You are on page 1of 18

Quản lý tài chính công

Chương 1: Tổng quan về tài chính công và quản lý tài chính công
1.1. Quan niệm về tài chính công
- Theo Cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ nền kinh tế một quốc gia được chia thành 2 khu
vực: Khu vực công và khu vực tư nhân.

Khu vực công

Doanh nghiệp
Chính phủ
công
chung

Doanh nghiệp
Chính quyền Chính quyền Chính quyền Doanh nghiệp công phi tài
Quỹ an sinh XH
địa phương bang TW công tài chính chính

? 2,5đ Chính phủ chung và các doanh nghiệp công là các cơ quan công quyền về gì?
Chính phủ chung là các cơ quan công quyền Doanh nghiệp công là các tổ chức trực thuộc
và các đơn vị trực thuộc, là những tổ chức chính phủ, nhưng tham gia các hoạt động
được thiết lập từ quá trình chính trị để thực thương mại, theo quy luật cung – cầu của thị
hiện quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trường.
trong một vùng, lãnh thổ.

Chính phủ chung bao gồm chính quyền trung Doanh nghiệp công bao gồm:
ương, chính quyền bang (nếu có) và chính (1) DN công phi tài chính
quyền địa phương (2) DN công tài chính:
+ DN công về tài chính phi tiền tệ
+ DN công về tiền tệ: NHTW và DN công
về tiền tệ khác.

? 2,5đ Các đặc điểm thuộc tổ chức thuộc Chính Phủ chung?
- Về chức năng kinh tế: cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội cơ bản mang tính phi thị trường và
thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
- Về định hướng và kiểm soát: Các tổ chức này được thiết lập và chịu định hướng và kiểm soát
bởi cơ quan quyền lực Nhà nước.
- Về chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý cuối cùng đối với tài sản và nợ phải
trả của các tổ chức này thuộc về Nhà nước.
? 2,5đ Tài chính công là gì?
- Từ góc nhìn kinh tế học: Tài chính công là một công cụ để Nhà nước có thể thực thi các chức
năng của mình trong nền kinh tế. Tài chính công nghiên cứu việc Nhà nước can thiệp vào nền
kinh tế để khắc phục các thất bại của thị trường và cải thiện sự công bằng thông qua hoạt
động thu chi các quỹ ngân sách nhà nước như thế nào.
- Từ góc nhìn thể chế:
+Theo nghĩa rộng, tài chính công là tài chính của khu vực công;
+Theo nghĩa hẹp, tài chính công là tài chính của chính phủ công.
- Theo giáo trình: Tài chính công là những hoạt động thu, chi gắn với các quỹ tiền tệ của các cấp
chính quyền nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
1.1.2. Phân loại tài chính công của Việt Nam
1.1.2.1. Phân loại phù hợp với tổ chức hệ thống chính quyền
- Ở Việt Nam, tài chính của Chính phủ chung bao gồm tài chính gắn với hoạt động của cấp chính
quyền trung ương và cấp chính quyền địa phương.
+ Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức
ở các đơn vị hành chính, tương ứng với mỗi cấp chính quyền là một cấp tài chính công mà cốt
lõi của nó là ngân sách nhà nước, cụ thể:
 Tài chính công tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
 Tài chính công huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện)
 Tài chính công xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
 Tài chính công đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
- Gắn liền với hoạt động của các cấp chính quyền này là các cơ quan nhà nước như các Bộ, các
Sở,..; tổ chức chính trị như Đảng Cộng sản Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội, như Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn,...; tổ chức xã hội – nghề nghiệp như các hội nghề nghiệp,
hiệp hội kinh tế được ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao,... ngoài ra
còn có các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.
1.1.2.2. Phân loại theo mục đích tổ chức
- Phân loại theo mục đích tổ chức quỹ, tài chính công được chia thành: ngân sách nhà nước và
các quỹ ngoài ngân sách
+ Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước dự toán và thực hiện trogn
một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Gồm: ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương.
+ Các quỹ ngoài ngân sách (extrabudgetary funds): là các tài khoản giao dịch chính phủ
chung không được đưa vào ngân sách nhà nước, không được thực hiện những thủ tục ngân
sách thông thường.
1.1.2.3. Phân loại theo quản lý trực tiếp
- Tài chính công được chia làm hai bộ phận: Tài chính của các cấp chính quyền; Tài chính của
các đơn vị dự toán ngân sách.
+ Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính công của các cấp chính quyền là các cấp chính quyền
Nhà nước (trung ương, địa phương) với các cơ quan tham mưu như: cơ quan tài chính, cơ
quan kế hoạch và đầu tư, kho bạc nhà nước,... Chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ ngoài ngân
sách là các cơ quan nhà nước được nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý các quỹ đó.
+ Dự toán ngân sách nhà nước là kế hoạch thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong
một năm, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu
chi. Đơn vị dự toán ngân sách là các cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao
dự toán ngân sách. Đơn vị dự toán bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,
đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa công, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
+ Đơn vị cấp I là đơn vị dự toán được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao tự
toán ngân sách (Cục Thuế)
+ Đơn vị cấp II là đơn là đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp I ( Tổng cục Thuế)
+ Đơn vị cấp III là đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp II ( Cục Thuế)
+ Đơn vị cấp IV là đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III ( Chi cục Thuế)
1.2. Quản lý tài chính công
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính công
- Theo nghĩa rộng: Quản lý tài chính công theo nghĩa rộng là quá trình nhà nước hoạch định, xây
dựng chính sách, sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp, tác động đến hoạt
động của tài chính công nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng nhà nước.
VD: Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững
Xác định chức năng là cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy (giảm nghèo)
Hoạch định, xây dựng chính sách TCC cho viẹc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
Phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
- Theo nghĩa hẹp: Quản lý tài chính công là quá trình tổ chức công thuộc các cấp chính quyền xây
dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch thu, chi, vay, nợ
nhằm thực hiện các chính sách tài chính công một cách hiệu quả trong từng thời kỳ.
1.2.2. Mục tiêu quản lý tài chính công
? Mục tiêu quản lý tài chính công là gì?
- Kỷ luật tài khóa tổng thể
+ Kỷ luật tài khóa tổng thể được hiểu là giới hạn ngân sách phải được duy trì bền vững trong
trung hạn.
+ Để đảm bảo quản lý thu, chi không làm mất ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Yêu cầu:
(1) Lập kế hoạch thu, chi ngân sách cần xem xét đến ổn định kinh tế vĩ mô theo chu kỳ kinh
tế
(2) Bảo đảm thu, chi đáng tin cậy: Giới hạn tổng thu, tổng chi, bội chi, nợ công, tổng chi đầu
tư, tổng chi thường xuyên (thường so sánh với GDP) trong kế hoạch tài chính trung hạn
và hằng năm.
(3) Thiết lập mức trần chi tiêu cho các bộ, ngành, địa phương, có tính hiện thực trong kế
hoạch tài chính – ngân sách trung hạn; chi tiêu mới phải chi rõ nguồn đảm bảo
(4) Đảm bảo tính toàn diện và tính minh bạch của thu, chi ngân sách.

- Hiệu quả phân bổ


+ Được hiểu là thu – chi ngân sách như sau:
 Thu ngân sách: đảm bảo chia sẻ gánh nặng thuế, giảm thiểu những tác động tiêu cực có
thể dẫn đến “ mất trắng” thuế
 Chi ngân sách: Phù hợp với các ưu tiên trong chiến lược quốc gia, khuyến khích tái phân
bổ các nguồn lực tài chính từ các chương trình ít ưu tiên sang những chương trình ưu tiên
cao hơn trong giới hạn trần ngân sách.
+ Do sự giới hạn về ngân sách và nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của quốc
gia trong một thời kỳ nhất định.
+ Yêu cầu:
(1) Giảm thiểu tác động “méo mó” của thuế bằng cách: Mở rộng cơ sở đánh thuế và đảm bảo
tính trung lập của hệ thống thuế. Đảm bảo tính toàn diện và tính minh bạch của thuế.
(2) Xác định mục tiêu chiến lược quốc gia cần thực hiện
(3) Xác định tiêu chí và nguyên tắc phân bổ cho phù hợp với các mục tiêu đặt ra
(4) Trao quyền cho các Bộ chịu trách nhiệm quản lý ngành trong việc quyết định phân bổ
ngân sách cụ thể cho các dự án, chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.
(5) Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược.

- Hiệu quả hoạt động


+ Là việc xem xét mối quan hệ giữa đầu vào và kết quả thực hiện nhiệm vụ ở cấp độ đầu ra,
mối quan hệ tỷ lệ giữa đầu vào so với đầu ra.
+ Nâng cao trách nhiệm giải trình về kết quả sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan
thuộc chính phủ.
+ Yêu cầu:
(1) Thiết lập các mục tiêu về đầu ra, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong dự thảo ngân sách.
(2) Giao ngân sách gắn liền với các chi tiêu về kết quả thực hiện nhiệm vụ
(3) Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong
giới hạn ngân sách
(4) Theo dõi, đánh giá đầu ra kết quả phát triển và đánh giá chi tiêu công.
1.2.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý tài chính công với “tứ trụ” của quản lý nhà nước tốt
? Trách nhiệm giải trình và sự tham gia của mục tiêu quản lý có mối quan hệ như thế nào?
(1) Trách nhiệm giải trình:
- Khái niệm: Trách nhiệm giải trình là việc yêu cầu chủ thể nắm giữ quyền lực giải thích, làm rõ
về quyết định, hành vi của mình (khả năng điều trần) và khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp
lý khi có hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ (khả năng gánh chịu hậu quả).
- Kết cấu:
+ Trách nhiệm giải trình của cấp dưới với cấp trên (giải trình nội bộ)
+ Trách nhiệm giải trình của người cung cấp dịch vụ công với khách hàng (giải trình ra bên
ngoài)
- Mối quan hệ giữa trách nhiệm với mục tiêu:
+ Kỷ kuật tài khóa: Đảm bảo dự báo thu đáng tin cậy, chi tiêu trong giới hạn ngân sách được
phân bổ.
+ Hiệu quả phân bổ: Đạt được kết quả theo mục tiêu của các chương trình bao gồm cả thu
thuế công bằng và hiệu quả
+ Hiệu quả hoạt động: Cân bằng hợp lý giữa giao quyền và kiểm soát bao gồm cả quản lý thu
và quản lý chi.1.
(2) Tính minh bạch
- Tính minh bạch là sự yêu cầu các thông tin về tài chính công phải rõ ràng, dễ hiểu và công khai
rộng rãi
(3) Khả năng tiên liệu
- Khả năng tiên liệu là việc các khoản thu, chi của Nhà nước có thể được dự đoán trước dựa trên
các quy định pháp luật rõ ràng
(4) Sự tham gia của các bên liên quan
- Sự tham gia của các bên liên quan là sự tương tác các tổ chức (gồm các cơ quan hữu quan, các
nhà tài trợ,..) vào quá trình quản lý tài chính công nhằm xây dựng nguồn thông tin đáng tin
cậy cho quá trình lập kế hoạch thu – chi, kiểm tra, giám sát thu – chi quỹ công.
1.2.4. Nội dung quản lý tài chính công
1.3. Bộ máy quản lý tài chính công ở Việt Nam
? Hệ thống bộ máy tổ chức như thế nào tổng cục thuế, hải quan cơ quan quản lý quỹ tổ chức như
nào, nhiệm vụ ra sao?
- Các cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, chuyên trách các hoạt động cơ bản liên quan đến NSNN
gồm:
+ Cơ quan quản lý thuế: Cơ quan Thuế và Cơ quan Hải quan
Tổng cục Thuế => Cục Thuế => Chi cục Thuế
Tổng cục Hải quan => Cục Hải quan => Chi cục Hải quan
+ Cơ quan quản lý ngân sách quỹ: Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước TW => Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh => Kho bạc Nhà nước cấp huyện
Chương 2: Quản lý ngân sách Nhà nước
2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
2.1.1. Khái niệm NSNN
? Khái niệm ngân sách nhà nước theo nhiều góc độ
- Theo góc độ kinh tế: Ngân sách Nhà nước là một công cụ chính sách kinh tế của một quốc gia.
- Theo góc độ chính trị: NSNN là các quyết định thu và chi ngân sách đã được các đại biểu của
người dân giám sát, phê duyệt
- Theo góc độ luật pháp: NSNN là một văn bản pháp luật được phê duyệt bởi Quốc hội
- Theo góc độ quản lý: NSNN là căn cứ quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- NSNN theo điều 4 luật NSNN năm 2015: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.2. Phân loại ngân sách Nhà nước
2.2. Hệ thống mục lục NSNN
2.2.1. Khái niệm
- Hệ thống mục lục NSNN là bảng phânloaij các khoản thu, chi NSNN theo những tiêu thức,
phương pháp nhất định nhằm phục vụ công tác hạch toán, kế toán, quyết toán cũng như kiểm
toán và phân tích các hoạt động tài chính của Nhà nước.
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng mục lục NSNN
2.3. Nguyên tắc quản lý NSNN
? Các nguyên tắc quản lý NSNN
2.3.1. Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất
- Khái niệm: Tất cả các khoản thu, chi của Nhà nước đều được phản ánh đầy đủ, rõ ràng trong
một thời gian và trong cùng một văn bản tổng hợp được cơ quan lập pháp quy định.
- Yêu cầu:
 NSNN phải tổng hợp được toàn bộ các hoạt động thu – chi của nhà nước.
 Các khoản thu, chi phải được tập hợp trong một dự toán ngân sách duy nhất trình cơ
quan lập pháp xem xét
 Không cho phép sự tồn tại của nhiều tài liệu ngân sách, không cho phép các khoản thu
– chi của Nhà nước được thực hiện ngoài ngân sách.
- Lý do tuân thủ
 Đảm bảo tính toàn diện của cơ quan quyền lực nhà nước trong việc quyết định ngân
sách và tính công bằng trong phân bổ ngân sách
 Giúp đánh giá được tình trạng của ngân sách (thâm hụt hay cân bằng). Nếu có thâm
hụt ngân sách, thì cần tính toán và có biện pháp khắc phục phù hợp
- Liên hệ luật NSNN 2015:
 Toàn bộ khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán tổng hợp đầy đủ vào NSNN
( Khoản 2, điều 8, luật NSNN 2015)
 Quy định rõ những khoản thu, chi nào thuộc phạm vi NSNN ( Điều 5, luật NSNN
2015)
 Quy định những tài liệu, những nội dung thuyết minh về dự toán thu, chi NSNN mà
Chính phủ phải trình Quốc hội ( Điều 47, luật NSNN 2015)
2.3.2. Nguyên tắc ngân sách tổng thể
- Khái niệm: Là tất cả các khoản thu được tập hợp vào một quỹ duy nhất để tài trợ chung cho các
khoản chi
- Yêu cầu:
 Các khoản thu và các khoản chi phải được ghi vào ngân sách một cách riêng biệt, theo
số tiền đầy đủ của nó;
 Không được bù trừ giữa thu và chi
 Không dành riêng một khoản để trang trải cho một khoản chi nhất định
- Lý do tuân thủ
 Tránh lãng phí trong quản lý NSNN
 Hiệu quả phê chuẩn ngân sách và phân bổ ngân sách được đảm bảo
 Một khoản chi bất kỳ có thể được thực hiện mà không phụ thuộc vào một nguồn cụ
thể nào.
- Liên hệ
 Các khoản thu trừ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác phải được tổng hợp đầy đủ
vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể
(Khoản 1 , Điều 7, luật NSNN 2015)
!! Ngoại lệ: Nghị định 60/2021, điều 15 , khoản 3; Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp
công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí => Tiết kiệm thời gian, tăng tính hiệu quả
trong quản lý tài chính công.
2.3.3. Nguyên tắc niên độ của ngân sách
- Khái niệm: Là dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền quyết định chỉ có hiệu lực trong
thời hạn 1 năm.
- Yêu cầu:
 Trong quyết định ngân sách, các khoản thu, chi NSNN chỉ được quyết định cho từng
năm
 Việc chấp hành và quyết toán ngân sách phải được thực hiện theo đúng niên độ hay
năm ngân sách
 Không thực hiện chuyển nguồn NSNN từ năm trước sang năm sau.
- Lý do tuân thủ:
 Xác định niên độ củ ngân sách theo năm giúp các nhà lập pháp kiểm tra việc thực hiện
ngân sách hiệu quả hơn
 Nguyên tắc niên độ góp phần bảo đảm độ tin cậy trong dự báo ngân sách nhà nước,
tính khả thi trong phân tích và đánh giá thực hiện ngân sách nhà nước.
- Liên hệ
 Năm ngân sách của Việt Nam trùng với năm dương lịch (1/1 – 31/12 theo điều 14, luật
NSNN 2015)
 Dự toán ngân sách nhà nước được quyết định theo năm ( điều 44, luật NSNN 2015)
 Thu, chi thuộc dự toán của ngân sách năm nào phải được thực hiện và quyết toán vào
niên độ của ngân sách năm đó (khoản 1, điều 64, luật NSNN 2015)
2.3.4. Nguyên tắc chuyên dùng của NSNN
- Khái niệm: Là các khoản chi phải được phân bổ và sử dụng cho đối tượng và mục đích đã được
cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Yêu cầu:
 Việc phân bổ ngân sách phải được chi tiết theo các đối tượng và mục tiêu cụ thể
 Các khoản chi chỉ có thể được cam kết và chuẩn chi theo đúng đối tượng và mục đích
đã ghi trong dụ toán NSNN được phê duyệt
- Lý do thực hiện:
 Nhằm đảm bảo quyền giám sát tối cao với việc thực hiện NSNN của các cơ quan dân
cử (ở đây là Quốc Hội)
- Liên hệ:
 Thông tư số 71/2017/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm
2018 và kế hoạch tài chính – ngân hàng nhà nước
 Quyết định 844/QD -TTG về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
2.3.5. Nguyên tắc cân đối NSNN
- Khái niệm:
+ Theo góc độ pháp lý, nguyên tắc cân đối NSNN có nghĩa là NSNN được quyết định bởi cơ
quan lập pháp phải có sự cân bằng
+ Theo góc độ kinh tế, nguyên tắc này có thể được hiểu là các cam kết chi NS phải được cân
đối bằng các khoản thu và các khoản tài chính khác như các khoản vay.
- Yêu cầu:
 Sự cân bằng về thu chi
 Sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu – chi; các lĩnh vực, các
ngành; các cấp chính quyền các thế hệ
- Lý do tuân thủ:
 Nhằm thực hiện mục tiêu kỷ luật tài khóa tổng thể, đảm bảo sự ổn định và bền vững
của NSNN
- Liên hệ:
 Khoản 2,3,4,5 điều 7 luật NSNN 2015
 Dự phòng ngân sách để cân đối ngân sách (điều 10, luật NSNN 2015)
 Quỹ dự trữ tài chính để cân đối ngân sách ( điều 11 luật NSNN 2015)
2.3.6. Nguyên tắc hiệu năng
- Khái niệm: Là nguyên tắc quản lý NSNN gắn với tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các
khoản chi tiêu.
- Yêu cầu:
 Dự thảo ngân sách phải trình bày các thông tin về kết quả đã thực hiện và kết quả dự
kiến về sử dụng ngân sách.
 Đánh giá, đo lường kết quả đầu ra và kiểm toán nhà nước cần tập trung nhiều hơn vào
kiểm toán hoạt động
 Kết quả dự kiến và kết quả thực hiện phải được đánh giá, đo lường và báo cáo trước
công chúng trên ba khía cạnh; tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi
tiêu.
- Lý do tuân thủ:
 Sự giới hạn của NSNN đòi hỏi việc quản lý ngân sách theo kết quả hoạt động
 Đảm bảo trách nhiệm báo cáo và giải trình của cơ quan hành pháp về kết quả quản lý
ngân sách nhà nước trước cơ quan quyền lực nhà nước và người dân.
- Liên hệ:
 Quy định thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ ( điều 25,29,31
,61, 65 luạt NSNN 2015)
 Báo cáo quyết toán ngân sách kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi
ngân sách gắn với kết kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực
chương trình mục tiêu được giao phụ trách ( khoản 67 điều 65 luật NSNN 2015)
 Nghị định số 60/2021 quy định cơ chế tự chủ củ đơn vị sự nghiệp công lập
 Nghị định 32/2019 ngày 10 tháng 4 năm 2019 này quy định giao nhiệm vụ đặt hàng
hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn
kinh phí chi thường xuyên.
2.3.7. Nguyên tắc minh bạch về NSNN
- Khái niệm: được hiểu là cung cấp thông tin về ngân sách một cách rõ ràng toàn diện đáng tin
cậy dễ hiểu và kịp thời.
- Nội dung:
 Đối tượng công khai: Các đối tượng sử dụng NSNN để hoạt động (như các cấp
NSNN, các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN, các DNNN…);
 Nội dung công khai: dự toán, báo cáo thực hiện, quyết toán, thuyết minh, kết quả thực
hiện các kiến nghị của cơ quan kiểm toán;
 Thời hạn công khai: quy định thời hạn công khai các nội dung cần được công khai.
- Liên hệ:
 Điều 8, 15 Luật NSNN 2015
2.4. Phân cấp quản lý NSNN
2.4.1. Khái niệm và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
2.4.1.1. Khái niệm
- Theo Luật NSNN 2015, phân cấp quản lý NSNN được định nghĩa như sau:
“Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp
quản lý kinh tế, xã hội”
(Điều 4, Luật NSNN 2015).
2.4.1.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
? Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
- Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách mỗi cấp chính quyền nhà nước.
- Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương
- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và
trình độ quản lý của chính quyền nhà nước các cấp
2.4.2. Nội dung phân cấp quản lý NSNN
? Phân cấp thu/chi NSNN
2.4.2.1. Phân cấp chi NSNN
- Khái niệm: Phân cấp chi NSNN là phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm trong chi NSNN giữa
các cấp chính quyền.
- Yêu cầu:
+ Phân cấp nhiệm vụ chi cần được xây dựng phù hợp với trách nhiệm cung cấp hàng hóa công
cộng của chính quyền địa phương;
+ Rõ ràng và minh bạch, không chồng chéo nhiệm vụ chi giữa các cấp;
+ Đảm bảo hiệu quả về kinh tế, công bằng về tài khóa, trách nhiệm giải trình và hiệu lực quản lý
hành chính.
- Nội dung:
 Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN
+ NSTW: thực hiện các nhiệm vụ chi lớn, quan trọng, có tác động đến kinh tế vĩ mô;
+ NSĐP: đảm nhiệm các nhiệm vụ chi liên quan đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi
địa phương.
 Phân cấp thẩm quyền quyết định về chi NSNN, bao gồm:
+ Phân cấp thẩm quyền quyết định mức phân bổ NSNN;
+ Phân cấp thẩm quyền quyết định chế độ chi NSNN.
2.4.2.2. Phân cấp thu NSNN
- Khái niệm: Phân cấp thu NSNN là phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm trong thu NSNN giữa
các cấp chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chi NSNN.
- Yêu cầu:
+ Phân cấp nguồn thu phải tương ứng với nhiệm vụ chi được phân cấp;
+ Đảm bảo cân bằng mối quan hệ lợi ích – chi phí của người nộp thuế;
+ Hạn chế được tác động rủi ro của thuế và giảm thiểu chi phí hành chính liên quan đến việc
quản lý và thu thuế.
- Nội dung:
 Phân cấp nguồn thu NSNN;
 Phân cấp thẩm quyền quyết định về thu NSNN.
2.4.2.3. Điều hòa và bổ sung NSNN
- Khái niệm: Điều hòa và bổ sung NSNN là việc nhằm giải quyết các mất cân đối giữa thu và chi
ngân sách của các cấp chính quyền.
- Cơ chế điều hòa
+ Để lại nguồn thu hoặc điều tiết nguồn thu từ nơi có nguồn thu cao hơn đến nơi có nguồn thu
thấp hơn;
+ Trợ cấp ngân sách.
- Liên hệ với Việt Nam
+ Thứ nhất, Thông qua tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
+ Thứ hai, Thông qua bổ sung ngân sách.
2.5. Kế hoạch tài chính – ngân sách ba năm
2đ? Kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm
2.5.1. Khái niệm
Kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm hay còn được gọi là khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một
trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Kế hoạch tài
chính – ngân hàng 3 năm cung cấp một bức trang tổng thể về nhu cầu chi tiêu ngân sách nhà
nước và tổng nguồn lực ngân sách, từ đó xác định mức trần ngân sách cho các hoạt động của Nhà
nước và đảm bảo phân bổ ngân sách theo các ưu tiên đã được định hướng trong giai đoạn 3 năm.
2.5.2. Nội dung của kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm
- Gồm: kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia, kế hoạch tài chính ngân sách
nhà nước 3 năm tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
- Nội dung:
+ Về quốc gia: dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chính sách ngân sách quan trọng, dự báo
về số thu, chi và cơ cấu thu chi, xác định thứ tự ưu tiên phân bổ NSNN, trần chi tiêu và các giải
pháp thực hiện kế hoạch trong thời hạn 03 năm.
+ Về các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương các cơ
quan đơn vị ở cấp tỉnh: mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu của ngành cơ quan, đơn
vị dự báo các nguồn lực tài chính theo phân cấp, thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, trần chi
tiêu và các giải pháp thực hiện kế hoạch.
2.5.3. Lập kế hoạch tài chính – ngân sahs ba năm
- Kế hoạch tài chính – ngân sách được lập cuốn chiếu 03 năm liên tục (n, n+1, n+2) dựa trên số
liệu dự báo về tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phương.
- Sau mỗi năm ngân sách, kế hoạch này được đánh giá lại, nếu có sự thay đổi của các tham số
khác với dự báo ban đầu thì sẽ có sự điều chỉnh 03 năm tiếp theo cho phù hợp.
- Xác định rõ chi tiêu cơ sở và chi tiêu đề xuất mới của mỗi năm
2d? Lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm với việc đảm bảo cân đối
ngân sách nhà nước trung hạn
- Xác định số thu, chi và cơ cấu thu chi trong trung hạn, định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực
cho từng lĩnh vực và các đơn vị sử dụng NSNN trung hạn
- Chi tiêu ngân sách hàng năm đảm bảo nằm trong giới hạn ngân sách trong kế hoạch tài chính –
ngân sách 3 năm
- Ưu tiên phân bổ ngân sách cho chi tiêu cơ sở trước khi phân bổ ngân sách cho các đề xuất mới
và sự cần thiết phải có các biện pháp tiết kiệm và tạo nguồn thu mới
- Tránh được việc đưa ra các quyết định chi tiêu mới khi chưa có nguồn tài chính đảm bảo.
2.6. Quy trình quản lý NSNN
2.6.1. Khái niệm quy trình quản lý NSNN
- Là toàn bộ hoạt động: chuẩn bị và quyết định ngân sách, chấp hành, kiểm toán và quyết toán
NSNN
2.6.2. Chuẩn bị và quyết định dự toán NSNN hàng năm
- Căn cứ xây dựng dự toán NSNN hàng năm:
(1) Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, các nhiệm vụ đặc thù của các cơ
quan, đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý nhà nước
(2) Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách 03 năm, kế hoạch đầu tư công
trung hạn nguồn NSNN;
(3) Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau
(4) Tình hình thực hiện dự toán NSNN năm trước
(i) Chuẩn bị dự toán
Bước 1: Hướng dẫn xây dựng dự toán và thông báo các mức trần ngân sách
Bước 2: Dự thảo, tổng hợp và thảo luận dự toán kết thúc chuẩn bị ngân sách
(ii) Quyết định dự toán
Bước 1: Thẩm tra dự thảo ngân sách
Bước 2: Thảo luận và quyết định ngân sách
2d? Khi kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên trong quá trình chuẩn bị dự toán và quyết định dự
toán ngân sách nhà nước của Việt Nam thì hoạt động nào có thể khắc phục được nhược điểm của
các phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên
- Từ trên xuống: Xây dựng dự toán từ trên xuống => đảm bảo mức trần ngân sách do cấp trên
giao xuống
- Từ dưới lên: Lập dự toán từ dưới lên => tính toán cụ thể các nội dung thu chi của đơn vị sử
dụng ngân sách
- Kết hợp 2 phương pháp
- Hoạt động có thể khắc phục là thảo luận dự toán
+ Thảo luận dự toán NSNN là việc các đơn vị dự toán cấp trên trao đổi về dự toán với các đơn vị
dự toán cấp dưới, cơ quan tài chính trao đổi về dự toán với đơn vị dự toán cấp 1 và chính quyền
cấp dưới
+ Phù hợp giữa trần ngân sách và nhu cầu sử dụng ngân sách
+ Bảo đảm tính khả thi của dự toán trong điều kiện nguồn lực có hạn, đảm bảo thực hiện hiệu quả
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các đơn vị dự toán
+ Khắc phục việc áp đặt ngân sách từ dưới lên không phù hợp với các chiến lược, kế hoạch và
khả năng nguồn lực.
2d? Kiểm toán nhà nước
- Kiểm toán nhà nước là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập
và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức
độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập.
- Hoạt động kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các
thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài
chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong công việc quản lý, sử dụng
tài chính công, tài sản công.
- Nội dung kiểm toán nhà nước
+ Kiểm toán tài chính: là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các
thông tin tài chính và báo cáo tài chính đơn vị được kiểm toán.
+ Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy,
quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện
+ Kiểm toán hoạt động: là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong
quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước:
+ Là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác
nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán; do Tổng Kiểm toán nhà nước ủy
quyền ký tên đóng dấu
+ Sau khi phát hành và côn khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị kiểm toán
+ Được sử dụng trong việc ra quyết định giám sát ngân sách nhà nước của cơ quan quyền lực nhà
nước; điều hành ngân sách nhà nước của Chính phủ, các cơ quan hành pháp thuộc Chính phủ.

Chương 3: Tổ chức cân đối ngân sách nhà nước


I. Cân đối ngân sách nhà nước
- Khái niệm: Cân đối NSNN đề cập đến sự cân bằng giữa thu và chi NSNN, trong đó bao gồm
mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi NSNN, và sự hài hòa giữa cơ cấu các khoản thu,
chi NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý tài chính công trong từng thời kỳ.
? Thế nào là cơ cấu thu/chi NSNN hài hòa
 Cơ cấu thu NSNN hài hòa
- Nguồn thu từ hoạt động sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng trong nước là nền tảng;
- Đảm bảo sự cân bằng về cơ cấu giữa thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản;
- Hạn chế sự phụ thuộc vào vào các khoản thu chịu nhiều tác động của các yếu tố ngoại sinh;
- Hạn chế việc sử dụng những khoản thu không thường xuyên.
 Cơ cấu chi NSNN hài hòa
- Cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên NSNN hợp lý, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tích lũy
và tiêu dùng;
- Cơ cấu chi NSNN theo lĩnh vực phù hợp với ưu tiên chiến lược quốc gia
2,5đ? Nguyên nhân dẫn đến bội chi NSNN
- Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước;
(Ví dụ: Mỹ chi rất nhiều cho quân sự và quân sự của Mỹ thuộc top đầu, hiện diện nhiều ở các
quốc gia trên thế giới, đảm bảo vị thế của Mỹ trong bản đồ địa chính trị của quốc tế và từ đó lại
mang cho Mỹ rất nhiều lợi ích về kinh tế)
- Sai lầm trong chính sách, trong công tác quản lý kinh tế - tài chính, bất cập của quá trình phân
cấp NSNN cho địa phương, điều hành ngân sách không hợp lý,...
( Ví dụ: trong quá trình quản lý kinh tế quản lý về thuế, kế toán không chặt chẽ gây ra lỗ hổng
thất thoát kinh tế hay tham nhũng trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách thất thoát)
- Tác động của chu kỳ kinh tế
(Ví dụ: Giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thu ngân sách nhà nước giảm sút, nhu cầu chi ngân sách
nhà nước tăng lên dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước tăng
Giai đoạn kinh tế nhà nước hưng thịnh, thu ngân sách nhà có tăng nhưng tốc độ hơi chậm làm
mức bội chi ngân sách nhà nước giảm)
- Một số nguyên nhân khác: thiên tai, dịch bệnh,...
(Ví dụ: Dịch bệnh covid 19 đã khiến cho tất cả các quốc gia trên thế giới bị khủng hoảng về kinh
tế, đứt gãy chuỗi thu mà còn phải chi nhiều hơn cho vấn đề chữa bệnh, vácxin hỗ trợ cho người
dân thất nghiệp dẫn đến gánh nặng chi ngân sách nhiều hơn đồng thời chi ngân sách giảm đi từ
đó tạo ra bội chi ngân sách nhà nước.)
? Nguồn bù đắp bội chi NSNN
- Vay nợ trong nước:
+ Ưu điểm: Dễ triển khai, tránh bị ảnh hưởng từ bên ngoài
Cung cấp một lượng hàng hóa có quy mô lớn, chất lượng cao, ít rủi ro cho thị trường
tài chính
Không làm giảm dự trữ ngoại hối
+ Nhược điểm: Có thể làm gia tăng tỷ lệ lạm phát trong tương lai nếu tỷ lệ nợ trên GDP liên tục
tăng;
Khả năng vay bị giới hạn trong phạm vi lượng tiết kiệm tư nhân
Vay trong nước quá nhiều làm lãi suất thị trường trong nước tăng, chèn ép đầu tư
tư nhân.
- Vay nợ nước ngoài:
+ Ưu điểm: Không trực tiếp gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế
+ Nhược điểm: Chịu sự ràng buộc, áp đặt bởi điều kiện về chính trị, quân sự. Kinh tế,... từ bên
ngoài.
- Quỹ dự trữ ngoại hối:
+ Ưu điểm: Bù đắp bội chi NSNN nhanh chóng
+ Nhược điểm: Nếu làm giảm mạnh dự trữ ngoại hối sẽ làm cạn dự trữ quốc gia, dẫn đến khủng
hoảng tỷ giá, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán quốc tế, nguy cơ làm giảm giá đồng nội tệ.
? Việc vay nợ của Chính phủ có tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai hay không
Việc vay nợ của chính phủ có thể tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai tùy thuộc vào cách chính
phủ sử dụng và quản lý nguồn vốn này. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:

+ Mục tiêu và Chất lượng Đầu tư: Nếu khoản vay được sử dụng để đầu tư vào các dự án có lợi
cho tương lai, như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, năng lượng tái tạo, thì đó có thể được coi là đầu
tư vào sự phát triển bền vững và tăng cường năng lực sản xuất. Ngược lại, nếu nguồn vốn được
sử dụng một cách không hiệu quả hoặc để chi trả cho các nhu cầu ngắn hạn mà không tạo ra giá
trị lâu dài, có thể tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai.

+ Khả năng Trả nợ: Nếu chính phủ không có kế hoạch rõ ràng để trả nợ và quản lý tình trạng tài
chính một cách bền vững, thì nó có thể dẫn đến tăng cường nợ công, tăng chi phí trả lãi và tạo ra
gánh nặng cho thế hệ tương lai.

+Tăng cường Năng Suất và Tăng Trưởng Kinh Tế: Nếu vay nợ được sử dụng để kích thích tăng
trưởng kinh tế và nâng cao năng suất, nó có thể tạo ra thu nhập tăng cho thế hệ tương lai, giúp
chúng có khả năng trả nợ.

+Lãi suất và Điều kiện vay: Điều kiện vay, bao gồm cả mức lãi suất và thời hạn trả nợ, cũng quan
trọng. Nếu chính phủ có thể đàm phán được điều kiện vay lợi ích và thời gian trả nợ hợp lý, thì
gánh nặng có thể giảm bớt.
+Sự ổn định Kinh tế: Nếu nền kinh tế mạnh mẽ và có sự tăng trưởng, thì khả năng trả nợ sẽ tốt
hơn và gánh nặng cho thế hệ tương lai có thể giảm.

Tóm lại, quản lý nợ của chính phủ đòi hỏi sự cân nhắc và kế hoạch chi tiết để đảm bảo rằng việc
vay nợ mang lại giá trị cho xã hội và không tạo ra gánh nặng không cần thiết cho thế hệ tương lai.
? Chúng ta có thể sử dụng thặng dư ngân sách nhà nước để làm gì
- Tạo lập quỹ dự trữ
- Trả các khoản nợ thông qua việc mua lại từ khu vực tư các trái phiếu chính phủ đã được bán
trước đó dùng để bù đắp bội chi ngân sách
- Trả nợ những khoản nợ nước ngoài, giúp giảm nợ nước ngoài ròng
- Tăng các khoản chi chuyển giao thu nhập
- Trang trải các khoản chi tiêu của chính phủ về cơ sở hạ tầng và mua sắm tài sản
- Dùng để tài trợ cho việc căt giảm thuế
? Khâu chuẩn bị và quyết định dự toán NSNN
- Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN (Quy định
ở điều 7 nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước)
- Dự toán thu NSNN phải được xác định trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ
tiêu có liên quan (Chương IV, điều 42 yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm)
- Dự toán chi ĐTPT: quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư trung hạn quan
(Chương IV, điều 42 2.a yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm)
- Dự toán chi thường xuyên: nhiệm, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quan (Chương IV, điều 42
2.b yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm)
- Lập dự phòng từ 2% đến 4% tổng số chi ngân sách mỗi cấp, bổ sung quỹ dự trữ tài chính ( Điều
10 dự phòng ngân sách nhà nước)

Chương 5: Đánh giá quản lý tài chính công


5.1. Lý luận chung đánh giá quản lý tài chính công
5.1.1. Khái niệm đánh giá, theo dõi quản lý tài chính công
- Theo dõi quản lý tài chính công:
+ Là hoạt động ghi nhận, thu thập thông tin một cách liên tục, có hệ thống về một đối tượng;
+ Chủ yếu mang tính chất nội bộ của hệ thống quản lý.
- Đánh giá quản lý tài chính công:
+ Là hoạt động thu thập, xử lý, phân tích thông tin về một đối tượng và đưa ra các nhận xét, kết
luận về đối tượng đó;
+ Thực hiện định kì hoặc đột xuất;
+ Gồm đánh giá nội bộ và đáng giá từ bên ngoài;
+ Mục tiêu: cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định quản lý, tăng cường tính minh bạch và
trách niệm giải trình;
+ Yêu cầu: nhận xét, nhận định, kết luận trung thực, khách quan và có bằng chứng rõ ràng.
? Một số chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính công
- Chỉ số: công cụ để đo lường, phản ánh các đối tượng đánh giá;
- Chỉ số cần đảm bảo các tiêu chí (CREAM):
- Rõ ràng (Clear): thông tin chỉ số cụ thể, chính xác, dễ hiểu, không mập mờ;
- Phù hợp (Relevant): thông tin chỉ số thích đáng, liên quan trực tiếp đến đối tượng và mục tiêu
đánh giá;
- Kinh tế (Economic): chi phí thu thập, xử lý, phân tích thông tin thấp;
- Thỏa đáng (Adequate): chỉ số có đủ cơ sở, căn cứ;
- Đo lường được (Monitorable): thuận tiện cho việc kiểm chứng, đo lường được theo các mốc
thời gian.
VD: Chỉ số dự trữ tài chính, chỉ số hiệu quả chi ngân sách, chỉ số thuế và phí, chỉ số lãi suất nợ
công, chỉ số nợ công,...
- Mục tiêu: kết quả mong muốn đạt được trong quá trình quản lý tài chính công
- Chỉ số: là thước đo, phương tiện đo lường đối tượng đánh giá trong quản lý tài chính công
- Chỉ tiêu: là giá trị cụ thể của chỉ số
- Ví dụ: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm N5
+ Mục tiêu tổng quát: giảm nghèo bền vững
+Mục tiêu trung gian: nâng cao đời sống người nghèo
+Mục tiêu cụ thể: giảm tỷ lệ hộ nghèo
+Chỉ số: Tỷ lệ hộ nghèo
+Chỉ tiêu: Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 6%
2,5đ? Từng phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Khái niệm: là phương pháp thu thập thông tin từ các tà liệu sản có
+ Ưu điểm: tiết kiệm chi phí và thời gian
+ Nhược điểm: khó khăn trong việc xác định mức độ chính xác và độ tin cậy của thông tin sẵn có
trong tài liệu
+ Ví dụ: Sử dụng báo cáo, quyết toán sử dụng ngân sách nhà nước
- Phát phiếu điều tra hay bảng hỏi:
+ Khái niệm: là phương pháp thu thập thông tin phỏng vấn viết đối với nhiều người theo phiếu
điều tra hoặc bảng hỏi đã thiết kế sẵn các câu hỏi để thu thập thông tin
+ Ưu điểm: cho phép thu thập dữ liệu có trọng tâm với các câu hỏi được thiết kế sẵn, thu thập
diện rộng về không gian và từ nhiều người trong thời gian ngắn
+ Nhược điểm: tính khách quan và trung thực của phương pháp phụ thuộc vào đối tượng, quy mô
và mẫu điều tra.
+ Ví dụ: Phiếu điều tra về việc cấp ngân sách phân bổ cho địa phương
- Phỏng vấn trực tiếp:
+ Khái niệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ việc hỏi là trả lời trực tiếp từ việc hỏi
và trả lời trực tiếp giữa người phỏng vấn và người (hoặc nhóm người) được phỏng vấn.
+ Ưu điểm: phù hợp với các câu hỏi không thể thiết kế sẵn các phương án trả lời và là câu hỏi
mở, thông tin thu thập phong phú, hữu ích.
+ Nhược điểm: chi phí cao, thời gian tiến hành dài, thông tin có thể sai lệch do chịu tác động bởi
quan điểm của người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
+ Ví dụ: phỏng vấn doanh nghiệp về hoạt động về thu thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp
- Thảo luận nhóm:
+ Khái niệm: là phương pháp thu thập thông tin thông qua tổ chức thảo luận một nhóm người
được lựa chọn với những đặc điểm nhất định phù hợp với thông tin cần thu thập.
+ Ưu điểm: phù hợp với thông tin về quan niệm, thái độ và phản ứng của người tham gia đối với
đối tượng được đánh giá
+ Nhược điểm: thông tin thu thập được có thể bị sai lệch nếu người tham gia thảo luận và quy mô
nhóm thảo luận không phù hợp.
+ Ví dụ: Thảo luận nhóm ưu tiên đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng như thế nào của tỉnh nhóm sẽ
bao gồm đại diện của tỉnh, người đứng đầu bộ phận tài chính và quản lý ngân sách của tỉnh ngoài
ra còn có nhân viên quản lý và các chuyên gia.
- Nghiên cứu điển hình:
+ Khái niệm: là phưuong pháp thu thập thông tin cụ thể, chi tiết về một số trường hợp điển hình
được lựa chọn phục vụ cho đánh giá nhưu cá nhân, hộ gia đình, một sự kiện, một tổ chức, một
chu kì.,,
+ Ưu điểm: cung cấp thông tin một cách chi tiết có chiều sâu về một vấn đề hoặc tình huống cụ
thể thuộc đối tượng đánh giá.
+ Nhược điểm: thông tin thu được không mang tính đại diện, không khái quát về đối tượng đánh
giá.
+ Ví dụ: Nghiên cứu về hiệu quả và tác động của chính sách thuế đối với tài chính công của một
quốc gia nhất định.
5.3. Đánh giá quản lý chi tiêu công theo kết quả
5.3.1. Khái niệm
Đánh giá theo kết quả: đánh giá quá trình chi tiêu và quản lý chi tiêu dựa vào khung logic kết quả
phát triển và gắn với mục tiêu chính sách
5.3.2. Logic dọc khung đánh giá kết quả quản lý chi tiêu công theo kết quả
- Đầu vào: nguồn lực cho hoạt động (nhân lực, vật lực, tài lực);
- Hoạt động: quy trình, quá trình, công việc để biến đầu vào thành các sản phẩm đầu ra;
- Đầu ra: hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan NN cung ứng ra xã hội;
- Kết quả phát triển: những ảnh hưởng, tác động của đầu ra lên kinh tế - xã hội;
- Kết quả phát triển có thể là những tác động trong ngắn hạn (kết quả ngắn hạn, kết quả trực tiếp)
hoặc tác động trong dài hạn (kết quả dài hạn, kết quả gián tiếp).

You might also like