You are on page 1of 23

https://www.studocu.

com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/phap-luat-tai-
chinh/luat-tai-chinh-plp/51262561 (btap)
(?) Xác định cơ cấu nguồn thu một cấp ngân sách địa phương? Nguồn thu phân chia
theo tỉ lệ phần trăm có khác gì so với nguồn thu bổ sung của một cấp ngân sách địa
phương? Cho ví dụ minh họa?
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm 3 nguồn:
- Khoản thu được hưởng toàn bộ: các thuế từ đất đai, tài nguyên trừ thuế tài nguyên thu
từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, thuế môn bài, lệ phí trước bạ sang tên, viện trợ
cho địa phường,..
- Khoản thu được hưởng theo tỉ lệ phần trăm với ngân sách cấp trên: các loại thuế
gián thu không liên quan đến xuất nhập khẩu, thuế trực thu như thu nhập cá nhân, thu
nhập doanh nghiệp...
- Khoản thu bổ sung: khi phát sinh khoản chi thì những khoản hỗ trợ , tài trợ bổ sung
của ngân sách trung ương: bổ sung để cân đối thu, chi; bổ sung có mục tiêu...
Phân biệt khoản thu hưởng theo tỉ lệ phân trăm và khoản thu bổ sung

Tiêu chí Khoản thu hưởng theo tỉ lệ Khoản thu bổ sung


phần trăm
Bản chất Là khoản thu có tính hoa lợi: Là khoản ngân sách cấp trên bổ
các loại thuế sung cho ngân sách cấp dưới
Chủ thể Nhà nước và người nộp thuế Giữa cơ quan nhà nước với nhau
Điều kiện Khi tổ chức, cá nhân có nghĩa Khi có sự mất cân đối ngân sách,
tiến hành vụ phải nộp thuế theo hướng thâm hụt ngân sách
thu hoặc khi có mục tiêu, kế hoạch
mà ngân sách không đủ để thực
hiện
Ví dụ Khi NSĐP thu thuế thu nhập Khi tỉnh A thực hiện dự án làm
cá nhân, khoản thu này NSĐP lại đường quốc lộ đi qua địa phận
không được hưởng toàn bộ mà tỉnh mà kinh phí không đủ thì sẽ
chỉ được hưởng % khoản thu được NSTW bổ sung kinh phí để
đó thực hiện dự án này.
(?) Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành? Phân tích
mối quan hệ giữa các cấp ngân sách nhà nước?
Hệ thống là các yếu tố cùng loại, cùng chức năng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hệ
thống NSNN là một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu
ngân sách độc lập, nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ thu, chi của mình.
Mối quan hệ: Điều 9 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định về mối quan hệ
giữa các cấp ngân sách nhà nước: Theo đó, mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được thể
hiện rõ nét qua tính độc lập tương đối và tính phụ thuộc của ngân sách cấp dưới vào ngân
sách cấp trên. Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không
được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợp
đặc biệt theo quy định của chính phủ.
(?) Các khoản thu 100% ngân sách trung ương có đặc trưng gì theo PL hiện hành?
Lấy ví dụ minh họa?
Căn cứ điều 35 Luật NSNN 2015 về nguồn thu của ngân sách trung ương:
- Thường là các khoản thu lớn: vì ngân sách trung ương cần thu nhiều và thực hiện
nhiệm vụ chi rộng.
VD: chi một số chỉ lấy từ ngân sách trung ương và hỗ trợ ngân sách địa phương.
- Các khoản thu phát sinh không đều, không ổn định ở các địa phương: bảo đảm sự
bình đẳng, công bằng cho các địa phương tránh tình phân hoá giữa các địa phương, vì có
địa phương có, địa phương không, có địa phương thu được nhiều, có địa phương thu
được ít, sẽ dẫn đến suy bì tị nạnh. Không quan trọng nhiều hay ít, quan trọng là công
bằng.
VD: Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có địa phương có biên giới, hải cảng, sân
bay quốc tế; Khoản thu có “dầu khí”
- Gắn với trách nhiệm quản lí trực tiếp của chính quyền trung ương:
Ví dụ: Thu hồi vốn tại doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lí – cổ phần hóa; Phí,
lệ phí từ hoạt động quản lí nhà nước trung ương: lệ phí bay bầu trời.
(?) Các khoản thu 100% ngân sách địa phương có đặc trưng gì theo PL hiện hành?
Lấy ví dụ minh họa?
- Thường là khoản thu nhỏ, lẻ phát sinh tương đối đều ở các địa phương: thuế tài
nguyên, thuế sử dụng đất, thuế cho thuê đất thuê mặt nước. Nếu địa phương quản lý tốt
sẽ có nhiều nguồn thu này, nếu quản lý yếu kém thì nguồn thu NSĐP giảm, đồng thời cho
địa phương hưởng toàn bộ nguồn thu này để khuyến khích địa phương chăm lo phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa phương.
- Là những khoản thu gắn với trách nhiệm của địa phương: Là những khoản thu phát
sinh tương đối đồng đều ở các địa phương, đảm bảo sự tự chủ của địa phương, không gây
ra tình trạng phân hoá giữa các địa phương.
VD: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết thì ở địa phương nào cũng phát sinh, nguồn thu
không lớn,
cho địa phương tự thu và hưởng 100%.
- Những khoản thu mà việc thu gắn liền với công tác quản lý của địa phương, do địa
phương trực tiếp tiếp nhận: Cần phải do địa phương thu để đảm bảo thu đủ, tránh thất
thoát nguồn thu.
VD: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Viện trợ nước
ngoài đến đích danh địa phương đó...

Câu hỏi 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện
hành? Tại sao pháp luật quy định Quốc hội là cơ quan quyết định ngân sách nhà nước mà
không phải là Chính phủ?
(1) Phân tích khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành?
- Theo khoản 14 điều 4 Luật NSNN 2015: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
- Đặc điểm của ngân sách nhà nước

+ Là bản dự toán thu chi của nhà nước hoặc một kế hoạch thu chi của nhà nước dự trù
trong thời hạn một năm.
+ Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền quyết định ngân sách nhà nước.
+ Mục đích của ngân sách nhà nước là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
(2) Tại sao pháp luật quy định Quốc hội là cơ quan quyết định ngân sách nhà nước
mà không phải là Chính phủ?
Do NSNN được gọi là đạo luật ngân sách thường niên. Mà theo quy định của Hiến pháp
thì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành
Luật. Do đó Quốc hội chính là cơ quan quyết định NSNN.

Câu hỏi 2: Tại sao nói ngân sách nhà nước là “đạo luật ngân sách nhà nước thường
niên”? Phân biệt “đạo luật ngân sách nhà nước thường niên” và đạo luật ngân sách nhà
nước 2015?
Do ngân sách nhà nước là đạo luật, được ban hành theo từng năm, hết 1 năm sẽ hết hiệu
lực nên nó được gọi là thường niên. Do đó được gọi là “đạo luật ngân sách nhà nước
thường niên”.
(1) Phân biệt đạo luật ngân sách nhà nước thường niên và đạo luật ngân sách nhà nước
2015
Đạo luật ngân sách nhà nước Đạo luật ngân sách nhà nước
2015 thường niên
Giống - Đều do Quốc hội thông qua
nhau
- Đều liên quan đến hoạt động thu chi ngân sách
- Tính bắt buộc chủ thể liên quan bắt buộc phải thi hành
Kh Khái Văn bản QPPL do Quốc hội ban Bản dự toán thu chi của NSNN
ác niệm hành, trong đó quy định về các hàng năm sau khi được Quốc
nh vấn đề cơ bản, quan trọng nhất hội thông qua bằng Nghị quyết.
au trong lĩnh vực NSNN.
Hình Gồm các chương, QPPL đầy đủ 3 Bản dự toán thu chi NSNN
thức bộ phận: giả định, quy định, chế trong năm và nghị quyết của
tài. Quốc hội thông qua bản dự toán
đó.
=> Các quy phạm pháp luật
không đầy đủ.
Nội Quy định các vấn đề cơ bản, Chỉ gồm các nội dung thu, chi
dun quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính cụ thể của nhà nước
g NSNN: Nguyên tắc quản lý trong 1 năm.
NSNN, Hệ thống ngân sách,
thẩm quyền các cơ quan nhà
nước tring quản lý ngân sách,
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các
cấp ngân sách, trình tự thủ tục
chấp hành ngân sách.
Hiệu Hiệu lực lâu dài, xác định thời Có hiệu lực thi hành trong 1
lực gian bắt đầu có hiệu lực (2017) năm, xác định rõ ngày bắt đầu,
pháp mà không xác định thời gian kết ngày kết thúc (Từ ngày 01/01
lý thúc đến hết ngày 31/12 hàng năm)
Mối Cái chung, cái nền tảng Cái riêng, cái cụ thể
quan
hệ
Chủ Chính phủ Bộ tài chính
thể
ban
hành
Do Quốc hội ban hành kèm dự
toán thu chi

Câu 3: Phân tích khái niệm chi ngân sách nhà nước? Sự khác nhau cơ bản giữa chi đầu tư
phát triển và chi thường xuyên? Tại sao pháp luật quy định bội chi ngân sách nhà nước phải
nhỏ hơn chi phát triển?
(1) Phân tích khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích phân phối và sử dụng
quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định theo những nguyên tắc, điều kiện nhất định.
(2) Sự khác nhau cơ bản giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên?
- Chi thường xuyên: các khoản chi mang tính chất tiêu dùng (trả lương,…)

=> Không có tính chất hoa lợi, không có khả năng trả nợ trong tương lai, THƯỜNG
chi rồi không lấy lại được.
- Chi đầu tư phát triển: chi đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tu bổ công sở, kiến
thiết đô thị, thành lập DNNN, góp vốn vào DNNN và các tổ chức kinh doanh,…
Tiêu chí Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển
Mục đích thực hiện các chức năng nhiệm ổn đinh kinh tế vĩ mô, thúc đẩy
vụ nhà nước của nhà nước phát triển kinh tế xã hội
Nội dung Các hoạt động sự nghiệp, hoạt Đầu tư xây dựng công trình kết
chi động của cơ quan nhà nước, các cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đầu
tổ chức chính trị xã hội, trợ giá tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp,
theo chính sách của nhà nước, góp vốn cổ phần liên doanh vào
các chương trình quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp có sự cần thiết
quỹ bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho tham gia của nhà nước
các đối tượng chính sách.
Tính chất Là khoản chi có tính chất tiêu Là khoản chi có tích lũy, có tác
khoản chi dùng thường xuyên, mang tính dụng tăng trưởng kinh tế, có khả
phí tổn, không có khả năng hoàn năng thu hồi vốn.
trả hay thu hồi.
Phạm vi Phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy nhà kế hoạch phát triển kinh tế, xã
chi nước, sự lựa chọn của nhà nước hội
trong việc cung ứng dịch vụ công
Tần suất Thường xuyên, liên tục Không thường xuyên
Mức độ Cao hơn Thấp hơn
ưu tiên
Nguồn Nguồn thu từ ngân sách:Thuế, Nguồn thu từ ngân sách: các
thu để chi phí, lệ phí,… khoản thuế, phí, lệ phí,… từ vay
nợ
Dự toán

=> Chi để đầu tư, phát triển => Cho tích lũy, có khoản trả nợ cho tương lai
=> Có tính chất hoa lợi, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho tương lai.
(3) Tại sao pháp luật quy định số bội chi ngân sách nhà nước phải nhỏ hơn chi đầu tư
phát triển.
Bội chi là trong trường hợp chi thực tế vượt chi dự toán. Trong trường hợp này nhà nước
phải đi vay để bù đắp cho chi đầu tư phát triển chứ không phải bù đắp cho chi thường
xuyên (theo khoản 3 điều 7 Luật NSNN 2015: “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên”.) Vậy nên
khoản bội chi chỉ có thể nhỏ hơn chi phát triển chứ không thể lớn hơn. (nếu lớn hơn thì
khoản vay còn được dùng cho khoản khác và như thế thì trái với nguyên tắc)

Tránh thâm hụt dài hạn từ NSNN và tránh vỡ nợ

Câu 4: Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào? Phân tích rõ nội dung, tính chất
đặc điểm của từng khoản thu NSNN và phân biệt các khoản thu đó
- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí:
+ Thuế là khoản thu quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu ngân sách hằng
năm, được thu dựa trên nguyên tắc bắt buộc và nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp,
ko mag tính đối giá (nhưng có hoàn trả gián tiếp qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã
hội).
+ Phân biệt phí và lệ phí ? => Phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả để bù đắp
một phần những chi phí khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ
VD: Phí
đường bộ, Viện phí, Học phí…). Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho
cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ cho công việc quản lý Nhà nước.
(VD: lệ phí hộ tịch, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ)
Tiêu chí Thuế Phí, lệ phí
Phí là khoản tiền mà tổ
chức, cá nhân phải trả nhằm
cơ bản bù đắp chi phí và
mang tính phục vụ khi được
cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập và tổ chức
được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giao cung cấp
Thuế là một khoản
dịch vụ công được quy định
nộp ngân sách nhà
trong Danh mục phí ban
nước bắt buộc của tổ
Khái hành kèm theo Luật Phí và
chức, hộ gia đình, hộ
niệm lệ phí 2015.
kinh doanh, cá nhân
theo quy định của các
Lệ phí là khoản tiền được
luật thuế
ấn định mà tổ chức, cá nhân
phải nộp khi được cơ quan
nhà nước cung cấp dịch vụ
công, phục vụ công việc
quản lý nhà nước được quy
định trong Danh mục lệ phí
ban hành kèm theo Luật Phí
và lệ phí 2015.
Văn bản Thuế được điều chỉnh Ngoài Luật Phí và lệ phí
điều chủ yếu bởi các văn 2015 điều chỉnh chung thì
chỉnh bản có giá trị pháp lý phí và lệ phí được điều
cao là luật. Mặc dù chỉnh bởi các văn bản dưới
được hướng dẫn bởi luật như nghị quyết, nghị
các nghị định và định, thông tư và văn bản
thông tư nhưng văn quy phạm pháp luật của
bản có giá trị pháp lý chính quyền địa phương.
cao nhất (văn bản
gốc) là luật.

Ngoài văn bản điều


chỉnh chung là Luật
Quản lý thuế thì mỗi
loại thuế được quy
định bởi một luật thuế
tương ứng như: Luật
Thuế thu nhập cá
nhân 2007, Luật Thuế
thu nhập doanh
nghiệp 2008, Luật
Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu 2016
Phí và lệ phí là những
khoản thu khác thuộc ngân
Thuế là nguồn thu chủ
sách nhà nước (khoản thu
yếu của ngân sách nhà
phụ).
nước.
Vị trí,
Chủ yếu để bù đắp chi phí
vai trò Là nguồn tài chính
khi Nhà nước, đơn vị sự
chủ yếu bảo đảm hoạt
nghiệp công lập hoặc tổ
động của các quan
chức khác cung cấp dịch vụ
nhà nước.
công hoặc thực hiện công
việc quản lý nhà nước.
Thuế được áp dụng
trong phạm vi cả Một số loại phí, lệ phí được
nước, áp dụng đối với áp dụng theo phạm vi lãnh
Phạm vi
tất cả các đối tượng thổ. Mức thu do HĐND
áp dụng
chịu thuế, không phân tỉnh. thành phố trực thuộc
biệt đơn vị hành chính trung ương quyết định
lãnh thổ.
Khi nộp thuế thì
Tính
không hoàn trả trực
hoàn trả
tiếp cho người nộp mà
(lợi ích
tính hoàn trả được thể Lệ phí và phí mang tính
của
hiện một cách gián hoàn trả trực tiếp cho tổ
người
tiếp thông các các chức, cá nhân thông qua kết
nộp
hoạt động của Nhà quả dịch vụ công.
thuế,
nước như xây dựng cơ
phí, lệ
sở hạ tầng, phúc lợi xã
phí)
hội,…
Cơ quan thuế thu theo Ngoài một số loại phí, lệ
quy định của pháp phí do cơ quan thuế quản lý
Cơ quan luật thuế: cơ quan thu thì cơ quan có thẩm
thu thuế và cơ quan hải quyền thu là cơ quan cung
quan (đều thuộc bộ tài cấp dịch vụ công, phục vụ
chính) công việc quản lý nhà nước
Ko mang tính đối giá, Mang tính đối giá và hoàn
ko hoàn trả trực tiếp trả trực tiếp
- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện,
trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt
động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở
ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
Khoản hỗ trợ từ quốc giá khác (các khảon khác là nội lực quốc gia), một cách tự nguyện,
thúc đẩy mỗi quan hệ ngoại giao, giúp Việt Nam giải quyết một số vấn đề.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật ( theo khoản 2 điều 3, luật Quản lý
thuế 2019)
(1) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;

(2) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;

(3) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;

(4) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

(5) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

(6) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

(7) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;

(8) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

HOẶC theo điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước

1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán
chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước
thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác
dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà
nước;
đ) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước
ngoài của Chính phủ.
6. Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
7. Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển
mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
8. Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho
thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
9. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng
sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
10. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp
luật.
11. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
12. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở
ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
13. Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Trình bày khái niệm pháp luật ngân sách nhà nước và đối tượng điều chỉnh của luật
ngân sách nhà nước?
(1) Khái niệm PL NSNN
Pháp luật ngân sách nhà nước bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng
ngân sách nhà nước
(2) Đối tượng điều chỉnh
- Nhóm qh thứ nhất
+ Những QHXH phát sinh trong quá trình ngân sách, cụ thể là các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.
+ Phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc
lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước hoặc giữa các cơ quan này với các đơn vị
dự toán ngân sách nhà nước.
- Nhóm qh thứ 2:
+ Những QHXH phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
+ Phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào hoạt động quản lý và
điều hành ngân sách nhà nước chứ không có sự tham gia của các tổ chức cá nhân khác
trong xã hội.
- Nhóm qh thứ 3:
+ Phát sinh trong quá trình tạo lập quỹ ngân sách nhà nước hay quá trình thu nộp ngân sách
nhà nước.
+ Phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong lĩnh
vực thu nộp ngân sách với các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp một khoản tiền nhất
định cho nhà nước để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với nhà nước.
- Nhóm qh thứ 4:
+ Những QHXH phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước hay quá trình
chi tiêu ngân sách.
+ Phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc
chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm với các đơn vị dự toán ngân sách nhà
nước, có quyền được tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

Câu 6: Nêu khái quát trình tự, thủ tục lập sự toán NSNN theo quy định của pháp luật.
Trình tự gồm các bước:
- Chuẩn bị lập dự toán ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về
việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau  Bộ Tài
chính ban hành thông tư hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán thu chi ngân sách đối
với các cơ quan  UBND cấp tỉnh hướng dẫn việc lập dự toán ở cấp địa phương; Các bộ,
ngành, cơ quan ở trung ương hướng dẫn việc lập dự toán ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc
- Lập dự toán ngân sách nhà nước
+ Tất cả các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập
dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp
trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp
+Ở địa phương, dự toán ngân sách nhà nước được xây dựng từ cấp thấp nhất là cấp xã,
theo nguyên tắc dự toán ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên
+ Ở Trung ương, các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải tổ
chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
+ Dự toán ngân sách Trung ương cùng với dự toán ngân sách địa phương hợp thành dự
toán ngân sách nhà nước
- Quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân
sách trung ương năm sau lên UBTVQH để cho ý kiến và gửi đến các đại biểu Quốc hội
trước kỳ họp Quốc hội  Quốc hội xem xét và quyết định dự toán NSNN năm sau trước
15/11 năm trước Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng
bộ,các cơ quan khác ở TW và từng tỉnh trước 20/11 năm trước (dựa trên nghị quyết Quốc
hội)  HĐND quyết định dự toán ngân sách địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách
được giao, căn cứ vào nguồn thu, chi đã được phân cấp và chế độ chính sách hiện hành.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND
các cấp phải thực hiện việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và
UBND cấp dưới trước ngày 31/12 hằng năm
Câu 7: Trình bày các căn cứ để lập dự toán NSNN theo quy định của của Luật Ngân sách
nhà nước số 83/2015/QH13? Phân tích vai trò của lập dự toán trong quản lý ngân sách nhà
nước?
(1) Căn cứ lập dự toán:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình
đẳng giới.
- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ
chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định
mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với
các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dưới.
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch
đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức,
đơn vị có liên quan.
(2) Vai trò của lập dự toán trong quản lý ngân sách nhà nước
- Quản lý tài chính: Dự toán ngân sách giúp quốc gia quản lý tài chính của mình
thông qua việc dự đoán và lập kế hoạch nguồn thu và chi phí. Điều này giúp họ kiểm soát
được lượng tiền họ có và cách họ sử dụng tiền đó.
- Lập kế hoạch phát triển: Dự toán ngân sách cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch
phát triển kinh tế và xã hội. Bằng cách đánh giá và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả,
quốc gia có thể tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và
phát triển kinh doanh.
- Kiểm soát lạm phát: Dự toán ngân sách giúp kiểm soát lạm phát bằng cách điều
chỉnh lượng tiền được phát hành ra thị trường. Việc duy trì một dự toán cân đối giữa thu và
chi giúp giảm nguy cơ lạm phát và tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định.
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm: Dự toán ngân sách là công cụ quan
trọng để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công. Nó
giúp tạo ra một khuôn khổ cho việc quản lý ngân sách và tài chính công khách quan và
minh bạch.
- Định hình chính sách: Dự toán ngân sách có thể hỗ trợ quốc gia trong việc định hình
chính sách kinh tế và xã hội. Bằng cách phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực chiến lược,
quốc gia có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng.

Câu hỏi 8: Phân biệt khâu lập dự toán ngân sách nhà nước với chấp hành và quyết toán
ngân sách nhà nước?
Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu lập kế hoạch. Còn chấp hành ngân sách nhà
nước là khâu thực hiện kế hoạch đã lập.
Lập dự toán Chấp hành ngân sách
Bản chất Là giai đoạn xây dựng và Là quá trình thực hiện dự toán
quyết định kế hoạch thu - chi ngân sách nhà nước sau khi các
tài chính của nhà nước trong cơ quan có thẩm quyền thông
năm ngân sách qua.
Chủ thể Quốc hội, Hội đồng nhân dân
tham gia các cấp, Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ, Ủy ban nhân dân
các cấp, Cơ quan tài chính các
cấp; Cơ quan thu như cơ quan
hải quan, cơ quan thuế, kho bạc
nhà nước, các đơn vị được
phân bổ ngân sách
Trình tự, Gồm 3 trình tự, thủ tục:
thủ tục 1. Trình tự, thủ tục tiến hành
phân bổ ngân sách nhà nước
trong giai đoạn chấp hành ngân
sách nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục chấp hành dự
toán thu ngân sách nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục chấp hành chi
ngân sách nhà nước.

Câu hỏi 9: Anh/chị hiểu như thế nào về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước?
Khái niệm : Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền
hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách
nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. (Khoản 16, điều 4, Luật NSNN
2015).
Phân định trách nhiệm quyền hạn, lợi ích trong việc quản lý việc thu chi NSNN

Cho phép đánh giá cơ chế quản lý


Đại phương: môn bài sử dụng đất, với người có thu nhập cao
Vtro: đối với công tác quản lý nhà nước: phù hợp với hệ thống hành chính nhà nước
Mục tiêu phân phối nguồn lức quốc gia
Đảm bảo và tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng địa phương, điều hành nền kinh tế vĩ

=> Chính quyền các cấp bao gồm chính quyền địa phương và chính quyền trung ương.
Theo đó chính quyền trung ương được hiểu là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa
phương. Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện
và chính quyền cấp xã.
=> Theo khoản 10 điều 4 Luật NSNN 2015: Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ
chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.(Có nhiều: Bộ/ ngành/ sở/
ban)
=> Theo khoản 9 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân
sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách
VÍ DỤ: BỘ TÀI CHÍNH: Là đơn vị dự toán ngân sách, là đơn vị sử dụng ngân
sách_Nhận dự toán từ Thủ tướng CP => Đơn vị dự toán cấp 1_Tổng cục thuế, hải quan
=> Cấp 2_Cục thuế, hải quan => Cấp 2_Chi cục thuế, hải quan.
Đơn vị sử dụng NS = Đơn vị dự toán cấp 3. Như vậy BỘ TÀI CHÍNH cũng là đơn vị dự
toán cấp 3
?? Đơn vị sử dụng NS có phải đơn vị dự toán NS không?
Đúng. Theo khoản 11 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự
toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách”.
=> Như vậy đơn vị sử dụng ngân sách chính là đơn vị dự toán ngân sách. Vì là đơn vị sử
dụng ngân sách nên cần tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách nên chính là đơn vị
dự toán ngân sách. Ví dụ ĐHKTQD
?? Trường ĐH KTQD là đơn vị dự toán cấp 1 đúng hay sai?
Sai. Theo khoản 9 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân
sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách”. Tuy
nhiên, ĐH KTQD không được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán
ngân sách mà đơn vị ĐHKTQD được Bộ GD&ĐT giao dự toán ngân sách (Là đơn vị dự
toán cấp 3 vì là đơn vị sử dụng ngân sách).
?? UB nhân dân là đơn vị dự toán cấp 1?
Theo khoản 9 điều 4 Luật NSNN 2015: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân
sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách”. Do
UBND được Chính phủ giao dự toán ngân sách.
Theo khoản 5 điều 44 Luật NSNN 2015: “Trước ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ
giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
?? Cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách?

Tiêu chí Cấp ngân sách Đơn vị dự toán


Ví trí, tư Được hình thành trên cơ sở cấp Là cơ quan, đơn vị được nhà nước
cách chính quyền nhà nươc Là bộ thành lập hay thừa nhận thực hiện
phận cơ bản cấu thành hế thống một nhiệm vụ được nhà nước giao,
ngân sách nhà nước được nhận kinh phí từ ngân sách
cấp Là bộ phận cấu thành của cấp
ngân sách (Riêng ngân sách xã vừa
là cấp NS vừa là đơn vị trực tiếp sử
dụng NS – dưới nó không có đơn
vị dự toán.)
Thẩm Quyền quyết định, phân bổ, Quyền sử dụng ngân sách được
quyền quản lý, giám sát kiểm tra ngân giao Giam sát quản lý đơn vị dự
sách thuộc cấp mình trên cơ sở toán cấp dưới trực thuộc
phân cấp nguồn thu nhiệm vụ
chi cho ngân sách cấp mình
Thẩm Rộng hơn Hẹp hơn
quyền
Nhiều nguồn thu trong đó có các Chỉ có một nguồn thu duy nhất là
nguồn thu quan trọng về thuế kinh phí do ngân sách cấp phát
Chi chi để thực hiện nhiệm vu Chi cho nhiệm vụ được giao
trong nhiều lĩnh vực, nhiều đối
tượng, mức độ chi lớn
Quyền Quyền tự chủ cao hơn, độc lập Mức độ tự chủ không cao, mọi
chủ trong hoạt
động và thu chi ngân sach cấp mình động thu chi phải đảm bảo thực
nhưng hiện
trách vẫn tuan thủ các quy định của theo nhiệm vụ đc giao, không có
pháp quyền
nhiệm luật. tự quyết.
với
ngân
sách
Chủ thể Cơ quan quyền lực và cơ quan Thủ trưởng đơn vị và bộ phận tài
quản lý hành chính chính kế toán của đơn vị.
Số lượng 2 cấp ngân sách Có các đơn vị dự toán cấp 1, 2,3

10. Các nguyên tắc trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và mối quan hệ giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương?
Nguyên tắc thứ nhất: Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa
phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể
+ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia,
hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định.
+ Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm
vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Theo nguyên tắc này, việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chỉ cho ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương cần quán triệt chủ trương: nguồn thu của ngân sách trung ương phải
bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia; nguồn thu của ngân
sách địa phương phải được xác định sao cho địa phương có thể chủ động thực hiện những
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm
vi quản lý của mình. Nói cách khác, việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chỉ cho ngân sách
trung ương và địa phương phải thể hiện được vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phải
bảo dầm ngân sách trung ương giữ được vai trò chủ đạo của mình đồng thời bảo đảm tính tự
chủ cho ngân sách địa phương.
Nguyên tắc thứ hai: Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo
đảm thực hiện
+ Việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải
pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc
quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm
vi ngân sách theo phân cấp.
+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ
và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan
nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
+ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp
ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm
công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
+ Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
- Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
- Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết
định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so
với năm đầu thời kỳ ổn định;
- Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa
phương cấp dưới;
- Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được
hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định.
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn
định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách
cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu
một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để
hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan, sau
khi đã thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại khoản 1 Điều này và sử
dụng các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương mà chưa bảo đảm được cân đối
ngân sách địa phương thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng của
ngân sách cấp trên.
+ Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát
triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so
với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên
đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp
trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
Nguyên tắc thứ ba: Quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới
+ Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được
dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường
hợp sau:
- Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong
trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch
bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
- Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp
thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
- Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
+ Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương,
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.
------------
Điều 9. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp
ngân sách
1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn
thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia,
hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại
khoản 3 Điều 40 của Luật này.
3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm
vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và
thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài
chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các
chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân
cấp.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ
và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan
nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp
ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm
công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết
định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so
với năm đầu thời kỳ ổn định;
c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa
phương cấp dưới;
d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được
hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 59 của Luật này.
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn
định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách
cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu
một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để
hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát
triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so
với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên
đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp
trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được
dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường
hợp sau:
a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong
trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch
bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp
thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm hoạ nghiêm trọng.

10. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung
ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Câu hỏi 11: Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh
A đã có một số quyết định sau đây, các quyết định trên của Chủ tịch UBND Tỉnh A là
đúng hay sai? Vì sao?
1. Quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn Tỉnh A để tăng thu cho ngân sách
của tỉnh. Sai do theo điểm đ, khoản 9, điều 30, Luật ngân sách nhà nước 2015: quyết định
thu các khoản phí thuộc về quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vì vậy Chủ tịch
UBND tỉnh A không có quyền quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn tỉnh A
để tăng thu ngân sách của tỉnh.
2. Yêu cầu Cục Hải quan của tỉnh giữ lại 50 tỷ đồng tiền thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu phát sinh trên địa bàn để đưa vào dự phòng ngân sách của tỉnh. Sai do theo điểm b,
khoản 1, điều 35, Luật ngân sách nhà nước 2015: các khoản thu từ thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu là các khoản thu mà ngân sách trung ương hưởng 100%
=> Chủ tịch UBND Tỉnh A không được phép yêu cầu Cục hải quan của tính giữ lại 50 tỷ
đồng tiền thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Quyết định lấy quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách của
tỉnh.
Đúng vì theo khoản 2, điều 58, Luật ngân sách nhà nước 2015: Trường hợp quỹ ngân
sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ
dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn
trả trong năm ngân sách
=>Chủ tịch UBND Tỉnh A có thể lấy quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt
tạm thời ngân sách của tỉnh. (ngoài ra sử dụng thêm khoản c, điểm 9, điều 31, Luật ngân
sách nhà nước 2015)/ (Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự
toán chi ngân sách hàng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục
tiêu từ ngân sách cấp trên)
. Quyền quyết định sử dụng Quỹ ngân sách dự trữ cấp tỉnh: Điều 11 LNSNN, K5,6 Điều
8 NĐ 163/2016, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là chủ tài khoản quỹ dự trữ cấp tỉnh nên có thể
lấy quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách của tỉnh.
4. Quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của tỉnh để thưởng Tết cho các cơ quan, đơn vị
thuộc tỉnh.
Sai vì: theo điểm d khoản 7 điều 9 và khoản 2 điều 59 luật NSNN 2015 thì: khoản tăng
thu được sử dụng để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên
như sau:… => Không thể sử dụng toàn bộ số tăng thu của tỉnh để thưởng Tết cho các cơ
quan, đơn vị thuộc tỉnh.
Dạng: Phân chia NS địa phương – NS trung ương
Gọi tổng chi 1 địa phương X là A, đảm bảo khoản chi địa phương X là nguồn thu sau
đây:
- Nguồn thu họ được hưởng 100%: B
- Nguồn thu phân chia theo tỷ lệ % giữa địa phương X và trung ương: C
Tính tỷ lệ % phân chia phần NS địa phương X được hưởng Nếu A = 100 tỷ, B = 30
tỷ, C = 50 tỷ (hoặc 90 tỷ),
X: Lai Châu.
Nếu A – B ≥ C, 100 – 30 ≥ 50, X được hưởng 100%, TW còn phải cấp bổ sung 20 tỷ
để cân đối ngân sách
Nếu A – B < C, tỷ lệ % phân chia = (A-B)/C *100% = (100-30)/90 * 100% =
77,78%, TW sẽ điều tiết 1 phần về TW.

You might also like