You are on page 1of 18

BÀI TẬP NHÓM SỐ 3

MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ


Chủ đề: Chương 6; HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI

GVHD: Nguyễn Anh Tuấn


Lớp: IBS2001-47K23.2
Nhóm: 6
Thành viên:
1. Nguyễn Thị Bích Trâm
2. Lò Thị Hoài Thu
3. Nguyễn Thị Tố Quyên
4. Võ Thị Lan Huệ
5. Ngô Thị Thanh Tâm
6. Nguyễn Văn Lượng
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Năm học 2021-2022

MỤC LỤC
I. HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG:........................................................................................3
1. ĐỊNH NGHĨA:...................................................................................................................................................3
2. NỘI DUNG CHÍNH:.........................................................................................................................................3
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:..........................................................................................................................3
4. HẠN CHẾ:.........................................................................................................................................................3
II. HỌC THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH TUYỆT ĐỐI.........................................................................................4
1. ĐỊNH NGHĨA:...................................................................................................................................................4
2. NỘI DUNG CHÍNH:.........................................................................................................................................4
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:..........................................................................................................................4
4. HẠN CHẾ:.........................................................................................................................................................5
III. HỌC THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH TƯƠNG ĐỐI....................................................................................5
1. ĐỊNH NGHĨA:...................................................................................................................................................5
2. NỘI DUNG CHÍNH:.........................................................................................................................................6
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:..........................................................................................................................6
4. HẠN CHẾ:.........................................................................................................................................................6
IV. HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN....................................................................................................6
1. ĐỊNH NGHĨA:...................................................................................................................................................6
2. NỘI DUNG CHÍNH:.........................................................................................................................................6
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:..........................................................................................................................7
4. HẠN CHẾ:.........................................................................................................................................................7
V. HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM..................................................................................................7
1. ĐỊNH NGHĨA:...................................................................................................................................................7
2. NỘI DUNG CHÍNH:.........................................................................................................................................8
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:..........................................................................................................................9
4. HẠN CHẾ:.......................................................................................................................................................10
VI. HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI MỚI..................................................................................................10
1. ĐỊNH NGHĨA:.................................................................................................................................................10
2. NỘI DUNG CHÍNH:.......................................................................................................................................10
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:........................................................................................................................11
4. HẠN CHẾ:.......................................................................................................................................................12
VII. HỌC THUYẾT LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER:...............................................12
1. ĐỊNH NGHĨA:.................................................................................................................................................12
2. NỘI DUNG CHÍNH:.......................................................................................................................................12
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:........................................................................................................................15

Page | 2
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

4. HẠN CHẾ:.......................................................................................................................................................15

I. HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG:


1. ĐỊNH NGHĨA:
Thời gian ra đời: Học thuyết trọng thương hình thành và phát triển ở châu Âu, mạnh
mẽ nhất là ở Anh và Pháp từ giữa thế kỉ XV, suy tàn vào giữa thế kỉ XVHI.
Về mặt kinh tế - chính trị, đây là thời kì cuối của phương thức sản xuất phong kiến,
thời kì đầu của phưong thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Người đưa ra học thuyết: Thomas Mun, James Stewart (người Anh) và Jean Bordin,
Melon, Jean Colbert (người Pháp)...
2. NỘI DUNG CHÍNH: một học thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng các QG
nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
+ Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thu vàng, bạc – là những trụ cột chính cho sự thịnh
vượng của QG.
+ Ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương mại.

+ Coi thương mại như một trò chơi có tổng lợi ích bằng không – lợi nhuận của nước này
đồng nghĩa với tổn thất của nước khác.
- Vai trò của chính phủ: hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi các biện pháp thuế quan và
hạn ngạch, trong khi tài trợ cho việc xuất khẩu.
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:
Đây là học thuyết đầu tiên đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.
Tư tưởng đề cao thương mại tiến bộ hơn các trào lưu tư tưởng phong kiến đương thời -
vốn coi thường thương mại và chỉ coi trọng sản xuất tự cung tự cấp, đặc biệt là coi trọng
sản xuất nông nghiệp và khai thác. Có thể coi học thuyết trọng thương là tuyên ngôn tư
tưởng của chủ nghĩa tư bản giai đoạn tích luỹ ban đầu.

Thấy được vai trò của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại thương nói riêng và hoạt
động kinh tế nói chung thông qua các công cụ như thuế quan, hạn ngạch, độc quyền trong
ngoại thương...

Lần đầu tiên trong lịch sử, lý thuyết về kinh tế được nâng lên như là lý thuyết khoa học,
khác hẳn với các tư tưởng kinh tế thời trung cổ giải thích các hiện tượng kinh tế bằng
quan niệm tôn giáo.

4. HẠN CHẾ:
Học thuyết còn nhiều luận điểm không chính xác, phiến diện về tiêu chuẩn đánh giá sự
giàu có của quốc gia, về lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, tính ngang giá trong
trao đổi quốc tế, về tác động của cán cân thương mại.

Page | 3
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Học thuyết chỉ giải thích được các hiện tượng bề ngoài của thương mại quốc tế mà chưa
phân tích được bản chất quan hệ bên trong của các hoạt động thương mại quốc tế. Học
thuyết trọng thương được đánh giá là ít tính lý luận và chủ yếu nêu lên dưới hình thức lời
khuyên thực tiễn về chính sách thương mại, mang nặng tính kinh nghiệm (rút ra từ thực
tiễn thương mại của Anh và Pháp).

Tóm lại, học thuyết trọng thương là học thuyết mặc dù còn khá nhiều điểm phiến diện,
nhưng có vai trò mở đường cho việc nghiên cứu một cách khoa học các hiện tượng
thương mại quốc tế. Học thuyết đã chỉ ra sự cần thiết và cách thức tác động của Nhà nước
đến hoạt động ngoại thương.

II. HỌC THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH TUYỆT ĐỐI


1. ĐỊNH NGHĨA:
Thời gian ra đời:Học thuyết lợi thế tuyệt đối ra đời trong bối cảnh của Cách mạng
công nghiệp giữa thế kỷ 18 kéo theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa và hệ thống
ngân hàng, tại thời điểm này, đòi hỏi những quan điểm mới và tiến bộ hơn về
thương mại quốc tế thay thế quan điểm trọng thương, từ bối cảnh này, lý thuyết lợi
thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời.
Người đưa ra học thuyết: Người đưa ra học thuyết là nhà kinh tế học Adam Smith,
người Scotland.
2. NỘI DUNG CHÍNH:
Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự
do, không có sự can thiệp của Chính phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử
dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn. 
Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận làm cơ sở
cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Ông, hai quốc gia tham gia mậu
dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều phải cùng có lợi. Có nghĩa là quốc gia A,
xét trong tương quan với quốc gia B, có thể tỏ ra có hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt
đối) trong sản xuất mặt hàng X và kém hiệu quả hơn (có mức bất lợi tuyệt đối )
trong việc sản xuất mặt hàng Y. Khi đó B là quốc gia có lợi thế tuyệt đối về mặt
hàng Y, và bất lợi tuyệt đối trong sản xuất mặt hàng X. Như vậy theo Ông, nếu
mỗi quốc gia tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, và
xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia để đổi lấy mặt hàng mà mình có mức
bất lợi tuyệt đối, thì sản lượng của cả hai mặt hàng sẽ tăng lên và cả hai quốc gia
đều trở nên sung túc hơn.
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:

Page | 4
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

 Học thuyết là bước tiến bộ vượt bậc so với thuyết trọng thượng, giải thích bản
chất kinh tế và ích lợi trong thương mại quốc tế, giải thích được sự phát triển
của thương mại quốc tế hai chiều giữa các quốc gia thời kỳ đầu công nghiệp
hóa ở châu Âu.
 Học thuyết khuyến khích tự do thương mại, tự do định giá trao đổi, có tác dụng
lành mạnh hóa và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
 Đề cao chủ nghĩa cá nhân
4. HẠN CHẾ:
 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối dựa trên thương mại tự do thực sự giữa các quốc gia.
Trên thực tế, điều này hiếm khi xảy ra do thuế quan, hạn ngạch và các yếu tố
khác gây trở ngại cho thương mại giữa các khu vực. Ngay cả khi một quốc gia
có thể sản xuất một sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác, thì các
hạn chế thương mại có thể khiến các quốc gia khác tự sản xuất sản phẩm vẫn
mang về hiệu quả kinh tế cao hơn. Thậm chí các quốc gia còn có thể cố tình áp
dụng thuế quan để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước lợi thế của nước
khác.
 Chưa giải thích được hiện tượng trao đổi thương mại vẫn diễn ra với những
nước có lợi thế hơn hẳn những nước khác ở mọi sản phẩm hoặc những nước
không có lợi thế tuyệt đối về tất cả sản phẩm.
 Việc tập trung tất cả sản xuất của một quốc gia vào một hàng hóa duy nhất là
không thực tế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.Việc tập trung sản xuất 1 sp nhưng nếu
nhu cầu về sp không cao thì sẽ không mang lại lợi ích kinh tế
 lý thuyết lợi thế tuyệt đối là nó giả định thương mại chỉ liên quan đến hai bên
và hai hàng hóa. Trên thực tế, trao đổi quốc tế phức tạp hơn nhiều, với hầu hết
các quốc gia giao dịch với hàng chục quốc gia khác và trao đổi hàng trăm hoặc
hàng nghìn thứ khác nhau.
 Thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi mỗi quốc gia về lợi thế tuyệt đối một trong 2
mặt hàng đó là hạn chế lớn nhất.
 Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Tuy nhiên, lí thuyết này lại đồng
nhất hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước
mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị,
về phong tục, tập quán…
Thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi mỗi quốc gia đều có lợi thế tuyệt đối

III. HỌC THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH


1. ĐỊNH NGHĨA:

Page | 5
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Thời gian ra đời: Thế kỷ 19 David Ricardo một nhà kinh tế học người Anh xuất
bản cuốn “Những nguyên tắc Chính trị và Thuế” ( 1817 ) trong đó ông đề cập
đến lợi thế so sánh. Theo học thuyết của David Ricardo về lợi thế so sánh, vẫn
có ý nghĩa khi một quốc gia chuyên môn hoá trong sản xuất những hàng hoá mà
họ SX hiệu quả nhất và mua những hàng hoá mà họ sản xuất kém hiệu quả hơn
(nhưng vẫn hiệu quả hơn các QG khác)
2. NỘI DUNG CHÍNH:
 Lợi thế so sánh xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. 
 Lợi thế so sánh có thể đạt được ở mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế nếu
như quốc gia nào đó tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt
hàng có ít bất lợi hơn và nhập khẩu những mặt hàng mà mình có nhiều bất
lợi hơn
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:
 Là một trong những quy luật quan trọng nhất của kinh tế, đặt cơ sở nền
móng cho mậu dịch quốc tế.
 Chứng minh được rằng tất cả các quốc gia đều có lợi khi giao thương với
nhau bất kể là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối hay không.
4. HẠN CHẾ:
 Chính phủ có thể hạn chế thương mại. Nếu một quốc gia tự rút khỏi hiệp
định thương mại quốc tế hoặc chính phủ áp đặt thuế quan, điều đó có thể tạo
ra phức tạp cho các doanh nghiệp đang dựa vào các quốc gia đó để tìm
nguồn lực.
 Sự chuyên môn hóa ngày càng tăng có thể gây khó khăn cho việc mở rộng
quy mô. Nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn yêu cầu các kỹ năng chuyên biệt,
có thể khó tăng quy mô tổ chức hoặc sản lượng, vì khó tìm được nhân viên
có các kỹ năng chuyên biệt đó.
 Chi phí vận tải có thể lớn hơn lợi thế so sánh. Số tiền tiết kiệm ( khi mua
nguyên vật liệu, nhân công rẻ từ nước ngoài) có thể không đủ lớn hơn chi
phí vận chuyển. Trong một số trường hợp, chi phí vận chuyển có thể lớn hơn
bất kỳ lợi thế so sánh nào.
IV. HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN
1. ĐỊNH NGHĨA:
Thời gian ra đời: Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin đã đưa ra cách giải
thích khác về lợi thế so sánh,chứng tỏ lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt
trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất. Học thuyết của hai ông xâydựng được gọi là
học thuyết Heckscher - Ohlin (H - O).

Người đưa ra học thuyết: Eli Heckscher (1919 người ThụyĐiển) và Bertil Ohlin
( 1933 người Thụy Điển)
2. NỘI DUNG CHÍNH:

Page | 6
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Trong một nền kinh tế mở, mỗi nước sẽ có lợi nhất nếu hướng đến việc chuyên môn hóa
sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà việc sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố có lợi
(sẵn có hon và giá rẻ hon), nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúngcần nhiều
yếu tố có giá đắt hon và tương đối khan hiếm hon”- nước nào có thuận lợi về vốn nên
chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng có hàm lượng vốn cao; nước nào có lao động
rẻnên chuyên môn hóa các mặt hàng có hàm lượng lao động cao;nước nào có đất đai, tài
nguyên phong phú nên chuyên môn hóa các mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên
Mô hình Heckscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi
sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những
sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập
khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. Tuy
nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mô hình H-O lại đưa ra những kết
quả mâu thuẫn, trong đó có công trình của Wassili Leontief, còn được biết đến với tên
gọi Nghịch lý Leontief., Leontief đã phát hiện Mỹ mặc dù là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao
động cao nhưng tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng tương đương hàng nhập khẩu của
Mỹ lại cao hơn tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất khẩu
3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:
Thuyết H - O đã góp phần lý giải thêm nhiều hiện tượng của quan hệ thương mại quốc tế
vàđược đánh giá là một trong các học thuyết có mức độ ảnh hưởnglớn trong kinh tế học
quốc tế, góp phần quan trọng trong việc giải thích cơ chế vận hành của
nền kinh tế thị trường.
- Thuyết H - o đã chứng tỏ rằng lợi thế so sánh của một quốc gia không chỉ dựa trên
sự khác biệt về năng suất lao động, mà rộnghơn, nó dựa trên sự khác biệt trong mức độ
sẵn có các yếu tố sản xuất
- Chỉ với những giả thiết đơngiản và dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của các
yếu tố sản xuất, thuyết này không chỉ cho phép đưa ra dự đoán về cơ cấu sản xuất và
thương mại của các quốc gia, mà còn giúp cho việc nghiên cứu một loạt các vấnđề liên
quan đến giá cả các yếu tố sản xuất, tác động của sự tăng trưởng các yếu tố sản xuất đến
quy mô sản xuất và thương mại.
- Học thuyết tạo tiền đề cho các học thuyết mới sau này ra đời tiếp tục giải thích về
một nền thương mại quốc tế hiện đại

4. HẠN CHẾ:
Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX, địa vị của thuyết H - o đã gặp phải những thách
thức nghiêm trọng, khi kết quả của các công trình kiểm chứng thực tế của thuyết này
thường bị bóp méo bởi các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, mà điển hình là công
trình của nhà kinh tế MLeontief (người đạt giải Nobel kinh tế năm 1973) - thường được
biết đến với tên gọi nghịch lý Leontief.
Nội dung chính của nghịch líLeontief:Trong những năm 50 của thế kỉXX, Mỹ là nước
giàu và dồi dào về vốn nhất thế giới. Nhưng nghiên cứu của Leontief đã chỉ ra
rằng, các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ ít sử dụng về vốn hơn là các mặt hàng nhập khẩu.
Điều này trái ngược với dự báo của thuyết H - o. Kết quả nghiên cứutrên được gọi là
nghịch lýLeontief.

Page | 7
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

V. HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM


1. ĐỊNH NGHĨA:
Thời gian ra đời: Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về vòng đời sản
phẩm vào giữa thập kỷ 1960 của thế kỷ trước (Mỹ thống trị nền kinh tế thế giới). Lý
thuyết của ông dựa trên những quan sát thực tế là trong suốt thế kỷ XX một tỷ lệ rất lớn
các sản phẩm mới của thế giới đã được phát triển bởi các công ty Hoa Kỳ và được tiêu
thụ ban đầu tại thị trường Hoa Kỳ.
Vòng đời sản phẩm là lí thuyết tìm cách lí giải những thay đổi trong xu thế phát triển của
thương mại quốc tế theo thời gian.  Lý thuyết về vòng đời sản phẩm được xây dựng trên
cơ sở một chuỗi các quá trình đổi mới và quảng bá sản phẩm nối tiếp nhau.
2. NỘI DUNG CHÍNH: Các giai đoạn của lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm:
Theo lý thuyết này, chu kỳ sống của sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm Khi một sản phẩm mới được đưa ra thị trường, quốc
gia tiêu thụ sản phẩm cũng là quốc gia sản xuất vì có mối quan hệ chặt chẽ giữa đổi mới
và nhu cầu. Quốc gia sản xuất ban đầu này-thường là các nước công nghiệp tiên tiến - trở
thành nhà xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao khác. Theo Vernon, giai đoạn này
thường bắt đầu ở Hoa Kỳ. Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp còn phải chi nhiều cho các hoạt động marketing, quảng
bá thương hiệu.
+ Giá thành sản phẩm: Do tốn nhiều chi phí cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát
triển) nên giá thành của sản phẩm lúc này rất cao.
+ Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu nhưng số tiền thu về không đủ bù chi phí
ban đầu
* Giai đoạn 2: Tăng trưởng Giai đoạn này khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm, nhu
cầu tăng mạnh. Doanh thu vì thế mà bắt đầu tăng trưởng mạnh. Đồng thời, các đối thủ
cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện. Trong giai đoạn này, chúng ta thấy hoạt động
sản xuất bắt đầu diễn ra ở các nước công nghiệp hàng đầu khác và dần dần chuyển xuất
khẩu của các nhà đổi mới sang các thị trường này. Như vậy, FDI dần xuất hiện trong giai
đoạn này giai đoạn tăng trưởng của lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm. Một số đặc
điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, mặc dù chi phí đầu tư đã giảm so với giai đoạn đầu.
+ Giá thành sản phẩm: Nhờ sản xuất hàng loạt nên giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể
so với thời kỳ sản phẩm mới tung ra thị trường.
+ Doanh thu: Doanh thu của sản phẩm tăng vọt. Công việc kinh doanh bắt đầu hòa
vốn và thu được đồng lãi đầu tiên.
+ Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh dần dần xuất hiện.
* Giai đoạn 3: Bão hòa Trong giai đoạn này, sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu
chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên phổ biến, doanh nghiệp phải giảm chi phí
càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng suất. năng lực cạnh

Page | 8
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

tranh, FDI tiếp tục phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các tập đoàn dần chú trọng sản xuất sản
phẩm ở những nước có lợi thế hơn (về lao động, nguyên liệu đầu vào, môi trường pháp
lý, thị trường ...) Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp nhất.
+ Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định tương đương với giai
đoạn trước. Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh số bán sản phẩm đang ở mức cao
nhất. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu lại giảm so với kỳ trước.
+ Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bắt đầu tăng dần. Doanh nghiệp
đã nghĩ ra cách khác biệt hóa thương hiệu, đa dạng hóa tính năng để nâng cao chất lượng
sản phẩm vị trí cạnh tranh.
* Giai đoạn 4: Suy thoái Với sự phát triển và thay đổi của thói quen tiêu dùng và lý do
công nghệ, lợi nhuận kinh doanh và sản phẩm tiếp tục giảm, các sản phẩm cũ trên thị
trường, không đáp ứng được nhu cầu thị trường đã có hiệu suất tốt hơn, giá thấp hơn so
với các sản phẩm mới trên thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tại thời
điểm này do chi phí thua lỗ cao các doanh nghiệp sẽ dần dần ngừng sản xuất các sản
phẩm này sẽ tiếp tục đến cuối vòng đời, và cuối cùng là rút lui hoàn toàn khỏi thị trường.
Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Để duy trì nhiệt. doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn để lôi kéo
người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm.
+ Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá thành sản phẩm để kích cầu mua
sắm của người tiêu dùng.
+ Doanh thu: Doanh thu bán sản phẩm giảm nhiều so với các kỳ trước đó.
+ Đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ đạt mức cao nhất. Thị trường đạt đến mức bão
hòa. Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không có chiến lược hồi sinh sản phẩm thông
minh thì hoặc sản phẩm sẽ chết, hoặc sản phẩm sẽ sống và chờ đợi một tương lai bất định
phía trước

3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:


Về mặt lịch sử, lý thuyết vòng đời sản phẩm dường như là một lời giải thích khá chính
xác về các mô hình trao đổi trong thương mại quốc tế. Mô hình này phác thảo trình tự từ
nghiên cứu và phát triển đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm Các bước phát triển mới
sẽ diễn ra tuần tự từ các nước phát triển cao đến các nước phát triển thấp hơn đến các
nước đang phát triển, với xu hướng tìm kiếm các địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn.
Theo lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp thực hiện FDI ở một giai
đoạn cụ thể trong chu kỳ sống của sản phẩm mà họ đã giới thiệu ban đầu. Khi một sản
phẩm mới được giới thiệu, công ty chọn làm sản phẩm đó trong nhà, gần gũi với khách
hàng. Nhưng khi sản phẩm trưởng thành và nhu cầu nước ngoài tăng lên, công ty có thể
bắt đầu sản xuất ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có chi phí thấp, để phục vụ thị
trường trong nước cũng như xuất khẩu. sản phẩm trong nước. Như vậy, ở một chừng
mực nào đó, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm có thể giải thích được động thái đầu tư
FDI của các tập đoàn lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia. Như sau:

Page | 9
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

- Đối với các nhà sản xuất trong nước, họ giành được lợi thế xuất khẩu độc quyền thông
qua việc giới thiệu các sản phẩm mới, hoặc bằng cách cải tiến các sản phẩm đang được
sản xuất riêng cho thị trường nội địa của họ.
- Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm mới, việc sản xuất tiếp tục được tập
trung ở trong nước ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hơn. Trong giai
đoạn này Để thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá
vào các thị trường đó.
- Khi sản phẩm đã trở thành tiêu chuẩn hóa trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất
sẽ đầu tư ưu đãi ra nước ngoài để tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng hơn là để
ngăn chặn khả năng bị rớt giá. bàn tay của các nhà sản xuất trong nước.
- Ở giai đoạn bão hòa, sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường
ổn định, hàng hóa trở nên phổ biến. Do các doanh nghiệp chịu áp lực giảm chi phí càng
nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng sức cạnh tranh, đầu tư ra nước
ngoài tiếp tục tăng trưởng

4. HẠN CHẾ:
Tuy nhiên, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm không phải là không có điểm yếu của nó.
Nhìn vào triển vọng châu Á và châu Âu, lập luận của Vernon cho rằng phần lớn các sản
phẩm mới được phát triển và bán ở Hoa Kỳ dường như quá chủ nghĩa dân tộc. Mặc dù
thực tế là Hoa Kỳ đã thống trị nền kinh tế toàn cầu (từ năm 1945 đến năm 1975), hầu hết
các sản phẩm mới đều được bắt đầu ở Mỹ, luôn có những ngoại lệ. Những trường hợp
ngoại lệ này ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Nhiều sản phẩm hiện nay có xuất xứ
từ Nhật Bản (Như bàn phím trò chơi điện tử) hoặc Châu Âu (Như điện thoại di động).
Tương tự như vậy, với sự gia tăng của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, một số
sản phẩm mới (như máy tính xách tay, đĩa compact, máy ảnh kỹ thuật số) hiện đang bắt
đầu xuất hiện cùng lúc ở Mỹ, Nhật Bản và các nước tiên tiến. Điều này xảy ra cùng với
quá trình sản xuất được phân phối trên toàn cầu, với các thành phần của một sản phẩm
mới được sản xuất ở các địa điểm khác nhau trên thế giới, nơi có sự kết hợp của chi phí
con người. các yếu tố và kỹ năng thuận lợi nhất, sau đó được tập hợp tại một địa điểm,
rồi được phân phối, giới thiệu và tiêu thụ đồng thời tại nhiều thị trường khác nhau thay vì
theo tuần tự của lí thuyết Vernon đề cập.

VI. HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI MỚI


1. ĐỊNH NGHĨA:
 Thời gian ra đời: Nổi lên từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX, khi các nhà kinh tế chỉ ra
rằng việc đạt được lợi thế theo quy mô có thể có một ý nghĩa quan trọng đối với
thương mại quốc tế 

 Người được ví là “cha đẻ” của trường phái “Học thuyết thương mại mới” - Paul
Krugman (sinh năm 1953, người Mỹ), năm 1979 (khi mới 26 tuổi) đã đưa ra học
thuyết mới về thương mại so với các học thuyết trước đó. 
2. NỘI DUNG CHÍNH: Học thuyêt thương mại mới nêu ra 2 đặc điểm quan trọng:

Page | 10
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Thứ nhất là thông qua tác động lên lợi thế theo quy mô, thương mại có thể làm gia tăng
mức độ đa dạng của các hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng và giảm bớt chi phí bình
quân trên một sản phẩm.
 Nếu thị trường một quốc gia nhỏ và vì vậy nhu cầu nhỏ, thì sẽ không cho phép
nhà sản xuất có được lợi thế theo quy mô đối với một số sản phẩm nhất định.
Theo đó, những sản phẩm này sẽ không được sản xuất và dẫn đến sản phẩm
cung cấp cho người tiêu dùng kém đa dạng, nếu được sản xuất thì cũng được
sản xuất với quy mô nhỏ và mức chi phí và giá tương đối cao hơn so với
trường hợp có được lợi thế theo quy mô 
 Nhờ có quy mô thị trường tham gia vào thương mại, thị trường  thị trường
quốc gia đơn lẻ kết hợp thành một thị trường thế giới rộng lớn hơn. Các doanh
nghiệp có thể dễ dàng đạt được lợi thế theo quy mô hơn. Theo học thuyết
thương mại mới, mỗi nước sẽ có điều kiện tốt để có thể chuyên môn hoá xản
xuất một danh mục hạn chế các sản phẩm nhất định hơn là trong trường hợp
không có thương mại, ngay cả nhập khẩu những sản phẩm mà nước đó không
sản xuất được từ những nước khác. Mỗi nước có thể đồng thời vừa tăng mức
độ tối đa dạng của sản phẩm cho người tiêu dùng, vừa giảm chi phí của những
hàng hoá đó. Như vậy thương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng có lợi ngay
cả khi các nước không hề có sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nguồn lực
hay công nghệ.

Thứ hai là trong những nghành sản xuất, khi mà sản lượng đầu ra đòi hỏi đạt được lợi thế
theo quy mô thì nghành đó phải có một tỷ trọng nhu cầu đáng kể trong tổng cầu thế giới,
thị trường toàn cầu chỉ hộ trợ một số ít các doanh nghiệp mà thôi.
 Những lợi thế của người đi trước là những lợi thế kinh tế và chiến lược mà
những người thâm nhập đầu tiên vào một ngành có được. Một trong những lợi
thế quan trọng của người đi tiên phong là có thể giành được lợi thế theo quy
mô trước những người thâm nhập sau vì vậy hưởng lợi từ cơ cấu có quy chi phí
thấp đó.

 Học thuyết thương mại mới lập luận rằng đối với những sản phẩm mà lợi thế
theo quy mô đóng vai trò quan trọng lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong nhu
cầu của thế giới thì người đi tiên phong vào ngành đó có thể giành được lợi thế
chi phí nhờ vào quy mô sản xuất lớn mà những người gia nhập sau gần như
không thể có được 

3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:


 Học thuyết cho rằng các nước có thể thu được lợi ích từ hoạt động thương mại
ngay cả khi không có sự khác biệt về về sự sẳn có của các tài nguyên hay công
nghệ. Thương mại cho phép một nước chuyên môn hoá và sản xuất nhưng sản
phẩm nhất định đạt được lợi thế theo quy mô và giảm chi phí sản xuất. Đồng

Page | 11
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

thời quosc gia đó có thể mua những sản phẩm mà trong nước không sản xuất từ
nước khác.
 Bằng cơ chế này mức độ đa dạng của các sản phẩm dành cho người tiêu dùng
của các quốc gia tăng lên, trong khi chi phí sản xuất bình quân trên đơn vị sản
phẩm giảm xuống, kéo theo giá bán cũng giảm, từ đó giải phóng các nguồn lực
để sản xuất nhiều hàng hoá và dich vụ khác.

4. HẠN CHẾ:
Do có khả năng đạt được lợi thế theo quy mô, những doanh nghiệp tiên phong trong
nghành sau đó sẽ ngăn cản sự xâm nhập của doanh nghiệp khác vào thị trường thế giới.
Những người tiên phong có lợi thế trong việc tăng suất sinh lợi và từ đó tạo ra rào cản
cho việc gia nhập nghành của các doanh nghiệp khác.

VII. HỌC THUYẾT LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER:
1. ĐỊNH NGHĨA:
Thời gian ra đời: Học thuyết lợi thế cạnh tranh được giới thiệu lần đầu vào năm
1979, trên một bài báo đăng trên Harvard Review - một một tạp chí về quản lý kinh
doanh được phát hành bởi Business Publishing (Nhà xuất bản Harvard) trực thuộc đại
học danh giá hàng đầu thế giới Harvard
Người đưa ra học thuyết: Michael Eugene Porter sinh ngày 23 tháng 5 năm 1947. Ông
là Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ và cũng là chuyên gia hàng đầu về chiến lược và
chính sách cạnh tranh của thế giới. Michael Porter được xem là một trong những “bộ óc”
quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Ông còn được biết đến với danh xưng cha đẻ của lý
thuyết “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”.
2. NỘI DUNG CHÍNH: Lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh” là một mô hình được thiết
kế để giúp hiểu được lợi thế cạnh tranh mà các quốc gia sở hữu nhờ vào các yếu tố
nhất định sẵn có và để giải thích cách chính phủ có thể hoạt động như chất xúc tác
để nâng cao vị thế của một quốc gia trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Mô hình này được thể hiện trực quan bằng một biểu đồ giống như bốn điểm của một viên
kim cương. Bốn điểm đại diện cho bốn yếu tố quyết định có liên quan lẫn nhau mà Porter
cho là yếu tố quyết định của lợi thế kinh tế so sánh quốc gia. Bốn yếu tố lần lượt là:
 Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất – vị thế của một nước về các yếu tố sản xuất.
 Các điều kiện về nhu cầu – bản chất của nhu cầu trong nước đối với hàng hoá hoặc
dịch vụ của một ngành.
 Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ - sự hiện diện hoặc không sẵn có của
các ngành phụ trợ và liên kết có năng lực cạnh tranh quốc tế.
 Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệp – các điều kiện chi phối việc
thành lập, tổ chức và quản trị doanh nghiệp như thế nào và tính chất của cạnh
tranh trong nước.
Theo đó, khả năng thành công cao nhất của doanh nghiệp sẽ xuất hiện khi mô hình
kim cương có nhiều lợi nhuận nhất. Theo Porter, mô hình kim cương là một hệ thống
tác động qua lại, trong đó tác động của thuộc tính này phụ thuộc vào tình trạng của
các thuộc tính khác.
Page | 12
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Bên cạnh đó, Porter cho rằng hai yếu tố khác có thể ảnh hưởng lớn tới mô hình kim
cương chính là: cơ hội và chính phủ.
Cơ hội: Cơ hội đề cập đến các sự kiện ngẫu nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.
Đối với khả năng cạnh tranh quốc tế, chúng có thể rất quan trọng: sự gián đoạn do ngẫu
nhiên tạo ra có thể dẫn đến lợi thế cho một số công ty và bất lợi cho các công ty khác.
Một số công ty có thể giành được vị trí cạnh tranh, trong khi những công ty khác có thể
thua.
Chính phủ:  Chính phủ có thể can thiệp một cách tiêu cực hoặc tích cực vào một trong
bốn thuộc tính của mô hình kim cương. Hành động của chính phủ giúp thúc đẩy nền kinh
tế của một quốc gia chính là khuyến khích và thách thức các doanh nghiệp trong nước tập
trung vào việc tạo ra và phát triển sự sẵn có của các yếu tố sản xuất. Một cách để chính
phủ thực hiện mục tiêu đó là kích thích sự cạnh tranh giữa các công ty trong nước bằng
cách thiết lập và thực thi luật chống tín nhiệm.

a. Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất


Porter thừa nhận sự phân cấp của các yếu tố sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản và
các yếu tố cao cấp. Trong khi các yếu tố cơ bản có sẵn trong tự nhiên thì các yếu tố cao
cấp lại  là sản phẩm được đầu tư của một cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Các yếu tố
cao cấp được xem như một yếu tố quan trọng trong lợi thế cạnh tranh. Chính vì vậy, một
quốc gia muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh, trước tiên cần nâng cao các yếu tố cao cấp
của chính quốc gia đó. Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản và cao cấp rất phức tạp. Các
yếu tố cơ bản sẽ cung cấp lợi thế ban đầu và sau đó được củng cố và mở rộng thông qua
đầu tư vào các yếu tố cao cấp. Ngược lại, các bất lợi của các yếu tố cơ bản có thể tạo ra
những áp lực buộc phải đầu tư vào các yếu tố nâng cao.
Page | 13
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Yếu tố này được xem là yếu tố quan trọng nhất theo lý thuyết của Porter. Tính sẵn có của
các yếu tố sản xuất là điều mà Porter tin rằng nền kinh tế của một quốc gia có thể tự tạo
ra, chẳng hạn như nguồn lao động có tay nghề cao, đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và
vốn.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình về việc tận dụng yếu tố sẵn có của quốc gia. Dẫn chứng
cho thấy quốc gia này đã tạo lập một nền kinh tế có tính cạnh tranh vượt ra ngoài các
nguồn lực vốn có của đất nước, một phần bằng cách đầu tư một lượng kỹ sư có trình độ
cao đã giúp thúc đẩy đổi mới công nghệ của các ngành công nghiệp ở Nhật Bản.
b. Các điều kiện về nhu cầu
Điều kiện nhu cầu đề cập đến quy mô và tính chất của cơ sở khách hàng đối với sản
phẩm. Theo Porter, nhu cầu nội địa đóng vai trò lớn trong lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
Nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng nội địa sẽ là thước đo giúp định hình được sản
phẩm được chế tạo trong nước và tạo động lực cho sự cải tiến, sáng tạo giúp đáp ứng
được những yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng một tăng cao. Một doanh nghiệp
được xem là giành được lợi thế cạnh tranh khi người tiêu dùng của họ ngày càng sành
điệu và đòi hỏi cao. Những vị khách này sẽ vô tình tạo áp lực lên doanh nghiệp, buộc họ
phải đổi mới, cải tiến để cho ra những sản phẩm ngày một chất lượng, mẫu mã đẹp và
phù hợp với tiêu chí mà khách hàng mong muốn.
c. Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ
Thuộc tính tiếp theo của lợi thế cạnh tranh mà Porter đưa ra chính là sự hiện diện của các
ngành liên kết và phụ trợ. Theo ông, những lợi ích có được do sự đầu tư vào các yếu tố
sản xuất cao cấp của các ngành liên kết và phụ trợ sẽ lan toả sang một ngành khác, từ đó
giúp ngành này đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực của mình và có được
lợi thế cạnh tranh mạnh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới. Nói một
cách dễ hiểu, khi một quốc gia có thế mạnh về một ngành công nghiệp nào đó, các sản
phẩm công nghiệp có liên quan sẽ dễ dàng có được thành công. Sự thành công của một
ngành gắn liền với sự hiện diện của các nhà cung cấp và các ngành liên quan trong một
khu vực nhất định.
Kết quả của quá trình liên kết này là các ngành thành công trong phạm vi quốc gia có xu
hướng tập hợp với nhau thành một cụm gồm các ngành có liên quan. Đây được xem là
một trong những phát hiện có tính toả sáng nhất trong công trình nghiên cứu của Michael
Porter. Ví dụ điển hình về một cụm công nghiệp nổi tiếng có thể kể đến như cụm công
nghiệp dệt may của Đức.
Những kiến thức sẽ được luân chuyển giữa các doanh nghiệp trong cùng một cụm, từ đó
mang lại lợi ích cho tất cả doanh nghiệp trong cụm đó. Hành động luân chuyển trên
không chỉ giúp tác động tích cực đến mỗi doanh nghiệp trong cụm mà còn góp phần tăng
cao giá trị cạnh tranh cho cả cụm, giúp quốc gia của ngành công nghiệp đó ngày càng
phát triển và khó bị đối thủ “soán ngôi”.
d. Chiến lược, cấu trúc và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ở thuộc tính này, hai yếu tố quan trọng được nhắc đến:
-Thứ nhất, các quốc gia khác nhau có các đặc điểm về hệ tư tưởng quản trị khác nhau có
thể hoặc không giúp được cho họ trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Page | 14
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Yếu tố này trong mô hình bao gồm cách các công ty được tổ chức và quản lý, mục tiêu
của họ và bản chất của sự cạnh tranh trên thị trường nội địa. Cách thức thành lập, đặt mục
tiêu và quản lý công ty là rất quan trọng để thành công trên thị trường quốc tế. 
-Thứ hai, sự liên kết chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh gay gắt trong nước, sự sáng tạo và
sự duy trì lâu dài của lợi thế cạnh tranh trong một ngành.
Sự cạnh tranh nội địa mạnh mẽ sẽ khiến mọi doanh nghiệp phải gia tăng tỉ lệ năng suất và
giá trị sản phẩm của mình, điều này khiến họ trở nên mạnh hơn so với các đối thủ và dần
dà có được vị thế sân chơi quốc tế.

3. GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT:


 Mô hình Kim cương của Porter rất quan trọng vì nó giúp các doanh nghiệp và quốc
gia hiểu được các nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Nó giúp họ xác định những yếu tố
quan trọng nhất dẫn đến thành công của họ.
 Bằng cách hiểu các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh, các quốc gia có thể
đưa ra các chính sách cho phép họ cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường toàn cầu.
Điều này cũng cho phép các nhà hoạch định chính sách nhìn thấy các lĩnh vực cần cải
thiện.

 Ngoài ra, mô hình có thể giúp các công ty hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của họ và thực hiện những thay đổi cần thiết để dẫn đầu đối thủ.
Những yếu tố này có thể là bên trong, bên ngoài.
 Mô hình Kim cương của Porter cũng rất quan trọng vì nó có thể được sử dụng để
đánh giá hoạt động của một công ty. Đo điểm chuẩn cho phép các công ty xem họ
đứng ở vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh và thực hiện các bước để cải thiện.
 Một công cụ có giá trị cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Nó
cung cấp một khuôn khổ để hiểu khả năng cạnh tranh và có thể được sử dụng để cải
tiến.

4. HẠN CHẾ:
Bên cạnh những lợi ích mà học thuyết này đem lại, phát minh của Porter cũng vấp phải
một số tiêu cực như:
 Thứ nhất, mô hình không xem xét vai trò của chính sách của chính phủ. Chính sách
của chính phủ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh
tranh. Ví dụ, các quốc gia có chính sách bảo hộ là nơi các doanh nghiệp khó cạnh
tranh.
 Thứ hai, mô hình không tính đến vai trò của văn hóa. Văn hóa có thể đóng một vai trò
quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh tranh. Ví dụ, các quốc gia có nền văn
hóa theo chủ nghĩa tập thể khiến các tổ chức khó cạnh tranh.
 Thứ ba, mô hình không tính đến vai trò của tinh thần kinh doanh. Tinh thần kinh
doanh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh tranh. Ví dụ,
một công ty có một Giám đốc điều hành sáng tạo và đổi mới sẽ thành công hơn.

Page | 15
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Cuối cùng, mô hình là tĩnh và không xem xét những thay đổi trong môi trường. Các yếu
tố môi trường, chẳng hạn như công nghệ và toàn cầu hóa, có thể tác động đáng kể đến
khả năng cạnh tranh.
Tóm lại, Mô hình Kim cương của Porter là một công cụ quan trọng để chủ doanh
nghiệp cải thiện hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh. Bằng cách hiểu các yếu tố độc
đáo ảnh hưởng đến ngành và quốc gia của họ, các doanh nghiệp có thể phát triển các
chiến lược nhắm mục tiêu để giúp họ có chỗ đứng trong cuộc cạnh tranh.

Lợi thế quốc gia trong TMQT


1. Chưa giải thích được
2. Lý thuyết tuyệt đối về năng suất lao động, hiệu quả sản xuất chi phí
lao động
3. Lý thuyết so sánh về năng suất lao động chi phí cơ hội
4. Sự dồi dào của yếu tố sản xuất
5. Thay đổi theo vòng đời sản phẩm
6. Tính kinh tế theo quy mô
7. Bốn yếu tố sản xuất

Page | 16
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Page | 17
Chương 6: Học thuyết thương mại. Nhóm 6

Page | 18

You might also like