You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ
GIỚI

Mã học phần: HIS1053 10 (3 tín chỉ)


Lớp học phần: thứ 2, tiết 1 – 3

Đề tài:
Sự truyền bá của Hồi giáo – nguyên nhân, đặc điểm, hệ quả

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hà Minh – 21031770

HÀ NỘI, 2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ
GIỚI

Mã học phần: HIS1053 10 (3 tín chỉ)


Lớp học phần: thứ 2, tiết 1 – 3

Đề tài:
Sự truyền bá của Hồi giáo – nguyên nhân, đặc điểm, hệ quả

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hà Minh – 21031770

HÀ NỘI, 2023
Mục lục

I. NGUYÊN NHÂN .........................................................................2

1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN: ...................................................2

2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN: ........................................................3

II. ĐẶC ĐIỂM ..................................................................................4

III. HỆ QUẢ .......................................................................................4

1. TÍCH CỰC ....................................................................................4

2. TIÊU CỰC ....................................................................................5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................6


I. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân khách quan:
Lịch sử bành trướng và phát triển của đạo Hồi luôn luôn gắn liền với
chiến tranh và bạo lực. Giai đoạn từ đầu thế kỉ VII đến giữa thế kỉ VIII là
giai đoạn Ả Rập đi xâm lược các nước khác. Những thương gia Ả Rập là
những người đa tài, họ chẳng những là những thương gia rành nghề mà còn
là những quân nhân thiện chiến, kỹ luật và còn là những người lãnh đạo
quần chúng. Vào giữa thế kỷ VII, gặp cơ hội đạo Hồi nở rộ, nhiều bộ lạc Ả
Rập, nhất là Quraysh và Bedouin, đã nhanh chóng nhập cuộc lấy tôn giáo
làm phương tiện khuếch trương lãnh thổ để thay đổi môi trường sinh sống
tại bán đảo Ả Rập. Đến giữa thế kỷ VIII, Ả rập trở thành một đế quốc có
lãnh thổ rộng lớn. Ở những nơi bị Ả rập chiếm đóng, cư dân nơi đó dần dần
theo đạo Hồi, cũng từ đây nhiều tập tục được ra đời, nhiều nhà thờ Hồi giáo
cũng được xây dựng nên. Tiếng Ả Rập dần trở nên phổ biến và chở thành
một thứ ngôn ngữ linh thiêng. Trên đường chinh phục các nước mọc lên
hàng loạt những thánh thất làm khu vực trung tâm của cộng đồng Hồi giáo
trong các thành phố, các khu doanh trại.

Tới khi triều đại Abát được thành lập, kinh đô của Ả Rập được chuyển
về thành phố Bátđa, đồng nghĩa với việc đặt các trung tâm Hồi giáo vào nơi
truyền thống văn hoá Ba Tư cổ đại. Trung tâm Hồi giáo nằm trên ngã tư
đường buôn bán, vị trí giao thoa của nhiều những nền văn minh khác nhau,
khiến nó vừa cổ điển vừa hỗn tạp, vừa là trung tâm, vừa là môi giới giữa các
nền văn minh trên thế giới. Ngôn ngữ Ả Rập cũng được sử dụng rộng rãi
hơn, trở thành công cụ giao tiếp phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền bá đạo Hồi.

2
Sau nhiều năm, thế giới Hồi giáo liên tiếp bị đe doạ. Tưởng như sẽ bị
tiêu diệt nhưng ngược lại, ảnh hưởng của đạo Hồi càng được mở rộng. Sự
xuất hiện của ngành Tuốt Ốtôman trở thành điểm tựa cho thế giới Hồi giáo,
là đỉnh cao cũng như thời kì quan trọng nhất trong lịch sử đạo Hồi. Tuy
được thực hiện dưới dạng cưỡng bức, nhưng việc sự cưỡng bức này là sự
cưỡng bức không hoàn toàn đã bảo đảm cho sự truyền bá tôn giáo mới. Tất
cả các nhân tố kinh tế - xã hội, tâm lý, sự suy tàn của các tín ngưỡng địa
phương, quyền lợi của các giai cấp,… đều liên hệ mật thiết một cách chồng
chéo thúc đẩy sự truyền bá khủng khiếp của đạo Hồi.

2. Nguyên nhân chủ quan:


Giáo lý đạo Hồi mang bản chất là hướng thiện, kéo con người khỏi
những điều xấu xa, là sản phẩm tinh thần được sinh ra từ chính niềm tin của
người dân Ả Rập. Từ thời cổ xưa, người Ả Rập đã chấp nhận niềm tin của
Abraham, nghĩa là tin có Thiên Chúa (Allah), tin có Thiên đàng và Hoả
ngục, cũng như tin có thiên thần,… Ý niệm thánh chiến (Jihad) và ý niệm
tử đạo (Martyrdom) vô cùng phù hợp với tính cách rất hung dữ của người
Ả Rập bởi họ đã quen với đời sống đầy rẫy hiểm nguy tại đây. Văn thơ trong
kinh Koran đối với người Ả Rập là những áng thơ văn tuyệt tác, những vần
thơ đó rất hấp dẫn vì rất hợp với khiếu thẩm mỹ văn chương của họ. Nhưng
điều đặc biệt nhất mà chỉ đạo Hồi mới có, đó là chính là khi các chiến binh
chết trận hay tử đạo, họ sẽ được các cô gái tuyệt đẹp tiếp đón ở trên Thiên
Đàng. Niềm tin độc đáo này đã trở thành yếu tố tâm lý thúc đẩy sự dũng
mãnh của các chiến sĩ trong những cuộc thánh chiến. Nhờ tính cuồng đạo,
những đoàn quân Hồi giáo đã lập lên những kỳ tích khiến cho cả thế giới
phải kinh hoàng.

3
II. Đặc điểm
Ở các nước nằm dưới sự thống trị của Ả Rập, đạo Hồi được tiếp nhận
và dần dần hình thành nên những tập tục mang nét đặc trưng riêng của đời
sống sinh hoạt xã hội Hồi giáo:

- Cùng ăn chay tháng Ramađan.


- Cùng kiêng kị (không uống rượu, không ăn thịt chó, thịt lợn).
- Y phục riêng (chiếc khăn trùm đầu, chiếc áo khoác rất dài và rộng,
phụ nữ dùng mạng che mặt).
- Tiếng A Rập được truyền bá.
- …

Người A Rập còn tạo ra những không gian Hồi giáo với những thánh
thất có những vòm trọn nhọn độc đáo. Thánh thất Đamát xây dựng vào năm
705 đã trở thành khuôn mẫu chung cho thánh thất của đạo Hồi. Bátđa trở
thành khuôn mẫu cho những thành phố, cung điện sẽ xây dựng sau này.

Sự truyền bá của đạo Hồi trải qua 3 giai đoạn: đầu TK VII – giữa TK
VII, giữa TK VIII – 1050, giữa TK XI – giữa TK XIII. Qua thời gian dài
phát triển hùng mạnh, Hồi giáo không ngừng bành trướng rộng rãi, chia
thành hai dòng chính là phái Xumu và phái Siít (Shiite). Hiện nay, Hồi giáo
đã trở thành một trong những tôn giáo lớn mạnh nhất với số lượng tín đồ
đông đúc ở nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời đã và đang có những ảnh
hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội.

III. Hệ quả
1. Tích cực
Sự bành trướng vũ bão của đạo Hồi đã góp phần khiến nó trở thành tôn
giáo độc thần thứ 2 chỉ sau Công giáo. Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín
đồ đông nhất thế giới (trên 1,3 tỷ tín đồ), có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất

4
cả các châu lục. Số lượng tín đồ tăng mạnh đã làm tăng lên cả những giá trị
về văn hoá và tinh thần. Điều này đã đáp ứng được những yêu cầu lịch sử
của bán đảo Ả Rập, xoá bỏ một số tục lệ lạc hậu, không gò bó, phức tạp, thu
hút được đông đảo nhân dân lao động nghèo khó và nô lệ tham gia.

2. Tiêu cực
Sau khi bị phương Tây dồn vào đường cùng, chủ nghĩa Hồi giáo không
còn con đường nào ngoài khủng bố. Vì tính độc thần tuyệt đối mà tín đồ đạo
Islam đối xử hà khắc với tất cả người theo những tôn giáo khác, ngăn cấm
hôn nhân với người theo đa thần giáo. Đạo Hồi còn duy trì những bất bình
đẳng với phụ nữ: phụ nữ không được tự ý yêu cầu ly hôn, phải phục tùng
chồng, rời khỏi nhà phải đeo mạng che kín mặt mũi, thừa nhận chế độ đa
thê,… Ngày nay, với sự phân hoá càng gia tăng, đã làm phát sinh nhiều trào
lưu Hồi giá , trong đó có các trào lưu Hồi giáo cấp tiến, Hồi giáo cực đoan.
Đó chính là cội nguồn của các nhóm Hồi giáo khủng bố hiện nay, tấn công
lại các nhóm Hồi giáo khác đồng thời chống lại nước Mỹ và phương Tây.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, với sự bùng nổ không ngừng số
lượng tín đồ Hồi giáo trên thế giới làm cho dạng thức thuần nhất của Hồi
giáo thời Mohammad khó duy trì được mà đã có sự biến dạng sang những
cộng đồng (Jamah) ngăn cách khỏi chế độ xã hội của mỗi quốc gia. Bên
cạnh đó, một số tổ chức Hồi giáo mới được thành lập gần đây như IS,
Taliban… đang nổi lên như một lực lượng theo chủ nghĩa Hồi giáo cực
đoan.

5
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Gia Phu, N.V.A, Đ.Đ.H, T.V.L. (2005). Lịch sử Thế giới
Trung đại. Hà Nội: NXB Giáo dục.
2. Will Durant, (2018), Lịch sử văn minh Ả Rập, NXB Hồng Đức (bản
dịch).
3. Vũ Dương Minh. (2010). Lịch sử Văn minh thế giới. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.

The end!

You might also like