You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


eee&fff

BÁO CÁO
LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU
Nguồn luật: luật THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 2016 số 107/QH13

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Lớp: PLU302(GD1-HK2-2223).2

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hoàng Mỹ Linh

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC
1. Tổng quan...............................................................................................................................3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế và pháp luật về thuế...................................................3
1.2. Khái niệm....................................................................................................................................6
1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu: rất quan trọng trong quản lý tài chính của một quốc gia...............7
1.4. Biên giới hải quan.......................................................................................................................8
2. Người nộp thuế - Người chịu thuế nhập khẩu.....................................................................9
2.1. Người nộp thuế............................................................................................................................9
2.2. Người chịu thuế.........................................................................................................................10
3. Bản chất của loại thuế..........................................................................................................10
4. Đối tượng chịu thuế/đối tượng không chịu thuế................................................................11
5. Cơ quan thu/ban hành thuế.................................................................................................11
6. Quy trình đóng thuế.............................................................................................................12
7. Căn cứ tính thuế...................................................................................................................15
8. Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ................................................20
8.1. Thuế chống bán phá giá............................................................................................................20
8.2. Thuế chống trợ cấp....................................................................................................................22
8.3. Thuế tự vệ..................................................................................................................................24
9. Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế................................................................................26
9.1. Miễn thuế (theo điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 số 107/QH13)..........26
9.2. Thủ tục miễn thuế (theo điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 số 107/QH13)
31
9.3. Giảm thuế (theo điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 số 107/QH13)..........31
10. Một vài ví dụ thực tiễn.....................................................................................................31
10.1. Ví dụ 1...................................................................................................................................32
10.2. Ví dụ 2...................................................................................................................................33
10.3. Lộ trình thuế nhập khẩu: Lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ EU......................................35

2
1. Tổng quan

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế và pháp luật về thuế

Ngày 15/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và
Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu,
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp,
thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, Nghị định này đã điều chỉnh mức
thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt
hàng. Việc điều chỉnh thuế suất nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước
bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, bảo vệ và khai thác, sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có giá trị
gia tăng cao; Khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá
thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; và đảm bảo đơn giản, dễ
hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Nghị định số 101/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 nhóm sau:
(1) Điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số nhóm mặt
hàng để góp phần phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo yêu cầu của Chính
phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP. Cụ thể, tại Nghị định số
101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt
hàng như: thép, lúa mỳ, ngô,... Đây là những nhóm mặt hàng có giá cả tăng cao trong giai
đoạn vừa qua, tác động đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất trong nước. Cụ thể,
để góp phần hạ giá thép trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, qua rà soát
các Biểu thuế nhập khẩu MFN và hiện trạng phát triển của ngành thép hiện nay, tại Nghị
định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN
của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%;
giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ

3
5% xuống 2% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của việc tăng giá
nguyên liệu...
(2) Sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng để bảo vệ,
thúc đẩy khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, hạn chế
việc xuất khẩu tài nguyên thô, chưa qua chế biến và góp phần đơn giản biểu thuế, hạn chế
gian lận thương mại. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 về
định hướng, chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 và Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày
29/9/2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác,
chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Theo đó, để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà
nước trong việc quản lý, khai thác tài nguyên quốc gia, góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên khoáng sản trong nước trước việc khai thác xuất khẩu tài nguyên thô đang có xu
hướng tăng mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, nhất là
các loại khoáng sản không tái tạo, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, căn cứ khung thuế
suất được Quốc hội quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Chính phủ đã điều
chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng
tài nguyên khoáng sản như đá, clanhke. Tuy nhiên, để hạn chế các tác động đối các doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho cho doanh nghiệp thời gian hợp lý điều chỉnh kế hoạch sản
xuất, kinh doanh và xử lý hàng tồn kho, việc điều chỉnh được thực hiện theo lộ trình,
trong đó đối với các mặt hàng đá và sản phẩm làm từ đá được thực hiện theo lộ trình 3
giai đoạn theo 3 năm (2022-2024) và mức tăng thuế suất của mỗi lần điều chỉnh không
quá 5%.
(3) Sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất,
lắp ráp xe ô tô trong nước được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định
số 57/2020/NĐ-CP. Theo quy định hiện hành, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp
ráp xe ô tô được áp dụng kể từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022. thúc đẩy các
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tư mở rộng sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và
phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp

4
sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
của ô tô nhập khẩu trong bối cảnh cắt giảm hàng rào thuế quan theo các Hiệp định FTA.
Theo đó, để tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất,
thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô trong nước, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều
chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, trong
đó đã sửa đổi, bổ sung quy định về kỳ xét ưu đãi thuế (Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ
xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng); điều chỉnh điều kiện về sản lượng để tham gia
Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt, trên cơ sở các kết quả
đạt được từ việc thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua, tại Nghị định số
101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Chương trình này
đến 31/12/2027 để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ động xây dựng phương án
sản xuất, kinh doanh trong các năm tiếp theo. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành công
nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước
(4) Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với
một số mặt hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, khắc phục các bất cập phát sinh trên
thực tiễn. Cụ thể, để khắc phục các bất cập phát sinh trên thực tiễn, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu phát
triển, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; đồng thời để đảm bảo đơn giản, dễ hiểu,
dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều
chỉnh sửa đổi, một số nội dung tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP như: điều chỉnh thuế
suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng hạt giống dùng để gieo trồng trồng,
lốp chuyên dùng cho khai thác than hầm lò, điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất thuế
nhập khẩu MFN 10% đối với mặt hàng gel làm giảm sẹo .... Cùng với đó, đã thực hiện rà
soát để quy định mức thuế suất như nhau đối với những mặt hàng đang có mức thuế suất
chênh lệch nhưng thiếu các tiêu chí cụ thể để phân loại, áp mã, qua đó góp phần đơn giản
hóa biểu thuế, giảm chi phí giám định cho các doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu hạn
chế gian lận thương mại.

5
1.2. Khái niệm

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào
hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tuỳ
thuộc vào từng góc độ tiếp cận.
Xét về phương diện kinh tế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quan niệm là
khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật, khi họ có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới của một
nước. Với cách tiếp cận này, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quan niệm như là một
quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân
nộp thuế với người thu thuế là Nhà nước. Mặt khác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn
có thể được hiểu như là đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để Nhà nước điều tiết trực
tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mồi quốc gia và chi phối một
cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Xét về phương diện pháp lý, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể hình dung như
là quan hệ pháp luật phát sinh giữa Nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân
(người nộp thuế), theo đó các bên phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau
trong quá trình hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quan hệ pháp luật này phát sinh
từ cơ sở pháp lí là đạo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành mà hậu
quả pháp lí chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đó trong thực tiễn là làm phát sinh quyền
thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho các tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.
Việc tiếp cận khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ góc độ pháp lí có nhiều ý
nghĩa thiết thực, trước hết là giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về bản chất của thuế nói
chung và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng, thực chất là một quyết định hành
chính đơn phương của quốc gia đối với người đóng thuế, hay là một “thoả thuận” song
phương giữa người thu thuế với người nộp thuế? Trên cơ sở lí thuyết đó, giúp cho Nhà
nước hoạch định và thực thi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp hơn với

6
quyền lợi của quốc gia và của người đóng thuế, xét trong mối quan hệ lợi ích với các
quốc gia khác trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
được điều tiết và kiểm soát bởi hai công cụ chủ yếu là “hàng rào thuế quan” và “hàng rào
phi thuế quan”. Hàng rào thuế quan ở những nước này được hiểu thực chất là thuế nhập
khẩu đánh vào hàng hoá nhập khẩu, chứ không bao gồm cả thuế xuất khẩu đánh vào hàng
hoá xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc.
→ Do có quan niệm khác nhau như trên giữa các nước về nội hàm của khái niệm
“thuế quan” nên chính sách thuế quan của các nước cũng có sự khác nhau. Sở dĩ có sự
khác nhau này trong chính sách thuế quan của các nước là bởi vì, mỗi quốc gia đều có
phong tục, tập quán riêng cần được duy trì, tôn trọng, bảo vệ và quan trọng hơn, mỗi
quốc gia đều có quyền đánh thuế đối với các công dân hay tổ chức mang quốc tịch nước
mình hoặc đối với các công dân, tổ chức nước ngoài có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hoá diễn ra trên lãnh thổ nước mình. Quyền đánh thuế của quốc gia chính là cơ sở, là đạo
lý cơ bản để Nhà nước - với tư cách là người đại diện hợp pháp cho quốc gia, ban hành
và áp dụng các đạo luật về thuế quan trên tinh thần của nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc
quốc tịch.

1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu: rất quan trọng trong quản lý tài chính của một quốc
gia

- Tạo nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước: Thuế nhập khẩu là một nguồn thu
quan trọng cho ngân sách nhà nước, giúp cân đối ngân sách và đầu tư vào các dự
án phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo vệ sản xuất trong nước: Thuế nhập khẩu có thể được sử dụng như một công
cụ bảo vệ sản xuất trong nước bằng cách làm tăng giá thành sản phẩm nhập khẩu
và giúp sản phẩm trong nước cạnh tranh hơn với sản phẩm nhập khẩu.

7
- Thúc đẩy sự cạnh tranh: Thuế nhập khẩu có thể thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các
nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất nước ngoài. Điều này có thể dẫn đến việc
cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và giảm giá cả cho người tiêu dùng.
- Kiểm soát lưu thông hàng hóa: Thuế nhập khẩu cũng có thể được sử dụng để kiểm
soát lưu thông hàng hóa qua biên giới và đảm bảo an ninh quốc gia.
- Thực hiện chính sách kinh tế: Thuế nhập khẩu được sử dụng để thực hiện chính
sách kinh tế, bao gồm chính sách bảo vệ và chính sách đối ngoại. Các chính sách
này có thể có mục đích khác nhau, nhưng chung quy lại đều nhằm mục đích bảo
vệ sản xuất trong nước và đảm bảo lợi ích kinh tế của quốc gia.

1.4. Biên giới hải quan

Theo Khoản 13 Điều 4 Luật Hải quan 2014: “Lãnh thổ hải quan gồm những khu
vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp dụng."
Trong đó:
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải
đặt dưới chế độ pháp lí riêng, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia
ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định của Công
ước Luật biển 1982 điều chỉnh.
- Theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên
của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến
cách đường cơ sở 200 hải lý nếu như rìa ngoài của bờ lục địa ở khoảng cách gần
hơn.
Theo khoản 1 điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016: Khu phi thuế quan
là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp
luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng,
bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải

8
quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện,
hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế
quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
→ Như vậy theo luật của Việt Nam, biên giới hải quan sẽ trùng với biên giới quốc
gia và thêm phần tiếp giáp với các khu phi thuế quan trong nước

2. Người nộp thuế - Người chịu thuế nhập khẩu

2.1. Người nộp thuế

1. Chủ hàng hóa, nhập khẩu.


2. Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua
cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy
quyền nộp thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp
thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu,
quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất
cảnh, nhập cảnh;
e) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh
nghiệp;
f) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định
của pháp luật.

9
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên
giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong
nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn
thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy
định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Người chịu thuế

- Thuế trực thu: người chịu thuế chính là người nộp thuế. Người nộp thuế nộp trực
tiếp tại cơ quan thuế của nhà nước và không được phép ủy quyền cho người khác
- Thuế gián thu: người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa cuối cùng. Người sản
xuất, kinh doanh sẽ thay người tiêu dùng nộp thuế cho ngân sách nhà nước bằng
cách thu lại số thuế qua giá bán hàng hóa cuối cùng.

3. Bản chất của loại thuế


- Thuế nhập khẩu có thể là cả thuế trực thu và thuế gián thu, tùy thuộc vào cách
thức áp dụng và tính toán của từng quốc gia.
- Tính cục bộ: Thuế nhập khẩu thường được áp dụng tại biên giới của một quốc gia
hoặc khu vực hải quan. Do đó, chính sách thuế nhập khẩu có thể khác nhau giữa
các quốc gia hoặc khu vực.
- Tính bảo vệ: Thuế nhập khẩu có thể được sử dụng như một công cụ để bảo vệ sản
xuất trong nước bằng cách làm tăng giá thành sản phẩm nhập khẩu và giúp sản
phẩm trong nước cạnh tranh hơn với sản phẩm nhập khẩu.
- Tính thu nhập cho ngân sách nhà nước: Thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước, giúp cân đối ngân sách và đầu tư vào các dự án
phát triển kinh tế - xã hội.

10
- Tính áp đảo: Các quốc gia có nền kinh tế mạnh thường sử dụng thuế nhập khẩu
để bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh của các sản phẩm
nhập khẩu từ các quốc gia khác. Điều này có thể dẫn đến sự áp đảo của những
quốc gia sản xuất hàng hóa nhập khẩu vào thị trường của một quốc gia.
- Tính thực thi quản lý: Thuế nhập khẩu cũng có vai trò trong việc thực thi quản lý
thị trường và kiểm soát lưu thông hàng hóa qua biên giới, đảm bảo an ninh quốc
gia và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế.

4. Đối tượng chịu thuế/đối tượng không chịu thuế

1. Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện
quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng
trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang
khu phi thuế quan khác

5. Cơ quan thu/ban hành thuế

Trong lĩnh vực hành thu thuế xuất nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ
chức việc thu thuế nhập khẩu là Tổng cục hải quan. (Theo điều 12 luật Hải quan
54/2014/QH13)

Để thực hiện chức năng hành thu thuế nhập khẩu một cách hiệu quả, Nhà nước
không chỉ trao quyền cho Tổng cục hải quan với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm
chính, mà còn trao quyền rộng rãi cho một số cơ quan hữu trách khác cùng phối hợp với
Tổng cục hải quan trong việc hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chẳng hạn như Bộ

11
tài chính; Kho bạc nhà nước; Tổng cục thuế; ủy ban nhân dân các cấp… Trên nguyên tắc,
do các cơ quan này cũng tham gia ở những mức độ khác nhau và với tư cách khác nhau
vào quá trình hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên cũng được xem như là các chủ
thể của quan hệ pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo Điều 11. Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất (Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13)

“1. Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh
mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng
chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước
quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:

a) Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;


b) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
c) Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài
hạn ngạch thuế quan.

2. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ
sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế
xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.”

Theo đó, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu
thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt,
danh Mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn
ngạch thuế quan. Ngoài ra, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: Quốc hội sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế.
Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua
hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế.

12
6. Quy trình đóng thuế

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, trình tự thủ tục hành thu TNK
bao gồm các bước sau đây:

Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu.

Đối tượng nộp thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác, mình
bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai. Như vậy, mỗi lần có hàng
hóa nhập khẩu, tổ chức và cá nhân đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phải tiến
hành kê khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu và dự tính số TNK
phải nộp. Nội dung kê khai của người nộp thuế được thực hiện trong tờ khai nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu (do cơ quan hải quan hướng dẫn theo mẫu và thường gọi
là tờ hải quan). Trên nguyên tắc, việc kê khai TNK phải được tiến hành ngay tại thời
điểm và địa điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Sau đó, tờ khai hàng hóa nhập khẩu
phải được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để cơ quan này tiến hành
kiểm hóa và tính thuế cho người nộp thuế. Theo điều 25 luật Hải quan thì thời hạn nộp tờ
khai hải quan đối với hàng nhập khẩu là trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ
tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký. Sau khi đăng ký, người nhập
khẩu nộp tờ khai cho cơ quan hải quan để làm thủ tục nhập khẩu.

Thứ hai, kiểm hóa; giám định hàng hóa; tính thuế và thông báo thuế.

Sau khi nhận được tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu do đương sự nộp, cơ quan hải
quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa chịu thuế để tính thuế và thông báo số TNK phải
nộp cho đương sự ngay trong thời hạn 8 giờ làm việc, kể từ khi nhận được tờ khai hải
quan.

- Đối với mặt hàng có số lượng nhập khẩu mỗicx lần lớn (như sắt, thép, phôi thép,
xi măng, clinken, xăng dầu, phân bón) và những mặt hàng bắt buộc phải có giám
định tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Chính phủ trước khi được phép lưu

13
thông trên thị trường Việt Nam thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo thuế có thể
được kéo dài hơn 8 tháng nhưng không quá 3 ngày làm việc.
- Đối với những mặt hàng bắt buộc có giám định tiêu chuẩn kỹ thuật mới xác định
được mã số theo danh mục biểu thuế hoặc cần giám định để xác định tình trạng cũ,
mới của hàng hóa nhằm giúp cho việc tính thuế được chính xác thì thời hạn tính
thuế và gửi thông báo thuế có thể được kéo dài quá 3 ngày nhưng không quá 15
ngày làm việc.

Cơ quan hải quan phải tiến hành công việc kiểm hoá và tổ chức thực hiện việc
giám định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi cần thiết để đảm bảo rằng việc nộp thuế
của người nộp thuế là khách quan, chính xác và đúng pháp luật.

Thứ ba, nộp thuế và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.

Trên nguyên tắc, nghĩa vụ nộp TNK chỉ được phát sinh kể từ thời điểm người nộp
thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. Đây
cũng là thời điểm khởi đầu để xác định thời hạn nộp thuế theo luật định và trên cơ sở đó
có thể xác định được người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế hay không để ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đó. Nếu quá thời hạn đó mà nghĩa
vụ nộp thuế mới được thực hiện hoặc không được thực hiện thì họ bị coi là vi phạm nghĩa
vụ nộp thuế và sẽ bị chế tài.

Theo Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, thời hạn nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi
thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan
hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật

14
quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp
thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà
người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách
nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan
được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng
hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời
hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền
chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Theo Điều 55 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế
thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh
số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế
phát sinh được thực hiện như sau:

a) Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo
thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

b) Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính
xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai
hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào
trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thứ tư, miễn, giảm thuế và hoàn thuế nhập khẩu

Các trường hợp miễn giảm thuế, hoàn thuế theo quy định của Chương IV Luật thuế xuất
khẩu, nhập khẩu 2016

15
7. Căn cứ tính thuế
- Giá tính thuế:

Theo Điều 5 luật THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 2016 số 107/QH13:
Căn cứ tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ
phần trăm

1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế
và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
biểu thuế xuất khẩu.

Theo Điều 6 luật THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 2016 số 107/QH13:
Căn cứ tính thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối,
phương pháp tính thuế hỗn hợp

1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu và mức
thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế
tuyệt đối theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Luật này.

Điều 7. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan

1. Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt
đối theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Luật này.
2. Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt
đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền tại khoản 1 Điều 11 của Luật này
quy định.

Điều 8. Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế

1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của
Luật hải quan.

16
Theo điều 86 luật hải quan 2014:

- Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa
khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tỷ giá tính thuế là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền nước
ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trường
hợp tại thời điểm tính thuế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ
giá hối đoái thì áp dụng tỷ giá hối đoái của lần công bố gần nhất.
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải
quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, thuế
nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng
được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế
tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là
thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

- Thuế suất (TH được ưu đãi)

Theo khoản 3 điều 5 luật THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 2016 số
107/QH13: Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi
đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước
đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối
xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Đối xử tối huệ quốc hay còn gọi là MFN trong quan hệ thương mại giữa các quốc
gia trên thế giới thông qua các hiệp định thương mại. Tham khảo danh sách các

17
nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày
09/9/2016. Được biết, hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam

VD: Mặt hàng phế liệu gang đúc mã HS 72041000 có xuất xứ Đài Loan sẽ được
áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 3%. Vì Đài Loan cũng là thành viên
WTO và được Việt Nam thực hiện đối xử tối huệ quốc

b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu
trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu
vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ
thương mại với Việt Nam;

Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại
song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt. Ví dụ: ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT
NAM); AANZFTA (ASEAN – ÚC – NIUDILÂN); AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ);
VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN); AJCEP (ASEAN – NHẬT BẢN); AKFTA
(ASEAN – HÀN QUỐC); VKFTA (VIỆT NAM – HÀN QUỐC); VCFTA (VIỆT
NAM – CHI LÊ).

VD: Mặt hàng nước hoa có mã HS code là: 33030000 có xuất xứ từ Trung Quốc
sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định ACFTA (Asean
– Trung Quốc)

c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các
trường hợp quy định trên tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường
được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường
hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều
10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

18
VD: Mặt hàng nước hoa mã HS code 33030000 có xuất xứ Triều Tiên sẽ được áp
dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường. Vì Triều Tiên chưa được công
nhận là thành viên WTO, không được hưởng chế độ tối huệ quốc.

Ở nước ta, biểu thuế nhập khẩu được xây dựng và cập nhật thường xuyên hàng
năm với những thay đổi trong mức thuế do ban hành nghị định mới, ký kết hiệp
ước quốc tế hoặc gia nhập các tổ chức quốc tế,... Các hàng hoá trong biểu thuế đều
được ký hiệu theo mã HS (Harmonized Commodity Description and Coding
System) và chia thành 21 phần với 92 chương. Theo đó, 21 phần này bap gồm:
Động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su; sản phẩm đá, đồ trang sức, sản
phẩm dệt,..; Máy móc, thiết bị điện, xe cộ phương tiện, dụng cụ,..Hiện nay Việt
Nam áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng
mã HS với 10 hoặc 12 số.

Bảng dưới đây mô tả mức thuế suất nhập khẩu thông thường trong biểu thuế nhập
khẩu của một vài nước trên thế giới của nhóm mặt hàng thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp
lạnh hoặc đông lạnh (Mã HS 0204), trong nhóm đó có 10 mặt hàng như: thịt cừu non cả
con và nửa con, tươi hoặc ướp lạnh; thịt cừu non, cả con và nửa con, đông lạnh; thịt dê;
Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Nước Việt Nam Lào Singapore Nhật Bản Hoa Kỳ

Mức thuế 10,5% - 15% 30% 0% 0% 0,7$ - 2,8$/ kg

Bảng 1: Mức thuế suất nhập khẩu thông thường nhóm mặt hàng mã HS 0204

(Nguồn: website United States International Trade Commission - Usitc.gov; website


Asemconnectvietnam.gov; website Customs.go.jp; website Tổng cục hải quan Singapore;
website Tổng cục hải quan Việt Nam)

19
8. Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ

8.1. Thuế chống bán phá giá

1 Khái niệm
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế chống bán
phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá
nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Điều kiện áp dụng


Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, điều kiện áp
dụng thuế chống bán phá giá:

- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được
xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 2 Điều 16
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, bao gồm:

- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn
ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và
phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt
Nam;
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế -
xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống phá giá

20
Theo khoản 3 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp
dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu
lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia
hạn.

Áp dụng thuế chống bán phá giá


Theo Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

- Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá được thực hiện theo quy
định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và pháp luật về chống bán
phá giá.
- Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống
bán phá giá, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định
của pháp luật về quản lý thuế.
- Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
- Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá.
- Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi
phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định
áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước
Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: Việc áp dụng thuế
chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

- Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại
đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ
trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có
hiệu lực trở về trước;
- Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa
nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm
thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số

21
lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong
giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm
thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

8.2. Thuế chống trợ cấp

a) Khái niệm
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế chống trợ
cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp
nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

b) Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp


Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định: Điều kiện
áp dụng thuế chống trợ cấp bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước.
c) Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp
Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa
hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải
căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào
Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã
hội trong nước.
22
d) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp
Theo khoản 3 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp
dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

e) Áp dụng thuế chống trợ cấp


Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, việc áp dụng thuế chống trợ
cấp được quy định như sau:

- Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống trợ cấp được thực hiện theo quy định
của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và pháp luật về chống trợ cấp.
- Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống
trợ cấp, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.
- Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống trợ cấp.
- Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống trợ cấp.
- Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi
phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định
áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
f) Áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

- Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại
đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ
trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực
trở về trước;
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập
khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu
hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa
có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến

23
hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó
có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước. (Khoản 4 Điều 89 Luật
Quản lý ngoại thương 2017)

8.3. Thuế tự vệ

a) Khái niệm
Theo khoản 7 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế tự vệ là thuế
nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt
Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
b) Điều kiện áp dụng thuế tự vệ
Khoản 1 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định điều kiện áp
dụng thuế tự vệ bao gồm 02 điều kiện sau:

- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách
tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa
tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại
điểm a khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản
xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn
cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
c) Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

- Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc
hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để
ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng
thuế tự vệ tạm thời;
24
- Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc
vào xuất xứ hàng hóa.
d) Thời hạn áp dụng thuế tự vệ là bao lâu?
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu 2016 là không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm
thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với
điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang
điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

e) Quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
Theo Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, áp dụng thuế chống bán
phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ quy định như sau:

- Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế
tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
- Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống
bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê
khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp, thuế tự vệ.
- Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
- Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi
phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định
áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

25
9. Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế

9.1. Miễn thuế (theo điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 số
107/QH13)

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu
đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của
người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài
cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức
miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ
chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm
quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.

3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng
hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản
xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân
nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.

4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.

6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm
hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế
xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước
tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.

26
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế
nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia
công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng
sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm
từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.

7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:

a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội
chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện
khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản
phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để
phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước
ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ
chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây
dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển,
tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở
nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài
neo đậu tại cảng Việt Nam;

c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay
thế;

d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái
nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

27
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao
gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền
tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

10. Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu;
ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.

11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ
hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy
móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết
bị;

b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp
cho hoạt động sản xuất của dự án;

c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp
dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.

12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa
sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.

13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất
của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh
nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công
nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư
khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản

28
cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án
đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn
thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết
cho hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất;

b) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng
bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để
chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt
động dầu khí;

c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được.

16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp
luật về đầu tư được miễn thuế đối với:

a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy
móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng
đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc
để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện
vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây
dựng trong nước chưa sản xuất được;

b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán
thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;

c) Tàu biển xuất khẩu.

17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục
vụ hoạt động in, đúc tiền.

29
18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được
phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số,
phần mềm.

19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong
nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí
thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi
trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường;

b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.

20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp
cho giáo dục.

21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước
chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong
đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.

23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu
quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

24. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

9.2. Thủ tục miễn thuế (theo điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2016 số 107/QH13)

1. Trường hợp quy định tại các khoản 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 18 Điều 16 của
Luật này, người nộp thuế thực hiện thông báo hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu với
cơ quan hải quan.

30
2. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

9.3. Giảm thuế (theo điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 số
107/QH13)

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải
quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng
nhận thì được giảm thuế.

Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.

2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

10. Một vài ví dụ thực tiễn


Tại Việt Nam, quy định xử phạt đối với các hình vi vi phạm pháp luật về thuế căn cứ vào;
(1) Bộ luật hình sự 2015
(2) Thông tư 116/2013/TT-BTC (Quy định chi tiết về xử phạt hành chính về
thuế)
Theo đó, có 2 hình thức để xử phạ hành vi trốn thuế đó là xử phạt hành chính và
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi trốn thuế. Tùy vào tính chất vụ việc, tùy
vào mức độ nghiêm trọng của hành vi trốn thuế mà pháp luật có những chế tài xử phạt
khác nhau với từng trường hợp cụ thể.
Quy định cụ thể về xử phạt:
Thực tế, mặc dù có quy định của pháp luật điều chỉnh song ở nước ta vẫn gặp phải nhiều
trường hợp cố ý vi phạm bằng cách gian lận hải quan nhằm trốn thuế nhập khẩu. Cụ thể
xem xét hai case dưới đây:

10.1. Ví dụ 1

● Tổng quan

31
Cuối tháng 3/2021, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu KR (Chuyên bán buôn vật
dụng, thiết bị gia đình) có địa địa chỉ 33 đường số 33A, phường Bình Trị Đông B, quận
Bình Tân, TPHCM đã mở tờ khai nhập khẩu và tiến hành nhập khẩu hàng qua cảng Cát
Lái một lô hàng bách hóa. Theo khai báo này, hàng hóa nhập khẩu gồm 48 dòng hàng,
gồm: dụng cụ tập thể thao, đèn led, khăn lau, thắt lưng, máy kẹp tóc, túi xách, kệ đồ trang
trí, bàn văn phòng…
Tuy nhiên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện, trong
container chỉ có 20 mục hàng đúng với khai báo hải quan, số còn lại là hàng không khai
báo hải quan và sai khai báo hải quan. Trong đó, hàng hóa không khai báo hải quan, gồm
31 dòng hàng, với hàng nghìn sản phẩm hàng gia dụng, như: tông đơ hớt tóc, túi vải, nồi
chiên không dầu, bàn mát xa, bồn sục nước mát xa, tủ đứng, kệ inox… trị giá trên 934
triệu đồng và 11 dòng hàng sai so với khai báo hải quan (khai nhiều hơn so với số lượng
trên tờ khai hải quan).
Tổng trị giá hàng vi phạm trên 1,7 tỷ đồng; ẩn lậu thuế trên 408 triệu đồng.

● Cụ thể vi phạm
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, ông Nguyễn Xuân Tưởng là
người làm dịch vụ hải quan tự do và người phụ nữ tên Thuỷ (phía công ty KR) đã có sự
liên lạc, trao đổi qua lại thông qua mạng xã hội để cung cấp chứng từ (Bill, Invoice, C/O)
và các thông tin khác có liên quan đến lô hàng nhập khẩu. Từ đó, sử dụng tài khoản, mật
khẩu giúp công ty TNHH Xuất nhập khẩu KR khai báo gian dối nhằm mục đích nhập
khẩu trái phép hàng hóa vào Việt Nam thông qua hệ thống hải quan VNACCS/VCIS.
Có thể khẳng định, công ty TNHH xuất nhập khẩu KR đã thực hiện hành vi:
(1) Khai sai về lượng dẫn đến thiếu số thuế phải nộp mà cơ quan Hải quan phát hiện
trong quá trình làm thủ tục hải quan;
(2) Nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về lượng, tên hàng,
chủng loại mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định của pháp luật hải
quan.
● Đánh giá và xử phạt

32
Căn cứ vào điều 1, thông tư 116/2013/TT-BTC, công ty KR được coi là vi phạm
vì có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Hành vi không cung cấp hoặc
cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế;
Căn cứ vào điểu 200, khoản 2 và 5 Bộ luật hình sự 2015, với số tiền trốn thuế là
hơn 408 triệu, công ty XNK KR sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000
đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
Và thực tế, trong vụ việc, ngày 11/1/2022, Cục Hải quan TP.HCM đã ra quyết
định khởi tố vụ án của công ty XNK KR, đồng thời chuyển hồ sơ vụ việc đến Viện Kiểm
sát nhân dân TPHCM thực hiện quyền kiểm sát và chuyển toàn hồ sơ vụ việc đến Cơ
quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM để điều tra, xử lý theo quy định.
(TH xé nhỏ hàng để nộp thuế khác)

10.2. Ví dụ 2

● Tổng quan
Công ty TNHH MTV Đại tài (Chuyên sản xuất và thương mại trong lĩnh vực thực
phẩm) có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh với giám đốc là ông Vũ Trần Đức Duy đã ký mở 5
tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Chơn Thành (Cục Hải quan Bình Phước) để nhập
khẩu một lô hàng theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Lô hàng này
có tổng số hơn 920 tấn hạt điều chưa bóc vỏ của công ty Kothari (Singapore), trị giá trên
41,7 tỷ đồng, được miễn thuế nhập khẩu 5%, tương đương hơn 2,08 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu, Duy không tổ chức sản xuất để xuất khẩu, chưa kê
khai tờ khai hải quan để chuyển đổi loại hình nhập khẩu mà đem tiêu thụ nội địa toàn bộ
số hạt điều trên. Hành vi này vi phạm quy định của Bộ Tài chính, làm thất thu 2,08 tỷ
đồng tiền thuế nhập khẩu của nhà nước.
Ngày 23/12/2020, Vũ Trần Đức Duy bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước
khởi tố bị can, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra.
● Đánh giá và xử phạt

33
Căn cứ vào điều 1, thông tư 116/2013/TT-BTC, công ty Đại Tài và hành hi của
Duy được coi là vi phạm vì có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Hành
vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa
vụ thuế của người nộp thuế;
Bởi lẽ căn cứ từ Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ
thể về những đối tượng và trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đối tượng
được miễn thuế xuất nhập khẩu gồm: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia
công hoặc sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Lợi dụng điểm này, Duy đã khai báo gian dối
hải quan nhằm trốn thuế nhập với lô hàng hạt điều và lén tiêu thụ thương mại.
Cụ thể xử phạt như sau:
(1) Theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đã truy tố bị cáo Vũ
Trần Đức Duy phạm vào tội "Buôn lậu" với khung hình phạt từ 12 đến 13 năm tù
giam, đồng thời truy thu ngân sách hơn 15 tỷ đồng (bị cáo Duy đã khắc phục 2,08
tỷ đồng).
(2) Theo khoản 3, Điều 200, Bộ luật Hình sự quy định về tội "Trốn thuế.", tại phiên
tòa, Hội đồng xét xử đã nhận định hành vi của Duy và tuyên phạt bị cáo Vũ Trần
Đức Duy 2 tỷ đồng về tội "Trốn thuế"./.

10.3. Lộ trình thuế nhập khẩu: Lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ EU

Tương tự như trên, khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định với Liên minh
châu Âu thì lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô cũng dần được thực hiện hiệu quả
Ngày 30/6, Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA)
giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam vừa được ký. EVFTA còn phải chờ Quốc hội
Việt Nam và Nghị viện châu Âu thông qua, dự kiến trong năm nay hoặc năm sau.
Khi được thông qua, theo khuôn khổ ưu đãi thuế quan và phụ lục thuế quan EVFTA, Việt
Nam sẽ thực hiện dỡ bỏ thuế quan đối với ô tô con và linh phụ kiện sau 9 đến 10 năm
Tính từ lúc EVFTA chính thức có hiệu lực hiện hành. Cụ thể mức thuế 0% được áp dụng

34
sau 9 năm đối với ô tô dung tích động cơ trên 2,5 L (với xe chạy diesel), trên 3.0L (đối
với xe chạy xăng); sau 10 năm nhiều chủng loại ô tô khác; sau 7 năm đối với nhiều chủng
loại phụ tùng ô tô; 10 năm với xe máy thường và 7 năm với xe máy trên 150 phân khối.
Về điều kiện để ô tô từ EU được hưởng ưu đãi thuế 0%, theo quy định của EVFTA, xe từ
EU phải có tỷ lệ nội địa hóa 55%. Tuy nhiên đây là vấn đề kiện không còn gì là trở ngại
vất vả bởi trên thực tế, hầu hết những quốc gia tài xuất ô tô tại EU đều có tỷ lệ nội địa
hóa rất cao và đều là những nước sản xuất được xe mang thương hiệu riêng cho quốc gia.
Hiện ô tô có dung tích dưới 3.0L nhập khẩu từ khu vực EU thực hiện theo MFN với mức
thuế là 74% và ô tô có dung tích trên 3.0L là 78%. Như vậy, đến khoảng chừng năm 2028
hoặc 2030 trở đi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU vào Việt Nam sẽ xuống mức
0%, một mức giảm được tính toán là sẽ tác động mạnh đến giá xe nhập khẩu từ khu vực
này.
→ Như vậy các loại xe có dung tích xi-lanh càng cao sẽ được giảm thuế nhập
khẩu càng nhanh

35

You might also like