You are on page 1of 6

QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA CỦA VIỆT NAM

1975 1986 1992 1992 1995 1998 2010 2015

Thống
Kết nạp Ổn
nhất
Hiệp Khu vào 2007 định,
2022
đất Việt
Chính định vực Chuẩn diễn Gia và
-na
nước. Nam Tham
sách may mậu bị gia đàn nhập phát
Thời làm chủ gia các
đổi mặc dịch tự nhập Hợp tác WTO triển
kỳ tịch FTA
mới với do WTO. kinh tế toàn
trước Asean
EU ASEAN Châu Á- cầu
đổi
TBD hóa
mới.

1. Thời kỳ bao cấp-trước đổi mới (1975-1985)

(1975-1986) Việt Nam thời kỳ bao cấp chủ yếu gồm các ngành đó là nông nghiệp,
công nghiệp và thương nghiệp nền kinh tế dựa vào hai thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh
(trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp với hợp tác xã cấp cao làm nòng
cốt cho rằng sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên hai điều kiện đó là phân công lao động xã hội
và sự ra đời của chế độ tư hữu->Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng-> do sai
lầm trong chính sách, chiến lược phát triển
Trước đổi mới (năm 1986), nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng do
cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, lại bị các nước bao vây cấm vận. Đã vậy, nguồn viện trợ từ
Liên Xô và các nước XHCN cũng bị cắt giảm. Đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật” và nhận ra, đã đến lúc phải
đổi mới tư duy về kinh tế.
->Tình trạng bị cô lập chính trị và bao vây kinh tế kết hợp với cuộc khủng hoảng kinh tế đặt
ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và điều chỉnh tư duy đối ngoại

2. Thời kỳ đổi mới (từ năm 1986)

Dấu mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới chính sách kinh tế được bắt đầu từ Đại hội
VI của Đảng (tháng 12-1986) với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mà trước hết là “đổi
mới về tư duy kinh tế”, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế nước ta.
Bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện làm cho
sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho hàng hóa phát
triển. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những không mất đi,
trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Xét về phạm vi, phân công lao
động xã hội không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên quy mô quốc tế.

3. Hiệp định may mặc với EU (1992)

Việt Nam – EU đã ký Hiệp định Dệt may năm 1992 và đặc biệt là việc ký Hiệp định
Khung hợp tác năm 1995, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển hết sức nhanh chóng và tích
cực trên cả ba trụ cột quan hệ là: Kinh tế, chính trị và hợp tác phát triển.
-Về chính trị, Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng việc tăng cường hợp tác
nhiều mặt Việt Nam - EU (Nhiều cơ chế khuôn khổ hợp tác, đối thoại đã được triển khai hiệu
quả)
-Quan hệ thương mại - đầu tư và hợp tác phát triển cũng phát triển nhanh chóng,
 xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 12,69% tỷ USD, tăng 23,72%; nhập khẩu của Việt Nam
từ EU đạt 5,75 tỷ USD (2012)
Tính đến hết tháng 8/2012, đã có 20 trong số 27 nước EU đầu tư vào Việt Nam với
1226 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký trên 18 tỷ USD
-Hợp tác phát triển: trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam ỗ trợ Việt Nam xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, cải cách hành chính…góp phần tích cực vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

4. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (1992-1995)

Gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và
kịp thời, là bước đột phá đầu tiên để Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Chính sách đối
ngoại của Việt Nam đối với ASEAN gắn liền với quá trình phát triển và đổi mới tư duy đối
ngoại của Việt Nam.
Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á
(TAC) và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hằng
năm. Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên
ngành ASEAN.
Đến tháng 10/1993, Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm mới, trong đó khẳng định
“chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với ASEAN
với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Sau
đó, vào tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN
(ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.
Ngày 28/7/1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) diễn
ra ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Việt Nam chính thức gia nhập
ASEAN - ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.
Với ASEAN, việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 giúp đẩy nhanh quá trình mở
rộng Hiệp hội ra cả 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố hòa bình, ổn định ở một khu vực
có tầm quan trọng đặc biệt về địa - chính trị và địa - kinh tế, là trung tâm kết nối Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương.

5. Chuẩn bị gia nhập WTO (1995)

Năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO khoảng 5 năm 1997-2001 là giai
đoạn “minh bạch hóa thể chế chính trị và kinh tế”, các cơ quan nhà nước phải trả lời hơn
1.500 câu hỏi của nhiều nước thành viên WTO về hiến pháp, luật pháp và tình hình thực tế
của đất nước Gần 6 năm tiếp theo (2002-2007) là quá trình đàm phán song phương với những
nước có yêu cầu và đa phương với WTO, đồng thời sửa đổi, hoàn thiện nhiều văn bản luật
pháp để đáp ứng đòi hỏi của một quốc gia muốn gia nhập WTO

6. Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) (1998)

Năm 1998: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC tại Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC vào tháng 11-1998 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Gia nhập
APEC khẳng định quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế mà Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đề ra.
Gia nhập APEC khẳng định quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế mà Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đề ra.
APEC cũng là nơi để Việt Nam triển khai, cụ thể hóa các khuôn khổ hợp tác dài hạn đã
được thiết lập với nhiều đối tác trong khu vực. Đó là các khuôn khổ đối tác chiến lược và đối
tác toàn diện với 13/21 nền kinh tế thành viên APEC, các FTA đã ký kết với 18/20 đối tác là
thành viên APEC.
APEC có tầm quan trọng rất lớn đối với Việt Nam đó là APEC là diễn đàn quy tụ các
đối tác hàng đầu của Việt Nam, trong đó có 9 đối tác chiến lược và w5 đối tác toàn diện. Việc
tham gia APEC khiến Việt Nam thu được 78% vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), thu
hút 79% khách du lịch đến Việt Nam, lượng du học sinh của Việt Nam được phân bổ trong khu
vực chiếm gần 80% trong APEC, trong đó có 7/10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tiếp nhận 38% viện trợ trực tiếp (ODA) và tăng cường thương mại giữa các nước trong APEC
chiếm 75%.

7. Gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) (2007)

Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm
của nền kinh tế Việt Nam.

Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
2007 là dấu mốc khẳng định sự thành công của công cuộc Đổi mới và phát triển, hội nhập ở
mức độ toàn cầu của kinh tế Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã tham gia các cơ chế khác như:
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Kinh
tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)… ngay từ khi
những cơ chế này vừa được thành lập, có quyền tham gia định hình luật chơi và tăng vai trò
chủ động tại các khuôn khổ đa phương này. Việt Nam đã và đang là nước ASEAN đi đầu
trong việc hoàn tất các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với các trung tâm kinh
tế, chính trị hàng đầu thế giới

Sở dĩ nói việc trở thành thành viên WTO là một dấu mốc đánh dấu sự phát triển ,
toàn cầu hóa của Việt Nam vì những lợi ích mà nó mang lại cho đến thời điểm hiện tại là vô
cùng lớn. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song
phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ
phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế
giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của
Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

8. Việt Nam làm chủ tịch ASEAN (2010)

Bước vào tháng cuối cùng của năm 2010, có thể khẳng định nhiệm kỳ Chủ tịch
ASEAN năm 2010 của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, đạt được các mục tiêu đề ra, góp
phần tăng cường đoàn kết và thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời hỗ
trợ đắc lực cho các yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vai trò và vị thế quốc
tế của Việt Nam.

Quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài ASEAN được tăng
cường mạnh mẽ và thực chất. Thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2010 đánh
dấu một bước phát triển mới đầy ý nghĩa của Việt Nam trên bước đường hội nhập khu vực và
quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp tích cực của Việt Nam cho sự phát triển và lớn mạnh của
ASEAN thêm một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của chúng ta coi trọng ASEAN
cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn nỗ lực hết mình vì một ASEAN vững
mạnh, đoàn kết và liên kết ngày càng chặt chẽ hơn.
Đây cũng chính là lợi ích chiến lược lâu dài của Việt Nam, là một bộ phận quan trọng
trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động hội
nhập khu vực và quốc tế
9. Tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) (từ 2015)

2015 được cho năm đánh dấu bước hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam khi
tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong các Hiệp định FTA song
phương và đa phương mà Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán ký kết, Hiệp định FTA
Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là Hiệp định thế hệ mới với sự mở cửa
toàn diện, sâu rộng nhất và có tác động mạnh nhất tới kinh tế Việt Nam.
EU là đối tác đầu tư FDI hàng đầu của Việt Nam với 23/28 nước thành viên EU có
các dự án đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2014, các nước thành viên EU đã đầu tư
vào Việt Nam hơn 1.800 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 32,8 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 13
tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt trong hầu hết các ngành nghề kinh tế quan trọng của
Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng (chiếm 50,1% số dự án và
50,6% tổng vốn đầu tư), tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ (khoảng 40% số dự án và 42% tổng vốn
đầu tư).
Ngày 4 tháng 8 năm 2015, Việt Nam và EU đã công bố kết thúc cơ bản đàm phán
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (Hiệp định EVFTA).
Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Châu Âu (EU) đã đồng ý
khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi
hai Bên hoàn tất các công việc kỹ thuật.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt
Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và
thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực
vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ
thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ
(gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp
lý.
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế
nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu
đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với
khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế
quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của
Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng
thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU
cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói
thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước. Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm
cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa
lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa
lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ
dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số
chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị
trường EU.
Ngoài hiệp định thương mại tự do với EU, Việt Nam còn tham gia FTA với một số
nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, … mang đến nhiều lợi ích cho Việt
Nam trong việc mở rộng và xâm nhập thị trường ngoài ra còn rót vào đất nước nhiều nguồn
đầu tư nước ngoài từ những nước phát triển khác.
Việc liên kết và gia nhập với nhiều nước trên Thế Giới giúp khoa học và công nghệ
Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận
lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới 
phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền
công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam
như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao
của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản
phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
công nghệ cao (Công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu
đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp
phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.

Ngoài ra, toàn cầu hóa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa
học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ
phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Sự tham gia liên doanh, liên kết trong
hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và
công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng bước
thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực
sáng tạo khoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước. Các
chương trình hợp tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, có khả năng tiếp
nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới
sẽ  góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa học hiện có và
phát triển đội ngũ các nhà khoa học công nghệ trẻ kế tục sự nghiệp phát triển nền khoa học và
công nghệ quốc gia ngày càng hiện đại hơn.

10. Ổn định và tiếp tục phát tiển, duy trì toàn cầu hóa(2016-2022)

Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng
dần qua các năm từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm
2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và gần 4 tỷ USD năm 2021. Tỷ
trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 80,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên mức
85,1% năm 2019, 85,2% trong năm 2020 và 89,2% năm 2021. Báo cáo Rà soát thống kê
thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận trong số 50 nước có nền thương mại
hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí
thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào Top 20 năm 2021.
Việc tuân thủ các cam kết hội nhập cũng giúp Việt Nam cải thiện nhiều chỉ số xếp
hạng quốc tế quan trọng khác. Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF), chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã cải thiện từ thứ hạng
68/121 năm 2007, lên thứ 55/137 năm 2017, và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng
cạnh tranh toàn cầu lên nhóm nửa trên. Năm 2019, GCI 4.0 của Việt Nam tăng 10 bậc so với
năm 2018 và xếp thứ 67/141 nền kinh tế.
Cũng trong năm 2019, trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, Việt Nam
được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhanh top đầu khu vực và thế giới;
là năm thứ 2 liên tiếp cả nước đạt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu
vượt kế hoạch và được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có
đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Đồng thời, Việt Nam cũng lọt vào top
10/163 nước đáng sống nhất thế giới của HSBC Expat 2019; đứng thứ 83/128 nước trong Xếp
hạng 2019 về các nước an toàn nhất và xếp thứ 128/192 nước giàu nhất thế giới do tạp chí
Global Finance công bố. Xếp hạng 94/156 nước trong bảng xếp hạng “Quốc gia hạnh phúc”
năm 2019, theo Báo cáo World Happiness Report 2019 
Năm 2020, quy mô GDP Việt Nam đứng thứ 44 trên thế giới, song năm 2020 vươn
lên đứng thứ tư Đông Nam Á và bình quân GDP/đầu người đứng thứ 6. Đồng thời, Việt Nam
là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới trong năm 2020, khi tăng tới 29% so
với năm trước, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia
của Brand Finance (hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập hàng đầu của
Anh).
Sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng với
những kết quả nổi bật như quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu
người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng 22 lần, tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021
tính theo chuẩn mới.
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên thành trở
thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm
2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Cho đến nay, Việt
Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có
quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước; Đảng ta đã thiết lập quan hệ
với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện
của hơn 140 nước; Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công
nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, chúng ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp
định hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 
Sau thời gian ứng phó với dịch bênh Covid-19 Kinh tế quý I-2022 đã quay trở lại đà tăng
trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin
của người các nhà đầu tư tăng mạnh. Cách đây hơn 1 tuần, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P
đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam
đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng
6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.
Những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội rất đáng khích lệ trong những tháng đầu
năm 2022 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh
như trước đại dịch. Tuy nhiên, tác động của đại dịch vừa qua cùng với sự xuất hiện nhiều biến
cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột Nga - U-crai-na đã và đang đặt ra yêu
cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả

You might also like