You are on page 1of 11

DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)

I. Khái niệm APEC:


- Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation, viết tắt
là APEC).
- Cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương, thúc đẩy tự do hóa thương mại -
đầu tư, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực.
II. Giới thiệu chung về APEC:
1. Lịch sử hình thành:
- Tháng 11/1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế các nước (Japan, Malaysia, Korea, Thailand,
Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Australia) đã họp tại
Canberra (Australia) quyết định chính thức thành lập APEC

- APEC hình hành trong bối cảnh:


+ KINH TẾ TOÀN CẦU : Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hóa trên tất cả lĩnh vực khiến các quốc
gia ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau
+ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN : muốn tăng cường tiếng nối trong khu vực để thúc đẩy kinh tế
+ KINH TẾ KHU VỰC : Khu vực Châu Á là những nền kinh tế năng động, Nhưng chưa có hình thức
hợp tác kinh tế thương mại hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
+ CHÍNH TRỊ : Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến
tranh lạnh kết thúc
- APEC có 21 thành viên với khoảng 2.8 tỉ người (59% dân số)
- Khoảng 52% diện tích lãnh thổ
- 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới
- Đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu
- Hơn 50% thương mại thế giới
- GDP thực tăng từ 19 nghìn tỷ USD năm 1989 lên 42 nghìn tỷ USD năm 2015
2. Nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của APEC:
a. Nguyên tắc hoạt động:
- Nguyên tắc cùng có lợi
- Nguyên tắc đồng thuận
- Nguyên tắc tự nguyện
- APEC là diễn đàn mở
 Mục tiêu của APEC:
- Tăng trưởng kinh tế bền vững
- Xây dựng cộng đồng
- Liên kết kinh tế khu vực
- Hợp tác kinh tế kỹ thuật
- Bảo đảm an ninh con người
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
b. Cơ cấu tổ chức:
- Cấp chính sách:
+ Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC (AELM)
+ Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao- Kinh tế APEC
+ Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC)
- Cấp tác nghiệp:
+ Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM)
+ Ủy ban Thương mại và đầu tư
+ Ủy ban SOM về Hợp tác Kinh tế- Kĩ thuật
+ Ủy ban kinh tác xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua các
+ Ủy ban Ngân sách và Quản lý
+ Các nhóm công tác
+ Các nhóm đặt trách của SOM
- Ban thư kí:
+ Ban thư kí APEC đứng đầu là một Gíam đốc Điều hành, do nước giữ ghế APEC cử thời hạn 1
năm
+ Ban thư kí làm việc việc dưới sự chỉ đạo của Hội nghị quan chức cao cấp và có quan hệ trức
tiếp thường xuyên với các thành viên, Ủy ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc trách
3. Chương trình tự do hóa thương mại:
- Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao
đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh
tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa,
nhận vốn đầu tư của nước ngoài.
- Chương trình: “Tự do hóa Thương Mại” của APEC:
+ Thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở ở châu Á - Thái Bình Dương là sứ mệnh của các
nền kinh tế APEC.
+ Là động lực thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, góp phần làm tăng trưởng và liên kết kinh tế
toàn cầu.
+ Đẩy mạnh thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh và dịch vụ; tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật.
+ Hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
- KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TỪ XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
+ Bất bình đẳng gia tăng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực, tạo áp lực
cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
+ Tính chất không bắt buộc của các cam kết nên trong quá trình thực hiện tự do hóa thương mại
và đầu tư, hợp tác kỹ thuật, sẽ nảy sinh những khó khăn và bất đồng.
+ Các yếu tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, môi trường, an ninh... cũng sẽ có những tác động
nhất định đến hợp tác kinh tế giữa các thành viên
III. Gia nhập APEC của Việt Nam:
1. Tiến trình gia nhập APEC của Việt Nam:
- 15/06/1996, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập APEC;
- 24-25/11/1997 tại Vancouver-Canada, APEC tuyên bố chấp nhập kết nạp Việt Nam cùng với Pêru
và Nga vào 11/1998;
- Tại hội nghị Ngoại trưởng APEC ngày 14-15/11/1998 tại Kualalumpur Malaysia, Việt Nam được
kết nạp là thành viên chính thức của APEC
 Thuận lợi:
+ Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định
hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới
+ Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc
tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
+ Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh
thế giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển
+ Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để
mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy
nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài
+ Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn
theo hướng nâng cao hiệu quả
 Khó khăn:
+ Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói
chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
+ Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn
chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
+ Tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn
lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định
+ Hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế
về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương
+ Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài
2. Hoạt động thương mại:
Tổng kim ngạch Xuất – Nhập khẩu của VN với một số nước thành viên APEC

Diễn biến Xuất – Nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại theo tháng từ tháng 03/2017 đến
tháng 03/2018
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 3 tháng từ đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 3 tháng từ đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch Xuất-Nhập khẩu và cán cân Thương mại giữa Việt Nam và APEC
 Cơ cấu XNK của VN sang các nước thành viên APEC
XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU


Cơ cấu hàng hóa XNK sang các nước
thành viên APEC
XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU
3. Hoạt động đầu tư của APEC vào VN:

IV. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương: ( TPP: Trans
Pacific Partnership TM)
 Mục đích:
- Nhằm giảm bớt và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và những rào cản thị trường cho hầu hết các
hàng hóa, dịch vụ và nông nghiệp.
- Điều này cũng hướng đến giải quyết một số lĩnh vực chưa được giải quyết một cách toàn diện
bởi hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ví dụ: Đầu tư trực tiếp, lao động và tiêu chuẩn môi trường, và các doanh nghiệp nhà nước.
1. Lịch sử hình thành:
- Thời điểm đầu tiên, TPP có 4 thành viên chính thức Brunei, Chile, New Zealand và Singapore;
- Một hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2
năm 2016 tại Auckland, New Zealand.
2. VN gia nhập TPP:
- Chính thức ký kết TPP vào ngày 4/2/2016 và TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó
3. Quá trình TPP -> CPTPP:
- Ngày 20/1/2017, Mỹ chính thức rút khỏi TPP ngay sau khi Donald Trump nhận chức.
- Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp
định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP);
- Được chính thức ký kết vào tháng 3/2018
 CƠ HỘI & THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
- CƠ HỘI:
+ Tạo cơ hội mở thị trường mới cho những ngành nông nghiệp, thủy sản.
+ Các nước tham gia CPTPP dành cho Việt Nam sự ưu đãi ở mức độ rất cao ở nhiều dòng
thuế.
+ Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các ngành, doanh nghiệp, sản phẩm được cải
thiện, nâng cao hơn nữa;
+ Nhiều ngành hàng được hưởng lợi nhiều, trực tiếp từ Hiệp định như: Dệt may, da giày,
rượu bia…
- THÁCH THỨC:
+ Phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có chuyên môn hóa cao
+ Đòi hỏi nền kinh tế, khoa học, công nghệ luôn đổi mới, đáp ứng yêu cầu thị trường;
+ Luôn thay đổi để thích ứng với biến đổi thị trường.
+ Khối doanh nghiệp trong nước phải xây dựng chiến lược dài hạn, liên kết mới có thể giúp nhau
tham gia vào chuỗi giá trị

You might also like