You are on page 1of 3

TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 642/CT-TTHT Khánh Hòa, ngày 14 tháng 02 năm 2020


V/v yếu tố khách quan khi hạch toán
tiền lương

Kính gửi: Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú


Địa chỉ: Đá chồng, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
(MST: 4200451896)

Trả lời công văn số 20/LPC ghi ngày 06/02/2020 của Công ty Cổ phần
Du lịch Long Phú (Công ty) hỏi về việc xác định yếu tố khách quan khi hạch
toán tiền lương theo Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của
Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Gọi tắt là Thông tư số 28), Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa (Cục Thuế) có ý kiến như sau:
Tại Điều 3 Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính Phủ
(Gọi tắt là Nghị định số 53) quy định nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương,
thù lao và tiền thưởng như sau:
“1. Chính sách lao động, tiền lương đối với công ty do công ty quyết định
trên cơ sở quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
2. Tiền lương, tiền thưởng của người lao động, tiền lương, thù lao, tiền
thưởng của thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị,
Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban
kiểm soát, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng (sau đây gọi chung là người quản
lý công ty) gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
công ty.
3. Việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty
thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và người đại diện phần
vốn nhà nước theo quy định của pháp luật”
Tại Điều 7 Nghị định số 53 quy định về việc xác định yếu tố khách quan
khi xác định tiền lương, thù lao như sau:
“Công ty loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động
và lợi nhuận khi xác định quỹ tiền lương của người lao động và người quản lý
công ty, bao gồm:
…..
3. Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách
quan bất khả kháng khác.”
Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 28 nêu trên quy định về phạm vi điều
chỉnh như sau:
“2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, công ty
trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước chiếm
trên 50% vốn điều lệ nêu tại Khoản 1 Điều này (sau đây gọi chung là công ty) là
công ty do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức được Chính phủ giao thực
hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu
tư tại công ty”.
Tại Điều 3 Thông tư số 28 quy định nguyên tắc quản lý lao động, tiền
lương, thù lao, tiền thưởng và yếu tố khách quan khi xác định tiền lương, thù lao
như sau:
“1. Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng đối với
công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 53/2016/NĐ-CP.
2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận
để loại trừ khi xác định tiền lương của người lao động và tiền lương, thù lao của
người quản lý công ty được quy định tại Điều 7 Nghị định số 53/2016/NĐ-CP.
Việc loại trừ ảnh hưởng của yếu tố khách quan được thực hiện như sau:
a) Ảnh hưởng của yếu tố khách quan (nếu có) đến năng suất lao động và
lợi nhuận của công ty phải được tính toán, lượng hóa thành số liệu cụ thể để
loại trừ.
b) Yếu tố khách quan làm tăng năng suất lao động, lợi nhuận thì phải giảm
trừ, yếu tố khách quan làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận thì được cộng
thêm vào năng suất lao động, lợi nhuận khi xác định tiền lương, thù lao kế
hoạch; đồng thời phải đánh giá lại yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất
lao động, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch để loại trừ khi xác định tiền
lương, thù lao thực hiện.”
Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (đã
được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015
của Bộ Tài chính và Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018
của Bộ Tài chính) quy định:
"2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao
gồm:
…..
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một
trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động
doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng
thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của
pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi
cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty,
Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

2
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao
động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ
trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền
lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết
định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm
quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không
bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm
quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh
nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương
mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng
hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính
giảm chi phí của năm sau…”
Căn cứ quy định nêu trên, Công ty là Công ty Cổ phần có vốn Nhà nước
chiếm giữ trên 50% vốn Điều lệ nên việc xác định các khoản chi tiền lương,
thưởng cho người lao động được thực hiện nguyên tắc quản lý quy định tại
Điều 3 Nghị định số 53/2016/NĐ-CP, Công ty tự xác định quỹ tiền lương theo
quy định tại Mục 2, Mục 3 và Phụ lục Thông tư số 28 nêu trên.
Theo trình bày của Công ty: “Dịch cúm viêm phổi cấp do Virus COVID-
19 làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngành du lịch năm 2020,
Công ty Long Phú cũng nằm trong tình trạng trên” thì đây được xem là yếu tố
khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận của Công ty. Căn
cứ quy định về “Trách nhiệm thực hiện…” tại Điều 19 và 20 Thông tư số 28
nêu trên, đề nghị Công ty báo cáo cho Cơ quan đại diện Chủ sở hữu vốn Nhà
nước tại Công ty về các nội dung cơ bản liên quan đến lao động, tiền lương,
thù lao, tiền thưởng trong điều kiện có yếu tố khách quan và xin ý kiến để thực
hiện.
Khoản chi tiền lương, thưởng thực tế Công ty chi cho người lao động
được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng đủ các điều
kiện quy định tại Khoản 1, Điều 6 và không thuộc các trường hợp không được
trừ tại Khoản 2.6 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.
Vậy Cục Thuế trả lời Công ty được biết để thực hiện theo đúng quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được trích dẫn và nội dung
hướng dẫn tại công văn này./.
Nơi nhận: KT. CỤC TRƯỞNG
- Như trên; PHÓ CỤC TRƯỞNG
- Phòng: NVDTPC, KKKTT, KTNB Ký bởi: Cục
TTKT 1,2,3,4; Thuế tỉnh Khánh
- Website Cục Thuế; Hòa
- Lưu: VT, TTHT (2b) tnttien. Email:
cucthuekhanhho
a.khh@gdt.gov.
vnTrần Sỹ Quân
Cơ quan: Tổng
cục Thuế, Bộ 3
Tài chính
Ngày ký:
14.02.2020

You might also like