You are on page 1of 9

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày việc tiếp cận và giải quyết các mối quan hệ xã
hội nói chung, nghiên cứu khoa học nói riêng là một thực tiễn hết sức quan trọng
gắn liền với sự tồn tại, phát triển của mọi người. Tuy nhiên, để giải quyết các
mối quan hệ xã hội, cũng như nghiên cứu khoa học hiệu quả, trước hết phải xác
định đúng đối tượng, từ đó mới có phương pháp tiếp cận và giải quyết khoa học,
phù hợp, hiệu quả. Môn giáo dục QP&AN cũng vậy, với tư cách là một môn
khoa học khi nghiên cứu muốn đạt hiệu quả, cũng phải xác định môn học nghiên
cứu cái gì, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu như thế nào. Để làm rõ vấn đề
trên, nội dung bài 1- Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học
giáo dục QP&AN sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề đó.
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận về đường lối,
chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng, bao gồm: quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc;
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối
ngoại; những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng và
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng; xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và những vấn đề cơ bản về bảo
vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hình thành niềm tin
khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lí tưởng cho sinh viên.
2. Công tác quốc phòng và an ninh
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc
phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: phòng, chống chiến lược “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt
Nam; một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam; phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng, chống một số loại
tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác; an toàn thông tin và
phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; an ninh phi truyền thống
và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.
Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng và an ninh để xây dựng
lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng
Việt Nam.
1
3. Quân sự và kỹ năng quân sự cần thiết
Trang bị cho sinh viên những kiến thức quân sự, kĩ năng chiến thuật, kĩ
thuật quân sự cần thiết như: chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong
tuần; các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; hiểu biết
chung về các quân, binh chủng trong quân đội; điều lệnh đội ngũ từng người có
súng; điều lệnh đội ngũ đơn vị; hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; phòng
tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; ba môn quân sự phối
hợp; kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số
loại lựu đạn thường dùng; từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong
chiến đấu phòng ngự; từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).
Nghiên cứu và thực hiện nội dung cơ bản quân sự và kỹ năng quân sự cần
thiết giúp sinh viên hiểu biết những kiến thức cơ bản về quân sự; nắm được
những đặc điểm, nguyên lí, tác dụng, tính năng một số loại vũ khí bộ binh cơ
bản; các nội dung kĩ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh. Trên cơ sở đó vận
dụng vào trong quá trình học tập, công tác, thực hành các bài tập sát với thực tế,
thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có thể
ứng dụng kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo qui định của pháp luật.
II. NHIỆM VỤ
1. Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà
nước và tổ chức thực hiện xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận
ANND.
- Quan điểm của Đảng về xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với
thế trận ANND.
- Những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung xây dựng nền QPTD, thế
trận QPTD gắn với thế trận ANND.
2. Nghiên cứu một số hoạt động, kiến thức quân sự và kỹ năng quân sự
cần thiết của quân nhân trong các đơn vị thuộc lực lượng VTND.
- Những hoạt động cơ bản trong quân đội.
- Những tri thức và kĩ năng thực hành các động tác chiến đấu và sử
dụng phương tiện kỹ thuật quân sự để chiến đấu của của quân nhân.
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM.
a) Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của
C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V. I. Lênin; là sự kế thừa và phát triển
những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là
khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động
2
và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng. (Giáo trình những nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994).
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất gồm ba bộ
phận: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội
khoa học Mác – Lênin.
b) Tư tưởng Hổ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc
ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, HN.
2011, tr.88)
Những quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng lực lượng VTND, về xây dựng nền
QPTD... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng
đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản khác của giáo dục quốc
phòng và an ninh.
Việc xác định học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở
phương pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển giáo dục quốc phòng
và an ninh phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa
học sau đây:
2. Các quan điểm vận dụng khi nghiên cứu môn học
a) Quan điểm hệ thống
- Nghiên cứu, phát triển nội dung một cách toàn diện, tổng thể trong mối
quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học.
- Nghiên cứu một vấn đề, một nội dung cụ thể, phải tuân thủ theo trình tự nhất
định, sắp xếp chặt chẽ nhất quán không mâu thuẫn, thể hiện tính chỉnh thề thống
nhất, phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ sơ khai đến hoàn thiện, trong mối liên hệ
phát triển ở từng nội dung và mối liên hệ với các nội dung khác của môn học.
b) Quan điểm lịch sử, logic
- Logic theo quan niệm sơ khai là ý nghĩ, lý lẽ, lập luận rõ ràng, mạch lạc.
Hiện nay Logic học là hoa học nghiên cứu các quy luật và hình thức phổ biến
của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan (Giáo trình logic học
tái bản lần 2, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, Năm 2007, trang 7)
- Quá trình nghiên cứu phải thực hiện các thao tác cơ bản của logic hình
thức như: khái niệm, phán đoán, suy luận và các quy luật tư duy logic.
3
- Như vậy, quá trình nghiên cứu phải vận dụng quan điểm lịch sử, logic để
thấy được sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không
gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể, giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức
đúng những qui luật, nguyên tắc của hoạt động QP, AN.
c) Quan điểm thực tiễn
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử –
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. (Giáo
trình triết học, nhà xuất bản lý luận chính trị Hà Nội năm 2007, trang 358)
- Vai trò của thực tiễn là cơ sở, là mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp
của nhận thức.
- Lý luận phải luôn gắn liền với thực tiễn. Nếu lý luận mà không có thực tiễn
kiểm chứng là lý luận xuông (không thuyết phục người nghe); Nhưng hoạt động
thực tiễn mà có lý luận khoa học chỉ đường, chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, khi
hoàn thực tiễn thay đổi thì sẽ mất phương hướng hoạt động gọi là thực tiễn mù
quáng.
- Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục QP, AN là phải bám sát thực tiễn trong
quá trình xây dựng QĐND, CAND, nền QPTD, ANND để bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại: Môn học giáo dục QP, AN với tư cách là một bộ môn khoa học,
khi nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-
Lênin, Tư tưởng HCM, chúng ta phải nắm vững và vận dụng đúng đắn quan
điểm hệ thống, lịch sử, lôgic và thực tiễn để khái quát, lột tả được bản chất của
từng vấn đề từ đó vận dụng phù hợp, sáng tạo vào thực tiễn nói chung, hoạt
động quân sự nói riêng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN trong tình hình mới.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Là quá trình phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, giả thuyết nhằm
thu tập thông tin khoa học… nhằm rút ra kết luận khoa học để bổ sung, phát
triển môn học giáo dục QP, AN.
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là quá trình quan sát, điều tra, khỏa sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm
QP, AN, tổng kết kinh nghiệm… nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong
thực tiễn, từ đó khái quát các bản chất, qui luật của các hoạt động QP, AN làm
phong phú nội dung, kiểm định tính xác thực đúng đắn của các kiến thức giáo
dục QPAN.
3. Kết hợp phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành

4
Nhằm làm cho người học có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật
quân sự, nắm chắc lý thuyết kỹ thuật, chiến thuật, rèn luyện phát triển ký năng
quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.
IV. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1. Đặc điểm môn học.
Giáo dục QP và AN là môn học được luật định, được thể hiện rõ trong
đường lối giáo dục của Đảng và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chung của công tác giáo dục
QP và AN “Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát
huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn
dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và
an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Giáo dục QP và AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân
văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học
chung, có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 46% chương trình môn học. Nội dung bao
gồm kiến thức cơ bản về đường lối QP và AN của Đảng, công tác quản lí Nhà
nước về QP và AN; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về
nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ năng cần thiết đáp
ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền QPTD, ANND.
         Giáo dục QP và AN góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác
phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công
tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học giáo dục QP và AN là góp phần
đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí,
chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ
chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trên mọi cương vị công tác.
2. Nội dung chương trình
Thực hiện theo Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Mục tiêu
Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các trường
trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và trường đại học, học viện, đại học, đại
học quốc gia, đại học vùng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học) là môn học
chính khóa.
Học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang
nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về
phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự,
nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.

5
Sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về
phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự,
nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.
b) Yêu cầu
Sinh viên sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh
có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng,
Nhà nước về xây dựng nên quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ
nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh
trong tình hình mới. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội
ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân
Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phòng tránh địch
tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về
kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công,
phòng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn.
c) Nội dung chương trình
Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư
phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết.
- Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản
Việt Nam (45 tiết, gồm 11 bài)
+ Bài ĐL1. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học
+ Bài ĐL2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
+ Bài ĐL3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Bài ĐL4. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Bài ĐL5. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
+ Bài ĐL6. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng,
an ninh và đối ngoại
+ Bài ĐL7. Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
+ Bài ĐL8. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia
trong tình hình mới
+ Bài ĐL9. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động
viên và động viên quốc phòng

6
+ Bài ĐL10. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
+ Bài ĐL11. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm
trật tự an toàn xã hội
- Học phần 2: Công tác quốc phòng và an ninh (30 tiết, gồm 7 bài)
+ Bài CT1. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
+ Bài CT2. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng
chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam
+ Bài CT3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Bài CT4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông
+ Bài CT5. Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm của người khác
+ Bài CT6. An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên
không gian mạng
+ Bài CT7. An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống ở Việt Nam
- Học phần 3: Quân sự chung (30 tiết, gồm 8 bài)
+ Bài QS1. Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần
+ Bài QS2. Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong
doanh trại
+ Bài QS3. Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội
+ Bài QS4. Điều lệnh đội ngũ từng người có súng
+ Bài QS5. Điều lệnh đội ngũ đơn vị
+ Bài QS6. Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự
+ Bài QS7. Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao
+ Bài QS8. Ba môn quân sự phối hợp
- Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật (60 tiết, gồm 5 bài)
+ Bài KC1. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
+ Bài KC2. Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn
thường dùng. Ném lựu đạn bài 1
+ Bài KC3. Từng người trong chiến đấu tiến công
+ Bài KC4. Từng người trong chiến đấu phòng ngự

7
+ Bài KC5. Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)
3. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐ-
TBXH, ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-
Thương binh và xã hội.
a) Tổ chức dạy học
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy, học theo kế hoạch đào tạo
của cơ sở.
- Các cơ sở giáo dục đại học có khoa, bộ môn giáo dục quốc phòng và an
ninh tổ chức dạy, học tập trung theo kế hoạch đào tạo của cơ sở.
- Các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh tổ chức dạy, học tập
trung theo kế hoạch đào tạo của trung tâm.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức dạy, học thực hành kỹ thuật, chiến thuật,
thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị
quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
b) Đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
- Đánh giá kết quả học tập giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học
sinh, sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành về quy chế đào tạo của từng
trình độ đào tạo.
- Sinh viên phải dự thi kết thúc học phần tất cả các học phần theo quy
định, điểm học phần phải từ 5 trở lên (theo thang điểm 10). Kết quả học tập môn
học là điểm trung bình cộng của các điểm học phần và làm tròn đến 1 chữ số
thập phân, được ghi vào chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Thẩm quyền cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh:
+ Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy, học giáo
dục quốc phòng và an ninh thì có thẩm quyền cấp chứng chỉ giáo dục quốc
phòng và an ninh;
+ Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cấp chứng chỉ giáo
dục quốc phòng và an ninh theo quy định về liên kết giáo dục quốc phòng và an
ninh.
KẾT LUẬN
Giáo dục quốc phòng an ninh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc dân nhằm giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an
ninh từ đó phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước,
lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sinh viên, thế hệ trẻ có tri thức, năng động, sáng tạo và hoài bảo, khi được trang
bị kiến thức quốc phòng sẽ có sức lan tỏa về về lòng yêu nước lòng tự hào, tự
8
tôn dân tộc ra xã hội góp phần quan trọng trực tiếp bảo đảm an ninh chính trị trật
tự an toàn xã hội, làm thất bại chiến lược “DBHB”, “BBLĐ” của các thế lực thù
địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, mỗi sinh viên cần
xác định thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phấn đấu đạt kết quả cao nhất
trong quá trình học tập.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng, an ninh?
Câu 2. Quá trình nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng, an ninh phải
nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học nào?
Câu 3: Các phương pháp nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng, an
ninh?- Hệ thống lại toàn bộ bài giảng cho sinh viên.
Ngày ... tháng 02 năm 2021
NGƯỜI BIÊN SOẠN

GIẢNG VIÊN
Trung tá Hồ Sỹ Cự

You might also like