You are on page 1of 3

ĐẠO HỒI

Bối cảnh ra đời:  Xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII
Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam
(tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ).
Quá trình ra đời của đạo Hồi và bước đầu phát triển của nó gắn liền với quá trình thống
nhất bán đảo Ả Rập và hình thành nhà nước. Ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã
hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có
giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong
bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc
thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ trước.

Học thuyết tư tưởng:


Chủ nghĩa nhất thần
Tín đồ Hồi giáo tin rằng chỉ có Ala mà họ tín ngưỡng mới là Thiên Chúa duy nhất. Ngoài
Allah, không có thiện thần nào khác.
 Hồi giáo có cái nhìn thù địch một cách cực đoan đối với đa thần giáo, xem Phật
giáo vô thần cũng là đa thần giáo.
 Hồi giáo chỉ tín ngưỡng Thiên Chúa Allah của Mohammed và chỉ chấp
nhận Thánh kinh  Mohammed truyền dạy.
Kinh Coran, tiếng Ả Rập viết là “Qur’an” nghĩa là “bài học” , “bài giảng” , trong
đó ghi lại những lời nói của Mohamet mà theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán
bảo của chúa Ala,  cơ sở để xây dựng luật pháp ở Ả rập
Quan niệm về con người: con người có 2 phần: thể xác (tạm thời) và linh hồn (bất tử).
Cuộc sống trần gian chỉ là ngưỡng cửa để bước vào các cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới
bên kia. -> cũng có ngày phục sinh, ngày phán xét cuối cùng như Do Thái giáo, Kito
giáo.
Quan hệ gia đình: đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê, cho phép mỗi tín đồ nam lấy 4 vợ,
không được lấy người theo Đa thần giáo, nàng hầu.

Giáo luật: ngũ trụ ( 5 điều rường cột)


Đạo Hồi có 6 tín ngưỡng lớn gọi là “lục tín”
+ Tin thánh Ala: thờ thánh Alla là duy nhất, không còn vị thần nào khác
+ Tin thiên sứ: các thiên sứ trung thành chấp hành mọi mệnh lệnh của thánh Ala, ghi
chép các hành vi thiện ác của con người.
+ Tin kinh điển: tin kinh Coran
+ Tin sứ giả: phải tôn sung Mohamet, sứ giả, nhà tiên tri của Ala
+Tin kiếp sau: tin con người có thể sống lại và chịu sự phán xét của Thánh vào ngày tận
thế. Có thiên đường và địa ngục.
+ Tin tiền định: là hạt nhân của thuyết định mệnh Islam giáo. Các tín đồ Islam giáo tin
rằng số phận con người do Thánh Allah an bài, con người không cưỡng lại được
Được hình thành dựa trên 5 bổn phận, 5 cột trụ, bao gồm:
Cầu nguyện: tất cả tín đồ Islam giáo mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa,
chiều, tối và đêm
Trai giới (ăn chay): mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới 1 tháng - tháng
Ramađan là tháng thứ 9 của lịch Islam giáo.
Bố thí:  xây cất thánh đường, bù đắp những khoản chi tiêu thiếu hụt của chính quyền, bố
thí cho người nghèo, người goá bụa, trẻ mồ côi, người mới nhập đạo, người mắc nợ vì
hiếu thảo…
 Hành hương: bắt buộc tất cả các tín đồ theo đạo ít nhất trong đời một lần phải đến
Caaba.

Tích cực:

+ Ra đời đúng lúc, đáp ứng được yêu cầu lịch sử của bán đảo Ả Rậplúc bấy giờ (nhu cầu
thống nhất quốc gia)

+ Một số tục lệ lạc hậu của các bộ lạc được xoá bỏ sau khi Islam giáo ra đời: tục chọc mù
mắt một số con vật để tránh vía dữ, cột lạc đà vào cạnh người chết, chôn sống trẻ gái sơ
sinh, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một chừng mực nào đó (thừa kế tài sản…)

+ Luật lệ không gò bó, phức tạp, nhất là không có tầng lớp tăng lữ, thầy tu. Do đó, Islam
giáo lúc đầu thu hút được đông đảo dân nghèo và nô lệ tham gia.

Hạn chế:

+ Do tính chất độc thần tuyệt đối nên tín đồ đạo Islam đối xử khắc nghiệt với những
người theo các tôn giáo khác, cấm kết hôn với người theo đa thần giáo.

+ Đề cao tính chất bạo lực trong quá trình truyền đạo (xuất phát từ hoàn cảnh ra đời)

+ Thừa nhận chế độ đa thê, cho phép lấy nhiều nhất là 4 vợ (nhưng không cho lấy nàng
hầu).

+ Duy trì sự bất bình đẳng với phụ nữ: phụ nữ không được tự đề xuất ly hôn, phải phục
tùng chồng, ra khỏi nhà phải mang mạng che mặt…

 Quá trình truyền bá đạo Islam thường thông qua hai con đường:

+ Cưỡng bách: gắn với những cuộc chiến tranh chinh phục của các tín đồ Islam giáo
(Trên lãnh thổ đế quốc Ả Rập, Ấn Độ)
+ Qua hoạt động thương mại, hôn nhân…, mang màu sắc hòa bình (khu vực Đông Nam
Á)

Giống nhau:
 Đều là tôn giáo thờ độc thần.
 Tin vào truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc phán
xét cuối cùng, thiên thần, quỷ Satang. Đều là tôn giáo thờ độc thần.
 Một số nghi thức và tục lệ như trước khi cầu nguyện phải rửa mặt, tay chân,
khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phải phủ phục trán chạm
đất, cấm ăn thịt heo, chó, các con vật chết vì bênh, thịt cúng thần và cấm uống
rượu.
Khác nhau:
 Không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm Ala tỏa khắp mọi nơi, không một hình
tượng nào có thể thể hiện được Ala.
 Bởi vậy, trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả Rập chứ không có
tượng và tranh ảnh.

You might also like