You are on page 1of 2

B.

PHÉP ĐỐI
* Khái niệm
Phép đối là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn các từ ngữ có
ý nghĩa đối lập với các từ ngữ nào đó có ở chủ ngôn
VD:
Keng yêu vợ, muốn cho vợ nhàn. Lạt yêu chồng, nhất định không nghe anh
* Phân loại
(1) Đối trái nghĩa
a. Khái niệm: Đối trái nghĩa là kiểu đối mà chủ tố và đối tố là các từ trái nghĩa với
nhau
VD: Tiếng của Tiếng Việt không phải là một lĩnh vực bình thường như ở nhiều
ngôn ngữ khác. Tiếng là một loại hình đặc biệt: một hình tư
VD2: Dãy Đào Lĩnh có 99 ngọn, vẻ đẹp của nó đã đi vào trong thơ của một
nhà thơ lớn của dân tộc. Và “nhà thơ nhớ của ngành ta đã quyết định quy hoạch
trồng rừng lên những đỉnh thi sơn đó.
b. Phân loại
Đối trái nghĩa chia thành hai dạng: đối trái nghĩa trực tiếp và đối trái nghĩa gián tiếp
Đối trái nghĩa trực tiếp là kiểu đối mà chủ tố và đối tố có sự tương ứng với nhau cả về
hình thức và nội dung
Đối trái nghĩa gián tiếp
Chủ tố và đối tố không có sự tương ứng với nhau về mặt ngữ âm
VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh
( các từ trái nghĩa về hình thức ngữ âm không có sự giống nhau về: chủ ngôn
có 2 âm tiết, kết ngôn có 1 âm tiết)
Đối thông qua đồng nghĩa của từ trái nghĩa
VD: Còng số tám USA cái nào cũng hệt như nhau. Nhưng hai bàn tay thuộc
hai thế hệ khác nhau ( Như nhau đồng nghĩa với giống nhau, mà giống nhau là từ
trái nghĩa với khác nhau => như nhau đối nghĩa gián tiếp với khác nhau)
(2) Đối phủ định
a. Khái niệm
Đối phủ định là kiểu đối mà một trong hai yếu tố liên kết là dạng phủ định của yếu tố
liên kết kia.
b. Phân loại:
Đối phủ định trực tiếp có mô hình: A <-> phủ định + A
Đối phủ định gián tiếp có mô hình A <-> tuè phủ định + đồng nghĩa của A
VD: Bọn địch luôn luôn bi quan. CÒn chúng ta không chán nản bao giờ.
A <-> Cách nói có nghĩa phủ định + A
VD: Tôi kể cho anh nghe chuyện này thế nào anh cũng cho là bịa. Nhưng tôi
có bịa một tí nào tôi chết.
(3) Đối miêu tả
Khái niệm
Là kiểu đối mà ít nhất một trong hai yếu tố liên kết một cụm từ miêu tả những dấu
hiệu của thuộc tính đối lập, yếu tố liên kết còn lại có thể là một từ hoặc một cụm từ.
VD: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói
ngập phố phường.
Phân loại
Đối miêu tả chỉ có một yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả
Đối miêu tả mà cả hai yếu tố liên kết đều là cụm từ miêu tả.
VD: Buổi sáng tháng sáu giá chân. Tháng chạp nằm trần/ bức đổ mồ hôi
(4) Đối lâm thời
Khái niệm
Đối lâm thời là kiểu đối mà chủ tố và đối tố vốn không phải là những từ trái
nghĩa (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhưng nhờ tồn tại những điều kiện nhất định àm chúng
trở nên lâm thời đối lập với nhau.
Phân loại
Đối lâm thời qua suy luận trung gian
VD: Trước đó ít phút, bọn Mĩ kéo tới ném bom bừa xuống ven sông. Rồi tất cả
lại yên lặng
Đối lâm thời do áp lực của đối ổn định
VD: Còng số 8 USA cái nào cũng hệt như nhau. Nhưng hai bàn tay thì thuộc
hai thế hệ khác nhau.
Đối lâm thời do áp lực của lặp ngữ pháp
VD: Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khả năng gợi lên
những tình cảm tốt. (Cả hai đều làm chức năng chủ ngữ)
* Tác dụng của phép đối
+ Tạo sự ấn tượng, truyền cảm và có sức thuyết phục đối với người tiếp nhận
văn bản
+ Việc sử dụng pháp đối, nhất là đối trái nghĩa trong văn bản có tác dụng rất
rõ rệt trong việc tích cực hóa vốn từ trái nghĩa của người viết.

You might also like