You are on page 1of 590

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

_____________________________________________

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC


QUỐC PHÕNG - AN NINH

DÙNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

TẬP MỘT

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________________________________________

Nguyễn Mạnh Hƣởng, Trần Đăng Thanh, Đào Huy Hiệp, Đỗ Xuân Tảo,
Vũ Quang Tạo, Nguyễn Trọng Xuân, Lƣu Ngọc Khải, Nguyễn Từ Vƣợng,
Hoàng Khắc Thông, Lê Đại Nghĩa, Lê Doãn Thuật, Nguyễn Hoàng Minh, Tạ
Ngọc Vãng

Chịu trách nhiệm về nội dung


Vụ Giáo dục Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biên tập nội dung


Phạm Vĩnh Thông, Lê Doãn Thuật

2
LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong những
nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua đó
tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức và rèn
luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lƣợc : xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng -
an ninh đã đƣợc xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc
và gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03-5-2007 về
tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh
trong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-
7-2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh.
Quán triệt chủ trƣởng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo
dục quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáo
dục và thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an
ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng gồm hai tập. Bộ sách này
đã đƣợc Hội đồng thẩm định liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Quốc phòng - Bộ
Công an nghiệm thu. Nội dung sách đã cập nhật đƣợc những vấn đề mới, phù
hợp với chƣơng trình mới ban hành, Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày
24-12-2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức xuất bản và giới thiệu bộ sách Giáo trình
Giáo dục quốc phòng - an ninh với bạn đọc. Hi vọng bộ sách này sẽ giúp ích
đƣợc nhiều cho giảng viên, sinh viên và nhà trƣờng trong việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
khó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến
đóng góp của các đồng chí giảng viên, cán bộ chỉ đạo để bộ sách ngày càng
hoàn thiện. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 trần Hƣng
Đạo, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn.

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

3
Bài 1
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG - AN NINH

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Nắm vững đối tƣợng, phƣơng pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo
dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN), góp phần bồi dƣỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học
GDQP-AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trƣờng và ở mỗi vị trí
công tác tiếp theo.

II - ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU


Đối tƣợng nghiên cứu của môn học bao gồm đƣờng lối quân sự của Đảng,
công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết.
1. Nghiên cứu về đƣờng lối quân sự của Đảng
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lí luận của Đảng về
đƣờng lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lê nin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc ; quan điểm
của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân, an ninh nhân dân ; về kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội
dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì.
Học thuyết Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội
và bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận
để Đảng ta đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối chiến lƣợc xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay không
chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc. Các quan điểm của Đảng
về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân,
tiến hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền
thống quân sự độc đáo của dân tộc ”cả nƣớc một lòng chung sức đánh giặc”,
”lấy ít địch nhiều”, ”lấy nhỏ chống lớn”. Đó cũng chính là đặc trƣng nghệ thuật
quân sự Việt Nam đã chiến thắng các kẻ thù hung hãn nhất. Nghiên cứu đƣờng
lối quân sự của Đảng góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm
chất đạo đức cách mạng và lí tƣởng cho sinh viên.
2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc
phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: xây dựng lực lƣợng dân quân tự
vệ, lực lƣợng dự bị động viên, tăng cƣờng tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc
phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lƣợc ”diễn biến

4
hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ;
một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam ; xây dựng, bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia ; đấu tranh phòng chống
tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Nhà nƣớc quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ,
ngành, cơ quan Trung ƣơng, địa phƣơng và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về
công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
và an ninh chính trị. Mọi công dân, trong đó có đội ngũ trí thức trẻ đều có trách
nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh,
trật tự an toàn xã hội. Tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân phòng, chống có hiệu quả chiến lƣợc ”diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến
tranh công nghệ cao trong tƣơng lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc
phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trƣớc mọi âm mƣu, thủ đoạn
của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.
3. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết
Nghiên cứu các kiến thức, kĩ năng chiến thuật, kĩ thuật quân sự cần thiết
nhƣ : những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phƣơng tiện chỉ
huy chiến thuật và chiến đấu ; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản
các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41 ; tính năng, kĩ thuật sử
dụng thuốc nổ ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa ; vết
thƣơng chiến tranh và phƣơng pháp xử lí ; một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và
chiến thuật chiến đấu bộ binh.
Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh
viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng ... hiểu rõ bản chất
các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh ; về khả năng sát thƣơng, với các
phƣơng pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực
hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật
trong chiến đấu. Đồng thời có thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân
quân, tự vệ theo quy định của Pháp luật.

III – PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU
Việc nghiên cứu môn học GDQP-AN đòi hỏi phải nắm vững cơ sở
phƣơng pháp luận, các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tƣợng,
phạm vi và tính chất đa dạng của nội dung môn học này.
1- Cơ sở phƣơng pháp luận
Cơ sở phƣơng pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu GDQP-AN là
học thuyết Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trong đó những quan điểm
của các nhà kinh điển Mác - Lê nin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh,
quân đội, về xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân, về xây dựng nền quốc
phòng toàn dân... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên cứu,

5
vận dụng đƣờng lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản khác của GDQP-
AN.
Việc xác định học thuyết Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở
phƣơng pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển GDQP-AN phải nắm
vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây:
- Quan điểm hệ thống : đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung
của GDQP-AN một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa
các bộ phận, các vấn đề của môn học.
- Quan điểm lịch sử, logic : trong nghiên cứu GDQP-AN đòi hỏi phải
nhìn thấy sự phát triển của đối tƣợng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không
gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát,
nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh.
- Quan điểm thực tiễn : chỉ ra phƣơng hƣớng cho việc nghiên cứu GDQP-
AN là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn hiện nay.
2- Các phƣơng pháp nghiên cứu
Với tƣ cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự,
phạm vi nghiên cứu của GDQP-AN rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, đƣợc
cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế
thừa và phát triển. Vì vậy GDQP-AN đƣợc tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách
thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứụ cụ thể.
Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung GDQP-AN với tư cách là
một bộ môn khoa học cần chú ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học.
Trƣớc hết cần chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhƣ
phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết... nhằm thu
thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc
phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung,
phát triển làm phong phú nội dung GDQP-AN.
Cùng với các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng
các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhƣ quan sát, điều tra, khảo sát thực tế,
nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí
nghiệm, thực nghiệm... nhằm tác động trực tiếp vào đối tƣợng trong thực tiễn, từ
đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động quốc phòng, an ninh ; bổ sung
làm phong phú nội dung cũng nhƣ kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của
các kiến thức GDQP-AN.
Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng quốc phòng, an ninh cần
sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm
cho ngƣời học vừa có nhận thức sâu sắc về đƣờng lối, nghệ thuật quân sự, nắm
chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển đƣợc các kĩ năng
công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.
Đổi mới phƣơng pháp dạy học GDQP-AN theo hƣớng tăng cƣờng vận
dụng các phƣơng pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phƣơng tiện kĩ
thuật dạy học hiện đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội

6
dung GDQP-AN cần chú ý sử dụng các phƣơng pháp tạo tình huống, nêu vấn
đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo ; tăng cƣờng thực hành, thực tập sát với thực tế
chiến đấu, công tác quốc phòng ; tăng cƣờng tham quan thực tế, viết thu hoạch,
tiểu luận ; tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện kĩ thuật, thiết bị quân sự hiện đại
phục vụ các nội dung học tập ; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu
công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lƣợng học tập, nghiên cứu môn học
GDQP-AN.

IV- GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG - AN


NINH
1. Đặc điểm môn học
Là môn học đƣợc Luật định, thể hiện rõ đƣờng lối giáo dục của Đảng
đƣợc thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, nhằm
giúp sinh viên thực hiện mục tiêu ”hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”.(1)
Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chƣơng trình Huấn luyện
quân sự phổ thông (1961), Giáo dục quốc phòng (1991), trong những năm qua,
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp
với quy chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chƣơng trình tiếp tục
đƣợc sửa đổi, bổ sung ; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính
phủ về GDQP-AN, môn học Giáo dục quốc phòng đƣợc lồng ghép nội dung an
ninh thành môn học GDQP-AN. Nhƣ vậy, trong từng giai đoạn cách mạng,
chƣơng trình môn học GDQP-AN đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nƣớc và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết
chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với quốc phòng - an ninh.
Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học
xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm
các môn học chung, có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 70% chƣơng trình môn học. Nội
dung bao gồm kiến thức cơ bản về đƣờng lối quốc phòng, quân sự của Đảng,
công tác quản lí Nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh ; về truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam ; về chiến lƣợc
"diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng
Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng
cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ
chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà
trƣờng và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lƣợng môn học GDQP-
AN là góp phần đào tạo cho đất nƣớc một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán
bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực
hiện nhiệm vụ chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi
cƣơng vị công tác.
__________________
(1) Luật Giáo dục, 2005.

7
2. Chƣơng trình
Môn học GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng ban hành theo Quyết định
số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Chƣơng trình đƣợc xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các
cấp học dƣới, bảo đảm liên thông, logic ; mỗi học phần là những khối kiến thức
tƣơng đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Kết cấu
chƣơng trình gồm ba phần chính:
Phần 1: Mục tiêu, thời gian, thời điểm thực hiện.
Phần 2: Tóm tắt nội dung các học phần và chƣơng trình.
Học phần I: Đƣờng lối quân sự của Đảng, 45 tiết.
Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh, 45 tiết.
Học phần III: Quân sự chung, 45 tiết.
Học phần IV: Chiến thuật và kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK, 30 tiết.
Sinh viên đại học học 4 học phần, 165 tiết ; sinh viên cao đẳng học 3 học
phần (I,II,III), 135 tiết.
Phần 3: Tổ chức thực hiện chƣơng trình ; phƣơng pháp dạy, học và đánh
giá kết quả học tập.
3. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất thiết bị dạy học
Đội ngũ giảng viên GDQP-AN các trƣờng đại học, cao đẳng, các Trung
tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên đƣợc tổ chức trên cơ sở Nghị định của
Chính phủ về GDQP-AN và Nghị định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam. Giảng viên sĩ quan từ các Quân khu, các học viện, nhà
trƣờng Quân đội đƣợc đƣợc luân phiên làm công tác quản lý và giảng dạy. Các
trƣờng chƣa có giảng viên sĩ quan biệt phái đƣợc biên chế giảng viên cơ hữu
hoặc hợp đồng, thỉnh giảng giảng viên các học viện, nhà trƣờng Quân đội. Hệ
thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên do Chính phủ quy định, đƣợc
phát triển trên phạm vi cả nƣớc đang thu hút phần lớn sinh viên vào học tập rèn
luyện trong môi trƣờng văn hóa - quân sự.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên Nhà nƣớc đã và đang
đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho các trung tâm giáo dục quốc phòng. Tổ chức
dạy, học môn học GDQP-AN phải bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
đƣợc quy định trong danh mục và tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi học thực hành các kĩ năng quân sự phải
có sân tập, bãi tập, thao trƣờng. Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng
cho các trƣờng đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu
giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên. Ngoài ra, sinh
viên tìm đọc thêm tại liệu tham khảo đã đƣợc giới thiệu trong giáo trình để nâng
cao kiến thức và sự hiểu biết về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập
Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP-AN đƣợc
quy định trong Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức tổ chức dạy học tập trung chủ yếu thực
hiện ở các Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên ; ở các trƣờng có thể đan
xen nhiều hình thức khác theo quy định của hiệu trƣởng. Khi học GDQP-AN
sinh viên phải mang mặc gọn gàng, thống nhất theo hƣớng dẫn của giảng viên.

8
Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về ngƣời, vũ khí,
trang thiết bị. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần ; mỗi lần kiểm
tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt trên lớp sẽ đƣợc dự thi
kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy
định trong chƣơng trình.
Học phần có từ 2 đến 3 đơn vị học trình kiểm tra ít nhất một lần ; học
phần có từ 4 đơn vị học trình trở lên kiểm tra ít nhất hai lần. Số lần cụ thể do
hiệu trƣởng các trƣờng quy định. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh cấp
cho sinh viên để xác nhận kết quả học tập môn học GDQP-AN. Sinh viên đạt
điểm trung bình môn học từ 5 điểm và không bị xử lý kỉ luật từ cảnh cáo trở lên
đƣợc cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh và đƣợc ghi kết quả xếp loại
trong Chứng chỉ. Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh là một trong những
điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học.

9
Bài 2
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CHIẾN TRANH QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Trang bị cho sinh viên một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
- Trên cơ sở đó bồi dƣỡng thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học cách
mạng cho ngƣời học, giúp ngƣời học có cơ sở khoa học để quán triệt quan điểm
cơ bản của Đảng ta về chiến tranh, xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
II - NỘI DUNG
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh
a) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh
- Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội
Chiến tranh là một trong những vấn đề phức tạp, trƣớc Mác đã có nhiều nhà
tƣ tƣởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tƣ tƣởng của
C.Ph.Claudơvít (1780 - 1831), Ông quan niệm : Chiến tranh là một hành vi bạo
lực dùng để buộc đối phƣơng phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy
động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Ở
đây, C.Ph.Claudơvít đã chỉ ra đƣợc đặc trƣng cơ bản của chiến tranh đó là sử
dụng bạo lực. Tuy nhiên, C.Ph.Claudơvít chƣa luận giải đƣợc bản chất của hành
vi bạo lực ấy. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa tƣ tƣởng đó và đi
đến khẳng định : Chiến tranh là hiện tƣợng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là
cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nƣớc (hoặc liên minh
giữa các nƣớc) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Nhƣ vậy, theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa ngƣời
với ngƣời trong xã hội. Nhƣng nó không phải là những mối quan hệ giữa ngƣời
với ngƣời nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn ngƣời có lợi ích cơ
bản đối lập nhau. Khác với các hiện tƣợng chính trị - xã hội khác, chiến tranh
đƣợc thể hiện dƣới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là
bạo lực vũ trang.
- Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh
Với thế giới quan và phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, cùng với sự kết
hợp sáng tạo phƣơng pháp lôgíc và lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen lần đầu tiên
trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn về nguồn gốc nảy sinh chiến tranh.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm
hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (Nguồn gốc kinh tế), suy
đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời, sự xuất
hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (Nguồn
gốc xã hội) trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.
Thực tiễn hình thành và phát triển xã hội loài ngƣời đã chứng minh cho nhận
định trên. Trong tác phẩm: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của

10
nhà nƣớc", Ph.Ăngghen chỉ rõ: Trải qua hàng vạn năm trong chế độ cộng sản
nguyên thủy, khi chƣa có chế độ tƣ hữu, chƣa có giai cấp đối kháng thì chiến
tranh với tính cách là một hiện tƣợng chính trị xã hội cũng chƣa xuất hiện.. Mặc
dù ở thời kì này đã xuất hiện những cuộc xung đột vũ trang. Nhƣng đó không
phải là một cuộc chiến tranh mà chỉ là một dạng "Lao động thời cổ". Bởi vì, xét
về mặt xã hội, xã hội cộng sản nguyên thuỷ là một xã hội không có giai cấp,
bình đẳng, không có tình trạng phân chia thành kẻ giàu, ngƣời nghèo, kẻ đi áp
bức bóc lột và ngƣời bị áp bức bóc lột. Về kinh tế, không có của "dƣ thừa tƣơng
đối" để ngƣời này có thể chiếm đoạt lao động của ngƣời khác, mục tiêu các cuộc
xung đột đó chỉ để tranh giành các điều kiện tự nhiên thuận lợi để tồn tại nhƣ :
nguồn nƣớc, bãi cỏ, vùng săn bắn hay hang động,... Về mặt kĩ thuật quân sự,
trong các cuộc xung đột này, tất cả các bên tham gia đều không có lực lƣợng vũ
trang chuyên nghiệp, cũng nhƣ vũ khí chuyên dùng. Tất cả các thành viên của
bộ lạc với mọi công cụ lao động thƣờng ngày đều tham gia vào cuộc xung đột
đó. Do đó, các cuộc xung đột vũ trang này hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên tự
phát. Theo đó, Ph.Ăngghen chỉ rõ, khi chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản
xuất xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột
thì chiến tranh ra đời và tồn tại nhƣ một tất yếu khách quan. Chế độ áp bức bóc
lột càng hoàn thiện thì chiến tranh càng phát triển. Chiến tranh trở thành "Bạn
đƣờng" của mọi chế độ tƣ hữu.
Phát triển những luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về chiến tranh trong
điều kiện lịch sử mới, V.I. Lênin chỉ rõ trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế
quốc còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là bạn đƣờng của chủ nghĩa đế
quốc.
Nhƣ vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu
sản xuất, có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột, chiến tranh không phải là một
định mệnh gắn liền với con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Muốn xoá bỏ chiến tranh
phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó
- Bản chất chiến tranh
Bản chất chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất
của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội. Theo V.I. Lênin: "Chiến
tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác" (cụ thể là bằng bạo
lực)1. Theo V.I. Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có
quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tƣợng lịch sử cụ
thể.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: "Chính trị là sự phản ánh tập trung
của kinh tế"2, "Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc"3, chính trị
là sự thống nhất giữa đƣờng lối đối nội và đƣờng lối đối ngoại, trong đó đƣờng
lối đối ngoại phụ thuộc vào đƣờng lối đối nội. Nhƣ vậy, chiến tranh chỉ là một
thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị. Ngƣợc
lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều đƣợc tiếp tục thực hiện trong
chiến tranh. Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó

1
V.I. Lênin, Toà n tập, tập 26, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 397
2
V.I. Lênin, Toà n tập, tập 42, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr. 349
3
V.I. Lênin, Toà n tập, tập 49, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 500
11
chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính
trị chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến tranh, chính trị
quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ
trang. Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng
kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai
cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh.
Ngƣợc lại, chiến tranh là một bộ phận, một phƣơng tiện của chính trị, là kết
quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác động trở lại
chính trị theo hai hƣớng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này nhƣng
lại tiêu cực ở khâu khác. Chiến tranh có thể làm thay đổi đƣờng lối, chính sách,
nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể còn thay đổi cả thành phần của lực lƣợng lãnh
đạo chính trị trong các bên tham chiến. Chiến tranh tác động lên chính trị thông
qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hoá các mối
quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng
giai cấp. Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm
mất đi tình thế cách mạng. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ
chính trị xã hội.
Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phƣơng
thức tác chiến, vũ khí trang bị "song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay
đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của các nhà nƣớc và giai cấp nhất
định. Đƣờng lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn
chứa đựng nguy cơ chiến tranh, đƣờng lối đó đã quyết định đến mục tiêu chiến
tranh, tổ chức biên chế, phƣơng thức tác chiến, vũ khí trang bị" của quân đội do
chúng tổ chức ra và nuôi dƣỡng.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
Trên cơ sở lập trường duy vật biên chứng, Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá
đúng đắn bản chất, quy luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời
sống xã hội
Khi nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã khái quát bằng
hình ảnh "con đỉa hai vòi", một vòi hút máu nhân dân lao động chính quốc, một
vòi hút máu nhân dân lao động thuộc địa. Trong hội nghị Véc – Xây, Hồ Chí
Minh đã vạch trần bản chất, bộ mặt thật của sự xâm lƣợc thuộc địa và chiến
tranh cƣớp bóc của chủ nghĩa thực dân Pháp. "Ngƣời Pháp khai hoá văn minh
bằng rƣợu lậu, thuốc phiện". Nói về mục đích cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, Ngƣời khẳng định: "Ta chỉ giữ gìn non sông, đất nƣớc của ta. Chỉ chiến
đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Còn thực dân phản động
Pháp thì mong ăn cƣớp nƣớc ta, mong bắt dân ta làm nô lệ"4.
Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến
hành ở nƣớc ta là cuộc chiến tranh xâm lƣợc. Ngƣợc lại cuộc chiến tranh của
nhân ta chống thực dân Pháp xâm lƣợc là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập
chủ quyền và thống nhất đất nƣớc.

4
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 150.
12
- Xác định tích chất xã hội của chiến tranh, phân tích tính chất chính trị - xã
hội của chiến tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế
quốc, chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc
Trên cơ sở mục đích chính trị của chiến tranh, Hồ Chí Minh đã xác định tính
chất xã hội của chiến tranh, chiến tranh xâm lƣợc là phi nghĩa, chiến tranh chống
xâm lƣợc là chính nghĩa, từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến
tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về bạo lực cách
mạng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn chiến tranh cách mạng
Việt Nam. Ngƣời khẳng định: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành
động bạo lực, độc lập tự do không thể cầu xin mà có đƣợc, phải dùng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ
chính quyền"5.
Bạo lực cách mạng theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc tạo bởi sức mạnh của
toàn dân, bằng cả lực lƣợng chính trị và lực lƣợng vũ trang, kết hợp chặt chẽ
giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
- Hồ Chí Minh Khẳng định: Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh luôn coi con ngƣời là
nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Ngƣời chủ trƣơng phải dựa vào
dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh để "xây dựng lầu thắng lợi". Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là một trong những di sản quý báu
của Ngƣời. Tƣ tƣởng này đƣợc Hồ Chí Minh trình bày một cách giản dị, dễ hiểu
nhƣng sinh động và rất sâu sắc. Chiến tranh nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng
là cuộc chiến tranh toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân và đặt
dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tƣ tƣởng của Ngƣời đƣợc thể hiện rõ nét
trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày 19 - 12 -
1946: "Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì ngƣời già, ngƣời trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc... hễ là ngƣời Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng sứng, ai có gƣơm dùng gƣơm, không có gƣơm
thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nƣớc"6.
Để đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc, Ngƣời tiếp tục khẳng định: "Ba muơi mốt
triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kì già trẻ, gái trai, phải là ba mƣơi mốt triệu
chiến sĩ anh dũng diệt Mĩ cứu nƣớc, quyết giành thắng lợi cuối cùng"7.
Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đánh giặc phải bằng sức mạnh của toàn dân,
trong đó phải có lực lƣợng vũ tranh nhân dân làm nòng cốt. Kháng chiến toàn
dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn
dân, đánh địch trên tất cả các mặt trận : quân sự ; chính trị ; kinh tế ; văn hoá...
Sự khái quát trên đã phản ánh nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt
Nam trong thời đại mới và là một sự phát triển đến đỉnh cao tƣ tƣởng vũ trang

5
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 304.
6
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 480.
7
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 323.
13
toàn dân của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự phát triển sâu sắc làm phong phú thêm
lí luân mác xít về chiến tranh nhân dân trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
quân đội
a) Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội
Theo Ph.Ăngghen: "Quân đội là một tập đoàn ngƣời vũ trang, có tổ chức do
nhà nƣớc xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh
phòng ngự"8.
Nhƣ vậy theo Ph.Ăngghen, quân đội là một tổ chức của một giai cấp và nhà
nƣớc nhất định, là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhất, là lực lƣợng nòng cốt
để nhà nƣớc, giai cấp tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang.
Trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản phát triển từ tự do cạnh tranh sang độc
quyền (Chủ nghĩa đế quốc), V.I. Lênin nhấn mạnh: chức năng cơ bản của quân
đội đế quốc là phƣơng tiện quân sự chủ yếu để đạt mục đích chính trị đối ngoại
là tiến hành chiến tranh xâm lƣợc và duy trì quyền thống trị của bọn bọc lột đối
với nhân dân lao động trong nƣớc.
Nguồn gốc ra đời của quân đội
Từ khi quân đội xuất hiện đến nay, đã có không ít nhà lí luận đề cập đến
nguồn gốc, bản chất của quân đội trên các khía cạnh khác nhau. Nhƣng chỉ có
chủ nghĩa Mác - Lênin mới lí giải đúng đắn và khoa học về hiện tƣợng chính trị
xã hội đặc thù này.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc ra
đời của quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế - xã hội và khẳng định : quân đội
là một hiện tƣợng lịch sử, ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội
loài ngƣời, khi xuất hiện chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất và sự đối kháng giai
cấp trong xã hội. Chính chế độ tƣ hữu và đối kháng giai cấp đã làm nẩy sinh nhà
nƣớc thống trị bóc lột. Để bảo vệ lơị ích của giai cấp thống trị và đàn áp quần
chúng nhân dân lao động giai cấp thống trị đã tổ chức ra lực lƣợng vũ trang
thƣờng trực làm công cụ bạo lực của nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai
cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội. Chừng nào còn chế độ tƣ hữu,
còn chế độ áp bức bóc lột thì quân đội vẫn còn tồn tại. Quân đội chỉ mất đi khi
giai cấp, nhà nƣớc và những điều kiện sinh ra nó tiêu vong.
- Bản chất giai cấp của quân đội
Khi bàn về bản chất của quân đội, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định bản
chất quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, nhà nƣớc nhất định
nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và nhà nƣớc tổ chức, nuôi
dƣỡng, sử dụng nó. Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai
cấp của nhà nƣớc đã tổ chức ra quân đội đó. Quân đội do giai cấp, nhà nƣớc tổ
chức, nuôi dƣỡng và xây dựng theo đƣờng lối, quan điểm chính trị, quân sự của
giai cấp mình. Đó là cơ sở để quân đội trung thành với nhà nƣớc, giai cấp đã tổ
chức ra nó.

8
Ph.Ăngghen, Tuyển tập Luận văn quân sự, tập 2, Nxb Quõn đội nhõn dõn, Hà Nội,1978, tr.9
14
Bản chất giai cấp của quân đội không phải tự phát hình thành mà phải trải
qua quá trình xây dựng lâu dài và đƣợc củng cố liên tục. Bản chất giai cấp quân
đội là tƣơng đối ổn định, nhƣng không phải là bất biến. Sự vận động phát triển
bản chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ: giai cấp, nhà
nƣớc, các lực lƣợng, tổ chức chính trị xã hội và việc giải quyết các mối quan hệ
trong nội bộ trong quân đội. Do sự tác động của các yếu tố trên mà bản chất giai
cấp của quân đội có thể đƣợc tăng cƣờng hoặc bị phai nhạt, thậm chí bị biến
chất và tuột khỏi tay nhà nƣớc, giai cấp đã tổ chức ra, nuôi dƣỡng quân đội đó.
Sự thay đổi bản chất giai cấp quân đội diễn ra dần dần thông qua việc tăng
cƣờng hoặc suy yếu dần các mối quan hệ trên.
Trong tình hình hiện nay, các học giả tƣ sản thƣờng rêu rao luận điểm "phi
chính trị hoá quân đội", cho quân đội phải đứng ngoài chính trị, quân đội là công
cụ bạo lực của toàn xã hội, không mang bản chất giai cấp. Thực chất quan điểm
"phi chính trị hoá quân đội" của các học giả tƣ sản nhằm làm suy yếu sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, làm giảm sức mạnh chiến đấu, từng bƣớc làm thoái hoá
về chính trị tƣ tƣởng, phai nhạt bản chất cách mạng của quân đội. Đó là một
mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của
chủ nghĩa đế quốc. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng tác động không
nhỏ tới tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của quân
đội. Những biểu hiện cƣờng điệu lợi ích vật chất, lề thói thực dụng, cơ hội về
chính trị, sự suy giảm về đạo đức cách mạng là những cản trở trong xây dựng
quân đội cách mạng hiện nay.
- Sức mạnh chiến đấu của quân đội
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, sức mạnh chiến đấu của quân
đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: con ngƣời, điều kiện kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, vũ khí trang bị, khoa học quân sự, trong xây dựng sức mạnh chiến
đấu quân đội, các ông rất chú trọng đến khâu đào tạo đội ngũ cán bộ, đánh giá
và nhận xét về tài năng của các tƣớng lĩnh quân sự, đồng thời phê phán sự yếu
kém của đội ngũ này.
Bảo vệ và phát triển tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đã chỉ
rõ sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: yếu tố
quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế; yếu tố chính trị - tinh thần và kỉ luật; số
lƣợng, chất lƣợng vũ khí trang bị kĩ thuật ; trình độ huấn luyện và thể lực; trình
độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức chỉ huy
của cán bộ các cấp. Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Tuy nhiên, vị trí, vai trò của từng yếu tố là không ngang bằng nhau, trong những
điều kiện xác định, yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức
mạnh chiến đấu của quân đội. V.I. Lênin khẳng định: "Trong mọi cuộc chiến
tranh rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ
máu trên chiến trƣờng"9.
Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của V.I. Lênin

9
V.I.Lê nin, Toà n tập, tập 41, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến Bộ, Mátxítcơva. 1977, tr. 147.
15
V.I. Lênin kế thừa, bảo vệ và phát triển lí luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về
quân đội và vận dụng thành công trong xây dựng quân đôị kiểu mới của giai cấp
vô sản.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mƣời Nga thành công, các thế lực thù địch
điên cuồng chống phá nƣớc Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả cách mạng, V.I.
Lênin yêu cầu phải giải tán quân đội cũ và thành lập quân đội kiểu mới (Hồng
quân) của giai cấp vô sản. V.I. Lênin đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong
xây dựng quân đội kiểu mới: Đảng cộng sản lãnh đạo Hồng quân tăng cƣờng
bản chất giai cấp công nhân; đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân ; trung
thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản; xây dựng chính quy; không ngừng hoàn
thiện cơ cấu tổ chức ; phát triển hài hoà các quân chủng, binh chủng ; sẵn sàng
chiến đấu. Trong đó sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là nguyên tắc quan trọng
nhất, quyết định đến sức mạnh, sự tồn tại, phát triển, chiến đấu, chiến thắng của
Hồng quân.
Ngày nay, những nguyên tắc cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới của V.I.
Lênin vẫn giữ nguyên giá trị. Là cơ sở lí luận khoa học cho các Đảng Cộng sản
xác định phƣơng hƣớng tổ chức xây dựng quân đội của mình.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội
Khẳng định sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật
trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa sự ra đời của quân đội với
sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Ngƣời viết: "Dân tộc Việt
Nam nhất định phải đựoc giải phóng. Muốn đánh chúng phải có lực lƣợng quân
sự, phải có tổ chức"10.
Ngày 22 - 12 - 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân
của quân đội ta hiện nay đƣợc thành lập. Sự ra đời của quân đội xuất phát từ
chính yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
ở nƣớc ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy, kẻ thù sử dụng bạo lực phản cách mạng để
áp bức nô dịch dân tộc ta. Do vậy, muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
chúng ta phải tổ chức ra bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách
mạng.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam đã tổ chức ra lực lƣợng vũ trang cách mạng làm nòng cốt
cho cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc mà tiền thân của nó là những đội xích vệ
đỏ, du kích vũ trang, sau đó phát triển thành quân đội nhân dân. Quân đội nhân
dân Việt Nam là lực lƣợng vũ trang cách mạng của giai cấp công nhân và quần
chúng lao động, đấu tranh với kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc.
Quá trình xây dựng chiến đấu và trƣởng thành của quân đội ta luôn luôn gắn
liền với phong trào cách mạng của quần chúng, với các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chính từ thực tiễn phong
trào cách mạng của quần chúng, những thăng trầm của chiến tranh, những thử
thách ác liệt cùng với những hi sinh to lớn mà phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ"

10
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 71, 72.
16
được rèn luyện, kiểm nghiệm nghiêm ngặt nhất và được phát triển lên những
đỉnh cao.
Ngay từ khi mới thành lập mặc dù đại bộ phận cán bộ chiến sĩ xuất thân từ
nông dân nhƣng tất cả họ đều là những ngƣời có lòng yêu nƣớc mãnh liệt, trí
căm thù giặc sâu sắc. Trải qua những năm tháng phục vụ trong quân đội họ
không ngừng đƣợc nâng cao giác ngộ cách mạng, chuyển từ giác ngộ dân tộc lên
giác ngộ giai cấp, từ tinh thần độc lập dân tộc lên ý thức xã hội chủ nghĩa,
chuyển lập trƣờng của giai cấp xuất thân sang lập trƣờng giai cấp công nhân để
xem xét giải quyết đánh giá công việc. Sự thống nhất hữu cơ trên, từ nét đặc thù
về chế độ chính trị, bản chất Nhà nƣớc, giai cấp tổ chức, nuôi dƣỡng và sử dụng
quân đội. Quân đội nhân dân Việt Nam sinh ra từ các phong trào cách mạng của
quần chúng, đƣợc nhân dân nuôi dƣỡng, đùm bọc, che trở và tiếp sức, lại đƣợc
tổ chức giáo dục rèn luyện bởi Đảng Cộng sản Việt Nam - Ngƣời đại biểu trung
thành cho lợi ích giai cấp, dân tộc và nhân dân, vì vậy quân đội luôn hoàn thành
mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân
Với cƣơng vị là ngƣời tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện quân đội ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng xuyên coi trọng bản chất giai cấp công nhân cho
quân đội. Bản chất giai cấp công nhân liên hệ mật thiết với tính nhân dân trong
tiến hành chiến tranh nhân dân chống thực dân, đế quốc xâm lƣợc. Trong xây
dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm
đến giáo dục, nuôi dƣỡng các phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị và coi đó
là cơ sơ, nền tảng để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện. Trong buổi lễ
phong quân hàm cho các cán bộ cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 -
12 - 1958, Ngƣời vừa biểu dƣơng, vừa căn dặn: "Quân đội đã hoàn thành nhiệm
vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho, đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối
trung thành với Đảng, với nhân dân, chiến đấu anh dũng, công tác và lao động
tích cực, tiết kiệm, cần cù, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng
khổ với nhân dân, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ"11. Lời
căn dặn của Ngƣời là sự khái quát các phẩm chất, tiêu chí của bản chất giai cấp
công nhân của quân đội ta. Trong bài nói chuyện tại buổi chiêu đãi mừng quân
đội ta tròn hai mƣơi tuổi ngày 22 - 12 -1964, một lần nữa Hồ Chí Minh lại
khẳng định, bản chất giai cấp của quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của giai
cấp, nhà nƣớc. Ngƣời viết: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng"12.
Quân đội nhân dân Việt Nam đƣợc Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp
tổ chức lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, đƣợc nhân dân hết lòng yêu thƣơng,
đùm bọc, đồng thời đƣợc kế thừa những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc có
hàng ngàn năm văn hiến và lịch sử đấu tranh dựng nƣớc gắn liền với giữ nƣớc
oanh liệt. Do đó, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển, quân đội ta

11
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 247.
12
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 349 - 350.
17
luôn thực sự là một quân đội kiểu mới mang bản chất cách mạng của giai cấp
công nhân, đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
- Khẳng định, quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Đây là một trong những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát
triển lí luận về quân đội. Ngƣời lập luận, bản chất giai cấp công nhân và tính
nhân dân của quân đội ta là một thể thống nhất, xem đó nhƣ là biểu hiện tính
quy luật của quá trình hình thành, phát triển quân đội kiểu mới, quân đội của
giai cấp vô sản. Trong bài Tình đoàn kết quân dân ngày càng thêm bền chặt 3 -
3 - 1952, Ngƣời viết: "Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột
thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo
vệ tự do, hạnh phóc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không
có lợi ích nào khác"13.
- Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là một
nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản.
Bắt nguồn từ nguyên lí chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu
mới của giai cấp vô sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đặc
biệt quan tâm đến công cụ đặc biệt này để nó thực sự trở thành lực lƣợng nòng
cốt trong đấu tranh giai cấp, kể cả tiến hành chiến tranh.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Ngƣời tổ chức lãnh đạo giáo dục và rèn luyện
quân đội - là nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển bản chất giai cấp
công nhân của quân đội ta. Trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trƣởng
thành của quân đội, Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
dành sự chăm lo đặc biệt đối với quân đội. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong
cơ chế lãnh đạo : tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội trong
thực hiện chế độ công tác đảng, công tác chính trị. Nhờ đó, Quân đội nhân dân
Việt Nam trở thành một quân đội kiểu mới mang bản chất cách mạng của giai
cấp công nhân. Thành tựu to lớn trong tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân
cho quân đội ta là, Đảng đã đào tạo nên những thế hệ "Bộ đội cụ Hồ", một mẫu
hình mới của con ngƣời xã hội chủ nghĩa trong quân đội kiểu mới. Nhƣ vậy,
không có một Đảng Cộng sản chân chính, không có một giai cấp công nhân Việt
Nam cách mạng, kiên định lập trƣờng xã hội chủ nghĩa, thì quân đội nhân dân
Việt Nam không thể giữ vững đƣợc bản chất giai cấp công nhân, mục tiêu lí
tƣởng chiến đấu của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : Quân đội ta có sức
mạnh vô địch vì nó là một Quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta
lãnh đạo và giáo dục.
- Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của quân đội
Mục tiêu lí tƣởng chiến đấu của quân đội ta là thực hiện mục tiêu lí tƣởng
các mạng của Đảng, của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc: Gắn giải phóng
dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Hiện nay quân đội ta có hai nhiệm vụ chính. Một
là, xây dựng một đội quân ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu. Hai là,
thiết thực tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội"14.

13
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.426-427.
14
Hồ Chí Minh, Toà n tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1986, tr.143.
18
Nhiệm vụ của quân đội ta hiện nay là phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và
chiến đấu thắng lợi bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trƣớc tình hình nhiệm vụ
mới của cách mạng và của quân đội, ngoài nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng
chiến đấu, quân đội phải tham gia vào nhiệm vụ xây dựng đất nƣớc, sản xuất ra
của cải vật chất và tiến hành công tác huấn luyện. Đây là vấn đề khác về chất so
với quân đội của giai cấp bóc lột. Quân đội ta có ba chức năng: Là đội quân
chiến đấu, là đội quân công tác, là đội quân sản xuất. Ba chức năng đó phản ánh
cả mặt đối nội, đối ngoại của quân đội.
Với tƣ cách là đội quân chiến đấu, quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến
đấu chống xâm lƣợc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ trật tự
an toàn xã hội, tham gia vào cuộc tiến công địch trên mặt trận lí luận, chính trị -
tƣ tƣởng, văn hoá; là đội quân sản xuất, quân đội tăng gia sản xuất cải thiện đời
sống cho bộ đội, xây dựng kinh tế, góp phần xây dựng, phát triển đất nƣớc,
trong điêù kiện hiện nay, quân đội còn là lực lƣợng nòng cốt và xung kích trong
xây dựng kinh tế - quốc phòng ở các địa bàn chiến lƣợc, nhất là ở biên giới, biển
đảo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gian khổ và ở những địa bàn có
những tình huống phức tạp nảy sinh ; là đội quân công tác, quân đội tham gia
vận động quần chúng nhân dân xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh,
góp phần tăng cƣờng sự đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, quân đội với nhân
dân; giúp dân chống thiên tai, giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống,
tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ và chấp hành đúng đƣờng lối, quan
điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.
Thực tiễn hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu, trƣởng thành của quân đội ta đã
chứng minh: quân đội đã thực hiện đầy đủ và thực hiện xuất sắc ba chức năng
trên cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong chiến
tranh giải phóng. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, quân đội có vai trò hết sức
nặng nề. Quân đội luôn phải là đội quân cách mạng, lực lƣợng chính trị, công cụ
vũ trang sắc bén của Đảng, có sức chiến đấu cao, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù,
hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ...Để thực hiện vai trò đó, cần đổi mới nhận
thức về các chức năng của quân đội cho phù hợp với tình hình mới.
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa
Tổ quốc bao giờ cũng gắn với nhà nƣớc và giai cấp thống trị xã hội. Vấn đề
Tổ quốc của giai cấp nào và giai cấp nào không có tổ quốc. Theo nghĩa đó mà
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định : "Dƣới chủ nghĩa tƣ bản, giai cấp công
nhân không có Tổ quốc"15. Trong điều kiện lịch sử cụ thể, thời C.Mác,
Ph.Ăngghen sống, vấn đề bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chƣa đƣợc đặt ra một
cách trực tiõp. Bài học kinh nghiệm của Công xã Pari có ý nghĩa rất quan trọng
đối với việc bảo vệ thành quả cách mạng, sau khi giai cấp vô sản giành chính
quyền, nhƣng mới chỉ là ý kiến ban đầu về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một cống hiến mới của V.I.
Lênin vào kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa đang đặt ra trực tiếp ở nƣớc Nga Xô viết.

15
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toà n tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.623
19
a) Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan
- Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân.
Trong điều kiện giai cấp tƣ sản nắm chính quyền, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra
rằng, giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành giai cấp dân tộc, khi ấy chính
giai cấp công nhân là ngƣời đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đẩy lùi
sự tấn công của bọn phản cách mạng.
- Xuất phát từ quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin là ngƣời có công đóng góp to lớn trong việc
bảo vệ và phát triển học thuyết về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa, Ngƣời khẳng định: "Kể từ ngày 25 tháng Mƣời 1917,
chúng ta là những ngƣời chủ trƣơng bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành "bảo vệ
Tổ quốc", nhƣng cuộc chiến tranh giữ nƣớc mà chúng ta đang đi tới là một cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tƣ
cách là Tổ quốc"16.
Ngay sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, nhà nƣớc của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động đƣợc thiết lập thì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
cũng bắt đầu hình thành. Giai cấp công nhân bắt tay vào công cuộc cải tạo xã
hội cũ và xây dựng xã hội mới - xã hội, xã hội chủ nghĩa. Cùng với nhiệm vụ
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng
đƣợc đặt ra một cách trực tiếp, nó trở thành nhiệm vụ chiến lƣợc của các nƣớc
xã hội chủ nghĩa hai nhiệm vụ chiến lƣợc này gắn bó hữu cơ với nhau trong suốt
quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc. Ngay từ
những năm cuối thế kỉ XIX, V.I. Lênin đã chỉ ra, do quy luật phát triển không
đều của chủ nghĩa đế quốc mà chủ nghĩa xã hội có thể giành thắng lợi không
đồng thời ở các nƣớc. Do đó, trong xuốt thời kì quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tƣ bản
là hai chế độ xã hội đối lập nhau cùng tồn tại và đấu tranh với nhau hết sức
quyết liệt.
- Xuất phát từ bản chất, âm mƣu của kẻ thù và thực tiễn cách mạng thế giới.
Sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp tƣ sản trong nƣớc tuy đã
bị đ#nh đổ về mặt chính trị, nhƣng chúng vẫn chƣa từ bỏ tham vọng muốn quay
trở lại địa vị thống trị đã mất. Do vậy, chúng tìm mọi cách liên kết với các phần
tử phản động và chủ nghĩa tƣ bản bên ngoài hòng lật đổ chính quyền cách mạng
còn non trẻ của giai cấp công nhân. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, từ khi
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất hiện, nhân dân các nƣớc xã hội chủ nghĩa phải
đƣơng đầu chống trả những âm mƣu và hành động lật đổ, xâm lƣợc của kẻ thù
bên trong và bên ngoài. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mƣời Nga năm
1917, mƣời bốn nƣớc đế quốc tập trung bao vây hòng tiêu diệt nƣớc Nga Xô
viết. Từ khi chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống thế giới, sự chống phá
của kẻ thù càng quyết liệt hơn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu là một tổn thất của phong trào cách mạng thế giới, song nó cũng để lại
cho các nƣớc xã hội chủ nghĩa những bài học đắt giá rằng : xây dựng chủ nghĩa

16
V.I. Lê nin, Toà n tập, tập 36, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1977, tr. 102.
20
xã hội phải luôn gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Có nhƣ vậy, Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa mới tồn tại và phát triển. Thực tiễn trên đây một lần nữa
đã chứng minh cho luận điểm của V.I. Lênin rằng: giành chính quyền đã khó,
nhƣng giữ đƣợc chính quyền còn khó khăn hơn.
b) Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân
tộc, toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Trong những năm đầu của chính quyền Xô Viết, V.I. Lênin trực tiếp lãnh
đạo xây dựng đất nƣớc, chống lại sự chống phá của kẻ thù trong nƣớc và sự can
thiệp của đế quốc bên ngoài. Đó là những năm tháng cực kì gian khổ, khó khăn,
Ngƣời chỉ rõ: bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ, là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân, của giai cấp vô sản trong nƣớc, nhân dân lao động và giai
cấp vô sản thế giới có nghĩa vụ ủng hộ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, V.I. Lênin luôn nhắc nhở mọi ngƣời phải luôn nêu cao cảnh giác, đánh
giá đúng kẻ thù, tuyệt đối không chủ quan, phải có thái độ nghiêm túc đối với
quốc phòng. Ngƣời luôn lạc quan tin tƣởng về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ngƣời khẳng định: "Không bao giờ
ngƣời ta có thể chiến thắng đƣợc một dân tộc mà đa số công nhân và nông dân
đã biết, đã cảm và trông thấy rằng họ bảo vệ chính quyền của mình, chính quyền
Xô viết, chính quyền c#a những ngƣời lao động, rằng họ bảo vệ sự nghiệp mà
một khi thắng lợi sẽ đảm bảo cho họ cũng nhƣ con cái họ có khả năng hƣởng thụ
mọi thành quả văn hoá, mọi thành quả lao động của con ngƣời"17.
c) Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải thường xuyên tăng cường tiềm
lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội
Học thuyết Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I. Lênin đã khẳng định:
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp thiêng liêng, cao cả, mang tính
cách mạng, chính nghĩa và có ý nghiã quốc tế sâu sắc, sự nghiệp đó phải đƣợc
quan tâm, chuẩn bị chu đáo và kiên quyết. V.I. Lênin đã đƣa ra nhiều biện pháp
để bảo vệ Tổ quốc nhƣ : củng cố chính quyền Xô viết các cấp ; bài trừ nội phản,
tiêu diệt bọn bạch vệ; đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hoá, khoa học kĩ thuật,
vận dụng đƣờng lối đối ngoại khôn khéo, kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về
sách lƣợc, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù; hết sức chăm lo
xây dựng quân đội kiểu mới. V.I. Lênin cùng Đảng Bôn - xê - vích Nga lãnh đạo
nhân dân, tranh thủ thời gian hoà bình, xây dựng đất nƣớc mạnh lên về mọi mặt,
từng bƣớc biến các tiềm lực thành sự mạnh hiện thực của nền quốc phòng, bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
d) Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa
V.I. Lênin chỉ ra rằng: Đảng Cộng sản phải lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc. Đảng phải đề ra chủ trƣơng, chính sách phù hợp với tình hình, có
sáng kiến để lôi kéo quần chúng và phải có đội ngũ đảng viên gƣơng mẫu hi
sinh. Trong quân đội, chế độ chính uỷ đƣợc thực hiện, cán bộ chính trị đƣợc lấy
từ đại biểu ƣu tú của công nông, thực chất đó là đại diện của Đảng, để thực hiện
sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Đảng hƣớng dẫn, giám sát các hoạt động

17
V.I.Lê nin, Toà n tập, tập 38, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, M. 1978, tr. 378.
21
của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân lao động. Sự
lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nguồn gốc sức mạnh vững chắc
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự vận
dụng sáng tạo Học thuyết Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I. Lênin vào
tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
a) Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan
Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa đƣợc Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc"18. Ý chí giữ nƣớc của Ngƣời rất sâu sắc và
kiên quyết. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19 -12 - 1946, Ngƣời
nói: chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định
không chịu làm nô lệ... Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lên !...Ngay sau khi
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trƣớc sự uy hiếp của thực dân đế
quốc và bọn phản động tay sai, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng đề ra nhiều biện
pháp thiết thực, cụ thể để giữ vững chính quyền nhân dân chuẩn bị cho kháng
chiến lâu dài.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một
chân lí rằng: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". "Hễ còn một tên xâm lƣợc
trên đất nƣớc ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi", trƣớc khi đi
xa, trong bản di chúc Ngƣời căn dặn: "Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc có
thể còn kéo dài, đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của nhiều ngƣời. Dù sao
chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn". Ý chí
quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tƣ tƣởng xuyên suốt trong cuộc
đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghãi xã hội, là
nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên xuốt trong tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa vụ của
mỗi công dân Việt Nam. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Ngƣời khẳng định:
"Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tình thần và lực lƣợng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy". Khi thực dân Pháp quay trở lại
xâm lƣợc nƣớc ta, Ngƣời kêu gọi: Hễ là ngƣời Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp cứu Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, Ngƣời kêu gọi nhân dân cả
nƣớc quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc, cả nƣớc đi lên xã hội chủ nghĩa.
c) Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả
nước, kết hợp với sức mạnh thời đại
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm: Phát huy sức mạnh tổng
hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đó là sức mạnh của toàn
dân tộc, toàn dân, của từng ngƣời dân, của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng

18
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1995, tr.553.
22
đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã
hội, sức mạnh truyền thống với hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại.
So sánh về sức mạnh giữa chúng ta với quân xâm lƣợc trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ, Ngƣời phân tích: Chúng ta có chính nghĩa, có sức mạnh đoàn
kết toàn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống đấu tranh bất khuất, lại có sự
đồng tình ủng hộ rộng lớn của các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân
tiến bộ trên thế giới, chúng ta nhất định thắng. Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng
toàn dân, an ninh dân dân, xây dựng quân đội nhân dân, coi đó là lực lƣợng chủ
chốt để bảo vệ Tổ quốc. Ngƣời căn dặn: Chúng ta phải xây dựng quân đội ngày
càng hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hoà bình, bảo vệ đất nƣớc, bảo
vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
Đảng ta là ngƣời lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải do Đảng lãnh
đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đảng và Chính phủ phải lãnh đạo toàn dân, ra
sức củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời tiếp
tục đấu tranh để thống nhất nƣớc nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng
phƣơng pháp hoà bình, góp phần bảo vệ công cuộc hoà bình ở Á Đông và trên
thế giới"19 và Ngƣời khẳng định: "Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính
phủ, với sự đoàn kết nhất trí, lòng tin tƣởng vững chắc và tinh thần tự lực cánh
sinh của mình, sự giúp đỡ vô tƣ của các nƣớc anh em, với sự ủng hộ của nhân
dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhất là nhân dân các nƣớc á - Phi, nhân
dân ta nhất định khắc phục đƣợc mọi khó khăn ; làm tròn đƣợc nhiệm vụ vẻ
vang mà Đảng và Chính phủ đã đề ra"20.
Quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc, ngày nay toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện đƣợc thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, chúng ta
cần thực hiện tốt một số nội dung chiến lƣợc sau dây :
Một là, xây dựng tiềm lực toàn diện của đất nƣớc, đặc biệt tiềm lực kinh tế,
tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hai là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh,
xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bƣớc hiện đại.
Ba là, quán triệt tƣ tƣởng cách mạng tiến công, chủ động đánh thắng định
trong mọi hoàn cảnh, tình huống chiến tranh.
Bốn là, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự
nghiệp quốc phòng và an ninh, boả vệ Tổ quốc.

19
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập.8, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1996, tr.483.
20
Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1996, tr.489.
23
K ẾT LUẬN
Học thuyết Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó
là cơ sở lí luận để các Đảng cộng sản đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối chiến lƣợc xây
dựng nền quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lƣợng vũ trang và bảo vệ Tổ quốc
xã h ội chủ nghĩa.
Trong thời đại hiện nay tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc đang có
nhiều biến đổi và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cho đến ngày nay những
nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣỏng Hồ Chí Minh về chiến
tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, nghiên cứu và
nắm vững những nội dung cơ bản trên, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
đang đặt ra có tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.
Sinh viên là lớp trí thức trẻ, cần nghiên cứu nhận thức đúng đắn nội dung
trên, xây dựng thế giới quan khoa học, niền tin và trách nhiệm của mình trong
góp phần tích cực vào bảo vệ, phát triển những nội dung đó trong bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
III - CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nguồn gốc, bản chất chiến tranh ?
2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội ?
3. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ?
4. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ?
5. Quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp cơ bản của Đảng ta về bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới ?
6. Sự khác nhau của CLauZoVit và Lênin về bản chất của chiến tranh ?

24
BÀI 3
XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÕNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải
có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là
phải có đƣợc nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó
chỉ có đƣợc khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lƣợng, mọi cấp, mọi ngành
ý thức đầy đủ đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân. Từ đó, vận dụng vào thực hiện tốt trách nhiệm của
mình trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân để bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tính chất, đặc điểm, quan
điểm, nội dung, biệp pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh
nhân dân.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
II - NỘI DUNG
1. Vị trí, đặc trƣng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
a) Vị trí
- Một số khái niệm
+ Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân,
của dân”, phát triển theo phƣơng hƣớng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cƣờng và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và
an ninh, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của Nhà nƣớc, do
nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nƣớc, sẵn sàng đánh
bại mọi hành động xâm lƣợc và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản
động; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (1)
+ “Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nƣớc đƣợc xây
dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn
diện, độc lập, tự chủ, tự cƣờng” (2)
+ An ninh nhân dân:
“1.Là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tiến hành, lực lƣợng an ninh
nhân dân làm nòng cốt dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nƣớc.
Kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các biện pháp nghiệp
vụ của lực lƣợng chuyên trách, nhằm đập tan mọi âm mƣu và hành động xâm
phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cùng với quốc phòng toàn dân
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Bộ phận của lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam có vai trò nòng cốt
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. An ninh quốc gia có nhiệm vụ: đấu
tranh làm thất bại mọi âm mƣu hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ

(1)
Trung tâm Từ điển BKQS, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB QĐND, H, 2004, tr. 848.
(2)
. Luật Quốc phòng, Điều 3, NXB CTQG, H, 2005.
25
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lƣợng vũ trang và
nhân dân” 3
+ Nền an ninh là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền
thống dựng nƣớc, giữ nƣớc của toàn dân tộc đƣợc huy động vào sự nghiệp bảo
vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lƣợng chuyên trách bảo vệ an ninh nhân dân
làm nòng cốt.
- Vị trí
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh
để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mƣu, hành động xâm hại đến mục tiêu
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng
ta đã khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi
trọng quốc phòng - an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lƣợc gắn bó chặt chẽ” 1
b) Đặc trưng
Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của ta có những đặc trƣng:
- Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tự
vệ chính đáng
Đặc trƣng thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc
phòng, an ninh của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đƣờng xã
hội chủ nghĩa với các nƣớc khác. Chúng ta xây dựng nền quốc phòng, an ninh
nhân dân vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Đó là nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân
tiến hành
Đặc trƣng vì dân, của dân, do dân của nền quốc phòng, an ninh nƣớc ta là
thể hiện truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Đặc trƣng vì dân, của dân, do dân và mục đích tự vệ của nền quốc
phòng, an ninh cho phép ta huy động mọi ngƣời, mọi tổ chức, mọi lực lƣợng đều
thực hiện xây dựng nền quốc phòng, an ninh và đấu tranh quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh
phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân.
- Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo
thành
Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh nƣớc ta tạo thành bởi rất
nhiều yếu tố nhƣ chính trị, kinh tế, văn hoá, tƣ tƣởng, khoa học, quân sự, an
ninh,... cả ở trong nƣớc, ngoài nƣớc, của dân tộc và của thời đại, trong đó những
yếu tố bên trong của dân tộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Sức mạnh tổng
hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở, tiền đề và là biện
pháp để nhân dân đánh thắng kẻ thù xâm lƣợc.
- Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng
bước hiện đại

3
Trung tâm Từ điển BKQS, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB QĐND, H, 2004, tr. 26.

1
Đảng Cộng sản VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toà n quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr 39
26
Việc tạo ra sức mạnh quốc phòng, an ninh không chỉ ở sức mạnh quân sự, an
ninh mà phải huy động đƣợc sức mạnh của toàn dân về mọi mặt chính trị, quân
sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, khoa học. Phải kết hợp hữu cơ giữa quốc phòng, an
ninh với các mặt hoạt động xây dựng đất nƣớc, kết hợp chặt chẽ giữa quốc
phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh toàn diện phải đi đôi với xây dựng nền
quốc phòng, an ninh hiện đại là một tất yếu khách quan. Xây dựng quân đội
nhân dân, công an nhân dân từng bƣớc hiện đại. Kết hợp giữa xây dựng con
ngƣời có giác ngộ chính trị, có tri thức với vũ khí trang bị kĩ thuật hiện đại. Phát
triển công nghiệp quốc phòng, từng bƣớc trang bị hiện đại cho các lực lƣợng vũ
trang nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng quốc
phòng, an ninh.
- Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân
Nền quốc phòng và nền an ninh nhân dân của chúng ta đều đƣợc xây dựng
nhằm mục đích tự vệ, đều phải chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giữa nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân
dân chỉ khác nhau về phƣơng thức tổ chức lực lƣợng, hoạt động cụ thể, theo
mục tiêu cụ thể đƣợc phân công mà thôi. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và
an ninh phải thƣờng xuyên và tiến hành đồng bộ, thống nhất từ trong chiến lƣợc,
quy hoạch, kế hoạch xây dựng, hoạt động của cả nƣớc cũng nhƣ từng vùng,
miền, địa phƣơng, mọi ngành, mọi cấp.
2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh để
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
a) Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững
mạnh hiện nay
- Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc cả về chính trị, quân sự, an ninh, kinh
tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ để giữ vững hoà bình, ổn định, đẩy lùi,
ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lƣợc dƣới
mọi hình thức và quy mô.
- Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà
nƣớc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ
an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tƣ tƣởng văn hoá, xã hội; giữ vững ổn
định chính trị, môi trƣờng hoà bình, phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa.
b) Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân vững
mạnh hiện nay
- Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Lực lƣợng quốc phòng, an ninh là những con ngƣời, tổ chức và những cơ sở
vật chất, tài chính đảm bảo cho các hoạt động đáp ứng yêu cầu của quốc phòng,
an ninh. Từ đặc trƣng của nền quốc phòng, an ninh ở nƣớc ta thì lực lƣợng quốc
phòng, an ninh của nền quốc phòng toàn dânầnn ninh nhân dân bao gồm lực
lƣợng toàn dân (lực lƣợng chính trị) và lực lƣợng vũ trang nhân dân.

27
Lực lƣợng chính trị bao gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức
chính trị - xã hội và những tổ chức khác trong đời sống xã hội đã đƣợc phép thành
lập và quần chúng nhân dân. Lực lƣợng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân
dân, dân quân tự vệ, công an nhân dân.
- Xây dựng lực lƣợng quốc phòng, an ninh là xây dựng lực lƣợng chính trị
và lực lƣợng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c) Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh
Tiềm lực quốc phòng, an ninh là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có
thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tiềm lực quốc phòng,
an ninh đƣợc thể hiện ở trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, nhƣng tập trung
ở tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực kinh tế; tiềm lực khoa học, công nghệ;
tiềm lực quân sự, an ninh. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh là tập trung
xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực kinh tế; tiềm lực khoa học, công
nghệ và xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.
- Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần
+ Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền của nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động tạo nên sức mạnh
để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tiềm lực chính trị, tinh thần đƣợc
biểu hiện ở năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lí điều hành của Nhà nƣớc; ý chí,
quyết tâm của nhân dân, của các lực lƣợng vũ trang nhân dân sẵn sàng đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong mọi điều
kiện, hoàn cảnh, tình huống. Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản tạo
nên sức mạnh của quốc phòng, an ninh, có tác động to lớn đến hiệu quả xây
dựng và sử dụng các tiềm lực khác, là cơ sở, nền tảng của tiềm lực quân sự, an
ninh.
+ Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân cần tập trung: Xây dựng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, niềm tin
đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của nhà nƣớc, đối với chế độ xã hội chủ
nghĩa. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao cảnh giác
cách mạng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt giáo
dục quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng tiềm lực kinh tế
+ Tiềm lực kinh tế của nền phòng toàn dân, an ninh nhân dân là khả năng về
kinh tế của đất nƣớc có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng,
an ninh. Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân đƣợc
biểu hiện ở nhân lực, vật lực, tài lực của quốc gia có thể huy động cho quốc
phòng, an ninh và tính cơ động của nền kinh tế đất nƣớc trong mọi điều kiện hoàn
cảnh. Tiềm lực kinh tế tạo sức mạnh vật chất cho nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác.
+ Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
là tạo nên khả năng về kinh tế của đất nƣớc. Do đó, cần tập trung vào: đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng quốc phòng, an ninh;

28
phát triển công nghiệp quốc phòng, trang bị kĩ thuật hiện đại cho quân đội và
công an. Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với cơ sở hạ tầng quốc phòng;
không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các lực lƣợng vũ trang
nhân dân. Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự
phát triển của nền kinh tế.
- Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ
+ Tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dânầnn ninh nhân
dân là khả năng về khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn) và
công nghệ của quốc gia có thể khai thác, huy động để phục vụ cho quốc phòng,
an ninh. Tiềm lực khoa học, công nghệ đƣợc biểu hiện ở: Số lƣợng, chất lƣợng
đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động phục
vụ cho quốc phòng, an ninh và năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
có thể đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh...
+ Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân là tạo nên khả năng về khoa học, công nghệ của quốc gia có thể
khai thác, huy động phục vụ cho quốc phòng, an ninh. Do đó, phải huy động tổng
lực các khoa học, công nghệ quốc gia, trong đó khoa học quân sự, an ninh làm
nòng cốt để nghiên cứu các vấn đề về quân sự, an ninh, về sửa chữa, cải tiến, sản
xuất các loại vũ khí trang bị. Đồng thời phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi d-
ƣỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.
- Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh
+ Tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ
cho nhiệm vụ quân sự, an ninh, cho chiến tranh.
Tiềm lực quân sự, an ninh đƣợc biểu hiện ở khả năng duy trì và không
ngừng phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu, năng lực và sức mạnh chiến đấu
của các lực lƣợng vũ trang nhân dân; nguồn dự trữ về sức ngƣời, sức của trên
các lĩnh vực đời sống xã hội và nhân dân có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ
quân sự, an ninh, cho chiến tranh. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố cơ bản,
là biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh quân sự, an ninh của nhà nƣớc giữ
vai trò nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
+ Tiềm lực quân sự, an ninh đƣợc xây dựng trên nền tảng của các tiềm lực
chính trị tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ. Do đó, xây dựng tiềm lực quân
sự, an ninh, cần tập trung vào: Xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân vững mạnh
toàn diện. Gắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc với quá trình
tăng cƣờng vũ khí trang bị cho các lực lƣợng vũ trang nhân dân. Xây dựng đội
ngũ cán bộ trong lực lƣợng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới. Bố trí lực lƣợng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đất n-
ƣớc về mọi mặt, sẵn sàng động viên thời chiến. Tăng cƣờng nghiên cứu khoa học
quân sự, nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay và
nâng cao chất lƣợng giáo dục quốc phòng.
d) Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc
- Thế trận quốc phòng, an ninh là sự tổ chức, bố trí lực lƣợng, tiềm lực mọi
mặt của đất nƣớc và của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo yêu cầu của quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

29
- Nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
Gồm: Phân vùng chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng
kinh tế trên cơ sở quy hoạch các vùng dân cƣ theo nguyên tắc bảo vệ đi đôi
với xây dựng đất nƣớc. Xây dựng hậu phƣơng, tạo chỗ dựa vững chắc cho thế
trận quốc phòng, an ninh. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) tạo
nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Triển khai các
lực lƣợng trong thế trận; tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình
với xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng, an ninh.
3. Một số biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân hiện nay
a) Luôn luôn thực hiện tốt giáo dục quốc phòng - an ninh
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị và Nghị định
116/2007/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ. Nội dung giáo dục quốc phòng, an
ninh phải toàn diện, coi trọng giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, chế độ xã
hội chủ nghĩa; nghĩa vụ công dân đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; âm mƣu, thủ đoạn của địch; đƣờng lối, quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh. Làm cho mọi ngƣời, mọi tổ
chức biết tự bảo vệ trƣớc sự chống phá của các thế lực thù địch. Phải vận dụng
nhiều hình thức, phƣơng pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, chất
lƣợng giáo dục giáo dục quốc phòng, an ninh.
b) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, trách nhiệm
triển khai thực hiện của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Cụ thể hoá các nội dung lãnh đạo về quốc phòng - an ninh và bổ sung cơ chế
hoạt động của từng cấp, từng ngành, từng địa phƣơng, đặc biệt chú trọng khi xử
trí các tình huống phức tạp. Điều chỉnh cơ cấu quản lí Nhà nƣớc về quốc phòng,
an ninh của bộ máy Nhà nƣớc các cấp từ Trung ƣơng đến cơ sở. Tổ chức phân
công cán bộ chuyên trách để phát huy vai trò làm tham mƣu trong tổ chức, thực
hiện công tác quốc phòng, an ninh. Chấp hành nghiêm Quy chế 107/2003/ QĐ-TTg
của Thủ tƣớng Chính phủ về phối hợp quân đội với công an và Nghị quyết 51-
NQ/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng,
thực hiện chế độ một ngƣời chỉ huy gắn với chế độ chính uỷ, chính trị viên trong
quân đội nhân dân Việt Nam.
c) Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân cho học sinh trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là trách nhiệm của toàn
dân. Mọi công dân, mọi tổ chức, lực lƣợng đều phải tham gia theo phạm vi và khả
năng của mình. Đối với học sinh, phải tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu
biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức quốc phòng, an ninh, nhận thức rõ âm mƣ-
u, thủ đoạn hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch. Trên cơ sở đó, tự giác, tích cực luyện tập các kĩ năng quân
sự, an ninh và chủ động tham gia các hoạt động về quốc phòng, an ninh do nhà
trƣờng, xã, phƣờng, thị trấn triển khai.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu vị trí, đặc trƣng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

30
2. Trình bày mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân vững mạnh. Liên hệ thực tiễn và trách nhiệm của bản thân ?

BÀI 4
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC
VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Giới thiệu cho sinh viên nắm đƣợc tính chất, đặc điểm, quan diểm của
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở nghiên cứu nắm vững quan
điểm chỉ đạo của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
- Từ nhận thức trên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi ngƣời, ra sức
học tập và vận dụng sáng tạo những quan điểm chỉ đạo của Đảng góp phần bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II- Nội dung
1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
a. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
* Mục đích của chiến tranh nhân dân
Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nƣớc,
nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lƣợc lật đỏ của kẻ
thù đối với cách mạng nƣớc ta.
Nhằm mục đích: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo
vệ Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định
chính trị và môi trƣờng hồa bình, phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa”.
* Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
- Đối tƣợng tác chiến:
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm
lƣợc lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lƣợc “Diễn biến hòa
bình” bạo loạn lật đổ để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta và sẵn sàng sử dụng
lực lƣợng vũ trang hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ.
- Âm mƣu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lƣợc nƣớc ta.
Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài
vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong. Đồng thời kết hợp với các biện
pháp phi vũ trang để lừa bịp dƣ luận.
Lực lƣợng tham gia với quân đông, vũ khí trang bị hiện đại.
Khi tiến công thƣờng trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong toả sau sử
dụng hoả lực đánh bất ngờ, ồ ạt. Giai đoạn thực hành thôn tính lãnh thổ có thể
đồng thời hỗ trợ của bạo loạn lật đổ ở bên trong của các lực lƣợng phản động và
sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao để lừa bịp dƣ luận.
Khi tiến hành chiến tranh xâm lƣợc địch có điểm mạnh, yếu sau:

31
Mạnh: Có ƣu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa
học công nghệ. Có thể cấu kết đƣợc với lực lƣợng phản động nội địa, thực hiện
trong đánh ra, ngoài đánh vào
Yếu: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối. Dân
tộc ta có truyền thống yêu nƣớc, chống xâm lƣợc, chắc chắn sẽ làm cho chúng bị
tổn thất năng nề, đánh bại xâm lƣợc của địch. Địa hình thời tiết nƣớc ta phức tạp
khó khăn cho địch sử dụng phƣơng tiện, lực lƣợng.
b, Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ
quốc.
* Tính chất.
- Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lƣợng vũ trang ba
thứ quân làm nòng cốt, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự
do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất
nƣớc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi
thành quả của cách mạng.
- Là cuộc chiến tranh mạng tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri
thức và nghệ thuật quân sự).
* Đặc điểm của chiến tranh nhân dân.
Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong
tình hình mới có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu
lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy,
chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo đƣợc sức mạnh
của toàn dân cả nƣớc, chung sức đánh giặc.
- Trong cuộc cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ đƣợc độc lập thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh
mang tính độc lập, tự chủ, tự lực tự cƣờng, dựa vào sức mình là chính, nhƣng
đồng thời cũng đƣợc sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của cả loài ngƣời tiến bộ trên
thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại để
đánh thắng chiến tranh xâm lƣợc của kẻ thù.
- Chiến tranh diễn ra khẩn trƣơng, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong
suốt quá trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta, địch sẽ thực
hiện phƣơng châm chiến lƣợc đánh nhanh giải quyết nhanh. Quy mô chiến tranh
có thể lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với tiến công trên
bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp với bạo loạn lật đổ ở bên trong và bao vây
phong toả đƣờng không đƣờng biển và đƣờng bộ để nhằm tới mục tiêu chiến
lƣợc trong thời gian ngắn.
- Hình thái đất nƣớc đƣợc chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh
nhân dân ngày càng đƣợc củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh
tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài.
2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Từ trong thực tiễn, Đảng ta nhận định: Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả
năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhƣng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang,

32
xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ còn xảy
ra nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Nếu đất nƣớc phải đối mặt với
một cuộc chiến tranh xâm lƣợc mới của kẻ thù, chúng ta cần nắm vững một số
quan điểm cơ bản của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam.
a, Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ
trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa
phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực.
- Vị trí: Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc
trong chiến tranh. Khẳng định, đây là cuộc chiến tranh của dân, do dân và vì dân
với tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để phát huycao nhất sức mạnh tổng hợp
trong cuộc chiến tranh.
- Nội dung thể hiện:
+ Trong điều kiện mới, ta vẫn phải “ lấy nhỏ thắng lớn”, “ lấy ít địch
nhiều”, để đánh thắng những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta
không chỉ dựa vào lực lƣợng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân,
tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc...
+ Động viên toàn dân đánh giặc, chúng ta phải động viên và tổ chức quần
chúng cùng lực lƣợng vũ trang nhân dân trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến
đấu chống lại chiến tranh xâm lƣợc của kẻ thù. Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí
có trong tay, bằng những cách đánh độc đáo, sáng tạo…
Toàn dân đánh giặc phải có lực lƣợng nòng cốt là lực lƣợng vũ trang nhân
dân gồm ba thứ quân: dân quân tự vệ, bộ đội địa phƣơng và bộ đội chủ lực. Dân
quân tự vệ làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc ở cơ sở; bộ đội địa
phƣơng và dân quân tự vệ làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh nhân dân ở
địa phƣơng. Bộ đội chủ lực cùng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng làm nòng cốt
cho toàn dân đánh giặc trên chiến trƣờng cả nƣớc.
+ Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống, đồng thời là quy luật
giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù xâm lƣợc
lớn mạnh hơn ta nhiều lần. Tổ tiên ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh
thắng các triều đại phong kiến phƣơng Bắc xâm lƣợc, cũng nhƣ dƣới sự lãnh đạo
của Đảng dân tộc ta đã đánh thắng giặc Pháp và chống Mỹ xâm lƣợc. Ngày nay,
chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp
với điều kiện mới, thực hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng cuộc tiến công
xâm lƣợc của địch.
- Biên pháp thực hiện:
Tăng cƣờng giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ
trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Không ngừng chăm lo xây dựng các lực lƣợng vũ trang vững mạnh toàn
diện, đặc biệt là chất lƣợng chính trị.
Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến
tranh gần đây ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân sự lên một tầm cao
mới. Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc…
b, Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh
quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh

33
quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để
giành thắng lợi trong chiến tranh.
- Vị trí: Quan điểm trên có vai trò quan trọng, vừa mang tính chỉ đạo và
hƣớng dẫn hành động cụ thể để giành thắng lợi trong chiến tranh.
- Nội dung:
+ Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất
tinh thần của quốc gia, nhƣng chiến tranh của ta là một cuộc chiến tranh chính
nghĩa, tự vệ, cách mạng. Để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân,
đánh bại chiến tranh tổng lực của địch, chúng ta phải đánh địch trên tất cả các
mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế văn hoá tƣ tƣởng. Mỗi mặt trận
đấu tranh đều có vị trí quan trọng của nó.
+ Tất cả các mặt trận đấu tranh trên phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ
cho nhau và tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến
trƣờng và cùmg với đấu tranh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn giành
thắng lợi cho cuộc chiến tranh.
+ Truyền thống và kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ
nƣớc trong lịch sử ông cha ta cũng nhƣ dƣới sự lãnh đạo của Đảng, chứng tỏ
nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện, đấu tranh với địch trên
nhiều mặt nhƣng chủ yếu đã đánh địch và thắng địch trên mặt trận quân sự, nhờ
đó mà nhân dân ta đã giành đƣợc thắng lợi, giành và giữ nền độc lập dân tộc.
Tình hình thế giới ngày nay diễn biến phức tạp và có những thay đổi sâu sắc, đất
nƣớc đứng trƣớc những thuận lợi mới và những thách thức mới đòi hỏi toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nỗ lực phấn đấu làm thất bại âm mƣu và các
mục tiêu chiến lƣợc của địch, giành thắng lợi toàn diện cho chiến tranh.
- Biện pháp:
+ Đảng phải có đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc đúng, tạo thế và lực cho
từng mặt trận đấu tranh tạo nên sức mạnh, trƣớc mắt đấu tranh làm thất bại chiến
lƣợc “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch. Động viên sức mạnh của
toàn dân tiến hành đấu tranh trên các mặt trận khi kẻ thù phát động chiến tranh
xâm lƣợc.
+ Phải vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh thích
hợp trên từng mặt đồng thời có nghệ thuật chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các mặt
trận đấu tranh trong từng giai đoạn cũng nhƣ quá trình phát triển của chiến tranh.
Song, phải luôn quán triệt, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên
chiến trƣờng là yếu tố quyết định để kết thúc chiến tranh.
c, Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức
đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến
tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
- Kẻ thù xâm lƣợc nƣớc ta là nƣớc lớn, có quân đông, trang bị vũ khí, kỹ
thuật cao, có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh hơn ta nhiều lần. Chúng dựa vào sức
mạnh quân sự ƣu thế áp đảo đối với ta để thực hiện “đánh nhanh, giải quyết
nhanh” theo học thuyết tác chiến “không – bộ – biển” nhằm đạt mục địch chiến
tranh xâm lƣợc.
- Vì vậy, trƣớc hết ta phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nƣớc cũng nhƣ từng
khu vực đủ sức đánh đƣợc lâu dài, ra sức tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, chủ

34
động đối phó và giành thắng lợi trong thời gian cần thiết. Trên cơ sở đó ta mới
dồn sức để rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
Ta kiên quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để thu hẹp không gian
của chiến tranh. Mặt khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thắng địch trong điều
kiện chiến tranh mở rộng.
d, Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra
sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh
càng mạnh.
Đây là một kinh nghiệm đồng thời là truyền thống chống giặc ngoại xâm
trƣớc kia cũng nhƣ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nếu chiến tranh
xảy ra, chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cuộc
chiến đó sẽ diễn ra quyết liệt ngay từ đầu. Qui mô chiến tranh, thƣơng vong về
ngƣời, tiêu hao về vật chất kỹ thuật sẽ rất lớn, nhu cầu bảo đảm cho chiến tranh
và ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trƣơng. Muốn duy trì đƣợc
sức mạnh để đánh thắng kẻ thù xâm lƣợc lớn, ta cần phải có tiềm lực kinh tế quân
sự nhất định bảo đảm cho tác chiến giành thắng lợi.
Vì vậy trong chiến tranh ta phải: vừa kháng chiến, vừa duy trì và đẩy mạnh
sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất kỹ thuật cho chiến tranh ổn định đời sống
nhân dân. Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong chiến tranh lấy
địch đánh địch, giữ gìn và bồi dƣỡng lực lƣợng ta, không ngừng tăng thêm tiềm
lực của chiến tranh, càng đánh càng mạnh.
e, Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây
bạo loạn .
- Hiện nay kẻ địch đang đẩy mạnh chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ để chống phá cách mạng nƣớc ta. Nếu chiến tranh nổ ra, địch sẽ tăng
cƣờng đánh phá ta bằng nhiều biện pháp: tiến hành chiến tranh tâm lý, chiến
tranh gián điệp, lợi dụng dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động chống đối để
kích động, chia rẽ, làm mất ổn định chính trị, gây rối loạn lật đổ ở hậu phƣơng ta
để phối hợp lực lƣợng tiến công từ ngoài vào.
- Vì vậy, đi đôi với đấu tranh quân sự trên chiến trƣờng, ta phải kịp thời
trấn áp mọi âm mƣu và hành động phá hoại của địch ở hậu phƣơng ta, bảo đảm
an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phƣơng,
giữ vững sự chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến càng đánh càng mạnh,
càng đánh càng thắng.
g, Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự
lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân tiến bộ trên thế giới
- Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của địch là tàn bạo và vô nhân đạo sẽ bị nhân
dân tiến bộ trên thế giới phản đối
- Đoàn kết mở rộng quan hệ tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng
hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân nƣớc có quân xâm lƣợc.
3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
a, Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân:

35
- Thế trận chiến tranh nhân dân là sự tổ chức bố trí lực lƣợng để tiến hành
chiến tranh và hoạt động tác chiến.
- Thế trận chiến tranh bố trí rộng trên cả nƣớc nhƣng phải có trọng tâm,
trọng điểm. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh toàn diện, có khả năng độc
lập tác chiến,dddoongf thời phối hợp với bộ đội chủ lực và đơn vị bạn đánh
địch, liên tục dài ngày, liên kết thành thế trận làng nƣớc.
b, Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân.
- Lực lƣợng chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện
lấy lực lƣợng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân làm nòng cốt
- Lực lƣợng toàn dân đƣợc tổ chức chặt chẽ thành lực lƣợng quần chúng
rộng rãi và lực lƣợng quân sự
- Lực lƣợng vũ trang nhân dân đựơc xây dựng vững mạnh toàn diện, coi
trọn cả số lƣợng và chất lƣợng, trong dó lấy chất lƣợng là chính, lấy xây dựng
chính trị làm cơ sở.
c, Phối hợp chặt chẽ chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào và bạo
loạn lật đổ từ bên trong.
- Kẻ thù xâm lƣợc nƣớc ta có thể sẽ sử dụng lực lƣợng tiến công từ bên
ngoài vào và bạo loạn lật đổ ở bên trong, đánh nhanh giải quyết nhanh, vì vậy
buộc ta phải chủ động ngăn chặn ý đồ của chúng, không để kẻ địch cấu kết với
nhau..
Trong quá trình chuẩn bị lực lƣợng vũ trang phải có kế hoạch, phƣơng án
chiến đấu và đƣợc quán triệt tới mọi ngƣời kết hợp giải quyết tốt các tính huống
chiến đấu diễn ra.

Kết luận
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ta vẫn phải
“lấy ít đánh nhiều” “lấy nhỏ đánh lớn”, chống lại kẻ thù xâm lƣợc có tiềm lực
kinh tế, quân sự lớn hơn ta nhiều lần. Con đƣờng đi đến thắng lợi của nhân dân
ta vẫn phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng
cả quân sự, chính trị, ngoại giao...bằng lực lƣợng chính trị và lực lƣợng vũ trang,
kết hợp lực lƣợng tại chỗ và lực lƣợng cơ động, đánh địch trên mọi địa bàn, mọi
địa hình của đất nƣớc ta.iểm của chiến tranh hiện nay, chúng ta phải nắm vững
và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Đảng trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc, để xây dựng phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trƣớc mắt
mỗi sinh viên phải gắng sức học tập tốt góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
III- CÂU HỎI ÔN TẬP
Mục đích, tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.
Quan điểm của Đảng về chiên tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nâm Xã
hôị chủ nghĩa.
Tại sao phải tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện.

36
BÀI 5
XÂY DỤNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Nhằm bồi dƣỡng cho sinh viên nắm đƣợc đặc điểm, quan điểm, nguyên
tắc và phƣơng hƣớng xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân.
- Trên cơ sở nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực góp phần
vào xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
II- NỘI DUNG
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN.
a. Khái niệm:
Lực lƣợng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của
nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, có nhiện vụ "chiến đấu giành và giữ độc lập,
chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bảo vệ an ninh quốc gia
và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nƣớc. Là lực lƣợng
xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lƣợng nòng cốt
của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân".
Nội dung chủ yếu của khái niệm:
+ Là tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý.
+ Nhiệm vụ: Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn
ven lãnh thổ.
- Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng…
- Cùng toàn dân xây dựng đất nƣớc.
- Là lực lƣợng nòng cốt trong khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và chiến tranh nhân dân.
b. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân.
- Cả nước đang thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá
ta quyết liệt.
+ Đất nƣớc đã hoà bình thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội với 2
nhiệm vụ chiến lƣợc, đây là điều kiện thuận lợi cho xây dựng lực lƣợng vũ trang
nhân dân. Hai nhiệm vụ chiến lƣợc có mối quan hệ chặt chẽ, tác động với nhau
để cùng thực hiện mục tiêu “dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh”. Do đó, trong khi chúng ta đặt nhiệm vụ trọng tâm vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội, không đƣợc một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lƣợc “Diễn
biến hoà bình" chống phá cách mạng.
Đây là môt khó khăn lớn cho ta trong xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân
dân, vì chiến lƣợc “Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc chúng xác định
chống phá ta mọi mặt trong đó Lực lƣợng vũ trang nhân dân là một trọng điểm,

37
với mục tiêu là vô hiệu hoá, phi chính trị hoá Lực lƣợng vũ trang nhân dân. Do
đó, cần phải nắm chắc âm mƣu, thủ đoạn chiến lƣợc "diễn biến hoà bình" của
địch để có kế hoạch phòng ngừa, bảo đảm xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân
vững mạnh về mọi mặt.
- Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay
đổi, có nhiều diễn biến phức tạp.
Tình hình thế giới. Chủ nghĩa xã hội ở Đông âu Liên Xô sụp đổ, phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhƣng trên
thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhƣng chiến trạn cục
bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, chạy đua vũ trang (nhất là chạy đua vũ
khí hạt nhân), hoạt động khủng bố, tranh chấp biên giới, tài nguyên tiếp tục diễn
ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp.
Khu vực Đông Nam Á, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, các nƣớc lớn
đang tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình để lôi kéo các nƣớc AS EAN.
- Sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước ta
bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế thế giới toàn diện hơn.
Thuận lợi cơ bản: Tiềm lực và vị thế của nƣớc ta đƣợc tăng cƣờng, Đảng ta
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đƣờng lối độc lập tự chủ, sáng tạo. Nhân dân
ta có truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Lực
lƣợng vũ trang ta tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Trên cơ sở
phát huy những thuận lợi của nƣớc ta trong Hiệp hội AS EAN, thành viên Tổ
chức Thƣơng mại thế giới để giữ vững môi trƣờng hoà bình để phát triển kinh tế
theo đinh hƣớng xã hội chủ nghĩa…đó là nền tảng vững chắc để xây dựng lực
lƣợng vũ trang nhân dân.
Thách thức lớn: Nƣớc ta vẫn tồn tại những thách thức lớn đƣợc Đại hội
Đảng lần thứ X đề cập: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu
vực và trên thế giới; tình trạng suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sóng
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí là nghiêm trọng; những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa; các
thế lực thù địch thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”, bạo loạn đổ. Hiện
nay và trong những năm tới, chúng ta đang đứng trƣớc nhiều vấn đề phải giải
quyết, trong đó có mâu thuẫn chủ yếu là: Nhu cầu phải đầu tƣ cho quốc phòng –
an ninh, cho xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân ngày càng lớn và cấp thiết,
nhƣng khả năng của nền kinh tế, ngân sách của Nhà nƣớc là rất hạn hẹp.
- Thực trạng của lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Trong những năm qua, lực lƣợng vũ trang ta đã có bƣớc trƣởng thành lớn
mạnh cả về bản lĩnh chính trị, chất lƣợng tổng hợp, trình độ chính quy, sức
mạnh chiến đấu không ngừng đƣợc nâng lên. Đã hoàn thành tốt cả ba chức năng,
xứng đáng là lực lƣợng nòng cốt đi đầu giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ khó
khăn, phức tạp mà Đảng, Nhà nƣớc giáo cho. Song, trên thực tế cần tập trung
tháo gỡ một số vấn đề sau:
+ Về chất lƣợng chính trị: Trên thực tế, trình độ lý luận, tính nhạy bén, sắc
sảo và bản lĩnh chính trị của không ít cán bộ, chiến sỹ ta chƣa tƣơng xứng với vị

38
trí, yêu cầu, nhiệm vụ của lực lƣợng vũ trang trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
+ Về khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng vũ
trang nhân dân còn những mặt hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các tình huống phức
tạp (nếu xảy ra). Công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ còn có những nội dung bất
cập, chƣa thật sát nhiệm vụ và năng lực thực hành theo cƣơng vị đảm nhiệm.
+ Về trình độ chính quy của quân đội ta chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tác
chiến hiện đại và chƣa tƣơng xứng với công tác xây dựng. Chấp hành kỷ luật
của một bộ phận lực lƣợng vũ trang còn chuyển biến chậm, vẫn để xảy ra những
vụ việc, ảnh hƣởng đến sức mạnh chiến đấu của lực lƣợng vũ trang.
+ Về trang bị của lực lƣợng vũ trang còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.
+ Vấn đề nghiên cứu phát triển hoàn thiện nền khoa học nghệ thuật quân sự
Việt Nam trong thời kỳ mới cần đƣợc tổ chức một cách khoa học, phối hợp chặt
chẽ giữa viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và thực tiễn…
c. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lƣợng vũ trang
nhân dân trong thời kỳ mới.
*. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với lực lượng vũ trang nhân dân .
+ Ý nghĩa: Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực
lƣợng vũ trang nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lƣợng vũ trang
sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phƣơng hƣớng chiến đấu, đƣờng lối
tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lƣợng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc
quân đội trong mọi tình huống. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong mấy chục
năm qua đã chứng minh điều đó.
+ Nội dung: Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn duy nhất nắm quyền lãnh
đạo lực lƣợng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt”, Đảng không nhƣờng hoặc chia sẻ quyền lãnh dạo cho bất cứ giai cấp, lực
lƣợng, tổ chức nào. Đảng có hệ thống tổ chức từ Trung ƣơng đến cơ sở, lãnh đạo
mọi hoạt động lực lƣợng vũ trang.
+ Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng lãnh đạo theo hệ thống dọc từ
Đảng uỷ quân sự Trung ƣơng đến các đơn vị cơ sở trong toàn quân. Trực tiếp
lãnh đạo các đơn vị ở địa phƣơng (bộ đôi địa phƣơng và dân quân tự vệ) là các
cấp uỷ đảng ở địa phƣơng.
+ Đảng lãnh đạo trên mọi hoạt động của lực lƣợng vũ trang nhân dân trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức…cả trong xây dựng và chiến đấu.
*. Tự lực tư cường xây dựng lực lượng vũ trang.
+ Cơ sở: Từ truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử dựng nứơc và giữ
nƣớc của dân tộc ta. Từ tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lƣợng vũ trang và thực tiễn xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam
trong mấy chục năm qua.
+ Nội dung: Tự lực tự cƣờng dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững
tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị
vững mạnh toàn diện. Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về
khoa học – công nghệ để xây dựng và phát triển lực lƣợng vũ trang nhân dân.

39
Tập trung từng bƣớc hiện đại hoá trang bị kỹ thuật quản lý khai thác bảo quản
có hiệu quả trang bị hiện có….
Tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm.
*. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy
xây dựng chính trị làm cơ sở.
+ Cơ sở: Xuất phát từ lý luận Mác - Lênin về mối quan hệ giữa số và chất
lƣợng.Truyền thống xây dựng lực lƣợng vũ trang của ông cha ta “ binh quí hổ
tinh, bất quí hổ đa”….Từ đòi hỏi yêu cầu cao của nhiệm vụ đối với lực lƣợng vũ
trang nhân dân.
Từ thực tiễn xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân, Đảng ta luôn coi trọng
xây dựng chất lƣợng, lấy chất lƣợng chính trị làm cơ sở….Do đó lực lƣợng vũ
trang nhân dân của ta hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng nhà nƣớc giao cho…
Từ sự chống phá của kẻ thù trong chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”,bạo loạn
lật đổ nhằm phi chính trị hoá quân đội …
+ Nội dung:
Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lƣợng và chất lƣợng.
Nâng cao chất lƣợng là chính, đồng thời có số lƣợng phù hợp với tình hình
nhiệm vụ và khả năng kinh tế của đất nƣớc. Phải có cơ cấu hợp lý giữa các thứ
quân, giữa lực lƣợng thƣờng trực với lực lƣợng dự bị động viên.
Thƣờng xuyên làm tốt công tác huấn luyện, diễn tập để nâng cao trình độ
sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng vũ trang nhân dân.
+ Xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân có chất lƣợng toàn diện cả về
chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức. Về chính trị phải thƣờng xuyên làm tốt công tác
quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lƣợng vũ trang nhân dân nhân
dân tin tƣởng vào Đƣờng lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc. Tin
tƣởng tuyệt đối, tự giác chấp hành nghiêm mọi đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách
pháp luật..
Chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị trong lực lƣợng vũ trang
nhân dân nhân dân vững mạnh (tổ chức đảng, đoàn thanh niên, hội đồng quân
nhân…). Chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ chính
tri, đảng viên có phẩm chất năng lực tốt đủ sức lãnh đạo đơn vị.
*. Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
+ Cơ sở: Đây là quan điểm phản ánh chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản,
thƣờng xuyên của lực lƣợng vũ trang nhân dân nhân dân, có ý nghĩa quan trọng
bảo đảm cho lực lƣợng vũ trang nhân dân chủ động đối phó kịp thời và thắng lợi
mọi tình huống có thể xảy ra. Từ thực tiễn trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. Từ âm mƣu thủ đoạn của kẻ thù và các thế lực thù địch…
+ Nội dung: Lực lƣợng vũ trang nhân dân phải luôn trong tƣ thế sẵn sàng
chiến đấu, đánh địch kịp thời, bảo vệ đƣợc mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong
mọi tình huống, không để bất ngờ về chiến lƣợc, chiến dịch, chiến thuật.
Thƣờng xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng.
Xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt, duy trì và
chấp hành nghiêm các chế độ, qui định về sẵn sàng chiến đấu, trực ban, trực
chiến, trực chỉ huy…

40
2. Phƣơng hƣớng xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới
.
*Phương hướng chung: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành
TW khoá IX về chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc xác định: “Tập trung xây dựng lực
lƣợng quân đội, công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt
đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Với tổ chức, biên chế, mức tăng đầu tƣ
ngân sách hợp lý, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới”. Đây là cơ sở để xác định phƣơng hƣớng xây dựng lực lƣợng vũ
trang.
Đối với quân đội phải tiếp tục đẩy mạnh "Xây dựng quân đội nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại”.
Xây dựng lực lƣợng dự bị động viên hùng hậu, đƣợc huấn luyện và quản lí
tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh theo kế hoạch.
Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp, lấy chất lƣợng làm chính.
Trong quá trình thực hiện phải quán triệt đầy đủ tinh thần các Nghị quyết
của Đảng về tăng cƣờng quốc phòng – an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
a. Xây dựng Quân đội nhân dân theo hướng cách mạng chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại.
* Xây dựng quân đội cách mạng . Là vấn đề cơ bản hàng đầu trong nhiệm
vụ xây dựng quân đội của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng .
+ Nội dung: Xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho quân đội, làm cho
lực lƣợng này tuyệt đối trung thành với Đảng với Tổ quốc với nhân dân
Chấp hành mọi đƣờng lối của Đảng , chính sách của Nhà nƣớc.
Kiên định mục tiêu lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, vững vàng trƣớc mọi khó
khăn thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
Trƣớc diễn biến tình hình phải phân biệt đƣợc đúng sai..
Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ đoàn kết quốc tế tốt
Kỷ luật tự giác nghiêm minh, dân chủ rộng rãi….
* Chính quy: Là thực hiện thống nhất về mọi mặt (tổ chức, biên chế, trang
bị). Dựa trên những chế độ, điều lệnh quy định, đƣa mọi hoạt động của quân đội
vào nề nếp. Nhằm thống nhất ý chí và hành động về chính trị, tƣ tƣởng và tổ
chức của mọi quân nhân, để tăng cƣờng sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân
đội .
+ Nội dung: Thống nhất về bản chất cách mạng mục tiêu chiến đấu, về ý
chí quyết tâm, nguyên tắc xây dựng quân đội, về tổ chức biên chế trang bị.
Thống nhất về quan điểm tƣ tƣởng quân sự, nghệ thuật quân sự, về phƣơng pháp
huấn luyện giáo dục. Thống nhất về tổ chức thực hiện chức trách nề nếp chế độ
chính quy, về quản lý bộ đội, quản lý trang bị.
* Tinh nhuệ.
Biểu hiện mọi hoạt động của quân đội trên các lĩnh vực đạt hiệu quả cao.
Nội dung: Đƣợc xây dựng toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị….
Tinh nhuệ về chính trị: Đứng trƣớc diễn biến của tình hình, có khả năng
phân tích và kết luận chính xác đúng sai từ đó có thái độ đúng đắn vói sự việc
đó.

41
Tinh nhuệ về tổ chức: Tổ chức gọn nhẹ nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu
nhiêm vụ đƣợc giao. Tinh nhuệ về kỹ chiến thuật: Phải giỏi sử dụng các loại
binh khí kỹ thuật hiện có, biết sử dụng trang bị vũ khí hiện đại. Giỏi các cách
đánh, vận dụng mƣu trí sáng tạo các hình thức chiến thuật..
* Từng bước hiện đại: Đi đôi với chính quy, tinh nhuệ phải tiếp tục từng
bƣớc hiện đại hóa Quân đội về trang bị, vũ khí. Hiện đại hóa là một tất yếu,
nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.
Nội dung: Từng bƣớc đổi mới vũ khí, trang bị kỹ thuật cho quân đội.
Xây dựng rèn luyện quân nhân có bản lĩnh trí tuệ và năng lực hành động,
đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại. Phát triển các quân binh chủng kỹ thuât. Có
nghệ thuật quân sự hiện đại, khoa học quân sự hiện đại hiện đại, có hệ thống
công nghiệp quốc phòng hiện đại….,bảo đảm cho quân đội hoạt động trong mọi
điều kiện chiến tranh hiện đại.
Những nội dung trên là cả một quá trình phấn đấu lâu dài mới đạt đƣợc,
hiện nay ta phải thực hiện bƣớc đi: "từng bƣớc" nghĩa là phải dần dần bằng khả
năng của nền kinh tế và trình độ khoa học của đất nƣớc. Quá trình hiện đại hóa
Quân đội phải gắn với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, với
từng bƣớc phát triển công nghiệp quốc phòng, sản xuất mới kết hợp phục hồi
sửa chữa cải tiến vũ khí trang bị hiện có và mua một số cần thiết.
b. Xây dựng lực lượng dự bị động viên
Xây dựng lực lƣợng dự bị động viên hùng hậu, đƣợc huấn luyện và quản lí
tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh theo kế hoạch.
Số liệu tham khảo:
Nƣớc Lực lƣợng thƣờng trực Lƣc lƣợng dự bị động viên
Mỹ 152,3 vạn 213 vạn
Trung quốc 270 vạn 300 vạn
Nhật 2,4 vạn Phòng vệ 4,8 vạn
Thái lan 33,1 vạn 50 vạn
Singapo 5,3 vạn 18,2 vạn
c. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
Bác Hồ nói: Dân quân tự vệ và du kích là một lực lƣợng vô định, là bức
tƣờng sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ thù hung bạo thế nào, hễ đụng đến lực lƣợng
đó, bức tƣờng đó thì địch nào cũng phải tan rã.
+ Năm 1990 chính phủ đã ban hành điều lệ dân quân tự vệ.
+ Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 2004, đây là sự thể chế hoá đƣờng lối quan
điểm của Đảng về nhiệm vụ xây dựng lực lƣợng vũ trang quần chúng.
Nội dung: Dân quân tự vệ đƣợc xây dựng rông khắp ở tất cả thôn, xóm,
bản làng, nông, công trƣờng, doanh nghiệp, nhƣng có trọng điểm, chú ý có hình
thức phù hợp trong các thành phần kinh tế.
Trú trọng xây dựng cả số lƣợng và chất lƣợng, lấy chất lƣợng làm chính, tổ
chức biên chế phải phù hợp. Huấn luyện phải thiết thực hiệu quả.
Có kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ dân quân tự vệ. Thực hiện tốt các
chính sách đối với dân quân tự vệ.
3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
a. Chấn chỉnh tổ chức biên chế lực lƣợng vũ trang nhân dân.

42
+ Bộ đội chủ lực: Tổ chức các đơn vị phải gọn, mạnh, cơ động, có sức
chiến đấu cao. Bố trí các binh đoàn chủ lực phải gắn với thế trận quốc phòng –
an ninh nhân dân trên cả nƣớc cũng nhƣ từng vùng chiến lƣợc.
+ Bộ đội địa phƣơng: Phải căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức và bố trí
cho phù hợp với từng địa phƣơng và thế trận cả nƣớc.
+ Bộ đội biên phòng: Cần có số lƣợng phù hợp, chất lƣợng cao, tổ chức
hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia, vùng biển, đảo…theo nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Dân quân tự vệ: Đƣợc tổ chức trên cơ sở lực lƣợng chính trị ở từng đơn
vị hành chính, đơn vị sản xuất và dân cƣ ở cơ sở, có số lƣợng phù hợp, chất
lƣợng cao.
b. Nâng cao chất lƣợng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa
học quân sự Việt Nam.
c. Từng bƣớc giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của lực lƣợng
vũ trang nhân dân.
d. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lƣợng vũ trang nhân dân có phẩm chất,
năng lực tốt.
e. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, nhà nƣớc đối
với lực lƣợng vũ trang nhân dân

III- CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu khái niệm lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam
2. Nguyên tắc xây dƣng lực lƣơng vũ trang nhân dân.
3. Phƣơng hƣớng xây dƣng quân đội nhân dân trong tình hình hiện nay.

43
Bài 6
KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VỚI TĂNG CƢỜNG
CỦNG CỐ QUỐC PHÕNG - AN NINH

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Giới thiệu để học sinh, sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan,
nội dung cơ bản và những giảI pháp của việc kết hợp phát triển kinh tế -
xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở nước ta hiện nay.
- Trên cơ sở đó vân dụng vào thực tiễn học tập, công tác tích cực góp phần vào
tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với
tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam
Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thƣờng xuyên, gắn liền với sự tồn tại
của xã hội loài ngƣời. Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất
ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con ngƣời.
Quốc phòng là công việc giữ nƣớc của một quốc gia, bao gồm tổng thể các
hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hoá, xã hội... nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trƣờng thuận lợi để xây dựng đất nƣớc.
An ninh, trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe doạ
sự tồn tại và phát triển bình thƣờng của cá nhân, của tổ choc, của tong lĩnh vực
hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội. Việt Nam, bảo vệ an ninh là nhiệm vụ
trọng yếu, thƣờng xuyên của toàn dân và của cả hệ thống chính trị do lực lƣợng
an ninh làm nòng cốt ; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc
phòng.
Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an
ninh ở nƣớc ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong
việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh trong một
chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc
đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc
gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm
vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển kinh tế
– xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh trong một chính thể thống
nhất. Quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận và thực
tiễn
a) Cơ sở lí luận của sự kết hợp
Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc
gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt
động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại
có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho
đến cùng quyết định đến quốc phòng - an ninh ; ngƣợc lại, quốc phòng - an ninh

44
cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy
kinh tế phát triển.
Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
Lợi ích kinh tế, suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và
xung đột xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng,
an ninh.
Bản chất của chế độ kinh tế-xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng-
an ninh. Xây dựng sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại
lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội, xã hội
chủ nghĩa quy định ; còn tăng cƣờng sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích
bảo vệ lợi ích cho giai cấp tƣ sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lƣợc là
do bản chất của chế độ kinh tế - xã hội tƣ bản chủ nghĩa quyết định.
Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực
cho hoạt động quốc phòng - an ninh. Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Không có gì
phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội" 21 ; "Thắng
lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,..."22. Vì
vậy, để xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh phải xây dựng, phát triển kinh
tế.
Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân
lực cho quốc phòng, an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực
lƣợng vũ trang ; quyết định đến đƣờng lối chiến lƣợc quốc phòng - an ninh. Để
xây dựng chiến lƣợc quốc phòng, an ninh quốc gia của mỗi nƣớc, phải căn cứ
vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của lực lƣợng vũ trang và vào trang
bị vũ khí kĩ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này đều
phụ thuộc vào nền kinh tế.
Quốc phòng - an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở
lại với kinh tế – xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. Quốc phòng - an ninh
vững mạnh sẽ tạo môi trƣờng hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an
ninh trong thời bình, ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế
phát triển. Tiêu dùng cho hoạt động quốc phòng, an ninh, một mặt, đặt ra cho
nền kinh tế phải sản xuất ra sản phẩm, hoặc thông qua mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó ; mặt khác, sẽ tạo ra thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế.
Hoạt động quốc phòng, an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực,
vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này, nhƣ V.I. Lênin đánh giá, là
tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hƣởng đến
tiêu dùng của xã hội, ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động
quốc phòng - an ninh còn ảnh hƣởng đến đƣờng lối phát triển kinh tế, cơ cấu
kinh tế. Hoạt động quốc phòng - an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trƣờng
sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để
hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cƣờng củng cố quốc
phòng - an ninh với phát triển kinh tế – xã hội vào một chỉnh thể thống nhất.

21 2 Ă
, C.Mác, Ph. ngghen, Toà n tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994, tr.235.

45
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với
tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh là một tất yếu khách quan. Mỗi lĩnh
vực hoạt động có nội dung, phƣơng thức riêng nhƣng lại có sự thống nhất ở mục
đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngƣợc lại. Tuy nhiên, cần
phải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù, do đó, việc kết
hợp phải đƣợc thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hoà.
b) Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy, dù
là nƣớc lớn hay nƣớc nhỏ ; kinh tế phát triển hay chƣa phát triển ; dù chế độ
chính trị nhƣ thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát
triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh, kể cả những nƣớc mà
hàng trăm năm nay chƣa có chiến tranh.
Tuy nhiên, các nƣớc khác nhau, với chế độ chính trị-xã hội khác nhau, điều
kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết hợp cũng có sự khác nhau về mục đích, nội
dung, phƣơng thức và kết quả. Ngay trong một nƣớc, trong mỗi giai đoạn phát
triển thì sự kết hợp cũng khác nhau.
Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cƣờng củng cố
quốc phòng, an ninh đã có lịch sử lâu dài. Dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc là quy
luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta.
Đứng trƣớc nguy cơ thƣờng xuyên bị đe dọa, xâm lƣợc và thôn tính của các
thế lực thù địch, để xây dựng và phát triển đất nƣớc, ông cha ta đã có những chủ
trƣơng, kế sách thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cƣờng
củng cố quốc phòng, an ninh trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Các triều
đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế
sách giữ nƣớc với tƣ tƣởng : "nƣớc lấy dân làm gốc", "dân giàu, nƣớc mạnh",
"quốc phú binh cƣờng" ; thực hiện "khoan thƣ sức dân làm kế sâu rễ bền gốc",
chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để "yên dân" mà "vẹn đất". Thực
hiện kế sách "ngụ binh ƣ nông", "động vi binh, tĩnh vi dân" để vừa phát triển
kinh tế, vừa tăng cƣờng sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Trong xây dựng, phát triển kinh tế, đã sử dụng nhiều chính sách nhƣ khai
hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để "phục binh sẵn, phá thế giặc dữ" từ xa ;
phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa sản xuất ra
các vũ khí, phƣơng tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc ; chăm lo mở mang
đƣờng sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển kinh tế,
vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lƣợng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, do nắm
vững quy luật và biết kế thừa kinh nghiệm của lịch sử nên đã thực hiện sự kết
hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh một
cách nhất quán bằng những chủ trƣơng sáng tạo, phù hợp với từng thời kì của
cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1945 - 1954) Đảng
ta đề ra chủ trƣơng "Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "Vừa chiến đấu, vừa tăng
gia sản xuất, thực hành tiết kiệm" ; vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phƣơng
vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp ; "Xây dựng làng kháng chiến",
địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất.

46
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nƣớc (1954 - 1975), kết hợp phát
triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh đã đƣợc Đảng ta chỉ
đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp.
Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phƣơng lớn
cho miền Nam đánh giặc, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra chủ trƣơng :
"Trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng
nhƣ trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc
xây dựng kinh tế"1. Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng, phát triển chế độ
xã hội mới, nền kinh tế, văn hoá mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân ;
đồng thời kết hợp chặt chẽ với chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh vững
mạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc miền
Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến lớn miền
Nam đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc.
Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch
với củng cố mở rộng hậu phƣơng, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh.
Đây chính là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nƣớc ta đi đến thắng
lợi.
Ở thời kì này, chúng ta phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ
miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, nên việc kết hợp phát triển
kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh đƣợc thực hiện dƣới nhiều
hình thức phong phú, sinh động và thiết thực, đã tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp
đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc và để lại nhiều bài học quý giá cho thời kì sau.
Thời kì cả nƣớc độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến
nay) kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an
ninh đƣợc Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đƣờng lối xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đƣợc triển khai trên quy
mô rộng lớn, toàn diện hơn. Từ năm 1986 đến nay, với tƣ duy mới về kinh tế và
quốc phòng, an ninh, việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng
cố quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ từng địa phƣơng, bộ, ban
ngành có bƣớc chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đã thu đƣợc
nhiều kết quả quan trọng.
Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với
tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh chúng ta đã phát huy đƣợc mọi tiềm
năng cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, cùng với phát triển kinh
tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng. Nhờ vậy, khi
đất nƣớc bị xâm lƣợc chúng ta đã động viên đƣợc "cả nƣớc đồng lòng, toàn dân
đánh giặc" ; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức
mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù. Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triển
đất nƣớc cho đến ngày nay.
2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng
cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toà n tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.535.
47
a) Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an
ninh phải đƣợc thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế
của quốc gia. Mục tiêu và phƣơng hƣớng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội
nƣớc ta từ năm 2006 - 2010 là "... Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc ; phát triển văn hoá ; thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ; tăng cƣờng quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại ; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ; giữ vững ổn định chính
trị - xã hội, sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ; tạo nền tảng để
đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại" 1.
Nhƣ vậy, trong mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đã bao quát
toàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổi lên ba vấn đề lớn là : tăng
trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh và mở
rộng quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hài hoà hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng,
an ninh trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đƣợc thể hiện ngay trong việc hoạch
định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và
thực hiện các giảI pháp chiến lƣợc.
Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh sẽ
phát huy sức mạnh của từng lĩnh vực, kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổng
hợp, quy tụ mọi nguồn lực, lực lƣợng trong nƣớc và quốc tế nhằm hoàn thành
thắng lợi mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
b) Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng -
an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an
ninh theo vùng lãnh thổ là sự gắn kết chặt chẽ phát triển vùng kinh tế chiến lƣợc,
với xây dựng vùng chiến lƣợc quốc phòng, an ninh, nhằm tạo ra thế bố trí chiến
lƣợc mới cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên địa
bàn tỉnh, thành phố, theo ý đồ phòng thủ chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
vững trên toàn cục và mạnh ở từng trọng điểm.
Hiện nay, nƣớc ta đã phân chia thành các vùng kinh tế lớn và các vùng chiến
lƣợc, các quân khu (sự phân vùng chiến lƣợc quốc phòng, an ninh là sự phân
vùng theo ý đồ phòng thủ và tác chiến bảo vệ Tổ quốc trên từng chiến trƣờng,
từng hƣớng chiến lƣợc của đất nƣớc). Mỗi vùng đều có vị trí chiến lƣợc về phát
triển kinh tế và chiến lƣợc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, về lâu dài đều
phải quan tâm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với xây
dựng lực lƣợng, thế trận quốc phòng - an ninh trên từng vùng lãnh thổ và giữa
các vùng với nhau, trong thế trận phòng thủ chung.
Các vùng chiến lƣợc khác nhau có sự khác nhau về đặc điểm và yêu cầu
nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, nên nội dung kết hợp cụ thể
trong mỗi vùng có thể có sự khác nhau. Song việc kết hợp phát triển kinh tế – xã

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toà n quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2006, tr.76.
48
hội với quốc phòng, an ninh ở các vùng lãnh thổ, cũng nhƣ ở địa bàn mỗi tỉnh,
thành phố phải đƣợc thể hiện những nội dung chủ yếu sau :
Một là, kết hợp trong xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh của vùng, cũng nhƣ trên địa bàn từng
tỉnh, thành phố.
Hai là, kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh
tế địa phƣơng với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu
liên hoàn, các xã phƣờng chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh, thành phố, huyện,
quận.
Ba là, kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bố lại
dân cƣ với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại lực lƣợng quốc
phòng, an ninh trên từng địa bàn, lãnh thổ cho phù hợp với chiến lƣợc phát triển
kinh tế xã hội và kế hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm ở đâu có đất, có
biển, đảo là ở đó có dân và có lực lƣợng quốc phòng, an ninh để bảo vệ cơ sở,
bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, kết hợp đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các công
trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trƣờng... Bảo đảm
tính "lƣỡng dụng" trong mỗi công trình đƣợc xây dựng.
Năm là, kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp
với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậu phƣơng vững
chắc cho mỗi vùng và ở các địa phƣơng để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh
xâm lƣợc.
Trên cơ sở kết hợp quan điểm toàn cục nói trên, xuất phát từ sự phân tích
đặc điểm tiềm năng phát triển kinh tế cũng nhƣ vị trí địa chính trị, quân sự, quốc
phòng, an ninh của các vùng lãnh thổ trong cả nƣớc, hiện nay Đảng ta xác định
phải chú trọng nhiều hơn cho các vùng kinh tế trọng điểm, vùng biển đảo và
vùng biên giới.
Đối với các vùng kinh tế trọng điểm
Hiện nay, nƣớc ta xác định 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc (Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh); phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu); miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Dung Quất Quảng
Ngãi). Các vùng kinh tế trọng điểm nói trên đều là nòng cốt cho phát triển kinh
tế của từng miền và cho cả nƣớc (theo tính toán đến năm 2010, GDP của 3 vùng
kinh tế trọng điểm chiếm khoảng 60% tổng thu nhập quốc dân của cả nƣớc).
Về kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có mật độ dân cƣ và tính chất
đô thị hoá cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn, đặc khu kinh tế, các liên
doanh có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây cũng là nơi tập trung các đầu mối giao
thông quan trọng, các sân bay, bến cảng, kho tàng, dịch vụ...
Về quốc phòng- an ninh, mỗi vùng kinh tế trọng điểm thƣờng nằm trong các
khu vực phòng thủ và phòng thủ then chốt của đất nƣớc, nơi có nhiều đối tƣợng,
mục tiêu quan trọng phải bảo vệ ; đồng thời cũng là nơi nằm trên các hƣớng có
khả năng là hƣớng tiến công chiến lƣợc chủ yếu trong chiến tranh xâm lƣợc của
địch ; hoặc đã và đang là địa bàn trọng điểm để địch thực hiện chiến lƣợc "diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ với nƣớc ta. Vì vậy, phải thực hiện thật tốt phát

49
triển kinh tế gắn với củng cố, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh trên các vùng
này.
Nội dung kết hợp cần tập trung vào các vấn đề sau :
- Trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp
cần lựa chọn quy mô trung bình, bố trí phân tán, trải đều trên diện rộng, không
nên xây dựng tập trung thành những siêu đô thị lớn, để thuận lợi cho quản lí, giữ
gìn an ninh chính trị trong thời bình và hạn chế hậu quả tiến công hoả lực của
địch khi có chiến tranh.
- Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với kết cấu hạ
tầng của nền quốc phòng toàn dân. Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây
dựng các công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trƣờng, các công trình phòng
thủ dân sự...Về lâu dài, ở các thành phố, đô thị, các khu kinh tế tập trung, cần có
quy hoạch từng bƣớc xây dựng hệ thống "công trình ngầm lƣỡng dụng". Phải
bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật, các khu vực có giá trị về phòng thủ, khi bố
trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế, phê duyệt dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.
Khắc phục tình trạng chỉ chú ý quan tâm đến lợi thế, hiệu quả kinh tế trƣớc mắt
mà quên đi nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và ngƣợc lại khi bố trí các khu vực
phòng thủ, các công trình quốc phòng, chỉ chú ý đến các yếu tố bảo đảm quốc
phòng, an ninh mà không tính đến đến lợi ích kinh tế.
- Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế
phải có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng lực lƣợng quốc phòng- an ninh, các
tổ chức chính trị, đoàn thể ngay trong các tổ chức kinh tế đó. Lựa chọn đối tác
đầu tƣ, bố trí xen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong
các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
- Việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằm
đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và cả cho việc chuẩn bị đáp ứng nhu
cầu chi viện cho các chiến trƣờng khi chiến tranh xảy ra. Kết hợp phát triển kinh
tế tại chỗ với xây dựng căn cứ hậu phƣơng của từng vùng kinh tế trọng điểm để
sẵn sàng chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống chiến tranh
xâm lƣợc.
Đối với vùng núi biên giới
Vùng núi biên giới của nƣớc ta có chiều dài tiếp giáp với Trung Quốc, Lào,
Cămpuchia. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít ngƣời,
mật độ dân số thấp (trung bình khảng 20 - 40 ngƣời/1km2), kinh tế chƣa phát
triển, trình độ dân trí thấp, đời sống dân cƣ còn nhiều khó khăn. Vùng núi biên
giới có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lƣợc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.
Trƣớc đây các vùng này đã từng là căn cứ địa kháng chiến, hậu phƣơng chiến
lƣợc của cả nƣớc. Ngày nay, trong chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc, các vùng núi biên
giới vẫn là vùng chiến lƣợc hết sức trọng yếu. Trong khi đó, ở đây còn nhiều
khó khăn, yếu kém về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh dễ bị kẻ thù
lợi dụng để lôi kéo, kích động đồng bào, thực hiện âm mƣu chiến lƣợc "diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, nhiều nơi tình hình rất phức tạp. Vì vậy, trƣớc
mắt cũng nhƣ lâu dài, việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh ở
vùng núi biên giới là cực kì quan trọng.
Việc kết hợp cần tập trung vào các nội dung sau :

50
- Phải quan tâm đầu tƣ phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh ở các
vùng cửa khẩu, các vùng giáp biên giới với các nƣớc.
- Phải tổ chức tốt việc định canh, định cƣ tại chỗ và có chính sách phù hợp
để động viên, điều chỉnh dân số từ các nơi khác đến vùng núi biên giới
- Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng, an ninh.
Trƣớc hết, cần tập trung xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, mở mới và
nâng cấp các tuyến đƣờng dọc, ngang, các tuyến đƣờng vành đai kinh tế.
- Thực hiện tốt chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo, chƣơng trình 135 về phát
triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo
- Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lƣợng của cả Trung ƣơng và địa
phƣơng để cùng lo, cùng làm.
- Đặc biệt với các địa bàn chiến lƣợc trọng yếu dọc sát biên giới, cần có
chính sách động viên và sử dụng lực lƣợng vũ trang, lực lƣợng quân đội làm
nòng cốt xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, hoặc các khu quốc phòng - kinh
tế, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế xã hội và tăng cƣờng sức
mạnh quốc phòng, an ninh.
Đối với vùng biển đảo.
Nƣớc ta có vùng biển vừa dài vừa rộng, với diện tích hơn 1 triệu km2 (gấp
hơn 3 lần diện tích đất liền). Vùng biển đảo nƣớc ta có nhiều tiềm năng về hải
sản và khoáng sản, là cửa ngõ thông thƣơng giao lƣu quốc tế, thu hút đầu tƣ
nƣớc ngoài, có khả năng phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nƣớc trong
tƣơng lai. Tuy nhiên, việc khai thác lợi thế đó của ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt
vùng biển đảo của ta hiện nay đang có nhiều tranh chấp rất phức tạp, chứa đựng
nguy cơ đe doạ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc và rất dễ bùng nổ xung đột.
Trong khi đó, chúng ta lại chƣa có chiến lƣợc tổng thể hoàn chỉnh về phát triển
kinh tế biển và bảo vệ biển, đảo. Lực lƣợng và sức mạnh tổng hợp trên biển còn
quá mỏng. Vì vậy, việc quan tâm thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế xã hội
với tăng cƣờng quốc phòng, an ninh trên vùng biển, đảo là đòi hỏi bức bách và
rất quan trọng cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, nhằm nhanh chóng tạo ra thế và
lực đủ sức bảo vệ, làm chủ toàn diện vùng biển, đảo, góp phần thúc đẩy các
ngành kinh tế biển phát triển nhanh làm giàu cho Tổ quốc.
Nội dung kết hợp cần tập trung vào các vấn đề sau :
- Tập trung trƣớc hết vào xây dựng, hoàn thiện chiến lƣợc phát triển kinh tế
và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới,
làm cơ sở cho việc thực hiện kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh một
cách cơ bản, toàn diện, lâu dài.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng bƣớc đƣa dân ra vùng ven biển và các
tuyến đảo gần trƣớc để có lực lƣợng xây dựng căn cứ hậu phƣơng, trụ bám phát
triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo một cách vững chắc, lâu dài.
- Nhà nƣớc phải có cơ chế chính sách thoả đáng động viên, khích lệ dân ra
đảo trụ bám làm ăn lâu dài.
- Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo, tạo điều kiện cho dân bám
trụ, sinh sống, làm ăn.

51
- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộng liên kết làm ăn kinh tế
ở vùng biển, đảo thuộc chủ quyền nƣớc ta với các nƣớc phát triển, nhằm tạo ra
các đối tác đan xen lợi ích và đối tƣợng chống lại sự lấn lƣớt của các nƣớc lớn.
Thông qua đó, vừa thể hiện chủ quyền của nƣớc ta, vừa hạn chế âm mƣu bành
trƣớng lấn chiếm biển đảo của các thế lực thù địch, tạo thế và lực để giải quyết
hoà bình các tranh chấp trên biển, đảo.
- Chú trọng đầu tƣ phát triển chƣơng trình đánh bắt xa bờ, thông qua đó xây
dựng lực lƣợng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ của ngành Hàng hải, Cảnh sát
biển, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ
quyền biển, đảo của nƣớc ta,... Xây dựng một số đơn vị kinh tế - quốc phòng
mạnh trên biển, đảo để làm nòng cốt cho phát triển kinh tế biển và tạo thế bảo vệ
biển, đảo vững chắc.
- Xây dựng phƣơng án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở vùng biển,
đảo nƣớc ta. Mạnh dạn đầu tƣ xây dựng lực lƣợng nòng cốt và thế trận phòng
thủ trên biển, đảo, trƣớc hết là phát triển và hiện đại hoá lực lƣợng Hải Quân
nhân dân Việt Nam để đủ sức mạnh canh giữ, bảo vệ vùng biển, đảo.
c) Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng,
an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu
Một là, kết hợp trong công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, cung cấp máy móc,
nguyên nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác và cho chính nó cũng nhƣ cho
công nghiệp quốc phòng ; sản xuất sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, phục vụ xuất
khẩu ; sản xuất ra vũ khí, trang thiết bị quân sự đáp ứng nhu cầu của hoạt động
quốc phòng, an ninh.
Nội dung kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong
phát triển công nghiệp là :
- Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công
nghiệp. Bố trí một cách hợp lí trên các vùng lãnh thổ, quan tâm đến vùng sâu,
vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn.
- Tập trung đầu tƣ phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc
phòng nhƣ cơ khí, chế tạo, điện tử, công nghiệp, điện tử kĩ thuật cao, luyện kim,
hoá chất, đóng tàu để vừa đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế, vừa
có thể sản xuất ra một số sản phẩm kĩ thuật công nghệ cao phục vụ quốc phòng,
an ninh.
- Phát triển công nghiệp quốc gia theo hƣớng mỗi nhà máy, xí nghiệp vừa có
thể sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng quân sự. Kết hợp trong
đầu tƣ nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sản xuất các mặt hàng có tính lƣỡng dụng
cao trong các nhà máy và ở một số cơ sở công nghiệp nặng.
- Các nhà máy công nghiệp quốc phòng trong thời bình, ngoài việc sản xuất
ra hàng quân sự phải tham gia sản xuất hàng dân sự chất lƣợng cao, phục vụ tiêu
dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Theo hƣớng trên, từ nay đến năm 2020, Nhà
nƣớc cần tập trung xây dựng một số nhà máy mũi nhọn, có thể tham gia nghiên
cứu, sáng chế và sản xuất một số mặt hàng quân sự đáp ứng trang bị cho lực

52
lƣợng vũ trang, trong đó tập trung vào một số ngành nhƣ cơ khí luyện kim, cơ
khí chế tạo, điện tử, tin học, hoá dầu.
- Mở rộng liên doanh, liên kết giữa ngành công nghiệp nƣớc ta (bao gồm cả
công nghiệp quốc phòng) với công nghiệp của các nƣớc tiên tiến trên thế giới ;
ƣu tiên những ngành, lĩnh vực có tính lƣỡng dụng cao.
- Thực hiện chuyển giao công nghệ hai chiều, từ công nghiệp quốc phòng
vào công nghiệp dân dụng và ngƣợc lại.
- Phát triển hệ thống phòng không công nghiệp và phát triển lực lƣợng tự vệ
để bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp trong cả thời bình và thời chiến.
- Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ thời chiến ;
thực hiện dự trữ chiến lƣợc các nguyên, nhiên, vật liệu quý hiếm cho sản xuất
quân sự.
Hai là, kết hợp trong nông, lâm, ngƣ nghiệp
Hiện nay nƣớc ta vẫn còn hơn 70% dân số ở nông thôn và làm nghề nông,
lâm, ngƣ nghiệp. Phần lớn lực lƣợng, của cải huy động cho xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc là từ khu vực này.
Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh trong
các lĩnh vực này cần tập trung chú ý các vấn đề sau :
- Kết hợp phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển, đảo và
lực lƣợng lao động để phát triển đa dạng ngành trong nông, lâm, ngƣ nghiệp
theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, làm ra nhiều
sản phẩm hàng hoá có giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nƣớc, xuất khẩu và có
lƣợng dự trữ dồi dào về mọi mặt cho quốc phòng, an ninh.
- Kết hợp trong nông, lâm, ngƣ nghiệp phải gắn với việc giải quyết tốt các
vấn đề xã hội nhƣ xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ,
đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng
nông thôn mới văn minh và hiện đại. Bảo đảm an ninh lƣơng thực và an ninh
nông thôn, góp phần tạo thế trận phòng thủ, "thế trận lòng dân" vững chắc.
- Phải kết hợp gắn việc động viên đƣa dân ra lập nghiệp ở các đảo để xây
dựng các làng, xã, huyện đảo vững mạnh với chú trọng đầu tƣ xây dựng phát
triển các hợp tác xã, các đội tàu thuyền đánh cá xa bờ, xây dựng lực lƣợng tự vệ,
lực lƣợng dân quân biển, đảo ; phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng Hải quân và
Cảnh sát biển để bảo vệ biển, đảo.
- Phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cƣ,
xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc ở các vùng rừng núi biên giới nƣớc ta,
đặc biệt là ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Ba là, kết hợp trong giao thông, bƣu điện, y tế, khoa học - công nghệ, giáo
dục và xây dựng cơ bản
Trong giao thông vận tải
- Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ cả đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng không, đƣờng sông, đƣờng thuỷ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hoá trong nƣớc và mở rộng giao lƣu với bên ngoài.
- Trong xây dựng các mạng đƣờng bộ, cần chú trọng mở rộng, nâng cấp các
tuyến trục đƣờng Bắc - Nam với tuyến đƣờng trục dọc Trƣờng Sơn, đƣờng Hồ
Chí Minh. Từ các tuyến đƣờng này phải phát triển các tuyến đƣờng ngang, nối

53
liền giữa các tuyến trục dọc với nhau và phát triển đến các huyện, xã trong cả
nƣớc, nhất là đến các xã vùng cao, vùng sâu, miền núi biên giới, xây dựng các
tuyến đƣờng vành đai biên giới.
- Trong thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đặc biệt là các
tuyến vận tải chiến lƣợc, phải tính đến cả nhu cầu hoạt động thời bình và thời
chiến, nhất là cho các phƣơng tiện cơ động của lực lƣợng vũ trang có trọng tải
và lƣu lƣợng vận chuyển lớn, liên tục. Ở những đầu nút giao thông, những nơi
dự kiến địch có thể đánh phá trong chiến tranh, phải có kế hoạch làm nhiều
đƣờng vòng tránh. Bên cạnh các cây cầu lớn qua sông, phải làm sẵn những bến
phà, bến vƣợt ngầm. Ở những đoạn đƣờng có địa hình cho phép thì làm đƣờng
hầm xuyên núi, cải tạo các hang động sẵn có dọc hai bên đƣờng làm kho trạm,
nơi trú quân khi cần thiết.
- Phải thiết kế, xây dựng lại hệ thống đƣờng ống dẫn dầu Bắc - Nam, chôn
sâu bí mật, có đƣờng vòng tránh trên từng cung đoạn, bảo đảm hoạt động an
toàn cả thời bình và thời chiến.
- Ở các vùng đồng bằng ven biển, đi đôi với phát triển hệ thống đƣờng bộ,
cần chú trọng cải tạo, phát triển đƣờng sông, đƣờng biển, xây dựng các cảng
sông, cảng biển, bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện.
- Việc mở rộng nâng cấp sân bay phải chú ý cả sân bay ở tuyến sau, ở sâu
trong nội địa, sân bay giã chiến và có kế hoạch sử dụng cả đƣờng cao tốc làm
đƣờng băng cất hạ cánh máy bay khi cần thiết trong chiến tranh.
- Trong một số tuyến đƣờng xuyên á, sau này đƣợc xây dựng qua Việt Nam,
ở những nơi cửa khẩu, nơi tiếp giáp các nƣớc bạn phải có kế hoạch xây dựng các
khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc, đề phòng khả năng địch sử dụng các
tuyến đƣờng này khi tiến công xâm lƣợc nƣớc ta với quy mô lớn.
- Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến.
Trong bưu chính viễn thông
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bƣu điện quốc gia với ngành thông tin
quân đội, công an để phát triển hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, đảm bảo
nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo chỉ huy,
điều hành đất nƣớc trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến.
- Có phƣơng án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc một
cách vững chắc trong mọi tình huống.
- Các phƣơng tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải đƣợc bảo đảm bí mật
và có khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin điện tử của
địch.
- Khi hợp tác với nƣớc ngoài về xây dựng, mua sắm các thiết bị thông tin
điện tử phải cảnh giác cao, lựa chọn đối tác, có phƣơng án chống âm mƣu phá
hoại của địch.
- Xây dựng kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến.
Trong xây dựng cơ bản
Đây là lĩnh vực sẽ có nhiều phát triển cả quy mô và trình độ trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Những công trình này không dễ gì có
thể phá đi làm lại, cho nên việc thực hiện kết hợp trong ngành xây dựng phải

54
đƣợc tiến hành ngay từ đầu, từ khảo sát điều tra, thiết kế, quy hoạch dự án đầu
tƣ đến thi công xây dựng.
- Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, quy mô nào cũng phải tính đến
yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hoá phục vụ đƣợc cả cho quốc phòng, an ninh,
cho phòng thủ tác chiến và phòng thủ dân sự.
- Khi xây dựng các thành phố đô thị, phải gắn với các khu vực phòng thủ địa
phƣơng, phải xây dựng các công trình ngầm (nhà cao tầng có tầng ngầm, giao
thông có đƣờng giao thông ngầm).
- Khi xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, xí nghiệp lớn,
quan trọng đều phải tính đến khả năng bảo vệ và di dời khi cần thiết. Nếu điều
kiện cho phép, phải biết tận dụng các địa hình, địa vật sẵn có để tăng tính bảo vệ
cho công trình. Hạn chế xâm phạm các địa hình có giá trị về phòng thủ quân sự,
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
- Đối với các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cần kết hợp trong nghiên
cứu sáng chế, chế tạo những vật liệu siêu bền, có khả năng chống xuyên, chống
mặn, chống bức xạ, dễ vận chuyển phục vụ xây dựng các công trình phòng thủ,
công sự trận địa của lực lƣợng vũ trang và của khu vực phòng thủ tỉnh, thành
phố.
- Khi cấp phép đầu tƣ xây dựng cho các đối tác nƣớc ngoài, phải có sự tham
gia ý kiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền.
Trong khoa học và công nghệ, giáo dục
Đây là lĩnh vực đóng vai trò là nền tảng, động lực, là quốc sách hàng đầu đối
với sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, sự kết hợp là tất yếu, không chỉ là vấn đề
cơ bản lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách hiện nay.
Nội dung kết hợp cần tập trung vào :
- Phải phối hợp chặt chẽ và toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học và
công nghệ then chốt của cả nƣớc với các ngành khoa học của quốc phòng, an
ninh trong việc hoạch định chiến lƣợc nghiên cứu phát triển và quản lí sử dụng
phục vụ cho cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đề
tài khoa học, dự án công nghệ và sản xuất các sản phẩm có ý nghĩa vừa phục vụ
cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, vừa phục vụ nhu cầu quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, có chính sách đầu tƣ thoả đáng cho
lĩnh vực nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự, khoa
học kĩ thuật quân sự.
- Coi trọng giáo dục bồi dƣỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nƣớc, đáp
ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế xã hội, cả quốc phòng - an ninh.
Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng – an ninh cho các đối
tƣợng, đặc biệt là trong các nhà trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc gia.
Trong lĩnh vực y tế
- Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong
nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho
nhân dân, bộ đội và cho ngƣời nƣớc ngoài.
- Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở miền
núi, biên giới, hải đảo.

55
- Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh
xảy ra.
- Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho
nhân dân thời bình và thời chiến.
d) Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an
ninh trong bảo vệ Tổ quốc là xuất phát từ mục tiêu, lực lƣợng và phƣơng thức
bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Nội dung kết hợp cần chú ý :
- Tổ chức biên chế và bố trí lực lƣợng vũ trang phải phù hợp với điều kiện
kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nƣớc.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật
trong huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng vũ trang.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quân đội, công an cho phát
triển kinh tế xã hội. Xây dựng, phát triển các khu kinh tế quốc phòng, các khu
quốc phòng kinh tế trên các địa bàn miền núi biên giới, giúp đỡ nhân dân địa
phƣơng ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc
phòng- an ninh trên địa bàn. Tận dụng khả năng của công nghiệp quốc phòng
trong thời bình để sản xuất hàng hoá dân sự phục vụ dân sinh và xuất khẩu.
Thành lập các tổ, đội công tác trên từng lĩnh vực đƣa về giúp đỡ các xã vùng
sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ phát triển kinh tế, quốc phòng, an
ninh...
- Phát huy tốt vai trò tham mƣu của các cơ quan quân sự, công an các cấp
trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tƣ, nhất là các dự án đầu tƣ có vốn
nƣớc ngoài.
e) Kết hợp trong hoạt động đối ngoại
Mục tiêu chung của mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế là giữ vững
môi trƣờng hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ;
tận dụng ngoại lực, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế
quốc tế, bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ
môi trƣờng.
Sự phối hợp giữa hoạt động đối ngoại với kinh tế, quốc phòng, an ninh là
một trong những nội dung cơ bản của chủ trƣơng đối ngoại trong thời kì mới.
Đó là sự cụ thể hoá quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội và giữ vững
an ninh quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển của cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại.
Việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn
hoá, khoa học, quốc phòng, quân sự của nƣớc ta với các nƣớc và vùng lãnh thổ,
các trung tâm chính trị kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực phải
hƣớng vào việc phục vụ cho phát triển kinh tế trong nƣớc ; đồng thời phải giữ
vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
trong mở rộng quan hệ đối ngoại.

56
Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng quốc phòng, an ninh
trong lĩnh vực đối ngoại cần tập trung vào các lĩnh vực sau :
- Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc
bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau ; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ; giải quyết các
tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hoà bình.
- Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác.
Phải lựa chọn đƣợc đối tác có ƣu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh
bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch.
- Kết hợp trong việc phân bổ đầu tƣ vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho
phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh của quốc gia. Khắc phục tình
trạng chỉ thấy lợi ích kinh tế trƣớc mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài và
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Kết hợp trong xây dựng và quản lí các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế
liên doanh, liên kết đầu tƣ với nƣớc ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nƣớc,
Chú trọng xây dựng các đoàn hội, lực lƣợng tự vệ trên cơ sở Nhà nƣớc có luật
pháp quy định rõ ràng. Đồng thời phải chú trọng bồi dƣỡng ý thức tự tôn dân
tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia
cho cán bộ, nhân viên là ngƣời Việt Nam làm việc trong các cơ sở đối ngoại và
kinh tế đối ngoại.
- Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán của
nƣớc ta ở nƣớc ngoài trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, truyền thống Việt
Nam ; đồng thời nắm vững đƣờng lối đối ngoại, đƣờng lối quân sự của nƣớc
ngoài cung cấp tình hình giúp Đảng, Nhà nƣớc hoạch định chính sách đối ngoại
đúng đắn.
3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế – xã
hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở Việt Nam
hiện nay
a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lí nhà nước của
chính quyền các cấp trong thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng, an ninh
Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong việc kết hợp được thể hiện ở chỗ
:
- Thƣờng xuyên nắm vững chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, kịp thời đề ra
những quyết định lãnh đạo ngành, địa phƣơng mình, thực hiện kết hợp phát triển
kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh một cách đúng đắn.
- Gắn chủ trƣơng lãnh đạo với tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện của chính
quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối về kết hợp
phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh.
- Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ
trƣơng và chỉ đạo thực tiễn thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh ở ngành, địa phƣơng thuộc phạm vi lãnh
đạo của các cấp uỷ đảng.

57
Để nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp trong kết
hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh phải
:
- Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
và Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành ngày 11/5/2004.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển
kinh tế xã hôi với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh ở ngành, bộ, địa
phƣơng cơ sở của mình dài hạn và hàng năm.
- Đổi mới nâng cao quy trình, phƣơng pháp quản lí, điều hành của chính
quyền các cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập xử lí
thông tin, định hƣớng hoạt động, tổ chức hƣớng dẫn chỉ đạo cấp dƣới và kiểm
tra ở mọi khâu, mọi bƣớc của quá trình thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã
hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh ở ngành, địa phƣơng mình.
b) Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế
– xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh cho các đối tượng
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu và đang là đòi hỏi cấp thiết đối với cán
bộ và nhân dân cả nƣớc ta hiện nay.
- Đối tượng bồi dưỡng: phải phổ cập kiến thức quốc phòng – an ninh cho
toàn dân nhƣng trƣớc hết phải tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các
bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cơ sở.
- Nội dung bồi dưỡng : phải căn cứ vào đối tƣợng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
để chọn lựa nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng cho phù hợp và thiết thực nhằm
nâng cao cả kiến thức, kinh nghiệm và năng lực thực tiễn sát với cƣơng vị đảm
nhiệm với từng loại đối tƣợng và quần chúng nhân dân.
- Hình thức bồi dưỡng : phải kết hợp bồi dƣỡng tại trƣờng với tại chức, kết
hợp lí thuyết với thực hành. Thông qua sinh hoạt chính trị, qua các cuộc diễn tập
thực nghiệm, thực tế ở các bộ, ngành, địa phƣơng cơ sở để nâng cao hoàn thiện
sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ và của toàn dân,
toàn quân về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc
phòng - an ninh trong tình hình mới.
c) Xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thời kì mới
Hiện nay, nƣớc ta đã và đang xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội
gắn với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh đến năm 2020. Thực tiễn cho
thấy, sự vận dụng tính quy luật kinh tế, quốc phòng, an ninh và quán triệt quan
điểm kết hợp của Đảng đã đề ra còn nhiều mâu thuẫn và bất cập do thiếu định
hƣớng chiến lƣợc cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì vậy, muốn kết hợp ngay
từ đầu và trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc
một cách cơ bản và thống nhất trên phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng, phải
tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch và kế hoạch chiến lƣợc tổng thể
quốc gia về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an
ninh. Coi đó là một trong những mắt khâu quan trọng hàng đầu để chỉ đạo, quản
lí nhà nƣớc, về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an
ninh một cách có hiệu lực, hiệu quả.

58
Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lƣợc tổng thể về kết hợp phát
triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong thời kì mới, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phƣơng
từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực (cả bên trong và bên ngoài). Trên cơ sở
đó xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển và đề ra các chính sách đúng
đắn, nhƣ : chính sách khai thác các nguồn lực ; chính sách đầu tƣ và phân bổ đầu
tƣ ; chính sách điều động nhân lực, bố trí dân cƣ ; chính sách ƣu đãi khoa học và
công nghệ lƣỡng dụng....
d) Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến
thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc
phòng - an ninh trong tình hình mới
Mọi chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta có liên quan
đến kết hợp xây dựng đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế xã
hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh đều phải đƣợc thể chế hoá
thành luật pháp, pháp lệnh, nghị định, văn bản dƣới luật một cách đồng bộ,
thống nhất để quản lí và tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu lực và hiệu quả
trong cả nƣớc.
Đảng và Nhà nƣớc phải có chính sách khai thác các nguồn lực và vốn đầu tƣ
cả trong và ngoài nƣớc để thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh ; nhất là đối với các công trình trọng điểm,
ở những địa bàn chiến lƣợc trọng yếu nhƣ miền núi biên giới và hải đảo.
Việc xác lập cơ chế chính sách, bảo đảm ngân sách cho kết hợp phát triển
kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh cần đƣợc xây dựng
theo quan điểm quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Các ngành, các cấp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, các đoàn thể xã hội đều
phải có nghĩa vụ chăm lo cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc cũng nhƣ sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc. Việc phân bổ ngân sách đầu tƣ cho kết hợp phát triển kinh tế -
xã hội gắn với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh phải theo hƣớng tập
trung cho những mục tiêu chủ yếu, những công trình có tính lƣỡng dụng cao đáp
ứng cả cho phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh cả trƣớc
mắt và lâu dài.
Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ
chức, cá nhân, các nhà đầu tƣ (cả trong và ngoài nƣớc) có các đề tài khoa học,
các dự án công nghệ sản xuất, xây dựng có ý nghĩa lƣỡng dụng hoá cao phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới.
e) Củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên
trách quốc phòng, an ninh các cấp
Căn cứ vào Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về
Công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ
và các địa phƣơng. Cần nghiên cứu bổ sung mở rộng thêm chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan chuyên trách quản lí nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh nói
chung và về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cƣờng, củng cố quốc
phòng, an ninh nói riêng trong thời kì mới.
Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức với chăm lo bồi dƣỡng
nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm

59
tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
gắn với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh ngang tầm với nhiệm vụ trong
thời kì mới.
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an
ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đƣờng lối phát
triển đất nƣớc của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lƣợc:
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Việc kết hợp đƣợc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và
có sự phối hợp của các ngành, các cấp, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của
Nhà nƣớc, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh.
Để thực hiện tốt việc kết hợp, cần quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải
pháp, trong đó phải quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng
Việt Nam cho toàn dân, nhất là cho học sinh, sinh viên - những ngƣời quyết định
tƣơng lai của đất nƣớc. Quá trình kết hợp phải đƣợc triển khai có kế hoạch, có
cơ chế chính sách cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ.

III- CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng
củng cố quốc phòng - an ninh ở nƣớc ta hiện nay ?
2. Nội dung, phƣơng thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cƣờng
củng cố quốc phòng - an ninh ở nƣớc ta hiện nay ?
3. Phân tích các giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội
với tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh ở Việt Nam hiện nay ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Giáo dục quốc phòng (Dùng cho bồi dƣỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh, đối tƣợng 1), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006.
2. Giáo trình Giáo dục quốc phòng (Dùng cho bồi dƣỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh, đối tƣợng 2), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006.
3. Giáo trình Kinh tế quân sự Mác - Lênin, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2001.
4.C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

60
Bài 7
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
Trong lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, ông cha ta luôn phải chống
lại kẻ thù xâm lƣợc lớn hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song, với lòng yêu
nƣớc, ý chí kiên cƣờng, với cách đánh mƣu trí, sáng tạo, cha ông ta đã đánh
thắng tất cả kẻ thù xâm lƣợc, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc nhƣ
chiến thắng Bạch Đằng, Nhƣ Nguyệt, Chƣơng Dƣơng, Hàm Tử... Từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nƣớc và cách đánh của quân dân ta lại
đƣợc phát huy lên một tầm cao mới và đã đánh thắng hai kẻ thù xâm lƣợc có
tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Từ trong thực
tiễn chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đã hình thành nên nghệ thuật quân sự
Việt Nam, đó là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam không ngừng phát
triển, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản về nghệ thuật đánh giặc giữ
nƣớc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng.
- Xây dựng niềm tự hào dân ttộc, phát huy tinh thần thƣợng võ trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II - NỘI DUNG
1. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
a) Đất nước trong buổi đầu lịch sử
Cách đây mấy nghìn năm, từ khi các Vua Hùng mở nƣớc Văn Lang, lịch sử
dân tộc Việt Nam bắt đầu thời đại dựng nƣớc và giữ nƣớc. Do yêu cầu tự vệ
trong chống giặc ngoại xâm và yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã
tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của nhà nƣớc trong buổi đầu lịch sử. Nhà
nƣớc Văn Lang là nhà nƣớc đầu tiên của nƣớc ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí
địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay, nằm trên
đầu mối những đƣờng giao thông qua bán đảo Đông Dƣơng và vùng Đông Nam
Á.
Nền văn minh sông Hồng còn gọi là văn minh Văn Lang, mà đỉnh cao là văn
hoá Đông Sơn rực rỡ, thành quả đáng tự hào của thời đại Hùng Vƣơng. Vào nửa
sau thế kỉ thứ III trƣớc công nguyên, nhân sự suy yếu của triều đại Hùng Vƣơng
cuối cùng, Thục Phán là một thủ lĩnh ngƣời Âu Việt đã thống nhất hai bộ tộc
Lạc Việt và Âu Việt, thành lập nƣớc Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao về Cổ Loa
(Hà Nội). Nhà nƣớc Âu Lạc kế thừa nhà nƣớc Văn Lang trên mọi lĩnh vực.
Do có vị trí địa lí thuận lợi, nƣớc ta luôn bị các thế lực ngoại xâm lƣợc nhòm
ngó. Sự xuất hiện các thế lực thù địch và âm mƣu thôn tính mở rộng lãnh thổ
của chúng là nguy cơ trực tiếp đe doạ vận mệnh đất nƣớc ta. Do vậy, yêu cầu
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập và cuộc sống đã sớm xuất hiện trong lịch
sử dân tộc ta. Ngƣời Việt muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống và nền văn hoá của
mình chỉ có con đƣờng duy nhất là đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nƣớc.
b) Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
- Về địa lí

61
Nhà nƣớc Văn Lang trƣớc kia, nhà nƣớc Việt Nam ngày nay có vị trí chiến
lƣợc quan trọng ở khu vực Đông Nam á và biển Đông, có hệ thống giao thông
đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng không, bảo đảm giao lƣu trong khu
vực Châu á và thế giới thuận lợi. Đã từ lâu, nhiều kẻ thù luôn nhòm ngó, đe doạ
và tiến công xâm lƣợc. Để bảo vệ đất nƣớc, bảo vệ sự trƣờng tồn của dân tộc,
cha ông ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ƣu thế của địa hình để lập thế trận
đánh giặc.
- Về kinh tế
Kinh tế nƣớc ta là tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó
trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu, trình độ canh tác thấp. Trong quá trình phát
triển, tổ tiên ta đã kết hợp chặt chẽ tƣ tƣởng dựng nƣớc phải đi đôi với giữ nƣớc,
thực hiện nhiều kế sách nhƣ "phú quốc, binh cƣờng", "ngụ binh ƣ nông"...Tích
cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân,
đồng thời, phát huy tính sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí để chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Về chính trị, văn hoá - xã hội
Nƣớc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, đoàn kết.
Trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc ta đã sớm xây dựng đƣợc nhà
nƣớc, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh
giặc, xây dựng đƣợc nền văn hoá mang bản sắc Việt Nam. Đất nƣớc bao gồm
làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc, làng, xã
có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình đó, dân tộc ta đã xây dựng đƣợc nền văn hoá truyền thống :
Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ chung; lao động cần cù
sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
c) Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược
- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
+ Cuộc chiến tranh giữ nƣớc đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến
chống quân Tần. Đó là cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, từ năm 214 đến
208 TCN của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán.
+ Sau cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc kháng chiến của nhân dân Âu
Lạc do An Dƣơng Vƣơng lãnh đạo chống chiến tranh xâm lƣợc của Triệu Đà, từ
năm 184 đến 179 trƣớc công nguyên, nhƣng bị thất bại. Từ đây, đất nƣớc ta rơi
vào thảm hoạ hơn một nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc
thuộc).
- Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc
lập từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X
Trong hơn một nghìn năm (từ năm 179 trƣớc công nguyên đến năm 938),
nƣớc ta liên tục bị các triều đại phong kiến phƣơng Bắc từ nhà Triệu, nhà Hán,
nhà Lƣơng...đến nhà Tuỳ, nhà Đƣờng đô hộ. Trong thời gian này, nhân dân ta đã
nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cƣờng và bền bỉ, đấu tranh bảo tồn cuộc sống,
giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền văn hoá dân tộc và quyết đứng lên đấu tranh
giành lại độc lập dân tộc.
+ Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trƣng vào mùa xuân năm 40 đã giành đƣợc
độc lập. Nền độc lập dân tộc đƣợc khôi phục và giữ vững trong ba năm.

62
+ Năm 248, Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân của ngƣời con
gái núi Nƣa (Triệu Sơn, Thanh Hoá) làm cho quân thù nhiều phen kinh hồn, bạt
vía. Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
Mặc dù bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhƣng kẻ thù có sức
mạnh vƣợt trội và đàn áp rất khốc liệt, nên khởi nghĩa bị thất bại.
+ Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nƣớc của ngƣời Việt lại bùng lên
mạnh mẽ, rầm rộ. Dƣới sự tổ chức và lãnh đạo của Lí Bôn, anh hùng hào kiệt
bốn phƣơng cùng toàn dân vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lƣơng. Sau đó,
nghĩa quân liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù. Đầu năm 544, Lí
Bôn lên ngôi hoàng đế (Lí Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
+ Khởi nghĩa của Lí Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687.
+ Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 722.
+ Khởi nghĩa của Phùng Hƣng (Bố Cái Đại Vƣơng) năm 766 đến 791.
+ Trƣớc hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của quân
Nam Hán, Ngô Quyền là một danh tƣớng của Dƣơng Đình Nghệ đã đứng lên
lãnh đạo quân dân ta, kiên quyết đánh giặc, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trận
quyết chiến trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cùng quân và dân ta đã nhấn chìm
toàn bộ đoàn thuyền của quân Nam Hán, khiến Hoàng Thao phải bỏ mạng, vua
Nam Hán phải bãi binh, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nƣớc ta
mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên của độc lập, tự chủ.
- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
+ Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 của nhà Tiền Lê
Thời nhà Đinh, công cuộc xây dựng đất nƣớc đang đƣợc xúc tiến thì năm
979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc thừa
dịp âm mƣu lật đổ và thôn tính. Lúc bấy giờ, ở Trung quốc, nhà Tống đã thành
lập và đang phát triển. So với Nam Hán, thì nhà Tống là một triều đại cƣờng
thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất Châu Á đƣơng thời. Nhân dịp suy
yếu của nhà Đinh, nhà Tống quyết định phát động cuộc chiến tranh xâm lƣợc
Đại Cồ Việt (quốc hiệu của nƣớc ta lúc đó). Trong khi vua Đinh còn trẻ, chƣa đủ
khả năng và uy tín tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến, vì sự nghiệp bảo vệ độc
lập dân tộc, triều thần và quân sỹ đã suy tôn Lê Hoàn, ngƣời đang giữ chức thập
đạo tƣớng quân lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lập nên triều đại nhà Tiền Lê và
đảm nhiệm sứ mạng lịch sử, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến
chống quân Tống.
+ Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075 - 1407) của nhà Lí
Tuy bị đại bại trong lần xâm lƣợc năm 981, nhà Tống vẫn chƣa chịu từ bỏ
tham vọng xâm lƣợc nƣớc ta. Khoảng giữa thế kỉ XI, vua Tống Thần Tông ra
lệnh chuẩn bị lực lƣợng đánh Đại Việt lần nữa, nhằm giành thắng lợi ở Đại Việt
để tạo thế uy hiếp nƣớc Liêu, nƣớc Hạ. Trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của nhà Tống,
Lí Thƣờng Kiệt, lúc đó nắm giữ binh quyền trực tiếp lãnh đạo kháng chiến, nhận
thấy không thể để bị động đối phó, đợi quân giặc tiến công sang, mà phải chủ
động tiến công trƣớc để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Với chủ trƣơng thực hiện
"tiên phát chế nhân", "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trƣớc để chặn
mũi nhọn của chúng", Lí Thƣờng Kiệt đã chủ động đƣa quân tiến công sang đất
Tống tiêu diệt lực lƣợng ở các căn cứ xuất phát của kẻ thù, rồi rút về phòng thủ

63
đất nƣớc. Biết quân Tống thế nào cũng kéo quân sang phục thù, Lí Thƣờng Kiệt
đã cho khẩn trƣơng chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến Nhƣ Nguyệt để
chặn giặc ; đồng thời, triển khai lực lƣợng, bố trí thế trận chống giặc ngoại xâm.
Trận phản công Nhƣ Nguyệt (tháng 3/1077), quân và dân Đại Việt đã quét sạch
quân xâm lƣợc Tống ra khỏi biên cƣơng của Tổ quốc.
+ Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần ở thế kỉ XIII
Từ năm 1225, Nhà Trần thay thế Nhà Lí đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo công
cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc (1226 - 1400), đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần
kháng chiến chống quân Nguyên, giành thắng lợi vẻ vang, bổ sung những nét
đặc sắc vào nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng
3 vạn quân Nguyên.
Cuộc kháng chiến lần thứ hai vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng
60 vạn quân Nguyên.
Cuộc kháng chiến lần thứ ba vào năm 1287 - 1288, quân và dân ta đã đánh
thắng 50 vạn quân Nguyên.
Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), dân tộc ta phải liên tiếp ba lần đứng lên
chống xâm lƣợc. Kháng chiến chống quân Nguyên không chỉ là cuộc đọ sức
quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ mạnh nhất thế giới lúc đó với một dân tộc
nhỏ bé nhƣng kiên quyết đứng lên chống xâm lƣợc để bảo vệ đất nƣớc, mà còn
là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt
và quân xâm lƣợc Nguyên Mông.
+ Cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Li lãnh đạo (1400 - 1007).
Vào cuối thế kỉ XIV, triều đại nhà Trần từng bƣớc suy tàn, Hồ Quý Li là
một quý tộc có thanh thế đã phế truất vua Trần, lập ra vƣơng triều mới, triều đại
nhà Hồ. Tháng 5/1406, dƣới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nhà Minh đã đƣa
quân xâm lƣợc nƣớc ta. Trong tác chiến, nhà Hồ quá thiên về phòng thủ, coi đó
là phƣơng thức cơ bản, dẫn đến sai lầm về chỉ đạo chiến lƣợc. Mặt khác, không
phát động đƣợc đƣợc toàn dân đánh giặc, tổ chức phản công chiến lƣợc không
đúng thời cơ, bị tổn thất nặng, nên bị thất bại. Đất nƣớc ta một lần nữa bị phong
kiến phƣơng Bắc đô hộ.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn
Trãi lãnh đạo.
Mặc dù chiếm đƣợc Đại Việt, nhƣng giặc Minh không khuất phục đƣợc dân
tộc ta, các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nƣớc vẫn liên tiếp nổ
ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418 – 1427) chiến đấu bền bỉ,
ngoan cƣờng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải
phóng, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Thắng lợi
vĩ đại đó chứng tỏ nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng
của cha ông ta đã đạt đến đỉnh cao và để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.
+ Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 -
1785, kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mãn Thanh 1788 - 1789
Sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lƣợc, Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều Hậu
Lê (triều Lê Sơ), đây là giai đoạn hƣng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam.
Nhƣng thời gian hƣng thịnh của đất nƣớc không kéo dài, từ năm 1553 đến năm

64
1788 xảy ra cuộc nội chiến triền miên giữa các thế lực, mà điển hình nhất là vua
Lê - chúa Trịnh. Trong thời gian đó, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhƣ khởi
nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, khởi nghĩa Tây Sơn. Quân Tây Sơn tiến công vào
Gia Định, hang ổ cuối cùng của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn phải sống lƣu vong
nhờ sự giúp đỡ của vua Xiêm (Thái Lan). Năm 1784, nhà Tây Sơn tiêu diệt 5
vạn quân Xiêm và tiến công ra Bắc, xoá bỏ giới tuyến sông Gianh, chấm dứt
toàn bộ thể chế "vua Lê, chúa Trịnh". Năm 1788, trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của
29 vạn quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang
Trung và thực hiện cuộc hành quân thần tốc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lƣợc vào
mùa xuân Kỉ Dậu 1789. Tiếp theo là triều đại của Nguyễn ánh (Gia Long), Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Bảo Đại là ông vua cuối cùng của nhà nƣớc phong
kiến Việt Nam.
d) Nghệ thuật đánh giặc của ông cha
Lịch sử đã đặt ra cho dân tộc ta biết bao thử thách ngặt nghèo trong quá trình
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Nhƣng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cƣờng,
với truyền thống đoàn kết vƣơn lên trong đấu tranh và xây dựng, với tài thao
lƣợc kiệt xuất của cha ông, nhân dân ta đã vƣợt qua tất cả mọi trở ngại, chiến
thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Từ trong thực tiễn
chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân,
toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất
lƣợng cao thắng số lƣợng đông. Trong quá trình đó, nghệ thuật quân sự Việt
Nam từng bƣớc phát triển và đƣợc thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ
trang, chiến tranh giải phóng, trên các phƣơng diện tƣ tƣởng chỉ đạo tác chiến,
mƣu kế đánh giặc....
- Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến
Giải phóng, bảo vệ đất nƣớc là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất
của các triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nƣớc. Do đó, cha ông ta luôn
nắm vững tƣ tƣởng tiến công, coi đó nhƣ một quy luật để giành thắng lợi trong
suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục
bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Tƣ tƣởng tiến công đƣợc
xem nhƣ sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh
giữ nƣớc. Tƣ tƣởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra
kế sách đánh, phòng, khẩn trƣơng chuẩn bị lực lƣợng kháng chiến, tìm mọi biện
pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công,
tiến công.
Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lí đã chủ động đánh bại kẻ thù ở phía Nam
(quân Chiêm Thành), phá tan âm mƣu liên kết của nhà Tống với Chiêm Thành.
Trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của nhà Tống, Lí Thƣờng Kiệt đã sử dụng biện pháp
"tiên phát chế nhân" chủ động tiến công trƣớc để đẩy kẻ thù vào thế bị động.
Ông đã tận dụng thế "thiên hiểm" của địa hình, xây dựng tuyến phòng thủ sông
Nhƣ Nguyệt, thực hiện trận quyết chiến chiến lƣợc, chủ động chặn và đánh địch
từ xa để bảo vệ Thăng Long.
Vào thế kỉ XIII, các quốc gia châu Âu, châu á đang run sợ trƣớc vó ngựa của
giặc Nguyên Mông, thì cả ba lần tiến quân xâm lƣợc Đại Việt vào các năm
1258, 1285, 1288, giặc Nguyên đều thảm bại, mặc dù có số quân lớn hơn nhiều

65
lần quân đội nhà Trần. Có đƣợc thắng lợi đó là do ta đã thực hiện toàn dân đánh
giặc, "cả nƣớc chung sức, trăm họ là binh", trong đó, tích cực chủ động tiến
công giặc là tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh.
Trƣớc đối tƣợng tác chiến là giặc Nguyên Mông có sức mạnh lớn hơn, ông
cha ta đã kịp thời thay đổi phƣơng thức tác chiến, tránh quyết chiến với địch khi
chúng còn rất mạnh, chủ động rút lui chiến lƣợc, bảo toàn lực lƣợng và tạo thế,
thời cơ để phản công. Rút lui chiến lƣợc, tạm nhƣờng Thăng Long cho giặc
trong một thời gian nhất định, là để bảo toàn lực lƣợng và đó là một nét độc đáo
trong nghệ thuật tác chiến, chứ không phải là tƣ tƣởng rút lui. Quân địch tạm
chiếm đƣợc Thăng Long mà không chiếm đƣợc "Thủ đô" của kháng chiến, bởi
vì chỉ chiếm đƣợc "thành không, nhà trống". Trong khoảng thời gian đó, quân
đội nhà Trần và nhân dân cả nƣớc đã tích cực tác chiến nhỏ lẻ, tiêu hao nhiều
lực lƣợng địch, làm cho chúng rơi vào trạng thái "tiến thoái lƣỡng nan", tạo thời
cơ tốt nhất để phản công chiến lƣợc, quét sạch quân thù ra khỏi đất nƣớc (lần
thứ nhất sau 9 ngày tính từ khi giặc Nguyên vào Thăng Long, lần thứ hai sau 5
tháng, lần thứ ba sau 3 tháng).
Đến thời Nguyễn Huệ, tƣ tƣởng chủ động tiến công địch để giải phóng
Thăng Long lại đƣợc phát triển lên một tầm cao mới. Với cách đánh táo bạo,
thần tốc, bất ngờ và mãnh liệt, giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một đợt
tổng giao chiến, Ông đã chủ động tiến công địch khi chúng còn rất mạnh (29
vạn quân Thanh và quân bán nƣớc Lê Chiêu Thống) nhƣng lại rất chủ quan, kiêu
ngạo, thiếu phòng bị (quân Thanh và bè lũ bán nƣớc đang chuẩn bị đón tết Kỉ
Dậu năm 1789), do đó, đã giành thắng lợi trọn vẹn.
- Về mưu kế đánh giặc
Mƣu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho
chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành
quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc
chiến tranh giải phóng, với ý chí kiên cƣờng của dân tộc, triều đại nhà Lí, Trần,
hậu Lê...đã tạo đƣợc thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc,
kết hợp các cách đánh, các lực lƣợng cùng đánh. Trong chống giặc ngoại xâm để
bảo vệ đất nƣớc, cha ông ta đã kết hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân địa
phƣơng và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch, làm cho lực lƣợng
địch luôn bị phân tán, không thực hiện đƣợc hợp quân tại Thăng Long. Để bảo
vệ Thăng Long, Lí Thƣờng Kiệt đã xây dựng tuyến phòng ngự sông Cầu để
chặn giặc, khi quân nhà Tống tiến công vƣợt sông không thành công phải
chuyển vào phòng ngự, Ông đã dùng quân địa phƣơng và dân binh liên tục quấy
rối, làm cho địch mệt mỏi, căng thẳng, tạo thời cơ cho quân đội nhà Lí chuyển
sang phản công giành thắng lợi hoàn toàn.
Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo, mà còn hết sức
mềm dẻo, khôn khéo đó là "biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ". Biết kết hợp
chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta,
biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết
định. Lê Lợi, Nguyễn Trãi không những giỏi trong bày mƣu, lập kế để đánh
thắng giặc trên chiến trƣờng, mà còn thực hiện "mƣu phạt công tâm", đánh vào
lòng ngƣời. Sau khi đánh tan đạo quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy, đã vây

66
chặt thành Đông Quan, buộc Vƣơng Thông phải đầu hàng vô điều kiện, nhƣng
các ông đã cấp thuyền, ngựa và lƣơng thảo cho hàng binh nhà Minh về nƣớc
trong danh dự, để muôn đời dập tắt chiến tranh.
Ông cha ta đã phát triển mƣu, kế đánh giặc, biến cả nƣớc thành một chiến
trƣờng, tạo ra một "thiên la, địa võng" để diệt địch. Làm cho "địch đông mà hoá
ít, địch mạnh mà hoá yếu", đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích,
lực lƣợng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái "tiến thoái lƣỡng nan". Trong
tác chiến, ông cha ta đã triệt để khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở chiến
trƣờng xa, tiếp tế khó khăn, nên đã tập trung triệt phá lƣơng thảo, hậu cần của
địch. Ngoài thực hiện kế "thanh dã", làm cho kẻ thù rơi vào trạng thái "ngƣời
không có lƣơng ăn, ngựa không có nƣớc uống", quân đội nhà Trần tổ chức lực
lƣợng đón đánh các lực lƣợng vận chuyển lƣơng thực, hậu cần và đánh phá kho
tàng của địch. Điển hình nhƣ đội quân của Trần Khánh Dƣ đã tiêu diệt toàn bộ
đoàn thuyền lƣơng của giặc do Trƣơng Văn Hổ chỉ huy ở bến Vân Đồn, làm cho
giặc Nguyên ở Thăng Long vô cùng hoảng loạn.
- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ
thuật quân sự của tổ tiên ta, đƣợc thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh
giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nƣớc thƣơng nòi của nhân dân
ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến
nƣớc ta, thì "vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nƣớc chung sức, trăm họ là
binh", giữ vững quê hƣơng, bảo vệ xã tắc.
Từ lời thề của hai Bà Trƣng và nghĩa quân: "Một xin rửa sạch nƣớc thù; Hai
xin đem lại nghiệp xƣa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở
công lệnh này"1, đến Hịch tƣớng sỹ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật "lấy đại nghĩa
thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cƣờng bạo", nghệ thuật quân sự Việt Nam đã
liên tục phát triển dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt đổi
yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mƣu, để đạt mục đích là cùng giành lại
và giữ vững chủ quyền đất nƣớc với tƣ tƣởng "dập tắt muôn đời chiến tranh",
"đem lại thái bình muôn thuở". Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh
giặc là : "Mỗi ngƣời dân là một ngƣời lính, đánh giặc theo cƣơng vị, chức trách
của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nƣớc là một
chiến trƣờng, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho
địch đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và
bị sa lầy". Trong đánh giặc, ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận
làng, nƣớc vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lƣợng, nhiều
thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả
cao nhƣ : phòng ngự sông Cầu, phục kích Chi Lăng, phản công Chƣơng Dƣơng,
Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa...
- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi
dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lƣợc có quân số, vũ khí, trang bị
lớn hơn nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống

1
Giáo trình Lịch sử quân sư, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tập 2, tr. 33.
67
mạnh chính là sản phẩm của lấy "thế" thắng "lực". Quy luật của chiến tranh là
mạnh đƣợc, yếu thua, nhƣng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta
đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là : sức mạnh tổng hợp
của nhiều yếu tố, chứ không thuần tuý là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí
của mỗi bên tham chiến.
Để chống lại 30 vạn quân xâm lƣợc Tống (1077), nhà Lí trong khi chỉ có
khoảng 10 van quân, Lí Thƣờng Kiệt đã tận dụng đƣợc ƣu thế địa hình và các
yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần
thứ 2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã "lấy đoản binh để chế
trƣờng trận", hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn,
nhƣng đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lƣợc. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã
vận dụng "tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà" và vận dụng cách đánh "vây
thành để diệt viện".
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lƣợc, nhà Tây Sơn có
khoảng 10 vạn quân, nhƣng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lƣợc và quân bán
nƣớc Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất
ngờ.
- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại
giao và binh vận
Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến.
Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận
nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác
dụng khác nhau, nhƣng cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành
thắng lợi trong chiến tranh.
Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nƣớc của nhân dân, quy tụ sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.
Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá
huỷ phƣơng tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến
tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân
dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận
ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc
chiến tranh càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở "Hội thề
Đông Quan", cấp ngựa, thuyền, lƣơng thảo cho hàng binh nhà Minh về nƣớc
trong danh dự, để muôn đời dập tắc chiến tranh.
Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan
trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
- Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận
đánh lớn để giải phóng đất nƣớc, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lí có phòng ngự
sông Cầu (Nhƣ Nguyệt), đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức
tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lƣợc, chiến thuật. Tác
chiến phòng ngự ở Nhƣ Nguyệt không chỉ chặn đứng 30 vạn quân Tống, mà còn

68
làm thất bại ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng,
khiến quân địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự.
Thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức
một cuộc rút lui chiến lƣợc, làm thất bại kế hoạch hợp vây của địch. Trong cuộc
truy đuổi, giặc Nguyên không thực hiện đƣợc những đòn quyết chiến với chủ
lực ta, trái lại, chúng vấp phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do
vậy, quân Nguyên đã sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh đƣợc, "lực
càng yếu, thế càng suy", điều đó đã tạo ra thời cơ phản công cho quân ta.
Thời nhà hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cƣờng, cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng
dân tộc, giải phóng Thăng Long. Thắng lợi đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong
đó nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn giữ một vai trò rất quan
trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Trong chỉ đạo tác chiến, Lê Lợi
và Nguyễn Trãi chủ trƣơng "lánh chỗ thực, đánh chỗ hƣ, tránh nơi vững chắc,
đánh nơi sơ hở". Khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang, nhiều tƣớng sỹ yêu
cầu Lê Lợi hạ gấp thành Đông Quan (Thăng Long) để diệt trừ nội ứng, rồi sau
đó sẽ dốc toàn lực để đánh viện binh. Lê Lợi đã phân tích một cách sáng suốt và
quyết định: "Đánh thành là hạ sách...Sao bằng nuôi dƣỡng sức quân, giữ lấy
nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng.
Làm một việc mà đƣợc cả hai, đó mới là kế sách vẹn toàn". Việc lựa chọn rất
đúng mục tiêu tiến công chiến lƣợc và kiệt xuất trong tổ chức, thực hành trận
quyết chiến Xƣơng Giang - Chi Lăng, buộc lũ giặc Vƣơng Thông trong thành
Đông Quan không đánh mà bị bắt đã chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của ông
trong tổ chức và thực hành các trận đánh lớn của ông cha ta.
Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn đƣợc biểu hiện tập
trung nhất, rực rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến
chiến lƣợc, đặc biệt là giải phóng Thăng Long trong mùa xuân Kỉ Dậu 1789.
Khi chọn đánh vào Thăng Long, là địa bàn tập trung hầu hết quân địch, là nơi bộ
chỉ huy quân Thanh và triều đình Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất
rõ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ những điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ
bản của quân tƣớng nhà Thanh là rất chủ quan, ngạo mạn, cho rằng, Tây Sơn
không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế trận rất lỏng lẻo.
Trong thực hành tác chiến, Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức
hành quân đạt hiệu quả tối đa, khiến quân địch hoàn toàn bị động. Trong cách
đánh, Nguyễn Huệ rất chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công
địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công
chính diện với bên sƣờn, vừa là tiến hành nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên
tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể ứng cứu đƣợc cho nhau và
nhanh chóng thất bại.
2. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo
Kế thừa, phát triển nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt
Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với thắng
lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Nghệ thuật quân sự Việt
Nam gồm ba bộ phận hợp thành : Chiến lƣợc quân sự, nghệ thuật chiến dịch và
chiến thuật. Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự là một thể thống nhất có quan hệ

69
biện chứng chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó chiến lƣợc quân sự đóng
vai trò chủ đạo.
a) Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
- Truyền thống đánh giặc của tổ tiên
Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của tổ
tiên đã hình thành và không ngừng phát triển, trở thành những bài học vô giá
cho các thế hệ sau. Nhiều tƣ tƣởng quân sự kiệt xuất nhƣ : "Binh thƣ yếu lƣợc",
"Hổ trƣớng khu cơ", "Bình Ngô đại cáo" ; những trận đánh điển hình nhƣ : Nhƣ
Nguyệt, Chi Lăng, Tây Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa...đã để lại những kinh nghiệm
quý giá. Kinh nghiệm truyền thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Học thuyết chiến
tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm nghệ thuật
quân sự đƣợc đúc rút qua các cuộc chiến tranh do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.
Lênin tổng kết, là cơ sở để Đảng ta vận dụng, định ra đƣờng lối quân sự trong
khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng ở Việt Nam.
- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh
giặc của tổ tiên, vận dụng lí luận Mác - Lênin về quân sự, kinh nghiệm của các
nƣớc trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho sự hình thành
và phát triển Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã từng biên dịch "Binh pháp Tôn Tử", viết về "kinh nghiệm
du kích Tàu", "du kích Nga"..., phát triển nguyên tắc chiến đấu tiến công, chiến
đấu phòng ngự...qua các thời kì đấu tranh cách mạng. Hồ Chí Minh và Đảng ta
đã đề ra phƣơng châm chỉ đạo chiến tranh, phƣơng thức tác chiến chiến lƣợc,
nắm bắt đúng thời cơ, đƣa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi.
b) Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo
- Chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự là tổng thể phƣơng châm, chính sách và mƣu lƣợc đƣợc
hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang)
thắng lợi; bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ đạo trong nghệ
thuật quân sự 1.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chiến lƣợc quân sự Việt
Nam đã thể hiện các nội dung chủ yếu sau.
+ Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến
Đây là vấn đề quan trọng của chiến tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến
lƣợc quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phƣơng thức đối
phó hiệu quả nhất. Thực tiễn ở nƣớc ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
lúc đó xuất hiện nhiều kẻ thù : quân đội Anh, Tƣởng, ấn Độ, Nhật và quân Pháp.
Tất cả kẻ thù trên đều cùng chung một mục đích là tiêu diệt nhà nƣớc Việt Nam

1
Bộ quốc phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004, tr.213
70
dân chủ cộng hoà non trẻ. Trƣớc tình hình đó, Đảng ta xác định kẻ thù nguy
hiểm, trực tiếp của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp. Đây là tƣ duy chính
xác và khoa học của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời điểm lịch sử
"ngàn cân treo sợi tóc". Từ đó, đối tƣợng tác chiến của quân và dân ta là quân
đội Pháp xâm lƣợc.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi đế quốc Mĩ không chịu kí hiệp
định Giơnevơ, tạo cớ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam,
ngay từ tháng 9/ 1954, Đảng ta đã nhận định, đế quốc Mĩ đang dần trở thành kẻ
thù trực tiếp, nguy hiểm của nhân dân Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Đây là sự
phán đoán chính xác trong xác định kẻ thù của cách mạng nói chung, của chiến
lƣợc quân sự nói riêng.
+ Đánh giá đúng kẻ thù
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng mạnh, yếu
của kẻ thù. Bƣớc vào kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lƣợng địch, ta hết
sức chênh lệch, nhƣng với phƣơng pháp xem xét biện chứng, Đảng ta đã phân
tích, chỉ ra sự phát triển trong so sánh lực lƣợng và cho rằng : "Lực lƣợng của
Pháp nhƣ mặt trời lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhƣng đã gần tắt nghỉ" còn
"lực lƣợng của ta ngày càng thêm mạnh, nhƣ suối mới chảy, nhƣ lửa mới nhen,
chỉ có tiến..."2. Đối với đế quốc Mĩ, dù có quân đông, súng tốt, tiền nhiều, nhƣng
chúng có điểm yếu chí mạng là đi xâm lƣợc, bị nhân dân thế giới và ngay cả
nhân dân nƣớc Mĩ phản đối, Đảng ta đã đánh giá đúng kẻ thù, đƣa ra nhận định
"Mĩ giàu nhƣng không mạnh", đây là một tƣ duy chính xác, khoa học vƣợt trên
mọi tƣ duy của thời đại trong thời điểm lịch sử. Từ những nhận định trên của
Đảng ta, chiến lƣợc quân sự Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta
quyết tâm đánh Mĩ và biết thắng Mĩ.
+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề mang tính nghệ thuật
cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất
nhƣng hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Mở đầu chiến tranh
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chúng ta mở đầu chiến
tranh đều vào những thời điểm thoả mãn mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử,
do đó có sức lôi cuốn cuốn toàn dân tộc và có sức thuyết phục trên trƣờng quốc
tế mạnh mẽ. Trong kháng chiến chống Pháp, mở đầu chiến tranh vào ngày
19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đây là
thời điểm ta không thể lùi đƣợc nữa sau các hành động thiện chí nhằm ngăn
ngừa, không để chiến tranh xảy ra...
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải
nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân nhƣợng, giặc Pháp càng lấn tới vì
chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta một lần nữa...". Trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ, Đảng ta đã chọn đúng thời điểm sau năm 1960, chuyển từ khởi nghĩa từng
phần lên chiến tranh cách mạng, cách mạng miền Nam đã có bƣớc trƣởng thành,

2
Giáo trình Lịch sử quân sự, Nxb QĐND, H 1997, tập 3, tr 65
71
đây là thời điểm sau đồng khởi và không cho Mĩ tạo cớ phá hoại công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc).
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm sau khi giành thắng
lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong kháng chiến chống Mĩ, ta chọn thời điểm,
kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tại các thời điểm đó, thế và
lực cách mạng đều mạnh, có đủ điều kiện để quyết định kết thúc chiến tranh, tự
quyết định vận mệnh của đất nƣớc, mà không phụ thuộc vào những yếu tố tác
động khách quan.
+ Phương châm tiến hành chiến tranh
Để chống lại chiến tranh xâm lƣợc của những kẻ thù có sức mạnh hơn ta
nhiều lần về kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ, Đảng ta chỉ đạo tiến hành
chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên trên
tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao..., trong đó,
mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến
tranh với tinh thần "tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính",
nhƣng kháng chiến lâu dài không đồng nghĩa với kéo dài vô thời hạn, mà phải
biết lựa chọn thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
+ Phương thức tiến hành chiến tranh
Cuộc chiến tranh chống quân xâm lƣợc nƣớc ta là chiến tranh cách mạng,
chính nghĩa và tự vệ. Do đó, Đảng ta chỉ đạo : phƣơng thức tiến hành chiến
tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phƣơng với các binh đoàn chủ
lực, kết hợp chặt chẽ tiến công địch bằng hai lực lƣợng chính trị, quân sự ; bằng
ba mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận ; trên cả ba vùng chiến lƣợc : rừng
núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, làm cho địch bị động, lúng túng trong đối
phó, dẫn đến sai lầm về chiến lƣợc, sa lầy về chiến thuật và thất bại.
- Nghệ thuật chiến dịch
"Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thƣc hành chiến dịch
và các hoạt động tác chiến tƣơng đƣơng; bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân
sự, khâu nối liền giữa chiến lƣợc quân sự và chiến thuật."1
Chiến dịch hình thành trong kháng chiến chống Pháp, đƣợc đánh dấu bằng
chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. Trong kháng chiến chống Pháp, ta đã tiến
hành hơn 40 chiến dịch ở các quy mô khác nhau là hơn 50 chiến dịch trong
kháng chiến chống Mĩ. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật
chiến dịch, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập
trung những vấn đề chủ yếu sau.
+ Loại hình chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam và
các lực lƣợng vũ trang đã tổ chức và thực hành các loại hình chiến dịch :
Chiến dịch tiến công. Ví dụ : Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến
dịch tiến công Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy xuân 1975.
Chiến dịch phản công. Ví dụ: chiến dịch phản công Việt Bắc năm 1947,
chiến dịch phản công đƣờng số 9 - Nam Lào năm 1971.

1
Bộ quốc phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004, tr.153
72
Chiến dịch phòng ngự. Ví dụ chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972,
phòng ngự cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) năm 1972.
Chiến dịch phòng không, nhƣ chiến dịch phòng không Hà Nội 1972.
Chiến dịch tiến công tổng hợp, nhƣ chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8.
+ Quy mô chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, quy mô chiến dịch đƣợc phát
triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quy mô chiến dịch của ta còn rất
nhỏ bé, lực lƣợng tham gia từ 1đến 3 trung đoàn, vũ khí, trang bị chiến đấu thô
sơ. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực
lƣợng tham gia đã lên tới 5 đại đoàn cùng nhiều lực lƣợng khác.
Trong kháng chiến chiến chống Mĩ, giai đoạn đầu lực lƣợng chỉ có từ 1 đến
2 trung đoàn, sau đó phát triển đến sƣ đoàn. Đến cuối cuộc kháng chiến, đặc biệt
là chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lƣợng bộ binh là 5 quân đoàn và nhiều binh
chủng, quân chủng khác, phối hợp chặt chẽ với nổi dậy của quần chúng. Trong
hai cuộc kháng chiến, ở những giai đoạn đầu, các chiến dịch diễn ra chủ yếu ở
địa hình rừng núi, nhƣng giai đoạn cuối đã diễn ra trên tất cả địa hình để nhanh
chóng kết thúc chiến tranh.
+ Nghệ thuật chiến dịch là cách đánh chiến dịch
Thời kì đầu, do so sánh lực lƣợng giữa ta và địch rất chênh lệch, bộ đội ta
mới có kinh nghiệm chiến đấu những trận đánh đơn lẻ, chƣa có kinh nghiệm tác
chiến ở quy mô chiến dịch. Nhƣng từ trong thực tiễn chiến tranh, trình độ chỉ
huy và thực hành tác chiến của bộ đội ta đã ngày càng trƣởng thành. Từ chiến
dịch Việt Bắc 1947 đến chiến dịch Biên giới 1950 và đặc biệt là chiến dịch Điện
Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣ: Nghệ thuật
lựa chọn khu vực tác chiến chủ yếu, nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch,
nghệ thuật tập trung ƣu thế lực lƣợng bảo đảm đánh chắc thắng trận mở màn
chiến dịch, nghệ thuật xử trí chính xác các tình huống trong tác chiến chiến
dịch...
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bƣớc phát triển
vƣợt bậc, đó là: Xác định đúng phƣơng châm tác chiến chiến dịch, việc thay đổi
phƣơng châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến
chắc" thể hiện sự phân tích khoa học, khách quan tình hình địch, ta và địa hình.
Xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và
cô lập Điện Biên Phủ với các chiến trƣờng khác. Phát huy cao nhất sức mạnh tác
chiến hiệp đồng các binh chủng, tập trung ƣu thế binh hoả lực đánh dứt điểm
từng trận then chốt, tiêu diệt từng bộ phận địch, phá vỡ từng mảng phòng ngự
của chúng. Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa,
thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi
thọc sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt địch ; kết hợp các đợt đánh lớn, đánh vừa và
thƣờng xuyên vây lấn, ngày càng siết chặt vòng vây, tạo thời cơ thực hành tổng
công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Trong kháng chiến chống Mĩ, nghệ thuật chiến dịch đã kế thừa những kinh
nghiệm của kháng chiến chống Pháp và nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật
chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lƣợc quân sự, biện

73
pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, ngụy và chƣ hầu. Đặc biệt, trong cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, nghệ thuật chiến dịch đã có bƣớc
phát triển nhảy vọt, đƣợc thể hiện ở các nội dung sau :
Nghệ thuật tạo ƣu thế lực lƣợng, đảm bảo đánh địch trên thế mạnh, hình
thành sức mạnh áp đảo địch trong chiến dịch. Nghệ thuật vận dụng sáng tạo
cách đánh chiến dịch (vận dụng hai cách đánh lần lƣợt và đồng loạt). Nghệ thuật
phát huy sức mạnh của các binh chủng, quân chủng trong tác chiến hiệp đồng
quy mô lớn. Nghệ thuật kết hợp tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến ba thứ
quân, lấy đòn đánh lớn của chủ lực làm trung tâm phối hợp. Nghệ thuật chỉ đạo
vận dụng chiến thuật sáng tạo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch. Nghệ
thuật khuếch trƣơng kết quả của trận then chốt trƣớc với trận then chốt sau trong
chiến dịch tiến công.
- Chiến thuật
"Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành trận chiến đấu
của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lƣợng vũ trang, bộ phận hợp thành của
nghệ thuật quân sự Việt Nam"1.
Chiến thuật hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử xây dựng, chiến đấu
và trƣởng thành của quân đội ta. Sự phát triển đó là kết quả của sự chỉ đạo chiến
lƣợc, chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu của bộ đội
ta trƣớc một đối tƣợng địch, địa hình cụ thể. Nội dung của chiến lƣợc đƣợc thể
hiện :
+ Vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu
Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, lực lƣợng,
vũ khí, trang bị của ta còn hạn chế, do đó, tƣ tƣởng tác chiến của bộ đội ta là
"quán triệt tƣ tƣởng tiến công, triệt để dùng du kích chiến, vận động chiến để
tiêu diệt địch". Các trận chiến đấu ở giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở quy mô
trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lấy đánh địch ngoài công sự là phổ biến. Chiến
thuật thƣờng vận dụng là tập kích, phục kích, vận động tiến công trong đó, phục
kích có lợi hơn tập kích.
Các giai đoạn sau của hai cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trƣởng thành,
không những đánh giỏi vận động chiến (đánh địch ngoài công sự), mà từng bƣớc
vận dụng công kiên chiến (đánh địch trong công sự).
Giai đoạn cuối của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ do yêu cầu
của chiến lƣợc, chiến dịch, phải đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch để
giữ vững vùng giải phóng, chiến thuật phòng ngự xuất hiện. Chiến thuật phòng
ngự đƣợc vận dụng nhƣ phòng ngự đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
phòng ngự Quảng Trị năm 1972, phòng ngự Thƣợng Đức năm 1974... Ngoài ra,
các đơn vị còn vận dụng các hình thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ
đƣờng không, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
+ Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu
Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến, lực lƣợng tham gia các trận chiến
đấu chủ yếu trong biên chế và đƣợc tăng cƣờng một số hoả lực nhƣ nhƣ súng cối
82mm, DKZ...Các giai đoạn sau, quy mô lực lƣợng tham gia các trận chiến đấu

1
Bộ quốc phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004, tr.217
74
ngày càng lớn, đã có nhiều trận đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe
tăng, pháo binh, phòng không.... Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lƣợng bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân tự vệ ngày càng nhiều.
+ Cách đánh
Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi binh chủng, mỗi
hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tƣợng và
địa hình. Nội dung cách đánh trong từng hình thức chiến thuật phát triển từ cách
đánh của lực lƣợng bộ binh là chủ yếu đến cách đánh hiệp đồng binh chủng.
Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực, chủ động tiến công, bám thắt lƣng địch,
chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến
công và phòng ngự của ba thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao.
3. Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vào
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới và trách nhiệm của
sinh viên.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành, phát triển trong quá trình dựng
và giữ nƣớc của dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, nghệ thuật quân sự ngày càng phát triển, đó là nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh...Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vẫn còn giữ
nguyên giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc trong thời kì mới.
a) Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công
Trong lịch sử chiến tranh giữ nƣớc, nghệ thuật quân sự của cha ông ta trƣớc
đây luôn nhấn mạnh tƣ tƣởng tích cực, chủ động tiến công địch. Ngày nay, với
sức mạnh của cả nƣớc đánh giặc dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự
của ta càng có điều kiện phát huy mặt mạnh của mình, khoét sâu chỗ yếu của
địch để "kiên quyết không ngừng thế tiến công", tiến công địch vào đúng thời
cơ, địa điểm thích hợp.
Ngày nay, kẻ thù của đất nƣớc ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, có ƣu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ mạnh, nhƣng
do tiến hành chiến tranh xâm lƣợc, phi nghĩa, nên chúng sẽ bộc lộ nhiều sơ hở.
Trên cơ sở đánh giá đúng mạnh, yếu của địch và ta, chúng ta phải biết phát huy
sức mạnh của mọi lực lƣợng, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và quy mô tác
chiến, mọi cách đánh, mới có thể tiến công địch một cách liên tục mọi lúc, mọi
nơi. Không chỉ tiến công trên mặt trận quân sự, mà phải tiến công toàn diện trên
mọi mặt trận, đặc biệt là mặt trận chính trị, binh vận, thực hiện "mƣu phạt công
tâm", đánh vào lòng ngƣời, góp phần thay đổi cục diện chiến tranh.
Nhƣ vậy, trên cơ sở không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy
lòng dũng cảm, trí thông minh sáng tạo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
con ngƣời và vũ khí, nắm vững tƣ tƣởng tích cực tiến công, chúng ta hoàn toàn
có thể giành quyền chủ động trên chiến trƣờng và kết thúc chiến tranh trong điều
kiện có lợi nhất.
b) Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
Đây là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới từ nghệ thuật quân sự
truyền thống của dân tộc. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội

75
chủ nghĩa, nghệ thuật quân sự chỉ đạo mọi hoạt động tác chiến của lực lƣợng vũ
trang và nhân dân. Đó là một nguyên tắc trong nghệ thuật quân sự của toàn dân
đánh giặc. Nguyên tắc đó phải đƣợc thể hiện cụ thể trong việc xác định phƣơng
hƣớng, mục tiêu, đối tƣợng và thời cơ tiến công...trong kế hoạch chiến lƣợc,
chiến dịch, cũng nhƣ từng trận đánh cụ thể.
Trong hoạt động tác chiến của các lực lƣợng vũ trang, kết hợp đánh phân tán
với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Mỗi lực lƣợng, mỗi
thứ quân đều có vị trí tác dụng và có những quy luật hoạt động riêng. Vì vậy,
cần phải phối hợp tác chiến của các lực lƣợng, các thứ quân cả về chiến lƣợc
cũng nhƣ trong chiến dịch và chiến đấu. Có kết hợp đánh phân tán, rộng khắp
của lực lƣợng vũ trang địa phƣơng với đánh tập trung của lực lƣợng cơ động, kết
hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn mới phát huy đƣợc uy lực của mọi vũ khí từ
thô sơ đến hiện đại, làm cho binh lực của địch bị phân tán, dàn mỏng, khiến cho
chúng đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu và luôn bị động đối phó ; trên cơ sở đó,
thực hiện những đòn đánh quyết định, tạo sự thay đổi trên chiến trƣờng có lợi
cho ta.
c) Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế
Trong đấu tranh vũ trang, trƣớc một đối tƣợng có sức mạnh vƣợt trội về
quân sự, khoa học công nghệ phải biết kết hợp chặt chẽ các yếu tố: lực lƣợng,
thế trận, thời cơ và mƣu trí, sáng tạo. Dùng lực phải dựa vào thế có lợi, dùng
đúng nơi, đúng lúc mới đạt hiệu quả cao, lực nhỏ hoá lớn, yếu hoá mạnh. Tạo
thế, tạo lực để sẵn sàng đánh địch khi thời cơ có lợi nhất. Đặt thế, lực vào đúng
thời cơ có lợi thì "sức dùng một nửa mà công đƣợc gấp đôi". Muốn đánh thắng,
còn phải dùng mƣu kế, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái mạnh của ta.
Luôn chú ý lừa địch và giữ bí mật, bất ngờ. Đánh bất ngờ, tạo hiệu quả diệt địch,
nhất là trong điều kiện lực lƣợng quân sự địch mạnh, có vũ khí công nghệ cao.
Nghệ thuật quân sự của ta còn phải biết đánh giá đúng và triệt để khai thác
các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Đó là nghệ thuật nắm bắt và phát huy
sức mạnh của thời đại, phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nƣớc, con ngƣời
Việt Nam, trong đó, cần đặc biệt chú trọng "nhân hoà". Chỉ có kết hợp chặt chẽ
lực, thế, thời, mƣu và các yếu tố khác, ta mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp,
đánh thắng kẻ thù có kinh tế, quân sự mạnh khi chúng liều lĩnh xâm lƣợc nƣớc
ta.
d) Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng
cần thiết để đánh thắng địch
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, ông cha ta luôn phải
chống lại kẻ thù xâm lƣợc lớn hơn nhiều lần. Đứng trƣớc thực tế đó, ông cha ta
đã sáng tạo ra nghệ thuật "lấy ít địch nhiều", nhƣng biết tập trung ƣu thế lực
lƣợng trong những thời điểm quan trọng để đánh thắng quân xâm lƣợc. Ngày
nay, vận dụng tƣ tƣởng lấy ít đánh nhiều, ta phải phải phát huy đƣợc khả năng
đánh giặc của toàn dân, của cả ba thứ quân, tạo ra sức mạnh tổng hợp hơn địch
để đánh thắng địch trong mọi tình thế. Mặt khác, phải tận dụng địa hình, tận
dụng đƣợc yếu tố bí mật, bất ngờ, tiết kiệm đƣợc lực lƣợng để đánh lâu dài, càng
đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

76
e) Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu
Từng trận đánh, từng chiến dịch có mục đích cụ thể khác nhau, nhƣng mục
đích chung nhất của mọi hoạt động tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là
tiêu diệt lực lƣợng địch phải đi đôi với bảo vệ vững chắc mục tiêu. Muốn giành
thắng lợi triệt để trong chiến tranh, chúng ta phải kết hợp đánh tiêu hao với đánh
tiêu diệt lớn quân địch. Đánh tiêu hao rộng rãi bằng đánh nhỏ, đánh vừa của
chiến tranh nhân dân địa phƣơng sẽ tạo điều kiện cho tác chiến tập trung của
chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, thực hiện đánh lớn, tiêu diệt lớn quân
địch. Đi đôi với tiêu hao, tiêu diệt lực lƣợng của địch, phải bảo vệ vững chắc
mục tiêu của ta, là vấn đề có tính quy luật của ta trong chiến tranh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc.
g) Trách nhiệm của sinh viên
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ông cha, chúng ta có quyền tự
hào về tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cƣờng trong chống giặc ngoại xâm để bảo
vệ sự tồn vong của đất nƣớc. Ngày nay, đất nƣớc đang đẩy mạnh công cuộc đổi
mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Nhƣng
kẻ thù còn đó, chúng đang tìm mọi thủ đoạn để xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nƣớc ta. Do vậy, trách nhiệm của sinh viên rất nặng nề đối với xây dung và bảo
vệ Tổ quốc. Trƣớc hết, mỗi sinh viên cần phát huy tinh thần tự lực, vƣợt quan
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập, đặc biệt là không ngừng bồi đắp lòng
yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Mặt khác, phải phấn đấu, tu dƣỡng để trở thành những
công dân tốt, sãn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
III- CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của Tổ tiên ?
2. Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ?

77
BÀI 8
PHÕNG CHỐNG CHIẾN LƢỢC "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH",
BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


Nắm vững âm mƣu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch chống phá các nƣớc xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam
hiện nay, trên cơ sở đó để mỗi ngƣời đề cao cảnh giác cách mạng, góp phần
cùng toàn Đảng, toàn dân và lực lƣợng vũ trang làm thất bại chiến lƣợc “Diễn
biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chúng..
Ra sức học tập trau dồi phẩm chất, năng lực của ngƣời đoàn viên thanh niên,
kế tiếp các thế hệ cha anh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II - NỘI DUNG
1. Chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình", boạ loạn lật đổ của các thế lực thù
địch chống phá chủ nghĩa xã hội
a) Khái niện: "Diễn biến hoà bình" là chiến lƣợc cơ bản nhằm lật đổ chế độ
chính trị của các nƣớc tiến bộ, trƣớc hết là các nƣớc xã hội chủ nghĩa từ bên
trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
tiến hành.23
Nội dung chính của chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng mọi
thủ đoạn kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh..., để
phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Kích động các
mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lƣợng chính trị đối lập núp dƣới chiêu bài
tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tƣ nhân hoá về
kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong
nhân dân lao động. Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tƣ sản và từng bƣớc
làm phai nhạt mục tiêu, lí tƣởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh. Triệt để
khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bƣớc chuyển hoá và thay
đổi đƣờng lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tƣ bản.
b) Sự hình thành và phát triển của chiến lược "Diễn biến hoà bình"
Chiến lƣợc “Diễn biến hoà bình” đã ra đời, phát triển cùng với sự điều
chỉnh phƣơng thức, thủ đoạn chiến lƣợc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động quốc tế để chống phá các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Chiến lƣợc "Diễn
biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát
triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
+ Giai đoạn từ 1945 - 1980, đây là giai đoạn manh nha hình thành chiến lƣợc
"diễn biến hoà bình" đƣợc bắt nguồn từ nƣớc Mĩ. Tháng 3 năm 1947, chính
quyền Truman đã trên cơ sở kế thừa tƣ tƣởng của Kennan đã bổ sung, hình
thành và công bố thực hiện chiến lƣợc "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản. Tháng 4
năm 1948, Quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Mác San, tăng viện trợ

23
Bộ quốc phòng, Trung tâm từ điển BKQS, Từ điển BKQSVN, Nxb QĐND, H 2005, tr 303.
78
để khích lệ lực lƣợng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để phá
hoại các nƣớc xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu,
hƣớng họ phụ thuộc vào Mĩ. Đến tháng 12 năm 1957, Tổng thống Aixenhao đã
tuyên bố "Mĩ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình" và mục đích của chiến lƣợc để
làm suy yếu và lật đổ các nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Từ những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, nhiều đời tổng thống kế tiếp của Mĩ
nhƣ Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn, Pho, đã coi trọng và thực hiện biện pháp "diễn
biến hoà bình" để chống lại làn sóng cộng sản, lật đổ các nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt, từ sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ đã từng bƣớc thay đổi chiến lƣợc
chuyển từ tiến công bằng sức mạnh quân sự là chính, sang tiến công bằng "diễn
biến hoà bình" là chủ yếu. Từ vị trí là thủ đoạn kết hợp với chiến lƣợc "ngăn
chặn", đã phát triển thành một chiến lƣợc cơ bản, ngày càng hoàn thiện để chống
các nƣớc cộng sản.
+ Giai đoạn từ năm 1980 đến nay, chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch
từng bƣớc hoàn thiện "Diễn biến hoà bình" và trở thành chiến lƣợc chủ yếu tiến
công chống các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Do phát hiện thấy những sai lầm, khuyết
điểm của các đảng cộng sản và nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trong cải tổ, cải cách,
từ năm 1980 đến 1990, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã sử dụng
chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình" để tiến công nhằm làm suy yếu, tiến tới lật đổ
các nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Sau sự sụp đổ của các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lƣợc "Diễn
biến hoà bình" để thực hiện âm mƣu xoá bỏ các nƣớc xã hội chủ nghĩa còn lại.
Các thế lực thù địch cho rằng, phải làm xói mòn tƣ tƣởng, đạo đức và niềm tin
cộng sản của thế hệ trẻ để "tự diễn biến", tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế
độ xã hội chủ nghĩa ở một số nƣớc còn lại.
b) Bạo loạn lật đổ: là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực
lƣợng phản động hay lực lƣợng li khai, đối lập trong nƣớc hoặc cấu kết với nƣớc
ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ
chính quyền ở địa phƣơng hay trung ƣơng1.
Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc
bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực phản động gắn liền với chiến lƣợc "diễn biến hoà bình" để xoá bỏ chủ
nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thƣờng kích
động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một
số khu vực và trong một thời gian nhất định (thƣờng chỉ diễn ra trong không
gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phƣơng hoặc nhà
nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ
đến lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng
của đất nƣớc, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá

1
Bộ quốc phòng, Trung tâm từ điển BKQS, Từ điển BKQSVN, Nxb QĐND, H 2005, tr 63
79
của Trung ƣơng và địa phƣơng, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực,
địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phƣơng yếu kém.
2. Chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch chống phá cách mạng Việt Nam
a) Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hoà bình" đối với Việt Nam
Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng
điểm trong chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình" chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu
năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lƣợc và
muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhƣng cuối cùng đã bị
thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự để xâm
lƣợc Việt Nam không thành công, chúng đã chuyển sang chiến lƣợc mới nhƣ
"bao vây cấm vận kinh tế", "cô lập về ngoại giao" kết hợp với "diễn biến hoà
bình", bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi
dụng thời kì nƣớc ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ năm 1975 - 1994
do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hoà
bình” đối với Việt Nam.
Từ năm 1995 đến nay, trƣớc những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới
toàn diện đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xƣớng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ
đoạn chống phá cách mạng nƣớc ta. Chúng đã tuyên bố xoá bỏ "cấm vận kinh
tế" và bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy
mạnh hoạt động xâm nhập nhƣ : "dính líu", "ngầm", "sâu, hiểm" nhằm chống
phá cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử
dụng chiến lƣợc "diễn biến hoà bình" đối với Việt Nam là thực hiện âm mƣu xoá
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nƣớc ta đi theo
con đƣờng chủ nghĩa tƣ bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc,... Để đạt đƣợc
mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kì thủ đoạn chống phá nào nhƣ
sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội,...Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nƣớc ta
hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm
độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể:
Thủ đoạn về kinh tế. Chúng muốn chuyển hoá nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trƣờng tƣ
bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển, từng bƣớc làm
mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nƣớc. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện
trợ kinh tế, đầu tƣ vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều
kiện và gây sức ép về chính trị, từng bƣớc chuyển hoá Việt Nam theo con đƣờng
tƣ bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị. Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ
"đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập", "tự do hoá" mọi mặt đời sống xã hội,
từng bƣớc xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dƣỡng các tổ chức, phần tử phản
động trong nƣớc và ngoài nƣớc, lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền",

80
"dân tộc", "tôn giáo" để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ
hở trong đƣờng lối của Đảng, chính sách của nhà nƣớc ta, sẵn sàng can thiệp
trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá. Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá
bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tƣ tƣởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tƣ tƣởng tƣ sản vào các tầng lớp
nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm
văn hoá đồi trụy, lối sống phƣơng Tây, để kích động lối sống tƣ bản trong thanh
niên từng bƣớc làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt
Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo - dân tộc. Chúng lợi dụng những khó khăn
ở những vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ
dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực
hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tƣ
tƣởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.
Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc ta để truyền đạo
trái phép để thực hiện âm mƣu tôn giáo hoá dân tộc, từng bƣớc gây mất ổn định
xã hội và làm chệch hƣớng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch lợi dụng
xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cƣờng hoạt động tình
báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lƣợng vũ trang. Đối với
quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trƣơng vô hiệu hoá sự lãnh đạo của
Đảng với luận điểm "phi chính trị hoá" làm cho các lực lƣợng này xa rời mục
tiêu chiến đấu.
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trƣơng
Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc trên
thế giới để tuyên truyền và hƣớng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tƣ
bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nƣớc lớn
trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tƣ quốc tế vào Việt Nam. Đặc
biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với
Lào, Campuchia và các nƣớc xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nƣớc ta trên
trƣờng quốc tế.
b) Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dƣỡng các tổ chức phản động sống lƣu vong
ở nƣớc ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nƣớc gây rối,
làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây
Nam bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo,
mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính
quyền địa phƣơng. Vùng Tây Bắc, chúng kích động ngƣời H’Mông đòi thành
lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà
nƣớc Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

81
Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn
lật đổ chính quyền ở một số địa phƣơng nƣớc ta là: kích động sự bất bình của
quần chúng, dụ dỗ và cƣỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lƣợng
phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, rồi uy hiếp khống chế cơ quan
quyền lực của địa phƣơng. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi
cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lƣợng và kêu gọi sự tài trợ tiền của, vũ
khí ngoài nƣớc vào để tăng sức mạnh.
Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm
mƣu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, quy mô,
địa điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc xử lí trong đấu tranh chống bạo
loạn lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tƣợng, sử dụng lực
lƣợng và phƣơng thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phƣơng châm phòng, chống chiến lƣợc
"Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của Đảng, Nhà nƣớc ta
a) Mục tiêu
Mục tiêu của chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình" mà các thế lực thù địch tiến
hành ở Việt Nam là làm chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta theo con
đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta là phải làm thất bại âm mƣu thủ đoạn trong chiến lƣợc "Diễn biến hoà
bình" của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. Giữ vững ổn định chính trị - xã
hội của đất nƣớc, tạo môi trƣờng hoà bình để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
và nền văn hoá; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc
b) Nhiệm vụ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định
kiên quyết làm thất bại mọi âm mƣu và thủ đoạn "diễn biến hoà bình", bạo loạn
lật đổ. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng - an
ninh hiện nay, đồng thời, còn là nhiệm vụ thƣờng xuyên và lâu dài. Chủ động
phát hiện âm mƣu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nƣớc ta,
kịp thời tiến công ngay từ đầu. Xử lí nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo loạn xảy
ra và luôn bảo vệ tốt chính trị nội bộ.
c) Quan điểm chỉ đạo
+ Đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.
Thực chất chiến lƣợc diễn biến hoà bình" mà các thế lực thù địch sử dụng để
chống phá cách mạng nƣớc ta là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phản
cách mạng của chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu của chiến lƣợc đó là nhằm xoá bỏ
sự lãnh đạo của Đảng, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và
chuyển hoá theo quỹ đạo của chủ nghĩa tƣ bản. Do đó, cuộc đấu tranh sẽ hết sức
gay go, quyết liệt và lâu dài trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Chống "diễn biến hoà bình" là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà các thế lực thù địch sử
dụng trong chiến lƣợc "diễn biến hoà bình" với nhiều đòn tấn công "mềm" trên

82
tất cả các lĩnh vực để chống phá cách mạng nƣớc ta. Vì thế, Đảng ta đã xác
định rõ nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là toàn
diện, coi trọng giữ vững an ninh kinh tế, chính trị, văn hoá, tƣ tƣởng.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ
thống chính trị, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh
chống "diễn biến hoà bình".
Các thế lực thù địch sử dụng sức mạnh tổng hợp để chống phá công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta, đánh vào mọi tầng lớp nhân dân lao động,
mọi tổ chức chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực. Do đó, phải phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại âm
mƣu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
d) Phương châm tiến hành
Kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng
ngừa và chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà
bình" của các thế lực thù địch. Do đó, mọi cấp, mọi ngành, mọi ngƣời dân phải
thấy rõ tính chất nham hiểm của chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình". Từ đó, phải
nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mƣu,
thủ đoạn trong chiến lƣợc “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù nhằm chống phá cách
mạng nƣớc ta.
Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi
có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát triển thành bạo
loạn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bao giờ cũng chủ động chống
phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bƣớc làm suy yếu từ bên trong
và khi có thời cơ tiến hành lật đổ chế độ xã hội. Thực tế chứng minh, chủ động
tấn công sẽ tạo thuận lợi giành thắng lợi trong chiến tranh nói chung và trong
phòng chống chiến lƣợc "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với
nƣớc ta.
Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân
dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá
của kẻ thù đối với Việt Nam. Trên thực tế, kẻ thù thƣờng cấu kết lực lƣợng phản
động ở ngoài nƣớc với những phần tử cực đoan, chống đối ở trong nƣớc và bằng
nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm hiểm, tổng hợp. Do vậy, phải thƣờng xuyên coi
trọng xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, xây dựng
lực lƣợng vũ trang vững mạnh về mọi mặt. Chú trọng tuyên truyền giáo dục cho
mọi tầng lớp nhân dân lao động hiểu rõ âm mƣu, thủ đoạn cơ bản trong chiến
lƣợc "Diễn biến hoà bình" mà kẻ thù sử dụng để chống phá sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
4. Những giải pháp phòng, chống chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình", bạo
loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay
a) Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế
Muốn ngăn chặn, đấu tranh đạt hiệu quả, làm thất bại các âm mƣu, thủ đoạn
trong chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nƣớc ta
thì phải giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nƣớc ngày càng vững mạnh
về mọi mặt. Tệ quan liêu, tham nhũng đƣợc kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu

83
thuẫn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính
quyền địa phƣơng, chống Đảng và Nhà nƣớc ta, gây mất ổn định xã hội. Do đó,
việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hƣớng xã
hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế là giải pháp
hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nƣớc luôn ổn định.
b) Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm
chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ
Chủ động nắm địch, phát hiện kịp thời những âm mƣu, thủ động của các thế
lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nƣớc ta có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu. Do vậy phải giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi ngƣời dân Việt
Nam, mọi tổ chức chính trị - xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mƣu, thủ đoạn
trong chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình" của kẻ thù chống phá cách mạng Việt
Nam. Cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách
mạng trong một bộ phận nhân dân, học sinh trƣớc âm mƣu, thủ đoạn thâm hiểm
trong chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình" của kẻ thù chống phá nƣớc ta hiện nay.
Mỗi ngƣời dân Việt Nam phải có tri thức, có bản lĩnh chính trị, có phƣơng pháp
xem xét phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn chống phá của kẻ thù cho cơ
quan chức năng xử lí không để bất ngờ.
c) Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân
Đối với nƣớc ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lƣợc của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều
diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mĩ và các thế lực thù
địch lợi dụng sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa, ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng
cuộc chiến chống khủng bố, tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các
quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nƣớc xã hội chủ nghĩa trong đó có nƣớc ta. Vì
vậy, khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nƣớc, nhân dân ta luôn nêu
cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội và các thành quả cách mạng.
Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân
phải mang tính toàn diện, nhƣng tập trung vào: Giáo dục tình yêu quê hƣơng,
đất nƣớc; tinh thần cảnh giác trƣớc mọi âm mƣu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá
đất nƣớc ta; quan điểm, đƣờng lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới; tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc,
quyết tử để Tổ quốc quyết sinh... hình thức giáo dục phải đa dạng, phù hợp với
từng đối tƣợng.
d) Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội
luôn ổn định, phát triển. Do vậy, phải luôn luôn chú trọng xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành
phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nƣớc; đoàn kết
trong Đảng và ngoài Đảng, ngƣời đang công tác và ngƣời đã nghỉ hƣu, ngƣời
trong nƣớc và ngƣời đang sinh sống ở nƣớc ngoài.
Nâng cao trình độ chính trị, tƣ tƣởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng
viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở các cấp, nhất là ở cơ sở. Thực hiện

84
tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, nền nếp
hoạt động của các tổ chức quần chúng... Duy trì nghiêm kỷ luật của Đảng ở các
cấp, xử lí kịp thời những đảng viên, tổ chức đảng có khuyết điểm, khen thƣởng
kịp thời những đảng viên, tổ chức Đảng và quần chúng thực hiện tốt đƣờng lối,
chủ trƣơng Điều lệ Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
e) Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh
Xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ, dự bị động viên phải rộng khắp ở tất cả
các làng, bản, phƣờng, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức và đặt dƣới sự lãnh đạo
của Đảng. Bảo đảm triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phƣơng, cơ sở. Phải
chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lƣợng và chất lƣợng nhƣng
lấy chất lƣợng là chính.
Ở mỗi địa phƣơng, phải chú trọng kết hợp phát động phong trào quần chúng
bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lƣợng vũ trang ở cơ sở. Quần chúng là
nền tảng, là gốc rễ của dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Vì vậy, quần chúng cũng là đối tƣợng để kẻ thù lợi dụng, mua chuộc
nhằm thực hiện âm mƣu, thủ đoạn trong chiến lƣợc "diễn biến hoà bình", bạo
loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng nƣớc ta.
f) Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà
bình", bạo loạn lật đổ của địch
Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lƣợc "diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, cần có phƣơng thức xử lí cụ thể, hiệu quả.
Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân và của cả hệ thống chính trị, xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn - kiên
quyết - linh hoạt - đúng đối tƣợng - không để lan rộng, kéo dài. Từ đó, xây dựng
đầy đủ luyện tập các phƣơng án sát với diễn biến từng địa phƣơng, từng đơn vị, từng
cấp, từng ngành. Hoạt động xử lí bạo loạn phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, điều
hành của chính quyền, các ngành tham mƣu, quân đội và công an.
g) Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa thực chất là để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lƣợng
sản xuất và từng bƣớc hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đồng thời,
là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận "lòng dân".
Những giải pháp trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh
thể thống nhất nhằm đấu tranh ngăn ngừa âm mƣu, thủ đoạn trong chiến lƣợc
"Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù sử dụng để chống phá Việt
Nam hiện nay. Vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này không nên
coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một giải pháp nào.
Học sinh là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc, đồng thời cũng là một đối tƣợng
mà các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối
sống và phai nhạt niềm tin, lí tƣởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi ngƣời phải có
nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nƣớc,
phải thƣờng xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện và góp
phần đấu tranh, ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mƣu, thủ đoạn của kẻ thù trong

85
chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch sử dụng chống phá các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ
thế nào ?
3. Chiến lƣợc “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch chống phá đối với Việt nam hiện nay ?
4. Phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản phòng, chống "diễn biến hoà bình", bạo
loạn lật đổ ? Liên hệ với vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong
phòng, chống "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ?

BÀI 9
PHÕNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HOẢ LỰC
BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc
điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch
trong chiến tranh tƣơng lai (nếu xảy ra).
- Nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về vũ khí công nghệ cao. Tiếp tục
nghiên cứu, nâng cao nhận thức trong phòng tránh vũ khí công nghệ cao.
II - NỘI DUNG
Trong tƣơng lai, nếu xảy ra chiến tranh, vũ khí công nghệ cao sẽ đƣợc kẻ
địch sử dụng chủ yếu để thực hiện mƣu đồ xâm lƣợc nƣớc ta. Vì vậy, việc
nghiên cứu và tìm ra biện pháp phòng tránh, đánh trả có hiệu quả tiến công hoả
lực bằng vũ khí công nghệ cao của địch, có ý nghĩa rất quan trọng để giành
thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
1. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí
công nghệ cao của địch trong chiến tranh
a) Khái niệm
Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự
nhảy vọt về chất lượng và tính năng kĩ - chiến thuật.
Khái niệm trên thể hiện một số nội dung chính sau :
- Vũ khí công nghệ cao đƣợc nghiên cứu thiết kế chế tạo dựa trên những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
- Có sự nhảy vọt về chất lƣợng và tính năng chiến - kĩ thuật.
b) Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao
Vũ khí công nghệ cao có một số đặc điểm nổi bật đó là:
Hiệu suất của vũ khí, phƣơng tiện tăng gấp nhiều lần so với vũ khí, phƣơng
tiện thông thƣờng ; hàm lƣợng tri thức, kĩ năng tự động hoá cao; tính cạnh tranh
cao, đƣợc nâng cấp liên tục, giá thành giảm.

86
Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí “thông minh”, vũ khí “tinh
khôn” bao gồm nhiều chủng loại khác nhau nhƣ : vũ khí huỷ diệt lớn (hạt nhân,
hoá học, sinh học...), vũ khí đƣợc chế tạo dựa trên những nguyên lí kĩ thuật mới
(vũ khí chùm tia, vũ khí laze, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ...).
Thế kỉ XXI, vũ khí “thông minh” dựa trên cơ sở tri thức sẽ trở nên phổ biến.
Điển hình là đạn pháo, đạn cối điều khiển bằng laze, rađa hoặc bằng hồng ngoại.
Bom, mìn, “thông minh” kết hợp với các thiết bị trinh thám để tiêu diệt mục
tiêu. Tên lửa “thông minh” có thể tự phân tích, phán đoán và ra quyết định tiến
công tiêu diệt. Súng “thông minh” do máy tính điều khiển có thể tự động nhận
biết chủ nhân, có nhiều khả năng tác chiến khác nhau, vừa có thể bắn đạn thông
thƣờng hoặc phóng lựu đạn. Xe tăng “thông minh” có thể vƣợt qua các chƣớng
ngại vật, nhận biết các đặc trƣng khác nhau của mục tiêu, mức độ uy hiếp của
mục tiêu và điều khiển vũ khí tiến công mục tiêu, nhờ đó có hoả lực và sức đột
kích rất mạnh,...
Tóm lại, vũ khí công nghệ cao có những đặc điểm nổi bật sau: khả năng tự
động hoá cao ; tầm bắn (phóng) xa; độ chính xác cao; uy lực sát thƣơng lớn.
c) Thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch
trong chiến tranh
Tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là phƣơng thức tiến hành
chiến tranh kiểu mới đồng thời là biện pháp tác chiến của địch. Thực tế trong
cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã khai thác các thành
tựu khoa học và công nghệ mới nhất để chế tạo các kiểu vũ khí hiện đại hòng
giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh nhƣ công nghệ hồng ngoại, công nghệ
nhìn đêm, công nghệ gây nhiễu. Nhiều loại vũ khí “thông minh” ra đời và đƣợc
sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam... Tuy nhiên, cuộc chiến tranh
Việt Nam đã chứng kiến sự thất bại thảm hại của địch trong việc sử dụng các
loại vũ khí hiện đại nhất lúc đó trƣớc trí thông minh, sự sáng tạo và lòng dũng
cảm vô song của con ngƣời Việt Nam.
Chiến tranh tƣơng lai (nếu xảy ra) đối với đất nƣớc ta, địch sẽ sử dụng
phƣơng thức tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là chủ yếu. Nhằm
mục đích giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trƣờng, phá hoại tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, đánh qụy khả năng chống trả của đối phƣơng, tạo điều
kiện thuận lợi cho các lực lƣợng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đƣờng không
và các hoạt động bạo loạn lật đổ của lực lƣợng phản động nội địa trong nƣớc,
gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong nhân dân. Qua đó gây sức ép về chính trị để
đạt mục tiêu chính trịhoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính trị do
địch đặt ra.
Nếu chiến tranh xảy ra trên đất nƣớc ta, có thể xuất phát từ nhiều hƣớng:
trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúc ở chính diện và
trong chiều sâu, trên phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cƣờng độ lớn ngay
từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Tiến công hoả lực bằng vũ khí công
nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc vào Việt Nam (nếu xảy ra) có thể là một giai
đoạn trƣớc khi đƣa quân đổ bộ đƣờng biển hoặc đƣa quân tiến công trên bộ, với
quy mô và cƣờng độ ác liệt từ nhiều hƣớng, vào nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Đánh phá ác liệt từng đợt lớn, dồn dập, kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày

87
đêm, có thể kéo dài vài giờ hoặc nhiều giờ, có thể đánh phá trong một vài ngày
hoặc nhiều ngày,...
Nghiên cứu, khảo sát một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, địch sử dụng
vũ khí công nghệ cao ngày càng nhiều (vùng Vịnh lần thứ nhất vũ khí công nghệ
cao 10%, chiến dịch Con Cáo sa mạc 50%, Nam Tƣ 90%).
- Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, ngày 17/1/1991 Mĩ phóng 45 quả tên
lửa hành trình Tomahawk có 7 quả bị hỏng, 1 quả bị lực lƣợng phòng không bắn
rơi còn 37 quả trúng mục tiêu, tỉ lệ : 67%. Trong chiến dịch “Con Cáo sa mạc” từ
ngày 16 đến ngày 19/12/1998 Mĩ sử dụng 650 lần / chiếc máy bay phóng 415 tên
lửa hành trình trong đó có 325 tên lửa Tomahawk phóng từ tàu biển, 90 quả AGM
- 86 phóng từ máy bay, dự kiến khả năng 100/147 mục tiêu của Irắc bị phá huỷ.
Tuy nhiên tên lửa hành trình của Mĩ và liên quân chỉ đánh trúng khoảng 20%, vì
Irắc đã có kinh nghiệm phòng tránh.
- Chiến tranh Irắc lần hai (2003) chỉ sau 27 ngày đêm tiến công, Mĩ, Anh đã
thực hiện 34.000 phi vụ, phóng hơn 1000 tên lửa hành trình các loại, trong đó có
hơn 800 Tomahawk, hơn 14.000 bom đạn có điều khiển chính xác. Từ những
khảo sát thực tế trên, rút ra một số điểm mạnh và yếu nhƣ sau:
* Điểm mạnh :
- Độ chính xác cao, uy lực sát thƣơng lớn, tầm hoạt động xa.
- Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm, đạt
hiệu quả cao hơn hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thƣờng.
- Một số loại vũ khí công nghệ cao đƣợc gọi là vũ khí “thông minh” có khả
năng nhận biết địa hình và đặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt...
* Điểm yếu :
- Thời gian trinh sát, xử lí số liệu để lập trình phƣơng án đánh phá phức tạp,
nếu mục tiêu “thay đổi” dễ mất thời cơ đánh phá.
- Dựa hoàn toàn vào các phƣơng tiện kĩ thuật, dễ bị đối phƣơng đánh lừa
- Một số loại tên lửa hành trình có tầm bay thấp, tốc độ bay chậm, hƣớng
bay theo quy luật... dễ bị bắn hạ bằng vũ khí thông thƣờng.
- Tác chiến công nghệ cao không thể kéo dài vì quá tốn kém. Dễ bị đối
phƣơng tập kích vào các vị trí triển khaicủa vũ khí công nghệ cao.
- Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực tế khác
với lí thuyết. Do đó, nên hiểu đúng đắn về vũ khí công nghệ cao, không quá đề cao,
tuyệt đối hoá vũ khí công nghệ cao dẫn đến tâm lí hoang mang khi đối mặt. Ngƣợc
lại, cũng không nên coi thƣờng dẫn đến chủ quan mất cảnh giác.
2. Một số biện pháp phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công
nghệ cao
a) Biện pháp thụ động
- Phòng chống trinh sát của địch
Hệ thống trinh sát phát hiện và giám sát mục tiêu là một trong những hệ thống
bảo đảm quan trọng nhất của vũ khí công nghệ cao. Muốn làm tốt công tác phòng
chống trinh sát của địch, trƣớc tiên cần xác định rõ ý thức chống trinh sát, sau đó
mới áp dụng các biện pháp, phƣơng pháp đối phó cho phù hợp, cụ thể :
+ Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu

88
Hệ thống trinh sát hiện đại khi thực hành trinh sát đều thông qua việc tìm kiếm
các đặc trƣng vật lí do mục tiêu bộc lộ để phát hiện. Vì vậy, sử dụng các thủ đoạn
chiến thuật, kĩ thuật giảm thiểu đặc trƣng vật lí của mục tiêu, xoá bỏ sự khác biệt
giữa mục tiêu với môi trƣờng xung quanh là sự vận dụng và phát triển của kĩ thuật
ngụy trang truyền thống. Sử dụng các biện pháp kĩ thuật giảm bớt các đặc trƣng
ánh sáng, âm thanh, điện từ, bức xạ hồng ngoại... của mục tiêu là có thể giấu kín
đƣợc mục tiêu.
+ Che giấu mục tiêu
Lợi dụng môi trƣờng tự nhiên nhƣ địa hình, địa vật, rừng cây, bụi cỏ... để che
giấu mục tiêu, có thể làm suy giảm thậm chí ngăn chặn đƣợc trinh sát của địch.
Trinh sát bằng quang học, hồng ngoại và la de là ba kĩ thuật trinh sát chủ yếu của
vệ tinh và máy bay trinh sát, các mục tiêu đƣợc che đậy, ở hang động, gầm cầu là
những nơi che giấu có hiệu quả, đồng thời lợi dụng đêm tối, sƣơng mù, màn mƣa
để che giấu âm thanh, ánh sáng, điện từ, nhiệt ; kiểm soát chặt chẽ việc mở máy
hoặc phát xạ sóng điện từ của ra đa và thiết bị thông tin liên lạc.
+ Ngụy trang mục tiêu
Ngày nay, khi mà kĩ thuật trinh sát không ngừng phát triển thì việc sử dụng
một cách khoa học các khí tài ngụy trang nhƣ màn khói, lƣới ngụy trang, nghi
binh, nghi trang,... là một biện pháp chống trinh sát hữu hiệu và kinh tế. Ngụy
trang hiện đại là trên cơ sở ngụy trang truyền thống sử dụng kĩ thuật thay đổi
hình dạng,... Thông qua việc làm thay đổi tần phổ quang họchoặc phản xạ điện
từ và đặc tính bức xạ nhiệt của mục tiêu khiến chúng gần nhƣ hoà nhập vào môi
trƣờng xung quanh. Thông qua việc làm thay đổi hình thể của mục tiêu khiến
mục tiêu không bị địch chú ý hoặc thông qua việc thả màn khói đặc biệt là sợi
bạc,... đều có thể ngăn chặn có hiệu quả trinh sát ra đa và trinh sát hồng ngoại
của đối phƣơng.
+ Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch
Nghi binh là hành động tạo hiện tƣợng giả để đánh lừa đối phƣơng. Nếu tổ
chức tạo ra các hành động tác chiến giả một cách có kế hoạch, có mục đích để
phân tán, làm suy yếu khả năng trinh sát của địch, có thể làm cho địch nhận định
sai, dẫn đến sai lầm từ đó ta có thể kiềm chế, điều động đƣợc địch.
Theo phạm vi không gian, có thể chia nghi binh thành các loại sau: Nghi
binh chính diện, nghi binh bên sƣờn, nghi binh tung thâm, nghi binh trên bộ,
nghi binh trên không, nghi binh trên biển, nghi binh lập thể,... Theo mục đích, có
thể chia thành nghi binh để thể hiện sức mạnh, nghi binh để tỏ ra yếu kém, nghi
binh để hiện thế, nghi binh tiến công, nghi binh rút lui.
Kĩ thuật quân sự hiện đại đã tạo ra nhiều thủ đoạn nghi binh mới, ngoài nghi
binh về binh lực, còn có nghi binh về hoả lực, nghi binh điện tử, và các nghi
binh kĩ thuật khác. Ví dụ, nghi binh vô tuyến điện bằng các phƣơng pháp xây
dựng mạng lƣới vô tuyến điện giả, tổ chức các đối tƣợng liên lạc giả, thực hiện
các cuộc thông tin liên lạc vô tuyến điện giả, phát các cuộc điện báo (điện thoại)
với nội dung giả... Ngoài ra, tổ chức tốt việc bày giả, nhằm đúng vào đặc điểm
và nhƣợc điểm của hệ thống trinh sát địch, kết hợp với điều kiện tự nhiên nhƣ
địa hình, địa vật, đặt các loại mục tiêu giả để làm thay đổi cục bộ nền môi
trƣờng, chiến trƣờng, từ đó đánh lừa mê hoặc đối phƣơng. Ví dụ, cần phải có

89
mục tiêu giả, mục tiêu thật ; khi cần di chuyển các mục tiêu cần phải tiến hành
di chuyển cùng lúc cả cái thực và cái giả, và quy mô đối với cái thực và cái giả
cũng phải ngang nhau.
- Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn
Lợi dụng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao là giá thành cao, lƣợng sử
dụng có hạn, chúng ta có thể sử dụng mục tiêu giá trị thấp để làm phân tán
lực lƣợng địch và gây tiêu hao lớn cho chúng. Ví dụ, giá 1 chiếc máy bay
tàng hình F-117A lên tới vài chục triệu USD, giá 1 quả tên lửa hành trình
cũng tới hàng triệu USD,... Nếu ta sử dụng vũ khí trang bị cũ hoặc mục tiêu
giả để dụ địch tiến công sẽ gây tiêu hao lớn cho chúng, làm giảm bớt lƣợng
vũ khí công nghệ cao của địch, đồng thời làm giảm sút lòng tin khiến chúng
không dám mạo hiểm tiếp tục sử dụng vũ khí công nghệ cao trên quy mô
lớn. Trong cuộc chiến tranh Côxôvô, địa hình, địa vật, phức tạp của Nam Tƣ
kết hợp với thời tiết mùa xuân ẩm ƣớt, âm u, rừng cây rậm rạp đã khiến cho
hệ thống vũ khí công nghệ cao của NATO bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ
khả năng nhận biết mục tiêu, khả năng định vị, dẫn đến đánh nhầm, đánh
không chính xác, đánh vào mục tiêu giả ngày càng tăng, khiến chúng bị tiêu
hao ngày càng lớn.
- Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập
Tổ chức, bố trí lực lƣợng phân tán là thu nhỏ quy mô các lực lƣợng lớn,
bố trí theo nhu cầu, mỗi đơn vị có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ
phòng thủ, tiến công, cơ động chi viện,... Bố trí phân tán lực lƣợng không
theo quy tắc, xây dựng khu vực tác chiến du kích xen kẽ nhỏ lẻ, đa năng,
nhƣng sẵn sàng tập trung khi cần thiết. Bố trí nhƣ vậy sẽ giảm thiểu tổn thất
khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Khả năng chiến đấu độc lập và tập
trung cao sẽ giảm bớt sự chi viện của lực lƣợng dự bị, nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc
tổn thất cho lực lƣợng dự bị. Bố trí phân tán sẽ tăng thêm khó khăn cho đối
phƣơng trong việc trinh sát phát hiện mục tiêu, phán đoán tình hình và xác
định phạm vi đánh, làm giảm hiệu quả tác chiến của địch.
- Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng
khả năng phòng thủ
Trong quá trình xây dựng đất nƣớc những năm gần đây, hầu hết các địa
phƣơng trong cả nƣớc đã có sự phát triển vƣợt bậc về kinh tế, đời sống xã hội có
nhiều thay đổi, các thành phố ngày càng mở rộng, cơ sở hạ tầng phát triển, các
khu trung tâm kinh tế - công nghiệp phát triển, nhiều đô thị mới ra đời với tốc độ
nhanh, mật độ dân cƣ ngày càng cao. Cùng với sự phát triển chung đó chúng ta
cần quan tâm đúng mức đến phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, kho,
trạm,... Đồng thời, chúng ta cũng không nên xây dựng các thành phố quá
đông dân cƣ, các khu công nghiệp tập trung mà xây dựng nhiều thành phố vệ
tinh và tập trung phát triển mạng giao thông. Xây dựng đƣờng cao tốc phải
kết hợp tạo ra những đoạn đƣờng máy bay có thể cất hạ cánh. Xây dựng cầu
phải kết hợp cả việc sử dụng các bến phà, bến vƣợt, trong tƣơng lai chúng ta
sẽ xây dựng đƣờng xe điện ngầm ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh,... Xây dựng các nhà cao tầng phải tính đến số lƣợng tầng cao
để giảm bớt tổn thất trong chiến tranh; các công trình lớn của quốc gia nhƣ

90
nhà Quốc hội, nhà Trung tâm Hội nghị quốc gia, văn phòng của các Bộ,
ngành,... phải có tầng hầm, thời bình làm kho, nhà xe, thời chiến làm hầm ẩn
nấp. Xây dựng các nhà máy thuỷ điện phải tính đến phòng chống máy bay
phá đập gây lũ lụt.
b) Biện pháp chủ động
- Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát
Gây nhiễu là một biện pháp cơ bản trong đối kháng trinh sát, nhằm làm
giảm hoặc suy yếu hiệu quả các thiết bị trinh sát của địch, khiến chúng không
thể phát huy tác dụng. Một số biện pháp gây nhiễu có thể vận dụng :
+ Tích cực phá hoại hệ thống trinh sát của địch. Có thể sử dụng đòn tiến
công của tên lửa đất đối không, đòn phản kích của binh lực mặt đất hoặc tiến
hành gây nhiễu điện tử, hạn chế và phá hoại trinh sát kĩ thuật của địch. Tổ
chức bắn rơi máy bay trinh sát điện tử của địch sẽ hạn chế rất nhiều việc sử
dụng vũ khí điều khiển chính xác của chúng.
+ Sử dụng tổng hợp nhiều thủ đoạn thực hiện gây nhiễu chế áp lại địch,
nhƣng phải chuẩn bị chu đáo, nhất là thời cơ và đối tƣợng gây nhiễu, bởi vì,
khi gây nhiễu cũng chính là lúc ta lại bị bộc lộ, địch sẽ trinh sát định vị lại ta,
ta cần bố trí các đài gây nhiễu ở nơi hiểm yếu và di chuyển liên tục. Lập các
mạng, các trung tâm thông tin giả hoạt động đồng thời với thông tin thật để
thu hút hoạt động trinh sát và chế áp điện tử của địch, che đậy tín hiệu công
tác thực của ta.
+ Hạn chế năng lƣợng bức xạ từ về hƣớng ăng ten thu trinh sát của địch bằng
cách sử dụng công suất phát hợp lí, chọn vị trí đặt ăng ten sao cho có địa hình che
chắn về phía địch trinh sát, phân bố mật độ liên lạc hợp lí, không tạo ra dấu hiệu bất
thƣờng, thay đổi thƣờng xuyên quy ƣớc liên lạc, mã hoá các nội dung điện, chọn
tần số gần tần số làm việc của địch; tăng công suất máy phát, sử dụng ăng ten có hệ
số khuyếch đại cao, rút ngắn cự li thông tin...
+ Dùng hoả lực hoặc xung lực đánh vào những chỗ hiểm yếu, nhằm phá huỷ
các đài phát, tiêu diệt nguồn gây nhiễu của địch.
- Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công
của địch
Cần phải trinh sát nắm địch chặt chẽ, chính xác và có quyết tâm sử dụng lực
lƣợng hợp lí, nhất là phát huy khả năng của lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, lực
lƣợng đặc công, pháo binh chuyên trách tiến công địch. Sử dụng tổng hợp, các loại
vũ khí có trong biên chế của lực lƣợng phòng không ba thứ quân. Kết hợp sử dụng
vũ khí thô sơ, vũ khí tƣơng đối hiện đại để đánh địch, rèn luyện ý chí chiến đấu
quyết đánh và biết thắng vũ khí công nghệ cao của địch. Huấn luyện nâng cao trình
độ cho các lực lƣợng phòng không ba thứ quân. Làm cho mỗi ngƣời lính, mỗi
ngƣời dân biết sử dụng thành thạo các vũ khí có trong tay để bắn máy bay và tên
lửa của địch trong tầm bắn hiệu quả khi nó bay qua khu vực đóng quân của đơn vị
mình, địa phƣơng mình.
Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, dù kẻ địch tiến công bằng hoả lực bằng vũ
khí công nghệ cao từ hƣớng nào, khu vực nào, sử dụng vũ khí công nghệ cao đến
mức nào chúng ta cũng đánh trả có hiệu quả làm vô hiệu hoá vũ khí công nghệ cao
của địch, đập tan ý chí xâm lƣợc của kẻ thù.

91
- Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống vũ khí công nghệ cao, đánh vào mắt
xích then chốt
Tập trung lực lƣợng đánh vào những hệ thống có tác dụng bảo đảm và điều
hành, gây ra sự hỗn loạn và làm mất khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao
hoặc sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống vũ khí công nghệ cao với các hệ
thống vũ khí thông thƣờng khác.
Mặt khác, vũ khí công nghệ cao có thể đồng thời sử dụng cả trên bộ, trên
biển và trên không, do vậy phải tổ chức đánh địch từ xa. Sử dụng các thủ đoạn
tập kích, đặc biệt có thể vận dụng đặc công, pháo binh chuyên trách, dân quân
tự vệ tập kích, phá hoại vùng địch hậu, tập kích tung thâm... phá huỷ các hệ
thống phóng, hệ thống bảo đảm hoặc các căn cứ trọng yếu của chúng, khiến
chúng bị tê liệt khi tác chiến. Có thể lợi dụng thời tiết khắc nghiệt nhƣ mƣa,
mù, bão gió... để tập kích vào các hệ thống vũ khí công nghệ cao.
- Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác
Khi cơ động phòng tránh phải thực hiện tốt các yêu cầu bí mật, cơ động
nhanh, đến đúng địa điểm, thời gian sẵn sàng chiến đấu cao.
Để thực hiện đƣợc mục đích đó, công tác tổ chức chuẩn bị phải chu đáo, có
kế hoạch cơ động, di chuyển chặt chẽ. Khi cơ động phải tận dụng địa hình, rừng
cây, khe suối..., hạn chế khả năng trinh sát, phát hiện bằng các phƣơng tiện trinh
sát hiện đại của địch. Xác định nhiều đƣờng cơ động, có đƣờng chính, đƣờng dự
bị, đƣờng nghi binh và tổ chức ngụy trang.
Phòng tránh, đánh trả địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao là vận dụng
tổng hợp các giải pháp, biện pháp, các hoạt động một cách có tổ chức của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân trong chuẩn bị và thực hành phòng tránh, đánh trả
bảo đảm an toàn cho nhân dân và các thành phần lực lƣợng, giữ vững sản xuất,
đời sống, sinh hoạt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phòng tránh, đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch là hai
mặt của một vấn đề, có quan hệ, tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đan
xen nhau. Phòng tránh tốt là điều kiện để đánh trả có hiệu quả. Đánh trả có hiệu
quả tạo điều kiện để phòng tránh an toàn và chúng ta cần hiểu rằng trong phòng
tránh có đánh trả, trong đánh trả có phòng tránh. Nhƣ vậy, phòng tránh tiến công
bằng vũ khí công nghệ cao của địch là một biện pháp có ý nghĩa chiến lƣợc để
bảo toàn lực lƣợng, giảm thiểu thiệt hại về ngƣời và tài sản, là một yếu tố quan
trọng để giành thắng lợi. Thực tiễn trong những năm chống chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mĩ trƣớc đây, công tác phòng không nhân dân đã có vị trí
vai trò to lớn trong việc bảo vệ nhân dân, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của
miền Bắc.
Những kinh nghiệm tổ chức phòng tránh trong chống chiến tranh phá hoại
bằng không quân và hải quân của địch trƣớc đây và các cuộc chiến tranh gần
đây của Mĩ và đồng minh vào Irắc, Nam Tƣ... là những kinh nghiệm rất bổ ích,
chúng ta có cơ sở để tin tƣởng rằng chúng ta sẽ tổ chức tốt công tác phòng tránh
tiến công bằng vũ khí cao của địch trong tình hình mới.
Trong phòng tránh phải triệt để tận dụng ƣu thế địa hình tự nhiên để cải tạo
và xây dựng công trình phòng tránh theo một ý định chiến lƣợc chung trên phạm
vi toàn quốc, trên từng hƣớng chiến dịch, chiến lƣợc, trên từng địa bàn cụ thể,

92
từng khu vực phòng thủ địa phƣơng. Bố trí lực lƣợng phƣơng tiện phân tán,
nhƣng hoả lực phải tập trung, công trình phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa ngụy
trang che giấu với hoạt động nghi binh, xây dựng phải dựa vào khu vực phòng
thủ tỉnh (thành phố) và tăng cƣờng cơ động trong chiến đấu.
Đối với đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch, nhằm tiêu
diệt, phá thế tiến công của địch, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ các mục tiêu quan
trọng của đất nƣớc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất,... Đánh trả có hiệu quả là
vấn đề cốt lõi nhất của phòng tránh, đánh trả, là biện pháp tích cực nhất, chủ
động nhất để bảo vệ chủ quyền đất nƣớc, bảo vệ mục tiêu, bảo toàn lực lƣợng
chiến đấu.
Với điều kiện và khả năng của ta, việc tổ chức đánh trả phải có trọng
điểm, đúng đối tƣợng, đúng thời cơ. Đánh trả địch bằng mọi lực lƣợng, mọi
loại vũ khí, trang bị, thực hiện đánh rộng khắp, từ xa đến gần, ở các độ cao,
các hƣớng khác nhau. Ta đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp, ta đánh địch
bằng thế, thời, lực, mƣu,...
Về phƣơng pháp chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với cơ động,
ngụy trang, nghi binh, phòng tránh bảo tồn lực lƣợng. Về lực lƣợng, chúng ta có
lực lƣợng phòng không ba thứ quân và không quân, lực lƣợng pháo binh, tên
lửa, lực lƣợng đặc công,... và hoả lực súng bộ binh tham gia.
Với những thành phần nhƣ vậy, có thể đánh các mục tiêu trên không, các
mục tiêu mặt đất, mặt nƣớc nơi xuất phát các đòn tiến công hoả lực của địch,
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong đó, tổ chức xây dựng thế trận phòng
tránh đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch đáp ứng yêu cầu
hiểm, chắc, có chiều sâu, cơ động linh hoạt, rộng khắp, kết hợp với thế trận khu
vực phòng thủ địa phƣơng. Phải xác định các khu vực, mục tiêu bảo vệ trọng
điểm, đối tƣợng đánh trả, khu vực đánh trả, hƣớng đánh trả chủ yếu cho các lực
lƣợng tham gia đánh trả.
Trong thực hành đánh trả địch, phải vận dụng một cách linh hoạt các hình thức
tác chiến, chiến thuật, phƣơng pháp hoạt động chiến đấu khác nhau cho từng lực
lƣợng, nhƣ lực lƣợng phòng không ba thứ quân có thể vừa chốt bảo vệ mục tiêu,
vừa cơ động phục kích đón lõng, kết hợp vừa phòng tránh vừa đánh trả. Đối với lực
lƣợng không quân, pháo binh, tên lửa, hải quân có thể vận dụng linh hoạt các
phƣơng pháp tác chiến của quân, binh chủng có hiệu quả nhất, phù hợp với điều
kiện tình hình địch, ta nhƣ đánh chặn, đánh đòn tập kích, đánh hiệp đồng,...
Ngoài những vấn đề trên, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng
thủ dân sự, đây là nhiệm vụ chiến lƣợc rất quan trọng của nền quốc phòng toàn
dân, là hệ thống các biện pháp phòng thủ quốc gia. Từng địa phƣơng và cả nƣớc,
đƣợc tiến hành trong thời bình và thời chiến, nhằm bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền
kinh tế, duy trì sản xuất và đời sống nhân dân trong đó bảo vệ nhân dân là nội
dung quan trọng nhất. Nếu việc tổ chức phòng thủ dân sự không tốt, không có
giải pháp để phòng chống vũ khí công nghệ cao, không những chỉ tổn thất về
ngƣời mà còn dẫn đến hoang mang, dao động, giảm sút ý chí quyết tâm kháng
chiến của mỗi ngƣời dân, từng địa phƣơng và cả nƣớc.

93
Ngày nay, nếu cuộc chiến tranh xảy ra sẽ là cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí
công nghệ cao, diễn ra trên không gian nhiều chiều, tiền tuyến và hậu phƣơng
không phân định rõ ràng nhƣ trƣớc đây. Do vậy, ở các thành phố, thị xã, thị trấn
nơi tập trung đông dân cƣ và các cơ sở kinh tế lớn chủ yếu là sơ tán, còn các
trọng điểm khác có thể phân tán, sơ tán gần. Các cơ sở sản xuất lớn của Trung
ƣơng có thể phải sơ tán xa hơn, chủ yếu dựa vào các hang động ở rừng núi để
sản xuất phục vụ chiến tranh.
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm hệ thống hầm hố ẩn nấp cho cá
nhân, cho các hộ gia đình, các công trình bảo đảm sản xuất, bảo đảm sinh hoạt,
bảo đảm lƣơng thực, thực phẩm của tập thể, hộ gia đình triển khai ở các cơ
quan, nhà ga, bến cảng, kho nhiên liệu, xăng dầu đƣợc tiến hành ngay từ thời
bình thông qua kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế
ở từng địa phƣơng và trong phạm vi cả nƣớc.
KẾT LUẬN
Phƣơng thức phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ
cao là một vấn đề lớn của cả đất nƣớc trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ ngày
nay.
Để phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao trong
chiến tranh tƣơng lai có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trên tất cả các lĩnh vực từ nhận
thức đến hành động. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng
phòng chống địch tiến công hoả lực có hiệu quả trong mọi tình huống. Mọi công
tác chuẩn bị của các cấp, các ngành và của ngƣời dân phải đƣợc chuẩn bị ngay
từ thời bình, chống chủ quan, coi nhẹ, luôn luôn theo dõi chặt chẽ, đánh giá
đúng, chính xác âm mƣu thủ đoạn của kẻ thù, khả năng sử dụng vũ khí công
nghệ cao và những phát triển mới về vũ khí trang bị, phƣơng pháp tác chiến
trong chiến tranh tƣơng lai của địch. Công tác chuẩn bị phải chu đáo từ thế trận
phòng tránh, đánh trả, đến công tác huấn luyện, diễn tập cách phòng chống tiến
công hoả lực của địch bằng vũ khí công nghệ cao.
Với kinh nghiệm và truyền thống, với sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân, trong điều kiện mới chúng ta tin tƣởng ta có đầy đủ khả năng để đối
phó với tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trong phòng chống vũ khí công nghệ cao bằng biện pháp thụ động, tai
sao phải tổ chức bố trí lực lƣợng phân tán ?
2. Anh (chị) hiểu về mối quan hệ giữa cơ động phòng tránh với đánh trả tiến
công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao của địch nhƣ thế nào ?
3. Vấn đề phòng thủ dân sự với phòng chống tiến công hoả lực bằng vũ khí
công nghệ cao của địch trong chiến tranh BVTQ tƣơng lai ?

94
BÀI 10: XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƢỢNG
DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÕNG
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm trang bị cho học sinh những nội dung cơ bản về xây dựng lực
lƣợng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng.
- Làm chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm công dân trong xây
dựng dân quân tự vệ, lực lƣợng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc
phòng, nâng cao trách nhiệm đạt kết quả tôt trong học tập.
II - NỘI DUNG
1. Xây dựng lực lƣợng DQTV
a) Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
- Khái niệm
Dân quân tự vệ là lực lƣợng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất,
công tác, là một bộ phận của lực lƣợng vũ trang nhân dân của nhà nƣớc Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự quản lí, điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự
chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ
huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phƣơng.
Lực lƣợng này đƣợc tổ chức ở xã, phƣờng, thị trấn gọi là dân quân; đƣợc tổ
chức ở cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội (gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
- Vai trò của dân quân tự vệ
Dân quân tự vệ là một lực lƣợng chiến lƣợc trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Là lực lƣợng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng
toàn dân và phong trào toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
và trong thời bình tại địa phƣơng. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải
đối phó với chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng
chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh xâm lƣợc của các thế lực thù
địch thì vai trò của dân quân tự vệ càng đƣợc coi trọng.
Lực lƣợng dân quân tự vệ là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc, trực tiếp ở từng địa phƣơng bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản
của nhà nƣớc ở cơ sở.
Đánh giá vai trò dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Dân
quân tự vệ và du kích là lực lƣợng của toàn dân tộc, là lực lƣợng vô địch, là
bức tƣờng sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng
vào lực lƣợng đó, bức tƣờng đó thì địch nào cũng phải tan rã”.
Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lƣợng đông đảo tham gia xây
dựng kinh tế, phát triển địa phƣơng và cả nƣớc. Là lực lƣợng nòng cốt cùng
toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân,
phối hợp với các lực lƣợng khác đấu tranh làm thất bại chiến lƣợc “diễn biến
hoà bình”, bạo loạn lật đổ, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống
thiên tai, địch hoạ bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Trong thời chiến, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc,
chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lƣợng, phƣơng tiện của địch, căng kéo, kìm

95
chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phƣơng ; vận dụng linh hoạt các hình thức
chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu, tạo thế, tạo lực cho bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phƣơng chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trận
chiến tranh nhân dân.
- Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
Điều 7 của Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004 xác định có 5 nhiệm vụ
+ Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn
dân đánh giặc bảo vệ địa phƣơng, cơ sở.
+ Phối hợp với quân đội, công an và các lực lƣợng khác bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ
Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài
sản của nhà nƣớc, của tổ chức ở cơ sở, tính mạng và tài sản của cá nhân, tổ chức
ngƣời nƣớc ngoài, các mục tiêu, các công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
+ Xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên
tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác.
+ Vận động nhân dân thực hiện mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ; tích cực thực hiện các chƣơng trình
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, góp phần xây dựng cơ sở vững
mạnh toàn diện.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Những nhiệm vụ trên đƣợc quy định trong Pháp lệnh Dân quân tự vệ. Đó là
những nhiệm vụ cơ bản, thƣờng xuyên trong mọi giai đoạn cách mạng, đối với
mọi tổ chức dân quân tự vệ. Đồng thời là phƣơng hƣớng, mục tiêu cơ bản chỉ
đạo xây dựng và hoạt động của lực lƣợng dân quân tự vệ.
b) Nội dung xây dựng dân quân tự vệ
- Phương châm xây dựng: Xây dựng dân quân tự vệ theo hƣớng “vững
mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lƣợng là chính”.
+ Vững mạnh : Đƣợc thể hiện là chất lƣợng phải toàn diện cả về chính trị tƣ
tƣởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ, biên chế trang bị
hợp lí, thống nhất, có kỉ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu tốt. Mỗi tổ
chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng.
+ Rộng khắp: Lực lƣợng dân quân tự vệ đƣợc xây dựng ở hầu hết các làng,
bản, xóm, ấp xã, phƣờng, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức
Đảng, chính quyền và có dân, dều phải tổ chức dân quân tự vệ, kể cả các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Trƣờng hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
không đủ điều kiện (không có tổ chức Đảng) tổ chức dân quân tự vệ nếu có yêu
cầu thì giám đốc doanh nghiệp đề nghị và đƣợc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành
phố trực thuộc trung ƣơng) đồng ý thì công dân đƣợc tham gia dân quân tự vệ ở
địa phƣơng (nơi cƣ trú). Giám đốc doanh nghiệp phải bảo đảm thời gian và tạo
điều kiện cho công nhân tham gia dân quân tự vệ hoạt động.
+ Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ tuyển chọn đƣa vào đội ngũ những
công dân có lí lịch rõ ràng, có hộ khẩu thƣờng trú tại địa phƣơng, có phẩm chất
chính trị, đạo đức tốt, chấp hành đúng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nƣớc, các quy định ở địa phƣơng, có sức khoẻ phù hợp.
- Tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ:

96
Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của lực lƣợng dân quân tự vệ phải phù
hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh thời bình, thời chiến,
đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng bộ,
ngành, địa phƣơng và cơ sở.
+ Về tổ chức:
Dân quân tự vệ đƣợc tổ chức thành 2 lực lƣợng: lực lƣợng nòng cốt (lực lƣợng
chiến đấu) và lực lƣợng rộng rãi (lực lƣợng phục vụ chiến đấu).
Lực lượng DQTV nòng cốt : Bao gồm dân quân tự vệ bộ binh, binh chủng
và dân quân tự vệ biển (đối với vùng biển), đƣợc tổ chức thành lực lƣợng cơ
động và lực lƣợng tại chỗ. Đối với xã (phƣờng) thuộc địa bàn trọng điểm về
quốc phòng an ninh, biên giới ven biển, hải đảo có yêu cầu chiến đấu cao thì
đƣợc xem xét tổ chức lực lƣợng dân quân thƣờng trực.
Nhiệm vụ của lực lƣợng cơ động là chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt, chi viện
cho lực lƣợng chiến đấu tại chỗ, khi cần thiết có thể cơ động chiến đấu trên địa
bàn địa phƣơng khác. Nhiệm vụ của lực lƣợng chiến đấu tại chỗ là chiến đấu,
sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn địa phƣơng theo kế hoạch, phƣơng án, khi cần
có thể tăng cƣờng cho lực lƣợng chiến đấu cơ động.
Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi: Gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ
nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy
định (nam từ đủ 18 đến hết 45 nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi).
Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, vận chuyển tiếp tế, khắc phục hậu quả chiến
đấu, bảo vệ và sơ tán nhân dân.
Về quy mô: Tổ chức từ cấp tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn (cấp
đại đội ở xã, phƣờng lớn; cấp cấp tiểu đoàn ở các doanh nghiệp nhà nƣớc do
quân khu trở lên quy định).
+ Biên chế : Biên chế dân quân tự vệ đƣợc thống nhất trong toàn quốc. Số
lƣợng cán bộ cán bộ chiến sĩ từng đơn vị do Bộ Quốc phòng quy định
+ Về cơ cấu và chức năng của cán bộ quân sự cơ sở, phân đội:
Cơ cấu biên chế ban chỉ huy quân sự đƣợc tổ chức ở xã, phƣờng, thị trấn,
các doanh nghiệp của địa phƣơng và các ngành của nhà nƣớc gồm 3 ngƣời: chỉ
huy trƣởng, chính trị viên và phó chỉ huy trƣởng. Ban chỉ huy quân sự cơ sở
chịu trách nhiệm làm tham mƣu giúp cấp uỷ, chính quyền cấp mình tổ chức triển
khai công tác hoạt động dân quân tự vệ. Cấp xã, phƣờng, thị trấn chỉ huy trƣởng
là thành viên uỷ ban nhân dân, là đảng viên, thƣờng nằm trong cơ cấu cấp uỷ địa
phƣơng. Các cơ sở khác, chỉ huy trƣởng có thể kiêm nhiệm hoặc không kiêm
nhiệm. Bí thƣ đảng uỷ, Bí thƣ chi bộ các cơ sở kiêm chính trị viên chịu trách
nhiệm về công tác đảng, công tác chính trị trong dân quân tự vệ. Phó chỉ huy
trƣởng ở xã phƣờng là cán bộ chuyên trách, các phó chỉ huy cơ sở còn lại là
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Xã đội trƣởng, chính trị viên xã đội, xã đội phó
và tƣơng đƣơng do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm theo đề nghị
của uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi đã thống nhất với huyện đội trƣởng. Thôn
đội trƣởng, trung đội trƣởng, tiểu đội trƣởng và khẩu đội trƣởng dân quân tự vệ
do Huyện đội trƣởng bổ nhiệm theo đề nghị của của xã đội trƣởng. Cơ cấu cán
bộ tiểu đoàn, đại đội, gồm chỉ huy trƣởng, chính trị viên, phó chỉ huy trƣởng.
Cấp trung đội, tiểu đội và tƣơng đƣơng có một cấp trƣởng, một cấp phó.

97
+ Về vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ:
Vũ khí, trang bị cho dân quân tự vệ từ các nguồn do Bộ Quốc phòng cấp, các
địa phƣơng tự chế tạo hoặc thu đƣợc của địch. Song, dù từ nguồn nào, vũ khí
trang bị đó cũng đều là tài sản của nhà nƣớc giao cho dân quân tự vệ quản lí. Do
vậy, phải đƣợc đăng kí, quản lí, bảo quản chặt chẽ ; sử dụng đúng mục đích và
đúng quy định của pháp luật.
- Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ
+ Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị cho lực lƣợng dân quân tự vệ là một
nội dung quan trọng hàng đầu, nhằm làm cho dân quân tự vệ nâng cao nhận thức
về chính trị, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng.
Trên cơ sở đó phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ,
bảo vệ quê hƣơng, làng xóm, địa phƣơng, đơn vị mình.
Nội dung giáo dục cần tập trung không ngừng tăng cƣờng bản chất cách
mạng và ý thức giác ngộ giai cấp cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, trên cơ
sở đó, thƣờng xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ bản chất, âm mƣu
thủ đoạn của kẻ thù. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nƣớc, yêu
chế độ xã hội chủ nghĩa ; mục tiêu lí tƣởng của Đảng; con đƣờng đi lên chủ
nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn; quán triệt hai nhiệm vụ chiến
lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh,
chống “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch : công tác
quốc phòng địa phƣơng, xây dựng lực lƣợng nhân dân. Một số nội dung cơ bản
về Hiến pháp, pháp luật, Pháp lệnh về dân quân tự vệ, nội dung phƣơng pháp
tiến hành vận động quần chúng,...
+ Huấn luyện quân sự: Hằng năm, lực lƣợng dân quân tự vệ đƣợc huấn
luyện theo nội dung, chƣơng trình do Bộ Quốc phòng quy định, nội dung huấn
luyện phải phù hợp và sát với cơ sở do chỉ huy quân sự địa phƣơng các cấp xác
định cụ thể. Huấn luyện toàn diện cả chiến thuật, kĩ thuật, cả bộ binh và các binh
chủng, chuyên môn kĩ thuật,... Thời gian huấn luyện theo quy định của pháp
lệnh.
c) Một số biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay
- Thƣờng xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trƣơng
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về công tác dân quân tự vệ.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ.
- Xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh
toàn diện.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
đối với lực lƣợng dân quân tự vệ.
Tóm lại: Dân quân tự vệ là lực lƣợng chiến đấu tại chỗ ở địa phƣơng, bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng
và tài sản của nhân dân ở cơ sở, là thành phần không thể thiếu của lực lƣợng vũ
trang nhân dân Việt Nam. Việc xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ là nhiệm vụ
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng lực lƣợng dự bị động viên
a) Khái niệm, vị trí vai trò, những quan điểm nguyên tắc

98
- Khái niệm: Lực lƣợng dự bị dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và
phƣơng tiện kĩ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lƣợng thƣờng trực
của quân đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố góp phần quyết định sự
thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và
hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị. Phƣơng tiện kĩ thuật gồm phƣơng tiện vận tải,
làm đƣờng, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phƣơng tiện khác.
Danh mục phƣơng tiện kĩ thuật do Chính phủ quy định (Pháp lệnh về Lực
lƣợngĐự bị động viên năm 1996).
Quân nhân dự bị, phƣơng tiện kĩ thuật trong kế hoạch biên chế cho lực
lƣợng thƣờng trực của quân đội, thông qua các đơn vị dự bị động viên. Trong
thời bình, lực lƣợng dự bị động viên đƣợc đăng kí, quản lí, huấn luyện theo
chƣơng trình quy định và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
- Vị trí, vai trò công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên:
Công tác xây dựng và huy động lực lƣợng dự bị động viên giữ vị trí rất quan
trọng trong chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; là một trong những
nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận
quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ
sung, mở rộng lực lƣợng quân đội khi chuyển đất nƣớc sang trạng thái chiến
tranh.
Lực lƣợng dự bị động viên phối hợp chặt chẽ với dân quân tự vệ, công an...
làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ,
bảo đảm sự vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phƣơng, cơ sở.
Công tác xây dựng lực lƣợng dự bị động viên là biểu hiện quán triệt quan
điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lƣợc trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế với
nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Lực lƣợng dự bị động viên đƣợc xây dựng để bổ sung cho lực lƣợng thƣờng
trực của quân đội. Lực lƣợng dự bị động viên đƣợc xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt
cho cả xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và cả trong thực hiện chiến lƣợc
quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
b) Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao,
xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm
Việc tổ chức xây dựng lực lƣợng dự bị động viên ở nƣớc ta là một vấn đề hệ
trọng, quan hệ đến vận mệnh của quốc gia, đặc biệt khi phải đối phó với chiến
tranh quy mô lớn. Do đó, ngay từ thời bình, phải xây dựng lực lƣợng dự bị động
viên hùng hậu theo kế hoạch đã xác định mới có khả năng giành thắng lợi khi có
lệnh động viên.
Xây dựng lực lƣợng dự bị động viên phải có chất lƣợng cao. Chất lƣợng cao
đƣợc thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tinh thần, tổ chức, lãnh đạo, chỉ
huy, trình độ kĩ thuật, chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ, trang bị, khả năng bảo
đảm hậu cần kĩ thuật. Vì vậy, để có chất lƣợng cao, yêu cầu đầu tiên là phải xây
dựng lực lƣợng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ,

99
trong đó tập trung vào khâu quản lí, giáo dục, tạo nguồn.
Cùng với xây dựng lực lƣợng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tƣ
tƣởng và tổ chức, phải nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ. Việc
huấn luyện quân sự cho lực lƣợng dự bị động viên phải đƣợc tiến hành nghiêm
túc theo chƣơng trình quy định của Bộ Quốc phòng.
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị
Xây dựng lực lƣợng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là cuộc vận động chính trị sâu sắc trong quần
chúng để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ chế độ. Sự lãnh đạo trực tiếp,
tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng từ Trung ƣơng đến cơ sở, đƣợc thể chế hoá bằng
các văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, sự điều hành của Chính phủ, chính
quyền địa phƣơng các cấp, sự hiệp đồng thực hiện giữa các đơn vị quân đội, cơ
quan quân sự với các cơ quan trong hệ thống chính quyền, các tổ chức chính trị,
kinh tế, xã hội,... và sự chăm lo xây dựng của toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng
đối với lực lƣợng dự bị động viên là từ Trung ƣơng đến cơ sở, đƣợc thể hiện trên
tất cả các mặt công tác, từ bƣớc chuẩn bị đến thực hành nhiệm vụ động viên.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,của toàn xã hội và của
mọi công dân để xây dựng lực lƣợng dự bị động viên vững mạnh. Đó là yếu tố
cơ bản nhất luôn bảo đảm cho lực lƣợng dự bị động viên có số lƣợng hợp lí,chất
lƣợng cao,đáp ứng đƣợc yêu cầu trong mọi tình huống.
- Xây dựng lực lượngdự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các
cấp ở địa phương, bộ, ngành
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng lực lƣợngdự bị động
viên nhƣ trên nên xây dựng lực lƣợngdự bị động viên phải đặt dƣới sự lãnh đạo
trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo
đảm cho lực lƣợng này luôn có nội dung, phƣơng hƣớng, mục tiêu xây dựng
đúng đắn, nhằm bảo đảm sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lƣợng dự bị động viên đƣợc thể hiện
trên tất cả các khâu, các bƣớc, từ chuẩn bị đến thực hành động viên lực lƣợng.
c) Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Phương thức xây dựng lực lượng dự bị động viên
+ Phương thức chung: Phát huy khả năng trách nhiệm cao nhất của địa
phƣơng, các ngành kinh tế, kết hợp chặt chẽ với khả năng, trách nhiệm đầy đủ
của các đơn vị quân đội để tổ chức xây dựng lực lƣợngdự bị động viên.Với
phƣơng thức địa phƣơng chuyển việc giao nguồn cho các đơn vị chủ lực sang tổ
chức hình thành các đơn vị dự bị động viên theo nhiệm vụ trên giao. Trong đó địa
phƣơng thực hiện là chính (trừ vũ khí trang bị và huấn luyện), các đơn vị chủ lực
nhận nguồn cung cấp biểu biên chế, phối hợp cùng địa phƣơng tổ chức thực hiện.
+ Phương thức tổ chức các đơn vịdự bị động viên: Đơn vị biên chế khung
thƣờng trực và đơn vị không biên chế khung thƣờng trực.
- Nội dung xây dựng
+ Tạo nguồn, đăng kí, quản lí lực lượng dự bị động viên
Tạo nguồn: Là cơ sở quan trọng nhất để lập kế hoạch xây dựng và huy động

100
lực lƣợng dự bị động viên.
Biện pháp tạo nguồn đối với sĩ quan dự bị, cơ quan quân sự địa phƣơng quản
lí chắc số sĩ quan phục viên, xuất ngũ. Hàng năm, lựa chọn những đồng chí tuổi
đời còn trẻ, có sức khoẻ, phẩm chất năng lực tốt đƣa họ vào tạo nguồn. Số cán
bộ chuyên môn kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân (y tế, bƣu chính viễn thông,
giao thông vận tải...) có thể phục vụ lợi ích quốc phòng khi có chiến tranh. Hằng
năm, tuyển chọn số hạ sĩ quan có phẩm chất năng lực tốt trƣớc khi xuất ngũ cho
đi huấn luyện, đào tạo họ thành sĩ quan dự bị.Học sinh viên từ các trƣờng đại
học, sau khi tốt nghiệp đƣợc đào tạo thành sĩ quan dự bị.Bộ Quốc phòng phối
hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện liên kết đào tạo theo nhu cầu chuyên
môn kĩ thuật. Đào tạo xong có thể chuyển một số sang quân đội, số còn lại đƣa
vào ngạch lực lƣợng dự bị động viên. Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ quân sự phục viên xuất ngũ, có đủ điều kiện về phẩm chất
năng lực, sức khoẻ đƣa họ vào nguồn. Ngoài ra, đƣa cả số thanh niên đã đƣợc
tuyển chọn xếp vào diện sẵn sàng nhập ngũ, nhƣng chƣa nhập ngũ vào nguồn
quân nhân dự bị. Đối với phƣơng tiện kĩ thuật (theo Điều 4, 24, 26 Pháp lệnh dự
bị động viên ).
Đăng kí quản lí nguồn: Việc đăng kí, quản lí lực lƣợng dự bị động viên
phải có kế hoạch thƣờng xuyên, chặt chẽ và chính xác, đăng kí quản lí cả con
ngƣời và phƣơng tiện kĩ thuật.
Đối với quân nhân dự bị, đƣợc tiến hành đăng kí, quản lí tại nơi cƣ trú, do
Ban chỉ huy quân sự xã (phƣờng), ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh) thực hiện. Đăng kí quản lí phải chính xác theo từng
chuyên ngành quân sự, độ tuổi, loại sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, trình độ văn
hoá, nhận thức về chính trị, trình độ hiểu biết về quân sự, chuyên môn, nghiệp
vụ. Đối với phƣơng tiện kĩ thuật, phải đăng kí, quản lí chính xác thƣờng xuyên
cả số lƣợng, chất lƣợng, tình trạng kĩ thuật của từng phƣơng tiện.
+ Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên: Tổ chức, biên chế lực lƣợng dự
bị động viên là tổ chức sắp xếp quân nhân dự bị, phƣơng tiện kĩ thuật thành từng
đơn vịđự bị động viên theo kế hoạch để quản lí, huấn luyện nâng cao khả năng
sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Các đơn vị dự bị động viên phải duy trì
đủ quân số, trang bị và phƣơng tiện kĩ thuật. Hiện nay, đơn vị dự bị động viên
đƣợc tổ chức theo các loại hình: đơn vị biên chế thiếu, đơn vị biên chế khung
thƣờng trực, đơn vị không có khung thƣờng trực, đơn vị biên chế đủ nhân đôi và
đơn vị chuyên môn thời chiến. Khi sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vịđự bị
động viên phải theo nguyên tắc:
Sắp xếp ngƣời có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kĩ thuật phù
hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp ngƣời có trình độ chuyên
nghiệp quân sự, chuyên môn kĩ thuật tƣơng ứng.
Sắp xếp quân nhân dự bị hạng một trƣớc, nếu thiếu thì sắp xếp quân nhân dự
bi hạng hai. Sắp xếp những quân nhân dự bị cƣ trú gần nhau vào từng đơn vị.
+ Giáo dục chính trị, huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn v ị dự bị động viên
Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng
lực lƣợng dự bị động viên, làm cho cán bộ chiến sĩ nâng cao nhận thức về chính
trị, có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lí tƣởng.

101
Nội dung giáo dục: Cần tập trung vào đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh
nhân dân, xây dựng lực lƣợng dự bị động viên, âm mƣu thủ đoạn của kẻ thù đối
với cách mạng, truyền thống đánh giặc giữ nƣớc của dân tộc ta. Giáo dục chính
trị phải thƣờng xuyên liên tục cho tất cả các đối tƣợng; đƣợc thực hiện xen kẽ
trong từng giai đoạn, từng đợt huấn luyện, diễn tập.
Công tác huấn luyện : Phƣơng châm huấn luyện: “Chất lượng, thiết thực,
hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm”. Nội dung huấn luyện gồm kĩ
thuật bộ binh, binh chủng; chiến thuật từng ngƣời đến cấp đại đội, công tác hậu
cần, băng bó cứu thƣơng và hoạt động chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ. Có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động viên hoặc phân tán tại
các địa phƣơng, cơ sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phƣơng pháp
huấn luyện thích hợp sát đối tƣợng, sát thực tế.
Hàng năm, sau khoá huấn luyện, lực lƣợng dự bị động viên sẽ tham gia hợp
luyện, diễn tập. Kết thúc diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung,
nâng cao chất lƣợng huấn luyện, giáo dục trong các đơn vị.
Cùng với huấn luyện diễn tập, chế độ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ đƣợc tiến
hành theo quy định nhằm giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm đƣợc thực trạng tổ chức, xây
dựng lực lƣợng DBĐV để có chủ trƣơng, biện pháp sát đúng.
+ Bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, tài chính cho xây dựng lực lượng dự bị động
viên: Vật chất kĩ thuật, kinh phí là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm xây dựng
lực lƣợng dự bị động viên gồm vũ khí trang bị, hậu cần kĩ thuật và tài chính.
Yêu cầu phải bảo đảm đúng mức, đủ để triển khai xây dựng lực lƣợng dự bị
động viên chất lƣợng ngày càng cao.
Việc bảo đảm vật chất, kinh phí hàng năm do Chính phủ giao chỉ tiêu nhiệm
vụ cụ thể cho các bộ ngành, địa phƣơng thực hiện.
d) Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Thƣờng xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về
vị trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc đối với lực lƣợng dự bị
động viên.
- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự
và các cơ quan chức năng làm tham mƣu và tổ chức thực hiện.
- Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dƣỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ
làm công tác xây dựng lực lƣợng dự bị động viên.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣ-
ớc đối với lực lƣợng dự bị động viên.
Tóm lại, xây dựng lực lƣợng d có vự bị động viên trí hết sức quan trọng
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị ở nƣớc ta. 3. Động
viên công nghiệp quốc phòng
a) Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu động viên công nghiệp quốc phòng.
- Khái niệm: Động viên công nghiệp quốc phòng là huy động một phần
hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội của doanh
nghiệp công nghiệp ngoài lực lƣợng quốc phòng, nhằm huy động mọi nguồn lực
của đất nƣớc hoặc một số địa phƣơng,... phục vụ cho quốc phòng, nhằm giành

102
thế chủ động, bảo toàn, phát huy tiềm lực mọi mặt của quốc gia, duy trì, ổn định
sản xuất và đời sống của nhân dân, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm trên thể hiện khái quát một số nội dung chính sau đây:
+ Động viên công nghiệp quốc phòng đƣợc chuẩn bị từ thời bình, là việc
làm thƣờng xuyên từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
+ Động viên công nghiệp quốc phòng không áp dụng đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
+ Có thể tổng động viên hoặc động viên cục bộ: Chiến tranh tƣơng lai nếu
xảy ra là một cuộc chiến tranh hiện đại, đối phƣơng chủ yếu sử dụng vũ khí
công nghệ cao, bất ngờ, tiến công từ xa vào các mục tiêu trọng yếu trên phạm cả
nƣớc, bằng pháo binh, không quân, tên lửa hành trình... Vì vậy, động viên công
nghiệp quốc phòng chúng ta phải đƣợc chuẩn bị từ thời bình, bảo đảm cho đất
nƣớc luôn ở trạng thái sẵn sàng đáp ứng đƣợc với mọi tình huống.
- Nguyên tắc động viên công nghiệp quốc phòng
+ Động viên công nghiệp quốc phòng đƣợc tiến hành trên cơ sở năng lực
sản xuất, sửa chữa đã có của các doanh nghiệp công nghiệp, Nhà nƣớc chỉ đầu
tƣ thêm trang thiết bị chuyên dùng để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa
trang bị cho Quân đội.
+ Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên công nghiệp quốc phòng cho các
doanh nghiệp công nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu sản xuất, sửa
chữa trang bị của Quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị
của doanh nghiệp.
+ Nhà nƣớc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp,
ngƣời lao động trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng.
- Yêu cầu động viên công nghiệp quốc phòng
+ Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng phải bảo đảm bí
mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch, nhanh chóng tăng cƣờng sức
mạnh về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh.
Đây là yêu cầu cơ bản, có tính quyết định đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ
động viên công nghiệp quốc phòng. Trƣớc hết về kế hoạch động viên công nghiệp
quốc phòng của các cấp, theo quy định của Nhà nƣớc thuộc tài liệu tuyệt mật, vì
vậy việc xây dựng, quản lí, khai thác kế hoạch phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định
của pháp luật ; các doanh nghiệp công nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện chế độ
quản lí, sử dụng, bảo mật theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả là
một yêu cầu rất quan trọng, nhất là trong điều kiện ngân sách bảo đảm cho
động viên công nghiệp quốc phòng của Nhà nƣớc và Bộ quốc phòng còn
nhiều hạn hẹp.Khi có lệnh thực hành động viên công nghiệp, nếu không bảo đảm
đủ số lƣợng, đúng thời gian quy định theo kế hoạch đƣợc giao sẽ gây ảnh hƣởng rất
lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội.
+ Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng phải bảo đảm cho
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phƣơng trong thời
chiến. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong chuẩn bị và thực hành động viên
công nghiệp xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của các địa phƣơng trong thế trận

103
quốc phòng toàn dân, chién tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Trên đây là yêu cầu cơ bản, có tính quyết định đến kết quả của công tác
động viên công nghiệp quốc phòng. Vì vậy, kế hoạch động viên công nghiệp
quốc phòng của các cấp các ngành phải theo đúng quy định của nhà nƣớc thuộc
tài liệu mật, phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
b) Một số nội dung động viên công nghiệp quốc phòng
- Chuẩn bị động viên công nghiệp quốc phòng
+ Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có khả năng sản xuất, sửa
chữa trang bị, nội dung khảo sát gồm:
Đặc điểm tình hình; cơ cấu tổ chức, số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công nhân,
viên chức và những ngƣời lao động khác; Nhiệm vụ sản xuất, công suất thiết kế,
công suất thực tế; số lƣợng, chất lƣợng trang thiết bị hiện có; phƣơng hƣớng sản
xuất và đổi mới công nghệ. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của
Quân đội và kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp
công nghiệp Chính phủ quyết định các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện
động viên công nghiệp quốc phòng.
+ Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc phòng, nội dung gồm:
Quyết định của Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ti; kế hoạch thông
báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng; quyết định di chuyển địa
điểm; kế hoạch chỉ huy điều hành; kế hoạch bảo đảm vật tƣ cho sản xuất, sửa
chữa trang bị theo chỉ tiêu động viên công nghiệp quốc phòng; kế hoạch nghiên
cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công
nghiệp quốc phòng (nếu có) theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu
khoa học; kế hoạch bảo đảm kinh phí cho động viên công nghiệp quốc phòng.
Trên cơ sở kế hoạch của cấp trên, các doanh nghiệp công nghiệp lập kế
hoạch động viên công nghiệp quốc phong cho doanh nghiệp mình.
Nội dung gồm: Kế hoạch bảo dƣỡng trang thiết bị do Nhà nƣớc giao; kế
hoạch thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng; kế hoạch di
chuyển địa điểm; kế hoạch chỉ huy điều hành; kế hoạch bảo đảm vật tƣ cho sản
xuất, sửa chữa trang bị theo chỉ tiêu động viên công nghiệp quốc phòng; kế
hoạch sản xuất, sửa chữa trang bị; kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ phục vụ động viên công nghiệp công nghiệp (nếu có) theo quy định
của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học; kế hoạch bảo đảm kinh phí
+ Giao chỉ tiêu động viên công nghiệp quốc phòng
+ Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị
+ Quản lí, duy trì dây chuyền sản xuất
+ Bồi dƣỡng chuyên môn cho ngƣời lao động và diễn tập động viên công
nghiệp quốc phòng
+ Dự trữ vật chất
b) Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng
Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng gồm :
- Quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng
(do Chính phủ quy định).
- Tổ chức di chuyển địa điểm đối với doanh nghiệp công nghiệp phải di
chuyển.

104
- Tổ chức bảo đảm vật tƣ, tài chính.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị.
- Giao, nhận sản phẩm động viên oong nghiệp quốc phòng.
c) Một số biện pháp chính thực hiện động viên công nghiệp quốc phòng
- Nhà nƣớc, Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa
phƣơng, tổng công ti, thực hiện nghiêm Pháp lệnh động viên công nghiệp quốc
phòng. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phƣơng, Tổng công ti phối hợp hiệp đồng chặt
chẽ thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ động viên công nghiệp quốc phòng.
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phƣơng, các Tổng công ti cần quán triệt
sâu sắc cho cán bộ, công nhân viên về Pháp lệnh, Nghị định, các văn bản hƣớng
dẫn về động viên công nghiệp quốc phòng của Nhà nƣớc, Chính phủ.
- Các doanh nghiệp công nghiệp đƣợc lựa chọn và giao chỉ tiêu động viên
công nghiệp quốc phong cần chủ động lập kế hoạch động viên công nghiệp quốc
phòng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ tiêu trên giao.
Tóm lại, động viên công nghiệp là một vấn đề lớn có tính chiến lƣợc của
quốc gia để đất nƣớc chủ động trong mọi tình huống trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, hơn lúc nào hết ngay từ thời bình, công tác động
viên công nghiệp quốc phòng phải đƣợc sự quan tâm một cách đầy đủ của toàn
xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1) Phƣơng châm xây dân quân tự vệ theo hƣớng “vững mạnh, rộng khắp, coi
trọng chất lƣợng là chính”, anh (chị) hiểu vấn đề này nhƣ thế nào ? Tại sao phải
coi trọng chất lƣợng là chính ?
2) Nội dung xây dựng lực lƣợng dự bị động viên hiện nay nhƣ thế nào? Là
học sinh, anh (chị) có suy nghĩ gì để góp phần nâng cao chất lƣợng tạo nguồn
dự bị động viên ở các địa phƣơng trong tình hình hiện nay ?
3) Những nguyên tắc động viên công nghiệp quốc phòng của Đảng và Nhà
nƣớc ta nhƣ thế nào ? Hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta hiện nay và trong
tƣơng lai có tác động nhƣ thế nào đến tổ chức và thực hành động viên công
nghiệp ?

BÀI 11: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ


CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những nội dung
chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nƣớc
ta trong tình hình hiện nay.
- Nâng cao lòng tự hào yêu nƣớc và ý thức trách nhiệm công dân trong việc
góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II - NỘI DUNG
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là một

105
chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km 2,
với 4.550 km đƣờng biên giới, là nơi sinh sống của trên 84 triệu dân thuộc 54
dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù
địch chƣa từ bỏ âm mƣu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính
trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nƣớc ta.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng
Việt Nam hiện nay. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội
dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng
toàn dân vầnn ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế,
an ninh tƣ tƣởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỉ cƣơng, an toàn xã
hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nƣớc, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại
mọi âm mƣu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ” 24.
1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
a) Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cƣ
và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ
quyền quốc gia là đặc trƣng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật
pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
Quốc gia có khi đƣợc dùng để chỉ một nƣớc hay đất nƣớc. Hai khái niệm đó
có thể đƣợc dùng thay thế cho nhau.
Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian đƣợc giới hạn bởi biên giới quốc
gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia
Việt Nam bao gồm : vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh
hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của
đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ phận quan
trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc
gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm
khác nhau (tách rời nhau), nhƣng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất
của quốc gia ; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp
thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông
Dƣơng, ven biển Thái Bình Dƣơng, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là
đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các
đảo nhƣ Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa.
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài
3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt
Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo
lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn

24
Đảng Cộng sản VN, Văn kiện Đại hội ĐB toà n quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr. 108 - 109.
106
đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch
Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; phía Tây Nam và Nam có
các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đƣờng cơ sở để tính chiều rộng
lãnh hải. Đƣờng cơ sở là đƣờng gãy khúc nối liền các điểm đƣợc lựa chọn tại
ngấn nƣớc thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ
nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố 1. Vùng nƣớc
thuộc nội thuỷ có chế độ pháp lí nhƣ lãnh thổ trên đất liền. Nội thuỷ của Việt
Nam bao gồm: Các vùng nƣớc phía trong đƣờng cơ sở; vùng nƣớc cảng đƣợc
giới hạn bởi đƣờng nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình
thiết bị thƣờng xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đƣờng cơ sở, có chế độ
pháp lí nhƣ lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia
trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác đƣợc hƣởng quyền
qua lại không gây hại và thƣờng đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của
nƣớc ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của đảo, lãnh hải của quần đảo. Nƣớc ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và
lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục
địa, giới hạn 200 hải lí tính từ đƣờng cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nƣớc ta đối với
thềm lục địa là đƣơng nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại
hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc
tế. Ví dụ nhƣ trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ
phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó.
Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt đƣợc thực
hiện theo quy định chung của công ƣớc quốc tế.
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ
về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh
thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phƣơng
diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Tất cả các nƣớc, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều
có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trƣng chính trị và pháp lí thiết
yếu của một quốc gia độc lập, đƣợc thể hiện trong hoạt động của các cơ quan
nhà nƣớc và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là
một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chƣơng Liên hợp quốc khẳng
định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia
nào đƣợc can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia
khác.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng
định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nƣớc có
toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không đƣợc xâm phạm

1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật BGQG, NXB CTQG, H, 2004, tr. 9.
107
lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền
lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tƣ tƣởng và hành động thể
hiện chủ quyền quốc gia vƣợt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động
xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ƣớc quốc tế. Chủ
quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền
lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
b) Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các
giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối
ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một
cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải
và lãnh thổ đặc biệt của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng
tổng hợp các lực lƣợng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dƣới mọi
hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nƣớc đối với lãnh thổ quốc gia.
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là
nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc
gia Việt Nam gồm :
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại
và quốc phòng, an ninh của đất nƣớc.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của Việt Nam trên
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội
thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm
mƣu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt
Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nƣớc, thống nhất về quyền lập pháp,
hành pháp và tƣ pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại
mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mƣu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt
Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ
và đặt trong tổng thể chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
a) Biên giới quốc gia
Luật biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2004 xác định: “Biên giới quốc
gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đƣờng và mặt phẳng thẳng
đứng theo đƣờng đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần
đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa, vùng biển, lòng đất,

108
vùng trời của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”1.
Biên giới quốc gia của Việt Nam đƣợc xác định bằng hệ thống các mốc quốc
giới trên thực địa, đƣợc đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng
mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao
gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của
vùng đất quốc gia. Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền đƣợc xác lập dựa
vào các yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồ nƣớc, thung lũng...); thiên văn (theo
kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đƣờng lối liền các điểm quy ƣớc). Biên giới quốc
gia trên đất liền đƣợc xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ
tiếp giáp với nhau và đƣợc thể hiện bằng các điều ƣớc hoạch định biên giới giữa
các quốc gia liên quan. Việt Nam có đƣờng biên giới quốc gia trên đất liền dài
4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây,
phía Đông giáp Biển Đông.
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc
gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đƣờng BGQG phân định
lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài
phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đƣờng ranh giới
phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam đƣợc hoạch định và đánh dấu
bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, đƣợc xác định theo Công ƣớc của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ƣớc quốc tế giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc
gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, đƣợc xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng
từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng
trời. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới
quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ
quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chƣa có quốc gia nào quy định độ cao
cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng
đất phía dƣới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, đƣợc xác định bởi mặt
phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên
biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất đƣợc xác định
bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chƣa có quốc gia nào
quy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất.
Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế,
quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới. Khu
vực biên giới Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã,
phƣờng, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc
gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển đƣợc

1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật BGQG, NXB CTQG, H, 2004, tr. 8.
109
tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phƣờng, thị
trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần không
gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mƣời kilômét tính từ biên giới
Việt Nam trở vào.
b) Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp
để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trƣờng, lợi ích
quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội ở khu vực biên giới. Do vị trí địa lí và chính trị, trong lịch sử dựng nƣớc và
giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia luôn
là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nƣớc. Xây
dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủ
quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ
thống chính trị, xã hội, các lực lƣợng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm
tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội
Biên phòng là lực lƣợng chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ biên giới
quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc
gia đƣợc thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu: thƣờng xuyên, tăng
cƣờng và cao.
Luật biên giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2004 xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới
là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lí. Nhà nƣớc và nhân
dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng quốc phòng, an
ninh và đối ngoại”1. Xây dựng, bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
- Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính
trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ƣu tiên tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cƣ ổn định, phát triển và sinh
sống lâu dài ở khu vực biên giới; điều chỉnh dân cƣ theo yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.
- Tăng cƣờng, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới;
phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cƣờng hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên
giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nƣớc láng giềng.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lƣợng và
biện pháp của Nhà nƣớc chống lại sự xâm phạm, phá hoại dƣới mọi hình thức để
giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trƣờng. Sử dụng tổng hợp các biện pháp
đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm
phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa của Việt
Nam. Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, huỷ hoại, gây ô
nhiễm môi sinh, môi trƣờng khu vực biên giới, bảo đảm cho ngƣời Việt Nam,
nhân dân khu vực biên giới có môi trƣờng sinh sống bền vững, ổn định và phát

1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật BGQG, NXB CTQG, H, 2004, tr. 13.
110
triển lâu dài.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới. Thực thi quyền lực chính trị
tối cao (quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trên khu vực biên giới ; chống lại mọi hành động xâm phạm
về lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc trên khu vực biên giới. Bảo đảm
mọi lợi ích của ngƣời Việt Nam phải đƣợc thực hiện ở khu vực biên giới theo
luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt
Nam kí kết với các nƣớc hữu quan.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập
tan mọi âm mƣu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
khu vực biên giới quốc gia. Đấu tranh chống mọi tƣ tƣởng và hành động chia rẽ
đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
- Phối hợp với các nƣớc, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình
đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nƣớc láng giềng.
Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
a) Quan điểm
- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung
quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành và phát triển trong
quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nƣớc, dân tộc và con
ngƣời Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc
trong điều kiện mới.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan
trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lãnh thổ và
biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất
nƣớc Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ
quyền của Nhà nƣớc Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và
lãnh thổ đặc biệt của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây
dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt
quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành
công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không đƣợc xây dựng và bảo vệ
tốt, bị xâm phạm.
- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm
của dân tộc Việt Nam.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lƣu giữ, phát triển con ngƣời và
những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ
nƣớc, các thế hệ ngƣời Việt Nam đã phải đổ biết bao mồ hôi, xƣơng máu mới xây
dựng nên, mới giữ gìn, bảo vệ đƣợc lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tƣơi
đẹp nhƣ ngày hôm nay. Nhờ đó mà con ngƣời Việt Nam, dân tộc Việt Nam có thể
tồn tại, sinh sống, vƣơn lên và phát triển một cách độc lập, bình đẳng với các quốc

111
gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền thống, bản sắc
văn hoá của dân tộc Việt Nam đƣợc khẳng định, lƣu truyền và phát triển sánh vai
với các cƣờng quốc năm châu.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nƣớc và
giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa
Hùng Vƣơng dựng nƣớc đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trƣớc những kẻ thù to
lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù
phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dƣới ách đô hộ của
các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, ngƣời Việt Nam luôn phất cao hào
khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nƣớc và giữ nƣớc, xây
dựng và giữ gìn biên cƣơng lãnh thổ quốc gia, xây dựng và BVTQ. Tƣ tƣởng
“Sông núi nƣớc Nam vua Nam ở”, của ông cha ta đƣợc tiếp nối, khẳng định và
nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nƣớc”.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam, nhân dân Việt Nam
quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên
giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên
giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất
khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững
ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng và an ninh
của đất nƣớc”1.
- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định ; giải quyết các vấn đề
tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng
và Nhà nƣớc ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam,
phù hợp với công ƣớc và luật pháp quốc tế, cũng nhƣ lợi ích của các quốc gia có
liên quan. Đảng và Nhà nƣớc ta coi việc giữ vững môi trƣờng hoà bình, ổn định
để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nƣớc.
Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng
thƣơng lƣợng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi
ích chính đáng của nhau.
Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch sử
để lại hoặc mới nẩy sinh, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn
sàng thƣơng lƣợng hoà bình để giải quyết một cách có lí, có tình” 1. Việt Nam
ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối
thoại, thƣơng lƣợng hoà bình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ

1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật BGQG, NXB CTQG, H, 2004, tr. 7.
1
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc phòng Việt Nam, NXBTG, H,, 2004, tr. 14.
112
lực. Nhƣng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm
lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt
Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển,
đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này.
Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng
đàm phán hoà bình để giải quyết, trƣớc mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy
tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp
của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước,
lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Nhà nƣớc thống nhất quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có chính sách ƣu tiên đặc biệt xây dựng
khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp
hành đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là Nghị quyết về
Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lƣợng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Bộ đội Biên phòng là lực lƣợng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lƣợng
Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phƣơng trong hoạt
động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở
khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
b) Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc ban hành cụ thể trong
Hiến pháp và luật. Điều 44, Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 (sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ
nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định” 1. Điều 1, Luật nghĩa vụ
quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công
dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng
toàn dân”2. Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí,
bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà
nƣớc thống nhất quản lí”.
Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải :

1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, NXB CTQG, H,
2002, tr. 137.
2
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật NVQS, NXB CTQG, H, 2005, tr. 9.
113
- Mọi công dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt
thành phần xã hội, dân tộc, tín ngƣỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cƣ trú đều
có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa
đổi) nêu rõ: “Mọi âm mƣu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật” 1. Đồng
thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và
trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc, trƣớc hết
thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên
giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện
nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành
mọi nhiệm vụ đƣợc giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ
quân sự, đƣợc giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân
quân tự vệ, phòng thủ dân sự ; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà
nƣớc và ngƣời có thẩm quyền khi đất nƣớc có tình trạng chiến tranh hoặc tình
trạng khẩn cấp về quốc phòng”2.
Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia
- Học sinh phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi
mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc,
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nƣớc, lòng tự hào, tự tôn
dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cƣờng, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác
định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện tốt những quy định về chƣơng trình giáo dục, bồi dƣỡng kiến
thức quốc phòng - an ninh đối với học sinh các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp,
đại học; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học
tập tại trƣờng.
- Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nƣớc và
ngƣời có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự
nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nƣớc
yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại
các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo

1
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, NXB CTQG, H, 2002,
tr. 127.
2
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quốc phòng, NXB LĐ-XH, H,, 2006, tr. 10.
114
vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của
nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của
toàn dân, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nƣớc, lực
lƣợng vũ trang là nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách
nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Học sinh đang học tại các trƣờng trung học chuyên nghiệp cần nhận thức
sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối
với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt,
thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành
mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì ? Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ
quyền quốc gia nhƣ thế nào ?
2. Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc
gia là nhƣ thế nào ?
3. Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ? Liên hệ trách nhiệm của công dân ?

BÀI 12 : MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ


ĐẤU TRANH PHÕNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Trang bị cho học sinh những kiến thức chung, cơ bản nhất về dân tộc, tôn
giáo, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta
hiện nay.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lƣợng, hiệu quả quán triệt, tuyên
truyền, thực hiện quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc
ta, cảnh giác đấu tranh phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các
thế lực thù địch.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
a) Một số vấn đề chung về dân tộc
- Khái niệm: Dân tộc là cộng đồng ngƣời ổn đinh, hình thành trong lịch sử,
tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh

115
tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên
gọi của dân tộc25. Khái niêm đƣợc hiểu:
+ Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ)
để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh
hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Dân tộc đƣợc hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng
đồng chính trị – xã hội, đƣợc chỉ đạo bởi một nhà nƣớc, thiết lập trên một lãnh
thổ chung, nhƣ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa…
- Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới:
Hiện nay, trƣớc sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn
cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến
phức tạp, khó lƣờng. Nhƣ Đảng ta đã nhận định: trên thế giới, hoà bình, hợp tác
và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu hoá và
các vấn đề toàn cầu làm cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu thế khu vực hoá. Đồng thời các dân tộc đề cao
ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cƣờng, chống can thiệp áp đặt và cƣờng quyền.
Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức
tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn, xung đột
dân tộc, sắc tộc, xu hƣớng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp các quốc
gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới... Đúng nhƣ Đảng ta nhận định :
“Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt động khủng bố,
những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp
tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp”26. Vấn đề quan hệ dân
tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội, môi trƣờng cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.
- Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh về dân tộc và giải
quyết vấn đề dân tộc.
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
+ Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc
diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan
hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết.
Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân
tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan
hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
+ Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài. Bởi do dân số và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau; do sự khác biệt về lợi ích; do
sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dƣ tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân
tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính
sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc cầm quyền; do sự thống trị, kích động chia rẽ
của các thế lực phản động đối với các dân tộc.

25
Bộ quốc phòng, Trung tâm TĐBKQ, Từ diển BKQSVN, Nxb QĐND, H 2005, Tr 300
26 Đảng Cộng sản VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toà n quốc lần thứ X, NXB CTQG, H, 2006, tr. 73 - 74
116
Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lƣợc của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề
dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là
mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lênin.
Đó là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc đƣợc quyền tự quyết,
liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là các dân tộc không phân biệt lớn, nhỏ, trình
độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh
vực trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, và giữa các quốc gia
dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế ; xoá bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột dân
tộc. Quyền bình đẳng dân tộc phải đƣợc pháp luật hoá và thực hiện trên thực tế. Đây
là quyền thiêng liêng, là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết, xây dựng quan
hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc.
+ Các dân tộc đƣợc quyền tự quyết, là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi
dân tộc : quyền tự quyết định chế độ chính trị, con đƣờng phát triển của dân tộc
mình, bao gồm cả quyền tự do phân lập thành quốc gia riêng và quyền tự
nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp
với lợi ích chính đáng của các dân tộc. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng
quyền tự quyết để can thiệp, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết công nhân các dân
tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế, và cả sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc,
các lực lƣợng cách mạng dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết
tốt vấn đề dân tộc, giai cấp, quốc tế. Đây là nội dung vừa phản ánh bản chất
quốc tế của giai cấp công nhân, vừa phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức
mạnh và khả năng để giành thắng lợi.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.
Trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách
mạng, đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm
dân tộc đúng đắn, góp phần cùng toàn Đảng, lãnh đạo nhân dân ta giải phóng
dân tộc; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế của
dân tộc Việt Nam. Tƣ tƣởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí
Minh về nội dung toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là
những luận điểm cơ bản chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng quan hệ tốt đẹp
giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và giữa dân tộc Việt
Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Khi Tổ quốc bị thực dân Pháp xâm lƣợc, đô hộ, Hồ Chí Minh đã tìm ra con
đƣờng cứu nƣớc, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giải phóng dân tộc, lập nên nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Khi Tổ quốc đƣợc độc lập, tự do, Ngƣời đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân
dân xây dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa các dân tộc: bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đƣờng ấm no, hạnh phúc.
Ngƣời rất quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào
các dân tộc thiểu số. Khắc phục tàn dƣ tƣ tƣởng phân biệt, kì thị dân tộc, tƣ

117
tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi. Ngƣời quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác dân tộc. Lên án, vạch trần mọi âm mƣu thủ đoạn lợi dụng vấn đề
dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
b) Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của
Đảng Nhà nước ta hiện nay.
- Khái quát đặc điểm các dân tộc ở nước ta hiện nay :
Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh
sống. Các dân tộc ở Việt Nam có đặc trƣng sau :
Một là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng
quốc gia dân tộc thống nhất. Đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân
tộc ở Việt Nam. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, do yêu cầu
khách quan của công cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ dân tộc ta đã phải
sớm đoàn kết thống nhất. Các dân tộc ở Việt Nam đều có chung cội nguồn, chịu
ảnh hƣởng chung của điều kiện tự nhiên, xã hội, chung vận mệnh dân tộc, chung
lợi ích cơ bản - quyền đƣợc tồn tại, phát triển. Đoàn kết thống nhất đã trở thành
giá trị tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc, là sức mạnh để dân tộc ta tiếp
tục xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Hai là, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa
bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo. Không có dân tộc thiểu
số nào cƣ trú duy nhất trên một địa bàn mà không xen kẽ với một vài dân tộc
khác. Nhiều tỉnh miền núi các dân tộc thiểu số chiếm đa số dân số nhƣ : Cao
Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...
Ba là, các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không
đều. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, nƣớc ta có 54 dân tộc, trong đó dân
tộc Kinh có 65,9 triệu ngƣời, chiếm 86,2% dân số cả nƣớc, 53 dân tộc thiểu số
có 10,5 triệu ngƣời chiếm 13,8% dân số cả nƣớc. Dân số của các dân tộc thiểu
số dân số cũng chênh lệch nhau. Có hai dân tộc có dân số từ 1 triệu trở lên, có
10 dân tộc có số dân từ dƣới 1 triệu đến 100 ngàn ngƣời ; 20 dân tộc có số dân
dƣới 100 ngàn ngƣời ; 16 dân tộc có số dân từ dƣới 10 ngàn ngƣời đến 1 ngàn
ngƣời; 5 dân tộc có số dân dƣới 1 ngàn ngƣời là: Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơđu, và
Brâu.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau. Có dân
tộc đã đạt trình độ phát triển cao, đời sống đã tƣơng đối khá nhƣ dân tộc Kinh,
Hoa, Tày, Mƣờng, Thái..., nhƣng cũng có dân tộc trình độ phát triển thấp, đời
sống còn nhiều khó khăn nhƣ một số dân tộc ở Tây Bắc, Trƣờng Sơn, Tây
Nguyên...
Bốn là, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần
làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam. Các dân tộc
đều có sắc thái văn hoá về nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín
ngƣỡng, tôn giáo và ý thức dân tộc riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong
phú của văn hoá Việt Nam. Đồng thời các dân tộc cũng có điểm chung thống
nhất về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo, ý thức
quốc gia dân tộc. Sự thống nhất trong đa dạng là đặc trƣng của văn hoá các dân
tộc ở Việt Nam.
- Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

118
Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán :
“Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc, tạo mọi
điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đƣờng văn minh, tiến bộ, gắn bó
mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam"1. Công
tác dân tộc ở nƣớc ta hiện nay, Đảng, Nhà nƣớc ta tập trung:
Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân
tộc; nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá các dân tộc, chống tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kì thị, chia
rẽ dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị - xã hội, chống
phá cách mạng; thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ giữa các dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các
dân tộc ở Việt Nam đều phát triển, ấm no, hạnh phúc.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nƣớc ta hiện nay là: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc
lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nƣớc ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các
dân tộc. Thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh,
định cƣ và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cƣ,
gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. củng cố và nâng cao
chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện
chính sách ƣu tiên trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, trí thức là ngƣời dân tộc
thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu
phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận.
Chống các biểu hiện kì thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”1.
2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo
a) Một số vấn đề chung về tôn giáo
- Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện
thực khách quan, theo quan niệm hoang đƣờng, ảo tƣởng phù hợp với tâm lí,
hành vi của con ngƣời2.
Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: Hệ
thống giáo lí tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và
tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo.
- Cần phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan.
Mê tín dị đoan là những hiện tƣợng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con
ngƣời đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng,

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
NXBST, H, 1991, tr. 16.
1
Đảng Cộng sản VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toà n quốc lần thứ X, NXB CTQG, H, 2006, tr.121-122.
2
Bộ quốc phòng, Trung tâm TĐBKQ, Từ diển BKQSVN, Nxb QĐND, H 2005, Tr 984
119
gây hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của cá nhân, cộng
đồng xã hội. Đây là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ,
nhằm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội.
b. Nguồn gốc của tôn giáo
Có nguồn gốc từ các yếu tố kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lí.
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lực
lƣợng sản xuất thấp kém, con ngƣời cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trƣớc
tự nhiên. Vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những lực lƣợng siêu tự nhiên có sức
mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến cuộc sống và họ phải tôn thờ.
Khi xã hội có giai cấp đối kháng, nạn áp bức, bóc lột, bất công của giai cấp
thống trị đối với nhân dân lao động là nguồn gốc nảy sinh tôn giáo. V.I.Lênin đã
viết: "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột
tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia" 1. Hiện
nay, con ngƣời vẫn chƣa hoàn toàn làm chủ tự nhiên và xã hội ; các cuộc xung
đột giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thiên tai, bệnh tật,... vẫn còn diễn ra, nên vẫn còn
nguồn gốc để tôn giáo tồn tại.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức
hạn hẹp, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con
ngƣời. Con ngƣời đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra các biểu
tƣợng tôn giáo. Mặt khác, trong quá trình biện chứng của nhận thức, con ngƣời
nảy sinh những yếu tố suy diễn, tƣởng tƣởng xa lạ với hiện thực khách quan,
hình thành nên các biểu tƣợng tôn giáo.
- Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo. Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hãi,
buồn chán, tuyệt vọng đã dẫn con ngƣời đến sự khuất phục, không làm chủ đƣợc
bản thân là cơ sở tâm lí để hình thành tôn giáo. Mặt khác, lòng biết ơn, sự tôn
kính đối với những ngƣời có công khai phá tự nhiên và chống lại các thế lực áp
bức trong tình cảm, tâm lí con ngƣời cũng là cơ sở để tôn giáo nảy sinh.
- Tính chất của tôn giáo: Cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác, tôn
giáo có tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và
phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội. Tôn giáo còn tồn tại rất
lâu dài, nhƣng sẽ mất đi khi con ngƣời làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tƣ
duy.
Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng
bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái (dù đó là hƣ ảo). Tôn giáo đã trở
thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của một bộ phận dân cƣ. Hiện nay, một
bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân tin theo các tôn giáo.
Tính chính trị của tôn giáo: Xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp. Giai
cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ hỗ trợ để thống trị áp bức bóc lột và
mê hoặc quần chúng. Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra, thực
chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những lực lƣợng xã hội khác nhau lợi dụng
tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình.

1
V.I.Lênin, Toà n tập, tập 12, NXB Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tr. 169-170.
120
b) Tình hình tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về
giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Tình hình tôn giáo trên thế giới
Theo Từ điển Bách khoa Tôn giáo thế giới năm 2001, hiện nay trên thế giới
có tới 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 150 tôn giáo có hơn 1 triệu
tín đồ. Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay gồm có: Kitô giáo (bao gồm
Công giáo, Tin Lành, Anh giáo hay Chính thống giáo) có khoảng 2 tỉ tín đồ,
chiếm 33% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,3 tỉ tín đồ, chiếm 22% dân số thế giới;
Ấn Độ giáo: 900 triệu tín đồ, chiếm 15% dân số thế giới và Phật giáo: 360 triệu,
chiếm 6% dân số thế giới. Nhƣ vậy, chỉ tính các tôn giáo lớn đã có 4,2 tỉ ngƣời
tin theo, chiếm 76% dân số thế giới.
Trong những năm gần đây hoạt động của các tôn giáo khá sôi động, diễn ra
theo nhiều xu hƣớng. Các tôn giáo đều có xu hƣớng mở rộng ảnh hƣởng ra toàn
cầu ; các tôn giáo cũng có xu hƣớng dân tộc hoá, bình dân hoá, mềm hoá các
giới luật lễ nghi để thích nghi, tồn tại, phát triển trong từng quốc gia dân tộc; các
tôn giáo cũng tăng các hoạt động giao lƣu, thực hiện thêm các chức năng phi tôn
giáo theo hƣớng thế tục hoá, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng
ảnh hƣởng làm cho sinh hoạt tôn giáo đa dạng, sôi động và không kém phần
phức tạp.
Đáng chú ý là gần đây, xu hƣớng đa thần giáo phát triển song song với xu
hƣớng nhất thần giáo, tuyệt đối hoá, thần bí hoá giáo chủ đang nổi lên ; đồng
thời, nhiều “hiện tƣợng tôn giáo lạ” ra đời, trong đó có không ít tổ chức tôn giáo
là một trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc gay gắt
trên thế giới hiện nay. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiếp tục lợi
dụng tôn giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia dân tộc độc lập.
Tình hình, xu hƣớng hoạt động của các tôn giáo thế giới có tác động, ảnh
hƣởng không nhỏ đến sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam. Một mặt, việc mở rộng
giao lƣu giữa các tổ chức tôn giáo Việt Nam với các tổ chức tôn giáo thế giới đã
giúp cho việc tăng cƣờng trao đổi thông tin, góp phần xây dựng tinh thần hợp
tác hữu nghị, hiều biết lẫn nhau vì lợi ích của các giáo hội và đất nƣớc; góp phần
đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù
địch với Việt Nam; góp phần đào tạo chức sắc tôn giáo Việt Nam. Mặt khác, các
thế lực thù địch cũng lợi dụng sự mở rộng giao lƣu đó để tuyên truyền, kích
động đồng bào tôn giáo trong và ngoài nƣớc chống phá Đảng, Nhà nƣớc và chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa
Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát
triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, cần thực hiện các vấn đề có
tính nguyên tắc sau :
Một là, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa.

121
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi
ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bƣớc giải quyết nguồn gốc tự
nhiên, nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Đó phải là kết quả của sự nghiệp cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới một cách toàn diện. Theo đó, giải quyết vấn đề
tôn giáo phải sử dụng tổng hợp các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm xác
lập đƣợc một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, dốt nát.
Tuyệt đối không đƣợc sử dụng mệnh lệnh hành chính cƣỡng chế để tuyên chiến,
xoá bỏ tôn giáo.
Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan
Trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, còn tồn tại lâu dài. Bởi vậy, phải tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn
giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng tôn giáo của công dân. Nội dung cơ bản
của quyền tự do tín ngƣỡng là: Bất kì ai cũng đƣợc tự do theo tôn giáo mà mình
lựa chọn, tự do không theo tôn giáo, tự do chuyển đạo hoặc bỏ đạo. Nhà nƣớc xã
hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi công dân, không phân biệt tín ngƣỡng tôn giáo
đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động
theo pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ. Mọi tổ chức và cá nhân đều phải tôn
trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng tôn giáo
của công dân. Tôn trọng gắn liền với không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng
tiến bộ mọi mặt, bài trừ mê tín dị đoan, bảo đảm cho tín đồ, chức sắc tôn giáo
hoạt động theo đúng pháp luật.
Ba là, quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Tôn giáo có tính lịch sử, nên vai trò, ảnh hƣởng của từng tôn giáo đối với
đời sống xã hội cũng thay đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội. Bởi vậy, khi
xem xét, đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cần phải quán
triệt quan điểm lịch sử, cụ thể, tránh giáo điều, máy móc, rập khuôn cứng nhắc.
Những hoạt động tôn giáo đúng pháp luật đƣợc tôn trọng, hoạt động ích nƣớc lợi
dân đƣợc khuyến khích, hoạt động trái pháp luật, đi ngƣợc lại lợi ích dân tộc bị
xử lí theo pháp luật.
Bốn là, phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong
giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong xã hội, sinh hoạt tôn giáo tồn tại hai loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn đối
kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp bóc lột và thế lực lợi dụng
tôn giáo chống lại cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động, đó là mặt chính
trị của tôn giáo. Mâu thuẫn không đối kháng giữa những ngƣời có tín ngƣỡng
khác nhauhoặc giữa ngƣời có tín ngƣỡng và không có tín ngƣỡng, đó là mặt tƣ
tƣởng của tôn giáo.
Cho nên, một mặt phải tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, mặt
khác phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của các thế lực
lợi dụng tôn giáo. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tƣ tƣởng trong giải
quyết vấn đề tôn giáo nhằm: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết
quần chúng nhân dân, không phân biệt tín ngƣỡng tôn giáo; Phát huy tinh thần
yêu nƣớc của những chức sắc tiến bộ trong các tôn giáo; Kiên quyết vạch trần và

122
xử lí kịp thời theo pháp luật những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống
phá cách mạng.
b) Tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước ta hiện nay
- Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều ngƣời tin theo các tôn giáo.
Hiện nay, ở nƣớc ta có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo,
Cao Đài, Hoà Hảo với số tín đồ lên tới gần 20 triệu. Có ngƣời cùng lúc tham gia
nhiều hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau.
Trong những năm gần đây các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển tổ
chức, phát huy ảnh hƣớng trong đời sống tinh thần xã hội. Các giáo hội đều tăng
cƣờng hoạt động mở rộng ảnh hƣởng, thu hút tín đồ ; tăng cƣờng quan hệ với các tổ
chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo đƣợc tu bổ, xây dựng mới khang trang đẹp
đẽ ; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi. Đại đa số tín đồ chức sắc tôn
giáo hoạt động đúng pháp luật, theo hƣớng “tốt đời, đẹp đạo”.
Tuy nhiên tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tƣ tƣởng chống đối, cực
đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc ; vẫn còn các hoạt động tôn giáo
xen lẫn với mê tín dị đoan, còn các hiện tƣợng tà giáo hoạt động làm mất trật tự
an toàn xã hội.
Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách
mạng Việt Nam. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự
do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo, dân tộc ; tài trợ, xúi giục các phần tử xấu trong
các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái
pháp luật, gây mất ổn định chính trị.
- Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề
tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng
ta khẳng định: tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân; tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức tích cực phù hợp với
xã hội mới; đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
Công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lí nhu cầu tín ngƣỡng của
quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá
cách mạng.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng sống
“tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do
Đảng lãnh đạo.
Về chính sách tôn giáo, Đảng ta khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ
phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của
công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng theo pháp luật. Đoàn kết đồng
bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo.

123
Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên,
giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các
tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ.
Thực hiện tốt các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín
dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo làm phƣơng hại đến lợi ích
chung của đất nƣớc, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân"1.
3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo
chống phá cách mạng Việt Nam
a) Â m mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mƣu không bao giờ thay đổi của các
thế lực thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh chiến lƣợc “diễn
biến hoà bình” chống Việt Nam với phƣơng châm lấy chống phá về chính trị, tƣ
tƣởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo,
dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về
quân sự.
Nhƣ vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà
các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng để chuyển hoá chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm
mƣu “không đánh mà thắng”.
Để thực hiện âm mƣu chủ đạo đó, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với
dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đồng bào theo tôn
giáo và không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng
làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các tôn giáo chống lại chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc; đối lập các dân tộc, các
tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hoá sự quản lí của Nhà nƣớc đối với các
lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân
tộc, tôn giáo. Coi tôn giáo là lực lƣợng đối trọng với Đảng, nhà nƣớc ta, nên
chúng thƣờng xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử
chống đối trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nƣớc, chuyển hoá
chế độ chính trị ở Việt Nam.
Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn
giáo nhƣ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Tin Lành Đề Ga,
Nhà nƣớc Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa
để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toà n quốc lần thứ X, NXB CTQG, H, 2006, tr.122 -
123.
124
b) Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch
Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
của các thế lực thù địch rất thâm độc, tinh vi, xảo trá, đê tiện dễ làm cho ngƣời
ta tin và làm theo. Chúng thƣờng sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”,
“tự do” ; những vấn đề lịch sử để lại ; những đặc điểm văn hoá, tâm lí của đồng
bào các dân tộc, các tôn giáo ; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần
của các dân tộc, các tôn giáo ; những thiếu sót trong thực hiện chính sách kinh tế
- xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc ta để chống phá cách
mạng Việt Nam.
Thủ đoạn đó đƣợc biểu hiện cụ thể ở các dạng sau :
Một là, chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta, mà trực tiếp là quan
điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc ta. Chúng lợi dụng
những thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu
thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Hai là, chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tƣ
tƣởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động, chia rẽ quan hệ
lƣơng - giáo và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Ba là, chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế xã hội ; mua chuộc, lôi
kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vƣợt biên
trái phép, gây mất ổn chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống
Việt Nam đàn áp các dân tộc, các tôn giáo vi phạm dân chủ, nhân quyền để cô
lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam.
Bốn là, chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dƣỡng các tổ chức phản động
ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lƣợng phản động
trong các dân tộc, các tôn giáo ở trong nƣớc hoạt động chống phá cách mạng
Việt Nam nhƣ: truyền đạo trái phép để “tôn giáo hoá” các vùng dân tộc, lôi kéo,
tranh giành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền. Điển hình là
các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004, việc truyền đạo Tin Lành trái
phép vào các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên.
Âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam của các thế lực thù địch rất nham hiểm. Tuy nhiên, âm mƣu thủ đoạn
đó của chúng có thực hiện đƣợc hay không thì không phụ thuộc hoàn toàn vào
chúng, mà chủ yếu phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác, khả năng ngăn chặn, sự
chủ động tiến công của chúng ta.
c) Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế
lực thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo

125
mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay,
cần tập trung vào những giải pháp cơ bản, cụ thể sau :
Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn
giáo của Đảng, Nhà nƣớc; về âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân. Đây
là giải pháp đầu tiên, rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tƣ tƣởng
của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc,
tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc,
tôn giáo, vô hiệu hoá đƣợc sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực
thù địch.
Nội dung tuyên truyền giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp. Hiện
nay cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trƣơng chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng
bào các dân tộc, các tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của nhà nƣớc, khơi dậy lòng tự tôn tự hào dân tộc, truyền thống đoàn
kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mƣu thủ đoạn
chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lƣơng giáo của các thế lực thù địch, để đồng bào đề cao
cảnh giác không bị chúng lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động đồng bào các dân
tộc, tôn giáo đạo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chính
sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo.
Hai là, tăng cƣờng xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ
vững ổn định chính trị- xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trƣớc mọi âm mƣu thủ đoạn nham
hiểm của kẻ thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dƣới sự
lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng, da
dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc.
Riêng đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, trƣớc tiên cần phải thực hiện tốt
chính sách dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ
nhau giữa các dân tộc, các tôn giáo. Chống kì thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống
tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti mặc cảm dân tộc,
tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng
dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng
để vô hiệu hoá sự chống phá của kẻ thù.
Ba là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc,
các tôn giáo. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý
nghĩa nền tảng để vô hiệu hoá sự lợi dụng của kẻ thù. Khi đời sống vật chất, tinh thần
đƣợc nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tƣởng vào Đảng, Nhà nƣớc, thực hiện tốt
quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.

126
Bởi vậy, phải đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chƣơng trình, dự án ƣu tiên
phát triển kinh tế - xã hội miền núi vùng dân tộc, vùng tôn giáo tạo mọi điều
kiện giúp đỡ đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xoá đói giảm
nghèo nâng cao dân trí, sức khoẻ, bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc. Khắc
phục sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, các tôn giáo ;
sự kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng đoàn kết các dân tộc các
tôn giáo phải bằng các những hành động thiết thực cụ thể nhƣ : ƣu tiên đầu tƣ
sức lực tiền của giúp đồng bào phát triển sản xuất.
Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những ngƣời có uy
tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Tích cực
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện
chính sách ƣu tiên trong đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ cả cán bộ
lãnh đạo quản lí và cán bộ chuyên môn kĩ thuật, giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu
số, ngƣời có tôn giáo Bởi đây là đội ngũ cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong
thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc,
tôn giáo theo phƣơng châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc;
sử dụng nhiều phƣơng pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo.
Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tƣ tƣởng làm thất bại mọi âm mƣu
thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp
thời giải quyết tốt các điểm nóng. Cần thƣờng xuyên vạch trần bộ mặt phản
động của kẻ thù để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động,
bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt bọn xấu cùng
những thủ đoạn xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của các phƣơng tiện thông
tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.
Kịp thời chủ động giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề dân tộc,
tôn giáo. Chủ động, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mƣu, hành động lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện
điểm nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan
rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp ; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những
kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục vận
động những ngƣời nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng ; đối
xử khoan hồng, độ lƣợng, bình đẳng với những ngƣời lầm lỗi đã ăn năn hối cải,
phục thiện.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề dân tộc ?
2. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo ?
3. Âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam của các thế lực thù địch ?
4. Những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch ?

127
Bài 13
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ
GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo vệ an ninh quốc
gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong
công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
II - NỘI DUNG
1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội.
a. Các khái niệm cơ bản.
- “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. An ninh
quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, tƣ tƣởng - văn
hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó ANCT là cốt lõi, xuyên suốt.
- Bảo vệ an ninh quốc gia : là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh
làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
- Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tƣợng, địa điểm,
công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kĩ thuật,
văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần đƣợc bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân
có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ bảo ANQG bao gồm :
+ Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Bảo vệ an ninh về tƣ tƣởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích
khác của quốc gia.
+ Bảo vệ bí mật nhà nƣớc và các mục tiêu quan trọng về ANQG.
+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các
hoạt động xâm phạm ANQG, nguy cơ đe doạ ANQG.
- Nguyên tắc bảo vệ ANQG là :
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật an ninh quốc gia, NXB CTQG, H.2005, Tr. 8.
128
+ Đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, sự quản lí thống nhất của Nhà
nƣớc ; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực
lƣợng chuyên trách bảo vệ ANQG làm nòng cốt.
+ Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ ANQG với nhiệm vụ xây dựng, phát
triển kinh tế - văn hoá, xã hội ; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc
phòng với hoạt động đối ngoại.
+ Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu và hoạt động
xâm phạm ANQG.
- Cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG bao gồm :
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ
CAND.
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo
quân đội nhân dân.
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh
quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.
- Các biện pháp bảo vệ an ninhb quốc gia bao gồm : Vận động quần chúng,
pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
- Trật tự, an toàn xã hội : trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi ngƣời
đƣợc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực
đạo đức, pháp lí xác định.
Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm : Chống tội phạm ; giữ gìn
trật tự nơi cộng cộng ; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ; phòng ngừa tai nạn ;
bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng... Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lƣợng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và
có chức năng tham mƣu, hƣớng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội
phạm, giữ gìn trật tự công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tham gia
phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng.
b) Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
- Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm :
+ Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Đó là các hoạt động bảo vệ chế độ chính
trị và Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng Cộng sản
Việt Nam ; giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng,
Nhà nƣớc ; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, lƣu học sinh và ngƣời lao động
Việt Nam đang công tác, học tập và lao động ở nƣớc ngoài. Phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu và hành động chống phá hệ
thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ luôn là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu, thƣờng
xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp.
+ Bảo vệ an ninh kinh tế. Đó là bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của
nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Chống các biểu hiện chệch hƣớng và các hoạt động phá hoại cơ sở vật chất - kĩ
thuật của chủ nghĩa xã hội, phá hoại nền kinh tế, gây ảnh hƣởng tác hại đến lợi
ích của quốc gia. Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các
nhà kinh doanh giỏi không để nƣớc ngoài lôi kéo mua chuộc gây tổn thất hoặc
làm chuyển hƣớng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.

129
+ Bảo vệ an ninh văn hoá, tƣ tƣởng. An ninh văn hoá, tƣ tƣởng là sự ổn định
và phát triển bền vững của văn hoá, tƣ tƣởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ an ninh văn hoá, tƣ tƣởng là bảo vệ sự
đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
trong đời sống tinh thần của xã hội ; bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống,
bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc ; bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những ngƣời làm
công tác văn hoá, văn nghệ. Đấu tranh chống lại sự công kích, bôi nhọ, nói xấu
của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, ngăn chặn các hoạt động truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi trụy,
thiếu lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.
+ Bảo vệ an ninh dân tộc. Đó là bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc,
đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng
phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nƣớc ; ngăn ngừa, phát hiện,
đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân tộc ít ngƣời để làm việc trái pháp luật,
kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc, xâm hại đến ANQG, trật tự, an toàn xã
hội.
+ Bảo vệ an ninh tôn giáo. Bảo vệ an ninh tôn giáo là đảm bảo chính sách tự
do tín ngƣỡng của Đảng và Nhà nƣớc đối với nhân dân nhƣng đồng thời cũng
kiên quyết đấu tranh với các đối tƣợng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để
chống phá cách mạng. Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ nhau cùng phát
triển giữa các tôn giáo, giữa cộng đồng dân cƣ theo tôn giáo với những ngƣời
không theo tôn giáo, đảm bảo tốt đời đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc.
+ Bảo vệ an ninh biên giới. Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lí ngăn cách
chủ quyền quốc gia và không gian hợp tác phát triển với các nƣớc mà trƣớc hết
là với các nƣớc láng giềng. Vấn đề bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc
gia đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đặt ra nhƣ là một nhiệm vụ chiến lƣợc cực kì
quan trọng. Bảo vệ an ninh biên giới là bảo vệ nền an ninh, trật tự của Tổ quốc ở
khu vực Biên giới quốc gia, cả trên đất liền và trên biển, chống các hành vi xâm
phạm chủ quyền biên giới từ phía nƣớc ngoài, góp phần xây dựng đƣờng biên
giới hoà bình, hữu nghị với các nƣớc láng giềng theo tinh thần “giữ vững chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển, đảo”. Chống các thế lực thù địch
lợi dụng việc xuất, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam để tiến hành các hoạt động
chống phá Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Bảo vệ an ninh thông tin. An ninh thông tin là sự an toàn, nhanh chóng,
chính xác và bí mật của thông tin trong quá trình xác lập, chuyển tải, thu nhận,
xử lí và lƣu giữ tin. Bảo vệ an ninh thông tin là một bộ phận quan trọng của
công tác bảo vệ an ninh quốc gia nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu
tranh có hiệu quả với âm mƣu, hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm
khác nhằm khai thác, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hoặc tiến hành các hoạt
động phá huỷ công trình, phƣơng tiện thông tin liên lạc gây thiệt hại cho an ninh
quốc gia của nƣớc ta ; chống lộ lọt những thông tin bí mật của nhà nƣớc ; ngăn
chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu để
đánh cắp thông tin trên mạng...
- Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội :

130
+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia
và các tội phá hoại hoà bình, chống loài ngƣời và tội phạm chiến tranh).
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành
vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho
xã hội ; điều tra khám phá tội phạm và ngƣời phạm tội để đƣa ra xử lí trƣớc
pháp luật đảm bảo đúng ngƣời, đúng tội ; giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội giúp
họ nhận thức đƣợc lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hoà nhập cộng đồng
xã hội, trở thành ngƣời lƣơng thiện, sống có ích cho xã hội.
+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng. Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật
tự đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những
nơi công cộng mà mọi ngƣời phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của
trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự,
yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh ; sự tuân thủ những quy định của pháp luật
và phong tục, tập quán, sinh hoạt đƣợc mọi ngƣời thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi
công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì
nếp sống văn minh ở những nơi công cộng - nơi diễn ra các hoạt động chung của
nhiều ngƣời, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi
của mọi ngƣời.
+ Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Trật tự, an toàn giao thông là trạng
thái xã hội có trật tự đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi ngƣời phải tuân theo khi
tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có
trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về
ngƣời và tài sản. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ
của riêng các lực lƣợng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông
công chính...) mà là trách nhiệm của tất cả mọi ngƣời khi tham gia giao thông.
Đó là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật giao thông, mọi hành vi vi
phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải đƣợc xử lí nghiêm khắc,
những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các vụ tai nạn giao
thông phải đƣợc khắc phục nhanh chóng.
+ Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh. Chú
ý phòng ngừa không để xẩy ra tai nạn lao động và luôn luôn phòng chống thiên
tai dịch bệnh.
+ Bài trừ các tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là hiện tƣợng xã hội bao gồm
những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi
phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hoá, đạo đức, trái với
thuần phong mĩ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những
quy tắc đã đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hƣởng
xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn
xã hội bao gồm : mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan.... Tệ nạn xã
hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát
sinh tội phạm. Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải
đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực,
kiên quyết và triệt để.

131
+ Bảo vệ môi trƣờng. Môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời
sống của con ngƣời, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất
nƣớc, dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trƣờng là tập hợp những biện pháp giữ
cho môi trƣờng trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới (vi
sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, lòng đất, nƣớc, không khí, khí
hậu...), đảm bảo sự cân bằng sinh thái... nhằm tạo ra một không gian tối ƣu cho
cuộc sống của con ngƣời.
2. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
a) Một số nét về tình hình an ninh quốc gia.
Trong những năm qua, sau khi Liên Xô - Đông Âu tan rã đã có tác động tiêu
cực và tạo thuận lợi cho các hoạt động chống phá của các tổ chức, thế lực phản
động cả ở trong nƣớc lẫn bọn phản động lƣu vong bên ngoài. Chúng cho rằng
thời cơ đã đến trong lúc chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và chúng đã hi vọng
vào một cuộc "lật đổ" ở Việt Nam. Chính vì thế mà hoạt động chống phá của các
tổ chức và các thế lực phản động nhằm cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nƣớc ta cũng có những diễn biến rất phức tạp.
- Trƣớc hết là hoạt động của các tổ chức phản động của ngƣời Việt Nam ở
nƣớc ngoài. Hiện nay có khoảng 200 tổ chức chính trị phản động ngƣời Việt lƣu
vong tại các nƣớc tƣ bản núp dƣới các danh nghĩa khác nhau bao gồm các tổ
chức phản động mang tính chính trị rõ nét, các tổ chức tập hợp bọn ngụy quân,
ngụy quyền, các tổ chức lợi dụng nhân quyền hoặc núp dƣới các danh nghĩa “từ
thiện”. Các tổ chức phản động này có cơ sở vật chất tƣơng đối khá gồm 50 nhà
xuất bản, 500 tờ báo Việt ngữ, 6 chƣơng trình truyền hình, 10 đài phát thanh.
Các tổ chức phản động này đều có sự dung túng của chính quyền một số nƣớc tƣ
bản nên có điều kiện về kinh phí, trụ sở để hoạt động. Hiện nay tại các nƣớc nhƣ
: Mĩ, Pháp, Bỉ, Canađa, Ôxtrâylia,... có các tổ chức phản động lớn nhƣ các tổ
chức của Võ Văn Ái, Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn....
Hầu hết các tổ chức phản động lƣu vong này đều kêu gọi các nƣớc cấm vận,
trừng phạt Việt Nam bằng mọi thủ đoạn, chúng lợi dụng khó khăn, thiếu sót
trong quản lí của ta để thực hiện kế hoạch “chuyển lửa về quê” đƣa ra các lời
kêu gọi lật đổ và tiếp tay, kích động cho các hoạt động của bọn phản động trong
nƣớc.
Mặc dù chúng ta đã làm thất bại các hoạt động đó nhƣng vẫn còn nhiều
nhóm hoạt động rất ráo riết nhƣ các nhóm của Võ Văn ái, đặc biệt là tổ chức
phản động do Hữu Chánh cầm đầu trong những ngày gần đây lại bày trò đại hội
lập ra “Chính phủ Việt Nam tự do”, đƣa tên "tƣớng" Nguyễn Khánh lên làm
“quốc trƣởng” và ra tuyên bố sẽ về giải phóng Việt Nam.
Cùng với hoạt động của các tổ chức phản động của ngƣời Việt lƣu vong thì
các thế lực thù địch cũng không từ bỏ ý đồ mục đích chống phá cách mạng Việt
Nam với nhiều âm mƣu, phƣơng thức, thủ đoạn hết sức thâm độc, trong đó nổi
bật là hoạt động diễn biến hoà bình với 3 nội dung chủ yếu là : chiếm lĩnh thị
trƣờng ngoại giao hữu nghị và khoét sâu mâu thuẫn mà mục đích chính là xoá
bỏ Việt Nam, làm thối rữa từ bên trong đi đến thôn tính Việt Nam.
Hoạt động của các tổ chức phản động nội địa nhƣ các tổ chức phản động của
bọn ngụy quân, ngụy quyền còn chống đối không chịu cải tạo, cũng nhƣ bọn

132
phản động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân tộc và số cơ hội bất mãn trong những
năm qua cũng diễn biến khá phức tạp, nhiều nơi chúng cấu kết với các tổ chức
nƣớc ngoài, đƣợc các tổ chức nƣớc ngoài cung cấp tài liệu, tiền bạc, vũ khí để
tập hợp lực lƣợng, nhen nhóm tổ chức, tiến hành các vụ gây rối bạo loạn. Một số
đối tƣợng bất mãn viết tin tài liệu nói xấu chống lại Đảng và Nhà nƣớc ta, đòi
thay đổi đƣờng lối rồi tán phát qua mạng Internet hoặc phổ biến thông qua các
cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí nƣớc ngoài. Có những đối tƣợng chống
đối điên cuồng, quyết liệt nhƣ các tên : Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lí,...
Điển hình gần đây nhƣ các đối tƣợng Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ở
Văn phòng luật sƣ Thiên Ân, Trần Khải Thanh Thuỷ...
- Tình hình an ninh văn hoá tƣ tƣởng, an ninh kinh tế trong những năm qua
còn nhiều bất cập. Phá hoại tƣ tƣởng là một dạng đặc biệt của chiến tranh lạnh,
một hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh tƣ tƣởng của chủ nghĩa đế quốc
chống chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua các hoạt động phá hoại văn hoá
tƣ tƣởng đƣợc các bọn phản động nhất là bọn phản động bên ngoài tiến hành
thông qua hoạt động của các đài phát thanh, mạng Internet. Hiện tại có nhiều đài
phát thanh và chƣơng trình do bọn phản động lƣu vong tham gia, trong đó có 5
chƣơng trình, 300 báo đƣợc thực hiện ở Mĩ, có 175 tờ báo chống cộng nhƣ “Quê
mẹ”, “Hoa sen”, “Công luận” hoạt động phá hoại văn hoá tƣ tƣởng đƣợc tiến
hành theo các chiến dịch, có sự phối hợp giữa các nƣớc đế quốc với bọn phản
động và gắn liền với các hoạt động tình báo gián điệp. Tất cả các hoạt động đó
đều nhằm vào xuyên tạc, nói xấu, kích động nhằm gây mất ổn định trong nƣớc.
- Trong những năm qua, tình hình lộ bí mật, mất thông tin bí mật về kinh tế
đã xảy ra ở nhiều cơ quan, xí nghiệp và đã gây ra nhiều thiệt hại. Các hoạt động
nhằm phá hoại về kinh tế đƣợc tiến hành cả bề rộng lẫn bề sâu thông qua các
hoạt động lấy cắp bí mật kinh tế, tuyên truyền và kéo cán bộ quản lí kinh tế và
khoa học kĩ thuật phá hoại cơ sở vật chất. Trong tình hình hiện nay, chúng nhằm
vào phá hoại các chủ trƣơng đƣờng lối kinh tế, các công trình trọng điểm của ta.
- Tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, các vụ xâm nhập qua biên
giới diễn ra với nhiều hình thức, hoạt động xuất nhập cảnh cũng có nhiều thiếu
sót dẫn đến tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là các khu vực giáp biên. Lợi
dụng các mối quan hệ của các dân tộc hai bên biên giới, các đối tƣợng bên ngoài
qua lại, móc nối, lôi kéo, chia rẽ các dân tộc, dòng họ trong nƣớc hòng làm suy
yếu, tiến tới gây bạo loạn ở những nơi này. Số ngụy quân, ngụy quyền, đảng
phái phản động cũ còn ở trong nƣớc phần lớn đã cải tà, quy chính và đã nhận
thức rõ đƣợc chính sách đúng đắn của Nhà nƣớc, nhất là chính sách khoan hồng.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không chịu cải tạo, chúng vẫn ngấm ngầm
chống đối dƣới nhiều hình thức, tìm mọi cách móc nối với các đối tƣợng từ
ngoài vào để đƣợc giúp đỡ.
- Trong nhiều năm qua xuất hiện nhiều điểm nóng về ANTT, xuất phát từ
những bức xúc, bất bình của nhân dân trƣớc những việc làm sai trái, thiếu sót
của cán bộ cơ sở trong việc giải quyết đền bù đất đai... Do làm chƣa triệt để,
chƣa công bằng nên đã để một bộ phận nhân dân bị một số phần tử quá khích
kích động dẫn đến manh động làm rối loạn ANTT ở một số địa phƣơng. Đây

133
chính là những nguyên nhân tiềm ẩn, là mảnh đất tốt mà các thế lực thù địch
nhằm vào để kích động, gây ngòi nổ hòng gây mất ổn định trong xã hội ta.
Tóm lại : Tình hình về ANQG trong những năm qua nổi lên những vấn đề
khá phức tạp và nhạy cảm. Đó chính là những yếu tố có thể gây ra tình hình mất
ổn định, ảnh hƣởng đến sự an nguy của quốc gia, vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta đã
xác định bảo vệ ANQG là nhiệm vụ cực kì quan trọng của toàn Đảng, toàn dân
ta.
b) Tình hình về trật tự, an toàn xã hội
Trong những năm qua, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về
công tác giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn xã hội vẫn
còn rất nhiều vấn đề phức tạp, thậm chí có lúc, có nơi còn để xảy ra rất nghiêm
trọng. Trật tự, an toàn xã hội thời gian qua có những nét nổi bật sau :
- Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội : tội phạm kinh tế, tội phạm
ma tuý trong những năm qua có những diễn biến rất phức tạp.
Số vụ phạm tội hàng năm bị phát hiện có sự tăng giảm không đều trong đó
các vụ trọng án có chiều hƣớng tăng. Bình quân hàng năm có khoảng 70.000 vụ
phạm tội đƣợc phát hiện trong đó các vụ án giết ngƣời, giết cƣớp, cƣớp tài sản,
cƣớp giật có xu hƣớng tăng. Trong các vụ án giết ngƣời thì nguyên nhân chủ yếu
là nguyên nhân xã hội.
Các loại tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội ngày càng có xu hƣớng
chuẩn bị trƣớc, tình hình băng ổ nhóm và hiện tại các băng nhóm tội phạm câu
kết với nhau tạo thành những tổ chức tội phạm rất nguy hiểm gây nhức nhối,
bức xúc cho xã hội.
Các loại tội phạm hình sự khác nhƣ bọn đâm thuê, chém mƣớn, trả thù cá
nhân bằng bom thƣ, bom mìn hoặc tạt axít trong những năm qua cũng rất đa
dạng và là một nỗi nhức nhối của xã hội. Loại tội phạm này hoạt động rất manh
động, bất chấp hậu quả gây ra cho dù ngƣời bị hại có thể không phải là ngƣời
mà chúng cần trả thù, có những vụ tính chất đặc biệt nghiêm trọng, các vụ bắt
cóc nhằm tống tiền cũng có chiều hƣớng tăng. Bọn tội phạm nhằm vào các gia
đình giàu có rồi bắt cóc đòi tiền chuộc, có vụ chúng đòi tiền chuộc lên đến vài
trăm triệu. Có thể thấy rằng, tội phạm hình sự hoạt động ngày càng táo bạo,
manh động, chúng sử dụng đủ các loại hung khí, kể cả vũ khí nóng.
Thành phần đối tƣợng phạm tội rất đa dạng, đủ các loại ngƣời, có cả lƣu
manh cũng nhƣ nông dân, cán bộ, đảng viên, trí thức, sinh viên. Trong đó đáng
lo ngại là các vụ trả thù cá nhân do mâu thuẫn nội bộ rồi đi thuê giang hồ xã hội
đen trả thù.
Thủ đoạn gây án của bọn tội phạm hình sự rất đa dạng, từ những thủ đoạn
đơn giản cổ điển nhƣng hiệu quả nhƣ “vãi thóc gọi gà” của bọn lừa đảo đến
những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn giết ngƣời dùng các loại độc chất khó
phát hiện.
Về địa bàn hoạt động, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội xảy ra ở tất cả các
địa bàn trong cả nƣớc nhƣng tập trung vào các thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh nhƣ Đồng Nai, Bình
Dƣơng, Hà Tây, Nam Định.

134
Các loại án kinh tế, tuy số vụ không tăng nhiều nhƣng quy mô, tính chất rất
nghiêm trọng, trong đó nổi lên những vụ chiếm đoạt thuế VAT, các vụ tham ô
với số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Điển hình nhƣ các vụ Lã Thị
Kim Oanh, vụ công ti dầu khí, PMU18... đối tƣợng phạm tội kinh tế cho thấy
hầu hết có sự liên kết với nhau. Đây cũng là một đặc điểm của loại tội phạm này.
Vì thế, việc điều tra, khám phá gặp rất nhiều khó khăn. Loại tội phạm loại này
thƣờng có sự “bọc lót”, “che chắn” cho nhau, tài sản bị mất là tài sản nhà nƣớc
nên ý thức tự giác đấu tranh của công dân tại những cơ quan, doanh nghiệp này
chƣa cao, đây cũng là lí do giải thích tại sao công tác điều tra, thanh tra chƣa đạt
hiệu quả cao. Các lĩnh vực xảy ra tội phạm kinh tế thƣờng có ở các ngành kinh
tế nhƣ xây dựng cơ bản, ngân hàng, đầu tƣ, xuất nhập khẩu. Tình trạng buôn lậu
trốn thuế trong những năm qua vẫn chƣa giảm đáng kể, chúng đƣợc thực hiện cả
ở vùng cửa khẩu biên giới, trên biển, trên các tuyến vận chuyển, kể cả các tuyến
hàng không. Mặt hàng buôn lậu đa dạng chủng loại từ vải vóc, máy móc đến điện
thoại di động, thuốc chữa bệnh. Trong tình hình hiện nay, buôn lậu xảy ra phức
tạp nhất ở các địa bàn trọng điểm nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các khu
vực biên giới Tây Nam, biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung quốc.
Tội phạm kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về vật chất, mà còn
làm mất đi cả một bộ phận cán bộ, đảng viên gây ảnh hƣởng xấu về chính trị, xã
hội, có những vụ đƣợc coi là giặc nội xâm (PMU18).
Trong các năm qua, chúng ta đã đấu tranh quyết liệt với tội phạm về ma tuý,
việc thực hiện chƣơng trình quốc gia về phòng chống ma tuý mặc dù đã đạt
đƣợc những kết quả rất to lớn, nhƣng tội phạm ma tuý vẫn chƣa giảm cơ bản,
thậm chí còn xảy ra rất nghiêm trọng. Chúng ta đã phát hiện, xử lí hàng chục
nghìn vụ buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý, có những vụ rất
lớn. Những năm gần đây, các Toà án đã tuyên án tử hình hàng trăm tên tội phạm
ma tuý nhƣng tội phạm ma tuý vẫn xảy ra rất nghiêm trọng.
Thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma tuý ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt với các lực lƣợng đấu tranh, đã có nhiều cán
bộ, chiến sĩ hi sinh trong đấu tranh với loại tội phạm này. Địa bàn hoạt động của
loại tội phạm này tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải
Phòng và các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, các tuyến
trục đƣờng 8, 7, 6.
Các băng, nhóm, tổ chức tội phạm ma tuý thƣờng có sự liên kết với nhau cả
trong nƣớc lẫn quốc tế, quy mô, tính chất ngày càng lớn và ác liệt. Chúng không
từ một thủ đoạn tàn bạo nào, kể cả sử dụng trẻ em, con cháu để đƣa vào con
đƣờng phạm tội, lợi dụng mọi phƣơng tiện để vận chuyển trên một diện rộng
nên công tác phát hiện, đấu tranh của ta gặp nhiều khó khăn.
- Tình hình về tệ nạn xã hội, tai nạn, ô nhiễm môi trường xảy ra phức tạp,
thậm chí rất nghiêm trọng.
Tệ nạn xã hội là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực gây ra những hậu quả vô
cùng to lớn. Nó còn là bạn đồng hành, là sân sau của các loại tội phạm. Trong
những năm qua, các loại tệ nạn ở nƣớc ta vẫn chƣa giảm, thậm chí có loại còn
tăng nhƣ mại dâm, cờ bạc, nghiện hút...

135
Tệ nạn xã hội diễn ra ở hầu hết tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc, nó có một
số đặc điểm sau :
+ Tệ nạn xã hội mang tính phổ biến.
+ Tệ nạn xã hội mang tính lây lan rất nhanh, tệ nạn xã hội có quan hệ chặt
chẽ với tội phạm.
Hậu quả do tệ nạn xã hội gây ra ảnh hƣởng lớn đến hạnh phúc gia đình, xã
hội và nó còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thế kỉ
HIV/AIDS.
Đối tƣợng tham gia tệ nạn đủ các lứa tuổi, giới tính.
Mặc dù Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều loại văn bản pháp luật về phòng
chống tệ nạn, công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn đã đƣợc toàn dân và các cơ
quan chức năng tích cực tham gia, tuy nhiên hiệu quả còn thấp. Vì vậy, trong
những năm tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa, kiên quyết hơn nữa.
+ Cùng với tệ nạn xã hội, tình trạng tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai
nạn nghề nghiệp rủi ro xảy ra rất nghiêm trọng và có chiều hƣớng gia tăng.
Trong các loại tai nạn thì tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất, các vụ tai nạn
giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ hàng năm cƣớp đi sinh mạng của
hàng chục nghìn ngƣời và hàng trăm nghìn ngƣời trở thành phế nhân, tài sản bị
hƣ hỏng rất nghiêm trọng. Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông có rất
nhiều nhƣ :
+ Do số lƣợng phƣơng tiện giao thông tăng rất nhanh, nhất là ô tô, xe máy.
Bên cạnh đó, việc xử lí những vi phạm trật tự, an toàn giao thông còn nhiều
bất cập. Mặc dù đã có Luật giao thông đƣờng bộ, Nghị quyết 13 của Chính phủ,
các Nghị định 14, 15 của Chính phủ nhƣng tình trạng vi phạm vẫn không giảm.
Những vụ tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp, rủi ro, các vụ cháy nổ trong
những năm qua xảy ra cũng hết sức lo ngại. Đã có nhiều vụ sập nhà khi đang
xây dựng, sập hầm lò và đặc biệt là tình hình cháy nổ xảy ra ngày càng tăng.
Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng cũng đáng báo động. Tình trạng chặt phá rừng
đầu nguồn bừa bãi, dẫn đến ô nhiễm gây lũ lụt, hạn hán ; ô nhiễm nguồn nƣớc
rất cao, việc không đảm bảo nƣớc sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm cộng với các
dịch cúm gà, lở mồm long móng lây lan gây nên tình trạng nhiễm bệnh rất lớn,
bên cạnh đó là hàng nghìn vụ ngộ độc thức ăn, có những vụ ngộ độc tập thể gây
nguy hiểm tính mạng cho cả hàng trăm ngƣời.
Tóm lại, tình hình về trật tự, an toàn xã hội trong những năm qua đã và đang
là vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta phải quyết tâm
khắc phục, giải quyết. Trên cơ sở đó, chúng ta mới giữ vững đƣợc trật tự, an
toàn xã hội cùng với bảo vệ vững chắc ANQG góp phần ổn định tình hình, làm
nền tảng cho sự phát triển của đất nƣớc.
3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong thời
gian tới
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá IX về
chiến lƣợc BVTQ trong tình hình mới thì mục tiêu công tác bảo vệ ANQG, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân là : Huy
động và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn
dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong đó lực lượng Công an nhân dân

136
đóng vai trò nòng cốt, xung kích, tiếp tục xây dựng lực lượng Công an cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc với Đảng và gắn bó mật thiệt với nhân dân, đấu tranh ngăn chặn làm thất
bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, ngăn chặn các loại tội
phạm.
Yêu cầu cơ bản nhất trong thời gian tới là phải tập trung vào những nhiệm
vụ trọng tâm chủ đạo nhằm tạo ra một sự chuyển biến thực sự, rõ nét hơn về tổ
chức và hoạt động của lực lượng Công an nhân dân, để trong bất cứ tình huống
nào cũng phải giữ vững được ANQG, trật tự, an toàn xã hội, BVTQ, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào thực tiễn về ANTT đã và đang diễn ra có đƣa ra dự báo sau :
a) Tình hình quốc tế trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp hơn
Một là, sau cuộc chiến tranh Irắc, các thế lực hiếu chiến tiếp tục thực hiện
chiến lƣợc "đánh đòn phủ đầu" lợi dụng đòn tấn công chống lại "chủ nghĩa
khủng bố" ra sức lộng hành đe doạ hoà bình chủ quyền của các quốc gia dân tộc.
Hai là, quan hệ giữa các nƣớc lớn tiếp tục đan xen cả hai mặt đấu tranh và
thoả hiệp. Một mặt, vì lợi ích của dân tộc, quốc gia và giai cấp mà họ đại diện,
họ tìm cách xoa dịu các mâu thuẫn, tìm những điểm tƣơng đồng để hợp tác tránh
đối đầu. Mặt khác, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đơn phƣơng, sự lộng hành
của các thế lực hiếu chiến sẽ gia tăng.
Ba là, phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh bảo vệ hoà bình, độc
lập dân tộc sẽ tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá
do chủ nghĩa tƣ bản chi phối sẽ tiếp tục dâng cao. Tuy nhiên, các lực lƣợng đấu
tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội hiện nay vẫn chƣa có sức
mạnh thống nhất.
Bốn là, xu thế toàn cầu hoá về kinh tế sẽ tiếp tục phát triển. Hiện đã có 150
nƣớc tham gia WTO, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nƣớc tham gia. Cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực vật liệu, công nghệ sinh học
và tin học sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Tình hình đó sẽ mở ra những cơ hội mới,
đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới.
Năm là, tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục không ổn định. Cuộc khủng
hoảng của các trung tâm kinh tế lớn sẽ tiếp tục trầm trọng thêm gây bất ổn định
trên thị trƣờng tài chính. Khoảng cách giữa các nƣớc công nghiệp phát triển và
các nƣớc đang phát triển sẽ ngày càng rộng ra. Các cuộc tranh chấp trên biển và
tranh chấp về nguồn dầu khí ở Trung đông và ở Nga sẽ gay gắt hơn.
Tuy vậy, những diễn biến phức tạp đó chƣa làm đảo lộn chiều hƣớng đã diễn
ra sau khi chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Liên xô và Đông âu. Hoà bình, hợp tác
và phát triển vẫn là xu thế lớn của thời đại.
b) Tình hình khu vực Đông Nam Á vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn
định
- Chủ nghĩa khủng bố vẫn hoạt động ở một số nƣớc gây ra những thảm hoạ
cho nhân dân và chính quyền ở nơi đó ; mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo làm bùng
nổ những cuộc xung đột ở một số khu vực khá nghiêm trọng.
- Sự tranh chấp giữa các nƣớc lớn ngày càng tăng. Mĩ đã tăng cƣờng hiện
diện lực lƣợng quân sự ở Đông Nam á. Bằng những hiệp định song phƣơng và

137
đa phƣơng về hợp tác chống khủng bố, Mĩ can thiệp sâu hơn vào khu vực, kích
động li khai, đồng thời lôi kéo Đông Nam á vào quỹ đạo của mình, kiềm chế các
nƣớc lớn khác trong khu vực. Một số nƣớc lớn khác đã tăng cƣờng phát huy ảnh
hƣởng của mình bằng các quan hệ kinh tế.
- Trƣớc tình hình đó sự gắn kết trong ASEAN và vị trí của Hiệp hội trên
trƣờng quốc tế sẽ gặp nhiều thách thức nhƣng ASEAN tiếp tục là nhân tố quan
trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Cơ chế AFTA
của 10 nƣớc ASEAN sẽ đƣợc thực hiện triệt để. Các cơ chế hợp tác ASEM (hợp
tác Á - Âu), cơ chế thƣơng mại tự do với Trung quốc đang mở rộng sự tác động
trên một quy mô rộng lớn và hiệu quả hơn trƣớc.
- An ninh ở Campuchia và Lào có khả năng phức tạp hơn. Các thế lực bên
ngoài sẽ can thiệp sâu hơn, đẩy mạnh chiến lƣợc "Diễn biến hoà bình", đe doạ
anh ninh và ổn định khu vực. Tuy nhiên, chúng không thể làm thay đổi chiều
hƣớng phát triển của Lào và Campuchia vì hoà bình, độc lập, hợp tác và phát
triển.
c) Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới
- Thuận lợi
+ Thuận lợi cơ bản là tiềm lực và vị thế quốc tế của nƣớc ta đƣợc tăng
cƣờng. Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành đƣợc
những thành tựu hết sức to lớn. Tăng trƣởng kinh tế liên tục trong nhiều năm
đạt trên 7%, đƣợc xếp vào loại cao của thế giới. Đời sống vật chất đƣợc cải
thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2006 đạt 638 USD/ngƣời. Nếu tính
theo sức mua của đồng tiền thì con số đó lớn hơn nhiều lần. Chỉ số phát triển
con ngƣời (HDI) đã vƣơn lên thứ 101/192 quốc gia. Do chính sách ngoại giao
cởi mở, trên cơ sở độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chủ động hội nhập,
phƣơng châm "là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc", chúng ta đã đặt quan hệ
ngoại giao với 167 nƣớc và quan hệ thƣơng mại với trên 100 quốc gia, khu vực
và vùng lãnh thổ thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài trên 40 tỉ USD. Vị thế quốc tế của
Việt Nam đƣợc tăng cƣờng.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, dày dạn kinh
nghiệm ; đƣờng lối đổi mới của Đảng đã đƣợc kiểm chứng qua thực tiễn là đúng
đắn, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ.
+ Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết, tin tƣởng vào
Đảng và chế độ ; ngày càng thể hiện bản lĩnh năng động, sáng tạo trong sự
nghiệp xây dựng và BVTQ.
+ LLVT cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân,
vƣơn lên làm tròn nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới.
Với những thuận lợi trên, chúng ta hoàn toàn có khả năng giữ vững hoà
bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc theo định hƣớng XHCN.
- Khó khăn
+ Thách thức lớn nhất đối với an ninh trật tự ở nƣớc ta là các mối đe doạ
(các nguy cơ) : tụt hậu xa hơn về kinh tế đối so với nhiều nƣớc trong khu vực và
trên thế giới ; chệch hƣớng xã hội nchủ nghĩa ; nạn tham nhũng và tệ quan liêu ;

138
"diễn biến hoà bình". Các mối đe doạ trên diễn biến đan xen phức tạp, không thể
xem nhẹ mối đe doạ nào.
+ Những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị, các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nếu
không đƣợc kịp thời khắc phục có hiệu quả sẽ là nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh
trật tự của nƣớc ta.
+ Hoạt động "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch sẽ
gia tăng. Các thế lực phản động tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền
để can thiệp vào nội bộ nƣớc ta.
+ Các hành động xâm hại độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nƣớc ta vẫn
sẽ tiếp diễn.
4. Đối tác và đối tƣợng đấu tranh trong công tác bảo vệ an nin h quốc gia,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Trong tình hình hiện nay, cần có cách nhìn nhận mới và thống nhất về vấn
đề đối tác và đối tƣợng đấu tranh theo nguyên tắc :
- Những ai chủ trƣơng tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác
của chúng ta.
- Bất kể thế lực nào có âm mƣu và hành động chống phá mục tiêu của nƣớc
ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tƣợng đấu tranh.
- Mặt khác, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có
cách nhìn nhận biện chứng : trong mỗi đối tƣợng vẫn có thể có mặt cần tranh
thủ, hợp tác ; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích
của ta. Trên cơ sở đó, cần khắc phục cả hai khuynh hƣớng mơ hồ mất cảnh giác
hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trƣơng và trong xử lí các tình huống cụ
thể.
Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải thƣờng xuyên đấu tranh với các cơ
quan tình báo nƣớc ngoài hoạt động phƣơng hại đến an ninh quốc gia của nƣớc
ta ; các trung tâm thông tin chống phá Việt Nam ; các tổ chức và bọn phản động
ngƣời Việt lƣu vong ; các loại phản động ở trong nƣớc và bọn tội phạm hình sự
nguy hiểm. Để xác định đúng các đối tƣợng đấu tranh trong công tác bảo vệ an
ninh trật tự cần dựa vào các căn cứ sau :
- Căn cứ vào nhiệm vụ và đối tƣợng đấu tranh của cách mạng trong từng
giai đoạn.
- Căn cứ vào nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, bảo vệ
chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay.
- Căn cứ vào thực tế hoạt động của các loại đối tƣợng xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội từ trƣớc đến nay ở nƣớc ta.
a) Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gía
Có nhiều loại cụ thể, trong tình hình hiện nay cần tập trung đấu tranh với
các loại sau :
- Gián điệp : Gián điệp là ngƣời Việt Nam hay ngƣời nƣớc ngoài, hoạt động
cá nhân hay có tổ chức, chịu sự chỉ huy của nƣớc ngoài để tiến hành các hoạt
động điều tra thu thập tình báo, gây cơ sở bí mật và phá hoại nhằm chống lại
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam.

139
- Phản động : Phản động là những cá nhân hay tổ chức có âm mƣu và hoạt
động phản cách mạng chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, nhƣng không chịu sự
chỉ huy của nƣớc ngoài.
Trong tình hình hiện nay cần tập trung đấu tranh với những loại sau :
+ Các tổ chức và cá nhân phản động trong số ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài
đang có những hoạt động chống Việt Nam.
+ Bọn phản động lợi dụng tôn giáo.
+ Bọn phản động lợi dụng dân tộc ít ngƣời, nhất là bọn có sự câu kết của các
lực lƣợng phản động bên ngoài.
+ Bọn phản động trong ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ
không chịu cải tạo.
+ Bọn có tƣ tƣởng, quan điểm sai trái, những phần tử trong nội bộ bất mãn
thoái hoá biến chất trở thành phản động, chống Đảng, chống CNXH ; số cơ hội
chính trị.
b) Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội
Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội là những người có hành vi
phạm tội gây thiệt hại đến tài sản XHCN và tài sản của công dân, đến tính mạng
sức khỏe và danh dự phẩm giá của con người, đến trật tự ATXH nhưng không có
mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trong các đối tƣợng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội hiện nay có những
ngƣời phạm tội nhất thời, có đối tƣợng phạm tội chuyên nghiệp, với tính chất và
mức độ nguy hiểm khác nhau. Các đối tƣợng này bao gồm :
+ Các đối tƣợng xâm phạm trật tự xã hội (tội phạm hình sự).
+ Các đối tƣợng xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và chức vụ (tội phạm kinh
tế).
+ Các đối tƣợng về ma tuý (tội phạm ma tuý).
Trong số các đối tƣợng trên cần tập trung vào đấu tranh với các đối tƣợng
sau :
. Bọn tội phạm kinh tế, nhất là bọn tham nhũng, bọn buôn lậu, bọn sản xuất
tàng trữ và tiêu thụ tiền giả.
. Bọn tội phạm về ma tuý.
. Bọn tội phạm hình sự, tập trung vào bọn hoạt động có tổ chức, bọn lƣu
manh chuyên nghiệp, sử dụng bạo lực, tội phạm có quan hệ với nƣớc ngoài.
c) Các tai nạn, tệ nạn xã hội
Phòng ngừa và làm giảm đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại do các tai nạn
xã hội (tai nạn giao thông, tai nạn do sử dụng bảo quản chất nổ chất cháy không
đúng quy định, tai nạn do sự cố kĩ thuật, do thiên nhiên...) gây ra.
Bài trừ các tệ nạn xã hội. Trƣớc mắt phải đẩy lùi một bƣớc các loại tệ nạn xã
hội nhƣ ma tuý, cờ bạc, mại dâm.
5. Một số quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội
a) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nhân dân làm chủ, công an là lực

140
lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội
- Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt là nhân tố quyết định thắng
lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, trong đó có công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội. Chỉ có Đảng lãnh đạo mới có thể huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp
của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội, bảo đảm thắng lợi trọn vẹn và
triệt để trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội. Đảng lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt thể hiện : Đảng đề ra đƣờng
lối chính sách và phƣơng pháp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an
toàn xã hội một cách đúng đắn, đồng thời lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nƣớc
và các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đƣờng lối chính sách đó.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc
gia và trật tự, an toàn xã hội
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là sự nghiệp của
nhân dân, là nghĩa vụ đồng thời cũng là lợi ích thiết thân của nhân dân. An ninh
quốc gia an ninh quốc gia an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội có đƣợc bảo
vệ tốt hay không thì vấn đề rất quan trọng là do sự giác ngộ của nhân dân về
quyền làm chủ của mình trên lĩnh vực đó. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
thực chất đó là cuộc vận động phong trào cách mạng của quần chúng nhằm xây
dựng trật tự an ninh, trật tự nhân dân từ cơ sở. Nhân dân có điều kiện và khả
năng để thực hiện quyền làm chủ đó.
Nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động thể hiện :
Quán triệt sâu sắc và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các chế độ thể lệ nội quy về bảo vệ an ninh
trật tự. Đấu tranh kiên quyết với các thế lực thù địch, bọn phản cách mạng và
bọn phạm tội khác, với mọi hành vi vi phạm pháp luật và những hiện tƣợng tiêu
cực trong đời sống xã hội ; kiên quyết giữ vững an ninh trật tự ở mọi nơi mọi
lúc. Tự giác tham gia các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, tích cực
giúp đỡ các cơ quan chuyên trách nhất là lực lƣợng Công an nhân dân, các lực
lƣợng bảo vệ ở địa phƣơng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tự giác tổ chức, tham gia
xây dựng và quản lí cuộc sống mới văn minh trật tự, yên vui lành mạnh ở địa
phƣơng, đơn vị công tác, sản xuất, chiến đấu.
- Tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc là công cụ sắc bén để nhân dân lao
động thực hiện quyền làm chủ của mình trên mọi lĩnh vực, trong đó có công tác
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Nhà nƣớc có mạnh
(hiệu lực) thì quyền làm chủ của nhân dân mới đƣợc đảm bảo vững chắc.
Nội dung tăng cƣờng hiệu lực quản của Nhà nƣớc : Phát huy mạnh mẽ tác
dụng của pháp chế xã hội chủ nghĩa làm cho nó trở thành vũ khí sắc bén để xây
dựng và quản lí nền trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa. Phải thƣờng xuyên quan tâm
xây dựng các cơ quan chuyên trách trong công tác bảo vệ an ninh quiốc gia và
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Phát huy vai trò tác dụng của hội đồng nhân dân

141
và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc ban hành và đôn đốc tổ chức thực hiện
những quy định về công tác bảo vệ ở địa phƣơng. Phối kết hợp chức năng quản
lí của các cơ quan Nhà nƣớc vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn
xã hội.
- Công an là lực lượng nòng cốt
Lực lƣợng Công an là chỗ dựa trực tiếp và thƣờng xuyên cho các ngành, các
cấp và quần chúng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội. Lực lƣợng Công an phải tập trung giải quyết những khâu cơ bản nhất ; tổ
chức hƣớng dẫn các lực lƣợng khác thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội. Qua thực tiễn tiến hành cuộc đấu tranh, lực lƣợng
Công an phải làm tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc về những vấn đề có liên quan
đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội có liên
quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội. Do đó để đảm bảo
thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong cuộc đấu tranh, lực lƣợng Công an phải biết
kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với công tác nghiệp vụ của các
cơ quan chuyên môn. Sự kết hợp đó thể hiện : Quần chúng phát hiện cung cấp
tình hình, cơ quan chuyên môn thu thập ý kiến đó. Những ý kiến đó phải đƣợc
tổng hợp, kết hợp với nghiệp vụ chuyên môn của các ngành để tìm ra bản chất
của vấn đề và biện pháp xử lí. Phải coi trọng cả hai mặt đó, không đƣợc coi nhẹ
mặt nào.
b) Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống của dân tộc ta trong quá trình
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đảng, Nhà nƣớc ta đã kế thừa và phát huy truyền thống
đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự
ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng vững chắc của
an ninh trật tự và ngƣợc lại an ninh trật tự vững chắc mới có điều kiện ổn định
phát triển đất nƣớc về mọi mặt. Cần nhận thức an ninh trật tự đƣợc giữ vững
củng cố và phát triển là dựa trên nền tảng kinh tế, xã hội ổn định và phát triển.
Hiện nay kết hợp chặt chẽ giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu khách
quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự
kết hợp giữa quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng có nội dung rất
rộng, hình thức và cơ chế kết hợp cũng rất phong phú và đa dạng. Một trong
những nội dung quan trọng của việc kết hợp giữa an ninh với quốc phòng là kết
hợp chặt chẽ giữa xây dựng trật tự an ninh nhân dân với thế trậnquốc phòng toàn
dân.
c) Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội
An ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội là hai thành phần cấu thành trật tự
xã hội. Bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo
vệ thành quả của cách mạngxã hội chủ nghĩa, tạo ra một trong những điều kiện
cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong xã hội. An ninh quốc
gia đƣợc bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự
an toàn xã hội. Trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững sẽ tạo điều kiện cho an
ninh quốc gia càng đƣợc củng cố vững chắc, hiệu lực quản lí của Nhà nƣớc

142
đƣợc tăng cƣờng, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc bảo đảm vững chắc, cuộc
sống của mọi ngƣời đƣợc yên vui, hạnh phúc.
6. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ ANQG và giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội
sinh viên là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, với trách nhiệm công dân của
ngƣời thanh niên trong thời đại mới, chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ
ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ? Muốn vậy, mỗi ngƣời sinh viên không
những phải nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
về bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội mà còn vận động mọi ngƣời
cùng tự giác chấp hành.
a) Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo
vệ ANQG, trật tự, an toàn xã hội
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 :
Điều 11. Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách
tham gia công việc của Nhà nƣớc và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn ANQG và trật tự, an
toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.
Điều 44. BVTQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững ANQG là sự nghiệp
của toàn dân. Nhà nƣớc củng cố và tăng cƣờng nền QPTD và ANND, nòng cốt
là các LLVT nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc để bảo vệ
vững chắc Tổ quốc. Cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công
dân phải làm tròn trách nhiệm quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
Điều 79. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo
vệ ANQG, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy
tắc sinh hoạt công cộng. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật,
tham gia bảo vệ ANQG, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp
hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
- Luật Thanh niên của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2001
Điều 11. BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên.
Đƣợc huấn luyện chƣơng trình GDQP ; thực hiện NVQS, tham gia các LLVT
theo quy định của pháp luật. Tham gia xây dựng nền QPTD, giữ gìn bí mật quốc
gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến ANQG và trật tự, an
toàn xã hội.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lí nhà nƣớc và xã
hội :
+ Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Đƣợc ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy
định của pháp luật ; đƣợc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ
chức về những vấn đề mà mình quan tâm ; tham gia góp ý xây dựng các chính
sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.
+ Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc.
- Luật về ANQG năm 2004

143
Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
...
Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm.
Điều 8. Trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ ANQG
Bảo vệ ANQG là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có
trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ ANQG theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động bảo vệ ANQG
+ Nhà nƣớc bảo vệ, giữ bí mật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lƣợng chuyên
trách bảo vệ ANQG và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ ANQG.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ ANQG có thành tích thì
đƣợc khen thƣởng, bị tổn hại về danh dự thì đƣợc khôi phục, bị thiệt hại về tài
sản thì đƣợc đền bù ; ngƣời bị thƣơng tích, tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về
tính mạng thì bản thân và gia đình đƣợc hƣởng chế độ, chính sách theo quy định
của pháp luật.
Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ ANQG
...
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ ANQG
+ Tham gia lực lƣợng bảo vệ ANQG và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG
theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo hành vi xâm phạm ANQG, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ ANQG xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
+ Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ
ANQG khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
ANQG.
+ Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động
xâm phạm ANQG cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG
nơi gần nhất.
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ ANQG theo quy định
của pháp luật.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và ngƣời có trách nhiệm tiến hành các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm
ANQG.
+ Giáo dục bảo vệ ANQG là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản
lí nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đƣa nội dung giáo dục bảo vệ
ANQG vào chƣơng trình dạy học trong nhà trƣờng và các cơ sở giáo dục khác
phù hợp với ngành học, cấp học.
- Bộ luật hình sự đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá X, kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 :
- Bộ luật Tố tụng hình sự đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 :
Điều 25. Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm

144
+ Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi
phạm tội ; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ
lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và
công dân tham gia tố tụng hình sự ; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác
về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, ngƣời đã tố giác tội phạm biết.
+ Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện
để cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
b) Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội
Sinh viên trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần phải nhận thức
đúng vai trò trách nhiệm của mình và tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ ANQG,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, cụ thể là :
- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh để bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay go, quyết liệt,
phức tạp, lâu dài. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các thế lực thù địch và các
phần tử chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đang ra sức tiến hành các hoạt động diễn biến hoà bình bằng mọi
thủ đoạn. Trong đó, chúng triệt để chú ý địa bàn là các trƣờng đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp ; lợi dụng lừa phỉnh sinh viên - những ngƣời rất năng
động, sáng tạo nhƣng chƣa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống là địa bàn và đối
tƣợng để thực hiện diễn biến hoà bình. Do vậy, sinh viên cần phải cảnh giác, rất
tích cực trong đấu tranh với những hành động sai trái, với các phần tử thoái hoá
biến chất trong các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nƣớc nhƣng không để các thế lực
thù địch, các phần tử chống đối lợi dụng mình để thực hiện diễn biến hoà bình
nhằm làm suy yếu, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
xoá bỏ chế độ XHCN ở nƣớc ta.
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ ANQG giữ gìn trật
tự ATXH :
+ Phát hiện những tổ chức, ngƣời có hành vi tuyên truyền lôi kéo sinh viên
tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật nhằm chống lại Đảng, Nhà
nƣớc để báo cho lãnh đạo của trƣờng, chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp
luật biết, có ý thức bảo vệ bí mật nhà nƣớc.
+ Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự ngay trong trƣờng học, kí túc
xá, khu vực dân cƣ mà mình sinh sống, bảo vệ môi trƣờng, giúp đỡ các cơ quan
chuyên trách trong bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
+ Tham gia các hoạt động xã hội để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
nhƣ : chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đƣờng bộ, giữ gìn trật tự, vệ sinh ở
nơi công cộng. Bản thân không tham gia đua xe và cổ vũ cho đua xe trái phép,
vận động nhiều ngƣời cùng tham gia chấp hành tốt những quy định của pháp luật
nhƣ mình.
+ Bản thân luôn nhận thức đƣợc sự nguy hại của các tệ nạn xã hội để không
mắc phải, mặt khác sinh viên còn tuyên truyền vận động cho nhiều ngƣời khác thấy
đƣợc sự nguy hại của các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Phát
hiện những địa điểm tổ chức, đối tƣợng tham gia các tệ nạn xã hội để báo cáo cho

145
lãnh đạo nhà trƣờng, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà
trực tiếp là lực lƣợng Công an nhân dân để có biện pháp đấu tranh kịp thời có
hiệu quả.
+ Tích cực tham gia chƣơng trình quốc gia phòng, chống tội phạm ; phát
hiện, tố giác kịp thời các đối tƣợng, băng nhóm tổ chức tội phạm để các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền có biện pháp giải quyết kịp thời.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị khoa học kĩ thuật nghiệp vụ
chuyên môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình
góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.
- Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cƣờng thể lực, luyện tập quân sự theo
chƣơng trình GDQP để góp phần chuẩn bị cho lực lƣợng SSCĐ BVTQ
- Hƣớng nghiệp tham gia các LLVT bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội, nhƣ tham gia lực lƣợng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng…
Điều 6 : Luật CAND quy định :
+ Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học
vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì
có thể đƣợc tuyển chọn vào Công an nhân dân.
+ Công an nhân dân đƣợc ƣu tiên tuyển chọn sinh viên, sinh viên tốt nghiệp
xuất sắc ở các học viện, trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy
nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
Với truyền thống của mình, bằng sự năng động sáng tạo của sinh viên dƣới
sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, của lãnh đạo các nhà trƣờng các tổ chức đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức của sinh viên chắc chắn sinh viên
trong các trƣờng đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chúng ta sẽ đóng
góp, cống hiến những khả năng cao nhất của mình cùng toàn Đảng, toàn dân và
các cơ quan chuyên trách bảo vệ vững chắc ANQG TTATXH, góp phần xây
dựng thành công CNXH ở nƣớc ta.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1 : Anh (chị) hãy phân tích quan điểm : “Công tác bảo vệ ANQG, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự quản lí thống nhất của Nhà nƣớc, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ
thống chính trị và toàn dân tộc, lực lƣợng chuyên trách bảo vệ ANQG, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội làm nòng cốt”. ý nghĩa thực tiễn rút ra đối với bản thân ?
Câu 2 : Tại sao xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phải đi đôi
với bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Câu 3 : Anh (chị) hãy phân tích nội dung công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội ở nƣớc ta hiện nay.
Câu 4 : Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội hiện nay.

146
Bài 14
XÂY DỰNG PHONG TRÀO
TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác vận động quần
chúng bảo vệ an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giúp
ngƣời học nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo
vệ an ninh trật tự ; có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh - trật tự, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật.
- Nhận thức đƣợc vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ
an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ; các hình thức, biện pháp tổ
chức vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ
sở.

II. NỘI DUNG


1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN
NINH TỔ QUỐC
a) Quan điển về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân
trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Một số quan điểm về quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là lực lƣợng đông đảo, là nền tảng cho một nƣớc, là
gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Triết học duy tâm có nhận thức sai lạc: Xã hội chia làm hai hạng ngƣời “
Hạng thƣợng lƣu” và hạng “thứ dân”; Thƣợng đế, tinh thần là tuyệt đối; vua là
thiên tử, thay trời trị dân.
Các chế độ quân chủ tƣ sản hiện đại nêu vấn đề “Dân chủ”, “Lấy dân làm
gốc ”, nhƣng khác nhau về bản chất.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin lần đầu tiên đã phát hiện và khẳng định vai trò của
quần chúng nhân dân quyết định sự phát triển của xã hội, chính nhân dân lao động
là ngƣời làm nên lịch sử. Đây là một chuyển biến cách mạng trong nhân thức về
lịch sử, là một trong những cơ sở lý luận do chính Đảng của giai cấp vô sản.
Thực tiễn lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của ông cha ta đã chứng minh từ
thời các vua Hùng, Hai Bà Trƣng đến Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung… đều dựa
vào dân, khẳng định dân là gốc, biết sử dụng sức mạnh của dân để đánh tan các đội
quân xâm lƣợc hùng mạnh của các triều đại phong kiến Trung quốc , Mông cổ
Kế thừa tƣ tƣởng của ông cha ta về vai trò của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn nêu cao tƣ tƣởng cách
mạng là của dân do dân và vì dân. Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là
nguồn gốc sức mạnh truyền thống vô cùng quý báu của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh dƣa ra những quan điểm về dân “Trong bầu trời không có gì quý bằng
nhân dân”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
xong”….Dƣới ngọn cờ của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhân dân ta đã đồng
lòng hợp sức làm nên nhiều chiến công vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân

147
tộc, đánh thắng hai cƣờng quốc xâm lƣợc là Pháp và Mỹ; đang từng bƣớc xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nƣớc ta. Ngày nay trong giai đoạn đất
nƣớc ta chuyển sang thời kỳ phát triển mớí, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc, có những thuận lợi mới, thời cơ mới, song vẫn còn nhiều
trở lực và thách thức; Đảng và Nhà nƣớc ta có nhiều chủ trƣơng quan trọng về
đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân.
- Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ ANTQ
Đặc điểm của cuộc đấu tranh bảo vệ ANTQ là diễn ra trên diện rộng, khắp
mọi địa bàn, mọi lĩnh vực, là cuộc chiến đấu thƣờng xuyên mang tính gay go,
quyết liệt, phức tạp và lâu dài. Bọn gián điệp, phản động và tội phạm khác luôn
tìm cách trà trộn trong quần chúng, lợi dụng, lôi kéo, mê hoặc kể cả khống chế
để hoạt động.
+ Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo
các loại tội phạm để thu hẹp dần đối tƣợng phạm tội.
+ Khi nào nhƣời dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong việc xây
dựng cuộc sống mới lành mạnh, khi đó sẽ khắc phục dần những sơ hở, thiếu sót
mà địch và bọn tội phạm có thể lợi dụng.
+ Lực lƣợng Công an có hạn, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự không thể
thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần mà phải làm tốt công tác vận động quần
chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nhân dân giúp ta nhiều thì
thành công nhiều, giúp ta ít thì thành công ít, giúp ta hoàn toàn thì thắng lợi
hoàn toàn”.
b) Nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
- Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ
chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh
chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ tài sản Nhà nƣớc và tính mạng, tài sản của nhân dân.
- Vị trí, tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Trƣớc đây cũng nhƣ trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn giữ vị trí quan trọng không thể thiếu đƣợc đối
với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung và sự nghiệp bảo vệ an
ninh - trật tự nói riêng.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một bộ phận gắn bó khăng
khít, chặt chẽ với các phong trào hành động cách mạng khác của Đảng, Nhà
nƣớc ở địa phƣơng, đơn vị
Trong quá trình lãnh đạo các mạng, Đảng ta tiến hành nhiều cuộc vận động
quần chúng khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có
cuộc vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Giữa các
phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân với phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc có mối quan hệ khăng khít, tác động, hỗ trợ lẫn nhau;
các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân giải quyết nhiệm vụ
phát triển kinh tế văn hóa, xã hội là nền tảng vững chắc để phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc phát động và duy trì thƣờng xuyên, mạnh mẽ.

148
Ngƣợc lại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc nâng cao góp phần
phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh kịp thời với bọn tội phạm, ổn định đƣợc tình
hình an ninh trật tự, là điều kiện thuận lợi để phát triển các phong trào hành
động cách mạng khác của nhân dân đạt kết quả tốt.
+ Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí chiến lƣợc, là một
trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lƣợng Công an nhân dân, là nền
tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội.
Nhân dân lao động có khả năng to lớn, là ngƣời làm nên lịch sử, Từ trƣớc
đến nay Đảng ta luôn luôn khẳng định : cách mạng là sự nghiệp của toàn dân,
đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn tự an toàn xã hội cũng là sự nghiệp
của toàn dân. Mọi vấn đề an ninh trật tự xẩy ra khi giải quyết đều phải dựa vào
nhân dân. Quán triệt tƣ tƣởng này của Đảng, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định về “ Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Thực tiễn cho thấy phong trào hành động cách mạng của nhân dân nhƣ
phong trào “Ba không”, “Ngũ gia liên bảo”, “Thập gia liên báo” trong thời kỳ
chống Pháp ; Phong trào “bảo vệ trị an”, “Bảo mật phòng gian” trong những năm
chống Mỹ cứu nƣớc và hiện nay phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã
thực sự góp phần quan trọng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
cũng nhƣ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức vận
động nhân dân ở mức độ cao, đã trở thành ý thức tự giác cao độ của đông đảo
quần chúng nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, sự
tổ chức vận động hƣớng dẫn nghiệp vụ của lực lƣợng Công an nhân dân.
Đối với công tác công an, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có
tác dụng trực tiếp trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, ngăn ngừa làm
giảm tai nạn, đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội và các hiện tƣợng tiêu cực trong
đời sống xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc còn giúp lực lƣợng
Công an có điều kiện để triển khai sâu rộng các mặt công tác nghiệp vụ. Những
tin tức tài liệu đa dạng, phong phú thu đƣợc từ quần chúng nhân dân cung cấp là
cơ sở để lực lƣợng Công an nhân dân đấu tranh, trấn áp bọn tội phạm, bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc là động lực quan trọng để nâng cao ý thức tự giác của hàng chục triệu
ngƣời tham gia vào công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng đƣờng phố, từng
thôn, xóm, phƣờng, xã, cơ quan, xí nghiệp tạo thành thế chủ động trong phòng
ngừa, phát hiện và đấu tranh trấn áp tội phạm tạo thành một thế trận an toàn về an
ninh trật tự.
+ Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hình thức cơ bản để tập
hợp thu hút đông đảo quần chúng phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân
dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thực chất là hình thức hoạt động
có tổ chức, do đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia; là điều kiện cơ
bản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự.
Sức mạnh, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân là rất to lớn, song
sức mạnh và khả năng đó chỉ đƣợc phát huy khi quần chúng nhân dân đƣợc tổ

149
chức thành phong trào hành động cách mạng cụ thể. Chính bằng phong trào và
thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng nhân dân
mới có điều kiện tham gia vào công việc xây dựng, quản lý nền an ninh trật tự
nhiều hơn, tốt hơn và trực tiếp hơn. Vì vậy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc là hình thức cơ bản để tập hợp thu hút đông đảo nhân dân, phát huy
quyền làm chủ của họ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh - trật tự.
- Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh - trật tự
Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu
tranh với các loại tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội và phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, gắn với các
cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nƣớc, của các ban, ngành, đoàn thể, và của
địa phƣơng…góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
+ Đối tƣợng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đa dạng, liên quan
đến mọi ngƣời, mọi tầng lớp của xã hội.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mang tính xã hội sâu sắc, bởi
đối tƣợng vận động là tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội cho nên trình độ
hiểu biết về chính sách pháp luật, kiến thức xã hội; đặc điểm tâm lý, lối sống sinh
hoạt của từng tầng lớp nhân dân có khác nhau cho nên nó đã tác động ảnh hƣởng
lớn đến phong trào của từng địa phƣơng.
+ Nội dung, hình thức, phƣơng pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau.
Do khác nhau về vị trí đặc điểm của từng vùng, phong tục tập quán, điều
kiện hoàn cảnh kinh tế của từng địa phƣơng và tình hình hoạt động của bọn tội
phạm nên cách thức tổ chức vận động nhân dân, nội dung phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng có những điểm khác nhau để phù hợp với tình hình
của mỗi nơi, mỗi thời điểm, địa bàn nông thôn khác với thành phố, thị xã; miền
núi khác với miền biển; vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác với vùng đồng bào
theo các tôn giáo.
+ Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn liền với các
cuộc vận động khác của Đảng và Nhà nƣớc, gắn liền với việc thực hiện các
chính sách của địa phƣơng.
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có liên quan đến
việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, nhƣ : Chính sách
dân vận, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách với ngƣời có công…vì vậy
quá trình tổ chức vận động phải chú trọng gắn nghĩa vụ và quyền lợi; ý thức tự
giác của ngƣời dân, tạo mọi điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần của họ.
Thƣờng xuyên trang bị kiến thức về chính trị, pháp luật, nâng cao cảnh giác
trƣớc âm mƣu thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho quần chúng nhân dân.

2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN
BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
a) Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phòng trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc

150
Để góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nƣớc, chủ động khắc phục, đẩy lùi nguy cơ, đấu tranh làm thất bại hoạt
động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững ổn định chính trị và
môi trƣờng hòa bình, trong giai đoạn hiện nay công tác xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
- Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu
nước của nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt
động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bao gồm:
+ Chống chiến tranh tâm lý phá hoại tƣ tƣởng của các thế lực thù địch.
+ Bảo vệ an ninh kinh tế , an ninh xã hội, bảo vệ bí mật quốc gia.
+ Chống địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để
gây mất ổn định chính trị
+ Giữ vững khối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp
phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.
- Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống
tội phạm
+ Vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh chống
các loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa bàn
+ Vận động nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những ngƣời cần
phải giáo dục tại cộng đồng dân cƣ, nhƣ: các đối tƣợng có tiền án, tiền sự, đối
tƣợng tù tha, đối tƣợng đi cơ sở giáo dục, đi cơ sở chữa bệnh tha về còn có biểu
hiện hoạt động phạm pháp; tham gia vận động ngƣời phạm tội đang lẩn trốn ra
tự thú; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng thanh thiếu niên phạm tội;
tham gia quản lý giáo dục trẻ em làm trái pháp luật.
+ Vận động nhân dân chấp hành và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao
thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh mỹ quan nơi công cộng,
tham gia phòng chống gây rối trật tự công cộng, ngăn chặn kịp thời các vụ việc
lộn xộn xẩy ra ở nơi công cộng.
+ Hƣớng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục
lạc hậu, đấu tranh bài trừ văn hoá phẩm độc hại.
+ Xây dựng cơ quan đơn vị, cụm dân cƣ và từng gia đình an toàn, đoàn kết,
xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng dân cƣ, giữ vững đạo đức trong
sáng lành mạnh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của ngƣời
Việt Nam, bảo vệ môi trƣờng sống.
- Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn
thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa
phương
Kết hợp lồng ghép phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các cuộc
vận động cách mạng khác của Đảng, Nhà nƣớc ở địa phƣơng nhƣ cuộc vận động
xóa đói giảm nghèo, Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa
mới….
+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết liên tịch, thông tƣ liên
ngành, các quy chế phối hợp hoạt động giữa Công an xã với Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, trƣờng học đóng trên địa bàn.

151
+ Thƣờng xuyên theo dõi nắm bắt tình hình việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, kịp thời đề xuất lồng
ghép nội dung, yêu cầu của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù
hợp, nhằm phát huy vai trò của quần chúng trong việc bảo vệ an ninh - trật tự.
- Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại
cơ sở vững mạnh.
+ Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để rèn luyện, thử
thách xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức nhà nƣớc ở cơ sở
+ Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để thƣờng xuyên
đóng góp ý kiến xây dựng cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, lực lƣợng Công
an, kịp thời phát hiện đề nghị đƣa ra khỏi tổ chức Đảng, chính quyền, lực lƣợng
Công an những ngƣời không đủ tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực công tác;
đồng thời đề nghị bổ sung những nhân tố tích cực, ƣu tú xuất sắc trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vào cấp uỷ chính quyền cơ sở, để xây
dựng tổ chức Đảng, chính quyền, lực lƣợng Công an trong sạch vững mạnh.
Bốn nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là những nội dung cơ
bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Khi thực
hiện những nội dung trên đây phải căn cứ vào tình hình điều kiện hoàn cảnh cụ thể
của từng nơi, đặc biệt, phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo
đảm quốc phòng, an ninh ở từng địa phƣơng, từng cơ sở để đề ra nội dung công
tác cho sát hợp, có hiệu quả.
b) Phƣơng pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc
* Nắm tình hình
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trƣớc hết phải điều tra
nghiên cứu nắm vững tình hình mọi mặt liên quan đến an ninh trật tự, đây là công
việc đầu tiên làm cơ sở để định ra nội dung, hình thức, phƣơng pháp tiến hành các
bƣớc tiếp theo.
Nội dung nắm tình hình bao gồm:
+ Vị trí địa lý, đặc điểm địa bàn về phân bố dân cƣ, phong tực tập quán, nghề
nghiệp truyền thống, vấn đề tôn giáo, dân tộc có liên quan đến công tác xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn nhƣ: Tình hình ân mƣu, hoạt động của
các thế lực thù địch, các loại tội phạm; tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội; tình hình các
loại đối tƣợng cần quản lý giáo dục ở từng cụm dân cƣ.
+ Tình hình quần chúng chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nƣớc, các quy định của địa phƣơng; những mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân; tâm tƣ nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng nhân dân.
+ Tình hình các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng về vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức động viên quần chúng tham gia phong trào hành
động cách mạng của địa phƣơng, sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ những hiện
tƣợng tiêu cực (tham nhũng cửa quyền, sách nhiễu quần chúng, vi phạm quyền làm
chủ của nhân dân).

152
+ Tình hình diễn biến của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa
bàn qua từng thời kỳ; chú ý tới những mặt yếu kém, trì trệ, nguyên nhân và những
bài học kinh nghiệm rút ra.
+ Những sơ hở thiếu sót của ta trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nƣớc mà kẻ xấu có thể lợi dụng để kích động quần chúng, chia rẽ nội
bộ nhân dân, chia rẽ nhân dân với Đảng, với Chính quyền, với lực lƣợng vũ trang ở
địa phƣơng.
Trên cơ sở tình hình nắm đƣợc để tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá
về những mặt tích cực, những mặt tiêu cực, từ đó xác định đúng tính chất địa
bàn, những vấn đề nổi lên có liên quan đến công tác xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để có biện pháp giả quyết hoặc tham mƣu cho
Đảng, Nhà nƣớc có chủ trƣơng biện pháp giải quyết.
Phƣơng pháp nắm tình hình :
Để nắm đƣợc tình hình địa bàn một cách sát hợp phải có phƣơng pháp điều
tra nắm tình hình một cách khoa học, điều tra một cách chính xác khách quan,
toàn diện, sử dụng mọi lực lƣợng, nhiều biện pháp thông qua nhiều nguồn khác
nhau. Đối với cán bộ chủ chốt ở các cấp, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình
và nội dung cụ thể cần nắm, cần tập trung thực hiện tốt một số công việc để nắm
tình hình sau đây:
+ Nghiên cứu khai thác các tài liệu sẵn có để nắm tình hình địa bàn nhƣ: tài
liệu về tình hình an ninh trật tự ở địa phƣơng qua các năm; báo cáo sơ kết, tổng
kết về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc qua từng thời kỳ; tài liệu
quản lý về nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý các nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh trật tự, quản lý vũ khí, vật liệu nổ; tài liệu về tổ chức giữ gìn trật tự công
cộng và các tài liệu quản lý hành chính khác mà chính quyền và các cơ quan chức
năng đang quản lý
+ Đi sát cơ sở tiếp xúc gặp gỡ, thu thập ý kiến của các tổ chức, các tầng lớp
dân cƣ khác nhau nhƣ: Cán bộ công nhân viên đã nghỉ hƣu, những ngƣời có uy tín
trong cộng đồng dân cƣ, những ngƣời biết việc… để nắm tình hình
+ Trực tiếp điều tra khảo sát mọi hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể và quần chúng nhân dân ở địa phƣơng
+ Ngoài ra còn phải chú ý kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng các lực lƣợng,
phƣơng tiện, biện pháp nghiệp vụ khác để nắm tình hình. Kết hợp nắm tình hình
chung toàn địa bàn với đi sâu nắm tình hình cụ thể từng khu vực và nắm tình hình
toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng với đi sâu
nắm vững những khía cạnh mà nội dung, yêu cầu của công tác vận động quần
chúng đặt ra để rút ra những kết luận sát thực, làm cơ sở tham mƣu cho cấp ủy
Đảng đề ra chỉ thị, nghị quyết xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.
* Xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Căn cứ chỉ thị nghị quyết của cấp ủy Đảng và tình hình thực tế ở địa phƣơng
để chủ động xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
Nội dung của kế hoạch thể hiện những vấn đề cơ bản nhƣ sau:

153
+ Đánh giá tổng quát tình hình an ninh trật tự, tinh thần cảnh giác cách mạng,
ý thức trách nhiệm của quần chúng nhân dân, thực trạng phong trào toàn dân
trong thời gian đã qua và xác định sự cần thiết phải tiến hành vận động xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời gian tới.
+ Xác định mục đích, yêu cầu cụ thể phải đạt đƣợc của phong trào toàn dân
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
+ Xác định nội dung cụ thể của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc và hình thức, biện pháp để thực hiện nội dung cụ thể đó.
+ Xác định cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch, nhƣ: Phân công trách
nhiệm và quy định mối quan hệ phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể; giữa các
lực lƣợng tham gia xây dựng phong trào; phân chia các bƣớc và thời gian thực
hiện từng bƣớc, tiến hành xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
xác định điều kiện vật chất cần có để bảo đảm xây dựng phong trào đạt kết quả.
Phƣơng pháp xây dựng kế hoạch:
+ Trên cơ sở nội dung kế hoạch đƣợc xác định, tiến hành viết dự thảo kế
hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đảm bảo đủ về nội
dung, đúng về thể thức văn bản quản lý nhà nƣớc quy định
+ Tiến hành gửi bản thảo kế hoạch đến tổ chức cá nhân có liên quan để lấy ý
kiến, nhằm phát huy trí tuệ của tập thể, nâng cao tinh thần làm chủ, tính năng
động, sáng tạo của từng ngƣời trong xây dựng kế hoạch phát động phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể, tiến hành nghiên cứu bổ sung, xây
dựng hoàn chỉnh bản kế hoạch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phƣờng, xã phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự
* Tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân
Tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong công tác xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí rất quan trọng, làm cho họ nâng cao nhận
thức chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng, vai trò trách nhiệm, quyền lợi, từ đó
tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
Nội dung tuyên truyền giáo dục:
+ Tuyên truyền để nhân dân nhân thức rõ về âm mƣu, phƣơng thức thủ đoạn
hoạt động thâm độc, nham hiểm của các thế lực thù địch và các loại tội phạm,
nhận thức rõ bản chất sâu xa của chúng, thấy đƣợc tầm quan trọng, tính chất phức
tạp, quyết liệt và lâu dài của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội.
+ Tuyên truyền giáo dục nhân dân hiểu về đƣờng lối chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nƣớc, các quy định, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phƣơng,
nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với việc bảo vệ an ninh trật tự. Từ đó
quần chúng ý thức rõ đƣợc việc tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự là thiết
thực để bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của bản thân, gia đình, xóm làng
cũng nhƣ của toàn xã hội.

154
Ngoài những nội dung trên, tùy theo tình hình cụ thể từng nơi, từng lúc mà
lựa chọn, xác định thêm những nội dung khác để tuyên truyền giáo dục quần
chúng nhân dân cho thích hợp.
Phƣơng pháp tuyên tuyền giáo dục:
+ Triệt để khai thác sử dụng phƣơng tiện thông tin đại chúng và các loại hình
văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, áp phích khẩu hiệu, biểu ngữ… để tuyên truyền
giáo dục quần chúng nhân dân đạt hiệu quả.
+ Thông qua các hình thức sinh hoạt, hội họp của các tổ chức chính trị - xã
hội và thông qua hệ thống giáo dục các cấp ở địa phƣơng để tuyên truyền giáo
dục quần chúng.
+ Sử dụng lực lƣợng báo cáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền giáo
dục quần chúng theo từng chuyên đề nổi lên có liên quan trong từng thời gian
+ Thƣờng xuyên tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp quần chúng để tọa đàm, trao đổi,
giải thích những vấn đề về bảo vệ an ninh trật tự, thuyết phục tranh thủ những
ngƣời có uy tín trong cộng đồng dân cƣ để họ đồng tình với chủ chƣơng, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc từ đó mà tích cực tham gia thuyết phục,
giáo dục những ngƣời lừng chừng chậm tiến trong gia đình và cộng đồng
+ Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng trƣớc hết
phải tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhân thức cho cán bộ của các ban
trong Đảng, trong chính quyền, cán bộ lãnh đạo các ngành, các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức xã hội, sau đó tuyên truyền giáo dục sâu rộng ra trong nhân dân,
động viên mọi ngƣời cùng có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục lẫn nhau, tạo
nên sự nhất trí cao về chính trị, tƣ tƣởng trong nhân dân.
+ Kết hợp tuyên truyền giáo dục rộng rãi với tuyên truyền giáo dục cá biệt
bằng lời lẽ đơn giản và thực tế sinh động. Kết hợp chặt chẽ giữa việc tuyên truyền
giáo dục quần chúng thực hiện nội dung nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự với việc
thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và với phong
trào lao động sản xuất, xây dựng đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân ở
địa phƣơng.
Tuyên truyền giáo dục quần chúng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của địa
phƣơng, tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân. Phải chú ý giải quyết mâu thuẫn trong
đời sống xã hội, trong nội bộ nhân dân, kết hợp giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá
nhân với cộng đồng, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
Kịp thời biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt, khuyến khích các điển hình tiên tiến,
đồng thời gây dƣ luận xã hội nghiêm khắc lên án những hành động tiêu cực, vi
phạm pháp luật.
Các nội dung công tác cụ thể phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục quần chúng
nhân dân trên đây có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và trong từng nội
dung của phƣơng pháp đó cũng có ƣu điểm, nhƣợc điểm khác nhau, vì vậy phải
tùy tình hình cụ thể ở từng nơi, từng lúc để vận dụng linh hoạt, có hiệu quả.
* Hướng dẫn nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự
Hƣớng dẫn nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự là chỉ cho họ
biết cách phòng ngừa, chủ động phát hiện và giúp đỡ cơ quan chức năng để đấu
tranh có hiệu quả những hoạt động phá hoại của các thế lực phản động, hoạt động
của các loại tội phạm; phòng ngừa các tai nạn, bài trừ các tệ nạn xã hội

155
Nội dung hƣớng dẫn quần chúng bao gồm:
+ Hƣớng dẫn quần chúng bảo vệ, thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc; xây dựng và thực hiện các quy định về công tác bảo vệ
an ninh trật tự ở địa phƣơng.
+ Hƣớng dẫn quần chúng nhân dân phòng ngừa tội phạm, tham gia hòa giải
các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; quản lý, giáo dục các đối tƣợng cần phải
quản lý giáo dục ở địa phƣơng.
+ Hƣớng dẫn quần chúng nhân dân phát hiện tố giác với Công an, chính
quyền địa phƣơng những ngƣời, sự việc, hiện tƣợng nghi vấn xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia đấu tranh góp phầm làm thất
bại âm mƣu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bọn phản động và các
loại tội phạm khác.
+ Hƣớng dẫn quần chúng nhân dân lên án, đấu tranh chống mọi biểu hiện
tiêu cực, các lề thói hủ tục lạc hậu trong đời sống kinh tế xã hội, phòng ngừa và
làm giảm các tai nạn, bài trừ các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng.
+ Hƣớng dẫn quần chúng nhân dân tham gia xây dựng các tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể cách mạng, tham gia góp ý kiến xây dựng lực lƣợng Công
an, dân quân tự vệ trong sạch vững mạnh.
Phƣơng pháp hƣớng dẫn quần chúng
Phƣơng pháp hƣớng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh trật tự là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ việc bảo vệ những
lợi ích cá nhân trƣớc mắt đến lợi ích lâu dài của tập thể; từ việc bảo vệ lợi ích
kinh tế đơn thuần đến bảo vệ đƣờng lối, chính sách của Đảng; từ việc bí mật tố
giác và cung cấp tài liệu, tin tức về hoạt động của bọn tội phạm đến công tác đấu
tranh trực diện với chúng một cách có tổ chức.
- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội ở địa phương để tổ chức vận động toàn dân bảo vệ an ninh trật tự
Để huy động đƣợc sức mạnh của toàn dân tham gia nhiệm vụ bảo vệ an ninh
trật tự trong quá trình xây dựng phong trào, cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa các lực lƣợng, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội ở địa bàn. Nội dung
phối hợp cần tập trung vào các vấn đề:
+ Phối hợp chặt chẽ các lực lƣợng, các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ an
ninh trật tự trên địa bàn phƣờng, các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn để xây dựng các hình thức tổ chức quần chúng tự quản, Hội đồng bảo
vệ trật tự xã hội, Ban bảo vệ dân phố, lực lƣợng dân phòng và lực lƣợng bảo vệ
chuyên trách của các cơ quan doanh nghiệp
+ Phối hợp với các lực lƣợng, cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể quần chúng
để tuyên truyền, vận động, giáo dục, hƣớng dẫn giác ngộ cho ngƣời dân nắm
vững những yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh - trật tự trên địa bàn, nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự.
Làm cho quần chúng nắm vững đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nƣớc, các chế độ, nội quy, quy tắc về an ninh trật tự, âm mƣu, phƣơng thức,
thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn phản động và bọn tội phạm khác,
tình hình các tệ nạn xẩy ra trên địa bàn. Trên cơ sở đó nâng cao ý thức tự nguyện,
tự giác của ngƣời quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.

156
+ Phối hợp với cơ quan đợn vị, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong
việc chỉ đạo hƣớng dẫn thực hiện các mục tiêu yêu cầu đề ra trong công tác tổ
chức vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự .
- Xây dựng các tổ chức, lực lượng quần chúng nòng cốt làm hạt nhân để xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Xây dựng cá nhân và các tổ chức quần chúng nòng cốt làm hạt nhân để thúc
đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn cơ sở là một nội dung
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tổ chức vận động nhân dân. Lực lƣợng
quần chúng nòng cốt vừa là hạt nhân lãnh đạo phong trào, vừa là cầu nối giữa lực
lƣợng Công an với nhân dân vừa là ngƣời đi đầu, trực tiếp hƣớng dẫn nhân dân
thực hiện các quy định về an ninh trật tự. Vì vậy việc xây dựng lực lƣợng quần
chúng nòng cốt ở cơ sở để duy trì và phát triển, đẩy mạnh phong trào, đây là một
nội dung rất quan trọng không thể thiếu
* Các tổ chức quần chúng nòng cốt làm nhiệm vụ an ninh trật tự ở địa bàn
cơ sở gồm:
Hiện nay ở các cơ sở xã phƣờng trong toàn quốc thƣờng có 3 loại hình tổ
chức quần chúng làm công tác ANTT là:
+ Loại tổ chức quần chúng có chức năng tƣ vấn: tƣơng ứng với loại hình
này là Hội đồng ANTT ở cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn) thành phần gồm Chủ tịch
UBND, Chủ tịch UBMTTQ, Trƣởng Công an, Bí thƣ Đoàn thanh niên, Chủ tịch
Cựu chiến binh, Chủ tịch phụ nữ…đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự quản lý
điều hành của Chủ tịch UBND xã, phƣờng, thị trấn. Ở cơ quan, doanh nghiệp
thành phần gồm, Bí thƣ Đảng uỷ, Thủ trƣởng cơ quan, Trƣởng phòng (tổ
trƣởng) bảo vệ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ.
Hội đồng ANTT có nhiệm vụ giúp (tƣ vấn) cho cấp uỷ, chính quyền, thủ
trƣởng cơ quan doanh nghiệp…đề ra chủ trƣơng, quyết định biện pháp và chỉ
đạo công tác ANTT chung trong xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp…
+ Loại có chức năng quản lý, điều hành: Tƣơng ứng với loại hình này là
Ban ANTT và Ban bảo vệ dân phố (ở nông thôn: ban ANTT đƣợc thành lập ở
thôn, ấp, bản, làng; ở cơ quan, doanh nghiệp lớn ban ANTT đƣợc thành lập ở
phân xƣởng, xí nghiệp, Công ty… (nếu cơ quan, doanh nghiệp nhỏ và thôn nhỏ
có nơi không cần thiết phải thành lập Ban ANTT); ở thành phố, thị xã Ban bảo
vệ dân phố đƣợc thành lập theo các khu phố, cụm dân cƣ ).
Ban ANTT và Ban bảo vệ dân phố là lực lƣợng nòng cốt trong việc thực
hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực hiện một số biện pháp
phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi phạm pháp
luật khác theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm quản lý, điều hành và phối
hợp với Công an xã, phƣờng, thị trấn, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp hƣớng dẫn,
hỗ trợ các Tổ An ninh nhân dân, An ninh công nhân, Đội dân phòng tham gia
bảo vệ ANTT.
+ Loại có chức năng thực hành: tƣơng ứng với loại hình này là các Tổ an
ninh nhân dân, an ninh công nhân, Đội dân phòng, Đội thanh niên xung kích an
ninh có nhiệm vụ trực tiếp thực thi các nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở các cơ sở.
Tổ an ninh nhân dân đƣợc cơ cấu ở các thôn, xóm, tổ dân phố. Nhƣ vậy,
một thôn, xóm, khu phố có thể có nhiều Tổ an ninh nhân dân, căn cứ đặc điểm

157
thực tế, số lƣợng dân cƣ, mối quan hệ ràng buộc của quần chúng ở khu tập thể,
khu dân cƣ để hình thành Tổ an ninh nhân dân cho phù hợp (hiện nay hầu hết
các địa phƣơng đều đang duy trì hoạt động của Tổ an ninh nhân dân, tuy nhiên
cũng có địa phƣơng gọi là Tổ tự quản, Tổ liên gia an toàn, nhiều nơi lại vừa có
Tổ an ninh nhân dân, vừa có Tổ tự quản…nên thống nhất gọi là Tổ an ninh nhân
dân là đúng nghĩa nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ là tổ chức của nhân
dân làm công tác ANTT, phù hợp với qui định trƣớc đây của Bộ trƣởng Bộ
Công an về chức năng, nhiệm vụ của Tổ an ninh nhân dân).
Tổ an ninh công nhân đƣợc cơ cấu ở các tổ, đội sản xuất, phân xƣởng, phòng,
ban trong cơ quan, doanh nghiệp, riêng ở các phân xƣởng, phòng, ban lớn có thể có
nhiều Tổ an ninh công nhân tuỳ thuộc phạm vi, qui mô, tính chất công việc chuyên
môn và yêu cầu thực tế nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài sản, bảo vệ ANTT.
Đội dân phòng là tổ chức chuyên môn của quần chúng đƣợc lập ra có
nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ ANTT, phòng cháy chữa cháy hoặc huy
động cho các hoạt động đột xuất về ANTT.
Các Đội thanh niên xung kích an ninh, Đội thiếu niên sao đỏ là tổ chức của
Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên lập ra để thu hút thanh thiếu niên vào hoạt động
bảo vệ ANTT, nhƣ vậy nó cũng là tổ chức của quần chúng trực tiếp tham gia
bảo vệ ANTT cần đƣợc duy trì hoạt động. Các Đội dân phòng, thanh niên xung
kích an ninh, hình thành theo thôn, xóm, khu phố, cụm dân cƣ hoặc cơ cấu theo
tổ chức Đoàn thanh niên (Chi đoàn, Phân đoàn) tuỳ theo tính chất nhiệm vụ
công tác ANTT ở cơ sở.
*Nội dung, yêu cầu xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt làm nhiệm
vụ bảo vệ an ninh trật tự:
+ Cần phải lựa chọn ngƣời có đủ tiêu chuẩn có uy tín với quần chúng, đƣợc
quần chúng tin yêu, có khả năng và điều kiện đảm nhiệm các mặt công tác về an
ninh trật tự ở cơ sở.
+ Lựa chọn ngƣời có khả năng tổ chức, điều hành các hoạt động có liên quan
đến an ninh trật tự, bản thân có ý thức tự giác, tự nguyện và trách nhiệm cao trong
việc thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền ra
quyết định giao nhiệm vụ cho họ.
+ Bồi dƣỡng, hƣớng dẫn để đội ngũ cán bộ cơ sở nắm vững chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn lề lối làm việc, mối quan hệ và phân công đảm nhiệm công
việc cụ thể để cán bộ cơ sở có kế hoạch thực hiện
+ Thƣờng xuyên có kế hoạch bồi dƣỡng kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ,
tình hình an ninh trật tự trên địa bàn trong từng thời gian và nhiệm vụ đặt ra
trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Hƣớng dẫn để họ biết cách tổ chức vận động
quần chúng ở địa bàn dân cƣ
+ Nắm vững những diễn biến hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở có kế
hoạch thăm hỏi động viên kịp thời đối với cán bộ tốt có năng lực, đồng thời uốn
nắn các lệch lạc của cán bộ cơ sở; tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, việc
làm, đời sống, quan hệ sinh hoạt trong phạm vi điều kiện cho phép, để đội ngũ
cán bộ nòng cốt ở cơ sở yên tâm phấn khởi công tác, tích cực thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở.

158
*Phương pháp xây dựng các tổ chức quần chúng nòng cốt được tiến hành
như sau:
Xác định hình thức tổ chức quần chúng cần xây dựng.
Căn cứ tình hình đặc điểm của địa bàn, yêu cầu của công tác phòng ngừa
đấu tranh chống tội phạm ở từng nơi, từng lúc; căn cứ điều kiện khả năng nhận
thứccũng nhƣ khả năng đảm nhiệm những phần việc cụ thể của quần chúng và
nhu cầu nguyện vọng, lợi ích chính đáng của quần chúng để định ra hình thức tổ
chức quần chúng cần xây dựng một cách khoa học và hợp lý.
Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quần chúng đƣợc
xây dựng.
+ Mỗi loại hình tổ chức quần chúng khác nhau có chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn khác nhau. Sau khi đã xác định đƣợc hình thức tổ chức quần chúng cần xây
dựng, phải xác định một cách cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ
chức quần chúng, có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc vai trò của tổ chức, tạo điều kiện
để tổ chức hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả, không bị mất phƣơng hƣớng hoặc
trùng dẫm, chồng chéo, trì trệ.
+ Chỉ khi nào và ở nơi nào có yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự đòi
hỏi cần phải xây dựng hình thức tổ chức quần chúng nào đó thì mới xây dựng.
Nếu không có nhu cầu, nhiệm vụ chƣa xuất hiện thì chƣa cần phải vội vàng
thành lập tổ chức quần chúng, bởi vì thành lập tổ chức mà chƣa có chức năng
nhiệm vụ thì tổ chức đó sẽ không tồn tại đƣợc và dẫn đến tan rã.
+ Căn cứ vào pháp luật của Nhà nƣớc, chế độ nội quy quy định của đơn vị,
địa phƣơng và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự đặt ra để
xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của loại hình tổ chức quần chúng bảo
vệ an ninh trật tự.
Đề xuất cấp ủy, chính quyền ra quyết định thành lập tổ chức quần chúng
bảo vệ an ninh trật tự.
Sau khi xác định rõ sự cần thiết phải thành lập các tổ chức quần chúng, loại
hình tổ chức quần chúng và chức năng nhiệm vụ quyền hạn của loại hình tổ
chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự đó, với sự hỗ trợ của lãnh đạo chủ chốt
của địa phƣơng. Công an cấp cơ sở báo cáo, đề xuất với cấp ủy và chính quyền
địa phƣơng và làm thủ tục trình Chủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
phƣờng ra quyết định thành lập tổ chức.
Đây là thủ tục cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp của loại hình tổ chức quần
chúng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của tổ
chức quần chúng, nâng cao trách nhiệm nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tổ
chức cũng nhƣ những ngƣời khác có liên quan đến hình thức tổ chức quần chúng.
Tuyển chọn những thành viên tham gia tổ chức quần chúng và bồi dƣỡng,
tập huấn cho các thành viên trong tổ chức quần chúng.
Căn cứ tình hình nắm đƣợc về quần chúng, căn cứ vào tiêu chuẩn quy định,
tiến hành tuyển chọn, thu nạp các thành viên tham gia tổ chức quần chúng bảo
vệ an ninh trật tự đảm bảo đủ về số lƣợng, đáp ứng về chất lƣợng. Yêu cầu các
thành viên tham gia các tổ chức quần chúng phải là những ngƣời có phẩm chất
đạo đức tốt nhiệt tình, hăng hái, tự nguyện tự giác và đƣợc quần chúng tín
nhiệm.

159
Tiến hành giáo dục, bồi dƣỡng, tập huấn cho các thành viên nắm vững chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chế độ chính sách, lề lối phƣơng pháp hoạt động của
tổ chức; phƣơng pháp xử lý các tình huống về an ninh trật tự xẩy ra; việc sử
dụng các phƣơng tiện cần thiết để bảo vệ an ninh trật tự và các kiến thức cần
thiết khác có liên quan đến bảo vệ an ninh trật tự để tổ chức quần chúng triển
khai hoạt động tự quản, tự phòng, tự bảo vệ an ninh trật tự có hiệu quả.
Việc xây dựng các hình thức tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ bảo vệ an
ninh trật tự là đảm bảo quyền làm chủ quần chúng, đồng thời tạo lập lực lƣợng
nòng cốt cho phong trào, do đó cần có kế hoạch xây dựng các hình thức tổ chức
quần chúng đa dạng, nhƣng phải tránh tình trạng hình thức máy móc, chạy theo
số lƣợng, thành lập tổ chức quần chúng không có tác dụng thiết thực, Trong quá
trình xây dựng các hình thức tổ chức quần chúng phải xuất phát từ lợi ích của
nhân dân, từ yêu cầu của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ở từng
địa phƣơng đơn vị. Đồng thời phải phát huy dân chủ, phải tổ chức thảo luận công
khai lấy ý kiến của nhân dân về sự cần thiết phải xây dựng hình thức tổ chức
quần chúng; về loại hình tổ chức quần chúng, về các hình thức, thành viên tham
gia cũng nhƣ về thái độ chính sách , khuyến khích vật chất, tinh thần đối với các
thành viên tham gia tổ chức quần chúng
Để động viên tích cực các thành viên trong tổ chức quần chúng bảo vệ an
ninh trật tự, căn cứ điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng, cấp ủy, chính
quyền có chế độ chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần hợp lý, kịp thời,
theo chế độ chung của Nhà nƣớc, của địa phƣơng và nguồn kinh phí đóng góp
của nhân dân
- Xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiên tiến làm cơ sở để tổ chức
vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điển hình tiên tiên tiến là những cá nhân, đơn vị, cơ sở đạt dƣợc thành tích
xuất sắc nổi trội, có đặc thù chung phổ biến giúp các cá nhân, đơn vị khác học
tập, noi theo.
Nhân điển hình tiên tiến là việc tổ chức học tập, phát triển những nhân tố
tích cực của phong trào toàn dân thành phổ biến rộng khắp. thực chất của nhân
điển hình tiên tiến là việc phổ biến kinh nghiệm điển hình, động viên thúc đẩy
phong trào lên một bƣớc mới có chất lƣợng cao hơn, đồng đều hơn.
Để nhân rộng điển hình tiên tiến cần làm tốt các công việc cụ thể sau đây:
Lựa chọn điển hình tiên tiến
+ Căn cứ đặc điểm tình hình địa phƣơng, đơn vị; căn cứ vào kết quả phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và nhiệm vụ duy trì và phát triển phong
trào ở địa phƣơng để phát hiện, lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu, có
thành tích nổi bật, có kinh nghiệm tốt, làm hạt nhân điển hình tiên tiến thúc đẩy
phong trào bảo an ninh Tổ quốc
+ Việc phát hiện, lựa chọn điển hình tiên tiến đƣợc tiến hành thông qua công
tác kiểm tra hoạt động của phong trào, thông qua công tác tổ chức cho các cơ sở,
đơn vị, quần chúng nhân dân bình chọn hoặc cơ quan chức năng ngay từ đầu có kế
hoạch chủ động lựa chọn, cho đăng ký, sau đó tập trung bồi dƣỡng một số cá nhân,
tập thể đó trở thành điển hình tiên tiến của phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc
Tổ chức rút kinh nghiệm điển hình tiên tiến :

160
Lực lƣợng Công an chủ trì phối hợp với bộ phận chức năng tổ chức hƣớng
dẫn cá nhân, đơn vị tiên tiến liên hệ kiểm điểm, đánh giá kết quả, rút ra những
bài học kinh nghiệm và xây dựng hoàn thiện báo cáo điển hình tiên tiến trong
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến :
Phƣơng pháp phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến, đẩy mạnh phong
trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, đƣợc tiến hành bằng cách tổ chức cho các
cá nhân đơn vị, địa phƣơng có phong trào ở mức trung bình hoặc yếu kém trực
tiếp tiếp xúc, gặp gỡ, tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm của các điển hình
tiên tiến, để áp dụng các kinh nghiệm đó vào phong trào ở địa phƣơng, đơn vị
mình.
Mở Hội nghị nhân điển hình tiên tiến: tổ chức ký kết giao ƣớc thi đua về
xây dựng điển hình, tạo thành phong trào thi đua học tập, đuổi kịp và vƣợt các
điển hình tiên tiến .
Kết hợp sử dụng, phát huy ƣu thế của các phƣơng tiện thông tin đại chúng,
các loại hình văn hoá nghệ thuật nhƣ: Đài phát thanh, truyền hình, tranh ảnh,
sách báo…để phổ biến kinh nghiệm của điển hình tiên tiến.
- Lồng ghép nội dung của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với
các phong trào khác của nhà trường và của địa phương.
Để thúc đẩy đƣợc phong trào và duy trì phong trào đƣợc thƣờng xuyên,
tránh đƣợc sự suy thoái của phong trào sau một thời gian hoạt động, thì việc kết
hợp và lồng ghép nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa
phƣơng với các phong trào khác là một hình thức tốt để duy trì và thúc đẩy
phong trào
- Nội dung của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc kết hợp với
các phong trào khác của nhà trƣờng và của địa phƣơng nhƣ:
+ Lồng ghép trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc ngƣời có công với
nƣớc, nội dung đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự là nội dung bảo vệ tài sản công
dân phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của
những ngƣời đựơc chăm sóc tạo thành một phong trào chung của địa phƣơng
+ Kết hợp đƣa nội dung giáo dục những ngƣời cần phải giáo dục tại xã
phƣờng thị trấn là một nội dung của phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố
văn hoá, từ đó tạo thành một nếp sống tốt, lành mạnh phát huy tình làng nghĩa
xóm, đoàn kết tƣơng thân, tƣơng ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng
dân cƣ, xây dựng đƣợc tổ dân phố, cụm dân cƣ, làng xã an toàn
+ Trong phong trào học sinh, sinh viên thanh lịch của nhà trƣờng cần lồng
ghép với phong trào chấp hành luật lệ giao thông, lấy đây là một nội dung tiêu
chuẩn quan trọng để đánh giá một học sinh, sinh viên thanh lịch..v.v..
+ Để có phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sâu rộng thu hút đƣợc
nhiều tầng lớp tham gia trong đó có tầng lớp học sinh, sinh viên thì nội dung của
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải đƣợc lồng ghép trong các
phong trào khác của Đoàn thanh niên và các phong trào của học sinh trong nhà
trƣờng nhƣ: “Phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên”;
Phong trào “Phòng chống ma tuý trong học đƣờng”, phong trào ngày hè xanh,
phong trào đảm bảo vệ sinh môi trƣờng v.v..

161
- Để lồng ghép đƣợc nội dung của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc với các phong trào khác của nhà trƣờng hoặc của đoàn thanh niên nhà
trƣờng, cơ quan công an cơ sở (phƣờng, xã) là chủ thể tiến hành xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cần phải có kế họach, chủ động kết hợp
với nhà trƣờng và Đoàn thanh niên của các trƣờng đóng trên địa bàn đƣa các nội
dung cần thiết phù hợp vào từng phong trào, tùng thời điểm thích hợp, tham gia
xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá sự hoạt động, tích cực hoặc thiếu tích cực
của từng học sinh, sinh viên.

3. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG VIỆC THAM
GIA XÂY DỰNG PHONG TRÀO BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC .
Bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của
toàn Đảng toàn dân và cũng là của toàn thể thanh niên Việt Nam. Để góp phần
của mình vào sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc học sinh, sinh viên có trách
nhiệm thực hiện tốt một số công việc sau đây:
a) Mọi học sinh, sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách
nhiện công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh - trật tự của Tổ quốc. Đây là
một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ
sở nền tảng cho sự phát triển đất nước.
Đối với học sinh, sinh viên đang đƣợc học tập, rèn luyện trong nhà trƣờng
trƣớc hết phải nhận thức đƣợc sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm
của tất cả mọi công dân Việt Nam trong đó lực lƣợng Công an nhân dân làm
nòng cốt. Công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh - trật tự là
một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp cần phải huy động sức mạnh của tất cả
mọi ngƣời, mọi tầng lớp trong xã hội, là thanh niên Việt Nam nói chung và là
đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói riêng lại càng gƣơng mẫu và
tích cực tham gia vào các công tác giữ gìn an ninh Tổ quốc, cụ thể là các phong
trào giữ gìn an ninh - trật tự của địa phƣơng.
Để quán triệt đƣợc quan điển trên: Mỗi học sinh, sinh viên trong thời gian
học tập tại nhà trƣờng phải say mê học tập, chăm rèn luyện, có nhận thức đúng
những điều hay, lẽ phải, biết các việc nên làm và không đƣợc làm; nắm vững và
chấp hành đầy đủ các nội quy quy định của nhà trƣờng, các quy định của địa
phƣơng và pháp luật của nhà nƣớc; phát hiện và mạnh dạn đấu tranh với các
hiện tƣợng tiêu cực ảnh hƣởng đến an ninh trật tự của địa phƣơng hoặc ở trong
nhà trƣờng. Nhằm phát huy đƣợc những mặt tích cực, hạn chế những tồn tại
nhƣợc điểm của học sinh, sinh viên đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ an
ninh trật tự của địa phƣơng và các phong trào khác của nhà trƣờng, mỗi cá nhân
phải học tập, rèn luyện tốt, tu dƣỡng phẩm chất đạo đức của ngƣời học sinh, sinh
viên, kính trọng thầy cô giáo, tôn trọng các cơ quan chính quyền, tích cực tham
gia các phong trào của địa phƣơng
b) Mỗi học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an
ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú.
Để đảm bảo an ninh trật tự, mọi công dân phải tự giác chấp hành các quy
định của nhà nƣớc và của địa phƣơng về giữ gìn an ninh trật tự nhƣ: bảo vệ sự
lãnh đạo của Đảng, bảo vệ việc thực hiện các chính sách của nhà nƣớc, bảo vệ

162
chính quyền, bảo vệ sự vững mạnh của các tổ chức đoàn thể xã hội; chống kẻ
địch phá hoại về chính trị tƣ tƣởng, về kinh tế văn hoá xã hội; xây dựng khối
thống nhất toàn dân…
+ Mỗi học sinh đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trƣờng,
của đoàn thanh niên hoặc của địa phƣơng tổ chức.
+ Không xem, đọc, lƣu truyền các văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ, không
nghe, không bình luận các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Nhà nƣớc
xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, không truy cập vào các Website có nội
dung thiếu lành mạnh.
+ Không tự ý thành lập, tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị và
các tổ chức có tính chất chính trị trái pháp luật Việt Nam.
+ Phát hiện và đề nghị với thầy cô giáo và các cơ quan chính quyền địa phơng
nơi cƣ trú, học tập để có biện pháp ngăn chặn các hành vị hoạt động tệ nạn xã hội (cờ
bạc, ma tuý, mại dâm), các hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
+ Tích cực và gƣơng mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc, các thể lệ
hành chính quy định về lĩnh vực an ninh trật tự; luật lệ an toàn giao thông; an
toàn phòng cháy chữa cháy; vệ sinh môi trƣờng và các quy định khác.
Đối với học sinh, sinh viên lƣu trú trong ký túc xá:
+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trƣờng, không đƣợc sử dụng một cách
bừa bãi, làm hƣ hỏng mất mát tài sản và trang thiết bị trong ký túc xá
+ Chấp hành tốt nội quy của ký túc xá, thực hiện đầy đủ những cam kết
đƣợc ghi trong hợp đồng với Ban quản lý ký túc xá.
+ Không tàng trữ vũ khí, chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, hoá chất độc hoặc
hàng cấm khác trong ký túc xá.
Đối với học sinh, sinh viên tạm trú trong các khu vực dân cƣ:
+ Thực hiện đầy đủ các quy định về khai báo tạm trú tại khu vực dân cƣ
theo quy định của pháp luật.
+ Chấp hành tốt các quy định của địa phƣơng nơi cƣ trú nhƣ; vệ sinh mỹ
quan, trật tự đô thị, bảo vệ môi trƣờng
+ Tích cực tham gia các phong trào giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nhƣ:
phòng chống các âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lôi kéo
học sinh, sinh viên vào các hoạt động chống đối Nhà nƣớc; phòng ngừa các hoạt
động của bọn tội phạn hình sự xâm phạm đến tính mạng và tài sản của học sinh,
sinh viên; ngăn ngừa, đấu tranh với các trƣờng hợp sử dụng các chất ma tuý
trong học sinh, sinh viên
c) Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương.
Phong trào toàn dân ở từng cụm dân cƣ, từng phƣờng, xã có mạnh hay
không là do sự đóng góp chung của tất cả mọi thành viên trong công đồng khu
vực, từ trẻ đến già ; từ cán bộ, công nhân, viên chức đến học sinh sinh viên.
Hoạt động này phải trở thành ý thức tự giác và tự quản của từng ngƣời dân,
trong đó có sự đóng góp tích cực và quan trọng của học sinh, sinh viên.
Với trách nhiệm của ngƣời học sinh, sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu
biết, năng động và sáng tạo, lại đang đƣợc tiếp thu những kiến thức khoa học của
nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nƣớc, nhƣng mỗi học sinh
sinh viên cũng cần đƣợc sƣ hỗ trợ, định hƣớng và dìu dắt của Đảng, Nhà nƣớc,

163
nhà trƣờng và của toàn xã hội, do đó mỗi ngƣời học không những chấp hành đúng
và đủ các quy định của Nhà nƣớc về đảm bảo an ninh trật tự mà còn phải tham
gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa phƣơng, nhƣ:
“Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ”; phong
trào “Toàn dân phòng chống ma tuý”, “ Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ”; phong
trào “ Toàn dân tham gia cảm hoá giáo dục ngƣời lầm lỗi”; cũng nhƣ các phong
trào bảo vệ an ninh trật tự khác : phong trào xây dựng cụm dân cƣ an toàn, số
nhà an toàn; tham gia vào các tổ chức quần chúng “ Đội thanh niên xung kích an
ninh”, đội “thanh niên tự quản”… tích cực than gia tuần tra canh gác, phòng
ngừa các hoạt động tội phạm.
Để thực hiện đƣợc các nội dung trên học sinh, sinh viên thông qua các hoạt
động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trƣờng để lồng ghép các
nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
d) Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng
chống tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành
vi vi phạm pháp luật xẩy ra trong nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp
cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết
Để góp phần vào công tác giữ gìn an ninh trật tự, tạo thành phong trào toàn
dân phòng chống tội phạm, học sinh, sinh viên cần tích cực than gia vào các
hoạt động giữ gìn an ninh trật tự của địa phƣơng theo khả năng của mình nhƣ:
Phát hiện các hành vi tuyên truyền, phát tán các văn hóa phẩm đồi truỵ, các
tài liệu phản động báo cáo ngay với ban giám hiệu nhà trƣờng, với thầy cô giáo
chủ nhiệm hoặc cơ quan Công an để thu giữ kịp thời.
Phát hiện và ngăn chặn các vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng báo cáo
với nhà trƣờng, ban bảo vệ dân phố, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện
pháp ngăn chặn, tham gia phát hiện truy bắt các đối tƣợng phạm pháp bỏ trốn.
Phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội nhƣ
mang chất cháy, chất nổ, chất độc, vũ khí thô sơ đến trƣờng,
Phát hiện và báo cáo kịp thời với nhà trƣờng về những ngƣời hoặc các hiện
tƣợng sinh viên, học sinh có biểu hiện sử dụng các chất ma tuý, đua đòi ăn chơi
tụ tập đua xe, đánh bạc ăn tiền…
Thƣờng xuyên giúp đỡ các bạn gặp khó khăn về điều kiện học tập, động
viên các bạn vƣợt khó để học tập tốt./.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
2. Phƣơng pháp tiến hành xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc ở địa bàn cơ sở. Đặc điểm địa lý và văn hoá xã hội của từng vùng miền
có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến phƣơng pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc?
3. Sinh viên có trách nhiệm gì trong việc tham gia phong trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc tại địa phƣơng nơi cƣ trú.

164
Bài 15
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU TRANH
PHÕNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tội phạm và các loại tệ
nạn xã hội; nội dung và phƣơng pháp phòng ngừa tội phạm, các loại tệ nạn xã
hội cụ thể trong xã hội và trong nhà trƣờng.
- Hiểu đƣợc nội dung, nhiệm vụ phòng chống tội phạm và các loại tệ nạn
xã hội, tham gia tích cực trong nhiệm vụ phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã
hội trong nhà trƣờng và khu vực dân cƣ.
II. NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm
a, Khái niệm phòng chống tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội
và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều
kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bƣớc,
tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
- Phòng ngừa tội phạm là phƣơng hƣớng chính là tƣ tƣởng chỉ đạo trong
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy
ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để ngƣời dân bị xử
lý trƣớc pháp luật, không bị tƣớc quyền công dân
- Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu săc, làm tốt công tác phòng
ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã
hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi ngƣời dân.
- Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết
kiện ngân sách Nhà nƣớc, sức lao động của các nhân viên Nhà nƣớc, của công
dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo ngƣời phạm
tội, cũng nhƣ trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.
Phòng chống tội phạm đƣợc tiến hành theo hai hƣớng cơ bản sau:
+ Hƣớng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các
hiện tƣợng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm
tội và phạm tội cụ thể. Đây là hƣớng mang tính cơ bản, chiến lƣợc và lâu dài.
+ Hƣớng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm
xẩy ra. Đây cũng là một hƣớng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế
những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt
động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xẩy
ra. Hƣớng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo ngƣời phạm tội trở thành ngƣời công dân
lƣơng thiện.
- Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và các công dân.
Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các
nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm
giảm từng bƣớc tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội

165
b, Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm
- Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm
tội
Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải
xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến
lƣợc phòng ngừa phù hợp.
Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm:
+ Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng.
Nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh những mặt ƣu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt
trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó là:
+ Mặt trái nền kinh tế thị trƣờng hình thành lối sống hƣởng thụ xa hoa, truỵ
lạc của một bộ phận ngƣời trong xã hội.
+ Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trƣờng đã làm xuống cấp nhiều mặt
về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân
tộc.
+ Nền kinh tế thị trƣờng đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân
hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số
ngƣời làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác không ít ngƣời
không có tƣ liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác
động bởi những hiện tƣợng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
+ Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tƣợng xã hội tiêu cực do
chế độ cũ để lại.
+ Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài
trong nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hƣởng thụ, tƣ
tƣởng tham lam, ích kỷ, sa đoạ truỵ lạc trong một bộ phận nhân dân.
+ Tƣ tƣởng trọng nam, coi thƣờng phụ nữ; những tác động tiêu cực, tàn dƣ
của chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống xã hội làm nảy
sinh các hiện tƣợng tiêu cực trong đó có tội phạm
+ Sự thâm nhập ảnh hƣởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia
khác.
+ Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lý của Nhà nƣớc, các
cấp, các ngành bao gồm: sơ hở thiếu sót trong quản lí con ngƣời, quản lí văn
hoá, quản lí nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...
+ Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn
hoá của ngƣời dân
+ Hệ thống pháp luật chƣa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu
quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội
phạm hoạt động phát triển. Đặc biệt là pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn
thiếu, sự chƣa tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc tế và pháp
luật của các nƣớc trong khu vực cũng là một kẽ hở để tội phạm lợi dụng hoạt
động. Sự chậm đổi mới chủ trƣơng chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã
bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tƣợng lợi dung để hoạt động phạm tội.
+ Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói
chung và của ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót;
thể hiện trên các mặt:

166
Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chƣa đáp ứng yêu
cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất,
tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm.
Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chƣa thực sự đồng bộ,
thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải
tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật
còn chƣa tốt.
Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn
còn nhiều.
Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm chƣa kịp thời, hiệu quả chƣa cao, xử lý
chƣa nghiêm minh.
Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo
vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chƣa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành
chƣa cao.
+ Công tác quản lý Nhà nƣớc về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở.
Công tác giáo dục cải tạo chƣa xoá bỏ đƣợc tƣ tƣởng phạm tội của các đối
tƣợng, số đối tƣợng phạm tội trở lại còn nhiều.
+ Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số
nơi chƣa chực sự mạnh mẽ, chƣa hiệu quả. Chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của
quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho
ngƣời phạm tội.
- Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp thích
hợp nhằm từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình trạng phạm tội trên
các lĩnh vực để soạn thảo đề xuất các biện pháp đấu tranh xoá bỏ nguyên nhân,
điều kiện của tội phạm cho phù hợp, bao gồm:
- Các giải pháp phát triển kinh tế.
- Các giải pháp về hòan thiện hệ thống pháp luật.
+ Phòng ngừa tội phạm kết hợp với thực hiện các chính sách xã hội phù
hợp với các địa phƣơng cụ thể.
+ Nhà nƣớc phải xây dựng chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm
nói chung, đảm bảo các yêu cầu, nội dung sau:
Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, sử dụng đồng bộ hệ
thống, các biện pháp phòng ngừa, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các
cấp, các ngành, của công dân.
+ Mỗi cấp, mỗi ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để
xây dựng và tổ chức chƣơng trình hành động cụ thể phòng chống tội phạm.
+ Mỗi công dân phải nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong
công tác phòng ngừa tội phạm.
+ Nhà nƣớc, chính quyền các cấp phải thƣờng xuyên kiểm tra, tạo đều kiện
về vật chất và tinh thần nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác phòng chống tội
phạm.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm

167
Các cấp, các ngành các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ
thể của mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội
phạm.
- Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình phòng
ngừa tội phạm nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ở mỗi cấp
(Trung ƣơng, tỉnh, thành phố, quận huyện, xã phƣờng).
- Các bộ ngành triển khai chƣơng trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc
phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm có liên quan đến hoạt động
của mình.
- Từng hộ gia đình, mỗi các nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội
phạm.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm theo quy định của pháp luật có trách nhiệm: chủ động phối kết hợp với các
lực lƣợng có liên quan kịp thời phát hiện các thông tin về tội phạm và có liên
quan đến tội phạm; tổ chức điều tra làm rõ các hành vi phạm tội, con ngƣời kẻ
phạm tội, làm rõ những vấn đề cần chứng minh theo yêu cầu của pháp luật, phục
vụ xử lý tội phạm; các cơ quan truy tố, xét xử cần căn cứ vào tính chất, mức độ
hành vi phạm tội để xử lí đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật, không để lọt ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời
vô tội.
c, Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội
phạm
- Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm
+ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm
trên các phƣơng diện sau:
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp
lý về phòng chống tội phạm, từng bƣớc hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho
các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng
chống tội phạm:
Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành
các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói
chung (uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, uỷ ban quốc phòng an ninh).
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm nói riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.
Hội đồng nhân dân địa phƣơng ra các Nghị quyết về phòng chống tội phạm
ở địa phƣơng mình.
+ Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp
Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng
chống tội phạm là quản lý, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết,
thể hiện:
Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp qui
hƣớng dẫn, tổ chức các lực lƣợng phòng chống tội phạm.

168
Sử dụng các cơ quan chuyên trách của Chính phủ tiến hành hoạt động
phòng chống tội phạm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát.
Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc
cấp mình quản lý theo kế hoạch thống nhất.
Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống tội phạm: ngân
sách, phƣơng tiện, điều kiện làm việc.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt
động phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đề ra các biên pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham
gia hoạt động phòng chống tội phạm: khen thƣởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
+ Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong
phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm
thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Đề ra những quy định thích hợp, tham mƣu cho Nhà nƣớc ban hành các
chủ trƣơng, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều
kiện của tội phạm.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các phƣơng án phòng ngừa tội phạm trong
phạm vi cơ quan có hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống
trong nội bộ, ngoài xã hội theo chƣơng trình chung của Chính phủ.
+ Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, cụ thể:
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn soạn
thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
Tuyên truyền cho hội viên thấy đƣợc tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm nâng cao ý thức cảnh giác.
Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chƣơng trình phòng chống tội phạm
nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa phƣơng, nội bộ hiệp hội của mình.
+ Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát
Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng
chống thích hợp.
Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn
theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Đối với lực lƣợng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động
phòng ngừa tội phạm theo hai hƣớng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa
chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều
tra tội phạm.
Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động
điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền
công tố.

169
Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh,
đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính
Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ Tƣ pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sỏ
hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
+ Công dân
Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự.
Công dân với tƣ cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt:
Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã đƣợc quy định trong
Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho
các cơ quan chức năng.
Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tƣợng có liên
quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cƣ.
Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội thực hiện
tốt chƣơng trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong
trào: "Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo
dục ngƣời phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cƣ”, làm tốt công tác tái hoà
nhập cộng đồng cho ngƣời phạm tội khi trở về địa phƣơng.
Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia
đình (quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình).
- Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm
Nhà nƣớc quản lý; kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục
tiến công; tuân thủ pháp luật; phối hợp và cụ thể; dân chủ; nhân đạo; khoa học và
tiến bộ.
d, Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm đƣợc xác định ở hai mức độ khác
nhau: Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng (chuyên môn).
- Phòng ngừa chung là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế,
văn hoá, pháp luật, giáo dục.
Đây là quá trình toàn xã hội phải tham gia nhằm khắc phục những sơ hở,
thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm.
- Phòng chống riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) là việc áp
dụng các biện pháp mang tính đặc trƣng, chuyên môn của từng ngành, từng lực
lƣợng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung
kích.
Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống tội phạm có thể phân loại thành
các hệ thống biện pháp phòng chống nhƣ sau:
- Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm: Biện pháp kinh tế,
biện pháp giáo dục, biện pháp tổ chức, biện pháp pháp luật
- Theo phạm vi, qui mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm:
Có các biện pháp trong một tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia.
- Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nƣớc, xã hội, nhƣ: Phòng
ngừa trong các khu vực: kinh tế, tuyến giao thông trọng điểm

170
- Theo phạm vi đối tƣợng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm,
có:
+ Các biện pháp phòng chống tội phạm nói chung trong cả nƣớc: Kinh tế,
chính trị, giáo dục
+ Biện pháp phòng chống cá biệt: Đối với từng đối tƣợng phạm tội cụ thể.
- Theo chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm:
+ Biện pháp của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chuyên môn
phòng chống tội phạm: Công an, Viện kiểm sát, Toà án
+ Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ..
+ Biện pháp của công dân.
đ, Phòng chống tội phạm trong nhà trường
- Trách nhiệm của nhà trường
Thực hiện đầy đủ chƣơng trình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội
trong nhà trƣờng; tuyên truyền giáo dục các chƣơng trình quốc gia phòng chống
tội phạm để cho học sinh, sinh viên thấy đƣợc trách nhiệm của mình, của nhà
trƣờng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, từ đó tự giác tham gia.
Xây dựng nhà trƣờng trong sạch, lành mạnh không có các hiện tƣợng tiêu
cực, tệ nạn xã hội và tội phạm.
Xây dựng qui chế quản lý học sinh, quản lý ký túc xá, các tổ chức học
sinh, sinh viên tự quản, tổ thanh niên xung kích để tuần tra kiểm soát trong
khu vực trƣờng.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia ký kết không tham gia tệ nạn xã
hội, không có hành vi hoạt động phạm tội.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật
hình sự, phòng chống tệ nạn xã hội.
Phát động các phong trào trong nhà trƣờng hƣởng ứng các cuộc vận động
toàn dân tham gia phòng chống tội phạm với nội dung, hình thức phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của nhà trƣờng.
Phối hợp với lực lƣợng Công an cơ sở trong rà soát phát hiện, cung cấp số
học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội để có biện pháp
quản lý, giáo dục; đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu
vực xung quanh trƣờng.
- Trách nhiệm của học sinh, sinh viên
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung
cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi
ngƣời.
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trƣờng trong
lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể.
Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ
chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự
trong khu vực trƣờng, lớp; phát hiện các hiện tƣợng tiêu cực có thể nảy sinh
trong trƣờng, lớp; các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn
nghiện ma tuý, cờ bạc, chơi lô đề, cá cƣợc bóng đá... có thể dẫn đến tội phạm.
Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực trƣờng, lớp phát hiện và cung cấp
cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội,

171
ngƣời phạm tội; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi ngƣời mà có thê tham
gia cộng tác giúp đỡ lực lƣợng Công an một cách công khai hay bí mật.
2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội
a, Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm
đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội
- Khái niệm về tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện
bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã
hội, nhƣ:
+ Thói hƣ, tật xấu.
+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán...
Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với
đạo đức, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thƣờng các
chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức
truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc
gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con ngƣời, ảnh hƣởng đến kinh tế, sức
khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc... là con đƣờng dẫn
đến tội phạm.
- Mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội
+ Ngăn ngừa chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển,
lan rộng trên địa bàn,
+ Từng bƣớc xóa bỏ dần những nguyên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội,
góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
+ Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt đông tệ
nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Đặc điểm của tệ nạn xã hội
+ Có tính lây lan nhanh trong xã hội.
+ Tồn tại và phát triển dƣới nhiều hình thức; đối tƣợng tham gia rất đa
dạng và phức tạp về thành phần.
+ Các đối tƣợng hoạt động có nhiều phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi để đối
phó với lực lƣợng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thƣờng cấu kết
với nhau thành đƣờng dây, ổ nhóm.
+ Tệ nạn xã hội thƣờng có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện
tƣợng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau.
+ Địa bàn tập trung hoạt động thƣờng là những nơi tập trung đông
ngƣời, các khu công nghiệp, du lịch những nơi trình độ của quần chúng nhân
dân còn lạc hậu thấp kém, và công tác quản lí xã hội còn nhiều sơ hở thiếu
sót
- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

172
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nƣớc cùng các
ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân ( trong đó lực
lƣợng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện,
ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.
Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia
của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lƣợng cơ sở có một vai
trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lƣợng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hƣớng
dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng
chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.
b, Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống
tệ nạn xã hội
- Chủ trương, quan điểm
Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lí thích đáng những
tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ
chức lôi kéo ngƣời khác đi vào co đƣờng hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động
phòng ngƣà ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến
đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những ngƣời mắc tệ nạn xã
hội làm cho họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Quan điểm trên đƣợc thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng
chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội ở
địa phương.
Đây là phƣơng hƣớng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ƣu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức, phong tục
tập quán của dân tộc.
Để có thể giải quyết, bài trừ triệt để tệ nạn xã hội đòi hỏi phải khắc phục
từng bƣớc những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế xã hội, phải thực hiện đồng bộ
các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, lồng ghép, gắn kết công tác
phòng chống tệ nạn xã hội với các chƣơng trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã
hội ở địa phƣơng nhƣ chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật
chất cho nhân dân, các chính sách về văn hoá, giáo dục nhằm điều chỉnh việc
xây dựng các chuẩn mực xã hội và định hƣớng giá trị xã hội lành mạnh, phát
huy và kế thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp v.v. Đẩy mạnh
chƣơng trình “xoá đói giảm nghèo”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cƣ” nhằm từng bƣớc ngăn chặn, loại trừ, xoá bỏ tệ nạn xã
hội trên địa bàn.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội,
phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống
từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở
Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì Chính quyền,
các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan
trọng. Đây là lực lƣợng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trƣơng, chính
sách, quy định của Đảng và Nhà nƣớc về phòng chống tệ nạn xã hội thành
hiện thực. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nƣớc về xây

173
dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cƣ, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn
xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trƣờng trong đấu tranh
phòng chống tệ nận xã hội
Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục,
cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.
Xử lý nghiêm minh những đối tƣợng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên
nghiệp, những đối tƣợng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đƣờng
dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng nhƣ quan tâm
tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm
hoá đối tƣợng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành
công dân có ích cho xã hội.
- Các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nƣớc ta
luôn chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, nhƣ: tội hành
nghề mê tín dị đoan; tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm
ngƣời chƣa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các
tội phạm về ma tuý…
c, Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống
- Tệ nạn nghiện ma tuý
Là một loại tệ nạn xã hội mà nạn nhân có thói quen sử dụng chất ma tuý
dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào ma tuý khó có thể bỏ đƣợc. Nghiện ma tuý gây
hậu quả tác hại lớn cho bản thân ngƣời nghiện và cho xã hội.
Hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là hút, hít, tiêm chích thuốc phiện,
heroin. Hiện nay, hình thức sử dụng ma tuý tổng hợp, thuốc lắc đang có xu
hƣớng phát triển mạnh trong thanh niên và học sinh, sinh viên.
Nguyên nhân của tình trạng nghiện ma túy rất đa dạng: do hậu quả của lối
sống đua đòi, lƣời lao động, ăn chơi với nhu cầu khoái cảm cao chọn ma tuý để
mua vui; do gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bị lôi kéo, rủ rê, hoặc bị khống
chế…Quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú còn có nhiều bất cập; một số học
sinh, sinh viên nghiện ma tuý nhƣng không đƣợc phát hiện, giúp đỡ kịp thời nên
càng lún sâu vào con đƣờng nghiện ngập.
Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn ma tuý:
Phải từng bƣớc kiềm chế, ngăn chặn không để tệ nạn ma tuý lây lan phát
triển, đặc biệt trong các trƣờng học, trong học sinh, sinh viên và giáo viên.
Không để có thêm học sinh, sinh viên mắc nghiện ma tuý trong các trƣờng học.
Phát hiện, xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành tệ nạn ma tuý. Có các hình
thức xử lí nghiêm minh các đối tƣợng có liên quan đến ma tuý, các đối tƣợng
hoạt động có tính chất chuyên nghiệp.
- Tệ nạn mại dâm
Mại dâm là một loại tệ nạn xã hội bao gồm những hành vi nhằm thực hiện
các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất
nhất định ngoài phạm vi hôn nhân.
Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi: bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm,
tổ chức hoạt động mại dâm, cƣỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại

174
dâm và các hành vi khác liên quan đến tệ nạn mại dâm. Căn cứ vào tính chất của
các hành vi, đối tƣợng tham gia tệ nạn mại dâm bao gồm các loại đối tƣợng chủ
yếu: ngƣời bán dâm, ngƣời mua dâm, ngƣời chứa mại dâm, ngƣời môi giới mại
dâm.
Trong những năm qua tình hình mại dâm có nhiều diễn biến phức tạp, có
xu hƣớng tăng lên cả về số vụ và tính chất mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn hoạt
động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn đối phó lại sự phát hiện
của quần chúng nhân dân và hoạt động điều tra của cơ quan công an. Đối tƣợng
tham gia tệ nạn mại dâm thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, ở nhiều độ
tuổi khác nhau và có các quốc tịch khác nhau.
Đặc điểm đối tƣợng chủ chứa mại dâm:
Chủ yếu là nữ, số đối tƣợng là nam giới chiếm tỉ lệ nhỏ hơn và tập trung ở
độ tuổi từ 30 trở lên. Đa số chủ chứa mại dâm là ngƣời có quốc tịch Việt Nam,
một số ít có quốc tịch nƣớc ngoài. Các đối tƣợng chủ chứa mại dâm có tiền án,
tiền sự chiếm khoảng trên 20%. Các chủ chứa mại dâm có trình độ văn hoá thấp
kém, số chủ chứa có trình độ văn hoá trung học trở lên chiếm tỉ lệ không đáng
kể.
Đặc điểm đối tƣợng môi giới mại dâm:
Đa số đối tƣợng môi giới mại dâm là nam giớí và có độ tuổi từ 18- 30
chiếm tỉ lệ trên 50%; phần lớn là làm các nghề có điều kiện để môi giới mại dâm
nhƣ: xe ôm, xích lô, bảo vệ...Các đối tƣợng môi giớí mại dâm có tiền án, tiền sự
chiếm tỉ lệ khoảng gần 20%; phần lớn các đối tƣợng có trình độ văn hoá thấp có,
khoản trên 20% có trình độ trung học trở lên.
Đặc điểm của đối tƣợng bán dâm:
Hầu hết các đối tƣợng bán dâm là nữ, số đối tƣợng bán dâm là nam giới
chiếm tỉ lệ không đáng kể và có độ tuổi chủ yếu là từ 18- 30. Điều đáng quan
tâm hiện nay là tình trạng trẻ hoá đội ngũ gái bán dâm đang ngày càng gia tăng.
Đa số đối tƣợng bán dâm không có nghề hoặc nghề tự do chiếm tỉ lệ cao, trình
độ văn hoá thấp kém, một số ít đang là học sinh, sinh viên... Đa số gái mại dâm
có điều kiện kinh tế khó khăn chiếm tỉ lệ trên 50%, chƣa có chồng chiếm tỉ lệ
cao, sống li thân hoặc li hôn chiếm tỉ lệ trên 30%, số có chồng làm gái mại dâm
chiếm tỉ lệ nhỏ.
Đặc điểm đối tƣợng mua dâm:
Phần lớn các đối tƣợng mua dâm là nam giới (tỉ lệ nữ không đáng kể); độ
tuổi 30 trở lên chiếm tỉ lệ cao, khách mua dâm là ngƣời nƣớc ngoài đang có xu
hƣớng gia tăng. Các đối tƣợng mua dâm có nhiều thành phần nghề nghiệp khác
nhau song chủ yếu tập trung ở những nghề buôn bán dịch vụ, tiểu thƣơng và cán
bộ công chức nhà nƣớc.
Đặc điểm về phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động:
Các đối tƣợng tổ chức hoạt động mại dâm ngày càng có nhiều thủ đoạn
hoạt động tinh vi xảo quyệt và có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà hàng, khách
sạn vũ trƣờng, nhà nghỉ…hình thành các ổ nhóm, đƣờng dây hoạt động, có sự
ăn chia về “quyền lợi”. Hoạt động núp dƣới các danh nghĩa nhà hàng, khách
sạn,các dịch vụ xã hội nhƣ: massage, karaoke, giải khát...

175
Các đối tƣợng hoạt động tệ nạn mại dâm theo phƣơng thức gái gọi và
thông qua gái mại dâm là một phƣơng thức phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tƣợng buôn bán phụ nữ trẻ
em vì mục đích mại dâm; có sự liên kết với các đối tƣợng tội phạm là ngƣời
nƣớc ngoài.
Đặc điểm về địa bàn hoạt động:
Địa bàn hoạt động của tệ nạn mại dâm có ở khắp mọi nơi song chủ yếu
hoạt động của tệ nạn mại dâm là thành phố, thị xã, các khu công nghiệp, du lịch,
nghỉ mát, những nơi có đông ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú...
Về hậu quả tác hại:
Tệ nạn mại dâm làm xói mòn đạo đức dân tộc, là một trong những nguyên
nhân dẫn đến căn bệnh thế kỉ.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do một bộ phận nhân dân chƣa đƣợc
giáo dục đầy đủ về pháp luật, nếp sống lành mạnh, chạy theo lối sống xa hoa
hƣởng lạc. Mặt khác công tác quản lý, xử lý đối tƣợng trên chƣa kiên quyết, triệt
để, nhiều nơi còn bị buông lỏng. Một số đối tƣợng còn có điều kiện dụ dỗ, rủ rê,
lừa đảo, thậm chí ép buộc, cƣỡng bức phụ nữ đi vào con đƣờng mại dâm.
Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn mại dâm:
Kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để tệ nạn mại dâm lây lan phát
triển, đặc biệt giữ gìn môi trƣờng lành mạnh trong nhà trƣờng. Từng bƣớc xoá
bỏ nguyên nhân, điều kiện của tệ nạn mại dâm tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm ra
khỏi đời sống xã hội; phát hiện, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tệ nạn cờ bạc
Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi lợi dụng các
hình thức vui chơi giải trí để cá cƣợc, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi:
Đánh bạc: là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để sát phạt đƣợc
thua thông qua các trò chơi.
Tổ chức đánh bạc: là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp ngƣời khác cùng đánh
bạc, ngƣời tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc địa điểm khác để chứa các
đám bạc từ đó trục lợi cho mình qua những ngƣời đánh bạc.
Đối tƣợng tham gia tệ nạn cờ bạc bao gồm: đối tƣợng tổ chức đánh bạc,
đối tƣợng gá bạc và đối tƣợng đánh bạc.
Tệ nạn cờ bạc trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp,
có xu hƣớng tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng, xuất hiện nhiều hình
thức mới trong hoạt, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, hoạt động
có sự câu kết với các đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài, hoạt động xuyên quốc gia.
Đặc điểm của tệ nạn cờ bạc:
Tệ nạn cờ bạc đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tổ tôm,
chắn cạ, xóc đĩa, tam cúc, xì tố, xập xám, tú lơ khơ, tá lả...và các hình thức cá
cƣợc khác. Tệ nạn cờ bạc có nhiều ngƣời mắc phải và có tính lây lan phát triển
nhanh, rất đa dạng bao gồm nhiều thành phần có nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ
văn hoá khác nhau (cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc, học sinh, sinh viên,
đối tƣợng không nghề, nghề nghiệp không ổn định, lƣu manh...).

176
Các đối tƣợng đánh bạc, tổ chức đánh bạc, chứa bạc có nhiều thủ đoạn hoạt động
tinh vi xảo quyệt để đối phó lại sự phát hiện của quần chúng nhân dân và hoạt động
điều tra của cơ quan công an. Chúng hình thành các ổ nhóm, đƣờng dây để hoạt động,
thƣờng xuyên thay đổi địa bàn, nhiều tổ chức đƣờng dây hoạt động liên địa bàn, xuyên
quốc gia.
Tệ nạn cờ bạc có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự và các hiện tƣợng
tiêu cực khác nhƣ mại dâm, ma tuý; gây ra hậu quả tác hại lớn cho đời sống xã
hội và gây khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do bản chất ăn bám, bóc lột, lƣời
lao động, thích hƣởng thụ cuộc sống cao sang của một số ngƣời; do cuộc sống
gia đình gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống… cùng với sự thiếu sót trong
quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc và các tổ chức.
Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn cờ bạc:
Kịp thời phát hiện không để tệ nạn cờ bạc lây lan phát triển gây hậu quả tác
hại, đặc biệt trong học sinh, sinh viên và nhà trƣờng. Tiến hành đồng bộ các biện
pháp để đấu tranh xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tệ nạn cờ bạc. Phối hợp
chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng, các cơ quan để đấu tranh triệt phá các ổ
nhóm, dƣờng dây tổ chức hoạt động; xử lí nghiêm minh các đối tƣợng hoạt động
cờ bạc.
- Tệ nạn mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi biểu hiện thái quá lòng
tin mù quáng vào những điều huyền bí không có thật, từ đó có những suy đoán
khác thƣờng, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tín, hành động trái với
những chuẩn mực của xã hội, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ, đời sống vật chất,
tinh thần của ngƣời dân, đến an ninh trật tự.
Đặc điểm của tệ nạn mê tín dị đoan:
Là một biểu hiện của các hủ tục lạc hậu, tàn dƣ của xã hội cũ còn sót lại
trong xã hội hiện nay; nó kích thích và phù hợp với tâm lí của một bộ phận
ngƣời trong xã hội có trình độ nhận thức thấp kém.
Tệ nạn mê tín dị đoan đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng và có xu
hƣớng lây lan phát triển nhanh nhất là ở những vùng sâu, nhận thức của quần chúng
còn lạc hậu. Đối tƣợng tham gia tệ nạn mê tín dị đoan phần lớn là phụ nữ, những
ngƣời có trình độ nhận thức thấp kém, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều trắc trở,
cuộc sống éo le...ngoài ra còn có một số cán bộ công nhân viên chức, một số có
học thức cao và một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên cũng mắc phải tệ nạn này.
Đối tƣợng reo rắc mê tín dị đoan: lợi dụng lòng tin, lợi dụng thần thánh,
trời phật, may rủi có hành vi cầu cúng, đồng bóng, bói toán nhằm buôn bán thần
thánh để kiếm lời hoặc tuyên truyền, reo rắc mê tín dị đoan gây ảnh hƣởng xấu
đến trật tự an toàn xã hội.
Địa bàn xảy ra có ở khắp mọi nơi song chủ yếu tập trung ở những nơi công
tác quản lí xã hội, quản lí văn hoá còn bộc lộ nhiều yếu kém, trình độ nhận thức
của quần chúng còn lạc hậu.
Tệ nạn mê tín dị đoan hiện đang đƣợc các đối tƣợng phản động và các thế
lực phản cách mạng triệt để lợi dụng để chống phá cách mạng Việt nam, nhất là

177
ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời trình độ nhận thức còn lạc hậu, thấp
kém.
Tệ nạn mê tín dị đoan gây nên những hậu quả xấu cho xã hội nhƣ làm tan
vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hƣởng đến tính mạng, sức khoẻ con ngƣời,
gây thiệt hại đến tài sản của quần chúng, ảnh hƣởng xấu tới an ninh trật tự.
Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn mê tín dị đoan:
Nâng cao trình độ nhận thức cho toàn dân và học sinh, sinh viên để họ tự
giác đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan; phân biệt đƣợc những hành vi mê tín dị
đoan với các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo trong quần chúng nhân dân, với
những hoạt động lễ hội truyền thống văn hoá dân tộc. Kịp thời phát hiện các
hình thức hoạt động mê tín dị đoan để có biện pháp ngăn chặn.
d, Trách nhiệm của nhà trường và học sinh, sinh viên trong phòng
chống tệ nạn xã hội
- Đối với nhà trường:
Thực hiện đầy đủ chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng về phòng chống
tệ nạn xã hội; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh,
sinh viên trong phòng chống các tệ nạn nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc; phân
định rõ mê tín dị đoan với các hoạt động tôn giáo, tự do tín ngƣỡng của quần
chúng nhân dân; giáo dục lối sống lành mạnh, đấu tranh chống lối sống buông
thả, lối sống trụy lạc, sống gấp.
Xác định rõ hậu quả tác hại từng loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân và con
đƣờng lây lan; phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ đạo các các tổ
chức Đoàn, Hội phụ nữ… trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; phối kết
hợp với lực lƣợng Công an cơ sở, chính quyền địa phƣơng và gia đình quản lý
chặt chẽ học sinh, sinh viên ngoại trú để chủ động phát hiện các hành vi hoạt
động ma túy, mại dâm, cờ bạc, đồng bóng bói toán…có biện pháp ngăn chặn kịp
thời.
Nắm chắc tình hình học sinh, sinh viên có hành vi hoạt động các tệ nạn xã
hội, cung cấp cho lực lƣợng bảo vệ, cơ quan Công an những tụ điểm, tổ chức,
đƣờng dây hoạt động tệ nạn xã hội, phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Phối hợp cùng chính quyền địa phƣơng, lực lƣợng bảo vệ văn hoá làm trong sạch
địa bàn trong trƣờng và khu vực xung quanh.
Giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ các âm mƣu của các thế lực phản động
trong việc lợi dụng tự do tín ngƣỡng để chống phá cách mạng Việt Nam. Phát hiện
các trƣờng hợp rủ rê lôi kéo học sinh, sinh viên tham gia vào các tà đạo, các hoạt
động tệ nạn xã hội.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên các lớp ký cam kết không tham gia các
hoạt động tệ nạn xã hội; xây dựng các nội quy, quy chế quản lý ký túc xá, xây
dựng các tổ tự quản trong học tập, rèn luyện, vui chơi. Tổ chức các hoạt động thi
tìm hiểu luật, pháp lệnh, các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về phòng chống tệ nạn xã
hội, đặc biệt tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc đang có dấu hiệu tăng nhanh trong giới
trẻ. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thu hút học sinh tham
gia.
Đối với học sinh, sinh viên:

178
Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đƣờng dẫn đến tội phạm; không
tham gia các tệ nạn xã hội dƣới bất kỳ hình thức nào; không bị lôi kéo cám dỗ
bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên
đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân.
Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, các con
đƣờng dẫn đến tệ nạn, đƣờng dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc…báo cáo
kịp thời cho nhà trƣờng hoặc lực lƣợng Công an cơ sở.
Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu
khác. Bằng kiến thức đã đƣợc học phân biệt đƣợc các trƣờng hợp tự do tín ngƣỡng,
các trƣờng hợp tham quan di tích văn hoá với việc lợi dụng để hoạt động mê tín dị
đoan. Cảnh giác trƣớc các hành vi của các đối tƣợng "buôn thần bán thánh" và âm
mƣu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động; phát hiện các hình
thức biểu hiện mới của tệ nạn mê tín, của các loại tà đạo nảy sinh trong lớp, trong
trƣờng báo cáo với nhà trƣờng, chính quyền địa phƣơng để có biện pháp ngăn chặn
kịp thời.
Chủ động phát hiện các trƣờng hợp học sinh, sinh viên trong lớp có những
dấu hiệu khác thƣờng, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình
yêu để có biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ bị sa ngã vào các tệ nạn xã
hội, tin vào cầu cúng, bói toán; đam mê, khoái cảm…gặp gỡ, động viên những
học sinh, sinh viên lầm lỗi, cảm hoá, giáo dục họ tiến bộ trở thành ngƣời có ích.
Ký cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội nhƣ ma túy,
mại dâm. .. Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham
gia các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo
vệ nhà trƣờng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Những nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm, mối quan hệ
giữa các nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
2. Nêu và phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong tổ chức hoạt
động phòng ngừa tội phạm, liên hệ với thực tế môi trƣờng học tập, công tác.
3. Vai trò của học sinh, sinh viên trong công tác phòng chống tội phạm,
liên hệ với môi trƣờng học tập của bản thân.
4- Nêu và phân tích các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc
trong đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội, công tác phòng chống tệ nạn xã
hội đạt hiệu quả cần chú ý gì về lĩnh vực pháp luật.
5- Nội dung, phƣơng pháp phòng chống tệ nạn xã hội, để làm tốt công
tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung cần có những giải pháp nào (về pháp
luật, về tổ chức thực hiện, về xây dựng môi trƣờng sống…).

179
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình
hình mới.
2- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X; Nghị quyết Trung ƣơng 8/Khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia.
3- Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001); Luật Quốc phòng, 2005; Luật Biên giới Quốc gia,
2003; Luật Giáo dục 2005 ; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung
năm 1990, 1994, 2005).
4- Pháp lệnh động viên công nghiệp quốc phòng, 2003; Nghị định
219/CP ngày 28/12/1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là CP); Nghị định Giáo
dục quốc phòng - an ninh số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007.
5- Các văn bản hiện hành về giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh,
sinh viên, NXB QĐND, 2005.
6- Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức - Lý luận dạy học đại học, NXBĐHQG Hà
Nội, 2005.
7- Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật đánh giặc giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam,
1990.
8- Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB QĐND, Hà Nội, 1997.
9- Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Từ điển bách
khoa quân sự Việt Nam, NXB QĐND, H, 2004.
10- Một số vấn đề “Diễn biến hoà bình” và chống “Diễn biến hoà bình” ở
nƣớc ta, NXB CTQG, H, 1994.
11- Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội, NXB CTQG, H, 1994.
12- Phạm Quang Định “Diễn biến hoà bình” và cuộc đấu tranh chống
“Diễn biến hoà bình” ở Việt Nam, NXB QĐND, H, 2005.
13- Hỏi và đáp “Diễn biến hoà bình và đấu tranh chống diễn biến hoà
bình”, NXB QĐND, H, 2005.
14- Bộ Tổng tham mƣu, Từ điển Thuật ngữ quân sự, NXB QĐND, H, 2007.
15- Tạp chí QPTD, Công nghệ quân sự thế kỉ 20 và xu hƣớng phát triển
đầu thế kỉ 21, 9/2000.
16- Tạp chí Khoa học quân sự, Phòng thủ dân sự trong phòng chống vũ
khí công nghệ cao, 7/2003.
17- Tạp chí Khoa học quân sự, Một số biện pháp phòng chống tiến công
đƣờng không bằng vũ khí công nghệ cao, 4/2004.
18- Học viện Quốc phòng, Khoa Chiến lƣợc, Tài liệu nghiên cứu, tham
khảo về phòng tránh, đánh trả.
19- Một số văn bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện pháp
lệnh động viên công nghiệp, BTTM 2006.
20- Hƣớng dẫn một số nội dung về công tác động viên Quân đội và
động viên công nghiệp, BTTM 2005, 2006.
21- Bộ Tổng tham mƣu, Công tác động viên Quân đội, NXB QĐND, H,
2001.

180
22- Bộ Tổng tham mƣu, Một số văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành
về luật NVQS, pháp lệnh về lực lƣợng DBĐV, NXB QĐND, H, 2003.
23- Đảng Cộng sản Việt Nam, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXBST, H, 1991.
24- Lênin, Toàn tập, tập 17, về Thái độ của đảng công nhân đối với tôn
giáo, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.
25- Phan Xuân Sơn, Lƣu Văn Quảng (đồng chủ biên), Những vấn đề cơ bản về
chính sách dân tộc ở nƣớc ta hiện nay, NXB CTQG, H, 2006.
26- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc phòng Việt Nam (Sách
trắng Quốc phòng Việt Nam), NXBTG, H, 2004.
27- Bộ Luật Hình sự, 1999; Luật về An ninh quốc gia, 2004; Luật Công
an nhân dân, 2005; Bộ Luật tố tụng hình sự , 2003; Luật phòng chống ma
tuý, 2003 ; Luật phòng chống mại dâm, 2003 ; Luật Thanh niên, 2001.
28- Giáo trình Những vấn đề cơ bản trong phòng, chống tội phạm về ma
tuý, Học viện CSND, 2005.
29- Giáo trình Tổ chức phòng, chống nghiện ma tuý, Học viện CSND,
2002.
30- Các loại ma tuý thƣờng gặp, NXB CAND, 2001.
31- Giáo trình Quản lí nhà nƣớc về ANTT, 2007, Học viện CSND.
32- Những vấn đề cơ bản trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an
, năm 2006.
33- Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tƣớng
Chính phủ về tăng cƣờng công tác dân vận.
34- Giáo trình tội phạm học - Trƣờng Đại học tổng hợp Hà Nội, 1995.
35- Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại - GS.TS Nguyễn
Xuân Yêm cùng tập thể tác giả - NXB CAND, 2003.
36- Nghị quyết 05; 06 của chính phủ về đấu tranh phòng chống tệ nạn
mại dâm và tệ nạn ma tuý, 1993.
37- Nghị quyết 87/CP năm 1995 về đấu tranh phòng chống một số loại
tệ nạn xã hội nguy hiểm.
38- Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về Tăng cƣờng công tác đấu tranh
chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định 138 của Chính phủ về Chƣơng
trình quốc gia phòng chống tội phạm.

181
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_____________________________________________

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC


QUỐC PHÕNG - AN NINH
DÙNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

TẬP HAI

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________________________________________

Nguyễn Đình Lƣu, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Hảo,


Nguyễn Tiến Hải, Phan Tân Hƣng, Lê Đình Thi, Nguyễn Văn Quý

Chịu trách nhiệm về nội dung


Vụ Giáo dục Quốc phòng-Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biên tập nội dung


Phạm Vĩnh Thông, Lê Doãn Thuật

2
LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong
những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dƣỡng phẩm chất đạo đức
và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lƣợc :
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục
quốc phòng - an ninh đã đƣợc xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nƣớc và gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW
ngày 03-5-2007 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục
quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số
116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh.
Quán triệt chủ trƣởng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác
giáo dục quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu
giáo dục và thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc
phòng - an ninh dùng cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng gồm hai tập.
Bộ sách này đã đƣợc Hội đồng thẩm định liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Quốc phòng - Bộ Công an nghiệm thu. Nội dung sách đã cập nhật đƣợc những
vấn đề mới, phù hợp với chƣơng trình mới ban hành, Quyết định số
81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24-12-2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức xuất bản và giới thiệu bộ sách Giáo trình
Giáo dục quốc phòng - an ninh với bạn đọc. Hi vọng bộ sách này sẽ giúp ích
đƣợc nhiều cho giảng viên, sinh viên và nhà trƣờng trong việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
khó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý
kiến đóng góp của các đồng chí giảng viên, cán bộ chỉ đạo để bộ sách ngày
càng hoàn thiện. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81
trần Hƣng Đạo, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn.

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

Bài 1

3
ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giới thiệu cho sinh viên hiểu và thực hiện đƣợc động tác đội ngũ đơn
vị làm cơ sở vận dụng trong học tập quân sự và các hoạt động của nhà trƣờng.
- Nắm đƣợc thứ tự, nội dung cách thực hành các động tác của từng ngƣời
trong đội ngũ đơn vị. Tự giác nghiên cứu, rèn luyện để thành thạo động tác của
từng ngƣời trong đội ngũ đơn vị, học đến đâu vận dụng thực hành đến đó.
II. NỘI DUNG
1. Đội hình tiểu đội
a) Đội hình tiểu đội một hàng ngang
- Ý nghĩa:
Đội hình tiểu đội một hàng ngang thƣờng dùng trong học tập, hạ đạt
mệnh lệnh, khi sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng. Đội hình
tiểu đội 1 hàng ngang thực hiện thứ tự nhƣ sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành một hàng ngang... TẬP HỢP”, có dự lệnh và
động lệnh.“ Tiểu đội, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “TẬP HỢP” là động lệnh.
+ Động tác: Tiểu đội trƣởng xác định vị trí và hƣớng tập hợp, rồi quay
về phía các chiến sĩ, đứng nghiêm hô khẩu lệnh: “Tiểu đội ” (nếu có các tiểu
đội khác cùng học tập ở bên cạnh thì phải hô rõ phiên hiệu của tiểu đội mình).
Ví dụ: “Tiểu đội 1”. Nếu không có tiểu đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô:
“Tiểu đội”, khi nghe hô “Tiểu đội”, toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trƣởng
đứng nghiêm chờ lệnh.
Khi toàn tiểu đội đã sẵn sàng chờ lệnh, tiểu đội trƣởng hô tiếp: “Thành
một hàng ngang... TẬP HỢP”, rồi quay về phía hƣớng định tập hợp đứng
nghiêm làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp.
Nghe dứt động lệnh “TẬP HỢP” toàn tiểu đội nhanh chóng, im lặng
chạy vào tập hợp, đứng về phía bên trái của tiểu đội trƣởng thành một hàng
ngang, giãn cách 70cm (tính từ giữa gót chân của hai ngƣời đứng bên cạnh
nhau) hoặc cách nhau 20cm ( tính khoảng cách hai cánh tay của hai ngƣời
đứng cạnh nhau).
Khi đã có từ 23 chiến sĩ
đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội
trƣởng quay nửa bên trái, đi đều ra
phía trƣớc chính giữa đội hình cách
35 bƣớc, quay vào đội hình đôn 35
bước
đốc tiểu đội tập hợp.
Từng ngƣời, khi đã đứng vào
vị trí phải nhanh chóng tự động 8 7 6 5 4 3 2 1
gióng hàng đúng giãn cách sau đó
đứng nghỉ (xem hình 11). Hình11: Đội hình tiểu đội một hàng ngang
- Điểm số: không có dự lệnh.
+ Khẩu lệnh:“ĐIỂM
SỐ”

4
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐIỂM SỐ”, các chiến sỹ theo thứ
tự từ bên phải sang trái lần lƣợt điểm số từ một cho đến hết tiểu đội. Khi điểm
số của mình, phải kết hợp quay mặt sang trái 45, khi điểm số xong phải quay
mặt trở lại; ngƣời đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của
mình xong thì hô “HẾT”.
Từng ngƣời, trƣớc khi điểm số của mình phải đứng nghiêm, nếu đang
đứng nghỉ phải trở về tƣ thế đứng nghiêm rồi mới điểm số của mình, điểm số
xong phải về tƣ thế đứng nghỉ. Điểm số phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trƣớc khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trƣởng phải hô cho tiểu đội đứng
nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) - THẲNG”, có dự lệnh và động lệnh, “
Nhìn bên phải (trái) là dự lệnh; “THẲNG” là động lệnh.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “THẲNG”, trừ chiến sĩ làm chuẩn
(ngƣời đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, còn các chiến
sĩ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống để gióng
hàng và giữ gián cách.
Khi gióng hàng ngang, từng ngƣời phải nhìn đƣợc nắp túi áo ngực bên
trái (phải) của ngƣời đứng thứ tƣ về bên phải (trái) của mình (đối với chiến sĩ
nữ nhìn ve cổ áo).
Khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu đội tƣởng hô “THÔI”. Nghe dứt
động lệnh “THÔI”, tất cả tiểu đội đều quay mặt trở lại, đứng nghiêm, không
xê dịch vị trí đứng.
Tiểu đội trƣởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ, sau đó quay nửa
bên trái (phải) đi đều về phía ngƣời làm chuẩn cách 23 bƣớc, quay vào đội
hình để kiểm tra hàng ngang. Nếu thấy gót chân và ngực của các chiến sĩ nằm
trên một đƣờng thẳng là hàng ngang đã thẳng.
Nếu chiến sĩ nào đứng chƣa thẳng, tiểu đội trƣởng dùng khẩu lệnh:
“Đồng chí X hoặc số X….Lên (hoặc xuống”, chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của
mình phải quay mặt nhìn về hƣớng tiểu đội trƣởng và làm theo lệnh của tiểu
đội trƣởng. Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng tiểu đội trƣởng hô “ĐƢỢC”,
các chiến sĩ quay mặt trở về hƣớng cũ.
Thứ tự sửa cho ngƣời đứng gần, ngƣời làm chuẩn trƣớc, tiểu đội trƣởng
có thể qua phải (trái) một bƣớc để kiểm tra hàng.
Cũng có thể sửa cho 23 chiến sĩ cùng một lúc. Ví dụ: “Từ số 3 đến số 7… lên
(xuống)”, các chiến sĩ trong số đƣợc gọi làm động tác nhƣ khi sửa từng ngƣời.
Chỉnh đốn xong tiểu đội trƣởng về vị trí chỉ huy.
Nếu lấy chiến sĩ đứng ở giữa hàng làm chuẩn để chỉnh đốn thì: Tiểu đội
trƣởng phải dùng khẩu lệnh để chỉ định ngƣời làm chuẩn: “Đồng chí X hoặc số
X làm chuẩn”, chiến sĩ X nghe gọi, đứng nghiêm trả lời “Có” và giơ tay trái
lên. Tiểu đội trƣởng hô tiếp: “Nhìn giữa…. THẲNG”, các chiến sĩ đứng hai
bên lấy ngƣời làm chuẩn để gióng hàng. Chiến sĩ làm chuẩn sau khi nghe dứt
động lệnh “THẲNG”, khoảng 5 giây thì bỏ tay xuống vẫn đứng nghiêm. Khi
chỉnh đốn hàng, tiểu đội trƣởng có thể về bên phải (trái) để chỉnh đốn hàng
ngũ.
5
Động tác của tiểu đội trƣởng và các chiến sĩ làm nhƣ khi nhìn bên phải
(trái) để chỉnh đốn hàng ngang.
- Giải tán:
+ Khẩu lệnh: “GIẢI TÁN”, không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “GIẢI TÁN”, mọi ngƣời trong tiểu đội
nhanh chóng tản ra, nếu đang đứng nghỉ phải trở về tƣ thế đứng nghiêm rồi tản ra.
b) Đội hình tiểu đội hai hàng ngang
- Ý nghĩa và các bƣớc thực hiện cơ bản giống đội hình tiểu đội một
hàng ngang. Những điểm khác:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội,
thành 2 hàng ngang- TẬP HỢP”.
+ Vị trí khi đứng trong đội
hình: Các số lẻ đứng hàng trên (số
1, 3, 5, 7), các số chẵn đứng hàng
35
dƣới (số 2, 4, 6, 8,). Cự ly giữa bước
hàng trên và hàng dƣới làm 1m
(hình 12). 7 5 3 1
+ Đội hình hai hàng ngang
không có điểm số. 8 6 4 2
+ Khi gióng hàng, các
chiến sĩ đứng hàng thứ hai vừa Hình 12: Tiểu đội hai hàng ngang
phải gióng hàng ngang và dùng
ánh mắt gióng hàng dọc để đứng
đúng cự ly và giãn cách.

c) Đội hình tiểu đội một hàng dọc


- Ý nghĩa:
Đội hình tiểu đội một hàng dọc thƣờng dùng trong hành tiến, trong đội
hình tập hợp cả trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt học tập.
Đội hình tiểu đội một hàng dọc thực hiện thứ tự nhƣ sau:
- Tập hợp:
Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành một hàng dọc- TẬP HỢP”, có dự lệnh và
động lệnh. “Tiểu đội, thành một hàng dọc” là dự lệnh, “TẬP HỢP” là động
lệnh.

Động tác của tiểu đội

6
trƣởng giống nhƣ ở đội hình
một hàng ngang.
Khi nghe dứt động lệnh
“TẬP HỢP”, toàn tiểu đội im
lặng nhanh chóng chạy vào tập 35
hợp, đứng sau tiểu đội trƣởng bước
thành một hàng dọc, cự ly giữa
ngƣời đứng trƣớc và ngƣời 1
đứng sau là 1m (tính từ hai gót
chân của hai ngƣời. 2
Khi đã có từ 23 chiến sĩ
đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội 3
trƣởng quay nửa bên trái, đi đều
4
ra phía trƣớc đội hình, chếch về
bên trái cách đội hình 35 5
bƣớc, quay vào đội hình đôn
đốc tiểu đội tập hợp. 6
Từng ngƣời, khi đã vào
vị trí phải nhanh chóng tự động 7
dóng hàng đứng đúng cự ly, sau
đó đứng nghỉ. (Hình 13). 8

Hình 13. Đội hình tiểu đội một hàng


dọc
- Điểm số:
+ Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ”, không có dự lệnh.
+ Động tác: Giống nhƣ ở phần tiểu đội một hàng ngang, chỉ khác: Khi
quay mặt phải quay hết cỡ sang bên trái và điểm số từ trên xuống dƣới.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trƣớc khi chỉnh đốn, tiểu đội trƣởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm.
Khẩu lệnh: “Nhìn trước THẲNG”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn
trước”
là dự lệnh, “THẲNG” là động lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “THẲNG”, trừ chiến sĩ số 1 làm chuẩn, còn các
chiến sĩ khác dóng hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy ngƣời đứng trƣớc mình
(không nhìn thấy gáy ngƣời đứng thứ hai trƣớc mình), tự xê dịch sang phải,
trái để thẳng hàng dọc và xê dịch lên, xuống để đúng cự ly.
Khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu đội trƣởng hô “THÔI”, toàn tiểu
đội đứng nghiêm. Tiểu đội trƣởng quay nửa bên trái đi đều về trƣớc, chính giữa
đội hình các đội hình từ 23 bƣớc, nhìn vào đội hình để kiểm tra hàng dọc.
Hàng dọc thẳng là đầu (mũ), cạnh vai của các chiến sĩ nằm trên một đƣờng
thẳng.
Nếu chiến sĩ nào chƣa đứng thẳng hàng, tiểu đội trƣởng dùng khẩu lệnh gọi
tên (hoặc số) để sửa: “Qua phải”, “Qua trái”. Chiến sĩ (số) đƣợc gọi tên làm theo

7
lệnh của tiểu đội trƣởng. Khi chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, tiểu đội trƣởng hô
“ĐƢỢC”, lần lƣợt sửa từ trên xuống dƣới, cũng có thể sửa cho 23 chiến sĩ cùng
một lúc. Sửa xong, tiểu đội trƣởng về vị trí chỉ huy ở bên trái phía trƣớc đội hình.
- Giải tán:
Khẩu lệnh, động tác giống nhƣ ở đội hình một hàng ngang.
d) Đội hình tiểu đội hai hàng dọc
- Ý nghĩa và các bƣớc thực hiện cơ bản giống nhƣ tiểu đội một hàng dọc.
Những điểm khác:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành hai hàng dọc – TẬP HỢP”.
+ Các chiến sĩ số lẻ đứng thành một hàng
dọc ở bên phải, các chiến sĩ số chẵn đứng thành
một hàng dọc ở bên trái. (Hình 14).
+ Đội hình hai hàng dọc không điểm số. 35
+ Khi gióng hàng, các chiến sĩ đứng ở bước
hàng bên trái (hàng số chẵn) vừa gióng hàng
dọc, vừa dùng ánh mắt để gióng hàng ngang.
- Những điểm chú ý: 2 1
- Trƣớc khi tập hợp, ngƣời chỉ huy phải 4 3
căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa
hình, thời tiết và phƣơng hƣớng để xác định đội 6 5
hình tập hợp và hƣớng của đội hình. Khi tập
hợp nên tránh hƣớng gió, hƣớng mặt trời chiếu 8 7
thẳng vào mắt chiến sĩ, (nếu không ảnh hƣởng
đến việc xem tập, xem động tác mẫu). Hình 14: Tiểu đội hai hàng dọc

- Phải xác định đƣợc đội hình, vị trí tập hợp, hƣớng đội hình rồi đứng tại
vị trí tập hợp hô khẩu lệnh tập hợp, sau đó làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp.
Nếu vị trí tập hợp xa nơi tiểu đội trƣởng đứng (quá 20m) thì tiểu đội trƣởng
phải đôn đốc, nhắc nhở tiểu đội về vị trí tập hợp. Tiểu đội trƣởng không đƣợc
hô dứt động lệnh “TẬP HỢP”, rồi mới chạy đến vị trí tập hợp tiểu đội (dù chỉ
3 4m).
- Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trƣơng, chuẩn xác, mẫu mực.
Khi sửa cho chiến sĩ phải dùng khẩu lệnh để chỉ huy, không sờ vào ngƣời.
- Từng ngƣời khi đã vào tập hợp phải trật tự, động tác gióng hàng đúng
cự ly, giãn cách, tập trung nghe lệnh của tiểu đội trƣởng.
2. Đội hình trung đội
a) Đội hình trung đội một hàng ngang
- Ý nghĩa:
Đội hình trung đội một hàng ngang thƣờng dùng trong huấn luyện, nói
chuyện, điểm danh, kiểm tra, điểm nghiệm, khám súng, giá súng, đặt súng...
Đội hình trung đội một hàng ngang thực hiện thứ tự nhƣ sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng ngang - TẬP HỢP”, có dự lệnh và
động lệnh. “Trung đội, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “TẬP HỢP” là động lệnh.
+ Động tác: Cơ bản giống nhƣ phần tiểu đội hàng ngang.

8
Khi nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng chạy vào tập hợp đứng
về phía bên trái của trung đội trƣởng theo thứ tự: Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội
3 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang) trung đội thành một hàng ngang.
Khi tiểu đội đã vào vị trí tập hợp, trung đội trƣởng quay nửa bên trái,
chạy đều ra phía trƣớc chính giữa đội hình cách 58 bƣớc quay vào đội hình
đôn đốc trung đội tập hợp.
Từng ngƣời vào vị trí phải nhanh chóng tự động gióng hàng ngang, đúng
giãn cách, sau đó đứng nghỉ (hình 15).

3  5 bƣớc

3 2 1

Hình 15: Đội hình trung đội một hàng ngang


Nếu trung đội ở nơi không có các phân đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô khẩu
lệnh: “Trung đội thành 1 hàng ngang- TẬP HỢP ”, không phải hô phiên hiệu đơn vị.
Nếu trung đội đang vui chơi, trung đội trƣớc khi hô khẩu lệnh tập hợp, phải thổi
còi (nếu có) hoặc phát tín hiệu để mọi ngƣời ngừng hoạt động, chú ý nghe khẩu lệnh.
- Điểm số:
+ Điểm số theo từng tiểu đội để đổi hình, đổi hƣớng:
Khẩu lệnh: “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”, không có dự lệnh.
Nghe dứt động lệnh, từng tiểu đội điểm số theo thứ tự: Tiểu đội 1, tiểu
đội 2, tiểu đội 3. Các tiểu đội trƣởng không điểm số. Ngƣời đứng cuối cùng
của tiểu đội điểm số xong thì hô “HẾT”, không phải quay mặt.
+ Điểm số toàn trung đội để nắm quân số.
Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ”, không có dự lệnh.
Động tác: Khi nghe dứt động lệnh, toàn trung đội điểm số, các tiểu đội
trƣởng cũng điểm số. Lần lƣợt điểm số theo thứ tự và nối tiếp nhau từ tiểu đội
1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Ngƣời đứng cuối cùng của tiểu đội 3 điểm số xong thì
hô: “HẾT”, không phải quay mặt.
Động tác điểm số của từng ngƣời giống nhƣ điểm số đội hình tiểu đội.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trƣớc khi chỉnh đốn, trung đội trƣởng phải hô cho toàn trung đội đứng nghiêm.
Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống nhƣ chỉnh đốn hành ngũ của phần tiểu
đội 1 hàng ngang.
Chỉ khác: Khi trung đội trƣởng quay nửa bên trái (phải) chạy đều về phía
bên phải (trái) ngƣời làm chuẩn để chỉnh đốn đội hình, cách ngƣời làm chuẩn
35 bƣớc, quay vào đội hình để chỉnh đốn hàng ngũ.
- Giải tán:
Khẩu lệnh, động tác giống nhƣ giải tán ở đội hình tiểu đội một hàng ngang.
b) Đội hình trung đội hai hàng ngang
9
- Ý nghĩa và các bƣớc thực hiện trên cơ sở tiểu đội hai hàng ngang cấu
thành.Thực hiện thứ tự nhƣ sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng ngang- TẬP HỢP”, có dự lệnh và động
lệnh.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “TẬP HỢP”, toàn trung đội im lặng
chạy vào tập hợp đứng bên trái của trung đội trƣởng theo thứ tự: Tiểu đội 1,
tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành hai hàng ngang, số lẻ đứng trên, số
chẵn đứng dƣới) toàn trung đội thành hai hàng ngang.
Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, trung đội trƣởng quay nửa bên
trái, chạy đều ra đứng ở phía trƣớc chính giữa đội hình cách 5 8 bƣớc quay
vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp (xem hình 16).

5  8 bƣớc

3 2 1

Hình 16: Đội hình trung đội hai hàng ngang


- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Khẩu lệnh và động tác của trung đội trƣởng, động tác của chiến sĩ trong
trung đội giống nhƣ chỉnh đốn hàng ngũ của đội hình trung đội một hàng
ngang.
Chỉ khác: Cả hai hàng đều phải quay mặt và dóng hàng, các chiến sĩ
đứng ở hàng dƣới vừa gióng hàng ngang vừa phải dùng ánh mắt để gióng hàng
dọc. Ngƣời làm chuẩn đứng ở đầu ( hoặc cuối) của từng hàng nhìn thẳng.
Trung đội trƣởng kiểm tra hàng trên trƣớc, sau đó mới kiểm tra hàng
dƣới.
- Giải tán:
Nhƣ ở đội hình tiểu đội hàng ngang.
c) Đội hình trung đội ba hàng ngang
- Ý nghĩa và các bƣớc thực hiện trên cơ sở đội hình tiểu đội hai hàng
ngang cấu thành. Thực hiện thứ tự nhƣ sau:

- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng ngang- TẬP HỢP”, có dự lệnh
và động lệnh.

10
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh
“TẬP HỢP”, toàn trung đội vào vị trí tập
hợp theo thứ tự: Tiểu đội 1 đứng bên trái 5  8 bƣớc
trung đội trƣởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu
đội 1, tiểu đội 3 đứng sau tiểu đội 2 (mỗi
tiểu đội thành một hàng ngang, trung đội 1
thành ba hàng ngang, vị trí chỉ huy của
trung đội trƣởng và các động tác giống 2
nhƣ phần tập hợp trung đội hai hàng
3
ngang (xem hình 17).
Hình 17: Trung đội ba hàng ngang
- Điểm số:
+ Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ”, không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐIỂM SỐ”, chỉ có tiểu đội 1 điểm số
(giống nhƣ phần tiểu đội một hàng ngang điểm số), tiểu đội trƣởng không điểm số.
Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số của tiểu đội 1 mà tính số của mình.
Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thừa hoặc thiếu quân số so với quân số đã điểm
của tiểu đội 1, thì ngƣời đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo
cho trung đội trƣởng biết, khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong đứng nghỉ.
Ví dụ: Tiểu đội 1 có 7 ngƣời.
Tiểu đội 2 có 8 ngƣời.
Tiểu đội 3 có 6 ngƣời.
Khi báo cáo, ngƣời đứng cuối hàng tiểu đội 2 báo: “Tiểu đội 2 thừa
một”. Ngƣời đứng cuối hàng tiểu đội 3 báo: “Tiểu đội 3 thiếu một”.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trƣớc khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trƣởng phải hô cho trung
đội đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái)- THẲNG”, có dự lệnh và động lệnh.
Nhìn bên phải (trái) là dự lệnh, “THẲNG” là động lệnh.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “THẲNG”, cả ba hàng đều phải quay
mặt hết cỡ về bên làm chuẩn để gióng hàng, ba ngƣời làm chuẩn của 3 hàng
nhìn thẳng và giữ đúng cự ly.
Hàng thứ ha và ba phải dùng ánh mắt để giữ hàng dọc.
Các động tác khác thực hiện nhƣ phần chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình
trung đội một hàng ngang.
- Giải tán:
Nhƣ ở đội hình trung đội một hàng ngang.
d) Đội hình trung đội một hàng dọc
- Ý nghĩa:
Đội hình một hàng dọc thƣờng dùng để hành quân, di chuyển ở ngoài bãi tập
đƣợc nhanh chóng, thuận tiện. Đội hình một hàng dọc thực hiện thứ tự nhƣ sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng dọc - TẬP HỢP”, có dự lệnh
và động lệnh. “Trung đội, thành một hàng dọc” là dự lệnh, “TẬP HỢP” là
động lệnh.

11
Hô khẩu lệnh xong, trung đội trƣởng quay về hƣớng định tập hợp đứng
nghiêm làm chuẩn.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “TẬP HỢP”, toàn trung đội nhanh
chóng im lặng vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trƣởng 1m theo thứ tự:
Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành 1 hàng dọc) nối tiếp nhau
thành trung đội một hàng dọc (cự ly mỗi ngƣời cách nhau 1m).
Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí, trung
đội trƣởng quay nửa bên trái, chạy đều ra
phía trƣớc chếch về bên trái đội hình, cách
58 bƣớc, quay vào đội hình để đôn đốc các 5  8 bƣớc
tiểu đội tập hợp.
Từng ngƣời đã vào vị trí phải nhanh chóng
tự động gióng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó
đứng nghỉ. 1
Nếu trung đội ở một nơi không có các
phân đội khác ở bên cạnh, thì chỉ hô khẩu lệnh:
“Trung đội một hàng dọc- TẬP HỢP”, không
phải hô phiên hiệu đơn vị. Nếu trung đội đang
vui chơi, trung đội trƣởng trƣớc khi hô khẩu
lệnh tập hợp, phải thổi còi (nếu có) hoặc phát
2
tín hiệu để mọi ngƣời ngừng hoạt động, chú ý
nghe khẩu lệnh. (xem hình 18)
- Điểm số: (có hai cách điểm số)
Giống nhƣ điểm số ở đội hình trung
đội một hàng ngang.
Nếu nghe thấy khẩu lệnh: “TỪNG 3
TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”, thì theo thứ tự tiểu
đội 1, 2, 3 điểm số, tiểu đội trƣởng không
điểm số. Hình 18: Trung đội một hàng dọc

Nếu nghe khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ”, thì toàn trung đội điểm số từ một đến
hết, các tiểu đội trƣởng cũng phải điểm số. Động tác điểm số của từng ngƣời
nhƣ phần điểm số ở đội hình tiểu đội.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trƣớc khi điểm số, hô cho trung đội đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Nhìn trước THẲNG”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn
trước” là dự lệnh, “THẲNG” là động lệnh.
+ Động tác: Giống nhƣ ở phần tiểu đội một hàng dọc, chỉ khác: Trung
đội trƣởng đi về phía đầu đội hình, cách ngƣời đứng đầu 35 bƣớc để kiểm tra
hàng.
- Giải tán: Thực hiện nhƣ ở đội hình hàng ngang.
e) Đội hình trung đội hai hàng dọc
* Ý nghĩa và các bƣớc thực hiện trên cơ sở đội hình tiểu đội hai hàng dọc
cấu thành. Thực hiện thứ tự nhƣ sau:
- Tập hợp:

12
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng dọc- TẬP HỢP”, có dự lệnh
và động lệnh. “Trung đội, thành hai hàng dọc” là dự lệnh, “TẬP HỢP” là
động lệnh.
Hô khẩu lệnh xong, trung đội trƣởng quay
về hƣớng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “TẬP
HỢP”, toàn trung đội nhanh chóng, im lặng vào
vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trƣởng theo 5  8 bƣớc
thứ tự: Tiểu đội 1 đứng sau trung đội trƣởng,
tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng
sau tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành 2 hàng dọc, số
lẻ đứng bên phải, số chẵn đứng bên trái, thành 1
trung đội hai hàng dọc.
- Chỉnh đốn hàng ngũ: Cơ bản giống
nhƣ đội hình tiểu đội hai hàng dọc.
Chỉ khác: Khi nghe dứt động lệnh:
“THẲNG”, các tiểu đội trƣởng qua trái 1/2 2
bƣớc để đứng trƣớc chính giữa đội hình
tiểu đội của mình. Tất cả nhìn thẳng để gióng
hàng dọc và dùng ánh mắt để gióng hàng
ngang (hình 19). 3
Khoảng cách của trung đội trƣởng đến tiểu
đội 1 khi kiểm tra hàng là 35 bƣớc.
- Giải tán: Thực hiện nhƣ ở đội hình trung đội
hàng ngang. Hình 19: Trung đội hai hàng
dọc
f) Đội hình trung đội ba hàng dọc
- Ý nghĩa và các bƣớc thực hiện trên
cơ sở đội hình tiểu đội một hàng dọc cấu
thành. Thực hiện thứ tự nhƣ sau: 5  8 bƣớc
- Tập hợp
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba
hàng dọc -TẬP HỢP”, có dự lệnh và động
lệnh. “Trung đội, thành ba hàng dọc” là 3 2 1
dự lệnh, “TẬP HỢP” là động lệnh

Hình 20: Trung đội ba hàng


ngang
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “TẬP HỢP”, toàn trung đội nhanh chóng,
im lặng vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trƣởng theo thứ tự: Tiểu đội 1 đứng
sau trung đội trƣởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu
đội 2, mỗi tiểu đội thành một hàng dọc, trung đội thành ba hàng dọc (xem hình
20).
- Điểm số:

13
Khẩu lệnh, động tác giống nhƣ điểm số của trung đội ba hàng ngang. Chỉ
khác là điểm số theo đội hình hàng dọc.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống nhƣ chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình
trung đội hàng dọc (các tiểu đội trƣởng không điểm số).
- Giải tán: Thực hiện nhƣ đội hình trung đội một hàng dọc.
3. Đổi hƣớng đội hình
Ý nghĩa: Dùng để đổi hƣớng đội hình cho phù hợp với nhiệm vụ và địa
hình cụ thể, đồng thời rèn luyện ý thức hiệp đồng động tác trong đội hình.
a) Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ
* Đổi hướng đội hình về phía bên phải bằng cách quay bên phải:
- Khẩu lệnh: “Bên phải...QUAY”, có dự lệnh và động lệnh.
- Động tác: Nghe dứt động lệnh“QUAY”, từng ngƣời trong đội hình đều
thực hiện động tác quay bên phải.
* Đổi hướng đội hình về phía bên trái bằng cách quay bên trái:
- Khẩu lệnh: “Bên trái...QUAY”, có dự lệnh và động lệnh.
- Động tác: Nghe
4
dứt động lệnh“QUAY”,
từng ngƣời trong đội 5 4
hình đều thực hiện 5
động tác quay bên trái. 6 3
đội hình lúc này đổi 6
sang hƣớng mới nhƣng 7 2
không thể giữ đƣợc đội 7
hình hàng dọc (ngang) 8 1
nhƣ trƣớc khi đổi (xem 8
hình 20). Hình 20: Đổi hướng đội hình về bên phải (trái)

* Đổi hướng đội hình về đằng sau bằng cách quay đằng sau:
1 8
- Khẩu lệnh: “Đằng
sau...QUAY”, có dự lệnh 2 7
và động lệnh.
- Động tác: Nghe dứt 3 6
động lệnh“QUAY”, từng
4 5
ngƣời trong đội hình đều
thực hiện động tác quay 5 4
đằng sau. đội hình lúc này
đổi sang hƣớng mới nhƣng 6 3
không thể giữ đƣợc đội
7 2
hình hàng dọc(ngang) nhƣ
trƣớc khi đổi nhƣng ngƣợc 8 1
số thứ tự (xem hình 21).
Hình 21: Đổi hướng đội hình về đằng sau
b) Đổi hưóng đội hình trong khi đi
- Động tác vòng bên phải:

14
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải...BƢỚC”, có dự lệnh và động lệnh, động
lệnh rơi vào chân phải.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh“BƢỚC”, ngƣời đầu hàng bên phải làm
động tác giậm chân xoay dần sang bên phải rồi đi tiếp, các số ở bên trái lấy
ngƣời bên phải làm chuẩn vừa đi vừa chuyển hƣớng sang bên phải giữ hàng
ngang thẳng, các hàng sau đi đều đến vị trí hàng trƣớc thì làm động tác nhƣ
hàng trƣớc đổi hƣớng sang bên phải(xem hình 22).

8 1 8 7 6 5 4 3 2 1
7 2
6 3
5 (2) 4
4 5
a) 3 6 b)

2 7

8 7 6 5 4 3 2 1 8
Hình 22: Đổi hướng khi đi - Vòng bên phải
- Động tác vòng bên trái:
+ Khẩu lệnh: “Vòng
bên trái...BƢỚC”, có dự 1
lệnh và động lệnh, động
2
lệnh rơi vào chân trái.
+ Động tác: Nghe 3
dứt động lệnh“BƢỚC”,
ngƣời đầu hàng bên trái 4
làm động tác giậm chân 5
xoay dần sang bên trái rồi
đi tiếp, các số ở bên phải 6
lấy ngƣời bên trái làm
7
chuẩn vừa đi vừa chuyển (2)
hƣớng sang bên trái giữ 8 7 6 5 4 3 2 1
hàng ngang thẳng, các
hàng sau đi đều đến vị trí
hàng trƣớc thì làm động Hình 23: Đi vòng bên trái
tác nhƣ hàng trƣớc đổi
hƣớng sang bên trái(xem
hình 23).
- Động tác vòng đằng sau:

15
+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải(trái) vòng đằng sau...BƢỚC”, có dự lệnh
và động lệnh.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh“BƢỚC”, toàn đội hình làm động tác
vòng giống nhƣ động tác vòng bên phải bên (trái). Chỉ khác ngƣời làm trụ phối
hợp với trong hàng xoay dần sang hƣớng mới 180º (xem hình 24).

1 8
2 7
(2) 3 6
4 5
1 2 3 4 5 6 7 8 8 7 6 5 4 3 2 1
a) 5 4
6 3
Hình 24: Đi vòng đằng sau
7 2
b)
8 1

1 8
2 7
3 6
4 5
5 4
6 3
7 2
8 1

III. TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

16
1. Tổ chức
- Lấy lớp làm đơn vị học tập.
- Lấy tổ học tập làm đơn vị luyện tập các động tác của từng ngƣời.
- Lấy lớp làm đơn vị luyện tập phần đội hình.
- Tập luyện ngoài sân bãi.
- Trang phục thống nhất đi giày, đội mũ cứng (nếu có điều kiện thì thống
nhất cả quần áo).
2. Phƣơng pháp
a) Giáo viên
- Bồi dƣỡng trƣớc động tác đội ngũ từng ngƣời cho các cán sự hoặc tổ
trƣởng học tập để giúp giáo viên duy trì luyện tập.
- Giáo viên vừa giới thiệu nội dung vừa làm động tác mẫu, theo 3
bƣớcsau:
Bước 1: Làm động tác mẫu (tự hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác).
Bước 2: Vừa nói vừa làm động tác theo từng cử động (có thể di chuyển
vi trí để học sinh quan sát đƣợc động tác).
Bước 3: Làm tổng hợp toàn bộ động tác.
- Giới thiệu phần đội hình, giáo viên dùng hình vẽ để giới thiệu từng loại
đội hình sau đó lấy học sinh để xếp đội hình.
b) Sinh viên
- Từng tổ luyện tập do tổ trƣởng chỉ huy, tập thống nhất theo khẩu lệnh
của tổ trƣởng.
- Luyện tập đội hình, theo 3 bƣớc:
Bước 1: Xếp quân cờ (giáo viên trực tiếp hƣớng dẫn vị trí trong từng loại
đội hình).
Bước 2: Tập chậm phân đoạn (giáo viên duy trì tập từng nội dung).
Bước 3: Tập tổng hợp (giáo viên duy trì tập các nội dung của từng loại
đội hình).
c) Nội dung kiểm tra
+ Tổ chức kiểm tra động tác đội ngũ từng ngƣời theo phƣơng pháp rút
câu hỏi để trả lời ý nghĩa và làm động tác. Có thể chỉ kiểm tra đại diện mỗi tổ
học tập kiểm tra 1 hoặc 2 học sinh.
+ Giáo viên chuẩn bị các phiếu câu hỏi, mỗi phiếu có 2 câu bao gồm 2
đến 3 động tác (tuỳ theo tính chất phức tạp của động tác).
+ Từng ngƣời rút câu hỏi để làm động tác nếu không làm đƣợc phải đổi
phiếu khác thì cứ mỗi lần đổi trừ 1 điểm, nhƣng chỉ đƣợc đổi 2 lần.
Thang cho điểm:
- Xuất sắc: (9 đến 10 điểm)
- Loại giỏi (8 đến cận 9 điểm)
- Loại khá (7 đến cận 8 điểm)
- Trung bình khá: (6 đến cận 7 điểm)
- Trung bình: (5 đến cận 6 điểm).
- Loại yếu: (4 đến cận 5 điểm).
- Loại kém: Dƣới 4 điểm

17
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bƣớc tập hợp đội hình tiểu đội hàng ngang.
2. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bƣớc tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc.
3. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bƣớc tập hợp đội hình trung đội hàng
ngang.
4. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bƣớc tập hợp đội hình trung đội hàng dọc.
5. Ý nghĩa, nội dung các bƣớc đổi hình khi đứng tại chỗ và khi đang đi đều.

Bài 2
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ QUÂN SỰ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Giới thiệu cho sinh viên những hiểu biết cơ bản và cách sử dụng bản đồ
địa hình làm cơ sở vận dụng vào thực tế học tập, công tác.
- Nắm đƣợc ý nghĩa, phân loại, đặc điểm công dụng của bản đồ địa hình;
hiểu đƣợc cơ sở toán học bản đồ địa hình; cách chắp ghép, dán gấp và sử dụng
bản đồ.
II. NỘI DUNG
A. BẢN ĐỒ
1. Khái niệm, ý nghĩa
a) Khái niệm
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hoá một phần mặt đất cong lên mặt
giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ các yếu tố về
thiên nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội đƣợc thể hiện bằng hệ thống các ký hiệu.
Những yếu tố này đƣợc phân loại, lựa chọn, lấy bỏ, tổng hợp tƣơng ứng với
lƣợng dung nạp của từng bản đồ và từng tỷ lệ.
Bản đồ địa hình là loại bản đồ chuyên đề có tỉ lệ từ 1:1.000.000 và lớn
hơn. Trên bản đồ, địa hình và địa vật một khu vực mặt đất đƣợc thể hiện một
cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ƣớc thích hợp.
b) Ý nghĩa
Bản đồ địa hình có một ý nghĩa rất to lớn trong việc giải quyết rất nhiều
các vấn đề khoa học và thực tiễn, là những vấn đề có liên quan đến việc nghiên
cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình trên
thực địa..., một số ngành trong nền kinh tế quốc dân đều cần sử dụng bản đồ
địa hình.
Bản đồ địa hình có một ý nghĩa cực kỳ to lớn trong công tác củng cố quốc
phòng, an ninh bảo đảm cho nhiệm vụ giáo dục huấn luyện chiến đấu cho bộ
đội. Khi xác định kế hoạch hoặc quyết tâm chiến đấu phải sử dụng bản đồ địa
hình. Bộ Tƣ lệnh, cơ quan tham mƣu và ngƣời chỉ huy các cấp khi tác chiến
đều coi bản đồ địa hình là một công cụ để chỉ huy bộ đội. Căn cứ vào bản đồ
để nghiên cứu đánh giá địa hình, khả năng của đối phƣơng pháp đoán quyết
định phƣơng hƣớng, chuẩn bị phần tử bắn, tính toán các công trình xây dựng
trên mặt đất… chỉ huy bộ đội chiến đấu thắng lợi.

18
2. Phân loại, đặc điểm, công dụng bản đồ địa hình
a) Phân loại, đặc điểm công dụng
- Bản đồ cấp chiến thuật
Bản đồ cấp chiến thuật là bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 dùng cho
tác chiến ở vùng đồng bằng và trung du; 1:100.000 đối với vùng núi; là bản đồ địa
hình có tỷ lệ lớn, dùng cho cấp chỉ huy tham mƣu từ đại đội đến cấp Sƣ đoàn.
Đặc điểm, công dụng: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mặt đất đƣợc thể hiện chi
tiết cụ thể, tỷ mỷ, chính xác; dùng để nghiên cứu những vấn đề tác chiến trong
tiến công và phòng ngự nhƣ: các tuyến phòng thủ của ta và địch, những khu
vực nhảy dù, đổ bộ, hệ thống đƣờng sá, cầu cống, các chƣớng ngại vật trên
đƣờng hành quân, tình hình các điểm dân cƣ, chuẩn bị phần tử cho pháo binh,
thiết kế các công trình quân sự…
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 - 1:100.000 mức độ chi tiết, cụ thể, tỷ mỷ
kém hơn so với bản đồ tỷ lệ 1:25.000. Tuy nhiên, đƣợc xác định là loại bản
đồ chiến thuật cơ bản của Quân đội ta; dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm
vi rộng lớn hơn; đánh giá, phân tích ý nghĩa chiến thuật của yếu tố địa hình,
tác dụng của chúng để lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến đấu trong tất cả
các hình thức chiến thuật.
- Bản đồ cấp chiến dịch
Bản đồ cấp chiến dịch là bản đồ địa hình có tỷ lệ từ 1:100.000 1:250.000
(1:100.000 đối với địa hình đồng bằng trung du, 1:250.000 đối với địa hình
rừng núi), là loại bản đồ có tỷ lệ trung bình, chủ yếu dùng cho chỉ huy cấp
chiến dịch (chỉ huy và cơ quan tham mƣu cấp quân đoàn, quân khu…).
Đặc điểm, công dụng: Trên bản đồ địa hình, địa vật thể hiện có chọn lọc,
tính tỷ mỷ kém nhƣng tính khái quát hoá rất cao, tiện cho việc nghiên cứu thực
địa khái quát, tổng thể, giúp cho việc lập kế hoạch tác chiến và chỉ huy tác
chiến ở cấp chiến dịch.
- Bản đồ cấp chiến lƣợc
Bản đồ cấp chiến lƣợc có tỷ lệ 1:500.000  1:1000.000 là loại bản đồ
dùng cho Bộ Tổng tƣ lệnh và các cơ quan cấp chiến lƣợc.
Đặc điểm, công dụng: Bản đồ biểu diễn một khu vực địa hình rộng lớn, ở
mức khái quát hoá cao. Dùng để chuẩn bị và triển khai các chiến dịch và chỉ
huy hoạt động quân sự phối hợp trên một hƣớng hay một khu vực chiến lƣợc
hoặc củng cố, xây dựng kế hoạch chiến lƣợc quốc phòng an ninh của đất nƣớc
b) Đặc điểm khung bản đồ và ghi chú xung quanh
Mỗi mảnh bản đồ gồm 2 phần chính: Biểu thị nội dung bản đồ, khung bản
đồ và ghi chú xung quanh.

- Khung bản đồ
Khung để trang chí bản đồ là những đƣờng giới hạn diện tích của mỗi
mảnh bản đồ. Khung bản đồ có những đƣờng khác nhau với những nhiệm vụ
riêng.
Đƣờng trong cùng là giới hạn trực tiếp của khu vực có nội dung bản đồ vẽ
nét mảnh.

19
Tiếp theo là đƣờng hai nét kẻ song song, trên đó có chia thành các đoạn
nhỏ theo kinh, vĩ độ chẵn tới phút.
Ngoài cùng là khung trang chí vẽ nét đen đậm
Nếu gọi tên gồm khung Bắc, Nam, Đông, Tây.
- Ghi chú xung quanh
Phần ghi chú xung quanh nhằm giải thích, thuyết minh cho ngƣời sử dụng
bản đồ. Vì vậy sử dụng bản đồ cần nắm vững ý nghĩa và nội dung cách ghi đó.
Nguyên tắc ghi chú xung quanh của bản đồ Gauss và UTM cơ bản giống
nhau, chỉ khác cách sắp xếp vị trí, cách ghi, cách trình bày.
Trong nội dung này chỉ nêu lên những nguyên tắc chung về cách ghi chú
xung quanh của bản đồ địa hình Gauss.
+ Khung Bắc bản đồ
Ghi tên bản đồ, số hiệu bản đồ: tên bản đồ thƣờng là địa danh vùng dân
cƣ hành chính cấp cao nhất trong mảnh bản đồ đó hoặc địa điểm quan trọng
nổi tiếng trong vùng dân cƣ.
Dƣới tên bản đồ ghi số hiệu của mảnh bản đồ đó, xác định vị trí địa lý của mảnh
bản đồ nằm ở khu vực nào trên quả đất (theo cách chia mảnh, đánh số, ghi số hiệu).
Bên trái ngoài khung bản đồ ghi danh hiệu, vị trí địa dƣ: Là tên chỉ một
khu vực địa dƣ tổng quát một nƣớc, một tỉnh, một huyện bao gồm một phần
đất đai của khu vực đó.
Đƣờng ranh giới hành chính vẽ nháp: Chỉ cho ta biết hiện ranh giới hành
chính chƣa đƣợc vẽ chính thức, theo phân chia hành chính các khu vực.
Thƣớc điều chỉnh góc lệch bản đồ: Xác định góc lệch từ so với bắc ô
vuông của mỗi mảnh bản đồ theo vị trí địa lý khu vực đó.
Độ mật: Xác định độ mật của bản đồ, ghi ở góc Đông Bắc bên ngoài
khung bản đồ.
+ Khung phía nam:
Tỷ lệ số, tỷ lệ thƣớc, tỷ lệ chữ
Phía dƣới tỷ lệ chữ: Ghi chú khoảng cao đều ĐBĐ cơ bản. Tuỳ theo tỷ lệ
mà ghi chú này thay đổi.
Phía dƣới dòng tiếp xác định thể Elipxoit chiếu hình và gốc toạ độ, độ cao
thiết lập bản đồ và ghi chú giải thích phần ghi của bản đồ UTM trên bản đồ Gauss.
Phần ghi chú góc lệch từ gồm sơ đồ góc lệch và bảng giá trị tính góc để
xác định góc lệch từng năm bản đồ đó.
Thƣớc đo độ dốc, phía dƣới thƣớc đo độ dốc có phần hƣớng dẫn sử dụng.
Sơ đồ phân chia địa giới hành chính của từng khu vực phần đất trên bản đồ.
Lƣợc đồ bảng chắp: Là một hình vẽ thu nhỏ, phạm vi các mảnh bản đồ có
nối tiếp với nhau, phần này giúp ngƣời sử dụng nhanh chóng tìm ra các mảnh
bản đồ cần chắp nối với mảnh đang dùng.
Phần chú dẫn giải thích ký hiệu bản đồ, nội dung này giúp ta nắm đƣợc
các ký hiệu tra cứu khi đọc bản đồ.
+ Phía trong xung quanh khung
Xung quanh khung bản đồ phía trong (phần giới hạn nội dung bản đồ với
nét khung đen đậm đều có các ghi chú).

20
Bốn góc khung bản đồ ghi giới hạn kinh, vĩ tuyến. Căn cứ vào các số tính
đƣợc độ kinh sai, vĩ sai của mảnh bản đồ đó.
Trên các đƣờng khung bản đồ lƣới ô vuông cắt qua khung tạo thành mốc của
lƣới ô vuông. Trên các mốc có ghi trị số các đƣờng ô vuông đƣợc tính bằng km.
Ghi chú đƣờng xuất: Mạng lƣới giao thông trên bản đồ nhƣ đƣờng sắt,
đƣờng ô tô đến dấu mút bốn xung quanh mép khung đều đƣợc ghi chú địa danh
dân cƣ hoặc 1 địa điểm cách đó với độ dài là bao nhiêu giúp cho việc tiện xác
định trên bản đồ.
3. Cơ sở toán học bản đồ địa hình
a) Tỷ lệ bản đồ
- Khái niệm
Tỷ lệ bản đồ là yếu tố toán học quan trọng để xác định mức độ thu nhỏ độ
dài khi chuyển từ bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng bản đồ.
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số so sánh giữa độ dài trên bản đồ và độ dài ngoài thực
địa. Nếu nói tới cơ sở toán học bản đồ thì có định nghĩa đầy đủ sau:
"Tỷ lệ bản đồ là mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngang của các đƣờng trên
thực địa khi biểu thị chúng trên bản đồ".
1
Tỷ lệ bản đồ đƣợc biểu diễn dƣới dạng phân số
M
Tử số chỉ độ dài đo đƣợc trên bản đồ, mẫu số chỉ M lần đơn vị độ dài
tƣơng ứng trên thực địa.
Tỷ lệ bản đồ được biểu diễn dưới ba dạng sau:
- Tỷ lệ số: Là tỷ lệ ở dạng phân số, biểu thị mức độ thu nhỏ các yếu tố địa
hình, địa vật trên thực địa vẽ trên bản đồ. Để tiện tính toán, mẫu số tỷ lệ bản đồ
thƣờng đƣợc xác định bằng những số chẵn nhƣ 10.000, 25.000, 50.000, 100.000…
tỷ lệ số thƣờng đƣợc ghi ở dƣới khung nam mỗi mảnh bản đồ, có 3 cách viết.
Ví dụ: Bản đồ tỷ lệ một phần hai mƣơi lăm ngàn có thể viết.
1
1:25.000; 1/25.000;
25.000
Để chỉ tỷ lệ bản đồ có thể dùng một trong ba cách viết trên. Khi biểu thị
trên bản đồ thƣờng dùng cách viết thứ nhất.
- Tỷ lệ chữ: Tỷ lệ chữ nói rõ một đơn vị độ dài Centimet (cm) trên bản đồ
ứng với đơn vị độ dài bằng mét trên thực địa. Ở thƣớc tỷ lệ thẳng của mỗi
mảnh bản đồ có ghi tỷ lệ chữ:
Ví dụ: Bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có ghi 1cm bằng 250m thực địa.
- Tỷ lệ thƣớc: Trên mỗi tờ bản đồ có một thƣớc tỷ lệ thẳng . Thƣớc tỷ lệ thƣớc
giúp đo đạc và tính toán thuận tiện, vì độ dài trên thƣớc đã đƣợc tính ra cự ly thực địa
(phần cấu tạo và các sử dụng sẽ đƣợc trình bày ở nội dung phần sau).
- Công thức:
d 1
Tỷ lệ bản đồ với thực địa đƣợc biểu thị bằng công thức sau: =
D M
Trong đó: d là cự ly đo trên bản đồ
D là cự ly tính theo thực địa
M là mẫu số tỷ lệ.
b) Phép chiếu bản đồ

21
- Khái niệm: Khi thành lập bản đồ phải biểu diễn bề mặt Elipxoit (hay
mặt cầu) lên mặt phẳng sao cho sự biến dạng sai số trên bản đồ ở mức độ nhỏ
nhất, khi biểu diễn phải đạt đƣợc những điều kiện để những đƣờng toạ độ trong
mối quan hệ toạ độ mặt Elipxoit (hay mặt cầu) dựng theo một quy luật toán
học nhất định, muốn thế phải sử dụng phép chiếu bản đồ. Vậy phép chiếu bản
đồ là phép chiếu hình kinh tuyến, vĩ tuyến từ mặt Elipxoit lên mặt phẳng giấy
bằng phƣơng pháp toán học.
- Các phƣơng pháp chiếu bản đồ
+ Phƣơng pháp chiếu Gauss.
Cơ sở nội dung của phép chiếu Gauss: là phép chiếu đồ lồng trụ ngang
giữ góc, hình trụ tiếp xúc với quả địa cầu theo một đƣờng kinh tuyến nào đó,
trục hình trụ nằm trong mặt phẳng xích đạo và vuông góc với trục quả đất.
Toàn bộ mặt Elipxoit (trái đất) đƣợc chia thành 60 múi, mỗi múi có giá trị
0
6 kinh tuyến và đƣợc đánh số thứ tự từ múi số 1 đến 60 từ Tây sang Đông bắt
đầu từ kinh tuyến gốc.
Đƣờng kinh tuyến tiếp xúc với hình trụ là kinh tuyến giữa (kinh tuyến trung
ƣơng). Mỗi múi đƣợc chiếu riêng một lần, cứ nhƣ vậy tịnh tiến trong hình trụ
chiếu từ múi số 1 đến 60. Việt Nam theo cách tính trên nằm ở khoảng 1020 kinh
đông đến 1100 kinh đông thuộc hai múi chiếu hình thứ 48 và 49. Sau khi chiếu
các múi liên tiếp lên hình trụ, bổ dọc hình trụ, trải ra mặt phẳng có đƣợc hình
chiếu của trái đất trên mặt phẳng, toàn bộ trái đất có 60 múi chiếu. (Hình1, 2).

Hình 1: Phƣơng pháp chiếu Gauss.

Hì X
X
nh
50:
Đạ
n
K5
6
1.
Vỏ
đạn;
2. 22
Hạt
lửa;
3.
Hình 2: Múi chiếu Gauss đƣợc triển khai

- Phƣơng pháp chiếu UTM


Hiện nay ngoài hệ thống bản đồ Gauss, trong quân đội và một số cơ quan
nhà nƣớc còn sử dụng rộng rãi loại bản đồ UTM tái bản do Cục Bản đồ Bộ
Tổng tham mƣu phát hành. UTM là chữ viết tắt của phép chiếu Universal
Transvesal Merecator's.
Phép chiếu UTM về nguyên tắc căn bản, cơ sở nội dung giống nhƣ phép
chiếu Gauss, là phép chiếu đồ giữ góc lồng trụ ngang và cùng dạng công thức
với lƣới chiếu đồ giữ góc Gauss.
XUTM = 0,9996 XG ; YUTM
= 0,9996 YG
Ƣu điểm: Nhƣ lƣới chiếu Gauss, phần sai
số tỷ lệ chiều dài và sai số diện tích (P) lƣới
chiếu UTM nhỏ hơn; lƣới chiếu UTM khác với
lƣới chiếu Gauss: Trong lƣới chiếu UTM hình
trụ ngang không tiếp xúc nhƣ lƣới chiếu Gauss
mà cắt Elipxoit
(trái đất) ở hai
cát tuyến, cách
đều kinh tuyến
giữa 180km về
phái Đông và
Tây (Hình 3
a,b).

a,

b,

Hình 3: Phƣơng pháp chiếu UTM (a,b)

+ So sánh phép chiếu UTM khác với phép chiếu hình Gauss:
Mặt chiếu hình không tiếp xúc với kinh tuyến trục mà tiếp xúc với kinh
tuyến hai bên cách đều kinh tuyến trục 180km.

23
Phép chiếu hình UTM Elipxoit (trái đất) đƣợc quy chiếu thành 60 múi
nhƣng đánh số múi toạ độ từ múi số 1- 60 kể từ kinh tuyến 1800 về hƣớng
Đông.
Hệ toạ độ vuông góc áp dụng cho múi chiếu hình, chỉ áp dụng từ 80 vĩ
Nam đến 840 vĩ Bắc. Giao điểm của hai trục này là điểm gốc của hệ trục toạ độ
với X = 0 Y = 500km đối với Bắc bán cầu X = 10.000km; Y = 500km đối với
Nam bán cầu.
4. Chắp ghép, dán gấp, bảo quản bản đồ
a) Chắp ghép bản đồ
- Căn cứ chọn mảnh chắp
Dựa vào bảng chắp; số hiệu ghi ở chính giữa 4 khung và hệ thống quy tắc
chia mảnh, ghi số liệu.
Nếu phải chắp nhiều mảnh trong một khu vực ta dựa vào bảng chắp từng
vùng, khoanh phạm vi khu vực rồi tìm số hiệu mảnh.
- Nguyên tắc chắp
+ Bản đồ phải cùng tỷ lệ, cùng phép chiếu hình, cùng khu vực địa hình,
tốt nhất cùng năm và cùng xƣởng sản xuất.
+ Khi chắp theo quy tắc mảnh trên đè mảnh dƣới, mảnh trái đè mảnh
phải.
+ Các ký hiệu và lƣới ô vuông nơi tiếp biên giữa các mảnh bản đồ phải
tiếp hợp nhau chính xác.
- Cắt khung bản đồ
Về nguyên tắc cắt khung phải căn cứ số mảnh chắp, nguyên tắc chắp ghép
điểm cắt, cách tiến hành nhƣ sau:
+ Vẽ một sơ đồ giản đơn để làm cơ sở cắt
+ Các mảnh hàng ngang cắt khung đông
+ Các mảnh hàng dọc cắt khung nam
Tất cả các mảnh ngoài cùng không cắt khung
+ Phải cắt theo đƣờng trong cùng sát với nội dung bản đồ

Hình 4: Sơ đồ cắt khung bản đồ

b) Dán, gấp bản đồ


- Dán bản đồ
Khi dán bản đồ:
+ Thực hiện chiều nào ít mảnh dán
trƣớc, nhiều mảnh dán sau
+ Đặt cho hai mảnh bản đồ có nội
dung úp vào nhau, mép của tờ bản đồ
trùng lên đƣờng sát phần nội dung của

24
mảnh phải dán sau đó quét hồ lên phần chƣa cắt của tờ bản đồ phía dƣới hoặc
tờ bên phải (Hình5).
+ Lật ngƣợc tờ bản đồ lại cho mép của tờ trên trùng khít đƣờng sát với
nội dung bản đồ, điều chỉnh không để sai lệch ở những điểm tiếp giáp.
+ Dùng con lăn, lăn cho nơi dán thật phẳng để cho khô rồi sử dụng

Hình 6: Các mảnh bản đồ đã dán thành 3 băng A,B,C (bản đồ 9 mảnh)

- Gấp bản đồ
Khi gấp phải thuận tiện trong sử dụng, kích thƣớc phù hợp với túi đựng
hoặc bàn; không gấp theo nếp hồ dán, không gấp đôi, không gấp tuỳ tiện.
+ Gấp dùng trong hành quân
Trải bản đồ, xác định đƣờng hành quân.
Gập cho đƣờng hành quân ra ngoài, các phần còn lại gập vào trong
khoảng gập vừa bảng hay túi đựng.
Gập dích dắc nhiều lần, điểm xuất phát để ra ngoài.
- Gấp để trên bàn
Trải bản đồ, xác định khu vực cần tác nghiệp hoặc xem trƣớc.
Đo chiều dài, chiều rộng của mặt bàn, ƣớc tính trên bản đồ để khi xong
kích thƣớc bản gập hẹp hơn mặt bàn một ít.
Gấp cho khu vực cần tác nghiệp lên trên, khu vực còn lại gấp dích dắc nhiều
lần, phần thừa hai đầu bàn gập xuống dƣới. Khi cần xem hay cần tác nghiệp một
khu vực khác mở đoạn thừa hai đầu cho phần đã tác nghiệp xuống dƣới.
c) Giữ gìn bảo quản bản đồ
Phải giữ nghiêm quy định bảo mật. Đặc biệt đối với bản đồ công tác của
ngƣời chỉ huy.

25
Không để thất lạc, mất mát hoặc làm nhàu nát; nếu sử dụng lâu dài dùng
túi Potylen bọc bản đồ.
Không để bản đồ ở những nơi ẩm ƣớt hoặc quá nóng.
Không dùng dao để cạo hoặc xấp nƣớc để tẩy xóa làm rách nát bản đồ.
Khi gấp không miết mạnh làm bản đồ bị rách theo nếp gấp.
Không viết vẽ tùy tiện lên bản đồ.

B. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
1. Đo cự ly, diện tích trên bản đồ
a) Đo cự ly
- Cách tính đổi cự ly
+ Đổi cự ly bản đồ thành cự ly thực địa: Muốn đổi cự ly đo đƣợc trên bản đồ
thành cự ly thực địa, lấy đoạn cự ly đo đƣợc trên bản đồ nhân với mẫu số tỷ lệ.
Ví dụ: Biết đoạn cự ly đo đƣợc trên bản đồ tỷ lệ 1:25.000 là 40cm. Tính
cự ly thực địa?
D = 40  25.000 = 10.000.000 cm = 10.000m = 10km
+ Đổi cự ly thực địa thành cự ly bản đồ: Muốn đổi cự ly thực địa thành cự
ly bản đồ ta lấy cự ly đã biết trên thực địa chia cho mẫu số tỷ lệ.
Ví dụ: Từ điểm đứng xác định khoảng cách đến mục tiêu là 1750m. Bản
đồ tỷ lệ 1:25.000. Tính cự ly bản đồ
1750 175000
D=   7cm
25000 25000
- Đo bằng thƣớc tỷ lệ thẳng
Thƣớc tỷ lệ thẳng cho phép bỏ qua các phép tính toán. Dùng thƣớc tỷ lệ
thẳng rất tiện lợi có thể đọc ngay đƣợc kết quả đo trên bản đồ hoặc lấy đoạn cự
ly thực địa trên thƣớc.
+ Cấu tạo chung của thƣớc tỷ lệ thẳng
Ở mỗi tờ bản đồ đều có vẽ một thƣớc tỷ lệ thẳng và bố trí dƣới khung
nam.
Thƣớc gồm các đoạn thẳng kế tiếp nhau, mỗi đoạn gọi là "một đơn vị cơ
bản" độ dài một đơn vị cơ bản chọn sao cho tƣơng ứng với 1 độ dài chẵn ở
thực địa để dễ nội suy.
Thƣớc chia thành 2 phần, đoạn từ 0 sang phải có độ dài chẵn km, đoạn từ
0 sang trái đƣợc chia thành nhiều khoảng nhỏ và chỉ rõ 1cm, 1mm trên bản đồ
ứng với số mét của thực địa.
+ Cấu tạo thƣớc tỷ lệ thẳng 1:25.000, 1:50.000.
 Thƣớc tỷ lệ 1:25.000
Thƣớc có độ dài 8cm và chia thành 2 phần. Đoạn từ 0 sang phải có độ dài
4cm tƣơng ứng với 1km thực địa, mỗi đoạn 1cm là đơn vị tỷ lệ bản đồ. Đoạn từ
0 sang trái đƣợc chia thành 4 khoảng lớn ghi số 250, 500, 750, 1000 là đơn vị
độ dài đƣợc tính theo thực địa. Trên các khoảng 1cm đƣợc chia thành 5 khoảng
nhỏ (1 khoảng tƣơng ứng bằng 50m). Khi đo, tính để đọc kết quả nhanh chóng
trên thƣớc các khoảng nhỏ đƣợc gạch ngang bằng các đốt trắng, đen xen kẽ.
 Thƣớc tỷ lệ 1:50.000

26
Thƣớc có độ dài 6cm chia thành 2 phần, đoạn từ 0 sang phải bằng 4cm
ứng với thực địa bằng 2km. Mỗi đoạn 1cm là đơn vị tỷ lệ bản đồ. Đoạn từ 0
sang trái bằng 2cm chia thành 2 khoảng lớn và ghi số 500, 1000, trên các
khoảng lớn chia thành các khoảng nhỏ (10 khoảng). Để biết đƣợc số mét của
mỗi khoảng dùng phép nội suy.
+ Cách đo
Khi đo một đoạn thẳng AB trên bản đồ nếu: Độ dài của đoạn thẳng nhỏ hơn
1km, dùng phần thứ 2 của thƣớc; độ dài của đoạn thẳng lớn hơn 1km dùng cả 2
phần của thƣớc; độ dài lớn hơn cả 2 phần của thƣớc, tính trên lƣới ô vuông bản đồ,
phần lẻ đo ở phần thứ 2 của thƣớc, tổng của 2 lần đo là độ dài đoạn cần đo.
- Đo cự ly đoạn thẳng
Khi đo cự ly của một đoạn thẳng trên bản đồ dùng một số phƣơng tiện
nhƣ: Thƣớc mm, băng giấy, Compa…
+ Đo bằng thƣớc mm: Đặt cho cạnh thƣớc nối qua 2 điểm, số đo trên
thƣớc đƣợc bao nhiêu cm, mm, nhân với tỷ lệ bản đồ đƣợc kết quả đo.
Ví dụ: Đo từ điểm B đến điểm B cự ly đo đƣợc trên bản đồ 1: 25.000 là
3cm, cự ly thực địa đoạn cần đo là: 3cm  25000 = 75000cm = 750m.
+ Đo bằng băng giấy: Băng giấy phải đƣợc chuẩn bị có độ dài khoảng
20cm trở lên rộng khoảng 5cm, mép băng giấy phải thẳng. Đặt cạnh băng giấy nối
qua hai điểm trên bản đồ và đánh dấu lại, đem băng giấy ƣớm vào thƣớc tỷ lệ
thẳng đọc đƣợc kết quả cần đo.
+ Đo bằng compa: Mở độ doãng compa vừa khẩu độ định trên 2 điểm đo,
giữ nguyên độ doãng compa đem ƣớm vào thƣớc tỷ lệ thẳng rồi đọc kết quả
đo.
- Đo cự ly đoạn gấp khúc, đoạn cong
+ Đo bằng băng giấy: Chuẩn bị băng giấy nhƣ đã nêu ở trên. Khi đo đánh
dấu một đầu băng giấy, trùng vào đầu đoạn đo, mép băng giấy luôn bám sát
một mép đƣờng trên bản đồ. Kết hợp 2 tay và đầu bút chì bấm vào mép giấy,
xoay mép băng giấy trùng lên mép đƣờng, cứ nhƣ vậy cho đến điểm cuối cùng.
Chú ý: Khi xoay mép băng giấy phải lấy đầu bút chì làm trụ không để
mép băng giấy trƣợt khỏi đƣờng đo.
+ Đo bằng sợi dây mềm: Dùng sợi chỉ nhỏ đƣợc vuốt thẳng để hạn chế
thấp nhất sự co giãn, đánh dấu đầu giây rồi đặt đầu dây vào điểm đo, lăn cho
dây chỉ theo mép đƣờng cho đến điểm cuối cùng.
Chú ý: Đo nhiều lần lấy kết quả đo trung bình
+ Đo bằng compa:
Đo những đoạn thẳng gấp khúc: đo lần lƣợt từng đoạn, rồi cộng lại.
Đo những đoạn cong: chia các đoạn cong thành các đoạn thẳng ngắn đều
nhau; đo một đoạn thẳng ngắn đƣợc bao nhiêu nhân với tổng số đoạn đƣợc chia
+ Đo bằng thƣớc đo cự ly kiểu đồng hồ
 Công tác chuẩn bị:
Kiểm tra bộ phận chuyển động của đồng hồ: đặt ngón trỏ tay phải vào
bánh xe, đẩy đi đẩy lại xem bộ phận kim chuyển động có tốt không, đƣa kim
về vạch chỉ tiêu đỏ.

27
Kiểm tra độ chính xác: Lấy cạnh của một ô vuông trên bản đồ để kiểm
tra, đẩy bánh xe lăn hết một cạnh ô vuông nếu kim dịch chuyển đúng một
khoảng là độ chính xác tốt.
 Cách đo: Tay phải hoặc trái cầm thƣớc mặt số quay vào phía mình, đặt
bánh xe vuông góc với điểm định đo, từ từ đẩy bánh xe lăn theo đƣờng cho đến
điểm cuối cùng. Rồi nhấc thƣớc ra khỏi vị trí đo. Nhìn vào thƣớc xem kim dịch
chuyển đƣợc bao nhiêu khoảng để tính kết quả đo.
Chú ý: Động tác đo phải hết sức thận trọng tỷ mỷ chính xác. Khi đẩy trƣợt
bánh xe ra khỏi đƣờng đo thì phải kéo lùi bánh xe về vị trí tại điểm trƣợt sau đó đo
tiếp.
b) Đo diện tích theo bản đồ
Khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hay chiến đấu, đôi khi phải xác định
diện tích một khu vực địa hình nhƣ: Phạm vi của đơn vị trú quân, phạm vi
nhiễm xạ, phạm vi khu vực khai thác…
- Đo diện tích ô vuông
+ Đo diện tích ô vuông đủ
Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông trên bản đồ
đều đƣợc xác định một diện tích nhất định phụ thuộc vào tỷ lệ đó.
Công thức S = a2
Trong đó: S là diện tích của một ô vuông
a là cạnh của một ô vuông
Bảng tính diện tích ô vuông cho các loại tỷ lệ bản đồ

Cạnh ô vuông Diện tích tƣơng ứng thực địa


Tỷ lệ bản đồ
(cm) ( km2)
1:25.000 4 1
1:50.000 2 1
1:100.000 2 4
1:200.000 5 100
+ Đo diện tích ô vuông thiếu
Chia cạnh ô vuông có diện tích đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các
đƣờng giao nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ; đếm tổng số ô con hoàn chỉnh; các ô
không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia đôi. Lấy tổng số ô nhỏ nhân với diện tích
1 ô nhỏ đƣợc kết quả đo.
- Đo diện tích một khu vực
Diện tích của một khu vực cần tính là tổng diện tích của ô vuông đủ với
phần diện tích của ô vuông thiếu.
Công thức: A = ns +p
Trong đó: A là diện tích một khu vực cần tìm
n là số ô vuông đủ
s là diện tích của một ô vuông đủ
là diện tích của các ô vuông nhỏ tự kẻ
p là số ô vuông nhỏ tự kẻ
Cách tính: Khi tính diện tích của một khu vực trƣớc hết ta phải xem khu
vực đó chiếm mấy ô vuông đủ (n). Những ô vuông thiếu xác định diện tích nhƣ
28
trên. Đếm tổng số ô vuông nhỏ của phần diện tích ô vuông thiếu rồi nhân với
diện tích của một ô, đem cộng với diện tích ô vuông đủ có diện tích gần đúng
của cả khu vực.
Hiện nay với công nghệ bản đồ số, muốn đo diện tích một khu vực trên
bản đồ chỉ cần dùng con chỏ chạy theo đƣờng biên của nó tạo thành vòng khép
kín, dựa vào toạ độ tập hợp của các điểm trên đƣờng biên phần mềm máy tính
sẽ nhanh chóng giải bài toán và cho ngay diện tích.
2. Xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu
a) Tọa độ sơ lƣợc
- Trƣờng hợp sử dụng: Trong ô vuông toạ độ chỉ có một đối tƣợng mục tiêu
"M" hoặc nhiều đối tƣợng tính chất "M" khác nhau, dùng toạ độ sơ lƣợc để chỉ thị.
- Xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu
+ Xác định tọa độ: Xác định mục tiêu bằng toạ độ sơ lƣợc phải tìm 2 số
cuối cùng của đƣờng hoành độ (ghi ở khung đông tây) và 2 số cuối của đƣờng
tung độ (ghi ở khung (bắc nam) bản đồ. Tìm giao
điểm của đƣờng hoành độ nối đƣờng tung độ
trong ô vuông toạ độ có chứa "M" cần tìm. M
nằm ở phía trên của đƣờng kẻ ngang và bên phải
của đƣờng kẻ dọc.
Ví dụ: Toạ độ sơ lƣợc điểm M (2536).
+ Chỉ thị mục tiêu: Viết tên mục tiêu, toạ độ
X, Y viết liền không có dấu chấm, phẩy, gạch
ngang; đọc tên mục tiêu, toạ độ (X), (Y) đọc rõ
ràng từng số.

Hình 7

Ví dụ: cây độc lập hai năm, ba sáu.


b) Toạ độ ô 4, ô 9
- Trƣờng hợp sử dụng: Trong ô vuông toạ độ có nhiều mục tiêu tính chất
giống nhau, dùng toạ độ sơ lƣợc sẽ nhầm lẫn nên
dùng toạ độ ô 4 hoặc ô 9.
- Cách xác định toạ độ
+ Toạ độ ô 4: Chia ô vuông toạ độ sơ lƣợc
thành 4 phần bằng nhau, đánh dấu bằng chữ cái
in hoa A, B, C, D từ trái qua phải từ trên xuống
dƣới. Toạ độ ô 4 ghi kết hợp toạ độ sơ lƣợc của
điểm đó và ký hiệu của từng ô.
Ví dụ: M (2536B) (Hình 8)

29
+ Toạ độ ô 9: Chia ô vuông toạ độ sơ lƣợc thành 9 phần bằng nhau, đánh
dấu các ô bằng chữ số Ảrập từ 1  9 theo quy tắc: số 1 góc Tây Bắc thuận theo
chiều kim đồng hồ số 9 ở ô giữa. Toạ độ ô 9 ghi kết hợp toạ độ sơ lƣợc của
điểm đó và ký hiệu của từng ô.
Ví dụ: M (25369)

c) Tọa độ chính xác


Toạ độ chính xác (TĐCX) là xác định toạ
độ của một điểm nằm trong một ô vuông toạ độ,
tìm ra độ chênh về mét so với hệ trục gốc hoặc
toạ độ sơ lƣợc (TĐSL) của điểm đó. Độ chênh về
X gọi là x độ chênh về y gọi là y.
- Cách đo toạ độ chính xác đến mét của một
điểm (Hình 9)
Đo toạ độ chính xác một điểm trên bản đồ,
lấy toạ độ sơ lƣợc (X, Y) cộng thêm phần cự ly
vuông góc từ vị trí điểm đo đến đƣờng kẻ hoành
độ phía dƣới (x) và từ vị trí điểm đo đến đƣờng tung độ bên trái y lấy đơn vị
tính bằng mét, Công thức tính tọa độ chính xác:
TĐCX "M" X = TĐSL + x
Y = TĐSL + y
Vận dụng công thức đo TĐCX một điểm nào đó, trình tự đƣợc thực hiện
theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Xác định toạ độ góc tây nam của ô vuông toạ độ có chứa điểm "M".
Bƣớc 2: Từ điểm "M" kẻ đƣờng vuông góc về phía nam và phía tây tới
đƣờng hoành độ và tung độ của ô vuông.
Bƣớc 3: Đo khoảng cách từ điểm "M" đến chân đƣờng vuông góc với
hoành độ và tung độ.
Bƣớc 4: Nhân khoảng cách đó với mẫu số tỷ lệ bản đồ
Bƣớc 5: Cộng khoảng cách x vào giá trị sơ lƣợc X và y vào giá trị sơ lƣợc Y
của góc tây nam ô vuông nói trên.
Ví dụ: Xác định tọa độ chính xác điểm M
(2536). Bản đồ tỷ lệ 1: 25.000
x = MP x 25.000 = 1,5 x 25.000 = 375m
y = MQ x 25.000 = 1,6 x 25.000 = 400m
Vậy tọa độ chính xác đến mét điểm M:
X = 25km + 375m = 25.375m (Hai năm, ba
bảy năm)
Y= 36 km + 400m = 36.400m (Hai sáu, bốn
không không) (Hình 10)
- Chỉ thị mục tiêu
+ Viết: Viết tên mục tiêu, toạ độ X, toạ độ Y. Có thể viết theo hai cách
sau:
X(M) = 25375
Y (M) = 36400
30
M (25375 36400).
+ Đọc: Đọc tên mục tiêu, toạ độ (đọc rõ từng số), địa điểm. Cũng ví dụ
trên ta đọc: Điểm M: hai, năm, ba, bảy, năm, ba, sáu,bốn, không, không.
- Một số điểm chú ý khi đo toạ độ chính xác
+ Khi đo bằng thƣớc hoặc bằng giấy thì cạnh thƣớc, cạnh băng giấy phải
song song với đƣờng kẻ dọc, ngang lƣới ô vuông.
Khi đo toạ độ ở những ô vuông thiếu: Nếu thiếu ở khung bắc, đông thì đo
bình thƣờng nhƣ các ô vuông đủ.
Thiếu ở khung tây và nam với từng giá trị đo ngƣợc lại cách đo cơ bản
sau đó lấy độ dài của một cạnh ô vuông trừ đi kết quả vừa đo ta đƣợc giá trị
x, y của mục tiêu.
+ Đo ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000 khi giá trị x, y > 1000m phải cộng thêm
1km vào toạ độ sơ lƣợc và phần lẻ.
Toạ độ chính xác gồm 10 số khi giá trị x, y nhỏ hơn 100m phải thêm
số 0 vào ngay sau toạ độ sơ lƣợc. Ví dụ: X(M) = 25 075; Y (M) = 36089
3. Sử dụng bản đồ ngoài thực địa
a) Định hƣớng bản đồ
Định hƣớng bản đồ làm cho hƣớng Bắc bản đồ trùng với hƣớng Bắc của
thực địa. Định hƣớng bản đồ có 3 phƣơng pháp cơ bản sau:
- Định hƣớng bằng địa bàn Trải bản đồ lên vị trí bằng phẳng; đặt cạnh địa
bàn trùng lên đƣờng PP' hoặc
trục dọc lƣới ô vuông hay khung
Đông, Tây bản đồ sao cho số 0
quay lên phía bắc bản đồ.
Từ từ xoay bản đồ, khi đầu
bắc kim nam châm chỉ vào
chuẩn số 0 dừng lại. Nhƣ vậy
bản đồ đã đƣợc định hƣớng.

(Hình 11)

- Định hƣớng bản đồ bằng địa vật dài thẳng


Khi đang đứng trên một địa vật dài thẳng nhƣ con đƣờng, bờ sông,
mƣơng máng, đƣờng dây điện, đƣờng ống nƣớc, ống dầu… Địa vật này có ký
hiệu trên bản đồ. Lợi dụng địa vật để định hƣớng bản đồ cách làm nhƣ sau:
+ Trải bản đồ lên vị trí bằng phẳng
+ Đặt cho cạnh thƣớc trùng lên ký hiệu địa vật dài thẳng trên bản đồ
+ Xoay bản đồ cho hƣớng của thƣớc trùng hoặc song song với hƣớng của
địa vật tƣơng ứng ngoài thực địa nhƣ vậy bản đồ đã đƣợc định hƣớng.
Chú ý: Sau khi định hƣớng bằng phải đối chiếu so sánh ở 2 phía đầu địa
vật dài. Nếu các ký hiệu trên bản đồ thống nhất với thực địa nghĩa bản đồ đã
định hƣớng đúng và nếu chƣa thống nhất là định hƣớng sai; phải xoay bản đồ
ngƣợc lại 1800 bản đồ đƣợc định hƣớng đúng.
Khi đứng ngoài địa vật dài thẳng phải xoay bản đồ cho hƣớng song song
với hƣớng địa vật dài thẳng.
31
Hình 12: Định hƣớng bản đồ dựa vào địa vật dài thẳng
- Định hƣớng bằng đƣờng phƣơng hƣớng giữa hai địa vật
Khi đang đứng trên một địa
vật ở ngoài thực địa, địa vật có
vẽ ký hiệu trên bản đồ, nhƣ vậy
đã biết đƣợc điểm đứng. Quan
sát ở thực địa chọn một địa vật
thứ 2 có vẽ ký hiệu trên bản đồ.
Đặt thƣớc lên bản đồ sao cho 2
ký hiệu trên bản đồ nằm 1 cạnh
của thƣớc, xoay bản đồ cho
hƣớng của thƣớc hƣớng tới địa
vật thứ 2 ngoài thực địa. Nhƣ
vậy bản đồ đã đƣợc định hƣớng.

(Hình 13)
b) Xác định điểm đứng trên bản đồ
Sau khi định hƣớng bản đồ, phải xác định điểm đứng lên bản đồ (xác định
vị trí đang đứng ở thực địa nằm ở vị trí nào trên bản đồ). Xác định điểm đứng
lên bản đồ có 2 phƣơng pháp cơ bản sau:
- Phƣơng pháp ƣớc lƣợng cự ly
+ Thứ tự động tác:
Quan sát thực địa chọn một đối tƣợng gần và rõ có vẽ ký hiệu trên bản
đồ.
Đặt cạnh thƣớc qua vị trí chính xác của ký hiệu, xoay thƣớc ngắm tới đối
tƣợng ngoài thực địa, kẻ đƣờng chì mờ theo cạnh thƣớc về phía sau.
Dùng phƣơng tiện đo hoặc ƣớc lƣợng cự ly từ vị trí đứng đến đối tƣợng
ngoài thực địa.
Đổi cự ly ngoài thực địa ứng với tỷ lệ trên bản đồ, lây đoạn cự ly theo tỷ
lệ đo từ vị trí ký hiệu theo đƣờng kẻ chì về phía sau, chấm trên đƣờng kẻ để
định điểm đứng.
+ Những điểm chú ý:
Quá trình thao tác không làm xê dịch bản đồ ảnh hƣởng đến quá trình
định hƣớng. Cần kết hợp chặt chẽ giữa phƣơng pháp cơ bản và phƣơng pháp
phân tích địa hình để xác định điểm đứng một cách chính xác.

32
Hình 14: Xác định điểm đứng bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng cự ly
Vận dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng cự ly, khi vận động đi bộ trên đƣờng
hoặc bằng phƣơng tiện cơ giới. Để xác định điểm đứng hành quân bằng căn cứ
vào điểm xuất phát, đƣờng vận động, thời gian, tốc độ vận động, dựa vào đồng
hồ báo km trên xe. Căn cứ vào cự ly đã đi đổi theo tỷ lệ bản đồ điểm xuất phát
theo đƣờng vận động sẽ tìm ra điểm đứng.
Ví dụ: Nơi xuất phát điểm A, hƣớng vận động theo đƣờng cái vẽ hƣớng
Đông, tốc độ vận động 4km/giờ. Biết rằng thời gian đã đi từ vị trí xuất phát hết
02h15'. Có thời gian nghỉ 45'.
Thời gian vận động 02h15' - 00h45' = 01h30', quãng đƣờng vận động 4km
Do vậy: thời gian 01h30' đi đƣợc quãng đƣờng 6km.
Để xác định đoạn 6km dùng compa hoặc thƣớc đo cự ly đo từ vị trí điểm
A theo đƣờng cái một đoạn 6km (đổi ra cự ly bản đồ) đó là điểm đứng.
- Phƣơng pháp giao hội
+ Trƣờng hợp 1: Khi đang vận động men theo đƣờng hoặc một địa vật dài
thẳng bất kỳ (có vẽ ký hiệu trên bản đồ).
Thứ tự tiến hành:
Quan sát trên thực địa tìm một đối tƣợng, có vẽ ký hiệu trên bản đồ.
Đặt cạnh thƣớc trùng vào điểm chính xác của ký hiệu; xoay thƣớc ngắm tới
địa vật ngoài thực địa. Kẻ đƣờng chì mờ về phía sau. Giao điểm của đƣờng chì vừa
kẻ với ký hiệu của địa vật dài thẳng trên bản đồ là vị trí điểm đứng.

Hình15: Xác định điểm đứng bằng phƣơng pháp giao hội từ một vật chuẩn
+ Trƣờng hợp 2: Không đứng trên một địa vật dài
Thứ tự tiến hành:

33
Quan sát ở thực địa chọn hai đối tƣợng bản đồ có vẽ ký hiệu.
Lần lƣợt đặt thƣớc vào vị trí chính xác của từng ký hiệu rồi xoay thƣớc
ngắm ra đối tƣợng ngoài thực địa.
Lần lƣợt kẻ đƣờng chì mờ theo mép thƣớc trên từng hƣớng về phía sau. Giao
điểm của hai đƣờng hƣớng kẻ là vị trí điểm đứng đƣợc xác định trên bản đồ.
Chú ý: Góc giao hội của hai đƣờng hƣớng không đƣợc nhỏ hơn 30 o
hoặc lớn hơn 150 0 .
Để đạt độ chính xác cao dùng đƣờng hƣớng thứ 3 kiểm tra. Nếu 3 đƣờng
hƣớng cắt nhau tại một
điểm là vị trí đứng đã đƣợc
xác định chính xác. Nếu 3
đƣờng hƣớng tạo thành tam
giác có cạnh nhỏ hơn 2mm
thì điểm đứng lấy ở tâm của
tam giác. Nếu cạnh của tam
giác lớn hơn 2mm phải xác
định lại.

Hình 16: Xác định điểm


đứng bằng phƣơng pháp
giao hội từ 3 vật chuẩn
4. Đối chiếu bản đồ với thực địa
a) Phƣơng pháp ƣớc lƣợng cự ly
- Trƣờng hợp vận dụng
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng cự ly thƣờng đƣợc tiến hành khi cần bổ sung các
đối tƣợng, xác định vị trí mục tiêu ở gần, ƣớc lƣợng cự ly chính xác.
- Thứ tự tiến hành
+ Định hƣớng bản đồ, xác định điểm đứng lên bản đồ.
+ Đặt cạnh thƣớc vào vị trí điểm đứng, xoay thƣớc lần lƣợt ngắm đến
từng đối tƣợng cần xác định. Kẻ các đƣờng hƣớng theo cạnh thƣớc về phía
trƣớc.
+ Dùng thƣớc đo hoặc ƣớc lƣợng cự ly từ vị trí đứng đến đối tƣợng. Lấy
đoạn cự ly theo tỷ lệ bản đồ, đo từ vị trí điểm đứng lên phía trƣớc theo các
đƣờng phƣơng hƣớng đã kẻ để định vị trí đối tƣợng hoặc mục tiêu cần bổ sung.
Nếu bổ sung địa vật dùng ký hiệu để vẽ vào bản đồ. Nếu xác định vị trí phải
xác định vị trí và toạ độ.
b) Phƣơng pháp giao hội
- Trƣờng hợp vận dụng
Phƣơng pháp giao hội thƣờng đƣợc tiến hành khi cần bổ sung các đối
tƣợng, xác định vị trí mục tiêu ở xa, ƣớc lƣợng cự ly khó chính xác.
- Thứ tự tiến hành
+Tại điểm đứng 1: Định hƣớng bản đồ; xác định điểm đứng lên bản đồ.
Quan sát xác định đối tƣợng cần bổ xung hoặc mục tiêu cần xác định lên bản
đồ.

34
Đặt cạnh thƣớc tại điểm đứng, ngắm thƣớc tới địa vật ngoài thực địa rồi
kẻ đƣờng phƣơng hƣớng từ điểm đứng lên phía trƣớc. Sau đó di chuyển đến
điểm đứng thứ 2.
Điểm đứng thứ 2 có thể chọn một điểm ngoài thực địa có vẽ ký hiệu trên
bản đồ. Nếu không chọn đƣợc điểm ngoài thực địa thì tại điểm đứng 1 ngắm
tới vị trí cần đến rồi kẻ một đƣờng hƣớng tới đó, căn cứ vào cự ly để chấm
điểm đứng 2 lên bản đồ.
+ Tại điểm đứng 2: tiến hành các bƣớc tƣơng tự nhƣ ở điểm đứng 1. Điểm
giao nhau của hai đƣờng kẻ từ 2 điểm đứng là vị trí của đối tƣợng cần bổ sung
hoặc mục tiêu cần xác định.

III. TỔ CHỨC PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


A. TỔ CHỨC
1. Lên lớp: Giới thiệu theo lớp học
2. Luyện tập: Từng ngƣời trong đội nhóm, hình lớp.
B. PHƢƠNG PHÁP
1. Lên lớp
Giới thiệu khái niệm, ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, công dụng, cơ sở
toán học bản đồ giới thiệu theo phƣơng pháp thuyết trình (nêu nội dung phân
tích, giải thích, lấy ví dụ chứng minh).
Giới thiệu động tác chắp ghép, dán gấp, sử dụng bản đồ bằng động tác
mẫu theo 1 bƣớc vừa nói vừa làm.
Sinh viên nghe kết hợp với ghi chép những nội dung chính. Nắm chắc
động tác thực hành của giảng viên là cơ sở cho luyện tập.
2. Luyện tập
Giảng viên phổ biến ý định luyện tập (Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời
gian, tổ chức, phƣơng pháp, địa điểm và quy định luyện tập). Theo dõi giúp đỡ sinh
viên luyện tập. Sau mỗi buổi tập tổ chức kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả.
Sinh viên tập theo ý định luyện tập của giảng viên.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, công dụng, cơ sở toán học
bản đồ địa hình quân sự ?
2. Cách chắp ghép, dán gấp bản đồ ?
3. Phƣơng pháp đo diện tích, cự ly và xác định, chỉ thị mục tiêu trên bản đồ ?
4. Cách xác định tọa độ chỉ thị mục tiêu, xác định điểm đứng trên bản đồ
và đối chiếu bản đồ với thực địa.

Bài 3

35
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giới thiệu cho sinh viên tác dụng tính năng chiến đấu, cấu tạo của
súng, đạn, cách giữ gìn súng đạn, chuẩn bị súng đạn để bắn và cách dùng súng
để luyện tập và vận dụng vào chiến đấu.
- Nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật, tháo lắp súng thông thƣờng và cách
sử dụng các loại súng.

II. NỘI DUNG


mm
A- Súng trƣờng tự động nạp đạn CKC (SKS) cỡ 7,62

Sergei Gavrilovich Simonov


Hình 18. Súng trƣờng tự động nạp CKC
cỡ 7,62mm

Súng trƣờng tự động nạp CKC (SKS) cỡ 7,62 mm do kĩ sƣ ngƣời Nga


Sergei Gavrilovich Simonov thiết kế vào năm 1945. CKC là tên viết tắt của
cụm từ tiếng Nga Самозарядный карабин системы Симонова. SKS là tên
viết tắt của cụm từ Samozaryadniy Karabin sistemi Simonova. Một số nƣớc
dựa theo kiểu này để sản xuất. Việt Nam gọi là súng trƣờng tự động nạp đạn
SKS. (xem hình 1).
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu
Súng trƣờng CKC là loại súng tự động nạp đạn theo nguyên lí trích khí
thuốc, súng chỉ bắn đƣợc phát một.
- Súng trƣờng CKC trang bị cho một ngƣời sử dụng dùng hoả lực để tiêu
diệt sinh lực địch, súng có lê để đánh gần.
- Súng trƣờng CKC sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên bang Nga sản xuất
và đạn kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56
có các loại đầu đạn: Đầu đạn thƣờng, đầu đạn vạch đƣờng, đầu đạn xuyên cháy
và đầu đạn cháy.
- Hộp tiếp đạn chứa đƣợc 10 viên.
- Tầm bắn ghi trên thƣớc ngắm: 1000m
- Tầm bắn hiệu quả: 400m. Hoả lực bắn tập trung: 800m; bắn máy bay,
quân dù: 500m.
36
- Tầm bắn thẳng:Mục tiêu cao 0,5 m: 350m; mục tiêu cao 1,5 m: 525m
- Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s.
- Tốc độ bắn chiến đấu: từ 35 đến 40 phát/phút.
- Trọng lƣợng của súng: khi không có đạn là 3,75kg; có đủ đạn là 3,9kg.
2. Cấu tạo của súng
Súng trƣờng CKC cấu tạo gồm có 12 bộ phận chính:

a) Nòng súng:

37
- Tác dụng: Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hƣớng
bay ban đầu cho đầu đạn, làm cho đầu đạn có vận tốc ban đầu và tạo cho đầu
đạn tự xoay trong quá trình vận động.
- Cấu tạo (xem hình 2)

Hình 2: Nòng súng


1. Rãnh xoắn; 2. Buồng đạn; 3. Ren ốc; 4. Bệ đầu ngắm; 5. Mấu giữ thông nòng;
6. Bệ lắp lê; 7. Khâu truyền khí thuốc; 8. Khâu lắp đầu báng;
9. Bệ thước ngắm; 10. Mấu lắp hộp tiếp đạn.

Hƣớng gió

b) Bộ phận ngắm:
- Tác dụng: Bộ phận ngắm để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác
nhau.
- Cấu tạo (xem hình 3,4)

c)
Hộp khoá
nòng và nắp hộp khoá nòng:
- Hộp khoá nòng:
+ Tác dụng: Hộp khoá nòng để liên kết các bộ phận của súng, hƣớng cho
bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động, che bụi và bảo vệ các bộ phận bên
trong hộp khoá nòng.
+ Cấu tạo (xem hình 5)

38
- Nắp hộp khoá nòng:
+ Tác dụng: Nắp hộp khoá nòng có tác dụng bảo vệ và che bụi cho các
bộ phận của súng trong hộp khoá nòng.
+ Cấu tạo (xem hình 6)

d) Bệ khoá nòng:
- Tác dụng: Bệ khoá nòng có tác dụng làm cho khoá nòng và bộ phận cò
chuyển động.
- Cấu tạo (xem hình 7)

e) Khoá nòng:

39
- Tác dụng: Khoá nòng có tác dụng đẩy đạn vào buồng đạn, làm đạn nổ
và kéo vỏ đạn ra ngoài.
- Cấu tạo (xem hình 8)

f) Bộ phận đẩy về:


- Tác dụng: Bộ phận đẩy về có tác dụng đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng
về phía trƣớc.
- Cấu tạo (xem hình 9)

g) Bộ phận cò:
- Tác dụng: Bộ phận cò để giữ búa ở thế giƣơng, làm búa đập vào kim
hoả và khoá an toàn.
- Cấu tạo (xem hình 10)

40
h) Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy:
- Tác dụng: Thoi đẩy và cần đẩy có tác dụng truyền áp lực của khí thuốc
để đẩy bệ khoá nòng, khóa nòng lùi về sau.
- Cấu tạo (xem hình 11)

i) Ống dẫn thoi và ốp lót tay:


- Tác dụng: ống dẫn thoi để dẫn thoi chuyển động, ốp lót tay để cầm
súng và giữ súng không bị nóng khi bắn.
- Cấu tạo (xem hình 12)

ị) Báng súng:
- Tác dụng: Báng súng có tác dụng tì súng vào vai để giữ súng chắc
chắn khi tập luyện và khi bắn.
- Cấu tạo (xem hình 13)

k) Hộp tiếp đạn:

41
- Tác dụng: Hộp tiếp đạn có tác dụng chứa đạn và tiếp đạn khi bắn.
- Cấu tạo (xem hình 14)

h) Lê:
- Tác dụng: Lê có tác dụng để tiêu diệt địch ở cự ly gần (đánh giáp lá
cà).
- Cấu tạo (xem hình 15)

l) Phụ tùng, thông nòng và dây súng: (Xem hình 16)

4. Tháo và lắp súng thông thƣờng


a) Qui tắc chung tháo và lắp súng:
Tháo súng để kiểm tra, lau chùi, bôi dầu sửa chữa và thay thế các bộ
phận của súng. Khi tháo lắp súng phải thực hiện các qui tắc sau:

42
- Ngƣời tháo lắp súng phải nắm vững cấu tạo súng.
- Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trƣớc khi tháo súng phải
chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết cho tháo lắp và kiểm tra súng.
- Tháo và lắp phải làm đúng động tác, dùng đúng phụ tùng, xếp đặt có
thứ tự.
- Khi tháo lắp phải nhẹ nhàng, gặp vƣớng mắc phải nghiên cứu, không
dùng sức mạnh đập, bẩy... làm hỏng súng.
b) Thứ tự động tác tháo và lắp súng:
- Tháo súng:
+ Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng
Tay trái nắm ốp lót tay, đầu nòng súng hƣớng lên trên, mặt súng quay
sang trái. Tay phải ngón tay cái hoặc tay ngón trỏ tì vào lẫy giữ hộp tiếp đạn
kéo xuống, mở nắp hộp tiếp đạn ra; mở khoá an toàn về vị trí bắn, ngón tay cái
kéo tay kéo bệ khoá nòng xuống dƣới hết cỡ, thả tay ra (không bóp cò) (xem
hình 17).

+ Bước 2: Tháo ống phụ tùng


Tay trái nâng súng lên cách mặt bàn khoảng 20cm, tay phải ngón trỏ ấn
vào nắp của ổ chứa hộp phụ tùng ở đế báng súng lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng
xuống, tháo rời từng bộ phận (xem hình 18).

+ Bước 3: Tháo thông nòng


Tay trái giữ súng nhƣ bƣớc 1, tay phải mở lê ra một góc 45 0, kéo thông
nòng sang phải lên trên rút thông nòng ra, gập lê lại (xem hình 36).
+ Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng

43
Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón tay cái ấn vào
đuôi nắp hộp khoá nòng, tay phải gạt then hãm nắp hộp khoá nòng lên một góc
900 kéo sang phải hết cỡ rồi nắm phía dƣới nắp hộp khoá nòng nhấc lên, lấy
ra(xem hình 19).

+ Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về


Tay trái giữ súng nhƣ cũ, tay phải cầm đuôi cốt lò xo của bộ phận đẩy về
tháo ra.
+ Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng
Tay trái giữ súng nhƣ cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khoá nòng, kéo bệ
khoá nòng và khoá nòng về sau hết cỡ, hơi nghiêng súng sang phải, nhấc lên,
tháo ra khỏi hộp khoá nòng, đặt súng xuống. Tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng,
tay trái về cầm khoá nòng tháo khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng (xem hình 20).

+ Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay


Tay trái cầm đầu báng súng dƣới thƣớc ngắm, mặt súng quay lên trên,
tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một
góc 45o rồi tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng (xem hình 21).

44
- Lắp súng:
Thứ tự động tác lắp súng thực hiện ngƣợc lại động tác tháo súng, bộ
phận nào tháo ra sau thì lắp vào trƣớc. Thứ tự, động tác cụ thể nhƣ sau:
+ Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên
Tay trái cầm súng nhƣ khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay
trên lắp đầu ống dẫn thoi khớp vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót
tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi và ốp lót tay xuống hết cỡ.
+ Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khoá nòng
Lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng: Tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng, tay
trái cầm khoá nòng lắp vào ổ chứa khoá nòng, sao cho khoa nòng và bệ khoá
nòng khớp với nhau.
Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng vào súng: Tay trái cầm nhƣ khi tháo,
tay phải nắm bệ khoá nòng và khoá nòng đặt bệ khoá nòng vào sát phía sau
hộp khoá nòng, ấn bệ khoá nòng xuống cho hai rãnh trƣợt ở bệ khoá nòng
khớp vào hai gờ ở hộp khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về trƣớc hết
cỡ.
+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về
Tay trái giữ súng nhƣ cũ, tay phải cầm đuôi cốt lò xo của bộ phận đẩy về
đƣa đầu bộ phận đẩy về vào ổ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khoá nòng, đẩy về
phía trƣớc hết cỡ.
+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng và kiểm tra chuyển động của súng
Lắp nắp hộp khoá nòng: Tay trái giữ súng nhƣ cũ, tay phải cầm nắp hộp
khoá nòng đặt sát vào thành bệ khoá nòng đẩy nắp hộp khoá nòng về trƣớc, tay
trái ngón cái giữ đuôi nắp hộp khoá nòng, tay phải xoay then hãm lên một góc
900 so với thân súng và đẩy then hãm sang trái hết cỡ, gạt cần then hãm lên cho
cần then hãm khớp với khuyết ở hộp khoá nòng.
Kiểm tra chuyển động của súng: Tay trái cầm súng nhƣ bƣớc 1 khi tháo
súng, tay phải ngón cái kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, rồi thả ra, thực hiện 2
đến 3 lần, bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động bình thƣờng, bóp cò, nghe
búa đập mạnh là đƣợc. Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí khoá an toàn,
đóng nắp hộp tiếp đạn.
+ Bước 5: Lắp thông nòng

45
Tay trái giữ súng nhƣ khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông
nòng vào lỗ chứa dƣới khâu truyền khí thuốc và đầu báng súng, ấn xuống để
đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa.
+ Bước 6: Lắp ống phụ tùng
Hai tay kết hợp lắp phụ tùng vào ống đựng, tay trái nâng súng lên nhƣ
khi tháo, tay phải cầm ống đựng phụ tùng (nắp ống hƣớng vào lòng bàn tay),
ngón trỏ ấn ống đựng phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống đựng
phụ tùng tự động đóng lại.
5. Sơ lƣợc chuyển động của súng khi bắn
Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp cò, mặt búa đập vào đuôi kim hoả, kim
hoả lao về trƣớc, đầu kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc
phóng. Thuốc phóng cháy tạo áp suất lớn đẩy đầu đạn vận động trong nòng
súng. Khi đầu đạn vừa trƣợt qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt
vào lỗ trích khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc, đập vàp mặt thoi đẩy, đẩy
thoi đẩy, cần đẩy lùi về sau. Cần đẩy lùi ép lò xo cần đẩy lại, đuôi cần đẩy đập
vào mặt trƣớc bệ khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng lùi về sau, khoá
nòng ở thế mở. Khoá nòng lùi móc đạn kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu
hất vỏ đạn, vỏ đạn bị hất qua cửa thoát vỏ đạn ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo
đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng và khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra
đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng
khó nòng, búa ở thế giƣơng, súng ở tƣ thế sẵn sàng bắn.
Tay vẫn bóp cò (giữ cò) cần lẫy cò vẫn nằm dƣới lẫy cò, lẫy cò vẫn chẹn
vào dƣới mấu đuôi búa nên búa không đập về phía trƣớc đƣợc.
Muốn bắn tiếp phải buông tay bóp cò ra, cần lẫy cò lùi về sau và nâng
lên đối chiếu với mặt tì lẫy cò. Bóp cò tiếp búa lại đập vào kim hoả làm đạn nổ
và cứ nhƣ thế bắn cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn.
6. Cách lắp và tháo đạn
a) Lắp đạn:
- Lắp đạn vào kẹp đạn:
Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn lắp từng viên vào kẹp sao
cho gờ đáy vỏ đạn khớp với gờ của 2 thành kẹp đạn, lắp nhƣ vậy đủ 10 viên.
- Lắp kẹp đạn vào súng:
Tay phải nắm tay kéo bệ khoá nòng kéo về sau cho đến khi lẫy báo hết
đạn giữ bệ khoá nòng lại. Lắp kẹp đạn vào khe lắp kẹp đạn, ấn đạn vào hộp
tiếp đạn rồi rút kẹp đạn ra.

b) Tháo đạn:
- Tháo đạn ra khỏi kẹp đạn: Tay trái cầm
kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.
- Tháo đạn ra khỏi súng: Tay trái giữ súng, tay phải ngón tay cái hoặc
ngón tay trỏ ấn vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, mở nắp hộp tiếp đạn, lấy đạn ra.

46
B- Súng tiểu liên AK cỡ 7,62 mm

Súng tiểu liên AK cỡ 7,62mm do kĩ sƣ ngƣời Nga tên là Mikhail


Timofeevich Kalashnikov thiết kế vào năm 1947. AK là chữ đầu của hai từ:
Avtomat Kalashnikova. Do vậy, còn có tên gọi là AK-47
Năm 1959, súng tiểu liên AK đƣợc cải tiến có tên gọi AKM, AKMS (M
là chữ đầu của từ: Modernizirovannyj - nghĩa là cải tiến), súng có thêm một
nấc chuẩn bị để hạn chế tình trạng cƣớp cò của khẩu AK-47 nguyên bản, còn
có thể lắp thêm ống giảm giật ở đầu nòng súng; súng tiểu liên AKMS nhƣ súng
AKM nhƣng thay báng gỗ bằng báng gập. Sau này, dƣới sự chỉ đạo của M.T.
Kalashnikov còn có nhiều loại AK nữa đƣợc chế tạo nhƣ: AK-
74/101/102/103/104/105/107/108. Một số nƣớc cũng dựa theo kiểu này để sản
xuất.
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu
Súng tiểu liên AK là loại súng tự động nạp đạn, súng bắn đƣợc cả liên
thanh và phát một, nắn liên thanh là hình thức hoả lực chủ yếu. Khi bắn liên
thanh loạt ngắn từ 2-3 viên, loạt dài 6-8 viên, giữ tay cò bắn đƣợc cả hộp tiếp
đạn.
- Súng tiểu liên AK trang bị cho một ngƣời sử dụng dùng hoả lực, lƣỡi
lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch.
- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên bang Nga và kiểu đạn kiểu 1956
do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Hộp tiếp đạn chứa đƣợc 30
viên.
- Tầm bắn ghi trên thƣớc ngắm AK: 800m; AKM và AKMS: 1000m.
- Tầm bắn hiệu quả: 400m; hoả lực bắn tập trung: 800m; bắn máy bay,
quân dù: 500m.
- Tầm bắn thẳng:

47
+ Mục tiêu cao 0,5 m: 350m.
+ Mục tiêu cao 1,5 m: 525m.
- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK là 710m/s; AK cải tiến: 715m/s.
- Tốc độ bắn:
+ Lý thuyết: 600 phát/phút.
+ Chiến đấu: 40 phát/phút khi bắn phát một; 100 phát/phút khi bắn liên
thanh.
- Trọng lƣợng của súng: AK là 3,8kg; AKM: 3,1kg; AKMS: 3,3kg. Khi
đủ đạn trọng lƣợng của súng tăng 0,5kg.

2. Cấu tạo của súng


Súng tiểu liên AK cấu tạo gồm 11 bộ phận chính (xem hình 25)

Hình 25

3b
4
2b
1
8a 2a
11
7 1 11

3a
8b
9

11 6
1 10
1

48
a) Nòng súng:

- Tác dụng: Xem điểm 3a, mục A.


- Cấu tạo (xem hình 26)

b) Bộ phận ngắm:
- Tác dụng: Xem điểm 3b, mục A
- Cấu tạo (xem hình 27, 28)

49
c) Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng:
- Hộp khoá nòng:
+ Tác dụng: Xem điểm 3c, mục A.
+ Cấu tạo (xem hình 29)

- Nắp hộp khoá nòng:


+ Tác dụng: Xem điểm 3c, mục A.
+ Cấu tạo (xem hình 30)

d) Bệ khoá nòng và thoi đẩy:


- Tác dụng: Bệ khoá nòng có tác dụng làm cho khoá nòng và bộ phận cò
chuyển động.
- Cấu tạo (xem hình 31)

50
e) Khoá nòng:
- Tác dụng: Xem điểm 3e, mục A.
- Cấu tạo (xem hình 32)

f) Bộ phận cò:
- Tác dụng: Xem điểm 3f, mục A.
- Cấu tạo (xem hình 33)

g) Bộ phận đẩy về:


- Tác dụng: Xem điểm 3g, mục
A.
- Cấu tạo (xem hình 34)

h) Ống dẫn thoi và ốp lót tay:


- Tác dụng: Xem điểm 3k, mục A..
- Cấu tạo (xem hình 35)

51
k) Báng súng và tay cầm:
- Tác dụng: Báng súng có tác dụng tỳ súng vào vai để giữ cho súng chắc
chắn khi tập luyện và khi bắn.
- Cấu tạo (xem hình 36)

i) Hộp tiếp đạn:


- Tác dụng: Xem điểm 3m, mục A.
- Cấu tạo (xem hình 37)

m) Lê:
- Tác dụng: Xem điểm 3l, mục A.
- Cấu tạo (xem hình 38)

5. Tháo và lắp súng thông thƣờng


a) Qui tắc tháo lắp súng: (nhƣ qui tắc tháo lắp súng trƣờng CKC).
b) Thứ tự, động tác tháo và lắp súng:
- Tháo súng:
+ Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng

52
Tay trái nắm ốp lót tay để đầu nòng súng hƣớng lên trên, mặt súng quay
sang trái, tay phải nắm hộp tiếp đạn, bốn ngón con phía trên, ngón cái phía
dƣới bóp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, đẩy và xoay hộp tiếp đạn lên tháo ra; gạt
cần định cách bắn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo tay kéo bệ khoá nòng xuống
dƣới hết cỡ, thả tay ra (không bóp cò) (xem hình 39).

+ Bước 2: Tháo ống phụ tùng


Tay trái nâng súng lên cách mặt bàn khoảng 20cm, tay phải ngón trỏ ấn
vào nắp của ổ chứa hộp phụ tùng ở đế báng súng lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng
xuống, tháo rời từng bộ phận (xem hình 40).

+ Bước 3: Tháo thông nòng


Tay trái giữ súng nhƣ bƣớc 1, tay phải mở lê ra một góc 450, kéo thông
nòng sang phải lên trên rút thông nòng ra, gập lê lại (xem hình 41)

53
+ Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng
Tay trái nắm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón cái ấn vào đuôi
cốt lò xo của bộ phận đẩy về, tay phải nắm phía dƣới nắp hộp khoá nòng nhấc
lên, tháo ra.

Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về


Tay trái giữ súng nhƣ cũ. Tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy
về, đẩy về trƣớc cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rãnh chứa trên hộp khoá
nòng, lấy ra.
+ Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng

Tay trái giữ súng nhƣ cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khoá nòng, kéo bệ
khoá nòng và khoá nòng về sau hết cỡ, nhấc lên tháo ra khỏi hộp khoá nòng.
Tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng, tay trái cầm khoá nòng xoay sang phải về
sau để mấu đóng mở của khoá nòng rời khỏi rãnh lƣợn ở bệ khoá nòng, tháo
khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng(xem hình 44)

Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

54
Tay trái cầm ốp lót tay dƣới, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón
trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 45 o, tháo ống dẫn
thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.

- Lắp súng:
Thứ tự động tác lắp súng thực hiện ngƣợc lại động tác tháo súng, bộ
phận nào tháo ra sau thì lắp vào trƣớc. Thứ tự, động tác cụ thể nhƣ sau:
+ Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên
Tay trái giữ súng nhƣ khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay
trên lắp đầu ống dẫn thoi vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên
xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi xuống hết cỡ.
+ Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khoá nòng
Lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng: tay phải cầm bệ khoá nòng nhƣ khi
tháo, tay trái cầm khoá nòng lắp đuôi khoá nòng vào ổ chứa rồi xoay khoá
nòng từ sau sang phải lên trên hết cỡ, tay phải ngón cái tỳ vào tai khoá trái của
khoá nòng.
Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng vào súng: tay trái cầm cổ báng súng,
mặt súng hơi nghiêng sang phải, tay phải đƣa đầu thoi đẩy vào lỗ chứa thoi ở
bệ thƣớc ngắm, đặt phía sau bệ khoá nòng sát phía sau hộp khoá nòng, ấn đều
bệ khoá nòng xuống cho hai rãnh trƣợt ở bệ khoá nòng khớp vào hai gờ ở hộp
khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về trƣớc hết cỡ.
+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về
Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về,
lắp đầu bộ phận đẩy về vào lỗ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khoá nòng, ấn bộ phận
đẩy về về trƣớc, lựa cho chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về khớp vào rãnh dọc
ở hộp khoá nòng.
+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng và kiểm tra chuyển động của súng
Lắp nắp hộp khoá nòng: tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm nắp hộp
khoá nòng, lựa cho đầu nắp hộp khoá nòng vào khuyết hình cung ở bệ thƣớc
ngắm, ấn nắp hộp khoá nòng xuống cho mấu giữ nắp hộp khoá nòng lọt vào lỗ
chứa mấu giữ nắp hộp khoá nòng.

55
Kiểm tra chuyển động của súng: tay trái giữ súng nhƣ bƣớc 1 khi tháo,
tay phải ngón cái kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, thả ra, làm 2 – 3 lần,
bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động bình thƣờng, bóp cò, búa đập là đƣợc,
gạt cần định cách bắn về vị trí khoá an toàn.
+ Bước 5: Lắp thông nòng súng
Tay trái cầm ốp lót tay giữ súng nhƣ khi tháo, tay phải cầm thông nòng
lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dƣới khâu truyền khí thuốc và ốp lót tay dƣới,
ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa ở bệ đầu ngắm.
+ Bước 6: Lắp ống phụ tùng
Hai tay kết hợp lắp phụ tùng vào ống đựng, tay trái cầm súng nhƣ khi
tháo. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng (nắp ống hƣớng vào lòng bàn tay), lắp
ống đựng phụ tùng vào ổ chứa ở đế báng súng, dùng ngón trỏ ấn ống đựng phụ
tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống đựng phụ tùng tự động đóng lại.
+ Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn
Tay trái giữ súng nhƣ khi tháo, tay phải cầm hộp tiếp đạn, lựa cho mấu
trƣớc của hộp tiếp đạn vào khuyết chứa ở hộp khoá nòng, ấn hộp tiếp đạn vào
và kéo xuống dƣới để cho mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ hộp tiếp
đạn, kiểm tra thấy chắc chắn là đƣợc.
5. Sơ lƣợc chuyển động của súng khi bắn
Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau
- Thả tay kéo bệ khoá nòng, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khoá nòng về
trƣớc. Mấu đẩy đạn đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn. Hai tai khoá khớp
vào ổ chứa tai khoá thành thế đóng khoá.
Bóp cò, ngoằm giữ búa rời khỏi tai búa, búa nhờ tác dụng của lò xo đập
vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc
phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn vận động. Khi đầu đạn
qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đẩy vào
mặt thoi đẩy bệ khoá nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn
gặp mấu hất vỏ đạn, hất vỏ đạn ra ngoài,, mấu giƣơng búa đè búa ngả về sau,
lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng và khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về
giãn ra đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trƣớc, đẩy viên đạn tiếp theo vào
buồng đạn, đóng khóa nòng súng, tay vẫn bóp cò, ngoằm giữ búa ở phía trƣớc
nên búa không bị giữ lại khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc đuôi búa búa lại
tiếp tục đập vào kim hoả làm đạn nổ. Cứ nhƣ vậy mọi hoạt động đƣợc lặp lại
cho đến khi hết đạn.
Nếu còn đạn thả cò ra, ngoằm giữ búa ngả về sau mắc vào tai búa giữ
búa ở thế giƣơng.
Nếu cần định cách bắn về vị trí bắn phát một, thì khi bóp cò chỉ một viên
đạn nổ, muốn bắn tiếp phải thả tay cò ra, rồi bóp cò đạn tiếp tục nổ.

56
6. Cách lắp và tháo đạn
a) Lắp đạn:
Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm
viên đạn, đầu đạn quay sang phải, đặt viên đạn vào cửa
tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của
hộp tiếp đạn. Lắp đủ 30 viên sẽ nhìn thấy đáy vỏ viên
đạn ở lỗ kiểm tra (xem hình 48).

b) Tháo đạn:
Tay trái cầm hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay vào trong.
Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trƣớc, cứ
nhƣ vậy đến khi hết đạn (xem hình 49).

C. Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62mm


Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62mm do Liên Xô chế tạo (RPĐ là chữ đầu
của ba từ : Rút-s-nôi Pu-li-mi-ốt là súng liên thanh cầm tay. Đe-ta-rép là tên kĩ
sƣ chế tạo). Một số nƣớc khác dựa theo kiểu này để sản xuất và có cải tiến một
số chi tiết. (Hình 50).

Hình 50 : Súng trung liên RPĐ

1. Tác dụng, tính năng kĩ, chiến thuật

57
- Súng trung liên RPĐ là vũ khí tự động có hoả lực mạnh của tiểu đội bộ
binh trang bị cho một ngƣời sử dụng, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực, phá
huỷ phƣơng tiện chiến tranh của địch, súng chỉ bắn liên thanh.
- Súng dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu đạn 1956 do Trung Quốc
sản xuất. Tiếp đạn bằng dây băng, hộp băng đạn chứa đƣợc 100 viên.
- Tầm bắn ghi trên thƣớc ngắm từ 100 đến 1000m.
- Tầm bắn hiệu quả :
+ Mục tiêu mặt đất, mặt nƣớc : 800m.
+ Bắn máy bay và quân dù : 500m.
- Tầm bắn thẳng :
+ Với mục tiêu ngƣời nằm : 365m.
+ Với mục tiêu ngƣời chạy : 540m.
- Tốc độ đầu của đầu đạn : 735m/gy.
- Tốc độ bắn :
+ Lí thuyết : Khoảng 650 phát/phút.
+ Bắn chiến đấu : 150 phát/phút.
- Trọng lƣợng của súng : 7,4kg ; đủ 100 viên đạn : 9,0kg.
2. Cấu tạo chung của súng
- Bộ phận nòng súng. - Tay kéo bệ khoá nòng.
- Bộ phận ngắm - Bộ phận cò và báng súng.
- Hộp khoá nòng. - Bộ phận đẩy về.
- Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng. - Băng đạn và hộp băng.
- Bệ khoá nòng và thoi đẩy. - Chân súng.
- Khoá nòng.
Phụ tùng đồng bộ của súng có : Phụ tùng, dây đeo, áo súng và túi đựng
hộp băng, khâu bắn đạn hơi.
3. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng
a) Nòng súng
- Tác dụng :
+ Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc.
+ Định hƣớng bay cho đầu đạn.
+ Tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định.
+ Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục của nó khi vận động.
- Cấu tạo (Hình 51) :
+ Nòng súng là ống thép hình trụ có 4 rãng xoắn, khoảng cách giữa 2
rãnh xoắn đối nhau là 7,62mm, gồm có : Ren đầu nòng. Lỗ trích khí
thuốc. Khâu truyền khí thuốc.
+ Ống điều chỉnh khí thuốc để điều chỉnh khí thuốc đập vào mặt thoi, có
ba rãnh : Rãnh truyền khí thuốc, lỗ điều chỉnh, khuyết hãm, khuyết lắp cờ lê,
vòng hãm, ốc hãm. Rãnh truyền khí thuốc có : rãnh số 1 là rãnh nhỏ để bắn khi
súng đã rà trơn ; rãnh số 2 là rãnh trung bình để bắn khi súng mới sử dụng ;
rãnh số 3 là rãnh lớn để bắn khi súng bụi bẩn, dầu mỡ đông đặc.
+ Bệ đầu ngắm và khâu lắp chân song, lỗ lắp ống điều chỉnh khí thuốc,
ống chứa đầu thoi đẩy, khâu giữ ống dẫn thoi.
Khâu giữ ống
Rãnh xoắn
dẫn thoi Bệ đầu ngắm
58 súng
Nòng
Hình 51 : Nòng súng

+ Ống dẫn thoi để hƣớng cho thoi đẩy chuyển động.


+ Buồng đạn để chứa đạn và chịu áp lực khí thuốc.
b) Bộ phận ngắm
- Tác dụng : Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau.
- Cấu tạo (Hình 52)
+ Đầu ngắm : Bệ đầu ngắm để lắp bệ di động, mặt trƣớc có 11 vạch
khấc, mỗi vạch cách nhau 1mm để hiệu chỉnh súng về hƣớng. Vành bảo vệ đầu
ngắm. Thân đầu ngắm có ren để vặn vào bệ di động để hiệu chỉnh súng về tầm.
Bệ di động để lắp đầu ngắm. Ốc hãm bệ di động.
+ Thƣớc ngắm, có : Bệ thƣớc ngắm. Thân thƣớc ngắm có khe ngắm, trên
thân thƣớc ngắm có các vạch khấc ghi các số từ 1 đến 10 tƣơng ứng với cự li
bắn từ 100 đến 1000m, các vạch khấc ngắn ứng với cự li lẻ. Cữ thƣớc ngắm để
lấy thƣớc ngắm, có then hãm và lò xo để giữ thƣớc ngắm ở từng vị trí đã chọn.
Thƣớc ngắm ngang để bắn đón hoặc sửa độ sai lệch của đạn khi bắn,
phía trên có khe ngắm, mặt sau có 15 vạch khấc, vạch dài ở giữa là vạch số 0,
mỗi vạch ứng với 2 li giác, bên trái có núm vặn để lấy thƣớc ngắm ngang.
Vành bảo Ốc hãm Khe
vệ bệ di Núm vặn thƣớc ngắm ngang
ngắm
Đầu động
ngắm Bệ di động Thân thƣớc
ngắm

Núm cữ
Bệ đầu
ngắm

Bệ thƣớc ngắm

Hình 52 : Bộ phận ngắm


c) Hộp khoá nòng
- Tác dụng : Để liên kết các bộ phận của súng, hƣớng cho bệ khoá nòng
và khoá nòng chuyển động.

59
- Cấu tạo (Hình 53)
+ Khấc tì, mấu hất vỏ đạn, hai rãnh trƣợt để khớp với 2 gờ trƣợt ở bệ
khoá nòng, mấu hất vỏ đạn để hất vỏ đạn ra khỏi hộp khoá nòng. Rãnh dọc, để
lắp bộ phận cò và báng song, gờ trƣợt ở bên phải hộp khoá nòng để lắp tay kéo
bệ khoá nòng. Đầu gờ trƣợt có khuyết để chứa dịp hãm tay kéo bệ khoá nòng.
+ Khuyết ngang để chứa then hãm nắp hộp khoá nòng, chốt để giữ bộ
phận cò và báng súng với hộp khoá nòng, then hãm để giữ chất của hộp khoá
nòng, lỗ để lắp trục giữ bộ phận tiếp đạn, cửa thoát vỏ đạn ở phía sau bệ lắp
hộp băng đạn có tay hãm và bên phải có mặt cong để vỏ đạn rơi chếch về bên
phải.
Với súng trung liên K56 (Trung Quốc) bệ lắp băng đạn gập lên phía trên
làm nắp che bụi bên trái súng.

Hình 53 : Hộp khoá nòng


1. Khấc tì ; 2. Rãnh trƣợt ; 3. Mấu hất vỏ đạn ; 4. Rãnh dọc ; 5. Gờ trƣợt ; 6. Khuyết ngang ;
7. Chốt giữ bộ phận cò ; 8. Then hãm giữ chốt của hộp khoá nòng ; 9. Cửa lắp bộ phận tiếp
đạn ; 10. Bệ lắp hộp băng ; 11. Tay hãm ; 12. Lỗ lắp trục giữ bộ phận tiếp đạn.

d) Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng


- Tác dụng : Để kéo băng đạn, đƣa đạn vào thẳng đƣờng tiến của sống đẩy
đạn. Nắp hộp khoá nòng để liên kết các bộ phận tiếp đạn và đậy phía trên hộp khoá
nòng.
- Cấu tạo (Hình 54)
+ Bộ phận tiếp đạn :
Bàn đỡ băng đạn : để đỡ và giữ băng đạn. Mặt trên bàn đỡ băng đạn có
máng giữ băng để giữ không cho băng đạn tụt sang trái ; gờ tách băng để giữ
băng đạn lại khi sống đẩy đạn đẩy viên đạn vào buồng đạn ; cửa dọc để cho
đạn tụt xuống buồng đạn. Nắp che bụi (ở bên trái và bên phải) để đậy kín 2
bên cửa tiếp đạn khi súng ở trạng thái an toàn. Phía trƣớc bàn đỡ băng đạn có
lỗ để chứa trục liên kết bộ phận tiếp đạn với hộp khoá nòng.
Bàn móng kéo băng, để chứa và định hƣớng chuyển động cho móng kéo
băng và liên kết các chi tiết của bộ phận tiếp đạn. Bàn móng kẻo băng có : gờ
trƣợt để khớp vào rãnh trƣợt ở móng kẻo băng ; rãnh dọc để lắp hộp khoá nòng
; cần ấn đạn để ấn đầu đạn xuống lô lắp trục tì ; chốt chẻ để liên kết bộ phận
tiếp đạn với nắp hộp khoá nòng. Díp giữ để giữ nắp hộp khoá nòng ở vị trí mở
; lỗ lắp trục giữ bàn móng kéo băng để mắc vào trục giữ bộ phận tiếp đạn.
60
Móng kéo băng, để kéo băng đạn sang phải đƣa đạn vào thẳng đƣờng
tiến của sống đẩy đạn ; móng kéo băng có rãnh trƣợt để khớp vào gờ trƣợt ở
bàn móng kéo băng ; rãnh chứa đầu cần móng kéo băng.
Cần móng kéo băng, để gạt móng kéo băng chuyển động sang trái hoặc
sang phải. Cần móng kéo băng có lỗ hình chữ nhật để lồng cần móng kéo băng
vào cần gạt ; lỗ tròn để lắp vào trục giữ cần móng kéo băng ở nắp hộp khoá
nòng.
Lỗ bầu dục để lắp vào trục giữ đuôi cần móng kéo băng ở cần gạt. Đoạn
đầu cần móng kéo băng cấu tạo nhỏ hơn để lọt vào khe dọc ở móng kéo băng.
Cần gạt, để làm cho cần móng kéo băng chuyển động ; cần gạt có trục tì
để mắc vào lỗ lắp chốt chẻ ở nắp hộp khoá nòng làm điểm tì cho đuôi cần gạt
chuyển động ; mấu hãm để nâng cần móng kéo băng, trục để giữ đuôi cần
móng kéo băng ; máng lƣợn để trụ gạt ở bệ khoá nòng chuyển động.
+ Trục liên kết bộ phận tiếp đạn với hộp khoá nòng.
Nắp hộp khoá nòng gồm : Lỗ để chứa trụ tì của cần gạt (lỗ lắp chốt
chẻ) ; trục để giữ cần móng kéo băng ; díp hãm để luôn đẩy đuôi cần móng kéo
băng và đuôi cần gạt sang trái ; then hãm (có lò xo) nắp hộp khoá nòng để
khớp với khuyết ngang ở hộp khoá nòng, khi đóng nắp hộp khoá nòng liên kết
với bộ phận tiếp đạn bằng chốt.

Hình 54 : Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng


a) Bà n đ ỡ bă ng đ ạ n ; b) Bà n móng kéo bă ng ; c) Móng kéo bă ng ; d) Cầ n
móng kéo bă ng ; e) Cầ n gạ t ; g) Nắ p hộ p khoá nòng
1. Móng giữ băng ; 2. Gờ tách băng ; 3. Cửa dọc ; 4. Nắp che bụi ; 5. Lỗ chứa
trục liên kết ; 6. Gờ trƣợt ; 7. Rãnh dọc ; 8. Cần ấn đạn ; 9. Lỗ lắp trục tì ; 10. Díp giữ
; 11. Trục liên kết ; 12. Rãnh trƣợt ; 13. Ngoàm kéo ; 14. Rãnh chứa đầu móng kéo
băng ; 15. Lỗ hình chữ nhật ; 16. Lỗ tròn ; 17. Lỗ bầu dục ; 18. Trục ; 19. Mấu hãm ;
20. Trục giữ đuôi cần móng kéo băng ; 21.61Máng lƣợn.
Bệ khoá nòng và thoi đẩy
- Tác dụng : Bệ khoá nòng làm cho khoá nòng chuyển động ; thoi đẩy để
chịu sức đẩy của áp suất khí thuốc làm cho bệ khoá nòng lùi.
- Cấu tạo (Hình 55) bệ khoá nòng và thoi đẩy :
+ Lỗ chứa đầu cần đẩy của bộ phận đẩy về.
+ Gờ trƣợt để khớp vào rãnh trƣợt ở hộp khoá nòng.
+ Trụ gạt để tác động vào máng lƣợn ở cần gạt làm cho cần gạt chuyển
động. Đầu trụ gạt có con lăn để trụ gạt tác động vào máng lƣợn đƣợc dễ dàng.
+ Mấu đóng mở để đóng hoặc mở phiến khoá cho khoá nòng đóng hoặc
mở nòng súng. Mặt trƣớc mấu đóng mở để đập vào kim hoả.
+ Khuyết chứa chân phiến khoá để chứa và định hƣớng chuyển động của
phiến khoá.
+ Khuyết dọc để chứa sống định hƣớng chuyển động của khoá nòng.
+ Cửa thoát vỏ đạn để nối thông với cửa thoát vỏ đạn ở hộp khoá nòng
khi bệ khoá nòng lùi, vỏ đạn đƣợc hất xuống dƣới, ra ngoài.
+ Khấc để mắc vào mấu kẻo ở tay kéo bệ khoá nòng.
+ Khấc để mắc vào đuôi lẫy cò.
+ Thoi đẩy gồm có mặt thoi và các rãnh cản khí thuốc.

Trô g¹t
Mặt thoi
Mấu đóng Cửa thoát vỏ
mở đạn

Khấc để mắc vào tay


Lỗ chứa đầu Khuyết chứa chân phiến khoá kéo bệ khoá nòng
cần đẩy
Hình 55 : Bệ khoá nòng và thoi đẩy

e) Khoá nòng

62
- Tác dụng : Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng, mở nòng súng, kéo vỏ
đạn ra khỏi buồng đạn.
- Cấu tạo (Hình 56)
+ Thân khoá có lỗ chứa kim hoả ; lỗ lắp chốt giữ kim hoả. Bên ngoài có ổ
chứa đáy vỏ dạn, ổ chứa móc đạn, sống đẩy đạn định hƣớng chuyển động của khoá
nòng. Hai khuyết để lắp 2 phiến khoá và khe dọc để trƣợt qua mấu hất vỏ đạn ở hộp
khoá nòng.
+ Hai phiến khoá (bên trái và bên phải) để tì vào khấc tì ở hộp khoá
nòng làm cho khoá nòng đóng nòng súng. Phiến khoá có chân để mắc vào
khuyết chứa ở bệ khoá nòng. Mặt sau phiến khoá là mặt tì để tì vào khấc tì ở
hộp khoá nòng.
+ Móc đạn để kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn ; móc đạn có ngoàm để móc
vào gờ đáy vỏ đạn, khuyết để chứa trục móc đạn.
+ Lò xo móc đạn để luôn đẩy móc đạn gục vào trong ổ chứa đạn.
+ Trục móc đạn để giữ móc đạn nổ trong ổ chứa khoá nòng.
+ Kim hoả để đập vào hạt lửa, phía dƣới kim hoả có khuyết (mặt bằng)
để mắc vào chốt giữ kim hoả.
+ Chốt giữ kim hoả để giữ kim hoả trong lỗ chứa kim hoả ở trong khoá
nòng.

H×nh 56 : Kho¸ nßng


a)Thân khoá ; b) Phiến khoá ; c) Kim 63
hoả ; d) Móc đạn ; e) Lò xo móc đạn ;
g) Trục móc đạn ; h) Chốt giữ kim hoả.
1. Lỗ chứa kim hoả ; 2. Lỗ lắp trục móc đạn ; 3. Lỗ lắp trục kim hoả ; 4. Ổ chứa đáy vỏ
g) Tay kéo bệ khoá nòng
- Tác dụng : Để kéo bệ khoá nòng về sau khi lắp đạn.
- Cấu tạo (Hình 57) tay kéo bệ khoá nòng :
+ Mấu kéo để mắc vào khấc ở bệ khoá nòng ;ddíp hãm để giữ tay kéo bệ
khoá nòng ở phía trƣớc ; máng trƣợt để khớp vào gờ trƣợt ở hộp khoá nòng ;
tay kéo (có then hãm) để cầm khi kéo bệ khoá nòng.
Díp hãm
Máng trƣợt Mấu kéo bệ
khoá nòng

Tay kéo

Hình 57 : Tay kéo bệ khóa nòng

h) Bộ phận cò và báng súng


- Tác dụng : Bộ phận cò để giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau
thành thế sẵn sàng bắn, giải phóng bệ khoá nòng, đóng hoặc mở khoá an toàn.
Báng súng để tì vai khi bắn và chứa hộp phụ tùng.
- Cấu tạo (Hình 58)
Bộ phận cò gồm :
+ Khung cò để liên kết các chi tiết của bộ phận cò, liên kết bộ phận cò
với báng súng và tay cầm, đậy kín phía dƣới (nửa sau) hộp khoá nòng. Khung
cò có rãnh dọc để lắp lẫy cò, đầu lẫy có khuyết ngang để chứa mấu phía dƣới
lẫy cò, lỗ lắp chốt ngang để liên kết bộ phận cò và báng súng với hộp khoá
nòng, lỗ để luồn cần đẩy của bộ phận đẩy về, lỗ để lắp khoá an toàn, vành cò
để bảo vệ tay cò và mép gấp để mắc vào rãnh dọc ở hộp khoá nòng, các khuyết
để định vị trí của khoá an toàn, rãnh để chứa mấu tì ở cần khoá an toàn khi
đóng khoá.
+ Lẫy cò để giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau thành thế sắn
sàng bắn. Lẫy cò có lỗ để chứa ngoàm tay cò, lỗ để chứa một đầu lò xo lẫy cò,
mấu phía trƣớc để mắc vào khuyết ngang ở rãnh dọc của khung cò.
+ Lò xo lẫy cò để luôn đẩy lẫy cò lên.
+ Tay cò để khi bóp cò, đuôi lẫy cò tụt xuống.

64
+ Trục tay cò để liên kết tay cò với khung cò.
+ Khoá an toàn để khoá an toàn cho súng, có then khoá để chẹn hoặc mở
lẫy cò ; nửa bằng của then khoá để lẫy cò tụt xuống, nửa tròn để chẹn lẫy cò,
trên nửa bằng có khuyết để chứa díp hãm. Cần khoá an toàn để xoay then khoá,
đầu cần khoá an toàn có mấu tì để chặn đƣờng lùi của bệ khoá nòng, mấu gạt
để tì tay vào khi xoay then khoá an toàn.
+ Díp hãm để giữ then khoá an toàn ở từng vị trí đã chọn.
+ Tay cầm để cầm súng khi bắn, gồm có : lõi thép và ốp tay cầm, đƣợc
liên kết với nhau bằng vít hãm.
Báng súng liên kết với khung cò bằng ốc hãm.
+ Bên trong báng có lỗ để chứa bộ phận đẩy về. Trong lỗ chứa bộ phận
đẩy về có rãnh chứa mấu hãm ở cất lò xo đẩy về, có ổ để chứa hộp phụ tùng.
+ Đế báng súng có nắp đậy và díp hãm.
+ Bên trái báng súng có rãnh cài thông nòng, khuy để mắc một đầu dây
súng.

Hình 58 : Bộ phận cò và báng súng


a) Khung cò và báng súng ; b) Lẫy cò ; c) Lò xo lẫy cò ; d) Tay cò ; e) Trục cò ; g)
Khoá an toàn ; h) Díp hãm.
1. Khung cò ; 2. Rãnh dọc ; 3. Lỗ lắp chốt ngang ; 4. Vành cò ; 5. Khuyết định vị cần
khoá an toàn ; 6. Tay cầm ; 7. Ốc liên kết khung cò và báng súng ; 8. Báng súng ; 9.
Nắp đậy ; 10. Díp hãm nắp đậy ;11. Ngoàm tay cò ; 12. Then khó an toàn ; 13. Cần
khoá an toàn. 65
h) Bộ phận đẩy về
- Tác dụng : Để đẩy bệ khoá nòng về phía trƣớc.
- Cấu tạo (Hình 59) bộ phận đẩy về :
+ Lò xo ; cốt lò xo.
+ Cần đẩy, để truyền sức đẩy của lò xo (khi bung ra) đến bệ khoá nòng.
Đuôi cốt lò xo có mấu hãm và rãnh ngang chứa lƣỡi vặn vít của cờ lª.

Cốt lò xo
Cần đẩy

Lò xo

Hình 59 : Bộ phận đẩy về


i) Băng đạn và hộp băng
- Tác dụng : Để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn.
- Cấu tạo (Hình 60)
Băng đạn có
+Mắt băng đạn để lắp viên đạn, đầu mắt băng có mấu cong để khớp vào
gờ tách băng đạn, đuôi mắt băng có mấu cữ để tì vào đáy vỏ đạn.
+ Mắt băng đạn cấu tạo một nửa hở để sống đẩy đạn tách viên đạn ra
khỏi mắt băng, đẩy đạn vào buồng đạn. Các mắt băng nối với nhau bằng dây
thép xoắn. Đuôi đoạn băng thứ nhất có mấu để nối với đoạn băng thứ hai.

Hình 60 : Băng đạn và hộp chứa băng


1. Mắt băng ; 2. Mấu cong ; 3. Mấu cữ ; 4. Lá thép mỏng ; 5. Thân hộp ; 6. Nắp
hộp ; 7. Tay hãm ; 8. Cửa hộp tiếp đạn ; 9. 66
Nắp đậy ; 10. Mép gấp ;11. Quai xách.
+ Lá thép mỏng (ở đầu băng đạn) để tiện cho lắp đạn vào súng.
Hộp băng đạn :
+ Thân hộp để chứa băng đạn.
+ Nắp hộp (có tay hãm) để đậy phía sau thân hộp. Nắp hộp liên kết với
thân hộp bằng bản lề.
+ Cửa hộp tiếp đạn (có nắp hộp) để băng đạn chuyển động khi tiếp đạn.
+ Mép gấp để lắp hộp băng vào bệ ở hộp khoá nòng.
+ Quai xách.
Mỗi hộp băng chứa đƣợc 2 đoạn băng, mỗi đoạn băng lắp đƣợc 50 viên
đạn.
k) Chân súng
- Tác dụng : Để đỡ súng khi bắn.
- Cấu tạo (Hình 61)
+ Khâu lắp chân súng để liên kết chân súng với nòng súng.
+ Hai chân súng để đỡ súng.
+ Díp hãm để giữ chân súng khi gập.
+ Bàn chân để giữ chân súng không bị lún xuống đất trong quá trình
bắn.
+ Móng chân để cho chân súng bám xuống đất. Có loại súng RPĐ cấu
tạo chân súng ngắn hơn, không có díp hãm.

Khâu lắp chân súng

Lò xo chân súng

Chân súng

Díp
hãm
Bàn và móng chân
súng

Hình 61 : Chân súng

+ Phụ tùng : Để tháo lắp lau chùi, sửa chữa súng, gồm có : Thông nòng ;
hộp đựng phụ tùng ; đuôi thông nòng ; chổi lông ; tống chốt ; cờ lê nhiều tác
dụng ; cái lấy vỏ đạn đứt ; ống vặn đầu ngắm ; doa nhỏ ; doa lớn (Hình 62).

67
Hình 62: phụ tùng

1. Thông nòng ; 2. Đầu thông nòng ; 3. Cờ lê ; 4. Cờ lê vặn đầu ngắm ; 5. Doa lau
ống dẫn thoi ; 6. Doa lau ống trích khí thuốc ; 7. Tống chốt ; 8. Cán thông nòng ;
9. Cái lấy vỏ đạn đứt ; 10. Hộp đựng ; 11. Lọ dầu và chổi lông.

4. Tháo và lắp súng thông thƣờng


a) Quy tắc tháo lắp súng (Xem ở phần binh khí súng tiểu liên AK).
- Động tác tháo súng
+ Buớc 1 : Tháo hộp băng đạn, kiểm tra đạn trong buồng đạn
Tháo hộp băng đạn : Súng giá trên bàn, mặt súng hƣớng về bên trái,
nòng súng hƣớng về trƣớc, gạt lẫy hãm hộp băng đạn sang bên trái, lên trên rồi
kéo hộp băng đạn về sau tháo ra.
Kiểm tra đạn trong buồng đạn : Tay trái nắm tay cầm, tay phải đẩy then
hãm nắp hộp khoá nòng về trƣớc đồng thời mở dựng nắp hộp khoá nòng lên hết
cỡ, xoay cần khoá an toàn về sau (mở khoá), gạt tay kéo bệ khoá nòng ra, bàn tay
úp ba ngón con kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ xem có đạn trong buồng đạn
không. Sau đó tay phải giữ tay kéo bệ khoá nòng, tay trái bóp cò và từ từ thả cho
bệ khoá nòng và khoá nòng tiến về trƣớc. Chú ý không bóp chết cò và không
đóng nắp hộp khoá nòng.
+ Buớc 2 : Tháo hộp phụ tùng
Tay phải dùng ngón cái ấn díp
hãm, đồng thời tay trái dùng ngón cái
hoặc ngón trỏ đẩy nắp đậy ổ chứa hộp
68
phụ tùng xoay ngang, rút hộp phụ tùng ra ; mỏ hộp để lấy các phụ tùng ra
ngoài, đặt thứ tự lên bàn. (Hình 63).

Hình 63 : Tháo hộp phụ tùng


Bước 3. Tháo thông nòng
Súng vẫn giá trên bàn, tay trái dùng
ngón trỏ và ngón giữa đẩy cho đuôi thông

Hình 64 : Thóa thông


nòng
nòng tách khỏi rãnh ở cổ
báng súng. Tay phải rút thông
nòng ra. (Hình 64).

+ Bƣớc 3. Tháo bộ phận cò


và báng song.
Dùng tống chốt và búa đóng
chốt ngang giữ bộ phận cò và báng
súng ở hộp khoá nòng đang bên
phải hết mức, tay trái giữ ốp lót
Hình 65 : Tháo
tay,bộ phận cò và
Báng súng tay phải rút bộ phận cò và báng
súng ra. (Hình 65)

+ Bƣớc 4 : Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng


Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, bàn tay phải ngửa, ngón trỏ móc vào khấc ở
bệ khoá nòng kéo về sau. Khi khoá
nòng ra khỏi hộp khoá nòng, ngón cái
và các ngón con còn lại nắm choàng
lấy 2 phiến khoá, tiếp tục rút bệ khoá
nòng và khoá nòng ra.
Đặt súng xuống, tay trái nhấc
khoá nòng và phiến khoá ra khỏi bệ
khoá nòng, đặt thứ tự lên bàn (Hình
66). Hình 66 : Tháo bệ khoá nòng và
khoá nòng

+ Buớc 5. Tháo tay kéo bệ khoá nòng

69
Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, tay phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về
sau hết mức, lật ngang để tháo ra.
- Động tác lắp súng
+ Buớc 1. Lắp tay kéo bệ khoá nòng. Tay trái nắm ốp lót tay nhƣ khi tháo,
tay phải lắp tay kéo bệ khoá nòng sao cho gờ trƣợt lọt vào đoạn rộng của khe dọc ở
hộp khoá nòng và đẩy về trƣớc hết mức.
+ Buớc 2. Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng. Bàn tay phải ngửa đỡ bệ
khoá nòng, tay trái lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng sao cho 2 phiến khoá ở
đúng vị trí mở, sau đó ngón cái và các ngón con tay phải nắm choàng lấy 2
phiến khoá, ngón trỏ duỗi thẳng đỡ phía dƣới bệ khoá nòng, tay trái đỡ phía
dƣới hộp khoá nòng. Tay phải lắp bệ khoá nòng và khoá nòng vào hộp khoá
nòng sao cho 2 gờ trƣợt ở bệ khoá nòng khớp vào 2 rãnh trƣợt ở hộp khoá
nòng, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về trƣớc hết mức. Chú ý khi đẩy bệ khoá
nòng nếu thấy vƣớng thì ngón trỏ phải hơi nâng đầu thoi đẩy lên.
+ Bƣớc 3. Lắp bộ phận cò, báng súng và kiểm tra chuyển động của súng
Lắp bộ phận cò và báng súng : Tay trái giữ ốp lót tay, tay phải nắm cổ
báng súng, lắp bộ phận cò và báng súng vào hộp khoá nòng sao cho mép gấp ở
khung cò mắc vào rãnh dọc ở hộp khoá nòng, đẩy bộ phận cò và báng súng về
trƣớc hết mức đẩy chốt ngang ở hộp khoá nòng sang trái..
Kiểm tra chuyển động của súng : Tay trái nắm tay cầm, ngón trỏ bóp cò,
tay phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, thả từ từ để bệ khoá nòng và
khoá nòng tiến về trƣớc, xem các bộ phận đã lắp đúng thứ tự chƣa. Gập tay kéo
bệ khoá nòng lại, đóng khoá an toàn.
+ Buớc 4. Lắp thông nòng. Luồn đầu thông nòng vào bên phải bệ lắp
hộp băng đạn, qua lỗ chứa ở ốp lót tay và khâu giữ ống dẫn thoi phía trƣớc,
vừa luồn vừa đẩy cho đến khi đuôi thông nòng lọt vào rãnh ở cổ báng súng.
+ Buớc 5. Lắp hộp đựng băng đạn. Tay phải giữ cổ báng súng (loại súng
chân thấp phải nâng chân súng lên), tay trái cầm hộp băng, lắp sao cho mép gấp ở
hộp băng mắc vào 2 mép ở bệ nắp hộp băng ở hộp khoá nòng, đẩy hộp băng về
trƣớc hết mức, gạt lẫy hãm hộp băng đạn xuống.
+ Buớc 6. Lắp hộp đựng phụ ting. Hai tay lắp phụ tùng vào hộp dựng.
Sau đó tay trái nắm báng súng nhƣ khi tháo, tay phải cầm hộp phụ tùng lắp vào
ổ chứa ở báng súng, mặt hộp phụ tùng có bản lề quay lên trên và đầu có lƣỡi
vặn vít quay ra ngoài, về sau, đóng nắp đậy ổ chứa hộp phụ tùng lại.
5. Chuyển động các bộ phận của súng
a) Vị trí các bộ phận trước khi lên đạn
- Lò xo đẩy về ở tƣ thế giãn. Khoá nòng và thoi đẩy ở phía trƣớc, đầu
thoi đẩy nằm trong ống chứa ở đầu khâu truyền khí thuốc. Khoá nòng nằm sát
mặt cắt sau nòng súng, bệ khoá nòng tách phiến khoá cho mặt tì ở phiến khoá
tì vào khấc tì ở hộp khoá nòng. Khoá nòng ở thế đóng nòng súng. Kim hoả bị
mặt trƣớc của mấu đóng mở đẩy về trƣớc, đầu kim hoả thò ra ở ổ chứa đáy vỏ
đạn.
- Tay kéo bệ khoá nòng ở phía trƣớc, mấu kéo mắc vào khấc chứa ở bệ
khoá nòng, díp hãm mắc vào khung ở hộp khoá nòng.

70
- Móng kéo băng bị cần móng kéo băng đẩy sang phải, đầu móng kéo bị
lò xo đẩy hạ xuống. Trụ gạt ở bệ khoá nòng nằm trong đầu máng lƣợn ở trụ
gạt. Đầu móng kéo băng bị lò xo đẩy nâng lên. Cần khoá an toàn ở phía trƣớc,
nửa tròn của then khoá an toàn chẹn vào mặt dƣới lẫy cò (đuôi lẫy cò bị lò xo
đẩy lên), đầu tay cò bị đẩy ngửa ra phía sau làm cho đuôi tay cò ngả về trƣớc.
- Nắp che bụi đậy kín cửa tiếp đạn.
b) Chuyển động các bộ phận khi lên đạn
- Mở nắp che bụi ; mở tay kéo bệ khoá nòng ; khi mở khoá an toàn, nửa
bằng của then khoá an toàn (??? Nửa bằng) quay lên trên cho then khoá an
toàn không chẹn vào mặt dƣới lẫy cò để lẫy cò tụt xuống khi bóp cò và mấu tì
của cần khoá an toàn mở đƣờng lùi cho bệ khoá nòng.
- Lắp băng đạn : Cầm lá thép mỏng đầu dây băng đƣa vào cửa tiếp đạn,
kéo băng đạn sang phải hết cỡ.
- Kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ rồi đẩy tay kéo bệ khoá nòng về trƣớc.
Khi kéo bệ khoá nòng về sau, các bộ phận của súng chuyển động nhƣ sau :
+ Mấu kéo ở tay kéo bệ khoá nòng mắc vào khấc ở đầu bệ kéo khoá
nòng kéo bệ khoá nòng lùi. Bệ khoá nòng lùi khoảng 15 đến 20mm, mấu đóng
mở ở bệ khoá nòng lùi khỏi đoạn dày của 2 phiến khoá. Hai cạnh chéo của 2 lỗ
chứa chân phiến khoá tác động vào hai chân của 2 phiến khoá làm cho 2 phiến
khoá khép lại 2 mặt tì ở 2 phiến khoá rời khỏi 2 khấc tì ở 2 bên thành hộp khoá
nòng, khoá nòng lùi theo bệ khoá nòng.
+ Bệ khoá nòng lùi, trụ gạt ở bệ khoá nòng trƣợt trong máng lƣợn ở cần
gạt làm cho cần gạt và cần móng kéo băng chuyển động, cần gạt và cần móng
kéo băng chuyển động làm cho móng kéo băng kéo băng đạn sang bên phải
đƣa viên đạn thứ nhất vào thẳng đƣờng tiến của sống đẩy đạn, mấu cong ở đầu
mắt băng mắc vào gờ tách băng, cần ấn đạn ấn đầu viên đạn xuống, móng giữ
băng mắc vào mắt băng đạn không cho băng đạn trƣợt về bên trái. Lò xo đẩy
về bị ép lại. Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, khấc ở bệ khoá nòng mắc vào đuôi
lẫy cò giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau, súng đã ở tƣ thế sẵn sàng
bắn.
c) Chuyển động các bộ phận của súng khi bắn
- Mở khoá an toàn (nếu đang khoá), bóp cò, ngoàm tay cò kéo đuôi lẫy
cò tụt xuống, lò xo lẫy cò bị ép lại. Đuôi lẫy cò rời khỏi khấc ở bệ khoá nòng,
lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến. Bệ khoá nòng tiến,
trụ gạt ở bệ khoá nòng trƣợt trong máng lƣợn ở cần gạt làm cho cần gạt và cần
móng kéo băng chuyển động ; khi cần gạt và cần móng kéo băng chuyển động
làm cho móng kéo băng trƣợt qua mắt băng đạn thứ 2 sang bên trái để chuẩn bị
kéo băng đạn sang bên phải, cho viên đạn thứ 2 vào thẳng đƣờng tiến của sống
đẩy đạn. Sống đẩy đạn đẩy đƣợc viên đạn thứ nhất tách qua nửa hở mắt băng
lao vào buồng đạn. Móc đạn mắc vào gờ đáy vỏ đạn, kim hoả bị đáy vỏ đạn
đẩy lùi về sau, đuôi kim hoả thò ra ở mặt cắt sau khoá nòng.
- Khoá nòng tiến sát mặt cắt phía sau nòng súng thì dừng lại, bệ khoá
nòng tiếp tục tiến, mấu đóng mở ở bệ khoá nòng tách 2 phiến khoá ra cho mặt
tì ở 2 phiến khoá tì vào 2 khấc tì ở hộp khoá nòng, khoá nòng ở thế đóng, đồng
thời mặt trƣớc của mấu đóng mở đập vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc vào hạt

71
lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực khí
thuốc đẩy đầu đạn đi. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí
thuốc phụt qua lỗ trích khí xuống khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy
làm thoi đẩy và bệ khoá nòng lùi, khi đầu đạn vừa ra khỏi miệng nòng súng thì
đồng thời khoá nòng ở thế mở và lùi theo. Khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi
về sau, chuyển động các bộ phận của súng nhƣ khi lên đạn. Chỉ khác :
+ Móc đạn kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn bị
hất qua cửa thoát vỏ đạn ra ngoài.
+ Tay vẫn bóp cò, đuôi lẫy cò vẫn bị kéo tụt xuống nên bệ khoá nòng
không bị lẫy cò giữ lại.
+ Khi bệ khoá nòng lùi về sau hết cỡ, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khoá
nòng và khoá nòng tiến và mọi chuyển động của súng lặp lại nhƣ trên cho đến
khi hết đạn. Ngừng bóp cò, khấc ở bệ khoá nòng mắc vào đuôi lẫy cò, bệ khoá
nòng và khoá nòng ở phía sau. Súng ở tƣ thế sẵn sàng bắn. Khi hết đạn, bệ
khoá nòng và khoá nòng ở phía trƣớc.
6. Hỏng hóc thông thƣờng khi bắn và cách khắc phục
HIỆNTƢỢNG HỎNG
NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
HÓC
Đậy nắp hộp khoá nòng Đậy nắp hộp khoá nòng,
Khoá nòng tiến về chƣa hết cữ. tiếp tục bắn.
trƣớc nhƣng không đẩy Băng đạn trong hộp bị rơi Sửa lại băng trong hộp
đạn vào buồng đạn. nên móng kéo băng không tiếp đạn.
kéo đạn đúng hƣớng.
Do hỏng. Thay đạn khác bắn tiếp.
Khoá nòng tiến về Kim hoả mòn gẫy. Lau sạch bẩn, bôi dầu
trƣớc buồng đạn có đạn Khoá nòng và hộp khoá bắn tiếp.
nhƣng không nổ. nòng bẩn. Đƣa về trạm sửa chữa.
Lò xo đẩy về yếu.
Buồng đạn, khoá nòng và
Bộ phận khoá nòng hộp khoá nòng bẩn han gỉ, Lau sạch bôi dầu.
không về trƣớc hết mức khô dầu. Thay băng tiếp tục bắn.
Băng đạn hang.
Khoá nòng lùi hết cữ Buồng đạn bẩn, gỉ, khô Lau sạch, bôi dầu vào
nhƣng vỏ đạn vẫn trong dầu. buồng đạn.
buồng đạn. Móc đạn yếu, gẫy. Đƣa vào trạm sửa chữa.
Khoá nòng lùi chƣa hết Lau sạch bôi dầu vào lỗ
Lỗ truyền khí hộp khoá
cữ kéo vỏ đạn ra lại truyền khí và các bộ
nòng, khoá nòng bẩn.
đẩy vỏ đạn về trƣớc. phận chuyển động.
Buồng đạn hoặc đạn bẩn. Dùng dụng cụ lấy vỏ
Vỏ đạn bị đứt trong Cạnh tì phiến khoá và đạn đứt ra, lau sạch
buồng đạn. khấc tì hộp khoá bị mòn buồng đạn và bôi dầu.
vẹt. Đƣa về trạm sửa chữa.

D - Súng diệt tăng B40


72
Súng diệt tăng B40 do Liên Xô sản xuất với tên PẽÃ- 2 (RPG - 2) cỡ
nòng 40mm. Một số nƣớc dựa theo kiểu này sản xuất. Việt Nam gọi tắt là súng
diệt tăng B40 (Hình 67).

Hình 67 : Súng diệt tăng B40

1. Tác dụng, tính năng kĩ, chiến thuật


a) Tác dụng
Súng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do
một ngƣời sử dụng để tiêu diệt các loại mục tiêu bằng sắt thép nhƣ : xe
tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, ca nô, tàu thuỷ, máy bay đỗ tại chỗ, máy
bay lên thẳng đang đổ quân. Ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực ẩn nấp trong
công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
b) Tính năng kĩ, chiến thuật
- Tầm bắn ghi trên thƣớc ngắm từ 50m đến 150m.
- Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2m : 100m.
- Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 đến 6 phát/phút.
- Tốc độ đầu của đầu đạn : 83m/gy.
- Cỡ đạn là 80mm. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và
tốc độ bay, chỉ phụ thuộc vào góc chạm của quả đạn với mục tiêu. Khi góc
chạm bằng 90 độ sức xuyên nhƣ sau : Xuyên thép dày 200mm, xuyên bê tông
dày 600mm.
- Trọng lƣợng của súng là 2,75kg ; của đạn : 1,84kg.
2. Cấu tạo chung của súng và đạn
a) Cấu tạo của súng
Súng B40 cấu tạo theo nguyên lí không giật : Khi bắn khí thuốc phụt
mạnh về sau đẩy đạn về trƣớc. Lực đẩy đạn đi và lực phụt về sau bằng nhau
nên súng không giật. Khoá an toàn của súng theo kiểu chẹn đuôi cò. Gồm có 4
bộ phận chính :
- Nòng súng.
- Bộ phận ngắm.
- Bộ phận kim hoả.
- Bộ phận cò và tay cầm.
Đồng bộ của súng gồm : Thông nòng, phụ ting, ba lô, dây song, nắp che
đầu và đuôi nòng.
b) Cấu tạo của đạn

73
Đạn B40 cấu tạo theo nguyên lí đạn lõm và chạm nổ. Gồm 4 bộ phận (Hình
68) :
- Đầu đạn.
- Đuôi đạn
- Thuốc phóng.
- Ngòi nổ. Đuôi đạn Đầu đạn

Hình 6 : Đạn súng diệt tăng B40


Ngòi nổ Thuốc nổ
Thuốc phóng

Cánh đuôi

Phễu đạn
Hạt lửa Thuốc truyền nổ

Miếng đệm

Hình 68 : Đạn B40

3. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận


Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của súng
a) Nòng súng
- Tác dụng : Để làm buồng đốt và chịu áp lực củ khí thuốc, định hƣớng
bay cho đạn, tạo cho đạn có tốc độ đầu nhất định.
- Cấu tạo : Đƣờng kính của nòng súng (cỡ súng) là 40mm. Trong và
ngoài nòng súng đều tròn và nhẵn, màu đen. Sát mặt cắt đầu và đuôi nòng có
vành để tăng sức bền và độ cứng. Nòng súng gồm có :
+ Khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng để khi lắp đạn, mấu lắp đạn
khớp vào khuyết này thì hạt lửa thẳng với lỗ kim hoả.
+ Bệ đầu ngắm và bệ thƣớc ngắm gắn liền với nòng súng để lắp đầu ngắm
và thƣớc ngắm.
+ Phía dƣới nòng súng có hai tai để lắp hộp cò và có ổ kim hoả để chứa
bộ phận kim hoả.
+ Ổ kim hoả có lỗ kim hoả xuyên qua thành nòng súng để kim hoả đập
vào hạt lửa khi bóp cò ; mấu giữ hộp cò để khớp với khuyết chứa mấu giữ ở hộp
cò.
+ Ốp che nòng bằng gỗ, hai đầu có khâu giữ chặt lại với nòng súng bằng
đinh vít để cầm tay, áp má, lấy đƣờng ngắm bắn không bị nóng.
+ Bên phải nòng súng có lỗ thoát khí thuốc.

74
+ Hai khâu mắc dây súng để mắc dây súng.
b) Bộ phận ngắm
- Tác dụng : Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau.
- Cấu tạo bộ phận ngắm (Hình 78).
+ Đầu ngắm nối liền với bệ đầu ngắm bằng một trục ngang. Bên dƣới bệ
đầu ngắm có díp giữ để gập hoặc dựng đầu ngắm.
+ Thƣớc ngắm nối liền với bệ thƣớc ngắm bằng một trục ngang, bên
trong bệ thƣớc ngắm có díp giữ để gập hoặc dựng thƣớc ngắm. Trên thân thƣớc
ngắm có 3 khe ngắm, dƣới từng khe ngắm có ghi 50, 100, 150 (tính từ dƣới
nòng súng lên) tƣơng ứng với các cự li bắn 50m, 100m và 150m.

Hình 69 : Bộ phận Các khe


ngắm ngắm Đầu ngắm

T
hước Díp giữ đầu ngắm
ngắ m
Díp giữ
thước
ngắm

Hai trục lắp đầu ngắm


c) Bộ phận kim hoả
- Tác dụng : Để chọc vào hạt lửa.
- Cấu tạo (Hình 70)
+ Kim hoả có vành tán giữ cho kim hoả không đập quá sâu vào trong lỗ
kim hoả. Gần đuôi kim hoả có rãnh tròn để lắp vành hãm.
+ lò xo kim hoả để đẩy kim hoả luôn tụt xuống dƣới.
+ vành dẫn, mặt trong hình lòng chảo khớp với vành tán ở kim hoả để
đầu trên lò xo kim hoả tì vào và giữ kim hoả chuyển động ở giữa ổ kim hoả.
+ Vành tì để đầu dƣới lò xo kim hoả tì vào.
+ Vành hãm khớp với rãnh tròn gần đuôi kim hoả để giữ vành tì.

Hình 70 : Bộ phận kim hoả


1. Kim hoả ; 2. Lũ xo kim hoả ; 3. Vành dẫn ;
4.Vành tỡ ; 5. Vành hóm ; 6. Vành đệm ; 7. Nắp
ổ kim hoả.

75
+ Vành đệm để đệm vào giữa vành dẫn và nắp ổ kim hoả (có súng không
có vành đệm).
+ Nắp ổ kim hoả để giữ các bộ phận của kim hoả nằm trong ổ kim hoả.
d) Bộ phận cò và tay cầm
- Tác dụng : Để khoá an toàn khi đã lắp đạn và giải phóng búa. Tay cầm
để cầm súng khi bắn.
- Cấu tạo (Hình 71)
+ Hộp cò để chứa các bộ phận. Phía trƣớc hộp cò có vành cò, phía trên
vành cò có lỗ lắp chốt hộp cò, phía sau hộp cò có khuyết chứa mấu giữ hộp cò
để khớp vào mấu giữ hộp cò ở ổ kim hoả. Phần dƣới hộp cò có khuyết chứa đuôi
cán cần đẩy, lỗ tháo lắp cần đẩy và tay cầm, hai bên có hai miếng gỗ (nhựa) lắp
chặt vào tay cầm bằng đinh vít. Trục búa một đầu gắn liền vào hộp cò để lắp
búa.
+ Nắp hộp cò để đậy kín phía bên trái hộp cò, che cho các bộ phận bên
trong hộp cò và giữ đầu trái then an toàn. Nắp hộp cò đậy chặt vào hộp cò bằng
4 đinh vít.
+ Chốt lắp hộp cò.
+ Tay cò để bóp cò. ở giữa có lỗ lắp trục cò, đuôi tay cò phía sau có mấu tì
để tì vào then khoá an toàn (khi khoá an toàn làm đuôi cò không chuyển động về
sau đƣợc).
+ Lẫy cò khi giƣơng búa mấu đầu lẫy cò giữ búa ở vị trí giƣơng. Một
đầu lẫy cò giữ chặt vào hộp cò bằng đinh vít, một đầu có mấu đầu lẫy để khớp
vào khấc giƣơng búa hoặc khấc an toàn ở đuôi búa.
+ Búa để đập vào kim hoả khi bóp cò. Đuôi búa có khấc giƣơng búa và
khấc an toàn để khớp vào mấu đầu lẫy cò, lỗ để lắp vào trục búa ở hộp cò. Đầu
búa có mặt búa để đập vào kim hoả và mấu giƣơng búa để ấn tay khi giƣơng
búa. Phía sau gần đuôi búa có khuyết để khớp vào đầu cần đẩy và đầu tì của cần
đẩy.
+ Cần đẩy và lò xo cần đẩy để đẩy búa đập vào kim hoả khi bóp cò, có :
Phần trên đầu cần đẩy có đầu tì (đầu ngắn) và đầu đẩy (đầu dài) để khớp vào
khuyết sau búa. Phần dƣới là cán cần đẩy làm cốt lắp lò xo cần đẩy, đuôi cán
cần đẩy có lỗ để tháo lắp cần đẩy. Lò xo cần đẩy một đầu tì vào hộp cò, một
đầu tì đầu tì vào đầu cần đẩy, khi giƣơng búa lò xo ép lại, khi bóp cò bung ra
đẩy búa đập lên phía trên.
+ Khoá an toàn để giữ an toàn cho súng sau khi đã lắp đạn, gồm có :
Then khoá an toàn xuyên ngang gần phía dƣới hộp cò để đóng mở khoá an toàn.

Hỡnh 71 : Bộ phận cũ
1. Hộp cũ ; 2. Nắp hộp cũ ;
3. Chốt lắp hộp cũ ; 4. Tay
cũ ; 5. Lẫy cũ ; 6. Bỳa ; 7.
Cần đẩy ; 8. Lũ xo cần đẩy
; 9. Khoỏ an toàn ; 10. Tay
cầm
76
Hình 72 : Phụ tùng
1. Cái vặn vít ; 2.
Ống tháo lắp cần đẩy ; 3.
Tống chốt ; 4. Ba lô đựng
đạn và cách sắp xếp trong
ba lô

Mặt dƣới ở giữa then khoá an toàn có hai lỗ nhỏ để chứa đầu chốt hãm,
mặt trên có khuyết để chứa mấu tì đuôi cò khi bóp cò. Chốt hãm và lò xo chốt
hãm có đầu chốt hãm khớp vào lỗ nhỏ ở mặt dƣới then an toàn, lò xo đẩy chốt
hãm lên làm then an toàn không tự xê dịch sang hai bên. Khi đẩy then khoá an
toàn sang phải là đóng khoá, khi đẩy sang trái là mở khoá.
+ Phụ tùng (Hình 72) : Thông nòng có ba đoạn tháo rời, đầu thông nòng có
đoạn to gần bằng cỡ nòng để cuốn vải, đuôi thông nòng có cán để cầm tay, khi
thông nòng thì nối ba đoạn với nhau bằng răng ốc ; cái vặn vít, ống tháo cần
đẩy. tống chốt ; hộp dầu.
Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của đạn
e) Đầu đạn
- Tác dụng : Để tiêu diệt, phá huỷ các mục tiêu.
- Cấu tạo (Hình 73)
+ Vỏ đạn để chứa các bộ phận của đầu đạn.
+ Chóp đạn để làm giảm sức cản không khí khi đạn bay và giữ phễu đạn
ở khoảng cách nhất định trên điểm chạm ở mục tiêu khi đạn nổ để bảo đảm độ
xuyên nhất định.
+ Phễu đạn nằm trong vỏ đạn ngƣợc chiều với chóp đạn tạo thành
khoảng trống ở đầu đạn để tập trung nhiệt độ, áp suất của thuốc nổ. Khi đạn
nổ, phễu đạn thành dòng kim loại xuyên mục tiêu.
+ Thuốc nổ là loại thuốc nổ mạnh khi nổ sinh ra áp suất và nhiệt độ rất
cao để biến phễu đạn thành một dòng kim loại.
+ Thuốc truyền nổ để truyền sức nổ của ngòi nổ sang thuốc nổ.
+ Cổ đạn có ổ để chứa phần trên ngòi nổ và nối liền với đuôi đạn.
Thân đạn
Cổ đạn
Chóp đạn
77
Hình 86 : Đầu đạn

Hình 73 : Đầu đạn B40


g) Đuôi đạn
- Tác dụng : Để giữ ổn định hƣớng cho đạn khi bay, nối liền đạn với ống thuốc
phóng.
- Cấu tạo (Hình 74)
+ ống đuôi chứa các bộ phận của đuôi đạn.
+ Mấu lắp đạn để khớp vào khuyết lắp đạn ở miệng nòng.
+ ống lót gắn liền ở bên trong đầu ống đuôi để chứa phần dƣới ngòi nổ
và răng ốc nối liền với cổ đạn. Đáy ống lót có những miếng đệm bằng bìa cứng
giữ ngòi nổ nằm chắc trong ổ chứa không bị dơ lỏng (khi lắp ngòi nổ có thể
thêm hoặc bỏ bớt những đệm giấy).
+ Cánh đuôi đạn để xòe theo một chiều chếch với ống đuôi để giữ ổn định
hƣớng cho đạn khi bay.
+ Vòng khép cánh đuôi để giữ cánh đuôi khép gọn trƣớc khi lắp đạn vào
súng.
+ Đáy ống đuôi để chứa hạt lửa, nối liền đạn với ống thuốc phóng. Bên
cạnh đáy ống đuôi có hạt lửa để phát lửa khi bị kim hoả đập. Trong đáy ống
đuôi có ống dẫn lửa để dẫn lửa từ hạt lửa đến thuốc phóng. Dƣới đáy ống đuôi
có mấu răng ốc để vặn vào đầu ống thuốc phóng và vặn nắp che đuôi đạn khi
đạn chƣa dùng đến.
+ Nắp che để lắp vào đáy ống đuôi giữ hạt lửa khỏi bị va chạm và ẩm
ƣớt. Cánh đuôi

Mấu lắp
dạn

Đuôi đạn

Ống đuôi

Hình 74 : Đuôi đạn


h) Ngòi nổ

- Tác dụng : Để làm nổ đạn khi chạm mục tiêu.


78
- Cấu tạo :
+ Thân ngòi nổ để chứa các bộ phận của ngòi nổ.
+ Kíp nổ để kích thích đạn nổ.
+ Kíp mồi để kích thích kíp nổ nổ.
+ Tấm ngăn để ngăn thuốc của kíp nổ với các bộ phận khác nhau trong
thân ngòi nổ. Giữa tấm ngăn có lỗ tròn để phần dƣới kíp mồi xuyên qua.
+ ống lót để chứa phần dƣới kíp mồi, có lỗ để kim hoả đập vào kíp mồi.
Là ống tròn một đầu hình vành tán để ngăn ống kim hoả với tấm ngăn và đầu
trên lò xo kim hoả tì vào.
+ ống kim hoả để chứa đế kim hoả và kim hoả, đầu dƣới ống kim hoả
hình vành tán để đầu dƣới lò xo ống quán tính tì vào. Một bên ống có một lỗ
tròn để đầu to chốt an toàn khớp vào khi an toàn. Đối diện với lỗ tròn bên kia
có khe xẻ dọc để đầu nhỏ chốt an toàn chuyển động khi kim hoả đập lên phía
trên.
+ Đế kim hoả để đẩy kim hoả đập vào kíp mồi. Đầu dƣới đế kim hoả
hình chóp để khớp với khuyết hình chóp ở khối quán tính khi khối quán tính
trƣợt ngang đẩy đế kim hoả và kim hoả đập lên phía trên khi đạn chạm mục
tiêu góc chạm nhỏ (đạn bị thia lia) bảo đảm đạn vẫn nổ. ở giữa bên trong đế
kim hoả có ổ chứa bộ phận an toàn của ngòi nổ.
+ Kim hoả để đập vào kíp mồi. Lò xo kim hoả một đầu tì vào đế kim
hoả, một đầu tì vào vành tán của ống lót để đẩy đế kim hoả tụt xuống, giữ an
toàn cho đạn khi chƣa chạm mục tiêu.
+ Bộ phận an toàn của ngòi nổ để giữ an toàn cho ngòi nổ khi đạn chƣa
bắn đi, có : Chốt an toàn có một đầu to khớp vào lỗ tròn ở ống kim hoả, một
đầu có mấu nhỏ để chuyển động trong khe xẻ dọc của ống kim hoả. Giữa chốt
an toàn có vành tán để một đầu lò xo chốt an toàn tì vào ; lò xo chốt an toàn
luôn đẩy chốt an toàn về phía có đầu nhỏ ; nắp ổ an toàn để giữ chốt an toàn và
lò xo chốt an toàn nằm trong ổ chứa chốt an toàn.
+ Khối quán tính khi đạn chạm mục tiêu góc chạm nhỏ thì lực quán tính
làm kim hoả đủ lực đập vào kíp mồi. Mặt trên có khuyết hình chóp để khớp với
hình chóp ở đế kim hoả.
+ ống quán tính giữ an toàn cho ngòi nổ khi chƣa bắn đạn đi và mở an
toàn cho ngòi nổ khi bắn đạn đi. ống quán tính lồng ra ngoài ống kim hoả. Đầu
trên ống quán tính có vành tán để đầu lò xo ống quán tính tì vào. Thân ống
quán tính hai bên đối nhau có khe chữ chi rộng và khe chữ chi hẹp để hai đầu
của chốt an toàn chuyển động khi mở an toàn cho ngòi nổ. Lò xo ống quán tính
để đẩy ống quán tính lên đầu ống kim hoả.
+ Nắp đậy ngòi nổ giữ các bộ phận của ngòi nổ nằm trong thân ngòi nổ.
i) Thuốc phóng
- Tác dụng : Sinh ra khí thuốc đẩy đạn bay đi.
- Cấu tạo (Hình 75)
+ Vỏ ống để chứa thuốc phóng.
+ Thuốc đen khi cháy sinh ra khí thuốc đẩy đạn bay đi.
+ Các đệm giấy và vòng giấy chia ống thuốc phóng ra rừng ngăn điều hoà
tốc độ cháy của thuốc phóng.

79
+ Đầu ống thuốc phóng có răng ốc để lắp với mấu đuôi đạn.
Ống thuốc phóng

Hình 75 : Ống thuốc phóng

Ống bọc

Nắp che đáy đuôi


đạnNgòi nổ

4. Tháo và lắp súng thông thƣờng


Quy tắc chung (Xem ở phần binh khí súng tiểu liên AK).
Động tác tháo và lắp súng
a) Tháo súng
- Bƣớc 1. Tháo nắp che đầu và đuôi nòng. Tay trái giữ súng, tay phải
tháo nắp che đầu nòng ra.
- Bƣớc 2. Tháo bộ phận kim hoả. Tay phải dùng ngón cái giƣơng búa
(then khoá an toàn vẫn ở vị trí khoá an toàn). Tay trái cầm ốp che nòng dựng
súng trên bàn (chiếu, bạt…). Đầu nòng súng quay xuống dƣới, tay cầm quay về
bên phải hơi chếch về trƣớc. Tay phải cầm cái vặn vít dùng khuyết tháo lỏng ổ
kim hoả (xoay ngƣợc chiều kim đồng hồ) rồi dùng tay tháo nắp ổ kim hoả, bộ
phận kim hoả, vành đệm ra khỏi ổ kim hoả. Tay phải dùng ngón trỏ ấn then
khoá an toàn sang trái, ngón cái đỡ mặt búa, ngón trỏ bóp cò thả búa về vị trí
nhƣ khi chƣa giƣơng, ngón cái ấn then khoá an toàn sang phải.
b) Lắp súng
- Bƣớc 1. Lắp bộ phận kim hoả. Tay phải dùng ngón cái giƣơng búa (vẫn
khoá an toàn), tay trái dựng súng trên bàn (nhƣ khi tháo). Tay phải lắp bộ phận
kim hoả, vành đệm vào trong ổ kim hoả rồi lắp nắp ổ kim hoả (xoay xuôi chiều
kim đồng hồ). Khi xoay bằng tay thấy chƣa chặt dùng cái vặn vít vặn chặt lại.
Tay phải mở khoá an toàn, bóp cò cho búa đập để kiểm tra chuyển động của bộ
phận kim hoả, đóng khoá an toàn.
- Bƣớc 2 : Lắp nắp che đầu và đuôi nòng. Hai tay đậy nắp che đầu và đuôi
nòng.
5. Chuyển động của các bộ phận
a) Chuyển động của súng
- Vị trí của bộ phận cò và bộ phận kim hoả trƣớc khi giƣơng búa. Lẫy cò
đè đầu cò hơi ngả về sau, đuôi cò về trƣớc, mấu đẩy lẫy cò khớp vào khấc an
toàn ở đuôi búa. Lò xo cần đẩy bung ra tự nhiên, then khoá an toàn chẹn vào
mấu tì đuôi cò làm tay cò không chuyển động đƣợc. Lò xo kim hoả đẩy kim hoả
tụt xuống đuôi kim hoả nhô ra ngoài lỗ nhỏ ở nắp ổ kim hoả.
80
- Vị trí của bộ phận cò khi giƣơng búa. Dùng tay ấn vào mấu giƣơng búa,
khuyết sau búa tì vào đầu cần đẩy của cần đẩy để ép lò xo cần đẩy xuống. Mấu
đầu lẫy cò khớp vào khấc giƣơng búa giữ búa ở thế giƣơng. Then khoá an toàn
vẫn chẹn vào mấu tì đuôi cò nhƣ khi chƣa giƣơng búa.
- Chuyển động của bộ phận cò và kim hoả khi mở khoá an toàn, bóp cò.
ấn then an toàn sang trái (mở khoá an toàn), khuyết ở then khoá an toàn thẳng
với hƣớng lùi của mấu tì đuôi cò. Khi bóp cò, nhờ xoay quanh trục đuôi cò về
sau (mấu tì đuôi cò lùi vào khuyết ở then khoá an toàn). Đầu cò về trƣớc nâng
lẫy cò lên làm mấu đầu lẫy rời khỏi khấc giƣơng búa, cần đẩy nhờ sức bung
của lò xo đầu búa đập lên phía trên. Nhờ có đà đập mạnh búa đập vƣợt qua vị
trí khi chƣa giƣơng và đập vào kim hoả, khi búa đập đầu tì khớp vào khuyết
sau búa giữ búa không đập quá lâu ở vị trí trên và trở về vị trí nhƣ khi chƣa
giƣơng búa (mặt búa và đuôi kim hoả có khoảng cách) kim hoả bị búa đập ép
lò xo lại, đầu kim hoả đập vào hạt lửa.
Sau khi bắn viên đạn thứ nhất, vị trí các bộ phận của súng nhƣ khi chƣa
giƣơng búa, chỉ khác : vẫn mở khoá an toàn.
b) Chuyển động của đạn
- Khi chƣa bắn đạn đi (ngòi nổ ở thế an toàn). Lò xo kim hoả đẩy đế kim
hoả tụt xuống. Hình chóp ở đế kim hoả khớp với khuyết hình chóp ở khối quán
tính. ống quán tính bị lò xo đẩy lên đầu trên của ống kim hoả. Mặt trong ống
quán tính đẩy đầu nhỏ chốt an toàn để ép lò xo chốt an toàn làm đầu to chốt an
toàn xuyên qua lỗ tròn ở ống kim hoả và nằm vào phần dƣới khe xẻ rộng của
ống quán tính giữ ngòi nổ ở thế an toàn.
- Khi bắn đạn đi (ngòi nổ hết an toàn)
+ Khi kim hoả đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng,
thuốc phóng cháy sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đạn đi.
+ Ngòi nổ lắp liền với đạn. Khi đạn phóng mạnh về trƣớc. ống quán tính
không kịp chuyển động theo cùng với ngòi nổ nên ép lò xo ống quán tính lại và
tụt xuống phía dƣới ống kim hoả.
+ Trong khi ống quán tính tụt từ trên xuống dƣới, đầu to của chốt an toàn
chạy theo khe rộng từ dƣới lên trên. Vì khe rộng cấu tạo chữ chi nên ống quán
tính khi tụt xoay sang một bên để đầu nhỏ chốt an toàn không lọt vào khe hẹp
khi ống quán tính chƣa tụt xuống hết cỡ.
+ Khi ống quán tính tụt xuống hết cỡ, đầu to của chốt an toàn lên tới
đoạn thẳng ở phần trên của khe rộng, ống quán tính lại đƣợc xoay trả lại nhƣ
cũ để đầu nhỏ chốt an toàn lọt vào đƣợc phần trên của khe hẹp. Không bị mặt
trong ống quán tính giữ, lò xo bung ra đẩy chốt an toàn về phía có đầu nhỏ, đầu
to của chốt an toàn rút ra khỏi khe rộng (thụt vào ống kim hoả).
+ Trong quá trình đạn bay, sức ỳ của ống quán tính mất dần, lò xo ống
quán tính lại đẩy ống quán tính ngƣợc từ dƣới lên trên, vì đầu to của chốt an
toàn đã rút ra khỏi khe rộng, ống quán tính không bị chốt an toàn chặn lại nữa
nên bị lò xo đẩy lên đầu trên của ống kim hoả.
+ Khi ống quán tính bị đẩy từ dƣới lên trên, đầu nhỏ chốt an toàn chạy
theo khe hẹp từ trên xuống dƣới, vì khe hẹp hình chữ chi nên ống quán tính
không thể tiến nhanh từ dƣới lên trên (kéo dài thời gian an toàn cho ngòi nổ

81
sau khi đạn đã bắn đi). Khi đầu nhỏ chốt an toàn chạy hết khe hẹp, ống quán
tính tiếp tục bị lò xo đẩy lên trên cùng của ống kim hoả, chốt an toàn không bị
mặt trong của ống quán tính giữ, lò xo chốt an toàn bung thêm một nấc nữa đẩy
chốt an toàn về phía có đầu nhỏ để đầu to rút khỏi lỗ tròn ở ống kim hoả (thụt
vào trong đế kim hoả).
+ Đế kim hoả vẫn bị lò xo kim hoả đẩy tụt xuống phía dƣới ống kim hoả,
ngòi nổ đã hết an toàn.
- Khi đạn chạm vào mục tiêu
+ Trƣờng hợp góc chạm lớn : Đạn đang bay nhanh đột nhiên bị mục tiêu
chặn lại, đế kim hoả đang sẵn đà tiến nhanh không kịp dừng lại nên ép lò xo
kim hoả để tiếp tục tiến. Vì đầu to chốt an toàn thụt vào trong đế kim hoả, đầu
nhỏ nằm trong khe dọc của ống kim hoả nên đế kim hoả và chốt an toàn tiến
dọc theo ống kim hoả để đẩy kim hoả đập vào kíp mồi làm kíp mồi nổ, kíp mồi
nổ kích thích kíp nổ, kíp nổ kích thích đạn nổ.
+ Trƣờng hợp góc chạm nhỏ : (đạn lia thia) khi chạm mục tiêu đạn
không bị chặn lại mà đầu đạn bị hất mạnh sang một bên nên đế kim hoả và kim
hoả không đủ đà để ép lò xo kim hoả đập vào kíp mồi. Nhƣng khi đầu đạn bị
hất mạnh sang một bên khối quán tính theo đà trƣợt mạnh sang một bên (ngƣợc
lại phía đầu đạn) cạnh vát của khuyết hình chóp ở khối quán tính miết vào mặt
vát ở hình chóp đế kim hoả để đẩy đế kim hoả và kim hoả đập vào kíp mồi.
6. Hỏng hóc thông thƣờng và cách khắc phục

Hiện tƣợng Nguyên nhân Cách sửa chữa


Nòng súng có chỗ lõm,
Bị va chạm mạnh. Đƣa về trạm sửa chữa.
khuyêt lắp đạn bị hỏng.
Tai lắp hộp cò bị gãy. Bị va chạm mạnh. Đƣa về trạm sửa chữa.
Thƣớc ngắm hay đầu
Bị va chạm mạnh. Đƣa về trạm sửa chữa.
ngắm bị cong.
Díp giữ thƣớc ngắm hoặc
đầu ngắm bị yếu hay gẫy.
Thƣớc ngắm hay đầu
Trục ngang hoặc lỗ lắp Đƣa về trạm sửa chữa.
ngắm bị lung lay.
trục ngang bị mòn, bị
hoen rộng.
Then hóa an toàn tự xê Lò xo chốt hãm yếu hoặc
Đƣa về trạm sửa chữa.
dịch trong hai vị trí. gẫy.
Nắp ổ kim hoả chƣa lắp
vào hết mức.
Khi chƣa giƣơng búa, mặt Đầu tì ở đầu cần đẩy bị Vặn chặt nắp ổ kim
búa và nắp ổ kim hoả gẫy, mấu đầu lẫy cò bị hoả.
không có khe hở. sứt, mòn không khớp vào Đƣa về trạm sửa chữa.
đƣợc khấc an toàn ở đuôi
búa.
Đuôi kim hoả sau khi bị Lò xo kim hoả bị yếu Thay lò co kim hoả.
búa đập thụt vào trong hoặc gẫy. Lau sạch, bôi dầu vào
82
nắp ổ kim hoả, lò xo ổ kim hoả và các bộ phận bộ phận kim hoả.
không đẩy trở về vị trí cũ của bộ phận kim hoả bị
đƣợc. bẩn.
Nòng súng bị bẩn.
Lau sạch nòng súng.
Hạt lửa thòi ra ngoài ống
Thay viên đạn khác.
đuôi đạn.
Đạn không lắp đƣợc vào Khép cánh đuôi gọn
Cánh đuôi đạn chƣa khép
nòng súng hoặc lắp đƣợc lại.
gọn.
nhƣng không vào hết Đƣa về trạm sửa chữa.
Nòng súng, cánh đuôi
mức. Lau sạch ổ kim hoả
đạn bị vênh, lõm.
hoặc thay lò xo kim
Kim hoả thòi lên trên
hoả khác.
thành trong nòng súng.
Đuôi đạn chƣa lắp hết
Lắp đạn vào đúng vị
vào nòng súng.
Bóp cò nhƣng thuốc trí.
Đầu kim hoả bị gẫy, bị
phóng không cháy, đạn Thay kim hoả hoặc lau
mòn hoặc bộ phận kim
không phóng đi. sạch bộ phận kim hoả.
hoả bị bẩn.
Thay đạn khác.
Hạt lửa bị hỏng.
Khi bắn có hiện tƣợng Đoạn sau nòng súng bị
Lau sạch nòng súng.
súng giật. bẩn, bị han gỉ.

7. Quy tắc an toàn khi sử dụng súng


Do đặc điểm cấu tạo của súng và đạn nên khi sử dụng súng phải chấp
hành đúng các quy tắc an toàn sau đây :
- Phía sau vị trí bắn cách đuôi nòng ít nhất 1m, không có vật chắn vuông
góc với trục nòng súng.
- Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn phía sau nòng súng cách ít nhất 10m và
mỗi bên 22,50 so với trục nòng súng không đƣợc có thuốc nổ, chất dễ cháy
hoặc có ngƣời qua lại.
- Khi bắn có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra phía trƣớc vật tì và xung
quanh miệng súng cách ít nhất 20cm không có vật cản làm ảnh hƣởng cánh đuôi
đạn.
- Trên hƣớng bay của đạn không đƣợc có vật cản để bảo đảm đạn không
bị va chạm làm thay đổi hƣớng bay.
- Khi kiểm tra bắn đạn thật, bắn khi diễn tập vào các loại mục tiêu, ngƣời
bắn phải bắn ở trong công sự.
- Khi bắn đạn không đi, phải giữ nguyên sau một phút mới lấy đạn ra
khỏi súng, tập trung đạn lại nộp lên trên.
- Khi bắn đạn phóng đi nhƣng không nổ phải giữ nguyên tại chỗ và phá
hủy theo quy tắc phá hủy đạn không nổ.
- Khi bắn súng diệt tăng B40 tuyệt đối không đƣợc đặt súng lên vai trái,
ngắm bắn bằng mắt trái (vì bên phải có lỗ trích khí thuốc).

83
Đ - Súng diệt tăng B41
Súng diệt tăng B41 do Liên Xô chế tạo có tên P ẽó- 7B (RPG - 7V) cỡ
nòng 40mm. Một số nƣớc cũng dựa theo kiểu này để sản xuất, Việt Nam gọi là
súng diệt tăng B41 (Hình 76).

Hình 76 : Súng diệt tăng B41

1. Tác dụng, tính năng kĩ, chiến thuật


a) Tác dung
Súng diệt tăng B41 là súng có hoả lực mạnh của phận đội bộ binh, do
một ngƣời hay một tổ sử dụng, dùng hoả lực để tiêu diệt các loại mục tiêu bằng
sắt thép nhƣ xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành ca nô, tàu thuỷ, máy bay đỗ tại
chỗ hoặc đang đổ quân. Ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công
sự hoặc vật kiến trúc không kiên cố.
b) Tính năng kĩ, chiến thuật
- Tầm bắn ghi trên thƣớc ngắm và kính quang học từ 200 đến 500m.
- Tầm bắn thẳng của súng với mục tiêu cao 2,7m : 330m.
- Tốc độ đầu của đạn 120m/ giây, tốc độ lớn nhất : 300m/gy.
- Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 đến 6 phát/phút.
- Cỡ đạn là 85mm. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và
tốc độ bay, chỉ phụ thuộc vào góc chạm của quả đạn với mục tiêu. Khi góc
chạm bằng 90 độ sức xuyên :
+ Sắt, thép dày 280mm.
+ Bê tông cốt thép dày 900mm.
+ Cát 800mm.
- Trọng lƣợng của súng là 6,3kg ; kính ngắm 0,5kg ; đạn : 2,2kg.
2. Cấu tạo chung của súng và đạn
a) Cấu tạo của súng
Súng diệt tăng B41 cấu tạo theo nguyên lí không giật. Gồm 5 bộ phận
chính :
- Nòng súng ;
- Bộ phận ngắm cơ khí ;
- Bộ phận cò và tay cầm ;
- Bộ phận kim hoả ;
- Bộ phận kính ngắm quang học.
Phụ tùng đồng bộ của súng gồm : Thông nòng, phụ tùng, ba lô, dây
súng, nắp che đầu và đuôi nòng.

84
b) Cấu tạo của đạn
Đạn B41cấu tạo theo nguyên lí đạn lõm và chạm nổ. Gồm 4 bộ phận
chính : (Hình 77).
- Đầu đạn.
- Ống thuốc đẩy.
- Đuôi đạn và ống thuốc phóng.
- Ngòi nổ.
Đầu đạn

Hình 87 : Đạn B41


Hình 8 : Đạn súng diệt tăng B41

Ống thuốc đẩy


Đuôi đạn

hình 77 : đạn súng diệt tăng b41

3. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của súng và đạn


a) Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của súng
- Nòng súng
+ Tác dụng : Để làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hƣớng
bay cho quả đạn, tạo cho quả đạn có tốc độ đầu nhất định.
+ Cấu tạo : Nòng súng cấu tạo bằng hai ống thép phía trƣớc và sau đƣợc
nối liền với nhau bằng van ốc, gồm có : Khuyết lắp đạn để làm cữ khi lắp đạn.
Bệ đầu ngắm và bệ thƣớc ngắm để liên kết thân đầu ngắm và thân thƣớc ngắm
với nòng súng. Tai lắp hộp cò để lắp hộp cò và giữ hộp cò với súng. Bệ lắp
kính ngắm quang học có gờ mang cá. Phía dƣới đoạn ống có ổ kim hoả. Bên
trong có lỗ kim hoả xuyên qua thành nòng súng. Phía trƣớc có mấu giữ và tai
lắp hộp cò, đƣờng kính của đoạn ống là 40mm là cỡ súng.
Tay cầm phụ. Đoạn nòng phình rộng để chứa khí thuốc, làm giảm áp
suất khí thuốc nén vào thành nòng khi áp suất khí thuốc trong nòng tăng lên và
tạo điều kiện cho thuốc cháy hết để có lực đẩy lớn nhất. Đoạn nòng hình nón
cụt có đƣờng kính nhỏ nhất để tạo cho áp suất khí thuốc nhanh chóng đạt đến
giá trị cần thiết, làm tăng tốc độ phụt khí thuốc về sau, tạo cho đạn có tốc độ
đầu lớn nhất. Đuôi hình loa có vành tán để làm giảm lửa phụt về sau khi bắn và
giữ cho đất cát bụi bẩn không lọt vào trong nòng súng. ốp che nòng để cầm và
tì vai khi bắn.
- Bộ phận ngắm cơ khí
+ Tác dụng : Để ngắm bắn vào mục tiêu khi không có kính ngắm quang
học.
+ Cấu tạo (Hình 78)
Đầu ngắm. Có hai đầu ngắm khác nhau : Đầu ngắm phụ có dấu (+) để
bắn khi nhiệt độ không khí trên 0 0 C. Đầu ngắm chính có dấu (-) để bắn khi
nhiệt độ không khí dƣới 00 C
85
- Thƣớc ngắm có thân thƣớc ngắm có các số từ 2 đến 5 ứng với cự li bắn
ở thực địa từ 200 đến 500m. Bên phải thƣớc ngắm có khấc để giữ cữ ngắm ở
từng vị trí theo cự li bắn. Cữ ngắm : Để điều chỉnh cự li bắn, trên cữ ngắm có

khe ngắm và lỗ bầu dụcHình 78 :đƣợc


để nhìn Bộ phận
vạchngắm
khấccơvàkhí
số rrên thƣớc ngắm. Bên
1.trái
Thân
có đầu
númngắm
điều; chỉnh.
2. Đầu ngắm
(Hìnhdấu (-). Đầu ngắm dấu (+) ; 4. Vũng bảo vệ ; 5. Khung bảo
91).
vệ đầu ngắm khi gập ; 6. Thân thƣớc ngắm ; 7. Khe ngắm ; 8. Cữ ngắm ; 9. Khung bảo vệ
thƣớc ngắm khi gập ; 10. Lỗ bầu dục

- Bộ phận cò và tay cầm


+ Tác dụng : Để khoá an toàn khi lắp đạn, giải phóng búa.
+ Cấu tạo (Hình 79)
Hộp cò : Để liên kết các chi tiết bên trong của cò, gồm có : Vành cò, lỗ
lắp chốt hộp cò, trục lắp búa, khuyết chứa mấu giữ hộp cò, lỗ chứa đuôi cán cần
đẩy, khuyết tháo nắp cần đẩy, tay cầm và nắp hộp cò.

Tay cò để bóp cò. Búa để đập vào đuôi kim hoả khi bóp cò, gồm có : Lỗ
lắp trục búa, khấc giƣơng búa, khấc an toàn, mặt búa, mấu giƣơng búa, khuyết
sau búa. Cần đẩy và lò xo cần đẩy để đẩy búa đập vào kim hoả khi bóp cò, gồm
có : Đầu đẩy (đầu dài) và đầu tì (đầu ngắn) để khớp vào khuyết sau búa, cán
cần đẩy, lò xo cần đẩy.
Lẫy cò để khi giƣơng búa mấu đầu lẫy cò giữ búa ở thế giƣơng. Khoá an
toàn để giữ an toàn cho súng sau khi đã lắp đạn.

Lẫy cũ

Cần đẩy
Then khoỏ an
toànLẫy cũ
Hộp cũ
Chốt hóm
Bỳa
Tay cũ
Lũ xo chốt hóm
Lũ xo cần đẩy
86
Hình 79 : Bộ phận cò

- Bộ phận kim hoả


+ Tác dụng : Để chọc vào hạt lửa.
+ Cấu tạo (Hình 80) gồm : Kim hoả, lò xo kim hoả, vành tì lò xo kim
hoả, nắp ổ kim hoả.
Vành tì

Nắp ổ kim hoả

Lò xo kim hoả
Kim hoả

Hình 80 : Bộ phận kim hoả

- Bộ phận kính ngắm quang học. Kính ngắm quang học là bộ phận ngắm
chính của súng gồm hai loại : RPG - 7 và RPG - 7V là loại cải tiến.
+ Tác dụng : Để đo cự li mục tiêu, ngắm bắn, quan sát đạn và kiểm tra
hiệu chỉnh súng.

+ Cấu tạo (Hình 81)


Kính
vạch
Kính thu khấc
ảnh
Kính bảo vệ Lăng kính
quay ảnh
Tì để bắn

Loa tiếp
Núm hiệu
mắt
chỉnh về
tầm
Núm hiệu chỉnh Kính nhìn
hướng 87
Kính bảo vệ
Ổ ắc quy
Hình 81 : kính ngắm quang học

Thân kính ngắm để lắp hệ thống kính quang học, bộ phận chiếu sáng ;
núm hiệu chỉnh tầm và núm hiệu chỉnh hƣớng :
Núm hiệu chỉnh hƣớng để hiệu chỉnh hƣớng, bên ngoài có nắp bảo vệ,
bên trong có đinh vít để vặn khi hiệu chỉnh. Núm hiệu chỉnh tầm để hiệu chỉnh
tầm,bên ngoài có dấu (+), (-) và vạch chuẩn. Khi bắn ở nhiệt độ từ 0 0 C trở lên thì
dùng dấu (+) để hiệu chỉnh. Khi bắn ở nhiệt độ dƣới 0 0 C thì dùng dấu (-) để
hiệu chỉnh. Mặt dƣới của núm hiệu chỉnh có ba ốc nhỏ để hãm, ở giữa có một
đinh vít để vặn hiệu chỉnh. Nắp cao su để bảo vệ kính.
Bộ phận tì để tì trán khi bắn. Loa cao su tiếp mắt để ánh sáng không bị
phân tán.
ổ nắp bóng đèn. Công tắc ổ điện : Bật lên là mở, bật xuống là tắt. Rãnh
mang cá để lắp kính vào súng, có lẫy và trục hãm để giữ kính. Bộ phận chiếu
sáng để chiếu sáng kính vạch khấc khi bắn ban đêm và thời tiết lạnh dƣời 00 C, có :
ống đựng ắc quy, ắc quy, bóng đèn 2,5V, pin và công tắc điện.
Hệ thống kính quang học để thu ảnh, quay ảnh mục tiêu và ngắm bắn, gồm
có :
Kính vạch khấc (Hình 82). Dấu (+) để kiểm tra hiệu chỉnh súng. Vạch khấc tầm
(vạch ngang) để bắn mục tiêu ở các cự li khác nhau. Bên trái có ghi các số (từ
trên xuống dƣới) 2, 3, 4, 5 tƣơng ứng với tầm bắn từ 200 - 500m. Vạch kép là
tầm bắn thẳng tƣơng ứng với tầm bắn 300m.
Vạch khấc hƣớng (vạch dọc) để bắn đón mục tiêu vận động và hiệu
chỉnh gió. Vạch kép ở giữa là vạch chuẩn hƣớng. Mỗi bên 4 vạch ghi các số 1,
2, 3, 4, 5 mỗi vạch có giá trị bằng 10 li giác.
Thƣớc đo cự li mục tiêu có đƣờng cong đứt đoạn và vạch ngang ghi các
số 2, 4, 6, 8, 10 tƣơng ứng với cự li 200, 400, 600, 800 và 1000m. Các vạch đứt
đoạn (không ghi số) tƣơng ứng với cự li 300, 500, 700, 900. Vạch số 2, 7 để đo
mục tiêu cao 2,7m.

88
+ Kính nhìn để nhìn khi bắn.

Hình 82 : Kính vạch khấc

- Phụ tùng, gồm :


+ Thông nòng, cái vặn vít, tống chốt, ống tháo lắp cần đẩy, hộp dầu,ba lô
đựng đạn.
+ Phụ tùng và trang bị của kính ngắm quang học để tháo lắp, lau chùi,
thay thế và kiểm tra hiệu chỉnh súng, gồm có : Cái vặn vít, kính màu (có loại
màu xanh dùng khi trời nắng, loại màu vàng dùng khi trời râm), vải mềm, túi
đựng và một số bộ phận để thay thế kính ngắm (Hình 83).
Tống chốt

Thông nòng

Thông nòng để
đẩy cặn thuốc còn
lại trong nòng

Hình 83 : Phụ tùng Ống tháo lắp bộ


phận cò
Cái vặn vít

b) Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của đạn


- Đầu đạn
+ Tác dụng : Để tiêu diệt, phá huỷ các mục tiêu.
+ Cấu tạo (Hình 84)
Chóp đạn làm giảm sức cản của không khí khi đạn bay và giữ phễu đạn ở
khoảng cách nhất định trên điểm chạm ở mục tiêu khi đạn nổ bảo đảm độ xuyên lớn
nhất. Vỏ đạn để chứa thuốc nổ, phễu đạn và là mạch dẫn điện ngoài. Chóp dẫn
điện để chuyền điện từ bộ phận sinh điện đến phễu đạn. Phễu đạn nằm trong vỏ
đạn ngƣợc chiều với chóp đạn tạo thành khoảng lõm trống ở đầu đạn để tập
trung nhiệt độ, áp suất của thuốc nổ khi đạn nổ và chuyền điện từ chóp dẫn
điện đến đoạn dẫn diện. Thuốc nổ là loại thuốc nổ mạnh khi nổ có áp suất lớn
và nhiệt độ rất cao. Giữa thuốc nổ và bộ phận đầu nổ có đệm chắn sóng nổ để
duy trì tốc độ nổ của thuốc nổ.

89
Chóp dẫn điện Phần đầu của ngòi nổ
Phễu đạn

Thân đầu đạn

Lỗ phụt khí

Chóp đạn

Trục dẫn điện Thuốc nổ

Hình 84 : Đầu đạn


- ống thuốc đẩy
+ Tác dụng : Để tăng thêm tốc độ bay của đạn.
+ Cấu tạo (Hình 85). Đầu ống thuốc đẩy có bộ phận phụt khí phản lực.
Bên ngoài bộ phận phụt khí phản lực có 6 lỗ để khi thuốc từ trong ống thuốc đẩy
phụt ra, đẩy đạn tăng thêm tốc độ bay. Bên trong có đệm ngăn cách để phân chia
khí thuốc đều vào các lỗ phụt khí. Bên ngoài đầu thân ống, có vít và díp giữ đạn
để khớp vào khuyết lắp đạn ở miệng nòng. Bên trong thân ống có khối thuốc
đẩy hình trụ khi cháy sinh ra khí thuốc phụt ra các lỗ phụt khí ; bộ phận phát lửa,
thuốc cháy chậm, thuốc cháy mồi, và thuốc cháy để định thời gian bắt đầu cháy
của khối thuốc đẩy bên cạnh ống thuốc đẩy có hạt lửa để phát lửa đốt cháy ống
thuốc phóng.
8
9
4
2 5 6
3
7
10
11

Hình 85 : ống thuốc đẩy phản lực


1. ống đệm ; 2. Liều thuốc bốc lửa ; 3. Liều thuốc ; 4. ống chứa liều thuốc ; 5. ốc
đệm; 6. Kim hoả ; 7. Lò xo an toàn ; 8. Thân bộ phận phát hoả cháy chậm ; 10. Hạt
lửa ; 11. Đế hạt lửa.

- Đuôi đạn và thuốc phóng


+ Tác dụng : Để giữ thăng bằng cho đạn khi bay và đẩy đạn ra khỏi
nòng súng khi thuốc phóng cháy.

90
+ Cấu tạo (Hình 86) : Thuốc phóng là loại thuốc phóng hình con bài xếp
bao quanh đuôi đạn bên cạnh thuốc mồi khi cháy tạo thành áp lực đẩy đạn ra
khỏi nòng.
Đuôi đạn : Bên ngoài có 4 cánh đuôi, khi đạn ra khỏi nòng cánh đuôi đƣợc mở
ổn định hƣớng bay cho đạn ; tuyếc - bin để làm cho đạn quay khi vận động.
Bên trong có thuốc mồi phụ và thuốc mồi chính để bảo đảm cùng một lúc toàn
bộ thuốc phóng cháy.

10 8
9 7 6 4 3 2
5 1

11 12 13

Hình 86 : Đuôi đạn


1. ốc đáy động cơ hành trình ; 2. Vỏ ống giấy ; 3. Liều phụ ; 4. Cánh đuôi ; 5. Liều châm
lửa (chính) ; 6. ống đuôi ; 7. Thuốc phóng ; 8. Tuyếc - bin ; 9. Đệm xốp ; 10. ống thuốc
vạch đƣờng ; 11. Vành thép ; 13. Hạt lửa ;

- Ngòi nổ
+ Tác dụng : Để làm nổ đạn khi chạm mục tiêu.
+ Cấu tạo (Hình 87)
Bộ phận sinh điện để sinh ra điện khi đạn chạm mục tiêu, đƣợc lắp ở đầu
quả đạn, có : Chất sinh điện, miếng cách điện, nắp bảo hiểm, chốt giữ, dây vải để
rút chốt.
Bộ phận đầu nổ để làm nổ quả đạn, gồm : Kíp nổ, thân đầu nổ có khối
trƣợt, hai bên khối trƣợt có bi và chốt hãm khối trƣợt.
Bên trong khối trƣợt có kíp điện để khi nổ kích thích kíp mồi nổ.
Chốt hãm khối trƣợt để giữ khối trƣợt ở vị trí an toàn.
Trục quán tính và lò xo trục quán tính để mở bi giữ khối trƣợt. Bộ phận
phát lửa của đầu nổ để phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm và thuốc cháy giữ
chốt hãm có hạt lửa, lò xo và kim hoả. Bộ phận tự huỷ. Vỏ cách điện. Đế bộ
phận đầu nổ.

91
Hình 87 : Bộ phận sinh điện và ngòi nổ
1. Đế lò xo ; 2. Lò xo ; 3, 4. Bộ phận khối trƣợt ; 5. Thân đầu nổ ; 6. Trục quán tính ; 7.
Vỏ cách điện của đầu nổ ; 8. Kíp nổ mồi ; 9. Thuốc kíp nổ chính ; 10. Vỏ kíp nổ chính
ống thuốc vạch đƣờng ; 11. Vành thép ; 13. Hạt lửa ; 14. Thân bộ phận sinh điện ; 15.
Chất sinh điện ; 16 ; Nắp bộ phận sinh điện ; 17. Nắp giữ công tắc mạch điện ; 18. Vỏ
bọc đầu bộ phận sinh điện ; 19. Công tắc của mạch điện ngoài ; 20. Chốt giữ nắp bộ
phận sinh điện ; 21. Dây vải để rút chốt ; 22. Miếng đệm ; 23. Miếng chặn lò xo khối di
động ; 24. Khối trƣợt ; 25. Kíp điện ; 26. Lò xo hình nón ; 27. Đế bộ phận đầu nổ ; 28.
Đế cách điện ; 29. Công tắc bộ phận đầu nổ.

4. Tháo và lắp súng thông thƣờng


Quy tắc tháo lắp súng (Xem ở phần binh khí súng tiểu liên AK).

92
a) Thứ tự động tác tháo, lắp súng
- Tháo súng : Trƣớc khi tháo súng phải tháo nắp che bụi ra khỏi nòng súng
rồi tiến hành tháo.
+ Bƣớc 1. Tháo kính ngắm quang học ra khỏi súng : Súng đặt trên bàn,
miệng nòng quay sang trái, tay phải cầm ốp che nòng, tay trái gạt cần hãm về
sau hết cỡ rồi cầm vào thân kính kéo từ từ về sau theo trục nòng, lấy kính ra
đặt xuống bàn.
+ Bƣớc 2. Tháo bộ phận cò : Đặt súng nằm ngang trên bàn, đầu chốt chẻ
quay lên trên, tay trái giữ nòng súng, tay phải đặt ngang đầu vặn vít vào đầu chốt
chẻ, ấn đột nhiên từ trên xuống dƣới sau đó dùng tống chốt tháo chốt chẻ ra, rồi
tháo bộ phận cò ra khỏi nòng súng. Nếu chặt có thể đệm gỗ lên, dùng búa đóng
và tháo ra.
+ Bƣớc 3. Tháo nắp hộp cò : Tay trái cầm tay cầm, tay phải cầm vặn vít
xoay lỏng bốn đinh vít ra, rồi dùng tay tháo bốn đinh vít và nắp hộp cò ra khỏi
hộp cò.
+ Bƣớc 4. Tháo bộ phận kim hoả : Quay nòng súng cho ổ kim hoả hƣớng
lên trên. Tay trái cầm súng, tay phải cầm vặn vít, đặt khuyết tháo lắp vào nắp ổ
kim hoả, xoay ngƣợc chiều kim đồng hồ. Tháo nắp ổ kim hoả, rồi lấy kim hoả,
lò xo ra khỏi kim hoả.
- Lắp súng : Làm theo thứ tự ngƣợc lại khi tháo.
+ Bƣớc 1. Lắp bộ phận kim hoả : Tay trái cầm súng nhƣ khi tháo, tay
phải cầm vành đệm lò xo kim hoả lắp vào ổ chứa rồi lắp nắp ổ kim hoả vào,
dùng tay vặn theo chiều kim đồng hồ. Khi thấy chặt dùng vặn vít vặn chặt lại.
+ Bƣớc 2. Lắp nắp hộp cò : Tay trái nắm tay cầm, tay phải cầm nắp hộp
cò lắp vào lựa cho đầu then an toàn lọt vào lỗ chứa và lựa cho bốn lỗ lắp đinh
vít thẳng hƣớng rồi lắp bốn đinh vít vào, dùng tay vặn sau đó dùng vặn vít vặn
chặt lại.
Kiểm tra chuyển động của bộ phận cò : giƣơng búa, mở khoá an toàn,
bóp cò, bộ phận cò chuyển động bình thƣờng ; khoá an toàn, bóp cò tay cò
không chuyển động đƣợc là lắp đúng.
+ Bƣớc 3. Lắp bộ phận cò vào súng : Súng đặt trên bàn nhƣ khi tháo, tay
trái giữ súng, tay phải cầm hộp cò, lắp khuyết chứa vào mấu giữ hộp cò ở ổ
kim hoả, ấn mạnh cho hộp cò vào súng, lựa cho các lỗ lắp hộp cò thẳng với
nhau. Rồi bóp đầu chẻ đôi của chốt chẻ lắp vào lỗ, khi đầu chốt chẻ đã lọt vào
rồi, đặt cái vặn vít nằm ngang trên đầu còn lại của chốt chẻ, ấn chốt chẻ xuống
hết cữ, nêm chặt chêm gỗ rồi dùng búa đập nhẹ xuống.
+ Bƣớc 4. Lắp kính ngắm quang học vào súng (nếu cần) : Súng đặt trên
bàn nhƣ khi tháo, tay phải giữ nòng súng, tay trái cầm kính lắp vào bệ, lựa sao
cho rãnh mang cá ở thân kính khớp với gờ mang cá ở thân súng. Đẩy kính
ngắm từ sau về trƣớc hết cỡ, đẩy kính ngắm từ sau về trƣớc hết cỡ, gạt lẫy hãm
về trƣớc. Sau khi lắp, cầm kính kéo thử về sau nếu kính không tụt ra là đƣợc.
Kiểm tra vị trí của búa và kim hoả, mở khoá an toàn, giƣơng búa, ngón
cái đặt vào mấu giƣơng búa, ngón trỏ bóp cò thả cho búa từ từ về vị trí cũ, nếu
thấy giữa đuôi kim hoả và mặt búa có khoảng cách là đƣợc.
5. Chuyển động các bộ phận của súng và đạn

93
a) Vị trí của bộ phận cò và bộ phận kim hoả trước khi giương búa
- Lẫy cò đè đầu tay cò ngả về sau, đuôi cò về trƣớc.
- Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc an toàn của đuôi búa.
- Lò xo cần đẩy ở thế bình thƣờng hơi ép lại.
- Đầu tì vào đầu lẫy khớp vào khuyết sau búa.
- Then an toàn chèn vào mấu tì đuôi cò làm cho tay cò không chuyển động
đƣợc.
- Lò xo kim hoả đẩy kim hoả tụt xuống, đuôi kim hoả nhô ra ngoài lỗ
nhỏ ở nắp ổ kim hoả.

b) Chuyển động của bộ phận cò khi giương búa


- Dùng tay ấn mấu giƣơng búa, khuyết sau búa tì vào đầu đẩy của cần
đẩy, ép lò xo cần đẩy xuống.
- Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc giƣơng búa, giữ búa ở thế giƣơng.
- Then an toàn vẫn chạm vào mấu tì đuôi tay cò nhƣ khi chƣa giƣơng
búa.
c) Chuyển động của bộ phận cò và kim hoả khi mở khoá an toàn bóp

- ấn then an toàn sang trái (mở khoá an toàn), khuyết ở then khoá an toàn
thẳng với hƣớng lùi của mấu tì đuôi cò.
- Bóp cò : Vòng đuôi tay cò lùi về sau (mấu tì lùi vào khuyết ngang ở
thanh an toàn). Đầu tay cò về trƣớc nâng lẫy cò lên, mấu đẩy lẫy rời khỏi khấc
giƣơng búa. Cần đẩy nhờ sức bung ra của lò xo đẩy búa đập lên trên. Do quán
tính, búa đập vƣợt qua vị trí khi chƣa giƣơng và đập vào đuôi kim hoả.
- Khi búa đã đập, đầu tì khớp vào phía sau búa, đẩy đuôi búa trở lại nên
búa không ở vị trí trên mà trở về ngay vị trí trƣớc khi chƣa giƣơng búa (mặt
búa và đuôi kim hoả có khoảng cách).
- Kim hoả sau khi bị búa đập, ép lò xo lại, đầu kim hoả nhô lên chọc vào
hạt lửa, song lò xo kim hoả lại đẩy kim hoả tụt xuống vị trí ban đầu.
d) Chuyển động của đạn
Chuyển động của đạn khi bắn đạn đi (từ khi kim hoả đập vào hạt lửa cho
đến hết giai đoạn đạn bay) khi quả đạn ra khỏi miệng nòng khoảng 2,5 đến 18m
thì đầu nổ của đạn đã hết an toàn.
- Khi bóp cò, kim hoả đập vào hạt lửa, làm bật tia lửa đốt cháy thuốc mồi
phụ và thuốc mồi chính ở đuôi đạn. Thuốc mồi cháy phụt lửa qua các lỗ ở đuôi đạn
làm thuốc phóng con bài và thuốc vạch đƣờng cháy. Thuốc phóng cháy, khí thuốc
đẩy nút nhựa xốp ở đuôi ống thuốc phóng qua đoạn hình nón cụt ở nòng súng làm
cho áp suất khí thuốc tăng nhanh đẩy đạn bay ra khỏi nòng súng, đồng thời khí
thuốc đẩy vào tuyếc-bin làm cho quả đạn quay ngay khi chƣa ra khỏi miệng nòng
súng. Khi đạn vừa ra khỏi nòng súng : do đạn quay tạo thành lực li tâm và dòng
không khí đổ xô đến, cánh đuôi đạn đƣợc mở ra để ổn định hƣớng cho quả đạn trên
đƣờng bay.
- Khi đạn vừa ra khỏi miệng nòng súng do có lực quán tính, nên cùng
một lúc các bộ phận của đạn chuyển động nhƣ sau :

94
Thuốc đẩy cháy : Hạt lửa của ống thuốc đẩy ép lò xo đập vào đầu kim
hoả làm bật tia lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc mồi và khối thuốc đẩy.
Thuốc đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra 6 lỗ phụt khí phản lực tăng tốc độ bay
cho đạn.
Chuyển động của đầu nổ : Hạt lửa của đầu nổ ép lò xo đập vào đầu kim
hoả làm bật tia lửa, đốt cháy thuốc cháy chậm của bộ phận tự hủy và thuốc
cháy giữ chốt hãm khối trƣợt. Chốt hãm khối trƣợt không còn thuốc chẹn đằng
sau, nên thụt vào trong thân đầu nổ để mở chốt hãm khối trƣợt.
- Trục quán tính ép lò xo lại làm cho viên bi chẹn ở đuôi trục quán tính
rơi xuống đế lò xo. Khi lực quán tính mất dần, lò xo lại đẩy trục quán tính lên
phía trên. Do không có bi chẹn ở đuôi trục quán tính, nên trục quán tính bị đẩy
lên vị trí trên cùng của lỗ chứa làm cho viên bi giữ khối trƣợt lọt vào đoạn nhỏ
ở trục quán tính để mở bi giữ khối trƣợt.
- Khi khối trƣợt đã đƣợc mở, bi và chốt hãm lò xo khối trƣợt bung ra đẩy
khối trƣợt sang ngang để đƣa kíp điện vào vị trí nối mạch điện. Mạch điện lúc
này đã đƣợc nối, nhƣng khi đạn chƣa chạm mục tiêu đạn vẫn chƣa nổ. Lúc này
đầu nổ đã hết an toàn.
- Khi đạn chạm vào mục tiêu : Khi đạn chạm mục tiêu bộ phận sinh điện
chịu một sức ép sinh ra điện làm nổ kíp điện. Kíp điện nổ làm kíp mồi, kíp nổ
của đầu nổ nổ, kíp nổ nổ làm thuốc nổ nổ. Thuốc nổ nổ, phễu đạn tập trung
nhiệt độ và áp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và đốt cháy mục
tiêu. Trƣờng hợp đạn không chạm mục tiêu, thuốc cháy chậm của bộ phận tự
huỷ nổ, cũng làm cho quả đạn nổ.
6. Hỏng hóc thông thƣờng khi bắn và cách khắc phục

HIỆN TƢỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH SỬA CHỮA


Nắp ổ kim hoả chƣa vặn chặt
hết cỡ, đầu tì bị mòn hoặc bị
Búa chƣa giƣơng
sứt không khớp vào khuyết Vặn nắp ổ kim hoả lại.
mặt búa và đuôi
sau búa. Đƣa về trạm sửa chữa
kim hoả không có
Mấu đầu lẫy bị mòn sứt nếu đầu cần đẩy hỏng.
khe hở.
không khớp vào khớp an toàn
ở đuôi búa đƣợc.
Đuôi kim hoả tụt
vào trong ổ, chỗ
Lò xo bị gẫy yếu. Thay lò xo kim hoả khác.
chứa lò xo kim
Kim hoả và ổ kim hoả bị Tháo ra lau lại bộ phận
hoả không đẩy
bẩn, han gỉ nặng. kim hoả.
kim hoả về vị trí
cũ đƣợc.
Lắp đạn vào nòng Nòng súng bẩn hạt lửa nhô ra Lau sạch nòng thay đạn
súng đạn không ngoài, ổ chứa nòng súng bị khác.
vào đƣợc hoặc lắp méo cong. Lau sạch bộ phận kim
nhƣng vào không Đầu kim hoả nhô lên khỏi hoả hoặc thay lò xo kim
hết cữ. thành nòng súng. hoả.

95
Bóp cò nhƣng Đạn chƣa lắp vào hết cữ. Lắp đạn vào đúng vị trí.
thuốc phóng Đầu kim hoả bị gãy mòn Thay kim hoả khác hoặc
không cháy (đạn hoặc bộ phận kim hoả bị bẩn. lau sạch bộ phận kim hoả.
không phóng đi). Hạt lửa hỏng. Thay đạn khác để bắn.

- Ngoài các hiện tƣợng trên, khi phát hiện đƣợc các hiện tƣợng sau, phải
báo cáo kịp thời và đƣa về trạm sửa chữa :
+ Nòng súng có chỗ lõm.
+ Tay nắp hộp cò bị gẫy.
+ Thƣớc ngắm hay đầu ngắm cơ khí bị cong, lung lay hoặc dựng lên
không vững chắc.
+ Then an toàn tự xê dịch trong hai vị trí an toàn và bắn.
+ Kính ngắm quang học bị mờ, vỡ và hỏng các núm hiệu chỉnh.
7. Quy tắc an toàn khi sử dụng súng B41
Do đặc điểm cấu tạo của súng và đạn nên khi sử dụng súng phải chấp
hành đúng các quy tắc an toàn sau đây :
- Phía sau vị trí bắn cách đuôi nòng ít nhất 2m không đƣợc có vật chắn
vuông góc với trục nòng súng.
- Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn phía sau nòng súng cách ít nhất 30m và
mỗi bên 22,50 so với trục nòng súng không đƣợc có thuốc nổ, chất dễ cháy
hoặc có ngƣời qua lại.
- Khi bắn có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra phía trƣớc vật tì và
xung quanh miệng súng cách ít nhất 20cm không có vật cản làm ảnh hƣởng
cánh đuôi đạn.
- Trên hƣớng bay của đạn không đƣợc có vật cản để bảo đảm đạn không
bị va chạm làm thay đổi hƣớng bay.
- Khi kiểm tra bắn đạn thật, bắn khi diễn tập vào các loại mục tiêu, ngƣời
bắn phải bắn ở trong công sự. Trƣờng hợp bắn không có công sự ngƣời bắn
phải cách mục tiêu ít nhất 300m.
- Khi bắn đạn không đi, phải giữ nguyên sau một phút mới lấy đạn ra
khỏi súng, tập trung đạn lại nộp lên trên.
- Khi bắn đạn phóng đi nhƣng không nổ phải giữ nguyên tại chỗ và phá
hủy theo quy tắc phá hủy đạn không nổ.
Khi bắn súng diệt tăng B41 của Liên Xô tuyệt đối không đƣợc đặt súng
lên vai trái, ngắm bắn bằng mắt trái (vì bên phải có lỗ trích khí thuốc).

96
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu số liệu kỹ thuật các loại súng AK,
CKC, trung liên RPĐ, B40, B41.
2. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng trƣờng AK, CKC,
trung liên RPĐ, B40, B41.
3. Thực hành tháo và lắp thông thƣờng súng trƣờng CKC, tiểu liên AK,
trung liên RPĐ và súng diệt tăng B40, B41.
4. Thực hành làm động tác nằm chuẩn bị bắn các loại súng.
5. Tại sao súng diệt tăng B40, B41 lại tiêu diệt đƣợc xe tăng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Sách dạy bắn súng trƣờng SKS, Cục Quân Huấn- BTTM, năm 1975.
- Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục Quân Huấn- BTTM, năm 1997.
- Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục Quân Huấn- BTTM, năm 2000.
- Sách dạy bắn súng diệt tăng B40, Cục Quân Huấn- BTTM, năm 2000.
- Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục Quân Huấn- BTTM, năm 2002.

Bài 4
THUỐC NỔ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Giới thiệu cho sinh viên hiểu biết về một số loại thuốc nổ thƣờng
dùng và các phƣơng tiện gây nổ, ứng dụng chủ yếu của thuốc nổ trong
chiến đấu và sản xuất.
- Nắm đƣợc khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ, tính năng
công dụng, ứng dụng thuốc nổ vào trong chiến đấu và sản xuất.
II. NỘI DUNG
1. Thuốc nổ và các phƣơng tiện gây nổ
a) Khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ
- Khái niệm thuốc nổ
Thuốc nổ là một chất hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động nhƣ
nhiệt , cơ vv.. thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lƣợng khí lớn tạo thành áp
lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
- Tác dụng của thuốc nổ
Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phƣơng
tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự,
khai thác gỗ vv…

97
- Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ
+ Phải căn nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và
lƣợng thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp.
+ Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ.
+ Đánh đúng: Đúng mục tiêu, đúng trọng lƣợng, đúng lúc, đúng điểm
đặt
+ Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hoả lực.
+ Bảo đảm an toàn.
b) Một số loại thuốc nổ thường dùng
- Thuốc gây nổ
+ Thuốc gây nổ Phuy mi nát thuỷ ngân (sét thuỷ ngân)
Công thức hoá học: Hg (NOC)2
Nhận dạng: Tinh thể trắng hoặc màu tro, độc, khó tan trong nƣớc lạnh
nhƣng tan trong nƣớc sôi.
Cảm ứng nổ: Rất nhạy nổ với va đập cọ sát.
Cảm ứng tiếp xúc: Dễ hút ẩm khi bị ẩm sức gây nổ kém hoặc không nổ.
Khi bị ẩm sấy khô có thể nổ. Tác dụng với axít đặc tạo thành phản ứng nổ, axít
dạng hơi tạo thành chất không an toàn. Khi tiếp xúc với nhôm ăn mòn, nhôm
phản ứng toả nhiệt do vậy thƣờng đƣợc nhồi trong kíp có vỏ bằng đồng.
Cảm ứng nhiệt: Rất dễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay; ở nhiệt độ 1600  1700 tự nổ.
Tỷ trọng: 3,3 4g/cm2
Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn.
+ Thuốc gây nổ Azôtuachì (sét chì)
Công thức hoá học: Pb (N3)2
Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, hạt nhỏ khó tan trong nƣớc.
Cảm ứng nổ: Va đập cọ sát kém nhạy nổ hơn phuy mi nat thủy ngân. sức
gây nổ mạnh hơn phuy mi nat thủy ngân.
Cảm ứng tiếp xúc: ít hút ẩm hơn phuy mi nat thủy ngân khi bị ẩm sức gây
nổ giảm. Tác dụng với đồng và hợp kim của đồng do vậy thuốc đƣợc nhồi
trong kíp có vỏ bằng nhôm.
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, tự cháy và nổ ở nhiệt độ 310 0.
Tỷ trọng: 3,0 3,8g/cm2.
Công dụng: Nhƣ phuy mi nat thủy ngân.
- Thuốc nổ vừa
+ Thuốc nổ TNT ( Tri Nitrô Tôluen)
Công thức hoá học: C6H2(NO2)3CH3
Nhận dạng: Thuốc nổ TNT có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc
với ánh sáng ngả màu nâu, vị đắng độc, khi đốt khói đen lửa đỏ mùi nhựa thông.
Cảm ứng nổ: An toàn khi va đập, đạn súng trƣờng bắn xuyên qua không
cháy, không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có
thuốc nổ mồi bằng TNT ép hoặc thuốc nổ mạnh.
Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, ngâm lâu dƣới nƣớc vẫn nổ (trừ thuốc
bột). Không tác dụng với kim loại. Để ngoài trời thuốc ngả màu nâu nhƣng sức
gây nổ không giảm. Để gần than thuốc bị biến chất dễ nổ.

98
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, nhiệt nóng chảy 79 81Co, nhiệt độ cháy
300Co, nhiệt độ nổ 350Co, nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300Co nổ.
Tốc độ nổ: 4700 7000m/s
Tỷ trọng: 1,56 1,62g/cm3
Công dụng: Thuốc đƣợc ép thành bánh75g, 200g 400g để cấu trúc các
loại lƣợng nổ; nhồi trong bom đạn, mìn; trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ.
+ Thuốc nổ C4
Thành phần gồm: 80  thuốc nổ mạnh Hê xôghen và 20  chất dính màu
trắng đục.
Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc vị nhạt.
Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn TNT, đạn súng trƣờng bắn
xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình
dạng cho phù hợp với vật thể định phá.
Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hoá học.
Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, 190 0 cháy; 2010 nổ, bắt lửa nhanh cháy
không có khói. Khi cháy tập trung trên 50kg có thể nổ.
Tốc độ nổ: 7380m/s.
Công dụng: Dùng để cấu trúc các loại lƣợng nổ theo hình dáng khác nhau phù
hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể. Dùng làm lƣợng nổ lõm.
- Thuốc nổ yếu NiTrátAmôn
NiTrátAmôn là tên gọi chung loại thuốc nổ có thành phần chính là
NiTrátAmôn chộn với phụ gia hoặc chất cháy khác.
NiTrátAmôn có dạng tinh thể màu trắng, hạt màu vàng, khói không độc.
An toàn khi va đập, cọ sát. Khi châm lửa đốt thì cháy, khi rút lửa ra thì tắt; ở
nhiệt độ 1690chảy và bị phân tích. Dễ hút ẩm khi bị ẩm vón hòn, tác dụng
mạnh với axít. Khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi.
Thuốc nổ NiTrátAmôn thƣờng gói thành từng thỏi dài, khối lƣợng mỗi
thỏi 100200g, dùng trong phá đất, đào đƣờng hầm…
- Thuốc nổ mạnh
+ Thuốc nổ mạnh Pentrit
Nhận dạng: Tinh thể trắng không tan trong nƣớc.
Cảm ứng nổ: Nhạy nổ với va đập cọ sát, đạn súng trƣờng bắn xuyên qua nổ.
Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, không tác dụng với kim loại.
Cảm ứng nhiệt: Tự cháy ở nhiệt độ 1401420, cháy tập trung trên 1kg có thể nổ.
Tốc độ nổ: 8300 8400m/s.
Công dụng: Làm thuốc nổ mồi để gây nổ các loại thuốc nổ khác, nhồi trong
kíp để tăng sức gây nổ, chộn với thuốc nổ TNT làm dây nổ hoặc nhồi trong bom đạn.
+ Thuốc nổ Hêxôghen
Thuốc nổ Hêxôghen có tinh thể trắng, không mùi vị, không tan trong
nƣớc, klhông phản ứng với kim loại. Khi đốt cháy mạnh, lửa màu trắng; cháy
tập trung trên 1kg chuyển thành nổ. Tự chảy ở nhiệt độ 201 02030; cháy ở
nhiệt độ 2300 . Đạn súng trƣờng bắn xuyên qua có thể nổ.
Hêxôghen khó ép do vậy thƣờng chộn với Parapin để ép đồng thời giảm
đọ nhạy nổ khi bị va đập và thuận tiện cho nhồi vào bom, đạn…
Công dụng: Nhƣ thuốc nổ mạnh Pentrit.
99
c) Phương tiện gây nổ
- Kíp
+ Tính năng công dụng: Kíp dùng để gây nổ lƣợng nổ hoặc dây nổ, kíp
rất nhạy nổ nếu bị va đập, cọ sát, vật nặng đè lên, khêu chọc mắt ngỗng, tăng
nhiệt độ đột ngột, tia lửa nhỏ phụt vào đều làm kíp nổ
+ Phân loại kíp:
Căn cứ vào cách gây nổ chia làm 2 loại: Kíp thƣờng, kíp điện
Căn cứ vào cấu tạo vật liệu vỏ kíp có các loại: Kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy.
Căn cứ vào kích thƣớc và khối lƣợng thuốc nổ bên trong: phân loại từ số1 đến số
10, cỡ số càng to khối lƣợng thuốc nổ càng lớn; thực tế thƣờng dùng kíp số 6,8,10.
+ Cấu tạo kíp:
 Kíp thƣờng: Vỏ kíp hình ống, bằng đồng, nhôm hoặc giấy, dƣới đáy
lõm để tăng sức gây nổ. Bên trong có thuốc nổ mạnh, trên thuốc nổ mạnh có
thuốc gây nổ, trên thuốc gây nổ có lớp lụa hoá học phòng ẩm; bát kim loại giữ
thuốc gây nổ không bị rơi ra ngoài, giữa bát kim loại có lỗ (còn gọi là mắt
ngỗng) để nhận tia lửa và gây nổ kíp; phần trên rỗng để lắp dây cháy chậm
hoặc dây nổ.

1 6 5 4 3 2

Hình 1: Kíp thƣờng


1. Vỏ kíp; 2. Thuốc nổ mạnh; 3. Thuốc gây nổ;
4. Bát kim loại; 5. Lụa phòng ẩm; 6. Mắt ngỗng
 Kíp điện: cấu tạo phần dƣới nhƣ kíp thƣờng; chỉ khác phần trên có
dây tóc (nhƣ dây tóc bóng đèn 2,5V) quanh dây tóc có thuốc cháy, hai dây
cuống kíp từ ngoài nối với 2 đầu dây tóc và miếng nhựa cách điện (Hình 2).
7

8 9 6 5 4 3 1 2
Hình 2: Kíp điện
1. Vỏ kíp; 2. Thuốc nổ mạnh; 3. Thuốc gây nổ; 4. Bát kim loại; 5. Lụa phòng
ẩm;
6. Mắt ngỗng; 7. Dâytóc, thuốc cháy; 8. Dây cuống kíp; 9. Miếng nhựa cách
điện
Gây nổ kíp điện cần có một số phƣơng tiện: nguồn điện (pin, ăc quy hoặc
máy gây nổ), dây dẫn điện, ôm kế kiểm tra kíp.
- Dây cháy chậm

100
+ Tác dụng: Dùng để dẫn lửa gây nổ kíp, bảo đảm cho ngƣời gây nổ có
khoảng thời gian cần thiết cơ động về vị trí ẩn nấp hoặc ra khỏi vùng nguy
hiểm khi lƣợng nổ nổ.
+ Tính năng: Tốc độ cháy
trung bình 1cm/s, cháy dƣới nƣớc
có tốc độ nhanh hơn.
+ Cấu tạo: Vỏ bọc gồm nhiều
sợi dây cuốn, bên ngoài quét nhựa
đƣờng, bên trong vỏ là lớp giấy,
sợi tim và lõi thuốc đen. 1
2
3
Hình 3: Cuộn dây cháy chậm

1.Vỏ bọc ngoài; 2. Sợi tim; 3. Lõi thuốc đen


Loại vỏ bằng nhựa thƣờng dùng đánh dƣới nƣớc hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Nụ xuỳ
+ Tác dụng: Để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp trực
tiếp nhanh gọn, bí mật.
+ Cấu tạo:
 Nụ xuỳ giấy: Vỏ bằng giấy, tay giật bằng tre nối với dây giật bằng
kim loại dây xoắn có quét thuốc cháy, bên trong có phễu kim loại đựng
thuốc phát lửa, lỗ tra dây cháy chậm, hom giỏ để giữ chắc dây cháy chậm.

6 1 3 4 5 2

Hình 4: Nụ xuỳ giấy


1. Vỏ; 2. Thanh giật; 3. Dây kim loại; 4. Phễu kim loại; 5. Thuốc cháy;
6. Hom giỏ

 Nụ xuỳ nhựa: Vỏ bằng nhựa, tay giật bằng nhựa nối với dây giật
bằng kim loại dây xoắn có quét thuốc cháy, bên trong có phễu kim loại đựng
thuốc phát lửa, lỗ tra dây cháy chậm.

1 3 4 5 2
Hình 5: Nụ xuỳ nhựa
1. Vỏ; 2. Thanh giật; 3. Dây kim loại; 4. Phễu kim loại; 5. Thuốc cháy;
 Nụ xuỳ đồng: Cơ bản nhƣ nụ xuỳ nhựa chỉ khác: Vỏ bằng đồng, hai
bên có lỗ trích khí thuốc đối xứng nhau, dây giật bằng sợi gai màu đen.

101
6 3 4 5 2
1
Hình 6: Nụ xuỳ đồng
1. Vỏ; 2. Dây giật; 3. Dây kim loại; 4. Phễu kim loại; 5. Thuốc cháy; 6.
Lỗ trích khí.

- Dây nổ
+ Công dụng:
Dùng gây nổ một hay hiều lƣợng nổ
cùng một lúc đặt cách xa nhau.
Mở lỗ đặt thuốc ổ khi đào công sự, phá
đất.
Đan thành lƣới phà bái mìn.
Cắt cây nhỏ khi mở đƣờng.
+ Tính năng: Va đập cọ sát an Hình 7: Dây nổ
toàn, đạn súng trƣờng bắn xuyên qua
không nổ; tốc độ nổ 6500m/s. Đốt
chấy tập trung trên 1kg có thể nổ.
+ Cấu tạo: Vỏ bằng nhựa hoặc bằng vải cuốn có quét nhựa phòng ẩm bên
ngoài có màu đỏ, trắng, hoặc lốm đốm đỏ.
Đƣờng kính 5,5 6mm.
Lõi dây có màu trắng hoặc hồng hạt.
- Ngoài các phƣơng tiện trên khi gây nổ bằng kíp điện phải có: Nguồn
điện (bằng pin, acquy hay máy điển hoả), dây dẫn điện, ôm kế kiểm tra điện trở
của kíp và kiểm tra mạch điện.
c) Quy tắc kiểm tra, giữ gìn, vận chuyển
- Kiểm tra
Các loại thuốc nổ và khí tài gây nổ đều phải đƣợc định kỳ kiểm tra
đánh giá chất lƣợng để có biện pháp phân loại, bảo quản và sử dụng hiệu
quả. Biện pháp kiểm tra:
Nhìn giấy bọc ngoài xem có bị sờn rách không.
Nhìn màu sắc của thuốc, hình dạng bên ngoài của phƣơng tiện gây nổ
xem có thay đổi không. Nếu có thay đổi sử dụng sẽ không an toàn phải huỷ.
Dùng lửa đốt một độan dây cháy chậm để kiểm tra khói, lửa, tốc độ cháy.
Khi nổ thử kíp,thuốc nổ tiếng nổ đanh giòn là kíp, thuốc nổ chất
lƣợng tốt (chỉ gây nổ lƣợng nổ nhỏ).
Kiểm tra khối lƣợng nếu khác với khối lƣợng quy định là thuốc nổ bị
ẩm hoặc bị biến chất.
- Giữ gìn
Phải để thuốc nổ và các phƣơng tiện gây nổ nơi khô ráo, tránh ánh
nắng trực tiếp chiều vào.
Các loại thuốc nổ không để lẫn với nhau, không để chung thuốc nổ
với kíp, nụ xuỳ.

102
Không để lẫn thuốc nổ với axít, sơn, dầu, mỡ.
Không đƣợc bóc giấy phòng ẩm khi chƣa dùng thuốc nổ và các
phƣơng tiện gây nổ.
- Vận chuyển
Thuốc nổ và kíp vận chuyển riêng, không để một ngƣời hoặc một
phƣơng tiện mang cùng một lúc, không để chung thuốc nổ với các loại
hàng hoá, khí tài khác, cấm để kíp nổ vào túi áo, quần.
Thuốc nổ phải đƣợc đóng hòm hoặc gói buộc chắc chắn và phòng ẩm
chu đáo. Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, hòm thuốc đƣợc lót đệm không
làm va đập mạnh hoặc quăng quật.
Không dừng xe chở thuốc nổ nơi đông ngƣời, phố xá, làng mạc.
2. Ứng dụng thuốc nổ trong chiến đấu
Trong chiến đấu ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồi trong các loại bom,
đạn, mìn, lựu đạn…Còn sử dụng thuốc nổ gói thành các loại lƣợng nổ khối,
lƣợng nổ dài, thủ pháo…dùng uy lực của thuốc nổ khi nổ để sát thƣơng sinh
lực, phá huỷ các phƣơng tiện chiến tranh của địch.
- Lƣợng nổ khối: Là loại lƣợng nổ có tác dụng phá hoại lớn, uy lực tập
trung. Thƣờng dùng để tiêu diêth sinh lực địch tập trung, phá hoại các mục tiêu
kiến trúc nhƣ: hầm ngầm, kho tàng, ụ súng, lô cốt, cầu cống, đƣờng sá… và
các phƣơng tiện chiến tranh (xe tăng, xe bọc thép, máy bay, pháo cối, ô tô, tàu
xuồng, …. ). Khi gói buộc lƣợng ổ khối tốt nhất gói khối lập phƣơng hoặc khối
hộp chữ nhập nhƣng cạnh lớn nhất không quá 3 lần cạnh nhỏ nhất.
- Lƣợng nổ dài: Là loại lƣợng nổ có tác dụng phá hoại lớn, khi nổ uy lực
thuốc nổ phát triển nhanh theo chiều dài nhƣng ít ở hai đầu lƣợng nổ. Thƣờng
dùng để phá các loại vật cản trở (hàng rào dây thép gai, tƣờng, bãi mìn..) của
địch để mở đƣờng cho bộ đội ta xung phong tiêu diệt địch trọng trận địa của
chúng. Khi cần thiết có thể dùng để đánh phá các loại mục tiêu khác.
- Thủ pháo: Là lƣợng nổ khối có khối lƣợng nhỏ (khối lƣợng từ
4001000g). Trang bị phổ biến cho từng ngƣời, có thể đặt, đút, thả, ném, tung,
lăng điệt địch tập trung trong hoặc ngoài công sự, trong nhà, trong hầm ngầm
và phá huỷ một số loại phƣơng tiện chiến tranh của địch.
3. Ứng dụng trong sản xuất
Trong lĩnh vực kinh tế dùng thuốc nổ kết hợp với sức ngƣời và xe máy
để phá đất đá đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian, giá thành hạ. Nhƣng dùng
thuốc nổ phải đúng lúc và đúng kỹ thuật, nếu không sẽ tốn kém, mất thời cơ,
hƣ hại công trình, tài sản của nhà nƣớc, gây nguy hiểm và tai nạn lao động.
- Phá đất: Lƣợng nổ phá đất có nhiều loại. Căn cứ vào hiện tƣợng nổ và
kết quả nổ phân thành các loại lƣợng nổ.
+ Lƣợng nổ bắn tung: Là lƣợng nổ sau khi nổ làm tung đất ở phía trên,
tạo thành hố phễu. Thƣờng vận dụng để phá đƣờng, làm đƣờng lên xuống bến,
cho nổ định hƣớng hất đất trong đắp đƣờng, đắp đập… giảm khối lƣợng đào
đắp.
+ Lƣợng nổ phá om: Dùng lƣợng nổ chôn sâu dƣới đất, sau khi nổ không
tung đất thành hô phễu. đất ở vùng nổ bị vỡ, mặt đất lún hoặc nứt nẻ, lồi cao

103
hơn bình thƣờng. Thƣờng ứng dụng làm đƣờng, đào hố công trình, khai thác
mỏ…phá nổ om tơi để ngƣời hoặc xe máy xúc gạt đi.
+ Lƣợng nổ nén ép: Lƣợng nổ khối lƣợng nhỏ chôn trong đất. Sau khi nổ
đất bị nén ép thành lỗ hổng. Thƣờng áp dụng để đào lỗ mở bầu, đào các công
trình, ép đất cho nền đƣờng, ép đất làm cọc tăng cƣờng móng nhà…
- Phá đá:
+ Phá ốp: thƣờng tốn thuốc nổ, chỉ vận dụng khi thời gian ngắn hoặc
không có dụng cụ khoan đục lỗ nhồi thuốc nổ.
 Trƣờng hợp đá tảng (đá mồ côi) có thể tích 5m3 trở xuống:
Nêu phá ốp đặt lƣợng nổ bên ngoài dùng 2kg thuốc nổ cho mỗi khối đát.
Nếu phá dƣới nƣớc sâu lƣợng nổ giảm. Phá vỡ đá lƣợng nổ ốp ở trên có đất
đắp lèn chặt lƣợng nổ có thể giảm 4 lần.
Trƣờng hợp hất đá lƣợng nổ phải tăng 23 lần thuốc phá vỡ đá.
 Vỉa đá: Phá trên cạn tận dụng hang hốc hay khe nứt để tăng uy lực của
thuốc nổ.
Ở dƣới nƣớc ứng dụng khai thác, thu dọn lòng sông, cầu cảng nơi ít có
điều kiện khoan đục càng phải tận dụng phá ốp.
Khi phá dƣới nƣớc phải gói lƣợng nổ sao cho phòng ẩm tốt và thƣờng
gây nổ bằng kíp điện, mọi ngƣời phải lên bờ hoặc lên thuyền để tránh sóng
xung kích truyền lan trong nƣớc khi lƣợng nổ nổ. Nếu gây nổ bằng kíp thƣờng
phải tính toán chiều dài dây cháy chậm đủ bảo đảm cho ngƣời khi gây nổ xong
bơi vào bờ hoặc lên thuyền an toàn lƣợng nổ mới nổ.
+ Phá tung, phá om: Dùng choòng búa hoặc máy khoan thành lỗ cắt
ngang hoặc cắt cheo các thớ đá. Nhồi lèn thuốc nổ và đặt ngòi nổ. Lèn đất chắc
chắn cho đây lỗ. Thực hành gây nổ.
- Phá các vật thể khác
+ Phá gỗ tròn gỗ vuông, chữ nhật và phá cây
+ Phá thép tấm, thép ống, thếp tròn dây cáp
+ Phá các vật kiến trúc…

III. TỔ CHỨC PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


1. Tổ chức
a) Lên lớp: Giới thiệu theo biên chế lớp học.
b) Ôn luyện: Từng ngƣời trong đội hình tổ, nhóm.
2. Phƣơng pháp
a) Giảng viên
- Lên lớp:
Giới thiệu nội dung thuốc nổ và các phƣơng tiện gây nổ, ứng dụng thuốc
nổ trong chiến đấu và sản xuất theo phƣơng pháp giảng giải (nêu nội dung,
phân tích, dùng mô hình, tranh vẽ, phƣơng tiện huấn luyện, lấy ví dụ thực tế
hoạt động quân sự và kinh tế chứng minh).
- Ôn luyện
Giảng viên phổ biến ý định luyện tập (mục đích, yêu cầu, nội dung, tổ
chức, phƣơng pháp, thời gian, địa điểm, qui định trong quá trình ôn); duy trì,

104
theo dõi sinh viên ôn luyện, giải đáp vƣớng mắc; cuối buổi ôn luyện tập nhận
xét, đánh giá kết quả ôn luyện.
b) Sinh viên
- Lên lớp: Nghe nhìn, tổng hợp ghi chép những nội dung chính.
- Ôn luyện: Ôn luyện theo ý định luyện tập của giảng viên.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Đặc tính, công dụng của các loại thuốc nổ (thuốc gây nổ, thuốc nổ vừa,
thuốc nổ mạnh và thuốc nổ yếu)?
2. Tính năng, công dụng cấu tạo các phƣơng tiện gây nổ (kíp, nụ xuỳ, dây
cháy chậm, dây nổ)? Rút ra ý nghĩa thực tiễn khi sử dụng thuốc nổ và các
phƣơng tiện gây nổ ?
3. Nêu một số ứng dụng của thuốc nổ trong thực tiễn hoạt động quân sự
và kinh tế?

Bài 5
PHÕNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Giới thiệu cho sinh viên hiểu đƣợc tính chất, đặc điểm, tác hại của vũ
khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khi sinh học, vũ khí lửa và biện pháp phòng
chống đơn giản.
- Nắm đƣợc những đặc điểm và tác hại cơ bản của vũ khí hạt nhân, vũ
khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí lửa; các biện pháp hạn chế tác hại của
các loại vũ khí hủy diệt lớn.

II. NỘI DUNG


A. VŨ KHÍ HẠT NHÂN
1. Khái niệm
Vũ khí hạt nhân là một loại vũ khí hủy diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng
năng lƣợng rất lớn đƣợc giải phóng ra từ phản ứng phân hạch dây truyền và
phản ứng tổng hợp hạt nhân để tiêu diệt các mục tiêu.
2. Phân loại và phƣơng tiện sử dụng
a) Phân loại
- Phân loại theo nguyên lý nổ
Loại gây nổ: Gồm vũ khí nguyên tử, vũ khí khinh khí và vũ khí nơtron.
Loại không gây nổ: Chất phóng xạ chiến đấu.
- Phân loại theo đƣơng lƣợng nổ
Đƣơng lƣợng nổ (ký hiệu q): Là năng lƣợng của VKHN khi nổ đƣợc giải
phóng ra tƣơng đƣơng với năng lƣợng của chất nổ TNT.

105
Đơn vị tính: Kilôtấn (kt), mêgatấn (Mt) và gigatấn (Gt); 1kt = 1.000 tấn
TNT, 1Mt =1.000.000 tấn TNT, 1Gt = 1.000 Mt
Phân loại theo đƣơng lƣợng nổ chia thành 5 loại: Loại cực nhỏ: q < 1kt;
loại nhỏ: 1kt ≤ q < 10 kt; loại vừa: 10kt ≤ q <100kt; loại lớn: 100kt ≤ q < 1Mt
(1.000 kt); loại cực lớn: q ≥ 1Mt.
Loại cực nhỏ đến loại lớn dựa vào phản ứng phân hạch, loại lớn đến cực
lớn dựa vào phản ứng nhiệt hạch kết hợp với phân hạch.
Vũ khí hạt nhân có đƣơng lƣợng nổ q = 20k gọi là bom chuẩn.
- Phân loại theo mục đích sử dụng
Vũ khí hạt nhân chiến thuật: Gồm loại cực nhỏ đến loại lớn, dùng để tập
kích vào các mục tiêu chiến thuật, chiến dịch nhƣ trận địa tên lửa, pháo binh,
đội hình chủ yếu của phân đội, binh đoàn, trận địa phòng ngự then chốt, các
mục tiêu hậu phƣơng, sân bay, đầu mối giao thông quan trọng, kho tàng, sở chỉ
huy...
Vũ khí hạt nhân chiến lƣợc: Gồm loại lớn và cực lớn, dùng để tập kích
các mục tiêu chiến lƣợc nhƣ các trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự.
b) Phƣơng tiện sử dụng

TÍNH NĂNG MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN MANG BOM,


ĐẠN HẠT NHÂN CỦA QUÂN ĐỘI MỸ
Trọng Tầm hoạt
Bom đạn Trang Đƣơng
Phƣơng tiện tải động
hạt nhân bị lƣợng
(tấn) (km)
MB B52G (E,F) Bom hạng nặng KQ 30 1 ữ 30Mt 19.000
MB B.58 -A Bom hạng vừa KQ 20 10 ữ30kt 10.000
MB F.111-A Bom hạng vừa KQ 10 10 ữ 300kt 6.100
MB A4 Bom hạng nhẹ HQ 2,7 2 ữ 300kt 3.200
Pháo 155mm Đạn M-109,M-114 f,qđ 0,5 ữ 1,0kt 1518
Pháo 175mm Đạn M-07 qđ 2 ữ 10kt 32
Pháo 203,2mm Đạn M-110 f,qđ 2 ữ 30kt 40
Tên lửa M31-A Đạn MGR -1A f,qđ 2 ữ 50kt 32
Tên lửa Polarits -
Đạn UGM -278 HQ 0,5kt 2.800
A2
Tên lửa Xpơrinh LQ vài kt
- Máy bay: Máy bay mang bom, tên lửa hạt nhân có tầm hoạt động từ vài
kilômét đến hàng ngàn kilômét, đƣợc chia thành hai loại MB chiến lƣợc và chiến
thuật.
- Tên lửa hạt nhân:
+ Căn cứ vào tầm bắn, chia tên lửa thành 4 loại:
Tên lửa tầm cực xa (tên lửa toàn cầu): Tầm bắn 20000km, có thể bắn bất
kỳ mục tiêu nào trên trái đất.
Tên lửa tầm xa (tên lửa vƣợt đại châu): Tầm bắn khỏang 10000km, có
thể bắn từ châu lục này sang châu lục khác trên trái đất.
Tên lửa tầm trung: Tầm bắn từ 2000 ữ 10000km
Tên lửa tầm gần: Tầm bắn dƣới 2000km.
106
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng, chia tên lửa thành 2 loại:
Tên lửa chiến lƣợc: Dùng để tiêu diệt các mục tiêu chiến lƣợc với tầm
bắn trên 2 000 km.
Tên lửa chiến thuật: Dùng để tiêu diệt các mục tiêu chiến thuật, chiến
dịch với tầm bắn từ vài km đến hàng trăm km.
- Pháo hạt nhân: Các loại pháo lựu 155mm, 175mm, 203,2mm, 280mm…và
ba-dô - ca đều bắn đƣợc đạn hạt nhân.
3. Phƣơng thức nổ của vũ khí hạt nhân
a) Nổ vũ trụ
- Ký hiệu: VT
- Độ cao nổ: Từ 65 km trở lên
- Tác dụng: Dùng để tiêu diệt các phƣơng tiện đang bay trong tầng cao
khí quyển nhƣ vệ tinh, tàu vũ
trụ, tên lửa hạt nhân chiến lƣợc.
- Cảnh tƣợng nổ: Điều
kiện khí tƣợng tốt, nổ ở độ cao
từ 80 ữ 100 km vẫn có thể quan
sát đƣợc cảnh tƣợng nổ. Cầu lửa
sáng chói, lan rộng nhanh (sau vài
giây bán kính cầu lửa đạt tới hàng
chục km). Bao quanh cầu lửa là
lớp khí phát sáng đỏ hồng, dày tới
hàng trăm ki lô mét.
- Sự hình thành các nhân
tố: Do mật độ không khí loãng Hình1: Nổ vũ trụ
nên sóng kích động rất yếu, bức
xạ quang và bức xạ xuyên là hai nhân tố sát thƣơng chủ yếu, nhiễm xạ mặt đất
không đáng kể, hiệu ứng điện từ có bán kính hàng ngàn kilômét.
b) Nổ trên cao
- Ký hiệu: C
- Độ cao nổ: Từ 16 ữ 65 km
- Tác dụng: Tiêu diệt các phƣơng tiện đang bay trên không nhƣ máy bay,
tên lửa..., cản trở sự làm việc của máy vô tuyến điện, ra đa...
- Cảnh tƣợng nổ: Cầu lửa tròn sáng chói, lan rộng và bốc lên cao, ở độ
cao tƣơng đối thấp có thể nghe thấy tiếng nổ.
- Sự hình thành các nhân tố: Sóng kích động chƣa mạnh, bức xạ quang
và bức xạ xuyên là chủ yếu, nhiễm xạ mặt đất không đáng kể, nhiễm xạ khí
quyển lớn, HƢĐT tăng mạnh ở phạm vi tƣơng đối rộng.
c) Nổ trên không
- Ký hiệu: K
- Độ cao nổ: Cách mặt đất từ 16 km trở xuống cho tới độ cao bằng bán
kính của cầu lửa không chạm mặt đất (mặt nƣớc).
- Tác dụng: Tiêu diệt các phƣơng tiện bay trên không, sinh lực ngoài
công sự, vũ khí trang bị trên mặt đất, phá huỷ công trình kiến trúc. Nếu nổ

107
ở trên không thấp, có thể phá huỷ các mục tiêu tƣơng đối kiên cố trên mặt
đất, sinh lực trong công sự.

a b
Hình 2: Nổ trên không
a: Nổ trên không cao b: Nổ trên không thấp
- Cảnh tƣợng nổ: Ánh chớp sáng chói lọi, tiếng nổ rền vang, cầu lửa tròn
lan rộng và bốc lên cao với vận tốc lớn (hàng trăm km/h), cầu lửa nguội dần
chuyển thành mây phóng xạ tiếp tục cuốn lên cao hình thành nấm mây nguyên
tử. Nếu nổ trên không cao thì tán nấm, thân nấm không liền nhau. Nếu nổ trên
không thấp tán nấm và thân nấm liền nhau ngay từ đầu.
- Sự hình thành các nhân tố: Sóng kích động là nhân tố sát thƣơng phá
hoại chủ yếu, bức xạ quang và bức xạ xuyên là nhân tố sát thƣơng quan trọng,
hiệu ứng điện từ mạnh.
d. Nổ mặt đất, mặt nƣớc
- Ký hiệu : Đ, N
- Độ cao nổ: h = 0,5ữ3,5x 3 q
- Tác dụng : Tiêu diệt các mục tiêu
tƣơng đối kiên cố trên mặt đất, mặt nƣớc.
- Cảnh tƣợng nổ: Ánh chớp chói lọi,
nghe tiếng nổ rền vang, mặt đất rung
chuyển mạnh, cầu lửa bị khuyết phần dƣới
(có hình bán cầu lửa), đất đá bị nóng chảy
cuộn lên rồi đông lại thành xỉ phóng xạ,
nấm mây nguyên tử màu thẫm, thân to và
thấp hơn so với nổ trên không. Tạo hố bom
sâu tại tâm nổ.
- Sự hình thành các nhân tố: Sóng
kích động, bức xạ quang gần tâm nổ Hình 3: Nổ mặt đất
mạnh hơn ở khu vực xa, bức xạ xuyên mạnh, nhiễm xạ địa hình có diện tích
rộng, mức bức xạ cao, hiệu ngứ điện từ mạnh nhƣng phạm vi hẹp.
e) Nổ dƣới đất, dƣới nƣớc
- Ký hiệu: DĐ, DN

108
- Độ sâu nổ: Dƣới mặt đất, mặt nƣớc từ vài mét đến vài trăm mét.
- Tác dụng: Tiêu diệt, phá huỷ các công trình kiên cố dƣới đất, tạo hố
bom sâu, khu nhiễm xạ rộng, các mục tiêu trên mặt nƣớc, dƣới nƣớc nhƣ tầu
ngầm và các công trình ngầm dƣới nƣớc.
- Cảnh tƣợng nổ: Nổ dƣới đất, dƣới nƣớc không nhìn thấy hoặc thấy rất
ít ánh sáng của cầu lửa (do đất, nƣớc hấp thụ hết), mặt đất rung chuyển mạnh
nhƣ động đất, đất đá tung lên trộn với chất phóng xạ có hình nón cụt lật ngƣợc,
bụi mù mịt bao phủ quanh khu vực nổ. Khi nổ dƣới nƣớc, tạo nên một cột nƣớc
khổng lồ có đƣờng kính từ vài trăm mét đến vài kilômét, mặt nƣớc xuất hiện
những đợt sóng cao tới vài trăm mét.
- Sự hình thành các nhân tố: Sóng kích động, bức xạ quang và bức xạ
xuyên trong không khí yếu, sóng địa chấn trong lòng đất rất mạnh, sóng nƣớc
rất mạnh (sóng thần); nhiễm xạ mặt đất và nhiễm xạ nƣớc lớn.

Hình 4: Nổ dƣới đất Hình 5: Nổ dƣới nƣớc

4. Các nhân tố sát thƣơng phá hoại và cách phòng chống


a) Sóng kích động
- Nguồn gốc: Sóng kích động là nhân tố ƣats thƣơng phá hoại chủ yếu
của vũ khí hạt nhân, chiếm 50% năng lƣợng của vụ nổ. Khi bom, đạn hạt nhân
nổ, phản ứng phân hạch hay phản ứng tổng hợp hạt nhân đƣợc thực hiện, giải
phóng ra một năng lƣợng cực kỳ lớn với nhiệt độ lên tới hàng chục triệu độ và
áp suất hàng tỷ atmôtphe ở khu vực tâm nổ. Dƣới tác dụng của nhiệt độ cực kỳ
cao, vật chất ở gần xung quanh tâm nổ đều bốc thành hơi nóng đỏ, tạo thành
một khối lửa khổng lồ có nhiệt độ và áp suất cao gọi là cầu lửa. Cầu lửa không
ngừng lan rộng và bốc lên cao, dồn nén lớp không khí bao quanh tâm nổ hình
thànhấnóng kích động, còn gọi là sóng xung kích, sóng xung động có áp suất
rất lớn.
- Tác hại
+ Đối với ngƣời:

109
Sóng kích động có thể gây sát thƣơng trực tiếp hay gián tiếp. Sát thƣơng
trực tiếp là do sức đẩy mạnh của lớp không khí lên cơ thể, làm cho các bộ phận
quan trọng trong ngƣời nhƣ tim, gan, phổi, lá lách, não... bị tổn thƣơng, có thể gây
ảnh hƣởng đến máu bên trong, chảy máu ở miệng, mũi, tai… và do sức đẩy mạnh
của không khí hất ngƣời đi xa gây dập, nát, gãy xƣơng, sai khớp chân, tay…
Sát thƣơng gián tiếp là của sóng kích động làm đổ sập nhà cửa, hầm hào,
công sự, cây cối, phƣơng tiện kỹ thuật..., từ đó đè ép, va đập lên ngƣời gây
chấn thƣơng, ở các thành phố, rừng cây thì sát thƣơng gián tiếp lớn hơn trực
tiếp (chiếm 70%).
+ Đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật công trình kiến trúc: sóng kích động
có thể làm hƣ hỏng hoặc phá huỷ hoàn toàn bằng trực tiếp hay gián tiếp.
- Cách phòng chống
+ Nhanh chóng và triệt để lợi dụng địa hình, hầm hào, công sự, binh khí
kỹ thuật... để ẩn nấp.
+ Nếu đang ở địa hình bằng phẳng, thấy chớp nổ hạt nhân phải lập tức
nằm sấp xuống mặt đất, chân quay về hƣớng tâm nổ, hai cánh tay bắt chéo
chèn trƣớc ngực, hai ngón trỏ bịt hai lỗ tai, mắt nhắm, miệng há, thở đều.
+ Hầm hào công sự phải xây dựng kiên cố, vững chắc.
+ Cấp cứu cho những ngƣời bị thƣơng, chuyển về tuyến sau điều trị
những ngƣời bị thƣơng nặng.
+ Không đƣợc lợi dụng những vật dễ đổ vỡ để đề phòng tác hại gián tiếp
của sóng kích động.
b) Bức xạ quang
- Nguồn gốc: Khi vũ khí hạt nhân nổ tạo thành cầu lửa có nhiệt độ cao
và áp xuất cực kỳ lớn không ngừng lan rộng và bốc lên cao. Cầu lửa là do các
sản phẩm của vụ nổ nhƣ vỏ bom, đạn, chất nổ, đất, nƣớc, không khí... gần tâm
nổ bị nung nóng tạo thành. Do bị nung nóng ở nhiệt độ cao, cầu lửa là một
khối plátsma trong đó các phân tử, nguyên tử ở trạng thái bị kích thích, inon
hóa, tái hợp không ngừng, liên tục phát ra bức xạ điện từ trong dải sóng quang
học, tức là tia sáng tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng hồng ngoại. Dòng
năng lƣợng bức xạ của các tia sáng đó gọi là bức xạ quang.
Bức xạ quang là nhân tố sát thƣơng phá hoại quan trọng của vũ khí hạt
nhân, chiếm khoảng 35% năng lƣợng vụ nổ.
Bản chất của bức xạ quang là dòng ánh sáng có nhiệt độ cao, trong khu
vực tâm nổ lên tới hàng trục triệu độ, cho nên bức xạ quang có phƣơng truyền
thẳng, vận tốc nhanh (300000km/s), năng lƣợng của bức xạ xuyên đƣợc tính
bằng giá trị của xung lƣợng quang, đơn vị tính là calo (cal).
- Tác hại
+ Đối với ngƣời: Bức xạ quang có thể gây sát thƣơng trực tiếp hay gián
tiếp. Sát thƣơng trực tiếp là làm bỏng da hoặc thiêu cháy, gây mù mắt.... sát
thƣơng gián tiếp là do bức xạ quang gây nên các đám cháy lớn, từ đó làm cháy,
bỏng ngƣời và tác hại bằng hơi nóng của đám cháy, ở nơi có nhiều vật dễ cháy
thì tác hại gián tiếp lớn hơn tác hại trực tiếp.

110
+ Đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhà cửa, công trình... bức xạ quang
gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp; gây cháy, nóng chảy, hoá than... tạo thành
những đám cháy lớn.
Lớp phủ thực vật gần khu vực tâm nổ có thể tạo ra các đám cháy lớn,
diện tích lan rộng (có thể tạo thành bão lửa).
- Cách phòng chống
+ Phòng chống bức xạ quang cũng áp dụng các biện pháp tƣơng
tángóng kích động nhƣ lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp, xây dựng công sự.
+ Chú ý nhắm mắt, không nhìn vào cầu lửa, trang bị cho bộ đội kính bảo
vệ mắt, mũ, giày chống cháy.
+ Hầm hào, công sự xây dựng bằng vật liệu khó cháy, có nắp đậy đủ độ dày.
+ Tổ chức tốt công tác cấp cứu ngƣời bị bỏng, dập cháy cho ngƣời, vũ
khí trang bị kỹ thuật, công sự, địa hình...
+ Bố trí phân tán các kho tàng, phƣơng tiện chiến đấu, cách ly với vật dễ
cháy, che phủ cho kho tàng, vũ khí trang bị, khí tài quan trọng bằng các loại
bạt chịu nhiệt, nhƣng cần chú ý giữ bí mật, bảo đảm chiến đấu.
+ Đối với đƣờng dây thông tin hữu tuyến điện phải chôn sâu dƣới đất
phòng cháy.
c) Bức xạ xuyên
- Nguồn gốc
Bức xạ xuyên là dòng gama (ɤ) và dòng nơtron (n) đƣợc phóng ra từ
tâm nổ ngay lúc xảy ra phản ứng hạt nhân, từ quả cầu lửa và đám mây
phóng xạ, hình thành ngay sau khi nổ. Bức xạ xuyên là nhân tố sát thƣơng
phá hoại đặc trƣng của vũ khí hạt nhân, chiếm 5% năng lƣợng vụ nổ.
- Tác hại
+ Đối với ngƣời và động vật: Các tia ɤ, n khi chiếu vào ngƣời, động vật
sẽ gây nên những biến đổi sinh vật học trong cơ thể, thực chất là gây nên hiện
tƣợng ion hoá các nguyên tử, phân tử trong tế bào cơ thể. Từ đó dẫn đến sự
thay đổi cấu trúc hoá học của các nguyên tử, phân tử và phá hoại hoạt động của
hệ thần kinh trung ƣơng, hệ tuần hoàn và cơ quan tạo máu, các cơ quan bị chấn
thƣơng khi bị chiếu xạ không hồi phục đƣợc sẽ gây nên một bệnh đặc biệt cho
ngƣời và động vật gọi là bệnh phóng xạ cấp tính. Mức độ bệnh phóng xạ phụ
thuộc vào liều chiếu xạ.
Độ 1 (nhẹ): Thời kỳ ủ bệnh từ 2ữ3 tuần, sau đó có hiện tƣợng khó chịu,
mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, bạch cầu giảm.
Độ 2 (trung bình): Thời kỳ ủ bệnh khoảng 1 tuần, sau đó xuất hiện
những triệu chứng nhƣ độ 1 nhƣng nặng hơn, bạch cầu giảm nhiều. Điều trị sau
1,5ữ2 tháng có thể hồi phục.
Độ 3 (nặng): Thời kỳ ủ bệnh khoảng 1 giờ, sau đó mệt mỏi toàn thân, buồn
nôn, nôn mửa, nhiệt độ tăng cao, co giật, rối loạn tiêu hoá, rụng tóc, thành phần và
chất lƣợng máu giảm nhiều, dễ gây nhiễm trùng các vết thƣơng khác. Điều trị tốt
có thể phục hồi sau 6ữ8 tháng.
Nếu bị chiếu xạ với liều lƣợng lớn hơn 500R sẽ gây bệnh phóng xạ cấp
tính rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao (100%).

111
- Đối với vũ khí trang bị, công trình... bức xạ xuyên không phá hoại,
chỉ làm thay đổi tính chất của các loại dụng cụ bán dẫn, làm hỏng phim ảnh,
vật thể khi bị chiếu xạ có thể trở thành các đồng vị phóng xạ cảm ứng, gây tác
hại gián tiếp cho ngƣời sử dụng.
- Cách phòng chống
+ Đối với ngƣời: Nhanh chóng, triệt để lợi dụng địa hình, địa vật và
các vật che khuất, che đỡ để ẩn nấp; xây dựng công sự, hầm có nắp, đủ độ dày
để làm giảm yếu bức xạ xuyên; tổ chức cấp phát ống đo liều chiếu xạ cá nhân
(nếu có) để đo liều chiếu xạ cho bộ đội. Nếu đƣợc cấp phát thuốc phòng phóng
xạ thì chỉ đƣợc uống thuốc 30ữ 40 phút trƣớc khi vào vùng chiếu xạ làm nhiệm
vụ.
Dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra độ phóng xạ cho lƣơng thực, thực
phẩm và nguồn nƣớc.
Nếu bị bệnh phóng xạ, sử dụng túi thuốc cá nhân uống 1ữ2 viên thuốc
chống nôn sau đó đƣa lên quân y các cấp điều trị.
+ Đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật
Bảo vệ, che đậy những bộ phận quang học, kính ngắm, phim ảnh.
Dùng máy đo phóng xạ kiểm tra độ phóng xạ cho vũ khí trang bị,
phƣơng tiện kỹ thuật, công trình, địa hình, đƣờng xá...
d) Chất phóng xạ
Chất phóng xạ là nhân tố iats thƣơng phá hoại đặc trƣng của vũ khí hạt
nhân, chiếm khoảng 10% năng lƣợng vụ nổ.
- Nguồn gốc
Khi vũ khí hạt nhân nổ, chất phóng xạ đƣợc sinh ra từ 3 nguồn gốc là
sản phẩm của phản ứng phân hạch (mảnh vỡ hạt nhân), chất phóng xạ cảm ứng
và chất nổ hạt nhân chƣa tham ra phản ứng. Chất phóng xạ thƣờng tồn tại ở các
dạng khí, bụi, xỉ phóng xạ và nằm ngay trong vũ khí trang bị kỹ thuật khi bị
dòng n chiếu vào.
- Tác hại
+ Đối với ngƣời
Chất phóng xạ gây bệnh phóng xạ đối với ngƣời theo 3 con đƣờng:
Chiếu xạ ngoài: Khi ngƣời đi qua khu nhiễm xạ hay ở gần vật thể bị
nhiễm xạ có thể bị tia ,ɤ chiếu vào cơ thể. Nếu bị chiếu bởi ɤ với liều lƣợng
cao sẽ gây nên bệnh phóng xạ cấp tính và mãn tính, cấp độ bệnh phóng xạ
tƣơng tự bệnh phóng xạ do bức xạ xuyên gây nên.
Nhiễm xạ da: Do bụi phóng xạ rơi trực tiếp vào ngƣời, các tia phóng xạ
xuyên vào cơ thể gây nên bệnh bỏng phóng xạ.
Nhiễm xạ bên trong: Do bụi phóng xạ xâm nhập vào cơ thể ngƣời bằng
3 con đƣờng hô hấp, tiêu hoá và qua vết thƣơng gây nên bệnh phóng xạ.
+ Đối với vũ khí trang bị kỹ thuật, công trình kiến trúc: Chất phóng xạ
không gây tác hại đối với VKTB kỹ thuật, công trình kiến trúc, nguồn nƣớc,
lƣơng thực, thực phẩm v.v…, những đối tƣợng này bị nhiễm xạ sẽ gây tác hại
gián tiếp cho ngƣời sử dụng.
- Cách phòng chống
+Sử dụng khí tài phòng hoá đúng lúc, chính xác theo lệnh của ngƣời chỉ huy.
112
+ Lợi dụng địa hình, địa vật, phƣơng tiện kỹ thuật để phòng chống.
+ Xây dựng công sự, hầm hào có nắp kín
+ Trang bị các khí tài trinh sát bức xạ để trinh sát xác định tình hình nhiễm xạ
trên địa hình, không khí, VKTB kỹ thuật, nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm...
+ Sử dụng các khí tài để tẩy xạ cho các đối tƣợng bị nhiễm.
+ Dự đoán tình hình nhiễm xạ và khả năng hoạt động trong khu nhiễm.
+ Trƣớc khi vào khu nhiễm làm nhiệm vụ, phải uống thuốc ph òng
phóng xạ.
+ Tổ chức cấp cứu, điều trị ngƣời bị bệnh phóng xạ.
e) Hiệu ứng điện từ
Hiệu ứng điện từ là nhân tố thứ 5 của VKHN, chiếm một phần năng lƣợng
không đáng kể của vụ nổ hạt nhân (khoảng 1%).
- Nguồn gốc
Khi bom đạn hạt nhân nổ, dƣới tác dụng của nhiệt độ cao và dòng ɤ, n,
các phân tử, nguyên tử không khí bị ion hoá tạo thành các phần tử mang điện.
Do đó, trong không gian hình thành những vùng điện tích trái dấu, làm xuất
hiện điện từ trƣờng tổng hợp gọi là xung điện từ hay hiệu ứng điện từ.
- Tác hại
Hiệu ứng điện từ làm nhiễu các hoạt động của máy vô tuyến điện, làm
đứt dây dẫn điện, cầu chì…mất tính cách điện của một số vật liệu gây lên hiện
tƣợng cháy và chập điện.
Ngoài ra hiệu ứng điện từ còn tác dụng vào các hệ thống điều khiển, thông
tin liên lạc đặt dƣới hầm sâu, mà ở đó ứóng kích động và bức xạ quang không tác
dụng đƣợc.
- Cách phòng chống
+ Xây dựng hệ thống thu xung điện từ ở các hầm chỉ huy, hầm thông tin.
+ Thiết kế các mạch điện chống xung cao trong các thiết bị điện.
+ Tạm thời tắt máy vô tuyến điện khi nhận đƣợc tín hiệu thông báo, báo
động địch tập kích VKHN.

B. VŨ KHÍ HÓA HỌC


1. Khái niệm
Vũ khí hoá học(VKHH) là một loại VKHDL mà tác dụng sát thƣơng
dựa trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc cho
ngƣời, sinh vật và phá huỷ môi trƣờng sinh thái.
2. Phân loại
a) Phân loại theo thời gian gây tác hại
Căn cứ vào thời gian tồn tại và gây tác hại của chất độc trong môi trƣờng
nhiễm, ngƣời ta chia chất độc quân sự ra làm hai nhóm:
- Nhóm chất độc quân sự mau tan: Là những chất độc quân sự có thời
gian tồn tại dƣới 1 giờ, nhiệt độ sôi nhỏ hơn 140 0c. Các chất độc này thƣờng
đƣợc sử dụng ở trạng thái hơi, khói hoặc giọt lỏng có độ bốc hơi nhanh, gây
nhiễm độc không khí là chủ yếu và gây tác hại cho ngƣời qua đƣờng hô hấp. Ví
dụ nhƣ khói chất độc CS, BZ, chất độc ngạt thở và chất độc toàn thân…

113
- Nhóm chất độc quân sự lâu tan: Là những chất độc có thời gian tồn tại
trên 1 giờ, nhiệt độ sôi lớn hơn 140 0c. Các chất độc này thƣờng đƣợc sử dụng
ở dạng giọt lỏng hoặc rắn (bột) ít bay hơi. Gây nhiễm độc cho các đối tƣợng,
gây tác hại cho ngƣời bằng ba con đƣờng hô hấp, tiếp xúc và tiêu hoá. Ví dụ
nhƣ chất độc Vx, chất độc loét da, bột CS…
Cách phân loại trên chỉ là tƣơng đối vì thời gian tồn tại của chất độc
trong môi trƣờng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh.
b) Phân loại theo bệnh lý
Căn cứ vào đặc điểm, tác hại và triêụ chứng trúng độc đối với ngƣời
khác nhau, ngƣời ta chia chất độc quân sự thành 6 nhóm:
- Nhóm chất độc thần kinh: Là những chất độc quân sự có độc tính
cao, gây tác hại đối với hệ thần kinh làm cho ngƣời trúng độc bị mất sức
chiến đấu và chết nhanh chóng. Chất độc thần kinh gồm có Vx, Sarin (GB),
Sôman (GA), Tabun (GD)… đặc biệt là Vx và Sarin đƣợc quan tâm nhất. Mỹ
và Nga đã sản xuất đƣợc Vx và Sarin hai thành phần đƣa vào trang bị cho
quân đội.
- Nhóm chất độc loét da: Là những chất độc quân sự có độc tính cao, gây
tác dụng huỷ hoại da và niêm mạc, bị tổn thƣơng rất khó điều trị, ngƣời bị
trúng độc có thể bị tử vong. Chất độc loét da có ý nghĩa lớn trong quân sự vì
khả năng gây tác hại, thời gian tồn tại và độ bền tàng trữ cao. Nhƣ Ypêrit
(H,HD), Ypêritnitơ (HN) và Lơvixit (L)…
- Nhóm chất độc toàn thân: Là những chất độc quân sự có độc tính cao khi
xâm nhập vào cơ thể phá hoại sự trao đổi ôxy của tế bào gây nhiễm độc toàn bộ
cơ thể và dẫn đến tử vong. Chất độc toàn thân gồm: Axitxyanhyđríc (AC),
Cloxyan (CK), các hợp chất Hydrô của Asen và Phôtpho…
- Nhóm chất độc ngạt thở: Là những chất độc quân sự có độc tính cao
gây tổn thƣơng cho cơ quan hô hấp. Chất độc ngạt thở gồm: Photgen (CG) và
Điphotgen (DP).
- Nhóm chất độc kích thích: Là những chất độc gây tác hại kích thích các
tế bào thần kinh không có màng bảo vệ ở các niêm mạc mắt, mũi, miệng….
Chất độc kích thích đƣợc Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt nam gồm:
CS, Cloaxetôphênôn (CN), Ađamxít (DM)…
- Nhóm chất độc tâm thần: Là những chất độc gây cho con ngƣời những
bất thƣờng về tâm lý. Chất độc tâm thần gồm: BZ, LSD-25.
c) Phân loại theo độ độc
- Chất độc gây chết ngƣời: Là những chất độc quân sự có độc tính cao,
khi xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫn đến chết ngƣời sau một thời gian.
- Chất độc gây mất sức chiến đấu: Là những chất độc có độc tính thấp. Khi
ngƣời bị nhiễm độc chỉ làm mất sức chiến đấu tạm thời trong một thời gian nhất
định.
3. Đặc điểm tác hại cơ bản của vũ khí hoá học
a) Sát thƣơng sinh lực chủ yếu bằng tính độc
Vũ khí hoá học chỉ gây sát thƣơng sinh lực bằng tính độc của các loại
chất độc quân sự, làm ô nhiễm môi trƣờng, làm ảnh hƣởng đến cân bằng
sinh thái, gây tác hại đối với con ngƣời, sinh vật một cách trực tiếp và gián

114
tiếp. Nhiều loại chất độc tồn tại lâu dài trong môi trƣờng làm ảnh hƣởng
đến các mặt của đời sống xã hội.
Vũ khí hoá học không gây sát thƣơng bằng uy lực nổ nhƣ vũ khí thông
thƣờng và vũ khí hạt nhân, nên không phá hoại trực tiếp cơ sở vật chất, chỉ làm
nhiễm độc vũ khí trang bị (VKTB), địa hình công sự, lƣơng thực, thực phẩm,
nguồn nƣớc…, làm ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng và gây khó khăn cho việc khắc
phục hậu quả.
b) Phạm vi gây tác hại rộng
Khi tập kíchVKHH, chất độc có thể tồn tại ở trạng thái sol khí, hơi,
khuyếch tán vào không khí, tạo thành đám mây độc. Tuỳ thuộc vào điều kiện
khí tƣợng, địa hình mà đám mây độc lan truyền theo chiều gió làm nhiễm độc
không khí và sa lắng trên địa hình trong phạm vi rộng lớn. Nếu tập kích vào
vùng đông dân cƣ có thể gây nhiễm độc hàng vạn ngƣời.
c) Thời gian gây tác hại kéo dài
Sau khi tập kích vũ khí hóa học, một phần chất độc ở thể lỏng và thể bột
làm nhiễm độc địa hình, vật thể, vũ khí trang bị lại tiếp tục bay hơi. Tuỳ theo
điều kiện khí tƣợng, địa hình, mật độ nhiễm độc mà mức độ nguy hiểm có thể
kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, từ hàng giờ đến hàng chục ngày, có
những chất độc kéo dài đến hàng năm, để lại hậu quả lâu dài.
4. Một số loại chất độc chủ yếu và cách phòng chống
a) Chất độc thần kinh Vx
- Tính chất: Vx là một chất lỏng không màu, không mùi, nhiệt độ sôi
0
300 c, ít tan trong nƣớc, tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Vx nặng hơn nƣớc
nên có thể lắng xuống đáy ao, hồ, sông, ngòi. Vx bay hơi kém có thể tồn tại lâu
trên bề mặt địa hình, vật thể. Vx gây nhiễm độc qua da rất lớn.
- Triệu chứng: Khi chất độc Vx xâm nhập vào cơ thể tuỳ theo mức độ nặng
hay nhẹ khác nhau mà xuất hiện các triệu chứng: con ngƣơi mắt thu nhỏ, sùi bọt
mép, nôn mửa, khó thở, thở gấp, đi đứng không vững, đau đầu, đau vùng mắt, co
giật cơ bắp, co giật toàn thân, da tím tái, tim hoạt động rối loạn, toàn thân tê liệt và
chết. Trong trƣờng hợp bị nhiễm độc nhẹ hoặc cấp cứu kịp thời có thể sống sót.
- Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc
+ Đề phòng: Luôn luôn cảnh giác, phát hiện kịp thời địch sử dụng chất
độc Vx trong chiến đấu. Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, công sự, binh khí
kỹ thuật.. để ẩn nấp. Sử dụng khí tài đề phòng nhƣ mặt nạ, áo choàng, ủng, găng
tay để che phòng cho ngƣời. Uống viên thuốc phòng chất độc thần kinh trƣớc
khi địch sử dụng hoặc trƣớc khi vào khu nhiễm hoạt động.
+ Cấp cứu: Nhanh chóng đƣa ngƣời ra khỏi khu nhiễm độc. Dùng ống
tiêm tự động tiêm vào bắp và bỏ ống tiêm vào túi áo ngực, làm hô hấp nhân
tạo.
Nếu không có ống tiêm tự động thì tiêm Atrôpinsunphat liều cao và
PAM đến khi con ngƣơi mắt giãn ra có thể dừng tiêm (liều lƣợng tiêm không
quá 48ữ90mg trong 48 giờ).
+ Tiêu độc:

115
Sử dụng bao tiêu độc IPP-8 để tiêu độc cho da và dung dịch Natribicacbonat
2% để nấu hấp quân trang, quân dụng (có thể dùng hơi Amôniăc); nếu quân trang
bị nhiễm hơi chất độc thần kinh, dùng bao ĐPS để tiêu độc.
Sử dụng hộp tiêu độc IĐP để tiêu độc cho vũ khí trang bị cá nhân.
Dùng dung dịch 3/2 (Canxihypoclorit) có 6ữ8% clo hoạt động để tiêu
độc cho địa hình, công sự, đƣờng xá…, dung dịch 3/2 có 2ữ5% clo hoạt động
tiêu độc cho vũ khí kỹ thuật.
Đối với mắt bị nhiễm độc, sử dụng nƣớc sạch rửa nhiều lần.
Nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm bị nhiễm độc không đƣợc sử dụng.
Ngoài ra có thể xúc hớt, phủ lấp, đốt để tiêu độc địa hình.
b) Chất độc loét da Ypêrit (ký hiệu H, HD)
- Tính chất: Ypêrit ở dạng tinh khiết là một chất lỏng không màu, không
mùi, sánh nhƣ dầu. Sản phẩm công nghiệp có màu từ vàng đến màu tối và có
mùi đặc trƣng, khi phân huỷ có mùi giống nhƣ mùi tỏi. Khả năng bay hơi kém,
độ bền của chất độc cao, thời gian gây tác hại của Ypêrit kéo dài hàng tuần.
- Trạng thái sử dụng: Trong chiến đấu chất độc Ypêrit thƣờng đƣợc sử
dụng ở dạng giọt lỏng và sƣơng (sol khí).
- Triệu chứng:
Đối với da: Khi chất độc rơi trên da làm cho da ban đỏ, rộp phồng có
nƣớc, lúc đầu nốt rộp phồng nhỏ, sau đó lớn dần và nối liền với nhau thành nốt
rộp phồng lớn, các nốt rộp phồng vỡ ra gây loét nát, hoại tử, sau hàng tháng
mới khỏi, để lại vết sẹo, bị nặng có thể gây tử vong.
Đối với cơ quan hô hấp: Chất độc Ypêrit gây tổn thƣơng thanh quản, khí
quản, viêm phổi và phù nề phổi.
Đối với cơ quan tiêu hoá: Chất độc Ypêrit gây viêm loét dạ dày, ruột,
buồn nôn, mửa, đau bụng, tiết nhiều nƣớc bọt, đại tiện ra máu.
Đối với mắt: Bị viêm niêm mạc khi tiếp xúc với hơi chất độc hoặc bị mù
nếu giọt lỏng Ypêrit rơi vào mắt.
- Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc.
+ Đề phòng:
Nhanh chóng triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, phƣơng tiện kỹ thuật để
ẩn nấp. Sử dụng khí tài phòng hoá cá nhân nhƣ mặt nạ, áo choàng, ủng, găng
tay để che phòng cho ngƣời. Nguồn nƣớc sinh hoạt, lƣơng thực, thực phẩm
phải đƣợc che đậy kín.
+ Cấp cứu: Đƣa nhanh ngƣời bị nhiễm lên quân y để điều trị kịp thời,
tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng. Cho uống thuốc trợ lực, dùng thuốc mỡ
kháng sinh bôi lên vết loét sau khi đã tiêu độc.
- Tiêu độc
Sử dụng bao tiêu độc IPP-8 tiêu độc cho da.
Có thể sử dụng dung dịch mônôcloramin 10%, dung dịch kiềm loãng,
thuốc tím để tiêu độc cho da, tiêu độc xong rửa bằng nƣớc xà phòng và nƣớc
sạch. Nếu da bị ban đỏ dùng băng tẩm dung dịch cloramin 2% để băng lại.
Sử dụng dung dịch cloramin 0,25 ữ0,5% hoặc dung dịch Natribicacbonnat 2%
để rửa mắt nhiều lần, bôi thuốc mỡ kháng sinh. Nếu bị kích thích mạnh nhỏ Đicain.

116
Đối với cơ quan hô hấp: Xúc miệng, rửa mũi bằng dung dịch
Natribicabonat 2% hay dung dịch cloramin 0,25ữ0,5%.
Đối với cơ quan tiêu hoá: Dùng dung dịch cloramin 0,25% để rửa dạ dày.
Đối với quân trang, quân dụng dùng phƣơng pháp nấu hấp với hơi nƣớc
có chứa NH3. Đun sôi lâu trong dung dịch Na 2C03 hoặc xà phòng.
Đối với vũ khí cá nhân dùng hộp IĐP để tiêu độc, VKTB cỡ lớn tiêu độc
bằng dung dịch đicloramin, các chất có tính ôxy hoá, clo hoávà dung dịch 3/2.
Đối với địa hình, đƣờng xá dùng clorua vôi, 3/2 ở dạng bột hoặc dung
dịch có chứa 6ữ8% clo hoạt động để tiêu độc.
Ngoài ra dùng các phƣơng pháp phủ lấp, xúc hớt, gạt bỏ, đốt để tiêu độc
cho địa hình.
Nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm bị nhiễm Ypêrit thì tuyệt đối không
đƣợc sử dụng.
c) Chất độc kích thích CS
- Tính chất: CS là một chất kết tinh màu trắng có mùi hạt tiêu nhẹ, khả năng
bay hơi thấp, không tan trong nƣớc, tan tốt trong Axetôn, Diôxan, Benzen,
Clorofoóc.
- Triệu chứng
Đối với mắt: Trong vài giây đã gây ra viêm niêm mạc mắt nặng, làm
bỏng rát, đau nhức dữ dội, làm cay mắt, chảy nƣớc mắt. Nếu ra khỏi khu
nhiễm thì sau 25ữ30 phút mức độ viêm niêm mạc giảm đi rõ rệt.
Đối với cơ quan hô hấp: Cảm giác bỏng rát trong khoang miệng, họng, trong
lồng ngực, hắt hơi, sổ mũi liên tục và ho sặc sụa, tạo tâm lý hoảng sợ cho ngƣời bị
nhiễm độc, làm tăng triệu chứng nhiễm độc toàn thân, có thể ngừng thở. Triệu chứng
trên mất đi khi đã ra khỏi khu nhiễm, hít thở không khí sạch một thời gian.
Đối với da: Da ẩm ƣớt nếu bị bột chất độc CS dính bám sẽ làm bỏng rát,
có thể ban đỏ hoặc rộp phồng.
- Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc
+ Đề phòng: Sử dụng các loại mặt nạ, áo choàng, ủng và găng tay để bảo vệ
cho ngƣời; có thể sử dụng khăn mặt ƣớt, khẩu trang, băng miệng, mũ mềm… để
che phòng cho cơ quan hô hấp.
+ Cấp cứu:
Nhanh chóng đƣa ngƣời ra khỏi khu nhiễm, nơi thoáng gió cho ngửi ống
thuốc chống khói (1ữ2 ống).
Dùng dung dịch thuốc tím trong Axêton rửa chỗ da bị bỏng rát, tắm rửa
sạch sẽ bằng xà phòng.
Rửa mắt, mũi, họng bằng dung dịch Nabica 2% hoặc xúc miệng rửa mũi
bằng dung dịch thuốc tím loãng.
+ Tiêu độc:
Đối với ngƣời: Tắm rửa sạch sẽ bằng nƣớc xà phòng hoặc nƣớc sạch. Quần
áo quân trang tiêu độc bằng quá trình thông hơi, phủi dũ, đập sạch, nếu bị nhiễm
nặng, phải rửa, giặt bằng nƣớc xà phòng hoặc phân huỷ bằng không khí nóng.
Địa hình công sự: Có thể thu gom, quét dọn sạch sẽ, rửa bằng nƣớc.
Vũ khí trang bị: dùng dung môi hữu cơ để tiêu độc,

117
Nguồn nƣớc bị nhiễm chỉ sử dụng vào mục đích kỹ thuật, không sử
dụng cho ăn uống.
Đối với lƣơng thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc CS thể rắn (bột) có thể tách
bỏ lớp nhiễm bên ngoài, phần không bị nhiễm vẫn có thể sử dụng đƣợc.
d) Chất độc tầm thần BZ
- Tính chất: BZ là một chất kết tinh màu trắng, sản phẩm công nghiệp có
màu vàng nhạt, không tan trong nƣớc, tan tốt trong dung môi hữu cơ, rất ổn
định trong không khí.
- Triệu chứng: Khi bị nhiễm chất độc BZ, thời gian ủ bệnh kéo dài trong
khoảng 1 giờ, sau đó xuất hiện các triệu chứng con ngƣơi mắt giãn to, tim đập
nhanh, yếu cơ bắp, choáng váng, run rẩy, chóng mặt, liều lĩnh, suy giảm phản
ứng, ảo giác, mê sảng, hồi hộp, bất an, tức giận, điên khùng, mất trí. Sau 12 giờ
triệu chứng tâm thần thể hiện mãnh liệt hơn, sau 4ữ5 ngày trở lại bình thƣờng.
- Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc
+ Đề phòng: Nhanh chóng sử dụng mặt nạ phòng độc hoặc các khí tài
ứng dụng (khẩu trang, khăn mặt, mũ mềm…) để bảo vệ cơ quan hô hấp.
+ Cấp cứu: Đƣa ngay ngƣời ra khỏi khu nhiễm độc, đặt nơi thoáng gió.
Tiêm physosritlin (1ữ2 ống) hoặc cho ống Mêtratril hay Amiazin 2ữ3
viên/ngày.
+ Tiêu độc: Xúc miệng, rửa mũi, rửa mặt bằng nƣớc sạch nhiều lần; có
điều kiện tắm rửa vệ sinh bằng nƣớc xà phòng, nƣớc sạch; phơi quần áo bị
nhiễm độc hoặc giặt bằng nƣớc xà phòng. Nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm
bị nhiễm không đƣợc sử dụng.
e) Chất đầu độc
Chất đầu độc là các loại chất độc hoá học đƣợc sử dụng dùng để đầu
độc nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, hoa màu, gây tổn thất
về ngƣời, gia súc và mùa màng.
- Tính chất chung
Những chất độc hoá học sử dụng làm chất đầu độc phải có tính độc cao.
Không màu, không mùi, không vị, dễ hoà tan trong nƣớc và các dung
môi hữu cơ. Bền vững với nhiệt và môi trƣờng. Gây tác dụng từ từ.

- Một số chất đầu độc chủ yếu


+ Nicotin: Nicotin có nguồn gốc thực vật thuộc loại Alcaloit có trong cây thuốc
lá, thuốc lào…, hiện nay ngƣời ta đã tổng hợp đƣợc Nicotin bằng phƣơng pháp nhân
tạo.
Nicotin là một chất lỏng nhớt, không màu, trong không khí có màu sẫm
nâu, không mùi. Khi tiêm vào ven xuất hiện các triệu chứng trúng độc rõ rệt,
khó thở, tê liệt nặng, mất trí giác. Nicotin dùng để đầu độc nguồn nƣớc, thực
phẩm.
- Strichnin: Có nguồn gốc thực vật và cũng thuộc họ Alcaloit, có trong
hạt mã tiền, dạng tinh thể hình kim, không màu, vị đắng, ít tan trong nƣớc, tan
trong dung môi hữu cơ, muối của nó tan trong nƣớc. Strichnin dùng để đầu độc
bánh ngọt là chủ yếu.

118
- Nọc rắn: Nọc rắn là chất độc trong suốt hoặc trắng sữa, không màu
hoặc màu vàng, tan trong nƣớc, nếu ở trạng thái khô sẽ bền với môi trƣờng.
Tuỳ theo lƣợng nọc độc vào ngƣời có thể gây chết sau 1ữ8 giờ.
Nọc rắn đƣợc quan tâm nghiên cứu, ứng dụng để làm chất độc quân sự
hoá - sinh (chất độc quân sự thế hệ ba).
- Các hợp chất flo hữu cơ: Các hợp chất flo hữu cơ dùng cho mục đích đầu
độc chủ yếu là: Các hợp chất Metyl este của Axit floaxetic và 2-flo êtanol, là những
hợp chất bền vững, không cảm giác thấy, có thể xuất hiện chậm sau thời gian ủ
bệnh dài, khó bị phát hiện, khó điều trị. Các hợp chất flo hữu cơ sử dụng để đầu
độc nguồn nƣớc lƣơng thực, thực phẩm cho ngƣời và thức ăn, đồng cỏ cho gia súc.
- Các hợp chất vô cơ: Các hợp chất vô cơ có độ độc rất cao, các chất dùng để
đầu độc thƣờng có độ hoà tan đủ lớn trong nƣớc để gây nhiễm độc nƣớc và thực
phẩm có nƣớc. Một số ít hoà tan dùng để gây nhiễm độc đƣờng, bột, muối…
- Triệu chứng: Khi ngƣời bị nhiễm chất đầu độc xuất hiện các triệu
chứng: nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng quằn quại, co giật, loạn nhịp tim, khó
thở, choáng váng, sợ hãi, mất trí giác, mất khả năng vận động. Nếu bị nhiễm
độc nặng dễ dẫn đến tử vong.
- Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc:
+ Đề phòng: Thƣờng xuyên cảnh giác, phát hiện kịp thời, lấy mẫu gửi cơ
quan chuyên môn để xét nghiệm. Bảo vệ các nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm.
+ Cấp cứu: Khi ngƣời bị trúng độc, nhanh chóng gây nôn, cho uống sữa,
uống các thuốc lợi tiểu (có thể cho uống than hoạt tính khoảng 50gam quấy
đều với 300mg nƣớc). Nếu bệnh nhân bị mất nhiều nƣớc, cho uống nƣớc
đƣờng, nghỉ ngơi yên tĩnh.
+ Tiêu độc: Nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm bị nhiễm độc hoặc nghi
ngờ bị nhiễm độc tuyệt đối không đƣợc sử dụng; tiến hành làm công tác vệ
sinh, thau rửa.

f ) Chất độc diệt cây


- Khái niệm: Chất độc diệt cây là những hoá chất độc hoặc các dạng pha
chế của nó có tác dụng lên cây cối, đƣợc dùng để huỷ diệt các loại thực vật
nhằm gây tổn thất một cách gián tiếp cho đối phƣơng nhƣ phá huỷ màn ngụy
trang thiên nhiên và hạn chế đến sản xuất lƣơng thực, thực phẩm.
Chất độc diệt cây ngoài việc gây tác hại đối với thực vật, còn gây tác hại
đối với ngƣời.
- Một số chất độc và hỗn hợp chất độc diệt cây
+ Axitphênoxycacboxilic: Tác hại của chúng dựa trên sự kích thích phát
triển một cách mất cân đối, nhất là do sự giãn tế bào, chúng còn gây ảnh hƣởng
đến cây cỏ, hạt non và cây cối các loại.
+ Chất độc da cam (Orange): Là hỗn hợp dạng lỏng màu nâu sẫm,
không tan trong nƣớc, thƣờng pha với dầu diezen để giảm độ nhớt khi sử
dụng, chất độc da cam ít bay hơi. Có tác dụng mạnh trên lá cây to, ít tác dụng
hơn với các loại cỏ. Dùng để triệt phá hoa màu, các cây có bóng mát và các
loại cây khác. Chất độc đƣợc hấp thụ trên lá cây, từ đó tác dụng lên hệ thống
điều tiết sinh trƣởng làm cây bị chết sau nhiều ngày đến vài tuần.

119
Mỹ đã sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh Việt nam để triệt phá
các khu rừng lớn, lƣợng cần thiết là 15ữ50kg/ha.
+ Chất độc trắng (White): Là hỗn hợp màu trắng, hoà tan trong nƣớc,
không bốc cháy, không tan trong dầu, có độ nhớt lớn hơn chất độc da cam, ít
bay hơi. Chất độc trắng chủ yếu để diệt cỏ và gây tác hại cho mọi loại thực vật,
có tác dụng trên cây thân gỗ. Chỉ một lần phun rải đã triệt phá rừng cây.
+ Chất độc xanh (Blue): Chất độc xanh gây héo, úa mạnh với cây cối, lá
cây nhiễm bị khử nƣớc, khô và cuộn tròn lại, cây bị chết trong thời gian 2ữ4 ngày.
Đối với lúa nƣớc, gây ảnh hƣởng xấu đến quá trình tạo hạt. Để triệt phá rừng phải
sử dụng theo chu kỳ.
- Sử dụng chất độc diệt cây
Chất độc diệt cây đƣợc dùng trong mục đích quân sự để triệt phá
rừng cây, loại bỏ hoặc giảm khả năng nguỵ trang nhờ cây cối thiên nhiên
của đối phƣơng, triệt phá mùa màng, đồng cỏ, làm khô kiệt đất trồng trọt
nông, lâm nghiệp. Ngoài ra chất độc này còn dùng để gây độc cho ngƣời
(nhƣ chất đioxin trong chất độc da cam).
Chất độc diệt cây đƣợc phun rải dƣới dạng giọt lỏng và bột bằng các
máy phun lắp đặt trên máy bay, chủ yếu là máy bay vận tải.
Trong phạm vi hẹp có thể sử dụng các máy phun mang vác trong nông
nghiệp hoặc xe gây nhiễm độc. Sau khi sử dụng chất độc diệt cây, địch có thể sử
dụng vũ khí lửa để gây cháy, triệt hạ hoàn toàn màu nguỵ trang thiên nhiên, phá
huỷ môi trƣờng sống và làm ảnh hƣởng đến hành động chiến đấu của đối phƣơng.
- Tác hại
Triệt phá nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm của đối phƣơng; làm
cho đối phƣơng không còn nơi trú, dấu quân. Gây nhiễm độc cho ngƣời. Phá
huỷ môi trƣờng sinh thái.
Chất độc diệt cây gây tác hại cho ngƣời bằng cả ba con đƣờng hô hấp,
tiếp xúc và tiêu hoá. Gây ảnh hƣởng rất lớn đến sức khoẻ của con ngƣời. Một
số chất độc có trong chất độc diệt cây còn có thể gây tác hại cho ngƣời từ thế
hệ này đến thế hệ khác nhƣ chất đioxin.
- Đề phòng, tiêu độc
+ Đề phòng: Đối với ngƣời phải nhanh chóng sử dụng khí tài đề phòng
nhƣ mặt nạ, áo choàng, ủng, găng tay để che phòng. Lƣơng thực, thực phẩm
phải bảo quản trong bao bì kín, chống thấm; không sử dụng nguồn nƣớc, lƣơng
thực, thực phẩm bị nhiễm độc .
Che đậy cho VKTB không để chất độc diệt cây dính bám.
+ Tiêu độc:
Đối với ngƣời: Nếu ăn uống phải chất độc diệt cây thì nhanh chóng gây
nôn, rửa dạ dầy, đƣa ngay quân y để điều trị.
Sử dụng các chất có tính kiềm (xà phòng) hoặc nƣớc sạch, tắm rửa sạch
sẽ, nấu hấp quân trang, quân dụng bằng nƣớc xà phòng.
Sử dụng các chất có tính oxy hoá, clo hoá để tiêu độc choVKTB.
Đối với hoa màu: Việc tiêu độc hết sức khó khăn, tốn kém chủ yếu sử
dụng nƣớc sạch, nƣớc vôi để phun rửa nhiều lần, thay nƣớc. Hoa màu bị khô

120
héo phải thu gom, chặt bỏ và đốt. Ruộng đất bị nhiễm thì thau rửa bằng nƣớc
sạch nhiều lần, sau đó cày sới để 10ữ15 ngày mới có thể gieo trồng trở lại

C. VŨ KHÍ SINH HỌC


1. Khái niệm
Vũ khí sinh học (VKSH) là loại vũ khí huỷ diệt lớn, dựa vào đặc tính
gây (hoặc truyền) bệnh của vi sinh vật nhƣ vi khuẩn, vi rút, ricketsia, nấm đơn
bào hoặc độc tố do vi sinh vật tiết ra để giết hại (hoặc gây bệnh) hàng loạt
ngƣời, động vật, thực vật.
2. Một sô bệnh do vũ khí sinh học gây ra và cách phòng chống
a) Bệnh dịch hạch
- Triệu chứng: Nhức đầu, đau mỏi toàn thân, sốt cao, buồn nôn, mặt và
mắt đỏ, hạch nổi ở nách, ở bẹn thời kỳ ủ bệnh từ 5ữ6 ngày.
- Cách phòng chống: Bảo vệ đƣờng hô hấp bằng cách đeo khẩu trang
tẩm cồn long não và đeo kính bảo vệ mắt. Tiêm chủng phòng dịch bệnh. Tổ
chức diệt chuột và bọ chét ở những nơi tập trung đông ngƣời. Tiêm kháng sinh
Streptomyxin, Sunphamit…, truyền huyết thanh.
b) Bệnh dịch tả
- Triệu chứng: Ngƣời bệnh ỉa chảy, nôn mửa nhiều lần, mắt sâu, thân
nhiệt hạ, tim đập yếu và nhanh, tụt huyết áp. Thời gian ủ bệnh từ 2ữ3 ngày.
- Cách phòng chống
Đối với ngƣời lành: chủ yếu là giữ vệ sinh ăn, uống, diệt ruồi, nhặng
truyền bệnh, tiêm chủng phòng tả.
Đối với ngƣời bệnh: cách ly triệt để, tẩy uế đồ đạc, giƣờng, chiếu, quần áo,
quân tƣ trang cá nhân, sau đó dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (Clorôxit,
Cloromyxetin .v.v… ) và truyền huyết thanh.
c) Bệnh đậu mùa
- Triệu chứng: Sốt cao, rùng mình, đau lƣng, nhức đầu, nôn mửa, nổi mẩn ở
mặt và khắp ngƣời, dần dần thành nốt rộp phồng rồi thành mụn mủ, sau đó thành
vẩy, cuối cùng bong vảy ra thành những vết rỗ. Thời gian ủ bệnh từ 9 ữ12 ngày.
- Cách phòng chống: Hiện nay bệnh đậu mùa chƣa có phƣơng pháp điều trị
đặc hiệu mà chủ yếu là cách ly ngƣời bệnh, tẩy uế các đồ dùng, chủng đậu và dùng
các loại thuốc kháng sinh phối hợp với Sunphamít để đề phòng biến chứng do virus
đậu mùa gây nên.
d) Bệnh sốt phát ban chấy rận
- Triệu chứng: Sốt cao trên 390c, nhức đầu dữ dội, mặt đỏ, đau nhức bắp thịt,
nổi mẩn và sốt xuất huyết, đỏ ở ngực và cánh tay. Thời kỳ ủ bệnh từ 10 ữ14 ngày.
- Cách phòng chống
+ Tổ chức diệt chấy rận bằng các biện pháp vệ sinh thân thể sạch sẽ, cắt
móng tay, móng chân, giặt quần áo bằng xà phòng, tắm rửa thân thể, tẩy uế
giƣờng, chiếu bằng các dung dịch tẩy uế thông dụng.
+ Tiêm kháng sinh, truyền huyết thanh. Việc tiêm vắcxin phòng sốt phát
ban chỉ tiến hành trong tình trạng đặc biệt nguy hiểm và cho những ngƣời tiếp
xúc với nguồn truyền nhiễm nhƣ nhân viên ở các trạm kiểm dịch, bệnh viện,
phòng thí nghiệm.

121
+ Cách ly ngƣời bệnh với ngƣời lành.
e) Bệnh thƣơng hàn
- Triệu chứng: Sốt ly bì, mê man và đi ỉa ra máu, thủng ruột dẫn đến tử
vong nhanh.
- Cách phòng chống
+ Bảo vệ tốt nguồn thức ăn, lƣơng thực, thực phẩm.
+ Tổ chức ăn chín, uống sôi, tiêm chủng vácxin phòng bệnh.
+ Tổ chức cách ly ngƣời bệnh với ngƣời lành.
+ Dùng các loại thuốc đặc trị nhƣ Cloxit hoặc Clorômyxêtin và các loại
thuốc kháng sinh đƣờng ruột khác.
f ) Bệnh than
- Triệu chứng
+ Bệnh than thể da: Nha bào than đột nhập vào cơ thể qua chỗ da bị xây
sát. Thời gian nung bệnh từ 3ữ5 ngày. Đầu tiên da nổi nốt sẩn rát, ngứa, không
đau, phù nề xung quanh. Trong 24ữ36 giờ chuyển thành mụn phổng chứa dịch và
máu. Mụn phổng vỡ loét ở giữa và lõm xuống tạo thành vẩy đen khô, xung quanh
có nhiều mụn nhỏ viền quanh màu đỏ hơn. Sau 1ữ2 tuần vẩy đen khô bong ra
thƣờng không để lại sẹo, mụn than thƣờng không mƣng mủ và không đau, toàn
thân sốt cao 39 ữ 400c, rét run, đau đầu, bạch cầu tăng cao hơn 20 000mm3 có thể
dẫn đến viêm não. Nếu điều trị không kịp thời bệnh nhân sẽ bị chết.
+ Bệnh than thể tiêu hoá: Thời gian mang bệnh từ 2ữ5 ngày sau khi ăn phải
thức ăn có mầm bệnh than; biểu hiện sốt cao, đau bụng từng cơn, phân lỏng lẫn
máu, cổ chƣớng nôn ra máu, thủng ruột và chết.
+ Bệnh than thể hô hấp: Là thể ít gặp trong thiên nhiên nhƣng chiếm tỷ lệ
cao trong VKSH. Triệu chứng chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Kéo dài từ 1 ữ 3 ngày, thấy nhức đầu, ho, khó thở, sốt rét
từng cơn, đau ngực, đau bụng.
Giai đoạn 2: Kịch phát nhanh biểu hiện sốt cao, khó thở, … hạch trung thất to
thƣờng có dịch màng phổi, xuất huyết màng não, huyết áp tụt dẫn đến tử vong.
- Cách phòng chống
+ Cách ly tuyệt đối ngƣời bệnh và gia súc mắc bệnh than.
+ Khi ngƣời và súc vật chết phải chôn sâu 2 mét và đổ vôi bột.
+ Tiến hành tẩy uế các trang bị bảo hộ lao động (khẩu trang, găng tay…) và
các nguyên liệu nghi ngờ bị nhiễm bệnh than trƣớc khi đƣa vào chế biến.
+ Đối với quần áo, đồ dùng sinh hoạt phải nấu hấp trong dung dịch xà phòng
hoặc hơi foocmalin, tiêm phòng cho súc vật khoẻ.
+ Đối với ngƣời để phòng bệnh than cần tiêm vác xin và điều trị bằng thuốc
kháng sinh nhƣ pêlixilin, streptômyxin, sunfamít liều cao.
g) Bệnh cúm
- Triệu chứng: Sốt cao liên tục 39 ữ 400c và kéo dài từ 4 ữ 7 ngày, mệt mỏi,
ăn ngủ kém, môi khô, lƣỡi bẩn, mạch đập nhanh, huyết áp dao động, nƣớc tiểu
vàng. Bệnh nhân bị bệnh cúm nặng có thể bị biến chứng hay còn gọi là cúm ác
tính. Bệnh nhân cúm ác tính thƣờng cảm thấy lo lắng, vật vã, mê sảng, có thể co
giật, da xám xịt, mắt quầng thâm, môi tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp tụt, xuất

122
huyết dƣới da, khó thở, ho ra đờm bọt màu hồng, bệnh nhân bị tử vong sau 1 ữ 3
ngày trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch.
- Cách phòng chống
+ Cách ly ngƣời bệnh với ngƣời lành, nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dƣỡng.
+ Uống thuốc an thần nhƣ: Sedusen, Rotunda Andaxin và thuốc giảm ho
long đờm: Sirô, Codein, Tecpincodein…
+ Điều trị bằng phƣơng pháp dân gian nhƣ: xông hơi, ăn cháo hành tía
tô, ngâm chân tay bằng nƣớc ấm, nhỏ mũi bằng nƣớc tỏi, vệ sinh răng miệng.

3. Phòng chống vũ khí sinh học


a) Vệ sinh phòng dịch thƣờng xuyên
- Thực hiện nếp sống vệ sinh
- Tiêm chủng phòng dịch cho ngƣời và súc vật
- Diệt côn trùng, diệt chuột gây bệnh truyền nhiễm.
b) Đề phòng khi địch sử dụng vũ khí sinh học
Sử dụng khí tài phòng hoá và uống thuốc phòng dịch.
Các khí tài dùng để đề phòng khi địch tập kích VKSH bao gồm nhiều loại
khác nhau, nhƣ khí tài đề phòng cho cá nhân, khí tài đề phòng cho tập thể, các loại
khí tài tiêu tẩy. Việc sử dụng đúng các loại khí tài đề phòng bảo đảm một cách chắc
chắn cho bộ đội, không bị sát thƣơng bởi vi sinh vật gây bệnh tiếp xúc với cơ thể.
Uống thuốc phòng dịch có tác dụng quan trọng việc ngăn ngừa dịch bệnh
truyền nhiễm. Biện pháp này thƣờng do quân y tiến hành có sự điều phối chặt
chẽ giữa các đơn vị với địa phƣơng, là biện pháp bổ sung cho các phƣơng tiện
đề phòng cá nhân, tập thể đối với VKSH.
c) Biện pháp khắc phục hậu quả
- Quan sát, trinh sát, phát hiện kịp thời địch sử dụng VKSH. Nhanh chóng
thông báo, báo động cho các phân đội có biện pháp phòng chống hiệu quả. Những
dấu hiệu nghi ngờ địch sử dụng VKSH
- Đánh dấu khoanh vùng khu nhiễm, xác định ranh giới giữa khu vực bị
nhiễm trùng với khu vực sạch.
- Diệt trùng khu vực nhiễm
- Tiêu huỷ các nguồn gây bệnh bao gồm việc diệt các loại côn trùng
trung gian mang mầm bệnh nhƣ chuột, bọ xít, ruồi, muỗi, ve… và các đồ vật,
quân trang bị nhiễm trùng do địch thả xuống.
- Tổ chức theo dõi bệnh dịch và tình trạng sức khoẻ của nhân dân trong
khu vực nghi ngờ bị địch tập kích VKSH.
- Tổ chức cấp cứu điều trị khi xác định chính xác đối phƣơng sử dụng
các loại vi sinh vật gây bệnh.

D. VŨ KHÍ LỬA
1. Khái niệm
Vũ khí lửa là loại vũ khí sát thƣơng phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng
năng lƣợng của chất cháy có nhiệt độ cao và ngọn lửa mạnh khi cháy tạo
nên, nhằm tiêu diệt, sát thƣơng sinh lực, thiêu huỷ vũ khí, trang bị kỹ thuật,
công trình quốc phòng, kho tàng...

123
2. Phân loại chất cháy
a) Phân loại chất cháy theo trạng thái tồn tại
- Chất cháy thể rắn: Chất cháy nhiệt nhôm, các muối giàu ôxy.
- Chất cháy thể lỏng: Xăng, dầu hoả, dầu diezen.
- Chất cháy thể khí: Etylenôxyt, khí đốt.
- Phân loại theo thành phần hoá học:
- Chất cháy cần ôxy của không khí: Các sản phẩm của dầu mỏ (Xăng,
dầu, napan…), Phôtpho trắng.
- Chất cháy không cần oxy của không khí: Chất cháy kim loại (nhiệt
nhôm, các muối giàu ôxy).
b) Phân loại theo nguồn gốc của chất cháy
- Chất cháy lấy từ sản phẩm dầu mỏ: Xăng, dầu, napan, dầu keo OP-2, Crếp…
- Chất cháy kim loại: Tecmit, Electron, Natri, Kali…
- Chất cháy hỗn hợp: Pyrôgen, Tryetyl nhôm..
- Chất cháy Phôtpho trắng.
3. Một số loại chất cháy chủ yếu
a) Chất cháy Napan (NP)
- Thành phần:
Xăng: 92ữ98%
Chất đông dầu M1 hoặc M2: 2ữ8%.
Chất đông dầu M1 là xà phòng nhôm của một số axit hữu cơ, trong đó tỷ
lệ của các axit hữu cơ gồm:
Axit Panmitic (dầu dừa): 50%
Axit Ôlêic: 25%
Axit Naphtaric: 25%
Nguyên liệu sản xuất: Là các axit thuộc dẫy Paraphin, Olephin và axit
Naphtaric kỹ thuật.
Chất đông dầu M2 gồm: 95% M1+5% Silicagen (để chống vón cục).
- Đặc tính: Độ dính bám cao, thời gian cháy kéo dài. Cháy cần ôxy
của không khí, dễ mồi cháy bằng ngọn lửa. Khi cháy có ngọn lửa màu vàng,
nhiều khói đen, khả năng cháy lớn. Có thể cháy nổi trên mặt nƣớc; nhiệt độ
cháy: 900 ữ 1000 0c.
- Phƣơng pháp sử dụng: Chất cháy Napan thƣờng đƣợc đóng nạp trong
bom cháy, đạn cháy, súng phun lửa và các phƣơng tiện khác; sử dụng máy
bay, pháo binh, súng phun lửa, lựu đạn cháy để tập kích vào các mục tiêu
của đối phƣơng.
b) Chất cháy Tecmit (TH)
- Thành phần
Ôxit sắt: (Fe203; Fe304): 76%
Bột nhôm (Al): 24%
Ngoài ra còn một số phụ gia nhƣ Ba(N03)2, lƣu huỳnh, chất kết dính.
- Đặc tính:
Cháy không cần ôxy của không khí trên cơ sở phản ứng nhiệt nhôm.
Bột nhôm tham gia phản ứng với ôxit sắt toả ra một nhiệt lƣợng lớn:
2Al + Fe203 = AL203 = 2Fe + 181300 Calo

124
8Al + 3Fe304 = 4Al203 + 9Fe + 774000 Calo
Khi cháy có ngọn lửa sáng chói, không có khói.
Nhiệt độ mồi cháy: 1150ữ1250 0c.
Nhiệt độ khi cháy đạt trên 2200 0c.
- Phƣơng pháp sử dụng: Chất cháy Tecmit đƣợc đóng nạp vào bom cháy,
đạn cháy, lựu đạn cháy. Sử dụng máy bay, pháo binh, lựu đạn để tập kích vào
các mục tiêu của đối phƣơng.
c) Chất cháy Etylen ôxyt
- Thành phần:
Propan: C3H8
Etylenôxyt: CH2CH20
- Đặc tính: Là chất cháy thể khí, nhiệt độ cháy tạo ra khoảng 2000 oC; khi
cháy tạo ra đám cháy lan rộng nhanh, tạo ra sản phẩm nƣớc và cacboníc, tạo ra
tiếng nổ lớn, áp suất cao có thể phá sập hầm hào, nhà cửa, phát quang các bụi
rậm, sát thƣơng gây cháy bỏng, kích nổ bãi mìn....
- Phƣơng pháp sử dụng: Chất cháy Etylenôxyt thƣờng đóng nạp trong
bom, đạn, sử dụng máy bay, pháo binh cho nổ trên không là chủ yếu.
d) Chất cháy phôtpho trắng
- Thành phần:
Loại rắn (WP): Phôtpho trắng nguyên chất, giống sáp ong, mầu vàng
nhạt, mùi khét.
Loại dẻo (PWP): Phôtpho trắng pha với cao su tổng hợp làm tăng độ ổn
định trong quá trình cháy, khả năng dính bám cao hơn, thời gian cháy kéo dài.
- Đặc tính:
Không tan và ổn định trong nƣớc (dùng nƣớc để bảo quản và dập cháy)
Tan trong dầu thông, mỡ (không dùng thuốc mỡ bôi lên vết bỏng do chất
cháy phốtpho gây nên)
Tự bốc cháy trong không khí (do bị ôxy hoá) ngọn lửa sáng xanh, có nhiều
khói trắng rất độc với hệ thần kinh trung ƣơng. Nhiệt độ cháy đạt khoảng 1200oC .
4P + 5O2 = 2P205 + Q
Khi cháy bị nóng chảy, dễ lọt vào khe, kẽ, ngấm vào gỗ gây cháy ngầm.
Tác dụng với một số muối kim loại nhƣ CuSO 4. Do đó, có thể sử dụng
dung dịch muối CuSO4 5% để tiêu độc khi ngƣời bị bỏng phôtpho.
8P + 15 CuSO4 + 24H2O = P2Cu3 + 15H2SO4 + 6H3PO4 + 12Cu.
Do đặc điểm tự bốc cháy trong không khí, khi cháy toả ra nhiệt lƣợng
lớn và đặc biệt là khói; vì vậy trong quân sự phốtpho trắng đƣợc sử dụng vừa
là chất cháy vừa là chất tạo khói.
- Phƣơng pháp sử dụng: Chất cháy phôtpho đƣợc đóng nạp vào bom,
đạn, mìn, lựu đạn. Sử dụng máy bay, pháo binh, lựu đạn tập kích vào các mục
tiêu của đối phƣơng, tạo ra bãi mìn để tiêu diệt sinh lực và gây cản trở hành
động chiến đấu của đối phƣơng.
e) Chất cháy Pyrôgen( PT-1)
- Thành phần:
Xăng: 30%
Bột GUP: 49% (Gồm oxit magiê,than,nhựa đƣờng)

125
Izobutyl metacrylat: 3%
Bột Magiê: 10%
Dầu hoả: 3%
Ba (N03)2 hoặc NaN03 : 5%
- Đặc tính: Pyrogen là hợp chất cháy thể keo, cháy trong không khí, mồi cháy
bằng ngọn lửa; nhiệt độ cháy 1400ữ1600 oc
- Phƣơng pháp sử dụng: Chất cháy PT-1 thƣờng đƣợc nạp vào bom sử dụng
máy bay tập kích vào các mục tiêu.
4. Tác hại của chất cháy
a) Đối với ngƣời
Chất cháy gây cháy bỏng trực tiếp hoặc gián tiếp do các mảnh chất cháy
hoặc do các đám cháy của các vật liệu xung quanh gây ra.Chất cháy còn tạo
hơi hoặc khói độc, gây thiếu ôxy trong vùng cháy, kích thích mắt, cơ quan hô
hấp gây trúng độc khí ôxít cácbon (C0) hoặc phốtpho. Mặt khác, đám cháy còn
gây nên choáng ngất do nóng rát, gây tâm lý hoang mang cho đối phƣơng.
b) Đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật
Chất cháy có thể thiêu huỷ làm nóng chảy, biến dạng VKTB, kỹ thuật;
nhất là khi chất cháy rơi trên nhiên liệu hoặc chất nổ sẽ dẫn đến những vụ
cháy nổ rất nguy hiểm.
c) Đối với công sự trận địa, công trình kiến trúc
Chất cháy tạo ra đám cháy lan truyền phạm vi rộng, phá hủy thành phố,
làng mạc, công trình kiến trúc, công trình quân sự, kho tàng, phát quang rừng,
làm ô nhiễm môi trƣờng hoặc gây ra những sự cố hoá chất độc.
5. Phƣơng pháp chung phòng chống vũ khí lửa
a) Biện pháp đề phòng
- Huấn luyện và phổ biến cho mội ngƣời những kiến thức về chất cháy,
VKL, phƣơng tiện và âm mƣu, thủ đoạn sử dụng chất cháy của địch, các biện
pháp đề phòng, dập cháy, cứa chữa ngƣời bị bỏng.
- Bao tiêu độc cấp cứu trang bị cho mọi ngƣời trong chiến đấu cần có thêm
các loại dung dịch chữa bỏng nhƣ KMnO4 5%; CuSO4 5%, viên Nabica…
- Từng ngƣời phải thành thạo biện pháp dập cháy trên các đối tƣợng, biết
sử dụng các phƣơng tiện dập cháy ứng dụng tại chỗ nhƣ cành cây, áo nilon, vải
bạt, chăn chiếu…để dập cháy, biết lợi dụng địa hình, địa vật, công trình kiến
trúc để ấn nấp khi đám cháy xẩy ra.
- Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ. Các
dụng cụ phƣơng tiện dập cháy phải thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra, sẵn sàng làm
nhiệm vụ. Tổ chức luyện tập, diễn tập phòng chống cháy nổ theo phƣơng án đã
đƣợc cấp trên phê chuẩn.
- Bố trí các kho tàng phải phân tán, phát quang vành đai chống cháy
rộng từ 20ữ25m.
- Công sự chiến đấu phải làm nắp đậy bằng các vật liệu khó cháy, giao
thông hào phải từng đoạn có nắp để ẩn nấp khi địch tập kích VKL, dọn sạch
các vật dễ cháy xung quanh hầm hào.
- Các phƣơng tiện, trang bị kỹ thuật, vũ khí đạn dƣợc khi chƣa chiến
đấu cần phải che chắn bằng vải bạt, lƣới phòng hoá hoặc cho vào hầm. Buộc

126
lƣới phòng hoá hoặc vải bạt, cấu trúc hầm sao cho thuận tiện, khi triển khai
chiến đấu đƣợc nhanh chóng.
b) Dập cháy
- Phƣơng pháp dập cháy
+ Phƣơng pháp làm lạnh (hạ nhiệt độ): Dùng các chất chữa cháy có khả
năng thu nhiệt để hạ thấp nhiệt độ của đám cháy.
+ Phƣơng pháp làm loãng: Dùng các chất không tham gia phản ứng
cháy, phun vào vùng cháy để làm loãng các chất tham gia phản ứng cháy.
+ Phƣơng pháp kìm hãm phản ứng cháy: Bằng cách phun vào vùng cháy
các chất không tham gia phản ứng cháy, có khả năng biến đổi chiều của phản
ứng từ toả nhiệt thành thu nhiệt.
+ Phƣơng pháp cách ly: Dùng các chất chữa cháy phủ lên bề mặt, cách ly
chất cháy với ôxy của không khí. Phƣơng pháp này dùng để dập đối với các
chất cháy cần ôxy của không khí.
- Nguyên tắc dập cháy
+ Trƣớc khi chữa cháy cần xác định xem đám cháy thuộc loại nào, chất cháy
gì, đám cháy có diện tích bao nhiêu, hƣớng gió, sử dụng phƣơng tiện chữa cháy nào
đạt hiệu quả cao nhất để xác định phƣơng án chữa cháy cho phù hợp.
+ Khi dập cháy phải đứng đầu hƣớng gió.
+ Nếu hai đám cháy cùng xảy ra một lúc thì triển khai dập đám cháy có
nguy cơ lan rộng trƣớc hoặc đồng thời dập cả hai đám cháy nếu đủ lực lƣợng,
phƣơng tiện chữa cháy.
Tập trung lực lƣợng, phƣơng tiện chia cắt, ngăn chặn sự lan truyền của
đám cháy. Tuyệt đối cấm phun nƣớc, bọt vào đám cháy những nơi có thiết bị
mạng điện, đất đèn, kim loại kiềm.
- Thực hành dập cháy
+ Dập tắt đám cháy dầu keo: Lấy đất, cát phủ lên đám cháy hoặc dùng
chăn, chiếu, bạt, bao tải, giẻ nhúng nƣớc trùm lên đám cháy, dùng cành lá cây
tƣơi dập cháy. Sử dụng bình chữa cháy CO 2, bình bột, xe cứu hoả và các dụng
cụ ứng dụng khác.
+ Dập tắt đám cháy Phôtpho trắng: Trong quá trình đập đám cháy Phôt
pho trắng cần phải sử dụng khí tài đề phòng chế sẵn và ứng dụng để đề phòng
khói độc Phôtpho. Lấy đất, cát, bùn phủ lên đám cháy. Phun nƣớc vào đám cháy
liên tục và giữ ẩm sau khi đã dập tắt đám cháy. Xúc, gạt, chôn lấp các mảnh
Phôtpho chƣa cháy. Dập các đám cháy ngầm phải triệt để.
+ Dập tắt đám cháy kim loại: Dùng lƣợng nƣớc lớn và có áp lực cao
phun liên tục để hạ thấp nhiệt độ đám cháy.
+ Dập đám cháy trên ngƣời: Khi bị cháy có thể cởi nhanh quần áo, trang
bị ra khỏi ngƣời, thứ tự vật dễ cháy nổ trƣớc, quần áo sau.
Nếu cháy áo mƣa, áo khoác ngụy trang… trên ngƣời thì nhanh chóng cởi
bỏ chúng ra khỏi ngƣời, áp mặt cháy xuống đất, dùng cành cây đập hoặc dùng
chân dẫm lên chỗ đang cháy.
Khi đám cháy dính vào các vị trí khuỷu tay, khuỷu chân thì nhanh chóng
làm động tác gấp chi tối đa. Nếu bị cháy trên lƣng, ngực, bụng thì làm động tác
lăn ép vị trí cháy xuống đất, chú ý hƣớng đổ ngƣời để lăn, không để cho đám

127
cháy tạt lên phía sau gáy, trên mặt, nếu đang ở trong hầm, hào thì ép chặt vị trí
cháy vào thành vách công sự.
Có thể lợi dụng các nguồn nƣớc tự nhiên ở gần đó để dập cháy. Nếu đám
cháy do chất cháy Napan thì phải lấy hơi dài lặn ra xa khỏi khu vực cháy.
Khi dập cháy trên ngƣời, không dùng tay không để dập cháy, không xoa
tay làm đám cháy lan rộng.
Không đƣợc dùng bình cứu hoả dùng dập đám cháy cho ngƣời tránh bị
ngạt hoặc nhiễm độc hoá chất.
c) Cấp cứu ngƣời bị bỏng
- Nguyên tắc chung
Nếu ngƣời vừa bị bỏng, vừa bị thƣơng thì phải băng bó cầm máu vết
thƣơng trƣớc, xử lý vết bỏng sau. Nếu có triệu chứng nhiễm độc toàn thân thì
toàn thân thì phải cấp cứu nhiễm độc trƣớc, xử lý vết bỏng sau.
Xử lý vết bỏng phải kịp thời, chính xác, không để tổn thƣơng thêm hoặc bị
nhiễm trùng gây khó khăn cho chuẩn đoán và điều trị bệnh ở tuyến sau.
- Cấp cứu
+ Dùng băng vô trùng băng lại, nếu vết bỏng rộng thì dùng vải sạch phủ
lên, không sờ tay vào vết bỏng; bôi các loại thuốc nhƣ nƣớc vôi, nƣớc mắm,
nƣớc giải, nƣớc lá cây… đề phòng bị nhiễm trùng.
+ Không làm vỡ nốt rộp phồng, nếu quần áo bị dính vào vết bỏng cứ để
nguyên mà băng lại. Có thể dùng nƣớc chè ấm hay thuốc tím KMnO4 5% hoặc
rƣợu để rửa xung quanh vết bỏng trƣớc khi băng, thay băng. Nếu biết chắc chắn
không phải vết bỏng Phôtpho trắng thì bôi một lớp mỡ kháng sinh Penicilin.
+ Giữ ấm cho bệnh nhân, cho ăn uống nóng, khiêng thật nhẹ nhàng về
trạm quân y hay trạm y tế gần nhất.
+ Khi bị bỏng chất cháy Phôtpho trắng thì phải dùng nƣớc sạch để dập
cháy, sau đó dùng một trong các dung dịch: CuSO 4 5%, Na2CO3 2ữ8%, H2O2
3% tẩm vào miếng gạc đắp lên vết bỏng và dùng băng băng lại. Trƣờng hợp
mắt bị bỏng Phôtpho trắng phải rửa bằng nƣớc sạch cho Phôtpho trắng theo
nƣớc ra ngoài, tiếp đó nhỏ dung dịch CuSO 4 5%, thuốc kháng sinh sau đó đƣa
về tuyến sau điều trị.
Chú ý: Không bôi thuốc mỡ lên vết bỏng Phôtpho trắng. Không nên dùng
lƣợng dung dịch CuSO4 quá nhiều để tránh nhiễm độc đồng. Nếu bị nhiễm hơi
độc do Phôtpho trắng thì xử lý tƣơng tự nhƣ bị nhiễm chất độc thần kinh.

III. TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


A. TỔ CHỨC
1. Lên lớp: Giới thiệu theo đội hình lớp học
2. Ôn tập: Từng ngƣời hoặc nhóm trong đội hình lớp .
B. PHƢƠNG PHÁP
1. Lên lớp
Giảng viên giới thiệu từng nội dung, phân tích giải thích, sử dụng tranh
vẽ, băng hình, lấy ví dụ để chứng minh làm rõ nội dung.
Sinh viên kết hợp nhe, quan sát và ghi chếp nội dung chính.

128
2. Ôn tập
Giảng viên phổ biến ý định ôn tập (nội dung, tổ chức, phƣơng pháp, thời
gian, địa điểm, quy định ôn tập). Theo dõi giúp đỡ sinh viên, giải đáp thắc mắc
(nếu có). Nhận xét buổi học.
Sinh viên thực hiện đúng ý định của giảng viên.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Dựa vào đâu để nhận biết đƣợc địch sử dụng vũ khí hạt nhân? Để
phòng chống các nhân tố sát thƣơng của vũ khí hạt nhân ta phải làm gì? Tại
sao phải làm nhƣ vậy?
2. Đặc điểm, tác hại của vũ khí hóa học và biện pháp phòng chống một
số loại chất độc hóa học chủ yếu ?
3. Phân tích giống và khác nhau về đặc điểm, tác hại của vũ khí sinh
học với vũ khí thông thƣờng?
4. Một số bệnh chính do vũ khí sinh học gây ra và cách phòng chống ?
5. Cách phân loại chất cháy, một số chất cháy đƣợc sử dụng chủ yếu
trong chiến tranh và biện pháp chung đối với vũ khí lửa ?

Bài 6
CẤP CỨU BAN ĐẦU VẾT THƢƠNG CHIẾN TRANH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Hệ thống, củng cố kiến thức cho sinh viên về những nội dung đã học
ở phổ thông trung học, giới thiệu một số kiến thức cơ bản về vết thƣơng
chiến tranh, phƣơng pháp xử trí, cấp cứu ban đầu một số vết thƣơng do vũ
khí thông thƣờng gây ra.
- Tự ôn luyện kiến thức đã học; nắm chắc các nội dung cơ bản về cấp
cứu ban đầu vết thƣơng chiến tranh.
II. NỘI DUNG
A. HỆ THỐNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BĂNG BÓ,
CHUYỂN THƢƠNG
1. Nguyên tắc băng

129
- Băng kín vết thƣơng, không bỏ sót vết thƣơng. Cần kiểm tra vết
thƣơng trƣớc khi băng, đặc biệt khi bị thƣơng vào ban đêm, khi bị nhiều vết
thƣơng trên cơ thể.
- Băng đủ chặt, không băng lỏng quá vì gây chảy máu hoặc tuột băng trong
quá trình vận chuyển, không đƣợc buộc chặt quá vì gây thiếu máu cho cơ thể
đoạn dƣới vết thƣơng. Không làm ô nhiễm vết thƣơng, làm bẩn vết thƣơng
trong quá trình băng.
- Băng sớm sẽ mất ít máu, giảm đau và tránh ô nhiễm vết thƣơng, giúp cho
tuyến điều trị có hiệu quả. Nếu vết thƣơng nhẹ băng sớm vẫn có thể tiếp tục
chiến đấu.
2. Các kiểu băng cơ bản
a) Băng vòng xoắn
Băng vòng xoắn là đƣa cuộn băng đi nhiều vòng từ dƣới lên trên theo
hình xoắn lò xo hoặc nhƣ hình con rắn quấn quanh thân cây.
Cách băng: sau khi đã đặt gạc phủ kín miệng vết thƣơng, đặt đầu ngoài cuộn
băng ở dƣới vết thƣơng. Tay trái quay đầu cuộn băng, tay phải giữ cuộn băng
ngửa lên trên, cuốn hai đến ba vòng băng đè lên nhau để giữ chặt đầu băng,
cuộn nhiều vòng băng theo hƣớng từ dƣới lên trên, vòng băng sau đè lên
khoảng 2/3 vòng băng trƣớc cho đến khi vết thƣơng đƣợc phủ kín. Đầu cuối
của băng đƣợc cố định cho thật chặt bằng cách dùng kim băng hoặc xé đôi đầu
cuối cuộn băng sau đó buộc chặt vừa phải ở phía trên vết thƣơng. Chú ý kiểu
băng này thƣờng áp dụng để băng các vết thƣơng ở các đoạn chi trên, chi dƣới,
vùng ngực, vùng bụng. Các vòng băng phải quấn đều nhau và xiết tƣơng đối
chặt.
b) Băng số 8
Băng số 8 là kiểu băng đƣa cuộn băng vòng theo hình số 8. Kiểu băng này
phức tạp hơn, nhƣng rất phù hợp với những vết thƣơng ở vùng vai, nách, bẹn,
mông, cẳng tay, gót chân, đùi, cẳng chân...., tùy theo vị trí vết thƣơng định
băng mà đƣa cuộn băng theo hình số 8 to hay nhỏ khác nhau.
3. Thực hành băng vết thƣơng ở một số vị trí trên thân thể
- Băng vai, băng nách theo kiểu số 8:
Băng hai vòng đầu ở phía trên vết thƣơng, để cố định đoạn đầu của băng. Đƣa
cuộn băng vòng theo hình số 8, hai vòng của số 8 luồn dƣới hai nách và bắt
chéo nhau ở trƣớc vùng vai bị thƣơng, đầu còn lại cố định vào cánh tay trên.
- Băng ngực:
Đặt đƣờng băng đầu tiên đi chéo từ dƣới rốn lên vai trái vòng ra sau lƣng,
đầu băng để thừa một đoạn đủ để buộc hai đầu băng với nhau. Băng vòng
xoắn quanh ngực từ dƣới lên trên, các vòng băng xiết tƣơng đối chặt, nhất là
đối với vết thƣơng ngực hở. Đƣờng băng cuối cho vòng ra sau lƣng vắt qua
vai trƣớc để buộc với đầu băng.
- Băng bụng:
Đầu tiên phủ gạc lên vết thƣơng, nếu có phủ tạng lòi qua vết thƣơng, không
đƣợc nhét vào ổ bụng mà cuốn gạc thành vòng tròn hình vành khăn. Sau đó úp
lên vết thƣơng, băng hai vòng đầu đè lên nhau giữa cuộn băng. Tiếp đó băng

130
theo kiểu số 8 một vòng, đi trên vành khăn một vòng, đi dƣới vành khăn cho
tới khi phủ kín vết thƣơng, đầu còn lại của băng cố định bằng kim băng.
- Băng bẹn, băng mông theo kiểu số 8:
Băng hai vòng đè lên nhau ở vị trí 1/3 trên đùi để cố định đầu băng. Băng theo
hình số 8, vòng trên cuốn lên hai mào chậu bắt chéo trƣớc bẹn rồi vắt ra sau
đùi. Băng nhiều vòng số 8 cho đến khi che kín vết thƣơng, đầu còn lại cố định
bằng kim băng.
- Băng đầu gối, gót chân, khuỷu tay:
Băng theo kiểu số 8, đầu tiên cố định hai vòng bên dƣới gối (gót chân,
khuỷu tay), đƣa tiếp cuộn băng theo hình số 8 qua khoeo vòng lên gối (gót
chân, khuỷu tay) cho tới khi kín vết thƣơng, sau đó cố định đầu băng còn lại
bằng kim băng.
- Băng bàn chân, bàn tay theo kiểu số 8:
Băng vòng đầu tiên sát cổ ngón chân. ngón tay, sau đó đƣa cuộn băng theo
hình số 8 vòng sau cổ chân, cổ tay và bắt chéo ở mu bàn chân, bàn tay, đầu còn
lại cố định buộc vào bàn chân, bàn tay.
- Băng trán theo kiểu vành khăn:
Băng theo hình vòng tròn từ trán ra sau gáy, sao cho đƣờng băng trán
nhích dần lên từ trên xuống dƣới và đƣờng băng sau gáy nhích dần lên từ dƣới
lên trên.
- Băng đầu theo kiểu quai mũ:
Buộc một đầu băng vào vai trái (nếu ngƣời bị thƣơng nhẹ có thể cho thƣơng
binh cầm một đầu băng) đƣa cuộn băng vắt ngang từ đầu trái sang phải, sau đó
gấp ngƣợc trở lại xoắn vào đoạn băng chỗ mang tai, vòng một vòng qua trán,
qua gáy. Từ đó qua mang tai vắt lên đỉnh đầu xoắn đoạn mang tai bên đầu cố
định vắt tiếp tục che kín vết thƣơng, đầu còn lại cố định bằng kim băng.
4. Chuyển thƣơng
Tùy theo địa hình, điều kiện thời tiết, tình trạng cụ thể của vết thƣơng, khoảng
cách vận chuyển mà sử dụng phƣơng tiện tải thƣơng cho phù hợp. Ví dụ: cõng
thƣơng binh; mang thƣơng binh bằng đai số 8; dìu thƣơng binh; bò vận chuyển
thƣơng binh; khênh thƣơng binh bằng cáng, bằng võng...
a) Mang thƣơng binh bằng tay
Mang thƣơng binh bằng tay áp dụng trong chiến đấu để vận chuyển thƣơng
binh ở những khoảng cách ngắn nhƣ: bò chuyển thƣơng binh; bế chuyển
thƣơng binh; cõng chuyển thƣơng binh.
b) Mang thƣơng binh bằng dây đai
Biện pháp mang thƣơng binh bằng dây đai rất phù hợp với địa hình rừng núi,
vì hai tay ngƣời tải thƣơng đƣợc tự do để có thể bám, nắm, leo, trèo... (không
áp dụng với thƣơng binh gãy xƣơng cột sống và gãy xƣơng chi dƣới).
c) Khiêng thƣơng binh bằng cáng, bằng võng
Vận chuyển thƣơng binh bằng cáng, bằng võng là biện pháp phổ biến, thƣờng
dùng nhất. Cáng, võng là phƣơng tiện vận chuyển thuận lợi và an toàn nhất cho
thƣơng binh.
Những điểm chú ý khi vận chuyển thƣơng binh bằng cáng, bằng võng:

131
- Theo dõi tình trạng toàn thân của thƣơng binh (sắc mặt, hơi thở, mạch, huyết
áp...) để xử lí đúng và kịp thời.
- Những thƣơng binh có garô đƣợc nới đúng thời gian qui định.
- Những thƣơng binh vùng hàm, cổ trƣớc: phải đặt thƣơng binh nằm sấp,
vì máu, dịch khi nằm ngửa có thể chảy vào đƣờng hô hấp và có thể gây ngạt
thở.
- Với những thƣơng binh vết thƣơng ở bụng: phải đặt thƣơng binh ở tƣ
thế nằm ngửa, chân hơi co lại để tạo áp lực trong ổ bụng, giảm tránh các phủ
tạng lòi ra ngoài.
- Đối với những thƣơng binh bị thƣơng ngực, phải đặt trong tƣ thế nằm,
nửa ngồi, nhằm giúp cho thƣơng binh dễ thở.
- Những thƣơng binh bị thƣơng ở cột sống hoặc vết thƣơng vỡ khung
chậu, phải đặt thƣơng binh ở trên ván cứng, không khiêng bằng cáng, võng.
- Khi khiêng thƣơng binh phải cho chân đi trƣớc.
- Khi leo núi (lên dốc) phải cho đầu thƣơng binh đi trƣớc, nếu khiêng
cáng phải giữ thăng bằng.
- Tuyệt đối không để ngả, rơi thƣơng binh, khi đặt xuống phải đặt nhẹ
nhàng, tránh những chấn động mạnh.
B. CẤP CỨU BAN ĐẦU VẾT THƢƠNG CHIẾN TRANH
1. Đặc điểm của vết thƣơng chiến tranh
a) Vũ khí lạnh (gƣơm, giáo, lê, dao găm, chông,...)
Các tổn thƣơng do vũ khí lạnh gây nên nhìn chung tƣơng đối đơn giản, ít
để lại di chứng.
b) Vũ khí nổ (vũ khí thông thƣờng) gồm: Súng bộ binh, hỏa lực pháo
binh, bom, mìn và lựu đạn...
Vũ khí nổ sát thƣơng bằng tác động trực tiếp của đầu đạn, mảnh phá,
viên bi trong bom, đạn gây nên vết thƣơng chợt, vết thƣơng xuyên, vết thƣơng
dập nát nhiều ngõ ngách, vết thƣơng gãy xƣơng, vết thƣơng mạch máu, vết
thƣơng thần kinh hoặc vết thƣơng các tạng trong cơ thể.
Các loại vũ khí nổ sát thƣơng bằng tác động của sức nổ nhƣ: bom, mìn,
đạn phá nổ ... gây sức ép mạnh đối với ngƣời ở gần tâm nổ, tạo những chấn
thƣơng kín ở các tạng có khi rất nặng.
c) Vũ khí hạt nhân (thuộc loại vũ khí sát thƣơng hàng loạt)
Vũ khí hạt nhân nổ, tạo ra các nhân tố sát thƣơng nhƣ: sóng chấn động,
bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ.
Vũ khí hạt nhân gây nên tổn thƣơng hỗn hợp làm cho vết thƣơng nặng
và phức tạp. Một ngƣời có thể đồng thời bị các tổn thƣơng nhƣ: bỏng và bệnh
phóng xạ; chấn thƣơng và bệnh phóng xạ; bỏng và chấn thƣơng.
d) Vũ khí hóa học (thuộc loại vũ khí sát thƣơng hàng loạt)
Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng chất độc hóa học chứa đựng trong tên
lửa, bom, đạn pháo ... . Vũ khí hóa học gây ô nhiễm bầu khí quyển và mặt đất.
Các chất độc hóa học có thể gây tổn thƣơng hàng loạt đối với ngƣời và động
vật; gây ô nhiễm nguồn nƣớc, lƣơng thực, thực phẩm, phá hoại cây cối, mùa
màng...
Đặc điểm của những tổn thƣơng do vũ khí hóa học gây ra là:

132
- Nhiễm độc toàn thân.
- Nhiễm độc thần kinh.
- Gây loét nát.
- Gây ngạt thở.
e) Vũ khí sinh học (thuộc loại vũ khí sát thƣơng hàng loạt)
Vũ khí sinh học là loại vũ khí chứa các lọai vi khuẩn, vi trùng ... gây bệnh nhƣ:
vi rút Rích-ketsia, nấm, độc tố do vi khuẩn tiết ra,... Địch có thể dùng gián
điệp, biệt kích trực tiếp làm ô nhiễm các nguồn thức ăn, nƣớc uống,... hoặc có
thể dùng đạn pháo, bom chứa côn trùng, vi sinh vật gây bệnh. Khi bom, đạn nổ
vi sinh vật, côn trùng tung ra xung quanh làm ô nhiễm hoặc dùng máy bay
phun thành các đám mây vi sinh vật dạng sƣơng làm nhiễm một vùng rộng lớn.
Vũ khí sinh học thƣờng gây bùng nổ các vụ dịch hàng loạt, mãnh liệt, nhiều
ngƣời mắc trong một thời gian. Triệu chứng có thể đa dạng khó chuẩn đoán.
Tuy nhiên, sau khi mầm bệnh vào cơ thể ngƣời, gây đƣợc bệnh hay không còn
phụ thuộc vào sức miễn dịch của từng ngƣời.
2. Cấp cứu ban đầu vết thƣơng do vũ khí nổ (vũ khí thông thƣờng)
a) Khái niệm về vết thƣơng kín, vết thƣơng hở
- Vết thƣơng kín:
Vết thƣơng kín là loại vết thƣơng không bị rách da hoặc chảy máu bên ngòai,
thƣờng gọi là chấn thƣơng nhƣ: chấn thƣơng ngực kín, chấn thƣơng bụng kín,
gãy xƣơng kín do sức ép của bom, đạn nổ sập hầm, đổ cây. Loại vết thƣơng
này cũng rất nguy hiểm cần đƣợc phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
- Vết thƣơng hở:
Vết thƣơng hở là loại vết thƣơng rách da và các mô, gặp rất phổ biến trong các
vết thƣơng chiến tranh.
Tùy theo tính chất cuả tổn thƣơng để phân biệt vết thƣơng phần mềm,
vết thƣơng mạch máu, vết thƣơng gãy xƣơng, vết bỏng, vết thƣơng có tổn
thƣơng phủ tạng.
b) Vết thƣơng phần mềm
Vết thƣơng phần mềm là vết thƣơng có tổn thƣơng da, gân cơ trong đó
cơ là chủ yếu.
- Đặc điểm của vết thƣơng phần mềm:
Vết thƣơng ở các bộ phận khác đều kết hợp có tổn thƣơng phần mềm. Số
thƣơng binh có vết thƣơng phần mềm đơn thuần chiếm 50 đến 60% tổng số
thƣơng binh, số này có điều kiện điều trị và trở về chiến đấu sớm nhất.
Vết thƣơng phần mềm đƣợc xử lý tốt là cơ sở cho việc điều trị tốt đối
với các tổn thƣơng khác nhƣ: gãy xƣơng, vết thƣơng thần kinh,..
Vết thƣơng do mảnh phá (mảnh bom, đạn, lựu đạn,...) thƣờng bị dập nát, nhiều
ngõ ngách.
- Biến chứng:
Tất cả vết thƣơng do vũ khí nổ đều bị ô nhiễm. Nhiễm khuẩn nặng hay
nhẹ ở vết thƣơng phụ thuộc vào những yếu tố sau:
+ Các mô dập nát và hoại tử, di vật càng nhiều nhiễm khuẩn càng nặng,
vết thƣơng có nhiều ngõ ngách dễ bị nhiễm khuẩn uốn ván, hoại tử sinh hơi.

133
+ Vùng bị thƣơng càng nhiều khối cơ dày (vùng mông, đùi, bắp chân)
càng bị nhiễm khuẩn nặng.
+ Sức đề kháng của thƣơng binh kém cũng dễ làm cho nhiễm khuẩn
nặng thêm.
- Cấp cứu đầu tiên (sơ cứu):
+ Băng vết thƣơng: nhằm bảo vệ vết thƣơng không bị ô nhiễm thêm,
cầm máu tại vết thƣơng, hạn chế đƣợc các biến chứng xấu.
+ Đƣa thƣơng binh ra khỏi nơi nguy hiểm, cất dấu thƣơng binh vào nơi
tƣơng đối an toàn, tổ chức vận chuyển về cơ sở điều trị.
c) Vết thƣơng mạch máu
- Đặc điểm của vết thƣơng mạch máu:
+ Vết thƣơng mạch máu phần lớn là có kết hợp với các tổn thƣơng phần
mềm, gãy xƣơng, đứt dây thần kinh,... thƣờng là phức tạp, cấp cứu điều trị
tƣơng đối khó khăn.
+ Vết thƣơng do đạn súng trƣờng, súng máy hoặc do mảnh đạn đều có
thể gây tổn thƣơng mạch máu từ nhỏ đến dập nát, đứt hẳn.
+ Vết thƣơng gãy xƣơng có nhiều mảnh xƣơng sắc cạnh cũng có thể gây
thủng, rách hoặc đứt mạch máu trong quá trình vận chuyển thƣơng binh (nếu
không đƣợc cố định tốt).
+ Nguy hiểm nhất là các loại tổn thƣơng động mạch lớn, tổn thƣơng
động mạch tứ chi (loại này thƣờng hay gặp).
- Biến chứng:
+ Choáng do mất máu nhiều dễ dẫn đến tử vong.
+ Vết thƣơng mạch máu đều bị ô nhiễm.
+ Cháy máu lần thứ hai (thứ phát).
- Cấp cứu đầu tiên (sơ cứu):
Khi có vết thƣơng mạch máu phải cầm máu tạm thời nhanh và tốt ở tại
nơi bị thƣơng là rất quan trọng và cần thiết để cứu sống thƣơng binh. Yêu cầu
cầm máu tạm thời là: khẩn trƣơng, nhanh chóng, đúng chỉ định theo yêu cầu
của vết thƣơng. Biện pháp cầm máu tạm thời phải tùy theo tính chất chảy máu,
không làm bừa, làm ẩu, nhất là không đƣợc đặt ga rô tùy tiện.
d) Vết thƣơng gãy xƣơng
Những vết thƣơng gãy xƣơng trong chiến tranh phần lớn là gãy xƣơng hở do
mảnh đạn, bom, mìn gây nên, nhƣng cũng có thể gãy xƣơng kín, tổn thƣơng
càng phức tạp.
- Đặc điểm vết thƣơng gãy xƣơng:
+ Đối với vết thƣơng gãy xƣơng kín: da không rách, có thể da chỗ gãy xƣơng
bị bầm tím, cũng có thể đầu xƣơng gãy đội mặt da lên, ấn vào chỗ xƣơng gãy
có tiếng lạo sạo, chi bị gãy không tự vận động đƣợc và bị biến dạng so với bên
lành.
+ Đối với vết thƣơng gãy xƣơng hở: da bị rách, mô xung quanh, chỗ gãy
xƣơng bị dập nát. Có thể nhìn thấy đầu xƣơng gãy hoặc một số mảnh xƣơng
vụn theo ra ngoài vết thƣơng. Chi bị gãy không tự vận động đƣợc và bị biến
dạng so với bên lành.
- Biến chứng:

134
Choáng đau đớn (nhất là vết thƣơng gãy xƣơng lớn nhƣ xƣơng đùi, xƣơng
chậu); nhiễm khuẩn nặng.
- Cấp cứu đầu tiên (sơ cứu): Khi thƣơng binh gãy xƣơng, động tác cấp
cứu phải làm theo thứ tự sau:
+ Cầm máu tạm thời (nếu kèm theo đứt mạch máu).
+ Băng (đối với vết thƣơng hở).
+ Cố định tạm thời gãy xƣơng.
+ Đƣa thƣơng binh vào nơi tƣơng đối an toàn, để chờ vận chuyển về tuyến
sau.
e) Bỏng
Bỏng trong chiến tranh do các lọai vũ khí gây cháy nhƣ: bom lửa; napan
(mangesium, thermit) chất lân trắng; súng phun lửa; đạn và mìn cháy; các loại
tên lửa và vũ khí hạt nhân. Bỏng nặng hay nhẹ phải căn cứ vào diện tích và độ
sâu của vết bỏng (nếu bị bỏng 10% cơ thể trở lên là bỏng nặng).
- Cấp cứu khi bị bỏng:
+ Dập tắt lửa bằng nƣớc, chăn, vải, đất, cát... nếu lửa napan phải ngâm
vùng cơ thể đang cháy xuống nƣớc mới dập tắt đƣợc.
+ Bỏng do chất lân phải dùng băng ƣớt, có thể dùng sunfát đồng 5%
hoặc thuốc tím 3% hoặc nƣớc vôi 5% đắp lên vết bỏng (không đƣợc bôi thuốc
mỡ lên vết bỏng trƣớc khi băng).
+ Băng các vết bỏng, không làm vỡ nốt phồng, băng hơi ép chặt để tránh
thóat huyết tƣơng, băng phải vô khuẩn (không đƣợc bôi một thứ thuốc gì trên
vết bỏng trƣớc khi băng, trừ bỏng do lân).
+ Nếu bỏng quá rộng không thể băng đƣợc có thể dùng vải, chăn, màn
sạch phủ lên vết bỏng.
+ Về trạm quân y (nơi điều trị) cho thuốc giảm đau, cho uống nƣớc muối
và Nabica (cứ 1 lít nƣớc pha 1 thìa muối ăn + 1/2 thìa Natribicarbonat) cho
uống từng ngụm một, nếu thƣơng binh nôn ngừng cho uống, khi hết nôn lại
tiếp tục cho uống, ủ ấm và vận chuyển nhẹ nhàng về tuyến sau.
f) Tổn thƣơng do vùi lấp
- Nguyên nhân gây ra tổn thƣơng vùi lấp:
Trong chiến tranh bom, đạn có thể làm sập, đổ nhà cửa, hầm, hào, công
sự, đƣờng hầm gây tai nạn vùi lấp. Trong hòa bình tai nạn này cũng thƣờng
gặp nhƣ khi: mƣa lũ, bão làm sập, sụt lở đất đá, đổ nhà cửa, cây cối, khai thác
hầm mỏ,... Bệnh nhân bị vùi lấp có khi cả ngƣời hoặc một phần cơ thể. Khi bị
vùi lấp, nguy cơ trƣớc mắt là ngạt thở do thiếu oxi. Trong những giờ sau cơ thể
bị hội chứng đè ép dẫn tới suy thận cấp gây tử vong. Nạn nhân còn có thể bị
kèm theo các thƣơng tổn khác nhƣ chấn thƣơng sọ não, cột sống, gãy xƣơng tứ
chi.
- Hội chứng đè ép:
+ Thời kỳ đầu: Trong 10 đến 12 giờ đầu sau khi ngƣời bị vùi lấp đƣợc
bới ra, có khi họ chƣa có dấu hiệu gì đặc biệt ngoài cảm giác kiến bò ở vùng cơ
thể bị chèn ép. Có khi họ chỉ thấy viêm tấy hoặc phù nề nhẹ tại vùng bị vùi lấp.
+ Thời kỳ toàn phát: 10 đến 12 giờ sau khi đƣợc bới ra, nạn nhân có thể
có những dấu hiệu rõ ràng và nặng dần lên, ở chi thể bị đè ép, phù nề lan rộng,

135
căng to, biến dạng, đau. Nạn nhân không cử động đƣợc hoặc cử động khó
khăn, da nhợt nhạt, lạnh xám.
+ Triệu chứng choáng xuất hiện: Mạch nhanh và nhỏ, huyết áp tụt
nhanh, nƣớc tiểu giảm dần, sau không tiểu tiện đƣợc, báo hiệu suy thận cấp
dễ dẫn tới tử vong.
- Cách xử trí:
+ Phải nhanh chóng đào, bới lấy nạn nhân ra, nhƣng cũng phải hết sức
bình tĩnh, quan sát khu vực sập đổ và tƣ thế của nạn nhân để tránh vì đào bới
mà nạn nhân bị vùi lấp thêm. Trong chiến tranh còn phải cảnh giác đề phòng
bom bi nổ chậm, mìn lá, ... có thể gây thƣơng vong cho cả nạn nhân và ngƣời
cứu chữa.
+ Khi đào bới đƣợc phần đầu, cổ, ngực nạn nhân, việc làm trƣớc tiên
là lấy sạch di vật, đất cát,.. trong mũi, miệng rồi thổi ngạt nếu nạn nhân
không tự thở đƣợc.
+ Khẩn trƣơng đào, bới tiếp các phần khác còn lại, nhƣng không vội
vàng gây dau đớn thêm cho nạn nhân dẫn tới choáng nặng. Chú ý đề phòng
chống biến chứng của hội chứng đè ép. Khi chi thể bị chèn ép, đừng vội tháo
gỡ ngay mà cần đặt một garô sát trên chỗ bị đè ép với áp lực vừa đủ làm cho
máu chảy chậm lại khi chi đƣợc giải phóng.
+ Đào, bới xong đặt nạn nhân trên nền đất phẳng hoặc cáng, tiếp tục
chống ngạt đến khi nạn nhân tự thở đƣợc. Phải kiên nhẫn và liên tục vì có khi 2
đến 3 giờ sau mới có kết quả.
+ Chống nóng hoặc lạnh cho nạn nhân, kiểm tra các tổn thƣơng khác
kèm theo để xử trí, có thể cho nạn nhân uống nƣớc nếu khát.
g) Vết thƣơng bụng, vết thƣơng ngực
Vết thƣơng bụng do hỏa khí là loại vết thƣơng nặng. Vết thƣơng do
mảnh bom, đạn gây ra nặng hơn vết thƣơng do đạn bắn thẳng. Trong vết
thƣơng thấu bụng, thƣơng tổn kết hợp nhiều bộ phận nhƣ cùng một vết thƣơng
có thể bị thƣơng tổn cả dạ dày, ruột hoặc gan, lách,... ngay sau khi bị thƣơng,
choáng mất máu là biến chứng sớm nhất, viêm phúc mạc là biến chứng nặng
gây tử vong cao.
Vết thƣơng thấu ngực cũng là loại vết thƣơng nặng và chia ra 3 loại: Vết
thƣơng ngực kín; vết thƣơng ngực mở, thƣờng nặng hơn vết thƣơng ngực kín;
vết thƣơng khí phế mạc van, có thể gây ngạt thở. Vết thƣơng thấu ngực thƣờng
làm tổn thƣơng phổi, tim. Trong các vết thƣơng ngực mở, xƣơng sƣờn hay bị
gãy, vết thƣơng ngực, bụng kết hợp lại càng trầm trọng hơn.
- Triệu chứng và chuẩn đoán:
+ Đối với vết thƣơng thấu bụng: Triệu chứng có khi đầy đủ rõ rệt, nhƣng
cũng có khi khó phán đoán. Triệu chứng rõ khi vết thƣơng rộng, có lòi ruột
hoặc mạc nối hoặc các dịch mật, thức ăn, phân chảy ra ngòai. Nếu có tổn
thƣơng các tạng đặc hoặc đứt mạch máu trong ổ bụng thì hội chứng cháy máu
trong xuất hiện sớm. Biểu hiện: mạch nhanh, nhỏ, yếu, khó đếm; huyết áp tụt
nhanh; thở nhanh và nóng; bụng không tham gia nhịp thở; da lạnh màu da xanh
tái, có triệu chứng choáng sớm. Đau là triệu chứng thƣờng gặp và sớm xuất
hiện đau ở vùng bụng (để tự nhiên vẫn đau, sờ mó vào đau tăng hơn). Lúc đầu

136
đau quanh vết thƣơng sau đau lan ra ở khắp ổ bụng. Cần chú ý khi thƣơng binh
bị choáng ít kêu. Nếu thƣơng tổn tạng rỗng sẽ có phản ứng thành bụng, sốt cao,
đau bụng ngày một tăng. Thành bụng co cứng, lúc đầu ở một khu vực, sau lan
rộng dần. Có khi nôn, bí trung đại tiện.
+ Đối với vết thƣơng thấu ngực kín, thƣờng có triệu chứng: Khạc ra
máu; có tràn khí dƣới da; thở nhanh, nóng, thở khò khè, nhiều đờm.
+ Đối với vết thƣơng thấu ngực mở: Chuẩn đoán dễ dàng, hơ thở phì
phò qua lỗ vết thƣơng khi thƣơng binh hít thở. Triệu chứng toàn thân nặng,
có choáng, khó thở.
+ Đối với vết thƣơng khí phế mạc van: Có thể do vết thƣơng thành ngực
gây ra (van ngòai) hoặc do phế quản, phế nang bị rách gây ra (van trong). Khi
thở vào, không khí qua vết thƣơng lọt vào khoang phế mạc, khi thở ra không
khí không thóat ra đƣợc làm áp lực khoang phế mạc tăng dần lên và dẫn tới
khó thở càng tăng, mũi, môi tái tím, ngực bên bị thƣơng vồng lên.
+ Vết thƣơng ngực – bụng là một vết thƣơng trầm trọng, khó chuẩn
đoán, nhất là vết thƣơng chột, lỗ vào nhỏ. Nếu có mạc nối, phủ tạng ở ổ
bụng hoặc cơm, thức ăn lòi ra ở lỗ vết thƣơng ngực hoặc khi thƣơng binh có
vết thƣơng ngực lại có dấu hiệu đau khu trú hay toàn ổ bụng kèm theo, thì
cần nghĩ đến có tổn thƣơng ổ bụng.
- Cách xử trí: Vết thƣơng thấu bụng, thấu ngực hoặc ngực và bụng đều là
loại vết thƣơng nặng cần cấp cứu. Cấp cứu đầu tiên phải đúng phƣơng pháp và
nhanh chóng chuyển về cơ sở phẫu thuật. Đối với vết thƣơng bụng, thời gian
phẫu thuật sớm là biện pháp cơ bản để cứu sống thƣơng binh, tốt nhất vào
khoảng từ 6 đến 12 giờ sau khi bị thƣơng. Cách xử trí cụ thể:
+ Đối với vết thƣơng thấu bụng: Băng bó che kín vết thƣơng, khi băng
nếu có các phụ tạng lòi ra ngoài tuyệt đối không đƣợc nhét vào ổ bụng. Có thể
dùng bát hoặc gáo dừa sạch úp lên chỗ phụ tạng lòi ra, rồi băng chặt lại hoặc
dùng băng làm vành khăn để bao quanh chỗ phụ tạng lòi ra, sau đó mới băng
lại. Nếu thƣơng binh có hiện tƣợng choáng rõ rệt, cần để thƣơng binh đƣợc yên
tĩnh ở nơi tạm cất dấu, tiêm thuốc trợ lực, trợ sức, ủ ấm cho thƣơng binh trƣớc
khi chuyển về tuyến sau. Khi vận chuyển, đặt thƣơng binh nằm ngửa, ép vào
chỗ băng để tạng đỡ lòi thêm ra. Không cho thƣơng binh ăn, uống và không
tiêm moóc phin.
+ Đối với vết thƣơng thấu ngực mở: Băng chặt kín hoặc nút kín; khâu
kín vết thƣơng nếu có điều kiện; kê cao đầu; lau đờm giải để phòng chống
ngạt; nếu gãy nhiều xƣơng sƣờn thì băng vòng quanh ngực; vận chuyển nhanh
về tuyến phẫu thuật, khi chuyển để thƣơng binh ở tƣ thế nằm, đầu, ngực kê
cao.
h) Vết thƣơng sọ não, vết thƣơng cột sống
Vết thƣơng sọ não phân làm hai loại: Vết thƣơng phầm mềm ở sọ; vết
thƣơng thấu não làm vỡ xƣơng và thƣơng tổn não. Vết thƣơng sọ não do đạn
bắn thẳng thƣờng là vết thƣơng chột rất nặng, khả năng nhiễm khuẩn cao. Vị
trí vết thƣơng có thể ở vùng trán, thái dƣơng hoặc ở vùng đáy sọ và liên quan
nhiều đến các xoang.

137
Vết thƣơng cột sống đƣợc phân làm hai loại: Vết thƣơng cột sống không
chạm tủy sống; vết thƣơng cột sống có chạm tủy sống. Thƣơng tổn ở tủy có thể
do các mảnh bom, đạn trực tiếp gây nên, dịch tủy chảy ra sẽ là một nguyên
nhân gây nhiễm khuẩn. Mất dịch tủy nhiều sẽ có hiện tƣợng suy kiệt nhanh.
Thƣơng tổn ở tủy có nhiều mức độ nặng. nhẹ khác nhau, nhƣng nói chung là
nguy hiểm. Vì vậy, việc cấp cứu đầu tiên vết thƣơng cột sống hết sức quan
trọng. đặc biệt phải chú ý đến cách vận chuyển và tƣ thế cố định thƣơng binh.
- Triệu chứng và chuẩn đoán:
+ Đối với vết thƣơng sọ não: Vết thƣơng phần mềm chỉ thƣơng tổn da,
gân, mạc cơ, nhƣng rất có thể phối hợp với chấn động hoặc dập não gây chảy
máu trong sọ rất nguy hiểm. Vết thƣơng thấu não đều kèm theo thƣơng tổn các
phần mềm, xƣơng sọ. Có thể bị phù não và gây rối loạn tim, mạch, hô hấp,....
Sau khi bị thƣơng thƣờng có rối loạn tri giác mấy phút cho tới mấy ngày, từ li
bì đến hôn mê. Ngòai ra có thể bị nôn mửa, bị choáng do mất nhiều máu hoặc
có thể kèm theo các vết thƣơng khác ở vùng bụng, ngực,... Khi nạn nhân hôn
mê sâu có thể phát hiện liệt chi, bằng cách nhấc chân, tay nạn nhân lên rồi thả
rơi xuống, chi bị liệt sẽ rơi nặng nề hoặc kích thích bằng kim châm, chi liệt sẽ
không nhúc nhích.
+ Đối với vết thƣơng cột sống: Vết thƣơng cột sống không cạm tủy
thƣờng không có triệu chứng gì đặc biệt, tổn thƣơng sẽ dần hồi phục. Nhƣng
vết thƣơng cột sống tủy bị đứt hoàn toàn hoặc dập nát nhiều, nạn nhân sẽ liệt,
mất cảm giác vĩnh viễn,... Vết thƣơng cột sống chạm tủy có các triệu chứng
sau:
Choáng: Choáng nặng thƣờng gặp trong các trƣờng hợp thƣơng tổn vùng
tủy ở cột sống, cổ hoặc thƣơng tổn tủy kèm theo các phủ tạng khác.
Liệt chi thể: Nếu thƣơng tổn này ở vùng cổ sẽ liệt cả chân và tay, nếu
thƣơng tổn tủy ở vùng thắt lƣng trở xuống sẽ liệt hai chân, ở chi thể liệt các
phản xạ gân, xƣơng đều mất.
Rối loạn cảm giác: Ở phần dƣới vết thƣơng các cảm giác đau, nóng, lạnh
đều mất hoặc giảm.
Bí đái hoặc đái dầm dề, bí ỉa hoặc phân chảy ra mà không biết.
- Cách xử trí: Nói chung vết thƣơng sọ não và vết thƣơng cột sống có
chạm tủy đều là vết thƣơng nặng. Vì đều có khả năng liệt chi hoặc nguy hiểm
đến tính mạng. Nguyên tắc chung cấp cứu đầu tiên là:
+ Chống choáng.
+ Chống khó thở bằng cách lau sạch đờm, dãi.
+ Băng bó, cầm máu, cố định đúng kỹ thuật.
+ Vận chuyển nhanh thƣơng binh về sau, nhƣng phải thật nhẹ nhàng.
Đối với vết thƣơng sọ não cần chú ý: Vận chuyển trên cáng cứng và không đổi
cáng; vết thƣơng cột sống vùng cổ thì cố định bằng nẹp Cờ-ra-me (nếu có)
hoặc chèn hai bên đầu, cổ và đặt nạn nhân nằm ngửa; nếu thƣơng tổn ở các
đoạn khác của cột sống, đặt nạn nhân nằm sấp trên cáng, cố định nạn nhân vào
cáng cứng, chống xê dịch.
i) Vết thƣơng hàm – mặt, mắt

138
Vết thƣơng hàm mặt chia làm 3 loại: Vết thƣơng khu trú ở phần mềm;
vết thƣơng phạm xƣơng (sọ, mặt); vết thƣơng phối hợp (vết thƣơng ngực,
bụng).
Vết thƣơng mắt thƣờng đe dọa mù mắt, chia làm 3 loại: Loại tổn thƣơng
nhẹ có các vết thƣơng cách mi mắt hoặc có dị vật ở nông (màng tiếp hợp, giác
mạc) hay bỏng nhẹ ở màng tiếp hợp, giác mạc. Loại tổn thƣơng vừa có các vết
thƣơng rách hoặc sứt một phần nhỏ cả mi mắt hay bỏng độ II ở mi, ở màng tiếp
hợp, ở giác mạc. Loại tổn thƣơng nặng, vết thƣơng rách, sứt rộng hoặc toàn bộ
mi mắt, vết thƣơng xuyên thủng hoặc nghi xuyên nhãn cầu, bỏng độ III, IV ở
mi hoặc tử da mi, có màng giả phủ lên màng tiếp hợp, giác mạc đục và dày.
- Cách xử trí:
+ Vết thƣơng hàm mặt: Bảo tồn tối đa tất cả tổ chức da, niêm mạc,
xƣơng răng mà chỉ lọc bỏ những phần chắc chắn hỏng hoặc những mảnh
xƣơng vụn và răng đã rời ra. Chống chỉ định cắt bỏ phần mềm (cắt lọc dự
phòng). Xử trí vết thƣơng phần mềm: Đối với vết thƣơng dập da, tổ chức
dƣới da bầm tím tại chỗ, lau cồn sát trùng (trừ vùng mắt). Đối với vết thƣơng
sƣớt da nông, rửa bằng nƣớc xà phòng hoặc nƣớc muối ấm hoặc dung dịch sát
trùng. Đối với vết thƣơng da nông hoặc bị cắt rửa nƣớc muối sinh lí, băng ép
cầm máu. Đối với vết thƣơng nặng cầm máu bằng băng ép, băng nút hoặc
kẹp. Khi vận chuyển có thể cố định lƣỡi, chống choáng.
+ Vết thƣơng mắt: Làm sạch mắt, dùng bông sạch gạt các bụi bẩn ở
trong và ngoài mắt rồi băng lại, không rửa mắt ngay, trừ khi bỏng mới đƣợc
rửa mắt, kết hợp nhặt bỏ các bụi hóa chất và phải rửa nhiều lần trong 10 đến 15
phút bằng nƣớc thƣờng. Mắt bị hỏng không băng, nhỏ thuốc mắt sát khuẩn (1
đến 2 giọt Cloromixêtin). Nếu vết thƣơng xuyên hoặc nghi xuyên nhãn cầu,
không làm động tác banh mắt làm mở rộng thêm vết thƣơng gây biến chứng
nặng thêm.

III. TỔ CHỨC PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


1. Tổ chức
- Lên lớp: theo biên chế lớp học.
- Luyện tập: Theo từng nhóm trong đội hình lớp, cá nhân nghiên cứu kết
hợp bút kí và tài liệu, trao đổi trong tổ, nhóm để nắm chắc nội dung.
2. Phƣơng pháp
- Đối với giảng viên: Hệ thống tóm tắt mụ A (băng bó, chuyển thƣơng)
có thể kiểm tra một số sinh viên về kiến thức đã học ở phổ thông trung học.
Giới thiệu lần lƣợt từng nội dung ở mục B, giảng giải kết hợp phân tích, chứng
minh bằng mô hình học cụ, tranh vẽ... cuối buổi học có thể kiểm tra một số
sinh viên về những nội dung trọng tâm.
- Đối với sinh viên: Ôn tập những kiến thức đã học ở phổ thông trung
học (mục A) ghi chép kết hợp nghe, nhìn để nắm chắc nội dung bài học, tích
cực luyện tập thành thạo động tác băng bó, chuyển thƣơng. Nắm vững cách xử
trí một số vết thƣơng ban đầu và những vấn đề cần chú ý khi chuyển thƣơng
với từng loại vết thƣơng nặng.

139
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân biệt vết thƣơng kín, vết thƣơng hở? Cách cấp cứu ban đầu vết
thƣơng phần mềm?
2. Đặc điểm vết thƣơng gãy xƣơng? Thực hành cố định gãy xƣơng đùi?
3. Hội chứng đè ép? Cách xử trí khi nạn nhân bị vùi lấp?
4. Thực hành cố định, vận chuyển nạn nhân có vết thƣơng cột sống
bằng cáng cứng.
5. Thực hành băng khuỷu tay, băng trán.

Bài 7
BA MÔN QUÂN SỰ PHỐI HỢP

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Huấn luyện cho sinh viên những nội dung cơ bản về quy tắc, điều lệ thi
đấu ba môn quân sự phối hợp nhằm tăng cƣờng sức khoẻ; góp phần hoàn thiện
các tố chất thể lực nhƣ: nhanh, mạnh, bền, khéo; làm cơ sở thuận lợi cho sinh
viên khi tham gia vào lực lƣợng vũ trang hoặc hội thao quốc phòng.
- Nắm đƣợc cách tổ chức, phƣơng pháp luyện tập; tích cực luyện tập,
từng bƣớc nâng cao thành tích của cá nhân và tập thể. Và bảo đảm an toàn
trong luyện tập và thi đấu.

II. NỘI DUNG


A. ĐIỀU LỆ
1. Đặc điểm và điều kiện thi đấu
a) Đặc điểm
Thi đấu ba môn quân sự phối hợp (thể thao Quốc phòng) đƣợc tiến hành
theo các bài tập nằm trong chƣơng trình giáo dục Quốc phòng. Mục đích của
thi đấu ba môn quân sự phối hợp là giáo dục cho học sinh, sinh viên ý chí
quyết tâm giành thắng lợi, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo khả năng thực hiện các

140
bài tập đa dạng, sức chịu đựng cƣờng độ thể lực và sự căng thẳng về tâm lý
trong quá trình thi đấu thể thao.
Thi đấu ba môn quân sự phối hợp là một trong những hình thức để xác
định chất lƣợng huấn luyện thể lực và tình hình hoạt động thể thao của nhà
trƣờng. Để thi đấu đạt kết quả tốt, học sinh, sinh viên phải luyện tập và hoàn
thành những yêu cầu về chỉ tiêu rèn luyện đã quy định cho các lứa tuổi và từng
đối tƣợng.
Thi đấu ba môn quân sự phối hợp có thể tiến hành thi cá nhân, đồng đội.
Trong thi đấu cá nhân phải xác định kết quả, vị trí cho tất cả những ngƣời dự
thi. Trong thi đấu đồng đội lấy kết quả của các cá nhân tổng hợp thành kết quả
của đồng đội và dựa vào đó xếp hạng cho từng đội. Thi đấu cá nhân, đồng đội
là đồng thời xác định kết quả của cá nhân và của đồng đội để xếp hạng cho cá
nhân và đồng đội.
b) Điều kiện thi đấu
Thi đấu ba môn quân sự phối hợp, đấu thủ tham dự cuộc thi phải bảo
đảm đủ các điều kiện:
- Hiểu, nắm vững quy tắc và đƣợc luyện tập thƣờng xuyên.
- Có chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của bác sĩ.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời dự thi
a) Trách nhiệm của người dự thi
- Ngƣời dự thi phải hiểu điều lệ, quy tắc cuộc thi và nghiêm túc thực
hiện điều lệ, quy tắc thi đấu.
- Có mặt đúng thời gian tại cuộc thi, đủ trang bị, trang phục quy định, có
thẻ hoặc giấy chứng nhận thi đấu và tuân thủ đúng quy chế thi đấu.
- Thực hiện đúng hƣớng dẫn của trọng tài.
- Tuân thủ nghiêm quy tắc quản lý, sử dụng súng và đạn.
b) Quyền hạn của người dự thi
- Đƣợc bắn thử để kiểm tra súng, luyện tập và thực hiện các bài tập ở
những địa điểm đã quy định của Hội đồng Trọng tài.
- Chỉ khi thật cần thiết mới đƣợc phép báo cáo trực tiếp với trọng tài
những vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cuộc thi. Trong các trƣờng hợp
khác, nếu có yêu cầu gì đối với trọng tài thì dùng lời nói hoặc làm văn bản báo
cáo với đoàn trƣởng (đội trƣởng) chuyển lên Hội đồng Trọng tài.
3. Trách nhiệm, quyền hạn của đoàn trƣởng (đội trƣởng)
Mỗi đoàn (đội) dự thi nhất thiết phải có cán bộ có phẩm chất, tƣ cách
vững vàng và hiểu biết sâu về chuyên môn làm đoàn trƣởng. Đoàn trƣởng phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm về kỷ luật của các đấu thủ khi ở địa điểm thi đấu
cũng nhƣ tại nơi ở và bảo đảm cho mỗi đấu thủ hoặc đội vào thi đấu kịp thời.
Khi vắng đoàn trƣởng thì đội trƣởng thay thế. Khi đội trƣởng vắng phải chỉ
định một trong các đấu thủ thay mặt để chỉ huy đội.
Đoàn trƣởng (đội trƣởng) có nhiệm vụ nộp cho Hội đồng Trọng tài danh
sách đấu thủ dự thi và những tài liệu cần thiết do điều lệ, quy tắc cuộc thi quy định.
a) Trách nhiệm của đoàn trưởng (đội trưởng)
- Hiểu và thực hiện điều lệ, quy tắc và quy chế của cuộc thi.

141
- Bảo đảm kịp thời đƣa đoàn (đội) đến địa điểm thi đấu với trang phục,
súng đạn cần thiết đã quy định, chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về việc bảo
đảm an toàn mọi mặt của đoàn (đội) mình.
- Thƣờng xuyên có mặt ở địa điểm thi đấu và chỉ đƣợc tạm vắng khi tổng
trọng tài hoặc phó tổng trọng tài cho phép.
- Thông báo cho các đấu thủ của đoàn (đội) mình các quyết định của Hội
đồng trọng tài những thay đổi về thời gian, chƣơng trình thi đấu của cuộc thi…
- Báo cáo với Hồi đồng trọng tài về những thay đổi trong đăng ký và
những đấu thủ do tình trạng sức khoẻ không thể tiếp tục thi đấu đƣợc.
- Tham dự cuộc họp của Hội đồng trọng tài với quyền hạn tƣ vấn và
tham dự bốc thăm.
b) Quyền hạn của đoàn trưởng (đội trưởng)
- Chuyển đến Hội đồng trọng tài những khiếu nại của đoàn (đội).
- Đề nghị hội đồng trọng tài kiểm tra và giải thích kết quả thi đấu sau khi
đã thông báo sơ bộ về thành tích.
- Đoàn trƣởng (đội trƣởng) không đƣợc phép can thiệp vào công việc
của trọng tài và cũng không đƣợc tự ý quyết định thay đổi đấu thủ hoặc rút đấu
thủ khỏi cuộc thi nếu không đƣợc Hội đồng trọng tài cho phép. Trong quá trình
thi đấu cũng không đƣợc phép giúp đỡ vận động viên.
4. Thủ tục khiếu nại
- Tất cả những khiếu nại đều phải đƣa đến Hội đồng trọng tài, có thể đƣa
trƣớc khi bắt đầu cuộc thi, trong quá trình cuộc thi và sau khi kết thúc cuộc thi,
nhƣng không chậm quá một giờ sau khi kết thúc môn thi đó.
- Đoàn trƣởng (đội trƣởng) có thể đƣa khiếu nại bằng văn bản có chỉ dẫn
các mục, các điểm của quy tắc hoặc điều lệ cuộc thi mà ngƣời khiếu nại bị cho
là vi phạm.
- Tổng trọng tài phải xem xét các khiếu nại trong thời gian ngắn nhất.
Nếu khiếu nại đó cần phải kiểm tra thì quyết định cần đƣợc thực hiện trong
vòng 24 giờ từ lúc nhận đƣợc đơn khiếu nại và kết luận trƣớc khi xác định
thành tích cuối cùng của cuộc thi.
- Quyết định của tổng trọng tài về khiếu nại là quyết định cuối cùng và
không xét lại nữa.
5. Xác định thành tích xếp hạng
Thi vô địch cá nhân và đồng đội đƣợc xác định theo điều lệ cuộc thi:
- Khi xếp hạng cá nhân, vận động viên nào có thành tích (tổng số điểm) cao
hơn đƣợc xếp trên. Trƣờng hợp thành tích bằng nhau của một số vận động viên
thì vận động viên nào có kết quả cao hơn trong các môn thi sẽ đƣợc xếp trên.
- Khi xếp hạng đồng đội, căn cứ vào tổng số điểm của các vận động viên
trong từng đội để xếp hạng cao thấp cho các đội. Trƣờng hợp thành tích bằng
nhau của một số đội thì đội nào có động viên xếp thứ hạng cao (nhất, nhì, ba,
v.v.) sẽ đƣợc xếp vị trí cao hơn.

B. QUY TẮC THI ĐẤU


1. Quy tắc chung

142
Điều 1. Mỗi vận động viên phải thi đấu ba nội dung trong hai ngày theo
trình tự sau đây:
- Ngày thứ nhất: Sáng thi bắn súng quân dụng, chiều ném lựu đạn.
- Sáng ngày thứ hai: Chạy vũ trang 3000m (nam); 1500m (nữ).
Điều 2. Trang phục và trang bị thi đấu
- Mặc quanà áo lao động hoặc thể thao, đi giày hoặc chân đất.
- Súng quân dụng (tiểu liên AK; SKS).
- Đeo số thi đấu ở ngực và đeo kết quả bốc thăm ở lƣng, không đƣợc
thay đổi số áo trong suốt cuộc thi.
2. Quy tắc thi đấu các môn
a) Bắn súng quân dụng
Điều 3. Điều kiện bắn.
- Dùng súng trƣờng SKS (hoặc tiểu liên AK), lực cò không nhẹ dƣới 2kg
- Mục tiêu cố định, bia số 4 có vòng
- Cự ly bán: 100m
- Tƣ thế bắn: nằm bắn có bệ tỳ
- Số đạn bắn: 3 viên (súng trƣờng tự động, tiểu liên bắn phát một).
Điều 4. Thứ tự bắn
Theo trình tự bốc thăm, vận động viên phải có mặt ở vị trí điểm danh
trƣớc giờ thi đấu của mình 30 phút để làm công tác chuẩn bị, điểm danh, kiểm
tra súng, đạn và trang bị.
Điều 5. Quy tắc bắn
- Khi vào tuyến bắn, sau khi khám súng và có lệnh “Nằm chuẩn bị bắn”
của trọng tài trƣởng, vận động viên mới đƣợc làm công tác chuẩn bị. Khi chuẩn
bị xong vận động viên phải báo cáo “số...chuẩn bị xong” và chỉ đƣợc sau khi
có lệnh của trọng tài.
- Vận động viên đƣợc phép dùng vải bạt, nilon để nằm bắn
- Khi có lệnh bắn, mọi trƣờng hợp cƣớp cò, nổ súng coi nhƣ đã bắn. Đạn
thia lia không tính thành tích.
- Đạn chạm vạch đƣợc tính điểm vòng trong, đạn không nổ đƣợc bù thêm.
- Trong thi đấu, súng bị hỏng hóc, phải báo cáo với trọng tài nếu đƣợc
phép mới đƣợc ra ngoài sửa hoặc đổi súng.
Điều 6. Vi phạm quy tắc bắn
- Nổ súng trƣớc khi có lệnh bắn của trọng tài sẽ bị tƣớc quyênè thi đấu
môn bắn súng.
- Nổ súng sau khi có lệnh thôi bắn của trọng tài sẽ bị cảnh cáo, viên đạn
đó không đƣợc tính thành tích và bị trừ thêm 2 điểm trên bia.
- Trong thi đấu nếu bắn nhầm mà trọng tài xác định đƣợc thì viên đạn đó
vẫn đƣợc tính điểm cho ngƣời bắn nhầm nhƣng bị trừ 2 điểm trên bia.
Nếu trên bia có 2 điểm chạm, không phân biệt rõ điểm chạm của từng
ngƣời thì cả hai đều có quyền nhận viên đạn có điểm chạm cao nhất hoặc cả
hai đều bắn lại. Thành tích bắn lại xử trí nhƣ sau:
+ Dù đạt đƣợc bao nhiêu nhƣng so với nhau, nếu ai có điểm bắn lại cao
hơn sẽ lấy điểm cao của bia đang xét, điểm thấp giành cho ngƣời có điểm bắn
thấp hơn.

143
+ Nếu điểm bắn lại cả hai đều cùng bằng nhau ai có điểm chạm gần
trung tâm hơn sẽ lấy điển cao của bia đang xét. Ngoài ra phải trừ 2 điểm trên
bia đối với ngƣời bắn nhầm.
+ Mọi hành động gian lận nhƣ đổi súng (dùng súng chƣa đƣợc kiểm
tra), đổi ngƣời dự thi không có trong danh sách báo cáo, hoặc vi phạm các
điểm a; d của Điều 5, hoặc vi phạm quy tắc an toàn thì dù là vô tình hay cố ý,
tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc tƣớc quyền thi
đấu môn bắn súng.
Nếu bắn súng thể thao: cự ly 50m, bia số 7B, nằm bắn có bệ tỳ, bắn 3
viên tính điểm (nhƣ bắn súng quân dụng).
b) Ném lựu đạn xa, trúng hướng
Điều 7. Điều kiện ném
- Lựu đạn ngang, hình trụ, cán gỗ dài 12cm, trọng lƣợng 600 gram
(nam0 và 500-520m (nữ).
- Bãi ném: Ném trong đƣờng hành lang rộng 10m, đƣờng chạy rộng 4m,
dài từ 15-20m.
- Tƣ thế ném: Cầm súng (không dƣơng lê), có thể đứng ném hoặc chạy lấy đà.
- Số quả ném: Ném thử 1 quả, ném tính điểm 3 quả.
- Thời gian ném: 5 phút (kể cả ném thử)
Điều 8. Thứ tự ném
Theo kết quả bốc thăm, phân chia bãi ném vào đợt ném, vận động viên
khởi động ở ngoài, đến lƣợt ném mới vào vị trí chuẩn bị.
Điều 9. Quy tắc ném
- Vận động viên chỉ đƣợc ném sau khi có lệnh của trọng tài, có thể ném
thử hoặc không. Muốn ném thử hoặc ném tính điểm, vận động viên phải báo
cáo “Số... xin ném thử”. Khi có lệnh “Số... chú ý”, “1 quả ném thử” hoặc “3
quả tính điểm” bắt đầu, vận động viên mới đƣợc ném. Mỗi quả ném đều có
hiệu lệnh bằng cờ của trọng tài.
- Khi ném, một tay cầm súng (không dƣơng lê) có thể đứng ném hoặc chạy
lấy đà. Khi đang chạy lấy đà, nếu cảm thấy chƣa tốt, vận động viên có quyền chạy
lại với điều kiện không đƣợc để một bộ phận nào của thân thể chạm hoặc vƣợt ra
ngoài vạch giới hạn, kể cả lựu đạn tuột tay rơi ra ngoài vạch giới hạn.
- Lựu đạn phải rơi trong phạm vị hành lang rộng 10m, rơi trúng vạch vẫn
đƣợc tính thành tích.
- Ném xong cả 3 quả tính điểm rồi mới đo thành tích của cả 3 lần ném và
lấy thành tích của lần ném xa nhất. Mỗi lần lựu đạn rơi trong hành lang, trọng
tài đều cắm cờ đánh dấu điểm rơi, thành tích lấy chẵn tới cm.
- Thời gian ném: 5 phút kể cả từ khi trọng tài cho lệnh ném thử.
Điều 10. Vi phạm quy tắc ném
- Khi đƣợc lệnh ném của trọng tài, nếu do sơ ý lựu đạn rơi bên ngoài
vạch giới hạn thì coi nhƣ đã ném quả đó.
- Lựu đạn rơi ngoài phạm vi hành lang không đƣợc tính thành tích.
- Tự động ném trƣớc khi có lệnh của trọng tài sẽ bị tƣớc quyền thi đấu
môn ném lựu đạn.

144
- Mọi hành động gian lận, nhƣ đổi ngƣời, đổi trang bị hoặc vi phạm điểm
a, b, d của Điều 9 thì tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo
hoặc tƣớc quyền thi đấu.
c) Chạy vũ trang
Điều 11. Điều kiện chạy
a. Đƣờng chạy tự nhiên
b. Cự ly chạy: 3000m (nam), 1500m (nữ).
Điều 12. Thứ tự chạy
a. Vận động viên phải có mặt ở vị trí tập kết trƣớc giờ thi đấu của mình
20 phút để điểm danh, kiểm tra trang bị và khởi động.
b. Trọng tài điểm danh và sắp xếp vị trí cho các vận động viên theo thứ
tự bốc thăm.
Điều 13. Quy tắc chạy
a. Xuất phát: Mỗi đợt xuất phát không quá 20 ngƣời. Khi có lệnh “vào
chỗ” của trọng tài, các vận động viên về vị trí của mình và chuẩn bị chờ lệnh.
Tay và chân không đƣợc chạm vào vạch xuất phát.
b. Khi có lệnh chạy (bằng súng phát lệnh hoặc phất cờ) vận động viên
mới bắt đầu chạy.
c. Khi chạy trên đƣờng, vận động viên không đƣợc gây trở ngại cho các
đấu thủ khác. Khi muốn vƣợt phải vƣợt về phía bên phải. Nếu đối thủ chạy
trƣớc không chạy vào sát mép đƣờng chạy vận động viên chạy sau đƣợc phép
vƣợt lên bên trái đối thủ đó. Dù vƣợt bên nào cũng không đƣợc gây trở ngại
nhƣ xô đẩy, chen lấn đối thủ chạy trƣớc. Vận động viên chạy trƣớc cũng không
đƣợc cản trở, chèn ép đối thủ chạy sau khi đối thủ này muốn vƣợt lên trƣớc.
d. Khi về đích, vận động viên dùng một bộ phận thân ngƣời chạm vào
mặt phẳng cắt ngang vạch đích hoặc dây đích (trừ đầu, cổ, tay và chân) và khi
toàn bộ cơ thể đã vƣợt qua mặt phẳng đó mới coi là chạy hết cự li.
Điều 14. Vi phạm quy tắc chạy
a. Vi phạm các điểm sau đây sẽ bị xoá bỏ thành tích:
- Chạy không hết đƣờng qui định.
- Nhờ ngƣời mang vũ khí, trang bị hoặc dìu đỡ trƣớc khi về đích.
- Về đích thiếu súng.
- Chen lấn thô bạo, cố tình cản trở làm ảnh hƣởng tới thành tích hoặc
gây thƣơng tích cho đối thủ.
b. Về đích thiếu trang bị sẽ bị phạt bằng cách cộng thêm vào thành tích
chạy thời gian nhƣ sau:
- Thiếu số áo cộng 10 giây.
- Thiếu thắt lƣng, cộng 10 giây.
c. Vi phạm điểm a của Điều 12, điểm a, b, c, d của Điều 13 hoặc có hành
động gian lận thì tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc
tƣớc quyền thi đấu môn chạy vũ trang.
3. Cách tính thành tích
a) Cách tính điểm và xếp hạng
- Tính điểm và xếp hạng cá nhân
Điều 15. Tính điểm bắn súng quân dụng

145
Căn cứ vào kết quả điểm chạm, cộng điểm của ba viên bắn tính điểm.
Đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm (xem bảng tính điểm), vận động viên
có số điểm cao hơn xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau, sẽ so sánh ai có vòng 10; 9;
8... nhiều hơn xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thì xếp bằng nhau.
Điều 16. Tính điểm ném lựu đạn
Căn cứ vào thành tích ném xa nhất, đối chiếu với bảng điểm để quy ra
điểm (xem bảng tính điểm) vận động viên nào có số điểm cao hơn xếp trên.
Nếu bằng nhau, xét trực tiếp các quả ném đó, vận động viên nào ném xa hơn
xếp trên (tính đến cm), nếu vẫn bằng nhau thì xét quả thứ hai, thứ ba.
Điều 17. Tính điểm chạy vũ trang
Căn cứ vào thời gian chạy (sau khi đã xử lí các trƣờng hợp phạm quy) để
quy ra điểm (xem bảng tính điểm), vận động viên nào có điểm cao hơn xếp
trên. Nếu bằng nhau, sẽ xét vận động viên nào có thời gian chạy ít hơn xếp
trên, nếu vẫn bằng nhau, xếp bằng nhau.
Điều 18. Tính điểm cá nhân toàn năng
Căn cứ điểm của cả ba môn, vận động viên nào có tổng số điểm nhiều
hơn xếp trên. Nếu bằng điểm nhau, sẽ lần lƣợt so sánh thứ tự (các môn chạy vũ
trang, bán súng, ném lựu đạn) vận động viên nào có thứ hạng cao xếp trên.
Nếu vẫn bằng nhau, xếp bằng nhau.
- Tính điểm và xếp hạng đồng đội
Điều 19. Tính điểm đồng đội từng môn
Cộng điểm từng môn của các vận động viên trong đội. Đội nào có tổng
số điểm nhiều hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, xét đội nào có vận động viên xếp
thứ hạng cao hơn xếp trên.
Điều 20. Tính điểm đồng đội toàn năng
Cộng điểm toàn năng của các vận động viên trong đội, đội nào có tổng
số điểm nhiều hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, xét đội nào có số vận động viên
xếp thứ hạng toàn năng cao hơn xếp trên.
- Tính điểm và xếp hạng toàn đoàn.
Điều 21: Xếp hạng toàn đoàn
Cộng điểm của đồng đội nam và đồng đội nữ, đoàn nào có tổng số nhiều
hơn xếp lên trên. Nếu bằng nhau, đoàn nào có đội nữ xếp hạng cao hơn xếp
trên.
b) Bảng tính điểm từng môn, một số mẫu biểu và văn bản
- Tính điểm từng môn.
+ Bắn súng quân dụng (áp dụng cho cả nam và nữ)
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
trên xếp trên xếp trên xếp trên xếp trên xếp
bia hạng bia hạng bia hạng bia hạng bia hạng
30 1000 24 500 18 220 12 110 6 50
29 900 23 450 17 190 11 100 5 40
28 800 22 400 16 170 10 90 4 30
27 710 21 350 15 150 9 80 3 20
26 630 20 300 14 130 8 70 2 10
25 560 19 250 13 120 7 60 1 0
146
+ Ném lựu đạn:
Nam: 60m đƣợc tính 1000 điểm:
Xa hơn 60m, cứ 4cm đƣợc tính 1 điểm
Kém hơn 60m, cứ 5m trừ đi 1 điểm.
Nữ: 40m đƣợc tính 1000 điểm:
Xa hơn 40m, cứ 4cm đƣợc tính 1 điểm
Kém hơn 40m, cứ 5m trừ đi 1 điểm.
(Theo nguyên tắc tính điểm tròn số: từ 3cm trở lên đƣợc tính tròn 1
điểm, dƣới 3cm thì không điểm).
+ Chạy vũ trang (nam 3000m; nữ 1500m):
Nam: 10 phút đƣợc tính 1000 điểm:
Nhanh hơn 10 phút thì 1 giây đƣợc 5 điểm
Chậm hơn 10 phút thì 1 giây trừ 3 điểm.
Nữ: 5 phút 30 giây đƣợc tính 1000 điểm:
Nhanh hơn 5 phút 30 giây thì 1 giây đƣợc 5 điểm
Chậm hơn 5 phút 30 giây thì 1 giây trừ 3 điểm.

MỘT SỐ MẪU BIỂU VÀ VĂN BẢN


Mẫu số 1: PHIẾU ĐĂNG KÝ THI ĐẤU 3 MÔN QUÂN SỰ PHỐI HỢP
Đơn vị: ............................... Số thăm:....................
Nội dung
Thứ Số
Họ và tên Bắn súng Ném lựu đạn Chạy vũ trang
tự áo
Đợt Bệ Đợt Bãi Đợt ô (hàng)

Ngày tháng năm


Đoàn trƣởng (Đội trƣởng)
(Ký tên)
Mẫu số 2: DANH SÁCH THI ĐẤU MÔN: ..............................................
Thời gian bắt đầu từ.............giờ.............ngày..............

Bệ; Ô
Đợt (hàng); Họ và tên Đơn vị Số đạn Ghi chú
Bãi...............

Ngày tháng năm


Đoàn trƣởng (Đội trƣởng)
147
(Ký tên)

Mẫu số 3: BIÊN BẢN THÀNH TÍCH MÔN THI: .....................................


Thời gian bắt đầu từ.............giờ.............ngày..............

Thứ Thành Xếp


Họ và tên Đơn vị Điểm Ghi chú
tự tích hạng

Thƣ ký Trọng tài trƣởng


(Ký tên) (Ký tên)
Mẫu số 4: PHIẾU THI BÁN SÚNG QUÂN DỤNG
Cuộc thi 3 môn quân sự phối hợp năm:....................
Phiếu thi: ..........................................................................
Họ và tên: .................................... Số áo:.........................
Đơn vị: ............................................................................
Đợt: .................................................Bệ ...........................

3 viên bắn tính điểm:

1 2 3 Cộng (+)

Thành tích: ...............Điểm: ................


Xếp hạng: ...........................................

Vận động viên Thƣ ký


(ký tên) (ký tên)

Mẫu số 5: BIÊN BẢN THÀNH TÍCH CÁ NHÂN TOÀN NĂNG

Thứ Họ và tên Đơn vị Điểm Cộng Xếp


tự điểm hạng
Bắn súng N.Lựu C. V
đạn trang

148
Tổng thƣ ký Tổng trọng tài
(ký tên) (ký tên)

Mẫu số 6: BIÊN BẢN TÍNH THÀNH TÍCH ĐỒNG ĐỘI TOÀN NĂNG

Thứ Đơn vị Điểm Cộng Xếp


tự Bắn súng Ném lựu đạn Chạy vũ trang điểm hạng

Tổng thƣ ký Tổng trọng tài


(ký tên) (ký tên)
III. TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
A. TỔ CHỨC
Giới thiệu lí thuyết, thực hành theo lớp học. Luyện tập theo nhóm, tổ học
tập. Thi đấu theo đội của các môn thi.
B. PHƢƠNG PHÁP
1. Lên lớp
a) Giới thiệu điều lệ, quy tắc thi thi đấu
Vận dụng phƣơng pháp thuyết trình để giảng, kết hợp với mô hình vật
mẫu, sân bãi để làm rõ nội dung.
b) Giới thiệu động tác
Vận dụng phƣơng pháp trực quan bằng động tác mẫu của giảng viên và
đội mẫu đã đƣợc chuẩn bị để giới thiệu theo 2 bƣớc:
- Bước 1: Làm nhanh
Giảng viên mang đeo vũ khí, trang bị đầy đủ sau đó trên cƣơng vị ngƣời
thi đấu làm nhanh động tác 1 lần. Trong quá trình làm động tác không phân
tích mà làm nhanh động tác sát với thực tế thi đấu.
- Bước 2: Làm chậm , phân chia cử động, phân tích động tác
Giảng viên giới thiệu động tác với nhịp độ chậm, kết hợp phân tích, giải
thích làm rõ ý nghĩa động tác và cách thực hiện động tác. Làm dứt điểm từng
cử động, không nói và làm liên tục ngƣời học khó theo dõi, dễ dẫn đến nhầm
lẫn động tác.
2. Luyện tập
- Trƣớc khi luyện tập, giảng viên phải tổ chức khởi động, khám súng để
bảo đảm an toàn. Phổ biến nội dung, thời gian, tổ chức phƣơng pháp, địa điểm,
vật chất, kí tín hiệu và các quy định trong luyện tập.
- Căn cứ vào kỹ thuật bắn súng và ném lựu đạn của chƣơng trình giáo
dục quốc phòng để luyện tập hai môn bắn súng và ném lựu đạn. Căn cứ vào kỹ
thuật chạy bền trong ba môn điền kinh để vận dụng tập luyện môn chạy vũ
trang.
- Khi luyện tập từng môn phải tiến hành từ tập nhẹ đến nặng, từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, tập phân đoạn đến tổng hợp.
149
- Luyện tập toàn diện, kết hợp chặt chẽ tập luyện nội dung 3 môn quân
sự phối hợp với giáo dục công tác vệ sinh (ăn uống, ngủ, nghỉ,v.v...) giáo dục ý
thức tổ chức kỷ luật cao để bảo đảm an toàn trong quá trình luyện tập và thi
đấu.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Động tác bắn súng trƣờng SKS (CKC); tiểu liên AK. Kỹ thuật ném
lựu đạn, trúng hƣớng. Kỹ thuật chạy bền.
2. Điều kiện và quy tắc thi đấu từng môn.
3. Nội dung luyện tập thi đấu cụ thể của từng môn.

Bài 8
TỪNG NGƢỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Huấn luyện cho sinh viên nắm đƣợc đặc điểm mục tiêu, thủ đoạn đối
phó của địch ở một số mục tiêu thƣờng gặp trong công sự và mục tiêu ngoài
công sự; cách đánh và hành động của từng ngƣời khi đánh từng loại mục tiêu.
- Nắm đƣợc những nội dung cơ bản về đặc điểm của địch, cách đánh và
hành động của từng ngƣời khi đánh chiếm từng loại mục tiêu; biết vận dụng kỹ
thuật và các động tác chiến đấu cơ bản vào thực hiện đánh chiếm mục tiêu.
II. NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật
a) Nhiệm vụ
Trong chiến đấu tiến công, từng ngƣời hoặc cùng với tổ có thể đánh
chiếm một số mục tiêu:
- Địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà.
- Xe tăng, xe bọc thép địch.
- Tên địch, tốp địch ngoài công sự.
b) Yêu cầu chiến thuật
- Bí mật, bất ngờ, tinh khôn, mƣu mẹo.
- Dũng cảm, linh hoạt, kịp thời.
- Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, hiểm yếu của địch, tiếp cận đến
gần tiêu diệt địch.
- Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
- Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí, trang bị tiêu diệt địch, tiết kiệm
đạn.
- Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.
2. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ
a) Hiểu rõ nhiệm vụ
- Nội dung:

150
+ Mục tiêu phải đánh chiếm: loại mục tiêu gì (ụ súng, lô cốt, tên địch,
tốp địch…), vị trí và tính chất của mục tiêu (ở đâu, trong công sự hay ngoài
công sự, bộ binh hay xe tăng…), những mục tiêu có liên quan.
+ Nhiệm vụ (hiệp đồng với ai, đánh chiếm mục tiêu nào, ở đâu, sau khi đánh
chiếm xong mục tiêu phải làm gì), cách đánh (thứ tự, phƣơng pháp tiêu diệt mục
tiêu).
+ Kí, tín, ám hiệu liên lạc và báo cáo.
+ Bạn có liên quan: ở bên phải, bên trái là ai, làm nhiệm vụ gì.
- Phƣơng pháp:
Khi nhận nhiệm vụ, chiến sĩ phải kết hợp nhìn và nghe, nhận đầy đủ,
chính xác. Nếu nội dung nào chƣa rõ phải hỏi lại để ngƣời chỉ huy bổ sung cho
đầy đủ.
b) Làm công tác chuẩn bị
- Nội dung:
Công tác chuẩn bị chiến đấu của từng ngƣời phải đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên. Trong chiến đấu tiến công, nội dung làm công tác chuẩn bị của từng
ngƣời gồm: xác định tƣ tƣởng, ý chí quyết tâm chiến đấu; nhận bổ sung vũ khí,
trang bị, thuốc quân y; gói buộc lƣợng nổ,…
- Phƣơng pháp:
Khi làm công tác chuẩn bị phải căn cứ vào ý định của ngƣời chỉ huy,
nhiệm vụ đƣợc phân công, thời gian có để tiến hành công tác chuẩn bị cho phù
hợp, bảo đảm nhanh, gọn, đầy đủ, chính xác.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị phải kiểm tra lại công tác chuẩn bị
nhƣ súng, đạn, thủ pháo, thuốc nổ, … những trang bị cần thiết cho chiến đấu,
cách mang đeo và báo cáo với ngƣời chỉ huy. Quá trình làm công tác chuẩn bị
phải hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội làm công tác chuẩn bị.
3. Thực hành chiến đấu
a) Vận động đến gần địch
- Trƣớc khi vận động:
Phải quan sát tình hình địch, tình hình ta, xem xét địa hình, thời tiết cụ
thể trong phạm vi chiến đấu để chọn đƣờng tiến (đƣờng vận động). Vận động
theo đƣờng nào, đến đâu, thời cơ và động tác vận động trong từng đoạn; vị trí
tạm dừng và cách nghi binh lừa địch.
- Khi vận động:
Phải luôn quan sát, nắm chắc tình hình địch, triệt để lợi dụng địa hình,
địa vật, thời tiết, ánh sáng, tiếng động, v.v. để vận dụng các tƣ thế, động tác
vận động cho phù hợp, bảo đảm mọi hành động nhanh, bí mật, an toàn, đến vị
trí đúng thời gian qui định.
Quá trình vận động phải giữ vững đƣờng tiến, hƣớng tiến, sẵn sàng chiến
đấu, tìm mọi cách để đến sát mục tiêu đƣợc phân công.
Khi đến đúng vị trí đã qui định phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu
đạn, pháo tay,v.v, quan sát nắm tình hình địch, hành động của đồng đội và sẵn
sàng tiêu diệt mục tiêu. Nắm vững thời cơ để xung phong tiêu diệt địch, chiếm
mục tiêu.
b) Cách đánh từng loại mục tiêu

151
- Đánh địch trong ụ súng, lô cốt
+ Đặc điểm mục tiêu:
Ụ súng của địch có nắp hoặc không có nắp, thƣờng làm bằng gỗ đất, bê
tông cốt thép lắp ghép; cấu trúc theo kiểu nửa chìm, nửa nổi, có lỗ bắn ra các
hƣớng, cửa ra vào quay vào phía trong, xung quanh và trên nắp thƣờng xếp các
bao cát, có thể có hàng rào chắn đạn B40, B41 vây quanh. Nối liền các ụ súng
với nhau thƣờng bằng tƣờng đất hoặc bằng các hào sâu, bên cạnh ụ súng có các
hố bắn.
Ụ súng thƣờng đƣợc bố trí nơi địa hình có lợi khi hỗ trợ, chi viện cho
nhau trong quá trình chiến đấu, ngụy trang kín đáo khó phát hiện.
Lô cốt là mục tiêu đƣợc xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, gạch, đá,
có nhiều ngăn, có phần nổi phần chìm. Phần nổi có thể một hoặc hai tầng, cấu
trúc theo kiểu hình lăng trụ (thƣờng có 5 đến 8 cạnh), các hƣớng đều có lỗ bắn bố
trí độ cao thấp khác nhau, bên ngoài và trên nắp thƣờng xếp các bao cát hoặc đắp
đất, có thể có dây thép gai trùm lên trên hoặc dùng lƣới chống đạn B40, B41 vây
xung quanh. Bên cạnh lô cốt có các hố bắn, có đƣờng hào có nắp hoặc không có
nắp để cơ động về phía sau. Bên trong lô cốt xây bậc cao thấp theo các lỗ bắn, lô
cốt lớn có thể chia thành 2 hoặc 3 ngăn. Cửa lô cốt thƣờng chìm và nối với các
đƣờng hào nổi hoặc hào ngầm.
Khi chƣa bị tiến công, địch thƣờng lợi dụng ụ súng, lô cốt kết hợp mắt
thƣờng với sử dụng các phƣơng tiện quan sát nhƣ ống nhòm, kính nhìn đêm,
v.v. để quan sát phát hiện đối phƣơng. Khi bị tiến công, chúng dựa vào ụ súng,
lô cốt dùng hoả lực ngăn chặn ta từ xa đến gần. Khi nguy cơ bị tiêu diệt, địch
lợi dụng ụ súng, lô cốt cố thủ chờ lực lƣợng từ mục tiêu khác đến phối hợp
cùng phản kích, hoặc cũng có thể lợi dụng công sự, địa hình, địa vật rút chạy
về phía sau, có thể rút chạy bằng trực thăng vũ trang bốc quân.
+ Cách đánh:
Trƣớc khi đánh, chiến sĩ phải quan sát xác định loại mục tiêu sẽ đánh (ụ
súng hay lô cốt, cách cấu trúc, bằng gỗ đất hay bằng bê tông cốt thép), xác định
hoạt động của địch bên trong ụ súng, lô cốt và hoạt động của địch xung quanh,
xem xét địa hình để tìm ra chỗ sơ hở, chỗ yếu của mục tiêu nhƣ góc tử giác, lối
ra vào, nơi ta có thể tiếp cận kín đáo từ bên sƣờn, phía sau. Căn cứ vào mục
tiêu, địa hình, địa vật và vũ khí, trang bị của mình để xác định cách đánh cho
phù hợp.
Đánh ụ súng không có nắp: bí mật tiếp cận vào bên sƣờn, phía sau, đến
cự ly thích hợp, dùng thủ pháo, lựu đạn ném vào bên trong ụ súng; lợi dụng uy
lực của vũ khí và khói đạn nhanh chóng xông lên bắn găm, bắn gần, đâm lê,
đánh báng để tiêu diệt những tên còn sống sót.
Đánh ụ súng có nắp, lô cốt: lợi dụng góc tử giác, tiếp cận vào bên sƣờn,
phía sau đặt thuốc nổ (lƣợng nổ khối) vào nơi mỏng yếu hoặc nhét thủ pháo,
lựu đạn, thủ pháo vào lỗ bắn, cửa ra vào để tiêu diệt địch bên trong. Trƣờng
hợp lô cốt, ụ súng có hàng rào trùm phải dùng lƣợng nổ dài, lƣợng nổ khối để
phá hoặc dùng kéo để căt. Nếu lỗ bắn có lƣới chắn, có thể buộc lựu đạn, thủ
pháo thành chùm hoặc buộc móc vào thuốc nổ móc vào lƣới để phá lƣói, sau
đó tiếp tục nhét lựu đạn, thủ pháo vào trong ụ súng, lô cốt. Khi lựu đạn hoặc

152
thủ pháo nổ, nhanh chóng xông vào bên trong bắn găm, bắn gần, đêm lê, đánh
báng để tiêu diệt địch.
Nếu cửa ra vào địch đóng kín thì dùng thuốc nổ đặt vào nơi mỏng yếu để
phá, sau đó tiêu diệt địch bên trong.
Trƣờng hợp địa hình trống trải, địch kiểm soát chặt chẽ khó bí mật tiếp
cận đến gần, phải lợi dụng địa hình, địa vật, khéo léo nghi binh, lừa địch để
tiếp cận vào bên sƣờn phía sau diệt địch.
Trƣờng hợp đƣợc trang bị B40, B41 vận động đến cự ly thích hợp bắn
phá huỷ ụ súng, lô cốt rồi nhanh chóng xung phong lên lục soát, tiêu diệt nốt
những tên địch còn sống sót.
- Đánh địch trong chiến hào hoặc giao thông hào
+ Đặc điểm mục tiêu:
Chiến hào, giao thông hào đƣợc hình thành bằng các đoạn chiến hào,
giao thông hào nối liền nhau hoặc đứt đoạn. Cấu trúc theo kiểu gấp khúc, mỗi
đoạn dài từ 5m đến 7m. Hào đào sâu, có nắp (bằng bê tông, gỗ, đất) hoặc
không có nắp, cũng có thể hào đƣợc xếp nổi bằng bao cát. Thành hào phía
trƣớc thƣờng cấu trúc các vị trí bắn. Liên kết các đoạn chiến hào, giao thông
hào bằng các ngã ba, ngã tƣ hào. Dọc theo hào, địch có thể bố trí các loại vật
cản nhƣ mìn đè nổ, mìn vƣớng nổ, v.v. để ngăn chặn đối phƣơng cơ động trong
hào.
Khi chƣa bị tiến công, địch lợi dụng đƣờng hào để cơ động. Khi bị tiến
công, địch lợi dụng hào sử dụng hoả lực từ các công sự bắn, các ngã ba, ngã tƣ
hào để ngăn chặn đối phƣơng và để cơ động, phản kích. Khi có nguy cơ bị tiêu
diệt, chúng tận dụng hào để rút chạy.
+ Cách đánh:
Trƣớc khi đánh, chiến sĩ phải quan sát nắm chắc tình hình địch ở trên
hào, địch dƣới hào, tình hình đồng đội chiến đấu và địa hình, địa vật xung
quanh để xác định cách đánh cụ thể cho phù hợp. Khi đánh địch trong chiến
hào hoặc giao thông hào phải triệt để lợi dụng các đoạn ngoặt của hào, thực
hiện đánh chắc, tiến chắc, sục sạo kỹ, chia cắt quân địch ra từng bộ phận để
tiêu diệt.
Trƣờng hợp hào không có nắp:
Bí mật đến gần hào để xem xét, nghe ngóng, nếu có địch ở dƣới hào,
dùng lựu đạn, bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch rồi mới nhảy xuống hào. Khi
tiến ở dƣới hào, súng cầm ở tƣ thế bắn găm, bắn gần, tuỳ theo hào sâu hay
nông, rộng hay hẹp để vận dụng tƣ thế động tác vận động cho phù hợp.
Thƣờng phải lợi dụng đoạn hào ngoặt, tiến sát bên thành hào và dùng các tƣ
thế vận động thấp để tiến.
Khi gặp ngã ba, ngã tƣ hào phải dùng mƣu mẹo nghi binh lừa địch để
thăm dò, phát hiện, nếu có địch thì ném lựu đạn, bắn gần vào các ngách hào
tiêu diệt địch rồi mới vƣợt qua.
Nếu địch ném lựu đạn xuống hào phải nhanh chóng nhặt ném trở lại, hoặc
đá hất ra xa; sau đó lợi dụng chỗ ngặt của hào, hầm để ẩn nấp nhƣng phải sẵn
sàng đánh địch sau khi lựu đạn nổ. Khi gặp hoả lực địch bắn phải nhanh chóng lợi

153
dụng ngách hào để tránh, sau đó dùng các biện pháp nghi binh, đánh lừa địch để
tiêu diệt chúng.
Khi tiến dƣới hào gặp chông, mìn, cạm bẫy…phải quan sát đề phòng
địch bắn bất ngờ. Nếu chƣa có địch thì tuỳ theo tình hình để dùng vũ khí, trang
bị phá huỷ hoặc cắt, gỡ hoặc đánh dấu lại, sau đó vƣợt qua hoặc tìm đƣờng
tránh để tiếp tục tiến. Trƣờng hợp không tiến theo hào đƣợc, phải nhanh chóng
nhảy lên hào để tiến, trƣớc khi nhảy lên hào phải quan sát phía trên hào có địch
không, nếu có địch phải nổ súng kiềm chế hoặc thực hiện các động tác nghi
binh, đánh lừa địch. Khi lên khỏi hào phải lợi dụng địa hình, địa vật vận động
đánh vào bên sƣờn phía sau tiêu diệt địch, hoặc dùng hoả lực kiềm chế, phối
hợp với đồng đội tiêu diệt địch.
Trƣờng hợp làm nhiệm vụ đánh lƣớt, đánh nhanh địch ở dƣới hào thì có
thể ở trên hào vừa vận động vừa dùng lựu đạn, thủ pháo, bắn găm để khống
chế, uy hiếp, tiêu diệt địch, nhanh chóng phát triển theo nhiệm vụ đã xác định.
Trƣờng hợp hào có nắp:
Nếu hào có nắp từng đoạn có thể lợi dụng chỗ trống để lăng lựu đạn, thủ
pháo vào bên trong kết hợp bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch, sau đó nhanh
chóng vào lùng sục diệt nốt những tên địch còn sống sót ở bên trong. Khi vào
sục sạo, diệt địch ở bên trong hào phải chú ý đề phòng địch ở trên hào.
Nếu hào có nắp kéo dài có thể dùng thuốc nổ đặt vào nơi mỏng yếu để
phá sập từng đoạn rồi lăng lựu đạn, thủ pháo, bắn găm tiêu diệt địch ở bên
trong.
- Đánh địch trong căn nhà
+ Đặc điểm mục tiêu:
Từng ngƣời cùng với tổ có thể đánh địch trong căn nhà 1-2 phòng, căn
nhà một tầng hoặc nhiều tầng.
Căn nhà thƣờng đƣợc xây dựng kiên cố bằng gạch, đá, v.v, cấu trúc
thành các phòng, có hệ thống cửa ra vào, cửa sổ. Bên ngoài cửa có đắp bao cát
tạo thành các ụ chiến đấu. Đối với căn nhà nhiều tầng cấu trúc cầu thang
thƣờng ở bên trong, bên ngoài có thiết bị ống dẫn nƣớc, cột thu lôi, v.v.
Địch bố trí thƣờng kết hợp lực lƣợng trong nhà với lực lƣợng ở ngoài
nhà. Trong nhà chúng thƣờng lợi dụng cửa sổ, cửa ra vào, ô thoáng, v.v. bố trí
hoả lực ngăn chặn đối phƣơng ở các hƣớng. Các đoạn ngoặt của cầu thang địch
thƣờng bố trí hoả lực khống chế dọc cầu thang, bố trí vật cản ngăn chặn đối
phƣơng phát triển theo cầu thang.
Khi chƣa bị tiến công, địch ở trong nhà lợi dụng cửa sổ, cửa ra vào, ô
thoáng phối hợp lực lƣợng ở bên ngoài nhà quan sát phát hiện đối phƣơng. Khi
bị tiến công, chúng sử dụng hoả lực từ hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, cầu thang
và các thiết bị, vật kiến trúc trong nhà để ngăn chặn ta tiến công. Nguy cơ bị
tiêu diệt, chúng thƣờng lợi dụng các vật kiến trúc trong từng phòng để chống
trả, cố thủ chờ lực lƣợng đến tăng viện hoặc cũng có thể rút chạy sang nhà
khác.
+ Cách đánh:
Trường hợp bí mật tiếp cận sát nhà: phải lợi dụng địa hình, địa vật, nơi
sơ hở của địch, bí mật vận động vào sát nhà (nơi ném đƣợc lựu đạn, thủ pháo,

154
bắn gần vào trong nhà đƣợc) bất ngờ dùng lựu đạn, thủ pháo ném vào trong
nhà; sau khi lựu đạn, thủ pháo nổ lợi dụng cửa sổ, cửa ra vào bắn quyét vào
bên trong đồng thời xông vào ngƣời áp vào thành tƣờng, nơi kín đáo quan sát
diệt nốt địch còn sống sót, giữ chắc phạm vi đã chiếm và chi viện cho đồng đội
chiến đấu.
Nếu căn nhà có nhiều phòng thì căn cứ vào tình hình địch và nhiệm vụ
của mình để dùng lựu đạn, thủ pháo đánh vào từng phòng trong phạm vi đƣợc
phân công, đánh đến đâu sục sạo kỹ đến đó, đánh xong phòng này rồi mới phát
triển sang phòng khác. Khi phát triển sang phòng khác phải chủ động khéo léo
nghi binh lừa địch để tiến.
Trường hợp khó tiếp cận sát nhà: tìm mọi cách nghi binh lừa địch, thu
hút địch về một hƣớng rồi vòng hƣớng khác nhanh chóng đến bên sƣờn phía
sau tiếp cận sát nhà, bất ngờ dùng lựu đạn, thủ pháo và nổ súng tiêu diệt địch
(cách đánh tiếp theo tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp bí mật tiếp cận sát nhà).
Động tác đánh địch ở cầu thang: trƣớc hết phải quan sát phát hiện địch
bố trí cụ thể ở cầu thang, trên, dƣới và xung quanh cầu thang; cấu trúc cụ thể
của cầu thang, thẳng hay ngoặt sang bên nào để xác định những nơi ta có thể
lợi dụng tiêu diệt địch và phát triển chiến đấu thuận lợi. Sau đó đột nhiên, bất
ngời dùng lựu đạn, thủ pháo và hoả lực bắn mạnh vào địch, lợi dụng lúc địch
đang lúng túng, hoang mang nhanh chóng tiến lên (hoặc xuống) bắn găm, bắn
gần, đâm lê, đánh báng tiêu diệt địch. Giữ chắc vị trí đã chiếm ở cầu thang,
phối hợp với đồng đội từng bƣớc phát triển đánh chiếm phần cầu thang còn lại.
Nếu cầu thang thẳng, có thể bất ngờ ném lựu đạn lên (hoặc xuống) đầu
cầu thang rồi nhanh chóng xung phong vận dụng các tƣ thế bắn găm, băn gần,
đâm lê tiêu diệt địch ở cầu thang. Nếu cầu thang có đoạn ngoặt, lợi dụng phía
tay vịn tiến đến gần chỗ ngoặt, bất ngờ ném lựu đạn hoặc vừa bắn vừa xung
phong lên (hoặc xuống), vận dụng động tác đánh gần để tiêu diệt địch. Sau đó
cùng với đồng đội phát triển đánh địch tiếp theo.
- Đánh xe tăng hoặc xe bọc thép địch
+ Đặc điểm mục tiêu: Xe tăng, xe bọc thép địch có thể bố trí trong công
sự hoặc cơ động, triển khai ngoài công sự.
Xe tăng, xe bọc thép khi bố trí trong công sự thƣờng bố trí ở công sự nửa
chìm, nửa nổi hoặc đắp đất, xếp bao cát xung quanh tạo thành công sự nổi,
xung quanh có thể có lƣới chắn đạn B41, B40, bên cạnh xe có các ụ chiến đấu
bảo vệ.
Xe tăng, xe bọc thép khi cơ động có thể có bộ binh ngồi trên xe hoặc cơ
động hai bên sƣờn, phía sau xe để chiến đấu bảo vệ xe khi bị đối phƣơng tiến
công.
Đặc điểm chung của xe tăng, xe bọc thép là có vỏ thép dày, hoả lực
mạnh, sức cơ động cao. Nhƣng tầm quan sát hạn chế, dễ bị tiêu diệt khi ta tiếp
cận gần.
+ Cách đánh:
Trƣớc khi đánh xe tăng hoặc xe bọc thép địch, chiến sĩ phải quan sát địa
hình, địa vật xung quanh, xác định loại xe, lực lƣợng địch trên xe và xung
quanh xe; vị trí bố trí hoặc hƣớng, đƣờng, tốc độ vận động của xe; tính chất

155
hoạt động, nơi sơ hở của chúng. Căn cứ vào vũ khí, trang bị và nhiệm vụ của
mình, ý định của ngƣời chỉ huy, địa hình địa vật, đặc điểm và tính chất cụ thể
của mục tiêu để xác định cách đánh cho phù hợp.
+ Trƣờng hợp đánh xe tăng hoặc xe bọc thép của địch dừng tại chỗ hoặc
bố trí trong công sự: lợi dụng địa hình, địa vật, nơi sơ hở của địch, bí mật đến
gần đột nhiên nổ súng tiêu diệt bộ binh trên xe hoặc xung quanh xe, sau đó
nhanh chóng xông đến xe dùng thuốc nổ, thủ pháo, mìn, lựu đạn chóng tăng,
v.v. phá huỷ xe.
+ Trƣờng hợp đánh xe tăng, xe bọc thép địch đang vận động: Thời cơ
tốt nhất đánh xe tăng, xe bọc thép địch đang vận động là lúc xe vận động tốc
độ chậm (khi xe đang vƣợt qua vật cản, leo dốc, cơ động trong đoạn đƣờng
cua, v.v. ). Chiến sĩ nhanh chóng vận động đón đầu xe, nhảy lên xe dùng bộc
phá đặt vào chỗ mỏng yếu của xe, điểm hoả bộc phá phá huỷ xe; nhanh
chóng nhảy xuống lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp. Khi bộc phá nổ, xông
lên bắn găm, bắn gần tiêu diệt nốt tên địch còn sống sót. Nếu trên xe hoặc
hai bên sƣờn phía sau xe có bộ binh đi kèm, phải phối hợp chặt chẽ với đồng
đội để chia cắt bộ binh với xe, hoặc tiêu diệt bộ binh, sau đó thực hiện tiêu
diệt xe.
Nếu chiến sĩ đƣợc trang bị súng diệt tăng B41, B40 thì dùng hoả lực của
hoả khí để tiêu diệt xe.
- Đánh tên địch, tốp địch ngoài công sự
+ Đặc điểm mục tiêu:
Tên địch, tốp địch có thể đang cơ động hoặc đã triển khai đội hình chiến
đấu chuẩn bị tiến công.
Tốp bộ binh địch khi vận động thƣờng lợi dụng địa hình, địa vật nhƣ trục
đƣờng hoặc sƣờn đồi, bờ mƣơng, máng, v.v. thành đội hình hàng dọc hoặc chữ
A, chữ V, khi dừng lại chiếm địa hình có lợi, triển khai đội hình có tên ở phía
trƣớc, tên ở phía sau yểm hộ lẫn nhau.
Tốp bộ binh có xe tăng, xe bọc thép đi kèm khi cơ động có thể bộ binh
ngồi trên xe hoặc bộ binh cơ động phía trƣớc hoặc phía sau hai bên sƣờn xe.
Khi dừng lại lợi dụng địa hình, địa vật có lợi, bộ binh thƣờng bố trí phía trƣớc
và hai bên sƣờn xe.
Khi chƣa bị tiến công, địch luôn cảnh giác quan sát phát hiện trên các
hƣớng. Khi bị tiến công, nhanh chóng triển khai đội hình, lợi dụng địa hình,
địa vật, kết hợp hoả lực của bộ binh với hoả lực của xe tăng, xe bọc thép chống
trả quyết liệt. Nguy cơ bị tiêu diệt, chúng thƣờng từng bƣớc cơ động về phía
sau dƣới sự chi viện của hoả lực hoặc lợi dụng địa hình có lợi và xe để ngăn
chặn đối phƣơng, chờ lực lƣợng đến ứng cứu giải toả.
+ Cách đánh:
Trƣớc khi đánh, chiến sĩ phải quan sát xác định vị trí, tính chất của mục
tiêu, địa hình, địa vật xung quanh và tình hình cụ thể về ý định của ngƣời chỉ
huy, bản thân, đồng đội để xác định cách đánh cho phù hợp.
Nếu địa hình kín đáo: bí mật vận động đến bên sƣờn, phía sau mục tiêu
dùng lựu đạn, thủ pháo kết hợp bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch.

156
Nếu địa hình trống trải: khéo léo nghi binh lừa địch, thu hút chúng về
một hƣớng rồi bí mật, bất ngờ luồn sang hƣớng khác nhanh chóng vận động
đến bên sƣờn phía sau mục tiêu để tiêu diệt địch hoặc khắc phục sự trống trải
của địa hình rồi tiến lên khoảng cách thích hợp dùng vũ khí chế áp địch và
nhanh chóng xung phong tiêu diệt địch.
Trong quá trình tiến công tên địch, tốp địch ngoài công sự phải chú ý
hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội và luôn quan sát theo dõi đề phòng mục tiêu di
chuyển.
- Trƣờng hợp đánh 2; 3 mục tiêu địch xuất hiện cùng một lúc
Khi gặp 2; 3 mục tiêu địch xuất hiện cùng một lúc, chiến sĩ phải xác định
mục tiêu nào nguy hại nhất để tiêu diệt trƣớc, sau đó tiêu diệt các mục tiêu còn
lại. Đánh đến đâu chắc đến đó. Cũng có thể dùng lựu đạn, thủ pháo đánh lƣớt
nhanh các mục tiêu, sau đó quay lại lần lƣợt đánh, sục sạo, tiêu diệt từng mục
tiêu. Phải khéo léo nghi binh lừa địch để khi đánh mục tiêu này không bị hoả
lực của mục tiêu khác ngăn cản hoặc sát thƣơng.
4. Hành động của từng ngƣời khi chiếm đƣợc mục tiêu
Khi đánh chiếm đƣợc mục tiêu, chiến sĩ có thể đƣợc giao nhiệm vụ chốt
giữ mục tiêu, phát triển chiến đấu, rời khỏi trận đánh, v.v.
Dù trong trƣờng hợp nào ngƣời chiến sĩ cũng phải căn cứ vào nhiệm vụ
đƣợc giao, tình hình địch và địa hình để tiến hành các công việc cho phù hợp.
Thứ tự nội dung tiến hành các công việc sau khi đánh chiếm đƣợc mục
tiêu: nhanh chóng chiếm địa hình có lợi phòng tránh hoả lực địch sát thƣơng,
đồng thời kiểm tra lại súng, đạn, vũ khí trang bị và kết quả chiến đấu báo cáo
với cấp trên. Sẵn sàng tham gia bắn máy bay bay thấp, trực thăng vũ trang,
ngăn chặn bộ binh, xe tăng, xe bọc thép địch phản kích từ nơi khác đến. Cứu
chữa thƣơng binh, thu chiến lợi phẩm, bắt tù hàng binh, đƣa thƣơng binh nặng,
tử sĩ, tù hàng binh về nơi qui định. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.

III. TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


1. Tổ chức
- Lên lớp: Lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy.
- Luyện tập: Luyện tập thực hành phân chia thành các tổ, nhóm 7-10
ngƣời (tiểu đội) để luyện tập. Quá trình luyện tập có ngƣời tập có ngƣời bình
tập.
2. Phƣơng pháp
a) Đối với giáo viên:
Giáo viên giảng theo trình tự các bƣớc cơ bản sau:
Bước 1: Làm thủ tục thao trƣờng, phổ biến ý định huấn luyện
- Làm thủ tục thao trƣờng: Giáo viên nhận học sinh, nắm sĩ số, vật chất,
trang bị mang theo; báo cáo cấp trên (nếu có); phổ biến những qui định ở thao
trƣờng nhƣ qui định nơi để vật chất huấn luyện, sách, vở; qui định việc đi lại,
đứng trong hàng, khi giải lao v.v.
- Phổ biến ý định huấn luyện: Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, tổ
chức và phƣơng pháp của ngƣời dạy, ngƣời học.
Bước 2: Thực hành giảng nội dung theo giáo án xác địmh

157
- Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật
Giáo viên lần lƣợt nêu nội dung nhiệm vụ và yêu cầu chiến thuật. Phân
tích 2-3 yêu cầu chiến thuật. Khi phân tích từng yêu cầu, giáo viên giảng giải
ngắn gọn các vấn đề (ý nghĩa; nội dung; biện pháp thực hiện yêu cầu) và dùng
kinh nghiệm chiến đấu để chứng minh hoặc dùng phƣơng án để minh hoạ ở
thực địa.
- Hành động của từng ngƣời sau khi nhận nhiệm vụ
Giáo viên lần lƣợt giới thiệu nội dung cụ thể của chiến sĩ khi hiểu rõ
nhiệm vụ, khi làm công tác chuẩn bị. Lấy ví dụ tại thực địa minh hoạ cho nội
dung để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
- Hành động của từng ngƣời thực hành đánh chiếm mục tiêu
Khi giáo viên giảng nội dung này thƣờng phân ra thành 2 giai đoạn: vận
động đến gần mục tiêu và thực hành đánh chiếm mục tiêu.
+ Vận động đến gần mục tiêu: Giáo viên giảng giải rõ nội dung công
việc của ngƣời chiến sĩ trƣớc khi vận động và khi vận động. Sau đó làm mẫu,
không tổ chức học sinh luyện tập.
+ Thực hành đánh từng loại mục tiêu: Đây là nội dung trọng tâm của đề
mục (bài). Mỗi loại mục tiêu, giáo viên giảng theo trình tự:
Giảng nguyên tắc: Giáo viên nêu đặc điểm mục tiêu, cách đánh. Từng
nội dung cụ thể giáo viên lấy kinh nghiệm chiến đấu chứng minh, hoặc phƣơng
án, mô hình ở thực địa, v.v. để minh hoạ.
Nêu tình huống.
Học sinh xử trí tình huống: có thể gọi học sinh trình bày bằng miệng
hoặc bằng động tác.
Tổ chức mạn đàm ngắn; giáo viên phân tích, kết luận miệng cách xử trí .
Giáo viên kết luận bằng động tác mẫu.
Tổ chức luyện tập: Tuỳ theo việc chuẩn bị bãi tập để tổ chức luyện tập
cho phù hợp, thông thƣờng huấn luyện xong 2-3 mục tiêu mới tổ chức cho học
sinh luyện tập.
Kiểm tra; nhận xét, chuyển nội dung huấn luyện.
- Hành động của từng ngƣời khi chiếm đƣợc mục tiêu
Trình tự cơ bản khi giảng nội dung: Giáo viên giảng nguyên tắc, nêu tình
huống, sau đó có thể gọi học sinh trình bày cách xử trí, giáo viên kết luận bằng
miệng.
Bước 3: Kết thúc huấn luyện
- Nhận xét.
- Đánh giá kết quả buổi học hoặc toàn bài.
- Chuyển nội dung.
* Chú ý:
Quá trình phân tích, giáo viên phân tích ngắn, gọn, dễ hiểu, chú ý giành
nhiều thời gian cho học sinh luyện tập.
b) Đối với học sinh:
Kết hợp nhìn, nghe và ghi nắm nội dung. Khi luyện tập có ngƣời tập có
ngƣời bình tập. Những động tác khó thƣờng tập theo 3 bƣớc: làm chậm (vừa làm
vừa nghiên cứu từng cử động của động tác), làm nhanh, làm tổng hợp.

158
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm mục tiêu, thủ đoạn đối phó của địch khi bị tiến công.
2. Yêu cầu chiến thuật khi đánh mục tiêu địch trong công sự, ngoài công
sự.
3. Cách đánh từng loại mục tiêu.
4. Nội dung công việc chuẩn bị của chiến sĩ khi đánh chiếm một mục
tiêu.

Bài 9
TỪNG NGƢỜI TRONG CHIẾN ĐẤU PHÕNG NGỰ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Huấn luyện cho sinh viên nắm đƣợc đặc điểm, thủ đoạn tiến công của địch;
nội dung công tác chuẩn bị và hành động của từng ngƣời trong chiến đấu phòng
ngự.
- Nắm đƣợc nội dung cơ bản về yêu cầu chiến thuật, công tác chuẩn bị
và hành động chiến đấu của từng ngƣời trong phòng ngự; biết vận dụng kỹ
thuật và các động tác chiến đấu cơ bản vào quá trình chiến đấu phòng ngự.
II. NỘI DUNG
1. Đặc điểm tiến công của địch
- Trƣớc khi tiến công: địch thƣờng sử dụng các lực lƣợng, phƣơng tiện
trinh sát từ trên không kết hợp với biệt kích, thám báo, bọn phản động nội địa
ở mặt đất để phát hiện ta. Sử dụng hoả lực của máy bay, pháo binh đánh phá
mãnh liệt với cƣờng độ cao, liên tục, dài ngày vào trận địa phòng ngự của ta.
- Khi tiến công: Hoả lực các loại bắn vào các trận địa phía sau. Bộ binh,
xe tăng, xe bọc thép thực hành xung phong vào trận địa phòng ngự của ta. Khi
xung phong, xe tăng, xe bọc thép dẫn dắt bộ binh hoặc dừng lại ở tuyến xuất
phát tiến công dùng hoả lực chi viện trực tiếp cho bộ binh xung phong.
Khi ta phòng ngự chƣa vững chắc, địa hình thuận lợi cho xe tăng, xe bọc
thép cơ động, v.v. có thể xe bọc thép địch chở bộ binh trực tiếp xung phong
vào trận địa phòng ngự của ta. Cũng có thể lợi dụng đêm tối, sƣơng mù,.v.v.
chúng bí mật tiếp cận áp sát trận địa phòng ngự của ta để bất ngời tiến công.
Khi chiếm đƣợc một phần trận địa, địch lợi dụng địa hình, địa vật, công
sự giữ chắc nơi đã chiếm, đồng thời nhanh chóng cơ động lực lƣợng từ phía
sau lên tiếp tục phát triển vào chiều sâu trận địa phòng ngự của ta.
- Sau mỗi lần tiến công bị thất bại: Địch thƣờng lùi ra phía sau, củng cố
lực lƣợng, dùng hoả lực đánh phá vào trận địa. Sau đó tiến công tiếp.
2. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật
a) Nhiệm vụ

159
Trong chiến đấu phòng ngự, chiến sĩ có nhiệm vụ cùng với tổ, tiểu đội
đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
- Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt và đánh bại địch tiến công ở phía
trƣớc, bên sƣờn, phía sau trận địa phòng ngự.
- Đánh địch đột nhập.
- Tham gia làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài.
Ngoài ra còn tham gia làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, v.v. trong phạm
vi trận địa phòng ngự.
b) Yêu cầu chiến thuật
- Có quyết tâm chiến đấu cao. Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, bảo đảm đánh
địch dài ngày.
- Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố, ngụy trang bí
mật.
- Thiết bị bắn chu đáo, phát huy đƣợc hoả lực ngăn chặn và tiêu diệt
đƣợc địch trên các hƣớng.
- Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội, bạn tạo thành thế liên hoàn đánh
địch.
- Kiên cƣờng, mƣu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận
địa đến cùng.
3. Hành động của từng ngƣời sau khi nhận nhiệm vụ
a) Hiểu rõ nhiệm vụ
Chiến sĩ thƣờng nhận nhiệm vụ tại thực địa. Khi nhận nhiệm vụ phải kết
hợp nhìn, nghe để nhớ kỹ. Nếu chƣa rõ phải hỏi lại để cấp trên bổ sung cho
hoàn chỉnh. Nội dung gồm:
- Phƣơng hƣớng, vật chuẩn, đặc điểm địa hình nơi phòng ngự.
- Địch ở đâu, có thể tiến công từ hƣớng nào, đƣờng nào, bằng phƣơng
tiện gì, thời gian địch có thể tiến công. Lực lƣợng, thủ đoạn, hành động cụ thể
của địch khi tiến công.
- Phạm vi quan sát và diệt địch, v.v. yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Mục
đích, ý nghĩa nơi phải giữ.
- Bạn có liên quan (bên phải, bên trái là ai, phạm vi quan sát và diệt địch
của họ ở đâu, …), cách liên lạc, báo cáo với cấp trên (kí, tín, ám hiệu hiệp đồng,
báo cáo).
- Mức độ công sự, ngụy trang, vật chất cần phải chuẩn bị, thời gian hoàn
thành và thời gian sẵn sàng đánh địch.
b) Làm công tác chuẩn bị
- Xác định vị trí phòng ngự và cách đánh địch
+ Xác định vị trí phòng ngự:
Chiến sĩ phải căn cứ vào nhiệm vụ và ý định của cấp trên, nhiệm vụ của
mình, tình hình địch (đƣờng, hƣớng tiến công, thủ đoạn, cách đánh của
chúng,…), địa hình, thời tiết, vũ khí, trang bị, đồng đội liên quan để xác định
vị trí phòng ngự cho thích hợp. Vị trí chiến đấu phải bảo đảm tiện đánh địch và
chi viện cho đồng đội trên các hƣớng, bảo vệ mình và giữ vững mục tiêu.
Vị trí phòng ngự của từng ngƣời thƣờng do tiểu đội, trung đội trƣởng xác
định, giao cho chiến sĩ.
160
Vị trí phòng ngự của từng ngƣời thƣờng gồm mục tiêu cần giữ và một số
địa hình, địa vật xung quanh.
Vị trí chiến đấu phòng ngự nên chọn ở nơi: Địa hình kín đáo, hiểm hóc,
bất ngờ. Tiện quan sát phát hiện địch trong mọi tình huống chiến đấu, mọi điều
kiện thời tiết ngày, đêm. Tiện cơ động, phát huy uy lực của vũ khí, tiện hiệp
đồng với đồng đội đánh đƣợc địch trên nhiều hƣớng, giữ vững vị trí đƣợc giao.
Tiện cải tạo địa hình xây dựng công sự vững chắc, bảo đảm đánh đƣợc địch
liên tục, dài ngày.

+ Xác định cách đánh:


Phải xác định đánh địch trên các hƣớng, trong đó có hƣớng chính, hƣớng
phụ. Trên mỗi hƣớng cần xác định đánh địch trong các trƣờng hợp:
Đánh địch tiến công vào trận địa: Nắm vững thời cơ, kịp thời chiếm lĩnh
vị trí chiến đấu, tăng cƣờng quan sát nắm chắc tình hình mọi mặt, để địch vào
trong tầm bắn hiệu quả, theo lệnh của ngƣời chỉ huy, tích cực, chủ động và
hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội kết hợp dùng súng, mìn, lựu đạn, v.v. kiên
quyết tiêu diệt, ngăn chặn địch, đánh bại địch tiến công, giữ vững vị trí đƣợc
giao.
Đánh địch đột nhập trận địa: Nắm vững nhiệm vụ đƣợc giao (mục tiêu,
đƣờng vận động, nơi triển khai, cách đánh và thời cơ xung phong), bí mật lợi
dụng công sự, địa hình, địa vật cơ động tiếp cận, chiếm lĩnh đúng vị trí, đúng
thời gian qui định. Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội bắn chia cắt quân địch ở
bên ngoài với quân địch đột nhập trận địa. Nắm vững thời cơ, bất ngờ xung
phong, bắn găm, bắn gần, đâm lê, đánh báng tiêu diệt địch, nhanh chóng khôi
phục lại vị trí đã bị mất.
- Bố trí vũ khí, làm công sự và vật cản
Sau khi xác định vị trí bố trí và xác định cách đánh địch, phải khẩn
trƣơng tổ chức bố trí vũ khí để sẵn sàng đánh địch, làm công sự chiến đấu, vật
cản, hầm nghỉ ngơi, đƣờng cơ động, ngụy trang, thiết bị bắn đêm, v.v. Khi bố
trí vũ khí, làm công sự và bố trí vật cản phải kết hợp chặt chẽ với nhau tạo
thành nơi phòng ngự vững chắc, ngăn chặn, tiêu diệt và đánh bại tiến công của
địch, giữ vững vị trí đƣợc giao. Đồng thời khi bố trí vũ khí và làm công sự phải
đúng ý định cấp trên.
+ Bố trí vũ khí:
Vũ khí bắn thẳng: bố trí ở nhiều vị trí, ở những nơi phát huy hết uy lực
của vũ khí, bảo đảm hiểm hóc, bất ngờ và tiện cơ động đánh địch trong mọi
tình huống, cả ban ngày và ban đêm.
Vũ khí diệt tăng B40, B41, AT bố trí ở những nơi, những hƣớng tiện diệt
xe tăng, xe thiết giáp và các hoả điểm của địch. Mìn chống tăng thƣờng bố trí ở
những nơi dự kiến xe tăng, xe thiết giáp địch cơ động, triển khai; nơi địa hình
có nhiều cản trở đến tốc độ cơ động của xe tăng, thiết giáp địch.
Sử dụng lựu đạn: chỉ nên dùng trong tầm có hiệu quả (thông thƣờng khi
địch cách vị trí chiến đấu khoảng 20-30m) hoặc dùng làm bẫy, vật cản nhƣ
các loại mìn.

161
+ Công sự và đƣờng cơ động:
Công sự chiến đấu phải có công sự chính, phụ, có đủ thiết bị bắn ban
ngày, ban đêm kết hợp có hầm ếch, hầm còi để ẩn nấp. Công sự trận địa phải
đƣợc xây dựng thật vững chắc, kiên cố nhất là ở những nơi địch trực tiếp uy
hiếp đến trận địa của mình và bảo đảm đƣợc yêu cầu vừa sẵn sàng chiến đấu
cao, vừa tránh đƣợc sát thƣơng do hoả lực địch.
Nối liền các hố chiến đấu với hầm nghỉ ngơi, hầm ẩn nấp phải khéo léo
kết hợp, lợi dụng địa hình, địa vật để làm các đoạn hào chiến đấu, hào giao
thông để làm đƣờng cơ động. Thành hào phía trƣớc phải cấu trúc các vị trí bắn
bảo đảm tiện cơ động trong quá trình ngăn chặn, tiêu diệt địch.
Xây dựng công sự chiến đấu trƣớc, công sự ẩn nấp sau, vị trí chính
trƣớc, phụ sau. Công sự và đƣờng cơ động phải đƣợc ngụy trang kín đáo, bí
mật, đào đến đâu ngụy trang ngay đến đó.
+ Vật cản:
Vật cản bao gồm chông, mìn các loại, cạm bẫy, cửa sập, củ ấu, v.v. bố trí
ở những nơi địch tiếp cận triển khai tiến công, những nơi khuất ta khó quan sát
phát hiện địch. Vật cản thƣờng do cấp trên bố trí, cũng có thể chiến sĩ đƣợc
giao nhiệm vụ bố trí các loại vật cản, khi bố trí phải thực hiện nghiêm những
qui định của cấp trên, vật cản phải kết hợp chặt chẽ với công sự và hoả lực của
bản thân, tiện sử dụng và bảo vệ.
- Chuẩn bị vật chất bảo đảm cho chiến đấu
Trong chiến đấu phòng ngự, vật chất bảo đảm chiến đấu thƣờng gồm các
loại vũ khí, trang bị, nhƣ: súng, đạn, lƣơng thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng
công sự trận địa, v.v.
Để thực hiện tốt yêu cầu chiến đấu phòng ngự, một trong những yếu tố
hết sức quan trọng là bảo đảm vật chất, do đó từng ngƣời phải tích cực, chủ
động chuẩn bị đầy đủ, toàn diện trên tất cả các mặt, cả số lƣợng và chất lƣợng
bảo đảm cho chiến đấu liên tục, dài ngày.
Vũ khí, lƣơng thực, thực phẩm ngoài số có thƣờng xuyên, phải có một
lƣợng cần thiết để dự trữ chiến đấu. Lƣợng dự trữ chiến đấu nhiều hay ít phải
căn cứ vào qui định của cấp trên, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và khả
năng của ta để xác định lƣợng cụ thể cho phù hợp. Đồng thời từng ngƣời phải
có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản thật tốt vũ khí trang bị, vật chất đƣợc trang
bị.
Các loại dụng cụ và vật liệu xây dựng công sự trận địa, nhƣ: xẻng, cuốc,
tre, gỗ, ngụy trang, v.v. phải đƣợc chuẩn bị trƣớc khi chiếm lĩnh xây dựng trận
địa và bảo đảm hết sức chu đáo, đầy đủ. Căn cứ vào qui định cụ thể của ngƣời
chỉ huy và thực trạng nguyên vật liệu hiện có để chuẩn bị cho phù hợp. Quá
trình xây dựng công sự trận địa phải triệt để tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ.
4. Hành động của từng ngƣời khi thực hành chiến đấu
a) Khi địch chuẩn bị tiến công
Trƣớc khi tiến công địch thƣờng dùng các lực lƣợng, phƣơng tiện trinh
sát từ trên không và từ mặt đất nhƣ máy bay, biệt kích, bọn phản động nội địa
để phát hiện trận địa của ta, do đó mọi hành động của từng ngƣời phải hết sức
bí mật, không để địch từ trên không hay từ mặt đất phát hiện, chấp hành
162
nghiêm túc mọi qui định về đi lại, sinh hoạt, ăn ở, luôn sẵn sàng chiến đấu cả
ban ngày và ban đêm.
Khi địch dùng hoả lực của máy bay, pháo binh, tên lửa đánh phá vào trận
địa phải triệt để lợi dụng công sự trận địa, địa hình, địa vật để ẩn nấp, tránh sát
thƣơng, đồng thời phải tích cực, chủ động quan sát nắm chắc tình hình mọi mặt,
nhất là tình hình địch trong phạm vi đảm nhiệm. Nếu địch tập kích chất độc hoá
học vào khu vực trận địa, phải nhanh chóng dùng khí tài phòng hoá (chế sẵn hoặc
ứng dụng) để phòng chống, đồng thời sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, kịp thời
dùng kí, tín, ám hiệu (theo hiệp đồng) báo cáo với cấp trên và thông báo cho đồng
đội biết để phòng tránh.
Trƣờng hợp địch dùng máy bay, pháo binh đánh phá nhƣng chƣa tiến
công bằng bộ binh hoặc bộ binh cơ giới, thì sau mỗi đợt đánh phá của địch
phải tranh thủ sửa chữa, củng cố lại công sự, vật cản, chông mìn, v.v. để sẵn
sàng đánh địch. Nếu đƣợc lệnh bắn máy bay địch, chiến sĩ phải nắm vững thời
cơ, hiệp đồng chặt chẽ với tổ, tiểu đội và bạn để bắn máy bay địch.
Trƣờng hợp làm nhiệm vụ quan sát hay trực chiến của tiểu đội, trong quá
trình địch trinh sát, bắn phá chuẩn bị, chiến sĩ phải bình tĩnh, chủ động tăng
cƣờng quan sát phát hiện địch và kịp thời báo cáo với cấp trên, thông báo với
bạn. Khi cần thiết có thể dùng vũ khí để tiêu diệt những tên, tốp địch tiến vào
gần trận địa theo lệnh của ngƣời chỉ huy.
b) Khi địch tiến công
- Căn cứ vào cách đánh đã chọn và tình hình cụ thể về địch, ta để tranh
thủ thời cơ lúc pháo địch chuyển làn, bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp địch đang
vận động, khói bom, đạn chƣa tan nhanh chóng, bí mật chiếm vị trí chiến đấu,
chờ địch đến gần, nắm vững thời cơ (có lệnh của cấp trên, địch vào trong tầm
bắn hiệu quả, …) bất ngờ dùng vũ khí (bắn súng, ném lựu đạn, nổ mìn,…) tiêu
diệt địch, trƣớc hết nhằm những xe địch, tên địch, tốp địch gần nhất, những tên
chỉ huy, thông tin, những tên giữ súng máy, phóng lựu,… tiêu diệt trƣớc. Kiên
quyết tiêu diệt và ngăn chặn, không cho địch đến gần mục tiêu đảm nhiệm.
- Quá trình đánh địch, phải luôn quan sát nắm chắc diễn biến về địch,
khéo nghi binh, lừa địch, linh hoạt, luôn tạo ra thế chủ động, bất ngờ đánh
địch, giữ vững trận địa.
- Trƣờng hợp địch chiếm đƣợc một phần trận địa, phải dựa vào công sự
kiên quyết bám trụ giữ vững những công sự, phạm vi còn lại, dùng vũ khí đánh
gần tiêu diệt địch, ngăn chặn không cho địch phát triển, báo cáo với cấp trên,
sau đó phối hợp chặt chẽ với đồng đội khôi phục lại trận địa.
Khi đƣợc lệnh tham gia phản kích khôi phục trận địa phòng ngự của bạn,
phải nắm chắc nhiệm vụ, ý định của trên và nhiệm vụ của bản thân, bí mật vận
động đúng đuờng, vào đúng vị trí, đúng thời gian qui định, nắm chắc thời cơ
xung phong, hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội xung phong bắn găm, bắn gần,
đâm lê, đánh báng tiêu diệt địch đột nhập khôi phục lại trận địa bị mất.
- Trƣờng hợp địch không trực tiếp đánh vào trận địa của mình, nhƣng
đánh vào trận địa phòng ngự của đồng đội, chiến sĩ phải tích cực, chủ động,
hiệp đồng chặt chẽ, chi viện và hỗ trợ cho đồng đội tiêu diệt địch.
163
Trong quá trình chiến đấu, với mọi tình huống, chiến sĩ phải nắm chắc
tình hình diễn biến về địch, mệnh lệnh của cấp trên, đồng thời tích cực, chủ
động đánh bại địch tiến công và kịp thời xử trí các tình huống.
c) Sau mỗi lần đánh bại địch tiến công
Sau mỗi lần tiến công bị thất bại, địch thƣờng lùi về phía sau, dùng hoả
lực của không quân, pháo binh, tên lửa đánh phá vào trận địa phòng ngự của ta,
sau đó tiếp tục tiến công. Vì vậy, chiến sĩ phải căn cứ vào tình hình cụ thể để
kiên quyết, chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.
- Khi địch rút chạy phải căn cứ vào ý định, mệnh lệnh của cấp trên, tình
hình địch cụ thể để tích cực, chủ động sử dụng hoả lực của bản thân phối hợp
chặt chẽ với đồng đội bắn truy kích tiêu diệt những tên địch, xe chiến đấu của
địch trong tầm bắn hiệu quả.
– Phán đoán thủ đoạn tiến công mới của địch để bổ sung cách đánh cho phù
hợp.
- Chủ động cứu chữa thƣơng binh, củng cố công sự trận địa, bổ sung vật
chất, v.v. báo cáo tình hình với cáp trên. Sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp
theo.

III. TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


1. Tổ chức
a) Lên lớp: lấy lớp học làm đơn vị lên lớp.
b) Luyện tập: phân chia 7-10 ngƣời thành một nhóm (tiểu đội) trong đội
hình lớp để luyện tập. Trong nhóm có ngƣời tập, ngƣời bình tập.
2. Phƣơng pháp giảng dạy
a) Đối với giáo viên:
- Huấn luyện theo phƣơng pháp đội ngũ chiến thuật, giảng lý thuyết gắn
với động tác thực hành và minh hoạ tại thực địa, kết hợp lấy kinh nghiệm chiến
đấu để chứng minh (nếu có).
- Sau khi phổ biến thủ tục thao trƣờng và quán triệt ý định huấn luyện
cho lớp học, giáo viên tiến hành giảng thứ tự từng nội dung theo giáo án đã xác
định.
- Khi giảng từng nội dung hay từng vấn đề huấn luyện, giáo viên thƣờng
tiến hành trình tự theo các bƣớc: nêu tiêu đề (tên) nội dung huấn luyện (vấn đề
huấn luyện); yêu cầu đạt đƣợc; giảng giải nội dung (giảng nội dung lý thuyết
hoặc thực hành); phân chia luyện tập (đối với nội dung thực hành chiến đấu);
kiểm tra; nhận xét; chuyển nội dung huấn luyện tiếp theo.
- Giảng nội dung đặc điểm tiến công địch hoặc nhiệm vụ, yêu cầu chiến
thuật giáo viên vận dụng phƣơng pháp giảng giải, phân tích nội dung, kết hợp
minh hoạ tại thực địa và chứng minh bằng kinh nghiệm chiến đấu (nếu có).
* Ví dụ: Giáo viên giảng nội dung “Đặc điểm tiến công của địch”, tiến
hành nhƣ sau:
+ Nêu tiêu đề nội dung: Đặc điểm tiến công của địch.
+ Nêu yêu cầu đạt đƣợc khi học nội dung đặc điểm tiến công của địch.

164
+ Giảng giải nội dung đặc điểm về địch: giáo viên lần lƣợt nêu nội dung
cụ thể về đặc điểm của địch trƣớc khi tiến công, khi tiến công, sau mỗi lần tiến
công bị thất bại. Trong mỗi nội dung giáo viên phân tích, kết hợp dùng kinh
nghiệm chiến đấu (nếu có) để chứng minh hoặc dùng phƣơng án tại thực địa
(bãi tập) để minh hoạ.
+ Kiểm tra: (nếu cần).
+ Nhận xét lớp học.
+ Chuyển nội dung giảng dạy.
- Giảng một nội dung thực hành theo thứ tự cơ bản: giới thiệu nguyên
tắc; nêu tình huống; làm động tác mẫu; tổ chức luyện tập. Trƣớc khi làm động
tác mẫu, giáo viên có thể gọi 2-3 học sinh trình bày cách xử trí hoặc làm động
tác, sau đó tổ chức mạn đàm ngắn, kết luận, tổ chức luyện tập (nếu cần), kiểm
tra, nhận xét, chuyển nội dung giảng dạy.
* Ví dụ: Giáo viên giảng nội dung “Hành động của từng người khi địch
chuẩn bị tiến công”, giáo viên tiến hành trình tự nhƣ sau:
+ Nêu tên nội dung huấn luyện: “ Hành động của từng ngƣời khi địch
chuẩn bị tiến công”.
+ Nêu yêu cầu đạt đƣợc khi học nội dung hành động của từng ngƣời khi
địch chuẩn bị tiến công.
+ Giới thiệu nguyên tắc: Nêu toàn bộ nội dung thủ đoạn của địch khi
chuẩn bị tiến công và hành động của từng ngƣời khi địch chuẩn bị tiến công.
Dùng kinh nghiệm chiến đấu chứng minh hoặc dùng phƣơng án ở thực địa để
minh hoạ.
+ Nêu tình huống.
+ Gọi 2-3 học sinh trình bày bằng miệng cách xử trí hoặc xử trí thông
qua làm động tác. Sau đó cho học sinh tham gia ý kiến (2-3 học sinh).
+ Kết luận bằng động tác mẫu.
+ Tổ chức luyện tập: (nếu cần).
+ Kiểm tra.
+ Nhận xét.
+ Chuyển nội dung huấn luyện
- Chú ý: Giáo viên khi giảng giải, phân tích ngắn gọn, dễ hiểu, tập
trung chủ yếu vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm và giành nhiều thời
gian cho học sinh luyện tập.
b) Đối với học sinh:
Quá trình học phải kết hợp nhìn, nghe và ghi để nắm nội dung. Khi
luyện tập, tập theo hƣớng dẫn của giáo viên và phải có ngƣời tập, ngƣời bình
tập.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm, thủ đoạn của địch, trong quá trình tién công và khi tiến
công bị thất bại tiến công.
2. Yêu cầu chiến thuật. Nội dung chuẩn bị chiến đấu của chiến sĩ trong
phòng ngự.
3. Hành động của chiến sĩ khi địch xung phong, khi địch đột nhập.

165
Bài 10

KỸ THUẬT BẮN SÖNG TIỂU LIÊN AK

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Huấn luyện cho sinh viên một số nội dung cơ bản về lý thuyết ngắm
bắn; động tác thực hành ngắm chụm và trúng, thành thục động tác thực hành
bắn, biết bắn trúng vào mục tiêu cố định có tính điểm.
- Biết vận dụng một cách thành thạo lý thuyết ngắm bắn vào động tác
thực hành bắn; tích cực luyện tập bắn mục tiêu cố định đạt kết quả cao nhất

II. NỘI DUNG


a) Khái niệm về ngắm bắn
- Tại sao phải ngắm bắn
Trong bắn súng, muốn bắn trúng mục tiêu phải ngắm bắn. Khi bắn đầu đạn
vận động trong nòng súng ra ngoài không khí, ngay lập tức đầu đạn chịu tác
động của không khí và lực hút trái đất, tạo thành đƣờng cong không cân đối,
nên ngƣời bắn phải xác định góc bắn, để cho quỹ đạo đƣờng đạn đi qua điểm
định bắn trúng trên mục tiêu.

Hình1: Quỹ đạo đƣờng đạn

Đối với súng tiểu liên AK ở cự ly 50m đầu đạn dần dần tách ra khỏi
đƣờng phóng, đồng thời chuyển động theo quán tính.
Vì vậy để đạn trúng một điểm trên mục tiêu, không thể đƣa thẳng nòng súng
vào điểm định bắn mà phải hƣớng nòng súng chếch lên trên 1 góc nhất định (góc
bắn) để điểm chạm (điểm rơi) của đầu đạn trúng vào điểm định bắn trúng.
Nếu gọi đƣờng đạn là đƣờng do trọng tâm đầu đạn vạch ra trong không
gian, có thể hình dung đƣờng đạn là một đƣờng cong không cân đối, đoạn đi
lên (Vmax) bao giờ cũng dài hơn đoạn đƣờng đạn đi xuống (hình 2)

Đƣờng
trục nòng
súng Đoạn
Đoạn
lên xuống

166 Mặt phẳng


ngang
Hình 2: Đƣờng đạn trong không gian

Để lấy hƣớng bắn và góc bắn nhanh chóng, chính xác ngƣời ta làm sẵn
bộ phận ngắm trên súng. Sau khi ngƣời bắn ƣớc lƣợng cự ly bắn, lấy thƣớc
ngắm tƣơng ứng, dùng bộ phận ngắm ngắm vào mục tiêu, khi lấy đƣợc đƣờng
ngắm chính xác thực hiện bóp cò. Làm nhƣ vậy gọi là ngắm và bắn.
Vậy: Ngắm là dóng súng vào mục tiêu, lấy góc bắn và hướng bắn để đưa
quỹ đạo đường đạn vào điểm định bắn.
b) Thứ tự thực hành ngắm
- Lấy thƣớc ngắm
Ngƣời bắn căn cứ vào cự ly từ ngƣời bắn đến mục tiêu là bao nhiêu mét,
thực hiện động tác lấy thƣớc ngắm (lấy thƣớc ngắm về tầm).
Ví dụ: Cự ly 300m, lấy thƣớc ngắm 3.
Thực chất của bƣớc này là tạo góc tƣơng ứng giữa đƣờng ngắm và trục
nòng súng, tạo cho súng một góc bắn về tầm khi bắn.
- Lấy đƣờng ngắm cơ bản
Lấy đƣờng ngắm cơ bản thực chất là tạo cho súng một góc bắn về tầm và
về hƣớng
Nội dung lấy đƣờng ngắm cơ bản là gióng một đƣờng thẳng từ mắt
ngƣời ngắm qua khe thƣớc ngắm đến đỉnh đầu ngắm, sao cho đỉnh đầu ngắm ở
chính giữa và ngang bằng với 2 mép trên của thành khe ngắm (hoặc tâm lỗ
ngắm) với điều kiện mặt súng không bị nghiêng
Việc lấy đƣờng ngắm cơ bản có ý nghĩa quyết định đến tính chính xác
của đƣờng ngắm, hay độ chính xác của góc bắn về tầm và về hƣớng đối với
mục tiêu (hình 3a, 3b)
+ Đƣờng ngắm cơ bản
Với thƣớc ngắm cơ khí:
Đƣờng ngắm cơ bản là đƣờng thẳng từ mắt ngắm qua chính giữa mép
trên khe ngắm (tâm lỗ ngắm) đến chính giữa đỉnh đầu ngắm.

Hình 3a: Đƣờng ngắm cơ bản với thƣớc ngắm cơ khí

Với kính ngắm quang học:


Đƣờng ngắm cơ bản là đƣờng thẳng từ mắt qua tâm kính nhìn tới giao
điểm của vạch khấc tầm và vạch khấc hƣớng đã xác định với điều kiện kính
phải sáng tròn đều.

167
Hình 3b: Đƣờng ngắm cơ bản với kính ngắm quang học

- Lấy đƣờng ngắm đúng


Trong chiến đấu không phải lúc nào mục tiêu cũng ở cự li chẵn tƣơng
ứng cự li ghi trên thƣớc ngắm, ngoài ra đầu đạn còn chịu ảnh hƣởng của gió,
mật độ không khí, nhiệt độ môi trƣờng...
Lấy đƣờng ngắm đúng là đƣa đƣờng ngắm cơ bản đến điểm định ngắm
trên mục tiêu
Việc lấy đƣờng ngắm là một quá trình phối hợp liên tục giữa lấy đƣờng
ngắm cơ bản và đƣa đƣờng ngắm cơ bản vào điểm định ngắm trên mục tiêu,
phải đƣợc duy trì trong suốt quá trình bắn (bắn phát một hoặc trong một loạt
bắn liên thanh). Do đặc điểm mắt ngắm chỉ nhìn rõ đƣợc 2 điểm còn một điểm
trên mục tiêu thƣờng bị mờ.
c) Ảnh hưởng do ngắm và gió đến kết quả bắn
- Lấy sai đƣờng ngắm cơ bản
Lấy sai đƣờng ngắm cơ bản là sai góc bắn về tầm và hƣớng bắn đối với
mục tiêu nghĩa là: Lấy thƣớc ngắm không đúng, đỉnh đầu ngắm không ở chính
giữa và ngang bằng với 2 mép trên của thành khe ngắm (Hình 4)

a) b) c)

Hình 4: Đƣờng ngắm cơ bản sai


a. Đầu ngắm cao hơn khe ngắm ; b. Đầu ngắm thấp hơn khe ngắm;
c. đầu ngắm cao hơn khe ngắm và lệch sang phải

Nếu đầu ngắm cao hơn khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cao hơn
so với điểm định bắn trúng (Hình 4a). Nếu đầu ngắm thấp hơn khe ngắm thì
điểm chạm trên mục tiêu thấp hơn so với điểm định bắn trúng (Hình 4b). Nếu
đầu ngắm cao hơn khe ngắm và lệch sang phải thì điểm chạm trên mục tiêu cao
và lệch sang bên phải so với điểm định bắn trúng (Hình 4c).

168
Bảng chỉ số sai lệch của đạn ở một số cự li của súng trƣờng, tiểu liên có
cùng mức sai lệch về đƣờng ngắm cơ bản.
- Mặt súng nghiêng
Mặt súng nghiêng là hiện tƣợng mép trên thành khe ngắm không song
song với mặt phẳng ngang. Khi bắn mặt súng nghiêng về bên nào thì đạn lệch
về bên đó và thấp xuống.
- Lấy sai điểm ngắm
Khi bắn ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu đạn sai lệch bấy nhiêu
Ví dụ: Khi ngƣời ngắm, ngắm sai so với điểm ngắm 5cm thì điểm chạm
sai là 5cm so với điểm định bắn trúng.
Vì vậy trong quá trình ngắm mặc dù súng có rung động nhỏ, nếu ngƣời
bắn lấy đƣờng ngắm cơ bản đúng, đƣờng ngắm đúng chuẩn xác, khi ngƣời bắn
thực hành bóp cò kết thúc phát bắn đạn vẫn trúng mục tiêu.
- Ảnh hƣởng của gió
Ảnh hƣởng của gió dọc theo hƣớng bắn: Nếu gió xuôi theo hƣớng bắn
làm cho đầu đạn bay cao và xa hơn, nếu hƣớng gió ngƣợc chiều với hƣớng bắn
làm cho đầu đạn thấp xuống đạn gần hơn so với điểm định bắn trúng; nhƣng
đối với đạn súng bộ binh thông thƣờng có sơ tốc lớn: (AKM :715m/s; RPĐ:
739m/s; súng đại liên PKMS: 825m/s) nếu bắn trong tầm bắn thẳng, ảnh hƣởng
gió dọc là không đáng kể.
Ảnh hƣởng của gió ngang sẽ làm đạn lệch theo hƣớng theo chiều xuôi
hƣớng gió; gió thổi từ phải sang trái làm đạn lệch sang trái và ngƣợc lại (hình 5),
nếu đạn có sơ tốc lớn ảnh hƣởng của đầu đạn đến kết quả bắn là không đáng kể.
Ví dụ: Khi bắn súng AK; CKC; RPĐ khi gió thổi ngang so với hƣớng
bắn (70º90º), cự li 200m, tốc độ gió 2m/s mức sai lệch là 6cm; tốc độ gió
3m/s mức sai lệch là 10cm; tốc độ gió 4m/s mức độ sai lệch là 14cm.
Qua ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận, khi bắn ở cự ly trong tầm bắn
thẳng của các loại súng bộ binh có sơ tốc đầu đạn lớn, ảnh hƣởng của đầu đạn
là không đáng kể, nếu ngƣời bắn làm đúng động tác bắn, đảm bảo đạn vẫn
trúng và chụm.
Độ lệch

Hƣớng bắn
Hƣớng gió

Hình 5: Ảnh hƣởng của gió đối với đầu đạn khi bay trong không khí
2. Ngắm chụm và trúng
a) Ý nghĩa ngắm chụm và trúng
- Giúp cho ngƣời tập biết đƣợc mức độ chính xác đƣờng ngắm của ngƣời
tập khi thực hiện động tác ngắm bắn, biết độ trúng và độ chụm, điểm ngắm

169
sang phải hay sang trái, cao hay thấp... trong quá trình luyện tập để rèn luyện
sửa đƣờng ngắm cho ngƣời tập có kết quả tập tốt nhất.
- Giúp cho ngƣời chỉ huy (cán bộ) biết đƣợc mức độ tập của từng ngƣời
để chỉ đạo giúp đỡ trong quá trình tập bắn
b) Tập ngắm chụm
- Vật chất tập ngắm chụm gồm: Súng CKC, AK; bệ ngắm; bao cát; bảng
ngắm chụm có dán giấy trắng; đồng tiền di động (dụng cụ báo bia); bút chì đen
vót nhọn.
- Thứ tự tập
+ Ngƣời phục vụ: Cắm bảng ngắm chụm có dán giấy trắng ở cự li 10m
(cự li đƣợc tính từ tâm bệ đặt súng đến vị trí cắm bảng ngắm); làm xong ngồi
sang phải hoặc trái, quay mặt vào bia phục vụ cho ngƣời tập ngắm, tay phải
cầm đồng tiền di động, 3 ngón tay (ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa) cầm
cán đồng tiền, ngón đeo nhẫn và ngón út tì lên thành hoặc kẹp phía sau bảng
ngắm để tránh sự rung động; đầu tiên đặt đồng tiền áp sát vào mặt bia ở một vị
trí nhất định trên bảng ngắm chụm.
+ Ngƣời tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn: Đặt súng trên bệ. (Trƣớc
khi đặt súng, tháo hộp tiếp đạn đặt sang một bên cạnh bệ ngắm), ngƣời ngắm
thực hành điều chỉnh súng thẳng hƣớng bia và bắt đầu ngắm; khi ngắm, một
tay chống vào cằm đỡ cho đầu khỏi rung động, một tay điều chỉnh súng đƣa
đƣờng ngắm cơ bản vào chính giữa mép dƣới vòng đen của đồng tiền (chú ý
không đƣợc tỳ súng vào vai và điều chỉnh để ngắm); khi đã ngắm đƣợc ngƣời
ngắm hô “đƣợc” và không đụng tay vào súng và hô tiếp “chấm”.
+ Ngƣời phục vụ: Giữ đồng tiền ở nguyên vị trí, dùng bút chì vót nhọn
chấm thẳng vuông góc lỗ chính giữa tâm bia đồng tiền đen vào bảng bia có dán
giấy trắng, sau khi chấm xong đƣa bia đồng tiền ra chỗ khác, cách điểm vừa
chấm từ 2cm  4cm.
+ Ngƣời tập: Súng để nguyên vị trí (không động vào súng), 2 tay chống
vào má để đầu khỏi rung, tiếp tục ngắm và điều khiển ngƣời phục vụ đƣa đồng
tiền về vị trí ngắm lần đầu; cách điều khiển có thể dùng ký hiệu hoặc lời nói;
khi vòng tròn đen của đồng tiền đã vào đúng đƣờng ngắm (điểm ngắm trƣớc);
hô “chấm”; cứ nhƣ vậy tiếp tục ngắm tiếp lần 3;
Chú ý: (Trong quá trình ngắm không xê dịch ngƣời). Ngắm từ lần thứ 2
trở đi nếu động vào súng ngƣời tập phải ngắm lại từ đầu.
+ Ngƣời phục vụ: Sau mỗi lần đánh dấu bằng chì “chấm” xong đƣa đồng
tiền ra khỏi vị trí đánh dấu “chấm” nhƣ lần đầu.
Sau khi ngƣời tập đã ngắm xong 3 lần, ngƣời phục vụ dùng bút chì
khoanh 3 điểm vừa chấm, đánh số lần ngắm, dùng 3 lỗ trên đồng tiền kiểm tra
độ chụm của ngƣời tập để đánh giá kết quả tập nhƣ sau:
Loại giỏi: 3 điểm ngắm đƣợc chấm, lọt vào lỗ có đƣờng kính 2mm
Loại khá: 3 điểm ngắm đƣợc chấm, lọt vào lỗ có đƣờng kính 5mm
Loại đạt: 3 điểm ngắm đƣợc chấm, lọt vào lỗ có đƣờng kính 10mm
c. Ngắm chụm và trúng
Giống nhƣ ngắm chụm chỉ khác: Trƣớc khi ngƣời tập vào ngắm, giảng
viên hoặc cán bộ hoặc ngƣời ngắm giỏi lấy đƣờng ngắm đầu tiên làm chuẩn

170
(có thể dùng tập thể 3 4 ngƣời ngắm giỏi kiểm tra chính xác); ngắm xong
đánh dấu lại, coi đó là điểm kiểm tra. Súng để nguyên trên bệ tập; sau đó gọi
từng ngƣời vào tập ngắm đủ 03 lần, ngắm xong ngoài việc bình độ chụm còn
bình về độ trúng so với điểm kiểm tra. Cách bình thành tích ngắm trúng nhƣ
sau:
- Tìm điểm ngắm trung bình của 3 điểm vừa ngắm
- So sánh điểm ngắm trung bình với điểm kiểm tra
Loại giỏi: Cách điểm kiểm tra 5cm trở lại
Loại khá: Cách điểm kiểm tra 10cm trở lại
Loại giỏi: Cách điểm kiểm tra 15cm trở lại
Ngắm chụm và ngắm trúng cần nâng dần từ dễ đến khó, lúc đầu không
hạn chế thời gian, sau khi đã ngắm đƣợc giảng viên hoặc cán bộ phải hạn chế
thời gian đối với ngƣời tập để rèn cho ngƣời tập ngắm nhanh và chính xác.
- Cách tìm điểm ngắm trung bình của 03 điểm vừa ngắm nhƣ sau:
- Tìm điểm chạm trung bình
(Hình 6): Nối 2 điểm chạm gần nhất với
nhau, đƣợc đoạn thẳng a, chia đoạn
a
thẳng a thành 2 phần bằng nhau, nối
điểm giữa đoạn thẳng a với điểm chạm
thứ 3 đƣợc đoạn thẳng b, chia đoạn ĐCTB
thẳng b thành 3 phần bằng nhau, điểm
chia đoạn thẳng b gần điểm nối với b
đoạn thẳng a là điểm chạm trung bình
của 3 điểm chạm, viết tắt là: (ĐCTB).

Hình 6: Điểm chạm trung bình


3. Tƣ thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK
a) Động tác nằm bắn
- Trƣờng hợp vận dụng
Trong chiến đấu khi điều kiện địa hình không cho phép ngƣời bắn không
thể vận dụng các tƣ thế quỳ, đứng bắn. Theo lệnh của ngƣời chỉ huy, ngƣời bắn
phải thực hiện động tác nằm bắn để tiêu diệt mục tiêu…
- Động tác nằm bắn không tỳ
Động tác chuẩn bị bắn
+ Khẩu lệnh: "Mục tiêu........nằm chuẩn bị bắn!".
+ Động tác: Ngƣời bắn tay phải xách súng lên ngang thắt lƣng, nòng
súng chếch lên trên về trƣớc hợp với thân ngƣời một góc 45 0.
Cử động 1: Chân phải bƣớc lên một bƣớc dài theo hƣớng bàn chân phải,
chân trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để ngƣời hƣớng theo
hƣớng bàn chân phải.
Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trƣớc mũi bàn chân phải khoảng
20 cm, mũi bàn tay hƣớng chếch về bên phải phía sau, thứ tự đặt cánh tay,
khuỷu tay trái, đùi trái xuống đất.

171
Hình 7: Nằm chuẩn bị bắn

Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trƣớc, đồng thời bàn tay trái ngửa
đỡ lấy thân súng khoảng dƣới thƣớc ngắm, duỗi chân phải về sau, ngƣời nằm
úp xuống đất, hai bàn chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hƣớng sang hai
bên. Ngƣời nằm chếch so với hƣớng bắn một góc khoảng 30 0.
Động tác lắp đạn: Tay phải rời ốp lót tay, dùng ngón cái tay phải đẩy lẫy
giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn không có đạn ở súng trao sang tay trái.
Ngón giữa và ngón đeo nhẫn tay trái kẹp giữ hộp tiếp đạn vào mép phải ốp lót
tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào ngƣời, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất. Tay
phải mở túi đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp
tiếp đạn không có đạn vào túi đựng hộp tiếp đạn.
Dùng ngón cái tay phải đẩy cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí
bắn phát 1 hoặc liên thanh, đồng thời kéo bệ khoá nòng về phía sau hết cỡ rồi
thả đột nhiên để lò xo đẩy về đẩy bệ khoá lao mạnh về phía trƣớc, khoá nòng
đẩy đạn vào buồng đạn, gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí an toàn.
Tay phải nắm tay cầm trên súng, ngón trỏ duỗi thẳng đặt ra ngoài vành cò, mặt
súng hƣớng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu chờ lệnh.
b) Động tác bắn
Đang ở tƣ thế nằm chuẩn bị bắn; để thực hành bắn trúng mục tiêu ngƣời
bắn phải thực hiện các động tác: Giƣơng súng, ngắm, bóp cò.
Động tác giƣơng súng
Trƣớc khi giƣơng súng phải lấy thƣớc ngắm động tác nhƣ sau
Tay trái nắm ốp lót tay dƣới, giữ súng để mặt súng hƣớng lên trên. Tay
phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thƣớc ngắm xê dịch cho mép
172
trƣớc cữ thƣớc ngắm khớp vào vạch khấc thƣớc ngắm định lấy. Muốn lấy
thƣớc ngắm chữ “” bóp then hãm cữ thƣớc ngắm, kéo cữ thƣớc ngắm về sau
hết mức, thả tay ra rồi đẩy cữ thƣớc ngắm về trƣớc nghe thấy tiếng "tách'' là
đƣợc. Sau đó tay phải gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về đúng vị trí đã
định.
Trƣờng hợp lấy thƣớc ngắm ban đêm: Tay phải dùng ngón cái và ngón
trỏ bóp then hãm cữ thƣớc ngắm kéo hết cỡ về sau, sau đó đẩy nhẹ núm cữ
lên trên nghe "tách" ta đƣợc thƣớc ngắm chữ “”, tiếp tục bóp núm cữ đẩy
nhẹ lên trên cho núm cữ rời khỏi khấc mắc chữ “” buông tay ra, thấy mắc
hoặc nghe tiếng "tách", tiếp tục làm nhƣ vậy lần 2 ta đƣợc thƣớc ngắm 1; từ
thƣớc ngắm 1 trở đi cứ mỗi lần đẩy núm cữ lên trên nghe một tiếng "tách" là
tăng 1 thƣớc ngắm.
Động tác: Tay trái ngửa nắm ốp lót tay dƣới hoặc nắm hộp tiếp đạn, tuỳ
theo tay dài, ngắn của từng ngƣời và tƣ thế bắn. Khi nắm ốp lót tay dƣới, bàn
tay ngửa, ốp lót tay dƣới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi thẳng hoặc
cong tự nhiên, bốn ngón tay con khép kín cùng với ngón tay cái nắm chắc ốp
lót tay (với súng AK cải tiến, các ngón con bám vào gờ nổi bên phải ốp lót
tay). Khi nắm hộp tiếp đạn, hộ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn các ngón
con và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn; má phải cẳng tay trái sát với má trái
hộp tiếp đạn, cẳng tay hợp với mặt phẳng địa hình một góc khoảng 40° 60°.
Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, về nắm tay cầm, hộ khẩu tay
nắm chính giữa phía sau tay cầm, đặt cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ 2 của ngón
trỏ vào tay cò. Kết hợp 2 tay nâng súng lên, đặt phần trên đế báng súng vào
hõm vai, 2 khuỷu tay chống xuống đất rộng bằng vai, kết hợp 2 tay giữ chắc
súng cân bằng trên vai. Nhìn sơ qua đƣờng ngắm thấy súng chƣa đúng hƣớng
thì dịch chuyển cả thân ngƣời để chỉnh súng vào mục tiêu, không dùng tay để
điều chỉnh làm động tác giữ súng không tự nhiên, gò bó.

Hình 8: Nằm bắn không tỳ:


a) tay trái nắm ốp lót tay
b) tay trái nắm hộp tiếp đạn
173
Động tác ngắm: Khi lấy đƣờng ngắm, má phải áp sát vào báng súng với
lực vừa phải để đầu ngƣời ít bị rung động, không gối má vào báng súng làm
mặt súng nghiêng, khi bắn liên thanh dễ làm súng tụt dần xuống.
Khi ngắm: Mắt trái nheo tự nhiên, dùng mắt phải để ngắm hoặc có thể
mở cả 2 mắt nhƣng tập trung thị lực vào mắt ngắm; nhìn qua khe ngắm đến
đầu ngắm lấy đƣờng ngắm cơ bản; rồi đƣa đƣờng ngắm cơ bản đến điểm
định ngắm trên mục tiêu.
Động tác bóp cò: Trƣớc khi bóp cò phải làm động tác ngƣng thở để cho
ngƣời và súng bớt rung động, có thể hít vào hoặc thở ra một ít rồi ngƣng thở.
Bóp cò: Dùng lực độc lập của ngón trỏ bóp cò từ từ êm đều từ trƣớc về
sau theo trục nòng súng cho đến khi đạn nổ; không tăng cò đột ngột trong quá
trình bóp cò, không bóp quá nhanh, làm rung động bắn mất chính xác. Muốn
bắn liên thanh từ 23 viên, khi bóp cò phải bóp hết cỡ rồi thả ra từ từ. Không
bóp quá nhanh, mạnh, thả cò quá vội hoặc nháy cò đều dẫn đến bắn phát 1.
c) Động tác thôi bắn
(Thôi bắn gồm có thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn).
Thôi bắn tạm thời (ngừng bắn). Khẩu lệnh: ''Ngừng bắn!''
Ngƣời bắn làm động tác nhƣ sau: Đang bắn hạ súng xuống, khoá an
toàn hai tay giữ súng nhƣ khi chuẩn bị bắn, mắt quan sát mục tiêu. Nếu súng
hết đạn, phải thay hộp tiếp đạn hết đạn ở súng ra và lắp hộp tiếp đạn có đạn
vào súng.
Thôi bắn hoàn toàn: Khẩu lệnh: ''Thôi bắn tháo đạn khám súng...
đứng dậy''
Ngƣời bắn làm động tác nhƣ sau: Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra, hai tay
hạ súng xuống. Tay phải tháo hộp tiếp đạn ở súng ra trao sang tay trái, ngón
giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp
đạn quay vào ngƣời, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.
Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hƣớng lên trên; Tay phải kéo bệ khoá
nòng từ từ về sau, ngón trỏ lƣớt trên cửa thoát vỏ đạn, các ngón con khép lại
chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để đỡ viên đạn từ trong buồng đạn văng ra.
Lắp viên đạn vừa tháo ở súng ra vào hộp tiếp đạn, bóp chết cò, khoá an
toàn, lấy hộp tiếp đạn không có đạn trong túi đựng hộp tiếp đạn lắp vào súng,
cất hộp tiếp đạn có đạn vào trong túi đựng.
+ Động tác đứng dậy
Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, hơi nghiêng ngƣời sang trái, co chân
trái lên, đầu gối ngang thắt lƣng đồng thời tay phải đƣa súng về đặt trên đùi
trái, hộp tiếp đạn quay sang phải, bàn tay trái thu về úp dƣới ngực.
Cử động 2: Phối hợp sức tay trái và hai chân nâng ngƣời đứng dậy, xoay
mũi bàn tay trái về trƣớc, chân phải bƣớc lên một bƣớc, bàn chân ngang với
mũi bàn tay trái đồng thời nâng ngƣời đứng dậy.
Cử động 3: Dùng gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân sang phải sao
cho bàn chân hợp với hƣớng bắn một góc 22°30'; chân trái kéo lên ngang bàn
chân phải về tƣ thế đứng nghiêm, làm động tác xách súng hoặc mang súng.

174
+ Động tác đứng dậy vận dụng trong chiến đấu
Trong chiến đấu ta có thể vận dụng đứng dậy bằng cách thứ 2 vọt tiến; 2
cử động sau:
Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay đƣa súng về sau, gập cánh tay vào
phía thân ngƣời (nắm tay ngang vai phải, bàn tay ngửa nắm súng, khuỷu tay
đặt ngoài súng, hộp tiếp đạn quay sang trái), cánh tay đặt xuống đất, tay phải
thu về sau, bàn tay úp xuống đất và ngang vai trái, chân phải hơi co.
Cử động 2: Dùng sức của 2 tay và chân phải nâng ngƣời lên, đồng thời chân
trái bƣớc lên một bƣớc nâng ngƣời đứng dậy, chân phải bƣớc lên tiếp tục tiến.
- Động tác bắn có tỳ
Động tác cơ bản nhƣ nằm bắn không có tỳ chỉ khác:
+ Do bắn có vật tỳ cho nên khi giƣơng súng đặt lên vật tỳ, đặt từ khâu
đầu nòng đến phần trƣớc ốp lót tay dƣới lên vật tỳ, hộp tiếp đạn tựa vào vật tỳ
để bắn cho chắc chắn, tay trái đặt hộ khẩu tay hoặc mu bàn tay lên vật tỳ (tuỳ
theo vật tỳ cao hay thấp).
+ Nếu vật tỳ cao, tay trái có thể nắm hộp tiếp đạn.
+ Muốn bắn đƣợc trúng, chụm, trúng liên thanh khi giƣơng súng phải đạt
đƣợc các yếu tố chắc; đều; bền.
+ Bằng: Mặt súng phải thăng bằng.
+ Chắc: Là 2 tay giữ súng chắc, ghì súng chắc vào vai.
+ Đều: Lực nắm súng và ghì súng phải đều nhau.
+ Bền: Lực nắm và giữ súng phải bền trong suốt quá trình loạt bắn.
4. Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên ak bài 1b
a) Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu
- Ý nghĩa
Bắn mục tiêu cố định là bài bắn cơ bản của các loại súng trƣờng và súng
tiểu liên nhằm rèn luyện cho ngƣời học động tác cơ bản biết bắn trúng, chụm
vào các mục tiêu cố định ban ngày.
Hoàn thành tốt bài tập bắn này, là cơ sở cho các bài bắn sau này và trong
chiến đấu khi chiến tranh nổ ra.
- Đặc điểm
+ Ngƣời bắn: Có thời gian chuẩn bị, nhƣng thời gian bắn hạn chế vì vậy
việc lấy đƣờng ngắm phải nhanh, đúng động tác yếu lĩnh. Tƣ thế nằm bắn có tỳ
đƣờng ngắm ổn định.
+ Mục tiêu: Mục tiêu cố định có vòng tính điểm, cự ly từ ngƣời bắn
đến mục tiêu gần, dễ quan sát.
- Yêu cầu
+ Tích cực, tự giác trong quá trình luyện tập, rút ra đƣợc những nhƣợc
điểm, khuyết tật trong từng tƣ thế, từng phát bắn để khắc phục.
+ Nắm chắc động tác cơ bản, tƣ thế bắn vững chắc.
Phân tích yêu cầu
Trong quá trình tập bắn phải công phu, tích cực, tự giác rèn động tác
bắn cơ bản, khắc phục các động tác sai, thực hiện sai đâu sửa đấy một cách
nghiêm túc, quá trình luyện tập phải tích lũy kiến thức, tập động tác từ dễ đến
khó, có tính cơ bản, hệ thống.

175
Khi thực hành tập bắn các loại súng bộ binh, việc rèn luyện bản lĩnh, tâm
lý bắn rất quan trọng, có bản lĩnh, tâm lý tốt sẽ có động tác bắn chính xác, bắn
trúng và chụm. Vì vậy ngoài việc nghiên cứu nắm chắc yếu lĩnh bắn, còn phải
rèn luyện sức khỏe một cách toàn diện nhƣ: Chạy xa, thể dục thể thao, tập xà,
tạ…có nhƣ vậy mới có đƣợc động tác giữ súng ổn định, vững chắc, hạn chế
tâm lý khi vào bắn.
b) Phương án tập bắn
- Điều kiện tập
- Mục tiêu: Bia số 4 có vòng tƣợng trƣng cho tên địch nằm bắn
- Cự ly bắn: 100m
- Tính chất mục tiêu: Mục tiêu cố định
- Tƣ thế: Nằm bắn có tỳ

PHƢƠNG ÁN TẬP BẮN

Bia số 4

100m

176
Tuyến bắn
c) Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm
- Cách chọn thước ngắm
Căn cứ
+ Độ cao đƣờng đạn.
+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
+ Điều kiện khí tƣợng (mƣa, gió...).
Cách chọn: Khi chọn thƣớc ngắm có thể chọn theo 2 cách :
+ Thƣớc ngắm tƣơng ứng cự ly bắn.
+ Thƣớc ngắm lớn hơn cự ly bắn.
- Cách chọn điểm ngắm
Căn cứ :
+ Thƣớc ngắm đã chọn.
+ Độ cao đƣờng đạn khi bắn ở cự ly đó.
+ Tính chất mục tiêu (to, rõ...).
+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
+ Điều kiện khí tƣợng (mƣa, gió...).
Cách chọn: Với mục tiêu phƣơng án tập trên thƣờng chọn nhƣ sau:
+ Bia số 4: Chính giữa mép dƣới mục tiêu.
Ví dụ: Dùng súng tiểu liên AK bắn vào mục tiêu bia số 4 cự ly 100m,
chọn thƣớc ngắm 3 (thƣớc ngắm lớn hơn cự ly bắn), điểm ngắm chính giữa
mép dƣới mục tiêu.
Vì: Thƣớc ngắm 3 ở cự ly 100m đƣờng đạn cao hơn so với điểm ngắm
đối với súng AK là 28cm, từ mép dƣới mục tiêu lên tâm của vòng 10 bia số 4
khoảng 23 cm, nhƣ vậy đạn vẫn trúng vào vòng 10 trên mục tiêu.
Đối với súng trƣờng CKC: Thƣớc ngắm 3 ở cự ly 100m đƣờng đạn
cao hơn so với điểm ngắm là 25cm, từ mép dƣới mục tiêu lên tâm của vòng 10
bia số 4 khoảng 23 cm, nhƣ vậy đạn trúng vào vòng 10 trên mục tiêu.
Kết luận : Bài bắn này ta chọn nhƣ sau: Với mục tiêu bia số 4 lấy thƣớc
ngắm 3, ngắm chính giữa mép dƣới mục tiêu.
Chú ý: Có thể vận dụng lấy thƣớc ngắm 1 ngắm đâu trúng đó, nhƣng xác
định điểm ngắm trên mục tiêu khó chính xác hơn so với ngắm chính giữa mép
dƣới mục tiêu.
d) Thực hành tập bắn
-Trƣớc khi tập: Ngƣời tập mang đeo trang bị đầy đủ ở tuyến chuẩn bị,
khi có lệnh vận động vào tuyến xuất phát làm động tác chuẩn bị bắn.
- Có khẩu lệnh: “Tiến”; ngƣời tập nhanh chóng cơ động lên tuyến tập bắn
đã xác định, làm động tác chuẩn bị bắn vào mục tiêu bia số 4.

177
- Khi có khẩu lệnh: “Bắn”; ngƣời tập làm động tác nằm bắn vào mục tiêu
bia số 4 từ 35 lần, tùy theo mức quy định trong kế hoạch tập của ngƣời phụ
trách tiếp tục cho tập lần tiếp theo hoặc đổi tập cho bộ phận khác.
- Khi có khẩu lệnh: “Thôi tập!”; ngƣời tập thôi tập, khám súng, quay về vị
trí phía sau chờ đợi tiếp tục tập lần tiếp theo.
đ) Kế hoạch luyện tập
Xây dựng kế hoạch luyện tập phải dựa trên quỹ thời gian, đối tƣợng
huấn luyện để xác lập nội dung, tổ chức, phƣơng pháp cho sát đối tƣợng. Kế
hoạch luyện tập sau:

KẾ HOẠCH
TẬP BẮN MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH BAN NGÀY
BẰNG SÖNG TIỂU LIÊN AK BÀI 1B
( Làm theo phương pháp kẻ bảng, thời gian 30 tiết )

- Mục đích
Bồi dƣỡng kỹ năng thực hành bắn mục tiêu cố định có tính điểm bằng
súng AK, CKC làm cơ sở cho các bài bắn tiếp theo và vận dụng vào trong quá
trình huấn luyện, chiến đấu.

- Yêu cầu
+ Chấp hành nghiêm kế hoạch luyện tập đã đƣợc trên phê duyệt.
+ Nắm chắc kỹ năng thực hành tập bắn vào các mục tiêu theo phƣơng án
tập; chú trọng tập động tác cơ bản vận dụng linh hoạt vào bài tập.

- Nội dung

Nội dung tập Thời Yêu cầu Tổ Phƣơng pháp ngƣời dạy,
TT gian chức ngƣời học
- Hạ khoa mục 45’ - Ngƣời dạy :
bài bắn. -Thống + Giới thiệu thứ tự nội
- Tập lấy đƣờng nhất điểm dung, minh họa trên tranh
ngắm cố định ngắm. và thực hành trên bia, làm
vào từng mục -Lấy Lớp động tác mẫu.
Buổi
tiêu có đánh dấu đƣờng học + Lấy đƣờng ngắm mẫu
1
điểm ngắm và ngắm cho ngƣời học tham
không đánh dấu chính xác. quan.
điểm ngắm. Ngƣời học: Tự nghiên
cứu nội dung, tập lấy
theo đƣờng ngắm mẫu.
Nội dung tập Thời Yêu cầu Tổ Phƣơng pháp ngƣời dạy,
TT gian chức ngƣời học

178
- Tập lấy đƣờng 45’ Tập lấy - Ngƣời dạy: Kiểm tra
ngắm cố định vào đƣờng phân loại ngƣời học.
từng mục tiêu có ngắm Lớp - Ngƣời học : Tự nghiên
Buổi
đánh dấu chính xác học cứu nội dung, tập lấy
2
- Rèn động theo đƣờng ngắm mẫu và
tác bắn và tập động tác bóp cò.
bóp cò
- Tập động tác 45’ - Lấy - Ngƣời dạy: Dùng khẩu
nằm bắn vào đƣờng lệnh thống nhất để tập,
mục tiêu có và ngắm Lớp kiểm tra nắm chất lƣợng
Buổi
không đánh dấu chính xác. học ngƣời học.
3
điểm ngắm. - Rèn động - Ngƣời học: Làm theo
tác bóp cò lệnh ngƣời chỉ huy tập,
sửa động tác sai.
- Tập động tác 45’ - Lấy - Ngƣời dạy: Dùng khẩu
nằm bắn vào đƣờng lệnh thống nhất để tập,
mục tiêu theo ngắm kiểm tra nắm chất lƣợng
điều kiện tập. nhanh Lớp ngƣời học, phân loại
Buổi
chính xác học ngƣời học, phát hiện các
4
- Rèn động khuyết tật của ngƣời học.
tác bóp cò. - Ngƣời học: Làm theo
lệnh ngƣời chỉ huy tập,
sửa động tác sai.
- Tập động tác 45’ - Lấy - Ngƣời dạy: Dùng khẩu
nằm bắn vào đƣờng lệnh thống nhất để tập,
từng mục tiêu ngắm kiểm tra nắm chất lƣợng
theo điều kiện nhanh Lớp ngƣời học, phân loại
Buổi
tập. chính xác học ngƣời học, phát hiện các
5
- Rèn động cố tật của ngƣời tập.
tác bắn và - Ngƣời học: Làm theo
bóp cò. lệnh ngƣời chỉ huy tập,
sửa động tác sai.
- Giới thiệu điều 15’ Thực hiện - Ngƣời dạy: Phổ biến
kiện kiểm tra. tập theo điều kiện kiểm tra.Dùng
- Tập theo điều 30’ điều kiện khẩu lệnh thống nhất để
kiện kiểm tra kiểm tra, tập, kiểm tra nắm chất
có độ bền Lớp lƣợng và phân loại ngƣời
Buổi
ổn định tốt, học học để bồi dƣỡng.
6
rèn động - Ngƣời học: Làm theo
tác bóp cò lệnh ngƣời chỉ huy, sửa
động tác sai, rèn động
tác bóp cò.

Buổi Lớp - Ngƣời dạy: Dùng khẩu


7 Tập theo học lệnh thống nhất để tập,
179
đến điều kiện kiểm tra nắm chất lƣợng
18 - Tập theo điều Mỗi kiểm tra, ngƣời học, phân loại
kiện kiểm tra buổi có độ bền ngƣời học.
90’ ổn định tốt, - Ngƣời học: Làm theo
rèn động lệnh ngƣời chỉ huy tập,
tác bóp cò sửa động tác sai, rèn
động tác, thời cơ bóp cò,
nâng trình độ bắn.

*Chú ý :
- Buổi tập cuối cùng trƣớc khi kiểm tra, tổ chức tập đúng nhƣ buổi
kiểm tra bắn đạn thật.
- Sau khi thực hiện theo kế hoạch trên, nếu có thời gian bố trí tập
thêm, nội dung, phƣơng pháp tập nhƣ buổi 7;
- Nếu kiểm tra bắn đạn thật, giáo viên lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức
kiểm tra súng AK.

TỔ CHỨC PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


Nội dung 1: Ngắm bắn
1. Tổ chức
Lên lớp theo lớp học, cá nhân trong đội hình tổ để ôn tập
2. Phương pháp lên lớp, ôn tập
a) Phương pháp lên lớp
- Giảng viên: Lên lớp phần lý thuyết ( giảng lý thuyết ngắm bắn ): Nêu
nội dung, phân tích, giải thích, kết hợp mô hình, tranh vẽ minh hoạ, rút ra ý
nghĩa thực tiễn; tập trung giới thiệu thứ tự thực hành ngắm, những ảnh hƣởng
do tác động của ngƣời ngắm, tác động của gió đến kết quả bắn.
- Học sinh: Nghe, nhìn kết hợp ghi tóm tắt những nội dung chính.

Câu hỏi ôn tập


1. Tại sao phải ngắm bắn?
2. Đƣờng ngắm cơ bản là gì? thế nào là đƣờng ngắm đúng?
3. ảnh hƣởng của ngắm sai đối với bắn trúng nhƣ thế nào?

Nội dung 2: Ngắm chụm và trúng


1. Tổ chức
Lên lớp theo lớp học, luyện tập theo tổ
2. Phương pháp lên lớp, luyện tập

a) Phương pháp lên lớp


- Giáo viên: Lên lớp giới thiệu thiết bị dùng cho ngắm chụm và trúng.
Nêu nội dung, phân tích, giải thích, kết hợp với ngƣời ngắm mẫu; ngƣời phục
vụ thực hành động tác ngắm chụm và trúng; tập trung giới thiệu thứ tự thực
hành ngắm, biết đánh giá đƣợc kết quả ngắm.

180
- Học sinh:
Nghe, nhìn, thực hành động tác ngắm kết hợp ghi tóm tắt những nội
dung chính.
Phải phối hợp chặt chẽ giữa ngƣời tập và ngƣời phục vụ trong quá
trình ngắm chụm và trúng

b) Phương pháp luyện tập


- Tổ chức
Lấy đội hình tổ làm đơn vị để luyện tập.
- Phƣơng pháp
+ Giáo viên: Phổ biến ý định luyện tập: Bao gồm (nội dung, tổ chức,
phƣơng pháp, thời gian, địa điểm, ngƣời phụ trách, ký tín hiệu)
+ Học sinh:
Bƣớc 1: Tự nghiên cứu, thực hành động tác ngắm chụm và trúng
Bƣớc 2: Tổ trƣởng duy trì luyện tập cho từng cá nhân trong tổ
Bƣớc 3: Giáo viên tổ chức kiểm tra ngắm chụm và trúng đánh giá kết quả sinh
viên.

Câu hỏi ôn tập


1. Nêu ý nghĩa tập ngắm chụm và ngắm trúng?
2. Trình bày công tác chuẩn bị vật chất trƣớc khi luyện tập một buổi ngắm chụm và
ngắm trúng cho một lớp học 40  50 ngƣời?
3. Nêu thứ tự các bƣớc thực hành vào ngắm chụm và ngắm trúng của ngƣời ngắm và
ngƣời phục vụ tập?
4. Đánh giá, cách bình thành tích của ngắm chụm và ngắm trúng?

Nội dung 3: Động tác bắn súng tiểu liên AK


1. Tổ chức
Lên lớp tập trung theo lớp học, luyện tập theo tổ
2. Phương pháp lên lớp, luyện tập
a) Phương pháp lên lớp
- Giáo viên:
+ Phần lý thuyết
Nêu từng trƣờng hợp vận dụng trong các động tác bắn. Phân tích lấy ví
dụ thực tiễn trong chiến đấu, huấn luyện để minh hoạ rõ các trƣờng hợp đó.
+ Phần thực hành động tác
Động tác nằm bắn làm theo 3 bƣớc
Bƣớc 1: Làm nhanh trong tình huống chiến thuật.
Bƣớc 2 : Làm chậm kết hợp giữa nói và làm phân tích sâu và nói rõ ý
nghĩa của các động tác để ngƣời học dễ hiểu, dễ nhớ.
Bƣớc 3: Làm tổng hợp chậm liên hoàn các động tác.
Chú ý: Sau khi làm xong 3 bƣớc phải nói những điểm chú ý khi thực
hiện các động tác.
- Học sinh: Nghe, nhìn theo dõi động tác mẫu của giảng viên.
b) Phương pháp luyện tập

181
- Tổ chức
Lấy đội hình tổ làm đơn vị để luyện tập.
- Phƣơng pháp
Bƣớc 1: Bƣớc cá nhân trong đội hình tổ tự nghiên cứu động tác: Nằm,
bắn trong các trƣờng hợp
Bƣớc 2: Tập chậm từng cử động của động tác. Tổ trƣởng hô cho tổ tập
chậm từng động tác và kết hợp sửa sai động tác cho chiến sĩ trong tổ.
Bƣớc 3: Tập tổng hợp liên hoàn các động tác. Tổ trƣởng hô cho tổ tập
với tốc độ nhanh dần, tập động tác vận động một đoạn ngắn từ dƣới lên vị trí
làm động tác có tính thời gian.
Quá trình luyện tập, giảng viên tập trung sửa động tác sai của ngƣời tập.
Sau khi tập xong phần động tác giảng viên tổ chức hội thao đánh giá kết
quả tiếp thu nội dung động tác của ngƣời tập; đánh giá thi đua trong lớp học.
Chú ý: Trong tổ quá trình tập phải thay đổi súng cho nhau để mọi ngƣời
đều có thể sử dụng thành thạo các loại súng.

Câu hỏi ôn tập

1. Động tác lắp đạn và tháo đạn súng AK?


2. So sánh sự giống và khác nhau giữa động tác nằm bắn không tỳ với nằm bắn có tỳ
súng AK?
3. Muốn bắn trúng, chụm, bắn trúng liên thanh khi bắn súng tiểu liên AK cần những
yếu tố nào?

Nội dung 4: Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK
1. Tổ chức
Lên lớp, luyện tập tập trung theo lớp học

2. Phương pháp lên lớp, luyện tập


a) Phương pháp lên lớp
- Giáo viên:
+ Phần lý thuyết
Giới thiệu ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu: Giới thiệu lần lƣợt từng nội dung;
phân tích sâu đặc điểm ngƣời bắn và yêu cầu khi thực hành bắn mục tiêu.
Giới thiệu phƣơng án tập, cách chọn thƣớc ngắm, điểm ngắm: Căn cứ
vào từng loại súng và cự ly bắn xác định thƣớc ngắm và điểm ngắm cần chọn;
sau khi thảo luận tại lớp học, giảng viên phải kết luận thƣớc ngắm, điểm ngắm
cần chọn của từng loại súng cho từng mục tiêu.
+ Phần thực hành
Giới thiệu cách thực hành tập bắn: Giảng viên mang đeo trang bị đầy đủ,
thực hành giới thiệu theo 2 bƣớc: Làm chậm có phân tích, làm tổng hợp); nội
dung nằm bắn vào mục tiêu bia số 4
Chú ý: Sau khi làm xong 2 bƣớc, nói những điểm chú ý khi thực hiện các
động tác bắn vào các loại mục tiêu.

182
- Sinh viên:
Luyện tập theo kế hoạch của giảng viên.
b) Phương pháp luyện tập
- Tổ chức
Lấy đội hình lớp làm đơn vị để luyện tập.
- Phƣơng pháp
Giáo viên:
+ Phổ biến kế hoạch luyện tập gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời
gian, phƣơng pháp, ký tín hiệu, địa điểm, ngƣời phụ trách.
+ Tổ chức tập: Theo kế hoạch luyện tập đã xác định.
Quá trình luyện tập giảng viên tập trung sửa động tác sai của ngƣời tập
nhất là động tác ngắm bắn; tổ chức kiểm tra, phân loại, đánh giá kết quả tập
bắn của từng ngƣời; có biện pháp đẩy khá xoá kém trong học tập.
Học sinh: Thực hịên nghiêm kế hoạch đã xác định trong từng buổi học.
Chấp hành tốt quy định thao trƣờng, tích cực luyện tập theo hƣớng dẫn của
giảng viên.

Câu hỏi ôn tập


1. Nêu cách chọn thƣớc ngắm điểm ngắm khi thực hành bắn vào mục tiêu bia số 4 cự
ly 100 m?
2. Trình bày điều kiện bắn bài 1b khi bắn súng tiểu liên AK, súng trƣờng CKC?
3. Tại sao khi bắn mục tiêu bia số 4, cự ly 100m lấy thƣớc ngắm 3, ngắm chính giữa
mép dƣới mục tiêu, đạn vẫn trúng vào tâm mục tiêu ( vòng 10 )?

Phụ lục 1

VẬT CHẤT ĐẢM BẢO DÙNG CHO MỘT LỚP HỌC SINH 4050 EM HỌC
NGẮM CHỤM VÀ NGẮM TRÚNG

1. Súng tập: 10  15 khẩu


2. Bảng ngắm chụm: 10  15 cái, dán giấy trắng kích thƣớc ( 25cm x 30 cm)
3. Đồng tiền di động: 10  15 cái
4. Bút chì đen vót nhọn: 10  15 cái
5. Bao cát ( túi đựng cát): 10  15 cái
6. Bia số 4 tập: 03  05 cái
7. Đạn tập (loại không nổ): 30 viên
8. Mô hình bộ phận ngắm một đồng chí giảng viên: 01 bộ

Phụ lục 2

BẢNG ĐỘ CAO ĐƢỜNG ĐẠN SO VỚI ĐƢỜNG NGẮM CỦA SÚNG AK

183
Cự ly(m) 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550
Thƣớc ngắm Chiều cao đƣờng đạn(cm)
1 0 0 -8
2 6 12 9 0 -19
3 14 28 33 31 21 0 -33
4 24 48 63 72 72 62 39 0 -52
5 36 72 100 136 136 138 127 103 62 0 -78

Phụ lục 3
BẢNG ĐỘ CAO ĐƢỜNG ĐẠN SO VỚI ĐƢỜNG NGẮM CỦA SÚNG AKM

Cự ly(m) 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550
Thƣớc ngắm Chiều cao đƣờng đạn(cm)

1 0 0 -7 -20
2 5 10 9 0 -17 - 45
3 13 25 31 30 20 0 -31 -77
4 22 44 60 69 68 57 35 0 -52 -123
5 34 68 96 116 127 129 119 95 55 0 -83

Phụ lục 4
BẢNG ĐỘ CAO ĐƢỜNG ĐẠN SO VỚI ĐƢỜNG NGẮM CỦA SÚNG CKC

Cự ly bắn (m) 50 10 15 20 25 30 35 40 45 500 550


0 0 0 0 0 0 0 0
Thƣớc ngắm CHIỀU CAO ĐƢỜNG ĐẠN (cm)
1 1 0 -7
2 6 11 9 0 -16
3 13 25 29 28 18 0 -29
4 21 42 55 62 61 51 31 0 -48
5 32 63 88 10 11 11 10 85 49 0 -71
5 5 6 6

184
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình kiểm tra kỹ thuật chiến đấu BB, Cục Quân huấn, Bộ Tổng
Tham mƣu, năm 2005.
2- Điều lệnh đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Quân huấn-Bộ
Tổng Tham mƣu, NXB Quân đội nhân dân, 2002.
3- Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục Quân Huấn- Bộ Tổng Tham
mƣu, năm 1997.
4- Sách dạy bắn súng trƣờng CKC, Cục Quân Huấn- Bộ Tổng Tham
mƣu, năm 1975.
5- Sách dạy sử dụng lựu đạn, Cục Quân huấn-Bộ Tổng Tham mƣu, NXB
Quân đội nhân dân, năm 1998.
6- Giáo trình giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng dùng cho đào tạo
giáo viên giáo dục quốc phòng, NXB QĐND, 2005.
7- Bộ Tổng Tham mƣu, Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thƣơng hỏa tuyến,
NXB QĐND, H 2000.

185
Tài liệu học tập 1|
LƯU HÀNH NỘI BỘ
In tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế
279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM

2| Tài liệu học tập


MỤC LỤC
(Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh
theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020
của Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Tên bài Trang Tài liệu
bài

Học phần 1:
Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp


ĐL1 8 Tài liệu học tập
nghiên cứu môn học

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa


Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo trình
ĐL2 12
về chiến tranh, quân đội và bảo vệ GDQP-AN, tập 1
Tổ quốc

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Giáo trình


ĐL3 an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt 29
Nam xã hội chủ nghĩa GDQP-AN, tập 1

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Giáo trình


ĐL4 37
Việt Nam xã hội chủ nghĩa GDQP-AN, tập 1

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân Giáo trình


ĐL5 45
dân GDQP-AN, tập 1

Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với Giáo trình
ĐL6 tăng cường quốc phòng, an ninh và 53
đối ngoại GDQP-AN, tập 1

Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ Giáo trình


ĐL7 74
thuật quân sự Việt Nam GDQP-AN, tập 1

Tài liệu học tập 3|



Tên bài Trang Tài liệu
bài

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển,


ĐL8 đảo, biên giới quốc gia trong tình 20 Tài liệu học tập
hình mới

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,


ĐL9 lực lượng dự bị động viên và động 43 Tài liệu học tập
viên quốc phòng

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Giáo trình


ĐL10 183
an ninh Tổ quốc GDQP-AN, tập 1

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an Giáo trình


ĐL11 ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an 160
toàn xã hội GDQP-AN, tập 1

Học phần 2:
Công tác quốc phòng và an ninh

Phòng, chống chiến lược “diễn biến


hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế Giáo trình
CT1 94
lực thù địch đối với cách mạng GDQP-AN, tập 1
Việt Nam

Một số nội dung cơ bản về dân tộc,


tôn giáo, đấu tranh phòng chống các Giáo trình
CT2 thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân 144
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng GDQP-AN, tập 1
Việt Nam

Phòng, chống vi phạm pháp luật về


CT3 64 Tài liệu học tập
bảo vệ môi trường

Phòng, chống vi phạm pháp luật về


CT4 82 Tài liệu học tập
bảo đảm trật tự an toàn giao thông

4| Tài liệu học tập



Tên bài Trang Tài liệu
bài

Phòng, chống một số loại tội phạm


CT5 xâm hại danh dự, nhân phẩm của 93 Tài liệu học tập
người khác

An toàn thông tin và phòng, chống vi


CT6 107 Tài liệu học tập
phạm pháp luật trên không gian mạng

An ninh phi truyền thống và các mối


CT7 đe dọa an ninh phi truyền thống ở 129 Tài liệu học tập
Việt Nam

Học phần 3:
Quân sự chung

Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác


QS1 150 Tài liệu học tập
trong ngày, trong tuần

Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí


QS2 161 Tài liệu học tập
trật tự nội vụ trong doanh trại

Hiểu biết chung về các quân, binh


QS3 167 Tài liệu học tập
chủng trong quân đội

QS4 Điều lệnh đội ngũ từng người có súng 180 Tài liệu học tập

Giáo trình
QS5 Điều lệnh đội ngũ đơn vị 5
GDQP-AN, tập 2

Hiểu biết chung về bản đồ địa hình Giáo trình


QS6 27
quân sự GDQP-AN, tập 2

Phòng tránh địch tiến công hỏa lực Giáo trình


QS7 105
bằng vũ khí công nghệ cao GDQP-AN, tập 1

Giáo trình
QS8 Ba môn quân sự phối hợp 164
GDQP-AN, tập 2

Tài liệu học tập 5|



Tên bài Trang Tài liệu
bài

Học phần 4:
Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Ngắm bắn; ngắm chụm và ngắm trúng


KC1 192 Tài liệu học tập
bằng súng tiểu liên AK

Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn Giáo trình


KC2 201
súng tiểu liên AK GDQP-AN, tập 2

Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày Giáo trình


KC3 204
bằng súng tiểu liên AK GDQP-AN, tập 2

Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng


KC4 một số loại lựu đạn thường dùng; ném 201 Tài liệu học tập
lựu đạn bài 1

Giáo trình
KC5 Từng người trong chiến đấu tiến công 177
GDQP-AN, tập 2

Từng người trong chiến đấu phòng Giáo trình


KC6 188
ngự GDQP-AN tập 2

Từng người làm nhiệm vụ canh gác


KC7 219 Tài liệu học tập
(cảnh giới)

6| Tài liệu học tập


HỌC PHẦN 1
ĐƯỜNG LỐI
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tài liệu học tập 7|


BÀI ĐL1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU MÔN HỌC


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho sinh viên hiểu được ý nghĩa, mục tiêu
của công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh
viên trong sự nghiệp giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân nói
chung, nắm vững đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, nội dung
nghiên cứu môn học đối với sinh viên cao đẳng, đại học nói riêng.
Cung cấp sinh viên có cái nhìn tổng thể, xác định đúng
phương pháp nghiên cứu, học tập đạt được mục đích môn học đề
ra. Góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, trung thành với mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu
Mỗi sinh viên cần xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học
tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, từ đó tích cực tham gia
xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay
khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác
sau này.

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


1. Nghiên cứu về đường lối quốc phòng và an ninh của
Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính chất lý luận về
đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng, bao gồm: quan

8| Tài liệu học tập


điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an
ninh và đối ngoại; những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân
sự Việt Nam; xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới
quốc gia trong tình hình mới; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng; xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và những vấn đề cơ
bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
trong tình hình mới.
Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng góp phần hình thành
niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lý
tưởng cho sinh viên.
2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng và an ninh
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công
tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: phòng,
chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số nội dung cơ bản
về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam;
phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm
của người khác; an toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp
luật trên không gian mạng; an ninh phi truyền thống và các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.
Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng và an ninh
để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của
kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.

Tài liệu học tập 9|


3. Quân sự và kỹ năng quân sự cần thiết
Trang bị cho sinh viên những kiến thức quân sự, kỹ năng
chiến thuật, kỹ thuật quân sự cần thiết như: chế độ sinh hoạt, học
tập, công tác trong ngày, trong tuần; các chế độ nền nếp chính quy,
bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; hiểu biết chung về các quân,
binh chủng trong quân đội; điều lệnh đội ngũ từng người có súng;
điều lệnh đội ngũ đơn vị; hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân
sự; phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;
ba môn quân sự phối hợp; kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; tính
năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng;
từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu
phòng ngự; từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).
Nghiên cứu và thực hiện nội dung cơ bản quân sự và kỹ năng
quân sự cần thiết giúp sinh viên hiểu biết những kiến thức cơ bản
về quân sự; nắm được những đặc điểm, nguyên lý, tác dụng, tính
năng một số loại vũ khí bộ binh cơ bản; các nội dung kỹ thuật,
chiến thuật chiến đấu bộ binh. Trên cơ sở đó vận dụng vào trong
quá trình học tập, công tác, thực hành các bài tập sát với thực tế,
thành thạo các thao tác kỹ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng
thời có thể ứng dụng kỹ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo
quy định của pháp luật.

III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh
đòi hỏi phải nắm vững cơ sở phương pháp luận, các phương pháp
nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa
dạng của nội dung môn học này.
1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu giáo
quốc phòng và an ninh là học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác -
Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây

10 | Tài liệu học tập


dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về xây dựng nền quốc phòng
toàn dân,... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên
cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản
khác của giáo dục quốc phòng và an ninh.
Việc xác định học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát
triển giáo dục quốc phòng và an ninh phải nắm vững và vận dụng
đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây:
a) Quan điểm hệ thống
Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của giáo
dục quốc phòng và an ninh một cách toàn diện, tổng thể, trong mối
quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học.
b) Quan điểm lịch sử, logic
Trong nghiên cứu giáo dục quốc phòng và an ninh đòi hỏi
phải nhìn thấy sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo
thời gian, không gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó
giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật,
nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh.
c) Quan điểm thực tiễn
Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu giáo dục quốc
phòng và an ninh là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và
công an nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phục vụ đắc
lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay.
2. Các phương pháp nghiên cứu
Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học
quân sự, phạm vi nghiên cứu của giáo dục quốc phòng và an ninh
rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và
phát triển. Vì vậy giáo dục quốc phòng và an ninh được tiếp cận
nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội
dung và vấn đề nghiên cứu cụ thể.

Tài liệu học tập 11 |


Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung giáo dục
quốc phòng và an ninh với tư cách là một bộ môn khoa học cần chú
ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: như phân
tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết,...
nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn
bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học
cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung
giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Cùng với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cần sử dụng
các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: như quan sát, điều tra, khảo
sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết
kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm,... nhằm tác động trực tiếp
vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật
của các hoạt động quốc phòng và an ninh; bổ sung làm phong phú
nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các
kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng quốc
phòng và an ninh cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lý
thuyết và thực hành, nhằm bảo đảm cho người học vừa có nhận
thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lý thuyết
kỹ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kỹ năng
công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.
Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng và an
ninh theo hướng tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học
tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện
đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung
giáo dục quốc phòng và an ninh cần chú ý sử dụng các phương
pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo; tăng
cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc
phòng; tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận;
tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự hiện
đại phục vụ các nội dung học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học

12 | Tài liệu học tập


tập, nghiên cứu môn học gáo dục quốc phòng và an ninh.
Tóm lại: Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh với tư
cách là một bộ môn khoa học, khi nghiên cứu trên cơ sở thế giới
quan, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chúng ta phải nắm vững và vận dụng đúng đắn quan điểm hệ
thống, lịch sử, logic và thực tiễn; đồng thời cần chú ý sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: các phương pháp
nghiên cứu lý thuyết, các phương pháp dạy học lý thuyết và thực
hành, kết hợp các phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành để
khái quát, lột tả được bản chất của nội dung để từ đó vận dụng phù
hợp, sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn nói chung, hoạt động quân sự
nói riêng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

IV. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG


VÀ AN NINH
1. Đặc điểm môn học
Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học được luật định,
nó được thể hiện rất rõ trong đường lối giáo dục của Đảng và được
thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước,
nhằm thực hiện mục tiêu chung của công tác giáo dục quốc phòng
và an ninh “Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an
ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và
giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm,
tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương trình
Huấn luyện quân sự phổ thông (1961), Giáo dục quốc phòng
(1991), trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế giáo dục và
đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa
đổi, bổ sung; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định 116/NĐ
của Chính phủ về giáo dục quốc phòng và an ninh, môn học Giáo
dục quốc phòng được lồng ghép nội dung an ninh thành môn học

Tài liệu học tập 13 |


Giáo dục quốc phòng và an ninh. Tháng 5 năm 2013, tại kỳ họp thứ
5, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giáo dục quốc phòng và
an ninh, đây là cơ sở pháp lý để trang bị kiến thức quốc phòng và
an ninh cho toàn dân. Ngày 18 tháng 3 năm 2020 Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT về chương
trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư
phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, trong
từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học Giáo dục quốc
phòng và an ninh đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước và công tác quốc phòng và an ninh trong từng
thời kỳ, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục và đào tạo với
quốc phòng và an ninh.
Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học bao gồm kiến
thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ
thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung, có tỉ lệ lý thuyết
chiếm trên 46% chương trình môn học. Nội dung bao gồm kiến
thức cơ bản về đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng, công
tác quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh; về truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt
Nam; về chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kỹ năng cần thiết
đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân.
Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần xây dựng, rèn
luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên
đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học
tập có chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là góp
phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật,
cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng
tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác.
2. Nội dung chương trình
Thực hiện theo Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18
tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14 | Tài liệu học tập


a) Mục tiêu
Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong
các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và trường đại
học, học viện, đại học, đại học quốc gia, đại học vùng (sau đây gọi
là cơ sở giáo dục đại học) là môn học chính khóa.
Học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của
dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt
Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ
năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công
an bảo vệ Tổ quốc.
Sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và
kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ
công an bảo vệ Tổ quốc.
b) Yêu cầu
Sinh viên sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng
và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng,
an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân, kiên định với định hướng chủ nghĩa xã hội.
Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an
ninh trong tình hình mới.
Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ
đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội
nhân dân Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết
cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.
Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ
binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công, phòng ngự
và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn.

Tài liệu học tập 15 |


c) Nội dung chương trình
Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương
trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung
cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4
học phần với tổng thời lượng 165 tiết.
- Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng
Cộng sản Việt Nam (45 tiết, gồm 11 bài)
 Bài ĐL1. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
môn học
 Bài ĐL2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ
Tổ quốc
 Bài ĐL3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
 Bài ĐL4. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
 Bài ĐL5. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
 Bài ĐL6. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường
quốc phòng, an ninh và đối ngoại
 Bài ĐL7. Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân
sự Việt Nam
 Bài ĐL8. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên
giới quốc gia trong tình hình mới
 Bài ĐL9. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng
dự bị động viên và động viên quốc phòng
 Bài ĐL10. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc
 Bài ĐL11. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc
gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

16 | Tài liệu học tập


- Học phần 2: Công tác quốc phòng và an ninh (30 tiết,
gồm 7 bài)
 Bài CT1. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng
Việt Nam
 Bài CT2. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu
tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
 Bài CT3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường
 Bài CT4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự an toàn giao thông
 Bài CT5. Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh
dự, nhân phẩm của người khác
 Bài CT6. An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp
luật trên không gian mạng
 Bài CT7. An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống ở Việt Nam
- Học phần 3: Quân sự chung (30 tiết, gồm 8 bài)
 Bài QS1. Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày,
trong tuần
 Bài QS2. Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội
vụ trong doanh trại
 Bài QS3. Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong
quân đội
 Bài QS4. Điều lệnh đội ngũ từng người có súng
 Bài QS5. Điều lệnh đội ngũ đơn vị
 Bài QS6. Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự

Tài liệu học tập 17 |


 Bài QS7. Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí
công nghệ cao
 Bài QS8. Ba môn quân sự phối hợp
- Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
(60 tiết, gồm 5 bài)
 Bài KC1. Ngắm bắn; ngắm chụm và ngắm trúng bằng
súng tiểu liên AK
 Bài KC2. Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu
liên AK
 Bài KC3. Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng
tiểu liên AK
 Bài KC4. Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại
lựu đạn thường dùng; ném lựu đạn bài 1
 Bài KC5. Từng người trong chiến đấu tiến công
 Bài KC6. Từng người trong chiến đấu phòng ngự
 Bài KC7. Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)
3. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 18/2015/TTLT-
BGDĐT-BLĐ-TBXH, ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
a) Tổ chức dạy học
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy, học theo kế
hoạch đào tạo của cơ sở.
- Các cơ sở giáo dục đại học có khoa, bộ môn giáo dục quốc
phòng và an ninh tổ chức dạy, học tập trung theo kế hoạch đào tạo
của cơ sở.
- Các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh tổ chức dạy,
học tập trung theo kế hoạch đào tạo của trung tâm.

18 | Tài liệu học tập


- Các cơ sở giáo dục tổ chức dạy, học thực hành kỹ thuật,
chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan
quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối
an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
b) Đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ giáo dục quốc
phòng và an ninh
- Đánh giá kết quả học tập giáo dục quốc phòng và an ninh
đối với học sinh, sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành về
quy chế đào tạo của từng trình độ đào tạo.
- Sinh viên phải dự thi kết thúc học phần tất cả các học phần
theo quy định, điểm học phần phải từ 5 điểm trở lên (theo thang
điểm 10). Kết quả học tập môn học là điểm trung bình cộng của các
điểm học phần và làm tròn đến 1 chữ số thập phân, được ghi vào
chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Thẩm quyền cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh:
 Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục được tổ
chức dạy, học giáo dục quốc phòng và an ninh thì có thẩm
quyền cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh;
 Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cấp
chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định
về liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh.

Tài liệu học tập 19 |


BÀI ĐL8
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
TRONG TÌNH HÌNH MỚI


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia của Việt Nam; nội dung chủ yếu về
xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia; Quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biển đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công
dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ, biển, đảo, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.

II. NỘI DUNG


1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
a) Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
* Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm ba yếu tố cấu thành:
lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn
bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản,
quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất
cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước.
Hai khái niệm đó có thể được dùng thay thế cho nhau.

* Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi

20 | Tài liệu học tập


biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một
quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia,
vùng biển quốc gia (nội thủy và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài
ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
- Vùng đất quốc gia (kể cả đảo và quần đảo) là phần mặt đất và
lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền
một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc
gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thủy, lãnh hải.
Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác
nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ
thống nhất của quốc gia; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo,
quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là
một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần
đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau; các đảo
như Phú Quốc, Cái Lân,... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đảo, quần đảo: Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao
bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo
là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng
nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt
chẽ với nhau.
- Vùng biển Việt Nam
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam,
với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển
Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông
nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng
Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong
khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà,
Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía
tây nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
 Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được
lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ
biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã

Tài liệu học tập 21 |


hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố.
 Nội thủy là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở
để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có
chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền. Nội thủy của
Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ
sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm
nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị
thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
 Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ
đường cơ sở, có chế độ pháp lý như lãnh thổ đất liền.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên
biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác
được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi
theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.
Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh
hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
 Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài
lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới
ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia, quyền kiểm soát trong vùng tiếp
giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm
pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên
lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
 Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng
biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
 Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và
quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một
quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc
trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm việc và nơi

22 | Tài liệu học tập


ở của cơ quan đại diện ngoại giao.
- Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ
quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ
quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia
trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định
chung của công ước quốc tế.
* Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập,
toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của
một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể
hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao. Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh
thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền
quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia
độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và
trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là
một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp
quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm
phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
* Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền
quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh
thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh
thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện
chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là
hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với
công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả
xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
b) Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện
tổng thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh

Tài liệu học tập 23 |


tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập
và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về
mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia trong phạm
vi lãnh thổ, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển và lãnh thổ đặc
biệt của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng
tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá
hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nước
đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
quốc gia Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Việt Nam gồm:
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
của Việt Nam trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng
đất, vùng trời, nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam;
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm
chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
- Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt
Nam. Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt
Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong
lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
gắn bó chặt chẽ và đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.

24 | Tài liệu học tập


c) Xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
* Khái niệm quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo đảm
thi hành pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế, hiệp định
với các nước có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia,
trên các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia. Thông qua các
hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực thi pháp luật trên
biển; kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm ở trên biển, bảo
đảm cho pháp luật về biển của Nhà nước được tuân thủ chính xác
và nghiêm minh. Trên cơ sở đó, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển và thềm lục
địa của quốc gia; bảo vệ nguồn lợi cho đất nước; bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển, sự phát triển bền vững của kinh tế biển; duy trì an
ninh chính trị, bảo đảm an toàn cho sản xuất, tài sản của Nhà nước,
tài sản và tính mạng của nhân dân; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm chủ quyền trên vùng biển và
thềm lục địa của quốc gia.
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước với quá trình kinh
tế - xã hội, các hoạt động trên biển, đảo nhằm duy trì và phát triển
các mối quan hệ, các hoạt động đó trong trật tự, theo đúng định
hướng của Nhà nước trong việc thăm dò, khai thác các tiềm năng
của biển đảo, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền chủ quyền
và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên các vùng biển, đảo
và thềm lục địa của quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế và
nguyên tắc ứng xử của khu vực.
* Đặc điểm, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
trong tình hình mới
- Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia có nội
dung toàn diện phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà
Việt Nam đã ký với các nước có liên quan.
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia bao gồm,
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của
Việt Nam trên các vùng biển, đảo. Vùng biển Việt Nam, bao gồm:

Tài liệu học tập 25 |


nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt
Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Quản lý, bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên biển còn là bảo vệ các quyền của quốc gia về biển
phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam đã ký
với các nước có liên quan. Đó là quyền của quốc gia về bảo tồn,
quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển, lòng
đất dưới đáy biển, vùng trời, các đảo và quần đảo.
- Quản lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quốc gia của
Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài.
Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% biển Đông,
rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Việt Nam còn có chủ
quyền với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Tài nguyên vùng biển
và ven biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng,
phân bố rộng khắp trên dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven
bờ, các hải đảo và các vùng biển. Cả nước có 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì có 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó
có 11 huyện đảo. Trên 50% số dân của nước ta sống ở các tỉnh ven
biển. Đó vừa là những điều kiện khách quan thuận lợi để nước ta
phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, đồng thời cũng đặt ra
những khó khăn trong quản lý, bảo vệ biển, đảo và khai thác lợi thế
kinh tế từ biển, đảo.
Biển Đông là một biển lớn của Thái Bình Dương, nằm ở phía
Đông lục địa Việt Nam, tiếp giáp với nhiều nước và vùng lãnh thổ
như: Trung Quốc (gồm cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái
Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines. Vấn
đề tranh chấp ranh giới các vùng biển, đảo và thềm lục địa giữa các
nước trong khu vực, nhất là đối với Trung Quốc ngày càng quyết
liệt, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, làm cho tình hình
trong khu vực vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn.

26 | Tài liệu học tập


* Nội dung quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
quốc gia, dân tộc trên biển, đảo
Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
quốc gia, dân tộc trên biển, đảo cần thực hiện tốt việc quản lý, bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các
vùng biển.
Vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam,
được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên
giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982. Bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa là bảo vệ đặc quyền của quốc gia về bảo tồn, quản lý, thăm
dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển ở những nơi đó; thực
chất là bảo vệ lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của quốc gia. Như vậy, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
gắn bó mật thiết. Các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo
vệ môi trường,... ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là biểu
hiện của quyền làm chủ trên biển của quốc gia. Những hành động
khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, cải tạo
các đảo, bãi đá ngầm,... trái phép của tàu thuyền nước ngoài ở vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo
Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây
thiệt hại cho lợi ích quốc gia của Việt Nam và trái với Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
- Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển,
đảo và vùng ven biển
Biển là môi trường có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và
nhiều biến động, lại là môi trường mở, thường xuyên có sự giao lưu
quốc tế, nên đòi hỏi về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội lại
càng cao hơn. Diễn biến của tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội

Tài liệu học tập 27 |


trên biển rất phức tạp, đặc biệt là phải tiến hành trong điều kiện quy
chế pháp lý không đồng nhất giữa các vùng nước khác nhau trên
biển. Nội dung chủ yếu của bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, trật tự
an toàn xã hội và văn hóa trên biển và vùng ven biển của nước ta là:
 Bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực: chính trị, tư
tưởng, văn hóa, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh,...;
 Ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập đất
liền để tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián
điệp, truyền bá văn hóa đồi trụy và thực hiện các hành vi
tội phạm khác;
 Bảo vệ lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà
nước và nhân dân trên biển và ven biển;
 Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên biển và ven biển;
 Bảo vệ môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm môi trường trên
biển và ven biển;
 Phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai;
 Thực hiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;
 Phòng ngừa, chế ngự, xử lý các xung đột do tranh chấp lợi ích
giữa các tổ chức và cá nhân trong sử dụng và khai thác biển.
* Giải pháp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- Tăng cường tiềm lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hóa, khoa học,
giáo dục
 Tăng cường tiềm lực quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
cần phải hoàn thiện hệ thống các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và chính sách về biển đảo.
 Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về
chủ quyền biển, đảo.
 Thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở

28 | Tài liệu học tập


vùng ven biển, đảo làm nền tảng giữ vững ổn định, bảo vệ
biển, đảo.
Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển: Tập trung xây dựng và
nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven
biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển
mạnh. Khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát
triển vùng và gắn kết liên vùng. Đổi mới tư duy trong xây dựng và
thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven
biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại
theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy
nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu
công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, khu
công nghiệp sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân.
 Bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học -
công nghệ biển.
Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình
phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy, bồi dưỡng nguồn nhân lực,
xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển là việc làm cần thiết
hiện nay để phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân trong tình hình mới.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trên biển, đảo
 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên biển, vùng ven biển.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, quản lý biển với
nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành nghề, nhiều vùng, nhiều
quy mô, nhiều trình độ; phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm của biển, vùng ven biển nước
ta là “mở cửa lớn” để giao lưu với thế giới, đồng thời kết hợp chặt
chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Tài liệu học tập 29 |


Tăng cường khả năng bảo đảm thi hành pháp luật trên biển,
vùng ven biển, bao gồm các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám
sát việc thi hành pháp luật, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi
phạm, bảo đảm cho pháp luật về biển của Nhà nước được thi hành
chính xác và nghiêm minh.
Đầu tư các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để lực lượng
Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, lực lượng Kiểm ngư, lực lượng
An ninh và Cảnh sát nhân dân, Dân quân tự vệ biển,... thực hiện
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển,
đảo và vùng ven biển.
 Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
trên biển.
Thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên biển là
sự bố trí các lượng lượng, các cơ sở vật chất - kỹ thuật của các
ngành kinh tế biển, của quốc phòng, an ninh trên biển và ven biển
theo ý định, quy hoạch và kế hoạch thống nhất, dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng và Nhà nước trong phạm vi
cả nước và trong từng vùng, từng địa phương, nhằm tạo được sự
thuận lợi cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa kinh tế với quốc phòng, an
ninh trên biển, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của kinh
tế biển, đồng thời tăng cường được sức mạnh bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trên biển và vùng ven biển.
 Xây dựng Quân đội nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ
quyền biển, đảo trong tình hình mới.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại
hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về
chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
* Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập
môi trường thuận lợi để phát triển

30 | Tài liệu học tập


Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời
gian vừa qua, hoạt động đối ngoại đã và đang đóng vai trò hết sức
quan trọng, góp phần to lớn bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia,
giữ vững hòa bình và ổn định trên biển.
Hoạt động đối ngoại phục vụ mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển
đảo phải ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi nguy cơ phá vỡ hòa bình, ổn
định trong khu vực; ngăn chặn và làm thất bại ý đồ, hành động gây
hấn, xâm lấn của Trung Quốc nhằm biến vùng không tranh chấp
thành “những khu vực tranh chấp” trên vùng biển và thềm lục địa
của nước ta.
Hoạt động đối ngoại về kinh tế có vai trò tích cực trong phát
triển quan hệ quốc tế trong lĩnh vực khai thác tài nguyên biển, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế biển. Hợp tác quốc tế và khu vực
về nghiên cứu biển giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng
thêm lòng tin giữa các bên hữu quan.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại về quốc phòng, an ninh tạo sự
tin cậy và không khí hòa dịu trong khu vực và thế giới; bảo đảm thi
hành pháp luật trên biển trong các hoạt động chống buôn lậu, buôn
bán ma túy, chống cướp biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển,
góp phần giữ vững an ninh, trật tự và ổn định lâu dài ở Biển Đông.
Hợp tác quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường biển và tìm
kiếm, cứu nạn trên biển sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, có lợi hơn
cho mỗi quốc gia, các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời
cũng góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp
giữa các nước về biển, đảo.
Tích cực tuyên truyền đối ngoại bằng các hình thức đa dạng,
phong phú làm cho thế giới ngày càng hiểu rõ hơn về lịch sử, đất
nước và con người Việt Nam, về đường lối đối ngoại và cơ sở pháp
lý, lịch sử của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi
ích quốc gia trên biển, đảo.
* Tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ
sở bảo vệ chủ quyền biển, đảo bền vững

Tài liệu học tập 31 |


Hoạt động pháp lý là một lĩnh vực quan trọng trong đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta hiện nay. Hoạt động pháp lý
về biển nhằm thiết lập các điều khoản cần tuân theo giữa hai hoặc
nhiều nước dưới các hình thức luật, hiệp định, công ước, tuyên bố,
thỏa thuận,...
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã chủ động, tích
cực đàm phán với các bên hữu quan để giải quyết những vấn đề về
vùng biển chồng lấn, tranh chấp chủ quyền biển, đảo. Các hiệp
định về phân định ranh giới trên biển và thềm lục địa được ký kết
giữa Việt Nam với các nước là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ chủ
quyền an ninh và các quyền lợi quốc gia, dân tộc trên các vùng biển
phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982.
Trong những năm tới, Việt Nam cần tăng cường các hoạt động
pháp lý để đi đến ký kết các hiệp định nhằm giải quyết những vấn đề
trên biển với các nước có liên quan, tạo môi trường thuận lợi, cơ sở
pháp lý vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
a) Biên giới quốc gia
Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 xác định
biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn
lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ
thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các tọa
độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt thẳng đứng theo lãnh thổ Việt
Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên
đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề
mặt đất liền của vùng đất quốc gia. Trong thực tế, biên giới quốc

32 | Tài liệu học tập


gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình (núi,
sông, suối, hồ nước, thung lũng,...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ
tuyến); hình học (đường lối liền các điểm quy ước). Biên giới quốc
gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc
gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều
ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan. Việt Nam có
đường biên giới quốc gia trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với
Trung Quốc ở phía bắc, với Lào và Campuchia ở phía tây, phía
đông giáp Biển Đông.
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển
giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới
phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia
quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia
với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi
lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh
giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định
và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh
hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt
Nam, được xác định theo Công của ước Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng
trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác
định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền
và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời. Trong điều kiện
khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia
trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện
chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia
nào quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc
gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thủy và lãnh
hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Độ sâu

Tài liệu học tập 33 |


cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà
kỹ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào
quy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất.
Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc
gia có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo
vệ an toàn biên giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm: khu
vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa
giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất
liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển được tính từ
biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường,
thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không
gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng
mười kilômét tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
b) Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể
các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi
sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Do vị trí
địa lý và chính trị, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia luôn là một
vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất
nước. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của
xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp
hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong hòa bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện
pháp mà hệ thống chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực
biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự
xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng
chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi
có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc
gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu: thường
xuyên, tăng cường và cao.
Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

34 | Tài liệu học tập


Việt Nam năm 2003 xác định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối
ngoại”. Xây dựng, bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn
diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính
sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới
định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới;
điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng
cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu
vực biên giới; phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác
nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu
dài với các nước láng giềng.
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp
các lực lượng và biện pháp của Nhà nước chống lại sự xâm phạm,
phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh
thổ và biên giới quốc gia.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường. Sử dụng tổng hợp
các biện pháp đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài
nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển,
trên không, thềm lục địa của Việt Nam.
Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, hủy hoại,
gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho
người Việt Nam, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh
sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới. Thực thi
quyền lực chính trị tối cao (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp)
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên khu vực
biên giới; chống lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm mọi
lợi ích của người Việt Nam phải được thực hiện ở khu vực biên

Tài liệu học tập 35 |


giới theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các
hiệp định mà Việt Nam ký kết với các nước hữu quan.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực
biên giới. Đập tan mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia. Đấu
tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc,
phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
- Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động
phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân
dân các nước láng giềng. Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội
phạm xuyên biên giới quốc gia.
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
* Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là
một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát
triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới
Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài
lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp
thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm
cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. Chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước
Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong
phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh hải và
lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là
một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền

36 | Tài liệu học tập


lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị
xâm phạm.
* Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát
triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua
mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam
đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng nên, mới giữ
gìn, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tười đẹp
như ngày hôm nay. Nhờ đó mà con ngƣời Việt Nam, dân tộc Việt
Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên và phát triển một cách độc
lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc
tế; những giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
Nam được khẳng định, lưu truyền và phát triển sánh vai với các
cường quốc năm châu.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng
ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ
Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc
Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua
hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của
các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn
phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng
nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc
gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng “Sông núi nước Nam
vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên
tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc
Việt Nam. Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ
gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật Biên
giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng
định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Tài liệu học tập 37 |


Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn
vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính
trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh
của đất nước”.
* Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết
các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc
biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là
quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù
hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù hợp với công ước và
luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan.
Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước.
Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới,
Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải
quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên
biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh, Đảng và Nhà nước ta
khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương lượng hòa bình để
giải quyết một cách có lý, có tình”. Việt Nam ủng hộ việc giải
quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối thoại,
thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng
vũ lực. Nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành
động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích
quốc gia của Việt Nam.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm
nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không
thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông,
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy

38 | Tài liệu học tập


đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về vấn đề này. Tuy nhiên, vì
lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng
đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thỏa thuận
về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu
dài cho vấn đề Biển Đông.
* Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất quản lý việc xây
dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có
chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh
về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong
nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng
cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các
ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội
ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
b) Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
* Trách nhiệm công dân
- Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây
dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia Việt Nam.
- Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và
bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia Việt Nam được
Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật.

Tài liệu học tập 39 |


- Điều 64: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 quy định:
 Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp
của toàn dân.
 Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân
và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang
nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở
khu vực và trên thế giới.
 Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh.
Điều 1, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là
nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm
nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
Điều 10, Luật Biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng,
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp
của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải:
Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không
phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ
văn hóa, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 (sửa đổi) nêu rõ: “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Đồng thời phải luôn
nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và
trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp
phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

40 | Tài liệu học tập


 Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc
phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biên giới quốc gia
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân
sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa
vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện
về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự;
chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và
người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến
tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.
* Trách nhiệm của sinh viên
- Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận
thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ
nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng,
củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự
lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm
về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, biên giới quốc gia của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm
của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối với học sinh các trường
trung cấp chuyên nghiệp, đại học; hoàn thành tốt các nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại trường.
- Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi
Nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt
nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân,

Tài liệu học tập 41 |


công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình
nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế -
quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững
mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật
Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đề cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các
luận điệu xuyên tạc phản động về tình hình biên giới quốc gia và
những vấn đề biên giới quốc gia đang được giải quyết giữa nước ta
với các nước láng giềng cũng như âm mưu phá hoại sự đoàn kết,
hữu nghị, hợp tác với các láng giềng.

42 | Tài liệu học tập


BÀI ĐL9
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN
TỰ VỆ, LỰC LƯƠNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ ĐỘNG
VIÊN QUỐC PHÒNG


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Nhằm trang bị cho học sinh những nội dung cơ bản về xây dựng
lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên quốc phòng.
2. Yêu cầu
Nắm vững nội dung; vận dụng hiệu quả trong hoạt động thực
tiễn phù hợp với từng điều kiện cụ thể trong xây dựng lực lượng
Dân quân tự vệ, lực lượng dự bị đông viên và động viên quốc
phòng; có thái độ kiên quyết bằng cơ sở khoa học để phản bác, đấu
tranh làm thất bại mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế
lực thù địch trong quá trình xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực
lượng dự bị đông viên và động viên quốc phòng.

II. NỘI DUNG


1. Xây dựng dân quân tự vệ
a) Khái niệm, vị trí chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân
quân tự vệ
- Khái niệm
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát
ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân,
được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan,

Tài liệu học tập 43 |


tổ chức) gọi là tự vệ.
- Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ
Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;
là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân
dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt
cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
- Vai trò của dân quân tự vệ
Đánh giá vai trò dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực
lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù
hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch
nào cũng phải tan rã”.
Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng đông đảo tham
gia xây dựng kinh tế, phát triển địa phương và cả nước. Là lực
lượng nòng cốt cùng toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thế trận quốc phòng toàn dân, phối hợp với các lực lượng khác đấu
tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ,
phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch họa bảo
đảm an toàn cho nhân dân.
Trong thời chiến, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân
đánh giặc, chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiện của
địch, căng kéo, kìm chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phương; vận
dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu,
tạo thế, tạo lực cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương chiến đấu,
tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân.
Dân quân tự vệ đang là một trong những công cụ chủ yếu để
bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng,
chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân
dân tại địa phương, cơ sở.
- Nhiệm vụ của dân quân tự vệ
 Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo
vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

44 | Tài liệu học tập


 Phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân
dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an
ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trởi Việt
Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu
vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính
trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
 Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin,
chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật,
quyết định của cấp có thẩm quyền.
 Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên
tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự
khác theo quy định của pháp luật.
 Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ
sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
b) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ,
trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân,
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị
để thực hiện nhiệm vụ.

Tài liệu học tập 45 |


- Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức,
biên chế của dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ
quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và
phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa
phương, cơ quan, tổ chức.
c) Nội dung xây dựng dân quân tự vệ
- Phương châm xây dựng: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”.
 Vững mạnh: Được thể hiện là chất lượng phải toàn diện cả
về chính trị tư tưởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự
và chuyên môn nghiệp vụ, biên chế trang bị hợp lý, thống
nhất, có kỷ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu
tốt. Mỗi tổ chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng.
 Rộng khắp: Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ở
hầu hết các làng, bản, xóm, ấp xã, phường, các tổ chức
kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức Đảng, chính
quyền và có dân, đều được tổ chức dân quân tự vệ.
Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự
vệ khi có đủ các điều kiện sau đây: Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp
ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy
của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện; theo yêu cầu
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức dân quân tự
vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ
chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đã hoạt động từ đủ 24
tháng trở lên; có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn
thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01
tiểu đội tự vệ.
 Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ tuyển chọn công dân
trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ,
có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

46 | Tài liệu học tập


- Thành phần dân quân tự vệ
 Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn,
ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố,
khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở
cơ quan, tổ chức.
 Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ
trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
 Dân quân thường trực là lực lượng làm nhiệm vụ tại các
địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
 Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các
hải đảo, vùng biển Việt Nam.
 Dân quân tự vệ còn được tổ chức theo các binh chủng, lực
lượng chuyên môn như: phòng không, pháo binh, trinh sát,
thông tin, công binh, phòng hóa, y tế theo quyết định của
cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức dân quân tự vệ
 Cấp thôn tổ chức tổ, tiểu đội hoặc trung đội dân quân tại chỗ.
 Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động, cấp xã ven biển,
đảo tổ chức trung đội dân quân cơ động và tiểu đội hoặc
trung đội dân quân biển. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc
phòng, quân sự, cấp xã tổ chức khẩu đội cối, tổ hoặc tiểu đội
dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; cấp
xã trọng điểm về quốc phòng tổ chức tiểu đội hoặc trung đội
dân quân thường trực.
 Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội hoặc
tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt
động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội hoặc hải
đoàn tự vệ.
 Trên cơ sở tổ chức đơn vị dân quân tự vệ, căn cứ yêu cầu
nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp huyện tổ chức trung
đội hoặc đại đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân

Tài liệu học tập 47 |


quân tự vệ phòng không, pháo binh, tiểu đội hoặc trung
đội dân quân thường trực; cấp tỉnh tổ chức đại đội dân
quân tự vệ phòng không, pháo binh; cấp tỉnh ven biển tổ
chức hải đội dân quân thường trực.
 Bộ trưỏng Bộ Quốc phòng quy định quy mô, tổ chức, biên
chế đơn vị dân quân tự vệ; quyết định cấp xã trọng điểm
về quốc phòng.
- Chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ
 Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ
quan, tổ chức bao gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
 Ban Chỉ huy của đơn vị dân quân tự vệ bao gồm: Tiểu
đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn
trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng,
Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị
viên phó hải đoàn; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội,
Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội
trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính
trị viên phó hải đội; Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng,
Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng; Thôn đội trưởng kiêm
Chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
 Thành phần Ban Chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm: Chỉ
huy trưởng là ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự
bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng
chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định
của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục
đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự
cấp xã; Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;
Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm; Phó Chỉ huy trưởng là
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Về vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ

48 | Tài liệu học tập


 Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân
dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí,
vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, đăng ký,
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ
trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ.
- Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi,
hội thao, diễn tập cho dân quân tự vệ
 Trong thời bình, thời gian huấn luyện quân sự, giáo dục
chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau: dân
quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường
trực; dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối
với dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân
tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công
binh, phòng hóa, y tế; 07 ngày đối với dân quân tự vệ tại
chỗ; dân quân thường trực là 60 ngày.
 Trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng
chiến tranh, dân quân tự vệ được huấn luyện quân sự,
giáo dục chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh và tình hình của địa phương, cơ
quan, tổ chức.
 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội
dung, danh mục vật chất cho huấn luyện quân sự, giáo dục
chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho dân
quân tự vệ.
d) Biện pháp xây dựng dân quân tự vệ
- Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng quan điểm, chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân quân tự vệ.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn địa phương trong
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

Tài liệu học tập 49 |


- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở
vững mạnh toàn diện.
- Thực hiện nghiêm túc, đủ các chế độ chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với lực lượng dân quân tự vệ.
Tóm lại: Dân quân tự vệ là lực lượng chiến đấu tại chỗ ở địa
phương, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở cơ sở, là
thành phần không thể thiếu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam. Việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên
a) Khái niệm, vị trí, vai trò
- Khái niệm: Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân
dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp
xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng
thường trực của quân đội nhân dân.
Lực lượng dự bị dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và
phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng
thường trực của quân đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố
góp phần quyết định sự thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
+ Quân nhân dự bị
Sỹ quan dự bị: Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp
khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan
dự bị; quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại
ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị; cán bộ công
chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có
chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ
quan dự bị.
Quân nhân chuyên nghiệp dự bị: Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn
phục vụ tại ngũ; công nhân viên chức quốc phòng có trình độ
chuyên môn kỹ thuật; Sĩ quan quân đội khi chức vụ đang đảm

50 | Tài liệu học tập


nhiệm không còn nhu cầu bố trí,… (khi quân đội có nhu cầu thì
được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp).
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị:
Quân nhân dự bị hạng một: Hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ
tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định (18 tuổi đến hết 25 tuổi). Hạ
sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ
trên 6 tháng. Hạ sĩ quan và binh sĩ đã trải qua chiến đấu. Nam quân
nhân dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 6 tháng;
Quân nhân dự bị hạng hai: Hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ
trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ dưới 6 tháng. Công dân
nam chưa phục vụ tại ngũ từ 26 tuổi trở lên được chuyển sang
ngạch dự bị. Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 4
của Luật Nghĩa vụ quân sự (Điều 4: công dân nữ có chuyên môn
cần cho quân đội trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và
được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại
ngũ. Trong thời chiến theo quyết định của Chính phủ, phụ nữ được
gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp).
+ Phương tiện kỹ thuật
Là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy,
phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu
đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng
hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số
loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế
của quân đội nhân dân.
- Vị trí, vai trò công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên
Công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa; là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần xây
dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân,
thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ sung,
mở rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất nước sang trạng thái

Tài liệu học tập 51 |


chiến tranh.
Lực lượng dự bị động viên phối hợp chặt chẽ với dân quân
tự vệ, công an,... làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu trên các địa
bàn trong khu vực phòng thủ, bảo đảm sự vững chắc của thế trận
quốc phòng ở địa phương, cơ sở.
Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên là biểu hiện
quán triệt quan điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến l-
ược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa
nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng và
củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Lực lượng dự bị động viên được xây dựng để bổ sung cho
lực lượng thường trực của quân đội. Lực lượng dự bị động viên đư-
ợc xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt cho cả xây dựng, phát triển kinh tế
- xã hội và cả trong thực hiện chiến lược quốc phòng - an ninh, bảo
vệ Tổ quốc.
b) Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị
động viên
- Quan điểm
 Xây dựng lực lượng dự bị động viên bảo đảm số lượng đủ,
chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm,
trọng điểm.
Việc tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ở nước ta
là một vấn đề hệ trọng, quan hệ đến vận mệnh của quốc gia, đặc
biệt khi phải đối phó với chiến tranh quy mô lớn. Do đó, ngay từ
thời bình, phải xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu theo
kế hoạch đã xác định mới có khả năng giành thắng lợi khi có lệnh
động viên.
Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải có chất lượng cao.
Chất lượng cao được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tinh
thần, tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, trình độ kỹ thuật, chiến thuật,
chuyên môn nghiệp vụ, trang bị, khả năng bảo đảm hậu cần kỹ
thuật. Vì vậy, để có chất lượng cao, yêu cầu đầu tiên là phải xây

52 | Tài liệu học tập


dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng,
tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực hoàn thành
thắng lợi mọi nhiệm vụ, trong đó tập trung vào khâu quản lý, giáo
dục, tạo nguồn.
Cùng với xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải nâng cao trình độ toàn diện cho
cán bộ, chiến sĩ. Việc huấn luyện quân sự cho lực lượng dự bị động
viên phải được tiến hành nghiêm túc theo chương trình quy định
của Bộ Quốc phòng.
 Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị
thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là cuộc vận
động chính trị sâu sắc trong quần chúng để thực hiện nghĩa vụ bảo
vệ chế độ, bảo vệ chế độ. Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi
mặt của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, được thể chế hóa bằng các
văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, sự điều hành của Chính
phủ, chính quyền địa phương các cấp, sự hiệp đồng thực hiện giữa
các đơn vị quân đội, cơ quan quân sự với các cơ quan trong hệ
thống chính quyền, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội,... và sự
chăm lo xây dựng của toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với
lực lượng dự bị động viên là từ Trung ương đến cơ sở, được thể
hiện trên tất cả các mặt công tác, từ bước chuẩn bị đến thực hành
nhiệm vụ động viên.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của
toàn xã hội và của mọi công dân để xây dựng lực lượng dự bị động
viên vững mạnh. Đó là yếu tố cơ bản nhất luôn bảo đảm cho lực l-
ượng dự bị động viên có số lượng hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng
được yêu cầu trong mọi tình huống.
 Xây dựng lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng các cấp ở địa phương, bộ, ngành
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng lực l-
ượng dự bị động viên như trên nên xây dựng lực lượng dự bị động

Tài liệu học tập 53 |


viên phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của
Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm cho lực lượng này
luôn có nội dung, phương hướng, mục tiêu xây dựng đúng đắn,
nhằm bảo đảm sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng dự bị động
viên được thể hiện trên tất cả các khâu, các bước, từ chuẩn bị đến
thực hành động viên lực lượng.
- Nguyên tắc
 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống
nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng.
 Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và
được quản lý chặt chẽ.
 Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ
quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời
gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật
và kế hoạch dược phê duyệt.
 Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong
xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên (Luật Lực
lượng dự bị động viên năm 2019).
c) Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Phương thức xây dựng lực lượng dự bị động viên

54 | Tài liệu học tập


 Phương thức chung: Địa phương thực hiện là chính. Các đơn
vị chủ lực (trong quân đội) nhận nguồn cung cấp biểu (mẫu)
biên chế, phối hợp cùng địa phương tổ chức thực hiện.
 Phương thức tổ chức các đơn vị dự bị động viên: Đơn vị
biên chế khung thường trực; đơn vị không biên chế khung
thường trực.
- Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên
+ Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên
Tạo nguồn lực lượng dự bị động viên
Đối với sĩ quan dự bị: Cơ quan quân sự địa phương quản lý
chắc số sĩ quan phục viên, xuất ngũ. Hàng năm, lựa chọn những
đồng chí tuổi đời còn trẻ, có sức khỏe, phẩm chất năng lực tốt đưa
họ vào tạo nguồn; số cán bộ chuyên môn kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân (y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải,...) có thể
phục vụ lợi ích quốc phòng khi có chiến tranh; hằng năm, tuyển
chọn số hạ sĩ quan có phẩm chất năng lực tốt trước khi xuất ngũ
cho đi huấn luyện, đào tạo họ thành sĩ quan dự bị; sinh viên nam từ
các trường đại học, sau khi tốt nghiệp được đào tạo thành sĩ quan
dự bị; Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực
hiện liên kết đào tạo theo nhu cầu chuyên môn kỹ thuật (học bổng
quốc phòng). Đào tạo xong có thể chuyển một số sang quân đội, số
còn lại đưa vào ngạch lực lượng dự bị động viên.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị: Sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ quân sự phục viên xuất ngũ, có đủ điều kiện về phẩm chất
năng lực, sức khỏe đưa họ vào nguồn. Ngoài ra, đưa cả số thanh
niên đã được tuyển chọn xếp vào diện sẵn sàng nhập ngũ, nhưng
chưa nhập ngũ vào nguồn quân nhân dự bị.
Đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên
Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị: Ban Chỉ huy quân sự cấp
xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành
chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân cư
trú tại địa phương; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện

Tài liệu học tập 55 |


đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đang lao động, học tập, làm
việc tại cơ quan, tổ chức. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có
Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp
pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân
đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức thực hiện
đăng ký quân nhân dự bị tại nơi cư trú; Ủy ban nhân dân cấp xã,
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
thực hiện quản lý quân nhân dự bị cư trú tại địa phương; Ban
Chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức quản
lý quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ
chức trên địa bàn; Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký
quân nhân dự bị.
Đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị: Cơ quan đăng ký
quyền sở hữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện hàng
hải, phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan
đăng ký tàu công vụ thủy sản, tàu kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp
thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Bộ Quốc phòng để
đăng ký, quản lý; cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện thủy
nội địa, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý
phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế ở địa phương có
trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương
tiện kỹ thuật dự bị cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của
chủ phương tiện để đăng ký, quản lý; Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ
quan, tổ chức định kỳ hằng năm báo cáo, cung cấp thông tin về
phương tiện kỹ thuật dự bị không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư
trú của chủ phương tiện hoặc nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở để đăng
ký, quản lý; Chính phủ quy định Danh mục phương tiện kỹ thuật dự
bị và việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị.
+ Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên
Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong kế
hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội nhân dân
được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên.

56 | Tài liệu học tập


Đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số quân nhân dự
bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, có số lượng dự phòng từ 10% đến
15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ thuật theo phân cấp.
Loại hình tổ chức đơn vị dự bị động viên: đơn vị biên chế
thiếu; đơn vị biên chế khung thường trực; đơn vị không có khung
thường trực; đơn vị biên chế đủ; đơn vị chuyên môn thời chiến.
Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động
viên: Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên
nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân
với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị
có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế; sắp xếp
quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực
hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ
dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng
hai; sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn
vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.
Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên
trong thời bình: Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động
viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam; độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự
bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:
Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ
quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị
chiến đấu;
Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự
bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được
sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
 Giáo dục chính trị, huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự
bị động viên
Giáo dục chính trị
Giáo dục chính trị là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng lực
lượng dự bị động viên, làm cho cán bộ chiến sĩ nâng cao nhận thức

Tài liệu học tập 57 |


về chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu,
lý tưởng.
Nội dung giáo dục: Giáo dục đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm quốc phòng
toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng dự bị động
viên, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng, truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
Giáo dục chính trị phải thường xuyên liên tục cho tất cả các
đối tượng; được thực hiện xen kẽ trong từng giai đoạn, từng đợt
huấn luyện, diễn tập.
Huấn luyện quân sự
Phương châm huấn luyện: “Chất lượng, thiết thực, hiệu quả,
tập trung có trọng tâm, trọng điểm”.
Nội dung huấn luyện: Gồm kỹ thuật bộ binh, binh chủng;
chiến thuật từng người đến cấp đại đội, công tác hậu cần, băng bó
cứu thương và hoạt động chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật
đổ; có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động viên hoặc
phân tán tại các địa phương, cơ sở; cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt
những phương pháp huấn luyện thích hợp sát đối tượng, sát thực tế.
Hàng năm, sau khóa huấn luyện, lực lượng dự bị động viên
sẽ tham gia hợp luyện, diễn tập. Kết thúc diễn tập, tổ chức rút kinh
nghiệm để kịp thời bổ sung, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo
dục trong các đơn vị.
Cùng với huấn luyện diễn tập, chế độ kiểm tra thực hiện
nhiệm vụ được tiến hành theo quy định nhằm giúp lãnh đạo, chỉ
huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động
viên để có chủ trương, biện pháp sát đúng.
 Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho xây dựng lực
lượng dự bị động viên
Vật chất kỹ thuật, kinh phí là yếu tố rất quan trọng để bảo
đảm xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm vũ khí trang bị, hậu
cần kỹ thuật và tài chính. Yêu cầu phải bảo đảm đúng mức, đủ để

58 | Tài liệu học tập


triển khai xây dựng lực lượng dự bị động viên chất lượng ngày
càng cao.
Việc bảo đảm vật chất, kinh phí hàng năm do Chính phủ giao
chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, địa phương thực hiện.
d) Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân về vị trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà
nước đối với lực lượng dự bị động viên.
- Thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành,
cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ
chức thực hiện.
- Thường xuyên cũng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan và đội
ngũ cán bộ làm công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên.
- Thực hiện nghiêm túc đầy đủ các chế độ, chính sách của
Đảng và nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên.
Tóm lại, xây dựng lực lượng dự bị động viên có vị trí hết sức
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả
hệ thống chính trị ở nước ta.
3. Động viên quốc phòng
a) Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu động viên quốc phòng
- Khái niệm
Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp
huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương
phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc1.
- Nguyên tắc động viên quốc phòng
 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
1
Luật Quốc phòng số: 22/2018/QH14 ngày 08/6/2018 - hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Tài liệu học tập 59 |


 Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng
sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều
hành thống nhất của Thủ tướng Chính phủ; phát huy sức
mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc.
 Kết hợp chặt chế giữa phát triển kinh tế với tăng cường
tiềm lực quốc phòng, chủ động tổ chức, chuẩn bị chu đáo,
toàn diện từ thời bình. Huy động kịp thời mọi nguồn lực
để bảo đảm cho đất nước chuyền từ thời bình sang thời
chiến hoặc tình trạng khẩn cấp một cách chủ động, nhanh
chóng đồng bộ, hiệu quả.
 Động viên quốc phòng phải đáp ứng nhu cầu bảo đảm cho
nhiệm vụ quốc phòng và phù hợp khả năng của các bộ cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bộ, ngành),
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn (địa phương)
trong từng giai đoạn; thường xuyên điều chỉnh bổ sung kế
hoạch cho phù hợp với tình hình.
 Việc huy động, trưng mua, trưng dụng cơ sở vật chất
phương tiện kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo
đảm cho động viên quốc phòng được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
- Yêu cầu của động viên quốc phòng
 Chuẩn bị và thực hành động viên phải bảo đảm bí mật.
 Chuẩn bị và thực hành động viên phải bảo đảm, an toàn,
tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch, nhanh chóng tăng
cường sức mạnh về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với các tình
huống chiến tranh.
b) Nội dung động viên quốc phòng
- Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm
cho quốc phòng;
- Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;

60 | Tài liệu học tập


- Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng
và mở rộng lực lượng dân quân tự vệ;
- Động viên công nghiệp;
- Chuyển tổ chức, hoạt động của các bộ, ngành trung ương,
địa phương từ thời bình sang thời chiến.
c) Một số biện pháp chính thực hiện động viên quốc phòng
- Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ
trì, phối hợp chặt chẽ thực hiện nghiêm lệnh động viên quốc phòng.
+ Lệnh động viên cục bộ, lệnh tổng động viên.
+ Lệnh thiết quân luật.
+ Lệnh giới nghiêm.
+ Mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
 Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
các bộ, ngành liên quan khảo sát khả năng động viên của
địa phương.
 Xây dựng kế hoạch động viên quốc phòng theo chỉ tiêu
được cấp có thẩm quyền giao. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ
quan, địa phương thuộc quyền, tổ chức trên địa bàn xây
dựng kế hoạch động viên quốc phòng.
 Trong phạm vi trách nhiệm, tổ chức kiểm tra, huấn luyện,
diễn tập động viên quốc phòng; giáo dục, quán triệt nhiệm
vụ động viên quốc phòng và thực hiện động viên quốc
phòng khi có lệnh.
- Huy động kịp thời mọi nguồn lực để bảo đảm cho đất nước
động viên quốc phòng nhanh chóng đồng bộ, hiệu quả.
Nguồn lực gồm: con người, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện
kỹ thuật, tài chính, vật chất, năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc

Tài liệu học tập 61 |


dân bảo đảm cho quân đội nhân dân, dân quân tự vệ chiến đấu theo
kế hoạch và phương án tác chiến.
Tóm lại, động viên quốc phòng là vấn có tính chiến lược của
quốc gia để đất nước chủ động trong mọi tình huống thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì
vậy, hơn lúc nào hết ngay từ thời bình, công tác động viên quốc
phòng phải được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều hành
thống nhất của Thủ tướng Chính phủ; phát huy sức mạnh tổng hợp
của hệ thống chính trị và toàn dân tộc.

62 | Tài liệu học tập


HỌC PHẦN 2
CÔNG TÁC
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Tài liệu học tập 63 |


BÀI CT3
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG


I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

A. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT


VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
a) Khái niệm về môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất nhân tạo và yếu tố
tự nhiên, những yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.
Môi trường tự nhiên là các yếu tố như sinh học, hóa học, vật
lý tồn tại ngoài ý muốn của con người, mang lại không gian và điều
kiện cho con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người
trở nên phong phú hơn cả vật chất lẫn tinh thần.
Môi trường nhân tạo là bao gồm các nhân tố do con người tạo
nên như máy bay, công viên nhân tạo, khu đô thị,... và môi trường
xã hội là tổng thể mối quan hệ giữa con người với con người
b) Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường
Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các văn bản pháp
luật quy định những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận nhằm giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến
môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài

64 | Tài liệu học tập


nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
c) Khái niệm tội phạm về môi trường
- Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi
trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường làm thay đổi
trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn
tại, phát triển con người và sinh vật, mà theo quy định phải bị xử lý
hình sự.
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là
những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường do các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý mà không phải là tội phạm, theo quy định phải bị xử lý vi
phạm hành chính.
2. Vai trò
a) Vai trò của môi trường trong cuộc sống
Môi trường là không gian sống lý tưởng của con người và các
loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, trung hòa và
phân hủy các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình, là nơi bảo vệ con người và sinh vật ra
khỏi các tác động bên ngoài, là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin
cho con người.
b) Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường
- Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải
thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi
trường.
- Pháp luật xây dựng hệ thống các quy chuẩn môi trường,
tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ môi trường.
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính,

Tài liệu học tập 65 |


dân sự buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu
đòi hòi pháp luật trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi
trường.
- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường.
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.
3. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ môi
trường
- Hiến pháp (năm 2013; Chương III; Điều 63) quy định về
công tác bảo vệ môi trường.
- Luật số 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014 của Quốc hội về
bảo vệ môi trường (có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01/01/2015).
- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP (ngày 05/5/2020) của Chính
phủ về quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Các văn bản hướng dẫn của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy
ban nhân dân các cấp về công tác bảo vệ môi trường.
b) Pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017), Chương 19 Tội phạm về môi trường (bao gồm 12 tội danh
được quy định từ Điều 235 đến Điều 246).
- Xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-
CP, ngày 18/11/2016 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường theo Luật
Bảo vệ môi trường 2014, Điều 164: quy định về nguyên tắc xử lý
trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; Bộ
luật Dân sự năm 2015, Điều 602: quy định về bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường.

B. DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI

66 | Tài liệu học tập


TRƯỜNG
1. Dấu hiệu vi phạm hình sự về môi trường
Tội phạm về môi trường được quy định tại Chương 19 - Bộ
luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bao gồm 12 tội danh
được quy định từ Điều 235 đến Điều 246. Các dấu hiệu pháp lý đặc
trưng của tội phạm về môi trường được thể hiện dưới bốn yếu tố
cấu thành tội phạm sau đây:
a) Khách thể của tội phạm
Khách thể của các tội phạm về môi trường là sự xâm phạm
vào các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, xâm
phạm vào sự trong sạch, tính tự nhiên của môi trường thiên nhiên
vượt quá mức giới hạn cho phép, xâm phạm vào sự ổn định của
môi trường sống gây ảnh hưởng hoặc làm tổn hại đến tính mạng,
sức khỏe của con người và các loài sinh vật.
Đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường chủ yếu
là các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, hệ sinh
thái, đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, các loài động vật,
thực vật sống trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra trong một số tội
danh, đối tượng tác động của tội phạm về môi trường còn trực tiếp
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt
hại về tài sản như Điều 237, Điều 238 Bộ luật Hình sự hiện hành.
b) Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của các tội phạm về môi trường được thể
hiện bởi những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động. Hầu hết các tội phạm về
môi trường có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất.
Mặt khách quan của tội phạm về môi trường được thể hiện
dưới các nhóm hành vi cụ thể sau:
- Nhóm các hành vi gây ô nhiễm môi trường (quy định tại các
Điều 235, 236, 237, 239 - Bộ luật Hình sự hiện hành): đây là các
hành vi chôn, lấp, đổ, thải, xả thải trái pháp luật các chất thải ra
môi trường (đất, nước, không khí,…); cho phép chôn, lấp, đổ, thải

Tài liệu học tập 67 |


trái quy định của pháp luật về chất thải nguy hại; vi phạm quy định
về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; đưa chất thải
vào lãnh thổ Việt Nam.
- Nhóm các hành vi hủy hoại tài nguyên, môi trường (quy
định tại các Điều 238, 242, 243, 244, 245, 246 - Bộ luật Hình sự
hiện hành), bao gồm các hành vi:
+ Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi,
đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ,
bãi sông (Điều 238), bao gồm các hành vi: Xây nhà, công trình trái
phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình
phòng, chống thiên tai; Làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều,
công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử
dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống
và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Khoan, đào thăm dò,
khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái
phép; Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công
trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên
nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp
do luật định; Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận
hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; vận hành công trình
phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của
người có thẩm quyền.
+ Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242), bao gồm các
hành vi:
Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện
hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản
hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
Dùng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, để khai thác thủy
sản là hành vi dùng các loại bom, mìn, thủ pháo, bộc phá, lựu đạn,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, các chất hóa học vô cơ và hữu cơ để

68 | Tài liệu học tập


đánh bắt các loại thủy sản dưới nước như: dùng mìn ném xuống
biển làm cho cá chết, dùng thuốc trừ sâu đổ xuống sông làm cho cá
chết; Dùng dòng điện để khai thác thủy sản dùng dòng điện chạy
qua nước để thủy sản bị điện giật chết như: dùng bình ắc quy cho
dòng điện chạy qua nước làm cho cá bị điện giật chết; câu móc
điện và cho dòng điện chạy qua nước để cá hoặc các loài thủy sản
bị điện giật chết; Khi dùng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác
hoặc dùng điện để đánh bắt thủy sản thường làm cho thủy sản chết
hàng loạt không phân biệt loài nào, lớn hay bé, có thể có loài nặng
hàng chục ki-lô-gam, có loài chỉ nhỏ như con tép không chỉ hủy
diệt nguồn thủy sản mà còn hủy hoại cả môi trường thủy sản; Dùng
các phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản tuy không
gây ra sự hủy diệt như dùng chất độc, chất nổ nhưng cũng gây tác
hại lớn đối với nguồn lợi thủy sản như: Nhà nước quy định chỉ
được dùng lưới có mắt lưới 20cm x 20cm để đánh bắt cá ngoài
khơi nhưng ngư dân đã dùng lưới vét (loại lưới có mắt nhỏ) để
đánh bắt cả loài thủy sản nhỏ bé.
Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản
của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm (Để bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, Nhà nước quy định một số khu vực cấm khai
thác, cấm khai thác trong mùa sinh sản của một loài thủy sản hoặc
cấm khai thác vào những thời gian nhất định. Nếu đã có lệnh cấm
và biết đã bị cấm mà vẫn khai thác là vi phạm); Khai thác các loài
thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ (Cùng với
các động vật quý hiếm bị cấm săn bắt, Nhà nước cũng quy định
một số loài thủy sản không được khai thác vì đó là các loài thủy sản
quý hiếm nằm trong danh mục cấm. Các loài thủy sản quý hiếm bị
cấm khai thác do Chính phủ quy định ban hành kèm theo danh
mục; nếu thủy sản mà ngư dân đánh bắt được ngoài biển là loài
hiếm chưa thấy bao giờ nhưng Chính phủ chưa quy định đó là loài
thủy sản quý hiếm bị cấm khai thác thì cũng không vi phạm);
Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được
bảo vệ theo quy định của Chính phủ (Bảo vệ nơi cư ngụ của các
loài thủy sản quý hiếm cũng chính là bảo đảm cho loài thủy sản

Tài liệu học tập 69 |


quý hiếm có điều kiện tồn tại và phát triển, phá hoại nơi cư ngụ của
các loài thủy sản này cũng chính là hành vi hủy hoại nguồn thủy
sản); Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Vi
phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản là ngoài hành
vi sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các
phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm
hủy hoại nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm,
trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà
pháp luật cấm; khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm theo
quy định của Chính phủ và phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy
sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ, thì bất cứ
hành vi nào khác mà hủy hoại nguồn lợi thủy sản đều bị coi là hành
vi phạm tội này).
+ Tội hủy hoại rừng (Điều 243), bao gồm các hành vi: Đốt
rừng là dùng lửa hoặc các hóa chất phát lửa làm cho rừng bị cháy,
có thể cháy toàn bộ hoặc chỉ cháy một phần; Hành vi đốt rừng làm
rẫy của đồng bào ở vùng cao nếu được chính quyền cho phép thì
không coi là hủy hoại rừng. Tuy nhiên, việc đốt rừng làm rẫy cho
đến nay hầu như không được phép; Phá rừng là chặt phá cây trong
rừng hoặc khai thác tài nguyên của rừng không được các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: khai thác gỗ, khai thác các
lâm sản trái phép,…; Hành vi khác hủy hoại rừng là ngoài hai hành
vi đốt rừng và phá rừng trái phép thì bất cứ hành vi nào làm cho
rừng bị tàn phá đều là hủy hoại rừng như: dùng hóa chất độc phun
hoặc rải xuống đất làm cho cây rừng bị chết khô, thả gia súc vào
rừng mới trồng để gia súc phá hoại cây rừng,…
+ Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm (Điều 244): Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một hoặc một số hành vi sau đây:
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động
vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm là
dùng các loại vũ khí hoặc phương tiện khác để bắt sống hoặc có thể
bắn chết.

70 | Tài liệu học tập


Giết là làm cho động vật nguy cấp, quý, hiếm hoang dã quý
hiếm chết sau khi đã bắt được.
Nuôi, nhốt là việc đưa (mang) động vật nguy cấp, quý, hiếm
còn sống đem đi giam cầm, nhốt giữ hoặc chăm nuôi mà không
được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc cho phép nuôi, nhốt.
Vận chuyển động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi dịch
chuyển động vật hoang dã quý hiếm từ này sang nơi khác bằng bất
cứ phương tiện gì, không bao gồm hành vi buôn bán; nếu người
buôn bán động vật hoang dã quý hiếm đồng thời vận chuyển động
vật đó thì chỉ coi là buôn bán.
Buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm là mua để
bán động vật hoang dã quý hiếm nhằm thu lợi nhuận. Nếu săn bắt
được động vật hoang dã quý hiếm rồi bán lại cho người khác thì
không coi là buôn bán.
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ
thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy
định tại điểm a khoản này.
Tàng trữ là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp cá thể, bộ phận cơ
thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật nguy
cấp, quý, hiếm.
Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam;
sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam.
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép
động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài
quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp
thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể
động vật lớp khác.
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể
không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07
đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật

Tài liệu học tập 71 |


lớp khác quy định tại điểm c khoản này.
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động
vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể
không thể tách rời sự sống của động vật có số lượng dưới mức quy
định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Nhóm các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm (quy
định tại các Điều 240, 241- Bộ luật Hình sự hiện hành): bao gồm
các hành vi cụ thể như làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng
có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc
vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho
người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật,
thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc
mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người hoặc
có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là những bệnh có khả
năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác tại cộng
đồng dân cư và được thể hiện qua các triệu chứng như gây chết
người nhanh chóng hoặc chết người hàng loạt hoặc những căn bệnh
có khả năng gây tổn hại nặng cho sức khỏe người bị nhiễm bệnh
hay khó chữa trị như các bệnh dịch, cúm, lao, bệnh lở mồm long
móng, dịch tai xanh,...); Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
động vật, thực vật là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực
hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật
hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; đưa vào
hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm
động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện
các quy định của pháp luật về kiểm dịch; hoặc có hành vi khác làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
c) Chủ thể của tội phạm
Về cá nhân, đa số các tội phạm về môi trường được thực hiện
bởi chủ thể là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

72 | Tài liệu học tập


và đạt độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó cũng
có tội phạm được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là người có chức
vụ quyền hạn.
Về pháp nhân thương mại phải đảm bảo các quy định: được
thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có
liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định của bộ luật dân sự; có
tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật
một cách độc lập; có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi
nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: Hành vi
phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành vi
phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; hành
vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp
thuận của pháp nhân thương mại; chưa hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự quy định tại Bộ luật Hình sự.
d) Mặt chủ quan của tội phạm
Các tội phạm về môi trường được thực hiện dưới hình thức lỗi
cố ý hoặc vô ý. Hầu hết tội phạm về môi trường thực hiện hành vi
phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý. Có nghĩa là chủ thể thực hiện tội
phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và sẽ
gây ra hậu quả nhất định cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng, nhưng không phải là dấu hiệu
bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường.
2. Dấu hiệu vi phạm hành chính về môi trường
a) Về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện về chủ thể.
Đối với cá nhân, người vi phạm phải có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi, đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Đối với tổ chức vi phạm phải có tư cách pháp nhân, nghĩa là
các tổ chức này được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách

Tài liệu học tập 73 |


nhiệm bằng tài sản độc lập đó, đồng thời được nhân danh mình
tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
b) Về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
Hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường,
báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
Hành vi gây ô nhiễm môi trường;
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong
hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận
tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;
Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống,
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
Hành vi vi phạm về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và
phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;
Hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền
vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên
di truyền;
Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, phối
hợp thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính;
Các vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
c) Hình thức lỗi: Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm bởi
lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường chủ yếu được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Các tổ
chức, cá nhân nhận thức được hành vi của mình xâm phạm đến môi
trường nhưng vẫn cố ý thực hiện.

74 | Tài liệu học tập


d) Hình thức xử lý: Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ
môi trường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính bao
gồm phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và
áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính khác.

C. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA VI PHẠM PHÁP


LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan
Sự phát triển “quá nhanh” và “nóng” của kinh tế - xã hội
không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường của các ngành, các lĩnh
vực kinh tế - xã hội là một trong những nguyên nhân, điều kiện làm
nảy sinh tội phạm môi trường và là mảnh đất tốt để tội phạm môi
trường phát triển.
2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan
- Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường của
các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn kém, chưa tự giác, vấn
đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm chú trọng đúng mức.
Chính quyền các cấp, các ngành chỉ chú trọng phát triển kinh tế
chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp
thu hút đầu tư, cấp phép dự án nhưng chưa quan tâm chỉ đạo thực
hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ tầng đảm
bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải.
- Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách
nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm
Vi phạm pháp luật về môi trường nói chung phần lớn đều có
động cơ, mục đích tư lợi cá nhân, đặc biệt là đối tượng phạm tội về
môi trường.
Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương không tuân
thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội cùng với việc ý thức sai lệch về
cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân là yếu tố chủ quan dẫn đến các

Tài liệu học tập 75 |


hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng.

II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ


MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là
hoạt động các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân
bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn
chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp
thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường.
Nhằm ngăn chặn, hạn chế không để vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường xảy ra.
2. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Chủ thể trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường
Hiến pháp 2013, tại Điều 43, quy định: “Mọi người có quyền
được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi
trường”;
Khoản 1, Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ mọi của cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân”.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Xây dựng;

76 | Tài liệu học tập


- Bộ Y tế
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính
- Các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân
- Trách nhiệm hộ gia đình và công dân
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa
án,...)
b) Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tham mưu, đề xuất trong hoạch định chính sách phát triển
kinh tế - xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường và phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các
nội quy, quy định, thiết chế về bảo vệ môi trường cũng như phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong từng giai
đoạn, từng thời kỳ.
- Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các chính sách
pháp luật về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp
luật về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường; tiến hành vận động quần chúng tham gia phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp trong công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin về
tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật khác về môi trường; trong
kiểm tra, xác minh các thông tin; huy động lực lượng, phương tiện
tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp trong tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xử
lý vi phạm; cảm hóa, giáo dục đối tượng phạm tội về môi trường,...
- Phối hợp tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong phòng,

Tài liệu học tập 77 |


chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường.
- Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống
tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường có yếu tố nước ngoài,
xuyên quốc gia.
- Thực hiện các yêu cầu phối hợp khác khi được phân công.
3. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường
a) Nội dung
- Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,
nghiên cứu làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi
phạm pháp luật của các đối tượng.
 Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra
trong từng thời gian (từng quý, năm) trên từng địa bàn cụ
thể gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn
 Các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra
phổ biến (tội phạm ha vi phạm hành chính; các hành vi vi
phạm cụ thể về gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài
nguyên, môi trường, làm lây lan dịch bệnh,...)
 Lĩnh vực xảy ra nhiều là những lĩnh vực nào
 Đối tượng gây ra các vụ vi phạm thuộc loại người nào
trong xã hội quốc tịch, dân tộc (nhân thân của đối tượng);
các pháp nhân thương mại nào là chủ yếu (công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh có đăng ký pháp nhân,...)
 Phương thức, thủ đoạn hoạt động; Hậu quả, tác hại gây ra
cho xã hội và cho nhân dân,…
- Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động
hạn chế các nguyên nhân, khắc phục các điều kiện của vi phạm

78 | Tài liệu học tập


pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm về môi trường, từng bước kiềm
chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
(Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,...) tiến hành các hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử.
Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy
theo cơ quan chuyên môn nào phát hiện (Công an, Thanh tra
chuyên ngành, Quản lý thị trường, Hải Quan, Kiểm lâm,...) sẽ tiến
hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
b) Biện pháp
- Các biện pháp chung
+ Biện pháp tổ chức - hành chính
+ Biện pháp kinh tế
+ Biện pháp khoa học - công nghệ
+ Biện pháp tuyên truyền, giáo dục
+ Biện pháp pháp luật
- Các biện pháp cụ thể
 Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan,
ban ngành có liên quan trong đấu tranh phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
 Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham
gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
 Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận
động quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động phòng,

Tài liệu học tập 79 |


chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và bảo
vệ môi trường.
 Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

III. TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP


LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Trách nhiệm của nhà trường
- Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường
về phòng chống vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường; tuyên
truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trong
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nhận thức rõ hậu quả,
tác hại và nguyên nhân vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường,
phối hợp với các cơ quan chuyên môn như ngành Tài nguyên và Môi
trường, Công an (Cảnh sát môi trường), Thông tin - Truyền thông,…
tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, về bảo vệ môi
trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường như: “Vì môi
trường xanh - sạch - đẹp”, “Phòng, chống rác thải nhựa”, tổ chức
các đội tình nguyện, các câu lạc bộ vì môi trường và tiến hành thu
gom, xử lý chất thải theo quy định.
2. Trách nhiệm của sinh viên
- Tích cực học tập, nghiên cứu nắm vững các quy định của
pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường, vận động tuyên truyền mọi người sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước,
năng lượng,…).
- Xây dựng văn hóa ứng xử, lối sống thân thiện với môi
trường xung quanh; tích cực trồng cây xanh, thu gom rác thải tại
nơi sinh sống và học tập. Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp

80 | Tài liệu học tập


luật trong bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi, không đúng quy định.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nội dung vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?


2. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường?
3. Trách nhiệm phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nhà trường?

Tài liệu học tập 81 |


BÀI CT4
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG


I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO


ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

A. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông


1. Một số khái niệm
a) Khái niệm về trật tự an toàn giao thông
Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được
hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi
tham gia giao thông,…
b) Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ
phận của hệ thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ
chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ý chí của
Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
- Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là cơ sở,

82 | Tài liệu học tập


công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội.
3. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có
liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Quốc hội ban hành Luật Giao thông đường bộ số 23 năm 2008.
Chính phủ ban hành các Nghị định số 34 năm 2010, nghị
định số 46 năm 2017 “về giao thông đường bộ”.
Bộ Giao thông vận tải ban hành thông tư số 37 năm 2017 “về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” và nhiều
văn bản Hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính
ở trung ương, địa phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành
có liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban
hành có liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

B. VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN


TOÀN GIAO THÔNG
1. Nhận thức chung
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có
hai dạng vi phạm: Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu
thành các tội xâm phạm an toàn giao thông), cụ thể như sau:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính.
- Vi phạm hình sự là các tội phạm xâm phạm an toàn giao

Tài liệu học tập 83 |


thông, những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông
mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
2. Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a) Vi phạm hành chính về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an
toàn giao thông là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định củ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính.
Khách thể của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông là hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ, hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự
an toàn giao thông gây thiệt đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham gia
giao thông mà không có tính chất nguy hiểm không gây thiệt hại
cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông là: đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội phạm
này là thực hiện do lỗi vô ý và không có tội nào là tội đặc biệt
nghiêm trọng.
b) Vi phạm hình sự về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
Vi phạm hình sự về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm
phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông mà
theo quy định của Bộ luật Hình sự phải xử lý hình sự (Các tội
phạm xâm phạm an toàn giao thông quy định từ Điều 260 đến Điều

84 | Tài liệu học tập


284 Bộ luật Hình sự hiện hành“về tội vi phạm tham gia giao thông
đường bộ”).
Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông: là
những quy định nhằm bảo đảm an toàn giao thông vận tải, bảo đảm
cho hoạt động giao thông vận tải được thông suốt, được tiến hành
bình thường và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và
nhân dân.
Mặt khách quan của tội vi phạm tham gia giao thông đường
bộ: đi quá tốc độ, chở quá trọng tải quy định, tránh, vượt trái phép,
đi không đúng tuyến đường, làn đường,…
Chủ thể vi phạm tham gia giao thông đường bộ: là người đủ từ
16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
Mặt chủ quan của tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ:
(Điều 11 Bộ luật Hình sự quy định) người phạm tội tuy thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng
cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
người phạm tội không thấy trước hành vi phạm tội của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước được hậu quả đó.
3. Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông
- Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu
kém, hạn chế.
- Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành
hoạt động giao thông vận tải quốc gia (đường xá, hệ thống biển
báo, địa hình,…).
- Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường
đối với người tham gia giao thông.

Tài liệu học tập 85 |


II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Khái niệm phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc
triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm
và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, tiến hành tổng
hợp các biện pháp theo quy định để chủ động nắm tình hình, phát
hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện
pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp
phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện
phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông
a) Chủ thể
- Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống
chính trị và quần chúng nhân dân tham gia vào phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, việc hoạch
định các chủ trương, chính sách, ban hành các văn bản hướng dẫn,
nghị quyết, chỉ thị. Đảng lãnh đạo trực tiếp, nhiều mặt đối với các
cơ quan trực tiếp phòng, chống tội phạm về trật tự an toàn giao
thông; Kiểm tra, giám sát, kịp thời uốn nắn nhằm khắc phục những
sai sót, tồn tại, bất cập của công tác phòng, chống vi phạm pháp

86 | Tài liệu học tập


luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực
cao nhất của Nhà nước và từng địa phương. Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nghị
quyết về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp: Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp thống nhất quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông trong phạm vi cả nước, ban hành các Nghị định,
Nghị quyết, Quyết định,… về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông. Trực tiếp tiến hành: Chỉ đạo và phân công, phân cấp cụ thể
cho các bộ, ngành, các cơ quan đoàn thể xã hội trong phòng ngừa tội
phạm và vi phạm pháp luật về đảm trật tự an toàn giao thông; Đề ra
các chế độ, chính sách, cung cấp kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi
cho các cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Sử dụng các cơ
quan chuyên trách trực thuộc phạm vi quản lý tiến hành các hoạt
động phòng, chống tội phạm về đảm trật tự an toàn giao thông (Công
an, Viện Kiểm sát, Tòa án,…); Chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông; Có chính sách, biện pháp nhằm động
viên, huy động sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bộ Giao thông vận tải: chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông và có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; ban
hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm tiêu chuẩn đánh
giá; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bộ Công an: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi trách nhiệm được

Tài liệu học tập 87 |


phân công. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan Công an, Viện kiểm
sát, Tòa án).
Cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tham mưu cho các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương đề ra các chủ trương, chính sách
phù hợp, kịp thời để phòng ngừa tội phạm, điều tra, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm pháp luật về bảo bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, cụ thể là:
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình trạng vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xác định nguyên nhân, điều
kiện của nó, từ đó tham mưu, đề xuất, kiến nghị trong việc hoách
định các chính sách, áp dụng các biện pháp hành vi vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông có hiệu quả.
Sử dụng các biện pháp theo luật định và các biện pháp nghiệp
vụ chuyên môn theo chức năng cụ thể để trực tiếp tiến hành phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Làm lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc phối hợp,
hướng dẫn các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trong quá trình phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật thì lực lượng công an
nhân dân là lực lượng chính, tham gia trực tiếp, toàn diện vào
phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông. Là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong quá trình
truy tố, xét xử phát hiện ra nguyên nhân điều kiện của tội phạm, từ
đó đề xuất các giải pháp khắc phục; phối hợp với lực lượng công an
trong điều tra, truy tố, xét xử, giáo dục, cảm hóa người phạm tội về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

88 | Tài liệu học tập


- Các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng tự quản.
Các tổ chức xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội
Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ,... là cơ sở
chính trị vững chắc của Nhà nước có vị trí quan trọng trong công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Những tổ chức này phối
hợp, hỗ trợ cho chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên
trách soạn thảo, tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật khác về đảm trật tự an toàn giao thông.
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục,
du lịch,…
- Các công dân.
Trách nhiệm hộ gia đình và công dân: thực hiện tốt các quyền
và nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp, pháp luật quy định về
đảm trật tự an toàn giao thông; tích cực hợp tác, chia sẻ thông tin
với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát
hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đảm trật tự an
toàn giao thông.
b) Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật
quy định, các chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về
đảm trật tự an toàn giao thông. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật quy định, các chủ thể tham gia phối hợp
trên các nội dung cơ bản sau:
- Tham mưu, đề xuất trong hoạch định chính sách phát triển
kinh tế - xã hội gắn với công tác phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các
nội quy, quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông và phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Tài liệu học tập 89 |


- Phối hợp trong tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xử
lý vi phạm; cảm hóa, giáo dục đối tượng phạm tội về đảm trật tự an
toàn giao thông,...
- Thực hiện các yêu cầu phối hợp khác khi được phân công.
3. Nội dung biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện
hệ thống các văn bản pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ
trương, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa
phương cụ thể.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông,
gắn với vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ
an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với chức năng,
nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lực lượng theo quy định của
pháp luật.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ
chức xã hội trong việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

90 | Tài liệu học tập


III. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Trách nhiệm của nhà trường
- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi
nhà trường chọn làm điểm đào tạo, chỉ đạo các cơ quan, lực lượng
chức năng thực hiện hiệu quả việc tổ chức giao thông; phát hiện xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm; thường xuyên tuyên truyền pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực gần trường.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, giảng viên,
viên chức, người lao động và các đối tượng sinh viên chấp hành
nghiêm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng nhiều
nội dung, hình thức phong phú, đa dạng.
- Ngoài giảng dạy kiến thức pháp luật vả kiến thức về quốc
phòng an ninh nói chung cần lòng ghép giảng dạy về pháp luật bảo
đảm trật tự an toàn giao thông cũng như các biện pháp phòng,
chống đối với các hành vi vi phạm. Xây dựng nội quy bảo đảm trật
tự an toàn giao thông trong nhà trường và xử lý nghiêm đối với các
hành vi vi phạm nội quy.
2. Trách nhiệm của sinh viên
- Nhận thức đầy đủ và có ý thức thực hiện nghiêm về pháp
luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Có thái độ không đồng tình và góp ý phù hợp với những
hành vi vi phạm pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Mỗi người hãy là một tuyên truyền viên tích cực trong việc
tuyên truyền pháp luật, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, đặc biệt là vai trò của các giảng viên với nhiệm vụ giảng dạy
chuyên môn còn có trách nhiệm dạy làm người.

Tài liệu học tập 91 |


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông?
2. Việc phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông gồm các chủ thể nào? Mối quan hệ giữa các
chủ thể?
3. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự
an toàn giao thông? Liên hệ trách nhiệm bản thân?

92 | Tài liệu học tập


BÀI CT5
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI
DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC


I. NHẬN THỨC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ,


NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC
1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
- Khái niệm tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Tội phạm là một hiện tượng xã hội, có tính lịch sử pháp lý.
Trên phương diện tội phạm học, phòng chống tội phạm là việc nhà
nước và mọi công dân sử dụng tổng hợp các biện pháp nhằm ngăn
chặn không để tội phạm xảy ra, gây hậu quả xấu cho xã hội.
- Khái niệm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người
 Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị
tinh thần, đạo đức tốt đẹp và tỏ rõ sự kính trọng của xã
hội, của tập thể.
 Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con
người cụ thể và được pháp luật bảo vệ. Nhân phẩm là tổng
hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân,
những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người.

Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là
những hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về

Tài liệu học tập 93 |


danh dự, nhân phẩm của người khác. Danh dự, nhân phẩm con
người là một trong những quyền bất khả xâm phạm. Điều 20 Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (viết tắt
là Hiến pháp năm 2013) quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm”.
Việc quy định các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người trong pháp luật hình sự không chỉ góp phân tuyên truyền,
phổ biến cho mọi công dân có tinh thần, ý thức tuân thủ pháp luật,
chủ động tham gia phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của con người; răn đe đối với các thành
viên không vững vàng, dễ bị lôi kéo trong xã hội mà còn có hình
phạt thích đáng nhằm trừng trị và giáo dục chính bản thân người
phạm tội.
 Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo
vệ về nhân phẩm và danh dự được Hiến pháp và pháp luật
hình sự ghi nhận và bảo vệ.
- Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh
dự của con người
 Khách thể của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người
Khách thể của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người, đó là, các tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo hộ về
nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động của các tội
phạm này là con người cụ thể. Theo đó, con người phải là một cơ thể
còn sống và có thời điểm tính từ khi sinh ra cho đến khi chết.
Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là làm

94 | Tài liệu học tập


cho người đó bị xúc phạm, bị coi thường, bị khinh rẻ trong gia đình,
tập thể, trong nhân dân, trong xã hội tùy thuộc vào vị thế, vai trò và
nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của hành vi phạm tội.
 Mặt khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh
dự của con người
Mặt khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội
(hành động hoặc không hành động) xâm phạm trực tiếp tới nhân
phẩm, danh dự của con người. Đối với hành vi xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người thường được thể hiện bằng lời nói,
cử chỉ, hành vi phát tán,… xâm phạm tới uy tín, danh dự, nhân
phẩm của người khác,…
Mặt khách quan của tội phạm còn thể hiện ở hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm
này là những thiệt hại về thể chất như gây tổn hại về tinh thân như
xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của con người.
 Chủ thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
con người
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt một độ tuổi nhất định (được quy định trong Bộ luật Hình
sự 2015).
 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm
của con người
Phần lớn các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
Đối với một số tội, mục đích và động cơ phạm tội là dấu hiệu
bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Ngoài ra, Bộ luật Hình sự còn
quy định động cơ hoặc mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tăng nặng ở một số cấu thành tăng nặng như động
cơ đê hèn (điểm c khoản 2 các Điều 151, 152, 153 – các tội mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em); để sử dụng vào mục đích
vô nhân đạo, để đưa ra nước ngoài (điểm b khoản 1, điểm đ khoản
2 Điều 150 – tội mua bán người; điểm h, e khoản 2 các Điều 151,

Tài liệu học tập 95 |


152, 153 – các tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em). Đối
với các tội khác, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu
hiệu bắt buộc.
2. Phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Theo quy định pháp luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) hiện nay, các tội xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của con người gồm:
- Các tội xâm phạm tình dục:
Nhóm tội này gồm các tội sau: Tội hiếp dâm; Tội cưỡng dâm;
Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi; Tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi; Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
- Các tội mua bán người:
Nhóm tội này gồm: Tội mua bán người (chủ yếu là tội mua
bán phụ nữ, trẻ em); Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Tội đánh tráo
người dưới 1 tuổi; Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; Tội mua bán,
chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
- Các tội làm nhục người khác:
Nhóm tội này gồm: Tội làm nhục ngươi khác; Tội vu khống;
Tội hành hạ người khác.
- Nhóm tội khác như: Tội lây truyền HIV cho người khác;
Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Tội chống người thi hành
công vụ.
3. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội danh
dự, nhân phẩm
- Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm:
 Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng
bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm
phát sinh tội phạm, đó là:
* Hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc của một bộ

96 | Tài liệu học tập


phận người trong xã hội.
* Đã làm xuống cấp nhiều mặt về văn hóa, đạo đức, lối sống
làm mất đi truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
* Đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu
nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một
số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác
không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã
làm thuê kiếm sống bị tác động bởí những hiện tượng tiêu cực dễ
dẫn đến phạm tội.
 Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội
tiêu cực do chế độ cũ để lại:
* Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh
kéo dài trong nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối
sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, ích kỷ, sa đọa trụy lạc trong
một bộ phận nhân dân.
* Tư tưởng trọng nam, coi thường phụ nữ ; những tác động
tiêu cực, tàn dư của chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động
vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đó
có tội phạm.
 Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của
các quốc gia khác.
 Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lý của
Nhà nước, các cấp, các ngành bao gồm: sơ hở thiếu sót
trong quản lý con người, quản lý văn hóa, quản lý nghề
nghiệp kinh doanh,...
 Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng
cao trình độ văn hóa của người dân.
 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp
luật kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội
chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển.
Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội
và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối

Tài liệu học tập 97 |


tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội.
 Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức
năng nói chung và của ngành công an nói riêng còn bộc lộ
nhiều yếu kém, thiếu sót.
* Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa
đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí
có một sô' cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công
tác đấu tranh trấn áp tội phạm.
* Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực
sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin
giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt.
 Công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ
nhiều sơ hở. Công tác giáo dục cải tạo chưa xóa bỏ được
tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng phạm
tội trở lại còn nhiều.
 Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm
ở một số nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa
phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác
giáo dục, cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng cho người
phạm tội.

II. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XÂM PHẠM


DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC
1. Khái niệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác
- Phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các
tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục
những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn
chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra
khỏi đời sống xã hội.

98 | Tài liệu học tập


+ Phòng ngừa tội phạm có 03 ý nghĩa
Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ
đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa
không để tội phạm xảy ra.
Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt
công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khỏe, danh
dự, phẩm giá của mọi người dân.
Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế
sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân
viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra truy tố
xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong việc giải
quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.
- Phòng chống tội phạm
Phòng, chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản
 Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến
thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên
nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể.
Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
 Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác
hại khi tội phạm xảy ra. Đây cũng là một hướng quan
trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên
nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn
tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều
khiếm knuyết nên tội phạm vẫn xảy ra. Hướng này đòi hỏi
các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở
thành người công dân lương thiện.
Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và
các công dân.
- Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục,

Tài liệu học tập 99 |


thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm
ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm
này ra khỏi đời sống xã hội.
2. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống tội
phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
a) Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm gồm:
- Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn
bản pháp lý về phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp
luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi
công dân làm tốt công tác phòng chống tội phạm. Giám sát chặt
chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.
- Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.
Chức năng chính của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
trong phòng chống tội phạm là quản lý, điều hành, phối hợp, đảm
bảo các điều kiện cần thiết.
- Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan
chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động
của tội phạm nâng cao ý thức cảnh giác. Trực tiếp huy động các hội
viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm của Chính phủ
trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án
Công an: Trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng
ngừa tội phạm theo hai hướng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng
ngừa chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa
nghiệp vụ, điều tra tội phạm.
Viện Kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các
hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo

100 | Tài liệu học tập


phạm nhân, giữ quyền công tố.
Tòa án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm
bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều
kiện của tội phạm để Chính phủ, các ngành, các cấp kịp thời có
biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội
phạm, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện
của tội phạm.
- Công dân
Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh trật tự. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội
phạm phải quán triệt:
Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định
trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và
thông báo cho các cơ quan chức năng.
Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hóa các đối
tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư.
Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã
hội thực hiện tốt “Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm”.
Thực hiện tốt các phong trào: “Toàn dân tham gia phòng chống tội
phạm, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia
đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hòa nhập cộng
đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương.
Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong
phạm vi gia đình (quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình).
b) Quan hệ phối hợp
Mỗi chủ thể khi tham gia phòng ngừa tội phạm trong phạm vi
và nhiệm vụ phòng ngừa ở từng địa phương, từng ngành mà mình
quản lý đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác để

Tài liệu học tập 101 |


có thể thực hiện một cách tốt nhất hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Mọi chủ thể đề có thể tham gia hoạt động phòng ngừa tội
phạm, trong đó nhà nước phải tạo mọi điều kiện để các chủ thể
tham gia được phát huy mọi nguồn lực trong xã hội vào việc phòng
ngừa tội phạm.
3. Nội dung hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm
a) Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm
- Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, xã hội
góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống
tội phạm.
Gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh
tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở,
thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động.
Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh, nhất là kiến thức về phòng, chống tội phạm cho
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung
nghiên cứu dự báo, luật hóa kịp thời các hành vi nguy hiểm cho xã
hội mới xuất hiện.
Hoàn thiện chế độ, chính sách đặc thù đối với các cán bộ
kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ ngân sách nhà
nước tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.
Đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ.
Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng,

102 | Tài liệu học tập


chống tội phạm.
Đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên
tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ
chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên
trách, nhất là các lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ dân
phố, bảo vệ chuyên trách các cơ quan, doanh nghiệp.
- Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với
người phạm tội, vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giam giữ, quản lý,
giáo dục cải tạo các loại đối tượng.
Chủ động thực hiện các biện pháp giúp phạm nhân chuẩn bị
tái hòa nhập ngay trong quá trình chấp hành án, đồng thời thực hiện
có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong án phạt tù,…
Lồng ghép công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người
chấp hành xong án phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công tác phòng, chống tội phạm
ở từng địa phương,…
Xác định trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu
quả phối hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong quản
lý và giám sát thi hành các hình phạt ngoài hình phạt tù, các đối
tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và
các đối tượng có nguy cơ phạm tội trên địa bàn.
- Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã
hội, tập trung quản lý nhà nước về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh, quản
lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, xuất bản...
Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh
có Điều kiện không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ
cầm cố, thế chấp tài sản, vũ trường, quán bar, karaoke, game, bán
hàng đa cấp... Tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ

Tài liệu học tập 103 |


trợ. Đổi mới chính sách, biện pháp quản lý và xử lý đối với các
hoạt động tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, nghiện ma túy).
- Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ
Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện
pháp công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả
công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến
tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn,
lĩnh vực trọng điểm.
Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường
giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những
người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung
số đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm,…
Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa tội phạm theo chức năng,
nhiệm vụ của các lực lượng trong Quân đội, Hải quan, Kiểm lâm,
Thanh tra, Quản lý thị trường,…
b) Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm
Xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề
đấu tranh với các loại tội phạm nổi lên ở từng giai đoạn. Mở các
đợt cao Điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ an toàn các sự kiện
chính trị, văn hóa của đất nước.
Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn trọng điểm về trật
tự, an toàn xã hội để tập trung lực lượng chuyển hóa thành địa bàn
không có tội phạm hoặc giảm tội phạm đến mức thấp nhất.
Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm,
kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng
hình sự; không để lọt tội phạm; không làm oan người vô tội,…
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra với
Viện Kiểm sát, cơ quan Thanh tra của Chính phủ, Thanh tra của
các bộ, ngành,…

104 | Tài liệu học tập


Nghiên cứu xử lý, giải quyết thu hồi tài sản được thu giữ
trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả nhất,
nhằm tránh hư hao, thất thoát, mất giá trị khi thanh lý, đấu giá làm
giảm thu cho ngân sách nhà nước.

III. PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ,


NHÂN PHẨM TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Trách nhiệm của nhà trường
Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống tội phạm nói
chung, phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm nói
riêng. Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm xâm
phạm danh dự, nhân phẩm trong nhà trường. Tham mưu và phối hợp
với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi nhà trường đứng chân tổ
chức các hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm sát với điều kiện, đặc điểm của địa bàn và nhà trường.
Tuyên truyền giáo dục các chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm để cho sinh viên thấy được trách nhiệm của mình,
của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tội phạm danh dự,
nhân phẩm, từ đó tự giác tham gia. Tổ chức cho sinh viên tham gia
các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật Hình sự, phòng chống tệ nạn xã
hội, tội phạm nói chung trong đó có tội phạm danh dự, nhân phẩm.
Xây dựng nhà trường trong sạch, lành mạnh không có các
hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm. Xây dựng quy chế
quản lý sinh viên, quản lý ký túc xá, các tổ chức sinh viên tự quản,
tổ thanh niên xung kích để tuần tra kiểm soát trong khu vực trường.
Tổ chức cho sinh viên tham gia ký kết không tham gia tệ nạn xã
hội, không có hành vi hoạt động phạm tội.
Phối hợp với lực lượng công an cơ sở trong rà soát phát hiện,
cung cấp số sinh viên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội để
có biện pháp quản lý, giáo dục; đấu tranh xóa bỏ các tụ điểm hoạt
động tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trường. Phát động các
phong trào trong nhà trường hưởng ứng các cuộc vận động toàn
dân tham gia phòng chống tội phạm với nội dung, hình thức phù

Tài liệu học tập 105 |


hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường.
2. Trách nhiệm của sinh viên
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và
nội dung cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm. Phát huy tính tự giác, tích cực trong tuyên truyền phổ biến
pháp luật cho gia đình, bạn bè và mọi người nơi sinh hoạt, công tác.
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà
trường trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể. Trực tiếp tham gia
các hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm; tham gia vào các tổ chức thanh niên xung kích tiến hành
tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trường, lớp;
phát hiện các hiện tượng tiêu cực, các hành vi nghi vấn, các quan
hệ nam nữ không lành mạnh, có thể nảy sinh trong trường, lớp.
Khi phát hiện có những hành vi phạm tội xâm phạm danh dự,
nhân phẩm xảy ra trong khu vực trường, lớp, kịp thời cung cấp cho
cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm
tội, người phạm tội; tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi người mà
có thể tham gia cộng tác, giúp đỡ lực lượng công an một cách công
khai hay bí mật.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu và phân tích khái niệm các tội xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của con người? Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người?
2. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội xâm phạm
danh dự, nhân phẩm là gì?
3. Nội dung hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm danh
dự, nhân phẩm như thế nào? Vai trò của sinh viên trong công
tác phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
liên hệ với môi trường học tập của bản thân?

106 | Tài liệu học tập


BÀI CT6
AN TOÀN THÔNG TIN
VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG


I. KHÁI NIỆM AN TOÀN THÔNG TIN VÀ HÀNH VI VI


PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Những khái niệm cơ bản
a) An toàn thông tin
“An toàn thông tin là an toàn kỹ thuật cho các hoạt động của
các cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó bao gồm an toàn phần cứng
và phần mềm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành;
duy trì các tính chất bí mật, toàn vẹn, sẵn sàng của thông tin trong
lưu trữ, xử lý và truyền dẫn trên mạng” (Theo Nghị định 64-
2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ).
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, chính sách và các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT), gắn liền với công tác bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng. Nghị quyết số 36-
NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế đã chỉ rõ “phải gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng, phát triển
CNTT phải đi đôi với bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ
thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia”, đặc biệt cần “phát huy
vai trò các lực lượng chuyên trách bảo vệ an toàn, an ninh thông tin
và bí mật nhà nước. Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng công an, quân đội, ngoại giao, cơ yếu, thông tin và truyền
thông” để có các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật, sẵn sàng đối phó
với các cuộc chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, bảo đảm chủ

Tài liệu học tập 107 |


quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
b) An toàn thông tin mạng
“An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống
thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,
sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn,
tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin” (Luật An toàn thông
tin mạng 2015).
Luật An toàn thông tin mạng được ban hành năm 2015 đã thể
chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
kinh tế - xã hội, bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin, góp phần
bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên
không gian mạng.
c) An ninh mạng
“An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian
mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
(Luật An ninh mạng 2018).
Khác với Luật An toàn thông tin mạng 2015 với mục đích để
bảo vệ sự an toàn thông tin trên ba phương diện: tính nguyên vẹn
của thông tin, tính bảo mật thông tin và tính khả dụng của thông
tin; Luật An ninh mạng 2018 quy định tập trung vào chống lại các
thông tin độc hại, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan
trên môi trường mạng.
d) Tội phạm công nghệ cao
“Tội phạm được thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ
năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác
động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải
trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin,
gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân” (Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về

108 | Tài liệu học tập


phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” của Học viện Cảnh
sát nhân dân 2015).
Tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số
25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 quy
định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công
nghệ cao”.
Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008 quy
định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng,
tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường;
có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch
vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
Theo Từ điển Nghiệp vụ Công an nhân dân Việt Nam (2019),
tội phạm sử dụng công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng những
thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm
công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý
hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm
này thường là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao,
có thủ đoạn rất tinh vi, khó phát hiện.
Nghiên cứu các định nghĩa và khái niệm trên có thế thấy
điểm chung trong nội hàm của các khái niệm này đều chỉ các hành
vi liên quan đến việc sử dụng máy tính, thiết bị số, khai thác mạng
máy tính, mạng viễn thông để gây tổn hại cho lợi ích của các tổ
chức, cá nhân và toàn xã hội. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là
tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ
ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu
được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, mạng
viễn thông, thiết bị số, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây
tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân.
2. Thực trạng an toàn thông tin hiện nay

Tài liệu học tập 109 |


a) Trong khu vực và trên thế giới
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin là một
dạng tài nguyên. Chính vì thế, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên hiện nay, các mối
đe dọa từ không gian mạng không ngừng tăng lên và thay đổi
nhanh chóng. An ninh mạng đang trở thành vấn đề nóng, đặt ra
nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Tình
hình an toàn thông tin mạng diễn biến phức tạp, liên tục xảy ra các
vụ tấn công, xâm nhập, đánh cắp dữ liệu trên hệ thống mạng của
các cơ quan chính phủ, các cơ sở an ninh quốc phòng, tập đoàn
kinh tế, cơ quan truyền thông của nhiều quốc gia, như các vụ tấn
công vào hệ thống thư điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ, hệ thống
máy tính của Nhà trắng, Hạ viện Đức, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương
mại và Cảnh sát liên bang Australia,…
Các mục tiêu tấn công đã thay đổi, kỹ thuật trở nên phức tạp
hơn, hướng tấn công đa dạng hơn và công cụ tấn công được thiết kế
chuẩn xác hơn. Những kẻ tấn công đã nghiên cứu kỹ các nạn nhân
để có những chiến lược tấn công phù hợp, nhằm tạo ra những ảnh
hưởng lớn nhất có thể.
Tài chính là mục tiêu lớn nhất thúc đẩy tin tặc hành động, với
73% số lượng các cuộc tấn công mạng; chính trị, tình báo là mục
tiêu lớn thứ hai, với 21% các cuộc tấn công.
Các nhóm tội phạm mạng có tổ chức xuất hiện nhiều hơn.
Chiến tranh mạng và đội quân tác chiến mạng cũng được chú trọng
hơn. Trong cuộc chạy đua vũ trang trên không gian mạng toàn cầu,
các quốc gia đang xây dựng các trung tâm chỉ huy không gian
mạng, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ chống lại các cuộc tấn
công mạng vào các cơ quan và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, sự phát
triển và phổ biến của mạng xã hội đã làm nảy sinh một nguy cơ an
toàn thông tin nữa đó là việc lan truyền tin tức giả mạo thông qua
mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, thậm chí là tình
hình an ninh, chính trị của cả một đất nước.
Tiền ảo và các hành vi tội phạm liên quan đến tiền ảo cũng

110 | Tài liệu học tập


đang tiếp tục phát triển, bao gồm lây nhiễm phần mềm độc hại đào
tiền ảo tới máy tính, máy chủ; lây nhiễm mã độc đào tiền ảo tới một
trang web, sử dụng tài nguyên thiết bị của người tải trang web;
đánh cắp tiền từ giao dịch tiền ảo. Hình dưới đây mô tả xu thế
chung của tấn công mạng hiện nay.
b) Thực trạng an toàn thông tin ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tình hình an toàn an ninh mạng tiếp tục diễn
biến phức tạp, tồn tại nhiều cơ sở gây nguy cơ bị tấn công, phá hoại
hạ tầng mạng thông tin, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky và Symantec cho thấy,
Việt Nam đứng thứ 3 (3,96%) sau Nga (4%) và Ấn Độ (8%) về số
người dùng di động bị mã độc tấn công nhiều nhất trên thế giới; thứ
6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước được dùng trong
các mạng máy tính ma tấn công nước khác; thứ 7 trên thế giới về
phát tán tin nhắn rác và đứng thứ 12 trên thế giới về các hoạt động
tấn công mạng. Đáng chú ý là hoạt động tấn công mạng nhằm vào
Việt Nam gia tăng về số lượng, gây nguy cơ bị kiểm soát, khống
chế hệ thống thông tin. Tin tặc nước ngoài thường xuyên lợi dụng
các điểm yếu về an ninh mạng của hệ thống thông tin điện tử, trang
thông tin điện tử của Việt Nam để tấn công, xâm nhập, chiếm
quyền điều khiển, chỉnh sửa nội dung.
3. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng
a) Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
- Spam
Spam hay còn gọi là tin rác, viết tắt tắt của Stupid Pointless
Annoying Messages, từ này có ý nghĩa là những thông điệp vô
nghĩa và gây phiền toái cho người nhận, được gửi đến nhiều người
dùng với cùng một nội dung.
Thuật ngữ spam lần đầu xuất hiện vào năm 1978, khi một
người đàn ông gửi thư có nội dung y hệt nhau đến 393 người cùng
lúc để quảng cáo sản phẩm mới của mình. Ngày nay, spam xuất
hiện trên nhiều phương tiện như spam chat, spam tin tức, spam tin

Tài liệu học tập 111 |


nhắn, spam trong forum, spam trên những mạng xã hội.
- Tin giả
Theo định nghĩa của từ điển Collins, tin giả là “những thông tin
sai sự thật, thường là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức”.
Tin giả được tạo ra bằng nhiều hình thức tinh vi. Đặc biệt,
hiện nay nhiều đối tượng đã sử dụng CNTT làm giả tiếng, giả hình,
giả video để tạo ra tin giả.
 Giả hình: Công nghệ cắt ghép tạo hình ảnh người giả y
như thật để tạo ra tin tức giả, nhiều người nổi tiếng đã là
nạn nhân. Và nguy hại hơn nếu họ cắt ghép với hình ảnh
những chính trị gia, người có uy tín cộng đồng để tạo dư
luận giả.
 Giả tiếng: Sử dụng công nghệ TTP (công cụ chuyển văn
bản thành tiếng nói - text to speech) để tạo ra các cuộc gọi
tự động với giọng robot thu sẵn. Từ nhiều năm trước đã có
những người sử dụng công nghệ này để thay họ đọc thông
tin, tin tức do họ “xào nấu” ra. Hiện nhiều người đang
dùng công nghệ này cho các chương trình trên YouTube.
 Giả video: Thực hiện bằng cách cắt ghép hình ảnh người
dẫn chương trình lồng vào dẫn bản tin giả. Clip giả nhưng
có người dẫn chương trình sống động như thật. Loại hình
ảnh giả này “buộc” người xem nghĩ đó là những thông tin
thật vì có hình ảnh quen mặt của người dẫn chương trình
truyền hình.
Tin giả có thể được tạo và lan truyền nhằm các mục đích sau:
Chính trị: Tin giả được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và
làm rối loạn xã hội.
Thương mại: Ngày càng nhiều người biết cách tận dụng công
cụ hiện đại, những nền tảng mạng xã hội để phát tán thông tin giả.
Số lượng tin giả đối với doanh nghiệp, kinh doanh cũng tăng lên tỷ
lệ thuận với tin giả trong các lĩnh vực khác nói chung. Các cách

112 | Tài liệu học tập


thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như, đối thủ cạnh
tranh sử dụng tin giả để tấn công phía bên kia, dùng những cách
thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi
một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để họ nhân rộng sự lên.
Hay những tin giả hoàn toàn không có thật liên quan đến vấn đề
kinh doanh, vấn đề quan hệ cá nhân của những cán bộ cấp cao, vấn
đề bằng cấp, đầu tư mờ ám, liên quan đến nguồn tiền bất hợp pháp
có rất nhiều cách thức để làm ảnh hưởng đến một doanh nghiệp,
đối thủ. Tin giả bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý “tăng tương tác, tăng
bán hàng” đã khiến một bộ phận bán hàng trực tuyến chủ động tạo
và lan truyền tin giả với mục đích kinh tế hết sức rõ ràng.
- Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả
Nghị định 15 có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 thay thế cho
Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin và tần số vô tuyến điện. Một nội dung đáng chú ý trong Nghị
định 15 đó là quy định rõ hơn về hành vi vi phạm và trách nhiệm
sử dụng dịch vụ mạng xã hội, kèm theo là mức xử phạt vi phạm
hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang
mang dư luận trên mạng xã hội.
 Điều 101, Nghị định 15 quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu
đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp,
chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự,
nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa
đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực,
tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
 Nghị định 15 quy định rất cụ thể các hành vi vi phạm về
chống thư rác, tin nhắn rác và cung cấp dịch vụ nội mạng.
Mức phạt lên đến 80 triệu đồng đối với hành vi gửi hoặc
phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại
(tăng cao so với mức xử phạt được quy định tại Nghị định
174/2013/NĐ-CP chỉ từ 40-50 triệu đồng). Riêng đối với
hành vi không ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng

Tài liệu học tập 113 |


để phát tán tin nhắn rác thì mức phạt tiền sẽ từ 180-200
triệu đồng.
Đối với các hành vi kể trên, ngoài phạt tiền còn bị áp dụng
thêm các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả
như: đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ từ 1-3 tháng; tước quyền
sử dụng mã số quản lý, tên định danh từ 1-3 tháng; buộc thu hồi
đầu số, kho số viễn thông.
Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả: gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn
hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo thông tin từ đại diện Bộ Công an tại cuộc họp báo
Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2020, liên quan đến việc xử lý
người dân đăng tin sai lệch về tình hình dịch bệnh viêm đường hô
hấp do chủng mới của vi-rút Corona, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị, địa
phương vào cuộc đấu tranh, triệu tập các đối tượng, xử lý, yêu cầu
cam kết gỡ bỏ, căn cứ theo khoản 3, Nghị định của Chính phủ quy
định về xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và quy định
trong việc loan tin đồn sai qua mạng, xử phạt vi phạm hành chính
khoảng 800 người.
b) Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội
Theo Điều 8 Luật An ninh mạng (2018), các hành vi bị
nghiêm cấm bao gồm:
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt,
lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử
về giới, phân biệt chủng tộc;

114 | Tài liệu học tập


d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây
thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động
của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng
tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục
của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp
mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền
điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm
hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông,
mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và
điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin
học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet,
mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển
thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn
thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an
ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng
biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để
xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc
để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Theo khoản 1, Điều 16. Thông tin trên không gian mạng có
nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bao gồm:

Tài liệu học tập 115 |


a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia
rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân,
lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Theo khoản 2, Điều 16. Thông tin trên không gian mạng có
nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự
công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành
hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền
nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông
người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của
cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
c) Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội
Một số hình thức, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng để
chiếm đoạt mạng xã hội như sau:
- Hình thức Phishing: Đây là hình thức chiếm đoạt một tài
khoản Facebook phổ biến nhất hiện nay và cho đến bây giờ nó vẫn
là cách được hacker sử dụng nhiều nhất. Không riêng gì Facebook
mà hầu hết các loại website nào mà có account đăng nhập đều sử
dụng được hình thức này. Sau đây là nguyên lý hoạt động:
 Kẻ tấn công sẽ phát tán một đường link ở nhiều nơi và
nhất là trên Facebook với những tiêu đề gây sốc như:
Click vào đây để xem xxx.... gây kích thích và sự tò mò
cho người xem.
 Khi người dùng click vào đường dẫn sẽ được đưa đến một
website có giao diện giống 100% Facebook và yêu cầu
bạn đăng nhập tài khoản của mình. Đây không phải là
trang Facebook mà chỉ là một website có giao diện giống
Facebook. Nếu người dùng đăng nhập tài khoản Facebook

116 | Tài liệu học tập


vào thì tất cả tài khoản, mật khẩu sẽ được gửi về email hay
sever của kẻ tấn công, như vậy các hacker đã dễ dàng lấy
được nick Facebook của người dùng.
- Dò mật khẩu: Sau phishing Facebook thì đây là một hình
thức phổ biến tuy xác xuất thành công không cao nhưng không thể
không nói đến nó vì có nhiều người dùng sử dụng những mật khẩu
quá đơn giản kiểu như: 123456, matkhau, số điện thoại, họ và
tên,... Đây là những sai lầm ở phía người dùng khi đặt mật khẩu
Facebook. Hacker sử dụng những phần mểm chuyên dò pass để đi
dò mật khẩu nick Facebook của người dùng. Với cách này bản chất
nó không phải hack mà là mò pass Facebook nhưng một khi bị mất
mật khẩu thì đồng nghĩa với việc bạn bị mất tài khoản.
- Sử dụng trojan, Keylog: Kẻ tấn công sẽ chèn một đoạn mã
vào một ứng dụng, tập tin nào đó rồi gửi thông qua inbox, comment
trên Facebook hay bất cứ đâu. Khi người dùng click vào đường dẫn
đó thì ứng dụng, tập tin đó sẽ được tự động tải về máy, sau đó
keylog sẽ ghi lại tất cả những thao tác trên bàn phím của người
dùng rồi gửi về cho kẻ tấn công.
- Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay mini
game: hacker sẽ giả chương trình trúng thưởng - khuyến mãi trên
danh nghĩa của Facebook (trúng thưởng xe máy, ô tô, tiền mặt,…
có giá trị cao) và yêu cầu người dùng xác nhận bằng cách truy cập
vào đường link lạ. Các mini game trên Facebook như: “Bạn giống
cầu thủ bóng đá nào?”, “Tương lai bạn sẽ kết hôn với ai?”, “Ai là
người quan tâm bạn nhất?”,... Cũng được những kẻ này sử dụng để
chiếm lấy tài khoản Facebook bằng cách buộc người chơi đăng
nhập mật khẩu trước khi tham gia.
- Lỗ hổng bảo mật Facebook: Là hình thức tấn công nick
Facebook mạng tên “3 Friends”. Đây là hình thức lấy lại mật khẩu
của Facebook thông qua việc sử dụng 3 người bạn Facebook bất kỳ
trong danh sách bạn bè. Ví dụ khi bạn quên mật khẩu thì bạn có thể
gửi yêu cầu để Facebook gửi 3 mã code về cho 3 người bạn này.
Kẻ tấn công chiếm đoạt tài sản mạng xã hội nhằm các mục

Tài liệu học tập 117 |


đích sau:
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
- Hack nick Facebook vì những thù hằn của cá nhân.
d) Chiếm quyền giám sát camera IP
Trong những năm gần đây, thị trường camera IP wifi (camera
giám sát) phát triển nhanh chóng do nhu cầu sử dụng của người dân
tăng mạnh. Những thiết bị này chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ
Trung Quốc, Đài Loan với giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, đi kèm theo
đó là các rủi ro và nguy cơ bảo mật. Đã có nhiều gia đình, cá nhân
bị lộ clip riêng tư do camera giám sát bị các đối tượng xấu chiếm
quyền giám sát. Một số thủ đoạn:
Cách thứ nhất: Tấn công trực tiếp vào thiết bị camera bằng
cách quét (scan) IP và Port của camera rồi sau đó hacker tìm cách
xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh, video trái phép. Cách này
rất phổ biến, bởi đa số người dùng camera hiện tại thường sử dụng
password mặc định của nhà cung cấp.
Cách thứ hai: Hacker sẽ dùng một phần mềm gián điệp cài
trên camera quan sát để tạo thành một mạng Botnet sử dụng trong
một hình thức tấn công nổi tiếng đó là DDOS.
Ví dụ: Ngày 28/12/2019, video được đăng trên một trang web
phim người lớn được cho là quay lại cảnh sinh hoạt của ca sĩ
V.M.H. Những video này được ghi lại từ năm 2015 qua camera IP
trong căn hộ của nữ ca sĩ.
e) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kịch bản lừa đảo thông báo trúng thưởng với giải thưởng cực
lớn đang quay trở lại hoành hành trên Facebook. Sau khi chiếm
đoạt tài khoản Facebook cá nhân, nhiều đối tượng còn tung ra
nhiều chiêu trò để lừa đảo khiến nhiều người dùng mất đi một
khoản tiền không hề nhỏ. Ngay sau khi có tài khoản đã được đánh
cắp, đối tượng sẽ thực hiện ngay việc chat với bạn bè/người thân
hỏi thăm về sức khỏe, công việc và sau đó nhờ nhận hộ một số tiền
chuyển từ nước ngoài về. Nạn nhân không biết tài khoản Facebook

118 | Tài liệu học tập


kia đã bị tấn công nên tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
Không chỉ vậy, nạn nhân còn có nguy cơ bị tấn công lấy tài
khoản ngân hàng thông qua hình thức tấn công phishing. Sau khi
thống nhất số tiền sẽ chuyển, đối tượng lừa đảo dùng một số điện
thoại từ nước ngoài sẽ gửi một tin nhắn giả mạo thông báo từ
Western Union đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung đề
nghị truy cập đường link trong tin nhắn SMS và xác nhận để có thể
nhận được tiền Western Union.
Nạn nhân không biết đây là trang web phishing (một hình
thức lừa đảo giả mạo các tổ chức uy tín như ngân hàng) nên đã
nhập các thông tin tài khoản, mật khẩu internet banking vào trang
web giả mạo rồi gửi đi và đối tượng lừa đảo sẽ nhận được. Từ đó,
đối tượng lừa đảo dùng thông tin internet banking vừa chiếm được
từ nạn nhân để thực hiện giao dịch qua cổng thanh toán trực tuyến
VTC Pay và cổng thanh toán VNPAY.
f) Deep web và Dark web
- Deep web
Thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được sử
dụng thay cho nhau, nhưng thực ra chúng không phải là một.
Internet đề cập đến một mạng lưới rộng lớn của các mạng, hàng
triệu kết nối máy tính trên khắp thế giới, nơi bất kỳ máy tính nào
cũng có thể giao tiếp với nhau, miễn là chúng được kết nối Internet.
World Wide Web là một mô hình chia sẻ thông tin, được xây dựng
trên Internet, sử dụng giao thức HTTP, các trình duyệt như
Chrome, Firefox và các trang web để chia sẻ thông tin. Web là một
phần to lớn của Internet nhưng không phải là thành phần duy nhất.
Ví dụ: email, tin nhắn không phải là một phần của web nhưng là
một phần của Internet.
Web trên bề mặt (tiếng Anh: Surface web): Theo tạp chí PC
Magazine, web bề mặt là một phần web có sẵn cho công chúng,
hoàn chỉnh với những liên kết được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.
BrightPlanet, một dịch vụ web thông minh, xác định web bề mặt
chỉ chứa những trang web được lập chỉ mục và có thể được tìm

Tài liệu học tập 119 |


kiếm bởi các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo.
Đôi khi, chúng còn được gọi là web hữu hình. Web bề mặt thường
bao gồm những trang web có tên miền kết thúc bằng .com, .org,
.net, .vn hoặc các biến thể tương tự. Nội dung của các trang web
này không yêu cầu bất kỳ cấu hình đặc biệt nào để truy cập.
Web chìm (tiếng Anh: Deep web) hay còn gọi là web ẩn
(invisible web, undernet, hay hidden web) là từ dùng để chỉ các
trang hoặc nội dung trên thế giới mạng World Wide Web không
thuộc về Web nổi (surface Web). Chúng gồm những trang không
được đánh dấu, chỉ mục (index) và không thể tìm kiếm được khi
dùng các công cụ tìm kiếm thông thường.
Web chìm bao gồm nhiều ứng dụng rất phổ biến như web mail
và ngân hàng trực tuyến nhưng nó cũng bao gồm các dịch vụ mà
người dùng phải trả tiền và được bảo vệ bởi một paywall, như video
theo yêu cầu, một số tạp chí và báo chí trực tuyến và nhiều hơn nữa.
Nó bao gồm email trong tài khoản Gmail, các bản kê ngân hàng trực
tuyến, mạng nội bộ, tin nhắn trực tiếp qua Twitter, hình ảnh được
đánh dấu riêng tư khi tải lên Facebook. Chính phủ, các nhà nghiên
cứu và các công ty lưu trữ dữ liệu thô không thể tiếp cận được với
công chúng. Nội dung này được lưu trữ trên các trang web động
(được xây dựng dựa trên thông tin truy vấn) và những trang bị khóa,
những trang cá nhân không liên kết ra bên ngoài. Theo Trend Micro,
một phần quan trọng của Deep Web là được dành riêng cho những
blog cá nhân hoặc chính trị, các trang tin tức, diễn đàn thảo luận, các
trang web tôn giáo và thậm chí đài phát thanh.
- Dark web
Mỗi thiết bị được kết nối với internet đều có địa chỉ IP
(internet protocol) duy nhất. Tên và địa chỉ vật lý của một người có
thể có được thông qua một nhà cung cấp dịch vụ internet với sự
cho phép hợp pháp, còn IP cho phép bất cứ ai xác định vị trí của
máy tính được kết nối. Do đó, các bên liên quan sẽ dễ dàng tìm
được một người sử dụng internet cụ thể.
Với mong muốn ẩn danh - đặc biệt là chính phủ khi tìm cách

120 | Tài liệu học tập


bảo vệ những thông tin, mạng lưới tình báo nhạy cảm - đã dẫn đến
sự ra đời và phát triển của The Onion Router (Tor) do đội ngũ nhân
viên Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải Quân Hoa Kỳ tạo ra. Tên
Onion (củ hành) bắt nguồn từ việc bạn phải lột ra nhiều “lớp vỏ” để
có thể tìm thấy danh tính thật sự của người dùng.
Tor, được phát hành miễn phí cho người dùng vào năm 2004,
cung cấp sự riêng tư bằng cách mã hóa và điều hướng lưu lượng truy
cập thông qua một sê-ri “đường hầm ảo (virtual tunnel)”, phân phối
các giao dịch qua nhiều máy tính ngẫu nhiên trên internet, do đó,
không một máy tính nào liên kết người dùng đến cơ sở hoặc điểm
đến của họ. Không giống như những trang web bề mặt (kết thúc
bằng .com, .org, .net hoặc các biến thể tương tự), các trang Tor kết
thúc bằng .onion và chỉ có thể được mở bằng phần mềm Tor.
Dark web (tạm dịch: web tối) là những nội dung mạng World
Wide Web không thể truy cập bằng những cách thông thường mà
phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt. Dark web là một phần
nhỏ của deep web, một thế giới mạng mà các công cụ tìm kiếm như
Google hay Bing không hiển thị ra.
Một số hoạt động thường thấy ở Dark Web:
 Chợ đen: Nhiều hoạt động thương mại bất hợp pháp diễn
ra trên Dark web, ví dụ như: buôn bán tiền giả, thẻ ngân
hàng hay tài khoản mạng bị đánh cắp, súng, ma túy và các
chất kích thích, các sản phẩm không rõ nguồn gốc khác.
 Khủng bố: Vì tính ẩn danh cao, nhiều tổ chức tội phạm
khủng bố như IS sử dụng không gian Dark web để phát
tán các nội dung đến người dùng. Nói đến khủng bố thì
không chỉ là IS mà còn có các tổ chức Mafia khác sử dụng
mạng lưới này, đã từng có trường hợp chúng nhận hợp
đồng thanh toán một người và hợp đồng đó đã ở trạng thái
được thực thi.
 Khiêu dâm: Khiêu dâm trẻ em, ngược đãi hoặc làm tình
với động vật, phát tán video quay lén là những nội dung
hiện hữu trên dark web. Các nội dung này đều bị các tổ

Tài liệu học tập 121 |


chức bảo vệ trẻ em cũng như các nước trên thế giới lên án
và cố gắng dẹp bỏ.
 Lừa đảo: Không hiếm những trường hợp lừa tiền hoặc
thanh toán người khác trên Dark Web được thực thi.

II. PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG


GIAN MẠNG
1. Cơ sở pháp lý
a) Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Gọi
tắt là Bộ luật Hình sự) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
b) Luật An toàn thông tin 2015
Luật An toàn thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2016.
c) Luật An ninh mạng 2018
Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
2. Cách nhận biết thông tin sai sự thật trên không gian mạng
Hiện nay, trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều trang
mạng, tài khoản đăng tải thông tin giả. Do đó, khi tiếp cận thông tin
trên không gian mạng, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc
thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ
các thông tin xuyên tạc, giả mạo, cụ thể:
- Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn
nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh
giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.
- Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin,
thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là
những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có
đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Các trang mạng chính thống của cơ
quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ,
thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng

122 | Tài liệu học tập


xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng
ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu
tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng
xã hội chính thống và các trang giả mạo.
- Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định
thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục
lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt
ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.
Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung
tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên
từng lĩnh vực.
- Lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã
hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia
đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm,
trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ,
xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan
điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi
phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác
định được tính chính xác của thông tin. Trường hợp phát hiện các
hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các
cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích
cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi
sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
3. Các biện pháp
a) Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc
gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không gian mạng.
Ngày nay, quan niệm về lãnh thổ, chủ quyền, biên giới của
một quốc gia không chỉ là đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời,
mà cả lãnh thổ không gian mạng, chủ quyền không gian mạng.
Theo đó, lãnh thổ không gian mạng là một bộ phận hợp thành lãnh
thổ quốc gia, nơi xác định biên giới mạng và thực thi chủ quyền
quốc gia trên không gian mạng.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn là bảo vệ không gian mạng

Tài liệu học tập 123 |


của quốc gia, bao gồm, bảo vệ các hệ thống thông tin; các chủ thể
hoạt động trên không gian mạng; hệ thống dữ liệu, tài nguyên
mạng; các quy tắc xử lý và truyền số liệu. Đảm bảo quyền bình
đẳng trong tham dự quản lý mạng internet quốc tế; độc lập trong
vận hành hạ tầng cơ sở thông tin thuộc lãnh thổ quốc gia; bảo vệ
không gian mạng quốc gia không bị xâm phạm và quyền quản trị
truyền tải cũng như xử lý số liệu của quốc gia.
Sinh viên cần nhận thức rõ các nguy cơ đến từ không gian
mạng như: tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, tội
phạm mạng, đặc biệt là nguy cơ chiến tranh mạng đang là thách
thức gay gắt về an ninh, và bảo đảm an ninh mạng đang trở thành
trọng tâm ưu tiên của quốc gia. Vì vậy, cần quán triệt các quan
điểm của Đảng về phát triển khoa học công nghệ và chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các định hướng hành động của
Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không
gian mạng và nhận thức rõ rằng, đe dọa trên không gian mạng là
một trong những mối đe dọa thực tế và nguy hiểm nhất đối với an
ninh quốc gia hiện nay.
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp
luật về quản lý không gian mạng.
Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 2,
Điều 285-294) liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng
viễn thông; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của
Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ
Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử
dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, những
hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật An ninh mạng năm
2018. Luật An ninh mạng được xây dựng nhằm bảo vệ người dùng
hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất
bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc
gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội
bộ, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên mạng của các thế lực
phản động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả

124 | Tài liệu học tập


của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy
cơ chiến tranh mạng.
Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật
An ninh mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để
tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi
giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống
Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt
đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động
mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ tục; xúi giục, lôi
kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện tấn công mạng,
khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; lợi dụng hoặc lạm
dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
c) Bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn
công mạng và các hình thái phát sinh trên không gian mạng
Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh vi
như: làm mất kết nối Internet, đánh sập các website của chính phủ,
cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp; giả mạo các website
nhằm lừa đảo; cài gắm vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và
mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình ảnh, file, video); tấn công
bằng mã độc (theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn trong quảng
cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần
mềm diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua USB, đĩa CD, địa chỉ
IP, server,…
Ở mức độ cao hơn, các thế lực thù địch có thể thông qua blog
cá nhân lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng,
thành lập các tổ chức chống đối như Việt Tân, Chính phủ quốc gia
Việt Nam lâm thời, Thanh Niên Dân Chủ,… núp dưới vỏ bọc các
tổ chức “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ” để xuyên tạc cương
lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các thế lực thù địch còn lợi dụng báo điện tử, các website,

Tài liệu học tập 125 |


dịch vụ thư điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo, Twitter, diễn
đàn,... để phát tán các tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất
ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá chính
quyền, chia rẽ mối đoàn kết giữa Đảng và Nhân dân hoặc sử dụng
“khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công
chúng; làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới để chống phá.
Các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc như Dân Làm
Báo, Quan Làm Báo; Boxit, Dân Luận, Chân Dung Quyền Lực,…
d) Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử dụng biện pháp
kỹ thuật để khắc phục hậu quả trong trường hợp bị tấn công trên
không gian mạng
Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối
với nhiệm vụ bảo vệ không gian mạng quốc gia. Tuân thủ quy định
của pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kịp thời cung cấp thông tin
liên quan đến an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các
hành vi xâm phạm khác, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giúp đỡ, tạo điều kiện cho
người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Mỗi người cần nghiên cứu và sử dụng tốt các biện pháp kỹ
thuật bảo đảm an toàn thông tin như bảo vệ tài khoản cá nhân bằng
xác thực mật khẩu đa lớp; tạo thói quen quét virus trước khi mở
file; thực hiện sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài, mạng nội bộ
hoặc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive, OneDrive);
kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân qua Trung tâm Xử lý tấn
công mạng Việt Nam.
Người dùng không nên vào những trang web lạ (hoặc trang
web đen), những email chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi
ngờ; cập nhật bản trình duyệt, hệ điều hành và các chương trình sử
dụng; dùng những phần mềm diệt virus uy tín và được cập nhật
thường xuyên, không tắt chương trình diệt virus trong mọi thời
điểm. Khi phát hiện bị tấn công trên không gian mạng, nhanh
chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng các công cụ giải mã độc; báo cho
người có trách nhiệm qua đường dây nóng.

126 | Tài liệu học tập


e) Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên
trách an ninh mạng, lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường trong giáo dục nâng cao ý thức
làm chủ và bảo vệ không gian mạng.
Các cơ quan chuyên trách an ninh mạng (Cục An ninh mạng
và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Bộ
Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Bộ Quốc phòng; lực lượng
bảo vệ an ninh mạng tại bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan,
tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia) cung cấp đầy đủ thông tin về xu hướng phát triển, các
nguy cơ từ không gian mạng; các biện pháp phòng, chống tấn công
trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng
tăng cường cảnh báo khả năng mất an ninh mạng do đơn vị mình
cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa; xây dựng các
phương án xử lý với sự cố an ninh mạng; phối hợp, tạo điều kiện
cho lực lượng chuyên trách trong hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
Các cơ sở giáo dục sớm đưa nội dung giáo dục bảo đảm an ninh
không gian mạng quốc gia vào chương trình dạy học phù hợp với
ngành học, cấp học.
Lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, nhà trường cần nắm vững mọi hoạt động và tình hình tư
tưởng cán bộ, đảng viên, quần chúng, có nội dung giáo dục, định
hướng, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kịp thời; có trách nhiệm
trong quản lý thông tin có liên quan tới cán bộ, đảng viên và quần
chúng, có kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng.

III. TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP


LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Trách nhiệm của nhà trường
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,
ý thức về phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức thi tìm hiểu về

Tài liệu học tập 127 |


pháp luật; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng,
chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng với các phong trào
thi đua khác của nhà trường, địa phương.
Quản lý, nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng của sinh viên;
phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình
chủ động phát hiện, có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các biểu hiện
vi phạm pháp luật.
2. Đối với sinh viên
Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ trách
nhiệm công dân đối với nhiệm vụ phòng, chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng.
Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về phòng,
chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Kịp thời phát hiện
những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật cung
cấp cho cơ quan chức năng.
Nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực đấu tranh chống lại các
hiện tượng sử dụng internet, mạng xã hội đăng tải nội dung tuyên
truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
như: xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng
dân tộc.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng?


2. Cách nhận biết thông tin sai sự thật trên không gian mạng
hiện nay?
3. Các biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng? Trách nhiệm của bản thân?

128 | Tài liệu học tập


BÀI CT7
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ
CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1. An ninh quốc gia
“An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế
độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” (Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004).
2. An ninh truyền thống.
An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ thời chiến tranh
lạnh, đồng nghĩa với khái niệm an ninh quốc gia, đề cập tới an
ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thống. Nội dung cơ bản
của an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích của quốc gia, loại trừ
những mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản đó.
Quan niệm an ninh truyền thống theo quan điểm của Đảng là:
an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh đối
ngoại, an ninh tư tưởng, văn hóa, xã hội và an ninh thông tin. Như
vậy, an ninh quốc gia chính là sự ổn định, bình yên của đất nước,
của chế độ; là trạng thái yên ổn, thanh bình trên tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội.
3. An ninh phi truyền thống
a) Khái niệm
“An ninh phi truyền thống là một loại hinh an ninh xuyên

Tài liệu học tập 129 |


quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi
nước, cả khu vực và cả toàn cầu”.
An ninh phi truyền thống (ANPTT) là khái niệm xuất hiện
khá lâu sau an ninh truyền thống. Cùng với sự phát triển của thời
đại, sự uy hiếp an ninh không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực quân sự,
chính trị mà ngày càng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đây là một khái niệm về một trạng thái an ninh khác với an ninh
truyền thống, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về
an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống.
ANPTT không chỉ bó hẹp trong bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn
bao gồm bảo vệ con người, môi trường sống, kinh tế, văn hóa,…
Từ đó có thể thấy, ANPTT mang tính xuyên quốc gia do những
mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với
môi trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội mỗi quốc
gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.
Bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của thế kỷ XX, sử
dụng nhiều trong thập niên đầu thế kỷ XXI, an ninh phi truyền
thống (non-traditional security) trở thành một thuật ngữ phổ biến
trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song
phương, đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức cũng như các
chủ thể khác trong quan hệ quốc tế đương đại. Tuy nhiên, trên thế
giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi
truyền thống. Giới nghiên cứu trong nước và quốc tế hiện nay chưa
thống nhất được một khái niệm hoàn chỉnh xung quanh thuật ngữ
này. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn
cảnh cụ thể mà từng nhà nghiên cứu đưa quan niệm khác nhau về
ANPTT.
Tại Việt Nam, các học giả cũng đưa ra một số cách tiếp cận
đối với vấn đề ANPTT nhưng tựu chung có thể chia thành hai
trường phái. Trường phái thứ nhất, quan niệm ANPTT là an ninh
tổng hợp bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi
trường. Theo các học giả, ANPTT không đối lập với an ninh truyền
thống mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh truyền thống.

130 | Tài liệu học tập


Còn trường phái thứ hai, quan niệm ANPTT đối lập với an ninh
truyền thống, không bao hàm an ninh quân sự. Quan niệm này xuất
phát từ mối tương quan, so sánh với an ninh truyền thống. Trường
phái thứ hai rõ ràng hơn về mặt ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận,
các vấn đề ANPTT có thể dẫn tới xung đột, chiến tranh. Ở Việt
Nam, quan điểm chính thống và quan niệm của hầu hết các học giả
theo cách tiếp cận của trường phái thứ hai, tức quan niệm ANPTT
là đối lập với an ninh truyền thống, bao gồm các lĩnh vực an ninh
ngoài quân sự, phi vũ trang.
Đại hội XII của Đảng đã đề cập trong báo cáo văn kiện, phần
phương hướng, yêu cầu phải “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa
an ninh truyền thống và phi truyền thống”. Đảng ta đã đặt ANPTT
bên cạnh an ninh truyền thống, chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như
an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh
lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng,
xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng thời có lưu ý đên “các
hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyên hóa
giữa ANPTT và an ninh truyền thống. Cuốn “Tìm hiểu một số
thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng” do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết
Thông đồng chủ biên đã đưa ra định nghĩa: “An ninh phi truyền
thống có thể hiểu là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những
yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và
toàn cầu. Nội dung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề
bức thiết đang nổi lên hiện nay như: cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ
dân số, môi trường sinh thái cạn kiệt, xung đột tôn giáo, dân tộc,
nghèo đói, bệnh tật, tội phạm rửa tiền,… ANPTT ngày càng có
biểu hiện sâu đậm trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu,
an ninh toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa càng phát triển thì theo đó,
ANPTT càng lan rộng hơn và đậm nét hơn”.
b) Nhận diện an ninh phi truyền thống
Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay an ninh phi truyền thống
được chia thành các nhóm chính:

Tài liệu học tập 131 |


Thứ nhất, các nguy cơ liên quan đến an ninh về bảo vệ môi
trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm
soát phòng, chống dịch bệnh ảnh hưởng tới phát triển bền vững.
Đây là các mối đe dọa ANPTT phát sinh từ tranh chấp tài
nguyên, năng lượng, nguồn nước,... và các mối đe dọa do tai biến
môi trường, biến đổi khí hậu,...
An ninh môi trường là một thành tố thuộc ANPTT. Các vấn
đề an ninh môi trường có mối quan hệ đan xen giữa môi trường, xã
hội, kinh tế và chính trị, diễn ra rất phức tạp, khó lường, lan tỏa
nhanh trong phạm vi rộng và để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi vấn đề môi trường đều dẫn đến vấn đề an
ninh và hầu hết các vấn đề an ninh được tạo ra từ các tình huống
phức tạp liên quan đến các vấn đề môi trường, chính trị, xã hội và
kinh tế.
Bên cạnh những vấn đề an ninh môi trường nổi cộm trong
phạm vi một quốc gia phải xử lý, còn có một số vấn đề an ninh môi
trường có tính chất xuyên quốc gia rất phức tạp, hệ trọng, đòi hỏi
các quốc gia phải cùng hợp tác, chia sẻ, nỗ lực tham gia trong việc
ứng phó với các mối đe dọa này. Điển hình như biến đổi khí hậu
toàn cầu; an ninh nguồn nước xuyên biên giới, an ninh môi trường
biển; hiện tượng khói mù xuyên biên giới; việc sử dụng vũ khí sinh
thái; sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai qua biên giới; vận
chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới; nguy cơ từ các nhà máy
điện hạt nhân từ các quốc gia lân cận,… Hoặc như đại dịch AIDS
những năm 1980, bệnh bò điên, lở mồm long móng hay gần đây
nhất là tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay đều diễn biến rất
nhanh và khi được nhận thức thì nó đã gây hậu quả nghiêm trọng,
ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội của toàn cầu.
Đây là những vấn đề ANPTT có nguồn gốc từ các vấn đề môi
trường gây ra, có tính chất xuyên biên giới, đòi hỏi phải có sự hợp
tác trong việc ứng phó của nhiều quốc gia.
Thứ hai, nguy cơ về an ninh kinh tế, xã hội, quyền con người
và người tị nạn, ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực và quốc tế. Đây
là các mối đe dọa ANPTT phát sinh từ rủi ro của thị trường (như

132 | Tài liệu học tập


an ninh tài chính), đòi hỏi việc chủ động và tích cực ứng phó phải
bắt đầu bằng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, cấu trúc lại chức năng của Nhà nước, nhằm giảm thiểu tối
đa tác động tiêu cực của thị trường khi rơi vào khủng hoảng.
Trên thế giới thì các vấn đề an ninh kinh tế, xã hội đang diễn
biến phức tạp. Năm 2011, cả thế giới bất ngờ khi Hy Lạp rơi vào
tình trạng phá sản, mất khả năng kiểm soát nền kinh tế và mất khả
năng trả nợ với số nợ công lên tới 355 tỷ Euro trong khi GDP chỉ
đạt 163 tỷ Euro. Rủi ro và mất mát lớn hơn nữa cho nhiều quốc gia
và doanh nghiệp trên thế giới là sự sụp đổ do hoạt động cho vay
dưới chuẩn của đế chế tài chính có lịch sử hơn 150 năm là Lehman
Brothers tại Mỹ năm 2008 đã châm ngòi cho một cuộc khủng
hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu mà cho đến nay hậu quả vẫn
chưa thể khắc phục hết. Việt Nam cũng phải chịu đựng nhiều mất
mát do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu này khi trong giai
đoạn khủng hoảng 2008-2014 đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp
phá sản, có cả các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước bị thua lỗ,
nhiều doanh nhân vướng vòng lao lý, nhiều lao động thất nghiệp,
an ninh kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới
quá trình phát triển bền vững của Việt Nam… Trong thời đại toàn
cầu hóa hiện nay một quốc gia rất có thể bị sụp đổ, bị lật đổ hay bị
xâm lược bằng các hành động phi quân sự, không phải là xung đột
hay chiến tranh có vũ trang.
Theo cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm thì ANPTT
được phân chia thành ba nhóm (an ninh nhà nước, an ninh con
người, an ninh doanh nghiệp). Trong thời đại tiến bộ của loài người
thì nhà nước hay chính phủ đều là của dân, do dân và vì dân, hay
nói cách khác là việc bảo đảm quyền con người. Bộ máy nhà nước
hoạt động bằng ngân sách có giới hạn thu được từ thuế tài nguyên
và tiền thuế của con người và doanh nghiệp. Việc các chính phủ
quản trị yếu kém, để cho tham nhũng thành căn bệnh hệ thống, tăng
thâm hụt ngân sách hàng năm dẫn tới bờ vực phá sản như Hy Lạp
là hoàn toàn có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào nếu không có
dân chủ, luật lệ và kiểm soát chặt chẽ.

Tài liệu học tập 133 |


Di cư bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau đang là
vấn đề ANPTT cần phải được ngăn chặn, vấn đề này đã và đang
xảy ra ở nhiều quốc gia, điển hình như mới đây sự việc 39 người
thiệt mạng trong vụ di cư bất hợp pháp sang Anh quốc đã để lại
nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Thế giới đang đối mặt với làn sóng di
cư bất hợp pháp ở nhiều nơi, thực tế các cuộc di cư này đều rất mạo
hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính mạng. Di cư bất hợp pháp là vấn
đề xuyên biên giới, cần phải được kiểm soát và ngăn chặn, bởi lẽ
nó tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng về mặt xã hội, chính trị và
kinh tế. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng tệ nạn xã hội
trong cộng đồng di cư tự do. Những người hành nghề mại dâm chủ
yếu là người di cư, mặt khác cũng làm lan truyền, phát tán các dịch
bệnh sang vùng khác mà khó kiểm soát được. Những dịch bệnh do
đông dân như lao, HIV, bệnh ngoài da, ký sinh trùng,... cũng trở
nên không thể kiểm soát được trong các cộng đồng di dân tự do.
Thứ ba, nguy cơ về an ninh quốc gia như buôn người và buôn
bán ma túy xuyên quốc gia. Đây là các mối đe dọa ANPTT phát
sinh từ mặt trái của toàn cầu hóa (khủng bố, buôn bán ma túy,
buôn bán phụ nữ và trẻ em).
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có
khoảng 50 triệu người nghiện xì ke ma túy, (nhưng đó chỉ là con số
có đăng ký, theo số liệu Liên hiệp quốc phải có đến 4% dân số
thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người (Bách
khoa tri thức phổ thông, trang 557) trong đó 6 triệu người nghiện
cocain, 5 triệu người nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện
cần sa, 9 triệu người thường xuyên dùng thuốc ngủ và thuốc an
thần.
Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những
vùng tập trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái Lan, Lào,
Trung Quốc, Việt Nam), khu vực Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan,
Tajikstan) và ở các nước Châu Mỹ la tinh, Pêru, Colombia,... Ma
túy từ đây được vận chuyển đi khắp nơi, mà thị trường béo bở nhất
hiện nay là Bắc Mỹ và các nước châu Âu. Trong khi Mỹ La Tinh là
nguồn cung cấp chủ yếu cho thị trường rộng lớn ở Bắc Mỹ và Tây

134 | Tài liệu học tập


Âu - 70%, thì Tam giác vàng ở Đông Nam Á là: “Trung tâm kinh
tế thuốc phiện” lớn nhất thế giới sản xuất 2.000 tấn/năm.
Ma túy là một hiểm họa lớn với thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng. Nó xâm nhập vào mọi ngõ ngách của xã hội, gây
băng hoại nền tảng văn hóa và thuần phong mỹ tục của các địa
phương và của toàn xã hội; nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma
túy hiện trong trường học. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy
ngày càng tăng, các con nghiện xâm nhập sân trường, dụ dỗ, mồi
chài, lôi kéo, cho thử,... Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi trẻ, dễ bị
lôi cuốn. Mà sa vào ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy
hoại chính mình hiện tại và tương lai. Đây là một vấn đề gây bao lo
lắng bức xúc cho cho toàn xã hội bởi sức lôi cuốn cũng như sự tàn
phá ghê gớm của nó đối với xã hội.
Thứ tư, nguy cơ về tổ chức tồn tại ngoài nhà nước (phi quốc
gia) ảnh hưởng đến trật tự quốc tế và các mối đe dọa của khủng bố
quốc tế.
Vụ khủng bố trung tâm thương mại thế giới ngày 11 tháng 9
năm 2001 (còn gọi là Sự kiện 11 tháng 9) do tổ chức khủng bố Al-
Qaeda đứng đầu là Ôsama bin Laden, người Saudi Arbia tiến hành,
đây là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong
thế kỷ XXI và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại lớn
nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự
của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới. Từ sau
sự kiện ngày 11/9/2001, giới nghiên cứu bắt đầu dành nhiều quan
tâm tới các vấn đề ANPTT đang diễn ra trên thế giới và đều nhận
định, các mối đe dọa đến từ nguy cơ về tổ chức tồn tại ngoài nhà
nước (phi quốc gia) ảnh hưởng đến trật tự quốc tế bùng nổ nhanh
chóng, diễn ra đột ngột, khó kiểm soát, thiếu dấu hiệu rõ ràng.
Cùng với đó, các vụ khủng bố diễn ra trên toàn cầu đều xảy ra và
không hề được phòng bị. Sự hình thành của chủ nghĩa khủng bố
liên quan chặt chẽ đến các vấn đề an ninh truyền thống như tâm lý
đấu tranh gây ra bởi chủ nghĩa bá quyền, xung đột và bởi các vấn
đề lãnh thổ và chủ quyền và những vấn đề lịch sử hình thành bởi
mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo.

Tài liệu học tập 135 |


Thông qua một số hoạt động kinh tế, các nhà đầu tư hoặc các
thương lái nước ngoài cũng có những thủ đoạn, hành vi nhằm phá
hoại môi trường của một số quốc gia khác. Bằng con đường mậu
dịch tiểu ngạch, các thương lái có những tiểu xảo xúi giục người dân
phá hoại môi trường. Điển hình như ở Việt Nam, việc thu mua đỉa,
ốc bươu vàng, móng trâu, lá cây hạt điều,... với giá cao trên thị
trường, đánh vào lòng tham của người dân đã dẫn tới tình trạng tàn
phá môi trường, đe dọa tới an ninh trật tự. Hoặc việc đưa hóa chất
độc hại thông qua thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng
trưởng để gây ô nhiễm môi trường, gây hại lâu dài tới sức khỏe, suy
thoái nòi giống đời sau. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài thông
qua các công trình công nghiệp lớn nhà máy thép, nhà máy nhiệt
điện, nhà máy hóa chất,... với trình độ công nghệ lạc hậu, gây hại
cho môi trường và gây xung đột môi trường với cộng đồng dân cư.
Thứ năm, các nguy cơ gây ra bởi sự phát triển công nghệ và
toàn cầu hóa, như an ninh mạng, an ninh thông tin, rủi ro hạt nhân,
ô nhiễm phóng xạ và an ninh kỹ thuật di truyền. Đây là các mối đe
dọa ANPTT phát sinh từ mặt trái sử dụng thành tựu khoa học
công nghệ (như an ninh mạng, một số dịch bệnh).
Tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và phương thức
thực hiện tinh vi hơn là thách thức ANPTT nổi bật trong bối cảnh
bùng nổ công nghệ cao trên toàn thế giới. Hiện nay, tội phạm công
nghệ cao rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, với thủ đoạn
chính là tấn công máy tính, mạng máy tính; lợi dụng lỗ hổng bảo
mật web, tấn công truy cập, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, lừa đảo dưới
nhiều hình thức; phát tán virus, phần mềm gián điệp; sử dụng trái
phép trong các dữ liệu của máy tính không được phép của cơ quan
nhà nước hoặc người có thẩm quyền; đưa trái phép, lan truyền các
thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng lên mạng xã hội... Nguy hiểm
hơn, tội phạm công nghệ cao còn thực hiện tấn công hệ thống hạ
tầng thông tin, truyền thông quốc gia, gây ảnh hưởng đến an ninh,
hòa bình thế giới.
Tội phạm công nghệ cao thường để lại các hậu quả rất nặng
nề, thường ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội

136 | Tài liệu học tập


với tốc độ nhanh chóng, gây hậu quả khôn lường về kinh tế - xã
hội, thậm chí là tác động tới vấn đề chính trị. Theo thống kê chưa
đầy đủ của các chuyên gia an ninh mạng Hoa Kỳ, nước này mỗi
năm thiệt hại từ 550 triệu đến 13 tỷ USD do các tội phạm công
nghệ cao gây ra. Theo các chuyên gia quốc phòng Mỹ, các cuộc tấn
công mạng là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà
Mỹ đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội
thiếu kiểm soát đã gây ra nhiều hệ lụy bất ổn cho các quốc gia, nhất
là các nước đang phát triển, nó đã tác động đến tất cả các lĩnh vực
trong đời sống xã hội của người dân, gây khó khăn cho công tác
quản lý xã hội của mỗi quốc gia.
Rủi ro hạt nhân là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với
nhân loại. Trên thế giới đã xảy ra một số thảm họa môi trường gây
ra những thiệt hại nặng nề, điển hình như thảm họa hạt nhân
Chernobyl xảy ra vào năm 1986 ở Ukraine, đây được coi là thảm
họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân được
xây dựng gần các quốc gia khác là thách thức lớn cần phải được
quan tâm, chú trọng. Hiện nay, Trung Quốc có 02 nhà máy điện hạt
nhân tại Phòng Thành và đảo Hải Nam về phía cuối hướng gió mùa
Đông Bắc, cuối dòng hải lưu, gần với tỉnh Quảng Ninh của Việt
Nam. Đây là một trong những nguy cơ lớn đối với các tỉnh phía Bắc
Việt Nam nếu xảy ra sự cố. Các nhà máy điện hạt nhân trên đều sử
dụng thế hệ công nghệ mới an toàn, song công nghệ hạt nhân vẫn tồn
tại những rủi ro nhất định về mặt an toàn hạt nhân. Tác động môi
trường của các nhà máy điện hạt nhân nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng
rất nghiêm trọng tới khu vực ven biển và đại dương.
Vận chuyển các chất thải nguy hại xuyên biên giới gây ra thảm
họa về sức khỏe và môi trường cho nước nhập khẩu chất thải. Lượng
chất thải nguy hại của thế giới được đưa sang các nước đang phát
triển dưới nhiều hình thức như xuất khẩu phế liệu có trộn lẫn chất
thải nguy hại; thuê các nước đang phát triển xử lý chất thải nguy hại;
sử dụng các tàu thủy không rõ địa chỉ, chở chất thải nguy hại sang
nước khác rồi bỏ lại cảng nước đó; thuê kho hoặc địa điểm ở một

Tài liệu học tập 137 |


nước khác để chứa tạm hàng hóa (thực chất là chất thải nguy hại),…
Ở Việt Nam, từ năm 2003 đến nay, lực lượng chức năng Việt Nam
phát hiện gần 3.000 container chứa hàng chục nghìn tấn ắc quy, chì
phế thải và chất thải công nghiệp nhập trái phép vào các cảng.
Vũ khí sinh thái là loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm, đã được sử
dụng từ lâu, thông qua sử dụng sinh vật, côn trùng, vi trùng, virut,
hóa chất, phóng xạ, gen,... nhằm tấn công kẻ thù và tàn phá cả môi
trường cư trú. Điển hình như vũ khí gen là đỉnh cao của vũ khí sinh
học. Bên cạnh đó là nguy cơ từ việc di nhập các loài sinh vật ngoại
lai là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia. Trong thời gian ngắn,
chúng chiếm vùng phân bố của các sinh vật bản địa khác trong
cùng hệ sinh thái, gây đe dọa đến loài bản địa. Thêm vào đó, các
tàu vận tải nước ngoài có thể mang theo nước dằn tàu có chứa các
sinh vật ngoại lai được đổ xuống giữa biển hay tại các bến tàu.
Điều này có thể đe dọa sức khỏe của cả con người và hệ sinh thái
và có thể là nguyên nhân đóng góp thêm vào sự suy thoái của môi
trường biển.
* Đặc điểm an ninh phi truyền thống
Dù còn nhiều quan niệm rất đa dạng, song có thể định dạng
một số đặc điểm chủ yếu sau của an ninh phi truyền thống:
- Các vấn đề ANPTT diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực
hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia. Nó có thể phát sinh từ
một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh,
phạm vi rộng đến quốc gia khác (biến đổi khí hậu, tội phạm mạng,
dịch bệnh lây lan nhanh ở người, gia súc và cây trồng,...).
- Các mối đe dọa ANPTT thường do các tác nhân tự nhiên hoặc
do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành;
còn an ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước.
- Các mối đe dọa ANPTT uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con
người hoặc cộng đồng, rồi quốc gia - dân tộc; còn an ninh truyền
thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia - dân tộc,
uy hiếp an ninh quốc gia.

138 | Tài liệu học tập


- Các mối đe dọa ANPTT có cả những vấn đề mang tính phi
bạo lực (kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh,...)
và những vấn đề mang tính bạo lực, nhưng đó là bạo lực phi quân
đội (khủng bố, tội phạm có tổ chức,...)
- Về mặt thời gian, ANPTT xuất hiện muộn hơn an ninh
truyền thống. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nhiều mối đe dọa
ANPTT đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử (dịch bệnh, khan hiếm
lương thực, khủng bố,...) nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy
mô chưa lớn, truyền thông chưa phát triển hoặc vấn đề quyền con
người chưa được quan tâm, nên ít hoặc không được quan tâm. Còn
ngày nay, do tác động của toàn cầu hóa, mặt trái của sử dụng thành
tựu cách mạng khoa học - công nghệ, sự mở rộng các phương tiện
truyền thông đa phương tiện,... các vấn đề ANPTT có điều kiện
phát tác nhanh, lan tỏa rộng, ảnh hưởng lớn, trở thành mối quan
tâm toàn nhân loại.
- Các mối đe dọa ANPTT hủy hoại an ninh quốc gia dần dần
và lâu dài, vì nó tác động đến các yếu tố mang tính hạt nhân hoặc bệ
đỡ cho ổn định và phát triển (cá nhân con người, cộng đồng xã hội,
hệ thống thể chế, hạ tầng kỹ thuật chiến lược và môi trường sống).
- Giải quyết ANPTT nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng biện
pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước. Còn an
ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang - quân sự là chính,
còn ngoại giao là hỗ trợ. Khó khăn nhất của việc giải quyết các vấn
đề của ANPTT toàn cầu chính là việc đồng thuận giữa các quốc gia
trong việc đóng góp những chi phí khắc phục.
- An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt
của khái niệm an ninh toàn diện. Vì vậy, ANPTT và an ninh truyền
thống cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia,...
bảo đảm ổn định và phát triển của quốc gia.
Từ các dấu hiệu đặc trưng nêu trên có thể khái quát đặc điểm
nhận diện an ninh phi truyền thống: “là việc bảo đảm an toàn,
không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia dân tộc và
toàn nhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như

Tài liệu học tập 139 |


biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, dịch
bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm
nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố,… Các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng
mang tính khu vực hoặc toàn cầu, do tác động bởi mặt trái của kinh
tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học -
công nghệ”.
* Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi
truyền thống
An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đều nằm
trong nhóm các vấn đề an ninh, là hai mặt của khái niệm an ninh
toàn diện. Vì vậy, ANPTT và an ninh truyền thống cùng tác động
đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia,... bảo đảm ổn định và
phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, an ninh truyền thống nhấn mạnh
tới việc sử dụng các biện pháp quân sự để chống lại sự tấn công
bằng quân sự nhằm uy hiếp, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ. ANPTT sử dụng các biện pháp phi vũ lực để phòng
chống những uy hiếp có nguồn gốc phi quân sự liên quan đến sự
phát triển của con người và môi trường sống.
Về chủ thể, an ninh truyền thống có thể xác định được rõ ràng
nhưng ANPTT thì có vấn đề xác định được nhưng có vấn đề lại
không xác định được. An ninh truyền thống là sự xung đột giữa quân
đội các nhà nước còn các mối đe dọa ANPTT thường do các tác
nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc
cá nhân tiến hành.
Về đối tượng đe dọa xâm phạm, với an ninh truyền thống đó
chính là chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc. Còn với ANPTT là
sự tồn tại, phát triển bền vững của con người, xã hội, môi trường
sống,… Các mối đe dọa ANPTT uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con
người hoặc cộng đồng, quốc gia - dân tộc; còn an ninh truyền thống
uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia - dân tộc, uy hiếp
an ninh quốc gia.
Về không gian và phạm vi của mối đe dọa, an ninh truyền

140 | Tài liệu học tập


thống chủ yếu diễn ra giữa hai quốc gia, nhóm liên minh các quốc
gia. Còn ANPTT có thể xuất phát từ nội tại một hoặc nhiều quốc
gia sau đó có thể lan tỏa ảnh hưởng tới cả khu vực và thậm chí toàn
thế giới.

II. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN


NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1. Làm suy giảm sức mạnh quốc phòng của đất nước
Sức mạnh quốc phòng thể hiện trực tiếp ở sức mạnh quân sự
và phản ánh ở các tiềm lực quốc gia về chính trị tinh thần, kinh tế,
khoa học công nghệ và quân sự, an ninh.
- Về chính trị tinh thần: Tạo tâm lý hoang mang, làm suy
giảm ý chí, quyết tâm và lòng tin của nhân dân đối với chế độ;
đồng thời, có thể làm gia tăng mâu thuẫn xã hội, nhất là giữa các
tầng lớp dân cư.
- Về kinh tế: Làm kìm hãm, thậm chí phá hoại sự phát triển
của nền kinh tế, gây khó khăn trong việc kết hợp kinh tế với quốc
phòng và mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế; làm suy giảm đáng
kể khả năng dự trữ và huy động cơ sở vật chất từ nền kinh tế cho
các nhiệm vụ quốc phòng cũng như khả năng đầu tư cho quốc
phòng nói chung, cho hiện đại hóa quân đội nói riêng.
- Về khoa học công nghệ: Tác động của biến đổi khí hậu; các
loại chất thải nhà máy, khai thác mỏ, đắp đập ngăn sông, cháy rừng
phá rừng, rò rỉ chất phóng xạ, sự cố tràn dầu, động đất, sóng thần,
bão, lũ lụt, núi lửa,... gây ra, đã trực tiếp tác động mạnh đến mọi
mặt của đời sống xã hội, thậm chí cướp đi sinh mạng của hàng triệu
người, để lại hậu quả nghiêm trọng trong nhiều năm, tiêu tốn nhiều
tiền của.
Đặc biệt là nguy cơ sử dụng vũ khí sinh thái, loại vũ khí đặc
biệt nguy hiểm, đã được sử dụng từ lâu, thông qua sử dụng sinh
vật, côn trùng, vi trùng, virus, hóa chất, phóng xạ, gen,... nhằm tấn
công kẻ thù và tàn phá cả môi trường cư trú. Chiến tranh sinh thái
có thể diễn biến dưới dạng hòa bình. Vũ khí sinh thái có thể bí mật

Tài liệu học tập 141 |


đưa vào một nước khác theo nhiều con đường như du lịch hoặc
xuất khẩu cây trồng, vật nuôi, hạt giống,... Vũ khí sinh thái có thể
tiêu diệt nền nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản..., làm suy thoái
kinh tế để biến đối phương trở thành phụ thuộc.
Bên cạnh đó, với ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và phương
thức thực hiện tinh vi hơn, với thủ đoạn chính là tấn công máy tính,
mạng máy tính; lợi dụng lỗ hổng bảo mật web, tấn công truy cập,
lấy cắp, phá hoại dữ liệu, lừa đảo dưới nhiều hình thức; phát tán
virus, phần mềm gián điệp; sử dụng trái phép trong các dữ liệu của
máy tính không được phép của cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền; đưa trái phép, lan truyền các thông tin thất thiệt, thiếu
kiểm chứng lên mạng xã hội,... Nguy hiểm hơn, tội phạm công
nghệ cao còn thực hiện tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền
thông quốc gia, gây ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình thế giới.
2. Gây mất ổn định của quốc gia
- Hậu quả từ ANPTT có thể gây ra mất ổn định đất nước trên
nhiều lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng
- an ninh và đối ngoại, v.v.
- Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo,
khủng bố và tội phạm ma túy,... sẽ có tác động trực tiếp làm kìm
hãm phát triển kinh tế, gia tăng đói nghèo.
- Di cư bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau làm thay
đổi kết cấu xã hội, mâu thuẫn nội bộ gia tăng, tạo tâm lý bất bình,
chống đối của dân chúng đối với chính quyền, gây khủng hoảng xã
hội trầm trọng.
- Tác động của an ninh thông tin có thể gây rối loạn hệ thống
mạng của đất nước, dẫn đến sự sụp đố toàn bộ hệ thống điều khiển
quốc gia; tạo ra các luồng thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây
chia rẽ nội bộ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

142 | Tài liệu học tập


3. Hình thành nguy cơ xung đột và chiến tranh
- Nguy cơ xung đột và chiến tranh được hình thành từ nhiều
nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, cả bên trong và bên
ngoài; trong đó có các nguyên nhân từ tác động của ANPTT, nhất
là từ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, xung đột dân tộc,
sắc tộc và khai thác tài nguyên, v.v. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi
nguy cơ xung đột và chiến tranh với nhiều quốc gia thực chất là
ngăn chặn, đối phó với các thách thức ANPTT và đây được coi là
một trong những mục tiêu cơ bản của quốc phòng - an ninh mỗi
nước. Đối với Việt Nam, nguy cơ xung đột và chiến tranh từ tác
động của ANPTT có thể ít xẩy ra nhưng không thể không dự báo
để chủ động phòng ngừa.
- Hiện nay, các loại tội phạm về an ninh mạng, ma túy, buôn
bán phụ nữ và trẻ em, tội rửa tiền và các loại tội phạm trên lĩnh vực
thương mại, đầu tư,... vẫn diễn biến phức tạp và là một trong những
nhân tố gây mất ổn định, nhất là trên các tuyến biên giới, có thể
làm tổn hại tới quan hệ với các nước.
- Nguy cơ từ ANPTT tác động đến quốc phòng Việt Nam
không chỉ từ các vấn đề trong, nước mà còn từ các vấn đề khu vực
và thế giới.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI


CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Nâng cao nhận thức về các mỗi đe dọa an ninh phi
truyền thống đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an
ninh quốc gia và an ninh nhân loại
- Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về ANPTT.
Trong các văn kiện của Đảng đề cập đến về các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống gần đây có một số điểm cần đặc biệt chú ý sau:
Thứ nhất: Đảng ta luôn đặt các mối đe dọa ANPTT bên an
ninh truyền thống, trong đó các mối đe dọa an ninh truyền thống dù

Tài liệu học tập 143 |


vẫn tiềm tàng và biểu hiện dưới các hình thức, mức độ khác nhau,
nhưng xu hướng hòa bình vẫn là chủ đạo, còn vấn đề ANPTT đang
nổi lên gay gắt;
Thứ hai: Các thách thức ANPTT đang diễn biến phức tạp do
mặt trái của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường, của sử dụng thành
tựu khoa học công nghệ;
Thứ ba: Định dạng các mối đe dọa ANPTT bao gồm: An
ninh con người, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh
lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,... Phạm vi các
mối đe dọa ANPTT sẽ còn mở rộng và diễn biến rất phức tạp, đòi
hỏi phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và bổ sung kịp thời;
Thứ tư: Các mối đe dọa ANPTT không của riêng Việt Nam
mà mang tính toàn cầu;
Thứ năm: Một số mối đe dọa ANPTT có khả năng chuyển
hóa thành an ninh truyền thống, như xung đột dân tộc, tôn giáo,
khủng bố, bạo loạn chính trị.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cả hệ thống
chính trị, các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị ANPTT, cộng đồng
doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ các thách
thức, tác động, ảnh hưởng của ANPTT đối với đời sống con người,
cộng đồng và an ninh quốc gia.
- Phát huy trách nhiệm mỗi chủ thể trong việc chủ động
phòng ngừa và ứng phó với thách thức ANPTT.
- Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã hội về mối
đe dọa ANPTT có thể bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau
2. Chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống
- Chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, chăm lo
bảo vệ môi trưởng sinh thái.
- Phân loại từng lĩnh vực ANPTT với đặc điểm khác nhau để

144 | Tài liệu học tập


xác định những cơ chế, phương thức quản trị ANPTT phù hợp.
- Chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế quản trị
ANPTT, nâng cao tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với
pháp luật quốc tế trên từng lĩnh vực.
- Chủ động xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản
trị ANPTT ờ từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể;
thường xuyên diễn tập để tránh rơi vào thế bị động khi xảy ra tình
huống bất thường.
- Giữ vững an ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn
giáo một cách khéo léo, giải tỏa các xung đột xã hội phù hợp,
phòng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển hóa của xung đột.
- Chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
toàn xã hội trong quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối
với hoạt động quản trị ANPTT.
- Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về ANPTT, tự xây
dựng, hệ thống thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công
chức và chế độ công vụ chuyên nghiệp.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể chính trị - xã hội, các tố chức xã hội trong phòng ngừa và ứng
phó với các mối đe dọa ANPTT.
- Phát huy vai trò của Cộng đồng doanh nghiệp trong phòng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.
- Thu hút sự tham gia của người dân trong phòng ngừa và
ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.

Tài liệu học tập 145 |


4. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa,
kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
- Quán triệt quan điểm của Đảng ta, thống nhất nhận thức,
xây dựng cơ chế lòng tin và hoàn thiện khung khổ thể chế giữa các
nước về ANPTT - cơ sở cho hợp tác quốc tế có hiệụ quả.
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có hợp tác
về phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT thông qua
cơ chế và phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt.
- Tăng cường chia sẻ thông tin giữa Việt Nam với các nước
trên từng nội dung về các mỗi đe dọa ANPTT thông qua thiết lập
cơ chế hợp tác cụ thể và hữu hiệu.
- Hợp tác quốc tế về chia sẻ thành tựu khoa học - công nghệ,
đào tạo nhân lực và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho
phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.
5. Huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác
nhau để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng phó
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
- Nguồn tài chính ngân sách
Nguồn tài chính ngân sách hằng năm có được nhờ thu thuế,
được Quốc hội phân bổ thông qua kế hoạch tài khóa hằng năm để
phục vụ cho chi thường xuyên và đầu tư phát triển, trong đó có đầu
tư cho hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và ứng phó với các thách
thức ANPTT.
- Nguồn tài chính doanh nghiệp
Đây là nguồn tài chính rất quan trọng đóng góp vào phòng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Không ít tác nhân gây
ra mối đe dọa ANPTT từ các doanh nghiệp, do đó sự tham gia của
doanh nghiệp vào hoạt động phòng ngừa và ứng phó có ý nghĩa rất
quan trọng.
- Xây dựng quan hệ đối tác công - tư trong các hoạt động
phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.

146 | Tài liệu học tập


Đây là phương thức đang được sử dụng phổ biến trong thế giới
ngày nay, nhằm kết nối khu vực công và khu vực tư trong một mục
tiêu chung bảo đảm an ninh và phát triển bền vững. Thiết lập quan
hệ đối tác công - tư có thể dưới nhiều dạng khác nhau như: “Lãnh
đạo công, quản trị tư”; “Đầu tư tư, sử dụng công”; “Đầu tư công,
quản trị tư”; “Tư nhân tổ chức cung ứng, nhà nước chi trả phí và
kiểm soát chất lượng”;…
- Nguồn tài chính xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của
nhân dân, các nhà tài trợ.
Đối với cộng đồng tự quản, trước các nguy cơ ANPTT ngày
càng khó lường, cần thiết phải thiết lập các quỹ phòng ngừa, ứng
phó tại chỗ với sự đóng góp của nhân dân theo hình thức tự quản,
như xử lý rủi ro từ bão lụt, dịch bệnh, phòng ngừa ma túy, hậu quả
di cư tự do,... Đối với các cơ quan chức năng, trước giới hạn của
nguồn lực đầu tư từ phía nhà nước, sự giúp đỡ, ủng hộ tích cực
nguồn tài chính của doanh nghiệp, của các nhà hảo tâm có ý nghĩa
rất quan trọng.
- Nguồn tài chính quốc tế
Xuất phát từ đặc điểm các mối đe dọa ANPTT mang tính
toàn cầu, xuyên quốc gia, có những vấn đề mà không một quốc gia
nào tự mình có thể giải quyết được. Vì vậy, phải có sự phối hợp về
thông tin, lực lượng và chia sẻ nguồn lực tài chính giữa các quốc
gia thì mới có thể phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả, nhất là chia
sẻ nguồn lực tài chính giữa nước giàu và nước nghèo trong điều
kiện thế giới phát triển mất cân đối. Tất nhiên, trong quá trình viện
trợ cho phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, các
quốc gia tài trợ còn có những mục tiêu riêng để gây ảnh hưởng lên
các quốc gia nhận viện trợ và thúc đẩy thay đổi công nghệ có lợi
cho giới tư bản nên các quốc gia nhận tài trợ cần phải nhận diện
được tính hai mặt của nó để khai thác được mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực.

Tài liệu học tập 147 |


KẾT LUẬN
Vấn đề ANPTT là một nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Đối phó với
các mối đe dọa ANPTT hiện nay vừa là yêu cầu, nhiệm vụ của sự
nghiệp QP - AN, bảo vệ Tổ quốc, vừa là điều kiện quan trọng để
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ chế độ, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự
đồng thuận và nỗ lực của toàn xã hội, sự quyết tâm rất cao của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó lực lượng vũ trang giữ
vai trò vô cùng quan trọng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các khái niệm về an ninh truyền thông và an ninh phi


truyền thống ở Nước ta?
2. Làm rõ những thách thức và đe dọa an ninh phi truyền thống?
3. Nêu các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống liên hệ với nhà trường và bản thân?

148 | Tài liệu học tập


HỌC PHẦN 3

QUÂN SỰ CHUNG

Tài liệu học tập 149 |


BÀI QS1
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP,
CÔNG TÁC TRONG NGÀY, TRONG TUẦN


I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU


- Huấn luyện cho sinh viên nắm được nội dung thực hiện các
chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội trong doanh trại làm cơ
sở vận dụng tốt trong quá trình học tập, sinh hoạt tại Trung tâm.
- Hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện các chế
độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại.
- Nắm chắc nội dung, vận dụng tốt vào trong việc sắp sếp trật
tự nội vụ, vệ sinh tại trung tâm.

II. NỘI DUNG


1. Phân phối thời gian
a) Thời gian làm việc trong tuần, trong ngày
Trong điều kiện bình thường, khi đóng quân doanh trại, thời
gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần được
phân chia như sau: mỗi tuần làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày thứ
Bảy và Chủ nhật; Nếu nghỉ vào ngày khác trong tuần phải do Tư
lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy
định thống nhất cho đơn vị thuộc quyền.
- Ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của nhà nước.
- Quân nhân làm việc ngày nghỉ thì được nghỉ bù. Thời gian
và quyền hạn cho quân nhân nghỉ bù do người chỉ huy cấp đại đội
và tương đương trở lên quyết định.
- Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi giải trí, hoạt động thể

150 | Tài liệu học tập


thao, văn hóa - văn nghệ, vệ sinh môi trường nhưng phải dành một
thời gian nhất định để quân nhân có điều kiện giải quyết việc riêng.
- Mỗi ngày làm việc 8 giờ còn lại là thời gian ngủ nghỉ, sinh
hoạt và phải được phân chia cụ thể theo thời gian biểu trong ngày.
Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có quy
định riêng.
b) Sử dụng các buổi tối trong tuần
Tất cả các buổi tối trong tuần (trừ các buổi tối trước và trong
ngày nghỉ) phải tổ chức học tập hoặc sinh hoạt. Thời gian học tập,
sinh hoạt mỗi buổi tối không quá 2 giờ.
Những đêm trước ngày nghỉ có thể ngủ muộn hơn, nhưng
không quá 23 giờ và sáng hôm sau thức dậy không quá 7 giờ.
c) Thời gian làm việc của từng mùa
Thời gian làm việc theo 2 mùa quy định như sau.
- Mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 10.
- Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 3 năm sau.
Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do Tư lệnh
quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy định.
2. Làm việc và sinh hoạt trong ngày
Chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày để thống nhất trong
toàn đơn vị. Mục 2 Điều lệnh Quản lý bộ đội quy định có 11 chế
độ. Cụ thể như sau:
a) Treo Quốc kỳ
Các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên khi
đóng quân cùng một doanh trại phải tổ chức treo Quốc kỳ hằng
ngày ở một vị trí trang trọng nhất. Các đại đội và tiểu đoàn tương
đương khi đóng quân độc lập thì tổ chức treo Quốc kỳ trên sân
chào cờ duyệt đội ngũ của đơn vị mình. Thời gian treo Quốc kỳ lúc
06 giờ, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18 giờ hàng ngày.

Tài liệu học tập 151 |


b) Thức dậy
Trực chỉ huy, trực ban phải dậy trước 10 phút để trực tiếp ra
hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn
vị dậy đúng giờ.
Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời
khỏi phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị sẵn sàng công tác.
c) Thể dục sáng
Đúng giờ, mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng.
Trừ người làm nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
- Thời gian tập thể dục 20 phút.
- Trang phục do người chỉ huy đơn vị quy định thống nhất,
theo thời tiết và điều kiện cụ thể.
Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể
thao quân đội. Trung đội hoặc đại đội và tương đương là đơn vị tổ
chức tập thể dục.
Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
d) Kiểm tra sáng
Kiểm tra sáng được tiến hành hằng ngày (trừ ngày nghỉ và
ngày chào cờ). Tổ chức kiểm tra ở tiểu đội, trung đội và tương
đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại
đội và tương đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó
điều hành. Khi kiểm tra phát hiện sai sót phải sửa ngay.
Thời gian kiểm tra 10 phút.
e) Học tập
* Học tập trong hội trường
Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số,
trang phục. Chỉ huy bộ đội vào vị trí, hô “Nghiêm” và báo có giáo
viên. Nếu đơn vị có mang vũ khí phải tổ chức khám súng trước và
quy định nơi giá (đặt) súng.

152 | Tài liệu học tập


Quân nhân (người học) ngồi trong hội trường phải đúng vị trí
quy định, tập trung tư tưởng theo dõi nội dung học tập. Khi ra vào
lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giáo viên, được phép mới
ra vào lớp.
Sau mỗi tiết hoặc giờ học tập được nghỉ 5 đến 10 phút. Hết
giờ nghỉ nhanh chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giáo viên phải
chấp hành đúng thời gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo
cáo cho người phụ trách lớp học và người phụ trách biết.
Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp hô “Đứng
dậy” và hô “Nghiêm”, báo cáo giáo viên cho xuống lớp, sau đó chỉ
huy đơn vị về doanh trại.
* Học tập ngoài thao trường
Đi về phải thành đội ngũ. Thời gian đi về không tính thời
gian học tập. Nếu thời gian đi (về) trên 1 giờ được tính một nửa vào
thời gian học tập.
Trước khi học tập người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải
tập hợp bộ đội, kiểm tra quận số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám
súng sau đó báo cáo với giáo viên.
Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần
địch phải có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Súng, đạn, trang bị chưa
dùng trong luyện tập phải có người cach gác. Hết giờ luyện tập
người phụ trách hoặc trực ban lớp phải tập hợp bộ đội, khám súng,
kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ và các trang bị khác, chỉnh đốn
hàng ngũ, báo cáo giáo viên cho bộ đội nghỉ. Sau đó, chỉ huy bộ
đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
f) Ăn uống
Người chỉ huy đơn vị có tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn,
nhà bếp; bảo đảm tiêu chuẩn định lượng, ăn sạch ăn nóng, ăn đúng
giờ quy định.
- Hằng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiểm tra
quân số người ăn, số lượng, chất lượng lượng thực, thực phẩm sử
dụng theo tiêu chuẩn được hưởng. Vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ.

Tài liệu học tập 153 |


- Thực hiện kinh tế công khai trong ngày, tháng; giải quyết
mọi thắc mắc, đề nghị ăn uống của quân nhân.
Cán bộ, chiến sĩ phục vụ nhà ăn, nhà bếp phải nêu cao ý thức
trách nhiệm phục vụ, có kế hoạch tổ chức tiếp phẩm, cải tiến kỹ
thuật nấu ăn, giữ vệ sinh, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sức khỏe bộ đội.
- Bảo quản lượng thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo,
đếm chính xác; có sổ ghi chép xuất, nhập đầy đủ, tránh để hao hụt,
lãng phí tham ô. Hàng ngày, tuần, tháng cùng với hội đồng kinh tế
của đơn vị tiến hành kiểm kho, báo cáo kinh tế công khai trước các
quân nhân.
- Khi làm việc phải mặc trang phục công tác. Người đang
mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ngoài da không được trực tiếp
nấu ăn, chia cơm thức ăn.
- Đối với người ốm tại trại, nếu không đến được nhà ăn, trực
nhật và quân y phải đem cơm về đơn vị cho người ốm. Những suất
chưa ăn nhân viên nhà ăn phải đậy lại cẩn thận.
- Cấm sử dụng thức ăn nấu chưa chín, ôi thiu; thịt súc vật bị
bệnh, đồ hộp hỏng, các loại lương thực, thực phẩm của địch để lại
chưa được quân y kiểm tra.
- Cấm để chất độc, vật bẩn, hôi hám vào khu thực phẩm, nhà
bếp, nhà ăn. Nếu dùng thuốc diệt muỗi, diệt chuột, phải có biện
pháp quản lý chặt chẽ.
- Nước ăn, uống phải trong, sạch. Nước uống, nước nhúng
bát đũa phải đun sôi.
- Mỗi bữa ăn phải để một phần suất ăn làm lưu nghiệm do
quân y quản lý, sau 24 giờ không có việc gì xảy ra mới bỏ đi.
Khi đến nhà ăn:
- Phải đúng giờ, đi ăn trước hoặc sau giờ quy định phải được
chỉ huy đơn vị hoặc trực ban đồng ý và báo trước cho nhà bếp.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn
phải tập hợp đi thành đội ngũ.

154 | Tài liệu học tập


- Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi, ăn xong xếp
gọn bát đĩa trên mặt bàn, xếp ghế vào gầm bàn trước khi rời nhà ăn.
g) Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
Khi quân nhân được giao vũ khí, trang bị kỹ thuật, phải chấp
hành nghiêm chế độ bảo quản hàng ngày, hàng tuần.
- Hàng ngày: vũ khí bộ binh phải bảo quản 15 phút, vũ khí
trang bị kỹ thuật khác, khí tài phức tạp bảo quản 30 phút. Thời gian
bảo quản vào giờ thứ 8.
- Hàng tuần vũ khí bộ binh bảo quản 40 phút, vũ khí trang bị
kỹ thuật khác, khí tài phức tạp bảo quản từ 3 đến 5 giờ, thời gian
bảo quản vào ngày làm việc cuối tuần.
- Sau khi bắn đạn thật phải bảo quản vũ khí theo đúng quy
trình kỹ thuật.
Lau chùi bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật hàng ngày, hàng
tuần do chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến hành, có sự hướng dẫn của
nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Vị trí lau chùi vũ khí, trang bị kỹ
thuật phải sạch sẽ. Có đủ bàn, bạt, dụng cụ và các điều kiện để tháo
lắp, bảo quản. Trước khi lau chùi phải khám súng.
Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, mức độ tháo, lau
chùi hàng ngày, hàng tuần theo quy định đối với từng loại vũ khí,
khí tài. Khi lau xong phải khám súng, kiểm tra. Người chỉ huy phải
phân công quân nhân lau chùi, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật
của những người vắng mặt.
h) Thể thao, tăng gia sản xuất
Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị, các đơn vị phải tổ
chức tập thể thao và tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Thời gian
từ 40 đến 45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương
đương căn cứ vào tình hình cụ thể phân chia lực lượng cho hợp lý
và bố trí luân phiên trong tuần để bảo đảm mọi quân nhân đều được
thể thao và tăng gia sản xuất.
Tổ chức thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi

Tài liệu học tập 155 |


và dụng cụ hiện có để sắp xếp bảo đảm mọi quân nhân đều được
tập luyện. Nội dung theo hướng dẫn của ngành thể thao quân đội.
Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức, hướng dẫn tập luyện. Các
môn tập luyện dễ xảy ra tai nạn phải tổ chức bảo đảm an toàn.
Tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống phải chặt chẽ,
có kế hoạch thống nhất trong từng đơn vị. Người chỉ huy đơn vị
phải căn cứ tình hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế
hoạch, chỉ tiêu tăng gia sản xuất cho đơn vị được phù hợp. Quân
nhân được phân công tăng gia sản xuất phải tích cực, tự giác thực
hiện, không được làm việc khác trong giờ tăng gia sản xuất.
i) Đọc báo, nghe tin
Hàng ngày trước giờ học tập, sinh hoạt tối 15 phút quân nhân
đều được đọc báo, nghe tin. Việc đọc báo nghe tin tập trung chỉ tổ
chức trong các ngày sinh hoạt tối, còn các ngày khác tự cá nhân
nghiên cứu.
Đọc báo, nghe tin được tổ chức ở cấp b hoặc c và tương
đương. Đến giờ quy định mọi quân nhân phải có mặt tại vị trí quy
định và giữ trật tự để nghe.
- Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị
trước để đọc lưu loát, dễ nghe.
- Người phụ trách hệ thống truyền tin, trước giờ truyền tin
phải kiểm tra máy móc bảo đảm nghe tốt.
k) Điểm danh, điểm quân số
Hàng ngày trước giờ ngủ, phải tiến hành điểm danh, điểm
quân số, nhằm quản lý chặt chẽ quân số bảo đảm sẵn sàng chiến
đấu.
- Trung đội và tương đương 1 tuần điểm danh 2 lần, các tối
khác điểm quân số.
- Đại đội và tương đương 1 tuần điểm danh 1 lần.
- Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh 1
đại đội. Thời gian điểm danh, điểm quân số không quá 30 phút. Điểm

156 | Tài liệu học tập


danh, điểm quân số ở cấp nào do chỉ huy cấp đó trực tiếp tiến hành.
Đến giờ điểm danh, điểm quân số mọi quân nhân có mặt tại
đơn vị phải tập hợp thành đội ngũ, trang phục đúng quy định.
- Chỉ huy đơn vị đọc danh sách các quân nhân ở từng phân
đội theo quân số đơn vị quản lý (đọc cấp bậc họ tên từng quân
nhân). Quân nhân nghe đọc tên mình phải hô “Có ”. Quân nhân
vắng mặt, người chỉ huy trực tiếp của quân nhân đó trả lời “Vắng
mặt” kèm theo lý do.
- Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công
tác ngày hôm sau.
- Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh nhưng
không phải gọi tên. Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra quân số thuộc
quyền, sau đó báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ huy
điểm quân số. Nhận báo cáo xong người chỉ huy điểm quân số có
thể kiểm tra lại toàn bộ hoặc một số phân đội.
l) Ngủ nghỉ
Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân
đội phải đôn đốc mọi người chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màn để ngủ
được đúng giờ. Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh sáng và
quần áo, giầy dép trang bị để đúng nơi quy định.
Quân nhân khi lên giường ngủ phải để quần áo giày dép đúng
vị trí, thứ tự gọn gàng, phải trật tự, yên tĩnh. Những người có việc
làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ huy hoặc trực ban và
phải làm việc ở nơi quy định. Những người làm nhiệm vụ về muộn
phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không làm ảnh hưởng đến giấc
ngủ người khác.
3. Làm việc và sinh hoạt trong tuần
a) Chào cờ - duyệt đội ngũ
Cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương ở các đơn vị, các học
viện nhà trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn
phải tổ chức chào cờ duyệt đội ngũ vào sáng thứ hai hàng tuần. Cơ

Tài liệu học tập 157 |


quan trung, lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc của trung, lữ đoàn
trong điều kiện đóng quân tập trung phải tổ chức chào cờ, duyệt đội
ngũ chung vào sáng thứ hai hàng tuần, do phó trung, lữ đoàn
trưởng kiêm tham mưu trưởng hoặc phó trung, lữ đoàn trưởng quân
sự chỉ huy. Nếu các đơn vị trực thuộc đóng quân xa cơ quan trung,
lữ đoàn thì phải tổ chức chào cờ theo quy định.
Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường, cơ quan
cấp sư đoàn, cơ quan quân sự ,biên phòng tỉnh (thành) khi đóng
quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ duyệt đội ngũ một
lần vào thứ hai tuần đầu tháng.
- Cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, Bộ
đội Biên phòng và tương đương, khi đóng quân trong doanh trại tập
trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ toàn cơ quan một lần vào sáng
thứ hai tuần đầu, tháng đầu quý, do một thủ trưởng bộ tư lệnh chỉ
huy, các tháng khác do từng cục tự tổ chức một lần vào sáng thứ hai
tuần đầu tháng.
- Học viện, trường có quân số nhiều hơn đơn vị cấp trung
đoàn trước khi tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ, người chỉ huy phải
nắm quân số, quy định vị trí tập hợp của từng cơ quan, đơn vị và
thứ tự duyệt đội ngũ trong điều hành; khi chỉnh đốn hàng ngũ,
người chỉ huy đứng tại vị trí chỉ huy (chính giữa phía trước đội
hình) chỉ huy đơn vị, không phải về bên phải đội hình chỉnh đốn
hàng ngũ.
Cơ quan quân sự huyện (quận), đồn Biên phòng tổ chức chào
cờ một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng.
Trong tuần cấp trên tổ chức chào cờ thì cấp dưới không tổ
chức chào cờ.
Các đơn vị đóng quân gần địch do tư lệnh quân khu, quân
đoàn và tương đương được quyền cho phép đơn vị thuộc quyền
không tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ nếu xét thấy không bảo đảm
an toàn, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
Tất cả quân nhân có mặt trong đơn vị phải tham gia chào cờ,

158 | Tài liệu học tập


trừ người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp
cho phép vắng mặt; quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ.
- Chào cờ, duyệt đội ngũ ở cấp nào, do người chỉ huy cấp đó
chủ trì và điều hành.
- Chào cờ cơ quan từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên,
do phó chỉ huy kiêm tham mưu trưởng hoặc phó chỉ huy quân sự
chỉ huy.
- Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo quy định
của Điều lệnh Đội ngũ.
Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ được lấy vào giờ hành
chính; cấp đại đội, tiểu đoàn và cơ quan có số quân tương đương
không quá 30 phút; cấp trung đoàn, nhà trường và cơ quan có quân
số tương đương không quá 40 phút.
Đến 18 giờ trong ngày, trực ban nội vụ hạ cờ xuống.
b) Thông báo chính trị
Đối với cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, mỗi
tuần quân nhân có 30 phút chính thức để nghe thông báo chính trị
vào sáng thứ hai ngay sau khi kết thúc chào cờ và nhận xét tuần,
trước khi duyệt đội ngũ.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng,
công nhân viên quốc phòng một tháng được nghe thông báo chính
trị một lần 2 giờ (không tính vào thời gian làm việc chính thức); do
cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức.
Nội dung do cán bộ chính trị phụ trách.
c) Tổng vệ sinh doanh trại
Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống
nhất để làm tổng vệ sinh doanh trại, đảm bảo môi trường sạch đẹp.

Tài liệu học tập 159 |


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các chế độ trong ngày? Vận dụng làm rõ một chế độ
đang được thực hiện tại Trung tâm.
2. Nêu các chế độ trong tuần? Nêu ý nghĩa của việc thông báo
chính trị với đơn vị và từng người.
3. Nêu trách nhiệm của từng người, người phụ trách trong việc
đảm bảo trật tự nội vụ trong doanh trại.

160 | Tài liệu học tập


BÀI QS2
CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY,
BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ
TRONG DOANH TRẠI


I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU


- Giới thiệu cho sinh viên nắm được các chế độ nền nếp chính
quy và cách bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại, làm cơ sở trong
cho việc học tập và vận dụng sắp xếp trận tự nội vụ tại Trung tâm.
- Hiểu được ý nghĩa các chế độ nền nếp, bố trí trật tự nội vụ
trong doanh trại.
- Biết cách bố trí trật tự nội vụ vệ sinh trong phòng ở theo các
quy định của Trung tâm.

II. NỘI DUNG


1. Chỉ thị 917/1999/CT- QP ngày 22 tháng 06 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quân lần thứ 6 về
xây dựng quân đội trong thời kỳ mới; Để chỉ đạo thống nhất cuộc
vận động xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Nhằm không
ngừng giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của quân đội,
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Chỉ thị xác định năm tiêu chuẩn sau:
a) Vững mạnh về chính trị
b) Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm chế độ

Tài liệu học tập 161 |


sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi
c) Xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt
Thực hiện nghiêm Điều lệnh Quản lý bộ đội và các chế độ
quy định của quân đội, pháp luật của Nhà nước. Duy trì nền nếp và
chế độ quy định tốt, tạo sự ổn định vững chắc trong toàn đơn vị,
quản lý người, quản lý vũ khí, trang bị chặt chẽ, không có vụ việc
kỷ luật nghiêm trọng, các vụ việc vi phạm kỷ luật dưới 1%, tỉ lệ đào
bỏ ngũ cắt quân số không quá 1,5%, không sử dụng bộ đội đi làm
kinh tế sai quy định.
- Ý nghĩa: Việc xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật
tốt sẽ giúp cho đơn vị vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ trên giao.
- Nội dung:
+ Chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ
và các chế độ quy định quân đội: cán bộ, chiến sĩ gương mẫu chấp
hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước và quy tắc sinh hoạt xã hội; đồng thời làm tốt công tác tuyên
truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính
quyền và nhân dân địa phương góp phần giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội; mọi quân nhân phải được học tập, huấn
luyện đầy đủ các nội dung của Điều lệnh Quản lý bộ độ, Điều lệnh
Đội ngũ, theo đúng chương trình quy định cho từng đối tượng.
Thực hiện nghiêm nội dung, thời gian và tổ chức phương pháp
huấn luyện điều lệnh. Gắn việc huấn luyện với duy trì chấp hành
điều lệnh, điều lệ và các chế độ quy định của quân đội, vận dụng
vào trong học tập sinh hoạt hàng ngày.
+ Duy trì nghiêm kỷ luật, nền nếp chế độ chính quy, tạo sự
thống nhất cao trong đơn vị: mọi quân nhân phải thực hiện đúng
chức trách quân nhân và chức trách trên cương vị mà mình đảm
nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính quy; nội bộ đơn
vị đoàn kết, thống nhất cả về ý chí và hành động, chấp hành
nghiêm điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, có nếp
sống văn hóa, kỷ luật tự giác nghiêm minh; các chế độ làm việc,

162 | Tài liệu học tập


sinh hoạt, học tập và công tác trong ngày, trong tuần của đơn vị
phải được duy trì chặt chẽ, nền nếp, thống nhất; khi tổ chức thực
hiện 11 chế độ trong ngày: các cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực và
bộ đội địa phương, các học viện, nhà trường phải duy trì theo Điều
lệnh Quản lý bộ đội.
+ Quản lý chặt chẽ con người, vũ khí trang bị; hạn chế thấp
nhất các vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường, đào ngũ cắt quân
số; đơn vị không có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng; không sử dụng
bộ đội làm kinh tế trái quy định.
- Biện pháp: chỉ huy đơn vị phải quán triệt và thực hiện
nghiêm túc các quy định, duy trì chặc chẽ mọi nền nếp, chế độ.
- Thực tiễn: đơn vị luôn giáo dục nâng cao nhận thức và duy
trì tốt kỷ luật, chế độ chính quy.
d) Bảo đảm hậu cần, tài chính và đời sống bộ đội
e) Bảo đảm công tác kỹ thuật
2. Các chế độ, nền nếp chính quy
a) Nội dung xây dựng chính quy
* Nâng cao trình độ thống nhất và chất lượng về trang phục
Để đảm bảo sinh hoạt công tác, chiến đấu, huấn luyện, quân
trang luân được nâng cấp, bảo đảm chất lượng, bền, đẹp phù hợp
với tình hình thực tiễn của quân đội.
* Nâng cao trình độ về lễ tiết, tác phong quân nhân
Phong cách quân nhân; Xưng hô; Chào hỏi; Mang mặc trang
phục,…
* Nâng cao trình độ tổ chức thực hiện chức trách, nền nếp,
chế độ quy định
Thực hiện 10 chức trách quân nhân; chức trách cán bộ; các
chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập và công tác.
* Nâng cao trình độ quản lý bộ đội, quản lý trang bị

Tài liệu học tập 163 |


Quản lý số lượng, chất lượng quân nhân; quản lý vũ khí trang
bị kỹ thuật; quản lý quân trang; quản lý doanh trại;…
b) Biện pháp
- Giáo dục tuyên truyền sâu rộng trong toàn quân.
- Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng các cấp.
- Chỉ huy các cấp phải trực tiếp chủ trì việc chỉ đạo xây dựng.
- Phát huy sức mạnh đồng bộ của cơ quan các cấp.
- Bảo đảm cơ sở vật chất. Xây dựng đơn vị điểm.
- Hàng tháng từng cấp tiến hành kiểm điểm việc thực hiện
xây dựng chính quy và báo cáo lên cấp trên.

II. BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI


1. Thành phần doanh trại đóng quân
Tổ chức đóng quân của đơn vị phải có:
- Nhà ngủ của cán bộ, chiến sĩ;
- Nhà làm việc, học tập, phòng trực ban, bốt gác;
- Nhà ăn, nhà bếp, nhà kho; nhà để xe;
- Hội trường, phòng Hồ Chí Minh;
- Nơi để vũ khí, dụng cụ, phương tiện, khí tài huấn luyện;
- Nơi lau vũ khí, trang bị;
- Sân tập hợp chào cờ, tập đội ngũ, thể dục thể thao;
- Nhà tắm, nhà vệ sinh.
Đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên phải có sở chỉ huy, bệnh xá,
trạm khách, phòng tạm giữ quân nhân vi phạm kỷ luật.
2. Nhà ngủ
Nhà ngủ là nơi ở và sinh hoạt hàng ngày ngoài giờ làm việc,
huấn luyện của quân nhân trong thời gian tại ngũ. Nhà ngủ phải
thoáng mát, hợp vệ sinh, có biện pháp chống nóng, chống rét, chống
dột. Sắp xếp nhà ngủ cho phân đội, phòng ngủ cho từng quân nhân

164 | Tài liệu học tập


phải theo tiêu chuẩn thống nhất quy định cho từng đối tượng.
Trong phòng ngủ của hạ sĩ quan phải có đủ giường nằm và đồ
dùng, tiện nghi sinh hoạt. Việc sắp xếp trong phòng ngủ phải căn cứ
tình hình thực tế để quy định thống nhất, gọn gàng, thuận tiện.
Bố trí nhà ở của bộ đội phải có dây phơi quần áo, dây phơi
khăn mặt, dây mắc màn, giá để ba lô, mũ, giá để giày, dép, giá (tủ)
súng,... các loại bảng, biển theo quy định của Bộ Tổng tham mưu
và phải thống nhất cho từng loại nhà. Giường phải kê thẳng hàng,
có biển tên quân nhân, có lối ra vào thuận tiện.
Vũ khí, trang bị cá nhân phải để trên giá súng hoặc trong tủ
súng, đặt ở nơi quy định, thuận tiện cho bảo quản và sử dụng. Tại
vị trí để súng có biển tên và số súng của quân nhân giữ súng; vũ
khí, khí tài mang vác tập thể phải để đúng nơi quy định.
Bố trí cụ thể ở nhà ngủ:
- Giá ba lô: phía trong để ba lô, phía ngoài để vở, sách (thứ tự
vở to đến nhỏ); mũ mềm đến mũ cứng rồi đến mũ kêpi (sao quay
xuống đuôi giường). Ba lô, chăn màn của bộ đội không được để
tấm lót, các túi cóc phải được cột dây. Thống nhất đối với hạ sĩ
quan, chiến sĩ chỉ được sử dụng loại gối do quân đội cấp.
- Trên giường: chiếu gấp 1/3, phía trên đầu giường, chăn gấp
rộng 20cm x 35cm, màn gấp bên trong chăn để cách đầu giường
20cm, phía ngoài là gối để thẳng với hàng chăn. Giường có biển tên.
- Sắp xếp giá giày dép:
+ Đối với giá dùng cho giường hai tầng: hai đôi dép xếp ở giữa
giá, đến giày thể thao, giày cao cổ, toàn bộ mũi giày quay vào trong.
+ Đối với giường một tầng: giầy, dép để phía sau cuối
giường, giày bên phải, dép bên trái (thứ tự: giày bộ đội, giày thể
thao, dép).
+ Khi đi ngủ: đồng chí ngủ giường dưới để đép 1/3 về cuối
giường, mũi dép quay ra ngoài. Gót dép thẳng với mép thành giường.
Đồng chí ngủ giường trên để dép chính giữa phía sau giường, mũi dép

Tài liệu học tập 165 |


quay vào trong sát thẳng với mép sau của giường ngủ.
- Dây phơi ngoài trời chia làm hai loại giá dây phơi. Dây phía
ngoài phơi áo lót, áo dài, dây phía trong phơi quần lót, quần dài. Có
biển tên quy định quần áo phơi. Khăn mặt phơi trên dây ở sau hiên
nhà ngủ.
3. Hướng dẫn gấp nội vụ
Giảng viên vừa nói vừa thực hiện động tác hướng dẫn gấp nội vụ.
Sắp xếp một phòng mẫu để các tiểu đội trưởng tham quan và
hướng dẫn tiểu đội mình thực hiện hàng ngày.

166 | Tài liệu học tập


BÀI QS3
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Nhằm huấn luyện cho sinh viên hiểu biết về các quân, binh
chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó nâng cao nhận
thức và yêu mến quân đội, nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu
- Nắm chắc hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hiểu rõ về các quân chủng, các binh chủng và các nhiệm vụ
chính.
- So sánh sự giống và khác nhau với quân đội một số nước
(sinh viên tự mở rộng tìm hiểu), trả lời được vì sao lại tổ chức quân
đội như vậy trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

II. NỘI DUNG

A. HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


VIỆT NAM
1. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

Tài liệu học tập 167 |


Bộ Quốc phòng là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức
năng quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân
đội nhân dân và dân quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương
chỉ đạo, chỉ huy quân đội nhân dân và dân quân tự vệ cùng nhân
dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc
Tổ chức hiện nay gồm:
- Các cơ quan: Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham
mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật,
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo Quốc
phòng, Cục Đối ngoại, Cục Cảnh sát biển và một số cơ quan, đơn
vị trực thuộc khác.
- Các quân chủng, binh chủng, các quân khu và Bộ Tư lệnh
Thủ đô Hà Nội, quân đoàn.
- Các học viện, nhà trường.
2. Nhiệm vụ, chức năng chính của một số cơ quan, đơn vị
trong Quân đội nhân dân Việt Nam
a) Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp

168 | Tài liệu học tập


Là cơ quan chỉ huy các lực lượng quân đội và dân quân tự vệ
trong cả nước, có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu
của các lực lượng, điều hành mọi hoạt động quân sự trong thời bình,
thời chiến; tổ chức nắm tình hình địch, tình hình ta, nghiên cứu đề
xuất những chủ trương, giải pháp, điều hành các kế hoạch tác chiến,
tổ chức hiệp đồng, bảo đảm, tổ chức bố trí lực lượng chiến đấu, sẵn
sàng chiến đấu.
b) Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp
Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị
trong quân đội, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường
xuyên của Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương. Nghiên cứu
đề xuất những chủ trương, giải pháp, kế hoạch công tác Đảng, công
tác chính trị của toàn quân cũng như của đơn vị. Hướng dẫn và tổ
chức cho các cơ quan đơn vị, tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, các
đoàn thể thực hiện có hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị
trong quân đội.
c) Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp
Là cơ quan tham mưu, đảm bảo về mặt hậu cần của toàn quân
và từng đơn vị, có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên
quan đến công tác bảo đảm hậu cần quân đội thời bình cũng như
trong chiến tranh. Trực tiếp chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho bộ đội,
tăng gia sản xuất, tạo nguồn và nghiên cứu khai thác sử dụng vật tư
trang bị.
d) Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp
Là cơ quan đảm bảo trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến
tranh cho toàn quân và cho từng đơn vị. Có nhiệm vụ làm tham
mưu cho cấp ủy và chỉ huy các cấp về công tác đảm bảo kỹ thuật,
nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức lực lượng,
kế hoạch bảo đảm kỹ thuật trong thời bình và thời chiến.
Trực tiếp tổ chức chỉ đạo và đảm bảo kỹ thuật cho toàn quân và
từng đơn vị. Tổ chức chỉ đạo sản xuất tạo nguồn bảo đảm kỹ thuật.
e) Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Tài liệu học tập 169 |


Là cơ quan chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc
phòng. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp
quốc phòng.
Nghiên cứu sản xuất, các vấn đề có liên quan, tổ chức chỉ đạo
công tác công nghiệp quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân
dân. Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo sản xuất công nghiệp quốc phòng
trong quân đội. Huấn luyện bộ đội về công nghiệp quốc phòng.
f) Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục 2)
Là cơ quan chuyên trách về công tác tình báo chiến lược, hoạt
động trên các lĩnh vực tình báo, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hóa xã
hội,… Thu thập và xử lý thông tin liên quan đến lợi ích quốc gia,
tham mưu cho Đảng và Nhà nước, hoạch định đường lối, sách lược
đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, các quyết
sách để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng cục 2 hoạt động theo pháp lệnh tình báo của Chủ tịch
nước và nghị định tình báo của Thủ tướng chính phủ.
g) Các quân khu
Là cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang trong phạm vi địa
bàn được phân công, có chức năng đảm bảo trình độ sẵn sàng chiến
đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn, điều hành
mọi hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến, tổ chức nắm tình
hình địch, tình hình ta, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải
pháp điều hành các kế hoạch tác chiến, tổ chức lực lượng, chỉ huy
quân đội và dân quân tự vệ trong các hoạt động quân sự.
h) Các quân đoàn
Là lực lượng cơ động của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến
dịch, lực lượng thường trực có từ 3 đến 4 sư đoàn bộ binh và một
số lữ đoàn, trung đoàn binh chủng. Có nhiệm vụ tác chiến chiến
dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình tác
chiến của cấp trên.

170 | Tài liệu học tập


B. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ QUÂN CHỦNG, BINH CHỦNG
Quân chủng, binh chủng là lực lượng quân đội được tổ chức
theo môi trường tác chiến, hiện tại Quân đội nhân dân Việt Nam có
ba quân chủng:
- Quân chủng Lục quân: tác chiến trên mặt đất;
- Quân chủng Hải quân: tác chiến trên trên biển, đảo;
- Quân chủng Phòng không - Không quân: tác chiến trên không.
Quân chủng Hải quân và quân chủng Phòng không - Không
quân có tổ chức cơ quan Bộ Tư lệnh, riêng quân chủng Lục quân
không tổ chức Bộ Tư lệnh riêng mà tổ chức thành 6 Bộ Tư lệnh
binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng: Pháo binh, Tăng Thiết giáp,
Công binh, Thông tin, Đặc công, Hóa học.
1. Quân chủng Hải quân (ngày thành lập 07/5/1955)
a) Vị trí
Là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển, đảo
làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa,
bảo vệ các đảo, các quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam.
b) Nhiệm vụ chung
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc
chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại
mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động
bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định
của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng
hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến
đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm
lược trên hướng biển.
c) Tổ chức biên chế
- Bộ Tư lệnh quân chủng;

Tài liệu học tập 171 |


- Các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham
mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Bộ Tư lệnh
vùng (5 vùng), các cơ quan trực thuộc khác;
- Các lữ đoàn, trung đoàn hải quân và các đơn vị bảo đảm khác;
- Các nhà trường, viện nghiên cứu.
* Các binh chủng của quân chủng Hải quân
- Binh chủng Tàu ngầm (gồm 6 tàu):
 HQ-182 Hà Nội, hạ thủy ngày 28/08/2012, về tới Việt Nam
ngày 31/12/2013;
 HQ-183 Hồ Chí Minh, hạ thủy ngày 28/12/2012, về tới Việt
Nam ngày 19/03/2014;
 HQ-184 Hải Phòng, hạ thủy ngày 28/08/2013, về tới Việt
Nam ngày 28/01/2015;
 HQ-185 Khánh Hòa, hạ thủy ngày 28/09/2014, về tới Việt
Nam tháng 12/2015;
 HQ-186 Đà Nẵng, hạ thủy ngày 28/03/2015, về tới Việt
Nam ngày 02/02/2016;
 HQ-187 Bà Rịa - Vũng Tàu, hạ thủy tháng 09/2015, về tới
Việt Nam ngày 20/01/2017.
- Binh chủng Tàu mặt nước;
- Binh chủng Không quân - Hải quân;
- Binh chủng Pháo - Tên lửa bờ biển;
- Binh chủng Hải quân đánh bộ;
- Binh chủng Đặc công Hải quân;
Các binh chủng Hải quân không tổ chức thành Bộ Tư lệnh
mà tổ chức thành các lực lượng cấp trung đoàn, lữ đoàn.
* Các vùng thuộc quân chủng Hải quân
Các vùng hải quân hiện tại có năm vùng (mỗi vùng tương

172 | Tài liệu học tập


đương với 1 sư đoàn bộ binh). Các vùng hải quân tổ chức Bộ Tư
lệnh vùng, có các cơ quan và đơn vị trực truộc.
- Vùng 1: gồm vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh;
- Vùng 2: gồm vùng biển các tỉnh từ nam Bình Thuận đến
Bạc Liêu (cửa sông Gành Hào);
- Vùng 3: gồm vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định;
- Vùng 4: gồm vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bắc Bình
Thuận;
- Vùng 5: Vùng biển các tỉnh Bạc Liêu (cửa sông Gành Hào),
Cà Mau, Kiên Giang.
2. Quân chủng Phòng không - Không quân (ngày thành lập
21/10/1963)
a) Vị trí
Chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia,
thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và
nhân dân, đánh trả các cuộc tấn công đường không của đối phương,
bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa; làm nòng cốt cho
các lực lượng khác tiêu diệt các loại máy bay của địch.
b) Nhiệm vụ
Tổ chức quan sát, phát hiện mục tiêu tấn công bằng đường
không của địch trước khi chúng vào lãnh thổ Việt Nam, tiêu diệt
các lực lượng không quân của địch, bảo vệ vững chắc các mục tiêu
của ta, ngoài ra còn đảm nhiệm nhiệm vụ tập kích vào các mục tiêu
của địch như sân bay, bến cảng, các vị trí tập kết chuẩn bị tiến công
ta. Bảo vệ vững chắc bầu trời của Tổ quốc trong mọi tình huống.
c) Tổ chức biên chế
- Bộ Tư lệnh Quân chủng;
- Các cơ quan trực thuộc: Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham
mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Cục Phòng không
Lục quân, các cơ quan trực thuộc khác.

Tài liệu học tập 173 |


- Các nhà trường, viện nghiên cứu.
- Các đơn vị trực thuộc: Các sư đoàn phòng không (361, 363,
365, 367, 375, 377), các sư đoàn không quân (370, 371, 372), Lữ
đoàn Không quân 918 và các đơn vị bảo đảm khác (Lữ đoàn Công
binh 28, Lữ đoàn Thông tin 26, các đơn vị kinh tế).
- Quân chủng Phòng không - Không quân có các binh chủng:
Không quân; Ra đa; Tên lửa Phòng không; Pháo Phòng không,
nhưng không tổ chức Bộ Tư lệnh binh chủng mà tổ chức thành các
đơn vị.
- Các đơn vị chiến đấu của lực lượng Phòng không Lục quân
được biên chế thành các khẩu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn và
lữ đoàn trực thuộc các quân khu, quân đoàn, các sư đoàn bộ binh.
Trang bị có các loại súng máy cao xạ, các loại pháo cao xạ có cỡ
nòng khác nhau và tên lửa vác vai như A72. Các loại tên lửa có các
tầm bắn khác nhau được biên chế thành các trung đoàn tên lửa trực
thuộc các sư đoàn phòng không. Các đơn vị phục vụ như ra đa, vận
tải biên chế tiểu đoàn trực thuộc các trung đoàn.
- Bộ đội không quân được tổ chức thành các phi đội, trực
thuộc các sư đoàn, trung đoàn với các loại máy bay và các đơn vị
phục vụ đảm bảo huấn luyện và chiến đấu.
3. Các binh chủng thuộc Lục quân
a) Binh chủng Pháo binh (ngày thành lập 29/6/1946)
- Truyền thống “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”.
- Vị trí: là binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của lục quân,
có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến.
- Nhiệm vụ:
 Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh
chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ,
rộng khắp trên địa bàn tác chiến;
 Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở
chỉ huy của địch;

174 | Tài liệu học tập


 Tiêu diệt các phương tiện đổ bộ đường biển, đường không,
phá hủy các công trình phòng ngự của địch;
 Chế áp, phá hoại các mục tiêu quan trọng sâu trong đội
hình và hậu phương của địch.
- Tổ chức biên chế:
 Bộ Tư lệnh;
 Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật
và các cơ quan trực thuộc khác;
 Các nhà trường;
 Các lữ đoàn, tiểu đoàn và các đơn vị bảo đảm.
Biên chế đơn vị từ khẩu đội đến cấp trung đoàn, lữ đoàn, theo
các loại súng, pháo, tên lửa khác nhau. Trang bị bao gồm các loại
pháo, tên lửa, súng cối.
b) Binh chủng Đặc công (ngày thành lập 19/3/1967)
- Truyền thống “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu
trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”.
- Vị trí: là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của quân
đội nhân dân Việt Nam; có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo
bạo, bất ngờ để đánh các mục tiêu hiểm yếu.
- Nhiệm vụ: sử dụng các phương pháp tác chiến đặc biệt để
tiến công các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong hậu phương hoặc
trong đội hình của địch.
- Tổ chức biên chế:
 Bộ Tư lệnh;
 Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần,
Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
 Trường sĩ quan đặc công;
 Các lữ đoàn, tiểu đoàn đặc công.

Tài liệu học tập 175 |


Đơn vị cơ sở là các trung đội, đại đội, tiểu đoàn đặc công
chuyên môn kỹ thuật.
c) Binh chủng Tăng - Thiết giáp (ngày thành lập 05/10/1965)
- Truyền thống “đã ra quân là đánh thắng”.
- Vị trí: là lực lượng đột kích quan trọng của lục quân và hải
quân đánh bộ; có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả năng tự vệ
tốt; kết hợp với các binh chủng khác tạo thành sức mạnh tổng hợp
trong chiến đấu.
- Nhiệm vụ:
 Sử dụng hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, tiêu diệt địch, đột
phá đánh chiếm địa hình có giá trị chiến thuật, kết hợp
cùng các binh chủng khác tạo thành sức mạnh tổng hợp
trong chiến đấu.
 Thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu bên trong của địch như:
sở chỉ huy, các trận địa pháo, tên lửa,…
 Trong một số trường hợp có thể làm nhiệm vụ vận chuyển
bộ đội hoặc vũ khí trang bị.
- Tổ chức biên chế:
 Bộ Tư lệnh;
 Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần,
Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
 Các nhà trường;
 Các lữ đoàn xe tăng và các đơn vị bảo đảm.
Đơn vị tổ chức thành trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn.
Mỗi xe tăng gồm 4 người: 1 trưởng xe, 1 lái xe và 2 pháo thủ, biên
chế theo trung đội 3 xe hoặc đại đội 9 xe.
d) Binh chủng Công binh (ngày thành lập 25/3/1946)
- Truyền thống “mở đường thắng lợi”.

176 | Tài liệu học tập


- Vị trí: là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội
nhân dân Việt Nam, được trang bị các phương tiện công binh để
bảo đảm các công trình trong tác chiến, cơ động và xây dựng.
- Nhiệm vụ:
+ Bảo đảm cầu, phà, mở đường phục vụ chiến đấu;

+ Xây dựng công trình tác chiến sở chỉ huy, hầm ngầm,…;

+ Rà phá bom mìn, khắc phục vật cản, mở cửa mở;

+ Dùng thuốc nổ đánh phá các mục tiêu kiên cố.

- Tổ chức biên chế:


 Bộ Tư lệnh;
 Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần,
Cục Kỹ thuật, Cục Công trình quốc phòng và các cơ quan
trực thuộc khác;
 Các nhà trường, viện kỹ thuật, các ban quản lý dự án, các
trung tâm;
 Các lữ đoàn, tiểu đoàn công binh.
Đơn vị công binh cơ sở được biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu
đoàn.
e) Binh chủng Thông tin liên lạc (ngày thành lập 09/9/1945)
- Truyền thống “kịp thời - chính xác - bí mật - an toàn”.
- Vị trí: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội
nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho
hệ thống chỉ huy, hiệp đồng và bảo đảm.
- Nhiệm vụ: Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội
trong mọi tình huống, cụ thể là:
+ Bảo đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy tác chiến;

+ Bảo đảm thông tin cho hiệp đồng các quân, binh chủng;

Tài liệu học tập 177 |


+ Bảo đảm thông tin cho bảo đảm hậu cần, kỹ thuật;

+ Bảo đảm thông tin cho quân bưu dẫn đường;

+ Bảo đảm thông tin cho sẵn sàng chiến đấu A2;

+ Bảo đảm thông tin cho tác chiến điện tử.

- Tổ chức biên chế:


 Bộ Tư lệnh
 Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần,
Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
 Các nhà trường, các trung tâm;
 Các lữ đoàn, tiểu đoàn thông tin, nhà máy, kho,…
Đơn vị cơ sở tổ chức từ tiểu đội đến tiểu đoàn.
f) Binh chủng Hóa học (ngày thành lập 19/4/1958)
- Truyền thống “phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”.
- Vị trí: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội
nhân dân Việt Nam.
- Nhiệm vụ: bảo đảm hóa học cho tác chiến; làm nòng cốt
trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các
mục tiêu, nghi binh lừa địch bằng màn khói; trực tiếp chiến đấu
bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa.
- Tổ chức biên chế:
 Bộ Tư lệnh;
 Các cơ quan: Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần,
Cục Kỹ thuật và các cơ quan trực thuộc khác;
 Các nhà trường, viện hóa học;
 Các lữ đoàn, tiểu đoàn phòng hóa.
Đơn vị cơ sở tổ chức từ tiểu đội đến tiểu đoàn.

178 | Tài liệu học tập


III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
- Lên lớp lý thuyết: Theo biên chế đơn vị Đại đội.
- Ôn luyện: Từng cá nhân hoặc tiểu đội tự nghiên cứu (ngoài giờ).
2. Phương pháp
- Giảng viên: Giảng lý thuyết: Dùng phương pháp thuyết
trình, giảng giải kết hợp mô tả trên sơ đồ, tranh vẽ, màn hình chiếu.
- Sinh viên: Chú ý nghe giảng, quan sát và tóm tắt ghi chép
làm cở sở để học tập và ôn thi.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các hiểu biết của mình về các quân chủng, binh
chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
2. Trong các quân, binh chủng anh/chị yêu mến quân chủng,
binh chủng nào nhất, hãy kể những chiến công của quân
chủng, binh chủng anh/chị yêu mến?

Tài liệu học tập 179 |


BÀI QS4
ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI
CÓ SÚNG


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


- Huấn luyện cho sinh viên nắm và hiểu được ý nghĩa nội
dung điều lệnh đội ngũ từng người có súng, làm cơ sở vận dụng
trong học tập, rèn luyện cũng như kiểm tra kết thúc học phần.
- Sau khi học xong, sinh viên hiểu được ý nghĩa, tự hô khẩu
lệnh và thực hiện thành thục các động tác, đồng thời rèn luyện tác
phong nhanh nhẹn, khẩn trương, nghiêm túc, ý thức tổ chức kỷ luật
cao, tự giác chấp hành điều lệnh và các nội quy của Trung tâm.

II. NỘI DUNG


1. Nghiêm, nghỉ khi mang súng tiểu liên; Khám súng tiểu
liên, khám súng xong về mang súng
a) Động tác nghiêm, nghỉ khi mang súng tiểu liên
* Ý nghĩa:
- Động tác “nghiêm” rèn luyện cho người tập có tác phong
nghiêm túc, tư thế hung mạnh khẩn trương và đức tính bình tĩnh
nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và
tập trung, sẵn sang nhận mệnh lệnh. Đứng nghiêm là động tác cơ
bản làm cơ sở cho mọi động tác khác.
- Động tác “nghỉ” để quân nhân khi đứng trong hàng đỡ mỏi
mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức
chú ý.

180 | Tài liệu học tập


* Động tác:
Về cơ bản, động tác và khẩu lệnh
giống như động tác nghiêm nghỉ không
có súng, chỉ khác:
- Khi đứng nghiêm, nghỉ ở tư thế
mang súng: Súng mang ở vai phải, tay
phải nắm chắc dây súng (ngón tay cái ở
bên trong dọc theo dây súng, bốn ngón
con khép lại nắm ngoài dây súng), nắm
tay phải cao ngang nắp túi áo ngực bên
phải (mép trên ngón tay trỏ cao ngang
mép trên nắp túi áo ngực). Cánh tay phải
khép lại, giữ cho súng nằm dọc theo thân
người phía sau bên phải.
- Súng tiểu liên AK đầu nòng súng hướng xuống đất, mặt
súng quay sang phải.
b) Khám súng tiểu liên, khám súng xong về mang súng
* Ý nghĩa: Khám súng là để chấp hành quy tắc bảo đảm an
toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị đối với mọi trường
hợp trong huấn luyện, công tác, sinh hoạt, hành quân, trú quân;
trước và sau khi dùng súng,... Khám
súng là một động tác cần thiết, nhằm
bảo đảm an toàn cho người giữ súng và
những người xung quanh.
* Động tác khám súng:
- Khẩu lệnh: “KHÁM SÚNG” chỉ
có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động
lệnh: “KHÁM SÚNG”, làm 3 cử động.
 Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ
theo dây súng đưa về nắm ốp
lót tay đồng thời chân trái bước lên 1/2 bước, đặt mũi bàn

Tài liệu học tập 181 |


chân chếch sang phải 15⁰; lấy mũi bàn chân phải làm trụ
xoay gót lên để cho thân người chếch về bên phải 45⁰; tay
phải đưa súng lên trước, cánh tay cong tự nhiên đồng thời
tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm (nắm cả
dây súng); nòng súng chếch lên 45⁰, báng súng nằm sát
hông bên phải.
 Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm hộp tiếp đạn, lòng
bàn tay quay về trước, hổ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp
đạn, bốn ngón con khép lại nắm bên phải hộp tiếp đạn,
dùng ngón tay cái (hoặc hổ khẩu tay phải) ấn lẫy giữ hộp
tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn ra; chuyển sang tay trái giữ,
ngón tay giữa và ngón thứ tư kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải
ốp lót tay, miệng hộp tiếp đạn hướng vào người, sống hộp
tiếp đạn hướng xuống dưới; tay phải đưa về gạt cần điều
khiển về vị trí bắn rồi nắm lấy tay cầm.
 Cử động 3: Khi người kiểm tra đến bên phải phía sau, kết
hợp hai tay đưa súng lên tì đế báng súng vào thắt lưng bên
phải trước bụng, tay phải đưa lên nắm tay kéo bệ khóa
nòng về sau hết cỡ đồng thời hơi nghiêng mặt súng sang
trái. Khi người kiểm tra hô “ĐƯỢC”, thả tay kéo bệ khóa
nòng bóp chết cò, gạt cần điều khiển về vị trí an toàn, lấy
hộp tiếp đạn lắp vào súng, đưa tay phải về nắm tay cầm;
hai tay đưa báng súng về sát hông bên phải.
* Động tác khám súng xong:
- Khẩu lệnh: “KHÁM SÚNG
XONG” chỉ có động lệnh, không
có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt
động lệnh “KHÁM SÚNG
XONG”, làm ba cử động:
 Cử động 1: Lấy mũi bàn
chân phải làm trụ, xoay
gót về vị trí cũ; chân trái

182 | Tài liệu học tập


đưa về với chân phải, đồng thời hai tay xoay mũi súng
xuống dưới (khi xoay tay trái hơi lỏng ra để quay hổ khẩu
tay lên trên).Súng dọc theo thân người, cách thân người
20cm.
 Cử động 2: Tay phải rời tay cầm nắm dây súng, nắm tay
cách khâu đeo dây ở báng súng khoảng 30cm (bàn tay
phải nắm dây súng như khi đứng nghiêm mang tiểu liên),
kéo căng dây súng vào người, nắm tay phải cách thân
người 10cm.
 Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay
phải đưa súng ra phía sau, quàng dây súng vào vai phải,
tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm mang súng.
* Những điểm cần chú ý:
- Phải thực hiện đúng các quy định về khám súng.
- Khám súng phải đưa nòng súng chếch lên trên 45 độ.
- Động tác phải thận trọng, tỉ mỉ, bảo đảm an toàn.
- Không chĩa súng hướng vào người.
- Sau khi kéo bệ khóa nòng về sau phải nhìn kỹ vào buồng
đạn và hộp tiếp đạn xem có đạn không.
2. Động tác đặt súng tiểu liên từ mang súng; Lấy súng tiểu
liên về mang súng
a) Động tác đặt súng tiểu liên từ mang súng
- Khẩu lệnh: “ĐẶT SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh thực hiện ba cử động:
 Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng, đưa về nắm
ốp lót tay, đưa súng về tư thế xách súng.
 Cử động 2: Chân trái bước lên một bước thẳng hướng
trước mặt, cúi người xuống, chân phải thẳng, chân trái
chùng. Tay phải đặt nhẹ súng xuống đất, súng thẳng

Tài liệu học tập 183 |


hướng về trước, tái kéo bệ khóa nòng nằm ở phía dưới,
mặt súng quay sang phải, đế báng súng ngang mũi bàn
chân phải.
 Cử động 3: Đứng thẳng người lên, chân trái đưa về sát
chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
b) Động tác lấy súng tiểu liên về mang súng
- Khẩu lệnh: “LẤY SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh thực hiện ba cử động:
 Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, cúi người xuống,
chân phải thẳng, chân trái chùng, cúi người nắm lấy ốp lót
tay.
 Cử động 2: Nhấc súng đứng thẳng người lên, chân trái đưa
về sát chân phải, tay phải đưa súng lên dọc chính giữa
trước thân người, cách thân người 20cm (tính ở ngực),
nòng súng hướng lên trên, mặt súng quay sang phải, tay
trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới tay phải.
Tay phải dời ốp lót tay, đưa xuống nắm cổ tròn báng súng.
hộ khẩu tay hướng lên trên, phối hợp hai tay xoay nòng
súng xuống dưới, báng súng lên trên (tay trái hơi lỏng ra,
chuyển hộ khẩu tay xoay lên trên). Tay phải đưa về nắm
lấy dây súng, ngón tay cái nằm dọc theo dây súng, bốn
ngón con khép lại nằm bên ngoài, ngón trỏ cách khâu đeo
dây ở báng súng 30cm.
+ Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay
phải đưa súng sang bên phải về đằng sau quàng dây súng
vào vai phải, tay phải nắm dây súng (ngón trỏ cao ngang
mép trên nắp túi áo ngực) cánh tay khép lại, giữ cho súng
nằm dọc theo thân người phía sau bên phải, tay trái đưa về
thành tư thế đứng nghiêm mang súng.

184 | Tài liệu học tập


3. Động tác đeo súng tiểu liên từ mang súng; Mang súng
tiểu liên từ đeo súng
* Ý nghĩa: Động tác đeo súng thường dùng trong khi tay bận
hoặc để làm việc khác như leo, trèo, mang vác.
a) Động tác đeo súng tiểu liên từ mang súng
- Khẩu lệnh: “ĐEO SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐEO SÚNG”, làm ba cử
động:
 Cử động 1: Tay phải vuốt
nhẹ theo dây súng đưa về
nắm ốp lót tay đưa súng về
phía trước, súng cách thân
người 20cm. Mũi súng hơi
chếch sang trái, mặt súng
quay sang phải, khâu đeo
dây phía trên cao ngang vai
trái. Đồng thời, tay trái nắm
thân súng dưới thước ngắm,
ngón út sát tay kéo khóa
nòng.
 Cử động 2: Tay phải rời ốp
lót tay chuyển về nắm giữa
dây súng, lòng bàn tay úp
vào trong người (ngón cái nắm dọc phía trong dây súng,
bốn ngón con khép lại nắm phía ngoài dây súng), kéo căng
dây súng sang bên phải, đồng thời dùng cùi tay phải đưa
vào giữa súng và dây súng, súng nằm chếch trước người,
vòng cò ở khoảng thắt lưng. Phối hợp hai tay đưa dây súng
qua đầu quàng vào cổ, tay phải luồn vào giữa súng và dây
súng. Súng nằm chếch trước ngực từ trái sang phải, mặt
súng quay lên trên. Tay phải chuyển về nắm ốp lót tay trên,
tay trái rời thân súng đưa về nắm dây súng trên vai trái.

Tài liệu học tập 185 |


 Cử động 3: Phối hợp hai tay đưa súng sang phải về sau.
Súng nằm chếch sau lưng từ trái sang phải, mũi súng
hướng chếch xuống dưới, hai tay đưa về thành tư thế đứng
nghiêm.
b) Động tác mang súng tiểu liên từ đeo súng
- Khẩu lệnh: “MANG SÚNG” chỉ có động lệnh không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “MANG SÚNG” làm ba
cử động:
 Cử động 1: tay phải đưa về sau nắm ốp lót tay trên, tay trái
đưa lên nắm dây súng trên vai trái hơi nâng lên.
 Cử động 2: Tay phải đưa súng từ sau lưng qua phải về
trước, súng nằm chếch trước ngực từ trái sang phải.
 Cử động 3: phối hợp hai tay nhấc dây súng lên, đưa qua
đầu, quàng dây súng vào vai phải thành tư thế mang súng.
Tay phải rời ốp lót tay, đưa lên nắm dây súng (ngón tay trỏ
cao ngang mép trên túi áo ngực), tay trái đưa về thành tư
thế đứng nghiêm mang súng.
* Những điểm cần chú ý:
- Khi đưa dây súng qua đầu quàng vào cổ hoặc lấy súng ra
không được cúi xuống, không để va chạm làm mũ lệch, súng không
được đưa cao làm che mặt.
- Khi làm động tác không lệch người, lệch vai, tư thế thiếu
nghiêm chỉnh.
4. Giá súng tiểu liên
* Ý nghĩa: Giá súng để đảm bảo trật tự gọn gàng, thống nhất,
đồng thời bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
a) Động tác giá súng
- Tiểu đội trưởng chọn địa hình tập hợp tiểu đội thành một
hàng ngang sau, chỉnh đốn hàng ngũ xong rồi ra lệnh cho tiểu đội
giá súng.

186 | Tài liệu học tập


- Khẩu lệnh: “GIÁ SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh giá súng toàn tiểu đội
làm động tác giá súng mỗi tổ ba người thành một giá súng.
+ Tổ 1 gồm: số 1, số 2, Tiểu đội trưởng.
+ Tổ 2 gồm: số 3, số 4, số 5.
+ Tổ 3 gồm: số 6, số 7, số 8.
- Khi giá súng (trừ các số làm trụ) phải để đế báng súng
chếch về trước 30o, thành thế chân kiềng.
* Động tác cụ thể:
 Số 1, số 4 và số 7: tay phải sách súng đưa ra trước chính
giữa hai bàn chân cách 40cm, đặt nhẹ đế báng súng xuống
mặt súng hướng vào trong người hơi cúi xuống và giữ
chắc súng để làm trụ giá súng của tổ.
 Số 2, số 5 và số 8: chuyển súng sang tay trái (mặt súng
hướng ra trước) giữ chắc ốp lót tay dưới, chân trái bước
lên một bước, dùng mũi hai bàn chân làm trụ, xoay người
sang bên phải 90o.
 Số 2, số 5 và số 8: cúi người giá súng (mặt súng hướng
xuống dưới) phần nòng súng sau đầu ngắm gối chéo lên
hộp tiếp đạn của súng tiểu liên của số 1, số 4, số 7 (sát vị
trí lắp hộp tiếp đạn).
 Số 3 và số 6 tay phải sách súng chân phải bước lên một
bước, dùng hai mũi bàn chân làm trụ, xoay ngươi sang bên
trái 90o. Cúi người xuống giá súng phần nòng súng sau
đầu ngắm gối lên và chéo với mũi súng số 5, số 8 (sát vị
trí lắp hộp tiếp đạn của súng số 4 số 7).
- Khi số 3 và số 6 giá xong thì số 4 và số 7 sửa lại giá súng
cho vững chắc, rồi trở về tư thế đứng nghiêm. Các số khác khi giá
súng xong thì trở về tư thế đứng nghiêm.
- Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi về phía giá súng của tổ

Tài liệu học tập 187 |


1 cách một bước, quay bên phải chân phải bước sang phải một
bước, tay phải sách súng phối hợp hai tay xoay mặt súng xuống
dưới hộp tiếp đạn quay lên trên, đặt mũi súng của mình (phần nòng
súng sau đầu ngắm) gối lên và chéo với mũi súng của số 2.
- Giá súng xong tiểu đội trưởng kiểm tra lại hàng giá súng của
tiểu đội coi đã vững và thẳng chưa, nếu súng của chiến sĩ, tổ nào
chưa vững hoặc chưa thẳng thì tiểu đội trưởng cho sửa lại ngay.
- Sửa xong tiểu đội trưởng về vị trí, chỉ huy tiểu đội ra ngoài
nơi giá súng hoặc giải tán.
b) Động tác lấy súng
- Trước khi ra lệnh cho tiểu đội lấy súng, tiểu đội trưởng lấy
súng của mình mang vào vai, rồi đến vị trí chỉ huy ra lệnh cho tiểu
đội vào vị trí lấy súng. Khi tiểu đội đã vào vị trí đầy đủ, tiểu đội
trưởng ra lệnh lấy súng.
- Khẩu lệnh: “LẤY SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- Khi nghe dứt động lệnh “LẤY SÚNG” toàn tiểu đội làm
động tác lấy súng.
 Số 1, số 4 và số 7 tay phải đưa ra giữ súng của mình, các
số khác làm động tác lấy súng.
 Số 2 và số 5, số 8 chân trái bước lên một bước dùng hai
mũi bàn chân làm trụ xoay người sang trái 90o.
 Số 3, số 6 chân phải bước lên một bước, dùng hai mũi bàn
chân làm trụ xoay người sang trái 90o.
- Tất cả các số cúi xuống lấy súng (như động tác từng người),
lấy xong kéo chân về, mang súng vào vai, thành tư thế đứng nghiêm.
* Những điểm cần chú ý:
- Dùng súng báng gỗ làm trụ, không dùng súng báng gấp làm trụ.
- Giá súng phải chắc chắn, tránh đổ súng.
- Tránh giá súng trên đường đi và nơi có nhiều cát bụi.

188 | Tài liệu học tập


III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
- Lên lớp theo đội hình lớp học
- Luyện tập theo đội hình tổ, tiểu đội.
2. Phương pháp
a) Giảng viên
Lên lớp lý thuyết theo phương pháp thuyết trình, giảng giải
kết hợp với giảng dạy thực hành gồm ba bước:
Bước 1: Làm nhanh, khái quát động tác;
Bước 2: Vừa thực hiện động tác, vừa phân tích;
Bước 3: Làm tổng hợp.
b) Sinh viên
- Tập trung theo dõi động tác mẫu làm cơ sở cho quá trình
luyện tập.
- Luyện tập theo bốn bước:
+ Bước 1: Từng người tự nghiên cứu;
+ Bước 2: Từng người tự luyện tập;
+ Bước 3: Tổ luyện tập;
+ Bước 4: Tiểu đội luyện tập.
Lấy luyện tập động tác cơ bản (bước 2) làm trọng tâm, thực
hiện sai đâu sửa đấy.

Tài liệu học tập 189 |


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Ý nghĩa động tác nghiêm, nghỉ, đặt súng, lấy súng, đeo súng,
giá súng tiểu liên AK?
2. Hô khẩu lệnh và thực hiện các bước động tác nghiêm, nghỉ,
khám súng khi mang súng tiểu liên AK?
3. Hô khẩu lệnh và thực hiện các bước động tác đặt súng, lấy
súng tiểu liên AK từ tư thế mang súng?
4. Hô khẩu lệnh và thực hiện các bước động tác đeo súng từ tư
thế mang súng và động tác mang súng về tư thế đeo súng?
5. Hô khẩu lệnh và thực hiện các bước động tác khám súng?

190 | Tài liệu học tập


HỌC PHẦN 4
KỸ THUẬT CHIẾN ĐẤU BỘ
BINH
VÀ CHIẾN THUẬT

Tài liệu học tập 191 |


BÀI KC1
NGẮM BẮN; NGẮM CHỤM VÀ NGẮM TRÚNG
BẰNG SÚNG TIỂU LIÊN AK


I. NGẮM BẮN, CÁCH CHỌN THƯỚC NGẮM, ĐIỂM NGẮM

A. KHÁI NIỆM VỀ NGẮM BẮN


- Đường đạn là một đường cong không cân đối. Vì vậy, muốn
bắn trúng mục tiêu ta không thể chĩa thẳng trục nòng súng vào mục
tiêu để mà bắn. Mà muốn bắn trúng, ta phải tạo cho trục nòng súng
một góc bắn, hướng bắn tương ứng với điểm định bắn trên mục tiêu.
- Để lấy hướng bắn và góc bắn nhanh chóng, chính xác người
ta làm sẵn bộ phận ngắm trên súng, người bắn chỉ cần sử dụng bộ
phận ngắm (ước lượng cự ly, lấy thước ngắm tương ứng), ngắm
vào mục tiêu, bóp cò khi đã lấy đường ngắm chính xác, đạn sẽ
trúng vào điểm ta định bắn. Làm như vậy gọi là ngắm và bắn.
* Tóm lại: Ngắm bắn là xác định góc bắn, hướng bắn cho
súng để đưa quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên
mục tiêu.

B. THỨ TỰ THỰC HÀNH NGẮM


1. Đường ngắm cơ bản
Là đường thẳng từ mắt
người ngắm qua chính giữa
mép trên khe ngắm đến chính
giữa mép trên của đầu ngắm.

192 | Tài liệu học tập


2. Đường ngắm đúng
Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác
định trên mục tiêu, với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.
3. Điểm ngắm đúng
Là điểm được xác định trước, sao cho khi ngắm vào đó để
bắn thì quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.

ĐIỂM BẮN
ĐÚNG

ĐIỂM
NGẮM
ĐÚNG

4. Điểm bắn đúng


Là điểm đã được xác định trên mục tiêu mà đầu đạn đi qua.

C. ẢNH HƯỞNG CỦA NGẮM SAI VÀ GIÓ ĐẾN KẾT QUẢ


BẮN
Muốn bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện ba yếu tố
sau:
+ Có thước ngắm đúng.
+ Có điểm ngắm đúng.
+ Có đường ngắm đúng.
Nếu thiếu hoặc thực hiện sai lệch một trong ba yếu tố trên thì
khả năng bắn trúng mục tiêu sẽ thấp hoặc không trúng mục tiêu. Sự
sai lệch đó biểu hiện như sau:

Tài liệu học tập 193 |


1. Đường ngắm cơ bản sai lệch
Là hiện tượng khi so với điểm ngắm trên mục tiêu đầu ngắm
không nằm chính giữa khe ngắm, mép trên đầu ngắm không cao
ngang bằng với mép trên của khe ngắm. Sự sai lệch này ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả bắn. Cụ thể như sau:
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm cao hoặc thấp hơn
so với điểm chính giữa mép của trên khe ngắm, thì điểm chạm trên
mục tiêu sẽ cao hoặc thấp hơn so với điểm định bắn trúng.
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch phải (hoặc
trái) so với điểm chính giữa mép trên của khe ngắm, thì điểm chạm
trên mục tiêu cũng lệch phải (hoặc trái) so với điểm định bắn trúng.
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch
phải (hoặc trái) so với điểm chính giữa mép trên của khe ngắm, thì
điểm chạm trên mục tiêu cũng sẽ vừa cao vừa lệch phải (hoặc trái)
so với điểm định bắn trúng.
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch
phải (hoặc trái) so với điểm chính giữa mép trên của khe ngắm, thì
điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa thấp vừa lệch phải (hoặc trái) so
với điểm định bắn trúng.
* Tóm lại: Sai đường ngắm cơ bản là sai lệch về hướng bắn
hoặc góc bắn (hay cả hai cùng bị sai lệch) nên ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả bắn. Cùng một mức độ sai lệnh, cự ly bắn càng xa độ
sai lệnh càng lớn.
Công thức tính độ sai lệch đường ngắm cơ bản:

194 | Tài liệu học tập


2. Ngắm sai điểm ngắm
Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng,
nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu, thì điểm
chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch bấy nhiêu so với điểm định bắn trúng.
3. Mặt súng nghiêng
Mặt súng nghiêng: Là hiện tượng mép trên của thành khe

Tài liệu học tập 195 |


thước ngắm không song song với mặt phẳng ngang, khi bắn mặt
súng nghiêng về bên nào thì đạn đi lệch và thấp về bên đó.
Chú ý: Trong ba trường hợp ảnh hưởng của ngắm sai, thì sai
lệch đường ngắm cơ bản là ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả bắn.
4. Ảnh hưởng của gió
- Ảnh hưởng của
gió dọc theo hướng bắn:
nếu xuôi gió, đầu đạn
bay cao và xa hơn; nếu
ngược chiều gió, đầu
đạn bay thấp và gần hơn
so với điểm định bắn
trúng. Đối với súng bộ
binh thông thường có sơ
tốc đầu đạn lớn, nếu bắn trong tầm bắn thẳng, ảnh hưởng của gió
dọc là không đáng kể.
- Ảnh hưởng của gió ngang: sẽ làm đạn lệch về hướng xuôi
chiều gió. Nếu đạn có sơ tốc lớn thì ảnh hưởng của đầu đạn đến kết
quả bắn là không đáng kể. Cụ thể như sau: Súng AK, CKC, RPD
khi gió thổi ngang so với hướng bắn (70o ÷ 90o), cự ly 200m, tốc độ
gió 2m/s thì mức sai lệch là 6cm; tốc độ gió 3m/s là 10cm, tốc độ
gió 4m/s là 14cm.
Qua đó kết luận, khi bắn trong tầm bắn thẳng của súng
bộ binh có sơ tốc đầu đạn lớn, ảnh hưởng của gió đến đầu đạn là
không đáng kể, nếu người bắn làm đúng động tác, bảo đảm đạn
vẫn trúng và chụm.

II. NGẮM CHỤM


1. Ý nghĩa ngắm chụm và trúng
- Giúp cho người tâp biết độ chính xác (độ chuẩn) khi thực hiện
động tác ngắm bắn, biết độ trúng, độ chụm, độ sai lệch (cao, thấp,
sang phải hay sang trái) trong quá trình luyện tập để người tập sửa.

196 | Tài liệu học tập


- Giúp cho người chỉ huy biết được mức độ học tập của từng
người để giúp đỡ trong quá trình tập bắn.
2. Tập ngắm chụm
a. Công tác chuẩn bị
- Bảng ngắm chụm kích thước 30cm x 20cm dán giấy trắng.
- Đồng tiền di động đường kính 50mm màu trắng, ở giữa có
vòng tròn màu đen 25mm, tâm có lỗ nhỏ 1mm để cắm bút chì vào
đánh dấu. Ngoài nền trắng có 3 lỗ kiểm tra kết quả với kích thước
10mm, 5mm, 2mm. Cán đồng tiền di động dài 20cm để cầm khi tập.
- Bao cát làm bệ tỳ để đặt súng.
- Bút chì đen, thước kẻ, giấy dán bia.
b. Động tác ngắm chụm
- Bảng bia cắm chắc cách miệng nòng súng 10m vuông góc
với trục nòng súng.
- Người phục vụ ngồi bên trái hoặc phải bảng ngắm chụm,
một tay cầm cán đồng tiền di động (dùng ngón trỏ và ngón cái) các
ngón còn lại tỳ lên bảng hoặc kẹp phía sau bảng để đồng tiền di
động không bị rung động, đặt đồng tiền di động vào một vị trí trên
bảng ngắm chụm.
- Người tập ngắm: Súng tháo hộp tiếp đạn đặt lên bao cát,
nằm phía sau súng, dùng tay đỡ cằm để không bị rung khi ngắm.
Kết hợp tay điều chỉnh súng và ngắm vào giữa mép dưới vòng tròn
đen. Khi đường ngắm đã chính xác, hô “được” (súng phải giữ cố
định, không để sai lệch từ lúc hô “được”).
- Người phục vụ: Dùng bút chấm vào tâm vòng tròn đen rồi
di chuyển đồng tiền di động cách điểm vừa chấm từ 2 đến 4 cm rồi
lại giữ đồng tiền di động ở tại vị trí đó.
- Người tập lại tiếp tục ngắm và điều chỉnh đồng tiền di động
(có thể dùng miệng hoặc dùng tay ra ký hiệu) “lên”, “xuống”, “qua
phải”, “qua trái” về đúng vị trí của đường ngắm đúng.

Tài liệu học tập 197 |


- Người phục vụ làm theo điều khiển của người tập.
- Người tập khi đã điều khiển đồng tiền di động về đúng vị trí
của đường ngắm đúng tiếp tục hô chấm lần 2.
- Người phục vụ theo điều khiển của người tập chấm tiếp
điểm chấm thứ 2.
- Như cách làm của điểm chấm thứ 2, người tập và người
phục vụ thực hiện tiếp điểm chấm thứ 3. Khi đã thực hành 3 lần
ngắm, người tập đã có 3 điểm chấm trên bảng ngắm chụm.
- Người phục vụ căn cứ vào lỗ kiểm tra để đánh giá kết quả:
+ Giỏi: 3 điểm nằm trong vòng tròn 2mm.
+ Khá: 3 điểm nằm trong vòng tròn 5mm.
+ Đạt: 3 điểm nằm trong vòng tròn 10mm.
+ Không đạt: 3 điểm không nằm trong vòng tròn 10mm.
* Chú ý: Để có kết quả đúng, đánh giá đúng trình độ người tập:
- Người phục vụ phải cẩn thận và trung thực.
- Bảng ngắm chụm cắm chắc, không để xê dịch trong quá
trình tập.
- Người tập ngắm và người phục vụ phải hiệp đồng chặt chẽ.
- Xê dịch đồng tiền di động cách điểm chấm thứ nhất không
quá 4cm (dịch chuyển từ 2 ÷4 cm).
- Khi đang tập ngắm lần 2 hoặc lần 3, để súng xê dịch phải
ngắm lại từ đầu.

III. NGẮM TRÚNG


Ngắm trúng, chụm là nội dung luyện tập cho người học biết
đánh giá kết quả và nâng cao trình độ ngắm chụm và trúng.
1. Công tác chuẩn bị
Giống như phần ngắm chụm.

198 | Tài liệu học tập


2. Động tác ngắm trúng
- Giáo viên, người ngắm giỏi ngắm trước vào đồng tiền di
động để có điểm ngắm chuẩn (điểm ngắm chuẩn của giáo viên,
người ngắm giỏi chính là điểm kiểm tra).
- Khi đã có điểm ngắm chuẩn, súng không được xê dịch.
Người tập vào ngắm, thực hành 3 lần ngắm để có 3 điểm chấm.
- Người phục vụ xê dịch đồng tiền di động như phần ngắm
chụm theo điều khiển của người tập.
- Khi người tập thực hành 3 lần ngắm có 3 điểm chấm, người
tập căn cứ vào 3 điểm chấm để tính điểm chạm trung bình để đánh
giá kết quả tập.
* Cách tính điểm chạm trung bình: Nối điểm chấm thứ
nhất với điểm chấm thứ 2 rồi chia đôi đoạn thẳng đó, từ trung điểm
nối tiếp đến điểm chấm thứ 3 rồi chia đoạn thẳng đó thành 3 phần
bằng nhau. Điểm gần nhất trung điểm của đoạn thẳng điểm 1 và 2
là “điểm chạm trung bình”.
* Điểm kiểm tra:
Điểm chạm trung bình

Điểm ngắm 1
Trung điểm Điểm ngắm 3

Điểm ngắm 2
* Cách đánh giá kết quả:
- Giỏi: Điểm chạm trung bình cách điểm kiểm tra 5mm.
- Khá: Điểm chạm trung bình cách điểm kiểm tra 10mm.
- Đạt: Điểm chạm trung bình cách điểm kiểm tra 15mm.
- Không đạt: Điểm chạm trung bình cách điểm kiểm tra lớn
hơn 15mm.

Tài liệu học tập 199 |


KẾT LUẬN
Theo quan điểm của Đảng ta, có hai nhân tố cơ bản để giành
thắng lợi trong chiến tranh, đó là con người và vũ khí, trang bị;
trong đó, con người là quyết định, vũ khí và trang bị là quan trọng.
Cũng vì thế, trong quá trình xây dựng quân đội từng bước hiện đại
theo phương hướng đã được xác định, chúng ta đặc biệt coi trọng
xây dựng nhân tố con người có năng lực toàn diện.
Qua bài học, sinh viên được trang bị những kiến thức về
ngắm bắn; ngắm chụm và ngắm trúng bằng súng tiểu liên AK, để
phát huy được hiệu quả sử dụng súng cần thường xuyên tập luyện,
nắm được thứ tự khi ngắm bắn, cách chọn thước ngắm, điểm ngắm.
Quá trình luyện tập phải thường xuyên rút kinh nghiệm, tạo thành
kỹ năng, cảm giác tốt khi ngắm bắn.

200 | Tài liệu học tập


BÀI KC4
TÍNH NĂNG, CẤU TẠO VÀ CÁCH
SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN THƯỜNG DÙNG;
NÉM LỰU ĐẠN BÀI 1


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Giới thiệu cho sinh viên nắm được một số loại lựu đạn
thường dùng và điều kiện ném lựu đạn xa trúng đích để vận dụng
vào thực tế khi luyện tập và kiểm tra đánh giá đạt kết quả.
- Nắm chắc tính năng, cấu tạo, chuyển động của các loại lựu đạn.
- Biết cách kiểm tra, giữ gì và chuẩn bị lựu đạn.
- Thành thạo các tự thế động tác ném lựu đạn

II. NỘI DUNG

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1. Khái niệm chung
Lựu đạn là loại vũ khí đánh gần, được trang bị cho từng người
trong chiến đấu, lựu đạn cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận
tiện, có khả năng sát thương sinh lực và phá hủy phương tiện chiến
tranh của địch.
2. Phân loại lựu đạn
Lựu đạn có nhiều loại, căn cứ vào tính năng tác dụng chia lựu
đạn làm ba loại gồm:
- Lựu đạn ném.
- Lựu đạn phóng ném.
- Lựu đạn đặc biệt.

Tài liệu học tập 201 |


3. Yêu cầu chung
- Dùng đúng tính năng, đúng thời cơ, ném, phóng đúng mục tiêu.
- Bí mật, bất ngờ, sủ dụng linh hoạt và khéo léo kết hợp với
kỹ thuật khác.
- Hiệp đồng chặt chẽ để tiêu diệt địch bảo vệ mình.
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng, chủng loại và
hạn dùng. Khi dùng trong huấn luyện phải chấp hành đúng quy tắc
an toàn.

B. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN THƯỜNG DÙNG


Lựu đạn là vũ khí đánh gần, trang bị cho từng người trong
chiến đấu. Lựu đạn cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện, có
khả năng sát thương sinh lực và phá hủy phương tiện chiến đấu của
địch. Việc nắm vững tính năng, cấu tạo, kỹ chiến thuật và đặc biệt là
việc sử dụng thành thạo lựu đạn trong quá trình huấn luyện và chiến
đấu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phạm vi bài giảng tập trung giới
thiệu làm rõ nội dung, phương pháp huấn luyện về binh khí lựu đạn
F1, LĐ-01; động tác ném lựu đạn và tập ném lựu đạn bài 1.
1. Lựu đạn F1
a) Tác dụng
Lựu đạn F1 được trang bị cho từng người
trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và
phá hủy các phương tiện chiến đấu của đối phương
bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc.
b) Tính năng, số liệu kỹ thuật
- Khối lượng toàn bộ: 600g
- Khối lượng thuốc nổ: 60g
- Chiều cao lựu đạn: 117mm
- Đường kính thân lựu đạn: 55mm
- Thời gian cháy chậm: 3 - 4 giây

202 | Tài liệu học tập


- Bán kính sát thương: 20m
c) Cấu tạo lựu đạn
- Thân lựu đạn
+ Tác dụng: Liên kết các bộ phận, tạo thành mảnh văng sát
thương sinh lực địch.

 Cấu tạo: Bằng gang có khía tạo thành múi, bên trong rỗng
để nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ.
- Thuốc nhồi
 Tác dụng: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu
đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu diệt phá hủy mục tiêu.
 Cấu tạo: Thuốc nhồi trong thân lựu đạn là thuốc nổ TNT.
- Bộ phận gây nổ
+ Tác dụng: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn.
+ Cấu tạo:
* Thân bộ phận gây nổ: Để chứa đầu cần bẩy, kim hỏa, lò xo
kim hỏa, chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân
lựu đạn.
* Kim hỏa và lò xo kim hỏa: Để đập vào hạt lửa phát lửa gây
nổ kíp
* Kíp

Tài liệu học tập 203 |


* Hạt lửa
* Thuốc cháy chậm
* Cần bẩy (mỏ vịt)
* Chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn

Cần bẩy (mỏ vịt)

Lò xo kim hoả

Chốt an toàn toàn

Kim hoả

Hạt lửa

Thuốc cháy chậm

Kíp

d) Chuyển động của lựu đạn


- Lúc bình thường Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật
lên, cần bẩy giữ đuôi kim hỏa cho kim hỏa không chọc vào hạt lửa.
- Khi ném lựu đạn Rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên đầu
cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa
chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây
cháy chậm cháy từ 3 - 4 giây phụt lửa vào gây nổ kíp.

2. Lựu đạn LĐ-01 VN


a) Tác dụng
Lựu đạn LĐ-01 được trang bị
cho từng người trong chiến đấu, dùng

204 | Tài liệu học tập


để sát thương sinh lực và phá hủy các phương tiện chiến đấu của
đối phương bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc.
b) Tính năng, số liệu kỹ thuật
- Khối lượng toàn bộ: 365 - 400g.
- Khối lượng thuốc nổ: 125 - 135g.
- Chiều cao lựu đạn: 88mm.
- Đường kính thân lựu đạn: 57mm.
- Thời gian cháy chậm: 3,2 - 4,2 giây.
- Bán kính sát thương: 5 - 6m.
c) Cấu tạo lựu đạn
- Thân lựu đạn
 Tác dụng: Liên kết các bộ phận, khi nổ tạo thành mảnh
văng sát thương sinh lực địch.
 Cấu tạo: Vỏ bằng thép mỏng, gồm hai nửa khối hình cầu
ghép và hàn lại với nhau, mặt ngoài trơn nhẵn, sơn xanh ô
lưu, mặt trong có khía để khi nổ tạo nhiều mảnh văng, bên
trong rỗng để nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ
phận gây nổ.
- Thuốc nhồi
 Tác dụng: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu
đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu diệt phá hủy mục tiêu.
 Cấu tạo: Là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40%
TNT và 60% glyxeryl.
- Bộ phận gây nổ
+ Tác dụng: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn.
+ Cấu tạo:
* Thân bộ phận gây nổ: Để chứa đầu cần bẩy, kim hỏa, lò xo
kim hỏa, chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân

Tài liệu học tập 205 |


lựu đạn.
* Kim hỏa và lò xo kim hỏa: Để đập vào hạt lửa phát lửa gây
nổ kíp.
* Kíp
* Hạt lửa
* Thuốc cháy chậm
* Cần bẩy (mỏ vịt)
* Chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn

1. Hạt lửa
2. Lò xo búa
3. Búa và kim hỏa
4. Kíp
5. Thuốc nổ TNT
6. Thuốc cháy chậm

d) Chuyển động của lựu đạn


- Lúc bình thường: Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật
lên, cần bẩy đè búa và kim hỏa ngả về sau thành thế giương.
- Khi ném lựu đạn: Rút chốt an toàn, ném lựu đạn đi, cần bẩy
bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo búa đẩy búa và kim hỏa đập về phía
trước đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm
cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào gây nổ kíp.
3. Quy tắc sử dụng và giữ gìn lựu đạn
a) Sử dụng lựu đạn
- Chỉ những người đã được huấn luyện, nắm vững tính năng
chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới
được dùng lựu đạn; chỉ sử dụng lựu đạn khi đã kiểm tra chất lượng.

206 | Tài liệu học tập


- Chỉ sử dụng lựu đạn khi có lệnh của người chỉ huy hoặc
theo nhiệm vụ hiệp đồng chiến đấu. Thường chọn mục tiêu là tốp
địch ngoài công sự hoặc trong ụ súng, lô cốt, đoạn hào, căn nhà có
nhiều địch.
- Tùy theo địa hình, địa vật và tình hình địch để vận dụng các
tư thế đứng, quỳ, nằm ném lựu đạn, bảo đảm tiêu diệt địch, giữ an
toàn cho mình và đồng đội.
- Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình
hình địch để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cấm sử dụng lựu đạn thật trong huấn luyện.
- Không dùng lựu đạn tập (có nổ hoặc không nổ) để đùa
nghịch hoặc tập không có tổ chức.
- Khi tập luyện, cấm ném lựu đạn trực tiếp vào người, không
đứng đối diện để ném lựu đạn trả nhau. Người nhặt lựu đạn và người
kiểm tra kết quả ném lựu đạn phải đứng về một bên phía hướng ném,
luôn theo dõi đường bay của lựu đạn, đề phòng nguy hiểm. Nhặt lựu
đạn xong phải đem về vị trí, không được ném trả lại.
b) Giữ gìn lựu đạn
- Lựu đạn phải để nơi quy định khô ráo, thoáng gió, không để
lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, vật dễ cháy.
- Không để rơi, không va chạm mạnh.
- Các loại lựu đạn mà bộ phận gây nổ để riêng, chỉ khi dùng
mới lắp vào lựu đạn. Khi chưa dùng không được mở phòng ẩm
(giấy, bao ni lông hoặc hộp nhựa).

- Khi mang, đeo lựu đạn không móc mỏ vịt vào thắt lưng,
không rút chốt an toàn.

C. ĐỘNG TÁC NÉM LỰU ĐẠN


1. Động tác đứng ném

Tài liệu học tập 207 |


a) Trường hợp vận dụng: Trong chiến đấu khi gặp vật che
khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực bảo đảm an toàn, bí mật cho
người ném thì vận dụng động tác đứng ném để tiêu diệt địch trong
tầm ném lựu đạn xa nhất. Trong huấn luyện ném theo điều kiện
giáo trình hoặc theo khẩu lệnh của người chỉ huy.
b) Động tác
- Khẩu lệnh: “Mục tiêu bia số 10 đứng chuẩn bị ném”.
- Động tác
+ Động tác chuẩn bị tư thế.

a. Động tác lấy đà; b. Động tác ném lựu đạn


Khi nghe dứt khẩu lệnh, quay người về hướng mục tiêu, tay
phải vuốt nhẹ theo dây súng về nắm ốp lót tay đưa súng ra khỏi vai,
chuyển súng cho tay trái, tay trái xách súng nắm tay ngang thắt
lưng bên trái, nếu địa hình cho phép có thể dựa súng vào vật chắn
bên trái trước mặt, mặt súng quay sang phải. Chân trái bước lên
phía trước (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân
thẳng trục hướng ném, chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ xoay
gót lên để bàn chấn hợp với hướng ném một góc 45 đến 50 độ.
Người xoay sang nửa bên phải, gối trái chùng, chân phải thẳng,
trọng tâm thân người dồn vào chân trái.
+ Động tác chuẩn bị lựu đạn:
Kết hợp hai tay mở nắp túi đựng, lấy lựu đạn ra khỏi túi
đựng. Tay phải nắm lựu đạn cần bẩy nằm chính giữa hộ khẩu tay
và thân lựu đạn, ngón cái và các ngón con nắm choàng lên thân lựu

208 | Tài liệu học tập


đạn, vòng kéo chốt an toàn quay sang trái. Tay trái bẻ thẳng chốt an
toàn. Tư thế cuối cùng tay phải nắm lựu đạn nắm tay cao ngang
thắt lưng, tay trái xách súng ở thắt lưng bên trái.
c) Động tác ném
- Khẩu lệnh: “Ném”
- Động tác
+ Cử động 1: Ngón trỏ tay trái móc vào vòng kéo chốt an
toàn, giật vòng kéo đột nhiên thẳng hướng chốt. Tay phải
đưa lựu đạn về trước, vung lựu đạn từ trước xuống dưới
qua phải về sau lấy đà đồng thời dùng mũi bàn chân trái,
gót chân phải làm trụ xoay người theo. Lúc này chân phải
chùng, chân trái thẳng, trọng tâm người dồn vào chân
phải, mắt quan sát mục tiêu.

+ Cử động 2: Dùng sức vút của cánh tay phải kết hợp sức
rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu
đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một
góc khoảng 45 độ (hợp với mặt phẳng ngang) hoặc ngang
tai thì buông lựu đạn. Khi buông lựu đạn đi người quay về
hướng đối diện mục tiêu, chân phải theo đà bước lên, tay
phải cầm súng tiến hoặc tiếp tục ném quả khác.

Chú ý: Ba kết hợp trong cử động 2 là sự phối hợp chặt chẽ và


khéo léo liên tục nếu không kết hợp tốt kết quả ném sẽ không cao.
Muốn ném xa: Phải kết hợp tốt đựơc sức vút của cánh tay, sức rướn
của thân người và sức bật của chân phải. Cánh tay phải cong tự
nhiên không chùng quá, không thẳng quá, thời cơ buông lựu đạn tốt
nhất là khi cánh tay hợp với mặt phẳng địa hình một góc 45 độ.

Muốn ném trúng hướng: Khi ném lựu đạn đi phải xoay người
về đúng hướng ném, đường vung lựu đạn từ trước, xuống dưới ra
sau, lên trên, về trước nằm trên mặt phẳng đứng. Nếu xoay chưa hết,
vung ngang, buông sớm lựu đạn sẽ lệch phải; nếu xoay quá, vung

Tài liệu học tập 209 |


ngang, buông muộn lựu đạn sẽ lệch trái. Nếu ném tay trái mọi động
tác làm ngược lại.
2. Động tác quỳ ném
a) Trường hợp vận dụng
Trong chiến đấu khi gặp các vật che khuất, che đỡ cao ngang
tầm bụng để bảo đảm an toàn, bí mật cho người ném thì vận dụng
động tác quỳ ném. Trong huấn luyện ném theo điều kiện giáo trình
hoặc theo khẩu lệnh của người chỉ huy.
b) Động tác
- Khẩu lệnh: “Mục tiêu bia số 10 quỳ chuẩn bị ném”
- Động tác:
+ Động tác chuẩn bị tư thế:
Khi nghe dứt khẩu lệnh, quay người về hướng mục tiêu, tay
phải vuốt nhẹ theo dây súng về nắm ốp lót tay đưa súng về thành tư
thế xách súng. Chân trái bước chếch sang phải một bước (gót bàn
chân trái cách mũi bàn chân phải khoảng 20 - 30cm) sao cho mép
trong của hai bàn chân nằm trên một đường thẳng.

a. Động tác lấy đà; b. Động tác ném lựu đạn


Dùng mũi bàn chân phải làm trụ xoay gót lên cho bàn chân
hợp với hướng ném một góc khoảng 90 độ. Quỳ gối phải xuống đất
theo hướng bàn chân phải, mông phải ngồi lên gót chân phải, ống
chân trái thẳng đứng, trọng tâm người dồn đều vào 3 điểm chân

210 | Tài liệu học tập


trái, mũi bàn chân phải và đầu gối phải, mắt quan sát mục tiêu.
+ Động tác chuẩn bị lựu đạn:
Tay phải dựa súng tựa vào đùi trái, mặt súng quay vào người.
Kết hợp hai tay mở nắp túi đựng, lấy lựu đạn ra khỏi túi đựng. Tay
phải nắm lựu đạn cần bẩy nằm chính giữa hộ khẩu tay và thân lựu
đạn, ngón cái và các ngón con nắm choàng lên thân lựu đạn, vòng
kéo chốt an toàn quay sang trái. Tay trái bẻ thẳng chốt an toàn. Sau
khi chuẩn bị lựu đạn xong, tay trái về nắm súng, nắm tay ngang
thắt lưng, nòng súng hướng lên trên về trước hợp với thân người
khoảng 45 độ; tay phải cầm lựu đạn, nắm tay cao ngang thắt lưng,
mắt quan sát mục tiêu.
c) Động tác ném
- Khẩu lệnh: “Ném”.
- Động tác:
+ Cử động 1: Kết hợp hai tay giật vòng kéo đột nhiên thẳng
hướng chốt ra khỏi lựu đạn. Tay phải đưa lựu đạn từ trước,
qua phải, xuống dưới, về sau. Đồng thời gối phải nâng lên
là là trên mặt đất xoay theo về phía sau; tay trái nắm ốp lót
tay, xách súng ngang thắt lưng đưa súng xoay theo người.
Đầu gối phải chống xuống đất, mông kiễng lên, trọng tâm
người dồn về phía sau, mắt quan sát mục tiêu.

+ Cử động 2: Dùng sức bật của đùi phải, sức rướn của thân
người, sức vút của cánh tay phải để ném lựu đạn vào mục
tiêu. Khi xoay người ném lựu đạn đi, tay trái đưa súng
xoay theo người về sau giữ thăng bằng cho người ném.
Thời cơ buông lựu đạn tốt nhất là khi cánh tay phải hợp
với mặt phẳng địa hình một góc khoảng 45 độ hoặc ngang
tai. Khi buông lựu đạn đi, đùi phải đưa về vị trí cũ (hoặc
lên một chút), người quay về hướng đối diện với mục tiêu.

Chú ý: Quỳ ném là tư thế khó ném được xa, vì vậy khi ném
phải kết hợp tốt các yếu tố: sức vút của tay, sức bật đùi phải, sức

Tài liệu học tập 211 |


rướn của thân người. Muốn ném trúng hướng: Khi ném lựu đạn đi,
đùi phải đưa về vị trí cũ (hoặc lên một chút), người quay về hướng
đối diện với mục tiêu. Nếu ném tay trái mọi động tác làm ngược lại.
3. Động tác nằm ném
a) Trường hợp vận dụng
Trong chiến đấu điều kiện địch; địa hình, vật che khuất, che
đỡ cao ngang tầm người nằm, bảo đảm an toàn, bí mật. Trong huấn
luyện, ném theo điều kiện giáo trình hoặc theo khẩu lệnh của người
chỉ huy.
b) Động tác
- Khẩu lệnh: “Mục tiêu bia số 10 nằm chuẩn bị ném”
- Động tác:

a. Động tác chuẩn bị; b. Động tác lấy đà ném;


c. Động tác ném lựu đạn đi.
 Động tác chuẩn bị tư thế: Khi nghe dứt khẩu lệnh, quay
người về hướng mục tiêu, tay phải vuốt nhẹ theo dây súng
về nắm ốp lót tay đưa súng về thành tư thế xách súng.
Chân phải bước lên 1 bước dài theo hướng mũi bàn chân
phải, chân trái dùng mũi làm trụ xoay gót sang trái để
người xoay theo hướng bàn chân phải. Tay trái chống bàn

212 | Tài liệu học tập


tay xuống trước mũi bàn chân phải, mũi bàn tay hướng
sang phải về phía sau và cách mũi bàn chân khoảng 20cm.
Đặt cánh tay trái xuống đất khuỷu tay ở phía trước và cách
hướng mũi bàn chân phải khoảng 10 - 15cm, đặt gối trái
và đùi trái xuống đất và nằm xuống, hợp với hướng ném
một góc khoảng 10 - 15 độ. Tay phải đặt súng sang bên
phải, hộp tiếp đạn quay sang trái đầu nòng súng hướng về
phía mục tiêu. Hai tay nắm lại chống xuống đất trước
ngực, lấy mũi bàn chân trái và đầu gối trái làm trụ, hơi
nâng người lên vừa nâng vừa đẩy người là là mặt đất về
sau. Khi lùi, cẳng chân trái giữ nguyên, chân phải duỗi
thẳng tự nhiên và lùi về sau tới khi gối trái co ngang thắt
lưng thì dừng lại. Hai tay dịch chuyển theo thân người (khi
địa hình không cho phép lùi thì chân phải giữ nguyên, co
gối trái lên ngang thắt lưng), mắt quan sát mục tiêu.
 Động tác chuẩn bị lựu đạn: Thân người hơi nghiêng sang
trái. Kết hợp hai tay lấy lựu đạn ra, tay phải cầm lựu đạn,
mắt quan sát mục tiêu.
b) Động tác ném
- Khẩu lệnh: “Ném”
- Động tác:
 Cử động 1: Ngón trỏ tay trái móc vào vòng kéo chốt an
toàn, kết hợp hai tay giật vòng kéo đột nhiên thẳng hướng
chốt ra khỏi lựu đạn. Tay phải đưa lựu đạn sang phải về
sau, đồng thời tay trái đẩy thân người là là theo mặt đất
sang phải ngả về sau.
 Cử động 2: Đột nhiên xoay người lao về hướng ném đồng
thời kết hợp sức vút của cánh tay phải, sức rướn của thân
người, sức bật của đùi trái, ném lựu đạn từ dưới lên trên về
trước. Khi cánh tay hợp với mặt phẳng địa hình 1 góc 45
độ hoặc ngang tai thì buông lựu đạn đi và nằm úp xuống
đất. Sau đó tiếp tục ném quả khác hoặc cầm súng vọt tiến.

Tài liệu học tập 213 |


Chú ý: Nằm ném là tư thế khó ném được xa và trúng mục
tiêu vì vậy khi ném phải kết hợp sức vút của tay và sức bật của
người, đồng thời chân phải xoay theo hướng ném để vừa lấy đà vừa
giữ cho lựu đạn đi đúng hướng. Nếu ném tay trái mọi động tác làm
ngược lại.

IV. GIỚI THIỆU ĐIỀU KIỆN NÉM LỰU ĐẠN BÀI 1


1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu
a) Ý nghĩa
Bài 1 tập ném lựu đạn xa trúng đích là bài ném cơ bản rèn
luyện cho người học thể lực và kỹ thuật ném lựu đạn chính xác vào
mục tiêu ở cự ly xa bằng các tư thế khác nhau. Luyện tập và ném
tốt bài ném này là cơ sở rèn luyện kỹ năng, thể lực cũng như tâm lý
nhằm vận dụng có hiệu quả vào luyện tập các bài ném sau khó hơn
đồng thời phục vụ cho huấn luyện và chiến đấu sau này.
b) Đặc điểm
- Mục tiêu bố trí cố định trong điều kiện ban ngày thuận tiện
cho người ném quan sát phát hiện.
- Mục tiêu có vòng tính điểm với bán kính nhỏ gây khó khăn
cho người ném có thể đạt được kết quả cao.
- Người ném lần đầu tiếp xúc với lựu đạn thật nên không
tránh khỏi tâm lý lo sợ tiếng nổ đồng thời yêu cầu phải có thể lực
tốt để thực hành ném nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả ném.
c) Yêu cầu
- Nắm chắc điều kiện và cách thực hành ném.
- Tích cực, tự giác luyện tập, rèn toàn diện cả về kỹ thuật, thể
lực, tâm lý từng bước nâng cao kỹ năng thực hành ném. Biết phối
hợp nhuần nhuyễn ba kết hợp.
- Bình tĩnh, tự tin khi kiểm tra. Phấn đấu đạt kết quả cao và
đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.
2. Điều kiện ném

214 | Tài liệu học tập


a) Khu vực kiểm tra: Kẻ 3 vòng tròn đồng tâm; vòng 1 bán
kính 2m, vòng 2 bán kính 3m, vòng 3 bán kính 4m. Từ tâm vòng
tròn kẻ 1 đường trục hướng ném và vạch 3 đường ngang chia
đường trục thành 3 khoảng 25m, 30m, 35m và cắm 1 bia số 10 ở
tâm của 3 vòng tròn.
b) Cự ly:
- Tư thế nằm 25m
- Tư thế quỳ 30m
- Tư thế đứng 35m
c) Tư thế ném: Đứng (quỳ, nằm) tại chỗ sau khối chắn, có súng
d) Số lượng lựu đạn
- 01 quả lựu đạn huấn luyện (nổ nhiều lần)
- 01 quả lựu đạn thật
e) Đánh giá thành tích
- Giỏi: Trúng vòng tròn 1 (bán kính 2m)
- Khá: Trúng vòng tròn 2 (bán kính 3m)
- Trung bình: Trúng vòng tròn 3 (bán kính 4m)
- Kém: Không trúng vòng nào
Chú ý: Ném ở tư thế nào do người chỉ huy quyết định

Tài liệu học tập 215 |


3. Cách thực hành ném
- Tại vị trí chờ đợi khi được gọi đến tên người ném hô “Có”,
có lệnh “Vào vị trí nhận lựu đạn thì đáp “Rõ” sau đó cơ động vào
vị trí nhận 01 quả lựu đạn thật (màu xanh ôliu) và 01 quả lựu đạn
huấn luyện (màu da cam), kiểm tra lại chất lượng, cất quả lựu đạn
thật vào túi đựng bên phải, quả lựu đạn huấn luyện vào túi đựng
bên trái. Khi có lệnh “Lên tuyến chuẩn bị” thì cơ động lên tuyến
chuẩn bị.
- Tại tuyến chuẩn bị người ném kiểm tra lại mọi công tác
chuẩn bị, khi có lệnh “Vào tuyến ném” thì cơ động vào tuyến ném.
- Tại tuyến ném người ném chấp hành mọi mệnh lệnh của
người chỉ huy, thực hành ném tập lần thứ nhất bằng lựu đạn huấn
luyện vào mục tiêu. Sau khi quả lựu đạn huấn luyện nổ người ném
thực hành ném quả lựu đạn thật để tính thành tích. Khi lựu đạn nổ

216 | Tài liệu học tập


phải ẩn nấp đảm bảo an toàn. Khi có lệnh của chỉ huy ném, người
ném cơ động lên nhặt lại quả lựu đạn huấn luyện.
- Khi có lệnh “Về bàn thư ký” người ném cơ động về bàn thư
ký nghe công bố thành tích, ký xác nhận vào biên bản sau đó theo
lệnh của thư ký thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
KẾT LUẬN: Nắm chắc về binh khí lựu đạn thường dùng,
cách sử dụng và tập ném tốt bài 1 lựu đạn là nội dung cơ bản, có vị
trí vai trò quan trọng trong việc bước đầu hình thành kỹ năng sử
dụng vũ khí cho người học. Vì vậy nắm chắc nội dung, tổ chức,
phương pháp huấn luyện là cơ sở để vận dụng linh hoạt vào huấn
luyện phù hợp với đặc điểm đối tượng và đặc thù của từng đơn vị.

III. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


1. Tổ chức
- Giảng bài, hướng dẫn luyện tập theo lớp, từng người trong
đội hình tổ, tiểu đội luyện tập.
2. Phương pháp
- Giáo viên:
+ Phổ biến ý định luyện tập (nội dung, tổ chức, phương pháp,
thời gian, địa điểm, người phụ trách, ký tín hiệu luyện tập).
+ Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải, kết hợp chỉ trên
mô hình, tranh vẽ đối với các nội dung lý thuyết.
+ Giảng thực hành: Giới thiệu động tác mẫu theo ba bước
(làm nhanh khái quát động tác, làm chậm phân tích, làm tồng hợp).
Giới thiệu điều kiện ném lựu đạn bài 1 (nêu ý nghĩa, đặc
điểm, yêu cầu và điều kiện ném, cách thức ném).
- Sinh viên:
+ Nghe nhìn, tóm tắc ghi chép các nội dung chính, quan sát
động tác mẫu của giáo viên.
Bước 1: Cá nhân tự nghiên cứu về nội dung lý thuyết và các

Tài liệu học tập 217 |


tư thế động tác ném lựu đạn.
Bước 2: Tổ trưởng, tiểu đội trưởng duy trì ôn luyện; phần lý
thuyết ôn tập ngoài giờ; thực hành tư thế động tác ném lựu đạn làm
từ chậm đến nhanh, dùng khẩu lệnh “Đứng/Quỳ/Nằm… chuẩn bị
ném” và “Ném”.
Bước 3: Tiểu đội trưởng tiến hành hội thao các tư thế động
tác ném lựu đạn theo điều kiện.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tác dụng, tính năng, số liệu kỹ thuật các loại lựu đạn F1, LĐ-01.
2. Nêu cấu tạo chính của lựu đạn F1, LĐ-01.
3. Quy tắc sử dụng và giữ gìn lựu đạn.
4. Thực hành ném lựu đạn xa trúng đích.

218 | Tài liệu học tập


BÀI KC7
TỪNG NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ
CANH GÁC (CẢNH GIỚI)


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, yêu
cầu, hành động của chiến sĩ làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).
Làm cơ sở cho học chiến thuật vận dụng vào chiến đấu sau này nếu
có chiến tranh xảy ra.
Nắm được những nội dung cơ bản về nhiệm vụ, thuần thục
hành động canh gác của chiến sĩ; biết vận dụng các động tác chiến
đấu làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác trong khu vực trận địa

II. NỘI DUNG


1. Nhiệm vụ
- Khi đơn vị đang trú quân hoặc đang trong quá trình chiến
đấu làm chủ trận địa chiến sĩ có thể được cấp trên cử ra làm nhiệm
vụ canh gác (cảnh giới).
- Nhiệm vụ chủ yếu khi canh gác là bảo đảm an toàn cho đơn
vị và phát hiện ngăn chặn quân địch để đơn vị kịp thời xử trí, đồng
thời kiểm tra những người lạ mặt, những hiện tựng làm lộ bí mật.
2. Yêu cầu chiến thuật
Gồm có sáu yêu cầu:
a) Phải hiểu rõ nhiệm vụ, làm đúng chức trách.
b) Nắm vững tình hình địch, ta, địa hình và nhân dân trong
khu vực canh gác.
c) Luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu.

Tài liệu học tập 219 |


d) Phát hiện và xử trí các tình huống chính xác, kịp thời.
e) Luôn giữ vững liên lạc với cấp trên và đồng đội.
f) Không có lệnh không rời khỏi vị trí canh gác.
3. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ
a) Hiểu rõ nhiệm vụ
Khi nhận nhiệm vụ chiến sĩ phải hiểu rõ nhiệm vụ nội dung gồm:
- Phạm vi khu vực trú quân của đơn vị.
- Địa hình đường xá, đi lại.
- Địch ở đâu, có thể đi bằng đường nào, hướng nào đến.
- Nơi canh gác tuần tra của đồng đội và đơn vị bạn có liên quan.
- Vị trí phạm vi canh gác, đường đi, đường về và thời gian
mình canh gác.
- Khi canh gác phải phát hiện những tình hình gì về địch, có
nhiệm vụ gì đối với người trong đơn vị hoặc đơn vị bạn ra vào
vọng gác.
- Những tình huống có thể xảy ra và cách xử trí.
- Khi có đội hình tuần tra qua hoặc khi có đồng đội đến thay
gác mình phải làm gì?
- Những quy định dấu hiệu riêng và cách giữ vững thông tin
liên lạc với người chỉ huy trong khi canh gác.
b) Chuẩn bị canh gác
Căn cứ vào tình hình địch, địa hình, nhân dân và nhiệm vụ
của mình để chọn nơi canh gác cho thích hợp sao cho nhìn thấy
được xa và rộng, tiện cơ động, tiện cải tạo địa hình, địa vật làm
công sự chiến đấu, tiện liên lạc.
4. Thực hành canh gác
a) Hành động khi canh gác
Luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Khéo léo lợi dụng địa hình,

220 | Tài liệu học tập


địa vật, xem xét nghe ngóng mọi hiện tượng nghi ngờ về địch, trước
mặt và xung quanh. Đặc biệt chú ý theo dõi những địa hình, địa vật
thay đổi, những nơi địch dễ lợi dụng đến gần hoặc vượt qua nơi canh
gác. Theo dõi những người lạ đi lại trong phạm vi khu vực canh gác.
Quan sát địa hình, xác định vị trí canh gác chính và vị trí
canh gác dự bị trong phạm vi được phân công. Cơ động vào vị trí
gác đã dự kiến, vận dụng các tư thế đứng, quỳ, nằm để chọn vị trí
gác chính để bảo đảm có tầm quan sát xa và rộng, bao quát hết
phạm vi quan sát cảnh giới được giao và giữ được yếu tố bí mật,
địch khó phát hiện. Sau đó cơ động sang chọn vị trí gác phụ (tùy
địa hình cụ thể, thông thường cách vị trí gác chính từ 10 - 15m). Vị
trí gác phụ chọn nơi quan sát được những khu vực mà vị trí gác
chính không quan sát hết. Nếu điều kiện cho phép hoặc cần thiết có
thể xây dựng công sự tại vị trí canh gác.
Chú ý: ban ngày chọn vị trí gác ở những nơi địa hình cao,
tầm quan sát xa. Ban đêm chọn những nơi địa hình thấp hơn.
b) Xử trí một số tình huống
- Khi phát hiện tên địch: Phải nhanh chóng báo cáo, bình tĩnh
theo dõi hành động của địch. Nếu 1 tên địch thì tìm mọi cách để bắt
sống, trường hợp không bắt sống được dùng hỏa lực tiêu diệt. Nếu
địch nhiều phải hành động theo cấp trên đã quy định.
- Khi địch bất ngờ nổ súng trước: Phải hết sức bình tĩnh, dũng
cảm lập tức nổ súng đánh trả, tiêu diệt kiềm chế ngăn chặn địch để
đơn vị kịp thời xử trí.
- Khi có người qua lại: phải quan sát hành động và thái độ
của người đó (chú ý đề phòng bọn biệt kích, thám báo cải trang) để
đến gần kiểm tra, khi kiểm tra phải ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi
hỏi phải chú ý thái độ, nếu không thấy có gì khả nghi thì thái độ
nhã nhặn giải thích cho họ đi, nếu thấy có khả nghi thì giữ lại báo
cáo cấp trên giải quyết.
- Khi gặp các phân đội ra vào khu vực đóng quân: phải theo
dõi hành động, kịp thời báo cáo, phải kiểm tra mật hiệu, số lượng,

Tài liệu học tập 221 |


tên (mật danh) người chỉ huy và phiên hiệu của đơn vị đó, thời gian
đi và về, cách trang bị và ngụy trang. Khi kiểm tra phải sẵn sàng
chiến đấu, nếu đúng phân đội của ta thì cho đi, nếu nghi ngờ thì giữ
lại, báo cáo cấp trên để giải quyết.
5. Hành động của chiến sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ
Khi có người thay gác phải bàn giao về tình hình địch, địa
hình, những nơi đặc biệt cần chú ý, nhiệm vụ, mật hiệu liên lạc,
báo cáo,… Sau đó kiểm tra súng, tháo đạn và lợi dụng đường kín
đáo về phân đội. Trong khi bàn giao nếu có việc gì xảy ra phải tự
giải quyết hoặc cùng đồng đội mới ra nhận bàn giao cùng giải
quyết. Khi về phải báo cáo tình hình trong khi làm nhiệm vụ cho
cấp trên phái ra biết.

III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN


1. Tổ chức
- Lên lớp: Lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy
- Luyện tập: Luyện tập thực hành phân chia thành các tổ,
nhóm 7 - 10 người (tiểu đội) để luyện tập. Quá trình luyện tập có
người tập có người bình tập.
2. Phương pháp
a) Đối với giảng viên
- Huấn luyện theo phương pháp đội ngũ chiến thuật, giảng lý
thuyết gắn với động tác thực hành và minh họa tại thực địa, kết hợp
lấy kinh nghiệm chiến đấu để chứng minh (nếu có).
- Sau khi phổ biến thủ tục thao trường và quán triệt ý định
huấn luyện cho lớp học, giảng viên tiến hành giảng thứ tự từng nội
dung theo giáo án đã xác định.
- Khi giảng từng nội dung hay từng vấn đề huấn luyện, giảng
viên thường tiến hành trình tự theo các bước: nêu tiêu đề (tên) nội
dung huấn luyện (vấn đề huấn luyện); yêu cầu đạt được; giảng giải
nội dung (giảng nội dung lý thuyết hoặc thực hành); phân chia
luyện tập (đối với nội dung thực hành chiến đấu); kiểm tra; nhận

222 | Tài liệu học tập


xét; chuyển nội dung huấn luyện tiếp theo.
- Giảng nội dung nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật giảng viên
vận dụng phương pháp giảng giải, phân tích nội dung, kết hợp
minh họa tại thực địa và chứng minh bằng kinh nghiệm chiến đấu
(nếu có).
* Ví dụ: Giảng viên giảng nội dung “Hành động của chiến sĩ
sau khi nhận nhiệm vụ”, tiến hành như sau:
 Nêu tiêu đề nội dung: Hành động của chiến sĩ sau khi nhận
nhiệm vụ.
 Nêu yêu cầu đạt được khi học nội dung hành động của
chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ.
 Giảng giải nội dung sau khi nhận nhiệm vụ: giảng viên lần
lượt nêu nội dung cụ thể về phạm vi khu vực trú quân của
đơn vị, địa hình, địch ở đâu, nơi canh gác, những tình
huống xảy ra,… Trong mỗi nội dung giảng viên phân tích,
kết hợp dùng kinh nghiệm chiến đấu (nếu có) để chứng
minh hoặc dùng phương án tập tại thực địa (bãi tập) để
minh họa.
 Kiểm tra: (nếu cần).
 Nhận xét lớp học.
 Chuyển nội dung giảng dạy.
- Giảng một nội dung thực hành theo thứ tự cơ bản: giới thiệu
nguyên tắc; nêu tình huống; làm động tác mẫu; tổ chức luyện tập.
Trước khi làm động tác mẫu, giáo viên có thể gọi 2-3 sinh viên
trình bày cách xử trí hoặc làm động tác, sau đó tổ chức mạn đàm
ngắn, kết luận, tổ chức luyện tập (nếu cần), kiểm tra, nhận xét,
chuyển nội dung giảng dạy.
* Ví dụ: Giảng viên giảng nội dung “Hành động của chiến sĩ
thực hành canh gác (cảnh giới)”, giảng viên tiến hành trình tự như sau:
 Nêu tên nội dung huấn luyện: “Hành động của chiến sĩ

Tài liệu học tập 223 |


thực hành canh gác (cảnh giới)”.
 Nêu yêu cầu đạt được khi học nội dung hành động của
chiến sĩ thực hành canh gác (cảnh giới)”.
 Giới thiệu nguyên tắc: Nêu cao ý thức, quan sát nắm chắc
tình hình địch trong khu vực canh gác được phân công.
Dùng kinh nghiệm chiến đấu chứng minh hoặc dùng
phương án tập ở thực địa để minh họa.
 Nêu tình huống.
 Gọi 2-3 sinh viên trình bày bằng miệng cách xử trí hoặc
xử trí thông qua làm động tác. Sau đó cho sinh viên tham
gia ý kiến (2-3 sinh viên)
 Kết luận bằng động tác mẫu.
 Tổ chức luyện tập: (nếu cần).
 Kiểm tra.
 Nhận xét.
 Chuyển nội dung huấn luyện
- Chú ý: Giảng viên khi giảng giải, phân tích ngắn gọn, dễ
hiểu, tập trung chủ yếu vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm
và giành nhiều thời gian cho sinh viên luyện tập.
b) Đối với sinh viên
Quá trình học phải kết hợp nhìn, nghe và ghi để nắm nội
dung. Khi luyện tập, tập theo hướng dẫn của giảng viên và phải có
người tập, người bình tập.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật khi làm nhiệm vụ canh gác.
2. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ.
3. Hành động của chiến sĩ thực hành canh gác.

224 | Tài liệu học tập

You might also like