You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


KHOA: NGÔN NGỮ VĂN HÓA HÀN QUỐC

BÀI TIỂU LUẬN


Đề tài :
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU BIỂU HIỆN PHỦ ĐỊNH “안”
TRONG TIẾNG HÀN QUỐC VỚI “KHÔNG, CHẲNG/CHẢ”
TRONG TIẾNG VIỆT

Giảng viên phụ trách : Phạm Thị Duyên


Học phần : Ngôn ngữ học Đối chiếu
Sinh viên thực hiện : PhanThị Kim Hẹn-19F7561030
Nhóm học phần :2

Huế, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................2

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................2

2. Lịch sử nghiên cứu.............................................................................................3

3.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3

NỘI DUNG.............................................................................................................5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................5

I. Định nghĩa biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn và tiếng Việt ......................5

II. Phân loại biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn và tiếng Việt .......................6

CHƯƠNG II. ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA PHÓ TỪ PHỦ
ĐỊNH “안” VÀ PHÓ TỪ PHỦ ĐỊNH “KHÔNG, CHẲNG/CHẢ).................10

I. Đặc trưng cấu trúc cú pháp của phó từ phủ định “안”................................10

1. Hình thức kết hợp giữa phó từ phủ định “안“ với từ đơn ..........................13

2. Hình thức kết hợp giữa phó từ phủ định “안“ với từ ghép ........................13

II. Đặc trưng cấu trúc cú pháp của phó từ phủ định “Không, Chẳng/Chả”. 13

1. Vị trí và tầm tác động của yếu tố phủ định “Không,Chẳng/Chả”..............13

2. Cấu trúc phủ định của biểu hiện phủ định “Không”...................................13

3. Cấu trúc phủ đinh của biểu hiện phủ định “Chẳng/Chả)............................13
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU BIỂU HIỆN PHỦ ĐỊNH “안” TRONG TIẾNG
HÀN VÀ “KHÔNG, CHẲNG/ CHẢ” TRONG TIẾNG VIỆT......................15

I. Điểm tương đồng .............................................................................................15

1. So sánh về vị trí ...............................................................................................16

2. So sách cách dùng trong câu ghép và câu phức............................................17

II. Điểm khác biệt ................................................................................................18

1. Sự khác nhau về vao trò và cách kết hợp các các từ khác trong câu..........18

2. Sự khác nhau trong cách biểu hiện thời........................................................20

3. Sự khác nhau trong cách biểu hiện thể..........................................................18

KẾT LUẬN ..........................................................................................................18


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
trường Đại học Ngoại ngữ Huế đã đưa bộ môn Ngôn ngữ học đối chiếu vào chương
trình học. Ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ môn giúp chúng em tìm hiểu về các
phương pháp đối chiếu, tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Và bên cạnh
đó, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Phạm Thị Duyên, trong quá
trình học tập và tìm hiểu môn Ngôn ngữ học đối chiếu, chúng em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của Cô. Đây là một môn
học khó đòi hỏi sự nghiên cứu sâu về những điểm giống nhau và khác nhau trong tiếng
Hàn và tiếng Việt trên nhiều phương diện. Cô đã giúp đỡ chúng em tích lũy thêm nhiều
kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: “Đối chiếu
biểu hiện phủ “안” trong tiếng Hàn Quốc và “Không, Chẳng/Chả” trong tiếng Việt. Mặc
dù đã rất nỗ lực, song do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức nên khó tránh khỏi có
những thiếu sót trong bài làm. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét,
phê bình từ Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong 30 năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu ấn tượng trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục. Trong đó, ngôn ngữ là một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm. Nhu cầu
giáo dục ngôn ngữ ngày càng nhiều, các bạn trẻ Việt Nam ngày càng yêu thích và lựa
chọn tiếng Hàn Quốc cho việc học ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, phương pháp phủ định là một phương pháp thường được sử dụng
trong tất cả các ngôn ngữ. Phương pháp phủ định được xếp vào phạm trù ngữ pháp, mỗi
một ngôn ngữ đểu có những đặc trưng ngữ pháp riêng, tiếng Hàn và tiếng Việt cũng
không ngoại lệ. Sự khác biệt về mặt ngôn ngữ này được thể hiện rất rõ trong các phương
pháp phủ định và là nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn trong việc học tập. Vì vậy, để
nắm bắt chính xác cách diễn đạt phủ định tiếng Hàn - Việt, tránh nhầm lẫn trong quá
trình học tập cho người học, cần làm rõ những điểm giống và khác nhau về biểu hiện
phủ định của hai ngôn ngữ.

1
Mặc dù cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp phủ định tiếng Hàn
và phương pháp phủ định tiếng Việt, song chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào yếu
tố phủ định phổ biến nhất của hai ngôn ngữ là “-안” và các biểu hiện tương đương trong
tiếng Việt “không”, “chẳng/chả”. Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “So sánh, đối
chiếu yếu tố phủ định “안” trong tiếng Hàn Quốc và các biểu hiện tương đương “không,
chẳng/chả” trong tiếng Việt”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trước đó đã có nhiều đề tài nghiên cứu, đối chiếu ngữ pháp giữa hai đất nước,
điển hình là đề tài: “Đối chiếu ngữ pháp tiếng Hàn và tiếng Việt”, do tiến sĩ Cho
Myeong Sook (2005)NXB Viện Nghiên cứu quốc ngữ, ĐHQG Seoul thực hiện.
3.Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu trọng tâm của bài nghiên cứu này là mô tả lại yếu tố phủ định “-안” và
các tương đương “không, chẳng/chả” trong tiếng Việt về mặt cấu trúc cú pháp và mối
quan hệ với các thành phần khác trong câu. Từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và
khác biệt giữa hai yếu tố trên. Qua đó, tôi kỳ vọng rằng sẽ giúp người học nắm rõ đặc
trưng cấu trúc của phương pháp phủ định “-안” trong tiếng Hàn và các tương đương
“không, chẳng/chả” trong tiếng Việt.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu về yếu tố phủ định “-안” trong tiếng Hàn và các biểu hiện
tương đương “không, chẳng/chả” trong tiếng Việt.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu ở một khía cạnh nhỏ, tôi muốn tập trung tập trung so
sánh đối chiếu về mặt cấu trúc cú pháp và quan hệ với các thành phần khác trong câu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có được kết quả nghiên cứu, bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp sau: Phương
pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng, Phương pháp miêu tả, Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Bên cạnh đó cũng sử dụng một số thủ pháp hỗ trợ: Thủ pháp thống kê; Thủ pháp phân tích
ngôn cảnh.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Định nghĩa biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Trước khi so sánh và phân tích biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn và
tiếng Việt, tôi xin đưa ra một vài định nghĩa về biểu hiện phủ định của các nhà
nghiên cứu hai ngôn ngữ như sau:
권재일(1992) định nghĩa phương pháp phủ định là phương pháp phủ định
ngữ nghĩa một nội dung ngôn ngữ nhất định. Với các định nghĩa này, ở Hàn
Quốc hiện nay, phương pháp phủ định được chia thành: phủ định đơn thuần và
phủ định năng lực.
남기심(1985) mô tả phương pháp phủ định là phương pháp tạo câu phủ
định bằng cách sử dụng các yếu tố phủ định như các phó từ “아니다“, ”못“ hoặc
các từ phụ trợ “아니다, 아니하다(않다), 못하다, 말다“ để biểu thị sự phủ định.
Khái niệm câu phủ định của Sách giáo khoa lớp 8 có nêu: Câu phủ định là
câu ở trong đó sử dụng các từ ngữ như “chẳng phải”, “không”, “không phải”,
“chả”…Các từ ngữ này thường xuất hiện trong câu phủ định và cũng dễ dàng để
nhận biết.
Hay hiểu một cách khác câu phủ định là câu phủ nhận một sự việc, vấn đề
nào đó. Bên cạnh đó, câu phủ định còn phủ nhận tính chất, trạng thái, hành động
trong câu.
II. Phân loại biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Phương pháp phủ định trong tiếng Hàn được thực hiện bằng các phương
thức từ vựng, phương thức phái sinh, phương thức cú pháp và phương thức ngữ
nghĩa.
임홍빈 (1998) chia câu phủ định tiếng Hàn thành hai loại theo cấu trúc cú
pháp của chúng. Theo đó, biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn được chia thành
phủ định ngắn và phủ định dài. Trong đó, câu phủ định dạng ngắn là hình thức
phủ định sử dụng phó từ phủ định “안”, “못” phía trước thành phần vị ngữ. Câu
phủ định dạng dài là hình thức phủ định sử dụng “-지 않다”, “-지 못하다”, “-지

3
말다” phía sau thành phần vị ngữ. Như vậy, ở đây hình thức câu phủ định sử
dụng yếu tố phủ định “안” thuộc nhóm câu phủ định dạng ngắn.
고창운(2006) chia câu phủ định tiếng Hàn thành hai loại theo ngữ nghĩa
của câu. Theo đó, biểu hiện phủ định trong tiếng Hàn được chia thành phủ định ý
chí và phủ định khách quan.
Trong tiếng Việt, có một số tiêu chí và một số phương pháp để phân loại
biểu hiện phủ định tùy thuộc vào vị trí của các từ phủ định trong câu, biểu hiện
phủ định tiếng Việt có thể được chia thành phủ định toàn bộ và phủ định một
phần.
Theo Diệp Quang Ban (1989) cho đến nay, trong tiếng Việt có hai cách
phân loại câu phủ định: phân biệt câu phủ định toàn bộ với câu phủ định bộ phận;
phân biệt câu phủ định chung với câu phủ định riêng.
Ngoài ra, phủ định tiếng Việt cũng có thể chia thành phủ định mô tả và
phủ định phản bác.

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA PHÓ TỪ PHỦ ĐỊNH

I. Đặc trưng cấu trúc cú pháp của phó từ phủ định “-안”
Phủ định '안' trong tiếng Hàn có thể biểu hiện 2 loại phủ định là phủ định
khách quan và phủ định ý chí. Phủ định khách quan (객관부정) là loại phủ định
mà không liên quan đến ý chí của người nói. Nó chỉ đơn thuần phủ nhận một sự
thật hoặc hiện tượng. Phủ định ý chí (의지부정) là loại phủ định liên quan đến ý
chí của người nói. Nó được sử dụng khi người nói không muốn thực hiện một
hành động nào đó.
Trong câu phủ định đơn, '안” nằm ở phía trước vị ngữ và bổ sung cho vị
ngữ để biểu thị sự phủ định. Trên cơ sở phân loại từ theo phương pháp hình
thành từ, biểu hiện phủ định “안“ có thể kết hợp với từ đơn, từ ghép và từ phái
sinh”.
1. Hình thức kết hợp giữa phó từ phủ định “-안” với từ đơn (단일어)
1.1, Động từ

4
Theo Kim Cheon-hak (2007), đã phân loại động từ thành các nhóm động
từ quá trình (과정동사), động từ lặp lại ( 반복동사), động từ tâm lí (심리동사),
động từ hành động (동작동사), động từ khoảnh khắc (순간동사), động từ trạng
thái (상태동사). Cách phân loại này giúp người học tiếng Hàn hiểu rõ hơn về
cấu trúc và cách sử dụng của các động từ trong thực tế.
1.1.1, 안 + động từ chỉ quá trình (안 + 과정동사)
Ví dụ: (1)
a. 제 여동생은 잘 울어요.
b. 강물이 안 흐르다.(Korean Antonyms)
Trong ví dụ (1)a, chủ thể thực hiện hành động là “Em gái tôi” - chủ thể có
tri giác nhận thức nên việc không khóc ở đây có thể do ý chí chủ quan. Vì vậy
đây là sự phủ định ý chí. Trong ví dụ (1)b, chủ thể hành động là “nước sông” (
강물) - chủ thể không có tri giác nhận thức. Do đó đây là câu phủ định khách
quan.
1.1.2, 안 + động từ chỉ sự lặp lại (안 + 반복동사)
Ví dụ: (2)
a. 기침이 심해도 병원에 안 가요.
b. 빗방울이 유리창을 안 때린다. (sách Sogang 4B)
Trong ví dụ (2) các động từ “기침하다”, “때리다” đều thể hiện ý nghĩa
lặp lại và mang tính chất tức thời, kết quả. Biểu hiện phủ định “안“ hoàn toàn có
thể kết hợp với các động từ này

1.1.3, 안 + động từ tâm lí (안 + 심리동사)

Ví dụ: (3)
a. 시간이 빠르기를 안 바란다.
b. 나는 친구를 안 기다린다. (Tổng hợp tài liệu giáo trình tiếng Hàn)

Ở ví dụ (3)a nói đến mong muốn của chủ thể mong muốn thời gian không
trôi qua nhanh nhưng thực tế thời gian sẽ không trôi nhanh theo mong ước của
chủ thể được. Do đó đây là một câu phủ định khách quan. Ngược lại, trong ví dụ

5
(2)b có thể hiểu đây là một câu phủ định chủ quan do chủ thể hành động cố ý
không chờ bạn .

1.1.4, 안 + động từ hành động (안 + 동작동사)

Ví dụ:
(4)동생이 사과를 안 먹어요. (sách Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt)

Trong ví dụ (4), động từ “먹다” đều mang tính tức thời và tính kết quả,
đồng thời cả câu phủ định đều chịu sự chi phối của ý chí nên đây là các câu phủ
định ý chí.

1.2, Tính từ đơn (단일형용사)


Tiếp theo, chúng ta xem xét biểu hiện phủ định -안 khi kết hợp với tính từ
đơn. Theo Kim Jeong-nam (2005) tính từ tiếng Hàn được chia thành tính từ
tương quan và tính từ không tương quan. Tính từ tương quan là những tính từ mô
tả trạng thái hoặc đặc điểm của một đối tượng khi xem xét mối quan hệ của đối
tượng đó với các đối tượng khác. Ngược lại, tính từ không tương quan là những
tính từ mô tả trạng thái, đặc điểm của một đối tượng mà không cần xem xét mối
liên hệ với các đối tượng khác.
Ví dụ: (5)
a. 태국 바다가 아름답다고 들었는데, 별로 안 아릅답다.
b. 이 음식이 안 뜨껍다. (sách Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt)
Ví dụ (5) là hình thức câu phủ định không tương quan vì là phát biểu chủ
quan của người nói nhưng nó phủ định sự thật rằng “cảnh ở biển không đẹp”.
Trong ví dụ (5)b, người nói có thể nhận biết đồ ăn không nóng thông qua tiếp
xúc trực tiếp nên đây là phủ định khách quan.
2. Hình thức kết hợp giữa phó từ phủ định “-안” với từ ghép ( 합성어)
Từ ghép được hình thành dựa trên kết nối của hai gốc từ để biểu thị mối
quan hệ giữa chúng. Từ ghép được phân ra làm hai loại. Một là những từ ghép có
cấu trúc ngữ pháp phổ biến của tiếng Hàn được gọi là từ ghép cú pháp (통사적
합성어). Hai là những từ ghép được hình thành theo cách không tuân theo cấu
trúc ngữ pháp của tiếng Hàn được gọi là từ ghép phi cú pháp (비통사적 합성어).

6
Phó từ phủ định “-안” có thể kết hợp với các từ ghép cú pháp (통사적
합성어) hoặc phi cú pháp (비통사적 합성어).
2.1, Từ ghép cú pháp động từ (통사적 합성동사)
2.1.1, “Danh từ + 하다”: 공부하다, 연구하다, 운동하다,...
Ví dụ: (6)
a. 나는 영어 안 공부한다.
b. 나는 영어 공부 안 한다. (Sách 연세과 한국어 어휘와 문법)
Câu (6)a là câu sai, câu (6)b là câu đúng vì đối với từ ghép cú pháp động
từ “Danh từ + 하다” thì danh từ được tách ra khỏi “하다“ và đặt trước “안”.
2.1.2, “Động từ+ động từ”: 돌아가다, 들고나다, 갈아입다
Ví dụ:
(7) 머리가 안 돌아가는 건 아야 (HiNative)
Câu ví dụ (7) là câu đúng vì từ ghép cú pháp động từ có dạng ‘động từ gốc
+ (-아/어) + động từ’, mang ý nghĩa khác hai gốc từ.
2.1.3, “Phó từ + động từ”: 마주앉다, 그만두다,...
Ví dụ: (8)
a. 그녀와는 안 마주앉다.
b. 절대 안 그만두다. (HiNative)
Các câu ví dụ (8 - a, b) là câu sai, bởi vì phó từ phủ định ‘안’ không thể
bổ nghĩa trực tiếp cho từ ghép cú pháp động từ 앞서다, 빛나다.
2.2, Từ ghép cú pháp tính từ (통사적 합성 형용사)
2.2.1, “Danh từ + tính từ”: 값싸다, 꿈같다,...
(9) 아 옷은 안 값싸다. (HiNative)
2.2.2, “Danh từ + động từ”: 맛나다, 풀죽다,...
(10) 형은 하나도 안 힘들다 (HiNative)
2.2.3, “Tính từ + tính từ”: 형용사+형용사: 희디희다, 높푸르다,...
(11) 눈처럼 안 희디희다
Câu(9) và(10) đúng vì “안” có thể đứng trước từ ghép cú pháp tính từ có
dạng “Danh từ + tính từ” và “Danh từ + động từ”.

7
Câu(11) sai vì từ “희디희다” là một từ ghép tính từ có sự kết hợp của hai
tính từ, và bị hạn chế kết hợp với “안”.
2.3, Từ ghép phi cú pháp động từ (비통사적 동사)
(12) 기회를 안 붙잡다.
Trong câu (12)a “붙잡다” là các động từ ghép phi ngữ pháp không thể
biểu thị bằng “붙고 잡다” nên đều không thể sử dụng với phó từ phủ định “안”.
2.4, Từ ghép phi cú pháp tính từ (비통사적 형용사)
(13) 피는 안 검붉다.
Câu (13)a sai vì từ ghép tính từ phi cú pháp có dạng “ tính từ + tính từ”
không thể kết hợp với “안” tạo thành câu phủ định.

II. Đặc trưng cấu trúc cú pháp của phó từ phủ định “không, chẳng/chả” trong
tiếng Việt
Trong tiếng Việt tương đương với “안” có 3 từ phủ định là “không”
“chẳng” “chả”, trong đó từ phủ định “không” được sử dụng nhiều nhất so với
những từ phủ định khác. Hai từ phủ định “chẳng” và “chả”, theo một số nhà ngôn
ngữ thì cấu trúc sử dụng và nghĩa biểu hiện phủ định của hai từ này gần giống
với nhau, do vậy có thể nhập hai từ này vào cùng một nhóm “chẳng/chả”.

1. Vị trí và tầm tác động của yếu tố phủ định “không”, “chẳng/chả”
Từ “không” có thể áp dụng cho mọi thời, mọi ngữ cảnh và mọi người nói.
“Chẳng/chả” thường dùng trong văn nói, văn miêu tả, văn kể chuyện, ít dùng
trong văn nghị luận, văn biểu cảm, để phủ định các hành động, trạng thái xảy ra
trong quá khứ hoặc hiện tại.
Ví dụ: (14)
a. Hôm qua, học sinh không ghi chép bài đầy đủ. (Phủ định hành động trong
quá khứ)
b. Giám đốc đang không có ở đây. (Phủ định hành động trong hiện tại)
c. Chẳng có ai ở đây. (Phủ định hành động trong hiện tại)
d. Chẳng phải cô ấy đã đi rồi sao. (Phủ định hành động trong quá khứ)
e. Anh ấy chẳng biết gì cả. ( Phủ định hành động biết trong quá khứ)

8
Từ “không”, “chẳng/chả” có thể phủ định cả câu hoặc chỉ một thành phần
trong câu.
Ví dụ: (15)
a. Không ít người chê cười nó và nói nó là đồ điên rồ. (Nỗi buồn không bán)
b. Hai thân Điền bán cả ruộng, vườn đi để cho Điền đi học chẳng phí đâu.
(Nỗi buồn không bán)
c. Chẳng ai thiết nghĩ đến chuyến đi của tôi (40 Truyện rất ngắn, Nxb Hội
Nhà Văn)

Thường đứng trước các từ khác để phủ định ý nghĩa của chúng.
Ví dụ: (16)
a. Không còn người đàn bà đó nữa (Đứng trước danh từ phủ định sự tồn tại)
(40 Truyện rất ngắn, Nxb Hội Nhà Văn)
b. Hắn không làm việc. (Đứng trước động từ phủ định hành động) (40
Truyện rất ngắn)

Trong đó từ phủ định “không” kết hợp với từ “bao giờ”, “hề” đúng trước
các vị từ chỉ hành động để phủ định thời gian thực hiện hành động. Ở đây từ “hề”
vừa nhấn mạnh ý nghĩa thời gian vừa tăng thêm mức độ bác bỏ việc không thực
hiện một sự tình hành động. Sự xuất hiện của từ phủ định “chưa” kết họp với các
từ “bao giờ”, “hề” có thể tạo ra nét nghĩa khác nhau giữa hai sự phủ định: “
không bao giờ” có Hàn ý là sẽ không thể thực hiện hành động trong tương lai còn
“chưa bao giờ” thì vẫn có thể thực hiện được ở một thời điểm nào đó trong tương
lai.
Ví dụ: (17)
a. Cái buồng miền Trung trống tuếch, cửa không bao giờ đóng.
b. Tôi chưa hề đặt chân đến đó với ai cả. (40 Truyện rất ngắn)

Yếu tố phủ định “không” đứng một mình làm thành một câu không chủ
ngữ. Trường hợp này chúng ta thường gặp ở những câu hỏi lựa chọn.
Ví dụ: (18)

9
- Thì tội gì mà khổ thân. Cứ ở nhà này.
- Không
Nó sợ hãi:
- Không (Nam Cao)

2. Cấu trúc phủ định của biểu hiện phủ định “không”
2.1, Trật Cấu trúc: Chủ ngữ + không + danh từ
Về hay đổi. Cấu trước này mang ý nghĩa phủ nhận sự tồn tại.
Ví dụ: (19)
a. Cuốn sách không bìa thế mà quý đấy. (sách Ngữ pháp tiếng Việt)
b. Anh ta không bạn bè vì anh ấy luôn lừa dối mọi người. (HiNative)
2.2, Cấu trúc: Chủ ngữ + không + tính từ
Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một tính chất hay trạng thái của một sự
vật nào đó.
Ví dụ: (20)
a. Nàng không đẹp lắm đâu anh ơi. (40 Truyện rất ngắn)
b. Cô ấy không xinh đẹp nhưng cô ấy rất thông minh.
2.3, Cấu trúc: Chủ ngữ + không + động từ
Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một hành động.
Ví dụ: (21)
a. Nàng vờ không biết tôi. (Nỗi buồn không bán)
b. Tôi không lấy quyển này mà lấy quyển kia. (sách Ngữ pháp tiếng Việt)
2.4, Cấu trúc: Chủ ngữ + không + danh ngữ
Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một sự vật hay đối tượng nào đó.
Ví dụ: (22)
(26) Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác.
(40 Truyện rất ngắn)
2.5, Cấu trúc: Chủ ngữ + không + động từ định ngữ
Ví dụ: (23)
a. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau.
b. Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. (40
Truyện rất ngắn)

10
2.6, Chủ ngữ + không + danh từ định ngữ
Ví dụ: (24)
a. Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha.
b. Mà thị cũng không còn ai thân thích, trừ một người cô đã có thể gọi được
là già, và đã không chồng như thị. (Nỗi buồn không bán)

3. Cấu trúc phủ định của yếu tố phủ định “chẳng/chả”


3.1, Cấu trúc: Chủ ngữ + chẳng/chả + vị từ (tính từ, động từ)
Cách kết hợp của “chẳng/ chả” giống với từ phủ định “không”, có thể kết
hợp với các vị từ như tính từ, động từ v.v
Ví dụ:
(25) Nghe những lời đó, tôi thấy anh chẳng khôn ngoan gì cả. (Tướng về
hưu)
3.2, Cấu trúc: Chủ ngữ + chẳng/chả + mệnh đề
Ví dụ:
(26) Bố chẳng bao giờ tin rằng tôi có thể làm được. (40 Truyện rất ngắn)
3.3, Cấu trúc: Chủ ngữ + vị từ + chẳng/chả + trạng từ
Ví dụ:
(27) Cô ấy hát hay chẳng thua ai. (Tướng về hưu)
3.4, Cấu trúc: Chủ ngữ + vị từ + chẳng/ chả + động từ định ngữ
Ví dụ:
(28) Chúng tôi nghe mãi chẳng hiểu gì. (Nỗi buồn không bán)
3.5, Cấu trúc: Chủ ngữ + vị từ +chẳng/ chả + danh từ định ngữ
Ví dụ:
(29) Anh ấy làm việc chẳng có ích gì. (40 Truyện rất ngắn)
Trong ba cấu trúc 3.3 và 3.4 và 3.5, yếu tố phủ định “chẳng/chả” có chức
năng làm định ngữ hạn định trong câu.
3.6, Cấu trúc: Chẳng/ chả + từ nghi vấn + vị từ hoặc Chẳng/ chả + danh từ + nào +
vị từ
Ví dụ: (30)
a. Chả gì làm em vui cả.
b. Chả việc nào làm anh buồn. (Cái ghen của đàn ông)

11
3.7, Cấu trúc: Chẳng/chả + vị từ + từ nghi vấn hoặc Chẳng/ chả + vị từ + danh từ +
nào
Ví dụ: (31)
a. Chẳng biết sao nữa.
b. Chả nghe tiếng động nào cả. (40 Truyện rất ngắn)
Các cấu trúc này mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối hay phủ định toàn bộ.
Ngữ điệu là sự Các yếu tố phủ định “không”, “chẳng/ chả” có thể kết hợp
với từ “phải” để mang đến ý nghĩa bác bỏ cho cả câu, và ở trong thực tế, hầu như
cấu trúc “không phải” có thể thay thế bằng “chẳng phải/ chả phải” mà nghĩa của
câu không thay đổi.

Có các cấu trúc phủ định khi kết hợp với từ “phải” như sau:
Cấu trúc: Không/chẳng/chả + vị từ + phải
Ví dụ:
(32) cả người về sự mất mát đó, và thưa anh, tự nhiên rồi tôi ngó thấy
những giọt nước mắt của vợ tôi thiệt là bé mọn, và chuyện tôi đi học tập chẳng
có chi mà phải kêu rêu. (40 Truyện rất ngắn)
Cấu trúc: Không/chẳng/chả + phải
Ví dụ:
(33) Bởi vì, tôi dám tin chắc rằng chẳng phải riêng tôi, bất cứ một anh
nào mới cầm bút hẳn cũng sẽ thấy khoan khoái như tôi... (Sách Ngữ pháp tiếng
Việt)

CHƯƠNG III: ĐỐI CHIẾU BIỂU HIỆN PHỦ ĐỊNH “안” TRONG TIẾNG HÀN
VÀ BIỂU HIỆN PHỦ ĐỊNH “KHÔNG, CHẲNG/CHẢ” TRONG TIẾNG VIỆT

I. Điểm tương đồng


1. So sánh về vị trí
Biểu hiện phủ định “안” và biểu hiện phủ định “không” và chẳng/chả”
đều có thể kết hợp với các động từ hoặc tính từ để tạo thành các từ phủ định.
Chúng đều có thể biểu hiện ở các thời, thể và loại câu khác nhau trong ngôn ngữ.

12
2. So sánh cách dùng trong câu ghép và câu phức
Biểu hiện phủ định “안” trong tiếng Hàn Quốc và biểu hiện phủ định
“không, chẳng/chả” trong tiếng Việt đều có thể kết hợp với các câu đơn có chứa
biểu hiện phủ định để tạo thành các loại câu ghép và câu phức khác nhau trong
ngôn ngữ.
Trong tiếng Hàn Quốc, các câu có chứa biểu hiện phủ định được kết hợp
với nhau bằng cách sử dụng các liên từ hoặc các hậu tố để tạo thành các mối
quan hệ logic giữa các câu.
Ví dụ:
(34) 공부 안 하면 시험을 잘 볼 수 없다.
Trong tiếng Việt, các câu có chứa biểu hiện phủ định được kết hợp với
nhau bằng cách sử dụng các liên từ để tạo thành các mối quan hệ logic giữa các
câu.
Ví dụ:
(35) Nếu không thích thì không đi cũng được.

II. Điểm khác biệt


1. Sự khác nhau về vai trò và cách kết hợp với các từ khác trong câu
Sự khác nhau về loại từ của biểu hiện phủ định ảnh hưởng đến vai trò và
cách kết hợp với các từ khác trong câu. Biểu hiện phủ định “안” trong tiếng Hàn
Quốc là một phó từ và chỉ có thể đứng trước động từ hoặc tính từ trong câu. Biểu
hiện phủ định “không, chẳng/chả” trong tiếng Việt là các từ độc lập, nên có thể
thay đổi đa dạng vị trí trong câu theo một số quy tắc kết hợp nhất định.
2. Sự khác nhau trong cách biểu hiện thời của hai biểu hiện phủ định
Biểu hiện phủ định “안” trong tiếng Hàn Quốc và biểu hiện phủ định “không,
chẳng/chả” trong tiếng Việt đều có thể biểu hiện ở các thời khác nhau trong ngôn ngữ.
Tuy nhiên, cách biểu hiện thời của biểu hiện phủ định giữa hai ngôn ngữ có sự khác
nhau
Trong tiếng Hàn Quốc, thời của biểu hiện phủ định được xác định bởi hậu
tố của động từ hoặc tính từ mà nó ghép với.
Ví dụ: (36)

13
a. 식사를 안 먹었다.
b. 식사를 안 먹다.
Trong tiếng Việt, thời của biểu hiện phủ định được xác định bởi các trợ từ
được sử dụng cùng với động từ hoặc tính từ mà nó đứng trước.
Ví dụ: không thích (không thích ở hiện tại), không đi đâu cả (không đi ở
hiện tại tiếp diễn), sẽ chẳng ăn gì (không ăn ở tương lai), v.v.

3. Khác nhau trong cách biểu hiện thể của biểu hiện phủ định
Biểu hiện phủ định “안” trong tiếng Hàn Quốc và biểu hiện phủ định
“không, chẳng/chả” trong tiếng Việt đều có thể biểu hiện ở các thể khác nhau
trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, cách biểu hiện thể của biểu hiện phủ định giữa hai
ngôn ngữ cũng có sự khác nhau.
Trong tiếng Hàn Quốc, thể của biểu hiện phủ định cũng được xác định bởi
hậu tố của động từ hoặc tính từ mà nó ghép với.
Ví dụ:
안 좋아하지 마세요 (đừng không thích ở thể mệnh lệnh lịch sự)
안 먹으려고 했는데 (định không ăn ở thể ý định), v.v.
Trong tiếng Việt, thể của biểu hiện phủ định được xác định bởi các trợ từ
hoặc các thành ngữ được sử dụng cùng với động từ hoặc tính từ mà nó đứng
trước.
Ví dụ: không tốt hơn (không tốt hơn ở thể so sánh), chẳng đi được (không
đi được ở thể khả năng), chả ăn làm sao (không ăn làm sao ở thể cách thức), v.v

4. Tầm tác động của các yếu tố phủ định


4.1, Biểu hiện phủ định “안”
Giải thích tại sao có sự khác nhau về từ láy trong tiếng Việt và tiếng Hàn:
Yếu tố phủ định “안” trong tiếng Hàn có tác động lớn đến ý nghĩa của
câu. Nó được sử dụng để phủ định trực tiếp cho vị ngữ đứng sau nó. Ví dụ, “
김치를 먹는다” có nghĩa là “Tôi ăn Kimchi”, nhưng khi thêm “안” trước động
từ, câu trở thành “김치를 안 먹는다”, có nghĩa là "Tôi không ăn Kimchi".

14
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng “안” không được dùng với một số động từ và
tính từ nhất định. Ví dụ, “안” không được dùng với động từ “이다”, mà phủ định
của động từ “이다” là "아니다". Ngoài ra, “안” không thể chen vào giữa tân ngữ
và động từ.
Ngoài ra, một số động từ và tính từ như “알다” (biết), “모르다” (không
biết), “없다” (không có), “있다” (có), “아름답다” (đẹp), “공부하다” (học)
không đi với cấu trúc “안 + Động tính từ“, nhưng lại đi với cấu trúc “Động
từ/tính từ + 지 않다”.
Như vậy, việc hiểu rõ tác động của yếu tố phủ định “안” là rất quan
trọng để nắm bắt chính xác ý nghĩa của câu trong tiếng Hàn.

4.2, Biểu hiện phủ định “Không, chẳng/chả”

Từ phủ định “không”, “chẳng/chả” có thể làm thành câu không có chủ
ngữ, có thể tác động lên phần còn lại của câu. Ngoài ra, từ phủ định “không”,
“chẳng/ chả” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối hay phủ định toàn bộ, và chúng
còn có thể kết hợp với từ “phải”.

KẾT LUẬN

Tiếng Hàn và tiếng Việt thuộc những loại hình ngôn ngữ khác nhau với
những đặc trưng khác nhau, vì những đặc điểm ngôn ngữ này, người học tiếng
Hàn và tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận biểu hiện phủ định.
Bài tiểu luận này đã xác định những điểm giống và khác nhau của biểu hiện phủ
định “안“ trong tiếng Hàn và biểu hiện tương đương “không, chẳng/chả” trong
tiếng Việt.
Thông qua chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai yếu tố
trên, tôi hy vọng bài tiểu luận này sẽ giúp người học hiểu được nhưng có đặc
trưng tương đồng và khác biệt rõ của biểu hiện phủ định “-안” trong tiếng Hàn và
các biểu hiện tương đương “không, chẳng/chả” trong tiếng Việt. Những kiến thức

15
này sẽ hạn chế ở mức thấp nhất các lỗi diễn đạt, giúp ích cho người học trong
việc giao tiếp và dịch thuật giữa hai ngôn ngữ.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bùi Thị Oanh (2018), 한국어와 베트남어의 부정법 대조 연구, 북경대학교 대학


원, 석사학위논문.

2. Nguyễn Văn Thành (2020), 한국어와 베트남어 부정표현 대조 연구, 영남대학교


대학원, 석사학위 논문.

3. Trần Thị Thanh Phương (2010), 한국어-베트남어 부정표현 대조 연구, 전남대학


교 대학원, 석사학위논문.

4. 인준희 (2010), 한국어과 중국어의 부정법 대비 연구, 건국대학교 대학원,


석사학위논문

5. Jeong Mu Young (2008), Tìm hiểu về phủ định trong tiếng Việt và tiếng Hàn, Tạp
chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 15

6. Phạm Quỳnh Giao, Điều tra lỗi dùng câu phủ định của người Việt học tiếng Hàn
Quốc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn
ngữ và quốc tế học tại Việt Nam

7. Lý Bảo Mỵ (2015), Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Luận
văn Thạc sĩ ngôn ngữ học

17
18
19

You might also like