You are on page 1of 2

1. Ngân sách nhà nước là gì ?

Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp
các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là
các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm
2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước
– Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước.
Khái niệm thu – chi đã được khái quát hoá, trong đó “thu” được
hiểu là tất cả các nguồn tiền được huy động cho nhà nước; còn
“chi” được hiểu là bao gồm tất cả các khoản chi và các khoản hoàn
trả khác của Nhà nước. Các khoản thu chi được xác định bởi
những con số cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí
để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đồng thời tạo thế cân
bằng trong thu chi, tạo sự chủ động trong hoạt động của ngân sách
nhà nước.
– Về mặt pháp lý: Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán
đ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngân sách
nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính,
vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước
và xã hội. Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về nhà nước,
nên ngân sách nhà nước do Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất ở nước ta quyết định.
– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện
trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể
hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn
tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày
01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc
vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt
đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có
nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm
sau…
Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước. Mọi khoản thu và chi tài chính của nhà nước đều do nhà
nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các
chức năng nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào cũng đều có quyền ban
hành pháp luật. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã sử dụng
pháp luật để ban hành chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ
chức, cá nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước
với tư cách là chủ thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tính cưỡng
bức của các khoản thu ngân sách không hề mang ý nghĩa tiêu cực;
bởi vì đây là sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thức được
nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
nhà nước, của quốc gia. Đồng thời họ cũng ý thức được vai trò
quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài
chính nhằm thực hiện các chức năng về kinh tế – xã hội của mình
3. Phân loại Ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở
trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị
hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

You might also like