You are on page 1of 94

Câu 1: Chính sách thương mại quốc tế của Singapore.

Bài học kinh nghiệm


cho VN. (2 gđ)
1.1. Chính sách thương mại quốc tế của Singapore
Khái niệm:CSTMQT là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện
pháp của nhà nước nhằm điều tiết và quản lý hoạt động TMQT trong một thời gian
nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Mô hình chính sách:Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa
nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc điều
chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn mạnh
chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
a. Giai đoạn 1965 – 1990.
Chính sách thương mại quốc tế của Singgapore trong giai đoạn này chủ yếu được
áp dụng theo mô hình tự do hóa thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu phát triển.Singapore đã thực hiện mô hình này thông qua 2 chính sách
chính là chính sách mặt hàng và chính sách thị trường.
Thứ nhất, về chính sách mặt hàng: Mục tiêu xuất khẩu của giai đoạn này chủ yếu
là các mặt hàng sản xuất sử dụng nhiều lao động như ngành kéo sợi, may mặc, chế
biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp ráp các thiết bị giao thông vận tải ... đồng thời
khuyến khích nhập khẩu những nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, máy móc thiết
bị.Cụ thể các biện pháp thực hiện:
Một là, Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, cụ thể là thuế nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào sản xuất, máy móc thiết bị và tiến hành giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp bình thường: thuế thu nhập là 40%, đối
với các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu >=100000 USD/năm thì thuế là 4%/năm.
Hai là, Thực hiện chính sách cung cấp vốn tín dụng ưu đãi và hỗ trợ bảo
hiểm xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Phí bảo hiểm xuất khẩu từ 0,5 %- 1% giá trị
lô hàng.
1
Ba là ,hỗ trợ tài chính để nâng cao công nghệ sx phục vụ xk.
Bốn là, Thành lập cục xúc tiến thương mạinăm 1983 đóng vai trò là cầu nối
trung gian giữa doanh nghiệp và chính phủ, và giữa doanh nghiệp với khách hàng
nước ngoài.
Năm là, Tích cực thực hiện các biện pháp, chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài nhằm tăng cường cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ hai, về chính sách thị trường:thực hiện chính sách hợp tác toàn diện, ưu
tiên hàng đầu với Mỹ và các nước công nghiệp phát triển ( chủ yếu là Tây Âu và
Nhật Bản). Việc quan hệ với các nước phát triển đã mang lại cho Singapore nhiều
lợi thế: nhận được viện trợ cũng như các khoản đầu tư rất lớn từ các nước này,
được hưởng quy chế tối huệ quốc về thương mại trong suốt một thời gian dài.
Những nước phát triển này là thị trường lớn của Singapore chiếm hơn 60% kim
ngạch xuất khẩu năm 1989 đã giúp nền kinh tế Singapore tăng trưởng với tốc độ
cao. Tuy nhiên, việc chú trọng phát triển quan hệ với các nước phát triển làm
Singapore phụ thuộc rất lớn vào các nước này về vốn, công nghệ, thị trường.
b. Giai đoạn 1991 đến nay.
Thứ nhất, chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc
đẩy XK của thời kỳ trước đồng thời chú trọng hơn việc thực hiện các cam kết tự do
hóa thương mại trong khối mậu dịch tự do AFTA. Năm 1992, Singapore đã kí kết
hiệp định về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN AFTA .Theo đó, sẽ thực hiện tiến
trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối
với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiện
nay, nhìn chung Singapore cho tự do xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, hầu hết
(99%) hàng hoá xuất nhập khẩu không phải nộp thuế. Nhờ việc thực hiện thành
công chính sách tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan, hoạt động
TMQT của Sing ngày càng được mở rộng tới các quốc gia và các vùng lãnh thổ.

2
Thứ hai, chính sách thương mại quốc tế của Singapore thời kỳ này được
thực hiện theo hướng đa dạng hóa thị trường vừa khai thác thị trường các nước
phát triển vừa khai thác thị trường các nước đang phát triển đặc biệt là các nước
Đông Nam Á và Trung Quốc. Việc thay đổi trong đối tác thương mại của
Singapore là đúng đắn: không chỉ với các nước phát triển trước đây ( Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Tây Âu) mà còn với các nước đang phát triển để nhằm tìm kiếm các thị
trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường các nước phát triển.
1.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
 Thứ nhất, về chính sách thúc đẩy xuất khẩu:
Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều
nước NIEs và đặc biệt là Singapore. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng
trưởng, xuất khẩu Singapore cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các
cơ quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua
các tổ chức trung gian như Cục phát triển thương mạisingapore, xúc tiến các liên
minh chiến lược với các bạn hàng quốc tế Singapore... Đó là sự phối hợp thống
nhất và toàn diện trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm
vi các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can
thiệp của Chính phủ. Chính phủ chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo cán bộ,
tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng hoá nước
mình trên thị trường .
Cục xúc tiến thương mại Việt Nam được hình thành từ năm 2000. Sau hơn
10 năm hoạt động, tổ chức này đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình
ảnh thương hiệu các mặt hàng của Việt Nam tới bạn bè thế giới, tuy nhiên hiệu quả
của tổ chức chưa được khai thác triệt để. Đồng thời, hiện nay, Việt Nam đã cho
phép thành viên Chính Phủ đi cùng các doanh nghiệp sang đàm phán kí kết hợp
đồng nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
 Thứ hai, về chính sách tự do hoá thương mại:
3
Mô hình chính sách thương mại quốc tế dạng này chỉ có thể áp dụng thành công ở
những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ khá cao, ít chịu biến động bất
thường của môi trường bên ngoài.Đồng thời, đây cũng phải là những quốc gia có
hệ thống thị trường phát triển. Ngược lại, đối với các nước kém phát triển, việc áp
dụng mạnh mẽ chính sách tự do hoá thương mại ( giảm tối đa vai trò quản lý, kiểm
soát của Nhà nước ) thường dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt, thiếu nguồn
lực cho sản xuất trong nước ( do khai thác thái quá để xuất khẩu hoặc nợ nước
ngoài gia tăng ( do phải chi tiêu những khoản ngoại tệ quá lớn cho nhập khẩu, vượt
quá khả năng của nền kinh tế ) . Do đó để thực hiện được những chính sách tự do
hóa thương mại thì Việt Nam cần đặt ra một lộ trình cắt giảm những rào cản thuế
và phi thuế phù hợp.Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 8 Hiệp định thương
mại tự do ( FTA) bao gồm: ASEAN, ASEAN-Ấn Độ, asean-Australia/newzealand,
asean-HQ, asean-Nhật Bản, asean-TQ, VN-Nhật Bản, VN-chile. Tính đến
1/1/2014, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế đối với 8 Hiệp
định Thương mại tự do( FTA) đã ký kết.

Câu 2: Chính sách thương mại quốc tế của Singapore giai đoạn 1991 đến nay.
Bài học kinh nghiệm cho VN.

Khái niệm:CSTMQT là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện
pháp của nhà nước nhằm điều tiết và quản lý hoạt động TMQT trong một thời gian
nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Mô hình chính sách:Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa
nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc điều
chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn mạnh
chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
Trong giai đoạn trước, từ năm 1965-1990,chính sách thương mại quốc tế của
Singgapore chủ yếu được áp dụng theo mô hình tự do hóa thương mại, tạo điều

4
kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Mục tiêu xuất khẩu của giai
đoạn này chủ yếu là các mặt hàng sản xuất sử dụng nhiều lao động như ngành kéo
sợi, may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp ráp các thiết bị giao thông vận
tải ... đồng thời khuyến khích nhập khẩu những nhiên liệu đầu vào phục vụ sản
xuất, máy móc thiết bị.Các đối tác thương mại chủ yếu của Singapore trong thời kỳ
này là các nước phát triển tiêu biểu là Nhật Bản, các nước Tây Âu và Hoa Kỳ.
Đến giai đoạn từ năm 1991 đến nay, Chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện các
biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu của thời kỳ trước đồng thời chú trọng hơn việc
thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại trong khối mậu dịch tự do AFTA.
Đồng thời, chính sách thương mại quốc tế của Singapore thời kỳ này được thực
hiện theo hướng đa dạng hóa thị trường vừa khai thác thị trường các nước phát
triển vừa khai thác thị trường các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Đông
Nam Á và Trung Quốc. Cụ thể các biện pháp thực hiện:
Một là, Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm thuế: đối với các doanh nghiệp
bình thường: thuế thu nhập là 40%, đối với các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu
>=100000 USD/năm thì thuế là 4%/năm.
Hai là, Tại Singapore hiện áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ ở mức7%. Để
khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã thực hiện chính sách hoàn thuế cho
du khách để kich thích chi tiêu của họ.
Ba là, Để khuyến khích xk thì thu nhập từ dịch vụ xk mà vượt chỉ tiêu sẽ được
giảm 90% thuế trong vòng 5 năm.
Bốn là, Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa: Chính
phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro lỗi thanh toán
(không hoặc chậm thanh toán) từ phía khách hàng nước ngoài đối với các khoản
tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100.000
SGD/doanh nghiệp đủ điều kiện.

5
Năm là, cục xúc tiến thương mại (TDB) được thành lập năm 1983 tiếp tục phát
huy vai trò của mình.Hiện nay, TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp
thế giới với chức năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn
cả là hỗ trợ các công ty Singapore trong giao thương quốc tế.
Sáu là, năm 1992, Singapore đã kí kết hiệp định về Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN AFTA .Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%,
loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa
hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiện nay, nhìn chung Singapore cho tự do xuất
nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, hầu hết (99%) hàng hoá xuất nhập khẩu không phải
nộp thuế.

Bảy là, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước đang
phát triển, đặc biệt là ĐNA và Trung Quốc,nhằm tìm kiếm các thị trường mới tiềm
năng, đồng thời tránh sự phụ thuộc nhiều vào thị trường các nước phát triển.

Nhìn chung, Singapore đã thực hiện thành công mô hình chính sách tự do
hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu. Điều đó được chứng minh qua những
thành tựu về TM mà Singapore đạt được.Giá trị xuất khẩu của Singapore so với
giá trị xuất khẩu của các quốc gia khác chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất
nhập khẩu của các quốc gia mà Singapore xuất khẩu sang, ví dụ: xuất khẩu sang
các nước châu Á giai đoạn 1999 – 2007 chiếm 50%, sang TQ, Đài Loan, Hồng
Kông trung bình 16% trong giai đoạn này. Năm 2013, giá trị xk của Singapore đạt
409,7 tỷ USD cao gấp 1,5 lần GDP , chiếm gần 33% tổng giá trị xk trong toàn
khối ASEAN; nhập khẩu trong năm này cũng đạt 380,9 tỷ USD, cán cân thương
mại thặng dư 28,8 tỷ USD.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
 Thứ nhất, về chính sách thúc đẩy xuất khẩu:

6
Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều
nước NIEs và đặc biệt là Singapore. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng
trưởng, xuất khẩu Singapore cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các
cơ quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua
các tổ chức trung gian như Cục phát triển thương mại singapore, xúc tiến các liên
minh chiến lược với các bạn hàng quốc tế Singapore... Đó là sự phối hợp thống
nhất và toàn diện trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm
vi các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can
thiệp của Chính phủ. Chính phủ chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo cán bộ,
tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng hoá nước
mình trên thị trường .
Cục xúc tiến thương mại Việt Nam được hình thành từ năm 2000. Sau hơn
10 năm hoạt động, tổ chức này đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình
ảnh thương hiệu các mặt hàng của Việt Nam tới bạn bè thế giới, tuy nhiên hiệu quả
của tổ chức chưa được khai thác triệt để. Đồng thời, hiện nay, Việt Nam đã cho
phép thành viên Chính Phủ đi cùng các doanh nghiệp sang đàm phán kí kết hợp
đồng nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
 Thứ hai, về chính sách tự do hoá thương mại:
Mô hình chính sách thương mại quốc tế dạng này chỉ có thể áp dụng thành công ở
những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ khá cao, ít chịu biến động bất
thường của môi trường bên ngoài.Đồng thời, đây cũng phải là những quốc gia có
hệ thống thị trường phát triển. Ngược lại, đối với các nước kém phát triển, việc áp
dụng mạnh mẽ chính sách tự do hoá thương mại ( giảm tối đa vai trò quản lý, kiểm
soát của Nhà nước ) thường dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt, thiếu nguồn
lực cho sản xuất trong nước ( do khai thác thái quá để xuất khẩu hoặc nợ nước
ngoài gia tăng ( do phải chi tiêu những khoản ngoại tệ quá lớn cho nhập khẩu, vượt
quá khả năng của nền kinh tế ) . Do đó để thực hiện được những chính sách tự do
7
hóa thương mại thì Việt Nam cần đặt ra một lộ trình cắt giảm những rào cản thuế
và phi thuế phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 8 Hiệp định thương
mại tự do ( FTA) bao gồm: ASEAN, ASEAN-Ấn Độ, asean-Australia/newzealand,
asean-HQ, asean-Nhật Bản, asean-TQ, VN-Nhật Bản, VN-chile. Tính đến
1/1/2014, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế đối với 8 Hiệp
định Thương mại tự do( FTA) đã ký kết.

Câu 3: Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore. Bài học kinh nghiệm cho
VN(2gđ)

3.1. Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore:


Khái niệm: CSĐTQT à hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp
của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong một thời
gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
a. Giai đoạn 1965 – 1990.
Mô hình chính sách: khuyền khích thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển
kinh tế, đặc biệt là tập trung vào các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu.
Không vay nợ để đầu tư mà chủ yếu tạo môi trường cho tư nhân nước ngoài trực
tiếp bỏ vốn đầu tư. Cụ thể các biện pháp thực hiện:
Thứ nhất, trong giai đoạn này, Singapore xác định rõ việc thu hút nguồn vốn
FDI tập trung vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp
các thiết bị điện và phương tiện giao thông…Đồng thời, định ra các ngành công
nghiệp mũi nhọn và đặt ra nhiều ưu đãi,đơn cử như:

+ Đối với các xí nghiệp mũi nhọn có mức đầu tư nước ngoài từ 1 triệu đô la
Singsẽ được miễn thuế trong 5 năm, lãi cổ phần và thu nhập cũng được miễn thuế.

8
+ Đối với các xí nghiệp hướng ra xuất khẩu có giá trị trên 100.000 đô la Sing
sẽ được miễn thuế 90% số lợi nhuận tăng thêm. Lợi nhuận xuất khẩu cũng chỉ chịu
thuế 4% ( rất thấp so với mức 40% đối với các ngành không hướng xuất khẩu )

+ Những xí nghiệp đầu tư nước ngoài được nhập thiết bị và nguyên liệu không
phải chịu thuế hải quan, được tự do chuyển lợi nhuận về nước, trong quá trình kinh
doanh nếu bị thua lỗ có thể được bù đắp bằng cách kéo dài thêm thời hạn miễn
thuế…

Thứ hai, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực
để tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư.

- Từ những năm 1972, Chính phủ Singapore đã quy hoạch chiến lược mạng
lưới các trục giao thông để hình thành bọ khung cứng cho hệ thống giao thông
trong tương lai sau 40 năm và được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn.

- Chính phủ tích cực thực hiện các khoản đầu tư trong các chương trình đào
tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu
tư.Trong giai đoạn này thì chi cho giáo dục của Singapore trung bình chiếm
khoảng trên 3% tổng GDP.
Thứ ba, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm
minh, công bằng và hiệu quả , tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao
Thứ tư, thực hiện chính sách miễn thuế khai thác tài nguyên và thuế bản quyền đối
với các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và lĩnh vực nghiên cứu phát triển.
Thứ năm, cho phép nhà đầu tư sử dụng lao động nước ngoài trong quá trình triển
khai dự án.
Thứ sáu, các đối tác đầu tư chủ yếu của Singapore trong thời kỳ này là các nước
có công nghệ nguồn và các nền kinh tế phát triển.
b. Giai đoạn 1991 đến nay.

9
Mô hình chính sách : tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy
mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Năm 1991, Chính phủ đã đưa ra báo cáo
“Chiến lươc kinh tế” nhấn mạnh tính cấp thiết của đầu tư ra nước ngoài. Các biện
pháp thực hiện:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các chính sách khuyến khích thu hút
FDI của thời kỳ trước.

Thứ hai, thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

+ Hỗ trợ vốn thông qua vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một
phần tài chính đầu tư ra nước ngoài , mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ
phiếu trên thị trường để huy động thêm vốn, với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài
trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài.

+ Miễn giảm thuế thu nhập công ty đầu tư ra nước ngoài : Chính phủ quy
định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nươc ngoài mà được lợi nhuận đều có thể xin
miễn thuế, kể cả các xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với
Singapore vẫn được quyền miễn nhiệm thuế.

+ Thành lập Câu lạc bộ của các nhà đầu tư ra nước: hiện nay Singapore đã
có 48 câu lạc bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin vè các nước và khu vực có
đầu tư của Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm ,
mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài. Tháng 1/1993,
Singapore còn lập ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài có nhiệm vụ đánh giá khả
năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những kiến nghị có tính
khả thi.

3.2. Bài học kinh nghiệm cho VN

 Thứ nhất, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài,cụ thể:

10
Một là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số
ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản
phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức
hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Hai là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính
sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu
tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các
nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định và minhbạch. 
Bốn là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế
hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch, tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển.

 Thứ hai, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) là hoạt động mới ở
Việt Nam nhưng đây là hoạt động có tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
nên cần có những biện pháp cụ thể khuyến khích ĐTTTRNN:

Một là, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn ,như hiện nay Việt Nam chỉ đạo các ngân
hàng quốc doanh cho phép chủ đầu tư vay vốn tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của
dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi
suất ưu đãi hoặc Chính phủ đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp….
Hai là, miễn, giảm các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm
kể từ khi dự án đi vào hoạt động; tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế
2 lần với các nước, để đảm bảo các nhà ĐTRNN không bị nộp thuế trùng...

11
Ba là, khuyến khích thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài: thực tế cho thấy, các
doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN chưa có sự liên kết với nhau,hoạt động mang
tính riêng lẻ, manh mún, không những không hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh không
lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nước sở tại. Do vậy,cần đặc biệt khuyến
khích thành lập các Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài, thông qua hiệp hội, tiếng nói của
các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có trọng lượng hơn với cơ quan có thẩm quyền của
nước sở tại. Hơn nữa, qua hiệp hội, các nhà đầu tư có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ
lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động
đầu tư ở nước sở tại.
Câu 4: Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore giai đoạn 1991 đến nay. Bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Khái niệm: CSĐTQT là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện
pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong một
thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Trong giai đoạn trước (1965 – 1990), Singapore thực hiện mô hình chính sách:
khuyền khích thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, đặc biệt là tập trung
vào các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu. Không vay nợ để đầu tư mà chủ
yếu tạo môi trường cho tư nhân nước ngoài trực tiếp bỏ vốn đầu tư. Đến giai đoạn
từ năm 1991 đến nay,Singaporetiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư nước
ngoàiđồng thờitạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Năm
1991, Chính phủ đã đưa ra báo cáo “Chiến lươc kinh tế” nhấn mạnh tính cấp thiết
của đầu tư ra nước ngoài.Cụ thể các biện pháp thực hiện:

a. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các chính sách khuyến khích thu hút FDI
của thời kỳ trước, cụ thể:

Một là, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh
vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu…để từ đó đưa ra
12
những chính sách ưu đãi riêng đối với từng ngành cụ thể, vd như :Đối với các xí
nghiệp hướng ra xuất khẩu có giá trị trên 100.000 đô la Sing sẽ được miễn thuế
90% số lợi nhuận tăng thêm. Lợi nhuận xuất khẩu cũng chỉ chịu thuế 4% ( rất thấp
so với mức 40% đối với các ngành không hướng xuất khẩu )

Hai là,tiếp tục chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân
lực để tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư.

- Chính phủ Singapore đã quy hoạch chiến lược mạng lưới các trục giao thông
để hình thành bọ khung cứng cho hệ thống giao thông trong tương lai và được
phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn.

- Chính phủ tích cực thực hiện các khoản đầu tư trong các chương trình đào
tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu
tư.Trong giai đoạn từ năm 2009-2013 thì chi cho giáo dục của Singapore trung
bình chiếm khoảng trên 3% tổng GDP.
Ba là, xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và
hiệu quả , tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao tạo nên một môi trường kinh
doanh ổn định. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hoá các
doanh nghiệp nước ngoài..
Bốn là, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước;
Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh; Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại
Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ
được hưởng quyền công dân Singapore.

b. Đồng thời, thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước
ngoài, cụ thể:

Một là, Hỗ trợ vốn thông qua vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một phần
tài chính đầu tư ra nước ngoài , mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu

13
trên thị trường để huy động thêm vốn, với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ
thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài.

Hailà, Miễn giảm thuế thu nhập công ty đầu tư ra nước ngoài : Chính phủ quy định
tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nươc ngoài mà được lợi nhuận đều có thể xin miễn
thuế, kể cả các xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với
Singapore vẫn được quyền miễn nhiệm thuế.

Ba là, Thành lập Câu lạc bộ của các nhà đầu tư ra nước: hiện nay Singapore đã có
48 câu lạc bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin vè các nước và khu vực có đầu tư
của Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm , mở lớp
đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài.

Bốn là, tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, môi trường luật
phát, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa…cho các nhà đầu tư để giúp họ có thể
hạn chế rủi ro và nhanh chóng lựa chọn được thị trường phù hợp.Tháng 1/1993,
Singapore đã thành lập ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài có nhiệm vụ đánh giá
khả năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những kiến nghị có
tính khả thi.

Nhờ có các chính sách đầu tư quốc tế phù hợp và kịp thời, Singapore đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể trong việc thu hút FDI và đầu tư ra nước ngoài. Mặc dù
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng nguồn vốn
FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên 63.997,2
triệu USD năm 2011). Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với
năm 2011, song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN.
Về đầu tư ra nước ngoài, Singapore hiện nay đang có rất nhiều dự án lớn ở các
nước châu Á: Malayxia, Trung Quốc, indonexia, Ấn Độ và cả Vn…Ngoài các
nước Châu Á, vốn đầu tư trực tiếp của Singapore đã lan tỏa ra các nước khác ở
Nam Thái Bình Dương, Bắc mỹ và Châu Âu.
14
Bài học kinh nghiệm cho VN

 Thứ nhất, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài,cụ thể:

Một là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số
ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản
phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức
hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Hai là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính
sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu
tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các
nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định và minhbạch. 
Bốn là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế
hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch, tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển.

 Thứ hai, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) là hoạt động mới ở
Việt Nam nhưng đây là hoạt động có tiềm năng to lớn trong việc giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
nên cần có những biện pháp cụ thể khuyến khích ĐTTTRNN:

Một là, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn ,như hiện nay Việt Nam chỉ đạo các ngân
hàng quốc doanh cho phép chủ đầu tư vay vốn tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của
dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi
suất ưu đãi hoặc Chính phủ đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp….

15
Hai là, miễn, giảm các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm
kể từ khi dự án đi vào hoạt động; tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế
2 lần với các nước, để đảm bảo các nhà ĐTRNN không bị nộp thuế trùng...
Ba là, khuyến khích thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài: thực tế cho thấy, các
doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN chưa có sự liên kết với nhau,hoạt động mang
tính riêng lẻ, manh mún, không những không hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh không
lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nước sở tại. Do vậy,cần đặc biệt khuyến
khích thành lập các Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài, thông qua hiệp hội, tiếng nói của
các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có trọng lượng hơn với cơ quan có thẩm quyền của
nước sở tại. Hơn nữa, qua hiệp hội, các nhà đầu tư có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ
lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động
đầu tư ở nước sở tại.
Câu 5: Đặc điểm thị trường chủ yếu của Singapore. Giải pháp để hàng hóa
Việt Nam có thể thâm nhập/nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường trên.
5.1. Đặc điểm thị trường Singapore
Một là, Singapore là một thị trường nhỏ, mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài
chính cao và giá cả ổn định.Những thử thách lớn cho các công ty chính là sự cạnh
tranh mạnh mẽ từ cả nhà cung cấp nước ngoài và bản xứ.
Hai là, Singapore không áp thuế đối với hầu hết (99%) các loại hàng hóa nhập
khẩu, nhưng vì những lý do môi trường và xã hội, Singapore có thể áp thuế tiêu thụ
đặc biệt cao đối với những loại rượu và rượu mạnh, sản phẩm thuốc lá, xe cộ máy
móc, và xăng dầu.
Ba là, Các rào cản phi thuế quan thường áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ như
giáo dục, truyền thông cơ bản, thị trường nghe nhìn và media, dịch vụ pháp luật,
ngân hàng và năng lượng.

16
Bốn là, Singapore là một trong những thị trường tốt nhất châu Á cho các công ty
vừa và nhỏ hoặc mới thành lập và cho những doanh nghiệp mong muốn mở rộng
chiến lược xâm nhập thị trường vào vùng châu Á.
Triển vọng tốt cho hàng hóa Việt Nam tại Singapore bao gồm các mặt hàng như
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng;
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh….
5.2. Giải pháp
a.Giải pháp từ phía Nhà Nước
Một là, đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động XNK theo hướng minh
bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có
hiệu quả. Chính phủ cần đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thương mại
cụ thể để các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore tìm hiểu. Luật thuế nhập khẩu
và biểu thuế nhập khẩu cũng phải cụ thể rõ ràng.
Hai là, phải có chiến lược quy hoạch, xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất
khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế biến
sâu có giá trị cao.
Ba là, Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc
mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là
những thị trường có sức mua tương đối lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận
lợi hơn.
Bốn là, đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các
hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn.
b. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, trong những năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang
Singapore các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, …nhưng
17
vấn đề đặt ra là chúng ta phải đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường
Singapore.Bên cạnh việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm là phải cải tiến mẫu mã,
bao bì sản phẩm sao cho phù hợp.
Thứ hai, đầu tư nghiên cứu thị trường Singapore thông qua các cuộc triển lãm,
quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đồng thời tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người
dân Singapore từ đó tìm cách thỏa mãn nhu cầu ấy.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả tay nghề của đội ngũ cán bộ làm ngoại thương: họ cần
am hiểu lĩnh vực xuất nhập khẩu, có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, am
hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế và đăt biệt phải biết tiếng Anh để các hợp đồng
được ký với Singapore đều chặt chẽ
Thứ tư, cần phải quan tâm đến kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang Singaore:
kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Singapore ngoài
kênh tiêu thụ nội địa còn có kênh trung chuyển hàng hóa. Kênh này cũng khá quan
trọng.Cần phải có cái nhìn đúng đắn về kênh trung chuyển này.Đối tượng bán hàng
của kênh trung chuyển hàng hóa tại Singapore phần lớn là các công ty đa quốc gia,
công ty chế biến lớn trên thế giới có trụ sở làm ăn tại Singapore. Họ có mạng lưới
tiêu thụ rộng khắp khu vực.Ngoài ra họ có tiềm năng về vốn, kinh nghiệm.Trong
khi đó, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự tìm thị trường và cũng
không đủ sức để quảng bá sản phẩm vào những thị trường mới này.Vì vậy có thể
qua họ để thâm nhập vào các thị trường mới, đưa hàng Việt Nam vào những thị
trường khó tính mà trước mặt ta chưa có điều kiện vươn tới.
Câu 6: Đặc điểm kinh tế Singapore

Một là, Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài. Singapore chỉ có ít than chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất
canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp

18
không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở
trong nước.

Hai là, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao
hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu,
công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng
đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.Singapore còn là trung tâm
lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.

Ba là, Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
nhập quốc dân). Thị trường Singapore có tính tự do rất cao, 99% hàng hóa nhập
khẩu không phải nộp thuế. Đồng thời, Singapore là một trong những nước tái xuất
khẩu rất lớn. Năm 2013, xk đạt 409,7 tỷ USD và nk đạt 380,9 tỷ USD.

Bốn là, Với dân số chỉ có 5,3 triệu dân nhưng Singapore được xem là trung tâm tài
chính, trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất trong khu vực, hải cảng sầm uất
vào hạng nhất trên thế giới và là địa điểm hàng đầu cho việc đầu tư.

Năm là, Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản.
Sự can thiệp của chính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singgapore
có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn
định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Câu 7: Giái pháp để nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Singapore vào VN

Việt Nam và Singapore đã chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào
tháng 9/2013, theo đó, mở ra những cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư của
Singapore vào VN. Cụ thể những giải pháp cần thực hiện để thu hút FDI:
a. Về phía nhà nước
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư theo hướng đồng bộ và hấp
dẫn; thực hiện có hiệu quả công tác phân cấp quản lý về các Tỉnh, Thành phố; Đảm

19
bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.( cái này t chém thêm @@Đặc biệt
trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề biển Đông như hiện nay, điển hiển là vụ biểu
tình của các công nhân ở Bình Dương (14/5/2014) phản đối TQ xâm nhập trái phép
vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, dẫn đến nhiều nhà máy đã bị đập phá, đốt
cháy…điều đáng nói là cả những công ty của Singapore cũg bị liên lụy, khiến các
công ty phải đóng cửa hoạt động để đảm bảo an toàn. Điều này đang là mối lo ngại
rất lớn của các nhà chức trách VN.)
Hai là, hoàn thiện công tác quy hoạch ở tất cả các ngành kinh tế trọng điểm nhằm
tránh tình trạng cùng một thời điểm có quá nhiều dự án được cấp giấy phép dẫn
đến hiện tường đầu tư tràn lan kém hiệu quả... Trong đó xác định các ngành, lĩnh
vực, địa bàn ưu tiên đầu tư, các lĩnh vực và địa bàn đầu tư khó khăn có sự khuyến
khích và ưu tiên đầu tư của Chính phủ.
Ba là, Thực hiện tốt chính sách giải phóng mặt bằng gắn với tái định cư, giải quyết
việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động....
Bốn là, Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại kết cấu hạ tầng ngày hiện đại,
đạt trình độ quốc tế. Chú trọng đến kết cấu hạ tầng xã hội như hệ thống giáo dục, y
tế, bảo hiểm...
Năm là, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin giúp cho việc
lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với đặc điểm của từng dự án.
b. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ
Singapore, thông qua viêc xây dựng các trang web riêng giới thiệu về công ty,
tham gia các chương trình tìm hiểu văn hóa, tìm hiểu môi trường và chương trình
xúc tiến đầu tư, các hội chợ và diễn đàn doanh nghiệp tạiSingapore cũng như tại
Việt Nam do Bộ, ngành phối hợp tổ chức; nắm bắt kịp thời các chủ trương và
chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải có sự trang bị, chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề về
20
luật pháp để không gặp những vướng mắc trong vấn đề thực hiện các thủ tục đầu
tư.
Thứ ba, vấn đề triển khai thực hiện dự án cần minh bạch, rõ ràng tạo nên niềm tin
và chữ tín với các đối tác Singapore. Tăng cường sự phối hợp học hỏi giữa hai bên,
cùng hướng tới mục tiêu phát triển chung.
Thứ tư,các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng để tăng thêm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Câu 8: Phân tích chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại đối với
sự phát triển của một quốc gia
a. Khái niệm: CSKTĐN là một hệ thống các quan điểm, nguyên tăc, công cụ
và biện pháp của nhà nước để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại trong một
thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của
quốc gia đó
b. Chức năng của CSKTĐN : bao gồm 3 chức năng sau:
Một là,Chức năng kích thích sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
Vd: chính sách thu hút đầu tư quốc tế tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc
gia…
Hai là, Chức năng bảo hộ(bảo vệ) nền sản xuất trong nước, doanh nghiệp trong
nước, sản phẩm trong nước
Vd: trong chính sách TMQT có sử dụng công cụ hạn ngạch, các quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩul, bảo vệ doanh nghiệp sản
xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hoặc các ngành công nghiệp non trẻ trong nước
Ba là, Chức năng phối hợp và điều chỉnh: CSKTĐN có thể sử dụng kết hợp với
các chính sách # của nhà nước để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của quốc gia.

21
Vd: Chính sách tỷ giá hối đoái có thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý
lượng ngoại tệ trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn.
c. Vai trò của CSKTĐN : bao gồm 3 vai trò
Một là, thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại đúng
đắn sẽ góp phần thực hiện quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của quốc gia
như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực:
Vd :Chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng chế biến đòi hỏi nguồn nhân lực
phải đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu …
Hai là, Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia tốt hơn vào quá
trình phân công lao động quốc tế: có thể thực hiện quá trình chuyên môn hoá sâu
hơn đồng thời tăng khả năng mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng
thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài
Ba là, Góp phần vào việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, các lĩnh
vực kinh tế mới với trình độ công nghệ và sức cạnh tranh ngày càng cao, phát huy
tốt hơn lợi ích của quốc gia.
Câu 9: Vai trò của chính sách thu hút đầu tư FDI với phát triển công nghiệp
Là một quốc gia đang phát triển, nếu xét về khía cạnh là bên nhận đầu tư thì vai trò
của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành CN nói riêng là rất to
lớn:
Thứ nhất, việc thu hút FDI góp phần tăng nguồn vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn
cho phát triển xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp .
Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện tại Việt Nam liên tục tăng. Năm 2013, tổng vốn đăng kí cấp
mới và tăng thêm là khoảng 21,6 tỷ USD; tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Đối với một nền kinh tế có quy mô như của nước ta thì đây là một lượng vốnkhông
nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô
đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác –điều
22
kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định.Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI
vào GDP tăng dần từ 2% năm 1992 lên tới 12,7% năm 2000; 16,98% năm 2006 và
20% vào năm 2013
Thứ hai, Khu vực FDI cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Năm 2013, 58,4% tổng vốn FDI vào Việt
Nam tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, với trình độ công nghệ cao
hơn mặt bằng chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng của khu
vực FDI đạt bình quân 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Đến nay,
khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành
một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế
biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng,…
Thứ ba, khu vực FDI cũng được đánh giá là kênh chuyển giao công nghệ quan
trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Theo thống kê, từ
năm 1993 đến nay, Việt nam đã có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê
duyệt/ đăng ký, trong đó 605 hợp đồng là của khu vực doanh nghiệp (DN) FDI,
chiếm 63,6% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký,…
đó là những tiền đề làm cho tác động lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế
là rất lớn, nó được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa DN FDI với DN
trong nước, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để DN trong nước tiếp cận với chuyển
giao công nghệ.
Thứtư,FDI giúp liên kết các ngành công nghiệp: được biều hiện chủ yếu qua tỷ trọ
ng giá trị hàng hóa, dịch vụ trao đổi trực tiếp từ công ty nội  địa  trong  tổng  giá  tr
ị  trao  đổi  của  các  công  ty  nước  ngoài  ở nước chủ nhà. 
Câu 10: Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến bộ khoa
học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế… Trong đó việc thúc đẩy hoạt động xuất

23
khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện qua những vai
trò sau:
Một là, thúc đẩy xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ
hội phát triển. Khi chúng ta xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát
triển các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này. Chính điều này
làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ không có sự mất cân đối giữa
các ngành với nhau. Như vậy xuất khẩu đã góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế phù
hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Hai là, thông qua xuất khẩu, hàng hóa VN sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng.Cuộc cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản
xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Việc xk sang thị trường nước ngoài khiến doanh nghiệp phảI chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác. trong điều kiện như vậy doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực sản xuất hiện có cả về số lượng và chất lượng bằng cách
nhập các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Như vậy xuất khẩu góp phần phát triển sản xuất ngày một hiện đại
hơn và ổn định hơn.
Ba là, Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là
điều kiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam,
nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới.
Câu 11: Phân tích mô hình, ND của CSTMQT của Malaysia giai đoạn 1990
đến nay. Bài học cho vn.
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công
cụ và biện pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động thương mại

24
quốc tế trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của quốc gia đó.
Trong giai đoạn 1970-1989, Malaysia đã thực hiện mô hình chính sách thúc
đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động : dệt
may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao su. Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo
hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ như: máy giặt, điều hoà,tivi…
(công nghiệp chế tạo). Malaysia đã thực hiện một số biện pháp hiệu quả phù hợp
với thực tiễn đất nước như: phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng kho hàng miễn phí,
miễn phí giảm thuế : thuế đầu vào sản xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu…
Đến giai đoạn 1990- nay, Chính sách TMQT đã có sự thay đổi đáng kể. Về mô
hình chính sách, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trường – thay vì chỉ
xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn tới thị trường các
nước đang phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường các nước
ASEAN và Trung Quốc. Để thực hiện mô hình chính sách trên, Malaysia đã thực
hiện một số biện pháp sau:

Một là, Từng bước thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và đa dạng hóa
thị trường.
Thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quy định của khu vực mậu dịch tự
do Asean hoàn thành năm 2003, danh mục các mặt hàng được cắt giảm xuống còn
05%, đồng thời giảm dần các mặt hàng áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu về
số lượng. Điều kiện áp dụng of Malaysia là do thời kỳ này Mal đã có những thành
công nhất trong hoạt động đầu tư vào các mặt hàng công nghiệp chế tạo.
Hai là, Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại:nhằm hỗ trợ cho các công ty
xuất khẩu mở rộng và đa dạng hoá thị trường mà trong đó tổ chức tiêu biểu thực

25
hiện thành công: cơ quan xúc tiến thương mại của Malaysia với khẩu hiệu ‘sản
xuất cho thế giới’.
Ba là, Thực hiện hoạt động tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội
ngũ cán bộ làm công tác Marketingvà yêu cầu chuyên môn kỹ thuật về thiết kế sản
phẩm, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
Bốn là, Thực hiện việc tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ, triển
lãm quốc tế trong và ngoài nước.
Năm là, Hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương
thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân hàng trung ương of Mal với
ngân hàng trung ương nước ngoài.
Sáu là, Khuyến khích các công ty mở rộng thị trường sang các nước đang phát
triển, đặc biệt là các nước trong khối Asean.
Bảy là, Chính phủ khuyến khích đầu tư và tái đầu tư vào những lãnh vực
công nghệ chính như chế biến hàng từ nguyên liệu nội địa, ráp xe hơi, điện tử, sản
xuất sắt và xăng dầu, biến chế hoá học và hàng may mặc

Nhìn chung, các chính sách thương mại quốc tế của Malaysia đã tác động mạnh mẽ
đến hoạt động thương mại của nước này. Thương mại quốc tế của Malaysia tăng
trưởng to lớn trong suốt hơn 2 thập kỷ qua và đóng một vai trò lớn trong nền kinh
tế Malaysia. Trong năm 2011, cán cân thương mại của Malaysia là RM 124.23 tỷ.
Đó là mức cao thứ hai từng được ghi nhận.Cao nhất được ghi nhận trước khi suy
thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 là RM 143.21 tỷ.Năm 2013, duy trì ở mức RM
70.63 tỉ, gấp 10 lần so với năm 1990. Nhìn chung, cán cân thương mại luôn dương
và tăng đều cho đến năm 2011. Sau đó có suy giảm nhưng vẫn giữ ở mức trung
bình cao.
Các mặt hàng xuất khẩu chính: thiết bị điện tử, dầu khí, khí gas hóa lỏng, gỗ và sản
phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, sản phẩm dệt, hóa chất. Đối tác xuất khẩu: Mỹ 18,8%,

26
Singapore 15%, Nhật Bản 10,1%, …Đáng chú ý là các sản phẩm công nghệ cao
luôn chiếm trong 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế tạo. Năm 2013,
xuất khẩu tăng 0,9% so với năm 2012 và đạt 591,83 tỷ RM,

Các mặt hàng nhập khẩu chính: hàng điện tử, máy móc, sản phẩm từ dầu lửa, nhựa,
xe cộ, sản phẩm sắt thép, hóa chất. Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản 16,1%, Mỹ
14,6%, Singapore 11,2%, Trung Quốc 9,9%, Việt Nam 9,85%...Năm 2013 nhập
khẩu tăng 6,3% so với năm trước và đạt 540,38 tỉ RM
Bài học kinh nghiệm cho Vngd 1990-nay
Qua việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của Malaysia, chúng ta có
thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất
khẩu trước hết để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, tiếp đến là phục vụ cho
xuất khẩu, có như vậy nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện đại, hội nhập
vào kinh tế thế giới. Trong Quyết định 2471/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược
xuất nhập  khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 28
tháng 12 năm 2011,Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu là: Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, duy trì trì
tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030.

Hai là, Thực hiện đa dạng hóa thị trường:Đa dạng hóa thị trường sẽ giúp nâng
cao khả năng đàn hồi, thích ứng của các nền kinh tế quốc gia trước những cú sốc từ
bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì được đà tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.Trong thời
gian tới, Việt Nam cần cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới ở Mỹ
Latinh, châu Phi và đặc biệt là sang các quốc gia trong khối ASEAN.

Ba là, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cục và trung tâm xúc
tiến thương mại trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu

27
thông tin thị trường, khảo sát thị trường và tạo lập kênh phân phối sản phẩm đồng
thời tổ chức các hội trợ, triển lãm ở trong nước cũng như quốc tế.... giới thiệu,
quảng bá sản phẩm.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua một số biện pháp
sau:

-Cải cách lại hệ thống giáo dục-đào tạo, nhất là nội dung và phương pháp đào tạo
của các trung tâm, trường dạy nghề

-Xây dựng, thực hiện chiến lược nhân tài, khai thác triệt để lao động trí tuệ.

-Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CLC phải mang tính toàn diện.

Năm là, NHNN ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc gia khác để tạo
điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh nghiệp các nước.
Sáu là, xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí. VN cần xây dựng hệ thống kho
hàng miến phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt
là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần được
bảo quản như rau quả, thuỷ sản... nhằm đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp
thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Câu 12: Phân tích Mh, ND CSĐTQT của Malaygd 1981-nay. Bài học cho vn
Chính sách đầu tư quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện
pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong một
thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Trong giai đoạn 1970- 1980, Malaysia đã thực hiện mô hình“Khuyến khích thu hút
FDI tạo nền tảng cho sự phát triển các ngành công nghiệp của Malaysia đồng
thời hỗ trợ quá trình xây dựng các công ty và tập đoàn kinh tế lớn” thông qua một
số biện pháp như: Chính phủ cam kết không trưng thu và quốc hữu hóa tài sản của
28
nhà đầu tư nước ngoài, tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển đào tạo
nguồn nhân lực, phủ thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi...
Đến giai đoạn 1981- nay, Malaysia tiếp tục khuyến khích thu hút FDI và kết hợp
với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài.
Để thực hiện mô hình chính sách trên, Malaysia đã tiếp tục thực hiện các biện
pháp khuyến khích thu hút FDI của giai đoạn trước đồng thời đưa ra các biện pháp
mới sau :
Một là, tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư với
việc thực hiện kết hợp giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư các hoạt động
cung cấp thông tin và tư vấn đàu tư trong việc lựa chọng quy mô dự án, lĩnh vực,
ngành và thị trường đầu tư
Chính phủ Malaysia đã tăng cường môi trường kinh doanh thông qua các
sáng kiến do Chương trình chuyển đổi kinh tế ( ETP ) đề ra . Malaysia hiện đứng
thứ 12 trong số 183 nền kinh tế theo BusinessReport ( Ngân hàng Thế giới , 2012 )
về chất lượng xúc tiến đầu tư. Malaysia có biện pháp xúc tiến truyền thống được
tích hợp chặt chẽ và phù hợp với chính sách phát triển tổng thể của chính phủ.Cơ
quan xúc tiến đầu tư và phát triển của Malaysia (MIDA) là một cái tên tích cực
trong khu vực tư nhân và là một trong các cơ quan tốt nhất ở Đông Nam Á ( Ngân
hàng Thế giới , 2009).
Hai là, phát triển khu vực tài chính: Phát triển lĩnh vực tài chính là phát
triển dịch vụ thanh toán , huy động tiết kiệm, và phân bổ tài chính cho các công ty
có nhu cầu đầu tư .

Cải cách trên diện rộng được thực hiện sau khi cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á. Malaysia đã được cải thiện kích thước , độ sâu và tính đúng đắn của lĩnh
vực tài chính. Kết quả của cải cách, Malaysia đã trở thành trung tâm tài chính Hồi
giáo quan trọng nhất của thế giới

29
Ba là, Chính phủ tích cực kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và
đa phương đảm bảo đầu tưvới Chính phủ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho
các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài : tránh đánh thuế 2 lần, minh bạch
hóa thông tin…
Bốn là, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng: Một hệ thống cơ sở hạ tầng vận
tải là một động lực chính của tăng trưởng kinh tế tại Malaysia. Trong năm 2010,
ngành vận tải và lưu trữ đóng góp 3,8% vào GDP , dịch vụ 4,2% , và các tiện ích
(điện, nước và khí đốt ) 3% ( Bộ Tài chính, năm 2011). Malaysia được xếp hạng 29
trong số 144 quốc gia trong điều kiện của chất lượng cơ sở hạ tầng , đặc biệt là các
sân bay , đường bộ, đường sắt và cảng, mà tất cả giúp cho Malaysia một điểm đến
cạnh tranh để đầu tư
Nhờ thực hiện các biện pháp trên một cách nhanh chóng kịp thời, Malaysia
thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Theo số liệu công bố ngày 13/2
của Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp (MITI) nước này, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đổ vào Malaysia năm 2013 lên tới 38,774 tỷ RM (tương đương
12 tỷ USD). Đây cũng mức vốn FDI lớn nhất tại Malaysia từ trước tới nay, vượt
mức kỷ lục 37,325 tỷ RM (tương đương 11,17 tỷ USD) hồi năm 2011. FDI vào
Malaysia chủ yếu tập trung vào các ngành xương sống của nền kinh tế như sản
xuất (chiếm 37,6%), dịch vụ (28,8%) và khai khoáng (28,7%).Ngoài ra, mức giải
ngân vốn đầu tư tư nhân của Malaysia trong năm ngoái đạt 161,1 tỷ RM (48,2 tỷ
USD), tăng 14,9% so với hai năm trước đó, vượt chỉ tiêu trung bình hàng năm (148
tỷ RM, tương đương 44,3 tỷ USD) theo Kế hoạchMalaysia lần thứ 10.
Bài học kinh nghiệm cho VN gd 198-nay
Qua việc nghiên cứu chính sách đầu tư quốc tế của Malaysia, chúng ta có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Một là, các trung tâm xúc tiến đầu tư của Việt Nam cần thực hiện các hoạt
động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên, theo đinh hướng vào đối tác có tiềm
30
năng đầu tư lớn và phải được thực hiện có bài bản thông qua 1 mạng lưới thống
nhất do 1 cơ quan có thẩm quyền cấp nhà nước quản lý. Bên cạnh đó cũng cần đa
dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư như thực hiện công tác quảng bá hình ảnh cũng
như môi ttrường đầu tư của Việt Nam trên các phương tiện thông tin như báo,
internet,… hay các hội thảo ở nước ngoài. Xây dựng mạng lưới đầu tư hay các văn
phòng đại diện đầu tư ở nước ngoài và ngay cả trong nước là rất cần thiết.

Hai là, về cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước,
vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc;
nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng
lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu
chính viễn thông, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, mở rộng hình thức cho thuê
cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ
hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt
Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng
Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện…

Ba là, để phát triển hệ thống tài chính, Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện tái
cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ
tài chính; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính;
Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia; Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện
phương thức điều hành chính sách tài chính.

Bốn là, Việt Nam cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc kí kết các hiệp định
hợp tác kinh tế song phương và đa phương đảm bảo đầu tư với Chính
Năm là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua một số biện pháp
sau:

31
-Cải cách lại hệ thống giáo dục-đào tạo, nhất là nội dung và phương pháp đào tạo
của các trung tâm, trường dạy nghề

-Xây dựng, thực hiện chiến lược nhân tài, khai thác triệt để lao động trí tuệ.

-Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CLC phải mang tính toàn diện.

Câu 13: Phân tích mô hình , ND chủ yếu của CSTMQT của Malaysia(cả 2gd)
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động thương mại quốc tế
trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia đó.
I. Giai đoạn 19701989:

1.Mô hình chính sách :


 Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩucác mặt hàng khai thác
lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động : dệt may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao
su xuất khẩu chiến lược.
 Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các
ngành công nghiệp non trẻ, sau này bây giờ là 1 trong những sản phẩm xuất
khẩu mũi nhọn:máy giặt, điều hoà,tivi…(công nghiệp chế tạo)
2. Biện pháp thực hiện :
Để thực hiện mô hình chính sách trên, Malaysia đã thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu
chiếm từ 20% giá trị sản lượng trở lên.
Giá trị sử dụng = 10 năm
Giá trị = 10.000USD
giá trị khấu hao 1 năm = 1000 USD.

32
Khấu hao nhanh 5 năm thì 1 năm = 2000 USD.
Vì trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế, còn phần lợi nhuận để doanh
nghiệp đầu tư tái sản xuất.
Hai là, áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế : thuế đầu vào sản xuất và
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất
khẩu(cơ hội để doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm nâng cao khả năng cạnh
tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm.
Ba là, tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích thu hút đầu tư
nước ngoài bổ sung nguồn tài chính đổi mới công nghệ đồng thời từng bước xây
dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá được sản xuất tại Malaysia.
Bốn là, Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng
hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất
khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều
kiện tự nhiên cần có chế độ bảo quản đặc biệt:rau quả, thuỷ sản… Hệ thống kho sẽ
đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Năm là, áp dụng chính sách bảo lãnh vay và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ
cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.
Sáu là, Chính phủ xây dựng và đưa ra thực hiện các biện pháp khuyến
khích, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ và liên
kết thương hiệu để phát triển khả năng sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời từng
bước tạo lập uy tín và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất từ
Malaysia ra thị trường thế giới.

Thực tế chính sách thu hút FDI đã có tác động tích cực làm cho dòng FDI vào
Malaysia tăng nhanh, năm 1971 mới có 368 triệu USD, đến năm 1990 tăng lên
2.330 triệu USD, trong đó 1 lượng lớn nguồn vốn FDI được đầu tư vào CNH xuất
khẩu .

33
Bảy là, áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ
chủ yếu thông qua công cụ thuế quan và hạn chế về mặt số lượng. Bên cạnh đó
đối với những sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm
công nghiệp chế tạo hay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng miễn giảm
thuế nhập khẩu.
Tám là, xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu
Chính những biện pháp cụ thể và kịp thời đó mà Maylaysia đã đạt được những
thành tựu to lớn.GDP 1970 – 1980 tăng với tốc độ 8%, GDP bình quân 1980 đạt
1.1680 tỉ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1970. Khối lượng hàng xuất khẩu tăng
bình quân 11,5%/năm trong giai đoạn 1980-1990.

Năm 1986, giá trị xuất khẩu khoảng 35 triệu RM, trong khi giá trị nhập khẩu là 28
triệu RM. Đến năm 1990, xuất khẩu tăng gắp đôi và nhập khẩu tăng gấp ba với
giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tương ứng là 79,6 triệu RM và 79,1 triệu RM.
Những chính sách và biện pháp cải cách, mở cửa hướng nội bước đầu đã đem lại
kết quả trông thấy, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước
Malaysia.

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:


Qua việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của Malaysia, chúng ta có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về
xuất khẩu bởi nền kinh tế VN xuất phát từ một nền cơ sở vật chất thấp kém, trình
độ khoa học công nghệ lạc hậu.. do vậy mà ta cần tiến hành công nghiệp hoá phù
hợp xu thế phát triển chung của toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
phát triển mạnh mẽ. Việc công nghiệp hoá trước hết để sản xuất phục vụ nhu cầu
trong nước, tiếp đến là phục vụ cho xuất khẩu, có như vậy nền sản xuất của VN

34
mới có thể tân tiến hiện đại, hội nhập vào kinh tế thế giới. Trong Quyết định
2471/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập  khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 –
2020, định hướng đến năm 2030 ngày 28 tháng 12 năm 2011,Việt Nam hướng tới
mục tiêu xuất khẩu là: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 –
12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, duy trì trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10%
thời kỳ 2021 – 2030.

Hai là, chính sách bảo vệ hỗ trợ ngành, doanh nghiệp nhằm nâng cao khản
năng cạnh tranh. Trong tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các nhà
đầu tư nước ngoài vào ồ ạt, hàng hoá nước ngoài tràn ngập trên thị trường, trong
khi đó nền sản xuất trong nước còn non kém, VN cũng cần có những chính sách
bảo vệ, hỗ trợ cho sự phát triển của những ngành này, giúp những ngành này nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh
đó, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cục và trung tâm xúc tiến
thương mại trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin
thị trường, khảo sát thị trường và tạo lập kênh phân phối, giới thiệu, quảng bá sản
phẩm…đồng thời tổ chức các hội trợ, triển lãm….để quảng bá, giới thiệu sản
phẩm.
Ba là, thành lập khu chế xuất . VN cũng cần thành lập các khu chế xuất để
khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn tài chính, đổi mới
công nghệ. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp của các
KCN, KCX tạo ra mỗi năm lên đến 20 - 25 tỷ USD, giải quyết việc làm cho gần
1,5 triệu lao động. Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy,
trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều KCN, KCX mới được đề xuất xây dựng cũng
như nhiều KCN, KCX cũ được điều chỉnh mở rộng.

35
Bốn là, xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí. VN cần xây dựng hệ thống
kho hàng miến phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc
biệt là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần
được bảo quản như rau quả, thuỷ sản. Cần xây dựng hệ thống bán hàng tại chỗ phía
Nam với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để tạm trữ sản phẩm, chờ chế biến, tránh
tình trạng thối rữa sản phẩm, đây là nguyên nhân gây giảm giá sản phẩm. Hệ thống
kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
Năm là, Ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn Ngân
hàng VN cũng cần có những biện pháp hỗ trợ hoạt động TMQT như bảo lãnh
vay, cho vay với lãi suất ưu đãi.
Ngày 12/5/2014, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã có buổi làm việc với Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM và có kiến nghị thành lập trung
tâm hỗ trợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
II. Giai đoạn 1990 đến nay:
A. Mô hình chính sách:

Từ năm 1990, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trường – thay vì
chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn tới thị trường
các nước đang phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng tới thị trường các
nước ASEAN và Trung Quốc.

Malysia từng bước thực hiện tự do hoá thương mại kết hợp với thúc đẩy xuất
khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo.

B. Các biện pháp thực hiện:

36
Để thực hiện mô hình chính sách trên, Malaysia đã thực hiện một số biện
pháp sau:
Một là, Từng bước thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và đa dạng
hóa thị trường.
Thực hiện cắt giảm thuế quantheolộ trình quy định của khu vực mậu dịch tự
do Asean hoàn thành năm 2003, danh mục các mặt hàng được cắt giảm xuống
còn 05%, đồng thời giảm dần các mặt hàng áp dụng biện pháp hạn chế nhập
khẩu về số lượng. Điều kiện áp dụng of Malaysia là do thời kỳ này Mal đã có
những thành công nhất trong hoạt động đầu tư vào các mặt hàng công nghiệp chế
tạo.
Hai là, Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại:nhằm hỗ trợ cho các công ty
xuất khẩu mở rộng và đa dạng hoá thị trường mà trong đó tổ chức tiêu biểu thực
hiện thành công: cơ quan xúc tiến thương mại của Malaysia với khẩu hiệu ‘sản
xuất cho thế giới’.
Ba là, Thực hiện hoạt động tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là
đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật về thiết
kế sản phẩm, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
Bốn là, Thực hiện việc tổ chức, hỗ trợ doanhnghiệp tham gia các kỳ hội chợ,
triển lãm quốc tế trong và ngoài nước.
Năm là, Hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương
thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân hàng trung ương of Mal
với ngân hàng trung ương nước ngoài.
Sáu là, Khuyến khích các công ty mở rộng thị trường sang các nước đang phát
triển, đặc biệt là các nước trong khối Asean.
Bảy là,Chính phủ khuyến khích đầu tư và tái đầu tư vào những lãnh vực công
nghệ chính như chế biến hàng từ nguyên liệu nội địa, ráp xe hơi, điện tử,
sản xuất sắt và xăng dầu, biến chế hoá học và hàng may mặc
37
Malaysia nỗ lực đem ra thị trường những sản phẩm chế tạo có hàm lường chất xám
cao, hàng sản xuất và nông nghiệp với giá trị gia tăng và hàm lượng địa phương
cao quốc gia. 

Nhìn chung, các chính sách thương mại quốc tế của Malaysia đã tác động mạnh mẽ
đến hoạt động thương mại của nước này thể hiện ở:
Thương mại quốc tế của Malaysia tăng trưởng to lớn trong suốt hơn 2 thập kỷ qua
và đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Malaysia. Trong năm 2011, cán cân
thương mại của Malaysia là RM 124.23 tỷ. Đó là mức cao thứ hai từng được ghi
nhận.Cao nhất được ghi nhận trước khi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 là RM
143.21 tỷ.Năm 2013, duy trì ở mức RM 70.63 tỉ, gấp 10 lần so với năm 1990. Nhìn
chung, cán cân thương mại luôn dương và tăng đều cho đến năm 2011. Sau đó có
suy giảm nhưng vẫn giữ ở mức trung bình cao.
Các mặt hàng xuất khẩu chính: thiết bị điện tử, dầu khí, khí gas hóa lỏng, gỗ và sản
phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, sản phẩm dệt, hóa chất. Đối tác xuất khẩu: Mỹ 18,8%,
Singapore 15%, Nhật Bản 10,1%, …Đáng chú ý là các sản phẩm công nghệ cao
luôn chiếm trong 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế tạo. Năm 2013,
xuất khẩu tăng 0,9% so với năm 2012 và đạt 591,83 tỷ RM,

Các mặt hàng nhập khẩu chính: hàng điện tử, máy móc, sản phẩm từ dầu lửa, nhựa,
xe cộ, sản phẩm sắt thép, hóa chất. Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản 16,1%, Mỹ
14,6%, Singapore 11,2%, Trung Quốc 9,9%, Việt Nam 9,85%...Năm 2013 nhập
khẩu tăng 6,3% so với năm trước và đạt 540,38 tỉ RM
C. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Qua việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của Malaysia, chúng ta có
thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

38
Một là,thực hiện quá trình tự do hóa thương mại Tính đến thời điểm
1/1/2014, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi
thuế nhập khẩu đối với 8 Hiệp định Thương mại tự do( FTA) đã ký kết.Trong hầu
hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa hầu hết là trên 85% số dòng thuế.

Hai là, Thực hiện đa dạng hóa thị trường:Đa dạng hóa thị trường sẽ giúp nâng
cao khả năng đàn hồi, thích ứng của các nền kinh tế quốc gia trước những cú sốc từ
bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì được đà tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Năm 2013, tổng số lượng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ
USD là 44 thị trường trong đó xuất khẩu là 27 thị trường, nhập khẩu là 17 thị
trường (tăng 2 thị trường xuất khẩu và 4 thị trường nhập khẩu so với năm 2012)

Trong thời gian tới, Việt Nam cần cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới
ở Mỹ Latinh, châu Phi và đặc biệt là sang các quốc gia trong khối ASEAN.

Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục và trung tâm xúc tiến thương mại

Cục xúc tiến thương mại của Việt Nam đã được thành lập từ năm 2000 bên cạnh
đó còn có các trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh, thành phố khác. Tuy
nhiên hoạt động của các cơ quan này còn chưa thực sự hiệu quả. Trong thời gian
tới, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cục và trung tâm xúc tiến
thương mại trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông
tin thị trường, khảo sát thị trường và tạo lập kênh phân phối sản phẩm đồng thời tổ
chức các hội trợ, triển lãm ở trong nước cũng như quốc tế.... giới thiệu, quảng bá
sản phẩm.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

39
Thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước nghịch lý "dồi dào nhưng vẫn khan
hiếm", đặc biệt là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp
ứng sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Năm 2012, trong tổng số52,3 triệu người
từ15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có gần 9 triệu người đã
được đào tạo. Để giải quyết vấn đề trên cần thực hiện một số biện pháp sau:

-Cải cách lại hệ thống giáo dục-đào tạo, nhất là nội dung và phương pháp đào tạo
của các trung tâm, trường dạy nghề

-Xây dựng, thực hiện chiến lược nhân tài, khai thác triệt để lao động trí tuệ.

-Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CLC phải mang tính toàn diện.

Năm là, NHNN ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc gia khác để tạo
điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh nghiệp các nước.
Câu 14: Phân tích mô hình , ND chủ yếu của CSĐTQT của Malaysia(cả 2gd)
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong
một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
đó.
Mô hình chiến lược phát triển quan hệ ĐTQT của Mal :
Giai đoạn 1: Dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nước ngoà để
phát triển hoạt động của các công ty Mal. Đây chính là hoạt độngt hu
hút FDI để từng bước xây dựng các công ty và tập đoàn kinh tế lớn
của Mal
Giai đoạn 2: Các công ty của Mal phát triển hoạt động trong khu vực thông qua
các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. Đây là gđ khợp thu hút FDI
và từng bước đtư ra nước ngoài trước hết là các nước trong khu vực.

40
Giai đoạn 3 : Các công ty của Malphtriển độc lập trên thị trường TG
I. Giai đoạn 1970- 1980:
A. Mô hình chính sách:

Ngay từ đầu những năm 1970, chính phủ Malaysia đã nỗ lực đưa ra một chiến lược
tái cơ cấu xã hội và kinh tế đầu tiên được biết đến với tên “Chính sách kinh tế mới”
– New Economic Policy (NEP) trong đó chính sách về đầu tư quốc tế cũng đặc biệt
được chú ý đến với định hướng:
“Khuyến khích thu hút FDI tạo nền tảng cho sự phát triển các ngành công
nghiệp của Malaysia đồng thời hỗ trợ quá trình xây dựng các công ty và tập đoàn
kinh tế lớn”
B. Biện pháp thực hiện:

Để thực hiện mô hình chính sách trên, Malaysia đã thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, chế độ ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài: Thực hiện chính sách
miễn giảm thuế thu nhập trong nhiều năm, miễn thuế xuất nhập khẩu, cho phép
nhập khẩu không hạn chế các loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất cho các công ty có vồn đầu tư nước ngoài.Trong đó thuế thu nhập giảm đến
mức 5% trong các công ty mà vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước chiếm tỷ
trọng từ 50% trở lên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào miền Tây,
miền Trung, miền Bắc hoặc các vùng hẻo lánh ở miền Đông thì thời gian miễn
thuế có thể lên tới 10 năm.
Hai là,Chính phủ Malaysia đưa ra cam kết không trưng thu và quốc
hữu hóa tài sản của nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Malaysia đã cam kết
việc trưng thu hay việc đưa các tài sản (động sản và bất động sản) từ sở hữu nhà
đầu tư nước ngoài thành sở hữu nhà nước sẽ không xảy ra như trước nữa. Việc
đưa ra chính sách này đã thể hiện rằng Malaysia sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia
trên mọi lĩnh vực trên thế giới

41
  Ba là, Chính phủ thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi . Cấp tín dụng
với lãi suất thấp cho những doanh nghiệp nước ngoài tiên phong đầu tư vào các
ngành sản xuất mới, cần nhiều lao động, có trên 50% nguyên vật liệu được khai
thác ở trong nước; hỗ trợ cho hoạt động của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
đối với trường hợp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất chủ yếu sử dụng
nguyên liệu nội địa và phục vụ cho việc xuất khẩu
Bốn là, Chính phủ tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển đào
tạo nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở sử dụng
kết hợp nhiều nguồn vốn khác.
Với những biện pháp hợp lý và kịp thời như vậy, trong giai đoạn 1970 –
1980, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia đã có chuyển biến theo hướng tích
cực. Năm 1970, Malaysia đứng thứ 18 thế giới về số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và đến năm 1980 đã leo lên vị trí thứ 11. Đặc biệt là vào năm 1974 đứng thứ
10 thế giới và đứng đầu Châu á. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 5,65% trong
GDP tương ứng với 0,57 tỷ USD. Năm 1980, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm
3,75% GDP tương ứng 0,93 t ỷ USD. Công nghiệp chế biến và chế tạo là lĩnh vực
thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất. Công nghiệp chế biến và chế tạo đã tạo
ra một giá trị sản xuất bằng 1/2 tổng giá trị sản lượng công nghiệp chế biến và chế
tạo của Malaysia đóng góp phần to lớn vào sự tăng trưởng trong nước.
C. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Qua việc nghiên cứu chính sách đầu tư quốc tế của Malaysia, chúng ta có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Một là, Chính phủ cho các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các ưu đãi,
trợ cấp . Ưu đãi về thuế là chính sách được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
nhất khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Lộ trình điều chỉnh thuế
Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 32% (1997) cho đến 25% (2009) và gần đây
42
nhất là 22%(hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực 01.01.2016)đã tạo một bước tiến
lớn giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước “hào hứng” hơn với việc tiến hành
kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ
sung của Nghị định 142/2005/NĐ-CP, Chính phủ đã thông qua việc miễn giảm tiền
thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất; đối tượng miễn nộp tiền thuê đất.
Hai là, Chính phủ thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi. Ngân hàng
nhà nước Việt Nam đã đưa ra những chính sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đối với nhu cầu vốn trong 5 lĩnh vực sau:
phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ
và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ba là, Việt Nam cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực
cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống
đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện
từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự
án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, mở rộng hình
thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển,
đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống
cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như
hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện…

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Thị trường lao động Việt
Nam đang đứng trước nghịch lý "dồi dào nhưng vẫn khan hiếm", đặc biệt là tình
trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển của
nền kinh tế, xã hội. Năm 2012, trong tổng số52,3 triệu người từ15 tuổi trở lên
thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có gần 9 triệu người đã được đào tạo.
Để giải quyết vấn đề trên cần thực hiện một số biện pháp sau:

43
-Cải cách lại hệ thống giáo dục-đào tạo, nhất là nội dung và phương pháp đào tạo
của các trung tâm, trường dạy nghề

-Xây dựng, thực hiện chiến lược nhân tài, khai thác triệt để lao động trí tuệ.

-Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CLC phải mang tính toàn diện

II. Giai đoạn 1881 đến nay:


A. Mô hình chính sách:
Kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI và từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho
các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài
B. Biện pháp thực hiện :

Để thực hiện mô hình chính sách trên, Malaysia đã tiếp tục thực hiện các biện
pháp khuyến khích thu hút FDI của giai đoạn trước đồng thời đưa ra các biện pháp
mới sau :
Một là, tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư với
việc thực hiện kết hợp giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư các hoạt động
cung cấp thông tin và tư vấn đàu tư trong việc lựa chọng quy mô dự án, lĩnh vực,
ngành và thị trường đầu tư
Xúc tiến đầu tư và các biện pháp tạo thuận lợi , trong đó có ưu đãi , có thể là công
cụ hiệu quả để thu hút đầu tư nhằm mục đích để sửa chữa cho thất bại thị trường
và phát triển nhờ vào tận dụng thế mạnh của môi trường đầu tư của một quốc gia .
Xúc tiến đầu tư phụ thuộc và lớn vào chất lượng của các chính sách đầu tư có liên
quan.
Chính phủ Malaysia đã tăng cường môi trường kinh doanh thông qua các
sáng kiến do Chương trình chuyển đổi kinh tế ( ETP ) đề ra . Malaysia hiện đứng
thứ 12 trong số 183 nền kinh tế theo BusinessReport ( Ngân hàng Thế giới , 2012 )
về chất lượng xúc tiến đầu tư. Malaysia có biện pháp xúc tiến truyền thống được
44
tích hợp chặt chẽ và phù hợp với chính sách phát triển tổng thể của chính phủ.Cơ
quan xúc tiến đầu tư và phát triển của Malaysia (MIDA) là một cái tên tích cực
trong khu vực tư nhân và là một trong các cơ quan tốt nhất ở Đông Nam Á ( Ngân
hàng Thế giới , 2009).
Hai là, phát triển khu vực tài chính: Phát triển lĩnh vực tài chính là phát
triển dịch vụ thanh toán , huy động tiết kiệm, và phân bổ tài chính cho các công ty
có nhu cầu đầu tư . Khi làm tốt các khâu này sẽ đáp ứng cung cấp cho các công ty
có khả năng để nắm bắt các cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ, sáng tạo và các doanh nhân cần tài trợ bên ngoài để mở rộng sự phát
triển ý tưởng kinh doanh. Hoạt động tốt của thị trường tài chính cũng áp đặt kỷ luật
các công ty để thực hiện, thúc đẩy hiệu quả trực tiếp và tạo điều kiện đưa vào thị
trường sản phẩm mới .Họ cũng cho phép các công ty và các hộ gia đình quản lý tốt
hơn rủi ro.

Cải cách trên diện rộng được thực hiện sau khi cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á. Malaysia đã được cải thiện kích thước , độ sâu và tính đúng đắn của lĩnh
vực tài chính. Kết quả của cải cách, Malaysia đã trở thành trung tâm tài chính Hồi
giáo quan trọng nhất của thế giới
Ba là, Chính phủ tích cực kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và
đa phương đảm bảo đầu tưvới Chính phủ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho
các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài : tránh đánh thuế 2 lần, minh bạch
hóa thông tin…
Bốn là, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng:Một hệ thống cơ sở hạ tầng vận
tải là một động lực chính của tăng trưởng kinh tế tại Malaysia. Trong năm 2010,
ngành vận tải và lưu trữ đóng góp 3,8% vào GDP , dịch vụ 4,2% , và các tiện ích
(điện, nước và khí đốt ) 3% ( Bộ Tài chính, năm 2011). Malaysia được xếp hạng 29
trong số 144 quốc gia trong điều kiện của chất lượng cơ sở hạ tầng , đặc biệt là các

45
sân bay , đường bộ, đường sắt và cảng, mà tất cả giúp cho Malaysia một điểm đến
cạnh tranh để đầu tư
Nhờ thực hiện các biện pháp đo một cách nhanh chóng kịp thời, Malaysia
thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Theo số liệu công bố ngày 13/2
của Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp (MITI) nước này, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đổ vào Malaysia năm 2013 lên tới 38,774 tỷ RM (tương đương
12 tỷ USD). Đây cũng mức vốn FDI lớn nhất tại Malaysia từ trước tới nay, vượt
mức kỷ lục 37,325 tỷ RM (tương đương 11,17 tỷ USD) hồi năm 2011. FDI vào
Malaysia chủ yếu tập trung vào các ngành xương sống của nền kinh tế như sản
xuất (chiếm 37,6%), dịch vụ (28,8%) và khai khoáng (28,7%).Ngoài ra, mức giải
ngân vốn đầu tư tư nhân của Malaysia trong năm ngoái đạt 161,1 tỷ RM (48,2 tỷ
USD), tăng 14,9% so với hai năm trước đó, vượt chỉ tiêu trung bình hàng năm (148
tỷ RM, tương đương 44,3 tỷ USD) theo Kế hoạchMalaysia lần thứ 10.
C. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Qua việc nghiên cứu chính sách đầu tư quốc tế của Malaysia, chúng ta có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Một là, các trung tâm xúc tiến đầu tư của Việt Nam cần thực hiện các hoạt
động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên, theo đinh hướng vào đối tác có tiềm
năng đầu tư lớn và phải được thực hiện có bài bản thông qua 1 mạng lưới thống
nhất do 1 cơ quan có thẩm quyền cấp nhà nước quản lý. Bên cạnh đó cũng cần đa
dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư như thực hiện công tác quảng bá hình ảnh cũng
như môi ttrường đầu tư của Việt Nam trên các phương tiện thông tin như báo,
internet,… hay các hội thảo ở nước ngoài. Bên cạnh đó xây dựng mạng lưới đầu tư
hay các văn phòng đại diện đầu tư ở nước ngoài và ngay cả trong nước là rất cần
thiết.

46
Hai là, về cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu
tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước
thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản
xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng
từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Bên
cạnh đó, mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu
tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực
cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của
các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện…

Ba là, để phát triển hệ thống tài chính, Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện tái
cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ
tài chính; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính;
Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia; Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện
phương thức điều hành chính sách tài chính.

Bốn là, Việt Nam cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc kí kết các hiệp định
hợp tác kinh tế song phương và đa phương đảm bảo đầu tư với Chính phủ nước
ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đầu tư ra nước ngoài.

Câu 15: Đặc điểm kinh tế nổi bật của Malaysia:

Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công
nghiệp hóa mới. Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn hoạt động
kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống.
Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng

47
trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 1957 đến 2005. Năm 2012,
GDP (PPP) của Malaysia là khoảng 492 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba
trong ASEAN và lớn thứ 30 trên thế giới
Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường tàu thủy
qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Malaysia là thiết bị điện tử, dầu khí, khí gas hóa
lỏng, gỗ và sản phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, sản phẩm dệt, hóa chất. Đối tác xuất
khẩu: Mỹ, Singapore , Nhật Bản. Đáng chú ý là Malaysia đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về vi mạch điện tử, ổ cứng máy tính, các
sản phẩm về audio và video, điều hoà không khí.
Các mặt hàng nhập khẩu chính: hàng điện tử, máy móc, sản phẩm từ dầu lửa, nhựa,
xe cộ, sản phẩm sắt thép, hóa chất. Đối tác nhập khẩu: Nhật Bản , Mỹ , Singapore,
Trung Quốc , Việt Nam.
Số liệu của MATRADE cũng cho thấy xuất khẩu từ đầu năm đến hết tháng 12/
2013 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 591,83 tỷ RM, trong khi đó nhập
khẩu tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 540,38 tỉ RM.

Với môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với việc thực hiện các biện pháp tài
chính của Chính phủ và Chương trình chuyển đổi kinh tế đã tăng thêm sự hấp dẫn
các nhà đầu tư kinh doanh tại Malaysia. Năm 2013, Malaysia đã lập kỉ lục thu hút
đầu tư nước ngoài với 38,774 tỷ RM (tương đương 12 tỷ USD) vượt mức kỷ lục
37,325 tỷ RM (tương đương 11,17 tỷ USD) hồi năm 2011.
Chính phủ Malaysia đang tiếp tục tích cực đẩy mạnh phát triển và công nghiệp hóa
nền kinh tế. Điều này bao gồm việc tạo điều kiện cho các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng thông qua đầu tư quốc gia quy mô lớn, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa chính phủ
và doanh nghiệp tư nhân, lập và thực hiện hàng loạt chính sách và chương trình

48
thúc đẩy tổng thể môi trường kinh tế, với sự quan tâm đặc biệt tới tình trạng kinh tế
của tộc người Malay và dân bản địa khác, hay người gốc Malaysia.

Câu 16: Đặc điểm về thị trường Malaysia và một số giải pháp để hàng hóa VN
có thể thâm nhập, nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường Malaysia:

1. Đặc điểm về thị trường Malaysia:

Tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP theo đầu người của Malaysia đạt
15.800 USD trong năm 2011, 15.300 USD trong năm 2010 và 14.400 USD trong
năm 2009. Thu nhập bình quân đầu người của Malaysia đạt 7.000 USD năm 2010,
9.700 USD trong năm 2011 và dự kiến đạt 15.000 USD năm 2020. Malaysia là
một trong những nước có sức mua mạnh nhất Châu Á, minh chứng bởi một thị
trường tiêu thụ mạnh. Trong năm 2009, gần 44% thương hiệu hoạt động tại
Malaysia được nhượng quyền thương mại nước ngoài

Tuy nhiên, Chính phủ hạn chế sự tham gia của nước ngoài ở một số lĩnh
vực, bao gồm: các hợp đồng mua sắm chính phủ; dịch vụ tài chính, kinh
doanh và nghề nghiệp; và viễn thông. Trong nhiều trường hợp bắt buộc phải
có một đối tác địa phương,thường là một người gốc Malaysia, để cạnh tranh
hiệu quả trên thị trường

2. Một số giải pháp để hàng hóa VN có thể thâm nhập, nâng cao sức cạnh
tranh vào thị trường Malaysia:

2.1.Giải pháp từ phía Nhà Nước


Một là, mở rộng và phát triển các quan hệ KTQT, quan hệ thương mại với các
nước trên thế giới.

49
Hai là, đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động XNK theo hướng
minh bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh
doanh có hiệu quả.
Ba là, phải có chiến lược quy hoạch, xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá
xuất khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm
chế biến sâu có giá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng
nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần hỗ trợ
các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh
việc mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống .
Năm là, đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các
hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn.Mặt
khác tránh hiện tượng chạm chán trên sân nhà và giảm uy tín của hàng Viêt Nam.
Sáu là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt cần đào tạo đội ngũ
cán bộ ngoại thương chuyên nghiệp và hiểu biết luật pháp và thông lệ quốc tế.
2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Một là,lựa chọn các sản phẩm mà thị trường Malaysia có nhu cầu cao như:
thủy hải sản, đồ gỗ, lạc nhân, lương thực, quả thanh long…
Hai là, khi tiếp thị hàng tiêu dùng vào thị trường Malaysia, các công
ty nên lưu ý về những quy tắc và tiêu chuẩn văn hóa của người Malaysia vì
Malaysia là quốc gia đa sắc tộc

Ba là, các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường Malaysia nên sử
dụng các nhà phân phối địa phương. Bán hàng cho chính phủ đòi hỏi phải
có đại lý địa phương và/hoặc đối tác liên doanh, thường là người gốc
Malaysia. Hơn nữa, đối với các hợp đồng lớn cần phải có sự tham gia trực

50
tiếp của công ty nước ngoài và thể hiện cam kết lâu dài với thị trường bản địa.

Bốn là, đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất
lượng, tăng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu..
Năm là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội
kinh doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. Các doanh nghiệp có thể nghiên
cứu chính sách thương mại, mở văn phòng đại diện, thành lập cơ quan xúc tiến
thương mại tại các thị trường XNK lớn, đào tạo đội ngũ nhân viên Marketing giỏi.
Sáu là, tăng cường công tác quảng cáo và khuếch trương các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Bảy là, đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp.
Tám là, thúc đẩy liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường
tiềm lực xuất khẩu, thành lập các hiệp hội xuất khẩu.
Chín là, Đa dạng hoá thị trường và trong một thị trường cần đa dạng hoá mặt
hàng (tránh tình trạng khi hàng xuất khẩu của nước ta tăng lên đạt đến một quy mô
nhất định thì các nước nhập khẩu lại dựng lên hàng rào kỹ thuật).
Câu 17: Giải pháp thu hút đầu tư Malaysia vào Việt Nam:

 Về phía nhà nước:


Một là.hoàn thiện hệ thống luật pháp:
Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật
pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, chính sách thu hút và
ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn
so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên
lượng và minh bạch.
Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài

51
Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để

xây dựng kế hoạch đầu tư. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên

quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được dổi mới về nội dung và phương
thức thực hiện, theo một kết hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Cần
thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm ở Malay để chủ
động vận động thu hút vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước cần dành một khoản kinh
phí thỏa đáng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư.
Bốn là, đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng
đây là một công việc cấp bách trước mắt cần phải làm ngay. Chính vì sự yếu
kém của cơ sở hạ tầng mà đã gây ra sự trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chúng ta nên chọn một số dự án cần đòi hỏi có công nghệ và kỹ thuật cao là các dự
án theo kiểu phương thức BOT để đạt được những tính năng cần thiết.
Năm là,tăng cường xúc tiến thương mại với Malaysia
Nếu khả năng thương mại được tăng cường với Malaysia thì chắc chắn đầu
tư trực tiếp của từng nước sẽ tăng lên. Chúng ta phải gắn thương mại với đầu tư,
coi hai yếu tố này luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, dùng yếu tố thương mại
làm nhân tố gián tiếp dể thu hút thêm đầu tư từ phái bạn. Đặc biệt Việt Nam có
một số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Malaysia như thủy hải sản,dệt may,
chúng ta sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của Malaysia đầu tư vào trong các lĩnh
vực này sau đó các mặt hàng này lại xuất khẩu sang thị trường nay nhưng sẽ dễ
dàng hơn vì nó đạt được những tiêu chuẩn chất lượng do Malaysia đề ra.
Sáu là,nâng cao quản lý sử dụng đối với nguồn vốn FDI
Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các
thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; công khai các quy trình, thời hạn, trách

52
nhiệm xử lý các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTNN; duy trì thường xuyên
các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư.
 Về phía doanh nghiệp
Một là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao:
Tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp
Hai là, các doanh nghiệp cần kinh doanh đa dạng và các sản phẩm phải
đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp sẽ ít có cơ hội tăng trưởng nếu chỉ kinh doanh một loại sản
phẩm đặc thù mà khác hàng ít có nhu cầu. Hãy chứng tỏ cho các nhà đầu tư thấy
rằng doanh nghiệp có thể tăng quy mô hoạt động lên nhiều lần để khẳng định một
chỗ đứng quan trọng trên thị trường. Các nhà đầu tư luôn cảm thấy hứng thú với
việc đầu tư vào các doanh nghiệp đang có thị trường tăng trưởng nhanh. Họ muốn
biết rằng quy mô thị trường của doanh nghiệp ra sao, thị phần của doanh nghiệp
như thế nào và có những dấu hiệu nào cho thấy doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị
phần
Ba là, các doanh nghiệp cần minh bạch hóa dự toán và sổ sách tài chính.
Các nhà đầu tư thường có quan niệm không giống nhau.Một số nhà đầu tư
chỉ ưu tiên đầu tư vào những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi trước mắt.Một số
khác lại không xem trọng điều này, mà hướng đến kết quả kinh doanh lâu dài. Tuy
nhiên, cả hai nhóm nhà đầu tư này đều đặt ra một tiêu chuẩn chung trước khi đầu
tư là kiểm tra xem doanh nghiệp có hiểu rõ nhữgn yếu tố cơ bản trong mô hình
kinh doanh của mình và có một hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng, ghi chép đầy đủ
về "sức khỏe tài chính" của doanh nghiệp không.
Bốn là, các doanh nghiệp cần tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị
trường

53
Tất cả các nhà đầu tư đều muốn đưa tiền vào những Công ty mạnh, có sản
phẩm mang những nét độc dáo, nổi bật. Để biết được sản phẩm hay dịch vụ của
mình có mang tính đắc thủ và có khả năng cạnh tranh hay không, doanh nghiệp
hãy so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay
thế. Một trong những dấu hiệu về mặt tài chính để thấy được sản phẩm hay dịch vụ
của doanh nghiệp vẫn còn chỗ đứng trên thị trường là tỷ lệ lợi nhuận cao.
Năm là, một số giải pháp khác
Các DN cần chủ động hơn nữa trong việc xúc tiến thu hút FDI như: xây
dựng các trang Web riêng giới thiệu về công ty,tham gia các hội chợ và diến đàn
DN quốc tế, nắm bắt kinh thời những chủ trương và chính sách của nhà nước.
Chủ động đâu tư vào máy móc, công nghệ nhằm nâng cao sức sản xuất, tạo
nên những sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao
Câu 18: So sánh hai xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch:

Giống nhau: Cả hai xu hướng này đều chi phối đến CSTMQT của mỗi quốc gia.

Khác nhau:

Tự do hóa thương mại Bảo hộ mậu dịch


Khái Tự do hóa thương mại là việc cắt Bảo hộ mậu dịch là việc tăng
niệm giảm các hàng rào thuế quan và phi các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan dẫn tới tăng lượng hàng thuế quan dẫn tới giảm hàng
hóa, dịch vụ thế giới vào thị trường hóa, dịch vụ thế giới vào thị
nội địa trường nội địa
Cơ sở -Do quá trình quốc tế hóa đời sống -Do sự phát triển không đồng
khách kinh tế thế giới ngày càng được tăng đều về trình độ kinh tế của các
quan cường quốc gia, sự khác biệt trong điều
-Do sự phân công lao động quốc tế kiện tái sản xuất.
phát triển cả về bề rộng và bề sâu - Do sự chênh lệch về khả năng
54
-Vai trò của các công ty xuyên quốc cạnh tranh giữa các công ty
gia và đa quốc gia ngày càng được trong nước với các công ty nước
tăng cường ngoài
-Tự do hóa thương mại đem lại lợi -Mang tính chất lịch sử, chính
ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát trị, xã hội.
triển kinh tế khác nhau
-Tự do hóa thương mại phù hợp với
xu thế phát triển chung của nhân loại
Tác giảm các hàng rào thuế quan và phi Các hàng rào thuế quan và phi
động thuế quan -> hàng hóa NK tăng -> thuế quan tăng -> hang hóa NK
tăng tính cạnh tranh của DN trong giảm -> DN nội địa tăng quy mô
nước -> hàng hóa nội địa có khả và tăng cương năng lực sản xuất
năng cạnh tranh với hàng hóa NK -> thúc đẩy sản xuất và xuất
trong thị trường nội địa và hàng hóa khẩu.
thế giới trên thị trường thế giới
=>thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu
Biện -Ký kết các hiệp định thương mại -Áp dụng các công cụ thuế quan
pháp áp song phương và đa phương bao gồm thuế xuất nhập khẩu
dụng -Tham gia vào các khu vực mậu dịch -Áp dụng các công cụ hành
tự do và tổ chức thương mại quốc tế chính bao gồm qui định về hạn
- Chủ động xây dựng lộ trình cắt ngạch xuất nhập khẩu, giấy
giảm thuế quan và phi thuế quan theo phép, biện pháp hạn chế xuất
cam kết khẩu tự nguyện
-Điều chỉnh các chính sách xuất nhập
-Áp dụng các đòn bẩy kinh tế
khẩu như chính sách đầu tư, tỉ giá hối
bao gồm hỗ trợ đầu tư, tín dụng
đoái…
ưu đãi, trợ giá…

55
-Hình thành các thể chế thương mại -Áp dụng các biện pháp kĩ thuật
phù hợp với chuẩn mực và thông lệ như tiêu chuẩn kĩ thuật, chât
quốc tế lượng, môi trường…
Mục Xét trên bình diện quốc tế: -Bảo vệ thị trường trong nước
đích -Hàng hóa sản xuất ra có chất lượng trước sự thâm nhập ngày càng
cao hơn, giá thành hạ mạnh mẽ của các luồn hàng hóa
-Sử dụng các nguồn lực tự nhiên có từ bên ngoài
hiệu quả hơn -Giúp các doanh nghiệp trong
Xết trên bình diện quốc gia: nước có thể tồn tại và đứng
-Phát huy được lợi thế so sánh của vững trong cạnh tranh
đất nước
-Áp dụng các biện pháp bảo hộ
-Mở rộng thị trường thúc đẩy xuất
vì lý do trả đũa các quốc gia
khẩu
khác
-Nâng cao uy tín quốc gia trên trường
quốc tế
Giảm tỷ suất thuế quan -> tăng Bảo hộ mậu dịch có xu hướng
Xu cường tự do hóa thương mại ngày càng giảm
hướng

- Đi từ thấp đến cao - Đi từ cao xuống thâp


- Tự do hóa tương mại có sau bảo hộ - Bảo hộ mậu dịch có trước tự
mậu dịch do hóa thương mại
- Bảo hộ giảm bao nhieu thì tự do - Bảo hộ thương mại giảm bao
Mối
hóa thương mại tăng bấy nhiêu nhieu thì tư do hóa thương mại
quan hệ
 Hai xu hướng trái chiều nhưng tăng bấy nhiêu
thống nhất  Hai xu hướng trái chiều
nhưng thống nhất.

56
Câu 19: Phân tích đặc điểm kinh tế chủ yếu của các nướcc công nghiệp
hóa ở Châu Á Nics.
1. Đặc điểm quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế

2 mô hình chiến lược: Mô hình chiến lược hướng nội


Mô hình chiến lược hướng ngoại
Mô hình chiến lược hướng nội:
Các nước NIEs tập trung nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển để sản xuất
hàng NK trong nước trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp đến là
công nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào và công nghiệp chế tạo để tránh sự lệ
thuộc và nước ngoài
Tuy nhiên, với chính sách này, việc thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hầu
như không được tính đến.
Sau khi áp dụng mô hình này, các nước NIEs lâm vào tình trạng khủng
hoảng, là do các nguyên nhân sau:
Một là, nhiều ngành bị bó hẹp trong nội địa, làm mất đi lợi thế về quy mô
Hai là, nguyên liệu, tài nguyên ở quốc gia có hạn nên không thể đáp ứng
được hết cho sản xuất
Ba là, tình trạng buôn lậu lan tràn do nhà nước áp đặt thuế quá cao
Dấu hiệu của việc khủng hoảng là tăng trưởng nền kinh tế rất thấp (bị âm),
sự đổi mới công nghệ diễn ra chậm chạp, sản xuất trong nước trì trệ do thiếu
nguyên liệu, máy móc thiết bị, thị trường đầu ra.
Đầu những năm 1960, các nước chuyển sang mô hình chiến lược hướng ngoại
Mô hình chiến lược hướng ngoại:

57
Chính phủ đưa ra chính sách huy động các nguồn lực cả trong và ngoài nước
để ưu tiên sản xuất hàng xuất khẩu và tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển
với mục đích tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho qúa trình CNH nền kinh tế.
Thông thường, giai đoạn đầu các quốc gia thúc đẩy hàng có lợi thế về tự
nhiên và lao động, sau đó từng bước chuyển sang các sản phẩm công nghiệp chế
biến, chế tạo.
Chính sách thông thoáng, mở cửa, chỉ bảo hộ một số ngành nhất định đối với hàng
nhập khẩu, những ngành công nghiệp quan trọng, hoặc non trẻ có khả năng thành
công trong tương lai.
Sau 1 thời gian thực hiện tương đối thành công chiến lược hướng ngoại,
hầu hết các nước NIEs đã chuyển sang giai đoạn chú trọng đầu tư ra nng nhằm
tăng khả năng xâm nhập thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của
quốc gia trên thị trường thế giới.
1. Đặc điểm phát triển kinh tế:
Một là, hầu hết NIEs đều đạt nền kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài
Hai là, tốc độ tăng trưởng cao gắn với sự ptr của ngành công nghiệp chế tạo.
Ba là, thực hiện khéo léo chính sách tuyển dụng lao động và đào tạo lao động,
ko đánh thuế chuẩn lợi nhuận ra ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại và xúc tiến
đầu tư hoạt động có hiệu quả. Sự đào tạo lao động sát với nhu cầu thực tế, liên kết
với các nước phát triển
Bốn là, tỉ trọng giá hàng công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị hàng xuất khẩu
của quốc gia này đạt mức cao, trung bình >= 70%
Năm là, sự thàng công của việc phát triển thị trường nguồn vốn và thị trường
chứng khoán đã có những đóng góp cho việc thực hiện hiệu quả vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đồng thời đóng góp tích cực vào việc huy động nguồn vốn trong
nước phục vụ cho qúa trình CNH nền kinh tế

58
Câu 20: Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc
tế của Hàn Quốc? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách thương
mại quốc tế của Việt Nam?(cả 3gd)
1. Chính sách tmqt của hàn quốc

Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động thương mại quốc tế
trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia đó.
a. Giai đoạn 1967 – 1971.

- Mô hình chính sách: Hàn Quốc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các
hàng hóa sử dụng nhiều lao động có lợi thế so sánh với các quốc gia khác trên thế
giới trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: Sợi nhân tạo, thiết bị điện,
cao su, gỗ dán.
- Các biện pháp thực hiện
+Thứ nhất, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong đó thuế thu nhập công ty
được miễn giảm 50 – 100% trong vòng từ 2 – 9 năm đầu hoạt động và miễn giảm
20 – 30% trong hai năm tiếp theo.
+Thứ hai, thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu: Cho vay tín dụng với lãi xuất
thấp, kỳ hạn dài; đầu tư ưu đãi; trợ giá.
Ở HQ chú trọng thực hiện xây dựng và phát triển các tổ chức tài chính tín dụng để
cung cấp những khoản vốn đầu tư cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu, trong
đó biện pháp khuyến khích thường được áp dụng là mức lãi suất thấp và chính phủ
đứng ra bảo lãnh tín dụng.
+ Thứ ba, tiến hành xây dựng hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại va thực
hiện hệ thống luật pháp nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh thương
mại phát triển. Trong đó phải kể đến vai trò hoạt động của cơ quan xúc tiến thương

59
mại HQ + Cung cấp các thông tin về thị trường xuất khẩu cho các công ty trong
nước.Hỗ trợ các công ty HQ trong việc quảng bá hình ảnh ở thị trường nước ngoài
thông qua việc hội thảo, hội trợ triển lãm đồng thời cùng các công ty trong nước
tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu và hướng dẫn họ tổ chức các hoạt động sản xuất
kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
+Thứ tư, chính phủ HQ ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại đồng thời chú trọng thực
hiện chính sách phát triển con người nhằm xây dựng yếu tố quan trọng cho quá
trình phát triển nền kinh tế trước hết là cun cấp nguồn nhân lực có trình độ tay
nghề sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh.
b. Giai đoạn 1972 – 1981.
- MHCS: thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất với các
sản phẩm tiêu biểu: đóng tàu, phương tiện vận tải, hóa dầu, sợi nhân tạo.
- Biện pháp thực hiện:
+Thứ nhất,thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thông qua việc tăng cường
vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại đồng thời chính phủ tăng
cường các hoạt động ngoại giao và ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế với nước
ngoài. Mặt khác Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ các công ty trong nước tiêu thụ sản
phẩm ở nước ngoài bằng cách hỗ trợ tài chính cho hoạt động marketing xuất khẩu,
và khuyến khích các công ty HQ liên kết với các công ty nước ngoài để sử dụng
nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm sản xuất từ Hàn Quốc xuất khẩu ra nước
ngoài.
Ngoài ra chính phủ HQ cũng từng bước tạo điều kiện cho các công ty trong nước
đầu tư ra nước ngoài để tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
+ Thứ hai,chính phủ tiếo tục thực hiện các biện pháp cung cấp tín dụng ưu đãi và
bảo lãnh tín dụng cho các công ty sẩn xuất và kinh doanh xuất khẩu.
60
+ Thứ ba, Chính phủ HQ khuyến khích và hỗ trợ cho việc hình thành và phát
triển các chaebol. Đây là sự hình thành và phát triển các trụ cột cho nền kinh tế với
sự phát triển của da ngành nghề bao gồm sản xuất công nghệ, kinh doanh thương
mại và dịch vụ. Đồng thời là nơi thu hút cà chuyển giao công nghệ từ nước ngoài
vào trong nước.
Các chaebol đã có những đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
với tỷ lệ hàng năm trung bình từ 20 – 30% GDP, và giá trị xuất khẩu khoảng 40%
đồng thời tạo ra một nền công nghệ hiện đại và phát triển cho nền sản xuất công
nghệ HQ.
+Thứ tư, HQ thực hiện chính sách phát triển thị trường bằng cách xác định cụ thể
các thị trường xuất khẩu chủ lực từ đó đưa ra các biện pháp chính sách thâm nhập
một cách cụ thể nhằm duy trì và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất
khẩu. Trong thời kỳ này thị trường xuất khẩu của HQ đã được mở rộng , ngoài các
thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Tây ÂU còn bao gồm các thị trường
các nước trong khu vực như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Úc.
c. Giai đoạn từ 1982 đến nay.
- MHCS: thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như điện
tử, điện lạnh, robot, oto.
- Biện pháp thực hiện:
+ Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thông qua việc
tăng cường hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư đồng thời hỗ
trợ nhiều hơn các công ty HQ tham gia vào các kỳ hội trợ triển lãm ở nước ngoài.
+ Thứ hai, thực hiện chính sách tự do hóa tài chính thông qua việc thả nổi lãi suất
và giảm bớt các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với các hoạt động tín dụng
nhằm tạo điều kiện hơn cho các công ty HQ tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.

61
+ Thứ ba, chính phủ HQ tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng môi trường làm việc
luôn thay đổi.
+ Thứ tư, từng bước thực hiện tự do hóa thương mại như việc cắt giảm thuế quan
nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt danh mục các hàng hóa quản lý
bằng giấy phép nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó hoạt
động nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi
miễn giảm thuế => phân chia các sản phẩm mũi nhọn.
- Thành tựu đạt được :

+ Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2012, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng rõ nét so với giai đoạn trước năm 2001.
Trước năm 2000, kim ngạch xuất - nhập khẩu chỉ ở mức dưới 150 tỷ USD thì đến
năm 2000, kim ngạch xuất khẩu là 172,268 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt
160,481 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1990- 2000 đạt 2.317,136
tỷ USD. Con số này tiếp tục tăng nhanh và liên tục đã đạt mức kỉ lục vào năm
2011 với 1.079,627 tỷ USD. Đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp
3,2 lần năm 2000 đã chứng tỏ thành công trong việc thực hiện chính sách thương
mại quốc tế của Hàn Quốc.
Năm 2013, cùng với sự phục hồi tuy còn chậm chạp của nền kinh tế thế giới, kim
ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc cũng tăng 2,1%. Tuy nhiên trong tháng đầu năm
2014 kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với cùng kì năm trước
+ Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: có sự chuyển biến từ việc tập trung vào các mặt hàng
công nghiệp nhẹ chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu vào cuối năm 1990. Tuy nhiên
đến năm 2008 thì 90% kim ngạch XK của Hàn Quốc đến từ hàng công nghiêp
nặng và hóa chất. . Kim ngạch xuất khẩu từ ngành công nghiệp CNTT của Hàn

62
Quốc cũng tăng lên nhanh chóng, và các sản phẩm từ ô tô, đóng tàu, chất bán dẫn,
thiết bị nhà, và các ngành công nghiệp điện thoại di động chiếm gần 60 đến 70%
kim ngạch xuất khẩu.
Cơ cấu hàng nhập khẩu , không có nhiều thay đổi đáng chú ý. Dầu khí chiếm
19,8% nhập khẩu trong năm 2008, trong khi nhập khẩu của các bộ phận và các
thành phần dành cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu chiếm 41%. Trong khi đó,
hàng tiêu dùng chiếm ít hơn 10% hàng nhập khẩu
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất,Việt Nam cần xây dựng chiến lược thương mại trong dài hạn, xác định
đường hướng sản xuất trong nước từ đó xây dựng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu một
cách hợp lý và hiệu quả, Việt Nam cần xác định các mặt hàng XK chủ lực phù hợp
của mình trong từng thời kỳ. Hiện nay, các mặt hàng XK của Việt Nam chủ yếu đều
là các mặt hàng sơ chế, ít chế biến, sử dụng nhiều lao động, do đó tuy kim ngạch
xuất khẩu cao nhưng giá trị thực tế nhận được lại không nhiều. Việt Nam cần tiến tới
XK các sản phẩm có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần mở rộng thị trường và xác định cụ thể các thị
trường xuất khẩu chủ lực để từ đó đưa ra các biện pháp thâm nhập và nâng cao sức
cạnh tranh một cách hiệu quả.
Thứ hai, có chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Trong tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các nhà đầu tư nước
ngoài tràn ngập trên thị trường trong khi nền sản xuất trong nước còn rất non
kém, nên rất cần có những biện pháp hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh như:
cung cấp các thông tin về thị trường xuất khẩu cho các công ty trong nước, hỗ trợ
tài chính cho hoạt động marketing xuất khẩu (hội chợ triển lãm, hội thảo), tìm
kiếm cơ hội xuất khẩu và hướng dẫn các công ty trong nước liên kết với các công
ty nước ngoài,…

63
Thứ ba, tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương
mại XTTM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường
và các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Thứ tư, tăng cường hoạt động củacác tổ chức tín dụng, đặc biệt là vào các ngành
then chốt, trọng điểm, nhằm cung cấp vốn cho các DN, tổ chức kinh tế trong nước
phát triển hàng hóa dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao năng lực cạnh
tranh đồng thời mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cần quản lý chặt chẽ vốn, các
khoản tín dụng để tránh tình trạng cho vay tràn lan và gây thất thoát vốn và nợ xấu,
qua đó gây cản trở cho sự phát triển kinh tế
Thứ năm, từng bước đẩy nhanh quá trình hội nhập tự do hóa thương mại thông
qua việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm
bớt danh mục hàng hóa quản lí bằng giấy phép,… Bên cạnh đó cũng cần tăng
cường các hoạt động ngoại giao và kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế với nước
ngoài.
Thứ sáu, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng môi trường làm việc luôn luôn
thay đổi. Ngoài ra cần phải nâng cao và ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bởi vì đó là
điều kiện nền tảng để phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại.
Thứ bảy, có thể hình thành và phát triển các cheabol, đưa các cheabol trở thành
các trụ cột của nền kinh tế, tuy vậy muốn phát triển tốt thì cũng phải khắc phục
được những hạn chế như sự tập trung quá nhiều quyền lực và những quyết định
mang tính độc đoán.
Câu 21: Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế
của HQ? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách ĐTQT của VN?
(cả 3 gd)
1. Chính sách đầu tư quốc tế

64
Chính sách đầu tư quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện
pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong một
thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
a. Giai đoạn 1960 – 1990.
- MHCS: HQ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm thu hút
vốn để phát triển các công ty và nền sản xuất ở HQ.
a.1. Giai đoạn 1960 – 1980.
Thời kỳ này HQ thực hiện thu hút FDI với sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ
bằng các biện pháp cụ thể.
+Thứ nhất, chỉ khuyến khích đầu tư sản xuất trong một số ngành nhất định. Ví dụ
như công nghiệp đóng tàu, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp oto và hạn chế nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dịch vụ đặc biệt là viễn thông, ngân hàng tài
chính và truyền hình.
+Thứ hai, chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 50% trong các công
ty liên doanh.
+ Thứ ba, chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá lương thực, giá điện và
giá hàng tiêu dùng với mục tiêu duy trì mức giá nhân công thấp nhằm hấp dẫn
những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
+Thứ tư, áp dụng chính sách miễn giảm thuế đầu vào nhập khẩu đối với các công
ty đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu , đặc biệt là các công ty hoạt động trong các
ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao.
Hồ sơ xin giấp phép đầu tư do chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc chỉ đạo.
Trong tất cả các chính sách trên đều không thể phủ định vai trò của các cheabol,
được chính phủ ưu tiên đặc biệt với hi vọng những tập đoàn này sẽ trở thành người
khổng lồ có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế
Kết quả đạt được trong giai đoạn này:

65
Từ khi thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ năm 1960 thì nguồn vốn
FDI vào Hàn Quốc không ngừng tăng lên. Số dự án đầu tư năm 1962 là 2 nhưng đã
tăng lên 106 dự án vào năm 1980 với tương ứng tổng số vốn tăng từ 3,575 triệu
USD lên 143,136 triệu USD.
a.2. Giai đoạn 1981 -1990.
Đây là giai đoạn chính phủ HQ từng bước thực hiện tự do hóa đầu tư nước ngoài.
+Thứ nhất, xóa bỏ quan điểm về tỷ lệ góp vốn tối đa của các nhà đầu tư nước
ngoài trong các công ty liên doanh.
+ Thứ hai, mở rộng danh mục các ngành, lĩnh vực được phép thu hút đầu tư nước
ngoài trước hết là lĩnh vực thương mại và dịch vụ viễn thông.
+ Thứ ba, thực hiện chính sách tự do hóa thị trường ngoại hối và đơn giản hóa thủ
tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư chuyển đổi tiền tệ và
thực hiện các hợp đồng thanh toán
+ Thứ tư, chính phủ HQ đã đầu tư xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp
dành riêng cho các công ty đầu tư nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ
và hiện đại thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thứ năm, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ra thị trường chứng khoán,
trước hết là với các loại trái phiếu lãi suất không cố định và trái phiếu không đảm
bảo do các công ty nhỏ và vừa phát hành.
+Thứ sáu, chính phủ tiến hành hoàn thiện hệ thống các đạo luật nhằm cải thiện
môi trường đầu tư như áp dụng hình thức cấp giấy phép nhanh cho các nhà đầu tư
nước ngoài đối với các dự án đặc biệt ưu tiên đồng thời rút ngắn thời gian thẩm
định cấp giấy phép đầu tư từ 200 ngày xuống còn 45 ngày.
Kết quả đạt được
+  Hàn quốc đã thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt
vào các ngành quan trọng tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế trong giai
đoạn tiếp theo.
66
Số dự án đầu tư vào Hàn Quốc là 504 với tổng số vốn là 802,635 triệu USD. Tuy
rằng vào đầu năm 1990, giá lương thực tăng, giá đất tăng mạnh, lãi suất tăng cộng
sức ép lạm phát đã khiến FDI giảm mạnh nhưng trong những năm sau đó thì vẫn
đề này đã được giải quyết.
Năm 1990, cơ cấu ngành hấp dẫn đầu tư cũng có những thay đổi rõ rệt, đầu tư vào
ngành dịch vụ từ tỉ lệ rất nhỏ tăng lên đến 37,4 %, ngành chế tạo chiếm tỉ trọng lớn
nhất là 61,3%. Xét theo khu vực đầu tư vào Hàn Quốc,mặc dù Châu Á vẫn chiếm tỉ
trọng lớn nhất (năm 1990 là 43,2%) nhưng tỉ lệ đầu tư của Châu Âu đã tăng đáng
kể từ 10,8%(nawm1980) lên 30,9%(năm 1990).
+ Đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc trong giai đoạn này đã bắt đầu có dấu hiệu
tăng đáng kể đạt 1,2 tỉ USD năm 1988.
b. Giai đoạn từ 1991 đến nay.
- MHCS: Thực hiện tự do hóa đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty
HQ đầu tư ra nước ngoài.
- Biện pháp:
Thứ nhất, Chính phủ HQ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều
ngành dịch vụ hơn trước. Ví dụ NH – TC, Y tế, giáo dục.
Thứ hai, mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư
nhằm hỗ trợ tích cực hơn các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung
cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt là những nước chưa có quan hệ ngoại
giao. Các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư hoạt động không vì lợi nhuận.
Thứ ba, Chính phủ ủy quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho ngân hàng HQ
thực hiện (với các dự án có quy mô nhỏ hơn 100.000 USD)
Thứ tư, thành lập ủy ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các nhà đầu tư
HQ nhằm hỗ trợ tích cực hơn các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng
năm tổ chức diễn đàn gặp mặt giữa ủy ban, hiệp hội của các nhà đầu tư nhằm đánh

67
giá và nắm bắt những vướng mắc khó khăn của những nhà đẩu tư ở thị trường
nước ngoài để có những biện pháp khắc phục giải quyết kịp thời.
Kết quả đạt được
+ Đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc
Mặc dù có nhiều biến động nhưng số vốn đầu tư vào hàn quốc tăng đều trong giai
đoạn 2000-2012, năm 2012 là mốc đánh dấu lượng vốn FDI vào Hàn Quốc từ
trước tới giờ đạt 16,258 tỉ USD. Đến năm 2013 và 2014 thì lượng vốn đầu tư vào
HQ có xu hướng giảm do chi phí hoạt động ở đây tăng lên nhanh chóng.
+ Đầu tư ra nước ngoài của HQ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm đầu của
TK 21, năm 1995 đạt xấp xỉ 2,9 tỉ USD đến năm 2011 thì con số này đạt đỉnh điểm
là 45,5 tỉ USD trước khi giảm xuống chỉ còn 39 tỉ USD vào năm 2012
Hiện nay, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khu vực sản xuất, tiếp theo là lĩnh vực bán
buôn bán lẻ và khai khoáng,.. HQ đầu tư chủ yếu ra các thị trường ASEAN, Trung
Quốc, Bắc Mĩ , chủ yếu là các nước đang phát triển có thị trường lao động lớn giá
rẻ.
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Về nhận đầu tư quốc tế

+Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ
hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn. Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn
giản gọn nhẹ tạo điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động
kinh tế.
+Chuyển từ chiến lược thu hút FDI thiên về số lượng sang chú trọng hơn về chất
lượng, tập trung vào tác động của FDI đến nền kinh tế nội địa, có chính sách thu
hút, sử dụng và quản lý FDI phù hợp hơn, hiệu quả hơn

68
+Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về ách tắc giao thông, đường,
cảng, tình trạng thiếu điện, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện chất
lượng lao động
+Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài. Cần thu hút FDI hơn nữa vào
những ngành Việt Nam có lợi thế như nông – thủy sản … tạo cơ hội cho những
ngành đó phát triển hơn.
+Chính phủ đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư; đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu
tư, tránh gây nhũng nhiễu cho các nhà đầu tư
- Đầu tư ra nước ngoài

Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Một số ví dụ tiêu biểu như Viettel
đầu tư và kinh doanh ở 3 châu lục là Lào, Campuchia (Châu Á), Haiti, Peru (Châu
Mỹ) và Mozambique, Cameoroon (Châu Phi), Các ngân hàng lớn nhưng
Viettinbank, Vietcombank mở rộng hoạt động sang Lào…
- Các biện pháp về chính phủ

Chính phủ phải duy trì mạnh mẽ và định hướng dứt khoát các mục tiêu để từ đó
hoạch định chính sách, các nhà đầu tư dự trù đc kế hoạch đầu tư dài hạn.Có sự hợp
tác cao giữa chính phủ với giới kinh doanh, có sự tham khảo ý kến của họ trước
khi đưa ra các chính sách. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những cán bộ lãnh đạo có tri
thức và tận tâm với công việc cũng là rất quan trọng
- Về việc xác định quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế có ảnh hưởng
đến chính sách đầu tư.

Trước bài học về các Cheabol ở Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc và
xem xét chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn nhằm phát
huy những thế mạnh. Nhưng đồng thời cũng phải hạn chế được mặt trái của nó.
Đưa các doanh nghiệp này trở thành trụ cột cho nền kinh tế với sự phát triển của đa

69
ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ. Đồng thời
chùng cũng là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Không chỉ nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo trong nước(đặc biệt là đào tạo đại
học) mà còn mở rộng đầu tư ra nước ngoài thông qua việc mở các cơ sở đào tạo
liên kết với nước ngoài, cử sinh viên và cán bộ ra nước ngoài học hỏi, tiếp thu tri
thức.
Câu 22:  Giải pháp để nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào VN?
1. Cải thiện chính sách quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư

Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu
tư nước ngoài theo hướng thông thoáng hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ và
phù hợp với thông lệ quốc tế. Hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng:
Thứ nhất, thiết lập 1 mặt bằng pháp lí chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho SXKD đồng thời áp
dụng các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh
vực trong từng thời kì
Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức FDI để khai thác trên các kênh đầu tư mới,
nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư mới như công ty hợp danh,
công ty quản lí vốn được sửa đổi bổ sung Nghị đinh số 103/1999/NĐ-CP(10-9-
1999)
Trong tương lai, Việt Nam cần có những luật riêng và cụ thể điều chỉnh từng đối
tượng như luật sang chế, luật sở hữu trí tuệ.
1.2 Xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư

70
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn thông thoáng rõ ràng,
cạnh tranh cao
Thứ nhất, đơn giản hoá công tác hành chính, thực hiện công tác hoàn thiện thủ tục
tại mỗi đầu mối, rút ngắn thủ tục hải quan, thủ tục thuế quan.
Thứ hai, mở rộng thêm một số lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài,
khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án công
nghệ cao, công nghệ mới, cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên
doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Thứ ba, cải tiến hệt thống TC-NH, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách
tiền tệ
Thứ tư, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật như giao thông, sân bay, bến cảng,
kho hàng, hệ thống thông tin liên lạc viễn thông, hệ thống điện, hệ thống thoát
nước… có thể hợp tác với các nước láng giềng để mở rộng hệ thống giao thông
quốc tế
1.3 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xây dựng
triển khai hiệu quả các dự án đầu tư

Cần có kế hoach chủ động động viên, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể đối với từng
dự án trực tiếp với từng tập đoàn, công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm năng
và cả Việt kiều tại hải ngoại. Các chính sách vận động thu hút FDI phải hết sức
linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng nước từng công ty đa quốc gia.
1.4 Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư

Cần có chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia, công ty xuyên
quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
1.5 Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước với vốn đầu tư nước ngoài
quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đảm bảo nguyêntắc tập trung,
thống nhất về quy hoạch, cơ cấu, cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường sự

71
hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành ở Trung ương, nâng cao kỷ cương và kỷ luật để
phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của các địa phương và cơ sở nhưng không
phá vỡ quy hoạch chung và tạo ra sơ hở trong quản lý.
2. Về phía doanh nghiệp
2.1 Nâng cao trình độ của cán bộ quản lí của đối tác doanh nghiệp Việt Nam

Trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, phía đối tác Việt Nam đã bộc
lộ rõ những hạn chế về khả năng quản lý, điều hành xí nghiệp liên doanh của cán
bộ quản lý, trình độ chuyên môn kém, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, trách
nhiệm được giao. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, quản lí, hiểu biết
về phong tục tập quán, lối sống của bên đối tác, đồng thời phải rèn luyện tác phong
làm việc công nghiệp, khoa học có hiệu quả
2.2 Đảm bảo vốn đối ứng

Cần có các biện pháp mở rộng nguồn vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
phía các doanh nghiệp việt nam như huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Câu 23: Phân tích các xu hướng cơ bản chi phối csktđn của các quốc gia. liên
hệ thực tiễn đối với VN?
2 xu hướng cơ bản:
1. Xu hướng tự do hoá thương mại

(Khái niệm)TDHTM là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt
động TMQT của quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó phát
triển một cách hiệu quả.
(Mục tiêu)4 mục tiêu:
Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: tăng khả năng XK ra
nước ngoài, đồng thời mở rộng NK những hàng mà trong nước ko sx or sx với hiệu

72
quả thấp để tập trung nguồn lực ptr sx hàng có khả năng khai thác tốt hơn của các
qgia.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển qh hợp tác ktqt trong nước và
nước ngoài nói chung mà trước hết là qh hợp tác đầu tu
Thứ ba, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Đó là động lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng
cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong đk hội nhập ktqt nói chung và trong xu thế
tự do hoá TM nói riêng.
Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, đặc biệt là
nguồn nhân lực và thành tựu khoa học công nghệ
(Cơ sở xuất phát)
3 cơ sở
+Xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, đòi hỏi các quốc gia phải
thực hiện tiến trình mở cửa kinh tế, tăng cường các mối quan hệ giao lưu và hợp
tác, trước hết là trong lĩnh vực thương mại, dựa trên cơ sở ký kết các hiệp định
song phương và đa phương. Do đó, Nhà nước giảm dần sự can thiệp và tăng cường
áp dụng các bp quản lý theo chuẩn mực quốc tế và khu vực, nhằm tạo đk thuận lợi
cho cá hđộng TMQT ptr.

+Xu hướng phát triển mô hình thị trường mở cửa ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới buộc các nước phải mở cửa nhằm tăng cường lợi ích thông qua tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất hàng hoá phát triển, khai thác lợi thế nguồn lực, đồng thời
đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua việc nới lỏng các
biện pháp hạn chế nhập khẩu.
+Sự phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty đa quốc gia và
các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng là một cơ sở để thực hiện điều chỉnh

73
CSTMQT của các quốc gia theo xu hướng tự do hoá, đặc biệt là đối với các nước
đang và chậm phát triển.
(Nội dung)
+Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ và bp hạn chế đối với hoạt động
TMQT: thuế, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo đk thuận lợi để mở rộng
và ptr quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước.
+Nhà nước đưa vào thực hiện các chính sách quản lý như tiêu chuẩn về kĩ thuật, cs
chống bán phá giá, cs đảm bảo cạnh tranh và độc quyền, cs bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và thương hiệu theo cam kết trong các hiệp định hợp tác song phương, đa
phương theo chuẩn mực của khu vực và thế giới
(Các biện pháp)
Thứ nhất, nhà nước phải xd lộ trình tự do hoá TM 1 cách phù hợp với đk, khả
năng và mục tiêu ptr của nền kinh tế quốc gia
Thứ hai, Nhà nước cùng các cơ quan bộ ngành đưa vào áp dụng các biện pháp
hinh thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến thông tin cơ bản về qtr hội nhập và lộ
trình tự do hoá TM của qgia đến toàn dân chúng, đb là các doanh nghiệp
Thứ ba, Chính phủ cần có bp hỗ trợ kịp thời và thích hợp nhằm tạo đk cho các DN
tận dụng tốt hơn cơ hội đồng thời vượt qua những thách thức trong quá trình mở
cửa và tự do hoá TM
Với tư cách là nhà quản lý, DN VN phải:
- Hiểu rõ luật pháp các qgia khác, nắm bắt sớm các luật mới sửa đổi.

- Phải nắm bắt rất rõ thông tin thị trường

- Có hướng đầu tư thích hợp, những hàng có khả năng cạnh tranh và
có lợi thế thì mở rộng quy mô, đổi mới Công nghệ, nâng cao hiệu
quả sd nguồn vốn

74
2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch

(Khái niệm)
Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ một quốc gia tiến hành xây dựng và áp
dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh giữa các hàng hoá
được sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu.
(Mục tiêu)
Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho
các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển.Trong điều kiện
hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo vệ và tạo điều kiện để
nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có ảnh hưởng lớn đến an ninh
quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt
lợi thế so sánh của quốc gia.
Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu Ngân sách
quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người trong xã hội, và
góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước thông qua
bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
(Cơ sở xuất phát)
+Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp dụng chính sách
bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các
ngành sản xuất trong nước.
+ Cơ sở khác của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ phát
triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì chính sách
bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định đối với từng đối
tác cụ thể.
Những lý do đưa ra để ủng hộ cho qtr thực hiện xu hướng BHMD ở các qgia:

75
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước và
tệ nạn xã hội.

- Nhằm ptr các ngành Công nghiệp non trẻ trong nước

(Nội dung)
Chính phủ tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ và biện pháp
phù hợp với xu thế biến động của môi trường quốc tế cũng như mục tiêu phát triển
kinh tế trong nước để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ cho các ngành sản xuất trong
nước trước sự cạnh tranh của hàng NK từ nước ngoài.
(Các biện pháp)
Thứ nhất, Chính phủ các qgia đưa vào áp dụng các bp hạn chế Nk vừa đảm bảo
lợi ích cho nền sx trong nước, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các qgia bạn hàng dựa
trên nguyên tắc có đi có lại, cũng như chế độ quan hệ TM bình thường
Thứ hai, Chính phủ các qgia cần xd mục tiêu và lựa chọn các ngành sx bảo hộ
nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực của đất nước
Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
Các DN cần chủ động hơn và cần có chiến lược chính sách KD dài hạn, sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư, cần nâng cao giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp phải liên
kết với nhau và tính cộng tác cao
*) Mối quan hệ giữa 2 xu hướng chủ đạo
Giữa xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có mối
quan hệ chặt chẽ. Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng
gây nên tác động ngược chiều nhau đối với hoạt động thương mại quốc tế.Tuy
nhiên, chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất, song song tồn tại và được
sử dụng kết hợp với nhau. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các điều kiện, đặc
điểm cụ thể mà các quốc gia kết hợp hai xu hướng trên với những mức độ khác
nhau ở từng lĩnh vực trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó xu hướng

76
BHMD thường đc điều chỉnh giảm dần, đồng thời TDH TM ngày càng gia tăng,
các công cụ biện pháp BHMD được chuyển từ bp truyền thống như thuế quan, hạn
ngạch… sang các bp hiện đại như tiêu chuẩn kỹ thuật, cs chống bán phá giá, cs
đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền… Hai xu hướng này là hai mặt nương tựa
nhau và làm tiền đề cho nhau.
3. Các xu hướng khác

5 xu hướng trong vận động của nền kinh tế thế giới:


o Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Tác động đến việc
hoạch định cs và qtr ptr của 1 qgia như đưa tới sự tăng trưởng đột biến và sự
biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của quốc gia, thay đổi cơ bản quan niệm về
nguồn lực trong đó con người giữ vai trò quan trọng nhất, đưa XH loài người
bước sang nền văn minh mới

o Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàn cầu hoá
và khu vực hoá đưa tới yêu cầu khách quan của việc hình thành các liên kết
kinh tế và các tổ chức kinh tế có tính chất khu vực và tính chất toàn cầu. Các
qgia cần phải chủ động mở cửa và tham gia vào quá trình hội nhập.

o Xu hướng các qgia chuyển từ đối đầu sang đối thoại: nhằm giải quyết các
mâu thuẫn thông qua đàm phán, thoả thuận, tạo môi trường thuận lợi cho qtr
ptr.

o Xu hương phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: với
việc xuất hienj các nền kinh tế năng động, ptr nhanh về trình độ KHCN,
nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều cơ hội và thách
thức lớn,

77
o Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa: trên quy mô toàn cầu với
sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
do đó cần phải đổi mới, điều chỉnh cs, luật pháp cho phù hợp.

o Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm
thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh
hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước.

Liên hệ thực tiễn đối với Việt Nam


 Tự do hóa thương mại

Xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế quan phù hợp với xu hướng tự do hóa
thương mại.
Trong AFTA: Việt Nam gia nhập AFTA ngày 25/7/2005 và tuy nhiên việc cắt
giảm thuế quan được tiến hành vào năm 1996 phấn đấu về cơ bản đưa mức thuế
suất xuống còn 0.5% vào năm 2005 đối với hh nhập khẩu từ các nước ASEAN và
đạt 100% số dòng thuế ở mức 0% năm 2015.
Riêng năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng 99% số dòng
thuế, trong đó 57% số dòng thuế có mức thuế suất CEPT là 0%( Biểu thuế
CEPT/AFTA được ban hành kèm quyết định sooa 36/QĐ-BTC ngày 12/06/2008
của Bộ tài chính). Năm 2010 cũng được xem là năm quan trọng tỏng quá trình tiến
tới một thị trường tự do lưu chuyển hàng hóa vì các nước ASEAN-6 đã hoàn thành
việc xóa bỏ thuế quan.
Việt Nam sẽ xóa bỏ tất cả cá loại thuế qua đối với mặt hàng giầy dép và may mặc
cho đến năm 2018. Tương tự các mặt hàng dược phẩm giấy thịt cá, sữa, trái cây,
rai củ… cũng được các nước tha gia hiệp định lần lượt cắt giảm thuế trong từng
giai đoạn cho tới mức 0%

78
Trong WTO: sau khi gia nhập WTO Bộ tài chính của Việt Nam cũng đã ngay lập
tức công bố biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam gồm những nội dung chủ yêu
như sau:
+ Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm
10600 dòng thuế
+ Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế
bình quân hiện hành( thuế suất MFN) của biểu thuế từ 17,4% xuống còn 13,4%.
Thời gian thực hiện sau 5-7 năm
Trong ACFTA: đối với cam kết ở ACFTA hầu hết các mặt hàng trong biểu thuế
nhập khẩu trong ACFTA(90% các mặt hàng sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập
khẩu, số còn lại phải cắt giảm xuống một mức nhất định). Việt Nam đã ban hành
Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 16/02/2004 quy định lộ trình xóa bỏ thuế cho
484 mặt hàng rau quả và nông sản thuộc chương 1-8 của biểu thuế NK 2004-2008
Các biện pháp phi thuế quan
Trong AFTA Việt Nam đã cam kết đến năm 2006 cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ
các hạn chế về định lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và tiến
tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan khác. Trong APEC Việt Nam cũng từng
bước và tiến tới xóa về cơ bản các hàng rào phi thuế quan vào năm 2002. Việt Nam
cũng đã thực hiện quy định về nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với thuế suất
0% với các hàng có xuất sứ Campuchia(2006) và Lào(2009).
Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước
Về đầu tư: VN cam kết trong khuôn khổ ASEAN và APEC về mở của thị trường
cho các nhà đầu tư kinh doanh, thực hiện các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa
đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiến tới dành cho các nhà đầu tư nước ngoài
chế độ đãi ngộ quốc gia
Về sở hữu trí tuệ: VN tôn trọng và bảo vệ quyền tác gải bằng phát minh sáng chế
thương hiệu, thiết kế, kiểu dáng công nghiệp.
79
Về công khai hóa: công khai các chính sách luật lệ quy định về chế độ thương
mại, thủ tục hành chính có liên quan và đảm bảo cho mọi người có thể tiếp cận một
cách thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó
 Việt Namm thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch

+ Về trợ cấp: nhằm thúc đẩy XK, VN đã áp dụng trợ cấp theo các hình thức khác
nhau cho những mặt hàng còn gặp khó khăn.
+Về rào cản kĩ thuật: VN cho tới nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả của biện
pháp này trong bảo hộ mậu dịch( do chỉ tiêu kỹ thuật còn thấp). Rào cản kĩ thuật
của Việt Nam chủ yếu dùng để ngăn chặn những hàng hóa đã gây nguy hiểm và bị
phát hiện ở nước ngoài như: sữa nhiễm melamine,..
+ Về hạn ngạch nhập khẩu: đây cũng được coi là biện pháp được chính phủ Việt
Nam thường xuyên áp dụng, do nó đem lại hiệu quả chắc chắn( so với thuế quan
nhập khẩu) hơn nữa có thể bảo vệ cho nền sản xuất non trẻ trong nước.
+ Về thuế nhập khẩu: năm 2012, Bộ tài chính cũng đã điều chỉnh tăng trên 1200
dòng thuế nhập khẩu tăng 336 dòng thuế so với danh mục biểu thuế hiện hành của
VN trước đó để bảo hộ SX hạn chế nhập siêu.
Câu 24:  Đặc điểm thị trường, kinh tế chủ yếu của Hàn Quốc? Giải pháp để
hàng hóa VN có thể thâm nhập, nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường trên?
1. Đặc điểm thị trường Hàn Quốc:

+Thứ nhất là về văn hóa kinh doanh: Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn
với những người họ quen biết. vì vậy điều cốt yếu là bạn nên có một người trung
gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn đang muốn cộng tác làm ăn trong tương
lai. Vị trí Trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn
của bạn với đối tác càng lớn.
+Thứ hai là trên thị trường Hàn Quốc, các cheabol đóng vai trò khá quan trọng và
cũng góp phần chi phối nền kinh tế của Hàn Quốc.

80
+Thứ ba đây là thị trường có rất nhiều ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài ví dụ như: thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp được miễn hay giảm với các
ngành công nghệ cao trong thời hạn là 7 năm. Bất động sản thuộc sở hữu Nhà nước
có thể cho các hang được đầu tư từ nước ngoài lên đến 50 năm với giá cả thuận lợi,
và đôi khi miễn phí trong các trường hợp cụ thể,…. Các khu vực đầu tư tự do cũng
được hình thành để phù hợp với đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn. Nhà nước
tiếp tục hủy bỏ từng bước các lệnh cấm nhập khẩu, giảm con số các hạng mục chịu
thuế quan.
+Thứ tư là các ngành kinh tế mũi nhọn của Hàn Quốc là công nghệ thông tin viễn
thông và các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu. Tuy nhiên thì xuất khẩu nông
sản sang Hàn Quốc bên cạnh việc gặp phải rào cản kĩ thuật khá khắt khe thì còn
phải cạnh tranh rất gay gắt với các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Campuchia,
Myanmar,…
2. Giải pháp thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc
a. Giải pháp từ phía nhà nước

Một là, đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động XNK theo hướng minh
bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có
hiệu quả. Chính phủ cần đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thương mại
cụ thể để các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore tìm hiểu. Luật thuế nhập khẩu
và biểu thuế nhập khẩu cũng phải cụ thể rõ ràng.
Hai là, phải có chiến lược quy hoạch, xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất
khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế biến
sâu có giá trị cao.
Ba là, Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc

81
mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là
những thị trường có sức mua tương đối lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận
lợi hơn.
Bốn là, đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các
hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn.
Năm là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,đặc biệt cần đào tạo đội ngũ cán bộ
ngoại thương chuyên nghiệp và hiểu biết luật pháp, thông lệ quốc tế.
b. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, trong những năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang
Singapore các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, …nhưng
vấn đề đặt ra là chúng ta phải đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường
Hàn Quốc. Bên cạnh việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm là phải cải tiến mẫu mã,
bao bì sản phẩm sao cho phù hợp.
Thứ hai, đầu tư nghiên cứu thị trường Hàn quốc thông qua các cuộc triển lãm,
quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đồng thời tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người
dân Hàn Quốc từ đó tìm cách thỏa mãn nhu cầu ấy, nắm bắt được cơ hội kinh
doanh nhanh chóng hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường công tác quảng bá và khuếch trương các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, đào tạo những nhân viên marketing giỏi và đội ngũ cán bộ kinh
doanh quốc tế trong các doanh nghiệp
Thứ tư, nắm bắt được văn hóa kinh doanh của người Hàn Quốc, nên các doanh
nghiệp cần tiếp cân thị trường Hàn Quốc thông qua hợp tác liên kết với các tập
đoàn lớn như Lotte,..
Câu 25: Đặc điểm kinh tế Hàn Quốc

82
Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, Hàn
Quốc đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc
đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hán",
đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Kinh tế Hàn Quốc lớn thứ 4 châu Á sau
Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và đứng thứ 13 thế giới với GDP năm 2013 là hơn 1.666
tỷ USD (so với gần 2.164 tỷ của 10 nước ASEAN cộng lại). Tăng trưởng kinh tế
Hàn Quốc năm 2013 là 2,8%.
- Hiện Hàn Quốc là cường quốc thương mại lớn thứ 8 thế giới với tổng kim ngạch
trên 1.073 tỷ USD (2013), là nước xuất khẩu lớn thứ 7 thế giới (557,3 tỷ USD năm
2013), nhập khẩu đạt 516,6 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ và vàng đạt 341,8 tỷ USD
(2013). Tính đến tháng 12/2013, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt
26.200 USD/ năm. Đến 2012, Hàn Quốc gia nhập Câu lạc bộ 7 nước có dân số 50
triệu dân và GDP đầu người trên 20.000 USD. Theo IMF, dự kiến Hàn Quốc sẽ đạt
GDP đầu người 31.825 USD vào năm 2017.
- Thế mạnh của công nghệ/công nghiệp Hàn Quốc là các ngành: điện tử, ôtô, hoá
chất, đóng tàu (lớn nhất thế giới với các công ty đa quốc gia như Hyundai và
Samsung Heavy Industries), thép (với POSCO là nhà sản xuất thép lớn thứ 3 thế
giới), sợi, quần áo, da giày, chế biến thức ăn. Hiện nay Hàn Quốc đang đẩy mạnh
phát triển các ngành công nghệ cao (hạt nhân, điện tử, tin học, sinh học, vật liệu
mới, năng lượng mới, công nghệ xanh - sạch…) và đi đầu thực hiện mô hình mới
về tăng trưởng qua chiến lược phát triển xanh.
- Về kinh nghiệm phát triển: Hàn Quốc là một trong 4 “con hổ châu Á”1 đã hoàn
thành công nghiệp hóa trong hơn 30 năm (1960 - 1996 khi trở thành nước OECD).
GDP đầu người tăng từ 87 USD (1962)2 lên 13.000 USD (1996) và lần đầu tiên
vượt 20.000 USD vào năm 2007 (với 21.590 USD), năm 2012 đạt 22.705 USD3
(tăng 1,3% so với 2011). Từ nước nhận ODA, kể từ 2008 Hàn Quốc trở thành nước
cung cấp ODA cho các nước đang phát triển. Để có được cơ sở vật chất và hạ tầng
83
kinh tế cùng mức GDP đầu người như hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa phương
Tây mất hơn 300 năm, Hàn Quốc chỉ mất hơn 30 năm - do đó được gọi là “Kỳ tích
sông Hàn”. Đòn bẩy và bí quyết chính là phát triển khoa học công nghệ.
Câu 26: : Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách thương mại
quốc tế của Hàn Quốc giai đoạn 1982-nay? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn
thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam?
Trong giai đoạn đầu từ năm 1967-1971, khi nền kinh tế còn chưa phát triển mạnh
thì Hàn Quốc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều
lao động có lợi thế so sánh với các quốc gia khác trên thế giới trong đó có các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: sợi nhân tạo, thiết bị điện, cao su, gỗn dán. Sau
đó trong những năm tiếp theo từ 1972-1981 thì lại tập trung thúc đẩy xuất khẩu các
sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất với các sản phẩm tiêu biểu: đóng tàu,
phương tiện vận tải, hóa dầu, sợi nhân tạo. Đến từ sau năm 1981 thì mô hình và
nội dung chính sách thương mại quốc tế của Hàn Quốc có sự thay đổi như sau
- MHCS: thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như điện
tử, điện lạnh, robot, oto.
- Biện pháp thực hiện:
+ Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thông qua việc
tăng cường hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư đồng thời hỗ
trợ nhiều hơn các công ty HQ tham gia vào các kỳ hội trợ triển lãm ở nước ngoài.
+ Thứ hai, thực hiện chính sách tự do hóa tài chính thông qua việc thả nổi lãi suất
và giảm bớt các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với các hoạt động tín dụng
nhằm tạo điều kiện hơn cho các công ty HQ tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ Thứ ba, chính phủ HQ tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng môi trường làm việc
luôn thay đổi.
84
+ Thứ tư, từng bước thực hiện tự do hóa thương mại như việc cắt giảm thuế quan
nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt danh mục các hàng hóa quản lý
bằng giấy phép nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó hoạt
động nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi
miễn giảm thuế => phân chia các sản phẩm mũi nhọn.
- Thành tựu đạt được :

+ Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2012, kim ngạch
xuất nhập khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng rõ nét so với giai đoạn trước năm 2001.
Trước năm 2000, kim ngạch xuất - nhập khẩu chỉ ở mức dưới 150 tỷ USD thì đến
năm 2000, kim ngạch xuất khẩu là 172,268 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt
160,481 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1990- 2000 đạt 2.317,136
tỷ USD. Con số này tiếp tục tăng nhanh và liên tục đã đạt mức kỉ lục vào năm
2011 với 1.079,627 tỷ USD. Đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp
3,2 lần năm 2000 đã chứng tỏ thành công trong việc thực hiện chính sách thương
mại quốc tế của Hàn Quốc.
Năm 2013, cùng với sự phục hồi tuy còn chậm chạp của nền kinh tế thế giới, kim
ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc cũng tăng 2,1%. Tuy nhiên trong tháng đầu năm
2014 kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với cùng kì năm trước
+ Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: có sự chuyển biến từ việc tập trung vào các mặt hàng
công nghiệp nhẹ chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu vào cuối năm 1990. Tuy nhiên
đến năm 2008 thì 90% kim ngạch XK của Hàn Quốc đến từ hàng công nghiêp
nặng và hóa chất. . Kim ngạch xuất khẩu từ ngành công nghiệp CNTT của Hàn
Quốc cũng tăng lên nhanh chóng, và các sản phẩm từ ô tô, đóng tàu, chất bán dẫn,
thiết bị nhà, và các ngành công nghiệp điện thoại di động chiếm gần 60 đến 70%
kim ngạch xuất khẩu.

85
Cơ cấu hàng nhập khẩu , không có nhiều thay đổi đáng chú ý. Dầu khí chiếm
19,8% nhập khẩu trong năm 2008, trong khi nhập khẩu của các bộ phận và các
thành phần dành cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu chiếm 41%. Trong khi đó,
hàng tiêu dùng chiếm ít hơn 10% hàng nhập khẩu
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất,Việt Nam cần xây dựng chiến lược thương mại trong dài hạn, xác định
đường hướng sản xuất trong nước từ đó xây dựng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu một
cách hợp lý và hiệu quả, Việt Nam cần xác định các mặt hàng XK chủ lực phù hợp
của mình trong từng thời kỳ. Hiện nay, các mặt hàng XK của Việt Nam chủ yếu
đều là các mặt hàng sơ chế, ít chế biến, sử dụng nhiều lao động, do đó tuy kim
ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị thực tế nhận được lại không nhiều. Việt Nam
cần tiến tới XK các sản phẩm có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, sử dụng
nhiều vốn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần mở rộng thị trường và xác định cụ thể các thị
trường xuất khẩu chủ lực để từ đó đưa ra các biện pháp thâm nhập và nâng cao sức
cạnh tranh một cách hiệu quả.
Thứ hai, có chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Trong tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các nhà đầu tư nước
ngoài tràn ngập trên thị trường trong khi nền sản xuất trong nước còn rất non
kém, nên rất cần có những biện pháp hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh như:
cung cấp các thông tin về thị trường xuất khẩu cho các công ty trong nước, hỗ trợ
tài chính cho hoạt động marketing xuất khẩu (hội chợ triển lãm, hội thảo), tìm
kiếm cơ hội xuất khẩu và hướng dẫn các công ty trong nước liên kết với các công
ty nước ngoài,…

86
Thứ ba, tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương
mại XTTM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường
và các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Thứ tư, tăng cường hoạt động củacác tổ chức tín dụng, đặc biệt là vào các ngành
then chốt, trọng điểm, nhằm cung cấp vốn cho các DN, tổ chức kinh tế trong nước
phát triển hàng hóa dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao năng lực cạnh
tranh đồng thời mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cần quản lý chặt chẽ vốn, các
khoản tín dụng để tránh tình trạng cho vay tràn lan và gây thất thoát vốn và nợ xấu,
qua đó gây cản trở cho sự phát triển kinh tế
Thứ năm, từng bước đẩy nhanh quá trình hội nhập tự do hóa thương mại thông
qua việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm
bớt danh mục hàng hóa quản lí bằng giấy phép,… Bên cạnh đó cũng cần tăng
cường các hoạt động ngoại giao và kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế với nước
ngoài.
Thứ sáu, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng môi trường làm việc luôn luôn
thay đổi. Ngoài ra cần phải nâng cao và ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bởi vì đó là
điều kiện nền tảng để phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại.
Thứ bảy, có thể hình thành và phát triển các cheabol, đưa các cheabol trở thành
các trụ cột của nền kinh tế, tuy vậy muốn phát triển tốt thì cũng phải khắc phục
được những hạn chế như sự tập trung quá nhiều quyền lực và những quyết định
mang tính độc đoán.
Câu 27: Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế
của HQ giai đoạn 1991 đến nay? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện
chính sách ĐTQT của VN?
Trong suốt 30 năm của giai đoạn 1960-1990, Hàn Quốc đều thực hiện chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn để phát triển các công ty và nền
87
sản xuất ở Hàn Quốc thông qua các biện pháp ban đầu là thu hút FDI với sự kiểm
soát chặt chẽ của chính phủ rồi tiến tới từng bước tự do hóa đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn này, bên cạnh việc giảm thuế, Hàn Quốc còn thực hiện các chính
sách như mở rộng danh mục các ngành, lĩnh vực được đầu tư, tự do hóa thị trường
ngoại hối và đa dạng hóa thủ tục hành chính,...Và tiếp theo, trong giai đoạn từ năm
1991 đến nay thì mô hình và nội dung chính sách ĐTQT của Hàn Quốc như sau
- MHCS: Thực hiện tự do hóa đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty
HQ đầu tư ra nước ngoài.
- Biện pháp:
Thứ nhất, Chính phủ HQ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều
ngành dịch vụ hơn trước. Ví dụ NH – TC, Y tế, giáo dục.
Thứ hai, mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư
nhằm hỗ trợ tích cực hơn các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung
cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt là những nước chưa có quan hệ ngoại
giao. Các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư hoạt động không vì lợi nhuận.
Thứ ba, Chính phủ ủy quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho ngân hàng HQ
thực hiện (với các dự án có quy mô nhỏ hơn 100.000 USD)
Thứ tư, thành lập ủy ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các nhà đầu tư
HQ nhằm hỗ trợ tích cực hơn các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng
năm tổ chức diễn đàn gặp mặt giữa ủy ban, hiệp hội của các nhà đầu tư nhằm đánh
giá và nắm bắt những vướng mắc khó khăn của những nhà đẩu tư ở thị trường
nước ngoài để có những biện pháp khắc phục giải quyết kịp thời.
Kết quả đạt được
+ Đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc
Vào đầu những năm 1990, giá lương thực tăng nhanh, giá đất tăng mạnh, lãi xuất
tăng cộng thêm sức ép của lạm phát khiến cho FDI giảm mạnh. Cụ thể năm 1992
tổng FDI là 1,396 tỷ $, năm 1992 chỉ còn 894,4 triệu $
88
Tuy nhiên nhờ vòa những cải cách năm 1993 thì FDI đã tăng trở lại vào năm 1995
là 1,947 tỷ $.
Theo bảng trên, từ năm 1995 đến năm 2000 FDI tăng đột biến là do năm 1996 Hàn
Quốc gia nhập OECD và thực hiện tự do hóa kinh tế.
Mặc dù có nhiều biến động nhưng số vốn đầu tư vào hàn quốc tăng đều trong giai
đoạn 2000-2012, năm 2012 là mốc đánh dấu lượng vốn FDI vào Hàn Quốc từ
trước tới giờ đạt 16,258 tỉ USD. Đến năm 2013 và 2014 thì lượng vốn đầu tư vào
HQ có xu hướng giảm do chi phí hoạt động ở đây tăng lên nhanh chóng.
+ Đầu tư ra nước ngoài của HQ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm đầu của
TK 21, năm 1995 đạt xấp xỉ 2,9 tỉ USD đến năm 2011 thì con số này đạt đỉnh điểm
là 45,5 tỉ USD trước khi giảm xuống chỉ còn 39 tỉ USD vào năm 2012
Hiện nay, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khu vực sản xuất, tiếp theo là lĩnh vực bán
buôn bán lẻ và khai khoáng,.. HQ đầu tư chủ yếu ra các thị trường ASEAN, Trung
Quốc, Bắc Mĩ , chủ yếu là các nước đang phát triển có thị trường lao động lớn giá
rẻ.
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Về nhận đầu tư quốc tế

+ Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng đầy đủ hơn, đồng
bộ hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn. Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn
giản gọn nhẹ tạo điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động
kinh tế.
+Chuyển từ chiến lược thu hút FDI thiên về số lượng sang chú trọng hơn về chất
lượng, tập trung vào tác động của FDI đến nền kinh tế nội địa, có chính sách thu
hút, sử dụng và quản lý FDI phù hợp hơn, hiệu quả hơn

89
+ Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về ách tắc giao thông, đường,
cảng, tình trạng thiếu điện, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện chất
lượng lao động
+ Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài. Cần thu hút FDI hơn nữa vào
những ngành Việt Nam có lợi thế như nông – thủy sản … tạo cơ hội cho những
ngành đó phát triển hơn.
+ Chính phủ đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư; đơn giản hóa thủ tục, quy trình
đầu tư, tránh gây nhũng nhiễu cho các nhà đầu tư
- Đầu tư ra nước ngoài

Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Một số ví dụ tiêu biểu như Viettel
đầu tư và kinh doanh ở 3 châu lục là Lào, Campuchia (Châu Á), Haiti, Peru (Châu
Mỹ) và Mozambique, Cameoroon (Châu Phi), Các ngân hàng lớn nhưng
Viettinbank, Vietcombank mở rộng hoạt động sang Lào…
- Các biện pháp về chính phủ

Chính phủ phải duy trì mạnh mẽ và định hướng dứt khoát các mục tiêu để từ đó
hoạch định chính sách, các nhà đầu tư dự trù đc kế hoạch đầu tư dài hạn.Có sự hợp
tác cao giữa chính phủ với giới kinh doanh, có sự tham khảo ý kến của họ trước
khi đưa ra các chính sách. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những cán bộ lãnh đạo có tri
thức và tận tâm với công việc cũng là rất quan trọng
- Về việc xác định quy mô doanh nghiệp của nền kinh tế có ảnh hưởng
đến chính sách đầu tư.

Trước bài học về các Cheabol ở Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc và
xem xét chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn nhằm phát
huy những thế mạnh. Nhưng đồng thời cũng phải hạn chế được mặt trái của nó.
Đưa các doanh nghiệp này trở thành trụ cột cho nền kinh tế với sự phát triển của đa

90
ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ. Đồng thời
chùng cũng là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Không chỉ nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo trong nước (đặc biệt là đào tạo đại
học) mà còn mở rộng đầu tư ra nước ngoài thông qua việc mở các cơ sở đào tạo
liên kết với nước ngoài, cử sinh viên và cán bộ ra nước ngoài học hỏi, tiếp thu tri
thức.

91
MỤC LỤC
Câu 1: Chính sách thương mại quốc tế của Singapore. Bài học kinh nghiệm
cho VN. (2 gđ) ……………………………………………………………….1
Câu 2: Chính sách thương mại quốc tế của Singapore giai đoạn 1991 đến nay.
Bài học kinh nghiệm cho VN……………………………………………… 4

Câu 3: Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore. Bài học kinh nghiệm cho
VN(2gđ) …………………………………………………………………….....8

Câu 4: Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore giai đoạn 1991 đến nay. Bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.……………………………………………..12

Câu 5: Đặc điểm thị trường chủ yếu của Singapore. Giải pháp để hàng hóa
Việt Nam có thể thâm nhập/nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường trên…. 16
Câu 6: Đặc điểm kinh tế Singapore ………………………………..…………18
Câu 7: Giái pháp để nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Singapore vào VN ..19

Câu 8: Phân tích chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại đối với
sự phát triển của một quốc gia …………………………………………………21
Câu 9: Vai trò của chính sách thu hút đầu tư FDI với phát triển công
nghiệp……………………………………………………………………….22
Câu 10: Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.. 23

Câu 11: Phân tích mô hình, ND của CSTMQT của Malaysia giai đoạn 1990
đến nay. Bài học cho vn……………………………………………………….24
Câu 12: Phân tích Mh, ND CSĐTQT của Malaygd 1981-nay. Bài học cho
vn.....................................................................................................................28
Câu 13: Phân tích mô hình , ND chủ yếu của CSTMQT của Malaysia(cả 2gd)
…………………………………………………………………………..32

92
Câu 14: Phân tích mô hình , ND chủ yếu của CSĐTQT của Malaysia(cả
2gd).................40

Câu 15: Đặc điểm kinh tế nổi bật của Malaysia........ 47

Câu 16: Đặc điểm về thị trường Malaysia và một số giải pháp để hàng hóa VN
có thể thâm nhập, nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường Malaysia:….. 49

Câu 17: Giải pháp thu hút đầu tư Malaysia vào Việt Nam:…………….51

Câu 18: So sánh hai xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch:………….54

Câu 19: Phân tích đặc điểm kinh tế chủ yếu của các nướcc công nghiệp hóa ở
Châu Á Nics…………………...57

Câu 20: Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc
tế của Hàn Quốc? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách thương
mại quốc tế của Việt Nam?(cả 3gd)………….. 59
Câu 21: Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế
của HQ? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách ĐTQT của VN?
(cả 3 gd)………………… 64
Câu 22:  Giải pháp để nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào
VN?.................................70
Câu 23: Phân tích các xu hướng cơ bản chi phối csktđn của các quốc gia. liên
hệ thực tiễn đối với VN?.................... 72
Câu 24:  Đặc điểm thị trường, kinh tế chủ yếu của Hàn Quốc? Giải pháp để
hàng hóa VN có thể thâm nhập, nâng cao sức cạnh tranh vào thị trường
trên?....................80
Câu 25: Đặc điểm kinh tế Hàn Quốc………………….82

93
Câu 26: : Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách thương mại
quốc tế của Hàn Quốc giai đoạn 1982-nay? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn
thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam?.....................84
Câu 27: Phân tích mô hình, nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế
của HQ giai đoạn 1991 đến nay? Bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện
chính sách ĐTQT của VN?......................87

94

You might also like