You are on page 1of 4

BÀI MỞ ĐẦU

( 2 tiết)
1. Vị trí, tính chất môn học
- Vị trí: Môn học chính trị góp phần đào tạo người lao động kỹ thuật bổ sung vào
đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức
rèn luyện, học tập đáp ứng nhu cầu về trí thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu
của sự ngihệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tính chất
+ Chức năng nhận thức khoa học giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền
tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung họat động lãnh đạo, quản lý và xây
dựng của Đảng, Nhà nước ta.Hiểu biết cơ bản đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng, những kiến thức về các quy luật phát triển của xã hội Việt Nam.
+ Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị giúp cho người học tham gia vào việc giải
quyết nhiệm vụ hiện tại, giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Nó
có tác dụng quan trọng với người học trong việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận
khoa học, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Từ đó, có quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng.
2. Mục tiêu của môn học
+ Mục tiêu của môn học chính trị ở Việt Nam là: nghiên cứu các hoạt động của hệ
thống chính trị ở nước ta, nghiên cứu nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng nước ta,
cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Về kỹ năng sau khi học,, người học cần biết vận dụng kiến thức đã học để rèn
luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt và
năng lực công tác, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước. Có tư tưởng tốt, tình cảm tốt đẹp, có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối
của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Yêu cầu cụ thể đối với thầy giáo và học sinh, sinh viên khi nghiên cứu môn Chính
trị phải chú ý sử dụng kiến thức cơ bản đã biết từ các môn học khác nhau và nắm bắt hoạt
động thực tiễn của đất nước, địa phương, của trường đào tạo nghề cho mình, của ngành
nghề tương lai của mình, doanh nghiệp mình sẽ làm việc để liên hệ, vận dụng và giải
quyết công việc trong quá trình học tập và công tác.
3. Nội dung chính
Nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và cách mạng nước ta trong gian đọan
hiện nay về xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam. Đồng
thời, cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó hình thành có tri thức lý luận khoa học, cách mạng góp phần thẩm
định tính đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khắc
phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức tự
giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân và xây dựng con người
mới. Đồng thời, góp phần đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái xuyên tạc chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường cách
mạng Việt Nam.
4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học
Phát huy tính chủ động của thầy và tính tích cực của trò, gắn lý luận với thực tiễn,
thảo luận tích cực, người học tích cực tự nghiên cứu để nắm vững các tri thức trong quá
trình học tập.
Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục và đào tạo. Vì
vậy, nó là môn học bắt buộc trong tất cả các trương trình dạy nghề, trình độ cao đẳng, đại
học.

Bài 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
(13 tiết)
1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác,
Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế
thừa những giá trị trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, tổng kết các thành tựu của khoa
học và thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận cơ bản của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới thực hiện sự nghiệp giải
phóng con người.
Chủ nghĩa Mác - Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, thống nhất
biện chứng với nhau, đó là: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin và
Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
2.1. Triết học Mác – Lênin
Là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của
nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Những nội dung lý luận
triết học cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan
khoa học Mác-Lênin; là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật; là hệ thống
lý luận, phương pháp luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện
chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học, Theo Ph. Ăngghen đã khái quát:“Vấn đề cơ bản lớn
của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại;
giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vật chất, theo V.I.Lênin định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”1.
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất
có tổ chức cao là não người. Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào đầu óc con người một cách năng động, sáng tạo, là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, là thế giới khách quan được di chuyển vào não người và cải biến đi
trong đó.
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

1
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.18, tr.151
Vật chất quyết định ý thức, thế giới vật chất biến đổi làm ý thức cũng phải biến
đổi theo.
Ý thức sau khi đã hình thành có tác động trở lại đối với thế giới vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải xuất phát từ thực tế
khách quan, tôn trọng thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm cơ sở, làm điểm
xuất phát cho mọi kế hoạch, mục đích của mình.
Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo chủ quan, phát huy vai trò tích
cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc
vật chất hoá tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy.

You might also like