You are on page 1of 2

BÀI THU HOẠCH HỘI THẢO KHOA HỌC “KHU VỰC KINH TẾ

CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ


TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT, KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM”
Ngày 12/05/2023 Hội trường 801, tòa E4, Xuân Thủy
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
Mã sinh viên: 20050048
Lớp : QH2020 E KTQT CLC TT23 1
Thực trạng xóa bỏ hạn ngạch theo lộ trình tại các nước đang phát triển
 Ấn Độ
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, theo lộ trình cắt giảm thuế quan và xóa bỏ
hạn ngạch ASEAN – Ấn Độ giảm dần đều qua các năm, mức thuế suất bình quân dự
kiến giảm cho giai đoạn 2022 – 2027 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào
còn khoảng 1,86% vào năm 2022; 1,81% (năm 2023), 1,78% (năm 2024) và 1,67% từ
ngày 31/12/2024 – năm cuối lộ trình cắt giảm của Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Phù hợp với Hiệp định, các nước thành viên ASEAN và
Ấn Độ đã đồng ý mở cửa thị trường tương ứng bằng cách giảm dần và xóa bỏ thuế
quan đối với 76,4% hàng hóa và tự do hóa thuế quan đối với hơn 90% hàng hóa. Kể từ
khi Hiệp định AITIGA có hiệu lực thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ đã
gia tăng đáng kể, với xuất khẩu tăng 23% và nhập khẩu tăng 55% trong vòng một thập
kỷ qua. Đặc biệt, nhập khẩu từ Campuchia, Singapore và Việt Nam đã gia tăng đáng
kể.
Tổng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN đạt 86 tỷ USD vào năm 2020 và
có tiềm năng đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Kể từ khi thành lập AIFTA, cả hai khu
vực nỗ lực để dần dần xóa bỏ thuế quan thương mại đối với 80% số dòng thuế.
 Pê-ru
Tháng 7/2021, Quốc hội Peru đã chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Peru cam kết xóa bỏ 81% số dòng
thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực tương đương 62% kim ngạch nhập khẩu từ Việt
Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% dòng thuế vào năm thứ 17. Trong đó nổi bật
có thể kể đến:
- Mặt hàng đồ dỗ: đồ gỗ ngoại thất sang Peru được hưởng mức thuế suất )% ngay
khi Hiệp định có hiệu lực
- Các sản phẩm nông sản như hạt điều, chè, hạt tiêu, rau củ quả, một số loại cà
phê: thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
- Hàng dệt may, dày dép: thuế suất giảm theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16.
Pê-ru không áp dụng hạn ngạch thuế quan với các ngành hàng nhập khẩu

 Mexico
Hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mexico năm 2022 theo Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mexico ngày càng phát triển.
Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định CPTPP, việc tận dụng những ưu
đãi về thuế quan từ hiệp định này chính là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy thương mại giữa
hai nước.
Trong Hiệp định CPTPP, Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ ngày
14/1/2018, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế
quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Một số mặt hàng Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi về thuế trong Hiệp định CPTPP để
đẩy mạnh xuất khẩu sang Mexico bao gồm cá tra, cá basa, cá ngừ, gạo và hàng dệt may.
Mỗi năm, Mexico nhập khẩu khoảng 900.000 tấn gạo, 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1
tỷ USD hàng giày dép các loại.
Tuy nhiên thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico mới chỉ đạt con số
khiêm tốn khoảng 1,3%, còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Xóa bỏ hạn ngạch theo lộ trình với các nước đang phát triển là một chủ đề rất phức tạp
và có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, một số lý do phổ biến cho việc này có
thể bao gồm:
- Khuyến khích sự phát triển kinh tế: Bằng cách loại bỏ hạn ngạch, các nước
đang phát triển có thể tăng cường xuất khẩu sản phẩm của họ tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu và thu hút đầu tư từ các quốc gia khác.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Khi các nước đang phát triển có thể sản xuất
và xuất khẩu nhiều hơn, họ có thể tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc
sống cho các công dân của họ
- Tăng cường quan hệ quốc tế: Bằng cách mở rộng thị trường và tăng cường xuất
khẩu, các nước đang phát triển có thể tăng cường quan hệ với các quốc gia
khác.
- Tăng cường, cạnh tranh và giảm giá cả: Nếu các nước đang phát triển có thể
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của mình vào các thị trường phát triển, đây sẽ
tạo ra một sự đa dạng hóa nguồn cung cấp, giúp giảm sự phụ thuộc vào một số
ít nhà sản xuất và giúp tăng cường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA CVHT

You might also like