You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN


---oOo---

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN “ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG” HỌC KỲ II
(2021-2022)
Mã lớp học: 20DTM

PHÂN BIỆT CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ


ĐẦU TƯ KINH DOANH CỦA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC

Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Kiệt


Người hướng dẫn: TS. Trần Khải Thành
MSSV: 84012002034
Ngày sinh: 27/02/2002

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
I. Chính sách đầu tư kinh doanh của Việt Nam...............1
1.1. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn Người ta có thể
phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác
nhau và mỗi tiêu thức phân loại đó lại hình thành các môi
trường thành phần khác nhau:..........................................1
1.2. Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư...............1
1.3. Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà
đầu tư và người nước ngoài..............................................1
1.4. Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài ....1
1.5. Miễn giảm thuế.........................................................1
II. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
..........................................................................................2
Những chính sách nổi bật của Trung Quốc trong thu hút
vốn đầu tư nước ngoài:.....................................................2
III. Chính sách thương mại Việt Nam..............................3
Mục tiêu 1 ....................................................................3
Mục tiêu 2 ....................................................................3
IV. Chính sách thương mại Trung Quốc..........................5
a) Chính sách mặt hàng:...................................................5
b) Chính sách thị trường:..................................................6
c) Các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia
vào xuất khẩu:..................................................................6
V. Danh mục tài liệu tham khảo.......................................7
I. Chính sách đầu tư kinh doanh của Việt Nam
1.1. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn
Người ta có thể phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau và
mỗi tiêu thức phân loại đó lại hình thành các môi trường thành phần khác nhau:
– Căn cứ phạm vi không gian: có môi trường đầu tư nội bộ doanh nghiệp, môi
trường đầu tư trong nước và môi trường đầu tư quốc tế.
– Căn cứ vào lĩnh vực: có môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi
trường kinh tế, môi trường văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng…
– Căn cứ vào tính hấp dẫn: có môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, môi
trường đầu tư có tính trung bình, môi trường đầu tư có tính cạnh tranh thấp và
môi trường đầu tư không có tính cạnh tranh.
1.2. Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư
Về quyền cơ bản và các đảm bảo cho các nàh đầu tư gồm:
– Đảm bảo không tước đoạt.
– Đảm bảo cho những mất mát: Sự đảm bảo này diễn ra trong các trường hợp
sau:
+Quốc hữu hoá.
+ Phá huỷ do chiến tranh.
+ Tính không chuyển đổi được của tiền tệ.
– Chuyển (gửi) ngoại hối.
1.3. Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và
người nước ngoài
Bao gồm các vấn đề sau:
-Việc tuyển dụng người nước ngoài
-Quyền sở hữu trí tuệ.
-Sự ưu tiên với các nhà đầu tư chính phủ
-Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng .
Bao gồm:
+Cạnh tranh nhập khẩu.
+Cạnh tranh Chính Phủ.
+Cạnh tranh nội địa thông qua việc đánh thuế từ các hàng rào chắn thâm nhập
vào ngành công nghiệp.
1.4. Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài 
Đây cũng có thể coi là một trong những khuyến khích đầu tư , bởi vì nó làm
cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng cào khẳ năng ổn định của khoản đầu
tư cũng như những quyền khác. Nói chung, đối với các nhà đầu tư thì thuận lợi
nhất vẫn là đuợc sở hữu bất động sản. Nếu việc sở hữu bất động sản không
được luật pháp cho phép thì các nhà đầu tư đòi hỏi phải được sử dụng bất động
sản trong một thời gian hợp lý.

1.5. Miễn giảm thuế.


Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với
định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 1


chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập
khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
– Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay
phần kiếm được từ cổ phiếu.
– Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

II. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
Trong những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước
nhảy vọt đầy ấn tượng, vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới. Sự thành công của quốc gia này hình thành trên cơ sở nhiều nhân tố,
trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một nhân tố quan trọng.
Năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng chóng mặt
lên mức cao kỷ lục, theo thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc thì tỷ lệ tăng
là 17,4% lên tới mức 105,7 tỷ USD. Từ đó, có thể thấy Trung Quốc đang dần
khẳng định vị trí của mình là một điểm đến đáng tin cậy của các nhà đầu tư
nước ngoài.
Những chính sách nổi bật của Trung Quốc trong thu hút vốn đầu tư nước
ngoài:
 

 Ban hành các chính sách cơ bản hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa
các ngành và khu vực trong cả nước trong từng giai đoạn, ban hành một số quy
định hướng dẫn đầu tư nước ngoài và danh mục hướng dẫn về sản xuất để thu
hút FDI, phát triển vùng lãnh thổ,…
 Thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật, mở cửa các
thành phố ven biển để tạo điều kiện tập trung thu hút FDI. Trọng điểm chiến
lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là từng bước chuyển về phía tây, kêu
gọi thương nhân nước ngoài đầu tư, gia tăng nguồn vốn để xây dựng hạ tầng,
bảo vệ môi trường,…
 Nhà nước ưu tiên một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng
sạch và nguyên vật liệu để chuyển hướng đầu tư nước ngoài vào các tỉnh miền
tây và miền Trung. Đồng thời, có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn và các biện
pháp ưu đãi khác.
 Hệ thống pháp luật chặt chẽ về tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với
hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ giúp quốc gia
này ngày càng thu hút được nguồn vốn FDI sạch, đảm bảo cho sự phát triển
bền vững. Với nhiều chính sách hợp lý, đúng thời điểm, Trung Quốc trở thành
cái máy hút FDI khổng lồ trên khắp thế giới, nhẹ nhàng bước qua giai đoạn khó
khăn của nền kinh tế toàn cầu.

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 2


III. Chính sách thương mại Việt Nam
 Chính sách kinh tế giai đoạn 1975-1986 
 Kinh tế kế hoạch hoá tập trung. 
 Kinh tế đóng. 
 Khối lượng nhập khẩu được xác định dựa trên dự báo chênh lệch giữa giữa
cung và cầu nội địa; khối lượng xuất khẩu được xác định nhằm bù đắp
nhập khẩu theo kế hoạch. 
 Các công cụ trong chính sách thương mại không được sử dụng để hỗ trợ
cho chính sách công nghiệp. 
 Rất ít các công ty được cấp phép tham gia các hoạt động ngoại thương.
 Cải cách thương mại trong chính sách đổi mới năm 1986 
Mục tiêu 1 
 Tự do hoá giá trong nước, kết nối với giá thế giới 
 Gia tăng số lượng các công ty ngoại thương. 
 Sử dụng các công cụ bảo hộ như thuế quan, hạn ngạch, và giấy phép. 
Xoá bỏ biến dạng của tỷ giá hối đoái. 
Mục tiêu 2 
 Khuyến khích các ngành có định hướng xuất khẩu thông qua việc giải
quyết tình trạng thiên lệch chống xuất khẩu do chính sách bảo hộ.
 Các biện pháp cụ thể 
 Nới lỏng các biện pháp hạn chế tham gia hoạt động ngoại thương. 
 Xoá bỏ sự biến dạng của tỷ giá hối đoái. 
 Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 
 Triển khai các công cụ bảo hộ trong chính sách thương mại trong giai đoạn
đầu; sau đó lại tự do hoá thương mại đáng kể nhằm cải thiện các động cơ
khuyến khích xuất khẩu.

a. Xoá bỏ rào cản tham gia kinh doanh ngoại thương 


- 1988, định hướng nới lỏng dần các quy định hạn chế việc thành lập các công
ty ngoại thương. 
- 1989, bãi bỏ qui định các DNNN phải hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu sang
CMEA trước khi xuất khẩu sang khu vực ngoại tệ có khả năng chuyển đổi; Các
doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có thể xuất khẩu được phép bán hàng
cho bất kỳ công ty ngoại thương nào có giấy phép phù hợp. 1991, các công ty
tư nhân được cấp phép sẽ trực tiếp tham gia XNK. 
Để được cấp phép XNK cần có hợp đồng ngoại thương, giấy phép giao hàng,
vốn lưu động tối thiểu 200.000 USD.
- 1995, bãi bỏ qui định các nhà nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu trên cơ
sở hàng chuyến đối với nhiều hàng hóa tiêu dùng và sản xuất. 
- 1998, Nghị định 58/1998/NĐ-CP cho phép các DN được quyền xuất khẩu
trực tiếp những mặt hàng xuất khẩu không thuộc diện quản lý điều tiết trong
giấy phép kinh doanh của mình. 
- 2001, cho phép mọi pháp nhân và thể nhân (công ty và cá nhân) xuất khẩu
hầu hết mặt hàng trong giấy phép kinh doanh của mình.

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 3


Kết quả: số lượng các công ty ngoại thương tăng từ 30 công ty năm 1988 lên
1.2%, năm 1998 lên 16.2% trong năm 2001 (Auffret, 2003)

b. Xoá bỏ các biến dạng của tỷ giá hối đoái 


- 1988, các doanh nghiệp được tự do nắm giữ ngoại tệ, mở tài khoản ngoại tệ,
sử dụng chuyển khoản để thanh toán nhập khẩu và hoàn trả các khoản vay
nước ngoài. 
- 1989, thống nhất hệ thống tỷ giá hối đoái. 
- 1991, sàn giao dịch ngoại tệ được mở ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. -
1996, bãi bỏ thuế chuyển ngoại tệ về nước. 
- 1998, cho phép các giao dịch hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi tỷ giá; ban hành
qui định bán một phần ngoại tệ áp dụng cho các doanh nghiệp có tài khoản
ngoại tệ. 3/21/2014 
- 1999, khuyến khích hoạt động ngoại thương thông qua giảm mức qui định
bán ngoại tệ từ 80 phần trăm xuống 50 phần trăm thu nhập ngoại hối. - 2001,
giảm qui định bán ngoại tệ từ 50 phần trăm xuống 40 phần trăm.
- 2002, giảm qui định bán ngoại tệ từ 40 phần trăm xuống 30 phần trăm.
- 2004, bãi bỏ quy định bán ngoại tệ cho Nhà nước.

c. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 


- 1992, ký kết hiệp định thương mại với EU thiết lập hạn ngạch xuất khẩu hàng
dệt may và quần áo sang EU cũng như ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng
nhập khẩu chọn lọc từ EU. 
- 1993, Việt Nam gia nhập Hội đồng Hợp tác Thuế quan (CCC). 
- 1994, Việt Nam đạt tư cách quan sát viên GATT. 
- 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và là thành viên AFTA. 
- 2000, ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. 
- 2002, Tổ đàm phán của chính phủ bắt đầu các phiên làm việc về gia nhập
WTO ở Geneva (tháng 4-2002).

d. Triển khai các công cụ chính sách thương mại (nhằm bảo hộ sản xuất nội
địa) 
Hạn ngạch nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan khác 
- 1989, bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với tất cả , trừ 14 mặt hàng NK;
-1994, 15 mặt hàng; 1995, 7 mặt hàng; 1996, 6 mặt hàng. 
- 1989, bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với tất cả ngoại trừ 10 mặt hàng xuất
khẩu; 1995, 1 mặt hàng (gạo). 
- 2003, áp dụng hạn ngạch thuế quan cho sữa nguyên liệu, sữa đặc, trứng gia
cầm, bắp, muối, sợi cotton, … 
- 1989, bãi bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu bằng ngân sách. 
Các trở ngại về thủ tục cấp phép. 
Các hạn chế định lượng sau 
Thuế quan nhập khẩu 
- 1988, ban hành Luật thuế XNK 

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 4


- 1989, giảm số loại hàng hóa xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu từ 30 xuống 12 và
giảm hầu hết thuế suất; giảm số loại hàng hóa nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu
từ 124 xuống 80, phạm vi thuế suất mở rộng từ 5-50% lên 5-120%. 
- 1992, áp dụng biểu thuế quan hợp nhất, chi tiết hơn dựa vào Hệ thống hài hoà
danh mục thuế quan (HS). 
- 1993, áp dụng thiết kế tổng thể của Liên hiệp quốc về chứng từ thương mại để
kê khai hải quan. 
- 1998, việc quản lý nhập khẩu hầu hết hàng hóa tiêu dùng chuyển sang thuế
quan thay cho hạn ngạch hay cấp phép Sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu, áp
dụng ba biểu thuế quan bao gồm:
o Thuế suất theo thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT): chiếm khoảng
20% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000.
o Thuế suất theo MFN: chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch nhập khẩu năm
2000.
o Thuế suất chung dành cho các nước không thuộc loại (1) và (2) (cao hơn 50%
so với thuế suất MFN).

IV. Chính sách thương mại Trung Quốc


Giai đoạn 1978-2001
-Mô hình:

Thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với bảo hộ một cách có chọn lọc các ngành công
nghiệp có lợi thế quốc gia

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu

a) Chính sách mặt hàng:

Chia làm 3 giai đoạn:

+Giai đoạn 1:

Từng bước chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ chế trong đó chủ yếu là
nông sản và khoáng sản sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ,chế
biến sử dụng nhiều lao động.

+Giai đoạn 2:

Chuyển từ giai đoạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệp nhẹ nhiều lao
động sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng chế tạo&hóa chất

+Giai đoạn 3:

Chuyển từ xuất khẩu công nghiệp nặng, hóa chất sang xuất khẩu các sản phẩm
công nghệ cao.

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 5


Đối với nhập khẩu: Trung quốc ưu tiên nhập khẩu sản phẩm công nghệ như
máy móc thiết bị và các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng nhập khẩu.

b) Chính sách thị trường:

Trung Quốc áp dụng các biện pháp ưu tiên khuyến khích trong việc thâm nhập
thị trường mới và thị truờng hiện có bằng cách xuất khẩu những sản phẩm mới
có khả năng cạnh tranh nhằm đạt dc mục tiêu đa dạng hóa thị trường trong
quan hệ thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng

+ Nhóm thị trường các nước phát triển : các mặt hàng truyền thống, tuyệt đối

+ Nhóm mặt hàng các nước có trình độ phát triển thấp hơn: Châu Á xuất khẩu
mặt hàng công nghệ cao.

c) Các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu:
 

+Văn phòng thúc đâỷ xuất khẩu (EPO)thực hiện:

+Thương vụ: Có mặt ở trên 220 quốc gia trên thế giới

 .Hỗ trợ cho chính phủ trong việc tham gia vào kí kết các hiệp định thương
mại,đàm phán để ra nhập các tỏ chức thương mại khu vực và thế giới
 .Hỗ trợ chính phủ và các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp
thương mại nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp
 .Cung cấp thông tin về thị trường nc ngoài cho các DN trong nc
 .Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm các mặt hàng, kí kết hợp đồng và tạo lập
kênh phân phối
 .Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc giới thiệu quảng bá sản
phẩm ra thị trường nc ngoài
 -Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu

2 Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật và các cơ quan chức năng thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra và giám định chất lượng hàng xuất khẩu 

3 Áp dụng thưởng xuất khẩu đối với 100 sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng
cao nhất .

+Hỗ trợ tài chính chủ yếu thông qua chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh
nghiệp cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng
hàng xuất khẩu

Chính sách quản lý nhập khẩu

1 Áp dụng biện pháp thuế quan nhập khẩu.

2 Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu 

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 6


3 Đưa ra các biện pháp chống bán phá giá

Giai đoạn từ 2002 đến nay:

Mô hình chính sách :

Thúc đẩy xuất khẩu tiếp tục đc duy trì đồng thời thực hiện tự do hóa thương
mại theo quy định của WTO và các cam kết trong hiệp định thương mại song
phương và đa phương

Biện pháp :

Các biên pháp thúc đẩy xuất khẩu

+Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở thời kỳ trc đồng thời
tăng cường áp dụng các biện pháp mới thông qua việc chú trọng hoàn thiện hệ
thống pháp luật,xây dựng cơ sở hạ tầng đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

+ Tăng cường thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại 

+Chi phí Trung Quốc thực hiện tăng cường dự trữ ngoại tệ 

+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ thanh thoán 

+Tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám định hàng xuất khẩu 

+Công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Biện pháp quản lý nhập khẩu

+ Chuyển sang áp dụng các bp mang tính kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn quốc gia
và quốc tế

+Từng bước áp dụng chính sách chống bán phá giá 

+ Tăng cường áp dụng hạn chế xuất khẩu tự nguyện 

+ Thuế quan nhập khẩu được điều chỉnh theo hướng tự do hóa thương mại theo
quy định của WTO.

V. Danh mục tài liệu tham khảo

1.Những chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Lê
Thủy Tiên, 31/8/2021.

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 7


https://luatminhkhue.vn/nhung-chinh-sach-nham-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-
tai-viet-nam.aspx
2.Đặc trưng của thương mại Trung - Việt và phân tích nguyên nhân của
nó, PGS.TS Phan Kim Nga, Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, Viện
KHXH Trung Quốc, (08/09/2010), http://vnics.org.vn/Default.aspx?
ctl=Article&aID=201

3.Bài học về luật thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đối với Việt
Nam, Luật Tân Phú, 30/7/2020
https://www.luatanphu.vn/bai-hoc-ve-luat-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-cua-
trung-quoc-doi-voi-viet-nam.html

4.CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM, Đinh Công Khải,


21/3/2014

https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP06-552-L14V-Chinh%20sach
%20thuong%20mai%20o%20Viet%20Nam--Dinh%20Cong%20Khai-2014-
03-21-09161201.pdf

5.Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay,
quantri123.com, 26/5/2019

https://www.quantri123.com/chinh-sach-thuong-mai-quoc-te-cua-trung-quoc-
tu-1978-den-nay/

84012002034 - Nguyễn Tuấn Kiệt 8

You might also like