You are on page 1of 3

CÂU 1:

Nếu doanh nghiệp ở Việt Nam có thay đổi về nơi đặt trụ sở kinh doanh trong phạm
vi lãnh thổ Việt Nam (chuyển trụ sở từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố
khác) thì thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp đó không thay
đổi. Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì
mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%.

Thuế suất Thu nhập doanh nghiệp có thay đổi với trường hợp đối với hoạt động
tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam
hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi. 

 Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP  thì mức
thuế suất từ 32% đến 50%. Đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng
mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với
từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.

 Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm
có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP .

 Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram,
antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí (khoản 3 Điều 11 Thông tư
78/2014/TT-BTC).

Đặc biệt, đối với lĩnh vực dầu khí (khai thác, thăm dò, tìm kiếm), thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp 2023 áp dụng đối với các doanh nghiệp này có sự thay đổi
từ 32%- 50% thành 25%-50% từ 1/7/2023.

CÂU 2:

Chính sách ưu đãi thuế được áp dụng khá phổ biến trên Thế Giới. Ưu đãi thuế
được hiểu là việc áp dụng các chính sách thuế có "sự khác biệt" so với các quy
định chung của pháp luật thuế nhằm tạo ra sự đối xử ưu đãi hơn cho một nhóm đối
tượng người nộp thuế cụ thể. Ưu đãi thuế là một trong những nội dung quan trọng
trong chính sách thuế của Việt Nam kể từ khi thực hiện cải cách và mở cửa nền
kinh tế đến nay. Các hình thức ưu đãi thuế ở Việt Nam khá đa dạng, bao gồm ưu
đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ưu đãi về thời gian miễn
thuế, giảm thuế TNDN, ưu đãi về giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN), về miễn
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay các hình thức ưu đãi qua áp dụng cơ chế khấu
hao nhanh hay cơ chế trích lập Quỹ Khoa học và công nghệ tại DN...

Lý luận cũng như thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, trong nhiều trường hợp, sử
dụng chính sách ưu đãi thuế làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong
nước, góp phần thu hút thêm nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ bên ngoài. Qua
đó, tạo thêm việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo ra "hiệu ứng lan toả"
khác cho nền kinh tế. Ở Hoa Kỳ, khoản chi cấp thuế đã có trong dự toán ngân sách
hàng năm tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm về chi cấp thuế, và chưa có
khoản mục này trong dự toán ngân sách hàng năm

Theo quy định tại khoản 2 điều 10 luật ngân sách nhà nước 2015, dự phòng ngân
sách nhà nước dùng để chi cho các hoạt động sau đây:

+ Chi phòng, chống, khức phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, cứu
đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết
khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sác cấp mình mà chưa được dự toán

+ Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a
khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực
hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu

+ Chi hỗ trợ các địa phương khác nằm hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, thảm
hoạ nghiêm trọng

Kết luận: Căn cứ theo tình trạng thực tế của nền kinh tế để điều tiết vĩ mô thông
qua các chính sách thuế, chính phủ có thể tăng, giảm thuế suất; miễn, giảm thuế,
thuế suất 0% ... cho phù hợp. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có khoản
chi cấp thuế trong dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm.

CÂU 3:

You might also like