pdf.
200

122. Johnson, M, (1987), The body in the mind, The bodily basis of meaning,
imagination, and reason, Chicago, University of Chicago Press.

123. Johnson, R, K, (2007), Prototype theory, cognitive linguistics and pedagogical


grammar, Retrieved 8 15, 2007, from University of Hongkong,
http://sunzi1.lib.hku.hk/hkjo/view/45/4500060.pdf

124. Kochis, B., & Gillespie, D, (2003), Conceptual Metaphors as Interpretive


Tools in Qualitative Research, A Re-Examination of College Students’
Diversity Discussions, Retrieved 2 10, 2007, from Nova Southeastern
University, http://www.nova.edu/ssss/QR/QR11-3/kochis.pdf

N
125. Kovecses, Z, (1986), Metaphors of Anger, Pride and Love, A lexical Approach

.V
U
to the Structure of Concepts, Philadelphia, John Benjamms.

D
.E
AS
126. Kovecses, Z, (1988), Language of Love, Semantics of Passion in

AL
Conversational English, Lewisburg, Bucknell University Press.
.N
W
W

127. Kovecses, Z, (2002), Metaphor, A Practical Introduction, Oxford, Oxford


-W

University Press.

M
C

128. Kovecses, Z, (1986), Metaphors of Anger, Pride and Love, Arnsterdam, John
BẮ

Benjamins.

G
N

129. Kovecses, Z., & Szabo, P, (1996), Idioms, A View from Cognitive Semantics,
ẠI
O

Applied Linguistics, vol. 17 , 326-355.


G
N
M

130. Kozlowska, D., & Dzierzanowska, C, H, (1982), Selected English


Collocations, Warszawa, PWN.


G
N
U

131. Krashen, S., & Terrell, T, D, (1983), The Natural Approach, Language
TR

Acquisition in the Classroom, , San Francisco, Alemany Press.

132. Kramsch, C, (1993), Context and Culture in Language Teaching, Oxford,


Oxford University Press.

133. Lado, (1957), Language across cultures, Applied linguistics for language
teachers, Michigan, University of Michigan Press.

134. Lakoff, G., & Johnson, M, (1980), Metaphor we live by, Chicago, University
of Chicago Press.
201

135. Lakoff, G, (1987), Women, fire and dangerous things, What categories reveal
about the mind, Chicago, University of Chicago Press.

136. Lakoff, G., & Turner, M, (1989), More than Cool Reason, A Field Guide to
Poetic Metaphor, Chicago, Chicago University Press.

137. Lakoff, G, (1992), The contemporary theory of metaphor, Retrieved 10 12,


2007, from http://uchcom.botik.ru/IHPCS/MET/WebLibrary/Lakoff/The-
Contemporary-Theory-of-Metaphor.html

138. Lakoff, G, (1993), Metaphor and thoughts, Cambridge, Cambridge University


Press.

N
.V
139. Lakoff, G, (2004), Conceptual Metaphor Homepage, Retrieved 10 15, 2007,

U
D
.E
from http://cogsci.berkeley.edu/lakoff/

AS
AL
140. Lakoff, G., & Johnson, M, (1999), Philosophy in the Flesh, The embodied
.N
Mind and its Challenge to Western Thought, New York, Basic Books.
W
W
-W

141. Langacker, R, (1987), Foundations of Cognitive Grammar, Theoritical


Prerequisites, Stanford, Standford Univeristy Press.


M
C
BẮ

142. Langacker, R, (1997), The contextual basis of cognitive semantics, In J, Nuyts


& E, Pedersen (eds), Language and conceptualization (pp. 229-252),


G
N

Cambridge, Cambridge University Press.


ẠI
O
G

143. Langacker, R, (1998), Conceptualization, symbolization and grammar, In M,


N
M

T, (eds.), The new psychology of language, Cognitive and functional


approaches to language structure (pp. 1-39), New Jersey, Lawrence Erlbaum


G
N

Associates.
U
TR

144. Langlotz, A, (2004), What are metaphors, In D, J, Allerton, & P, Skandera,


Phraseological units, Basic concepts and their application, Basel, Schwabe.

145. Langlotz, A, (2006), Idiomatic Creativity, A cognitive-linguistic model of


idiom-representation and idiom-variation in English, Philadelphia, John
Benjamins Publishing Company.

146. Larson, F, D, (2006), The emergence of accuracy, fluency and complexity in


the oral and written production of five Chinese learners of English, Applied
Linguistics, vol. 27 , 590-619.
202

147. Long, T, H, (1979), Longman dictionary of English idioms, London,


Longman.

148. Low, G, (1998), On teaching metaphor, Applied Linguistics, vol. 9 , 125-147.

149. Luchjenbroers, J, (2006), Cognitive linguitics and gender representation,


Retrieved 6 12, 2007, from
http://www.bangor.ac.uk/linguistics/about/coglinggen.PDF

150. Lyons, J, (1997), Semantics, Cambridge, Cambrige University Press.

151. Makkai, A., Boatner, M, T., & Gates, J, E, (2004), A Dictionary of American
Idioms, New York, Barron's Educational Series.

N
.V
U
D
152. Mason, M, (1990), Dancing on air, Analysis of a passage from an economics

.E
AS
textbook, In A, Duddley-Evans & W, Henderson (eds.), The Language of

AL
Economics, The Analysis of Economics Discourse (pp. 16-28), London,
Macmillan. .N
W
W
-W

153. Mc Mordie, W, (1978), English idioms and how to use them, Oxford, Oxford

University Press.
M
C
BẮ

154. McCloskey, D, (1983), The rhetoric of economics, Journal of Economic


Literature, vol 21 , 481-517.


G
N
ẠI

155. Moon, R, (1997), Vocabulary Connections, Multi-Word Items in English, In


O
G

N, Schmitt & M, J, McCarthy (eds), Vocabulary, Description, Acquisition and


N
M

Pedagogy, Cambridge, Cambridge University Press.



G

156. Moser, A, (2007), The Use of Anger Metaphor for Expression, Control, and
N
U

Cohesion in Children’s Literature, Retrieved 2 11, 2007, from


TR

http://members.aol.com/adrmoser/AM_Proceedings_Paper.pdf.

157. Ning, Y, (2007), Ning Yu Bibliography, Retrieved 4 10, 2008, from University
of Oklahoma, http://faculty-staff.ou.edu/Y/Ning.Yu-1

158. Osgood, C, (1979), What is a Language? In D, Aaronson, & R, Rieber,


Psycholinguistic Research, Implications and Applications (pp. 189-228), New
York, Erlbaum,

159. Oxford, (2004), Oxford Idioms Dictionary For Learners Of English, New
Delhi, OUP.
203

160. Papafragou, A, (2000), Modality, Issues in the semantics-pragmatics interface,


New York, Elsevier Science.

161. Patten, J, E, (2005, 6 3), Concepts we live by, Retrieved 2 15, 2008, from The
Literary Link, http://theliterarylink.com/metaphors.html

162. Pawley, A, (1985), Lexicalization, In D, Tannen & J, Alatis (eds), Language


and Linguistics, the interdependence of Theory, Data and Application (pp. 98-
120), Washington DC, University of Georgetown.

163. Powell, M., Martinez, R., & Jillett, R, (2003), New bussiness matters
coursebook, London, Language Teaching Publications.

N
.V
164. Raymond, M, (1997), English Grammar in Use, Cambridge, Cambridge

U
D
.E
University Press.

AS
AL
165. Reddy, M, J, (1979), The Conduit Metaphor - A Case of Frame Conflict in
.N
Our Language about Language, In A, Ortony, Metaphor and Thought (pp.
W
W

284-234), Cambridge, Cambridge University Press.


-W

166. Robinson, P., & Ellis, N, C, (2008), Handbook of cognitive linguistics and
M
C

second language acquisition, New York, Routledge.


BẮ

167. Rosch, E, (1973), Natural categories, Cognitive Psychology, vol. 4 , 328-350.


G
N
ẠI

168. Sarcristan, V, M, (2005), Metaphor and ESP, metaphor as a useful device for
O
G

teaching L2 Business English learners, Retrieved 3 20, 2008, from Journal of


N
M

AELFE, www.aelfe.org/documents/07-Ib10-Velasco.pdf

G

169. Schank, R, C., & Albelson, R, P, (1977), Scripts, plans, goals and
N
U

understanding, New Jersey, Lawrence Elrbaum Associates.


TR

170. Schank, R, C., & Albeson, R, P, (1997), Scripts, plans, goals and
understanding, New Jork, Lawrence Associates.

171. Schmitt, N, (2004), Formulaic Sequences, Acquisition, Processing and Use,


Philadelphia, Benjamins.

172. Schmitt, N., & M, J, McCarthy (eds), (1997), Vocabulary, Description,


Acquisition and Pedagogy, Cambridge, Cambridge University Press.
204

173. SHESL & the HTL Group, (n.d.), History of Cognitive Linguistics, Retrieved
6 7, 2007, from Société d'Histoire & d'Épistémologie des Sciences du
Langage, http://www.shesl.org/docs/callSHESL2009_en.pdf

174. Sinclair, J.(1995), Collins COBUILD English Dictionary, New York, Collins
COBUILD.

175. Smith, M, K., Pollio, H, R., & Pitts, M, K, (1981), Metaphor as intellectual
history, Conceptual categories underlying figurative usage in American
English from 1675 to 1975, Linguistics, vol. 19 , 911-935.

176. Steen, F, F, (1997, 4 26), George Lakoff, The theory of cognitive models,

N
Retrieved 7 10, 2007, from Cognitive Science,

.V
U
http://cogweb.ucla.edu/CogSci/Lakoff.html

D
.E
AS
177. Stockwell, P, (2007), Towards a critical cognitive linguistics? Retrieved 6 12,

AL
2007, from University of Nottingham,
.N
W
http://eprints.nottingham.ac.uk/23/0/CRITCOG.PDF
W
-W

178. Stracker, I, (1993), Cultural variations in the concept of 'face', Retrieved 3 27,

M

2008, from Deartment of Anthropology and African Studies,


C
BẮ

http://www.ifeas.uni-mainz.de/ethno/kulturanthro_afrika/FACE.html

G

179. Sweetser, E, (1990), From Etymology to Pragmatics, Metaphorical and


N
ẠI

Cultural Aspects, Cambridge, Cambridge University Press.


O
G
N

180. Taira, T., & Kusumi, T, (2007), The Effect of Conceptual Metaphor on Text
M

Comprehension , Retrieved 2 10, 2007, from


G

http://homepage.mac.com/hirachi/psycho/archives/conf/ICLC2005.pdf
N
U
TR

181. Taylor, J, (2004), Metaphors We Serve By, Critical and Constructive Play
with the Discourses on Service, National Service, and Service-Learning,
Retrieved 2 11, 2007, from
http://www.umbc.edu/llc/diss/Joby_Taylor_diss.pdf

182. Taylor, J, (1989), Linguistic categorization, Prototypes in linguistics theory,


Oxford, Oxford University Press.

183. Tomasello, M, (2000), Do young children have adult syntactic competence?


Cognition, vol 74 , 209-253.
205

184. Tyler, A., & Evans, V, (2003), The Semantics of English prepositions, Spatial,
Embodied Meaning and Cognition, Cambridge, Cambridge University Press.

185. Ungerer, F., & Schmid, H, J, (1996), An Introduction to Cognitive Linguistics,


New York, Longman.

186. Urbom, R, (2000), Longman American Idioms Dictionary, New York, Pearson
ESL.

187. VanPatten, B., Williams, J., Rott, S., & Overstreet, M, (2004), Form-Meaning
Connections in Second Language Acquisition, New York, Lawrence Erlbaum
Associate.

N
.V
188. Widdowson, H, G, (1978), Teaching Language as Communication, Oxford,

U
D
.E
Oxford University Press.

AS
AL
189. Wierzbicka, A, (1998), The Semantics of Grammar, Amsterdam/Philadelphia,
John Benjamins. .N
W
W
-W

190. Wierzbicka, A, (1997), Understanding cultures through their key words,


Oxford, Oxford University Press.


M
C
BẮ

191. William, C, (1990), A conceptual framework for grammatical categories,


Journal of Semantics, vol 7 , 245-279.


G
N
ẠI

192. Wray, A, (2002), Formulaic Language and the Lexicon, Cambridge,


O
G

Cambridge University Press.


N
M

193. Ying, S, (2007), The role of culture in metaphor, Retrieved 3 15, 2008, from
G

http://www.linguist.org.cn/doc/uc200701/uc20070117.pdf
N
U
TR
206

Tiếng Pháp
194. Arrive, M., Gadet, F., & Galmiche, M, (1986), La grammaire d’aujourd’hui ,
guide alphabétique de linguistique française, Paris, Flammarion.

195. Blanche, P, (2003, 6 14), Vers une théorie cognitive de la langue basée sur les
contraintes, Retrieved 2 11, 2008, from http://www.sciences.univ-
nantes.fr/info/recherche/taln2003/articles/blache.pdf

196. Brien, R, (1997), Science cognitive et formation, Presses de l'Université du


Québec.

197. Delepaut, G., Dubois, D., Mzali, M., & Guerrand, S, (2005, 5 21),

N
.V
Identification du « sentir ensemble » en linguistique cognitive, Retrieved 11

U
D
.E
16, 2007, from Centre Audio Visuel & Informatique, http://www.cavi.univ-

AS
paris3.fr/ilpga/ED/activites/RJC2005_actes/RJC8/articles/DELEPAUT_rjc200

AL
5.pdf
.N
W
W

198. Dupuy, J.-P, (2005), Aux origines des sciences cognitives, Paris, La
-W

Découverte.

M
C

199. Fallery, B, (2007, 6 6), Quatre approches pour l’analyse de données


BẮ

textuelles, lexicale, linguistique, cognitive, thématique , Retrieved 2 11, 2008,



G

from Conference Internationale de Management Strategique,


N
ẠI

http://www.strategie-aims.com/aims07/www.aims2007.uqam.ca/actes-de-la-
O
G

conference/communications/falleryb300/at_download/article.pdf.
N
M

200. Fauconnier, G, (1984), Les espaces mentaux, Paris, Minuit.


G
N

201. Fortis, J, M, (1996), Semantique cognitive et espace, Retrieved 2 11, 2008,


U
TR

from http://htl.linguist.jussieu.fr/fsemco.pdf

202. Francois, J., & Denhiere, G, (1990), La classification des représentations


conceptuelles et linguistiques des procès , un domaine de collaboration
privilégié entre psychologues et linguistes, Langages, vol. 100 , 5-11.

203. Fuchs, C., & Goffic, P, (1992), Les Linguistiques contemporaines, repères
théoriques, Paris, Hachette.

204. Gardner, H, (1993), Histoire de la révolution cognitive – la nouvelle science


de l'esprit, Paris, Payot.
207

205. Hausmann, F, (1979), Le dictionnaire de collocations, Berlin, Walter de


Gruyter.

206. Heid, U., & Freibott, G, (1991), Collocations dans une base de données
terminologique et lexicale, Meta, Special Issue on Terminology , 77-91.

207. Kleiber, G, (1999), Problèmes de sémantique , la polysémie en questions,


Lille, Presses du Septentrion.

208. Rastier, F, (1993), La sémantique cognitive , éléments d'histoire et


d'épistémologie, Histoire Epistémologie Langage, vol. 15 , 153-187.

209. Rastier, F, (1991), Sémantique et recherches cognitives,, Paris, Presses

N
.V
Universitaires de France.

U
D
.E
AS
210. Richard, J, F, (1990), Les activités mentales , comprendre, raisonner, trouver

AL
des solutions, Paris, Armand Colin.
.N
W
211. Rydning, A, F, (2002), Concept métaphorique et expression métaphorique
W
-W

dans une perspective cognitiviste, Retrieved 12 18, 2007, from


http://www.duo.uio.no/roman/Art/Rf-16-02-2/fra/Rydning.pdf
M
C
BẮ

212. Salanskis, J, M, (2006, 12), Continu, Cognition, Linguistique, Retrieved 12 20,


2007, from Texto, Textes et cultures, http://www.revue-


G
N

texto.net/Inedits/Salanskis_Continu.html
ẠI
O
G

213. Salanskis, J, M, (1993), Différence ontologique et cognition, Intellectica, vol.


N
M

17 , 127-171.

G

214. Tiberghien, G, (2003), Dictionnaire des sciences cognitives, Paris, Armand


N
U

Colin.
TR

215. Varela, F, (1997), Invitation aux sciences cognitives, Paris, Points Sciences.

216. Vetters, C, (1992), L’opposition passé simple - imparfait , une question


d’aspect ou de structuration textuelle , Antwerpen, Universitaire Instelling.

217. Wikipedia, (2007, 6 12), Linguistique cognitive, Retrieved 4 15, 2008, from
Wikipedia, http://fr.wikipedia.org/wiki/Linguistique_cognitive.
208

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH

ẩn dụ bản thể ontological metaphor


ẩn dụ cấu trúc structural metaphor
ẩn dụ định hướng oriental metaphor
ẩn dụ kiểu ống dẫn conduit metaphor
ẩn dụ ý niệm conceptual metaphor
biểu tượng tinh thần mental representation
các thực thể toàn vẹn gestalts
cấu trúc cơ bản basic-level structure
cấu trúc lược đồ hình ảnh image-schematic structure
cấu trúc mệnh đề propositional structure
cấu trúc ý niệm hóa conceptualization structure

N
chân lí ẩn dụ

.V
metaphorical truth

U
chiến lược tri nhận cognitive strategy

D
.E
chiếu xạ miền ý niệm domain mapping

AS
chuỗi hoán dụ metonymic chain

AL
có nguyên do motivated
điển dạng .N
prototype
W
W

độ gần ý niệm conceptual closeness


-W

độ xa ý niệm conceptual distance


hiện tượng chuyển hoán dụ

metonymic shift
M

hình profile
C
BẮ

hoán dụ ý niệm conceptual metonymy


hoán dụ ý niệm bao gộp conceptual inclusive metonymy

G

hoán dụ ý niệm tiếp hợp conceptual conjunctive metonymy


N

hoán dụ ý niệm tuyến tính


ẠI

conceptual linear metonymy


O

hoạt động ý niệm hóa conceptualization


G

kết đoạn
N

syntagm
M

kết đoạn bao gộp inclusive syntagm


kết đọan tiếp hợp conjunctive syntagm


G

kết đoạn tuyến tính linear syntagm


N
U

khả năng kết hợp juxtaposition


TR

không gian tinh thần mental space


làm nổi miền ý niệm domain high-lighting
lực force
lược đồ hình ảnh image schema
mệnh đề proposition
miền ý niệm domain
miền ý niệm chủ yếu primary domain
miền ý niệm cơ bản basic domain
miền ý niệm con subdomain
miền ý niệm đích target domain
miền ý niệm nguồn source domain
miền ý niệm trừu tượng abstract domain
mô hình thụ đắc qua sử dụng usage-based model
mô hình ý niệm conceptual model
209

nền base
nghĩa hàm ẩn illiteral meaning
ngữ liệu đầu vào L1 input
ngữ pháp cải biến transformational grammar
ngữ pháp tạo sinh generative grammar
nhập thân ý niệm conceptal embodiment
phạm trù ý niệm conceptual category
phương tiện tu từ rhetorical device
quá trình tri nhận cognitive process
quan hệ lưỡng phân dichotomy
quan hệ nguyên do motivation relationships
quan hệ tuyến tính linear relationship
ranh giới boundary
sơ đồ khái lược schematic network

N
.V
sự củng cố entrenchment

U
D
sự phạm trù hóa categorisation

.E
tập hợp hoạt hóa thành ngữ idiom activation set

AS
thể ổn định established configuration

AL
kinh nghiệm luận
.N
experientialism
W
tiêu chí standard
W

tiểu hệ thống substructure


-W

tính nhập thân embodied


tính tổ hợp compositeness


M

tổ hợp miền ý niệm


C

domain matrix
BẮ

tri thức bách khoa encyclopedic knowledge


tri thức qui ước conventional knowledge


G

tương cận
N

contiguity
ẠI

tương cận ý niệm conceptual contiguity


O

tương đồng
G

similarity
N

vật mốc landmark


M

vật sở chỉ

referent
võ đoán arbitrary
G
N
U
TR
210

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

abstract domain miền ý niệm trừu tượng


arbitrary võ đoán
base nền
basic domain miền ý niệm cơ bản
basic-level structure cấu trúc cơ bản
boundary ranh giới
categorisation sự phạm trù hóa
cognitive process quá trình tri nhận
cognitive strategy chiến lược tri nhận
compositeness tính tổ hợp
conceptal embodiment nhập thân ý niệm

N
phạm trù ý niệm

.V
conceptual category

U
conceptual closeness độ gần ý niệm

D
.E
conceptual conjunctive metonymy hoán dụ ý niệm tiếp hợp

AS
conceptual contiguity tương cận ý niệm

AL
conceptual distance độ xa ý niệm
conceptual inclusive metonymy .N
hoán dụ ý niệm bao gộp
W
W

conceptual linear metonymy Hoán dụ ý niệm tuyến tính


-W

conceptual metaphor ẩn dụ ý nệm


hoán dụ ý niệm

conceptual metonymy
M

conceptual model mô hình ý niệm


C
BẮ

conceptualization hoạt động ý niệm hóa


conceptualization structure cấu trúc ý niệm hóa

G

conduit metaphor ẩn dụ kiểu ống dẫn


N

kết đọan tiếp hợp


ẠI

conjunctive syntagm
O

contiguity tương cận


G

tri thức qui ước


N

conventional knowledge
M

dichotomy quan hệ lưỡng phân


domain miền ý niệm


G

domain high-lighting làm nổi miền ý niệm


N
U

domain mapping chiếu xạ miền ý niệm


TR

domain matrix tổ hợp miền ý niệm


embodied tính nhập thân
encyclopedic knowledge tri thức bách khoa
entrenchment sự củng cố
established configuration thể ổn định
experientialism kinh nghiệm luận
force lực
generative grammar ngữ pháp tạo sinh
gestalts các thực thể toàn vẹn
idiom activation set tập hợp hoạt hóa thành ngữ
illiteral meaning nghĩa hàm ẩn
image schema lược đồ hình ảnh
image-schematic structure cấu trúc lược đồ hình ảnh
inclusive syntagm kết đoạn bao gộp
211

juxtaposition khả năng kết hợp


L1 input ngữ liệu đầu vào
landmark vật mốc
linear relationship quan hệ tuyến tính
linear syntagm kết đoạn tuyến tính
mental representation biểu tượng tinh thần
mental space không gian tinh thần
metaphorical truth chân lí ẩn dụ
metonymic chain chỗi hoán dụ
metonymic shift hiện tượng chuyển hoán dụ
motivated có nguyên do
motivation relationships quan hệ nguyên do
ontological metaphor ẩn dụ bản thể
oriental metaphor ẩn dụ định hướng

N
.V
primary domain miền ý niệm chủ yếu

U
D
profile hình

.E
proposition mệnh đề

AS
propositional structure cấu trúc mệnh đề

AL
điển dạng
prototype
.N
W
referent vật sở chỉ
W

rhetorical device phương tiện tu từ


-W

schematic network sơ đồ khái lược


similarity tương đồng


M

miền ý niệm nguồn


C

source domain
BẮ

standard tiêu chí


structural metaphor ẩn dụ cấu trúc


G

miền ý niệm con


N

subdomain
ẠI

substructure tiểu hệ thống


O

kết đoạn
G

syntagm
N

target domain miền ý niệm đích


M

ngữ pháp cải biến


transformational grammar
usage-based model mô hình thụ đắc qua sử dụng
G
N
U
TR
212

PHỤ LỤC 3: THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ


PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI

Bụng chân trời góc bể


chân trước chân sau
chân ướt chân ráo
ăn no tức bụng
chân vò đít vại ăn hại chồng con
bụng đàn bà, dạ trẻ con
chân voi đít vại ăn hại chồng con
bụng đói cật rét
chân yếu tay mềm
bụng đói tai điếc
dậm chân tại chỗ
bụng làm dạ chịu
đỉa đeo chân hạc
bụng mang dạ chửa
được đằng chân, lân đằng đầu
bụng như tang trống
giẫm chân tại chỗ

N
bụng ỏng đít teo

.V
khéo chân khéo tay

U
bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy
lỡ bước sa chân

D
bụng trống lưng cánh phản

.E
mạnh chân khỏe tay

AS
đi guốc trong bụng
một chân bước ra, ba chân bước vào
không hột cơm trong bụng

AL
nước đã đến chân
lo chật bụng, lo chi chật nhà
.N
ôm chân nấp bóng
W
mài dao trong bụng
sa chân xuống giếng
W

mở cờ trong bụng
-W

sa chân xuống vực


như mở cờ trong bụng
xỏ chân vào tròng

no bụng đói con mắt


M

xỏ chân lỗ mũi
ôm rơm nặng bụng
C

đầu đội trời chân đạp đất


BẮ

suy bụng ta ra bụng người


mỏi gối chồn chân
yêu thầm dấu bụng

mắt lòa chân chậm


dạ sâu hơn bể, bụng kín hơn buồng
G

lên mặt xuống chân


N

thắt lưng buộc bụng


ẠI

miệng cắn chân đá


O

miệng nói chân đi


G
N

mến tay mến chân


Chân
M

một tay một chân


ngứa tay, ngứa chân


G

bằng như chân vại rụng rời tay chân


N

bình như chân vại tay bắp cày, chân bàn cuốc
U
TR

buộc chỉ chân voi tay dùi đục, chân bàn chổi
chân bẩn tay lấm tay ống sậy, chân ống đồng
chân lấm tay bùn tay que dẻ, chân vòng kiềng
chân chỉ hạt bột mồm miệng đỡ chân tay
chân cứng đá mềm
chân đi chữ bát
chân giày chân dép
chân không bén/chạm đất Cổ
chân le chân vịt
chân nam đá chân chiêu cổ cày, vai bừa
chân như ống sậy cổ vác cày, tay vác bừa
chân tơ kẽ tóc gươm kề tận cổ
chân răng kẽ tóc một cổ hai tròng
chân trong chân ngoài ngắn cổ bé họng
chân ngoài dài hơn chân trong nói rát cổ
213

ớn đến tận cổ ghi lòng tạc dạ


rụt như cổ rùa hả lòng hả dạ
thắt cổ bằng bấc lòng chim dạ cá
thắt cổ mèo treo cổ chó lòng chuôi gáo, dạ cán mai
thấp cổ bé miệng lòng không dạ trống
vắt giò lên cổ lòng kiến dạ kiến
cắm đầu cắm cổ lòng lang dạ thú
cứng đầu cứng cổ lòng lim dạ sắt
đè đầu cưỡi cổ thay lòng đổi dạ
mặt người dạ thú
miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm
Da
cách một lần da, xa ba lần thịt Đầu

N
còn da lông mọc, còn chồi lên cây

.V
da bọc xương bạc đầu phải lừa con trẻ

U
D
da dẻ hồng hào bạc đầu hầu trắng răng

.E
da mồi tóc bạc áo mặc sao qua khỏi đầu

AS
da ngà mắt phượng bạc đầu còn lừa con trẻ

AL
da ngựa bọc thây bắt lươn phải bắt đằng đầu
da trắng như ngà .N
cắm đầu cắm cổ
W
da trắng như trứng gà bóc cất đầu không lên
W
-W

da trắng tóc dài cô ăn đầu, cậu ăn mũi


đỏ da thắm thịt cứng đầu cứng cổ

M

không ai lột da sống đời cưỡi đầu voi dữ


C

mát da mát thịt đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận họ


BẮ

nồi da xáo thịt đánh rắn dập đầu


mặt bủng da chì đâm đầu vào bụi


G

mặt hoa da phấn đâm đầu vào hang cọp


N
ẠI

mình đồng da sắt đầu ai chí nấy


O

ruột để ngoài da đầu ấp tay gối


G
N

giơ xương lòi da đầu bạc răng long


M

đầu bò đầu bướu


đầu bù tóc rối


G

đầu chày đít thớt


N

Dạ
U

đầu chẳng phải, phải tai


TR

đầu chấy, váy rận


dạ ngọc gan vàng đầu cua tai nheo
dạ sâu hơn bể, bụng kín hơn buồng đầu đã hai thứ tóc
độc dạ khốn thân đầu xuôi đuôi lọt
một dạ hai lòng đầu đội trời chân đạp đất
một dạ một lòng đầu đội vai mang
no dạ dã thêm đầu đường xó chợ
sông để dạ, chết mang theo đầu gà đít vịt
tạc dạ ghi lòng đầu gà má lợn
tránh voi chẳng xấu mặt nào đầu gối đi đâu, lặc lè theo đó
bụng đàn bà, dạ trẻ con đầu hôm sớm mai
bụng làm dạ chịu đầu mày cuối mắt
bụng mang dạ chửa đầu môi chót lưỡi
gan sành dạ sỏi đầu Ngô mình Sở
gan vàng dạ sắt đầu như cối chày máy
214

đầu ráo áo ướt nát ruột nát gan


đầu rồng đuôi tôm nẫu ruột nẫu gan
đầu sóng ngọn gió tức lộn ruột lộn gan
đầu tắt mặt tối
đầu trâu mặt ngựa Lòng
đầu trơ trán bóng
đầu trơ trán trọi
ăn ở hai lòng
đầu voi đuôi chuột
chẳng no lòng cũng mát ruột
đầu xanh tuổi trẻ
đánh đòn con, đau lòng mẹ
đè đầu cưỡi cổ
đau lòng xót dạ
đè đầu chặt đuôi
được lòng rắn mất lòng ngóe
gãi đầu gãi tai
được lòng ta xót xa lòng người
ghé đầu chịu báng
ghi lòng tạc dạ
giơ đầu chịu báng
hả lòng hả dạ
không đầu không đuôi

N
khác máu tanh lòng

.V
lấy đầu làm lễ
lòng chim dạ cá

U
lớn đầu to cái dại

D
lòng chuôi gáo, dạ cán mai

.E
ngóc đầu không lên
lòng đau như cắt

AS
như rắn mất đầu
lòng không dạ trống

AL
nói như nước đổ đầu vịt
lòng kiến dạ kiến
to đầu mà dại .N
lòng lang dạ thú
W
treo đầu dê bán thịt chó
W

lòng lim dạ sắt


trọc đầu càng mát
-W

lòng tham không đáy


chẳng phải đầu cũng phải tai
lời thật mếch lòng

được đằng chân, lân đằng đầu


M

một lòng một dạ


C

nhiều no lòng
BẮ

Gan no lòng mát ruột


nóng lòng, nóng ruột


G
N

bầm gan tím ruột sờn lòng nản chí


ẠI

có gan ăn cướp, có gan ở tù tâm là lòng, ý cũng là lòng


O

có gan ăn muống, có gan lội hồ thay lòng đổi dạ


G
N

có gan làm giàu xát muối vào lòng


M

có chí làm quan, có gan làm giàu một dạ hai lòng


gan chai phổi đá một dạ một lòng


G

gan cóc tía tạc dạ ghi lòng


N
U

gan sành dạ sỏi bằng mặt chẳng bằng lòng


TR

gan vàng dạ sắt một mặt hai lòng


héo gan héo ruột xấu mặt mà no lòng
lo nát gan, bàn nát trí miệng mật lòng dao
mát gan mát ruột
sôi gan lộn ruột
thi gan đọ sức Lƣng
to gan lớn mật
xót gan bào ruột
bụng trống lưng cánh phản
dạ ngọc gan vàng
bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
mặt sứa gan lim
chung lưng đấu cật
miệng hùm gan sứa
dài lưng tốn vải
đứt ruột đứt gan
đòn dưới đất, cất lên lưng
lộn cả ruột gan
gậy ông đập lưng ông
lú ruột lú gan
lưng dài vai rộng
moi ruột moi gan
thắt đáy lưng ong
215

thắt lưng buộc bụng nuôi cò, cò mổ mắt


vạch áo cho người xem lưng chướng tai gai mắt
có mắt như không
Lƣỡi có mắt như mù
có mắt không tròng
coi người bằng nửa con mắt
đầu môi chót lưỡi
con mắt to hơn cái bụng
miệng lằn lưỡi mối
đĩa dầu vơi, nước mắt đầy
răng cắn phải lưỡi
đổ đom đóm mắt
đá đưa đầu lưỡi
gái một con trông mòn con mắt
lưỡi bén hơn gươm
giàu hai con mắt, khó hai bàn tay
lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
hai mắt dồn một
lưỡi mềm độc quá đuôi ong
khéo con mắt, vụng hay tay
thơn thớt đầu lưỡi
khinh người nửa con mắt
uốn ba tấc lưỡi
khóc hết nước mắt

N
uốn éo đầu lưỡi

.V
khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt

U
khuất mắt thì ăn

D
.E
lừ lừ mắt voi

AS
mau nước mắt

AL
mắt bé như hạt đậu
đầu gà má lợn .N
mắt bồ câu
W
chờ được vạ, má đã sưng mắt cú vọ
W

chờ mạ, má sưng mắt diều hâu


-W

má bánh đúc, mặt mâm xôi mắt dơi mày chuột


má hồng bạc phận mắt dơi tai chuột


M

má phấn môi son mắt ở trên trán


C
BẮ

phùng mang trợn má mắt đỏ như cá chày


má tựa vai kề mắt giương như mắt ếch

G

mắt la mày lét


N

mắt lòa chân chậm


ẠI

Mắt mắt lỗ đáo


O
G

mắt để trên trán


N

mắt lơ mày láo


M

no bụng đói con mắt


da ngà mắt phượng mắt như mắt lợn luộc


mắt như mắt rắn ráo
G

đầu mày cuối mắt


N

mày ngài mắt phượng mắt ốc nhồi, môi chuối mắn


U
TR

môi thâm mắt trắng mắt quáng gà


bưng tai bịt mắt mắt sắc như dao cau
nghe tận tai, nhìn tận mắt mắt thánh tai hiền
tai nghe mắt thấy mắt thao láo
ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt mắt thấy tai nghe
vụng tay hay con mắt mắt to hơn người
tiếc vãi máu mắt mắt to như ốc nhồi
ai bảo trời không có mắt mắt trắng dã
bé người, to con mắt mắt trắng môi thâm
bịt mắt bắt chim mắt trợn trừng
bị mắt bắt dê mắt trước mắt sau
bịt mắt bưng tai mắt xanh mỏ đỏ
bịt mắt lấy tiền mở mắt lành banh mắt méo
che mắt thế gian móc mắt moi mề
chết không nhắm mắt mong đỏ con mắt
216

mồ hôi nước mắt chọn mặt gửi vàng


múa rìu qua mắt thợ chơi với chó, chó liếm mặt
người trần mắt thịt đấm chuông giữa mặt thầy
nhắm mắt bước qua mặt trơ trán bóng
nhắm mắt đưa chân đeo mo vào mặt
nhắt mắt khoanh tay đỏ mặt tía tai
nhắm mắt làm ngơ gà một chuồng bôi mặt đá nhau
nhắm mắt nói liều giở mặt như giở bàn tay
nhắm mắt xuôi tay hai mặt một lời
nước mắt cá sấu khinh khi ra mặt
nước mắt chảy xuôi khinh người ra mặt
nước mắt lưng tròng khuất mặt khuất mày
ông trời có mắt làm mặt làm mày
quạ chẳng mổ mắt quạ lên mặt xuống chân
thao láo mắt ếch lột mặt nạ

N
.V
thấy của tối mắt ma bắt, coi mặt người ta

U
thấy tiền tối mắt mát mặt với anh em

D
.E
thấy vàng chóa mắt mắng như tát nước vào mặt

AS
ti hí mắt lươn mắng vuốt mặt không kịp

AL
tiếc rỏ máu mắt mặt bánh đúc
to mắt hay nói ngang .N
mặt bằng ngón tay tréo
W
tối mắt tối mũi mặt bèn bẹt như bánh dầy
W

trông người bằng nửa con mắt mặt bủng da chì


-W

trơ mắt ếch mặt búng ra sữa


con mắt lá răm mặt cắt không còn hột máu


M

vải thưa che mắt thánh mặt chai mày đá


C
BẮ

mặt dạn mày dày


mặt dày như mo cau

G

Mặt mặt đỏ như gấc chính


N

mặt đỏ như lửa


ẠI

mặt đỏ tía tai


O

đầu tắt mặt tối


G

mặt đưa đám


N

đầu trâu mặt ngựa


mặt hoa da phấn
M

má bánh đúc, mặt mâm xôi


bằng mày bằng mặt mặt khó đăm đăm


mặt lẳn như sắt nguội
G

mở mày mở mặt
N

mặt măng miệng sữa


U

người khuất mày khuất mặt


TR

nở mày nở mặt mặt muội mày gio


sưng mày sưng mặt mặt nạc đóm dày
tối mày tối mặt mặt nặng mày nhẹ
vẽ mày vẽ mặt mặt nặng như chì
tai to mặt lớn mặt nặng như đá đeo
tay bắt mặt mừng mặt ngay như cái thuổng
tay lọ thì mặt cũng lọ mặt ngay như cái tàn
có mặt thì cô, vắng mặt thì đĩ mặt ngay như chúa Tàu nghe kèn
ăn ngập mặt ngập mũi mặt ngẩn tò te
ba mặt một lời mặt người dạ thú
bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mặt nhăn như bị
bằng mặt chẳng bằng lòng mặt như bị phải một đạp
bớt bát mát mặt mặt như chàm đổ
căng như mặt trống mặt như chuột kẹp
cháy nhà ra mặt chuột mặt như con chó tiền rưỡi
217

mặt như tấm thớt mặt ủ mày chau


mặt như thủ lợn nặng mặt sa mày
mặt như trăng rằm bằng mày bằng mặt
mặt phèn phẹt như cái mâm mày ngài mắt phượng
mặt rắn như sành mở mày mở mặt
mặt rỗ như tổ ong bầu người khuất mày khuất mặt
mặt rỗ tổ ghen nở mày nở mặt
mặt sắt đen sì sưng mày sưng mặt
mặt sứa gan lim tối mày tối mặt
mặt sưng mày sỉa vẽ mày vẽ mặt
mặt tái như gà cắt tiết
mặt tròn vành vạnh
mặt trơ như mặt thớt
mặt tươi như hoa Miệng
mặt ủ mày chau

N
thấp cổ bé miệng

.V
mặt vàng như nghệ

U
mặt xám mày xanh cơm vào dạ, vạ vào miệng

D
mặt măng miệng sữa

.E
mặt xanh nanh vàng

AS
mất mặt mất mũi bóp mồm bóp miệng

AL
một mặt hai lòng dại mồm dại miệng
một mặt hơn mười gói .N
độc mồm độc miệng
W
nặng mặt sa mày già mồm, già miệng
W

rửa mặt như mèo khóa mồm khóa miệng


-W

sống chỉ mặt, chết chỉ mồ kín mồm kín miệng


tát nước vào mặt lắm mồm lắm miệng


M

tắm khi nào vuốt mặt khi ấy mau mồm mau miệng
C
BẮ

thấy mặt đặt tên mồm năm miệng mười


thò lò sáu mặt ngứa mồm, ngứa miệng

G

tiền ngắn mặt dài vào lỗ tai ra lỗ miệng


N

tối tăm mặt mũi ăn bòn dòn tay, ăn mày say miệng
ẠI

tránh đầu phải tai day tay, mắm miệng


O
G

trông mặt đặt tên khéo tay hay miệng


N

trông mặt mà bắt hình dong nhanh tay hơn mau miệng
M

vạch mặt chỉ tên bán thân nuôi miệng


vuốt mặt không kịp ăn của chùa ngọng miệng
G
N

vuốt mặt không nể mũi ăn lỗ miệng, tháo lỗ trôn


U
TR

xấu mặt ghét người giòn buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè lỗ miệng
xấu mặt mà chặt dạ che miệng thế gian
xấu mặt mà chặt nồi chép miệng, thở dài
xấu mặt mà no lòng cơm kề miệng chẳng ăn
xấu mặt xin tương cả làng cùng húp đường đi ở miệng
xem mặt biết lòng ếch chết vì lỗ miệng
già kề miệng lỗ
há miệng chờ ho
Mày há miệng chờ sung
há miệng mắc quai
hay ho lỗ miệng
mắt lơ mày láo
hẳn hoi lỗ miệng
tóc mây mày nguyệt
kề miệng lỗ
làm mặt làm mày
khôn ra miệng, dại ra tay
mặt chai mày đá
lấy tiền lấp lỗ miệng
mặt dạn mày dày
ma chết mất miệng
218

mau miệng ăn, thưa miệng nói lắm mồm lắm miệng
mắm miệng day tay mau mồm mau miệng
miệng ăn mắm ăn muối mồm cá ngão
miệng ăn núi lở mồm chó vó ngựa
miệng cắn chân đá mồm còn hơi sữa
miệng hùm gan sứa mồm loa mép giải
miệng hùm nọc rắn mồm loa miệng chảo, mách lẻo đôi co
miệng kẻ sang có gang có thép mồm miệng đỡ chân tay
miệng nhà quan có gang có thép mồm năm miệng mười
miệng khấn tay vái mồm như quạ cái
miệng lằn lưỡi mối ngứa mồm, ngứa miệng
miệng mật lòng dao
miệng như gầu dai
miệng nói chân đi Mũi
miệng nói tay làm

N
.V
miệng quan, trôn trẻ xỏ chân lỗ mũi

U
miệng thế chê cười

D
cô ăn đầu, cậu ăn mũi

.E
miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm tối mắt tối mũi

AS
miệng tươi như hoa nở ăn ngập mặt ngập mũi

AL
mỡ treo miệng mèo mọc mũi sủi tăm
ngàn năm bia miệng .N
tối tăm mặt mũi
W
nhịn miệng qua ngày vuốt mặt không nể mũi
W

nhịn miệng thết khách


-W

nói rồi phải miệng


oang oang lỗ mệng


M

sa vào miệng cọp Ngƣời


C
BẮ

Môi chiều người lấy của



G

bé người đòi chơi trèo


N

má phấn môi son biết người biết của


ẠI

mắt ốc nhồi, môi chuối mắn biết người biết ta


O

mắt trắng môi thâm


G

bọ người thì nhắm bọ mắm thì chê


N

múa mép khua môi chết người không chết tật


M

khua môi múa mép chiều người lấy việc


khua môi múa mỏ chim có tổ, người có tông


G

mỏng môi hay hớt


N

chim khôn ai nỡ bắn, người khôn ai nỡ nói


U

môi không dính mép nặng


TR

môi son má phấn chim tìm tổ, người tìm tông


môi thâm mắt trắng chọn người giữ của
như môi với răng có người, có ta
Mồm đẹp người đẹp nết
đẹp nết hơn đẹp người
ăn vặt quen mồm hao người tốn của
bóp mồm bóp miệng khôn ăn người, dại người ăn
có mồm thì cắp, có nắp thì đậy làm cỗ sẵn cho người ăn
dại mồm dại miệng lấy thịt đè người
đấm mồm đấm miệng trẻ người non dạ
độc mồm độc miệng Răng
gái đĩ già mồm
già mồm, già miệng chân răng kẽ tóc
khóa mồm khóa miệng bạc đầu hầu trắng răng
kín mồm kín miệng
219

đầu bạc răng long xót xa đứt đa lòng ruột


như môi với răng
tóc bạc răng long
cái răng cái tóc là góc con người Tai
chết đói nhăn răng
con đã mọc răng, nói năng gì nữa bụng đói tai điếc
còn răng nào cào răng ấy đầu chẳng phải, phải tai
còn răng răng nhai, hết răng lợi gặm đầu cua tai nheo
cười để mười răng ra đầu gối quá tai
khấp khểnh như răng bà lão gãi đầu gãi tai
lo bò trắng răng trái tai gai mắt
môi hở răng lạnh chẳng phải đầu cũng phải tai
răng cắn phải lưỡi chướng tai gai mắt
mắt dơi tai chuột

N
mắt thánh tai hiền
Ruột

.V
mắt thấy tai nghe

U
D
đỏ mặt tía tai

.E
bầm gan tím ruột mặt đỏ tía tai

AS
héo gan héo ruột nóng tay bắt lỗ tai

AL
mát gan mát ruột bở cả hơi tai
sôi gan lộn ruột .N
bưng tai bịt mắt
W
xót gan bào ruột bưng tai giả điếc
W
-W

chẳng no lòng cũng mát ruột cưa sừng xẻ tai


no lòng mát ruột đinh tai nhức óc

M

nóng lòng, nóng ruột inh tai nhức óc


C

bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột đinh tai nhức óc


BẮ

tay đứt ruột xót mật rót vào tai


cơm tẻ mẹ ruột mệt bở hơi tai


G

có vỏ mà nỏ có ruột ngán đến mang tai


N
ẠI

của là núm ruột nghe tận tai, nhìn tận mắt


O

đau đâu cũng vào ruột nói để ngoài tai


G
N

đồng tiền liền khúc ruột ớn tận mang tai


M

đứt ruột đứt gan tai nghe mắt thấy


ruột đau như cắt tai to mặt lớn


G

lộn cả ruột gan tai vách mạch dừng


N
U

lú ruột lú gan vào lỗ tai ra lỗ miệng


TR

máu chảy ruột mềm


moi ruột moi gan
nát ruột nát gan Tay
nẫu ruột nẫu gan
nhớ như chôn vào ruột chân bẩn tay lấm
như dao dùi cắt thịt bụng chân lấm tay bùn
nở từng khúc ruột chân yếu tay mềm
rối như ruột tằm khéo chân khéo tay
ruột để ngoài da mạnh chân khỏe tay
ruột như phổi bò cổ vác cày, tay vác bừa
ruột nóng như lửa đốt đầu ấp tay gối
ruột rối như mớ bòng bong giàu hai con mắt, khó hai bàn tay
ruột rối như tơ vò khéo con mắt, vụng hay tay
tức lộn ruột lộn gan nhắt mắt khoanh tay
tức nổ ruột nhắm mắt xuôi tay
220

giở mặt như giở bàn tay nóng tay bắt lỗ tai
khôn ra miệng, dại ra tay nuôi ong tay áo
mắm miệng day tay nuôi ong tay áo, ấp rắn vào ngực
miệng khấn tay vái rế rách cũng đỡ nóng tay
miệng nói tay làm rụng rời tay chân
vai gánh tay cuốc tay bắp cày, chân bàn cuốc
ăn bòn dòn tay, ăn mày say miệng tay bắt mặt mừng
ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt tay bồng tay ẵm
ba đầu sáu tay tay bồng tay bế
bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột tay cầm tay cắp
bàn tay có ngón ngắn ngón dài tay chèo tay lái
bắt cá hai tay tay dao tay thớt
bắt tận tay, day tận tóc tay dùi đục, chân bàn chổi
bắt tận tay, day tận trán tay đũa tay chén
bóc bánh chẳng được dính tay tay đứt ruột xót

N
.V
buộc chỉ cổ tay tay hòm chìa khóa

U
buông tay dầm, cầm tay lái tay không bắt gió trời

D
.E
cả sóng ngã tay chèo tay lọ thì mặt cũng lọ

AS
cạn như lòng bàn tay tay nem tay chạo

AL
chắp tay rũ áo tay năm tay mười
chỉ tay day trán .N
tay ống sậy, chân ống đồng
W
cho tay mặt giật tay trái tay que dẻ, chân vòng kiềng
W

chơi dao có ngày đứt tay tay rờ lên gáy


-W

có đứt tay mới hay thuốc tay sốt đỡ tay nguội


cờ đến tay ai người ấy phất tay thầy thước thợ


M

cơm nem đã trải, tay tranh đã từng


C

tay xách nách mang


BẮ

day tay, mắm miệng vắt tay lên trán


day tay mặt, đặt tay trái

vung tay quá trán


G

dễ như trở bàn tay vụng tay hay con mắt


N

đàn bà dễ có mấy tay


ẠI

đêm nằm vắt tay lên trán


O
G

gắp lửa bỏ tay người Thân


N

gắp lửa bỏ bàn tay


M

hai bàn tay trắng an phận thân vô nhục


G

hang hùm ai dám mó tay bán thân nuôi miệng


N

hớt tay trên


U

có thân phải khổ vì thân


TR

khéo tay hay miệng làm thân trâu ngựa


khi vui thì vỗ tay vào một thân một mình
khoa chân múa tay rước họa vào thân
khoanh tay bó gối than thân trách phận
không trở tay kịp thân sống không bằng thân chết
làm việc không hở tay thân tàn ma dại
lật như trở bàn tay thân tự lập thân
mau tay hay làm thương thân trách phận
mau tay hơn tày đũa
mến tay mến chân
một tay một chân
múa tay trong bị Tóc
ném đá giấu tay
ngứa tay, ngứa chân da trắng tóc dài
nhanh tay hơn mau miệng đầu bù tóc rối
đầu đã hai thứ tóc
221

cái răng cái tóc là góc con người Xƣơng


lo bạc râu, rầu bạc tóc
bắt tận tay, day tận tóc
da bọc xương
bền duyên tơ tóc
lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
cái tóc cái tội
chó gặm xương chó
cắt tóc đi tu
chó già gặm xương
chẻ sợi tóc làm tư
giơ xương lòi da
đường tơ kẽ tóc
khắc cốt ghi xương
kết tóc xe tơ
lạnh xương sống
mái tóc điểm sương
núi xương, sông máu
tóc bạc răng long
sống gửi thịt, thân gửi xương
tóc bờm như tổ quạ
trơ xương lòi da
tóc còn xanh, nanh còn sắc
tóc đuôi gà, mày lá liễu
tóc hạc da mồi

N
Các bộ phận khác

.V
tóc mây mày nguyệt

U
tóc như rễ tre

D
.E
tóc trơn như mỡ bụng ỏng đít teo

AS
xỏ sợi tóc không lọt chân vò đít vại ăn hại chồng con

AL
chân voi đít vại ăn hại chồng con
.N
đầu chày đít thớt
W
Trán đầu rồng đuôi tôm
W
-W

đầu trộm đuôi cướp


đầu trơ trán bóng đầu voi đuôi chuột

M

đầu trơ trán trọi tay rờ lên gáy


C

mắt ở trên trán khoanh tay bó gối


BẮ

mặt trơ trán bóng khua môi múa mép


bắt tận tay, day tận trán môi không dính mép
G

chỉ tay day trán đầu Ngô mình Sở


N
ẠI

đêm nằm vắt tay lên trán mắt xanh mỏ đỏ


O

vắt tay lên trán bàn tay có ngón ngắn ngón dài
G
N

vung tay quá trán mặt bằng ngón tay tréo


M

nuôi ong tay áo, ấp rắn vào ngực


bé người, to con mắt


G

Vai gan chai phổi đá


N
U

độc dạ khốn thân


TR

cổ cày, vai bừa cách một lần da, xa ba lần thịt


đầu đội vai mang kết tóc xe tơ
lưng dài vai rộng ăn lỗ miệng, tháo lỗ trôn
má tựa vai kề râu ông nọ cắm cằm bà kia
bằng vai phải lứa mỏi gối chồn chân
chen vai thích cánh mình đồng da sắt
kề vai sát cánh bóp họng nặn hầu
đẽo đòn gánh, đòn gánh đè vai múa mép khua môi
kề vai sát cánh lo bạc râu, rầu bạc tóc
ngang vai phải lứa đói, đầu gối phải bò
sức dài vai rộng lo bò không có hàm trên
vai gánh tay cuốc nói đâm họng
vai u thịt bắp nói trặc họng cối xay
ăn lông ở lỗ
chưa mọc lông đã đòi bay bổng
222

chưa vặt lông đã thui có tật giật mình


trơn lông đỏ da làm mình làm mẩy
thân lừa ưa nặng mình già tuổi yếu
con ruồi đậu mép không buồn đuổi mình hạc xác ve
nói ráo bọt mép mình trần thân trụi
nói vã bọt mép mua dây buộc mình

N
.V
U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR
223

PHỤ LỤC 4: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ


PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI

Arms
The students are up in arms about the
be up in arms to be very angry
standard of teaching at the college.
I was rather nervous about meeting my
greet/welcome sb/sth to be very pleased to see someone, or to be
boyfriend's parents, but they welcomed
with open arms very pleased with something new
me with open arms.

N
Aren't you chancing your arm a bit

.V
to take a risk in order to get something that
chance your arm giving up a secure job to start a

U
you want

D
business?

.E
hold/keep sb at arm's to not allow someone to become too friendly I always had the feeling she was keeping

AS
length with you me at arm's length

AL
cost (sb) an arm and a These opera tickets cost us an arm and a
to be very expensive
leg .N leg!
W
to persuade someone to do something that He might help us with the painting if you
W

twist sb's arm


they do not want to do twist his arm
-W

If he won't pay up, we'll get Rick to put


put the arm on sb to try to force someone to do something

the arm on him.


M

could do sth with one if someone could do something with one Her part in the film wasn't very
C
BẮ

arm/hand tied behind hand tied behind their back, they can do it demanding - she could have played it
their back very easily with one hand tied behind her back.

You know what they say, you can't


G

the long arm of the law the police


N

escape the long arm of the law


ẠI

would give their right if someone would give their right arm for I'd give my right arm to meet Sean
O

arm something, they would like it very much Connery.


G
N

The opening of a new research centre


if something gives you a shot in the arm, it
M

a shot in the arm will give a much-needed shot in the arm


gives you encouragement or energy

for science in Britain.


G

a list as long as your if you say a list is as long as your arm, you Anyway, I'd better make a start. I've got
N

arm mean that it is very long a list as long as my arm of jobs to do.
U
TR

Back
back-to-back events happen one after the He appeared in three back-to-back
back-to-back
other interviews on television last night.
if a plan is on the back burner, no one is
For the moment, strike action is on the
be on the back burner dealing with it at present, but it has not been
back burner.
completely forgotten
if a thought that worries you is at the back of
your mind, it is always in your mind It's always at the back of my mind that
at the back of your mind
although you do not spend time thinking the illness could reccur.
about it
in a place which is far away from other He lives in some tiny, remote village in
at/in the back of beyond
towns and difficult to get to the back of beyond.
to be bored or angry because a bad situation He's been treating me badly for two
be fed up/sick to the
has continued for too long or a subject has years and, basically, I'm fed up to the
back teeth
been discussed too much back teeth with it.
to keep asking someone to do something, or
He's still on my back about those end of
be on sb's back to keep criticizing someone in a way that
term reports
annoys them
224

be glad/happy/pleased to be pleased when someone leaves or when


I'll be glad to see the back of this thesis.
etc. to see the back of something ends because you did not like
It's been going on far too long
sb/sth them
if you do something behind someone's back,
She was accused of going behind her
behind sb's back you do it without them knowing, in a way
colleagues' backs to talk to management
which is unfair
He accused the government of
by/through the back
not in a direct, official, or honest way privatizing the health service through the
door
back door.
I'm not going to break my back working
break your back to put a lot of effort into doing something
for £120 a week!
to stop someone trying to force you to do
I had to sell my house to get the creditors
get sb off your back something, or to stop someone criticizing
off my back.
you
if you say you could write what you know
What I know about car maintenance
fit/write sth on the back about a subject on the back of a postage

N
could be written on the back of a postage
of a postage stamp stamp, you mean you know very little about

.V
stamp

U
that subject

D
to do or say something which annoys She put my back up immediately by

.E
get/put sb's back up
someone interrupting everything I said.

AS
know sth like the back He knew East London like the back of

AL
to know a place very well
of your hand his hand.
have your back .N
to have very serious problems which limit When his back was against the wall he
W
W

against/to the wall the ways in which you can act became very aggressive
-W

He's talking out of the back of his head -


talk out of the back of
to talk nonsense you can't get a flight to Australia for less

your head
than £500 these days
M

if you say that you got something off the


C

There's a new stereo too which, I


BẮ

off the back of a lorry back of a lorry, you mean that it was
suspect, fell off the back of a lorry.
probably stolen

G

to use a lot of physical effort to try to do You could dig this plot in an afternoon if
put your back into sth
N

something you put your back into it.


ẠI

to use something successful which already Poetry performances are riding on the
O
G

ride on the back of sth exists or has already happened in order to back of the popularity of stand-up
N

achieve something else comedy.


M

He's been putting all his energies into


if an activity takes a back seat, you spend


take a back seat house-hunting recently so his studies
less time doing that than other things
G

have had to take a back seat.


N

to do something harmful to someone who He had been lied to, stabbed in the back,
U

stab sb in the back


TR

trusted you by people he thought were his friends.


These people are appealing to our
turn your back on sb to refuse to help someone government to help them. We can't just
turn our backs on them.
to be careful of the people around you, It's a rough neighbourhood so watch
watch your back making sure that they do nothing to harm your back when you're walking around
you the streets.
when/while sb's back is while someone is somewhere else or unable When my mother's back was turned, my
turned to notice what is happening grandmother would give me chocolates
You scratch my back I do have some information you might be
and I'll scratch yours., something that you say to tell someone that interested in, but what can you offer me
I'll scratch your back if you will help them if they will help you in return? You scratch my back and I'll
you scratch mine. scratch yours.
Spain cannot afford to turn its back on
turn your back on sth to stop being involved in something
tourism.
could do sth with one if someone could do something with one Her part in the film wasn't very
arm/hand tied behind hand tied behind their back, they can do it demanding - she could have played it
225

their back very easily with one hand tied behind her back.
The race organizers cover their backs by
to make sure that you cannot be blamed or
cover your back saying they can't take responsibility for
criticized later for something you have done
any injuries.
This was a company that had risen from
come back from the to become successful or popular again after a
the dead under the new direction of Tom
dead, rise from the dead period of not being successful or popular
Wiles
have eyes in the back of to know everything that is happening around Parents of young children have to have
your head you eyes in the back of their heads.
Each time I make a suggestion she just
throw sth back in sb's to refuse to accept someone's advice or help
throws it back in my face and says I don't
face in an angry or unpleasant way
understand
to do something unpleasant to someone Fiona had deliberately stopped me
get your own back because they have done something getting that job and I was determined to
unpleasant to you get my own back.
if you give someone a pat on the back, you She deserves a pat on the back for

N
.V
a pat on the back praise them for something good that they keeping things going while you were

U
have done away.

D
.E
The divorce proceedings are a monkey
a monkey on sb's back a serious problem that will not go away

AS
on her back.

AL
People say that if you let your baby sleep
.N
make a rod for your to do something that is likely to cause
W in your bed with you for the first few
own back problems for you in the future months, you're just making a rod for
W

your own back


-W

We gave her a big slap on the back for


a slap on the back praise or approval
helping to organize the concert.

M

the last in a series of unpleasant events which Losing my job was bad enough but
the straw that breaks
C

finally makes you feel that you cannot having the relationship end like that was
BẮ

the camel's back


continue to accept a bad situation the straw that broke the camel's back.

would give you the shirt if someone would give you the shirt off their Karen's not well off, but she'd give you
G

off their back back, they are extremely generous the shirt off her back.
N

He's always being told he's lazy and


ẠI

be (like) water off a if criticism is water off a duck's back to


O

incompetent, but it's just water off a


duck's back someone, it has no effect on them at all
G

duck's back to him.


N

to use what other people produce in order to He was one of the wealthiest dictators of
M

live, without giving them anything in all time and he lived off the backs of the

live off the backs of sb


exchange people
G
N

Bone
U
TR

be bone dry, be as dry as The ground was bone dry after 3 weeks
to be completely dry
a bone without rain
How can we create quality programmes
if a service or an amount of money is cut to
be cut to the bone when our funding has been cut to the
the bone, it is reduced as much as possible
bone?
he/she doesn't have a something that you say in order to emphasize He'd never deliberately hurt someone's
jealous, mean, unkind that someone is not jealous, mean, unkind feelings - he doesn't have a mean bone in
etc. bone in his/her body etc. his body.
something that you say when you want to I have a bone to pick with you. Did you
have a bone to pick with
talk to someone about something they have eat that chocolate mousse I was saving
sb
done that has annoyed you for my tea?
chill sb to the The sound of scraping at the window
to make someone feel very frightened
bone/marrow chilled me to the bone.
if something you say or write is close to the
be close to the bone, be He said he was only joking, but his
bone, it is close to the truth in a way that may
near the bone comments were a bit close to the bone.
offend someone
226

The main bone of contention was


something that people argue about for a long
a bone of contention deciding who would take care of the
time
children after the divorce.
She's bone idle - she just sits around the
be bone idle to be very lazy
house all day watching TV.
I've been working my fingers to the bone
wear/work your fingers
to work very hard for a very long time to get the dress ready in time for the
to the bone
wedding.
We saw a few stray dogs that were
be skin and bone/bones to be extremely thin
nothing but skin and bones
be chilled to the After an hour standing at the bus stop I
to be very cold
bone/marrow was chilled to the bone.
I don't think he's been watering these
be as dry as a bone to be extremely dry
plants - the soil's as dry as a bone.
All the plumpness she'd acquired in
a bag of bones a person or animal that is extremely thin middle age had gone. She was a bag of

N
bones.

.V
U
something that you say when you are certain

D
I (can) feel it in my Something terrible is going to happen. I
something is true or will happen, although

.E
bones. feel it in my bones.

AS
you have no proof
He made no bones about his

AL
to say clearly what you think or feel although
make no bones about sth dissatisfaction with the service in the
you may embarrass or offend someone
.N hotel.
W
W

Reduced to its bare bones, the theory


the most basic parts of something, without
-W

the bare bones states that animals adapt to suit their


any detail
surroundings.

to add more detail to something in order to It would be wise to put flesh on the
M

put flesh on (the bones


make it more interesting or easier to bones of your basic proposal before you
C

of) sth
BẮ

understand ask them to consider it.


We saw a few stray dogs that were

be skin and bone/bones to be extremely thin


G

nothing but skin and bones


N

Sticks and stones may


ẠI

something that you say which means that Criticism has never bothered me. Sticks
break my bones (but
O

people cannot hurt you with bad things they and stones may break my bones, and all
G

words will never hurt


say or write about you that.
N

me).
M

Brains

G
N

to think very hard, usually in order to


I've been racking my brains but I still
U

rack your brain/brains remember something or to find a solution to


TR

can't remember who wrote that play.


a problem
to be the person who plans and organizes He was the brains behind many of the
be the brains behind sth
something, especially something successful best movies ever made.
be all brawn and no to be physically strong but not very I agree he's got a good body, but he's all
brains intelligent brawn and no brains.
After two unsuccessful suicide attempts,
blow sb's brains out to kill someone by shooting them in the head
she finally blew her brains out.
What are you talking about Martha?
have shit for brains to be very stupid
You've got shit for brains.
to ask for information or advice from I'd love to pick your brains about
pick sb's brains someone who knows more about a subject computers - you seem to be the expert
than you do around here.
to spend a lot of time worrying about a I've been beating my brains out trying to
beat your brains out problem and thinking about how to deal with think of a way of getting the money to
it her in time.
a bird-brain a stupid person He's just a bird-brain - he can't get
227

anything right.
a brain box a very intelligent person Come on brain box, what's the answer?
the movement of people with education and
skills from their own country to another There is a brain drain of British
a brain drain
country where they are paid more for their mathematicians to the United States.
work
if someone is brain dead, their mind is not
By the time I leave work I'm completely
be brain dead working effectively, usually because they are
brain dead.
very tired or very bored
to not be able to stop thinking or talking You've got cars on the brain. Can't we
have sth on the brain
about one particular thing talk about something else for a change?
to make yourself start thinking clearly and I've got to get my brain in gear for the
get your brain in gear
effectively meeting this afternoon.
to think very hard, usually in order to
I've been racking my brains but I still
rack your brain/brains remember something or to find a solution to
can't remember who wrote that play.

N
a problem

.V
a group of people with special knowledge or

U
He joined the President's brain trust for

D
a brain trust skills who give advice to someone in a
the election campaign.

.E
position of authority

AS
Ears

AL
.N Don't talk so loudly unless you want
W
to listen to other people's private
W

have big ears everyone to know. Bill has big ears you
conversations
-W

know.
something you call someone who has not Hey, cloth ears, I asked if you wanted a

cloth ears
M

heard something you said drink.


C

have sth coming out of to have more of something than you want or He's going to have money coming out of
BẮ

your ears need his ears if this deal comes off.


Warnings that sunbathing can lead to


if a request or advice falls on deaf ears,
G

fall on deaf ears skin cancer have largely fallen on deaf


N

people ignore it
ears in Britain.
ẠI

I'll box your ears, young man, if you


O

box sb's ears to hit someone, usually as a punishment


G

come home late again!


N

'Do you want to hear what happened at


M

to be very eager to hear what someone is


be all ears the party last night?' 'Oh yes, I'm all

going to say
ears'.
G

He's very good-looking but has


N

have nothing between


U

to be stupid absolutely nothing between the ears, I'm


the/your ears
TR

afraid.
if something falls, or is brought about
Her entire world seemed to have come
about/around sb's ears someone's ears, it suddenly fails completely
crashing around her ears when he died
and destroys someone's hopes and plans
your ears must be something that you say to someone who is All that talk about William - his ears
burning being talked about must have been burning.
if you can't believe your ears, you are very
She couldn't believe her ears when they
can't believe your ears surprised at something that someone tells
told her Jim had been arrested.
you
if something you hear is music to your ears, The news of his resignation was music to
be music to sb's ears
it makes you very happy my ears
something that you say in order to warn Why don't we go and talk about this
Walls have ears. someone to be careful what they say because somewhere quieter? Walls have ears, you
someone may be listening know.
be up to your to have too much of something, especially We're up to our eyeballs in decorating at
ears/eyeballs/eyes in sth work the moment.
228

He's fresh out of college, still wet behind


be wet behind the ears to be young and not very experienced
the ears.
to ignore someone when they complain or In the past they've tended to turn a deaf
turn a deaf ear
ask for something ear to such requests.
to be forced to leave your job because you
You'll be out on your ear if you don't
be out on your ear have done something wrong, or because your
start doing some work around here.
work is not good enough
if someone has the ear of an important and
He's a powerful industrialist who has the
have sb's ear powerful person, that person is willing to
President's ear.
listen to their ideas
grin/smile from ear to We've had a fantastic response,' he said,
to look extremely happy
ear grinning from ear to ear.
to talk to someone for a long time, usually Don't let her bend your ear about how
bend sb's ear
about something boring overworked she is.
to watch and listen carefully to what is
keep an/your ear to the I'll keep an ear to the ground and tell
happening around you so that you know

N
ground you if I hear of any vacancies.
about everything

.V
U
if someone has an ear for music, poetry, or

D
She's never had much of an ear for
have an ear for sth languages, they are good at hearing,

.E
languages.

AS
repeating, or understanding these sounds
to decide how to deal with a situation as it

AL
I'm not sure how long I'll stay at the
play it by ear develops rather than planning how you are
going to react .N party. I'll just play it by ear.
W
W

to listen carefully and in a friendly way to


If you have any problems, go to Claire.
-W

lend an ear someone, especially someone who is telling


She'll always lend a sympathetic ear.
you about a problem

send sb away with a flea A young kid came asking for money but
M

to angrily tell someone to go away


in their ear I sent him away with a flea in his ear.
C
BẮ

When I'm driving, I like to listen to


if music is easy on the ear, it has a pleasant
be easy on the ear music that's easy on the ear and not too

and relaxing sound


G

demanding.
N

to listen to something without giving it all I had half an ear on the radio as he was
ẠI

have half an ear on sth


your attention talking to me.
O
G

if someone can do something on their ear, Ask Jane to make it, she can bake a
can do sth on their ear
N

they can do it very easily soufflé on her ear.


M

something that you say which means you To make chairs that'll last you need good

You can't make a silk


cannot make a good quality product using strong pieces of wood. You can't make a
purse out of a sow's ear.
G

bad quality materials silk purse out of a sow's ear.


N
U

if someone has a tin ear, they do not have a Even to someone with a tin ear like
a tin ear
TR

natural ability to understand or enjoy music mine, their singing sounded pretty awful.
make a pig's ear of Tim made a right pig's ear of putting
to do something very badly
sth/doing sth those shelves up.
The boss had a word in his ear after the
to talk to someone privately, especially in
have a word in sb's ear last meeting and I don't think he'll be
order to give them advice or a warning
raising the subject again.
if information goes in one ear and out the
You know what it's like when you're told
go in one ear and out the other, the person who is told it forgets it
a whole list of names - they just go in
other immediately because they do not listen
one ear and out the other.
carefully enough
Eyes
the person who someone loves most and is His youngest son was the apple of his
the apple of sb's eye
very proud of eye.
Beauty is in the eye of something that you say which means that Personally, I can't understand why she
the beholder. each person has their own opinion about finds him attractive, but they do say
229

what or who is beautiful beauty is in the eye of the beholder.


I knew Kenny was taking the money but
to choose to ignore behaviour that you know
turn a blind eye I turned a blind eye because he was my
is wrong
sister's child.
'So what did she say when you told her
not bat an
to not show any shock or surprise you were leaving?' 'She didn't bat an
eye/eyelash/eyelid
eyelid.'
have your beady eye on to watch someone or something very We'd better not talk - Miss Stricket's got
sth/sb carefully her beady eye on us.
a view from a very high place which allows We had a bird's eye view of the old town
a bird's eye view
you to see a large area from the top of the city walls.
In the blink of an eye the handsome
in the blink of an eye extremely quickly
prince was transformed into an ugly frog.
A lot of these books are little more than
something that is intended to be pleasant to
eye/mind candy eye candy: cute photos with one-line
look at but has no real meaning
captions and that's about all.

N
.V
something that you say which means that all
She began to talk about her son who had

U
There wasn't a dry eye the people in a particular place were very sad

D
died and by the end of her speech there

.E
in the house. about what they had seen or heard and many
wasn't a dry eye in the house.

AS
of them were crying

AL
It's not a painting which is easy on the
.N
be easy on the eye to have an attractive appearance W eye, but it attracts your attention for
other reasons.
W

watch sb/sth with an The teacher was watching the children


to watch someone or something very closely
-W

eagle eye, watch sb/sth with an eagle eye, making sure they
and carefully
with eagle eyes behaved themselves.

M

to be noticed by someone because you are She lit a cigarette while he tried to catch
catch sb's eye
C

looking at them the waiter's eye.


BẮ

to become very good at a sport or other It'll take me a while to get my eye in. I
get your eye in

activity by practising it haven't played for years


G

He had an eye for the unusual and the


N

to be good at noticing a particular type of


have an eye for sth exotic which made him a very good
ẠI

thing
O

shopping companion.
G

cast/run your/an eye to look at something quickly without looking Would you mind casting an eye over my
N

over sth at the details essay and giving me your comments?


M

something that you say which means if


An eye for an eye (and a someone does something wrong, they should If you murder someone you deserve to
G

tooth for a tooth). be punished by having the same thing done die. An eye for an eye
N
U

to them
TR

to look at someone in an angry or unpleasant I arrived late for the meeting and Steve
give sb the evil eye
way Thomson gave me the evil eye.
He's asked for a transfer because he
if two people see eye to eye, they agree with
see eye to eye doesn't see eye to eye with the new
each other
manager
keep an eye out for to watch carefully for someone or something Keep an eye out for signposts for
sb/sth to appear Yosemite.
to look directly at someone without fear or
look sb in the eye/eyes Look me in the eyes and tell me the truth
shame
keep your eye on the to give your attention to what you are doing You have to keep your eye on the ball in
ball all the time business.
if someone has an eye for the main chance, She was someone who had an eye on the
have an eye for/on the
they are always looking for opportunities to main chance and who never missed an
main chance
make money and to improve their situation opportunity to exploit others.
give your eye teeth for if you would give your eye teeth for Most women would give their eye teeth
sth something, you would very much like to to be tall and thin like you
230

have or be that thing


International aid agencies were in the eye
be in the eye of the to be very much involved in an argument or
of the storm when war broke out in the
storm problem that affects a lot of people
country.
to have seen something that you want and I've got my eye on a really nice sofa - I
have your eye on sth
that you intend to get just hope we can afford it.
if you do something with an eye to With an eye to the upcoming election the
with an eye to sth
something else, you do it for that reason President has hired a new speechwriter.
I kept my eye on him all the time as I felt
keep your/an eye on
to watch or look after something or someone sure he was about to do something
sth/sb
stupid.
something that you say when you think that There must be more to him than meets
There is more to sth/sb
something or someone is less simple than the eye, or else why would she be
than meets the eye.
they seem to be at first interested in him?
In my mind's eye, she is still the little girl
in your mind's eye in your imagination or memory
she was the last time I saw her.

N
.V
have/keep half an eye on to watch something or someone without She kept half an eye on the kids all

U
sth/sb giving them all your attention through our conversation.

D
.E
something that you say in order to wish
Well, here's mud in your eye! I hope

AS
Here's mud in your eye! success or happiness to someone who is
you'll both be very happy together.

AL
drinking with you
.N
to look at someone in a way that makes it
I think you have an admirer. That man in
W
give sb the glad eye obvious that you are sexually attracted to
the corner is giving you the glad eye.
W

them
-W

something that you say which means you


Me, in love with Sandra? In a pig's eye I
in a pig's eye think there is no chance that something is

am.
M

true or that something will happen


C

if something that someone does is one in the


BẮ

When I got my degree, I thought, 'That's


eye for someone else, it will annoy that
be one in the eye for sb one in the eye for my old head teacher,

person because they did not want it to


who said I would never get anywhere.'
G

happen or did not think it could happen


N

if someone is in the public eye, they are


ẠI

It's not always easy being in the public


O

be in the public eye famous and are written about in newspapers


eye.
G

and magazines and seen on television


N

if someone has a roving eye, they are


M

She left her husband because she was fed


sexually attracted to people other than their

a roving eye
up with his roving eye.
partner
G

when sb was a (mere) All this happened a very long time ago,
N
U

twinkle in their father's at a time before someone was born when you were a mere twinkle in your
TR

eye father's eye.


a flight that leaves late at night and arrives We took the red eye from Seattle to New
a red eye
early the next morning York.
to give part of your attention to one thing or As he listened to the speaker he kept one
have/keep one eye on
person while also giving your attention to eye on the crowd to gauge their
sth/sb
something or someone else response.
to watch something or someone carefully, I'd like you to keep a weather eye on the
keep a weather eye on
because they may cause trouble or they may situation and report any major
sth/sb
need help developments to me at once.
if you have a worm's eye view of something, Set in the Paris underworld, the novel
a worm's eye view you only know or understand a part of it, provides us with a a worm's eye view of
usually the worst or least important part society.
in the twinkling of an if something happens in the twinkling of an This machine will do all the calculations
eye eye, it happens very quickly in the twinkling of an eye.
if someone has bedroom eyes, they look as if
bedroom eyes He told me I had bedroom eyes.
they are interested in sex
231

if someone has dollar signs in their eyes, they Local taxi drivers approached us with
dollar signs in sb's eyes
are thinking about the money they could get dollar signs in their eyes.
if all eyes are on someone or something, All eyes are on the Prime Minister to see
all eyes are on sb/sth everyone is watching that person or thing and how he will respond to the challenge to
waiting to see what will happen his leadership.
if you can't take your eyes off someone or
can't take/keep your something, you are unable to stop looking at I thought he was so beautiful - I couldn't
eyes off sb/sth them because they are so attractive or take my eyes off him.
interesting
cry your eyes out to cry a lot and for a long time I cried my eyes out when my cat died.
close/shut your eyes to to pretend that something bad does not exist She was besotted with him and closed
sth because you do not want to deal with it her eyes to his character defects.
Just feast your eyes on this fabulous
feast your eyes on sth to look at something with a lot of pleasure
painting.
have eyes in the back of to know everything that is happening around Parents of young children have to have
your head you eyes in the back of their heads

N
.V
to be interested in or attracted to only one You've no need to be jealous. I only have

U
only have eyes for sb
person eyes for you.

D
.E
keep your eyes
to watch Keep your eyes peeled for a signpost.

AS
peeled/skinned

AL
And although she was probably just an
in sb's eyes in someone's opinion
.N ordinary-looking kid, in my eyes she was
W
the most beautiful child in the world.
W

hit sb (right) between if something hits someone between the eyes, I remember when I read that article. It hit
-W

the eyes it shocks them me right between the eyes.


if someone's eyes are out on stalks, they are

You should have seen Pete when Bec


M

sb's eyes are out on looking at someone or something in a way


turned up in her short skirt. His eyes
C

stalks that shows that they think that person or


BẮ

were out on stalks.


thing is extremely surprising or attractive

to make someone understand something for


Having children of my own opened my
G

open sb's eyes to sth the first time and know how difficult or
N

eyes to the hurt I had caused my parents.


unpleasant it is
ẠI
O

to see someone or something for the first I've loved him ever since I first set eyes
lay/set eyes on sb/sth
G

time on him.
N

I can't finish this piece of cake. I'm afraid


M

sb's eyes are bigger than something that you say when someone has

my eyes were bigger than my stomach as


their belly/stomach taken more food than they can eat
usual.
G

It was difficult to succeed in the acting


N

knowing about all the problems there could


U

with your eyes open profession but I went into it with my


TR

be with something that you want to do


eyes open.
to look at someone in a way that shows them Sally spent the whole evening making
make eyes at sb
that you think they are sexually attractive eyes at Stephen.
if you say that you couldn't believe your eyes
couldn't believe your She couldn't believe her eyes when she
when you saw something, you mean that you
eyes saw him drive up in his new car.
were very surprised by it
if someone could do something with their
sb could do sth with eyes shut, they can do it very easily, usually I've driven along this route so often, I
their eyes closed/shut because they have done it so many times could do it with my eyes shut.
before
to watch something or someone with a lot of We were all eyes as the prince and
be all eyes
interest princess emerged from the palace.
The supervisor has eyes like a hawk, so
if someone has eyes like a hawk, they notice
have eyes like a hawk be careful she doesn't catch you eating at
everything
your desk.
Close your eyes and if you close your eyes and think of England Just close your eyes and think of
232

think of England. when you have sex with someone, you do not England. He'll never notice.
enjoy it, but do it because you think you
should
When I saw his photograph in the paper,
The scales fall from sb's if the scales fall from someone's eyes, they
the scales fell from my eyes and I
eyes. are suddenly able to understand the truth
realized I'd been conned.
if someone or something is a sight for sore You're a sight for sore eyes, all dressed
be a sight for sore eyes
eyes, you feel happy to see them up in your new outfit.
someone who has stars in their eyes is very
excited and hopeful about the future and She was a girl with stars in her eyes and
stars in your eyes
imagines they are going to be very successful dreams of becoming famous.
and famous
Don't let insurance companies pull the
pull the wool over sb's to deceive someone in order to prevent them
wool over your eyes - ask for a list of all
eyes from knowing what you are really doing
the hidden charges.
to look at someone in a way that shows that Ken's been making sheep's eyes at his

N
make sheep's eyes at sb
you love them or are attracted to them ex-girlfriend all night.

.V
U
be up to your to have too much of something, especially We're up to our eyeballs in decorating at

D
ears/eyeballs/eyes in sth work the moment.

.E
AS
Faces

AL
.N
a sudden and complete change of someone's
In an about-face on the morning of his
W
an about-face trial, the accused changed his plea to
ideas, plans, or actions
W

guilty.
-W

if you say something until you are blue in the


until you are blue in the I can tell him to tidy his room until I'm

face, you keep saying the same thing again


face blue in the face, but it's always a mess.
M

and again but no one listens to you


C

if someone's face doesn't fit, their appearance


BẮ

He'd always wanted to star in action


sb's face doesn't fit or personality are not suitable for a particular
movies but his face just didn't fit.

job or activity
G

The government's attempts at reform


N

if a plan or situation blows up in your face, it


ẠI

blow up/explode in sb's have blown up in its face, with


has a bad effect on you instead of the result
O

face demonstrations taking place all over the


you expected
G

country.
N

As I was going into the restaurant, I


M

come face to face with sb to suddenly meet someone by chance came face to face with my ex-husband
who was just leaving.
G
N

It was only after I started working for the


come face to face with to see or experience a problem for the first
U

charity that I came face to face with


TR

sth time
poverty.
As soon as I saw her I knew it was bad
a face as long as a wet
a very sad expression news. She had a face as long as a wet
week
week.
These recommendations fly in the face of
to be the opposite of what is usual or
fly in the face of sth previous advice on safe limits for alcohol
accepted
consumption.
put a brave face/front on to behave in a way that makes people think They've had some bad luck, but they've
sth you are happy when you are not put a brave face on their problems.
if something is arse about face, it is placed or No wonder it doesn't look right, mate,
arse about face arranged the opposite way to the way it you've got the whole frame in arse about
should be face.
if two people meet or talk face to face, they
I'd prefer to sort this problem out face to
face to face meet or talk when they are both together in
face rather than over the phone.
the same place
have egg on your face to seem stupid because of something you You'll be the one who has egg on your
233

have done face if it goes wrong.


if someone is in your face, they criticize you One of the managers is always in my
be in your face
all the time face.
to show someone that you do not respect
He asked them to put out their cigarettes
laugh in sb's face them and do not think their ideas are
but they just laughed in his face.
important
to be shocking or annoying in a way that is It's pop music that's sexy, colourful and
be in your face
difficult to ignore in your face.
something that you say in order to tell Just get out of my face and leave me
Get out of my face!
someone to stop annoying you alone!
to show that you do not like something or
'I hate pepperoni pizza!' he said, making
make/pull a face someone by making an unpleasant
a face.
expression
to look directly at someone without fear or I don't know how you can look your
look sb in the face
shame sister in the face after what you've done.

N
Despite fierce competition from rival
set your face against

.V
to be determined not to do something companies, they've set their face against

U
sth/doing sth
price cuts.

D
.E
something that you say when you are
On the face of it, the trip seems quite

AS
describing the way a fact or situation seems
on the face of it cheap, but there could be extra expenses

AL
in order to show that you think it may really
we don't know about yet.
.N
be completely different W
We've been stuffing our faces with
stuff your face to eat a lot of food
W

Susannah's delicious chocolate cake.


-W

to accept something because of the way it


The face value of a note or a coin is the
take sth at face value first looks or seems, without thinking about

number written on it.


M

what else it could mean


C

if you show your face in a place, you go I don't know how he dares show his face
BẮ

show your face there, even when you feel embarrassed about in this pub after how he behaved the

something that you have done other night!


G

Each time I make a suggestion she just


N

throw sth back in sb's to refuse to accept someone's advice or help


throws it back in my face and says I don't
ẠI

face in an angry or unpleasant way


O

understand.
G

if you say something unpleasant to


N

someone's face, you say it to them directly, Everyone refers to him as 'Junior' but no
M

to sb's face
without worrying whether they will be upset one would dare call him that to his face.

or angry
G

Have you seen the new Bond film with


N

a way of talking about someone whose name


U

what's his/her face Pierce Brosnan and what's her face, that
TR

you have forgotten


model?
to do something which makes other people He refused to admit he made a mistake
lose face
stop respecting you because he didn't want to lose face.
Are the ministers involved more
to do something so that people will continue
save face interested in saving face than telling the
to respect you
truth?
if someone's face is a picture, their face Her face was a picture when I told her
sb's face is a picture
shows that they are very surprised or angry the news.
The new scheme fell flat on its face in
to fail or make a mistake in an embarrassing
fall flat on your/its face spite of all the financial support that was
way
given.
if someone is not just a pretty face, they are 'How did you know that?' 'Well, I'm not
not be just a pretty face
not only attractive but also intelligent just a pretty face, you know.'
if you say someone who is happy will be
be laughing on the other You'll be laughing out of the other side
laughing on the other side of their face, you
side of your face of your face if you fail your exams.
are angry about the thing that is making them
234

happy and think that something will soon


happen to upset them
'Why've you got such a long face?' 'My
a long face if you have a long face, you look sad boyfriend doesn't want to see me any
more.'
When the missing money was noticed,
to accept criticism or punishment for
face the music he chose to disappear rather than face the
something that you have done
music.
wouldn't know sth if it
hit you in the face, to not notice something although it is very Julie wouldn't know a good deal if it hit
wouldn't know sth if you obvious her in the face!
fell over one
'The next time he treats me like that, I'm
cut off your nose to spite to do something because you are angry, even just going to quit my job.' 'Isn't that a bit
your face if it will cause trouble for you like cutting off your nose to spite your
face?'

N
be as plain as the nose There's no doubt that he's interested in

.V
to be very obvious

U
on your face her. It's as plain as the nose on your face.

D
The decision to close the sports hall was

.E
an action that insults or upsets someone a slap in the face for all those who had

AS
a slap in the face
campaigned to keep it open.

AL
Shut your an impolite way of telling someone to stop 'That was a really stupid thing to do.'
face/gob/mouth/trap! talking .N 'Oh, shut your trap!'
W
W

We spent ages wondering how we could


-W

if a solution to a problem is staring you in the make more space in the shop and the
be staring sb in the face
face, it is very obvious answer was staring us in the face all the

time.
M

to look serious and not laugh, although you


C

I can never play jokes on people because


BẮ

keep a straight face are in a funny situation or are saying


I can't keep a straight face.
something funny or stupid

G

have a face like thunder, She didn't say anything but she looked
to have a very angry expression
N

look like thunder like thunder.


ẠI

In the early 90's he made a complete


O

a sudden change of a belief or plan to the


a volte-face political volte-face, moving from the
G

opposite of what it was before


N

Republican Party to the Democrats.


M

be written all over sb's if an emotion is written all over someone's Any fool could see you weren't happy - it

face face, it is clearly shown in their face was written all over your face.
G

to make someone feel less happy or


N

Tell him you saw Helena at the cinema


wipe the smile off sb's confident, especially someone who is
U

with another guy - that should wipe the


TR

face annoying you because they think they are


smile off his face.
very clever
We lost contact with Ed after he left
disappear/vanish off the
to disappear completely college - he just disappeared off the face
face of the earth
of the earth.
to make silly expressions with your face in Karl was making faces at me across the
make (funny) faces
order to make people laugh library and I couldn't stop giggling.
Feet
I've spent the whole day cleaning the
be dead on your feet to be very tired
house and I'm dead on my feet.
if someone will not leave a place until they James would never leave his home to go
be carried out feet first are carried out feet first, they will not leave to a retirement village - he'd be carried
until they are dead out feet first!
to suddenly become too frightened to do We're getting married next Saturday -
get cold feet
something you had planned to do, especially that's if Trevor doesn't get cold feet!
235

something important like getting married


He was asked why the government had
to deal with something slowly because you
drag your feet/heels dragged its feet on the question of a
do not really want to do it
single European currency.
to become familiar with a new place or It's important to give new students a
find your feet
situation chance to find their feet.
It's better to wait until you've got your
get your feet under the to become familiar with and confident in a
feet firmly under the table before you
table new job or situation
make any big changes.
keep your/both feet on to not have your character spoilt by Friends say she's kept her feet firmly on
the ground becoming famous or successful the ground - fame hasn't changed her.
if you say that someone you admire has feet Some of the greatest geniuses in history
feet of clay
of clay, you mean they have hidden faults had feet of clay.
She really landed on her feet - she found
to be lucky or successful after you have been
land on your feet an apartment right in the middle of San
in a difficult situation
Francisco.

N
.V
to relax, especially by sitting with your feet I'm going to make myself a cup of coffee

U
put your feet up
supported above the ground and put my feet up for half an hour.

D
.E
There's only one secretary working for
be run/rushed off your

AS
to have to work very hard or very fast the whole accounts department and the
feet

AL
poor woman is run off her feet.
jump in with both feet,
to become involved in something very
.N Take time to think things over before
W
quickly, often without thinking carefully you make a decision, don't jump straight
jump in feet first
W

about it first in with both feet.


-W

She was hoping that some glamorous


if someone sweeps you off your feet, you fall
sweep sb off their feet young Frenchman would come along and

suddenly and completely in love with them


M

sweep her off her feet.


C

We can't let the grass grow under our


BẮ

not let the grass grow to not waste time by delaying doing
feet - we've really got to get going with
under your feet something

this project.
G

to think and react quickly, especially in a An ability to think on your feet is a


N

think on your feet situation where things are happening very definite advantage when you're doing
ẠI
O

fast live comedy shows.


G

if someone is under your feet, they annoy


N

The children have been under my feet all


you because they are always near you in a
M

be under your feet morning so I haven't been able to get any


way that makes it difficult for you to do

work done.
something
G

to be independent and provide yourself with I've supported those children long
N

stand on your own two


U

all the things that you need to live without enough - it's time they learned to stand
TR

feet
having to ask anyone else to help you on their own two feet.
to make someone or their ideas seem less The opposition claimed today's speech
cut the ground from
good, especially by doing something before was an attempt to cut the ground from
under sb/sb's feet
them or better than them under their feet.
Why've you got all these travel
have itchy feet to want to travel or to do something different
brochures? Do you have itchy feet?
something that you say which means that I bet it won't be long till we hear the
the patter of tiny feet
someone is going to have a baby patter of tiny feet.
You're just waiting until he's six feet
be six feet under to be dead under so you can get your hands on his
money.
Only six months after her debut, this
have the world at your someone who has the world at their feet is
young star of the Royal Ballet already
feet extremely successful and popular
has the world at her feet.
in (your) wearing socks or a similar covering on your She crept upstairs in stocking feet so as
stocking/stockinged feet feet, but not wearing shoes not to wake the baby.
236

to experience something for the first time, Investors are encouraged to get their feet
get your feet wet especially something that involves taking a wet by buying just a few shares to begin
risk with.
to show that you do not support something, Parents are voting with their feet and
vote with your feet especially an organization or a product, by moving their children to schools where
not using or not buying it any more there is better discipline.
to start working at a low level for an I know it's not the job you'd hoped for,
get a/your foot in the
organization because you want a better job in but at least you can use it to get your foot
door
the same organization in the future in the door.
Who's going to foot the bill for all the
foot the bill to pay for something
repairs?
if you say that the boot is on the other foot,
you mean that a situation is now the opposite In the past, we had great influence over
the boot is on the other
of what it was before, often because a person their economy, but the boot is on the
foot
who was in a weak position is now in a other foot now.
strong position

N
put your best foot Make sure you put your best foot

.V
to do something as well as you can

U
forward forward for tonight's performance.

D
to be involved with two groups of people He has moved from fringe to mainstream

.E
have/keep a foot in both
who often have very different aims and theatre, but he still keeps a foot in both

AS
camps
opinions camps.

AL
something that you say after repeating
My foot! .N
something someone has just said, in order to
A fluent French speaker my foot! He
W
knows a few words at the most.
show that you do not believe it
W
-W

Angie has always been good at her job,


not put a foot wrong to not make any mistakes
she never puts a foot wrong.

to tell someone in a strong way that they


M

You can't just let him do what he wants,


put your foot down must do something or that they must stop
C

you'll have to put your foot down.


BẮ

doing something
to say something by accident which I really put my foot in it with Julie. I

put your foot in it


G

embarrasses or upsets someone didn't realise she was a vegetarian.


N

if you get off on the wrong foot with


ẠI

get off/start off on the I don't really know why, but somehow
someone you have just met, your relationship
O

wrong foot Clare and I got off on the wrong foot.


starts badly, often with an argument
G
N

He shot himself in the foot by suggesting


to do or say something stupid which causes
M

shoot yourself in the foot that women politicians were


problems for you


incompetent.
G

to do everything for someone so that they do He just wants a woman to wait on him
N

wait on sb hand and foot


not have to do anything for themselves hand and foot.
U
TR

She has a heavy foot - does the trip in


have a heavy foot to drive a car too fast
half the time it takes me!
to suddenly increase your speed when you I put my foot to the floor and reached the
put your foot to the floor
are driving apartment in less than an hour.
have one foot in the He's been telling everyone he's got one
to be very old and likely to die soon
grave foot in the grave for years now.
Fingers
burn your fingers, to suffer unpleasant results of an action, Many investors burn their fingers when
have/get your fingers especially loss of money, so you are not keen they are tempted by get-rich-quick
burned/burnt to try the same thing again schemes.
if you say that you can count things on the I can count on the fingers of one hand
can count sth on the
fingers of one hand, you are emphasizing the number of times she's actually
fingers of one hand
that they are very rare offered to buy me a drink.
cross your fingers, keep to hope that things will happen in the way Keep your fingers crossed, everyone,
your fingers crossed you want them to Jane's only got to answer one more
237

question.
Another wallet has been stolen, so it
someone who has sticky fingers often steals
have sticky fingers looks as though someone in the office
things
has sticky fingers.
if something you hope to achieve slips
slip through your He has seen the world championship slip
through your fingers, you do not manage to
fingers through his fingers twice.
achieve it
to be good at keeping plants healthy and I'm afraid I don't have green fingers. I've
have green fingers
making them grow killed every plant I've ever owned.
I've been working my fingers to the bone
wear/work your fingers
to work very hard for a very long time to get the dress ready in time for the
to the bone
wedding.
have your fingers/hand to steal money from the place where you He had his fingers in the till, that's why
in the till work, usually from a shop he lost his job.
be all fingers and to be awkward with your hands and keep You know when you get nervous and
thumbs making mistakes you're all fingers and thumbs.

N
.V
to show that you are angry with someone, or
These protest marches are a way of

U
put/stick two fingers up
that you have no respect for someone or

D
at putting two fingers up at politicians.

.E
something

AS
to be the person who controls the nuclear

AL
have a/your finger on weapons weapons that use power made by If Europe has its own nuclear deterrent,
.N
the button dividing atoms that a country has and decides
W whose finger would be on the button?
whether to fire them
W

to not help someone to do something, usually He spends all day stretched out on the
-W

not lift a finger


because you are lazy sofa and never lifts a finger to help.
When the kids were told to leave the

to make an offensive sign at someone by


M

give sb the finger store, they gave the manager the finger
raising your middle finger towards them
C

and ran off.


BẮ

to be involved in and have influence over You can't make a decision on any kind of
have a finger in every

many different activities, often in a way that funding without consulting him - he has
pie
G

other people do not approve of a finger in every pie.


N

Whoever designed the new model


ẠI
O

have your finger on the to be familiar with the most recent obviously had their finger on the pulse -
G

pulse developments it's precisely the sort of computer


N

everyone's been waiting for


M

Critics were quick to point the finger at


to accuse someone of being responsible for


point the finger at sb the board of directors when the theatre
G

something that has happened


started losing money.
N
U

Honestly, I never laid a finger on him, he


TR

lay a finger on sb/sth to touch or harm someone or something


just fell over.
If Big Joe finds out you put the finger on
to tell someone in authority, especially the
put the finger on sb him, you won't live long enough to spend
police, that someone has committed a crime
the reward money.
if you tell someone to get their finger out, You'd better pull your finger out, you
get/pull your finger out
you mean they should start working hard should have finished this job hours ago.
twist/wrap sb to be able to persuade someone to do He'd do anything you asked him to.
around/round your little anything you want, usually because they like You've got him wrapped around your
finger you so much little finger!
to discover the exact reason why a situation
I know there's something wrong, but I
put your finger on sth is the way it is, especially when something is
can't put my finger on exactly what it is.
wrong
Hair
to not feel attractive or happy all day because I'm having a bad hair day today - I just
have a bad hair day
you cannot make your hair look nice couldn't do a thing with it this morning.
238

an alcoholic drink that you drink to cure the It was early in the morning and
the hair of the dog (that
pain in your head that was caused by Catherine reached for her glass. 'Hair of
bit you)
drinking too much alcohol the night before the dog?' asked Lee with a smile.
Enemy forces are within a hair's breadth
a hair's breadth a very small distance or amount
of the city.
if someone wears a hair shirt, they choose to
make their life unpleasant by not having or I don't think you have to put on a hair
a hair shirt
experiencing anything that gives them shirt in order to be a socialist.
pleasure
Harry usually keeps the kids occupied so
to annoy someone, especially by being near
get in sb's hair they don't get in my hair while I'm
them for a long period
cooking.
if someone does not have a hair out of place, She was immaculate as ever, not a hair
not a hair out of place
their appearance is very tidy out of place.
to not show any emotion when you are told
I was expecting her to be furious but she
not turn a hair something bad or when something bad

N
didn't turn a hair.
happens

.V
U
The scene where the guy follows her into
to frighten or shock someone

D
curl sb's hair
the apartment curled my hair.

.E
AS
to relax and enjoy yourself without worrying It's nice to let your hair down once in a
let your hair down
what other people will think while and go a bit wild.

AL
make sb's hair stand on The thought of jumping out of an
end
to make someone feel very frightened
.N aeroplane makes my hair stand on end.
W
W

I've been tearing my hair out trying to


pull/tear your hair out to be very anxious about something
-W

get the job finished on time.


Driving through the mountains was a

hair-raising very frightening


hair-raising experience.
M
C

He adores the girl - he wouldn't harm a


harm a hair on sb's head to hurt someone
BẮ

hair on her head.


if you have not seen hide nor hair of I haven't seen hide nor hair of her since

haven't seen hide nor


G

someone or something, you have not seen last Sunday, and I'm beginning to get
hair of sb/sth
N

them for a period of time rather worried.


ẠI

Hands
O
G
N

The court heard how Roberts strangled


M

with your bare hands without using any type of tool or weapon

the woman with his bare hands.


have blood on your The leaders of this war have the blood of
G
N

hands, have sb's blood to be responsible for someone's death many thousands of people on their
U

on your hands hands.


TR

something that you say which means people


There's plenty more tidying to do if
The devil finds work for who have no work or activity are more likely
you've finished the bedroom. The devil
idle hands. to do things they should not do, such as
finds work for idle hands.
commit crimes
with your own fair if you do something with your own fair 'Did you buy this cake?' 'No, I made it
hands hands, you do it yourself without any help with my own fair hands.'
if someone's hands are tied, they are not free I'd like to raise people's salaries but my
sb's hands are tied
to behave in the way that they would like hands are tied.
something that you say when everyone's help We've got to get all this cleared up
all hands on deck, all
is needed, especially to do a lot of work in a before they arrive so it's all hands on
hands to the pumps
short amount of time deck.
The arrangements for the party are now
be in sb's hands to be dealt with or controlled by someone
in Tim's hands.
if a problem or decision is out of someone's
The court will decide how much money
be out of sb's hands hands, they are not responsible for it any
you get - the decision is out of our hands.
more
239

if you can't keep your hands off someone you


They can't keep their hands off each
can't keep your hands are having a sexual relationship with, you
other. It's embarrassing to be in their
off sb touch them very often because you feel very
company.
attracted to them
if you say you will kill someone when you
You wait till I get my hands on her - I'll
get your hands on sb get your hands on them, you mean you will
kill her!
be very angry with them
to involve yourself in all parts of a job, Unlike other bosses, he's not afraid to get
get your hands dirty including the parts that are unpleasant, or his hands dirty and the men like that in
involve hard, practical work him.
to become involved in bad activities that The royal family don't usually dirty their
dirty your hands
might spoil other people's opinions of you hands with politics.
to be sold by someone and bought by another The hotel has changed hands twice since
change hands
person 1982.
get/lay your hands on As a kid I read anything I could lay my
to succeed in obtaining something
sth hands on.

N
if something falls into the hands of a

.V
U
dangerous person or an enemy, the There were concerns that the weapons

D
fall into sb's hands
dangerous person or enemy starts to own or might fall into the hands of terrorists.

.E
control it

AS
if you have a difficult situation on your If the police carry on like this, they'll

AL
have sth on your hands
hands, you have to deal with it have a riot on their hands before long.
.N Politicians can leave the lies and smear
W
to avoid becoming involved in any activities
W

keep your hands clean campaigns to journalists and keep their


which are bad or illegal
-W

own hands clean.


if someone or something is off someone's

I've got a lot of freedom now the kids are


off sb's hands hands, they are not responsible for them any
M

off my hands.
more
C
BẮ

Every day the crisis worsens and yet the


to do nothing about a problem or a situation
sit on your hands government seems content to sit on its

that needs dealing with


G

hands.
N

to be so busy that you do not have time to do Right now I've got my hands full with
ẠI

have your hands full


anything else preparations for the conference.
O
G

to stop being involved with or responsible for


wash your hands of I should imagine he couldn't wait to
N

someone or something, usually because they


sb/sth wash his hands of the whole project.
M

have caused too many problems for you


to do something that gives someone else an If we allow terrorists to disrupt our lives
G

play into sb's hands advantage over you, although this was not to that extent we're just playing into their
N

your intention hands.


U
TR

It's not enough for us to stand by and


to show that you are very sad or anxious
wring your hands wring our hands - we've got to take
about a situation but do nothing to improve it
action.
to do something illegal in order to punish One day, after years of violent abuse
take the law into your
someone because you know that the law will from her husband, she decided to take
own hands
not punish that person the law into her own hands.
if your life is in someone's hands, that person
When you fly, your life is in the hands of
your life is in sb's hands is completely responsible for what happens
complete strangers.
to you, often for whether you live or die
I'm sure this elevator isn't properly
take your life in/into maintained. I feel as though I'm taking
to do something dangerous
your hands my life into my hands every time I go in
it.
to deal with a problem yourself because the The police haven't done anything about
take matters into your
people who should have dealt with it have the vandalism, so local residents have
own hands
failed to do so taken matters into their own hands.
240

if someone is putty in your hands, they will


He can't say no to her - he's putty in her
be putty in your hands do anything you want them to do, usually
hands.
because they like you so much
win (sth) hands down to win easily She won the debate hands down.
He's what this troubled club needs, a
someone who you can trust to do an
a safe pair of hands good, solid manager, a safe pair of
important job well without making mistakes
hands.
if someone or something is in safe hands,
I know my daughter's in safe hands at the
be in safe hands they are being looked after by someone who
nursery.
can be trusted
Now that her children are all at school,
have time on your hands to have time when you have nothing to do
she has a lot of time on her hands.
time hangs/lies heavy if time hangs heavy, it seems to pass slowly Time hangs heavy on your hands in
(on sb's hands) because you do not have enough to do prison.
a person, usually a man, who has wandering Joe was notorious for having wandering
wandering hands hands often tries to touch other people for hands and all the women tried to avoid

N
.V
sexual excitement going into his office.

U
if something falls into the wrong hands, a

D
fall into the wrong There are fears that weapons might fall

.E
dangerous person or an enemy starts to own
hands into the wrong hands.

AS
or control it

AL
something that you say which means it is If I were you I'd accept the money
A bird in the hand (is
.N
better to keep what you have than to risk they're offering. After all, a bird in the
worth two in the bush).
W
losing it by trying to get something better hand...
W

could do sth with one if someone could do something with one Her part in the film wasn't very
-W

arm/hand tied behind hand tied behind their back, they can do it demanding - she could have played it
their back very easily with one hand tied behind her back.

M

You should get Ann to have a look at


C

be a dab hand to be very good at an activity that. She's a dab hand at getting stains
BẮ

out of clothes.

something that stops progress from being Economic development has been held
the dead hand of sth
G

made back by the dead hand of bureaucracy.


N

if you say that you can count things on the I can count on the fingers of one hand
ẠI

can count sth on the


O

fingers of one hand, you are emphasizing the number of times she's actually
fingers of one hand
G

that they are very rare offered to buy me a drink.


N

if you experience something first hand, you Many reporters based in the capital are
M

first hand
experience it yourself experiencing the war first hand.

His manager had given him a free hand


G

to allow someone to do whatever they think


give sb a free hand to make whatever changes he felt
N

is necessary in a particular situation


U

necessary.
TR

if you make or lose money hand over fist,


Business was good and we were making
hand over fist you make or lose large amounts of it very
money hand over fist.
quickly
to treat someone badly who has helped you Leaving the company after they've spent
bite the hand that feeds
in some way, often someone who has three years training you up - it's a bit like
you
provided you with money biting the hand that feeds you.
Extra supplies will be on hand, should
be on hand to be near and ready if needed
they be needed.
To have a few basic shops and services
close/near at hand very near
near at hand is a great thing.
a firm/steady hand on if someone has a firm hand on the tiller, they What people want is a president with a
the tiller have a lot of control over a situation firm hand on the tiller.
to make someone do something or to make I'm sure they don't want to reduce the
force sb's hand someone do something sooner than they price but if you threaten to pull out of the
want to sale that might force their hand.
come/go cap in hand to ask someone for money or help in a way I had to go cap in hand to my parents
241

which makes you feel ashamed again to ask for some money.
if a situation gets out of hand, it cannot be In my first year at college my drinking
get out of hand
controlled any more got a bit out of hand.
if two things go hand in hand, they exist Crime usually goes hand in hand with
go hand in hand
together and are connected with each other poor economic conditions.
to support someone when they are doing
'I'm dreading giving that talk.' 'You'll be
hold sb's hand something difficult or frightening by being
all right. I'll be there to hold your hand.'
with them
something that you say which means that you
I/You have to hand it to admire someone's achievement or you I don't especially like the man, but
sb admire a quality in someone, even if you do you've got to hand it to him, he's brave.
not admire everything about that person
The party was basically Kim's idea but I
have a hand in sth to be involved in something
think Lisa had a hand in it too.
If you lay a hand on her I'll report you to
lay a hand on sb to hurt someone
the police.

N
.V
if you refuse something out of hand, you Moving to London is certainly a

U
out of hand refuse it completely without thinking about it possibility. I wouldn't dismiss it out of

D
.E
or discussing it hand.

AS
I'm going to ask for promotion but I
to try to get more advantages from a situation

AL
overplay your hand think it might be overplaying my hand to
than you are likely to get
.N
W ask to work fewer hours as well.
My father earned very little and there
live (from) hand to to have just enough money to live on and
W

were four of us kids so we lived from


nothing extra
-W

mouth
hand to mouth.
to practise a skill often enough so that you do I do a bit of teaching now and then just

keep your hand in


M

not lose the skill to keep my hand in.


C

raise your hand I would never raise my hand against a


BẮ

to hit someone, or to threaten to hit them


against/to sb child.

to tell people your plans or ideas, especially I'm a bit reluctant to show my hand at
show your hand
G

if you were keeping them secret before this stage in the proceedings
N

I know it's unlikely that I'll get the job


ẠI

to stop doing something because you know


O

throw in your hand but I'm not going to throw in my hand


you cannot succeed or win
G

just yet.
N

Rumours still abound about Saling's next


M

to let other people know what you are


tip your hand project but the actress has so far refused
planning to do
to tip her hand.
G

I might try my hand at a bit of Indian


N

try your hand at sth to try doing something for the first time
U

cooking.
TR

if you say that someone could turn their hand


to an activity or skill, you mean they could I'm sure you could turn your hand to a bit
turn your hand to sth
do it well although they have no experience of writing if you wanted.
of it
to give money to charity organizations that
put your hand in your People are more inclined to put their
collect money to give to poor people, ill
pocket hands in their pockets to help children.
people etc.
if you can put your hand on your heart and
put your hand on your I couldn't put my hand on my heart and
say something, you can say it knowing that it
heart say I'd never looked at another man.
is the truth
to do everything for someone so that they do He just wants a woman to wait on him
wait on sb hand and foot
not have to do anything for themselves hand and foot.
something that you say when you are To enforce each new law the president
an iron fist/hand in a
describing someone who seems to be gentle uses persuasion first, and then force - the
velvet glove
but is in fact severe and firm iron hand in the velvet glove.
give sb a hand to help someone do something, especially Could you give me a hand with these
242

something that involves physical effort boxes, Mike?


something that you say which means that I was sent the same letter from two
the left hand doesn't
communication in an organization is bad so different departments. I get the feeling
know what the right
that one part does not know what is the left hand doesn't know what the right
hand is doing
happening in another part hand is doing.
a piece of clothing that used to belong to an As a child I was always dressed in my
a hand-me-down older brother or sister and is now worn by a sister's hand-me-downs and I longed for
younger brother or sister something new to wear.
to help someone do something, especially Could you lend me a hand with these
lend (sb) a hand
something that involves physical effort books?
someone who has done a particular job or She's an old hand at magazines, having
an old hand activity for a long time and who can do it trained on Cosmopolitan before editing
very well Company.
the subject or situation that is being thought Do these figures have anything to do
the matter in hand
about or talked about with the matter in hand?
something that you say when you are On the one hand, I'd like more money,

N
on the one hand...on the

.V
speaking about two different facts or two but on the other hand, I'm not prepared to
other hand

U
opposite ways of thinking about a situation work the extra hours in order to get it.

D
.E
have sb in the palm of

AS
your hand, have sb to have so much control over someone that It was such an amazing performance - he

AL
eating out of the palm of they will do whatever you want them to do had the audience in the palm of his hand.
.N
your hand W
If you sell your share in the company
give/hand sth to sb on a to let someone get something very easily,
W

now, you're handing the ownership to


(silver) platter without having to work for it
-W

him on a silver platter.


have your fingers/hand to steal money from the place where you He had his fingers in the till, that's why

M

in the till work, usually from a shop he lost his job.


C

if someone has the upper hand, they have a


BẮ

position of power and control over someone At half time, the Italian team seem to
have the upper hand

else, and if an emotion has the upper hand, it have the upper hand.
G

controls what you do


N

You can't expect everything to be handed


ẠI

give/hand sth to sb on a to let someone get something very easily,


to you on a plate - you've got to make a
O

plate without having to work for it


G

bit of effort.
N

ways of deceiving people which you need Some mathematical sleight of hand was
M

sleight of hand
skill to do required to make the figures add up.

to be the person or group that has the most So long as we rely on them for money,
G

have/hold the whip hand


power in a situation they have the whip hand.
N
U

How will the Director cope without his


TR

sb's right-hand someone who helps you with your work and
right-hand man, who resigned yesterday
man/woman who you depend upon
due to ill health?
know sth like the back He knew East London like the back of
to know a place very well
of your hand his hand.
Heads
something that you say which means people
If the accident was caused by company
heads will roll will lose their jobs as punishment for making
negligence, then heads will roll.
serious mistakes
if something or someone turns heads, people
Brigitte Bardot still turned heads even in
turn heads notice them because they look interesting or
her 40's.
attractive
if a group of people put their heads together, If we put our heads together I know we
put their heads together they think about something in order to get can come up with a design that really
ideas or to solve a problem works.
be like a bear with a to be in a bad mood which causes you to If his newspaper doesn't arrive by
243

sore head treat other people badly and complain a lot breakfast time he's like a bear with a sore
head.
the ability to stay calm and think clearly in a These are high pressure situations and
a cool head
difficult situation you have to keep a cool head.
someone who believes that they are very Dan's such a big-head, always reminding
a big-head clever or very good at an activity and who us what fantastic results he got in his
thinks that other people should admire them exams.
to risk doing something which will make He put his head on the block by
put your head/neck on
other people lose their good opinion of you if promising his team wouldn't lose any
the block
it fails more matches this year.
if you tell someone to keep a civil tongue in
keep a civil tongue in their head, you are telling them to be polite, Try to keep a civil tongue in your head.
your head especially after they have said something We want him on our side.
rude
He's talking out of the back of his head -
talk out of the back of
to talk nonsense you can't get a flight to Australia for less

N
your head
than £500 these days.

.V
U
Management are holding a gun to our
to use threats to force someone to do what

D
hold/put a gun to sb's
heads. If we don't behave we'll lose our

.E
head you want
jobs.

AS
have eyes in the back of to know everything that is happening around Parents of young children have to have

AL
your head you eyes in the back of their heads.
have a good head on .N You can trust Laura with the money -
W
to be clever
W

your shoulders she's got a good head on her shoulders.


-W

If he so much as harms a hair on her


harm a hair on sb's head to hurt someone head, I won't be responsible for my

actions.
M

if you want someone's head on a plate you The director was furious at what had
C

sb's head on a
BẮ

are very angry with them and want them to happened and wanted Watt's head on a
plate/platter
be punished platter.

G

head and shoulders


much better than other similar people or He's a head and shoulders above the
N

above the others/the rest


ẠI

things other actors in the film.


etc.
O
G

You'll have to ask Alan, he's the head


the head honcho the most important person in an organization
N

honcho in our department.


M

be banging/hitting your I've been trying to get the rules changed


to keep asking someone to do something


head against a brick for years now but I'm hitting my head
which they never do
G

wall against a brick wall.


N

be head over heels (in to be in love with someone very much, It's obvious that they're head over heels
U
TR

love) especially at the beginning of a relationship in love with each other.


to be involved in a situation that is too I'm in over my head with all these
be in over your head
difficult for you to deal with exhibition arrangements.
He took the car out in this weather - He
be out of your head to be crazy
must be off his head!
to refuse to think about an unpleasant Parents said bullying was being ignored,
bury your head in the
situation, hoping that it will improve so that and accused the headmaster of burying
sand
you will not have to deal with it his head in the sand.
can't make head nor/or 'What does his message say?' 'I don't
to not be able to understand something at all
tail of sth know - I can't make head or tail of it.'
Things hadn't been good between them
if a problem or a disagreement comes to a
for a while but it all came to a head last
come to a head head, it becomes so bad that you have to start
week when Phil failed to come home one
dealing with it
night.
She snaps his head off every time he
bite/snap sb's head off to answer someone angrily
opens his mouth.
244

build/get/work up a to get enough energy, support, or enthusiasm In the last three months the campaign
head of steam to do something effectively has built up a good head of steam.
He's tried to explain the rules of the
get your head around
to be able to understand something game dozens of times but I just can't get
sth
my head around them.
to work hard at something that involves I'm sure I can finish the article - I just
get your head down
reading or writing need to get my head down this afternoon.
I've been trying to make sense of all
do sb's head in to make someone feel confused and unhappy
these figures and it's doing my head in.
He's got some great ideas. Why not give
to allow someone the freedom to do what
give sb their head him his head and see what kind of
they want
campaign he comes up with.
I'm just going to put my head down for
get/put your head down to sleep for a short while
an hour - I feel so tired.
The tobacco industry's best lawyers will
go head to head to compete with someone directly go head to head with the government in

N
court tomorrow.

.V
U
if success goes to someone's head, it makes Just because you won the poetry prize,

D
go to sb's head them believe they are more important than you won't let it go to your head now, will

.E
AS
they are you?
I really don't want to go over her head

AL
to talk to or deal with someone's boss
go over sb's head but if she won't listen to me I have no
without talking to them first
.N choice.
W
W

hang your head (in Athletes caught taking drugs should hang
to be ashamed
-W

shame) their heads in shame.


'What does Charles think about it?' 'Who

to spend so much time thinking about


have your head (stuck) knows? He's got his head stuck so far up
M

yourself that you have no time to think about


up your arse his arse he probably isn't even aware that
C

other more important things


BẮ

there's a problem.'
to not know what is really happening around He was walking along with his head in

have your head in the


G

you because you are paying too much the clouds as usual when he tripped over
clouds
N

attention to your own ideas a paving stone.


ẠI

The best we can do is keep our heads


O

to do or say as little as possible in order to


G

keep your head down down and hope that people will soon get
avoid problems or arguments
N

used to the new system.


M

to stay calm, especially in difficult or Can you keep your head at times of

keep your head


dangerous situations pressure and stress?
G

When this country has full employment


N

hold your head up high to show that you are proud of something and an education system for all, then we
U
TR

can hold our head up high.


to have an advantage that makes you more Bigger companies have a head start on
have a head start
likely to be successful us.
Don't worry about Sal, she'll be all right -
have your head screwed if someone has their head screwed on the
she's got her head screwed on the right
on (the right way) right way, they do not do stupid things
way.
With extra income from private
keep your head above to have just enough money to live or to
sponsorship, the club is just about
water continue a business
managing to keep its head above water.
'Do you still play football?' 'No, I
knock sth on the head to stop doing something
knocked that on the head a while ago.'
He usually stays quite calm in stressful
lose your head to suddenly become very angry or upset situations but this time he really lost his
head.
if you tell someone they need their head
need your head You need your head examined if you're
testing, you think that they are crazy because
examined/examining willing to spend £120 on a pair of jeans.
they have done something stupid or strange
245

My little nephew said people who dislike


an old head on young a child or young person who thinks and talks
other people don't like themselves very
shoulders, a wise head like an older person who has more
much. That's an old head on young
on young shoulders experience of life
shoulders.
Kearton was one of the very few to put
put/stick your head to be brave enough to state an opinion that
his head above the corporate parapet and
above the parapet might upset people
speak his mind in public.
if something unpleasant raises its ugly head,
All over Europe, racism is rearing its
raise/rear its (ugly) head it becomes a problem that people have to
ugly head once more.
deal with
The first feminists simply took the
stand/turn sth on its to make an idea or belief the opposite of
accepted view that men were superior to
head what it was before
women and turned it on its head.
laugh/scream/shout etc. to laugh/scream/shout etc. very much and He laughed his head off when he read the
your head off very loudly letter.
take it into your head to to decide to do something, often something He's taken it into his head to become

N
do sth that seems silly or surprising really jealous.

.V
U
to make someone want to do something they
Don't go putting ideas into his head. We

D
put ideas into sb's head had not thought about doing before,

.E
haven't got the money for a car.
especially something stupid

AS
Don't let your heart rule your head. If

AL
let your heart rule your to do something because you want to rather
you lend him that money you'll never see
head than for practical reasons
.N it again.
W
W

I think Mick hit the nail on the head


to describe exactly what is causing a
-W

hit the nail on the head when he said that what's lacking in this
situation or problem
company is a feeling of confidence.

if you say you need something like a hole in We need a new shopping centre in our
M

need sth like (you need)


the head, you mean you do not need it and do neighbourhood like we need a hole in the
C

a hole in the head


BẮ

not want it head!


something that you say in order to tell

G

someone what they intend to do is silly and If you don't want to take out any
on sb's (own) head be it
N

they must accept the blame or responsibility insurance, ok, but on your head be it.
ẠI

if it goes wrong
O

pissed out of your Anna was pissed out of her mind - she
G

very drunk
N

head/mind/skull couldn't even walk.


M

We didn't have any money, but at least


a roof over your head somewhere to live we had a roof over our heads and food in
G

our stomachs.
N

His aunt's not right in the head, poor soul


U
TR

be right in the head to be mentally ill - you sometimes see her wandering up
the street in her nightie.
I can't change my mind now, she'll think
soft in the head stupid or crazy
I've gone soft in the head.
if you could do something standing on your
could do sth standing on I've done this job for so long I could do it
head, you can do it very easily, usually
your head standing on my head.
because you have done it many times before
if a sword of Damocles hangs over someone, You live with this sword of Damocles
a sword of Damocles
they are in a situation where something bad hanging over your head, knowing that
hangs over sb's head
is likely to happen to them very soon you carry the virus for a deadly disease.
if you say something off the top of your
'What was the name of that plumber you
head, you say it without thinking about it for
off the top of your head used?' 'I couldn't tell you off the top of
very long or looking at something that has
my head.'
been written about it
if you have a rush of blood to the head, you
a (sudden) rush of blood Thomson was sent off for head-butting
suddenly feel very excited or very angry, and
(to the head) Gray in a rush of blood to the head.
do or say something silly
246

Hearts
'My boyfriend's going to South America
something that you say which means being
Absence makes the and I won't see him for six months.' 'Ah
apart from someone that you love makes you
heart grow fonder. well, absence makes the heart grow
love them even more
fonder.'
to tell someone your secret thoughts and We don't know each other that well. I
bare your heart/soul
feelings certainly wouldn't bare my heart to her.
The anti-hunting campaigners are just a
someone who shows too much sympathy for
a bleeding heart bunch of bleeding hearts who don't
everyone
understand the countryside.
if someone has a change of heart, they
The revised legislation follows a change
a change of heart change their opinion or the way they feel
of heart by the government.
about something
if something you see or hear warms the

N
warm the cockles of cockles of your heart, it makes you feel It's an old-fashioned romance that will

.V
your heart happy because it shows that people can be warm the cockles of your heart.

U
good and kind

D
.E
if you can put your hand on your heart and
put your hand on your I couldn't put my hand on my heart and

AS
say something, you can say it knowing that it
heart say I'd never looked at another man.

AL
is the truth
from the bottom of your
with sincere feeling .N We would like to thank you from the
W
heart bottom of our hearts for all your help.
W

if your heart bleeds for someone who is in


-W

My heart bleeds for the poor children


your heart bleeds trouble, you feel sadness and sympathy for
caught up in the fighting
them

M

if your heart goes out to someone who is in Our hearts go out to the families of the
your heart goes out to sb
C

trouble, you feel sympathy for them victims of this terrible tragedy.
BẮ

sb's heart is in their if someone's heart is in their boots, they feel His heart was in his boots as he waited

boots sad or worried for news of the accident.


G

sb's heart is in their if someone's heart is in their mouth, they feel My heart was in my mouth as I walked
N
ẠI

mouth extremely nervous onto the stage.


O

if someone's heart is in the right place, they


G

sb's heart is in the right Jerry's a bit annoying sometimes but his
are a good and kind person even if they do
N

place heart's in the right place.


not always seem to be
M

if someone's heart is not in something that


She was studying law, but her heart
sb's heart isn't in sth they are doing, they are not very interested in
G

wasn't in it and she gave up after a year.


N

it
U

if someone's heart sinks, they start to feel sad He looked at the huge pile of work on his
TR

sb's heart sinks


or worried desk and his heart sank.
something that you say which means that you
or someone you know can do something I'm taking singing lessons. Celine Dion,
sb, eat your heart out!
better than a person who is famous for doing eat your heart out!
that thing
Ellie can't bear to see anyone upset -
be all heart to be very kind and generous
she's all heart.
to make someone who loves you very sad,
He broke my heart, but I'll never forget
break sb's heart especially by telling them you do not love
him.
them any more
if something is dear to someone's heart, it is Animal rights is an issue very close to
close/dear to sb's heart
very important to them my heart.
if someone's heart misses a beat, they
sb's heart misses/skips a Ben walked into the room and her heart
suddenly feel so excited or frightened that
beat skipped a beat.
their heart beats faster
Cross my heart (and something that you say in order to emphasize I want to go to the party with you, not
247

hope to die). that something is true Sarah - cross my heart!


Poor little love, her cat died and she's
cry/sob your heart out to cry a lot
been crying her heart out all afternoon.
to make yourself stop feeling kind or friendly You've just got to harden your heart and
harden your heart
towards someone tell him to leave.
She'll do anything for anyone - she's got
have a heart of gold to be extremely kind and helpful
a heart of gold.
He wouldn't help his own mother if she
have a heart of stone to be cruel and have no sympathy for people
needed it - he's got a heart of stone.
something that you say in order to ask
Have a heart! Have a heart! I can't walk another step!
someone to be kinder to you
something that you say in order to tell 'Things are so bad right now she's had to
It's/You're breaking my
someone you do not feel sad about an event sell one of her houses.' 'You're breaking
heart!
or situation my heart!'
if you know something in your heart of I knew in my heart of hearts that

N
in your heart of hearts hearts, you are certain of it although you something was wrong, but I just wasn't

.V
might not want to admit it ready to deal with it

U
I think he lost his heart to Mary on the

D
lose your heart to sb to fall in love with someone

.E
day they met.

AS
put your heart and soul to do something with a lot of energy and He put his heart and soul into running

AL
into sth/doing sth interest that café.
let your heart rule your .N
to do something because you want to rather
Don't let your heart rule your head. If
W
you lend him that money you'll never see
head than for practical reasons
W

it again.
-W

if you know or learn something, especially a


know/learn sth (off) by He's my favourite poet. I know several of
piece of writing, by heart, you know or learn

heart his poems by heart.


M

it so that you can remember it perfectly


C

That night, she opened her heart to me


BẮ

to tell someone your secret thoughts and


open your heart and I think that's when I fell in love with
feelings

her.
G

to tell someone your secret feelings and


N

I'd only met him once, and here he was,


pour your heart out worries, usually because you feel a strong
ẠI

pouring out his heart to me.


O

need to talk about them


G

if someone is a man or woman after your


N

a man/woman after your He likes a good curry - a man after my


own heart, you admire them because they do
M

own heart own heart.


or believe the same things as you


set your heart on
G

to decide to achieve something She's set her heart on a big wedding.


sth/doing sth
N
U

Don't lose heart, there'll be plenty more


TR

lose heart to stop believing that you can succeed


chances for promotion.
to damage something severely by attacking The recent recession has struck at the
strike at the heart of sth
the most important part of it heart of industrial development.
House owners can take heart from the
to start to feel more hopeful and more
take heart news that property prices are starting to
confident
rise again.
if you do something enjoyable to your heart's The pool is open all day so you can swim
to your heart's content
content, you do it as much as you want to to your heart's content.
something that you say which means that
Home is where the heart I don't mind moving round the world
your true home is with the person or in the
is. with Chris. Home is where the heart is.
place that you love most
a serious conversation between two people in We had a real heart-to-heart and we're
a heart-to-heart
which they talk honestly about their feelings getting on much better now.
John's always worn his heart on his
wear your heart on your to make your feelings and opinions obvious
sleeve, so there's no doubt who he'll be
sleeve to other people
supporting.
248

if you take criticism or advice to heart, you


Don't take it to heart - he was only joking
take sth to heart think about it seriously, often because it
about your hair.
upsets you
The thought of her home so far away
sick at heart very sad
made her sick at heart.
Knees
Have you tried this double chocolate-
be the bee's knees to be extremely good chip ice cream? It's the bee's knees, it
really is.
if you ask for something on bended knee,
I had to go down on bended knee and
on bended knee/knees you ask very politely or with a lot of emotion
beg my Dad to let me have the party.
for something that you want very much
if someone goes weak at the knees, they feel
The very thought of jumping out of an
as if they might fall down because they have
weak at the knees aircraft with a parachute made him go

N
a sudden strong emotion about something or
weak at the knees.

.V
someone

U
bring sb/sth to their Sanctions were imposed in an attempt to

D
to destroy or defeat someone or something

.E
knees bring the country to its knees.

AS
to punish a child by hitting them on the Her father threatened to put her over his
put sb over your knee

AL
bottom knee if she missed school again.
be knee-deep in sth to have too much of something .N I'm knee-deep in work at the moment, so
W
I'm not stopping for lunch.
W

be knee-high to a The last time I came here I was knee-


-W

to be very young
grasshopper high to a grasshopper.

if you learned to do something at your


M

at your mother's knee mother's knee, you learned it when you were I learned to sew at my mother's knee.
C

a young child
BẮ

Legs

G
N

can talk the hind leg(s) if you say that someone can talk the hind leg His father could talk the hind leg off a
ẠI

off a donkey off a donkey, you mean that they talk a lot donkey.
O
G

It looks as if her grandfather's on his last


be on your last legs to be going to die soon
N

legs now.
M

to be very tired, especially after a lot of I'd just done fifteen miles and I was on

be on your last legs


physical activity or work my last legs.
G

if a machine is on its last legs, it is in bad


N

We've had the same vacuum cleaner for


be on its last legs condition because it is old and it will
U

twenty years now and it's on its last legs.


TR

probably stop working soon


This latest scandal has legs - you'll
if a story in the news has legs, it will
have legs probably still be reading about it in a
continue for a long time
year's time.
I dread getting into a conversation with
can talk the legs off an if someone can talk the legs off an iron pot,
Gillian - she can talk the legs off an iron
iron pot they talk a lot
pot.
the ability to keep your balance when It took me a while to get my sea legs, but
your sea legs
walking on a moving ship and not feel ill I feel fine now.
if you leave somewhere with your tail
with your tail between between your legs, you leave feeling The losing team walked off with their
your legs ashamed and embarrassed because you have tails between their legs.
failed or made a mistake
cost (sb) an arm and a These opera tickets cost us an arm and a
to be very expensive
leg leg!
not have a leg to stand to be in a situation where you cannot prove The problem is, if you don't have a
on something witness, you don't have a leg to stand on.
249

something that you say to wish someone


'Tonight's the first night of the play.' 'Is
Break a leg! good luck, especially before they perform in
it? Well, break a leg!'
the theatre
to tell someone something that is not true as Is he really angry with me or do you
pull sb's leg
a way of joking with them think he's just pulling my leg?
something that you say in order to tell
Show a leg! Show a leg! It's past 11 o'clock.
someone to get out of bed
if a man gets his leg over, he succeeds in How was the party, then? Did you get
get your leg over
having sex with someone your leg over?
something that you say in order to tell Helen, going rock climbing? Pull the
Pull the other leg/one
someone that you do not believe what they other one - she can't even climb a ladder
(it's got bells on)!
have just said without feeling sick!
something that you say in order to tell people Come on, shake a leg! The film starts in
Shake a leg!
to hurry up 20 minutes.
She probably has a leg up on the other
have a leg up on sb to have an advantage over someone else applicants for the job because she has

N
more experience.

.V
U
It must give you a leg up if you want to

D
give sb a leg up to help someone to be more successful be an actor and your parents are both in

.E
AS
the profession.
to feel pleased and excited about something Meanwhile, the property developers are

AL
lick your lips that is going to happen, usually because you licking their lips at the prospect of all the
.N
think you will get something good from it money they're going to make.
W
W

a slightly impolite way of telling someone to Read my lips. You're not having any
Read my lips!
-W

listen to what you are saying more ice-cream.


if a word or question is on everyone's lips, a And the question that's on everyone's lips

be on everyone's lips lot of people are talking about it and at the moment is, will he have to resign
M

interested in it over the scandal?


C
BẮ

something you say to let someone know that


'I'd prefer you not to mention this to
My lips are sealed. you will not tell anyone else what they have

anyone else.' 'My lips are sealed.'


G

just told you


N

to lift one side of your mouth in an


ẠI

Don't you curl your lip at me, young


curl your lip expression which shows that you do not like
O

miss!
G

or respect something or someone


N

The company pays lip service to the


to say that you agree with and support an
M

give/pay lip service to notion of racial equality but you look


idea or plan but not do anything to help it to


sth around you and all you see are white
succeed
G

faces.
N

I never once saw my father cry or show


U

an ability to stay calm and not show feelings


TR

a stiff upper lip any sign of vulnerability - it's that old


of sadness or fear
British stiff upper lip.
something that you say in order to warn
We still might finish in time for the
There's many a slip someone not to be too confident about the
deadline, but there's many a slip twixt
twixt cup and lip. result of a plan, because many things can go
cup and lip.
wrong before it is completed
Mouth
to say unpleasant things about someone or
She's always bad-mouthing her
bad-mouth sb/sth something, especially in order to spoil other
colleagues.
people's opinions of them
if you have a big mouth, you talk too much, Helen's got such a big mouth - the
a big mouth
especially about things that should be secret news'll be all over the town by tonight.
I think we all felt that he'd been treated
leave a bad taste in your if an experience leaves a bad taste in your
unfairly and it left a bad taste in people's
mouth mouth, you have an unpleasant memory of it
mouths.
250

His complete lack of concern about


be born with a silver to be the son or daughter of a very rich
money is natural of someone who was
spoon in your mouth family
born with a silver spoon in their mouth.
if someone tells you not to look a gift horse Okay, it's not the job of your dreams but
not look a gift horse in in the mouth, they mean that you should not it pays good money. I'd be inclined not to
the mouth criticize or feel doubt about something good look a gift horse in the mouth if I were
that has been offered to you you.
sb's heart is in their if someone's heart is in their mouth, they feel My heart was in my mouth as I walked
mouth extremely nervous onto the stage.
if butter wouldn't melt in someone's mouth, She looks as though butter wouldn't melt
butter wouldn't melt in
they look as if they would never do anything in her mouth but I've seen her fighting
sb's mouth
wrong although you think they would with the younger kids.
The court's decision has left bloodsport
foaming at the mouth very angry
enthusiasts foaming at the mouth.
My father earned very little and there
live (from) hand to to have just enough money to live on and
were four of us kids so we lived from

N
mouth nothing extra
hand to mouth.

.V
U
if you get information about something from 'Are you sure she's leaving?' 'Definitely,

D
(straight) from the
the horse's mouth, you get it from someone I heard it straight from the horse's

.E
horse's mouth
who is involved in it and knows a lot about it mouth.'

AS
If people are really interested in helping

AL
put your money where to support something that you believe in,
the homeless they should put their
your mouth is especially by giving money
.N money where their mouth is.
W
W

if someone is all mouth, they talk a lot about She says she'll complain to the manager
be all mouth
-W

doing something but they never do it but I think she's all mouth.
Jake looks a bit down in the mouth. Shall

be down in the mouth to be sad


we try to find out what's wrong?
M

if the smell or the sight of food makes your The smell of fish and chips made my
C

make sb's mouth water


BẮ

mouth water, it makes you want to eat it mouth water.


You can trust Sarah - she knows how to

keep your mouth shut to keep something secret


G

keep her mouth shut.


N

if food melts in your mouth, it is soft and This sponge cake just melts in your
ẠI

melt in the/your mouth


tastes very pleasant mouth.
O
G

to talk too much, especially about something Don't go shooting your mouth off about
shoot your mouth off
N

you should not talk about how much money you're earning.
M

to talk a lot without saying anything He's just another one of these politicians

run off at the mouth


important who run off at the mouth.
G

With three small children and hardly any


N

someone, especially a new-born baby for


U

a mouth to feed money, the last thing they needed was


whom you must provide food
TR

another mouth to feed.


Shut your an impolite way of telling someone to stop 'Shut your face, will you? I'm trying to
face/gob/mouth/trap! talking watch TV.'
be speaking/talking out to say different things about the same subject How can we trust any politicians when
of both sides of your when you are with different people in order we know they're speaking out of both
mouth to always please the people you are with sides of their mouths?
something that you say to someone who is
Wash your mouth out, young lady.
Wash your mouth out! younger than you when you are angry with
There's no call for language like that!
them for swearing
if someone has a smart mouth, they speak in
If you aren't more careful, your smart
a/your smart mouth a way that is too clever and does not show
mouth could lose you your job.
enough respect for other people
if you hear information by word of mouth,
you hear it from other people and not from I think she heard about the job by word
by word of mouth
the radio or television or from reading of mouth.
newspapers
251

if someone speaks with a plum in their All I can remember is that he was
speak with a plum in
mouth, they speak in a way that shows they overweight and spoke with a plum in his
your mouth
are from a very high social group mouth.
put words in/into sb's to tell someone what you think they mean or I certainly don't think you should resign,
mouth want to say stop putting words in my mouth.
take the words out of to say exactly what someone else was going I was just going to mention that, but you
sb's mouth to say or what they were thinking took the words right out of my mouth.
Neck
to risk doing something which will make He put his head on the block by
put your head/neck on
other people lose their good opinion of you if promising his team wouldn't lose any
the block
it fails more matches this year.
something that you have done or are
connected with that keeps causing you
problems and stops you from being

N
successful. An albatross is a large white bird. The company that he founded in 1983 is

.V
albatross around/round In the poem The Rime of the Ancient now an albatross around his neck,

U
your neck Mariner, by Samuel Taylor Coleridge, a man making losses of several hundreds of

D
.E
on a ship kills an albatross which is then thousands a year.

AS
hung round his neck to show that he has

AL
brought bad luck.
.N
W
if a person is dead from the neck up, they are
be dead from the neck
W

very stupid . Her last boyfriend was dead


-W

up
from the neck up.
to have the confidence to do something that He had the brass balls to announce his

have the brass (neck) to


M

is rude or shows a lack of respect, without engagement to Sally in front of his ex-
do sth
C

caring whether people approve wife.


BẮ

a problem or responsibility that you have all


a millstone around your the time which prevents you from doing what I'd rather not be in debt - I don't want
G

neck you want . A millstone is a large stone that is that millstone around my neck.
N

very heavy.
ẠI
O

You really saved my neck. I'd have been


to prevent something bad from happening to
G

save sb's neck in so much trouble if you'd told him the


N

someone
truth.
M

It's awful having to work with a boss


to pay very close attention to what someone
breathe down sb's neck who's breathing down your neck the
G

does in a way that annoys or worries them


whole time.
N
U

if two people who are competing are neck Recent polls show the Republicans
TR

neck and neck and neck, they are very close and either of almost neck and neck with the
them could win Democratic Party.
I'm surprised to see you in this neck of
neck of the woods area of the country
the woods. What brings you here?
I'm not going to risk my neck climbing
risk your neck to do something very dangerous
over a twenty-foot wall!
It always seems to be the chairman of
to be punished or criticized for something
get it in the neck these football clubs who gets it in the
that you have done
neck when the team does badly.
to give an opinion which other people may
He's never been afraid of sticking his
stick your neck out not like or which other people are frightened
neck out.
to give
something that you say when you are very I could wring his neck, I feel so annoyed
I'll wring your neck!
angry with someone with him.
be up to your neck in sth to be very busy Right now I'm up to my neck in work.
be up to your neck in sth to be in a difficult or unpleasant situation He's paid practically nothing and he's up
252

to his neck in debt.


to do something that you know might fail There's a lot of money at stake here and
put your neck on the
and spoil other people's opinion of you or none of the directors wants to put his
line
cause you to lose money neck on the line.
My little sister won't leave me alone.
be a pain in the neck to be very annoying
She's a real pain in the neck.
Nose
to defeat or damage someone, but not The pro-europeans gave their opponents
give sb a bloody nose
permanently or seriously a bloody nose in the debate.
if you can't see beyond the end of your nose,
These people are so busy making money,
can't see beyond/past you think so much about yourself and what
they can't see beyond the end of their
the end of your nose affects you that you do not see what is really
nose.
important
to be good at finding a particular kind of He's always finding things in the sales.
have a nose for sth

N
thing He seems to have a nose for a bargain.

.V
to try too hard to please someone, especially

U
The rest of the class were sick of

D
brown-nose someone in a position of authority, in a way

.E
watching him brown-nose.
that other people find unpleasant

AS
if a person or animal wins a race or

AL
My horse won but only by a nose. In fact
by a nose competition by a nose, they win it by only
.N
it was a very exciting finish.
very little
W
'The next time he treats me like that, I'm
W

cut off your nose to spite to do something because you are angry, even just going to quit my job.' 'Isn't that a bit
-W

your face if it will cause trouble for you like cutting off your nose to spite your

face?'
M

My daughter reads all the time. She's


C

have your nose in a book to be reading


BẮ

always got her nose in a book.


As far as recruitment is concerned, I tend

to make decisions by thinking of how you


to follow my nose. I meet someone for
G

follow your nose feel about someone or something instead of


N

an informal interview and see if I like


finding out information about them
ẠI

them.
O

To be honest, I prefer not to have to deal


G

get up sb's nose to annoy someone


N

with her. She gets up my nose.


M

What goes on between me and Pete is


to not become involved in other people's

keep your nose out of


none of her business so she can keep her
sth activities or relationships
G

big nose out of it!


N

He left the room for a few minutes so I


U

have a nose (round) to look around a place


TR

thought I'd have a nose round.


to avoid getting into trouble or doing I'd only been out of prison three months
keep your nose clean
anything illegal so I was trying to keep my nose clean.
to think that someone is less important than I always felt that she looked down her
look down your nose at
you or that something is not good enough for nose at us because we spoke with strong
sth/sb
you accents and hadn't been to college.
I've only got six weeks before my exams
keep your nose to the to continue to work very hard, without
start so I'm trying to keep my nose to the
grindstone stopping
grindstone.
They simply didn't know what they were
to control someone and make them do
lead sb by the nose doing and they were led by the nose by a
exactly what you want them to do
manipulative government.
exactly right, often an exact amount of Her description of the play really hit it
on the nose
money or time on the nose
If you want a decent wine in a restaurant,
pay through the nose to pay too much for something
you have to pay through the nose for it.
poke/stick your nose to show too much interest in a situation that That'll teach him to go poking his nose
253

into sth does not involve you into other people's business!
if cars that are moving are nose to tail, they
Traffic is nose to tail on the east-bound
nose to tail are very close to each other, one behind the
section of the M62.
other
if a woman says she is going to powder her
Well, if you'll excuse me a moment, I'm
powder your nose nose, she means she is going to go to the
going to powder my nose.
toilet
Martin refused to let her chair the
put sb's nose out of joint to upset or annoy someone meeting which rather put her nose out of
joint.
The actor, in a further attempt to thumb
thumb your nose at to show that you do not respect rules, laws,
his nose at Hollywood, declined to
sth/sb or powerful people or organizations
accept the award.
I didn't tell him I'd started another
to say or do something which makes
rub sb's nose in it relationship. I didn't want to rub his nose
someone remember that they have failed
in it.

N
.V
behaving as if you think you are better than I quite often see him in the street and he

U
with your nose in the air other people and do not want to speak to always walks past with his nose in the

D
.E
them air.

AS
be as plain as the nose There's no doubt that he's interested in
to be very obvious

AL
on your face her. It's as plain as the nose on your face.
.N
something that you say which means you do
We can go in his car if he prefers. It's no
W
It's no skin off my nose. not care about something because it will not
skin off my nose.
W

affect you
-W

to not accept something because you do not He turned his nose up at my offer of
turn your nose up
think it is good enough for you soup and said he wanted a proper meal.

M

if something bad happens under your nose, it I'm amazed that it was going on right
C

under sb's nose happens very close to you but you do not under his nose all that while and he
BẮ

notice it didn't realize.


Shoulder
G
N
ẠI

head and shoulders When you think back on the other


O

much better than other similar people or


above the others/the rest writers of this period, James stands head
G

things
N

etc. and shoulders above them all.


M

My little nephew said people who dislike


a child or young person who thinks and talks

an old head on young


other people don't like themselves very
shoulders, a wise head like an older person who has more
G

much. That's an old head on young


on young shoulders experience of life
N

shoulders.
U
TR

He's Hollywood's most popular


rub shoulders with sb to spend time with famous people hairdresser and regularly rubs shoulders
with top movie stars.
have a good head on You can trust Laura with the money -
to be clever
your shoulders she's got a good head on her shoulders.
if something is a weight off your shoulders, If you could take over the job of
be a weight off your
you are happy that you do not have to worry organizing the party, that would be a
shoulders
about it or feel responsible for it any more tremendous weight off my shoulders.
have the cares/weight of if you look or feel as if you have the cares of I've never seen such a change in anyone.
the world on your the world on your shoulders, you look or feel He looks as if he's got the cares of the
shoulders very worried or sad world on his shoulders.
if you stand shoulder to shoulder with a The chairman stood shoulder to shoulder
shoulder to shoulder person or a group of people, you support with the managing director throughout
them during a difficult time the investigation.
someone who gives you sympathy when you My father had just died and I needed a
a shoulder to cry on
are upset shoulder to cry on.
have a chip on your to blame other people for something bad Even though he went to university, he's
254

shoulder which has happened to you and to continue always had a chip on his shoulder about
to be angry about it so that it affects the way his poor upbringing.
you behave
to behave towards someone in a way that is What have I done to him? He gave me
give sb the cold shoulder not at all friendly, sometimes for reasons that the cold shoulder the whole evening at
this person does not understand the party.
straight from the if you speak straight from the shoulder, you I gave it to him straight from the
shoulder speak directly and honestly shoulder. 'You're talking garbage,' I said.
If everyone puts their shoulder to the
put your shoulder to the
to work hard and make an effort wheel, the job will be finished in no
wheel
time.
Skin
skin sb alive to punish someone very severely Sharon will skin me alive if I'm late.
something which causes or is very likely to The new tax has proved to be a banana
a banana skin

N
cause embarrassing problems skin for the government.

.V
something that you say which means a She may not be conventionally pretty but

U
D
Beauty is only skin deep. person's character is more important than you know what they say, beauty's only

.E
their appearance skin deep.

AS
It may be illegal for them to organise a

AL
something that you say which means that
There's more than one strike, but they can still show the
.N
there are several possible ways of achieving
way to skin a cat. management how they feel. There's more
W
something
than one way to skin a cat, you know.
W

It really got under my skin when he said


-W

get under sb's skin to annoy someone


women were bad drivers.

to affect someone very strongly in a way that Something about the haunting beauty of
M

get under sb's skin


is difficult to forget the place really got under my skin.
C
BẮ

if you do something by the skin of your England held on by the skin of their teeth
by the skin of your teeth
teeth, you only just succeed in doing it to win 1-0.

something that you say which means you do


G

We can go in his car if he prefers. It's no


N

It's no skin off my nose. not care about something because it will not
skin off my nose.
ẠI

affect you
O

We saw a few stray dogs that were


G

be skin and bone/bones to be extremely thin


N

nothing but skin and bones


M

You saved my skin telling my parents I


save sb's skin to save someone from failure or difficulties


stayed with you last night.
G

if you nearly jump out of your skin when


nearly jump out of your I heard a loud bang and nearly jumped
N

something happens, it makes you feel very


U

skin out of my skin.


TR

surprised or shocked
if something or someone makes your skin
Just thinking about the way he had
make sb's skin crawl crawl, you think they are very unpleasant or
touched her made her skin crawl.
frightening
The rain was so heavy we were soaked to
be soaked to the skin to be extremely wet
the skin after only ten minutes.
to protect yourself from danger or
He saved his own skin by telling them
save your own skin difficulties, without worrying about other
his partner had taken the money.
people
Teeth
if a person or a country is armed to the teeth, We walked past a group of soldiers,
be armed to the teeth
they have many weapons armed to the teeth.
When the team really gets the bit
get/take the bit between
to start doing something in a very keen way between their teeth, they are almost
your teeth
impossible to beat.
255

if you would give your eye teeth for


give your eye teeth for Most women would give their eye teeth
something, you would very much like to
sth to be tall and thin like you.
have or be that thing
to be bored or angry because a bad situation He's been treating me badly for two
be fed up/sick to the
has continued for too long or a subject has years and, basically, I'm fed up to the
back teeth
been discussed too much back teeth with it.
if you describe the way someone treats you
She was refused promotion which was a
as a kick in the teeth, you mean that they
a kick in the teeth real kick in the teeth after all the extra
treat you badly and unfairly, especially at a
work she'd done
time when you need their support
There was much gnashing of teeth over
gnashing of teeth angry complaining
his omission in the England squad.
It was the President's inauguration and
be as scarce as hen's
to be very difficult or impossible to find hotel rooms in Washington were as
teeth
scarce as hen's teeth.
if you do something by the skin of your

N
by the skin of your teeth We escaped by the skin of our teeth.
teeth, you only just succeed in doing it

.V
U
to get your first experience of a particular She cut her teeth on a local newspaper

D
cut your teeth
type of work and learn the basic skills before landing a job on a national daily.

.E
AS
if a law or organization has teeth, it has the The committee can make
have teeth
power to make people obey it recommendations but it has no real teeth.

AL
to show that you are angry and prepared to Come on, let him know you're angry -
show your teeth
defend yourself .N show your teeth!
W
W

get/sink your teeth into to start to do something with a lot of energy It's a really exciting project - I can't wait
-W

sth and enthusiasm to sink my teeth into it.


I can't do anything to change the

to accept a difficult situation and deal with it


grit your teeth situation so I'll just have to grit my teeth
M

in a determined way
and put up with it.
C
BẮ

to tell someone something that you know is The man's lying through his teeth. He
lie through your teeth
completely false never said anything of the sort.

G

if something happens or is done in the teeth


The road was built in the teeth of fierce
N

in the teeth of sth of difficulties, the difficulties cause problems


ẠI

opposition from environmentalists.


but do not stop it
O
G

something that you say which means if


N

An eye for an eye (and a someone does something wrong, they should If you murder someone you deserve to
M

tooth for a tooth). be punished by having the same thing done die. An eye for an eye.

to them
G

I'd advise you to examine your insurance


N

if you examine something with a fine-tooth


policy with a fine-tooth comb to make
U

with a fine-tooth comb comb, you examine every part of it very


TR

sure you're covered if you take your car


carefully
abroad.
I'd have thought she was a bit long in the
be long in the tooth to be too old tooth to be starring as the romantic
heroine.
if you have a sweet tooth, you like eating It's things like chocolate and cake that I
a sweet tooth
food with sugar in it can't resist - I've got a real sweet tooth.
We fought tooth and nail to retain our
fight tooth and claw/nail to fight very hard to achieve something
share of the business.
Throat
if something someone says or does brings a
bring a lump to your I thought it was a very moving speech. It
lump to your throat, it makes you feel such
throat almost brought a lump to my throat.
strong emotions that you want to cry
to do something because you are angry, even If she won't take the job out of pride,
cut your own throat
if it will cause trouble for you she's cutting her own throat.
256

have a frog in your to be unable to speak clearly until you give a Excuse me, I've got a bit of a frog in my
throat slight cough throat.
if a situation or someone's behaviour sticks in
stick in your What really sticks in my gullet is the
your gullet, it annoys you, usually because
gullet/throat way he treats the women in the office.
you think it is wrong
The Rockets took this game by the throat
to make a determined attempt to deal with
take sth by the throat in the first quarter and never let go till
something
the final minutes.
if someone rams their opinions or ideas down
ram sth down sb's He's a committed Christian but he
your throat, they force you to listen to them
throat doesn't ram it down your throat.
and try to make you accept them
She's been very irritable recently,
to react angrily to something that someone
jump down sb's throat jumping down my throat every time I
says or does
open my mouth.
be at each other's if two people are at each other's throats, they When we lived together, we were always
throats are arguing angrily at each other's throats.

N
.V
Toes

U
D
.E
to say or do something which upsets I'd like to make some changes to the

AS
step/tread on sb's toes someone, especially by becoming involved working procedures, but I don't want to

AL
in something which is their responsibility tread on anyone's toes.
keep sb on their toes .N
to force someone to continue giving all their He gave me a couple of extra things to
W
attention and energy to what they are doing do just to keep me on my toes.
W

if an experience makes your toes curl, it


-W

The very thought of what she said makes


make sb's toes curl makes you feel extremely embarrassed and
my toes curl.

ashamed for someone else


M

A loud scream from the next room made


make sb's toes curl to frighten or shock someone
C

her toes curl.


BẮ

He gazed at her across the room, dressed


from top to toe on every part of a person's body

in black leather from top to toe.


G

Ministers who refused to toe the Party


N

toe/tow the line to do what you are ordered or expected to do


ẠI

line were swiftly got rid of.


O

Tongue
G
N
M

if you tell someone to keep a civil tongue in


keep a civil tongue in their head, you are telling them to be polite, Try to keep a civil tongue in your head.
G

your head especially after they have said something We want him on our side.
N

rude
U
TR

a mistake you make when speaking, such as Did I say she was forty? I meant fourteen
a slip of the tongue
using the wrong word - just a slip of the tongue.
The minister is speaking with a forked
speak with (a) forked to make false promises or to speak in a way
tongue, promising support he will never
tongue which is not honest
deliver.
if something you want to say is on the tip of
be on the tip of your Now what's her name again? Hang on,
your tongue, you think you know it and that
tongue it's on the tip of my tongue.
you will be able to remember it very soon
Amy took a step forward and finally
to begin to speak after being silent because
find your tongue found her tongue. 'I'm Rhoda's friend,'
you felt nervous or frightened
she said.
get your tongue I just can't get my tongue around some of
to pronounce a difficult word or phrase
around/round sth those Welsh place names.
George had learned to accept these little
hold your tongue to stop talking
insults. He held his tongue.
if a word or phrase trips off the tongue, it is The band is called 'Acquired Echoes'. It
roll/trip off the tongue
very easy to say doesn't exactly trip off the tongue, does
257

it?
tongue in cheek, with if you say something tongue in cheek, what
'And we all know what a passionate love
your tongue in your you have said is a joke, although it might
life I have!,' he said, tongue in cheek.
cheek seem to be serious
if alcohol loosens your tongue, it makes you
Her tongue loosened by drink, she began
loosen your tongue talk a lot without thinking carefully about
to say things that she would later regret.
what you are saying
if you give someone a tongue-lashing, you
The manager gave his team a tongue-
a tongue-lashing speak to them angrily because they have
lashing after they'd lost the game.
done something wrong
to stop yourself from saying something
I really wanted to tell her what I thought
bite your tongue because it would be better not to, even if you
of him but I had to bite my tongue.
would like to say it
Has the cat got your something that you say to someone when you Well, has the cat got your tongue? I'm
tongue? are annoyed because they will not speak waiting for an explanation.
give sb the rough side of The boss gave me the rough side of her

N
to speak angrily to someone

.V
your tongue tongue for being late twice this week.

U
D
.E
AS
AL
.N
W
W
-W

M
C
BẮ

G
N
ẠI
O
G
N
M

G
N
U
TR

You might also like