You are on page 1of 11

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA

NHẬP WTO
1. Tóm tắt:
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ
01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn
cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Lễ kết nạp Việt Nam vào WTO diễn ra vào 7/11/2006. Sau đó, kể từ
11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.
Cơ hội:
 Nếu gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng chế độ tối huệ
quốc (MFN) và những đãi ngộ quốc gia khác (NT) nếu như
chúng được áp dụng từ tất cả các thành viên của WTO.
 Gia nhập WTO sẽ dần từng bước ổn định được thị trường xuất
khẩu.
 Gia nhập WTO, chúng ta sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng,
điều chỉnh và tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều
hành nền kinh tế của mình cho phù hợp với luật pháp và thông
lệ quốc tế.
 Gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
 Tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân.
 Tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ
tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận
dụng cho chiến lược phát triển.
Thách thức:
 Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là khả
năng cạnh tranh chưa cao.
 Khi xảy ra tranh chấp với các nước thành viên của WTO, nhất là
các nước phát triển, nhìn chung chúng ta ở vị trí yếu thế hơn.
 Thách thức đối với nước ta là phải thực hiện hàng loạt những
cam kết, những thỏa thuận đã ký từ những hiệp định thương mại
song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế
WTO.
Kết quả:
 Vào tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới.
 Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế được cải thiện.

2. Nội Dung.
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ
01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn
cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi
Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới
hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm
phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ,
sở hữu trí tuệ và đầu tư)
Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại
trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
lớn nhất thế giới này. Đây là một dấu mốc quan trọng trên con đường
hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra nhiều thuận lợi cho đất nước.
Cơ hội:
 Nếu gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng chế độ tối huệ
quốc (MFN) và những đãi ngộ quốc gia khác (NT) nếu như
chúng được áp dụng từ tất cả các thành viên của WTO. Trong
khi đó, nếu chưa phải là thành viên của WTO thì hàng hoá nhập
khẩu và một số dịch v từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế ở mức phổ
thông, thường cao hơn nhiều so với mức MFN mà các thành
viên dành cho nhau. Như vậy, khi Việt Nam trở thành thành
viên của WTO thì sẽ được hưởng ưu đãi MFN lâu dài của tất cả
các nước thành viên khác, không bị phân biệt đố có ý nghĩa tích
cực đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Một trong
những mục tiêu của WTO là tạo ra sự hợp tác giữa các thành
viên để kiểm soát thương mại quốc tế theo những tiêu chuẩn và
luật lệ đã được thông qua nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận
thị xử trong thương mại quốc tế, trường của nhau và trợ giúp
cho nhờ đó sẽ tăng được khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất
khẩu, đồng thời góp phần xoá bỏ lý do để các cường quốc
thương mại áp dụng biện pháp phân biệt đối xử trong việc ấn
định các biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ.
 Gia nhập WTO sẽ dần từng bước ổn định được thị trường xuất
khẩu. Điều này có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị
trường của Việt Nam. Một trong những mục tiêu của WTO là
tạo ra sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát thương mại
quốc tế theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua
nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thi trường của nhau và trợ
giúp cho sự phát triển bên trong của từng nền kinh tế thành viên.
Tại Vòng đàm phán uruguay, các nước đã nhất trí giảm các hàng
rào quan thuế và phi quan thuế để cho hàng hoá được lưu
chuyển giữa các nước thành viên một cách thuận lợi. Nếu Việt
Nam là thành viên của WTO thì sẽ được hưởng quy chế này để
mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của mình, tạo ra mối
quan hệ kinh tế rộng mở với thế giới, có thêm cơ hội thu hút vốn
đầu tư nước ngoài và giảm thiểu những rủi ro trong thương mại
quốc tế.
 gia nhập WTO, chúng ta sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng,
điều chỉnh và tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều
hành nền kinh tế của mình cho phù hợp với luật pháp và thông
lệ quốc tế. WTO là một “sân chơi” với những quy định và “luật
chơi” chặt chẽ để kiểm soát thương mại toàn cầu. WTO không
ngừng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải nâng cao tính minh
bạch trong chính sách thương mại của mình. Do đó, đây vừa là
một cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Một mặt, chúng ta sẽ tạo được một khung pháp lý về kinh tế,
thương mại ổn định, góp phần tạo sự yên tâm đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính của các
tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân
hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)...
 Gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Khi chưa gia nhập WTO, với nền kinh tế mở cửa, khuyến
khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan
hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới.
Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn
nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong
gia công sản phẩm xuất khẩu.
 tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân. Cùng
với việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, khi gia nhập
WTO, Việt Nam sẽ là một bộ phận của thị trường toàn cầu.
Luồng hàng hóa sẽ được chu chuyển qua thị trường Việt Nam
cũng như tất cả các thị trường khác. Hàng hóa các nước khác sẽ
thâm nhập thị trường Việt Nam. Ðể đủ sức cạnh tranh nhằm tồn
tại và phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, áp dụng công
nghệ mới... Ðiều này sẽ khiến người tiêu dùng trong nước được
hưởng lợi, vì cùng một mức thu nhập, họ có nhiều sự lựa chọn
hơn với những hàng hóa được sử dụng, và đương nhiên là mức
sống được nâng cao.
 tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ
tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận
dụng cho chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc
gia là những nền kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ
thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát
triển ở trình độ cao. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp
nhận những công nghệ mới, tiếp thụ và ứng dụng vào sản xuất,
điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành
viên WTO.
Thách thức:
 Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là khả
năng cạnh tranh chưa cao. Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội
mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp Việt Nam phải
đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn
trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam
vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Ở nhiều doanh nghiệp,
tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với
sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia
nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải
đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước
ngoài về thị trường hàng hóa và dịch vụ.
 Khi xảy ra tranh chấp với các nước thành viên của WTO, nhất là
các nước phát triển, nhìn chung chúng ta ở vị trí yếu thế hơn. Vì
chúng ta chưa có đủ đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn
và kinh nghiệm để xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế.
Hơn nữa, tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại quốc tế
chiếm rất ít, vì vậy khả năng trả đũa của chúng ta trong trường
hợp xảy ra tranh chấp thương mại với một nước phát triển lớn là
hạn chế.
 Hai là, thách thức đối với nước ta là phải thực hiện hàng loạt
những cam kết, những thỏa thuận đã ký từ những hiệp định
thương mại song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt để
quy chế WTO.
Kết quả:
 Dấu ấn WTO được ghi nhận rõ nét trong việc đưa Việt Nam trở
thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện
cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất
siêu 6 năm liên tục kể từ 2016 đến nay. Theo Tổng cục Thống
kê, nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở
mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD), thì đến năm 2021,
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD,
tăng 22,6% so với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006.
Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của
WTO ghi nhận trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa
lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi
dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào
năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.
 Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF), chỉ số “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Việt
Nam đã cải thiện mạnh. Trong 10 năm (2007-2017), chỉ số GCI
của Việt Nam tăng 13 bậc, từ hạng 68/131 vào năm 2007 lên
55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng
xếp hạng lên nhóm nửa trên. Năm 2020, quy mô GDP Việt Nam
đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á và bình quân
GDP/đầu người đứng thứ 6 khu vực. “Thương hiệu Quố gia
Việt Nam” là thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất thế giới, khi
tăng tới 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42 lên
33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia của Brand Finance
(hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập hàng
đầu của Anh). Theo bảng xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế năm
2021 (Index of Economic Freedom 2021) mới công bố của
Heritage Foundation (Mỹ), với điểm tổng thể của Việt Nam là
61,7 điểm (cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới).
Việt Nam là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu
vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 nền kinh tế
trên thế giới trong bảng xếp hạng tự do kinh tế của Heritage
Foundation...
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc
WTO Pascal Lamy ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập
WTO.
CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP
1. Tóm tắt
TPP khởi đầu có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New Zealand và
Singpore, vì vậy được gọi là Hiệp định P4. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên
bố tham gia, nhưng các bên sẽ đàm phán một hiệp định hoàn toàn
mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao
APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành
phố Yokohama (Nhật Bản).
Cơ hội:
 Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông
sản.
 Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị
trường tài chính thế giới.
 TPP còn tạo xung lực đẩy nhanh cổ phần hóa các DNNN.
 TPP sẽ thúc đẩy các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

2. Nội dung.
TPP khởi đầu có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New Zealand và
Singpore, vì vậy được gọi là Hiệp định P4. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên
bố tham gia, nhưng các bên sẽ đàm phán một hiệp định hoàn toàn
mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Sau đó các
nước Australia, Peru cũng tuyên bố tham gia.
Ngay từ khi TPP được hình thành, Việt Nam đã được các nước TPP
mời tham gia. Việt Nam đã tham gia đàm phán ngay từ những ngày
đầu nhưng chưa phải thành viên chính thức mà là thành viên liên kết.
Sau 3 phiên tham dự với tư cách thành viên liên kết, Việt Nam chính
thức tham gia hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ
ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama
(Nhật Bản).
Cơ hội:
 Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông
sản. Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việt Nam là một nước có
thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi
cho phép Việt Nam có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm.
Trong khi đó, các nước Hoa Kỳ, Ốt-xtrây-li-a, Hàn Quốc, Nhật
Bản… điều kiện về thời tiết không cho phép sản xuất nông
nghiệp trong mùa đông, các quốc gia này thường phải sử dụng
sản phẩm đông lạnh hoặc nhập khẩu từ các nước khác. TPP ký
kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt
Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn,
trong đó có mục tiêu nâng cao trình độ của lĩnh vực nông
nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi
giá trị trong khu vực và trên toàn cầu.
 Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị
trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt
Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng
tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với
chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của
các nước vào Việt Nam. Chính việc tham gia sâu rộng của các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện hợp tác, nâng cao năng
lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng Việt Nam.
 TPP còn tạo xung lực đẩy nhanh cổ phần hóa các DNNN. Với
việc tham gia TPP, các DNNN sẽ không còn được hưởng các ưu
đãi, không còn những đặc quyền, đặc lợi, các doanh nghiệp tư
nhân sẽ có cơ hội để phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Đồng
thời, TPP sẽ tạo sức ép thúc đẩy các DNNN chủ động nâng cao
năng lực cạnh tranh. Tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh mẽ
DNNN, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán cơ
chế giá thị trường, loại bỏ mọi hình thức trợ cấp trái với quy
định của WTO, cải cách và hoàn thiện thể chế về pháp luật kinh
doanh. Như vậy, TPP về cơ bản là phù hợp với định hướng cải
cách DNNN cũng như cải cách, đổi mới kinh tế thị trường của
Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp Việt
Nam theo thời gian đã trở nên thành công nhờ CPH như: Bảo
Việt hay Công ty Cổ phần sữa Việt Nam.
 TPP sẽ thúc đẩy các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và được
mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi phí
thấp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, các DN cũng
có cơ hội được tham gia đấu thầu minh bạch, công khai khi mở
cửa thị trường mua sắm công; đồng thời, tạo cơ hội tốt cho các
DN thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao
động; được hưởng những tác động tích cực từ việc cải cách và
thay đổi thể chế nhằm tuân thủ những cam kết chung của TPP;
nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội, điều kiện, sự hợp tác
quốc tế để phục vụ chiến lược tái cấu trúc và phát triển, nâng
cao vị thế trên trường quốc tế.

You might also like