You are on page 1of 5

FTA là gì?

Hiện nay, FTA – cụm từ viết tắt để nói về những Hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam đã tham gia, ký kết và đưa vào thực thi đã trở nên quen thuộc với không
ít người Việt Nam.

FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area, dịch ra có nghĩa là Hiệp định
thương mại tự do. Đây là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các
quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa
và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các
lĩnh vực khác.

Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán
qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc
các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại. Nhờ có các hiệp định
thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một
thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

Tùy vào từng FTA mà có những nước thành viên tham gia ký kết khác nhau.
Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, viết tắt RCEP. Đây là
một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên của ASEAN
và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do bao gồm Australia,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand. Hiệp định này được ký kết tại
Hà Nội vào ngày 15/11/2020 và nhằm hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định
thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện Đông Á (CEPEA). Nếu bạn đang muốn xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch
vụ của mình, Việt Nam có thể đã đàm phán đối xử thuận lợi thông qua một FTA
để tạo điều kiện thủ tục dễ dàng hơn và với mức thuế thấp hơn cho bạn. Việc tiếp
cận các lợi ích của FTA đối với sản phẩm có thể đòi hỏi phải ghi chép nhiều hơn
nhưng cũng có thể mang lại cho sản phẩm lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm
từ các quốc gia khác. Các FTA thường giải quyết rất nhiều hoạt động của chính
phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn:

Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan nếu đủ điều kiện. Ví dụ, một quốc gia thường
đánh thuế 12% giá trị của sản phẩm nhập khẩu sẽ xóa bỏ thuế quan đối với các
sản phẩm có xuất xứ (như được định nghĩa trong FTA) tại quốc gia xuất khẩu,
điều này làm cho sản phẩm của bạn có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia đối tác
FTA.
Tiêu chuẩn sản phẩm: khả năng cho các nhà xuất khẩu tham gia vào việc phát
triển các tiêu chuẩn sản phẩm ở nước đối tác FTA.
Các doanh nghiệp dịch vụ: khả năng các nhà cung cấp dịch vụ của nước xuất khẩu
cung cấp dịch vụ của họ ở nước đối tác FTA.
FTA thế hệ mới là gì?
Thuật ngữ “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng để chỉ
các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự
do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết
sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt
chẽ và hơn thế, nó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như:
Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch
hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư…

Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, cụ thể:
- Hiệp định CPTPP: Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% số
dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10
năm.
Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ số dòng thuế ở mức cao, theo đó: 65,8%
số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế
có thuế suất 0% vào năm thứ 4 khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có
thuế suất 0% vào năm thứ 11 khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với thuế xuất khẩu,
Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất
khẩu theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.
- Hiệp định EVFTA: Các nội dung chính của Hiệp định, bao gồm: Thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương
mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng
rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu
trí tuệ, phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực.
Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99%
số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt
Nam. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu
lực với 48,5% số dòng thuế, sau 3 năm là 58,7% số dòng thuế, sau 5 năm là
79,6% số dòng thuế, sau 7 năm là 91,8% số dòng thuế và sau 10 năm là 98,3% số
dòng thuế.
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu hàng
hóa sang EU với lộ trình lên đến 15 năm.
Có những loại FTA nào?
Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết thì có các loại FTA sau:
Không có tiêu chí thống nhất hay định nghĩa chính xác để phân loại các FTA.
Trên thực tế, việc phân loại các FTA được thực hiện theo các tiêu chí thông dụng
như số lượng thành viên, nội dung trong các FTA.
Theo tiêu chí số lượng và khu vực địa lý của các nền kinh tế thành viên thì có
các loại FTA sau:

FTA song phương: là FTA giữa 2 đối tác, ví dụ FTA giữa Việt Nam với Chi lê
(VCFTA), giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA)
FTA khu vực:
+ là FTA giữa nhiều đối tác trong cùng một khu vực, ví dụ Hiệp định Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN giữa 10 nước trong khu vực ASEAN (AFTA), HIệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 nước
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; hoặc

+ là FTA trong đó có một bên đối tác là tổ chức tập hợp nhiều nền kinh tế, ví dụ
các FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc... (còn gọi là
ASEAN+)

Trong một số trường hợp, việc phân nhóm này không thật rõ ràng. Ví dụ, FTA
giữa Liên minh Châu Âu (EU, bao gồm 27 nước thành viên) hoặc FTA giữa Liên
minh kinh tế Á-Âu (EAEU, bao gồm 05 nước thành viên) với Việt Nam có thể
được coi là FTA khu vực, cũng có thể được xem là FTA song phương (tùy vào
việc nhìn nhận EU hay EAEU là một khối thống nhất hay tập hợp nhiều nền kinh
tế).

Tính đến hiện tại năm 2020, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại
tự do như sau:
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký 16 FTA và đang đàm phán 2 FTA
khác. Các FTA gần đây nhất mà Việt Nam tham gia là CPTPP (có hiệu lực từ
14.01.2019), EVFTA (có hiệu lực từ 01.08.2020), và UKVFTA (có hiệu lực từ
tháng 01.01.2021).
1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN FTA truyền thống
2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc FTA truyền thống
3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc FTA truyền thống
4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản FTA truyền thống
5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản FTA truyền thống
6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ FTA truyền thống
7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand FTA truyền thống
8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê FTA truyền thống
9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc FTA thế hệ mới hạn chế
10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia,
Kazakhstan, Kyrgyzstan FTA thế hệ mới hạn chế
11 CPTPP Có hiệu lực từ 14/01/2019 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê,
New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia FTA thế hệ mới đầy đủ
12 AHKFTA Có hiệu lực từ 6/2019 ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) FTA
truyền thống FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực
13 EVFTA Kết thúc đàm phán tháng 2/2016 Việt Nam, EU (28 thành viên) FTA
thế hệ mới đầy đủ FTA đang đàm phán
14 RCEP Khởi động đàm phán tháng 3/2013 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand FTA thế hệ mới (hạn chế?)
15 Vietnam – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 5/2012 Việt Nam, EFTA
(Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) Chưa rõ
16 Vietnam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel
Chưa rõ
Lý do Việt Nam tham gia FTA:
1. Mở rộng thị trường xuất khẩu:
Thu hẹp rào cản thương mại: FTA giúp Việt Nam xóa bỏ hoặc giảm thuế quan,
hạn ngạch xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước tham gia FTA.
Tiếp cận thị trường rộng lớn: FTA giúp Việt Nam tiếp cận thị trường với hơn 2 tỷ
dân, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, đa
dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền
thống.
Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam: Khi tham gia FTA, hàng hóa
Việt Nam sẽ có giá thành cạnh tranh hơn so với hàng hóa của các nước không
tham gia FTA, từ đó thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn.
FTA giúp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn với hơn 2 tỷ dân, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang các nước tham
gia FTA.
Ví dụ: Sau khi tham gia CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước CPTPP tăng trưởng bình quân 15%/năm.

2. Thu hút đầu tư nước ngoài:


Cải thiện môi trường đầu tư: FTA giúp Việt Nam cam kết về môi trường đầu tư
minh bạch, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ
giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý,... từ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ví dụ: Sau khi tham gia EVFTA, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào
Việt Nam tăng trưởng bình quân 10%/năm.
Tạo ra nhiều việc làm: Việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giúp tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh:


Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới sáng tạo,
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao trình độ quản lý,...
để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nâng cao năng lực quản lý của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện hệ
thống pháp luật, thể chế kinh tế, nâng cao năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu
của FTA.

4. Hội nhập kinh tế quốc tế:


Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế: Tham gia FTA giúp Việt Nam
nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia
khác.
Học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển: Tham gia FTA giúp Việt Nam học
hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành kinh tế từ các nước phát triển.
Ngoài ra, Việt Nam tham gia FTA còn có những lý do sau:

Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với các quốc gia khác.
Học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành kinh tế từ các nước phát triển.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

You might also like