You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG



Ho Chi Minh City University of Foreign Languages -


Information Technology

BÀI THU HOẠCH

MÔN: CÁC VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC HỌC VÀ TÔN GIÁO

ĐỀ TÀI: ĐẠO TIN LÀNH CỦA NGƯỜI KINH Ở KHU VỰC


MIỀN NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thảo

Nhóm: 07 (Thứ 4 tiết 9-10) Lớp: NB1801

Tp. Hồ Chí Minh, 12/6/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG



Ho Chi Minh City University of Foreign Languages -


Information Technology

BÀI TIỂU LUẬN

NHÓM: 07 LỚP: NB1801 (THỨ 4 TIẾT 9-10)


Danh sách thành viên
Stt Họ tên Mã số sinh Số thứ Điểm số
viên tự
1 Huỳnh Trần Gia Thịnh (nhóm trưởng) 18DH690713 28
2 Nguyễn Thị Hoài Phương 18DH690867 22
3 Trần Mỹ Duyên 18DH690877 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

GV chấm lần 1 GV chấm lần 2

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC RA ĐỜI, KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT
NAM ....................................................................................................................................................... 3
1.1 Khái niệm..................................................................................................................................... 3
1.2 Nguồn gốc ra đời ......................................................................................................................... 3
1.3 Quá trình du nhập vào Việt Nam .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH CỦA NGƯỜI KINH Ở VIỆT NAM ............ 9
2.1 Sự phát triển và những dấu mốc quan trọng của đạo Tin lành tại Việt Nam ....................... 9
2.1.1 Trong thời kỳ chiến tranh ................................................................................................... 9
2.1.2 Sau khi đất nước thống nhất ............................................................................................. 14
2.2 Đặc trưng của tôn giáo này với tín đồ là người Kinh............................................................. 15
2.2.1 Chức sắc và tổ chức giáo hội ............................................................................................. 15
2.2.2 Biểu tượng........................................................................................................................... 15
2.2.3 Kiến trúc ............................................................................................................................. 16
2.2.4 Giáo lý và kinh thánh......................................................................................................... 17
2.2.5 Đức tin ................................................................................................................................. 18
2.2.6 Những điều cấm kỵ ............................................................................................................ 19
2.2.7 Những ngày lễ ..................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3 SO SÁNH ĐẠO TIN LÀNH VÀ ĐẠO CÔNG GIÁO ............................................... 21
3.1 Những điểm chung .................................................................................................................... 21
3.2 Những điểm khác biệt ............................................................................................................... 21
3.2.1 Kiến trúc ............................................................................................................................. 21
3.2.2 Nội dung giáo lý .................................................................................................................. 21
3.2.3 Luật lệ và lễ nghi ................................................................................................................ 21
3.2.4 Tổ chức giáo hội ................................................................................................................. 22
3.2.5 Chuộc tội ............................................................................................................................. 22
3.2.6 Linh mục ............................................................................................................................. 22
3.2.7 Đức mẹ Maria ..................................................................................................................... 23
3.2.8 Phép Bí tích ......................................................................................................................... 23
3.2.9 Các Tông đồ, thiên sứ ........................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………...25

2
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC RA ĐỜI, KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH
DU NHẬP VÀO VIỆT NAM

1.1 Khái niệm


Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi
phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng
Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công
giáo Rôma, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther.
Trong khi đó tại Châu Âu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt
đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên
chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với Cựu giáo là Công giáo). Kháng
Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáo La
Mã và Chính Thống giáo Đông phương.

Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền
thần học của cuộc Cải cách Tin Lành. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền
của Giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải Truyền thống
thánh hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội) là
nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được
cứu rỗi.

1.2 Nguồn gốc ra đời


Đạo Tin lành bắt nguồn từ phong trào cải chánh Giáo hội ở thế kỉ XVI do tu sĩ
người Đức dòng Augustine là Martin Luther khởi xướng. Nguyên nhân là vì suốt thời
kỳ Trung Đại (Trung Cổ) tại Châu Âu, Giáo Hội Công Giáo La Mã nắm giữ quyền lực
tuyệt đối, với việc các Giáo hoàng tuyên bố quyền lực trên hết tất cả mọi tầng lớp và
sống như vua chúa. Sự tham nhũng và tham lam của những người đứng đầu Giáo hội
đã trở nên phổ biến. Từ năm 1095 đến 1204 các Giáo hoàng đã thông qua một loạt các
cuộc thánh chiến đẫm máu và tốn kém trong nỗ lực đẩy lùi sự đi lên của Hồi Giáo và
giải phóng Jerusalem. Qua nhiều năm, một số cá nhân đã cố gắng kêu gọi sự chú ý về
việc vi phạm và sử dụng sai thần học, chính trị, và nhân quyền của Giáo Hội La Mã.
Tất cả những người này đều bắt phải im lặng bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên
vào năm 1517, một tu sĩ người Đức tên là Martin Luther đã đứng lên chống lại giáo hội,
và nhiều người đã lắng nghe. Từ đây, Luther đến với Cuộc Cải Chánh Tin Lành, và thời
kỳ Trung Đại cũng khép lại.

3
Hình 1.1: Các nhánh của Kitô Giáo (Nguồn: Internet)

Những nhà cải chánh bao gồm Luther (1483-1546), Calvin (1509-1564), và
Zwingli (1484-1531) đã có sự khác nhau trong nhiều điểm tinh tế chuyên biệt về thần
học, nhưng họ đều nhất quán về việc nhấn mạnh thẩm quyền tối cao của Kinh Thánh
lên trên giáo hội truyền thống và chân lý rằng tội nhân được cứu nhờ ân điển chỉ bởi
đức tin chứ không phải việc làm (Kinh Thánh sách Ê-phê-sô chương 2, câu 8-9). Mặc
dù Công Giáo đã cố gắng làm mọi sự trở lại như trước tại Châu Âu, cùng với đó là một
loạt chiến tranh giữa những người chống đối (Tin Lành) và Công Giáo xảy ra sau đó,
tuy nhiên Sự Cải Chánh đã xóa bỏ thành công quyền lực của Giáo Hội Công Giáo La
Mã và giúp mở một cách cửa vào thời kỳ hiện đại.

Hình 1.2: Mục sư Martin Luther người khởi xướng ra đạo Tin Lành (Nguồn: Internet)

4
Hình 1.3: Chín mươi lăm luận đề của Martin Luther (Nguồn Internet)

1.3 Quá trình du nhập vào Việt Nam


Theo sách Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965) của Mục sư Tiến
sĩ Lê Hoàng Phu, đạo Tin Lành đã du nhập vào nước ta từ rất sớm.

“Trái với điều mọi người tin, các giáo sĩ Công Giáo La Mã không phải là những
đại diện đầu tiên của Cơ-Ðốc giáo vào Việt-nam. Các giáo sĩ của Nestorien đã thăm
viếng nước Việt-nam cổ trên đường sang Trung hoa, trước khi mãn thế kỷ thứ X. Theo
Sử Ðịa của Earisi, Loukin (Kinh thành Lou có lẽ là Hoa Lư, kinh đô nước Việt-nam vào
thế kỷ thứ 10) đã được thăm bởi Nedjran trong hành trình truyền giáo sang Trung hoa
năm 980. Tuy nhiên không có dấu hiệu chỉ rằng những giáo sĩ Nestorien đã hoàn thành
công trình đáng kể nào tại Việt Nam.

Trong đời Hoàng đế Lê Anh Tông (1557-1573), một thập tự giá rất cổ được tìm
thấy trong bức tường trong quá trình vẽ lại kiểu mấy ngôi đền thờ cổ. Theo báo cáo, sự
khám phá nầy đã gây một ấn tượng trên vị quân vương đến nỗi người hạ lịnh tiếp nhận
các giáo sĩ Công Giáo La mã, tạm thời bãi bỏ lệnh cấm đạo áp đặt năm 1553 bởi Lê
Trang Tông vào lúc mà hầu hết các xứ Ðông Nam Á lánh mặt họ. Dầu người Công Giáo
La Mã khởi sự công việc của họ tại Việt-nam vào thế kỷ thứ XVI và thành công trong
việc xây dựng một giáo hội mạnh trong thế kỷ XVIII, chẳng có nhà lãnh đạo Tin Lành
nào chú ý đến xứ nầy, ngay cả trong thế kỷ thứ XIX, thường được gọi là ‘thế kỷ quan
trọng của các Hôi Truyền giáo Tin Lành.’

5
George Bois, trong sách không xuất bản của ông về các Hội Truyền giáo Tin Lành tại
Ðông Dương, báo cáo rằng tùy theo những điều chung đoán của Jacques Pannier trong
cuốn khảo cứu cấp tốc tại Thư viện Quốc gia ở Hà-nội, có vài giáo sĩ Tin Lành đã đến
Ðông Dương vào thế kỷ thứ XVII. Một số người Tin Lành từ miền Picardie (miền Bắc
Pháp) đã vào phục dịch trong Công ty Hòa Lan và Ðông u như những thương gia, ủy
viên, chủ tàu và thủy thủ, binh sĩ và sĩ quan. Charles Martsingh, một thương gia và nhà
ngoại giao của nhóm nầy đã thiết lập sự định cư đầu tiên của Công ty trong vùng châu
thổ sông Hồng (Bắc kỳ). Năm 1794, J. H. Chaigeaux, một sĩ quan hải quân Tin Lành
cùng với các sĩ quan và kỹ thuật gia Pháp khác, đã gia nhập các lực lượng bao vây của
Gia-Long trong cuộc nội chiến khốc hại nhất tại Việt-nam, và trong 29 năm đã giúp
người tái thống nhất xứ sở và củng cố triều đại nhà Nguyễn. Sau ba năm về nghỉ hạn ở
Pháp, Chaigeaux trở lại Việt-nam vào năm 1821 như vị lãnh sự và đại biểu của chính
phủ Pháp, nhưng nhất định phải rời khỏi xứ năm 1821, hỏng việc bởi chính sách của
Minh Mạng đối với nước Pháp. Tuy nhiên, ông thành công trong việc giúp 4 giáo sĩ
Công Giáo La Mã bí mật đổ bộ lên miền duyên hải Nam Việt-nam. Sau cuộc chinh phục
Việt-nam bởi quân đội Pháp vào cuối thế kỷ thứ XIX, một số tuyên úy Tin Lành đã đến
xứ nầy phục vụ thời gian ngắn trong các đơn vị khác nhau, đặc biệt là đạo quân lê dương
ngoại bang.

Năm 1884, Hội truyền giáo Tin Lành ở các thuộc địa của Pháp gửi vị mục sư
đầu tiên đến thành phố cảng Hải Phòng để tổ chức một Hội thánh cho ‘các tín hữu Tin
Lành u châu’ cả dân chính lẫn quân nhân. Có hai Hội thánh khác đã được thiết lập sau
đó ở Hà-nội và Sàigòn (1902). Dưới sự lãnh đạo đắc lực của Adolphe de Richmond,
Jacques Pannier, D. de Saint André, T. Calas, C. D. Goekler… các Hội thánh nầy được
hưng thịnh cho đến ngày 9.3.1945, khi đạo quân Nhật bản lật đổ chính thể chung của
Ðông Dương, loại bỏ chính quyền Pháp và câu lưu tất cả những người có quốc tịch
Pháp. Tuy nhiên, những thật sự trên có rất ít hoặc chẳng có ảnh hưởng gì đến lịch sử
truyền giảng đức tin Tin Lành cho người Việt-nam. Dù đã ở Việt-nam lâu, Chaigeaux
chẳng bao giờ được công nhận là người Tin Lành, ông chỉ phục vụ quyền lợi của Gia
Long và của Pháp. Sự có mặt của những tuyên úy và mục sư dân chính trước thập niên
1920, người Việt-nam chẳng hề biết đến. Bị bắt buộc làm việc túi bụi bởi những đòi hỏi
của giáo dân u châu, họ chẳng có thời gian đảm trách công việc truyền giáo giữa người
Việt-nam. Vì thời gian phục vụ của họ tương đối ngắn, họ không thể học thấu đáo tiếng
Việt cũng chẳng thể giao thiệp cách có ý nghĩa với người dân bản xứ. Ngay cả người
Việt-nam nói tiếng Pháp cũng không được thu hút vào trong nhà thờ họ, có lẽ chỉ có
một trường hợp ngoại lệ. George Bois chỉ ghi nhận có một người trở lại đạo trước năm
1911, ấy là Trung sĩ Dương, nhưng không nói rõ ông Dương đã nghe Tin Lành ở Việt-
nam hay ở Pháp. Cũng rất thích thú mà ghi nhận rằng một số báo định kỳ đặc biệt “Ðức
6
tin và Ðời sống” (do Hội thánh Tin Lành tại Pháp xuất bản tháng 11.1906) mô tả những
nhu cầu của Ðông Dương, một tiếng gọi hùng biện được gửi đến các tín hữu Tin Lành
Pháp vì các dân tộc Ðông Dương. Mục sư Adolphe de Richmond, tác giả của bài báo
hiện hộ cho ba nguyên tắc truyền giáo, một vài điều có vẻ mới lạ trong thời kỳ đó vì
dân tộc (Việt-nam) nầy đã được ‘văn minh hóa trong vòng 15 thế kỷ’ rất cần người có
văn hóa cao để gánh vác công cuộc truyền giáo, họ phải cẩn thận lựa chọn địa điểm
truyền giáo để tránh tranh chấp với công trình của Công Giáo La Mã, họ phải giữ mình
đừng biến những người đến hỏi đạo ‘thành người Tin Lành’ nhưng thà hơn là gắng sức
‘biến cải tâm hồn họ’ chớ đừng thay đổi ‘nhãn hiệu tôn giáo’ của họ’. Dầu tín hữu Pháp
chậm đáp ứng với lời kêu gọi nầy và không đóng góp tích cực vào cố gắng truyền giáo
tại Việt-nam cho đến thời kỳ sau có hai tổ chức từ Anh quốc và Mỹ quốc chuẩn bị vào
trong công trường truyền giáo nầy (mà chưa ai đặt chân đến) ‘Thánh Thơ Công Hội’
(Anh quốc và Hải ngoại) và Hội Truyền Giáo Phước m Liên Hiệp.

THÁNH THƠ CÔNG HỘI: Sau một cố gắng không thành để khởi sự công việc
phiên dịch tại Sàigòn, Thánh Thơ Công Hội gửi ông Bonnet đến Ðà-nẵng (Tourane)
năm 1902. Ông nầy mua một miếng đất của ông Nguyễn văn Phúc, tọa lạc ở giữa nhà
ga xe lửa trung tâm thành phố và kho đạn. Một trung tâm nhỏ được thiết lập và từ đó
Bonnet phải có ít nhất ba nhân viên bán sách dạo (An, Lộ, và Yên) đi bán và phân phát
Tân Ước và các phần sách Tin Lành bằng Hán văn trong tỉnh Quảng nam, nhưng không
có kết quả tức khắc và cũng không có công tác thường xuyên được tán trợ trước năm
1911. Tuy nhiên Thánh Thơ Công Hội nầy đã siêng năng theo đuổi mục tiêu và vào
giữa thập niên 1920, đã trở thành đại lý lớn nhất ở Việt-nam để truyền bá sứ điệp Cơ-
Ðốc càng nhiều bằng những trang sách in.

HỘI TRUYỀN GIÁO PHƯỚC M LIÊN HIỆP: Ấy là một mục sư và lãnh tụ


truyền giáo Gia-nã-đại đã gây niềm hứng khởi cho các tín hữu sống ở Bắc Mỹ, phát
động một chương trình có hệ thống để đem sứ điệp Tin Lành đến Việt-nam. Trên cơ sở
thường xuyên. Hội Ðoàn được thiết lập năm 1889 và Hội Truyền Giáo Phước m Liên
Hiệp đã sai các giáo sĩ đầu tiên đến trong các xứ năm 1911.

NGƯỜI SÁNG LẬP: Albert B. Simpson, người sáng lập Hội Truyền Giáo Phước
m Liên Hiệp, sanh ngày 15 tháng 12 năm 1843 tại Bayvier, đảo Prince Edward, Gia-nã-
đại. Năm 21 tuổi, A.B. Simpson tốt nghiệp trường Ðại học Knox ở Toronto, trở nên
mục sư của Hội Trưởng Lão Knox tại Hamilton, Ontario.

HỘI TRUYỀN GIÁO PHƯỚC M LIÊN HIỆP TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1911-
1927: Việt-nam là một trong những mục tiêu đầu tiên của phong trào truyền giáo do
Tấn sĩ A. B. Simpson lãnh đạo. Trong tờ Nguyệt san “Lời, Công tác và Thế giới’ (tháng

7
2. 1887), Simpson đã lưu ý những người theo mình về thật sự rằng ‘bán đảo Nam Á đã
bị lãng quên nhiều’ và ‘vương quốc An Nam rộng lớn cùng với Tây Tạng phải được coi
là công trường truyền giáo tương lai của Hội’.

MỞ ÐƯỜNG: Simpson thăm viếng Ðông Á trong một vòng du lịch quanh thế
giới năm 1892 và 1893. Có lẽ theo lời yêu cầu của ông, David Lelacheur, chủ nhiệm
của Ðoàn Truyền giáo Liên Hiệp tại Á châu đã đến Sài Gòn để nghiên cứu ngắn hạn về
xứ trong năm 1893. Ông lại trở qua gặp Tấn sĩ Simpson ở Singapore và trần thuật cho
người về điều ông gọi là ‘các cửa mở tại Anam’. Báo cáo nầy đã ấn tượng sâu sắc trên
Simpson, người về sau cứ nhắc đến xứ nầy mải trong các bài báo ông viết. Tuy nhiên,
Việt-nam vẫn còn ở dưới sự bảo trợ của người Pháp, họ chẳng có lý nào hoan nghênh
giáo sĩ ngoài những người Công Giáo La Mã. Theo các Hòa ước Giáp Tuất (1874),
khoản 9 và Hòa ước Giáp Thân (1884) khoản 14, chỉ những giáo sĩ Pháp và Tây Ban
Nha mới có phép hoạt động trong xứ. Simpson quyết định thiết lập ngay một Hội Truyền
Giáo Phước m Liên Hiệp ở tỉnh Quảng Tây, Nam Trung hoa, mà ông dường như tin
rằng nơi đó sau cùng có thể làm bàn đạp cho Hội tràn vào Việt-nam. Giáo sĩ và bà C.
H. Reeves đổ bộ tại Macao năm 1893, kế tiếp có 5 thanh niên theo sau gồm một cặp và
3 phụ nữ. Những người nầy cùng đi với Tấn sĩ và bà R.H. Glover. Năm 1897, ban truyền
giáo nầy được thiết lập xong, Reeves vượt qua biên giới và thực hiện cuộc thăm viếng
ở Bắc Bộ Việt-nam. Theo báo cáo, ông được tiếp đãi cách rất lịch thiệp bởi sĩ quan và
binh lính Pháp.

R. A. Jaffray, một giáo sĩ mới của Hội Truyền Giáo Phước m Liên Hiệp ở Hoa
Nam, đi dọc theo sông Hồng tới Hà-nội năm 1889, nhưng không chiếm được một chỗ
cho công việc truyền giảng Tin Lành. Suy nghĩ rằng một người Pháp Gia-nã-đại có lẽ
sẽ giao thiệp tốt hơn với nhà nước Pháp, Jaffray thuyết phục Sylvian Dayan, và vợ ông
tới Việt-nam năm 1902, họ được phép đổ bộ lên Hải Phòng, nhưng sau một năm lưu lại
tại đó, nhận thấy không có chỗ nứt rạn trên bức tường chống đối kịch liệt, họ sang Trung
quốc, đành chịu hỏng việc. Hội Truyền Giáo Phước m Liên Hiệp tại Hoa Nam lại thử
một cách khác mà các đoàn thể truyền giáo thường dùng để tiến tới một công trường
truyền giáo bị đóng cửa, thiết lập một giáo sở trạm gần biên giới nhất trên một xứ bạn,
rồi từ đó các sách Tin Lành có thể được mang qua biên giới và sứ điệp Tin Lành có thể
được giới thiệu với khách từ xứ bị cấm viếng thăm. Kết quả là năm 1905, một giáo sở
trạm được mở ở Lung Chow, một thị trấn Trung hoa gần tỉnh Lạng Sơn, từ đó hi vọng
Tin Lành có thể được đưa qua biên giới mà vào Bắc kỳ và Trung kỳ. Tuy nhiên, các
giáo sĩ không cứu xét đến một nhân tố lớn – tức là sự kiểm soát biên giới gắt gao áp đặt
bởi các nhà chức trách Pháp – đường thâm nhập mới nầy chẳng dẫn họ đến mục tiêu ấy
là quần chúng Việt-nam.”

8
CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH CỦA NGƯỜI
KINH Ở VIỆT NAM

2.1 Sự phát triển và những dấu mốc quan trọng của đạo Tin lành tại Việt Nam
2.1.1 Trong thời kỳ chiến tranh
Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư… Việt Nam là một
quốc gia có nhiều tôn giáo và loại hình tín ngưỡng. Trước khi đạo Tin lành được truyền
vào, Việt Nam đã có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Lão giáo, Công giáo. Đạo Tin lành
có mặt ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ chức Tin lành Liên hiệp phúc
âm và truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào. Tổ chức này đã cử nhiều mục sư sang Việt
Nam để tìm hiểu và thăm dò: Mục sư Tiến sĩ A. B Sumpsm (1887); D. Leclacher (1893);
C.H Reves (1897); R. A Jaffray (1899); S. Dayan (1901) … Đến năm 1911, CMA đã
cử R.A. Jaffray, Paul.M. Husel, G. LoyHugher đến Đà Nẵng lập Hội thánh đầu tiên.
Đây là sự kiện đánh dấu mốc cho sự truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam. Từ cơ sở ở
Đà Nẵng, các giáo sĩ hội truyền giáo mở thêm một số cơ sở khác ở những vùng lân cận
như: Hội An, Tam kỳ, Đại Lộc… và cử người dân đi truyền đạo ở Bắc kỳ và Nam kỳ
với các hoạt động chủ yếu là: dịch kinh thánh, lập nhà in và mở trường đào tạo mục sư
truyền đạo.

Tuy nhiên, chính quyền Pháp ở Việt Nam không ưa đạo Tin lành, họ lo ngại ảnh
hưởng của Mỹ thông qua việc phát triển đạo Tin lành. Do đó đạo Tin lành trong thời kỳ
này hoạt động rất khó khăn. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, thực dân Pháp cho
rằng các giáo sĩ Tin lành làm gián điệp cho Đức nên đã ra lệnh đóng cửa nhà thờ Tin
lành và cấm các giáo sĩ Tin lành hoạt động. Ngoài ra người Pháp còn dựa vào Hoà ước
6/6/1884 chỉ cho phép Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam. Toàn quyền Đông
dương đã cho đóng cửa nhà thờ, trục xuất giáo sỹ truyền giáo CMA. Phải tới năm 1927,
khi phong trào dân chủ Pháp lên cao thì những lệnh cấm này mới được huỷ bỏ. Thế
nhưng trong sự cấm đoán đó, đạo Tin lành vẫn tìm mọi cách để phát triển. Tới năm
1918, CMA đã lập được 5 chi hội ở Bắc kỳ, 6 chi hội ở Trung kỳ và 5 chi hội ở Nam
kỳ. Tất cả các chi hội Tin lành lúc đó đều được giấy phép hoạt động cả của khâm sứ 3
kỳ và đều lấy tên là: “Hội thánh Tin lành Đông Pháp” (MEI).

Từ năm 1924 đến năm 1927, đã có 4 Đại hội đồng của Đạo Tin lành được tổ chức. Đại
hội đồng lần thứ IV ở Đà Nẵng đã bầu ra Ban Trị sự Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt
Nam do mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên. Cũng trong giai đoạn thập
niên 1930, các mục sư Tin Lành cũng đã có cơ hội trò chuyện và nói về đạo cho các
nhân vật hoàng tộc nhà Nguyễn, các vị chí sĩ cách mạng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ
9
Phan Bội Châu. Những cuộc gặp gỡ này đã được chép lại trong hồi ký 46 Năm Trong
Chức Vụ của cố mục sư Lê Văn Thái - Hội trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam giai
đoạn 1942-1960 như sau.

“Năm 1933 ông bà Mục sư Ông Văn Huyên được Hội Thánh cử đến thay cụ
Hoàng Trọng Thừa làm Mục sư tại Huế. Tôi từ Hà Nội vào và lưu lại một tuần để hợp
tác giảng Tin Lành cho đồng bào. Nhân dịp nầy, chúng tôi tìm cách đến thăm một số
nhân vật trong hoàng tộc một số thương gia, quan lại và một vài nhà chí sĩ tại cố đô Huế
để làm chứng về Chúa và mở rộng phạm vi rao truyền Tin Lành.

Nhân vật hoàng tộc đầu tiên mà chúng tôi có dịp tiếp xúc là ông Ưng Khoa giữ
chức vụ Trợ Quốc Khanh trong hoàng triều. Sau đó tôi cùng ông này đến thăm Quận
công Hường Oai ở phủ Hòa Thạnh Quận Vương, cuối đường Gia Hội. Cụ là cháu nội
của vua Minh Mạng. Khi chúng tôi đến biếu sách và nói về Chúa cho cụ nghe thì cụ rất
lấy làm lạ. Cầm quyển sách trong tay, cụ vui vẻ nói: “tôi chưa hề được nghe một Tin
Lành cứu chuộc đơn giản như thế”. Mặc dù trong gia đình đã có mấy người cháu gọi cụ
bằng chú đã tin nhận Chúa rồi, nhưng chưa có ai dám nói về Tin Lành cho cụ nghe cả.

Buổi sáng ngày hôm sau, cụ Huyên và tôi sắp đặt chương trình để làm chứng đạo
Chúa cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, là một chí sĩ hiện đang điều khiển tờ báo Tiếng Dân
tại phố Hàng Bè, Huế trong dịp này cụ Giáo sĩ Stebbins cùng đi với chúng tôi. Chúng
tôi gặp ngay cụ Kháng tại văn phòng tòa soạn. Cụ rất vui tiếp chúng tôi, nhưng khi biết
qua mục đích cuộc thăm viếng nầy là chỉ để làm chứng về Tin Lành cứu rỗi, thì thái độ
của cụ bỗng đổi khác. Từ cách nói chuyện đến cách cụ nhìn khói thuốc bay tỏa trong
văn phòng không mấy rộng, khiến chúng tôi có cảm nghỉ rằng cụ cho chúng tôi ngây
thơ quá chỉ làm phí thì giờ của cụ. Nhận thấy không thể nói thêm trong lúc nầy, chúng
tôi tặng vài quyển sách rồi từ giã. Ra đường, tôi và cụ Huyên đã nói với nhau: “Ông già
thật kiêu hãnh!”. Nhưng vẻ kiêu hãnh đó không còn nữa trong những lần gặp gỡ sau,
nhất là vào khoảng năm 1946-47, tôi thường có dịp tiếp xúc với cụ Huỳnh Thúc Kháng
khi cụ làm Bộ trưởng Nội vụ tại Bắc bộ phủ. Trong những lần như vậy, tôi thường nói
chuyện với cụ về Tin Lành và ơn cứu chuộc của Chúa Jêsus. Tôi cũng đã biếu cụ một
bộ Kinh Thánh Tân Cựu Ước, rồi ít lâu sau gặp lại, tôi hỏi cụ có xem không, thì cụ cho
hay là đang xem và rất vui khi xem Kinh Thánh. Hồi nầy thái độ kiêu hãnh của ông già
trong tòa soạn báo Tiếng Dân khi xưa không thấy nữa. Hiện diện trước mặt tôi là một
nhà chí sĩ, một cách mạng gia lão thành khiêm nhường khả kính. Tôi đã cầu nguyện thật
nhiều để Lời Chúa trở nên ánh sáng cho đường lối của cụ.

Chiều hôm đó, cụ Huyên và tôi đến thăm cụ Phan Bội Châu để tặng Kinh Thánh
và làm chứng Tin Lành. Đồng bào ở Huế thời đó thường gọi cụ là ông già Bến Ngự, vì

10
sau khi bị bắt và bị kết án, người Pháp đã quản thúc cụ Phan trong một chiếc thuyền lớn
trang bị đầy đủ tiện nghi và thuyền nầy thường đậu tại Bến Ngự. Nhưng sau đó ít lâu
họ không để cụ ở dưới thuyền nữa mà dời lên một căn nhà trên đường đi Nam Giao gọi
là đường Ba Dốc (Huế). Nhà nầy cũng do người Pháp xây cất để cụ ở, lương thực cũng
do họ cung cấp và dĩ nhiên mọi hoạt động của cụ đều có người theo dõi cẩn thận. Vì
tính cách biệt cư đó, cho nên đồng bào không mấy ai dám giao thiệp với cụ. Tôi và cụ
Huyên vì vô tình nên không hay cớ sự như vậy. Vả lại mục đích của chúng tôi là đem
Tin Lành đến cho cụ Phan mà thôi. Mọi chi tiết khác đều không đáng kể.

Khoảng ba giờ chiều chúng tôi đến căn nhà nói trên, được cụ Phan ra tiếp. Nhìn
quanh nhà không thấy ai khác ngoài cụ. Nhưng khi ngồi xuống ghế thì một người đàn
ông lực lưỡng mang súng lục từ ngoài bước vào. Cụ Phan giới thiệu: “Đây là người bạn
ngày đêm ở gần tôi theo lệnh của người Pháp, vì họ kể tôi như là một thứ vi trùng hay
lây nên sợ ai đến gần sẽ bị lây”. Trong khi ấy thì anh chàng nầy thản nhiên tay cởi súng
đặt lên bàn, miệng nói: “Tôi ở đây giúp cụ và hầu chuyện cho cụ vui”. Chúng tôi tự giới
thiệu là Mục sư Tin Lành xin đến thăm cụ và tặng cụ quyển Kinh Thánh có lời của sự
sáng và cũng có lời của sự sống. Cụ Phan đứng lên hai tay đưa ra nhận quyển Kinh
Thánh và nói: “Trong đời lưu vong của tôi, tôi chỉ có một người có thể gọi là bạn, là
một vị Mục sư Trung Hoa khi tôi ở bên Quảng Tây, vị Mục sư ấy cũng có đọc Thánh
Kinh cho tôi nghe”.

Chúng tôi giãi bày Lời Chúa là Lời Sự Sống và cũng là Lời Sự Sáng cho cụ. Thái
độ của cụ rất khiêm tốn và những câu hỏi của cụ tỏ ra cụ đang muốn tìm con đường giải
thoát. Sau khi trình bày cặn kẽ về sự chết của Chúa Jesus trên thập tự giá và quyền năng
phục sinh của Ngài cho cụ, chúng tôi từ giã cụ ra về. Cụ tiễn chúng tôi ra ngoài sân,
thấy tôi chăm chú nhìn ngôi mộ mới ở góc vườn. Dường như cụ đã đoán được tôi đang
để ý ngôi mộ mới ấy. Cụ chỉ tay vào ngôi mộ rồi nói: Đây là cái mộ của con chó Vá của
tôi chết vài tuần nay. Tôi có bài thơ định viết trên lòng bia để nhớ nó, nhưng chưa có
bia, tôi đọc để cụ nghe, rồi cụ đọc:

“Vì có dũng nên liều chết phấn đấu.

Vì có nghĩa nên trung thành chủ.

Nói thời dễ, làm thực khó.

Người còn vậy, huống gì chó!

Ôi! Con Vá nầy đủ hai đức đó.

Há như ai kia, mặt người lòng thú

11
Nghĩ thế mà đau.

Dựng bia mộ nó.

PHAN BỘI CHÂU

Tôi ghi lại đây để nhớ cuộc gặp gỡ của chúng tôi với cụ Phan.

Rồi cụ tiếp: Con chó Vá của tôi nó rất trung tín mặc dù chủ nghèo! Tôi chưa có
dịp mô tả tính nết của nó trên bia. Đang khi nói, cụ nhìn người công an với cái nhìn đầy
ý nghĩa. Chúng tôi nghĩ thật là mỉa mai, một nhà chí sĩ cách mạng như cụ Phan Bội
Châu, suốt đời vào tù ra khám, đến lúc tuổi già lại phải sống biệt cư. Người ta đày ải cụ
chỉ vì lòng cụ thiết tha yêu nước. Cái bia của con chó Vá cũng là ý nghĩa của sự tận
trung. Cụ Phan đã đặt quê hương lên trên mạng sống. Chúng tôi rất kính phục cụ và
hằng ngày cầu nguyện xin Chúa giúp cụ tìm được ánh sáng của sự cứu rỗi qua lời Kinh
Thánh.”

Trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ 2, phát xít Nhật vào Đông Dương, tình
hình chính trị xã hội phức tạp, Uỷ ban truyền giáo của CMA New York đã có lệnh triệu
hồi tất cả các giáo sĩ rời Đông Dương. Hội thánh Tin lành Việt Nam rơi vào tình trạng
suy thoái, các sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ cũng bị xáo trộn. Lúc này, cố mục sư Lê
Văn Thái đã có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông chép lại cuộc gặp
gỡ này như sau.

“Sau hai vụ nổ bom nguyên tử tại Okinawa và Nagasaki, ngày 15-8-1945, nước
Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Chế độ quân phiệt suy tàn cùng với
giấc mộng thôn tính toàn cõi Đại Đông Á của con cháu Thái dương Thần nữ.

Nhân cơ hội nầy, ngày 23-8-1945 mặt trận Việt Minh đứng lên cướp chính quyền
trong tay người Nhật. Đến 2-9-1945 tại công viên Ba Đình, ông Hồ Chí Minh với tư
cách chủ tịch, đã tuyên bố Việt Nam Độc Lập. Thế là, lịch sử quốc gia lại bắt đầu một
giai đoạn mới với những thể chế khác biệt hơn. Trong những ngày đầu, toàn dân hân
hoan đều chào mừng chiến thắng. Cuộc tranh đấu trường kỳ giành độc lập kể như đã
thành công. Lúc bấy giờ, cũng như những đoàn thể tôn giáo khác, vào ngày 8-9-1945,
tôi cùng ông Mục sư Trần Văn Đệ và ông Bùi Hoành Thử đại diện cho Hội Thánh Tin
Lành Việt Nam đến chào mừng cụ Hồ tại Bắc bộ phủ. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên với
vị chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vấn đề sau đây đã được đem ra thảo
luận: “HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM CÓ NÊN LẬP TIN LÀNH CỨU QUỐC
HAY KHÔNG VÀ CÁC NHÀ THỜ TIN LÀNH CÓ PHẢI TREO CỜ HAY KHÔNG?”
Ngay từ lúc đầu cụ Hồ Chí Minh đã nhìn thẳng vào tôi và nói: “Ông nên lập Tin Lành
Cứu Quốc trong Hội Thánh”. Tôi nhận thấy đề nghị đó không thể chấp nhận được vì

12
không hiệp với tôn chỉ của Hội Thánh, nên đã trình bày đại để như sau: “Toàn thể tín
đồ đều hòa mình với dân, họ thuộc đoàn thể nào xin cứ để họ giữ nguyên đoàn thể ấy.
Chẳng hạn như thanh niên, lao công, thợ thuyền, công chức, giáo giới, mỗi tổ chức đều
có đoàn thể cứu quốc riêng. Nếu chúng tôi lập Tin Lành Cứu quốc, thì phải rút những
người tín đồ trong các giới kia ra, như vậy e có phần xáo trộn và phân tán chăng? Vả
lại tôn chỉ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là Tin Lành phải thuần túy không có màu
sắc chính trị, không dung nạp chính trị và không chịu ai tuyên truyền chính trị”. Cụ Hồ
hỏi tại sao? Tôi liền thưa “Vì lịch sử đã chứng minh, nếu tôn giáo đi đôi với chính trị
thì khi tôn giáo mạnh, sẽ chi phối chính trị và ngược lại, chính trị mạnh sẽ chi phối tôn
giáo. Trong hai cái đó, luôn luôn có cái nầy hoặc cái kia chi phối nhau. Thí dụ như nước
và lửa, nhân loại đều cần cả hai, nhưng phải tách riêng ra chứ không để chung nhau
được, vì nước đổ trên lửa thì lửa tắt mà lấy lửa nấu nước thì nước khô.

Cụ Hồ chăm chỉ nghe tôi trình bày và sau cuộc hội kiến nầy, ông đồng ý cho Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam được giữ nguyên tình trạng cũ. Chúng tôi thật vui mừng tạ
ơn Chúa! Nhân cơ hội này, tôi cũng trình cụ Chủ Tịch bức điện tín của Hội Trưởng
Giáo sĩ E. F. Irwin mời tôi vào Mỹ Tho gấp (vì ông đã được trả tự do và sắp về Mỹ) để
xin cụ cấp cho một giấy thông hành từ Bắc vào Nam. Cụ vui vẻ nhận lời và mấy hôm
sau tôi nhận được một giấy phép của Bộ Nội vụ, nội dung như sau: “Mục sư Lê Văn
Thái, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được phép đi từ Bắc vào Nam lo công
việc của Đạo Tin Lành”. Nhờ tấm giấy thông hành này và bởi ơn Chúa tôi đã vượt qua
nhiều giai đoạn khó khăn nguy hiểm rồi trở về bình an.”

Chiến tranh kết thúc, các giáo sĩ trở lại Việt Nam và các sinh hoạt của đạo Tin
lành ở cả 3 miền được phục hồi.

Trải qua một quá trình truyền bá và phát triển, đến năm 1954, đạo Tin lành có
khoảng 60.000 tín đồ với gần 100 mục sư truyền đạo. Trụ sở chung của giáo hội Tin
lành Việt Nam được đặt tại Hà nội.

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đạo Tin lành ở hai miền Nam – Bắc có sự khác
nhau. Ở Miền Bắc số đông tín đồ giáo sĩ bị đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch kích
động nên đã di cư vào Nam. Những người ở lại miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng
lấy tên gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Tổng hội Tin lành miền Bắc
với những hoạt động bình thường, phạm vi ảnh hưởng không lớn, số lượng tín đồ cũng
tăng một cách không đáng kể. Ở miền Nam, những năm 1954 – 1975, lợi dụng cuộc
chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ, CMA đã lập ra Tổng liên hội thánh Tin lành Việt
Nam thường gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam.

13
Giai đoạn này, đạo Tin lành ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Tin lành ra sức
củng cố, mở rộng hệ thống tổ chức cơ sở tôn giáo, các cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, mở
rộng phạm vi truyền đạo ra nhiều địa bàn, nhất là ở Tây Nguyên. Hội thánh Tin lành
miền Nam đã cho tách riêng hai “hạt” vùng dân tộc ít người ra khỏi người Kinh và lập
ra “cơ quan truyền giáo người Thượng” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các giáo sĩ Tin
lành Mỹ, đồng thời, mở cửa cho các hệ phái Tin lành, các tổ chức xã hội văn hoá, nhân
đạo, từ thiện của Mỹ vào truyền đạo và xây dựng cơ sở khắp miền Nam. Hội thánh Tin
lành miền Nam rất chú trọng đào tạo mục sư và truyền đạo, nâng “Trường kinh thánh”
thành “Viện kinh thánh thần học” toàn miền Nam, đầu tư mở hai trường kinh thánh
trung cấp cho Tây nguyên. Hội thánh Tin lành còn đưa nhiều mục sư và truyền đạo ra
nước ngoài đào tạo. Giáo hội Tin lành đã thành lập hệ thống tuyên uý trong quân đội
nguỵ từ Bộ Tổng tham mưu đến quân đoàn, quân khu và những đơn vị đặc biệt. Họ đã
tuyển chọn và đưa gần 100 mục sư và truyền đạo vào ngụy quân.

Bên cạnh CMA, ở miền Nam còn có hệ phái Tin lành cũng từ Mỹ du nhập vào từ những
năm 30 của thế kỷ XX, phát triển chủ yếu sau những năm 50, đó là phái Cơ đốc Phục
lâm. Đây là phái lớn thứ hai sau CMA, có hệ thống giáo hội với hơn 10.000 tín đồ, gần
40 mục sư, 34 nhà thờ và một số cơ sở tôn giáo xã hội khác. Hội thánh cơ đốc Phục lâm
còn có hơn 20 hệ phái vào truyền giáo và xây dựng cơ sở ở miền Nam như: Baptism,
Pentecostim (Ngũ tuần), (Nhân chứng Giêhôva), Jehovah’s Witnesses…

2.1.2 Sau khi đất nước thống nhất


Sau 1975, đất nước được hòa bình thống nhất, giáo sĩ người nước ngoài rút khỏi Việt
Nam, một số giáo sĩ người Việt di tản, phạm vi và mức độ hoạt động của đạo Tin lành
ở miền Nam thu hẹp lại. Hội thánh Tin lành Miền Nam còn khoảng 450 giáo sĩ, 487 nhà
thờ. Các hoạt động của đạo Tin lành ở hai miền Nam Bắc vẫn tiếp tục phát triển tới năm
1990 đã có 300.000 người theo đạo Tin lành.

Những thập kỷ gần đây, các giáo phái Tin lành đã đẩy mạnh hoạt động như phục hồi
các hình thức tôn giáo, phát triển tín đồ, củng cố giáo hội… Nhiều hoạt động như vận
động lập lại các tổ chức cũ, quan hệ với bên ngoài… Cơ quan cứu trợ và phát triển Cơ
đốc Phục lâm gần đây có thực hiện một số dự án viện trợ nhân đạo trong lĩnh vực y tế,
giáo dục, thuỷ lợi, ngư nghiệp…

Điểm lại diễn biến 100 năm đạo Tin lành vào Việt Nam, chúng ta có thể ghi nhận rằng
quá trình này chịu sự tác động quá lớn của các sự kiện chính trị xã hội, nhất là khi đất
nước bị chia cắt. Hội thánh Tin lành Việt Nam ngay từ đầu là một tổ chức chung nhưng
sau đó lại bị chia rẽ bởi hai tổ chức giáo hội ở hai miền với những tính chất chính trị và
quy mô khác nhau. Tuy vậy, đạo Tin lành đã có cơ sở trong quần chúng ở nhiều vùng

14
trên đất nước ta, thực tế hiện nay đã có khoảng hơn 1,2 triệu tín đồ. Đặc biệt là khoảng
10 năm trở lại đây, đạo Tin lành phát triển đột biến ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số
vùng dân tộc thiểu số khác đang đặt ra một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp cần được giải
quyết, tháo gỡ.

2.2 Đặc trưng của tôn giáo này với tín đồ là người Kinh
2.2.1 Chức sắc và tổ chức giáo hội
Chức sắc của đạo Tin lành gồm các chức vụ: mục sư (tên gọi theo Kinh thánh) và dưới
mục sư là truyền đạo (còn gọi là thầy giảng). Hiện nay, Hội thánh Việt Nam (miền Nam),
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đều thống nhất gọi truyền đạo là mục sư nhiệm
chức. Một số phái Tin lành vẫn duy trì chức giám mục, nhất là những hệ phái chịu ảnh
hưởng của Anh giáo. Chức sắc đạo Tin lành chủ yếu là nam, nhưng cũng có một số phái
có tuyển chọn cả phụ nữ và nhìn chung họ không giữ chế độ độc thân. Chức sắc đạo
Tin lành tuy được coi là "người chăn bầy" nhưng không có thần quyền, tức là không có
quyền thay mặt Thiên Chúa ban phúc, tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung
gian trong mối quan hệ giữa tín đồ đạo Tin lành với đấng thiêng liêng. Quan hệ giữa
giáo sĩ với tín đồ bình đẳng, cởi mở. Có hệ phái Tin lành bầu ra mục sư, truyền đạo theo
thời gian. Chức sắc đạo Tin lành hoạt động dưới sự kiểm soát của tín đồ, hàng năm tín
đồ bỏ phiếu tín nhiệm mục sư (hoặc truyền đạo) quản nhiệm Hội thánh cơ sở.

Đạo Tin lành chủ trương xây dựng các giáo hội độc lập với những hình thức cơ cấu
khác nhau, tùy thuộc vào từng hệ phái và hoàn cảnh điều kiện cho phép. Có hệ phái Tin
lành duy trì cơ cấu 2 cấp Trung ương và Hội thánh cơ sở (chi hội), có hệ phái Tin lành
duy trì thêm cấp trung gian là Giáo khu hay Địa hạt (tương đương như giáo phận của
đạo Công giáo). Nhân sự lãnh đạo các cấp giáo hội theo nhiệm kỳ thông qua bầu cử dân
chủ. Thành phần lãnh đạo Giáo hội không chỉ có mục sư, truyền đạo mà có cả tín đồ
tham gia. Đặc biệt, các hệ phái Tin lành đều trao quyền tự quản cho hội thánh cơ sở với
tinh thần tự lập, tự dưỡng, tự truyền. Các hệ phái Tin lành không ngăn cản tín đồ, chức
sắc tách ra để gia nhập các hệ phái khác hoặc đứng độc lập.

2.2.2 Biểu tượng


Với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (CMA): Bản Điều lệ được thông qua năm 1928 quy
định cơ cấu tổ chức, chính sách, thể thức cho giáo hội, nhấn mạnh đến các lẽ đạo tái
sinh, thánh hóa, chữa bệnh, và sự tái lâm của Chúa Giê-xu. Bốn lẽ đạo này được thể
hiện trên biểu tượng của Hội thánh Tin Lành Việt Nam qua hình ảnh của thập tự giá,
chim bồ câu, chiếc bình, mão miện, được khắc trong con dấu chính thức của Hội thánh
Tin Lành Việt Nam trong mọi cấp và mọi ngành cho đến ngày nay. Ngoài ra còn có một
số hệ phái khác như: Trưởng Lão, Báp-tít, Giám Lý, Ngũ Tuần, ...

15
Hình 2.1: Biểu tượng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Nguồn: Internet)

2.2.3 Kiến trúc


Nhà thờ Tin Lành không được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gô - tích như các nhà thờ
Công giáo. Nếu là một người không am hiểu nhiều về kiến trúc có thể dựa vào một số
đặc điểm như sau: Bất kỳ nhà thờ Tin lành nào cũng có kiến trúc nóc cao, mặt tiền
thường có chữ Tin lành hay hội Thánh Tin Lành (lớn) còn nếu không thì thường có một
cây thánh giá trơn (trơn là vì trên cây thánh giá không có hình chúa hoặc chỉ có một
quyển kinh thánh ngoài ra tuyệt đối không có một ảnh tượng nào khác), không có tượng
đài thờ đức mẹ bên cạnh đó nhà thờ Công giáo còn có tháp chuông còn nhà thờ Tin lành
sẽ ít thấy tháp chuông hơn. Đó là những điều có thể dễ dàng bắt gặp ở các nhà thờ Tin
lành của người Kinh ở khu vực miền Nam.

Kiến trúc bên trong tương tự như các nhà thờ của Công giáo với lối kiến trúc hình học
bao gồm vòm cửa, khung cửa, giáo đường chính đơn sơ, mang nét cổ điển.

Hình 2.2: Kiến trúc vòm cửa đặc trưng ở các nhà thờ Tin Lành (Nguồn: Internet)

16
Hình 2.3: Giáo đường chính ở các nhà thờ Tin Lành (Nguồn: Internet)

2.2.4 Giáo lý và kinh thánh


Giáo lý của đạo Tin Lành được dựa trên Năm Tín Lý Duy Nhất, hệ phái nào tự xưng là
“Tin Lành” mà giáo lý không dựa trên Năm điều này thì bị coi là tà giáo (Cơ Đốc Phục
Lâm, Chứng Nhân Giê-Hô-Va, Đức Chúa Trời Mẹ, Đức Chúa Trời Một Ngôi)

Năm Tín Lý Duy Nhất bao gồm:

Sola gratia (Duy n điển)

Chỉ bởi ân điển mà con người nhận lãnh sự cứu rỗi, không phải bởi công đức. Như thế,
cứu rỗi là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, không phải từ nỗ lực của con người. Tín
lý này đi ngược với giáo lý công đức của Công giáo.

Sola fide (Duy Đức tin)

Con người được xưng công chính (nghĩa là trở nên vô tội trong mắt Đức Chúa Trời) chỉ
bởi đức tin, không phải bởi việc lành. Theo giáo huấn Tin Lành, đức tin dẫn đến sự cứu
rỗi luôn luôn sản sinh các việc lành. Giáo lý này có thể được tóm lược trong mệnh đề
sau "Đức tin dẫn đến sự xưng công chính và việc lành", trái với xác tín của Công giáo
"Đức tin và việc lành dẫn đến sự xưng công chính". Tín lý này đôi khi được xem là
nguyên lý nền tảng hình thành cuộc cải cách do vai trò trọng tâm của nó trong học thuyết
Martin Luther.

Sola scriptura (Duy Thánh Kinh)

Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, là thẩm quyền và mặc khải duy nhất đến từ Đức
Chúa Trời được ban cho mọi người. Học thuyết này đi ngược lại giáo huấn của Giáo
hội Công giáo cho rằng Kinh Thánh chỉ nên được giải thích theo Truyền thống Tông đồ

17
thánh bởi Magisterium (gồm có Giáo hoàng và các giám mục tại các công đồng của
giáo hội). Sola scriptura đôi khi được gọi là nguyên lý hình thái của cuộc cải cách bởi
vì nó giúp củng cố tín lý sola fide (duy đức tin).

Solus Christus hoặc Solo Christo (Duy Chúa Giê-su Christ)

Chúa Giê-su Christ là Đấng Trung bảo duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người.
Không phải Mary (Maria hoặc Ma-ri), hoặc các thánh, cũng không phải linh mục (hoặc
bất kỳ ai khác ngoài Chúa Giê-su Christ) có thể hành xử như là đấng trung bảo để đem
sự cứu chuộc đến cho loài người. Tín lý này là bất đồng với giáo lý Công giáo về sự
cầu nguyện thay của các thánh và về chức năng của linh mục.

Soli Deo gloria (Duy Đức Chúa Trời được tôn vinh)

Mọi vinh hiển đều dành cho Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi là công việc bởi tay Ngài làm
– không chỉ là sự chết chuộc tội của Chúa Giêsu trên thập tự giá, nhưng còn là sự ban
cho đức tin hầu con người được cứu rỗi bởi sự chuộc tội ấy. Những nhà cải chánh Tin
Lành tin rằng con người (như các thánh và giáo hoàng của Giáo hội Công giáo) và tổ
chức (Giáo hội) không xứng đáng để nhận lấy sự tôn vinh ấy.

Giáo lý của đạo Tin lành là đều thờ Thiên Chúa, tin theo giáo lý "Thiên Chúa ba ngôi"
(Ngôi Một: Đức Chúa Cha, Ngôi Hai: Đức Chúa Con (Chúa Giê-xu), Ngôi Ba: Đức
Thánh Linh); Ngôi Hai được "lưu xuất" từ Ngôi Một, Ngôi Ba được "lưu xuất" từ Ngôi
Một và Ngôi Hai).

Người Tin Lành xác quyết niềm tin dựa theo Bài Tín Điều Các Sứ Đồ (dựa theo Tín
Điều Công Đồng Nicea):

Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất.

Tôi tin Giê-Xu Christ là Con độc sanh của Đức Chúa Trời và là Chúa chúng ta. Ngài
được đầu thai (thai dựng) bởi Đức Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mari, chịu thương
khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn, Ngài
xuống âm phủ; đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại, Ngài thăng thiên, ngồi bên
hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha; từ đó, Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và
chết.

Tôi tin Đức Thánh Linh; tôi tin Hội Thánh phổ thông; sự cảm thông của thánh đồ; sự
tha tội, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời.

2.2.5 Đức tin


Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức
tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những "hình thức ngoại

18
tại" (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi). Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo
của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ, rườm rà Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng
cũng như di vật. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu. Đạo Tin lành chỉ
thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó
cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo. Những người thuộc Đạo Tin lành xưng tội
trực tiếp với Thiên Chúa (Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện
tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công
khai.

Trong bảy phép Bí tích của đạo Công giáo (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức
dầu, Truyền chức, Hôn phối) đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép Rửa tội(phép
Báp-têm), phép Thánh thể(Tiệc Thánh). Vì họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến những
phép đó mà thôi. Một số phái Tin lành có thêm lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa, dựa
theo tích trong Cựu ước rằng A-bra-ham đã dâng con trai là Y-Sác cho đức Giê-hô-va.

Hội Thánh Tin Lành làm Lễ Dâng Con dựa trên sách I Sa-mu-ên 1:11 và Lu-ca 2:22,
nơi mà An-ne hứa rằng nàng sẽ “hiến dâng” con cho Đức Chúa Trời và Ma-ri đã lên
thành Giê-ru-sa-lem để “dâng con cho Chúa”.

2.2.6 Những điều cấm kỵ


Dựa trên 10 Điều Răn trong Kinh Thánh:

Chỉ thờ một Đức Chúa Trời

Không được dùng danh xưng Chúa và Thượng Đế 1 cách bừa bãi hay bất kinh

Không được giết người

Không được tham lam

Không được trộm cướp

Không được phạm tội tà dâm

Không được ăn đồ cúng

Không được ăn huyết động vật

19
Hình 2.2: 10 Điều răn trong đạo Tin Lành (Nguồn: Internet)

2.2.7 Những ngày lễ


Lễ kỷ niệm Chúa chịu thương khó

Ngày Lễ kỷ niệm Chúa phục sinh

Lễ kỷ niệm Chúa thăng thiên

Lễ kỷ niệm Đức Thánh Linh giáng lâm

Lễ kỷ niệm Chúa giáng sinh

Ngoài ra còn đi (nhóm), lễ vào những ngày thánh lễ, giáo lễ và các ngày lễ đặc biệt.

20
CHƯƠNG 3 SO SÁNH ĐẠO TIN LÀNH VÀ ĐẠO CÔNG GIÁO
3.1 Những điểm chung
Hai đạo này đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi:
Ngôi 1 là Cha, Ngôi 2 là Con, Ngôi 3 là Thánh Thần. Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất,
Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai
là Đức Chúa Giê-su giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người,
tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.

3.2 Những điểm khác biệt


3.2.1 Kiến trúc
Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ
và có Thánh quan thầy bảo hộ.

Trong khi đó, kiến trúc nhà thờ của Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà
thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kitô chịu nạn và không
có Thánh quan thầy bảo hộ.

3.2.2 Nội dung giáo lý


Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước làm nền tảng giáo lý, trong khi
Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển.

Đạo Công Giáo cho rằng bà Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là
Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-
su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ
lạy bà Maria.

Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và
noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có
Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

3.2.3 Luật lệ và lễ nghi


Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu
Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội,
(bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ
dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành
Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép
Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ
tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

21
Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành
quy định tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

Trong tất cả các lễ, đạo Tin lành đều không bắt buộc trong khi đó, đạo Công giáo lại
yêu cầu tất cả các tín đồ phải tham dự các bí tích và các lễ theo quy định của giáo hội,
thậm chí có những lễ còn buộc phải nghỉ “việc xác” (nghỉ làm việc).

Nhà thờ (thánh đường) của đạo Công giáo được xây dựng tốn kém, kiến trúc đồ sộ theo
lối cổ, bài trí công phu, cầu kỳ và cho rằng đó là Nhà Chúa - nơi Chúa ngự một cách
linh thiêng. Đặc biệt, trong và ngoài nhà thờ của đạo Công giáo treo nhiều ảnh, tượng.
Trái lại, nhà thờ đạo Tin lành thường kiến trúc hiện đại, đơn giản, trong nhà thờ không
thờ bất kỳ tượng ảnh nào, chỉ có cây thập giá - biểu tượng Chúa Giê -su chịu nạn.

Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin
Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

3.2.4 Tổ chức giáo hội


Sự khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo còn được thể hiện ngay trong phương
diện tổ chức.

Cụ thể, Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công
giáo. Những người theo Đạo Tin Lành xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự
trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành được gọi là
Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.

3.2.5 Chuộc tội


Đạo Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn
phải hãm mình để chuộc tội.

Trong khi đó, những tín đồ Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài
người đã có Chúa Jesus làm trọn vẹn, nên họ làm việc thiện để tỏ ra xứng đáng với
Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.

3.2.6 Linh mục


Sự khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo còn nằm ở khía cạnh Linh mục. Giáo
sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc: Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo
sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường.
Trong khi đó, Linh Mục của Đạo Công Giáo phải giữ độ thân suốt đời.

Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập
sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều
khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.

22
Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt
của Giáo Hội quyết định.

Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha
tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Trong khi
đó, Đạo Công Giáo quy định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục.

3.2.7 Đức mẹ Maria


Đạo Tin Lành chỉ xem Mẹ Maria đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ
coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn kính Mẹ Maria
như Công giáo.

Đạo Công Giáo cho rằng Đức Mẹ Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng
bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa.

3.2.8 Phép Bí tích


Đạo Công Giáo có 7 phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, Thánh thể, xức dầu
Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối.

Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây :

Bí tích Rửa tội (Baptême)

Bí tích Thánh thể

Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra
Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội
cho Chúa Jesus trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không cải
biến dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Đạo Công giáo.

Đạo Công Giáo chấp nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến
thành Mình Chúa và Máu Chúa). Trong khi đó, Đạo Tin Lành không công nhận thuyết
biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô,
bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

3.2.9 Các Tông đồ, thiên sứ


Tin Lành và Công Giáo còn khác nhau về niềm tin vào các Tông Đồ, Thiên sứ. Cụ thể,
đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác,
nhưng không tôn kính họ như Đạo Công Giáo.

23
Bên cạnh đó, Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và
thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và
Phaolô.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. O'Gorman, Robert T. and Faulkner, Mary. The Complete Idiot's Guide to


Understanding Catholicism. 2003, page 317.

2. Phạm Văn Sơn, Việt sử Tân biên, Vol. IV, p. 119, Khai Trí, Sài Gòn, 1951, trích
dẫn bởi Lê Hoàng Phu 2010, tr. 83.

3. J. Respont. L’Eglise d’Indochine (1964). Propagation de la Foi, Lyon. tr. 3., trích
dẫn bởi Lê Hoàng Phu 2010, tr. 84.

4. Lê Hoàng Phu, 1972, Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), NXB
Tôn giáo, Hà Nội, c.4.

5. L/ê Văn Thái, 1971, 46 Năm Trong Chức Vụ, Cơ quan xuất bản Tin Lành, Sài
Gòn.

6. Ban Tôn giáo Chính Phủ(2021), Khái quát về đạo Tin Lành,
bdv.tuyenquang.dcs.vn, Khái quát về đạo Tin Lành (dcs.vn), truy cập ngày
15/06/2022

7. Lịch sử của Cơ Đốc Giáo là gì?, gotquestions.org, Lịch sử của Cơ Đốc Giáo là
gì? (gotquestions.org), truy cập ngày 16/06/2022

8. Văn hóa tâm linh, Đạo tin lành là gì? Tin lành thờ ai?, vanhoatamlinh.com, Đạo
tin lành là gì? Tin lành thờ ai? - Tin lành (vanhoatamlinh.com) , truy cập ngày
16/06/2022

9. Văn hóa tâm linh, Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam,
vanhoatamlinh.com, Các hệ phái Tin Lành được công nhận ở Việt Nam
(vanhoatamlinh.com), truy cập ngày 16/06/2022

10. Ban Tôn Giáo, TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO
TIN LÀNH Ở VIỆT NAM, vanhoatamlinh.com, TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH DU
NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
(vanhoatamlinh.com), truy cập ngày 16/06/2022

11. Giáo lý cơ bản của đạo Tin Lành, seongay.com, Giáo lý cơ bản của đạo Tin Lành
(seongay.com), truy cập ngày 16/06/2022

12. Hội Thánh Tin Lành, Đề tài các ngày lễ trong năm 2022 của HTTLVN, httlvn.org,
Đề tài các ngày lễ trong năm 2022 của HTTLVN (httlvn.org), truy cập ngày
16/06/2022

25
13. Văn hóa tâm linh, Sự giống và khác nhau giữa đạo Tin Lành và Công Giáo,
vạhoatamlinh.com, Sự giống và khác nhau giữa đạo Tin Lành và Công Giáo,
vạhoatamlinh.com, truy cập ngày 16/06/2022

14. Văn hóa tâm linh, 21 điểm khác nhau giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành,
vanhoatamlinh.com, 21 điểm khác nhau giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành
(vanhoatamlinh.com), truy cập 16/06/2022

15. Thờ Tin Lành Hiên Ngang Cùng Thời Gian, tophomestay.vn, Nhà Thờ Tin Lành
Hiên Ngang Cùng Thời Gian (tophomestay.vn), truy cập ngày 16/06/2022

16. Thánh ca Việt Nam, Nhà thờ Công giáo và Nhà thờ Tin lành, thanhcavietnam.net,
Nhà thờ Công giáo và Nhà thờ Tin lành? (thanhcavietnam.net), truy cập ngày
16/06/2022

26

You might also like