You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


NGÀNH VIỆT NAM HỌC (CN: DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH)

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH


MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Chủ đề: Hồi giáo trong nền văn minh Ả Rập
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Long
Nhóm thực hiện nhóm: 1
Số thành viên: 8
Nhóm trưởng: Đoàn Kiều Anh
STT TÊN MSSV ĐIỂM QUÁ TRÌNH
1 Đoàn Kiều Anh 32200107
2 Nguyễn Ngọc Phương Anh 32200156
3 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 32200155
4 Phạm Thị Mỹ Lài 32200180
5 Trần Thanh Hùng 32200195
6 Lý Nguyễn Thái Bảo 32200141
7 Nguyễn Hoài Bảo 32200144
8 Hoàng Minh Nguyệt 322001
HỒI GIÁO TRONG NỀN VĂN MINH Ả RẬP
1. Sự hình thành của Hồi giáo
1.1 Sự hình thành của Hồi giáo gắn liền với quá trình thành lập Ả Rập
- Nhà nước Ả Rập thành lập vào thế kỷ thứ VII và thứ VIII sau CN, từ đó Hồi Giáo
cũng được thành lập do Mohamed truyền bá.
1.2 Sơ lược về Hồi Giáo
- Islam” có nghĩa là “thuận tòng”, “tuân theo”, tức là thuận tòng thánh Allah tối
thượng và duy nhất, tuân theo vị sứ giả của Thánh Allah: Mohamed. Islam giáo
(trước đây quen gọi là Hồi giáo) do Mohamed sáng lập. Đạo Hồi tiếng Ả Rập gọi
là Islam nghĩa là “phục tùng”, về sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này
nên ta gọi là đạo Hồi.
- Mohamet người thành lập đạo Hồi, có xuất thân từ bộ lạc có thế lực Mecca. chào
đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập
Mohamed là con của Abdallah, một thương gia giàu có ở Mecca. Nhưng cha ông
đã mất 2 tháng trước khi Mohamed chào đời sự nghiệp phá sản và bệnh tật. Mẹ
ông cũng qua đời khi ông lên 6.
Mohamed tinh thông về quân sự như: cởi ngựa, bắn cung, đấu kiếm, đô vật và
ngay cả mưu lược chiến thuật và phương cách bày binh bố trận vì cuộc sống của
ông luôn phải đối mặt với bọn cướp tấn công đoàn hàng của chú mình.

- Quá trình truyền bá đạo ở bán đảo Ả Rập


 Từ năm 610, Mohamed bắt đầu truyền bá đạo Islam. Khi truyền đạo,
Mohamed còn lên án giới chủ nô và giới cho vay lãi ở Mecca, giúp đỡ về
vật chất cho người nghèo, trẻ mồ côi, góa phụ…Ông tuyên bố: việc cho
chuộc hay trả tự do cho nô lệ là việc thiện. 
 Năm 622, Mohamed cùng các đệ tử đến thành Yatơrip để tiếp tục truyền
đạo. (năm thứ nhất của kỷ nguyên hồi giáo).
 Tình hình ở Yatơrip lúc đó rất thuận lợi cho việc phát triển ảnh hưởng
chính trị của Mohamed. Yatơrip là một vùng nông nghiệp phát triển và là
trung tâm thủ công nghiệp, nhưng ở đó lại đang diễn ra cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa hai bộ lạc để giành địa vị thống trị. Người của cả hai bên đã
nhờ Mohamed, nhà tiên tri của Thánh Allah, giải quyết tranh chấp. Nhờ tài
trí của mình, ông nhanh chóng chiếm được cảm tình của dân chúng và trở
thành người đứng đầu thành phố.
 Nhiều bộ lạc thừa nhận ông là thủ lĩnh và tình nguyện theo ông. Người
Mecca nhận rõ thế yếu của họ.
 Năm 630, Mohamed lại đưa quân đến Mecca. Người Mecca đã ký một hoà
ước, chịu thừa nhận quyền lực của Mohamed và chấp nhận Islam giáo.
Mecca được thừa nhận là thánh địa, đền Kaaba trở thành thánh tích chính
của Islam giáo. Mohamed trở thành người cai trị tối cao trên toàn bán đảo.
2. Các nhánh của Hồi Giáo
Người hồi giáo chia thành 2 nhánh chính: dòng Sunni và Shiite
2.1 Phái Sunni
- Một số tín đồ cho rằng chỉ có Ali, em con chú và là con rể của Mohamed mới
xứng đánh được cử làm Calipha, còn những người khác là không hợp pháp vì
không phải dòng dõi của tiên tri. Như vậy bộ phận tín đồ ấy tạo thành phe phái
chính tên là Sunni còn có nghĩa là đảng phái.
- Phái Sunni là phái hồi giáo chính thống, đa số các tín đồ Hồi giáo theo phái này.
2.2 Phái Shiite
- Năm 611, Ali bị ám sát. Đến năm 680, con trai của ông là Huxen cũng bị sát hại.
Phái Shiite hết sức thương tiếc cha con Ali. Và phái này coi nơi thờ hai người này
là nơi thiêng liêng thứ ba sau Kaaba và lăng Mohamed. Phái đã trở thành phái
quan trọng của Hồi Giáo.
- Phái Shiite chủ yếu được truyền bá ở Irắc, Iran, Yemen, Adecbaigian, Tajikistan.

3. Giáo lý cơ bản của đạo Hồi


- Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ
là chúa Ala.
- Còn Mohamed là người được Allah giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ
là sứ giả của Alah và tiên tri của tín đồ. 
- Giáo lý Islam giáo tập trung trong kinh Koran (nghĩa là đọc thuộc lòng), ngoài ra
còn có 2 cuốn sách là Sunna và Hadish (chủ yếu nói về hành vi, cử chỉ, cách đối
xử của Mohamed trong quá trình truyền đạo).
- Kinh Koran được chia thành 114 chương. Kinh được đề cập đến nhiều lĩnh vực.
Do đó đối với người Ả Rập tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi tri thức khoa
học. Pháp luật của Ả Rập lấy kinh Koran làm giáo lý.
- Hồi giáo tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác nhất là Do Thái, và bắt
chước một số nghi thức của Do Thái. 
- Đạo Hồi không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối không thờ ảnh tượng vì học
quan niệm rằng Allah tỏa khắp mọi nơi, không có một hình tượng nào của thể thể
hiện được Allah.
- Về quan hệ trong gia đình, thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất
là 4 vợ và không được lấy nàng hầu. Riêng Mohamed thì ngoại lệ Ông có 10 vợ
và 2 nàng hầu.
Nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định (5 điều rường cột):
- Biểu lộ đức tin ( 6 luật tính: tin thánh Allah, tin thiên sứ, tin kinh điển, tin kiếp
sau, tin tiên định, tin sứ giả).
- Cầu nguyện: Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm.
Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần.
- Trai giới  trong tháng Ramadan: Mỗi năm đến tháng Ramadan phải trai giới 1
tháng, tháng Ramađan 9 lịch Hồi. Suốt 29 ngày của tháng Ramadan, từ khi mặt
trời mọc đến khi mặt trời lặn, tín đồ phải nhịn ăn, uống, hút thuốc và những ham
muốn khác.
- Bố thí: Nhờ cầu nguyện mà chúng ta đi được nửa đường tới Chúa, nhờ trai giới
chúng ta tới được cửa thiên cung của ngài, nhờ bố thí mà chúng ta vào được thiên
cung.
- Hành hương: Trong suốt đười người nếu có khả năng phải đi hành hương đến
Caaba một lần.

4. Ảnh hưởng của Hồi giáo trong xã hội đương thời và ngày nay

- Tích cực:

 Ra đời đúng lúc, đáp ứng được yêu cầu lịch sử của bán đảo Ả Rập lúc bấy giờ
(nhu cầu thống nhất quốc gia)- ví dụ là sự hình thành của đế chế Ottoman- một
đất nước Hồi giáo, từng cai trị một khu vực rộng lớn ở Trung Đông kéo dài 400
năm.
 Một số tục lệ lạc hậu của các bộ lạc được xoá bỏ sau khi Islam giáo ra đời: tục
chọc mù mắt một số con vật để tránh vía dữ, cột lạc đà vào cạnh người chết, chôn
sống trẻ gái sơ sinh, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một chừng mực nào đó
(thừa kế tài sản…)
 Luật lệ không gò bó, phức tạp, nhất là không có tầng lớp tăng lữ, thầy tu. Do đó,
Islam giáo lúc đầu thu hút được đông đảo dân nghèo và nô lệ tham gia.
 Thời kì đầu khi pháp luật chưa ra đời những điều trong Koran được xem như
Pháp luật tại Ả Rập, về sau dù đã hình thành pháp luật thì vẫn lấy Kinh Koran để
làm nguyên tắc cốt lõi, ngoài ra chúng còn định hình nề nếp sống hằng ngày của
người dân theo đạo theo đúng khuôn khổ.

- Hạn chế:

 Do tính chất độc thần tuyệt đối nên tín đồ đạo Islam đối xử khắc nghiệt với những
người theo các tôn giáo khác, cấm kết hôn với người theo đa thần giáo.
 Đề cao tính chất bạo lực trong quá trình truyền đạo (xuất phát từ hoàn cảnh ra đời)
– nhiều đối tượng cực đoan khủng bố theo đạo tạo cái nhìn không tốt về đạo
 Thừa nhận chế độ đa thê, cho phép lấy nhiều nhất là 4 vợ (nhưng không cho lấy
nàng hầu). Riêng Môhamét thì ngoại lệ: có 10 vợ và 2 nàng hầu – cho thấy dù
quyền lợi người phụ nữ đã được cải thiện, song đạo vẫn còn quan niệm trọng nam
hơn nữ.
 Sự bất bình đẳng với phụ nữ vẫn được duy trì trong xã hội ngày nay: phụ nữ
không được tự đề xuất ly hôn, phải phục tùng chồng, ra khỏi nhà phải mang mạng
che mặt…

5. Tại sao phụ nữ Hồi giáo phải mang mạng che mặt:

- Từ hijab có nghĩa là “màn che” hoặc “che giấu, che khuất” trong tiếng Ả Rập.
Hiajab cũng có thể đề cập đến quy tắc ăn mặc của đạo Hồi, tròn trường hợp nó
truyền đạt mức độ khiêm tốn được thể hiện bởi một phụ nữ Hồi giáo. Theo truyền
thống Hồi giáo, phụ nữ đeo khăn quàng cổ ( khăn trùm đầu) có thể được thực thi
một cách hợp pháp hoặc được coi là sự lựa chọn của phụ nữ.
- Một số phụ nữ Hồi giáo cho rằng việc đeo hijab giúp người khác tập trung vào sự
thông minh và tính cách của họ, thay vì phán xét các đặc điểm bên ngoài như sự
giàu có, sắc đẹp hoặc tình dục.
6. Quá trình đạo Hồi du nhập vào Việt Nam:
- Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII. Nếu
so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào
Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hòa bình" qua những thương nhân Ả Rập,
Ấn Độ... Những thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão
bằng chiến tranh với công thức "thanh gươm - vó ngựa - kinh Koran".
- Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau. Theo Tống sử
Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu
nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả
định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành.
- Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc
Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng
nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng Hồi giáo không phát
triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ
mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn
nghìn năm không dễ gì thay đổi. Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng
trước năm 1470, Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.
- Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở
rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm
buôn bán của Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia ,
Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị
Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là
môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập vào đất này
đông hơn.

You might also like