You are on page 1of 10

Nhận định đúng sai

1. Mọi đơn vị dự toán ngân sách đều là chủ thể tham gia vào quan hệ ngân
sách nhà nước.
-> Đúng. Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015, đơn vị dự toán ngân
sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. Cơ
quan, tổ chức, đơn vị muốn hoạt động được cũng đều phải tiến hành hoạt động chi ví
dụ như tiền lương nhân viên, tiền cơ sở vật chất,.., và hoạt động chi cũng là một hoạt
động trong quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước. Do đó, mọi đơn vị dự toán ngân
sách đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước.
(Nhóm PN: Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 163/2016)

2. Khoản thu từ thuế giá trị gia tăng là khoản thu của ngân sách trung ương.
-> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 35 Luật NSNN năm 2015 thì thuế giá trị gia tăng
từ hàng hóa nhập khẩu là khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100% và theo
điểm a khoản 2 điều 35 thì thuế giá trị gia tăng trừ thuế giá trị gia tăng từ hàng hóa
nhập khẩu thì sẽ là khoản thu phân chia theo tỉ lệ (%) giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương. Do đó, khoản thu từ thuế giá trị gia tăng là khoản thu của ngân
sách trung ương gồm khoản thu được hưởng 100% và được hưởng theo tỉ lệ phân
chia.

3. Bộ Tài chính là cơ quan chấp hành ngân sách nhà nước.


-> Đúng. Dựa vào nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính theo Điều 26 Luật Ngân
sách nhà nước, có thể thấy Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc thực
hiện, quản lý và giám sát ngân sách nhà nước, ví dụ theo khoản 4, Bộ Tài chính tổ
chức thực hiện ngân sách nhà nước. Do đó, Bộ Tài chính là cơ quan chấp hành ngân
sách nhà nước.

4. Cơ quan thuế là cơ quan thu ngân sách nhà nước.


-> Đúng. Theo Khoản 1 Điều 55 Luật Ngân sách nhà nước 2015, cơ quan thu ngân
sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu
ngân sách nhà nước. Vậy cơ quan thuế là một trong các cơ quan thu ngân sách nhà
nước.

5. Khoản thu từ xử phạt vi phạm là khoản thu không thường xuyên của các
cấp ngân sách.
-> Đúng. Theo khoản 2 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015, những khoản thu
thường xuyên gồm có thuế, phí, lệ phí. Các khoản thu khác theo quy định tại khoản 10
điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP là các khoản thu không thường xuyên, trong đó có
khoản thu từ xử phạt vi phạm, bởi vì khoản thu từ xử phạt vi phạm không mang tính
ổn định.
(Nhóm PN: Cơ sở pháp lý: khoản 10 Điều 2 Nghị định 163/2014 và Điều 35, 37
Luật ngân sách nhà nước 2015
Lập luận: Vì nhiều lý do trong đó ý thức của mỗi người là khác nhau, nên cơ chế
quản lý chưa phù hợp.)

6. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước đến ngày 31/12 hàng năm chưa chi
hoặc chưa chi hết thì có thể được phép chi tiếp trong năm sau.
-> Sai. Theo Khoản 3 Điều 64 Luật NSNN 2015, về nguyên tắc những khoản dự toán
chi chưa thực hiện hoặc chi chưa chi hết thì phải hủy bỏ, chỉ trừ các khoản chi được
liệt kê tại các điểm của khoản 3 Điều 64. Vậy, không phải mọi khoản chi của NSNN
chưa chi hoặc chưa chi hết thì có thể chi tiếp trong năm sau.
(Nhóm PN: CSPL: khoản 3 Điều 64 Luật NSNN
“3. Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm
ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2
Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi
được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân
sách năm sau”
Chỉ một số khoản chi (Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm
sau theo quy định của Luật đầu tư công; Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ
hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện
dự toán; Nguồn thực hiện chính sách tiền lương; Kinh phí được giao tự chủ của
các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; Các khoản dự toán được
cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán; Kinh phí
nghiên cứu khoa học) mới được chuyển sang nguồn ngân sách năm sau để thực
hiện còn lại phải hủy bỏ.)

7. Lệ phí là khoản thu được áp dụng thống nhất trong cả nước.


-> Đúng. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật NSNN, Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ
chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ
công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo
Luật này. Theo Khoản 1 Điều 17, UBTV Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ các khoản phí, lệ phí theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
gần nhất. Vì UBTVQH quyết định nên có tính chất áp dụng cho cả nước, Hội đồng
nhân dân và UBND tỉnh không được thay đổi loại lệ phí mà chỉ có thể thay đổi mức lệ
phí trong địa phương của mình.

8. Chi lập dự phòng ngân sách là khoản chi thường xuyên của các cấp ngân
sách.
-> Sai. Theo khoản 3 Điều 36 và Khoản 2 Điều 38 của Luật NSNN 2015 về khoản chi
thường xuyên của NSTW và NSĐP không hề đề cập đến chi lập dự phòng ngân sách.
Có thể thấy chi lập dự phòng ngân sách không phải là khoản chi thường xuyên mà chỉ
là 1 trong cách khoản chi của kết cấu chi NSNN.

9. UBND tỉnh A có quyền sử dụng dự phòng của mình để hỗ trợ tỉnh B khắc
phục hậu quả do thiên tai gây ra.
-> Đúng. Theo điểm b khoản 3 Điều 10 luật ngân sách nhà nước 2015, Ủy ban nhân
dân các cấp có quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình. Và căn cứ
điểm c khoản 9 Điều 9 luật Ngân sách nhà nước 2015, địa phương được quyền sử
dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu
quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng. Do vậy, ở trường hợp này, UBND tỉnh A có
quyền sử dụng dự phòng ngân sách của mình để hỗ trợ tỉnh B khắc phục hậu quả do
thiên tai gây ra.
(Nhóm PN: CSPL: điểm c khoản 9 Điều 9 Luật NSNN
Để đảm bảo duy trì ổn định ngân sách và đạt hiệu quả quản lý quỹ ngân sách cho
mỗi địa phương, nhưng vẫn tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng ngân sách của
từng địa phương nhằm giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong những tình thế khó khăn,
cấp thiết.
10. Mọi khoản chi nằm trong dự toán ngân sách và được thủ trưởng đơn vị quyết
định cho chi đều được coi là khoản chi hợp pháp.)

10. Mọi khoản chi nằm trong dự toán ngân sách và được thủ trưởng đơn vị
quyết định cho chi đều được coi là khoản chi hợp pháp.
-> Sai. Theo khoản 2 Điều 12 Luật NSNN 2015, khoản chi được coi là hợp pháp nếu
thỏa mãn cả 3 điều kiện theo quy định. Trong trường hợp khoản chi nằm trong dự toán
ngân sách và được thủ trưởng đơn vị quyết định nhưng không thỏa mãn điều kiện đáp
ứng trong các trường hợp tại các điểm của khoản này thì khoản chi đó vẫn không hợp
pháp.

11. Bộ trưởng Bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các
khoản chi từ dự phòng ngân sách nhà nước trung ương.
-> Sai. Vì còn có Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào khoản 3, Điều 7, NĐ 163/2016/NĐ-CP
Khoản 8 Điều 25 Luật NSNN, Chính phủ cũng có thẩm quyền quyết định khoản chi
sử dụng quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước theo quy định.

12. Nếu ngân sách cấp tỉnh có kết dư thì ngân sách cấp tỉnh luôn phải trích
50% để bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
-> Sai. Theo Điều 72 Luật NSNN, tỉ lệ 50% là mức tối đa và có thể điều chỉnh thêm
(thấp hơn 50%).

13. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu của
của thiên tai.
-> Sai. Căn cứ vào khoản 2, Điều 11, Luật NSNN

14. Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những
khoản chi khi nguồn thu của kịp đáp ứng.
-> sai căn cứ vào khoản 2, Điều 10, Luật NSNN

15. Quốc hội là cơ quan duy nhất được quyền ban hành quy phạm pháp luật
điều chỉnh các khoản thu của NSNN.
-> Sai. Quốc hội là cơ quan được quyền ban hành quy phạm pháp luật điều chỉnh các
khoản thu của NSNN, nhưng không phải cơ quan duy nhất có quyền này. Nghị định
163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước
do chính phủ ban hành.

16. Tất cả cơ quan nhà nước là chủ thể tham gia quan hệ ngân sách nhà nước.
-> Đúng. Vì cơ quan nhà nước nào muốn hoạt động cũng đều phải chi, và hoạt động
chi cũng là một hoạt động trong ngân sách nhà nước. Do đó, tất cả cơ quan nhà nước
đều là chủ thể tham gia quan hệ ngân sách nhà nước.

17. Luật NSNN sử dụng 2 phương pháp: mệnh lệnh hành chính và bình đẳng
thỏa thuận để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của
mình.
-> Sai, Cơ quan nhà nước sử dụng pp mệnh lệnh hành chính để điều chỉnh các quan
hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của mình

18. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp
NS.
-> Sai. Vì Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn
ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh được giao
Điều 4 Mục II Thông tư số 59/2003/TT-BTC
19. Việc lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất là Quốc Hội thực hiện. (ML)
-> Sai. Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước được tiến hành như sau: Chính phủ
ra thông báo về yêu cầu nội dung lập dự toán thu, chi tài chính và ngân sách cho năm
tới. Sau đó cơ quan, đơn vị lập dự toán thu chi gửi bộ tài chính. Bộ tài chính tổng hợp
để báo cáo chính phủ. Kế tiếp là trình Quốc hội quyết định. Do đó, Quốc hội chỉ phê
chuẩn, quyết định dự toán ngân sách nhà nước chứ không lập dự toán ngân sách nhà
nước.
CSPL: Khoản 4 điều 19 luật NSNN 2015.
20. Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách
của cấp mình. (DQ)
Sai. Theo Điều 30 LNSNN thì UBND ko có thẩm quyền quyết định mà HDND mới
được quyết định dự toán NS cấp mình
21. Tỷ lệ phân chia % giữa NSTW và NS địa phương đối với 1 số khoản thu
của các địa phương khác nhau luôn là khác nhau.
-> Sai. Theo điểm a, khoản 7 Điều 9 Luật NSNN, “Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách”.
Do vậy, không phải lúc nào tỷ lệ phân chia % giữa NSTW và NS địa phương đối với
một số khoản thu luôn khác nhau, mà tùy tình hình của địa phương hoặc trong năm
ngân sách, thì có một số khoản thu của các địa phương sẽ giống nhau.

22. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành
ngân sách nhà nước.
-> Đúng.
23. Bộ Tài chính là cơ quan lập dự toán NSNN. (HT)
-> Sai cứ vào Điều 45 Luật NSSN thì ngoài Bộ tài chính còn có cả cơ quan tài
chính,Bộ kế hoạch đầu tư

24. Khoản thu từ thuế TTĐB là 100 % của NSTW.


-> Sai. Căn cứ điểm c khoản 1 điều 35 luật ngân sách nhà nước 2015, khoản thu từ
thuế TTĐB là 100% của NSTW khi đó là thuế TTĐB từ hàng hóa nhập khẩu.
25. Tất cả các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên địa bàn TP.HM sẽ do
ngân sách Tp.HCM chi trả lương.
-> Sai. Nếu cơ quan nhà nước hay đơn vị đó đã thực hiện theo cơ chế tự chủ thì sẽ tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu
nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ. Vậy các cơ quan nhà nước hay đơn vị
đã tự chủ về tài chính thì Ngân sách NN không phải chi trả lương cho cán bộ, công
chức, viên chức của đơn vị đó nữa.
CSPL: điểm a khoản 2 điều 12 luật NSNN
26. Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải được Quốc Hội thông qua
trước ngày 15/11 của năm trước.
-> Đúng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước, trước
ngày 15 tháng 11, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân
bổ ngân sách trung ương năm sau. Vậy thời gian Quốc hội thông qua dự toán ngân
sách nhà nước trước ngày 15/11 của năm trước.

27. Số tăng thu NS cấp tỉnh được dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán
NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND. (TK)
Sai. Khoản 5 Điều 56 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định: “Căn cứ vào mức được
thưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định việc sử dụng
cho từng công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiệm vụ quan trọng thuộc
nhiệm vụ ngân sách cấp tỉnh và thưởng cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc gắn
với thành tích quản lý thu trên địa bàn. Việc sử dụng tiền thưởng ở ngân sách cấp dưới
do Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định để bổ sung vốn đầu
tư xây dựng cơ bản và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng khác”.
28. Tiền của ngân sách năm nào chỉ được sử dụng trong năm ngân sách đó.
(HT)
Sai, căn cứ vào Khoản 3, Điều 64 Luật NSNN thì có thể chuyển nguồn tiền cho các
khoản chi vào năm sau đối với nguồn thực hiện chính sách tiền lương…..
29. Nguồn vốn vay nợ của Chính phủ được sử dụng để đảm bảo hoạt động
thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính của Nhà nước.
Sai. Khoản 3, 4 Điều 7 quy định về Nguyên tắc cân đối NSNN thì các nguồn vay
trong và ngoài nước của Chính phủ chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử
dụng cho chi thường xuyên.
30. Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân
sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
SAI. Khoản thu 100% của ngân sách địa phương sẽ có những khoản thu 100% của NS
tỉnh, khoản thu 100% NS huyện và 100% ngân sách xã. vấn đề phân chia này sẽ do
HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở những nguyên tắc chung về phân cấp nguồn thu và
nhiệm vụ chi giữa các cấp địa phương nhằm tạo điều kiện cho các địa phương thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Lưu ý khi làm bài dạng này:
- Thẩm quyền quyết định có đúng hay không.
- Nội dung quyết định có phù hợp với luật không
- Số tiền có phù hợp không (nếu có).

Câu 1: Trong năm ngân sách 2017, chủ tịch UBND tỉnh B đã có một số quyết
định như sau. Hỏi: Những quyết định trên của Chủ tịch UBND tỉnh là đúng hay
sai? Tại sao?
a. Sử dụng 300 triệu đồng từ dự phòng ngân sách của Tỉnh để phục vụ cho công
tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
-> Đúng. Vì đúng thẩm quyền quyết định của chủ tịch UBND tỉnh, nội dung quyết
định đúng. (CSPL:
b. Trích 10 tỷ đồng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh để thực hiện các khoản chi
nhằm khắc phục hậu quả thiên tai diễn ra trên địa bàn của Tỉnh. Biết rằng dự
phòng ngân sách tại thời điểm này đã hết.
-> Đúng. Vì đúng thẩm quyền, đúng mục đích nhưng số tiền có thể được hoặc không
(nếu lúc trước có chi cho mục đích này rồi thì cộng với 10 tỷ, nếu vượt quá 70% là
sai.) (CSPL:
c. Chỉ đạo Chi cục Kho bạc nhà nước Tỉnh trích 50% số tăng thu của Tỉnh để
thưởng tết cho các cán bộ thuộc Cục thuế Tỉnh. (ML)
-> Sai. Thẩm quyền quyết định thuộc về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh không có thẩm quyền chỉ đạo. Số tăng thu được sử dụng theo thứ tự ưu tiên thuộc
khoản 2 điều 59 luật ngân sách nhà nước 2015. Tỷ lệ trích thưởng không quá 30% so
với mức tăng thu.
CSPL: khoản 2, khoản 4 điều 59 luật ngân sách nhà nước 2015.
d. Cho phép chuyển khoản chi xây dựng cầu trên sông A từ năm 2017 sang thực
hiện vào năm 2018. (ML)
-> Đúng. Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 64 luật Ngân sách nhà nước 2015, xây dựng
cầu trên sông là khoản chi đầu tư phát triển nên được chuyển nguồn sang năm sau để
thực hiện.

Câu 2: Tháng 2 năm 2018, để chuẩn bị cho việc lập quyết toán ngân sách nhà
nước của tỉnh H năm 2017, chủ tịch UBND tỉnh quyết định như dưới. Hỏi:
Những quyết định trên của Chủ tịch UBND tỉnh là đúng hay sai? Tại sao?
a. Đối với một số khoản chi thuộc dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2017, nhưng vì
những lý do khách quan mà chưa được thực hiện trong năm 2017, sẽ được tiếp
tục thực hiện trong năm 2018 và được hạch toán vào quyết toán ngân sách tỉnh
năm 2017.
-> Sai. Không phải tất cả các khoản chi chưa chi hết đều được chi tiếp. Những khoản
chi được phép chi được chia làm 2 trường hợp, trường hợp được phép chia sẽ được
hạch toán vào năm 2018 chứ không phải là năm 2017. CSPL:
b. Cho phép các đơn vị dự toán ngân sách của ngân sách cấp tỉnh được giữ lại
phần kết dư ngân sách năm 2017 (nếu có), và phần tài chính này được khấu trừ
vào kinh phí hoạt động của các đơn vị này trong năm 2018.
-> Sai. Cơ sở pháp lý điểm e khoản 2 Điều 42 NĐ 163/2016.
c. SỬ dụng QUỹ dự trữ tài chính của tỉnh bù đắp vào phần kinh phí chi vượt quá
định mức chi của đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh khi đi tham gia xúc tiến thương
mại tại Pháp, Ba Lan trong tháng 12/2018.
->Sai. Vì Thẩm quyền quyết định đúng (Điểm b khoản 5 Điều 8 NĐ 163/2016), mục
đích sai (Khoản 2 Điều 11).
d. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: quá trình lập quyết toán chii năm 2017 của tỉnh
phải bao gồm tất cả số đã thực chi, kể cả phần kinh phí do ngân sách trung
ương ủy quyền cho tỉnh để thực hiện một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa
bàn tỉnh.
-> Sai. Theo khoản 5 ĐIều 9 Luật NSNN, phải đưa vào quyết toán của ngân sách
trung ương chứ không phải địa phương.

Câu 3: Để khắc phục hậu quả do đợt lũ tháng 11/2010, UBND tỉnh H đã có quyết
định như sau. Hỏi, các quyết định trên là đúng hay sai? Tại sao?
- Trích toàn bộ số tiền còn lại của dự phòng ngân sách tỉnh để khắc phục hậu quả.
-> Đúng theo Điều 10 LNSNN.
- Tuy nhiên, vì không đủ nên chủ tịch tỉnh đã tiếp tục quyết định lấy 2 tỷ đồng từ quỹ
dự trữ tài chính tỉnh để khắc phục hậu quả. (Biết rằng số dư đầu năm của quỹ dự trữ
tài chính là 10 tỷ và tháng 10 đã lấy 1 tỷ để xử lý cân đối cho đợt lũ tháng 10/2010).
-> Đúng, Theo điểm c khoản 9 Điều 31 LNSNN, đúng thẩm quyền.
Theo điểm b khoản 2 Điều 11, được phép sử dụng dự trữ tài chính, nhưng mức sử
dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quý -> phù hợp.

Câu 4: Trong dự toán ngân sách 2017 của tỉnh A có một số nội dung sau đây.
Căn cứ vào quy định của pháp luật NSNN hiện hành, anh, chị hãy nêu nhận xét
của mình về từng vấn đề nêu trên trong dự toán ngân sách của tỉnh A năm 2017?
(CQ)
a. Tỉnh A thực hiện bổ sung 50 tỷ cho huyện B, (thuộc tỉnh A), nhằm uỷ quyền
cho huyện B tiến hành nâng cấp Hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn huyện.
(Đây vốn là nhiệm vụ của tỉnh A).
-> Dự toán ngân sách này của tỉnh A không hợp lý. Tỉnh A ủy quyền cho huyện B
thực hiện nâng cấp hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn huyện, và đây là nhiệm vụ của
tỉnh A. Căn cứ khoản 5 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước, “Trường hợp cơ quan quản
lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc
ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán
cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận
kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.” Có
nghĩa là tỉnh A phải giao dự toán cho huyện B để thực hiện nhiệm vụ, nhưng tỉnh A
lại bổ sung 50 tỷ, đây là bổ sung cân đối ngân sách chứ không phải giao dự toán.
Theo khoản 20, Điều 4 Luật NSNN, “Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân
sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp
dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao”. Nhưng nâng cấp
hệ thống cấp nước sạch là nhiệm vụ của tỉnh A chứ không phải của huyện B.
Cơ sở pháp lý, Khoản 5 Điều 9 và khoản 20 Điều 4 LNSNN.
b. Giảm mức bổ sung cân đối ngân sách cho huyện C, (thuộc tỉnh A), là 30% so
với mức thực hiện năm 2016 do dự kiến nguồn thu của huyện C trong năm
2017 sẽ tăng hơn nhiều so với năm 2016.
-> Dự toán này là phù hợp. Năm 2016 và năm 2017 là 2 năm trong 2 thời kỳ ổn định
ngân sách khác nhau nên theo Khoản 8 Điều 9 Luật NSNN, mỗi địa phương phải tăng
khả năng tự cân đối ngân sách và thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối ngân sách
từ ngân sách cấp trên.

Câu 5: Trong dự toán ngân sách của huyện X năm 2017 có một số nội dung sau
đây. Theo anh, chị, những nội dung trên trong dự toán ngân sách của huyện X có
phù hợp với quy định của pháp luật NSNN hiện hành hay không? Tại sao? (HT)
a. Thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội sản xuất đồ mỹ nghệ của huyện
nhằm phát triển ngành kinh tế truyền thống này của địa phương. Theo đó, mức
hỗ trợ được xác định tương ứng với mức chênh lệch giữa nhu cầu chi và khả
năng tài chính của Hội.
b. Sử dụng toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệp trên
địa bàn huyện để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của huyện.

Câu 6: Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Chủ tịch UBND
tỉnh A đã có một số quyết định sau đây. Hỏi: Các quyết định trên của Chủ tịch
UBND Tỉnh A là đúng hay sai? Vì sao?
a. Quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn Tỉnh A để tăng thu cho
ngân sách của Tỉnh. (HT)
-> Sai, căn cứ vào điểm đ, khoản 9, Điều 30 thì quyết định thu phí là quyền hạn của
Hội đồng nhân dân
b. Yêu cầu Cục Hải quan của Tỉnh giữ lại 50 tỷ đồng tiền thu từ thuế XK-NK tiểu
ngạch biên giới phát sinh trên địa bàn để đưa vào dự phòng ngân sách của
Tỉnh. (CQ)
-> Sai. Theo điểm b khoản 1 ĐIều 35 LNSNN, thuế từ xuất khẩu, nhập khẩu là khoản
thu 100% của trung ương, không phải khoản thu phân chia theo tỉ lệ. Do đó, việc chủ
tịch UBND tỉnh A yêu cầu Cục hải quan tỉnh giữ lại 50 tỷ để đưa vào dự phòng ngân
sách của địa phương là trái với quy định của pháp luật.
c. Chỉ đạo Kho bạc nhà nước của Tỉnh phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp
thiếu hụt tạm thời ngân sách của Tỉnh. (TK)
d. Quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của Tỉnh để thưởng Tết cho các cơ
quan, đơn vị thuộc Tỉnh. (ML)
-> Sai. Thẩm quyền quyết định thuộc về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh không có thẩm quyền quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của Tỉnh. Số tăng
thu được sử dụng theo thứ tự ưu tiên thuộc khoản 2 điều 59 luật ngân sách nhà nước
2015. Tỷ lệ trích thưởng không quá 30% so với mức tăng thu.
CSPL: khoản 2, khoản 4 điều 59 luật ngân sách nhà nước 2015.

You might also like