You are on page 1of 7

Nhóm 4:

Đề bài
Câu 1: Tại sao cô lại yêu cầu phải ghi đúng tên file?
Câu 2: Giữa cán cân thương mại và cán cân thanh toán có mấy điểm khác
nhau?
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến suy thoái năm 2018?
Câu 4: Với công cụ thuế, hạn ngạch, rào cản thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có
phải để bảo hộ mậu dịch không?
Câu 5: Với chính sách mậu dịch tự do Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức
mậu dịch tự do nào? Lộ trình?
Câu 6: Ở Việt Nam tỉ giá có hình thành bởi quy luật cung cầu ngoại tệ không?
Nếu có ảnh hưởng nhiều hay ít và ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào?
Câu 7: Theo các bạn những căn cứ nào để điều chỉnh lãi suất?
Câu 8: Thế giới đã trải qua các cuộc siêu lạm phát nào? Hãy dùng những sự
kiện đó để giải thích hiện tượng lan đột biến Việt Nam với việc tăng giá hoa
tulip có ảnh hưởng như thế nào?
Câu 9: Nêu những nguyên nhân mà người trẻ càng có trình độ cao càng dễ thất
nghiệp như những gì nhóm 8 nói.

Bài làm
Câu 1: Tại sao cô lại yêu cầu phải ghi đúng tên file?
-Cô yêu cầu ghi đúng tên file giúp không bị nhầm lẫn file, nhầm lẫn nhóm,
nhầm lẫn chủ đề với nhau. Giúp cô có thể sắp xếp thứ tự các nhóm dễ dàng hơn,
không bị lẫn lộn bài tập nhóm này với bài tập của nhóm khác, nắm bắt rõ chủ đề
của từng nhóm.
Câu 2: Giữa cán cân thương mại và cán cân thanh toán có mấy điểm khác
nhau?
-Giữa cán cân thương mại và cán cân thanh toán có 6 điểm khác nhau bao gồm:
khái niệm, ý nghĩa, sự khác biệt, tác động ròng, loại giao dịch, vốn và chuyển
giao vãng lai.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến suy thoái năm 2018?
Nguyên nhân dẫn đến suy thoái năm 2008 là:
- Từ việc các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay mua nhà “dưới chuẩn”
với một quy mô lớn. Việc một số lượng lớn người dân đổ xô vào vay tiền ngân
hàng (trả lãi và vốn trong một thời gian dài) là do tình trạng lãi suất và dễ vay
mượn ở Mỹ mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện để khuyến khích sản
xuất và tiêu dùng, cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng
năm 2000-2001 (chỉ từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, FED đã 11 lần giảm lãi
suất cho vay từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm). Còn các NHTM có thể cho người
dân vay mua nhà “dưới chuẩn” đầy rủi ro với một quy mô lớn là do được các
công ty tài chính và ngân hàng đầu tư, trong đó đặc biệt là hai công ty Fanie
Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ bảo trợ, “cấp vốn” bằng cách mua lại
các khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành loại chứng từ được bảo
đảm bằng các khoản vay thế chấp để bán lại cho các công ty, các ngân hàng đầu
tư lớn khác như: Bear Stearms, Merrill Lynch…Các công ty tài chính, ngân
hàng đầu tư này lại phát hành trái phiếu trên cơ sở các chứng từ cho vay thế
chấp đó để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước trên thế
giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Chuỗi hoạt động
kinh doanh mang tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà
đất bị đẩy lên cao, trở thành “bong bóng”. Bong bóng nhà ở vỡ khiến cho kinh
tế hoa kỳ tăng trưởng chậm lại . bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không
trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. những
tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị
phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến
cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu
đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây
cũng lâm nạn.
- Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu,
cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy,
bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy
hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở mỹ đã lan rộng ra các nước trên thế giới trong đó
việt nam cũng bị ảnh hưởng. Năm 2007, Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO,
với lượng vốn 20 tỉ đô các nhà đầu tư đã đổ vào Việt Nam, dòng vốn này đẩy
cho giá nhà đất và cổ phiếu tăng vọt. Bên cạnh đó cung tiền tăng nhanh và cao
còn cung hàng hóa thấp khiến lạm phát tăng đến 20%. Làm cho thị trường
chứng khoán và bất động sản gần như đóng băng.
Câu 4: Với công cụ thuế, hạn ngạch, rào cản thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có
phải để bảo hộ mậu dịch không?
*Công cụ thuế, hạn ngạch, rào cản thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có để bảo hộ
mậu dịch .
- Vì nhà nước sự dụng các công cụ trên để bảo hộ mậu dịch. Nhà nước sử dụng
công cụ thuế và phi thuế quan: là thuế, hạn ngạch, các rào cản thuế quan, rào
cản kỹ thuật để hạn chế hàng hóa nhập khẩu.
- Nhà nước sử dụng công cụ trợ cấp xuất khẩu để nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội
địa để dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài.

Câu 5: Với chính sách mậu dịch tự do Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức
mậu dịch tự do nào? Lộ trình?
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn
sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên
khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các
quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm
qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song
phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực
hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện
đang đàm phán 02 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai,
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là
FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).

- Lộ trình:

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM

ĐÃ THAM GIA
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ Năm có
hiệu lực
1 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993
2 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung 2003
Quốc
3 AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn 2007
Quốc
4 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - 2008
Nhật Bản
5 VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật 2009
Bản
6 AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn 2010
Độ
7 AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - 2010
Australia-New Zealand
8 VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi 2014

9 VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - 2015
Hàn Quốc
10 VN-EAEU Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - 2016
FTA Liên minh Kinh tế Á Âu
11 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ 2018
xuyên Thái Bình Dương
12 AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và 2019
Hồng Kông (Trung Quốc)
13 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên 2020
minh Châu Âu
14 UKVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - 2020
Vương quốc Anh
15 RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
Ký kết ngày
15/11/2020,
sắp có hiệu lực
16 VN-EFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam Đang đàm
FTA và Khối EFTA phán
17 VIFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam
và Isarel

Câu 6: Ở Việt Nam tỉ giá có hình thành bởi quy luật cung cầu ngoại tệ không?
Nếu có ảnh hưởng nhiều hay ít và ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào?
- Theo cơ chế tỷ giá mới, theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015
cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ
trong nước, biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản
lý của NHNN theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ. Đó là hướng phù
hợp và cần được đảm bảo lâu dài và bền vững rằng NHNN không đưa ra lời hứa
cứng nhắc về cam kết cố định hay mức mất giá bao nhiêu như trước đây nhằm
hạn chế các can thiệp tốn kém dữ trữ ngoại hối hay các đầu cơ tiền tệ.

Ở Việt Nam tỷ giá được hình thành bởi quy luật cung cầu ngoại tệ

- Quy luật cung cầu sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt
Nam: Việc điều hành kiên định theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo định hướng
VND đến cơ chế linh hoạt hơn và chống đầu cơ, thay vào đó, NHNN có thể
mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu trung hạn và là người dẫn dắt thị
trường.

- Nguyên nhân quy luật cung cầu ngoại tệ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của
Việt Nam:
Thứ nhất: Tỷ giá cần được điều hành linh hoạt hơn.Nhìn lại quá khứ, trong
một chừng mực nào đó, có thể nhận thấy rằng, cơ chế tỷ giá của Việt Nam cũng
đã tồn tại tương đối lâu. Trong thực tế, NHNN cũng đã phải thường xuyên thay
đổi biên độ, thay đổi tỷ giá trung tâm và đặc biệt là gần đây, các cam kết về mức
biến động của VND; NHNN cũng thường xuyên chịu rất nhiều sức ép của thị
trường và các doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm quá khứ, Việt Nam cần phải điều
chỉnh việc VND một cách linh hoạt hơn nữa.

Thứ hai, cần tập trung các giải pháp chống đầu cơ ngoại tệ, gắn với các giải
pháp chống đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế. Hạn chế việc nhập khẩu vàng
quá mức cần được chú trọng: Thống đốc NHNN đã khẳng định, vàng không
phải là hàng thiết yếu; và nhập khẩu vàng dẫn đến giảm dự trữ ngoại hối lại gây
hiệu ứng mất giá VND và tạo nên vòng xoáy. Về lý thuyết, có thể phỏng đoán
rằng, vàng hóa nền kinh tế có thể làm tăng thêm danh mục tài sản lựa chọn đầu
tư hoặc nắm giữ cho dân chúng, điều này có thể dẫn đến lấn át VND...

Thứ ba, NHNN không nên tuyên bố cam kết giữ VND nhằm hạn chế các can
thiệp tốn kém dữ trữ ngoại hối hay các đầu cơ tiền tệ.

Thứ tư, cần hạn chế các tác động tỷ giá từ NSNN. Bởi việc mất cân đối
NSNN sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái của VND trên thị trường. Trên góc độ lý
thuyết, khi NSNN thâm hụt quá mức sẽ dẫn đến hiệu ứng lãi suất tăng và VND
lên giá; việc NSNN huy động từ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách, khi
cần ngoại tệ để trả nợ, sẽ làm VND mất giá (NSNN dùng VND để mua ngoại tệ
để trả nợ khi đến hạn). Khi đó, chi phí nợ công cũng tăng hơn dự tính hiện nay.
Thứ năm, cần tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam bằng giải pháp tăng năng suất. Thời gian qua, thị trường thường kỳ
vọng vào việc hạ giá VND (phá giá) để kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên, rõ ràng
cách thức này dường như không phù hợp cho thương mại Việt Nam khi cơ cấu
hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ chế, tài nguyên thô và hàng nông, thủy sản.
Câu 7: Theo các bạn những căn cứ nào để điều chỉnh lãi suất?
Những căn cứ nào để điều chỉnh lãi suất bao gồm:
+ Tiêu dùng và đầu tư
+ Chính sách tiền tệ
+ Cung cầu tiền tệ
+ Tỷ giá hối đoái
+ Lạm phát kỳ vọng
Câu 8: Thế giới đã trải qua các cuộc siêu lạm phát nào? Hãy dùng những sự
kiện đó để giải thích hiện tượng lan đột biến Việt Nam với việc tăng giá hoa
tulip có ảnh hưởng như thế nào?
- Thế giới đã trải qua 12 cuộc siêu lạm phát bao gồm:
+ Siêu lạm phát ở Pháp( 1795-1796)
+ Siêu lạm phát ở Đức(1921-1923)
+ Siêu lạm phát ở Hy Lạp(1943-1946)
+ Siêu lạm phát ở Hungary(1945-1946)
+ Siêu lạm phát ở Trung Quốc(1948-1949)
+ Siêu lạm phát ở Chile(1973-1975)
+ Siêu lạm phát ở Argentina(những năm 1980)
+ Siêu lạm phát ở Bolivia(1984-1985)
+ Siêu lạm phát ở Nicaragua(1987-1990)
+ Siêu lạm phát ở Nam Tư cũ (Yugoslavia)(1989-1994)
+ Siêu lạm phát ở Peru(1990)
+ Siêu lạm phát ở Zimbabwe(2000-2009)
- Cuộc siêu lạm phát ở Zimbabwe là do chính phủ quản lý lỏng lẻo và in quá
nhiều tiền, làm cho đồng tiền mất giá, khiến cho nền kinh tế suy sụp đi xuống,
họ mang cả bao tải tiền đi để mua sắm. Do đó chúng ta có thể thấy được hiện
tượng lan đột biến và tăng giá hoa tulip cũng giống như lạm phát và có ảnh
hưởng.Việc giá của những cây lan đột biến có giá khủng từ vài tỷ vài trăm tỷ tới
vài chục tỷ thậm chí trăm tỷ và không có một điều gì đảm bảo chắc chắn sẽ
thành công. Sự đầu tư nhiều tiền của, những người không hiểu biết rõ về lan đột
biến, sự mập mờ ở thông tin người bán , người mua, giá trị của lan đột biến thì
chưa kiểm chứng, nhưng đầu tư tới vài chục tỉ. Lan đột biến là loài lan quý hiếm
nhưng giá cả của nó cũng sẽ bị tụt dốc nếu như nhiều người trồng được lan, nó
sẽ trở thành tình trạng lạm phát, nhiều người sẽ mất trắng vỡ nợ phá sản, những
ngời cả tin là sẽ trở nên giàu có cũng có khả năng bán nhà để trả nợ. Họ chi vài
tỷ đồng chỉ để mua nhành cây lan vài cm nếu trồng nhiều thì hết hiếm và trồng
không được thì cây chết, mất tiền. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả của những
cây lan bình thường, giá cả sẽ bị hạ thấp xuống. Sẽ xảy ra các cuộc tranh chấp
kiện tụng không ngừng nghỉ giữa người mua và người bán.Nền kinh tế sẽ bị ảnh
hưởng lâm vào tình trạng lao đao. Và con sốt hoa tulip cũng như thế, với sự đầu
cơ quá mức mù quáng, bán nhà bán đất để đầu cơ nhưng khi bong bóng hoa
tulip vỡ thì rất nhiều người vỡ nợ, phá sản làm cho nền kinh tế lao đao.
Câu 9: Nêu những nguyên nhân mà người trẻ càng có trình độ cao càng dễ thất
nghiệp như những gì nhóm 8 nói.
Những nguyên nhân mà người trẻ càng có trình độ cao càng dễ thất nghiệp như
những gì nhóm 8 nói là:
- Nặng về các môn tư tưởng, chính trị
- Sinh viên yếu kỹ năm mềm
- Bị động trong quá trình làm việc
- Thiếu định hướng nghề nghiệp
- Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội

You might also like