You are on page 1of 4

STT Vị trí Nội dung thêm hoặc thay đổi

1 II.2.1.2 Thêm ở cuối đoạn gạch đầu dòng số 4 “Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
Gạch đầu
của Việt Nam sang Anh đạt 6.3 tỷ USD.”
dòng số 4
Trước II.2.2 Thêm nội dung sau vào II.2.1 (Hiện đã có II.2.1.1 và II.2.1.2)
II.2.1.3 Cán cân thương mại giữa Việt và Anh
Các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Anh tăng bình quân là 12,2%/năm tuy nhiên mức
nhập khẩu bình quân từ thị trường này chỉ tăng 6,2%/năm, trong giai đoạn từ
2013 đến 2017.

Thương mại song phương giữa Việt và Anh. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của
Việt Nam và Vương quốc Anh là 3,12 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm
2017, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và
vương quốc Anh luôn có sự chênh lệch rất lớn và liên tục từ 2015 đến 2019.
Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương
quốc Anh đạt 6,6 tỷ USD với 5.7 tỷ USD là xuất khẩu và 0.8 tỷ USD là kim ngạch
nhập khẩu. Năm 2021 và 2022, kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 5,8 tỷ USD và
6,8 tỷ USD.
Trước I.2.2 Thêm nội dung sau vào I.2.1 (Hiện đã có I.2.1.1 và I.2.1.2)
I.2.1.3 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
Theo số liệu từ cục thống kê, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu bắt đầu có sự chênh lệch lớn từ năm 2015, với kim ngạch xuất khẩu là
30.9 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu là 10.5 tỷ USD. Sự chênh lệch này cho
thấy Việt Nam có giá trị xuất khẩu gấp 3 lần giá trị nhập khẩu từ Liên minh
Châu Âu. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng thương mại trong giao thương hai
phía. Tình hình này vẫn liên tục tiếp diễn đến năm 2019 và trong khoảng thời
gian này khoảng chênh lệch có lúc hơn cả 3 lần.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2012 – 7/2023. Nguồn: Tính
toán trên cơ sở dữ liệu WITS (2012 – 2021) và Tổng cục Hải quan (2022 –
7/2023)
Theo biểu đồ trên, giai đoạn sau 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Liên minh châu Âu vẫn có sự chênh lệch rất lớn. Thậm chí trong năm
2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng nhưng ở chiều
ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ châu Âu về Việt Nam lại suy giảm, điều này
càng khiến cho sự mất cân bằng trở nên trầm trọng hơn.

II.3.2 Thêm ở phần Thách thức trong Hiệp định EVFTA (hiện đang có I.3.2.1 và I.3.2.3
rồi)
I.3.2.3 Mất cân bằng cán cân thương mại
I.3.2.3.1 Thực trạng
Đứng trước sự mất cân bằng cán cân thương mại song phương, mối quan hệ
giao thương của hai phía có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi mà lượng hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam đi châu Âu tăng nhanh và mạnh, trong khi các doanh
nghiệp châu Âu lại chưa bán được nhiều hàng hóa sang Việt Nam. Để hướng
tới mối quan hệ song phương bền vững lâu dài, Nam phải thiết lập thương mại
cân bằng, xuất khẩu nhiều sang EU, đồng thời tăng nhập hàng hóa từ thị
trường này.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ EU vào Việt Nam đạt trị giá lớn nhất đối với
các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị phụ
tùng; dược phẩm; sản phẩm hóa chất; và thức ăn gia súc và nguyên liệu…
I.3.2.3.2 Giải pháp
Để giảm sự mất cân bằng cán cân thương mai song phương giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu, tăng cường kim ngạch nhập khẩu từ châu Âu là điều thiết
yếu.
- Các doanh nghiệp châu Âu có thể tận dụng lợi ích thuế quan từ hiệp
định EVFTA để xuất khẩu sang Việt Nam và hưởng mức thuế quan tốt,
giảm được giá thành sản phẩm khi bán tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động bàn luận về các vấn đề thuế
quan, quy tắc xuất xứ, quy trình, quy định nhập khẩu với các doanh
nghiệp châu Âu để hàng hóa được nhập khẩu thuận lợi.
- Tăng cường quảng bá sản phẩm của châu Âu đến doanh nghiệp, người
tiêu dùng Việt Nam. Việc này sẽ giúp hàng hóa châu Âu tiếp cận ban
đầu với người tiêu dùng Việt cũng như tạo nhu cầu cho hàng hóa từ
châu Âu ở Việt Nam
- Các nhà nhập khẩu Việt Nam có nhu cầu hàng hóa Đức có thể tận
dụng các hoạt động hỗ trợ từ EVFTA để tìm hiểu thông tin, được tu
vấn về các cam kết trong EVFTA, từ đó kết nối với các nhà sản xuát
Đức một cách an toàn và hiệu quả.

I.1.3.2 Thay gạch đầu dòng đầu tiên bằng đoạn sau;
- Liên minh châu Âu cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng
85,6% số dòng thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực và sau 7 năm gia nhập,
số dòng thuế được xóa bỏ là 99,2% số dòng thuế. Số dòng thuế còn lại
(0,8%) tương đương 14 mặt hàng Mức thuế được Liên minh châu Âu
áp dụng trong hạn ngạch là 0%. Mức thuế ngoài hạn ngạch đối với
những mặt hàng này được quy định ở mức rất cao.

Thêm các gạch đầu dòng sau:


- EU có cơ chế phân bổ hạn ngạch theo các quy chế khác nhau. Cụ thể,
quy chế 2020/991 dành cho phân bổ hạn ngạch nhập khẩu đối với gạo
(13/5/2020 ) và Quy chế số 2020/1024 dành cho các mặt hàng khác
(14/7/2020)
- Cách thức hoạt động của Quy chế 2020/991: Hạn ngạch đối với mặt
hàng gạo được phân bổ theo từng quý trong ba quý đầu năm. Nếu quý
trước chưa dùng hết thì lượng hạn ngạch xin phép có thể chuyển sang
quý tiếp theo. Hạn ngạch của quý cuối cùng sẽ được cộng dồn phần
chưa sử dụng trong 3 quý đầu cho hết hạn ngạch của năm đó. Trường
hợp lượng đăng ký xin cấp phép ở mỗi giai đoạn vượt mực hạn ngạch
thì liên minh châu Âu sẽ phân bổ lại cho từng nha nhập khẩu châu ÂU
theo tỉ lệ tương ứng với số lượng đăng ký.
- Cách thức hoạt động của Quy chế 2020/2014: Hạn ngạch được cấp
theo quy tắc doanh nghiệp nào đăng ký trước thì sẽ được cấp hạn
ngạch trước cho đến khi mức hạn ngạch năm đó hết. Nếu nhiều doanh
nghiệp cùng xin cấp hạn ngạch và vượt mức cho phép thì liên minh
châu Âu chia lại theo tỉ lệ tương ứng với số lượng đã đăng ký.
- Trên thực tế, hiện nay lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Liên
minh Châu Âu vẫn chưa vượt mức hạn ngạch nên doanh nghiệp Việt
vẫn hưởng mức thuế 0%. Trong trương hợp hạn ngạch, số lượng hàng
hóa xuất/nhập khẩu đã vượt quá hạn ngạch trong năm thì việc
nhập/xuất khẩu trong năm đó sẽ không được tiếp tục nữa. Đối với hạn
ngạch thuế quan, nếu số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vượt quá
hạn ngạch thì sẽ phải chịu mức thuế quan cao hơn so với mức ưu đãi.
Ví dụ mặt hàng gạo, năm 2020 giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 600
USD/tấn, thuế ngoài hạn ngạch EU áp 175 Euro/tấn, tương đương
35%. Trước khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế nhập khẩu mà gạo Việt
Nam phải chịu khi xuất khẩu sang EU vào khoảng 15%.

You might also like