You are on page 1of 6

HOA KỲ VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

I. Giới thiệu chung về Hoa Kỳ:


1. Tình hình Kinh tế - Xã hội:
- Là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới: GDP 19.390 tỷ USD (2017).
- Xếp vị trí thứ nhất về nhập khẩu và xuất nhập khẩu dịch vụ, thứ hai về xuất khẩu hàng hoá.
- Các sản phẩm chế tạo chiếm tỉ trọng cao nhất trên 70% tổng giá trị xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
- Các bạn hàng quan trọng của Hoa Kỳ là EU(28), Mexico, Canada, Trung Quốc và Nhật Bản.
- Là một trong những quốc gia đi đầu về thương mại dịch vụ.
- Vận tải và du lịch là 2 lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất nhập khẩu
dịch vụ.
II. Hoạt động kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ:
1. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước:
2. Hoạt động thương mại giữa hai nước:

- Trong giai đoạn 2000-2017, thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng 2,8 lần; kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD (2010) lên 50,941 tỷ USD(2017). Trong đó, xuất khẩu đạt
41,592 tỷ USD; nhập khẩu đạt 9,349 tỷ USD.
- Trong 8 tháng/ 2018, thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam với gần 30.81 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 19.5% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam
3. Hoạt động đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam:
- Sau hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối
tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
- Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài tính đến năm 2017 Hoa Kỳ có 834 dự án đầu tư vào
Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,2 tỷ USD và xếp thứ 9 trong tổng số 116 Quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
- Quy mô vốn bình quân một dự án của Hoa Kỳ là 12,2 triệu USD, thấp hơn so với mức bình quân
chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 13 triệu USD/dự án.
- Trừ lĩnh vực dầu khí, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 45/63 địa phương của cả nước.
- Chủ yếu tập trung tại các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam, nơi có
điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước
như Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, Đà Nẵng.
- Bà Rịa – Vũng Tàu 17 dự án, đạt 5,29 tỷ USD, chiếm 51,9% tổng vốn đầu tư
- BÌNH DƯƠNG 116 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 974,8 triêu USD (chiếm 9,7%)
- TPHCM 353 dự án, tổng vốn đăng ký là 885,4 triêu USD
- Đà Nẵng hơn 50 dự án
 Hình thức đầu tư:
- 100% vốn nước ngoài: 694 dự án với số vốn đăng ký là 8,6 tỷ USD (chiếm 84,8% về vốn đăng
ký).
- Doanh nghiệp Liên doanh: có 128 dự án với 1,46 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 14,3% về vốn đăng
ký).
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: chiếm tỉ trọng % còn lại
 FDI:
- Tích cực:
+ Không để lại gánh nợ cho Chính phủ mà nhà đầu tư đến đầu tư như ODA hay các hình thức
như vay thương mại, phát hành trái phiếu…
+ Các nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Đồng nghĩa với việc nước tiếp
nhận đầu tư không phải chịu những điều kiện ràng buộc.
+ Việc liên doanh với các công ty, đối tác nước ngoài sẽ giảm rủi ro về tài chính cho doanh
nghiệp trong nước bởi trong tình huống xấu nhất, làm ăn thua lỗ thì các đối tác cùng chia sẻ rủi
ro đó.
+ Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó có đầu tư trực tiếp sẽ giảm bớt rủi ro
và gánh nặng cho các nước tiếp nhận đầu tư.
- Hạn chế:
+ Việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư.
+ Nhiều công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh, bán phá giá làm các
doanh nghiệp trong nước điêu đứng.
+ Có thể sẽ trở thành bãi rác của các nước đến đầu tư, gây thiệt hại rất nặng nề cho nền kinh tế
và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
+ Làm chênh lệch mức sống giữa các vùng kinh tế, phân hóa giàu nghèo sâu sắc nếu không có
sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời.
III. Quan hệ Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
1. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì:
- 14/7/2000 Tại Washington D.C, đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương sau
nhiều vòng đàm phán.
- 4/10/2001 Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
- 17/10/2001 Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
 Cam kết của Việt Nam khi tham gia hiệp định:
- Cam kết về mặt hàng dệt may.
- Cam kết về trợ cấp nông nghiệp, phi nông nghiệp.
- Cam kết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu (thuế, quyền kinh doanh, hạn chế,...)
- Cam kết về sở hữu trı ́ tuê ̣
- Cam kết về mở cửa thị trường đầu tư
 Nội dung Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ:
- Gồm 7 chương chứa đựng 4 nộ i dung cơ bản:
+ Về thương mại hàng hóa
+ Về thương mại dịch vụ
+ Về bản quyền và tài sản trí tuệ
+ Về hoạt động đầu tư
- Tác động tích cực:
+ Có điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
+ Nâng cao trı̀nh đô ̣ chuyên môn, năng lực quản lý và năng suất lao động
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất toàn cầu.
+ Chỉ sau một năm kể từ khi hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 100%, và hiện nay Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu
lớn nhất Việt Nam.

+ Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng ở mức cao
+ Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, trong tháng 7 năm 2018, nhập
khẩu từ Hoa Kỳ đạt trên 7,33 tỷ USD, tăng 35% so tháng 7 năm 2017.

- Rào cản:
+ Gặp nhiều rào cản thương mại
+ Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam
+ Quy định về luật pháp hải quan
 Hiệp định Hàng không Việt Nam – Hoa Kỳ:
- Được ký ngày 4/12/2003 và có hiệu lực chı ́nh thức ngày 18/3/2004
- 18/5/2010 đại diện 2 nước ký Hiệp định sửa đổi Hiệp đinh Vận tải Hàng không Hoa Kỳ – Việt
Nam
- Mục đı ́ch: Tạo điều kiện cho các hãng hàng không của 2 nước tăng cường hoạt động khai thác,
đặc biệt là chuyên chở hàng hóa
 Hiệp định Dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ:
- Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/5/2003
- Việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ thực hiện theo hạn ngạch với số lượng đối
với 38 chủng loại sản phẩm
+ Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi hơn cho hai bên
+ Là cơ sở để doanh nghiệp hai nước đàm phán hợp đồng và bố trí đơn hàng dệt may
 Việt Nam gia nhập WTO qua đàm phán với Mỹ:
Mặc dù đã có Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, nhưng phía Mỹ vẫn yêu cầu Việt Nam đàm
phán với Mỹ, bởi vì việc Việt Nam gia nhập WTO không những có quan hệ đến hoạt động
thương mại và đầu tư giữa hai nước, mà còn liên quan đến lợi ích của Mỹ về thương mại
với Việt Nam và với các nước thành viên khác của WTO. Sau thời gian đàm phán với Mỹ,
ngày 31/5/2006, tại TP. HCM, Việt Nam và Mỹ đã ký Thỏa thuận song phương về việc Việt
Nam gia nhập WTO. Thỏa thuận này là sự bổ sung cho BTA, là điều kiện có tính quyết định
để ngày 11/1/2007 nước ta là thành viên thứ 150 của WTO.
 Lợi ích:
- Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
- Môi trường đầu tư ngày càng được mở rộng.
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển bền vững nền kinh tế.
- Chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng các chính sách thương mại toàn cầu như các thành
viên khác và bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước, doanh nghiệp và người lao động.
 Thách thức:
- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh
- Tác động tiêu 28% cực của toàn cầu hóa
- Phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế thế giới
- Chất lượng nguồn nhân lực

You might also like