You are on page 1of 7

II.

TÁC ĐỘNG
1. Thỏa thuận hiệp định ảnh hưởng đến ngành
Là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, EVFTA có phạm vi điều chỉnh
rộng, với các cam kết trong nhiều lĩnh vực.
Các cam kết này bao gồm nhóm các cam kết trực tiếp về thương mại hàng hóa (nêu tại các
Chương từ 2 đến 7 Văn kiện EVFTA) có tác động gián tiếp tới hoạt động sản xuất và xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa hai Bên. Tất cả các cam kết của EU trong EVFTA đều là cam kết thống nhất
của tất cả các nước thành viên EU.
1.1. Cam kết về Thuế
1.1.1. Thuế nhập khẩu
Việt Nam và EU đều áp dụng một biểu thuế nhập khẩu chung cho hàng hóa có xuất xứ của bên
còn lại khi nhập khẩu vào lãnh thổ của nhau. Về cơ bản, cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định
EVFTA được chia thành các nhóm sau:
i. Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: là nhóm hàng hóa mà thuế nhập khẩu sẽ được
xóa bỏ ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
ii. Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% (từ
mức thuế cơ sở) sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Theo Hiệp định
EVFTA, gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của hai bên
sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau lộ trình tương đối ngắn. Với EU tối đa là 7 năm và
với Việt Nam tối đa và 10 năm. Cá biệt có một số dòng thuế nhạy cảm, Việt Nam đạt
được lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 15 năm.
iii. Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập
khẩu chỉ được xóa bỏ hoặc cắt giảm đối với một khối lượng hàng hóa nhất định
(lượng hàng hóa trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn
ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được
hưởng ưu đãi.
iv. Nhóm hàng hóa không cam kết: Đây là nhóm hàng không cam kết xóa bỏ hoặc cắt
giảm thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế nhập khẩu sẽ theo quy định trong nước của
mỗi bên.
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA gồm mã hàng, mô tả
hàng hóa, thuế suất cho từng năm, kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2027, áp dụng đối
với 737 dòng thuế.
Tiêu biểu như với mặt hàng gạo, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU chịu thuế rất cao trên
65 EUR/tấn, nhưng ngay từ ngày 01/08/2020, biểu thuế đã có sự thay đổi.
Cụ thể cam kết thuế đối với sản phẩm gạo nêu trong Biểu cam kết của EU như sau:
CN 2012 Mô tả hàng hóa Thuế suất cơ sở Danh mục
Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được
1006 30
đánh bóng hoặc hồ (glazed)
Gạo đã xát sơ
Luộc sơ
1006 30 21 Hạt tròn 175 EUR/1000 kg TRQ
1006 30 23 Hạt trung 175 EUR/1000 kg TRQ
Hạt dài
Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn 2 nhưng nhỏ
1006 30 25 175 EUR/1000 kg TRQ
hơn 3
1006 30 27 Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 3 175 EUR/1000 kg TRQ
Loại khác
1006 30 42 Hạt tròn 175 EUR/1000 kg TRQ
1006 30 44 Hạt trung 175 EUR/1000 kg TRQ
Hạt dài
Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn 2 nhưng nhỏ
1006 30 46 175 EUR/1000 kg TRQ
hơn 3
1006 30 48 Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 3 175 EUR/1000 kg TRQ
Gạo đã xát hoàn toàn
Luộc sơ
1006 30 61 Hạt tròn 175 EUR/1000 kg TRQ
1006 30 63 Hạt trung 175 EUR/1000 kg TRQ
Hạt dài
Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn 2 nhưng nhỏ
1006 30 65 175 EUR/1000 kg TRQ
hơn 3
1006 30 67 Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 3 175 EUR/1000 kg TRQ
Loại khác
1006 30 92 Hạt tròn 175 EUR/1000 kg TRQ
1006 30 94 Hạt trung 175 EUR/1000 kg TRQ
Hạt dài
Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn 2 nhưng nhỏ
1006 30 96 175 EUR/1000 kg TRQ
hơn 3
1006 30 98 Có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 3 175 EUR/1000 kg TRQ
Bảng – Biểu cam kết thuế của EU đối với sản phẩm 1006 30
Cam kết này được hiểu là: Sản phẩm mã HS 1006 30 với miêu tả như trên sẽ áp dụng hạn ngạch
thuế quan với mức thuế là 0% đối với lượng nhập khẩu trong hạn ngạch.
1.1.2. Cam kết của EU về thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam (1006 30)
Theo Biểu cam kết tại Tiểu Phụ lục 2-A-1 Chương 2 Văn kiện EVFTA thì EU sẽ loại bỏ thuế
nhập khẩu cho phần lớn hàng hóa Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, số còn lại loại
bỏ theo lộ trình hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Như vậy, không phải toàn bộ thuế nhập khẩu của EU sẽ được xóa bỏ ngay lập tức cho hàng hóa
Việt Nam từ 01/08/2020. Vẫn còn nhiều sản phẩm chỉ được xóa bỏ sau một thời gian, và một số
sản phẩm áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Trong tổng thể, EU cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam theo lộ trình
như sau:
- Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương
khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang EU;
- Sau 07 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu hiện tại của Việt Nam sang EU;
- Đối với khoảng 0,8% số dòng thuế còn lại (là một số ít sản phẩm mà EU cho là nhạy cảm đối
với sản xuất nội địa của họ), EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu
trong hạn ngạch là 0%.
Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để
gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.
Với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đã
có kết quả khởi sắc. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng gạo của Việt
Nam xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng
hơn 20% về trị giá so với năm 2020.
2 tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận con số xuất khẩu hơn 15.500 tấn gạo sang thị trường EU,
thu về 11,7 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm
2021.
Theo cam kết này, riêng đối với mặt hàng gạo (trừ gạo tấm), mức giảm thuế quan của EU giúp
các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được khoảng 20 triệu USD tiền thuế mỗi năm.
Như vậy, có thể nói 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập
khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho
ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một
trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại.
Cho đến thời điểm hiện tại, mức thuế GSP mà EU đơn phương dành cho Việt Nam ở mức tương
đối thấp. Trong so sánh ở giai đoạn đầu thực hiện EVFTA, một số sản phẩm xuất khẩu có lộ trình
xóa bỏ thuế quan dài (5-7 năm) nên thuế EVFTA áp dụng đối với các sản phẩm này có thể cao
hơn so với thuế GSP hiện tại mà sản phẩm đó đang được hưởng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể,
trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ tới 85,6% dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 99,2%
số dòng thuế được xóa bỏ sau 7 năm. Như vậy, đến cuối lộ trình gần như toàn bộ sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam sang EU (trong đó có Đức) sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, trong khi
GSP chỉ có ưu đãi với một số nhóm sản phẩm và mức ưu đãi không phải lúc nào cũng là 0%. Do
đó, xét về lâu dài, so với thuế GSP thì thuế EVFTA sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp. Sổ tay doanh
nghiệp
Lưu ý với doanh nghiệp:
Theo quy định của EU về GSP khi có FTA, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng cơ chế GSP song
song cùng EVFTA trong thời gian 02 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực (tức là đến hết
31/07/2022). Đồng thời, theo quy định trong EVFTA thì mức thuế ưu đãi EVFTA áp dụng đối
với hàng hóa của Việt Nam sẽ không cao hơn các mức thuế mà EU áp dụng đối với hàng hóa đó
tại thời điểm ngay trước khi EVFTA có hiệu lực.
Điều này có nghĩa là: Trong khoảng thời gian từ 01/08/2020 đến 31/07/2022: Doanh nghiệp có
thể lựa chọn sử dụng EVFTA hay GSP tùy thuộc vào thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào có lợi cho
doanh nghiệp. Trường hợp chọn ưu đãi GSP thì sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng
nhận xuất xứ của GSP; trường hợp chọn ưu đãi thuế quan theo EVFTA thì sản phẩm phải đáp
ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ EVFTA. Kể từ ngày 01/08/2022: Cơ chế ưu đãi thuế
quan GSP sẽ tự động chấm dứt, doanh nghiệp áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Tuy
nhiên EVFTA cho phép trong trường hợp thuế EVFTA cao hơn thuế GSP thì vẫn được hưởng
thuế GSP. Dù chọn mức thuế ưu đãi nào, sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận
xuất xứ EVFTA. Đây là cam kết linh hoạt, rất có lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất
khẩu sang EU do được đảm bảo rằng mức thuế EVFTA áp dụng sẽ luôn là mức thuế thấp hơn
hoặc ít nhất là bằng mức thuế GSP tại thời điểm 01/08/2020.
1.1.3. Cam kết về thuế xuất khẩu hàng hóa
Về nguyên tắc, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất
khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia. Lý do của cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là nhiều nước
trên thế giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một hình thức trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh
không lành mạnh giữa hàng hóa của các nước.
Trong EVFTA, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, trong
đó có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc). Đối với
các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành tương đối cao, Việt Nam cam kết mức trần thuế
xuất khẩu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan có mức trần 10%). Với
các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.
Như vậy, trừ các trường hợp có bảo lưu (của Việt Nam), Việt Nam và EU sẽ không áp dụng loại
thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không áp
dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa.
1.2. Thỏa thuận về hàng rào phi thuế quan của Hiệp định ảnh hưởng đến ngành
1.2.1. Cam kết về hạn ngạch
Bên cạnh thuế nhập khẩu, Việt Nam và EU cũng áp dụng hạn ngạch thuế thuế quan (HNTQ) đối
với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ Bên kia. Việc phân bổ hạn ngạch theo các cam kết này do
phía EU quy định, áp dụng đối với các nhà nhập khẩu các sản phẩm liên quan phía EU. Trước
khi EVFTA có hiệu lực (01/08/2020), EU đã ban hành và công bố các văn bản quy định về cơ
chế hạn ngạch thuế quan theo EVFTA.
Nội dung cam kết này được quy định tại Phần B - Hạn ngạch thuế quan, Phụ lục 2-A của Hiệp
định EVFTA, bao gồm các nguyên tắc chính, cam kết cụ thể theo từng mặt hàng kèm theo các
quy định, yêu cầu tương ứng để được cấp HNTQ.
EU sẽ quản lý HNTQ theo luật của EU, với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên theo
hướng tận dụng tối đa lượng HNTQ.
Mặt Mã HS Lượng HNTQ Lưu ý
hàng (Biểu thuế của EU)
Gạo Gạo đã xay: 30,000 tấn Gạo phải thuộc một trong số các loại gạo thơm sau:
1006.30.21; 1006.30.23 (a) Hoa nhài 85
1006.30.25; 1006.30.27 (b) ST 5, ST 20
1006.30.42; 1006.30.44 (c) Nàng Hoa 9
1006.30.46; 1006.30.48 (d) VD 20
1006.30.61; 1006.30.63 (e) RVT
1006.30.65; 1006.30.67 (f) OM 4900
1006.30.92; 1006.30.94 (g) OM 5451
1006.30.96; 1006.30.98 (h) Tài Nguyên Chợ Đào.
Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này
cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được
cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu
rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trên.
Bảng Danh mục hàng hóa
Các mặt hàng có xuất xứ được nhập khẩu vào EU nằm trong lượng hạn ngạch nêu trên sẽ được
miễn thuế nhập khẩu. Đối với lượng ngoài hạn ngạch nêu trên, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng
theo các mức trong biểu cam kết của EU quy định tại Tiểu Phụ lục 2A1 của Hiệp định EVFTA.
1.2.2. Cam kết về các biện pháp hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu
Về nguyên tắc, trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết không áp dụng các biện pháp cấm hoặc
hạn chế xuất khẩu nào đối với thương mại hàng hóa giữa hai Bên (bao gồm cả các điều kiện xuất
khẩu dựa trên tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ nhập khẩu và các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện)
ngoại trừ các trường hợp bảo lưu (tức là các ngoại lệ, cho phép giữ/áp dụng một số biện pháp
cấm/hạn chế).
Đối với các trường hợp bảo lưu, Việt Nam và EU cam kết bảo đảm minh bạch hóa các biện pháp
hạn chế xuất nhập khẩu mà mình áp dụng.
1.2.3. Cam kết về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối
với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các
tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình.
EVFTA có một số cam kết cụ thể về TBT liên quan tới ghi nhãn hay dấu hiệu trên hàng hóa,
trong đó đáng chú ý có cam kết:
- Thông tin bắt buộc phải có trên dấu, nhãn hàng hóa chỉ bao gồm các thông tin có ý nghĩa đối
với người tiêu dùng/người sử dụng sản phẩm, hoặc thông tin về sự phù hợp của sản phẩm với các
quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc;
- Trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, nếu hàng hóa đã đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc
liên quan thì không bắt buộc phải đăng ký hay xin phê duyệt nhãn hoặc dấu của hàng hóa đó
trước khi lưu hành trên thị trường;
- Phải cho phép thực hiện gắn, bổ sung nhãn mác tại một địa điểm được chấp thuận trên lãnh thổ
nước nhập khẩu (ví dụ kho ngoại quan tại cửa khẩu đến), tuy nhiên có thể yêu cầu giữ (không gỡ
bỏ) nhãn cũ trên sản phẩm;
- Cho phép ghi thông tin bằng các ngôn ngữ bổ sung khác ngoài ngôn ngữ theo yêu cầu của nước
nhập khẩu, hoặc bổ sung các thuật ngữ, chữ tượng hình, biểu tượng hoặc hình ảnh được chấp
thuận quốc tế và các thông tin khác ngoài thông tin yêu cầu bởi nước nhập khẩu;
- Khuyến khích việc chấp thuận các loại dấu, nhãn mác không cố định, có thể tách/bóc ra khỏi
hàng hóa hoặc các dạng nhãn mác đi kèm các tài liệu liên quan khác mà không gắn trực tiếp vào
hàng hóa.
Bên cạnh đó, EVFTA cũng có một cam kết đặc biệt liên quan tới quyền ghi nhãn của hàng hóa
EU xuất khẩu sang Việt Nam.
Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA gạo phải có xuất xứ thuần túy.
Nguyên liệu là gạo dùng trong sản xuất thực phẩm phải có xuất xứ thuần túy.
Các chế phẩm từ gạo: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với
sản phẩm đầu ra, và tổng trọng lượng nguyên liệu gạo ≤ 20% trọng lượng sản phẩm.
1.2.4. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)
Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt
động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với Việt Nam, chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có
thẩm quyền của từng nước thành viên EU cụ thể (nơi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam)
chứ không phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU. Ủy ban châu Âu chỉ chịu trách nhiệm về
phối hợp chung, kiểm tra/thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các
nước thành viên nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong
toàn thị trường EU.
1.2.5. Cam kết về thủ tục xuất nhập khẩu
Hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục xin cơ quan đại diện của nước nhập khẩu tại nước xuất khẩu xác
nhận lại các giấy tờ phát hành bởi các chủ thể tại nước xuất khẩu. Đây là thủ tục gây tốn kém
thời gian, công sức, tiền bạc của doanh nghiệp và gây ra nhiều vướng mắc trong quy trình xuất
nhập khẩu, đặc biệt trong một số lĩnh vực được cho là “nhạy cảm” (ví dụ nhập khẩu phương tiện
vận tải, một số loại máy móc thiết bị đặc biệt…).
Theo cam kết trong EVFTA, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (tức là từ 01/08/2022),
Việt Nam và EU sẽ phải loại bỏ tất cả các yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ phải
xuất trình hải quan khi làm thủ tục xuất nhập khẩu.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-evfta/cac-cam-ket-evfta-ve-xuat-
nhap-khau-hang-hoa-giua-viet-nam-va-duc.html
https://vcci-hcm.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/Cac-cam-ket-chinh-trong-EVFTA.pdf
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-
chuong
https://vietnambiz.vn/evfta-qui-tac-xuat-xu-cam-ket-tbt-sps-chi-dan-dia-ly-doi-voi-gao-va-san-
pham-gao-20200829002940502.htm
https://trungtamwto.vn/file/19696/phu-luc-2-a-1.pdf
https://trungtamwto.vn/file/19695/phu-luc-2-a.pdf
https://wtocenter.vn/file/18282/tom-tat-chuong-2-evfta.pdf
https://trungtamwto.vn/file/20205/ttwto-tom-luoc-chung-ve-evfta.pdf

You might also like