You are on page 1of 5

BIỂU HIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUÔC TẾ CỦA VIỆT NAM

Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Những biểu hiện cơ bản nhất của việc Việt Nam đang đưa nền
kinh tế quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các
Hiệp định thương mại tự do (FTA - Free Trade Area). Kể từ năm 1993 cho đến
nay, nước ta đã có 15 FTA có hiệu lực và 2 FTA là Việt Nam - EFTA FTA và
Việt Nam Israel FTA đang trên bàn đàm phán. Bằng việc ký kết các FTA, Việt
Nam đã có những bước tăng trưởng rõ rệt về xuất, nhập khẩu. Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam vào năm 2009 là 127.04 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu đạt 69.95 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2022 ước đạt
732.5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 371.85 tỷ USD, tăng 531.59% so với
năm 2009. Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống
và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Đặc biệt, xuất khẩu
sang thị trường các nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam
đều có tốc độ tăng cao so với năm 2021. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp Việt
Nam đang ngày càng chú trọng tới việc khai thác các cơ hội từ hội nhập và
thực thi các FTA.

Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) cũng là
một biểu hiện rõ rệt của sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tính đến
ngày 20/3/2022, tổng số vốn đăng ký mới, vốn bổ sung, vốn góp và quyền mua
cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,9 tỷ USD, tương đương 87,9% so
với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt
4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Có hơn 65 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trang 3 tháng đầu năm 2022. Theo số liệu tháng
3/2022, 3 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao bao gồm: Singapore với
gần 2.229 tỷ USD, chiếm 25.7% tổng vốn đầu tư và Việt Nam, Hàn Quốc với
gần 1.61 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư và Đan Mạch với gần 1.32 tỷ
USD chiến 14.8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để
cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ngày càng phát triển của thế
giới. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn,
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Thúc đẩy hoạt động thương
mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập
khẩu (XNK), mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia XNK. Từ
chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng XNK, thậm
chí là xuất siêu. Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công
nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng
cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh
châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở thành một
“mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế
hàng đầu thế giới (gồm 15 FTA đã ký và đang thực thi; 2 FTA đang đàm phán
bảo đảm cho kết nối thương mại tư do, ưu đãi cao với 60 nền kinh tế, chiếm
90% kim ngạch thương mại của Việt Nam); đồng thời, tạo động lực mới và cả
“sức ép” mới để thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước
được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao
trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh
doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm cận với các chuẩn mực
quốc tế cao của khu vực và thế giới. Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và
phát triển đánh giá, Việt Nam nằm trong 12 quốc gia thành công nhất về thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, có gần 26.000 doanh
nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam, với số vốn cam kết đầu tư trên
330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia và đối tác. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm
25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD
cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020. Việt Nam từng bước trở thành một
trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da
giầy, điện thoại di động...

BIỂU HIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằng
những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau:
+ Thỏa thuận thương mại ưu đãi: Đây là cấp độ thấp nhất của liên kết kinh tế, theo
đó các quốc thủ tướng tham gia hiệp định dành các ưu đãi về thuế quan và phi thuế
quan cho hàng hoá của nhau, tạo thành các khu vực thương mại ưu đãi vùng
(Preferential Trade Area). Trong các thỏa thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế
quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia
hiệp định. Một ví dụ về thỏa thuận thương mại ưu đãi là Hiệp định về Thỏa thuận
Thương mại Ưu đãi ASEAN được ký kết tại Manila năm 1977 và được sửa đổi
năm 1995; hay Khu vực Thương mại Ưu đãi Đông và Nam Phi tồn tại từ năm 1981
đến năm 1994; hay như các hiệp định dành ưu đãi thương mại (hay tối huệ quốc) mà
một số nước phát triển có thể dành cho các nước đang phát triển

+ Hiệp định thương mại tự do: Là hiệp định theo đó các nước ký kết cam kết bãi bỏ
thuế quan và hàng rào phi thuế quan cho tất cả hoặc gần như tất cả hàng hóa của nhau.
Có thể có những dòng thuế sẽ được bãi bỏ chậm hơn; và người ta thường đưa các
dòng thuế này vào "danh sách nhạy cảm". Chỉ một số ít dòng thuế sẽ không được bãi
bỏ và được liệt kê trong "danh sách loại trừ". Quy tắc xuất xứ là một phần quan trọng
của các hiệp định thương mại tự do nhằm đảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất
toàn bộ hoặc tối thiểu ở một tỷ lệ nhất định tại các nước thành viên hiệp định mới
được buôn bán tự do nhằm tránh tình trạng nước không tham gia hiệp định sử dụng
cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một nước tham gia hiệp định mà có thể xuất khẩu
sang nước còn lại của hiệp định không phải chịu thuế.
Một hiệp định thương mại tự do nổi tiếng được thành lập từ năm 1960, đó là Hiệp hội
Thương mại Tự do châu Âu Sau những bế tác của đàm phán tự do hóa thương mại đa
phương trong khuôn khổ GATT, các hiệp định thương mại tự do song phương (giữa
hai nước) và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều từ giữa thập niên 1990. Và trong số
những quốc gia hăng hái nhất trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song
phương phải kể đến Mexico, Singapore. Những khu vực thương mại tự do nổi tiếng
mới thành lập từ thập niên 1990 điển hình là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc
Mỹ (thành lập năm 1994), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (hiệp định được ký kết
vào năm 1992). Ngoài ra, còn có những hiệp định thương mại tự do giữa một nước
với cả một khối, như Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế ASEAN-Trung Quốc (ký
kết vào năm 2002).
Do xóa bỏ gần như hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan, nên việc đàm
phán để thành lập một hiệp định thương mại tự do rất mất thời gian và qua nhiều vòng
thương thảo. Những nước hăng hái với tự do hóa thương mại có thể thỏa thuận tiến
hành chương trình giảm thuế quan sớm (còn gọi là chương trình thu hoạch sớm) đối
với một số dòng thuế trước khi đàm phán kết thúc và hiệp định được thành lập.
+ Hiệp định đối tác kinh tế: Hiệp định đối tác kinh tế là cấp độ hội nhập kinh tế sâu
hơn hiệp định thương mại tự do, theo nghĩa là ngoài việc tự do hóa thương mại hàng
hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan lại còn bao gồm cả tự do
hóa dịch vụ, bảo hộ đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử giữa các nước ký kết hiệp
định. Hiệp định đối tác kinh tế cũng là một xu hướng mới nổi trong hợp tác kinh tế
quốc tế hiện nay. Hiệp định đối tác kinh tế có thể là đối tác giữa một nhóm nước (khu
vực), chẳng hạn: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) (các nước ASEAN và các đối
tác đang đàm phán), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên
ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) hoặc hiệp định đối tác song phương, như: Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).
Nhật Bản là quốc gia có xu hướng thích các hiệp định đối tác kinh tế vì nó cho phép
quốc gia này thâm nhập toàn diện vào các thị trường của nước đối tác. Hiện Nhật Bản
đã ký kết 8 hiệp định đối tác kinh tế song phương và một hiệp định đối với ASEAN,
đang đàm phán để đi tới ký kết 5 hiệp định khác (Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam, Úc, Thụy Sĩ), có 15 quốc gia, lãnh thổ và khu vực đang có nguyện vọng đàm
phán và ký kết hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản.
+ Thị trường chung: Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối tác
kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố
sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên. Một thị trường chung như vậy đã
từng được thành lập ở châu Âu vào năm 1957 theo Hiệp ước Rôme (gồm Cộng hòa
Liên bang Đức, I-ta-li-a, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua), có hiệu lực từ ngày
01/01/1958 và sau đó, thêm một số nước: Anh, Đan Mạch, Ailen (1973), Hy Lạp
(1981), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (1986) hoặc Thị trường chung Đông và Nam Phi
thành lập vào năm 1994.
Khối ASEAN cũng đã tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột
là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội.
Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực
kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành
hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn,
kinh tế phát triển đồng đều.... Thực chất, xét ở khía cạnh này, đây là những nội dung
cơ bản của một thị trường chung.
+ Liên minh thuế quan: Liên minh thuế quan là một hình thức của hội nhập kinh tế
quốc tế, trong đó, thuế quan giữa những nước thành viên đều được loại bỏ, chính sách
thương mại chung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực
hiện. Các thành viên của liên minh ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong
thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các
nước bên ngoài khối. Ví dụ, Cộng đồng các quốc gia vùng Andes (CAN) - một liên
minh thuế quan gồm các thành viên là: Bôlivia, Côlômbia, Êcuađo và Pêru hay Liên
minh kinh tế Á – Âu (gồm Liên bang Nga - Bêlarút - Cadắcxtan - Tagikixtan -
Ácmênia).
Việc thành lập liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên
quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp
chính sách giữa các nước thành viên
+ Liên minh kinh tế và tiền tệ: Liên minh kinh tế (Economic Union) là hình thức
cao của hội nhập kinh tế quốc tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các
quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính
và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các
nước ngoài khối. Như vậy, ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá,
lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn tiến tới
thống nhất các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, sử dụng chung một đồng tiền, ví
dụ: EU, Cộng đồng kinh tế Tây Phi ((ECOWAS). Trong các liên minh kinh tế từng
tồn tại nhưng nay không còn có Liên minh Bỉ - Lúcxămbua. Hội nhập kinh tế quốc tế
ở cấp độ này tạo ra một thị trường chung giữa các nền kinh tế, không còn hàng rào
kinh tế nào nữa.
Liên minh tiền tệ (Moneytary Union) hình thành trên cơ sở các nước phối hợp
các chính sách tiền tệ với nhau, thoả thuận về dự trữ tiền tệ cũng như phát hành đồng
tiền chung. Trong liên minh tiền tệ, các nước thống nhất hoạt động của các ngân hàng
trung ương, đồng thời thống nhất hoạt động của các giao dịch với các tổ chức tiền tệ
và tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB).Trong
lịch sử đã từng có những khu vực dùng một đơn vị tiền tệ chung, nhưLiên minh tiền tệ
Latinh thế kỷ XIX. Cùng với một đơn vị tiền tệ chung, các quốc gia thành viên sẽ phải
từ bỏ quyền thực thi chính sách tiền tệ riêng của mình, mà thay vào đó là một chính
sách tiền tệ chung của toàn khối do một ngân hàng trung ương chung của khối đó thực
hiện (ví dụ: Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) của EU).
+ Diễn dàn hợp tác kinh tế: diễn đàn hợp tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác kinh tế là
hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết
mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành
động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các
quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận
lợi hoá thương mại, đầu tư. Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai
trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải
quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực,
duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những
xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước. Chẳng hạn, Hội nghị liên
Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC tại Đà Nẵng năm 2017 đã thông qua 04 sáng
kiến của Việt Nam, đó là:
- Sáng kiến về “Khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên
giới" nhằm tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các giao dịch thương mại điện
tử; tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hệ thống giao dịch
thương mại điện tử khu vực và toàn cầu, cũng như góp phần tạo thuận lợi cho thương
mại và đầu tư trong khu vực, hướng tới việc hoàn thành mục tiêu Bô-go vào năm
2020;
- Khuôn khổ giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động kết nối chuỗi cung ứng giai
đoạn 2 (SCFAP 2) từ 2017- 2020, nhằm xác định và giải quyết các rào cản chính đối
với chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho sự lưu thông của hàng hóa và dịch vụ trong toàn
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- "Chiến lược APEC về các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, xanh, bền vững và
sáng tạo", nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.
-  “Bộ thông lệ tốt của APEC về thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong khu vực châu Á-
Thái Bình Dương", đây là sáng kiến chung của Việt Nam và Nhật Bản nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong khu vực và "Sáng kiến về
Thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo" do Việt Nam chủ trì, nhằm thúc
đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong APEC.

You might also like