You are on page 1of 4

INDONESIA

Dân số: Dân số hiện tại của Indonesia là 281.103.336 người vào ngày
23/03/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Indonesia đang đứng thứ 4
trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, chiếm
3,51% dân số thế giới.
Kinh tế chính trị: Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng 5,3% trong năm 2022, vượt
mức 3,7% đạt được vào năm 2021. Khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát hợp
lý và hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, chính phủ vẫn lạc quan về việc
đạt mục tiêu tăng trưởng 4,3 - 5,3% vào năm 2023 và cao hơn nữa là 4,7 - 5,5%
vào năm 2024. Tiêu dùng đang dần phục hồi và giá hàng hóa cao hơn dự kiến đã
làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, tạo lợi nhuận bất ngờ cho doanh
thu tài chính của chính phủ. 2023 sẽ là năm bản lề của những thách thức về chính
trị, khiến chính phủ khó có thể thực hiện những chính sách không được ủng hộ
nhưng cần thiết, chẳng hạn như tăng lãi suất hơn nữa để ổn định đồng rupiah và
kiểm soát lạm phát, hoặc ban hành luật giúp thị trường lao động linh hoạt hơn để
kích thích đầu tư và do đó tạo ra việc làm. Chính phủ cũng có xu hướng can
thiệp nhiều hơn so với cách tiếp cận thị trường thụ động, vì điều này mang lại
hiệu quả chính trị tốt hơn.
Pháp luật: Đối với sản phẩm FFPO nhập khẩu vào Indonesia được chia thành 2
loại và phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Indonesia.
Nhập khẩu từ nước có hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm được công nhận theo
hệ thống/quy định về Sản xuất nông nghiệp bền vững (GAP – Good Agricultural
Practices), Vận chuyển đảm bảo (GHP – Good Handling Practices) và Thực hành
tốt sản xuất (GMP – Good Manufacturing Practices). Trước khi xuất khẩu, cần
thông báo (prior notice) qua mạng internet với Cơ quan kiểm dịch nông nghiệp
Indonesia (IAQA), chi tiết trong quy định gửi kèm;
Hoặc nhập khẩu từ nước có hệ thống phòng xét nghiệm được đăng ký với IAQA.
Trước khi xuất khẩu, cần thông báo (prior notice) qua mạng internet với IAQA
và gửi kèm giấy chứng nhận của phòng xét nghiệm (CoA).
Trước khi xuất khẩu, các giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải
được cơ quan kiểm dịch an toàn thực phẩm (NFSCA) của nước xuất khẩu gửi
đến Bộ Nông nghiệp Indonesia và sao gửi một bản tới Cục kiểm dịch nông
nghiệp.
Quy định được ban hành ngày 17/2/2015 thay thế Quy định số 88/2011 và có
hiệu lực từ ngày 17/2/2016, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và kiểm soát
an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu.
Được biết, Việt Nam và Indonesia cùng là thành viên của Khu vực ASEAN và
diễn đàn APEC. Indonesia là đối tác quan trọng, giàu tiềm năng đối với Việt
Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng là nước được Indonesia đánh giá cao với vị thế
là một trong những nước có ảnh hưởng lớn trong nội khối ASEAN.
Việt Nam và Indonesia đã ký trên 30 Hiệp định và thỏa thuận. Hợp tác kinh tế-
thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Indonesia ổn định. Kim ngạch thương mại
hai chiều tăng trưởng tốt, đạt hơn 4,6 tỷ USD năm 2012, hướng tới mục tiêu 5 tỷ
USD hoặc cao hơn trước năm 2015. Indonesia có 35 dự án đầu tư tại Việt Nam
với số vốn trên 282 triệu USD, đứng thứ 27 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam cũng có 7 dự án đầu tư sang Indonesia với
số vốn 107 triệu USD.
Văn hoá: Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo. Nhưng nền văn
hoá của Indonesia là nền văn hoá không thuần nhất. Đó là sự hoà hợp đa dạng
giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo có ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Indonesia (khoảng 86% dân số là người
hồi giáo). Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có
khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt. Dù đã
trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như
Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của
Indonesia lại có sự phân hóa sâu sắc. Đất nước Indonesia là đất nước của những
lễ hội. Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Người dân Indonesia
tham gia lễ hội với tinh thần dân tộc nồng nhiệt làm cho du khách như bị níu
chân cùng hòa mình vào không khí thân tình.
Văn hoá (Ẩm thực): Từ những gánh hàng rong trên hè phố, các gian hàng ẩm
thực đến các nhà hàng, khách sạn sang trọng đều có thực đơn các món ăn truyền
thống của Indonesia. Dù ở đâu đặc điểm dễ nhận nhất của ẩm thực Indonesia
chính là gia vị nồng cay trong tất cả mọi món ăn. Người Indonesia có cách ăn rất
phong phú, nhiều gia vị, màu sắc hài hòa. Tuy nhiên, lúc nào trong khẩu phần ăn
cũng đều có ba món: nước dừa, ớt và đậu phộng. Ớt và tiêu đỏ là những loại gia
vị chính có mặt trong hầu hết các món ăn. Gia vị là yếu tố quan trọng nhất để chế
biến thức ăn nên người Indonesia khá “mạnh tay” khi nêm nếm. Bởi vậy, những
món ăn tại đây thường có vị cay nồng, vị mặn quá tay và vị ngọt quá gắt. Nếu
không quen ăn cay, khi đến các quán ăn tại Jakarta, bạn phải nói “Tidak pakai
cabe” để dặn dò đầu bếp nêm nếm gia vị vừa phải.

Môi trường tự nhiên


Các vấn đề môi trường ở Indonesia liên quan đến mật độ dân số cao và công
nghiệp hóa nhanh, và chúng thường được ưu tiên thấp hơn do mức nghèo đói cao
và quản lý nguồn lực có hạn chế.
Các vấn đề bao gồm nạn phá rừng quy mô lớn (phần lớn là bất hợp pháp) và các vụ
cháy rừng liên quan gây ra sương mù dầy đặc ở các khu vực phía
Tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên
biển; và các vấn đề về môi trường liên quan đến quá trình đô thị hoá nhanh chóng
và phát triển kinh tế, bao gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác thải và
các dịch vụ nước và nước thải đáng tin cậy được.
Nạn phá rừng và sự tàn phá đất than bùn làm cho Indonesia trở thành nước phát
thải khí nhà kính lớn thứ ba trên thế giới. Việc phá hủy môi trường sống đe doạ
đến sự sống còn của các loài bản địa và các loài đặc hữu, bao gồm 140 loài động
vật có vú được IUCN xác định là bị đe dọa và 15 loài được xác định là đang bị đe
dọa nghiêm trọng kể cả con đười ươi Sumatra.

Cơ sở hạ tầng, giao thông


Theo Báo cáo độc lập mang tên “Tác động của phân bổ cơ sở hạ tầng ở Indonesia”
- bao gồm tất cả các dự án đang xây dựng và hoàn thành từ đầu năm 2015, tính đến
tháng 12/2017 có khoảng 286 dự án đang được xây dựng hoặc đã hoàn thành với
tổng giá trị là 103,44 tỷ USD. Các dự án này bao gồm năng lượng, đường sá,
đường sắt, cảng biển, sân bay, hệ thống thoát nước và cáp băng thông rộng.
Theo các nhà tư vấn kinh tế của Tusk, việc cải thiện sự kết nối giữa khu vực nông
thôn và thành thị và giữa các đảo lớn sẽ giúp giảm chi phí logistic (và do đó phân
phối), tăng cường hội nhập thị trường nội địa và nâng cao sức cạnh tranh tổng thể
của nền kinh tế, do đó tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế.
Các dự án này sẽ được hoàn thành trước thời hạn đưa ra vào năm 2019/2020, tốc
độ tăng trưởng GDP của cả nước sẽ tăng lên 7,2% vào năm 2023. Nếu Chính phủ
đạt được ít nhất một nửa số dự án trong chương trình với số tiền là 120 tỷ USD
trong những năm từ 2020 - 2023, báo cáo ước tính rằng tốc độ tăng trưởng GDP
vào năm 2030 sẽ vượt quá 9%.
Báo cáo cũng dự báo rằng, năm 2030 sẽ là mốc thời gian quan trọng để đánh giá
thành quả các dự án đang được thực hiện hiện nay, tỷ lệ hộ đói nghèo của quốc gia
sẽ giảm từ khoảng 11% xuống còn 8%. Do đó, các dự án này không chỉ là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước mà đồng thời còn thực hiện được mục
tiêu xóa đói giảm nghèo của quốc gia.
Quan hệ kinh tế
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Indonesia thời gian qua ghi nhận sự phát
triển mạnh mẽ. Việt Nam và Indonesia đều là hai nền kinh tế có nhiều tiềm lực,
đang trỗi dậy, đang phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước
ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Năm 2013, kim ngạch thương mại song phương
chỉ đạt 4,87 tỷ USD thì 10 năm sau, kim ngạch đã tăng gần 3 lần, đạt 14,16 tỷ USD
vào năm 2022. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại song
phương đã đạt 6,73 tỷ USD./.

You might also like