You are on page 1of 14

WELCOME!

Nguyễn Lê Anh Yến – 2122104030232


Nguyễn Đỗ Thu Như – 2122104030200
Nguyễn Thị Ánh Dương - 2122104030102
KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THÁI LAN


• Sau khi Chính quyền Quân sự lên nắm quyền điều hành, quản lý
đất nước ở Thái Lan (2014), tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014-
2015 bị chậm lại. Từ năm 2016 đến nay, nền kinh tế Thái Lan đã
có sự phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 là 3,3% (412 tỉ
USD), năm 2017 là 3,9% (455 tỉ USD) và Quý I/2018 là 4,8%.
Lạm phát trong năm 2016 là 0,2%; 2017 là 0,7% và trong 6 tháng
đầu năm 2018 là 1,5%.
• Triển vọng kinh tế Thái Lan hiện đang được các định chế tài chính
quốc tế đánh giá tốt, tuy nhiên do tình hình chính trị nội bộ vẫn
tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nên rất khó để dự báo về tăng trưởng
thời gian tới.
• Hiện nay, Thái Lan đang tập trung triển khai nền
kinh tế 4.0 với mục tiêu tăng cường đầu tư vào hạ
tầng kỹ thuật số để tạo thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế; thay đổi về luật pháp để hỗ trợ đổi mới
sáng tạo; đầu tư và xây dựng mạng lưới hạ tầng
thông tin tại Thái Lan và khu vực xuyên biên giới
• Thái-lan với 68 triệu dân không giấu tham vọng dẫn
đầu khu vực ASEAN trong lĩnh vực công nghệ số.
Mục tiêu của Chính phủ Thái Lan, đến năm 2027,
nền kinh tế số sẽ đóng góp 25% GDP cho nước này.
Để làm được điều đó, Thái-lan đã đầu tư 2,5 tỷ bạt
(1.500 tỷ đồng) cho nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ số
• Trong thời gian tới, Thái-lan sẽ xây dựng Công viên số có tổng diện tích hơn 60ha tại
thành phố Chonbunri. Đây được coi là tổng hành dinh của thành phố thông minh trong
tương lai, nơi sẽ hỗ trợ các dịch vụ về công nghệ, khởi nghiệp, giúp Chính phủ Thái-lan
hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo có ích cho xã hội.
•  Ngoài mục tiêu trước mắt là cho phép mọi người ở Thái-lan có thể truy cập internet tốc
độ cao, mục tiêu thứ hai mà chính phủ hướng tới là kết nối tất cả trường học, bệnh viện
và đô thị. Theo kế hoạch, tất cả sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2018. Một khi triển
khai thành công, Chính phủ sẽ lên kế hoạch cung cấp nhiều dịch vụ điện tử, bao gồm
thương mại điện tử cho cộng đồng nông thôn, y tế điện tử, giáo dục điện tử và một nền
nông nghiệp điện tử, giúp nông dân Thái-lan nâng cao khả năng khai thác tiềm năng bất
tận của internet.

• Tất cả nằm trong kế hoạch của Chính phủ Thái-lan nhằm chuyển đổi nền kinh tế nước
này từ dựa vào sản xuất sang dựa vào công nghệ số. Kế hoạch này được Thủ tướng
Prayut Chan-ocha ủng hộ trong nỗ lực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và khởi
nghiệp.
• Ngoài ra, trong tổng thể mục tiêu thúc đẩy ưu tiên nghị
sự của Năm APEC 2022, Chính phủ Thái Lan gần đây
tăng cường tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá
mô hình kinh tế “Xanh-Tuần hoàn-Sinh học (BCG)”
• Trong hai ngày 21 và 22/7, Cục Quan hệ công chúng
trực thuộc Chính phủ Thái Lan tổ chức nhiều hoạt động
tìm hiểu về việc ứng dụng mô hình kinh tế BCG, tại tỉnh
Rayong, nơi được coi là trái tim của Hành lang kinh tế
phía Đông. 
• Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Cơ quan phát triển
khoa học và công nghệ Thái Lan khẳng định bằng cách
tận dụng khoa học, công nghệ và đổi mới thông qua
cách tiếp cận toàn xã hội, mô hình kinh tế BCG sẽ giúp
các nền kinh tế thành viên APEC phục hồi và tăng
trưởng bền vững, bao trùm.
• Được biết, mô hình BCG bao phủ 4 khu vực kinh tế gồm thực phẩm và nông
nghiệp; y tế và sức khỏe; năng lượng, vật chất và hóa sinh; và du lịch và nền
kinh tế sáng tạo.

• Trong khi đó, Tổng Thư ký Văn phòng Hành lang Kinh tế phía Đông nhấn
mạnh, Thái Lan mong muốn hợp tác với các quốc gia khác trong các dự án
phát triển công nghệ không dây và kỹ thuật số 5G, xe điện, điện tử thông
minh cũng như y tế và chăm sóc sức khỏe.

• Việc thực hiện sáng kiến này sẽ đạt được 4 mục tiêu: ứng phó với biến đổi
khí hậu, bao gồm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0; thương mại và đầu tư
bền vững; quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn môi
trường, đa dạng sinh học; quản lý rác thải bền vững.
• Mô hình kinh tế BCG khuyến khích các nhà chế
tạo áp dụng các kỹ thuật có thể gia tăng giá trị
cho sản phẩm và có tác động tối thiểu hoặc
không ảnh hưởng đến môi trường.

• Với mục tiêu đạt được mức độ trung hòa khí


thải carbon vào năm 2050, Thái Lan đang nỗ
lực hành động để giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính bằng cách áp dụng mô hình BCG
và coi đây một con đường để đạt được phát triển
kinh tế xanh, bền vững. Triển vọng kinh tế Thái
Lan hiện đang được các định chế tài chính quốc
tế đánh giá tốt
• Tuy nhiên do tình hình chính trị nội bộ vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố
rủi ro nên rất khó để dự báo về tăng trưởng thời gian tới; dự báo
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong năm 2018 không
vượt quá 3,9% và năm 2019 khoảng 3,7%.
• Một số ngành kinh tế được Thái Lan xác định là trọng điểm gồm:
du lịch, nông ngư nghiệp (xuất khẩu gạo đứng thứ nhất thế giới,
xuất khẩu hải sản đứng thứ ba thế giới), tự động hóa và phụ tùng ô
tô, điện tử, thực phẩm và kinh doanh nông phẩm.
• Xuất khẩu của Thái Lan năm 2015 đạt 214 tỉ USD, năm 2016 đạt
214 tỉ USD, năm 2017 đạt 235 tỉ USD. Nhập khẩu năm 2015 đạt
187 tỉ USD, năm 2016 đạt 178 tỉ USD, năm 2017 đạt 203 tỉ USD.
• Các đối tác thương mại chính của Thái Lan (dựa
trên số liệu thống kê về xuất nhập khẩu) là: Trung
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Việt Nam,
Australia, Malaysia, Indonesia, Singapore,
Philippine.  
• Trong chính sách kinh tế vĩ mô, Thái Lan xác định
xuất khẩu là động lực phát triển nền kinh tế với
kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Trong đó,
Thái Lan xác định 5 lĩnh vực ưu tiên bao gồm lúa
gạo; hải sản; ôtô và phụ tùng ôtô; sản phẩm từ cao
su và phụ tùng máy móc.
Một số quy định về xuất nhập khẩu, trong hồ sơ xin nhập khẩu hàng hóa vào Thái
Lan bắt buộc phải có chứng từ nhập khẩu và phiếu đóng gói, cụ thể:

• Về chứng từ nhập khẩu, yêu cầu phải có tối thiểu 5 bộ hóa đơn thương mại
(nước xuất xứ, nước nhập khẩu, ngày mua và bán hàng hóa, phương thức đóng
gói, nhãn mác, tổng số gói hàng, thông tin mô tả hàng hóa, giá bán) và 02 vận
đơn (người gửi hàng, người nhận hàng cuối cùng và đại lý trung gian, nhãn mác
và số của những gói hàng, những chi tiết khác về nhà nhập khẩu).

• Về phiếu đóng gói, gồm có giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận đặc biệt,
giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu. Đặc biệt lưu ý một số mặt hàng bị
Thái Lan cấm nhập khẩu như: thuốc lá, thạch tín/chất photpho sunfua, chất hóa
học etylen diclorua, chất thải có chứa chất hóa học tali và phế liệu.
• Về chính sách thuế và thuế suất: Tại Thái Lan, thông thường, nhà cung cấp
hoặc nhà sản xuất sẽ là người lập hóa đơn khai báo về giá trị và số lượng của
hàng hóa để tính thuế. Tuy nhiên, cơ quan hải quan có quyền định giá lại giá trị
của hàng hóa đó để đánh thuế, nếu trong trường hợp họ nghi ngờ người khai đã
khai thấp hơn mức giá trị thực tế trên thị trường.
• Về tập quán kinh doanh, Thái Lan là một trong những nước phát triển nhanh
hơn so với mặt bằng chung ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tác phong của
người dân Thái Lan nói chung và doanh nghiệp nói riêng khá "đủng đỉnh". Giờ
làm việc thường từ 8h-17h hoặc 9h-18h, trong đó thời gian ăn trưa từ 12h-13h.
• Người Thái Lan không quá nặng nề việc bạn trễ hẹn hay đến dự các cuộc họp
trễ, chỉ cần bạn điện thông báo về việc đến trễ của mình. Tháng 4 và tháng 5 là
thời gian nghỉ chính ở Thái Lan, do đó doanh nghiệp nên tránh các cuộc hẹn
làm việc với đối tác vào thời gian này.
• Doanh nghiệp Thái Lan rất tôn trọng các nhân vật cấp
cao trong tổ chức. Vì vậy, khi tiếp xúc, cần nắm chắc vị
thế của đối tác để đảm bảo thể hiện sự tôn trọng phù
hợp, đặc biệt là tránh giao tiếp nhầm trong lần đầu gặp
mặt. Người Thái thích làm ăn với người mà họ tôn trọng.
Mối quan hệ tiến triển từng bước trên cơ sở nhiều lần
tiếp xúc, gặp gỡ để tạo dựng và củng cố niềm tin, tình
cảm.

• Tiếng Anh được sử dụng tương đối phổ biến trong các
doanh nghiệp Thái Lan, đặc biệt là các công ty lớn ở
Bangkok. Tuy nhiên, khi giao tiếp tiếng Anh nên nói đơn
giản, tránh sử dụng thành ngữ hoặc các cách nói mang
tính hình tượng.
THANK YOU!

You might also like