You are on page 1of 3

SỨC HẤP DẪN CỦA MỘT QUỐC GIA

Đề bài: Trình bày sức hấp dẫn của một quốc gia đối với hoạt động kinh
doanh của các MNC (Cần minh họa cụ thể)

Quốc gia lựa chọn Thái Lan

1. Tình hình chung của nền kinh tế Thái Lan


- Địa lý và Kinh tế: Với diện tích 514,000 km², Thái Lan xếp thứ 49 thế giới về diện
tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á. Thái Lan đã tập trung phát triển kinh tế từ những
năm 1960 và đến nay đã thực hiện chín kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong
thập kỷ 1970, Thái Lan mở rộng chiến lược xuất khẩu và nay là một trong những
quốc gia công nghiệp mới với vai trò quan trọng của công nghiệp và dịch vụ trong
nền kinh tế.
- Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên: Thái Lan có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự
phát triển của nông nghiệp và đã thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào
khu công nghiệp và nền kinh tế nói chung.
- Chính sách thuận lợi:
+ Hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài: Chính phủ Thái Lan đã tận dụng cơ hội để thu hút
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nền kinh tế và các khu công nghiệp. Chính
sách linh hoạt và đồng bộ hóa với biến động thị trường tài chính thế giới đã hỗ trợ
tích cực quá trình triển khai chiến lược chuyển từ nhập khẩu sang xuất khẩu và thúc
đẩy sự đồng thuận giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
+ Chính sách nông nghiệp thông minh: Thái Lan đã thông qua các chính sách hỗ trợ
nông nghiệp thông minh, tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài nguyên tự nhiên,
từ đó tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường nông sản thế giới.
- Xuất khẩu và Thương hiệu:
+ Chất lượng và giá cả cạnh tranh: Thái Lan đã thực hiện chiến lược thu hút đầu tư
vào việc khai thác đặc sản từ từng vùng kể cả những vùng khó khăn nhất. Chính
sách này không chỉ tạo ra lợi thế về chất lượng mà còn giúp nông sản Thái Lan xây
dựng được một thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường thế giới.
- Ngoại giao, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả
các quốc gia, tích cực phát huy vai trò quốc tế của Thái Lan trong khu vực và thế
giới. Quốc gia này đã tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng như GMS,
ACMECS, EWEC. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008-2009, Thái Lan đã
tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và
Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác. Tuy nhiên, quan hệ Thái Lan -
Campuchia vẫn là một vấn đề khó giải quyết, làm lo lắng cho nhiều quốc gia. Thái
Lan đã tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN.

2. Sức hấp dẫn của Thái Lan đối với các doanh nghiệp MNC
- Thuận lợi về thủ tục đầu tư: Thủ tục đầu tư ở Thái Lan được thiết kế đơn giản, với
hướng dẫn chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Luật xúc tiến thương
mại của Thái Lan rõ ràng về nhiệm vụ của các cơ quan, ngành nghề trong việc thúc
đẩy đầu tư.
- Hạ tầng đầu tư: Thái Lan đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy, hệ
thống giao thông, viễn thông, dịch vụ... nhằm tạo môi trường thuận lợi và dễ dàng
cho các nhà đầu tư khi hoạt động tại đất nước này.
- Chất lượng giáo dục: Thái Lan đầu tư đáng kể cho giáo dục vì đây là yếu tố quan
trọng thu hút các doanh nghiệp MNC trên thế giới. Họ phát triển nguồn lao động có
trình độ cao và chiến lược cụ thể với 21% sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành
tài chính và máy tính.
- Phát triển tầng lớp trung lưu: Tầng lớp trung lưu đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế Thái Lan. Nhóm này thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và phát triển du lịch, là
động lực quan trọng để Thái Lan trở thành quốc gia thịnh vượng và thu nhập cao.
- Nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia:
+ Lãnh thổ rót vốn: Nhật Bản là quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Thái Lan
với khoảng 7,000 doanh nghiệp. Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan.
+ Vốn FDI từ ASEAN: Lượng vốn FDI từ ASEAN đến Thái Lan ngày càng tăng, trong
đó vốn từ Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN
vào Thái Lan.

- Những điểm nổi bật trong chính sách thu hút FDI vào các Khu Công nghiệp (KCN)
của Thái Lan được đặc trưng bởi sự đa dạng và linh hoạt trong các chính sách và
cấp độ ưu đãi nhằm kích thích đầu tư FDI vào các KCN. Cụ thể:
+ Khuyến khích bằng thuế:
● Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị.
● Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu.
● Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
● Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.
● Khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước.
● Bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh
nghiệp.
● Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản
xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay, thuế suất thông thường của thu nhập doanh nghiệp ở
Thái Lan là 20%.
+ Khuyến khích phi thuế:
● Cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư.
● Cho phép đưa vào Thái Lan lao động có kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện
việc thúc đẩy đầu tư.
● Cho phép sở hữu đất đai.
● Cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.

- Về loại hình doanh nghiệp:


+ Cho phép có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài:
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH tư
nhân.
+ Đặc biệt, môi trường đầu tư Thái Lan phân biệt ưu tiên và ưu đãi đối với từng nhóm
dự án cụ thể được phân loại dựa trên tác động của dự án đó đối với nền kinh tế cả
nước. Đồng thời, phân loại theo hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến và mức
chuyển giao công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo lao
động, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, tỷ lệ nợ trên vốn và theo vị trí địa lý của dự án
trong khu công nghiệp.
- Các dự án được ưu đãi đầu tư trong công nghiệp, đặc biệt là Khu Công nghiệp
(KCN), thường được phân thành hai nhóm chính: nhóm A với các lĩnh vực được
hưởng ưu đãi thuế và nhóm B với các lĩnh vực không được hưởng ưu đãi thuế,
nhưng có thể nhận các ưu đãi khác.
- Các dự án thuộc các nhóm khác nhau sẽ nhận các ưu đãi thuế cụ thể khác nhau về
mức độ và thời gian (ví dụ: Dự án thuộc nhóm A1 và A2 được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 8 năm, dự án nhóm A3 được miễn thuế 5 năm và A4 được miễn
thuế 3 năm). Các dự án nhóm A cũng được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị
hoặc nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Nhóm B bao gồm các lĩnh vực đầu tư được địa phương ưu đãi, nhưng chỉ được
hưởng các ưu đãi ngoài thuế như: Quyền được sở hữu đất hoặc được hỗ trợ cấp
visa hoặc giấy phép lao động cho lao động nước ngoài (mà không bị hạn chế như
các dự án thông thường). Trong một số trường hợp, những dự án quan trọng còn có
thể được miễn thuế xuất, nhập khẩu.
- Vị trí địa lý của dự án và các KCN thuộc đối tượng được nhận ưu đãi được chia
thành 03 vùng: vùng 1, vùng 2, vùng 3. Trong đó, vùng 3 được hưởng ưu đãi đầu tư
cao nhất, vì càng xa Thủ đô Bangkok thì mức độ ưu đãi càng lớn.
- - Chính phủ Thái Lan đã triển khai những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu
vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước vận thương quốc tế, giá thuê đất và
chi phí lưu thông hàng hóa, cũng như nới lỏng chính sách thuế thu nhập đối với
người nước ngoài. Chính phủ chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, thành
lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn xây dựng mối
liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Do đó, Chính phủ Thái Lan đã đề xuất việc
thành lập Khu Công nghiệp (KCN) hỗ trợ nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên
toàn quốc.

3. Các vấn đề rủi ro dễ gặp phải


- Các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội: Khi các chính phủ thay thế nhau, có thể dẫn
đến sự thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế. Một chính phủ đương nhiệm cũng có
thể từ bỏ đường lối và chính sách cũ. Hình thức chế độ chính trị quyết định đường
lối phát triển của một quốc gia, thay đổi đường lối chính trị có thể làm thay đổi các
chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia đó.
- Lo ngại của giới đầu tư tăng lên: Sự thay đổi của Luật doanh nghiệp nước ngoài và
áp đặt những hạn chế mới về đầu tư. Ví dụ như, buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã
đầu tư có cổ phần lớn tại Thái Lan phải nhanh chóng tìm thêm đối tác mới để chia sẻ
cổ phần đang nắm giữ tại các công ty Thái trong vòng 1 năm hoặc giảm tỷ lệ nắm
giữ cổ phần tại các công ty Thái xuống dưới 50%. Những điều này có thể gây hoang
mang cho các nhà đầu tư.

You might also like