You are on page 1of 10

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

1. ĐỀ TÀI 1:
Bản thể luận trong triết học Mác – Lênin với vấn đề sáng tạo trong thực tiễn
2. ĐỀ TÀI 2:
Phép biện chứng với vấn đề phương pháp luận của việc giải quyết các mâu
thuẫn trong thực tiễn
3. ĐỀ TÀI 3:
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với con đường phát triển lên CNXH ở
nước ta.
4. ĐỀ TÀI 4:
Triết học chính trị với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn chính trị hiện nay
5. ĐỀ TÀI 5:
Triết học tinh thần với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
6. ĐỀ TÀI 6:
Triết học con người với xây dựng thái độ sống cá nhân và với chiến lược về
con người hiện nay.
TS. TRẦN NGUYÊN KÝ
tnky@ueh.edu.vn 0983867300

PHẦN HƯỚNG DẪN


Đề tài 1: BẢN THỂ LUẬN
a) MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Trên cơ sở xem xét quan điểm duy vật biện chứng về quan hệ biện chứng
giữa vật chất và tinh thần với tính cách là luận cứ khách quan của nguyên tắc
phương pháp luận: Tôn trọng khách quan kết hợp với phát huy tính tích cực chủ
quan trong mọi hoạt động để hướng đến việc nhìn nhận vấn đề sáng tạo – một
phẩm chất có tính bản chất của con người và loài người, cũng như bước đầu liên
hệ, vận dụng nguyên tắc trên vào các hoạt động sáng tạo của các chủ thể thực tiễn
như: ĐCSVN cũng như bản thân người học.

b) YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:


- Hiểu đúng quan điểm duy vật biện chứng về quan hệ biện chứng giữa vật chất
và tinh thần
- Hiểu đúng nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng trong việc giải
quyết quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần
- Hiểu đúng về phẩm chất sáng tạo của con người, phân biệt sáng tao với sự máy
móc và sự tùy tiện.
- Liên hệ, vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về quan hệ biện chứng giữa
vật chất và tinh thần, phương pháp luận duy vật biện chứng tôn trọng khách
quan kết hợp với phát huy tính tích cực chủ quan vào các hoạt động sáng tạo
của chủ thể con người (chú trọng vào hoạt động của đất nước và của bản
thân người học)

c) NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Vấn đề bản thể luận trong lịch sử triết học (nội dung, ý nghĩa): phương Đông,
phương Tây
- Quan điểm bản thể luận duy vật biện chứng
- Nguyên tắc tôn trọng khách quan kết hợp với phát huy tính tích cực chủ quan.
- Rút ra kết luận về vấn đề sáng tạo (về bản chất của sự sáng tạo, cách thức sáng
tạo)
- Liên hệ sự vận dụng sáng tạo của chủ thể hoạt động ( của Lê nin trong “chính
sách kinh tế mới”- NEP, của Hồ Chí Minh và của Đảng CSVN trong cách mạng
giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN.
- Liên hệ tới sáng tạo bản thân trong hoạt động chuyên môn)

d) HƯỚNG DẪN TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:


- Quan điểm bản thể luận Phật giáo nguyên thủy, Đạo gia và trong triết học
phương Tây trước Mác tìm đọc trong cuốn Lịch sử triết học
- Quan điểm bản thể luận Mác – Lênin thể hiện trong việc giải quyết quan hệ
giữa vật chất và ý thức tìm đọc trong cuốn Tài liệu học tập Triết học – các
chuyên đề (chương bản thể luận)
- Liên hệ sự vận dụng của Lê nin trong “chính sách kinh tế mới - NEP” tìm
đọc trong cuốn Kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam.
- Liên hệ sự vận dụng của Hồ Chí Minh và của Đảng CSVN tìm đọc trong
cuốn Kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam và trong văn kiện lịch sử Đảng.

Đề tài 2: PHÉP BIỆN CHỨNG

a) MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:


- Hiểu biết về phép biện chứng
- Xây dựng tư duy biện chứng
- Vận dụng thái độ biện chứng và phương pháp tư duy biện chứng vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn (các mâu thuẫn thực tiễn)

b) YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:


- Lý giải một cách tổng quan về phép biện chứng (khái niệm, nội dung cơ
bản)
- Giá trị của phép biện chứng trong xây dựng và phát triển tư duy biện chứng
- Đặc trưng và vai trò của tư duy biện chứng trong đời sống con người.
- Liên hệ sự vận dụng phép biện chứng trong hoạt động của chủ thể thực tiễn
(Chú trọng tới sự vận dụng của Lê nin trong “chính sách kinh tế mới – (NEP)”,
của Hồ Chí Minh và của Đảng CSVN trong cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng XHCN; Đồng thời liên hệ tới sự vận dụng của bản thân người học
trong hoạt động chuyên môn
c) NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Các quan niệm về phép biện chứng (phương Đông, phương Tây trước Mác,
quan niệm của Mác, Lê nin)
- Các tư tưởng biện chứng tiêu biểu trong lịch sử triết học và giá trị của
chúng (tư tưởng biện chứng Phật giáo nguyên thủy, Đạo gia và Lão tử, của lý
thuyết âm dương – ngũ hành, của các nhà biện chứng Hy lạp cổ, của Hê ghen
- Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và giá trị của nó
- Liên hệ tới sự vận dụng phép biện chứng trong hoạt động thực tiễn của chủ
thể (của Lê nin trong “chính sách kinh tế mới – (NEP)”, của Hồ Chí Minh và
của Đảng CSVN trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN
- Liên hệ tới sự vận dụng phép biện chứng trong hoạt động thực tiễn của bản
thân trong hoạt động chuyên môn
d) HƯỚNG DẪN TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:
- Các tư tưởng biện chứng tiêu biểu trong lịch sử triết học và giá trị của chúng
(tư tưởng biện chứng Phật giáo nguyên thủy, Đạo gia và Lão tử, của lý thuyết
âm dương – ngũ hành, của các nhà biện chứng Hy lạp cổ, của Hê ghen tìm đọc
trong cuốn Lịch sử triết học
- Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và giá trị của nó tìm đọc trong
cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên đề (chương Phép biện chứng)
- Liên hệ tới sự vận dụng phép biện chứng trong hoạt động thực tiễn của chủ
thể (của Lê nin trong “chính sách kinh tế mới – (NEP)”, của Hồ Chí Minh và
của Đảng CSVN trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN tìm
đọc trong cuốn Kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam và trong văn kiện lịch sử Đảng.

Đề tài 3: HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

a) MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:


- Dựa vào lý luận hình thái kinh tế - xã hội nhằm nhìn nhận đúng đắn sự phát
triển tất yếu lên XH cộng sản chủ nghĩa của nhân loại
- Nhìn nhận đúng đắn sự phát triển tất yếu lên CNXH ở Việt Nam.
- Biết được tầm quan trọng của việc vận dụng các quy luật được nêu ra trong
lý luận này (quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, quy
luật về sự tác động biện chứng giữa CSHT của XH với KTTT của XH ấy
vào hoạt động của chủ thể con người (chú trọng vào hoạt động của đất
nước và của bản thân người học)

b) YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:


- Nêu được tính độc đáo trong cách tiếp cận xã hội để xây dựng học thuyết của
Mác
- Hiểu được khái niệm hình thái kinh tế - xã hội, ý nghĩa của nó.
- Phân tích được tính khoa học và cách mạng trong tư tưởng cốt lõi của học
thuyết: sự phát triển xã hội với tư cách hình thái kinh tế - xã hội là quá trình
mang tính lịch sử - tự nhiên
- Rút ra giá trị của học thuyết đối với việc nhận thức về quá trình phát triển
của xã hội loài người
- Ý nghĩa của học thuyết đối với con đường phát triển lên CNXH ở nước ta
- Liên hệ sự vận dụng học thuyết đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt
Nam

c) NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Phân tích các quan điểm về xã hội và cách tiếp cận vấn đề xã hội trước Mác,
ngoài Mác (cách tiếp cận tôn giáo của L. Phơ bach, cách tiếp “ý niệm tuyệt
đối” của Hê ghen, cách tiếp cận đạo đức của Nho giáo, cách tiếp cận xã hội
của Tôn giáo, cách tiếp cận xã hội của Lý thuyết các nền văn minh)
- Phân tích quan điểm và cách tiếp cận xã hội của Mác
- Phân tích nộ dung, ý nghĩa của khái niệm kinh tế - xã hội
- Phân tích tư tưởng cốt lõi của học thuyết: sự phát triển hình thái kinh tế - xã
hội mang tính lịch sử - tự nhiên
- Phân tích ý nghĩa, giá trị của học thuyết này đối với việc nhận thức về quá
trình phát triển của nhân loại và đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam
- Liên hệ sự vận dụng học thuyết đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

d) HƯỚNG DẪN TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:


- Phân tích các quan điểm về xã hội và cách tiếp cận vấn đề xã hội trước
Mác, ngoài Mác; quan điểm và cách tiếp cận xã hội của Mác; nội dung, ý nghĩa
của khái niệm kinh tế - xã hội; tư tưởng cốt lõi của học thuyết: sự phát triển
hình thái kinh tế - xã hội mang tính lịch sử - tự nhiên tìm đọc trong cuốn Lịch
sử triết học (Nho gia, Phật giáo, L.Phơ bách, Hê ghen) và trong cuốn Tài liệu
học tập Triết học – các chuyên đề (chương hình thái kinh tế - xã hội )
- Phân tích ý nghĩa, giá trị của học thuyết này đối với việc nhận thức về
quá trình phát triển của nhân loại và đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam
tìm đọc trong cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên đề (chương hình
thái kinh tế - xã hội ) và trong cuốn Kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Liên hệ sự vận dụng học thuyết đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Tìm đọc trong cuốn Kết hợp biện chứng các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam và trong văn kiện lịch sử Đảng.

Đề tài 4: TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

a) MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:


- Có được sự hiểu biết khái quát và khoa học về bản chất chính trị, , tinh thần
và nội dung cốt lõi của chính trị, về vai trò chính trị đối với đời sống xã hội
- Hiểu được tính tất yếu và tính đúng đắn của công cuộc đổi mới chính trị ở
nước ta hiện nay
- Bước đầu liên hệ, vận dụng vào việc đánh giá, giải quyết các vấn đề chính trị
trong nước và quốc tế

b) YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:


- Phân tích được các quan điểm về chính trị và về thực hành chính trị trước
Mác: phương Đông (Nho gia, Pháp gia, Đạo gia), phương Tây trước Mác (Hy
lạp cổ đại, Trung đại, Cận đại v.v…)và quan điểm về chính trị của chủ nghĩa
Mác – Lê nin; từ đó thấy được tính kế thừa và tính hơn hẳn của tư tưởng chính
trị Mác – Lê nin so với các tư tưởng trước Mác.
- Rút ra được tinh thần và nội dung cốt lõi của chính trị làm cơ sở cho việc
nhìn nhận các vấn đề chính trị trong nước và quốc tế
- Liên hệ đánh giá đúng đắn công cuộc đổi mới chính trị ở nước ta và tình hình
chính trị quốc tế hiện nay.

c) NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Phân tích các quan điểm về chính trị và về thực hành chính trị trước Mác:
phương Đông (Nho gia, Pháp gia, Đạo gia), phương Tây trước Mác (Hy lạp
cổ đại, Trung đại, Cận đại v.v
- Phân tích quan điểm về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lê nin
- Phân tích công cuộc đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay ( vấn đề phát huy
dân chủ, vấn đề đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN, vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân)
- Liên hệ đánh giá tình hình thực tiễn chính trị hiện nay ở trong nước và quốc
tế hiện nay.

d) HƯỚNG DẪN TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:


- Phân tích các quan điểm về chính trị và về thực hành chính trị trước Mác:
phương Đông (Nho gia, Pháp gia, Đạo gia), phương Tây trước Mác (Hy lạp cổ
đại, Trung đại, Cận đại v.v tìm đọc trong cuốn Tài liệu học tập Triết học – các
chuyên đề (chương triết học chính tri) và cuốn lịch sử triết học
- Phân tích quan điểm về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lê nin tìm đọc trong
cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên đề (chương triết học chính tri)
- Phân tích công cuộc đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay ( vấn đề phát huy
dân chủ, vấn đề đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN, vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân) tìm
đọc trong cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên đề (chương triết học
chính tri)
- Liên hệ đánh giá tình hình thực tiễn chính trị hiện nay ở trong nước và quốc
tế hiện nay tìm đọc trong văn kiện lịch sử Đảng và báo chí

Đề tài 5: TRIẾT HỌC TINH THẦN

a) MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:


- Có được sự nhận thức khái quát và đúng đắn về lĩnh vực tinh thần của đời
sống xã hội (về nguồn gốc và cơ sở của sự ra đời tồn tại, về biểu hiện tồn tại
thực tế, về vai trò và ảnh hưởng (cả tích cực lẫn tiêu cực) của nó lên sự phát
triển xã hội v.v…)
- Trên cơ sở đó, rút ra phương pháp luận khoa học trong việc phát huy động
lực tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội cũng như trong việc khắc phục,
xóa bỏ những lực cản tinh thần cản trở sự phát triển xã hội.
- Đồng thời nhận thức được tính tất yếu và đúng đắn của chủ trương xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Bước đầu liên hệ và vận dụng được vào việc đánh giá quá trình chuyển biến
thực tế trong đời sống tinh thẫn của xã hội ta hiện nay (cả tích cực và tiêu cực)

b) YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:


- Phải phân tích cơ sở ra đời và tồn tại của đời sống tinh thần cũng như mối
quan hệ biện chứng giữa đời sống tinh thần với đời sống vật chất
- Phân tích được tính đa dạng phong phú, phức tạp về nội dung, kết cấu của
đời sống tinh thần
- Phân tích được vai trò to lớn của động lực tinh thần cũng như ảnh hưởng to
lớn của lực cản tinh thần đối với xã hội
- Phân tích được tính tất yếu và đúng đắn trong chủ trương, quan điểm của
Đảng CSVN trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
- Bước đầu liên hệ, vận dụng được vào việc đánh giá sự chuyển biến (cả tích
cực và tiêu cực) trong đời sống tinh thần của Việt Nam hiện nay

c) NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Phân tích cơ sở ra đời và tồn tại của đời sống tinh thần cũng như mối quan
hệ biện chứng giữa đời sống tinh thần với đời sống vật chất theo quan điểm
duy vật lịch sử
- Phân tích nội dung, kết cấu của đời sống tinh thần
- Phân tích khái niệm văn hóa và vị trí của văn hóa trong đời sống tinh thần
của xã hội
- Phân tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh và của
Đảng CSVN về văn hóa và vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa tinh thần nói
riêng đói với sự phát triển xã hội
- Liên hệ vào việc đánh giá sự chuyển biến (cả tích cực và tiêu cực) trong đời
sống tinh thần của Việt Nam hiện nay

d) HƯỚNG DẪN TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:


- Phân tích cơ sở ra đời và tồn tại của đời sống tinh thần cũng như mối quan
hệ biện chứng giữa đời sống tinh thần với đời sống vật chất; nội dung, kết
cấu nó theo quan điểm duy vật lịch sử tìm đọc trong cuốn Tài liệu học tập
Triết học – các chuyên đề (chương ý thức xã hội)
- Phân tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh và của
Đảng CSVN về văn hóa và vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa tinh thần nói
riêng đối với sự phát triển xã hội tìm đọc trong văn kiện lịch sử Đảng và sách
báo liên quan (Đề cương văn hóa Việt Nam 1943, nghị quyết TW 5 khóa VIII,
nghị quyết TW 9 khóa XI v.v…)
- Liên hệ vào việc đánh giá sự chuyển biến (cả tích cực và tiêu cực) trong đời
sống tinh thần của Việt Nam hiện nay tìm đọc trong văn kiện lịch sử Đảng
và báo chí

Đề tài 6: TRIẾT HỌC CON NGƯỜI

1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:


Dựa trên cơ sở tìm hiểu các quan điểm, tư tưởng triết học về con
người (nguồn gốc con người, sự tồn tại người trên thực tế, những giá
trị sống đích thực của con người v.v…) để xác định và xây dựng thái
độ sống đúng đắn của mỗi cá nhân; đồng thời là cơ sở xây dựng chiến
lược phát triển con người trong sự phát triển xã hội nói chung.
2. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Phân tích được các quan điểm, tư tưởng triết học về con người trong lịch sử
triết học (về nguồn gốc, bản chất, giá trị sống đích thực của con người v.v…) ở
phương Đông, phương Tây trước Mác, từ đó rút ra được mặt tích cưc, hạn chế
của các tư tưởng này.
- Phân tích được những tư tưởng cơ bản của triết học Mác về con người, từ đó
rút ra được tính kế thừa cũng như tính hơn hẳn của quan điểm Mác – Lê nin về
vấn đề con người so với các tư tưởng, quan điểm khác.
- Rút ra các kết luận phương pháp luận về việc xác định và xây dựng thái độ
sống của mỗi cá nhân cũng như đối với chiến lược phát triển con người trong sự
phát triển xã hội.
- Phân tích được quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng CSVN về con
người để thấy tính kế thừa và tính đặc thù trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và
Đảng ta so với quan điểm tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lê nin
- Liên hệ, vận dụng vào việc đánh giá vấn đề thái độ sống của người Việt Nam
hiện nay và chiến lược phát triển con người ở nước ta hiện nay.

3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Phân tích các quan điểm triết học về con người trong triết học phương Đông
(Nho gia, Phật giáo nguyên thủy, Đạo gia)
- Phân tích các quan điểm triết học về con người trong triết học phương Tây
thời Cổ đại, Trung đại, Phục hung và Cận đại
- Phân tích các quan điểm triết học về con người trong triết học Mác
- Phân tích các quan điểm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam
- Liên hệ, vận dụng vào việc đánh giá vấn đề thái độ sống của người Việt Nam
hiện nay: Đánh giá phẩm chất (tích cực và hạn chế) của người Việt Nam
truyền thống và hiện đại cũng như phẩm chất (tích cự và hạn chế) của người
Việt Nam hiện đại
- Liên hệ, vận dụng vào việc đánh giá chiến lược phát triển con người ở nước
ta hiện nay: những thành tựu và hạn chế.

4. HƯỚNG DẪN TÀI LIỆU CẦN ĐỌC:


- Phân tích các quan điểm triết học về con người trong triết học phương Đông
(Nho gia, Phật giáo nguyên thủy, Đạo gia), các quan điểm triết học về con người
trong triết học phương Tây thời Cổ đại, Trung đại, Phục hưng và Cận đại tìm đọc
trong cuốn Lịch sử triết học
- Phân tích những tư tưởng cơ bản của triết học Mác về con người, tìm đọc
trong cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên đề (chương Triết học con
người)
- Phân tích các quan điểm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam tìm đọc trong cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên
đề (chương Triết học con người)
- Liên hệ, vận dụng vào việc đánh giá vấn đề thái độ sống của người Việt Nam
hiện nay và chiến lược phát triển con người ở nước ta hiện nay tìm đọc trong
cuốn Tài liệu học tập Triết học – các chuyên đề (chương Triết học con người),
các văn kiện lịch sử Đảng và báo chí liên quan

LƯU Ý:
1. HÃY COI CÁC TÀI LIỆU LÀ NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU. CẦN
CÓ SỰ TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC VIÊN TRONG VIỆC
TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI
2. MỖI ĐỀ TÀI CẦN ĐƯỢC TRÌNH BÀY BẰNG HÌNH THỨC
POWERPOINT
3. THỜI GIAN TRÌNH BÀY TỐI ĐA 45 PHÚT
4. BÀI TRUYẾT TRÌNH SẼ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CẢ VỀ NỘI DUNG VÀ
HÌNH THỨC. CỤ THỂ:
- Nội dung: đúng, sâu sắc, phong phú, chất lượng: 6 điểm
- Hình thức: lôgic- chặt chẽ, sáng tạo, sinh động: 3 điểm
- Thời gian đảm bảo: 1 điểm

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

You might also like